27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐOÀN CÔNG MẪN VÊn ®Ò x©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt phï hîp víi tr×nh ®é ph¸t triÓn cña lùc lîng s¶n xuÊt trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa ë §µ N½ng hiÖn nay Chuyên ngành : Chnghĩa duy vt bin chng và Chnghĩa duy vậtlch sMã s: 62 22 80 05 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ TRIẾT HC HÀ NI - 2014

VÊn ®Ò x©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt phï hîp víi tr×nh ®é ph¸t ...hcma.vn/Uploads/2014/11/4/Doan Cong Man_TT.pdf · Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN CÔNG MẪN

VÊn ®Ò x©y dùng quan hÖ s¶n xuÊt phï hîpvíi tr×nh ®é ph¸t triÓn cña lùc l­îng s¶n xuÊttrong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa

ë §µ N½ng hiÖn nay

Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sửMã số : 62 22 80 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Công trình được hoàn thành tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn2. PGS, TS Vũ Hồng Sơn

Phản biện 1: .......................................................

.......................................................

Phản biện 2: .......................................................

.......................................................

Phản biện 3: .......................................................

.......................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc giavà Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, quy luật quanhệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất(LLSX) là cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học về thức và cải tạo xã hội.

Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), việc xâydựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là một trong những vấn đềquan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta. Tuy nhiên, trướcthời kỳ đổi mới, chúng ta đã vi phạm quy luật khách quan, khi xây dựng QHSX tiêntiến đi trước nhằm mở đường cho LLSX phát triển. Chính sự nhận thức và vậndụng sai lầm đó được Đại hội lần thứ VI của Đảng, năm 1986 chỉ rõ là một trongnhững nguyên nhân cơ bản của sự kìm hãm LLSX phát triển là do trong nhận thứcvà hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ởnước ta tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúngquy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đấtnước, đặc biệt, qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2001 - 2010, chúng ta đã từng bước nhận thức và vận dụng quy luật nàyngày đúng đắn hơn, vì vậy, đã góp phần quan trọng để đạt được những thành tựuto lớn và rất quan trọng… đạt bước phát triển mới cả về LLSX và QHSX.

Bên cạnh đạt được những thành tựu quan trọng trong lãnh đạo và tổ chứcthực hiện phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH vẫn còn có những hạn chế, yếukém và bất cập, dẫn đến kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH còn chậm, chế độ phân phối bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên.

Ở Đà Nẵng, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, việc nhận thức và vậndụng quy luật này đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng làm chokinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá; hiệu quả và sứccạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển biếntích cực. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được chútrọng. Kinh tế tập thể phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp, thương mại, vận tải. Khu vực kinh tế dân doanh phát triển, cùng với kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

2

Mặc dù đạt được những kết quả to lớn trong lãnh đạo và tổ chức phát triểnkinh tế - xã hội, tuy nhiên, đến nay quá trình CNH, HĐH chưa đáp ứng yêu cầu vàmục tiêu: kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thếmạnh của thành phố, quy mô còn nhỏ, tích lũy hạn chế; sức cạnh tranh trên một sốngành và lĩnh vực còn thấp. Trong các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tếdân doanh, kinh tế tập thể chưa được quan tâm, tạo điều kiện phát triển đúng mức.

Điều này chứng tỏ việc nhận thức và vận dụng quy luật QHSX phù hợp vớitrình độ phát triển của LLSX ở Đà Nẵng còn có những hạn chế nhất định. Trongcác thành phần kinh tế, việc đa dạng hoá sở hữu còn chậm, yêu cầu đổi mới quanhệ tổ chức quản lý còn bất cập, thực hiện quan hệ phân phối còn thiếu sót. Nhiềuvấn đề mới và phức tạp về nhận thức và vận dụng quy luật này vào thực tiễn tronggiai đoạn mới đang đặt ra bức thiết, như vấn đề về tính toàn diện và đồng bộ trongxây dựng QHSX, về đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát triển LLSX hiện đại và xâydưng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Xuất phát từ thực tế trên đây, nghiên cứu sinh chọn “Vấn đề xây dựng quanhệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay” để làm đề tài luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đíchTrên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát

triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng, đề xuất định hướng vàmột số giải pháp nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSXtrong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

2.2. Nhiệm vụPhân tích, làm rõ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây

dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta hiện nay.

Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ pháttriển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH và nêu lên một số vấn đề đặt ra từthực trạng đó ở Đà Nẵng hiện nay.

Nêu lên định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựngQHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận ánĐối tượng nghiên cứu: Xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của

LLSX trong quá trình CNH, HĐH.

3

Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vềquy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; tư tưởng Hồ Chí Minhvà những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợpvới trình độ của LLSX trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, sosánh; phương pháp hệ thống cấu trúc, trong đó chủ yếu là sử dụng phương phápphân tích và tổng hơp.

5. Những đóng góp khoa học của luận án

Khái quát những vấn đề lý luận về xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.

Góp phần làm rõ thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triểncủa LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

Phát hiện một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng QHSX phù hợp vớitrình độ của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm xây dựng QHSX phù hợp với trìnhđộ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vấn đề xây dựng QHSXphù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH.

Thực hiện định hướng và một số giải pháp là quá trình nhận thức trong việcvận dụng vấn đề này theo đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng nhằm thúcđẩy LLSX phát triển mạnh mẽ.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ các cơ quan lãnh đạo đảngvà chính quyền ở Đà Nẵng, công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm4 chương, 10 tiết.

4

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT ỞNƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Trong tiết này, luận án nêu lên ba hướng nghiên cứu của các công trình:

Thứ nhất, hướng nghiên cứu dưới góc độ ba mặt của QHSX trong nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ hai, hướng nghiên cứu QHSX dưới góc độ quan hệ sở hữu trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ ba, hướng nghiên cứu QHSX dưới góc độ quan hệ phân phối trong

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Có thể khái quát vấn đề xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm

vi khác nhau. Về mặt lý luận, có nhiều công trình bàn về QHSX, phân tích làm

sáng tỏ những quan điểm của Đảng về đa dạng hoá sở hữu, tổ chức quản lý, phân

phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về mặt thực tiễn, có nhiều

công trình phân tích, làm rõ thực trạng xây dựng QHSX trong nền kinh tế nhiều

thành phần, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng QHSX trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có một số công trình tập trung phân tích

thực trạng từng mặt của QHSX, đáng chú ý là vấn đa dạng hoá sở hữu và phân

phối. Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu thực trạng xây dựng QHSX ở địaphương thì vẫn chưa được đề cập cụ thể và rất ít. Tác giả của luận án đã kế thừa

một số nội dung: về đổi mới quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢNXUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤTTRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA

Xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình

CNH, HĐH ở nước ta đã được các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độkhác nhau. Đã có nhiều công trình khoa học làm rõ khái niệm LLSX, QHSX, quan

hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phân tích những quan điểm của Đảng ta về xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH. Một số công trình đã vận dụng

5

quy luật vào nghiên cứu ở các ngành kinh tế và một số địa phương; đặc biệt là làm

rõ vai trò của nhân tố chủ quan trong nhận thức và vận dụng quy luật, chỉ ra sựbiến đổi của các loại hình QHSX, đề xuất phương hướng và giải pháp vận dụng

quy luật này trong quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, việc vận dụng quy luật này

vào nghiên cứu thực tế địa phương còn rất ít. Trong luận án, tác giả đã kế thừa một

số nội dung chủ yếu, như về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn thiện

từng bước QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát

triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN XÂYDỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Các công trình đã giải quyết được một số vấn đề: thực trạng trình độ của

LLSX và các giải pháp phát triển LLSX trong các thành phần kinh tế. Phân tích

làm rõ được một số khía cạnh của việc xây dựng QHSX, như quan hệ quản lý

và phân phối. Tuy nhiên, trong xây dựng QHSX, các nghiên cứu chủ yếu tiếp

cận quan hệ quản lý và phân phối dưới góc độ vĩ mô, chưa khai thác hết những

vấn đề mà tác giả nghiên cứu trong luận án, như quan hệ sở hữu, quan hệ tổchức quản lý, quan hệ phân phối trong từng loại hình QHSX. Đặc biệt, chưa cócông trình khoa học nào nghiên cứu thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với

trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

Kết luận

Từ thực tế ở Đà Nẵng, tác giả nhận thấy, đến nay chưa có công trình nào

nghiên cứu vấn đề này chuyên biệt, có tính hệ thống và dưới góc độ triết học.

Chính vì vậy, tác giả của luận án tiếp tục giải quyết những nội dung cơ bản:

phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng ta về xây dựng QHSX phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện

nay. Phân tích làm rõ thực trạng nhận thức và vận dụng xây dựng QHSX phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng

hiện nay, phát hiện một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy. Từ đó, đề xuất định

hướng và nêu lên một số giải pháp nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay.

6

Chương 2QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNCỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ,

HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. THỰC CHẤT CỦA QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢPVỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

2.1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất

LLSX là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sản xuất, thể hiện

năng lực thực tiễn của con người, ở sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản

xuất, là tất cả các lực lượng vật chất và những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh

nghiệm của người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất.

2.1.2. Khái niệm quan hệ sản xuất

QHSX là mặt xã hội của sản xuất, thể hiện mối quan hệ giữa con người với

con người được hình thành trong quá trình sản xuất. QHSX được cấu thành từquan hệ về sở hữu, quan hệ về tổ chức quản lý và quan hệ về phân phối.

2.1.3. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtTheo quan điểm của chủ nghĩa Mác, phương thức sản xuất xã hội là sự

thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX; trong đó, LLSX giữ vai trò quyết

định QHSX, còn QHSX có sự tác động trở lại LLSX. Sự tác động biện chứng giữa

chúng tạo nên quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, chi phối

xuyên suốt mọi quá trình sản xuất và của sự phát triển lịch sử xã hội.

Trình độ phát triển của LLSX quyết định sự biến đổi của QHSX. Trong

quan hệ giữa LLSX và QHSX, LLSX là nội dung vật chất của sản xuất, là yếu tốcách mạng nhất trong phương thức sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của

sản xuất. Do đó, yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật là QHSX phải được hình

thành và phát triển trên cơ sở phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

Mặc dù do trình độ phát triển của LLSX quyết định, nhưng QHSX có tính

độc lập tương đối, tác động mạnh mẽ trở lại LLSX. Khi QHSX phù hợp với trình

độ phát triển của LLSX, thì nó sẽ tác động thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại,

khi QHSX không phù hợp, sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Tất nhiên, theo

quy luật khách quan, QHSX cũ sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với

trình độ của LLSX nhằm tiếp tục thúc đẩy LLSX phát triển.

7

2.2. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNGCỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚITRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁTRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩaở nước ta hiện nay - tính tất yếu, nội dung và đặc điểm

Công nghiệp hoá là quá trình biến đổi một nước có nền kinh tế thấp kém,

lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại, có trình độ kỹ thuật và công nghệtiên tiến, năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân.

Hiện đại hoá là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và

công nghệ hiện đại nhằm đổi mới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho

xã hội phát triển nhanh và hiện đại, tiên tiến.

CNH, HĐH là quá trình biến đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất

kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang

sử dụng sức lao động với công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến, dựa trên

công nghiệp và khoa học - công nghệ hiện đại, tạo ra năng suất lao động cao.

Do nước ta quá độ lên đi lên CNXH từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổbiến, kinh tế thấp kém, cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, trình độ phát

triển của LLSX còn thấp, đa dạng, không đều, vì vậy, thực hiện CNH, HĐH là tất

yếu, là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt trong thời kỳ quá độ nhằm phát triển

LLSX hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta có hai nội dung cơ bản:

Một là, CNH, HĐH nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng cơ sở vật

chất, kỹ thuật cho CNXH. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện

đại, để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, phải đẩy mạnh cuộc cách

mạng khoa học và công nghệ nhằm tạo lập hệ thống công nghiệp hiện đại để trang

bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân.

Hai là, CNH, HĐH là quá trình hình thành và chuyển đổi cơ cấu nền kinh

tế quốc dân theo hướng hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững. Ở nước ta, cơcấu kinh tế hợp lý phải đáp ứng yêu cầu: nông nghiệp giảm dần tỷ trọng; công

nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng. Cơ cấu kinh tế đó cho phép khai thác mọi

tiềm năng của đất nước, của các địa phương, của các thành phần kinh tế. Đảng ta

xác định xây dựng cơ cấu kinh tế là “cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ”.

8

Theo quan điểm của Đảng ta, CNH, HĐH ở nước ta có những đặc điểm:

Công nghiệp hoá phải gắn liền và bao hàm hiện đại hóa để phát triển LLSX.

Do đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là khoa học trở thành

LLSX trực tiếp, vì vậy, quá trình này có vai trò quyết định đến phát triển LLSX

hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững,

nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

CNH, HĐH ở nước ta gắn liền với mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập

kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để phát

triển mạnh mẽ LLSX, nhưng trên cơ sở phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh

tế - xã hội với củng cố, giữ vững quốc phòng - an ninh.

CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế, trong đó,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. CNH, HĐH định hướng XHCN nhằm mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.CNH, HĐH lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho

phát triển nhanh và bền vững. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải

xuất phát và nhằm mục tiêu giải phóng con người.

CNH, HĐH lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn để xác định

phương án đầu tư và làm thước đo của sự phát triển. Phải khai thác tối đa mọi

nguồn lực để thúc đẩy LLSX phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.

CNH, HĐH gắn liền với kinh tế tri thức nhằm phát triển “rút ngắn thời

gian, vừa có những bước đi tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” để chuyển nền kinh tếnông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tếtri thức để phát triển mạnh mẽ LLSX.

2.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Phát triển LLSX và xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN được Đảng ta xác định: Mục đích của nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất, kỹthuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển LLSX hiện đại gắn với

xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối.

Đa dạng hoá sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sởhữu của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sở hữu hỗn hợp. Trong các loại hình

9

sở hữu đó, sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sở hữu nhà nước cùng với sở hữu

tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Có nhiều hình thức tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế: kinh tếnhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cáchình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đadạng, như DNNN, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và cácloại hình doanh nghiệp tư bản tư nhân, doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phânphối thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Để làm sáng tỏ nội dung xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triểncủa LLSX trong quá trình CNH, HĐH của Đảng ta, chúng tôi tập trung nghiêncứu xây dựng QHSX trong các loại hình kinh tế hiện nay.

2.2.2.1. Về đổi mới quan hệ sản xuất trong kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sởhữu về vốn và tư liệu sản xuất, bao gồm toàn bộ tài nguyên được khai thác, sửdụng; ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ nhà nước, hệthống DNNN - bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước.

Việc đổi mới kinh tế nhà nước nhằm thực hiện vai trò chủ đạo theo hướngtổ chức, sắp xếp lại, giao, bán, khoán, cho thuê, cho phá sản theo luật định, thựchiện cổ phần hoá DNNN nhằm đa dạng hoá sở hữu đối với các doanh nghiệp màNhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.

Để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế của kinh tế nhà nước,chủ trương của Đảng là hoàn thiện cơ chế, chính sách để các DNNN thực sự hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch.DNNN phải có quyền tài sản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinhdoanh, trên thị trường và trước pháp luật. Phân biệt quyền của chủ sở hữu vàquyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối vớicác doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạnmột chủ sở hữu là Nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước.

Trong quá trình CNH, HĐH theo định hướng XHCN, kinh tế nhà nước làlực lượng đi đầu trong việc thực hiện quan hệ phân phối theo hướng kết hợp cácnguyên tắc của kinh tế thị trường với nguyên tắc của CNXH: Thực hiện quan hệ

10

phân phối chủ yếu thông qua kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời phânphối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác; phân phối thông qua hệthống phúc lợi và an sinh xã hội.

2.2.2.2. Về đổi mới quan hệ sản xuất trong kinh tế tập thểKinh tế tập thể dựa trên sở hữu tập thể, bao gồm các cơ sở kinh tế do xã

viên và người lao động góp vốn, tư liệu sản xuất cùng sản xuất kinh doanh, quảnlý và phân phối theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi.

Chủ trương đổi mới sở hữu tập thể trong kinh tế tập thể theo hướng đa dạnghoá nhằm mở rộng quy mô và phạm vi sở hữu. Kinh tế tập thể phát triển với nhiềuhình thức hợp tác đa dạng, trong đó các hợp tác xã là nòng cốt.

Các hợp tác xã và tổ hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữutập thể, liên kết, liên doanh rộng rãi với những người lao động, các hộ sản xuấtkinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế khác,không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn hoạt động

Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã xác định: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tậpthể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã. Tổng kết tình hìnhphát triển hợp tác xã và thực hiện Luật Hợp tác xã. Khẩn trương hoàn thiện hệthống pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triểncác hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và mô hình kinh tế tập thể khác theonguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, có chức năng kinh tế và xã hội.

2.2.2.3. Về đổi mới quan hệ sản xuất trong kinh tế tư nhânKinh tế tư nhân có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Kinh tế

cá thể, tiểu chủ là loại hình do một chủ tổ chức quản lý kinh doanh, trên cơ sở sởhữu tư nhân, có quy mô nhỏ về nguồn vốn và tư liệu sản xuất, sản xuất kinh doanhdựa trên bản thân và gia đình của họ là chủ yếu. Kinh tế tư bản tư nhân là loại hìnhdựa trên sở hữu tư nhân về nguồn vốn và tư liệu sản xuất của một hay nhiều chủsở hữu, sử dụng lao động làm thuê, trong đó, chủ thể tư bản là chủ doanh nghiệp.

Chủ trương của Đảng ta về đổi mới sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trêncơ sở đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá các loại hình tổ chức quản lý sản xuấtkinh doanh, không hạn chế về quy mô, đa dạng trong các ngành nghề, lĩnh vựckinh tế, hoạt động theo quy hoạch và pháp luật không cấm.

Thừa nhận sự tồn tại sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và khuyến khích pháttriển các loại hình doanh nghiệp tư nhân là tất yếu khách quan, phù hợp với điềukiện ở nước ta, bởi vì LLSX đa dạng, không đồng đều, nhiều trình độ.

11

Do sự đa dạng hóa quan hệ sở hữu và tổ chức quản lý kinh doanh, vì vậy,

quan hệ phân phối phải thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Đó là thực hiện

quan hệ phân phối theo các nguyên tắc của thị trường gắn với sự quản lý của Nhà

nước thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, chính sách điều tiết phân phối, thu

nhập, hạn chế tối đa sự chênh lệch về phân phối các giá trị mới tạo ra nhằm góp

phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH.

2.2.2.4. Về đổi mới quan hệ sản xuất trong kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra đời từ nguồn vốn và tư liệu sản xuất

thuộc sở hữu tư nhân ở ngoài nước. Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thuộc

hình thức sở hữu tư nhân, là một trong ba hình thức sở hữu cơ bản ở nước ta.

Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này có thể kết hợp đan xen cáchình thức sở hữu, có quyền chuyển đổi hình thức sở hữu. Hình thức hợp đồng hợp

tác kinh doanh có thể chuyển thành hình thức liên doanh. Hình thức doanh nghiệp

liên doanh có thể chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và từhình thức này có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% đầu tư trong nước…nhằm làm cho quan hệ sở hữu vận động theo đúng bản chất của nó.

Mục tiêu phát triển thành phần kinh tế này là thúc đẩy mạnh mẽ LLSX

trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường thế giới và

khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, sức lao động, hướng về xuất khẩu,

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện CNH, HĐH, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm mới cho người lao động.

Chương 3XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNHCÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ẢNHHƯỞNG CỦA CHÚNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở ĐÀNẴNG HIỆN NAY

Diện tích tự nhiên của Đà Nẵng là 1.285,43 km2, với vùng đất liền và

vùng quần đảo trên biển Đông, dân số là 951.648 người. Đà Nẵng nằm ở

12

trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường

sắt, đường biển và đường hàng không. Đây là điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế - xã hội.

Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng của biển Đông và các nước Lào,

Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành

lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa… Các quốc gia

trong khu vực này có điều kiện thuận lợi thực hiện hợp tác và phân công lao động

quốc tế, tham gia đầu tư, đa dạng hóa phát triển kinh tế - xã hội.

Đất ở Đà Nẵng bao gồm: đất cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất

xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng. Trong đó, đặc biệt là

đất phù sa phù hợp với sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng phù hợp với cây công

nghiệp. Trong những năm qua, nguồn thu cho ngân sách từ việc khai thác quỹ đất

khá lớn, dùng để đầu tư chỉnh trang đô thị và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Với lợi thế về sân bay, cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống

tài chính, ngân hàng, tín dụng, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo,

khách sạn, nhà hàng…, và với tiềm năng rất lớn về du lịch tự nhiên và nhân văn,vì vậy, thành phố có điều kiện để phát triển ngành dịch vụ, nhất là kinh tế du lịch.

Nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng so với các tỉnh miền Trung và

Tây Nguyên. Tính đến 31/12/2012, tổng số nguồn lao động của thành phố là

696.700 người, chiếm 48% tổng số dân của thành phố, trong đó lực lượng lao

động là 515.018 người (công nhân kỹ thuật là 36.961, cao đẳng và đại học là

106.681, trung học là 35.126 và lao động khác là 336.250).

Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội ở Đà Nẵng tương đối phát triển,

như năng lượng, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng… cùng với hệthống giao thông được hiện đại về đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không,

cảng biển… là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các ngành công nghiệp,

dịch vụ, du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Chính quyền đã và đang triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm cải

thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng và hấp dẫn, như đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ,

ưu đãi linh hoạt cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất

kinh doanh.

13

3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚITRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁTRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

3.2.1. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất trong kinh tế nhà nước

3.2.1.1. Những kết quả đạt được

Chủ trương đổi mới kinh tế nhà nước theo hướng tổ chức, sắp xếp lại, giao,

khoán, bán, giải thể, cho phá sản DNNN có quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, không có

hướng phát triển, đa dạng hoá sở hữu thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN.

Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với DNNN theo

hướng tách bạch rõ chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp ra khỏi chức năng quản lý

nhà nước, chuyển chế độ chủ quản hành chính sang chế độ quản lý của chủ sởhữu. Thực hiện cơ chế giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để bảo tồn và

phát triển nguồn lực của Nhà nước; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm kinh

doanh cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh tế.

Kinh tế nhà nước đã biến đổi phạm vi, quy mô sở hữu trên cơ sở sắp xếp, tổchức lại hệ thống DNNN. Kinh tế nhà nước trung ương tập trung nắm giữ những

vị trí trọng yếu, then chốt của nền kinh tế; giải thể, cho phá sản, giao, bán, khoán,

cho thuê các doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, không có hướng phát

triển. Đặc biệt là các DNNN địa phương đã hoàn thành cơ bản việc đổi mới, sắp

xếp số lượng cơ sở sản xuất và thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp.

Việc thực hiện quan hệ phân phối thu nhập trong thành phần kinh tế nhà

nước đã có bước chuyển biến tích cực. Các DNNN đang từng bước thực hiện quan

hệ phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời thực hiện phân phối

thông qua vốn góp cổ phần, góp phần thực hiện phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.

3.2.1.2. Những hạn chếViệc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN trung ương tiến hành vẫn còn chậm,

thiếu kiên quyết, dẫn tới chưa huy động được các nhà đầu tư có cổ đông lớn, mang

tính chiến lược nhằm hình thành những công ty cổ phần để nâng cao năng lực

cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong các DNNN địa phương, cơ chế, chính sách về chuyển đổi hình thức

sở hữu thông qua cổ phần hoá chưa hợp lý, làm phân tán, thất thoát tài sản của

Nhà nước. Vai trò cổ đông của người lao động trong các doanh nghiệp còn hạn

chế, vì vậy, không phát huy quyền làm chủ trong tổ chức quản lý sản xuất, đã có

14

một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã nảy sinh hiện tượng tư nhân hoákhông đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Quan hệ giữa quyền quản lý nhà nước với quyền sở hữu của Nhà nước vềcác nguồn lực và việc sử dụng quyền sở hữu này trong hoạt động kinh doanh ởcác DNNN vẫn chưa giải quyết triệt để, làm cản trở sự phát triển của LLSX.

Thực hiện phân phối trong kinh tế nhà nước vẫn chưa do quy luật của thịtrường quyết định, chưa phản ánh đúng theo kết quả lao động và hiệu quả kinh

tế, chưa kết hợp đúng nguyên tắc của thị trường với nguyên tắc của CNXH.

3.2.2. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất trong kinh tế tập thể3.2.2.1. Những kết quả đạt được

Kinh tế tập thể đổi mới trên cơ sở củng cố, sắp xếp lại các hợp tác xã và các

tổ hợp tác, thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu nhằm mở rộng phạm vi

kinh doanh và làm cho quy mô của hợp tác xã ngày càng lớn và mạnh lên.

Chính quyền hướng dẫn hợp tác xã xác định lại tài sản, vốn quỹ, triển khai

chuyển đổi và đăng ký lại hợp tác xã, xử lý dứt điểm các hợp tác xã không còn khảnăng hoạt động. Thành lập thêm nhiều hợp tác xã mới cho phù hợp với các ngành

nghề, lĩnh vực. Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, như đào đạo, bồi dưỡng, tập

huấn nguồn nhân lực, hỗ trợ khoa học - công nghệ, trợ giúp các nguồn lực về vốn,

mặt bằng sản xuất, thị trường, miễn, giảm thuế, cho vay với lãi suất thấp…Kinh tế tập thể được đổi mới với các hình thức là hợp tác xã nông nghiệp,

hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các tổ hợp

tác. Hình thức và quy mô của các hợp tác xã chủ yếu dựa trên sự kết hợp nguồn

vốn cổ phần và phương tiện lao động của tập thể xã viên, cá nhân xã viên và người

lao động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi.

Các hợp tác xã liên kết, hợp tác với kinh tế cá thể, tiểu chủ để huy động

thêm các nguồn vốn cổ phần và các nguồn lực để tăng quy mô và phạm vi sởhữu, góp phần làm cho các chủ thể tham gia sở hữu trở thành người chủ về sởhữu, về quyền làm chủ trong tổ chức kinh doanh và phân chia các lợi ích.

Do kinh tế tập thể đa dạng hoá quan hệ sở hữu và tổ chức quản lý sản xuất,

vì vậy, thực hiện phân phối diễn ra nhiều hình thức, như phân phối theo lao động,

vốn cổ phần, tài sản đóng góp. Việc phát triển hợp tác xã góp phần giải quyết một

lượng lớn lao động, cải thiện thu nhập cho xã viên và người lao động, xóa đói,giảm nghèo, thực hiện dân chủ hóa, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.

15

3.2.2.2. Những hạn chếViệc thực hiện chủ trương đa dạng hoá sở hữu trên cơ sở liên kết, hợp tác

giữa kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác còn thiếu chặt chẽ, hiệu quảthấp, làm cho quy mô sở hữu của các hợp tác xã còn hạn hẹp, nhỏ bé và có giá trịít, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi cho hợp tác xã thực hiện

còn chậm, chưa đầy đủ và kịp thời của các cơ quan chức năng. Đặc biệt là chính

sách khuyến khích ưu đãi, hỗ trợ về vốn, khoa học và công nghệ, cán bộ quản

lý, giao đất cho các hợp tác xã trong diện di dời, giải toả mặt bằng kinh doanh.

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các hợp tác xã còn nhiều hạn chế, tay

nghề của các xã viên và người lao động còn thấp, yếu tố khoa học và công nghệchưa thâm nhập sâu vào sản xuất, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất CNH, HĐH.

3.2.3. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất trong kinh tế tư nhân3.2.3.1. Những kết quả đạt được

Chủ trương của Đảng bộ là phát triển kinh tế tư nhân không hạn chế vềphạm vi và quy mô trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tích cực hỗtrợ, hướng dẫn các hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, các loại hình kinh tếsở hữu hỗn hợp, nhất là công ty cổ phần hoạt động theo đúng Luật Doanh nghiệp.

Khuyến khích kinh tế tư nhân thực hiện đa dạng hoá sở hữu, xã hội hoá tổchức kinh doanh, chuyển thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho người lao

động, hợp tác, liên kết với kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, kể cả các nhà đầu

tư và doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô sở hữu và kinh doanh.

Kinh tế tư nhân được phát triển dưới các loại hình tổ chức kinh doanh, nhưkinh tế cá thể hộ gia đình, kinh tế tiểu chủ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư bản

tư nhân và các loại hình doanh nghiệp hỗn hợp mà vốn tư nhân chiếm tỷ lệ chi

phối, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dưới dạng công ty cổ phần.

Chính quyền đã thực hiện được một bước cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vàhỗ trợ sản xuất, như giá thuê đất, thuế, cho vay vốn, hỗ trợ xuất khẩu, đổi mới kỹthuật và công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân.

Việc thực hiện quan hệ phân phối trong kinh tế tư nhân chủ yếu dựa trên ba

nguyên tắc cơ bản là: phân phối theo tài sản và vốn, phân phối theo hiệu quả kinh

doanh, phân phối theo giá trị sức lao động và quan hệ cung cầu về sức lao động.

16

3.2.3.2. Những hạn chếKinh tế tư nhân phát triển vẫn còn yếu và chưa vững chắc, chủ yếu mới

về mặt số lượng cơ sở sản xuất và lực lượng lao động. Năng lực sản xuất và

hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH.

Việc thực hiện đa dạng hoá sở hữu, hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh

doanh của kinh tế tư nhân còn chậm, chưa huy động được các nguồn lực của các

chủ thể kinh tế khác để thúc đẩy xã hội hoá kinh doanh, làm cho quy mô nhỏ.

Việc thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền

chưa kịp thời và đầy đủ, còn phân biệt về chính sách hỗ trợ, ưu đãi, chưa thật sựtạo điều kiện về môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng để khu vực kinh tếnày phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thực hiện phân phối còn nhiều hạn chế ở nhiều cơ sở kinh tế tư nhân. Tiền

công, tiền lương của công nhân chưa trả đúng theo nguyên tắc thị trường, chưatheo đúng hợp đồng, chưa tương xứng với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

3.2.4. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất trong kinh tế có vốn đầutư nước ngoài

3.2.4.1. Những kết quả đạt được

Chủ trương của Đảng bộ là bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn,

tài sản và các quyền lợi khác của cá nhân và các tổ chức nước ngoài đầu tư kinhdoanh. Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện nhiều hình

thức góp vốn, liên kết, liên doanh với DNNN, với thành phần kinh tế khác.

Chính quyền thành phố thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗtrợ, ưu đãi, đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ các

dự án, các doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính nhằm góp phần tạo điều kiện

thuận lợi về môi trường kinh doanh để thành phần kinh tế này phát triển.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển với ba hình thức là hợp tác kinh

doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh

nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, đã có nhiều dự án lớn đưa vào kinh

doanh có hiệu quả trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp

công nghệ cao theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thành phần kinh tế này hoà nhập nhanh với nền kinh tế đa sở hữu, tốc độtăng trưởng khá nhanh, quy mô đầu tư ngày càng lớn; khai thác có hiệu quả tiềm

17

năng, lợi thế về tài nguyên, sức lao động, thúc đẩy hội nhập quốc tế, tăng ngân

sách nhà nước, giải quyết việc làm mới và nâng cao đời sống người lao động.

3.2.4.2. Những hạn chếMức độ đa dạng hoá sở hữu của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn

hẹp. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào các dự án có quy mô

vốn lớn, trong khi các dự án có quy mô vừa và nhỏ vẫn chưa được chú trọng.

Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các

khu công nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao… còn bất cập, vì vậy,

khả năng thu hút vốn đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

Sự tác động của thành phần kinh tế này đến việc thực hiện chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lĩnh vực chưa mạnh mẽ và hợp lý. Hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Thực hiện phân phối về tiền công, tiền lương của người lao động chưa đúngvới sức lao động và kết quả lao động. Chế độ, chính sách đối với người lao động

còn hạn chế, chưa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢNXUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢNXUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀNẴNG HIỆN NAY

Thứ nhất, quy mô sở hữu nhỏ bé, chưa thật sự phù hợp với trình độ phát

triển của LLSX trong các thành phần kinh tế, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy

mạnh CNH, HĐH và phát triển mạnh mẽ LLSX hiện nay.

Do việc đổi mới quan hệ sở hữu theo hướng đa dạng hoá trong các thành

phần kinh tế còn chậm, vì vậy, quy mô sở hữu về vốn, tài sản hoạt động kinh

doanh còn nhỏ bé, làm cản trở sự phát triển của LLSX, làm chậm quá trình CNH,

HĐH ở Đà Nẵng. Do đó, yêu cầu tiếp tục đổi mới đa dạng hoá sở hữu cho phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX để đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển mạnh

mẽ LLSX hiện đại là vấn đề đặt ra hiện nay.

Thứ hai, yêu cầu đổi mới các hình thức tổ chức quản lý sản xuất nhằm thúc

đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ vẫn còn hạn chế, yếu kém và bất cập trong các

thành phần kinh tế hiện nay.

18

Việc sắp xếp, cơ cấu lại, đặc biệt là cổ phần hoá theo chủ trương, chínhsách của Đảng đối với kinh tế nhà nước trung ương còn chậm. Trong kinh tế nhà

nước địa phương, công tác chuyển đổi hình thức sở hữu gây ra thất thoát, lãng phí

tài sản của Nhà nước, vấn đề cổ đông của người lao động còn hạn chế.

Việc huy động các nguồn lực của các hợp tác xã chưa kịp thời và đầy đủ,

nhất là nguồn vốn đầu tư phát triển. Sự hợp tác, liên kết của hợp tác xã với các

thành phần kinh tế khác còn yếu. Nhiều hợp tác xã hoạt động không đúng với các

nguyên tắc và quy định của Luật Hợp tác xã.

Trong kinh tế tư nhân, do quy mô sở hữu còn nhỏ, vì vậy, vẫn chưa pháttriển mạnh, chưa tổ chức nhiều doanh nghiệp tư bản tư nhân lớn và mạnh làm

xương sống, mũi nhọn trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, việc đa dạng hoá nguồn vốn còn

hạn chế, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực vẫn

chưa mạnh mẽ và hơp lý. Việc thu hút, quản lý và sử dụng các doanh nghiệp chưabảo đảm tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững.

Thứ ba, trong việc thực hiện phân phối, yêu cầu kết hợp các hình thức phân

phối theo hướng bình đẳng, công bằng nhằm tạo động lực cho phát triển và nâng

cao đời sống của người lao động còn hạn chế, thiếu sót và bất cập, nhất là ở kinh

tế tư nhân hiện nay.

Trong các thành phần kinh tế, thực hiện quan hệ phân phối chưa kết hợp có

hiệu quả nguyên tắc của kinh tế thị trường với nguyên tắc của CNXH. Mâu thuẫn

trong phân chia lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh, các loại hình

doanh nghiệp và các ngành nghề chưa được giải quyết hợp lý.

Tiền công, tiền lương của người lao động trong các thành phần kinh tế chưađảm bảo tái sản xuất sức lao động và đời sống của họ. Chế độ, chính sách đối với

người lao động, đặc biệt là trong kinh tế tư nhân chưa thực hiện đầy đủ. Vì vậy,

chưa tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa bóc

lột và bị bóc lột, đối lập với xu hướng phát triển định hướng XHCN.

19

Chương 4ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG

QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂNCỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

4.1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚITRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁTRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNGHIỆN NAY

4.1.1. Quán triệt định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựngquan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấttrong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay

Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục chủ trương: Phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần

kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh

tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,

bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành

mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được

củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trởthành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong

những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến

khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các

tổ chức kinh tế đa dạng cùng phát triển.

4.1.2. Không ngừng đổi mới quan hệ sản xuất phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay

Đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN là nhiệm vụ trung tâm

xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH nhằm tạo nên trình độ của LLSX hiện đại.

Theo quy luật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX sẽ tạo nên sự chuyển

hoá QHSX từ thấp đến cao. Chính vì vậy, trong suốt quá trình phát triển, đòi

hỏi chúng ta phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện các mặt của QHSX nhằm

chuyển hoá QHSX từ thấp đến cao, với những hình thức và quy mô thích hợp

nhằm thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ.

20

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢNXUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢNXUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠIHOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

4.2.1. Đa dạng hoá các loại hình quan hệ sản xuất nhằm tạo điều kiệncho lực lượng sản xuất phát triển trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay

Thứ nhất, muốn đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX trong nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN, phải xác định rõ trình độ phát triển của LLSX

trong các thành phần kinh tế ở Đà Nẵng để làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn

thiện các mặt của QHSX phù hợp nhằm thúc đẩy LLSX phát triển, đẩy mạnh

CNH, HĐH.Thứ hai, Do trình độ phát triển của LLSX còn đa dạng, không đều, vì vậy,

phải đa dạng hoá các loại hình QHSX cho phù hợp với trình độ phát triển của

LLSX. Đa dạng hoá các loại hình QHSX là phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài. Đó chính là nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức

quản lý và hình thức phân phối. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau

hình thành các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng ngày càng phát triển.

4.2.2. Đổi mới và phát triển thành phần kinh tế nhà nước và kinh tếtập thể trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵnghiện nay

Thứ nhất, đổi mới và phát triển mạnh kinh tế nhà nước để từng bước giữvai trò chủ đạo của nền kinh tế

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sởhữu nhà nước đối với DNNN. Xác định rõ vai trò chủ sở hữu nhà nước và thể chếhoá rõ ràng về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện đại

diện chủ sở hữu về các nguồn vốn, tài sản của Nhà nước tại các DNNN. Tách bạch

việc thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh

doanh của doanh nghiệp nhằm bảo tồn và phát triển tài sản của Nhà nước.

Sắp xếp và đổi mới DNNN trung ương, trọng tâm đẩy mạnh cổ phần hóa

các DNNN theo chủ trương của Đảng. Trong đẩy mạnh cổ phần hoá, phải thu hút

sự tham gia của các nhà đầu tư ở các khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước,

21

nhất là các tập đoàn kinh tế tư nhân, các nhà đầu tư chiến lược dưới hình thức

công ty cổ phần nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh

tế và năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả đối với các DNNN địa phươngthuộc các lĩnh vực khai thác quỹ đất, tái định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưđiện, nước, giao thông, văn hoá, xã hội… nhằm không chỉ sản xuất kinh doanh vì

mục đích lợi nhuận, mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối để kinh tế nhà nước thực hiện có

hiệu quả phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo vốn góp và các

nguồn lực khác, phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Thứ hai, đổi mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức

đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã

Do trình độ phát triển của LLSX trong kinh tế tập thể còn rất thấp, không

đều, quy mô còn nhỏ bé, vì vậy, phải coi trọng đổi mới và đẩy mạnh phát triển các

loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức kinh

doanh, bao gồm các hợp tác xã và các tổ hợp tác nhằm tăng vốn góp cổ phần, tăngvốn đầu tư phát triển, tăng tài sản, tư liệu sản xuất và quỹ không chia trong các

hợp tác xã. Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã và tổ hợp tác phải trên cơ sở bảo

đảm các nguyên tắc của Luật Hợp tác xã kiểu mới và các quy định của pháp luật.

4.2.3. Khuyến khích phát triển mạnh thành phần kinh tế tư nhân, kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá ở Đà nẵng hiện nay

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhânCùng với việc xoá bỏ triệt để mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu

và thành phần kinh tế, cụ thể hoá đầy đủ hơn các chính sách, pháp luật như quyền

sở hữu, quyền huy động, sử dụng và thừa kế tài sản, vốn; quyền tự chủ trong việc

lựa chọn mô hình kinh doanh để các chủ thể kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH.

Hướng dẫn và tạo điều kiện để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển trong sựliên kết, hợp tác với các hợp tác xã và các doanh nghiệp thuộc các thành phần

kinh tế khác nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn, tập trung.

Khuyến khích doanh nghiệp tư bản tư nhân phát triển những công ty, tập

đoàn hoạt động trong các ngành có tiềm năng và lợi thế, như công nghiệp công

22

nghệ thông tin, công nghiệp nặng, ngân hàng, vận tải đường biển, hàng không, du

lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, y tế, khoa học - công nghệ…

Khuyến khích thành phần kinh tế tư bản tư nhân thực hiện xã hội hoá sởhữu, đa dạng hoá các hình thức góp vốn đầu tư, liên kết trong và ngoài nước, tổchức bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp để hình thành các

doanh nghiệp hỗn hợp có quy mô lớn, đẩy mạnh xã hội hoá kinh doanh.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Để thành phần kinh tế đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã

hội phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH, phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo hộchặt chẽ vốn, tài sản và các khoản lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Đa dạng hoá, mở rộng huy động các nguồn vốn FDI, ODA, NGO, với

các hình thức đầu tư BOT, BT, BO, PPP… Khuyến khích và tạo mọi điều kiện

thuận lợi để thành phần kinh tế này đầu tư vào những ngành, lĩnh vực kinh tếphù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế của Đà Nẵng.

Tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng, như cảng biển, sân bay, hệ thống đường

bộ, đường sắt; hạ tầng đô thị và các dịch vụ về tín dụng, tài chính, bảo hiểm,

chứng khoán, nhà ở và các dịch vụ khác để thành phần kinh tế này phát triển.

4.2.4. Nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc xây dựng quan

hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá

trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay

Đảng bộ phải nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo quy luật QHSX phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

Tập trung nghiên cứu và tổng kết thực tiễn một cách toàn diện, sâu sắc về sựvận động, phát triển của QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng là Đảng bộ không

chỉ là đề ra chủ trương, nghị quyết mà phải lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quảcác chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ trong tất cả các thành phần kinh tế.

Đảng bộ chủ trương và chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cánbộ, đảng viên trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước, trong các thành phần kinh tếcó đủ phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực lãnh đạo và quản lý kinh tế, trình độchuyên môn nhằm góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng.

23

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế trên cơ sở tôn

trọng và vận dụng các quy luật của kinh tế thị trường gắn liền với vai trò quản

lý của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của Đà Nẵng. Phải quán triệt

quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Đà Nẵng theo hướng Nhà

nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế -

xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các lực

lượng vật chất.

Phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức xã hội để phát

triển LLSX và xây dựng QHSX phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hôi. Phải

khuyến khích và xã hội hóa hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức

xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức tư vấn tham gia thực hiện các dịch vụ tư vấn,

xúc tiến, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các tổ chức

này đang giữ vai trò rất quan trọng, trực tiếp khai thác và phát huy những lợi

thế, tiềm năng trong nhân dân, giúp đỡ các thành phần kinh tế hoạt động kinh

doanh có hiệu quả.

Nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong phát triển LLSX và xây

dựng QHSX phù hợp tiến bộ ở địa phương hiện nay. Nhân dân lao động là những

người trực tiếp sản xuất, do đó họ là nhân tố quan trọng của LLSX. Đồng thời

nhân dân cũng là người chủ tư liệu sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh

doanh trong kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế trang trại, trong các cơ sở sản xuất,

doanh nghiệp tư nhân và tập thể, vì vậy, chính họ là nhân tố mang QHSX và

cũng là nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và vận dụng quy luật QHSX phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

24

KẾT LUẬN

Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là tất yếu

khách quan. Trong quá trình CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, chính sách xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.

Đó là chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN với nhiều

hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức

tổ chức sản xuất kinh doanh và nhiều hình thức phân phối.

Thực tiễn xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong

quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng gần 30 năm qua bước đầu đã chứng minh tính

đúng đắn của sự nhận thức và vận dụng quy luật này, vì vậy, đã khai thác, phát

huy các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực của xã hội vào thực hiện CNH, HĐH,phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao một bước đời sống nhân dân.

Mặc dù đạt được kết quả to lớn trong nhận thức và vận dụng quy luật

này, tuy nhiên, trong xây dựng QHSX ở Đà Nẵng vẫn còn có những hạn chế,

yếu kém và bất cập cả về quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và

quan hệ phân phối, vì vậy, làm cản trở sự phát triển của LLSX, chưa đáp ứng

yêu cầu và mục tiêu của việc đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế thành phố.

Để QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy

mạnh CNH, HĐH trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay, cần thực hiện các định hướng:

Thứ nhất, quán triệt định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng

QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH,

HĐH; thứ hai, không ngừng đổi mới và hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Đồng thời thực hiện

đồng bộ một số giải pháp: Đa dạng hoá các loại hình QHSX nhằm tạo điều kiện

cho LLSX phát triển trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH; đổi mới và phát triển

thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong quá trình đẩy mạnh CNH,

HĐH; khuyến khích phát triển mạnh thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đồng thời nâng cao vai

trò của nhân tố chủ quan trong việc xây dựng và hoàn thiện từng bước QHSX phù

hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đoàn Công Mẫn (1996), "Một số suy nghĩ về giáo dục tri thức trong xãhội hiện nay", Sinh hoạt lý luận, 5 (17), tr.58-61.

2. Đoàn Công Mẫn (2007), Hội nhập quốc tế - cơ hội và thách thức đối

với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng hiện nay, Đề tài khoa học cấpcơ sở, Học viện Chính trị khu vực III, tr.58-68.

3. Đoàn Công Mẫn (2008), "Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sựphát triển lực lượng sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá", Sinh hoạt lý luận, 2(87), tr.40-43.

4. Đoàn Công Mẫn (2008), "Phép biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và sự vận dụng của Đảng tatrong công cuộc đổi mới", trong sách: Góp phần nghiên cứu chủ nghĩa Mácvà thời đại ngày nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.143-154.

5. Đoàn Công Mẫn (2008), Vấn đề giáo dục ý thức đạo đức xã hội chủnghĩa cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đà Nẵng

hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở (Chủ nhiệm và thực hiện).

6. Đoàn Công Mẫn (2009), "Kết hợp giữa khuyến khích lợi ích vật chất vớigiáo dục ý thức đạo đức đối với công nhân lao động ở nước ta hiện nay",Sinh hoạt lý luận, 3(94), tr.26-29.

7. Đoàn Công Mẫn (2010), "Nhận thức những giá trị đạo đức cách mạngcần phải giáo dục đối với giai cấp công nhân ở nước ta hiện nay", Sinh

hoạt lý luận, 3(100), tr.29-32.

8. Đoàn Công Mẫn (2011), "Để khoa học và công nghệ thực sự là độnglực then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại", Sinh

hoạt lý luận, 5(108), tr.28-31, 53.

9. Đoàn Công Mẫn (2012), "Nâng cao đạo đức mới đối với giai cấp côngnhân theo tinh thần Đại hội lần thứ XI của Đảng", Sinh hoạt lý luận,6(115), tr.3-7.