184
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚC YÊN BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ PHÚC YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚC YÊN

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ PHÚC YÊN

ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Phúc Yên, Năm 2010

Page 2: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Mục lục

Nội dung TrangMở đầu 4Phần thứ nhấtCác yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH thị xã 6 I. Tác động của các yếu tố bên ngoài đến quá trình phát triển KT-XH thị xã 6 II. Các yếu tố cho phát triển KT-XH thị xã 9 III. Tiềm năng, lợi thế và những hạn chế 17 IV. Vị trí, vai trò của thị xã 20Phần thứ haiThực trạng phát triển KT-XH thị xã giai đoạn 2005-2010 23 I. Tình hình chung phát triển KT-XH thị xã 23 II. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội 26 III. Đánh giá chung 45Phần thứ baĐịnh hướng phát triển KT-XH thị xã đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 47A. Định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020 47 I. Quan điểm, mục tiêu phát triển 47 II. Luận chứng phương án phát triển 49 1. Xây dựng các phương án phát triển 49 2. Lựa chọn phương án phát triển 53 3. Lựa chọn các lĩnh vực đầu tư trọng điểm 57 III. Định hướng phát triển các ngành 57 1. Công nghiệp-TTCN, xây dựng 57 2. Phát triển các ngành dịch vụ 61 3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 66 IV. Phát triển các lĩnh vực xã hội 70 V. Phát triển kết cấu hạ tầng 77 VI. Quản lý sử dụng đất đai 80 VII. Định hướng phát triển theo lãnh thổ 82B. Tầm nhìn đến năm 2030 84Phần thứ tưCác giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 87 I. Một số giải pháp 87 II. Tổ chức thực hiện quy hoạch 92 III. Các kiến nghị 93Kết luận 93Phần phụ lục 95

Trang 2

Page 3: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Mở Đầu

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã Phúc Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2006. Từ đó tới nay tình hình kinh tế-xã hội thị xã đã có bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, song vẫn còn nhiều tồn tại và khó khăn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, cùng với quá trình hội nhập sâu của đất nước, nhiều yếu tố tác động, cả tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH của cả nước cũng như của thị xã. Đánh giá lại vị thế, thực trạng phát triển những năm qua một cách chính xác và đặt ra cho thị xã những nhiệm vụ phát triển trong tình hình bối cảnh mới là những việc cần phải được triển khai nghiên cứu để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cụ thể cho phát triển kinh tế trong những thập niên tiếp theo. Làm thế nào để kinh tế thị xã phát triển mạnh hơn, khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế, phục vụ phát triển nhanh nền kinh tế, nhưng vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội là bài toán khó, cần có lời giải đáp sớm. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu trên.

Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch cần phải sử dụng các tư liệu như Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Các báo cáo quy hoạch của các vùng liên quan; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh và các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh cũng như thị xã; Các Nghị quyết, hướng dẫn của Trung ương; các quy hoạch ngành, lĩnh vực; Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc và các công trình nghiên cứu khác có liên quan.

Những căn cứ pháp lý chủ yếu để xây dựng quy hoạch gồm có:- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/09/2005 của Bộ Chính trị về phát triển

kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.

- Nghị định số 39/2008/NĐ-CP ngày 4/4/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh đại giới hành chính xã, phường, thành lập thị trấn, phường thuộc huyện Mê Linh, huyện Lập Thạch, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư v/v hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2005-2010 và nhiệm kỳ 2011-2015.

Trang 3

Page 4: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã được tỉnh ủy thông qua.

- Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Nikken Sekkei Civil Engineering LTD, 2010.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Phúc Yên nhiệm kỳ 2006-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên đến năm 2010 và một số định hướng chính đến năm 2020.

- Các bản quy hoạch vùng, tỉnh và các ngành của Trung ương và các địa phương có liên quan.

- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc, các Sở ngành của Tỉnh, Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên 2005-2010;

Báo cáo tổng hợp quy hoạch gồm những phần chính sau:- Phần thứ nhất: Các yếu tố tự nhiên và xã hội tác động đến phát triển kinh tế-xã hội của thị xã. Phần này đánh giá tác động của bối cảnh kinh tế trong nước và tỉnh Vĩnh

Phúc đối với phát triển KT-XH thị xã. Đồng thời cũng đánh giá những điều kiện tự nhiên và nguồn lực cho phát triển kinh tế thị xã, bao gồm: Vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên, tiềm năng về đất, nước, rừng, du lịch và nguồn nhân lực.

- Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội thị xã giai đoạn 2005-2010. Đánh giá hiện trạng phát triển qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phát triển

các ngành, lĩnh vực của thị xã với quy mô hiện tại trong giai đoạn 2005-2010 làm căn cứ để tính toán.

- Phần thứ ba: Định hướng phát triển kinh tế-xã hội thị xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.Phần này sẽ đưa ra bức tranh chung về kinh tế thị xã đến năm 2030 và

những định hướng chính về phát triển các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, phát triển ngành, lĩnh vực và phát triển các tiểu vùng trên địa bàn thị xã đến năm 2020.

- Phần thứ tư: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.Đề xuất các biện pháp chủ yếu, vận dụng các cơ chế chính sách phát triển

KT-XH trên địa bàn thị xã, để đạt được các mục tiêu đề ra. Bao gồm các giải pháp về huy động vốn đầu tư; đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ, môi trường và các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch.

Trang 4

Page 5: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phần thứ nhất

CáC Yếu Tố tự nhiên và xã hội tác động đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của thị

I. Tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội bên ngoài đến quá trình phát triển kT-XH thị xã

Thị xã Phúc Yên nằm liền kề Thủ đô Hà Nội, trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và trước hết là vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ. Những biến động của vùng, của tỉnh có tác động trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của thị xã trong bối cảnh mới.

1. Tác động của vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến phát triển KT-XH thị xãVùng Đồng bằng sông Hồng, nhất là vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ ảnh

hưởng rất lớn, cả mặt tích cực và tiêu cực, có tính chất quyết định, đến phát triển kinh tế-xã hội thị xã. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất: Chủ trương phát triển nhanh các vùng KTTĐ, trong đó có vùng KTTĐ Bắc bộ, tạo cơ hội rất lớn về đầu tư cho thị xã phát triển nhanh và hiện đại- Định hướng quy hoạch các vùng KTTĐ, đặc biệt vùng KTTĐ Bắc bộ,

vùng Thủ đô Hà Nội và vùng ĐBSH là những căn cứ cho phát triển KT-XH thị xã.

Trong phương hướng phát triển dài hạn vùng ĐBSH và vùng KTTĐ Bắc bộ đều nhấn mạnh thị xã Phúc Yên, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi đô thị của vùng, được phát triển một cách đồng bộ và làm xương sống cho phát triển KT-XH vùng. Trong quy hoạch phát triển KT-XH vùng Thủ đô, thị xã Phúc Yên là một trong những đô thị của ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc với thủ đô Hà Nội. Hà Nội với vị thế là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trung tâm đầu não về tiềm lực khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo điệu kiện rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đào tạo nghề chất lượng cao.

- Sự phát triển KT-XH nói chung và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp và khu, cụm công nghiệp của thị xã Phúc Yên.

Trong quy hoạch cũng nêu rõ phân bố và phát triển các khu công nghiệp là hướng ưu tiên trong phát triển vùng KTTĐ. Sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển công nghiệp, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp và khu, cụm công nghiệp của thị xã. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là nơi tập trung tới trên 25-30% sản lượng

Trang 5

Page 6: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

công nghiệp của cả nước, đồng thời cũng là nơi tập trung tới 18-20% số khu công nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn Vùng KTTĐ Bắc bộ, kinh tế-xã hội vùng có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, tạo ra thị trường lớn cho sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng. Phúc Yên có điều kiện tốt về vị trí địa lý, mặt bằng xây dựng, đầu mối giao thông để phát triển công nghiệp thay cho công nghiệp của vùng Thủ đô khi mật độ ở đây đã quá dầy đặc và ảnh hưởng không tốt đến phát triển Thủ đô.

- Cùng với chủ trương phát triển nhanh vùng KTTĐ làm hạt nhân cho phát triển KT-XH cả nước, hệ thống hạ tầng như: giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,... theo đó cũng được đầu tư phát triển một cách đầy đủ, hoàn thiện, đồng bộ và hiện đại.

Để đáp ứng những nhu cầu hội nhập, các hành lang kinh tế Việt-Trung qua thị xã đã và đang được triển khai. Hệ thống giao thông trên hành lang đã và đang được nâng cấp và xây mới. Hệ thống cảng biển khu vực cụm cảng số 1 (bao gồm Quảng Ninh và Hải Phòng) đã và đang được đầu tư trở thành cụm cảng lớn nhất phía Bắc gắn với hệ thống đường bộ ngày càng được đầu tư hiện đại, mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển các sản phẩm xuất khẩu, giao thương quốc tế của thị xã Phúc Yên.

- Thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được hưởng sự ưu tiên trong kêu gọi đầu tư và đầu tư ưu tiên vào địa bàn. Điều đó được thể hiện trong các chương trình phát triển chung các vùng KTTĐ.

Cùng với sự thay đổi về thể chế và trạng thái nền kinh tế, sự hình thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư mới có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH thị xã. Ưu tiên đầu tư và đầu tư ưu tiên vào thị xã đang và sẽ tiếp tục làm cho giá trị nền kinh tế chuyển sang một giai đoạn mới-giai đoạn công nghiệp hàm lượng công nghệ cao và dịch vụ hiện đại, tạo thế cho định hướng CHH, HĐH sớm của thị xã.

Thứ hai: Tuy có những điều kiện thuận lợi từ việc chủ trương phát triển chung song những khó khăn, áp lực lớn gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế cũng sẽ là tác nhân tác động không thuận lợi đến phát triển KT-XH thị xã ở nhiều khía cạnh:- Tác động rất lớn và trực tiếp đến phát triển KT-XH thị xã là những đòi hỏi

khắt khe khi hội nhập sâu kinh tế quốc tế, là cạnh tranh, mà trước hết là chất lượng hàng hóa sản xuất và dịch vụ.

Cạnh tranh và hội nhập thật sự là yếu tố sống còn của nền kinh tế, điều đó liên quan trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư. Thời hạn chuẩn bị thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá thương mại trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết (AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ) và các cam kết theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không còn nhiều, song năng lực cạnh tranh cả ở cấp quốc gia lẫn cấp doanh nghiệp đều chưa kịp đáp ứng.

- Các chủ trương phát triển chung, nhất là chủ trương phát triển hạ tầng giao thông, chia cắt địa bàn, đã phần nào hạn chế sự phát triển nội lực của thị xã.

Trang 6

Page 7: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Hệ thống giao thông quốc gia đi qua thị xã khá nhiều, chia cắt và tiến độ thực hiện quá chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chủ động và tiến độ cũng như mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược của thị xã. Thị xã đã và đang được tỉnh cũng như Trung ương đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp khá lớn. Điều này làm cho tăng trưởng kinh tế thị xã có khả năng đạt cao, nhất là cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho dịch vụ của địa phương theo đó có cơ hội phát triển. Tuy nhiên nếu không tính tới nguồn thu này thì thực tế quy mô kinh tế của thị xã không lớn, cơ cấu kinh tế chưa tạo ra bước đột phá cũng như hạn chế nội lực phát triển.

- Các điều kiện vật chất tạo cơ hội cho thu hút đầu tư hiện còn rất thiếu là một đòi hỏi cấp bách không chỉ đối với thị xã mà cả tỉnh và vùng.

Mục tiêu nhanh chóng thoát khỏi trạng thái nước nghèo, khắc phục nguy cơ tụt hậu quá xa về kinh tế so với các nước trong khu vực đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi phải tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, trọng tâm là làm thay đổi khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội đều kém và không đồng bộ. Những yếu kém đó đã làm mất không ít những cơ hội lớn trong việc kêu gọi các dự án đầu tư lớn cả trong và ngoài nước vào thị xã.

- Công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất còn yếu là một thách thức lớn cho phát triển kinh tế thị xã.

Nhu cầu cải tiến công nghệ rất lớn, do hầu hết các cơ sơ sản xuất đang ở mức độ trung bình và lạc hậu. Muốn có được những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, đạt chuẩn, ít nhất là ở khu vực, cần phải trang bị kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại. Muốn như vậy cần phải có một lượng vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng huy động vốn của thị xã còn rất khó khăn, hạn chế. Đây là vấn đề nan giải cho không chỉ thị xã mà đối với toàn bộ nền kinh tế và từng ngành trong cả nước. Lao động trong tỉnh nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, phần lớn có trình độ thấp là một áp lực không nhỏ đối với phát triển KT-XH thị xã trong thời gian dài.

2. Tác động của phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến phát triển kinh tế-xã hội thị xãMục tiêu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 là: “…xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng hướng tới trở thành trung tâm kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn tới khu vực Bắc-Tây bắc Bắc bộ với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ trong một cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp vào những năm cuối Thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30”. (Theo bỏo cỏo “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhỡn đến năm 2030”).

Để đạt được mục tiêu này phải có những nỗ lực rất lớn của Trung ương và tỉnh. Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 15-16% giai đoạn đến 2011-2015 và 14-15% trong giai đoạn đến 2016-2020. Kinh tế Vĩnh Phúc sẽ có bước chuyển biến lớn vượt trước trình độ phát triển chung của vùng

Trang 7

Page 8: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Mục tiêu đó là những căn cứ cho định hướng phát triển KT-XH thị xã.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020

TT Danh mục 2008 2010 2015 20201 Tổng GDP (tỷ đg, giá 94) 9721,8 11517 23961 461322 Tổng GDP (tỷ đg, giá HH) 22152,7 29570 83537 1720803 Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 17,7 13,5 7,2 4,1- Công nghiệp- xây dựng 58,3 59,7 65,1 60,8- Dịch vụ 24,0 26,8 27,6 35,14 GDP/người (giá thực tế)        - Triệu đồng 21,836 29,2 74,3 140,5- USD 1284 1658 3845 66365 Tăng trưởng GDP (%) ‘09-10 ’11-15 ‘16-20 ‘09-20- Tổng số 9,13 15,78 14,00 14,89- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,00 3,95 3,00 3,47- Công nghiệp-xây dựng 12,04 17,64 14,80 16,21- Dịch vụ 9,01 16,04 14,50 15,276 Vốn đầu tư (Triệu USD) ‘09-10 ‘11-15 ‘16-20 ‘09-20- Giá 1994 658 4751 8465 13217- Giá 2008 1018 7343 13083 20426

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Để Vĩnh Phúc đạt được mục tiêu phát triển trên, với vai trò là một trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Phúc Yên phải phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình cả tỉnh và phát triển một cách bền vững. Đây vừa là những điều kiện thuận lợi, vừa là những đòi hỏi lớn, nặng nề đối với sự phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn quy hoạch.Ii. các yếu tố tự nhiên bên trong cho phát triển kinh tế-Xã Hội thị xã

1. Điều kiện tự nhiên1.1. Điều kiện địa lý kinh tế, chính trị của thị xãThị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng đất có lịch sử dựng

nước và giữ nước lâu đời của dân tộc. Những ấn tích còn để lại đến ngày nay đã tạo cho vùng đất thị xã một vị trí địa lí kinh tế, chính trị với bề dầy lịch sử có giá trị. Đây là tiền đề cho phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn quy hoạch.

Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, là một trong hai vùng sôi động nhất cả nước, thị xã Phúc Yên là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong vùng, có mối quan hệ chắt chẽ giữa vùng với cả nước và quốc tế.

Trang 8

Page 9: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Thị xã Phúc Yên là một trong những đô thị lớn, nằm sát với Thủ đô Hà Nội, là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo quốc gia, là trung tâm kinh tế công nghiệp-dịch vụ quan trọng của tỉnh và là một đầu mối giao thông của vùng phía Bắc và cả nước.

Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 5 trung tâm du lịch lớn của cả nước, do đó thị xã có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vui chơi nghỉ dưỡng. Hồ Đại Lải thuộc thị xã là nơi được tỉnh, cũng như quốc gia, chọn làm một trong những điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái của cả vùng phía Bắc.

Trên địa bàn thị xã còn có trên 6.000 đơn vị đang hoạt động gồm các cơ quan, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trường dạy nghề của Trung ương, của tỉnh, của Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá, giáo dục, đào tạo của thị xã.

1.2. Về địa hìnhThị xã Phúc Yên được tái thành lập ngày 9/12/2003 theo Nghị định số

153/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi tách ra từ huyện Mê Linh. Theo đó địa giới hành chính của thị xã: Phía Đông giáp thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên; Phía Nam giáp huyện Mê Linh (Hà Nội) và phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

Theo Nghị định số 39/2008/NĐ-CP ngày 4/4/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập thị trấn, phường thuộc huyện Mê Linh, huyện Lập Thạch, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cho đến nay (năm 2009) thị xã có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 06 phường: Xuân Hoà, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng và 04 xã: Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh.

Bảng 2: Diện tích, dân số thị xã năm 2010

Dân số (ước) Diện tích (1) Mật độ (Người) (ha) (Người/km2)

Tổng số 92.815 12.029,55 772Trưng Trắc 8.292 97,24 8.528Trưng Nhị 7.781 169,04 4.603Hùng Vương 7.313 158,6 4.611Phúc Thắng 11.060 637,29 1.735Xuân Hòa 14.454 423,9 3.410Đồng Xuân 5.112 339,76 1.504Ngọc Thanh 11.671 7.731,14 151Cao Minh 10.526 1.192,73 882

1(?) Diện tích tự nhiên ở đây được lấy theo các Nghị định số 153/2003/NĐ-CP và 39/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Khi cân đối đất đai chúng tôi lấy theo số liệu thống kê của Thị xã.

Trang 9

Page 10: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Nam Viêm 6.951 568,78 1.222Tiền Châu 9.653 711,07 1.358

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên, năm 2010Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du tiếp giáp vùng núi cao của tỉnh Vĩnh

Phúc. Địa hình của thị xã khá đa dạng, chia thành 2 vùng chính: - Vùng đồi núi bán sơn địa gồm: các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và các

phường Xuân Hoà, Đồng Xuân với diện tích khoảng trên 9.650 ha; - Vùng đồng bằng gồm: các phường Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng

Trắc, Trưng Nhị và xã Nam Viêm, Tiền Châu, có diện tích tự nhiên khoảng 2.350 ha.

Thị xã có đất đồng bằng, đất vùng núi, đất rừng và đặc biệt có hồ Đại Lải và nhiều đầm, ao, hồ lớn, nhỏ khác, có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng.

1.3. Khí hậu, thủy vănNhìn chung khí hậu của thị xã thuận lợi cho phát triển kinh tế.Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung

bình hàng năm khoảng 23oC, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hạ; hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Nhiệt độ chênh lệch khá lớn: nhiệt độ cực đại tuyệt đối 41,6oC; trong khi nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối chỉ khoảng 3,1oC. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm ở khoảng 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.

Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông-Bắc, về mùa hạ là Đông-Nam, vận tốc gió trung bình là 2,4m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25m/s; 10 năm là 32m/s và 20 năm là 32m/s.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.661 mm. Tháng 8 có lượng mưa lớn nhất đạt tới 310 mm. Tổng số giờ nắng trong năm là 1.646 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ/tháng. Về mùa hạ thường có nhiều mưa, giông bão từ tháng 5 đến tháng 8, gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

2. Tài nguyên thiên nhiên2.1. Tài nguyên nước Nhìn chung, tuy có một số nguồn có khả năng cung cấp nước sạch cho thị

xã, nhưng hầu như nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt còn thiếu nhiều. Đây sẽ là một trong những vấn đề lớn đối với sự phát triển KT-XH thị xã không chỉ cho lâu dài mà ngay cả trong những năm sắp tới.

a) Về nước mặtThị xã có hai sông lớn chảy qua: - Sông Bá Hạ, bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ (huyện Bình

Xuyên) và xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên), chảy giữa xã Bá Hiến (huyện Bình Xuyên) và xã Cao Minh đến hết địa phận xã Bá Hiến đầu xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên), chảy qua thị xã, sau đó nhập vào sông Cánh chảy về sông Cà Lồ.

Trang 10

Page 11: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Sông Cà Lồ, là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức. Là một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc), sông Cà Lồ chảy từ xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị xã Phúc Yên, qua hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn). Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước của các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân 30m3/giây. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa 286m3/giây. Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa.

Trên địa bàn thị xã còn có một số hồ, đầm chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch. Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, cách thành phố Vĩnh Yên 21km, cách thủ đô Hà Nội 45km (2). Bên cạnh lợi ích của một công trình đại thuỷ nông đối với sản xuất nông nghiệp, hồ Đại Lải còn là một trọng điểm của cụm du lịch Đại Lải và phụ cận, một khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần hấp dẫn. Các đầm, hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, ... là những nguồn cung cấp nước mặt cho thị xã.

b) Về nước ngầmQua khảo sát đánh giá của Liên đoàn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình

miền Bắc (đã được Hội đồng trữ lượng Quốc gia thẩm định) trên địa bàn thị xã có một số bãi giếng nước ngầm có trữ lượng khá lớn đã và đang được khai thác như: Bãi giếng nước ngầm từ Khả Do đến Đại Phùng trữ lượng 19.000m3/ngày; Bãi Tháp Miếu-Tiền Châu có trữ lượng 10.000m3/ngày. Nguồn nước ngầm này sẽ bổ sung thêm cho nguồn nước mặt, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của thị xã.

2.2. Tài nguyên đấta) Về thổ nhưỡng: Đất của thị xã hầu hết là đất đồi núi, hiện có các loại đất chủ yếu sau (3):- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ. Đất thường

chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, thuận lợi cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp.

- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét. Đây là loại đất rừng cho năng suất cao, ở những vùng đất dốc dưới 200 thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại đặc sản.

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua. Đất chua, tầng đất mặt mỏng, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

2(?) Ngành Thuỷ lợi đã tiến hành khảo sát và thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải với nhiệm vụ “phục vụ đại bộ phận ruộng nằm bên bờ sông Cà Lồ với tổng số diện tích 9000 ha”. Theo đó diện tích mặt hồ rộng 525km2, chứa 26,4 triệu m3 nước, bảo đảm tưới tiêu cho 2900 ha đất canh tác của hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn (Hà Nội).3 Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhỡn đến năm 2030”.

Trang 11

Page 12: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit cuội kết, dăm kết. Đất xấu, đất bị trơ sỏi đá, cần được tích cực cải tạo để phát triển rừng.

- Đất Feralitic xúi mũn mạnh, trơ sỏi đá. Phân bố dọc theo QL2 từ Phúc Yên đi Vĩnh Yên, chủ yếu là các dải đất dốc thoải.

b) Phân bố đất đai: Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã có 12.029,55

ha, trong đó phân ra:- Đất nông nghiệp: có trên 8.356 ha, chiếm tới 69,6% tổng diện tích của

toàn thị xã. Trong đó, đất để sản xuất nông nghiệp chiếm 29,7% diện tích (bằng 6,1% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Phúc), đất lâm nghiệp có rừng chiếm 38,6% diện tích (bằng 14,1% toàn tỉnh), đất nuôi trồng thủy sản không lớn, chiếm 1,2% diện tích (bằng 5,8% toàn tỉnh).

- Đất phi nông nghiệp: có khoảng trên 3.470 ha, chiếm 28,9% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã. Trong đó, đất để ở chiếm 6,8% (đất ở cho đô thị chiếm 3,2% và đất ở nông thôn chiếm 3,6%); đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp, đất an ninh, đất quốc phòng, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất công trình công cộng chiếm 16,2%; đất dành cho tín ngưỡng, tôn giáo và nghĩa trang, nghĩa địa chiếm khoảng 0,5%; đất sông suối và mặt nước chiếm khoảng 5,3%.

- Đất chưa sử dụng: chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích đất tự nhiên.Nhìn chung, khả năng khai thác đất đai của thị xã còn khá dồi dào, tuy

không thực giàu chất dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội, nên đất của thị xã đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.

2.3. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất rừng tự nhiên của toàn thị xã có khoảng trên 4.640 ha,

chiếm 38,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất có khoảng 444,6 ha; rừng phòng hộ có khoảng 3.493,9 ha và rừng đặc dụng có khoảng 700 ha.

Mục tiêu quan trọng đối với quỹ đất rừng của thị xã là từ nhiều nguồn vốn, bằng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái, chống sói mòn đất canh tác cho thị xã và các vùng lân cận; kết hợp bảo vệ, làm giàu rừng với phát triển du lịch, để tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích đất rừng, mang lại lợi ích to lớn từ rừng cho dân cư thị xã.

2.4. Tài nguyên khoáng sảnPhúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung là vùng đất chuyển tiếp

giữa miền núi và đồng bằng, nên nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thị xã không nhiều. Khoáng sản quý hiếm hầu như không có gì ngoài đá granit ở Xuân Hoà. Khoáng sản có giá trị thương mại có trữ lượng ít và điều kiện khai thác còn

Trang 12

Page 13: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

nhiều khó khăn và hạn chế. Hơn nữa, nếu tổ chức khai thác không tránh khỏi ảnh hưởng tới rừng, tới môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch của thị xã.

2.5. Tài nguyên du lịch        Thị xã có địa hình đa dạng: có vùng đồi-rừng, vùng bán sơn địa; có vùng đồng bằng; có núi, có hồ lớn như Đại Lải với diện tích 525 ha đã bước đầu định hình là một khu du lịch lớn; ngoài ra còn có các sông, đầm, hồ như Đầm Rượu, Đầm Láng, sông Cà Lồ, … Đây là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; đồng thời kết hợp với phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nghề rừng và tạo những hình thức du lịch mới, độc đáo.

Trên toàn địa bàn thị xã còn có nhiều di tích lịch sử-văn hóa có giá trị. Hiện có 12 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 5 di tích cấp Bộ, 7 di tích cấp tỉnh (4). Đặc biệt trên đất Phúc Thắng còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông niên hiệu Trị Bình Long ứng thứ 5 (năm 1209). Những di tích đã, đang và sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch lịch sử-văn hóa, du lịch tâm linh cho thị xã.

3. Dân số, dân cư và nguồn nhân lực3.1. Dân số và phân bố dân cưTheo số liệu thống kê của thị xã, dân số trung bình toàn thị xã năm 2009 có

91.714 người, năm 2010 ước có 92.815 người sống trên 10 phường, xã với mật độ dân số là 772 người/km2 (mật độ dân số của tỉnh Vĩnh Phúc cùng thời điểm là 824 người/km2). Trong đó, dân số nam có khoảng 44.857 người (chiếm 48,33% tổng dân số), dân số nữ có 47.959 người (chiếm 51,67% dân số thị xã). Dân số thành thị của thị xã có 55.100 người (chiếm 59,37% dân số) và dân số nông thôn (tại các xã ngoại thị) là 37.715 người (chiếm 40,63% dân số).

Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong giai đoạn 2005-2010 đạt khoảng 1,2-1,3%. Dân số của thị xã trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của khu vực thành thị giai đoạn 2005-2010 đạt 1,89%, khu vực nông thôn chỉ tăng khoảng gần 1%/năm trong giai đoạn này.

Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều tại các phường trung tâm. Mật độ giữa các phường, xã chênh lệch nhau khá lớn, đến trên 60 lần. Trong khi phường Trưng Trắc có mật độ lớn nhất, khoảng 8.528 người/km2 thì xã Ngọc Thanh chỉ có 151 người/ km2.

Biểu 3: Biến động dân số thị xã Phúc Yên giai đoạn 2005-20102005 2006 2007 2008 2009 2010

4(?) Di tích cấp bộ có: Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn (xã Nam Viêm), Đình Khả Do (xã Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh). Di tích cấp tỉnh có: Chùa Cấm (còn gọi là chùa Báo Ân) thuộc Phường Trưng Nhị, Đình chùa Nam ViêM (xã Nam Viêm), Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh), Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh), Khu lăng mộ Đỗ Nhân Tăng - Trần Công Tước (phường Phúc Thắng), Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh).

Trang 13

Page 14: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

(ước)Tổng dân số (người) 86577 87429 87581 88443 91714 92815Dân số nam (người) 41815 42238 41949 42211 44040 44857% tổng dân số 48,30 48,31 47,90 47,73 48,02 48,33Dân số nữ (người) 44762 45191 45632 46232 47674 47958% tổng dân số 51,70 51,69 52,10 52,27 51,98 51,67DS Thành thị (người) 50175 51186 51191 50959 53372 55100% tổng dân số 57,95 58,55 58,45 57,62 58,19 59,37DS Nông thôn (người) 36402 36243 36390 37484 38342 37715% tổng dân số 42,05 41,45 41,55 42,38 41,81 40,63

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 20103.2. Nguồn nhân lực

Về số lượng: Trong những năm qua, lực lượng lao động trong độ tuổi của thị xã tăng khá nhanh, tăng bình quân 1,65%/năm. Trong giai đoạn 2005-2010 nguồn lao động tham gia làm việc của thị xã tăng từ trên 55,9 nghìn người vào năm 2005 lên gần 61,5 nghìn người năm 2010, chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng 63,3% tổng dân số của thị xã. Năm 2010, nguồn lao động của thị xã là 61.490 người, trong đó lao động có khả năng lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng 90,5% và lao động ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động chiếm khoảng 9,5%.

Theo số liệu thống kê của thị xã thì lao động đang làm việc trong nền kinh tế của thị xã tăng từ 48.252 người (năm 2005) lên 52.069 người (năm 2010). Lao động đang làm việc trong nền kinh tế năm 2010 chiếm khoảng 84,74% nguồn lao động của thị xã và bằng 56,1% dân số thị xã. Trong đó:

- Lao động đang làm việc trong khối ngành công nghiệp-xây dựng có khoảng 30,6 nghìn người (chiếm 61,9%). Mức tăng chủ yếu là lao động ngoài quốc doanh.

- Lao động đang làm việc trong khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có 11,1 nghìn người (chiếm 22,5%).

- Lao động đang làm việc trong khối các ngành dịch vụ khá ổn định có 10,3 nghìn người (chiếm 20,8%). Trong đó, lao động cá thể kinh doanh thương nghiệp, nhà hàng, du lịch tăng khá nhanh, trung bình tăng hàng năm trên 600 người.Biểu 4: Tình hình lao động xã hội của thị xã Phúc Yên

2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước)

I. Tổng dân số 86577 87492 87581 88443 91714 92815- DS trong độ tuổi lao động 54063 54663 55164 55873 57799 58677II. Nguồn lao động 55940 56769 57332 58406 60663 614901. LĐ làm việc trong nền KT 48252 48397 48595 49435 51406 52069- Nông, lâm, thủy sản 25922 18840 18523 15552 13466 11138- Công nghiệp, xây dựng 14871 21187 20997 25206 28472 30629- Thương mại, Dịch vụ 7459 8370 9075 8677 9468 103022. Người đi học, làm nội trợ 6050 6837 7487 7661 8117 8353

Trang 14

Page 15: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

3. Số người thất nghiệp 1638 1535 1251 1300 1139 1021Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 2010

Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của thị xã cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuyển dịch mạnh nhất là lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng, tăng từ 26,58% năm 2005 lên 61,96% vào năm 2010; lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có sự chuyển dịch giảm đáng kể, từ 53,72% xuống còn 22,53%; lao động làm việc trong khối ngành dịch vụ tăng chậm và khá ổn định, tăng từ 15,46% lên 20,84%.

Về chất lượng: Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã năm 2010 ước đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 15,7%; Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung trong khu vực kinh tế trung ương, trong khu vực có đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp, tuy chưa thống kê đầy đủ, nhưng cũng chỉ duy trì trong khoảng 2-3%. Hàng năm, thị xã đã giải quyết việc làm mới cho hơn 2.500 lao động.

Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thị xã, nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.

Nhìn chung lực lượng lao động của thị xã khá dồi dào về số lượng. Mặc dù có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao cung ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất, dịch vụ đang phát triển trong thị xã, dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động nhập cư từ bên ngoài vào.

Trong điều kiện hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của thị xã còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương và vùng KTTĐ Bắc bộ. Tuy nhiên, thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Nếu tăng cường công tác đào tạo bằng các biện pháp hữu hiệu sẽ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và cung cấp cho các khu công nghiệp trong tương lai.

3.3. Dự báo dân số và nguồn lao độngDự báo tốc độ tăng trưởng dân số trung bình (cả tăng tự nhiên và cơ học)

của thị xã cho cả thời kỳ 2011-2030 là 4,5-5%/năm (trong đó nhịp tăng tự nhiên trên dưới 1%). Theo đó tổng dân số thị xã năm 2010 có khoảng 92.815 người, năm 2015 đạt 120.000 người (trong đó di cư đến gần 22.000 người), năm 2020 có khoảng 155.000 người (di cư đến thị xã sẽ là 52.000 người) và năm 2030 sẽ có 240.000 người (dân di cư đến thị xã ước khoảng 127.000 người). Tỷ lệ dân số đô

Trang 15

Page 16: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

thị cho các năm: năm 2010 là 59,3%, năm 2015 là 70,4% năm 2020 là 80,1% và năm 2030 là 98,8% (5).

Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế của thị xã tăng nhanh, năm 2010 là 52,07 nghìn người, năm 2015 là 67,8 nghìn người, năm 2020 là 88,1 nghìn người và năm 2030 là 138 nghìn người (6). Cơ cấu phân bố lao động được dự kiến như sau:

- Năm 2010: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,6% tổng lao động. Công nghiệp-xây dựng là 59,7% và các ngành dịch vụ là 18,8%.

- Năm 2015: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16,03% tổng lao động. Công nghiệp-xây dựng là 58,9% và các ngành dịch vụ là 25,07%.

- Năm 2020: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,86% tổng lao động. Công nghiệp-xây dựng là 58,45% và các ngành dịch vụ là 31,69%.

- Năm 2030: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 2,95% tổng lao động. Công nghiệp-xây dựng là 49,68% và các ngành dịch vụ là 47,37%.Biểu 5: Dự báo dân số và nguồn lao động thị xã đến năm 2030

(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã)

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 20301. Tổng dân số Người 92815 120000 155000 240000- Tốc độ tăng dân số (cả tăng tự nhiên và cơ học) % 5,27 5,25 4,47

- Dân số tăng tự nhiên Người 92815 98000 103000 113000- Dân số di cư đến Người 22000 52000 127000- Dân số đô thị Người 55450 84500 124200 237000- Tỷ lệ dân số đô thị % 59,26 70,4 80,1 98,82. LĐ đang làm việc Người 52070 67800 88100 1380003. Cơ cấu LĐ 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông, lâm, thủy sản % 21,5 16,03 9,86 2,95- Công nghiệp, xây dựng % 59,7 58,90 58,45 49,68- Thương mại, Dịch vụ % 18,8 25,07 31,69 47,37

III. tiềm năng lợi thế và những hạn chế trong phát triển kt-xh thị xã 1. Những lợi thế so sánh và cơ hội cho phát triểnThứ nhất: Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của thị xã theo hướng hiện đại- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đặc biệt là liền kề thủ đô Hà

Nội, thị xã có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh, thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như thuận lợi trong phát triển kết cấu hạ tầng.

5(?) Với mục tiêu toàn tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố vào năm 2030; khi đó thị xó sẽ là một hoặc hai Quận của thành phố Vĩnh Phỳc. Hầu hết dõn thị xó đều là dân đô thị.6(?) Theo dự bỏo thỡ từ năm 2015 trở đi thị xó sẽ đón nhận nhiều cư dân từ bên ngoài di cư tới, mà lúc đầu chủ yếu là lao động. Như vậy tỷ lệ lao động sẽ tăng lên tới 58-60% dân số trong giai đoạn quy hoạch.

Trang 16

Page 17: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn….). Đây là cơ hội cho thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa về vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ, các loại hình dịch vụ cho Thủ đô.

- Thị xã Phúc Yên là một trong những trung tâm văn hoá, khoa học-kỹ thuật, kinh tế của tỉnh; được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển và có điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, bưu chính-viễn thông, y tế, đào tạo, ... Trên địa bàn thị xã đã và sẽ có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thị xã, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương, góp phần vào việc đón nhận tích cực và có hiệu quả sự đầu tư phát triển mở rộng của vùng KTTĐ và vùng Thủ đô.

- Là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của vùng, thị xã nằm sát sân bay quốc tế Nội Bài (thủ đô Hà Nội), nằm trên hành lang kinh tế Việt-Trung, thị xã có điều kiện thuận tiện giao thương với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Duyên hải cả bằng đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời từ các nguồn lực bên ngoài đã tạo ra cho Thị xã sự phát triển hệ thống giao thông đối ngoại như: tuyến hành lang xuyên á: Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; đường vành đai IV vành đai V, cảng hàng không quốc tế của Thủ đô Hà Nội…, đã, đang và sẽ được xây dựng. Điều đó mang lại nhiều cơ hội cho thị xã, cũng như tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng mối quan hệ kinh tế với trong nước và quốc tế.

- Thị xã nằm gần kề với nhiều khu di tích lịch sử, văn hoá; có khu du lịch Đại Lải, cùng với các khu du lịch khác của tỉnh (Tam Đảo, Tây Thiên) đã được đầu tư như các công trình trọng điểm quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch khác.

Thứ hai: Quĩ đất đai, nguồn tài nguyên quý, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả còn khá nhiều. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn tới. Đất là nguồn tài nguyên quý, khó tái sinh. Là vùng tiếp giáp giữa trung du

miền núi và đồng bằng, tới nay quỹ đất có khả năng khai thác vào sản xuất kinh doanh còn khá dồi dào. Đất thị xã có nền công trình tốt, chi phí xây dung thấp, thuận lợi cho phát triển hạ tầng và xây dựng các công trình công nghiệp.

Đất rừng còn nhiều, đây là tài nguyên quý cho phát triển nông nghiệp, đặc trưng là sản xuất lâm nghiệp, kết hợp với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững cho không chỉ thị xã mà còn trên quy mô cả vùng. Đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn tới.

Thứ ba: Con người của thị xã và những chủ trương phát triển thông qua các cơ chế chính sách sẽ phát huy hiệu quả cao nhất những thế mạnh của thị xã vào phát triển KT-XH.Nhân dân thị xã có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, năng động

trong lao động sản xuất, có tinh thần khắc phục khó khăn. Các giá trị văn hoá, kinh tế của thị xã có thể được người dân khai thác và trở thành lực lượng vật chất quan trọng cho quá trình phát triển. Thêm vào đó những cơ chế, chính sách mới

Trang 17

Page 18: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

của tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén, đang tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị xã.

Thị xã là địa bàn tập trung nhiều trường cao đẳng, trường dạy nghề từ rất sớm. Tại đây đã hiện hữu nhiều chuyên gia về giáo dục cũng như các nhà khoa học làm việc. Tại đây đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà khoa học, giảng viên về sống và làm việc tại thị xã khi có một cơ chế thỏa đáng. Đây là nguồn lợi lớn cho phát triển KT-XH của thị xã.

2. Một số hạn chế và thách thứcThứ nhất: Điều kiện tự nhiên tuy có thuận lợi nhưng đồng thời cũng là tác nhân có ảnh hưởng không tốt đến phát triển KT-XH thị xã.Đó là vị trí địa lí, địa hình cũng như các điều kiện khác gây không ít khó

khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới việc tạo cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến thị xã. Điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, làm cho trình độ sản xuất hàng hoá của thị xã bị thấp, chất lượng cũng như sức cạnh tranh hàng hoá không cao.

Với điều kiện như vậy trong thời gian tới cần quan tâm nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhất là tài nguyên đất. Cần có biện pháp ngay từ bây giờ dành đất cho những dự án lớn, có suất đầu tư cao, đạt hiệu quả cao. Trước mắt cần cân đối đất giữa phát triển công nghiệp với các ngành khác.

Thứ hai: Cơ sở hạ tầng yếu. Xuất phát điểm nền kinh tế thị xã còn thấp. Kết cấu hạ tầng vẫn còn rất yếu và chưa đồng bộ. Với những tiềm năng, lợi

thế cho phép phát triển các ngành kinh tế có quy mô lớn trên cùng một không gian phát triển tạo ra các “lựa chọn” trong phát triển giữa các ngành như: lựa chọn trong phát triển giữa các ngành mũi nhọn, công nghiệp, du lịch và các ngành dịch vụ. “Lựa chọn” trong việc sử dụng quỹ đất cho phát triển các dự án.

Sức chứa về không gian, kinh tế, xã hội có giới hạn, trong khi yêu cầu phát triển lại rất lớn dễ dẫn đến sự quá tải nếu không có các biện pháp phù hợp. Cộng vào đó nền kinh tế còn thấp, sức mua hạn chế, điều đó khó có thể tạo khả năng thu hút thương mại cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị xã.

Thứ ba: Trình độ nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động nông thôn còn rất thấp, tổ chức sản xuất cũng như quản lí trong tình hình mới còn hạn chế. Đồng thời các vấn đề xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế thị xãDân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, số lao động dôi dư, chưa có việc

làm trở thành vấn đề bức xúc của thị xã. Một bộ phận lớn dân cư mới chuyển từ nông thôn, nông nghiệp, trở thành dân cư đô thị nên tác phong sinh hoạt, phong cách sinh hoạt cũng như làm việc... chưa theo kịp yêu cầu phát triển đô thị. Lao động nông nghiệp chưa đủ trình độ, điều kiện để tổ chức sản xuất công nghiệp.

Là đơn vị mới được tái thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập so với yêu cầu. Thiếu công nhân kỹ thuật, lao động lành nghề để phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Trang 18

Page 19: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, các mặt trái của kinh tế thị trường đã nảy sinh và phát triển mạnh như: chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo... ngày càng gia tăng. Nguy cơ và hiểm họa của ô nhiễm môi trường tác động rất lớn đến phát triển KT-XH bền vững không chỉ cho thị xã mà còn ảnh hưởng tới các vùng khác; không chỉ ảnh hưởng hiện tại mà còn trong thời kỳ lâu dài. IV. Vị trí, vai trò của thị xã

Thị xã Phúc Yên là một trong hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Đây còn là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, đã, đang và sẽ là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo quốc gia; trung tâm kinh tế công nghiệp-dịch vụ quan trọng của tỉnh, của vùng KTTĐ Bắc bộ. Những điều đó tạo cho Phúc Yên có một vai trò lớn trong phát triển vùng cũng như phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Vị trí, vai trò thị xã trong phát triển VùngThứ nhất: Phúc Yên có điều kiện tham gia vào hệ thống đô thị trong các hành lang kinh tế của vùng và quốc tếHiện nay ở phía Bắc đang hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao

thông-kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc như: hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long (Quảng Ninh); hành lang quốc lộ số 2: Việt Trì-Hà Giang-Côn Minh (Trung Quốc); hành lang đường 18 (Nội Bài-Móng Cái). Các hành lang này đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đặc biệt là thị xã Phúc Yên nói riêng gắn kết với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của khu vực Bắc bộ và cả nước. Trong khung cảnh đó Phúc Yên sẽ có điều kiện tham gia vào phân bố đô thị, giao thông, kinh tế trong nước và quốc tế, cụ thể là:

- Tham gia chuỗi đô thị phía Bắc dọc theo hành lang Côn Minh (Trung Quốc)-Hạ Long (Việt Nam) bao gồm các thành phố: Lào Cai-Vĩnh Yên-Phúc Yên-Hà Nội-Hải Phòng và kéo dài tới Côn Minh (Trung Quốc) và Hạ Long (Quảng Ninh-Việt Nam).

- Đồng thời thị xã còn tham gia vào chuỗi đô thị trung tâm, dọc theo đường xuyên á, bao gồm các đô thị: Mê Linh-Phúc Yên-Vĩnh Yên-Việt Trì-Tuyên Quang-Hà Giang.

Thứ hai: Phúc Yên nằm trong vùng KTTĐ Bắc bộ, nằm sát và là đô thị cửa ngõ của Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội là điều kiện thuận lợi để kinh tế thị xã phát triển nhanh và hiện đại.Theo quy hoạch của tỉnh cũng như của thị xã thì đến năm 2030 nền kinh tế

thị xã sẽ trở thành nền kinh tế tri thức mà nền tảng tạo thành được căn cứ vào những lợi thế và tiềm năng của một thành phố trong tương lai. Các lợi thế và tiềm năng cho đô thị đó là:

- Nằm liền kề với Thủ đô Hà Nội và nằm trong khu vực năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;

- Đất đai thị xã hiện còn nhiều, nhất là đất đồi núi, đất rừng, được bao bọc một khu vực sinh thái tự nhiên rộng lớn, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên có sức

Trang 19

Page 20: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

thu hút mạnh mẽ các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và nghỉ ngơi là nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển KT-XH thị xã.

- Là địa bàn lan toả của Thủ đô Hà Nội trong phát triển công nghiệp; cung cấp nông sản; trung tâm nghỉ dưỡng du lịch và bảo vệ sức khoẻ.

Thứ ba: Thị xã còn là một trong những địa điểm được lực chọn cho việc phân bố hệ thống các khu, cụm công nghiệp của cả vùng phía Bắc Sự tập trung quá mức sản xuất công nghiệp tại khu vực Thành phố Hà Nội

và lân cận dọc theo trục Quốc lộ số 5 đã và đang tạo ra sự quá tải về hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực. Việc đầu tư mới, mở rộng và nâng cấp các trục đường cao tốc Hà Nội (Nội Bài) đi Hạ Long, đường Quốc lộ số 18, đường Quốc lộ số 5 (mới) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ hội phát triển mới cho các tỉnh Bắc bộ nói chung, các tỉnh phía Bắc sông Hồng, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong đó có thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp.

Cho tới nay và nhiều năm sau Thủ đô Hà Nội sẽ không còn khả năng phát triển công nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và đặc biệt là thị xã Phúc Yên có điều kiện thuận lợi như vị trí địa lí, giao thông, địa chất công trình,... để phát triển công nghiệp. Như vậy Thị xã Phúc Yên, cũng như các khu khác của tỉnh Vĩnh Phúc như Bình Xuyên, Vĩnh Yên,... đã, đang và sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội.

2. Vị trí, vai trò thị xã trong phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh PhúcThứ nhất: Chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra cho Phúc Yên những nhiệm vụ và cơ hội lớn cho phát triểnThị xã có vai trò quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội. Thị

xã Phúc Yên nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, là cầu nối giữa các tỉnh trong vùng Trung du Miền núi với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài; nối với cảng Hải Phòng thông qua quốc lộ số 5; nối với cảng nước sâu Cái Lân và khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) qua trục đường 18. Kinh tế thị xã phát triển sẽ lôi kéo kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển với tốc độ cao. Kinh tế thị xã góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ và đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ của Thủ đô Hà Nội.

Với đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, yêu cầu đặt ra cho thị xã sẽ trở thành đô thị trong hệ thống đô thị-hạt nhân của tỉnh, với các chức năng chủ yếu sau:

- Là đô thị lớn và là đô thị cửa ngõ của tỉnh về phía Đông Nam với thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác. Theo quy hoạch phát triển sẽ là một hoặc hai quận của thành phố Vĩnh Phúc.

- Là trung tâm dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, trung tâm văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 20

Page 21: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại-du lịch.

Thứ hai: Phúc Yên là một trong những đầu mối quan trọng trong các chuỗi đô thị và các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh, đó là:- Tham gia vào chuỗi đô thị trung tâm tỉnh: Phúc Yên-Bình Xuyên-Vĩnh

Yên: Thị xã Phúc Yên cùng với thành phố Vĩnh Yên có vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Với vai trò này, thị xã Phúc Yên không những là đô thị hạt nhân của tỉnh Vĩnh Phúc mà còn là đô thị cửa ngõ của tỉnh với thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Là cực phát triển của tỉnh: với vai trò là một trong những đô thị hạt nhân chính của tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Phúc Yên là đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Điều đó đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và tạo thành cực phát triển kinh tế của tỉnh về phía Đông Nam.

- Tham gia vào hệ thống các khu công nghiệp vùng: Khu công nghiệp Phúc Yên và một số khu công nghiệp đang được xây dựng với định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy đã có những đóng góp lớn đối với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cũng như sự phát triển các khu công nghiệp của Vùng.

Thứ ba: Thị xã có điều kiện thuận lợi và đã được quy hoạch là vùng du lịch của tỉnh cũng như của vùng.Thị xã có Hồ Đại Lải nằm trong khu đất rừng rộng lớn chưa được khai thác

nhiều là xã Ngọc Thành. Đây là địa điểm lí tưởng để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái có giá trị. Biểu hiện:

- Khu du lịch Đại Lải là khu du lịch lớn mà gần thủ đô Hà Nội nhất. Đây sẽ là điểm tới thường xuyên của du khách, trước hết là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn của thủ đô.

- Cùng với các khu khác của tỉnh như Tam Đảo, Tây Thiên, ... Đại Lải được quy hoạch là vùng bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch của tỉnh. Vị thế này góp phần làm cho thị xã sẽ trở thành một đô thị hiện đại với hai chức năng: khu dịch vụ cao cấp và khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Trang 21

Page 22: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

PHẦN THỨ HAI

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội thị xã giai đoạn 2005-2010

I. Tình hình chung phát triển kinh tế-xã hội thị xã1. Tăng trưởng kinh tếTừ khi tái thành lập đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã luôn duy

trì ở mức cao: tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất (GTSX) thời kỳ 2005-2010 đạt 23,05% 7. Trong đó, tăng trưởng của khối ngành công nghiệp-xây dựng đạt bình quân 21,78%/năm; tăng trưởng của khối ngành dịch vụ đạt cao nhất, 25,57%/năm; khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ đóng góp 0,4% vào tăng chung, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng khu vực sản xuất là 29,3%, đóng góp 96% vào tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của khu vực phi nông nghiệp 27,9%, đóng góp 99,6% vào tăng trưởng kinh tế thị xã.

Năm 2010 ước tính tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt khoảng 31.026 tỷ đồng, trong đó: khối ngành công nghiệp-xây dựng đạt 29.180 tỷ đồng (gấp khoảng trên 2,4 lần so với năm 2005); khối ngành dịch vụ đạt khoảng 1.739 tỷ đồng (gấp 1,7 lần) và khối nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 107 tỷ đồng (gấp hơn 1,3 lần).

Tính theo giá trị tăng thêm thì thời kỳ 2005-2010 tốc độ tăng sẽ là khoảng 20,87%/năm trong đó: khối ngành công nghiệp-xây dựng tăng 22,32%; khối các ngành dịch vụ tăng 25,51% và khối nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng 4,6%.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị gia tăng và theo giá trị sản xuất của thị xã luôn cao hơn so với mức tăng chung của tỉnh. Biểu 6: Tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2005-2010 (tỷ đồng, %)

2005 2008 2009 2010 (ước)

NT (2005-10)

Tổng giá trị sản xuất 11533,8 27678 27933 31026 23,05- Công nghiệp, xây dựng 10894,5 26622 26289 29180 21,78- Dịch vụ 557,0 954 1539 1739 25,57- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 82,3 102 105 107 5,37Tổng giá trị gia tăng 2561,4 5482,2 5895,1 6607,3 20,87- Công nghiệp, xây dựng 2097,1 4711,9 4694,4 5257,7 20,18- Dịch vụ 412,5 704,9 1137,2 1284,9 25,51- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 51,8 63,4 63,5 64,7 4,59

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

7 Số liệu chính thức theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xó khúa 2, nhiệm kỳ 2010-2015, 6-2010Trang 22

Page 23: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Quá trình tăng trưởng kinh tế của thị xã trong những năm qua gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp, đặc biệt là khu vực có đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến do một số công trình công nghiệp có quy mô khá lớn của tỉnh đặt tại Phúc Yên đã đi vào hoạt động.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếGiai đoạn 2005-2010 ngành công nghiệp có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng của thị xã. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã năm 2010 tính theo GTSX (giá hiện hành) như sau: khối ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 94,88% (nếu tính theo giá so sánh chiếm 94,05%); khối các ngành dịch vụ chiếm 4,77% (theo giá so sánh đạt 5,6%) và khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 0,42% (nếu tính theo giá so sánh đạt 2,42%).

Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tỷ trọng của khối ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 92,43% năm 2005 lên 94,82% vào năm 2010, trung bình mỗi năm tăng trên 0,6%/năm. Tỷ trọng của khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm chậm, giảm từ 0,78% năm 2005 xuống còn 0,45% vào năm 2009 và 0,41% vào năm 2010. Điều đáng nói là tỷ trọng của khối ngành dịch vụ không tăng, lên xuống thất thường, ổn định ở mức 4-6% cho cả giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của tình trạng trên là do tỉnh có chủ trương phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã và vùng lân cận nên đã tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã nhiều hơn. Đồng thời, do nhiều lí do, số liệu chưa thống kê một cách đầy đủ. Biểu 7: Cơ cấu kinh tế của thị xã Phúc Yên thời kỳ 2005-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010Giá trị sản xuất (Tỷ đồng, giá HH) 18859,7 29028,2 48798,9 58742,8 64644,4 73493,0

- Công nghiệp, xây dựng 17431,1 27439,3 46539,5 56093,5 61282,9 69686,1- Dịch vụ 1281,1 1402,1 1995,9 2349,7 3006,0 3505,6- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 147,5 186,7 263,5 299,6 355,5 301,3Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00- Công nghiệp, xây dựng 92,43 94,53 95,37 95,49 94,80 94,88- Dịch vụ 6,79 4,83 4,09 4,00 4,65 4,70- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,78 0,64 0,54 0,51 0,55 0,42

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

Tuy cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn nhiều bất cập, khối ngành dịch vụ, thương mại còn quá nhỏ bé so với tiềm năng và thế mạnh của thị xã. Khu vực dịch vụ là khu vực có tiềm năng lớn song mặc dù đã có đầu tư nhưng chưa phát huy tác dụng nhiều nên còn chiếm tỷ trọng tương đối thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, song song với điều kiện công nghiệp và xây dựng đã và sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.

Trang 23

Page 24: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

3. Thu chi ngân sách- Thu ngân sáchTổng thu ngân sách của thị xã tăng lên theo các năm trong giai đoạn 2005-

2010. Nếu so với năm 2005 thì lượng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 tăng lên gấp hơn 10 lần (xem thêm phần phụ lục).

Trong 5 năm vừa qua tổng thu ngân sách đạt 30.688 tỷ đồng, chiếm trên 2/3 tổng thu ngân sách tỉnh. Năm 2005 thu ngân sách trên địa bàn đạt 750 tỷ thì năm 2009 đã đạt 7.650 tỷ đồng, và năm 2010 ước đạt 9.082 tỷ, trong đó thu theo chỉ tiêu pháp lệnh 186,27 tỷ; thu từ các doanh nghiệp trong nước và thuế xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.464 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn bao gồm:+ Thu theo chỉ tiêu pháp lệnh, thu nội địa: Chủ yếu nguồn thu từ thuế, thu

từ chuyển quyền sử dụng đất và một số nguồn khác chiếm một tỷ trọng không lớn, khoảng 4-5%.

+ Thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thu từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách, khoảng 95-97% mỗi năm.

- Chi ngân sáchTổng chi ngân sách của thị xã cũng tăng nhanh. Năm 2005, tổng chi ngân

sách chỉ đạt 46,4 tỷ đồng thì năm 2009 đạt 233,46 tỷ đồng (cao gấp gần 5 lần so với năm 2005). Trong đó:

Chi cho đầu tư XDCB chiếm khoảng 40-45%, còn lại chi thường xuyên.Chi cho đầu tư phát triển sản xuất, chủ yếu là đầu tư xây dựng hạ tầng

chiếm đến 70%, chi cho hành chính sự nghiệp và các dịch vụ công khác khoảng 30%, chủ yếu là chi hành chính (22%).

Năm 2009 chi ngân sách cả năm khoảng 233,46 tỷ đồng, bằng trên 337% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm 45%; chi thường xuyên 55%. Công tác quản lý nhìn chung tốt theo đúng quy định của Nhà nước.

4. Đầu tư phát triểnTừ khi tái lập đến nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thị xã tăng nhanh.

Trong giai đoạn 2005-2010 tổng số vốn đầu tư hàng năm đã tăng lên gấp hơn 2 lần. Cụ thể như sau:

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm qua đạt 725 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân và các tổ chức đóng góp khoảng 6,5 tỷ đồng. Vốn đầu tư ở khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh, năm 2010 địa phương quản lí đến 90%. Vốn đầu tư của khu vực có vốn dầu tư nước ngoài tăng khá cao và đi vào hoạt động có hiệu quả.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của thị xã khá ổn định theo từng năm. Đầu tư theo ngành có xu hướng: giảm dần đầu tư cho công nghiệp và tăng nhanh đầu tư cho khu vực dịch vụ.

Trang 24

Page 25: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Vốn đầu tư đã và đang là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế và xã hội thị xã. Mặc dù như vậy thời gian qua và cho đến những năm sắp tới, nhu cầu xây dựng rất lớn, nguồn vốn được đầu tư còn rất hạn hẹp, khả năng huy động từ các nguồn khác ngoài nhà nước chưa cao. Cần có biện pháp tích cực để tạo một nguồn vốn lớn cho xây dựng.Ii. Thực trạng phát triển các nganhg sản xuất và lĩnh vực xã hội giai 2005-2010

1. Ngành Công nghiệp - TTCN, Xây dựng1.1. Công nghiệp-TTCNCông nghiệp-TTCN tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông

Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên. Công nghiệp thị xã Phúc Yên chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp của tỉnh, chiếm tới trên 75-80% GTSX công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là thành phố Vĩnh Yên 11,2%, huyện Bình Xuyên 7,4%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai, gắn kết với Bình Xuyên, thị xã sẽ nằm trong vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp của thị xã trong GTSX (giá so sánh 1994) của tỉnh ngày càng tăng. Năm 2005, tỷ trọng GTSX công nghiệp Phúc Yên là 79,8% thì đến năm 2009 đã là 81,4% và năm 2010 ước chiếm 80,9%. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Trong năm 2010, khu vực này đã chiếm tới 95% tổng giá trị công nghiệp của thị xã.

Biểu 8: Vị thế công nghiệp của thị xã trong tỉnh Vĩnh Phúc

Giá trị gia tăng công nghiệp (tỷ đồng) 2005 2008 2009 2010

Toàn tỉnh 2712,1 5641 5989 6806Thị xã Phúc Yên 2164,2 4654 4875 5257% so với tỉnh Vĩnh Phúc 79,8 82,5 81,4 80,9Huyện, thị khác 547,9 987 1114 1549% so với tỉnh Vĩnh Phúc 20,2 17,5 18,6 19,1

Trang 25

Page 26: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Nguồn: Báo cáo KT-XH thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.- Tốc độ tăng trưởng theo gía trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng thị

xã đạt 21,78%/năm cho giai đoạn 2005-2010 (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh cùng thời kỳ là 20,8%/năm). Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn (không tính công nghiệp ANQP, điện lực, chi nhánh danh nghiệp Nhà nước quản lý) ước thực hiện đạt 29.180 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành đạt 60.830 tỷ đồng cao gấp gần 2,2 lần so với năm 2005.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp của thị xã ngày càng tăng. Năm 2005, tỷ trọng giá trị công nghiệp là 92,4%, năm 2010 đạt 94,8%. Sự tăng trưởng công nghiệp của thị xã có sự đóng góp lớn của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.990,9 tỷ đồng chiếm 91,8% giá trị công nghiệp toàn thị xã, đến năm 2009 giá trị công nghiệp đã đạt 4.680,9 tỷ đồng với tỷ trọng là 96,5%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt 33,53%/năm. Năm 2010 giá trị ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, chiếm trên 96%.

- Khu vực công nghiệp trong nước nhỏ bé, chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp thị xã ngày càng giảm. Năm 2005 tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong nước là 8,2% thì đến năm 2010 chỉ còn là 3,4%. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước trung ương đóng trên địa bàn thị xã chỉ đóng góp 1,7% vào giá trị công nghiệp toàn thị xã, khu vực công nghiệp nhà nước địa phương đóng góp 0,96%, khu vực công nghiệp ngoài nhà nước cũng chỉ đóng góp 0,89%.

Biểu 9: GTSX riêng công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

2005 2006 2007 2008 2009 2010GTSX (Tỷ đ. Gía94) 10737 13782,5 21472 26423 26077 28945 - Nhà nước TƯ 263,1 248,1 257,7 417,5 417,2 492,1 - Nhà nước ĐP 257,7 169,5 152,5 253,7 281,6 283,7 - Ngoài NN 97,7 155,7 173,9 224,6 213,8 257,6 - FDI 10118,5 13209,1 20888,0 25527,3 25164,3 27911,7Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 100 - Nhà nước TƯ 2,45 1,8 1,2 1,58 1,6 1,7 - Nhà nước ĐP 2,4 1,23 0,71 0,96 1,08 0,98 - Ngoài NN 0,91 1,13 0,81 0,85 0,82 0,89 - FDI 94,24 95,84 97,28 96,61 96,5 96,43

Nguồn: Báo cáo KT-XH thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.- Tuy vừa qua giá cả vật tư đầu vào có tăng lên đáng kể, làm cho giá thành

sản phẩm tăng, song ngành công nghiệp thị xã vẫn tiếp tục duy trì được sự phát triển do một số sản phẩm chủ yếu có thị trường, lượng tiêu thụ hàng hóa vẫn vượt chỉ tiêu đề ra của các nhà máy, nhất là lượng tiêu thụ ô tô, xe máy của 2 công ty là Honda và Toyota. Các sản phẩm của các doanh nghiệp như Công ty HONDA

Trang 26

Page 27: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Việt Nam, công ty TOYOTA Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, do hàng hoá có sức cạnh tranh cao, song bên cạnh đó một số sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước giảm nhẹ như: Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, vật liệu xây dựng …

1.2. Xây dựngNgành xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng, là điều kiện để các ngành

kinh tế khác phát triển và góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những năm qua công tác xây dựng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thị xã, cải thiện chất lượng sống của nhân dân toàn thị xã.

Giai đoạn 2005-2010 toàn thị xã đã đầu tư trên 725 tỷ đồng từ các nguồn vào xây dựng các công trình. Số vốn đó đã được triển khai thực hiện chuyển tiếp và khởi công mới hàng chục công trình như: Dự án tuyến đường Nguyễn Tất Thành, đường An Dương Vương, lát vỉa hè đường Sóc Sơn, tuyến điện chiếu sáng công cộng, nâng cấp cải tạo đường nội thị đoạn: qua trường Thủy Lợi, Đường Hoàng Văn Thụ, đường từ cổng Thị ủy ra ga, các tuyến phố Sóc Sơn nối Trưng Trắc, dự án đèn tín hiệu giao thông; sân vườn ủy ban. Tham gia triển khai các công trình: đường vành đai khu công nghiệp Xuân Hòa, dự án tái định cư BOT, dự án cải tạo nâng cấp đê sông Cà Lồ. Đảm bảo kế hoạch giải ngân theo quy định và tháo gỡ những vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.

2. Các ngành dịch vụ Các ngành dịch vụ bao gồm các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng

và các dịch vụ khác. Trên địa bàn thị xã các loại dịch vụ đều có cơ hội và điều kiện phát triển. Trong quy hoạch chúng ta xét những dịch vụ cơ bản như thương mại, du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng là những ngành có tác động lớn đến sự phát triển nền kinh tế thị xã.

Tốc độ tăng trưởng theo gía trị sản xuất của toàn ngành dịch vụ đạt 25,57%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Đây là tốc độ tăng rất nhanh, đã phần nào khai thác tốt lợi thế về vị trí cũng như điều kiện xã hội của thị xã.

Biểu 10: Doanh thu các ngành dịch vụ thời kỳ 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước)

GTSX (tỷ đồng) 557,0 806,0 825 954 1.420 1.739Doanh thu thương mại 579,3 695,2 820 1.485 1.539 1.618,8% GTSX Dịch vụ 104,4 86,25 99,39 155,6 108,4 93,09Du lịch 4,5 10,0 11,0 277,8 302 334,5% toàn ngành 0,78 1.44 1,34 1,75 1,72 2,6

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê Phúc Yên năm 2010 và báo cáo hàng năm.

2.1. Thương mạiCác hoạt động trên thị trường thị xã tiếp tục diễn ra sôi động với nguồn

hàng ngày một phong phú, đa dạng, mẫu mã ngày càng đổi mới hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bước đầu đã hình thành một số siêu thị bán hàng.

Trang 27

Page 28: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Tổng doanh thu từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2009 của thị xã đạt 1.539 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ và tăng 27,6%/năm cho giai đoạn 2005-2009, trong đó:

- Từ các ngành phục vụ như: điện đạt 170 tỷ đồng, nước 20 tỷ đồng; viễn thông 35 tỷ đồng.

- Thu từ du lịch đạt khoảng 302 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2008, nhưng tăng rất cao, 178%/năm cho cả giai đoạn 2005-2009.

Theo ước tính năm 2010 tổng doanh thu đạt 1.619 tỷ đồng. Số lao động cũng như các cơ sở kinh doanh đều tăng so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch năm.

Trong năm 2009 đã cấp giấy đăng ký kinh doanh cho 420 hộ mới và đổi sổ cho 156 hộ. Đến nay trên địa bàn có trên 5.490 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký lên 650 tỷ đồng. Năm 2005 có 3.250 hộ kinh doanh, như vậy sau 4 năm số hộ kinh doanh đã tăng 2.240 hộ, tăng gần 79%/năm trong giai đoạn 2006-2009.

Chợ thị xã cũng như hệ thống chợ tại các điểm dân cư ở vùng nông thôn đã được quy hoạch, tổ chức có quy củ hơn, tạo điều kiện để vừa tiết kiệm đất vừa dễ dàng trong khâu kiểm soát môi trường. Hầu hết các chợ đã được nâng cấp, hiện đại hơn, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh thuận lợi hơn.

Biểu 11: Doanh nghiệp, lao động ngành dịch vụ, du lịch năm 2009

Cơ sở kinh doanh

Số lao động (người)

LĐ không phải trả công

Tổng số 5.535 7.670 6.177Trưng Trắc 1.849 2.218 2.020Hùng Vương 363 579 460Trưng Nhị 565 916 723Phúc Thắng 452 699 584Xuân Hòa 555 666 534Đồng Xuân 494 593 468Ngọc Thanh 202 265 234Cao Minh 453 617 609Nam Viêm 218 464 231Tiền Châu 384 653 314

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Phúc Yên 2009

2.2. Du lịchTốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trong giai đoạn 2005-2010 đạt bình

quân 36,7%/năm. Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch chưa cao (năm 2006 là 10 tỷ đồng, năm 2007 là 11 tỷ đồng và năm 2008 là 11,5 tỷ đồng). Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến du lịch của cả nước nói chung và thị xã nói riêng.

Trang 28

Page 29: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Trong năm 2010 có thu hút hàng trăm nghìn lượt người đến thị xã tham quan, nghỉ dưỡng, chủ yếu là khách trong nước và ở các vùng lân cận. Doanh thu ước đạt mức của năm 2008, đạt 90% kế hoạch đề ra. Trong đó, Ban Quản lý du lịch Đại Lải thu được 300 triệu đồng. Tổng giá trị ngành du lịch đạt 334,5 tỷ đồng, chiếm đến 2,6% tổng giá trị trong các ngành dịch vụ.

2.3. Các ngành dịch vụ khác a) Tín dụng, Ngân hàng Hoạt động huy động và cho vay vốn của hệ thống ngân hàng ở mức tăng

trưởng cao, công tác tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án. Toàn thị xã trong 5 năm qua đã phát triển thêm 5 chi nhánh ngân hàng, hiện nay trên địa bàn có 8 Chi nhánh ngân hàng thương mại (3 chi nhánh cấp 1) và 1 ngân hàng chính sách xã hội hoạt động cho vay và huy động vốn.

Trong năm 2009 hoạt động của Ngân hàng theo chiều hướng tích cực. Tổng mức huy động vốn của các ngân hàng thực hiện được khoảng 5.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ, cho vay đạt 4.000 tỷ đồng, dư nợ quá hạn khoảng 1-1,2%, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 1%. Kết quả đó là do có sự chỉ đạo quyết liệt bằng các chính sách linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hoạt động lành mạnh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Đồng thời các ngân hàng đã tích cực chủ động điều hành phù hợp với chính sách của Nhà nước. Năm 2010 hoạt động của các Ngân hàng vẫn được duy trì. Hàng năm tổng nguồn vốn huy động từ các chi nhành ngân hàng đạt trên 900 tỷ đồng, tăng trên 38%/năm.

Nhìn chung các ngân hàng trên địa bàn thị xã đã đáp ứng được yêu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nhân dân. Đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

b) Vận tải Vận tải đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển và phục vụ đời sống

nhân dân, về khối lượng hàng hoá vận chuyển cũng như vận chuyển và luân chuyển hành khách. Doanh thu ngành vận tải tăng lên theo các năm trong giai đoạn 2005-2009. Doanh thu toàn ngành đạt 184 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008.

Khối lượng vận chuyển, luân chuyển và doanh thu vận chuyển hàng hoá năm 2005 là 39.709 triệu đồng, đạt 112,2% so với năm 2004. Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 646 ngàn tấn, đạt 107,2%, lượng hành khách vận chuyển là 698 ngàn hành khách, đạt 97,1% so với năm 2004.

Năm 2009 khối lượng hàng hoá vận chuyển cũng như luân chuyển tăng lên so với năm 2008. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2009 đạt 1.356 nghìn tấn, tăng 20,4% trong cả giai đoạn 2006-2009. Khối lượng hành khách vận chuyển đạt 1.629 nghìn người, tăng 25,9%/năm trong giai đoạn 2006-2009.

Trong năm 2009, tuyến xe buýt Vĩnh Yên-Quang Minh đã đi vào hoạt động tạo bước chuyển biến mới về phục vụ vận chuyển hành khách công cộng và văn minh đô thị.

Trang 29

Page 30: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Biểu 12: Luân chuyển hàng hoá, hành khách thời kỳ 2005-2009

Hàng hóa 2005 2006 2007 2008 2009Vận chuyển (1000 tấn) 645 753 977 1090 1356 - Kinh tế tư nhân 70 96 124 251 312 - Kinh tế cá thể 270 305 579 455 566 - Kinh tế hỗn hợp 305 352 274 284 353Luân chuyển (1000 tấn.km) 15544 19156 19515 21980 27255 - Kinh tế tư nhân 456 3070 2855 5271 6536 - Kinh tế cá thể 3498 3062 10993 8645 10720 - Kinh tế hỗn hợp 11590 13024 5667 8064 9999

Hành kháchVận chuyển (1000 người) 698 764 1034 1296 1629 - Kinh tế tư nhân 50 - Kinh tế cá thể 308 256 321 386 485 - Kinh tế hỗn hợp 340 508 713 910 1144Luân chuyển (1000 ng.km) 20517 22923 35147 44120 55459 - Kinh tế tư nhân 2452 - Kinh tế cá thể 3476 2200 6847 7720 9704 - Kinh tế hỗn hợp 14589 20723 28300 36400 45755

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã và Báo cáo hàng năm.

c) Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc Các dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển đa dạng với chất lượng ngày

càng tốt hơn, giá rẻ hơn do thay đổi công nghệ và chất lượng phục vụ. Trên địa bàn thị xã mạng thông tin tiếp tục phát triển đa dạng với công nghệ hiện đại.

Đến năm 2009 đã có hơn 16.870 máy thuê bao cố định và di động hoạt động (trong đó khoảng 2.500 máy di động), tăng 20% so với năm 2008, đạt bình quân trên 18 máy/100 dân. Doanh thu của ngành bưu điện đạt 45 tỷ đồng.

Năm 2010 số máy điện thoại tăng nhanh nhất là điện thoại di động làm cho doanh thu tăng 16% so với năm 2009. Tổng số máy điện thoại đạt trên 28.000 máy. Bình quân đạt tới trên 35 máy các loại/100 dân.

Hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc phát triển nhanh đã phần nào cung cấp khá đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư, song vẫn chưa hiện đại, dịch vụ còn nhiều hạn chế.

Biểu 13: Tình hình hoạt động bưu chính viễn thông thời kỳ 2005-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu (Tr. đồng) 36571 40849 37303 39168 45043 53250 - Bưu chính 1966 1781 2714 2850 3277 3461 - Viễn thông 34251 38731 34267 35980 41377 49256

Trang 30

Page 31: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Phát hành báo chí 354 337 322 338 389 533Số máy điện thoại (máy) 12540 13670 15750 16538 16868 28500 - Cố định 10800 11680 13350 14018 14298 25000 - Di động 1740 1990 2400 2520 2570 3500Mật độ (máy) 14,48 15,64 17,98 18,70 18,39 30,71

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã, 2010, Báo cáo năm 2010 Nhìn chung: Các ngành dịch vụ trên địa bàn thị xã đã có bước phát triển,

đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện, loại hình dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy vậy, trong tương quan so sánh với phát triển công nghiệp nói chung thì lĩnh vực dịch vụ còn nhiều bất cập.

Phát triển các phân ngành chưa đồng bộ; chỉ có lĩnh vực tài chính - ngân hàng phát triển khá mạnh để phục vụ cho hoạt động các doanh nghiệp FDI, các lĩnh vực khác phát triển còn chậm, quy mô nhỏ;

Lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng phát triển chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu và không tương xứng với một thị xã có thế mạnh tiềm năng phát triển du lịch;

Chất lượng dịch vụ chưa cao và chưa có sản phẩm dịch vụ mang đặc trưng cho thị xã. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của thị xã không nhiều, chủ yếu là hàng xuất khẩu của các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn thị xã.

3. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của thị xã có mức tăng trưởng khá

cao, nhưng chưa ổn định. Tốc độ tăng trung bình theo GTSX của toàn ngành đạt 5-5,5%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Trong đó, nông nghiệp tăng 6,7%/năm, thủy sản tăng 10,09% nhưng lâm nghiệp chỉ tăng 1,3%/năm.

Năm 2010, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nông nghiệp có chiều hướng chững lại. Sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt gặp khá nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi và các ngành khác.

Biểu 14: GTSX ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2005-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước)

Tổng giá trị (Tr.đ.giá 94) 83970 114000 93144 102056 105025 107000a. Nông nghiệp 786832 106942 87463 95805 98472 96500 - Trồng trọt 54403 68613 61530 68876 71320 68998 - Chăn nuôi 22394 34664 23318 24562 24739 25476 - Dịch vụ NN 1886 3665 2616 2366 2413 2027b. Lâm nghiệp 2470 3244 2517 2657 2530 4400- Trồng và nuôi rừng 836 689 474 357 184 -- Khai thác lâm sản 1634 2555 2043 2300 2347 -

Trang 31

Page 32: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

c. Thủy sản 2817 3815 3163 3595 4022 6100- Khai thác 128 178 174 192 82 -- Nuôi trồng 2689 3637 2989 3403 3940 -

Nguồn: Niên giám thống kê Phúc Yên năm 2010

3.1. Nông nghiệpGiá trị sản xuất riêng ngành nông nghiệp tính trong giai đoạn 2005-2010 có

tốc độ tăng trưởng 6,7%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7,5%/năm, chăn nuôi tăng gần 3,9%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng 6,9%/năm.

Cơ cấu các phân ngành cũng thay đổi, song chủ yếu vẫn là tăng trồng trọt. Năm 2005 trồng trọt chiếm 69,7% thì đến năm 2009 tăng lên 72,4%, dự kiến năm 2010 chiếm 71,5%; theo đó chăn nuôi giảm từ 27,9% năm 2005 xuống còn 25,1% năm 2009 và năm 2010 sẽ tăng 26,4%. Dịch vụ hầu như không đổi.

Biểu 15: Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ 2005-2010 (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00Trồng trọt 69,68 64,16 70,35 71,89 72,43 71,5Chăn nuôi 27,90 32,41 26,66 25,64 25,12 26,4Dịch vụ nông nghiệp 2,42 3,43 2,99 2,47 2,45 2,1

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên, 2010

a) Trồng trọt Tổng GTSX trồng trọt của thị xã năm 2009 đạt khoảng trên 73 tỷ đồng,

năm 2010 ước đạt 69 tỷ đồng, tăng 7,5%/năm cho giai đoạn 2005-2010. Tỷ trọng trồng trọt trong tổng GTSX toàn ngành nông nghiệp tăng từ khoảng 69,7% năm 2005 lên 72,4% năm 2009 và 71,5% vào năm 2010.

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm của thị xã có khoảng trên 6.000 ha, tăng từ 6.287 năm 2005 lên 6.463 năm 2008 và giữ khoảng 5.500 ha năm 2010. Thực hiện tốt việc chỉ đạo khắc phục hậu quả khó khăn, năm 2009-2010 đã thu được những kết quả tốt. Tuy có giảm đi nhưng đất gieo trồng vẫn còn khoảng gần 5.400-5.800ha. Cụ thể là: năm 2009 diện tích cây lương thực chiếm 81,9% trong tổng diện tích cây hàng năm, rau đậu 10,7%, cây công nghiệp không nhiều, chiếm 6,3%. Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng, đặc biệt là năng suất lúa đạt 46,7 tạ/1ha. Sản lượng cây lương thực quy thóc năm 2009 đạt 17.800 tấn, giảm so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2005. Năm 2010 tổng sản lượng khoảng 17.650 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 190 kg/người/năm. Ngoài việc trồng lúa là chính (chiếm 70% diện tích) còn trồng các loại cây khác như: Ngô, khoai lang, đỗ tương, lạc, rau các loại. Nhiều diện tích cây trồng được áp dụng tiến bộ KHKT mới nên năng suất đều cao. Thị xã đã triển khai thành công mô hình trồng ngô mật độ cao bằng giống ngô lai thế hệ mới BOT tại HTX

Trang 32

Page 33: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

An Lập - Ngọc Thanh cho năng suất đạt 78 tạ/ha, tăng gấp đôi so với giống ngô cũ, quy hoạch được vùng sản xuất rau an toàn Đại Lợi - Tiền Châu với diện tích 25 ha theo chương trình dự án tài trợ của ngân hàng thế giới ADB.

Vừa qua, tuy một phần đất nông nghiệp được chuyển sang làm đất ở, đất đô thị, nhưng bước đầu triển khai có hiệu quả việc quy hoạch các vùng chuyên canh trên địa bàn như: vùng sản xuất lúa tập trung ở xã Tiền Châu, Cao Minh, Ngọc Thanh; vùng rau an toàn của xã Nam Viêm và Tiền châu. Cơ cấu chuyển đổi cây trồng đã có sự chuyển biến, diện tích các loại cây có giá trị cao tăng. Ngoài ra còn trồng một số cây phù hợp với đất rừng và có hiệu quả cao như tre bát độ. Hiện nay diện tích mô hình trồng tre măng bát độ lên trên 10 ha trên toàn thị xã.

Biểu 16: Diện tích gieo trồng nông nghiệp thời kỳ 2005-2009

Tổng Cây hàng năm Cây

số Tổng sốLương thực

Rau đậu

Cây CN

Cây khác Lâu năm

Năm 2005 6287 5342 4323 700 164 155 945Năm 2006 6247 5280 4113 508 89 570 967Năm 2007 6458 5530 4534 628 257 111 928Năm 2008 6463 5506 4510 589 345 62 957Năm 2009 5818 5617 4823 486 243 65 281

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2010

b) Chăn nuôi GTSX ngành chăn nuôi tăng 3,9%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Tỷ

trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp không tăng giữ ở mức 25-26% cho cả giai đoạn.

Mặc dù giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, thời tiết có nhiều khó khăn đối với gia súc, song do công tác phòng dịch thường xuyên được quan tâm và thực hiện tốt nên không có dịch bệnh lớn xảy ra, ngành chăn nuôi vẫn có sự tăng trưởng và giữ được tổng đàn.

Biểu 17: Tình hình chăn nuôi thời kỳ 2005-2010

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đàn trâu (con) 2487 2135 2134 2339 2153 2222Đàn bò 2487 5854 5662 5209 4517 4833Đàn lợn 24144 23211 22515 20864 21928 22683Đàn gia cầm (1000 con) 118,3 195,5 187,6 201,6 207 175Sản lượng thịt hơi (tấn) 2767 2870 2777 2870 3016 4400

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2008, Báo cáo năm 2010Đàn trâu: Đến cuối năm 2008 toàn thị xã có 2.339 con, tăng 9,6% so với

năm 2007. Năm 2009 giảm đi còn 2.153 con, do đó giai đoạn 2005-2009 đàn trâu giảm đi 1,5%/năm. Năm 2010 tăng lên 2.222 con.

Trang 33

Page 34: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Đàn bò: tăng khá nhanh, 20,3%/năm cho giai đoạn 2005-2008. Năm 2008 có 5.209 con bò, tăng lên gần 3.000 con so với năm 2005. Năm 2009 cũng có chiều hướng giảm, chỉ còn khoảng trên 4.500 con bò, giảm nhiều so với kế họach cũng như so với cùng kỳ. Năm 2010 tăng lên 4.833 con, tăng 7%/năm.

Đàn lợn: cũng được chú ý chăm sóc, cả lợn sữa lẫn lợn thịt, đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài thị xã một lượng đáng kể. Tuy đầu lợn không tăng nhưng đã chuyển sang mô hình nuôi tập trung và nghiên cứu các mô hình nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao hơn. Trạm khuyến nông thị xã đã và đang tích cực xây dựng các mô hình nuôi lợn rừng và lợn sạch tại xã Ngọc Thanh và phường Xuân Hoà. Năm 2009 đàn lợn duy trì khá tốt, đạt gần 22 nghìn con, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Năm 2010 tăng lên trên 22 nghìn con.

Đàn gia cầm: đặc biệt tăng nhanh, mặc dù vừa qua gặp khá nhiều khó khăn về dịch bệnh cũng như giá cả thức ăn. Giai đoạn 2005-2009 đàn gia cầm đã tăng từ 118 nghìn con vào năm 2005 lên trên 207 nghìn con và năm 2009. Tốc độ tăng khoảng 14,3%/năm. Năm 2010 giảm còn 175 nghìn con.

Sản lượng thịt xuất chuồng năm 2009 đạt trên 3.000 tấn, năm 2010 ước đạt trên 4.000 tấn, tăng 2,5%/năm trong giai đoạn 2005-2010. Trong đó chủ yếu là thịt lợn hơi, chiếm 85%.

Diện tích nuôi thủy sản năm 2008 có 440 ha, chủ yếu là nuôi cá trôi, chép, mè, rô phi... sản lượng 477 tấn, đều tăng cả về diện tích và sản lượng. Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho sản xuất. Tiếp tục duy trì một số mô hình nuôi thuỷ sản ở xã Nam Viêm và phường Trưng Nhị. Năm 2009-2010 diện tích bị thu hẹp, còn 320 ha, nhưng sản lượng lại tăng đáng kể, đạt 556 tấn, chỉ tăng 1,6%.

3.2. Lâm nghiệp Nhìn chung lâm nghiệp của thị xã chưa phát triển. Theo số liệu thống kê thì

GTSX ngành lâm nghiệp tăng chỉ 1,3%/năm, trong đó khai thác lâm sản có nhịp tăng cao, khoảng 10%/năm cho giai đoạn 2005-2009 còn về trồng và chăm nuôi chưa được nhiều. Năm 2008 thị xã đã quy hoạch xong phát triển rừng sản xuất cho giai đoạn 2008-2015, theo đó toàn thị xã có hơn 50 trang trại đồi rừng, chủ yếu là trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại bước đầu cho thu nhập khá. Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng hiện có được quan tâm và duy trì.

Năm 2009-2010 trên địa bàn đã trồng được trên 40.000 cây. Triển khai khoanh nuôi, trồng rừng bổ sung gần 95ha. Thị xã đã tiếp tục triển khai kế hoạch trồng rừng, phủ xanh đồi trọc ở khu vực xã Ngọc Thanh với chương trình dự án 661. Ngành lâm nghiệp đã đầu tư trang thiết bị, phối hợp với các ngành, các cấp để quản lý, bảo vệ rừng; thành lập các tổ bảo vệ, tổ phòng cháy, chữa cháy rừng. Công tác thông tin tuyên truyền được củng cố; công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn chặt phá rừng, tàng trữ lâm sản trái phép, kinh doanh động vật hoang dã tiếp tục được tăng cường.

Trang 34

Page 35: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

4. Hệ thống kết cấu hạ tầng 4.1. Mạng lưới giao thông- Đường sắt: Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi qua phía Đông thị xã. Đoạn

qua thị xã có chiều dài 6,6 km, là tuyến đường sắt quốc gia phục vụ thiết thực cho thị xã trong vận chuyển và phát triển công nghiệp. Có ga Phúc Yên là ga hành khách và hàng hoá dài 400m, rộng 50m, diện tích 2,0 ha.

- Đường bộ: Quốc lộ 2A đi qua thị xã theo hướng Đông Tây có chiều dài 5,92 km, là đường cấp III đồng bằng, mặt đường nhựa rộng 27,0 m, diện tích 7,0 ha. Quốc lộ 23 đi qua phía Tây Nam thị xã có chiều dài 2,3 km, là đường cấp IV đồng bằng, mặt đường nhựa thấm nhập rộng 5,5 m, diện tích 2,5 ha, nay đã trở thành đường nội thị.

- Các tuyến đường giao thông quan trọng khác của thị xã cũng đã được quan tâm xây dựng như: Đường Lê Quang Đạo, đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Văn Linh ở phường Xuân Hòa, đường Đại Lải-Lập Đinh đi Sóc Sơn, đi Thái Nguyên, đường từ đập tràn UBND xã Ngọc Thanh đi Thanh Cao, đường đèo Nhe đi đèo Khế và đường Lập Đinh đi An Thịnh ở xã Ngọc Thanh và gần 100km đường giao thông nội thị và vùng nông thôn. Hiện nay, thị xã đang thi công đường Nguyễn Tất Thành, đường Quốc lộ 2 đi làng Mới và trải nhựa các tuyến đường nội thị. Công tác đền bù GPMB đường xuyên á đi qua thị xã và một số tuyến đường khác trên địa bàn cũng đang được tiến hành.

- Hiện nay thị xã có một bến ô tô nằm ở trung tâm, cạnh quốc lộ 2A, có diện tích khoảng 0,2 ha. Quy mô của bến xe không lớn, nghiên cứu mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hàng hóa và đi lại sinh hoạt của cư dân.

4.2. Mạng lưới cấp điệna) Nguồn điện:

Nguồn điện cung cấp chung cho cả tỉnh Vĩnh Phúc còn bị hạn chế, hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc đã phải mua điện từ Trung Quốc với giá cao nên vào giờ cao điểm vẫn còn phải cắt điện xa thải các phụ tải không quan trọng. Tuy thế, do tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Phúc Yên duy trì ở mức cao, nên việc sử dụng điện vẫn cố gắng được đáp ứng khá tốt. Trong năm 2009 lượng điện tiêu thụ trên địa bàn là 1,7 tỷ KWh với doanh số là 168 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm.

Toàn bộ khu vực hiện đang được cấp điện từ lưới điện Quốc gia 110 KV khu vực miền Bắc, và được cấp điện trực tiếp từ các trạm 110 KV Vĩnh Yên-Đông Anh thông qua trạm 35/10 KV Phúc Yên. Trong khu vực có các cơ sở công nghiệp lớn như Toyota và Honda, được cấp điện trực tiếp từ trạm 110 KV Vĩnh Yên bằng tuyến đường dây 35KV. Hiện trạng nguồn điện không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của các hộ phụ tải trong thời gian ngắn hạn và tương lai.

b) Lưới điện: Hiện trạng mạng lưới điện phần lớn xây dựng đã lâu, bán kính cấp điện lớn,

gây tổn thất điện năng và làm giảm độ tin cậy cung cấp điện. Trang 35

Page 36: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Khu vực thị xã hiện đang sử dụng 3 loại điện phân phối là 35 KV và 10 KV, 0,6 KV đi nổi. Toàn bộ khu vực thị xã Phúc Yên đã có lưới điện phục vụ dân sinh và chiếu sáng công cộng, mức tiêu thụ bình quân 350 KV/h/người/năm. Tỷ lệ các đường phố được chiếu sáng đạt 27,5%. Cột điện được dùng loại cột chữ H, cột li tâm. Các trục đường chính của thị xã đã được chiếu sáng, tuy nhiên chưa đảm bảo các chỉ tiêu về kỹ thuật và mỹ thuật đô thị. Toàn bộ hệ thống trạm cấp điện (TBA) đã xây dựng từ lâu do đó không đảm bảo về kỹ thuật nên cần được cải tạo và xây dựng mới.

Trong năm 2009 đã hoàn tất dự án quy hoạch hệ thống đường lưới điện nông thôn (REII) ở 3 xã: Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu.

4.3. Hệ thống cấp, thoát nướca) Hiện trạng cấp nướcHệ thống cung cấp nước thị xã Phúc Yên đã được xây dựng từ năm 2000

với dự án mở rộng và cải tạo hệ thống cấp nước khu vực thị xã Phúc Yên đã được phê duyệt có công suất 40.000m3/ngày đêm giai đoạn I là 20.000 m3/ngày đêm, đang từng bước tiến hành đầu tư và xây dựng.

Hiện tại hệ thống cấp nước của thị xã Phúc Yên do Công ty Cấp thoát nước và Môi trường số II Vĩnh Phúc đảm nhiệm. Công ty đã khai thác 22.000m3/ngày, trong đó khai thác bãi giếng Khả Do với công suất 19.000 m3/ngày và bãi giếng Tiền Châu 3.000m3/ngày, phân phối cho các khu vực lớn như:

- Khu vực thị trấn Phúc Yên (cũ): Hiện có hệ thống cấp nước được đầu tư từ lâu (từ năm 1972) với công suất thiết kế 3.600 m3/ngày đêm, nguồn nước được khai thác từ 3 giếng (G1-G2-G3) ở khu vực phía Bắc, Tây Bắc thị trấn trên thuộc xã Tiền Châu.

- Phường Xuân Hoà: Đã xây dựng hệ thống cấp nước lấy nguồn từ hồ Đại Lải với công suất thiết kế 15.000 m3/ngày đêm. Do hồ Đại Lải không đảm bảo trữ lượng để cấp nước cho thị trấn nên hệ thống này đã bị rò rỉ. Năm 1989 một hệ thống cấp nước khác được xây dựng lấy nguồn nước là nước ngầm G1 (LK25a) G2 (LK 40) tại khu vực Cầu Khả Do với công suất thiết kế 3500m3/ngày đêm.

- Khu du lịch Đại Lải: Năm 1998-1999 Công ty CNT&MT số II Vĩnh Phúc đã lắp đặt một tuyến ống dẫn bằng gang 200 mm từ trạm bơm tăng áp Xuân Hoà về đến khu 3C, khu các cụ lão thành Cách mạng để cung cấp nước cho khu vực này.

Trong năm 2009 đã cố gắng giữ ổn định việc cung cấp nước cho nhân dân, tuy nhiên do nguồn điện không ổn định, một số tuyến đường thi công gây vỡ ống, nước bẩn thậm chí mất nước nhiều ngày, gây bức xúc trong nhân dân. Năm 2009 đã sản xuất được 4.195 ngàn m3 nước sạch, đạt 106% kế hoạch năm và tăng 13% so với cùng kỳ; tổng doanh thu đạt 11,9 tỷ đồng. Cung cấp cho 60% dân cư được dùng nước sạch.

Trang 36

Page 37: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

b) Hiện trạng thoát nước Hệ thống thoát nước của thị xã đang trong tình trạng chắp vá, nhỏ bé,

không tập trung, các tuyến thoát nước phân tán, các loại nước thải hiện đang thoát trực tiếp vào hệ thống ao, hồ, sông. Nước mưa và nước thải sinh hoạt đang sử dụng chung một hệ thống, chưa được xử lý. Nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp được xử lý sơ bộ theo quy định sau đó xả ra hệ thống mương thoát nước ngoài nhà máy.

Mấy năm gần đây thị xã đã đầu tư một số đoạn mương, cống như mương đi Xuân Hòa, mương cống ở một số tuyến phố Trưng Trắc, Trưng Nhị, Tháp Miếu, Thanh Tước,... song chỉ mới giải quyết được úng ngập cục bộ, chưa có tính toán thủy lực tổng thể. Công tác vận hành, tổ chức kiểm tra cũng chưa được quan tâm. Trước những yêu cầu phát triển kinh tế và đô thị hóa của thị xã, vừa qua Công ty CTN&Môi trường số II Vĩnh Phúc đã được giao triển khai dự án về xử lý nước thải 15.000m3/ngày, đầu tư 300 tỷ đồng do Nhật Bản tài trợ. Dự án sẽ góp phần giải quyết vấn đề xử lý nước thải thị xã. Trong tương lai cần có quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước hiện đại để đảm bảo phát triển kinh tế vào giữ vững môi trường sinh thái.

5. Hiện trạng các lĩnh vực xã hội, môi trường và quóc phòng, an ninh5.1. Giáo dục-đào tạoHệ thống giáo dục toàn thị xã được giữ ổn định ở tất cả các ngành học, cấp

học từ mầm non đến THPT, với tổng số 45 trường. Trong đó: Mầm non 12 trường; tiểu học 15 trường; THCS 12 trường; 01 trường THCS+THPT; THPT 05 trường.

Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo chủ trương chung ở tất cả các cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung. Trong năm học 2009-2010, số học sinh xếp loại học lực khá, giỏi và hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ cao ở các cấp học, cụ thể:

- Mầm non: 100% các trường thực hiện chương trình giáo dục mới, thường xuyên tổ chức các chuyên đề như giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, làm quen với văn học và chữ viết, số trẻ kênh A đạt tỷ lệ 92,2%, tỷ lệ bé ngoan, bé chuyên cần đạt 96%.

- Cấp tiểu học: 100% học sinh được đánh giá đạo đức tốt, số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến chiếm 62,5%, học lực yếu chiếm tỷ lệ thấp, cao nhất cũng chỉ còn 1,8%.

- Cấp THCS: Số học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt là 93,4%, học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 57,2%, tỷ lệ học sinh học lực yếu, kém giảm 4,2% so với năm học trước.

- Cấp THPT: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp khối PTTH là 96,69% (toàn tỉnh là 85%) trong đó: Trường Hai Bà Trưng đạt 100%, Trường Xuân Hòa 98,5%, Trường Bến

Trang 37

Page 38: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Tre: 99,7%, trường Phúc Yên 93,66%, trường dân lập Châu Phong 88,82%. Năm 2010 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đỗ các trưởng Đại học, cao đẳng 44,6%.

Ngoài kết quả chung về chất lượng đại trà, ngành giáo dục thị xã luôn chú trọng công tác giáo dục mũi nhọn. Trong các buổi giao lưu học sinh giỏi tỉnh, thị xã đều đạt kết quả tốt, đạt thành tích cao, đoạt nhiều giải của tỉnh như: giải trạng nguyên nhỏ tuổi cấp tỉnh, giải thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh và nhiều giải tập thể và cá nhân ở các môn khác như đàn hát dân ca, thể dục thể thao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục, đào tạo của thị xã vẫn còn một số hạn chế, đó là:

- Cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy và học ở các cấp giáo dục còn thiếu. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn ở mức thấp, chưa đạt chỉ tiêu đề ra (hiện có 60% trường đạt chuẩn).

- Chất lượng của giáo viên còn ở mức trung bình, còn thiếu giáo viên có chuyên môn su, đặc biệt là một số môn như ngoại ngữ, tin học.

- Hệ thống dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về trình độ đào tạo và quy mô đào tạo. Đào tạo nghề chưa thực sự gắn với thị trường lao động.

Biểu 18: Tình hình nhà trẻ mẫu giáo

ĐVT 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10Nhà trẻNhóm trẻ nhóm 301 412 422 379 384Cán bộ nuôi dạy trẻ Người 70 62 74 83 91

Số cháu đi nhà trẻ Người 1837 1970 2051 2153 2164Mẫu giáoSố trường Trường 10 12 12 12 12Số lớp lớp 101 102 111 124 127Cán bộ mẫu giáo người 102 100 112 112 115Số học sinh người 2789 3158 3270 3176 3191

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2010Biểu 19: Tình hình giáo dục phổ thông

ĐVT 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10Trường học Trường 23 25 27 32 32Lớp lớp 438 427 382 483 471Phòng học phòng 349 427 373 480 440Cán bộ giáo dục Người 733 751 836 782 788- Giáo viên người 556 662 692 716 708Số học sinh Người 17109 16910 16407 15572 15329

Trang 38

Page 39: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2010

5.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dânNhìn chung, mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng

bệnh và khám, chữa bệnh của nhân dân thị xã. Nhiều năm qua không để xẩy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn. Chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời thuốc phòng bệnh và chữa bệnh có chất lượng. Công tác xã hội hoá y tế bước đầu đã được triển khai, đặc biệt trong lĩnh vực khám, chữa bệnh - đa dạng các loại hình dịch vụ y tế.

Sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm, đến nay toàn thị xã đã kiện toàn hệ thống y tế đến phường, xã. Tính đến năm 2010, trên địa bàn thị xã có 21 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 9 bệnh viện, phòng khám đa khoa trung tâm và khu vực. 12 trạm y tế phường, xã, cơ quan, xí nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có 3 bệnh viện lớn (Bệnh viện K74 của Trung ương, Bệnh viện 8 của Bộ GTVT), một Trung tâm y tế và 35 phòng khám tư nhân. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt được một số kết quả đáng khích lệ:

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,2% cho cả giai đoạn 2005-2010.- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 16% năm 2009 và ước đạt

14,5% vào năm 2010.- Đến nay 10/10 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Đạt tỷ lệ 36

bác sỹ/1 vạn dân.- Trong 5 năm qua (2005-2010) các cơ sở y tế phường, xã, cơ quan, xí

nghiệp đã thực hiện khám chữa bệnh cho trên 580.250 lượt người; đạt tỷ lệ khám 0,6 lần/năm; 98% trẻ em được tiêm chủng mở rộng (Năm 2009 đã thực hiện tiêm đủ 6 loại vác xin cho 1.958 cháu, tăng 13%; có 2.34 trẻ được uống thuốc phòng chống bại liệt, đạt 90,2% kế hoạch năm, 1.958 trẻ được tiêm phòng sởi, tăng 13%kế hoạch năm và 3.126 trẻ được vacxin viêm gan B, tăng 20% kế hoạch năm). Toàn thị xã không có trường hợp nào bị tai biến do sử dụng vacxin phòng bệnh.

- Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả, khống chế kịp thời dịch bệnh trên địa bàn cả khi xẩy ra lũ lụt và nhiễm bệnh (8).

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú ý triển khai kiểm soát, đồng thời phối hợp cùng Trung tâm y tế tổ chức đào tạo kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng trên địa bàn; Tổ chức kiểm tra nhà thuốc và phòng khám phát hiện nhiều sai phạm như không niêm yết giá thuốc, vừa khám bệnh vừa bán thuốc, khám chữa bệnh vượt quá phạm vi cho phép.

8(?) Tháng 3/2008 xảy ra dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có 11 ca bệnh trong đó dương tính với phẩy khẩn tả 5 ca, sau 1 tháng tập trung xử lý dịch, khoanh vùng dịch triệt để đã khống chế được và tuyên bố hết dịch theo quy định. Tháng 11/2008, để khắc phục hậu quả sau trận lụt lịch sử đã thực hiện cấp phát miễn phí 1.200 cơ sở thuốc trực tiếp cho nhân dân vùng ngập úng, tiến hành khử khuẩn môi trường trong phạm vi khoảng 80 ha…cho đến nay các vùng ngập úng không có dịch xảy ra.

Trang 39

Page 40: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Đã triển khai chiến dịch truyền thông dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thị xã, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, mạng lưới y tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư và nâng cấp, song so với quy định của Bộ Y tế vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm cả những trang thiết bị kỹ thuật cao và trang thiết bị cơ bản.

- Việc áp dụng các kỹ thuật cao trong phòng bệnh và chữa bệnh còn hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là đầu tư từ ngân sách cho y tế hạn hẹp, các nguồn đầu tư khác (từ các nguồn vốn tư nhân hoặc nước ngoài) không đáng kể.

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu. - Công tác xã hội hoá y tế chưa thực sự đạt hiệu quả cao cả trong lĩnh vực

phòng bệnh và lĩnh vực khám, chữa bệnh. - Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn

xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển ở mức báo động một số bệnh.

5.3. Văn hóa-thông tin-thể thaoa) Công tác văn hóa – thông tin - Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành triển khai nhiều hoạt động

thông tin, tuyên truyền cổ động, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của thị xã. Đài Truyền thanh thị xã đã xây dựng được hàng trăm chương trình phát thanh. Đã có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng tin bài, nội dung chương trình đã phong phú hơn.

- Công tác xây dựng thiết chế văn hóa đã có nhiều tiến bộ, Thị xã đã xây mới và tận dụng được các nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, đạt 80% đơn vị có nhà văn hoá. Đã sử dụng tốt các nguồn hỗ trợ mua sắm trang, thiết bị nhà văn hóa theo cơ chế hiện hành.

- Công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động dịch vụ văn hóa được tăng cường. Hoàn thành việc thẩm định các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thị xã để được công nhận và xếp hạng.

- Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trên 82% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. 35% làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa. Trên 55% đơn vị đạt đơn vị văn hóa. Đã xây dựng 9/10 nhà văn hóa cấp xã; 97/123 nhà văn hóa cấp thôn.

Tuy nhiên, còn một số khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành văn hóa rất cần sự chỉ đạo và giúp đỡ của chính quyền các cấp như:

Trang 40

Page 41: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Dành quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa mới và mở rộng các khu cụm vui chơi cũ cho đạt tiểu chuẩn, bổ sung ngân sách để xây dựng các thiết chế văn hóa nhất là thể dục thể thao chưa có.

- Hiện nay việc khai thác, sử dụng hệ thống loa truyền thanh không dây trên địa bàn một số xã, phường còn gặp khó khăn do vẫn còn tình trạng cắt dây, cắt điện, phá hỏng loa làm ảnh hưởng đến hoạt động, công tác tuyên truyền.

b) Thể dục thể thao.Duy trì phong trào thể thao quần chúng, đồng thời phát triển rộng trong các

tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là 25%. Số Câu lạc bộ TDTT ngày càng phát triển và duy trì hoạt động theo hướng tự giác và xã hội hóa. Đã thành lập thêm được Câu lạc bộ bóng bàn và bóng chuyền nâng tổng số CLB TDTT trên địa bàn thị xã là 11 câu lạc bộ

Thị xã đã tổ chức được nhiều chương trình văn nghệ, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thành công các giải đấu: Cờ tướng, bóng bàn, trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao khác.

Thị xã cũng đã chú ý đến đội ngũ đội thi đấu chất lượng cao, tham gia các giải của tỉnh và Trung ương.

5.4. Công tác thực hiện các chính sách xã hội.a) Công tác đào tạo nghề và giải quyết giới thiệu việc làm: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nan giải cho thị

xã, khi mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, dành cho các mục đích khác, lao động dư ra ngày càng nhiều. Thêm vào đó, trong bối cảnh chung nền kinh tế đang chuyển đổi sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhu cầu lao động có kỹ thuật ngày càng tăng, trong khung cảnh lao động của thị xã phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông khá lớn. Thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động thời gian qua thị xã, đã bằng nhiều cách, tạo điều kiện để người lao động được đào tạo và tìm được việc làm. Hàng năm thị xã đã giải quyết được việc làm cho trên 2.500 lao động, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra hàng năm (9). Trung tâm giới thiệu việc làm của thị xã đã phối hợp với các xã, phường và các Trường trung cấp cao đẳng thông báo tuyển sinh cho một số trường như Trung cấp kinh tế Hà Nội, Trung tâm dạy nghề Phúc Yên, Cao đẳng văn thư lưu trữ, Cao đẳng dệt may thời trang…, thực sự làm đầu mối giới thiệu được hàng nghìn lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thị xã cũng đã xây dựng các dự án cho nhân dân vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp người dân có vốn phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo cho dân cư trong thị xã. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 9,42% năm 2005 xuống còn 5,5-6% vào năm 2009 và dự kiến đạt 3,5% vào năm 2010.

9(?) Theo số liệu thống kờ năm 2008 đó giải quyết được 2367 chỗ làm việc trong đó: Trong NNT 315 lao động, trong TM-DL 493 lao động, lao động được giải quyết thông qua việc vay vốn quỹ quốc gia GQVL là 113 người với 9 dự án được duyệt và số vốn được vay là 1.160 triệu đồng.

Trang 41

Page 42: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Đào tạo nghề cũng được chú ý đúng mức. Thị xã đã cùng với các Trung tâm đào tạo của tỉnh cũng như của Hà Nội hàng năm tổ chức đào tạo trên dưới 10.000 người, cung cấp cho các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, ngoài ra còn phát triển các ngành nghề phụ cần kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%. Tỷ lệ học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học nghề đạt trên 90%.

b) Các công tác xã hội khác- Về công tác đối với người có công và trẻ em: Thị xã đã làm tốt công tác

về người có công với cách mạng, hàng năm tổ chức trao quà của Chủ tịch nước, của tỉnh, của thị xã, của các doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm và tổ chức thăm hỏi, gặp mặt các đối tượng chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam,… Duy trì, bổ sung cấp phát sổ ưu đãi giáo dục cho con em người có công. Xây dựng và sửa chữa các nhà tình nghĩa cho hộ chính sách với tổng kinh phí hỗ trợ hàng 100 triệu đồng, trong đó chủ yếu từ nguồn ngân sách và quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Tổ chức tốt tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “An toàn để trẻ em sống và phát triển”, vận động xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em. Kết quả đã vận động trên 100 triệu đồng, tổ chức thăm hỏi tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Về công tác dân tộc, tôn giáo: Được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã tuân thủ đúng các quy định của chính sách Nhà nước. Mặc dù tồn tại cả đạo phật và đạo thiên chúa, song giai đoạn vừa qua toàn dân thị xã đoàn kết một lòng không xẩy ra vấn đề gì trong quan hệ tôn giáo.

5.5. Khoa học và công nghệCó thể nói hoạt động khoa học và công nghệ là vấn đề sống còn trong giai

đoạn hiện nay. Thời gian qua thấy được tầm quan trọng của khoa học công nghệ thị xã đã thực hiện chương trình công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Thị xã đã bước đầu thực hiện việc ứng dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo các mô hình phát triển mà các dự án, chương trình của Nhà nước hỗ trợ. Chú ý đầu tư khoa học trong sản xuất nông, lâm nghiệp như chọn giống cây trồng, con, vật nuôi có hiệu quả cao và tổ chức các mô hình nuôi trồng có hiệu quả.

Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý môi trường hiện chưa làm được nhiều. Đây cũng nằm trong tình trạng chung của các thị xã cả nước. Về xử lý chất thải, trong 5 năm qua thị xã đã tiến hành thu gom vận chuyển và xử lý trên 200 nghìn tấn rác sinh hoạt; duy trì vệ sinh thường xuyên cho đường nội thị và một số (40km) đường, ngõ xóm. Việc thu gom, vận chuyển chất thải đã từng bước được xã hội hóa và giải quyết kịp thời một số điểm gây ô nhiễm.

Trang 42

Page 43: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

5.6. Thực trạng về môi trường.Môi trường của thị xã đang tiềm ẩn những ô nhiễm nếu phát triển thêm các

cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác dịch vụ mà không có biện pháp xử lý hữu hiệu từ khâu quy hoạch và thiết kế.

- Môi trường nước: nhất là nước mặt có chiều hướng suy giảm nhanh do vấn đề nước thải, chất thải không được thu gom ở các cơ sở sản xuất và các điểm dân cư. Hệ thống thoát nước chung, chưa có hệ thống xử lý tập trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước của thị xã. Nhất là trong điều kiện nước mặt cũng như nước ngầm của thị xã khá khan hiếm.

- Môi trường đất: Xử lý rác thải không tốt làm ô nhiễm không chỉ nguồn nước mà còn cả đất. Hiện nay thuốc trừ sâu và các chất thải đã và đang làm nghèo đất và gây ô nhiễm cho cây trồng vật nuôi. Nghĩa trang chưa được quy hoạch, bề bộn, mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm.

- Chất thải các loại: là nguy cơ lớn nhất gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Thiệt hại từ việc không xử lý được chất thải là vô cùng lớn. Hiện nay thị xã có hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhưng chưa triệt để. Hiện tại vẫn duy trì kiểm soát và vận chuyển lượng rác thu gom tập trung và đổ tạm tại bãi Ngọc Thanh, chờ xây bãi mới. Nguy cơ từ chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và sinh hoạt đang có chiều hướng tăng lên.

- Về dịch bệnh: Thiên tai, dịch bệnh cũng là những vấn đề lớn cho môi trường sống, đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là các vùng có đông dân cư sinh sống.

5.7. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hộiTình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục ổn định. Phạm pháp hình sự

và tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có bước tiến bộ. Các lực lượng vũ trang đã chú trọng tổ chức triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước về an ninh quốc phòng.

a) Công tác quốc phòngĐã thực hiện tốt việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế

trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có bản lĩnh chính trị và nâng cao sức mạnh chiến đấu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Thực hiện công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, chất lượng công dân nhập ngũ ngày càng được nâng lên; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ đảng viên, nhân dân và học sinh.

Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bổ sung và hoàn chỉnh các kế hoạch phương án tác chiến phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống đột xuất xảy ra. Phòng chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Trang 43

Page 44: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

b) Công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17-12-1998 của Bộ

Chính trị (khóa VIII) về Chiến lược an ninh quốc gia và Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, các Nghị quyết của Chính phủ, các chương trình hành động của Tỉnh ủy về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng và duy trì tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Lực lượng công an làm tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được kiện toàn, kịp thời giải quyết các vụ việc xảy ra tại cơ sở.

Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân thị xã đã phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, truy tố xét xử đảm bảo đúng luật, không có vụ việc oan sai; đồng thời xác định những vụ án trọng điểm, tăng cường tổ chức xét xử lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác truyên truyền pháp luật trong nhân dân.

Trang 44

Page 45: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

IIi. Đánh giá chung 1. Những thành tựu đạt được và những khó khănNhìn vào bảng thống kê dưới đây cho thấy trong điều kiện có nhiều biến

động như thời gian qua, nhưng nền kinh tế thị xã vẫn tăng trưởng và đạt được nhiều thành tựu to lớn, cụ thể:

- Hầu hết các chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã được phê duyệt, cũng như trong Nghị quyết Đại hội khoá I có thể thực hiện được, nhiều chỉ tiêu vượt. Một số chỉ tiêu chưa thực hiện được là: Về khối sản xuất, nhịp tăng và tỷ trọng của ngành dịch vụ còn thấp. Các lĩnh vực xã hội, vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo chưa đạt. Đặc biệt tỷ lệ lao động phi nông nghiệp còn cao.

- Kinh tế của thị xã thời gian qua có sự tăng trưởng khá cao, cao hơn bình quân chung của tỉnh và vùng. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp-TTCN và từng bước là dịch vụ, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị xã đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh với tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh khá cao.

- Cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển trong thời gian tới; công tác quản lý tài nguyên khá tốt, môi trường cho tới nay vẫn được đảm bảo.

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân toàn thị xã được cải thiện rõ rệt; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và phát triển.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, hiện trạng phát triển kinh tế còn

bộc lộ một số khó khăn, cụ thể như sau:- Xuất phát điểm kinh tế của thị xã còn thấp. Đang đứng trước một thách

thức lớn là: Nhu cầu đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và xã hội rất lớn, nhưng khả năng huy động và sự giúp đỡ của Trung ương còn rất hạn chế. Chưa đủ vốn đầu tư để ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào quản lý và sản xuất.

- Nguồn nhân lực tuy có dồi dào, nhưng chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước, mà cần phải về sớm hơn trong tiến trình công nghiệp hoá đất nước vào năm 2020. Biểu 20: Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH thị xã đến năm 2010

ĐV tính 2005-2010 Mục tiêu QH Đánh giáTốc độ tăng trưởng GDP % 17,8 13-14  Vượt - Công nghiệp % 18,2 12-14  Vượt - Dịch vụ % 16,5 17-18  Vượt - Nông nghiệp % 5,7 5,5-6  ĐạtCơ cấu kinh tế    

Trang 45

Page 46: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Công nghiệp % 89,51 70  Vượt - Dịch vụ % 9,30 28  Thấp - Nông nghiệp % 1.18 2  VượtTỷ lệ hộ nghèo %   5,5  ĐạtGiải quyết việc làm Người 2.500  2000-3000  Đạt

LĐ qua đào tạo % 50  55  Không đạtLĐ phi nông nghiệp % 65  75  Không đạtTrường đạt chuẩn quốc gia % 60  100  Không đạtXã đạt chuẩn về y tế % 100  100  ĐạtTỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%  14,5 10  Không đạt

Số xã, phường có cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí

% 100  100  Đạt

Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê, báo cáo Quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Phúc Yên.

2. Hạn chế và thách thức

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn, nền kinh tế thị xã sẽ gặp một số thách thức chủ yếu sau:

- Cần lựa chọn trong sự cạnh tranh phát triển các ngành nghề trên địa bàn: Với những tiềm năng, lợi thế cho phép phát triển các ngành kinh tế có quy mô lớn trên cùng một không gian thị xã sẽ xẩy ra những mâu thuẫn như: Nhiều ngành có thể được lựa chọn, cần chọn ngành, nghề nào để phát triển có hiệu quả. Sức chứa về không gian, kinh tế, xã hội có giới hạn, quỹ đất đai hạn chế, trong khi yêu cầu phát triển rất lớn, dẫn đến sự quá tải nếu không có các biện pháp phù hợp. Điều này đòi hỏi phải có tính toán, lựa chọn bố trí cơ cấu ngành, tổ chức không gian một cách hợp lí.

- Giải quyết mâu thuẫn giữa đòi hỏi tăng trưởng cao của nền kinh tế với việc huy động vốn đầu tư hạn chế: Để có thể trở thành một trung tâm đô thị, dịch vụ, giải trí, công nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá cần phải có một lượng vốn khá lớn, đồng bộ và kịp thời để tạo ra sự phát triển hài hoà và bền vững, nhất là phát triển khu vực nông thôn. Song điều kiện hiện nay rất khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn cho phát triển. Mà trước hết là đầu tưu cho việc giải phóng mặt bằng cho các công trình hạ tầng. Đây là một mâu thuẫn cần được sự quan tâm từ nhiều phía trung ương, tỉnh và các doanh nghiệp.

- Những khuyết tật của cơ chế thị trường tác động xấu đến phát triển bền vững ngày càng tăng: Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, các mặt trái của kinh tế thị trường sẽ nảy sinh và phát triển mạnh như: chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo,... sẽ ngày càng gia tăng. Nguy cơ và hiểm họa môi trường ngày càng lớn. Đó cũng là những vấn đề lớn cần được đặt ra trong điều hành phát triển kinh tế.

Trang 46

Page 47: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

PHẦN THỨ BA

Định hướng phát triển kinh tế -xã hội Thị xãđến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

A.Định hướng phát triển kt-xh thị xã đến năm 2020I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triểnTrên cơ sở đường lối phát triển kinh tế-xã hội đất nước của Đảng, hướng

tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, của vùng KTTĐ Bắc bộ; Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ thị xã, đồng thời xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng kinh tế của thị xã, trong 15-20 năm tới phát triển kinh tế-xã hội thị xã dựa trên các quan điểm cơ bản sau:

(1) Phát triển kinh tế-xã hội thị xã phải đặt trong quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế-xã hội cả nước, vùng KTTĐ Bắc bộ, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.

(2) Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở chú trọng khai thác thị trường trong nước nâng cao nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế cũng như ngay chính trên thị trường trong nước.

(3) Phát triển kinh tế thị xã với bước đi hợp lý theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế có cơ cấu hiệu quả và bền vững vào những năm 2020-2030. Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.

(4) Phát triển kinh tế gắn liền với ổn định xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không những đối với phạm vi lãnh thổ thị xã mà còn cả khu vực khác có liên quan, hướng tới hình thành một đô thị hiện đại, xanh, sạch về môi trường vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XXI.

(5) Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.

Trang 47

Page 48: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2. Mục tiêu phát triển2.1. Mục tiêu chungXây dựng thị xã Phúc Yên trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền

vững, thân thiện với môi trường nằm trong chuỗi đô thị hạt nhân-hợp nhất của tỉnh; là một trong những trung tâm dịch vụ, công nghiệp, du lịch giải trí, giáo dục, đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng KTTĐ Bắc bộ; từng buớc nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

Là đô thị cửa ngõ của tỉnh với thủ đô Hà Nội thị xã được xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh; đặc biệt là hệ thống hạ tầng kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc-Tây Bắc Bắc bộ, thực sự trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng KTTĐ Bắc bộ… có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng lãnh thổ liên tỉnh.

Tham gia có hiệu quả vào hoạt động của hành lang hợp tác kinh tế quốc tế: Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan hệ chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc bộ, nhằm phát triển mạnh khu vực phi nông nghiệp để tạo ra một cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp vào những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XXI.

2.2. Một số mục tiêu cụ thể1) Về phát triển kinh tế:- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 20-23%. + Giai đoạn 2016 - 2020: 18-20%. + Giai đoạn 2021 - 2030: 16-19%

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh khu vực dịch vụ và công nghiệp; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; giảm nông nghiệp; Đến năm 2030 tỷ trọng nông nghiệp còn rất nhỏ, các ngành dịch vụ chiếm 45-50% trong tổng số, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của thị xã và tỉnh.

- Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) gấp khoảng 1,5-2 lần bình quân chung của tỉnh.

2) Về an sinh xã hội:Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định, trong đó con người là đối tượng

quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển KT-XH. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thị xã:

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức dưới 1%/năm; 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tăng tỷ lệ bác sỹ trên 1 vạn dân; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi còn dưới 10%;

Trang 48

Page 49: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 70% vào năm 2020 và 90% vào năm 2030. Tạo đủ việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4-5% vào năm 2020 và 2-3% vào năm 2030.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học như đề án quy hoạch đã dược phê duyệt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu để đến năm 2020 có 100% số trường học ở các cấp học đạt trường chuẩn quốc gia. Hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015.

- Tỷ lệ nghèo đạt 4% vào năm 2015 (theo chuẩn 2011-2015). Đến năm 2020 chỉ còn khoảng 1-2%; Tỷ lệ đô thị được dùng nước sạch 80% (năm 2015) và 90-95% (năm 2020); 100% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh và nâng dân tỷ lệ dùng nước sạch;

3) Về giữ gìn môi trường và an ninh xã hội:Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh; giảm tối đa các tệ nạn

xã hội. Giữ bền vững và làm giàu môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Không có điểm, khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.II. luận chứng các phương án phát triển

1. Xây dựng các phương án phát triển1.1. Các cơ sở để xây dựng các phương án phát triểnCác phương án được xây dựng trên cơ sở xuất hiện các khả năng sau:- Nền kinh tế thế giới, kinh tế cả nước cũng như của tỉnh được phục hồi sau

khủng hoảng kinh tế toàn cầu.- Phát triển thị xã trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc, Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển thị xã trở thành đô thị hiện đại, cửa ngõ của tỉnh với Thủ đô Hà Nội, nằm trong hệ thống đô thị hạt nhân-hợp nhất của tỉnh.

- Hợp tác có hiệu quả trong khai thác hành lang Côn Minh (Trung Quốc)-Hà Nội-Hải Phòng. Tranh thủ huy động các nguồn lực, các yếu tố bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội thị xã nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng nội sinh (tài nguyên, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật...) của thị xã, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển nông thôn mới tạo thu nhập cao cho người dân được coi là những nhân tố quan trọng được xét tới khi xây dựng các phương án.

1.2. Giả thiết của các phương án tăng trưởng

Trang 49

Page 50: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Trong quy hoạch này sẽ xây dựng ba phương án theo các mức độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đó chọn một phương án để xây dựng quy hoạch phát triển cho các ngành, lĩnh vực. Các phương án đều lấy sự phát triển của công nghiệp, trong đó sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp chế tác cùng với sự phát triển mạnh khu vực dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch, làm trọng tâm. Các ngành, lĩnh vực khác được phát triển theo hướng đảm bảo sự phát triển bền vững xoay quanh các ngành trọng tâm trên, có kết hợp với các điều kiện đặc thù khác của các ngành, lĩnh vực đó.

Ba phương án được xây dựng theo các giả thiết sau:a) Phương án duy trì (mức độ thấp): Sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường như những năm gần đây của thị xã, tương đương với phát triển trung bình của tỉnh. Phương án này nằm trong bối cảnh:- Nền kinh tế chung của cả nước nằm trong tình trạng chậm phục hồi sau

khủng hoảng.- Nguồn vốn thu hút vào thị xã ở mức thấp.- Quy mô sử dụng lao động ở mức thấp. - Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chậm hoàn thiện. b) Phương án phát triển (mức độ trung bình): Lấy mục tiêu phát triển khá nhanh, bền vững, tạo lập những tiền đề cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng trưởng kinh tế của thị xã gấp 1,2-1,5 lần mức tăng chung của tỉnh.Phương án này có các điều kiện sau:- Nền kinh tế cả nước sớm phục hồi và phát triển sau khủng hoảng.- Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước diễn ra sôi động. - Vấn đề lao động và việc làm được giải quyết về cơ bản.- Mạng kết cấu hạ tầng chủ yếu được hình thành, tạo điều kiện thu hút đầu

tư và đáp ứng nhu cầu phát triển của các vùng lãnh thổ trong thị xã.c) Phương án phát triển nhanh (mức độ cao): Phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung xây dựng nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm hơn. Tăng trưởng kinh tế của thị xã gấp 1,5-2 lần tăng trưởng chung của tỉnh. Theo phương án này sẽ có các điều kiện:- Sớm chấm dứt suy thoái kinh tế, khai thác hiệu quả nhất các tiềm năng có

thể cho phát triển, đặc biệt là tiềm năng con người, đất đai. - Vốn đầu tư phát triển được thu hút vào thị xã rất mạnh mẽ.

Trang 50

Page 51: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Đến năm 2020, về cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng đã hoàn chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển mạnh trong các giai đoạn tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa (bền vững).

1.3. Kết quả theo các phương án tăng trưởnga) Phương án 1 (Phương án duy trì): Tốc độ tăng trưởng bình thường ở mức như những năm gần đây của thị xã, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế bằng tăng trưởng bình quân của tỉnh.Phương án tăng trưởng duy trì được xem như cận dưới của sự phát triển.

Theo phương án này nền kinh tế thị xã phát triển với tốc độ cao ở giai đoạn đến 2010 và giảm bằng với bình quân chung của tỉnh. Khi đó các ngành công nghiệp chế tác tăng trưởng ở mức bình thường. Khu vực dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch, thương mại có bước phát triển nhưng không cao. Các ngành nông nghiệp duy trì ở mức phát triển cao.

Một số chỉ tiêu của phương án thấp như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 18% giai đoạn đến 2011-2015, đạt

18,2% trong giai đoạn 2016-2020 và khoảng 15% giai đoạn 2021-2030.- Cơ cấu các ngành lần lượt Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp: 89,8-9,6-

0,6 (năm 2015); 83,0-16,55-0,45 (năm 2020); 68,0-31,6-0,4 (năm 2030).- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29,6 triệu đồng/người/năm

(1.556,6 USD) vào năm 2015, khoảng 53,6 triệu đồng (2.822,7 USD) năm 2020 và 138 triệu đồng (7.264,2 USD) năm 2030.

Biểu 21: Một số chỉ tiêu phát triển theo phương án 1 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030

1. Dân số Người 92815 120000 155000 2400002. GTSX (Giá SS, 1994) Tỷ đồng 31026,0 70980,0 163765,8 662524,0Công nghiệp, xây dựng “ 29180,0 66193,0 145124,6 514872,5Dịch vụ “ 1739,0 4647,8 18463,6 147375,7Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 107,0 139,2 177,6 275,93. Tăng trưởng kinh tế % 2009-2010 2011-2015 2016-2020 2021-2030Toàn bộ 23,05 18,0 18,2 15,0Công nghiệp, xây dựng “ 21,78 17,8 17,0 13,5Dịch vụ “ 25,57 21,7 31,8 23,1Nông lâm nghiệp, thuỷ sản “ 5,27 5,4 5,0 4,53. GTSX (Giá HH) Tỷ đồng 73493,0 205841,9 573180,3 2650096,04. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00Công nghiệp, xây dựng “ 94,82 89,80 83,00 68,00Dịch vụ “ 4,77 9,60 16,55 31,60Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 0,41 0,60 0,45 0,405. Thu nhập/người (10) Tr. đồng 16,5 29,6 53,6 138,0

10 Thu nhập bình quân đầu người ở đây được tính theo căn cứ cách tính của tỉnh, cụ thể tỷ lệ giữa thu nhập bình quân so với GTSX bình quân đầu người những năm 2005-2010 chênh nhau khoảng 17-20; những năm 2010-2015-2020 là 20-19,5-19 (theo số liệu của Báo cáo dự thảo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc).

Trang 51

Page 52: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

6. Tính theo dola USD 868,4 1556,6 2822,3 7264,2

b) Phương án 2 (Phương án phát triển): Phương án này lấy mục tiêu phát triển bền vững, tạo lập những tiền đề cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế thị xã cao gấp 1,4 lần mức tăng chung của tỉnhThực hiện theo phương án này khu vực công nghiệp chế tác, các khu công

nghiệp được hình thành, thu hút đầu tư có hiệu quả. Khu vực dịch vụ phát triển nhanh đảm bảo đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế và đóng góp vào tăng trưởng ở mức cao. Tốc độ đô thị hóa ở mức khá cao với sự phát triển mạnh khu vực nông thôn theo hướng đô thị hóa tiến tới thị xã Phúc Yên là khu vực nội thị, là một hoặc hai quận của Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020-2030.

Nền kinh tế của thị xã sẽ đạt được một số chỉ tiêu sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Phúc Yên bình quân khoảng 19,5% giai

đoạn đến 2011-2015, khoảng 19% trong giai đoạn 2016-2020 và khoảng 18% giai đoạn 2021-2030.

- Cơ cấu các ngành lần lượt Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp: 87-12,7-0,3 (năm 2015); 71,3-28,45-0,25 (năm 2020); 52,5-47,35-0,15 (năm 2030).

- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 31,5 triệu đồng/người/năm (1.658,1 USD) vào năm 2015, khoảng 59,1 triệu đồng (3.109,9 USD) năm 2020 và 196,7 triệu đồng (10.354,4 USD) năm 2030.

Biểu 22: Một số chỉ tiêu phát triển theo phương án 2Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030

1. Dân số Người 92815 120000 155000 2400002. GTSX (Giá SS, 1994) Tỷ đồng 31026,0 75607,6 180426,5 944322,2Công nghiệp, xây dựng “ 29180,0 68183,1 155986,5 718366,9Dịch vụ “ 1739,0 7287,2 24267,3 225692,3Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 107,0 137,2 172,6 263,03. Tăng trưởng kinh tế % 2009-2010 2011-2015 2016-2020 2021-2030Toàn bộ 23,05 19,50 19,0 18,00Công nghiệp, xây dựng “ 21,78 18,50 18,0 16,50Dịch vụ “ 25,57 33,18 27,2 24,98Nông lâm nghiệp, thuỷ sản “ 5,27 5,10 4,7 4,303. GTSX (Giá HH) Tỷ đồng 73493,0 219262,0 631492,5 3777288,84. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00Công nghiệp, xây dựng “ 94,82 87,0 71,30 52,50Dịch vụ “ 4,77 12,7 28,45 47,35Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 0,41 0,3 0,25 0,155. Thu nhập/người (10) Tr. đồng 16,5 31,5 59,1 196,76. Tính theo dola USD 868,4 1658,1 3109,9 10354,4

Trang 52

Page 53: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

c) Phương án 3 (Phương án phát triển nhanh): Phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung xây dựng nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng cao gấp 1,7 nhịp tăng chung của tỉnhĐây là phương án tăng trưởng rất cao, nhất là ngành công nghiệp. Các

ngành công nghiệp chế tác đạt tới mức độ phát triển cao; các mối quan hệ với bên ngoài cũng như giữa các ngành trong tỉnh được khai thác hiệu quả; các nguồn vốn (trong và ngoài nước) được huy động thuận lợi; khu vực kinh tế địa phương và kinh tế tư nhân phát triển nhanh. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động có hiệu quả.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng theo phương án này phải có nỗ lực rất lớn của thị xã, có sự hỗ trợ tích cực của tỉnh cũng như của Trung ương (các chương trình dự án đầu tư do Trung ương quản lý liên quan đến tỉnh được thực hiện tốt) trong việc đầu tư khai thác những điều kiện thuận lợi, thế mạnh của thị xã. Theo phương án này, kinh tế thị xã Phúc Yên sẽ đạt được một số chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 22,5% giai đoạn đến 2011-2015, khoảng 23% trong giai đoạn 2016-2020 và khoảng 21% giai đoạn 2021-2030.

- Cơ cấu các ngành lần lượt Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp: 84,0-15,6-0,4 (năm 2015); 74,5-25,2-0,3 (năm 2020); 56,3-43,5-0,2 (năm 2030).

- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35,5 triệu đồng/người/năm (1.876,9 USD) vào năm 2015, khoảng 78,9 triệu đồng (4.153,2 USD) năm 2020 và 337,7 triệu đồng (17.774,2 USD) năm 2030.

Biểu 23 : Một số chỉ tiêu phát triển theo phương án 3 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030

1. Dân số Người 92815 120000 155000 2400002. GTSX (Giá SS, 1994) Tỷ đồng 31026,0 85586,8 240952,7 1621009,2Công nghiệp, xây dựng “ 29180,0 79188,8 214024,1 1325181,1Dịch vụ “ 1739,0 6260,1 26755,1 295563,9Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 107,0 137,9 173,5 264,33. Tăng trưởng kinh tế % 2009-2010 2011-2015 2016-2020 2021-2030Toàn bộ 23,05 22,5 23,0 21,0Công nghiệp, xây dựng “ 21,78 22,1 22,0 20,0Dịch vụ “ 25,57 29,2 33,7 27,2Nông lâm nghiệp, thuỷ sản “ 5,27 5,2 4,7 4,33. GTSX (Giá HH) Tỷ đồng 73493,0 248201,4 843334,4 6484037,04. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00Công nghiệp, xây dựng “ 94,82 84,00 74,50 56,3Dịch vụ “ 4,77 15,60 25,20 43,5Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản “ 0,41 0,40 0,30 0,25. Thu nhập/người (10) Tr. đồng 16,5 33,5 78,9 337,76. Tính theo dola USD 868,4 1876,9 4153,2 17774,2

Trang 53

Page 54: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2. Lựa chọn phương án phát triển Các cơ sở để lựa chọn phương án phát triển là:Thứ nhất: Phương án phát triển được chọn phải thể hiện được sự phát triển nhanh của các ngành dịch vụ và công nghiệp.Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, nền kinh tế cả

nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh cũng như thị xã nói riêng sẽ phải phát triển theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nhất là các ngành dịch vụ, đồng thời giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây cũng là con đường sống còn cho nền kinh tế trong giai đoạn tới. Nền kinh tế thị xã không nằm ngoài lựa chọn này.

Thứ hai: Phương án phát triển phải thể hiện được mục tiêu phát triển của thị xã trong mục tiêu chung của tỉnh.Với bối cảnh như vậy phương án phát triển được chọn phải thể hiện cho

được những yếu tố cơ bản:- Tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người cho mỗi giai đoạn phải ít

nhất gấp 1,5-2 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh để có thể nhanh chóng chuẩn bị nền tảng xây dựng thị xã thành một đô thị trong chuỗi đô thị hạt nhân-hợp nhất của thành phố Vĩnh Phúc.

- Cơ cấu các ngành kinh tế phải ưu tiên phát triển công nghiệp giai đoạn đầu và ngành dịch vụ sau đó ở giai đoạn đến năm 2020. Nhanh chóng để 2 ngành này chiếm tỷ trọng trên 90% giá trị sản xuất chung của nền kinh tế thị xã và dịch vụ chiếm ít nhất là một nửa trong số đó.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng theo hướng hiện đại hóa, song tỷ trọng nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung của nền kinh tế sẽ giảm dần, còn rất nhỏ trong tổng GTSX của thị xã.

Xét trong 3 phương án nêu ở trên ta thấy:Phương án phát triển nhanh (Phương án 3-cao) là phương án đòi hỏi đầu

tư lớn, tăng trưởng gấp 1,7-1,8 lần tăng trưởng của tỉnh. Đây là một vấn đề khó khăn, bởi vì tiến độ của hầu hết các công trình, nhất là những công trình hạ tầng như: giao thông, điện, nước,... đều phụ thuộc vào việc triển khai đầu tư của tỉnh, thị xã không chủ động được các hạng mục công trình trên.

Phương án duy trì (Phương án 1-thấp) là phương án có mức độ phát triển chậm, nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhịp tăng 2 ngành này chỉ đạt mức trung bình của tỉnh. Phương án này không thực hiện được những mục tiêu cơ bản đề ra cho quy hoạch như việc xây dựng cơ sở cho việc hình thành một đô thị hiện đại cho Thị xã sau này.

Đối với phương án phát triển (Phương án trung bình) có thể thấy rằng:- Giả thiết cho phương án này là các công trình lớn sẽ được đưa vào hoạt

động và phát huy tác dụng ở những năm 2015. Đây là giả thiết có thể chấp nhận được, hiện đã đang được triển khai tích cực. Nó phù hợp với các giả thiết cho quy hoạch chung của tỉnh cũng như quy hoạch của vùng KTTĐ Bắc bộ và cả nước.

- Theo phương án này các mục tiêu đề ra của quy hoạch được thực hiện như: tỷ trọng 2 ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 90% vào 2020 và trên 99% vào năm 2030, trong đó dịch vụ chiếm 47,5%; thu nhập bình quân đầu người năm

Trang 54

Page 55: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2020 đạt khoảng gấp đôi bình quân của tỉnh. Đây là những mục tiêu cơ bản của quy hoạch.

Qua phân tích ở trên đề nghị lấy phương án phát triển (Phương án trung bình) là phương án chọn để xây dựng quy hoạch. Các chỉ tiêu phát triển vĩ mô theo phương án chọn như sau:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt: 19,5% trong cả giai đoạn 2011-2015; 19% cho giai đoạn 2016-2020 và 18% cho giai đoạn 2021-2030.

- Cơ cấu các ngành: Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp Năm 2015: 87,0 - 12,7 - 0,3 Năm 2020: 71,3 - 28,45 - 0,25Năm 2030: 52,5 - 47,35 - 0,15

- Thu nhập bình quân đầu người: 29,6 triệu đồng năm 2015; 59,1 triệu đồng năm 2020 và 196,7 triệu đồng năm 2030.

Nhịp tăng trưởng GTSX theo phương án chọn

Trang 55

Page 56: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

cơ cấu ngành theo phương án chọn

Trang 56

Page 57: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

3. Lựa chọn các lĩnh vực đầu tư trọng điểm Để thực hiện được các phương án phát triển cần phải lực chọn những lĩnh

vực mũi nhọn để từ đó xây dựng các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. Những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là:

1) Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đô thị. Cụ thể là:

- Các dự án xây dựng đô thị hiện đại;- Các dự án về xây dựng hệ thống giao thông vận tải; - Các dự án cung cấp điện;- Dự án về cấp, thoát nước;- Các dự án về Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc.- Các dự án, Chương trình cho xây dựng Trường học, bệnh viện và các thiết

chế văn hóa.2) Phát triển công nghiệp:- Dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp.- Dự án xây dựng khu công nghiệp phụ trợ, Làng nghề.3) Dịch vụ:- Dự án đầu tư phát triển vận tải.- Các dự án xây dựng các Trung tâm thương mại- Các dự án phát triển Du lịch.4) Nông nghiệp chất lượng cao:- Dự án phát triển vành đai nông nghiệp ngoại ô đô thị.- Dự án phát triển các khu nông nghiệp chất lượng cao, trồng các cây đặc

sản kết hợp phát triển du lịch.

Dự kiến các chương trình, dự án trọng điểm ghi trong phần Phụ lục

Trang 57

Page 58: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

III. định HƯớNG PHáT TRIểN CáC NGàNH sản xuất 1. Công nghiệp-TTCN, Xây dựng1.1. Định hướng phát triển chung Phát triển ngành công nghiệp thị xã phải phù hợp với quy hoạch ngành

công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và quy hoạch vùng KTTĐ Bắc bộ, cũng như của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Chuyển đổi dần cơ cấu công nghiệp theo các hướng: tham gia tích cực vào hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; đa dạng hoá sản phẩm, hình thành các ngành nghề mới, sản phẩm mới, có tính cạnh tranh cao.

Phát triển và phân bố công nghiệp phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên phát triển các khu, cụm công nghiệp, chú í trước hết đến các cụm và các công trình ngoài cụm; bố trí các dự án công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp, hạn chế tối đa phát triển các dự án công nghiệp ngoài các khu công nghiệp.

Kết hợp khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của thị xã với tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài (bao gồm cả trong và ngoài nước). Kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ với đầu tư mở rộng sản xuất các ngành hàng mới có lợi thế và có nhu cầu trên thị trường.

Thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề. Quy hoạch các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dành cho phát triển công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp.

Mục tiêu phát triển cho các giai đoạn như sau:- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp

bình quân đạt khoảng 18,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp-TTCN và xây dựng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn lên khoảng 87,0% vào năm 2015.

- Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 18,0%/năm. Tỷ trọng công nghiệp-TTCN và xây dựng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn khoảng 71,3% vào năm 2020.

- Giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp-TTCN và xây dựng trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn khoảng 52,5% vào năm 2020.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp là chính. Khu vực này chiếm đến trên 90% và tăng lên theo từng giai đoạn. Tiếp đó là khu vực ngoài nhà nước, chiếm gần 10%.

Biểu 24: GTSX công nghiệp phân theo khu vực

2010 2015 2020 2030Giá trị SX (1994-tỷ đồng) 29180 68183,1 155986,5 718366,9 - Nhà nước Trung ương 521,5 1263,6 3045,2 15098,1 - Nhà nước Địa phương 409,7 513,9 859,8 2590,8

Trang 58

Page 59: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Ngoài Nhà nước 312,3 1878,5 7971,3 119266,2 - FDI 27936,5 64527,1 144110,2 581411,7

1.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu- Công nghiệp công nghệ cao: Cùng với Bình Xuyên phát triển công nghệ tin học, chủ yếu tập trung vào

sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học, sản xuất phần mềm.Phát triển sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện tử như các loại sản

phẩm điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…), các sản phẩm điện tử văn phòng.

- Công nghiệp cơ khí chế tạo: Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp này là tham gia tích cực các dự án

theo quy hoạch công nghiệp của tỉnh. Cụ thể:. Trong giai đoạn đầu là lắp ráp ô tô, xe máy, tiến tới xây dựng các xí

nghiệp vệ tinh sản xuất các chi tiết máy. Sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy; đưa ngành chế tạo ô tô xe máy trở thành ngành công nghiệp chủ đạo trong khu vực.

. Sản xuất, chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng…

. Đổi mới công nghệ và thiết bị, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất các cơ sở hiện có. Góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo cơ khí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

- Công nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng:Tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa

phương là các loại gạch ceremic, gạch ốp lát;Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào

(như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuynen, xoá bỏ các lò gạch nung thủ công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Đầu tư phát triển sản xuất gạch không nung từ nguyên liệu đất đồi, phục vụ xây dựng trên địa bàn;

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hướng chính phát triển các ngành công nghiệp sản xuất và gia công sản

xuất hàng tiêu dùng như sản xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, đồ nhựa, đồ mộc,…

Biểu 25: Dự kiến GTSX công nghiệp phân theo phân ngànhĐơn vị tính: Tỷ đồng

2010 2015 2020 2030

Trang 59

Page 60: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Tổng số (tỷ đồng) 29180 68183,1 155986,5 718366,9- Công nghiệp công nghệ cao 780,8 2410,9 7049,7 54608,7 + Điện tử gia dụng 0,0 2150,6 6000,9 39843,8 + Điện tử văn phòng 0,0 219,0 854,5 11090,4 + Tin học 0,0 41,3 194,4 3674,5- Công nghiệp cơ khí chế tạo 28002,5 64742,8 146024,2 633534,3 + Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy 0,0 64576,0 145683,8 632325,6 + Cơ khí chế tạo khác 0,0 166,8 340,3 1208,7 - Công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng 303,5 560,2 1076,6 3391,3 - Công nghiệp hàng tiêu dùng 93,2 469,2 1836,1 26832,6 + Thực phẩm 101,1 389,6 4935,9 + Sản xuất trang phục 215,7 988,8 17728,2 + SX đồ mộc dân dụng 36,2 154,9 2417,5 + SX hàng tiêu dùng khác 116,2 302,7 1751,0

1.3. Phân bố các khu công nghiệp, cụm công nghiệp- TTCN.Quan điểm phân bố là tăng cường đầu tư xây dựng cụm công nghiệp và

phát triển xây dựng ngoài hàng rào, hạn chế các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp hiện đã thành lập và các cụm công nghiệp mới được thành lập. Thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, ít phế thải, thân thiện môi trường; hình thành các cụm công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng.

Trên cơ sở quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, trên địa bàn thị xã sẽ duy trì các khu, cụm công nghiệp đã hình thành, kết hợp với hình thành các khu đô thị mới. Triển khai xây dựng khu công nghiệp Phúc Yên (phần thị xã 50ha). Duy trì và mở rộng quy mô các cụm công nghiệp Xuân Hoà-Cao Minh (10 ha), Nam Viêm (50 ha) khi nhu cầu tăng thêm.

Cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sẽ bố trí tập trung ở các phường: Hùng Vương, Trưng trắc, Trưng Nhị, Xuân Hoà, Phúc Thắng.

1.4. Các giải pháp phát triển - Thực hiện tốt các biện pháp phát triển công nghiệp của tỉnh, cụ thể:Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa

bàn, trong dân cư và ngoài thị xã. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. Tranh thủ tối đa thị trường nước ngoài từ các

Trang 60

Page 61: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

doanh nghiệp FDI.Khuyến khích thực hiện hiện đại hoá từng phần, từng công đoạn trong dây

chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Khuyến khích sử dụng công nghệ có hàm lượng chất xám cao, công nghệ sạch.

- Hỗ trợ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất, chuyển giao kỹ thuật mới. Tham gia với tỉnh tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tay nghề cho các cơ sở sản xuất của thị xã.

- Thực hiện các chương trình của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Tổ chức tốt mạng lưới cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường; Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất, ứng dụng phương pháp xử lý chất thải tiên tiến, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường.

2. Phát triển các ngành dịch vụ2.1. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển Phát triển các lĩnh vực dịch vụ phải phù hợp với xu hướng phát triển nhanh

của công nghiệp trên địa bàn và yêu cầu của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển ngành trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng thiên nhiên, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa của thị xã; Quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận trong vùng, với các thành phố, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đặc biệt là của thủ đô Hà Nội; Thị xã Phúc Yên xác định phát triển du lịch sinh thái và văn hóa là chủ yếu.

Phát triển ngành phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ như thương mại, du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng, tín dụng, ... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu nâng cao đời sống ngày càng cao của nhân dân.

Theo phương án được chọn:- Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch

vụ bình quân đạt 33,18%/năm; Tỷ trọng dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất đạt 12,7% vào năm 2015.

Trang 61

Page 62: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân đạt 27,2%/năm; Tỷ trọng dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất đạt 28,45% vào năm 2020.

- Giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân đạt 24,98%/năm; Tỷ trọng dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất đạt 47,35% vào năm 2030.

2.2. Thương mại Phát triển thương mại theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường của dân cư

trong thị xã, từng bước xây dựng ngành thương mại thực sự tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn như vậy cần phải tổ chức theo các hướng như sau:

- Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại, mở rộng thị trường và các ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.

- Phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại. Hình thành Khu thương mại tập trung tại trung tâm thị xã, xây dựng các chợ tập trung, cố định ở các xã. Thực hiện tốt các hoạt động văn minh thương mại.

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển phương thức kinh doanh siêu thị tổng hợp và chuyên doanh. Doanh thu từ bán lẻ tăng 10%/năm, dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng vào năm 2015, đạt 4.500 tỷ đồng vào năm 2020 và trên 37.000 tỷ đồng vào năm 2030.

Một số biện pháp cụ thể:- Đa dạng hoá phương thức kinh doanh thương mại.Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh

thương mại. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng, mở rộng cơ sở kinh doanh. Xây dựng quỹ khuyến thương. Hỗ trợ và tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho thương nhân. Phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ như hệ thống bán hàng chính sách, cung ứng vật tư nông, lâm nghiệp; dịch vụ sửa chữa ô tô, xay xát, gia công cơ khí; dịch vụ rửa xe;... Chú ý phát triển thương mại phục vụ các khu công nghiệp, khu du lịch.

Cải tạo các loại hình thương mại truyền thống sang phát triển đa dạng các loại doanh nghiệp thương mại hiện đại; lựa chọn và hỗ trợ phát triển những doanh nghiệp có thương hiệu, năng lực cạnh tranh mạnh, công nghệ quản lý tiên tiến để phát triển mạng lưới theo hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, hỗ trợ các nhà phân phối truyền thóng chuyển đổi sang các hình thức phân phối hiện đại. Thúc đẩy hợp lý hoá và đa dạng hoá cơ cấu các loại hình doanh nghiệp thương mại, xây dựng cấu trúc ngành thương mại hài hoà cả về số lượng và phân bố theo không gian với nhiều tầng, nhiều loại hình.

- Nâng cao hiệu quả công tác phát triển thị trường.Tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh, tham

gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, đăng ký thương hiệu. Hình thành bộ phận tư Trang 62

Page 63: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

vấn thị trường. Mở rộng các kênh thông tin, tư vấn thị trường tới doanh nghiệp để thực hiện vai trò đầu mối cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại áp dụng những phương thức công nghệ, thiết bị bán hàng tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ phân phối. Kết hợp hài hoà giữa các hình thức mua sắm trực tiếp và thương mại điện tử. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin ngành thương mại phục vụ cho các doanh nghiệp thương mại.

Tổ chức màng lưới thu gom. Phát triển mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thị xã là: hàng cơ khí, thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy, hàng dệt may, giày, hàng thủ công mỹ nghệ...

- Tăng cường xã hội hoá, xây dựng hạ tầng cho phát triển thương mại.Bố trí đủ diện tích cho các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ đi

song song với thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu du lịch.

Quy hoạch phát triển hợp lý các chợ, các điểm thương mại, từng bước hình thành một thị trường thông suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn thị xã. Đến năm 2020 trên địa bàn sẽ hình thành và phát triển khu thương mại tập trung tại trung tâm thị xã, bao gồm hệ thống siêu thị, trung tâm giao dịch và buôn bán. Tiếp tục kêu gọi đầu tư để hình thành hệ thống dịch vụ thương mại, kết hợp phát triển thương mại với phát triển các ngành khác như công nghiệp, du lịch.

Phát triển mạng lưới chợ: Xây dựng một số doanh nghiệp thương mại quy mô lớn, có thương hiệu nổi bật trong ngành, có năng lực cạnh tranh trong nước và bước đầu có năng lực cạnh tranh quốc tế. Xây dựng trung tâm thương mại tại Nam Viêm (20-30ha). Mỗi xã, phường có một chợ tổng hợp; mỗi cụm dân cư có một chợ được tổ chức khoa học, tránh mất đất và gây ô nhiễm cho môi trường, nhất là ở vùng nông thôn.

- Tăng cường năng lực quản lý thị trường, quản lý mạng lưới thương mại quy mô lớn để tránh cạnh tranh quá mức, gây lãng phí các nguồn đầu tư của xã hội.

2.3. Định hướng phát triển du lịch

Trang 63

Page 64: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Thị xã được xác định là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh và cả vùng KTTĐ Bắc bộ. Đặc biệt xây dựng khu vực Đại Lải, Ngọc Thanh (đã được quy hoạch) thành khu bảo tồn sinh thái của thành phố Vĩnh Phúc. Phát triển du lịch để góp phần tạo thị xã trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cho tỉnh, cả vùng và khu vực lan toả của thủ đô Hà Nội.

Khai thác những lợi thế về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, gần Thủ đô Hà Nội, sẽ khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới: (i) các dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại…; (ii) hiện đại hóa các trung tâm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử...

Dự kiến doanh thu từ du lịch năm 2015 đạt 18,5 tỷ đồng, năm 2020 đạt 30 tỷ đồng và năm 2030 ước đạt trên 77 tỷ đồng. Hàng năm thu hút 100.000-120.000 lượt du khách; cụ thể năm 2015 sẽ đón khoảng 300.000 lượt khách, đến năm 2020 sẽ đón 800.000 đến 1 triệu lượt và năm 2030 sẽ đón khoảng trên 2-2,5 triệu lượt khách tới thị xã tham quan, nghỉ dưỡng.

Để khai thác tốt nguồn lợi về du lịch của thị xã, ngoài việc tham gia tích cực các chương trình phát triển du lịch của tỉnh, du lịch của thị xã cần phát triển theo các hướng sau :

- Tập trung đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải đủ điều kiện phục vụ du khách trong và ngoài nước. Xây dựng, nâng cấp một số khách sạn và nhà nghỉ quy mô thích hợp, trong đó có một số khách sạn có trang bị hiện đại để phục vụ khách quốc tế đến liên doanh sản xuất và tìm hiểu đầu tư, kết hợp tham quan du lịch. Trước mắt tạo điều kiện để đầu tư xây dựng hoàn thiện khu du lịch Đại Lải.

- Xây dựng các khách sạn hiện đại tại trung tâm; khai thác nhà nghỉ kiểu biệt thự, nhà nghỉ cao cấp tại vùng Ngọc Thanh, Đại Lải.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh để liên kết với Hà Nội, Quảng Ninh hình thành các tour du lịch liên tỉnh và tạo nguồn khách ổn định. Kết hợp với Hà Nội để khai thác tối đa tuor du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, hồ Núi Cốc. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hợp tác, liên kết hình thành các tour du lịch trong tỉnh và liên tỉnh liên vùng.

- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cũng như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kiến thức văn hoá xã hội đáp ứng các nhu cầu của du khách.

2.4. Các ngành dịch vụ kháca) Tài chính, ngân hàngTăng thu ngân sách trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh để khai thác,

mở rộng nguồn thu, đồng thời tích cực đấu tranh chống thất thu thuế và gian lận thương mại. Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn: tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt tốc độ trên 15% mỗi năm. Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trên cơ sở vận dụng những định mức hợp lý để có thể loại bỏ các khoản chi tiêu quá mức hoặc không phải chức năng của chi ngân sách, giảm áp lực cho Ngân sách Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi ngân sách. Chi cho đầu tư

Trang 64

Page 65: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

phát triển đạt 45% trở lên trong tổng chi ngân sách của thị xã.Phát triển nhanh mạng lưới ngân hàng, cho phép nhiều ngân hàng tổ chức

hoạt động trên địa bàn thị xã, nhằm tạo nên một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức sở hữu, phong phú về loại hình hoạt động để thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; đề nghị các ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công nghệ thông tin, để thực hiện các dịch vụ qua ngân hàng an toàn, thuận tiện, hiệu quả; thực hiện việc thanh toán nhanh, chính xác.

Phát triển hoạt động tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Chú trọng cung ứng kịp thời vốn tín dụng để nông dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường đầu tư vốn tín dụng trung hạn và dài hạn cho các xí nghiệp chế biến nhằm nâng cấp trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra những mặt hàng công nghiệp mới có trên thị trường tiêu thụ và hiệu quả nhanh. Đặc biệt chú trọng đến các hộ tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn để hỗ trợ vốn tín dụng ngắn hạn hoặc trung hạn có ưu đãi trong điều kiện cho phép.

b) Dịch vụ vận tải: Là địa bàn hoạt động kinh tế tương đối sôi động. Vì vậy, đòi hỏi dịch vụ

vận tải của thị xã cần được phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhiệm vụ chính phát triển dịch vụ vận tải trong thời gian tới là đáp ứng thoả mãn nhu cầu vận chuyển nhanh chóng và an toàn của xã hội, giảm giá thành vận chuyển để góp phần tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.

Để đáp ứng mục tiêu trên, trước hết cần tổ chức các tuyến vận tải ngoại thị trong mối liên kết với các vùng phụ cận như: Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên bằng xe vận tải cỡ lớn và xe khách chất lượng cao. Tổ chức đội vận tải trung chuyển chuyên nghiệp; đội vận tải du lịch đường ngắn và đường dài.

Cùng với tổ chức các tuyến đối ngoại là tổ chức vận tải công cộng trong nội thị và các xã của thị xã. Ngay từ những năm trước mắt thị xã cần tổ chức tốt mạng lưới xe buýt công cộng để hạn chế sự gia tăng xe cá nhân, giảm bớt sự ách tắc giao thông trong tương lai. Xây dựng các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch của một đô thị hiện đại.

c) Bưu chính viễn thông - Bưu chính: Hệ thống bưu chính thị xã sẽ được xây dựng theo quy hoạch

của tỉnh, cụ thể:Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi

lĩnh vực. ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và tin học hoá các công đoạn bưu chính. Đến năm 2015, hoàn thành

Trang 65

Page 66: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá. Tham gia lộ trình ứng dụng tin học hoá cấp bưu cục, điểm phục vụ thực hiện đến năm 2015 của tỉnh.

Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chỉ còn khoảng dưới 15% tổng doanh thu bưu chính.

- Viễn thông: Phát triển mạng viễn thông theo hướng:Phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trong

mọi lĩnh vực: Chính phủ điện tử, thương mại, tài chính, đào tạo, y tế, nông nghiệp… Ngoài ra duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích như: Thông tin cứu hoả; Thông tin cứu nạn, cấp cứu y tế; Thông tin khẩn cấp an ninh, trật tự xã hội; Thông tin hỗ trợ cấp cứu y tế tại chỗ; Thông tin phòng chống thiên tai; Thông tin tư vấn sản xuất và đời sống; Thông tin thị trường; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho khu vực khó khăn.

Phát triển mạng truy nhập quang theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng thông rộng và truy nhập đa giao thức. Thay thế các tuyến cáp đồng bằng cáp quang đến cấp xã, dịch vụ viễn thông tại nông thôn sẽ ngang bằng với thành thị. Mạng truy nhập quang có ưu điểm giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, truy nhập tốc độ cao, nâng cao chất lượng. Mạng truy nhập quang đến xã sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn 2010 - 2015.

Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ hạ tầng, cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng mạng. Mạng lõi sẽ là hạ tầng chung do nhiều doanh nghiệp thiết lập. Mạng truy nhập do các doanh nghiệp xây dựng và quản lý. Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng truy nhập sẽ do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên cơ sở thuê lại mạng nội hạt.

Doanh thu chủ yếu từ các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng. Nhu cầu khách hàng sẽ chủ yếu sử dụng dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Đến năm 2020 sẽ thực hiện các chỉ tiêu:

. Dịch vụ viễn thông cố định sẽ phổ cập đến tất cả các hộ gia đình.

. Dịch vụ viễn thông di động (truy nhập qua mạng vô tuyến) sẽ có mật độ thuê bao khoảng 80%. 100% số thuê bao là băng thông rộng.

. Trên 80% dân số sử dụng Internet.

. Truyền hình cáp: cung cấp trong phạm vi toàn tỉnh đến cấp cơ sở.d) Ngoài ra còn quan tâm đến những loại hình dịch vụ khác như:Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích:. Thông tin và dịch vụ cứu hoả.. Thông tin và dịch vụ cứu nạn, cấp cứu y tế.. Thông tin về khẩn cấp an ninh, trật tự xã hội.. Thông tin và dịch vụ hỗ trợ cấp cứu y tế tại chỗ.. Thông tin về phòng chống thiên tai.

Trang 66

Page 67: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

. Thông tin và dịch vụ tư vấn sản xuất và đời sống.

. Thông tin thị trường.

. Các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho khu vực khó khăn.

2.5. Giải pháp phát triển các ngành dịch vụĐể thực hiện được những mục tiêu quy hoạch đề ra, nhịp tăng trưởng của

các ngành dịch vụ phải rất cao trong khoảng thời gian dài. Đồng thời thị xã sẽ trở thành một đô thị hiện đại với chức năng chủ yếu là dịch vụ cao cấp. Muốn như vậy các ngành dịch vụ cần phải được triển khai thực hiện theo các hướng cụ thể sau:

- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành dịch vụ và các loại hình dịch vụ: Cần có biện pháp thông thoáng nhằm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước chủ yếu tham gia vào các dịch vụ công, các dịch vụ khác cần phát triển các hình thức cá thể. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức dịch vụ. Trên địa bàn cần tổ chức mọi hình thức dịch vụ có thể để khai thác tất cả những tiềm năng như: thương mại, du lịch, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, thông tin liên lạc,...

- Hiện đại hóa các hình thức dịch vụ: Phát triển theo hướng hiện đại hoá dịch vụ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong mỗi loại hình dịch vụ. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ trong bối cảnh thông tin đang trở thành những lực lượng sản xuất không thể thiếu trong sản xuất, kinh doanh. Chỉ có hiện đại mới có thể thắng trong cạnh trạnh, có lợi trong kinh doanh. Đảm bảo để các ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng trên cơ sở phục vụ công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao và nhu cầu tăng nhanh trên địa bàn và vùng lân cận.

- Xây dựng hạ tầng cơ sở dịch vụ hiện đại, đồng bộ: Để đảm bảo đa dạng hóa và hiện đại hóa các loại hình dịch vụ trước tiên cần phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng cho dịch vụ như: Hệ thống vận tải; Hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán hàng tự động; Hệ thống thông tin điện tử quốc tế hiện đại, thuận tiện, kịp thời; Hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ; Hệ thống Ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và những cơ sở hạ tầng khác phục vụ dịch vụ, du lịch.

- Đào tạo nhân lực cho dịch vụ: Trước hết là người quản lý các loại hình dịch vụ có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư. Hướng dẫn viên, nhân viên tiếp thị và nhân viên phục vụ có năng lực và phẩm chất tốt.

3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.1. Định hướng phát triển Nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản là ngành chiếm tỷ trọng

nhỏ. Định hướng chung cho phát triển là:

Trang 67

Page 68: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông, lâm sản đã qua chế biến. Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nhà nước, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, đời sống nông dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Bảo vệ tốt môi trường, có chính sách huy động mọi nguồn lực và các thành phần kinh tế tích cực bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng, tăng nguồn thu nhập từ rừng.

- Lựa chọn các loại cây trồng, con gia súc có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng trồng trọt.

- Dự báo đến năm 2030, GTSX nông nghiệp của thị xã đạt 263 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 2011-2030 đạt 4,3%/năm.

Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 5,1%/năm; Tỷ trọng trong tổng GTSX đạt 0,3% vào năm 2015.

Giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 4,7%/năm; Tỷ trọng trong tổng GTSX đạt 0,25% vào năm 2020.

Giai đoạn 2021-2030: Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân đạt 4,3%/năm; Tỷ trọng trong tổng GTSX đạt 0,15% vào năm 2020.

3.2. Giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản a) Nông nghiệp- Phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, ổn định lương thực và tăng sản

phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư. Sử dụng hợp lý nguồn đất, nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Trên cơ sở điều kiện về tự nhiên, tập quán canh tác... hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hoá. Phát triển sản xuất rau, quả phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp và đô thị.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trên cơ sở khuyến khích phát triển nhiều cơ sở (trang trại) chăn nuôi tạo ra tổng đàn gia súc, gia cầm có quy mô lớn kết hợp với phát triển lâm nghiệp.

- Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế. Coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển nhằm tăng cường vai trò của những nhóm hộ nông dân trong khuôn khổ của những thay đổi về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Khuyến khích các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ có quy mô lớn. Đối với chăn nuôi:

Trang 68

Page 69: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới vào sản xuất. Sử dụng các loại giống mới năng suất cao, thâm canh tăng vụ; tập trung xây dựng hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá 100% hệ thống kênh mương, đảm bảo chủ động tưới tiêu.

- Thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Gắn phát triển nông nghiệp với thị trường và với sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, cần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp.

- Tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành chương trình dồn ghép ruộng đất; quy hoạch vùng sản xuất tập trung; đưa tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa cơ khí vào nông nghiệp.

- Thu hút cá nhân trong và ngoài nước đấu thầu sử dụng đất. Đưa cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp để tạo cho nông dân cơ hội phát triển như: Nông dân được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào dự án đầu tư. Có cơ chế và cải tiến cơ chế hỗ trợ, cho vay để nông dân có vốn phát triển sản xuất. Để đạt các mục tiêu cụ thể nêu trên cần thực hiện các biện pháp như: giảm diện tích trồng cây lương thực; giảm diện tích đất gieo trồng một vụ; giảm số thửa ruộng nhỏ, manh mún; giảm diện tích đất trống đồi trọc; giảm ô nhiễm môi trường, giảm số hộ nông dân nghèo.

Biểu 26: Cơ cấu các phân ngành nông nghiệp

2010 2015 2020 2030Toàn bộ 100,0 100,0 100,0 100,0Trồng trọt 71,5 66,6 60,3 50,4Chăn nuôi 26,4 29,5 35,3 43,5Dịch vụ nông nghiệp 2,1 3,9 4,4 6,1

Về trồng trọt: Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh trong thời kỳ 2011-2030, năm

2010 là 8189,45 ha, năm 2015 là 7583, ha, năm 2020 là 6778,5 ha và năm 2030 là 5315,9 ha. Trong đó giảm mạnh nhất là quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu khác), đến năm 2030 dự kiến chỉ còn lại khoảng 567,43 ha. Đất lâm nghiệp được duy trì ổn định và đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2030 có khoảng 110 ha đất để nuôi trồng thủy sản.

Chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Tăng diện tích trồng cây công nghiệp và các loại hoa, cây cảnh,… Tăng và duy trì sản lượng lương thực có hạt trên dưới 20.000 tấn, bình quân lương thực đầu người giữ 150-190 kg. Cải tạo vườn tạp thành vườn cây

Trang 69

Page 70: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

ăn quả, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi. Nghiên cứu các mô hình nông nghiệp chất lượng cao, khai thác có hiệu quả cao vùng đất rừng Ngọc Thanh.

Phát triển các cây có hiệu quả cao hơn cây lúa. áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất. Mở rộng diện tích trồng các loại rau, đậu có giá trị cao hơn. Xây dựng các vùng chuyên canh rau xung quanh trung tâm thị xã, quanh các khu, cụm công nghiệp và các thị tứ, cụm xã.

Quy hoạch và phát triển vùng trồng cây thức ăn gia súc phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn xã Ngọc Thanh.

Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp nông thôn và đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; Tiếp tục đầu tư cho các công trình thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mương, các công trình phục vụ phòng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Ưu tiên đầu tư từ ngân sách tỉnh cho việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường;

Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện, chăn nuôi bò, lợn vẫn là sản phẩm hàng hoá

chủ yếu; chú trọng cải tạo đàn lợn giống theo hướng nạc hoá, đưa vào các giống bò chuyên sữa, chuyên thịt cho năng suất cao; khuyến khích đẩy nhanh chăn nuôi theo mô hình trang trại.

Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lên 30-35% vào năm 2020 và 42-45% vào năm 2030.

Chăn nuôi gia súc: Duy trì đàn trâu hiện có tăng không đáng kể. Xây dựng và triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt. Triển khai nuôi

bò sinh sản và xây dựng các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô 40-50 con/hộ. Chăn nuôi lợn: Tổ chức nuôi lợn theo hướng tập trung tại các hộ gia đình

với trang trại để tạo sản phẩm hàng hóa và quản lý được môi trường. Xây dựng mô hình hợp tác, HTX, cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, quy mô lớn hơn khoảng 100-200 con.

Chăn nuôi gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm tại các hộ gia đình. Khuyến khích chăn nuôi gia cầm tập trung, quy mô lớn. Xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi gia cầm tập trung với quy mô 300-500 con/hộ. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng, phòng trừ dịch bệnh cho gia cầm.

Biểu 27: Dự kiến tình hình chăn nuôi thị xã

2010 2015 2020 2030

Trang 70

Page 71: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Đàn trâu 2179 2313 2455 2222Đàn bò 4743 6053 7726 4833Đàn lợn 23244 31105 41626 22683Gia cầm (1000 con) 217 277 354 175Sản lượng thịt hơi (tấn) 3257 4786 7032 4400

b) Lâm nghiệp:Đảm bảo trồng hết diện tích đất có thể trồng rừng. Tích cực khoanh nuôi,

bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có. Xây dựng trung tâm giống, trung tâm kiểm định chất lượng giống cây, con để thực hiện chương trình sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững.

Từng bước tạo mới rừng trên đất rừng tự nhiên bằng các giải pháp khoanh nuôi và bảo vệ, đồng thời tăng vốn rừng bằng việc trồng các loại cây đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến lâm sản cũng như nhu cầu phòng hộ. Bảo tồn và đa dạng hoá, sinh học, tạo tiềm năng cho phát triển du lịch.

Hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ nghề rừng. Thực hiện rừng có chủ và tổ chức khai thác theo quy hoạch chi tiết. Tổ chức hướng dẫn cho các chủ rừng kinh doanh có hiệu quả để người trồng rừng có thu nhập ổn định, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. Thực hiện tốt công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

c) Thuỷ sản: Tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy nhanh việc mở rộng diện tích nuôi thuỷ

sản; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản. Phát triển thủy sản ở mức vừa phải, chủ yếu nuôi cá nước ngọt tại các hồ chứa nước. Tuy nhiên phát triển thuỷ sản cần bảo đảm những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường nước cho sự phát triển sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Đây cũng là một trở ngại cho phát triển thuỷ sản.

Cần có các biện pháp như sau:- Huy động mọi nguồn vốn trong dân, đồng thời tạo điều kiện để các hộ

được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển cho vay theo chương trình phát triển hạ tầng để nuôi thuỷ sản.

- áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng với các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Kết hợp với các Trung tâm dịch vụ của tỉnh, tổ chức nhân rộng các mô hình nuôi cá có hiệu quả.

- Thí điểm và nghiên cứu nhân rộng mô hình nuôi cá sông, hồ đầm. Tuy nhiên cần chú ý cân đối với bảo vệ môi trường theo hướng ưu tiên cho các biện pháp bảo vệ môi trường.IV. PHáT TRIểN CáC LĩNH VựC Xã HộI

1. Phát triển giáo dục, đào tạoTrang 71

Page 72: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

1.1. Mục tiêu phát triển Phát triển giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu, có tính chiến lược hướng

tới thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường đào tạo và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục ở các bậc học, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo của thị xã là:

- Huy động mọi nguồn đầu tư, vận động, khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục với những hình thức thích hợp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí và tăng cơ hội cho người nghèo được hưởng thụ trong lĩnh vực giáo dục.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và chương trình sách giáo khoa để nâng cao số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.

- Tăng tỷ lệ học sinh vào học ở các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học. Xã hội hoá các hoạt động đào tạo nghề, tranh thủ các chương trình của nhà nước để phát triển mạnh công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động để tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong lực lượng lao động.

Mục tiêu chủ yếu phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong thời gian tới:- Phấn đấu 100% trẻ đến tuổi được đi mẫu giáo, 99-100% trẻ đến 6 tuổi

được vào lớp 1, 99-100% số học sinh trong độ tuổi hoàn thành chương trình tiểu học vào trung học cơ sở. Thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.

- Đến năm 2015 đảm bảo 100% phòng học được xây dựng kiên cố. Các trường có hệ thống tường bao, cổng ngõ đảm bảo, có các sân chơi, bãi tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho hoạt động dạy và học như: trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm, thư viện, sách tham khảo,...

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt. Đến những năm 2011-2015 đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo.

Một số chỉ tiêu cụ thể:- Giáo dục mầm non: Đảm bảo trẻ em đén tuổi vào nhà trẻ đạt 60-65% vào

năm 2020. Năm 2015 đảm bảo 100% xã, phường có trường mầm non tập trung. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75% năm 2015 và 100% năm 2020. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trên chuẩn năm 2010 là trên 85% và năm 2015 có 100% giáo viên đạt trên chuẩn. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2010 đạt trên 83% và năm 2015 là 100%.

- Giáo dục tiểu học: Huy động hết số trẻ 6 tuổi và hầu hết trẻ em khuyết tật được đi học hoà nhập vào cộng đồng. Đến năm 2012 có trên 100% trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn năm 2010 là 87,4% thì năm 2015 sẽ là 100%.

Trang 72

Page 73: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Giáo dục trung học cơ sở: 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; 98-100% thanh niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS; 95-100% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, TCCN và trung cấp nghề; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 là 100%.

- Giáo dục trung học phổ thông: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT cho nhóm đối tượng thanh niên trong tuổi vào năm 2015. Đến năm 2015 đảm bảo 100% số trường THPT có đủ các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học và có 80% tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia, từ năm 2015 trở đi có 100% trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Đào tạo: Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% vào năm 2015 và 70-75% vào năm 2020;

1.2. Phương hướng và giải pháp phát triểnƯu tiên đào tạo những nhóm ngành phục vụ phát triển công nghiệp trọng

điểm như: cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng cao cấp, hoá chất, chế biến lương thực, thực phẩm, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển các ngành du lịch và dịch vụ chất lượng cao nhưu: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế…

Đào tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, ngành nghề mới và tăng cường các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để nâng cao kỹ năng lao động, giúp nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển đào tạo nghề dưới hình thức thành lập trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc trong khu công nghiệp.

Đẩy mạnh các giải pháp xã hội hoá trong việc xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới trường học. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên địa bàn tỉnh đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo.

Nâng cao toàn diện chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp: Thực hiện đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện. Có chính sách khuyến khích đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giáo viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất…

Đảm bảo diện tích đất cho xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo: Ưu tiên dành quỹ đất cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo đến năm 2020 theo quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Hỗ trợ về chính sách đất đai cho các trường/lớp bán công và tư thục.

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đào tạo: Đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân. Tăng cường và khuyến khích phát triển các loại hình giáo dục, đào tạo ngoài công lập, đặc biệt ở khu vực thành thị. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cho các cấp giáo dục cơ bản, cho các địa bàn vùng khó khăn và các nhóm dân cư nghèo.

Trang 73

Page 74: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo: Thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Quản lý nhà nước tập trung vào xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trong tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý nhằm thực hiện tốt Luật giáo dục, Luật dạy nghề, trong phối hợp với các đối tác xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của địa phương.

2. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển y tế Phát triển y tế cần hướng tới việc thực hiện công bằng trong chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; bảo đảm cho mọi người đều được khám, chữa bệnh; thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản. Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát triển dịch vụ y tế theo yêu cầu, tiến tới quản lý sức khỏe đến từng hộ gia đình. Giáo dục và cung cấp thông tin cho mọi người dân hiểu biết các kiến thức khoa học, vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch để người dân biết tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân thị xã cần phát triển theo hướng sau:

Tích cực và chủ động phòng bệnh, lấy phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm mục tiêu phát triển y tế thị xã. Tăng cường và đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu bằng cách sắp xếp và tổ chức lại một cách hợp lý hệ thống y tế cơ sở.

Tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng bằng những cơ chế thích hợp nhằm bảo đảm đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.

Xã hội hoá các hoạt động y tế nhằm tạo thêm nguồn lực thực hiện tốt các chương trình về y tế như các chương trình chăm sóc sức khoẻ, các chương trình phòng chống bệnh dịch,...

Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu sau:- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đạt dưới 10% vào năm 2015,

dưới 8% vào năm 2020. Duy trì và đảm bảo 100% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, đúng thời hạn.

- Đến năm 2014 đạt tỷ lệ 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đến năm 2015 có 85% và năm 2020 có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế. Xây dựng bệnh viện đa khoa thị xã đến năm 2030 có 150 giường bệnh. Xây dựng Trung tâm y tế dự phòng có đủ các bộ phận làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn và chỉ đạo chuyên môn các Trạm y tế.

- Kiện toàn công tác tổ chức và đào tạo cán bộ. Đến năm 2015 tỷ lệ bác sĩ đạt 40 bác sỹ/1 vạn dân. Đến năm 2020 đạt 45 bác sĩ/1 vạn dân. Tất cả các xã đều có trạm y tế; 100% trạm y tế đều có bác sỹ làm việc vào năm 2015.

Trang 74

Page 75: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2.2. Giải pháp phát triển Chấn chỉnh và kiện toàn mạng lưới giám sát bệnh dịch từ cấp thị xã đến cơ

sở. Tất cả các sơ sở khám chữa bệnh, có kế hoạch chủ động và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc men, hoá chất và nhân lực đảm bảo cứu chữa người bị nạn và phòng chống dịch bệnh khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.

Tăng cường công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em và thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hoá gia đình. Đảm bảo nhân lực, phương tiện, cung ứng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình an toàn. Thực hiện tốt công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cho nông dân.

Mở rộng hướng dịch vụ y tế bằng cách:- Nâng cấp các trạm y tế, phối hợp tốt với các cơ sở y tế của tỉnh thực hiện

tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời phát triển các cơ sở tư nhân về y tế để xã hội hoá dịch vụ và tạo dịch vụ kịp thời, cạnh tranh và chất lượng.

- Mở rộng đồng thời quản lí tốt nguồn dịch vụ thuốc chữa bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuốc, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Quản lý có hiệu quả hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân.

- Cùng với đội ngũ dịch vụ y tế, cấp cứu công cần phát triển dịch vụ cấp cứu, sơ cứu tư nhân để tiện lợi và kịp thời.

3. Phát triển văn hóa thông tin, thể dục thể thao 3.1. Văn hoá, thông tin (VH-TT) Phát triển VH-TT theo các hướng sau:Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn

kết chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể nhân dân và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở.

Chú trọng xây dựng môi trường sống, lối sống và đời sống văn hoá cơ sở, cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú. Bồi dưỡng các tài năng văn hoá, nghệ thuật, khuyến khích các văn nghệ sỹ sáng tạo được nhiều tác phẩm văn hoá, nghệ thuật có giá trị cao.

Tập trung các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bản phục vụ phát triển kinh tế và du lịch. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh các thiết chế văn hoá thể thao.

Trang 75

Page 76: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Mục tiêu phát triển: Đến năm 2020, khoảng 80-85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa,

85-90% làng (thôn, khu phố) đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 90-95% đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa; 100% số thôn, làng có nhà văn hóa cộng đồng. 100% xã có đài truyền thanh;

Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa theo chương trình mục tiêu quốc gia và tỉnh; 100% số xã có nhà truyền thống;

Đào tạo nguồn nhân lực, phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách nghiệp vụ văn hóa thông tin có trình độ đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành;

Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực VH-TT; ngăn chặn, bài trừ các tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá.

3.2. Thể dục thể thaoPhát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên cơ sở đẩy mạnh

công tác xã hội hóa, thành lập các tổ chức và câu lạc bộ thể thao để đa dạng hình thức tập luyện. Đầu tư cho thể thao trường học, đào tạo thể dục, thể thao thành tích cao và phát triển các môn thể thao dân tộc.

Giành quỹ đất, theo quy hoạch, cho xây dựng các công trình thể thao theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Xây dựng sân vận động, bể bơi và một số sân tập tại trung tâm thị xã. Đến năm 2020 tất cả 100% xã, trường học có sân tập luyện, thi đấu thể dục thể thao.

Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, khuyến khích hoạt động của các câu lạc bộ thể dục - thể thao, các đội thể thao ở cơ quan, đơn vị, từng khu dân cư và trong từng gia đình. Tổ chức các giải thi đấu thể thao và chú trọng việc bồi dưỡng năng khiếu thể dục, thể thao. Đến năm 2015 có 35% và năm 2020 có 40% người dân tham gia luyện tập thể dục thường xuyên.

4. Các chính sách xã hội 4.1. Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo Giảm nghèo được coi là một nhiệm vụ chính trị xã hội trọng tâm của toàn

Đảng, toàn dân, đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của thị xã hướng vào mục tiêu giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. Tạo cơ hội cho người lao động tự kiếm việc làm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động kỹ thuật, lao động trong ngành sản xuất công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp các ngành nghề truyền thống và các lĩnh vực dịch vụ. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về an toàn lao động và việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động trong các doanh nghiệp.

4.2. Mục tiêu cho việc giải quyết việc làm

Trang 76

Page 77: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Bằng nhiều biện pháp mỗi năm thu hút khoảng 2.000-2.500 lao động có việc làm trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn sau năm 2015 mỗi năm thu hút khoảng 4.500-5.000 lao động. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 65-70% năm 2015 và 75-80% vào năm 2020.

Chú trọng việc giúp đỡ, hướng dẫn các hộ nghèo vay vốn ưu đãi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững. Tạo môi trường và xây dựng các chương trình phát triển kinh tế hộ, khuyến khích mọi người, mọi nhà đều có chương trình phát triển kinh tế, tự tạo việc làm cho chính mình, nâng cao thu nhập, vươn lên khá và giàu, thực hiện tốt các chính sách xã hội cho người nghèo. Đến năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) và năm 2020 còn khoảng 1-2%.

Khuyến khích và chủ động tổ chức các dịch vụ môi giới tìm việc làm, xuất khẩu lao động phổ thông sang một số nước để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tích lũy kỹ thuật, kiến thức quản lý.

4.3. Các biện pháp thực hiện các chính sách xã hộiKết hợp với các trường trong tỉnh, ngoài tỉnh đào tạo theo nhu cầu thị

trường, trước hết là lao động phục vụ các khu công nghiệp, lao động hướng dẫn du lịch; kết hợp với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, các cơ sở dịch vụ để hỗ trợ và có biện pháp đào tạo nghề phù hợp với tích chất lao động.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng; đảm bảo cho các gia đình chính sách có mức sống tinh thần, vật chất bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân.

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm người lao động ở các thành phần kinh tế đều được tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động. Tranh thủ nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo và xây dựng quỹ vì người nghèo cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, phát động rộng rãi toàn dân tham gia chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với nước, đảm bảo cho các đối tượng chính sách có mức sống trên mức trung bình của thị xã.

5. Phát triển khoa học công nghệ Phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường thị xã cần hướng tới việc

đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng; đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng những đòi hỏi trong giai đoạn mới.

Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và có biện pháp sử

Trang 77

Page 78: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

dụng, bảo vệ và quản lý tốt tài nguyên môi trường.Coi ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ tiên tiến là nhiệm vụ sống

còn của thị xã trong giai đoạn tới. Có biện pháp thúc đẩy tiến trình ứng dụng nhanh hơn, bằng cách:

- Khuyến khích sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, đầu tư công nghệ chế biến nông sản, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý.

- Liên kết với các cơ sở khoa học để các cán bộ khoa học có điều kiện tiếp cận với thực tiễn như kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, đàn gia súc,...

- Tạo điều kiện để cán bộ khoa học kỹ thuật ổn định làm việc và phát huy khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời có biện pháp thu hút đội ngũ cán bộ khoa học về công tác tại thị xã.

- áp dụng tiến bộ KHKT trong quản lí nhà nước như chính phủ điện tử, tin học văn phòng, v.v...

6. An ninh - quốc phòng, trật tự xã hội và tư pháp6.1. Quốc phòngKết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng

an ninh; đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ tổ quốc, cần xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Phấn đấu 100% cán bộ các cấp được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh. Hằng năm có bổ sung phương án phòng thủ tác chiến, kế hoạch phòng chống lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng,...

Duy trì chặt chẽ chế độ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, tăng cường luyện tập, diễn tập sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự.

Tăng cường cán bộ quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, toàn diện; làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội.

6.2. An ninh Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”. Nắm chắc tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn, đặc biệt là an ninh nông thôn; làm tốt công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; thường xuyên củng cố, huấn luyện lực lượng nòng cốt ở cơ sở về chính trị, nghiệp vụ giải quyết kịp thời vụ việc, không để phát sinh những “điểm nóng” về an ninh trật tự.

Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thị xã trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động nhân dân tố giác tội phạm, tham gia quản lý, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi tại cộng đồng. Giữ

Trang 78

Page 79: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.

V. phát triển kết cấu hạ tầng 1. Giao thôngHệ thống hạ tầng giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp

phát triển kinh tế-xã hội cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông cần được chú trọng đầu tư phát triển theo hướng sau:

- Thực hiện các hạng mục theo quy hoạch giao thông của tỉnh. Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thông trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địa bàn trong nội bộ thị xã với hệ thống giao thông đối ngoại của tỉnh.

- Từng bước hiện đại hóa mạng giao thông nội bộ, đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại.

- Quản lý và tổ chức tốt, nâng cấp giao thông đô thị tại thị xã.- Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn vào cuối giai đoạn đến

năm 2020 và những năm tiếp theo hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn… thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn.

- Xây dựng chương trình đồng bộ hóa giao thông theo khu vực lãnh thổ, trước mắt tập trung vào những khu vực phát triển công nghiệp tập trung, các khu vực đô thị mới, tổ chức giao thông thuận tiện giữa khu đô thị và khu sinh thái.

Tham gia thực hiện tốt các dự án của trung ương và tỉnh trên địa bàn để tranh thủ hoàn thiện hệ thống giao thông thị xã theo các hướng cụ thể sau:

Thứ nhất: Giao thông đối ngoại.+ Đường sắt: Đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai nằm trên hành lang kinh tế Đông –

Tây: Côn Minh – Lào Cai – Cái Lân, đoạn qua thị xã dài 6,6 km. Đây là tuyến đường sắt quốc gia có tác động thiết thực đến phát triển KT-XH thị xã.

Trong tương lai không xa, khi thị xã mở rộng đường sắt sẽ chạy xuyên qua thị xã, vì vậy, khoảng cuối năm 2015 có kế hoạch xây dựng đoạn tránh và xây dựng ga Phúc Yên mới, hiện đại. Đến năm 2030 sẽ xây dựng tuyến đường sắt đôi cao tốc với vận tốc 180-200km/h.

Đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng tuyến đường tàu điện nhẹ nối Nội Bài với Phúc Yên.

+ Đường bộ bao gồm: Đường xuyên á (cao tốc Hà Nôi-Lao Cai) theo phương án của Bộ Giao

thông vận tải, đường xuyên á là tuyến mới, chạy song song với đường sắt, đoạn qua thị xã Phúc Yên dài 7 km. Tuyến sẽ được xây dựng làm 2 giai đoạn, giai đoạn

Trang 79

Page 80: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

đầu bề rộng 27 m, giai đoạn tiếp theo rộng 54 m. Đây là tuyến đường có mặt cắt 6 làn xe nằm trong hành lang Côn Minh-Hải Phòng, là đường nối Phúc Yên với cảng biển và toàn quốc.

Quốc lộ số 2, nối thị xã Phúc Yên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc, đoạn qua thị xã Phúc Yên dài 5,92 m. Đây là tuyến nối Phúc Yên với Hà Nội và các tỉnh phía Nam, hiện đã xây dựng quy mô 6 làn xe. Theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tuyến sẽ được nâng cấp giai đoạn 2 (giai đoạn 2010-2020) với quy mô nền đường rộng 57 m. Về cơ bản hướng tuyến vẫn sử dụng tuyến cũ. Xem xét đề nghị mở thêm tuyến đường tránh thị xã, tuyến hiện nay sẽ sử dụng thành đường nội thị.

Đường vành đai 5 của thủ đô Hà Nội, nối Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Đường đi qua Đại Lải (TX Phúc Yên), Đèo Nhe có quy mô 6 làn xe. Đây là tuyến phục vụ cho phát triển công nghiệp và du lịch khu vực phía Bắc Hà Nội.

Nghiên cứu xây dựng đường nối Phúc Yên với Hà Nội có mặt cắt rộng 100m. Đây là tuyến giao lưu nhanh, trực tiếp với thủ đô Hà Nội.

Thứ hai : Giao thông đối nội. + Đường bộ: Đường tỉnh 301, nối từ Quốc lộ 2A đến Đèo Nhe, quy hoạch mở rộng với

mặt cắt 24-32 m.Đường Nguyễn Tất Thành, nối Phúc Yên-Bình Xuyên-Hương Canh là

tuyến nối các khu công nghiệp, đô thị của tỉnh. Mắt cắt 36-42 m.Đường tỉnh 310 nối Đại Lải (Phúc Yên) với Đạo Tú (Tam Dương) với mặt

cắt 36m.+ Đường nội thị: Xây dựng mạng lưới giao thông nội thị theo quy hoạch

chi tiết đến năm 2020, cụ thể: Đầu tư mở rộng, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường trục, các tuyến vành

đai như đường bao, đường nối các khu đô thị mới đạt tiêu chuẩn đường đô thị hiện đại. Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường cho các phường, xã. Xây dựng một số cầu vượt, hệ thống an toàn giao thông hoàn chỉnh.

Tổ chức, mở mới các tuyến xe buýt nội thị và liên vùng phục vụ đi lại của cư dân.

+ Giao thông nông thôn và nội đồng: Xây dựng hệ thống đường nông thôn để cứng hóa toàn bộ đường nông thôn theo các tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời đến năm 2020 sẽ cứng hóa 100% hệ thống đường nội đồng.

+ Giao thông tĩnh: Thị xã là đô thị tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và gần các thành phố, khu công nghiệp trong khu vực, nhu cầu vận chuyển liên khu vực lớn, do vậy, thị xã cần bố trí các bến xe theo các hướng tuyến của các tuyến đường liên tỉnh. Dự kiến sẽ xây dựng, nâng cấp 02 bến xe đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3 và xây dựng các bãi đỗ xe tĩnh và các điểm đỗ xe tắc xi theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Trang 80

Page 81: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2. Mạng lưới cấp điệnDự báo nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt dân dụng bình quân đầu người đến

năm 2010 khoảng 900 kwh/năm, năm 2015 là 1600 kwh/năm, năm 2020 là 2300 kwh/năm và năm 2030 là 4.000kwh/năm. Nhu cầu rất lớn cần có sự hỗ trợ đầu tư cho cả nguồn và lưới điện.

Dự kiến xây dựng mới trạm biến áp 110 KV trên địa bàn thị xã khi nhu cầu của công nghiệp tăng cao. Cải tạo và nâng cấp hệ thống phân phối điện hiện có để đảm bảo cấp điện ổn định, chất lượng cao.

Xây dựng mạng lưới điện chiếu sáng cho các tuyến đường trong thị xã. Tăng cường công tác quản lý mạng lưới và hệ thống phân phối điện, giảm tỷ lệ tổn thất.

Tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết cung cấp điện cho thị xã đến năm 2030 với tính chất là một đô thị hiện đại (một quận của thành phố Vĩnh Phúc).

3. Cấp, thoát nước Phấn đấu đến năm 2010 khoảng 65% dân được cấp nước hợp vệ sinh và

100% vào năm 2020, theo tiêu chuẩn quốc gia bình quân 120 lít/người/ngày, đủ nước cấp cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện trên địa bàn thị xã. Chú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý 100% trước khi thải ra nguồn tự nhiên. Tại các khu đô thị và khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng. Sớm đầu tư và hoàn thành dự án thoát nước thị xã theo từng giai đoạn.

Quy hoạch bảo vệ các nguồn nước, xây dựng phương án tổng thể thoát nước và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.

- Trước mắt, cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối nước. Ưu tiên xây dựng mạng lưới cấp nước cho các phường mới. Nâng sản lượng cấp nước của các nhà máy hiện nay. Về lâu dài sẽ triển khai xây dựng nhà máy mới với các định mức theo tiêu chuẩn quốc gia về cấp nước đô thị: Đợt 1 đến năm 2010 với công suất 20.000 m3/ngày đêm; Giai đoạn đến 2020 với công suất 40.000 m3/ngày đêm và vào năm 2030 là 60.000 m3/ngày đêm.

- Căn cứ vào địa hình của thị xã, hệ thống thoát nước được quy hoạch theo 3 khu vực chính:

+ Khu vực hồ Đại Lải: có độ dốc từ Bắc xuống Nam, bị dãy núi Thằn Lằn chặn ngang vì vậy, tại khu vực này sẽ xây dựng một trạm xử lý nước thải công suất dự kiến 2.500 m3/ngày đêm.

+ Khu vực Xuân Hoà: có độ dốc từ Bắc xuống Nam, hai bên lại có hai dòng suối chảy về sông Cà Lồ. Để giảm chi phí xử lý nước thải, khu vực này đặt trạm xử lý nước thải tại phía trên cầu đường sắt Thịnh Kỷ.

+ Khu vực Phúc Yên: Là khu vực đông dân, lại sinh sống lâu đời, địa hình dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Xây dựng trạm xử lí nước thải mới.

Trang 81

Page 82: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

VI. quản lý sử dụng đất đai 1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2030

Biểu 28: Phân bố sử dụng đất thị xã Phúc Yên đến năm 2030(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã, 2010)

2010 2015 2020 2030Đất tự nhiên 12013,1 12013,1 12013,1 12013,1Đất nông nghiệp 8189,45 7583,5 6778,5 5315,93- Đất sản xuất nông nghiệp 3400 2800 2000 567,43- Đất lâm nghiệp có rừng 4638,5 4638,5 4638,5 4638,5- Đất nuôi trồng thuỷ sản 149,83 145 140 110- Đất nông nghiệp khác 1,12Đất phi nông nghiệp 3673,6 4329,55 5184,6 6697,12- Đất ở 848,4 950 1200 2000- Đất chuyên dùng 2131,07 2680,56 3280,6 3983,13- Đất nghĩa trang, 55,14 60 65 75- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 638,99 638,99 638,99 638,99

Đất chưa sử dụng 150 100 50 0- Đất bằng cha sử dụng 150 100 50- Đất đồi chưa sử dụng

Dự báo trong thời gian tới, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn thị xã, đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhanh. Đến năm 2030 về cơ bản toàn bộ quỹ đất của thị xã được sử dụng. Quỹ đất của thị xã đến năm 2030 như sau:

- Đất nông nghiệp là 5315,93 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp dùng để trồng lúa và các loại cây hoa màu khác là 567,43 ha; đất lâm nghiệp có rừng là 4638,5 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 110 ha.

- Đất phi nông nghiệp là 6697,12 ha (gấp 1,9 lần so với năm 2008). Trong đó, đất ở khoảng 2000 ha; đất chuyên dùng dùng để phát triển kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng của thị xã là 3981,13 ha; đất nghĩa trang là 75 ha và đất sông suối là 638,99 ha.

2. Về bảo vệ môi trường phát triển bền vững Hiện nay môi trường của thị xã đã và đang có nguy cơ suy giảm. Trong giai

đoạn quy hoạch đến năm 2020, khi kinh tế phát triển, vấn đề về môi trường sẽ phát sinh, tình hình ô nhiễm môi trường sẽ xuất hiện. Cần có những biện pháp để ngăn chặn ngay từ khâu lập quy hoạch. Cụ thể:

- Quan tâm đúng mức đến chất lượng môi trường: Chất lượng môi trường nước: Xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn

môi trường; Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực đô thị. Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường

không khí tại các nhà máy, xí nghiệp. Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; Thu gom và xử lý

triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Trang 82

Page 83: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường: Sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Cùng

với nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước huy động nhiều nguồn đầu tư khác theo hướng xã hội hóa để bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đơn vị kinh tế, cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường.

- Xử lí ô nhiễm:Có biện pháp hữu hiệu xử lý ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất và

sinh hoạt gây ra. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch sắp tới phải có phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Các dự án cần có đánh giá tác động của môi trường trước khi xem xét phê duyệt.

Khuyến khích và có cơ chế để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung bằng nhiều nguồn vốn, phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải. Quy hoạch hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn. Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế cần được thu gom và xử lý riêng.

Quy hoạch hệ thống cấp nước và thoát nước bẩn theo hướng hiện đại. Khu vực nội đô dùng hệ thống cống riêng hoàn toàn. Nước bẩn sinh hoạt và nước thải công nghiệp phải được xử lý trước khi xả ra nguồn. ở vùng ngoại vi, nông thôn cần có hướng dẫn xử dụng khu vệ sinh và nguồn nước một cách khoa học, hạn chế ô nhiễm nguồn nước và đất.

Quy hoạch lại hệ thống nghĩa trang tập trung cho từng xã để vừa vệ sinh đối với môi trường, vừa tiết kiệm nguồn đất.

- Biện pháp về đầu tư tài chính:Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án

cụ thể về công nghệ ứng dụng và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đề nghị khuyến khích và có cơ chế để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải.

áp dụng thu phí ô nhiễm, và các biện pháp hành chính khác đối với các nhà máy sử dụng tài nguyên và thải ra môi trường khối lượng lớn khí thải, nước thải theo quy định của nhà nước. VII. PHƯƠNG HƯớNG PHáT TRIểN THEO LãNH THổ

1. Định hướng theo các tiểu vùng phát triển kinh tế1.1. Phân vùng địa-kinh tếTheo địa hình và ácc điều kiện phát triển KT-XH thị xã Phúc Yên được

phân chia thành 3 tiểu vùng địa-kinh tế như sau: a) Tiểu vùng phía Bắc: xã Ngọc Thanh, chú trọng khai thác nguồn đất

rừng để làm giàu từ rừng. Ngoài ra kết hợp một số hướng sau:

Trang 83

Page 84: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

- Xây dựng cụm công nghiệp sạch có quy mô vừa và nhỏ, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng côgn nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường.

- Phát triển tổ hợp dịch vụ - du lịch ở Hồ Đại Lải.- Quy hoạch rừng phòng hộ khu vực hồ Đải Lải

b) Tiểu vùng Trung tâm: Gồm các xã Cao Minh, Nam Viêm, phường Xuân Hòa. Hướng chủ yếu là:

- Phát triển các khu đô thị và trung tâm thương mại cao cấp.- Phát triển hệ thống ngân hàng và các loại hình dịch vụ khác.c) Tiểu vùng phía Nam: Bao gồm các xã, phường còn lại. Hướng phát triển

chính là:- Phát triển các khu đô thị và trung tâm thương mại lớn.- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, rau, hoa quả cung

cấp cho đô thị.- Hạn chế phát triển công nghiệp, lựa chọn phát triển những ngành công

nghiệp có hàm lượng chất xám cao. 1.2. Vùng hành chínhTrong những năm tới, thị xã Phúc Yên sẽ phát triển về phía Tây và phía

Bắc để sau năm 2030, thị xã sẽ gắn kết với thành phố Vĩnh Yên trở thành đô thị hạt nhân-hợp nhất, nội thị của thành phố Vĩnh Phúc.

Theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 thị xã Phúc Yên sẽ được quy hoạch thành hai chức năng 11: (1) một sẽ phát triển thành khu dịch vụ cao cấp gồm phường Trưng Nhị, Phúc Thắng, Hùng Vương; (2) một trở thành khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái gồm phần Hồ Đại Lải, Ngọc Thanh và phụ cận.

Như vậy trong quy hoạch thị xã sẽ phát triển các tiểu khu hành chính theo các chức năng trên, cụ thể:

- Xây dựng khu phía Nam và một phần khu Trung tâm hiện tại theo hướng phát triển các dịch vụ cao cấp như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm dịch vụ tài chính bảo hiểm, ngân hàng. Trung tâm Hội chợ triển lãm và những nhà nghỉ, khách sạn cao cấp. Trụ sở chính có thể di chuyển về gần quốc lộ 2.

- Khu phía Bắc và một phần (Đồng Xuân, Xuân Hoà) sẽ tổ chức phát triển các cơ sở để phục vụ du lịch sinh thái như các resort cao cấp, sân gôn, chỗ vui chơi có thưởng, nghỉ dưỡng đi bộ, Trung tâm hội nghị, Khách sạn, nhà hàng.

Khi trở thành thành phố Vĩnh Phúc thị xã Phúc Yên có thể được quy hoạch thành một quận như hiện nay; hoặc tách thành 2 quận theo 2 khu choc năng đã được quy hoạch ở trên.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị.Với mục tiêu phát triển thị xã Phúc Yên trở thành đô thị hiện đại, nằm trong

chuỗi đô thị hạt nhân-hợp nhất của thành phố Vĩnh Phúc với các chức năng là khu dịch vụ cao cấp và khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, đòi hỏi Phúc Yên cần phát triển mạnh mẽ các khu đô thị thành phần để thu hút dân cư các vùng phụ cận đến thị xã làm việc, sinh sống. Trên cơ sở dự báo về dân số đô thị trong tương lai và tính chất đô thị đã được xác định trong quy hoạch, trên địa bàn thị xã sẽ hình 11 Theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhỡn đến 2050-NSC, Nhật Bản; Trang 4-2, Phần Phương hướng phát triển hệ thống các đô thị Vĩnh Phúc.

Trang 84

Page 85: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

thành các khu đô thị mới sau:2.1. Cụm các khu đô thị trung tâm:- Khu đô thị Phúc Thắng-Nam Viêm: diện tích khu đô thị mới khoảng 275

ha. Phía Nam giáp khu dân cư phường Phúc Thắng; phía Bắc và Đông giáp sông Cà Lồ; phía tây giáp đường nối Phúc Yên-Xuân Hoà. Quy mô dân cư khu đô thị từ 20.000-25.000 người.

- Khu đô thị Hùng Vương: Diện tích khoảng 67-100 ha. Phía Bắc tiếp giáp Quốc lộ 2A, Phía Tây-Nam giáp Quốc lộ 23; phía Đông giáp đường 317, từ ngã tư bến xe đến Thanh Tước. Quy mô dân số từ 10 ngàn đến 12 ngàn người.

- Khu đô thị Đầm Rượu: Diện tích khu đô thị này 70 ha; phía Nam giáp khu dân cư Quốc lộ 2A; phía Tây giáp đường bê tông từ Quốc lộ 2A đến Uỷ ban Nhân dân xã Tiền Châu; phía Đông từ mương thoát nước hồ Đầm Rượu đến khu bãi thải. Quy mô dân số khu đô thị từ 4.000-5.000 người.

- Khu đô thị mới Đông Sơn, phường Phúc Thắng: Tổng diện tích 36,8 ha. Phía Đông giáp đường sắt Hà Nội-Lào Cai; phía nam giáp công ty NAGAKAWA; Phía Tây giáp trường THCS Phúc Yên; Phía Bắc giáp khu dân cư phường Trưng Trắc.

2.2. Cụm các khu đô thị du lịch sinh thái:- Khu đô thị thuộc phường Xuân Hoà (Phường quanh hồ tam giác): qui mô

33,38 ha.- Khu đô thị Xuân Hoà-Nam Viêm: quy mô lớn hơn 20 ha.- Một số đô thị, thị tứ khác như: Nam Viêm, Ngọc Thanh.

b. tầm nhìn đến năm 2030 I. bức tranh chungTầm nhìn đến 2030 của thị xã được xác định trên cơ sở tầm nhìn đến năm

2030 của tỉnh Vĩnh Phúc, tư tưởng chỉ đạo trong các Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh và căn cứ vào bối cảnh phát triển chung (trong nước và quốc tế) và các tác động của vùng, tỉnh tới sự phát triển KT-XH thị xã.

Trong Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010” của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định hướng phát triển của tỉnh là: “Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”. Trong tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh (12) cũng chỉ ra: “Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho giai đoạn đến 2020 là xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, văn minh, hiện đại, môi trường sạch, mức sống dân cư cao, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng hướng tới trở thành trung tâm kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn tới khu vực Bắc-Tây bắc Bắc Bộ với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ trong một cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp vào những năm cuối Thập kỷ 12(?) Bỏo cỏo Quy hoạch tổng thể phỏt triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhỡn đến năm 2030, Trang 125;

Trang 85

Page 86: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

20, đầu thập kỷ 30”.

Trang 86

Page 87: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Trong Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc (13) cũng nêu rõ: “Từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường sống có chất lượng cao,... Xây dựng đô thị hạt nhân-hợp nhất bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và các khu đô thị hóa nhanh thuộc các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường,.., Tam Đảo”.

Trên cơ sở những định hướng như trên bức tranh tổng quát nền kinh tế của thị xã Phúc Yên tới năm 2030 sẽ là:

- Thị xã sẽ nằm trong hệ thống đô thị hạt nhân-hợp nhất của thành phố Vĩnh Phúc, thị xã sẽ trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, khoảng 24 vạn dân, bao gồm 2 khu chính: khu dịch vụ cao cấp và khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái. Khi đó thị xã sẽ trở thành 1 hoặc 2 quận của thành phố Vĩnh Phúc với các chức năng đặc thù trên.

Phúc Yên là cực phát triển của tỉnh về phía Đông Nam với Hà Nội và các tỉnh của vùng ĐBSH trong các lĩnh vực dịch vụ cao cấp, công nghiệp chất lượng cao và du lịch sinh thái.

Lãnh thổ sẽ được phân bố thành hai khu chính: khu phát triển dịch vụ cao cấp, công nghiệp chất lượng cao tại các phường trung tâm và Khu du lịch sinh thái tại Ngọc Thanh, Hồ Đại Lải và vùng phụ cận.

- Nằm trong hệ thống đô thị của vùng và là đô thị cửa ngõ của tỉnh với thủ đô Hà Nội, thị xã sẽ là một Trung tâm dịch vụ cao cấp, du lịch, nghỉ ngơi, giáo dục đào tạo, là vùng lan toả của thủ đô Hà Nội.

Theo đó các lĩnh vực được chú ý đầu tư phát triển là: dịch vụ cao cấp, đặc biệt là dịch vụ cho du lịch, các dịch vụ xã hội cơ bản (trên cơ sở phối hợp và giảm tải cho Thủ đô Hà Nội), các ngành sản xuất công nghiệp có hàm lượng chất xám cao (phát huy tri thức) có giá trị gia tăng cao.

- Nằm trong hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh-Hải Phòng, trục tâm linh phía Bắc, trục đô thị và giao thông kết nối khu vực phía Bắc, thị xã sẽ trở thành đầu mối giao thương có trọng số cao của tỉnh và vùng.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thị xã đã cho phép thị xã xây dựng thành một đầu mối quan trọng trong giao thương kinh tế giữa đồng bằng, ven biển với trung du, miền núi phía Bắc. Hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ đuợc đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, kết nối thuận tiện với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng Bắc – Tây bắc Bắc Bộ, tạo khả năng khai thác cho cả vùng.

- Xây dựng đô thị thị xã nhằm tham gia thực hiện tốt những tầm nhìn của cả tỉnh đến năm 2030 và xa hơn.

Đó là: xây dựng thị xã thành đô thị hiện đại, nơi tất cả những người sống, những người làm việc và những người tới thăm đều cảm thấy an tâm, hạnh phúc. Đô thị phải là nơi đáp ứng những đòi hỏi cơ bản như:

Hạ tầng kinh tế bền vững, ổn định;

13(?) Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhỡn đến năm 2050, NSC-2010, Trang 1-3

Trang 87

Page 88: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Vùng đất được đề cao, người dân yêu mến và tự hào; Xã hội được duy trì trong cuộc sống an sinh và tiện nghi.

iI. một số chỉ tiêu cơ bảnPhúc Yên trở thành một đô thị hiện đại với chức năng là một trong những

trung tâm dịch vụ, du lịch, giải trí, giáo dục đào tạo, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước… sẽ có một số chỉ tiêu cơ bản sau:

- Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại; bảo đảm tiêu chuẩn giao thông, kinh tế, xã hội và vệ sinh môi trường;

- Quản lí phát triển đô thị theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị hiện đại. Các khu phố mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và 100% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.

- Khu vực dịch vụ cao cấp (tại các phường trung tâm): Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị; trung tâm tài chính, ngân hàng; trung tâm đào tạo; trung tâm hội nghị, hội thảo; chung cư cao cấp. Khu du lịch sinh thái (vùng Ngọc Thanh, Đại Lải và lân cận): Xây dựng các khu nghỉ dưỡng; resort cao cấp; khu nghỉ ngơi đi bộ, nghỉ dưỡng; khu hội nghị, hội thảo.

Một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2030:- Quy mô dân số từ 20-24 vạn người vào năm 2030 (bao gồm cả tăng tự

nhiên và tăng cơ học);- GDP bình quân đầu người: 15.000-17.000 USD (theo giá thực tế); - Quy mô dân số khu vực đô thị: 23,5-23,7 vạn người; tỷ lệ dân số đô thị

khoảng 95-98%;- Phổ cập trung học phổ thông; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; - Mức tiếp cận thông tin: 96-100% dân cư tiếp cận internet;- Môi trường được kiểm soát theo tiêu chuẩn quốc gia.

Trang 88

Page 89: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

PHầN THứ tư

Các giảI pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

I. một số GIảI PHáP 1. Giải pháp về vốn đầu tư và thu hút đầu tưLượng vốn để thực hiện quy hoạch rất lớn. Để đảm bảo được mức tăng

trưởng của nền kinh tế thị xã theo phương án chọn trong quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư được tính toán sơ bộ ở mức vĩ mô (trong khoảng giữa cận dưới và cận trên) theo các giai đoạn như sau: Biểu 29. Dự báo vốn đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng, giá hiện hành TT Giai đoạn Cận dưới Cận trên1 Giai đoạn 2011-2015 5.000 5.5002 Giai đoạn 2016-2020 9.500 10.0003 Giai đoạn 2021-2030 45.000 50.000

Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thị xã Phúc Yên năm 2030 vào khoảng 71.475,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn xây dựng cơ bản vào khoảng 30.000,7 tỷ đồng; vốn khu vực nhà nước là 576,7 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước khoảng 20.000 tỷ đồng, vốn FDI gần 50.000,9 tỷ đồng.

Cơ cấu đầu tư dự kiến cho các ngành: nông nghiệp chiếm 3,4%; công nghiệp-xây dựng là 36,9% và khu vực dịch vụ là 59,7%.

Dự kiến chi tiết theo khu vực và các ngành như sau:

Biểu 30: Dự báo vốn đầu tư của TX Phúc Yên đến năm 20302010 2015 2020 2030

Tổng vốn đầu tư 2965,2 8155,2 17715,2 71475,21. Phân theo Nguồn vốnVốn XDCB 280,0 810,0 2827,3 30870,2Vốn khác 2685,2 7345,2 14887,9 40605,02. Phân theo Khu vựcKhu vực Nhà nước 280,0 390,0 500,2 750,7Khu vực Ngoài nhà nước 1844,6 4301,6 7796,4 20105,4Khu vực Vốn FDI 840,6 3463,6 9418,6 50619,13. Phân theo ngành KT - Nông, lâm, thủy sản 195,0 456,5 841,7 2427,9- Công nghiệp – XD 1257,7 3355,2 7049,6 26406,2- Thương mại, dịch vụ 1512,5 4343,5 9823,9 42641,2

Trang 89

Page 90: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Hướng và giải pháp huy động vốn đầu tư như sau: Coi nguồn vốn ngoài nước là nguồn vốn có tính quyết định, nhằm tạo ra

động lực phát triển, lấy đó làm hiệu ứng lan tỏa cho giai đoạn sau. Vốn đầu tư từ Nhà nước có xu thế sẽ ngày một giảm đi, nhưng rất quan trọng. Đây là nguồn vốn mồi, đảm bảo thu hút và bảo lãnh các nguồn vốn khác, tham gia đầu tư. Vốn từ các thành phần kinh tế khác, sẽ được tính toán tăng dần trong giai đoạn tới.

Các nguồn vốn có thể được huy động như sau:- Vốn từ các doanh nghiệp:

Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp cần phải:

. Tham gia thực hiện tích cực các chủ trương của Chính phủ, cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng.

. Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất - nhập khẩu;

. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;

. Tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo các doanh nhân và thợ lành nghề, cũng như hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư;

- Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đìnhKhuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong thị xã bỏ vốn đầu tư

mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.

Thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích các hộ trong làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, trung chuyển hàng hóa; trang trại…), chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình sang sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại.

Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.

Trang 90

Page 91: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để dành) thông qua việc động viên nhân dân gửi tiết kiệm vào ngân hàng nhà nước, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển

Thực hiện nguyên tắc chung là vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ được tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu... Các doanh nghiệp được vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.

Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường nội đô... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được TW để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả với chủ trương ‘‘nhà nước và nhân dân cùng làm’’.

- Nguồn vốn đầu tư nước ngoàiTham gia với tỉnh rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành

nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của thị xã với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà thị xã có lợi thế so sánh, các dự án về phát triển các du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

2. Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lựcNâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát

triển kinh tế-xã hội và đó cũng chính là chiến lược về phát triển con người. Để phát triển nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu sau: nâng cao thể lực, trí lực và sử dụng con người.

- Nâng cao thể lực: bằng các biện pháp giảm tỷ lệ tăng dân số, cung cấp đầy đủ các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể dục thể thao để cùng cả nước thực hiện chiến lược phát triển con người, cải tạo nòi giống.

Cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, còn khoảng 1 và dưới 1%/năm vào năm 2020; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện luật lao động. Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, trợ cấp xã hội, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

- Nâng cao trí lực: bằng cách tăng cường công tác giáo dục đào tạo con người.

Coi trọng và thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc gia trên địa bàn cho tất cả các bậc học, bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp. Đây cùng là biện pháp nâng cao dân trí của thị xã.

Trang 91

Page 92: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Đào tạo nhân lực: bao gồm trước hết đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý cơ sở. Đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo các nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế. Đào tạo bằng cách tổ chức hướng dẫn trực tiếp các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho người lao động.

- Sử dụng con người và tạo việc làm: Cần dành một nguồn lực thích đáng để đầu tư tập trung vào một số khâu, lĩnh vực giáo dục đào tạo cần thiết như đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, hướng dẫn viên du lịch. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thêm việc làm cho người lao động, quan tâm đặc biệt đến lao động các ngành nghề có thu nhập cao tại thị xã.

3. Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu qủa tài nguyên và bảo vệ môi trường

1) Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật.

- Coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn. ưu tiên phát triển công nghệ chế biến, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,.. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ rộng khắp. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông qua các biện pháp hỗ trợ về giống, cho vay ưu đãi, huấn luyện kỹ thuật,...

- Sử dụng tốt phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho đổi mới công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ như đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm....

- Từ nay đến 2020 giành một phần vốn để nhân rộng, chuyển giao mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ ở các xã, phường.

- Thu hút phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ cho thị xã. Đầu tư, xây dựng mạng lưới cán bộ khuyến công, khuyến nông ở cơ sở. Tạo cơ chế nhằm gắn kết giữa cơ quan khoa học với cơ sở sản xuất.

2) Quản lý và bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng, cần được tăng cường theo hướng:

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường. Các dự án đầu tư dứt khoát phải có biện pháp bảo vệ môi trường trước khi được phê duyệt. Cụ thể:

. Đối với khu vực đô thị cần quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, tổ chức thu gom rác thải tại các nơi dân cư sống tập trung, có nơi chứa và xử lý rác thải xa khu dân cư, xa nguồn nước.

. Đối với các khu công nghiệp. Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và khu rác thải công nghiệp, phân khu chức năng theo mức độ ô nhiễm để kết hợp xử lý nước và rác thải. Không bố trí các cơ sở công nghiệp chứa chất độc hại gần các khu dân cư. Đối với các làng nghề cần quy hoạch khu vực sản xuất tập trung và hệ thống xử lý nước để tránh ô nhiễm khu vực dân cư.

Trang 92

Page 93: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

. Khu vực nông thôn cần tổ chức vận động các gia đình xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống chuồng trại cần có các giải pháp thu gom phân gia súc, cách xa nơi dân cư. Từng bước tổ chức các đội thu gom rác thải và có nơi chứa theo quy định của địa phương.

- Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, quy hoạch nghĩa trang, vệ sinh môi trường... Thực hiện quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm môi trường, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường theo các chương trình quốc gia.

- Tăng cường cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.

4. Giải pháp phát triển thị trường và mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế Thị trường là một khâu rất quan trọng, nhiều tiềm năng chưa được khai

thác, hoặc khai thác chưa tương xứng chủ yếu là do chưa có thị trường tiêu thụ hoặc chất lượng chưa đảm bảo, quy mô sản xuất chưa đủ lớn làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong những yêu cầu đặt ra cho thị xã trong tình hình mới chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ là những vấn đề có tính chất sống còn cho nền kinh tế.

Các thị trường chủ yếu của thị xã:Thị trường trong nước: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nhất là thủ đô Hà

Nội, là thị trường chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thị xã Phúc Yên nói riêng, như: lương thực, thực phẩm, sản phẩm xe máy, cây cảnh, cây dược liệu... Trong thời gian tới cần củng cố và duy trì thị trường này, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường lên các tỉnh miền núi Bắc bộ và các tỉnh phía Nam.

Trang 93

Page 94: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Thị trường ngoài nước: Thị trường ngoài nước cho các sản phẩm xuất khẩu của thị xã chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đông Âu... Trong thời gian tới cần mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đề nghị tỉnh thường xuyên tạo điều kiện để các doanh nghiệp gặp các đại diện thương mại các nước tại Việt Nam và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để có thêm thông tin thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích phát triển sản xuất, tạo vùng nguyên liệu, có nguồn hàng lớn, ổn định cho chế biến xuất khẩu. Song song với tăng cường đầu tư chiều sâu, nhập các thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; khuyến khích phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu.

Tìm kiếm thị trường cần triển khai đồng bộ các khâu sau: 1) Tổ chức sản xuất, tạo hàng hóa có tính cạnh tranh cao: Chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung. Hướng vào những sản phẩm có lợi thế của thị xã như nông sản chất lượng cao, lâm sản, nhất là hàng lâm sản xuất khẩu.

2) Xây dựng cơ sở hạ tầng: Bằng nhiều hình thức, ưu tiên đầu tư vào kết cấu hạ tầng như giao thông, điện, nước, cơ sở vận tải,... đồng bộ và hiện đại nhằm thu hút các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh doanh tới đầu tư tại thị xã.

Xây dựng hệ thống tư liệu thông tin tiện dụng nhằm quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế để giới thiệu tiềm năng, những sản phẩm có tính lợi thế cao, khả năng khai thác thuận tiện và hiệu quả đầu tư cao. Đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ tiếp thị giỏi, đáng tin cậy để thu hút các doanh nghiệp tới tham gia đầu tư, liên kết kinh doanh.

Thực hiện các chính sách thông thoáng, “cơ chế một cửa”, để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư trong thị xã.

3) Tổ chức và tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường:

Phải coi trọng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, trước hết là nhu yếu phẩm cho nhân dân. Tham gia vào thị trường trong tỉnh và cả nước với các sản phẩm mà thị xã có thế mạnh.

Tìm kiếm thị trường xuất khẩu là một công việc khó khăn phức tạp. Mở rộng việc tìm kiếm thị trường thông qua các Công ty tư vấn đầu tư và thương mại, các Văn phòng đại diện, các cuộc triển lãm, hội chợ. Đối với thị xã thị trường xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng lại vô cùng quan trọng. Nó vừa mang lại giá trị cao, vừa cung cấp những kỹ thuật tiên tiến.

5. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính và vận dụng các cơ chế chính sách

5.1. Nâng cao năng lực quản líHoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước theo chủ trương

của tỉnh; Thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm, làm rõ chức năng nhiệm vụ

Trang 94

Page 95: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

của các cơ quan, của các cá nhân, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước theo chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.

Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý từ cấp cơ sở cả về nhân lực, cơ sở vật chất và ứng dụng các biện pháp công nghệ mới trong quản lý. Xây dựng nền hành chính điện tử.

5.2. Các cơ chế chính sáchĐể thực hiện tốt những chức năng trong quy hoạch cần phải có một số cơ

chế đặc thù được hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh như sau: - Để lại nguồn thu (thu thuế và các nguồn thu khác) trên địa bàn để phát

triển hạ tầng. Tạo thuận lợi để triển khai nhanh và đồng bộ các dự án đã được quy hoạch.

- Thống nhất mặt bằng giá giải phóng mặt bằng (như Hà Nội) để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trên địa bàn.

- Phân cấp cho thị xã đảm trách chủ đầu tư những dự án trên địa bàn.- Cho phép thị xã sử dụng chủ động nguồn thu trên địa bàn.- Cho áp dụng cơ chế chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng hạ tầng cơ sở

và các mục đích khác. II. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của thị xã đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Uỷ ban nhân dân thị xã giao cho các ban ngành có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch.

Thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh.

Thực hiện công khai hoá quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã.

Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư trong nước và từ nước ngoài.Thường kỳ tiến hành rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho

phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.Triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết như quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch cấp điện, cấp nước, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch mặt bằng các khu công nghiệp, các khu du lịch, khu dân cư tập trung...III. Các kiến nghị với Tỉnh và Trung ương

Đề nghị Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến giao thông Quốc lộ để tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thị xã Phúc Yên nói riêng với các tỉnh phía Bắc đồng thời giải toả sự căng thẳng về giao thông cho Phúc Yên. Hỗ trợ vốn để nâng cấp mặt đường các tuyến đường nội thị,

Trang 95

Page 96: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

đặc biệt là khu nghỉ mát cuối tuần Đại Lải.Đề nghị Tỉnh quan tâm xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III vào năm

2011. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng của thị xã: xây dựng các tuyến trục chính, đường bao trong phạm vi thị xã, hệ thống thoát nước... Hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động không còn đất sản xuất do chuyển đổi sang đất đô thị.

Đề nghị Tỉnh sớm công bố chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào địa bàn thị xã. Đồng thời nghiên cứu và cho phép thị xã được áp dụng một số cơ chế đặc thù nêu ở trên để tạo nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt chú í là cơ chế “thu hút nội lực từ quỹ đất”... và để lại nguồn thu trên địa bàn.

Đề nghị Tỉnh có chiến lược, đề án cụ thể để phát huy tiềm năng du lịch của thị xã Phúc Yên.

Kết luậnQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thị xã Phúc Yên đến năm 2020

và định hướng đến năm 2030 là tài liệu quan trọng định hướng cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội dài hạn của thị xã. Bản quy hoạch này thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã.

Tài liệu được báo cáo trong các hội nghị của Thị ủy, Uỷ ban Nhân dân Thị xã, các ban ngành trong thị xã, được sự góp ý của các ngành trong tỉnh, các chuyên gia kinh tế, khoa học kỹ thuật trong và ngoài thị xã.

Bản Quy hoạch này được dùng làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô về kinh tế -xã hội thị xã những năm tới.

Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thị xã là những định hướng lớn, những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, những chương trình dự án lớn nhất. Trên cơ sở quy hoạch này cần cụ thể hóa, xây dựng quy hoạch chi tiết các ngành, các lĩnh vực, xây dựng Chương trình hành động và phân kỳ thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, nhất là các dự án, chương trình ưu tiên đầu tư, cho phù hợp với tình hình cụ thể./.

Uỷ ban nhân dân thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 96

Page 97: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phần phụ lục a. điều kiện tự nhiên và hiện trạng

phát triển kinh tế xã hội thị xã

Một số chỉ tiêu tổng hợp2005 2006 2007 2008 2009

Dân số trung bình Người 86577 87429 87581 92043 92898 Nam 41815 42238 41949 45362 45783 Nữ 44762 45191 45632 46681 47115 Thành thị 50175 51186 51191 53712 54189 Nông thôn 36402 36243 36390 38331 38709 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 11 12.35 13 13.4GTSX nông, lâm,TS(giá 94) Tr.đ 91928 91027 96644 107177 110547Nông nghiệp 85472 85515 90750 100612 103650 Trồng trọt 59559 53582 63842 72332 77172 Chăn nuôi 23848 27070 24194 25795 26479Lâm nghiệp 3183 2533 2853 2661 2663 Trồng và nuôi trồng 915 505 492 165 93 Khai thác lâm sản 1788 1859 1920 1995 2069 Thu nhặt sản phẩm từ rừng 1 0.1 Dịch vụ 440 501 501Thủy sản 3273 2979 3041 3904 4233 Khai thác tự nhiên 140 79 81 97 86 Nuôi trồng 2944 2840 2960 3807 4148 Dịch vụ (cá giống) 60 110547Sản lợng lương thực quy hạt Tấn 17595 18233 15578 18652 17806 Thóc 15564 16886 14792 16145 17016 Ngô 1377 1347 786 2507 790LT/người 203 192Đàn gia súc, gia cầm Trâu con 2487 2135 2134 2339 2153 Bò con 4239 5854 5662 5209 4517 Lợn con 24144 23211 22515 18530 21928 Gia cầm ngh con 131 195.6 187.647 201.5 176Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 2767 2870.3 2777 2870 3016 Trâu 57 68 71 104 Bò 89 147 150 185 Lợn 2446 2456 2377 2450 2816 Gia cầm 175 199.3 179 288

Hiện trạng sử dụng đất

Trang 97

Page 98: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

2005 2006 2007 2008

Tổng số 12010.32 12010.32 12013.05 12023.05

Đất nông nghiệp 8517.66 8440.50 8404.17 8356.89

Đất sản xuất nông nghiệp 3722.93 3649.90 3614.16 3567.43

Đất trồng cây hàng năm 2911.99 2839.12 2803.38 2756.69

Đất trồng cây lâu năm 810.94 810.78 810.78 810.74

Đất lâm nghiệp 4639.03 4638.51 4638.51 4638.51

Đất rừng sản xuất 445.16 444.64 444.64 444.64

Đất rừng phòng hộ 3493.87 3493.87 3493.87 3493.87

Đất rừng đặc dụng 700.00 700.00 700.00 700.00

Đất nuôi trồng thủy sản 154.58 150.97 150.38 149.83

Đất nông nghiệp khác 1.12 1.12 1.12 1.12

Đất phi nông nghiệp 3306.77 3386.50 3423.94 3482.05

Đất ở 779.48 811.94 821.84 823.41

Đất chuyên dụng 1824.49 1871.15 1897.62 1953.14

Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 38.43 38.81 38.81 38.81

Đất an ninh quốc phòng 101.73 100.63 101.08 101.08

Đất sản xuất kinh doanh 932.55 943.66 945.89 961.37

Đất có mục đích công cộng 751.78 788.05 811.84 851.88

Đất tôn giáo tín ngưỡng 12.68 13.37 13.37 13.37

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 50.19 52.12 52.12 53.14

Đất sông suối, mặt nước

chuyên dụng 639.93 637.92 638.99 638.99

Đất cha sử dụng 185.89 183.32 184.94 184.11

Đất bằng chưa sử diụng 182.12 179.55 182.91 182.08

Đất đồi núi chưa sử dụng 3.77 3.77 2.03 2.03

Trang 98

Page 99: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Diện tích, dân số thị xã chia theo phường, xã năm 2009

Dân số Diện tích Mật độ

(Người) (ha) (Người/km2)

Tổng số 92.898 12.029,55 772

Trưng Trắc 8.398 97,24 8.636

Hùng Vương 7.706 158,6 4.859

Trưng Nhị 8.236 169,04 4.872

Phúc Thắng 9.390 637,29 1.473

Xuân Hòa 14.889 423,9 3.512

Đồng Xuân 4.907 339,76 1.444

Ngọc Thanh 12.014 7.731,14 155

Cao Minh 9.945 1.192,73 834

Nam Viêm 7.052 568,78 1.240

Tiền Châu 10.361 711,07 1.457

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên, năm 2009

Trang 99

Page 100: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Dân số, lao động

2005 2006 2007 2008 2009

Tổng dân số (người) 86577 87429 88371 92043 92898

Dân số nam (người) 41815 42238 42749 45362 45783

% tổng dân số 48,30 48,31 48,37 49,28 49,23

Dân số nữ (người) 44762 45191 45632 46681 47115

% tổng dân số 51,70 51,69 51,63 50,72 50,77

DS Thành thị (người) 50175 51186 51191 53712 54189

% tổng dân số 57,95 58,55 57,92 58,36 58,33

DS Nông thôn (người) 36402 36243 37190 38331 38709

% tổng dân số 42,05 41,45 42,08 41,64 41,67

- DS trong độ tuổi lao động 54063 54663 55164 57100 57580

II. Nguồn lao động 55940 56769 57856 60783 61446

- LĐ có khả năng lao động 53450 54084 54416 56100 56980

- LĐ có tham gia lao động 2490 2685 3440 5551 5836

III. Phân phối nguồn LĐ 55940 56769 57856 60773 61446

1. LĐ làm việc trong nền KT 48252 48397 49039 51447 52070

- Nông, lâm, thủy sản 25922 18840 18692 16185 13640

- Công nghiệp, xây dựng 14871 21187 21189 26232 28840

+ LĐ CN ngoài NN 1172 968 1034 1047 1154

- Thương mại, Dịch vụ 7459 8370 9158 9030 9590

+ LĐ cá thể 3456 4006 4595 5377 5754

2. Người đi học, làm nội trợ 6050 6837 7555 7973 8222

3. Số người thất nghiệp 1638 1535 1262 1357 1154

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên năm 2009

Trang 100

Page 101: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH thị xã đến năm 2010

Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê, báo cáo Quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Phúc Yên

ĐV tính 2006-2009 2006-2010 Mục tiêu QHTốc độ tăng trưởng GDP % 21,6 17,8 13-14  - Công nghiệp % 22,5 18,2 12-14  - Dịch vụ % 15,5 16,5 17-18  - Nông nghiệp % 5,5 5,7 5,5-6 Cơ cấu kinh tế       - Công nghiệp % 92,64 89,51 70  - Dịch vụ % 6,14 9,30 28  - Nông nghiệp % 1,22 1.18 2 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,5-6   5,5 Giải quyết việc làm Người 2589   2000-3000 LĐ qua đào tạo % 50   55 LĐ phi nông nghiệp % 72.2   75 Trường đạt chuẩn quốc gia % 65   100 Xã đạt chuẩn về y tế % 90 100  100 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

% 12   10 

Số xã, phường có cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí

% 100   100 

.

Trang 101

Page 102: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2006-2009 (tỷ đồng, %)

2005 2008 2009TĐ TT

2006-2009

Tổng giá trị gia tăng 2538,5 5078,8 5382,5 21,6

- Công nghiệp, xây dựng 2238,1 4650,4 4876,1 22,5

- Dịch vụ 247,8 365 441,1 15,5

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 52,6 63,4 65,3 5,6

Tổng giá trị sản xuất 12045,8 26871,0 28011 24.5

- Công nghiệp, xây dựng 11627,5 26725,0 27306 24.8

- Dịch vụ 334,5 494 597 15.6

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 83,8 102 108 6.5

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã thời kỳ 2006-2009

2005 2006 2007 2008 2009

Tổng giá trị gia tăng (GDPhh, tỷ

đồng)4151,4 5834,4 8954,5 9235,0 10261,8

- Công nghiệp, xây dựng 3671,8 5256,2 8772,5 8531,5 9506,5

- Dịch vụ 401,2 486,8 577,7 587,1 630,1

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 78,4 91,4 104,3 116,4 125,2

Cơ cấu giá trị gia tăng (GDP, %) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Công nghiệp, xây dựng 88,45 90,09 92,19 92,49 92,64

- Dịch vụ 9,66 8,34 6,45 6,25 6,14

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1,89 1,57 1,36 1,26 1,22

Nguồn: Xử lý theo Báo cáo KT-XH hàng năm của thị xã Phúc Yên

Trang 102

Page 103: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Thu, chi ngân sách

2005 2006 2007 2008

Tổng số 20374.3 24411 30092.8 44339.32

Các khoản được hưởng 100% 7655.7 8411 10303.4 15526.2

- Thuế môn bài bậc 4-6 394 463

- Phí, lệ phí 335.7 251 1118.9 523.5

- Thu từ quỹ công ích, hoa lợi 1824.8 2212 2122.1 3069.9

- Thu từ hoạt động sự nghiệp 36.1 51 45.7 185

- Các khoản đóng góp theo quy

định 1476.6 2805 551.3 913.8

- Thu đóng góp tự nguyện 458.6 519 487.8 554.1

- Thu kết d NS năm trớc 2516.5 1610 5656.6 9842.9

- Thu khác 613.4 500 321 437

Các khoản thu phân theo tỷ lệ 7671.2 7465 9683.8 12838.72

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 25.7 22 13.9 134.29

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất 5855.4 5761 4484 1221.45

- Thuế nhà đất 257.8 322 276.9 575.9

- Tiền sử dụng đất 1148.7 798 4909 4346.68

- Thuế tài nguyên 47.2 58 6.4

- Thuế trích bạ nhà đát 321.4 355 5631

- Thuế GTGT 15 149 923

Thu bổ sung NS cấp trên 5047.4 8535 10105.6 15974.4

- Thu bổ sung ngân sách xã 2066.8 2260 4901 5977.4

- Thu bổ sung các mục tiêu 2980.6 6275 5204.6 9997

Trang 103

Page 104: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Hiện trạng Phát triển các ngành

Công nghiệpVị thế công nghiệp của thị xã trong tỉnh Vĩnh Phúc

Giá trị gia tăng công nghiệp (tỷ đ) 2005 2008 2009

Toàn tỉnh 2712,1 5641 5989

Thị xã Phúc Yên 2164,2 4654,0 4875

% so với tỉnh Vĩnh Phúc 79,8 82,5 81,4

Huyện, thị khác 547,9 987 1114

% so với tỉnh Vĩnh Phúc 20,2 17,5 18,6

Nguồn: Báo cáo KT-XH thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.

GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

2005 2006 2007 2008 2009

Giá 1994 (tỷ đồng) 3671,8 5256,2 8772,5 8531,5 9506,5

- Nhà nước TƯ 90,0 94,6 105,3 134,8 152,1

- Nhà nước ĐP 88,1 64,7 62,3 81,9 102,7

- Ngoài NN 33,4 59,4 71,1 72,5 78,0

- FDI 3460,3 5037,0 8533,9 8242,3 9173,8

Cơ cấu GTSX CN 100 100 100 100 100

- Nhà nước TƯ 2,45 1,80 1,20 1,58 1,6

- Nhà nước ĐP 2,40 1,23 0,71 0,96 1,08

- Ngoài NN 0,91 1,13 0,81 0,85 0,82

- FDI 94,24 95,83 97,28 96,61 96,5

Nguồn: Báo cáo KT-XH thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.

Trang 104

Page 105: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Các ngành dịch vụDoanh thu ngành dịch vụ, du lịch thời kỳ 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009

Toàn ngành 579,3 695,2 820 1.485 1.539

% GDP DV 144,4 142,8 141,9 141,9 139,5

Du lịch 4,5 10,0 11,0 277,8 302

% toàn ngành 0,78 1.44 1,34 1,75 1,72

Nguồn: Xử lý theo Niên giám thống kê Phúc Yên năm 2009 và báo cáo hàng năm.

Doanh nghiệp, lao động ngành dịch vụ, du lịch năm 2008

Cơ sở kinh

doanh

Số lao động

(người)

LĐ không phải trả

công

Tổng số 5.535 7.670 6.177

Trưng Trắc 1.849 2.218 2.020

Hùng Vương 363 579 460

Trưng Nhị 565 916 723

Phúc Thắng 452 699 584

Xuân Hòa 555 666 534

Đồng Xuân 494 593 468

Ngọc Thanh 202 265 234

Cao Minh 453 617 609

Nam Viêm 218 464 231

Tiền Châu 384 653 314

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Phúc Yên 2008

Trang 105

Page 106: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Nông nghiệp

GTSX ngành nông, lâm và thủy sản thời kỳ 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009Tổng giá trị (Tr.đ.giá 94) 83970 88329 96644 102056 108025a. Nông nghiệp 78072 83514 90750 95805 101285 - Trồng trọt 54403 53582 63842 68876 73357 - Chăn nuôi 21783 27070 24194 24562 25446 - Dịch vụ NN 1886 2862 2714 2366 2482b. Lâm nghiệp 2470 2533 2853 2057 2602- Trồng và nuôi rừng 836 505 492 157 189- Khai thác lâm sản 1634 1859 1920 1900 2414c. Thủy sản 2817 2979 3041 3317 4137- Khai thác 128 79 81 92 84- Nuôi trồng 2689 2840 2960 3224 4053

Cơ cấu phân ngành nông nghiệp

Cơ cấu (%) 2005 2006 2007 2008 2009Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00Trồng trọt 69,68 64,16 70,35 71,89 72,43Chăn nuôi 27,90 32,41 26,66 25,64 25,12Dịch vụ nông nghiệp 2,42 3,43 2,99 2,47 2,45

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Phúc Yên, 2009

Trang 106

Page 107: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Diện tích gieo trồng nông nghiệp thời kỳ 2005-2009

Tổng Cây hàng năm Cây

số Tổng số

Lương

thực

Rau

đậu

Cây

CN

Cây

khác Lâu năm

Năm 2005 6287 5342 4323 700 164 155 945

Năm 2006 6247 5280 4113 508 89 570 967

Năm 2007 6458 5530 4534 628 257 111 928

Năm 2008 6463 5506 4510 589 345 62 957

Năm 2009 5818 5617 4823 486 243 65 281

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2009

Tình hình chăn nuôi thời kỳ 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009

Đàn trâu (con) 2487 2135 2134 2339 2153

Đàn bò 2487 5854 5662 5209 4517

Đàn lợn 24144 23211 22515 20864 21928

Đàn gia cầm (1000 con) 118,3 195,5 187,6 201,6 207

Sản lượng thịt hơi (tấn) 2767 2870 2777 2870 3016

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2008, Báo cáo năm 2009

Trang 107

Page 108: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực xã hộiLuân chuyển hàng hoá, hành khách thời kỳ 2005-2009

Hàng hóa 2005 2006 2007 2008 2009Vận chuyển (1000 tấn) 645 753 977 1090 1356 - Kinh tế tư nhân 70 96 124 251 312 - Kinh tế cá thể 270 305 579 455 566 - Kinh tế hỗn hợp 305 352 274 284 353Luân chuyển (1000 tấn.km) 15544 19156 19515 21980 27255 - Kinh tế tư nhân 456 3070 2855 5271 6536 - Kinh tế cá thể 3498 3062 10993 8645 10720 - Kinh tế hỗn hợp 11590 13024 5667 8064 9999

Hành kháchVận chuyển (1000 người) 698 764 1034 1296 1629 - Kinh tế tư nhân 50 - Kinh tế cá thể 308 256 321 386 485 - Kinh tế hỗn hợp 340 508 713 910 1144Luân chuyển (1000 ng.km) 20517 22923 35147 44120 55459 - Kinh tế tư nhân 2452 - Kinh tế cá thể 3476 2200 6847 7720 9704 - Kinh tế hỗn hợp 14589 20723 28300 36400 45755

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã và Báo cáo hàng năm.

Giáo dục-Đào tạoTình hình nhà trẻ mẫu giáo

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009Nhà trẻNhóm trẻ nhóm 301 412 422 379 -Cán bộ nuôi dạy trẻ Người 70 62 74 83 -

Số cháu đi nhà trẻ Người 1837 1970 2051 2153 -Mẫu giáoSố trường Trường 10 12 12 12 12Số lớp lớp 101 102 111 124 124Cán bộ mẫu giáo người 102 100 112 112 100Số học sinh người 2789 3158 3270 3206 3176

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2008

Tình hình giáo dục phổ thông

Trang 108

Page 109: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009Trường học Trường 23 25 27 32 33Cấp 1 12 13 15 15 15Cấp 2 9 9 11 11 12Cấp 1+2 1 1Cấp 2+3 1 2 1 1 1Phổ thông trung học 5 5Lớp lớp 438 387 382 483 471Cấp 1 224 233 224 224 220Cấp 2 174 154 158 151 149Cấp 1+2Cấp 2+3 40 6 6Phổ thông trung học 40 102 96Phòng học phòng 349 327 373 480 440Cấp 1 202 203 221 221 191Cấp 1+2 8 8 152 141Cấp 2 109 98 152Cấp 2+3 30 18 18 18Phổ thông trung học 89 90Giáo viên phổ thông Người 942 956 988 942Cấp 1 383 386 333 352Cấp 1+2 437 395Cấp 2 353 360Cấp 2+3 18 15Phổ thông trung học 206 210 200 180Số học sinh Người 17657 17847 15921 15253Tiểu học 6405 6436 6007 5997Trung học cơ sở 6141 6189 5331 4992Trung học phổ thông 5111 5222 4583 4264

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2009

Trang 109

Page 110: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Tình hình y tế thị xã

ĐVT 2005 2006 2008 20091. Cơ sở KCB Cơ sở 13 16 17 21Bệnh viện, phòng khám khu vực, viện điều dưỡng 3 3 6 9Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp 10 13 11 122. Giường bệnh Giường 68 775 380 420Bệnh viện, phòng khám khu vực, viện điều dưỡng 30 36 335 370Trạm y tế xã, phường cơ quan, xí nghiệp 38 38 45 503. Cán bộ ngành y Người 66 75 441 464 Bác sỹ và trình độ cao hơn 12 13 126 129 Y sỹ, kỹ thuật viên 11 13 111 120 Y tá, nữ hộ sinh 12 15 204 2154. Cán bộ ngành dược Người 2 2 82 65 Dược sỹ cao cấp 1 1 17 15 Dược sỹ trung cấp 16 26 Dược tá 1 1 49 24

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã, 2009

Trang 110

Page 111: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

b. Hướng phát triển kinh tế- xã hội của Thị xãđến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020

TT Danh mục 2008 2010 2015 2020

1 Tổng GDP (tỷ đg, giá 94) 9721,8 11517 23961 46132

2 Tổng GDP (tỷ đg, giá HH) 22152,7 29570 83537 172080

3 Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 17,7 13,5 7,2 4,1

- Công nghiệp- xây dựng 58,3 59,7 65,1 60,8

- Dịch vụ 24,0 26,8 27,6 35,1

4 GDP/người (giá thực tế)        

- Triệu đồng 21,836 29,2 74,3 140,5

- USD 1284 1658 3845 6636

5 Tăng trưởng GDP (%) ‘09-10 ’11-15 ‘16-20 ‘09-20

- Tổng số 9,13 15,78 14,00 14,89

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,00 3,95 3,00 3,47

- Công nghiệp-xây dựng 12,04 17,64 14,80 16,21

- Dịch vụ 9,01 16,04 14,50 15,27

6 Vốn đầu tư (Triệu USD) ‘09-10 ‘11-15 ‘16-20 ‘09-20

- Giá 1994 658 4751 8465 13217

- Giá 2008 1018 7343 13083 20426

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trang 111

Page 112: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phân bố sử dụng đất thị xã Phúc Yên đến năm 2030(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã, 2008)

2010 2015 2020 2030Đất tự nhiên 12013,1 12013,1 12013,1 12013,1Đất nông nghiệp 8189,45 7583,5 6778,5 5315,93- Đất sản xuất nông nghiệp 3400 2800 2000 567,43- Đất lâm nghiệp có rừng 4638,5 4638,5 4638,5 4638,5- Đất nuôi trồng thuỷ sản 149,83 145 140 110- Đất nông nghiệp khác 1,12Đất phi nông nghiệp 3673,6 4329,55 5184,6 6697,12- Đất ở 848,4 950 1200 2000- Đất chuyên dùng 2131,07 2680,56 3280,6 3983,13- Đất nghĩa trang, 55,14 60 65 75- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 638,99 638,99 638,99 638,99

Đất chưa sử dụng 150 100 50 0- Đất bằng cha sử dụng 150 100 50- Đất đồi chưa sử dụng

Dự báo dân số và nguồn nhân lực thị xã đến năm 2030 (Phương án cao)(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã)

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 20301. Tổng dân số Người 94000 125000 160000 245000- Tốc độ tăng dân số (cả tăng tự nhiên và cơ học) % 2,0 5,9 5,1 4,4

- Dân số thị xã tăng TN Người 93500 99070 104100 114000- Dân số di cư đến Người 500 25930 55900 131000- Dân số đô thị Người 55450 76870 119130 241000- Tỷ lệ dân số đô thị % 59,0 61,5 74,5 98,42. LĐ đang làm việc Người 53360 70800 96000 1560003. Cơ cấu LĐ 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông, lâm, thủy sản % 21,6 12,4 6,8 2,9- Công nghiệp, xây dựng % 59,4 64,3 58,4 47,7- Thương mại, Dịch vụ % 19,0 23,3 34,8 49,4

Trang 112

Page 113: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Dự báo vốn đầu tư (Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã, 2008)

Đơn vị: Tỷ đồng, giá hiện hành TT Giai đoạn Cận dưới Cận trên

1 Giai đoạn 2011-2015 5.000 5.500

2 Giai đoạn 2016-2020 9.500 10.000

3 Giai đoạn 2021-2030 45.000 50.000

Dự báo vốn đầu tư của TX Phúc Yên đến năm 2030 (chi tiết)(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê thị xã, 2008)

2008 2010 2015 2020 2030

Tổng vốn đầu tư 2171,3 2965,2 8155,2 17715,2 71475,2

1. Phân theo Nguồn vốn

Vốn XDCB 94,9 114,7 630,0 2627,3 30709,2

Vốn khác 2076,4 2850,5 7525,2 15087,9 40766,0

2. Phân theo Khu vực

KV Nhà nước 94,9 114,1 223,1 333,2 576,7

KV Ngoài nhà nước 1351,1 1761,7 4218,2 7712,9 20018,4

KV Vốn FDI 725,3 1089,3 3713,8 9669,1 50880,1

3. Phân theo ngành KT

- Nông, lâm, thủy sản 193,2 195,0 456,5 841,7 2427,9

- Công nghiệp – XD 856,1 1257,7 3355,2 7049,6 26406,2

- Thương mại, dịch vụ 1122 1512,5 4343,5 9823,9 42641,2

4. Cơ cấu đầu tư

- Nông, lâm, thủy sản 8,9 6,6 5,6 4,8 3,4

- Công nghiệp – XD 39,43 42,4 41,1 39,8 36,9

- Thương mại, dịch vụ 51,67 51,0 53,3 55,5 59,7

Trang 113

Page 114: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Một số phương án phát triển tính theo GDP

Phương án cao (Phương án 1)

2010 2015 2020 2030

GDP giá so sánh Tỷ đ 31026.0 85586.7 240952.7 1621009.2 - Công nghiệp Tỷ đ 29180.0 79188.8 214024.1 1325181.1 - Dịch vụ Tỷ đ 1739.0 6260.1 26755.1 295563.9 - Nông nghiệp Tỷ đ 107.0 137.9 173.5 264.3GDP giá hiện hành Tỷ đ 73493.0 248201.4 843334.4 6484037.0 - Công nghiệp Tỷ đ 69686.1

208489.2 628284.2 3650512.8 - Dịch vụ Tỷ đ 3505.6

38719.4 212520.3 2820556.1 - Nông nghiệp Tỷ đ 301.3

992.8 2530.0 12968.1Cơ cấu kinh tế 100.00 100.00 100.00 100.00

- Công nghiệp % 94.82 84.00 74.50 56.30 - Dịch vụ % 4.77 15.60 25.20 43.50 - Nông nghiệp % 0.41 0.40 0.30 0.20GDP/người Tr. đ 16.5

35.7 78.9 337.7GDP/ng PY (HH) 868.4 1876.9 4153.2 17774.2

Tổng Dân số Người 94000 120000 155000 240000Dân số tăng tự nhiên 94000 94000 120000 103000

Trang 114

Page 115: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phương án thấp (Phương án 3)

2010 2015 2020 2030

GDP giá so sánh Tỷ đ 31026.0 70980.0 163765.8 662524.0 - Công nghiệp Tỷ đ 29180.0 66193.0 145124.6 514872.5 - Dịch vụ Tỷ đ 1739.0 4647.8 18463.6 147375.7 - Nông nghiệp Tỷ đ 107.0 139.2 177.6 275.9GDP giá hh Tỷ đ 73493.0 205841.9 573180.3 2650096.0 - Công nghiệp Tỷ đ 69686.1

185051.9 475739.6 1802065.3 - Dịch vụ Tỷ đ 3505.6

19555.0 94861.3 837430.3 - Nông nghiệp Tỷ đ 301.3

1235.1 2579.3 10600.4Cơ cấu kinh tế 100.00 100.00 100.00 100.00

- Công nghiệp % 94.82 89.90 83.00 68.00 - Dịch vụ % 4.77 9.50 16.55 31.60 - Nông nghiệp % 0.41 0.60 0.45 0.40GDP/người Tr. đ 16.5

29.6 53.6 138.0GDP/ng PY (HH) 868.4 1556.6 2822.7 7264.5

Tổng Dân số Người 92815 120000 155000 240000Dân số tăng tự nhiên 94000 94000 120000 103000

Trang 115

Page 116: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phương án trung bình (Phương án 2-chọn)

2010 2015 2020 2030

GDP giá so sánh Tỷ đ 31026.0 75607.6 180426.4 944322.2 - Công nghiệp Tỷ đ 29180.0 68183.1 155986.5 718366.9 - Dịch vụ Tỷ đ 1739.0 7287.2 24267.3 225692.3 - Nông nghiệp Tỷ đ 107.0 137.2 172.6 263.0GDPhiện hành Tỷ đ 73493.0 219262.0 631492.5 3777288.8 - Công nghiệp Tỷ đ 69686.1

190757.9 450254.1 1983076.6 - Dịch vụ Tỷ đ 3505.6

27846.3 179659.6 1788546.2 - Nông nghiệp Tỷ đ 301.3

657.8 1578.7 5665.9Cơ cấu kinh tế 100.00 100.00 100.00 100.00

- Công nghiệp % 94.82 87.00 71.30 52.50 - Dịch vụ % 4.77 12.70 28.45 47.35 - Nông nghiệp % 0.41 0.30 0.25 0.15GDP/người Tr. đ

GDP/ng PY (HH) 16.531.5 59.1 196.7

GDP/ng VP (94) 868.4 1658.1 3109.9 10354.4

Tổng Dân số Người92815 120000 155000 240000

Dân số tăng tự nhiên 94000 92815 120000 103000

Trang 116

Page 117: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Phát triển ngành công nghiệp

GTSX công nghiệp phân theo khu vực2010 2015 2020 2030

Giá trị SX (1994-tỷ đồng) 4167,8 10284,7 24542,9 122069,4

- Nhà nước Trung ương 74,5 190,6 479,2 2565,6

- Nhà nước Địa phương 58,5 77,5 135,3 440,2

- Ngoài Nhà nước 44,6 283,4 1254,2 20266,5

- FDI 3990,2 9733,2 22674,3 98797,1

Trong đó

- Công nghiệp công nghệ cao 56,7 363,7 1109,1 9279,5

+ Điện tử gia dụng 111,5 324,4 944,1 6770,5

+ Điện tử văn phòng 0,0 33,0 134,5 1884,6

+ Tin học 0,0 6,2 30,5 624,4

- Công nghiệp cơ khí chế tạo 0,0 9765,8 22975,4 107654,1

+ Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe

máy 3999,6 9740,6 22921,9 107448,7

+ Cơ khí chế tạo khác 25,2 53,5 205,4

- Công nghiệp xây dựng, vật

liệu xây dung 84,5 169,4 576,2

- Công nghiệp hàng tiêu dùng 43,3 70,8 288,9 4559,6

+ Thực phẩm 15,2 61,3 838,8

+ Sản xuất trang phục 32,5 155,6 3012,5

+ SX đồ mộc dân dụng 5,5 24,4 410,8

+ SX hàng tiêu dùng khác 17,5 47,6 297,5

Trang 117

Page 118: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Nông nghiệp

Cơ cấu các phân ngành nông nghiệp

2010 2015 2020 2030

Toàn bộ 100,0 100,0 100,0 100,0

Trồng trọt 71,5 66,6 60,3 50,4

Chăn nuôi 26,4 29,5 35,3 43,5

Dịch vụ nông nghiệp 2,1 3,9 4,4 6,1

Dự kiến tình hình chăn nuôi thị xã 2010 2015 2020 2030

Đàn trâu 2179 2313 2455 2766

Đàn bò 4743 6053 7726 12584

Đàn lợn 23244 31105 41626 74546

Gia cầm (1000 con) 217 277 354 577

Sản lượng thịt hơi (tấn) 3257 4786 7032 15182

Trang 118

Page 119: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Dự kiến một số dự án, chương trình trọng điểm đến năm 2020

Để thực hiện được các phương án phát triển cần phải lực chọn những lĩnh vực mũi nhọn để từ đó xây dựng các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm. Những vấn đề cần đặc biệt quan tâm là:

1) Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đô thị. Cụ thể là:

- Các dự án về giao thông vận tải; - Các dự án cung cấp điện;- Dự án về Cấp, thoát nước;- Các dự án về Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc.- Các dự án, Chương trình cho xây dung Trường học, bệnh viện và các thiết

chế văn hóa.2) Phát triển công nghiệp- Dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp.- Dự án xây dựng khu công nghiệp phụ trợ, Làng nghề.3) Dịch vụ- Dự án đầu tư phát triển vận tải.- Các dự án xây dựng các Trung tâm thương mại- Các dự án phát triển Du lịch.4) Nông nghiệp chất lượng cao- Dự án phát triên vành đai ngoại ô thủ đô.- Dự án phát triển các khu NN chất lượng cao, trồng các cây đặc sản.

STT Tên chương trình/dự án Phân kỳ đầu tư

I Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng  

A Giao thông vận tải  

1 Dự án chuẩn bị xây dựng đô thị hiện đại 2011-2020

2 Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Tất Thành nối Quốc lộ 2A qua 4 KCN 2009-2010

3 Dự án xây dựng đường nội thị 2009-2012

4 Dự án xây dựng tuyến đường Đại Lải - Tây Thiên 2009-2012

5 Dự án đầu tư xây dựng đường xuyên á đoạn qua Vĩnh Phúc (Phúc Yên - Bình Xuyên – Vĩnh Yên – Tam Đảo – Lập Thạch) 2011 - 2015

6 Dự án nâng cấp QL23 (Chèm - Phúc Yên) 2011-2015

Trang 119

Page 120: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

7 Dự án nâng cấp, hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị TX Phúc Yên đạt tiêu chuẩn đường đô thị 2011-2020

8 Dự án cứng hoá mặt đường GTNT 2011-2020

9 Dự án xây dựng và hoàn thiện bến xe khách 2011-2015

B Hệ thống cung cấp điện  Dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện tại TX Phúc Yên và các KCN 2011-2020

C Hệ thống thông tin liên lạc 2011 - 2020

1 Dự án phát triển mạng ngoại vi và mạng truyền dẫn quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN 2011-2020

2 Dự án phát triển mạng thông tin di động 3G 2011-2015

3 Dự án đầu tư xây dựng mạng Chính phủ điện tử 2011-2015

4 Dự án phát triển mạng truy cập Internet băng thông rộng (ADSL) 2011-2020

5 Dự án phát triển mạng viễn thông công ích 2011-2020

D Cấp, thoát nước  

1 Dự án xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải TX  2011-2020

2 Dự án quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên nước  2011-2020

3 Dự án cung cấp nước sạch cho các cụm dân cư nông thôn  2015-2030

4 Dự án xây dựng hệ thống tiêu thoát nước và khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các khu đô thị 2011-2020 

II Công nghiệp  

1 Dự án hoàn chỉnh các công trình hạ tầng các KCN đã có 2010-2015

2 Dự án xây dựng hạ tầng trong hàng rào và ngoài hàng rào các KCN, cụm CN dự kiến thành lập mới 2011-2020

3 Các dự án sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ điện, điện tử 2011-2020

4 Các dự án sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, các loại linh kiện điện tử, viễn thông… 2011-2020

5 Các dự án sản xuất, chế tạo các loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm 2011-2020

6 Các dự án phát triển, sản xuất sản phẩm mộc dân dụng sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ 2011-2020

7Các dự án sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ, các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn

2011-2020

8 Dự án sản xuất gạch, ngói theo công nghệ lò tuy nen, gạch không nung.. 2011-2020

III Thương mại - dịch vụ - du lịch  

Trang 120

Page 121: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

1 Dự án xây dựng trung tâm thương mại tại TX Phúc Yên 2011-20202 Dự án xây dựng hệ thống chợ, siêu thị tại TX Phúc Yên 2011-20203 Dự án hoàn chỉnh khu du lịch Đại Lải 2011-2020

4 Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, cửa hàng.. 2015-2030

5 Dự án xây dựng mô hình khu du lịch vui chơi, giải trí tổng hợp 2011-20206 Dự án phát triển thương mại điện tử 2011-2020

IV Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản  

1 Dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ nông, kiên cố hoá kênh mương 2011-2020

2 Chương trình cải tạo, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2011-2020

3 Dự án nuôi trồng thuỷ sản 2011-20204 Dự án xây dựng chợ đầu mối tại các cụm dân cư nông thôn 2011-2020V Giáo dục - đào tạo  

1 Dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các trường tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia 2011-2020

2 Dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng 2011-2020

3 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá các trường đại học tên địa bàn thị xã 2011-2020

VI Y tế- chăm sóc sức khoẻ cộng đồng  

1 Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trên địa bàn thị xã 2011-2020

2 Dự án đầu tư trang thiết bị và củng cố mạng lưới y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 2011-2015

3 Dự án phát triển và nâng cấp mạng lưới y tế dự phòng 2011-2020

4Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và TTB kỹ thuật bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho các bệnh viện và trung tâm y tế

2011-2030

VII Các chương trình, dự án khác  

1 Chương trình xây dựng nhà văn hoá xã, phường, thị trấn 2011-2015

2 Chương trình xây dựng sân, bãi tập thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn 2011-2015

3 Dự án đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp 2011-2015

4 Dự án đầu tư quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan giao thông, và cây xanh cách ly KCN 2015-2030

5 Dự án quy hoạch và cải tạo hệ thống thoát nước thải tại các khu dân cư nông thôn và làng nghề 2015-2030

Trang 121

Page 122: sokhdt.vinhphuc.gov.vnsokhdt.vinhphuc.gov.vn/noidung/kinh-te-xa-hoi/Lists/... · Web viewAn ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng

Trang 122