37
1 VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TĐỂ PHC HI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIN NAY PGS TS Bùi Tt Thng Viện trưởng Vin Chiến lược phát trin I. TĂNG TRƯỞNG KINH TVIỆT NAM QUA 30 NĂM ĐỔI MI Nhìn mt cách tng quát, trong gần 30 năm đổi mi va qua, kinh tế Việt Nam đã được xem như một trong nhng nn kinh tế có khá nhiều thành tích được ghi nhn. Mt trong nhng thành tu ni bt nht là nhtăng trưởng kinh tế cao hơn bất cthi knào trước đó mà phần lớn người dân đã thoát khỏi đói nghèo vốn đeo đẳng hàng triệu người mt cách dai dng. Song, cùng vi thi gian, thc tiễn cũng lại đang đặt ra nhiu vấn đề phi gii quyết để tiếp tc duy trì những thành tích đã đạt được trong quá kh. Hin ti, nn kinh tế Việt Nam đang nổi lên mt sđặc điểm đáng chú ý sau. Mt là, kinh tế Vit Nam đã ra khi tình trng kém phát trin, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhp trung bình (thp), nhưng thc tế đang đòi hỏi định hình mô hình tăng trưởng kinh tế mi. Gần như trong suốt thời gian dài của gần 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới và được xem là thuộc loại tăng trưởng cao trên thế giới (xem bảng 1). Bng 1. Tốc độ tăng GDP Việt Nam (năm sau so với năm trước) Năm Tốc độ tăng GDP (%) Năm Tốc độ tăng GDP (%) Năm Tốc độ tăng GDP (%) Năm Tốc độ tăng GDP (%) 1986 2,8 1991 5,8 2001 6,9 2011 6,2 1987 3,6 1992 8,7 2002 7,1 2012 5,3 1988 6,0 1993 8,1 2003 7,3 2013 5,4 1989 4,7 1994 8,8 2004 7,8 1990 5,1 1995 9,5 2005 7,6 1996 9,3 2006 7,0 1997 8,2 2007 7,1 1998 5,8 2008 5,7 1999 4,8 2009 5,4 2000 6,8 2010 6,4 BQ 5 năm 4,4 BQ 10 năm 7,6 BQ 10 năm 7,3 BQ 3 năm 5,6 Ngun: Tng cc Thng kê.

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PH C H I T NG HI N NAYsvec.org.vn/uploads/nghien-cuu/2014_06/01.bui-tat-thang_1.pdf · i. tĂng trƯỞng kinh tẾ viỆt nam qua 30 nĂm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HIỆN NAY

PGS TS Bùi Tất Thắng

Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI

Nhìn một cách tổng quát, trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế Việt Nam đã được xem như một trong những nền kinh tế có khá nhiều thành tích được ghi nhận. Một trong những thành tựu nổi bật nhất là nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó mà phần lớn người dân đã thoát khỏi đói nghèo vốn đeo đẳng hàng triệu người một cách dai dẳng. Song, cùng với thời gian, thực tiễn cũng lại đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết để tiếp tục duy trì những thành tích đã đạt được trong quá khứ. Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang nổi lên một số đặc điểm đáng chú ý sau.

Một là, kinh tế Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình (thấp), nhưng thực tế đang đòi hỏi định hình mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

Gần như trong suốt thời gian dài của gần 30 năm đổi mới vừa qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn thời kỳ trước đổi mới và được xem là thuộc loại tăng trưởng cao trên thế giới (xem bảng 1).

Bảng 1. Tốc độ tăng GDP Việt Nam (năm sau so với năm trước)

Năm Tốc độ

tăng GDP (%)

Năm Tốc độ

tăng GDP (%)

Năm Tốc độ

tăng GDP (%)

Năm Tốc độ

tăng GDP (%)

1986 2,8 1991 5,8 2001 6,9 2011 6,2 1987 3,6 1992 8,7 2002 7,1 2012 5,3 1988 6,0 1993 8,1 2003 7,3 2013 5,4 1989 4,7 1994 8,8 2004 7,8 1990 5,1 1995 9,5 2005 7,6

1996 9,3 2006 7,0 1997 8,2 2007 7,1 1998 5,8 2008 5,7 1999 4,8 2009 5,4 2000 6,8 2010 6,4

BQ 5 năm 4,4 BQ 10

năm 7,6 BQ 10 năm 7,3 BQ 3

năm 5,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

2

Ghi chú:

- Số liệu 1995-2004: theo giá so sánh 1994;

- Số liệu 2005-2013: theo giá so sánh 2010.

Tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế và từng khu vực và phân theo từng thời kỳ cụ thể như sau:

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (%)

Thời kỳ GDP Nông lâm nghiệp

và thuỷ sản Công nghiệp và

xây dựng Dịch vụ

1986-1990 4,4 2,7 4,7 5,7 1991-1995 8,2 4,1 12,0 8,6 1996-2000 7,0 4,4 10,6 5,7 2001-2005 7,5 3,8 10,2 7,0 2006-2010 7,0 3,3 7,9 7,7 2011-2013 5,6 - - -

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Kết quả là từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá

thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. (Năm 2013 GDP/người đạt 1.960 USD).

Bảng 3. Xếp hạng các nước theo tổng thu nhập quốc gia (GNI) trên đầu người (số liệu năm 2010)

TT Phân loại Chuẩn Số nước 1 Các quốc gia có thu nhập thấp Dưới 995 USD 40 2 Các quốc gia có thu nhập trung bình thấp 995 - 3.465 USD 58 3 Các quốc gia có thu nhập trung bình cao 3.466 - 10.725 USD 48 4 Các quốc gia có thu nhập cao Trên 10.726 USD 69

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Hiện có ý kiến tranh luận rằng, kinh tế Việt Nam hiện đang ở trang thái tăng trưởng

khá cao, nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Cần hướng tới sự phát triển bền vững hơn, coi trọng chất lượng tăng trưởng hơn.

Thông thường, người ta so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giữa các quốc gia dựa trên cơ sở các số liệu thống kê sẵn có. Theo cách này, từ nhiều thập niên qua, người ta nhận thấy trong thế giới mà chúng ta đang sống, có một dải tốc độ tăng trưởng

3

kinh tế hàng năm khá rộng, từ mức tăng trưởng âm – có thể tới – 10% vào một năm nào đó, tới mức tăng trưởng dương – có thể tới 15% vào một năm nào đó, cá biệt có thể tới trên 20%. Tuy nhiên, dải tốc độ tăng trưởng hàng năm thường được quan sát thấy chủ yếu năm ở mức -1% đến + 10%. Vậy nên, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, có thể phân chia tốc độ tăng trưởng của các nên kinh tế trên thế giới thành các loại: cao – trung bình – thấp; hoặc rất cao – cao – trung bình – thấp – rất thấp – không tăng trưởng/tăng trưởng âm. Chẳng hạn, theo cách đơn giản, phân chia tốc độ tăng trưởng của các nên kinh tế trên thế giới thành 3 loại: cao (7 - 10%), trung bình (4 - 6%) và thấp (0 – 3%).

Tuy những số liệu mang tính trực quan này rất thường được sử dụng để phân tích, đánh giá so sánh về tăng trưởng giữa các nền kinh tế và không phải không hữu ích, nhưng ở góc độ kinh tế học, chúng cũng che lấp nhiều khía cạnh mang tính bản chất, mà nếu như không được phân tích một cách kỹ lưỡng, có thể dẫn đến những nhận định sai lệch.

Thật vậy, những nền kinh tế thuộc nhóm tăng trưởng cao (7 - 10%/năm) hầu hết đều là những nước ở trình độ đang phát triển hoặc vừa trở thành những nền kinh tế mới CNH, hay đúng hơn là nhờ đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm mà trở thành nền kinh tế mới CNH. Rất hiếm những nền kinh tế đã CNH (hoặc đã phát triển cao – nhóm OECD) đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 7%/năm, thậm chí đạt mức tăng trưởng trung bình. Hầu như nhóm này chỉ đạt mức thấp hoặc trung bình thấp (từ 1 đến dưới 4% năm). Tuy nhiên, với mức tăng 3-4%/năm mà nếu kéo dài liên tục được nhiều năm ở nhóm này, các kinh tế gia đã cho là “lý tưởng”.

Ở đây có hai lý do quan trọng.

Một là, về mặt thống kê, do quy mô kinh tế ở những nước này lớn và rất lớn, nên 1% tăng trưởng của họ hàm chứa một khối lượng GDP tính theo USD đôi khi lớn hơn nhiều lần tổng GDP của nhiều nền kinh tế khác. Ví dụ, năm 2012, kinh tế Mỹ với quy mô GNP 15.684,8 tỷ USD, 1% tăng trưởng của họ sẽ làm tăng thêm gần 157 tỷ USD, gần tương đương với quy mô kinh tế của Peru hay New Zealand, và lớn hơn quy mô kinh tế của Việt Nam (141,7 tỷ USD) cùng năm. Trong khi đó, 1% tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2012 chỉ là 1,4 tỷ USD, năm 2012 tăng trưởng 5,3%, tức là chỉ tạo ra được hơn 7,4 tỷ USD tăng thêm. Nếu tăng ở mức rất cao: 10% thì cũng mới chỉ tạo ra 14 tỷ USD. Vì vậy, đối với những nước kinh tế chậm phát triển, quy mô nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng cao tuy rất quan trọng đối với chính họ, nhưng không “cùng chất” khi so sánh với tốc độ tăng trưởng ở mức thấp hơn của các nền kinh tế đã phát triển. Nghĩa là, khi phân tích so sánh kinh tế, mức tăng trưởng cao ở những nền kinh tế chưa phát triển chưa đủ nói lên rằng, trạng thái phát triển ở đó tốt hơn trạng thái phát triển của những nền kinh tế đã đạt trình độ phát triển cao hơn.

Hai là, lý do giải thích về mặt bản chất kinh tế cho những số liệu thống kê nêu trên nằm ở khái niệm kinh tế: đường giới hạn tiềm năng sản xuất (production possibility curve hay production possibility frontier). Tại mỗi thời điểm nhất định, đối với mỗi nền kinh tế, công nghệ và nguồn lực đầu vào (như: đất đai, nguồn vốn, lao động tiềm năng) cho trước sẽ sản xuất ra một mức giới hạn tổng sản lượng đầu ra. Trong trường hợp sản lượng của

4

các loại hàng hóa và dịch vụ nằm trên vòng cung chứa điểm A, nền kinh tế được coi là toàn dụng mọi tiềm năng sẵn có – đạt mức hiệu quả lý tưởng (Hình 1).

Hình 1: Đường giới hạn tiềm năng sản xuất

Thông thường, trên thực tế các nền kinh tế chỉ đạt mức sản lượng nằm ở đâu đó phía trong vòng cung chứa điểm A (chẳng hạn điểm B). Đường cong chứa điểm B càng gần đường cong chứa điểm A thì nền kinh tế càng có hiệu quả. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là quá trình mở rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất từ trái qua phải (Hình 2).

.

Hình 2: Quá trình mở rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất

Do vậy, tốc độ tăng trưởng của một thời kỳ nào đó có thể do hai lý do: một là sử dụng tốt hơn các tiềm năng sản xuất sẵn có. Đây là quá trình chuyển đường cong chứa điểm B vốn nằm rất xa đường tiềm năng sản xuất (chứa điểm A) tiến sát lại đường tiềm năng sản xuất với tốc độ nhanh, chẳng hạn quá trình tăng trưởng nhờ “cởi trói”, “bung ra” do cơ chế cũ kìm hãm không cho các tiềm năng sản xuất được phát huy. Tăng trưởng nhanh dạng như thế có thể coi là sự “tăng bù” cho mức tăng đáng ra đã xảy ra từ trước đó. Dạng tăng trưởng này có thể quan sát thấy ở các nền kinh tế chuyển đổi. Tính chất “phát triển” của dạng tăng trưởng này khác với kiểu “diễn ra như một quá

5

trình lịch sử tự nhiên” như cách nói của K. Marx. Hai là, sự mở rộng (expansion) đường giới hạn tiềm năng sản xuất (từ Q1Q3 lên Q2Q4 trong Hình 2) do tác động phát triển của các yếu tố tiềm năng sản xuất: tăng thêm vốn, nguồn lực tự nhiên, số lượng và chất lượng lao động tăng, khoa học công nghệ…. Sự tăng trưởng kiểu này là sự tăng trưởng mang tính phát triển cao, thường khó có mức cao đột biến, nhưng bền bỉ, bền vững hơn. Dạng tăng trưởng này thường thấy ở các nền kinh tế đã CNH hoặc đang phát triển nhưng CNH thành công. Ngoài ra, còn có thể thấy từ thực tế một số ít trường hợp ở một thời điểm nào đó, một nền kinh tế có đường giới hạn tiềm năng sản xuất (đường chứa điểm A trên Hình 1), nhưng sản lượng của nó lại nằm trên đường cong chứa điểm C trên Hình 1 (vượt ra ngoài đường giới hạn tiềm năng sản xuất) – tình huống sản lượng vượt tiềm năng. Điều này chỉ xảy ra xét trong phạm vi một nền kinh tế quốc gia chứ không thể là nền kinh tế toàn cầu, vì cái gọi là “sản lượng vượt tiềm năng” chỉ là vượt so với tiềm năng của riêng nền kinh tế ấy. Sự “vượt” tiềm năng này có được hoặc là do chiếm đoạt/cướp đoạt (các nước từng là thực dân cũ và mới), hoặc là do các nguồn lực từ bên ngoài (các nền kinh tế kêu gọi được nhiều FDI… từ bên ngoài) mang lại.

Như vậy, kinh tế học vừa đồng thời coi trọng chỉ số % tăng trưởng hàng năm của các nền kinh tế, lại vừa rất quan tâm đến cái cách mà nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên như thế nào. Ở một thời điểm nào đó, có những nền kinh tế chỉ tăng 5%/năm, nhưng xuất phát điểm là từ mức đã toàn dụng các tiềm năng sản xuất sẵn có, nên 5% tăng trưởng có được chủ yếu do mở rộng đường giới hạn tiềm năng sản xuất, thì đã có thể nhận định là rất cao. Ngược lại, có nền kinh tế tăng trưởng tới 10%/năm, nhưng chủ yếu do trước đó xuất phát từ tình trạng chưa toàn dụng được các tiềm năng sản xuất sẵn có (điểm B nằm rất xa đường giới hạn tiềm năng sản xuất), nay có điều kiện tăng tốc chuyển sản lượng về đường giới hạn tiềm năng sản xuất, hoặc có thể kết hợp với mức thu hút được các tiềm năng sản xuất từ bên ngoài, nhưng vẫn có thể đánh giá không cao bằng trường hợp chỉ tăng trưởng 5% đã nêu ở trên. Thậm chí, mức tăng đã là 10%, nhưng vẫn còn là “dưới” tiềm năng sản xuất – nghĩa là vẫn có thể và đáng ra còn phải đạt mức tăng trưởng lớn hơn 10%.

Đối với Việt Nam, trong một vài thập niên sắp tới, nhu cầu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh một cách liên tục vẫn cần được đặt ra, vì:

- Mặc dù Việt Nam đã và đang đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nhưng khoảng cách tụt hậu so với các nước vẫn có nguy cơ tăng lên.

- Yêu cầu phải tiến tới nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình (giữa) vào năm 2020, tránh bẫy “nước có mức thu nhập trung bình”.

- Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, cần có một quy mô kinh tế tương xứng để tham gia các công việc quốc tế tương xứng với tầm vóc đáng có.

- Mức thu nhập đầu người thấp hạn chế khả năng nắm bắt cơ hội tối đa hóa lợi ích trong hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện.

- V.v…

Hơn nữa, việc nâng cao hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là không thể đạt được. Trong quãng thời gian 1991-2013, kinh tế Việt Nam đã từng có 2 năm đạt tốc độ

6

tăng trưởng cao hơn 9%; 7 năm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%. Thế giới cũng đã có những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian dài. Ví dụ, kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1961-1970 đạt tốc độ tăng trưởng 10,2%/năm; kinh tế Đài Loan thời kỳ 1961-1980 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,7%/năm, thời kỳ 1981 – 1990 đạt 8,0%/năm; kinh tế Hàn Quốc thời kỳ 1961-1980: 7,9%/năm, thời kỳ 1981 – 1990 đạt 9,2%/năm; kinh tế Trung Quốc thời kỳ 1991-2009 đạt tốc độ tăng trưởng 9,6%/năm; v.v…

Nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh mà Việt Nam đã đạt thành tựu được quốc tế đánh giá cao về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Thành tích giảm đói nghèo không chỉ trực tiếp cải thiện đời sống của nhiều chục triệu dân khỏi tình trạng thiếu ăn thiếu mặc và ít có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; mà điều không kém phần quan trọng xét về dài hạn là góp phần khẳng định các chính sách đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa thời gian qua là đúng hướng, mở ra cơ hội chuyển dần lên các nấc thang cao hơn trong bước đường phát triển để cùng hội nhập chung vào dòng chảy phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển trên thế giới.

Các báo cáo về tình hình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam tuy đôi khi không giống nhau về số liệu do cách tính toán và áp dụng các mức chuẩn nghèo không giống nhau, nhưng đều thống nhất ở một điểm: thừa nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích xóa đói giảm nghèo tốt. Ngân hàng thế giới trong “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012” đã viết: “Thành tích của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua rất lớn. Nếu sử dụng chuẩn nghèo “dựa theo nhu cầu cơ bản” như thống nhất từ đầu vào năm 1998, tỉ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống 14,5% năm 2008, và theo chuẩn này tỉ lệ nghèo ước giảm xuống dưới 10% vào năm 2010. Những thành tựu tương tự khi tính đến yếu tố thu nhập tăng đều cũng thể hiện rất rõ khi đánh giá theo chuẩn “quốc tế” bình quân đầu người 1,25 USD và 2 USD/ngày (tính ngang giá sức mua tương đương 2005). Việt Nam cũng tiến bộ đáng kể ở các khía cạnh đời sống khác, từ tỉ lệ nhập học tiểu học và trung học cao và cải thiện về y tế, tới giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong. Việt Nam đã đạt được và, trong một số trường hợp thậm chí còn vượt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Những cải cách theo cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao và bền vững đóng vai trò tối quan trọng đối với thành công của Việt Nam, và những nỗ lực đó lại được củng cố thêm bởi các chính sách đảm bảo công bằng trong cung cấp các dịch vụ cơ bản, trong sử dụng đất, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo người nghèo được tiếp cận cơ hội rộng rãi”. (Ngân hàng thế giới: “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012; Hà Nội 2012).

Tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong gần suốt cả thời kỳ đổi mới vừa qua, nhưng việc định hình mô hình tăng trưởng kinh tế tiếp theo vẫn còn chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt là xét từ góc độ phát triển bền vững. Tính chưa định hình của mô hình tăng trưởng, một mặt thể hiện ở tình trạng tăng trưởng còn dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư, trong khi với một nước nghèo như Việt Nam, vốn đầu tư luôn là một nguồn lực khan hiếm. Mặt khác, sau gần 30 năm đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập; nhưng đến nay, tiến trình chuyển sang kinh tế thị trường vẫn chưa hoàn tất, việc

7

mở cửa, hội nhập vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là nhìn từ góc độ hài hòa hóa các quy định trong nước với thông lệ kinh doanh quốc tế. Trong cam kết khi gia nhập WTO, thời điểm hoàn tất các quy định để được xem xét công nhận nền kinh tế thị trường là năm 2018.

Hai là, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP cao, nhưng hiệu suất đầu tư còn hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp

Những nỗ lực đổi mới của thời gian qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tổng đầu tư xã hội cũng như tỷ trọng vốn đầu tư xã hội so với GDP tăng liên tục và duy trì ở mức cao, trong đó giai đoạn 2004 đến 2009 lên đến hơn 40%, thuộc vào nhóm nước có mức đầu tư cao nhất thế giới và không khác mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào vốn như các nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung trướcđây.

Nếu so sánh tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm với tốc độ tăng GDP hàng năm trong thời gian từ 1991-2010 thì thấy tốc độ tăng vốn đầu tư cao gấp 3 lần tốc độ tăng GDP (22,9% so với 7,4%).

Bảng 3. Tốc độ tăng vốn đầu tư thời kỳ 1991-2010

Chỉ tiêu 1991-1995

1996-2000

1991-2000

2001-2005

2006-2010

2001-2010

1991-2010

Tốc độ tăng vốn bình quân năm (%)

60,8 12,2 34,3 13,2 11,7 12,4 22,9

1. Nông nghiệp 20,1 13,2 16,6 0,0 10,9 5,3 10,8

2. Công nghiệp 61,4 15,4 36,5 14,9 10,4 12,6 24,0

3. Dịch vụ 127,2 9,7 57,8 14,7 12,8 13,8 34,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng vốn cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP đã phần nào cho thấy hiệu suất đầu tư chưa được cải thiện.

Bảng 4. Tổng vốn đầu tư xã hội và tổng sản phẩm quốc nội

Năm Tổng vốn đầu tư xã

hội (giá hh)

Tổng vốn đầu

tư xã hội (giá

ss)

Chỉ số tăng vốn

đầu tư *

GDP (giá hh)

GDP (giá ss)

Tăng trưởng GDP*

Tỷ lệ vốn đầu tư/

GDP (%)

ICOR

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)= (9)

8

(2): (5). (%)

1986 599 109.189 2,84 1987 2.870 113.154 3,63 1988 15.420 119.960 6,01 1989 28.093 125.571 4,68 1990 10.581 6.017 18,5 41.955 131.968 5,09 25,2 4,95 1991 20.070 7.127 53,0 76.707 139.634 5,81 26,2 4,51 1992 31.236 10.907 36,4 110.532 151.782 8,70 28,3 3,25 1993 44.176 14.877 243,9 140.258 164.043 8,08 31,5 3,90 1994 57.296 51.157 26,4 178.534 178.534 8,83 32,1 3,64 1995 72.447 64.685 18,5 228.892 195.567 9,54 31,65 3,32 1996 87.394 74.315 14,9 272.036 213.833 9,34 31,13 3,33 1997 108.370 88.607 19,2 313.623 231.264 8,15 34,55 4,24 1998 117.134 90.953 2,6 361.017 244.596 5,76 32,46 5,64 1999 131.171 99.854 9,8 399.942 256.273 4,77 32,80 6,88 2000 151.183 115.111 15,3 441.646 273.666 6,79 34,23 5,04 2001 170.496 129.455 12,5 481.295 292.535 6,89 35,42 5,14 2002 200.145 147.992 14,3 535.762 313.246 7,08 37,36 5,28 2003 239.246 166.814 12,7 613.443 336.242 7,34 39,00 5,31 2004 290.927 189.319 13,5 715.307 362.435 7,79 40,67 5,22 2005 343.135 447.135 13,7 914.001 1.588.646 7,55 37,5 4,97 2006 404.712 506.454 13,3 1.061.565 1.699.501 6,98 38,1 5,46 2007 532.093 649.506 28,2 1.246.769 1.820.667 7,13 42,7 5,99 2008 616.735 696.173 7,2 1.616.047 1.923.749 5,66 38,2 6,75 2009 708.826 762.843 9,6 1.809.149 2.027.591 5,40 39,2 7,26 2010 830.278 830.278 8,8 2.157.828 2.157.828 6,42 38,5 6,00 2011 924.495 770.087 -7,2 2.779.880 2.292.483 6,24 33,3 5,34 2012 989.300 785.755 2,0 3.245.419 2.412.778 5,25 30,5 5,81 2013 1.091.100 - 8,0 - - 5,42 30,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Ghi chú: * 1986-2004: theo giá so sánh 1994; 2005-2013: theo giá so sánh 2010

Theo bảng trên, chỉ có giai đoạn 1995-1997 và năm 2005, chỉ số ICOR của Việt

Nam nhỏ hơn 5 (tương đương như các nước ghi trong bảng 5), còn lại trong suốt thời gian từ 1998 đến nay (trừ năm 2005), chỉ số ICOR đều lớn hơn 5, cao hơn hẳn các nước trong khu vực thời kỳ CNH (ghi trong bảng 5).

9

Nếu so sánh với các nền kinh tế mới công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Đài Loan thời kỳ 20 năm CNH của họ (1961 – 1980), với mức đầu tư/GDP cao như Việt Nam hiện nay (31-45%/năm), nếu đạt hiệu quả đầu tư cao như hai nền kinh tế này thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam có thể đã vượt quá 10%/năm.

Bảng 5: Tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP của một số nền kinh tế

Nước Giai đoạn Tăng trưởng

GDP (%/năm) Tổng đầu tư

(% của GDP/năm) ICOR

Hàn Quốc 1961-80 7,9 23,3 3,0

Đài Loan 1961-80 9,7 26,2 2,7

In-đô-nê-xia 1981-95 6,9 25,7 3,7

Malaysia 1981-95 7,2 32,9 4,6

Thái lan 1981-95 8,1 33,3 4,1

Trung Quốc 2001-06 9,7 38,8 4,0

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ số Phát triển Thế giới và Niên giám Thống kê Đài Loan 1992. Trích lại từ: Harvard University – John F. Kennedy School Government: Lựa chọn Thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam.

Ngoài ra, xét về xu hướng, tương quan đầu tư – tăng trưởng cũng cho thấy, mức tăng đầu tư liên tục và khá “nóng”, nhưng mức tăng trưởng lại không tăng tương ứng, đã phát ra tín hiệu hiệu quả đầu tư chẳng những chưa cao mà còn có dấu hiệu đi xuống. Ở góc độ kinh tế và dài hạn, xu hướng trên không thể kéo dài mãi. Vì vậy, nếu không có các giải pháp khắc phục, sự trục trặc chỉ còn là vấn đề thời điểm và cách thức diễn ra như thế nào mà thôi!

Tình trạng hiệu suất đầu tư thấp còn biểu hiện qua mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP thấp. Những tài liệu về TFP tuy có sự khác nhau nhất định, nhưng đại thể thì cho rằng, đóng góp vào tăng trưởng Việt Nam lớn nhất là từ tăng vốn đầu tư (khoảng 50%), từ lao động (khảng 30%) và cuối cùng là từ TFP (chỉ khoảng 20%).

Năng suất lao động thấp và mức cải thiện chậm có nhiều nguyên nhân. Trong số đó, thông thường các nhà kinh tế nghĩ ngay đến nguyên nhân từ giáo dục và đào tạo. Và thực tế chứng minh rằng, cách tư duy truy tìm nguyên nhân của các nhà kinh tế là có lý. Theo một báo cáo của Công ty QS (Quacquarelli Symonds) công bố bảng xếp hạng các trường đại học châu Á cho năm 2010, Việt Nam không hề có một trường Đại học nào tron số 200 trường Đại học hàng đầu châu Á. Trong khi đó, trong số 200 trường hàng đầu châu Á, Nhật Bản có 56 trường, Hàn Quốc 42, Trung Quốc 40, Đài Loan 17, Hồng Kông 7. Các nước Đông Nam Á có tên trong bảng 200 trường hàng đầu là Indonesia (7), Thái Lan (7), Malaysia (6), Philippines (4) và Singapore (2). (Nguồn: VietnamNet: Thứ Hai, 17/05/2010 (GMT+7). Kết quả xếp hạng này tuy không nhất thiết là đã đánh giá được hết mọi khía

10

cạnh của giáo dục, nhưng cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định. Điều quan tâm ở đây là, sự vắng mặt các trường Đại học Việt Nam trong số 200 trường hàng đầu châu Á phần nào cho thấy hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay khó đáp ứng được nguồn nhân lực cho kỷ nguyên kinh tế hội nhập toàn cầu.

Ba là, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô luôn gây áp lực lên nền kinh tế

- Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia:

Bảng 6: Thu – chi Ngân sách nhà nước (tỷ đồng)

Năm Thu Chi Cân đối Thâm hụt NS/GDP (%) 1986 86 121 -35 -5,8 1987 387 515 -128 -4,5 1988 1.791 2.840 -1.049 -6,8 1989 3.945 6.671 -2.726 -9,7 1990 6.372 9.186 -2.814 -6,7 1991 10.613 12.081 -1.468 -1,9 1992 21.024 23.711 -2.687 -2,4 1993 32.199 39.063 -6.864 -4,9 1994 41.440 44.208 -2.768 -1,6 1995 53.374 62.679 -9.305 -4,1 1996 62.387 70.539 -8.152 -3,0 1997 65.352 78.057 -12.705 -4,1 1998 72.965 81.995 -9.030 -2,5 1999 69.500 89.400 -19.900 -5,0 2000 90.749 108.961 -18.212 -4,1 2001 103.888 129.773 -25.885 -5,4 2002 123.860 148.208 -24.348 -4,5 2003 152.274 181.183 -28.909 -4,7 2004 190.928 214.176 -23.248 -3,3 2005 228.287 262.697 -34.410 -3,8 2006 279.472 308.058 -28.586 -2,7 2007 315.915 399.402 -83.487 -6,7 2008 430.549 452.766 -22.217 -1,4 2009 454.786 561.273 -106.487 -5,9 2010 588.428 648.833 -60.405 -2,8 2011 704.267 803.367 -99.100 -3,6 2012 740.500 903.100 - 140.200 -4,8 2013 790.800 986.200 - 195.400 -5,3

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2012, thu ngân sách gấp hơn 8 lần so với năm 2000. Cơ cấu nguồn thu chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng nhanh, từ 51% năm 2000 lên 64,1% năm 2010. Tỷ

11

lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt khoảng 26% GDP. Bội chi ngân sách hàng năm khống chế trong khoảng dưới 5%/GDP và được coi là mức an toàn.

Về nợ công, mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỷ lệ nợ công trung bình, nhưng đang có xu hướng tăng lên, với một số đặc điểm đáng lưu ý là: (1) Tốc độ tăng nợ công cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP tính bằng USD theo giá thực tế. Ước tính năm 2010, GDP của nước ta đạt khoảng 100,8 nghìn tỷ USD, gấp 3,1 lần năm 2001, tăng bình quân mỗi năm 13,4%; trong khi đó nợ công năm 2010 gấp gần 5,7 lần năm 2001, tăng bình quân mỗi năm 21,2%. (2) Tỷ lệ nợ công so với GDP của nước ta đã cao hơn tỷ lệ nợ công phổ biến 30-40% GDP của các nước đang phát triển và cao hơn tỷ lệ nợ công của một số nước trong khu vực (tại thời điểm tháng 10/2010, tỷ lệ nợ công của Thái Lan bằng 48,6% GDP; In-đô-nê-xi-a bằng 26,5% GDP; Trung Quốc bằng 17,4% GDP). (3) Nợ công tăng lên, trong khi ngân sách lại thâm hụt ngày càng lớn, chứng tỏ khả năng trả nợ chưa vững chắc. (Xem: Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010. NXB Thống kê, Hà Nội 2011). Vì vậy, những tranh luận về độ an toàn của mức nợ và thâm hụt ngân sách hiện cũng đang là chủ đề thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều người.

- Khối lượng xuất nhập khẩu tăng nhanh nhưng mức nhập siêu lớn.

Các số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam rất hiếm khi có xuất siêu, và mức nhập siêu thì ngày càng tăng. Chỉ trừ năm 1992 có mức xuất siêu 40 triệu USD, còn lại từ năm 2002 đến nay, mức nhập siêu tăng rất nhanh. Đáng chú ý là, trong lúc Việt Nam nhập siêu, hầu hết các nước trong khu vực đang có xuất siêu, thậm chí xuất siêu lớn. Trong số những nước nhập siêu, tỷ lệ nhập siêu/GDP của Việt Nam là khá lớn.

Bảng 7: Nhập siêu (tỷ USD) và tỷ lệ nhập siêu/GDP (%)

Năm Việt Nam Campuchia Lào Philippines Mĩ NS NS/GDP NS NS/GDP NS NS/GDP NS NS/GDP NS NS/GDP

2002 3,0 8,5 0,6 14,0 0,1 5,5 0,7 0,9 507 4,9 2003 5,1 13,1 0,6 12,9 0,2 9,4 3,3 4,1 578 5,3 2004 5,4 12,1 0,7 13,2 0,3 12,0 2,6 3,0 707 6,1 2005 4,3 8,3 1,0 15,9 0,3 10,4 7,1 7,2 825 6,7 2006 5,1 8,4 1,0 13,8 0,2 5,8 6,6 5,6 881 6,7 2007 14,2 20,0 1,3 15,4 0,15 3,4 7,5 5,2 - - 2008 18,0 20,0 1,6 15,3 0,3 5,9 11,3 6,5 - - 2009 12,8 13,0 1,5 14,4 0,4 7,3 4,7 2,8 - - 2010 12,6 11,5 1,6 14,1 0,3 4,6 3,4 1,7 - - 2011 9,8 7,4 1,6 12,5 0,6 6,9 12,1 5,4 - - 2012 0,75 0,5 - - - - - - - -

Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và giá cả. http://www.gso.gov.vn/

12

Đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề nhập siêu. Có thể tóm tắt là: nhập siêu tự

nó không tốt cũng không xấu. “Xấu” và “tốt” của nhập siêu tùy thuộc vào những bối cảnh cụ thể, chính sách cụ thể, tình hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô cụ thể. Vì vậy, cần phân tích những nguyên nhân xác thực của nhập siêu để có kết luận thỏa đáng và từ đó, nếu thấy cần thiết thì tìm giải pháp cho những tình huống cụ thể.

Các nhà kinh tế đều biết một cách lập luận đã thành "phổ thông" biện hộ cho tình hình nhập siêu ở những nước đang phát triển đang trong thời kỳ CNH. Lập luận rằng, các nước đang phát triển thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thiết bị...; nay vì (và để) CNH, phải nhập máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ CNH, trong lúc giả cả các loại thiết bị này cao, mà các nước đang phát triển chỉ nông phẩm và khoáng sản thô (tùy điều kiện cụ thể của từng nước), giá cả lại thấp, nên nhập siêu là lẽ đương nhiên. Đúng vậy! Sẽ không có gì đáng phải đặt lại vấn đề, nếu.... Nếu thời gian nhập siêu để CNH không quá dài. Nếu CNH đi liền với hiện đại hóa đạt được những kết quả "không thể nghi ngờ"…

Vậy bao nhiêu năm thì được coi là dài? Như thế nào thì được coi là CNH đạt kết quả rõ rệt? Ai cũng biết, trong thế kỷ trước, một số nền kinh tế mới CNH đã trở thành "mới CNH" trong khoảng thời gian ngắn kỷ lục: 30 - 40 năm (có tài liệu cho là 25-30 năm). Hàn Quốc từ lúc bắt đầu tái thiết nền kinh tế đến khi được gia nhập OECD mất khoảng 40 năm (từ giữa những năm 1950 đến 1996). Lúc đó (1996), GDP/người của Hàn Quốc khoảng 6.500 USD. Trong khoảng thời gian ấy, Hàn Quốc cũng là nước gần như luôn nhập siêu. Thế nhưng, Hàn Quốc đã hoàn thành CNH, tức là công cuộc CNH đã đạt kết quả rõ rệt, được thế giới công nhận (gia nhập OECD tháng 12/1996).

Trong cơ cấu xuất – nhập khẩu của Việt Nam, các mặt hàng thô hoặc mới sơ chế có mức xuất siêu, còn các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế, trong đó có máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng nhập siêu. Nhìn qua, đúng là cơ cấu này đã ủng hộ cho lập luận nhập siêu để CNH. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, giá trị tuyệt đối của xuất siêu sản phẩm thô hoặc mới sơ chế cũng tăng nhanh, trong lúc nhập khẩu máy móc thiết bị chỉ chiếm khoảng 2/3 mức nhập siêu. Một xu hướng cho thấy tình hình công nghệ và trình độ CNH được cải thiện chậm.

Hơn nữa, trong lúc toàn bộ nền kinh tế nhập siêu thì với các nước OPEC, xuất nhập bằng nhau; với EU, Mỹ, Nhật Bản và Úc, Việt Nam luôn có xuất siêu, nhất là với Mỹ, EU và Úc. Riêng với Nhật Bản, mức xuất siêu có ít hơn và có năm nhập siêu chút ít từ nước này. Trong khi đó, Việt Nam lại nhập siêu rất lớn từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. Như vậy, những nước Việt Nam nhập siêu không phải là nước có “công nghệ nguồn”. Thành ra, lập luận nhập siêu để đổi lấy CNH ở Việt Nam thời gian qua chưa thuyết phục.

Một lập luận khác cho rằng, nhập siêu là do lượng FDI vào nhiều, họ mang vào đầu tư và ghi là nhập khẩu nên khối lượng nhập khẩu nhiều, không có gì đáng ngại. Cũng đúng là như vậy. Nhưng ta hãy xem, FDI nhập nhiều hay trong nước nhập nhiều?

13

Theo số liệu ở Bảng 8, khu vực FDI, nếu kể cả xuất khẩu dầu thô thì luôn xuất siêu. Nếu trừ phần xuất khẩu dầu thô, mức độ nhập siêu sẽ không quá nhiều. Trong khi đó, mức nhập siêu từ khu vực trong nước rất cao, luôn vượt cả mức nhập siêu của cả nền kinh tế (vì trên số liệu, được bù lại đúng bằng phần xuất siêu của khu vực FDI, tính cả xuất khẩu dầu mỏ).

Bảng 8. Trị giá xuất - nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế (tỷ USD)

1995 1996

1997

1998 1999 2000 2001 2002

2003 2004 2005

TỔNG KN XK 5,5 7,3 9,2 9,4 11,5 14,5 15,0 16,7 20,2 26,5 32,4

TỔNG KN NK 8,2 11,1

11, 6 11,5 11,7 15,6 16,2 19,7 25,3 32,0 36,8

Chênh lệch -2,7 -3,8 -2,4 -2,1 -0,2 -1,1 -1,2 -3,0 -5,1 -5,5 -4,4 Phân theo khu vực kinh tế Khu vực kinh tế trong nước (XK)

4,0 5,1 6,0 6,1 6,9 7,7 8,2 8,8 10,0 12,0 13,9

Khu vực kinh tế trong nước (NK)

6,9 9,1 8,4 8,8 8,4 11,3 11,2 13,0 16,4 20,8 23,1

Chênh lệch -2,9 -4,0 -2,4 -2,7 -1,5 -3,6 -3,0 -4,2 -6,4 -8,8 -9,2 Tỷ trọng trên tổng chênh lệch (lần)

1,1 1 1 1,1 7,5 3,3 2,5 1,4 1,2 1,6 2,1

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*) (XK)

1,5 2,2 3,2 3,2 4,7 6,8 6,8 7,9 10,1 14,5 18,6

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (NK)

1,5 2,0 3,2 2,7 3,4 4,4 5,0 6,7 8,8 11,1 13,6

Chênh lệch 0,0 0,2 0,0 0,5 1,3 2,4 1,8 1,2 1,3 3,4 5,0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG KN XK 39,8 48,6 62,7 57,1 72,2 96,9 114,5 132,2

TỔNG KN NK 44,9 62,8 80,7 69,9 84,8 106,7 113,8 131,3

14

Chênh lệch -5,1 -14,2 -18,0 -12,8 -12,6 -9,8 -0,75 +0,86

Phân theo khu vực kinh tế Khu vực kinh tế trong nước (XK)

16,8 20,9 28,2 26,7 33,1 41,8 42,2 43,8

Khu vực kinh tế trong nước (NK)

28,4 41,9 52,8 43,8 47,9 58,3 53,8 56,8

Chênh lệch -11,6 -21,9 -24,6 -17,1 -14,8 -16,5 -11,6 -13,0 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*) (XK)

23,0 27,7 34,5 30,4 39,1 55,1 72,3 88,4

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (NK)

16,5 21,7 27,9 26,1 36,9 48,4 60,0 74,5

Chênh lệch 6,5 6,0 6,6 4,3 2,2 6,7 12,3 13,9 * Ghi chú: Kể cả dầu thô

Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và giá cả. http://www.gso.gov.vn/

Như vậy, nhập siêu ở Việt Nam có thể chịu tác động bởi nhân tố FDI, nhưng khó có thể khẳng định chủ yếu là do FDI gây ra. Trên thực tế, cũng không ít nước có FDI lớn vẫn không nhập siêu, thậm chí xuất siêu lớn. Ví dụ điển hình là Trung Quốc láng giềng.

Còn một lập luận khác nữa lại cho rằng, nhập siêu ở Việt Nam là do tác động của giá cả thế giới vừa qua tăng cao, rằng VN phải nhập khẩu lạm phát của thế giới. Về lý thuyết chung cũng đúng. Khi giá cả thế giới tăng lên, một nền kinh tế có độ mở cao, gắn bó chặt chẽ với kinh tế thế giới và hội nhập sâu, dĩ nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong nước. Thế nhưng, những số liệu thống kê lại không cho thấy một cách rõ rệt như vậy. Bảng 9 cho thấy, thời gian qua, chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu đều cùng tăng, nhưng mức tăng của chỉ số giá xuất khẩu luôn lớn hơn mức tăng của chỉ số giá nhập khẩu.

Bảng 9: Chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam (Năm trước = 100) % 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

XUẤT KHẨU

15

Chỉ số chung 113.1 103.5 100.4 96.6 98.9 104.4 93.2 100.7 109.3 112.0 113.9

Hàng tiêu dùng 111.3 102.6 100.1 100.4 94.4 96.5 92.0 102.3 105.3 104.1 104.1

Tư liệu sản xuất 112.1 104.2 100.6 93.9 102.5 120.6 94.7 99.3 116.7 126.6 132.4

NHẬP KHẨU

Chỉ số chung 107.3 104.8 103.5 98.0 90.1 103.4 98.3 99.9 103.4 109.6 107.8

Hàng tiêu dùng 106.5 102.5 103.1 97.3 95.3 96.5 97.6 97.8 101.1 100.8 102.2

Tư liệu sản xuất 107.5 105.4 103.6 98.2 90.1 104.9 98.4 100.2 103.8 112.6 109.5

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

XUẤT KHẨU

Chỉ số chung 107,3 107,2 124,8 88,1 110,7 119,6 118,97 - Hàng tiêu dùng 103,6 105,8 115,8 96,3 102,2 - - -

Tư liệu sản xuất 114,2 108,7 140,9 71,0 126,5 - - -

NHẬP KHẨU

Chỉ số chung 103,8 105,1 118,2 88,4 105,6 120,2 99,7 - Hàng tiêu dùng 101,3 106,9 110,2 95,3 105,6 - - -

Tư liệu sản xuất 104,6 104,7 120,5 86,5 105,6 - - -

Nguồn: Tính theo: Tổng cục Thống kê. Trong mục Số liệu thống kê - Thương mại và giá cả. http://www.gso.gov.vn/

Tóm lại, phần thảo luận về quan hệ xuất - nhập khẩu cho thấy, nhập siêu của Việt Nam không phải được đổi bằng sự thành công mỹ mãn của CNH; không phải để CNH hướng xuất khẩu, mà thực tế, mô hình "kết hợp" hướng về xuất khẩu + thay thế nhập khẩu lại chủ yếu nghiêng hẳn về thay thế nhập khẩu. Nhập siêu của Việt Nam không phải chủ yếu do FDI mà chủ yếu do khu vực doanh nghiệp trong nước; và cũng không phải chủ yếu do giá thế giới tăng.

16

- Lạm phát:

Có thể nói, mức lạm phát của Việt Nam thuộc loại cao so với rất nhiều nước khác. Những năm trước đổi mới, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92%. Năm đầu tiên đổi mới – 1986, lạm phát lên tới 775%, và mặc dù sau đó giảm nhanh, nhưng nhìn chung, mức lạm phát thường lớn hơn mức tăng trưởng. Trong giai đoạn 1996-2012, Việt Nam có 13 năm lạm phát trên 2 con số, trong đó đáng kể nhất là từ 1986-1992 với mức lạm phát bình quân 225%/năm; 2007-2008 với 16,3% năm và 2010-1011 với 15%/năm. Gần đây nhất, thời kỳ, 2008-2012 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là gần 5,9% năm, và lạm phát là 12,6%; còn Trung Quốc tương ứng là 9,3%/năm và 3,3%/năm. Trong 20 năm (1991-2010), Việt Nam tăng trưởng bình quân năm khoảng 7,4%, lạm phát gần 11%; thì Trung Quốc tương ứng là 10,5% và 4,8%. Đồng thời, “Xu hướng biến thiên của đường lạm phát rất phức tạp, biến động mạnh, đỉnh nhọn, biên độ lớn. Điều đó cho thấy kiểm soát lạm phát ở Việt Nam chưa bền vững; sự bất ổn của tiền tệ và kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn lớn”. (Theo TBKTSG)

Bảng 10. Tăng trưởng GDP và lạm phát* (%)

Năm Tốc độ tăng GDP Lạm phát

1986 2,8 774,7

1987 3,6 223,4

1988 6,0 393,8

1989 4,7 34,7

1990 5,1 67,1 1991 5,8 67,5 1992 8,7 17,5 1993 8,1 5,2 1994 8,8 14,4 1995 9,5 12,7

1996 9,3 5,7

1997 8,2 3,2

1998 5,8 7,8

1999 4,8 4,3

2000 6,8 -1,6

2001 6,9 -0,5

2002 7,1 4,0

2003 7,3 3,2

17

Năm Tốc độ tăng GDP Lạm phát

2004 7,8 7,8

2005 7,6 8,3

2006 7,0 7,4

2007 7,1 8,3

2008 5,7 23,0

2009 5,4 6,0

2010 6,4 11,75

2011 6,2 18,13

2012 5,3 6,81

2013 (DK) 5,4 7,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

(CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước của các năm 2004 - 2013 như sau: Năm 2004: 9,5%; năm 2005: 8,4%; năm 2006: 6,6%; năm 2007: 12,63%; năm 2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013: 6,04%).

II. NHỮNG THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN PHÍA TRƯỚC VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC TÁI CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Những đặc điểm kinh tế nêu trên đã phần nào cho thấy những thách thức ở phía trước của nền kinh tế Việt Nam. Có thể khái quát lại một số những thách thức mới như sau.

2.1. Thách thức của việc phục hồi tốc độ tăng trưởng

Trong báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh phải bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm (2011-2020). Hai năm qua, tốc độ tăng GDP đề đã thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch: năm 2011 đạt 5,9%, năm 2012 chỉ đạt 5,03% (thấp hơn kế hoạch: 6-6,5%) và kế hoạch năm 2013 là khoảng 5,5%. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam 2012 (họp tại Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2012), Ngân hàng Thế giới đã cho rằng: “xu hướng tăng trưởng tiếp tục giảm xuống trong những năm qua – năm nay là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 - cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà những cản trở về cơ cấu đã và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”. Trong khi đó, những nước xung quanh ta về cơ bản vẫn giữ được tốc độ

18

tăng trưởng kinh tế khá cao, kể cả Lào và Campuchia, khiến cho nguy cơ bị tụt hậu trở thành áp lực lớn.

Như vậy, nếu trong một vài năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế không được phục hồi trở lại ở mức bình quân khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2 thập kỷ (1991-2010) vừa qua, thì việc đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa cho những năm sau đó (đến 2020) để bù đắp cho những năm tăng trưởng giảm đi hiện nay, sẽ là một thách thức không nhỏ.

Vì vậy, cần có những nghiên cứu khẩn cấp về chuyển đổi mô hình tăng trưởng để đề ra được những chính sách rất cụ thể, khả thi và hữu hiệu trong tình hình hiện nay.

2.2. Thách thức của việc đảm bảo những nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược

Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện CNH, HĐH, nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Để duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP. Trong khi đó, do khả năng tích lũy, tiết kiệm để đầu tư từ trong nước có hạn, chúng ta đã phải dựa một phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp tục kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Hiện nay, do Việt Nam đã bước vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình (tuy là mức thu nhập trung bình thấp: ≥ 1.000 USD), nhưng điều đó cũng có nghĩa là những khoản vốn vay ưu đãi sẽ thu hẹp dần lại. Ngân hàng thế giới đang đề nghị Việt Nam “tốt nghiệp” về vay ODA (không cho vay giá rẻ nữa)!

Vì vậy, đã đến lúc cần phải có những thay đổi kể cả từ nhận thức đến hành động chính sách về việc đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, thu hút được các nhà đầu tư tốt cho phát triển.

2.3. Thách thức duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Trong thời điểm hiện tại, tuy tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đã được cố gắng giải quyết và đã đạt được một số kết quả quan trọng: lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm… Nhưng, như Thông báo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (15/10/2012) đã chỉ rõ: “Nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, hàng tồn kho cao. Nợ xấu cao và có xu hướng tăng. Giải quyết việc làm khó khăn. Thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn…. Năm 2013, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, rủi ro; thương mại toàn cầu ít có khả năng được cải thiện, tăng trưởng không cao hơn nhiều so

19

với năm 2012. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn”.

Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra.

2.4. Thách thức của bước chuyển giai đoạn CNH, HĐH

Các nghiên cứu phân đoạn về trình độ CNH, HĐH của kinh tế Việt Nam cho thấy, cho đến nay, Việt Nam vẫn còn ở bước sơ khởi của quá trình CNH. Một nghiên cứu của K. Ohno biểu diễn trên Hình 1 dưới đây giúp nhận diện khá rõ thực trạng này. Việc xếp kinh tế Việt Nam hiện nay ở vào giai đoạn 1 trong tiến trình phát triển 4 nấc thang về CNH của K. Ohno cũng trùng hợp với quan điểm của Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea, 2008), khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội, như đã nêu ở phần đầu của Báo cáo; vì hiện nay lao động trong khu vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn chiếm khoảng 50% tổng số lao động xã hội.

Hình 3. Việt Nam mới đang ở giai đoạn 1 của quá trình công nghiệp hóa

Thông thường, tại thời điểm diễn các bước chuyển, các “điểm ngoặt” của sự phát triển, ngoài sự tăng tiến về lượng, còn đòi hỏi phải có sự trưởng thành về chất. Ở giai đoạn này, nhiều nước đã không vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình, mức phân hóa giàu nghèo gia tăng... Chính điều này cũng đặt ra như một thách thức không nhỏ đối với các nghiên cứu chính sách kinh tế ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Tóm lại, từ thực tế hiện nay, có thể nhận thấy rằng, các chính sách đổi mới kinh tế hiện hành đang dần đi tới giới hạn, không đủ sức đảm bảo duy trì động lực của tăng trưởng trong giai đoạn tới. Vì thế, bên cạnh việc xem xét thêm các tác động chính của xu hướng

20

phát triển kinh tế thế giới và khu vực, cần lưu ý đến việc Việt Nam đã gia nhập WTO (2007), đã trải qua gần 30 năm đổi mới, đã chứng kiến những bài học kinh nghiệm của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực (1997-1998) và khủng hoảng kinh tế thế giới (2008 – đến nay)...., cần phải có những đột phá thể chế tiếp nữa để tạo ra động lực phát triển mới, phù hợp với những đòi hỏi của tình hình thực tiễn hiện nay. Một số trong số những vấn đề nên được tập trung giải quyết ngay nhằm vượt qua các thách thức trong những năm trước mắt có thể gồm:

- Cụ thể hóa hơn nữa quan điểm của Đại hội Đảng XI về “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị” tạo ra môi trường thể chế thuận lợi thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước gắn với nhiệm vụ “kinh tế nhà nước là chủ đạo”, bảo đảm nhất quán trong tư duy chính sách, đồng thuận trong nhận thức xã hội.

- Xác định rõ các nguyên tắc thị trường và cách thức can thiệp của Nhà nước trong vào thị trường. Nhà nước có nhiệm vụ quản lý quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, xác định thời hạn hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường.

- Xác định cơ chế thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu đòi hỏi phải tạo ra môi trường thể chế để các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu (tổ chức quản lý, nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ…) phát huy được tác dụng và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế.

- Nghiên cứu những giải pháp khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công. V.v…

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ ĐỂ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

Để vượt qua những thách thức nêu trên, ở tầm chiến lược, cần giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau.

3.1. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định để phát triển và phát triển để ổn định

Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải nhấn mạnh sự ổn định, coi ổn định là tiền đề cần thiết để phát triển. Mặc dù đã trải qua gần 30 năm đổi mới, nhưng nhiều vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt ra, nhất là khi tốc độ tăng trưởng có chiều hướng đi xuống, trong khi những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn chưa được xử lý một cách căn bản.

Tuy vậy, những chính sách ổn định chỉ có ý nghĩa khi nó tạo tiền đề cho phục hồi tăng trưởng, và chỉ có duy trì được mức tăng trưởng hợp lý (đủ cao ở mức cần thiết) mới có thể duy trì được ổn định, ổn định nhờ phát triển, thông qua phát triển và trong sự phát triển. Đối với trường hợp của một nước chỉ mới vừa bước qua ngưỡng nghèo, những nhân

21

tố đòi hỏi phải phát triển nhanh mới giữ được ổn định đang ngày càng tăng lên. Đổi mới mà người dân không thấy được cuộc sống của họ được cải thiện thì sức hấp dẫn của đổi mới sẽ suy giảm. Trong giai đoạn đầu đổi mới, từ thiếu đói sang có ăn có mặc, mọi người cảm nhận được ngay tác động tích cực của đổi mới. Một thế hệ người (20 năm) sinh ra trong đổi mới, không từng nếm trải đói ăn, thiếu mặc, nhưng không cảm thấy cuộc sống thay đổi theo hướng đi lên, họ không cảm thấy tính thiết thân của đổi mới. Hơn nữa, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một bộ phận dân cư trước đây làm nông nghiệp, đã cải thiện được cuộc sống và ổn định nhờ công việc làm trong nông nghiệp, nay không còn đất (do chuyển đổi đất nông nghiệp sang lĩnh vực khác), nhưng lại không có việc làm, không cải thiện được cuộc sống, tâm lý bất ổn phát sinh. Vì vậy, phải phát triển nhanh mới tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người và vì thế mới ổn định được.

Gần đây, trước tình hình kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và những phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào mức độ gia tăng các nguồn lực (phát triển theo chiều rộng), một số ý kiến cho rằng, cần phải nhấn mạnh chất lượng tăng trưởng, rằng trong giai đoạn sắp tới, nên ưu tiên chất lượng hơn là tăng tốc tốc độ tăng trưởng. Thật ra, nếu không đảm bảo được sự phát triển có hiệu suất (sẽ bàn ở phần sau), thì cũng không thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao một cách liên tục trong thời gian dài (bền vững).

Vậy nên, trước yêu cầu mới của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2011- 2020 với những dự báo kinh tế thế giới bước vào thời kỳ toàn cầu hóa rất sâu, rộng; nền kinh tế tri thức sẽ hình thành và phát triển; tương quan lực lượng kinh tế và chính trị thế giới có khả năng có nhiều thay đổi, những diễn biến kinh tế và chính trị có nhiều khả năng xảy ra những tình huống phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới thành công, đã vượt qua ngưỡng nghèo (nước có mức thu nhập thấp), đang bước vào thời kỳ của nước có mức thu nhập trung bình - thời kỳ mà kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, vừa có cơ hội để trở thành nước công nghiệp phát triển, lại vừa có nguy cơ rủi ro rơi vào "bẫy của nước có mức thu nhập trung bình", luẩn quẩn ở trình độ "nước có mức thu nhập trung bình", không vượt lên thành nước công nghiệp phát triển được. Cả tình huống bên trong lẫn bên ngoài đều đặt ra yêu cầu rất đặc biệt, rất hệ trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2011-2020. Tính chất "phát triển" của thời kỳ chiến lược này trở nên rất rõ ràng; khác hẳn với chiến lược "vượt qua khủng hoảng", dù sao cũng cũng đậm nét tình thế "cứu nguy" của thời kỳ chiến lược 1991-2000; và cũng rất khác với chiến lược "tạo tiền đề" để cho sự phát triển của thời kỳ chiến lược 2001-2010. Thời kỳ chiến lược 2011-2020 mang đậm nét "phát triển" hàm ý rằng, tính "được - thua" trong cuộc tranh đua phát triển cùng thời đại, cùng các "cường quốc 5 châu" sẽ quyết định Việt Nam có rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước đi trước không, có "hóa rồng' được không, đã trở thành nhiệm vụ khách quan, mang tính lịch sử.

Như vậy, trong giai đoạn mới, vẫn phải khẳng định nguyên lý ổn định để phát triển, nhưng cách nhìn về ổn định phải có sự thay đổi. Đó là ổn định nhờ phát triển, thông qua

22

phát triển và trong sự phát triển. Tính bền vững của tăng trưởng nằm trong nguyên lý quan trọng này.

3.2. Phát triển cùng thời đại, theo kịp bước tiến của thời đại

Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, người ta đã từng chứng kiến rất nhiều mô hình kinh tế. Các nhà lịch sử kinh tế đã đưa ra những số liệu cho thấy, trong suốt 2000 năm kể từ năm Công lịch đầu tiên (năm 0) đến nay, kinh tế thế giới về cơ bản qua 3 dấu mốc quan trọng xét về tốc độ tăng trưởng. Đó là:

- Giai đoạn I: kéo dài 1000 năm (0-1000), kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng bình quân 0,01%/năm, một mức tăng gần như không đáng kể.

- Giai đoạn II: từ năm 1000 đến năm 1820 (820 năm), kinh tế thế giới tăng trưởng bình quân 0,22%/năm, cao hơn mức bình quân của 1000 năm trước tới 22 lần, song cũng vẫn còn rất thấp.

- Giai đoạn III: từ năm 1820 đến năm 1998 (178 năm – do số liệu có đến năm 1998), kinh tế thế giới tăng trưởng bình quân 2,21%/năm, cao hơn mức bình quân của 820 năm trước 10 lần, và cao hơn thời kỳ 1000 năm (0-1000) tới 221 lần (Xem bảng 11)

Bảng 11. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP: Thế gới và các vùng chủ yếu (0-1998 A.D)

0 1000 1820 1998 0-

1000 1000-1820

1820 - 1998

tỷ USD quốc tế năm 1990 (tốc độ tăng trưởng bình

quân năm) Tây Âu 11,1 10,2 163,7 6.961,0 -0,01 0,34 2,13 Western Offshotts (Mỹ, Canada, Úc và Newsealand)

0,5 0,8 13,5 8.456,0 0,05 0,35 3,68

Nhật 1,2 3,2 20,7 2.582,0 0,10 0,23 2,75

Tổng nhóm A 12,8 14,1 198,0 17.998,0 0,01 0,32 2,57

Châu Mỹ La tinh 2,2 4,6 14,1 2.942,0 0,07 0,14 3,05

Đông Âu và Liên bang Xô Viết cũ

3,5 5,4 60,9 1.793,0 0,05 0,29 1,92

Châu Á (Không kể Nhật Bản)

77,0 78,9 390,5 9.953,0 0,00 0,20 1,84

Châu Phi 7,0 13,7 31,0 1.039,0 0,07 0,10 1,99

Tổng nhóm B 89,7 102,7 496,5 15.727,0 0,01 0,19 1,96

23

Thế giới 102,5 116,8 694,4 33.726,0 0,01 0,22 2,21

Nguồn: Appendix B; Angus Maddison: The World economy: Amillennial Perspective (OECD 2001), p28.

Từ các số liệu ở bảng 15, có thể thấy, trong một chừng mực nào đó, kinh tế thế giới vừa mới phát triển khoảng 190 năm qua. Nếu so với lịch sử thành văn 5000 năm của nhân loại thì sự phát triển kinh tế nhanh chóng mới chỉ như vừa mới bắt đầu.

Hình 4. Sự gia tăng thu nhập thực tế đầu người Vương quốc Anh, 1100-1995

Nguồn: Mark Shousen: The Big Three in Economics. M.E. Sharpe, Armonk, New York. London, England 2007; P. 5.

Trong 2 thế kỷ qua, đặc biệt là gần 60 năm kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, kinh tế thế giới vừa phát triển nhanh, vừa kiểm chứng nhiều loại mô hình kinh tế khác nhau. Sự sàng lọc của thực tế cho thấy nổi lên tính hợp lý, hiệu quả của kinh tế thị trường, trong đó có một số mô hình (biến thể), nhưng về cơ bản thuộc hai loại điển hình: kinh tế thị trường tự do (Mỹ) và kinh tế thị trường xã hội (một số nước Tây và Bắc Âu: Đức, Thụy Điển…). Mặc dù có sự khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, những nền kinh tế thị trường phát triển nhất ngày nay (xếp chung thành một nhóm gồm 30 nước là thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD), đều có chung một đặc điểm cơ bản là kinh tế thị trường; nghĩa là mọi hoạt động của những nền kinh tế này đều dựa trên cơ sở tuân theo nguyên tắc thị trường.

Một nhóm các nước chậm phát triển nhờ tăng tốc phát triển mà trải qua thời gian 3-4 thập kỷ đã trở thành NIEs, trong đó có nước đã gia nhập OECD (Hàn Quốc), tuy không hoàn toàn dập theo khuôn mẫu của các nước đi trước, nhưng đều là những nền kinh tế thị

Thu nhập của Anh (1100-1995)

18.000

16.000

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 1995

GD

P đ

ầu n

gười

(19

90 $

)

Năm xuất bản Của cải

các quốc gia (1776)

24

trường. Nguyên tắc ấy đã làm ra các nước công nghiệp phát triển và đang dẫn dắt kinh tế thế giới bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức.

Nhưng vấn đề đặt ra là, tại sao rất nhiều nước đi theo mô hình kinh tế thị trường, nhưng chỉ có một số ít nước thành công? Câu trả lời là ở tính hiệu quả của mỗi mô hình kinh tế thị trường được chọn lựa và theo đuổi.

Tổng kết bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước OECD và các nền kinh tế mới CNH, các mô hình kinh tế thị trường cụ thể dù có khác nhau ở điểm này điểm khác, nhưng để có hiệu quả, các nền kinh tế này đều có các đặc điểm chung, cơ bản như sau:

- Có tính cạnh tranh cao

- Bình đẳng trong tiếp cận gia nhập thị trường

- Sự can thiệp của chính phủ hợp lý; luật pháp (kinh tế) rõ ràng, minh bạch, có hiệu lực.

Mỗi đặc điểm chung nêu trên lại hàm chứa trong đó nhiều nội dung, đã được nhiều tài liệu phân tích sâu sắc cả về khía cạnh học thuật lẫn thực tiễn.

Các nền kinh tế chậm phát triển ngày nay có thể lựa chọn và/hoặc sáng tạo ra các mô hình phát triển kinh tế. Với họ, nếu có “lợi thế của người đi sau” thì lợi thế ấy là có khả năng học hỏi và bắt chước (có sáng tạo) cái hay của người đi trước, cũng đồng thời có cơ hội tránh được cái sai của người đi trước. Thực tế phát triển kinh tế thế giới nói chung, các nền kinh tế OECD và NIEs nói riêng, cho thấy các nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới ngày nay không phải không có thất bại (không hiệu quả hoặc suy thoái), thậm chí là rất nặng nề, nhưng việc họ trở thành OECD và NIEs chứng minh rằng, không phải mô hình tổng quát mà họ theo đuổi bị thất bại, mà chỉ bị thất bại mỗi khi trong các nền kinh tế ấy không đảm bảo được 3 đặc điểm chung nêu trên.

Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Việt Nam xây dựng tuy còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhưng nguyên tắc thị trường của hoạt động kinh tế thì cần được khẳng định như một trong những kết luận lý luận đã được thực tiễn kiểm định. Vì vậy, về mặt ý thức hệ, chúng ta vẫn có đủ căn cứ vững chắc để giương cao ngọn cờ CNXH, nhưng không vì thế mà không sử dụng những tri thức mang tính công cụ mà loài người đã mất bao mồ hôi của biết bao thế hệ mới tích lũy được. Phát triển cùng thời đại là theo kịp bước tiến của thời đại về tư duy, về tri thức, là tiếp thu tinh hoa văn hóa tri thức của nhân loại, đồng thời đóng góp tri thức, văn hóa Việt Nam vào sự phát triển văn minh nhân loại.

3.3. Phát triển có hiệu suất

Muốn phát triển phải có nguồn lực. Nguồn lực có thể của ta tự có (đất đai, tài nguyên, con người, vốn liếng), có thể vay mượn từ bên ngoài, có thể do người nước ngoài mang đến làm ăn ở nước ta (kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài). Trong kinh tế học, nguồn lực bao giờ cũng khan hiếm, hữu hạn. Vì vậy, sử dụng nguồn lực để

25

phát triển phải đảm bảo sao cho có hiệu suất cao nhất: mỗi đơn vị giá trị sử dụng ở đầu ra của sản phẩm tiêu tốn ít nhất các nguồn lực ở đầu vào để tạo ra nó.

Thực tế cho thấy rằng, có những nền kinh tế đã có được sự khởi đầu khá ấn tượng (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng của sản xuất công nghiệp cao, đời sống của dân cư được cải thiện rõ rệt, xã hội và chính trị ổn định...), nhưng thời gian duy trì lại không được bao lâu. Sau một thời gian ngắn ngủi, nền kinh tế tỏ ra “hụt hơi”, “mất đà”, tốc độ tăng trưởng chậm dần, thậm chí chuyển sang suy thoái và rơi vào trạng thái thiểu năng. Đó là tình trạng phát triển không hiệu quả và không bền vững. Một trong những điểm cốt lõi của trạng huống này là nền kinh tế đã tăng trưởng không phải dựa trên tăng năng suất.

“Phát triển và phát triển có hiệu suất là hai khái niệm khác nhau. Nếu lợi tức quốc dân hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính trên đầu người tăng liên tục trong một thời gian tương đối dài và trong quá trình đó có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể thì có thể gọi đó là một nền kinh tế phát triển. Trong quá trình đó, tư bản được tích luỹ, đất đai, tài nguyên được khai khẩn thêm và đưa vào sử dụng, lao động được động viên ngày càng nhiều vào các lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, các yếu tố sản xuất này cũng được di chuyển từ các ngành có năng suất thấp như nông nghiệp, sang các ngành có năng suất cao hơn như công nghiệp, dịch vụ, gây ra sự chuyển dịch cơ cấu của GDP và các mặt khác của nền kinh tế.

Đó là hiện tượng phát triển và sự phát triển này là quá trình mà GDP hoặc sản lượng (output) tăng nhờ động viên ngày càng nhiều các yếu tố sản xuất (input). Tuy nhiên nếu nội dung phát triển chỉ có vậy thì chưa thể gọi là một nền kinh tế phát triển có hiệu suất. Nền kinh tế được xem là phát triển có hiệu suất khi độ gia tăng của nó nhiều hơn là tổng phần tăng đầu vào, tức các yếu tố sản xuất. Phần nhiều hơn đó có được do áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh, tư bản và tài nguyên dùng có hiệu suất hơn và trình độ lao động ngày càng cao hơn nhờ đẩy mạnh giáo dục và đào tạo.... Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng (growth accounting) phần còn lại này được gọi là năng suất tổng hợp của tất cả các yếu tố sản xuất (Total Factor Productivity – TFP)”. (Trần Văn Thọ: Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương. NXB Thành phố Hồ chí Minh – Thời báo Kinh tế Sài Gòn – VAPEC, 1997; tr. 60-61).

Vấn đề có hiệu suất không chỉ là yêu cầu mang tính kinh tế của sự phát triển. Nó còn là vấn đề thuộc về bản chất của phát triển bền vững, tức mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và con người với các nguồn tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Vấn đề nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên đã có những cảnh báo từ rất sớm, nhưng có lẽ mãi đến đầu thập kỷ 1980, khi mà Câu lạc bộ Roma đưa ra những thông tin và cách nhìn mới về sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, nhất là các loại tài nguyên không có khả năng tái tạo như nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ), các loại quặng kim loại..., cùng với diễn biến của những cuộc khủng dầu mỏ mà điển hình là cuộc khủng dầu mỏ hồi 1974-1975, đã khiến cho dấu ấn về nỗi ám ảnh của nguy cơ môi trường bị xuống cấp ngày càng trở nên mạnh mẽ. Và cho dù đây đó đã có nhiều tổ chức, chính phủ có những hành động thiết thực liên quan đến

26

việc gìn giữ môi trường, nhưng dường như những cố gắng tỏ ra không thấm tháp gì xu thế xấu đi của không gian sinh tồn trong suốt mấy chục năm qua.

Nhìn lại sự phát triển của thế kỷ XX, người ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu tuyệt vời về tiến bộ khoa học công nghệ, về phát triển sức sản xuất và của cải, nhưng “loài người trong thế kỷ XX đối mặt với một hiện thực khắc nghiệt: dân số bùng nổ, nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường tồi tệ đi nhanh chóng. Hoạt động của con người đã phá hoại nghiêm trọng cơ sở sinh tồn và phát triển của mình, tiền đồ tốt đẹp rất có thể bị phá huỷ trong một sớm một chiều. Chính là trong sự suy xét lại sâu sắc về nguy cơ sống còn của loài người mà tư tưởng chiến phát triển bền vững ra đời”.

Thật vậy, ở thời điểm hiện tại, dân số gia tăng có tính bùng nổ. “Trong xã hội nguyên thuỷ và cổ đại, sự gia tăng dân số thế giới luôn chậm chạp, đến năm 6000 trước công nguyên, dân số toàn cầu mới chỉ đạt 10 triệu, năm đầu công nguyên tăng tới 250 triệu, năm 1600 tăng tới 500 triệu. Sau đó không ngừng gia tăng, đến năm 1900 đạt 1,4-1,6 tỷ. Thế kỷ XX loài người gia tăng nhanh chóng với mô hình siêu cao tốc, thoắt chốc tăng thêm mấy tỷ, đến cuối thế kỷ đạt trên 6 tỷ. Điều đó có nghĩa là sự gia tăng dân số trong 100 năm này là bằng 4 lần sự gia tăng mấy trăm vạn năm trước. Xu thế gia tăng “khiến th-ượng đế toàn thân run bắn” như vậy của dân số làm cho hành tinh này và nhiều hệ thống trụ đỡ tương quan khó chịu đựng nổi. Một quần thể dân số đồ sộ như vậy không những chế ước từ căn bản sự cải thiện toàn diện đời sống của nhân dân mà còn tạo ra sự sinh tồn và phát triển sau này của loài người những chướng ngại nghiêm trọng khó lòng vượt qua. Do vậy, bùng nổ dân số là vấn đề gay cấn số 1 nghiêm trọng nhất, khó giải quyết nhất mà thế kỷ XX đã tạo ra”.

Cùng với sự bùng nổ dân số, tiếng chuông cảnh báo sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên cũng đã điểm. “Con người không thể lấy tư tưởng làm cơm ăn, không thể dùng tình cảm làm áo mặc, mỗi giờ phút hoạt động của loài người đều cần lợi dụng và tiêu hao nguồn tự nhiên, các nguồn tự nhiên cũng trỏ thành hệ thống trụ đỡ sự sinh tồn và phát triển của chúng ta. Trong thế kỷ XX vừa qua đi, do sự gia tăng thái quá của dân số, sự phát triển sản xuất cao tốc, sự bành trướng nhanh chóng của các nhu cầu sống, sự áp dụng mô hình sống tiêu dùng cao của các nước phát triển cùng hành vi chiến tranh chưa từng có và sự chạy đua vũ trang với qui mô lớn, các nguồn tài nguyên vốn hữu hạn của trái đất bị tiêu hao, lãng phí thậm chí huỷ hoại đi như nước chảy vậy, làm cho các nguồn tài nguyên đi tới thoái hoá và suy kiệt. Có người đã thống kê chính xác, trong mấy mươi năm từ năm 1939, “các nguồn tài nguyên mà thế giới đã tiêu hao còn nhiều hơn so với sự tiêu hao trong cả một thời kỳ lịch sử từ khi có lịch sử cho tới lúc Thế chiến II bùng nổ”. (He Yongping [Hách Vĩnh Bình], Feng Pengzhi [Phùng Bằng Chí], Trái đất kêu cứu, Nxb. Thế giới đ-ương đại, 1998, tr. 10). Cứ tiến triển với mức tiêu hao như hiện nay, trong một thời gian không lâu nữa các nguồn tài nguyên trên trái đất sẽ hoàn toàn bị dùng hết. Chẳng hạn, trong số các nguồn tài nguyên khoáng vật, sắt chỉ có thể duy trì được 173 năm, than có thể duy trì được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng 29 năm; trong các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó rừng mưa nhiệt

27

đới có thể sẽ hết nhẵn sau 40 năm nữa; động vật với số lượng hàng trăm nghìn loài đang nhanh chóng bị tuyệt diệt; do chiếm dụng để làm nhà ở, đường sá, nhà xưởng, lại cộng thêm sự đe doạ của sa mạc hoá, chua mặn hoá, xói mòn do gió mưa, đất canh tác đang giảm đi từng năm. Tiếng chuông cảnh báo tài nguyên tự nhiên cạn kiệt đã dóng. Đây lại là một vấn đề có tính toàn cầu vô cùng nghiêm trọng và gay cấn nữa mà thế kỷ XX đã đẻ ra.

Hoạt động của con người một mặt cần tiêu hao các nguồn tài nguyên, mặt khác cần thải ra các vật phế thải, trái đất do vậy bị xâm thực từ hai phía. Nhưng trước thế kỷ XIX, do số lượng cư dân chưa nhiều, cộng thêm sản xuất công nghiệp còn ở giai đoạn ban đầu, sự tổn hại mà hoạt động của con người gây ra cho trái đất còn tương đối nhẹ, môi trường bị ô nhiễm có thể tự trở nên trong sạch. Sau thế kỷ XIX, vấn đề môi trường dần trở nên nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa tạo thành mối đe doạ đối với bản thân loài người. Từ thế kỷ XX, sự phá hoại và ô nhiễm môi trường tăng lên gấp trăm gấp nghìn lần so với trước đó, môi trường sống của loài người tồi tệ đi nhanh chóng. Biểu hiện của nó, một mặt là xuất hiện một loạt sự kiện môi trường nghiêm trọng đe doạ đến sinh mạng của hàng nghìn hàng vạn, thậm chí mấy trăm nghìn, mấy triệu người. Mặt khác, đã phát sinh những biến cố môi trường khiến người ta vô cùng lo ngại, chẳng hạn, “tử thần không trung” – mưa axit, ô bảo hộ trái đất – các lỗ thủng tầng ozon ở Nam Bắc cực, “hiệu ứng nhà kính” ngày càng lan rộng, những đợt sóng đỏ trên biển ngày càng dâng cao... Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái, mà còn dẫn đến khủng hoảng sinh tồn của bản thân loài người. Đây lại là một vấn đề có tính toàn cầu nữa mà loài người cần nghiêm túc xử lý”. (Xin xem thêm: Shu Yongqing: Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX. Viện Thông tin khoa học xã hội, (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Số TN 2002 – 76 & 77. Hà nội 2002).

3.4. Phát triển vì con người

Tư tưởng về phát triển vì con người đã trở thành quan niệm phổ biến trong thế giới đương đại. Dưới ngọn cờ của Tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), bắt đầu từ năm 1990 đã cho xuất bản đều đặn hàng năm bản Báo cáo phát triển con người với ý tưởng trung tâm coi con người chính là mục tiêu của phát triển kinh tế với cách nhìn mở rộng hơn về nhiều mặt của đời sống xã hội.

“Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế... Với tư cách là mục tiêu chứ không phải là một phương tiện, bản thân phát triển con người nhằm làm giàu cho cuộc sống con người. Sự giàu có về vật chất – tạo ra một khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn – có thể góp phần vào điều này nhưng không hẳn đã là sự phát triển con người. Thực tế người ta thấy rằng không tồn tại mối liên hệ 1:1 giữa sự giàu có về vật chất (được tính bằng tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người) với sự giàu có về mặt tinh thần (được tính bằng chỉ số phát triển con người). Do vậy, quan điểm phát triển con người coi sản phẩm quốc gia như là chỉ tiêu đầu tiên của trình độ phát triển.

28

Mục tiêu của sự phát triển không phải là tạo thêm nhiều “vật phẩm”, hàng hoá và dịch vụ mà là làm tăng năng lực của con người để sống một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc....

Xét đến cùng, vấn đề cơ bản là khả năng của con người để có được tuổi thọ ngày càng cao (được đo bằng tuổi thọ kỳ vọng trung bình), có một sức khoẻ tốt (được đo bằng tỷ lệ tử vong), có đủ điều kiện học tập và hiểu biết tri thức (đo bằng tỷ lệ trẻ em đến trường và tỷ lệ biết đọc biết viết), có đủ thu nhập để mua lương thực, quần áo và nhà ở, và tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và của cộng đồng v.v...” (Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1999; tr. 48-49).

“Có thu nhập là một trong những lựa chọn mà dân chúng sẽ mong muốn có. Nó quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Phát triển con người chứa đựng sự mở rộng thu nhập và của cải, nhưng nó cũng bao gồm cả nhiều yếu tố khác, được đánh giá hoặc có giá trị.

… Có những lợi ích phi vật chất thường được người nghèo đánh giá cao hơn là những cải thiện về vật chất. Một số trong đó mang những đặc trưng của các quyền, một số khác lại mang các đặc trưng của trạng thái tinh thần. Những lợi ích đó cụ thể là các điều kiện làm việc tốt và an toàn, quyền tự do lựa chọn việc làm và sinh kế, được bảo đảm trước sự khủng bố và bắt bớ tuỳ tiện, không bị áp bức, bạo lực và bóc lột, một cuộc sống gia đình thoả mãn, sự khẳng định các giá trị văn hoá và tôn giáo, thời gian nghỉ ngơi thoả đáng và việc sử dụng thời gian đó một cách thoả mãn, một sự cảm nhận về mục đích trong cuộc sống và lao động, cơ hội để hội nhập và tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội dân sự và ý thức thuộc về một cộng đồng”. (Báo cáo phát triển con người 1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2000; tr. 19).

Theo cách quan niệm này, rõ ràng là phát triển kinh tế chỉ có vai trò là một phương tiện để đạt tới mục tiêu phát triển con người, bao gồm các mặt: phúc lợi vật chất đầy đủ hơn, sức khoẻ tốt hơn, tuổi thọ cao hơn và được học hành để nâng cao trí tuệ và đời sống tinh thần.

Đi xa hơn nữa, phát triển con người còn được quan niệm là quá trình mở rộng các lựa chọn của con người, tức là quá trình nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội của sự lựa chọn của con người. “ Sự phát triển có thể được coi là một quá trình mở rộng các quyền tự do thực sự mà người dân được hưởng. Việc tập trung vào các quyền tự do của con người là tương phản với những quan điểm hạn hẹp hơn về sự phát triển, chẳng hạn như định nghĩa là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tăng thu nhập cá nhân, hoặc công nghiệp hoá, hoặc tiến bộ công nghệ, hoặc là hiện đại hoá xã hội. Tất nhiên, tăng trưởng GNP hoặc thu nhập cá nhân có thể có ý nghĩa hết sức quan trọng với vai trò là phương tiện để mở rộng các quyền tự do mà các thành viên của xã hội được hưởng.” (Amartya Sen: Phát triển là quyền tự do. NXB Thống kê, Hà nội 2002; tr. 13).

29

“Phát triển con người là quá trình mở rộng các lựa chọn của dân chúng – không chỉ là sự lựa chọn giữa những loại bột giặt, giữa các kênh truyền hình hoặc các kiểu dáng xe hơi khác nhau, mà là những lựa chọn được tạo ra bởi việc mở mang các năng lực và các hoạt động của con người – những gì mà dân chúng làm và có thể làm được trong cuộc sống của họ. Ở tất cả các cấp độ của phát triển, một vài năng lực rất thiết yếu đối với phát triển mà thiếu chúng nhiều lựa chọn trong cuộc sống sẽ không hiện hữu. Những năng lực này là việc được sống lâu và khoẻ mạnh, có tri thức và có quyền tiếp cận những nguồn lực cần thiết để có được một mức sống khá giả - và những năng lực này được phản ánh trong chỉ số phát triển con người. Nhưng có nhiều lựa chọn bổ sung khác được dân chúng đánh giá cao. Đó là quyền tự do về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá, một cảm nhận về cộng đồng, các cơ hội để trở nên sáng tạo và hiệu quả, cùng với sự tự tôn và các quyền con người. Tuy nhiên, phát triển con người còn rộng hơn cả việc đạt được những năng lực này; nó còn là quá trình theo đuổi chúng theo một cách bình đẳng, với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và bền vững”. (Báo cáo phát triển con người 1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2000; tr. 18).

Trong điều kiện nạn đói nghèo còn tồn tại, tình trạng đói nghèo được giảm thiểu và những người vì bất kỳ lý do gì mà tạm thời bị cảnh ngộ đói nghèo sẽ không bị xã hội bỏ rơi còn là biểu hiện sự công bằng xã hội hay sự phát triển bền vững về mặt xã hội. Nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại Adam Smith đã từng nói: "Không có xã hội nào có thể chắc chắn hưng thịnh và có hạnh phúc khi phần lớn người dân phải sống trong cảnh nghèo đói và khổ cực" (Adam Smith, 1776) (Trích lại từ: Michael P.Todaro: Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, tr.187.) Còn tổ chức Oxfarm thì cho rằng: "Nói thẳng ra, tình trạng nghèo khổ tràn lan không chỉ nói lên một nền kinh tế vô cùng kém hiệu lực mà còn là một sự vi phạm các quyền cơ bản". (Báo cáo của Oxfam International: Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo tháng 9/1997, tr. 16.).

Báo cáo Phát triển con người năm 1996 của UNDP đã cảnh báo về các dạng thức tăng trưởng không vì con người như sau:

- Tăng trưởng không việc làm (Jobless growth-where): kinh tế tăng trưởng nhưng cơ hội việc làm không được mở rộng. Tronglục kinh tế tăng trưởng, tình trạng thất nghiệp vẫn lan tràn, hàng trăm triệu người vẫn có mức thu nhập rất thấp, nhất là ở các khu vực năng suất lao động thấp: nông nghiệp và dịch vụ phi chính thức.

- Tăng trưởng không lương tâm (Ruthless growth-where): thành quả của tăng trưởng kinh tế chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, trong lúc hàng triệu người nghèo vẫn phải vật lộn với đói khát. UNDP tính rằng, từ năm 1970 đến 1985, GNP toàn cầu tăng 40%, nhưng số lượng người nghèo cũng tăng 17%.

- Tăng trưởng không tiếng nói (Voiceless growth-where): tăng trưởng kinh tế không đi kèm với mở rộng dân chủ và các quyền của con người, bình đẳng giới và các khả năng tiếp cận với các nguồn lực và điều kiện phát triển.

30

- Tăng trưởng không gốc rễ (Rootless growth-which): tăng trưởng kinh tế không đảm bảo bảo duy trì và phát triển tính đa dạng và độc đáo của văn háa. Các nhà văn hóa ước tính trái đất có tới 10.000 dạng văn hóa khác nhau, nhưng nhiều nền văn hóa trong số đó đang có nguy cơ mai một, thậm chí bị văn minh công nghiệp quét bỏ.

- Tăng trưởng không tương lai (Futureless growth-where): tăng trưởng kinh tế ở hiện tại phung phí các nguồn lực, chẳng để lại gì cho các thế hệ tương lai. Đó là tình trạng ở một số nền kinh tế, tăng trưởng dựa vào khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, các dòng sông và nguồn nước, hủy hoại rừng và cảnh quan...

Những kiểu phát triển như vậy không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, mà còn không duy trì được tính bền vững trong phát triển. (Xem: UNDP: Human Development Report 1996. New York, Oxford University Press 1996)

Như vậy, từ các khía cạnh tự nhiên, xã hội và cơ chế nêu trên, có thể khái quát lại là: “Chiến lược phát triển bền vững... là sự hội tụ và thăng hoa của mọi tư tưởng tốt đẹp được lưu truyền hết đời nọ sang đời kia trong nhân thế. Chiến lược này, ngoài nguyên tắc chủ đạo về tính bền vững (sustainability), còn bao gồm 3 nguyên tắc về tính công bằng (fairness), nó vừa đòi hỏi sự công bằng cho người thế hệ này, vừa đòi hỏi sự công bằng cho các thế hệ sau; tính hài hoà (harmony), một mặt là sự hài hoà giữa con người và giới tự nhiên, mặt khác là sự hài hoà (hoà mục) giữa người và người; tính cộng đồng (common), nó nhấn mạnh tính chỉnh thể của địa cầu và tính phụ thuộc lẫn nhau của loài người, muốn thực hiện mục tiêu chung của sự phát triển bền vững, cần áp dụng hành động liên hợp chung toàn cầu”. (Shu Yongqing: Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX. Viện Thông tin khoa học xã hội, (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Số TN 2002 – 76 & 77. Hà nội 2002; tr. 6).

Tóm lại, phát triển bền vững là sự phát triển mang tính tổng hợp với mục tiêu rõ ràng là vì con người, không chỉ là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho thế hệ hôm nay mà còn không được làm tổn hại đến những cơ hội lựa chọn của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của phát triển được thể hiện cả ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là quá trình gia tăng phúc lợi cho các thế hệ con người bằng cách gia tăng tài sản, bao gồm tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản con người, tài sản môi trường (nước sạch, không khí sạch, bãi cá, rừng cây, đất đai...) và tài sản xã hội (sự tin cậy lẫn nhau, khả năng liên kết, sự đảm bảo an ninh cho người và tài sản...).

3.5. Mở cửa, hội nhập để phát triển

Thực tiễn lịch sử cho đến nay chưa từng có ví dụ nào về phát triển bằng con đường biệt lập với phần còn lại của thế giới. Trước đây, những quốc gia đi tiên phong trên con đường CNH thì đi ra thế giới bằng bộ mặt của chủ nghĩa thực dân (xâm chiếm thuộc địa, vơ vét tài nguyên, mở rộng thị trường, cương vực...). Ngày nay, những nước đi sau không thể (và cũng không còn cơ hội) lặp lại con đường lịch sử đầy máu lửa ấy nữa. Nhưng họ có con đường học hỏi kinh nghiệm và du nhập các nguồn lực phát triển (vốn, công nghệ -

31

kỹ thuật, tri thức quản lý, nhân lực...) để rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước với khoảng thời gian ngắn hơn con đường CNH cổ điển trước đây – “lợi thế của người đi sau”.

Sở dĩ những nước đi sau ngày nay có thể có được chút ít “lợi thế” là do những đặc điểm mang tính thời đại mang lại. Đó là xu thế tăng nhanh tiến trình toàn cầu hoá với những biểu hiện mới về chất.

Bất chấp những khó khăn, những sự chống đối của một số nhóm xã hội với các loại chính kiến và quyền lợi khác nhau, với tư cách là một xu thế tất yếu khách quan, tiến trình toàn cầu hoá vẫn tiếp tục gia tăng trên khắp mọi phương diện và đang có xu hướng chi phối quá trình vận động chung của kinh tế thế giới ngày nay. Được sự hỗ trợ của cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điện tử thông tin - cùng với sự thắng thế của cơ chế thị trường mang tính toàn cầu - tạo ra sự thống nhất trong cơ chế xử lý các mối quan hệ kinh tế, trong đó có hai đặc điểm đáng lưu ý:

Một là, sự liên kết chức năng sản xuất đã gắn kết nền kinh tế toàn cầu lại và khiến cho biên giới kinh tế quốc gia ngày càng mờ nhạt. Điều này làm cho các chính sách kinh tế quốc gia ngày càng phải tính tới sự phối hợp với các yếu tố bên ngoài chứ không thể mang sắc thái độc lập (biệt lập) như trước. Chẳng những thế, các doanh nghiệp quốc gia giờ đây thường xuyên phải chịu sức ép cạnh tranh mang tính quốc tế, tức là cuộc cạnh tranh về thể chế đã bắt đầu. Thể chế quốc gia phải thích ứng nhiều hơn với toàn cầu hoá.

Hai là, trong điều kiện toàn cầu hoá tài chính, các quan hệ quốc tế chịu sự chi phối của chính sách tài chính - tiền tệ, mà chính sách này lại chịu sự chi phối của chính trị nên toàn cầu hoá không tách rời khỏi yếu tố chính trị. Trên thực tế, toàn cầu hoá ngày nay diễn ra cả dưới hình thức đấu tranh giữa các nước với các thế lực tài chính khác nhau. Chính vì vậy, toàn cầu hoá tác động đến các nước khác nhau một cách không giống nhau. Việc tìm ra phương thức hợp tác trong đấu tranh để sao cho toàn cầu hoá đạt hiệu quả cao nhất với mỗi quốc gia trở thành vấn đề chính sách chủ chốt.

Đặc điểm nổi trội của khía cạnh toàn cầu hoá tài chính đã mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển. Mức độ thu hút FDI của Trung Quốc và thành công trong tăng trưởng kinh tế của họ 20 năm qua là một bằng chứng rất thuyết phục về điều này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính châu Á hồi cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới hiện nay đang cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra do toàn cầu hoá tài chính mang lại. Vì vậy, một mặt, không vì rủi ro mà đứng ngoài dòng chảy toàn cầu hoá tài chính, vì đó là cơ hội đặc biệt của sự phát triển. Song mặt khác, cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro với hai nội dung chủ chốt cũng được rút ra từ chính kinh nghiệm khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế – tài chính châu Á là minh bạch hoá các hoạt động tài chính và tăng cường hành động tập thể ở khu vực và thế giới trong việc phối hợp chính sách phát triển kinh tế. Điều này ngụ ý rằng, sự an toàn nằm ở chính ngay sự hợp tác. Khi biến nền kinh tế quốc gia thành một phận của kinh tế thế giới thì nếu xảy ra "sự cố", một hành động tập thể chống sự bất ổn trở thành bắt buộc.

32

Về phương diện lao động, nếu như trước đây, các luồng di cư thường gắn với những biến động lớn về kinh tế thế giới, thì trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, các dòng di chuyển lao động quốc tế diễn ra thường xuyên với qui mô lớn. Theo một báo cáo của Ngân hàng thế giới, vào đầu thế kỷ XXI sẽ có khoảng 130 triệu người sống ở bên ngoài nước mà mình sinh ra. Các số liệu cho thấy, năm 1975 có 2,5 triệu người vượt biên giới quốc gia và đến năm 1995 có tới 23 triệu người. Ngoài ra còn có khoảng hơn 20 triệu người di chuyển đến nơi ở mới trong nội bộ quốc gia.

Cũng như toàn cầu hoá tài chính, sự gia tăng tốc độ và quy mô di chuyển dòng nhân lực đã đem lại nhiều cơ hội cho các nước đang công nghiệp hoá, bao gồm:

- Cơ hội cho người lao động ở các nước đang phát triển đi ra nước ngoài tìm việc làm (xuất khẩu lao động) tăng lên. Điều này kéo theo việc gia tăng thu nhập, giảm tình trạng căng thẳng về dư thừa lao động, người lao động có cơ hội được học hỏi phương thức làm việc, sinh hoạt… ở các nước tiên tiến hơn, v.v…

- Tăng quy mô tổng cầu do nhu cầu di chuyển đã kéo theo hàng loạt các loại dịch vụ (vận tải, thông tin liên lạc, nhà ở...), tạo ra sự kích thích mạnh đối với tăng trưởng kinh tế.

- Các nước đang phát triển cũng có cơ hội tốt hơn để thu hút lao động từ nước ngoài, đặc biệt là “thuê chuyên gia” thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế như kỹ thuật, tư vấn chính sách, dịch vụ.... Những nước mới công nghiệp hoá thành công đều rất chú trọng về vấn đề này và có nhiều bài học kinh nghiệm có thể tham khảo tốt.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt với sự di chuyển nguồn nhân lực là tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra. Vì nhiều lý do về thu nhập, về điều kiện làm việc và sinh sống, về tương lai của con cái họ..., một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao vốn là thứ “tài nguyên” rất khan hiếm ở các nước đang phát triển có xu hướng chảy sang các nước phát triển, khiến cho quá trình bắt nhịp vào dòng chảy chung của toàn cầu hoá và kinh tế tri thức của các nước đang phát triển càng thêm khó khăn. Vì vậy, hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử, chính sách trọng dụng nhân tài đang trở thành một vấn đề thời sự và mang tầm vóc chiến lược của công cuộc chấn hưng đất nước.

Đối với lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ, giai đoạn toàn cầu hoá ngày nay không chỉ chứng kiến sự gia tăng hơn trước rất nhiều mà các hình thức thương mại gắn liền với công nghệ thông tin như thương mại điện tử đã ra đời và phát triển rất nhanh chóng.

Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hoá tài chính hiện nay, các chiến lược công nghiệp hoá phải tính tới sự hoạt động của mạng lưới sản xuất đa quốc gia được hỗ trợ bởi mạng lưới thông tin Internet toàn cầu (chuỗi giá trị toàn cầu). Nghĩa là giờ đây phải thông qua việc gia nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia khi tiến hành công nghiệp hoá. Đó chính là cái mới, có sự khác biệt đáng kể với các quá trình công nghiệp hoá trước đây, khi mà sự phân công lao động quốc

33

tế diễn ra chủ yếu qua việc cung cấp sản phẩm chứ chưa hoàn toàn là sự phân công lao động thông qua chuyên môn hoá chức năng (tổ chức) sản xuất theo hệ thống liên kết mạng.

Thành ra, việc tìm cách tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu và tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường (cả trong nước lẫn thế giới) có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hoá trong điều kiện hiện nay. Sự di chuyển này bao gồm hai bước chủ yếu: một là từ chỗ ở bên ngoài mạng trở thành mắt khâu của mạng; và hai là từ mắt khâu có giá trị gia tăng thấp chuyển lên (nâng cấp, upgrading) bộ phận có giá trị gia tăng cao hơn hoặc tự nâng cấp để có giá trị gia tăng cao hơn ngay khi vẫn ở bộ phận sẵn có. Sự chuyển dịch cơ cấu như vậy vừa bao hàm cách tiếp cận truyền thống về dịch chuyển cơ cấu, lại vừa mở rộng thêm tầm tư duy do sự đòi hỏi của thực tiễn. Cách hình dung dịch chuyển cơ cấu kinh tế cũ là cố gắng di chuyển nguồn lực từ khu vực nông nghiệp truyền thống (có năng suất thấp) sang khu vực công nghiệp hiện đại (đại diện cho khu vực có năng suất cao). Cách nghĩ này vốn hoàn toàn hiển nhiên trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, nhưng đang trở nên không hoàn toàn đúng trong điều kiện mới hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, dưới sự tác động của khoa học công nghệ hiện đại, một mặt thế giới đang trong thời kỳ chuyển đổi sang xã hội hậu công nghiệp, khu vực năng suất cao bây giờ không chỉ là công nghiệp mà cả khu vực dịch vụ dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại và đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong những nền kinh tế thị trường phát triển. Mặt khác, khu vực nông nghiệp vốn trước đây được mặc nhiên coi là khu vực năng suất thấp, nhưng do áp dụng khoa học – công nghệ hiện đại, không ít lĩnh vực sản suất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và điều quan trọng là khi gắn kết vào trong chuỗi, sản xuất nông nghiệp không chỉ còn là nơi sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp.

Như vậy là, cùng với sự dịch chuyển cơ cấu ngành vĩ mô (từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ), Việt Nam cũng như các nước đang công nghiệp hoá ngày nay còn có cơ hội thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vi mô (cấp doanh nghiệp) theo hướng hội nhập quốc tế. Quá trình công nghiệp hoá có cơ may được sự rút ngắn chính là nhờ một phần quan trọng từ những chính sách thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu với cách tiếp cận này.

Ngoài ra, những nghiên cứu về các công ty hiện đại còn cho thấy, từ những năm 1970 trở về trước, các công ty đều tập trung nỗ lực nghiên cứu đổi mới hệ thống sản xuất (innovation of production system) nhằm làm giảm chi phí đầu vào, tăng khối lượng sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng loạt. Nguồn lợi nhuận thu được chủ yếu do giảm chi phí sản xuất và tăng số người tiêu dùng, tức nét đặc trưng của thị trường của người bán. Nhưng tình hình đã đổi khác kể từ sau thập kỷ 70. Các công ty hiện đại thu lợi nhuận chủ yếu việc đổi mới sản phẩm (innovation of products) (chứ không phải từ đổi mới hệ thống sản xuất), nhằm nhân mức tiêu dùng của cùng số người tiêu dùng lên hay gia tăng tốc độ tiêu dùng, tức nét đặc trưng của thị trường của người mua. Gia tăng tốc độ tiêu dùng giờ đây không còn là cách kinh doanh nữa mà là một triết lý kinh doanh mới. Bằng cách này, người ta không cần phải mở rộng sản xuất, thậm chí còn thu hẹp quy mô sản xuất, nhưng

34

lợi nhuận thu được vẫn lớn hơn. Đây là điều mới về chất của các TNCs hiện đại trong điều kiện toàn cầu hoá. Hình thức tổ chức của công ty giờ đây đã đổi khác. Để thu lợi nhuận, các công ty không nhất thiết phải có hệ thống sản xuất riêng của mình. Các TNCs đang chuyển giao mạnh mẽ hệ thống sản xuất ra bên ngoài, sang các nước kém phát triển hơn, trong khi lại giảm bớt quy mô ở công ty mẹ. Toàn cầu hoá đã khiến cho hệ thống sản xuất và phân phối được chuyển ra bên ngoài, trong khi các TNCs chỉ tập trung nắm giữ hệ thống tài chính và bản quyền, những lĩnh vực đem lại cho chúng chừng 70% trên tổng số lợi nhuận đem lại cho công ty từ toàn bộ chu trình hoạt động kinh doanh. Đây thực sự là một cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại cho các nước chậm phát triển để tiếp nhận hệ thống sản xuất và phân phối từ các TNCs khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, dẫu rằng tỷ phần lợi nhuận thu được không thể so sánh được với các TNCs. Sự bất đối xứng về phân chia lợi nhuận trong hệ thống toàn cầu hoá khiến một số học giả phương Tây gọi là “sự phân biệt chủng tộc về mặt kinh tế”, nhưng là một thực tế hiện hữu chưa có hệ thống tốt hơn thay thế. (Xin xem thêm: Bruno Amoroso: On Globalization - Capitalism in the 21st Century. Roskilde, Denmark; 2001).

Sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế nêu trên khiến cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng. Hơn bất cứ giai đoạn phát triển nào trong lịch sử, toàn cầu hoá kinh tế được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin với mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia và các cam kết quốc tế của các quốc gia khiến các nền kinh tế ngày càng trở nên tuỳ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á hồi những năm cuối thập kỷ 90 và cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới hiện nay với sự lan truyền rộng lớn và nhanh chóng của nó đã minh chứng rất rõ ràng về tính tuỳ thuộc này.

Công nghệ thông tin phát triển càng mở rộng không gian kinh tế bao nhiêu thì càng làm cho “làng kinh tế toàn cầu” như nhỏ lại bấy nhiêu và sự lan truyền tin tức nhanh chóng trong bối cảnh các định chế mang tính quốc tế ràng buộc chặt chẽ lẫn nhau khiến cho “số phận” của các nền kinh tế gắn kết nhau hơn. Trạng huống này khiến mỗi nền kinh tế trở nên “nhạy cảm” hơn, song cũng gia tăng năng lực kiểm soát và hoạt động tập thể mỗi khi có sự cố. Những nỗ lực tập thể mang tính quốc tế trong việc khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính ở Mehico năm 1993-1994, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính châu Á cuối thập kỷ 90 và những phản ứng tập thể đối với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới hiện nay là những ví dụ điển hình.

Tóm lại, yếu tố quốc tế của quá trình phát triển không phải đến nay mới được nêu ra như một trong những nguyên tắc cơ bản. Kinh nghiệm lịch sử của bất kỳ một nước CNH muộn nào cũng đều gắn liền với yếu tố quốc tế với tư cách là một động lực, một nguồn lực phát triển, một cái đích (ít ra là về mặt công nghệ, kỹ thuật) cần hướng tới và là một điều kiện quan trọng của CNH rút ngắn. Quá trình CNH của Việt Nam trong thời kỳ của cơ chế KHH tập trung cũng đã từng nhấn rất mạnh yếu tố trợ giúp từ bên ngoài. Nhưng có lẽ, trong những điều kiện mới của toàn cầu hoá, tính chất khẩn thiết, sống còn của sự hội nhập quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích nghi với sự

35

biến đổi mau lẹ của tình hình kinh tế quốc tế đặt ra gay gắt hơn bao giờ hết. Cho dù biết trước rằng, những thách thức sẽ không nhỏ và có thể còn gia tăng, nhưng cơ hội cho sự phát triển cũng nhiều và vấn đề là không thể không hội nhập với kinh tế quốc tế mà hy vọng có được sự thành công. Lịch sử CNH thế giới đến nay không cho thấy một ví dụ nào như vậy. Vì vậy, dứt khoát phải mở cửa, hội nhập, trước hết là hài hòa hóa các cơ chế chính sách theo như thông lệ quốc tế để cùng phát triển.

*

* *

Nếu nói một cách rất ngắn gọn, vắn tắt, thì những quan điểm phát triển nêu trên dựa trên việc đánh giá một cách tổng quát rằng, “kinh tế Việt Nam đang đứng truớc một khúc ngoặt” của tiến trình phát triển sau 30 năm đổi mới và mở cửa. GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda) diễn tả khúc ngoặt lịch sử này như Hình 5 dưới đây.

Hình 5: Các giai đọan phát triển của một nền kinh tế

Nguồn: Trần Văn Thọ: Từ cải cách tiệm tiến đến xây dựng cơ chế chất lượng cao:

Điều kiện để phát triển bền vững ở Việt Nam.

AB: Xã hội truyền thống, đối diện cái bẫy nghèo, vòng luẩn quẩn nghèo khó

BC: Giai đọan phát triển ban đầu, kinh tế thị truờng sơ khai, cơ bản thóat khỏi nghèo.

CD: Giai đọan cất cánh và phát triển bền vững.

CE: Trường hợp thất bại, không cất cánh để phát triển bền vững.

Về đại thể, sau hai thập kỷ đổi mới, kinh tế Việt Nam đang nằm đâu đó trên đoạn BC. Để không bị dẽ sang CE mà chuyển thẳng lên CD, theo GS Trần Văn Thọ, “cần có

B A

C

D GDP đầu người

E

Thời gian

36

cải cách tòan diện để làm tiền đề cho giai đọan phát triển bền vững. Cải cách tòan diện cũng có nghĩa là xây dựng một hệ thống cơ chế hòan chỉnh hơn, quy mô rộng hơn và phức tạp nhưng vững chắc so với giai đọan tăng trưởng ban đầu. Đặc biệt khi kinh tế hội nhập mạnh vào thị trường thế giới, nhiều vấn đề phức tạp phát sinh đòi hỏi có cơ chế hữu hiệu để tận dụng cơ hội mới và để ngăn ngừa bất ổn định”, như cách nói của Rodrik (2007) “là hệ thống cơ chế chất lượng cao (high quality institutions)”.

Như vậy, thực chất của các quan điểm nêu trên là đổi mới mô hình phát triển, với một số đặc trưng cơ bản sau:

“Một là, khác với giai đọan trước trong đó tăng truởng chủ yếu do động viên, sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư bản, đất đai, giai đọan mới nầy đòi hỏi phải tăng năng suất tổng hợp đa yếu tố dựa trên việc áp dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến quản lý, giảm phí tổn giao dịch (transaction cost), v.v…

Dù trước thời đại toàn cầu hóa, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải liên tục tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường mở rộng, tham gia phân công quốc tế sâu hơn và do đó sức cạnh tranh phải mạnh hơn là điều kiện phát triển sâu và bền vững. Ở thời đại tòan cầu hóa, các đặc tính nầy càng quan trọng hơn.

Hai là, sang giai đọan mới, kinh tế thị trường phải phát triển sâu rộng hơn, hệ thống tài chánh tiền tệ phức tạp hơn, dòng vốn lưu thông đa dạng hơn, nên vấn đề ổn định phải được quan tâm. Mặt khác, do sự tham gia phân công quốc tế và hội nhập với thế giới ngày càng mạnh, kinh tế dễ biến động theo những thay đổi trên thị trường thế giới.

Như vậy, để phát triển bền vững, phải xây dựng một cơ chế, một hệ thống các chính sách, chiến lược khác về chất và ở trình độ cao so với giai đọan trước”. (Xem: Trần Văn Thọ: Từ cải cách tiệm tiến đến xây dựng cơ chế chất lượng cao: Điều kiện để phát triển bền vững ở Việt Nam. Bài viết cho Hội thảo Hè 2008: Trách nhiệm xã hội, ổn định và phát triển - Nha Trang, 29-31/7/2008)./.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amartya Sen: Phát triển là quyền tự do. NXB Thống kê, Hà nội 2002.

Angus Maddison: The World economy: Amillennial Perspective (OECD 2001).

Ban chấp hành Trung ương: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.

Bruno Amoroso: On Globalization - Capitalism in the 21st Century. Roskilde, Denmark; 2001.

Báo cáo của Oxfam International: Tăng trưởng với công bằng: Chương trình thảo luận về chủ đề xoá đói giảm nghèo tháng 9/1997.

Michael P.Todaro: Kinh tế học cho thế giới thứ ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.

Mark Shousen: The Big Three in Economics. M.E. Sharpe, Armonk, New York. London, England 2007.

He Yongping [Hách Vĩnh Bình], Feng Pengzhi [Phùng Bằng Chí], Trái đất kêu cứu, Nxb. Thế giới đương đại, 1998.

Ngân hàng thế giới: “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012; Hà Nội 2012.

Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1999..

Korea Nuclear Energy Foundation – KNEF; 2008.

Bùi Thế Cường: “Kỷ nguyên dân số vàng ở Việt Nam: một đại lượng trong bài toán phát triển?” Báo cáo tại Hội thảo "Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" tại Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội, 24/6/2004..

Shu Yongqing: Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX. Viện Thông tin khoa học xã hội, (Tài liệu phục vụ nghiên cứu), Số TN 2002 – 76 & 77. Hà nội 2002.

Bùi Tất Thắng (Chủ biên): Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 2006.

Bùi Tất Thắng (Chủ biên): Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam – thời kỳ 2011 – 2020. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội 2010.

Trần Văn Thọ: Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại châu Á - Thái Bình Dương. NXB Thành phố Hồ chí Minh – Thời báo Kinh tế Sài Gòn – VAPEC, 1997.

Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 2001-2010. NXB Thống kê, Hà Nội 2011.

---------------------------------