28

yesnews 2 2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

yesnews 2 2012

Citation preview

Page 1: yesnews 2 2012
Page 2: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Ngay từ đầu năm 2012, Nhà nước đã thực hiện nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, đạt được kết quả tương đối khả quan.

Đầu tư Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 01/2012 ước tính đạt 11245 tỷ đồng, bằng 6,6% kế hoạch năm. Vốn TW quản lý đạt 2355 tỷ đồng, bằng 4,6% kế hoạch năm trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ GTVT là 446 tỷ đồng, bằng 6%; Bộ NN&PTNT 196 tỷ đồng, bằng 4,1%; Bộ Xây dựng 62 tỷ đồng, bằng 3,4%; Bộ GD&ĐT 54 tỷ đồng, bằng 5,8%; Bộ Y tế 52 tỷ đồng, bằng 4,7%; Bộ VH, Thể thao và Du lịch 32 tỷ đồng, bằng 5,1%; Bộ Công Thương 21 tỷ đồng, bằng 4,6% .

Thu hút FDI tháng 01/2012 đạt 37,3 triệu USD, bằng 2,5% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng ký của 25 dự án được cấp phép mới đạt 29,5 triệu USD, bằng 33,8% số dự án; vốn đăng ký bổ sung của 5 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 7,8 triệu USD. Vốn FDI thực hiện tháng 1 ước tính đạt 400 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tháng 01/2012, FDI vào Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 27,1 triệu USD vốn đăng ký, bao gồm: 26,8 triệu USD của 14 dự án cấp phép mới và 0,3 triệu USD vốn tăng thêm; ngành xây dựng đạt 8,4 triệu USD, bao gồm: 1,4 triệu USD vốn đăng ký mới và 7 triệu USD vốn tăng thêm.

Thương mại, giá cả và dịch vụ a. Thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đánĐiểm nổi bật của thị trường hàng hóa Tết năm nay

là sản phẩm được sản xuất trong nước chiếm thị phần khá cao, với mức khoảng 80-90% tại các siêu thị và trung tâm thương mại lớn.

b. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2012 đạt 191,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1, kinh doanh thương nghiệp đạt 149,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,3% và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn nhà hàng đạt 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và tăng 33,3%; dịch vụ đạt 18,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,5% và tăng 16,9%; du lịch đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,7% và tăng 11,1%.

c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2012 ước đạt 6,5 tỷ USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2011; tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2012 ước khoảng 6,6 tỷ USD, bằng 81,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu tháng 1/2012 bằng 1,5% kim ngạch xuất khẩu, là mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua (trừ tháng 7/2011 là xuất siêu).

d. Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số CPI tháng 01/2012 tăng 1% so với tháng trước, trong đó các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng cao là: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,97%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,71%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,17%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01% (Lương thực giảm 0,14%; thực phẩm tăng 1,41%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2012 tăng 17,27% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá vàng tháng 01/2012 giảm 3,62% so với tháng trước; tăng 19,66% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2012 tăng 0,05% so

1

Page 3: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

với tháng trước; tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2011.

e. Vận tải hành khách và hàng hóa Vận tải hành khách tháng 01/2012 đạt 263,4 triệu lượt khách, tăng 14,7% và 11,3 tỷ lượt khách.km, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 3,6 triệu lượt khách, tăng 10,1% và 2,7 tỷ lượt khách.km, tăng 8,2%; vận tải địa phương đạt 259,8 triệu lượt khách, tăng 15,2% và 8,5 tỷ lượt khách.km, tăng 12,7%. Vận tải hàng hóa tháng 01/2012 ước tính đạt 72,3 triệu tấn, tăng 10,7% và 18 tỷ tấn.km, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 68,5 triệu tấn, tăng 11,6% và 4,6 tỷ tấn.km, tăng 9,8%; vận tải ngoài nước đạt 3,8 triệu tấn, tăng 4,1% và 13,5 tỷ tấn.km, tăng 3%.

Quyết định quan trọng ảnh hưởng tới nền kinh tế có hiệu lực từ 1/1/2012 Ngân hàng hợp nhất đầu tiên đi vào hoạt động Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động của ngân hàng hợp nhất trên cơ sở ba ngân hàng Đệ Nhất, Sài Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa, tên mới là: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Điều chỉnh thuế hàng loạt mặt hàng Thay đổi Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi và mức thuế suất. Theo đó, danh mục Biểu thuế năm 2012 là mã số hàng hóa theo 8 chữ số (trước đây là 10 chữ số). Nội dung Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2012 cũng có nhiều điểm thay đổi về thuế suất như sự thay đổi thuế suất của hơn 1.000 dòng thuế, trong đó thay đổi thuế suất của 945 mặt hàng để thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO năm 2012. Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của 157 dòng thuế, giảm nhập khẩu của 87 dòng thuế.

Nâng mức xử phạt đối với kinh doanh xăng dầu Theo Nghị định số 104 của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ 1/1/2012, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng. Theo đó, nếu đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi đưa xăng dầu vào lưu thông có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng; đối với hành vi làm thay đổi chất lượng xăng dầu, hoặc gian lận về chất lượng xăng dầu, sử dụng phương tiện đo bị sai, bị hỏng hoặc không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng; đối với hành vi không niêm yết giá bán hoặc niêm yết không rõ ràng, gây nhầm lẫn sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, từ 1/1/2012 xăng dầu sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường với mức là 1.000 đồng/lít xăng và 500 đồng/lít dầu diesel thay cho mức phí cũ.

Bảo hiểm xã hội sẽ là 24% tiền lương

Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tăng thêm 2% lên mức 24% mức tiền lương, tiền công, bao gồm: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% (tăng 1%) và người lao động đóng 7% BHXH (tăng 1%).

Nguyễn Thị Liễu

Tổng biên tập: Nguyễn Thùy Liên

Phó TBT: Vương Mỹ Anh

Thiết kế, trình bày: Đỗ Ngọc Sơn, Phan Mỹ Duyên

Nội dung: Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Thị Lâm, Đặng Tuấn Dũng, Dương Lê Huyền Trang

Địa chỉ liên hệ: Phòng 121, nhà 11, ĐH Kinh tế Quốc dân

Email: [email protected]

2

Page 4: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Tháng 1/2012: Kinh tế thế giới chìm trong bất ổn và bế tắc

Số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi tín hiệu tốt xấu đan xen, dù tốt nhiều hơn xấu nhưng không đủ để khiến nhà đầu tư thay đổi thái độ với thị trường. Có thể điểm qua một số thông tin quan trọng: GDP quý 4/2011 tăng trưởng 2,8%, cao nhất trong 1 năm rưỡi nhưng lại gây thất vọng với thị trường ở thời điểm họ quá khao khát một tin tốt; doanh số bán nhà đơn lẻ tại Mỹ bất ngờ sụt mạnh 2,2%; niềm tin tiêu dùng tại Mỹ tháng 1/2012 cải thiện khiến người ta hy vọng vào khả năng tiêu dùng có thể tăng trưởng tốt trong thời gian tới…

Từ góc độ chính sách, Fed đưa ra thông tin không khiến thị trường ngạc nhiên: cam kết giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục đến năm 2014, tức là thêm 3 năm nữa.

Khi nền kinh tế Mỹ phát đi tín hiệu trái chiều, nhà đầu tư lại phải đón nhận nhiều tin xấu từ khủng hoảng nợ công châu Âu. Những tưởng sang năm 2012, khi khủng hoảng nợ công châu Âu đã bước sang đến năm thứ 3, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải ráo riết hơn trong việc đưa ra chính sách mạnh tay nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng, nhưng xem ra cho đến nay chưa có biện pháp nào cụ thể. Nợ công của Anh vượt mức kỷ lục 1.000 tỷ bảng.

Trong tháng 1 năm 2012 có 3 sự kiện liên quan đến châu Âu được người ta quan tâm: cuộc đối thoại giữa chính phủ Hy Lạp và các bên chủ nợ; 2 buổi họp của lãnh đạo Liên minh châu Âu và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos.

Tính đến cuối tháng 1/2012, cuộc đối thoại của Hy Lạp và các chủ nợ vẫn bế tắc. Hy Lạp muốn các chủ nợ giảm 70% nợ từ thỏa thuận 50%vào trước đó. Buổi họp thứ nhất của lãnh đạo Liên minh châu Âu đã diễn ra, không một quyết định mang tính đột phá nào được đưa ra. Lại một lần nữa, IMF lên tiếng cảnh báo chính phủ các nước châu Âu về việc cần xây dựng được một bức tường lửa lớn hơn để ngăn khủng hoảng lan từ nhóm nền kinh tế yếu sang các nền kinh tế vẫn còn mạnh.

Ông Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đạt giải Nobel, cho rằng việc châu Âu vận động thực hiện các biện pháp thắt chặt ngân sách không phải cách tốt để giải quyết khủng hoảng nợ khu vực và có thể khiến niềm tin sụt giảm. Châu Âu quá bế tắc với hướng giải quyết khủng hoảng nợ và điều duy nhất họ nghĩ tới là phải cắt giảm ngân sách mạnh tay hơn nữa, tuy nhiên đáng tiếc, càng cắt giảm ngân sách, kinh tế càng tăng trưởng kém, nguồn thu của chính phủ giảm, điều xấu này còn dẫn đến điều tồi tệ hơn và châu Âu nhiều khả năng sẽ rơi vào vòng xoáy suy giảm, đúng như dự báo của George Soros vào cuối tháng 1.

3

Page 5: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos cũng không mang đến thông tin gì mới ngoài việc các tỷ phú và nhà đầu tư nổi tiếng như George Soros hay chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini hoặc một số tỷ phú hàng đầu của Ấn Độ kêu ca về khủng hoảng nợ công châu Âu và vấn đề tăng thuế đối với người giàu để giảm bất bình đẳng. Từ “bất bình đẳng” dù được đề cập đến nhiều nhưng nó thực ra gần như không xuất hiện trong chương trình làm việc của WEF.

Tháng 1/2012, châu Âu lại căng thẳng với các tổ chức xếp hạng tín dụng khi S&P hạ xếp hạng tín dụng 9 nước châu Âu trong đó có cả Pháp, Áo – 2 nền kinh tế lớn thuộc khu vực đồng tiền chung, duy nhất còn Đức giữ được xếp hạng AAA trong eurozone. Tây Ban Nha và Italy đồng thời bị hạ xếp hạng tín dụng. S&P còn hạ xếp hạng tín dụng của quỹ giải cứu châu Âu (EFSF).

Đến cuối tháng 1, đến lượt Fitch hạ xếp hạng tín dụng của nước châu Âu bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cyprus. Khi còn quá căng thẳng với giải pháp cho khủng hoảng nợ khu vực, quyết định hạ xếp hạng của hàng loạt tổ chức lớn trên thế giới khiến lãnh đạo châu Âu thêm đau đầu và đã có lúc họ tuyên chiến với các tổ chức này. Trước đó Fitch còn khiến người ta lo sợ khi khẳng định Fitch tin Hy Lạp sẽ vỡ nợ.

Thông tin từ châu Á không khỏi khiến người ta lo ngại. Nền kinh tế hàng đầu khu vực, Nhật, đón nhận thông tin Nhật thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong hơn 30 năm; kinh tế Hàn Quốc quý 4/2011 tăng trưởng kém nhất trong 2

năm…Như vậy có thể thấy kinh tế châu Á thực ra cũng không hoàn toàn tách biệt với kinh tế châu Âu và kinh tế Mỹ như người ta hy vọng.

Với hàng loạt thông tin bất lợi từ Mỹ, châuÂu và tác động đến châu Á, IMF hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2012 từ 4% xuống còn 3,3%, cho rằng khu vực eurozone gồm 17 quốc gia thành viên sẽ tăng trưởng âm 0,5% trong năm nay.

Sang tuần đầu tiên của tháng 2 của năm 2012, tâm trạng lo âu, bi quan vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi

Các nền kinh tế lớn vẫn “loay hoay” tìm hướng đi cho riêng mình với mong muốn tránh được rủi ro. Kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục “ì ạch” cho dù lãi suất vẫn ở mức siêu thấp và để ngỏ khả năng kích thích kinh tế. Kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc khi dự báo tăng trưởng GDP dao động quanh mức 9%. Châu Âu bắt buộc phải “bỏ rơi” Anh và Séc để thông qua hiệp ước mới về quản lý ngân sách. Nhật Bản tiếp tục có nỗi lo mang tên “đồng Yên tăng giá”. Về tổng quan, kinh tế thế giới đã thay đổi và bắt đầu tìm mô hình tăng trưởng mới. Kinh tế Mỹ

Cho dù GDP quí 4/2011 có đạt mức cao nhất trong năm thì kinh tế Mỹ vẫn chưa thể lạc quan khi nhiều dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ quanh quẩn mức 2%.

Cũng liên quan đến kinh tế Mỹ, các chuyên gia vừa đưa ra số liệu nợ công của nước Mỹ đã vượt con số 15.000 tỷ USD, trong đó FED

4

Page 6: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

trở thành chủ nợ lớn nhất và đứng đầu trong số 15 chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ với 6.330 tỷ USD tiền trái phiếu kho bạc.

Nếu điều này xảy ra, nguy cơ “đổ vỡ” của kinh tế Mỹ cũng không thể xem thường. Nợ công không phải là vấn đề đơn giản đối với mọi quốc gia và nước Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Trung Quốc

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng có vấn đề với nợ công nhưng tình hình còn khả quan hơn rất nhiều.

Điều này được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cỡ 9,5-10% trong thời gian dài và con số “khủng” 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Châu Âu

Đã họp, đang họp và sẽ tiếp tục họp là đặc điểm chính của Châu Âu hiện nay. Có thể nói từ tháng 10/2011 đến nay Châu Âu liên tục có các cuộc họp thượng đỉnh nhưng công cuộc giải cứu Eurozone vẫn chưa tiến triển là bao.

Hy Lạp vẫn “vùng vẫy” trong khó khăn và có lúc cảm thấy như “tuyệt vọng” để xa rời Eurozone. Kinh tế Italia và Tây Ban Nha cũng đứng trước nhiều “bão tố” và có thể bị “đánh chìm” nếu không có những cải cách, những thay đổi quyết liệt.

Kinh tế Châu Âu hiện nay thực sự là “mong manh” và những rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào. Cái khó của Châu âu hiện nay là như vậy.

Trong bối cảnh đó, theo sáng kiến của Đức 25/27 thành viên EU (không có Anh và Séc) đã

thông nhất thông qua Hiệp ước mang tên “Hiệp ước ổn định, phối hợp và quản lý trong liên minh tài chính-tiền tệ” nhằm thiết lập một liên minh rộng rãi để đối phó với khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang lan rộng hiện nay.

Với bản Hiệp ước mới này, nước Đức không chỉ là “đầu tàu” về kinh tế mà còn là đầu tàu “kéo” Châu Âu ra khỏi khủng hoảng.

Điều này một lần nữa khẳng định cùng với Trung Quốc, kinh tế Đức là nền kinh tế có tính ổn định và hiệu quả nhất trong các nền kinh tế lớn trên thế giới kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay. Nhật Bản

Đồng Yên đã tăng, đang tăng và sẽ tăng vẫn là nỗi lo thường trực của kinh tế Nhật Bản. Mức 75 Yên/USD không phải là mức kháng cự tốt nhất cho đồng Yên hiện nay.

Nguy cơ phá vỡ mức 75 yên luôn hiện hữu mà thời điểm tháng 11/2011 là ví dụ điển hình. Điều này luôn đặt kinh tế Nhật Bản vào tình trạng “báo động cao”. Mặc dù Nhật Bản luôn tuyên bố sẵn sàng can thiệp nếu đồng Yên tăng giá quá mức cho phép nhưng cách thức can thiệp mới là điều cần bàn.

Trước đây Nhật Bản đã từng đơn phương can thiệp nhằm ngăn chặn sự tăng giá nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng và kinh tế Nhật Bản với “cuộc chiến” chống đồng Yên tăng giá vẫn là cuộc chiến “trường kỳ”, khó chiến thắng.

Nguyễn Thị Lâm

5

Page 7: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Theo quan niệm của người phương Đông,

năm con rồng là năm của thành công và phát đạt.

Tuy nhiên, với những diễn biến của nền kinh tế

thế giới năm 2011, nhiều nhà phân tích nhận định

rằng năm 2012 có thể là một năm đầy biến động

như những ngọn gió ngược chiều đáng kể với khu

vực Châu Á Thái Bình Dương khi mà các đầu tàu

của khu vực này đều gặp những khó khăn do cuộc

nợ công ở Châu Âu.

Trung Quốc

IMF dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng

trưởng 8,2% trong năm nay - nhưng cảnh

báo rằng một cuộc suy thoái trong khu vực châu

Âu có thể cắt giảm 4,2%.

Các số liệu về xuất khẩu của Trung Quốc

giảm trong tháng Giêng cũng đã tạo nên những

mối lo ngại mới về tác động của suy thoái toàn

cầu đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Xuất khẩu giảm xuống 0,5% so với cùng

kì năm trước đó do các nhà máy bị đóng cửa trong

dịp Tết Nguyên đán. Nhập khẩu giảm 15,3%, dẫn

đến thặng dư thương mại $ 27.3bn (£ 17bn) là cao

nhất trong sáu tháng. Sự sụt giảm nhập khẩu đã

tác động xấu đến Trung Quốc khi nước này đang

cố gắng để thúc đẩy nhu cầu trong nước để bù đắp

sự chững lại xuất khẩu.

Ngành xuất khẩu đã được chìa khóa để

tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong vài năm

qua do các công ty nước ngoài mở các cơ sở sản

xuất tại Trung Quốc để tận dụng ưu thế về nguồn

lao động rẻ của quốc gia này. Tuy nhiên, suy thoái

ở Mỹ và khu vực châu Âu, hai trong số các thị

trường lớn nhất đối với hàng hóa Trung Quốc đã

làm chậm các đơn đặt hàng trong những tháng

gần đây. Thặng dư của Trung Quốc với các đối

tác thương mại lớn là một vấn đề nóng. Cuộc

khủng hoảng nợ trong khu vực đồng tiền chung

Châu Âu, mức thất nghiệp cao ở Mỹ đã làm giảm

nhu cầu của người tiêu dùng của các quốc gia này

với hàng hóa Trung Quốc.

Số liệu chính thức hôm thứ Sáu cho thấy

rằng thương mại song phương giữa Trung Quốc

và Liên minh châu Âu đã giảm hơn 7% trong

tháng Giêng.

"Chúng tôi tin rằng nguy cơ lớn nhất đối

với tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2012

là nhu cầu bên ngoài yếu gây ra bởi cuộc khủng

hoảng nợ khu vực đồng euro liên tục", ông Ting

6

Page 8: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Lu của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch tại Hồng

Kông.

“Kinh tế châu Âu của chúng tôi mong đợi một

cuộc suy thoái khu vực đồng Euro vừa phải ở

-0.6% trong năm 2012, trong khi không ai biết xác

suất chính xác và mức độ nghiêm trọng của một

sự sụp đổ của khu vực châu Âu.”

Nhật Bản

Theo JCER, GDP của nền kinh tế lớn thứ

ba thế giới giảm 0,3% vào tháng 10 và giảm 0,5%

trong tháng 11. Các báo cáo chính thức cũng cho

thấy sản lượng công nghiệp giảm 2,6% và xuất

khẩu giảm 4,5% tháng 11.

Ngành xuất khẩu của Nhật Bản cũng sẽ gặp

nhiều khó khăn trong năm 2012, khi Châu Âu, thị

trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật bản đang trong

giai đoạn khó khăn và đồng tiền Yên tăng giá quá

nhanh. Đồng Yên đã lên mức cao nhất kể từ sau

thế chiến thứ hai ở mức 75,35 Yên/$ bất chấp việc

chính phủ nước này đã nhiều lần can thiệp vào thị

trường ngoại hối để giữ đồng ngoại tệ ở mức ổn

định. Việc này làm hàng hóa của Nhật Bản trở nên

đắt hơn so với hàng hóa của các quốc gia khác,

tăng áp lực lên các nhà sản xuất hàng hóa xuất

khẩu Nhật Bản.

JPMorgan cũng dự báo GDP của Nhật Bản

sẽ tăng 1,3% trong năm 2012, thấp hơn so với dự

báo trước đó là 1,9%

Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ vừa đưa ra dự báo, năm

2012 nền kinh tế nước này có thể đạt tốc độ tăng

trưởng thấp nhất kể từ năm 2009.

Cục Thống kê Ấn Độ báo cáo, tổng sản

phẩm quốc nội có khả năng tăng 6,9% trong năm

tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm nay. Trong giai

đoạn 2010 – 2011, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á

này đạt tốc độ tăng trưởng 8,4%.

Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ bắt đầu chậm

lại sau khi Ngân hàng Dự trữ nước này tiến hành

chính sách tăng lãi suất kỷ lục kể từ năm 2010 đến

tháng 10/2011 nhằm bình ổn giá cả hàng hóa và

khắc phục mối quan ngại rằng cuộc khủng hoảng

nợ công châu Âu sẽ cản trở nhu cầu đầu tư vào

Ấn Độ.

Mới đây, ngân hàng này đã đưa ra dấu

hiệu có thể cắt giảm lãi suất cơ bản giống như

Brazil và Indonesia nhằm kiểm soát tình hình lạm

phát hiện đang nằm tại mức 7,47%.

Các quốc gia khác trong khu vực.

Khi các nền kinh tế đầu tàu của khu vực

châu Á thái bình dương phải đối mặt với cuộc suy

thoái do ảnh hưởng của cuộc nợ công của Châu

Âu, các quốc gia khác trong khu vực cũng gặp

không it khó khăn:

Các nền kinh tế Đông Á phụ thuộc nhiều

vào xuất khẩu như Singapo, Malaysia, Hồng

7

Page 9: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Kông được dự đoán có mức tăng trưởng kinh tế

không đáng kể trong năm nay.

Indonesia, Việt Nam, Malaysia phải vật

lộn trong cuộc chiến chống lạm phát.

Các ngân hàng trong khu vực cũng sẽ theo

đuổi chính sách dự trữ tiền tệ nhằm giảm áp lực

của lạm phát đối với nền kinh tế và thúc đẩy phát

triển kinh tế trong dài hạn.

Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng nợ

công, trong năm 2012, những biến động trên

chính trường thế giới cũng sẽ tác động đến khu

vực. 2012 là năm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống

tại các cường quốc lớn trên thế giới, Mỹ, Pháp và

Nga. Bầu cử tổng thống ở Mỹ vẫn là sự chạy đua

giữa các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa và Đảng

Dân chủ. Liệu ai sẽ là Tổng thống mới của nước

Mỹ? Những chính sách mới của nội các này sẽ

ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến nền kinh tế Châu Á.

Bên cạnh đó, tăng cường xung đột giữa các nước

phương Tây và I-ran có nguy cơ đẩy giá dầu mỏ

lên một mức đỉnh mới. Điều này có tác động lớn

với nền kinh tế thế giới và khả năng phục hồi của

nền kinh tế Mỹ, một trong những thị trường lớn

của các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Mặc dù những dự báo đã chứng tỏ một nền

kinh tế Châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm

nay. Nhưng chúng ta có thể hi vọng rằng sự

hợp tác đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực

sẽ giúp nền kinh tế năng động Châu Á vượt qua

giai đoạn khó khăn này.

Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình

Dương năm Rồng

Dự báo lạc quan này dựa trên kịch bản

được IHS Global Insight – hãng dự báo và phân

tích kinh tế tài chính hàng đầu thế giới - xây dựng.

Theo đó, khu vực đồng Euro sẽ chỉ trải

qua suy thoái nhẹ trong năm 2012 với tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) khu vực giảm chỉ 0,7%,

trong khi Hoa Kỳ duy trì tăng trưởng dương nhẹ,

đạt mức 2%. Sự tăng trưởng nhu cầu ở thị trường

Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ các

nước còn lại trong khu vực châu Á sẽ giúp cân

bằng tác động của sự suy giảm nhu cầu ở các

nước khu vực đồng Euro vốn đang trải qua suy

thoái.

Có 3 nhân tố chủ chốt làm nên sự “dẻo

dai” trong tăng trưởng kinh tế của khu vực châu

Á-Thái Bình Dương. Thứ nhất, kinh tế Hoa Kỳ

tiếp tục đà phục hồi trong năm 2012. Thứ hai,

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể

sẽ “hạ cánh mềm” trong năm 2012, với tốc độ

tăng trưởng giảm nhẹ còn 7,8% chứ không bị suy

giảm nặng nề như nhiều người lo sợ. Nhu cầu của

thị trường nội địa sẽ là nhân tố củng cố cơ hội

8

Page 10: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc với các số

liệu mới nhất cho thấy doanh số bán lẻ tháng

11/2011 đã tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2010

và đầu tư vào các tài sản cố định tháng 11 cũng

tăng 21,2% so với năm 2010. Chính phủ Trung

Quốc cũng bắt đầu một chương trình xây dựng 36

triệu đơn vị nhà ở cho những gia đình có thu nhập

thấp trong giai đoạn 2011- 2015. 10 triệu đơn vị

nhà ở đầu tiên đã bắt đầu được xây dựng trong

năm 2011.

Thứ ba, kinh tế Nhật Bản được trông đợi

sẽ phục hồi chút ít vào năm 2012 do sản xuất công

nghiệp sẽ trở lại bình thường và gói kích thích tài

chính phát huy tác dụng trong khi quá trình tái

thiết sau thảm họa tăng tốc. Sản xuất công nghiệp

của Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng 9,5% trong

năm 2012 sau khi đã giảm 2,8 trong năm 2011. Sự

phục hồi tăng trưởng của Nhật Bản là nhân tố

quan trọng giúp giảm nhẹ tác động của sự suy

thoái trong khu vực sử dụng đồng Euro.

Mặc dù các nền kinh tế châu Á -

Thái Bình Dương thích nghi tốt trong các hoàn

cảnh khó khăn nhưng những nền kinh tế dựa vào

xuất khẩu nhiều hơn ở Đông Á như Singapore,

Malaysia và Hồng Kông được dự đoán sẽ giảm

nhẹ tăng trưởng do nhu cầu yếu đi ở khu vực đồng

Euro. Còn ở những nền kinh tế khác trong khu

vực, áp lực lạm phát đang giảm bớt. Trung Quốc,

Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những nơi đã

chứng kiến lạm phát đi xuống trong những tháng

gần đây.

Triển vọng trong năm 2012 đối với hầu hết

các ngân hàng trung ương của các quốc gia châu

Á mới nổi là theo đuổi các chính sách tiền tệ hỗ

trợ nền kinh tế nhiều hơn, mặc dù vẫn phải thận

trọng, trong bối cảnh áp lực lạm phát đã yếu đi.

Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh

tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến từ khu

vực đồng Euro. Nếu như nỗ lực bình ổn kinh tế

của các chính phủ khu vực đồng Euro thất bại thì

khu vực này có thể bước vào khủng hoảng kinh tế

ngày càng leo thang.

Nguyễn Thơ

9

Page 11: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Paul Anthony Samuelson

(15/05/1915 – 13/12/2009) là một nhà kinh tế

người Mỹ đầu tiên giành chiến thắng trong giải

thưởng Nobel Kinh tế. Ông được tuyên bố khi

trao giải rằng "đã làm nhiều hơn bất kỳ nhà kinh

tế đương đại khác để nâng cao trình độ phân tích

khoa học trong lý thuyết kinh tế". Nhà sử học

kinh tế Randall E. Parker gọi ông là “Cha đẻ của

Kinh tế học hiện đại”.

Đôi nét về cuộc đời

Một điều đặc sắc của ông là ông không

đưa ra những lý thuyết, quan điểm mới về kinh tế

học mà đã thúc đẩy công cụ toán học lên một tầm

cao mới, giúp giải quyết nhiều vấn đề gây tranh

cãi trong kinh tế học thời bấy giờ. Ông là tác giả

của nhiều cuốn sách kinh điển, trong đó có cuốn

Kinh tế: Giới thiệu một phân tích - cuốn sách giáo

khoa kinh tế bán chạy nhất của mọi thời đại.

Một trong những người học trò nổi tiếng

nhất của ông là thủ tướng Kennedy. Và trong giờ

học kéo dài 40 phút, vị tổng thống mới nhậm chức

đã bị sốc khi Samuelson nói rằng cần phải cắt

giảm thuế khi đất nước bị suy thoái. “Tôi đã vận

động với lời hứa về trách nhiệm tài chính và đảm

bảo cân bằng ngân sách và ở ngay tại đây ông lại

đang bảo tôi rằng điều đầu tiên tôi nên làm là tìm

cách cắt giảm thuế?” Samuelson nhớ lại lời tổng

thống. Cuối cùng tổng thống cũng chấp nhận

chính sách giảm thuế nhưng ông bị sát hại trước

khi thực hiện được nó.

10

Page 12: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Ông là ứng cử viên hàng đầu cho chức chủ

tịch hội đồng cố vấn kinh tế, nhưng ông từ chối vì

ông cho rằng điều đó sẽ đặt ông vào một vị thế

phải nói và viết khác với những điều ông tin

tưởng. Ông từng phát biểu: “Tôi không quan tâm

đến việc ai đó có thể ngồi viết luật cho một quốc

gia hay thảo những khóa luận đầy kỹ xảo nếu như

tôi có thể viết một cuốn sách giáo khoa kinh tế về

nó”.

Samuelson cũng đã có những mối quan hệ

sóng gió với đồng nghiệp khi ông làm việc ở

Harvard. “Bạn có thể bị loại khỏi công việc nếu

như bạn thông minh hoặc là người do thái hoặc là

một Keynese. Vậy có cơ hội nào cho người đàn

ông do thái thông minh theo học thuyết Keynese

này?”, trích lời Solow. Samuelson đã từng chỉ

trích các giáo sư cùng làm với mình: “Sự tôn

trọng không đến từ tuổi tác hay học vị” khi ông

cho rằng họ đang tự đắm mình trong những

nguyên lý kinh tế cũ kỹ trong lúc những người

dân đang bị đẩy vào cuộc sống nghèo khổ.

Quan điểm kinh tế

Bỏ học ở đại học Chicago ở tuổi 16, ông

đã nói : “Tôi bắt đầu được sinh ra như một nhà

kinh tế học vào ngày 2 tháng Giêng năm 1932”.

Đây cũng là ngày ông nghe bài giảng kinh tế đầu

tiên của mình về Malthus – nhà kinh tế người Anh

ở thế kỷ 18. Tự bản thân trải qua trong thời kỳ đại

khủng khoảng năm 1930, ông ấn tượng với khả

năng giải quyết cuộc suy thoái này của học thuyết

Keynese. Chính ông là người bảo vệ học thuyết

Keynese với trường phái Keynese mới trước sự

tấn công của phái trọng tiền do Friedman dẫn đầu.

Ông là người nghiên cứu rất rộng, từ lý

thuyết giá trị của Marx đến sự biến động nhất thời

của giá chứng khoán đều được ông đưa về những

hình thức toán học rõ ràng. Suốt gần 80 năm

giảng dạy học thuyết Keynes ông luôn luôn chú ý

gọi là học thuyết Marx - Keynes (Marxist

Keynes). Điều này đã thể hiện rõ nguồn gốc tư

tưởng cũng như lý do vì sao có sự đối nghịch

mạnh mẽ giữa quan điểm của ông và những người

theo trường phái trọng tiền.

Điều đầu tiên Samuelson đề cập là sự liên kết giữa

hiệu suất thị trường chứng khoán và nền kinh tế

nói chung. Ông cho rằng, thị trường chứng khoán

cung cấp một lượng thông tin khổng lồ và đầy đủ

để nắm bắt được hiện trạng của nền kinh tế. “Sự

thực là thị trường chứng khoán có thể dự báo về

chu kỳ kinh doanh”. Cuối sự nghiệp, ông đã phát

triển một cơ sở toán học nhằm phân tích sự

chuyển động của giá cổ phiếu. Cùng với học trò

của mình Merton và Myron S. Scholes,

Samuelson đã thiết kế các công thức cho các nhà

phân tích ở Phố Wall sử dụng trong việc lựa chọn

những rổ hàng hóa phức tạp hay những hàng hóa

phái sinh. Đẩy mạnh khai thác phương pháp toán

học mà mình sử dụng, Paul Samuelson đã đưa ra

11

Page 13: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

những mô hình toán học chặt chẽ với sự phản ứng

của những thành phần khi có sự biến động trong

các lực lượng của nền kinh tế như: sự thay đổi

mức lương sẽ ảnh hưởng ra sao đến việc làm, thay

đổi tỷ suất thuế sẽ có ảnh hưởng ra sao tới số thuế

thu được.

Một điều cần nhấn mạnh là những nghiên

cứu của ông về kinh tế học phúc lợi. Ông là người

cho rằng hoạt động kinh tế chỉ là phương tiện để

đạt được cuộc sống ấm no cho mọi người. Ông

được đánh giá là người gần nhất với Marx -

Keynes trong số những nhà kinh tế hiện đại, với

quan điểm về phát triển kinh tế đi đôi với việc sử

dụng tài nguyên môi trường một các hợp lý và đặc

biệt về sự phân hóa giàu nghèo làm cho nền kinh

tế không thể đứng vững.

Cùng với đó, ông cũng phát triển lý thuyết

tài chính công nhằm đưa ra sự lựa chọn tốt nhất

cho việc sử dụng ngân sách. Bắt đầu bằng việc

chứng minh tính hiệu quả về kinh tế và khả năng

của chính phủ trong việc cung cấp những hàng

hóa cần đến sự hợp tác ví dụ như quốc phòng.

Hơn thế nữa, hình thức cung cấp này còn đảm bảo

xóa bỏ sự mâu thuẫn giữa những người tiêu dùng,

từ người giàu có đến đứa trẻ đường phố, ai cũng

có thể sử dụng những sản phẩm này. Với việc chỉ

ra những tính chất riêng của hàng hóa công cộng,

Paul Samuelson đã chỉ ra rằng những hàng hóa

này không thể được bán ở thị trường tư nhân khi

có quá nhiều động cơ để sử dụng miễn phí những

sản phẩm này mà không trả tiền cho những nhà

cung cấp. Ông đã xây dựng thành một mô hình

toán học có tên là hệ thống chéo, đến nay vẫn còn

được sử dụng để khảo sát sự thay đổi theo thời

gian của hệ thống an sinh xã hội và quản lý nợ

công.

Một vấn đề gây nhiều ảnh hưởng mà

Samuelson tham gia vào đó là vấn đề thương mại

quốc tế. Ông cho rằng thị trường có các cơ chế

phóng đại những cú sốc bên ngoài, và giúp cho

một đồng thu nhập ban đầu từ đầu tư nước ngoài

có thể tạo ra nhiều đồng tăng trưởng trong nước

nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ suy giảm.

Ông cho rằng thương mại tự do có thể là một

chiêu bài để các nước phát triển hơn biến các

nước kém phát triển thành thị trường tiêu thụ sản

phẩm của mình hoặc nắm giữ một khâu sản xuất

12

Page 14: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

mà họ không muốn tham gia ví dụ như cung cấp

nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên. Và việc các

nước kém phát triển hơn cung cấp lực lượng lao

động giá rẻ sẽ có tác động mạnh đến tiền lương

trong nước, và những nền kinh tế của Mỹ sẽ bị tổn

thương khi những nước mà nó có quan hệ giao

thương mạnh mẽ đạt được sự tiến bộ về năng suất.

Mặc dù những nghiên cứu của ông đã làm tiền đề

cho những người chống lại thương mại tự do,

nhưng ông lại là một người ủng hộ quá trình tự do

hóa thương mại. Ông cho rằng sự phát triển chung

của toàn bộ nền kinh tế sẽ nâng mức thu nhập

trung bình lên đủ để làm cho những người chịu

thiệt nhất vẫn có lợi và thậm chí còn lại một phần

dư.

Nổi bật nhất trong các đóng góp của mình

là học thuyết về tiêu dùng với lý thuyết “Cầu có

thể đo lường được”. Ở đây ông đã nêu ra quan

điểm phân tích dựa trên tiền đề về việc tối đa hóa

sự thỏa dụng với những nguồn ngân sách sẵn có.

Samuelson cho rằng hoàn toàn có thể đo lường

mức cầu của người tiêu dùng thông qua sự theo

dõi những thay đổi biên về việc tiêu dùng các loại

hàng hóa. Từ đây ông xây dựng một mô hình lập

trình tuyến tính , một công cụ cho các tập đoàn và

các nhà hoạch định trung ương làm thế nào để lên

kế hoạch sản xuất từ trước nhiều loại mặt hàng

khác nhau. Mặc dù những tiền đề của mô hình này

còn gây nhiều tranh cãi khi nhiều nhà kinh tế học

cho rằng không phải lúc nào người tiêu dùng cũng

có khả năng đưa ra những lựa chọn có tính chất

tối ưu.

Một quan điểm khá đặc biệt khác của

Samuelson là ông cho rằng sự phân tích tổng hợp

của trường phái tân cổ điển có thể hiệu quả trong

trường hợp nền kinh tế gần đạt mức toàn dụng

nhân công, còn khi nền kinh tế lao đao thì ta mới

cần chuyển sang mô hình của Keynese.

Quan điểm chính trị

Với quan điểm độc đáo của mình về kinh

tế, xã hội và chính trị, Samuelson đã nhiều lần

khuyến khích các nước xã hội chủ nghĩa chấp

nhận chánh sách tự do thị trường, nhưng không hề

có ý “‘chiêu hồi” họ bỏ lý tưởng xã hội chủ

nghĩa.Về lý tưởng xã hội, Samuelson gần với

Marx và Keynes hơn các nhà kinh tế thị trường

‘tân cổ điển’, khuyến khích chính sách phát triển

bất kể hậu quả nguy hại về xã hội, đạo đức và môi

sinh. Nhưng nhà kinh tế thị trường theo đuôi lại

muốn đồng hóa kinh tế thị trường và mô thức

chính trị dân chủ kiểu Mỹ. Trong khi dân chủ vẫn

có nhiều mô thức khác nhau, như mô thức xã hội

tiến bộ ở Bắc Âu và bình đẳng ở Tây Âu. Dĩ nhiên

không ai khuyến khích chế độ toàn trị, thường đưa

đến những tệ nạn như tham quyền cố vị, tham

nhũng. Nhưng để phát triển kinh tế, George Soros

đề nghị một xã hội mở (Open Society) và xã hội

mở không phải chỉ là mô thức Mỹ. Nếu cần thì tại

sao không chọn mô thức Bắc Âu?

13

Page 15: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Trong Economics, Samuelson phê bình xã

hội tư bản Mỹ, giống hệt như phê phán của

Keynes và Marx: “Sự phần phối lợi tức không

đồng đều và bất công trong xã hội Mỹ là điều

không đúng, nếu không muốn nói là tội ác”.

Samuelson đã nhiều lần nhắc lại từ ngữ evil (ác

quỷ) trong Economics khi nói đến nền kinh tế tư

bản. Ông đã từng tuyên bố: sự khác biệt giữa kinh

tế tư bản và xã hội sẽ biến mất, chỉ khác về

phương diện lý thuyết xây dựng xã hội qua chính

sách phân phối lợi tức. Ông đã nhấn mạnh rằng

kinh tế thị trường là một công cụ cho quá trình

phối hợp sản xuất và phân phối sản phẩm, không

phụ thuộc vào hệ thống chính trị. Không những

giống Marx về lý tưởng phục vụ, Samuelson còn

đồng ý với nền tảng duy vật biện chứng.

Samuelson nghĩ là điều kiện vật chất có thể nảy

sinh hành vi và tư tưởng đạo đức của con người,

“cơ sở thượng tầng” được quyết định bởi hạ tầng

kinh tế. Nghĩa là sau khi ăn no mặc ấm hay lên

một mức nữa, ăn ngon mặc đẹp, con người thánh

thiện mới sẽ xuất hiện. Dĩ nhiên không ai trong

chúng ta tin rằng nghèo - giàu là điều kiện tạo ra

đạo đức. Có nhiều người càng giàu càng kém đạo

đức, nhất là trong xã hội ca ngợi “greed is good”.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu qua một nhà

kinh tế, xã hội lớn của thế kỷ XX mà nếu nói như

tờ The New York Times: “Ông là ‘nhà kinh tế học

hàng đầu của thế kỷ 20’”. Thiên tài này đã bao

phủ tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình lên một

loạt các tên tuổi lớn khác vẫn còn đang tỏa sáng

trong cộng đồng kinh tế học: Solow, George A.

Akerlof, Robert F. Engle III, Lawrence R. Klein,

Paul Krugman, Franco Modigliani, Robert C.

Merton và Joseph E. Stiglitz. Và sau khi đã qua

đời, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều nhà hoạch

định chính sách đi theo con đường của ông, giảm

thuế,lãi suất ,tăng chi tiêu chính phủ, duy trì hoạt

động xuất nhập khẩu… trong sự khó khăn của

cuộc suy thoái hiện nay.

Đặng Tuấn Dũng

14

Page 16: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Nội dung Sinh hoạt khoa học tháng 2

Kinh tế VN 2011 &

Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Tháng 2 năm 2012, Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học tổ chức buổi Sinh hoạt khoa học: Kinh tế Việt Nam 2011 và vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với sự tham gia của Tiến sĩ Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính. Bản tin sinh viên nghiên cứu khoa học xin gửi tới các bạn toàn bộ nội dung buổi tọa đàm.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NỀN KINH TẾ

Phải chăng những vấn đề mà nền kinh tếVN gặp phải trong năm 2011 là hệ quảcủa cả một giai đoạn phát triển. Và mô hình tăng trưởng kinh tế của VN đang có vấn đề?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Trước hết, chúng ta không có một mô hình tăng trưởng cụ thểnào cả. Nói cách khác, chúng ta không học tập theo một mô hình cụ thể nào. Mô hình củachúng ta là một mô hình tổng hợp, mỗi chỗcó một ít, nó chắp vá, vụn vặt, không logic hoặc có những vấn đề thuộc về logic thì đều là những câu trả lời khác nhau đối với việc tăng trưởng của Việt Nam.

Quay trở lại thời gian trước, khi chúng ta còn là mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thì người ta sẽ theo đuổi mô hình ví dụnhư của Louis (có thể tham khảo trong các sách về kinh tế phát triển). Tại đây nổi lên Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trước đây (bây giờ là Cộng hòa liên bang Nga), người ta theo đuổi mô hình của Louis, nghĩa là cùng một lượng vốn đầu tư nhất định trong một giai đoạn nhất định thì ưu tiên phát triển công nghiệp trước. Và Các-mác cũngcho rằng: máy móc là chiếc đũa thần để tăngnăng suất lao động. Vì thế

người ta sử dụng vốn đó vào phát triển đểcông nghiệp hóa. Công nghiệp hóa là để sản xuất ra máy móc thiết bị, và máy móc thiết bị đó sẽ là cơ sở tăng năng suất lao động, tạo ra của cải vật chất và thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế. Và 5 đến 15 năm về sau sẽcó một điểm turning-point, tức là “điểm quay”, trên cơ sở điểm đó công nghiệp sẽ hỗ trợ cho nông nghiệp.

Thế nhưng câu chuyện về mô hình tăng trưởng ở Việt Nam, thông qua nhữngcâu chuyện như “trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăngà” (tức là công nghiệp hóa nông thôn), “điện về bừng sáng quê ta/ Xương gà làm cột ruột gà làm dây” (tức là phải như thếnào đó thì mới có điện, phải như thế nào đómới có sự hỗ trợ của công nghiệp đối với nông nghiệp), mà một đất nước 90% dân số nông nghiệp, sau đó đến 85% dân sốnông nghiệp và bây giờ trên 70% dân sốnông nghiệp nhưng thực chất chúng ta lại không ưu tiên công nghiệp hỗ trợ cho nông nghiệp mà trái lại chúng ta chỉ biết hy sinh nông nghiệp.

Và cho đến giờ phút này, mô hình tăngtrưởng của chúng ta vẫn có nhiều vấn đề: chẳng hạn có thể làm một phép toán: bao nhiêu sọt cà chua, bao nhiêu sọt su hào của người nông dân có thể đổi được một đôi dép nhựa bán ở thành thị... Đấy chính là vấn đềmô hình tăng trưởng, tức là nó giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa các nhân tử make of prices. Nếu đọc về mô hình tăng trưởng thì sẽ thấy ở các nước, cái TOT (terms of trade) trong phạm vi nền kinh tế chính là mối quan hệ

15

Page 17: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

giữa nông nghiệp và công nghiệp, còn ởViệt Nam vẫn đang rất thiệt thòi cho ngườinông dân. Trái lại ở nước ngoài, ví dụ nhưNhật Bản, sẽ phải định ra mỗi tuần chúng ta ăn mấy tàu cải, mỗi tuần chúng ta ăn mấy phần của củ su hào, chứ không phải dễ dànggì có thể ăn được nhiều rau như ở Việt Nam, cho dù rau của chúng ta có thuốc tăngtrọng, chưa được sạch, nhưng hoàn toàn rất sẵn có, bốn mùa; nhưng với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực hàn đới, những nước ở châu Âu và kể cả nhiều bang ở Mỹ thì đấy vẫn là xa xỉ phẩm. Từ đócó thể thấy người nông dân ở các nước trên thế giới được ưu tiên phát triển, và nông nghiệp đi đôi với tự động hóa.

Sau này khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có mô hình tăng trưởng của Keynes, Edward, Ronald McKinnon, và rất nhiều mô hình tăng trưởng khác, thế nhưng thực sự chúng ta không đi theo một mô hình nào cả.

Cũng có một câu hỏi tương tự thế này: mũi nhọn của Việt Nam là gì? Nền kinh tếcủa nước nào cũng có những mũi nhọn nhất định, những lợi ích từ thương mại quốc tế, lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh chính là những cái để xây dựng nên mũi nhọn của nền kinh tế và sức mạnh của một nền kinh tế tập trung ở những mũi nhọn. Vậy nền kinh tế của chúng ta tập trung ở những mũi nhọn gì?

Nói cách khác là chúng ta có quá nhiều mũi nhọn: chè, cao su, cà phê, hạt tiêu, giầy da, cá tra-cá basa,... đều là mũi nhọn. Có thểthấy nền kinh tế của chúng ta giống như một quả mít, quá nhiều mũi nhọn như vậy nên nó không tập trung sức mạnh vào một lĩnh vực nào, không thể bứt phá được.

Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định: bứctranh nền kinh tế chúng ta năm 2011 thực sựlà kết quả của cả một thời kỳ phát triển gầnđây, ít nhất là từ những năm cuối thập kỉ

90 của thế kỉ trước hoặc thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21. Lý do vì sao? Tất cả đều là bong bóng. Chứng khoán bong bóng, bấtđộng sản bong bóng, tài chính ngân hàng cũng bong bóng. Và đến một lúc nào đấy, quả bong bóng bay rất nhanh và rất cao, nhưng có hai nhược điểm thấy rõ: khả năngnâng của quả bong bóng không tốt, sức nâng có giới hạn và thứ hai là cực kì dễ tổnthương, dễ vỡ nổ, và sau đó những thứ mà nó mang theo sẽ rơi một cách thảm hại. Và có thể nhìn thấy chứng khoán, bất động sản hay một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đang rơi một cách thảm hại.

Thực tế mà nói, thị giá cổ phiếu, như chúng ta đã biết và về mặt lý thuyết cũng đúng với thực tiễn, nó phải phản ánh giá trịcủa doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệpdưới dạng công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và nhất là được niêm yết thì bao giờ người ta cũng phất cao ngọn cờ tối đahóa giá trị của vốn chủ sở hữu. Trên cơ sởđó, mỗi cổ phần được chia ra mới tăng về mặt giá trị, nhưng trên thực tế có những thờikỳ chúng ta bán cổ phiếu ra và người mua cổ phiếu không cần biết đấy là cổ phiếu gì, cứ mua là được. Mua 1 cái là ngày hôm sau có lãi ngay. Và cứ với cách mua như thế thì giá sẽ tăng lên cho đến kịch trần tới mức độnhà nước phải đặt ra giá trần, biên độ dao động của giá.

Ở đâu đó chúng ta thấy TTCK là 1 trong những đặc trưng của nền kinh tế thịtrường thì ở Việt Nam nó là 1 mậu dịch quốc doanh nằm trong nền kinh tế thịtrường. Mậu dịch quốc doanh là gì? Ngườita khống chế lượng, khống chế giá, khốngchế sức mua. Mỗi 1 em muốn mua chỉ được mua tối đa 10ngàn cổ phiếu, giá thì dao động khoảng ± 5% hoặc ±10% tuỳ theo từng sàn khác nhau. Vì thế nó là 1 mậu dịch quốc doanh trong lòng nền kinh tế thị trường và nó cũng là 1 thứ phản ánh 1 mô hình

16

Page 18: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

không giống ai cả! (out of book) Còn về bất động sản là 1 thứ hàng hoá đặc

biệt mà độ co dãn của cầu là hoàn toàn theo giá, tức là mọi sự gia tăng của cầu sẽ được phản ánh bằng sự gia tăng của giá. Chúng ta ai cũng đổ xô vào đều suy nghĩ 1 cách rấtđúng rằng: người thì đẻ ra còn đất thì không; cho nên cứ đầu tư đầu cơ vào đất là sẽ có lãi. Thế nhưng có mấy ai đầu tư vào đất hay đầucơ vào đất mà tính giá trị hiện tại ròng không? Đó là 1 nguyên lí đơn giản về giá trịthời gian của đồng tiền mà người dân VN lại không tính toán như vậy mà cứ đổ xô vào.

Ngoài ra còn vấn đề điều hành của chínhphủ. Quay trở lại với cái chốt đầu tiên là vấn đề mô hình, vì chúng ta không có mô hình nên chúng ta không có cơ sở để điều tiết. Việc điều tiết của VN từ xưa đến nay, theo quan điểm của cá nhân tôi, hoàn toàn mang tính chất phản ứng lại với tình hình thực tế.

Một câu chuyện mang tính lịch sử, vào năm1989, lạm phát của nước ta rất kinh khủng,tốc độ rất cao. VD như t9/1985, chúng ta đổi tiền 1 ăn 10, có nghĩa là 1 đồng tiền mới lấy10 đồng tiền cũ. Chúng ta tưởng tượng nền kinh tế “thở phào nhẹ nhõm”: 1 bát phở 10 đồng nay còn 1 đồng, và ngay lập tức sau đó1 tháng Nhà nước đã không giữ được mức 1 đồng đó, bát phở lên giá 2 đồng, 3,4 đồng. và chúng ta thấy trong từng tháng một lạm phát lên đến 100%. Lạm phát cả năm 1989 là 848%, không phải là lạm phát phi mã mà là siêu lạm phát.

Và tôi vẫn nhớ như in bài viết của GS. Cao Kỳ Bội, ngày ấy ông là trưởng khoa NH-TC, và cũng là 1 trong những Tiến Sỹ đầu tiên của VN trong lĩnh vực NH-TC đăng trên tạp chí Cộng sản: Căn bệnh lạm phát của VNđã đến lúc buộc phải nhận ra. Nhận ra lạm phát ở VN cũng là cả 1 quá trình, chứ không hề dễ.

GS Cao Kỳ Bội cũng nói rằng căn bệnh

lạm phát của VN đã đến lúc phải đưa lên bàn để mổ xẻ, để cắt nó đi mặc dù đau đớn. Và người cũng mượn 1 câu của chủ tịch HCM: để chống lại lạm phát ở VN chúng ta cần có 1 sự cố gắng lâu dài, bền bỉ; đầutiên chúng ta đi từ lạm phát đến giảm lạm phát và sau đó mới chống lạm phát, thờigian mọi người ước tính là 5 năm, 10 nămvà lâu hơn nữa.

Cái dẫn đến TTCK VN như thế này do xuất phát từ cả một hệ thống, từ những vấn đề của mô hình tăng trưởng và từ những vấn đề khác nữa. Tôi hoàn toàn nhất trí những gì xảy ra hiện nay là hậu quả của 1 giai đoạn phát triển. Đã đến lúc phải có những thay đổi,những cải cách và nhà nước cũng đang rất cốgắng trong những cải cách của mình.

Chúng ta đã đặt được những thành công nhất định trong việc kiềm chế lạm phát năm1989. Vậy trong năm 2011 có thể khẳng định chúng ta đã thành công trong việc kiềm chếlạm phát hay không và đằng sau những cái đó còn là những vấn đề gì nữa?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Thực ra để đánhgiá một cái thành công cũng như một cái thất bại về vấn đề kinh tế xã hội cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Suy cho cùng chúng ta phải tiến hành một cái CBA (cost benefit analy-sis). Và khi phân tích cái đó thì chúng ta mớikhẳng định được thành công thực sự hay là thành công ở mặt hình thức.

Bây giờ quay trở lại với câu chuyện năm1989 về kiềm chế lạm phát, mỗi thành công hay thất bại có thể đều có thời điểm mang tính lịch sử của nó.

Chỉ trong vòng 1 quý từ 1/1/1989- 31/3/1989, lạm phát của chúng ta từ 848% xuống 5,4%; đồng USD ngày đó từ 16.500đ/USD xuống còn 10.500đ/USD. Đây là 1 thành tựu mà cả thế giới kinh ngạc.

17

Page 19: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Không ai có thể làm được câu chuyện từ848% xuốg còn 5,4% chỉ trong vòng 1 quý. Đây là kết quả của chính sách lãi suất. Lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta thực hiện chính sách lãi suất rất cao, lãi suất năm144% đối với lãi suất có kì hạn và 96% đốivới tiền gửi không kì hạn. Vậy thì khi chúng ta tăng lãi suất lên thì đột nhiên dân chúng ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng. Một trong những cách quan trọng nhất để chốnglạm phát là giảm cầu tiền tệ chứ không phải giảm cung, mặc dù lạm phát là mất cân đối giữa cung và cầu tiền tệ, cung lớn hơncầu và dẫn đến lạm phát, nhưng người ta phải giảm cầu trước thì mới giảm được cung. Thế nên khi nhà nước tăng lãi suất lên nhưthế này thì dân chúng đột nhiên đổ dồn lãi suất vào ngân hàng và ngược lại các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn của ngân hàng nữa vì lãi suất quá cao. Thế nhưng tại sao ngày đó ta thành công mà bây giờ chúng ta lại phải áp dụng nghị quyết 11 rồi đến hàng loạt các giải pháp mà không phải chỉ một cái này?

Sở dĩ chúng ta có thể làm được vào thờiđiểm ấy và thời điểm này chúng ta không thể làm được vì khác nhau ở chỗ kinh tế lúc đó đóng cửa còn bây giờ là mở cửa. Điều gì sẽ xảy ra? Nếu chúng ta đóng cửa và tăng lãi suất lên thì dân chúng chỉ có thể dồn tiền vào hệ thống ngân hàng, còn bây giờ chúng ta mở cửa, tăng lãi suất lên thì tiền khắpnơi trên thế giới sẽ đến và bài học của năm2007 là với 9 tỉ USD vào thôi thì ngay lập tức làm cho chúng ta đảo lộn và quý 1 năm 2008 chúng ta rơi vào tình trạng lạm phát ngay lập tức, khó khăn ngay lập tức và lãi suất qua đêm tăng đến 37%, nên câu chuyện của đóng cửa - mở cửa quan trọnglà ở chỗ đó. Và bây giờ chúng ta phải thựchiện hàng loạt các biện pháp và không thểnào sử dụng một phương tiện lãi suất là như thế.

Quay trở lại việc chúng ta coi là thành công hay không thành công. Câu chuyện hiện nay chưa có kiểm chứng nên tôi muốn đưa ra một ví dụ về có kiểm chứng :

- Câu chuyện tỷ giá năm 2008, tỉ giá tăng rất cao đặc biệt là thời điểm tháng 5, tháng 6 , sau quý 1 tỉ giá lập tức tăng và tăng tới mức xấp xỉ 20, sau đó nhà nước phải làm động thái là cấm thị trường ngoại tệ tự do, việc cấm này quyết liệt tới mức nếu nhìn thấy mua bán trên thị trường tự do thì lập tức tịch thu và lập biên bản, xung công quỹ. Và ngay cả gần đây nhà nước cũng phải thực hiện chuyện đó, ví dụ tại ngân hàng Eximbank 2 lần, và tại những nơi khác tổng con số nhà nước tịch thu gần 1triệu USD

Khi nhà nước đặt ra vấn đề cấm nhưthế, lập tức niêm yết tỉ giá là 16.480 trong khi giá trên thị trường vẫn là 19.500. Kết quả là sau một thời gian tỉ giá ổn định ởmức 16.480, nếu nhìn vào đây có thể nói là thành công vì đạt được mục tiêu : nếu mụctiêu chúng ta đặt ra là hạ tỉ giá xuống 16.480 thì chúng ta đạt được mục tiêu.

Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp thua lỗ vì lệnh cấm này? Trong đó kể cảVinashin cũng thế. Ở đây chúng ta biết rất rõ Vinashin có những sai trái và không một lờinào để bào chữa hoặc bênh vực cho Vinashin nhưng có một điều hoàn toàn thực tiễn: rằng hơn 500 triệu USD của Vinashin đã bị phạt khi không mua được ngoại tệ để trả cho các hợp đồng đã kí kết với đối tác ở nước ngoài. Khi chúng ta cấm như thế, LC chúng ta mở rồi, hàng hóachúng ta nhập rồi thậm chí về bán ở Cát Linh rồi, nhưng bây giờ ra một cái lệnh làđình chỉ không thanh toán LC cho những hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng để chống khan hiếm ngoại tệ thì những doanh nghiệp đó không có tiền để trả. Họ làm gì? Họ phải mua ở thị trường chợ đen, bây giờ cấm nốt ởthị trường chợ đen. Một doanh nghiệp mà nhập khẩu vài ba trăm ngàn đô thì người ta

18

Page 20: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

có thể tìm kiếm nguồn ở chợ đen. Nhưngnếu con số lên tới hàng triệu đô thì sao? Và điều gì xảy ra nếu không mua được ngoại tệ thanh toán cho nước ngoài. Nhưvậy thành công hay cái thất bại phải xem xét cả tác dụng ấy nữa, chứ không thể chỉnói là chúng ta phấn đấu đạt được mục tiêu là chúng ta đạt được mục tiêu.

Một ví dụ nữa, năm 2005 khi đoàn Việt Nam đi nước ngoài để phát hành trái phiếu, cụ thể là phát hành ở New York. Mục tiêu chúng ta đặt ra là 500 triệu USD thôi nhưng chúng ta lại mang về cho đất nước những 750 triệu USD và tổng số nhà đầu tư của Mỹ đăng kí mua lên tới gấp 4 lần con sốđó, khoảng 3tỉ USD, tức là người ta muốnmua và xét trên phương diện này thì thấy rất thành công là chúng ta đạt được 750triệu USD. Và nếu được biết thêm lãi suất là 7,125% thì là thành công hay thất bại? Trong khi khắp mọi nơi trên cả nước người ta đều trưng ra lãi suất rất hấp dẫn, các ngân hàng thương mại là 4%. Còn chúng ta trả lãi suất là 7,125%. Trái phiếu tương tự như vậy phát hành trong nước là 8,6%/năm trong khi lạmphát của chúng ta là 9%. Còn ở Mỹ chúng ta chấp nhận vay vốn với lãi suất 7,125% trong khi lạm phát tầm 1,98%.

Bổ sung thêm 1 vài số liệu nữa. Năm 2008 khi các ngân hàng ở Mỹ nộp hồ sơ lên fed xin cứu cánh, thì các ngân hàng củachúng ta mới cuống cả lên, mới rút tiền từmỹ về, tổng số tiền rút ở Mỹ về không có sốliệu thống kê nhưng trung bình 4 tứ đại gia – 4 ngân hàng lớn nhất của chúng ta, mỗi ngân hàng có 2 tỷ, suy ra 4 ngân hàng có 8 tỷ đôla gửi ở nước ngoài với lãi suất 5.2% trên 1 năm là maximum. Vậy chúng ta đi cho vay với lãi suất 5,2% và đi vay về với lãi suất 7,125%.

Nghị quyết 11 cũng thế, khẳng định đãngăn chặn được lạm phát, xét trên góc độnào đấy là rất tích cực, thành công, cái lớn

hơn, thành công ở đây là chặn được bong bong của giai đoạn trước, chặn được đúngcái sai trong chính sách đầu tư, chính sách tăng trưởng tín dụng, chính sách cho vay của các NHTM.

Vốn trong nền kinh tế đi đâu?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Vốn của nền kinh tếcứ luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng, NHNN cho vay chiết khấu, tái chiết khấu là 9%, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc là 11%. Với tư cách là NHNN hoạt động kinh doanh thì sẽ đi vay NHNN, mua tín phiếu kho bạc.Vay của ngân hàng mua tín phiếu kho bạc vềmặt thực tế là danh nghĩa rủi ro bằng 0. Cho vay đối với doanh nghiệp nó còn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệkhó đòi, tỷ lệ quá hạn là 1 con số khác 0.

Chúng ta vay vốn từ NHNN xong, mua tín phiếu kho bạc chứ nó không vào sản xuất, 1 số doanh nghiệp buộc phải vay vốn ngân hàng với lãi xuất rất cao, cao hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tại sao lại cao? Hoàn toàn các món vay không mang tính sản xuất. Như vậy nó là đảo nợ. Vì những món nợ cũ đã đến hạn bây giờnếu không thanh toán được thì 2 , 3 nguy cơxảy ra. Nguy cơ thứ nhất: tài sản thế chấp có thể bị phong tỏa mà rất có thể các tài sản đó là tài sản hình thành từ nguồn vốn vay, nếu bịphong tỏa sẽ không làm ăn được gì cả. Thứ 2 lãi suất phạt. Thứ 3 không thể vay vốn trong khi bị ghi vào sổ đen, bản thân ngân hàng và doanh nghiệp cùng chung số phận nên họ đã bắt tay hình thành những công ty, thậm chí là những công ty đảo nợ.

Lấy ví dụ: ngân hàng là tổ chức thứ nhất, 1 doanh nghiệp là tổ chức thứ 2, thêm 1 tổ chức thứ 3 nữa, giả sử DN vay tiền của ngân hàng và không có khả năng chi trả đúng hạn.Khi đó, sẽ kí tay ba với nhau.

19

Page 21: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Nếu tổ chức thứ 3 này cho DN vay để trảngân hàng thì ngân hàng sẽ cho DN vay món tiếp theo, DN dùng món ấy để trả nợcho tổ chức thứ 3, nhưng sẽ xuất hiện chi phí rất lớn cộng với các khoản chi phí giao dịch. Thế thì món nợ sau bao giờ cũng cao hơn món nợ trước + lãi suất + thu nhập của3 đối tượng. Khi đó, tổng tăng trưởng tín dụng tăng lên nhưng vốn không đi vào nềnkinh tế. Do đó, sản xuất không phát triển,chỉ có tiền tăng, chỉ có quay vòng vốn tăng và đặc biết là vốn luẩn quẩn trong khu vực tài chính . Các ngân hàng thương mại treo biển rấthấp dẫn, lãi suất huy động đô-la trước kia là 4% . Sau đó, họ mang ra nước ngoài cho vay. Năm 2010, Nhà nước lại ra nước ngoài vay 1 tỷ về. Do đó, nó cứ luẩn quẩn như vậy thôi. Ngoài ra, bất động sản bị đông kết. Thếbây giờ, các doanh nghiệp thi công xây lắpcác công trình, họ đã vay vốn, xây dựng dởdang. Có thể thấy rằng vốn đang nằm ở các công trình đang xây dựng dở dang. Trướcđây, các công ty của nước ngoài có 1 số tiềnnhất định, họ đăng kí với Nhà nước củachúng ta xin dự án. Họ chỉ có số tiền đểthực hiện dự án ở giai đoạn đầu tiên. Sau đó,khi đã có dự án trong tay thì họ đem bán. Người dân sẽ nộp tiền theo từng đợt , nộpđến đâu thì họ làm đến đấy. Sau khi họ làm xong rồi thì họ nộp bản cuối cùng. Như vậy họ dùng tiền của người dân để kinh doanh.

Nhưng đến năm 2007 thì nhà nước không cho làm theo cách ấy nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp phải có vốn thật, yêu cầu họ phải vay ngân hàng, vay bằng phát hành trái phiếu,…Do đó, hiện họ không bán được, bất động sảnbị đông kết, vốn nằm đọng lại trong nhữngthứ đó, luẩn quẩn chạy ở khu vực nọ khu vựckia. Những động thái của nhà nước về tỷ giá,về lãi suất, về vàng, ngoại tế, vốn chuyển qua giữa

khu vực nọ khu vực kia, cầm vàng miếng họ chuyển sang vàng trang sức, nhưng vàng trang sức khác ở tính thanh khoản.

Nếu xét trên giác độ thành công thì đạtđược những mục tiêu nhất định, còn nhữngchi phí của nó thì ta chưa tính toán được hết,những hậu quả mà các doanh nghiệp bị thua lỗ, người dân phải gánh chịu, … thì chúng ta vẫn chưa xác định được hết. Kết luận–chia sẻquan điểm của TS Lương Xuân Nghĩa trong các hoạt động của lĩnh vực tài chính tiền tệ:không có 1 biện pháp hành chính nào có hiệuquả cả. Vấn đề ở chỗ, ta phải chuyển các biệnpháp hành chính sang các biện pháp kinh tế.Nghị quyết 11 sẽ thành công hơn nữa nếuthêm các biện pháp kinh tế thay vì các biện pháp hành chính.

II. VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Thầy Đặng Ngọc Đức: Tái cấu trúc hệthống NH VN không phải bây giờ mới bắtđầu, lần gần đây nhất bắt đầu từ năm 2002-2005, nếu tính lần này nữa là lần thứ 2.

Bản chất: nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các NHTM VN và hệ thốngngân hàng. Một trong các điều kiện thành công là phải tái cấu trúc cả hệ thống, trong đó có cả NHNN.

Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cần lưu ý một vài tiêu chuẩn: tiêu chuẩn củaBasell 1,2,3. Basell 1: quan tâm vào 1 số chỉ tiêu về hoạt động (car. ..), Basell 2: quan tâm đến các chỉ số về an toàn, tiếp cận với rủi ro theo phương pháp internal ratings-based (IRB) - chỉ số đánh giá rủi ro trong nội bộtừng NH. Basell 3: vẫn chỉ tiêu an toàn nhưng tập trung nhiều vào chỉ tiêu mang tính hệ thống. Chúng ta cải cách hướng tới thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.

20

Page 22: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Ví dụ CAR lúc đầu quy định 8% nhưng ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ hệ số trung bình củangười ta từ 15-18% trở lên, Ngân hàng thấp nhất ở Châu Âu cũng là 15%.

Cải cách này tại sao cần thiết? Nếu nóilà vì có quá nhiều NH thì đây là vấn đề khó.Nếu xét tỉ trọng NH/GDP thì VN vẫn chưaphải là nhiều. Tuy nhiên điều cần nhấn mạnh là có quá nhiều NH nhỏ, manh mún, phân tán. Đi đôi với nó là chất lượng dư nợ: nợ xấu, nợkhó đòi, nguy cơ gặp phải rủi ro tính trên tiêu chuẩn VN VAS khoảng 4%, thật hơn 4-5 nợ quá hạn, 80% là nợ khó đòi.

Nhưng IMF công bố thông tin tính theo tiêu chuẩn thế giới IAS, nợ quá hạn của chúng ta là vào khoảng 12% và 9,6% là nợ khó đòi.

Cách tiếp cận các khái niệm về nợ, nợ xấu, nợ khó đòi của VN cũng có khác biệt : - Việt Nam: nợ quá hạn rồi mới dẫn tới nợ xấu (phân theo nhóm) - Thế giới: nợ xấu (có nguy cơ không trả đcnợ, không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích),sau mới đến nợ quá hạn (đến ngày thanh toán không trả, chưa trả được nợ)– nợ khó đòi – mất vốn, xóa nợ.

Và phải cơ cấu lại vì tình trạng đã quá xấu, năng lực kém, rủi ro cao, nhất là các ngân hàng ngoài quốc doanh. Lúc mà rình rập phá sản chính là lúc lãi qua đêm 32-37% vì mất thanh khoản.

Điều lo ngại nhất trong hệ thống NH không phải là rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụnglàm NH kém hiệu quả, đến lúc nào đó có thể mất uy tín, phá sản nhưng thời gian còn dài, tương tự với rủi ro thị trường, lãi suất. Trái lại, rủi ro thanh khoản có thể làm NH bị phá sản trong gang tấc.

Khi 1 NH phá sản thường kéo theo 1 dây chuyền (banking peness) – vì mỗi NH lại quảnlý tài sản của nhiều doanh nghiệp,... Ngân hàng này phá sản dẫn đến mất khả năng thanh toán của NH khác.

Nói về cơ cấu lại có nhiều quan điểm khác nhau: giải thế (ví dụ NH Vạn Hoa, TMCP Thanh Hóa – trong 1 vài môi trườngnhất định), hay lựa chọn những NH bé, giữlại NH lớn, hay quan điểm khác là thực hiện sáp nhập với nhau... Các quan điểm đều đúng – ví dụ việc sáp nhập 3 NH vừa qua.Tuy nhiên không phải chỉ NH nhỏ mới phải cơ cấu, kể cả NH lớn. Vấn đề quan trọng ởđây là phải đặt ra các tiêu thức. Quan điểm cá nhân: muốn cơ cấu lại phải đặtra tiêu thức – mục tiêu đảm bảo an toàn hàng đầu của hệ thống NH –TC.

“ Finance development lead to economic development, finance crisis lead to economic crisis”.

Hỏi: Việc xác nhập các ngân hàng có phải là quy luật tất yếu không? Khi thực hiện cầnlưu ý điều gì.

Thầy Đặng Ngọc Đức: Hợp nhất không chỉ là phép cộng theo quy mô – mỗi NH có 1 thế mạnh riêng, hợp nhất: sẽ có sự tương tác về chiến lược, về khách hàng, ví dụ sự di chuyển vốn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, khắc phục sự mất cân đối, mang lại hiệu quảcao hơn. NH là 1 loại hình có lợi ích theo quy mô: quy mô tăng lợi ích tăng, khả năng chịu đựng tốt hơn.

Chuyện có phải quy luật tất yếu ? Nó vừalà có vừa là không. Là tất yếu nếu chúng ta lựa chọn được những ngân hàng có tính chất hỗ trợ được cho nhau, có tính tương tác cho nhau cùng phát triển. Còn nếu chúng ta cộng hai ngân hàng yếu lại với nhau, thì nó vẫn là một ngân hàng to hơn nhưng yếu hơn thôi. Cộng nhiều ngân hàng yếu với nhau thì vẫn là một ngân hàng yếu. Vì vậy phải lựa chọnđược những ngân hàng có những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Hỏi: Về vấn đề chi phí cho việc tái cấutrúc các ngân hàng, ở Hàn Quốc để tái

21

Page 23: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

cấu trúc người ta tốn khoảng 20% GDP, ở Thái Lan là 30%, và ở Inđô là hơn50%, ở Việt Nam trong tình trạng nguồn ngân sách khó khăn thì sẽ giải quyết vấn đềchi phí như thế nào?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Riêng phần tín dụng đen ở bốn điểm nóng trong nền kinh tếđã hơn 10 ngàn tỷ đồng, chưa kể đến những số mà hệ thống ngân hàng bị chiếm dụng vốn, hay nói cách khác là nợ quá hạn, nợ có đòi thì con số đấy là khủng khiếp, phải trên cả mức 20-30% GDP. Vậy chi phí để cơ cấu lại ngân hàng thực chất là chi phí gì, thì thực chất đó là chi phí để khắc phục nợ xấu. Các ngân hàng sẵn sàng hợp nhất, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận cho nhau nhưng không chịu gánh những nợ xấu của nhau. Vậy nếu 3 ngân hàng hợp nhất với nhau có nợ xấu khác nhau thì phải khắc phục như thế nào. Theo lời của tiến sĩ Ngô Xuân Nghĩa, ông nói là dùng 3 nguồn:

+ Nguồn thứ nhất là nguồn trích lập dựphòng dự trữ của chính bản thân các ngân hàng, nguồn này là quan trọng nhất, chiếm khoảng 25%. Theo quyết định 493 củaNgân hàng nhà nước, phân loại nợ của các ngân hàng thành 5 nhóm: từ nhóm 1 đến nhóm 2 thì không phải trích lập dự phòng, từ nhóm 3 đến nhóm 5 phải trích lập từ 50-100%. Vậy xét về mặt lí thuyết các nợ khóđòi của của các ngân hàng thương mại đến nay phải được thoả mãn bằng quỹ lập dựphòng của họ, hay chí ít cũng phải 75%, chứ không phải chỉ có 25% như thực tế.

+ Nguồn thứ 2 của trích lập dự phòng là bù đắp của ngân sách Nhà nước, vì Nhà nước thu thuế của các Ngân hàng, và muốn cải cách thì Nhà nước phải tự bỏ ra chi phí. + Nguồn thứ 3 là của chủ các ngân hàng, các ngân hàng của nhà nước (nhà nướcchiếm trên 50% cổ phần) thì vẫn do nhà nước chi trả. Còn các ngân hàng ngoài quốc doanh, ngân

hàng nước ngoài thì phải tự chịu đựng rủi ro. Đó là ý kiến của các chuyên gia, còn theo

ý kiến của thầy, đầu tiên là sử dụng nguồn dự phòng của các ngân hàng. Còn thứ hai, thì chủ các ngân hàng phải chịu, không nên sửdụng con đường ngân sách Nhà nước, vì 3 lí do: thứ nhất do ngân sách Nhà nước luôn luôn khó khăn. Thứ hai, nếu Nhà nước tiếp tục xoá nợ thì kết quả của cuộc cơ cấu lại sẽrất hạn chế, sau đó 1 thời gian nó sẽ lại quay lại như thời kì 2002-2005, do suy nghĩ ỷ lạivào Nhà nước của các Ngân hàng, tình trạng xấu sẽ lại lây lan như hình ảnh thời bao cấp. Thứ 3 là để lại kết quả xấu trong tâm lí những người làm ngân hàng và trong người dân, các ngân hàng sẽ tiếp tục được đẻ thêm ra dẫnđến những tiêu cực. Bất kì lúc nào, dùng đến vốn nhà nước là sẽ dẫn đến tiêu cực. Ví dụ quay trở lại với năm 2009, chúng ta xây dựng một quỹ 1 tỷ đô để cho vay hỗ trợ lãi suất, và một loạt những cái sai phạm đã xảy ra, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, không thể minh bạch được nền kinh tế. Mà nền kinh tế không minh bạch thì các ngân hàng cũng không thểminh bạch.

Vì vậy việc sử dụng ngân sách Nhà nước là không hợp lí, tốt nhất là để các chủ ngân hàng tự chịu, đó là trách nhiệm, các ngân hàng phải biết đau dớn và vượt qua được, có như vậy ngân hàng mới trưởng thành được.

III. SINH VIÊN HỎI TRỰC TIẾP: Xin thầy giải thích kĩ hơn vấn đề phá sản và M&A, phải chăng 1 ngân hàng bị phá sản sẽ dẫn tới sự đổ vỡ của cả hệ thống.

Thầy Đặng Ngọc Đức: Nghĩa đen củasự phá sản đó là khi chúng ta tham gia kinh doanh và không có khả năng chi trả đượcnợ. Còn theo một nghĩa khác, khi mà hoạtđộng kinh doanh của chúng ta đến một thời

22

Page 24: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

kì nào đó, buộc doanh nghiệp phải tuyên bốphá sản, hoàn toàn chúng ta có thể bán lại,nhất là khi chúng ta có thị trường chứng khoán, và đó chính là ngân hàng cổ phần.

Nếu phá sản theo nghĩa đen thì sẽ dẫntới hiện tượng banking peness còn nếu nhưđối với chuyện chủ động mua lại thì không thể xảy ra theo hướng đó được, tức là sẽkhông có chuyện nếu như một ngân hàng lớn mua một ngân hàng nhỏ hơn bị phá sản thì không có chuyện phá sản theo dây chuyền xảy ra.

Các ngân hàng không vay nợ của nhau theo một vòng tròn mà thực ra, các ngân hàng vay nợ của nhau là vì người ta cùng phục vụ cho khách hàng, và sau đó, các khách hàng lại vay vốn lẫn nhau. Hiện nay vốn trên thị trường là tiền tệ, vậy có nghĩa là lượng vốn vay nợ lẫn nhau của các khách hàng là hoàn toàn có thể xác định được.Không bao giờ chúng ta có thể khiến cho các ngân hàng thương mại không nợ nhau. Dù chúng ta có tái cấu trúc lại hệ thốngngân hàng thêm một nghìn lần thì cũng không có chuyện các ngân hang sẽ không nợ nhau. Các ngân hàng thường phục vụ cho các doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải thanh toán vốn lẫn nhau. Và bất kì lúc nào, tổng nguồn vốn của một ngân hàng so với tổng sử dụng vốncủa nó khác nhau thì lại dẫn tới một phát sinh là phải mua bán trên thị trường liên ngân hàng và đó là thị trường bán buôn. Bấtkì thị trường bán lẻ nào đều phải dựa trên cơ sở là thị trường bán buôn nếu đó thực sự là thị trường.

Thực trạng tái cấu trúc tại VN, việc sáp nhập 3 NHTM có gây ảnh hưởng đến độingũ khách hàng của họ? Quan điểm củaNHNN về vấn đề tái cấu trúc? Việc gia nhập WTO ảnh hưởng như thế nào đến tái

cấu trúc hệ thống ngân hàng?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Ví dụ Khi sát nhập 3 ngân hàng, về mặt quản lý hành chính, tuy rằng chúng ta thấy có sự thay đổi, như vậy ta sẽ thấy rằng là trong 3 ngân hàng sát nhập đầu tiên sẽ chỉ còn lại tên của một ngân hàng, về mặt trụ sở làm việc, cơquan giao dịch thì không có gì thay đổi.Như vậy sau một thời gian để họ ổn định, giải quyết những ẩn số còn tồn đọng, thì hoạt động của họ lại đi vào quỹ đạo…kinhdoanh của họ lại trở lại bình thường, có thểngười ta sẽ thay đổi một số trụ sở về mặt têngọi nhưng trụ sở về mặt giao dịch thì vẫnnhư thế do vậy về mặt doanh nghiệp nếutiếp cận với nguồn vốn của 1 trong 3 ngân hàng này thì vẫn không có gì thay đổi cả. Chắc chắn họ vẫn có những chính sách đểgiữ chân những khách hàng tốt. Quan điểmcủa nhà nước đối với việc tái cấu trúc hệthống ngân hàng thì nhà nước đã quyết tâm và cố gắng thực hiện.

Mối liên quan giữa việc chúng ta trởthành thành viên thứ 150 của WTO và việcchúng ta tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì: việc trở thành thành viên của WTO cũng là một động cơ thúc đẩy chúng ta nên thực hiện tái cấu trúc sớm đối với hệ thốngngân hàng. Bởi vì khi chúng ta gia nhậpWTO thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tham gia vào một sân chơi bình đẳngvà trong sân chơi này chúng ta phải bình đẳng trong các khía cạnh: về mức độ an toàn, về mức độ hiệu quả, về chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Khi chúng ta tham gia WTO thì nguồn vốn sẽ chu chuyểnkhông chỉ phạm vi trong nước mà còn duy trì từ nước chúng ta ra nước ngoài và ngượclại. Nguồn vốn sẽ được chu chuyển trong toàn bộ hệ thống các nước đã mở cửa. Khi nói đến những điểm có nguy cơ nợ xấu hoặclây lan nợ xấu ra thì chúng ta biết rằng ảnh

23

Page 25: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ ở một nơi mà lây lan trên phạm vi rất nhiều quốc gia. Do vậy việc chúng ta bịxem xét theo dõi là dễ hiểu. Ngoài ra WTO đòi hỏi nước ta ở nhiều lĩnh vực khác mà đếnnăm 2018 chúng ta buộc phải đáp ứng; do vậy, việc mở cửa đối với dịch vụ tài chính, việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngoàivào trong nước, việc nâng cao chất lượng của hệ thống tín dụng trong nước đã được cụ thểhóa. VD: IMF luôn luôn có nhóm tư vấn và trợ giúp kĩ thuật, luôn luôn nằm tại ngân hàng trung ương, như tình báo, vừa hỗ trợ các công cụ kỹ thuật vừa cung cấp thông tin, cho nên chúng ta không thể che giấu được các vấn đềvề tổng gia tăng của phương tiện thanh toán, của mức cung tiền tệ, của tăng trưởng tín dụng kể cả tín dụng nội tệ lẫn ngoại tệ. Do vậy chất lượng tín dụng cũng là một trong những cái mà người ta quan ngại… và như thế người ta sẽ đặt ra điều kiện để chúng ta trở thành thành viên chính thức.

Thầy có thể giải thích rõ hơn quá trình và xu hướng M&A tại VN

Thầy Đặng Ngọc Đức: Hệ thống ngân hàng như các em đã biết là chúng ta đangtrong quá trình chứng kiến sự mua lại và sát nhập đợt thứ 2, sau 3 ngân hàng đầu tiên mà tôi nghĩ là nó sẽ thành một xu thế phổ biến.Bởi vì cũng giống như mối lo ngại của anh đầutiên đặt câu hỏi là các ngân hàng thương mại thì không thể phá sản. Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng như tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đều nói rằng: sẽ không có ngân hàng nào phá sản cả; khi không có ngân hàng nào phá sảnvà chúng ta cơ cấu lại, sắp xếp lại thì đồngnghĩa là các ngân hàng phải mua bán và sát nhập lại với nhau.

Trong giai đoạn đầu, nhà nước sẽ để cho

các ngân hàng tự suy nghĩ trên luống cày của mình, các ngân hàng sẽ tự phân tích, tựđánh giá và xác định xem mình đang ở đâu,mức độ mạnh yếu của mình như thế nào, cơhội thách thức của mình như thế nào và sau đó sẽ tự tìm kiếm đối tác để sát nhập vớinhau. Thế nhưng sau một thời gian, tôi cho là cuối năm 2012 sang năm 2013, chính phủ sẽ đặt ra các quy định theo đó các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải bán lại hoặcsát nhập vào các ngân hàng khác.

Việc mua bán lại sẽ xảy ra theo 2 con đường. Con đường thứ nhất là như các em chứng kiến vừa rồi, tức là họ tự đàm phán, tự kí kết hợp đồng và tự sát nhập lại vớinhau. Nhưng sau này họ sẽ thông qua con đường khác nữa, đó là thông qua thị trường chứng khoán, tức là ngân hàng này sẽ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng kia thông qua hoạt động chứng khoán. Con đường thứ 2 có tác động hơn, đó là thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán và đồng thời xác định đúng giá trị thị trườngcủa các ngân hàng, bao gồm cả vấn đề xử lý nợ xấu. Thế nhưng cách thứ 2 phải thực hiệnsau khi đề án về vấn đề tái cơ cấu hệ thốngngân hàng được công khai hóa, được góp ý, được hoàn thiện và tiếp theo nữa phải có thêm cơ sở pháp lý cho việc mua bán để trởthành cổ đông chiến lược của nhau. Bởi vì hiện nay tất cả các ngân hàng thương mạiđều giữ lại phần lớn cổ phiếu hay cổ phầncủa mình, nói cách khác là số cổ phiếu họbán ra trên thị trường chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Quay trở lại với câu hỏi của em lúc trước, em là chủ ngân hàng, em không có tiền, thế thì người ta yêu cầu em phải bán bớt cổ phiếu ra. Thế thì mình phải bán bớtcổ phiếu kể cả cổ phiếu quỹ để mình lấy tiềnxử lý cái nợ xấu của mình. Và khi tỉ trọng bán ra nhiều hơn chính là cơ hội để các ngân hàng mua bán lại nhau thông qua thị trường chứng khoán.

24

Page 26: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

Hiện nay có rất nhiều bài báo nói vềviệc Việt Nam có thể học tập các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tái cấu trúc ngân hàng bởi vì việc tái cấu trúc ngân hàng đã diễn ra trên thế giới khá lâu rồi. Thầy có nhận xét gì về việc Việt Nam có thể học tập những nước nào thì có hiệu quảlớn nhất và việc học tập đấy thì có đáp ứngđược hay không?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Thực ra những vấnđề của nền kinh tế hiện nay không riêng gì vấn đề tái cấu trúc mà tất cả, xét về thị trường hóa, cổ phần hóa... thì đều có các bài học từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, tôi thấy Việt Nam nên học tập nhữngnước gần gũi với nền kinh tế Việt Nam về điều kiện phát triển,về trình độ phát triển, về các điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội. Đấy là về mặt lý thuyết hay nói cách khác là về mặt phương pháp luận. Các em hãy ngồi liệt kê xem những nước nào phù hợp với Việt Nam vềmặt trình độ phát triển và về các vấn đề kinh tế xã hội. Về mặt trình độ phát triển chúng ta có thể thấy các nước như Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc, một số nước Đông Âu… nhưngsự tương đồng về kinh tế xã hội thì không. Nên đây là một vấn đề cực kì khó. Vì vậy để trả lời được câu hỏi này với các em thì tôi lại phải sử dụng lại 1 câu, đấy là “chúng ta họctập kinh nghiêm của các nước phải vận dụngphù hợp với Việt Nam”. Nhưng thế nào là phù hợp thì đấy là một lời khuyên rất dễ nói và rất khó làm. Ví dụ Trung Quốc là nước rất phù hợp với chúng ta về trình độ phát triển, dân số, mức độ thu nhập. Nhưng có những cái ta thấy Trung Quốc hơn hẳn ta, đấy là vấn đề quản trị nhà nước, pháp quyền, họ kiên quyếtđối với tham nhũng, kiên quyết đối với các vấn đề tệ nạn xã hội nhưng Việt Nam chúng ta thì chưa làm được việc này. Thế nên vấn đề là chúng ta vừa học vừa biến hóa, và cái biến hóa mới là cái nguy hiểm, nó có thể biếnhóa tích cực hoặc tiêu cực. Chốt lại câu hỏi,có thể trả lời rằng learning by doing, chúng ta cứ làm, trong quá trình làm thì rút kinh nghiệm, chứ không thể rập khuôn nào được.

Cuộc hủng hoảng này xảy ra chủ yếuxuất phát từ hệ thống ngân hàng, vậy theo thầy các doanh nghiệp có cách nào để phòng tránh cuộc khủng hoảnh ảnh hưởng đến mình không? Vì trong năm 2011 vừaqua có tới gần 50000 doanh nghiệp bị phá sản. Theo thầy lãi suất ngân hàng có nên giảm hay không vì vấn đề lãi suất trên các tạp chí, báo nói rất nhiều?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Trước hết: tôi không cùng quan điểm với em cho rằng khủng hoảngnày xảy ra từ hệ thống ngân hàng. Khủng hoảngkinh tế của Việt Nam hiện nay bắt nguồn từhệ thông tài chính còn nhiều điểm bất cập. Nó chưa có cân đối, chưa theo những quy luậtnhất định, và chịu ảnh hưởng rất nặng nề củakhủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt đầu từcuộc hủng hoảng ở Mĩ, và Việt Nam chưa đủmạnh. Trong khi đấy Việt Nam lại đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, chúng ta bị ảnh hưởng với những quyết định sai lầm nên ta bị ảnh hưởng mạnh. Vềảnh hưởng tới các doanh nghiệp, nếu các em xét về cơ cấu vốn các doanh nghiệp, thì cơcấu chủ yếu phải là vốn chủ sở hữu sau đó là một phần họ tự huy động và tự mua bán chịu của nhau. Và phần tín dụng ngân hàng phảichiếm tỉ trọng thứ yếu ở trong doanh nghiệp, chúng ta không thể kết luận doanh nghiệpnào đó 51% đi vay vốn ngân hàng là doanh nghiệp tài trợ theo kiểu mạo hiểm. Nếu ai đãhọc phân tích tài chính doanh nghiệp, thì biếtrằng mỗi một doanh nghiệp phải kinh doanh vốn chủ sở hữu.

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đềuphải có vốn chủ sở hữu ở mức độ nhất định.Trong quá trình vận động sản xuất kinh doanh thì vận động của vốn thực tế nó mộtđường hình sin; vì vậy trong giai đoạn này chỗ này là thiếu vốn, giai đoạn này lại thừavốn, nếu có 1 doanh nghiệp khác cũng có độbiên động tương đối trùng với cái này nhưngngược pha, thì hai doanh nghiệp có thể cho vay. Ta thấy được tín dụng thương mại, các doanh nghiệp vẫn vay vốn mua bán

25

Page 27: yesnews 2 2012

Tháng 2 / 2012 BÁO YESNEWS

chịu hàng hóa của nhau theo hàng tháng trảmột lần, hay vài ba tháng thanh toán một lần;thế nên trong tài chính mới có khái niệm kì thu tiền bình quân. Phần thiếu nữa mới đivay các ngân hàng. Thế nên ta không thể nói không có các ngân hàng thì các doanh nghiệpsẽ không phát triển mà ngân hàng chỉ đóngvai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Và tốtnhất các doanh ngiệp phải xác định chiến lược kinh doanh, thực hiện tốt khâu quản lý tài chính và quản trị bán hàng. Có một vấn đề nữa, không có gì bằng đitrên đôi chân của mình, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam kể ngân hàng đều chưa có chiến lược phát triển, và chúng ta có ngày Doanh nhân nhưng ở việt nam đã có doanh nhân thực sự chưa? Các doanh nghiệp phải xem lại chiến lược phát triển của mình.

Vấn đề thứ 2 về lãi suất. Chúng ta cốgắng đừng nghe theo người khác 1 cách mù quáng, nếu chịu ảnh hưởng của 1 quan điểm thì ta phải phân tích. Lãi suất cao thì thế nào là cao, là vừa, xem những nhận định đấy có đúng hay không?

Em muốn quay lại vấn đề tái cấu trúc ngân hàng nhà nước. Lúc trước thầy có nói: khi VN ra nhập WTO thì nó có ảnh hưởngđến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Câu hỏi của em là: Khi VN ra nhập WTO thì VN đã có những cam kết gì và hiện nay VN đã thực hiện cam kết đó như thế nào?

Thầy Đặng Ngọc Đức: Thực ra chúng ta có nhiều cam kết phải thực hiện. Tôi có thểnhóm lại được. Nó chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ 1 là đòi hỏi công nhận công ước Porn, công nhận quyền phát minh sáng chế, quyềntác giả. Cái này VN đã thực hiện rồi, chúngta đã tham gia cam kết vào công ước Porn. Ngay tại VN chúng ta cũng đã

thành lập cơ quan cấp bản quyền copy right và hiện nay ở VN cũng ký vào các hiệp ướcchống vi phạm bản quyền. Cái này là cái làm ngay, cái chúng ta ưu tiên làm đầu tiên. Nhóm thứ 2 là mở cửa dịch vụ ngân hàng tài chính. Rõ ràng là, chúng ta đã mở cửa từng bước,đã làm rất tốt quá trình này. Ngày 1/4/2007 tất cả các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng của Mỹ đã được đến VN mởcửa và kinh doanh với 100% vốn nước ngoài. Cái này kết hợp cả với BTA- hiệp ước songphương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy,các ngân hàng nước ngoài với 100% vốn đã xuất hiện tại Việt Nam... Ngược lại, các dịchvụ tài chính cũng đã xâm nhập vào VN như ebanking, phonebanking, homebanking… và các thẻ, mặc dù do ngân hàng Công Thương, Ngoại thương... - các ngân hàng nội phát hành ra nhưng chúng đều của Visa, Master, Dinner club,… Như vậy, dịch vụ ngân hàng tài chính mở cửa rất nhanh chóng và rất mạnh mẽ. Và chính sự mở cửa này mà tạo sức ép với chúng ta là buộc phải cơ cấu, phải đảm bảo sự an toàn. Nếu không vốn sẽ chạy ra nước ngoài và không gì có thể ngăn cản được. Nếu mang qua biên giới 5000$ là bị bắt, bị lập biên bản,tịch thu hoặc xử lý nhưng nếu tôi mang thẻra nước ngoài tiêu thì có ai xử lý đâu? Đây là câu chuyện của quản lý. Và từ đó, sức ép yêu cầu chúng ta phải cơ cấu lại, lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Vấn đề thứ 3 là minh bạch nền kinh tế. Đây chính là vấn đề đáng lo nhất./.

26

Page 28: yesnews 2 2012