8
6 VấN đề - Sự KIệN TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN SỐ 30-2018, NGÀY 12-8-2018 NỗI NIềM “KHó NóI” THI RIêNG Ngay giữa lúc rối ren bất ổn của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một chuyên gia khảo thí của Bộ GD-ĐT vẫn cho rằng “Khó có phương thức nào tốt hơn”. Theo vị này, trước thời “ba chung”, rất nhiều cái dở bộc lộ: Không phải trường nào cũng có năng lực ra đề, chấm thi nên phải đi thuê, thí sinh thi trường nào biết trường đó, các lò luyện thi bùng phát, nhũng nhiễu... Với “ba chung” (tồn tại 13 năm từ 2002-2015), các trường ĐH “khỏe” hơn khi không phải lo đề thi, chỉ tham gia coi thi, chấm thi, kết quả là tài nguyên sử dụng chung. Nhưng “ba chung” đã tạo nên sức ì không nhỏ cho mục tiêu tự chủ ĐH. Thi THPT quốc gia bắt đầu thực hiện năm 2015, cũng là năm Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH được “tự chủ”. Các trường có thể sử dụng kết quả thi THPT quốc gia như căn cứ duy nhất hoặc căn cứ chính (cộng các tiêu chí phụ). Các trường có phương thức tuyển sinh riêng như tự tổ chức kỳ thi, kiểm tra năng lực đầu vào, xét tuyển bằng học bạ và các hình thức khác sẽ được Bộ GD-ĐT xem xét, chấp thuận. Nổi trội ở thời điểm này là ĐH Quốc gia Hà Nội với việc tách ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh cho các trường ĐH thành viên (năm 2015 và 2016, mỗi năm tổ chức hai kỳ thi tháng 5 và 8). Thí sinh chỉ làm một bài thi tổng hợp trên máy tính với 140 câu hỏi trắc nghiệm trong 195 phút. Mỗi thí sinh có một đề riêng, thi xong sẽ biết kết quả ngay. Ngoài ĐH thành viên ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2016 gần 10 trường sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Nhưng đến năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội đột ngột công bố không thi riêng nữa mà sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển. Lúc đó, ông Nguyễn Kim Sơn, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, giải thích: Những đổi mới trong phương thức thi THPT quốc gia của bộ gần với định hướng tuyển sinh ở bài thi đánh giá năng lực chung nên thay vì tổ chức kỳ thi riêng, trường ông tập trung nguồn lực hỗ trợ triển khai tốt kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc ngừng thi riêng bất ngờ của cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu cả nước này chỉ sau hai năm thực hiện có những lý do đặc biệt và “khó nói”: nguồn tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội sụt giảm do thí sinh dự tuyển vào các trường thành viên của ĐH quốc gia vẫn có thể đồng thời đăng ký thi THPT quốc gia. Nhiều thí sinh trúng tuyển trong kỳ kiểm tra năng lực đã không nhập học vì cũng trúng tuyển vào một trường khác căn cứ kết quả thi THPT quốc gia. Sự dừng bước đột ngột của “ông anh cả” khối trường ĐH phía Bắc khiến nhiều trường cũng “đổ bể” kế hoạch đổi mới tuyển sinh riêng theo. Một số trường từng đặt hi vọng vào việc ký hợp đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả thi với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội buộc phải trở về với kỳ thi quốc gia. Và bài học từ việc tổ chức thi riêng của ĐH Quốc gia Hà Nội gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tuyển - nồi cơm của bất cứ trường nào trong suốt bao nhiêu năm qua - khiến một số trường đang manh nha tổ chức thi riêng chùn bước. Song song việc tổ chức thi riêng, một số trường ĐH sử dụng phương thức xét học bạ, hầu hết là các trường ĐH mới, ĐH tư thục vốn có nguồn tuyển thấp. Việc xét tuyển này có thể tăng số lượng sinh viên nhưng chỉ tuyển được những sinh viên có năng lực thấp. Thậm chí sau một năm, số sinh viên bỏ học vì có lựa chọn khác rất cao. Phương thức “xét học bạ” không được các trường đã và đang muốn khẳng định “thương hiệu” lựa chọn, một phần vì phải “giữ hình ảnh”, một phần vì đó không phải phương thức tối ưu, tuyển chọn những học sinh tốt nhất. Theo nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, không nhiều trường ĐH muốn “tuyển sinh riêng”. Không chỉ các trường không đủ năng lực tổ chức một kỳ thi mà cả những trường buộc phải nhắm tới nguồn tuyển chất lượng cao cũng ngần ngại tổ chức một kỳ thi mà vừa tốn kém còn đầy rủi ro, vất vả. CHUNG THUYềN, CHUNG HậU QUả Năm 2015-2016, kỳ thi được phân chia “cụm thi địa phương” và “cụm thi ĐH”. Các cụm thi ĐH do trường ĐH chủ trì dành cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh hoặc chỉ thi để tuyển sinh (thí sinh tự do). Cụm địa phương do các sở GD-ĐT chủ trì chỉ dành cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp. Cách phân chia này nhằm giảm việc phải đi lại cho những thí sinh chỉ có nhu cầu “xét tốt nghiệp”. Nhưng quan trọng hơn, các trường ĐH chủ trì mang lại độ tin cậy cao hơn ở khâu sao in đề thi, coi thi, chấm thi. Nhưng nhiều vấn đề phát sinh đã xảy ra ở khâu tuyển sinh. Nói như TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thay vì chỉ có hai “nhân vật” chính là trường và thí sinh, nay lại có thêm ông “bộ” quản lý và cung cấp phần mềm tuyển sinh, dữ liệu thi..., dẫn tới những khó khăn như tắc nghẽn mạng trong việc truy cứu, cập nhật dữ liệu. Việc cho điều chỉnh nguyện vọng trong đợt 1 khiến tuyển sinh năm VĩNH Hà - NGọC Hà NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI Chưa trường nào đủ động lực để bứt ra tìm kiếm một phương thức riêng thực sự hiệu quả.

Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

6

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN sỐ 30 -2018 , nGÀY 12 -8 -2018

NỗI NIềm “khó NóI” ThI RIêNgNgay giữa lúc rối ren bất ổn của kỳ thi

THPT quốc gia năm 2018, một chuyên gia khảo thí của Bộ GD-ĐT vẫn cho rằng “Khó có phương thức nào tốt hơn”. Theo vị này, trước thời “ba chung”, rất nhiều cái dở bộc lộ: Không phải trường nào cũng có năng lực ra đề, chấm thi nên phải đi thuê, thí sinh thi trường nào biết trường đó, các lò luyện thi bùng phát, nhũng nhiễu... Với “ba chung” (tồn tại 13 năm từ 2002-2015), các trường ĐH “khỏe” hơn khi không phải lo đề thi, chỉ tham gia coi thi, chấm thi, kết quả là tài nguyên sử dụng chung. Nhưng “ba chung” đã tạo nên sức ì không nhỏ cho mục tiêu tự chủ ĐH.

Thi THPT quốc gia bắt đầu thực hiện năm 2015, cũng là năm Bộ GD-ĐT cho phép các trường ĐH được “tự chủ”. Các trường có thể sử dụng kết quả thi THPT quốc gia như căn cứ duy nhất hoặc căn cứ chính (cộng các tiêu chí phụ). Các trường có phương thức tuyển sinh riêng như tự tổ chức kỳ thi, kiểm tra năng lực đầu vào, xét tuyển bằng học bạ và các hình thức khác sẽ được Bộ GD-ĐT xem xét, chấp thuận.

Nổi trội ở thời điểm này là ĐH Quốc gia Hà Nội với việc tách ra tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh cho các trường ĐH thành viên (năm 2015 và 2016, mỗi năm tổ chức hai kỳ thi tháng 5 và 8). Thí sinh chỉ làm một bài thi tổng hợp trên máy tính với 140 câu hỏi trắc nghiệm trong 195 phút. Mỗi thí sinh có một đề riêng, thi xong sẽ biết kết quả ngay. Ngoài ĐH thành viên ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2016 gần 10 trường sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển.

Nhưng đến năm 2017, ĐH Quốc gia Hà Nội đột ngột công bố không thi riêng nữa mà sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển. Lúc đó, ông Nguyễn Kim Sơn, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, giải thích: Những đổi mới trong phương thức thi THPT quốc gia của bộ gần với định hướng tuyển sinh

ở bài thi đánh giá năng lực chung nên thay vì tổ chức kỳ thi riêng, trường ông tập trung nguồn lực hỗ trợ triển khai tốt kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc ngừng thi riêng bất ngờ của cơ sở đào tạo ĐH hàng đầu cả nước này chỉ sau hai năm thực hiện có những lý do đặc biệt và “khó nói”: nguồn tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội sụt giảm do thí sinh dự tuyển vào các trường thành viên của ĐH quốc gia vẫn có thể đồng thời đăng ký thi THPT quốc gia. Nhiều thí sinh trúng tuyển trong kỳ kiểm tra năng lực đã không nhập học vì cũng trúng tuyển vào một trường khác căn cứ kết quả thi THPT quốc gia.

Sự dừng bước đột ngột của “ông anh cả” khối trường ĐH phía Bắc khiến nhiều trường cũng “đổ bể” kế hoạch đổi mới tuyển sinh riêng theo. Một số trường từng đặt hi vọng vào việc ký hợp đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả thi với kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội buộc phải trở về với kỳ thi quốc gia. Và bài học từ việc tổ chức thi riêng của ĐH Quốc gia Hà Nội gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tuyển - nồi cơm của bất cứ trường nào trong suốt bao nhiêu năm qua - khiến một số trường đang manh nha tổ chức thi riêng chùn bước.

Song song việc tổ chức thi riêng, một số trường ĐH sử dụng phương thức xét học bạ, hầu hết là các trường ĐH mới, ĐH tư thục vốn có nguồn tuyển thấp. Việc xét tuyển này có thể tăng số lượng sinh viên nhưng chỉ tuyển được những sinh viên có năng lực thấp. Thậm chí sau một năm, số sinh viên bỏ học vì có lựa chọn khác rất cao. Phương thức “xét học bạ” không được các trường đã và đang muốn khẳng định “thương hiệu” lựa chọn, một phần vì phải “giữ hình ảnh”, một phần vì đó không phải phương thức tối ưu, tuyển chọn những học sinh tốt nhất.

Theo nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, không nhiều trường ĐH muốn “tuyển sinh riêng”. Không chỉ các trường không đủ năng lực tổ chức một kỳ thi mà cả những trường buộc phải nhắm tới nguồn tuyển chất lượng cao cũng ngần ngại tổ chức một kỳ thi mà vừa tốn kém còn đầy rủi ro, vất vả.

ChUNg ThUyềN, ChUNg hậU qUảNăm 2015-2016, kỳ thi được phân

chia “cụm thi địa phương” và “cụm thi ĐH”. Các cụm thi ĐH do trường ĐH chủ trì dành cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và tuyển sinh hoặc chỉ thi để tuyển sinh (thí sinh tự do). Cụm địa phương do các sở GD-ĐT chủ trì chỉ dành cho thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp. Cách phân chia này nhằm giảm việc phải đi lại cho những thí sinh chỉ có nhu cầu “xét tốt nghiệp”. Nhưng quan trọng hơn, các trường ĐH chủ trì mang lại độ tin cậy cao hơn ở khâu sao in đề thi, coi thi, chấm thi.

Nhưng nhiều vấn đề phát sinh đã xảy ra ở khâu tuyển sinh. Nói như TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, thay vì chỉ có hai “nhân vật” chính là trường và thí sinh, nay lại có thêm ông “bộ” quản lý và cung cấp phần mềm tuyển sinh, dữ liệu thi..., dẫn tới những khó khăn như tắc nghẽn mạng trong việc truy cứu, cập nhật dữ liệu.

Việc cho điều chỉnh nguyện vọng trong đợt 1 khiến tuyển sinh năm

◆◆ VĩNh hà - NgọC hà

NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI NĂNG...Chưa trường nào đủ động lực để bứt ra tìm kiếm một phương thức riêng thực sự hiệu quả.

Page 2: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

7tuo i t recuo i tuan@tuo i t re.com.vn tuo i t re.vn

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

ấy được ví là “sàn chứng khoán”, có những thí sinh trượt thành đỗ và ngược lại trên những “danh sách trúng tuyển tạm thời” được công bố. Thí sinh nháo nhào, các trường cũng lao đao vì đợt tuyển sinh bị kéo dài do “ảo” quá nhiều.

Năm 2016, Bộ GD-ĐT quy định chốt mỗi thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng vào 2 trường, mỗi trường không quá 2 ngành trong đợt 1 và đăng ký vào 3 trường, mỗi trường không quá 2 ngành trong đợt bổ sung. Mỗi thí sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng một lần, vào thời điểm bộ quy định. Cách này đã chấm dứt được việc trường thi như “thị trường chứng khoán”. Và để tránh ảo, một số trường ĐH phải bắt tay nhau “tuyển sinh theo nhóm” để kiểm soát, tự lọc “ảo”.

Năm 2017-2018, cùng với việc đưa kỳ thi về các địa phương để 63 sở GD-ĐT chủ trì, thí sinh không bị giới hạn số nguyện vọng. Phần mềm tuyển sinh của Bộ GD-ĐT sẽ giúp các trường lọc “ảo” để thí sinh đã đỗ nguyện vọng được ưu tiên xếp trước sẽ không có trong danh sách dự tuyển các nguyện vọng kế tiếp. Kèm theo là việc thay đổi phương thức thi theo các bài, với 4/5 bài thi theo hình thức trắc nghiệm.

Nhưng bất ổn mới nảy sinh: Năm 2017, đề thi được điều chỉnh theo hướng rất dễ, tình trạng “mưa điểm 9, 10” ở tất cả các bài thi khiến các trường tốp trên lao đao. Hàng loạt trường lập tức phải sử dụng tiêu chí phụ để chọn lọc trong số những thí sinh có điểm thi bằng

nhau và đều ở mức rất cao (các trường khối công an, quân đội có ngành đã lấy điểm chuẩn ở mức tối đa 30 điểm). Đến năm 2018, để “chữa cháy”, đề thi bị đẩy sang cực “quá khó”. Nhưng cái “khó” của đề thi và hệ lụy là mặt bằng điểm thi giảm mạnh của năm 2018 lại “có công” làm phát lộ hiện tượng điểm thi cao bất thường ở nhiều tỉnh khó khăn.

Gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình đều được phát hiện bắt đầu bằng việc nổi trội những điểm giỏi, trong khi ở nhiều đô thị, mặt bằng điểm thi giảm chóng mặt. Sự chênh lệch quá lớn về điểm thi giữa các tỉnh, thành có chất lượng giáo dục tốt nhưng kết quả thi giảm và các địa phương có chất lượng giáo dục kém nhưng điểm thi cao đã khiến xã hội nghi ngờ về độ tin cậy của kỳ thi ở cả khâu coi thi, chấm thi khi kỳ thi đã giao phó hẳn cho các địa phương.

Chưa bao giờ một bất hợp lý lộ rõ như thế: các địa phương “lo” tuyển sinh cho các trường ĐH trong khi trường ĐH phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của mình. Câu chuyện về những thủ khoa, á khoa, những tốp 5, tốp 10 điểm cao ở các trường an ninh đều là thí sinh ở Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn - những nơi đã có dấu hiệu bất thường nhưng hiện chưa thể xác minh cụ thể các trường hợp gian lận, dẫn tới việc phải “chấp nhận điểm thi tạm thời” (trường hợp Hòa Bình, Sơn La) gây xôn xao. Và đó không còn là chuyện của Sơn La hay Hòa Bình mà là chuyện của chính các trường ĐH. Và không chỉ tuyển “nhầm” những sinh viên có vấn đề về năng lực mà cả về phẩm chất. Đây là câu chuyện đã nóng, đang nóng và vẫn sẽ còn nóng về lâu dài.

Không tự tin “một mình, một chiếu”

Năm 2016, lãnh đạo một số trường ĐH đã lo ngại khi kết quả kiểm tra chất lượng sinh viên được tuyển theo kỳ thi THPT quốc gia thấp hơn so với các khóa sinh viên trước. Nhưng không trường nào công bố chính thức con số này. “Dễ thấy, nhưng khó nói” nên rốt cục các trường cũng không có các giải pháp quyết liệt để “một mình một chiếu”.

Lối thoát mà nhiều trường - đặc biệt là các trường tốp trên - lựa chọn trong bối cảnh này là xét tuyển kết hợp: ngoài kết quả thi THPT quốc gia có tính chất quyết định thì trước đó thí sinh phải đảm bảo điều kiện sàng lọc khác, ví dụ kết quả học tập THPT các môn trong tổ hợp xét tuyển. Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Y Hà Nội... đều chọn phương án này. Theo ông Nguyễn Hữu Tú - phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, trường có thêm điều kiện sơ tuyển với hệ bác sĩ là thí sinh phải có điểm trung bình môn học ở trường phổ thông tương ứng với môn thi đạt mức từ 7 trở lên. Hệ cử nhân phải đạt mức từ 6 trở lên.

Tuy vậy, các trường vẫn vô cùng dè dặt tự chủ bằng cách tổ chức riêng một kỳ thi tuyển sinh trọn vẹn. Nhưng trước tình trạng gian lận thi cử lan ra nhiều tỉnh năm nay, chắc chắn nhiều trường ĐH sẽ phải tính toán một phương thức mới để chặn “sàn” chất lượng.

Năm 2018, khi ĐH Quốc gia Hà Nội đã từ bỏ việc tổ chức thi đánh giá năng lực được hai năm thì ĐH Quốc gia TP.HCM lại quyết định tổ chức kỳ thi riêng này. Gần 5.000 thí sinh đã dự tuyển kỳ thi đánh giá năng lực (thi trắc nghiệm 120 câu trong 150 phút) để tuyển sinh cho các trường thành viên. Theo lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cách xây dựng bài thi cho kỳ thi này gần với bài thi SAT của Mỹ và bài TSA của Anh, đều nhằm đánh giá năng lực thí sinh qua việc kiểm tra kỹ năng đọc, hiểu, tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề chứ không đơn thuần đánh giá kiến thức ghi nhớ.

Nhưng không biết sẽ có những trường nào dám theo chân ĐH Quốc gia TP.HCM, dám quyết liệt bứt ra khỏi “sân chung” là kỳ thi THPT quốc gia, dù kỳ thi này đang khiến nhiều người lo lắng và nghi ngại về độ trung thực, tin cậy về kết quả. ■

Theo ông Quách Tuấn ngọc - nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), số liệu tuyển sinh ĐH trong 18 năm (từ 2000-2018) cho thấy áp lực tranh giành chỗ ngồi ĐH giảm rất nhanh trong thời 3 chung (13 năm). Theo đó, hệ số k, còn gọi là tỉ lệ chọi (số thí sinh dự thi/số chỉ tiêu) giảm đáng kể qua các năm: năm 2001, tổng số thí sinh dự thi là 1.201.089 em, chỉ tiêu tuyển là 110.445 (hệ số k là 10,87), nhưng năm 2014 số thí sinh dự thi là 1.190.546 em, chỉ tiêu lên tới 370.000 (hệ số k chỉ còn 3,22). Chỉ tiêu tuyển cao đẳng thậm chí còn vượt cả số thí sinh dự thi (hệ số k < 1). như vậy, vấn đề với thí sinh hiện nay không phải lo thiếu chỗ học mà cần lo về năng lực theo học, vì sẽ tới lúc các trường ĐH siết chặt đào tạo, thải loại sinh viên trong quá trình đào tạo để đạt chuẩn đầu ra thích hợp. Và vấn đề chính sẽ nằm ở việc các trường có động lực để thực hiện việc siết chặt đào tạo, nâng cao chất lượng đó hay không.

NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI NĂNG...

Page 3: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

8

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN sỐ 30 -2018 , nGÀY 12 -8 -2018

nếu trước đây các trường hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách, thì ngày nay nguồn thu

của các trường ngày càng phụ thuộc vào thị trường nhiều hơn. Nếu trước đây đào tạo theo kế hoạch, kinh phí cấp theo chỉ tiêu, phân công tốt nghiệp theo quy định nhà nước, thì nay tất cả đang được ném vào cỗ máy thị trường: đào tạo theo nhu cầu xã hội, kinh phí chủ yếu dựa vào học phí và các nguồn từ người học, sinh viên tốt nghiệp thì tự thân vận động trong thị trường lao động. Thế nhưng, có một thứ lại rất ít thay đổi, nếu không muốn nói là dường như không hề thay đổi: phương thức tuyển sinh và những quan điểm làm nền tảng cho phương thức đó!

SợI dây TRóI đã CởI, NhưNg...Các quy định của Nhà nước về tuyển

sinh ĐH đã có nhiều thay đổi theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn

cho các trường (từ thi riêng đến ba chung, và nay là “2 trong 1”), thậm chí quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH còn được quy định trong luật. Các trường có toàn quyền quyết định phương thức tuyển sinh: dựa trên học bạ, dựa trên điểm thi tốt nghiệp phổ thông (TNPT), hay kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội/TP.HCM tổ chức, hoặc tổ chức kỳ thi riêng, hay đề ra bất cứ tiêu chí nào nhà trường muốn, miễn là có nêu rõ trong đề án nộp cho bộ và công bố công khai.

Như thế nghĩa là sợi dây trói đã cởi. Nhưng trên thực tế, hầu hết các trường vẫn chỉ chủ yếu dựa vào điểm thi TNPT hoặc kết hợp học bạ. Một số ít trường dùng kỳ thi đánh giá năng lực như hai ĐHQG. Một số trường có thêm các tiêu chí hay phương thức bổ sung khác, chẳng hạn như ĐHQG TP.HCM có thêm bài tự luận, ĐHQG Hà Nội chấp nhận điểm SAT như một tùy chọn của thí sinh, Học viện Báo chí và Trường ĐH FPT có bài thi riêng để bổ sung.

Trường ĐH Luật kết hợp ba tiêu chí: điểm học bạ, điểm thi TNPT và điểm thi năng lực (do trường tổ chức), mỗi tiêu chí có phần trăm tỉ lệ riêng, điểm trúng tuyển là điểm tổng hợp cả ba tiêu chí trên.

Ngay cả những trường có thêm các tiêu chí khác ngoài điểm thi TNPT, thì phương thức tuyển chọn vẫn chủ yếu dựa trên điểm bài thi, nghĩa là về bản chất không khác với phương thức tuyển sinh của các trường ĐH Việt Nam trong suốt thời gian dài vừa qua (nếu ta không tính tới phương thức “xét lý lịch” trước đây).

Có một câu ai cũng biết: “Đầu vào là rác thì đầu ra cũng là rác”. Vì thế các trường dùng điểm bài thi làm tiêu chí tuyển sinh đã dựa trên một giả định là thí sinh điểm cao sẽ có năng lực trí tuệ tốt hơn, vì thế có thể tiếp thu tốt hơn quá trình đào tạo ở bậc ĐH. Các trường chỉ dựa vào học bạ để xét tuyển thì chủ yếu là những trường cần có người học bằng mọi giá: ai cũng được, miễn là có

◆◆ PhẠM ThỊ Ly

Các trường đại học (đh) Việt Nam trong vài thập kỷ qua đã và đang trải qua nhiều biến đổi sâu sắc. Quá trình này vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là dưới áp lực mở rộng quy mô và ngân sách giảm sút.

Uy tín của đh sẽ luôn gắn liền với chất lượng sinh viên. Ảnh: theaustralian.com.au

TUyỂN SINh đẠI hỌC:

TỰ THÁO BỎ VÒNG KIM CÔ

Page 4: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

9tuo i t recuo i tuan@tuo i t re.com.vn tuo i t re.vn

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

Thực tế Việt nam hiện nay là chỉ một số ít trường có đủ uy tín để chọn lọc người học theo ý mình (không kể các trường đặc thù như an ninh), còn lại nhiều trường đang trong hoàn cảnh cần người học bằng mọi giá. Trong bối cảnh đó thì một mặt, các trường cần xem lại chiến lược phát triển dài hạn, mặt khác cần tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho người học trong quá trình đào tạo của nhà trường. Bản thân trẻ nhỏ vốn tò mò, ham hiểu biết, thích học cái mới. nếu người học trở nên lười biếng, thụ động thì phần nhiều là do những gì được dạy chẳng có mấy hứng thú và liên quan tới đời sống.

đóng học phí, và kết quả học tập của họ ra sao thì hạ hồi phân giải.

Thế nhưng liệu giả định trên đây có hoàn toàn đúng? Và quan trọng hơn, mục tiêu tuyển sinh của các trường như vậy liệu ngày nay có còn phù hợp?

CáC trường ĐH Đang tìm kiếm Điều gì?

Lẽ dĩ nhiên là các trường ĐH mong muốn sinh viên của mình thành công khi vào đời. “Thành công” thường được hiểu đơn giản là có được thành tựu xuất sắc trong hoạt động chuyên môn, hay trong công việc nghề nghiệp, trong lĩnh vực kinh doanh, văn hóa hay chính trị, trở thành những người có vai trò quan trọng và đóng góp cho sự phát triển hay tiến bộ của xã hội.

Thành công của người học chính là thành công của các trường. Họ mang lại uy tín và sức hấp dẫn của các trường. Ai đến thăm trường Yale hay Harvard mà không thấy choáng trước danh sách tổng thống hay thủ tướng các nước là cựu sinh viên của trường? Các trường này là đích ngắm của giới siêu tinh hoa, siêu giàu trên toàn thế giới chính là nhờ hào quang cựu sinh viên của họ.

Vậy thì để có những sinh viên như thế, điều kiện cần là các trường phải tuyển vào những người có tiềm năng cao nhất. Điểm số chỉ là một phần, thậm chí là phần thứ yếu trong những yếu tố nói lên tiềm năng thành công của một người. Có vô số ví dụ cho chúng ta thấy nhiều người học rất giỏi trong trường phổ thông hay ĐH, ra đời lại trở nên thua kém và ngược lại.

Ngày nay thành công của một người phụ thuộc rất ít vào việc người ấy có kỹ năng làm bài thi tài giỏi như thế nào. Giữa những người có khả năng tư duy cơ bản như nhau thì thành công phụ thuộc nhiều hơn vào tính cách và phẩm chất, vào khát vọng và ý chí, vào trí

thông minh cảm xúc, vào khả năng ăn nói và thuyết phục người khác, kỹ năng sống... Chính vì lẽ đó mà các trường ĐH Mỹ, bên cạnh bài thi SAT (lưu ý là bài thi SAT không chỉ đo kiến thức tích lũy được, mà quan trọng hơn là đo năng lực tư duy), còn dùng bài tự luận, xét thành tích hoạt động cộng đồng, thành tích thể thao, âm nhạc..., hay phỏng vấn trực tiếp hoặc video tự giới thiệu. Tất cả những phương thức này là nhằm tìm kiếm những người có tiềm năng thành công cao nhất trong tương lai.

Cũng không thể phủ nhận là nguồn gốc gia đình có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho thành công của một người. Vai trò của gia đình không chỉ là sự nâng đỡ về mặt tài chính hay quan hệ, kinh nghiệm, mà còn là bối cảnh giúp trải nghiệm cá nhân trở nên phong phú hơn. Vì lẽ đó, không có gì ngạc nhiên khi con cái các tỉ phú hay chính khách cỡ lớn có thể được nhận vào một trường cực kỳ chọn lọc như Harvard khá dễ dàng, tất nhiên là với những khoản hiến tặng nhiều chữ số. Không phải nhà trường bán chỗ ngồi, mà là bởi tiềm năng thành công và tạo ảnh hưởng của những người như vậy.

Trường ĐH Harvard có tỉ lệ tuyển sinh 6%, tức chỉ sáu hồ sơ được nhận trong 100 hồ sơ xin học. Trên trang web của trường, Harvard tuyên bố rõ là họ xem xét thận trọng từng hồ sơ, nhằm tìm kiếm những người có khả năng truyền cảm hứng, những người có tầm nhìn, có khả năng học hỏi từ những thành công và thất bại của chính mình, cởi mở với những ý tưởng và con người mới.

Đó mới là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ là tạo ra một môi trường để tiềm năng ấy nảy nở. Môi trường này nhất thiết phải là một môi trường đa dạng. Đó chính là lý do khiến những trường tinh hoa luôn có học bổng cho những người không đủ khả năng tài

chính, nhưng có tiềm năng trở thành những người thành công về sau, bất kể người ấy đang sống ở nơi nào trên thế giới. Với những nguồn gốc xuất thân và nền tảng văn hóa khác nhau, họ tạo ra một bức tranh đa dạng, môi trường lý tưởng để đào luyện người học trở thành những người có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều phía và cảm thông với những người khác họ.

nHìn lại mụC ĐíCH tuyển sinHTrên đây là trường hợp các trường

tinh hoa, đỉnh của đỉnh. Phần lớn các trường ĐH Việt Nam không thuộc dạng này, vì thế cũng khó có điều kiện kén cá chọn canh. Thực ra mà nói, có con cá to nào thì các trường ĐH nước ngoài đã vớt sạch. Các trường Việt Nam luôn đứng trước thế lưỡng nan: chất lượng và số lượng. Bài toán này còn là bài toán giữa ngắn hạn và dài hạn. Nếu vơ bèo vạt tép, chỉ một thế hệ sinh viên ra trường với chất lượng nghèo nàn của họ là tiếng dữ đồn xa, uy tín nhà trường cũng mất. Đã không có uy tín thì lại càng không thể thu hút người giỏi, vòng xoáy lại tiếp tục xuống đáy.

Vì thế mỗi trường cần xác định thật rõ phân khúc của mình để tìm người phù hợp, tức là người có tiềm năng thành công cao nhất trong phạm vi phân khúc ấy. Thêm vào đó, mỗi trường cũng cần xác định điểm mạnh, nét riêng của mình, tạo ra điểm nhấn để thu hút người học. Thực tế ở Mỹ là ngay cả các trường lừng danh và cực kỳ chọn lọc cũng không ngồi yên chờ thí sinh tìm đến, mà vẫn chủ động đi khắp nơi để giới thiệu về trường và để tìm kiếm những người mà nhà trường muốn có.

Những trường uy tín bao giờ cũng siết chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng và uy tín của trường. Ngược lại, nếu có những trường đầu vào buông lỏng, đầu ra dễ dãi, thì họ đang tự định vị mình là một cỗ máy bán bằng. Thị trường lao động sẽ nhận ra điều đó rất nhanh. Vì thế, về lâu dài sẽ chỉ có những trường biết giữ gìn uy tín mới có thể phát triển và trở nên thịnh vượng. Niềm tin đắt giá chừng nào thì uy tín là món vốn quý báu chừng ấy. Uy tín của các trường ĐH được quyết định bởi kết quả đầu ra của họ. Vì thế, cần nghĩ tới điều này khi xác định các phương thức tuyển sinh, và thật đáng tiếc nếu các trường không sử dụng quyền tự chủ mà họ đã có. ■

Page 5: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

10

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN sỐ 30 -2018 , nGÀY 12 -8 -2018

Quả bóng trong chân các trường đại học

Để giải quyết các vướng mắc hiện nay của kỳ thi trung học phổ thông (ThpT), việc đầu tiên là chấm dứt cách nhìn đây là kỳ thi “2 trong 1”. Nhưng như thế thì các trường đại học phải làm gì để thoát tình trạng hụt hẫng khi không thể dựa vào điểm thi?

Trả kỳ thi THPT quốc gia về đúng vai trò của nó là dùng để xét tốt nghiệp, ngay lập tức hàng loạt vấn

đề sẽ được giải quyết. Đề thi không còn bị chê là quá khó, không phải khoác lên mình cả chức năng vừa kiểm tra kiến thức vừa đánh giá năng lực. Động cơ tiêu cực tìm mọi cách để sửa điểm, nâng điểm cũng bị triệt tiêu khi điểm thi không còn là yếu tố dùng để chạy đua vào các trường đại học hàng đầu nữa. Bộ GD-ĐT có thể tính toán để mức điểm thi cao hơn mọi năm và nhờ đó giảm tỉ trọng điểm học bạ trong cơ cấu điểm xét tốt nghiệp.

Vấn đề còn lại là gánh nặng bây giờ rơi vào các trường đại học, làm sao để tuyển sinh khi không còn dựa hoàn toàn vào kết quả kỳ thi THPT?

Tìm sự hòa hợpThật ra, Luật giáo dục đại học đã quy

định khá rõ từ mấy năm nay: trường đại học có quyền quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Trong đó, luật cũng nói: Phương thức tuyển sinh gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Không ai bắt trường đại học phải lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển thí sinh đủ tiêu chuẩn vào trường mình.

Chúng ta thường nhìn từ góc cạnh thí sinh chen nhau vào cổng trường đại học chứ ít ai nhìn từ góc cạnh các trường đại học cạnh tranh nhau hút học sinh tốt nghiệp vào trường mình. Đó là bởi quán tính suy nghĩ trường tốt chọn học sinh có điểm cao, trong khi đúng ra việc tuyển sinh đại học phải là sự cân nhắc từ cả hai phía để mục đích cuối cùng là tìm sự “hòa hợp”, học sinh vào đúng trường phù hợp với con người của mình nhất và trường chọn

đúng học sinh có tiềm năng đóng góp xây dựng nền tảng danh tiếng của nhà trường nhất.

Nhìn từ góc độ đó mới thấy hầu hết các trường đại học đã lảng tránh trách nhiệm khi chỉ dùng duy nhất điểm thi THPT hay điểm học bạ để xét tuyển; chỉ một ít trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng cho mình và hầu như không ai nghĩ đến chuyện xét tuyển bằng các phương thức trực tiếp như phỏng vấn. Giả thử đề thi THPT sang năm dễ hơn nhiều vì chỉ để xét tốt nghiệp, các trường đại học làm sao dựa vào điểm thi để tuyển đúng sinh viên cho mình? Với các trường nổi tiếng luôn thu hút học sinh, nếu ai cũng điểm cao như nhau, làm sao biết thực học của các em để chọn đúng; làm sao tránh tình trạng chỉ tuyển được các em điểm cao nhờ được cộng nhiều loại điểm ưu tiên? Với

các trường bình thường, dựa vào điểm tức đã bỏ qua thế mạnh của mình, không có những phương thức chiêu dụ học sinh, không tạo ra được sự cạnh tranh để hút học sinh về cho mình.

Tuyển sinh bằng điểm thi THPT sẽ dẫn tới những bất hợp lý khó lòng giải tỏa. Đăng ký học ngành kinh tế nhưng điểm xét tuyển là toán, lý, hóa thì xem như hỏng việc vì những kỹ năng làm nền tảng cho một người học tốt kinh tế học lại là ngoại ngữ, đọc hiểu, viết lách, thuyết trình, suy luận logic, kể cả hiểu biết về văn hóa. Sinh viên tương lai của một trường đại học sư phạm phải có lòng yêu trẻ, say mê truyền thụ kiến thức nhưng đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp. Những đặc điểm nói lên cá tính từng con người làm sao bộc lộ được qua các con số điểm thi vô hồn? Chính vì thế, mặc dù vẫn còn dựa vào

◆◆ NgUyễN VŨ

Page 6: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

11tuo i t recuo i tuan@tuo i t re.com.vn tuo i t re.vn

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

trị cao hơn nhưng điều đó không có nghĩa là hiện nay nó không có giá trị. Tuy nhiên, tuyển sinh ĐH phải làm sao chọn được người học phù hợp, phương thức thi tuyển hợp lý sẽ giúp định hướng tốt cho người học. Điều cần làm để tuyển chọn người học phù hợp là nâng cao và đánh giá được khả năng đọc, suy luận, giải quyết vấn đề của người học. Chính vì điều này ĐHQG TP.HCM đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh bên cạnh kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi này sẽ được mở rộng dần để tránh bỡ ngỡ cho học sinh. Năm 2018 tuyển 20% tổng chỉ tiêu và chúng tôi đề xuất tăng tỉ lệ này lên 40-60% vào năm tới.

TS Trần Tiến Khoa (hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM):Giảm sự phụ thuộc vào kỳ thi thpt quốc Gia

các kỳ thi chuẩn hóa kiến thức nhưng các trường đại học ở nước ngoài không hề có chuyện tranh nhau lấy theo thứ tự từ điểm cao nhất lấy xuống. Có những em điểm thi cao vẫn bị từ chối trong khi cũng trường đó lại nhận em điểm thi thấp hơn nhiều.

thực sự tự chủThực tế dù còn ít nhưng một số

trường đã sử dụng một kỳ thi đánh giá năng lực riêng của mình rồi vừa dựa một phần vào điểm thi THPT và một phần vào điểm thi của kỳ thi riêng, do vậy đã tạo ra những chuyển biến bất ngờ. Các trường này trước đây vất vả lắm vẫn không tuyển đủ sinh viên theo mức điểm chuẩn trường đưa ra nay lại dễ dàng đạt con số chỉ tiêu tuyển sinh. Có lẽ khi đặt học sinh trước một thử thách là kỳ thi gắn liền với tên tuổi của trường, các em sẽ có động lực mạnh hơn khi chọn lựa. Có lẽ học sinh muốn được đánh giá đúng đắn, chứ không còn tin vào điểm thi tốt nghiệp bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.

Một trong những lý do các trường đại học đưa ra để lảng tránh tổ chức tuyển sinh theo con đường riêng của mình là thiếu nguồn lực, hay nói thẳng ra là không có tiền để làm. Một việc rất dễ mà hầu như tuyển sinh đại học hay sau đại học nào ở nước ngoài đều làm là bắt thí sinh nộp kèm hồ sơ một bài luận về một đề tài nào đó. Cái này đâu tốn kém nhiều trong khi hiệu quả đo lường năng lực, cá tính, sở thích, năng khiếu của thí sinh là rất cao. Một thí sinh điểm thi cao nhưng bài luận viết cẩu thả, sai chính tả, diễn đạt ý không rõ ràng, tuyển vào cũng khó trở thành sinh viên giỏi. Một thí sinh với bài luận dí dỏm, có óc hài hước, có tầm nhìn bao quát nhiều lúc chính là nhân vật trường đang cần. Một em nhờ người lớn viết theo kiểu văn mẫu bay bổng sẽ bị phát hiện ngay.

Để khỏi ngồi than thở về trình độ đầu vào của các khóa đào tạo, các trường phải chủ động tìm cách tuyển sinh riêng cho mình, nhất là trong bối cảnh sẽ có những thay đổi về quan điểm kỳ thi THPT. Có bài thi năng lực riêng, yêu cầu viết bài luận, kể về các hoạt động xã hội hay trực tiếp phỏng vấn - chọn cách nào là tùy điều kiện của từng trường nhưng tự chủ đại học phải bắt đầu từ chuyện tuyển sinh. ■

Làm sao để tuyển sinh khi không còn dựa hoàn toàn vào kết quả kỳ thi thpt?

từ nhữnG “bê bối” tuYỂn sinh:

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SẼ THAY ĐỔI CÁCH TUYỂN RA SAO?

TS Nguyễn Quốc Chính (giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia TP.HCM): cần đánh Giá khả nănG đọc, suY Luận, Giải quYết vấn đề của nGười học

ĐHQG TP.HCM sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tuyển sinh như ưu tiên xét tuyển học sinh trường chuyên, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Trong số này, phần lớn chỉ tiêu của các trường được tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Năm 2018, ĐHQG TP.HCM lần đầu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để các trường sử dụng kết quả xét tuyển. Tuy nhiên do là năm đầu tiên nên các trường chỉ dành từ 10-20% tổng chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả này.

Phương thức ưu tiên xét tuyển học sinh trường chuyên đã tăng tỉ trọng chỉ tiêu: Năm 2017 chỉ có 10% thì năm nay tăng lên 20%. Học sinh trường chuyên đã có sự sàng lọc ngay từ khi thi đầu vào, quá trình học cũng nghiêm túc. Do vậy kết quả từ các trường chuyên có mức độ tin tưởng cao. Đó là lý do ĐHQG tăng chỉ tiêu xét tuyển cho đối tượng này.

Hiện nay hầu hết các trường đều tuyển sinh dựa vào kỳ thi THPT quốc gia. Chúng ta muốn kỳ thi này có giá

◆◆ minh GiảnG thực hiện

Năm 2017, Trường ĐH Quốc tế lần đầu tiên tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Trường tuyển 35% chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức này, 65% chỉ tiêu còn lại căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh trường chuyên. Năm 2018 đã đảo ngược: 65% chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức. Tuy nhiên, trường chỉ tuyển được khoảng 50% so với mục tiêu 65%, buộc phải điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Dù chưa đạt kết quả

Page 7: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

12

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN sỐ 30 -2018 , nGÀY 12 -8 -2018

PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM): CâN NhắC phươNg áN TUyểN sINh RIêNg

trong những tiêu chí để tuyển sinh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM): ỦNg hộ kỳ ThI ThpT qUỐC gIa NếU đượC TỔ ChứC TỐT và Có TíNh phâN hóa Cao

Biểu đồ 1, 2 do ông quách Tuấn Ngọc, nguyên cục trưởng Cục CNTT (Bộ gD&đT) thực hiện dựa trên số liệu công khai của Bộ gD&đT

Bộ trưởngNguyễn Minh hiển

Bộ trưởngNguyễn Thiện Nhân

Bộ trưởngphạm vũ Luận Bộ trưởng

phùng Xuân NhạsỐ LượNg CáC TRườNg đạI họC và Cao đẳNg (1)

Lưu ý: - số trường đại học, cao đẳng không bao gồm các trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng.- số trường đại học đếm theo 2 Đại học Quốc gia Hà nội, TP.HCM và 3 Đại học Thái nguyên, Huế, Đà nẵng.- Từ năm 2017, các trường cao đẳng không thuộc Bộ GD&ĐT. Chỉ còn CĐsP trực thuộc.

GS Nguyễn Văn Minh (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội):

Tuyển sinh riêng là điều các trường sư phạm cần nghĩ đến vì đây là ngành đào tạo có nhiều điểm đặc thù. Ví dụ đơn giản là một giáo viên mà nói ngọng, nói lắp thì không thể dạy được. Ở một số ngành cụ thể, thầy cô cũng phải có “hình hài” chuẩn mực. Các nước thường thực hiện bài test tâm lý để xác định năng lực, thiên hướng nghề nghiệp của người đó có phù hợp không. Điều này chúng ta hoàn toàn chưa làm được.

Và muốn làm được thì phải có đầy đủ điều kiện về cơ sơ vật chất và nguồn nhân lực để đánh giá được thực hiện cụ thể đối với từng thí sinh. Đội ngũ đánh giá cũng phải được đào tạo bài bản để các đánh giá không võ đoán, đảm bảo tuyển đúng sinh viên cho một ngành đặc thù.

như mong muốn nhưng dù sao kết quả này cũng có xu hướng đi lên, phù hợp với mục tiêu của trường. Bài thi đánh giá năng lực do trường tổ chức tương tự như kỳ thi SAT 2, mang tính chuyên sâu hơn so với bài thi năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức (tương tự SAT 1). Chúng tôi tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng để tuyển sinh vì muốn đổi mới phương thức tuyển sinh theo các trường ĐH ở các nước phát triển. Hơn nữa, tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia có tỉ lệ ảo quá nhiều, chúng tôi muốn giảm sự phụ thuộc vào kỳ thi này bởi có nhiều yếu tố mà trường không xác định được.

Mục tiêu của trường là tiến tới tuyển sinh phần lớn chỉ tiêu bằng kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức và đã tăng tỉ lệ này qua hai năm thực hiện. Tuy nhiên, tổ chức kỳ thi này cũng khó khăn. Tỉ lệ nhập học của phương thức tuyển sinh đánh giá năng lực chỉ từ 30-40% tổng số thí sinh trúng tuyển. Khi có kết quả thi THPT quốc gia, nếu điểm thi tốt, thí sinh sẽ cân nhắc các cơ hội khác, không nhập học vào trường. Đó là tâm lý chung của thí sinh và phụ huynh. Năm tới chúng tôi dự định đưa ra mức chỉ tiêu 50-60% tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực.

Từ khi tổ chức thi 3 chung và thi THPT quốc gia, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh căn cứ hoàn toàn vào kết quả các kỳ thi này, không sử dụng các phương thức khác. Tuy nhiên, kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm nay có một số tiêu cực ở vài địa phương, ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội và trường về năng lực thực sự của thí sinh, đầu vào của trường. Bên cạnh đó, việc tuyển sinh chỉ căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia buộc phải sử dụng dữ liệu chung, thí sinh ảo quá nhiều khiến các trường bị động và khó khăn trong tuyển sinh. Vì vậy trường đang cân nhắc phương án tuyển sinh riêng phục vụ việc tuyển sinh đầu vào căn cứ nhu cầu và mục tiêu của trường. Trong đó, kết quả kỳ thi THPT quốc gia không bị loại bỏ hoàn toàn nhưng có thể chỉ là một

Trước nay trường vẫn tuyển sinh theo các môn truyền thống là toán, hóa và sinh cho các ngành đào tạo của trường. Căn cứ xét tuyển là kết quả kỳ thi 3 chung, kỳ thi THPT quốc gia. Nhìn chung, tuy có một số tiêu cực phát sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay nhưng tôi vẫn ủng hộ kỳ thi này nếu được tổ chức tốt và có tính phân hóa cao để các trường ĐH xét tuyển. Có thể có sự mâu thuẫn giữa việc xét tốt nghiệp THPT (đề vừa phải) và xét tuyển ĐH (có sự phân hóa), nhưng quan trọng là tính toán làm sao để đảm bảo tính nghiêm túc và hai mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH.

Luật quy định các trường được tự chủ tuyển sinh, có thể lựa chọn phương thức tuyển sinh nào phù hợp với điều kiện

Page 8: Vấn đề - sự kiện Vấn đề NẾU LỊCH SỬ TUYỂN SINH BIẾT NÓI … · đồng mua đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội hay được sử dụng chung kết quả

13tuo i t recuo i tuan@tuo i t re.com.vn tuo i t re.vn

Vấn đề - sự kiệnVấn đề - sự kiện

cao sẽ là lợi thế. Dự kiến năm đầu tiên trường sẽ xét tuyển khoảng 25% chỉ tiêu theo phương thức kết hợp này, số chỉ tiêu còn lại vẫn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

PGS.TS Trần Hoàng Hải (phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM): Kết hợp ba tiêu chí sẽ hạn chế tình trạng may rủi

Từ năm 2016 đến nay, trường tuyển sinh theo phương thức kết hợp, sử dụng kết quả ba năm THPT, kết quả kỳ thi

và mục đích của mình. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nếu trường tổ chức thi riêng có thể gặp phải những vấn đề trước đây như luyện thi vào trường. Hiện trường đang cân nhắc phương án tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển kết hợp đã được một số trường ĐH lớn thực hiện trong năm 2018: xét tuyển kết hợp môn toán, sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và môn kết hợp (điều kiện cần) là tiếng Anh. Điểm thi môn tiếng Anh (chứng chỉ quốc tế hoặc giải học sinh giỏi quốc gia) không phải là điểm thành phần để xét tuyển cùng hai môn toán, sinh nhưng thí sinh có điểm tiếng Anh

THPT quốc gia và kết quả bài kiểm tra đánh giá năng lực do trường tổ chức. Tuy nhiên tỉ trọng điểm của từng tiêu chí có sự thay đổi qua từng năm. Năm 2016, tỉ trọng điểm trung bình sáu học kỳ THPT chiếm 20%, điểm THPT chiếm 60% và điểm bài thi đánh giá năng lực chiếm 20% điểm chuẩn. Năm 2017, tiêu chí này lần lượt là 10-50-40. Năm 2018, tỉ trọng này được điều chỉnh 10-60-30. Sở dĩ tăng tỉ trọng điểm thi THPT vì qua một số năm, chúng tôi nhận thấy kết quả kỳ thi này ngày càng tốt hơn, khách quan hơn khi các bài thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm.

Việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng để tuyển sinh tuy tốn kém và vất vả nhưng người học, nhà trường và xã hội đều được lợi. Việc xét tuyển kết hợp ba tiêu chí sẽ hạn chế thấp nhất tình trạng may rủi, thí sinh giỏi thực sự nếu chẳng may làm bài không tốt ở kỳ thi này có thể khắc phục ở kỳ thi khác. Bài thi đánh giá năng lực của trường gồm bốn nhóm kiến thức: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); kiến thức về pháp luật và tư duy logic, khả năng lập luận của thí sinh. Kết quả bài kiểm tra này sẽ phần nào đánh giá thí sinh đó có phù hợp với ngành luật hay không. Trường chọn được học sinh phù hợp, nguyên liệu đầu vào tốt, quá trình đào tạo sẽ tốt hơn và sản phẩm đầu ra cũng sẽ chất lượng hơn. Kết quả khảo sát kết quả học tập cho thấy những sinh viên có kết quả bài thi năng lực cao hơn tốt hơn.

Tuy nhiên, cần có tổ chức khảo thí độc lập đứng ra tổ chức các kỳ đánh giá năng lực độc lập để các trường ĐH sử dụng kết quả đó xét tuyển. Các trường đào tạo những ngành gần nhau có thể phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực để lấy kết quả xét tuyển, giảm áp lực cho xã hội. ■

Kỳ thi 3 chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả)

bộ trưởngnguyễn minh hiển

bộ trưởngnguyễn thiện nhân

bộ trưởngphạm Vũ Luận bộ trưởng

phùng Xuân nhạ

thống Kê chi tiết Về sinh Viên Đại học (2)

PGS.TS Nguyễn Phong Điền (trưởng phòng đào tạo - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội):sớm muộn cũng phải nghĩ Đến tuyển sinh riêngkhi kỳ thi THPT quốc gia tổ chức nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh

ĐH-CĐ vẫn duy trì thì tổ chức một kỳ thi riêng của trường là có nhiều bất lợi. Vì đưa ra một hệ thống khảo thí mà các trường khác không sử dụng được kết quả dùng chung sẽ khó thu hút nhiều thí sinh đăng ký. Việc này đã có bài học của trường từng thực hiện rồi. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu kỳ thi THPT quốc gia nhằm chủ yếu vào việc xét tốt nghiệp thì các trường ĐH, nhất là những trường mong muốn tuyển được những sinh viên có chất lượng, phải tính đến việc tổ chức tuyển sinh riêng.

Trong một vài năm tới, Trường ĐH Bách khoa Hà nội vẫn phải giữ ổn định, bởi nếu bây giờ trường tách ra thì nhóm xét tuyển chung (Trường ĐH Bách khoa là trưởng nhóm xét tuyển miền Bắc) sẽ tan rã. Vì thế, nếu có phương án chúng tôi cũng sẽ phải bàn bạc thống nhất trong nhóm. Việc tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng cũng nên tổ chức cùng một nhóm trường đủ lớn để thí sinh có thể thuận lợi trong việc đăng ký nhiều nguyện vọng khác nhau. nếu tuyển sinh ĐH sau này có thể cải tiến để tuyển nhiều đợt trong một năm thì áp lực sẽ giảm, mỗi trường khi đó sẽ có thể đặt ra các điều kiện, phương thức tuyển riêng.