215
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: SƯ PHẠM TIẾNG ANH Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: SƯ PHẠM TIẾNG ANH (ENGLISH LANGUAGE TEACHER EDUCATION) Loại hình đào tạo: CHÍNH QUY (Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN). 1. Mục đích đào tạo Mục đích của chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh là đào tạo ra đội ngũ giáo viên Tiếng Anh ở bậc THPT đạt được những yêu cầu sau: - Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo và có sức khỏe tốt. - Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đối với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học các môn theo chuyên ngành và trình độ ở các cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của các cấp học về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 1

dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: SƯ PHẠM TIẾNG ANH

Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: SƯ PHẠM TIẾNG ANH

(ENGLISH LANGUAGE TEACHER EDUCATION)

Loại hình đào tạo: CHÍNH QUY

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của

Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN).

1. Mục đích đào tạo

Mục đích của chương trình Cử nhân Sư phạm Tiếng Anh là đào tạo ra đội ngũ

giáo viên Tiếng Anh ở bậc THPT đạt được những yêu cầu sau:

- Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên trong nhà trường, yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong

người thầy giáo và có sức khỏe tốt.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đối

với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá

kết quả giáo dục dạy học các môn theo chuyên ngành và trình độ ở các cấp học, đáp

ứng yêu cầu phát triển giáo dục của các cấp học về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Có khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực có liên quan đến các môn

học của ngành theo học và các ngành khoa học khác; có đủ năng lực và phẩm chất để

đảm nhiệm vai trò cốt cán môn học ở các cấp học, thực hiện giảng dạy theo hướng tích

hợp các môn học theo chương trình mới, có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình

độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới; tiếp tục học tập bồi dưỡng ở

trình độ nâng cao, nếu có đủ điều kiện có thể được đào tạo tiếp ở trình độ Thạc sĩ.

- Có khả năng thích ứng cao, có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng

giao tiếp, xác định và giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp,

làm việc nhóm; có kiến thức về văn hóa, xã hội rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham

gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như

1

Page 2: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

nghề nghiệp quan trọng để trở thành cán bộ giảng dạy ở các bậc học, cán bộ quản lí

chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu Tiếng Anh nói riêng và ngành sư

phạm nói chung.

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Về phẩm chất đạo đức

- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH, là công dân tốt, chấp hành các chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy chế, quy định của ngành.

- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi

học sinh, được học sinh tin yêu.

- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, lối sống lành mạnh, trung thực, giản

dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp, có quan hệ tốt với gia đình

học sinh và cộng động, biết vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực

hiện xã hội hoá giáo dục.

- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên

môn nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

2.2. Về kiến thức

Có các kiến thức khoa học cơ bản và khoa học chuyên ngành Sư phạm tiếng

Anh, cụ thể:

- Có kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học, kiểm

tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Có kiến thức nền tảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, công nghệ

thông tin và ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.

- Có hiểu biết về bối cảnh và các vấn đề của việc giảng dạy Tiếng Anh tại Việt

Nam cũng như vai trò của Tiếng Anh như một ngôn ngữ mang tính quốc tế cao.

- Có hiểu biết về quản lý hành chính nhà nước, quản lý ngành. Có kiến thức phổ

thông về môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em,

y tế học đường để quản lý giáo dục học sinh.

- Có hiểu biết về tình hình kinh tế, văn hoá, đời sống, phong tục tập quán của

các nước nói tiếng Anh để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.

- Nắm bắt và áp dụng được kiến thức cơ bản của Tiếng Anh như là một hệ

thống bao gồm tri thức về Ngữ âm, Âm vị học, Từ vựng, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa…

2

Page 3: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Nắm vững và áp dụng được những kiến thức cơ bản của Tiếng Anh với chức

năng là phương tiện giao tiếp.

- Có kiến thức thực tiễn về hoạt động dạy và học, công tác chuyên môn, công

tác chủ nhiệm, hoạt động của trường phổ thông, đại học và các cơ sở giáo dục khác

thông qua các chương trình thực tập sư phạm cũng như các chương trình thực hành

giảng dạy.

2.3. Về kỹ năng

- Có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh với trình độ đạt trình độ bậc 5/6

theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, tương đương trình độ C1 theo Khung

tham chiếu Châu Âu trở lên.

- Có khả năng tổ chức quản lí các hoạt động giảng dạy theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự học của học sinh.

- Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy theo hướng tích hợp

dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với

đặc thù môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí

các kiến thức lien môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

- Có năng lực tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp để nâng

cao chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy tiếng Anh và kích thích sự đam mê ở người

học.

- Có năng lực giao tiếp, đồng cảm và tìm hiểu về người học.

- Biết sử dụng công nghệ trong dạy học và gây hứng thú trong môn học.

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả dạy học Tiếng Anh. Biết phát

hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm

đáp ứng những yêu cầu mới.

- Có khả năng xây dựng môi trường học tập tiếng Anh tại trường, địa phương

và khu vực.

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ (không tính phần nội dung Giáo dục thể chất

và Giáo dục quốc phòng) KL Khối kiến Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Nghiệp Thực tập,

3

Page 4: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

kiến thức

toàn khóa

thức

đại cương

vụ SP Luận văn/

thay thế

Tổng cộng Cơ sở ngành Kiến thức ngành

130 26 69 13 56 28 7

100% 20% 53.16% 10% 43,16% 21,54% 5,38%

5. Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ

Giáo dục & Đào tạo.

6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Quy định đào tạo: căn cứ theo Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHSP, ngày 20 tháng 6 năm 2013,

của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm.

Điều kiện tốt nghiệp: Phải tích lũy được đủ tổng số tín chỉ, trong đó bao gồm tất cả các học

phần bắt buộc. Khi nhận bằng tốt nghiệp SV phải có Giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ đạt

trình độ bậc 5/6 hoặc Chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ C1 theo khung châu Âu; Giấy chứng

nhận năng lực ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3/6 hoặc Chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ B1 theo

khung châu Âu cho ngoại ngữ 2, và Giấy chứng nhận năng lực tin học đạt theo chuẩn IC3.

7. Thang điểm: theo Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín

chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHSP, ngày 20 tháng 6 năm 2013, của Hiệu

trưởng Trường Đại học Sư phạm.

8. Nội dung chương trình

TT Mã số Môn học Số TC

Loại giờ tín chỉH

P tiê

n qu

yết

HP

học

trướ

c

Học

kỳ

dự k

iếnLên lớp

thuy

ết

Bài

tập

Thự

c hà

nh

Thả

o lu

ận

Thự

c tế

CM

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 26Các học phần bắt buộc 24

1 MLP151NNhững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 5 50 15 35 2

2 HCM121N Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 20 MLP151N 4

3 VCP131NĐường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 30 30 HCM121N 6

4 EDL121N Pháp luật đại cương 2 25 10 MLP151N 35 CHI141N Tiếng Trung sơ cấp 1 4 30 20 20 20 16 CHI142N Tiếng Trung sơ cấp 2 4 30 20 20 20 CHI141N 2

7 ILL121NỨng dụng CNTT trong học ngoại ngữ 2 20 10 10 1

8 ILL122N Ứng dụng CNTT trong dạy 2 20 10 10 7

4

Page 5: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ngoại ngữ9 PHE111N Giáo dục thể chất 1 110 PHE112N Giáo dục thể chất 2 211 PHE113N Giáo dục thể chất 3 312 MIE131N Giáo dục quốc phòng 05 tuần tập trung 4Các học phần tự chọn 213 EDE121N Môi trường và phát triển 2 24 12 314 VCF121N Cơ sở văn hoá Việt Nam 2 24 4 8 315 LOG121N Lôgíc hình thức 2 20 20 3

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 692.1 Kiến thức cơ sở 13

Các học phần bắt buộc 716 VIU121N Tiếng Việt thực hành 2 21 18 517 ILA121N Dẫn luận ngôn ngữ 2 15 10 10 10 2

18 MSR121NPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 15 30 5

Các học phần tự chọn 619 EAL231N Tiếng Anh khoa học 3 25 15 15 10 620 EPR231N Ngữ dụng học tiếng Anh 3 25 15 15 10 ESE231N 621 EDA231N Phân tích diễn ngôn Anh 3 25 15 15 10 722 ECC231N Giao thoa văn hóa 3 25 15 15 10 72.2 Kiến thức ngành 56

Các học phần bắt buộc 4723 EOI241N Nghe-Nói TA trung cấp 1 4 30 20 20 20 124 EWI241N Đọc-Viết TA trung cấp 1 4 30 20 20 20 125 EOI242N Nghe-Nói TA trung cấp 2 4 30 20 20 20 EOI241N 226 EWI242N Đọc-Viết TA trung cấp 2 4 30 20 20 20 EWI241N 227 ELA243N Nghe tiếng Anh 3 2 15 10 10 10 EOI242N 328 ESA243N Nói tiếng Anh 3 2 15 10 10 10 EOI242N 329 ERA243N Đọc tiếng Anh 3 2 15 10 10 10 EWI242N 330 EWA243N Viết tiếng Anh 3 2 15 10 10 10 EWI242N 331 ELA244N Nghe tiếng Anh 4 2 15 10 10 10 ELA243N 432 ESA244N Nói tiếng Anh 4 2 15 10 10 10 ESA243N 433 ERA244N Đọc tiếng Anh 4 2 15 10 10 10 ERA243N 434 EWA244N Viết tiếng Anh 4 2 15 10 10 10 EWA243N 435 EPH231N Ngữ âm học TA 3 25 15 15 10 ILA121N 5

36 EGR241N Ngữ pháp TA 3 25 15 15 10ELA244NESA244NERA244NEWA244N

5

37 ESE231N Ngữ nghĩa học TA 3 25 15 15 10 ILA121N 438 ELI231N Văn học Anh 2 15 10 10 10 739 ECS231N Đất nước học Anh 2 15 10 10 10 740 ETR241N Biên dịch tiếng Anh 2 15 10 10 10 7

Các học phần tự chọn 9

5

Page 6: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

41 EMA231N Đề án tạp chí 3 20 20 20 10 442 SEA231N Văn hóa Đông Nam Á 3 20 30 20 4

43 EFO231NTiếng Anh hành chính - văn phòng 3 15 30 20 10 4

44 EEX231N Đề án du lịch 3 20 20 20 10 545 EPL231N Đề án kịch 3 20 30 20 546 BIN231N Phiên dịch tiếng Anh 3 15 20 30 10 547 ECU231N Đề án văn hóa 3 20 20 30 648 ETV231N Đề án Truyền hình 3 20 20 20 10 649 PSE231N Thuyết trình tiếng Anh 3 15 30 20 10 6

3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 2850 EPS331N Tâm lý học giáo dục 3 30 15 15 151 PEP141N Giáo dục học 4 42 8 12 16 EPS331N 352 COS121N Giao tiếp sư phạm 2 15 26 4 653 ETH321N Lý luận dạy học tiếng Anh 2 15 25 5 454 ETH322N PPGD tiếng Anh 4 30 10 40 10 ETH321N 5

55 ECD341NPhát triển chương trình trong giảng dạy tiếng Anh 2 15 10 10 10 ETH321N 7

56 PRS321NThực hành sư phạm Tiếng Anh 1 2 60 ETH322N 5

57 PRS322NThực hành sư phạm Tiếng Anh 2 2 60 PRS321N 6

58 PRS323NThực hành sư phạm Tiếng Anh 3 2 60 PRS322N 7

59 TRA421N Thực tập sư phạm 1 2 3 tuần ở Trường phổ thông 5

60 TRA432N Thực tập sư phạm 2 3 7 tuần ở Trường phổ thông 8

4. Khóa luận tốt nghiệp (KLTN), các học phần thay KLTN 7

Khóa luận tốt nghiệp 761 EED971N Khóa luận tốt nghiệp 7 8

Các học phần thay thế KLTN 762 UGR431N Ngữ pháp tổng hợp 3 30 15 15 EGR241N 863 ELE421N Từ vựng học tiếng Anh 2 20 10 10 ESE231N 8

64 ETA421NKiểm tra đánh giá trong giảng dạy tiếng Anh 2 20 10 10 ETH321N

ETH322N 8

Tổng cộng 130

Ghi chú: Học phần 1: 17 tín chỉ Học phần 5: 18 tín chỉHọc phần 2: 19 tín chỉ Học phần 6: 16 tín chỉHọc phần 3: 17 tín chỉ Học phần 7: 15 tín chỉHọc phần 4: 18 tín chỉ Học phần 8: 10 tín chỉ

6

Page 7: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

9. Mô tả môn họcTÊN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

(Principles of Marxism - Leninism)

Mã học phần: MLP151

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 5 Số tiết: 75. Tổng: 75; LT: 60, TL: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Triết học, Kinh tế chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đây là môn học cung cấp những kiến thức cơ sở, nền tảng nhằm trang bị cho sinh viên

thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu những kiến

thức của các môn khoa học.

Không kể chương mở đầu, môn học gồm có 3 phần với 9 chương. Phần thứ nhất: Thế

giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, gồm 3 chương. Phần thứ

hai: Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: gồm 3

chương. Phần thứ ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội: gồm 3 chương.

Nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin:

Có sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên lý, quy luật vận động, phát triển của thế giới; nắm vững

được học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin và những vấn đề cơ bản trong tiến trình

xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Môn học này có mối quan hệ trực tiếp với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn khoa học lý luận chính trị, khoa học tự

nhiên và khoa học xã hội - nhân văn.

3. Mục tiêu của môn học:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin,

hình thành ở sinh viên thế giới quan cách mạng, nhân sinh quan cộng sản, sống và làm việc có

nguyên tắc, có đạo đức, có tinh thần nhân văn, nhân đạo. Để từ đó, sinh viên vận dụng các kiến

7

Page 8: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

thức đã học vào hoạt động nhận thức và giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất

nước, của thời đại đặt ra.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject that provides the knowledge base, the foundation aims to equip students

worldview, scientific methodology. From which students can easily acquire knowledge of

science.

Not counting the opening chapter, subjects include 3 sections with 9 chapters. Part

One: worldview and methodology of Marxism - Leninism, 3 chapters. Part Two: Theories of

Marxism - Leninism about production mode Capitalism, 3 chapters. Part Three: Theories of

Marxism - Leninism about Socialism, 3 chapters. Studying this subject , students will have

the basic knowledge of Marxism - Leninism: Having a deep understanding of the principles,

advocacy and development rules of the world; having good grasp of the economic theories of

Marxism - Leninism and the basics in building process socialism.

This subject has a direct relationship with the subjects: Ho Chi Minh Thought, The

Revolutionary policy of the Communist Party of Vietnam, the science of political theories,

natural sciences and social sciences - humanities.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-

Lênin (Dùng cho các khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009.

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường

đại học, cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2004.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các

khối không chuyên kinh tế và quản trị doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng),

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2008.

[3]. Bộ Giáo dục - đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong các

trường đại học và cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2006.

[4]. Lê Văn Lực - Trần Văn Phòng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số

chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin , tập I, Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội 2008.

[5]. Lê Danh Tốn - Đỗ Thế Tùng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số

chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập II, Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội 2008.

8

Page 9: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[6]. Phạm Công Nhất - Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội,

Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập III, Nhà xuất

bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2008.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

- Yêu cầu cần đạt:

7.4. Phần khác (nếu có):

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 15 %

+ Kiểm tra (3 bài): 30 %

+ Chuyên cần: 5 %

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50 %

+ Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ

phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân

9

Page 10: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH(Ho Chí Minh’s Thoughts)Mã học phần: HCM 121

1.Thông tin chung về môn học: Số tín chỉ: 02    Số tiết: 30 tiết (LT: 24 tiết; TL: 6 tiết – Làm việc chung cả lớp)Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - LêninMôn học trước: Không cóMôn học song hành: KhôngBộ môn phụ trách: Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Giáo dục chính trị2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối tượng nghiên cứu là hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh như: cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, môn học cung cấp những chuyên đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh như: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.3. Mục tiêu của môn học:3.1. Về kiến thức- Hiểu được cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.- Hiểu được những nội dung cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực cơ bản như: dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Nhà nước của dân, do dân, vì dân; văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.3.2. Về kỹ năng- Giúp cho người học có nhận thức đúng đắn, logic về những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh- Hình thành năng lực nhận diện và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội- Phát triển năng lực hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học- Vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh để giải thích những vấn đề của thực tiễn hiện nay3.3. Về thái độ- Thấy được vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

10

Page 11: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: 5. Tài liệu học tập: 1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.6. Tài liệu tham khảo: 1. PGS.TS Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên): Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004.2. PGS.TS Đinh Xuân Lý - PGS.TS Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên): Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.3. Giáo sư Song Thành : Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.4. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII, IX, X, XI.5. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng có liên quan7. Nhiệm vụ của sinh viên:Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số:+ Kiểm tra giữa học phần: 30%+ Thảo luận + Bài tập: 15%+ Chuyên cần: 5%+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%+ Hình thức thi: thi viết tự luận- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

11

Page 12: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Principles of Vietnam Communist Party)

Mã học phần: VCP 131

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: VD3 Số tiết: 45 (Tổng: 45; LT: 30; Thảo luận: 15)

Loại môn học: Bắt buộc.

Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –

Lênin Mã số: MLP151

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã số: HCM 121

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên trang bị đầy đủ giáo trình môn học và các tài liệu tham khảo

cần thiết.

- Sinh viên phải tham gia các buổi học trên lớp (sinh viên nghỉ không quá

20% số tiết theo quy định).

- Sinh viên phải có đầy đủ 2 bài kiểm tra giữa học phần và 1 bài thi hết học

phần.

Bộ môn phụ trách: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: - Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về sự ra đời của Đảng

Cộng sản Việt Nam, về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

- Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quan

trọng trong việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,

định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao

trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

- Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,

sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải

quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… theo đường lối, chính

sách của Đảng. 12

Page 13: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Mục tiêu của môn học:

Mục tiêu chung

- Về kiến thức: Sau khi học xong môn Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam, sinh viên phải:

+ Hiểu hoàn cảnh lịch sử, quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng

trong quá trình cách mạng.

+ Đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện mỗi đường lối.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách

mạng của Đảng.

+ Vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn

đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả

nghiên cứu.

- Về thái độ:

+ Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học, tự rèn

luyện bản thân trở thành người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ.4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- Providing students with basic understanding of establishment of Communist Party of

Vietnam, the Party policies, especially the policy in the reform period.

- Subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party has an important role in

fostering student to trust in the leadership of the Party and strive oriented goals, ideals and the

policy of the Party; enhance civic responsibility for the great tasks of nation.

- By studying subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party, students

will be able to applying specialized knowledge to actively and positively to deal with the

13

Page 14: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

economic, politics, culture and society issues... according to guidelines and policies of the

Party.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đề cương môn học

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên, 2014.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

[3]. Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên, Đề cương bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Thái Nguyên, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

(Dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2004.

2. Phạm Gia Đức- Lê Hải Triều, Đảng Cộng sản Việt Nam 10 mốc son

lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

3. Nguyễn Viết Thông (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2013.

4. Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1995.

5. Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam (1945-2000), Nxb Giáo dục, Hà

Nội, 2006.

6. Nguyễn Danh Tiên, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá

trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

7. Đinh Xuân Lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính

sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,

2011.

14

Page 15: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Tham gia đủ 02 bài kiểm tra giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học

phần.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 15%

+ Kiểm tra giữa học phần: 30%

+ Chuyên cần: 5%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh

giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

15

Page 16: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG(Ban hành kèm theo Quyết định số 579 /QĐ-ĐHTN ngày 12 tháng 5 năm 2014 của

Giám Đốc Đại học Thái Nguyên)

I. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02- Số tiết chuẩn: 30 (Căn cứ vào số tiết chuẩn các đơn vị đào tạo phân bổ số tiết lý thuyết và số tiết thực hành thảo luận cho phù hợp) - Loại học phần: Bắt buộc- Các học phần tiên quyết: Không có- Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin- Học phần học song hành: Không có- Bộ môn (Khoa) phụ trách học phần:

II. Thông tin chung về các giảng viên (Các đơn vị đào tạo tự xây dựng)

III. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối tượng nghiên cứu là những vấn đề chung và cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và của Nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về: nguồn gốc, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật trong lịch sử; các vấn đề pháp lý cơ bản như: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật. Đồng thời, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự.

Môn học được thiết kế dành cho sinh viên các ngành đào tạo trong các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.

IV. Mục tiêu môn học

4.1. Về kiến thức

- Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản của nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;

- Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Hiểu được khái niệm và nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

16

Page 17: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4.2. Về kỹ năng

- Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn;

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản của một số ngành luật vào thực tiễn;

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật;

- Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý cho quần chúng nhân dân, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của môn học một cách hiệu quả;

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

4.3. Về thái độ

- Thấy rõ tính ưu việt của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa so với các kiểu nhà nước và pháp luật khác, tin tưởng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;

- Có ý thức nâng cao hiểu biết về pháp luật; có thái độ tôn trọng pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật; nghiêm túc chấp hành nội quy và quy chế của nhà trường;

- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bạn bè, người thân; biết nhận xét, lên án và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.

V. Học liệu

+ Giáo trình chính: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng: Giáo trình hoặc Tập bài giảng môn Pháp luật đại cương, tiến tới sử dụng Giáo trình Pháp luật đại cương thống nhất trong toàn Đại học Thái Nguyên).

+ Tài liệu tham khảo:

[1]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2012), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân.

[2]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2010), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Giáo trình Pháp luật đại cương (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Giáo dục.

[4]. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2010), Viện Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

17

Page 18: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[5]. Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng (2011 )- Dành cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng, Thanh tra Chính phủ - Viện khoa học thanh tra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật:

[1]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

[2]. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

[3]. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

[4]. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010)

[5]. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

[6]. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)

[7]. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

[8]. Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011

[9]. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung môn học

VI. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự học trên lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập

- Tự học theo đúng thời gian quy định

VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng theo đúng quy định)

18

Page 19: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC/ Educational Psychology

Mã học phần: EPS 331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương

pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm

lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá

nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa

dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học

của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí

thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó,

có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con

người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải

quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để

nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các

chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.

3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Mục tiêu về kiến thức: Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được

những mục tiêu sau:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp

nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con

người.

19

Page 20: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi

học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của

các lứa tuổi học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản

chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành

khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức

và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

3.2. Mục tiêu về kỹ năng:Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những

mục tiêu về kĩ năng sau:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu

cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản

quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả

tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.

- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm

chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong

nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong

học tập và trong cuộc sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

3.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong

giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương

pháp dạy học.

20

Page 21: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of

educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of

high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological

development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and

education; relationships between learning and perception, learning and education,

psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education.

Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and

psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the

knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and

personality development of students, school support, high resolving difficulties in

psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects

in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.

5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà

Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP,

Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, NXB ĐHQG Hà

Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý

học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, ĐHSP-

ĐHTN.

21

Page 22: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã

hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%

22

Page 23: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: GIÁO DỤC HỌC (PEDAGOGY)

Mã học phần: (PED341)

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 4 (2,2) Số tiết: Tổng: 60 LT: 30 TH:9 Thảo luận:17 Bài tập: 2

Kiểm tra: 02 tiết Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Tâm lý họcMôn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học : Bộ môn phụ trách: Giáo dục học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Giáo dục học là môn học bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục đại cương

trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Cung cấp cho sinh viên sư phạm những

kiên thức cơ sở để hình thành phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

những kiến thức nền tảng để hình thành năng lực dạy học, năng lực giáo dục học sinh.

Môn học đề cập đến những nội dung sau:

- Những kiến thức về Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người; Các yếu tố

ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; Những kiến thức về mục đích

giáo dục và nhiệm vụ giáo dục.

- Kiến thức về lý luận dạy học như: khái niệm quá trình dạy học, cấu trúc, nhiệm vụ,

bản chất của quá trình dạy học, quy luật, động lực, lô gich của quá trình dạy học;

nguyên tắc và phương pháp dạy học, hình thức tổ chức tổ chức dạy học.

- Kiến thức về lý luận giáo dục: Khái niệm quá trình giáo dục, đặc điểm, bản chất của

quá trình giáo dục, lô gich của quá trình giáo dục; Các nguyên tắc và phương pháp

giáo dục; kiến thức và kỹ năng tổ chức một số hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

- Kiến thức về yêu cầu nhân cách người giáo viên, đặc điểm lao động sư phạm, các nội

dung và phương pháp giáo dục đặc thù đặc thù của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Môn Giáo dục học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương

trình đào tạo như: với Tâm lý học, Triết học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, thực tập

sư phạm sư phạm, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

23

Page 24: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn Giáo dục học, sinh viên hình thành được năng lực:

- Nhận diện được những vấn đề chung về GDH;

- Đánh giá được sự tác động qua lại giữa giáo dục và các vấn đề xã hội khác;

- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách;

- Xác định mục đích, mục tiêu của một hoạt động giáo dục;

- Xác định các nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong nhà trường phổ thông;

- Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông;

- Xác định được các đặc điểm của lao động sư phạm và những yêu cầu về nhân cách

của người giáo viên; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên;

- Nắm được đặc điểm học sinh và gia đình học sinh lớp chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ

nhiệm lớp; thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm;

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học;

- Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong

thiết kế một bài giảng cụ thể;

- Đánh giá một hoạt động dạy học (một bài giảng);

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục;

- Xử lý các tình huống giáo dục;

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogy is the compulsory subject in the general education of Bachelor pedagogy training curriculum. This sbject give basic knowledge for studentshe learner to build their political opinion, their professional moral, teaching ability, educated ability in working with student in school.

This subject is about:

- Knowledge of Edacation is a sience of human education science; Factors that affecting personality development; The aim’s education systerm and the edcation mission.

- Knowldge of teaching theory: the definition of teaching process, the fators that contribute the teaching process; the ruler, methods and form of teaching.

24

Page 25: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Knowledge of education theory: definition of education process, the process of education essence, the logical in processing of education; Educationg rules and edcation methdos of organizing education activities in school.

- Knowledge of teacher’s character, some contents and special methods that teacher using to educate pupil. 5. Tài liệu học tập:

[1] PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Giáo trình Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013.[2], Tổ Giáo dục học, Hệ thống bài tập Giáo dục, 2014.

6. Tài liệu tham khảo: [3].Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, T1,2, NXB GD, Hà Nội, 1987.[4]. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Giáo dục đại cương, Nxb Giáo dục, [5]. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Thực hành

- Hoàn thành các nhiệm vụ thực hành theo nhóm, cá nhân - Nộp bài báo cáo nhóm/ cá nhân

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá thành phần chấm theo thang điểm 10 (với trọng số: 0,5 ) gồm các điểm thành phần với trọng số như sau:

+ Điểm chuyên cần ............................ trọng số: 0.1+ Điểm kiểm tra thường xuyên .............trọng số: 0.2+ Kiểm tra giữa học phần .......................trọng số: 0.2

- Điểm thi kết thúc học phần: 0.5+ Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

25

Page 26: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIẾNG TRUNG SƠ CẤP 1

TÊN MÔN HỌC Tiếng trung sơ cấp 1

Elementary Chinese 1

Mã học phần: CHI2411. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng :60 LT: 45 TH: 0 Thảo luận: Bài tập: 30

Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: không Môn học trước: không Môn học song hành: không Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Tiếng Trung sơ cấp 1 là phần kiến thức cơ bản của chương trình đào tạo tiếng

Trung Quốc. Môn học này đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển năng lực ngoại

ngữ cho sinh viên. Giúp sinh viên không ngừng nâng cao kiến thức ngôn ngữ bao gồm:

ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán, nâng cao kỹ năng giao tiếp thông thường với

người Trung Quốc, ngoài ra còn giúp sinh viên hiểu biết thêm về ngôn ngữ, chữ viết,

văn hóa và con người đất nước Trung Quốc.

Môn học này còn giúp ích cho sinh viên trong việc nghiên cứu khoa học, so sánh

giữa các ngôn ngữ văn hóa phương đông và ngôn ngữ văn hóa phương tây, từ đó có

cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức ngôn ngữ của các nước, giúp gắn kết tình hữu nghị

hai nước Việt -Trung thêm bền chặt.

3. Mục tiêu của môn học:- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản bao gồm: ngữ âm, chữ viết, từ vựng và

ngữ pháp ở trình độ sơ cấp.

- Vận dụng đúng ngữ pháp cơ bản vào bài viết, đọc hiểu và tiến hành giao tiếp đối với

những tình huống thông thường trong cuộc sống. Từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp,

thực hành giao tiếp cho sinh viên.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Elementary Chinese 1 provides the basic knowledge of the Chinese course which

play an important part in improving language skills to the students. It helps the

students not only enrich their knowledge of the language such as: pronunciation,

26

Page 27: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

vocabulary, grammar, Chinese characters but also improve their ability to

communicate with the Chinese people. Also, the subject provides the students with the

knowledge about the language, the handwriting, the culture as well as the Chinese

people.

This subject also has great contribution to the students' scientific researches,

comparison between the Eastern and Western cultures. Hence, the students will have a

profound view about the linguistic knowledge of the two countries which can help

cement the friendship between Vietnam and China.

5. Tài liệu học tập:[1] Trần Thị Thanh Liêm, “Giáo trình Hán ngữ 1”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,

2003.

6. Tài liệu tham khảo: [2] Trần Thị Thanh Liêm, Nguyễn Bích Hằng, “Ngữ pháp tiếng Hoa”, Nhà xuất bản

Văn hoá thông tin, 2005.

[3] Đồng Chí Bình, “Giáo trình đọc hiểu Hán ngữ”, Quyển 1, Đại học Ngôn ngữ Văn

hoá Bắc Kinh.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;- Yêu cầu cần đạt .

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (0)+ Kiểm tra giữa học phần:(0.4)+ Chuyên cần: (0)+ Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (0) + Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (0)+ Điểm thi kết thúc học phần: (0.6).

27

Page 28: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Hình thức thi : thi viết tự luận - Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

28

Page 29: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC (Tiếng Việt):Tiếng Trung Quốc sơ cấp 2 (Tiếng Anh):CHINESEMã học phần:CHI142

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ:4 Số tiết: 60 Tổng : 60 tiết LT:45 TH: Thảo luận: Bài tập: 15Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Tiếng Trung Quốc sơ cấp 1Môn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học : +Yêu cầu đối với giáo viên:phải có giáo trình và chuẩn bị bài giảng,giáo án cho

từng bài học phục vụ giảng dạy;thực hiện giáo án điện tử với một số các phần của môn học.

+Yêu cầu đối với sinh viên:phải có giáo trình để phục vụ cho việc học tập trên lớp và tự học.

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học tiếng Trung Quốc sơ cấp 2 là môn học nối tiếp môn học tiếng Trung Quốc

sơ cấp 1,tiếp tục cung cấp cho sinh viên những hiện tượng ngữ pháp căn bản trong

tiếng Trung Quốc,giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hội thoại,đọc được

những bài văn thông thường.Kết hợp với các môn học khác hỗ trợ sinh viên trong

việc học chuyên ngành có liên quan đến tiếng Trung Quốc.

3. Mục tiêu của môn học:

+Kiến thức:

Sinh viên hiểu và vận dụng được những hiện tượng ngữ pháp căn bản và những từ

ngữ trọng điểm trong giáo trình để tiến hành giao tiếp thành thạo những chủ đề quen

thuộc.

+Kĩ năng: Sinh viên viết đúng các chữ Hán đã học và vận dụng đọc hiểu những bài văn thông

thường.

Sinh viên sử dụng từ ngữ và những hiện tượng ngữ pháp căn bản đã học để hoàn thành

được những bài tập trong giáo trình và bài tập trong sách tham khảo và tiến hành giao

tiếp trong những tình huống cụ thể.

29

Page 30: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Elementary Chinese 2 succeeding Elementary

Chinese 1 provides the students with some basic grammatical phenomenon in Chinese, helps

the students practice their communicative skills and understand normal reading text.

Integrated with other subjects, it offers the students assistance in learning Chinese for special

purposes 

5. Tài liệu học tập:[1] Giáo trình: [1]Trần Thị Thanh Liêm, “GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ 2”, Nhà xuất bản Đại

học Sư phạm, 2003

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Trần Thị Thanh Liêm, Nguyễn Bích Hằng, “Ngữ pháp tiếng Hoa”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2005[2] Đồng Chí Bình, “Giáo trình đọc hiểu Hán ngữ”, Quyển 1, Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc Kinh.

7. Nhiệm vụ của sinh viên: + Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần + Làm đầy đủ các bài tập trong giáo trình. + Chủ động tự học,tự đọc và tự tìm tài liệu bổ sung kiến thức ngoài giáo trình.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thảo luận, bài tập: 10%+ Kiểm tra giữa học phần:30%+ Chuyên cần: 10%+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%+ Hình thức thi :viết tự luận

30

Page 31: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ(ICT in language teaching and learning)

Mã học phần: ICT1211. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: TH: Thảo luận: Bài tập: Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Môn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học giới thiệu các phần mềm cơ bản và một số trang web miễn phí để sử dụng trong học tập và thiết kế các bài giảng nhằm mục đích làm cho bài giảng thêm phong phú, gây nhiều hứng thú học tập cho người học. Thông qua môn học sinh viên nắm được và sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản và cách thức xây dựng bài giảng điện tử. Đồng thời môn học cũng cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông dưới góc độ giảng dạy ngoại ngữ.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và hình thành các kỹ năng sau:

Kiến thức: Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ và các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng hình thành và phát triển các kỹ năng khai thác và sử dụngcông nghệ thông tin vào việc dạy và học ngoại ngữ. Sinh viên có khả năng sử dụng máy tính, máy chiếu, thư điện tử, Internet và các thiết bị multimedia trong dạy và học ngoại ngữ.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Dudeney, G. (2000). The Internet and the Language Classroom. Cambridge: CUP

[2] Jef Peeraer, Peter Van Petegem, (2012) Factors Influencing Integration of ICT in Higher Education in Vietnam. International Conference "ICT in for language learning" 5th edition.

31

Page 32: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[3] Lee, W.W and Owens, D.L. (2004). Multimedia-based instructional design. San Francisco. Pfeiffer.

[4] Mangalkumar R. Patil, (2012) ICT Based Language Teaching and Learning Approaches for Learners for Undergraduate. International Conference " ICT in for language learning" 5th edition.

[5] Prinzessinnadia, (2013) ICT in language teaching and learning. http://prinzessinnadia.wordpress.com/2013/02/01/ict-in-english-language-teaching-and-learning/[6] Zaphiris, P. and Zacharia, G. (2006). User-centred Computer Aided Language Learning. London: Information Science Publishing.

[7] http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th%C3%B4ng_tin_v%C3%A0_truy%E1%BB%81n_th%C3%B4ng

[8] Hướng dẫn sử dụng phần mềm MS PowerPoint, http://www.microsoft.com/vietnam/products/office/training/howto_powerpoint2007.aspx

[9] Làm quen với MS Word 2007, http://www.microsoft.com/vietnam/products/office/training/make_word2007.aspx

[10] CALL resource link http://andomi.es/bilingualtic/resources.htm7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có):

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

Bài tiểu luận: Hãy viết một bài tiểu luận đánh giá thông tin trên một trang web.Thực hiện các bước sau:

-   Chọn chủ đề bạn quan tâm. (Ví dụ: “English essay”).-   Đánh từ khóa vào công cụ tìm kiếm.-    Xác định vị trí trang web có chứa thông tin phù hợp -    Viết một bài tiểu luận gồm 500 từ đánh giá chi tiết nội dung hoặc thông tin

mà bạn đã tìm kiếm. Bạn có thể viết theo những câu hỏi hướng dẫn dưới đây:

What is the title of the web page you have chosen?

32

Page 33: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Is it somebody's personal page? Do you know who the author of the material is? Does the information appear to have come from primary or secondary

sources? Are there links to other websites about the same subject? Is the information comprehensive? Is the information up-to-date? Is it an academic article, a newspaper article, a company report, a

company information page, a government information page, an advertisement or something else?

Độ dài bài tiểu luận: 500 từ (không kể phần tài liệu tham khảo)Hạn nộp: Tuần 5

Bài tập nhóm: Mỗi nhóm gồm 4 sinh viên thiết kế một nội dung giảng dạy có sự hỗ trợ của máy tính và các bài tập sử dụng các phần mềm MS word, PowerPoint or Hot Potato và một số các phần mềm khác.

- Viết một bài tiểu luận trình bày lí do bao gồm những nội dung sau: a description of the intended audience how the materials should be used the teacher’s, learners’ and computer software roles, and how they help you learn better or how they can be integrated into a

lesson or a series of lessons.Những nội dung này có thể dùng làm các đề mục.Độ dài của bài tiểu luận: khoảng 2-3 trang giấy khổ A4(Chú ý nộp bài tiểu luận kèm theo đĩa CD có chứa nội dung bài giảng) Hạn nộp: Tuần 15

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểmChuyên cần: 10%Bài tiểu luận: 30%Bài tập nhóm: 60%

33

Page 34: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Môi trường và phát triểnEnvironment and development

Mã học phần: EDE1211. Thông tin về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: 30 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Thực vật

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học- Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường; cấu trúc, chức năng, tiến hóa của hệ

sinh thái; sự tác động của con người lên hệ sinh thái, sinh quyển và môi trường;

- Các khái niệm về dân số, các quá trình dân số, quan điểm về dân số học, đặc điểm phát triển dân số thế giới và Việt Nam;

- Các hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người liên quan đến vấn đề môi trường;

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật…

- Thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn …

- Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và sự phát triển bền vững toàn cầu, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Mục tiêu của môn học- Sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục tiêu phát triển bền

vững, nhận thức đầy đủ và tích cực các hoạt động thỏa mãn nhu cầu hàng ngày, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.

- Vận dụng những kiến thức về môi trường và con người trong quá trình học tập, trong cuộc sống, có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình, có ý thức và hành động để bảo vệ môi trường.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh- The relationship between organisms and the environment; structure, function, evolution of ecosystems; the impact of humans on ecosystems, the biosphere and the environment;- The concept of population, the population process, views on demographic characteristics developed the world's population, and Vietnam;- The operations satisfy huma needs related to environmental issues;

34

Page 35: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Current use of natural resources: land, water, forests, minerals, organisms ...- The situation of environmental pollution of soil, water, air, noise ...- Students are aware of the importance of the environment and the sustainable development of global consciousness of environmental protection and sustainable development.

5. Tài liệu học tập[1]. Ngô Thị Cúc (2011), Bài giảng Môi trường và phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[2]. Nguyễn Văn Hồng, Lê Ngọc Công (2012), Môi trường, dân số và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Lê Đình Tuấn (2009), Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản, Bộ Giáo dục và đào tạo (Sách do Quỹ dân số Liên hợp quốc tài trợ).

6. Tài liệu tham khảo[5]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan (2010), Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[6]. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Lê Thị Thanh Mai (2002), Giáo trình Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải, Đỗ Hữu Thư (2009), Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Loic Chauveau (2008), Các nguy cơ đe dọa sinh thái, Nxb Trẻ.

7. Nhiệm vụ của sinh viên- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Trình bày đúng bố cục, nội dung của bài tiểu luận theo yêu cầu của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần: (b)

+ Chuyên cần: (c)

35

Page 36: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Thí nghiệm, thực hành: (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)+ Hình thức thi: vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần = 40% * Điểm bộ phận + 60% * Điểm kết thúc học phần

36

Page 37: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM(Vietnamese culture’s foundation)

Mã học phần: VCF121

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng 30 tiết; LT: 21 tiết; TL: 9 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham

khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu

tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải

quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo

sự hướng dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá và văn hoá học, trang bị cho sinh

viên những tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc thù của văn hoá Việt Nam. Từ đó,

góp phần làm cơ sở để nghiên cứu khoa học Ngữ văn và các môn khoa học liên ngành.

Môn học gồm có 6 chương, ngoài những kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho

người học cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói chung, nội dung chủ yếu

đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam: định vị văn hóa Việt

Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một số thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa

ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.

3. Course outline:

The course provides basic knowledge about culture and cultural education,

provides students the basic important and specific knowledge of Vietnamese culture.

37

Page 38: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Since then, it contributes the background to study scientific philology and

interdisciplinary science.

The course consists of six chapters which contend general knowledge, aimed at

providing students an overview of culture and cultural education in general, and

mainly delve into the most fundamental issues of Vietnamese culture: positioning

Vietnamese culture; Vietnam cultural process; some basic elements of culture; cultural

areas in Vietnam; Vietnam culture in the context of modern society.

4. Mục tiêu của môn học:

4. 1. Về kiến thức:

Nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản: văn hóa và văn hóa

học; định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai

đoạn và đặc trưng nổi bật trong từng thời kì; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng

văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.

4.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Hiện nay, văn hóa học đang là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh

hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng

dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động

thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa, người học có điều kiện tiếp

nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan chặt chẽ với Văn hóa học như

Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Tâm lí học, Triết học …

- Năng lực thích nghi trong môi trường làm việc sau khi ra trường:

Với kiến thức chung về văn hóa và chuyên ngành được đào tạo, SV có thể thích

nghi và làm việc trong nhiều môi trường công việc khác nhau. SV khối ngành sư phạm

sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực truyền thông (báo chí, truyền

hình…), du lịch, nghiên cứu...

- Năng lực hợp tác:

Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng

lực hợp tác để giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập,

trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.

- Năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc:

38

Page 39: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Từ tri thức có được, mỗi SV trong quá trình học tập và công tác sẽ luôn có ý thức

bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế

hệ sau.

- Năng lực tự học suốt đời:

Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học và quản lí

việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

- Năng lực giao tiếp:

Thông qua bài giảng, các giờ thực hành thảo luận, trực tiếp qua modun kiến thức:

Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ hình thành cho SV kĩ năng giao tiếp phù hợp

để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dẫn tới sự thành công trong quá trình học tập

hiện tại và cho công việc sau này.

4.3. Về thái độ:

Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái

độ khách quan, khoa học với các hiện tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục trách

nhiệm bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình thành và phát

triển những giá trị nhân văn ở người học.

5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[2]. Trần Quốc Vượng chủ biên (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[5]. Toan Ánh (2002),Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM.

[7]. Chu Xuân Diên (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[9] Đức Minh (biên soạn - 2013), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh

niên, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[11]. Lê Như Phong(1994), Văn hoá Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Văn hoá thông

tin, Hà Nội.

[12]. Trần Ngọc Thêm, (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

39

Page 40: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[13]. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mẫu người Văn hóa, Tạp chí

Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội

[14]. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương

văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định

hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Không

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao bài tập nhóm

- Yêu cầu cần đạt: Nhóm thuyết trình

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá

quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc

học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau:

gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá

chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

40

Page 41: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX

+ Điểm ĐK):3

41

Page 42: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LOGIC HỌC HÌNH THỨC

(PHORMAL LOGICS)

Mã học phần: LOG121

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30, LT: 26, Bài tập: 08

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không

Bộ môn phụ trách: Triết học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học góp phần bồi dưỡng phương pháp tư duy khoa học, nâng cao trình độ

lập luận, bảo đảm tính chính xác trong quá trình truyền đạt kiến thức cũng như trình

bày các văn bản.

Môn học được kết cấu thành 6 chương. Chương 1: Nhập môn lôgic học, chương

2: Khái niệm, chương 3: Phán đoán, chương 4: Các quy luật cơ bản của logic, chương

5: Suy luận, chương 6: Chứng minh và bác bỏ. Nội dung các chương được trình bày

theo cấu trúc truyền thống, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, có vận dụng ngôn ngữ

lôgíc ký hiệu để trình bày một số nội dung cụ thể.

Với tư cách là một khoa học về tư duy, lôgic hình thức có quan hệ trực tiếp với

triết học, nó thuộc khoa học triết học. Lôgic học cũng có liên quan nhiều đến một số

khoa học cụ thể như toán học, ngôn ngữ học, tâm lý học, sinh lý thần kinh…

3. Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của logic học

hình thức, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic hình thức và các quy luật

logic hình thức cơ bản; vai trò quan trọng của logic hình thức trong sự hình thành, rèn

luyện thói quen tư duy logic và trình bày vấn đề một cách chặt chẽ, nhất quán, khoa

học

42

Page 43: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Về kỹ năng: Giúp sinh viên biết vận dụng những tri thức của môn học trong

việc phân tích, đánh giá và rèn luyện phương pháp tư duy để nâng cao hiệu quả và chất

lượng công việc.

- Về thái độ:Bồi dưỡng tinh thần say mê khoa học, yêu thích sự chính xác của

khoa học và ý thức không ngừng hoàn thiện phương pháp học tập cho sinh viên.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Subject contribute to fostering scientific method of thinking, arguing improve

and ensure accuracy in the process of knowledge transfer as well as presentation

documents.

The course is structured into six chapters. Chapter 1: Introduction to logic,

Chapter 2: Concepts, Chapter 3: judgment, chapter 4: the basic rules of logic, Chapter

5: inference, chapter 6: proven and dismissed. The contents of the program are

presented in traditional structures, primarily using natural language, logical language

can use symbols to represent some particular content.

As a science of thinking, the logical form of a direct relationship with

philosophy, philosophy of science it belongs. Logic is also related to some specific

science as mathematics, linguistics, psychology, neurophysiology ...

5. Tài liệu học tập:

[1] Vũ Thị Tùng Hoa – Đồng Văn Quân – Nguyễn Thị Thu Hiền, Giáo trình lôgic học

hình thức (Giáo trình nội bộ), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Thái

Nguyên, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Vương Tất Đạt, Lôgic học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2003

[2] Tô Duy Hợp – Nguyễn Anh Tuấn, Lôgic học, NXB TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí

Minh, 2001

[3] Đồng Văn Quân, Giáo trình lôgic học, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên,

2014

[4] Bùi Thanh Quất – Nguyễn Tuấn Chi, Giáo trình lôgic hình thức, NXB Đại học

Tổng hợp, Hà Nội, 1994

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

43

Page 44: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 20%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

44

Page 45: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

(Vietnamese in use)

Mã môn học: VIU 121

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TH: 18 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiếng Việt thực hành cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, trên cơ sở

đó tập trung rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là các

kĩ năng về chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, tạo lập

văn bản. Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình

trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri

thức trong tài liệu học tập để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao

hiệu quả giao tiếp hành chính.

3. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Practical Vietnamese is a subject belonging to specific curricula. This subject

provides students with basic knowledge of Vietnamese, based on which it focuses on

training students with Vietnamese language skills. The skills include dictation,

vocabulary choice, sentence formation, and especially recognition and creation of a

document. Thanks to these skills, students can develop their ability to communicate in

reading, writing, listening, speaking. Further, students can apply these knowledge in

conducting research, and developing professional communication.

45

Page 46: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4. Mục tiêu của môn học:

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên cần nắm vững những kiến thức, kĩ năng và

có được những ý thức, thái độ sau:

4.1. Về kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm chính tả, các quy tặc viết hoa và quy tắc phiên âm

tiếng nước ngoài.

+ Nêu được khái niệm từ tiếng Việt, phân tích được đặc điểm về tính không

biến hình và đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tiếng Việt.

+ Trình bày được khái niệm về câu tiếng Việt, các đặc trưng của câu, các thành

phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp.

+ Trình bày được khái niệm về văn bản, các đặc trưng của văn bản, các loại văn

bản thông dụng.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức tiếng Việt thực hành được giảng

dạy ở trường PT.

4.2.Về kĩ năng:

+ Viết đúng chính tả, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường về chính tả.

+ Biết sử dụng từ phù hợp, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường khi dùng từ.

+ Viết được các kiểu câu, phát hiện và chữa được các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa của

câu.

+ Biết tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học và các văn bản hành chính

thông dụng.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về tiếng Việt thực hành cho học sinh ở trường PT.

4.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới

mọi người xung quanh.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG, Hà

Nội.

[2]. Tổ Ngôn ngữ (2014), Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, Thái Nguyên.

Tài liệu tham khảo:

46

Page 47: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

[4]. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, Tiếng Việt thực hành (2005), Nxb Lí luận

chính trị, Hà Nội.

[5]. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb

KHXN, Hà Nội.

[8]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (2003), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH,

Hà Nội.

[9]. Hà Quang Năng (chủ biên), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

[11]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[12]. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương.

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV

làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài trên lớp vào giờ tiếp theo.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác (nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

47

Page 48: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh

giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết

thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như

sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá

chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung

các điểm TX + Điểm ĐK):3

48

Page 49: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Introduction to Linguistics

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: LT: 30 TH: Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn

gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ phận

thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, hình thái,

cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…

Mặt khác, môn học cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân loại

các ngôn ngữ trên thế giới để có một cái nhìn (tuy còn rất đơn giản) về toàn cảnh các

ngôn ngữ.

Ngoài ra, môn học cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ

năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của

ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học, miêu tả

ngữ âm học và phân xuất âm vị, để chuẩn bị đi vào những môn thuộc khối kiến thức

ngôn ngữ học chuyên ngành tiếp theo sau.

3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm giúp người học:

Về kiến thức:

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về bản thể của ngôn ngữ và một số

vấn đề hữu quan như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ ngôn ngữ và tư duy, văn tự, phân

loại ngôn ngữ…

49

Page 50: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ

phận, từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng... của ngôn ngữ.

Về kĩ năng

- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được được giới

thiệu.

- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện

các đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.

Vê mục tiêu khác

- Rèn luyện tính khách quan và minh xác trong học tập, nghiên cứu.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with knowledge about the nature, function and

origin, of language development; simultaneously, providing knowledge about each

part of the structural dimensions in language using such as phonology, morphology,

syntax, semantics, communication, pragmatics...

On the other hand, the course also provides some knowledge about writing, the

classification of languages in the world and the simple overview of the language.

In addition, this course initially also gives students some simple skills such as

analysis to identify and distinguish between the system and the structure of language,

identify and describe the unit grammar, phonetic analysis, which describes the fraction

of phonetics and phonemics, to prepare for the further knowledge disciplines of

linguistics.

Objectives of the course:

This course aims to help students:

Knowledge:

- Understanding the fundamental concepts, starting on the nature of language and a

number of relevant issues such as communication, cognitive, language and relational

thinking, writing, language classification ...

50

Page 51: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Understanding the fundamental concepts, starting on the structure of the language,

for each department, each face: phonics, vocabulary, semantics, grammar, ... the use of

language.

Skills

- Identify the object of study to the introduced concepts.

- Perform some specific operation, simplicity in analysis, identification of language

units, parts of the language.

5. Tài liệu học tập:

Vũ Đức Nghiệu, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2009

6. Tài liệu tham khảo:

Donna Jo Napoli, Linguistics – an Introduction. Oxford University, 1996.

Chen Linhua, An Introduction to Linguistics, cát Lâm Đại học xuất bản XHNV, 1998,

2008.

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990…2005.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 10 %

+ Kiểm tra giữa học phần: 20 %

+ Chuyên cần: 10 %

51

Page 52: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Hình thức thi: trắc nghiệm 60 %

52

Page 53: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TIẾNG ANH KHOA HỌC (English for Science)

Mã học phần: EAL2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT:45 Loại môn học: tự chọnBộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Sinh viên tiếp xúc với các thuật ngữ tiếng Anh về các ngành khoa học nói chung như

là toán, vật lý, thiên nhiên…Môn học giúp các em phát triển vốn hiểu biết về các hiện

tượng trong đời sống hằng ngày cũng như phát triển vốn từ vựng về các ngành khoa

học, bước đầu tiếp xúc với tiếng Anh chuyên ngành. Các bài học sẽ bao gồm những

hình ảnh trực quan để các em thích thú hơn với những bài học khó, dễ nắm bắt nội

dung bài học và tự cập nhật cho mình những kiến thức bổ ích.

3. Mục tiêu của môn học:Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng đọc được các bài đọc, bài báo khoa học bằng tiếng Anh.4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Students get exposed to English terminologies of general scientific branches such as

mathematics, physics, environment… This subject helps students develop their

knowledge of matters in daily life as well as enlarge their vocabulary in these scientific

fields, get familiar with simple English for specific purpose. The lessons include visual

aids to make the students more interested in the content of the lesson, easy to

understand the lessons and help them update useful knowledge by themselves.

5. Tài liệu học tập:[1] Đề cương bài giảng Tiếng Anh khoa học.

6. Tài liệu tham khảo: [2] the Internet

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thảo luận, bài tập: 1+ Kiểm tra giữa học phần: 2

53

Page 54: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Chuyên cần: 1+ Điểm thi kết thúc học phần: 1.+ Hình thức thi: viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

54

Page 55: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGỮ DỤNG HỌC TIẾNG ANH(English Pragmatics)

Mã học phần: EPR231

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 Loại môn học: tự chọnMôn học trước: ngữ nghĩa học Tiếng AnhBộ môn phụ trách: Bộ môn ngoại ngữ

2. Người biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hương Đỗ Thị Ngọc Phương3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ngữ dụng học Tiếng Anh cũng cấp cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh những kiến thức cơ bản, các khái niệm vấn đề cơ bản trong dụng học tiếng Anh như nghĩa trực chỉ, quy chiếu, các loại nghĩa hàm ẩn trong tiếng Anh, phép lịch sự, Trực tiếp, gián tiếp...., lý thuyết hành vi ngôn ngữ của John L.Austin, lý thuyết của John R.Searle .... Đồng thời môn học cũng cung cấp cho người học những phương pháp phân tích các vẫn đề trong dụng học cũng như việc xứng dụng ngữ dụng học vào trong giảng dạy ngoại ngữ4. Mục tiêu môn họcSau khi học xong môn học sinh viên sẽ

- Nắm được những kiến thức cơ bản của môn học như các khái niệm vấn đề quy chiếu, hiện tượng trực chỉ, phép lịch sự,....

- Có thể ứng dụng và kết hợp những kiến thức của môn học trong nghề nghiệp tương lai.

- Úng dụng những qui tắc giao tiếp và kiến thức môn học vào giao tiếp thực tế5. Mô tả môn học (tiếng Anh)

English Pragmatics provides students with some basic knowledge and concepts of the subject such as deixis, reference, different types of English implicature, politeness, directness and indirectness..., the theory of speech act by John L.Austin and John R.Searle... The subject also provides the students with the analysis approaches of some issues in pragmatics as well as its application in language teaching 6.. Tài liệu học tập- Yule, G. (1996) Pragmatics. Oxford: Oxford University Press.

7. Tài liệu tham khảo

- Grundy, P. (2000) Doing Pragmatics (2nd ed.). London: Arnold.

- Mey, J.L. (1993) Pragmatics: an Introduction. Oxford: Blackwell.

- LoCastro, V. (2003) An Introduction to Pragmatics: Social Action for Language Teacher.

USA: University of Michigan Press

8. Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

55

Page 56: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Hoàn thành các bài tập được giao..9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Tham dự lớp học: 10%- Kiểm tra thường xuyên: 10%- Kiểm tra giữa kì: 10%- Thi kết thúc học phần: 70%

56

Page 57: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Phân tích diễn ngôn Anh Mã học phần: EDA231

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT

Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Nghe 4Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Học lý thuyết trên lóp 45 tiết - Tự học, tự nghiên cứu 90 tiếtBộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ- ĐHSP Thái Nguyên

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Sau khi học xong môn học, SV sẽ nắm được những nội dung như sau:

- Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về diễn ngôn với tư cách là một ngôn

ngữ giao tiếp, với những hình thức thể hiện và chức năng cơ bản nhất.

- Môn học cũng giới thiệu những đặc điểm về chủ đề, cấu trúc nội dung và những

kiểu mạch lạc quyết định sự tồn tại và hình thức của diễn ngôn.

-Môn học giới thiệu cách tiếp cận dụng học với phân tích diễn ngôn để người học

nắm được mối liên quan chặt chẽ giữa chúng.

- Môn học cũng cung cấp cho ngưòi học lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và việc sử

dụng kiến thức nền trong phân tích diễn ngôn.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoc xong môn học, SV sẽ nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản

như sau:

- Kiến thức: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về phân tích diễn ngôn từ

góc độ ngôn ngữ học để người học có thể lý giải quá trình con người sử dụng ngôn

ngữ để giao tiếp, những mối quan hệ chặt chẽ giữa “sản phẩm ngôn từ” với người

nói (người viết), người tiếp nhận, ngữ cảnh giao tiếp và các kiến thức liên quan.

- Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức đã học, SV có thể thực hiện phân tích các kiểu

loại diễn ngôn cụ thể

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

After learning this subject, Students can get the following contents:

57

Page 58: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

-This subject gives elementary knowledge about discourse analysis as a

communicative language with the most common expressed form and function.

-This subject also introduces the characteristics about topics, content structures and

coherent types which decide the existence and form of discourse analysis.

-This subject introduces the ways to contact with discourse anallysis in order that the

students can kwnow the close relationship between them.

-This subject also gives learners the theory about language action and the way to use

based knowlege in discourse anallysis.

5. Tài liệu học tập: 1. McCarthy, M. (1991). Discourse Analysis for Language Teachers. Cambridge: CUP 2. Nguyen, H. (2000). An Introduction to Discourse Analysis. Hanoi.6. Tài liệu tham khảo:

1. Brown, G., & G. Yule. (1983). Discourse Analysis. Cambridge: CUP Clyne, M. (1994). Cultural Values in Discourse. CUP2. Coulthard, M. (1985). An Introduction to Discourse Analysis, New Edition. Longman: Pearson Education.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Hăng say và sáng tạo trong tự học và nghiên cứu.

- Hoàn thành đầy đủ và đúng hẹn các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

+ Kiểm tra thường xuyên: 10 %+ Kiểm tra giữa học phần: 20 %+ Thi kết thúc học phần: 70%+ Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

58

Page 59: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIAO THOA VĂN HÓA

(Cross cultural communication )

Mã học phần: ECC231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : LT: 45

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại Ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Học phần giao tiếp liên văn hoá trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp

trong văn hoá như kênh giao tiếp, các thành tố của giao tiếp; các yếu tố của văn hoá xã

hội ảnh hưởng tới giao tiếp; là cơ sở cho tìm hiểu, nghiên cứu những tương đồng và dị

biệt trong giao tiếp so sánh giữa hai hoặc nhiều nền văn hoá.

- Môn học cung cấp một cách tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ, giúp người học

thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành

giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống.

- Môn học giới thiệu đến người học những giá trị văn hóa đối lập và những khác biệt

trong giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới, đồng thời, áp dụng những lý

thuyết này trong việc xem xét những nền văn hóa quen thuộc (Việt Nam) và xa lạ. .3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm giúp người học:

3.1. Về kiến thức:

- Xác định được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa được thể hiện trong giao tiếp liên

văn hóa ở môi trường đa văn hóa ngày nay.

- Hệ thống hóa khối lượng kiến thức về các phạm trù của văn hóa, phi ngôn ngữ trong

các nền văn hóa, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của con người...

- Áp dụng được các bước phân tích một nền văn hóa thông qua tình huống tìm hiểu

văn hóa Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật và Trung Quốc

3.2. Về kĩ năng

59

Page 60: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Giải thích, phân tích và đánh giá được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong giao

tiếp ở nơi làm việc, với con người thuộc các nền văn hóa khác nhau

- Miêu tả được tính chất và sự phong phú của ngôn ngữ không lời, đặc biệt trong giao

tiếp liên văn hóa.

-Phân tích mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa, biết cách vận

dụng sự hiểu biết cơ bản biết về giao tiếp liên văn hóa để tìm hiểu một số trường hợp

cụ thể là văn hóa Việt Nam, văn hóa Hoa Kỳ, Pháp…..phục vụ thực tiễn cho việc học

tập và nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa.

- Hình thành được kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến

về chuyên môn, bước đầu có được kỹ năng tìm tư liệu và nghiên cứu độc lập liên quan

đến môn học.

3.3. Về nhận thức

- Nhận ra được nguyên nhân, triệu chứng của Sốc văn hóa/ xung đột văn hóa và chọn

lưạ phương thức để thành công trong giao tiếp quốc tế.

- Thông qua khóa học này, sinh viên có hiểu biết thêm về văn hóa và liên văn hóa biết

cách vận dụng trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- The course provides background knowledge of communication and cross-cultural

communication such as channels of communication, elements of communication;

cultural and social influences on communication. The knowledge can be used to

understand or do research on similarities as well as differences in distinguished

cultures.

- This course provides an approach to alien cultures to help learners change the

perception of the communication contexts in the current period and then perform more

effective communication in work and life.

- This course introduces students cultural values and differences in non-verbal

communication around the world. At the same time, this theory is applied to examine

the Vietnam culture and other ones.

5. Tài liệu học tập:

[1] Colleen Ward, Stephen Bochner, Adrian Furnham (2001): The psychology of

culture shock – Routledge

60

Page 61: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[2] Holliday, A. & Hyde, M. & Kullman, J. (2004). Intercultural communication.

Routledge.

[3] Lustig, M.W. & Koester, J. (2006). Intercultural Competence. Pearson Education

Inc.

[4] Rogers, E.M & Steinfatt, T.M (1998) Intercultural communication. Waveland

Press, Inc

[5] Samovar, L.A , Porter, R.E & Mc Daniel, E.R (2010) Intercultural

communication: A Reader, Cengage Learning Customer & Sales Support, 1-800-354-

9706

6. Tài Liệu tham khảo

[6] Armstrong, N. & Wagner, M. (2003). Field Guide to Gestures – How to identify

and Interpret Virtually Every Gesture Known to Man. Quirk Books.

[7] Axtell, R. E. (1998). Gestures: The Dos and Taboos of Body Language Around the

World. John Wiley & Sons, Inc.

[8] Brown, P. and Levinson, S. (1987). Politeness: Some Universals In Language

Usage. CUP.

[9]. Goddard, A. & Patterson, L.M. (2000). Language and Gender. Routledge.

[10]. Nguyen Quang. (2002). Giao giao văn hóa. NXB ĐHQG-Hà Nội.

[11]. Pease, A. (1981). Signals – How to Use Body Language for Power, Success and

Love. Bantam Books.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận, thuyết trình, đóng vai.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Sinh viên được khuyến khích phát triển khả năng tự học: đọc các sách tham khảo ghi

trong đề cương, tham khảo thêm tài liệu trong sách báo và Internet.

- Sinh viên được khuyến khích phát huy óc quan sát,tư duy phê phán-phản biện, óc

sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm khi học và thực hành các đề tài nhóm qua các hình

thức đóng vai, thuyết trình.....

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:61

Page 62: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Thuyết trình: Mỗi nhóm sinh viên (5 người) sẽ chọn một trường hợp nghiên cứu có

liên quan đến nội dung môn học, chuẩn bị và trình bày trước lớp và trao đổi với sinh

viên trong lớp, Bài trình bày phải thể hiện được quá trình tìm hiểu, đọc sách, nghiên

cứu của sinh viên về vấn đề nhóm trình bày. Thời lượng trình bày 10 phút cho mỗi

nhóm, chiếm 25% tổng số điểm của môn học.

+ Đóng vai: Đánh giá theo nhóm. Các sinh viên sẽ được chia thành nhóm, khoảng 4-5

người, để tự chọn một tình huống giao tiếp có tính liên văn hóa giữa những quốc gia,

vùng miền có những giá trị đối lập dễ gây hiểu lầm đã học. Sinh viên có thể trình bày

tại lớp hoặc quay video clip để nộp. Thời lượng trình bày 10-12 phút, chiếm 25% tổng

số điểm của môn học.

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: viết tự luận

62

Page 63: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ TRUNG CẤP 1MÔN: NGHE TIẾNG ANH

(English Listening 1)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: KhôngMôn học trước: KhôngMôn học song hành: NóiCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Nghe tiếng Anh 1 có vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng nói tiếng Anh cho sinh viên khi bắt đầu bước vào một học chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm. Học phần Nghe tiếng Anh 1 là tiền đề cho phát triển các kĩ năng nói, đọc, viết và nó có mối quan hệ tích hợp với các học phần thực hành tiếng khác Nghe tiếng Anh 1 (Trung cấp) sử dụng cuốn sách Listen In 2 của tác giả David Nunan làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 20 bài, tích hợp hai kĩ năng Nghe và Nói. Học phần Nghe 1 với thời lượng 30 tiết sẽ sử dụng 10 bài (1-10) để giảng dạy và học tập. Nội dung bao gồm:- Các hoạt động và bài tập nghe được thiết kế rất khoa học và phù hợp nhằm cung cấp cho người học ngôn ngữ và kiến thức cần thiết, làm cơ sở để phát triển kĩ năng giao tiếp.- Cấu trúc từng bài rất logic và nhiều thông tin giúp hình thành kiến thức và lượng từ vừa đủ để chuyển sang luyện tập kĩ năng nói.3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Sử dụng các cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hàng ngày như về gia đình, bản thân, mua sắm, di lịch…- Nghe hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề có liên quan tới cuộc sống thường ngày

63

Page 64: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Xác định được ý chính trong các hội thoại rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phưởng ngữ chuẩn phổ biến4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

English Listening 1 has an important role in shaping the English speaking skill of English-majored students at Thai Nguyen University of Education. English Listening 1 is a prerequisite background for the development of the other skills including speaking, reading and writing. It has a close relationship with other modules to improve four integrated English skills.

Listen In 2 by David Nunan is chosen as the major teaching and learning material for English Listening 1 (Intermediate). The book consists of 20 units, integrating both Listening and Speaking skills. The first ten units are used for English Listening 1 (together with English Speaking 1). The content includes as described below:- At the beginning of each post entries Goals outlined the goal of helping students understand the objectives to be achieved after the completion of each lesson. - The activities and exercises designed for listening are very scientific and appropriate to provide the learners with knowledge and language needed as a basis for the development of communication skills. - The structure is logically built with a lot of information and knowledge to help shape the students’ listening skill and move on to practice speaking skill.5. Tài liệu học tập:

[1] David Nunan, Listen In, Thomson ELT, 20036. Tài liệu tham khảo: [2] Sally Logan & Craig Thaine, Real Listening and Speaking 2, Cambridge University Press, 2008 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 19967. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: Do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%

64

Page 65: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Viết

65

Page 66: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ TRUNG CẤP 1MÔN: NÓI TIẾNG ANH

(English Speaking 1)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: KhôngMôn học trước: KhôngMôn học song hành: NgheCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Nói tiếng Anh 1 (trung cấp) sử dụng cuốn sách Listen In 2 của tác giả David Nunan làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 20 bài, tích hợp hai kĩ năng Nghe và Nói. Học phần Nói 1 với thời lượng 30 tiết sẽ sử dụng 10 bài (từ bài 1- bài 10) để giảng dạy và học tập. Nội dung bao gồm: Trong các bài đều nêu ra các mục tiêu nhằm giúp người học nắm được mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành mỗi bài. Mục Your Turn ở cuối mỗi bài là phần chuyển từ kĩ năng nghe sang kĩ năng nói. Các bài tập hoạt động theo cặp/ nhóm kèm với bài đối thoại mẫu và các thành ngữ cần thiết giúp người học hoàn thành tốt các bài tập được giao. Mục In Focus là dịp để người học thảo luận chủ đề của bài sâu rộng hơn, đồng thời giúp học hiểu được kiến thức văn hóa của các nước trên thế giới.3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Có khả năng mô tả đơn giản các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực đời thường (bản thân, gia đình, học tiếng Anh, sự kiện đặc biệt, nghề nghiệp…)- Có kĩ năng trình bày, mô tả bằng các diễn ngôn đơn giản về một câu chyện ngắn có nội dung gần gũi với đời sống hàng ngày- Áp dụng cách phát âm tiếng Anh khá chuẩn theo quy tắc ngữ âm (trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…)4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

66

Page 67: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Listen In 2 by David Nunan is chosen as the major teaching and learning material for English Speaking 1 (Intermediate). The book consists of 20 units, integrating both Listening and Speaking skills. The first ten units (unit 1-10) are used for English Listening 1 (together with English Speaking 1). The content includes as described below:      This course helps students set up the ability to communicate in real-life situations with natural pronunciation. Your Turn section at the end of each unit is the transfer of listening skill to speaking skill. The exercises for pair-work/ group work with useful expressions help students complete the assignments. In Focus section, there is an opportunity for students to discuss the topics of the unit, and helps to understand the cultural beauty of the countries around the world so as to create effective communication in real contexts.

5. Tài liệu học tập: [1] David Nunan, Listen In, Thomson ELT, 20036. Tài liệu tham khảo: [2] Sally Logan & Craig Thaine, Real Listening and Speaking 2, Cambridge University Press, 2008 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 19967. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Nói

67

Page 68: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ TRUNG CẤP 2MÔN: NGHE TIẾNG ANH

(English Listening 2)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 1 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 1 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NóiCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nghe tiếng Anh 2 (trung cấp) sử dụng cuốn sách Listen In 2 của tác giả David Nunan làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 20 bài, tích hợp hai kĩ năng Nghe và Nói. Học phần Nghe 2 với thời lượng 30 tiết sẽ sử dụng 10 bài (11-20) để giảng dạy và học tập. Nội dung bao gồm:- Các bài học được xây dựng theo chủ đề với mức độ ngôn ngữ và kĩ năng được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.- Nhiều bài tập phù hợp giúp người học nhanh chóng cải thiện khả năng nghe thông qua ngữ liệu được chọn lọc từ các tình huống trong cuộc sống thật.- Phương pháp được thiết kế dựa trên các hoạt động luyện tập trong lớp và đặt người học làm trung tâm, giúp người học có cơ hội phát triển kĩ năng nghe.3. Mục tiêu của môn học:Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhâ, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn- Xác định ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ và được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng trong lĩnh vực chuyên môn của mình

68

Page 69: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Theo dõi được các bài hội thoại/ độc thoại về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Listen In 2 by David Nunan is chosen as the major teaching and learning material for

English Listening 2 (Intermediate). The book consists of 20 units, integrating both

Listening and Speaking skills. The last ten units (unit 11-20) are used for English

Listening 2 (together with English Speaking 2). The content includes as described

below:

- The units are built with various themes. Its language ranges from easy to hard level,

from simple to complex.

- They supplies more appropriate exercises to help students quickly improve listening

skills through selected corpus of situations in real life.

- The method is based on the practice in classroom activities and student-centered

approach to provide learners with opportunities to develop listening skills.

5. Tài liệu học tập:[1] David Nunan, Listen In, Thomson ELT, 2003

6. Tài liệu tham khảo: [2] Sally Logan & Craig Thaine, Real Listening and Speaking 2, Cambridge University Press, 2008 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 19967. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Viết

69

Page 70: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ TRUNG CẤP 2MÔN: NÓI TIẾNG ANH

(English Speaking 2)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 1 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 1 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NgheCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Nói tiếng Anh 2 (trung cấp) sử dụng cuốn sách Listen In 2 của tác giả David Nunan làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 20 bài, tích hợp hai kĩ năng Nghe và Nói. Học phần Nói 1 với thời lượng 30 tiết sẽ sử dụng 10 bài (từ bài 11-20) để giảng dạy và học tập. Học phần này giúp người học phát triển khả năng giao tiếp ở các tình huống thực tế, phát âm chuẩn và tự nhiên. Mục Your Turn ở cuối mỗi bài là phần chuyển từ kĩ năng nghe sang kĩ năng nói. Các bài tập hoạt động theo cặp/ nhóm kèm với bài đối thoại mẫu và các thành ngữ cần thiết giúp người học hoàn thành tốt các bài tập được giao. Mục In Focus là dịp để người học thảo luận chủ đề của bài sâu rộng hơn, đồng thời giúp học hiểu được kiến thức văn hóa của các nước trên thế giới để tạo hiệu quả cho việc giao tiếp trong các ngữ cảnh thực tế.3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Có khả năng mô tả sâu hơn các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuât, xã hội (tin tức, điện ảnh, y tế, mạng xã hội,…)- Phỏng vấn, trình bày, thuyết trình về một chủ đề đã được chuẩn bị trước; nêu lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể; đưa ra những lợi thế hoặc bất lợi của những lựa chọn khác nhau; trả lời câu hỏi về phần trình bày tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại vì chưa hiểu câu hỏi- Có kĩ năng mô tả rõ ràng, chi tiết về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi với đời sống hàng ngày

70

Page 71: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Áp dụng cách phát âm tiếng Anh đúng, chuẩn theo quy tắc ngữ âm (trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…)4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Listen In 2 by David Nunan is chosen as the major teaching and learning material for English Speaking 2 (Intermediate). The book consists of 20 units, integrating both Listening and Speaking skills. The last ten units (unit 11-20) are used for English Listening 2 (together with English Speaking 2). The content includes as described below:       This course helps students develop the ability to communicate in real-life situations with natural pronunciation. Your Turn section at the end of each unit is the transfer of listening skill to speaking skill. The exercises for pair-work/ group work with necessary communicative expressions help students do the assignments. In Focus section, there is an opportunity for students to discuss the topic of the unit. It also help them to understand the cultures in the world so as to create effective communication in real contexts.5. Tài liệu học tập: [1] David Nunan, Listen In, Thomson ELT, 20036. Tài liệu tham khảo: [2] Sally Logan & Craig Thaine, Real Listening and Speaking 2, Cambridge University Press, 2008 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 1996 [4] Rădon Wyatt, 7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Nói

71

Page 72: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ CAO CẤP 1MÔN: NGHE TIẾNG ANH

(English Listening 3)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 2 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 2 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NóiCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nghe tiếng Anh 3 sử dụng cuốn sách Contemporary Topics 1 của các tác giả Helen Solorzano, Laurie Frazier và Michael Rost làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 12 bài được thiết kế giúp người học phát triển kĩ năng ghi chép khi nghe. Các bài học nghe được thiết kế từ dễ đến khó để hướng dẫn người học cách ghi chép từ đơn giản đến phức tạp: ghi chép ý chính và ý chi tiết, ý chủ đề phụ, mô tả, ngày, tháng, sự kiện, số và các cụm từ tín hiệu. Các bài tập phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp thực tế sẽ giúp người học cách ghi chép khi nghe (trong lớp học, hội nghị, bản tin...)3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Nghe hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp về cuộc sống, nghệ thuât, khoa học và xã hội - Nghe hiểu hầu như toàn bộ nội dung của một bài giảng hay một bài phát biểu- Theo dõi và ghi chép những ý chính và chi tiết của một bài giảng hay một bài phát biểu dài (định nghĩa, mô tả, nguyên nhân - kết quả, cụm từ tín hiệu, ví dụ minh họa…)- Áp dụng được những lập luận mang tính khoa học và trừu tượng4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Contemporary Topics 1 by Helen Solorzano, Laurie Frazier and Michael Rost David Nunan is chosen as the major teaching and learning material for English Listening 3 (Advance). The book consists of units which were designed to help students develop listening skills. The listening lessons are designed from easy to difficult levels to guide learners to learn how to take notes such as main ides and details, sub-topics,

72

Page 73: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

descriptions, dates, events, and signal words. The exercises are rich and diversifying in accordance with the real contexts that will help learners the way take notes during listening (in classrooms, conferences, newsletters ...)5. Tài liệu học tập: [1] Hellen Solorzano, Laurie Frazier & Michael Rost, Contemporary Topics 1, Longman, 20026. Tài liệu tham khảo: [2] Fiona Aish & Jo Tomlinson, Listening for IELTS, HarperCollins Publisher, 20117. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Viết

73

Page 74: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ CAO CẤP 1MÔN: NÓI TIẾNG ANH

(English Speaking 3)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 2 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 2 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NgheCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Nói tiếng Anh 3 dùng tài liệu tự biên soạn dựa trên nội dung và chủ đề của cuốn sách Contemporary Topics 1 của các tác giả Helen Solorzano, Laurie Frazier và Michael Rost. Trong các bài học đều có phần Vocabulary Preview nhằm giúp cho người học có một lượng từ vựng nhất định để diễn đạt về một chủ đề nói. Tương ứng với 12 bài học trong sách sẽ là 12 chủ đề nói qua các hoạt động tương tác. Học phần này tạo cơ hội giúp người học phát triển kĩ năng nói thông qua việc diễn đạt ý kiến, thảo luận, đóng vai, tranh luận, …; phát triển kĩ năng giảng dạy, thuyết trình, đồng thời giúp học hiểu và vận dụng kiến thức về các lĩnh vực khoa học, giáo dục, nghệ thuật,…3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Có khả năng mô tả sâu hơn các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuât, xã hội (tin tức, điện ảnh, y tế, mạng xã hội,…)- Phỏng vấn, trình bày, thuyết trình về một chủ đề đã được chuẩn bị trước; nêu lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể; đưa ra những lợi thế hoặc bất lợi của những lựa chọn khác nhau; trả lời câu hỏi về phần trình bày tuy nhiên đôi khi vẫn phải hỏi lại vì chưa hiểu câu hỏi- Có kĩ năng mô tả rõ ràng, chi tiết về một câu chuyện ngắn có nội dung gần gũi với đời sống hàng ngày- Áp dụng cách phát âm tiếng Anh đúng, chuẩn theo quy tắc ngữ âm (trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…)

74

Page 75: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Contemporary Topics 1 by Helen Solorzano, Laurie Frazier and Michael Rost is chosen as the major teaching and learning material for English Speaking 3 (Advance). The book consists of 12 units. Each unit has Vocabulary Preview to provide learners with a certain volume of vocabulary to express the theme of a talk. Corresponding to 12 lessons in the book will be 12 speaking topics with interactive activities. Twelve themes in the twelve lessons will be the subject for speaking and for interactive activities. The learners will have opportunities to develop their speaking skills through such activities as discussion, analysis, evaluation and presentation. This module is designed to develop students’ speaking skills through lectures and presentations. This course gives learners opportunities to develop speaking skills through the expression of opinions, discussion, role play and debates; development of teaching skills, presentations, and help them understand and apply knowledge in the fields of science, education, art, ..5. Tài liệu học tập: [1] [Hellen Solorzano, Laurie Frazier & Michael Rost, Contemporary Topics 1, Longman, 20026. Tài liệu tham khảo: [2] Fiona Aish & Jo Tomlinson, Speaking for IELTS, HarperCollins Publisher, 2011 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 19967. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Nói

75

Page 76: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ CAO CẤP 2MÔN: NGHE TIẾNG ANH

(English Listening 4)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 3 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 3 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NóiCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nghe tiếng Anh 4 sử dụng cuốn sách Contemporary Topics 2 của các tác giả Ellen Kisslinger và Michael Rost làm tài liệu học tập. Cuốn sách gồm 12 bài được thiết kế để giúp cho người học tăng cường kĩ năng nghe và ghi chép mà họ cần khi dự nghe giảng ở Đại học bằng tiếng Anh. Các chủ đề bài giảng đã được chọn cho hoạt động nghe nhằm cung cấp cho người học các lĩnh vực kiến thức khác nhau, những kinh nghiệm giáo dục kích thích để họ phát triển kĩ năng và học thuật. Các bài học nghe được thiết giúp cung cấp cho người học một nền tảng tốt trong các kĩ năng ghi chép, kĩ năng phân tích và tăng cường vốn từ vựng.3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Nghe và hiểu được một bài giảng hay một bài thuyết trình chuyên ngành có lối nói khá thông tục, chứa đựng các yếu tố căn hóa và các thuật ngữ không quen thuộcCó khả năng nghe và nhóm các thông tin cùng một chủ điểm; tạo tiêu đề và các ý phát triển; tạo bảng biểu khi nghe- Có khả năng sử dụng cụm từ tín hiệu để tổ chức các thông tin nghe được- Có kĩ năng đặt câu hỏi hay đưa ra vấn đề khi nghe- Áp dụng được những lập luận mang tính khoa học và trừu tượng4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

76

Page 77: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Contemporary Topics 2 by Ellen Kisslinger and Michael Rost is chosen as the major teaching and learning material for English Listening 4 (Advance). The book consists of 12 units designed to help learners enhance listening and note-taking skills they need to attend lectures in English at the University. The topics selected for listening activities provide students with different fields of knowledge, educational experiences to stimulate their academic skills and professional development. The lessons also improve students’ note-taking skills, analytical skills and increase vocabulary.5. Tài liệu học tập: [1] Ellen Kisslinger & Michael Rost, Contemporary Topics 2, Longman, 20026. Tài liệu tham khảo: [2] Fiona Aish & Jo Tomlinson, Listening for IELTS, HarperCollins Publisher, 20117. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Viết

77

Page 78: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÂU NGỮ CAO CẤP 2MÔN: NÓI TIẾNG ANH

(English Speaking 4)

Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm tiếng Anh

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2Số tiết: 30, trong đó: Lý thuyết: 30 Bài tập, thực hành: 0Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Khẩu ngữ 3 (Nghe, Nói)Môn học trước: Khẩu ngữ 3 (Nghe, Nói)Môn học song hành: NgheCác yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Nhóm Thực hành tiếng2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Nói tiếng Anh 4 dùng tài liệu tự biên soạn dựa trên nội dung và chủ đề của cuốn sách Contemporary Topics 2 của các tác giả Ellen Kisslinger & Michael Rost. Trong các bài học đều có phần Vocabulary Preview nhằm giúp cho người học có một lượng từ vựng nhất định để diễn đạt về một chủ đề nói. Mười hai chủ đề trong mười hai bài học trong sách sẽ là chủ đề nói cho các hoạt động tương tác. Người học sẽ có cơ hội tiếp tục phát triển và hoàn thiện kĩ năng nói của mình thông qua các hoạt động nói như: thảo luận, phân tích, đánh giá, thuyết trình… Học phần này tạo củng cố và phát triển kĩ năng nói thông qua việc diễn đạt ý kiến, thảo luận, tranh luận, thuyết phục…; phát triển kĩ năng giảng dạy, thuyết trình về các lĩnh vực khoa học, giáo dục, ý tế và văn hóa – xã hội.3. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này là có thể đạt được những năng lực về kiến thức, kĩ năng, thái độ như sau:- Trình bày, đưa ra ý kiến, thảo luận, tranh luận, thuyết phục trong nhóm thảo luận về một vấn đề khoa học, kinh tế, văn hóa - xã hội một cách tự tin- Có kĩ năng thuyết trình rõ ràng, tự nhiên, khoa học về một chủ đề phức tạp, củng cố và mở rộng ý kiến của bản thân bằng những lập luận và các ví dụ minh họa có liên quan; trả lời câu hỏi về phần trình bày một cách lưu loát, tự nhiên- Có kĩ năng tóm tắt một bài giảng hay bài thuyết trình có nội dung về mang tính hàn lâm khoa họa và xã hội; tranh luận cho một quan điểm cụ thể một cách có hệ thống, nhấn mạnh được những điểm quan trọng bằng những chi tiết minh họa liên quan

78

Page 79: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Áp dụng cách phát âm tiếng Anh chuẩn thành phản xạ tự nhiên dựa theo các quy tắc ngữ âm (trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…)4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Contemporary Topics 2 by Ellen Kisslinger and Michael Rost is chosen as the major teaching and learning material for English Speaking 4 (Advance). The book consists of 12 units. Each unit has Vocabulary Preview to provide learners with a certain volume of vocabulary to express the theme of a talk. Twelve themes in the twelve lessons will be the subject for speaking and for interactive activities. The learners will have more opportunity to continue to develop and perfect their speaking skills through such activities as discussion, analysis, evaluation and presentation. This module is created to consolidate and develop speaking skills through opinions, discussion, argument and persuasion; teaching skills and presentations in the fields of science, education, health care and culture - society. The topics selected for speaking activities provide students with different fields of knowledge, educational experiences to stimulate their academic skills and professional development. 5. Tài liệu học tập: [1] Ellen Kisslinger & Michael Rost, Contemporary Topics 2, Longman, 20026. Tài liệu tham khảo: [2] Fiona Aish & Jo Tomlinson, Speaking for IELTS, HarperCollins Publisher, 2011 [3] John Flower, First Certificate Organiser, Language Teaching Publications, 19967. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần đề án thực hành: do sinh viên lựa chọn8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Chuyên cần: 10%+ Kiểm tra giữa kì: 20%+ Điểm đề án: 20%+ Thi cuối kỳ: 50%+ Hình thức thi: Nói

79

Page 80: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỌC TRUNG CẤP I

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: 30 LT: 27 KT: 03

Các học phần tiên quyêt:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả nội dung môn học

Tiếng Anh đọc Trung cấp 1 là một mô-đun giúp học viên phát triển kỹ năng đọc

của mình. Hoàn thành khóa học, học viên có thể phát triển các chiến lược khác nhau cho

đọc hiểu để họ có thể tham gia các kỳ thi chuẩn quốc tế như TOEFL và IELTS.

3. Mục tiêu của môn học

+ Có kỹ năng đọc như đọc lướt lấy ý chung, lấy ý cụ thể, đoán nghĩa từ dựa vào văn

cảnh, tìm chủ đề, nội dung chính của đoạn văn, hiểu cấu trúc của đoạn văn

+ Có kỹ năng làm việc, phối hợp theo nhóm.

+ Có các kỹ năng tự học, tự tìm tòi khám phá;

+ Đánh giá được các phương pháp dạy và học

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

English Reading Intermediate 1 is a module that helps learners develop their

reading skills. On completing the course, learners are able to develop different

strategies for their reading comprehension pursuant to international standard tests like

TOEFL and IELTS.

5. Tài liệu học tập

[1] Select reading – pre-intermediate Lee, L. & Gundersen, E. (2002). Oxford University

Press

[2] New Insight into IELTS. Vanessa J. and Clare M. (2008). Oxford University Press.

6, Tài liệu tham khảo

- More Reading Power, Longman, Beatrice S.Mikulecky, Linda Jefrries

- Practical Faster Reading, Cambridge, Gerald Mosback, Vivienne Mosback

80

Page 81: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Yêu cầu sinh viên đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép

Trong giờ học chăm chú nghe giảng, không nói chuyện riêng, không sử dụng điện

thoại. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận nhóm.

Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà và nộp đúng thời gian quy định. Không được

chép bài của bạn. Thường xuyên trao đổi và chữa bài giúp bạn.

Trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không sử dụng tài liệu cũng như điện thoại

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm (thang điểm 10)

Đánh giá quá trình: (50%)

- Đánh giá chuyên cần: gồm đi học đầy đủ, chuẩn bị bài đầy đủ và có ý thức

học tập tốt.

- Đánh giá thường xuyên: gồm các bài tập về nhà

- Đánh giá định kỳ: gồm 01 bài kiểm tra

Thi kết thúc học phần: 50%

- Dạng thức bài kiểm tra giữa kì:

Multiple choice

Matching

Identification of information

Short-answer questions

Completion

Tên môn học: Đọc Trung cấp II81

Page 82: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mã số môn học:

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: LT: 27 KT: 03

Các học phần tiên quyêt:

Môn học trước: Đọc trung cấp 1

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2.Mô tả nội dung môn học

Môn Đoc trung cấp 2 là một mô-đun giúp học viên phát triển kỹ năng đọc của

mình. Hoàn thành khóa học, học viên có thể phát triển các chiến lược khác nhau với các

chiến lược thích hợp để mở rộng vốn từ vựng và tham gia các kì thi quốc tế như TOEFL

hoặc IELTS

3. Mục tiêu của môn học

+ Phát triển khả năng đọc hiểu tài liệu trong hầu hết các lĩnh vực tự nhiên và xã

hội, các nghiên cứu và một số tài liệu mang tính học thuật.

+ Tiếp tục phát triển và sử dụng thành thạo các tiểu andkỹ năng đọc hiểu như

đọc lướt, đọc lấy ý chính, đọc hiểu được các thông tin chi tiết, hiểu ngụ ý của tác giả,

suy luận thông tin dựa vào cấu trúc ngôn ngữ, đoán nghĩa từ vựng qua ngữ cảnh, hiểu

dàn ý.

+ Phát triển các kỹ năng đọc chuyên sâu, đọc mở rộng, đọc các tài liệu thực tế

4. 4. 4.Mô tả môn học bằng tiếng Anh

English Reading Intermediate 2 is a module that helps learners develop their

reading skill. On completing the course, learners are able to develop different

strategies with appropriate strategies to expand vocabulary and take part in

international standard tests like TOEFL and IELTS

5. Tài liệu học tập

[1] Select reading – Intermediate Lee, L. & Gundersen, E. (2002).. Oxford University

Press

[2 ]Effective Reading , Simon Greennall & Michael Swan

6, Tài liệu tham khảo

82

Page 83: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Reader’s Choice v Choice Reading , Mark A. Clarke

- Effective Reading , Simon Greennall & Michael Swan

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Yêu cầu sinh viên đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép

Trong giờ học chăm chú nghe giảng, không nói chuyện riêng, không sử dụng điện

thoại. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận nhóm.

Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà và nộp đúng thời gian quy định. Không được

chép bài của bạn. Thường xuyên trao đổi và chữa bài giúp bạn.

Trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không sử dụng tài liệu cũng như điện

thoại

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Đánh giá quá trình: (50%)

- Đánh giá chuyên cần: gồm đi học đầy đủ, chuẩn bị bài đầy đủ và có ý thức

học tập tốt.

- Đánh giá thường xuyên: gồm các bài tập về nhà

- Đánh giá định kỳ: gồm 01 bài kiểm tra

Thi kết thúc học phần: 50%

- Dạng thức bài kiểm tra giữa kì:

Multiple choice

Matching

Identification of information

Short-answer question

Completion

83

Page 84: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên môn học: Đọc cao cấp I

Mã số môn học:1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 27 KT: 03

Các học phần tiên quyêt: Đọc trung cấp 2

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả nội dung môn học

Đọc độ cao cấp 1 được thiết kế cho sinh viên ngành tiếng Anh ở cấp độ B1 theo

CEFR. Khóa học này, được thực hiện trong học kỳ thứ ba của sinh viên năm thứ hai, nhằm

phát triển kỹ năng đọc của sinh viên. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên phát triển các

chiến lược đọc hiểu, với các chiến lược thích hợp để mở rộng vốn từ vựng. Vào cuối của

các sinh viên kì vọng đạt được B2

3. Mục tiêu của môn học

+ Có kỹ năng đọc như đọc lướt lấy ý chung, lấy ý cụ thể, đoán nghĩa từ dựa vào văn

cảnh, tìm chủ đề, nội dung chính của đoạn văn, hiểu cấu trúc của đoạn văn

+ Có kỹ năng làm việc, phối hợp theo nhóm.

+ Có các kỹ năng tự học, tự tìm tòi khám phá;

+ Đánh giá được các phương pháp dạy và học

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Reading Advanced Course level 1 is designed for English major students at the

level B1 according to CEFR. This course, taken in the third semester by second year

students, aims at developing students’s reading skill. After finishing the course, students

develop reading comprehension strategies, with appropriate strategies to expand

vocabulary. At the end of the course students should have B2.

5. Tài liệu học tập

[1] Interactions 2 - Reading, Silver Edition, Palema Hartmann, Elaine Kirn Mc-Graw

Hill Publisher. , Silver Edition

[2]Practical Faster Reading, Cambridge, Gerald Mosback, Vivienne Mosback84

Page 85: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

6,.Tài liệu tham khảo

- First Certificate in English. Cambridge Books for Cambridge Exams. Cambridge

University Press

- More Reading Power, Longman, Beatrice S.Mikulecky, Linda Jefrries

- Practical Faster Reading, Cambridge, Gerald Mosback, Vivienne Mosback

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Yêu cầu sinh viên đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép

Trong giờ học chăm chú nghe giảng, không nói chuyện riêng, không sử dụng điện

thoại. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận nhóm.

Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà và nộp đúng thời gian quy định. Không được

chép bài của bạn. Thường xuyên trao đổi và chữa bài giúp bạn.

Trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không sử dụng tài liệu cũng như điện thoại

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Đánh giá quá trình: (50%)

- Đánh giá chuyên cần: gồm đi học đầy đủ, chuẩn bị bài đầy đủ và có ý thức

học tập tốt.

- Đánh giá thường xuyên: gồm các bài tập về nhà

- Đánh giá định kỳ: gồm 01 bài kiểm tra

Thi kết thúc học phần: 50%

- Dạng thức bài kiểm tra giữa kì:

Multiple choice

Matching

Identification of information

Short-answer questions

Completion

85

Page 86: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên môn học: Đọc cao cấp II

Mã số môn học:1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 27 KT: 03

Các học phần tiên quyêt:

Môn học trước: Đọc cao cấp 1

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2.Mô tả nội dung môn học

Đọc độ cao cấp Khóa 1 được thiết kế cho sinh viên ngành tiếng Anh ở cấp độ B1

theo CEFR. Khóa học này, được thực hiện trong học kỳ thứ ba của sinh viên năm thứ hai,

nhằm phát triển kỹ năng đọc của sinh viên. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên phát triển

các chiến lược đọc hiểu, với các chiến lược thích hợp để mở rộng vốn từ vựng. Vào cuối

khóa học của các sinh viên được kỳ vọng đạt được C1

3. Mục tiêu của môn học

+ Đọc hiểu từ vựng và chọn từ đồng nghĩa

+ Đọc và trả lời câu hỏi tham chiếu trong bài đọc

+ Tìm ý chính, chủ đề và mục đích chính của bài

+ Tìm những cụm từ trong bài diễn đạt lại ý của cụm từ trong câu hỏi

+ Tóm tắt bài đọc

+ Trả lời các câu hỏi dưới dạng khẳng định và phủ định

+ Trả lời các câu hỏi suy luận

4.Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Reading Advanced Course level 2 is designed for English major students at the

level B1 according to CEFR. This course, taken in the third semester by second year

students, aims at developing students’s reading skill. After finishing the course, students

develop reading comprehension strategies, with appropriate strategies to expand

vocabulary. At the end of the course students should have C1.

5. Tài liệu học tập

86

Page 87: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- IELTS Reading Strategies for the IELTS test, Beijing Language and Culture

University Press, 2006.

- 404 Essential Tests for IELTS Academic,

- Improve Your IELTS Reading Skills

6, Tài liệu tham khảo

- Cambridge IELTS Book 8

- Essential Reading for IELTS,

- Barron’s How to Prepare for the IELTS

- Focusing on IELTS Reading and Writing Skills, Macquarie University, 2002.

- IELTS Reading Tests

7. Nhiệm vụ của sinh viên

Yêu cầu sinh viên đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép

Trong giờ học chăm chú nghe giảng, không nói chuyện riêng, không sử dụng điện

thoại. Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, tham gia thảo luận nhóm.

Hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà và nộp đúng thời gian quy định. Không được

chép bài của bạn. Thường xuyên trao đổi và chữa bài giúp bạn.

Trong giờ kiểm tra nghiêm túc làm bài, không sử dụng tài liệu cũng như điện thoại

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Đánh giá quá trình: (50%)

- Đánh giá chuyên cần: gồm đi học đầy đủ, chuẩn bị bài đầy đủ và có ý thức

học tập tốt.

- Đánh giá thường xuyên: gồm các bài tập về nhà

- Đánh giá định kỳ: gồm 01 bài kiểm tra

Thi kết thúc học phần: 50%

- Dạng thức bài kiểm tra giữa kì:

Multiple choice

Matching

Identification of information

Short-answer questions

Completion

TÊN MÔN HỌC: Viết Trung cấp 1

87

Page 88: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Intermediate English Writing 1Mã học phần: IEW241

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 15 Bài tập: 15Loại môn học: Bắt buộcMôn học song hành: Đọc Trung cấp 1Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Bút ngữ trung cấp 1 (phần Viết) là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức ngành, giúp sinh viên phát triển năng lực ngôn ngữ đích, tập trung vào kĩ năng Viết. Học phần cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể nhận biết và hiểu được cấu trúc, trật tự của một câu, một đoạn văn trong tiếng Anh. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để viết đúng và viết hay câu đơn, câu ghép, câu phức trong tiếng Anh và các đoạn văn theo trình tự liệt kê, hướng dẫn, và tả nơi chốn một cách hoàn chỉnh.3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên đạt được3.1. Về kiến thức: - Nắm được cấu trúc, trật tự đúng của một câu trong Tiếng Anh- Nhận biết được các loại câu phân loại theo thành phần trong Tiếng Anh- Nắm được cấu trúc thông thường của một đoạn văn trong Tiếng Anh 3.2. Về kĩ năng:- Viết đúng và viết hay câu đơn, câu ghép và câu phức trong Tiếng Anh- Tạo lập các đoạn văn theo trình tự liệt kê, hướng dẫn và tả nơi chốn một cách hoàn chỉnh3.3. Về thái độ:- Yêu thích môn học nói riêng và tiếng Anh nói chung- Có ý thức trong việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Intermediate English Writing 1 is a compulsory, specialized subject, designed for students majoring in English Teaching. The course aims at building students’ language compentence, focusing on Writing skill. It provides students with general understanding of the structure and order of an English sentence and paragraph. By the end of the course, students will have the capacity to apply their knowledge in order to

88

Page 89: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

write correct and good simple, compound and complex sentences in English as well as create complete paragraphs of Listing-order, ‘How-to’ and Description.5. Tài liệu học tập:[1} Hogue, Ann. (2008). First Steps in Academic Writing. New York: Pearson Longman.[2]. Folse, K., Muchmore-Vokoun & Solomon. (2005). Great Sentences for Great Paragraphs. Boston: Heinle, Cengage Learning.[3]. Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Writing Academic English. New York: Pearson Longman. 6. Tài liệu tham khảo: [4] Butler, L. (2007). Fundamentals of Academic Writing. New York: Pearson Longman.[5]. Zemach, D. E & Rumisek, L.A. (2005). Academic Writing from Paragraphs to Essays. Oxford: Macmillan.7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thảo luận, bài tập (4 chương): 0,2+ Kiểm tra giữa học phần (2 bài): 0,2+ Chuyên cần: 0,1+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5+ Hình thức thi (thi viết tự luận)

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

89

Page 90: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Viết Trung cấp 2 Intermediate English Writing 2

Mã học phần: IEW242

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 15 Bài tập: 15Loại môn học: Bắt buộcMôn học song hành: Đọc Trung cấp 2Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Bút ngữ trung cấp 2 (phần Viết) là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức ngành, giúp sinh viên phát triển năng lực ngôn ngữ đích, tập trung vào kĩ năng Viết. Học phần cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể nhận biết và hiểu được đặc điểm, cấu trúc của một đoạn văn khoa học trong Tiếng Anh. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để viết đúng và viết hay một đoạn văn kể chuyện, miêu tả, đưa ra quan điểm ủng hộ - phản bác, nguyên nhân, kết quả, so sánh-đối chiếu. Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các kĩ năng cần thiết để có thể đưa ra lập luận, viết báo cáo, tóm tắt kết quả điều tra, phỏng vấn văn phong khoa học.3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên đạt được3.1. Về kiến thức: - Nắm được cấu trúc, tính liên kết và các chức năng của phong cách văn viết trong Tiếng Anh- Nắm được cấu trúc và cách viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả, đưa ra quan điểm ủng hộ - phản bác, nguyên nhân, kết quả, so sánh-đối chiếu trong Tiếng Anh- Nắm được cách đưa ra lập luận, viết báo cáo, tóm tắt kết quả điều tra, phỏng vấn trong Tiếng Anh 3.2. Về kĩ năng:- Sử dụng đúng các chức năng định nghĩa, đưa ra ví dụ và phân loại của phong cách văn viết- Tạo lập các đoạn văn kể chuyện, miêu tả, đưa ra quan điểm ủng hộ - phản bác, nguyên nhân, kết quả, so sánh-đối chiếu một cách hoàn chỉnh- Đưa ra được các thảo luận, viết được các báo cáo và tóm tắt kết quả điều tra, phỏng vấn trong văn phong khoa học3.3. Về thái độ:

90

Page 91: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Yêu thích môn học nói riêng và tiếng Anh nói chung- Có ý thức trong việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Intermediate English Writing 2 is a compulsory, specialized subject, designed for students majoring in English Teaching. The course aims at building students’ language compentence, focusing on Writing skill. It provides students with general understanding of the characteristics and the structure of an academic paragraph in English. By the end of the course, students will have the capacity to apply their knowledge in order to write correct and good simple, compound and complex sentences in English as well as create a complete narrative, descriptive, ‘for and against’, cause and effect, comparison and contrast paragraph in English. Furthermore, students will be equipped with necessary skills to make a discussion, write a report in their study and research as well as summarize survey and questionnaire results.5. Tài liệu học tập:[1] Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Introduction to Academic Writing. The United States of America: Longman Pearson.[2 Zemach, D. E & Rumisek, L. A. (2005). Academic Writing from Paragraphs to Essays. Oxford: Macmillan.[3] Jordan, R. R. (2000). Academic Writing Course. Hong Kong: Thomas Nelson and Sons Ltd.[4] Folse, K., Muchmore-Vokoun & Solomon. (2005). Great Sentences for Great Paragraphs. Boston: Heinle, Cengage Learning.6. Tài liệu tham khảo: [5] Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Writing Academic English. New York: Pearson Longman. [6]. Zemach, D. E & Rumisek, L.A. (2005). Academic Writing from Paragraphs to Essays. Oxford: Macmillan.7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thảo luận, bài tập (3 chương): 0,3+ Kiểm tra giữa học phần (1 bài): 0,1+ Chuyên cần: 0,1

91

Page 92: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5+ Hình thức thi (thi viết tự luận)

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

92

Page 93: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Viết Cao cấp 1 Advanced English Writing 1Mã học phần: AEW241

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 15 Bài tập: 15Loại môn học: Bắt buộcMôn học song hành: Đọc Cao cấp 1Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Bút ngữ Cao cấp 1 (phần Viết) là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức ngành, giúp sinh viên phát triển năng lực ngôn ngữ đích, tập trung vào kĩ năng Viết. Học phần cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể nhận biết và hiểu được đặc điểm của văn phong viết khoa học; cấu trúc, trật tự và liên kết của một đoạn văn và quy trình viết một bài luận trong tiếng Anh. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để viết đúng và viết hay một đoạn văn theo trình tự thời gian, trật tự ý, trật tự theo mức độ quan trọng cũng như một số bài luận được tổ chức theo Trật tự thời gian, Chia ý logic, Nguyên nhân- Kết quả, So sánh- Đối chiếu. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp các kĩ năng cần thiết để trích dẫn thông tin, diễn đạt lại, tóm tắt và trình bày tài liệu tham khảo.3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên đạt được3.1. Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn phong khoa học; cấu trúc, trật tự, tính thống nhất và tính liên kết của một đoạn văn và quy trình viết một bài luận trong Tiếng Anh- Nắm được cấu trúc và cách viết đoạn văn theo trình tự thời gian, trật tự ý, trật tự theo mức độ quan trọng trong Tiếng Anh- Nắm được cấu trúc và cách viết một bài luận được tổ chức theo trật tự thời gian, chia ý logic, nguyên nhân-kết quả, so sánh- đối chiếu trong Tiếng Anh3.2. Về kĩ năng:- Vận dụng được các đặc điểm của văn phong khoa học trong viết một đoạn văn và một bài luận trong Tiếng Anh- Tạo lập được các đoạn văn theo trình tự thời gian, trật tự ý, trật tự theo mức độ quan trọng trong Tiếng Anh- Tạo lập được một bài luận được tổ chức theo trật tự thời gian, chia ý logic, nguyên nhân-kết quả, so sánh- đối chiếu trong Tiếng Anh3.3. Về thái độ:

93

Page 94: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Yêu thích môn học nói riêng và tiếng Anh nói chung- Có ý thức trong việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ- Có thái độ đúng đắn và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Advanced English Writing 1 is a compulsory, specialized subject, designed for students majoring in English Teaching. The course aims at building students’ language compentence, focusing on Writing skill. It provides students with general understanding of the characteristics and the structure of an academic paragraph and the stages of writing an essay in English. By the end of the course, students will have the capacity to apply their knowledge in order to write correct and good paragraphs of Chronological Order, Logical Division of Ideas and Order of Importance. They will have the capacity to write a complete essay of different kinds as well as to use outside references in academic writing.5. Tài liệu học tập:[1] Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Writing Academic English. New York: Pearson Longman.[2 Zemach, D. E & Rumisek, L. A. (2005). Academic Writing from Paragraphs to Essays. Oxford: Macmillan.[3] David, J. & Liss, R. (200). Effective Academic Writing: The Essay. Oxford: Oxford University Press.[4] Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Introduction to Academic Writing. The United States of America: Longman Pearson.6. Tài liệu tham khảo: [5] Jordan, R. R. (2000). Academic Writing Course. Hong Kong: Thomas Nelson and Sons Ltd.. 7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thảo luận, bài tập (4 chương): 0,2+ Kiểm tra giữa học phần (2 bài): 0,2+ Chuyên cần: 0,1+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5+ Hình thức thi (thi viết tự luận)

94

Page 95: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

95

Page 96: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Viết Cao cấp 2 Advanced English Writing 2Mã học phần: AEW242

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 15 Bài tập: 15Loại môn học: Bắt buộcMôn học song hành: Đọc Cao cấp 2Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần Bút ngữ Cao cấp 2 (phần Viết) là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức ngành, giúp sinh viên phát triển năng lực ngôn ngữ đích, tập trung vào kĩ năng Viết. Học phần cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể nhận biết và hiểu được đặc điểm và cấu trúc của một số thể loại văn bản trong tiếng Anh. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để viết đúng và viết hay một lá thư gửi cho người thân quen, thư trang trọng và thư giao dịch công việc. Người học cũng được trang bị các kĩ năng cần thiết để diễn đạt thông tin, số liệu dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, quy trình … theo hình thức một đoạn văn. Đồng thời, sinh viên cũng được làm quen với cách viết một số thể loại viết thường gặp trong đời sống hàng ngày như struyện ngắn, một báo cáo, một tóm tắt, một đề xuất khoa học và một bài luận biện luận.3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên đạt được3.1. Về kiến thức: - Nắm được đặc điểm, cấu trúc của một lá thư thân mật, một lá thư trang trọng và một lá thư trao đổi công việc trong Tiếng Anh- Nắm được đặc điểm của việc diễn đạt thông tin và số liệu dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, quy trình …- Nắm được đặc điểm của một bài luận tổng hợp để đưa ra ý kiến, đưa ra quan điểm ủng hộ - phản bác và giải quyết vấn đề- Nắm được đặc điểm của một câu truyện ngắn, một báo cáo, một tóm tắt, một đề xuất khoa học và một bài luận biện luận.3.2. Về kĩ năng:- Vận dụng được các đặc điểm, cấu trúc của các thể loại thư trong Tiếng Anh để viết thư thân mật, thư trang trọng và thư giao dịch công việc của văn phong khoa học trong viết một đoạn văn và một bài luận trong Tiếng Anh- Viết được một đoạn văn mô tả bảng biểu, sơ đồ, quy trình …

96

Page 97: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Viết được một bài luận tổng hợp để đưa ra ý kiến, đưa ra quan điểm ủng hộ - phản bác và giải quyết vấn đề- Viết được một câu truyện ngắn, một báo cáo, một tóm tắt, một đề xuất khoa học và một bài luận biện luận trong Tiếng Anh3.3. Về thái độ:- Yêu thích môn học nói riêng và tiếng Anh nói chung- Có ý thức trong việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Advanced English Writing 2 is a compulsory, specialized subject, designed for students majoring in English Teaching. The course aims at building students’ language compentence, focusing on Writing skill. It provides students with general understanding of the characteristics and structure of some writing genres in English. By the end of the course, students will have the capacity to apply their knowledge in order to write correct and good informal, formal and transactional letters. They will also have the capacity to describe information and data given in tables, charts, graphs, diagrams, process and procedure in a paragraph form. Other genres including short stories, reviews, reports, and proposals are introduced to students to sharpen their writing skill. 5. Tài liệu học tập:[1] Evans, V. (2000). Successful Writing Intermediate. Berkshire: Express Publishing.[2 Jordan, R. R. (2000). Academic Writing Course. Hong Kong: Thomas Nelson and Sons Ltd.[3] Mann, M. & Taylore-Knowles, S. (2003). Skills for First Certificate: Writing. Thailand: Macmillian.[4] Williams, A. (2011). Writing for IELTS. Italy: Collins.6. Tài liệu tham khảo: [5] Oshima, A. & Hogue, A. (1996). Writing Academic English. New York: Pearson Longman. [6] Zemach, D. E & Rumisek, L.A. (2005). Academic Writing from Paragraphs to Essays. Oxford: Macmillan.7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

97

Page 98: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Thảo luận, bài tập (4 chương): 0,2+ Kiểm tra giữa học phần (2 bài): 0,2+ Chuyên cần: 0,1+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5+ Hình thức thi (thi viết tự luận)

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

98

Page 99: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH

(ENGLISH PHONETICS )

Mã học phần: EPH231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 03 (1,1) Số tiết: Tổng: 45 LT: 45

TH: 0

Loại môn học : Bắt buộc

Các học phần tiên quyết : Không có

Môn học trước : Không có

Môn học song hành : Không có

Bộ môn phụ trách : Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn ngữ âm là một trong những môn học nền tảng trong quá trình dạy ngôn ngữ cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam. Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về bản chất của bộ phận và quá trình phát âm; hệ thống các âm tiết trong tiếng Anh; và những chức năng khác có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới âm tiết và âm vị. Ngoài ra, môn học này còn giúp sinh viên nâng cao khả năng phát âm từ vựng một cách chính xác. Nhờ vậy, kỹ năng nghe và nói của sinh viên cũng sẽ được cải thiện hơn. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ được hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp một cách thành thục hơn.3. Mục tiêu của môn học

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Sinh viên có thể hiểu một số khái niệm về cơ quan phát âm, cách phát âm và

những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế phát âm.

- Mục tiêu về kỹ năng:

+ Sinh viên có kỹ năng phát âm chuẩn.

+ Sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt.

- Mục tiêu về thái độ:

99

Page 100: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Sinh viên thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan tới

môn học.

+ Sinh viên có ý thức luyện âm ở nhà và ở ngoài xã hội.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Phonetics is one of the most important subjects for students, especially

Vietnamese students. This subject aims at providing students with fundamental

concepts of the nature of articulators and production of sounds; structure of

English syllables; and other functions directly and indirectly related to syllables

and phonemes. In addition, this subject may help students to pronounce exactly.

Since then, students’ skills of listening and speaking may be improved better.

Besides, through phonetics, students will develop their comptency of using the

language systems and communication more fluently.

5. Tài liệu học tập:

[1a] Roach, P. (1998). English phonetics and phonology. Oxford University

Press.

6. Tài liệu tham khảo:

[1b] Fromkin, V. et al. (1984). An introduction to language. Holt-Saunders Pty Ltd.[2b] Celce-Murcia, M. et al (2000). Teaching pronunciation. Cambridge University Press.7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7.2. Phần kiểm tra giữa kỳ

- Sinh viên ôn tập và tham gia kiểm tra giữa kỳ

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần : 10%100

Page 101: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Bài tập + thảo luận : 20%

- Kiểm tra giữa kỳ : 20%

- Thi cuối kỳ : 50%

- Hình thức thi cuối kỳ : Thi tự luận

101

Page 102: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC : Ngữ pháp tiếng AnhEnglish Grammar

Mã học phần: EGR2411. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT: 20 TH: 10 Thảo luận: 10 Bài tập: 20

Loại môn học: Bắt buộc Các học phần tiên quyết: EOI241, EOI242, EOA241, EOA242Môn học trước: EWI241, EWI242, EWA241, EWA242Môn học song hành: ELI231, ECS231, EMA231, EEX231 Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Sinh viên đọc trước đề cương bài

giảng và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giảng viên.Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ quan trọng như bộ xương của cơ thể người. Học môn này, sinh viên học được các lớp từ loại trong tiếng Anh và sự biến đổi hình thái từ để biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp. Đồng thời, họ làm chủ được các quy tắc ngữ pháp nhằm phân biệt được giữa đúng và sai. Hơn nữa, họ có kiến thức về cụm từ, chức năng của chúng trong câu, các cấu trúc của mệnh đề và câu. Quan trọng hơn nữa, họ học được cấu trúc của bài khoá, các giọng văn biểu đạt trong ngôn ngữ giao tiếp viết nhằm mục đích đạt được chuẩn đầu ra C1 cũng như phát triển kỹ năng viết. Điều này còn giúp cho họ có các cách nhìn nhận vào chất liệu ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc giảng dạy và kỹ năng phân tích một bài khoá, bình về nội dung của bài, kỹ xảo hoàn thiện một bài khoá. Họ sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong học tiếng Anh và cách diễn đạt của người Anh trong giao tiếp, làm cơ sở phục vụ nghề nghiệp của mình trong tương lai khi đứng vào hàng ngũ giáo viên dạy tiếng Anh.

3. Mục tiêu của môn học:Sinh viên nắm chắc được các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, nói và viết được các câu đúng ngữ pháp, sửa được lỗi sai. Họ đạt được kỹ năng phân tích cấu trúc của cụm từ, cấu trúc câu, cấu trúc bài khoá theo quan điểm ngữ, nghĩa. Họ củng cố và phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân để hướng đến sự chính xác, sự hoàn hảo và sự tự tin trong diễn đạt. Đồng thời, họ phát triển được kỹ năng dạy ngôn ngữ cho người khác.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

The grammar system of a language is as important as a set of human bones. Studying this subject, students work with different parts of speech in English and their morphological change to show grammatical meaning. At the same time, they master grammatical rules to distinguish between right and wrong forms. Moreover, they have a good knowledge of phrases and their functions in the sentence, structures of clause and sentence. Further more, they look into the structure of text, genres expressed in communicative language in order to reach C1 as the output standard and develop the writing skill. This helps them to know how to look at the language material and it is a base for them to teach and form a skill of analysing texts, commenting their contents

102

Page 103: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

and techniques to complete them. They feel the interest and beauty of English and learn how English people express their ideas in communication to serve their future jobs when becoming teachers of English.5. Tài liệu học tập:

[1] Lock, Graham. 1996. Functional English Grammar. An introduction for second language teachers. City University of Hong Kong[2] Crystal, David. 2004. Making sense of Grammar. Longman. England

6. Tài liệu tham khảo: [1] Murphy, Raymond. 1990. English Grammar in use. Oxford University Press.[2] Lewis, Michael. 1991. The English Verb. Commercial Colour press. London.[3] Gerot, Linda. 1995.Making sense of text. University of South Australia.[4] Halliday, M.A.K and Hasan, Ruquaiya. 1985. Language, context, and text: Aspects of language in a social-semiotic perspective. Deakin University, Victoria.

7.Nhiệm vụ của sinh viên: - Đọc đề cương bài giảng trước khi đến lớp.- Chủ động tham gia vào các hoạt động do giảng viên xây dựng.7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)- Tên bài tập lớn : Hãy viết 2000 từ về một hiện tượng ngữ pháp tiếng Anh mà

bản thân quan tâm.- Yêu cầu cần đạt: Đủ số từ. Giảng giải được cho người khác nghe bằng tiếng

Anh.7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 1+ Kiểm tra giữa học phần:1+ Chuyên cần:1 + Thí nghiệm, thực hành (nếu có): 0 + Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có):1 + Điểm thi kết thúc học phần: 6+ Hình thức thi : Thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Chú ý:

103

Page 104: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ f =1- (a+b+c+d+e) và f ≥ 0.5+ Tùy theo đặc điểm của môn học và của chuyên ngành đào tạo, Thí nghiệm, thực hành có thể tách thành một học phần riêng và đánh giá điểm độc lập.

104

Page 105: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGỮ NGHĨA HỌC(Semantics)

Mã học phần: ESE2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : LT: 45 Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Ngữ âm họcMôn học song hành: Bộ môn phụ trách: BM Ngoại Ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ngữ nghĩa học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành

Tiếng Anh những kiến thức cơ bản của ngữ nghĩa học và những kỹ năng phân tích ngữ

nghĩa để có thể vận dụng vào thực tiễn học tập và nghiên cứu ngôn ngữ. Môn học này

tập trung vào bốn vấn đề chính sau: các vấn đề chung về ngữ nghĩa học, nghĩa từ

vựng, nghĩa của câu và nghĩa của phát ngôn.

Môn học này được thực hiện qua sự tích hợp bởi các hình thức tổ chức dạy học

trong và ngoài giờ học khác nhau như giảng bài, thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình

và cuối cùng là nghiên cứu độc lập.

Môn Ngữ nghĩa học được thiết kế không chỉ nhằm cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện chuyên môn mà còn cung cấp cho sinh

viên một hệ thống thuật ngữ, khái niệm và kỹ năng học tập, nghiên cứu ngữ nghĩa

bằng tiếng Anh giúp sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ để có thể đạt chuẩn quốc

tế.

3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm giúp người học:

3.1. Về kiến thức:

- Hiểu được đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của ngữ nghĩa học; Nhận biết được sự

khác nhau của ngữ nghĩa học và các ngành ngôn ngữ học khác; Hiểu được một số

phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học;

- Hiểu, phân biệt được những vấn đề cơ bản về ngữ nghĩa học như khái niệm nghĩa, sở

chỉ và quy chiếu, nghĩa từ vựng, các quan hệ từ vựng, sự biến đổi nghĩa, nghĩa câu và

105

Page 106: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

mệnh đề, nghĩa phát ngôn, các hành động lời nói…; Nêu được thuật ngữ, khái niệm và

các kiến thức môn học một cách hệ thống;

- Áp dụng sự hiểu biết những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực ngữ nghĩa học để bước đầu

có thể nghiên cứu những vấn đề chuyên môn cũng như vận dụng được vào việc học

tập ngôn ngữ nói chung.

3.2. Về kĩ năng

- Biết cách nhận diện, phân biệt và trình bày lại được các hiện tượng, khái niệm thuộc

lĩnh vực ngữ nghĩa học;

- Biết cách vận dụng sự hiểu biết cơ bản về ngữ nghĩa học vào thực tiễn học tập và

nghiên cứu ngôn ngữ và ngoại ngữ;

- Hình thành được kỹ năng làm việc hợp tác trong chuyên môn, kỹ năng trình bày và

trao đổi ý kiến về chuyên môn, bước đầu có được kỹ năng tìm tư liệu và nghiên cứu

độc lập liên quan đến ngữ nghĩa học.

3.3. Về nhận thức

- Nhận diện được “vẻ đẹp” của ngôn từ, tích cực làm giàu thêm kiến thức về ngữ nghĩa

nói riêng, ngôn ngữ học nói chung; Qua đó biết yêu và giữ gìn sự trong sáng khi sử

dụng ngôn ngữ trong giao tiếp chuyên môn và giao tiếp hàng ngày;

- Có ý thức trau dồi kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ cũng như ngoại ngữ (tiếng Anh)

tiến tới đạt được trình độ chuẩn quốc tế để giới thiệu với bạn bè năm châu về Việt ngữ

và con người Việt Nam hiện đại.

- Thông qua khóa học này, sinh viên có hiểu biết thêm về ngôn ngữ, cụ thể là học cách

sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, phù hợp và uyển chuyển để đạt hiệu quả giao tiếp cao

nhất.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- The subject is designed to provide English majors with basic knowledge of semantics

and semantic analysis skills that can apply to practice and language study. This course

focuses on four key issues: the overview of semantics, lexical meaning, sentence

meaning and utterance meaning.

- This subject is carried out through lectures, discussions, group work, and

independent research.

106

Page 107: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- The subject is designed to provide students with skills of professional performance, a

system of semantic terminology, concepts and English study skills to help students

improve their language capacity and meet international standards.

5. Tài liệu học tập:[1] Hurford, J.R. & Heasley, B. (2001). Semantics: A coursebook. Cambridge U.P.[2] Thanh, To Minh (2007) English Semantics, HCM National University Publisher [3] A monolingual dictionary6. Tài Liệu tham khảo[1] Griffiths P. (2006) An Introduction to English Semantics and Pragmatics. Edinburg University Press[2] John Lyons. Linguistic Semantics – An Introduction. Cambridge University Press, Cambridge, 1995[3] Nguyen Hoa (2000). Understanding English Semantics. NXB ĐHQG HN[4] Riemer, Nick( 2010). Introducing Semantics. Cambridge University Press. [5] Saeed J.I. Semantics (2nd Edition). Blackwell Publishing, Oxford, 20037. Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận. - Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%+ Chuyên cần: 10%+ Group work,discussion, presentation: 10 %

+ Điểm thi kết thúc học phần: 60%+ Hình thức thi: viết tự luận

.

107

Page 108: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Văn học AnhEnglish literature

Mã học phần: ELI2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT:15 TH: 10 Thảo luận: 10 Bài tập: 10Loại môn học: Bắt buộc Các học phần tiên quyết: EOI241, EOI242, EOA241, EOA242Môn học trước: EWI241, EWI242, EWA241, EWA242Môn học song hành: EGR241, ECS231, EMA231, EEX231 Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Sinh viên đọc trước đề cương bài

giảng và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giảng viên.Bộ môn phụ trách: tiếng Anh

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)Sinh viên học về sự phát triển của nền văn học Anh từ buổi bình minh đến thời hiện đại. Họ

sẽ tiếp cận các giai đoạn phát triển văn học, các thể loại và những nhà văn tiêu biểu đại diện

cho từng giai đoạn. Việc học môn này tạo cơ hội cho sinh viên làm giàu vốn từ, đặc biệt là các

từ văn học và nghĩa. Sinh viên được mong đợi làm chủ dòng văn học trong mỗi giai đoạn lịch

sử, nội dung các tác phẩm liên quan đến tư tưởng các nhà văn. Để thể hiện được điều này, họ

biết phân tích một tác phẩm, một bài thơ hay một câu chuyện và đánh giá nó, bình về nó. Như

vậy, người học chủ động diễn tả ý nghĩ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Hơn nữa, họ cảm nhận

được cái hay và điều thú vị của ngôn ngữ và thể hiện khả năng ngôn ngữ hợp lý. Sâu sắc hơn,

họ được khuyết khích tham gia vào sáng tác văn học và làm phong phú thêm cho nền văn học

cốt để mà họ cải thiện được khả năng biểu đạt ngôn ngữ.

3. Mục tiêu của môn học:Sinh viên nắm chắc được các giai đoạn phát triển của nền văn học Anh, bối cảnh xã hội, tiểu sử tác giả, quan điểm văn chương và nội dung các tác phẩm văn học tiêu biểu. Họ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, phát triển và nâng cao được vốn từ, học được các diễn đạt của người Anh trong văn học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This subject supplies students with information about the development of British culture from

the dawn to the modern time. They will learn all the stages of development of literature, styles

of literature and typical authors representing each period. Studying this subject, they will have

opportunities to enrich their vocabulary, especially literary words and their meanings. They

are expected to master the trend of literature in each historical period, the contents of works

related and authors’ thoughts. In order to show this, they are able to analyse a novel, a poem

or a story and evaluate it or comment it. Thus, learners manage to express their ideas and

imagination, and creation. In addition, they are able to feel the beauty and interest of 108

Page 109: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

language, and show their language competence properly. Furthermore, they are encouraged

to recite a poem and to make a story, a complete novel or part of it into a play so that they can

improve their language performance.

5. Tài liệu học tập:[1] Văn học Anh

6. Tài liệu tham khảo: [2] (Trình bày theo quy định tài liệu tham khảo của luận án tiến sỹ).

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Phân tích nội dung một cuốn tiểu thuyết được

viết trong thế kỷ 20- Yêu cầu cần đạt: Chỉ ra được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

7.4. Phần khác(nếu có)Ví dụ như tham quan thực tế

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 10%+ Kiểm tra giữa học phần: 10%+ Chuyên cần: 10%+ Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%+ Hình thức thi : thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

109

Page 110: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Đất nước học AnhBritish culture

Mã học phần: ECS2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT:20 TH: 20 Thảo luận: 10 Bài tập: 20Loại môn học: Bắt buộc Các học phần tiên quyết: 0Môn học trước: Môn học song hành: EOI241, EOI242, EOA241, EOA242EWI241, EWI242, EWA241, EWA242Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: Giảng viên chuyên tiếng Anh

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học xong môn này, sinh viên nắm được kiến thức về vị trí địa lý, khí hậu và thời tiết ở đất

nước Anh. Tất cả những yếu tố về tự nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, tính cách của

người Anh cũng được đề cập. Hơn nữa, sinh viên có được thông tin về sự phát triển xã hội

Anh qua các thời đại lịch sử từ thời tiền sử tới nay. Cuối học phần, họ nghiên cứu và tìm hiểu

cách thức tổ chức chính quyền, văn hóa, giáo dục của người Anh.

3. Mục tiêu của môn học:Sinh viên vẽ được bản đồ hành chính của đất nước Anh, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu về điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội của người Anh. Đồng thời, họ phát triển được vốn từ liên quan đến xã hội và con người, có thêm cơ hội thực hành ngôn ngữ. Họ học được cách tiếp cận vấn đề khi nhìn nhận vào một đất nước.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Studying this subject, students will master knowledge of geographical location, climate and

weather in the UK. Furthermore, they will investigate natural factors influencing British life

and behaviour. What’s more, they will have information about the development of British

society through historical periods from prehistory up to now. In the end, they will get to know

ways of forming the British government, culture and education.

5. Tài liệu học tập:[1] Đất nước học Anh

6. Tài liệu tham khảo: [1] A.S. Horby. Oxford Advanced Learner's Dictionary. OUP 1992

[2] Catherine Addis, Mathew Hancock, Britain Now, BBC English 1993

[3] Clare Lavery, Focus on Britain Today, Mc Millan 1994

110

Page 111: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[4] Christopher Garwood. Guglieimo Gardani, Edda Peris, Aspects of Britain

and the USA OUP 19965.

[5] Britain The Central Office of Information London HMSO 1996

[6] Britain's System of Government Foreign and Commonwealth Office

London 1996

[7] Parliamentary Elections in Britain. Foreign and Commonwealth Office,

London 1996.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận: Điều kiện tự nhiên của đất nước Anh, hệ thống giáo dục ở

Anh, nền công nghiệp và nông nghiệp của Anh - Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)- Vẽ bản đồ hành chính của đất nước Anh- Vẽ bản đồ các trung tâm công nghiệp của Anh- Vẽ bản đồ các điểm du lịch ở Anh- Vẽ bản đồ các vùng nông nghiệp ở Anh- Vẽ bản đồ dân số nước Anh 7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luậnPhân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho đất nước Anh phát triển kinh tế

- Yêu cầu cần đạt: Chỉ ra được những điều kiện thuận lợi, những điều kiện đó đến từ đâu, những ngành kinh tế nào phát triển được, biểu hiện cụ thể ?

- Chỉ ra được những khó khăn cho việc phát triển kinh tế? nguyên nhân từ đâu? Biểu hiện cụ thể?

- Phân tích sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Anh để chứng tỏ rằng tiếng Anh có sự pha trộn của nhiều thứ tiếng.

Mô tả hệ thống giáo dục của Anh.7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Bài tập: 10% + Kiểm tra giữa học phần:10%

111

Page 112: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Chuyên cần: 10% (c)+ Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 20%+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%+ Hình thức thi : thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

112

Page 113: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

DỊCH TIẾNG ANHENGLISH TRANSLATION

Mã học phần: ETR2411. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT: 60 Loại môn học: Bắt buộcBộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Người học được trang bị lý thuyết về dịch thuật, các bước cho một bài dịch,

những điều cần chú ý khi dịch văn bản và các lỗi thường gặp nên tránh khi tiến hành

dịch văn bản. Ngoài ra người học sẽ được thực hành dịch văn bản từ Tiếng Việt sang

Tiếng Anh và ngược lại về từng chủ đề xoay quanh cuộc sống hằng ngày, chính trị, xã

hội, kinh tế, giáo dục…

3. Mục tiêu của môn học:Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng dịch văn bản trong các ngữ cảnh khác nhau thành thạo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: With this subject, learners can get knowledge of translation, steps in translation,

strategies in translation and some common errors avoided in translation. Besides,

learners practice translating texts from Vietnamese to English and vice-versa on some

topics such as topics about life, politics, society, economics, and education…

5. Tài liệu học tập:[1] Đề cương môn học Dịch Tiếng Anh

6. Tài liệu tham khảo: [2] Nguyen Van Tuan, Translation 1&2, Đai hoc Hue, 2006

[3] The Internet

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Kiểm tra giữa học phần: 20%+ Chuyên cần: 10%+ Điểm thi kết thúc học phần: 70%+ Hình thức thi: thi viết tự luận

113

Page 114: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

114

Page 115: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỀ ÁN TẠP CHÍ

MAGAZINE PROJECT

Mã học phần: EMA231

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT: 30 Thảo luận: 30 Bài tập: Loại môn học: Bắt buộcCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Bút ngữ 1,2; Ứng dụng tin học trong ngoại ngữ1,2.Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): môn học được thực hiện trong 1 năm học niên chế. Học kì 1: lý thuyết + thảo luận. Học kì 2: viết bài và chỉnh sửa.Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đề án tạp chí giới thiệu cho sinh viên về phương pháp thiết kế tạp chí, thiết kế các

hoạt động nhằm nâng cao khả năng viết báo, cũng như khả năng nghiên cứu khoa học.

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về viết báo và làm tạp chí, trên cơ sở đó sinh

viên sẽ được hướng dẫn tổ chức, thảo luận các hoạt động viết báo, biên tập, thiết kế tạp

chí… Sản phẩm cuối cùng của đề án là các tờ tạp chí của các nhóm sinh viên, qua đó sinh

viên sẽ tự tin trong quá trình viết báo và làm báo.

3. Mục tiêu của môn học:- Nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ qua các hoạt động của đề án tạp chí.

- Nâng cao các kĩ năng úng dụng công nghệ thong tin trong việc học ngôn ngữ qua các

hoạt động của đề án tạp chí.

- Tạo cho sinh viên sự tự tin và khả năng làm việc theo nhóm và có trách nhiệm trong

học tập.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Magazine project introduces students the methodology to design a magazine, to

design activities to improve writing skills, as well as scientific research. This course

provides the basic knowledge about journalism and magazines. From this, students will be

guided to organize, to discuss the activities of writing, editing, designing a magazine ...

The final product of the project is the magazines of student groups, through which

students will be confident in the process of writing and journalism.

5. Tài liệu học tập:[1.1] STOCKTON, J. M.: Project work in education. Boston, New York, Chicago: Houghton Mifflin Company, 1920.

115

Page 116: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[1.2] Jendos Rothstein: Magazine designing. Longman publication.20046. Tài liệu tham khảo: [2.1] Roderick, J: 42 Excellent Examples of Magazine Layout Design for your Inspiration,

article, 2010.

[2.2] Chriss Mc Canem; Writing How to Articles and Books. UK: Cambridge University

Press.2006

[2.3] Martin Li; How to write better. UK: Cambridge University Press. 2005

7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 100 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- 1 tạp chí về chủ đề đã được chọn.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần + Thảo luận : 20%

- Đúng tiến trình : 30%

- Tạp chí : 50%

- Hình thức thi cuối kỳ : - 1 tạp chí về chủ đề đã được chọn.

116

Page 117: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỀ ÁN DU LỊCH

VIRTUAL TOUR PROJECT

Mã học phần: EEX231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: 30 Tiểu luận: 1

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Khẩu ngữ 1,2; Ứng dụng tin học trong ngoại ngữ1,2.

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): môn học được thực hiện trong 1 năm học

niên chế.

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đề án du lịch ảo hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp thiết kế 1 đoạn phim ngắn

về 1 khu du lịch, 1 nơi du lịch hay 1 danh lam thắng cảnh. Sau đó, sinh viên sẽ tự thiết kế

các hoạt động nói, diễn kịch nhằm để làm 1 quảng cáo để thu hút khách du lịch tới nơi

mình giới thiệu. Môn học yêu cầu sinh viên phải năng động, chủ động, sáng tạo trong việc

sưu tầm tài liệu, thiết kế quảng cáo, diễn đạt tự tin….. Sản phẩm cuối cùng của đề án là

các đoạn băng của các nhóm sinh viên về các khu du lịch, qua đó sinh viên sẽ tự tin trong

việc nói trước đám đông.

3. Mục tiêu của môn học:

- Nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ qua các hoạt động tổ chức du lịch ảo đến khu du lịch.

- Nâng cao các kĩ năng úng dụng công nghệ thong tin trong việc học ngôn ngữ qua các

hoạt động của đề án.

- Tạo cho sinh viên sự tự tin và khả năng làm việc theo nhóm và có trách nhiệm trong

học tập.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Virtual tour project guides students how to design a short video clip about a resort,

a tourist place or a landscape. Then, students will have to design speaking activities, role-

play in order to make an advertisement to attract tourists to place they introduce. This

course requires students to be active, proactive and creative in collecting materials,

designing advertisement, expressing confidently..... The final product of the project is a

video clip about the place, through which students will be confident in public speaking.

117

Page 118: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

5. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo:

Các đoạn băng giới thiệu về các tour du lịch, các tờ quảng cáo về du lịch,

6. Thời gian thực hiện:

- Chia nhóm, chọn chủ đề: 2 tuần đầu

- Lập kế hoạch: 2 tuần tiếp theo

- Thực hiện: 30 tuần

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 100 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- 1 đoạn băng về chủ đề đã được chọn.

7.3. Thăm quan thực tế: Huế-Hội An

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần + Thảo luận : 20%

- Video clip : 80%

- Hình thức thi cuối kỳ : - 1 video clip về chủ đề đã được chọn.

118

Page 119: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỀ ÁN VĂN HÓA

CULTURAL PERSPECTIVE PROJECT

Mã học phần: EUC231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: 30 Tiểu luận: 1

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Bút ngữ 1,2; Ứng dụng tin học trong ngoại ngữ1,2.

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): môn học được thực hiện trong 1 năm học niên chế.

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đề án văn hóa định hướng cho sinh viên tìm hiểu về văn hóa 1 vùng miền của Việt nam

và 1 nước nói tiếng Anh trên thế giới. Sau đó, sinh viên sẽ tự thiết kế các hoạt động nhằm giới

thiệu những nét tiêu biểu của nền văn hóa đó. Môn học yêu cầu sinh viên phải năng động, chủ

động, sáng tạo trong việc sưu tầm tài liệu, trình bày khoa học, diễn đạt tự tin….. Sản phẩm

cuối cùng của đề án là tiểu luận của các nhóm sinh viên về các nền văn hóa, và sinh viên sẽ

trình bày tự tin về nền văn hóa đó.

3. Mục tiêu của môn học:

- Nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ qua các hoạt động ngôn ngữ nghiên cứu về các nền

văn hóa trên thế giới.

- Nâng cao các kĩ năng úng dụng công nghệ thong tin trong việc học ngôn ngữ qua các

hoạt động của đề án.

- Tạo cho sinh viên sự tự tin và khả năng làm việc theo nhóm và có trách nhiệm trong

học tập.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Cultural perspective project orients students to study about the culture of one region of

Vietnam and an English speaking country in the world. Then, students will design activities to

introduce the traits of that culture. This course requires students to be dynamic, proactive and

creative in collecting documents, presenting scientifically, expressing confidently ... The final

product of the project is students’ essays about cultures, and students will demonstrate

confidently that culture.

5. Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo:

Các đoạn băng giới thiệu về các nền văn hóa, các bài báo về văn hóa…

6. Thời gian thực hiện:

119

Page 120: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Chia nhóm, chọn chủ đề: 2 tuần đầu

- Lập kế hoạch: 2 tuần tiếp theo

- Thực hiện: 30 tuần

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 100 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- 1 tiểu luận về chủ đề đã được chọn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần + Thảo luận : 20%

- Đánh giá lần 1: : 20%

- Tiểu luận: : 60%

- Hình thức thi cuối kỳ : - 1 tiểu luận về chủ đề đã được chọn.

120

Page 121: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Đề án kịch(Drama Project)

Mã học phần: ELP2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: TH: Thảo luận: Bài tập: Loại môn học: tự chọnCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Môn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học giúp sinh viên thực hành các kĩ năng ngôn ngữ thông qua một hoạt động làm kịch theo nhóm. Trong quá trình học môn học này, sinh viên không những được phát triển các kỹ năng ngôn ngữ mà còn trang bị cho sinh viên phương pháp làm việc theo nhóm, các thức xây dựng một dự án và đặc biệt là khả năng làm việc mang tính độc lập, tự chủ cao giúp cho các em có cơ hội dùng những kiến thức đã học được để thể hiện bản thân cũng như làm cho các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong công việc sau này. Hơn nữa, môn học này giúp cho các em biết cách tổ chức hoạt động cho các em học sinh ở trường phổ thông.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và hình thành các kỹ năng sau:

Kiến thức: Sinh viên nắm được cách thức xây dựng một dự án nói chung và xây dựng một vở/đoạn kịch nói riêng.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng hình thành và phát triển các kỹ năng làm kịch, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, tự chủ. Đồng thời sinh viên cũng có khả năng luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The project course helps students to practice language skills through group activities when making a drama. During this course, students have chances not only to develop language skills, but also to be equipped with individual and group working skills. Specially, students can be able to improve the ability to work independently and autonomically. Furthermore, this course helps students learn how to organize activities for their pupils in high schools in the future.

5. Tài liệu học tập:

6. Tài liệu tham khảo:

121

Page 122: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

http://www.edutopia.org/project-based-learning-guide-implementation

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm và phải hoàn thành các nhiệm vụ đã đăng ký và nộp sản phẩm theo tuần.

- Tập hồ sơ (Portfolio): Sinh viên sẽ phải ghi lại tất cả các hoạt động đã thực hiện trong mỗi tuần, những nhiệm vụ sinh viên đã đăng ký theo nhóm để thực hiện đề án và kết quả của mỗi nhiệm vụ đó.

- Kịch (drama): Mỗi nhóm sinh viên sẽ cùng nhau tìm hiểu, xây dựng và thiết kế một vở/ đoạn kịch mà nhóm yêu thích. Giảng viên sẽ đánh giá môn học đề án này thông qua quá trình thực hiện của nhóm và sản phẩm cuối bao gồm một kịch bản kịch và phần diễn xuất trực tiếp.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm Tự đánh giá (self assessment)

Đánh giá đồng đẳng (peer assessment)

Đánh giá thực tế (authentic assessment)

Thang điểm:

Tập hồ sơ (20%)

Chuyên cần (10%)

Sản phẩm cuối (một kịch bản kịch và diễn xuất) (70%)

122

Page 123: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Đề án truyền hình(TV show productions)

Mã học phần: TVP 1211. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: TH: Thảo luận: Bài tập: Loại môn học: tự chọnCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Môn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học giúp sinh viên tìm hiểu về các quy trình của một chương trình truyền hình. Qua đó sinh viên có thể tham gia một dự án nhỏ xây dựng một chương trình truyền hình theo nhóm. Trong quá trình học môn học này, sinh viên sẽ được luyện các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho một chương trình truyền hình. Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên phương pháp làm việc theo nhóm, các thức xây dựng một dự án và đặc biệt là khả năng làm việc mang tính độc lập, tự chủ cao giúp cho các em có cơ hội dùng những kiến thức đã học được để thể hiện bản thân cũng như làm cho các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong công việc sau này.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và hình thành các kỹ năng sau:

Kiến thức: Sinh viên nắm được cách thức xây dựng một dự án nói chung và xây dựng một chương trình truyền hình nói riêng.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng hình thành và phát triển các kỹ năng làm chương trình truyền hình, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, tự chủ. Đồng thời sinh viên cũng có khả năng luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

6. Tài liệu tham khảo:

Ron Whittaker, Ph.D, (2014) TV production. retrieved from http://www.cybercollege.com/tvp_ind.htm on 16/8/2014

http://www.internetcampus.com/gdvid.htm123

Page 124: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

http://www.edutopia.org/project-based-learning-guide-implementation

http://www.videojug.com/film/how-to-be-a-good-tv-presenter

http://www.videojug.com/film/how-to-look-good-in-a-photograph?sourcelink=autoforward&playlist-urlname=how-to-be-a-good-tv-presenter

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Sinh viên sẽ làm việc theo nhóm và phải hoàn thành các nhiệm vụ đã đăng ký và nộp sản phẩm theo tuần.- Tập hồ sơ (Portfolio): Sinh viên sẽ phải ghi lại tất cả các hoạt động đã thực hiện trong mỗi tuần, những nhiệm vụ sinh viên đã đăng ký theo nhóm để thực hiện đề án và kết quả của mỗi nhiệm vụ đó. Các hoạt động sinh viên đăng ký để thực hiện đề án phải bao gồm 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và một số các kỹ năng khác như sử dụng máy tính, thực hiện một cuộc điều tra, ...

- Chương trình truyền hình (TV show production): Mỗi nhóm sinh viên sẽ cùng nhau tìm hiểu, xây dựng và thiết kế một chương trình truyền hình mà nhóm yêu thích. Giảng viên sẽ đánh giá chương trình đó thông qua quá trình thực hiện của nhóm và sản phẩm cuối bao gồm một kịch bản của chương trình truyền hình và phần diễn xuất trực tiếp.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm Tự đánh giá

Các nhóm khác đánh giá

Đánh giá thực tế (authentic assessment)

Thang điểm:

Tập hồ sơ (20%)

Chuyên cần (10%)

Sản phẩm cuối (một kịch bản của chương trình truyền hình và phần

diễn xuất trực tiếp) (70%)

124

Page 125: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHIÊN DỊCH SONG NGỮBILINGUAL INTERPRETATION

Mã học phần: BIN2311. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT: 45 Loại môn học: tự chọnBộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Sinh viên được trang bị lý thuyết về dịch thuật, những cụm từ vựng căn bản

phục vụ cho công tác biên dịch và thực hành phiên dịch một số bài dịch với nội dung

liên quan tới các lĩnh vực khác nhau trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra sinh viên

cũng được thực hành phiên dịch theo nhóm theo các chủ đề khác nhau như chính trị,

văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, tôn giáo, quan hệ quốc tế, ngôn ngữ đời thường…

3. Mục tiêu của môn học:Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng phiên dịch trong các ngữ cảnh khác nhau thành thạo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: With this subject, students can get knowledge of translation, basic lexicology

related to interpretation and practice interpreting some assignments with the contents

about different fields in daily life. Besides, students also work in groups to interpret

some topic such as politic, culture, science, medicine, religious, international relation,

street talks…

5. Tài liệu học tập:[1] Đề cương môn học Phiên dịch song ngữ

6. Tài liệu tham khảo: [2] Nguyen Van Tuan, Translation 1&2, Đai hoc Hue, 2006

[3] Minh Thu & Nguyen Hoa, Luyện dịch Việt Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Duong Ngoc Dung, Giảng trình biên dịch và phiên dịch Tiếng Anh, Nxb Đại

học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Kiểm tra giữa học phần: 20%+ Chuyên cần: 10%

125

Page 126: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Điểm thi kết thúc học phần: 70% + Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

126

Page 127: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Văn hóa Đông Nam Á(Southeast Asian Culture)Mã học phần: SAC121

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: TH: Thảo luận: Bài tập: Loại môn học: tự chọnCác học phần tiên quyết: Môn học trước: Môn học song hành: Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học giới thiệu các nét văn hóa cơ bản của nền văn hóa Đông Nam Á. Thông qua môn học sinh viên được tìm hiểu về lịch sử hình hình thành các quốc gia Đông Nam Á, địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo, bản sắc văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán và lối sống của khu vực Đông Nam Á nói chung và của các nước thuộc khu vực nói riêng. Qua đó sinh viên được trau dồi thêm các kỹ năng ngôn ngữ và có khả năng dễ hòa nhập nếu có cơ hội được đến thăm những nước này.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và hình thành các kỹ năng sau:

Kiến thức: Nắm được các nét văn hóa cơ bản của khu vực Đông Nam Á nói chung và một số nước trong khu vực nói riêng.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng khai thác tài liệu trực tuyến và phi trực tuyến về văn hóa. Ngoài ra sinh viên có khả năng nâng cao kỹ năng đọc hiểu và với kho kiến thức về văn hóa các nước Đông Nam Á, sinh viên có khả năng thể hiện những hiểu biết của mình khi được trải nghiệm những nét văn hóa đó.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Douglas A. Phillips, Charles F. Gritzner. (2006) Modern world cultures Southeast Asia. Chelsea House Publisher.

[2] PennyVan Esterik, (2008) Food culture in Southeast Asia. GreenWood Publish Group

[3] Steven M. Kossak , Edith W. Watts (2001) The Art of South and Southeast Asia: A Resource for Educators. The Metropolitan Museum of Art, New York

127

Page 128: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[4] http://asiasociety.org/introduction-southeast-asia

[5] http://www.britannica.com/EBchecked/topic/556489/Southeast-Asia/52764/Ethnic-composition#toc52766

[6] http://www.frommers.com/destinations/southeast-asia/640186#sthash.FQvwFlgG.dpbs

[7] http://www.southeastasiabackpacker.com/festivals-events-southeast-asia/march

[8] http://traveltips.usatoday.com/customs-southeast-asia-17234.html

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sưu tầm thông tin về văn hóa Đông Nam Á- Tổ chức Game show theo nhóm- Viết bài luận về những nét văn hóa trong Game show

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luậnTập hồ sơ: Sưu tầm những thông tin về nền văn hóa của các nước trong khu vực

Đông Nam Á gồm những nội dung sau: Lịch sử Địa lý Ngôn ngữ Lối sống Phong tục tập quán Tín ngưỡng Tôn giáo Đồ ăn Nghệ thuật Lễ hội và kỳ nghỉ

Hàng tuần sinh viên phải nộp lại những thông tin đã sưu tầm theo kế hoạch như sau và phải trích dẫn nguồn của những thông tin đó.

Tuần 2: Việt NamTuần 3: LàoTuần 4: Cam - pu - ChiaTuần 5: Thái LanTuần 6: Sin-ga-poreTuần 7: My-an-marTuần 8: Phi-lip-pinTuần 9: IndonesiaTuần 10: MalaysiaTuần 11: Brunei Tuần 12: Đông Ti-mo

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có):

128

Page 129: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

Bài tập nhóm: - Chương trình Game show

Mỗi nhóm (3 sinh viên) sẽ tổ chức một chương trình Game show cụ thể như sau: Thời lượng : 10-15 phút Nội dung : Tìm hiểu về nền văm hóa Đông Nam Á nói chung hoặc nền văn hóa

của một nước trong khu vực nói riêng. (ít nhất có 15 câu hỏi) Yêu cầu : Mọi sinh viên đều phải tham gia Game show. Ví dụ trong một nhóm

mỗi sinh viên phụ trách tổ chức một phần trong chuong trình Game show của nhóm.

Thời gian thực hiện : Tuần 14, 15- Mỗi nhóm sẽ phải viết một bài luận dài khoảng 2 trang A4 về những nét văn hóa trong Game show.

Hạn nộp bài luận: Tuần 15

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm Chuyên cần: 10 % Tập hồ sơ: 30 % Bài tập lớn: 60 % (40% for the game show and 20 % for the essay)

129

Page 130: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tiếng Anh Hành chính văn phòng

English for Office Administration

Mã học phần: EFO231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45

Loại môn học: tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): không

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

Người biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hương

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Tiếng Anh Hành chính văn phòng nhằm trang bị cho sinh viên vốn từ

vựng cơ bản sử dụng trong lĩnh vực hành chính văn phòng: khái niệm hành chính văn

phòng, cơ sở vật chất, thư từ, và các cuộc điện thoại văn phòng, quy trình sắp xếp các

cuộc họp, chuyến công tác, tổ chức công tác lễ tân. Môn học còn đưa ra các tình huống

thường gặp nơi văn phòng và cách giải quyết. Trên cơ sở đó, rèn luyện cho sinh viên

khả năng sử dụng được những kiến thức đã học vào các tình huống thực tế, ví dụ giao

tiếp trên điện thoại, trả lời thư.

3. Mục tiêu của môn học:

- Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên nắm được những vốn từ cơ bản nhất về quản

trị hành chính văn phòng: tiến trình xử lý thư từ, điện thoại, hoạch định tổ chức các

cuộc hội họp, các chuyến công tác, …, cũng như một số cấu trúc câu cơ bản trong

công tác văn phòng.

- Mục tiêu về kỹ năng: giúp sinh viên có khả năng sử dụng kiến thức đã học để đọc

hiểu các văn bản hành chính, viết phúc đáp, trả lời điện thoại, xử lí một số tình

huống cơ bản xảy ra trong một văn phòng bằng tiếng Anh.

130

Page 131: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập): trong quá trình học tập sinh viên cần rèn luyện

khả năng ghi nhớ cho bản thân, cần chú ý và tích cực tham gia các nội dung thảo

luận giảng viên tổ chức trên lớp cũng như tự nghiên cứu kiến thức ngoài lớp học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

English for Office Administration aims to provide students with basic

vocabulary used in Office Administration: definition of office adminstration, office

supplies, mails and letters, phone calls, meeting and business trip arrangement,

reception. This module also introduces students to some situations and possible

solutions. On that basis, students will be able to apply the knowledge learnt at

university in real situations, for example, making phone calls, replying letters.

5. Tài liệu học tập:

Heckman, J. (2008). Why document management: a white paper.

HRDQ. (2008). How to be an outstanding receptionist. Prussia: HRDQ.

Reese, C. R. (2005). Records management: Best practices guide. Boston: Iron

Mountain.

Trenfield-Newsome, A., & Walker, C. (2011). Office administration for CSEC

Examinations. Oxford: Macmillan Education.

http://www.wikihow.com/Get-Organized-for-a-Business-Trip

http://www.masterclassmanagement.com/ManagementCourse-HoldingAMeeting.html

6. Tài liệu tham khảo:

Hạnh, P. M. (2008). Quản trị văn phòng. Hà Nội: Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông.

Linden, Lenape, Laurel, Minsi, & Shawnee. (2013). Desk receptionist manual.

Pennsylvania: East Stroudsburg University.

Schulze, J. W. (1919). Office Administration. New York: McGraw-Hill Book

Company, Inc.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:131

Page 132: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Kiểm tra hằng ngày: 10%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 70%

+ Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

132

Page 133: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Thuyết trình Tiếng Anh nơi công cộng Mã học phần: PSE

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : LT: 30 TH: 10

Thảo luận: 5 Bài tập:10 Loại môn học: tự chọnCác học phần tiên quyết: khôngMôn học trước: Nghe nói 1,2,3,4Bộ môn phụ trách: Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Trong môn học này, SV được hướng dẫn cách chọn và phát triển các đề tài cụ

thể, chuẩn bị dàn ý chi tiết, thực tập trình bày tại lớp. Trong khi thuyết trình, SV

vận dụng những ngôn ngữ hình thể đã được hướng dẫn để làm cho bài nói của

mình thêm sinh động, thu hút người nghe. Từ đó giúp SV hình thành và phát triển

kỹ năng trình bày trước công chúng với lập luận chặt chẽ, phản biện logic trên tinh

thần xây dựng không chỉ ở bộ môn này mà còn ở các bộ môn khác.

- Đặc biệt giúp SV tự tin và có đủ khả năng trình bày các đề tài nghiên cứu trong

học tập cũng như trong công việc sau này.

3. Mục tiêu của môn học:

- Giúp SV phát triển tính tự tin khi phát biểu trước đám đông;

- Phát triển khả năng tư duy và lý luận chặt chẽ;

- Phát triển kỹ năng trình bày một bài thuyết trình có chuẩn bị trước hoặc không

chuẩn bị trước trước công chúng;

- Củng cố và phát triển kỹ năng nghe và nói.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- In this subject, students are taught the way to choose and develop particular

topics, preparing detailed outline, practicing to speak English in class. During

speaking, students can use body languages which were taught to make their speeches

more lively and attractive. Therefore, the students can form and develop PES skill with

close argument, logical defence in not only this subject but also other ones.

133

Page 134: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Specially PES helps the students be more confident and have abilities to present

research topics in their study as well as in their future job.

5. Tài liệu học tập:- Giáo trình môn học: Dale, Paulette and James C. Wolf. 1988. Speech Communication for International Students, New Jersey: Prentice Hall Regents

6. Tài liệu tham khảo: - Wall, Allie P. 1989, Say It Naturally! Verbal Strategies for Authentic Communication. New York: Holt, Rinehard and Winston. - Beebe, Steven A. and Susan J. Beebe.(¿). Public Speaking, an Audience-Centered Approach. New Jersey: Prentice Hall Regents7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thuyết trình.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Thực hành phân tích các dàn ý với chủ đề cho sãn hoặc tự chọn và thuyết trình trên lớp với dàn ý đó.8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểmSTT Hình thức đánh giá Trọng số

1

2

3

Đi học chuyên cần

Tham dự nhiệt tình các hoạt động trên lớp

Trình bày các bài thuyết trình tại lớp

10%

20%

70%

*Lưu ý: Toàn bộ điểm được tính ở trên lớp, không tổ chức thi cuối khoá.

134

Page 135: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TIỂU HỌC

(ENGLISH TEACHING METHODOLOGY FOR PRIMARY EDUCATION)

Mã học phần: ETP321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 (1,1) Số tiết: Tổng: 30 LT: 15 TH: 30

Loại môn học : Bắt buộc

Các học phần tiên quyết : Không có

Môn học trước : Không có

Môn học song hành : Không có

Bộ môn phụ trách : Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học là môn học bắt buộc đối với sinh viên

ngành sư phạm tiếng Anh. Mục tiêu của môn học này là nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống

kiến thức về phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói chung và kiến thức về tâm lý lứa tuổi cũng

như những nhu cầu học tập của học sinh ở bậc tiểu học nói riêng. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ

được hướng dẫn tổ chức các hoạt động đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Ngoài

ra, sinh viên cũng biết cách đưa ra các hướng dẫn và nhận xét cho người học, biết cách quản

lý lớp cũng như soạn bài giảng trước khi lên lớp.

3. Mục tiêu của môn học

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Sinh viên có thể hiểu một số khái niệm về lý luận dạy học Tiếng Anh nói chung.

+ Sinh viên có thể hiểu được những đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh bậc tiểu học.

+ Sinh viên sẽ được tiếp cận những phương pháp, cách thức dạy học hiệu quả.

- Mục tiêu về kỹ năng:

+ Sinh viên có kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục.

+ Sinh viên có kỹ năng tổ chức và phát triển tập thể lớp.

+ Sinh viên có kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục.

+ Sinh viên có kỹ năng vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

tiếng Anh.

- Mục tiêu về thái độ:

+ Sinh viên thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan tới môn học.

+ Sinh viên có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào công cuộc phát triển nghề nghiệp của

bản thân nói riêng và của xã hội nói chung.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

135

Page 136: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

English teaching methodology for primary education is one of the compulsory subjects

for English majors at pedagogy universities. The aim of this subject is to provide English

majors with basic theories of English teaching methods and knowledge of characteristics as

well as learning needs of young language learners at primary schools. On the basis of these

fundamental theories, students majoring in English will be guided to organize various

activities suitable for primary school pupils. Particularly, students of English will learn how to

give instructions and feedback, how to manage the classroom and make lesson plans before

class.

5. Tài liệu học tập:

[1a] Cameron, L. (2001). Teaching Languages to Young Learners. UK: Cambridge University

Press.

[2a] Halliwell, S. (1992). Teaching English in the Primary Classroom. US: Longman

Publishing.

[3a] To Thu Huong et al. (2011). An introduction to language learning methods. Vietnam

national university Hanoi.

[4a] Woodward, T. (2001). Planning lessons and courses. Cambridge University Press.

[5a] Lightbown, P.M & Spada, N. (2006). How languages are learned. Oxford University

Press.

[6a] Ur, P. (1996). A course in language teaching. Cambrigde University Press.

6. Tài liệu tham khảo:

[1b] Deirdre, H. & Cynthia, H. (1986). Word games with English 1. Heinemann Educational

Books Ltd. Halley Court, Jordan Hill, Oxford OX2 8EJ.

[2b] Deirdre, H. & Cynthia, H. (1986). Word games with English 2. Heinemann Educational

Books Ltd. Halley Court, Jordan Hill, Oxford OX2 8EJ.

[3b] Deirdre, H. & Cynthia, H. (1986). Word games with English 3. Heinemann Educational

Books Ltd. Halley Court, Jordan Hill, Oxford OX2 8EJ.

[4b] Nguyễn Quốc Hùng (2004). Teach Children English. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

[5b] Nguyễn Quốc Hùng (2010). Phương pháp dạy tiếng anh cấp tiểu học. Nhà xuất bản giáo

dục Việt Nam.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận

136

Page 137: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7.2. Phần tập giảng

- Sinh viên soạn 2 giáo án.

- Sinh viên thực giảng 2 giáo án đã soạn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần : 10%

- Bài tập + thảo luận : 20%

- Phần giảng 2 giáo án : 20%

- Thi cuối kỳ : 50%

- Hình thức thi cuối kỳ : Thi tự luận

137

Page 138: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ

(ENGLISH TEACHING METHODOLOGY FOR SECONDARY EDUCATION)

Mã học phần: ETS321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 (1,1) Số tiết: Tổng: 30 LT: 15 TH: 30

Loại môn học : Bắt buộc

Các học phần tiên quyết : Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiểu học

Môn học song hành : Không có

Bộ môn phụ trách : Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc Trung học cơ sở là môn học bắt buộc đối với

sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh. Mục tiêu của môn học này là nhằm giúp cho sinh viên

nhận thức rõ về tâm lý lứa tuổi cũng như là nhu cầu học tập của học sinh ở bậc trung học cơ

sở. Đặc biệt, môn học này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức sâu hơn về phương

pháp giảng dạy tiếng Anh cho học sinh ở bậc trung học cơ sở liên quan tới việc tự học, chiến

lược học hiệu quả, dạy hệ thống ngôn ngữ và phát triển các kỹ năng. Trên cơ sở đó, sinh viên

sẽ được hướng dẫn cách quan sát, đánh giá quá trình học của học sinh và thiết kế các hoạt

động học phù hợp cho học sinh bậc trung học cơ sở.

3. Mục tiêu của môn học

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Sinh viên có thể hiểu một số khái niệm về lý luận dạy học Tiếng Anh nói chung.

+ Sinh viên có thể hiểu được những đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh bậc trung học cơ

sở.

+ Sinh viên sẽ được tiếp cận những phương pháp, cách thức dạy học hiệu quả cho học sinh

bậc trung học cơ sở.

- Mục tiêu về kỹ năng:

+ Sinh viên có kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục.

+ Sinh viên có kỹ năng tổ chức và phát triển tập thể lớp.

+ Sinh viên có kỹ năng đánh giá kết quả học tập của người học.

+ Sinh viên có kỹ năng thiết kế các hoạt động học phù hợp với người học.

- Mục tiêu về thái độ:

+ Sinh viên thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan tới môn học.

+ Sinh viên có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào công cuộc phát triển nghề nghiệp của

bản thân nói riêng và của xã hội nói chung.

138

Page 139: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

English teaching methodology for secondary education is one of the compulsory

subjects for English majors at pedagogy universities. The aim of this subject is to help English

majors to be aware of characteristics and learning needs of lower secondary pupils.

Particularly, this subject also provides students of English with theories of English teaching

methods in terms of learner autonomy, learner training, teaching the language system and

developing the language skills in more depth. Thenceforward, English majors will be guided

how to observe, how to assess the learning process of lower secondary pupils and how to

design learning activities suitable for these pupils.

5. Tài liệu học tập:

[1a] Hedge, T. (2000). Teaching and Learning in the language classroom. Oxford University

Press.

[2a] Lightbown, P.M & Spada, N. (2006). How languages are learned. Oxford University

Press.

[3a] To Thu Huong et al. (2011). An introduction to language learning methods. Vietnam

national university Hanoi.

6. Tài liệu tham khảo:

[1b] Oecd (2001). Improving lower secondary schools in Norway. Oxford University Press.

[2b] White, R. V. (1988). The ELT curriculum. Blackwell Publishers. Oxford OX4 1JF, UK.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7.2. Phần tập giảng

- Sinh viên soạn 2 giáo án.

- Sinh viên thực giảng 2 giáo án đã soạn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Chuyên cần + BT : 10%

- Kiểm tra giữa kỳ : 20%

- Phần giảng 2 giáo án : 20%

- Thi cuối kỳ : 50%

- Hình thức thi cuối kỳ : Thi tự luận

139

Page 140: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC:

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(ENGLISH TEACHING METHODOLOGY FOR HIGH EDUCATION)

Mã học phần: ETH321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 (1,1) Số tiết: Tổng: 30 LT: 15 TH: 30

Loại môn học : Bắt buộc

Các học phần tiên quyết : Phương pháp giảng dạy tiếng Anh trung học cơ sở

Môn học song hành : Không có

Bộ môn phụ trách : Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh bậc Trung học phổ thông là môn học bắt buộc đối

với sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh. Mục tiêu của môn học này là nhằm giúp cho sinh

viên nhận thức rõ về tâm lý lứa tuổi cũng như là nhu cầu học tập của học sinh ở bậc trung học

phổ thông. Đặc biệt, môn học này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức sâu hơn về

phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho học sinh ở bậc trung học phổ thông liên quan tới xây

dựng nội dung chương trình giảng dạy, dạy hệ thống ngôn ngữ, phát triển kỹ năng và cách

khai thác sách giáo khoa một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ được hướng dẫn cách

thiết kế bài giảng, bài kiểm tra và tổ chức các hoạt động học phù hợp cho học sinh bậc trung

học phổ thông.

3. Mục tiêu của môn học

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Sinh viên có thể hiểu một số khái niệm về lý luận dạy học Tiếng Anh nói chung.

+ Sinh viên có thể hiểu được những đặc điểm, nhu cầu học tập của học sinh bậc trung học phổ

thông.

+ Sinh viên sẽ được tiếp cận những phương pháp, cách thức dạy học hiệu quả.

- Mục tiêu về kỹ năng:

+ Sinh viên có kỹ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục trong khối trung học phổ

thông.

+ Sinh viên có kỹ năng vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

tiếng Anh.

+ Sinh viên có kỹ năng thiết kế bài giảng, chương trình giảng dạy.

+ Sinh viên có kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục.

- Mục tiêu về thái độ:

140

Page 141: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Sinh viên thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan tới môn học.

+ Sinh viên có ý thức vận dụng nội dung dạy học vào công cuộc phát triển nghề nghiệp của

bản thân nói riêng và của xã hội nói chung.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

English teaching methodology for high education is one of the compulsory subjects

for English majors at pedagogy universities. The aim of this subject is to help English majors

to be aware of characteristics and needs of upper secondary pupils. Particularly, this subject

also provides students of English with theories of English teaching methods in terms of

creating course content, teaching the language system, developing the language skills, and

making full use of textbooks in more details. Thenceforward, English majors will be guided

how to make lesson plans, how to design tests and how to set up learning activities suitable

for pupils at high schools.

5. Tài liệu học tập:

[1a] Harmer, J. (1998). How to teach English: An introduction to the Practice of English

language teaching. Hong Kong: Pearson Education.

[2a] Ur, P. (1996). A course in language teaching: Practice and Theory. Cambridge

University Press.

6. Tài liệu tham khảo:

[1b] To Thu Huong et al. (2012). ESL/ EFL classroom techniques and practices. Vietnam

national university Hanoi.

[2b] Woodward, Tessa (2001). Planning lessons and courses. Cambridge University Press.

[3b] Gy (2011). Upper secondary school. 106 47 Stockholm.

[4b] Metais, J. L. (2003). International developments in upper secondary education. INCA

Thematic Study No. 8. National foundation for educational research.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập.

7.2. Phần tập giảng

- Sinh viên soạn 2 giáo án.

- Sinh viên thực giảng 2 giáo án đã soạn.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

141

Page 142: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Chuyên cần + BT : 10%

- Kiểm tra giữa kỳ : 20%

- Phần giảng 2 giáo án : 20%

- Thi cuối kỳ : 50%

- Hình thức thi cuối kỳ : Thi tự luận

142

Page 143: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN MÔN HỌC: Phát triển chương trình Tiếng AnhEnglish Curriculum Development

Mã học phần: ECD341

1. Thông tin chung về môn học:Số tín chỉ: VD3(2,1) Số tiết: 30 Tổng : 30 LT: 25 TH: 10Thảo luận: Bài tập: Loại môn học: Bắt buộcBộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)Phát triển chương trình Tiếng Anh là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành dành cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ sở về phát triển chương trình, thiết kế chương trình và thiết kế đề cương môn học cũng như các kĩ năng cần thiết để thiết kế chương trình và đề cương môn học. Môn học cũng giúp cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh có được các kĩ năng cần thiết để đánh giá chương trình và đề cương môn học Tiếng Anh và các kĩ năng làm tự học, làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình. Qua đó, sinh viên sẽ có được thái độ đúng đắn với một nhiệm vụ thường xuyên của người giáo viên Tiếng Anh trong yêu cầu mới.

3. Mục tiêu của môn học:Sau khi hoàn thành môn học, người học sẽ đạt được3.1. Về kiến thức: - Các khái niệm cơ bản của Phát triển chương trình Tiếng Anh- Quy trình thiết kế chương trình Tiếng Anh- Quy trình xây dựng đề cương môn học3.2. Về kĩ năng:- Có kĩ năng cần thiết để đánh giá, nhận xét các chương trình và đề cương môn học Tiếng Anh hiện đang được sử dụng- Có kĩ năng cần thiết để bước đầu thiết kế chương trình và đề cương môn học Tiếng Anh- Có kĩ năng làm việc nhóm, cặp, độc lập để hoàn nghiên cứu, tự học và hoàn thiện các yêu cầu của môn học- Có kĩ năng thuyết trình và viết báo cáo3.3. Về thái độ:- Có thái độ đúng đắn với việc phát triển chương trình với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên của người giáo viên

143

Page 144: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật các thông tin khoa học chuyên ngành và đổi mới phương pháp dạy học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: English Curriculum Development is a compulsory, basic subject designed for the major of English Teaching. The course aims at providing students with the foundational knowldege of English curriculum development, curriculum design and syllabus design as well as essential skills in designing the curriculum and syllabus. Moreover, the course will prepare students for the capacity of evaluation of English curriculum and syllabus together with the capacity of self-study, cooperation and presentation. Through English Curriculum Development, students will develop appropriate attitude toward a frequent task of a teacher of English in the new context.

5. Tài liệu học tập:[1] Nation, I.S.P. & Macalister, J. (2010). Language Curriculum Design. New York: Routledge.

[2] Nunan, D. (1988) Syllabus Design. Oxford: Oxford University Press.6. Tài liệu tham khảo: [3] AMES, NSW (2003) The Certificates in Spoken and Written English, Sydney. [4] McKay, P. & A. Scarino (1991) The ESP Framework of Stages, Melbourne, Curriculum Corporation.

[5] Marsh, C. J., & Willis, G. (2007). Curriculum: Alternative approaches, ongoing issues (4thed.). Upper Saddle River, NJ: Merrill Prentice Hall. [6] Victorian Curriculum and Assessment Authority (VCCA) (2005) The ESL Companion to VELS, Melbourne.7. Nhiệm vụ của sinh viên:7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Thuyết trình theo nhóm- Báo cáo cá nhân: Tóm tắt tài liệu- Bài tập cá nhân: Thiết kế đề cương môn học- Yêu cầu cần đạt:+ Thuyết trình theo nhóm: Nhóm 4-5 sinh viên thuyết trình lại các ý tưởng đã

xây dựng trong poster về Phát triển chương trình Tiếng Anh. Poster phải bao gồm đầy

144

Page 145: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

đủ các nội dung phần Tổng quan về Phát triển chương trình, được trình bày logic, khoa học và bắt mắt. Bài thuyết trình theo nhóm không quá 7 phút, giới thiệu được các nội dung chính của poster và phải có sự tham gia bình đẳng của các thành viên trong nhóm.

+ Hoàn thiện 01 bản tóm tắt tài liệu, dài từ 1-12 trang. Sinh viên được lựa chọn để tóm tắt phần tài liệu đã được cung cấp cho Chương 2 hoặc chương 3. Bản tóm tắt tài liệu bao gồm 4 phần: Vị trí của tài liệu, Nội dung của tài liệu, Đánh giá tài liệu và Kế hoạch hành động của cá nhân.

+ Thiết kế 01 đề cương môn học (2-4 trang), sử dụng mẫu cho sẵn, hoặc mẫu sinh viên tự chọn có sự đồng ý của giảng viên. Đề cương môn học cần bao gồm các mục sau: mô tả tóm tắt nội dung môn học, thơi gian địa điểm của khóa học, mục tiêu, lịch trình lên lớp và kế hoạch đánh giá học sinh. 8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:+ Thuyết trình theo nhóm: 0,1+ Báo cáo cá nhân: 0,2+ Bài tập cá nhân: 0,2+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,5+ Hình thức thi: Viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

145

Page 146: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NGỮ PHÁP TỔNG HỢP(UNIVERSITY GRAMMAR OF ENGLISH)

Mã học phần: UGR431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT: 45

Loại môn học: Thay thể khóa luận tốt nghiệp

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Ngữ pháp tổng hợp Tiếng Anh là một trong ba môn học thay thế khóa luận tốt

nghiệp dành cho sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh. Môn học này cung cấp cho sinh

viên các kiến thức chuyên sâu về dạng thức, ngữ nghĩa và chức năng của các thành

phần của câu (chủ ngữ, động từ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ ), các lớp từ loại (danh từ,

động từ, tính từ, trạng từ, mạo từ, đại từ, giới từ, liên từ…), cụm từ (cụm danh từ, cụm

động từ, cụm giới từ…), các loại mệnh đề, các loại câu…. Kết thúc môn học sinh viên

có khả năng phân tích, sử dụng và kiến tạo các lớp từ loại, các cụm từ, các loại mệnh

đề và các kiểu câu. Môn học này góp phần hoàn thiện trình độ ngữ pháp tiếng Anh của

sinh viên, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn

ngữ nói riêng và năng lực ngôn ngữ nói chung. Đồng thời học tốt môn Ngữ pháp tổng

hợp, sinh viên sẽ có cơ sở để học tốt các môn học khác sau này.

3. Mục tiêu của môn học:

Mục tiêu của môn học này là:

a. Về kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về dạng thức, ngữ nghĩa và

chức năng của các thành phần của câu (chủ ngữ, động từ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ ),

các lớp từ loại (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, mạo từ, đại từ, giới từ, liên từ…),

cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm trạng từ, cụm giới từ), các loại

mệnh đề, các loại câu….

b. Về kĩ năng:

146

Page 147: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kết thúc môn học sinh viên có khả năng phân tích, sử dụng và kiến tạo các lớp

từ loại, các cụm từ, các loại mệnh đề và các kiểu câu.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

University Grammar of English is one of the three courses substituting student

graduation papers. This course provides students with in-depth knowledge of form,

meaning and function of sentence elements (subject, verb, object, complement,

adverbial), word classes (noun, verb, adjective, adverb, article, pronoun, preposition,

conjunction ...), phrases (noun phrases, verb phrases, prepositional phrases…), types

of clause, types of sentence. After the course students will be able to analyze, use and

create different word classes, phrases, clauses and sentences. This course helps

students enhance their proficiency of English Grammar, creating a solid foundation for

the development of linguistic competence.

5. Tài liệu học tập:

[1] Greenbaum, Sydney, and Randolph Quirk. A University Grammar of English

(Studentbook).

[2] Greenbaum, Sydney, and Randolph Quirk. A University Grammar of English

(Workbook).

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Jim Miller (2002), An Introduction to English Syntax, Edinburgh University Press.

[2] Quirk, Randolph & Sidney Greenbaum 1973. A University Grammar of English.

London: Longman.

[3] Quirk, Randolph, Sidney Greenbaum, Geoffrey Leech, & Jan Svartvik 1985. A

Comprehensive Grammar of the English Language. London: Longman.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:147

Page 148: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

a. Thảo luận, bài tập: 10%

b. Kiểm tra giữa học phần: 15%

c. Chuyên cần: 10%

d. Bài tập lớn, tiểu luận: 15%

e. Điểm thi kết thúc học phần: 50%

- Hình thức thi: thi viết tự luận

148

Page 149: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỪ VỰNG HỌC TIẾNG ANH(ENGLISH LEXICOLOGY)

Mã học phần: (ELE421)

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: 30

Loại môn học: Thay thể khóa luận tốt nghiệp

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Từ vựng học Tiếng Anh là một trong ba môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp

dành cho sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh. Môn học cung cấp cho sinh viên những

kiến thức cơ bản về từ vựng học Tiếng Anh. Môn học cũng giúp sinh viên mở rộng

vốn kiến thức về tiếng Anh phục vụ các mục đích nghề nghiệp khác nhau, đồng thời

giúp các em hiểu biết thêm về tương tác xã hội và ngôn ngữ. Môn học mô tả một cách

có hệ thống vốn từ vựng tiếng Anh bao gồm nguồn gốc, sự hình thành, cấu trúc ngữ

nghĩa, các nguyên tắc chính làm cơ sở để phân loại từ vựng thành các nhóm khác

nhau, và các quy luật về bổ sung vốn từ vựng. Sinh viên được làm quen với những vấn

đề về từ vựng và việc biên soạn từ điển. Sau khóa học, các em cũng có thể thảo luận,

phân tích và nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến từ vựng học; từ đó góp phần

chuẩn bị cho các em có khả năng nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan và

thực hành giảng dạy.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khóa học, sinh viên có thể:

a. Về kiến thức:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng học như từ nguyên, sự hình

thành, cấu trúc ngữ nghĩa, các nguyên tắc chính làm cơ sở để phân loại từ vựng thành

các nhóm khác nhau, và các quy luật về bổ sung vốn từ vựng…

b. Về kĩ năng:

- Xác định được nguồn gốc của từ, các loại và mức độ đồng hóa của các từ

mượn, xác định cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của từ, nêu rõ được loại hình cấu tạo

từ, xác định được ý nghĩa của từ trong những ngữ cảnh khác nhau…

149

Page 150: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Nhận ra và nhận xét về các hiện tượng từ vựng khác nhau trong văn bản;

- So sánh sự giống và khác nhau của từ vựng trong Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ;

- Phân tích và nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến từ vựng học; từ đó phát

triển khả năng nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực liên quan và thực hành giảng dạy.

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

English Lexicology is one of the three courses substituting student graduation

papers. This course provides students with the fundamentals of English lexicology. It

also further extends their repertoire of English for professional purposes as well as

contributes to their understanding of social and linguistic interaction. The course

strives to provide a systematic description of the Modern English word-stock including

its origins, its formation, its semantic structure, the main principles underlying the

classification of vocabulary units into various groupings, and the laws governing the

replenishment of the vocabulary; familiarize students with fundamental lexicological

and lexicographic problems in the broader linguistic and socio-cultural context; help

students acquire language and a meta-language which will enable them to discuss,

analyze and research lexicological phenomena in a wider linguistic context; focus

students' attention on professionally-oriented aspects of English in order to contribute

to their preparation for scientific research and teaching practice.

5. Tài liệu học tập:

[1] Hoang Tat Truong (1993) Basic English Lexicology.

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Plag, I., Word-formation in English, Cambridge UP, 2003

[2] Adams, V., Complex Words in English, Longman-Pearson, 2001

[3] Bauer, L., Huddleston, R., Lexical word-formation. (pp. 1621-1721) In:

Huddleston, R.,

[4] Arnold, I.V., The English Word, Moscow, 1986

[5] Bauer L.: English Word Formation, Cambridge UP, 1983

[6] Bauer, L., Watching English Change, Longman, 1994

150

Page 151: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

[7] Bauer, L., A Glossary of Morphology, Edinburgh: Edinburgh University Press,

2004

[8] Cowie, A.P., Phraseology, Oxford UP, 1998

[9] Crystal, D., The Cambridge Encyclopedia of the English Language, 1995

[10] Lipka, L, English Lexicology, Gunter Narr, 2002 , An Outline of English

Lexicology

[11] Peprník J., English Lexicology, Olomouc, 2004 (skripta)

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

a. Thảo luận, bài tập: 10%

b. Kiểm tra giữa học phần: 15%

c. Chuyên cần: 10%

d. Bài tập lớn, tiểu luận: 15%

e. Điểm thi kết thúc học phần: 50%

- Hình thức thi: thi viết tự luận

151

Page 152: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH(TESTING AND ASSESSMENT IN ENGLISH LANGUAGE TEACHING)

Mã học phần: ETA421

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 Số tiết: Tổng : 30 LT: 30 Loại môn học: Thay thể khóa luận tốt nghiệpCác học phần tiên quyết: Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học, Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh THCS, Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh THPTBộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Kiểm tra đánh giá trong dạy học Tiếng Anh là một trong ba môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh các kiến thức, kỹ năng và công cụ cần thiết để các em có thể đánh giá được quá trình học tập của học sinh, hiệu quả giảng dạy của mình, và mức độ thành công của chương trình một cách chính xác nhất. Để làm được điều này, các em sẽ cần phải có hiểu biết về các khái niệm lý thuyết cơ bản và các vấn đề về đánh giá ngôn ngữ, cũng như năng lực trong việc tự mình tạo ra hoặc lựa chọn đúng những công cụ đánh giá sẵn có, viết báo cáo và phân tích các kết quả đánh giá.

Đặc biệt, học phần cũng đi sâu phân tích các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học Tiếng Anh như các nội dung về Từ vựng – Ngữ pháp và bốn kỹ năng trong học tập ngoại ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết, các bước cơ bản trong thiết kế một bài kiểm tra tiếng Anh phù hợp với yêu cầu của chương trình và trình độ người học.

3. Mục tiêu của môn học:

Kết thúc học phần, người học a. Về kiến thức:- Nắm được các kiến thức cơ bản về các phương pháp, các công cụ, các dạng

bài kiểm tra đánh giá trong dạy học tiếng Anh, kỹ thuật và cách thức soạn bài kiểm tra, cách xây dựng tiêu chí đánh giá;

b. Về kĩ năng:- Có khả năng hoặc lựa chọn đúng những công cụ đánh giá sẵn có;

152

Page 153: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Có khả năng biên soạn các kiểu đề kiểm tra và đề thi môn tiếng Anh về các nội dung như Từ vựng – Ngữ pháp và bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết để kiểm tra và đánh giá nhiều đối tượng học sinh khác nhau;

- Có khả năng xây dựng tiêu chí đánh giá và tiêu chi cho điểm;- Có khả năng viết báo cáo và phân tích các kết quả đánh giá.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Testing and Assessment in English Language Teaching is one of the three courses substituting student graduation papers. This course aims to provide pre-service teachers with the necessary knowledge, skills, and tools that will allow them to make good decisions about how best to evaluate their students’ learning, the effectiveness of their own teaching, and the degree of success of their programs. In order to do this, they will need an understanding of the basic theoretical concepts and issues in language assessment, and a degree of competency in creating their own – or making the right choice among those readily available – assessment tools, and in reporting and interpreting assessment results. 

Specifically, the course is also a detailed analysis of testing and assessment techniques in English language teaching in such areas as Vocabulary and Grammar and in the four skills of language learning: Listening, Speaking, Reading, and Writing, as well as the basic steps in designing an English test in accordance with the requirements of the curriculum and the learners’ levels.

5. Tài liệu học tập:

[1] Heaton, J.B. (1988), Writing English Language Tests, 2nd Edition, Longman.

[2] Heaton, J.B. (1990), Classroom Testing, Longman.

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Alderson, J.C. (2005). Assessing Reading. Cambridge University Press.[2] Brown, D. H. (2004). Language Assessment: Principles and Classroom Practices. The US: Longman [3] Buck, G. (2001). Assessing Listening. Cambridge University Press.[4] Hughes, A. (1989). Testing for Language Teachers. Cambridge University Press.[5] Madsen, H.S. (1983). Techniques in Testing. Oxford University Press. [6] McNamra, T. (2000). Language Testing. Oxford University Press.[7] Underhill, N. (2004). Testing Spoken Language. Cambridge University Press.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp 80 % tổng số thời lượng của học phần.

153

Page 154: dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/khoa-ngoai-ngu.doc · Web viewĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Chuẩn bị thảo luận.- Hoàn thành các bài tập được giao.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:a. Chuyên cần: 10%b. Thuyết trình theo nhóm (4 hoặc 5 sinh viên): 10%c. Soạn 06 đề thi (Từ vựng, Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc, Viết, và Tổng hợp): 30%

- Điểm thi kết thúc học phần: 50% Hình thức thi: thi viết tự luận

154