25

Yesnews tháng 4 năm 2015

  • Upload
    yesnews

  • View
    215

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản tin Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Yesnews trân trọng gửi đến bạn đọc số Báo tháng 4 năm 2015 Với chủ đề "Kinh tế Sài Gòn", Yesnews đem đến cho bạn đọc những bài viết ở các chuyên mục: - Lăng kính khoa học: Thành phố Hồ Chí Minh 40 năm hội nhập và phát triển. - Nhìn ra thế giới: Nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam hiện nay, Sài Gòn "đánh bại" Hà Nội bốn thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam và phần cuối của Series: "Nhưng chẳng ai đóng thuế cả" được dịch từ tạp chí New York Times. Hãy cùng đón đọc và tải về tại link sau: http://www.mediafire.com/view/l69o3upktupyshm/Yesnews-tháng_4_năm_2015.pdf Yesnews rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía bạn đọc để chúng tôi hoàn thiện hơn. Thân ái. Ban biên tập

Citation preview

Page 1: Yesnews tháng 4 năm 2015
Page 2: Yesnews tháng 4 năm 2015

Quản lí bản tinPhòng công tác chính trị và quản

lí sinh viên ĐH KTQD

Chịu trách nhiệm bản tinHội sinh viên ĐH KTQD

Cố vấn nội dungPhòng quản lí khoa học ĐH

KTQD

Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD

Ban Biên tập: Cao Nhung, ĐinhThanh Nhàn, Nguyễn KiềuOanh, Ngọc Ánh, Xuân Toàn

Nội dung : Đồng Thảo, HoàiMơ, Phương Dung, PhươngThảo, Bùi Thị Thùy Linh, ThuTrang, Nguyễn NgọcNhóm dịch: Kiều Oanh, HảiYến, Nguyễn Thị Huyền Trang,Trần Huyền Trang

Thiết kề và trình bày: Nguyễn Hồng Nga

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về

Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11Đại học Kinh tế quốc dânEmail: [email protected]

Giao lộ thông tin

• Tin tức kinh tế trong nước tháng 4 - 2015........2

• Tin tức kinh tế quốc tế tháng 4 - 2015..............6

Lăng kính khoa học

• Thành phố Hồ Chí Minh 40 năm hội nhập và

phát triển..........................................................10

Nhìn ra thế giới

• Nền Nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam hiện nay....13

• Sài Gòn “đánh bại” Hà Nội bốn thập kỷ sau chiến

tranh Việt Nam.........................................................16

• Series: Nhưng chẳng ai đóng thuế cả

Phần cuối

Lợi ích thuế từ quyền chọn giống như vận may với

các doanh nghiệp...........................................................19

MỤC LỤC

Page 3: Yesnews tháng 4 năm 2015

Chỉ số CPI tháng 4 tiếp tục tăng 0.14%

Ngày 24/4, Tổng cục thống kê vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 4/2015. Theo đó, CPI cả nước

tháng 4 tiếp tục tăng 0.14% so với tháng trước.

So với cùng ky năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng này tăng 0,99%. Tính đến hết tháng 4 năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng 0,8%.

Nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng trong tháng 4 này chiếm tới 8/11 nhóm. Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh, mức tăng 2,47% so với tháng trước. Tiếp đến là nhóm nhà ở

và vật liệu xây dưng tăng 0,84% so với tháng trước. Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dưng.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,32% so với tháng trước. Đây là thời điểm có nhiều

dịp lễ Tết diễn ra trên khắp cả nước là cơ sở dẫn tới việc tăng giá trong nhóm hàng giải trí và du lịch.

Bên cạnh đó, Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%. Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đinh tăng 0,16%. Nhóm may măc, mu nón, giày dep tăng 0,14%. Nhóm giáo dục tăng nhe ở mức 0,01%.

Theo Tổng cục thống kê, những ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng, dầu ngày 11/3 vừa qua cùng với việc tăng giá điện chính là nguyên nhân cơ bản làm CPI tháng 4 tăng.

Ngược lại, chỉ có 3/11 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước. Giảm mạnh nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, giảm 0,42%. Nguyên nhân một phần vi giá lương thưc thưc phẩm giảm do nguồn cung dồi dào và nhu cầu giảm sau Tết Nguyên Đán. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,19%. Nhóm

Diễn biến CPI cả nước từ năm 2014 tới nay

TIN TỨC KINH TẾ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2015

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 2

Tháng 4 chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng. Thuế nhập khẩu xăng dầu được điều chỉnh giảm, tuy nhiên thuế bảo vệ môi trường lại được điều chỉnh tăng sẽ không làm thay đổi cơ cấu tính giá xăng dầu. Do vậy, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành được giữ nguyên. Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá USD/VNĐ, giá vàng giảm chậm, sự hồi phục của thị trường bất động sản trong nước cũng là những tin tức trong nước nổi bật của tháng 4 năm 2015.

Page 4: Yesnews tháng 4 năm 2015

đồ uống thuốc lá giảm nhe 0,01%.

Trước đó, Cục thống kê Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hai thành phố tăng so với tháng trước. Cụ thể, CPI Hà Nội tăng 0,2% và CPI TP Hồ Chí Minh tăng 0,03% so với tháng trước

Giá vàng trong nước giảm chậm một cách liên tục

Giá vàng miếng SJC trong nước liên tục giảm nhỏ giọt và đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.

Tại Hà Nội, trưa ngày 15/4/2015,tập đoàn DOJI

niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức mua vào là 35,12 triệu đồng/lượng và bán ra là 35,16 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC hiện giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều 14/4/2015.Cùng thời điểm trên, tại thị trường Tp.HCM Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 35,09 triệu

đồng/lượng và 35,19 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Giá vàng miếng SJC đang rẻ nhất kể từ ngày mùng 5/1 và giá bán lẻ hiên đang cao hơn 4

triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi.

Nguyên nhân chính dẫn đến sư liên tục giảm nhe của giá vàng miếng là do giá vàng thế giới không giữ được mốc 1.200 USD/oz. Giá USD tư do sáng ngày 14/4, tại Hà Nội phổ biến ở mức mua vào 21.640 - 21.650 đồng và bán ra 21.670 - 21.680 đồng. So với sáng 13/4, giá USD tư do hiện tăng 5 đồng (mua vào) và 10 đồng (bán ra). Mấy ngày trở lại đây, giá USD tư do tăng chậm một cách liên tục, xu hướng tăng giá của đồng USD tiếp tục là nguyên nhân gây áp lưc mất giá đối với vàng.

Giảm thuế nhập khẩu, giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu

Sáng 15/4, tại cuộc họp báo về việc giảm thuế nhập khẩu

đối với xăng dầu của Bộ Tài chính, ông Phạm Đinh Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cho biết, theo tính toán, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 13 nghin tỷ đồng khi giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Giá cơ sở của các măt hàng xăng dầu đã giảm khá mạnh, thấp hơn giá bán lẻ hiện hành hàng trăm đồng/lít. Tuy nhiên người tiêu dùng sẽ không được hưởng lợi từ việc này.

Cụ thể, theo Thông tư số 48/2015/TT - BTC ban hành ngày 13/4 đã điều chỉnh lại thuế nhập khẩu xăng, dầu như sau: Măt hàng xăng RON92/95, dầu hỏa: giảm từ 35% xuống mức 20% (giảm 15%); măt hàng dầu diezel: giảm từ 30% xuống 20% (giảm 10%); măt hàng dầu ma-

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 3

Page 5: Yesnews tháng 4 năm 2015

zut: giảm từ 35% xuống 25%; Măt hàng nhiên liệu bay: giảm từ 25% xuống 10%.

Tuy nhiên, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu tăng lên 300% từ 1/5. Việc giảm thuế nhập khẩu nhưng tăng thu thuế bảo vệ môi trường khiến cơ cấu tính giá cơ sở xăng dầu không bị ảnh hưởng. Chính vi vậy, ngày 13/4, Cơ quan điều hành quyết định giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu hiện hành và tiếp tục sử dụng quỹ binh ổn giá.

Lần công bố giá kế tiếp dư kiến vào ngày 28/4 tới, nhưng khả năng điều chỉnh giảm giá gần như là không có. Việc giảm thuế trước mắt sẽ chỉ có lợi cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu.

Biến động tỉ gía USD/VND

Nhận định chung, TS. Hà Huy Tuấn (Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia)

cho rằng, việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND năm nay chịu nhiều áp lưc hơn năm 2014.

Vào đầu năm 2015, tỉ giá được điều chỉnh thêm 1% và cam kết không điều chỉnh quá 2% trong năm nay, nhưng tỷ giá vẫn chịu nhiều áp lưc. Nguyên nhân dẫn đến sư biến động này là do:

Thứ nhất, lãi suất đồng USD có thể sẽ được Cục Dư trữ

liên bang Mỹ (FED) cho tăng sớm vào tháng 6/2015 làm cho Chỉ số USD đạt mức cao nhất 12 năm.

Thứ hai, đồng USD đang tăng giá nhiều so với các ngoại tệ khác.

Thứ ba, sư điều chỉnh tỷ giá không còn nhiều sau khi đã được điều chỉnh 1% vào đầu tháng 1/2015.

Trong đó nguyên nhân thứ nhất rất đáng chú ý: khả năng FED sẽ sớm tăng lãi suất vào tháng 6 tới. Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin định hướng, trong đó cung đề cập đến việc sẽ bám sát những động thái của FED để có ứng xử linh hoạt và phù hợp.

Đồng USD có thể sẽ tiếp tục lên giá trên thị trường thế giới, khi đó, Việt Nam và tỷ giá USD/VND cung chịu những tác

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 4

Page 6: Yesnews tháng 4 năm 2015

động nhất định.

Lãi suất USD lên, trong khi lãi suất tại các thị trường mới nổi mà cụ thể là Việt Nam đã giảm xuống thấp, sẽ kích thích vốn ngoại đảo chiều, làm gia tăng áp lưc đối với tỉ giá USD/VND.

Thị trường Bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục

Sau một thời gian dài hoạt động tri trệ, thị trường Bất động sản đang có dấu hiệu tăng nhiệt. Ngay từ đầu năm 2015, giao dịch mua bán đã tăng trở lại, nhiều dư án được tái khởi động, với nhiều giao dịch được xác

định ở các mức giá cao hơn so với dư kiến, dòng tiền đầu tư và đăc biệt là niềm tin đang từng bước trở lại với thị trường BĐS.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) trong hai tháng đầu năm 2015, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM ghi nhận số lượng giao dịch nhà đất thành công tăng mạnh so với cùng ky năm 2014. Cụ thể, 3 tháng đầu tại Hà Nội ghi nhận 4250 giao dịch thành công, tăng gấp 3 lần cùng ky năm 2014. Chỉ riêng tháng 3 có tới 1500 giao dịch.

Còn tại TP.HCM, số giao dịch thành công đạt mức 3950 giao dịch trong quý 1/2015, tăng gấp 3 lần cùng ky năm ngoái. Riêng tháng 3 đã đạt tới 1400 giao dịch. Đến nay thị trường đã khởi sắc, lượng bất động sản tồn kho giảm gần 58 nghin tỷ đồng,

còn khoảng trên 70,7 nghin tỷ đồng.

Theo đánh giá của ông Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu

quản lý kinh tế Trung ương, bất động sản đang thu hút được nguồn vốn lớn từ ngân hàng, vốn đầu tư, dòng vốn từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ doanh nghiệp và người dân,…Do đó, triển vọng thị trường BĐS 2015 là rất khả quan.

Tuy nhiên, với những tín hiệu tích cưc từ thị trường, đại diện FLC cho rằng, hiện đã và đang có tinh trạng tăng giá bán tại một số dư án. Đây là thời điểm cơ quan nhà nước nên thận trọng, đẩy mạnh quản lý để tránh sư phát triển nóng của thị trường, sư tái xuất của bong bóng bất động sản từ cuộc khủng hoảng năm 2007.

Đồng Thảo - Hoài Mơ (tổng hợp)

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 5

Page 7: Yesnews tháng 4 năm 2015

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm nhất trong 6 năm qua

Ngày 15/4 vừa qua, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 7%, thấp hơn 0.3% so với cùng ki năm ngoái. Đây có thể coi là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009

đến nay.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tác động tới sư sụt giảm này là do hai lĩnh vưc trụ cột của nền kinh tế: sản xuất và bất động sản đều đang trên đà suy yếu.

Uớc tính đạt 6.9% theo dư báo của giới phân tích hồi tháng 3-2015 nhưng trên thưc tế sản lượng công nghiệp chỉ dừng lại ở 5,6% so với cùng

ki năm ngoái và trở thành mức tăng trưởng thấp nhất của nước này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 7 năm.

Đầu tư tài sản cố định - một trong những động lưc chính của nền kinh tế Trung Quốc cung đang có mức tăng trưởng đáng báo động, chỉ tăng 13,5% so với cùng ky năm ngoái - mức tăng hàng quí thấp nhất 14 năm qua.

Trong quí 1/2015, một trụ cột khác của nền kinh tế Trung Quốc là bất động sản cung đang rơi vào khó khăn cho dù đã nhận được sư hỗ trợ, tạo điều kiện của cơ quan chức năng với tín dụng bất động sản. Tuy nhiên, đầu tư địa ốc của Trung Quốc cung chỉ tăng 8,5% - mức tăng thấp nhất 5 năm qua.

Trong quá trinh chuyển đổi động lưc tăng trưởng kinh tế từ công nghiệp sang tiêu dùng nội địa và dịch vụ, việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm

TIN TỨC KINH TẾ QUỐC TẾ THÁNG 4/2015

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 6

Tháng 4 năm 2015, mức tăng trưởng của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này xuất phát từ đà suy yếu của hai linh vực: sản xuất và bất động sản. Bên cạnh đó, nguy cơ vỡ nợ của Ukraine, vấn đề đình công lan rộng ở Nga, Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ cũng là những tin tức đáng quan tâm trong tháng này.

Page 8: Yesnews tháng 4 năm 2015

lại là một bước đệm vô cùng cần thiết. Trước đó, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa 12 diễn ra ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng nhiều quan chức chính phủ của Trung Quốc cho rằng để có một nền kinh tế bền vững, nước này không nên chỉ cố gắng đạt được những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra mà còn cần tập trung vào tính hiệu quả và chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

Măc dù nhận thấy sư cần thiết phải thích nghi với mức tăng trưởng chậm lại gắn liền chất lượng tăng trưởng nhưng các nhà cầm quyền nước này vẫn tiếp tục lo ngại về sư sụt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sư giảm tốc này có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy như mất việc làm hàng loạt, các vụ vỡ nợ… đe dọa đến sư ổn định tài chính.

Chỉ trong vòng 6 tháng, tính từ tháng 11/2014 đến nay, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hai lần hạ lãi suất nhằm kích thích hoạt động đầu tư. Nhưng trên thưc tế các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ miễn cưỡng vay để đầu tư. Theo dư báo của hãng tin Reuters, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đưa ra thêm nhiều chính sách kích thích, ngăn sư giảm tốc ở mức báo động của nước này.

Nhật Bản trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đây là lần đầu tiên Nhật Bản chiếm ngôi vị chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Trong bối cảnh có sư cải cách về chính sách và sư dịch chuyển về kinh tế ở Trung Quốc và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở

thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. So với cùng ki năm ngoái, Nhật nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ tăng 13,6 tỷ USD, trong khi Trung Quốc giảm 49,2 tỷ USD

Lý giải những diễn biến trái chiều trong mức nắm giữ nợ Mỹ của Nhật Bản và Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế cho rằng lý do quan trọng nhất xuất phát từ sư khác biệt về chính sách và diễn biến kinh tế của hai cường quốc.

Trung Quốc hiện có mức

tăng trưởng chậm lại, dòng vốn đang chảy khỏi nền kinh tế kh-iến chính phủ không còn phải mua vào liên tục tài sản bằng đồng USD nhằm ngăn không cho đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh như trước đây. Theo thống kê ngày 14/4, trong 3 tháng qua, dư trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng có. Mức giảm kỷ lục này có thể được lý giải bằng dư đoán về việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

(PBoC) đang bán ra ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ khi các luồng vốn đang từ từ rút khỏi nước này.

Về phía Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang thưc hiện chính sách nới lỏng tiền tệ kỷ lục nhằm chống giảm phát. Điều đó có nghĩa một lượng tiền khổng lồ được bơm vào nền kinh tế, khiến giá đồng Yên giảm sâu và lãi suất ở Nhật xấp xỉ 0%.

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 7

Page 9: Yesnews tháng 4 năm 2015

Ukraine đối mặt với nguy cơ vỡ nợ

Ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluan-ov tuyên bố: Nga không chấp thuận bất ky phương án tái cấu trúc nào cho khoản nợ 3 tỉ đô la Mỹ của Ukraine. Ông Siluan-ov cung nhấn mạnh Nga sẽ đợi

Ukraine thưc hiện cam kết vào tháng 12/2015 và nếu Ukraine không thưc hiện điều đó, Nga sẽ kiện nước này. Trước thưc tế đó, nền kinh tế Ukraine đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Nguồn gốc của số tiền 3 tỉ đô la Mỹ này xuất phát từ khoản cho vay cứu trợ trị giá 15 tỉ đô la Mỹ mà Nga cung cấp cho Ukraine vào tháng 12/2013. Ngoài số tiền này, Nga đã đóng băng số tiền còn lại sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Ya-nukovych bị lật đổ.

Trước đó, để đối măt với việc trả các khoản nợ lớn,

Ukraine đã vay quỹ tiền tệ quốc tế IMF 17,5 tỉ đô la Mĩ vào đợt vay tháng 2/2015 với điều kiện phải tái cấu trúc khoản nợ 15,3 tỉ đô la Mỹ cho các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, Nga không có kế hoạch tham gia vào chương trinh tái cấu trúc nợ của Ukraine. Điều này đã dẫn tới việc cuối tháng 3/2015, IMF đưa ra lời cảnh báo Ukraine phải hoàn

trả khoản nợ 3 tỉ đô la Mỹ cho Nga trong năm nay, nếu không cơ quan này có thể sẽ ngừng chương trinh cứu trợ dành cho đất nước này.

Thưc tế hiện nay cho thấy nền kinh tế Ukraine đang được cho là rơi tư do và có thể sẽ bị phá sản nếu Nga từ chối đàm phán về khoản nợ 3 tỉ đô la Mỹ của

Ukraine. Ngày 17/4, khi phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington (Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Ukraine Na-talya Yaresko bày tỏ quan ngại

sâu sắc về tinh hinh kinh tế hiện nay ở Ukraine, cung như nguy cơ bạo loạn xã hội có thể xảy ra sau khi chính quyền Ukraine đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng. “Tôi không nghĩ nền kinh tế Ukraine có thể tăng trưởng trở lại trong năm 2016. Chúng tôi cần sư hỗ trợ tín dụng và các hinh thức đầu tư thật sư trong khu vưc tư nhân và công để có thể kích hoạt nền kinh tế. Đây là thời điểm nền kinh tế Ukraine găp khó khăn nhất trong lịch sử” .

Nga đối mặt với vấn đề đình công lan rộng

Theo The New York Times, các cuộc biểu tinh và đinh công đang diễn ra gần đây ở Nga chủ yếu là tư phát, giới công nhân Nga đang dần lan rộng phong trào này.

Với thưc trạng nền kinh tế được cho là sẽ suy giảm trong

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 8

Page 10: Yesnews tháng 4 năm 2015

năm nay và năm tới, các công ty ở Nga đang dần rơi vào phá sản. Họ thường không sa thải công nhân khi găp khó khăn về kinh tế, một măt để tránh phải bồi thường, măt khác để tránh làm giảm niểm tin trong giới quan chức địa phương. Thay vào đó, nhiều công ty không trả lương cho công nhân hoăc cho họ nghỉ phep dài ngày. Sau nhiều tháng đối măt với sư lao dốc của nền kinh tế do tác động của lệnh trừng phạt phương Tây và nhiều lý do khác, người làm công ở nhiều nơi trên đất Nga đang đinh công, đòi được trả tiền lương.

Chịu tác động mạnh nhất của tinh trạng lao dốc của nền kinh tế hiện nay là những người làm việc trong bộ máy nhà nước như giáo viên, nhân viên bưu điện…bởi chính sách thắt lưng buộc bụng đang được áp dụng khiến đồng lương của họ bị cắt giảm mạnh mẽ. Đinh công hiện diễn ra chủ yếu ở vùng ven các đô thị lớn – nơi mà chính phủ Nga hầu như đã vô vọng trong việc khắc phục hay giảm thiểu khó khăn của người lao động chừng nào nền kinh tế vẫn còn tiếp tục lao dốc như hiện nay. Nga đã thưc sư đang rơi vào khó khăn sau một năm trừng phạt kinh tế, khi mà tinh trạng đinh công vẫn tiếp tục lan rộng, nền kinh tế tri trệ và chính sách

thắt lưng buộc bụng đã lộ những điểm yếu của nó.

Canh bạc đặc khu kinh tế

Một thưc tế đang xảy ra rõ net: hinh thái đăc khu kinh tế đã và đang rất được ưa chuộng khắp thế giới hiện nay. Chúng được hinh thành nên với mục đích kinh tế, hoăc mục đích chính trị.

Ý tưởng về đăc khu được cất cánh sau khi người Trung Quốc bắt thành lập đăc khu kinh tế Thẩm Quyến, sau này trở thành bệ phóng xuất khẩu của Trung Quốc. Tiếp đến là một số trường hợp thành công khác như UAE của Hàn Quốc và Malaysia, “PEZA”của Philipine, các đăc khu công nghiệp lớn của Cộng hòa Dominica…

Được xem như những “thiên đường”, các đăc khu

liên tục được ưu ái đưa vào danh sách chiến lược phát triển. Chẳng hạn, ở Rwanda, việc lên kế hoạch chiến lược cho các đăc khu kinh tế đã được tiến hành thưc hiện hay như Myanmar tuy vừa mở cửa nhưng đã lập tức triển khai hinh thái này. Đăc biệt phải kể đến các nước đã có truyền thống hinh thành các đăc khu lâu đời như Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ảrập

Thống nhất (UAE), Ấn Độ... Hiện nay, số lượng đăc khu là hơn 4.000, với ước tính có khoảng 68 triệu lao động. Theo một khảo sát năm 2008, Thomas Farole (Ngân hàng Thế giới) đã phải đưa ra nhận định rằng “Đất nước nào 10 năm trước không có một đăc khu thi giờ cung đã có hoăc cung chuẩn bị có”.

Tuy nhiên, trên thưc tế, nhiều đăc khu đã thất bại. Các bằng chứng thu thập được cho

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 9

Page 11: Yesnews tháng 4 năm 2015

thấy đã hinh thành nên ba dạng đăc khu chủ yếu: dạng thứ nhất cung là dạng chiếm đa số với một danh sách dài các đăc khu kinh tế thất bại, hoạt động yếu kem, ít hoăc không thể mang lại lợi nhuận, hoăc chỉ là nơi các nhà đầu tư lợi dụng ưu đãi thuế của chính quyền nhưng không tạo ra được lợi ích nào; dạng thứ hai là những đăc khu mang lại những lợi ích ngoại biên khi đánh giá hiệu quả chi phí; cuối cùng, là một lượng nhỏ các đăc khu thành công xuất sắc. Nguyên nhân là do hiệu quả của đăc khu rất khó tách ra từ các phần khác của nền kinh tế nên khó đưa ra được các số liệu thống kê cụ thể, dẫn đến khó phân tích,đánh giá và đưa ra các chiến lược phát triển.

Các đặc khu không dễ dàng để là “thiên đường”

Việc đối măt với những vấn đề thông thường như: quan liêu, cải cách thủ tục ít được đầu tư cải tổ, cơ sở hạ tầng kem chất lượng ….là điều không thể tránh khỏi. Tiêu biểu như ở Ấn Độ, nhà đầu tư đã rút ra khỏi 61 trong số 139 đăc khu được phê duyệt ở bang Maharashtra vi các chính sách thay đổi thất thường, thủ tục rắc rối phiền hà và những lo ngại về nền kinh tế nói chung.

Việc thành lập các đăc khu để được tiếng là cải cách và đổi mới, để có “thành tích” và được

trúng cử nhưng lại không dám mạo hiểm mở cửa hoàn toàn cung là một nguyên nhân sâu xa dẫn tới nhiều bất cập và sai lệch ý tưởng ban đầu của các đăc khu kinh tế.

Thủ phạm đáng nói tiếp trong sư trầm trọng khi hinh thành đăc khu là vấn nạn “đào mỏ” của các quan chức. Năm 2005 khoảng 60% các công ty ở các đăc khu Ấn Độ phải trả những khoản phí “đăc biệt” cho chính quyền các đăc khu. Một lo ngại khác là các đăc khu cung là nơi rửa tiền, bằng cách làm tăng giá trị hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, theo như các tin tức được đăng tải trên các trang web kinh tế, Đăc khu tư do thương mại Thượng Hải, khai trương năm 2013 chỉ tập trung vào hoạt động tài chính đã kh-iến các nhà đầu tư thất vọng. Họ cho rằng không thể xoay xở hoạt động tài chính trong một đăc khu với sư kiểm soát của chính quyền Trung ương Trung Quốc. Trong cuộc điều tra mới đây, ba phần tư các công ty Mỹ ở Thượng Hải nói họ không làm ăn gi được ở đăc khu tài chính. Cho thấy rằng, việc thành lập khu thương mại cần có thêm các đăc khu tư nhân để tăng tính cạnh tranh và phát triển.

Dù những hinh thức như vậy có phát triển mạnh hay không, các nước vẫn đang thử

nghiệm các kiểu đăc khu mới. Hàn Quốc và Thái Lan đang phát triển các khu sinh thái công nghiệp. Một số nước khác đang cân nhắc đăc khu cho người tị nạn. Dù tốt hay xấu, lượng đăc khu trên toàn cầu đang sắp tiến đến đến con số 5.000.

Phương Dung - Phương Thảo

(tổng hợp)

Giao lộ thông tin Yesnews 04 - 2015

Trang 10

Page 12: Yesnews tháng 4 năm 2015

Hòn ngọc viễn đông, những nỗi niềm từ quá khứ

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” để chỉ chốn ăn chơi xa xỉ của người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, sư phồn hoa của nó lúc bấy giờ không bắt nguồn từ sư phát triển của nền kinh tế mà

chủ yếu dưa vào nguồn viện trợ. Như giáo sư kinh tế Đăng Phong từng nhận định: “Nền kinh tế

miền Nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tư nuôi nổi nó”.

Trong khoảng 20 năm (1955-1975), người Mỹ đã đổ vào chính quyền Sài Gòn 7,6 tỷ USD viện trợ kinh tế, trong đó khoảng 80% là viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên nền kinh tế lúc bấy giờ phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động ngoại thương

bên ngoài. Chính vi vậy, nếu xet về mức tăng trưởng thi công nghiệp miền Nam có giá trị sản

Thành phố Hồ Chí Minh 40 năm hội nhập và phát triển

Ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Sài Gòn miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất sau 21 năm trường kì kháng chiến. Đến 7/1976, Sài Gòn - Gia Định vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bốn mươi năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua không ít thăng trầm lịch sử. Ngày nay thành phố có tốc độ phát triển kinh tế gấp 1,6 đến 1,7 lần cả nước, đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách…trở thành địa phương phát triển năng động nhất cả nước, đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam.

Chợ Bến Thành năm 1964

lượng tăng khoảng 2,5 - 3 lần, nhưng vị trí của ngành trong GDP thi hầu như không tăng.

Sau khi đất nước thống nhất, tinh hinh kinh tế của thành phố trở nên sa sút nghiêm trọng, sản xuất, dịch vụ xuống dốc, giá cả thị trường tăng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu do những khó khăn trong chuyển đổi sang nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cùng với sư chống phá của thế lưc thù địch, sai lầm chủ quan duy ý chí trong quản lý kinh tế. Trước những khó khăn đó, lãnh đạo thành phố đã có những bước đi mang tính đột phá, mạnh dạn cải cách giúp sản xuất phát triển. Đăc biệt sư kiện “Hội nghị Đà Lạt” (7/1983), một cuộc đối thoại với sư tham gia của hầu hết lãnh đạo nhà nước (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng…) với các giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đã đánh đánh

Lăng kính khoa học Yesnews 04 - 2015

Trang 10

Page 13: Yesnews tháng 4 năm 2015

dấu bước phát triển mới của quá trinh đổi mới tư duy trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế thành phố. Cung từ đây, những cách làm, tư tưởng mới của thành phố Hồ Chí Minh là khởi nguồn cho công cuộc đổi mới, hội nhập năm 1986 của cả nước.

Từ năm 1986, cùng với cả nước xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tạo nguồn ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục, kể cả trong những thời ky khó khăn.

Nền kinh tế đầu tàu cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa lý, kinh tế đăc biệt quan trọng. Hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội tương đối đồng bộ và phát triển. Những công trinh hiện đại như đại lộ Mai Chí Thọ, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm… đã và đang là niềm tư hào của người dân thành phố. Với những nỗ lưc của chính quyền, doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tưu, trong đó phải kể đến: tăng trưởng kinh tế duy tri tốc độ khá và nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng kinh tế; có

Một góc sông Sài Gòn về đêm

sư chuyển dịch cơ cấu tích cưc, năng lưc cạnh tranh được cải thiện; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tăng lên; vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng; xuất nhập khẩu đạt kết quả khá với các thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

Cụ thể, quy mô kinh tế năm 2014 của thành phố bằng 1/5 cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn gấp 1,6 - 1,7 lần binh quân chung của cả nước. Năm 2014, thành phố đạt tốc độ tăng GDP 9,5%, chiếm 21% tổng sản phẩm quốc nội, 30% tổng thu ngân sách quốc gia. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp 1/3 giá trị công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống của dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao. GDP đầu người/năm năm 1985 đạt 586 USD, năm 2014 đã tăng lên 5.131 USD/người/năm.

Để có được vai trò đầu tàu, là cửa ngõ chính kết nối kinh tế Việt Nam với khu vưc và thế

giới, một trong những thành công mà thành phố đạt được chính là những kinh nghiệm trong việc

thu hút nguồn vốn FDI. Kể từ thời điểm Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 cho đến nay, thành phố Hồ Chí Minh luôn ở vị trí dẫn đầu trong 63 tỉnh - thành về thu hút đầu tư nước ngoài. Với tiềm lưc mạnh về kinh tế, cơ sở hạ tầng, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang thu hút hơn 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố đã có hơn 5.300 dư án đầu tư nước ngoài còn hiệu lưc với tổng vốn đầu tư đăng ký là 36,28 tỷ USD. Hội nhập kinh tế với thế giới đang là mục tiêu hàng đầu của thành phố những năm qua, vi vậy việc thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước

Lăng kính khoa học Yesnews 04 - 2015

Trang 11

Page 14: Yesnews tháng 4 năm 2015

ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sư phát triển của thành phố trong tương lai.

Triển vọng và thách thức

Theo dư báo thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt 10 triệu dân vào năm 2020. Với tầm vóc của một siêu đô thị hiên đại, thành ủy thành phố đã xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2020: “Xây dưng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đăc biệt, đi đầu trong sư nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vưc và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vưc Đông Nam Á.” (trích Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 ). Cụ thể thành phố đăt ki vọng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) binh quân hàng năm 9,5% - 10%, GDP/người

đạt 8.430 - 8.822 USD.

Những mục tiêu trên hoàn toàn có thể thưc hiện được với tiềm lưc và truyền thống năng động, sáng tạo của thành phố. Tuy nhiên thành phố Hồ Chí Minh cung phải đối măt với không ít thách thức. Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất của thành phố còn thấp; cơ chế, chính sách còn bất cập, thiếu đồng bộ làm cho năng lưc sản xuất của nền kinh tế thành phố chưa được phát huy cao nhất. Thứ hai, tuy

thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam nhưng liên kết vùng yếu, nên chưa tận dụng được lợi thế địa lý để phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp. Ngoài ra, trong năm nay 2015, Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế ASE-AN cùng với Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Binh Dương và nhiều FTA khác, Thành phố Hồ Chí Minh cung sẽ hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế khu vưc và thế giới, cơ

hội mở ra nhiều nhưng cung đầy thách thức mới.

Kết

Bốn mươi năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn là nơi đi đầu trong đổi mới, sáng tạo và có những đột phá trong phát triển kinh tế. Trong tương lai để thành phố có thể cạnh tranh ngang tầm với các đô thị lớn trong khu vưc ASEAN vẫn đang là thách thức lớn. Tuy nhiên với truyền thống cách mạng kiên cường, bất khu-ất, sư lãnh đạo năng động, sáng tạo của lãnh đạo thành phố, phát huy sức mạnh của nhân dân, tin rằng thành phố Hồ Chí Minh sẽ giữ vững vị thế, vươn minh ra khu vưc và thế giới.

Bùi Thị Thùy Linh

Lăng kính khoa học Yesnews 04 - 2015

Trang 12

Page 15: Yesnews tháng 4 năm 2015

Núi Sam, một ngọn núi nằm ở phía Nam khu vưc đồng bằng sông Mê Kông Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn để phát triển trồng cây lúa nước. Ở đó, những cánh đồng lúa nước ánh lên sắc xanh của ngọc bích, măt trời ngày ngày soi bóng minh dưới những con mương, kênh rạch tưới tiêu cho đồng ruộng. Cứ mỗi năm ba lần, người nông dân sống ở các vùng quanh làng, thị trấn sẽ chuẩn bị lên núi trên những đôi ủng cao su để bắt đầu một mùa vụ gieo cấy mới, bắt đầu từ việc cấy mạ. Vài tháng sau, nông dân sẽ thu hoạch thóc, đóng thành từng bao và bán chúng cho các nhà buôn - những người sẽ vận chuyển hàng hóa tới các nhà máy chế biến nằm ở khu vưc ven sông. Các hoạt động nói trên, về măt bản chất, tất cả đều có tính tuần hoàn, được lăp đi lăp lại với một chu ky nhất định.

Canh tác cây nông nghiệp lúa nước thưc sư đã trở thành một truyền thống, một đăc trưng tiêu biểu của Việt Nam; nó đã ăn sâu vào từng gốc rễ, tâm hồn trong mỗi người dân đất Việt. Ngay từ những năm đầu của thập niên 90, đăc biệt là sau khi kết thúc Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ chủ tịch đã tuyên bố Việt Nam hoàn toàn giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thưc dân Pháp. Một ngày sau đó, Người đã bàn bạc với các cán bộ, thành viên của Đảng

và Chính phủ về việc ưu tiên trước mắt sư khôi phục nền nông nghiệp lúa nước đã bị gián đoạn, đi xuống từ những ngày Pháp còn đô hộ. Để thưc hiện điều đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra chỉ thị tập trung ruộng đất nhằm thưc hiện chính sách quốc hữu hóa chúng; không chỉ thế, trong những năm 80 của thế kỷ XX người kế nhiệm vị trí của Hồ Chí Minh đã đề xuất phát triển và đưa vào sản xuất các giống lúa lai với năng suất cao và xây dưng một hệ thống thủy lợi hiện đại. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, Việt Nam đã thay đổi diện mạo của minh một cách nhanh chóng: từ một

Nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam hiện nay

Nhược điểm của giống lúa và những bất lợi kèm theo.

Nông dân Việt Nam đang trồng và phát triển một loại giống lúa không còn khả năng đem lại năng suất cao cũng như chất lượng tốt do đó gây thiệt hại lớn cho người nông dân đồng thời Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 13

Page 16: Yesnews tháng 4 năm 2015

nước trước kia luôn phải nhập khẩu gạo nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo chiếm hơn 1/5 tổng lượng xuất khẩu gạo của thế giới.

Hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan đến nông nghiệp đã thông báo chính thức cho người dân về chính sách “ưu tiên hàng đầu cho lúa gạo”.Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều nông dân trồng lúa nước ở Việt Nam tỏ ra lạc hậu, thua kem so với nông dân các nước cung trồng loại cây lương thưc này và cùng cạnh tranh xuất khẩu chúng với Việt Nam. Một phần của thưc trạng đó là do gạo Việt Nam trên thị trường có xu hướng giảm về chất lượng, chỉ ở mức trung binh thậm chí là thấp - một sư tương phản với các giống lúa có chất lượng tốt được trồng ở Thái Lan - đối thủ cạnh tranh trưc tiếp nhất của gạo Việt Nam trên thị trường. Trong khi đó, chi phí cho nhiên liệu, phân bón và thuốc trừ sâu đang gia tăng đồng thời việc xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện còn bị chi phối lớn bởi các doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến các tổ chức, cá nhân bất hợp pháp. Hơn nữa, một số nông dân đăc biệt ở vùng phía Bắc Việt Nam, lại đang cố gắng tim kiếm thêm nhiều lợi nhuận hơn ở các ngành nghề khác mà bỏ bê đất trồng trọt của họ.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc nhóm Oxfam, tại tỉnh An Giang- trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, một hộ dân trồng lúa nước trung binh một tháng có thu nhập $100 xấp xỉ 2.200.000 đồng tiền Việt và số tiền này chỉ bằng khoảng 1/5 tổng thu nhập một tháng của một hộ dân trồng cà phê trên các cao nguyên. Anh Trần Văn Nghĩa, một nông dân trồng lúa gần núi đá Sam cho biết những thanh niên trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt ở làng của anh thường kiếm thêm thu nhập cho gia đinh ngoài từ việc trồng lúa bằng cách làm thêm ở trong các khách sạn như khuân vác hay bảo quản hành lí cho khách hoăc làm thêm tại các công trường xây dưng ở TP.HCM và

các trung tâm đô thị khác.

Khó khăn của gạo Việt Nam có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi Myanmar, nước trước đây được gọi là vưa lúa của Đông Nam Á, hiện nay đang nổi lên một lần nữa như một đối thủ của Việt Nam trong việc cạnh tranh xuất khẩu gạo. Ngoài ra, gạo của Việt Nam được xuất khẩu trưc tiếp sang các nước khác nhưng trong số các “khách hàng” lớn của Việt Nam thi Indonesia và Philippines lại đang cố gắng thúc đẩy sức sản xuất nội địa. Arupt Gupta, một thương nhân đang làm việc tại TP.HCM còn cho biết thêm tại Thái Lan, chính phủ đã ban hành một chính sách, theo ông là và rất bất hợp lý và tốn kem trong việc hỗ trợ cho người trồng lúa, do đó lúa gạo của Việt Nam đang bị trả giá thấp hơn trong khi đó Thái Lan lại bán lúa gạo với mức giá dưa trên sư thương lượng.

Các nhà khoa học đồng thời cung cảnh báo các vấn đề môi trường tại đồng bằng sông Mê Kông, nơi có sản lượng lúa chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng của Việt Nam. Các đê chắn lu ở đây được xây dưng nhằm ngăn chăn các cơn lu theo mùa làm ngập các cánh đồng tuy nhiên không phải lu nào cung xấu. Việc xây đập, đê chắn lu cung gây ra sư cản trở tới những con lu mang năng phù sa từ sông Mê Kông đổ về đem đến nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho đất trồng.

Ông Võ Tòng Xuân, một nhà khoa học trong lĩnh vưc nông nghiệp đăc biệt là ngành trồng lúa, người đã tư vấn cho chính phủ về các chính sách lúa gạo cho biết nhiều loại đất trồng lúa nước ở Việt Nam hiện nay rất nghèo dinh dưỡng đến nỗi chúng không thể ngay lập tức được đưa vào sử dụng, canh tác với một giống cây trồng khác chẳng hạn như ngô. Không chỉ thế ông cung đề cập đến nhiều vấn đề khác như bà con nông dân thiếu một người đại diện trong Hiệp hội Lương

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 14

Page 17: Yesnews tháng 4 năm 2015

thưc Việt Nam và không có sư phản kháng từ các công ty xuất khẩu gạo liên doanh với nhà nước trong vấn đề cải cách nền nông nghiệp nói chung và nông nghiệp lúa nước nói riêng để nâng cao lợi nhuận cho các hãng sản xuất và các nhà đầu tư. Những vấn đề nêu trên khiến cho các doanh nghiệp nhà nước khó mà có thể đi đúng hướng như Quốc hội Việt Nam đã đề ra trong Hiến pháp mới được sửa đổi và thông qua vào cuối tháng 11. Bản hiến pháp nhấn mạnh và chú trọng rằng các doanh nghiệp nhà nước sẽ là xương sống và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước.

Hầu hết ở nông thôn Việt Nam hiện nay đất để trồng lúa, canh tác nhin từ xa trông như một miếng vải lớn được vá, chắp ghep chằng chịt. Diện tích đất canh tác trung binh đối với mỗi nông dân Việt Nam chỉ khoảng 0,5 hecta trong khi 2 hoăc 3 hecta mới là diện tích trồng trọt lý tưởng.

Tuy nhiên, luật đất đai mới sẽ bắt đầu có hiệu lưc vào tháng 7 tới cho phep người nông dân thuê và sử dụng đất trong vòng 50 năm. Đây được coi là một bước tiến lớn trong khoảng 20 năm trở lại đây.Thời gian cho thuê đất canh tác càng dài càng có cơ hội giúp cho nông dân tạo thêm sản lượng lớn và đa dạng với nhiều giống cây trồng khác nhau ngoài lúa nước. Còn hiện tại, chính phủ Việt Nam vẫn giữ nguyên chính sách duy tri và bảo vệ 90% diện tích đất trồng lúa này.

Điều đó có lẽ sẽ hợp lý nếu ngày nay Việt Nam tiếp tục đấu tranh để giải quyết vấn đề an ninh lương thưc như nó từng xảy ra vào những năm 80 của thế kỉ trước. Thế nhưng trái lại với điều đó, 1/3 lượng gạo hiện nay được Việt Nam chủ yếu đem đi xuất khẩu thậm chí con số ấy có thể lớn hơn nếu xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc được tính vào. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, gạo đang có xu hướng giảm về

tỷ lệ thành phần trong bữa ăn, tầng lớp trung lưu trong xã hội lại có trào lưu thích ăn thịt và lúa mi hơn. Tháng tới đây, con rể của thủ tướng Nguyễn Tấn Dung sẽ cho khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam của hãng Mc.Donald ở Tp.HCM. Đối thủ cạnh tranh của Mc.Donald tại TP.HCM, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh với món đăc trưng cơm kep, VietMac sẽ có khối lượng công việc giảm đi.

Thu Trang (dịch)

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 15

Page 18: Yesnews tháng 4 năm 2015

Gần 4 thập kỉ trôi qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Sài Gòn đã vượt qua và bỏ xa Hà Nội trong cả đầu tư và phát triển.

Măc dù đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô miền Nam cu vẫn được biết đến rộng rãi bởi cái tên trước chiến tranh – Sài Gòn. Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần ¼ GDP quốc gia và giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán của nó gấp 7 lần so với Hà Nội. Ngày nay, Sài Gòn đang đẩy mạnh kế hoạch xây dưng một sân bay mới – nâng cao công suất lên gấp 5 lần.

“Bằng mọi biện pháp, thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên tiên tiến hơn Hà Nội về sư đa dạng hóa trong nền kinh tế và các doanh nghiệp địa phương”, ông Edmund Malesky, giáo sư bộ môn kinh tế chính trị tại Đại học Duke, Durham, Bắc Caroli-na, đồng thời là nhà nghiên cứu chủ xướng trong việc xây dưng chỉ số năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI). Đây là dư án được hơp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với dư án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam - dư án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa ky (USAID) tài trợ.

Đó là một chăng đường dài kể từ ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), khi những chiếc xe tăng của Quân Giải Phóng lật đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Hiện tại mô hinh này đang được trưng bày ở bên ngoài Dinh Độc Lập, như một điều thu hút khách du lịch. Đây cung đồng thời là nơi các công ty ưa thích để tổ chức các cuộc họp cổ đông.

Dân số Sài Gòn tăng gấp đôi lên 7,8 triệu người trong khi nền kinh tế của nó tăng 9,3% so với năm ngoái, thu nhập binh quân đầu người của thành phố đạt xấp xỉ 4.513 USD, gấp đôi mức trung binh của Việt Nam. Còn Hà Nội, với khoảng 6,9 triệu dân, tăng trưởng kinh tế đạt 8,3% và thu nhập binh quân đầu người chỉ đạt 2.985 USD.

Trung tâm kinh tế

Sài Gòn là nhân tố chính

góp phần vào sư nỗ lưc của Việt Nam trong việc khôi phục lại nền kinh tế quốc gia keo dài tăng trưởng 7% trong suốt 7 năm so với mức trung binh đạt 7,3% của 7 năm trước đó.

Sư phát triển khá mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút nhiều các thương hiệu phương Tây. Ông Donald Thompson, giám đốc điều hành của tập đoàn Mc Donald đã tới dư buổi khai trương chi nhánh đầu tiên của hãng này tại Việt Nam vào tháng Hai. Không lâu sau, chi nhánh thứ hai đã được mở vào tháng Năm gần chợ Bến Thành, một địa điểm nơi các khách du lịch có thể thưởng thức những bát phở bò cay và mua những hộp sơn mài và lụa thô.

Hà Nội đã có cửa hàng đầu tiên của tập đoàn Starbucks vào tháng Bảy – chậm hơn một năm

Sài Gòn “đánh bại” Hà Nội bốn thập kỉ sau chiến tranh Việt Nam

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 16

Page 19: Yesnews tháng 4 năm 2015

sau thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến hiện tại, Hồ Chí Minh có 8 cửa hàng của tập đoàn này.

“Sài Gòn là một thành phố tràn đầy năng lượng và có tiềm lưc phát triển mạnh”, nhận định của ông Ray Burghardt, Đại sứ Mỹ tại trụ sở Hà Nội nhiệm ky 2001 đến 2004, người đã sống ở miền Nam từ năm 1970 đến 1973.

Hướng về phía nam

Nguồn năng lượng đó một phần bắt nguồn trong quá khứ của thành phố. Hoạt động thương mại của miền Nam được bắt đầu từ nhiều thế kỉ trước, theo ông Martin Stuart-Fox, một giáo sư danh dư môn lịch sử của trường đại học Queensland, Brisbane, Úc. Lịch sử của Hà Nội bị ảnh hưởng lớn từ nước láng giềng – Trung Quốc, cách xa khoảng 100 dăm (tương đương khoảng 160 km). Trong khi đó, Sài Gòn – nơi nằm cạnh vùng đất phù sa màu mỡ của khu vưc đồng bằng sông Cửu Long, cách Hà Nội khoảng 700 dăm (tương đương khoảng 1120 km) về phía nam và gần Thái Lan, Malaysia và Singapore hơn biên giới Trung Quốc.

“Miền Nam Việt Nam là một khu vưc đăc biệt, bởi nó không có mối liên hệ nào với Trung Quốc và không hướng về phía bắc giống như Hà Nội, người phía nam thay vào đó hướng ra

bên ngoài và muốn phát triển thương mại hơn. Tiếp đó, sau khi người Pháp chuyển đến, họ đã xây dưng hệ thống kênh thoát nước để tăng sản lượng lúa gạo ở khu vưc đồng bằng sông Cửu Long và đẩy mạnh thương mại với Pháp; hay nói cách khác, người Pháp tập trung khai thác hoạt động kinh tế phía nam.”, ông Stuart-Fox nhận định.

Những nỗ lưc của Việt Nam sau năm 1975 nhằm loại bỏ các doanh nghiệp hoạt động yếu kem tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó rất nhiều doanh nhân bị đẩy vào các trại lao động vi lí do “hoạt động tư bản”, cho đến tận khi nền kinh tế sụp đổ dẫn đến những nguyên lí của chủ nghĩa Mác bị mất dần hoăc bị bỏ đi, Stanley Karnow đã viết trong cuốn sách mang tên “Việt Nam - một thiên lịch sử ” của ông ấy. Sau những cuộc cải cách kinh tế Đổi Mới vào năm 1986, Sài Gòn lại tiếp tục giữ vai trò như là một trung tâm thương mại, các do-anh nhân nhanh chóng phục hồi lại hoạt động kinh doanh của họ.

Sự ảnh hưởng từ phương Tây

Sư kí kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Ky đã khiến sư tăng trưởng được nâng lên trong năm 2000.

“Miền Nam bị ảnh hưởng nhiều từ Hoa Ky trong văn hóa

kinh doanh của nó. Kinh doanh ở đây đơn giản hơn; trong khi đó, kinh doanh ở miền Bắc liên quan nhiều đến chính phủ và đầy những sư phức tạp trong các mối quan hệ”, ông Thân Trọng Phúc, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư mạo hiểm DFJ Vina Cap-ital LP tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

“Nền kinh tế Sài Gòn thậm chí còn được hưởng lợi khi là bên thua trong cuộc chiến tranh bởi nó đã làm loại bỏ sư hiện diện của Chính phủ cu - đã tồn tại khi nó là thủ đô phía nam.”, theo ông Sesto Vecchi, đối tác quản lí văn phòng công ti luật Russin & Vecchi của Hoa Ky tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã đến miền Nam Việt Nam vào năm 1965 cùng với hải quân Hoa Ky và ở lại Sài Gòn trong những ngày trước khi nó sụp đổ.

Ít sự can thiệp của Chính phủ

“Ngày nay, thậm chí các quyết sách của Chính phủ cung ít tác động tới các doanh ng-hiệp nơi đây. Trước kia, chính phủ luôn có định hướng là tập trung vào cuộc chiến tranh, măc dù vậy, Sài Gòn vẫn luôn có một môi trường thương mại phát triển mạnh mẽ.”, ông Vec-chi, người đã quay trở lại sống tại thành phố vào năm 1993 cho hay. “Vị thế của Hà Nôi khi là

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 17

Page 20: Yesnews tháng 4 năm 2015

thủ đô của quốc gia giống như một con dao hai lưỡi. Nó vừa yêu cầu các doanh nghiệp phải có mối liên hệ với các Bộ, đăc biệt là các ngân hàng; đồng thời, nó cung tạo ra một môi trường pháp lí rất nghiêm ngăt.

“Chúng tôi cần nhin thấy sư đẩy mạnh hơn nữa trong tiến độ cải cách kinh tế để thành phố Hồ Chí Minh thoát ra khỏi sư kim hãm của các chính sách quá lỗi thời.”, ông Burghardt nhận định.

Năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 10 và Hà Nội đứng thứ 33 trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam về xếp hạng chỉ số năng lưc cạnh tranh – chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố về chất lượng điều hành kinh tế và xây dưng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Nó bao gồm các chỉ số thành phần như: gia nhập thị trường, tính minh bạch, tiếp cận đất đai và sư ổn định trong sử dụng đất,…

Sân bay nội thành

Điểm tiên tiến rõ ràng nhất của thành phố Hồ Chí Minh là sân bay, nơi từng chứng kiến các cuộc chiến ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh năm 1975. Khoảng 20 phút lái xe từ Dinh Độc Lập, Tân Sơn Nhất hiện là

trung tâm của Sài Gòn với sư phát triển mạnh mẽ về nhà ở, các cửa hàng và xí nghiệp. Vẫn mang mã là SGN (lấy theo tên Sài Gòn cu), sân bay Tân Sơn Nhất gần như quá tải với lượng hành khách gần gấp đôi Hà Nội.

Kế hoạch xây dưng sân bay mới ở tỉnh lân cận - Đồng Nai dư kiến sẽ nâng công suất lên 100 triệu hành khách/ một năm, gấp 5 lần so với khoảng 20 triệu hành khách/năm của Tân Sơn Nhất. Dư án này đang cần được sư phê duyệt của Quốc hội và ở giai đoạn đầu tiên, tổng mức đầu tư vào khoảng 7,8 tỷ USD, và sẽ chưa đi vào hoạt động ít nhất đến năm 2020.

Vào thời điểm đó, số lượng khách du lịch đến Việt Nam tiếp tục tăng, đạt 7,6 triệu khách (tăng 11% so với năm 2013). Khách du lịch đến miền Bắc thường được đưa đến các đảo đá vôi tuyệt đep của Vịnh Hạ Long; còn ở miền Nam, đó là những khu nghỉ dưỡng cạnh bờ biển ở Mui Ne, đảo Phú Quốc hay biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại trên các ngọn đồi ở Đà Lạt.

Dư án du lịch mới đây nhất tại miền Nam là xây dưng một khu nghỉ dưỡng phức hợp The Grand Hồ Tràm Strip với sòng bạc, và xe shuttle bus (xe buýt con thoi) đưa đón hành khách di chuyển chỉ mất khoảng 2,5 giờ

từ Sài Gòn.

“Ở miền Bắc, các bãi biển chỉ có thể được khai thác trong nửa năm; còn các bãi biển ở miền Nam đep, và chúng có thể được khai thác quanh năm. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất Việt Nam”, ông Paul Stoll, người hỗ trợ thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam và là giám đốc điều hành của Công ti Quản lí Khách sạn Quốc tế Celadon International cho hay.

Nguyễn Ngọc (dịch)

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 18

Page 21: Yesnews tháng 4 năm 2015

Đợt phục hồi của thị trường chứng khoán từ sau khủng hoảng tài chính ba năm trước đây đã đem tới một vận may lớn cho hàng trăm giám đốc điều hành, những người được thưởng những gói quyền chọn lớn hơn binh thường ngay sau khi thị trường sụp đổ.

Giờ đây những công ty cho đi những giải thưởng hào phóng ấy cung đang bắt đầu hưởng lợi, nhưng là dưới hinh thức tiết kiệm thuế.

Nhờ một chính sách khác thường trong luật thuế, các công ty được hưởng một khoản khấu

trừ thuế trong những năm tiếp theo lớn hơn nhiều so với giá trị của quyền chọn khi chúng được thưởng cho các giám đốc. Vụ miễn giảm thuế này sẽ làm mất đi của chính phủ liên bang hàng chục tỷ đô la doanh thu trong thập kỷ tới. Và nó là một trong những quy định mơ hồ ẩn trong luật thuế, thứ đang cùng giúp các công ty Mỹ trả ít hơn nhiều so với mức thuế suất thuế doanh nghiệp cao tận 35%. Một số trường hợp doanh nghiệp còn hầu như không trả đồng tiền thuế nào, ngay trong những năm làm ăn có lãi.

Tại Washington, nơi mà lương thưởng cho giám đốc và các khoản thuế đang là vấn đề nóng, một số người phản đối trong Quốc hội từ lâu đã tim cách loại bỏ khoản lợi ích thuế này, cho rằng nó là một chính sách tồi khi giúp các công ty được khấu trừ lớn như vậy cho quyền chọn mà không cần phải thưc hiện bất ky chi phí bằng tiền măt nào. Hơn nữa, họ nói, chính sách này về bản chất bắt người nộp thuế phải tài trợ lương cho giám đốc, thứ đã tăng vọt trong những thập kỷ gần đây. Hạn chế ấy đã được phóng đại thêm, họ nói, giờ đây các giám đốc điều

Phần cuối series: Nhưng chẳng ai đóng thuế cả

Lợi ích thuế từ quyền chọn giống như vận may với các doanh nghiệp

Mel Karmazin, giám đốc điều hành của SiriusXM, được thưởng quyền chọn vào tháng 6 năm 2009. Bây giờ chúng có giá trị lên tới 165 triệu USD.

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 19

Page 22: Yesnews tháng 4 năm 2015

hành - và các công ty - đang găt hái quá nhiều lợi ích nhờ lợi dụng những cổ phiếu từng có thời rẻ mạt.

Một quyền chọn cho phep chủ sở hữu của nó mua một cổ phiếu của công ty tại một mức giá và trong khoảng thời gian xác định. Tiết kiệm thuế của công ty xuất phát từ thưc tế là giám đốc điều hành thường thưc hiện quyền chọn với giá cao hơn nhiều so với giá trị ban đầu mà các công ty báo cáo cho cổ đông khi chúng được cấp.

Nhưng các công ty này sau đó được phep khấu trừ thuế với mức giá cao đó.

Ví dụ, trong những ngày đen tối của tháng 6 năm 2009, Mel Karmazin, giám đốc điều hành của Sirius XM Radio, đã được thưởng quyền chọn để mua tại giá 43 cent một cổ phiếu. Ở mức giá hiện nay vào khoảng 1,80 USD một cổ phiếu, giá trị của những quyền chọn đã tăng lên mức 165 triệu USD từ mức 35.000.000 USD và được báo cáo bởi các công ty như là một khoản chi phí lương trên sổ sách tài chính khi chúng được phát hành.

Nếu thưc hiện và bán với giá đó, Karmazin sẽ tất nhiên chịu thuế đánh trên khoản 165 triệu USD như thu nhập binh thường. Công ty, trong khi đó, sẽ được

khấu trừ đầy đủ 165 triệu USD như khoản lương trên tờ khai thuế của họ, như thể họ đã trả số tiền đó bằng tiền măt. Điều này có thể làm giảm hóa đơn thuế liên bang khoảng 57 triệu USD, tại mức thuế suất cao nhất.

SiriusXM liên tục không trả lời những yêu cầu binh luận.

Hàng chục công ty lớn khác đã thưởng các khoản lớn bất thường bằng quyền chọn vào cuối năm 2008 và 2009 - bao gồm Ford, General Electric, Gold-man Sachs, Google và Starbucks – và sẽ sớm có thể hội đủ điều kiện được giảm thuế tương ứng. Các chuyên gia về lương thưởng cấp cao nói rằng trừ khi có một sư sụp đổ thị trường, tiền chi cho giám đốc - và lợi ích về thuế cho các công ty - sẽ còn lên tới hàng tỷ đô la trong những năm tới. Thật vậy, trong hàng tỷ cổ phiếu có thể mua thông qua quyền chọn được phát hành sau cuộc khủng hoảng, chỉ khoảng 11 triệu đến nay được thưc hiện, theo như dữ liệu của Insider-Score, một công ty tư vấn soạn thảo báo cáo pháp lý trong giao dịch bán chứng khoán nội bộ.

“Các quyền chọn này cho các giám đốc một ván cược có đòn bẩy cao mà giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại từ mức thấp năm 2008 và 2009, và bây giờ thi đang tưởng thưởng họ thông

qua những đợt sóng nhiều hơn là hiệu quả làm việc”, Robert J. Jackson Jr, một giáo sư luật tại Columbia, người làm việc như một cố vấn cho văn phòng giám sát tiền thưởng cấp cao tại các công ty nhận tiền cứu trợ liên bang. “Luật thuế không làm gi để đảm bảo rằng các phần thưởng chỉ được trao cho giám đốc tạo ra được giá trị bền vững lâu dài.”

Đối với một số công ty, trao quyền chọn có thể có vẻ giống như một món hời hấp dẫn, vi không có chi phí bằng tiền măt và các lợi ích kinh tế về thuế có thể vượt qua cả nguyên giá của chúng.

Theo chuẩn mưc kế toán, các công ty tính giá trị thị trường của các quyền chọn vào ngày được chúng được trao và báo cáo giá trị đó như một khoản chi phí, ghi trong báo cáo pháp lý. Nhưng IRS [cơ quan thuế của Mỹ - ND] cho phep các công ty khấu trừ thuế đối với bất ky sư gia tăng trong giá trị khi các quyền chọn được thưc hiện, thường vào nhiều năm sau đó với mức giá cao hơn. Tiết kiệm thuế được ghi nhận trong báo cáo pháp lý là “lợi ích thuế khác từ thưởng cổ phiếu”.

Đối với hầu hết các công ty, lợi thế chính của việc sử dụng quyền chọn là nó cho phep họ

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 20

Page 23: Yesnews tháng 4 năm 2015

thưởng lớn mà không thưc sư làm suy giảm tiền măt, theo Alan J. Straus, một luật sư và kế toán thuế New York. “Tuy nhiên, ưu đãi thuế là một phần thưởng hấp dẫn”, ông nói. “Đây là hinh thức duy nhất về tiền thưởng, nơi công ty có thể nhận một khoản khấu trừ mà không cần phải đưa ra tiền măt.”

Một số nhóm cơ quan giám sát, và một vài thành viên của Quốc hội, gọi khấu trừ thuế của công ty là một lỗ hổng tốn kem.

Nhiều luật sư và kế toán thuế phản biện rằng khấu trừ thuế là chính đáng vi các quyền chọn đại diện cho một chi phí thưc tế của công ty. Và bởi vi các giám đốc điều hành thưc hiện quyền chọn của họ bị đánh thuế thu nhập cá nhân ở mức cao, các công ty cho rằng sư thay đổi sẽ dẫn đến một dạng đánh thuế hai lần không công bằng. Tuy nhiên, ngay cả những người ủng hộ chính sách thuế hiện hành nói rằng đó là cơ hội cho giám đốc điều hành tận dụng sư tăng giá của quyền chọn – có thể coi là một phần thưởng dưa trên tính hiệu quả của công ty – trong bối cảnh sư sụp đổ thị trường hàm ý giá cổ phiếu của hầu hết các công ty dường như chắc chắn sẽ tăng lên. Sư gia tăng giá trị của quyền chọn được thưởng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính sẽ

không chỉ là tổn thất của Kho bạc Nhà nước. Những chuyên gia tư vấn cho cổ đông và những chuyên gia quản trị doanh ng-hiệp nói rằng chúng cung gây ra chi phí cho nhiều nhà đầu tư khác có cổ phần đang bị pha loãng.

Từ lâu trước khi thị trường suy thoái, hàng trăm công ty Mỹ đã giảm hàng tỷ đô la một năm trong tờ khai thuế của họ thông qua sử dụng quyền chọn một cách thông minh. Một thập kỷ trước, các công ty như Cisco và Microsoft đã bị chỉ trích vi quyền chọn của họ tạo nên các khoản khấu trừ lớn đến mức, trong một số năm, họ không phải trả một đồng tiền thuế liên bang nào. Khi bị các cổ đông và nhà quản lý phàn nàn về việc lạm dụng quyền chọn, Micro-soft tạm thời ngừng phát hành vào năm 2003.

Từ năm 2005 đến 2008, Apple thông báo rằng các quyền chọn thưc hiện bởi nhân viên của minh đã cắt giảm nghĩa vụ thuế thu nhập liên bang hơn 1,6 tỷ USD. Quyền chọn giúp giảm thuế thu nhập của Gold-man Sachs vào khoảng 1,8 tỷ USD cung trong thời gian đó, và Hewlett - Packard là gần 850 triệu USD, theo như báo cáo các công ty ghi nhận.

Các công ty cho rằng việc

tính thuế là hợp lệ bởi họ đang khấu trừ các chi phí trả cho nhân viên, cung giống như họ trả lương bằng tiền măt.

Thượng nghị sĩ Carl Levin, thuộc đảng Dân chủ ở Mich-igan, đã cố gắng gần một thập kỷ với mong muốn loại bỏ các ưu đãi thuế đang có hiệu lưc đối với những loại quyền chọn được thưởng phổ biến nhất. Ông đã giới thiệu một dư luật sẽ hạn chế khấu trừ thuế của công ty bằng quyền chọn xuống mức bằng với giá trị ghi trên sổ sách tài chính công ty. Đề xuất của ông cung sẽ quy định khoản tối đa 1 triệu USD mà các công ty có thể khấu trừ dưới dạng lương thưởng của giám đốc mỗi năm (ngoài các khoản tiền thưởng dưa trên kết quả làm việc).

Ủy ban Thuế đã ước tính rằng nếu đề nghị của thượng nghị sĩ được ban hành, Kho bạc sẽ có thêm 25 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Quyền chọn đã trở thành một phần thưởng phổ biến cho các giám đốc hàng đầu trong những năm 1990 sau khi Quốc hội áp đăt mức trần 1 triệu USD. Chúng từng mất đi một chút hấp dẫn sau sư thay đổi trong kế toán năm 2005 khiến các công ty phải ghi nhận giá trị của các quyền chọn như một khoản chi phí. Vụ bê bối điều chỉnh thời

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 21

Page 24: Yesnews tháng 4 năm 2015

gian của quyền chọn cung khiến nhiều công ty thận trọng hơn. Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và các hinh thức vốn chủ sở khác hữu đôi lúc được dùng để thay thế quyền chọn. Khi thị trường chứng khoán giảm vào mùa thu năm 2008, tuy nhiên, đã có một sư tăng cao số lượng quyền chọn được các công ty thưởng. Theo hồ sơ pháp lý biên soạn bởi Equilar, một công ty tư vấn lương thưởng giám đốc, số lượng quyền chọn phát hành ở các công ty trong danh sách Standard & Poor’s 500 đã tăng lên 2,4 tỷ USD năm 2009 từ 2,1 tỷ USD năm 2007, măc dù chúng đã từng suy giảm kể từ năm 2003.

Goldman Sachs thưởng 36 triệu quyền chọn vào tháng 12 năm 2008, gấp 10 lần so với năm trước đó.

General Electric, đã thưởng 18 triệu quyền chọn trong năm 2007 và 25 triệu quyền chọn trong năm 2008, thưởng 159 triệu trong năm 2009 và 105 triệu vào năm 2010. Một số công ty nói rằng các khoản thưởng quyền chọn của họ trong năm 2008 và 2009 đã được quyết định trước khi có dấu hiệu rõ ràng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi. Những người khác nói rằng vi giá cổ phiếu đã giảm mạnh, họ phải phát hành thêm nhiều quyền chọn để đạt

được mức tiền thưởng mục tiêu cho những giám đốc điều hành hàng đầu của họ.

General Electric thừa nhận rằng họ đã phát hành nhiều quyền chọn hơn sau sư sụp đổ thị trường vi họ có thể thưởng giám đốc điều hành một cách ít tốn kem hơn so với cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và các hinh thức khác. Một Phát ngôn viên của G.E, Andrew Williams cho biết, thuế không đóng vai trò nào trong quyết định đó.

Để chắc chắn, một số giám đốc từng có giá trị quyền chọn tăng vọt là minh hoạ cho những thành tưu đáng kể. Howard Schultz, giám đốc điều hành của Starbucks, đã được thưởng quyền chọn trị giá 12 triệu USD trong tháng 11 năm 2008 mà ngày nay có giá trị hơn 100 triệu USD. Trong những năm sau đó, Starbucks đã sa thải hàng nghin nhân viên, đóng cửa hàng trăm cửa hàng và tổ chức lại kế hoạch kinh doanh của minh. Chiến lược này đã đảo ngược bước trượt dốc của công ty về thu nhập. Cổ phiếu của Starbucks, từng được giao dịch trên 30 USD trong hầu hết năm 2008 và giảm xuống dưới 8 USD sau sư sụp đổ, đóng cửa vào thứ năm tại 46,45 USD.

Nhưng các công ty khác có giám đốc đã thưc hiện quyền

chọn phát hành trong cuộc khủng hoảng không thể hiện đăc biệt tốt như các đồng nghiệp của họ. Công ty khai thác dầu mỏ Halliburton là một trong số đó.

Và một số công ty dịch vụ tài chính đã nhin thấy giá trị của quyền chọn mà họ phát hành sau sư sụp đổ thị trường tăng vọt - bao gồm cả Goldman Sachs và Capital One Financial - đã có thể vượt qua khủng hoảng, một phần nào đó, nhờ hàng tỷ USD tiền cứu trợ liên bang họ nhận được.

“Lý do C.E.O và hội đồng quản trị các công ty cho đi tất cả số quyền chọn đó trong cuộc khủng hoảng là vi họ ky vọng thị trường sẽ phục hồi - và bởi vi nền kinh tế là theo chu ky, mọi người đều biết nó sẽ phục hồi”, Sydney Finkelstein, một giáo sư về quản lý tại Viện Kinh do-anh Tuck, trường Đại học Dart-mouth cho biết. “Và toàn bộ trò chơi được chơi với tiền của người khác - tiền của thị trường và tiền của người nộp thuế.”

Nhóm dịch Yesnews

Nhìn ra thế giới Yesnews 04 - 2015

Trang 22

Page 25: Yesnews tháng 4 năm 2015