55
VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn BẢN TIN ĐIỆN TNGHIÊN CU KHOA HC RESEARCH BULLETIN S09 - Tháng 09/2016 Volume: 09 Sep, 2016 LƯU HÀNH NỘI BTHÔNG TIN KHOA HC THÁNG 09 NGHIÊN CU QUC TTHÁNG 09 VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG *** Bn tin phát hành định kvào ngày 10 hàng tháng, được gi trc tiếp qua email và đăng tải trên Cng thông tin khoa hc và công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn *** Liên hEmail: [email protected] Khuyến cáo sdng: ® Bản tin này được tng hp tcác báo cáo, đề tài nghiên cu định khàng tháng liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính ngân hàng ca các tchc quc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết qunghiên cu ca các đề tài cấp nhà nước, cp ngành ca NHNN, các B, ngành TW ca Vit Nam, các thông tin Hi tho ca các Vin nghiên cứu, trường đại hc, n phm khoa hc ca các NXB có uy tín ti Vit Nam phù hp với quy định pháp lut vbáo chí và bn quyn. ® Mọi quan điểm, ni dung trong Bản tin đều được dch hoc căn cứ vào thông tin khoa hc chính thng, chcó hàm ý cung cp thông tin tham kho mà không phn ánh ý kiến hay quan điểm ca Ban Biên tập cũng như ca Viện CLNH. Người đọc chnên sdng Bn tin ni bnhư là thông tin tham kho. CHU TRÁCH NHIM XUT BN Nghiên cu này nhm mục đích đưa ra góc nhìn tng quan vnhững cơ chế cơ bản ca hthng hành chính và tài chính công địa phương của Nht Bn, và phân tích cách thc chính quyn các thành phca Nht khôi phục cân đối tài khóa ca hsau mt cú sc tài chính.Chi tiết ADB Nghiên cu vtài chính ca chính phchính quyền địa phương của Nht Bn Mi quan hgia năng lực tài chính và vay mượn công ca chính quyền địa phương phụ thuc vào quốc gia được nghiên cu. Chi tiết ADB Các chương trình bình đẳng hóa tài chính và vấn đề vay mượn ca các chính quyn địa phương Nghiên cứu này phân tích hơn 10.000 quỹ tương hỗ để đưa ra bằng chng vsgóp phn vào ri ro hthng ca các qunày tnăm 2000 đến năm 2011. Chi tiết ADB Đánh giá khả năng đóng góp vào rủi ro hthng ca các qutương hỗ quc tế Hơn một na dân sthế giới không được tiếp cn vi hthng ngân hàng sng ti Châu Á. Làm thế nào nhng công dân này có thtiếp cn nhiều hơn với các ngun tài tr? Chi tiết ADB Tng quan vtài chính toàn din, các quy chế và giáo dc tài chính Đầu tư trực tiếp ca Trung Quc trong Hip hi các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vc này và stăng trưởng kinh tế này lại làm tăng đầu tư trực tiếp ca Trung Quc vào ASEAN. Chi tiết ADB Mi quan hgiữa đầu tư trực tiếp ca Trung Quốc và tăng trưởng ca khu vc ASEAN Nghiên cứu này so sánh tác động lan ta tthtrường tài chính Mvà Trung Quc ti thtrường tài chính ti khu vc châu Á-Thái Bình Dương. Chi tiết BIS Ảnh hưởng ca Mvà Trung Quc ti thtrường tài chính khu vc Châu Á-Thái Bình Dương Bài viết này trình bày các kết qunghiên cu vnhng hn chế, khnăng áp dụng và các bài hc tvic sdng các dch vtài chính đã được shóa (DFS) cho việc đẩy mạnh chương trình tài chính toàn din. Chi tiết ADB Đẩy mạnh chương trình tài chính toàn din ti khu vc châu Á Thái Bình Dương hn chế, khnăng áp dụng, bài hc rút ra tdch vtài chính được shóa Nghiên cứu này xem xét tác động ca kim chế lãi sut lên hoạt động ca các tchc tài chính vi mô. Chi tiết ADB Tác động ca chính sách hn chế lãi sut lên hoạt động ca các tchc tài chính vi

Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn

BẢN TIN ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN

Số 09 - Tháng 09/2016

Volume: 09 – Sep, 2016 LƯU HÀNH NỘI BỘ

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 09

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ THÁNG 09

VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

*** Bản tin phát hành định kỳ vào

ngày 10 hàng tháng,

được gửi trực tiếp qua email và

đăng tải trên Cổng thông tin

khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn

***

Liên hệ Email: [email protected]

Khuyến cáo sử dụng:

® Bản tin này được tổng hợp từ

các báo cáo, đề tài nghiên cứu

định kỳ hàng tháng liên quan đến

lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân

hàng của các tổ chức quốc tế

WB, ADB, IMF, BIS và thông tin

kết quả nghiên cứu của các đề tài

cấp nhà nước, cấp ngành của

NHNN, các Bộ, ngành TW của

Việt Nam, các thông tin Hội thảo

của các Viện nghiên cứu, trường

đại học, ấn phẩm khoa học của

các NXB có uy tín tại Việt Nam

phù hợp với quy định pháp luật

về báo chí và bản quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung

trong Bản tin đều được dịch hoặc

căn cứ vào thông tin khoa học

chính thống, chỉ có hàm ý cung

cấp thông tin tham khảo mà

không phản ánh ý kiến hay quan

điểm của Ban Biên tập cũng như

của Viện CLNH. Người đọc chỉ

nên sử dụng Bản tin nội bộ như là

thông tin tham khảo.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra góc nhìn

tổng quan về những cơ chế cơ bản của hệ thống

hành chính và tài chính công địa phương của

Nhật Bản, và phân tích cách thức chính quyền

các thành phố của Nhật khôi phục cân đối tài

khóa của họ sau một cú sốc tài chính.Chi tiết

ADB

Nghiên cứu về tài chính của chính phủ và

chính quyền địa phương của Nhật Bản

Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và vay

mượn công của chính quyền địa phương phụ

thuộc vào quốc gia được nghiên cứu. Chi tiết

ADB

Các chương trình bình đẳng hóa tài chính

và vấn đề vay mượn của các chính quyền

địa phương

Nghiên cứu này phân tích hơn 10.000 quỹ

tương hỗ để đưa ra bằng chứng về sự góp phần

vào rủi ro hệ thống của các quỹ này từ năm

2000 đến năm 2011. Chi tiết

ADB

Đánh giá khả năng đóng góp vào rủi ro hệ

thống của các quỹ tương hỗ quốc tế

Hơn một nửa dân số thế giới không được tiếp

cận với hệ thống ngân hàng sống tại Châu Á.

Làm thế nào những công dân này có thể tiếp

cận nhiều hơn với các nguồn tài trợ? Chi tiết

ADB

Tổng quan về tài chính toàn diện, các quy

chế và giáo dục tài chính

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trong Hiệp

hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã góp

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực này

và sự tăng trưởng kinh tế này lại làm tăng đầu

tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN. Chi

tiết

ADB

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của

Trung Quốc và tăng trưởng của khu vực

ASEAN

Nghiên cứu này so sánh tác động lan tỏa từ thị

trường tài chính Mỹ và Trung Quốc tới thị

trường tài chính tại khu vực châu Á-Thái Bình

Dương. Chi tiết

BIS

Ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tới thị

trường tài chính khu vực Châu Á-Thái

Bình Dương

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về

những hạn chế, khả năng áp dụng và các bài

học từ việc sử dụng các dịch vụ tài chính đã

được số hóa (DFS) cho việc đẩy mạnh chương

trình tài chính toàn diện. Chi tiết

ADB

Đẩy mạnh chương trình tài chính toàn

diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

hạn chế, khả năng áp dụng, bài học rút ra

từ dịch vụ tài chính được số hóa

Nghiên cứu này xem xét tác động của kiềm chế

lãi suất lên hoạt động của các tổ chức tài chính

vi mô. Chi tiết

ADB

Tác động của chính sách hạn chế lãi suất

lên hoạt động của các tổ chức tài chính vi

Page 2: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Trung Quốc đang dịch chuyển sang nền

kinh tế xanh hơn, toàn diện hơn, và tăng

trưởng dựa trên dịch vụ và người tiêu dùng

nhiều hơn là dựa vào tín dụng. Chi tiết

IMF

Tái cân bằng ở Trung Quốc - tiến độ

và triển vọng

Tác giả nghiên cứu hành vi của các đơn vị

giám sát khi một cơ quan tập trung có toàn

quyền đối với tất cả các quyết định liên

quan tới ngân hàng, nhưng phải phụ thuộc

vào các đơn vị giám sát địa phương để thu

thập các thông tin cần thiết cho việc ra

quyết định. Chi tiết

Việc quản lý PPP hiệu quả là chìa khóa để

vừa mang lại lợi ích của PPP vừa ngăn

chặn những rủi ro tài chính tiềm ẩn của nó.

Chi tiết

Nghiên cứu này sẽ đánh giá xem tác động

truyền dẫn của tỷ giá tới lạm phát đã thay

đổi như thế nào kể từ sau cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu. Chi tiết

BIS

Tác động truyền dẫn của tỷ giá: Điều

gì đã thay đổi từ sau cuộc khủng

hoảng

BIS

Tác động của dự báo lạm phát từ

Ngân hàng Trung ương tới dự báo

lạm phát của khu vực tư nhân: Bằng

chứng tại Nhật Bản

Nghiên cứu này nhằm đánh giá xem việc

phát hành các dự báo của Ngân hàng

Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tác động

tới kỳ vọng lạm phát của khu vực tư nhân

như thế nào; và liệu mức độ tác động có

phụ thuộc vào việc áp dụng khuôn khổ lạm

phát mục tiêu hay không. Chi tiết

BIS

Tỷ lệ đòn bẩy và yêu cầu vốn có trọng

số rủi ro

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã

nêu bật những hạn chế của tỷ lệ vốn ngân

hàng nhạy cảm với rủi ro (risk-sensitive

bank capital ratio). Chi tiết

IMF

Chính trị phân mảnh và Nợ công

Các tác giả nghiên cứu tác động của tình

trạng phân mảnh chính trị lên nợ công – cụ

thể, là giữa 2 cuộc bầu cử lập pháp liên

tiếp. Chi tiết

IMF

Quản lý các công cụ tài chính chính

quyền địa phương và quan hệ đối tác

công-tư ở Trung Quốc

Bài viết này nghiên cứu tác động của diễn

biến lãi suất trên thị trường Mỹ lên lãi suất

tại các quốc gia khác. Chi tiết

Nghiên cứu xem xét đánh giá thành tựu các

nước châu Mỹ La tinh trong việc tạo ra một

môi trường giá cả ổn định và thảo luận

những thách thức mà các ngân hàng trung

ương trong khu vực này còn phải đối mặt.

Chi tiết

IMF

Ngân hàng Trung ương tại Châu Mỹ

La tinh: Con đường phía trước

WB

Liên bang Nga: Làm thế nào các dịch

vụ của nước này giúp làm tăng khả

năng cạnh tranh quốc gia

Nghiên cứu sử dụng một loạt các chỉ số để

phân tích khả năng cạnh tranh thương mại

của lĩnh vực dịch vụ tại Liên bang Nga.

Chi tiết

WB

Những khoản đầu tư hiệu quả của các

hộ nghèo từ chương trình hỗ trợ tiền

mặt: bằng chứng thực nghiệm từ

Niger

Chương trình hỗ trợ tiền mặt đã được phổ

biến rộng khắp như một công cụ để nâng

mức tiêu dùng của hộ gia đình và xóa đói

giảm nghèo. Chi tiết

Bài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử

dụng các công cụ trực tiếp và gián tiếp của

CSTT tại các quốc gia Barbados, Jamaica,

Trinidad và Tobago. Chi tiết

IMF

Giám sát trong hệ thống ngân hàng

IMF

Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền

tệ (CSTT) ở các nền kinh tế mở và

nhỏ

IMF

Bình thường hóa chính sách tiền tệ

Mỹ và lãi suất quốc tế

Page 3: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG 09

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ. (CHI TIẾT)

QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP (CHI TIẾT)

TỪ NHÀ NƯỚC ĐIỀU HÀNH SANG NHÀ NƯỚC

KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN. (CHI TIẾT)

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG THÁNG 09

HỘI THẢO: “ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TIỀN TỆ -

NGÂN HÀNG”. (CHI TIẾT)

HỘI THẢO QUỐC GIA “HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI

NHẬP MỚI”. Chi tiết

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC THÁNG 09

ĐỀ TÀI: XỬ LÝ VÀ CỦNG CỐ CÁC CÔNG TY CHO THUÊ TÀI

CHÍNH TẠI VIỆT NAM. (CHI TIẾT)

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP. (CHI TIẾT)

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.

(CHI TIẾT)

Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Thanh

Hằng - Giảng viên, Trường Đại học

ngân hàng TP.HCM

Mã số: DTNH.18/2015

Chủ nhiệm: TS.Phạm Tiến Đạt - Phó

chủ nhiệm khoa Tài chính, Học viện

Ngân hàng

Mã số: DTNH.13/2015

Chủ nhiệm: TS. Phạm Thanh Thủy -

Phó Trưởng Bộ môn Kiểm toán, khoa

Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân

hàng

Mã số: DTNH.12/2015

THÔNG TIN

ĐỀ TÀI

TRONG

NƯỚC

CÁC YẾU TỐ ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ HIỆU QUẢ - BÀI HỌC TỪ KINH

NGHIỆM QUỐC TẾ

Tác giả: IMF-FSB-BIS

Kinh nghiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô đang ngày một nhiều hơn trong bối cảnh đã có nhiều

quốc gia trên thế giới xây dựng thể chế cùng khuôn khổ cho chính sách này. Đồng thời, các công cụ của

chính sách an toàn vĩ mô cũng đang tiếp tục được phát triển, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về tính

hiệu quả của chính sách cũng tăng nhanh.

Do vậy, nghiên cứu này sẽ hệ thống lại tất cả những kinh nghiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô trên

thế giới, đồng thời chỉ ra các yếu tố để xây dựng một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả. Nghiên cứu

được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa báo cáo tiến độ chung năm 2011 cho hội nghị G20 về khuôn khổ và công

cụ thực thi chính sách an toàn vĩ mô (FSB / IMF / BIS 2011) cũng như các nghiên cứu khác của IMF, FSB và

BIS, đồng thời cập nhật những kinh nghiệm gần đây của một số quốc gia và các bằng chứng thực nghiệm từ các

học giả khác.

Mặc dù các công cụ chính sách an toàn vĩ mô đã được sử dụng tại một số quốc gia mới nổi trước cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các công cụ này chỉ được sử dụng rộng rãi hơn trong thời gian gần đây,

đồng thời việc thiết lập các khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cũng chỉ mới được thúc đẩy bởi những kinh

nghiệm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Theo đó, những kinh nghiệm có được ở nhiều nước chưa trải rộng

trên một chu kỳ tài chính đầy đủ, và những bài học và bằng chứng thực nghiệm dựa trên những kinh nghiệm đó

còn chưa được kiểm chứng. Sự đa dạng của các khuôn khổ chính sách đã được áp dụng ở các nước cho thấy

rằng không có phương pháp tiếp cận duy nhất để phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, những kinh nghiệm đã được

tích lũy tới nay đã chỉ ra một số yếu tố cần thiết để xây dựng chính sách an toàn vĩ mô. Chi tiết

NGHIÊN CỨU

CHUYÊN SÂU

THÁNG 09

Page 4: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 1

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Đẩy mạnh chương trình tài chính toàn diện tại Châu Á và khu vực Thái Bình Dương:

Những hạn chế, khả năng áp dụng và bài học rút ra từ các dịch vụ tài chính được số

hóa (Improving Financial Inclusion in Asia and the Pacific: Constraints, Applicability,

and Lessons from Digital Financial Services)

Nguồn: ADB

Tác giả: N/A

Ngày xuất bản: 01/09/2016

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu về những hạn chế, khả năng áp dụng và các

bài học từ việc sử dụng các dịch vụ tài chính đã được số hóa (DFS) cho việc đẩy mạnh

chương trình tài chính toàn diện. Nghiên cứu tập trung vào những thách thức đối với nhận

thức về các rủi ro của người tiêu dùng mới phát sinh khi sử dụng DFS và cách thức các khung

khổ bảo vệ người tiêu dùng có thể được củng cố và giải quyết các rủi ro này. Bài viết cũng

nghiên cứu về các trường hợp cụ thể về các hướng tiếp cận của các quốc gia đối với việc bảo

vệ người tiêu dùng tài chính và DFS tại Châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Các quốc gia

được nghiên cứu bao gồm Philipin, Malaysia, Papua New Guine và Fiji. Những trường hợp

thực nghiệm này đều có chung một khuynh hướng tại các quốc gia: các khung khổ bảo vệ

người tiêu dùng tài chính được xem như một cấu thành của các chiến lược tài chính toàn diện

mở rộng của quốc gia. Các khung khổ này đang được củng cố như một phần quan trọng của

giáo dục tài chính và bằng cách kết hợp các nghiên cứu mới nhất về tài chính toàn diện và các

nghiên cứu về cách thức tốt nhất để người dân tiếp cận được các dịch vụ tài chính.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

2. Tác động của chính sách hạn chế lãi suất lên hoạt động của các tổ chức tài chính vi

mô (Impact of Restrictions on Interest Rates in Microfinance)

Nguồn: ADB

Tác giả: N/A

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Vấn đề mà chính sách hạn chế lãi suất đang cố gắng giải quyết là một trong các vấn đề về

phúc lợi xã hội: làm thế nào để các gia đình có thu nhập thấp có thể tiếp cận các nguồn tài trợ

tại mức giá mà xã hội chấp nhận được. Nghiên cứu này xem xét tác động của kiềm chế lãi

suất lên hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Nếu việc áp đặt các giới hạn lãi suất lên

các tổ chức tài chính vi mô không phải là biện pháp hiệu quả nhát để nâng cao phúc lợi xã hội

bằng cách cho phép các hộ gia đình thu nhập thấp có thể tiếp cận các nguồn tài trợ với một

mức giá phải chăng, vậy đâu là biện pháp tốt nhất? Câu trả lời đơn giản nhất của nhà kinh tế

cho vấn đề này có liên quan đến tính kinh tế của quy mô – vấn đề đạt hiệu quả theo một trong

ba cách. Đầu tiên, bằng cách tăng cường cung cấp các khoản cho vay, có thể làm hạ mức giá

trung bình của các khoản cho vay. Thứ hai, lý thuyết kinh tế cho rằng bằng cách mở rộng các

hoạt động này, có thể làm giảm chi phí trung bình. Cuối cùng, đẩy mạnh cạnh tranh là một

con đường khác giúp làm giảm chi phí và/hoặc tăng thu lợi nhuận của các tổ chức tài chính vi

mô.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

3. Nghiên cứu về tài chính của chính phủ và chính quyền địa phương của Nhật Bản

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VIỆT NAM. (CHI TIẾT)

Page 5: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 2

(Case Study of Central and Local Government Finance in Japan)

Nguồn: ADB

Tác giả: Bessho & Shun-ichiro

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Chính quyền các thành phố tại Nhật Bản đối phó với những cú sốc tài chính chủ yếu bằng

cách điều chỉnh chi tiêu của họ, đặc biệt là thông qua các khoản đầu tư của chính phủ. Các

khoản tài trợ từ chính quyền trung ương cũng đóng một vai trò quan trọng. Nghiên cứu này

nhằm mục đích đưa ra một góc nhìn tổng quan về những cơ chế cơ bản của hệ thống hành

chính và tài chính công địa phương của Nhật Bản, và phân tích cách thức chính quyền các

thành phố của Nhật khôi phục cân đối tài khóa của họ sau một cú sốc tài chính. Tại Nhật Bản,

chính quyền địa phương đóng một vai trò chủ chốt trong việc tái phân phối. Cùng với chênh

lệch về năng lực thuế của các khu vực và một hệ thống thuế địa phương kém linh hoạt, có một

khoảng cách tài chính rất lớn ở Nhật Bản giữa chính quyền trung ương và địa phương nước

này – khoảng cách đó đòi hỏi phải chuyển tiền từ trung ương xuống địa phương. Dưới cơ chế

này, những điều chỉnh tài khóa tại các thành phố của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông

qua những thay đổi trong đầu tư chính phủ, và những điều chỉnh tài khóa này chiếm khoảng

63% đến 95% những điều chỉnh trong các khoản tài trợ cho đổi mới đơn vị thường xuyên và

doanh thu “tự có” (own-source revenue). Ngược lại với vai trò của chi tiêu, nguồn thu “tự có”

của chính quyền các thành phố đóng một vai trò hạn chế trong cân đối ngân sách địa phương.

Các kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy 40% mức tăng của các khoản doanh thu “tự

có” được bù đắp bằng việc giảm trợ cấp. Hơn nữa, chính quyền các đô thị có thể nhận được

tài trợ bằng cách mở rộng chi tiêu hiện tại. Cuối cùng, nghiên cứu này đề xuất và thảo luận

một vài gợi ý chính sách.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

4. Các chương trình bình đẳng hóa tài chính và vấn đề vay mượn của các chính quyền

địa phương (Fiscal Equalization Schemes and Subcentral Government Borrowing)

Nguồn: ADB

Tác giả: Barrios & Salvador

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Mối quan hệ giữa năng lực tài chính và vay mượn công của chính quyền địa phương phụ

thuộc vào quốc gia được nghiên cứu, và có thể theo cả hai hướng tùy thuộc vào các chương

trình bình đẳng hóa tài chính. Xem xét trường hợp của Canada, Đức và Tây Ban Nha, vai trò

của các chương trình bình đẳng hóa tài chính trong việc quyết định mức vay mượn của chính

quyền địa phương đã được phân tích, và mối liên hệ giữa cân đối ngân sách cơ bản của chính

quyền địa phương và tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đã được thử nghiệm dựa

trên mô hình kinh tế lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cả khu vực giàu hay nghèo có

thể có mức vay mượn công cao hơn so với mức trung bình, và các kết quả này có thể có mối

liên hệ với cấu trúc thể chế của các hệ thống bình đẳng khu vực. Những yếu tố đặc biệt, ví dụ

như thuế và năng lực tài chính, cùng đóng một vai trò liên quan trong vấn đề này. Việc cải

cách những chương trình này có thể là một yếu tố giúp làm giảm sự khác biệt trong vay mượn

công của các chính quyền địa phương.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Page 6: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 3

5. Đánh giá khả năng đóng góp vào rủi ro hệ thống của các quỹ tương hỗ quốc tế

(Measuring Systemic Risk Contribution of International Mutual Funds)

Nguồn: ADB

Tác giả: Aizenman, Joshua, Jinjarak, Yothin, Zheng & Huanhuan

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Nghiên cứu này phân tích hơn 10.000 quỹ tương hỗ để đưa ra bằng chứng về sự góp phần

vào rủi ro hệ thống của các quỹ này từ năm 2000 đến năm 2011. Phân tích thực nghiệm của

các tác giả theo dõi các rủi ro hệ thống của 10.570 quỹ tương hỗ đầu tư trên phạm vi quốc tế.

Phát hiện chính của nghiên cứu là những đóng góp vào rủi ro hệ thống của các quỹ tương hỗ

quốc tế nhiều hơn tỷ lệ quy mô của quỹ. Những khuyến nghị chính sách cũng được thảo luận

xoay quanh các vấn đề thực tiễn của pháp lý, cách tiếp cận an toàn vĩ mô và hành vi chấp

nhận rủi ro của các nhà quản lý quỹ.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

6. Tổng quan về tài chính toàn diện, các quy chế và giáo dục tài chính (Tổng quan về tài

chính toàn diện, các quy chế và giáo dục tài chính)

Nguồn: ADB

Tác giả: Yoshino, Naoyuki, Morgan & Peter

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Hơn một nửa dân số thế giới không được tiếp cận với hệ thống ngân hàng sống tại Châu

Á. Làm thế nào những công dân này có thể tiếp cận nhiều hơn với các nguồn tài trợ? Chính

phủ tại các nước Châu Á mới nổi cần phải tiếp cận vấn đề này một cách thực tế và toàn diện.

Vấn đề tài chính toàn diện đang nhận được sự quan tâm ngày một nhiều và có tiềm năng đóng

góp vào sự phát triển kinh tế và tài chính trong khi cùng lúc thúc đẩy tăng trưởng toàn diện và

bình đẳng thu nhập hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, vẫn còn nhiều việc

cần phải làm. Đông Á, khu vực Thái Bình Dương và Nam Á chiếm 55% cư dân trưởng thành

không tiếp cận được với hệ thống ngân hàng của thế giới, chủ yếu tại Ấn Độ và Trung Quốc.

Nghiên cứu này khảo sát kinh nghiệm của một số nền kinh tế Châu Á mới nổi và phát triển để

đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của các hộ gia đình có thu nhập thấp và các

doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, bao gồm cả hiểu biết về tài chính,

các chương trình giáo dục tài chính và các khung khổ quản lý tài chính, và xác định các chính

sách có thể cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của họ trong khi vẫn duy trì ổn định tài chính.

Phân tích này nhằm mục tiêu xác định rõ những quốc gia thành công và những bài học quan

trọng có thể áp dụng được từ những nền kinh tế mới nổi khác. Phân tích này được dựa trên

nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước Đức, Anh, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippin,

Sri Lanka và Thái Lan. Nghiên cứu nhằm mục tiêu hướng đến một góc nhìn thực tế và toàn

diện tới các vấn đề có liên quan đến tài chính toàn diện. Ví dụ, phương pháp sáng tạo của việc

thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính như dịch vụ ngân hàng điện tử và tài chính vi mô, yêu cầu

những đổi mới tương ứng trong khung pháp lý. Hơn nữa, cần có các chương trình giáo dục tài

chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo các hộ gia đình và các doanh nghiệp

nhỏ tận dụng toàn bộ những lợi ích của việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

7. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và tăng trưởng của khu vực

Page 7: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 4

ASEAN (Spatial Estimation of the Nexus between the PRC’s Foreign Direct Investment

and ASEAN’s Growth)

Nguồn: ADB

Tác giả: Uttama & Nathapornpan Piyaareekul

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trong Hiệp hội các Quốc gia ĐÔng Nam Á (ASEAN)

làm tăng trưởng kinh tế khu vực này và sự tăng trưởng kinh tế này lại thúc đẩy đầu tư trực

tiếp của Trung Quốc vào ASEAN. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc và

ASEAN trong hai thập kỷ qua đã góp phần xây dựng nền kinh tế ASEAN mạnh mẽ hơn. Việc

nhận thức được cách thức đầu tư trực tiếp của Trung Quốc phản ứng với “diện mạo” kinh tế

của khu vực ASEAN là đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ nhân quả

giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế 10 nước khu vực ASEAN từ năm

1995 đến năm 2013. Nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ dữ liệu bảng không gian

và mối quan hệ nhân quả Granger không gian cho ước lượng bảng không gian. Các kết quả

thực nghiệm thu được cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN đã thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế khu vực này, và tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN lại dẫn đến đầu tư trực

tiếp của Trung Quốc vào ASEAN. Phát hiện này gợi mở cho các hàm ý chính sách khá thú vị

về đầu tư nước ngoài.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

8. Ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tới thị trường tài chính khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương (Regional pull vs global push factors: China and US influence on Asia-Pacific

financial markets)

Nguồn: BIS

Tác giả: Chang Shu, Dong He, Jinyue Dong & Honglin Wang

Ngày xuất bản: 12/09/2016

Nghiên cứu này so sánh tác động lan tỏa từ thị trường tài chính Mỹ và Trung Quốc tới thị

trường tài chính tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mô hình VAR cấu trúc đã chỉ ra tác

động ngày càng tăng của thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối tại Trung Quốc.

Trong giai đoạn bình thường, ảnh hưởng của Trung Quốc lên thị trường chứng khoán là khá

tương đồng với ảnh hưởng từ Mỹ, mặc dù tác động tương đối của Mỹ là mạnh hơn trong thời

kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, tác động từ thị trường trái phiếu của Trung Quốc vẫn ở mức

không đáng kể. Tác động của Trung Quốc có thể được giải thích như là một yếu tố "kéo"

mang tầm khu vực (regional pull factor), trong khi đó Mỹ vẫn đóng vai trò là một yếu tố

"đẩy" mang tính toàn cầu (global push factor).

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

9. Tác động truyền dẫn của tỷ giá: Điều gì đã thay đổi từ sau cuộc khủng hoảng

(Exchange rate pass-through: What has changed since the crisis?)

Nguồn: BIS

Tác giả: Martina Jašová, Richhild Moessner & Előd Takáts

Ngày xuất bản: 20/09/2016

Nghiên cứu này sẽ đánh giá xem tác động truyền dẫn của tỷ giá tới lạm phát đã thay đổi

như thế nào kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các tác giả đưa ra ba nhận định

Page 8: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 5

chính. Thứ nhất, tác động truyền dẫn của tỷ giá tại các nền kinh tế mới nổi đã giảm sau cuộc

khủng hoảng tài chính, trong khi tác động truyền dẫn của tỷ giá tại các nền kinh tế phát triển

vẫn tương đối thấp và ổn định qua thời gian. Thứ hai, việc tác động truyền dẫn của tỷ giá đã

yếu đi tại các thị trường mới nổi có liên quan tới việc lạm phát suy giảm. Thứ ba, các tác giả

đã chỉ ra việc cần kiểm soát hiện tượng phi tuyến khi ước lượng tác động truyền dẫn của tỷ

giá. Những kết quả này không đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn, đồng thời vẫn vững ngay cả

khi thay đổi cấu trúc mô hình.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

10. Tác động của dự báo lạm phát từ Ngân hàng Trung ương tới dự báo lạm phát của

khu vực tư nhân: Bằng chứng tại Nhật Bản (The effects of a central bank's inflation

forecasts on private sector forecasts: Recent evidence from Japanw)

Nguồn: BIS

Tác giả: Masazumi Hattori, Steven Kong, Frank Packer & Toshitaka Sekine

Ngày xuất bản: 22/09/2016

Cách các ngân hàng trung ương có thể giao tiếp tốt nhất với thị trường là một chủ đề ngày

càng quan trọng trong các tài liệu nghiên cứu về ngân hàng trung ương. Với tần suất ngày

càng cao, các ngân hàng trung ương giao tiếp với thị trường thông qua các dự báo về giá cả và

sản lượng (tăng trưởng kinh tế) với mục đích làm giảm sự không chắc chắn của các tác nhân

tham gia thị trường; đồng thời, các ngân hàng trung ương thường dựa vào một mục tiêu lạm

phát trung hạn, được tuyên bố công khai để giúp neo kỳ vọng thị trường. Nghiên cứu này

nhằm đánh giá xem việc phát hành các dự báo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã

tác động tới kỳ vọng lạm phát của khu vực tư nhân như thế nào; và liệu mức độ tác động có

phụ thuộc vào việc áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu hay không. Tương tự với các nghiên

cứu trước đó, các tác giả đã chỉ ra rằng dự báo của Ngân hàng trung ương có ảnh hưởng khá

lớn tới dự báo của khu vực tư nhân.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

11. Tỷ lệ đòn bẩy và yêu cầu vốn có trọng số rủi ro (Leverage and risk weighted capital

requirements)

Nguồn: BIS

Tác giả: Leonardo Gambacorta & Sudipto Karmakar

Ngày xuất bản: 30/09/2016

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nêu bật những hạn chế của tỷ lệ vốn ngân hàng

nhạy cảm với rủi ro (risk-sensitive bank capital ratio). Để giải quyết vấn đề này, các khuôn

khổ pháp lý của Basel III đã giới thiệu một tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu (được định nghĩa là tỉ lệ vốn

cấp 1 với một chỉ số đo lường mức độ rủi ro), độc lập đánh giá rủi ro. Bằng việc xây dựng mô

hình DSGE, trong đó có khu vực ngân hàng, cùng giả định thị trường tài chính không hoàn

hảo và các tác nhân kinh tế (có các mức tín nhiệm khác nhau), các tác giả tìm cách trả lời ba

câu hỏi: 1) Tỷ lệ đòn bẩy thay đổi như thế nào trong một chu kỳ kinh tế so với các chỉ số về

tài sản có trọng số rủi ro; 2) Các chi phí và lợi ích của việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy, được thể

hiện qua mức độ biến động của một số biến số vĩ mô quan trọng; 3) Sự tương tác của hai tỷ lệ

trên trong dài hạn như thế nào?. Những câu trả lời chính như sau: 1) Tỷ lệ đòn bẩy đóng vai

trò hỗ trợ cho các yêu cầu về vốn nhạy cảm với rủi ro (risk-sensitive capital requirement): tỷ

Page 9: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 6

lệ này mang tính ràng buộc chặt trong thời kỳ bùng nổ và ràng buộc mềm trong thời kỳ suy

thoái; 2) Những lợi ích ròng của việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy là đáng kể; 3) Giá trị ổn định của

hai tỷ lệ trên phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro và cấu trúc của danh mục cho vay của ngân

hàng.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

12. Tái cân bằng ở Trung Quốc - tiến độ và triển vọng (Rebalancing in China—

Progress and Prospects)

Nguồn: IMF

Tác giả: Longmei Zhang

Ngày xuất bản: 06/09/2016

Trung Quốc đang dịch chuyển sang nền kinh tế xanh hơn, toàn diện hơn, và tăng trưởng

dựa trên dịch vụ và người tiêu dùng nhiều hơn là dựa vào tín dụng. Nghiên cứu này xác định

một khuôn khổ đánh giá quá trình tái cân bằng, xem xét tiến độ và thảo luận các triển vọng

trung và dài hạn. Tái cân bằng bên ngoài đã có những diễn tiến tốt, trong khi tái cân bằng bên

trong vẫn còn đi theo nhiều chiều hướng khác nhau, trong đó có những tiến bộ đáng kể về

phía cung, vừa phải về phía cầu và còn hạn chế về mặt tín dụng. Tái cân bằng về bình đẳng

thu nhập và môi trường cũng đưa lại nhiều kết quả khác nhau, với hàm lượng năng lượng

trong tăng trưởng giảm và phần của người lao động trong thu nhập gia tăng, nhưng bất bình

đẳng thu nhập và ô nhiễm không khí vẫn còn rất cao. Trong tương lai, tiết kiệm quốc gia dự

kiến sẽ giảm do sự thay đổi về nhân khẩu học và mạng lưới an sinh xã hội tốt hơn, tỷ lệ đầu tư

dự kiến cũng sẽ giảm tương tự, với sự gia tăng cạnh tranh và bình thường hóa lợi nhuận khi

tăng trưởng chậm lại. Các ngành dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng tầm quan trọng , giúp giảm

cường độ các bon trong sản xuất và tăng tỷ lệ chi cho lao động trong thu nhập quốc gia và tiêu

dùng hộ gia đình. Việc giảm hàm lượng tín dụng trong tăng trưởng chắc chắn sẽ diễn tiến

chậm trừ khi việc cải cách cơ cấu lại doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước một cách quyết

liệt được thực hiện.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

13. Giám sát trong hệ thốngngân hàng (Supervisory Incentives in a Banking Union)

Nguồn: IMF

Tác giả: Elena Carletti, Giovanni Dell'Ariccia & Robert Marquez

Ngày xuất bản: 15/09/2016

Tác giả nghiên cứu hành vi của các đơn vị giám sát khi một cơ quan tập trung có toàn

quyền đối với tất cả các quyết định liên quan tới ngân hàng, nhưng phải phụ thuộc vào các

đơn vị giám sát địa phương để thu thập các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. Mô

hình thể chế này vướng phải vấn đề người ủy thác và người nhậm thác giữa cơ quan giám sát

trung ương và cơ quan giám sát địa phương nếu các chức năng mục tiêu của họ khác nhau.

Việc thu thập thông tin có thể kém hơn so với trường hợp các cơ quan giám sát địa phương

độc lập hoàn toàn hoặc trường hợp thông tin được thu thập tập trung. Điều này có thể làm các

ngân hàng được điều tiết gia tăng các hoạt động rủi ro. Tuy nhiên, cơ quan giám sát trung

ương “chặt chẽ hơn” có thể nâng cao các tiêu chuẩn giám sát. Nhờ đó, tác động ròng của việc

tập trung hóa hoạt động giám sát lên việc thực hiện các hoạt động rủi ro của ngân hàng phụ

thuộc vào sự cân bằng của hai yếu tố này.

Page 10: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 7

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

14. Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ (CSTT) ở các nền kinh tế mở và nhỏ (The

Effectiveness of Monetary Policy in Small Open Economies : An Empirical

Investigation

Nguồn: IMF

Tác giả: Keyra Primus

Ngày xuất bản: 16/09/2016

Bài nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng các công cụ trực tiếp và gián tiếp của

CSTT tại các quốc gia Barbados, Jamaica, Trinidad và Tobago, bằng cách sử dụng mô hình

hồi quy vector có ràng buộc với biến ngoại sinh (VARX). Nghiên cứu này giả định các ngân

hàng trung ương thực hiện CSTT theo quy tắc Taylor và đánh giá những tác động của chính

sách dự trữ bắt buộc. Kết quả cho thấy rằng mặc dù một cú sốc tích cực đến lãi suất chính

sách có tác động trực tiếp lên lãi suất của các ngân hàng thương mại, nhưng truyền dẫn yếu

lên các biến thực. Ngoài ra, sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp cắt giảm tín dụng khu vực

tư nhân và dự trữ dư thừa, đồng thời giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Do đó, kết quả gợi ý các ngân

hàng trung ương thuộc nền kinh tế mở nhỏ nên xem xét sử dụng dự trữ bắt buộc bổ sung cho

chính sách lãi suất, để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

15. Quản lý các công cụ tài chính chính quyền địa phương và quan hệ đối tác công-tư

ở Trung Quốc (Regulating Local Government Financing Vehicles and Public-Private

Partnerships in China)

Nguồn: IMF

Tác giả: Hui Jin & Isabel Rial

Ngày xuất bản: 16/09/2016

Trong nghiên cứu này, tác giả nhận định rằng Trung Quốc còn nhiều việc có thể làm để

tăng cường khuôn khổ pháp lý đối với quan hệ đối tác công-tư (PPP). Tác giả chỉ ra rằng các

dự án cơ sở hạ tầng được thực hiện thông qua các công cụ tài chính chính quyền địa phương

(LGFVs) chủ yếu đều là các PPP không bị quản lý, và các rủi ro tài khóa lớn đã tự nó lộ rõ.

Trong khi PPP có khả năng mang lại hiệu quả, chúng cũng có thể được chính quyền tận dụng

nhằm phá vỡ các hạn chế được đặt ra cho việc vayvốn từ ngân sách. Do đó, việc quản lý PPP

hiệu quả là chìa khóa để vừa phát huy lợi ích của PPP vừa ngăn chặn những rủi ro tài khóa

tiềm ẩn của nó. Các cơ quan chức năng đã tiến hành các bước đi vững chắc để thiết lập một

khuôn khổ pháp lý phù hợp và thúc đẩy một thế hệ mới của PPP. Tuy nhiên, để làm cho

khuôn khổ này hiệu quả, tác giả nhấn mạnh một vài vấn đề cần được giải quyết. Căn cứ vào

thông lệ quốc tế tốt nhất, tác giả đề xuất một khuôn khổ pháp lý bốn trụ cột cho Trung Quốc,

mà có thể được thực hiện dần dần trong ba giai đoạn.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

16. Chính trị phân mảnh và Nợ công (Fragmented Politics and Public Debt)

Nguồn: IMF

Tác giả: Ernesto Crivelli, Sanjeev Gupta, Carlos Mulas-Granados & Carolina Correa-Caro

Ngày xuất bản: 19/09/2016

Các tác giả nghiên cứu tác động của tình trạng phân mảnh chính trị lên nợ công – cụ thể,

Page 11: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 8

là giữa 2 cuộc bầu cử lập pháp liên tiếp. Sử dụng dữ liệu từ 92 quốc gia tiên tiến và đang phát

triển trong giai đoạn 1975 – 2015, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tình

trạng phân mảnh về chính trị với thay đổi trong nợ công. Tham nhũng là một nhân tố làm gia

tăng các hiệu ứng; trong đó tham nhũng càng nhiều, sự phân mảnh chính trị càng có ảnh

hưởng lớn tới sự gia tăng nợ công. Ảnh hưởng của sự phân mảnh chính trị lên diễn biến nợ

công có thể coi là không cân xứng, với các tác động của nó lên nợ công sẽ lớn hơn và mạnh

hơn trong thời kỳ nợ công suy giảm. Nghiên cứu cũng cho thấy việc thiết lập các hội đồng tài

khóa sẽ giúp làm giảm các tác động bất lợi của tình trạng phân mảnh chính trị lên diễn biến

nợ công.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

17. Bình thường hóa chính sách tiền tệ Mỹ và lãi suất quốc tế (U.S. Monetary Policy

Normalization and Global Interest Rates)

Nguồn: IMF

Tác giả: Carlos Caceres, Yan Carriere-Swallow, Ishak Demir & Bertrand Gruss

Ngày xuất bản: 29/09/2016

Do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình, vì vậy

bài viết này nghiên cứu tác động của diễn biến lãi suất trên thị trường Mỹ lên lãi suất tại các

quốc gia khác. Các tác giả đã phát hiện có sự truyền dẫn ổn định nhưng khá quan trọng từ Mỹ

sang các mức lãi suất ngắn hạn của các nước. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự biến động đồng thời

ở một mức độ tương đối lớn này cho thấy sự trùng khớp trong chu kỳ kinh doanh của các

nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, và các tác giả đã tìm thấy bằng chứng

cho thấy sự hạn chế trong quyền tự chủ tiền tệ ở một số trường hợp. Nghiên cứu tách biệt giữa

những biến động lãi suất bất ngờ và những biến động lãi suất được lường trước của Mỹ, và

nhận thấy hầu hết các nước chịu tác động lớn hơn đối với những biến động lãi suất được

lường trước. Nghiên cứu cũng phân biệt những biến động trong phần bù rủi ro và những biến

động trong lãi suất phi rủi ro, và kết luận rằng các nước có phản ứng khác nhau trước hai kiểu

biến động này. Cuối cùng, các tác giả tìm hiểu các nhân tố quyết định sự tự chủ về tiền tệ, và

tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vai trò của mức độ linh hoạt của tỷ giá, mức độ mở

cửa tài khoản vốn trong đó, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có sự đóng góp của cả các nhân tố

khác như mức độ đô la hóa của tài sản nợ của hệ thống tài chính và sự tín nhiệm đối với chính

sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

18. Ngân hàng Trung ương tại Châu Mỹ La tinh: Con đường phía trước (Central

Banking in Latin America : The Way Forward)

Nguồn: IMF

Tác giả: Yan Carriere-Swallow, Luis I. Jacome H, Nicolas E Magud & Alejandro M. Werner

Ngày xuất bản: 30/09/2016

Ngân hàng trung ương tại các nước châu Mỹ La tinh đã có một bước tiến lớn trong việc

tạo ra một môi trường giá cả ổn định hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Nghiên

cứu xem xét đánh giá các thành tựu này và thảo luận những thách thức mà các ngân hàng

trung ương trong khu vực này còn phải đối mặt. Khi lạm phát còn cao và biến động, việc đạt

được sự ổn định giá cả lâu bền đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải được độc lập nhiều

hơn. Khi cơ chế lạm phát mục tiêu được thiết lập vững chắc, những thách thức còn lại chỉ

Page 12: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 9

xoay quanh việc đánh giá mức độ khả dụng của nền kinh tế, công tác truyền thông chính sách

tiền tệ, và làm rõ vai trò của tỷ giá. Cuối cùng, các chính sách an toàn vĩ mô cần phải được

phối hợp với các mục tiêu hiện tại và thực hiện thận trọng để đảm bảo ưu tiên tối cao cho ổn

định giá.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

19. Liên bang Nga: Làm thế nào các dịch vụ của nước này giúp làm tăng khả năng

cạnh tranh quốc gia (Russian Federation : how services contribute to competitiveness)

Nguồn: WB

Tác giả: Saez, Juan Sebastian, Van Der Marel & Erik Leendert

Ngày xuất bản: 19/09/2016

Toàn cầu hóa đang tạo ra nhiều cơ hội đối với thương mại cũng như tăng trưởng, với việc

thương mại hóa dịch vụ đang ngày càng trở thành một vấn đề đối với các nền kinh tế định

hướng xuất khẩu. Dịch vụ là mảng rất quan trọng đối với chiến lược thương mại của một quốc

gia, do dịch vụ đại diện cho các hoạt động mà quốc gia đó có lợi thế so sánh, và là động lực

cho năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Các chỉ số

Phát triển Thế giới, hai cơ sở dữ liệu mới (Dữ liệu về xuất khẩu giá trị gia tăng từ Dự án Phân

tích Thương mại Toàn cầu, và dữ liệu về Thương mại Dịch vụ), và dữ liệu của các doanh

nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một loạt các chỉ số để phân tích khả năng cạnh tranh thương mại

của lĩnh vực dịch vụ tại Liên bang Nga. Do xuất khẩu dịch vụ ít hơn so với tiềm năng của

quốc gia này, nghiên cứu chỉ ra rằng sự đóng góp của dịch vụ cho sự đa dạng hóa xuất khẩu

có thể được nâng cao đáng kể. Quy mô xuất khẩu dịch vụ kinh doanh của Nga hiện đang

tương đối thấp, mặc dù hoạt động xuất khẩu các dịch vụ truyền thống như vận tải và du lịch

vẫn đang tiến triển tốt. Mặc dù hoạt động xuất khẩu các dịch vụ hiện đại có tầm quan trọng

tương đối nhỏ, các dịch vụ kinh doanh này đang phát triển khá nhanh trong những năm gần

đây, và nâng cao lợi thế so sánh của nước Nga. Tuy vậy, Liên bang Nga vẫn còn nhiều tiềm

năng để mở rộng thương mại các dịch vụ kinh doanh hiện đại. Còn rất nhiều dư địa để đa

dạng hóa dịch vụ xuất khẩu tới các thị trường khác như Pháp, Đức, Nhật Bản và các nước

Châu Á. Cuối cùng, mặc dù việc xuất khẩu các dịch vụ trực tiếp vẫn chưa nhiều, các dịch vụ

như vận tải, phân phối, tài chính và các dịch vụ kinh doanh khác đang đóng những vai trò

đáng kể cho các hoạt động xuất khẩu khác, cụ thể là năng lượng.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

20. Những khoản đầu tư hiệu quả của các hộ nghèo từ chương trình hỗ trợ tiền mặt:

bằng chứng thực nghiệm từ Niger (Poor households' productive investments of cash

transfers : quasi-experimental evidence from Niger)

Nguồn: WB

Tác giả: Stoeffler, Quentin, Mills, Bradford F. Premand & Patrick

Ngày xuất bản: 27/09/2016

Chương trình hỗ trợ tiền mặt đã được phổ biến rộng khắp như một công cụ để nâng mức

tiêu dùng của hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo. Vẫn còn đó những câu hỏi về tính bền vững

của tác động việc hỗ trợ tiền mặt lên các hộ gia đình có thu nhập thấp tại các khu vực như khu

vực cận Sahara của Châu Phi và, đặc biệt là, những câu hỏi về liệu rằng việc hỗ trợ tiền mặt

có thể đẩy mạnh đầu tư có hiệu quả trong khi ngay lập tức nâng cao mức chi tiêu của những

hộ gia đình nghèo. Nghiên cứu này đưa ra những bằng chứng cho thấy dự án hỗ trợ tiền mặt

Page 13: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 10

cho người nghèo tại khu vực nông thôn của Niger đã cho kết quả là những khoản đầu tư vào

tài sản và những hoạt động sản xuất có hiệu quả được duy trì trong 18 tháng sau khi hoàn

thành dự án. Các kết quả cho thấy đã có một sự gia tăng bền vững trong các tài sản gia súc

của hộ gia đình và các hộ gia đình đã tham gia hiệu quả vào các nhóm tiết kiệm. Việc hỗ trợ

tiền mặt cũng giúp nâng cao năng suất nông nghiệp, nhưng không có tác động trong việc đa

dạng hóa sản xuất của các hộ gia đình là doanh nghiệp sản xuất. Những tài sản có hiệu suất

cao thu được từ dự án lại xuất phát từ những hộ gia đình nghèo nhất trong các hộ nghèo, cho

thấy việc thường xuyên hỗ trợ những khoản tiền mặt nhỏ kết hợp với một cơ chế tiết kiệm

tiên tiến có thể giúp làm giảm áp lực tích lũy tài sản của những hộ nghèo nhất.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

Page 14: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 11

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

CÁC YẾU TỐ ĐỂ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ HIỆU QUẢ - BÀI

HỌC TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

IMF-FSB-BIS

Kinh nghiệm thực thi chính sách an toàn vĩ mô đang ngày một nhiều hơn trong bối cảnh đã có

nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng thể chế cùng khuôn khổ cho chính sách này. Đồng thời,

các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô cũng đang tiếp tục được phát triển, số lượng các

nghiên cứu thực nghiệm về tính hiệu quả của chính sách cũng tăng nhanh.

Do vậy, nghiên cứu này sẽ hệ thống lại tất cả những kinh nghiệm thực thi chính sách

an toàn vĩ mô trên thế giới, đồng thời chỉ ra các yếu tố để xây dựng một khuôn khổ chính sách

an toàn vĩ mô hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa báo cáo tiến độ

chung năm 2011 cho hội nghị G20 về khuôn khổ và công cụ thực thi chính sách an toàn vĩ mô

(FSB / IMF / BIS 2011) cũng như các nghiên cứu khác của IMF, FSB và BIS, đồng thời cập

nhật những kinh nghiệm gần đây của một số quốc gia và các bằng chứng thực nghiệm từ các

học giả khác.

Mặc dù các công cụ chính sách an toàn vĩ mô đã được sử dụng tại một số quốc gia

mới nổi trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các công cụ này chỉ được sử dụng

rộng rãi hơn trong thời gian gần đây, đồng thời việc thiết lập các khuôn khổ chính sách an

toàn vĩ mô cũng chỉ mới được thúc đẩy bởi những kinh nghiệm từ sau cuộc khủng hoảng tài

chính. Theo đó, những kinh nghiệm có được ở nhiều nước chưa trải rộng trên một chu kỳ tài

chính đầy đủ, và những bài học và bằng chứng thực nghiệm dựa trên những kinh nghiệm đó

còn chưa được kiểm chứng. Sự đa dạng của các khuôn khổ chính sách đã được áp dụng ở các

nước cho thấy rằng không có phương pháp tiếp cận duy nhất để phù hợp cho tất cả. Tuy

nhiên, những kinh nghiệm đã được tích lũy tới nay đã chỉ ra một số yếu tố cần thiết để xây

dựng chính sách an toàn vĩ mô

1. Định nghĩa, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Chính sách an toàn vĩ mô được định nghĩa là việc sử dụng các công cụ an toàn chủ

yếu để hạn chế rủi ro hệ thống (Crockett 2000, FSB/IMF/BIS 2011, IMF 2013). Từ khóa

trọng tâm trong định nghĩa này là khái niệm về rủi ro hệ thống, cụ thể là, rủi ro đổ vỡ lan rộng

trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính do sự suy yếu của tất cả hoặc một phần hệ thống tài

chính, và điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thực

(IMF/BIS/FSB 2009). Hàm ý cơ bản của khái niệm này là quan niệm về những tác động tiêu

cực ra bên ngoài từ một sự đổ vỡ hay thất bại trong một tổ chức tài chính, một thị trường hay

một công cụ tài chính. Rủi ro hệ thống thường được nhận dạng dưới hai khía cạnh: những lỗ

hổng liên quan đến tích tụ rủi ro qua thời gian (khía cạnh thời gian), và những lỗ hổng từ sự

liên thông và phân phối rủi ro trong hệ thống tài chính tại bất kỳ thời điểm nào (khía cạnh “cắt

ngang” hay “cấu trúc’). Trong quá trình xử lý những lỗ hổng này, định hướng chính sách an

toàn vĩ mô bổ sung trọng tâm của chính sách an toàn vi mô trên khía cạnh an toàn và lành

mạnh của từng tổ chức tài chính riêng biệt (Ủy ban về Hệ thống Tài chính Toàn cầu (CGFS)

2010.1 Bằng việc giảm thiểu rủi ro hệ thống, các biện pháp vĩ mô cuối cùng cùng nhằm mục

đích làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng tài chính.

1 Có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh việc liệu các chính sách an toàn vĩ mô có là một lĩnh vực chính sách

trong quyền hạn riêng của nó hay là một định hướng của chính sách an toàn kêu gọi một sự hiệu chuẩn các quy

Page 15: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 12

Chính sách an toàn vĩ mô theo đuổi các mục tiêu trung gian đan xen lẫn nhau (FSB

2009, CGF 2010, IMF 2013): (1) tăng cường khả năng chống đỡ của hệ thống tài chính trước

tập hợp những cú sốc bằng cách xây dựng và giải phóng các vùng đệm giúp duy trì khả năng

hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính, thậm chí ngay cả trong những điều kiện bất lợi; (2)

ngăn chặn sự tích tụ của những bất ổn của hệ thống qua thời gian bằng cách làm giảm sự tác

động thuận chu kỳ giữa giá cả tài sản và tín dụng và ngăn chặn sự gia tăng đòn bẩy tài chính

không bền vững, những khoản nợ và nguồn tài trợ không ổn định; và (3) kiểm soát những lỗ

hổng về cấu trúc trong hệ thống tài chính phát sinh từ việc gắn kết lẫn nhau, những rủi ro

chung, và vai trò quan trọng của tổ chức trung gian riêng lẻ trong các thị trường quan trọng

mà có thể khiến các tổ chức riêng lẻ này “quá lớn để sụp đổ”.

Chính sách an toàn vĩ mô nhằm kiềm chế rủi ro trên toàn hệ thống tài chính nói

chung (Knight 2006, IMF 2011a, FSB/IMF/BIS 2011)2. Do các ngân hàng là nhà cung cấp tín

dụng chính cho nền kinh tế, chính sách an toàn vĩ mô thường áp dụng các đòn bẩy chính sách

của mình với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, khi các hoạt động trên thị trường vốn và việc tài

trợ trên cơ sở thị trường được mở rộng, các nhà hoạch định chính sách an toàn vĩ mô cũng cần

giám sát rủi ro hệ thống đối với các hoạt động bên ngoài hệ thống ngân hàng, cũng như phát

triển và thực thi các chính sách phản hồi để kiềm chế những rủi ro này (FSB 2011a, CGFS

2012, IMF 2013).

Chính sách an toàn vĩ mô phối hợp với các chính sách khác và đã có mối quan hệ

với rủi ro hệ thống. Mối quan hệ này bao gồm những quy tắc an toàn vĩ mô và giám sát,

quản trị khủng hoảng và giải quyết khủng hoảng, cũng như các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Ranh giới và sự tương tác giữa các chính sách rất phức tạp và có thể làm tăng các nhân tố bổ

sung và cả những căng thẳng có thể cần được giải quyết. Ví dụ, thông qua các cơ cấu thể chế

phù hợp (xem bên dưới) để đảm bảo việc phối hợp chính sách hợp lý và sử dụng các công cụ

phù hợp (xem Caruana 2011, Vinals 2011, và IMF 2013 để hiểu sâu sắc hơn vấn đề này).

Các chính sách an toàn vĩ mô có thể dễ dàng bị quá tải với những mục tiêu theo

đuổi không phù hợp (CGFS 2012, IMF 2013). Thay vì quản lý các mức độ và cấu thành của

tổng cầu hay chu kỳ kinh doanh, chính sách an toàn vĩ mô nhằm mục tiêu tăng cường sự

phòng thủ của hệ thống tài chính trước các cú sốc tài chính và kinh tế, qua đó góp phần cung

cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính một cách liên tục trong bối cảnh các điều kiện kinh tế bất

lợi. Bằng cách xây dựng và giải phóng các vùng đệm phù hợp, chính sách an toàn vĩ mô có

thể qua đó giúp làm giảm mức độ thường xuyên của các cuộc khủng hoảng tài chính hoặc

giúp làm giảm nhẹ sự sụt giảm nghiêm trọng của sản lượng nền kinh tế nói chung đi cùng với

các cuộc khủng hoảng.

Các chính sách an toàn vĩ mô và các biện pháp quản trị dòng vốn (CFMs) có

những mục tiêu khác biệt, nhưng có khả năng chồng chéo với nhau (FSB/IMF/BIS 2011,

IMF 2013, OECD 2015). CFMs được thiết kế để giới hạn các dòng vốn bằng cách tác động

lên kích thước và cấu thành của các dòng vốn. Các biện pháp an toàn vĩ mô được thiết kế để

định và giám sát từ góc độ toàn hệ thống (Crockett 2000 và Borio 2003). Sự khác biệt giữa hai quan điểm này,

tuy vậy, phần lớn là về mặt ngữ nghĩa với điều kiện là các khung khổ chính sách an toàn hiện hành giải quyết

được vấn đề rủi ro hệ thống một cách rõ ràng, theo một quan điểm phân tích trên phạm vi toàn hệ thống và

hướng tới các công cụ trong rủi ro hệ thống. 2 Báo cáo tiến độ năm 2011 đã chỉ ra đặc trưng của chinh sách an toàn vĩ mô là những mục tiêu của nó, phạm vi

chính sách, các công cụ mà chính sách sử dụng và hoạt động quản trị liên quan. Để hội đủ điều kiện như vậy, các

công cụ an toàn vĩ mô cần có một định hướng mang tính hệ thống về các mục tiêu, cách thức đo lường và quản

trị.

Page 16: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 13

giảm thiểu rủi ro hệ thống (xem bên trên). Rủi ro hệ thống có thể bao gồm, nhưng không bị

giới hạn trong các lỗ hổng liên quan đến các dòng vốn và rủi ro của hệ thống tài chính trước

các cú sốc tỷ giá. Do đó, nếu các biện pháp an toàn vĩ mô được thiết kế để giảm thiểu các rủi

ro hệ thống bằng cách giảm thiểu các dòng vốn, các nhà hoạch định chính sách cũng cân nhắc

đến các biện pháp quản trị dòng vốn CFMs và áp dụng những quy tắc chung (như đã thảo

luận cụ thể hơn tại nghiên cứu của IMF 2012, IMF 2015).3 Cả chính sách an toàn vĩ mô và

CFMs đều không nên thay thế cho việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô được đảm bảo hoặc các quy

tắc an toàn vĩ mô và giám sát vĩ mô phù hợp.

2. Cấu trúc thể chế

Việc xây dựng những nền móng thể chế thích hợp cho các khung khổ chính sách

an toàn vĩ mô là điều rất cần thiết. Cấu trúc thể chế cần phải phù hợp với những hoàn cảnh

quốc gia cụ thể và nền móng thể chế. Những khác biệt đáng kể tại các quốc gia cho thấy

không có một cấu trúc chung phù hợp cho tất cả các nước. Mặc dù vậy, nhiều quốc gia vẫn

kết luận rằng chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả nhờ có sự đóng góp đáng kể của các cơ quan

hữu quan với những nhiệm vụ được đặt ra rõ ràng, chỉ ra những mục tiêu được xác định chính

xác cũng như những quyền hạn đầy đủ, phù hợp với trách nhiệm lớn lao (BIS 2011, CGFS

2012, IMF 2013). Chính sách an toàn vĩ mô có thể bị thiên lệch về hướng không hành động

hoặc hành động không đầy đủ kịp thời khi những lợi ích có được là không chắc chắn trong

khi chi phí thường cấp bách hơn (Knight 2006, IMF 2011a). Như đã được đề cập dưới đây,

nhiều cấu trúc thể chế do đó đã được thiết kế để đẩy mạnh quyết tâm sẵn sàng hành động khi

đối mặt với những định kiến và để hợp pháp hóa hành động của chính sách an toàn vĩ mô.

Cấu trúc thể chế tìm cách để đảm bảo khả năng phản ứng trước những mối đe dọa hệ thống

của các nhà hoạch định chính sách, bằng cách ấn định một phạm vi phù hợp và mức độ quyền

hạn thích hợp, đồng thời đẩy mạnh sự phối hợp hiệu quả trong công tác đánh giá rủi ro và

giảm thiểu rủi ro theo cách bảo vệ quyền tự chủ của các chức năng chính sách riêng biệt (BIS

2011, IMF 2011a, CGFS 2012, IMF 2013).

2.1 Chức năng, quản trị và trách nhiệm

Cấu trúc thể chế hiện tại cho thấy rằng một nhiệm vụ rõ ràng là cơ sở của việc

phân công trách nhiệm cho các quyết định chính sách an toàn vĩ mô. Rất nhiều cấu trúc

thể chế được quan sát cho thấy đã đề ra trách nhiệm chính cho một cơ quan trung tâm có tầm

ảnh hưởng với quyền lực triệu tập đáng kể và khả năng quan sát rộng lớn đối với toàn bộ hệ

thống tài chính. Một nhiệm vụ như vây có thể được giao phó cho một cơ quan hiện hành, hoặc

một ủy ban gồm các nhà hoạch định chính sách hoặc một hội đồng liên ngành, như đã được

nghiên cứu trong IMF 2011b (xem thêm Phụ lục 1).

- Ở nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng, mục đích là

khai thác chuyên môn của cơ quan này, khuyến khích hành động, và độc lập. Để đạt được

điều này có nhiều cách khác nhau, ví dụ như để hội đồng quản trị ngân hàng trung ương (hay

Thống đốc) là bộ phận ra quyết định (như trường hợp của Ai-len, và New Zealand), Thống

đốc ngân hàng thuộc ủy ban hoạch định chính sách (như ở Malaysia, Nam Phi và Anh), đặt

3 CFMs là một phần công việc riêng biệt của G20, do đó, không phải là chủ đề thảo luận trong nghiên cứu này.

Ngoài ra, OECD đang xem xét khả nwang xử lý của các công cụ đối với các mục tiêu an toàn vĩ mô đã đề ra

trong Bộ Luật Tự do hóa các biến động vốn (OECD 2016).

Page 17: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 14

vai trò cụ thể, rõ ràng cho ngân hàng trung ương để ngân hàng trung ương cung cấp các phân

tích về rủi ro hệ thống và các đề xuất của mình đối với các chính sách hành động cho cơ quan

ra quyết sách (như trường hợp của Pháp và Đức), hoặc giao cho ngân hàng trung ương vai trò

dẫn đầu trong việc giám sát và ra các quy định đối với các tổ chức tài chính được coi là quan

trọng đối với hệ thống (sau đây gọi là các tổ chức SIFIs) (như trường hợp của Mỹ).

- Các cấu trúc thể chế hiện tại thường có liên quan đến các cơ quan giám sát và quản

lý có liên quan để sử dụng chuyên môn và thông tin của các cơ quan này và bởi việc thực thi

các biện pháp chính sách thường phụ thuộc vào những cơ quan đó. Nhiều cơ quan giám sát

cũng đang áp dụng quan điểm giám sát an toàn vĩ mô trong việc giám sát các công ty riêng lẻ

(ví dụ như trong trường hợp giám sát tăng cường đối với SIFIs). Khả năng xung đột có thể

xảy ra khi quan điểm an toàn vĩ mô và an toàn vi mô trong quá trình thực thi chính sách

không thống nhất, cả trong thời kỳ hưng thịnh và thời kỳ suy thoái (BIS 2011, IMF 2013,

Alessandri và Panetta 2015). Tại các quốc gia mà cơ quan giám sát đóng vai trò là nhà hoạch

định chính sách an toàn vĩ mô, việc phối hợp với các cơ quan hữu quan khác có thể được hỗ

trợ tốt hơn thông qua việc thành lập một cơ quan đầu mối hoặc cơ quan tư vấn (như trường

hợp của Úc và Thụy Điển), hoặc bằng cách để ngân hàng trung ương giữ vai trò quan trọng

trong hội đồng ra quyết định chính sách (như trường hợp của Phần Lan).

- Bộ Tài chính cũng tham gia vào việc giám sát an toàn vĩ mô tại một số quốc gia.

Trong thiết lập cơ cấu ủy ban, Bộ này có thể là một thành viên không được biểu quyết (như

trường hợp của Anh), hoặc một thành viên biểu quyết (như trường hợp của Ba Lan), hoặc là

chủ tịch ủy ban (như tại Pháp, Đức, và Mỹ). Việc tham gia như vậy có thể có lợi trong việc

tạo ra tính hợp pháp về mặt chính trị của chính sách an toàn vĩ mô, và cho phép Ủy ban thảo

luận về các lựa chọn chính sách trong các lĩnh vực khác. Tại một số quốc gia, các thể chế

được thiết lập để giảm thiểu các rủi ro kinh tế, chính trị (như việc trì hoãn hành động) và để

bảo vệ sự độc lập của các cơ quan tham gia khác, trong đó có ngân hàng trung ương. Các thể

chế này bao gồm việc cho phép các ngân hàng trung ương có tiếng nói quan trọng (Mexico,

Hà Lan) hoặc quyền phủ quyết (Đức) trong các Ủy ban này.

- Một số thể chế cho phép các chuyên gia độc lập bên ngoài là thành viên có quyền

biểu quyết trong cơ cấu ra quyết định chính sách (Pháp, Anh), hoặc là ủy ban tư vấn cho cơ

quan chủ chốt (Ban Rủi ro Hệ thống Châu Âu (ESRB)). Một hình thức khác là mời những

chuyên gia này với vai trò tác động lên truyền thông để chia sẻ quan điểm của họ khi cần thiết

(Đức, Hà Lan). Các chuyên gia bên ngoài có thể đề xuất những quan điểm độc lập và làm

giảm mức độ “suy nghĩ theo nhóm” của ủy ban ra quyết sách (BIS 2011, IMF 2011b, IMF

2013).

Các mục tiêu chính sách cụ thể có thể đẩy mạnh cả khả năng hành động và mức

độ sẵn sàng hành động ( BIS 2011, CGFS 2012, IMF 2013, IMF 2014). Thiết lập ra những

mục tiêu rõ ràng có thể cho phép các nhà hoạch định chính sách sử dụng những công cụ của

mình để theo đuổi mục tiêu ổn định tài chính, và lập ra nền tảng ban đầu cho một khung khổ

để đảm bảo các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của

mình, qua đó làm giảm rủi ro các cơ quan này không thực thi nhiệm vụ. Những mục tiêu được

xác định rõ ràng có thể giúp làm giảm áp lực sử dụng chính sách an toàn vĩ mô như một công

cụ thay thế cho hành động chính sách trong các lĩnh vực khác (IMF 2011a, Vinals 2011). Mục

tiêu thứ cấp cũng được đề ra để đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách nhận ra sự cần

thiết phải xem xét các chi phí cũng như các khoản đền bù (ví dụ như ESBR, Anh).

Page 18: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 15

Ngoài việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, sự minh bạch và cơ chế trách nhiệm có thể

tạo ra tính hợp pháp và tạo ra cam kết hành động (BIS 2011, CGFS 2012, IMF 2014,

ESRB 2014). Trách nhiệm của các cơ quan hữu quan thường là với cơ quan lập pháp và công

chúng nói chung. Một loạt các công cụ truyền thông (như báo cáo ổn định tài chính và các

báo cáo định kỳ khác, tuyên bố chính sách và biên bản cuộc họp) có thể giúp thông báo cho

công chúng về lập trường chính trị và tạo ra cam kết hành động, qua đó thúc đẩy và việc theo

đuổi hiệu quả mục tiêu đặt ra. Trong một số trường hợp, các công cụ này được luật pháp yêu

cầu như một “thiết bị” để thực thi trách nhiệm (Pháp, Đức và Anh). Mục đích của các chiến

lược truyền thông về chính sách an toàn vĩ mô là để truyền tải các đánh giá về mức độ ổn định

tài chính một cách rõ ràng, liên kết chúng một cách hợp lý với bất kỳ hành động chính sách

nào được thực hiện, và quản lý kỳ vọng của công chúng về những thành quả có thể đạt được

từ các chính sách trên.

Cơ quan ra quyết định chính sách thông thường tổ chức các cuộc họp chính thức

thường kỳ (thường là hàng quý hoặc nửa năm một lần), để đẩy mạnh mức độ tham gia của

các bên một cách tập trung và kịp thời. Tại các quốc gia có hội đồng ngân hàng trung ương là

ban ra quyết định, có thể hữu ích nếu sắp xếp các cuộc họp chuyên về các vấn đề chính sách

an toàn vĩ mô (Ngân hàng trung ương Anh ECB, Nauy). Việc bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp

chính sách thường theo nguyên tắc đơn giản hoặc đa số, chứ không phải trên nguyên tắc

thống nhất, để tránh khả năng không đạt được thỏa thuận, thậm chí ngay cả khi các cơ quan

hữu quan trên thực tế thường cố gắng phấn đấu đạt được sự đồng thuận.

Một đơn vị chuyên môn có thể hỗ trợ cho quá trình thực thi chính sách an toàn vĩ

mô và đang dần trở nên phổ biến tại các quốc gia. Một đơn vị chuyên biệt về ổn định tài

chính nằm trong ngân hàng trung ương (hoặc nằm trong các tiểu ban hoặc cơ quan khác) có

thể được giao nhiệm vụ phân tích các rủi ro hệ thống, phát triển và giám sát các chỉ số của rủi

ro hệ thống phù hợp với từng quốc gia, và chuẩn bị cho các phân tích và đề xuất các biện

pháp chính sách để các nhà hoạch định chính sách an toàn vĩ mô xem xét (Đức, Ấn Độ, Hà

Lan, Anh, Mỹ). Trong một vài trường hợp, những đơn vị này cũng có chức năng như là thư

ký cho cơ quan giám sát an toàn vĩ mô.

2.2 Quyền lực

Thực tiễn chỉ ra rằng chính sách an toàn vĩ mô đòi hỏi những các cơ quan hoạch

định và thực thi chính sách có đầy đủ quyền lực để đảm bảo khả năng thực thi. Đây là

yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo các nhà hoạch định chính sách có thể có được thông tin

từ các cơ quan khác và lấp đầy những khoảng trống dữ liệu (quyền thông tin); ảnh hưởng tới

việc kích hoạt và hiệu chuẩn các ràng buộc pháp lý (quyền hiệu chuẩn); ảnh hưởng đến chỉ

định các tổ chức cá nhân thành hệ thống quan trọng (quyền chỉ định); và bắt đầu những thay

đổi trong phạm vi quản lý để phát hiện ra các tổ chức tài chính có các hoạt động có thể làm

tăng rủi ro ổn định tài chính hay không (IMF 2011a, CGFS 2012, FSB 2013a, 2013b FSB).

Quyền lực của các cơ quan hoạch định chính sách có thể có nhiều dạng khác

nhau, có thể mang tính “trực tiếp” (mệnh lệnh), qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách

kiểm soát trực tiếp các công cụ an toàn vĩ mô hay khả năng chỉ đạo cơ quan quản lý khác; có

thể mang tính “bán trực tiếp”, cho phép nhà hoạch định chính sách khuyến nghị chính thức

cho các cơ quan quản lý, cùng với cơ chế “tuân thủ hoặc giải thích tại sao không tuân thủ”;

hoặc mang tính “mềm mỏng”, cho phép nhà hoạch định chính sách đưa ra ý kiến, hoặc cảnh

báo và khuyến nghị mà không mang tính bắt buộc tuân thủ hoặc giải thích tại sao không tuân

thủ (IMF 2013). Mỗi loại quyền hạn đều có thể hữu ích trong những trường hợp khác nhau và

hiệu quả của các khuôn khổ chính sách có thể đạt được nhờ vào sự kết hợp của những dạng

quyền hạn trên (như ở Anh và Mỹ), với việc quyền lực mềm mỏng một mình là không đủ để

đảm bảo tính hiệu quả (CGFS 2010, IMF 2013).

Page 19: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 16

Trường hợp nhà hoạch định chính sách an toàn vĩ mô có quyền hạn “trực tiếp”,

họ thường được cung cấp với bộ công cụ được xác định rõ. Những công cụ này có thể

được sử dụng để giúp kiểm soát rủi ro tích tụ theo thời gian (như tại New Zealand và các

quốc gia thành viên EU thông qua chỉ thị và quy định yêu cầu vốn CRD/CRR và pháp luật

quốc gia), cũng như thực hiện việc chỉ định các tổ chức có tính quan trọng hệ thống (như tại

Mỹ). Quyền hạn cứng tránh việc chậm chễ và mâu thuẫn có thể phát sinh khi thực hiện do các

nhà hoạch định chính sách khác. Quyền hạn trực tiếp cũng có thể tăng hiệu quả của các chính

sách khác do chúng cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách “cây gậy” mang tính răn đe.

Quyền hạn trực tiếp cũng có lợi như là một phương án dự phòng trong trường hợp các cơ

quan quản lý khác không sẵn sàng hoặc không thể thực hiện (ví dụ như quyền bổ sung (top-

up) của ECB), và có thể nới rộng tới quyền thu thập thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp

(ví dụ Đức, Anh, Mỹ).

Lợi ích của quyền lực “bán trực tiếp” (có quyền đề xuất chính sách, cùng với cơ

chế “tuân thủ hoặc giải thích”) là việc nó có thể bao quát một phạm vi rộng hơn (BIS

2011, IMF 2013). Quyền hạn như vây đang trở nên rất phổ biển (ví dụ ESRB, Đức, Anh, Mỹ),

bao gồm cả công khai đề xuất hành động đối với cơ quan giám sát và quản lý (và những đơn

vị có thể được trao quyền lực cứng). Cơ chế tuân thủ hoặc giải thích có thể làm tăng khả năng

hành động được thực hiện và đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các bên

liên quan, trong khi đồng thời duy trì hoạt động độc lập của đơn vị tiếp nhận. Kiến nghị của

cơ quan giám sát an toàn vĩ mô giúp các nhà chức trách vượt qua những phản đối trong nội bộ

ngành và áp lực chính trị. Ngay cả khi không phải chịu “tuân thủ hoặc giải thích”, khuyến

nghị có thể có thêm sức mạnh khi các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô được pháp luật ủy thác

để công khai ban hành khuyến nghị định kỳ (ví dụ Na Uy).

Quyền lực mềm có thể bổ trợ cho quyền hạn mạnh hơn, và có thể hữu ích trong

việc mở rộng ảnh hưởng của cơ quan giám sát an toàn vĩ mô ra khỏi phạm vi của các

công cụ đảm bảo an toàn hoặc phạm vi chính sách hiện hành. Khuyến nghị mềm có thể

phù hợp khi các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô muốn bắt đầu thiết lập các công cụ an toàn vĩ

mô mới hoặc thay đổi khuôn khổ pháp lý để mở rộng phạm vi quy định (ví dụ Anh). Quyền

lực mềm cũng thích hợp với khi công tác giảm thiểu các rủi ro hệ thống đòi hỏi sự hợp tác

ngoài các cơ quan quản lý, ví dụ trong trường hợp biến dạng thuế làm gia tăng nợ (IMF

2013). Cuối cùng, truyền thông có thể nhắm trực tiếp vào ngành công nghiệp tài chính để tác

động tới hành vi hoặc giảm bất định chính sách và dẫn dắt kỳ vọng với con đường chính sách

(CGFS 2012, IMF 2014, ESRB 2014).

2.3 Hợp tác trong nước

Cơ chế rõ ràng cho sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong nước

có thể giúp đạt được các mục tiêu chính sách (BIS 2011, IMF 2011a). Một loạt các cơ chế

như vậy sẽ rất hữu ích trong việc chỉ ra một cách rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các cơ

quan chức năng và đảm bảo hợp tác trong đánh giá và giảm nhẹ rủi ro toàn hệ thống, trong

khi vẫn giữ quyền tự chủ hoạt động của các chức năng chính sách riêng biệt. Chúng bao gồm:

nghĩa vụ pháp lý (như tại Đức và Thổ Nhĩ Kỹ) hoặc biên bản ghi nhớ (như tại Úc, Ireland và

Thụy Sỹ) để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan giám sát và quản lý với mục đích ổn định tài

chính; tiểu ban và nhóm làm việc chuyên biệt để thúc đẩy hợp tác cấp độ nhân viên (như tại

Ấn Độ); và thành viên kiêm nhiệm của của ban giám đốc của các cơ quan quản lý của các cơ

quan vĩ mô (ví dụ tại Pháp và Ba Lan). Việc đưa ổn định tài chính thành một trong những

mục tiêu của các cơ quan thành viên cũng có thể góp phần thúc đẩy hợp tác, và cho phép các

cơ quan này sử dụng quyền hạn của mình trong việc theo đuổi ổn định tài chính (như tại Úc

và Anh).

3. Các bước tiến hành

3.1 Phân tích và giám sát rủi ro hệ thống

Page 20: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 17

Một khuôn khổ toàn diện để giám sát rủi ro hệ thống là cần thiết trong việc thực

hiện chính sách an toàn vĩ mô. Để đánh giá quá trình tích tụ rủi ro theo thời gian (“chiều

thời gian”), chính quyền thường kiểm tra một số lĩnh vực bao gồm: (1) các lỗ hổng kinh tế từ

việc tăng trưởng tổng mức tín dụng hoặc giá tài sản quá mức; (2) các lỗ hổng phát sinh, ví dụ,

từ tăng trưởng tín dụng các hộ gia đình hay từ tăng mức độ rủi ro với khu vực doanh nghiệp;

và (3) lỗ hổng từ việc gia tính mất cân đối kỳ hạn và ngoại tệ trong lĩnh vực tài chính. Để

đánh giá những điểm yếu liên quan đến phân phối rủi ro trong hệ thống tài chính tại bất kỳ

thời điểm nào, rủi ro từ các mối liên kết trong nội bộ từng tổ chức tín dụng giữa các tổ chức

tín dụng và cơ sở hạ tầng thị trường cần theo dõi thường xuyên, cũng như tác động của sự sụp

đổ của bất kỳ tổ chức nào tới toàn hệ thống.

Một số chỉ số cảnh báo sớm được coi là hữu ích để đánh giá những điểm yếu

trước khi xuất hiện tình trạng bất ổn (stress). Ví dụ, dựa trên nghiên cứu của BIS

(Drehmann và đồng sự 2011), Ủy ban Basel đã xác định khoảng cách tín dụng trên GDP là

một chỉ số cảnh báo sớm hữu ích cho sự phát triển quá mức trong tổng tín dụng (BCBS 2010).

Tương tự như vậy, sự gia tăng mạnh mẽ nợ thế chấp, kết hợp với việc giá nhà tăng có thể là

tín hiệu của rủi ro tích tụ theo chu kỳ của thị trường nhà ở (Borio và Drehmann 2009, IMF

năm 2014), và một số chỉ số khác phản ánh rủi ro từ khu vực doanh nghiệp cũng như rủi ro

thanh khoản và ngoại hối (CGFS 2012, ESRB 2014, IMF 2014). Do dấu hiệu từ một chỉ số

duy nhất là không hoàn hảo, nhiều chỉ số thường được sử dụng kết hợp để đánh giá mức độ

rủi ro hệ thống.

Chỉ số cảnh báo sớm có thể kết hợp với các chỉ số bổ sung giúp đo lường khả

năng phục hồi. Nó có thể bao gồm hệ số đòn bẩy tài chính, cũng chi phí chi trả nợ của hộ gia

đình và hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty (Drehmann và Juselius 2012), cũng như

diễn biến của các chỉ số này trong bối cảnh thị trường có bất ổn (chẳng hạn như tăng lãi suất

hoặc suy giảm doanh thu của công ty). Các đánh giá về kiểm tra khả năng chịu đưng (stress

test) có thể giúp đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của hệ thống dưới một loạt các điều

kiện kinh tế và tài chính bất lợi, do đó bổ sung cho những chỉ số cảnh báo sớm (như trong khu

vực đồng euro, Anh và Mỹ).

Thông tin giám sát, như thay đổi tiêu chuẩn bảo đảm tiền vay cũng có thể cung cấp

thông tin cho các phân tích. Tuy nhiên, những số liệu này, bao gồm cả chỉ số cảnh báo sớm,

không thể được sử dụng một cách máy móc, chúng chỉ là một phần của công tác đánh giá rủi

ro, qua đó giúp các cơ quan quản lý biết được khi nào cần can thiệp vào thị trường, từ đó dẫn

đến cách tiếp cận “tùy nghi có định hướng”.

3.2 Xác định và thiết lập các công cụ chính sách vĩ mô

Kinh nghiệm cho thấy cần sử dụng rất nhiều các công cụ để đạt được mục tiêu an

toàn vĩ mô (xem phần I), các công cụ này có thể giải quyết một loạt các lỗ hổng tiềm tàng về

cả thời gian và cấu trúc đặt ra ở trên (phần III.A) (CGFS 2010, CGFS 2012, IMF năm 2013,

IMF năm 2014, IMF 2014a). Trong chiều thời gian, các công cụ này thường dẫn tới việc xây

dựng lượng vốn đệm khi rủi ro hệ thống tích lũy để sử dụng trong thời kỳ căng thẳng, vì vậy

hạn chế sự bùng nổ và giảm tình trạng phá sản. Về khía cạnh cơ cấu, đến lượt nó, các công cụ

bảo đảm an toàn khác nhau có thể hiệu chỉnh để giải quyết các yếu tố bên ngoài mà SIFIS đặt

lên hệ thống tài chính, bằng cách tăng cường khả năng phục hồi với các cú sốc, và giảm khả

năng lây lan, bằng cách cải thiện khả năng phục hồi và giảm mối liên hệ trong hệ thống tài

chính (Borio 2010, FSB / IMF / BIS 2011, FSB 2011, IMF 2013).

Việc được trang bị trước một bộ công cụ an toàn vĩ mô đầy đủ giúp các cơ quan

giám sát có thể sử dụng chúng kịp thời trong trường hợp cần thiết. Kinh nghiệm chỉ ra

thiết lập cơ sở pháp lý và hoạt động cho các công cụ an toàn vĩ mô có thể mất thời gian, và có

thế đòi hỏi các cuộc tranh luận và sự đồng thuận chính trị trước. Do đó, sẽ rất hữu ích nếu các

cơ quan giám sát an toàn vĩ mô hướng tới việc thành lập một bộ công cụ toàn diện, trước khi

các lỗ hổng hệ thống trở nên nghiêm trọng. Trên thực tế, đây thường là sáng kiến của các cơ

Page 21: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 18

quan quản lý vĩ mô có liên quan (ví dụ Đức, Ireland và Anh). Ngoài ra, các công cụ giám sát

vi mô có thể được điều chính để sử dụng cho an toàn vĩ mô

Một loạt các công cụ có thể được sử dụng để giải quyết các rủi ro hệ thống trong

chiều thời gian bằng cách tăng khả năng phục hồi với các cú sốc và giảm thiểu các lỗ

hổng tích tụ theo chu kỳ (CGFS 2012, ESRB năm 2014, IMF 2014a). Chúng bao gồm: (1)

các công cụ vốn, (2) công cụ tài sản/hạn chế cho vay; và (3) các công cụ liên quan tới thanh

khoản. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều công cụ đã được tăng cường sử

dụng (Hình 1)

Các công cụ vốn trên diện rộng. Rủi ro từ sự bùng nổ tín dụng trên diện rộng có thể

được giải quyết bằng một loạt các công cụ vốn, bao gồm yêu cầu trích lập dự phòng

lưu động, đệm vốn phản chu kỳ (CCyB) và tỷ lệ đòn bẩy thay đổi theo thời gian. Các

kiểm tra khả năng chịu đựng, với từng mức độ chịu đựng và các kịch bản khác nhau

đã giúp đặt ra những ràng buộc cho các tổ chức tín dụng. Những công cụ này chủ yếu

nhằm mục đích tăng khả năng phục hồi và do đó, giúp duy trì việc cung cấp tín dụng

trong các điều kiện bất lợi, nhưng một số trong đó cũng có thể có tác dụng tiết chế tín

dụng trong thời kỳ tăng trưởng nóng (Phụ lục 2).

Công cụ vốn theo ngành và công cụ tài sản. Trường hợp các lỗ hổng phát sinh từ việc

cho vay tới các khu vực cụ thể và việc giảm tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay

như vậy, các công cụ vốn, chẳng hạn như yêu cầu vốn và sàn rủi ro (risk-weight

floors) có thể giúp duy trì khả năng phục hồi của người cho vay. Áp trần đối với rủi ro

của từng lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như các khoản vay ngoại tệ cho các doanh nghiệp,

có thể hướng tới giảm phơi nhiễm chung trong những lĩnh vực rủi ro như vậy. Hạn chế

cho vay, ví dụ trần đối với tỷ lệ cho vay trên giá trị thế chấp (LTV) , tỷ số trả nợ trên

thu nhập (DSTI) hay tỷ suất nợ trên thu nhập (LTI), nhằm mục đích chủ yếu là để tăng

khả năng phục hồi của người cho vay với cú sốc về giá tài sản và thu nhập, và qua đó

gián tiếp tăng khả năng phục hồi của người vay. Các công cụ này thường nhắm vào

các khoản vay thế chấp, nhưng cũng có thể được áp dụng cho các phân khúc khác bao

gồm thẻ tín dụng, tài sản thương mại hoặc cho vay đòn bẩy với khu vực doanh nghiệp.

Những công cụ này có tác động tương đối mạnh tới khối lượng tín dụng, qua đó, giúp

tiết chế tác động thuận chu kỳ giữa giá tài sản và tín dụng (Phụ lục 2).

Công cụ liên quan tới thanh khoản chủ yếu hướng tới giải quyết rủi ro thanh khoản và

ngoại hối tích tụ liên quan tới sự bùng nổ cho vay, nhưng một số công cụ thuộc dạng

này cũng có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng. Chúng bao gồm các công cụ giúp

tích lũy các tài sản có tính thanh khoản cao, chẳng hạn như công cụ dự trữ bắt buộc và

tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản Basel III (LCR) (đối với các loại tiền khác nhau)

cũng như các công cụ giảm thiểu mất cân đối kỳ hạn (như tỷ lệ vốn lõi), các công cụ

về giá cùng các thiết lập đơn giản (như áp trần với tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động

(LTD)).

Rủi ro cấu trúc của sự lây lan trong hệ thống tài chính cũng có thể được giải quyết bằng

một loạt các công cụ chính sách (IMF 2013, IMF 2014a). Để cải thiện khả năng hồi phục của các

tổ chức mà sự sụp đổ của chúng có thể dẫn đến rủi ro cho hệ thống, các yêu cầu bảo đảm an toàn

như phụ phí vốn đối với những ngân hàng quốc tế và ngân hàng lớn trong nước (G-SIB và D-SIB)

và công ty bảo hiểm (G-SIIs) đã được áp dụng (BCBS 2013 , IAIS 2013). Ngoài ra, để giảm thiểu

tác động lan truyền từ sự sụp đổ của các tổ chức như vậy, yêu cầu hấp thụ tổn thất được đưa ra để

đơn giản hóa quá trình phục hồi của các G-SIBs (FSB 2015). Biện pháp đảm bảo an toàn khác để

giảm sự lây lan bao gồm tăng trọng số rủi ro và mức trần rủi ro, có thể sử dụng để ngăn chặn rủi

ro lây lan lớn với những tổ chức này hoặc trong hệ thống tài chính nói chung (UK, BCBS 2014,

Page 22: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 19

ESRB 2014).

Chính sách cũng đang được thiết kế để giải quyết các rủi ro tới ổn định tài chính phát sinh

từ những hoạt động phi ngân hàng và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong cơ sở hạ tầng thị

trường. Sáng kiến G20 về trung tâm thanh toán bù trừ (FBS 2010) bây giờ được bổ sung bằng kế

hoạch toàn diện để thúc đẩy khả năng phục hồi các trung tâm này, kế hoạch phục hồi và giải pháp

(FSB / BCBS / CPMI / IOSCO 2015). Phát triển chính sách để kiểm soát rủi ro từ hoạt động phi

ngân hàng và thị trường chứng khoán cho vay cũng đang tiếp tục (FSB 2015b, ESRB 2016).

3.3 Phương thức vận hành và sử dụng các công cụ

Công tác thực thi chính sách an toàn đòi hỏi việc đánh giá rủi ro hệ thống, từ đó đưa

ra các chính sách ngăn ngừa những rủi ro đó. Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia, các

yếu tố chính của quy trình này bao gồm: (i) Thiết kế và hiệu chỉnh các phản ứng chính sách nhắm

đến các rủi ro đã được xác định, đồng thời tránh các chi phí không cần thiết; (ii) Đánh giá, dự báo

và giải quyết trước (ex ante) những kẽ hở của các công cụ chính sách; (iii) Đánh giá hậu nghiệm

tác động của chính sách và cân nhắc lại việc lựa chọn cũng như hiệu chỉnh công cụ chính sách;

(iv) Đánh giá khả năng nới lỏng các công cu an toàn vĩ mô và (v) Cải thiện hệ thống thông tin cho

các công cụ an toàn vĩ mô trong tất cả các khu vực. Trong thực tế, tất cả các bước trên có thể được

thực hiện đồng thời, thay vì thực hiện theo thứ tự.

Hiệu chỉnh các phản ứng chính sách Cách tiếp cận chính sách phải phù hợp với hồ sơ rủi ro (risk profile). Điều này đòi

hỏi cách tiếp cận theo những phương pháp sau (CGFS 2012, IMF 2013).

Cách tiếp cận từng bước và cách tiếp cận trực tiếp: Khi có nhiều chỉ báo cho thấy

rủi ro đang ở mức cao, hoặc đang tăng mạnh, điều này sẽ đòi hỏi cách tiếp cận mạnh

và trực tiếp, qua đó thắt chặt các công cụ chính sách để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại,

nếu các chỉ báo cho thấy rủi ro chỉ ở mức trung bình, cách tiếp cận từng bước có thể

được sử dụng và có thể truyền thông về chính sách trước khi ban hành và thực hiện.

Khi sử dụng 1 công cụ để nhắm tới những rủi ro thay đổi theo thời gian (time-varying

risk) thì công cụ đó có thể được kích hoạt một phần (partial activation) (chẳng hạn như

ở Hồng Kông, Thụy Điển). Một cách tổng quát, các hành động sớm và được thực hiện

từ từ, từng bước có thể được áp dụng để hạn chế những tác động khó lường của các

công cụ chính sách. Chẳng hạn, một số quốc gia hiệu chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị

tài sản đảm bảo (LTV) và tỷ lệ cho vay trên thu nhập để những công cụ này không có

tính ràng buộc ngay lập tức với phần lớn người đi vay, mà với kỳ vọng là các công cụ

trên sẽ làm chậm quá trình mất cân bằng (VD: Ireland, vương quốc Anh)

Các công cụ tổng quát và các công cụ nhắm đến mục tiêu cụ thể: Khi rủi ro đã tích tụ

trên diện rộng, cần sử dụng và thắt chặt các công cụ tổng quát, có khả năng tác động đến

tất cả các loại rủi ro, trong đó có thể thắt chặt vốn dự trữ (capital buffer) và thanh khoản

dự trữ (liquidity buffer). Khi những lỗ hổng cụ thể xuất hiện nhưng không có hiện tượng

bùng nổ tín dụng, cách tiếp cận cụ thể, trên phạm vi hẹp có thể mang lại hiệu quả cao hơn.

Chẳng hạn, khi rủi ro hệ thống phát sinh từ việc các hộ gia đình vay quá nhiều ngoại tệ,

các mức trần cho LTV và DSTI cho các khoản vay đo có thể được sử dụng để ngăn ngừa

rủi ro (VD: Ba Lan)

Sử dụng một công cụ hay nhiều công cụ: Lợi ích cận biên của việc sử dụng duy nhất

một công cụ sẽ giảm xuống vì nó khuyến khích các chủ thể tăng cường hoạt động lách

luật. Việc sử dụng các công cụ phụ trợ sẽ giảm thiểu hiệu ứng trên, thông qua việc

Page 23: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 20

ngăn ngừa rủi ro từ nhiều góc độ khác (CGFS 2012, IMF 2013). Chẳng hạn, các công

cụ LTV, LTI, và DSTI có thể tác động lên lượng cầu tín dụng và hỗ trợ cho những

công cụ vốn (các công cụ này tác động lên cung tín dụng và cải thiện khả năng chịu

đựng của hệ thống ngân hàng). Thật vậy, nhờ những ưu điểm này, rất nhiều quốc gia

đã sử dụng kết hợp cả 2 công cụ trên. Bên cạnh đó, công cụ DSTI có thể giúp nâng

cao hiệu quả của công cụ LTV, thông qua việc gắn chặt gánh nặng trả nợ lên thu nhập

và chỉ cung cấp những khoản vay không có đảm bảo khi đáp ứng được điều kiện về

lượng tiền đặt cọc/trả trước (IMF 2014a).

Các tiếp cận theo quy tắc hay tùy nghi. Ưu điểm của các quy tắc là, một khi các quy

tắc đã được thiết lập thì sẽ không cần đưa ra các giải trình một cách thường xuyên

hoặc định kỳ (CGFS 2010). Nếu được thiết kế tốt, các quy tắc này có thể đóng vai trò như

một công cụ ổn đinh tự động (automatic stabiliser) hiệu quả. Tuy vậy, các quy tắc lại dễ bị

lợi dụng, việc cố gắng nhắm vào một số những chỉ báo được xác định trước nào đó có thể

khiến rủi ro thay đổi theo hướng ngoài ý muốn (Borio 2010). Việc thiết kế các quy tắc

cũng có thể bị cản trở bởi việc thiếu những chỉ báo đủ tin cậy để có thể được sử dụng

một cách tự động. Cách tiếp cận tùy nghi sẽ không vấp phải những khó khăn từ việc

thiết kế những quy tắc hiệu quả và có thể hiệu chỉnh chính sách dễ dàng hơn cho phù

hợp với hồ sơ rủi ro tại từng thời điểm. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đều sử dụng

cách tiếp cận “tùy nghi có định hướng” (guided discretion), kết hợp sử dụng các chỉ

báo và đánh giá. Một số quốc gia khác sử dụng các công cụ được hiệu chỉnh dựa trên

một quy tắc xác định trước, chẳng hạn như quy định trích lập dự phòng động (Peru,

Tây Ban Nha, Uruguay).

Đánh giá chi phí và lợi ích

Việc đánh giá trước các chi phí và lợi ích có thể đem lại nhiều gợi mở cho công

tác thiết kế và hiệu chỉnh các công cụ chính sách an toàn vĩ mô; tuy nhiên việc đánh giá

định lượng là rất khó khăn. Các phân tích lý thuyết về chi phí-lợi ích tuy rất quan trọng,

nhưng lại khó tiến hành trên thực tế, bởi chi phí và lợi ích của các chính sách/biện pháp an

toàn vĩ mô khó có thể định lượng được; trong khi các mô hình phân tích phúc lợi lại chưa

được phát triển đầy đủ (CGFS 2016). Do vậy, ngoài những mục tiêu/lợi ích cần đạt được,

chính sách cần đánh giá trước một số chi phí tiềm tàng, chẳng hạn như: (i) Chi phí điều chỉnh

cho ngành tài chính; (ii) Chi phí hiệu quả; (iii) Chi phí đối với tăng trưởng kinh tế (IMF

2014).

• Chi phí hiệu chỉnh. Các công cụ về vốn và thanh khoản sẽ áp đặt một tỉ lệ tối thiểu

lên bảng cân đối của các tổ chức tài chính, từ đó tạo ra chi phí hiệu chỉnh đối với các

tổ chức này. Những chi phí này có thể được giảm nhẹ bằng cách thắt chặt từng phần.

Chẳng hạn, BCBS khuyến cáo rằng chính quyền cần đưa ra thông báo trước (có thể

lên tới 12 tháng) để tạo điều kiện cho các ngân hàng có thời gian chuẩn bị và đáp ứng

các tiêu chuẩn CCyB. Hàn Quốc công bố mức trần về tỷ lệ cho vay trên huy động vào

tháng 12/2009, nhưng các ngân hàng được dự kiến sẽ chỉ đáp ứng đủ tiêu chuẩn này

vào cuối năm 2013. Trong khi đó, New Zealand cũng chỉ áp dụng tỉ lệ vốn lõi sau một

số bước. Tuy vậy, khi các biện pháp chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hoặc tài trợ

mới (như công cụ LTV hay yêu cầu dự trữ biên) thì không cần thiết phải thực thi từng

bước. Trên thực tế, nếu các biện pháp này được công bố trước quá lâu sẽ có thể dẫn

tới hiện tượng là cả người đi vay và ngân hàng sẽ chỉ vội vàng thực hiện ngay trước

Page 24: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 21

khi các biện pháp có hiệu lực (IMF 2014).

Chi phí hiệu quả. Để hạn chế các tác động méo mó, các cơ quan thực thi chính sách

có thể giới thiệu các công cụ tác động lên hành vi của người cho vay trước, chẳng hạn

như các công cụ vốn, trước khi áp dụng những ràng buộc tới người đi vay, chẳng hạn

như công cụ LTV, LTI và DSTI (VD: tại Israel). Tuy vậy, có những trường hợp, khi

rủi ro đang tăng mạnh, cả 2 dạng công cụ trên có thể được sử dụng đồng thời, hoặc có

thể ưu tiên cho các công cụ tác động lên mảng tài sản (IMF 2014a). Các công cụ LTV,

LTI, DSTI có thể được thiết kể để làm giảm chi phí hiệu quả. Chẳng hạn, trần về mức

độ rủi ro đối với một số dạng cho vay cụ thể (như áp đặt trần về tỷ lệ tín dụng có LTV

cao ở New Zealand hay LTI cao ở Vương quốc Anh) sẽ chỉ hạn chế việc cấp tín dụng

ở phạm vi hẹp. Để giảm thiểu chi phí hiệu quả, các quốc gia có thể áp dụng các ràng

buộc ít chặt hơn đối với người mua đầu tiên (Phần Lan, Ireland, Israel và Singapore)

hoặc phân biệt theo loại hình tài sản và khu vực (Malaysia, Hàn Quốc và New

Zealand)

• Chi phí đối với tăng trưởng kinh tế. Việc thực thi các chính sách cũng có thể tạo ra tác

động ngắn hạn tới tăng trưởng kinh tế. Các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng những

ràng buộc trong bảng cân đối (chẳng hạn như các công cụ vốn và thanh khoản) có thể tác

động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tuy vậy, những tác động này

thường yếu và được bù đắp bởi những hiệu ứng tích cực trong dài hạn từ việc giảm xác

suất và chi phí khủng hoảng (BIS 2010, IMF 2013d). Tác động ngắn hạn này có thể mạnh

hơn nếu các biện pháp thắt chặt quá mức khiến các tổ chức tài chính cắt giảm tín dụng;

hoặc các biện pháp thắt chặt được thực thi trong giai đoạn khó khăn về tài chính, trong bối

cảnh các tổ chức tài chính khó thực hiện các biện pháp tăng vốn. Để giảm thiểu những tác

động không mong muốn tới tăng trưởng kinh tế, các ràng buộc trong bảng cân đối cần

được thắt chặt trước đó một khoảng thời gian khá dài. Do các công cụ tác động tới dòng

vốn tín dụng mới (như LTV, DSTI) thường có ảnh hưởng mạnh hơn tới tăng trưởng kinh

tế (IMF 2013d) nên cần thực hiện thắt chặt từng bước, đặc biệt khi nền kinh tế đang trong

giai đoạn tăng trưởng yếu (chẳng hạn như tại Hà Lan giai đoạn sau khủng hoảng).

Đánh giá và xử lý vấn đề lách (rò rỉ) chính sách

Khả năng lách chính sách đặt ra thách thức cho việc triển khai hiệu quả các công

cụ chính sách an toàn vĩ mô. Vấn đề lách chính sách đề cập tới sự dịch chuyển của các hoạt

động tài chính ra khỏi phạm vi áp dụng và thực thi công cụ chính sách vĩ mô, dẫn đến nguy cơ

suy giảm hiệu quả của công cụ này. Việc lách chính sách có thể diễn ra trong nội bộ quốc gia,

khi các hoạt động chuyển sang những nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước không chịu

sự áp dụng của các công cụ an toàn vĩ mô. Chúng cũng có thể diễn ra xuyên biên giới, khi các

hoạt động dịch chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài không nằm trong

phạm vi thực chi các biện pháp an toàn vĩ mô trong nước. Các chiến lược để xử lý vấn đề lách

chính sách sẽ có xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng các công cụ chính sách an toàn vĩ mô ra

các tổ chức phi ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng nước ngoài, chẳng hạn như thông qua

các thỏa thuận pháp lý đôi bên (BSBC 2010) hoặc mở rộng quyền kiểm soát của nước chủ

nhà đối với các chi nhánh nước ngoài (CGFS 2014, IMF 2014). Mặc dù bị giới hạn cho tới

nay, kinh nghiệm cho thấy phạm vi và những khó khăn thực tế khi giải quyết quyết các vấn đề

lách chính sách là khác nhau giữa các công cụ an toàn vĩ mô.

Các công cụ dựa trên vốn. Kinh nghiệm và bằng chứng cho thấy các công cụ vốn

(nghĩa rộng) có thể bị ảnh hưởng bới các trường hợp lách chính sách nội địa (Phụ lục

2). Chẳng hạn, công cụ vốn có thể dẫn tới tình trạng gia tăng cưng ứng tín dụng thông

Page 25: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 22

qua các tổ chức phi ngân hàng, trong đó có cả các đơn vị liên kết với ngân hàng (chính

là các công ty cho thuê tài chính liên kết với ngân hàng, như ở Croatia) nếu giám sát

hợp nhất không có hiệu lực, hoặc chỉ đơn giản với cung ứng tín dụng bởi các tổ chức

phi ngân hàng như các công ty tài chính. Tương tự, sự rò rỉ xuyên biên giới có thể đặt

ra những thách thức lớn cho các công cụ dựa trên vốn, đặc biệt là khi các công ty liên

kết nước ngoài được thành lập dưới dạng chi nhánh thay vì công ty con, và đối với các

biện pháp nhằm vào xử lý vấn đề cho vay quá nhiều đối với khu vực doanh nghiệp,

khi các doanh nghiệp địa phương có thể đi vay trực tiếp ở nước ngoài và trên thị

trường quốc tế. Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp bổ sung nhằm vào

chính bản thân các doanh nghiệp đi vạy, chẳng hạn như có thể cân nhắc những khuyến

nghị dành cho cơ quan tài khóa để xử lý những méo mó trong việc đánh thuế dẫn đến

việc khuyến khích các doanh nghiệp đi vay.

Hạn chế cho vay khu vực hộ gia đình. Đối với các công cụ giới hạn mức tín dụng

dành cho hộ gia đình, như tỷ lệ LTV là DSTI, kinh nghiệm cho thấy việc rò rì chính

sách co thể dễ dàng được kiểm soát (Phụ lục 2). Đó là do, về nguyên tắc (nhưng phụ

thuộc vào mức độ hiệu lực của hoạt động thanh tra giám sát), những biện pháp hạn chế

cho vay như trên có thể được thực thi ở tất cả các tổ chức tài chính bị điều tiết, bao

gồm tổ chức phi ngân hàng và các chi nhánh nước ngoài (BoE 2011). Các ví dụ của

Hà Lan, Hung – ga – ri và Hàn Quốc cho thấy các giới hạn LTV và DSTI có thể mở

rộng ra áp dụng cho các nhà cung cấp tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là khi các đơn

vị này đã nằm trong khuôn khổ quản lý, và chúng có thể cũng được áp dụng cho các

chi nhánh nước ngoài (như ở Estonia, Ireland, Romania và Anh). Tuy nhiên, cũng có

thể tồn tại việc cung ứng tín dụng thế chấp xuyên quốc gia tại các khu vực có sự hội

nhập chặt chẽ, điều này sẽ thúc đẩy chính quyền các nước tìm kiếm sự tương hỗ trong

các biện pháp liên quan đến cho vay thế chấp trong một số trường hợp (như Bỉ và Hà

Lan).

Các công cụ liên quan đến thanh khoản. Khi các công cụ thanh khoản được áp dụng

cho hệ thống ngân hàng, việc chuyển đổi kỳ hạn có thể dịch chuyển sang các tổ chức

phi ngân hàng. Nếu sự dịch chuyển đó là lớn và xuất hiện tại các bộ phận của hệ thống

có mối quan hệ với hệ thống ngân hàng, cần phải có động thái để hợp nhất các hoạt

động đó trên bảng cân đối của hệ thống lõi, theo đó đưa chúng vào điều chỉnh theo

quy định (như Trung Quốc). Các công cụ thanh khoản cũng có thể được mở rộng ra áp

dụng trực tiếp cho các đơn vị cung ứng việc chuyển đổi kỳ hạn, thậm chí việc này có

thể cần sự sự hợp tác của các cơ quan giám sát liên quan. Một ví dụ là các quỹ tương

hỗ trên thị trường tiền tệ Mỹ, khi các yêu cầu về thanh khoản đã được thắt chặt đáng

kể kể từ sau khủng hoảng.

Đánh giá hiệu quả (sau hành động chính sách)

Đánh giá tác động sau khi can thiệp chính sách là một việc làm hữu ích để thấy

được sự cần thiết của việc cải tổ hoặc bổ sung các biện pháp (CGFS 2012, ESRB 2014,

IMF 2014). Sự rõ ràng về mục tiêu chính sách là điều kiện chủ chốt để xây dựng và truyền

thông hiệu quả các biện pháp an toàn vĩ mô. Việc triển khai chính sách theo đó có thể lặp đi

lặp lại quy trình giữa hành động chính sách, quan sát, đánh giá tác động và thực hiện các biện

pháp bổ sung hoặc điều chỉnh chính sách nếu cần thiết. Cụ thể, ngoài việc đánh đánh giá mức

độ rò rỉ chính sách và các tác động phù không mong muốn khác (nói trên), đánh giá hậu chính

Page 26: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 23

sách sẽ hướng tới đánh giá: (i) mức độ mà các biện pháp có tác động như mong muốn lên khả

năng phục hồi của hệ thống; và (ii) ảnh hưởng lên hành vi và tác động lên diễn biến tín dụng

và giá cả tài sản. Những đánh giá như vậy có thể hữu ích cho việc việc nâng cấp mô hình và

sự hình thành các công cụ tương lai, mặc dù việc đo lường lợi ích của các công cụ an toàn vĩ

đối với mục tiêu cuối cùng – giảm rủi ro hệ thống – rõ ràng là rất khó khăn.

Đánh giá ảnh hưởng lên khả năng phục hồi. Nếu việc nâng cao khả năng phục

hồi là mục tiêu chính sách chính, việc đánh giá xem các công cụ an toàn vĩ mô

được sử dụng đã có hiệu quả mong muốn hay chưa có thể sẽ rất có ích, bằng cách

xác định 1 hoặc nhiều hơn các biện pháp phục hồi và đánh giá liệu khả năng năng

phục hồi có được cải thiện sau khi áp đặt công cụ (phương pháp nghiên cứu sự

kiện). Chẳng hạn, hoàn toàn khả thi khi đánh giá xem liệu việc áp dụng các giới

hạn LTV và LTI có dẫn đến sự thay đổi trong việc phân bổ các tỷ lệ LTV và LTI

thực tế đói với những người đi vay cũ và tập hợp những khách hàng vay cũ hay

không, cũng như mức độ giảm khả năng vỡ nợ và tổn thất khi vỡ nợ mà hành động

này đem lại (như ở khu vực Châu Âu, và đặc khu kinh tế Hồng Kong). Các bài

kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống được lặp đi lặp lại cũng là một cách để đánh

giá sự gia tăng khả năng chịu đựng, và được sử dụng ngày càng càng nhiều bởi các

ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát quốc gia tại một số nước (xem ở

trên).

Đánh giá ảnh hưởng lên hành vi và diễn biến tín dụng. Việc đánh giá xem thay

đổi chính sách có tác động lên các chỉ số tín dụng và rủi ro dẫn tới quyết định can

thiệp chính sách, hoặc, rộng hơn, liệu chính sách có tạo ra phản ứng mong muốn

của thị trường hay không cũng có thể rất hữu ích. Tuy nhiên, nói chung không dễ

để xác định được mức độ mà những thay đổi quan sát được trong hành vi của

người tham gia thị trường là do chính sách hay là do các tác động khác. Một cách

để giải quyết vấn đề này là xây dựng một đường đối chứng/cơ sở cho các chỉ số

liên quan, dựa trên các mối quan hệ trong quá khứ và khi không có sự can thiệp

chinh sách, và so sánh kết quả thực tế với đường cơ sở (như Canada, Hàn Quốc và

New Zealand).

Xem xét khả năng nới lỏng công cụ:

Triển khai chính sách hiệu quả đòi hỏi việc hậu xem xét các điều kiện mà theo đó

các công cụ an toàn vĩ mô sẽ được nới lỏng (CGFS 2012, IMF 2013, IMF 2014). Mặc dù

một số công cụ có thể được thiết kế để cho phép việc nới lỏng tự động (chẳng hạn như dự trữ

linh hoạt), các nhà tạo lập chính sách sẽ cần phải có các quyết định chủ động về sự phù hợp,

thời điểm và tốc độ nới lỏng tương ứng với từng trường hợp.

Việc này có thể thực hiện dựa theo mục tiêu của các chính sách an toàn vĩ mô:

nhằm ngăn chặn tình trạng đứt quãng trong cung ứng tín dụng gây tổn hại cho nền kinh tế

thực. Cụ thể, khi các rủi ro hệ thống giảm đi theo thời gian, một số giới hạn an toàn vĩ mô

được phép nới lỏng dần dần. Tuy nhiên, các yêu cầu an toàn vĩ mô có thể được nới lỏng khi

các rủi ro hiện thực hóa, nói cách khác, là trong thời kỳ căng thẳng tài chính. Trong trường

hợp này, một hành động nới lỏng kịp thời và quyết đoán có thể đáp ứng tốt nhất mục tiêu an

toàn vĩ mô, đặc biệt là khi các biện pháp an toàn vĩ mô gắn với việc cung ứng tín dụng cho

nền kinh tế (CGFS 2012, IMF 2014). Tuy nhiên, các quyết định nới lỏng các giới hạn an toàn

vĩ mô cần phải duy trì niềm tin và đảm bảo mức độ phục hồi phù hợp trước các cú sốc trong

tương lai. Thêm vào đó, thực tiễn về việc nới lỏng các công cụ an toàn vĩ mô vẫn còn ít và

Page 27: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 24

hiệu quả của các biện pháp nới lỏng trong thời gian căng thẳng vẫn còn chưa chắc chắn

(CGFS 2012, IMF 2014).

Các chỉ tiêu dẫn đến quyết định nới lỏng giới hạn an toàn vĩ mô có thể khác với

những chỉ tiêu sử dụng để bắt đầu kích hoạt thời kỳ thắt chặt. Mặc dù các biến và tỷ lệ

trữ lượng (stock) với tốc độ biến đổi chậm, như chênh lệch tín dụng trên GDP, là những công

cụ hữu hiệu để phát hiện việc tập trung rủi ro, các biến lưu lượng và các chỉ số dựa trên thị

trường (như tăng trưởng tín dụng và những thay đổi trong tỷ lệ vỡ nợ) sẽ làm tốt hơn trong

việc nhận biết các thời điểm chuyển đổi trong chu kỳ tài chính và dự đoán khi nào các rủi ro

hệ thống sắp trở thành thực tế (Drehmann và cộng sự 2010, IMF 2013). Tập hợp các chỉ tiêu

hữu hiệu có thể khác nhau đối với các căng thẳng khác nhau và với tập hợp các công cụ tương

ứng. Chẳng hạn, các chỉ tiêu căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng có thể đưa ra những tín

hiệu hữu ích cho việc nới lỏng các công cụ thanh khoản an toàn vĩ mô (CGFS 2012, IMF

2014).

Cải thiện cơ sở thông tin của chính sách an toàn vĩ mô

Hiệu quả của các chính sách an toàn vĩ mô sẽ được cải thiện nhờ các nỗ lực bền

bỉ trong việc thu hẹp khoảng cách thông tin (FSB/IMF/BIS 2011, IMF 2013). Khoảng cách

thông tin có thể cản trở việc đánh giá các rủi ro, gây khó khăn cho việc xây dựng các công cụ,

hoặc gây trở ngại cho việc đánh giá tác động của các biện pháp sau khi triển khai. Nhu cầu

thông tin có thể khác nhau trong cả 3 lĩnh vực này và trong các giai đoạn thắt chặt và nới lỏng

các công cụ an toàn vĩ mô. Chẳng hạn, các dữ liệu vi mô về việc phân bổ các tỷ lệ LTV và

DSTI thực tế đối với các khách hàng đi vay hiện tại có thể rất hữu ích cho việc định hình tác

động của các giới hạn lên các tỷ lệ này (như ở Ireland, Singapore, Thụy Điển, Anh), và dữ

liệu này được thu thập một cách hữu hiệu trước khi áp dụng các công cụ. Áp dụng tương tự

như vậy đối với các dữ liệu về mức độ tương tác song phương giữa các tổ chức tài chính và

đối với các dữ liệu để đánh giá mức độ tổn thương hệ thống của các tổ chức phi ngân hàng,

việc này không hẳn là luôn sẵn có ở mọi quốc gia. Các hợp đồng chia sẻ thông tin đầy đủ và

quyền thu thập thông tin là rất quan trọng cho việc việc xử lý vấn đề khoảng cách thông tin

(IMF 2013).

Việc thu thập dữ liệu có thể được nâng cấp thông qua tận dụng nguồn dữ liệu

hiện tại, nhưng có thể cần phải kêu gọi đầu tư mới. Trong cả hai trường hợp, một phân tích

tốt về chi phí và lợi ích của việc nâng cấp việc thu thập thông tin là rất quan trọng. Khoảng

cách về dữ liệu có thể được lấp đầy thông qua việc tăng cường chia sẻ nguồn dữ liệu giám sát

và thống kê hiện tại, và thông qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng (thiết lập các đơn vị đăng ký

tín dụng, khởi tạo hệ thống dữ liệu khảo sát thống kê mới) tạo điều kiện cho việc thu thập hệ

thống và chia sẻ các thông tin phù hợp. Việc thu hẹp các khoảng cách dữ liệu cũng có thể

được hỗ trợ thông qua các sáng kiến quốc tế, chẳng hạn như Sáng kiến khoảng cách dữ liệu

FSB – IMF – BIS và nhiệm vụ của FSB trong việc kiểm soát các rủi ro của khu vực ngân

hàng ngầm (FSB 2015d và FSB 2016). Chẳng hạn, các dữ liệu về sự tương tác và tài trợ song

phương giữa các ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống thế giới (G-SIBs) hiện nay đang được

thu thập và chia sẻ giữa các cơ quan giám sát quốc gia chủ nhà của các tổ chức này. Nhiệm vụ

cũng bắt đầu kiểm tra khả năng đưa ra một mẫu dữ liệu chung cho các tổ chức tài chính phi

ngân hàng có tầm quan trọng hệ thống quốc tế, bắt đầu với các công ty bảo hiểm (FSB/IMF

2015).

4. Sự thống nhất về chính sách an toàn vĩ mô

Trong các nền kinh tế có hội nhập tài chính, chính sách an toàn vĩ mô có thể chịu

tác động của một loạt các hiệu ứng xuyên biên giới (IMF 2013, Caruana 2016) bao gồm:

các ngoại ứng tích cực từ các hành động an toàn vĩ mô phù hợp, sự rò rỉ làm giảm hiệu quả

Page 28: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 25

của các hành động trong nước, hiệu ứng lan tỏa không mong muốn do tác động của các quốc

gia khác và sự lan truyền do tác động không đồng đều giữa các quốc gia.

Chính sách an toàn vĩ mô trong nước hiệu quả giúp ngăn chặn các rủi ro trong

nội bộ một quốc gia, từ đó có thể hỗ trợ cho sự ổn định tài chính ở nước khác, tạo ra các

ngoại ứng tích cực. Việc giảm thiểu xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính ở một quốc gia

thông qua các chính sách an toàn vĩ mô thu hẹp phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng

đến thương mại và hiệu ứng lan tỏa tài chính ở cấp độ khu vực và thế giới. Nhằm giúp khai

khác các hiệu ứng này, các thỏa thuận quốc tế có thể được sử dụng để củng cố các khuôn khổ

an toàn vĩ mô quốc gia và tăng cường “tư lợi vị tha” (enlightened self-interest). Các cơ chế

hiện có bao gồm sự giám sát của IMF và Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP),

đánh giá của FSB, và các cuộc họp thường xuyên của các cán bộ NHTW cấp cao tại BIS,

cũng như các thỏa thuận khu vực (như các thỏa thuận quyền hạn “gia tăng” ký bởi ECB).

Các chính sách quốc gia được xây dựng để ngăn chặn rủi ro từ việc tăng trưởng

tín dụng nóng trong nước có thể phải chịu tác động rò rỉ từ sự gia tăng cho vay xuyên

biên giới. Những hiệu ứng rò rỉ này được chứng minh thực nghiệm (xem phụ lục 2) và có thể

có các chính sách an toàn vĩ mô phức tạp trong một số nước trước khi xảy ra khủng hoảng tài

chính toàn cầu (như Bulgari và Croatia). Một cách tiếp cận có thể được sử dụng để giải quyết

các tác động rò rỉ như thế này là thỏa thuận tương trợ giữa các quốc gia trong việc bắt buộc

các biện pháp an toàn vĩ mô và các ràng buộc giống nhau đối với toàn bộ rủi ro tín dụng liên

quan của khách hàng trong một quốc gia nhất định, cho dù đối tượng cung cấp tín dụng là một

đơn vị trong nước hay nước ngoài. Một ví dụ của phương pháp này là thỏa thuận Basel III

trên CCyB; các cơ quan chức năng Châu Âu đã xây dựng một phương pháp tương tự và tự

nguyện nhắm vào tất cả biện pháp hướng tới xử lý rủi ro (ESRB 2015a). Các quốc gia EU

cũng được cung cấp hướng dẫn để làm sao ứng phó với các rủi ro ở các nước thứ ba mà đã

thất bại trong việc thực hiện biện pháp an toàn vĩ mô (ESRB 2015a).

Hành động an toàn vĩ mô được thực hiện bởi một quốc gia cũng có thể ảnh

hưởng đến cho vay xuyên biên giới của các ngân hàng nội địa, từ đó tạo ra hiệu ứng lan

tỏa không mong đợi cho các quốc gia khác (IMF 2014). Sự suy giảm cho vay tới các quốc

gia khác có thể phát sinh khi việc thắt chặt các biện pháp an toàn vĩ mô vượt ra ngoài phạm vi

quốc gia (chẳng hạn khi đặt mục tiêu vào bảng cân đối của nhóm các ngân hàng quốc tế).

Hành động như vậy thường dẫn đến sự cắt giảm tín dụng khi nó xảy ra trong giai đoạn khủng

hoảng tài chính hoặc khi nhóm các ngân hàng gặp khó khăn hơn để tìm vốn bổ sung cần thiết

hay tạo thanh khoản. Điều này đã nhấn mạnh mức độ quan trọng của việc sử dụng kịp thời

các công cụ an toàn vĩ mô từ góc độ quốc tế. Hơn nữa, có thể phải thay đổi cấu trúc hay hiệu

chỉnh lại các công cụ để giảm thiểu nhất bất kỳ tác động tiêu cực nào cho các quốc gia khác,

trong khi vẫn đạt được mục tiêu trong nước (IMF 2014). Hiệu ứng mở rộng có thể phát sinh

khi nhóm ngân hàng toàn cầu và khu vực phản ứng với việc thắt chặt chính sách trong nước

(như đặt trần LTV) bằng cách tăng cho vay ra nước ngoài. Các hiệu ứng như vậy có thể

không phải luôn luôn không như mong muốn, như khi việc gia tăng cho vay ở các nước có ít

rủi ro hơn nhưng cũng có thể dẫn đến hành động an toàn vĩ mô khác đối trọng lại ở nước này

nếu việc cho vay ra nước ngoài góp phần tạo ra sự bùng nổ tín dụng hoặc các mất cân bằng tài

chính khác.

Các chính sách nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các định chế tài chính ở

một quốc gia có thể tác động làm dịch chuyển hoạt động của các tổ chức này sang các

quốc gia khác. Kết quả là có thể xảy ra rủi ro khi các quốc gia tránh thực hiện các biện pháp

chính sách trong khía cạnh cơ cấu, như việc áp phụ phí vốn thích hợp đối với SIFIs. Sau đó

việc thực thi không đồng đều có thể dẫn tới các hoạt động rủi ro tập trung hơn vào các khu

vực/quốc gia có pháp lý lỏng lẻo (Vinals và Nier 2014). Những hiệu ứng lan truyền này có thể

được giải quyết thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu cũng như các thỏa thuận và hướng dẫn bổ

sung. Các ví dụ bao gồm khuôn khổ BCBS áp dụng cho các ngân hàng có tính quan trọng

Page 29: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 26

trong hệ thống trong nước (BCBS 2015) và yêu cầu vốn nội bộ tối thiểu TLAC áp dụng cho

mỗi tổ chức trong mỗi thành viên G-SIB (FSB 2015). Công việc tiếp theo là phải đào tạo để

đảm bảo khả năng phục hồi và tự giải quyết của các trung tâm thanh toán bù trừ có tầm quan

trọng hệ thống (FSB/BCBS/CPMI/IOSCO 2015). Yếu tố bổ sung quan trọng cho hướng dẫn

này là việc giám sát thực hiện toàn cầu.

Phạm vi của những ngoại ứng tích cực và tiêu cực nhấn mạnh sự hữu ích của việc

hợp tác xuyên biên giới đối với chính sách an toàn vĩ mô. Trong khi các tác động xuyên

biên giới có thể không phải luôn luôn như mong muốn hoặc có tầm quan trọng, tính hữu ích

của các hợp tác này đã được biết đến trong các cơ chế toàn cầu và khu vực, ví dụ như thỏa

thuận Basel III về vốn đệm ngược chu kỳ (BCBS 2010). Câu hỏi đặt ra là có nên cân nhắc

việc tư vấn hoặc hợp tác bổ sung cấp khu vực và thế giới (ví dụ như về các vấn đề của lỗ hổng

từ công cụ an toàn vĩ mô) để thu được lợi ích lớn hơn đối với hành động an toàn vĩ mô cho sự

ổn định của quốc gia và toàn cầu hay không.

Biểu đồ 1

Sử dụng các công cụ an toàn vĩ mô

---- LTV, DSTI, hạn chế nợ

---- Vốn đệm với ngành cụ thể/tỷ trọng rủi ro

---- Yêu cầu vốn chung, vốn đệm ngược chu kỳ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tương lai

---- Yêu cầu thanh khoản, giới hạn vị thế đầu tư ngoại hối

Việc sử dụng lũy kế các công cụ an toàn vĩ mô

Các nền kinh tế phát triển

Tất cả các nền kinh tế khác

Chú ý: Tần suất “sử dụng lũy kế” thể hiện qua số lượng các quốc gia sử dụng nhiều công cụ

khác nhau. Giả sử rằng một nước một khi đưa ra một công cụ thì nước đó sẽ tiếp tục sử dụng

nó, các biểu đồ chỉ ra việc sử dụng nhóm các công cụ khác nhau.

Thắt chặt và nới lỏng các công cụ an toàn vĩ mô

Page 30: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 27

Các nền kinh tế tiên tiến

Tất cả các nền kinh tế khác

Chú ý: Mỗi lần thắt chặt (nới lỏng) được mặc định là +1 (-1) trong dữ liệu. Đối với mỗi nhóm

công cụ, các bảng chỉ ra tổng các lần thắt chặt và nới lỏng qua thời gian.

Nguồn: Khảo sát của IMF năm 2011, dữ liệu BIS (Shim và cộng sự, 2013, “Dữ liệu cho các

hành động chính sách về thị trường nhà ở”), dữ liệu ESRB, các NHTW, BCBS và FSSB

websites, các nghiên cứu IMF, các Đoàn Điều IV, báo cáo FSAP và khảo sát với các nhà kinh

tế IMF. Dữ liệu bao gồm số liệu của 64 nước, trong đó có 32 nước tiên tiến theo phân loại của

IMF.

Page 31: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 28

Phụ lục 1: Mô hình thể chế cho xây dựng chính sách an toàn vĩ mô

Các mô hình thể chế của một quốc gia được hình thành từ những bối cảnh cụ thể của từng

nước, như truyền thống chính trị và pháp lý, cũng như lựa chọn về cấu trúc pháp lý.

Trong khi không có một mô hình nào phù hợp cho tất cả, trong thực tế các quốc gia đang gia

tăng tần suất sử dụng mô hình mà trong đó, nhiệm vụ an toàn vĩ mô được giao cho một cơ

quan chuyên biệt, có thể là ủy ban hoặc cơ quan liên ngành, cùng với vai trò quan trọng của

NHTW. Bảng 1 phân loại một số mô hình chính4. Trong mỗi mô hình đều có điểm mạnh và

điểm yếu, đồng thời mỗi mô hình có thể được củng cố bởi các biện pháp bảo vệ và cơ chế bổ

sung (IMF 2011b).

Mô hình 1: Nhiệm vụ an toàn vĩ mô được giao cho NHTW cùng Hội đồng thống đốc

(như ở cộng hòa Séc, Ireland, New Zealand và Singapore). Mô hình này là lựa chọn

phổ biến trong trường hợp NHTW đã nắm trong tay đầy đủ quyền hạn đối với các qui

định và giám sát liên quan. Nếu các cơ quan chức năng về quản lý và giám sát được

thành lập bên ngoài NHTW, việc giao nhiệm vụ cho NHTW có thể được bổ sung bằng

cơ chế hợp tác, như một Ủy ban mà NHTW chủ trì (như ở Estonia và Bồ Đào Nha),

thỏa thuận chia sẻ thông tin, hoặc các quyền hạn rõ ràng được giao cho NHTW để

kiến nghị đối với các cơ quan khác (như ở Na Uy và Thụy Sỹ).

Mô hình 2: Nhiệm vụ an toàn vĩ mô chính được giao cho một ủy ban chuyên trách

trong NHTW (như ở Malaysia và Anh). Mô hình này tạo ra một cấu trúc và hệ thống

ra quyết định chuyên trách cho chính sách tiền tệ và an toàn vĩ mô khi cả hai chức

năng chính sách đều nằm trong tay NHTW, và giúp đối phó với các rủi ro tiềm ẩn của

việc thực thi cùng một lúc 2 mục tiêu (xem thêm IMF 2013a). Điều này cũng cho phép

các cơ quan quản lý, cơ quan giám sát và các chuyên gia độc lập bên ngoài có thể

tham gia vào quá trình ra quyết định của Ủy ban. Điều này có thể thúc đẩy một cuộc

thảo luận mở, từ đó mang lại nhiều quan điểm khác nhau và giúp giám sát quyền hạn

của NHTW.

Mô hình 3: Nhiệm vụ an toàn vĩ mô chính được giao cho một ủy ban liên ngành bên

ngoài NHTW nhằm phối hợp hành động chính sách và tạo điều kiện chia sẻ thông tin

và thảo luận về các rủi ro hệ thống lớn với sự tham gia của NHTW (như ở Pháp, Đức,

Mexico, và Mỹ). Bộ tài chính có thể đóng vai trò lớn hơn trong mô hình này. Sự tham

gia của Bộ tài chính có thể hữu ích trong việc tạo ra tính hợp pháp chính trị và giúp

người ra quyết sách cân nhắc việc lựa chọn chính sách trong các lĩnh vực khác, như

trong trường hợp mà hợp tác của cơ quan tài chính rất cần thiết cho việc giảm thiểu rủi

ro hệ thống.

Bảng 1

Minh họa mô hình khung thể chế chính sách an toàn vĩ mô

Ví dụ một số quốc gia

Mô hình NHTW Mô hình Ủy ban

tách biệt

Mô hình 1

(Ban lãnh đạo hoặc

Thống đốc)1

Mô hình 2

(Ủy ban nội bộ)

Mô hình 3

(Ủy ban bên ngoài

NHTW)3

Quốc gia Argentina, Belgium, Algeria, Malaysia*, Austria (M), Chile

4 Không bao gồm ở đây các mô hình riêng biệt, một số nước khác đã chọn thiết lập mô hình mà ở đó NHTW

đóng vai trò giới hạn (như ở Thụy Điển), nhiệm vụ được phân bổ giữa các cơ quan khác nhau (như ở Canada)

hoặc cơ quan bảo đảm an toán có trách nhiệm an toàn vĩ mô chính (như ở Úc và Nhật).

Page 32: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 29

Brazil*, Cyprus,

Czech Republic,

Estonia*, Hong Kong

(SAR)*, Hungary,

Indonesia, Ireland,

Israel, Italy*,

Lebanon, Lithuania,

Netherlands*, New

Zealand, Norway2,

Portugal*, Russia,

Singapore, Slovakia

and Switzerland2.

Morocco, Saudi

Arabia, South Africa,

Thailand, and the

UK.

(M), Denmark (C),

France (M), Germany

(M), Iceland (M),

India (M), Korea

(M), Malta (C),

Mexico (M), Poland

(C), Romania (C),

Turkey (M), and the

US (M).

1 Phạm vi pháp lý đối với các nước có dấu “*” có thêm một hội đồng bổ sung đóng vai trò cơ

quan điều phối bao gồm các cơ quan giám sát khác (ví dụ như cơ quan giám sát bảo hiểm và

cơ quan quản lý thị trường tài chính). 2 Tại Na Uy và Thụy Sĩ, các ngân hàng trung ương có nhiệm vụ ban hành các khuyến nghị về

các bộ đệm vốn ngược chu kỳ (CCyB), quyết định cuối cùng về các tỷ lệ đệm do Bộ Tài

chính (ở Na Uy) và Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ (ở Thụy Sỹ) thực hiện. 3 "(C)" hoặc "(M)" lần lượt cho biết hội đồng được chủ trì bởi ngân hàng trung ương hoặc một

bộ trưởng của chính phủ (thường là Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Page 33: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 30

Phụ lục 2: Hiệu quả công cụ chính sách an toàn vĩ mô

Các nghiên cứu về hiệu quả công cụ chính sách an toàn vĩ mô cung cấp thông tin cho

việc thực thi các chính sách an toàn vĩ mô. Việc sử dụng những công cụ này đã được tăng

cường trên phạm vi toàn cầu kể từ sau năm 2009 ở cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi,

theo đó, các bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả của chúng cũng gia tăng nhanh chóng.

Trong khi các nghiên cứu khoa học vẫn chưa có sự đồng thuận về những công cụ nào là hiệu

quả và hiệu quả trong trường hợp nào (ví dụ Akinci và Ohmstead-Rumsey 2015, Claessens

2015 và Cerutti và cộng sự 2015), một số mẫu hình đang phát triển và có thể giúp hoạch định

chính sách.

Các công cụ dựa trên vốn có thể hỗ trợ khả năng phục hồi và tăng trưởng tín dụng chu

kỳ suy thoái, nhưng dường như tác dụng rất hạn chế trong chu kỳ đi lên. Các công cụ

vốn (ví dụ phụ phí SIFI) có thể làm giảm khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng bằng cách

tăng cường khả năng phục hồi (BCBS 2010, BIS 2015). Một vài nghiên cứu cho thấy trong

khi các công cụ này làm giảm tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn, các tác động dài hạn rất

hạn chế (Dagher và các cộng sự 2016). Các phân tích xuyên quốc gia chỉ ra rằng những công

cụ này giúp co hẹp tín dụng (IMF 2013a) vì các ngân hàng được cấp vốn tốt hơn có thể tiếp

tục cho vay dễ dàng hơn trong chu kỳ đi xuống hoặc trong khủng hoảng (Nier và Zicchino

2008). Tương tự như vậy, Buchholz 2015 nhận thấy tăng trưởng tín dụng hậu khủng hoảng

nhanh hơn ở các nước có trần đòn bẩy cho các ngân hàng. Jiménez và cộng sự (2012) cho

thấy dự phòng rủi ro tương lai có thể giúp hài hòa cung tín dụng hậu khủng hoảng.

Yêu cầu về vốn theo khu vực tăng khả năng phục hồi thông qua bộ đệm bổ sung, nhưng

bằng chứng về những tác động đến tăng trưởng tín dụng là khác nhau. Một vài nghiên

cứu cho thấy các yêu cầu về vốn đối với ngành cụ thể hoặc tỷ trọng rủi ro có thể hạn chế tăng

trưởng tín dụng của các ngành mục tiêu (BoE 2014 và IMF 2013). Tuy nhiên, hiệu ứng rò rỉ

có thể ngăn chặn công cụ ngành khỏi sự bùng nổ tín dụng (Crowe và cộng sự 2013). Trong

khi đó, CCyBs ngành dường như ít có tác dụng lên tăng trưởng tín dụng, nhưng thành công

trong việc chuyển đổi cung tín dụng sang các tổ chức được cấp vốn tốt hơn (Basten và Koch

2015).

Công cụ dựa trên người vay có thể hỗ trợ khả năng phục hồi của khách hàng và chứa

thông tin phản hồi thuận chu kỳ giữa giá tài sản và tín dụng. Giới hạn về tỷ lệ LTV và

DSTI giúp tăng cường khả năng phục hồi của người đi vay (Hallissey và cộng sự 2014) cũng

như tiết chế tăng trưởng tín dụng (Igan và Kang 2011, Akinci và Ohmstead-Rumsey 2015).

Tuy nhiên, tác động của chúng đối với tốc độ tăng giá bất động sản là nhỏ (Kuttner và Shim

2013).

Những thay đổi trong dự trữ bắt buộc có thể giúp tiết chế tăng trưởng tín dụng, trong

khi các công cụ liên quan đến thanh khoản còn hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy rằng

tăng dự trữ bắt buộc có thể làm tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ (IMF 2013a; Lim và cộng sự

2011). Theo đó, các nghiên cứu khác không tìm thấy hoặc chỉ thấy tác động yếu (Kuttner và

Shim 2013, Bruno và cộng sự 2015) trong khi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tác động của của

công cụ liên quan đến thanh khoản.

Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy bằng chứng về sự rò rỉ. Thông qua các nghiên

cứu về rò rỉ tài liệu cho các nhà cung cấp tín dụng phi ngân hàng (Cizel và cộng sự 2016),

công cụ an toàn vĩ mô dường như ít hiệu quả trong việc giảm tăng trưởng tín dụng ở các nền

kinh tế phát triển hoặc có hệ thống tài chính mở (Cerutti và cộng sự 2015). Rò rỉ qua biên giới

xuất hiện mạnh mẽ khi có nhu cầu vốn, đặc biệt là ở những nước mà các công ty con được

thành lập là các chi nhánh, nhưng bị hạn chế các công cụ cho vay, như LTV và DSTI

Page 34: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 31

(Reinhardt và Sowerbutts 2015). Buch và Goldberg năm 2016 tóm tắt bằng chứng về tác động

của các chính sách an toàn vĩ mô lên sự lan tỏa qua biên giới.

Trở lại trang đầu

Page 35: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 32

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 09-2016

1. Đề tài 1: Xử lý và củng cố các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Hoàng Thị Thanh Hằng - Giảng viên, Trường Đại học ngân hàng

TP.HCM

Mã số: DTNH.18/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Khá

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Thực trạng hoạt động CTTC ở Việt Nam, trong đó làm rõ cơ sở pháp lý và các sai phạm

hiện nay;

- Hoạt động của các công ty CTTC nước ngoài tại Việt nam và tiềm năng phát triển hoạt

động CTTC ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020;

- Đề xuất cơ chế hoạt động cho công ty CTTC ở Việt Nam, trọng tâm là các hoạt động

CTTC của ngân hàng, mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và công ty CTTC thuộc sở hữu của

ngân hàng.

Mô tả tóm tắt:

Trong thời gian qua, hoạt động CTTC ở Việt Nam đã phát triển, bổ sung vào thị trường

dịch vụ tài chính ngân hàng, tạo ra cho khách hàng, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn trong

việc tiếp cận dịch vụ, tiếp cận vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,

thực trạng hoạt động CTTC thời gian qua đã bộ lộ một số vấn đề cần nghiên cứu xử lý nhằm

nâng cao hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động CTTC. Do vậy, đề tài DTNH.18/2015 được

triển khai nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp xử lý và củng cố các công ty cho thuê tài

chính tại Việt Nam. Đề tài được kết cấu thành 03 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu các vấn đề cơ sở về xử lý và củng cố các công ty cho thuê tài chính,

bao gồm tổng quan về hoạt động CTTC; quan điểm, lý do, nội dung xử lý, củng cố các công

ty CTTC, Vai trò của NHTW và những khó khăn, rủi ro của quá trình thực hiện xử lý và củng

cố các công ty CTTC. Bên cạnh đó, đề tài đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về xử lý và

củng cố các TCTD. Qua nghiên cứu tại chương 1, nhóm tác giả rút ra một số bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Nhận thức đúng tính cấp thiết của hoạt động xử lý và củng cố hệ thống TCTD là nhân tố

quan trọng giúp cho quá trình xử lý và củng cố thành công.

- Nên kết hợp quá trình tự xử lý và củng cố và quá trình hỗ trợ của chính phủ.

- Cần kết hợp nhiều biện pháp xử lý, củng cố và thực thi một cách tổng thể, linh hoạt các

giải pháp.

- Cần tính tới tác động từ các cấu phần của thị trường tài chính và nền kinh tế đối với hệ

thống TCTD cũng như tác động từ quá trình xử lý và củng cố TCTD đối với các thực thể

kinh tế đó.

- Cần đánh giá đúng thực trạng, bản chất và mức độ nghiêm trọng của những yếu kém

trong hệ thống TCTD, xác định đúng nguyên nhân và đưa ra chương trình xử lý và củng cố

tổng thể. Đồng thời tiến hành rà soát và thực hiện phân loại TCTD để có biện pháp thực hiện

cụ thể.

- Chi phí cho xử lý và củng cố cần được hạn chế ở mức thấp nhất.

Page 36: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 33

- Ổn định hệ thống tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng đối với khả năng quản

lý kinh tế, ổn định vĩ mô của Chính phủ.

- Cần có sự can thiệp trên cả hệ thống bao gồm tất cả các ĐCTC có vấn đề bất kể hình

thức sở hữu và mô hình hoạt động.

- Xử lý và củng cố hệ thống TCTD không thể tách rời với xử lý và củng cố hệ thống

doanh nghiệp.

Chương 2 của đề tài tập trung làm rõ thực trạng hoạt động của công ty và môi trường pháp

lý cho hoạt động CTTC tại Việt Nam. Đăc biệt, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu điển

hình tại ALCII để có cái nhìn toàn diện về thực trạng và những nguyên nhân gây ra sự đổ vở

của ALC II và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình xử lý và củng cố các công ty

cho thuê tài chính.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy những hạn chế của hoạt động CTTC trong thời

gian qua như sau:

- Quy mô vốn và năng lực tài chính của các công ty CTTC ở Việt Nam còn rất thấp;

- Dịch vụ cung ứng của các công ty CTTC còn hạn chế;

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao;

- Trình độ công nghệ của các công ty CTTC còn thấp;

- CTTC vẫn còn xa lạ với bộ phận không nhỏ DNVVN;

- Tài sản cho thuê chưa đa dạng;

- Dư nợ và thị phần CTTC còn thấp.

Những hạn chế này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như sau:

- Phần lớn các công ty CTTC trực thuộc các NHTM, do đó, hoạt động CTTC như là một

mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ thuộc vào chiến

lược của NHTM mình trực thuộc;

- Do trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên

hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn với tài sản nên tính

chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành lập dưới hình thức này

không cao;

- Chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao;

- Công tác thẩm định tài trợ CTTC còn hạn chế;

- Đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm, sổ

sách không minh bạch;

- Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các công ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa

đưa ra một định hướng chiến lược phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu

quả.

- Cơ chế pháp lý cần xem xét và quy định cụ thể các tài sản cho thuê thay vì tài sản sẽ

được xem xét theo từng thời kỳ. Ngoài ra, các quy định về giới hạn CTTC đối với khách hàng

cần phải chi tiết hơn và có chế tài cụ thể đối với việc vi phạm hợp đồng CTTC.

Chương 3 của đề tài tập trung đề xuất các giải pháp xử lý và củng cố các công ty cho thuê

tài chính tại Việt Nam, cụ thể như sau:

(i) Nâng cao năng lực tài chính, bao gồm: Đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động thông qua

các biện pháp như tăng vốn điều lệ, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn dài hạn, phát

hành trái phiếu, tận dụng nguồn vốn từ các định chế tài chính ở nước ngoài, liên doanh, liên

kết với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tận dụng nguồn vốn trả chậm trong thanh toán với

nhà cung ứng, cổ phần hóa các công ty cho thuê tài chính ... Đồng thời thực hiện các biện

Page 37: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 34

pháp phòng chống rủi ro, thực hiện tốt công tác kiểm tra theo dõi hoạt động của tài sản thuê,

xây dựng các mẫu hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý

(ii) Phát triển nguồn nhân lực: các công ty CTTC cần chú trọng các công tác sau:

+ Tiêu chuẩn hóa cán bộ các cấp trong các công ty CTTC

+ Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

+ Bố trí và sử dụng nhân sự hợp lý

+ Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.

(iii) Chú trọng đến năng lực quản trị điều hành

(iv) Gia tăng năng lực phát triển sản phẩm thông qua đa dạng hóa các sản phẩm cho thuê

tài chính; phát triển các dịch vụ tư vấn; nâng cao chất lượng dịch vụ.

(v) Đẩy mạnh năng lực phát triển mạng lưới

(vi) Tăng cường sức cạnh tranh uy tín, thương hiệu

(vii) Nâng cao năng lực marketing

(viii) Gia tăng năng lực cạnh tranh về giá.

Bên cạnh những giải pháp thì đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị sau:

(i) Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trước mắt cần hoàn thiện các văn bản pháp lý hiện

hành và tiến tới xây dựng luật CTTC tại Việt Nam. Nội dung của luật CTTC sẽ khắc phục

những khoảng trống pháp lý trong các văn bản điều chỉnh hoạt động CTTC hiện nay đồng

thời thể hiện sự nhất quán trong nội dung so với luật các TCTD.

(ii) Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động CTTC

(iii) Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của NHNN

(iv) Minh bạch hoá thông tin: NHNN phải đưa ra các quy định về yêu cầu các công ty

CTTC công bố tài chính một cách trung thực, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo các chuẩn

mực quốc tế. Việc làm này nhằm giảm thiểu sự lệch lạc thông tin về các công ty CTTC và hỗ

trợ việc cho vay tới những khách hàng không truyền thống của công ty./.

Trở lại trang đầu

2. Đề tài 2: Quản trị tài chính đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau

sáp nhập

Chủ nhiệm: TS. Phạm Tiến Đạt - Phó chủ nhiệm khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng.

Mã số: DTNH.13/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Khá

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Cơ sở khoa học về quản trị tài chính đối với các ngân hàng thương mại sau sáp nhập;

- Thực trạng quản trị tài chính các ngân hàng thương mại sau sáp nhập ở Việt Nam;

- Mô hình đánh giá hoạt động quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Việt Nam sau sáp nhập;

- Giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

sau sáp nhập.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính (QTTC) tại các

ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, đề tài DTNH.13/2015 được cấu trúc

thành 04 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Page 38: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 35

Chương 1 nghiên cứu cơ sở khoa học về quản trị tài chính đối với các ngân hàng thương

mại sau sáp nhập, bao gồm lý thuyết về sáp nhập trong hệ thống các NHTM, lý thuyết về

QTTC đối với các ngân hàng thương mại sau sáp nhập và kinh nghiệm quốc tế về quản trị tài

chính đối với các ngân hàng thương mại sau sáp nhập.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa về sáp nhập trong hệ thống NHTM như sau:

“Sáp nhập trong hệ thống NHTM là sự kết hợp đồng thuận mà một trong các bên tham gia

hoạt động sáp nhập là NHTM và tổ hợp sau đó sẽ hoạt động dưới tên của một NHTM đã tham

gia vào hoạt động sáp nhập hoặc tên ngân hàng mới.” Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều yếu tố

đóng góp vào sự bùng nổ của hoạt động sáp nhập trong ngành ngân hàng, bao gồm yếu tố bắt

nguồn từ bên trong ngân hàng (tình trạng thanh khoản, khả năng tài chính, năng lực quản trị,

xung đột lợi ích,…) hoặc từ bên ngoài ngân hàng (xu hướng toàn cầu hóa, phát triển công

nghệ, chính sách quản lý ngành, tình hình kinh tế vĩ mô…). Nghiên cứu cũng chỉ ra các thách

thức từ sáp nhập ngân hàng, bao gồm vấn đề pháp lý, vấn đề tích hợp công nghệ hậu sáp

nhập, vấn đề QTTC của các ngân hàng. Ngoài những vấn đề đặt ra như trên, còn rất nhiều yếu

tố khác như người lãnh đạo, thông tin và giao tiếp, quản trị rủi ro kém, chiến lược kinh doanh

yếu cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hậu sáp nhập.

Đối với vấn đề QTTC của các ngân hàng sau sáp nhập, theo nhóm tác giả, là việc lựa

chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được

mục tiêu của NHTM. Trong đó mục tiêu trước mắt là đạt được giá trị cộng hưởng sau sáp

nhập như tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao khả năng cạnh

tranh của ngân hàng trên thị trường. Mục tiêu lâu dài là gia tăng giá trị ngân hàng. Thông qua

một số thương vụ sáp nhập ngân hàng điển hình như: Wells Fargo và Wachovia; Bank of

America và Merrill lynch; Oriental Commerce Bank và Global Trust Bank, nhóm tác giả rút

ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

(i) Định giá có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định thành bại của một thương

vụ sáp nhập, đặc biệt khi xét trên khía cạnh tài chính.

(ii) Vai trò của công tác giám sát nội bộ của các bên tham gia sáp nhập.

(iii) Cơ quan quản lý chỉ nên thực thi trách nhiệm giám sát, tư vấn các trường hợp sáp

nhập trên nguyên tắc tự nguyện thay vì can thiệp sâu, ép buộc bất cứ bên nào tham gia vào

thương vụ.

(iv) Sự khác biệt nảy sinh từ sáp nhập là điều không thể tránh khỏi.

(v) Nợ xấu luôn hiện hữu trong mỗi thương vụ sáp nhập. Xử lý nợ xấu đòi hỏi thời gian

dài và khả năng tài chính mạnh phục vụ cho công tác trích lập dự phòng, cơ cấu lại nợ, xóa nợ

của ngân hàng hợp nhất sau thương vụ sáp nhập, do đó, các ngân hàng trước khi tiến hành sáp

nhập cần dự kiến các phương án xử lý nợ xấu thích hợp và chuẩn bị tài chính sẵn sàng đối phó

với các khoản nợ từ ngân hàng yếu kém mang theo.

(vi) Việc công khai, minh bạch thông tin cần được thực hiện bởi các bên tham gia thương

vụ sáp nhập.

(vii) Cần thiết phải có quy định rõ ràng về sáp nhập được Nghị định hóa hoặc Luật hóa.

Văn bản quy phạm cần được hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho các trường hợp điển hình, cụ thể

cho từng đối tượng tham gia các thương vụ sáp nhập.

Page 39: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 36

Chương 2 tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị tài chính các ngân hàng

thương mại sau sáp nhập ở Việt Nam, đặc biệt tập trung phân tích các hạn chế và nguyên

nhân của các hạn chế của quản trị tài chính các ngân hàng thương mại sau sáp nhập. Kết quả

nghiên cứu cho thấy tình hình hoạt động của các NHTM sau sáp nhập thường chưa mang lại

kết quả như kỳ vọng so với giai đoạn trước khi sáp nhập, do các NHTM nhận sáp nhập phải

nhận chuyển giao toàn bộ tình hình tài chính không lành mạnh của NHTM bị sáp nhập. Trong

số NHTM sau sáp nhập được nghiên cứu cho thấy, hầu hết các NHTM phải cần đến tối thiểu

3 năm để có thể khôi phục dần lại được hiệu quả hoạt động như ban đầu.

Các nguyên nhân chủ yếu gồm: (i) các nguyên nhân khách quan, như (1) không lường

trước được khó khăn trước khi tiến hành sáp nhập; (2) thông tin thiếu minh bạch; (3) quy định

hướng dẫn tiến trình sáp nhập của NHTM chưa đầy đủ; (4) xử lý nợ xấu của NHTM qua

VAMC thực chất chưa giải quyết triệt để những khoản nợ xấu của NHTM; (5) đặc điểm sáp

nhập trong giai đoạn 2011 – 2015 chủ yếu giữa NHTM yếu với một NHTM mạnh/ trung bình

nên chưa khai thác hết hiệu quả của sáp nhập. (ii) các nguyên nhân chủ quan, bao gồm (1) quá

trình sáp nhập diễn ra còn chậm; (2) các NHTM sau sáp nhập phải giải quyết nhiều khoản nợ

xấu nên hiệu quả hoạt động chưa cao; (3) bản thân NHTM nhận sáp nhập còn thiếu kinh

nghiệm; (4) chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể; và (5) chưa đa dạng hóa các

sản phẩm dịch vụ.

Chương 3 của đề tài thực hiện đánh giá định lượng hoạt động QTTC của các ngân hàng

sau sáp nhập. Nghiên cứu tại chương này cho thấy một số vấn đề như:

- Sau khi hoàn tất các thủ tục sáp nhập, cán bộ, nhân viên kỳ vọng rằng trong khoảng 2 –

3 năm thì ngân hàng mới xử lý xong các khoản nợ xấu tiếp quản từ ngân hàng bị sáp nhập.

Theo các nhân viên ngân hàng nhận sáp nhập, hầu như sau sáp nhập, trích lập dự phòng rủi ro

đều tăng hoặc tăng rất mạnh. Và đó là một bằng chứng của việc tiếp quản nợ xấu từ phía ngân

hàng bị sáp nhập khiến cho chi phí kinh doanh của ngân hàng nhận sáp nhập tăng lên cục bộ

sau khi các thủ tục hoàn tất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thời gian để xử lý nợ xấu trên thực tế

còn dài hơn nhiều bởi tính chất phức tạp của việc xử lý và bởi các ngân hàng bị sáp nhập luôn

giấu diếm các khoản nợ xấu cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập; khi đó, con số nợ xấu lớn

hơn nhiều lần những số liệu bàn giao qua sổ sách.

- Môi trường hoạt động kinh doanh cũng được nhìn nhận là có cải thiện hơn, nhưng chủ

yếu là từ phía ngân hàng nhận sáp nhập; trong khi đa số nhân viên từ các ngân hàng bị sáp

nhập đánh giá là môi trường sẽ trở nên khó khăn hơn. Kết quả này khá tương xứng với những

gì thường xuyên diễn ra tại các NHTM sau sáp nhập, và cho thấy những xung đột về môi

trường kinh doanh, về văn hóa kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động kinh

doanh của ngân hàng. Nó cũng gợi ý rằng, để vượt qua rào cản văn hóa, cần có những giải

pháp nhất định để trấn an tâm lý nhân viên các ngân hàng bị sáp nhập để họ an tâm công tác,

tránh tâm lý tự ti, căng thẳng giữa các bên trong quá trình hoạt động sau sáp nhập như sự

quan tâm thăm hỏi của ban lãnh đạo ngân hàng nhận sáp nhập, thái độ của lãnh đạo/trưởng

đơn vị ngân hàng nhận sáp nhập, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các nhân viên ngân

hàng bị sáp nhập, tổ chức giao lưu, hoạt động xã hội cho toàn thể nhân viên, không phân biệt

từ ngân hàng bị sáp nhập hay nhận sáp nhập… Quá trình cắt giảm nhân sự nên được thực hiện

Page 40: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 37

một cách minh bạch và có lộ trình, tiêu chí rõ ràng để góp phần ổn định tâm lý các nhân viên

ngân hàng tại các đơn vị.

- Việc tái cơ cấu sau sáp nhập được hoàn tất sớm sẽ có tác động tích cực lên cải thiện môi

trường làm việc của ngân hàng (giả thuyết 6). Nếu môi trường ổn định càng nhanh, dưới 6

tháng chẳng hạn, thì nhân viên ngân hàng sẽ có cảm nhận tốt hơn về môi trường làm việc.

Tương tự, thu nhập sau sáp nhập tăng lên cũng có tác động tích cực tới đánh giá về môi

trường làm việc sau sáp nhập của các nhân viên.

- Việc gia tăng mạng lưới sau sáp nhập (điều rất dễ xảy ra) sẽ làm cho quá trình quản lý

nợ xấu sau sáp nhập trở nên khó khăn hơn. Theo các nhân viên ngân hàng, khu vực liên quan

đến quản lý nợ, quản lý rủi ro, thu hồi nợ là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các quyết

định mua bán, sáp nhập. Vì vậy, các ngân hàng cũng cần chú trọng nắm bắt tình hình khu vực

này để có các chính sách tín dụng, thu hồi nợ, quản lý rủi ro tương ứng.

- Để kiểm soát rủi ro tín dụng được cải thiện, các ngân hàng nên có các cân nhắc về tăng

lãi suất ngân hàng và tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay (từ gợi ý trong giả thuyết 3).

Những lo ngại trong giả thuyết 1 và 2 có thể được giảm bớt bởi tăng cường quản lý rủi ro và

kiểm soát tín dụng mới là yếu tố đáng chú ý, ảnh hưởng nhiều hơn cả tới hoạt động quản lý nợ

xấu sau sáp nhập.

Tại chương 4, nhóm tác giả tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài

chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập, bao gồm 03 nhóm, cụ thể như

sau:

(i) Nhóm giải pháp về nội dung quản trị tài chính, gồm: hoàn thiện công tác dự báo và lập

kế hoạch tài chính; Nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu

(ii) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính, gồm: áp dụng đa dạng các biện pháp để

giảm tỷ lệ nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng sau sáp nhập; giảm tỷ

trọng tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý, tăng tỷ trọng vốn

chủ sở hữu; cắt giảm chi phí không cần thiết; bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài

để tăng năng lực quản trị.

(iii) Nhóm giải pháp khác, gồm cơ cấu lại nhân sự và đầu tư phát triển nguồn nhân lực

ngân hàng sau sáp nhập; xây dựng thương hiệu cho ngân hàng sau sáp nhập; tích hợp công

nghệ thông tin ngân hàng sau sáp nhập.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng có một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà

nước như: (i) Đối với Chính phủ cần có cơ chế bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư đặc biệt

các nhà đầu tư thiểu số và quyền lợi người lao động, có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước

tham gia vào hoạt động sáp nhập lĩnh vực ngân hàng; (ii) Đối với Ngân hàng Nhà nước cần có

cơ chế đặc thù cho những ngân hàng sau sáp nhập thực hiện theo đề án tái cơ cấu NHTM, đối

với vụ sáp nhập thông thường bắt buộc các NHTM sau sáp nhập phải tuân thủ chuẩn mực kế

toán về Hợp nhất kinh doanh, rút ngắn thời gian xét duyệt trong các thương vụ sáp nhập và có

sự giám sát chặt chẽ đối với các cổ đông lớn của NHTM sau sáp nhập; (iii) Đối với Bộ Tài

chính nên có cơ chế về thuế khi diễn ra thương vụ sáp đặc thù theo yêu cầu của cơ quan quản

lý Nhà nước, đồng thời cần bổ sung các quy định về công bố thông tin đặc biệt là thông tin về

báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán đối với NHTM sau sáp nhập./.

Trở lại trang đầu

Page 41: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 38

3. Đề tài 3: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam và

một số khuyến nghị

Chủ nhiệm: TS. Phạm Thanh Thủy - Phó Trưởng Bộ môn Kiểm toán, khoa Kế toán – Kiểm

toán, Học viện Ngân hàng

Mã số: DTNH.12/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Khá

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại.

- Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu các cơ sở lý luận về hệ thống KSNB, thực trạng về hệ thống

KSNB của NHTM ở Việt Nam hiện nay để đưa ra giải pháp hoàn thiện về hệ thống KSNB

của NHTM Việt Nam, đề tài DTNH.12/2015 được cấu trúc thành 03 chương với các nội dung

cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương

mại, bao gồm lý luận chung về hệ thống KSNB của các NHTM, đặc điểm của NHTM ảnh

hưởng đến việc thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB của các NHTM, đánh giá hệ thống

KSNB, và nội dung đánh giá hệ thống KSNB. Nhóm tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm

quốc tế trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM làm cơ sở cho việc

nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam.

Chương 2 của đề tài tập trung đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân

hàng thương mại Việt Nam, bao gồm: Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng

thương mại Việt Nam; Thực trạng về môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ

thống thông tin và trao đổi thông tin; Thực trạng về các hoạt động kiểm soát, giám sát các

kiểm soát và một số sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Tại đây, nhóm tác giả đưa ra kết luận

nhìn chung hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu

về mặt pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống KSNB của các NHTM Việt Nam vẫn tồn tại những hạn

chế nhất định. Những điểm yếu của hệ thống KSNB của NHTM chỉ bộc lộ khi các vụ vi phạm

trong lĩnh vực hoạt động của một số NHTM bị phanh phui. Những điểm yếu này được nhìn

nhận là do tính hiệu lực của hệ thống KSNB trong các NHTM, cụ thể:

- Một số cán bộ ngân hàng, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, chưa thực sự

coi trọng tính chính trực và các giá trị đạo đức, dẫn tới việc nhiều hành vi sai phạm đã được

thực hiện bởi cả các lãnh đạo và nhân viên ngân hàng trong thời gian qua.

- Chức năng quản trị rủi ro, nhận diện, đánh giá và ứng phó với rủi ro trong hoạt động

kinh doanh ngân hàng của hệ thống KSNB còn hạn chế.

- Các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm soát chưa được tuân thủ một cách đầy đủ. Trong

một số trường hợp, các bộ phận trong các ngân hàng chưa có sự liên kết kiểm tra và đánh giá

lẫn nhau dẫn tới NHTM chưa phát hiện kịp thời những hạn chế của các hoạt động kiểm soát.

Bên cạnh đó, các cách thức kiểm soát khác nhau tại Ngân hàng chưa được áp dụng một cách

đầy đủ và thường xuyên.

Page 42: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 39

- Vai trò giám sát của KTNB đối với hệ thống KSNB còn hạn chế, chưa phát hiện kịp thời

những khiếm khuyết của hệ thống KSNB để khắc phục. Bộ phận KTNB chưa nhận được sự

ủng hộ tuyệt đối của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và của các đơn vị trong ngân hàng (đối

tượng được kiểm toán).

- Việc đánh giá hệ thống KSNB chưa đi sâu đánh giá các nguyên tắc căn bản của hệ thống

KSNB, mà chủ yếu mô tả cơ cấu tổ chức của ngân hàng, tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch

kiểm toán trong năm vá các phát hiện kiểm toán (phần lớn là kiểm toán tuân thủ), xác định

nguyên nhân sai sót/vi phạm; ra soát hệ thống các văn bản, quy định nội bộ, đánh giá việc

thiết kế và thực thi các chốt kiểm soát trong một số quy trình cụ thể.

Những tồn tại trong kiểm soát nội bộ tại các NHTM Việt Nam phần lớn là do những

nguyên nhân sau:

- Chưa có những hướng dẫn về mô hình, phương pháp đánh giá hệ thống KSNB trong các

NHTM Việt Nam.

- Do ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên ngoài như tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi

hay từ bên trong như sự phát triển quá nhanh của các ngân hàng trong những năm qua, trong

khi hệ thống KSNB còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.

- Sự thiếu hụt về nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán: Hiện nay có rất nhiều

NHTM số lượng kiểm toán viên rất ít, không phù hợp với quy mô.

- Đối với việc đánh giá hệ thống KSNB từ phía công ty kiểm toán độc lập.

- Kỹ năng xét đoán các vấn đề trong quá trình kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ còn

nhiều hạn chế.

- Bất cập trong hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp lý liên quan.

- Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

Nhà nước, Bộ tài chính…), các NHTM, các công ty kiểm toán chưa chặt chẽ.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại chương 1 và chương 2, nhóm tác giả đề xuất một số giải

pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý: Hoàn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng

trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình tổ chức tín dụng và

hoạt động ngân hàng đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát

phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ Ngân hàng và trên cơ sở áp

dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát Ngân hàng có hiệu quả của Ủy ban Giám sát Ngân

hàng Basel và các Chuẩn mực quốc tế về Giám sát Ngân hàng (Hiệp ước vốn Basel năm 1988

– Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước

Basel vốn mới (Basel II) sau năm 2010. NHNN nên có hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, chức

năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ, nêu rõ sự khác biệt cơ bản giữa kiểm

tra giám sát tuân thủ và kiểm toán nội bộ (đặc biệt là bộ phận kiểm toán tuân thủ) để các

NHTM hiểu và tránh được tình trạng chồng chéo công việc giữa hai bộ phận.

- Hoàn thiện hoàn thiện môi trường kiểm soát: Các NHTM cần nhận thức được rõ các

thành phần của kiểm soát nội bộ cũng như tầm quan trọng của việc duy trì và thiết lập hệ

thống kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả hoạt động của mình, bao gồm hoàn thiện môi trường

kiểm soát và xây dựng hệ thống KSNB đầy đủ, hiệu quả.

Page 43: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 40

- Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro: Các NHTM cần xây dựng bộ phận quản lý rủi ro và

duy trì hoạt động của bộ phận này với kênh thông tin đầy đủ nhằm phân tích, đánh giá, nhận

diện rủi ro kịp thời để tránh, không chỉ là ngăn ngừa và phát hiện như hiện tại.

- Hoàn thiện hoạt động kiểm soát: Cần phải quy định rõ ràng công việc của các vị trí trong

tổ chức; Kiểm soát quá trình xử lý thông tin như kiểm soát hoạt động của trung tâm dữ liệu,

kiểm soát phần mềm hệ thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiểm soát việc truy cập hệ thống.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông: Các NHTM cần hiện đại hóa hệ thống

CNTT, phát triển hệ thống quản lý nội bộ, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy

mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành ngân hàng. Thiết lập các hệ

thống báo cáo trong đó chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hoặc tuân thủ có

thể giúp cho các thành viên có thể thu thập và nhận biết kịp thời các thông tin liên quan đến

trách nhiệm và hoạt động đạt được mục tiêu của mình; đầu tư các hệ thống phần mềm trong

các nghiệp vụ ngăn chặn các rủi ro trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ cũng chính là các

chốt kiểm soát quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng…

- Hoàn thiện giám sát các kiểm soát: Để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường sự giám

sát của HĐQT, Ngân hàng cần phải tách bạch giữa chức năng giám sát của HĐQT với chức

năng điều hành kinh doanh của Ban điều hành, thành viên HĐQT không nên trực tiếp phê

duyệt các giao dịch kinh tế cụ thể. Đối với các khoản tín dụng/đầu tư lớn cần phê duyệt của

HĐQT thì toàn bộ HĐQT biểu quyết với vai trò giám sát của HĐQT đối với Ban điều hành.

Tăng cường giám sát trên cơ sở định hướng rủi ro; kiểm toán các doanh nghiệp có dư nợ lớn;

các nghiệp vụ có tính rủi ro cao. Tăng cường vai trò kiểm soát sau trong từng bộ phận nghiệp

vụ đảm bảo có sự kiểm tra, kiểm soát chéo trong quy trình; tăng cường công tác kiểm soát gắn

liền với quản trị của các đơn vị nghiệp vụ trụ sở chính đối với các chi nhánh. Xây dựng các

chỉ tiêu giám sát đối với hoạt động nghiệp vụ, phối với IT xây dựng hệ thống giám sát và hệ

thống báo cáo giám sát áp dụng các báo cáo phân tích đánh giá theo định kỳ để tổ chức kiểm

tra trực tiếp.Các thông tin hoạt động trong quản lý cần được ghi nhận lại trong hệ thống; Quy

định trách nhiệm giám sát hàng ngày của các bộ phận đối với các cá nhân phụ trách bộ phận

đó; Thường xuyên trao đổi về kiểm soát nội bộ đối với các bên như kiểm toán độc lập, thanh

tra và các nhà điều tra gian lận; Tăng cường vai trò giám sát của KTNB thông qua việc tăng

cường trao quyền kiểm tra, xử phạt các chi nhánh (khi phát hiện sai phạm trọng yếu và khi

không điều chỉnh, sửa chữa theo đề nghị của kiểm toán nội bộ).

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013: Từ khi ban hành vào năm 1992,

nội dung của COSO không chỉ phục vụ công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng phạm vi

toàn doanh nghiệp. Để có thể tăng cường tính giám sát quá trình thực thi kinh doanh theo

những mục đích đề ra, vào năm 2013, COSO đã chính thức ban hành thêm các nguyên tắc để

phụ vụ cho công tác quản trị toàn diện của một doanh nghiệp nhằm giảm rủi ro kinh doanh và

hướng đến quản trị chiến lược theo hướng đa mục tiêu. Dựa vào những điểm chính đã điều

chỉnh, COSO 2013 đã đưa ra 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần

cấu thành một hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào bản gốc năm 1992.

- Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB.

- Hoàn thiện nguồn nhân lực:

Page 44: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 41

Thường xuyên đào tạo các kiểm toán viên đối với việc đánh giá kiểm soát nội bộ; Thường

xuyên tích lũy thêm các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp./.

Trở lại trang đầu

Page 45: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 42

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 09-2016

1. Hội thảo Khoa học Quốc gia “Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững Hệ thống

Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 -2020”

Thời gian tổ chức: Ngày 8/9/2016

Đơn vị thực hiện: Đề tài độc lập ĐTĐL.XH.09/15; Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân

Nội dung hội thảo:

Ngày 8/9/2016, tại Nhà văn hóa – Hội trường A, Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Đề tài độc lập ĐTĐL.XH.09/15 tổ chức Hội thảo khoa

học quốc gia với chủ đề: “Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững Hệ thống Ngân hàng

Việt Nam giai đoạn 2016 -2020”. Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích thảo luận và đề xuất

các giải pháp về thể chế, chính sách cho hoạt động của ngân hàng cũng như cho hoạt động

của cơ quan quản lý, giám sát đối với hoạt động ngân hàng.

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có – TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ

nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội, TS. Trần Quốc Vinh, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà

nước Việt Nam; GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế Việt

Nam; PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, Ths. Đỗ Việt Hùng -

Vụ trưởng Vụ ổn định tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ThS. Phạm Xuân Hòe – Phó

Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. TS. Cấn Văn

Lực – Hàm Phó Tổng giám đốc BIDV, Giám đốc Trung tâm đào tạo cùng đại diện các đơn vị

của Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các Vụ của Ngân hàng Nhà nước

và các tài trợ, các cơ quan báo chí; đại diện các Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân

(ĐH KTQD) có PGS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Đình Hương,

nguyên Hiệu trưởng, thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo, GS.TS Nguyễn Văn Nam –

nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng, nguyên Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính;

đại diện lãnh đạo các phòng, ban, khoa, viện, các tổ chức chính trị xã hội của trường ĐH

KTQD, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học viết bài và quan tâm tới chủ đề của Hội

thảo.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa cho rằng, trong giai

đoạn vừa qua, do những tác động từ bên ngoài cũng như các yếu tố nội tại, hệ thống ngân

hàng Việt Nam cũng bộc lộ nhiều yếu điểm và tiềm ẩn các nguy cơ de dọa sự ổn định của hệ

thống. Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 là nỗ lực cải cách hệ thống

ngân hàng Việt Nam thông qua việc giải quyết các yếu điểm và phòng ngừa các nguy cơ. Các

định hướng chính đã và đang được thực hiện gồm xử lý nợ xấu, sở hữu chéo; tái cấp vốn cho

ngân hàng thông qua các kênh; tăng cường công tác quản trị, quản trị rủi ro và giám sát; áp

dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế... Để thực hiện tốt các định hướng trên và đạt

được các mục tiêu đề ra của cần tiếp tục hoàn thiện các vấn đề thể chế cho hoạt động của các

ngân hàng cũng như cho hoạt động giám sát của cơ quan quản lý, giám sát của thị trường đối

với ngân hàng. Hội thảo là diễn đàn mở để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cũng như

những người làm thực tiễn công bố, trao đổi những nghiên cứu và hiểu biết mới nhất của

mình về các vấn đề thể chế liên quan đến hành vi của ngân hàng, cấu trúc ngành và quy định

luật lệ cho hoạt động của và giám sát đối với ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam

đang hội nhập tài chính và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới sâu rộng hơn.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được được 53 bài nghiên cứu từ các tác giả hiện đang công

Page 46: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 43

tác tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, bộ, ngành, doanh nghiệp. 45 bài viết

được chọn lọc, biên tập và xuất bản trong Kỷ yếu hội thảo.

Tại buổi Hội thảo, 4 báo cáo chính đã được lựa chọn để trình bày:

Báo cáo thứ nhất: Tổng thuật Hội thảo:”Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển bền vững Hệ

thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020” do PGS.TS Đặng Ngọc Đức – Viện trưởng

Viện NHTC, Trường ĐH KTQD trình bày.

Báo cáo thứ hai: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam do TS Lương Thái Bảo, Trưởng bộ môn Tài chính Quốc tế, Viện

NHTC, Trường ĐH KTQD trình bày.

Báo cáo thứ ba: Thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam: một số vấn đề về mô hình,

phương thức, khung pháp lý và chuẩn mực giám sát do TS. Lê Thị Thùy Vân, Trưởng phòng

Thị trường Tài chính (Viện Chiến lược và chính sách Tài chính) trình bày.

Báo cáo thứ tư: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường tiền tệ trong

giai đoạn hiện nay do Ths. Trần Kim Anh, Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh

tế Trung Ương) trình bày.

Hội thảo đã nghe ý kiến tham luận và phát biểu của Ths. Phạm Xuân Hòe, Phó Viện

trưởng phụ trách, Viện Chiến lược Ngân hàng, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú, Đại học Quốc

gia Hà Nội, TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, TS. Hoàng Việt Trung,

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà nội, PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện

Ngân hàng, TS. Nguyễn Thị Thùy Dương, GS.TS. Cao Cự Bội, trường Đại học Kinh tế Quốc

dân. Các đại biểu thảo luận trong Hội thảo

TS. Nguyễn Đức Kiên phát biểu tổng kết Hội thảo và nhấn mạnh những vấn đề Hội thảo

luận bàn là hết sức cấp thiết và quan trọng đối với sự minh bạch, hiệu quả và bền vững của hệ

thống ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 và sau đó. Hội thảo kết thúc, nhưng đang mở ra

nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu mới cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các nhà

hoạch định và thực thi chính sách.

Hội thảo là một trong các hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành Viện Ngân

hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hội thảo được thực hiện với sự bảo trợ

truyền thông của Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các nhà tài trợ: Nhà

tài trợ Kim cương - Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, các Nhà tài trợ Vàng - Ngân hàng

TMCP Quân Đội, Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội, Ngân hàng TMCP Bản Việt, các nhà

tài trợ Bạc - NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, Công ty Cổ

phần tu tạo và phát triển nhà Hà Nội.

Bài và ảnh: P.CTCT & QLSV và Viện NH-TC

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

2. Tọa đàm “Chính sách pháp luật, định hướng phát triển hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt”

Thời gian tổ chức: Ngày 23/09/2016

Đơn vị thực hiện: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam

Nội dung hội thảo:

Nhằm phổ biến những chính sách pháp luật mới trong hoạt động thanh toán và định

hướng phát triển hoạt động thanh toàn không dùng tiền mặt (TTKDTM) đến các tổ chức tín

dụng (TCTD), trung gian thanh toán, ngày 23/9/2016, tại Vĩnh Phúc, Hiệp hội Ngân hàng

Page 47: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 44

Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Tọa đàm “Chính

sách pháp luật, định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt”.

Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đại diện các

vụ, cục chức năng của NHNN và các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung

gian thanh toán.

Tại Tọa đàm, đại diện của Vụ Thanh toán, NHNN đã giới thiệu những điểm mới của

của Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số

101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt; Thông tư số

19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng; Thông

tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của NHNN; dự kiếnmột số nội dung sửa đổi Thông

tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh toán.

Theo đại diện Vụ Thanh toán, trong bối cảnh các phương tiện thanh toán ngày càng

mở rộng, phục vụ đầu tư, thanh toán của người dân, doanh nghiệp, việc sửa đổi, bổ sung các

văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết.

Trên cơ sở những câu hỏi, ý kiến đóng góp của các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ

trung gian thanh toán nêu ra tại Tọa đàm, đại diện các vụ, cục chức năng của NHNN đã trao

đổi, giải thích, hướng dẫn kịp thời nhằm giúp các tổ chức này thuận lợi trong quá trình triển

khai các chính sách trên. Với những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc liên quan đến các luật,

quy định của ngành khác, Ban tổ chức Tọa đàm sẽ tiếp thu, phân loại và kiến nghị với các cơ

quan chức năng có liên quan để xem xét, tháo gỡ.

Đối với hoạt động TTKDTM ở Việt Nam, Tọa đàm đã đánh giá, hoạt động TTKDTM

giai đoạn 2011- 2015 đã có bước phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán,

hành lang pháp lý, các phương tiện và dịch vụ thanh toán điện tử. Với sự quan tâm chỉ đạo

của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, cùng với việc tăng

cường đầu tư công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng, nhận thức và thói quen của xã

hội về TTKDTM đã có chuyển biến rõ rệt, tạo những điều kiện tiền đề thuận lợi để phát triển

lĩnh vực này trong giai đoạn 2016-2020.

Trên cơ sở Báo cáo kết quả triển khai Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011-2015, Văn phòng Chính phủ

đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giao

NHNN nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020 trình Thủ

tướng Chính phủ. Để triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng, NHNN xác định một số định

hướng, giải pháp phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020, như: Tiếp tục hoàn thiện hành

lang pháp lý, cơ chế chính sách phát triển TTKDTM; Nâng cấp, mở rộng hệ thống IBPS đáp

ứng nhu cầu của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng, phát triển các hệ

thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ; Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ;

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục tài chính và bảo vệ người người tiêu

dùng trong thanh toán điện tử; Triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực thanh toán;

Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy

TTKDTM...

Thông qua sự trao đổi, thảo luận trên tinh thần xây dựng, các TCTD, đơn vị trung gian

thanh toán đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực đối vớivấn đề liên quan đến hoạt động thanh

toán nói chung và định hướng, giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 –

2020 nói riêng.

Page 48: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 45

Cũng tại buổi Tọa đàm, đại diện NHNN đã yêu cầu các TCTD, các tổ chức cung ứng

dịch vụ trung gian thanh toántiếp tục tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong

thanh toán điện tử, thanh toán thẻ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN.

MP

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

Page 49: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 46

ẤN PHẨM KHOA HỌC

1. Các cuộc Chiến tranh Tiền tệ

Nguồn: NXB Trẻ

Tác giả: James Rickards

Người dịch: Nguyễn Dương Hiếu & Nguyễn Phúc Hoàng

Giới thiệu ấn phẩm:

Nhiều người chắc còn ấn tượng với cuốn Chiến tranh Tiền tệ của học giả Tống Hồng

Binh. Cuốn sách đã phơi bày những mặt trái cũng như sự kiểm soát quyền phát hành đồng

tiền quốc tế của FED mà đứng đằng sau là những đại gia ngân hàng, hàng đầu thế giới. Có thể

nói cuộc chiến tiền tệ đã bắt đầu từ rất lâu hi có sự hình thành tư bản tiền tệ ngân hàng. Và trải

qua hàng trăm năm cuộc chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất vẫn là cuộc chiến giữa việc loại bỏ

chế độ bản vị vàng để hình thành nên đồng tiền pháp định. Mà trong đó kẻ nắm giữ vai trò đi

đầu trong chiến dịch loại bổ chế độ bản vị vàng chính là Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED

(Ngân hàng Trung ương Tư nhân được điều hành bởi 12 ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Mỹ

và nắm cổ phần chi phối). Cuốn sách Chiến tranh Tiền tệ của độc giả Tống Hồng Binh đã

từng bước cho chúng ta thấy một quá trình dài để loại bỏ chế độ bản vị vàng của các nhà tư

bản tiền tệ nhằm mục đích đưa quyền phát hành tiền vào trong tay hệ thống ngân hàng do họ

nắm giữ. Tuy nhiên cuộc Chiến tranh Tiền tệ liệu đến đó đã kết thúc, thực ra đó mới chỉ là bắt

đầu cho một cuộc Chiến tranh Tiền tệ mới, cuộc chiến tranh giành quyền phát hành đồng tiền

quốc tế và sự trở lại của Vàng trong cuộc chiến bản vị.

Nắm được xu thế phát triển của lịch sử, học giả James Rickcards đã viết tiếp cuốn Các

cuộc Chiến tranh Tiền tệ với nội dung chủ yếu tập trung vào việc cuộc chiến tranh giữa tiền

giấy và vàng thời kỳ sau năm 1971, khi tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố loại bỏ chế độ bản vị

vàng trên phạm vi quốc tế. Lúc này cuộc Chiến tranh Tiền tệ không phải chỉ là cuộc chiến

giữa tiền giấy và vàng như giai đoạn trước mà tác giả đã tổng kết mà còn là cuộc chiến giữa

các đồng tiền pháp định trên thị trường tiền tệ quốc tế nhằm tranh giảnh quyền phát hành tiền

tệ quốc tế và đẩy thị trường một lần nữa bước vào thời kỳ hỗn loạn, đặc biệt khi mà đồng

USD ngày càng suy yếu.

Hiện nay thế giới cũng đang có một cuộc chiến tranh tiền tệ mới và một cuộc khủng

hoảng niềm tin vào đồng USD đang diễn ra. Lần này các hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so

với thời Nixon. Tiến trình toàn cầu hóa, các công cụ phái sinh và đòn bẩy được sử dụng hơn

bốn mươi năm qua đã tạo nên sự hỗn loạn tài chính và nó còn lan tràn khắp nơi, không thể

ngăn chặn nổi.

Cuộc khủng hoảng mới có thể khởi nguồn từ các thị trường tiền tệ và lây lan nhanh

chóng sang các thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường hàng hóa. Khi đồng

USD sụp đổ, các thị trường được định giá bằng đồng tiền này cũng sẽ sụp đổ theo. Sự hỗn

loạn sẽ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới. Đây không phải là sự tiên đoán quá lời. Điều này

đã từng lặp đi lặp lại trong quá khứ: các loại tiền giấy sụp đổ, tài sản bị đóng băng, vàng bị

sung công và hoạt động kiểm soát vốn được áp đặt. Hoa Kỳ không được miễn dịch với các

động thái này; thực ra nước Mỹ đã từng biện hộ nhiều cho việc giảm giá đồng USD từ thập

niên 1770 đến thập niên 1970 thông qua giai đoạn Cách mạng, thời Nội chiến, Đại khủng

hoảng và siêu lạm phát thời chính quyền Carter. Việc đồng tiền không sụp để trong mộ thế hệ

chỉ mang hàm ý rằng sẽ có sụp đổ trong tương lai. Đây không phải là vấn đề dự đoán – hiện

đã có đủ các điều kiện tiên quyền.

Page 50: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 47

Để ngăn chặn điều này FED đang cố gắng để thổi phồng giá tài sản, giá hàng hóa và giá

tiêu dùng nhằm bù đắp sự giảm phát tự nhiên và kéo theo sau là đổ vỡ. Tổ chức này, xét về

căn bản đang chơi kéo co với nạn giảm phát, mà giảm phát thường đi kèm với suy thoái.

Giống như trong trò kéo co điển hình, mới đầu sẽ chưa có gì xảy ra. Hai đội cân bằng với

nhau và ghìm nhau bất động một lúc, chỉ có sợi dây là rất căng. Cuối cùng, một bên sẽ sụp đổ

và phía bên kia sẽ kéo những kẻ thua cuộc qua vạch ngang để tuyên bố chiến thắng. Đây là

bản chất canh bạc của FED. Phải gây ra lạm phát trước khi giảm phát chiếm ưu thế, phải

giành chiến thắng trong trò kéo co này.

Trong trò kéo co, sợi dây là kênh dẫn để bên này truyền áp lực cho bên kia. Cuốn sách

này muốn trình bày về sợi day. Trong cuộc thi kéo co giữa lạm phát và giảm phát, sợi dây là

đồng USD. Đồng USD chịu tất cả các sức căng của các lực lượng đối lập nhau và lan tỏa ra

áp lực ra toàn thế giới. Giá trị của đồng USD là cách để biết ai là người thắng. Thực chất trò

kéo co này là cuộc chiến tranh tiền tệ, là cuộc tấn công vào giá trị của mỗi cổ phiếu, trái phiếu

và hàng hóa thế giới.

Trong khi kết quả của cuộc chiến tranh tiền tệ hien nay là chưa rõ ràng, có một số kịch

bản dành cho trường hợp tồi tệ nhất là gần như không thể tránh khỏi nếu các nhà lãnh đạo

kinh tế Hoa Kỳ và thế giới không học hỏi được từ những sai lầm của những người tiền nhiệm.

Cuốn sách này nghiên cứu về cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay của chúng ta thông qua các

góc độ: chính sách kinh tế, an ninh quốc gia và các tiền tệ trong lịch sử. Sách giải thích các

mô hình đã thất bại, các lối tư duy hão huyền và sự vận hành chính sách công một cách kiêu

căng ngạo mạn như hiện nay và trình bày cách thức hướng đến một chuối hành động sáng

suốt và hiệu quả hơn. Sau cùng, độc giả sẽ hiểu tại sao cuooj chiến tranh tiền tệ lần này lại là

cuộc đấu tranh có ý nghĩa nhất trên thế giới hiện nay – nó quyết định kết quả của tất cả các

cuộc đấu tranh khác.

Cuốn sách gồm có 4 phần

- Phần I: Trò chơi chiến tranh

o Chương 1: Trước chiến tranh

o Chương 2: Chiến tranh tiền tệ

- Phần II: Các cuộc chiến tranh tiền tệ

o Chương 3: Hồi ức về một thời kỳ vàng son

o Chương 4: Chiến tranh tiền tệ lần thứ I (1921-1936)

o Chương 5: Chiến tranh tiền tệ lần thứ II (1967-1987)

o Chương 6: Chiến tranh tiền tệ lần thứ III (2010-)

o Chương 7: Giải pháp của nhóm G20

- Phần III: Cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo

o Chương 8: Toàn cầu hóa và Tư bản nhà nước

o Chương 9: Sự lạm dụng Kinh tế học

o Chương 10: Các loại tiền tệ, vốn và lý thuyết phức hợp.

o Chương 11: Tàn cuộc – tiền giấy, vàng hay là tình trạng hỗn loạn?

- Phần kết luận:

o Lời cảm ơn

o Phần ghi chú

o Các nguồn tham khảo

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này,

Page 51: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 48

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

2. Quốc gia khởi nghiệp

Nguồn: Nxb Thế giới

Tác giả: Dan Senor & Saul Singer

Người dịch: Trí Vương dịch

Giới thiệu ấn phẩm:

Cuốn sách này bàn về sự cách tân và tinh thần khởi nghiệp giúp một quốc gia như Isreal có

thể đạt được cả hai yếu tố trên.

Đây không phải là cuốn sách về công nghệ, dù nhóm tác giả có nhắc đến nhiều doanh

nghiệp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên mục đích thực sự của nhóm tác giả là tập trung bàn về

hệ sinh thái đã và đang tạo ra những ý tưởng sản xuất kinh doanh theo cách hợp lý nhất của

đất nước Isreal.

Cuốn sách được trình bày theo trình tự thời gian, xoay quanh những doanh nghiệp chủ chốt

và những nhân tố then chốt và nhóm tác giả xác định là những yếu tố quan trọng góp phận tạo

ra hình mẫu phát triển của đất nước Isreal. Nhóm tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận chi tiết và

tỉ mỉ để đánh giá các thành công của đất nước Isreal.

Để viết cuốn sách này, nhóm tác giả đã đánh giá lịch sử và văn hóa Isreal, chắt lọc những

câu chuyện của các công ty để tìm hiểu cội nguồn năng lượng sáng tạo của dân tộc Do Thái

và những biểu hiện của nó. Đồng thời nhóm tác giả cũng thực hiện việc phỏng vấn chuyên

sâu một số nhà kinh tế học và nghiên cứu quan điểm của họ. Thậm chí, nhóm tác giả còn mở

rộng nghiên cứu sang lĩnh vực lịch sử, kinh doanh và địa chính trị.

Từ những câu chuyện chưa được kể của nền kinh tế Isreal đã đóng vai trò lớn trong việc

phát triển cũng như đề cập đến những lĩnh vực mà Isreal đang bị tụt hậu, đánh giá những nguy

cơ đe dọa thành công của quốc gia này. Phần lớn những đánh già này sẽ khiến độc gia ngạ

nhiên, do chúng hoàn toàn không liên quan đến những gì mà độc giả thường được nghe từ các

phương tiện truyền thông quốc tế.

Trong cuốn sách, các tác giả cũng tập trung nghiên sâu hai vấn đề: tại sao các ngành nghề

đòi hỏi sự sáng tạo của Mỹ không tận dụng được lợi thế của những doanh nhân tài năng đã

từng trải nghiệm và được đào tạo trong môi trường quân đội, điều này hoàn toàn trái ngược

với nền kinh tế Isreal; và tại sao thế giới Ả rập lại gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tinh thần

khởi nghiệp của giới doanh nhân.

Trên thực tế, những đề tài này đỏi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ và sâu rộng hơn phạm vi

của cuốn sách bạn đang cầm trên tay, thậm chí cần phải viết một cuốn sách dành riêng cho

từng chủ đề trên.

Cuối cùng, nếu có một câu chuyện thường bị bỏ qua bất chấp sự đưa tin rộng rãi của giới

truyền thông về Isreal, thì đó chính là những số liệu kinh tế chủ chốt thể hiện rằng Isreal là đại

diện cho sự tập trung cao độ của ý chí cách tân và tinh thần khởi nghiệp của nhân loại đương

đại. Nội dung cuốn sách gồm có 2 phần và 14 chương cụ thể như sau:

Phần I: Một Quốc gia nhỏ bé có thể làm được gì.

- Chương 1: “Ngoan cố”

- Chương 2: Doanh nhân trên chiến trường

Phần II: Gieo mầm văn hóa sáng tạo

- Chương 3: Nhân vật của Quyển Sách

- Chương 4: Harvard, Princeton và Yale

Page 52: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 49

- Chương 5: Nơi trật tự gặp hỗn loạn

- Chương 6: Một chính sách công nghiệp hiệu quả

- Chương 7: Nhập cư

- Chương 8: Cộng đồng Do Thái hải ngoại. Đánh cắp máy bay

- Chương 9: Phép thử của Buffett

- Chương 10: Yozma

- Chương 11: Phản bội và cơ hội

- Chương 12: Từ đầu đạn tên lửa đến mạch nước phun

- Chương 13: Thế lưỡng nan của Sheikh

- Chương 14: Các mối đe dọa đối với sự thần kỳ của nền kinh tế.

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu ấn phẩm này đến bạn đọc.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

3. Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển

Nguồn: Nxb Trí thức

Tác giả: Báo cáo được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu: CIEM, VIE, VEPR, VCCI

Dịch giả: Anh Tú & Bích Ngọc

Giới thiệu ấn phẩm

Tiêu đề của Báo cáo này được lấy từ bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng vào năm 2011 “Thủ tướng nêu nhiệm vụ của Chính phủ nhiệm kỳ mới”: “Cần thay đổi

tư duy và cách tiếp cận khi xác định vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước và thị

trường. Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát

triển. Trong nhà nước kiến tạo phát triển, chức năng của nhà nước là xây dựng quy hoạch phát

triển theo một chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng đắn; tạo môi trường và điều kiện

cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập

quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh

tế vĩ mô và an toàn hệ thống.

Báo cáo Từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo phát triển nhằm cung cấp những

luận cứ khoa học, cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn, để xây dựng những thể chế chính

thức theo hướng thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam.

Những thể chế chính thức này, một khi được hình thành, sẽ đóng vai trò xương sống để tạo

dựng ra một nhà nước kiến tạo phát triển như nhiều lãnh đạo của Việt Nam từng mong muốn.

Báo cáo này là sản phẩm của nhóm các chuyên gia nghiên cứu độc lập đến từ bốn cơ quan

nghiên cứu và tư vấn kinh tế có uy tín tại Hà Nội - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung

ương (CIEM), Viện Kinh tế Việt Nam (VIE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI), và Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế -

Đại học Quốc gia Hà Nội - và từ một số cơ quan nghiên cứu khác. Nguồn tài chính cho Báo

cáo được tài trợ bởi Viện Friedrich Naumman Vietnam.

Một trong những đồng thuận quan trọng nhất về mặt tư tưởng tại Việt Nam giữa những

nhà làm chính sách, giới chuyên gia, và những người hoạt động thực tiễn trong những năm

vừa qua là về vai trò của nền kinh tế thị trường trong đời sống kinh tế và xã hội. Khác với thái

độ thù ghét và bài bác trong quá khứ, từ thực tiễn của 30 năm Đổi mới, kinh tế thị trường giờ

đây được Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức công nhận như là động lực chính để

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.

Nhưng dường như sự thừa nhận về vai trò của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện

Page 53: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 50

nay vẫn có vẻ miễn cưỡng. Nó được chấp nhận chỉ sau khi mọi thử nghiệm về các mô hình

kinh tế mang màu sắc kế hoạch hóa tập trung hoặc coi kinh tế tập thể/kinh tế nhà nước làm

chủ đạo bị thất bại. Và bởi vì có tính miễn cưỡng nên rất có thể trong tương lai không xa, vai

trò của kinh tế thị trường tại Việt Nam sẽ lại bị bài bác như đã từng xảy ra trong quá khứ. Vì

lẽ đó, khi cơ chế thị trường đã có dấu hiệu được thừa nhận ở Việt Nam trong một vài năm gần

đây, ngay cả khi miễn cưỡng đi chăng nữa, thì trách nhiệm của những người hiểu rõ tầm quan

trọng của nó đối với sự thịnh vượng lâu bền của quốc gia dân tộc là phải thúc đẩy việc tạo ra

những thể chế chính thức (formal institutions) đóng vai trò không chỉ như là những chốt chặn

để bảo vệ nó mà còn là bệ đỡ để nó có cơ hội tỏa sáng. Chỉ khi cơ chế thị trường tự do được

lựa chọn một cách duy lý chứ không phải tình cờ, được bảo vệ và được tạo cơ hội để phát huy

sức mạnh của mình, và nếu như sau một loạt hành động có tính duy lý đó, nền kinh tế và xã

hội Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển bứt phá, thì nó mới thực sự có cơ hội

trường tồn tại Việt Nam.

Báo cáo này nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của nhiều

quốc gia trên thế giới để giúp Việt Nam có thể lựa chọn được một cách duy lý những thể chế

chính thức cơ bản như vậy. Những thể chế này góp phần hình thành cái gọi là nhà nước kiến

tạo phát triển, tức giúp Nhà nước Việt Nam thay đổi chức năng của mình trong quan hệ với

thị trường, từ vị thế điều hành trực tiếp, bằng mệnh lệnh hành chính, các hoạt động kinh tế

sang vị thế kiến tạo một môi trường phù hợp để nuôi dưỡng thị trường phát huy được hết sức

mạnh của mình. Báo cáo gồm 4 chương với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1. Xây dựng hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh thân thiện với thị trường và xã

hội dân sự

1.1. Dẫn nhập

1.2. Khung khổ lý thuyết về hệ thống chính trị hiệu quả, thân thiện với thị trường và

XHDS

1.2.1. Các cấu phần của thể chế chính trị

1.2.2. Vai trò của các thể chế chính trị trong nền kinh tế thị trường

1.2.3. Tương tác giữa các thể chế chính trị để chế ngự quyền lực của nhà nước

1.3. Mô hình hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh: cơ sở lý thuyết và thực tiễn một số

nước

1.3.1. Phân loại các mô hình hệ thống chính trị

1.3.2. Mô hình hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh: thành công và thất bại

1.4. Đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh tại Việt Nam

1.4.1. Lịch sử phát triển hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh tại Việt Nam

1.4.2. Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay

1.4.3. Những vấn đề tồn tại và nguy cơ của hệ thống chính trị một đảng thống lĩnh hiện nay

ở Việt Nam

1.5. Thảo luận và khuyến nghị chính sách

Chương 2. Xây dựng và cải cách hệ thống thể chế ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

2.1. Dẫn nhập

2.2. Cơ sở lý thuyết về xây dựng thể chế ổn định vĩ mô

2.2.1. Tại sao phải xây dựng thể chế ổn định kinh tế vĩ mô?

2.2.2. Các cấu phấn chính của khung thể chế ổn định kinh tế vĩ mô

2.2.3. Hình thức thể hiện của thể chế ổn định kinh tế vĩ mô

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế ổn định vĩ mô

Page 54: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 51

2.3.1. Xu hướng xây dựng khung thể chế ổn định vĩ mô

2.3.2. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc tiền tệ

2.3.3. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc tài khoá

2.3.4. Kinh nghiệm xây dựng quy tắc ổn định/giám sát tài chính

2.3.5. Kinh nghiệm phối hợp chính sách tiền tệ, tài khoá và giám sát tài chính

2.3.6. Bài học cho Việt Nam

2.4. Xây dựng thể chế ổn định vĩ mô cho Việt Nam

2.4.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và hiện trạng khung khổ chính sách ổn định vĩ mô của Việt

Nam

2.4.2. Xây dựng khung thể chế ổn định vĩ mô ở Việt Nam

2.5. Kết luận và khuyến nghị chính sách

Chương 3. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng

3.1. Dẫn nhập

3.2. Nhà nước kiến tạo với việc thiết lập và duy trì môi trường cạnh tranh

3.2.1. Cơ sở lý thuyết kinh tế về môi trường cạnh tranh

3.2.2. Các khung khổ đánh giá môi trường cạnh tranh từ góc độ chính sách, pháp luật

3.3. Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam

3.3.1. Khung khổ pháp luật bảo đảm cạnh tranh

3.3.2. Các thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam

3.4. Hệ thống chính sách cạnh tranh của Việt Nam

3.4.1. Các chính sách cạnh tranh liên quan tới việc gia nhập thị trường

3.4.2. Các chính sách cạnh tranh liên quan đến hoạt động của các chủ thể kinh doanh trên

thị trường

3.4.3. Các chính sách cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa/dịch vụ ảnh hưởng tới hành vi/hiệu

quả cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh

3.5. Kết luận và khuyến nghị chính sách

3.5.1. Các đề xuất sửa đổi pháp luật cạnh tranh

3.5.2. Các đề xuất cải thiện các thiết chế xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh

3.5.3. Các đề xuất xây dựng chính sách cạnh tranh bình đẳng

Chương 4. Xây dựng hệ thống quyền tài sản rõ ràng, hoàn chỉnh, và được bảo vệ chắc chắn

đối với tài sản công

4.1. Dẫn nhập

4.2. Những vấn đề chung

4.2.1. Các khái niệm cơ bản

4.2.2. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống quyền tài sản đối với các nhóm tài sản công

4.3. Thực trạng quản lý tài sản công ở Việt Nam

4.3.1. Tổng quan về hệ thống quyền tài sản ở Việt Nam

4.3.2. Hệ thống quyền tài sản công đối với đất đai

4.3.3. Hệ thống quyền tài sản công đối với nguồn tài nguyên, môi trường

4.3.4. Quản lý các tài sản công khác

4.4. Đề xuất xây dựng khung khổ quản lý quyền tài sản công cho Việt Nam

4.4.1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ chung về quản lý quyền tài sản công

4.4.2. Khung khổ quản lý quyền tài sản của các nhóm tài sản công

4.5. Kết luận và hàm ý chính sách Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu ấn

phẩm này đến bạn đọc.

Page 55: Viện Chiến Lược Ngân Hàng - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/10/Bản-tin-NCKH... · viỆn chiẾn lƯỢc ngÂn hÀng – banking

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 09 - 09.2016

Trang 52

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu