Transcript
Page 1: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

0

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

TỔ GDCD

Đề cương

Năm học 2021 – 2022

Lưu hành nội bộ

Họ tên: ……………………………………………………………………………

Lớp: ………………………………………STT: …………………………………

Page 2: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

2

Chủ đề

BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA CÔNG DÂN, ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN LOẠI

Bài 1

PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm pháp luật

a. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được

bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật

- Tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng

nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung:

Pháp luật quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.

Những người xử sự trái với quy định của pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp,

kể cả cưỡng chế, để buộc họ phải tuân theo hoặc khắc phục hậu quả.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường

đọc cũng hiểu và thực hiện đúng.

2. Bản chất của pháp luật

a. Bản chất giai cấp của pháp luật

- Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp

cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.

- Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng của

giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động.

b. Bản chất xã hội của pháp luật

Page 3: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

3

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, được thực hiện

trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

- Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm

đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong

các quy phạm pháp luật.

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải

cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội.

- Nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật.

- Tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các

phương tiện báo, đài, truyền hình.

- Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật để “dân biết”

và “dân làm” theo pháp luật.

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của mình.

- Quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và luật.

- Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, công dân thực hiện

quyền của mình.

Page 4: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

4

BÀI TẬP

Câu 1. Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm

Câu 2. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện.

B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện.

C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung.

D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí.

Câu 3. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 4. Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố

ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 đến dưới 16. B. từ 14 đến đủ 16.

C. từ đủ 16 đến dưới 18. D. từ 16 đến đủ 18.

Câu 5. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm

A. giáo dục, răn đe, hành hạ.

B. kiềm chế những việc làm trái luật.

C. xử phạt hành chính.

D. phạt tù hoặc tử hình.

Câu 6. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các điều luật và các quan hệ hành chính.

D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

Câu 7. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện

A. kinh tế, chính trị. B. kinh tế, chính trị, tư tưởng.

C. kinh tế, văn hóa, xã hội. D. kinh tế, chính trị, văn hóa.

Câu 8. Pháp luật là

A. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận.

Page 5: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

5

B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận.

C. các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống.

D. các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, áp dụng ở phạm vi nhất

định.

Câu 9. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong

gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính ý chí và khách quan.

Câu 10. Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề

nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng

nào?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến.

D. Tính ý chí.

Câu 11. Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?

A. Tính giai cấp và tính xã hội. B. Tính giai cấp và tính chính trị

C. Tính xã hội và tính kinh tế. D. Tính kinh tế và tính xã hội

Câu 12. Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội

B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội

C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội

D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh

Câu 13. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của

A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

B. giai cấp công dân.

C. các tầng lớp bị áp bức.

D. giai cấp thống trị.

Câu 14. Điền vào chỗ trống, Hồ Chí Minh: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ

Page 6: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

6

vì nó bảo vệ … rộng rãi cho nhân dân lao động.”

A. lợi ích chính đáng. B. quyền và nghĩa vụ

C. quyền tự do, dân chủ. D. quyền và nghĩa vụ cơ bản.

Câu 15. Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn

máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

A. nội dung của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.

C. bản chất của pháp luật. D. vai trò của pháp luật.

Câu 16. Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nào có giá trị pháp lý cao

nhất?

A. Hiến pháp. B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.

C. Hiến pháp và pháp lệnh. D. Nghị định của chính phủ.

Câu 17. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là gì?

A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Pháp luật có tính quyền lực.

C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.

D. Pháp luật có tính quy phạm.

Câu 18. Pháp luật là phương tiện để công dân

A. sống tự do, dân chủ.

B. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.

D. công dân phát triển toàn diện.

Câu 19. Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí

A. hữu hiệu và phức tạp nhất. B. dân chủ và hiệu quả nhất.

C. hiệu quả và khó khăn nhất. D. dân chủ và cứng rắn nhất.

Câu 20. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do … ban hành và đảm bảo thực

hiện bằng quyền lực nhà nước.

A. Đảng. B. chính phủ. C. tổ chức xã hội. D. nhà nước.

Câu 21. Nhà nước ta điều hành đất nước bằng

A. văn hoá, giáo dục, chính trị. B. kế hoạch phát triển kinh tế.

C. quân đội và chính quyền. D. Hiến pháp và pháp luật.

Câu 22. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?

Page 7: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

7

A. Tồn tại nhưng không phát triển được. B. Vẫn tồn tại và phát triển bình thường.

C. Không thể tồn tại và phát triển. D. Cả 3 ý trên đều sai.

Câu 23. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A. Từ tư duy trừu tượng của con người.

B. Từ quyền lực của giai cấp thống trị.

C. Từ thực tiễn đời sống xã hội.

D. Từ ý thức của các cá nhân trong xã hội.

Câu 24. “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính …, do … ban hành và bảo đảm

thực hiện, thể hiện … của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện …, là nhân tố

điều chỉnh các quan hệ xã hội.”

A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị.

B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị.

C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội.

D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.

Câu 25. Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói

đến sự tác động của pháp luật đối với

A. các lĩnh vực của đời sống xã hội. B. lĩnh vực bảo vệ môi trường.

C. việc xây dựng và bảo vệ đất nước. D. phát triển kinh tế đất nước.

Câu 26. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (có đội mũ

bảo hiểm), được xem là

A. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.

B. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.

C. không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

D. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.

Câu 27. Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người?

A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.

B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.

D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật.

Câu 28. Cứ đến ngày Quốc khánh (02/9) người nào cải tạo tốt, biết hối cải thì được Chủ

tịch nước ân xá cho ra tù trước thời hạn, thể hiện bản chất nào của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp.

Page 8: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

8

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất nhân đạo sâu sắc pháp luật xã hội chủ nghĩa.

D. Bản chất nhân dân.

Câu 29. Phương thức tác động của Nhà nước lên quan hệ pháp luật là

A. giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. B. giáo dục, cưỡng chế.

C. cưỡng chế. D. giáo dục.

Câu 30. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm,

lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, thể

hiện … của pháp luật nước ta.

A. tính nhân đạo. B. tính quyền lực. C. tính dân chủ. D. tính nhân văn.

Câu 31. Nhận định nào sau đây sai khi nói đến vai trò của pháp luật?

A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

B. Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.

C. Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng.

D. Pháp luật là công cụ bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân.

Câu 32. Nội dung nào sau đây phù hợp với tính quy phạm và phổ biến của pháp luật?

A. Phạm vi tác động của quy phạm xã hội rộng hơn so với pháp luật.

B. Ai cũng cần phải thực hiện theo các tín điều tôn giáo được ban hành.

C. Cơ quan có quyền ban hành pháp luật thì cũng có quyền không thực hiện pháp luật.

D. Phạm vi tác động của pháp luật rộng lớn cả về không gian, thời gian và đối tượng áp

dụng.

Câu 33. Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?

A. Tính cưỡng chế B. Tính rộng rãi.

C. Tồn tại trong thời gian dài. D. Tính xã hội.

Câu 34. Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?

A. Tổ chức tôn giáo. B. Giai cấp thống trị.

C. Nhà nước và xã hội. D. Nhân dân.

Câu 35. Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện

A. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính.

B. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt.

C. những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài.

Page 9: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

9

D. những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật.

Câu 36. Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng

A. đều mang tính quy phạm.

B. đều mang tính quy phạm bắt buộc chung.

C. đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn.

D. đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.

Câu 37. Luật bảo vệ môi trường do cơ quan nào sau đây ban hành?

A. Bộ Tài nguyên môi trường. C. Chính phủ.

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội. D. Quốc hội.

Câu 38. Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc

bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm

cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã

quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai

dưới đây không vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh N, anh T và anh H. B. Bà M và anh H.

C. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K.

Câu 39. Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là trưởng phòng tài chính kế toán

dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K giám đốc sở X, anh N là

chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí

quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh

N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là vi phạm pháp

luật?

A. Chị T, ông K và anh P. B. Chị T, ông K, anh P và anh N.

C. Chị T, ông K và anh N. D. Chị T và ông K.

Câu 40. X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang

xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, ai không vi phạm pháp luật ?

A. Anh X. B. Chị Q.

C. Bạn gái X, chị Q. D. Anh X và bạn gái.

Câu 41. Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào lấy

cắp một số vật dụng có giá trị của nhà hàng xóm. Hành vỉ của anh A là chưa thực hiện pháp

luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B.Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 42. Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải

ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lí đạt tiêu chuẩn cho phép. Ngược lại công ty B vì lợi

nhuận đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy công ty B đã vi phạm pháp luật

Page 10: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

10

nào dưới đây?

A. Dân sự. B. Hình sự.

C. Hành chính. D. Kỉ luật.

Câu 43. Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết

không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới

đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 44. Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên T rất bực

mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kì thị

còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật.

Câu 45. Trên đường chở bạn gái đi chơi bằng xe mô tô, do phóng nhanh vượt ẩu anh K đã

va chạm vào xe của anh B đang đi ngược đường một chiều nên hai bên to tiếng với nhau.

Thấy người đi đường dừng lại dùng điện thoại di động quay video, anh K và bạn gái vội vả

bỏ đi. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Anh K và anh B. B. Anh K và bạn gái.

C. Anh K, bạn gái và người quay video. D. Anh B, K và bạn gái.

Câu 46. Làm cùng một công ty, lại là hàng xóm của nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ K

đã nhiều lần tự ý mở cổng cho anh X ra ngoài giải quyết việc riêng. Bảo vệ K và anh X đã

vi phạm pháp luật nào dưới đầy?

A. Dân sự. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Kỉ luật.

Câu 47. Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi

bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do

thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới

đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T. B. Anh S và anh Đ.

C. Anh H, M, S và Đ. D. Anh H, S và Đ.

Câu 48. Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan.

Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát

đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thừ, không ngờ chạm phải cầu dao vận

hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại người và tài sản

quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn, Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình

sự?

A. Anh B, C và D. B. Anh A, C và D.

C. Anh A, B, C và D. D. Anh C và D.

Câu 49. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là đưa tin đồn thiệt

Page 11: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

11

về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng

chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những

ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A.Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

B. Vợ chồng chị N và chị D.

C. Vợ chồng chị V và chị D.

D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Bài 2

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật

a. Khái niệm thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định

của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ

chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

Hình thức Nội dung

Sử dụng pháp luật Các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các quyền của

mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Thi hành pháp luật Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ

động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Tuân thủ pháp luật Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

cấm.

Áp dụng pháp luật

Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào

pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc

thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các cá

nhân, tổ chức.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

a. Vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách

nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí

Page 12: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

12

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu

quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:

Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh hoặc kìm chế những việc làm trái

pháp luật.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi

phạm gây ra, vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại tương ứng với 4 loại trách

nhiệm pháp lý như sau:

Loại Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý

Vi phạm

hình sự

Là những hành vi gây nguy

hiểm cho xã hội, bị coi là tội

phạm, quy định tại Bộ luật

Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc

tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu

trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

- Việc xử lý người chưa thành niên (từ

đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội

theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ

yếu.

Vi phạm

hành chính

Là hành vi VPPL có mức độ

nguy hiểm cho xã hội thấp

hơn tội phạm, xâm phạm các

quy tắc quản lý Nhà nước.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

bị xử phạt hành chính về vi phạm

hành chính do cố ý.

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử

phạt hành chính về mọi vi phạm hành

chính do mình gây ra.

Vi phạm

dân sự

Là hành vi vi phạm pháp

luật, xâm phạm tới các quan

hệ tài sản (quan hệ sở hữu,

quan hệ hợp đồng, …) và

quan hệ nhân thân (liên quan

đến các quyền nhân thân

Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18

tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự

phải được người đại diện theo pháp

luật đồng ý.

Page 13: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

13

không thể chuyển giao cho

người khác).

Vi phạm kỉ

luật

Là hành vi vi phạm pháp luật

xâm phạm các quan hệ lao

động, công vụ Nhà nước do

pháp luật lao động và pháp

luật hành chính bảo vệ.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm

kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật

với các hình thức khiển trách, cảnh

cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác

khác, buộc thôi việc, …

Page 14: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

14

BÀI TẬP

Câu 1. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi nhằm

A. giáo dục, răn đe là chính.

B. có thể bị phạt tù.

C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 2. Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là

A. sử dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật.

C. tuân thủ Pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 3. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là

A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 5. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 6. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất

định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 8.Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra

theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Page 15: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

15

Câu 9. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi

theo quy định của pháp luật là người

A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm của

A. mọi người. B. chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên.

C. chủ thể vi phạm pháp luật. D. người có hành vi không hợp đạo đức.

Câu 11. Hộ sản xuất – kinh doanh chủ động đăng kí khai thuế và nộp thuế là

A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 12. Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân. B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức. D. cơ quan hành chính.

Câu 13. Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn

vị là

A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự

C. vi phạm kỷ luật. D. vi phạm hình sự

Câu 14. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật B. tính chất phạm tội

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi. D. khả năng nhận thức của chủ thể

Câu 15. Đối với công chức nhà nước, các hình thức kỷ luật bao gồm:

A. bồi thường thiệt hại, khiển trách, cảnh báo, buộc xin lỗi

B. khiển trách, cảnh báo, hạ lương, buộc thôi việc

C. khiển trách, bồi thường thiệt hại, cảnh báo, buộc thôi việc

D. phạt vi phạm, khiển trách, bồi thường thiệt hại, cảnh báo, buộc thôi việc

Câu 16. Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc

phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài

A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỷ luật

Câu 17. Một công ty xả chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiêm nặng môi

trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là gì?

A. Trách nhiệm hành chính.

Page 16: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

16

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 18. Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

B. năng lực pháp luật và năng lực công dân.

C. năng lực hành vi và năng lực nhận thức.

D. năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.

Câu 19. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy

hiểm đến tính mạng, dẫn ñến hậu quả người đó chết, thì

A. vi phạm pháp luật dân sự. B. phải chịu trách nhiệm hình sự.

C. vi phạm pháp luật hành chính. D. Bị xử phạt hành chính.

Câu 20. Ông B lừa chị C bằng cách mượn của chị 10 triệu đồng nhưng đến ngày hẹn ông B

đã không chịu trả cho chị C số tiền trên. Chị C đã làm đơn kiện ông B ra tòa. Việc chị C kiện

ông B là hành vi

A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 21. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ

động làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm. B. quy định phải làm.

C. cho phép làm D. không cấm.

Câu 22. Anh B săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh B đã

A. không thi hành pháp luật. B. không sử dụng pháp luật.

C. không áp dụng pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 23. Qua kiểm tra cơ quan của anh C pháp hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và

nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã

A. vi phạm dân sự. B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm kỉ luật. D. vi phạm hình sự.

Câu 24. Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.

B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.

C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả.

Page 17: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

17

D. Trách nhiệm pháp lý.

Câu 25. Người chưa thành niên , theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ

A. 18 tuổi. B. 16 tuổi. C. 15 tuổi. D. 17 tuổi

Câu 26. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 27. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý?

A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật, có thể nhận thức và điều

khiển hành vi của mình.

B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.

C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã

thực hiện.

D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật.

Câu 28. Hình thức nào để xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính?

A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.

B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.

C. Tịch thu tang vật, phương tiện.

D. Phạt tiền, cảnh cáo.

Câu 29. Quá trình thực hiện pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi các chủ thể tham gia quan hệ

pháp luật thực hiện

A. đúng đắn các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

B. đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

C. đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

D. đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

Câu 30. Xác định Câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật

A. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ

B. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau

C. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền

D. Quyền của cá nhân , tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân , tổ chức

Page 18: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

18

khác.

Câu 31. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?

A. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt.

B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của

pháp luật.

D. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật.

Câu 32. Quan hệ xã hội nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật?

A. Anh A chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn.

B. Quan hệ tình yêu nam – nữ.

C. Chị N ra chợ mua rau.

D. Quan hệ lao động.

Câu 33. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân thực hiện pháp luật với

sự tham gia can thiệp của nhà nước?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

C. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.

Câu 34. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em, A và

B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu xe. B. Cảnh cáo, phạt tiền.

C. Cảnh cáo, giam xe. D. Phạt tiền, giam xe.

Câu 35. M đánh H gây thương tích 15%. Theo em, M phải chịu hình phạt nào?

A. Răn đe, giáo dục.

B. Phạt tù.

C. Phạt tù và bồi thường tiền thuốc men cho H.

D. Tạm giữ để giáo dục.

Câu 36. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân được qui định trong

A. Luật hành chính. B. Luật hôn nhân - gia đình.

C. Luật dân sự. D. Hiến pháp.

Câu 37. Các hình thức thực hiện pháp luật có những điểm nào giống nhau?

Page 19: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

19

A. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền theo quy định pháp luật.

B. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

C. Công dân không làm những điều pháp luật cấm.

D. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Câu 38. O, 17 tuổi rủ C, D, H, T đều 16 tuổi đi cắt trộm cáp điện, khi bị phát hiện, theo em,

công an sẽ xử lý như thế nào?

A. Phạt tù mình O vì là kẻ chủ mưu.

B. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp.

C. Phạt tù cả 5 tên trong đó O tội nặng hơn.

D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe.

Câu 39. Xác định câu phát biểu sai: Khi phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa

các chủ thể thì

A. Các chủ thể không có quyền tự giải quyết tranh chấp.

B. Các chủ thể có thể nhờ người hòa giải.

C. Các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về cách giải quyết tranh chấp.

D. Các chủ thể có quyền yêu cầu nhà nước giải quyết.

Câu 40. T, 17 tuổi rủ H, 16 tuổi đi cướp giật dây chuyền. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình

thức xử phạt nào?

A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.

B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.

C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.

D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Câu 41. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.

Câu 42. Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường

bộ.

A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và

phải đình chỉ ngay.

B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần.

C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều

bị xử phạt.

D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi

Page 20: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

20

phạm.

Câu 43. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn.

B. Đi ngược chiều.

C. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng.

D. Cắt trộm cáp điện.

Câu 44. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.

B. Chặt cành ,tỉa cây mà không đặt biển báo.

C. Vay tiền dây dưa không trả.

D. Xây nhà trái phép.

Câu 45. Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý?

A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già.

B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn.

Câu 46. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất

ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp

này xử phạt như thế nào ?

A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

Câu 47. Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch

tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia

đình lại được bà S, mẹ đẻ anh B đã nhiều lần xúi giục, nên con trai anh B đã đón đường lăng

mạ, si nhục bố và chị K. Những ai dưới dây đã vi phạm pháp luật?

A, Chị K bố con anh B. B. Bà S và con trai anh B.

C. Bà S và bố con anh B. D. Anh B và chị K.

Câu 48. Chị B thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian độc

quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M

vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh

dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những aị dưới đây vi phạm pháp luật?

Page 21: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐỀ CƯƠNG LỚP 12 - GDCD

21

A.Chị B và anh S. B. Anh S và chị M.

C. Anh A, chị M và chị B. D. Anh S, chị M và chị B.

Câu 49. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù

chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường

xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng

thẳng. Bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây đã

vi phạm pháp luật?

A. Vợ chồng chị X và bà B. B. Anh M và bà B.

C. Anh M và bà C. D. Anh M, bà B và bà C.

Câu 50. Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch

Ủy ban dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện

của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế.

Câu 51. Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu

nhanh mà không cần làm thủ tục hài quan mất nhiều thời gỉan. Phát hiện hành vi đưa hối lộ

và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ

đi tố cáo A và B. A đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết

chuyện K nhận tiền của A đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai

không phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. A và B. B. K và Y.

C. K và A. D. K, A và B.

Page 22: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

22

Chủ đề

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Bài 3

CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu

trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước

pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.

- Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công

dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển

đất nước.

- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của

xã hội.

- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì

nhất định, làm cơ sở pháp lý cho việc xử lí mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của

công dân, của Nhà nước và xã hội.

Page 23: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

23

BÀI TẬP

Câu 1. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách

nhiệm pháp lý.

Câu 2. Công dân bình đẳng trước pháp luật là

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà

họ tham gia.

D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu

trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: “Công dân … có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ

trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa

vụ của công dân.”

A. được hưởng quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ.

D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 4. Công dân có quyền cơ bản nào sau đây?

A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tổ chức lật đổ.

C. Quyền lôi kéo, xúi giục. D. Quyền tham gia tổ chức phản động.

Câu 5. Chủ tịch A của một xã sẽ chịu trách nhiệm gì khi ăn hối lộ làm tổn thất quyền lợi trong cơ

quan?

A. phạt vi phạm. B. giáng chức.

C. bãi nhiệm, miên nhiệm. D. B và C đúng.

Câu 6. Văn kiện Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam có viết : “... Mọi vi phạm đều được xử lý. Bất

cứ ai vi phạm đều bị đưa ra xét xử theo pháp luật ...”. Nội dung trên đề cập đến nội dung nào?

A. Công dân bình đẳng về quyền.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Page 24: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

24

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vu.

D. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.

Câu 7. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật. B. Nội quy của cơ quan.

C. Điều lệ Đoàn. D. Điều lệ Đảng

Câu 8. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như thế nào?

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật

B. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật

C. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội

theo quy định của Pháp luật.

D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

Câu 9. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, do người … trách nhiệm pháp lý thực hiện.

A. đủ tuổi. B. bình thường.

C. không có năng lực. D. có năng lực.

Câu 10. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là

A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.

C. Mọi công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử và đại biểu Quốc hội.

D. Những người có cùng mức thu nhập, phải đóng thuế thu nhập như nhau.

Câu 11. Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?

A. Quyền lợi. B. Cách đối xử. C. Trách nhiệm. D. Nghĩa vụ.

Câu 12. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây?

A. Thiếu tình cảm. B. Thiếu kinh tế. C. Thiếu tập trung. D. Thiếu bình đẳng.

Câu 13. Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc

các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị … trong việc hưởng quyền,

thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy đinh của pháp luật.

A. Hạn chế khả năng. B. Ràng buộc bởi các quan hệ.

C. Khống chế về năng lực. D. Phân biệt đối xử.

Câu 14. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những … của công dân

A. quyền chính đáng. B. quyền thiêng liêng.

C. quyền cơ bản. D. quyền hợp pháp.

Câu 15. Điều 52 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều

Page 25: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

25

A. bình đẳng trước nhà nước. B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về quyền lợi. D. bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 16. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo,

thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở

A. công dân bình đẳng về quyền. B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 17. Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của ai?

A. Nhà nước . B. Nhà nước và xã hội.

C. Nhà nước và pháp luật. D. Nhà nước và công dân.

Câu 18. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước

A. ngăn chặn, xử lí. B. xử lí nghiêm minh.

C. xử lí thật nặng. D. xử lí nghiêm khắc.

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau

đều không bị ....(Câu 19).... trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu ....(Câu 20).....theo

quy định của pháp luật.

Câu 19.

A. kì thị. B. phân biệt đối xử C. hạn chế quyền. D. nghiêm cấm.

Câu 20.

A. trách nhiệm. B. bổn phận. C. trách nhiệm pháp lý. D. mọi việc.

Page 26: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

26

Bài 4

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Khái niệm

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa

vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công

bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia

đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

- Bình đẳng giữa vợ và chồng:

- Bình đẳng giữa cha mẹ và con:

Cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con: yêu

thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,tôn trọng ý kiến, chăm lo học tập và phát triển

toàn diện cho con.

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm

con (kể cả con nuôi); không được bóc lột sức lao động của con chưa thành niên;

không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, không được có

hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

SƠ ĐỒ THỂ HIỆN QUAN HỆ VỢ - CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

QUAN HỆ VỢ - CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

VỢ CHỒNG BÌNH ĐẲNG VỚI NHAU

TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN

CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NGANG NHAU

Page 27: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

27

- Bình đẳng giữa ông bà và cháu:

Thể hiện qua quyền và nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối

quan hệ 2 chiều:

Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực

và nêu gương tốt cho các cháu.

Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

- Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau; đùm bọc, nuôi dưỡng

nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom,

nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con.

2. Bình đẳng trong lao động.

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?

Bình đẳng trong lao động được hiểu là giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao

động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người

lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung về bình đẳng trong lao động.

- Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với

khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,

nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

- Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong

quan hệ lao động.

Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động

tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ:

Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng;

được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã

hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

3. Bình đẳng trong kinh doanh.

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?

Page 28: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

28

Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành,

nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của

pháp luật.

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.

- Tự do lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh tùy theo sở thích và khả năng của mình.

- Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

- Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Page 29: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

29

BÀI TẬP

Câu 1. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 2. Kết hôn là

A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết

hôn.

B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp

lý và đăng ký kết hôn.

C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng

lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn.

D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí

kết hôn.

Câu 3. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 4. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

B. Củng cố tình yêu lứa đôi.

C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.

D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Câu 5. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 6. Nhận định nào sau đây sai?

A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình.

B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái.

Page 30: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

30

C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột.

D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha

mẹ.

Câu 7. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm

dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân . B. Hòa giải. C. Li hôn. D. Li thân.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?

A. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.

C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 9. Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là

A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong

gia đình.

B. công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái,

C. người chồng quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

D. vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia

đình.

Câu 10. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là

A. không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

B. không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.

C. không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.

D. không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.

Câu 11. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 12. Theo Hiến pháp nước ta đối với công dân lao động là

A. Nghĩa vụ. B. Bổn phận. C. Quyền lợi. D. Quyền và nghĩa vụ.

Câu 13. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao

động khi người lao động nữ

A. kết hôn. B. nghỉ việc không lí do.

Page 31: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

31

C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. có thai.

Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là gì?

A. Tiêu thụ sản phẩm. B. Tạo ra lợi nhuận.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Giảm giá thành sản phẩm.

Câu 15. Chính sách nào quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát

triển?

A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.

B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất.

C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 17. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực

hiện tốt chính sách gì của Đảng ta?

A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Bình đẳng giới.

C. Tiền lương. D. An sinh xã hội.

Câu 18. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản

luật nào sau đây?

A. Luât lao động. B. Luật thuế thu nhập cá nhân.

C. Luật dân sự. D. Luật sở hữu trí tuệ.

Câu 19. Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí là:

A. thành hôn. B. gia đình. C. lễ cưới. D. kết hôn.

Câu 20. Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 18 tuổi. B. 15 tuổi. C. 14 tuổi. D. 16 tuổi.

Câu 21. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên nam, nữ phải … quan hệ như vợ chồng.

A. duy trì. B. chấm dứt. C. tạm hoãn. D. tạm dừng.

Câu 22. Khẳng định nào sau đây không đúng về bình đẳng trong lao động?

A. Lao động nữ được quan tâm đến những đặc điểm về cơ thể, sinh lí nên pháp luật có quy định

riêng.

B. Giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự nhiên, dân chủ, tự nguyện.

Page 32: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

32

C. Không bị phân biệt đồi xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Lao động phải được đối xử bình đẳng như nhau về điều kiện lao động và các điều kiện khác.

Câu 23. Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô

ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền

A. bình đẳng trong lao động.

B. bình đẳng trong kinh doanh.

C. bình đẳng trong sản xuất.

D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội.

Câu 24. Bình đẳng trong lao động được hiểu là

A. làm việc mọi nơi, mọi lúc.

B. tự do lao động, làm mọi ngành nghề.

C. giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện.

D. làm việc theo giờ và theo chế độ rõ ràng.

Câu 25. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là

A. bình đẳng trong quan hệ tài sản. B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

C. bình đẳng trong quan hệ dân sự. D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.

Câu 26. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều

có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 27. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng

A. trong tuyển dụng lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 28. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình

đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tình cảm.

Câu 29. Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế tiệc cưới.

Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên S

đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới

đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K và bố con anh B. B. Bà S và con trai anh B.

A. Bà S và bố con anh B. D. Anh B và chị K.

Page 33: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

33

Câu 30. Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng

chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. Vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể

đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục

anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đỉnh?

A. Chị A, anh B và chị H. B. Chị A và con rể.

C. Chị A, anh B, con rể và chị H. D. Chị A, anh B và con rể.

Câu 31. Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm

điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đinh hỉ ngơi vào

cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới

đây?

A. Đối lập. B. Nhân thân.

C. Tham vấn. D. Tài sản.

Câu 32. Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở, bác sĩ H

tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị H không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm

quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Kinh doanh. B. Giám hộ.

C. Tài sản. D. Nhân thân.

Câu 33. Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng thường xuyên

xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới

đây?

A. Đa chiều. B. Huyết thống.

C. Nhân thân. D. Truyền thông.

Câu 34. Biết chồng giấu một khoản thu nhập cùa gia đình mình để làm tài sán riêng. Bà L đã tìm

cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh

quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết

chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng khiến V bị trắng tay. Trong trường

hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bà L và V. B. Vợ chồng bà L.

C. Vợ chồng bà L, anh K và V. D. Anh K và V.

Câu 35. Ông giám đốc D mê giọng hát của cô T nên đã chuyển cô từ phòng hành chính lên làm thư

ký riêng. Do ghen tuông nên vợ ông D đã nói với K (là con rể) tìm cách làm quen T để tìm hiểu,

không ngờ sau đó K và T nảy sinh tình cảm và quan hệ với nhau như vợ chồng khiến chồng cô T

đòi ly hôn. Trong trường hợp này những ai dưới đây vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?.

A. Ông giám đốc và cô T. B. Anh K và cô T.

C. Vợ giám đốc. D. Anh K, cô T và vợ giám đổc.

Câu 36. Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng

chị O ở nhà ăn bám chồng nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán

trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi phạm

quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

Page 34: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

34

A. Chị O và anh V. B. Chị O, anh V và bà D.

C. Anh V và bà D. D. Bà D và chị O.

Câu 37. Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhưng G không chấp thuận. Bố mẹ

D là ông bà S ép G phải bỏ việc để ở nhà chăm lo gia đình. Mặt khác D còn tự ý bán xe máy riêng

của G vốn đã có từ trước khi hai người kết hôn khiến G càng bế tắc. Thấy con gái mình bị nhà

chồng đối xử không tốt nên bà H đã chửi bới bố mẹ D đồng thời nhờ Y đăng bài nói xấu, bịa đặt để

hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Ai dưới đây đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân

thân giữa vợ và chồng?

A. Anh D, chị G và Y. B. Chỉ có anh D.

C. Ông bà S và bà H. D. Bà H, anh D và Y.

Câu 38. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị

không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa

đặt nóỉ xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột

chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình

đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng chị X và bà B. B. Anh M, bà B và bà C.

C. Anh M và bà B. D. Anh M và bà C.

Câu 39. Ông B, bà H lấy nhau và có haỉ người con là anh T, chị Q. Ông B ốm nặng, xác định

không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có

chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và

cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tàỉ sản của mình cho tất cả

các con. Bà H nói: “Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tài sản như hai đứa T,Q”. Trong

trường hợp trên người con nào được thừa kế tài sản?

A. Chỉ T và Q. B. Chỉ V và X.

C. T, Q, V, X. D. Chỉ T, Q, X.

Câu 40. Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học

cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian đề chăm chồng chăm con và lo cho gia đình. Hành vi

của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

B. việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ.

C. giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

D. quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống.

Câu 41. Ông T (50 tuổi) và bà G (47 tuổi) có với nhau 2 người con trai: N 25 tuổi, ly hôn được 4

tháng, thì S bị tai nạn chấn thương sọ não, sống thực vật. Nhưng ông T không có trách nhiệm, bà G

phải một mình chăm sóc. Bà G đề nghị ông T chu cấp cho S. Theo quy định của luật hôn nhân gia

đình:

A. Ông T không có trách nhiệm chu cấp cho S vì S đã thành niên.

B. Ông T phải có trách nhiệm chu cấp cho S cùng với bà G vì S không còn khả năng lao động.

Page 35: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

35

C. S ở với bà G nên bà phải có trách nhiệm chăm sóc.

D. N đã lớn nên phải có trách nhiệm chăm sóc em mình.

Câu 42. Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ

phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của

quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

C. Xác lập quy trình quản lí. D. Áp dụng chế độ ưu tiên.

Câu 43. Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó

giám đốc điều động chị vào làm trong hầm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở

mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám

đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Tạo cơ hội tham gia quản lí. B. Áp dụng chế độ ưu tiên.

C. Giao kết lợp đồng lao động. D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

Câu 44. Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Z. Vì anh A có

trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc

xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dung nào dưới đây của quyền bình

đẳng trong lao động?

A. Nâng cao trình độ. B. Thực hiện quyền lao động.

C. Thay đổi nhân sự. D. Tuyển dụng chuyên gia.

Câu 45. Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng

thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo

cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt

chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm

nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

B. Giám đốc K và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P.

D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

Câu 46. Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với

mức lương như nhau. Sau đó, do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một

phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng

trong lao động?

A. Nâng cao trình độ lao động. B. Cơ hội tiếp cận việc làm.

C. Giữa lao động nam và lao động nữ. D. Xác lập quy trình quản lý.

Câu 47. Sau khi được ra tù, anh B chăm chỉ làm ăn và đến công ty K xin việc. Sau khi xem xét hồ

Page 36: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

36

sơ giám đốc công ty K từ chối với lí do anh B đã từng bị đi tù. Việc làm của giám đốc công ty K đã

vi phạm vào nội dung cơ bản nào của bình đẳng trong lảo động?

A. Bình đẳng về quyền xin việc làm.

B. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 48. Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô

nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra,

ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức

xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng

hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây không vi phạm

nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông T, ông Q và ông P. B. Ông P và anh G.

C. Ông Q. D. Ông T, ông Q và anh G.

Câu 49. Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp

pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Chị L đã vi phạm nội dung

nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chủ động liên doanh, liên kết. B. Độc lập tham gia đàm phán.

C. Tự chủ đãng kí kinh doanh. D. Phổ biến quy trình kĩ thuật.

Câu 50. Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường, sữa, bánh, kẹo. Nhận thấy nhu cầu về

thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực

hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do tuyển dụng chuyên gia. B. Thay đổi loại hình dọạnh nghiệp.

C. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu. D. Chủ động mở rộng quy mô.

Câu 51: Ông S đến ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không

thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định

của pháp luật. Thông qua việc này ông S đã:

A. Thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.

B. Chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

C. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.

D. Thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Câu 52. Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc

làm của 3 người trên thể hiện nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh.

B. Tự chủ đăng ký kinh doanh.

C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

Page 37: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

37

D. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh.

Câu 53. A tâm sự với B: "Sau này có điều kiện kinh doanh mình muốn tham gia vào thành phần

kinh tế nhà nước vì được quan tâm đầu tư và được pháp luật bảo hộ”. B cho rằng ý kiến của A là

chưa chính xác vì theo như B tất cả các thành phần kinh tế của nước ta đều được bình đẳng trước

pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp này, ý kiến của bạn nào đúng?

A. Bạn A và B. B. A và B đều sai.

C. Bạn B. D. Bạn A .

Câu 54. Bà M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đúng quy định nhưng bị cơ

quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đăng trong lĩnh vực nào dưới đây để

bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Gia đình. B. Lao động. C. Đầu tư. D. Kinh doanh.

Câu 55. Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng

của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B

theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ

sơ và cấp phép cho ông Ạ. Phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B tung tin

bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi

phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông A, anh V, chị N và ông B. B. Ông A, chị N và ông B.

C. Ông A, anh V và chị N. D. Chị N, anh V và ông B.

Page 38: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

38

Bài 5

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

Dân tộc là một bộ phận dân cư của quốc gia.

a. Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không

phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao – thấp, không phân biệt chủng tộc,

màu da, … đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát

triển.

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Lĩnh vực Nội dung

Chính trị

- Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;

- Tham gia vào bộ máy nhà nước;

- Tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của cả nước.

Quyền này được thực hiện theo 2 hình thức: dân chủ trực tiếp và

dân chủ gián tiếp.

Kinh tế

- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế các vùng, đặc

biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Văn hoá, giáo dục.

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

- Giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục, tập quán, truyền

thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc.

c. Ý nghĩa:

- Là cơ sở đoàn kết các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước;

- Góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh”.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

- Tín ngưỡng là lòng tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những

bản chất siêu nhân (thần thánh, chúa trời,…).

- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện

sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.

Page 39: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

39

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền

hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những

nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

d. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt

động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo;

các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

Page 40: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

40

BÀI TẬP

Câu 1. Nguyên tắc nào quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc?

A. Các bên cùng có lợi. B. Bình đẳng.

C. Đoàn kết giữa các dân tộc. D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu 2. Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là

A. 54. B. 55. C. 56. D. 57.

Câu 3. Dân tộc là gì?

A. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia. B. Một dân tộc thiểu số.

C. Một dân tộc ít người. D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ

Câu 4. Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là

A. niềm tin. B. nguồn gốc.

C. hậu quả xấu để lại. D. nghi lễ.

Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp hương trước lúc đi xa. B. Yếm bùa.

C. Không ăn trứng trước khi đi thi. D. Xem bói.

Câu 6. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn

giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A. Buôn thần bán thánh. B. Tốt đời đẹp đạo.

C. Kính chúa yêu nước. D. Đạo pháp dân tộc.

Câu 7. Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

A. công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.

B. người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

C. người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.

D. mỗi công dân phải theo một tôn giáo.

Câu 8. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là gì?

A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.

B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.

C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.

D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

Câu 9. Tôn giáo được biểu hiện

A. Qua các đạo khác nhau.

B. Qua các tín ngưỡng.

Page 41: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

41

C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.

D. Qua các hình thức lễ nghi

Câu 10. Tìm câu phát biểu sai.

A. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn

giáo theo quy định của pháp luật.

B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy

giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.

C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở

tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.

Câu 11. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước

A. bảo bọc. B. bảo hộ. C. bảo đảm. D. bảo vệ.

Câu 12. Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê).

Hành vi của Nam thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền tự do, dân chủ của Nam.

C. sự tương thân tương ái của Nam. D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 13. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng

tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được

hiểu là

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. quyền bình đẳng giữa các công dân. D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân

Câu 14. Sự kiện giáo xứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường,

cành cây… là biểu hiện của

A. hoạt động tín ngưỡng. B. lợi dụng tôn giáo.

C. hoạt động mê tín. D. hoạt động tôn giáo.

Câu 15. Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp

luật.

B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định

của pháp luật.

C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền

thừa kế.

Page 42: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

42

D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi

Câu 16. Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

A. Đạo cao đài. B. Đạo tin lành C. Đạo phật. D. Đạo thiên chúa

Câu 17. “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó

của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất

nước.” là ý nghĩa của

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng. D. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng.

Page 43: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

43

Bài 6

CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Khái niệm

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt nếu

không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ

trường hợp phạm tội quả tang.

- Nội dung

Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những

lí do không chính hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Tự tiện bắt và giam, giữ

người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của

công dân.

Cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án

và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam, giữ người, nhưng phải theo đúng

trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Pháp luật quy định rõ 3 trường hợp được bắt, giam, giữ người và những ai mới

có quyền ra lệnh bắt, giam, giữ người:

Trường hợp 1: Viện Kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định

của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng

tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục

phạm tội.

Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:

o Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị tội phạm rất nghiêm trọng

hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

o Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội

phạm mà xét thấy cần được bắt ngay để người đó không trốn được.

o Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người nào đó có dấu vết tội phạm và xét

thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra

lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Page 44: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

44

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì

bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã phạm tội quả tang

hoặc đang bị truy nã thì bất cứ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan

Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của

công dân

- Khái niệm

Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh

dự, nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm của người khác.

- Nội dung

Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

Pháp luật nước ta nghiêm cấm:

Những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho

sức khỏe của người khác.

Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết

người, làm chết người.

Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.

Xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu,

tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự

cho người đó.

Page 45: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

45

BÀI TẬP

Câu 1. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 2. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 3. Giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về thư tín, điện thoại điện tín của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 4. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 5. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném

bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C

đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối

với học sinh B?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Không vi phạm gì.

Câu 6. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể

A. Công an có thể bắt người vi phạm pháp luật.

Page 46: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

46

B. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.

C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của Toà án hoặc của Viện kiểm sát.

D. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Câu 7. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 8. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9. Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật qui định

mối quan hệ cơ bản giữa

A. công dân với pháp luật.

B. Nhà nước với pháp luật.

C. Nhà nước với công dân.

D. công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 10. Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 20 Hiến pháp 2013 là

A. quyền tự do nhất. B. quyền tự do cơ bản nhất.

C. quyền tự do quan trọng nhất. D. quyền tự do cần thiết nhất.

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể nghĩa là, không ai ....(11)... nếu không có

...(12)... của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của ...(13)..., trừ trường hợp ...(14)...

Câu 11.

A. bị khởi tố. B. bị xét xử. C. bị bắt. D. bị truy tố

Câu 12.

A. quyết định. B. phê chuẩn. C. lệnh truy nã. D. lệnh bắt

Câu 13.

A. cơ quan Cảnh sát điều tra.

B. Viện kiểm sát.

Page 47: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

47

C. Toà án nhân dân tối cao.

D. Toà án hình sự.

Câu 14.

A. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

B. phạm tội rất nghiêm trọng.

C. đang bị truy nã.

D. phạm tội quả tang.

Câu 15. Nhận định nào sau đây sai?

A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.

B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công

dân.

C. Không ai được bắt và giam giữ người.

D. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Trường hợp về bắt, giam, giữ người: ...(16)... trong phạm vi thẩm quyền theo qui định pháp luật có

quyền ra lệnh bắt ...(17)... để tạm giam khi có căn cứ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,

xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.

Câu 16

A. Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát.

B. Uỷ ban nhân dân, Toà án.

C. Cảnh sát điều tra, Uỷ ban nhân dân.

D. Viện kiểm sát, Toà án.

Câu 17.

A. người phạm tội quả tang.

B. bị can, bị cáo.

C. người bị truy nã.

D. người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 18. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. thiện tội phạm rất nghiêm trọng.

B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.

D. thực hiện tội phạm.

Page 48: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

48

Câu 19. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều nữ sinh

đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi phạm nội dung của

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

C. quyền đươc bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. quyền được pháp luật quan tâm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Câu 20. D cùng các bạn đá bóng, không may quả bóng bay vào sân nhà anh M làm vỡ bể cá cảnh.

Tức giận, anh M đuổi đánh cả nhóm, do chạy chậm nển D bị anh M bắt giữ và giam trong nhà kho

của anh hai ngày. Anh M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.

B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 21. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên

bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày.

Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về danh tính.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.

D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.

Câu 22: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi

ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn.

Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm

quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. T và M. B. H, T và M. C. H và M. D. H và T.

Câu 23: H và K đang truy đuổi người cướp túi xách, khi vào trong ngõ hẻm thì mất dấu vết, H nhìn

quanh thấy có 1 ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để khám

còn mình chạy theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền

bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. H và K. B. K và người bị mất cắp.

C. H, K và người bị mất cắp. D. H và người bị mất cắp.

Câu 24. Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp

với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tức bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng

lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến

nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc và lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy nhưng không

lên tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang choáng đã ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa

Page 49: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

49

lại. T và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bảo đảm an toàn về thư tín.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

Câu 25: Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh

đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông vể

nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ.

Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 26: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên D đã trả chậm tiền thuê nhà của bà T một tuần. Bà T

bực mình đuổi D ra khỏi phòng trọ, nhưng do D không biết đi đâu nên cứ ở lì trong phòng. Tức thì

bà T khóa trái cửa lại nhốt không cho D ra khỏi phòng. Bà T đã vi phạm quyền nào dưới đây của

công dân ?

A. Quyết bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Không vi phạm quyền gì cà vì đây là nhà của bà T.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền cất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.

Câu 27: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà

kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại

và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai

trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chị H và chồng. B. Chị H và K.

C. Chị M, H và và K. D. K, chị H và chồng,

Câu 28: N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H, còn N chạy thoát.

Hai con của ông bà là M và T tức giận đã xông vào đánh H bị thương. Hai vợ chồng đã nhốt H vào

nhà kho. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. N và H. B. Ông K và bà S.

C. Ông K, bà S, M và T. D. M và T.

Câu 29: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã . Do vội đi công

tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh s công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông

B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở cơ

an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm

Page 50: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

50

quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh T và anh S. B. Anh S và anh C.

C. Anh C, anh T và anh S. D. Anh T, anh S và anh K.

Câu 30: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động s, sau khi nhận tiền đặt cọc tám

trăm triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở

của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H đi cấp cứu. Những ai dưới đây vi

phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông D, bà H. B. Anh Y, anh T, anh C.

C. Ông D, anh T, anh Y. D. Ông D, anh T, anh C.

Câu 31: Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với ông an xã. Do

có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do cố

tình ngăn cán nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giảm giữ. Những ai

dưới đây vi phạm quyền bất về thân thể cùa công dân?

A. Anh M và anh D. B. Anh M và ông N.

C. Anh M, anh D và ông N. D. Anh D và ông N.

Câu 32. B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện từ nên thường trốn học. Biết được điều này, bố

của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ

A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe, Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt, nhốt B

lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai đưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

của cống dân?

A. Bố của B. B. A, T, H. C.T và H D. Bố B, T và H.

Câu 33. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà Y

là chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị chấn thương. Ông

K vội vàng gọi tổ bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các con bà Y, tiếp tục dùng vũ

lực ép N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần 8 tiếng đồng hồ cho đến khi có lực

lượng chức năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm

phạm về thân thể của công dân?

A. Bà Y, M, N. B. M, N và bảo vệ.

C. Ông K và bảo vệ. D. Ông K, bà Y, M, N và bảo vệ.

Câu 34: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám

trăm triệu đồng của anh T và anh C đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở

của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Những ai

dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông D, anh T, anh Y. B. Ông D, bà H.

C. Ông D, anh T, anh C. D. Anh Y, anh T, anh C.

Câu 35: Được ông Q hối lộ cho một khoản tiền từ trước, nên anh T là cán bộ xã P khi được giao

nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Q và chị M, đã cử anh X và anh K đi giải quyết

thay mình. Anh X và K nhận lời đến nhà chị M để ép chị phải kí vào giấy chuyển nhượng lại cho

Page 51: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

51

ông Q một phần đất nhằm mở rộng thêm lối đi, nhưng chị M không đồng ý. Tức giận K và X xông

vàọ đánh chị M; đúng lúc đó anh T đến và anh T đã cùng anh K khóa trái cửa lại không cho chị M

ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Q. Anh T và anh K. B. Anh K, chị M và ông Q.

C. Anh T và ôhg Q. D. Ông Q, anh T và anh X.

Câu 36. B là học sinh lớp 12, vì nghiện chơi điện tử nên thường trốn học. Biết được điều này, bố

của B rất tức giận đã đánh và cấm em ra khỏi nhà. B giận bố đã lấy trộm của mẹ 10 triệu đồng và rủ

A cùng bỏ đi. A đi kể chuyện của B cho T nghe. Lòng tham nổi lên T và H đã tìm cách bắt, nhốt B

lại và chiếm đoạt 10 triệu đồng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân

thể của công dân?

A. Bố của B. B. A, T, H. C. T và H. D. Bố B, T và H.

Câu 37. Do ghen tuông, D đã lén mở điện thoại của H ra xem và phát hiện H có nhắn tin hẹn gặp

với một bạn nữ tên X đang học lớp 11. D đã bực tửc bỏ về nhà và gọi điện thoại cho Q bạn học cùng

lớp. Khi thấy X đang đi đến nhà vệ sinh, D và Q đã viện cớ bị đau bụng xin thầy giáo ra ngoài. Đến

nhà vệ sinh D và Q vội vã lao vào tát và giật tóc lăng nhục X. T tình cờ nhìn thấy nhưng không lên

tiếng, chờ D và Q đi khỏi, lợi dụng lúc X đang choáng đã ép X vào phòng vệ sinh rồi chốt cửa lại. T

và Q đã không xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Bảo đảm an toàn về thư tín.

C. Được pháp luật bào hộ về sức khỏe. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

Câu 38. Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thì thấy mất 200.000

đồng. Nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm. Ông A xông vào nhà V bắt trói tay V kéo về

nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi

phạm quyền nào dưới đây?

A. Bảo hộ tính mạng. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. bảo hộ nhân phẩm, dạnh dự. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 39. Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh haỉ nhân viên bị thương nặng, ông X đã

thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm anh H cùng bắt giam giữ và bỏ đói cháu nhỏ con

của chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và

sức khỏe của công dân?

A. Ông X, anh K và anh H. B. Ông X và anh K.

C. Ông X và anh H. . D. Anh K và anh H.

Câu 40. Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và

xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gãy tay.

Cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phầm.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được bảo hộ về sức khỏe.

Page 52: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

52

D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.

Câu 41. Do không hàỉ lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu

được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban mắng chửi và đuổi ông về

nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh gãy tay và đẩy xe máy của ông B xuống hồ. Bảo

vệ ủy ban nhân dân xã Y đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về tài sản.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Được pháp luật bào hộ về danh dự.

Câu 42. Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi

không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức

giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm

quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Bất khả xâm phạm về đời tư.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 43. Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S

tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây

của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Tự do ngôn luận và báo chí.

C. Bảo vệ các thành quả lao động.

D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.

Câu 44. Mâu thuẫn trong việc chia tàỉ sản, A lớn tiếng nạt nộ và nhảy vào đánh em trai là B nhưng

được mọi người can ngăn kịp thời nên B không bị chấn thương. Thấy chồng bị đánh, C là vợ của B

đã dùng gậy lao vào đòi đánh A nhưng không thực hiện được hành vi vì được mọi người can ngăn.

Trong trường hợp này, những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

của công dân?

A. Anh B và chị C. B. Anh A và chị C.

C. Chỉ mình anh A. D. Anh A, B và chị C.

Câu 45. Hai anh K và L đang cãi nhau về việc con chó của L làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc

đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh L làm L bị thương phải nhập viện băng bó. Hành

vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Page 53: Đề cương - f2.hcm.edu.vn

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD KHỐI 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

53

C. Tự do sáng tạo và phát triển.

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 46. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng đã ký kết, ông B đã

bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng dó bằng cách hợp tác vớỉ anh

C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chi D liền tìm

cách can ngăn chồng chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc

làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị D.

Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Vợ chồng ông B, C, G và H. B. Anh C, G, D và H.

C. Bà E, chị D, G, và H. D. Ông B, anh A và H.

Câu 47. Nghi ngờ G lấy điện thoại cùa K nên V đã tung tin về việc G là người thiếu trung thực trên

mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh P và Q chặn đánh V, K để trả đũa, mặc dù có kháng cự

nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với nhau nên D đã can ngăn G không nên làm thế nhưng

lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật

bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. V, K, P và Q. B. Anh P, Q và G.

C. G, D, K và P. D. Hai anh P và Q.

Câu 48. Anh G có trong danh sách cử fri tại tổ bầu cử X nhưng đến ngày bầu cử anh không đi bỏ

phiếu. Ông K, tổ trưởng tổ bầu cử đã đến nhà mắng nhiếc, sỉ nhục anh G và dọa sẽ không cho gia

đình anh G tham gia các hoạt động của thôn xóm. Anh G và chị H (vợ anh G) đã chửi lại ông K và

đánh ông K bị thương nặng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính

mạng, sức khỏe của công dân?

A. Anh G. B. Anh G, chị H. C. Ông K. D. Ông K, chị H.