75
CÁC QUAN HỆ NGAN BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Các quan hệ ngang bằng trong tài chính quốc tế

Embed Size (px)

Citation preview

CÁC QUAN HỆ NGAN BẰNG TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nội dung

Trạng thái cân bằng thị trường1

Mối quan hệ giá cả và tỷ giá2

Giải thích thuật ngữ3

A. TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

1. GIẢ ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG.1.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo (NuNoTBI)

-Numerous. Nhiều chủ thể mua/ bán có quy mô nhỏ:

Số lượng doanh doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng rất lớn, đủ để không một ai trong số họ có khả năng tác động đến thị trường. Do đó, thị phần của các doanh nghiệp và khả năng tiêu dùng của khách hàng là không lớn.

-No Transaction Cost: Chi phí giao dịch bằng 0

Khi mà tồn tại chi phí giao dịch, nếu lợi nhuận của việc kinh doanh chênh lệch giá mà không đủ đê bù đắp các chi phí giao dịch phát sinh thì việc kinh doanh chênh lệch giá sẽ không xảy ra. Giá cả hàng hoá có thể chênh lệch nhau một mức nhất định, mà các hành vi kinh doanh chênh lệch giá vẫn không thể vào cuộc.

-No Barrier: Tự do giao dịch và cạnh tranh

Tự do thương mại, tự do gia nhập, không có rào cản gia nhập thị trường, tạo điều kiện cho việc tự do cạnh tranh. Việc tự do cạnh tranh sẽ làm cho giá cả hàng hoá được xác định theo cung cầu thị trường. Việc tự do giao dịch sẽ làm cho việc kinh doanh chênh lệch giá sẽ diễn ra một cách thuận tiện dễ dàng tránh được các rào cản về thương mại.

-No Intervention: Chính phủ không can thiệpThị trường mà chính phủ không can thiệp vào gọi là thị trường tự do. Các cá nhân trên thị trường tự do theo đuổi quyền lợi của riêng mình bằng cách cố gắng làm càng nhiều cho mình càng tốt tùy theo khả năng của mình, không có ai trợ giúp hoặc can thiệp của Chính phủ.

1.2 Thị trường hiệu quả về phương diện thông tin

-Thông tin trên thị trương dễ tiếp cận và không tốn phí: những người tham gia thị trường trong một nền kinh tế phải nhận biết được đầy đủ và thấy trước được giá cả hiện nay và tương lai cũng như vị trí của hàng hoá và dịch vụ.

-Toàn bộ thông tin liên quan đều được tích hợp và trong mức giá thị trường.

2. Trạng thái cân bằng thị trườngKhái niệm cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường là nơi lương cung bằng với lượng cầu tại một mức giá nhất định.

Ở trạng thái cân bằng:

Không có thiếu hụt hàng hoá

Không có dư thừa cung hàng hoá

Không có áp lực làm thay đổi giá

Dạng cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường cục bộ:

Là trạng thái cân bằng cung cầu ở thị

trường riêng lẻ.

Cân bằn thị trường tổng thể:

Là trạng thái cân bằng cung cầu ở tất cả các thị trường làm cho giá cả ở các thị trường

bằng nhau

Dạng cân bằng thị trường

Trang thái cân bằng thị trường-Tương tác cung cầu trên thị trường

+Thông qua thị trường, những tương tác Cung-Cầu sẽ quyết định lượng và giá của mặt hàng cần trao đổi. +Khi lượng hàng muốn mua vào bằng với lượng hàng muốn bán ra ta nói thị trường đạt trạng thái cân bằng. +Khi Cầu vượt Cung, người mua phải cạnh tranh lẫn nhau và trả giá cao hơn để mua được món hàng mình muốn. Ở mức giá cao hơn này, sẽ có thêm người muốn bán và có những người không muốn mua nữa. Do đó, giá tăng, và Cung-Cầu tự điều chỉnh để cân bằng với nhau. +Điều ngược lại xảy ra khi Cung vượt Cầu, người bán phải hạ giá mới mong bán được sản phẩm của mình; ở mức giá thấp hơn này, Cung giảm và Cầu tăng Do đó Cung-Cầu lại tự điều chỉnh để thị trường đạt trạng thái cân bằng.

-Mức giá cân bằng thị trường: Là một mức giá mà tại đó lượng cầu đúng bằng với lượng cung.

Động cơ thúc đẩy thị trường cân bằng là hoạt động Arbitrage

3.1 ARBITRAGE

Kinh doanh chênh lệch giá theo nguyên tắc: (1) là mua rẻ bán đắt, (2) thực hiện mua bán đồng thời.

Ví dụ: Giá vàng tính bằng USD ở London cao hơn New York, người ta sẽ mua vàng ở New York và đem bán lại ở London để lấy lãi

3 ARBITRAGE VÀ QUY LUẬT MỘT GIÁ

Những dạng kinh doanh chênh lệch giá diễn ra dưới 3 dạng

chung: kinh doanh chênh lệch giá theo khu vực, giá ba bên và

lãi suất có phòng ngừa.

Đây là việc lợi dụng vào sự khác biệt giữa các giá niêm yết để kiếm

lời mà không chịu rủi ro. Trong nhiều trường hợp, chiến lược này

không đòi hỏi sự đầu tư vốn, nên không bị chôn vốn và cũng không

gây rủi ro nào.

1. KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ THEO VỊ TRÍ

1.1 Khái niệm

•Khi tỷ giá niêm yết khác nhau giữa các khu vực, những người tham gia trên thị trường ngoại hối có thể kiếm lời từ sự chênh lệch này. Cụ thể, họ có thể lợi dụng việc kinh doanh chênh lệch giá theo vị trí (locational arbitrage) – tức là quá trình mua một đồng tiền tại nơi giá rẻ và ngay lập tức bán ở một nơi giá cao.

•Kinh doanh chênh lệch giá theo vị trí thường được tiến hành bởi ngân hàng hoặc nhà kinh doanh ngoại tệ, mà máy tính của họ có thể liên tục giám sát giá niêm yết của các ngân hàng khác.

1.2 Lợi nhuận tử việc kinh doanh này

•Phụ thuộc vào lượng tiền mà bạn để khai thác sự chênh lệch tỷ giá, cũng như độ lớn của sự chênh lệch

1.3 Cơ chế điều chỉnh tỷ giá do kinh doanh chênh lệch giá theo vị trí

•Tỷ giá niêm yết sẽ phản ứng lại với chiến lược kinh doanh chênh lệch heo vị trí.•Khoa học công nghệ cho phép các ngân hàng kết nối điện tử với các bảng yết giá của họ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, các ngân hàng có thể chắc chắn rằng tỷ giá niêm yết của họ tương đồng với các ngân hàng khác.•Họ có thể lập tức phát hiện ra bất cứ sự chênh lệch nào giữa các tỷ giá niêm yết khi chúng diễn ra, giảm khả năng tồn tại sự khác biệt quá lớn trong các bảng niêm yết tỷ giá tại những khu vực khác nhau.

2. KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ BA BÊN

2.1 Tỷ giá chéo (cross exchange rates).

Tượng trưng cho mối quan hệ giữ hai đồng tiền dựa trên 1 đồng tiền cơ sở khác.

Nếu tỷ giá chéo niêm yết có sự khác biệt theo tính toán, thì có thể tìm thấy lợi nhuận từ sự khác biệt này. Sử dụng nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá ba bên, trong đó các giao dịch tiền tệ được thực hiện trên thị trường giao ngay để thu lợi nhuận.

Không đòi hỏi sự găm vốn đầu tư, chiến lược này là phi rủi ro, bởi vì không tồn tại sự không chắc chắn về các mức giá mà tại đó bạn có thể mua và bán đồng tiền.

2.2 Cơ chế điều chỉnh

•Sự điều chỉnh có thể diễn ra nhằm ngăn chặn tình trạng hưởng

lợi từ việc kinh doanh chênh lệch giá ba bên.

•Nếu tỷ giá chéo thực tế chênh lệch so với tỷ gía chéo tính toán

thì tỷ giá chéo giữa các đồng tiền không ở trạng thái cân bằng.

Kinh doanh chênh lệch giá ba bên sẽ tạo áp lực khiến tỷ giá quay

trở lại cân bằng

3. KINH DOAN CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM

3.1 Khái niệm

•Kinh doanh chênh lêch lãi suất có bảo hiểm là quá trình lợi

dụng vào sự chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia khi sử dụng một

hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

•Kinh doanh chênh lệch lãi suất , vốn được đầu tư trong 1

khoảng thời gian.

3.2. Cơ chế điều chỉnh

Khi nhiều nhà đầu tư lợi dụng kinh doanh chênh lệch lãi

suất có bảo hiểm, sẽ xuất hiện áp lực đẩy xuống đối với tỷ giá

kỳ hạn. Khi tỷ giá kỳ hạn giảm so với tỷ giá giao ngay 1 mức

đúng bằng lợi thế từ chênh lệch lãi suất, kinh doanh chênh

lệch lãi suất sẽ không còn.

4. TÁC ĐỘNG CỦA KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ

•Sự đe dọa từ kinh doanh chênh lệch giá theo vị trí đảm bảo tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là tương tự nhau.

•Sự đe dọa từ kinh doanh chênh lệch giá ba bên đảm bảo các tỷ giá chéo được thiết lập chính xác.

•Sự đe dọa từ kinh doanh chênh lệch giá lãi suất có bảo hiểm đảm bảo tỷ giá kỳ hạnđược thiết lập chính xác.

•Tóm lại, kinh doanh chênh lệch giá có xu hướng làm cho thị trường ngoại hối trở nên trật tự hơn.

II. QUY LUẬT MỘT GIÁ

1. Khái niệm

Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các

rủi ro thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, thì các hàng hóa

giống hệt nhau sẽ có giá như nhau ở mọi nơi khi quy về

một đồng tiền chung.

Các giả định

VD: Một lượng vàng ở Mỹ có giá bằng một lượng vàng

ở Việt Nam khi tính bằng USD

Ký hiệu giá hàng hóa nội địa là p,

nước ngoài là p*, S là tỷ giá số đợn

vị nội tệ trên ngoại tệ, ta có công

thức :

P = S.p*

2. Quy luật một giá trong chế độ tỷ giá cố định

Khi quy luật một giá bị phá vỡ, thì kinh doanh chênh lệch giá thông qua các hành vi mua bán hành hóa ở thị trường trở về trạng thái cân bằng.

Trong chế độ tỷ giá cố định, trạng thái cân bằng của quy luật một giá được thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hóa từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay đổi và trở nên ngang bằng với nhau.

Quá trình này diễn ra khá chậm chạp, nghĩa là các cơ hội

kinh doanh chênh lệch giá thường tồn tại và kéo dài.

P>S.P*

Giá trong nước cao hơn nên kinh doanh chênh lệch giá làm giá cân bằng trở lại

3. Quy luật một giá trong chế độ tỷ giá thả nổi

Do thị trường ngoại hối linh hoạt hơn nhiều so với thị trường hàng

hóa, nên trong chế độ tỷ giá thả nổi, cân bằng trong quy luật một giá

được thiết lập chủ yếu là do sự thay đổi tỷ giá.

Do tỷ giá thả nổi, nên có thể thay đổi một cách linh hoạt. Quá

trình kinh doanh chênh lệch giá mua hàng hóa ở nước ngoài, về

bán ở trong nước làm cho cầu ngoại tệ và cung ngoại tệ đều tăng,

kết quả là tỷ giá tăng.

Quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Tóm lại, quy luật một giá được thiết lập trong:

Môi trường thị trường giả định

Đối với cùng mặt hàng thuần nhất

Giá cả các địa điểm khác nhau phải như nhau: p = S.p*

4. KIỂM ĐỊNH LOP

KIỂM ĐỊNH LOP

Kết quả kiểm định thực nghiệm LOP

1. LOP tồn tại ở nhiều mức độ.

Trên thị trường tài chính dễ bắt gặp quy luật một giá.

Trên thị trường hàng hoá và dịch vụ, và hàng hóa khả mại, do tính thanh khoản có sự chênh lệch nên khó tuân theo quy luật một giá.

Hàng bất khả mại thì ngược lại, thiếu tính thanh khoản nên tuân theo quy luật một giá.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai lệch LOP.

Thị trường thực tế không hoàn hảo và hữu hiệu như môi trường giả định.

Mặt hàng so sánh không thuần nhất.

Thị hiếu tiêu dùng và đầu tư có sự khác biệt giữa các thị trường khác nhau.

B. MỐI QUAN HỆ GIÁ CẢ & TỶ GIÁ

1.1 Mức giá chung:

Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc

-Giá danh nghĩa: là mức giá cả quan sát được trên thị trường, hay còn gọi là giá cả hiện hành.

Giá danh nghĩa thay đổi do: + Thay đổi giá thực: do cung và cầu quyết định + Thay đổi giá do lạm phát: do thay đổi trong mức giá chung của nền

kinh tế -Giá thực: là mức giá tương đối so với một năm gốc sau khi loại đã bỏ

sự thay đổi giá do lạm phát trong giá danh nghĩa. Pt(real) = Pt(dn)/ PIt PI: chỉ số giá (consumer index) -Giá cố định: không thay đổi theo thời gian. Giá danh nghĩa quan sát

được trong một thời điểm được gán cho các năm tiếp theo trong thẩm định dự án. Thẩm định dự án với giá cố định sẽ cho kết quả không chính xác. Pt = P0

1. MỨC GIÁ CHUNG VÀ LẠM PHÁT

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùngĐể tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt = 100 x

Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t

Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

1.2 Sự thay đổi của mức giá chung1.2.1 Lạm phát trong trong kinh tế học là sự tăng lên theo

thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát,

trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính.

Căn cứ theo tỷ lệ lạm phát có thể chia lạm phát làm 3 loại:

Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát <10% / năm. Gía tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định

Lạm phát phi mã: tỷ lệ 10 – 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh,

gây tác động không tốt đối với SX và đời sống

Siêu lạm phát: từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế

1.2.2 Cách tính lạm phát:Tính theo CPINếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì

tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

Tỷ lệ lạm phát = 100% x

Po – P-1

P-1

Có một số công thức khác nữa, ví dụ:Tỷ lệ lạm phát = (log Po - log P-1) x 100%

Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời giancăn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn

phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng năm được tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong năm.

PPP tuyệt đối

Môi trường (giả định)

* Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và đảm bảo LOP

* Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)

PPP tuyệt đối

Trong một môi trường thị trường hàng hóa quốc tế hoàn hảo tại một thời điểm, mức giá chung của hàng hóa tại các thị trường khác nhau phải ngang bằng nhau.

*ip

*

1 1

. .i

n n

i i ip w S p w=∑ ∑ *.P S P=

là giá hàng hóa trong nước, là giá hàng hóa ở nước ngoàiip

iw là tỷ trọng của hàng i trong thu nhập người dân

PPP tuyệt đối

Tỷ giá ngang bằng sức mua

*ppp

PS

P=

P :mức giá chung hàng hóa trong nước

P* :mức giá chung hàng hóa nước ngoài

SPPP:tỷ giá ngang bằng sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ

PPP tuyệt đối

Ý nghĩa: giải thích tại sao tại một thời điểm, tỷ giá của một đồng tiền nhất định so với đồng tiền này là cao, còn đối với đồng kia là thấp.

VD: cùng một rổ hàng, ở Mỹ giá $1000, ở Việt Nam giá 16215000 VND, ở Trung Quốc giá 7851,5 CNY.

E(VND/USD)= 16215000/1000=16215

E(VND/USD)= 7851,5/1000=7,8515

PPP tuyệt đối

Hạn chế:

* Giữa các nước không tồn tại một rổ hàng tiêu chuẩn nào

* Các nước không thống kê và công bố mặt bằng giá một rổ hàng hoá nào

* Không quan sát được vận động của PPP

PPP tương đối

Khắc phục được tính cứng nhắc (tại một thời điểm cụ thể) của PPP tuyệt đối

Môi trường (giả định)

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)

PPP tương đối

Tương quan lạm phát giữa 2 quốc gia trong một thời kỳ ngang bằng mức thay đổi tỷ giá trong thời kỳ ấy.

*

*1

P PS

P

∆ − ∆∆ =+ ∆

P∆ *P∆và là tỷ lệ lạm phát trong nước và ngoài nước.

PPP tương đối

Do là tỷ lệ lạm phát nên thường là một số nhỏ hơn 1, do đó ,nếu ước lượng gần đúng ta có:

*

*1

P PS

P

∆ − ∆∆ =+ ∆

*P∆*1 1P+ ∆ ≈

*S P P∆ ≈∆ −∆

PPP tương đối

Công thức gần đúng có ý nghĩa trong thực tế ở chỗ: chỉ cần quan sát tỷ lệ lạm phát giữa 2 đồng tiền, ta cũng biết ngay được đồng tiền nào lên giá, đồng tiền nào giảm giá và tỷ lệ lên giá hay giảm giá bao nhiêu để duy trì PPP

Lưu ý: PPP dạng gần đúng chỉ độ tin cậy khi lạm phát nước ngoài thấp, nếu cao thì độ lệch của công thức gần đúng so với công thức gốc sẽ lớn.

PPP kỳ vọng

Môi trường (giả định)

* Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

* Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)Ta có thể đưa ra dự báo sự thay đổi tỷ giá trong

tương lai dựa trên tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của các quốc gia

PPP kỳ vọng

Tương quan lạm phát kỳ vọng giữa 2 quốc gia trong một thời kỳ dự báo phải ngang bằng mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá trong cùng kỳ ấy.

*

*1

e ee

e

P PS

P

∆ − ∆∆ ≈+ ∆

*e e eS P P∆ ≈ ∆ − ∆

Tỷ giá lệch khỏi PPP

Lý thuyết PPP không xảy ra một cách nhất quán bởi

* Môi trường không đạt như giả định

* Các tác động gây nhiễu: tỷ giá không chỉ bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia mà còn bởi chênh lệch lãi suất, chênh lệch thu nhập, mức độ kiểm soát của Chính phủ và mức kỳ vọng tỷ giá tương lai

PPP trong dài hạn

Theo nghiên cứu bởi Abuaf và Jorion (Sức mua trong dài hạn), độ lệch từ PPP là đáng kể trong ngắn hạn nhưng sẽ bị giảm đi trong khoảng phân nửa trong 3 năm.

Trong ngắn hạn, tỷ giá có thể sai lệch so với mức dự đoán trong lý thuyết PPP, nhưng trong dài hạn, tỷ giá có xu hướng vận động trở lại PPP

3. Kiểm định ngang giá sức mua ( PPP)

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

PPP có xu hướng duy trì trong dài hạn: với những giả thiết trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, khi có sự chênh lệch giá sẽ xảy ra hiện tượng “kinh doanh chênh lệch giá” do đó làm giá cân bằng tại mọi quốc gia là như nhau.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Độ biến động của tỷ giá lớn hơn nhiều so với độ biến động của mức giá chung.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trong dài hạn PPP sẽ là chỉ số dự báo của tỷ giá danh nghĩa thực tế. Tuy gặp nhau rất ít trong một thời kỳ dài nhưng tỷ giá danh nghĩa vẫn có su hướng phát triển và quấn theo PPP.

Nguyên nhân sai lệch PPP

Do môi trường cạnh tranh hoàn hảo không còn đúng với thực tiến, có sự độc quyền cũng như có sự can thiệp của Chính Phủ….vv

Nguyên nhân sai lệch PPP

Các quốc gia trên thực tế không sự dụng cùng một rổ hàng và chi tiêu vào từng sản phẩm với các tỷ trọng là khác nhau.

Nguyên nhân sai lệch PPP

Không phải mặt hàng nào cũng có thể kinh doanh chênh lệch giá. Chỉ có các tài sản tài chính hay các tài sản có tính thanh khoản cao mới có thể thực hiện được.

Kết luận

PPP có thể dùng dự báo khuynh hướng cửa tỷ giá. Giúp Chính phủ đưa ra chính sách phù hợp và kịp thời. PPP còn giúp xác định sức cạnh tranh xuất khẩu của quốc

gia, thông qua tỷ giá. Giá cả hàng hóa biến động chậm trong ngắn hạn, còn tỷ

giá biến động mạnh và linh hoạt trong cả ngắn lẫn dài hạn. Do đó không thể sự dụng PPP trong ngắn hạn được.

1. Chỉ số tỷ giá thực trung bình (REER) Chỉ số tỷ giá thực (real ER): có thể hiểu đây là cơ sở để đồng ra giá

trị thực của đồng tiền trong nước và 1 đồng ngoại tệ khác, liên quan đến chỉ số lạm phát của Việt Nam so với chỉ số lạm phát của 1 quốc gia khác. Vì vậy có thể gọi tỷ giá thực là tỷ giá song phương.

Chỉ số tỷ giá thực : Reel ER = (S.P*)/P

Nếu PPP tuyệt đối tồn tại,chỉ số tỷ giá thực nên bằng 1

Nếu Real ER < 1 => giá trị nội tệ so với ngoại tệ ?

Nếu Reai ER > 1 => sức cạnh tranh xuất khẩu ?

2. Chỉ số tỷ giá thực trung bình ( Real effective ER - REER):

Được tính toán nhằm đònh giá trị thực của đồng nội tệ so với một loại ngoại tệ khác, tuy nhiên nó lại liên quan đến tỷ trọng thương mại và chỉ số lạm phát của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác.

Do đó ta thường gọi tắt là tỷ giá thực đa phương.

Tỷ giá thực trung bình cung cấp những thông tin quan trọng về sức cạnh tranh hàng hoá của một nền kinh tế:

REER là chỉ số tỷ giá thực có điều chỉnh bằng trọng số thương mại (wi)

Wi = (Xi/X) hoặc Wi = (Xi+Mi)/(X+M)

Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu và tỷ giá danh nghĩa, RER và REER

REER với các số lượng nước khác nhau

Nguôn: Tinh toan cua tac gia theo sô liêu cua NHNN, WEO, GTIS va IFS (2011).

2. Đối chiếu vị thế cạnh tranh và quy mô kinh tế quốc gia.

Tính tóan GDP :Ngân hàng Thế giới đã công bố lại tính toán về tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên cơ sở cân bằng sức mua (PPP - Purchasing Power Parity) cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

3. Hiệu ứng Balassa-Samuelson

Hiện tượng: mức giá chung ở các nước công nghiệp thường cao hơn so với các nước nghèo dang phát triển

Giải thích bằng chênh lệch năng suất lao động

Giả định: năng xuất khu vực TG cao hơn NTGLập luận: tiền lương khu vực thế giới tăng cao do năng suất cao hơnTiền lương khu vực NTG cũng phải tăngGiá NTG tăng theo -> mức giá chung của TG tăng Mức giá chung của TG và NTG tăng

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Cân bằng thị trường (equilibrium): là trạng thái lượng cung bằng với lượng cầu

Cầu (demand): Mô tả số lượng của 1 hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn lòng và có khả năng mua tương ứng với các mức giá khác nhau (trong một

khoảng thời gian xác định), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cung (supply): mô tả số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn lòng cung ứng tương ứng với các mức giá khác nhau, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cạnh tranh hoàn hảo ( Perfect Competition): là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả.

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage): là việc mua ở nơi có giá rẻ và bán ở nơi có giáo cao và phải thực hiện việc mua bán đồng thời.

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮCPI (Commodity price index): là một chỉ số gia quyền cố định hoặc trung bình (gia quyền) của các giá cả hàng hóa có lựa chọn, có thể được dựa trên giá cả giao ngay hoặc giá cả tương lai. Nó được thiết kế để đại diện cho lớp

tài sản hàng hóa rộng hoặc một phân lớp cụ thể của hàng hóa GDP (Gross Domestic Product): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất

định (thường là quốc gia) trong mộtthời kỳ nhất định.Lạm phát (Inflation):là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của

nền kinh tế. Lãi suất (Interest):là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc

sử dụng tiền mà họ vay từ mộtngười cho vay. Tỷ giá (Exchange Rate): là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng

tiền khác.