75
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trƣờng nói chung đang là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của toàn cầu, trong đó ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nói riêng cần đƣợc chú trọng xử lý cấp thiết hơn nữa. Nguồn gốc ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chủ yếu do hoạt động nhân tạo của con ngƣời, nguồn nƣớc thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trƣờng bao gồm: Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vui chơi giải trí...Trong đó nƣớc thải từ các hoạt động công nghiệp có ảnh hƣởng nhiều nhất đến môi trƣờng do tính đa dạng và phức tạp về thành phần của nó. Đƣợc biết đến là một trong những ngành công nghiệp đƣợc hình thành từ rất sớm tại nƣớc ta, công nghiệp giấy đã nhanh chóng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc. Với quá trình hình thành lâu dài và phát triển, đến nay nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong tƣơng lai, ngành Giấy còn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa cả về quy mô lẫn số lƣợng các nhà máy, công ty, xí nghiệp phục vụ cho ngành Giấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam công nghệ sản xuất giấy còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 100-350 m 3 nƣớc, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m 3 nƣớc /tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nƣớc thải mà còn đƣa ra sông, rạch lƣợng nƣớc thải khổng lồ [10]. Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy đầu tiên của huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành giấy nói chung và đem lại những lợi ích kinh tế cho địa phƣơng nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực đó, trong quá trình sản xuất của mình, Công ty đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng là không thể tránh khỏi điển hình là môi trƣờng nƣớc. Từ đó đặt ra yêu cầu

ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ô nhiễm môi trƣờng nói chung đang là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu

của toàn cầu, trong đó ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nói riêng cần đƣợc chú trọng

xử lý cấp thiết hơn nữa. Nguồn gốc ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chủ yếu do hoạt

động nhân tạo của con ngƣời, nguồn nƣớc thải không qua xử lý, thải trực tiếp

ra môi trƣờng bao gồm: Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ, vui chơi giải trí...Trong đó nƣớc thải từ các hoạt động công nghiệp có

ảnh hƣởng nhiều nhất đến môi trƣờng do tính đa dạng và phức tạp về thành

phần của nó.

Đƣợc biết đến là một trong những ngành công nghiệp đƣợc hình thành

từ rất sớm tại nƣớc ta, công nghiệp giấy đã nhanh chóng khẳng định vai trò

của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng

kinh tế của cả nƣớc. Với quá trình hình thành lâu dài và phát triển, đến nay

nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3 miền Bắc,

Trung, Nam. Trong tƣơng lai, ngành Giấy còn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa

cả về quy mô lẫn số lƣợng các nhà máy, công ty, xí nghiệp phục vụ cho ngành

Giấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam công nghệ sản xuất giấy còn rất lạc hậu. Để sản

xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ

và 100-350 m3 nƣớc, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử

dụng 7-15 m3 nƣớc /tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn

nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nƣớc thải mà còn đƣa ra sông, rạch lƣợng nƣớc

thải khổng lồ [10].

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy đầu tiên của huyện

Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát

triển của ngành giấy nói chung và đem lại những lợi ích kinh tế cho địa

phƣơng nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực đó, trong quá trình sản

xuất của mình, Công ty đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng là

không thể tránh khỏi điển hình là môi trƣờng nƣớc. Từ đó đặt ra yêu cầu

Page 2: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

2

nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc bởi nƣớc thải của Công ty là vô

cùng cần thiết, cũng bởi vậy khóa luận “ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước

thải sản xuất giấy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến chất lượng môi trường nước

khu vực xung quanh Công ty” đã đƣợc thực hiện nhằm góp phần đánh giá

một cách chính xác chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu do

chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc

Đại. Từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu sự suy giảm

chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

Page 3: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

3

Chƣơng I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. T ổng quan về ngành sản xuất giấy trên thế giới

Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên đã đƣợc con ngƣời từ thời cổ xa xƣa

viết trên đá, xƣơng, sau đó là gỗ, kim loại, thạch cao. Trải qua hàng ngàn năm

phát triển cùng với biết bao tiến bộ văn minh nhân loại, giấy thực sự trở thành

một vật dụng tối quan trọng trong đời sống con ngƣời.

Việc tạo ra giấy là một trong những phát minh vĩ đại của ngƣời Trung

Quốc. Năm 105 sau Công nguyên, ông Thái Luân ngƣời Trung Quốc đã phát

minh ra cách làm giấy từ các vỏ than cây, sợi than cây, cây gai dầu, giẻ rách

và lƣới đánh cá cũ [10].

Tuy nhiên nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Cordoba, sau

đó là tại Seville (Tây Ban Nha), tiếp theo là ở Fabriano (Ý) vào khoảng năm

1250 [10].

Năm 1445 Gutenberg (Đức), đã phát minh ra máy in đƣa con ngƣời tiến

lên nền văn minh mới và càng khẳng định vai trò quan trọng cũng nhƣ sự phát

triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy [10].

Tháng Giêng năm 1799, Loius – Nicolas Robert (1761- 1828), một đốc

công trẻ của nhà máy ở Essones (Pháp) cùng cha đã phát minh ra máy xeo

giấy liên tục. Đây là một mốc lịch sử quan trọng vì từ đây giấy đƣợc sản xuất

nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn [10].

Năm 1840 một ngƣời Đức là Friedricch Gottlob Keller đã tìm ra các

thớ sợi có thể sử dụng làm ra giấy và lấy ra bằng cách mài gỗ trên đá. Từ

những phát hiện đó máy gỗ đã đƣợc phát minh và đƣa vào sử dụng.

Năm 1857, một ngƣời Mỹ là Jojeph Coyetty đã phát minh ra giấy toilet, nó

chỉ đƣợc phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 60 của

thế kỷ 20 nó đƣợc sử dụng rộng rãi [10].

Nhƣ vậy theo quy luật phát triển tất yếu khách quan, giấy đã đƣợc phát

minh, sản xuất và đi vào đời sống con ngƣời nhƣ một vật dụng không thể

Page 4: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

4

thiếu. Công nghệ sản xuất giấy từ thô sơ tại thời điểm sơ khai, đến nay ngành

công nghiệp giấy đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên phạm vi toàn thế

giới, với công nghệ ngày càng hiện đại và sản phẩm ngày càng phong phú, sự

phát triển đó thực sự đã đem lại cuộc sống ngày càng tiện lợi, văn minh cho

con ngƣời.

1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam

Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh của xã hội nhu cầu đƣợc sử dụng

giấy của mọi ngƣời đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu

của khách hàng, các công ty, doanh nghiệp sản xuất giấy trong nƣớc luôn

luôn phải cạnh tranh nhau khốc liệt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng sản phẩm

đầu ra. Tuy nhiên do chƣa có bƣớc đi đúng nên nhìn chung ngành Công

nghiệp giấy của nƣớc ta vào thời điểm này vẫn đang gặp phải rất nhiều khó

khăn.

Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phƣơng pháp công

nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập

niên 1960, nhiều nhà máy giấy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng hầu hết có công

suất nhỏ (dƣới 20.000 tấn/năm).

Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000

tấn/ năm nhƣng do ảnh hƣởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lƣợng

bột giấy và giấy nên sản lƣợng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.

Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành

sản xuất và bột giấy là 16%/ năm, từ năm 2000 đến 2004 đạt 20%/ năm, và

đến năm 2009 đã là 28%/ năm.

Cuối năm 2007, toàn ngành giấy đã có trên 239 nhà máy với tổng công

suất đạt 1,38 triệu tấn giấy/ năm trong đó có 66 nhà máy sản xuất bột giấy với

tổng công suất 600.000 tấn/ năm. Tuy nhiên nguồn cung cấp nhƣ vậy chỉ đáp

ứng đƣợc gần 64% nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008, phần còn lại vẫn phải

nhập khẩu.

Page 5: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

5

Năm 2010, mức tiêu thụ trung bình giấy trên đầu ngƣời là 22kg/ngƣời/ /năm,

sản lƣợng sản xuất giấy trong nƣớc đạt hơn 1,38 triệu tấn giấy/năm (trong đó

khoảng 56% là nhóm giấy công nghiệp bao bì và 25% là nhóm giấy vệ sinh)

và 600.000 tấn giấy bột.

Theo báo cáo của Tổng công ty Giấy Việt Nam, năm 2011 là năm đầy

khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy. Tổng công ty

Giấy Việt Nam là một ví dụ điển hình, giá trị sản xuất công nghiệp của tổng

công ty chỉ đạt 91% kế hoạch năm (2.883 tỷ đồng), sản phẩm giấy các loại chỉ

đạt 279.050 tấn, bằng 88% kế hoạch, lợi nhuận của tổng công ty đạt 114 tỷ

đồng, bằng 99% so với cùng kỳ năm trƣớc và đặc biệt là lƣợng tồn kho của

tổng công ty hiện còn rất lớn, hơn 19.000 tấn. Việc sụt giảm sản lƣợng, doanh

thu, lợi nhuận… không đạt mục tiêu đề ra diễn ra ở hầu hết các công ty con,

công ty liên kết của tổng công ty nhƣ: Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy

Bãi Bằng [16].

Trong tháng 5/2012 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

ngành giấy tiếp tục giảm mặc dù các nhà máy bắt đầu sản xuất giấy in, viết

phục vụ khai giảng năm học 2012 - 2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012,

sản phẩm giấy bìa các loại ƣớc đạt 745,7 nghìn tấn, giảm 2,2%. Giá giấy in,

giấy viết sản xuất trong nƣớc sản xuất đang ở mức giá tƣơng đƣơng với giá

giấy nhập khẩu, trung bình 21 triệu đồng/tấn; còn giá giấy in báo nhập khẩu

đang cao hơn giá giấy in báo sản xuất trong nƣớc khoảng 200.000 đồng/tấn,

giữ mức 16,2 triệu đồng/tấn [17].

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2013 là năm cực kỳ

khó khăn với các doanh nghiệp ngành giấy. Tính tới đầu tháng 6, nhu cầu tiêu

thụ giấy các loại trong nƣớc đã giảm khoảng 3% so với cùng kỳ, giảm mạnh

nhất là giấy Tissue và giấy tráng phấn cao cấp. Số liệu từ Tổng cục Thống kê

cho thấy, 7 tháng đầu năm, giấy là 1 trong 5 ngành công nghiệp chế biến có

chỉ số tồn kho tăng cao nhất so với cùng kỳ (12,1%).

Page 6: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

6

Tháng 5/2014, sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa chƣa đƣợc phân

vào đâu tăng 22,9%. Nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ bao

gồm sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (giảm 4,6%). Về nhập

khẩu hàng hóa: Xét về giá, so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của mặt

hàng giấy giảm 5,8%. Xét về lƣợng, mặt hàng tính đƣợc về lƣợng nhập khẩu

tăng cao so với cùng kỳ bao gồm giấy các loại (tăng 12,7%).

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong 5 năm qua

ngành sản xuất giấy đã tăng trƣởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975,

tổng sản lƣợng giấy của cả nƣớc chỉ đƣợc 28 nghìn tấn/năm, nhƣng nay đã

vƣợt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng đƣợc 64% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc.

Báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, tổng lƣợng

giấy tiêu thụ cả nƣớc ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các

loại. Trong khi các nƣớc phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/ngƣời/năm, thì

ngƣời dân các nƣớc châu Á có mức tiêu thụ giấy chƣa nhiều, bình quân đạt 40

kg/ngƣời/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp

hơn, mới chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của ngƣời dân nƣớc ta đã

liên tục tăng nhanh trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44

kg/năm/ngƣời; năm 2011 đạt 29,61 kg/năm/ngƣời; năm 2012 đạt 32,7

kg/năm/ngƣời. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng đƣợc nâng cao đã mở

ra thị trƣờng rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Tổng cầu giấy không ngừng

tăng lên qua từng năm. Năm 2010, cả nƣớc tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao

gồm: 45,2 nghìn tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1551,9

nghìn tấn giấy bao bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã.

Năm 2011, tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn giấy in

báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1 nghìn tấn

giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2012, tổng lƣợng tiêu dùng

giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70 nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy

viết và in; 1975 nghìn tấn giấy bao bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu

dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn 190 nghìn tấn - thấp hơn cả năm 2009 [1]

Page 7: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

7

Hiện nay nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3

miền Bắc, Trung, Nam. Ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp lớn nhƣ: Công ty

giấy Bãi Bằng, Công ty Cổ phần giấy Việt Trì, Công ty Cổ phần giấy Hải

Phòng và có làng nghề truyền thống lâu đời Phong Khê (Bắc Ninh), nơi tập

trung của hơn 130 doanh nghiệp sản xuất giấy. Khu vực miền Trung có Nhà

máy giấy Tân Bình. Khu vực miền Nam có các Nhà máy giấy Tân Mai, Đồng

Nai, Long An. Ngoài ra, mỗi tỉnh trong cả nƣớc đều có các cơ sở sản xuất

giấy thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân.

1.3. Nƣớc thải ngành công nghiệp giấy

1.3.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải ngành giấy

Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là ngành tiêu thụ lƣợng

nƣớc lớn, do đó cũng thải ra một lƣợng nƣớc thải đáng kể. Nƣớc đƣợc dùng

cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản phẩm hơi nƣớc.

Trong các nhà máy giấy, hầu nhƣ tất cả lƣợng nƣớc đƣa vào sử dụng sẽ là

nƣớc thải và mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng

hữu cơ và vô cơ nếu không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nƣớc và hóa chất.

Theo Nguyễn Thị Lý Uyên [13] các dòng thải chính của các nhà máy

sản xuất bột giấy bao gồm:

- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất, thuốc

bảo vệ thực vật, vỏ cây,…

- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất

hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên

thƣờng gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ

lệ giữa các chất hữu cơ và vô cơ là 70:30.

- Thành phần hữu cơ chủ yếu trong dịch đen là lignin hòa tan và dịch

kiềm (30 đến 35% khối lƣợng chất khô), ngoài ra những sản phẩm phân huỷ

hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm những hóa chất nấu

một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, kiềm.

Page 8: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

8

- Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng

phƣơng pháp hóa học và bán hóa chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và

hợp chất tạo thành của các hợp chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả

năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống nhƣ các hợp chất clo hữu cơ, làm tăng

AOX trong nƣớc thải. Dòng thải này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.

- Dòng thải còn chứa hỗn hợp các chất clo hữu cơ đặc trƣng qua tải lƣợng

AOX từ 4 đến 10 kg/1 tấn bột. Đây là dòng thải chứa các chất có tính độc và khó

phân hủy sinh học. Nhƣng nếu cũng tẩy bột giấy theo phƣơng pháp sunfat từ gỗ cứng

bằng oxy thì tải lƣợng COD giảm còn 35 kg/1 tấn bột và AOX là 0,7/ 1 tấn bột.

- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn,

bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia nhƣ nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.

- Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn chứa hàm

lƣợng các chất lơ lửng và các hóa chất rơi vãi. Dòng thải này không liên tục.

- Nƣớc ngƣng của quá trình cô đọng trong hệ thống xử lý thu hồi hóa

chất từ dịch đen. Mức độ ô nhiễm của nƣớc ngƣng phụ thuộc vào loại gỗ,

công nghệ sản xuất.

- Dòng thải từ công nghệ xeo giấy chứa chủ yếu bột giấy và các chất phụ

gia. Nƣớc này đƣợc tách ra từ các bộ phận của máy xeo giấy nhƣ khử nƣớc, ép

giấy. Phần lớn dòng thải này đƣợc tuần hoàn sử dụng trực tiếp cho giai đoạn tạo

hình giấy hay cho công đoạn chuẩn bị nguyên liệu vào máy xeo hoặc có thể gián

tiếp sau khi nƣớc thải qua hệ thống bể lắng để thu hồi giấy và xơ sợi.

1.3.2. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất giấy đến môi trƣờng

- Thay đổi thành phần nguồn nƣớc tiếp nhận [12]

Nguồn nƣớc tiếp nhận bị nhiễm bẩn (có mùi, đục, xuất hiện các chất rắn lơ

lửng khoảng 1000 - 1500 mg/l, BOD, COD,…) là các chất làm biến đổi chất lƣợng

nƣớc, gây ảnh hƣởng đến các thủy sinh vật làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên.

Tác hại của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh

hƣởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm

quan tăng độ đục cho nguồn nƣớc và gây bồi lắng dòng sông

Page 9: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

9

Tác hại của các chất hữu cơ: Hàm lƣợng của các chất hữu cơ (thể hiện

qua thông số COD) và đặc biệt làm hàm lƣợng các chất hữu cơ dễ phân hủy

(thể hiện qua thông số BOD) cho ta thấy đƣợc lƣợng oxy cần thiết để vi sinh

vật trong nƣớc phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ. Nồng độ BOD tỷ lệ với nồng

độ chất ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc (chất dễ phân hủy). Việc ô nhiễm chất hữu

cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc do vi sinh vật sử

dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác

hại nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật.

Nƣớc thải trong công đoạn nghiền, nấu bột ở nhiệt độ cao nếu thải ra

trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ra nhiều biến đổi về sinh lý, vật lý và hóa

học của thủy sinh vật. Ngoài ra, nƣớc thải có chứa chất lơ lửng sẽ gây ứ đọng,

tắc cống rãnh, gây ô nhiễm lâu dài nguồn nƣớc.

- Giảm độ oxy hòa tan

Nƣớc thải sản xuất giấy có hàm lƣợng các chất hữu cơ cao nếu xả trực

tiếp vào nguồn nƣớc tiếp nhận (sông, hồ...), sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hệ sinh

thái hồ chứa . Nếu nhƣ nƣớc thải đi vào nguồn nƣớc tiếp nhận với hàm lƣợng

cao thì quá trình oxy hóa diễn ra nhanh, nguồn oxy trong nƣớc nhanh chóng

bị cạn kiệt và quá trình oxy hóa bị ngƣng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ

khí hoạt động sinh các khí CH4, H2S có mùi hôi, độc hại cho vi sinh vật. Toàn

bộ lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc giảm do sử dụng cho quá trình oxy hóa các

chất hữu cơ dẫn đến các hệ sinh thái thủy sinh bị phá hủy và có thể bị biến

mất [7].

1.4. Một số nghiên cứu về chất thải sản xuất ngành giấy đến chất lƣợng

môi trƣờng

Quá trình sản xuất bột và giấy đã sinh ra một lƣợng rất lớn các chất thải

ở dạng rắn, lỏng (nƣớc thải) và khí. Chính vì vậy với nội dung nghiên cứu ảnh

hƣởng của dòng thải ngành sản xuất giấy đặc biết là nƣớc thải từ quá trình sản

xuất giấy đến chất lƣợng môi trƣờng đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực

hiện. Ví dụ nhƣ:

Page 10: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

10

- Đoàn Đặng Phi Công, Nguyễn Phƣớc Dân, Huỳnh Khánh An, Trần

Xuân Sơn Hải (2009), Trƣờng Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM . Đánh giá

độc tính của một số nƣớc thải công nghiệp điển hình. Đề tài đã chỉ ra nƣớc

thải giấy chƣa xử lý rất độc, khi nghiên cứu độc tính của nƣớc thải của công

ty giấy Bãi Bằng. Các đối tƣợng thử nghiệm gồm: vi khuẩn P. phosphoreum,

vi tảo S. capricornutum, và bèo tấm Lemna aequinoctialis. Kết quả cho thấy

nƣớc thải công ty giấy Bãi Bằng đƣợc xem là độc cấp tính đối với các sinh vật

thử nghiệm; độ nhạy cảm của các sinh vật đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần

nhƣ sau: tảo > vi khuẩn > bèo tấm. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá độc tính

nƣớc thải của công ty giấy-hóa chất COGIDO, khu công nghiệp Biên Hòa lên

nguồn tiếp nhận. Kết quả cho thấy nƣớc thải giấy có độc tính cao đối với vi

khuẩn P. phosphoreum (EC50=31,8%) và tảo S.capricornutum (EC50<25%).

- Lê Thục Lam (2010), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn

cho ngành công nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, Luận văn thạc sỹ

khoa học, Trƣờng Đại học Kỹ thuật công nghệ TP. HCM. Trong nội dung của

mình, nghiên cứu đã đƣa ra cụ thể mức độ ô nhiễm nƣớc thải cũng nhƣ đánh

giá sự ảnh hƣởng do nƣớc thải sản xuất đến chất lƣợng môi trƣờng của các

nhà máy giấy tại Bình Dƣơng. Trƣớc thực trạng đó, nghiên cứu cũng đã đề

xuất phƣơng án sản xuất sạch hơn cho ngành giấy tại Bình Dƣơng nhằm giảm

ô nhiễm môi trƣờng và đem lại lợi ích kinh tế cho chính các nhà máy giấy.

Tuy nhiên nghiên cứu còn hạn trong việc chỉ đƣa ra một giải pháp là sản xuất

sạch hơn mà không đƣa ra nhóm giải pháp đồng bộ trên tất cả các phƣơng

diện để giải quyết hiệu quả hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải sản

xuất giấy tại tỉnh Bình Dƣơng.

- “Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất giấy” của Trung

tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam năm 2008. Tài liệu đã chỉ ra hiện trạng

chất thải của ngành sản xuất giấy bao gồm nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn

đều gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng môi trƣờng, đặt ra nhiệm

vụ cấp bách thực hiện những biện pháp giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi

Page 11: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

11

trƣờng do ngành giấy gây ra. Trong đó áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn

đƣợc xem là giải pháp khả quan và hiệu quả.

- Vi Thị Mai Hƣơng (2007), Đánh giá hiện trạng môi trƣờng Công ty Cổ

phần giấy Hoàng Văn Thụ, Luận văn thạc sỹ khoa học, Viện Khoa học và

Công nghệ môi trƣờng, Trƣờng Đại học Bách khoa, Hà Nội. Luận văn đã chỉ

ra chi tiết nguồn phát sinh và lƣợng các chất thải phát sinh trong quá trình sản

xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. Chính dòng thải này là

nguyên nhân gây suy giảm chất lƣợng môi trƣờng Công ty nói riêng và khu

vực xung quanh nói chung, đặc biệt là với sông Cầu - đối tƣợng tiếp nhận chủ

yếu nƣớc thải sản xuất giấy.

Theo thống kê, cả nƣớc có gần 500 doanh nghiệp cơ sở sản xuất giấy

trong đó chỉ có 10% doanh nghiệp, cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép

[14]. Mặt khác với lƣợng chất thải sản xuất lớn đặc biệt là nƣớc thải từ quá

trình sản xuất giấy đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng môi

trƣờng và sức khỏe ngƣời dân. Công ty TNHH Quốc Đại là một trong những

đơn vị tiêu biểu của ngành bột giấy đem lại lợi ích kinh tế lớn cho địa

phƣơng, cho doanh nghiệp, song những tác động tiêu cực từ chất thải trong

quá trình sản xuất đến môi trƣờng của Công ty là rất khó tránh khỏi đã đặt ra

tính cấp thiết và là lý do khóa luận này đã đƣợc thực hiện.

Page 12: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

12

CHƢƠNG II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần bảo vệ môi trƣờng từ hoạt động công nghiệp sản xuất giấy

tại Việt Nam.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

Khóa luận nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất giấy tại Công ty

TNHH Quốc Đại tới chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm xung quanh khu

vực công ty.

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc thải sản

xuất giấy tại Công ty tới môi trƣờng.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận nhƣ sau:

+ Lƣu lƣợng thải của Công ty TNHH Quốc Đại

+ Nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại – Mai Châu.

+ Nƣớc mặt và nƣớc ngầm xung quanh khu vực Công ty.

- Trong đó để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, dựa trên cơ sở nội

dung QCVN 12: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp giấy và bột giấy, khóa luận đã lựa chọn các thông số để

nghiên cứu các đánh giá cho từng đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:

+ Nƣớc thải: pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS);

+ Nƣớc mặt: pH, BOD5, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS);

+ Nƣớc ngầm: : pH, COD, chất rắn tổng số (TS).

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra khóa luận nghiên cứu những nội dung sau:

Page 13: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

13

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy tại tại Công ty trách nhiệm

hữu hạn Quốc Đại.

- Đánh giá đặc tính nƣớc thải sản xuất của Công ty.

- Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm xung quanh khu vực Công ty

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc thải của

Công ty tới chất lƣợng môi trƣờng.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu

Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong quá trình thực

hiện khóa luận nhằm giảm khối lƣợng công việc nghiên cứu. Khóa luận tiến

hành thu thập các tài liệu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các đơn vị nghiên

cứu khoa học, cơ sở sản xuất. Những thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc khóa

luận sử dụng bao gồm: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,

môi trƣờng của khu vực, các thông tin về thực trạng, quy mô sản xuất của

Công ty. Các tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng cần có tính chọn lọc và tính đại

diện cao. Các thông tin thu thập có mức độ tin cậy và chính xác cao, đƣợc cơ

quan quản lý có năng lực chuyên môn kiểm định và cho phép sử dụng.

Phƣơng pháp kế thừa số liệu: Kế thừa các số liệu liên quan tới nội dung

nghiên cứu, đƣợc Công ty và cơ quan quản lý thực hiện cho phép sử dụng.

Thu thập các thông tin có liên quan tới nội dung nghiên cứu bằng việc tìm

hiểu các tài liệu nghiên cứu về ngành công nghiệp giấy Việt Nam và thế giới.

2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy mẫu ngoài hiện

trƣờng

2.4.2.1. Điều tra, khảo sát ngoài thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát tại địa điểm xung quanh Công ty trách

nhiệm hữu hạn Quốc Đại nhằm xác định các đặc điểm chính của khu vực

nghiên cứu nhƣ: Xem xét vị trí nguồn thải, chiều dòng chảy, thời gian xả thải,

toàn bộ các thủy vực xung quanh Công ty, …

2.4.2.2. Lấy mẫu ngoài hiện trƣờng

Page 14: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

14

- Địa điểm lấy mẫu

Sau khi điều tra, khảo sát toàn bộ khu vực nghiên cứu khóa luận lựa

chọn các điểm lấy mẫu sao cho đảm bảo đánh giá chính xác và đầy đủ ảnh

hƣởng của nƣớc thải sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại đến

chất lƣợng nƣớc tại khu vực xung quanh Công ty.

- Vị trí lấy mẫu:

Khóa luận nghiên cứu chất lƣợng môi trƣờng nƣớc với các thành phần

là nƣớc thải, nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Trong đó tiến hành lấy tổng cộng 13

mẫu nƣớc cụ thể gồm: 2 mẫu nƣớc thải, 3 mẫu nƣớc ngầm và 8 mẫu nƣớc

mặt.

Sơ đồ các điểm lấy mẫu nƣớc nhƣ sau:

NT 2

NT 1

NM 3

( 100)

NM 4

( 50 M)

NM 5

CONG THAI NM 6

( 50 m)NM 7

( 80 m)

NM 8

(200 m)

NM 9

( 500 m)

NN 12NN 13

NM 11

NM10

( 1000 m)

SUOI SIA

SO DO LAY MAU NUOC

Hình 2.1 Sơ đồ các điểm lấy mẫu nƣớc tại khu vực nghiên cứu

Page 15: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

15

Bảng 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu

STT

hiệu

mẫu

Loại nƣớc Vị trí

1 NT1 Nƣớc thải Góc bên phải của bể chứa, nằm song song với cống

thu gom nƣớc thải

2 NT2 Nƣớc thải Cống nƣớc thải thu gom đổ vào bể chứa

3 NM3 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 100m (ngƣợc chiều dòng chảy)

4 NM4 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 50m (ngƣợc chiều dòng chảy)

5 NM5 Nƣớc mặt Nƣớc suối tại cống xả thải ra suối Sia

6 NM6 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 50m (cùng chiều dòng chảy)

7 NM7 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 80m (cùng chiều dòng chảy)

8 NM8 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 200m (cùng chiều dòng chảy)

9 NM9 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 500m (cùng chiều dòng chảy)

10 NM10 Nƣớc mặt Nƣớc suối cách NM5 1000m (cùng chiều dòng chảy)

11 NN11 Nƣớc ngầm

( nƣớc

giếng

khoan)

Nhà ông: Hà Văn Tân, xóm Đồng Bảng, xã Đông

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

12 NN12 Nƣớc ngầm

( nƣớc

giếng

khoan)

Nhà ông: Hà Xuân Quyết, xóm Đồng Bảng, xã Đông

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

13 NN13 Nƣớc ngầm

( nƣớc

giếng

khoan)

Nhà anh: Mạc Quốc Cƣờng, xóm Đồng Bảng, xã

Đông Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Thời gian lấy mẫu

Các mẫu đƣợc lấy lúc 8h do sinh viên thực hiện khóa luận tiến hành.

- Dụng cụ lấy mẫu

Page 16: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

16

Sử dụng thiết bị lấy mẫu nƣớc chuyên dùng Wilker có thể tích 2l, độ

sâu điểm lấy mẫu là 0,6*h tính từ mặt nƣớc trong đó h là chiều sâu của suối.

- Dụng cụ chứa mẫu

Lựa chọn dụng cụ chứa mẫu là một khâu quan trọng để đảm bảo chính

xác cho kết quả phân tích. Dụng cụ chứa mẫu cần chống sự mất mát do bay

hơi, hấp phụ và ô nhiễm bởi các chất lạ. Những yếu tố mong muốn khi chọn

bình chứa mẫu là: bền chắc, dễ đậy kín, dễ mở, chịu nhiệt, khối lƣợng, dạng

và kích cỡ hợp lý, dễ làm sạch và có thể dùng lại, dễ kiếm và giá dẻ.

Để đảm bảo các yêu cầu trên khóa luận đã lựa chọn dụng cụ chứa mẫu

là chai polyetylen 500ml. Trƣớc khi lấy mẫu chai đƣợc rửa kỹ bằng nƣớc sạch

và khi lấy mẫu ở vị trí nào cần tráng kỹ chai lấy mẫu bằng nƣớc tại điểm đó.

- Cách lấy mẫu

Các mẫu nƣớc đƣợc lấy là đại diện cho khu vực nghiên cứu, cụ thể là:

Lấy mẫu nƣớc mặt: Sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu loạt tiến hành

lấy 8 mẫu nƣớc mặt tại suối Sia nơi trực tiếp nhận nguồn nƣớc thải sản xuất

của Công ty TNHH Quốc Đại. Với mỗi mẫu nƣớc mặt đƣợc lấy ở độ sâu cách

mặt nƣớc là 0,6*h trong đó h là chiều sâu của suối bằng thiết bị lấy mẫu nƣớc

chuyên dùng Wilker. Tại mỗi vị trí lấy mẫu, nƣớc đƣợc cho vào 2 bình chứa

mẫu 500ml đã đƣợc chuẩn bị sẵn trong đó 1 chai để phân tích các thông số

BOD5, COD và chai còn lại để phân tích các thông số vật lý. Ngoài ra đối với

chai đựng mẫu để phân tích BOD5, COD đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 4oC.

Lấy mẫu nƣớc ngầm: Tiến hành lấy 3 mẫu nƣớc giếng khoan của

các hộ gia đình nằm về 2 phía so với vị trí cống thải nƣớc thải sản xuất chính

(cống xả thải trộm ra suối Sia từ bể chứa ) của Công ty TNHH Quốc Đại tại

khu vực nghiên cứu. Trƣớc khi lấy vặn vòi xả nƣớc liên tục để loại bỏ toàn bộ

nƣớc trong đƣờng ống rồi mới tiến hành lấy mẫu, nƣớc đựng trong chai

polyetylen 500ml. Mẫu nƣớc lấy xong đƣợc bảo quản và đựng trong thùng

xốp kín, ƣớp đá lạnh rồi nhanh chóng vận chuyển về phòng phân tích.

Page 17: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

17

Lấy mẫu nƣớc thải: Tiến hành lấy 2 mẫu nƣớc thải. Dùng tay đã

đƣợc đeo găng tay cẩn thận nhúng toàn bộ chai chứa mẫu polyetylen 500ml

xuống vị trí cần lấy, lấy mẫu nƣớc cho đến khi chai đầy tràn thì nhanh chóng

đậy nắp chai và quấn băng dính xung quanh nút chai để tránh bị rơi ra ngoài

trong quá trình vận chuyển.

Tất cả các mẫu sau khi đƣợc lấy vào chai, đều đƣợc ghi nhãn đầy đủ với

các thông tin về loại mẫu, vị trí, thời gian lấy mẫu lên từng mẫu.

- Bảo quản và vận chuyển mẫu

Tất cả các mẫu nƣớc sau khi đƣợc lấy cho vào chai, làm lạnh đến khoảng

4oC và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm.

2.4.3. Phƣơng pháp phân tích các thông số gây ô nhiễm

2.4.3.1. Phân tích nhanh ngoài hiện trƣờng

- Xác định pH: Đo bằng máy đo cầm tay pH.

- Xác định nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thƣờng.

- Thông số DO: Dùng máy “DISSOLVED OXYGEN METER” để đo

nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc. Đơn vị: mg/l.

2.4.3.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm

Sau khi bảo quản và vận chuyển mẫu từ khu vực nghiên cứu về Phòng

thí nghiệm môi trƣờng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, Trƣờng

Đại học Lâm Nghiệp. Dựa vào nội dung cần nghiên cứu khóa luận tiến hành

phân tích các thông số BOD5, COD, SS, TDS, TS theo các quy chuẩn đƣợc

Nhà nƣớc ban hành có hiệu lực.

a. Phƣơng pháp xác định nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical

Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5 ngày (ký hiệu: BOD5) đƣợc xác định theo

TCVN 6001 - 1995 (ISO 5815 - 1989) – Chất lƣợng nƣớc – Xác định nhu cầu oxi

Mẫu nƣớc đƣợc pha loãng đến hệ số thích hợp (…lần). Khi pha loãng

cần hết sức tránh không cho oxi cuốn theo. Sau khi pha loãng xong mẫu phân

Page 18: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

18

tích ta tiến hành đo giá trị DOo ở 20oC sau đó đem ủ trong tủ BOD chuyên

dụng ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày. Tiến hành đo lại giá trị DO5 sau 5 ngày ủ.

BOD5 đƣợc tính dựa vào chỉ số DO0 và DO5 theo công thức sau:

BOD5 = (DOo - DO5) . F

Trong đó: BOD5 là giá trị BOD sau 5 ngày (mg/l)

DOo: là giá trị DO đo ở 20oC của dung dịch ngay sau khi pha loãng (mg/l).

DO5: là giá trị DO đo ở 20oC của dung dịch sau 5 ngày ủ ở 20

oC.

F: là hệ số pha loãng đƣợc tính bằng tỉ số giữa thể tích dung dịch mang đi

ủ (300ml) trên thể tích dung dịch mẫu lấy phân tích.

b. Phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học (ký hiệu: COD) đƣợc xác định theo phƣơng pháp

đun hồi lƣu kín với chất oxi hóa là Kali bicromat (K2Cr2O7).

Nguyên tắc xác định: Nhu cầu oxy hóa học đƣợc xác định khi oxi hóa các

chất hữu cơ ở nhiệt độ cao bằng các chất oxi hóa mạnh thƣờng là K2Cr2O7

trong môi trƣờng axit (H2SO4), với xúc tác Ag2SO4 đồng thời sử dụng Hg2SO4

để loại bỏ ảnh hƣởng của Cl- có trong mẫu nƣớc. Khi đó sảy ra phản ứng:

Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+ CO2 + H2O + 2Cr3+

+ 2K+

Chuẩn độ lƣợng dƣ Cr2O72-

bằng Fe2+

sử dụng chỉ thị feroin cho đến khi dung

dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ.

Trình tự phân tích: Ống nung COD sau khi đƣợc rửa kỹ và làm sạch bằng

H2SO4 20%, ta lần lƣợt cho vào ống các chất nhƣ sau: 2ml mẫu nƣớc cần

phân tích; 1,5ml dung dịch K2Cr2O7 0,04M trong H2SO4; 4,5ml dung dịch

H2SO4 có chứa Ag2SO4. Đợi ống nung nguội tiến hành nung ống COD trong

tủ sấy ở 150oC trong 2h, sau đó để nguội rồi pha loãng bằng 20ml nƣớc cất.

Với mỗi mẫu sau khi pha loãng ta thêm cẩn thận 4-5 giọt chỉ thị feroin thu

đƣợc dung dịch màu xanh lục. Để xác định lƣợng Cr2O72-

dƣ ta sử dụng dung

dịch chuẩn độ Fe2+

cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh lục sang màu

nâu đỏ thì dừng lại.

Page 19: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

19

Tiến hành làm mẫu trắng song song nhƣ trình tự phân tích đã nêu ở trên

nhƣng thay thế mẫu nƣớc phân tích bằng 3ml mẫu nƣớc cất, làm 2 mẫu trắng

giống nhƣ nhau để lấy kết quả trung bình.

Nhƣ vậy nhu cầu oxi hóa học đƣợc tính theo công thức sau:

COD = (mg/l)

Trong đó: a: là thể tích dung dịch Fe2+

chuẩn độ mẫu trắng (ml)

b: là thể tích dung dịch Fe2+

chuẩn độ mẫu phân tích (ml)

N: là nồng độ của dung dịch Fe2+

(mg/l)

Vo: là thể tích mẫu phân tích (Vo = 2ml)

c. Phương pháp xác định tổng chất rắn lơ lửng TSS (Total Suspended Solids)

Tổng chất rắn lơ lửng (ký hiệu: TSS) là tổng lƣợng vật chất hữu cơ và vô

cơ lơ lửng (phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) lơ lửng trong nƣớc (có kích thƣớc

10-2

- 10-3

mm). Một phần các chất lơ lửng có kích thƣớc lớn hơn 10-2

mm sẽ

lắng xuống đáy.

Cách xác định: Lấy chính xác một thể tích mẫu nƣớc cần phân tích rồi lọc

qua giấy lọc đã đƣợc sấy đến khối lƣợng không đổi ở 105oC. Sau đó mang

giấy lọc có bám chất rắn lơ lửng sau khi lọc cho vào tủ sấy ở 105oC, sấy đến

khối lƣợng không đổi. Khối lƣợng giấy lọc trƣớc và sau khi lọc đƣợc cân trên

cân phân tích sai số ± 0,1 mg, ta đƣợc khối lƣợng lần lƣợt là m0 và m1 (mg).

Khối lƣợng chất rắn lơ lửng có trong mẫu nƣớc đã phân tích đƣợc tính theo

công thức:

TSS = (mg/l)

Trong đó: m0: là khối lƣợng giấy lọc sấy ở 105oC trƣớc khi lọc (g).

m1: là khối lƣợng giấy lọc sấy ở 105oC sau khi lọc (g).

V: là thể tích mẫu nƣớc lọc qua giấy lọc (l).

d. Phƣơng pháp xác định tổng chất rắn hòa tan TDS (Total Dissolved

Solids)

Page 20: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

20

Tổng chất rắn hòa tan (ký hiệu: TDS) đƣợc xác định nhờ sử dụng máy đo

Hanna, đọc và ghi chính xác giá trị TDS trên máy cho ta xác định giá trị thông

số TDS.

e. Phƣơng pháp xác định chất rắn tổng số TS (Total Solids)

Chất rắn tổng số (ký hiệu: TS) đƣợc xác định theo công thức sau:

TS = TDS + TSS

Trong đó:

TS: là hàm lƣợng chất rắn tổng số trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)

TDS: là hàm lƣợng chất rắn hòa tan trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)

TSS: là hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong mẫu nƣớc phân tích (mg/l)

2.4.4. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá

Dựa trên kết quả phân tích các thông số đã chọn, để đánh giá đƣợc ảnh

hƣởng của nƣớc thải sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại đến

chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực nghiên cứu, khóa luận sử dụng các

QCVN tƣơng ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng để so sánh và đánh giá

cụ thể là:

+ QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng

nƣớc mặt.

+ QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng

nƣớc ngầm.

+ QCVN 12: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải

công nghiệp giấy và bột giấy.

Page 21: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

21

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ

XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên [15]

3.1.1. Vị trí địa lý

Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình. Có toạ độ địa lý

20o24’ - 20

o45’ vĩ bắc và 104

o31’ - 105

o16’ kinh đông; phía Đông giáp huyện

Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của

tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Mai Châu là

huyện cực Tây của tỉnh Hòa Bình.

Theo số liệu thống kê năm 2012, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự

nhiên là 57.127,98 ha; dân số trung bình là 52.540 ngƣời.

Ngoài ra Mai Châu nổi tiếng là khu du lịch sinh thái với nhiều nét văn hóa

độc đáo, thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.

3.1.2. Địa hình

Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối

và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:

- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Sia, suối Mùn và quốc lộ 15, có diện tích

gần 2.000 ha, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ.

- Vùng cao giống nhƣ một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện

tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung

bình so với mực nƣớc biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m

(thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai Châu). Độ

dốc trung bình từ 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo

chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.3. Khí hậu

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh

hƣởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu

nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tƣơng đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào

Page 22: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

22

mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%.

Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5

đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình

quân có 122 ngày mƣa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hƣởng nhiều của

bão lốc và gió Lào. Trong mùa mƣa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi

nƣớc, cƣờng độ gió tƣơng đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc

đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có

sƣơng muối, sƣơng mù và mƣa phùn giá rét. Biến động nhiệt độ trong ngày

cao. Hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

3.1.4. Thủy văn và tài nguyên nƣớc

Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc

phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông

lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là

suối Sia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Cò

Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nƣớc, hệ thống các ao, hồ tự

nhiên và nhân tạo.

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nƣớc của hệ thống

sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thƣờng lâm vào tình

trạng thiếu nƣớc trầm trọng nhƣ Hang Kia, Pà Cò, Noong Luông, Thung Khe.

Ngƣợc lại, chính vì mất rừng và địa thế dốc đã tạo điều kiện hình thành lũ

quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mƣa lớn trong mùa lũ.

3.1.5. Tài nguyên đất

Lớp đất ở Mai Châu chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Chỉ riêng hai

nhóm đất này đã chiếm tới 92,02% diện tích tự nhiên. Đất có kết cấu tốt, độ phì

nhiêu tự nhiên tƣơng đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt

mạnh, đất có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao.

Hệ đất đai ở Mai Châu đƣợc hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh

trên các loại đá trầm tích biến chất (phiến thạch, sa thạch, đá vôi mácma trung

tính). Một số nơi, do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi đá. Bên

Page 23: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

23

cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu còn có một số loại đất feralít

biến đổi do trồng lúa nƣớc và đất phù sa.

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [2]

3.2.1. Kinh tế

Với quyết tâm và nỗ lực vƣợt bậc nhằm tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn

toàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp củ

huyện ủy, sự điều hành kịp thời và quyết liệt của ủy ban nhân dân huyện cùng

sự phấn đấu của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Trong năm 2014, huyện Mai Châu đã vƣợt qua đƣợc nhiều khó khăn, đạt

đƣợc những kết quả quan trọng, kinh tế vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng, giá trị

tổng sản phẩm và thu nhập đƣợc nâng lên.

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội năm 2014

STT Chỉ tiêu kế

hoạch

Đơn vị

tính

Kế hoạch

(KH) 2014

Thực hiện

(TH) 2014

So sánh %

TH/KH

1 Tốc độ tăng

trƣởng kinh tế % 11,0 10,7 97,27

2

Tổng giá trị sản

xuất(giá trị cố

định) Triệu đồng

582,118 586,830 100,81

Nông, lâm, ngƣ

nghiệp 222,668 224,930 101,02

Công nghiệp,

xây dựng Triệu đồng

207,450 209,500 100,99

Thƣơng mại,

dịch vụ 152,000 152,400 100,26

3

Thu ngân sách

nhà nƣớc trên

địa bàn

Triệu đồng 24,207 31,054 128,29

4 Thu nhập bình

quân đầu ngƣời Triệu đồng 14,00 14,380 102,71

5

Sản lƣợng

lƣơng thực

dạng hạt

Tấn 27,792 29,856 107,43

(Nguồn: theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

năm 2014 của huyện Mai Châu)

Page 24: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

24

Sản xuất nông, lâm ngiệp, thủy sản

- Trồng trọt: Uỷ ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, ủy ban

nhân dân huyện các xã, thị trấn triên khai kế hoạch sản xuất theo khung thời

vụ điều tiết nƣớc hợp lý đảm bảo đủ nƣớc phục vụ sản xuất, chuyển một số

diện tích đất lúa không chủ động nƣớc tƣới sang gieo trồng các loài cây khác.

Diện tích lúa chiêm xuân là 888 ha, đạt 97,8% kế hoạch, năng suất đạt 55,13

tạ/ha, diện tích lúa là 1111,3ha, đạt 103,67% kế hoạch, năng suất đạt 51,85

tạ/ha. Diện tích trồng ngô xuân- hè là 3449,8 ha, ngô hè thu là 1667,3 ha,

năng suất đạt 37 tạ/ ha. Các loại cây màu khác gieo trồng đều đạt vƣợt kế

hoạch.

- Chăn nuôi: duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch động vật đã kiểm soát và

ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ các địa phƣơng lân cận, đồng thời công tác

kiểm soát giết mổ, kiểm dịch, tiêm văc xin lở mồm lông móng cho trâu bò,

phun thuốc khử trùng cho chuồng trại đƣợc quan tâm, trông năm trên địa bàn

huyện không có dịch bệnh xảy ra. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm ổn định.

- Lâm nghiệp: Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác

chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, ổn định độ che phủ rừng ở mức

62,7%, đạt 99,52% kế hoạch, năm 2014 trên địa bàn huyện không để ra cháy

rừng lớn kế hoạch trồng rừng năm 2014 là 150 ha, đã trồng mới đƣợc 243,6

ha rừng, đạt 162,4% so với kế hoạch.

- Thủy sản: sản xuất nuôi trồng thủy sản ổn định, tổng diện tích ao hồ nuôi

trồng thủy sản là 55,4 ha và 319 lồng cá, sản lƣợng khai thác thủy sản đạt

196,2 tấn, đạt 96,97% kế hoạch và bằng 103% so với cùng kỳ.

3.2.2. Xã hội

- Dân cƣ, dân tộc: Mai châu là nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc.

Năm 2014, dân số huyện Mai Châu là 53.944 ngƣời , trong đó ngƣời Thái

chiếm phần đa số 60,2%, dân tộc Mƣờng chiếm 15,07%, ngƣời kinh chiếm

15,56%, ngƣời Mông chiếm 6,91%, ngƣời Dao chiếm 2,06%, còn lại là đồng

bào các dân tộc thiểu số khác, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Page 25: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

25

- Giáo dục, đào tạo: Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc

vận động trong toàn ngành. Năm 2013 – 2014 các chỉ tiêu đánh giá chất

lƣợng giáo dục ở các bậc học cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Công tác bồi

dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tƣ tƣởng, phẩm chất đạo

đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ nhân viên đƣợc chú trọng. Cơ sở giáo dục

từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số trƣờng học

trong năm đƣợc công nhận đạt trƣờng chuẩn quốc gia là 3 trƣờng, hoàn thành

100% kế hoạch đề ra.

- Y tế: Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ động tích cực phòng chống

dịch, thƣờng xuyên theo dõi giám sát dịch tễ ở cộng đồng, tuyên truyền cho

nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân, gia đình và cộng

đồng. Thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, tổ chức tuyên

truyền sâu rộng trong nhân dân tháng hành động “Vì chất lƣợng vệ sinh an

toàn thực phẩm”, chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra, giám sát

chất lƣợng an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

trên địa bàn. Chỉ đạo tốt các cơ sở y tế thực hiện tốt các quy trình chuyên

môn, không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và nâng cao tinh

thần phục vụ chăm sóc bệnh nhân. Hiện có 100% Trạm y tế xã có bác sỹ, số

bác sỹ/10.000 dân đạt 6,3 bác sỹ. Kết quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa

khoa khu vực: số lần khám là 52.228 lần = 104,45% kế hoạch, công suất sử

dụng giƣờng bệnh đạt 100% kế hoạch; Khám chữa bệnh tại trạm y tế: số lần

khám là 33.694 lần = 103,47% kế hoạch, tổng số bệnh nhân chuyển tuyến là

4.164 bệnh nhân; trong năm có 02 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí

chuẩn giai đoạn 2011-2020.

- Văn hóa – thể thao: Duy trì các hoạt động phát thanh - truyền hình, bám sát

các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế -

xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong

việc tuyên truyền các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nƣớc tới cán bộ và nhân dân trên địa bàn; Kết quả năm 2014 Đài

Page 26: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

26

Truyền thanh - Truyền hình huyện đã sản xuất 154 chƣơng trình phát thanh

địa phƣơng, 102 bản tin truyền hình, 2.560 tin, bài, phóng sự; tiếp sóng các

chƣơng trình của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình tỉnh trong ngày;

các chƣơng trình truyền thanh - truyền hình luôn đƣợc duy trì và nâng cao

chất lƣợng, thu hút đông đảo khán, thính giả quan tâm, ủng hộ.

Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng tiếp tục đƣợc duy trì và

phát triển đều khắp các xã, thị trấn với 183 đội văn nghệ, góp phần làm phong

phú đời sống tinh thần của nhân dân, tác động tích cực đến công tác xây dựng

xã hội lành mạnh, giảm các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; tổ chức thành công

"Lễ hội Xiên Mƣờng”, "Đêm hội Trăng Rằm", Hội khỏe Phù Đổng,... các

cuộc thi đấu giao lƣu thể dục, thể thao phục vụ các ngày lễ lớn của dân tộc,

của địa phƣơng; tổ chức 195 buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và

hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, thu hút trên 80.000 lƣợt ngƣời xem. Đội

chiếu phim duy trì hoạt động, tổ chức 180 buổi chiếu, phục vụ cho trên

50.350 lƣợt khán giả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà

con các dân tộc vùng sâu, vùng xa của huyện; xây dựng kế hoạch bảo vệ di

tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc quan tâm thực hiện, góp phần xây

dựng xã hội lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của

dân tộc; tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá đạt 79,22%; tỷ lệ làng, bản,

tiểu khu đạt tiêu chuẩn văn hoá là 34,1%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn

văn hóa đạt 62,16%; chỉ đạo các ngành liên quan tăng cƣờng công tác kiểm

tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện;

triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với

xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Môi trƣờng

Huyện Mai Châu đã làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực

quản lý môi trƣờng, tiếp tục phổ biến đến nhân dân Luật Đất Đai, Luật

BVMT. Thƣờng xuyên chỉnh lý biến động đất đai, rà soát, điều chỉnh theo

Page 27: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

27

quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Hoàn thiện việc lập hồ sơ cấp giấy

chứng nhận quyên sử dụng đất và chỉnh lý biến động đất đai cho các hộ gia

đình và cá nhân.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cƣờng kiểm tra các cơ sở sản xuất

kinh doanh trên đại bàn về việc chấp hành pháp luật đất đai và bảo vệ môi

trƣờng, tiếp tục thực hiện chỉ thị số 09 – CT/HU ngày 26/9/2011 của huyện

ủy Mai Châu về công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện. Đội dịch vụ

môi trƣờng làm tốt công tác thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trƣờng

sinh thái. Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã phối hợp tổ chức

thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai và môi trƣờng.

Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển mạnh của hoạt động kinh tế và du

lịch, trên địa bàn huyện Mai Châu đã hình thành nhiều nhà máy sản xuất với

quy mô vừa và nhỏ nhƣ: xƣởng sản xuất đũa, sản xuất tăm, lò mổ gia xúc và

tiêu biểu là công ty TNHH Quốc Đại…hầu hết các cơ sở sản xuất này đều

không xử lý hoặc chỉ cử lý sơ bộ, làm môi trƣờng nƣớc ở huyện Mai Châu

không đƣợc trong lành nhƣ trƣớc nữa, một số khu vực nƣớc ngầm bị ô nhiễm

nặng, điển hình là xã Chiềng Sại củ huyện. Ngoài ra, vấn đề du lịch ở huyện

Mai Châu đã nổi tiếng từ lâu và ngày càng phát triển, số lƣợng khách nƣớc

ngoài cũng nhƣ trong nƣớc ngày càng đông đảo, điều đó kéo theo các khu Rì

Sọt; khách sạn; nhà nghỉ ngày càng đƣợc xây dựng nhiều, vấn đề môi trƣờng

ngày càng đáng lo ngại theo hƣớng xấu nhiều hơn.

Tóm lại:

Mai Châu có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cả vê công nghiệp,

nông nghiệp, du lịch và thƣơng mại. Các thuận lợi đấy không chỉ góp phần

thúc đẩy kinh tế huyện Mai Châu mà còn góp phần to lớn cho sự phát triển

kinh tế của cả tỉnh Hòa Bình cũng nhƣ cho nền kinh tế vùng Tây Bắc. Huyện

Mai Châu còn có nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nhƣ: tre nứa,

cát, đá...và nguồn nƣớc dồi dào do có dòng sông Mã chảy qua, góp phần phát

triển kinh tế về đƣờng thủy.

Page 28: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

28

Trong những năm gần đây huyện Mai Châu đã tận dụng đƣợc lợi thế của

mình để có những phát triển đột phá về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh

sự phát triển mạnh mẽ đó thì môi trƣờng của huyện đang là vấn đề rất đáng lo

ngại và quan tâm, đặc biệt là các tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất công

nghiệp với dòng thải lớn, lại không đƣợc xử lý triệt để đang là nguyên nhân

chính khiến chất lƣợng môi trƣờng của thành phố ngày một giảm sút. Từ thực

tế trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho các cấp chính quyền thành phố, các cơ

quan chức năng chuyên trách về bảo vệ môi trƣờng cùng mọi ngƣời dân quan

tâm hơn nữa và nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, đồng thời nghiêm khắc

thực hiện chế tài xử phạt đối với các cơ quan xí nghiệp gây ô nhiễm môi

trƣờng cho huyện.

3.3. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại

Công ty TNHH Quốc Đại thuộc xã Đồng Bảng huyện Mai Châu tỉnh

Hòa Bình, đƣợc khởi công xây dựng từ năm 2001 và đi vào hoạt động sản

xuất từ đầu năm 2003 đến nay, hoạt động với công suất 22nghìn tấn/ năm.

Với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng, công ty sử dụng tre nứa làm

nguyên liệu đầu vào là chủ yếu, một phần công ty sử dụng cả gỗ. Công ty đã

là nơi thu mua tre nứa cho ngƣời dân cũng nhƣ giải quyết việc làm cho bà con

tại địa phƣơng, tạo ra một chỗ dựa cho những ngƣời chỉ canh tác nông nghiệp

lạc hậu. Từ khi thành lập đến nay Công ty hoạt động liên tục đảm bảo đủ

công suất đã đề ra. Tuy nhiên với nhu cầu tiêu thụ của ngƣời dân hiện nay

ngày một tăng, chủ đầu tƣ đang xây dựng kế hoạch sẽ mở rộng quy mô nhà

máy, tăng số lƣợng và chất lƣợng đầu ra đảm bảo cho nhu cầu cũng nhƣ giải

quyết việc làm cho ngƣời dân.

Page 29: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

29

3.4. Quy trình sản xuất giấy và hệ thống xử lý nƣớc thải thải của công ty

trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại

3.4.1. Quy trình sản xuất

Nguyên liệu

tái sử dụng

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hệ thống sản xuất kèm dòng thải

Thuyết minh quy trình hệ thống sản xuất và quy trình phát sinh chất thải:

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là tre nứa và gỗ keo (đã đƣợc bóc vỏ, ngâm

và xử lý hóa chất thích hợp) thông qua băng tải đƣợc đƣa vào hệ thống nghiền

thủy lực, ngoài lƣợng nguyên liệu định mức cho mỗi một mẻ giấy thì một

lƣợng giấy loại trong khâu cuộn lại cũng đƣợc chuyển ngƣợc lại để nghiền,

Nghiền thủy lực

Bể chứa sau thuỷ

lực

NaOH

Lọc cát thô Sàng tubo

Bột thải,

đinh, ghim

Bột

Máy nghiền đĩa

Bể chứa tinh bột Bể máy xeo Hệ thống lọc

cát

Nƣớc

Sàng áp lực Phần lƣới hình

thành Bộ phận ép Bộ phận

sấy

Nƣớc

Ép quang Lô cuộn Phần cuộn lại và

cắt phần thừa

Lề, giấy

thừa

Bột

hơi

Page 30: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

30

nƣớc sử dụng trong công đoạn nghiền gồm nƣớc tuần hoàn lại trong các quá

trình ép vắt nóng, xeo và sấy (lƣợng này chiếm một lƣợng lớn khoảng 80%)

phần nƣớc còn lại đƣợc bổ sung từ suối. Tại đây nhờ hệ thống đánh tơi thủy

lực mà các tạp chất (nhƣ băng dính, đinh ghim, tạp chất cơ học nhƣ nilon)

đƣợc tách rời ra khỏi giấy loại. Tại hệ thống đánh tơi thủy lực, giấy loại và

nƣớc đƣợc đánh tơi thành hỗn hợp bột.

Hỗn hợp bột này từ quá trình đánh tơi thủy lực đƣợc chuyển sang bể chứa

sau thủy lực, sau đó, hỗn hợp đƣợc bơm qua hệ thống lọc cát thô, gồm 2 cái,

tại đây những tạp chất nhƣ băng dính, đinh ghim có kích thƣớc lớn đƣợc giữ

lại và chuyển sang tạp chất và đƣợc loại bỏ từ công đoạn này. Tiếp theo hỗn

hợp đƣợc chuyển sang Tubo để loại bỏ cát lần cuối. Cát cùng với một lƣợng

nƣớc nhỏ sau khi đƣợc loại bỏ tại các khâu sàng theo máng dẫn chuyển đến

bể lắng cát của hệ thống xử lý nƣớc thải. Tiếp đến hỗn hợp đến bể chứa trung

gian nơi để lƣu trữ bột. Sau đó hỗn hợp đƣợc chuyển qua hệ thống nghiền đĩa

nhằm tạo độ mịn cho giấy. Khi kích thƣớc bột đạt tiêu chuẩn ở công đoạn

nghiền đĩa đƣợc chuyển đến bể chứa tinh, sau đó từ đây bột đƣợc chuyển đến

bể máy xeo.

Hệ thống máy xeo gồm: hòm tạo áp kín, suốt đỡ lƣới, hòm hút, trục bụng,

3 tổ ép có chức năng định hình sản phẩm và loại bỏ nƣớc trong giấy sao cho

độ ẩm khoảng 60%. Bột từ nồng độ thấp sau khi qua hệ thống két hút, giấy

nằm trên lƣới còn nƣớc sau xeo đƣợc thu lại tại bể trắng.

Từ bể máy xeo, bột đƣợc chuyển qua hệ thống lọc cát tinh để pha loãng

nồng độ bột. Bột chuyển qua hệ thống sàng áp lực cuối cùng trƣớc khi cho lên

lƣới hình thành.

Tại lƣới hình thành, đây là hệ thống tạo giấy cũng là nguồn phát sinh nƣớc

thải chủ yếu của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Bột từ nồng độ thấp sau khi

qua hệ thống tạo thành giấy, trên lƣới bột đƣợc thoát nƣớc nhờ hệ thống kết

hút, giấy nằm trên lƣới còn nƣớc dƣới lƣới qua máng thu và đƣa về bể nƣớc

trắng. Nƣớc ở đây đƣợc tuần hoàn lại hệ thống từ ngăn 1 đến ngăn 3, khi thiếu

Page 31: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

31

nƣớc mới đƣợc tuần hoàn từ ngăn 4. Nƣớc từ lƣới hình thành có chứa hàm

lƣợng chất lơ lửng cao, phần lớn là xenlulo.

Giấy ẩm đƣợc tạo thành từ lƣới hình thành qua hệ ép, giấy qua ép có độ

ẩm khoảng 60% còn nƣớc thải phát sinh cũng đƣợc qua máng thu và đƣa về

bể nƣớc trắng.

Giấy qua ép đƣa vào hệ thống sấy làm bốc hơi nƣớc năng lƣợng cấp cho lô

sấy đƣợc lấy từ hơi bão hoà của nồi hơi. Giấy sau khi sấy đạt độ ẩm khoảng 8%,

cho qua ép quang và đƣợc cuộn thành cuộn lớn chuẩn bị cho công đoạn chế biến

tiếp theo. Cuối cùng giấy đƣợc cuộn lại theo kích thƣớc yêu cầu của sản phẩm.

Lƣợng giấy thừa tạo thành từ quá trình cắt đƣợc tuần hoàn lại làm nguyên liệu.

Trong đó các nguồn thải chính trong quá trình sản xuất có thể tóm tắt

trong bảng sau:

Bảng 3.2. Các nguồn thải từ các công đoạn và thiết bị khác nhau

Công đoạn/ thiết bị Chất thải điển hình

Chuẩn bị nguyên

liệu thô

• Bã vỏ ƣớt

• Bóc vỏ ƣớt

• Nƣớc vận chuyển gỗ

• Nƣớc rửa vụn nguyên liệu

Nghiền bột

• Nƣớc ngƣng tụ dòng thổi

• Nƣớc ngƣng tụ từ các bình nhựa thông

• Nƣớc làm lạnh đệm từ các máy tinh chế

• Tuyển bột không tẩy

• Các vật thải chứa nồng độ sợi, sạn hay cát cao

• Nƣớc lọc từ quá trình làm đặc bột

Chuẩn bị nguyên liệu

đầu vào và máy xeo

• Rò rỉ và rơi vãi hóa chất và chất phụ gia

• Sàn và nƣớc rửa sàn

• Rơi vãi bột giấy

• Các chất thải chứa sợi, sạn hoặt cát

• Nƣớc thải chứa sợi

• Dòng tràn nƣớc trắng

Các khâu hỗ trợ

• Xả nồi hơi

• Các mức thải tái tạo từ máy làm mềm sợi

• Nƣớc xả đáy

• Nƣớc làm mát máy nén khí

Page 32: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

32

3.4.2. Hệ thống xử lý nước thải của công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại

Thuyết minh sơ đồ:

Nƣớc thải thu gom từ các công đoạn sản xuất giấy đƣợc đƣa qua song

chắn rác, tại đây các tạp chất thô đƣợc thu lại, tránh hiện tƣợng tắc và gây hƣ

hỏng các công trình sau song chắn rác khi dòng thải chảy qua. Những tạp chất

thô này thu đƣợc từ song chắn rác đƣợc thu gom đem đi chôn lấp. Nƣớc thải

sau khi tách cặn rác tự chảy vào bể lắng cát. Do cát có khối lƣợng lớn hơn nên

tại bể lắng cát cát đƣợc lắng lại rồi đem đi xử lý, nƣớc thải sau khi đƣợc loại

bỏ cát chảy sang bể đông keo tụ.

Tại đây để loại bỏ các hạt cặn lơ lửng trong nƣớc, hệ thống sử dụng

polime làm những chất trợ keo tụ với tỷ lệ thích hợp kết hợp với phèn và axit.

Nhờ vậy những hạt cặn lơ lửng trong nƣớc đƣợc dính kết với nhau nhờ các

hạt keo, tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lƣợng đáng kể, các bông cặn

mới tạo thành dễ dàng lắng xuống bể. Cặn lắng thu đƣợc từ bể đông keo tụ

cũng đƣợc thu gom để tiến hành xử lý bùn. Nƣớc thải qua bể đông keo tụ tiếp

tục chảy sang bể lắng 3 ngăn.

Song chắn rác

Bể đông keo tụ

Axit(HCl), phèn,

polyme

Bể lắng 3 ngăn

Bể lắng thứ cấp Môi trƣờng

Bể lắng cát

Nƣớc thải

Page 33: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

33

Bể lắng 3 ngăn có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nƣớc. Ở đây

các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nƣớc sẽ lắng xuống đáy, các

chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nƣớc, các chất thu đƣợc chủ yếu từ

quá trình là bùn, sẽ đƣợc thu gom để tiến hành xử lý bùn. Sau bể lắng 3 ngăn

nƣớc thải tiếp tục chảy sang bể lắng thứ cấp. Tại bể lắng thứ cấp có nhiệm vụ

loại bỏ nốt các tạp chất lơ lửng còn lại trong nƣớc, rồi nƣớc đƣợc xả theo

cống thải ra giữa suối Sia.

Page 34: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

34

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại đến

chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực

4.1.1. Thực trạng chất lƣợng nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại

Nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại đƣợc tổng hợp và thu gom đến

bể chứa (bể lắng cát), tổng khối lƣợng nƣớc thải của Công ty vào khoảng 550

– 700 m3/ ngày đêm. Trong khi đó Công ty chỉ đƣợc phép xả thải ra môi

trƣờng là 120m3/ ngày đêm, chính vì vậy nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý đã

đƣợc Công ty tuần hoàn sử dụng lại một phần. Tuy nhiên trên thực tế 5 năm

đầu tiên đi vào hoạt động Công ty không có hệ thống xử lý, nƣớc thải đƣợc xả

trực tiếp ra suối Sia. Khi có quá nhiều phản ánh của ngƣời dân thì chính

quyền địa phƣơng đã lên tiếng với phòng tài nguyên môi trƣờng rồi đến Bộ tài

nguyên môi trƣờng, khi đó Công ty đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khoảng giữa tháng 7- 2008, Công ty tiến hành cải tạo và nâng cấp các dây

chuyền sản xuất, trong đó có lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc thải. Tuy nhiên, việc

lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc thải của công ty chỉ là hình thức nhằm đối phó

với các cơ quan chức năng còn trên thực tế nƣớc thải vẫn “âm thầm” xả thẳng

ra môi trƣờng. Vì vậy mới có tình trạng trong gần 7 năm hoạt động, có tới 8

lần các cơ quan chức năng ở tỉnh Hòa Bình kiểm tra, phát hiện và xử phạt

việc công ty xả nƣớc thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng.

Theo nhƣ phản ánh của ngƣời dân xung quanh khu vực hoạt động xả thải

tập chung chủ yếu vào buổi đêm, lúc này lƣu lƣợng nƣớc thải lớn hơn ban

ngày rất nhiều. Mặc dù đến nay Công ty đã có hệ thống xử lý nhƣng vẫn còn

tình trạng xả trộm nƣớc thải chƣa xử lý ra môi trƣờng, nhất là vào mùa lũ khi

nƣớc suối Sia chảy mạnh.

Qua khảo sát nhận thấy dòng nƣớc thải cách điểm tiếp nhận theo chiều

dòng chảy của suối Sia có màu đen, nổi bọt, bốc mùi hôi thối, khó chịu. Tuy

nhiên tại thời điểm lấy mẫu nƣớc thải đã qua hệ thống xử lý nhƣng nƣớc vẫn

Page 35: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

35

vẩn đục và có nhiều chất rắn lơ lửng vƣợt quy chuẩn theo kết quả phân tích

dƣới đây.

Để có cơ sở đánh giá chất lƣợng nƣớc thải khóa luận áp dụng theo QCVN

12: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

giấy và bột giấy [6]. Trong đó, giá trị tối đa cho phép của các thông số ô

nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào nguồn nƣớc

tiếp nhận nƣớc thải không vƣợt quá giá trị Cmax đƣợc tính toán nhƣ sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nƣớc

thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải vào nguồn nƣớc tiếp nhận nƣớc

thải, tính bằng miligam trên lít nƣớc thải (mg/l).

- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm, áp dụng cho nƣớc thải

Công ty TNHH Quốc Đại quy định tại cột B1 dành cho cơ sở chỉ sản xuất

giấy trong bảng 1 thuộc QCVN 12 [6] .

- Hệ số Kq là hệ số lƣu lƣợng/dung tích nguồn nƣớc tiếp nhận nƣớc

thải quy định tại bảng 2 thuộc QCVN 12 [6]. Đối với phạm vi áp dụng của

khóa luận thì áp dụng Kq = 0,6

- Hệ số lƣu lƣợng nguồn thải Kf đƣợc quy định trong bảng 4 thuộc

QCVN 12 [6]. Đối với phạm vi áp dụng của khóa luận thì áp dụng Kf = 1,2

Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và

Kf) trong nƣớc thải cho thông số pH. Vậy bảng giá trị Cmax đối với các

thông số áp dụng cho khóa luận thể hiện tại bảng 4.1 nhƣ sau:

Bảng 4.1 Giá trị Cmax các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc thải công

nghiệp giấy và bột giấy tại Công Ty TNHH Quốc Đại

Thông số pH BOD5 ( mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l)

Cmax 5,5 - 9 36 144 72

Page 36: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

36

Kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại đƣợc

thể hiện trong bảng 4.2

Bảng 4.2 Chất lƣợng nƣớc thải sản xuất tại khu vực nghiên cứu

STT

Thông số

Đơn vị đo

Mẫu

Cmax NT1 NT2

1 pH 9,6 9,6 5,5 – 9

2 BOD5 Mg/l 380 381 36

3 COD Mg/l 1920 2640 144

4 TSS Mg/l 603 701 72

(Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng phân tích môi trường, Trường ĐH Lâm

Nghiệp, thực hiện ngày 11/03/2015).

Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cả 2 mẫu nƣớc thải phân tích đều có

các thông số vi phạm QCCP từ hai đến rất nhiều lần. Đặc biệt trong số đó

thông số COD vƣợt QCCP gấp nhiều lần nhất (vƣợt từ 13,3 đến 18,3 lần).

Điều này đã khẳng định lại những đặc trƣng nƣớc thải của ngành sản xuất

giấy và bột giấy đƣợc dự đoán là hoàn toàn phù hợp. Cụ thể đối với từng

thông số nhƣ sau:

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) và nhu cầu oxy hóa học (COD)

Qua kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải sản xuất giấy thấy chỉ tiêu

BOD5 và COD đều vƣợt quy chuẩn cho phép nhiều lần, đƣợc minh họa ở

biểu đồ hình 4.1.

Page 37: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

37

Hình 4.1. Hàm lƣợng COD và BOD5 trong mẫu nƣớc thải của Công ty

TNHH Quốc Đại

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu phân tích)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cả 2 mẫu nƣớc thải đều có hàm lƣợng BOD5 và

COD đều vƣợt QCCP. Với thông số BOD5 vƣợt QCCP 10,5 lần, đặc biệt thông

số COD vƣợt QCCP 13,3 lần với mẫu nƣớc thải lấy ở góc của bể chứa và lên tới

18,3 lần đối với mẫu nƣớc thải lấy ngay tại cống thải tập trung chảy ra bể chứa.

Nƣớc thải giấy có chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ và là môi trƣờng lý tƣởng

cho các sinh vật phát triển. Hàm lƣợng BOD5 và COD quá cao cũng sẽ là nguyên

nhân không nhỏ ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt và nƣớc ngầm.

- Tổng chất rắn lơ lửng TSS

Phân tích kết quả TSS trong mẫu nƣớc thải ở bảng 4.2 đƣợc minh họa

qua biểu đồ hình 4.2

Hình 4.2. Tổng chất rắn lơ lửng TSS trong mẫu nƣớc thải của

Công ty TNHH Quốc Đại

( Nguồn: tổng hợp từ số liệu phân tích)

Mẫu

Mg/l

Mẫu

Mg/l

Mg/l

Mẫu

Page 38: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

38

Qua biểu đồ (hình 4.2) ta thấy: cả hai mẫu nƣớc thải đều vƣợt QCCP, trong

đó mẫu nƣớc thải lấy tại góc của bể chứa vƣợt đến 8,3 lần so với QCCP, trong

khi số lần vƣợt với QCCP tại cống nƣớc thải tổng hợp thải vào bể chứa lên đến

9,7 lần. Với hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc thải cao nhƣ ở trên thể hiện

rõ tác động của nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại tới chất lƣợng

môi trƣờng nƣớc. Do đặc tính nƣớc thải sản xuất giấy chứa nhiều tạp chất, vụn

hữu cơ (bột giấy) và đồng thời nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại

chỉ đƣợc xử lý môt phần và không thƣờng xuyên, dòng thải dịch đen thƣờng

xuyên đƣợc thải riêng trực tiếp ra môi trƣờng ra vùng đất trống và có đào hố

chảy xuống về phía ngƣợc chiều với suối Sia. Chính hàm lƣợng chất rắn lơ lửng

cao làm cho dòng nƣớc mặt ở đây (cụ thể là suối Sia) tại vị trí tiếp nhận dòng

thải có màu đen, vẩn đục, gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

Nhận xét chung:

Nhƣ vậy, các mẫu nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại đều

có các thông số vƣợt QCCP nhiều lần, trong đó COD là thông số vƣợt QCCP

nhiều nhất, trong đó giá trị của các thông số cần quan tâm tại vị trí cống nƣớc

thải xả vào bể chứa (mẫu NT2) luôn cho giá trị cao hơn, vƣợt QCCP nhiều lần

hơn giá trị các thông số lấy tại vị trí một góc của bể chứa. Từ số liệu phân tích

thu đƣợc ta xác định đƣợc hàm lƣợng COD và BOD5 rất cao và chỉ số

BOD5/COD < 0,55 là cơ sở để lựa chọn phƣơng án xử lý thích hợp.

Mặt khác với tổng khối lƣợng nƣớc thải của Công ty khoảng 550 - 700 m3

/ ngày đêm. Ta có thể xác định đƣợc thải lƣợng ô nhiễm của các thông số

BOD5, COD và TSS khi thải ra môi trƣờng trong đó suối Sia là đối tƣợng tiếp

nhận chính trong 1 ngày đêm nhƣ sau:

Bảng 4.3 Thải lƣợng ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất của Công ty

TNHH Quốc Đại trong 1 ngày đêm

STT Thông số Nồng độ

(g/m3)

Thải lƣợng/ ngày đêm

(kg/ngày đêm)

Thải lƣợng/năm

(tấn/ năm)

1 BOD5 381 210 – 267 77 – 97

2 COD 2640 1452 - 1848 529,98 – 674,52

3 TSS 700 385 - 490 140,53 – 178,85

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích tại phòng phân tích môi trường,

trường Đại học Lâm Nghiệp, thực hiện tháng 3/2015)

Page 39: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

39

Vậy dựa trên số liệu tính toán trong bảng 4.3 ở trên, chắc chắn nguồn

nƣớc thải sản xuất bị ô nhiễm của Công ty TNHH Quốc Đại nếu cứ tiếp tục

thải trực tiếp ra môi trƣờng thì sẽ là nguyên nhân khiến chất lƣợng nguồn

nƣớc tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm rất lớn.

4.1.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu

Qua quá trình khảo sát thực địa nhận thấy không có ao, hồ nào thuộc khu

vực Công ty TNHH Quốc Đại, chính vì vậy để đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt

của khu vực bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sản xuất Công ty TNHH Quốc Đại,

khóa luận tiến hành lấy và phân tích 8 mẫu nƣớc mặt là NM3, NM4, NM5,

NM6, NM7, NM8, NM9, NM10 thuộc suối Sia- nơi trực tiếp tiếp nhận dòng

nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại. Để đánh giá chất lƣợng

nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu, khóa luận sử dụng QCVN08:2008/BTNMT

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt [4] để so sánh. Dựa

vào đặc trƣng nƣớc thải ngành giấy, khóa luận đã lựa chọn phân tích một số

chỉ tiêu chủ yếu để nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động này tới chất lƣợng

nƣớc mặt.

Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tại suối Sia sau khi phân tích đƣợc thể

hiện tại bảng dƣới đây:

Bảng 4.4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nƣớc mặt tại suối Sia

STT

Tên

mẫu

Chỉ tiêu

pH TSS

(mg/l)

COD

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

BOD5

(mg/l)

1 NM3 8,3 103 48 0,64 16

2 NM4 8,2 135 96 0,70 31

3 NM5 8,0 512 240 1,90 71

4 NM6 8,1 320 192 1,65 51

5 NM7 8,0 214 170 0,96 24

6 NM8 8,1 203 130 0,90 22

7 NM9 7,9 121 114 0,80 18

8 NM10 8,1 104 94 0,70 16

QCVN 08:

2008/BTNMT

5,5 - 9 50 30 0,50 15

Page 40: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

40

Chú thích: QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

chất lƣợng nƣớc mặt loại B1.

Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng phân tích môi trường, trường ĐH

Lâm Nghiệp, thực hiện tháng 3/201)

Nhận xét:

Qua bảng kết quả phân tích ta thấy có thông số pH nằm trong QCCP còn

các thông số còn lại đều vƣợt QCCP, trong đó điển hình là hàm lƣợng TSS và

COD vƣợt QCCP nhiều lần. Đây đều là những thông số đặc trƣng và liên

quan đến hoạt động sản xuất giấy. Từ kết quả trên có thể khẳng định nguồn

nƣớc mặt (cụ thể là nƣớc suối Sia) đã bị ô nhiễm, trong đó chịu ảnh hƣởng

không nhỏ của nƣớc thải sản xuất Công ty TNHH Quốc Đại.

- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 và nhu cầu oxy hóa học COD

Từ kết quả phân tích các mẫu nƣớc mặt tại những điểm nghiên cứu thấy chỉ

tiêu BOD5 và COD đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Mức độ vƣợt

QCCP 2 chỉ tiêu trên đƣợc minh họa qua biểu đồ hình 4.3 và hình 4.4

Hình 4.3. Hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích)

Mẫu

Mg/l

Page 41: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

41

Hình 4.4. Hàm lƣợng COD trong nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích)

Nhận xét:

Qua số liệu trong bảng 4.4, hình 4.3 và hình 4.4 ở trên ta thấy tất cả các

điểm nghiên cứu đều có giá trị COD và BOD5 vƣợt QCCP rất nhiều lần.

Trong đó chỉ tiêu BOD5 vƣợt QCCP từ 1,1 đến 4,7 lần, tại 2 điểm nghiên

cứu ngƣợc chiều dòng chảy trƣớc dòng thải của Công ty TNHH Quốc Đại có

một điểm (NM4) cách vị trí xả thải ra suối 50m vƣợt QCCP vƣợt 2 lần. Tại

vị trí nguồn nƣớc mặt tiếp nhận trực tiếp nƣớc thải của Công tyTNHH Quốc

Đại giá trị BOD5 vƣợt 4,7 lần, lúc đấy nƣớc thải từ nhà máy đã qua xử lý.

Các vị trí lấy mẫu sau vị trí tiếp nhận nƣớc thải (NM5) đều vƣợt QCCP có

mức độ vƣợt từ 3,4 xuống đến 1,1 lần, giá trị BOD5 giảm dần theo khoảng

cách xa dần vị trí tiếp nhận nƣớc thải. Điều này là rất hợp lý do sự ảnh hƣởng

của nƣớc thải sản xuất làm suy giảm chất lƣợng nguồn nƣớc mặt tại khu vực

nghiên cứu. Mặt khác với giá trị quá cao chứng tỏ, trong nguồn nƣớc mặt tại

khu vực nghiên cứu có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, lƣợng oxy mà vi sinh vật

sử dụng lớn, điều này ảnh hƣởng tiêu cực đến sự sinh trƣởng, phát triển của

Mẫu

Mg/l

Page 42: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

42

các loài sinh vật nƣớc và là đặc biệt có hại với nguồn nƣớc suối Sia - là môi

trƣờng sống của rất nhiều loài sinh vật thủy sinh.

Cũng giống nhƣ chỉ tiêu BOD5 thông số COD đo đƣợc tại tất cả các điểm

nghiên cứu đều vƣợt QCCP dao động từ 1,6 đến 8 lần. Trong đó điểm vƣợt

lớn nhất là tại vị trí nguồn nƣớc mặt tiếp nhận trực tiếp nƣớc thải của Công ty

giá trị đo đƣợc là 240 mg/l gấp QCCP 8 lần. Các điểm nghiên cứu tại nguồn

nƣớc suối Sia sau điểm nhận nguồn nƣớc thải cũng đều vƣợt QCCP, song giá

trị phân tích COD thu đƣợc tại những điểm này có xu hƣớng giảm khi xa dần

vị trí tiếp nhận, so với QCCP từ gấp 6,4 lần xuống 2,1 lần. Chỉ số COD càng

cao càng thể hiện rõ mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt tại khu vực nghiên

cứu, trong nƣớc có nhiều tạp chất hữu cơ dễ phân hủy cùng những chất độc

hại khác gây những tác hại to lớn.

Nhƣ vậy với cả 2 thông số BOD5 và COD trong nƣớc mặt nghiên cứu đều

vƣợt QCCP, với mức độ vƣợt QCCP biến đổi theo các vị trí khác nhau. Trong

đó NM3 và NM4 là các vị trí lấy trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc thải sản xuất của

Công ty trên suối Sia (ta xác định là giá trị đại diện cho chất lƣợng môi trƣờng

nền) đều cho các giá trị vƣợt QCCP tuy nhiên mức độ vƣợt ở đây không cao,

do thời gian lấy mẫu vào mùa cạn nên Công ty không thƣờng xuyên xả trộm

nƣớc thải chƣa xử lý trực tiếp ra suối. Tại vị trí nguồn tiếp nhận nƣớc thải trực

tiếp NM5 giá trị đo đƣợc của các thông số quan tâm có mức độ vƣợt luôn là

cao nhất tại đây, thể hiện rất rõ mức độ ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất

Công ty TNHH Quốc Đại làm suy giảm chất lƣợng nƣớc mặt tại nguồn nƣớc

tiếp nhận. Với những vị trí lấy sau NM5 theo chiều dòng chảy, giá trị đo đƣợc

so với QCCP cũng vƣợt nhiều lần tuy nhiên mức độ vƣợt có xu hƣớng giảm

dần theo chiều xa dần vị trí NM5 cùng chiều dòng chảy, nhƣ vậy những điểm

càng xa điểm tiếp nhận mức độ bị ảnh hƣởng càng giảm nên mức độ ô nhiễm

cũng ít hơn. Đặc biệt tại vị trí cách NM5 khoảng cách 1000m là điểm NM10,

các thông số quan tâm có giá trị đo đƣợc tƣơng đối gần với giá trị tại NM3 và

NM4 (môi trƣờng nền), nhƣ vậy khoảng cách 1000 m là khoảng tác động của

Page 43: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

43

nƣớc thải sản xuất Công ty TNHH Quốc Đại đến môi trƣờng nƣớc mặt tại

suối Sia.

- Tổng chất rắn lơ lửng

Kết quả nghiên cứu thể hiện mức độ vƣợt QCCP của chỉ tiêu TSS đƣợc

minh họa trong hình 4.5

Hình 4.5. Tổng chất rắn lơ lửng TSS trong nƣớc mặt

tại các điểm nghiên cứu

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích)

Với kết quả phân tích chỉ tiêu TSS thu đƣợc trong bảng 4.4 và hình 4.5 cho

thấy tất cả các điểm nghiên cứu đều có giá trị TSS cao hơn QCCP, trong đó

các giá trị dao động từ 103 mg/l đến 512 mg/l ứng với số lần vƣợt QCCP là từ

2,1 đến 10,24 lần. Tại điểm NM5 giá trị TSS xác định đƣợc cao nhất, mức độ

vƣợt là lớn nhất (10,24 lần so với QCCP), các vị trí sau NM5 theo chiều dòng

chảy đều có giá trị đo đƣợc giảm dần thể hiển mức độ ô nhiễm có xu hƣớng

giảm. Vị trí NM3 và NM4 ngƣợc chiều dòng chảy cho giá trị vƣợt QCCP, tuy

nhiên mức độ vƣợt không cao. Với hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao trong

nguồn nƣớc mặt cũng góp phần làm ảnh hƣởng đến hàm lƣợng oxy hòa tan

trong nƣớc, mặt khác nó cũng làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nƣớc

do vậy ảnh hƣởng đến khả năng quang hợp dƣới nƣớc. Vì vậy giá trị TSS

Mẫu

Mg/l

Page 44: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

44

cũng phản ánh mức độ ô nhiễm trong nguồn nƣớc mặt đang nghiên cứu.

Bảng 4.4 cho thấy giá trị pH trong nƣớc mặt nghiên cứu không vi phạm

QCCP, do đó thông số này không đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nƣớc

thải đến chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu.

- Hàm lƣợng amoni NH4+

Kết quả nghiên cứu thể hiện mức độ vƣợt QCCP của chỉ tiêu NH4+

đƣợc minh họa trong hình 4.6

Hình 4.6. Hàm lƣợng NH4+

trong mẫu nƣớc mặt

tại các điểm nghiển cứu

((Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích)

Nhận xét:

Với kết quả phân tích chỉ tiêu NH4+ thu đƣợc trong bảng 4.4 và hình 4.6

cho thấy tất cả các điểm nghiên cứu đều có giá trị NH4+ cao hơn QCCP, trong đó

các giá trị dao động vƣợt QCCP là từ 1,28 đến 3,8lần. Tại điểm NM5 giá trị NH4+

xác định đƣợc cao nhất, mức độ vƣợt là lớn nhất (3,8 lần so với QCCP), các vị trí

sau NM5 theo chiều dòng chảy đều có giá trị đo đƣợc giảm dần thể hiển mức độ ô

nhiễm có xu hƣớng giảm. Đến vị trí MN9 giá trị NH4+ gần bằng với vị trí NM3

ngƣợc chiều dòng chảy, điều đó cho thấy phạm vi ảnh hƣởng của nƣớc thải nằm

Mẫu

Mg/l

Page 45: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

45

trong khoảng lấy mẫu nghiên cứu là 1000m . Tuy hàm lƣợng amoni trong nƣớc

mặt vƣợt QCCP không quá nhiều lần nhƣng cũng góp phần phản ánh đến mức độ

ô nhiễm trong nguồn nƣớc mặt nghiên cứu.

Điểm cách MN5 1000m Điểm MN5- cống thải giữa suối

(Nguồn: Bùi Thị Lương 2015)

Nhận xét chung:

Từ kết quả phân tích và so sánh với các chỉ tiêu tƣơng ứng trong QCVN

08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt

loại B1, ta thấy hầu hết các mẫu nƣớc mặt tiến hành phân tích đều có những

chỉ số vƣợt QCCP đặc biệt là với chỉ tiêu BOD, COD và TSS mức độ vƣợt là

rất lớn. Mức độ ô nhiễm của nguồn nƣớc mặt trƣớc vị trí tiếp nhận trực tiếp

dòng thải là không nhiều (mức độ vƣợt QCCP không quá cao), nhƣng tại vị trí

tiếp nhận (NM5) tất cả các thông số đều đặc biệt cao, gấp QCCP rất nhiều lần

biến thiên giảm dần khi càng xa vị trí tiếp nhận trực tiếp dòng thải. Tại vị trí

cách nguồn tiếp nhận trực tiếp nƣớc thải sản xuất ra suối Sia (NM5) khoảng

cách 1000m (NM10) theo chiều dòng chảy các thông số quan tâm có giá trị

đo đƣợc tƣơng đối gần với giá trị tại NM3 và NM4 (môi trƣờng nền), nhƣ vậy

ta có thể ƣớc lƣợng phạm vi ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất đến chất lƣợng

môi trƣờng nƣớc mặt (suối Sia) tại khu vực nghiên cứu là 1000m. Kết quả

phân tích thu đƣợc là hoàn toàn phù hợp và đã phản ánh sự ảnh hƣởng tiêu

cực của nƣớc thải sản xuất Công ty TNHH Quốc Đại làm suy giảm chất lƣợng

Page 46: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

46

nguồn nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu.

4.1.3. Thực trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

Để nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất Công TNHH Quốc Đại

tới chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngầm, khóa luận tiến hành lấy mẫu tại 3 hộ

gia đình gần khu vực cống thải nƣớc thải chính của Công ty TNHH Quốc Đại

là những mẫu NN11, NN12, NN13. Với mục đích đánh giá ảnh hƣởng của

nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại đến chất lƣợng nƣớc ngầm,

khóa luận đã sử dụng QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về chất lượng nước ngầm [5] để so sánh. Cụ thể kết quả phân tích thu

đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.5. Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

STT Tên mẫu Chỉ tiêu

pH TS (mg/l) COD

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

1 NN11 7,0 369 72,0 1,0

2 NN12 7,0 488 33,6 0,8

3 NN13 7,1 499 38,4 1,4

QCVN 09:

2008/BTNMT

5,5 – 8,5 1500 4 0,1

Chú thích: QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất

lƣợng nƣớc ngầm.

Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng phân tích môi trường, Trường ĐH Lâm

Nghiệp, thực hiện tháng 3/ 2015)

Nhận xét:

Từ bảng 4.5 thể hiện kết quả phân tích các mẫu nƣớc ngầm thu đƣợc ta

thấy, cả 3 mẫu nƣớc ngầm tiến hành phân tích đều có giá trị pH và hàm lƣợng

chất rắn tổng số TS không vi phạm QCCP, tuy nhiên với giá trị hàm lƣợng

amoni NH4+ và nhu cầu oxy hóa học COD thì tất cả các mẫu đều vƣợt QCCP.

Cụ thể là:

Page 47: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

47

- Hàm lƣợng amoni NH4+

Các mẫu phân tích đều cho kết quả giá trị thông số amoni NH4+vƣợt

QCCP từ 8 đến 14 lần. Giá trị phân tích thu đƣợc vƣợt nhiều so với QCCP, vì

vậy với mục đích sử dụng nƣớc cho sinh hoạt của các hộ gia đình đƣợc lấy

mẫu nƣớc thì mẫu nƣớc có hàm lƣợng Amoni vƣợt quá QCCP chắc chắn sẽ

ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống của các hộ gia đình trong quá trình sử

dụng lâu dài. Nƣớc thải sản xuất đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng

nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu, trong đó tác động đến hàm lƣợng amoni

trong nƣớc ngầm là hoàn toàn hợp lý. Mức độ vƣợt QCCP của từng mẫu nƣớc

ngầm đƣợc minh họa trong biểu đồ hình 4.7

Hình 4.7. Hàm lƣợng Amoni trong nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích)

- Nhu cầu oxy hóa học COD

Với các mẫu nƣớc ngầm sau khi phân tích cho kết quả giá trị chỉ tiêu

COD tại tất cả các điểm đều vƣợt QCCP gấp từ 8,4 đến 18 lần. Giá trị COD

các mẫu nƣớc ngầm thu đƣợc phần nào phản ánh thực trạng ô nhiễm chất

lƣợng môi trƣờng ngầm tại khu vực xung quanh Công ty. Kết quả phân tích

đƣợc minh họa trong biểu đồ trong hình 4.10.

Mẫu

Mg/l

Page 48: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

48

Hình 4.8. Hàm lƣợng COD trong nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích)

Kết luận chung:

Nhƣ vậy từ kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải, nƣớc mặt và nƣớc

ngầm ta thấy hầu hết các thông số đƣợc lựa chọn xác định đều cho giá trị vƣợt

so với QCCP nhiều lần, đặc biệt là các chỉ tiêu đặc trƣng cho ngành sản xuất

giấy. Từ đây ta hoàn toàn có thể khẳng định ảnh hƣởng của nƣớc thải sản

xuất Công ty TNHH Quốc Đại đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực

nghiên cứu, cho thấy hoạt động xả thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng trong khi

nƣớc thải không đƣơc xử lý triệt để đã là nguyên nhân gia tăng ô nhiễm trong

cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm đặc biệt là sự ô nhiễm COD và BOD5. Thực tế

trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách với Công ty TNHH Quốc Đại là xử lý triệt để

dòng thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng đảm bảo QCCP, đồng thời tiến hành xử

lý, cải thiện chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm đang bị ô nhiễm.

Ngoài ra chất lƣợng nƣớc tại khu vực nghiên cứu còn đƣợc đánh giá

thông qua một số thông số vật lý nhƣ trong bảng sau:

Mẫu

Mg/l

Page 49: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

49

Bảng 4.6 Kết quả đo một số thông số khác trong các mẫu

nƣớc nghiên cứu

STT Tên mẫu Các chỉ tiêu

Độ dẫn điện

(μS/ cm)

Độ muối (%) Độ đục

(NTU)

1 NT1 1645 3,3 117

2 NT2 1515 3,1 115

3 NM3 427 0,9 4,79

4 NM4 430 0,9 8,69

5 NM5 597 0,9 101

6 NM6 576 0,9 29,24

7 NM7 431 0,9 16,57

8 NM8 470 1 13,58

9 NM9 468 0,9 12,26

10 NM10 444 0,9 10,08

11 NM11 338 0,7 2,44

12 NM12 438 1,2 2,42

13 NM13 437 1,2 2,41

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu phân tích)

Nhận xét:

Dựa vào bảng 4.6 ta thấy sự chênh lệch các giá trị đo đƣợc của các

thông số giữa nƣớc thải – nƣớc mặt – nƣớc ngầm là không quá lớn, điều đó

cho thấy chất lƣợng nƣớc thải sau khi xử lý vẫn chƣa thực sự đảm bảo đúng

quy chuẩn. Với thông số độ đục, tại điểm tiếp nhận nƣớc thải là MN5 khi đã

xử lý nhƣng giá trị độ đục mới chỉ giảm từ 117 xuống 101NTU, điều đó cho

thấy chất lƣợng nƣớc thải không đảm bảo sẽ làm ô nhiễm nguồn nƣớc khu

vực nghiên cứu, trong tƣơng lai nếu không thay đổi công nghệ sản xuất cũng

nhƣ công nghệ xử lý nƣớc thải thì nguồn nƣớc suối Sia cũng nhƣ đầu nguồn

Page 50: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

50

sông Mã sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.

4.2. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn

Quốc Đại về mặt kinh tế - xã hội

Những năm gần đây cùng với đẩy mạnh đầu tƣ chiều sâu, công ty phát

động phong trào phát huy sáng kiến tiết kiệm đồng thời thi đua sản xuất, tiêu

thụ sản phẩm, … Nhờ đó sản lƣợng giấy sản xuất đƣợc của Công ty trong

năm 2013 đạt hơn 24.000 tấn, bằng 109,1% so kế hoạch và tăng 5,8% so với

năm 2012, đƣa tổng doanh thu đạt 340 tỷ đồng, bằng 109,4% so kế hoạch và

tăng 30,2% so với năm 2011 [7].

Trong năm 2014 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn song Công ty vẫn

đặt mục tiêu sản xuất gần 25.000 tấn giấy các loại, doanh thu trên 350 tỷ

đồng, nộp ngân sách 5 tỷ đồng và đảm bảo thu nhập bình quân trên 4 triệu

đồng/ngƣời/tháng [18].

Nhƣ vậy với những thành tích đã đạt đƣợc không những là thành tích

của chính Công ty mà còn là thắng lợi chung của ngành Giấy cả nƣớc, góp

phần tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành Giấy trong tƣơng lại.

Công ty TNHH Quốc Đại đã góp phần tích cực vào sự phát triển và tăng

trƣởng kinh tế cả nƣớc nói chung và với toàn huyện Mai Châu cũng nhƣ tỉnh

Hòa Bình. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhƣ

hiện nay, vƣợt qua khó khăn Công ty vẫn không ngừng phát triển, đảm bảo

hoạt động sản xuất luôn luôn ổn định, những nỗ lực đó của Công ty càng đáng

trân trọng và biểu dƣơng khích lệ hơn nữa. Mặt khác, việc tạo công ăn việc

làm cho hơn 200 lao động có mức thu nhập ổn định, Công ty đã giúp cải thiện

và nâng cao cuộc sống của một bộ phận không nhỏ cho huyện Mai Châu tỉnh

Hòa Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động sản xuất của

Công ty TNHH Quốc Đại cũng có những hạn chế đó là gây ô nhiễm môi

trƣờng. Điển hình nhƣ kết quả đã phân tích ở trên, nƣớc thải sản xuất của

Công ty đã có những ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng nƣớc, làm suy giảm

Page 51: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

51

chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và tác động trực tiếp tới sức khỏe ngƣời dân –

những ngƣời sử dụng nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm tại khu vực đang bị ô

nhiễm. Thực tế trên đặt ra nhiệm vụ phải giảm mức độ ảnh hƣởng của nƣớc

thải tới môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân bằng các biện pháp quản lý hợp lý

kết hợp với tiến hành xử lý nguồn nƣớc thải một cách triệt để trƣớc khi thải ra

môi trƣờng.

4.3. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng

môi trƣờng khu vực nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: nguồn nƣớc thải của Công ty TNHH

Quốc Đại hiện tại đang là nguồn gây ô nhiễm tới nguồn nƣớc của ngƣời dân

khu vực nghiên cứu. Nếu tình trạng ô nhiễm còn tiếp tục sẽ gây ảnh hƣởng

lớn tới đời sống, sản xuất của ngƣời dân sống xung quanh khu vực Công ty

nói riêng, và ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ sinh thái, cũng nhƣ chất lƣợng môi

trƣờng nói chung. Vì vậy với mong muốn khắc phục những tác động tiêu cực

kể trên, khóa luận xin đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:

4.3.1. Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật

Về mặt chính sách:

Trƣớc tình trạng nguồn nƣớc ngầm có một số thông số vi phạm QCCP

xung quanh khu vực Công ty, đòi hỏi các cơ quan chức năng xã Đồng Bảng

nói riêng và huyện Mai Châu nói chung cần chú trọng ƣu tiên cung cấp nguồn

nƣớc sạch cho khu vực, nhƣ xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch đến từng

hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình sống xung quanh gần khu vực Công

ty, để những hộ dân ở đây đảm bảo cuộc sống và sức khỏe của mình.

Phối kết hợp hành động của các cơ quan đoàn thể đặc biệt là trạm y tế,

các trƣờng học, các cơ quan đóng trên địa bàn, các tổ chức về môi trƣờng

thực hiện tuyên truyền và giúp đỡ ngƣời dân khu vực huyện Mai Châu nói

chung và đặc biệt là nhân dân xã Đồng Bảng– khu vực xung quanh Công ty

TNHH Quốc Đại, hiểu đƣợc trách nhiệm của mình trong việc phát hiện những

biểu hiện gây ô nhiễm môi trƣờng của Công ty TNHH Quốc Đại, từ đó kịp

Page 52: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

52

thời ngăn chặn một cách có hiệu quả.

Khuyến khích Công ty đầu tƣ vào công nghệ sản xuất sạch hơn, tiến

hành xây dựng các quỹ BVMT với sự hỗ trợ giúp đỡ vay vốn từ các tổ chức

môi trƣờng, từ chính một phần doanh thu của Công ty.

Đồng thời các cơ quan chức năng cần phải thƣờng xuyên kiểm tra,

giám sát, hoạt động sản xuất và xử lý nƣớc thải của Công tyTNHH Quốc Đại.

Khi phát hiện ra vi phạm, gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng cần có những

hình thức xử lý nghiêm minh.

Nhà nƣớc nên có những quy định về ngân sách đầu tƣ vào hệ thống xử

lý nƣớc thải bắt buộc cho từng đơn vị sản xuất ứng với lƣợng nƣớc thải trong

một tháng hay một năm. Điều này, đảm bảo cho các đơn vị sản xuất phải liên

tục tạo kinh phí cho việc xử lý chất thải giúp nâng cao trình độ cán bộ môi

trƣờng và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải.

Về mặt pháp luật:

Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của

Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải [3] và thải lƣợng các

chất ô nhiễm do nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại thải ra môi

trƣờng trong 1 ngày đêm, Nhà nƣớc và sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hòa

Bình nên ban hành các chế tài quy định mức nộp phạt do xả thải và gây ô

nhiễm một cách chi tiết, cụ thể để xác định phí bảo vệ môi trƣờng đối với

nƣớc thải mà Công ty cần phải đóng cho Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh

Hòa Bình, Phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Mai Châu. Cùng với đó buộc

công ty phải chịu mọi phí tổn trong việc xử lý và phục hồi lại chất lƣợng nƣớc

nơi tiếp nhận nguồn thải. Có nhƣ vậy mới giảm đƣợc chi phí sức khỏe và thiệt

hại về kinh tế cho ngƣời dân khu vực nghiên cứu. Mặt khác, ngƣời gây ô

nhiễm sẽ có trách nhiệm hơn đối với hoạt động sản xuất của họ đối với môi

trƣờng.

4.3.2 Giải pháp về mặt kinh tế - xã hội

Về mặt kinh tế:

Page 53: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

53

- Các cơ quan Nhà nƣớc đặc biệt là các cơ quan môi trƣờng (Bộ Tài

nguyên & Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hòa Bình) phải có biện

pháp quản lý môi trƣờng chặt chẽ hơn. Cụ thể là:

- Tăng phí và lệ phí môi trƣờng đối với các cơ sở và nhà máy có nguy

cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc cao. Ngoài ra đối với công ty, doanh nghiệp

có việc xả thải không đạt tiêu chuẩn môi trƣờng hay cố tình gây ô nhiễm môi

trƣờng mặc dù đã đƣợc cảnh báo trƣớc cũng cần áp dụng mức phí khác cao

hơn, nghiêm khắc hơn.

- Áp dụng Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của

Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải [3] và thải lƣợng các

chất ô nhiễm do nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại thải ra môi

trƣờng trong 1 ngày đêm đã đƣợc tính toán trong bảng 4.4. Sau khi tính toán

ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.7. Mức thu với mỗi chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải của Công ty

TNHH Quốc Đại trong một năm

STT Chất gây ô nhiễm tính phí Mức thu/ năm

(triệu đồng/năm)

1 COD 529,98 – 674,52

2 TSS 168,525 – 178,85

Giá trị phí biến đổi C tính đƣợc là: 698,5 – 853,37(triệu đồng/năm)

Áp dụng công thức, tính toán cho số phí phải nộp F = f + C. Giá trị F

khi đó xác định đƣợc là 700 – 854,8 (triệu đồng/năm).

Vậy nếu áp dụng Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm

2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thì 1 năm

Công TNHH Quốc Đại phải đóng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải

của Công ty là 700 – 854,8 (triệu đồng/năm). Số phí nói trên sẽ đƣợc sử dụng

cho các hoạt động với mục đích cải thiện chất lƣợng môi trƣờng góp phần bảo

vệ môi trƣờng theo đúng nội dung đã quy định rõ trong Nghị định số

Page 54: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

54

25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Về mặt xã hội

- Các tổ dân phố lập các tổ chức hoạt động về môi trƣờng riêng để luôn

đại diện cho nhân dân đƣa ra những kiến nghị tới Công ty TNHH Quốc Đại

về việc đảm bảo môi trƣờng sống trong sạch cho ngƣời dân.

- Thành lập quỹ quyên góp từ các doanh nghiệp sản xuất sạch hỗ trợ

cho các công ty gây ô nhiễm với điều kiện chuyển đổi sản phẩm giữa hai bên,

điều này là đặc biệt cần thiết trong điều kiện huyện Mai Châu tập chung nhiều

công ty, nhà máy, xí nghiệp đang trên đà phát triển nhƣ hiện nay..

4.3.3. Giải pháp về mặt quản lý

Giáo dục môi trƣờng và giáo dục cộng đồng

Công ty cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật và an toàn

lao động. Thực hiện công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trƣờng

cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Đặt các khẩu hiệu, tranh cổ động bảo

vệ môi trƣờng và an toàn lao động trong khu vực Công ty.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục môi trƣờng cho mọi

đối tƣợng, biến nhận thức về bảo vệ môi trƣờng thành ý thức tự giác thƣờng

trực và hành động cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp và mỗi

ngƣời dân.

Giảm thiểu rủi ro môi trƣờng

Công ty cần có những chính sách hỗ trợ đối với ngƣời dân phải chịu

ảnh hƣởng từ hoạt động sản xuất của công ty. Ƣu tiên lao động đối với những

hộ gia đình phải chịu những ảnh hƣởng của công ty. Cần thƣờng xuyên có

những đợt kiểm tra sức khỏe của ngƣời dân sống xung quanh công ty và có

giải pháp bồi thƣờng đối với những ngƣời dân, những hộ gia đình chịu ảnh

hƣởng nghiêm trọng.

Page 55: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

55

4.3.4. Giải pháp về mặt công nghệ

Thu gom

Bùn

Bùn

Hình 4.9. Đề xuất mô hình xử lý nƣớc thải Công ty TNHH Quốc Đại

Song chắn rác

Rác thô

Bể lắng cát

Bể tuyển nổi

Bể điều hòa

Bể lắng 1

Bể UASB

Bể Aerotank

Bể lắng thứ cấp

Ao hồ sinh học

Bùn, cát

Xử lý bùn, cát

Bùn hoạt tính

Sục khí

Môi trƣờng

Nƣớc thải

Page 56: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

56

Nhận xét công nghệ xử lý đề xuất:

Công nghệ xử lý nƣớc thải đƣợc đề xuất, đƣợc nâng cấp từ công nghệ

xử lý nƣớc thải hiện có của Công ty TNHH Quốc Đại. Nhằm nâng cao hiệu

quả xử lý, khóa luận tiến hành đề xuất nâng cấp một số công đoạn trong công

nghệ xử lý nƣớc thải:

- Sau bể lắng cát bố trí thêm bể tuyển nổi bởi quá trình tuyển nổi cho

phép tận thu nguồn bột giấy tái sử dụng cho quá trình sản xuất mang lại nhiều

lợi ích kinh tế cho Công ty.

- Bể điều hòa đƣợc bố trí thêm sau bể tuyển nổi, dòng nƣớc thải sau khi

qua bể tuyển nổi vào đây, tại bể điều hòa nƣớc thải đƣợc điều hòa, ổn định về

lƣu lƣợng và nồng đợ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải (pH, COD, BOD5,..).

Nhờ quá trình thổi khí đã tạo nên sự xáo trộn cần thiết nhằm ngăn cản sự lắng

cặn và tránh phát sinh mùi hôi tại bể điều hòa.

- Trƣớc bể aerotank ta bố trí thêm bể UASB. Kết quả phân tích nƣớc

thải ở trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm rất cao so với tiêu chuẩn. Tỉ lệ

BOD5/COD ≤ 0,55 và hàm lƣợng COD > 1000 mg/l, chất hữu cơ chủ yếu ở

dạng hòa tan. Do vậy rất thích hợp cho phƣơng pháp xử lý sinh học bao gồm

2 công đoạn là xử lý yếm khí đặt trƣớc (bể UASB) và xử lý hiếu khí đặt sau

(bể aerotank). Tại bể UASB các chất hòa tan, BOD cacbon sẽ bị khử và ổn

định hợp chất hữu cơ trong nƣớc thải đồng thời hấp thụ vầ kết tụ cặn lơ lửng

và chất keo không lắng [13]. Bùn thu đƣợc từ bể UASB đƣợc thu gom chuyển

tới bể chứa bùn để tiến hành xử lý.

Theo đánh giá sơ bộ thì mô hình đề xuất sẽ mang lại hiệu quả môi

trƣờng cao hơn mô hình xử lý nƣớc thải mà Công ty TNHH Quốc Đại đang

sử dụng, từ đó cũng kéo theo các hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội.

Page 57: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

57

Chƣơng 5

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua những kết quả thu đƣợc khóa luận đi đến một số kết luận nhƣ sau:

1. Công ty TNHH Quốc Đại là một đơn vị sản xuất với quy mô khá lớn, sản

xuất và tiêu thụ giấy cao, phát thải vào môi trƣờng một lƣợng không nhỏ các

chất thải đặc biệt là nguồn nƣớc thải của hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó nguồn

nƣớc thải không đƣợc xử lý triệt để của Công ty thải ra ngoài môi trƣờng đang là

nguyên nhân gây ô nhiễm chất lƣợng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.

2. Chất lƣợng nƣớc thải: Nƣớc thải của Công ty phát sinh với khối lƣợng lớn

từ khoảng 550m3 - 700 m

3/ ngày đêm. Các thông số đặc trƣng cho nƣớc thải

sản xuất giấy cho kết quả phân tích so với QCVN 12: 2008/ BTNMT đều

vƣợt rất nhiều lần ở cả 3 chỉ tiêu COD, BOD5 và TSS trong đó COD cho giá

trị vƣợt lớn nhất.

3. Chất lƣợng nƣớc mặt: Nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại đã

gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt trên suối Sia với phạm vi ảnh hƣởng dài

1000m theo chiều dòng chảy, kể từ điểm xả thải. Qua kết quả phân tích các

chỉ tiêu nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu cho kết quả ngoài giá trị pH còn

các chỉ tiêu COD, BOD5, NH4+

và TSS đều vi phạm QCVN 08:

2008/BTNMT và vƣợt quy chuẩn nhiều lần.

4. Chất lƣợng nƣớc ngầm: Giá trị pH và hàm lƣợng chất rắn tổng số TS tại

các điểm nghiên cứu đảm bảo theo đúng QCVN 09: 2008/BTNMT, nhƣng vi

phạm ở 2 chỉ tiêu là NH4+ và COD trong đó COD có mức độ vƣợt QCCP lớn

từ 8 đến 18 lần.

5. Trƣớc thực trạng đó khóa luận đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hạn chế

những tác động tiêu cực của nƣớc thải Công ty TNHH Quốc Đại đến môi trƣờng

nƣớc, góp phần cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

5.2. Tồn tại

Bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, khóa luận vẫn còn tồn tại một số vấn

Page 58: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

58

đề nhƣ sau:

- Do hạn chế về mặt kinh phí nên khóa luận chƣa tổ chức lấy mẫu và

phân tích lặp lại nhiều lần trong tháng.

Do một số điều kiện khách quan nên khóa luận không thể tiến hành phân

tích toàn bộ các thông số trong nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại, mà

chỉ phân tích 8 thông số cơ bản nhất: pH, độ đục, độ muối, EC, TDS, SS,

COD, BOD5 dựa trên nghiên cứu các đặc tính của ngành công nghiệp sản

xuất giấy.

- Mặt khác khóa luận chƣa tiến hành thử nghiệm đƣợc phƣơng pháp xử

lý nƣớc thải giấy nên biện pháp đề xuất đƣa ra còn mang tính lý thuyết.

5.3. Kiến nghị

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, khóa luận có một số kiến nghị

nhƣ sau:

- Cần đầu từ thời gian nghiên cứu lâu dài hơn, có thể mở rộng tiến hành

nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc thải đến môi trƣờng đất, môi trƣờng không khí.

- Số lƣợng mẫu và số lần lặp lại cần nhiều hơn, các chỉ tiêu phân tích

cũng cần đầy đủ hơn để nâng cao tính chính xác và khoa học cho kết quả

nghiên cứu.

- Xem xét các giải pháp mà khóa luận đƣa ra để có thể áp dụng trong thực

tế góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng khu vực nghiên cứu

Page 59: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam năm 2013

2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014

của huyện Mai Châu

3. Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2013): Nghị định số

25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008): QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008): QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008): QCVN 12: 2008/BTNMT – Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp giấy và bột giấy.

7. Công ty TNHH Quốc Đại (2013): Báo cáo thƣờng niên 2013

8. Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ (2007): Báo cáo đánh giá tác động

môi trƣờng “Dự án đầu tƣ mở rộng dây chuyền sản xuất xi măng công suất

30.000tấn/năm”.

9. Thái Thúy An (2013) Nghiên cứu sử dụng một số chất keo tụ để thử

nghiệm và đề xuất mô hình xử lý nƣớc thải sản xuất giấy tại Công ty TNHH

Giấy Bắc Hà, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”

10. Mai Thị Hƣơng Giang (2013): Nghiên cứu ảnh của nƣớc thải sản xuất tại

Công ty Cổ phần giấy Việt Trì, TP Việt Trì, Phú Thọ đến chất lƣợng môi

trƣờng nƣớc khu vực xung quanh Công ty”. Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp.

11. Lê Thục Lam (2010): Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn

cho ngành công nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Luận văn thạc sỹ

khoa học, Trƣờng Đại học Kỹ thuật công nghệ TP. HCM.

12. Ngô Văn Lực (2012): Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý

nƣớc thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên. Khóa

luận tốt nghiệp trƣờng ĐH Lâm Nghiệp

Page 60: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

13. Nguyễn Thị Lý Uyên (2010): Đồ án thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải nhà

máy bột giấy công suất 1500m3. Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên

14. http://www.vietpaper.com.vn/tin-tuc/991-sn-xut-sch-hn--nganh-giy-c-hi-

tit-kim-cho-doanh-nghip.html

15.http://maichau.hoabinh.gov.vn/index.-u-ki-n-t-nhien

16.http://www.ven.vn/nam-2012-nganh-giay-no-luc-vuot-

kho_t77c36n27049tn.aspx

17..http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.343.gpopen.204588.gpside.1.gpnewtitle.bao-cao-thi-truong-giay-

va-san-pham-giay-quy-ii-2012-va-du-bao-qui-iii.asmx

18.http://www.thongtincongty.com/company/17b03b5fa-cong-ty-trach-

nhiem-huu-han-quoc-dai/

19. http://incantho.vn/?newsdetail/2/7/59/&Nganh-giay:-Doi-dien-thach-thuc

20.http://www.vietpaper.com.vn/tin-tuc/1811-nganh-cong-nghip-sn-xut-giy-

va-bao-bi-c-hi-va-thach-thc-.html

Page 61: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo cử nhân khoa học môi trƣờng

đồng thời trau dồi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, đƣợc sự đồng ý của khoa

Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt

nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất giấy tại Công ty

trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa

Bình đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc khu vực xung quanh Công ty”.

Qua đây, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Bùi

Văn Năng đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt, bổ sung kiến thức và kinh

nghiệm giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Nguyễn Thanh Tính – phó

Giám đốc Công ty TNHH Quốc Đại và Ông Hà Văn Phụng – phụ trách hệ

thống xử lý nƣớc thải của nhà máy giấy đã tạo điều kiện để tôi thu thập số liệu

thực địa khảo sát hiện trƣờng. Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô

giáo trƣờng đại học Lâm Nghiệp đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian học

tập tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn Trung tâm thí nghiệm thực hành khoa Quản lý

tài nguyên rừng và môi trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời

gian thực tập tại Trung tâm.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình làm việc, song do trình độ, vốn

kiến thức có hạn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong

nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để tôi có thêm kiến thức

và kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội ngày 4 Tháng 6 năm 2015

Sinh viên

Bùi Thị Lƣơng

Page 62: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

====================oOo====================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.Tên khoá luận tốt nghiệp:

“ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất giấy tại Công ty trách nhiệm

hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến chất

lượng môi trường nước khu vực xung quanh Công ty”

2. Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Lƣơng Mã sinh viên: 1153060318

3. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.s Bùi Văn Năng. Bộ môn: Kỹ thuật môi trƣờng

4. Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất giấy tại Công ty

TNHH Quốc Đại tới chất lƣợng nƣớc mặt và nƣớc ngầm xung quanh khu

vực công ty.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc

thải sản xuất giấy tại Công ty tới môi trƣờng.

5. Nội dung nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra khóa luận tiến hành nghiên cứu các nội dung

sau:

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy tại tại Công ty trách nhiệm

hữu hạn Quốc Đại.

- Đánh giá đặc tính nƣớc thải sản xuất của Công ty.

- Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm xung quanh khu vực Công ty

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nƣớc thải của

Công ty tới chất lƣợng môi trƣờng.

Page 63: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

6. Kết quả đạt đƣợc

Qua nghiên cứu khóa luận đã thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

- Huyện Mai Châu có những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy xu hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

của đất nƣớc.

- Công ty TNHH Quốc Đại là một đơn vị sản xuất với quy mô khá lớn, sản

xuất và tiêu thụ giấy cao, phát thải vào môi trƣờng một lƣợng không nhỏ các chất

thải đặc biệt là nguồn nƣớc thải của hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó nguồn nƣớc

thải không đƣợc xử lý triệt để của Công ty thải ra ngoài môi trƣờng đang là

nguyên nhân gây ô nhiễm chất lƣợng nƣớc tại khu vực nghiên cứu.

- Chất lƣợng nƣớc thải: Nƣớc thải của Công ty phát sinh với khối lƣợng

lớn từ khoảng 550m3 - 700 m

3/ ngày đêm. Các thông số đặc trƣng cho nƣớc

thải sản xuất giấy cho kết quả phân tích so với QCVN 12: 2008/ BTNMT đều

vƣợt rất nhiều lần ở cả 3 chỉ tiêu COD, BOD5 và TSS trong đó COD cho giá

trị vƣợt lớn nhất.

- Chất lƣợng nƣớc mặt: Nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc

Đại đã gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt trên suối Sia với phạm vi ảnh

hƣởng dài 1000m theo chiều dòng chảy, kể từ điểm xả thải. Qua kết quả phân

tích các chỉ tiêu nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu cho kết quả ngoài giá trị

pH còn các chỉ tiêu COD, BOD5, NH4+ và TSS đều vi phạm QCVN 08:

2008/BTNMT và vƣợt quy chuẩn nhiều lần.

- Chất lƣợng nƣớc ngầm: Giá trị pH và hàm lƣợng chất rắn tổng số TS

tại các điểm nghiên cứu đảm bảo theo đúng QCVN 09: 2008/BTNMT, nhƣng

vi phạm ở 2 chỉ tiêu là NH4+ và COD trong đó COD có mức độ vƣợt QCCP

lớn từ 8 đến 18 lần.

- Trƣớc thực trạng đó khóa luận đã đề xuất một số nhóm giải pháp

nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nƣớc thải Công ty TNHH Quốc

Đại đến môi trƣờng nƣớc, góp phần cải thiện chất lƣợng môi trƣờng tại khu

vực nghiên cứu.

Page 64: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3

1.1.Tổng quan về ngành sản xuất giấy trên thế giới ......................................... 3

1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam .................................. 4

1.3. Nƣớc thải ngành công nghiệp giấy ............................................................ 7

1.3.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải ngành giấy ............................................. 7

1.3.2. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất giấy đến môi trƣờng ........................ 8

1.4. Một số nghiên cứu về chất thải sản xuất ngành giấy đến chất lƣợng môi

trƣờng ................................................................................................................ 9

CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 12

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 12

2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 12

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 12

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 12

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 13

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa số liệu .................................................. 13

2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy mẫu ngoài hiện trƣờng ..... 13

2.4.3. Phƣơng pháp phân tích các thông số gây ô nhiễm ............................... 17

2.4.4. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá ............................................................ 20

Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21

3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 21

3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 21

3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 21

3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 21

3.1.4. Thủy văn và tài nguyên nƣớc ................................................................ 22

Page 65: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

3.1.5. Tài nguyên đất ....................................................................................... 22

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 23

3.2.1. Kinh tế ................................................................................................... 23

3.2.2. Xã hội .................................................................................................... 24

3.3. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại ............................ 28

3.4. Quy trình sản xuất giấy và hệ thống xử lý nƣớc thải thải của công ty

trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại ...................................................................... 29

3.4.1. Quy trình sản xuất ................................................................................. 29

3.4.2. Hệ thống xử lý nƣớc thải của công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại 32

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34

4.1. Ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH Quốc Đại đến chất

lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực ................................................................ 34

4.1.1. Thực trạng chất lƣợng nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại ....... 34

4.1.2. Thực trạng chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu ..................... 39

4.1.3. Thực trạng chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu .................. 46

4.2. Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc

Đại về mặt kinh tế - xã hội .............................................................................. 50

4.3. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi

trƣờng khu vực nghiên cứu ............................................................................. 51

4.3.1. Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật .............................................. 51

4.3.2 Giải pháp về mặt kinh tế - xã hội ........................................................... 52

4.3.3. Giải pháp về mặt quản lý .................................................................... 54

4.3.4. Giải pháp về mặt công nghệ .................................................................. 55

Chƣơng 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................... 57

5.1. Kết luận .................................................................................................... 57

5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 57

5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ BIỂU

Page 66: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AOX: Halogen hữu cơ

BOD: Nhu cầu ôxi sinh hóa

BOD5: Nhu cầu ôxi sinh hóa sau 5 ngày

BTNMT: Bộ tài nguyên môi trƣờng

BVMT: Bảo vệ môi trƣờng

COD: Nhu cầu ô xi hóa học

QA: Đảm bảo chất lƣợng

QC: Kiểm soát chất lƣợng

QCCP: Quy chuẩn cho phép

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TDS: Tổng chất rắn hòa tan

TS: Chất rắn tổng số

TSS: Tổng chất rắn lơ lửng

Page 67: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu .............................. 15

Bảng 3.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

năm 2014 ......................................................................................................... 23

Bảng 3.2 Các nguồn thải từ các công đoạn và thiết bị khác nhau .................. 31

Bảng 4.1 Giá trị Cmax các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc thải công

nghiệp giấy và bột giấy tại Công Ty TNHH Quốc Đại .................................. 35

Bảng 4.2 Chất lƣợng nƣớc thải sản xuất tại khu vực nghiên cứu ................... 36

Bảng 4.3 Thải lƣợng ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất của Công ty TNHH

Quốc Đại trong 1 ngày đêm ............................................................................ 38

Bảng 4.4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nƣớc mặt tại suối Sia ........ 39

Bảng 4.5 Kết quả phân tích nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu .................... 46

Bảng 4.6 Kết quả đo một số thông số khác trong các mẫu nƣớc nghiên cứu 49

Bảng 4.7 Mức thu với mỗi chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải của Công ty

TNHH Quốc Đại trong một năm ..................................................................... 53

Page 68: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ các điểm lấy mẫu nƣớc tại khu vực nghiên cứu .................... 14

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hệ thống sản xuất kèm dòng thải ........................... 29

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải của Công ty TNHH Quốc Đại ...... 32

Hình 4.1. Hàm lƣợng COD và BOD5 trong mẫu nƣớc thải của Công ty TNHH

Quốc Đại ......................................................................................................... 37

Hình 4.2. Tổng chất rắn lơ lửng TSS trong mẫu nƣớc thải của Công ty

TNHH Quốc Đại ............................................................................................. 37

Hình 4.3. Hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu .......... 40

Hình 4.4. Hàm lƣợng COD trong nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu ........... 41

Hình 4.5. Tổng chất rắn lơ lửng TSS trong nƣớc mặt tại các điểm nghiên cứu .. 43

Hình 4.6. Hàm lƣợng NH4+

trong mẫu nƣớc mặt tại các điểm nghiển cứu ... 44

Hình 4.7. Hàm lƣợng Amoni trong nƣớc ngầm tại khu vực nghien cứu ........ 47

Hình 4.8. Hàm lƣợng COD trong nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu ........... 48

Hình 4.9. Đề xuất mô hình xử lý nƣớc thải Công ty TNHH Quốc Đại .......... 55

Page 69: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

PHỤ BIỂU

Page 70: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

Phụ biểu 1: Giá trị giới hạn các thông số chất

lƣợng nƣớc mặt

T

T

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A B

A1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

4 COD mg/l 10 15 30 50

5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25

6 Amoni (NH+

4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1

7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 -

8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2

9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

11 Phosphat (PO43-

)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02

13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1

14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01

15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05

16 Crom III (Cr3+

) mg/l 0,05 0,1 0,5 1

17 Crom VI (Cr6+

) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05

18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1

19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2

20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1

21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2

22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002

23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3

25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02

26

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo

hữu cơ

Aldrin+Dieldrin g/l 0,002 0,004 0,008 0,01

Endrin g/l 0,01 0,012 0,014 0,02

BHC g/l 0,05 0,1 0,13 0,015

DDT g/l 0,001 0,002 0,004 0,005

Page 71: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

Endosunfan (Thiodan) g/l 0,005 0,01 0,01 0,02

Lindan g/l 0,3 0,35 0,38 0,4

Chlordane g/l 0,01 0,02 0,02 0,03

Heptachlor g/l 0,01 0,02 0,02 0,05

27 Hoá chất bảo vệ thực vật

phospho hữu cơ

Paration

Malation

g/l

g/l

0,1

0,1

0,2

0,32

0,4

0,32

0,5

0,4

28 Hóa chất trừ cỏ

2,4D

2,4,5T

Paraquat

g/l

g/l

g/l

100

80

900

200

100

1200

450

160

1800

500

200

2000

29 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1

30 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0

31 E. Coli MPN/

100ml

20 50 100 200

32 Coliform MPN/

100ml

2500 5000 7500 1000

0

(Trích dẫn: QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

chất lượng nước mặt)

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nƣớc mặt nhằm đánh giá và kiểm soát

chất lƣợng nƣớc, phục vụ cho các mục đích sử dụng nƣớc khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt và các mục

đích khác nhƣ loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng phải áp dụng

công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các

mục đích sử dụng nhƣ loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tƣới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử

dụng khác có yêu cầu chất lƣợng nƣớc tƣơng tự hoặc các mục đích sử

dụng nhƣ loại B2.

B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nƣớc chất

lƣợng thấp.

Page 72: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

Phụ biểu 2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lƣợng nƣớc ngầm

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

1 pH - 5,5 - 8,5

2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 500

3 Chất rắn tổng số mg/l 1500

4 COD (KMnO4) mg/l 4

5 Amôni (tính theo N) mg/l 0,1

6 Clorua (Cl-) mg/l 250

7 Florua (F-) mg/l 1,0

8 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 1,0

9 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 15

10 Sulfat (SO42-

) mg/l 400

11 Xianua (CN-) mg/l 0,01

12 Phenol mg/l 0,001

13 Asen (As) mg/l 0,05

14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005

15 Chì (Pb) mg/l 0,01

16 Crom VI (Cr6+

) mg/l 0,05

17 Đồng (Cu) mg/l 1,0

18 Kẽm (Zn) mg/l 3,0

19 Mangan (Mn) mg/l 0,5

20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001

21 Sắt (Fe) mg/l 5

22 Selen (Se) mg/l 0,01

23 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1

24 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0

25 E – Coli MPN/100ml Không phát hiện

thấy

26 Coliform MPN/100ml 3

(Trích dẫn: QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất

lượng nước ngầm)

Page 73: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

Phụ biểu 3: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa

cho phép

TT Thông số Đơn vị

Giá trị C

A

B

Cơ sở chỉ

sản xuất

giấy (B1)

Cơ sở có

sản xuất

bột giấy

(B2)

1 pH - 6 - 9 5,5 - 9 5,5 - 9

2 BOD5 ở 200C mg/l 30 50 100

3 COD Cơ sở mới mg/l 50 150 200

Cơ sở đang hoạt

động

mg/l 80 200 300

4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100 100

5 Độ màu Cơ sở mới Pt-Co 20 50 100

Cơ sở đang hoạt

động

Pt-Co 50 100 150

6 Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ

(AOX)

mg/l 7,5 15 15

(trích dẫn: QCVN 12: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước

thải công nghiệp giấy và bột giấy)

Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán

giá trị tối đa cho phép trong nƣớc thải công nghiệp giấy và bột giấy khi thải

vào các nguồn nƣớc đƣợc dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt (có chất

lƣợng nƣớc tƣơng đƣơng cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lƣợng nƣớc mặt).

- Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị

tối đa cho phép trong nƣớc thải của cơ sở chỉ sản xuất giấy (không sản xuất

bột giấy) hoặc cơ sở sản xuất bột giấy, liên hợp sản xuất giấy và bột giấy khi

thải vào các nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt (có

chất lƣợng nƣớc tƣơng đƣơng cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lƣợng nƣớc mặt hoặc vùng nƣớc biển ven bờ).

Page 74: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

Phụ biểu 4: Mức thu phí đối với mỗi chất trong nƣớc thải không chứa

kim loại nặng

STT Chất gây ô nhiễm tính phí Mức tối thiểu

(đông/kg)

Mức tối đa

(đồng/kg)

1 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 1.000 3.000

2 Chất rắn lơ lửn (TSS) 1.200 3.200

(Trích dẫn: Nghị định số 25/2013/NĐ- CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của

chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

Page 75: ĐẶT VẤN ĐỀ - elib.vnuf.edu.vn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG

====================oOo====================

NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.Tên khoá luận tốt nghiệp:

“ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sản xuất giấy tại Công ty trách nhiệm

hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến chất

lượng môi trường nước khu vực xung quanh Công ty”

2. Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Lƣơng Mã sinh viên: 1153060318

3.Giáo viên hƣớng dẫn: Th.s Bùi Văn Năng. Bộ môn: Kỹ thuật môi trƣờng

4. Địa điểm thực tập và thời gian thực tập

- Địa điểm thực tập: Xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Thời gian thực tập: từ 9/2/2015 – 10/5/2015

5. Tiến trình thực hiện

STT Thời gian Nội dung Két quả

1 26/2 – 7/2/2015 Xây dựng đề cƣơng

Đề cƣơng đƣợc thông

qua

2 9/2 – 30/3/3015 -Tìm hiểu các tài liệu có liên

quan về vấn đề nghiên cứu.

- Điều tra khảo sát và lấy mẫu

ngoài hiện trƣờng tại khu vực

nghiên cứu.

- Phân tích các mẫu trong

phòng thí nghiệm

- Các thông tin đƣợc

tìm hiểu chi tiết cụ thể

- Hoàn thành kết quả

phân tích thí nghiệm

- Số liệu thu thập đầy

đủ

3 2/4 – 9/5/2015 Viết và chỉnh sửa báo cáo Báo cáo hoàn chỉnh