77
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHBK-KHTC ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa) 1 DỰ THẢO (09/2012)

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHBK-KHTC ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa)

1

DỰ THẢO(09/2012)

Page 2: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.....................................................................5Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.....................................................5Điều 2. Căn cứ xây dựng Quy chế................................................................................5Điều 3. Phạm vi và nguyên tắc thực hiện.....................................................................7

3.1. Phạm vi...............................................................................................................73.2. Nguyên tắc thực hiện:.........................................................................................8

CHƯƠNG II : CÁC NGUỒN THU CỦA TRƯỜNG......................................................8Điều 4. Các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước...................................................8

4.1. Nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước (NSNN).......................84.2. Các nguồn kinh phí NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể....................8

Điều 5. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp...................................................................85.1. Các khoản thu từ hoạt động đào tạo – thu học phí, lệ phí..................................95.2. Các khoản thu từ các đơn vị và dự án gắn với hoạt động sự nghiệp của trường9

Điều 6. Nguồn thu khác..............................................................................................10CHƯƠNG III : CÁC NỘI DUNG CHI CỦA TRƯỜNG..............................................10

Điều 7. Quy định trích lập các quỹ.............................................................................10Điều 8. Chi tiền lương, tiền công và phụ cấp theo lương...........................................12

8.1. Tiền lương........................................................................................................128.2. Tiền công..........................................................................................................138.3. Tiền làm thêm giờ............................................................................................138.4. Phụ cấp.............................................................................................................14

Điều 9. Phân phối Thu nhập tăng thêm của Trường..................................................159.1. Nguyên tắc phân phối Thu nhập tăng thêm của Trường..................................159.2. Căn cứ để chi trả Thu nhập tăng thêm hàng tháng và cuối năm của cá nhân. .159.3. Quy định về Hệ số Thu nhập tăng thêm...........................................................17

Điều 10. Định mức lao động, nguyên tắc tổ chức đánh giá, và các quy định điều chỉnh phân phối Thu nhập tăng thêm...................................................................................18Điều 11. Nguyên tắc chi thù lao giảng dạy.................................................................21

11.1. Thù lao giảng dạy trong kế hoạch nghĩa vụ...................................................2111.2. Thù lao giảng dạy ngoài kế hoạch nghĩa vụ...................................................2111.3. Thù lao giảng dạy các lớp đặc biệt – dạng dự án...........................................21

Điều 12. Chi quản lý phí và hỗ trợ hoạt động các đơn vị...........................................2212.1. Chi quản lý phí cho các đơn vị liên quan đến hoạt động đào tạo trong nhiệm vụ.................................................................................................................................2212.2. Chi phí tổ chức lớp và quản lý phí cho các đơn vị liên quan đến hoạt động đào tạo ngoài kế hoạch nghĩa vụ.............................................................................23

Điều 13. Chi nghiệp vụ chuyên môn..........................................................................2313.1. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu hoạt động đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ........2313.2. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu các hoạt động đào tạo ngoài nghĩa vụ...............24

2

Page 3: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

13.3. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu các hoạt động đào tạo theo dự án......................2413.4. Chi quản lý và sử dụng xe ô tô.......................................................................2413.5. Chi quản lý và sử dụng các thiết bị và phương tiện thông tin liên lạc...........2413.6. Chi văn phòng phẩm, vật tư, và dụng cụ vệ sinh...........................................2513.7. Chi cho tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước...............................................2513.8. Công tác phí trong nước, ngoài nước.............................................................2513.9. Chi hỗ trợ NCKH cho cán bộ trẻ....................................................................28Điều 14. Chi hoạt động đoàn thể, văn thể và y tế...................................................28

CHƯƠNG IV. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN THU VÀ CHI CỦA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG.......................................................29

Điều 15. Đối với các đơn vị tự chủ hoàn toàn hoạt động trong Trường.....................29Điều 16. Đối với các đơn vị có thu trực thuộc Trường...............................................29

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................................................................32Điều 17. Quy định về việc tổ chức thực hiện.............................................................32

17.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng Kế hoạch Tài chính.............................3217.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận phụ trách Đào tạo.............................3217.3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng Tổ chức Hành chính............................3217.4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị các cấp.............................3217.5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban Kinh tế....................................................3317.6. Khen thưởng và kỷ luật..................................................................................3317.7. Báo cáo và lưu trữ..........................................................................................33

Điều 18. Quyền lợi của người lao động trong Trường...............................................3318.1. Quyền lợi cơ bản............................................................................................3318.2. Các quyền lợi khác.........................................................................................3418.3. Quyền lợi của người lao động khi nghỉ theo chế độ:.....................................35

Điều 19: Nguyên tắc điều chỉnh Qui chế....................................................................36Phụ lục 1 Đơn giá chuẩn..................................................................................................37Phụ lục 2 Qui định về Phụ cấp riêng của trường..........................................................37Phụ lục 3 Quy định về định mức lao động.....................................................................39Phụ lục 3A Quy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 1 của

CBGD và CBNC...........................................................................................43Phụ lục 3B Quy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 2 của

CBGD và CBNC...........................................................................................46Phụ lục 3C Quy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 3 của

CBGD và CBNC...........................................................................................49Phụ lục 4 Bảng phân bổ nguồn thu học phí đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ.............51Phụ lục 5 Bảng phân bổ nguồn thu học phí từ đào tạo ngoài nhiệm vụ......................51Phụ lục 6 Bảng phân bổ các nguồn thu khác............................................................51Phụ lục 7 Quy định phân chia quản lý phí cho các đơn vị hành chính thuộc Trường

.......................................................................................................................52Phụ lục 8 Đơn giá các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho công tác đào tạo.................53

PL8.1. Hoạt động coi thi/kiểm tra...........................................................................53PL8.2. Tiền chấm bài thi.........................................................................................53

3

Page 4: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

PL8.3. Đơn giá dịch vụ quản lý và phục vụ lớp học ngoài giờ...............................53Phụ lục 9 Danh sách các đơn vị hoạt động trong Trường........................................54Phụ lục 10 Quy định chi từ Quỹ Phúc lợi.......................................................................55

4

Page 5: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

CHƯƠNG I : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộTrường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.HCM là một đơn vị sự nghiệp tự

đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Quy chế chi tiêu nội bộ quy định về chế độ, tiêu chuẩn, và định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong Trường Đại học Bách Khoa (sau đây được gọi ngắn gọn là “Trường”).

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm các mục đích:

Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị để thực hiện hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao.

Là căn cứ để phân phối các khoản thu nhập cá nhân trong trường, công khai hóa chế độ phân phối thu nhập cá nhân để khuyến khích cán bộ, viên chức trong đơn vị chủ động và linh hoạt hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Là căn cứ để quản lý và thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước và của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập của Trường.

Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.

Điều 2. Căn cứ xây dựng Quy chế Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM được

thực hiện dựa trên các quy định pháp luật hiện hành:

Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2004 của Quốc hội nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI.

Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

Thông tư số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu.

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 08/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

5

Page 6: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 về việc Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài sản Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu chung;

Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng NSNN.

Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN;

Thông tư số 153/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính.

Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.

Luật Cán bộ, Công chức (2008).

Thông tư 142/2009/TT-BTC ngày 14/7/2009, phần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.

Thông tư 172/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi (lần 2) một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006.

Thông tư liên tịch 220/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 20/11/2009 hướng dẫn quản lý tài chính đối với kinh phí thực hiện Chương trình tiên tiến.

Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 6/7/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 36/2010/TT- BGDĐT ngày 15/12/2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.

Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 6/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Luật Viên chức (2011).

6

Page 7: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Thông tư 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài Chính về Chế độ công tác phí cho Cb đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

Các văn bản hướng dẫn của Đại học Quốc gia TP HCM.

Các quyết định hiện hành của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa.

Điều 3. Phạm vi và nguyên tắc thực hiện

3.1. Phạm viQuy chế Chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Bách khoa:

bao gồm những nội dung chi theo quy định của Nhà nước và những nội dung chi khác theo đặc thù của Trường.

được phổ biến rộng rãi trong toàn trường, có sự thống nhất của Công đoàn trường;

được gửi lên Đại học Quốc gia TP.HCM để thẩm định dự toán, phê duyệt quyết toán, và

được gửi Kho bạc Nhà nước nơi trường mở tài khoản giao dịch làm cơ sở pháp lý kiểm soát thu-chi.

Đơn vị sử dụng kinh phí trong trường:

phải tuân thủ các quy định về quản lý tài chính, mở sổ sách theo dõi theo sự hướng dẫn của phòng Kế hoạch Tài chính.

được chủ động đề xuất việc sử dụng phần kinh phí được giao trình Ban Giám hiệu xem xét quyết định thông qua các phòng ban chức năng;

không được dùng kinh phí của trường để mua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng cho cá nhân hoặc cho cá nhân mượn bất cứ dưới hình thức nào.

Các khoản không khoán chi, thuộc ngân sách nhà nước, phải thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước hiện hành, bao gồm:

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp ĐHQG-HCM, cấp ngành;

Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức (nếu có);

Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

7

Page 8: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp đào tạo và KHCN theo dự án và theo kế hoạch hàng năm;

Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Nguyên tắc thực hiện:

Quy chế Chi tiêu nội bộ (QC CTNB) do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong Trường và có ý kiến thống nhất của Đảng ủy và BCH Công đoàn Trường.

ĐHBK là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động nên Hiệu trưởng được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC).

Văn bản hoàn chỉnh của Quy chế sau khi được phê duyệt phải gửi báo cáo Đại học Quốc Gia, và gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát.

Thực hiện công khai tài chính hàng năm tại Hội nghị CBVC Trường về các nội dung thu chi và thực hiện QC CTNB. Ban Kinh tế họp thường kỳ có trách nhiệm xem xét và đề xuất các điều chỉnh QC CTNB cho phù hợp với điều kiện cụ thể hoạt động cụ thể của nhà Trường.

Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm việc thực hiện những điều mục của QC CTNB liên quan đến đơn vị mình.

Các đơn vị trực thuộc trường có tài khoản riêng, có trách nhiệm xây dựng Quy chế Chi tiêu nội bộ riêng trình Hiệu trưởng duyệt (thông qua Ban Kinh tế của Trường).

CHƯƠNG II : CÁC NGUỒN THU CỦA TRƯỜNG

Điều 4. Các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước Trường thống nhất quản lý toàn bộ các nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước

cấp bao gồm cả kinh phí thường xuyên và không thường xuyên (theo nhiệm vụ cụ thể).

4.1. Nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước (NSNN)Ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí chi hoạt động thường xuyên - do cấp có

thẩm quyền giao hàng năm (ổn định theo thời kỳ 3 năm, hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định). Nguồn kinh phí này, đến cuối năm, nếu trường chưa sử dụng hết được phép chuyển sang năm sau.

4.2. Các nguồn kinh phí NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ cụ thểCác nguồn kinh phí do NSNN cấp theo các nhiệm vụ cụ thể (nêu ở 3.1) được thực

hiện theo dự toán được duyệt, không cân đối vào nguồn kinh phí thường xuyên thu từ hoạt động sự nghiệp của trường. Kinh phí NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, cuối năm không sử dụng hết phải nộp trả ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.

8

Page 9: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Điều 5. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệpThu sự nghiệp là khoản thu gắn liền với chức năng hoạt động sự nghiệp của Trường

và của các đơn vị cụ thể được Trường giao phó. Tất cả những khoản thu không nằm trong quy định chung của Nhà nước nhưng đã được Trường phê duyệt chấp thuận cho thu nhằm đảm bảo chi phí hoạt động và thu nhập tăng thêm cho đơn vị sẽ được đưa vào mục hoạt động sự nghiệp và dịch vụ có thu. Đơn vị có thu này sẽ trích nộp quản lý phí cho trường theo quy định ở Chương IV.

Trường thống nhất quản lý toàn bộ các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp cấp Trường. Hiệu trưởng quyết định việc bố trí kinh phí và giao cho thủ trưởng các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập và tăng các khoản phúc lợi chung của Trường.

Nguồn thu từ các hoạt động thuộc chức năng sự nghiệp của đơn vị và các dự án được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm chung, thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính và báo cáo đầy đủ cho nhà trường theo quy định ở Chương IV.

Tổng các nguồn thu nói trên được Trường dùng để trang trải các chi phí thường xuyên (không thuộc khoản chi của ngân sách Nhà nước), đóng nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước và quy định của ĐHQG Tp.HCM, phân bổ về các quỹ của Trường để trang trải cho các khoản chi phí hoạt động khác và chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong Trường (được quy định cụ thể trong Chương III của Quy chế này).

5.1. Các khoản thu từ hoạt động đào tạo – thu học phí, lệ phí a. Thu học phí theo quy định đối với người theo học để nhận một văn bằng thuộc các

bậc học từ cao đẳng tới tiến sĩ với các loại hình đào tạo chính quy và không chính quy – diện đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ theo danh mục thuộc Phụ lục 4 (Quy định các khoản chi từ nguồn này).

Mức học phí do Hiệu trưởng quyết định và được thông báo định kỳ tới người học theo một trong hai dạng:

Các loại học phí trọn gói được tính cho một học kỳ, một năm học hay cả khóa đào tạo;

Các loại học phí tính chi tiết theo số môn học mà sinh viên đăng ký học – căn cứ trên số tín chỉ học phí (TcHP) hoặc số tiết của môn học và định mức học phí cơ bản quy định cho 01 TcHP hay 01 tiết của lớp học tương ứng quy định tại Phụ lục 1.

b. Thu học phí các loại hình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn diện không cấp bằng – tất cả các hoạt động đào tạo ngoài kế hoạch nghĩa vụ (Phụ lục 5 - Quy định các khoản chi từ nguồn này). Mức thu do Hiệu trưởng quyết định theo đề xuất của đơn vị tổ chức lớp trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí phù hợp với khả năng của người học và quyền lợi của Trường.

Mức học phí của mỗi đợt/khóa đào tạo phải được công bố cùng với thông báo mở lớp - theo một trong hai dạng học phí nêu ở mục 5.1.a trên đây, để người học có cơ sở cân nhắc quyết định khi theo học.

9

Page 10: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

c. Thu lệ phí tuyển sinh và khác khoản thu đặc thù khác theo quy định của Trường và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

5.2. Các khoản thu từ các đơn vị và dự án gắn với hoạt động sự nghiệp của trường a. Thu từ các chương trình, dự án liên kết đào tạo dài hạn với các tổ chức trong và

ngoài nước. Mức thu căn cứ theo các hợp đồng đã ký kết hoặc do Hiệu trưởng quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế và có khấu hao - tích lũy.

b. Thu từ các hoạt động sự nghiệp thuộc chức năng sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc Trường, trong đó bao gồm cả Xưởng in và Tổ giáo trình thuộc Ban Thư viện - Xuất bản, Ký túc xá Bách khoa...

c. Thu từ các hoạt động khai thác cơ sở vật chất, mặt bằng, phòng ốc, khuôn viên trong Trường, cung ứng dịch vụ trong đó bao gồm cả Khu thương mại KTX Bách khoa. (Đơn giá do các đơn vị chức năng của Trường được giao quản lý đề xuất và được Hiệu trưởng duyệt).

d. Thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng theo đặt hàng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

e. Thu từ các dự án liên kết hoặc hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, có vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đối với các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế, khoản thu có thể dưới hình thức là máy móc thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất, và những tài sản còn lại sau khi kết thúc dự án.

f. Thu từ các hoạt động có sở hữu trí tuệ, sử dụng bản quyền, tên hiệu của trường Đại học Bách Khoa.

g. Các khoản thu hợp pháp khác mà Trường được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật như: thu từ các nghiệp vụ tài chính, tiền thanh lý thiết bị, v.v…

Các nguồn thu này và quy định chi từ các nguồn thu này được nêu trong Phụ lục 6.

Điều 6. Nguồn thu khác a. Thu tài chính từ các công ty trong Trường, các đơn vị hạch toán độc lập hoạt động

trong Trường.

b. Thu vay vốn hợp pháp từ các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động thường xuyên, cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành của pháp luật.

c. Thu từ tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà biếu, tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước: Đơn vị được sử dụng theo đúng mục đích đã xác định với nhà tài trợ sau khi trình Hiệu trưởng phê duyệt dự toán chi.

Các nguồn thu này và quy định chi từ các nguồn thu này được nêu trong Phụ lục 6.

10

Page 11: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

CHƯƠNG III : CÁC NỘI DUNG CHI CỦA TRƯỜNG

Điều 7. Quy định trích lập các quỹ Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC,

hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của nhà nước và cơ quan cấp trên, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (chỉ tính thu, chi của các hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng) của Trường - T sẽ được trích lập các quỹ sau:

_ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (Q1). Quỹ này dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho người lao động; được sử dụng góp vốn liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, với khả năng của Trường và quy định của pháp luật.

_ Thu nhập tăng thêm cho người lao động (Q). Theo hướng dẫn trong Thông tư 71/2006-TT-BTC (Mục 2), Trường ĐHBK là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức Thu nhập tăng thêm trong năm, không quá 2 lần tổng tiền lương theo ngạch-bậc và chức vụ trong năm do Nhà nước quy định, sau khi đã thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm – các chi tiết được nêu trong Điều 9 của Quy chế này.

_ Quỹ Khen thưởng và Quỹ Phúc lợi (được ký hiệu chung là Q2). Hai quỹ này dùng để động viên khuyến khích và đãi ngộ người lao động căn cứ trên thành tích làm việc, thi đua, và cống hiến cho Trường. Bên cạnh nguồn từ ngân sách Nhà nước và trích từ T, hai Quỹ này còn có thể có nguồn bổ sung trực tiếp từ các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, cũng như các nguồn hợp pháp khác cho mục đích cụ thể liên quan đến người lao động (theo Thông tư 71/2011/TT-BTC).

Quỹ Khen thưởng dùng để thưởng định kỳ và đột xuất cho tập thể và cá nhân trong và ngoài Trường. Mức trích lập Quỹ này không vượt quá 20% tổng Quỹ tiền lương ngạch-bậc của số CBVC trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm.

Quỹ Phúc lợi dùng để hỗ trợ và đãi ngộ người lao động.

_ Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập (Q3). Quỹ này dùng để đảm bảo ổn định thu nhập của người lao động trong Trường, hỗ trợ người lao động có mức lương thấp (hệ số lương nhỏ hơn hoặc bằng 3,0). Khoản chênh lệch dôi dư hoặc thiếu hụt giữa quỹ Thu nhập tăng thêm và thực chi Thu nhập tăng thêm cho người lao động trong năm cũng sẽ được bổ sung vào quỹ này (khi có dôi dư) để tích lũy cho năm sau hoặc trích chi từ quỹ này (khi có thiếu hụt).

7.1. Trích lập các quỹ trong trường hợp chênh lệch T lớn hơn một lần Qcb Phần chênh lệch này được sử dụng theo trình tự ưu tiên sau:

a. Trích tối thiểu 25% cho lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp.

b. Trả Thu nhập tăng thêm cho người lao động.

c. Trích lập các Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi (mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm).

11

Page 12: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

d. Trích lập Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập (mức trích do Hiệu trưởng quyết định).

7.2. Trích lập các quỹ trong trường hợp chênh lệch T bằng hoặc nhỏ hơn một lần Qcb

Trường sẽ quyết định theo thứ tự ưu tiên sau (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Nghị định 43 và Khoản 4, Mục VIII của Thông tư 71):

a. Trả Thu nhập tăng thêm cho người lao động;

b. Trích lập các quỹ theo quyết định của Hiệu trưởng: Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi), các Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi, Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập.

7.3. Tổng quỹ lương và thu nhập khác có tính chất lương hàng năm của TrườngTiền lương và thu nhập khác có tính chất lương được chi trả thực tế hàng năm bao

gồm:

a. Lương cơ bản theo ngạch bậc và chức vụ theo quy định của Nhà nước, do NSNN cấp; và

b. Thu nhập tăng thêm tùy thuộc vào mức chênh lệch giữa thu và chi thường xuyên của Trường, không vượt mức trần do Nhà nước quy định (Xem chi tiết trong Điều 9).

Tổng quỹ lương và thu nhập có tính chất lương Q = Lương cơ bản theo ngạch bậc và chức vụ Qcb + Thu nhập tăng thêm Q

Tổng quỹ lương và thu nhập có tính chất lương thực tế hàng năm của trường (Q) tối đa không được vượt quá 3 lần quỹ lương cơ bản Qcb .7.4 Đối tượng được hưởng các khoản chi từ các quỹ và Thu nhập tăng thêm của

TrườngNgười lao động được hưởng các quyền lợi đề cập tới trong Quy chế này bao gồm:

các CBVC, giảng viên, nghiên cứu viên thuộc diện biên chế và diện ký hợp đồng Trường dài hạn (từ 1 năm trở lên) đang làm việc và hưởng lương theo chế độ ngạch, bậc tại Trường.

Lao động hợp đồng khoán, hợp đồng ngắn hạn (< 1 năm) của Trường, và hợp đồng đơn vị không thuộc đối tượng được hưởng các khoản Thu nhập tăng thêm của Trường theo quy chế này.

Sau đây là các quy định chi của Trường, chủ yếu được phân loại theo các hoạt động được chi thường xuyên hàng năm. Các khoản chi này được trừ ra trước khi trích lập các quỹ nêu trên. Những khoản chi được quy định trích chi từ các quỹ của Trường cũng sẽ được phát biểu ở đầu mỗi Điều quy định của Chương này.

Điều 8. Chi tiền lương, tiền công và phụ cấp theo lươngCác khoản chi trả công lao động hàng tháng bao gồm: tiền lương, tiền công, tiền

làm thêm giờ, và các phụ cấp theo lương. Các khoản chi này được trích từ nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho cán bộ viên chức (CBVC) theo quy định trong Điều 15 nghị định 43/2006/NĐ-CP và trích từ quỹ Thu nhập tăng thêm của Trường theo quy định riêng của Trường.

12

Page 13: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

8.1. Tiền lươngQuỹ tiền lương ngạch bậc và chức vụ, làm cơ sở để tính hạn mức tổng thu nhập tăng

thêm trong năm của Trường, bao gồm:

a. Tiền lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung: Tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của người lao động trong đơn vị (bao gồm lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

b. Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặc nâng bậc trước thời hạn (nếu có).

Quỹ lương theo ngạch bậc và chức vụ của Trường trong một năm (Qcb), không bao gồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc, được tính như sau:

Qcb = Mcb x HsL x SoBC x 12 thángTrong đó:

Mcb: là Mức lương cơ bản tối thiểu theo qui định của nhà nước theo Nghị định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

HsL: là Hệ số lương cơ bản trung bình + Phụ cấp lương bình quân đối với 1 lao động biên chế hoặc hợp đồng Trường (không bao gồm các phụ cấp không được xác định theo lương hàng tháng như Phụ cấp làm/trực đêm, Phụ cấp làm thêm giờ,…). Hệ số này do Hiệu trưởng quyết định, theo đề xuất của Phòng Kế hoạch-Tài chính theo nguyên tắc lấy trung bình cộng của tổng các hệ số lương và phụ cấp lương so với tổng số người lao động được hưởng lương trong Trường.

SoBC: là số lượng biên chế được duyệt cho Trường ĐHBK (bao gồm cả số hợp đồng Trường trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định), theo quyết định hiện hành của Đại học Quốc gia.

Quỹ tiền lương ngạch bậc, chức vụ được lấy làm cơ sở để tính hạn mức chi trả tổng thu nhập tăng thêm trong năm cho người lao động của Trường.

8.2. Tiền côngTiền công lao động ngắn hạn do Hiệu trưởng quyết định bao gồm:

Tiền trả cho người lao động theo hợp đồng công nhật, theo vụ việc và hợp đồng khoán gọn theo thỏa thuận của hai bên.

Tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm).

Theo nhu cầu công việc, Hiệu trưởng ký hợp đồng lao động ngắn hạn với người lao động theo Luật lao động. Mức chi trả do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, trình độ chuyên môn và yêu cầu cụ thể của công việc.

Đối tượng được chi trả gồm: lao động phổ thông, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (theo bằng cấp và tay nghề), giảng viên ngắn hạn (theo thâm niên, học hàm, học vị).

13

Page 14: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

8.3. Tiền làm thêm giờ Trường thanh toán tiền làm thêm giờ cho những công việc phục vụ nhu cầu thiết yếu

của nhà trường, bao gồm cả lao động biên chế và hợp đồng, không quá 200 giờ/người/năm, ngoài thời gian làm việc chính thức (Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 3/6/2003).

Với các công việc mang tính đặc thù phải làm việc theo ca hoặc mặc định làm ngoài giờ hành chính như trực y tế, lái xe, vệ sinh, thư viện, bảo vệ, giám thị, trực ký túc xá,… nếu tháng nào người lao động phải làm ngoài giờ hành chính nhiều hơn số giờ định mức đối với công việc đó thì sẽ được tính tiền làm thêm giờ - công thức tính:

Tiền làm thêm giờ = Lương giờ thực trả x H% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Lương giờ thực trả = Tiền lương tháng thực trả / Số giờ làm việc trong tháng

Số giờ làm việc trong tháng = 8 giờ/ngày x 20 ngày = 160 giờ, (số ngày làm việc trung bình trong 1 tháng tính là 20 ngày);

Tiền lương tháng thực trả = Mức lương tháng trong Hợp đồng lao động, (không tính thưởng và phụ cấp);

H% : Hệ số ngoài giờ = 150% nếu làm ngoài giờ hành chính ngày thường;

= 200% nếu làm việc vào thứ bảy, chủ nhật;

= 300% nếu làm việc vào các ngày nghỉ Lễ, Tết.

Điều kiện thanh toán: bảng chấm công lao động và đánh giá chung của cán bộ quản lý trực tiếp. Riêng đối với các công việc giảng dạy và công tác chuyên môn có liên quan tới giảng dạy áp dụng các quy định riêng mà không tính làm thêm giờ theo công thức trên.

8.4. Phụ cấpPhụ cấp cho người lao động trong Trường bao gồm 2 nhóm:

a. Nhóm phụ cấp cơ bản theo quy định của Nhà nước – chi từ nguồn kinh phí Nhà nước bao gồm: Phụ cấp công vụ, Phụ cấp ưu đãi giáo viên, Phụ cấp ưu đãi viên chức hành chính, Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, Phụ cấp thâm niên vượt khung, Phụ cấp độc hại, Trợ cấp viên chức có mức lương thấp, v.v… được chi trả kèm theo lương, theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b. Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của Trường và các đơn vị, được áp dụng cho các CBVC kiêm nhiệm, được cấp hàng tháng. Hệ số cho từng vị trí quản lý và lãnh đạo được quy định ở Phụ lục 2. Đơn giá của hệ số tính Phụ cấp trách nhiệm được nêu trong Phụ lục 1, và được cập nhật theo quyết định của Hiệu trưởng. Phụ cấp này được chi từ Thu nhập tăng thêm của Trường.

Trường sẽ cấp bổ sung phụ cấp trách nhiệm về đơn vị để thủ trưởng điều phối trong một số trường hợp sau:

Nếu người lao động nghỉ chế độ (thai sản, bệnh,…) hoặc có quyết định cử đi công tác ngắn hạn (dưới 1 năm) thì cấp 100% khoản Phụ cấp trách nhiệm có liên quan về đơn vị để thủ trưởng điều phối.

14

Page 15: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Nếu người lao động nghỉ việc đột xuất (vì lý do cá nhân) hoặc đi công tác dài hạn từ 1 năm trở lên thì Trường cấp 50% khoản Phụ cấp trách nhiệm có liên quan về đơn vị để thủ trưởng điều phối cho tới khi có người thay thế và tối đa không quá 06 tháng.

Điều 9. Phân phối Thu nhập tăng thêm của Trường

9.1. Nguyên tắc phân phối Thu nhập tăng thêm của TrườngQuyết định chi Thu nhập tăng thêm (TNTT) cho cá nhân người lao động được

công khai trong Trường theo nguyên tắc người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho đơn vị và trường thì được hưởng cao hơn. Hiệu suất công tác được căn cứ trên Quy định về Định mức lao động của trường đối với các nhóm chức danh theo qui định của Bộ GD-ĐT, được nêu trong Phụ lục 3. Các khoản chi được trích từ Thu nhập tăng thêm của toàn Trường (Q), bao gồm:

(1) Phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ quản lý và lãnh đạo của Trường. Khoản này được chi trả hàng tháng cho mọi đối tượng thuộc tiêu chuẩn được hưởng (theo Mục 8.4 b).

(2) Các khoản Thu nhập tăng thêm cho cá nhân người lao động bao gồm:

a) Thu nhập tăng thêm hàng tháng: phần TNTT được chi hàng tháng cho lao động hiện đang làm việc tại đơn vị diện biên chế hay hợp đồng với Trường từ 1 năm trở lên. Việc chi trả TNTT căn cứ trên kết quả đánh giá thành tích làm việc của cá nhân người lao động so với định mức lao động của vị trí mà người đó đương nhiệm. Các quy định về định mức và khung đánh giá nêu trong các mục 9.2 và 9.3 dưới đây. Việc chi trả TNTT hàng tháng được điều tiết bởi quy định tại Mục 10.4 và 10.5.

b) Thu nhập tăng thêm cuối năm: là một phần của TNTT được chi trả vào cuối năm tài chính của Trường trong trường hợp sau khi quyết toán kinh phí vẫn còn dôi dư ở mức từ 50% tổng thu nhập tăng thêm đã cấp cho người lao động trong 01 tháng kế trước. Đối tượng hưởng TNTT và căn cứ để chi tương tự như trong chi trả TNTT hàng tháng (mục 9.2 và 9.3) và được điều tiết bởi Mục 10.4 và 10.5.

c) Thù lao giảng dạy: là một phần thu nhập tăng thêm được chi trả từng đợt trực tiếp cho đối tượng liên quan theo quy định tính tiền cho công tác giảng dạy và các công tác chuyên môn liên quan đến tổ chức giảng dạy và đánh giá môn học. Căn cứ để chi trả là số tiết quy đổi của khối lượng hoạt động thực tế trong kỳ và đơn giá tiền thù lao giảng dạy cho mỗi tiết quy đổi (Phụ lục 1). Số tiết quy đổi được thanh toán thù lao giảng dạy thực tế được điều tiết bởi quy định khấu trừ theo Mục 10.4.

Việc chi Thu nhập tăng thêm ở phần a và b được căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính quý/năm của Trường. Hiệu trưởng có thể quyết định tạm chi trước nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trường sẽ trích từ TNTT của Trường Q để tạm chi Thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quý, không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên của Trường theo quý (theo Điều 1, Thông tư 172/2009/TT-BTC).

15

Page 16: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Khi quyết toán mà Q thấp hơn con số thực chi TNTT cùng kỳ, Trường sẽ sử dụng Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp. Trong trường hợp có dôi dư nhờ tiết kiệm chi phí, phần dư này nếu chưa chi cho TNTT hàng tháng hoặc cuối năm, sẽ được tích lũy vào Quỹ Dự phòng ổn định thu nhập để sử dụng ở các kỳ sau.

9.2. Căn cứ để chi trả Thu nhập tăng thêm hàng tháng và cuối năm của cá nhân 9.2.1. Thu nhập tăng thêm hàng tháng

TNTT được chi trả hàng tháng cho người lao động hoàn thành định mức lao động trong thời đoạn được thủ trưởng đơn vị đánh giá trước đó.

(L) là mức chi trả Thu nhập tăng thêm hàng tháng cho một cá nhân người lao động thuộc nhóm (k) và ngạch (i) được xác định theo:

L = HSki x Mtt x (Mức hoàn thành nhiệm vụ) Trong đó:

_ HSki : là Hệ số Thu nhập tăng thêm của mỗi nhóm người lao động (k) tương ứng với các ngạch tính TNTT chính thức (i) - xem quy định chi tiết trong mục 9.3.

_ Mtt : Mức thu nhập tăng thêm cơ bản hàng tháng (xem Mục PL1.2, Phụ lục 1) do Hiệu trưởng quyết định và có thể điều chỉnh hàng năm căn cứ trên quyết toán tổng Thu nhập tăng thêm (Q) của trường.

_ “Mức hoàn thành nhiệm vụ” được phân loại theo 4 mức A-B-C-D:

o Nếu đạt loại A thì hưởng 100% Thu nhập tăng thêm L tương ứng với nhóm và ngạch đương nhiệm.

o Nếu đạt loại B thì hưởng 75% Thu nhập tăng thêm L tương ứng với chức danh đương nhiệm.

o Nếu đạt loại C thì hưởng 50% Thu nhập tăng thêm L tương ứng với chức danh đương nhiệm.

o Nếu đạt loại D thì không được hưởng Thu nhập tăng thêm.

“Mức hoàn thành nhiệm vụ” của mỗi cá nhân do đơn vị quản lý cán bộ triển khai đánh giá theo từng nhiệm vụ của nhóm và ngạch của cán bộ (Bảng 1, Mục 9.3).

Tiêu chí để đánh giá thành tích làm việc theo từng nhóm cán bộ được nêu khái quát trong Điều 10, và chi tiết hóa trong các Quy định đánh giá áp dụng cho từng nhóm cán bộ của Trường - được ban hành kèm theo Quy chế này.

Nguyên tắc điều phối Thu nhập tăng thêm hàng tháng trong các trường hợp đặc biệt:

Người lao động đi công tác theo sự phân công của Trường (có quyết định) lâu hơn 1 tháng thì được hưởng 40% TNTT hàng tháng trong suốt thời gian đi công tác. Trường cấp 50% khoản TNTT của cán bộ này về đơn vị để thủ trưởng điều phối cho những cán bộ làm thay phần việc của cán bộ đi công tác – tối đa 06 tháng.

Người lao động nghỉ việc riêng - ngoài phép năm, diện không hưởng lương thì không được hưởng TNTT tương ứng với thời gian nghỉ này. Trường cấp 50% khoản TNTT của cán bộ này về đơn vị để thủ trưởng điều phối chung - tối đa không quá 06 tháng.

16

Page 17: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Lao động nữ nghỉ thai sản theo chế độ được hưởng khoản hỗ trợ hàng tháng tương đương 100% TNTT, trích từ Quỹ phúc lợi, trong suốt thời gian nghỉ. Trường cấp tương đương 50% TNTT hàng tháng dành cho vị trí của người lao động này, từ Thu nhập tăng thêm của Trường, về đơn vị để thủ trưởng điều phối chung trong thời gian lao động nữ này nghỉ chế độ.

Người lao động nghỉ chữa bệnh đúng chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp tương đương 40% TNTT hàng tháng từ Quỹ Phúc lợi trong suốt thời gian nghỉ. Trường cấp 50% khoản TNTT của người lao động này về đơn vị để thủ trưởng điều phối chung – tối đa 06 tháng.

9.2.2. Thu nhập tăng thêm cuối năm

TNTT cuối năm được chi trả một lần (nếu có) cho người lao động hoàn thành định mức lao động trong thời đoạn được thủ trưởng đơn vị đánh giá trước đó.

(LC) là mức chi trả Thu nhập tăng thêm cuối năm cho một cá nhân người lao động thuộc nhóm (k) và ngạch (i) được xác định theo:

LC = HSki x MCtt x (Mức hoàn thành nhiệm vụ năm) Trong đó:

_ HSki : là Hệ số Thu nhập tăng thêm - xem quy định chi tiết trong mục 9.3.

_ MCtt : Định mức tính thu nhập tăng thêm cuối năm do hiệu trưởng quyết định căn cứ trên bảng quyết toán kinh phí năm.

_ “Mức hoàn thành nhiệm vụ năm” được tính gộp từ kết quả 02 đợt đánh giá kế trước, cụ thể được chia ra các loại:

Người lao động được đơn vị đánh giá công tác (làm việc tại trường) đủ 12 tháng có 02 kết quả đánh giá được hưởng

o 100% nếu đạt hai mức A

o 70% nếu đạt một mức A và một mức B

o 50% nếu đạt hai mức B

o 40% nếu đạt một mức A và một mức C

o 20% nếu đạt một mức B và một mức C

o 0% nếu đạt hai mức C

Người lao động làm việc tại trường từ 09 tháng tới dưới 12 tháng được hưởng.

o 75% nếu đạt mức A trong lần đánh giá gần nhất

o 35% nếu đạt mức B

o 0% nếu đạt mức C

Người lao động làm việc tại trường từ 06 tháng tới dưới 09 tháng được hưởng 50%.

o 50% nếu đạt mức A trong lần đánh giá gần nhất

o 20% nếu đạt mức B

o 0% nếu đạt mức C17

Page 18: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Người lao động làm việc tại trường từ 03 tháng tới dưới 06 tháng được hưởng 25%.

o 25% nếu đạt mức A trong lần đánh giá gần nhất

o 10% nếu đạt mức B

o 0% nếu đạt mức C

Người lao động làm việc tại trường dưới 03 tháng không được hưởng khoản này.

9.3. Quy định về Hệ số Thu nhập tăng thêm

Hệ số Thu nhập tăng thêm “HSki” xác định riêng cho mỗi nhóm người lao động (k) tương ứng với các ngạch tính TNTT chính thức (i). Có 04 nhóm người lao động với các ngạch để tính TNTT được quy định như sau:

Bảng 1: Hệ số tính Thu nhập tăng thêm cá nhân cho các nhóm lao động khác nhau

Nhóm công việc Hệ số “HSki”

1. Nhóm Cán bộ Giảng dạy (CBGD)

1.1. Ngạch 1- GV tập sự 0,8

1.2. Ngạch 2- GV thạc sĩ 1,0

1.3. Ngạch 3A- GV chính hoặc Tiến sĩ

1.4. Ngạch 3B- GV chính đồng thời là Tiến sĩ

1.5. Ngạch 3C- Phó giáo sư

1,4

1.6

2.2

1.6. Ngạch 4- GV cao cấp, giáo sư 3.0

2. Nhóm Cán bộ Nghiên cứu (CBNC)

2.1. Ngạch 1- NCV tập sự 0,8

2.2. Ngạch 2- NCV 1,0

2.3. Ngạch 3- NCV chính 1,4

2.4. Ngạch 4- NCV cao cấp 2,0

3. Nhóm Cán bộ hành chính, kỹ thuật

3.1. Ngạch 1A- Lao động phổ thông

3.2. Ngạch 1B- Cán sự, trung cấp kỹ thuật

1.0

1.3

3.3. Ngạch 2- Chuyên viên, cử nhân/kỹ sư 1.5

3.4. Ngạch 3- Chuyên viên chính, kỹ sư chính 2.3

3.5. Ngạch 4- Chuyên viên cao cấp, kỹ sư CC 3.0

4. Nhóm Cán bộ quản lý (phân loại theo bảng PL2.1, Phụ lục 2)

4.0. Ngạch 0- CBGD/CBNC kiêm nhiệm Tính theo ngạch TNTT của vị trí theo nhóm CBGD hoặc CBNC

4.1. Ngạch 1- Quản lý cấp trung 2.0

4.2. Ngạch 2- Quản lý cấp trung cao 4.0

18

Page 19: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

4.3. Ngạch 3- Quản lý cấp cao 6.0

Điều 10. Định mức lao động, nguyên tắc tổ chức đánh giá, và các quy định điều chỉnh phân phối Thu nhập tăng thêm

Định mức lao động và nguyên tắc đánh giá được nêu trong Quy chế này mang tính định hướng và làm căn cứ cho việc phân phối Thu nhập tăng thêm như ở Điều 9 của Quy chế này.

10.1. Định mức lao độngĐịnh mức lao động của một cá nhân là khối lượng công việc tối thiểu mà cá nhân đó

phải đảm bảo trong một thời đoạn đánh giá, ở đây được tính theo một chu kỳ làm việc là một năm học.

Mỗi nhóm lao động (CB giảng dạy, CB nghiên cứu, CB hành chính - kỹ thuật, CB quản lý – bao gồm cả CB kiêm nhiệm) có định mức riêng căn cứ theo chức danh tương ứng với yêu cầu công việc cụ thể. Quy định về định mức lao động cho từng nhóm lao động được nêu trong Phụ lục 3 và được cụ thể hóa theo các quy định về quản lý nhân sự do Hiệu trưởng ban hành kèm quy chế này.

10.2. Quy đổi khối lượng công việc theo nhiệm vụ đối với từng nhóm người lao động a. Khối lượng công việc của CB giảng dạy (CBGD) và CB nghiên cứu (CBNC) được

quy đổi từ các công tác đã thực hiện trong năm ra thành số “tiết quy đổi” (Tqđ) tính riêng cho từng mảng công việc theo 03 nhiệm vụ sau (Thông tư 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT):

(1) Nhiệm vụ giảng dạy (NV1): bao gồm các công việc từ khâu chuẩn bị giảng dạy, thực hành giảng dạy, đến đánh giá kết quả học tập của sinh viên và hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Khối lượng này được đối chiếu với kết quả đánh giá hiệu quả công tác, phản hồi về chất lượng công tác giảng dạy (từ sinh viên, thanh tra giáo dục, đơn vị quản lý chuyên môn, v.v…).

(2) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (NV2): bao gồm các công việc từ chủ trì đến tham gia các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ, công bố kết quả nghiên cứu (như viết sách, báo, báo cáo hội nghị KH…), tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả của các đề tài NCKH và CGCN. Khối lượng này được tính cùng với kết quả đánh giá chất lượng đề tài NCKH.

(3) Nhiệm vụ chung (NV 3): bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động học thuật nhưng không phải là giảng dạy hay NCKH như học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự cải tiến phương pháp giảng dạy và bài giảng, và đóng góp cho hoạt động chung của Trường/đơn vị/tổ chức Đảng/đoàn thể. Khối lượng này được tính cùng với xác nhận chất lượng của đơn vị quản lý CB.

Các hệ số để quy đổi từng công việc cụ thể (của CBGD và CBNC) ra số Tqđ được quy định cụ thể trong Phụ lục 3.

b. Khối lượng công việc của CB hành chính - kỹ thuật bao gồm khối lượng những công việc theo giờ hành chính (cơ chế khoán việc) và những công việc được tính theo công lao động (cơ chế khoán công) tùy theo các điều khoản trong hợp đồng lao động hoặc theo bản mô tả chức năng nhiệm vụ của vị trí công tác.

19

Page 20: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

c. Khối lượng công việc của CB quản lý, tức là nhóm cán bộ có hưởng phụ cấp trách nhiệm của trường (Phụ lục 2), được phân thành 02 loại căn cứ theo mức độ yêu cầu chuyên trách về quản lý:

CB quản lý cấp cơ sở: có hệ số Phụ cấp trách nhiệm từ 4,0 trở xuống. Nhóm này có chế độ làm việc và hưởng thu nhập tăng thêm theo ngạch gốc của nhóm CBGD/CBNC hay nhóm CB hành chính. Đối với nhóm CBGD/CBNC, khối lượng công việc về quản lý được tính vào nội dung NV3A và được phép chuyển đổi cho khối lượng thực hiện NV1, NV2.

CB quản lý cấp trung và cao: là CB quản lý chuyên trách, hoặc là CBGD/CBNC kiêm nhiệm các vị trí quản lý có hệ số Phụ cấp trách nhiệm từ 4,5 trở lên. Nhóm này có chế độ làm việc hành chính theo cơ chế đề cao trách nhiệm cá nhân và có thu nhập tăng thêm xác định chủ yếu trên đánh giá hiệu quả công tác điều hành, các phản hồi về chất lượng nghiệp vụ của đơn vị.

Khối lượng giảng dạy của các CBGD/CBNC kiêm nhiệm công tác quản lý sẽ được giảm trừ theo quy định của Bộ GD-ĐT và của Trường (Phụ lục 3).

10.3. Nguyên tắc tổ chức đánh giá “Mức hoàn thành nhiệm vụ” của người lao độngNguyên tắc tổ chức đánh giá phải tuân theo Mục 6 của Luật Cán bộ-Công chức và

Mục 6 của Luật Viên chức.

Căn cứ theo hoạt động chính của trường là công tác đào tạo – mỗi năm có 02 học kỳ, trường sẽ tổ chức mỗi năm 02 đợt đánh giá trong tháng 04 và tháng 10. Kết quả đánh giá có hiệu lực tương ứng là từ tháng 5 và 11 - cho tới khi có kết quả đánh giá lần sau.

Mỗi kỳ đánh giá gồm 15 ngày dành cho thu thập dữ liệu đánh giá ở cấp đơn vị. Kết quả xếp loại người lao động theo các mức A-B-C được chuyển lên trường qua phòng TC-HC để tổng kết và công bố cho từng cá nhân người lao động. Thời gian khiếu nại là trong vòng 01 tháng từ ngày công bố (cấp trường). Sau thời gian này, P.KH-TC sẽ lên kế hoạch chi TNTT cho kỳ tiếp theo dựa trên kết quả đánh giá thành tích vừa được công nhận, trình Hiệu trưởng duyệt chi.

10.4. Quy định khấu trừ Thu nhập tăng thêm khi không đạt định mức lao độngĐối với CBGD và CBNC, nếu tổng khối lượng công việc tính theo tiết quy đổi

không đạt định mức tương ứng với vị trí đương nhiệm trong một năm (cộng dồn từ 02 kỳ đánh giá kế cận), thì số tiết quy đổi còn thiếu đó sẽ được cộng tích lũy để khấu trừ trực tiếp vào tiền bồi dưỡng giảng dạy của các kỳ gần nhất. Trường hợp thiếu tiết quy đổi cục bộ ở một trong các nhiệm vụ - kể cả sau khi đã xét cho chuyển đổi (theo Mục 10.2 và Phụ lục 3) thì cũng sẽ bị tính khấu trừ cho tổng số tiết còn thiếu này.

Nguyên tắc khấu trừ:

Tổng số tiền phải khấu trừ là số tiết quy đổi còn thiếu ở mỗi kỳ, nhân với đơn giá cho 01 tiết quy đổi ứng với lớp đại học chính quy ở học kỳ chính tương ứng.

Đầu tiên sẽ khấu trừ khối lượng giảng dạy các lớp trong kế hoạch nghĩa vụ ở kỳ thanh toán gần nhất (thứ tự ưu tiên tính khấu trừ: Đại học chính quy Sau đại học Không chính quy).

Nếu chưa đủ sẽ khấu trừ tiếp vào khối lượng giảng dạy các lớp ngoài kế hoạch nghĩa vụ kế tiếp gần nhất.

10.5. Quy định đối với các trường hợp bị kỷ luật 20

Page 21: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

a. Trường hợp bị phê bình: người lao động sẽ bị hạ 1 mức hoàn thành nhiệm vụ so với mức được đánh giá trong kỳ hiện hành, hiệu lực trong thời gian 6 tháng tiếp theo.

b. Trường hợp bị khiển trách: người lao động sẽ bị hạ mức đánh giá xuống loại C, hiệu lực trong 6 tháng tiếp theo.

c. Trường hợp bị cảnh cáo: người lao động sẽ bị hạ mức đánh giá xuống loại C, hiệu lực trong 1 năm tiếp theo.

Nếu người lao động có 02 năm liên tục có mức hoàn thành nhiệm vụ thuộc loại C, thì bản thân đương sự và thủ trưởng đơn vị quản lý phải có giải trình với Ban giám hiệu (BGH) Trường và đề nghị hướng xử lý, hướng cải thiện (nếu có thể). Căn cứ trên giải trình này và theo đề xuất của Phòng Tổ chức-Hành chính, BGH Trường sẽ xem xét hình thức xử lý, bao gồm cả việc cho thôi việc theo Điều 58 của Luật Cán bộ Công chức (2008) và Điều 29 của Luật Viên Chức (2011).

Điều 11. Nguyên tắc chi thù lao giảng dạy

11.1. Thù lao giảng dạy trong kế hoạch nghĩa vụ Lgd1: thù lao giảng dạy của giảng viên lớp trong kế hoạch nghĩa vụ (các lớp ghi trong

Phụ lục 4) được tính theo đơn giá tiết quy đổi:

Lgd1 = SốTQĐ x Mgd Trong đó:

_SốTQĐ : là khối lượng công tác đã thực hiện (giờ thực) quy đổi tương ứng thành số tiết quy đổi (tqđ) theo các quy tắc ghi trong phụ lục 3A.

_ Mgd : Đơn giá chuẩn - Mức thù lao giảng dạy cho 01 tiết quy đổi (tqđ) theo quy định trong Mục 1.3, Phụ lục 1.

Số tiền thù lao giảng dạy được các phòng Đào tạo tính toán và đề xuất thanh toán theo từng loại hình đào tạo từng học kỳ và được kiểm tra điều tiết theo Điều 9 bởi phòng Kế hoạch-Tài chính.

Căn cứ trên cơ sở nguồn thu học phí và các quy định phân bổ nguồn thu dành cho thù lao giảng dạy theo Phụ lục 4, Hiệu trưởng quyết định việc điều chỉnh đơn giá cho mỗi tiết qui đổi.

Số tiết quy đổi từ việc giảng dạy trong kế hoạch nghĩa vụ được tính đầy đủ (theo hệ số chuyển đổi trong Phụ lục 4) khi tiến hành đánh giá khối lượng công tác của CBGD/CBNC theo Điều 10.

11.2. Thù lao giảng dạy ngoài kế hoạch nghĩa vụ.Đối với đào tạo ngoài nghĩa vụ (Phụ lục 5), thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý lớp

căn cứ vào tỷ lệ được phép chi và yêu cầu đảm bảo hoạt động đào tạo chung của trường, chủ động đề xuất lên Hiệu trưởng ra quyết định:

_ định mức chi cụ thể cho từng đợt - có thể tính theo tiết quy đổi hoặc theo tiết thực;

_ tiến hành tính toán và cấp phát tiền thù lao giảng dạy cho cán bộ theo khối lượng công tác đã thực hiện.

21

Page 22: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Khi tiến hành đánh giá khối lượng công tác theo nguyên tắc trong Điều 10, CBGD/CBNC được phép tính cả phần khối lượng giảng dạy ngoài nghĩa vụ nếu có nhu cầu – trong trường hợp thiếu khối lượng vì các lý do khách quan. Số tiết quy đổi từ việc giảng dạy lớp ngoài kế hoạch được tính theo các nguyên tắc nêu trong Phụ lục 3A và được chuyển đối sang khối lượng công tác qua “hệ số chuyển đổi” áp dụng cho từng loại hình lớp học cụ thể theo Phụ lục 5.

11.3. Thù lao giảng dạy các lớp đặc biệt – dạng dự án.Một số dạng lớp được hỗ trợ đặc biệt (không nằm trong Phụ lục 4 và Phụ lục 5),

thuộc các chương trình liên kết đào tạo có đặc thù riêng thì được vận hành có thời hạn theo các định mức tài chính được Hiệu trưởng phê duyệt trong đề án mở lớp.

Thù lao giảng dạy dự án được cấp theo cơ chế ký hợp đồng giảng dạy và có thể gồm một trong hai hoặc cộng cả hai hình thức sau:

a. Cấp phần cơ bản từ nguồn học phí theo hình thức cấp phát chung của một trong các loại hình lớp như đã nêu tại mục 11.1 (Phụ lục 4) hoặc mục 11.2 (Phụ lục 5);

b. Cấp phần “hỗ trợ theo dự án” theo các định mức riêng ghi trong hợp đồng giảng dạy (mức được duyệt trong đề án mở lớp).

Lưu ý:

Ngay khi các lớp này đi vào vận hành ổn định – kết thúc dự án, đơn vị chức năng quản lý phải tổng kết, lập đề xuất lên Hiệu trưởng xem xét bổ các sung điều chỉnh - ghép vào các danh mục thuộc Phụ lục 5 (hoặc Phụ lục 4) của quy chế này.

Việc tính toán – chuyển phần khối lượng giảng dạy này vào “khối lượng công tác” chỉ áp dụng cho phần cơ bản tương tự như Mục 11.1 (loại hình thuộc Phụ lục 4) hoặc như Mục 11.2 (loại hình thuộc Phụ lục 5).

Điều 12. Chi quản lý phí và hỗ trợ hoạt động các đơn vị

Quản lý phí và các khoản chi hỗ trợ hoạt động đào tạo của Trường là khoản chi thường xuyên do đơn vị chủ động chi theo các quy định tỷ lệ chi được nêu trong Phụ lục 4 và 5. Phần tiết kiệm được trong kinh phí này đơn vị được sử dụng chi cho con người trong phạm vi đơn vị mình.

12.1. Chi quản lý phí cho các đơn vị liên quan đến hoạt động đào tạo trong nhiệm vụCăn cứ trên thực tế nhu cầu đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, Hiệu

trưởng quyết định tỷ lệ phân bổ nguồn thu từ học phí của các hoạt động này cho các hoạt động tổ chức và hỗ trợ có liên quan.

Căn cứ tỷ lệ chi theo quy định trong Phụ lục 4, cấp quản lý phí cho các đối tượng sau:

_ Khoa quản lý sinh viên hay Trung tâm đào tạo (gọi chung là Đơn vị QLSV) được trích chi quản lý phí theo tỷ lệ số sinh viên đang theo học trong kỳ mà khoa/đơn vị đó quản lý.

_ Đơn vị quản lý các môn học (QLMH) được trích chi quản lý phí theo số học phí mà sinh viên đóng khi đăng ký các môn học do mình quản lý trong kỳ tương ứng.

22

Page 23: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

_ Các đơn vị khác trực tiếp tham gia tổ chức và phục vụ đào tạo được trích chi quản lý phí và hoạt động hỗ trợ theo tỷ lệ từ tổng số học phí đóng trong kỳ.

_ Đơn giá các hoạt động thiết yếu phục vụ cho việc vận hành quy trình đào tạo được quy định và hướng dẫn trong Phụ lục 8. Đơn vị tổ chức hoạt động tiến hành chi trực tiếp cho cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo các bảng kê. Nguyên tắc điều tiết và cách quy đổi khối lượng công tác cá nhân khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ này ghi trong Phụ lục 8.

_ Đơn vị chủ trì quản lý đào tạo - Phòng Đào Tạo và Đào tạo Sau đại học tính toán các phần quản lý phí để thông báo tới các đơn vị liên quan.

_ P.KH-TC, kiểm tra và cho đơn vị tạm ứng kinh phí theo tinh toán dự trù của học kỳ.

_ Các khoa và đơn vị có liên quan thanh quyết toán với phòng Kế hoạch Tài chính theo đúng chế độ quản lý tài chính.

12.2. Chi phí tổ chức lớp và quản lý phí cho các đơn vị liên quan đến hoạt động đào tạo ngoài kế hoạch nghĩa vụ

Đối với đào tạo ngoài nghĩa vụ bao gồm cả các đề án đào tạo riêng (xem Mục 11.3), trưởng đơn vị trực tiếp quản lý lớp - ban đề án, căn cứ vào các tỷ lệ được phép chi chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập và tăng các khoản phúc lợi chung.

Chi phí hoạt động và quản lý phí tại các đơn vị mở lớp, quản lý và phục vụ cho lớp học được chi theo tỷ lệ và quy định cụ thể trong Phụ lục 5.

Nhà trường dành một tỷ lệ nguồn thu đào tạo ngoài nghĩa vụ - Phụ lục 5 để hỗ trợ hoạt động tại tất cả các đơn vị hành chính của trường. Tỷ lệ phân bổ nguồn thu này cho từng đơn vị được cụ thể hóa trong danh mục tại Phụ lục 7.

Phần chi quản lý phí cho đơn vị chuyên môn (QLMH và QLSV, nếu có) và quản lý phí cho các đơn vị liên quan khác tuân thủ các nguyên tắc như nêu tại Mục 12.1.

Các đơn vị tạm ứng các khoản kinh phí trên và thanh quyết toán với phòng Kế hoạch Tài chính theo đúng chế độ quản lý tài chính.

Điều 13. Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi phục vụ nghiệp vụ chuyên môn của Trường bao gồm các khoản chi cho việc

quản lý và phát triển cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, tài sản của Trường, sửa chữa mua sắm và chi đoàn ra/đoàn vào phục vụ liên kết đào tạo. Đây là các khoản chi thường xuyên. Các trường hợp mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn, nếu không nằm trong kế hoạch của cơ quan cấp trên (theo kinh phí ngân sách Nhà nước), kinh phí sẽ được trích từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (Q1) của Trường.

Tùy theo đặc thù của các loại hình đào tạo, các tỷ lệ trích chi từ các nguồn thu khác nhau cho các hoạt động này được quy định cụ thể trong Phụ lục 4 (từ nguồn thu đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ) và Phụ lục 5 (từ nguồn thu đào tạo ngoài kế hoạch nghĩa vụ).

13.1. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu hoạt động đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụRiêng các lớp đào tạo liên kết tổ chức tại các địa phương (cơ sở bên ngoài), khoản

kinh phí phân bổ cho CSVC phục vụ đào tạo này bao gồm cả khoản chi cho địa phương

23

Page 24: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

theo hợp đồng được quy định vào khoảng 30% tổng học phí. Phòng Kế hoạch-Tài chính theo dõi và quyết toán hàng năm theo các điều khoản ghi trong hợp đồng đào tạo.

Trường quản lý thống nhất toàn bộ nguồn kinh phí này để chi sửa chữa, mua sắm (trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, sách báo tài liệu thư viện) phục vụ đào tạo bao gồm cả phần chi đoàn ra/đoàn vào phục vụ liên kết đào tạo.

Nguyên tắc quản lý các khoản chi này:

Trước khi bắt đầu năm tài chính, phòng KH-TC phải tham khảo ý kiến các phòng Đào tạo - dự trù nguồn thu để lập dự toán phân bổ kinh phí trình Hiệu trưởng phê duyệt và thông báo cho các đơn vị chủ trì thực hiện theo các mảng công tác liên quan,

Đơn vị chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phải lập dự trù chi tiết trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó mới có thể sử dụng kinh phí - làm thủ tục thanh toán với Phòng Kế hoạch-Tài chính theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

Phòng KH-TC có trách nhiệm giám sát, cân đối nguồn kinh phí này trong phạm vi quy định của Nhà nước và kế hoạch sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (Q1). Kết thúc mỗi năm Phòng KH-TC lập bảng tổng kết gửi cho các đơn vị liên quan để xác nhận việc sử dụng nguồn kinh phí này – các phần dư (nếu có) phải được phòng KH-TC thể hiện trong dự toán của năm kế tiếp khi trình Hiệu trưởng phê duyệt.

13.2. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu các hoạt động đào tạo ngoài nghĩa vụTrường quản lý thống nhất ít nhất 50% nguồn kinh phí này để chi tăng cường cơ sở

vật chất dùng chung cho toàn trường. Phòng KH-TC tham khảo ý kiến các đơn vị quản lý lớp để đưa phần kinh phí này vào dự toán chung ở cấp Trường (cùng kinh phí trong Phụ lục 4) áp dụng như quy định tại Mục 13.1.1.

Trong phần kinh phí còn lại dành cho đơn vị mở lớp, thủ trưởng đơn vị chủ động lập kế hoạch sử dụng kinh phí này vào việc sửa chữa, mua sắm (trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, sách báo tài liệu) phục vụ cho công tác tại đơn vị.

Các đơn vị sử dụng kinh phí có trách nhiệm thanh toán với Phòng Kế hoạch-Tài chính theo đúng chế độ quản lý tài chính.

Phần kinh phí còn dư hàng năm được chuyển vào Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (Q1) để tiếp tục phân bổ sử dụng chung.

13.3. Chi nghiệp vụ từ nguồn thu các hoạt động đào tạo theo dự ánMột số dạng lớp đặc biệt theo dự án được phép trích chi từ chính kinh phí phát triển

cơ sở vật chất đặc thù được Hiệu trưởng phê duyệt trong đề án mở lớp, có thời hạn hiệu lực, không thuộc chi phối của Phụ lục 4 và Phụ lục 5.

Hàng năm, các đơn vị quản lý lớp (ban dự án) căn cứ trên nguồn thu của dự án để lập dự trù kinh phí trên, chi tiết theo từng chương trình để trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Các đơn vị có trách nhiệm sử dụng nguồn kinh phí dự án theo đúng dự trù và làm thủ tục thanh toán với Phòng KH-TC theo đúng chế độ quản lý tài chính.

13.4. Chi quản lý và sử dụng xe ô tô Căn cứ Quyết định số 398/QĐ-ĐHBK-QTTB ngày 19/6/2008 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Bách khoa về việc ban hành Quy định sử dụng xe ô tô, Phòng Quản trị Thiết bị (QTTB) có trách nhiệm bố trí xe đúng quy định, hợp lý, tiết kiệm.

24

Page 25: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Việc tính định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng xe do Phòng QTTB kiểm tra thực tế đề xuất cụ thể để Phòng KH-TC thanh toán cho đơn vị cung cấp nhiên liệu theo định kỳ hàng tháng.

13.5. Chi quản lý và sử dụng các thiết bị và phương tiện thông tin liên lạc _ Điện thoại cố định: Ban Quản lý Mạng thống nhất thực hiện lắp đặt và tính toán toán cước phí sử dụng điện thoại của trường. Ban Quản lý Mạng trường có trách nhiệm xây dựng quy định về định mức tiền sử dụng điện thoại cho từng đơn vị trình Hiệu trưởng xem xét ban hành và tư vấn để bổ sung, điều chỉnh các định mức này khi thấy cần thiết.

_ Máy fax: Trường chỉ trang bị máy fax cho một số phòng ban chức năng do Hiệu trưởng quy định, không sử dụng cho mục đích cá nhân.

_ Hệ thống mạng nội bộ, mạng Internet: theo quy chế quản trị mạng của Trường.

13.6. Chi văn phòng phẩm, vật tư, và dụng cụ vệ sinhTrường khoán chi văn phòng phẩm, vệ sinh cho các phòng ban, các khoa, tổ bộ

môn theo từng học kỳ. Đơn vị phải sử dụng văn phòng phẩm, vật tư theo đúng mục đích, trên tinh thần tiết kiệm, phục vụ hiệu quả cho hoạt động tại đơn vị.

Chi đồng phục bảo hộ lao động cho Thanh tra giáo dục, đội Bảo vệ, và Quản trị thiết bị: 1.500.000 đồng/năm.

Phòng QTTB chịu trách nhiệm kiểm tra thực tế, tính định mức khoán thành tiền làm cơ sở để Phòng KH-TC thanh toán. Nếu không đủ, đơn vị tự trang trải trong phần quản lý phí đơn vị được hưởng.

13.7. Chi cho tổ chức hội nghị, hội thảo trong nướcKhi tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, đơn vị lập bảng dự toán kinh phí trình Hiệu

trưởng duyệt chi cho những nội dung sau:

Tiền thuê âm thanh, thuê hội trường, phòng họp cho hội nghị, hội thảo theo hợp đồng thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê.

Các khoản chi khác như chi photo tài liệu, chi làm băng rôn quảng cáo, trang trí hội trường, chi chụp ảnh, quay phim, chi mua hoa, chi bồi dưỡng cho đại diện các báo đài đến tham dự, chi tiếp khách… tùy tình hình thực tế Hiệu trưởng duyệt mức chi cụ thể.

Các khoản chi hỗ trợ đại biểu tham dự được đề xuất căn cứ theo hướng dẫn trong Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Sau hội nghị, hội thảo, nếu có chi phí phát sinh đơn vị tổ chức làm giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hoá đơn, chứng từ liên quan trình Hiệu trưởng xét duyệt chi bổ sung - chuyển phòng Kế hoạch-Tài chính làm thủ tục theo đúng chế độ quản lý tài chính.

Các khoản chi vượt mức quy định trong Thông tư 97 phải được duyệt chi của Hiệu trưởng.

13.8. Công tác phí trong nước, ngoài nướcCBVC của trường được cấp công tác phí khi được cấp trên có thẩm quyền cử đi

công tác trong hoặc ngoài nước.

13.8.1. Công tác phí trong nước25

Page 26: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Các quy định liên quan đến công tác phí đã được nêu trong Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Công tác phí trong nước được thanh toán theo một trong hai phương thức: Thanh toán theo hóa đơn chứng từ, hoặc khoán công tác phí.

Công tác phí dựa trên chứng từ căn cứ trên:

▪ Tiền mua vé phương tiện đi và về từ cơ quan đến nơi công tác.

▪ Phụ cấp lưu trú.

▪ Tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác.

▪ Cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ khi công tác về, CBVC làm giấy đề nghị thanh toán công tác phí kèm theo các chứng từ sau:

▪ Quyết định cử đi công tác của hiệu trưởng

▪ Giấy đi đường có ghi đầy đủ ngày tháng năm, chữ ký duyệt đóng dấu của trường và ký xác nhận đóng dấu của cơ quan nơi cán bộ đến công tác, chữ ký và họ tên của CBVC được cử đi công tác.

▪ Các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan đến các khoản chi nêu trên. Nếu đi bằng máy bay thì ngoài hóa đơn còn kèm theo thẻ lên máy bay (boarding pass) của mỗi lượt đi và/hoặc về.

Khoán công tác phí được thực hiện đối với những đợt công tác định kỳ, có thể ước lượng tương đối đầy đủ các khoản thực chi, hoặc đối với một số trường hợp cụ thể do Hiệu trưởng quyết định (Quyết định cử đi công tác ghi rõ thanh toán theo hình thức khoán công tác phí).

a. Chi phí phương tiện: được thanh toán dựa trên chứng từ thực tế hoặc khoán tự túc phương tiện (do Hiệu trưởng quyết định).

Căn cứ vào tính chất quan trọng của chuyến công tác đối với trường và phạm vi nguồn kinh phí được giao, Hiệu trưởng sẽ quyết định trực tiếp hoặc giao quyền cho trưởng đơn vị phụ trách công tác đó xem xét duyệt thanh toán tiền phương tiện là máy bay, tàu hỏa, hay ô-tô cho CBVC bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Đối tượng CBVC được thanh toán vé máy bay:

▪ Ban giám hiệu, CBVC cấp trưởng và cấp phó khoa, phòng, ban, trung tâm đào tạo.

▪ Các bộ giảng dạy có chức danh từ phó giáo sư trở lên.

Trường hợp CBVC được cử đi công tác để giải quyết công việc gấp của trường nhưng không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay, Hiệu trưởng sẽ xem xét và ghi rõ trong quyết định về phương tiện vận chuyển được thanh toán.

Trong trường hợp khoán tự túc phương tiện đi công tác, số tiền khoán được tính dựa trên đơn giá thuê xe du lịch nhân với số km khoảng cách từ trường đến nơi công tác. Chứng từ thanh toán khoán tự túc phương tiện theo quy định trong Thông tư 97.

b. Phụ cấp lưu trú: là khoản tiền do trường hoặc đơn vị chi cho CB đi công tác nhằm trang trải chi phí ăn và những sinh hoạt phí cơ bản khác. Phụ cấp này được tính từ ngày cán bộ bắt đầu đi công tác cho đến khi về cơ quan (bao gồm cả thời gian di chuyển, tính

26

Page 27: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

cả ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, Tết). Chứng từ thanh toán theo quy định được nêu trong Thông tư 97.

Phụ cấp này được chi theo mức khoán như sau:

Nếu công tác nhiều ngày:

▪ 150.000 đồng/ngày.

▪ Hỗ trợ thêm 100.000 đồng/ngày nếu là công tác đột xuất (được ghi rõ trong Quyết định).

Nếu công tác trong ngày: 80.000 đồng/(buổi 4 giờ hành chính) tính cả thời gian di chuyển.

CBVC phòng/ban đi công tác không thường xuyên (ngoài nhiệm vụ chính, hoặc đột xuất) tại các cơ sở khác với cơ sở đang được phân công làm việc thường xuyên, cũng sẽ được hưởng Phụ cấp lưu trú khi có Quyết định cử đi công tác của BGH.

c. Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

Trường hợp công tác thường xuyên, định kỳ, hoặc đến các thành phố thuộc trung ương hoặc các đô thị loại I, CBVC đi công tác được khoán tiền phòng, nhưng không vượt quá mức quy định khoán trong Thông tư 97.

Các trường hợp khác, CBVC được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ (2 người/phòng) tại nơi đến công tác theo hóa đơn thực tế nhưng tối đa không quá các mức tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư 97.

Trường hợp CBVC đi công tác một mình, hoặc trường hợp đoàn công tác lẻ có người khác giới phải thuê phòng riêng, thì mức thanh toán thuê phòng dựa trên hóa đơn thực tế, nhưng không vượt quá mức chi cho những người khác đi cùng đoàn (2 người/phòng).

d. Tiền khoán công tác phí hàng tháng:

CBVC thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng như nhân viên văn thư đi gửi công văn, kế toán giao dịch kho bạc, ngân hàng... được thanh toán tiền khoán công tác phí hàng tháng với mức tối đa không quá 300.000 đồng/ tháng/ người.

CBVC phòng/ban khi đi công tác thường xuyên (có Quyết định phân công làm việc) tại các cơ sở ngoài Cơ sở chính của trường được hưởng khoán công tác phí = 10% Lương cơ bản tương ứng với vị trí đương nhiệm.

13.8.2. Công tác phí nước ngoài

Loại ngoại tệ áp dụng trong việc xác định định mức và quyết toán là Đô la Mỹ (USD).

Định mức chi được thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 21/06/2012 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

Các trường hợp CBVC được Trường cử đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không thuộc diện được hưởng ngân sách của Nhà nước, sẽ được hỗ trợ của Trường, không vượt quá mức quy định của Nhà nước trong Thông tư 102.

13.8.3. Công tác phí tham gia hội nghị, hội thảo

27

Page 28: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Đối với CBVC là chủ nhiệm đề tài NCKH, dự án … hoặc là thành viên nhóm nghiên cứu, khi có quyết định của Ban Giám hiệu cử đi công tác tham dự hội thảo, hội nghị khoa học trong nước cũng như quốc tế (theo thư mời đích danh) hoặc tham dự các hoạt động khác có liên quan thì khoản chi công tác phí phải thanh toán từ nguồn kinh phí đề tài NCKH, dự án… đã được cấp.

Cán bộ trẻ được phép lấy kinh phí hỗ trợ NCKH (quy định ở Điều 14.3) để tự trang trải một phần kinh phí này đồng thời có thể tìm thêm các hỗ trợ từ đơn vị cơ sở (Khoa) hay tài trợ từ bên ngoài.

Trường khuyến khích đơn vị quản lý cán bộ cùng hỗ trợ cán bộ của mình đi báo cáo nếu thấy việc này là quan trọng đối với đơn vị. Cán bộ được hỗ trợ có trách nhiệm phải nêu danh tổ chức của mình là Trường ĐHBK trong báo cáo - nộp báo cáo đó cho Thư viện trường để công bố làm nguồn tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và NCKH.

13.9. Chi hỗ trợ NCKH cho cán bộ trẻ Mỗi năm, trường trích một khoản kinh phí từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp

để khuyến khích, hỗ trợ CBGD/CBNC duy trì hoạt động NCKH thường xuyên.

Đối tượng được hưởng tiền hỗ trợ là tất cả CBGD/CBNC đang làm việc tại trường (có bao gồm diện hợp đồng Trường) và không thuộc các diện sau:

Các GS, PGS hoặc những cán bộ đang nộp hồ sơ GS, PGS; Các cán bộ đang kiêm nhiệm và được hưởng chế độ là cán bộ quản lý.

Các cán bộ đã nhận và đang làm đề tài NCKH-CGCN các cấp - đề tài chưa nghiệm thu bao gồm cả các trường hợp trễ hạn;

Các cán bộ vi phạm bị xử lý không được dùng kinh phí hỗ trợ này.

Định kỳ đầu mỗi năm (năm tài chính) phòng KHCN-DA lập danh sách cán bộ trong diện này đề xuất để Hiệu trưởng ra quyết định cấp kinh phí.

Định mức 1,5 Mtt cho mỗi cán bộ.

Cá nhân mỗi cán bộ lập bản yêu cầu sử dụng kinh phí theo mẫu và các văn bản hướng dẫn của phòng KHCN-DA - trình thủ trưởng trực tiếp (Khoa) ký duyệt, để nhận tiền trực tiếp từ P.KH-TC. Cá nhân cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện công việc đúng như đã khai báo và lập báo cáo cho Khoa để có tổng kết đánh giá đúng quy định.

Trường hợp phát hiện sử dụng kinh phí sai mục đích hoặc không đúng đối tượng được hưởng kinh phí (phát sinh - nhận đề tài bên ngoài sau khi đã nhận kinh phí) thì bản thân cán bộ có trách nhiệm hoàn trả kinh phí đã lãnh cho nhà trường. Cán bộ cố ý vi phạm sẽ bị cắt kinh phí này trong năm kế tiếp và xử lý kỷ luật theo quy định chung của trường.

Kết thúc mỗi năm, phòng KHCN-DA và P.KH-TC phối hợp tổng kết quyết toán phần kinh phí này và chuyển các phần còn dư sang cho năm mới.

Điều 14. Chi hoạt động đoàn thể, văn thể và y tếTrường trích một phần kinh phí đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ - theo tỷ lệ % học

phí ghi trong Phụ lục 4, để phục vụ cho các công tác và hoạt động sau:

_ Công tác đoàn thể của người lao động toàn Trường (Đảng, Công đoàn).

28

Page 29: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

_ Hoạt động văn thể mỹ, hoạt động ngoại khoá của sinh viên (Hoạt động Đoàn - Hội sinh viên).

Trường cũng trích từ Quỹ Phúc lợi cho các công tác sau:

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Phần này do trưởng Trạm Y tế lập dự toán trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch và kinh phí trước khi tổ chức thực hiện.

Các hoạt động có kế hoạch cụ thể do Công đoàn Trường đề xuất từ đầu năm.

CHƯƠNG IV. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN THU VÀ CHI CỦA CÁC ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG

Điều 15. Đối với các đơn vị tự chủ hoàn toàn hoạt động trong TrườngCác đơn vị tự chủ hoàn toàn hoạt động trong Trường bao gồm: Công ty cổ phần

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các doanh nghiệp KH&CN và các đơn vị tự trang trải kinh phí hoàn toàn, theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP và 43/2006/NĐ-CP (Phụ lục 9, Mục PL9.1).

Mối quan hệ của các đơn vị này với Trường chỉ căn cứ trên các hợp đồng kinh tế ký kết với với Trường như: thuê mặt bằng, phòng ốc, phòng thí nghiệm, xưởng, nhân sự của Trường v.v... Các khoản thu này được điều phối về các Quỹ hoạt động của trường theo Phụ lục 6.

Điều 16. Đối với các đơn vị có thu trực thuộc Trường 16.1. Quy định chung

Nhà trường quản lý thống nhất các đơn vị hoạt động có thu, trực thuộc Trường (sau đây gọi tắt là Đơn vị có thu), bao gồm tất cả các đơn vị trực thuộc Trường, ngoài những đơn vị cụ thể được nêu trong Điều 15 (Phụ lục 9, Mục PL9.2).

Các đơn vị có những hoạt động có thu, phải được sự chấp thuận của Hiệu trưởng và bảo đảm các quy định thực hiện công tác kế toán theo hướng dẫn của Phòng Kế hoạch-Tài chính.

Quy định thu từ các đơn vị này có ba loại:

(1) Thu theo quy định riêng trong Quy chế Chi tiêu nội bộ của đơn vị, đã được Hiệu trưởng duyệt, được nêu trong Mục 16.2. Quy định chi và trích lập các quỹ từ các khoản thu trên được nêu chi tiết trong Phụ lục 5.

(2) Thu theo quy định chung cho các đơn vị không có Quy chế Chi tiêu nội bộ riêng, được nêu trong Mục 16.3. Quy định chi và trích lập các quỹ từ các khoản thu trên được nêu chi tiết trong Phụ lục 5.

(3) Thu theo quy định riêng dành cho các dự án đặc biệt (mang tính chất mới, trọng điểm của Trường, hoặc có nguồn thu ngắn hạn) được nêu trong Mục 16.4. Quy định chi và trích lập các quỹ từ các khoản thu trên được nêu chi tiết trong Phụ lục 6.

Quy định chi và trích lập các quỹ từ các khoản thu trên được nêu chi tiết trong Phụ lục 5 và 6.

29

Page 30: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Có 02 hình thức thu:

Khoán thu hàng năm có lũy tiến (nếu là đơn vị hoạt động dài hạn - nguồn thu thường niên)

Tối đa tới 5% doanh thu hoặc tới 25% lợi nhuận.

16.2. Quy định đối với các đơn vị có Quy chế chi tiêu nội bộ riêngCác đơn vị hoạt động trên nguyên tắc có hiệu quả, tự cân đối, lấy thu bù chi và có

tích lũy. Mỗi đơn vị phải tự xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ (CTNB) của đơn vị mình, trên cơ sở tuân thủ Qui chế CTNB của Trường, đã thông qua Ban Kinh tế trước khi đưa lên cho Hiệu trưởng duyệt. Quy định về khoản đóng nghĩa vụ cho Trường được nêu cụ thể trong Quy chế CTNB của đơn vị sau khi đã được Hiệu trưởng thông qua tùy theo đặc thù hoạt động của từng đơn vị.

Mối quan hệ về mặt quản lý của Trường đối với các đơn vị này bao gồm:

Cán bộ công chức được Nhà trường bổ nhiệm phụ trách đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của đơn vị mình trước pháp luật của Nhà nước và quy định của Nhà trường.

Phải có nhân viên đúng chuyên môn nghiệp vụ phụ trách kế toán của đơn vị, không kiêm nhiệm thủ quỹ. Quy trình kế toán được thực hiện theo hướng dẫn của Phòng Kế hoạch-Tài chính.

Lập dự toán cho hoạt động năm sau của đơn vị theo quy định pháp luật và sự hướng dẫn của Phòng Kế hoạch-Tài chính.

Trường khuyến khích các đơn vị (phòng thí nghiệm các trung tâm, các xưởng, khoa và bộ môn) huy động chất xám và cơ sở vật chất sẵn có của trường để thực hiện chuyển giao công nghệ kết hợp với nhiệm vụ đào tạo, thực hiện thông qua việc ký hợp đồng tại các đơn vị và thực hiện theo quy chế hoạt động của đơn vị.

Các khoản do các đơn vị đóng cho Trường bao gồm các chi phí, quản lý phí, và các khoản nộp nghĩa vụ khác theo quy định đối với từng đơn vị.

16.3. Quy định đối với các đơn vị không có Quy chế CTNB riêng16.3.1. Các chi phí đơn vị trả cho Trường

Quản lý phí chung đóng cho trường được tính theo các hình thức và mức độ sử dụng mặt bằng và trang thiết bị, tên hiệu, cơ sở dữ liệu, và nhân sự của Trường đối với các hoạt động có thu hoặc theo quy định cụ thể được nêu trong hợp đồng (nếu có ký kết hợp đồng dịch vụ).

Các khoản thuộc chi phí trước khi đóng góp cho Trường:

Các chi phí tiêu hao: khấu hao CSVC và trang thiết bị PTN, điện nước, sử dụng mặt bằng, hạ tầng thông tin liên lạc và cơ sở dữ liệu, v.v...

Các chi phí bản quyền: sử dụng sản phẩm và tên hiệu của Trường

Chi phí sử dụng nhân sự của Trường: đơn vị sử dụng lao động trả cho trường theo dạng khoán trên đầu nhân sự sử dụng (có ký Hợp đồng lao động) trích nộp (%) cho Trường.

30

Page 31: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

P.KH-TC chịu trách nhiệm cấp chứng từ hợp lệ cho các khoản chi phí này cho đơn vị để quyết toán thuế hoặc tính trên % doanh thu – tách riêng chi phí CSVC và chi phí nhân sự.

Các đơn vị phải trích nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước – thông qua hệ thống kế toán của Trường.

16.3.2. Nộp nghĩa vụ cho Trường

Các hợp đồng đào tạo hoặc liên kết đào tạo ngắn hạn với các tổ chức ngoài Trường có sử dụng phòng thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm thực tập, phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng và phải nộp tiền khấu hao cơ sở vật chất tùy theo mức độ đầu tư trang thiết bị của phòng thí nghiệm. Mức thu sẽ được quy định cụ thể tùy loại hợp đồng.

Đối với các hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ:

Mức trích quản lý phí chung áp dụng cho các hợp đồng tư vấn và CGCN thực hiện bên ngoài Trường là 3% doanh thu (trong đó Trường 2,5%, Khoa 0,5% - Khoa tự quyết định điều phối khoản quản lý phí này cho các bộ môn/bộ phận có liên quan).

Mức trích quản lý phí chung áp dụng cho các hợp đồng tư vấn và CGCN thực hiện trong Trường là 5% doanh thu, trong đó bao gồm 3% phân bổ như trên và 2% bù đắp chi phí sử dụng điện nước của Trường.

Khoản đóng góp nghĩa vụ về Trường từ các hợp đồng kinh tế, các hoạt động dịch vụ có thu trong phạm vi chức năng sự nghiệp hoặc chuyên môn của các đơn vị được quy định như sau:

Nếu các hợp đồng/hoạt động dịch vụ này không sử dụng cơ sở vật chất của Trường: khoản nghĩa vụ nộp cho Trường là 5% thu nhập sau thuế bao gồm chi quản lý và sử dụng thương hiệu của Trường (đóng vai trò đơn vị bảo lãnh).

Nếu các hợp đồng/hoạt động dịch vụ này có sử dụng cơ sở vật chất của Trường: ngoài 5% nguồn thu như trên, nộp thêm 10% Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp - sử dụng CSVC chung, đồng thời phải thanh toán đầy đủ tiền điện-nước theo thực tế sử dụng.

16.3.3. Quy định phân phối các khoản đóng nghĩa vụ cho Trường

Nếu khoản thu từ 100 triệu đồng trở lên: được phân bổ như sau,

Bổ sung Thu nhập tăng thêm của Trường: 35%

Bổ sung Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi: 15%

Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp: 30%

Chi bộ máy quản lý và chi phí khác: 20%

Nếu khoản thu dưới 100 triệu đồng:

Đối với các phòng thí nghiệm và trung tâm trực thuộc Khoa, cán bộ chủ trì hợp đồng nộp về Khoa 2% doanh thu về việc sử dụng CSVC, trang thiết bị của Trường. Khoản kinh phí này Trường giao cho Khoa quản lý và sử dụng chi cho công tác bảo trì bảo dưỡng tại đơn vị. Trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình sử dụng kinh phí nói trên theo định kỳ hàng quý.

Đối với các hoạt động đào tạo ngoài nghĩa vụ, tổng thu học phí được qui định phân bổ theo tỷ lệ được nêu trong Phụ lục 5.

31

Page 32: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

16.4. Quy định đối với các Dự ánCác dự án của Trường, các chương trình liên kết, chương trình đào tạo đặc biệt, và

các trung tâm trong giai đoạn mới hoạt động được phân loại vào các loại dự án sau:

_ Dự án đặc biệt: được trích chi CSVC và các trang thiết bị được giao cho đơn vị quản lý tại đơn vị, các tỷ lệ đóng góp được căn cứ trên thu nhập sau thuế, theo quyết định của Hiệu trưởng hoặc đã được qui định cụ thể trong Phụ lục 6, được áp dụng có thời hạn. Sau khi hết thời hạn được xem là “Dự án đặc biệt”, nguồn thu từ các chương trình của dự án sẽ theo qui định tại Mục 16.2 hoặc 16.3.

_ Dự án chưa có kế hoạch chi tiêu thì sẽ thực hiện theo quy định trong Mục 16.3.

Các trung tâm khi mới thành được xem là dự án đặc biệt trong giai đoạn đầu để khuyến khích đầu tư phát triển. Sau giai đoạn được quy định bởi Trường, các trung tâm phải có Quy chế chi tiêu nội bộ riêng, theo hướng dẫn trong Quy chế này của Trường (Mục 16.2).

Việc quản lý tài chính đối với kinh phí thực hiện Chương trình tiên tiến được thực hiện theo Thông tư liên tịch 220/2009/ TTLT-BTC-BGDĐT.

CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Quy định về việc tổ chức thực hiện

17.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng Kế hoạch Tài chính Thu đủ tất cả các khoản thu tại trường theo tỷ lệ quy định. Trường hợp các khoản thu

do Thủ trưởng đơn vị (khoa, phòng, ban) đề nghị bằng văn bản và được Hiệu trưởng ký cho phép, đơn vị được phép thu thông qua phiếu thu do Phòng Kế họach-Tài chính cung cấp. Những đơn vị này chỉ được phép giữ lại lượng tiền mặt không quá 50 triệu đồng (năm mươi triệu đồng) và phải có biện pháp bảo quản cũng như chịu trách nhiệm bồi hoàn nếu để xảy ra mất mát.

Tạm ứng và thanh quyết toán thù lao giảng dạy theo Quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở số liệu thống kê khối lượng của các đơn vị được phân công quản lý học vụ.

Tạm ứng chi các khoản do đơn vị yêu cầu sau khi có ý kiến duyệt của Hiệu trưởng. Thực hiện thanh quyết toán đúng hạn và đúng quy định tài chính đối với các đơn vị đã tạm ứng.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí mà các đơn vị được phép sử dụng. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các đơn vị thực thi quy định về tài chính.

17.2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận phụ trách Đào tạoBộ phận phụ trách đào tạo của trường bao gồm Phòng Đào tạo và Phòng Đào tạo

Sau đại học. Trách nhiệm chung bao gồm:

Thống kê, xác nhận khối lượng giảng dạy của các loại hình đào tạo chính quy (đại học và sau đại học), cao đẳng, không chính quy của CBGD chuyển cho phòng Kế hoạch Tài chính thanh toán sau khi có Quyết định chi của Hiệu trưởng.

32

Page 33: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu và Ban Kinh tế về những bất hợp lý cần sửa đổi trong quá trình thực hiện các quy định về học vụ, chính sách, định mức… đối với cán bộ giảng dạy.

17.3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Phòng Tổ chức Hành chính Cung cấp số lượng CBVC của từng đơn vị đủ tiêu chuẩn hưởng phúc lợi chung,

lương, phụ cấp trách nhiệm. Hàng tháng, phòng Tổ chức Hành chính có báo cáo biến động về tổ chức nhân sự cho Hiệu trưởng.

Phát hiện những trường hợp có liên quan đến nhân sự cần xem xét, đề xuất để Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn trường quyết định.

Tham mưu cho Ban Giám hiệu xét giải quyết các chế độ cho CBVC.

17.4. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị các cấp Đối với việc phân công các công việc giảng dạy ngoài nghĩa vụ: Chỉ phân công công

việc giảng dạy ngoài chính qui cho CBGD nào đã chấp hành đúng khối lượng giảng dạy và những công việc liên quan đến giảng dạy chính qui mà đơn vị đã phân công.

Giải trình các trường hợp đơn vị có CB không đạt định mức lao động trong năm học. Chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp nếu có trường hợp không tạo điều kiện cho CB dưới quyền đạt định mức lao động.

Cung cấp đầy đủ thông tin về khối lượng phân công công việc nghĩa vụ, chất lượng công việc, và thái độ làm việc của các cá nhân thuộc đơn vị mình, làm cơ sở cho việc đánh giá thành tích làm việc và thưởng vượt định mức lao động.

Bảo đảm việc đánh giá thành tích làm việc của các cá nhân trong đơn vị mình là khách quan, đúng các tiêu chí đã được công bố của nhà trường.

Bảo đảm việc tự đánh giá thành tích của đơn vị mình được thực hiện một cách dân chủ, công khai, và trung thực.

Đề xuất danh sách các cá nhân và đơn vị dưới quyền lên Hiệu trưởng để phê duyệt khen thưởng vượt định mức lao động.

17.5. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban Kinh tế Hoạt động độc lập với các đơn vị trong trường.

Tư vấn cho Hiệu trưởng trong các quyết định liên quan đến việc thay đổi nội dung của Quy chế này.

17.6. Khen thưởng và kỷ luật17.6.1. Khen thưởng

Những đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm túc bản Quy chế này, có nhiều năng động, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho sự phát triển chung của trường trong các nhiệm vụ đào tạo, KHCN, xây dựng đội ngũ… sẽ được khen thưởng kịp thời.

17.6.2. Kỷ luật

Những đơn vị, cá nhân cố ý làm sai quy định sẽ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên tùy mức độ vi phạm và thái độ tiếp thu sửa chữa.

33

Page 34: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Các khoản thu, chi không đúng quy định, đơn vị và cá nhân vi phạm phải nộp lại hoặc bồi hoàn đầy đủ cho trường.

17.7. Báo cáo và lưu trữCác phòng chức năng có trách nhiệm báo cáo số liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban

Giám hiệu hoặc Ban Kinh tế của Trường.

Định kỳ hàng quý, hàng năm phòng Kế hoạch Tài chính lập Báo cáo quyết toán tài chính trình Đại học Quốc gia TP.HCM phê duyệt.

Mọi báo cáo thống kê khối lượng giảng dạy, số lượng các đề tài KHCN, mọi chứng từ liên quan tới việc thu chi các khoản thu tại trường đều phải được lưu trữ tại các phòng chức năng. Trưởng các phòng chức năng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc lưu trữ này.

Điều 18. Quyền lợi của người lao động trong Trường

18.1. Quyền lợi cơ bản Người lao động của Trường Đại học Bách Khoa được hưởng các quyền lợi cơ bản

như sau:

Lương cơ bản theo ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước;

Thu nhập tăng thêm theo thành tích làm việc, khi Trường có chênh lệch thu-chi theo định nghĩa ở Điều 9 của Quy chế này;

Quyền lợi theo Luật Lao động và theo quy định của Nhà nước đối với việc sử dụng các quỹ của Trường như trong Điều 8.

Mức chi từ Quỹ Phúc lợi hàng năm được quy định trong Phụ lục 10.

18.2. Các quyền lợi khác Ngoài các khoản chung nêu trên, người lao động còn được hưởng các quyền lợi tùy

theo từng trường hợp cụ thể như sau:

18.2.1. Người lao động có thời gian công tác tại trường từ 01 năm trở lên

Trường cấp Giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân trong nước khi vợ/chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ/cha mẹ chồng, con ruột bị mất hoặc bị ốm đau tai nạn có Giấy bệnh viện xác nhận phải điều trị dài ngày.

Hồ sơ thanh toán bao gồm:

a. Giấy đề nghị thanh toán có chữ ký của Trưởng khoa, phòng, ban.

b. Giấy nghỉ phép của trường cấp có xác nhận của chính quyền địa phương nơi CBVC đến nghỉ phép.

c. Giấy xác nhận của bệnh viện điều trị thân nhân (nếu bị ốm đau, tai nạn) hoặc Giấy chứng tử.

d. Vé tàu xe. Trường thanh toán tiền tàu xe đi phép (cả lượt đi và lượt về) cho CBVC chỉ 01 lần trong năm theo giá cước của các loại phương tiện vận tải quốc doanh thông thường như ô tô, tàu hỏa, tàu chạy ven biển ... Đối với tàu hỏa, trường thanh toán theo giá vé thực tế nhưng không vượt quá giá cước ghế nằm

34

Page 35: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

hạng phổ thông. Nếu mua vé máy bay hoặc thuê xe du lịch riêng, trường cũng chỉ thanh toán theo giá cước của các loại phương tiện vận tải quốc doanh thông thường. Tiền tàu xe nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó và chỉ được thanh toán khi CBVC thực sự có đi phép thăm thân nhân. Trường hợp CBVC không đi mà nhờ người khác xin chứng nhận để thanh toán hoặc đi nhờ phương tiện của cơ quan, đơn vị khác mà vẫn làm thủ tục thanh toán, nếu bị phát hiện CBVC đó phải hoàn lại kinh phí cho trường.

18.2.2. Người lao động khi chuyển công tác khỏi trường

Người lao động chuyển công tác theo quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc của Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ được hưởng một khoản phụ cấp 150.000đ/năm. Thời gian được tính từ năm thứ 11 công tác tại trường trở đi.

18.2.3. Người lao động tự bồi dưỡng

Người lao động đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn theo nhiệm vụ công tác, nếu được Thủ trưởng đơn vị đề nghị và trình Hiệu trưởng ra quyết định, trường hỗ trợ 100% học phí.

CBGD tập sự được hỗ trợ 100% học phí chứng chỉ Phương pháp giảng dạy đại học và Triết học trung cấp để hoàn tất hồ sơ tập sự. Kinh phí này được duyệt theo hình thức hoàn trả sau khi CBGD tập sự đã có được chứng chỉ và được đơn vị quản lý đề xuất. Trong vòng 2 năm sau khi kết thúc tập sự, nếu CBGD đơn phương kết thúc hợp đồng lao động, phải hoàn trả tòan bộ kinh phí hỗ trợ trên của Trường.

Người lao động khi đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh bán thời gian của chương trình đào tạo trong nước (kể cả các chương trình liên kết) theo Quyết định của Hiệu trưởng được hỗ trợ theo mức học phí SĐH của trường ĐHBK (MhpSĐH ) tính tròn: HPSĐH = MhpSĐH x 500 tiết /học kỳ.

Được hỗ trợ 30% HPSĐH dành cho CB tập sự ( 1 năm)

Được hỗ trợ 50% HPSĐH học phí nếu đã công tác tại trường từ năm thứ 02 đến hết năm thứ 10.

Được hỗ trợ 70% HPSĐH học phí nếu đã công tác tại trường từ năm thứ 11 trở lên.

Lưu ý: Việc hỗ trợ này chỉ áp dụng cho các học kỳ chính thức trong chương trình đào tạo, (thời hạn đào tạo 1,5 - 2 năm đối với cao học, tính 4 năm đối với nghiên cứu sinh).

Khi người lao động hoàn tất khóa học đúng thời hạn, trở về trường tiếp tục công tác (nếu học ở nước ngoài, phải có Quyết định tiếp nhận của Hiệu trưởng):

Được thưởng tương đương 03 Mtt nếu bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài hoặc trong nước (theo văn bằng photocopy có xác nhận sao y bản chính của đơn vị chức năng).

Được thưởng tương đương 01 Mtt nếu bảo vệ thành công luận án thạc sĩ ở nước ngoài hoặc trong nước (theo văn bằng photocopy có xác nhận sao y bản chính của đơn vị chức năng).

18.2.4. Hiếu hỷ của người lao động

Khi người lao động xây dựng gia đình, trường mừng một khoản bằng 01 hệ số Lương tối thiểu của Nhà nước.

35

Page 36: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Khi có thân nhân (vợ hoặc chồng, tứ thân phụ mẫu, con ruột) không may qua đời, Trường trợ cấp một khoản bằng 01 hệ số Lương tối thiểu của Nhà nước.

Bản thân người lao động qua đời, ngoài tiêu chuẩn chung của nhà nước, thân nhân người lao động được nhận một khoản là 4 hệ số Lương tối thiểu của Nhà nước để phụ giúp gia đình mai táng. Trong trường hợp người lao động không có thân nhân, trường đứng ra lo mai táng chu đáo.

Các khoản này được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu của Nhà nước và làm tròn.

18.3. Quyền lợi của người lao động khi nghỉ theo chế độ: Người lao động trước khi nghỉ hưu theo chế độ, Trường hỗ trợ kinh phí tham quan

du lịch theo kế hoạch của Trường tổ chức với mức tối đa bằng 10 hệ số Lương tối thiểu của Nhà nước đồng/người.

Người lao động khi nghỉ hưu theo chế độ được nhận một khoản hỗ trợ của trường theo cách tính: được nhận nửa tháng Lương đang hưởng cho mỗi năm công tác tại Trường (không kể thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).

Vào dịp 20/11 và Tết Nguyên đán, Trường tặng quà tương đương 30% phần quà của người lao động đương nhiệm.

Khi người lao động đã nghỉ hưu qua đời, trường phụ cấp cho thân nhân cán bộ đó một khoản tiền là 2 hệ số Lương tối thiểu của Nhà nước.

Công chức và viên chức đã nghỉ hưu được Trường ký hợp đồng làm việc tại trường được hưởng quyền lợi như đối với lao động hợp đồng Trường.

Điều 19: Nguyên tắc điều chỉnh Qui chế Trong quá trình hoạt động, Hiệu trưởng sẽ ra Quyết định bổ sung, điều chỉnh Quy chế

Chi tiêu nội bộ của trường cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát sinh.

Các khoản thay đổi lớn trong chính sách kinh tế và chế độ phân phối các khoản thu tại trường phải được Hội đồng Trường thông qua.

Trong từng thời kỳ cụ thể, đối với từng công việc thực tế phát sinh của các đơn vị, Ban Kinh tế trường tổ chức cuộc họp nhằm thảo luận, phân tích vấn đề cần xem xét. Sau khi thống nhất ý kiến, Ban Kinh tế trường đề xuất Hội đồng Trường thông qua và được thể hiện bằng Quyết định của Hiệu trưởng để điều chỉnh, bổ sung Quy chế Chi tiêu nội bộ hiện hành của trường.

Bản Quy chế này được áp dụng từ thời điểm được nêu trong Quyết định ban hành của Hiệu trưởng.

HIỆU TRƯỞNG

36

Page 37: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Phụ lục 1

Đơn giá chuẩnCăn cứ cơ bản là Mức lương tối thiểu của nhà nước: MLtt = 1.050.000 đồng/hệ số

(hiệu lực từ 1/5/2012).

Các đơn giá chuẩn của riêng Trường ĐHBK được quy định như sau:

PL1.1. Mức thu học phí cơ bản năm 2012 95.000đ/TcHP cho bậc Đại học-Cao đẳng

12.000đ/Tiết cho bậc Sau Đại học

Hiệu trưởng thông báo - quy định chi tiết các mức học phí mỗi học kỳ cho từng loại hình đào tạo.

PL1.2. Đơn giá chuẩn - Mức cơ bản tính Thu nhập tăng thêm Thu nhập tăng thêm hàng tháng của người lao động tính theo điều khoản 9.2.1 của

quy chế này với đơn giá là:

Mtt = 2.000.000 đồng/hệ số/tháng

PL1.3. Đơn giá chuẩn - Mức thù lao giảng dạy cho 01 tiết quy đổi (tqđ) Thù lao giảng dạy trong kế hoạch nghĩa vụ (theo điều khoản 11.1 của quy chế này)

được tính với đơn giá chuẩn là:

Mgd = 40.000 đồng/tqđ

(theo Quyết định 1046/QĐ-ĐHBK-ĐT, ngày 10/8/2011, về việc điều chỉnh định mức chi tiền giảng dạy và điều chỉnh bổ sung Quy chế CTNB).

Phụ lục 2Qui định về Phụ cấp riêng của trường

PL2.1. Đơn giá tính cho nhóm phụ cấp riêng của Trường(Theo Quyết định 2519/QĐ-ĐHBK của Hiệu trưởng về việc điều chỉnh định mức chi tiền giảng dạy, tiền coi thi, mở cửa lớp học và các khoản phụ cấp)

Mql = 0.35 x Mtt = 700.000đ/tháng tính cho một hệ số (Bảng 2.1).

PL2.2. Hệ số phụ cấp trách nhiệmBảng 2.1: Qui định hệ số phụ cấp trách nhiệm – quản lý

TT CHỨC DANH Hệ số (mới)1 Hiệu trưởng 212 Phó hiệu trưởng 153 Bí thư Đảng ủy - Phó Bí thư Đảng ủy 12 – 6

37

Page 38: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

4 Bí thư Đoàn TN trường – Phó bí thư 8 – 3 5 Bí thư Chi bộ, Bí thư Đoàn khoa (Theo quy mô) 4 – 26 Chủ tịch Công đoàn trường – Phó Chủ tịch 12 – 67 Chủ tịch CĐ bộ phận 4 – 28 Tổ trưởng CĐ trực thuộc 19 Chủ tịch Hội sinh viên trường – Phó chủ tịch 5 – 210 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh trường 311 Tổ trưởng Bảo vệ - Tổ phó 4 – 212 Trưởng phòng - Phó trưởng phòng 11 – 613 Trưởng khoa - Phó trưởng khoa 11/9 – 6/514 Trưởng - Phó Ban Thư viện – Xuất bản 8 – 415 Giám đốc thư viện 516 Trưởng - Phó Ban QLDA đầu tư xây dựng 8 – 417 Giám đốc - Phó GĐ Ký túc xá Bách khoa 9 – 418 Trưởng-Phó Ban điều hành Cơ sở 2 9 – 419 Trưởng - Phó Ban quản lý mạng 8 – 420 Trưởng - Phó Ban đảm bảo chất lượng 8 – 421 Trưởng - Phó Ban Thanh tra giáo dục 6 – 322 Trưởng - Phó Ban Thanh tra nhân dân 6 – 323 Giám đốc - Phó GĐ TT.Đào tạo BDCN 6 – 324 Giám đốc-Phó GĐ TT.HTSV & VL 6 – 325 Giám đốc - Phó GĐ TT.BDKT&VHBK 6 – 326 Giám đốc - Phó GĐ Trung tâm Ngoại ngữ 6 – 327 Giám đốc - Phó GĐ Văn phòng Đào tạo quốc tế 6 – 328 Chủ nhiệm - Phó chủ nhiệm bộ môn 3 – 129 Trưởng PTN, xưởng thực tập cấp khoa 2

Quy định phân ngạch cán bộ quản lý để áp dụng cho bảng 1 - mục 9.3 hệ số thu nhập tăng thêm:

Ngạch 0: Quản lý cấp cơ sở (Hệ số Phụ cấp trách nhiệm ≤ 4.0) được chi trả thu nhập tăng thêm theo nhóm CBGD hoặc CBNC tùy theo công việc chuyên môn chính.

Ngạch 1: Quản lý cấp trung (4.5 6.5) (HS 2,0) … Phó Trưởng Khoa,PB Ngạch 2: Quản lý cấp trung cao (7.0 11.0) (HS 4,0) … Trưởng Khoa,PB Ngạch 3: Quản lý cấp cao ( > 11.0) (HS 6,0) … BGH, Bí thư

Ghi chú:

1. Đối với CBVC kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì được hưởng hệ số chức vụ chính được giao và cộng thêm 50% hệ số kiêm nhiệm thứ nhất và 25% tổng hệ số kiêm nhiệm còn lại.

2. Dòng 13 cột “Hệ số” đối với Trưởng, Phó trưởng khoa có các mức cao (loại A), thấp (loại B) được quy định cụ thể như sau : khoa thỏa ít nhất 02 trong 03 tiêu chí dưới đây được xếp vào Mức A (khoa lớn) ngược lại là loại B (khoa nhỏ)

+ Số lượng SV khoa quản lý (tất cả các bậc hệ) ≥ 1000+ Số lượng cán bộ cơ hữu ≥ 50+ Khối lượng giảng dạy theo nghĩa vụ ≥ 20.000 tiết quy đổi/năm

Phụ lục 3Quy định về định mức lao động

PL3.1. Quy định về chế độ làm việc đối với cán bộ, viên chức38

Page 39: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Thời gian làm việc của CBVC theo chế độ làm việc 40 giờ/tuần.

Tổng quỹ thời gian làm việc của CBVC được quy định trong 1 năm là 44 tuần (tương đương 1760 giờ làm việc), sau khi đã trừ số ngày nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật, để thực hiện các công việc được giao theo nghĩa vụ tương ứng với vị trí công việc và chức danh được đảm nhiệm (xem Bảng 3.1).

PL3.2. Định mức lao động dành cho CBGD và CBNC trong một năm họcĐịnh mức lao động được tính theo tiết quy đổi, được dùng làm căn cứ tính thu nhập tăng

thêm và khen thưởng thành tích làm việc vào cuối năm cho CBGD và CBNC. Định mức này được tính tổng thể cho 3 nhóm nhiệm vụ của giảng viên đã được định nghĩa ở Mục 1. Trong đó,

Tiết quy đổi (Tqđ) được tính dựa trên 1 tiết dạy lý thuyết trên lớp cộng thêm những yêu cầu về thời gian cho việc chuẩn bị giảng dạy 1 tiết này và thời gian làm việc sau giờ dạy có liên quan đến 1 tiết này. Một tiết quy đổi này đồng nghĩa với 1 giờ chuẩn theo Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT.

Định mức lao động của một CBGD/CBNC trong một năm học được tính bằng tổng định mức của 3 nhóm nhiệm vụ được quy định bởi Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT. CBGD/CBNC được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ khi hoàn thành, đủ số tqđ cho từng nhiệm vụ sau khi đã được cân đối xét chuyển đổi bù đắp giữa các nhiệm vụ.

Riêng đối với giảng viên, tổng quỹ thời gian làm việc được phân chia cho các nhiệm vụ được nêu trong Mục 9.2.1 của Quy chế CTNB Trường, căn cứ trên Quy định về Chế độ làm việc đối với giảng viên, được ban hành kèm theo Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT và Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT.

Việc phân chia thời gian làm việc theo giờ trong một năm học cho từng loại công việc của giảng viên theo các chức danh như sau:

Bảng 3.1: Quy định phân bổ quỹ thời gian làm việc của CBGD trong một năm học

Đơn vị: tiết quy đổi

Nhiệm vụ GV tập sự Giảng viênPhó giáo sư

và giảng viên chính/Tiến sĩ

Giáo sư và giảng viên cao

cấpNV 1 – Giảng dạy các môn 450 900 900 900 NV 2 – Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

450 400 500 600

NV 3 – Nhiệm vụ chung 860 460 360 260Cộng 1.760 giờ 1.760 giờ 1.760 giờ 1.760 giờ

Bảng 3.2: Định mức lao động đối với CBGD trong 1 năm họcĐơn vị: tiết quy đổi

Nhiệm vụ GV tập sự

Giảng viên

Phó giáo sư và GV

chính/Tiến sĩ

Giáo sư và GV cao cấp

NV 1- Giảng dạy 140 280 300 320

NV 2- NCKH và CGCN 70 150 210 280

NV 3- Nhiệm vụ chung, bao gồm:         NV 3A – Nhiệm vụ chung liên 150 150 160 200

39

Page 40: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

quan đến chuyên môn NV 3B – Nhiệm vụ chung đóng

góp cho trường và đơn vị400 220 200 150

       

Ghi chú:

Nhiệm vụ giảng dạy của GV tập sự bao gồm số tiết quy đổi từ giờ trợ giảng, giờ giảng dạy lý thuyết theo đề nghị của CB hướng dẫn tập sự, không vượt quá 50% khối lượng giảng dạy của CBHD.

GV là kỹ sư/cử nhân được giữ lại trường, sau khi hoàn tất tập sự, chỉ được hưởng định mức này tối đa 3 năm, sau đó phải có bằng thạc sĩ để chuyển sang cột định mức GV/Thạc sĩ.

GV/Tiến sĩ được miễn tập sự, hưởng định mức giống như GV/Thạc sĩ cho đến khi đạt GV chính.

Giảng viên theo học sau đại học đối với hệ đào tạo tập trung (Cao học: 1,5 - 2 năm, NCS: 4 năm) có định mức bằng 0 và 50% định mức giảng dạy của chức danh tương đương nếu theo hệ bán tập trung. Nếu không hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định, GV theo học phải bồi hoàn lại phần giảm định mức trong khoảng thời gian theo học.

Nếu CBGD không đạt được định mức tối thiểu trong NCKH thì có thể đề nghị số tiết quy đổi còn thiếu đó sẽ được chuyển sang tính thêm cho định mức giảng dạy của CB đó trong năm được xét.

Trường hợp do đặc thù của đề tài NCKH có thể kéo dài nhiều năm, nếu GV có số tiết qui đổi từ NCKH lớn hơn định mức thì sẽ được quyền đề nghị chuyển phần dôi dư sang tính bù vào định mức giảng dạy năm đó (nếu thiếu) hoặc chuyển sang cho khối lượng NCKH của năm sau. Việc chuyển đổi này không kéo dài quá 3 năm liên tục. Nếu có trường hợp kéo dài quá 3 năm, bản thân CBGD và thủ trưởng đơn vị quản lý CB đó phải có giải trình cho Hiệu trưởng xem xét trước khi có quyết định chi cho Thu nhập tang thêm của CB đó.

Số tiết quy đổi vượt định mức của nhiệm vụ NV 3A có thể được chuyển sang cho định mức nhiệm vụ giảng dạy và NCKH:

áp dụng tỷ lệ chuyển đổi 100% cho GV tập sự và GV đang theo học thạc sĩ và tiến sĩ theo mô hình bán thời gian.

áp dụng tỷ lệ chuyển đổi 50% cho CBGD có kiêm nhiệm công tác quản lý cấp cơ sở.

Định mức tối thiểu của nhiệm vụ tự bồi dưỡng và đóng góp cho trường/đơn vị (NV 3B) phải được hoàn thành và không được chuyển đổi cho các nhiệm vụ khác.

Đối với CBNC, định mức lao động được quy định trong Bảng 3.3:

Bảng 3.3: Định mức lao động đối với CBNC trong 1 năm họcĐơn vị: tiết quy đổi

Nhiệm vụ NCV tập sự

NCV/Thạc sĩ

NCV chính/Tiến sĩ

NCV cao cấp

NV 1- Giảng dạy 0 180 200 240NV 2- NCKH và CGCN 120 250 330 400NV 3-Nhiệm vụ chung, bao gồm:

NV 3A – Nhiệm vụ chung liên quan đến chuyên môn

NV 3B – Nhiệm vụ chung đóng góp

40

40

30

20

30

20

30

2040

Page 41: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

cho trường và đơn vị

Ghi chú:

CBNC chỉ được chuyển định mức giảng dạy sang định mức NCKH nếu năm học đó được phân lớp ít hơn định mức, nhưng không được chuyển định mức NCKH qua định mức giảng dạy vì NCKH là nhiệm vụ chính yếu của CBNC.

Bảng 3.4: Tổng định mức nhiệm vụ của CBGD Giáo dục thể chất, An ninh Quốc phòng trong 1 năm học

Đơn vị: tiết quy đổi

Nhiệm vụ GV tập sựGV/

Thạc sĩPhó giáo sư và

GV chính/Tiến sĩGiáo sư và GV cao cấp

1- Giảng dạy 100 420 460 5002- Bồi dưỡng chuyên môn và đóng góp cho công việc chung

120 120 100 100

Tổng định mức 220 540 560 600

Khối lượng giảng dạy trong định mức bao gồm: khối lượng dạy chính khóa các lớp chính quy, không chính quy, tại địa phương, sau đại học.

Các khối lượng giảng dạy ngoài nghĩa vụ được tính một phần (theo hệ số) vào định mức lao động khi có yêu cầu của cán bộ (liên hệ đến Phụ lục 5).

PL3.3. Quy định giảm định mức giờ giảng dạy (Căn cứ Điều 14 trong Thông tư liên tịch 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT)

PL3.3.1. Quy định giảm định mức chuẩn giờ dạy đối với các cán bộ kiêm nhiệm

CBGD được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, hoặc kiêm nhiệm các công tác Đảng, đoàn thể, có nghĩa vụ trực tiếp giảng dạy theo khung định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của tổng định mức giảng dạy cả năm của chức danh mà giảng viên đó hiện đang giữ):

Bảng 3.5: Quy định định mức giờ giảng dạy của CBGD/CBNC kiêm CB quản lý so với ngạch viên chức tương ứng

Đơn vị tính: % so với định mức chuẩn giảng dạy của vị trí CBGD/CBNC tương ứngStt Chức vụ Tỷ lệ %

1 Hiệu trưởng 15%2 Chủ tịch hội đồng trường, Phó hiệu trưởng 20% 3 Trưởng phòng 25%4 Phó trưởng phòng 30%5 Trưởng khoa, Phó trưởng khoa

a) Đối với khoa lớn – loại A (cân đối dạng “trường” trực thuộc): (Xem chú thích tại bảng 1.1 phụ lục 1)- Trưởng khoa 45%- Phó trưởng khoa 50%

b) Đối với khoa nhỏ – loại B - Trưởng khoa 75%- Phó trưởng khoa 80%

6 Trưởng bộ môn 80%

41

Page 42: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

7 Phó trưởng bộ môn 85%8 Giám đốc Trung tâm trực thuộc trường 60%9 Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị có bố trí cán bộ

chuyên trách60%

10 Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách

55%

11 Phó bí thư và ủy viên thường vụ đảng ủy, Bí thư chi bộ nơi chưa thành lập Đảng bộ, Phó chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS HCM của Trường, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban nữ công, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, ở những đơn vị có bố trí cán bộ chuyên trách

65%

12 Phó bí thư và ủy viên thường vụ đảng ủy, Bí thư chi bộ nơi chưa thành lập Đảng bộ, Phó chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS HCM của Trường, Trưởng ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công, chủ tịch hội cựu chiến binh, ở đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách

60%

13 Giảng viên kiêm nhiệm làm công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thực hiện theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, đối với trường có trên 10 000 sinh viên:

▪ GV kiêm Phó bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội sinh viên trường: 60%▪ GV kiêm Bí thư Đoàn Khoa: 70% ▪ GV kiêm Phó Bí thư Đoàn Khoa, hoặc Bí thư chi đoàn cán bộ: 80%

Ghi chú:

Cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm nhiều chức vụ: chỉ thực hiện một định mức giờ chuẩn thấp nhất.

PL3.3.2. Quy định giảm định mức chuẩn giờ dạy dành cho các đối tượng khác

_ CBGD đang theo học thạc sĩ, tiến sĩ theo mô hình bán thời gian được giảm 50% tổng định mức giảng dạy và NCKH của vị trí đương nhiệm.

_ Giảng viên làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp thì cứ chủ nhiệm một lớp được giảm 5% định mức giờ chuẩn quy định.

_ Giảng viên nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giảm 10% định mức giờ chuẩn giảng dạy của chức danh giảng viên tương đương trong Bảng 3.2.

Phụ lục 3AQuy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 1 của CBGD

và CBNCPL4. Quy đổi giờ giảng lý thuyết(dùng cho việc tính khối lượng giảng dạy theo giờ lên lớp – không áp dụng cho thực tập – thực hành – thí nghiệm, các đồ án và LVTN).

Công thức quy đổi: HsQđ = Hs1 + (HsLp + HsLđ + HsHh + HsDđ + HsBs)

_ Thù lao giảng dạy dành cho GV của BK – có lãnh lương (Hợp đồng và biên chế): Tqđ = Tiết thực giảng x HsQđ Tiền bồi dưỡng GD = Tqđ x Mgd

Trong đó là Mgd là đơn giá chuẩn của Tqđ, được quy định trong Phụ lục 1 và cập nhật hàng năm theo quyết định của Hiệu trưởng.

42

Page 43: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Hệ số cơ bản (Hs1) và hệ số lớp (HsLp): Hệ số qui đổi khối lượng giờ lên lớp theo loại hình đào tạo theo bảng sau:

Bảng 3.6: Hệ số giảng dạy cơ bảnHệ đào tạo Lớp trong giờ (theo hệ đào tạo) Lớp ngoài giờ

Sau đại học – Hệ ban ngày Hệ lớp tối

1,0 + 0,8 = 1,8 1,5*(1,0+0,8)

Đại học chính qui bằng 1 (ĐHCQ)

1,0 + 0,4 = 1,4 Không áp dụng

Đại học chính qui bằng 2 (ĐHB2)

1,0 + 0,4 = 1,4 1,5*(1,0+0,4)

Cao đẳng, đại học không chính quy

1,0 + 0,2 = 1,2 1,5*(0,2 + 1,0)

Các lớp ngoài nghĩa vụ Giao cho đơn vị mở lớp điều tiết các hệ số trong tỷ lệ % được chi bồi dưỡng giảng dạy theo quy định trong Phụ lục 5.

Ngoài 02 hệ số này có phân biệt cho lớp ngoài giờ - các hê số khác dưới đây áp dụng không phân biệt đối với lớp ngoài giờ.

Hệ số học hàm (HsHh): quy đổi khối lượng giờ lên lớp tính theo chức danh, học hàm, học vị. Hệ số này chỉ được tính cho số giờ giảng dạy lý thuyết (theo QĐ số 1046/QĐ-ĐHBK-ĐT, ngày 10/8/2011).

Bảng 3.7: Hệ số học hàm

(chỉ tính cho tiết dạy lý thuyết, bằng 0 cho giờ không phải là lý thuyết)Học hàm – học vị Hệ số (HsHh)

Giáo sư 0.5Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học 0.4Tiến sĩ 0.3Giảng viên chính 0.2Giảng viên, Thạc sĩ 0.1Chưa xếp loại chức danh 0.0

Hệ số lớp đông (HsLđ): Hệ số qui đổi khối lượng giờ lên lớp theo sĩ số sinh viên (= X) theo Bảng sau,

Bảng 3.8: Hệ số Lớp đông (Làm tròn tới 0,1)

Hệ đào tạo Cách tính Quy ướcĐại học và cao đẳng (hạn chế không mở lớp dưới 15 sinh viên)

HsLđ = X/150 – 0,2 0 HsLđ 1,6 Tính bằng 1,6 khi công thức tính cho giá trị > 1,6.

Sau đại học (hạn chế không mở lớp dưới 5 học viên)

Lớp giảng dạy môn cơ sở và chuyên ngành bắt buộc:HsLđ = X/60 – 0,5

0 HsLđ 1,5

Hệ số địa điểm (HsĐđ): Hệ số qui đổi khối lượng giờ lên lớp theo địa điểm giảng dạy, theo Bảng sau,

Bảng 3.9: Hệ số Địa điểm (tính theo nhóm lớp – cho lớp LT, BT, TN - ĐA)Địa điểm Hệ số địa điểm

Cơ sở 1, Quận nội thành Không tính

43

Page 44: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Cơ sở 2 Dĩ An – Bình Dương, Huyện ngoại thành,… có xe trường đưa đón đi về trong buổi.

0,3

Cơ sở địa phương (trong điều kiện di chuyển mất từ trên 01 giờ tới 04 giờ)

0,8

Cơ sở địa phương (trong điều kiện di chuyển trên 04 giờ) 1,2

Hệ số bổ sung (HsBs): Dành cho các loại hình đào tạo đặc biệt

HsBs = 1.0: dành cho giảng dạy môn học chuyên môn bằng ngoại ngữ (không tính các môn học ngoại ngữ) và đào tạo kỹ sư tài năng, Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp khi không được hưởng tiền hỗ trợ từ các dự án.

Lưu ý: các lớp có kinh phí dự án được tính theo các quy định riêng (lấy tham chiếu tương tự quy định KSTN hiện hành) và không tính hệ số bổ sung.

PL5. Quy đổi khối lượng một số nhiệm vụ đào tạo ngoài giờ giảng dạy lý thuyếtBảng 3.10: Quy đổi nhiệm vụ đào tạo ngoài giờ lý thuyết

Đơn vị: tiết quy đổi

Công việc Đơn vị tính Quy đổi

Hướng dẫn bài tập lớn (Bài tập lớn được tính tương đương 5 tiết thực giảng trừ vào tổng số tiết bài tập của môn học tính khối lượng)

1 SV 0,5

Hướng dẫn thực tập ngoài trường (**)

Khoa điều phối tối đa 60% chi cho CB hướng dẫn (GV) phần còn lại chi cho công tác tổ chức – hỗ trợ bao gồm cả chi phí cho CB bên ngoài trường.

1 SV 2,0/1TcHP

Hướng dẫn sinh viên làm đồ án môn học/học kỳ 1 SV Từ SV thứ 1 đến 20 (nếu chỉ HD 1 môn ĐAMH) hoặc từ SV thứ 1 đến 30 (nếu HD cho 2 môn khác nhau): 2,0/1Tc

Từ SV thứ 21 đến 40 (nếu chỉ HD 1 môn ĐAMH) hoặc từ SV thứ 31 đến 80 (nếu HD cho 2 môn khác nhau): 1,5/1Tc

Từ SV thứ 41 trở lên (nếu chỉ HD 1 môn ĐAMH) hoặc từ SV thứ 81 trở lên (nếu HD cho 2 môn khác nhau): 0,2 /1Tc

Hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận sau đại học (theo đề cương môn học)

1 SV Từ SV thứ 1 đến 30: 1,5

Từ SV thứ 31 đến 45 : 1,0

Từ SV thứ 46 trở lên: 0,3

Hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận tốt nghiệp cao đẳng 1 SV 12

Hướng dẫn sinh viên làm luận văn tốt nghiệp đại học 1 luận văn 20

Hướng dẫn chuyên đề nghiên cứu, chuyên đề tiến sĩ 1 SV 10

Hướng dẫn học viên làm khóa luận tốt nghiệp cao học 1 khóa luận 40

Hướng dẫn học viên làm luận văn tốt nghiệp cao học 1 luận văn Theo phương thức GD môn học: 70

Theo phương thức nghiên cứu: 44

Page 45: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

105

Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ 1 năm học đối với 1 NCS

150

Tổ chức ôn thi, hướng dẫn SV đi thi Olympic 1 đội tuyển (1 môn thi)

120

Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm (GVCN) 60 SV có đăng ký học

Học kỳ chính thức: 45

Học kỳ hè: 22

Bảng 3.11: Quy đổi nhiệm vụ của các Hội đồng đánh giá trong chương trình đào tạo

Loại hình đánh giá Đơn

vị tínhTiết quy đổi

Phản biện Hội đồng

Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp đại học SV 4 5

Hội đồng đánh giá tiểu luận tốt nghiệp cao đẳng SV 4 3

Đánh giá chuyên đề nghiên cứu, đề cương LV thạc sĩ SV -- 5

Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp cao học

(1 Chủ tịch và 2 thành viên)

SV -- 24

Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp cao học SV 20 22

Hội đồng đánh giá chuyên đề tiến sĩ (CĐTS). SV -- 20

Hội đồng đánh giá LATS cấp cơ sở SV 50 75

Hội đồng đánh giá LATS cấp Nhà nước SV 75 100

Riêng hướng dẫn thực hành tại xưởng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, hoặc khu vực có cơ sở vật chất trong trường phải được chuẩn bị và có giới hạn số lượng SV thực hành theo nhóm, tiết quy đổi được tính theo công thức sau:

Tqđ = Tt * X/N * (α1 + α2)Trong đó:Tt: số tiết thực hành theo kế hoạch (tiết thực ghi trong đề cương môn học)X: tổng số sinh viên thực hành thí nghiệm (theo thời khóa biểu)N: số sinh viên của một nhóm thực hành thí nghiệm chuẩn

N = 15SV/nhóm đối với bậc cao đẳng và đại họcN = 10HV/nhóm đối với bậc cao học

Trường hợp X/N < 1 thì tính bằng 1α1: hệ số dành cho cán bộ hướng dẫn thực hành thí nghiệmα2: hệ số dành cho việc bảo trì và chuẩn bị thực hành thí nghiệm do Trưởng phòng thí nghiệm điều phối

Bậc cao đẳng, đại học: α1 = 0.6; Bậc cao học: α1 = 0.8 Bậc cao đẳng, đại học: α2 = 0.15; Bậc cao học: α2 = 0.2

Lưu ý: không tính hệ số α2 cho môn giáo dục thể chất

45

Page 46: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Phụ lục 3BQuy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 2 của CBGD

và CBNCPL6. Quy đổi giờ nghiên cứu khoa học

PL6.1. Quy đổi giờ NCKH cho 1 đề tài NCKH trong 1 năm học:

Bảng 3.12: Quy đổi giờ NCKH cho 1 đề tài NCKH/năm

Loại đề tài Tiết quy đổi

Cấp Bộ/Nhà nước 200Cấp Sở / ĐHQG 150

Cấp Trường 100

▪ Nếu một cán bộ tham gia NCKH độc lập thì được tính 100% số tiết quy đổi NCKH theo Bảng quy đổi trên.

▪ Nếu có từ 2 cán bộ cùng tham gia NCKH trở lên thì cách tính tiết quy đổi như sau:

+ Chủ trì đề tài, hoặc dự án NCKH: được tính 50%.

+ Các thành viên khác: chia đều trong 50% còn lại.

PL6.2. Quy đổi giờ viết 1 bài báo khoa học

Bảng 3.13: Quy đổi giờ NCKH cho 1 bài báo khoa học

Bài báo khoa học Tiết quy đổi

Đăng báo quốc tế 200Đăng báo trong nước 100Đăng kỷ yếu hội nghị KHCN:- Trong nước- Quốc tế

5075

_ Nếu một cán bộ viết trọn bài báo thì được tính 100% giờ NCKH theo nội dung của Bảng quy đổi trên.

_ Nếu có 2 đồng tác giả, người chủ trì, đứng tên trước, được tính 60 – 80 % khối lượng trong Bảng quy đổi trên. Phần % còn lại được tính cho tác giả còn lại.

_ Nếu có từ 3 đồng tác giả trở lên thì cách tính quy đổi như sau:

+ Chủ trì viết bài, được quy ước đứng tên đầu tiên trong danh sách tác giả, tùy theo ước lượng mức độ đóng góp, được tính 30% - 60%, trên nguyên tắc chủ trì phải chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Các thành viên khác sẽ do chủ trì quyết định tỷ lệ thuộc 70% - 40% còn lại.

_ Đăng kỷ yếu hội nghị khoa học được xem như có công bố công trình nên được tính tqđ về NCKH. Nếu có thực hiện báo cáo thì sẽ được cộng thêm tqđ theo Bảng 18. Điều kiện để được tính tqđ: phải mang danh nghĩa GV trường ĐHBK.

46

Page 47: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

PL6.3. Quy đổi giờ biên soạn sách hoặc giáo trình trong năm học

Bảng 3.14: Quy đổi giờ biên soạn 1 quyển sách hoặc giáo trình

Biên soạn / Tái bản Tiết quy đổi

Biên soạn sách hoặc giáo trình mới. 100 - 150 - 250Tái bản sách hoặc giáo trình (có bổ sung nội dung) 50 - 70 - 100

Vì sách/giáo trình khác nhau về số trang, mức độ chuyên sâu và sáng tạo trong nội dung, nên khối lượng quy đổi cụ thể sẽ do Hội đồng khoa học của Khoa quản lý CB đề xuất theo khung quy đổi trên.

▪ Nếu một cán bộ viết sách/giáo trình độc lập thì được tính 100% tiết quy đổi viết sách theo Bảng quy đổi trên.

▪ Nếu có từ 2 cán bộ cùng tham gia viết sách thì cách tính tỷ lệ đóng góp vào cuốn sách đó như sau:

+ Chủ biên sách/giáo trình: được quy ước đứng tên đầu tiên trong danh sách tác giả, tùy theo mức độ đóng góp, được tính tối thiểu 30% trở lên, trên nguyên tắc chủ biên phải chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Các thành viên khác: sẽ do chủ biên quyết định tỷ lệ còn lại, tùy thuộc vào mức độ tham gia.

PL6.4. Quy đổi giờ CGCN cho 1 hợp đồng CGCN trong 1 năm

Bảng 3.15: Quy đổi giờ CGCN cho 1 hợp đồng CGCN/năm

Giá trị hợp đồng Tiết quy đổi

Trên 1 tỷ đồng 200Từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng 150Từ 100 500 triệu 100 Dưới 100 triệu 50

Hàm lượng NCKH trong các hợp đồng CGCN luôn thấp hơn các đề tài thuần túy NCKH. Do đó, mức quy đổi cũng thấp hơn.

▪ Nếu một cán bộ thực hiện trọn vẹn hợp đồng CGCN thì được tính 100% số tiết quy đổi NCKH theo Bảng quy đổi trên.

▪ Nếu có từ 2 cán bộ cùng tham gia hợp đồng CGCN thì cách tính tỷ lệ tiết quy đổi NCKH so với 1 CB làm độc lập như sau:

+ Chủ trì hợp đồng CGCN: được tính tối thiểu 30% trở lên, trên nguyên tắc chủ biên phải chiếm tỷ lệ cao nhất.

+ Các thành viên khác: sẽ do chủ trì quyết định dựa trên tỷ lệ còn lại, tùy thuộc vào mức độ tham gia.

PL6.5. Quy đổi một số hoạt động KHCN khác

Bảng 3.16: Quy đổi các hoạt động KHCN khác

47

Page 48: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Hoạt động Quy đổi

Hợp tác nghiên cứu KH hoặc CGCN với bên ngoài, dưới danh nghĩa của trường hoặc đơn vị chủ quản (dự án, liên doanh…)

50 tqđ/dự án < 1 năm 30 tqđ/năm đối với dự án > 1

nămBáo cáo tại hội nghị khoa học (không đăng kỷ yếu) của trường hoặc dưới danh nghĩa trường.

10 tqđ/báo cáo trong nước 20 tqđ/báo cáo quốc tế

Báo cáo chuyên đề tại seminar của đơn vị 10 tqđ/chuyên đềThành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cấp nhà nước (trong và ngoài trường) 15 tqđ/ đề tài

Thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Sở hoặc tương đương (trong và ngoài trường) 10 tqđ/ đề tài

Thành viên hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở (trong và ngoài trường), bao gồm cả đề tài NCKH sinh viên 5 tqđ/ đề tài

Thành viên hội đồng xét duyệt đề tài cấp Sở trở lên 10 tqđ/ đề tàiThành viên hội đồng xét duyệt đề tài cấp cơ sở, bao gồm cả đề tài NCKH SV 5 tqđ/ đề tài

Thành viên hội đồng thẩm định, nghiệm thu sách, giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy đào tạo 10 tqđ/ đề tài

Phụ lục 3CQuy định về tính tiết quy đổi cho các hoạt động thuộc Nhiệm vụ 3 của CBGD

và CBNC

Bảng 3.17: Số tiết quy đổi cho các công việc thuộc nhiệm vụ chung

Công việc Quy đổi

Nhóm nhiệm vụ 3A

1. Thực hành nâng cao chất lượng chuyên môn phục vụ giảng dạy, phương pháp giảng dạy (thông qua: phản hồi tốt từ khảo sát SV, bài giảng điện tử, sử dụng e-learning, v.v…)

10 tqđ /1 thực hành cụ thể trong 1 học kỳ/

Tính theo nhóm lớp (1GV dạy trung bình 6 nhóm lớp/năm = 60 tqđ)

2. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT)

Chủ trì: 150 tqđ /1 chương trình

Tham gia – trong hội đồng KH 20 tqđ /1 chương trình

Trong nhóm xây dựng CTĐT : 40-60 tqđ /1 chương trình

3. Tham gia xây dựng mới đề cương môn học đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành đào tạo

Chủ trì làm lại (tổng): 20-50 tqđ /1 đề cương(tùy loại: 50 tqđ cho đề cương chuẩn quốc tế như CDIO, ABET…)

Nếu hiệu chỉnh đề cương cũ: 30% khối lượng trên.

4. Tổ chức buổi báo cáo chuyên đề, học thuật cho trường hoặc đơn vị

Chủ trì: 10 tqđ (cấp đơn vị) – 30 tqđ (cấp trường)/1 lần tổ chức.

48

Page 49: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Thành viên BTC: 5 tqđ (cấp đơn vị) – 15 tqđ (cấp trường)/1 lần tổ chức.

5. Viết bài báo, hoặc đi báo cáo về lĩnh vực giáo dục hoặc chuyên ngành, dưới danh nghĩa trường ĐHBK (không phải báo NCKH, không phải báo mạng)

10 tqđ/1 bài trong nước.

20 tqđ/1 bài quốc tế.

6. Xây dựng và tham gia nhóm nghiên cứu mạnh, dự án quốc tế/quốc gia/tỉnh/thành mang danh nghĩa Trường (có hoạt động thực tế được công nhận)

Tối đa 50 tqđ/năm

7. Tổ chức - dẫn sinh viên đi thi các cuộc thi quốc gia, quốc tế; hướng dẫn SV làm NCKH các cấp (SV đứng tên chủ nhiệm đề tài).Có thể chuyển quy đổi sang NV2

10 – 30 tqđ/cuộc thi hoặc đề tài trong nước, tùy cấp độ.

30 – 50 tqđ/cuộc thi hoặc đề tài quốc tế, tùy tầm mức cuộc thi/đề tài.

Nếu đoạt giải thưởng thì được cộng thêm 30% số tqđ đã nhận cho mỗi giải.

8. Chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ trực tiếp hoặc theo yêu cầu của vị trí công việc đương nghiệm (ví dụ: Triết học, PP GDĐH, PP NCKH, QL giáo dục, QL hành chính, kế toán, đảm bảo chất lượng, v.v…)

Ít nhất 60 tqđ /1 chứng chỉ … lập bảng chi tiết …

9. Chứng chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc theo định hướng của Nhà trường và đơn vị (ví dụ: Anh văn TOEFL 550+ hoặc TOEFL iBT 80+, TOEIC 780+, IELTS 6.5+, GMAT/GRE, Tin học nâng cao, v.v…)

60 tqđ /1 chứng chỉ

10. Tham dự các hội thảo chuyên ngành để tự bồi dưỡng chuyên môn (không có báo cáo, nhưng có giấy xác nhận của đơn vị tổ chức)

5 tqđ/hội thảo trong nước

10 tqđ/hội thảo quốc tế

Nhóm nhiệm vụ 3B

1. Hướng dẫn GV/CB tập sự 45 tqđ/GVTS/năm học (theo 904/QĐ-ĐHBK-TCHC)

2. Tham gia công tác lãnh đạo đoàn thể: BCH Công đoàn đơn vị, CB chủ chốt của Đoàn – Hội SV, trợ lý quản lý khoa/bộ môn… (không được hưởng phụ cấp trách nhiệm)

30 – 50 tqđ/năm, đối với cấp trường, tùy theo mức độ trách nhiệm.

10 – 30 tqđ/năm, đối với cấp đơn vị, tùy theo mức độ trách nhiệm.

3. Hỗ trợ trường, đơn vị trong công tác đối ngoại (không thuộc chức năng nhiệm vụ của vị trí đương nhiệm), hỗ trợ/tư vấn cho các đơn vị khác trong trường, v.v… (có xác nhận của đơn vị).

▪ Tối đa 30 tqđ/năm theo đề xuất của đơn vị; hoặc

▪ Được xác định cụ thể (số tqđ) trong Quyết định phân công của Nhà trường/đơn vị.

4. Hỗ trợ trường, đơn vị trong công tác sinh viên – cựu SVvà hướng nghiệp, giao

▪ Tối đa 30 tqđ/năm theo đề xuất của đơn vị; hoặc

49

Page 50: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

lưu ra bên ngoài, kiêm nhiệm GV chủ nhiệm, Trợ lý SV, v.v…

▪ Được xác định cụ thể (số tqđ) trong Quyết định phân công của Nhà trường/đơn vị.

5. Trực chuyên môn tại bộ môn/đơn vị ▪ 4 tqđ/buổi … (30 tuần x 3 buổi x 4 = 420 tqđ)

6. Tham gia sinh hoạt cấp đơn vị - cấp trường (hoạt động thường xuyên theo quy định hành chính của Trường hoặc đơn vị)

▪ Đầy đủ: 30 tqđ/năm

7. Tham gia các dự án chiến lược, hỗ trợ hoặc cải tiến các hoạt động của Trường hoặc đơn vị.

▪ 30 tqđ/dự án chiến lược của Trường

▪ 20 tqđ/dự án chiến lược của đơn vị

▪ 15 tqđ/dự án hỗ trợ hoặc cải tiến hoạt động của Trường

▪ 10 tqđ/dự án hỗ trợ hoặc cải tiến hoạt động của đơn vị

8. Tham gia các hoạt động văn thể mỹ, các sự kiện chung của Trường hoặc đơn vị.

▪ 10-30 tqđ do công đoàn chấm điểm – xác nhận.

9. Kiêm nhiệm công tác quản lý cấp cơ sở (tính theo hệ số trách nhiệm)

▪ 150 tqđ/hệ số trách nhiệm/năm

Được chuyển đổi qua các nhiệm vụ khác (nếu cần).

Phụ lục 4Bảng phân bổ nguồn thu học phí đào tạo theo kế hoạch nghĩa vụ

(Theo Quyết định số /QĐ-ĐHBK-KHTC ngày tháng năm 20…) (File excel kèm theo)

Phụ lục 5Bảng phân bổ nguồn thu học phí từ đào tạo ngoài nhiệm vụ

(Đính kèm Quyết định số /QĐ-ĐHBK-KHTC ngày tháng năm 20...)Đơn vị tính: %

(File excel kèm theo)

Phụ lục 6Bảng phân bổ các nguồn thu khác

(Đính kèm Quyết định số /QĐ-ĐHBK-KHTC ngày tháng năm 20...)Đơn vị tính: %

(File excel kèm theo)

50

Page 51: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Phụ lục 7Quy định phân chia quản lý phí cho các đơn vị hành chính thuộc Trường

(Hiệu lực từ Quý 3/2010)

Hệ số phân chia 6% Quản lý phí chung từ nguồn kinh phí đào tạo ngoài nghĩa vụ:Stt Đơn vị Hệ số Thay

đổi Số CB

1 Ban Giám hiệu 5 6 ***

2 Phòng Kế hoạch – Tài chính 3 2.5 15

3 Phòng Quản trị thiết bị 2.75 2.5 50

4Phòng Tổ chức – Hành chính (không tính tổ bảo vệ) 2.25 2 20

+ Ban thi đua khen thưởng + 03 văn phòng …   1  

5 Phòng Quan hệ đối ngoại 2 2.5 10 ++

6 Phòng Khoa học công nghệ - Dự án 2 2 10

7 Phòng Công tác chính trị - Sinh viên 1.75 2.5 10 ++

8 Phòng Đào tạo 1.5 2 40

9 Ban Thư viện – Xuất bản 0.75 1.5 30

10 Ban Quản lý mạng 0.5 1.5 ++15

11 Trung tâm Hỗ trợ SV và Việc làm 0.5 1 10

12 Phòng Đào tạo Sau đại học 0.5 1 ++15

13 Ban Thanh tra Giáo dục 0.5 0.5 10

14 Ban Đảm bảo chất lượng 0.5 0.5 5

15 Tổ Bảo vệ 0.5 1 25

  TỔNG CỘNG 24 30  

51

Page 52: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Phụ lục 8Đơn giá các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho công tác đào tạo

PL8.1. Hoạt động coi thi/kiểm tra Kinh phí dành cho các hoạt động đánh giá môn học bao gồm tiền coi thi – phản biện – hội

đồng bảo vệ và cả nhần chấm bài đề cập tới trong PL8.2 dưới đây được tính chung trong phần kinh phí thù lao giảng dạy và phục vụ giảng dạy (Phụ lục 4 & 5).

Đơn giá tiền coi thi cho các lớp trong kế hoạch nghĩa vụ được quy định trong Bảng PL8 và được xem xét điều chỉnh trong thông báo của mỗi đợt kiểm tra/thi khi có điều chỉnh mức thù lao giảng dạy cơ bản Mgd.

Đơn giá tiền coi thi cho các lớp ngoài nhiệm vụ do thủ trưởng đơn vị phụ trách đề xuất nhưng không quá 2 lần các định mức cơ bản ghi trong Bảng PL8.

Bảng PL8. Đơn giá tiền coi thi/kiểm tra

(Theo Quyết định số 1046/QĐ-ĐHBK-ĐT, ngày 10/8/2011)

Phân loại Đơn giá cơ bản (đồng/CBCT)

Tiết quy đổi - Tqđ(đ/v CBGD/CBNC)

Thời lượng đến 60 phút 32.000 02

Thời lượng trên 60 phút đến 100 phút 40.000 03

Thời lượng trên 100 phút đến 150 phút 50.000 04

Thời lượng trên 150 phút 60.000 05

Buổi coi thi ngoài giờ vào buổi tối, T7, CN tính 1,5 lần định mức cơ bản tương ứng

Khi cán bộ đang làm việc tại cơ sở 1 lên tham gia coi thi/kiểm tra ở Cơ sở 2 được hỗ trợ đi lại là 15.000 đồng/môn/CBCT.

Ghi chú: CBCT là cán bộ coi thi.

Số buổi coi thi trong giờ hành chính (tiết 1-12 ngày làm việc) được tính vào khối lượng công tác của cán bộ. Riêng đối với CBGD/CBNC thì khối lượng này được (quy ra tqđ như trong bảng PL8.1) tính trong nhiệm vụ 3 và sẽ được tính vào định mức lao động.

Số buổi coi thi ngoài giờ, ngày nghỉ có thể được tính vào khối lượng công tác với hệ số 0,5 nếu đương sự có nhu cầu – hoặc khi thiếu khối lượng.

PL8.2. Tiền chấm bài thi Tiền chấm bài thi chỉ áp dụng trong trường hợp chấm bài của các sinh viên đặc cách (ví dụ:

diện thi vét,…) - không thuộc danh sách sinh viên của một lớp mà giảng viên phụ trách và đã được cấp tiền thù lao giảng dạy.

Đơn giá chấm bài : 4000đ/bài và ít nhất 100.000đ/1 môn thi (nếu phải ra đề riêng)

PL8.3. Đơn giá dịch vụ quản lý và phục vụ lớp học ngoài giờTrường giữ lại một phần tổng học phí từ các hệ đào tạo (theo Phụ lục 4 & 5) để chi cho việc

mở cửa lớp học ngoài giờ của phòng Quản trị Thiết bị và chi hoạt động kiểm tra thường xuyên của Ban Thanh tra Giáo dục theo các định mức:

Mở cửa lớp học ngoài giờ (tiết 13-17 ngày thường, cả ngày T7+CN), đơn giá được tính bằng:

o 01 tiết quy đổi = 40.000đồng/buổi nếu thời gian không quá 03 tiết/buổi;

o 02 tiết quy đổi = 80.000 đồng/buổi nếu thời gian từ 04 tiết/buổi.52

Page 53: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Công tác của Ban Thanh tra Giáo dục: đơn giá được tính bằng 02 tiết quy đổi = 80.000đ/buổi trực.

Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức hệ thống chấm công nội bộ để thống kê – duyệt quyết toán tiền hàng tháng cho người lao động.

Phụ lục 9Danh sách các đơn vị hoạt động trong Trường

1. Các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN tự chủ hoàn toàn hoạt động trong Trường:

▪ Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp)

▪ Trung tâm NCTB & CN Cơ khí Bách Khoa

▪ Trung tâm NC Ứng dụng Công nghệ Xây dựng (REACTEC)

▪ Trung tâm NC Vật liệu Polyme

▪ Trung tâm NC Lọc - Hóa dầu

▪ Trung tâm NCCN và TBCN

▪ Trung tâm Công nghệ Thông tin Địa lý (GIS)

▪ Trung tâm NC và Hỗ trợ Đào tạo QTDN (BR&T)

▪ Trung tâm Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới

▪ Trung tâm Kỹ thuật Điện toán

▪ Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ

▪ Xưởng in

3. Đơn vị có thu hoạt động trong Trường

▪ Các khoa và trung tâm đào tạo, các phòng/ban chức năng được Trường cho phép có hoạt động dịch vụ có thu trong phạm vi chức năng sự nghiệp của Trường

▪ Văn phòng Đào tạo quốc tế (OISP)

▪ Trung tâm Ngoại ngữ

▪ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Việc làm

▪ Các Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia: Phòng TN Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống, Phòng TN Polyme và Composit

▪ Phòng Thí nghiệm trọng điểm của Trường: PTN Hóa học & Dầu Khí, PTN Động cơ đốt trong, PTN Khoa học tính toán, PTN Năng lượng sinh học, PTN Nghiên cứu Điện tử công suất

▪ Các dự án: Chương trình MSM-MBA, Chương trình MCI-MBA

▪ Ký túc xá Bách Khoa

53

Page 54: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM - QUY ĐỊNH VỀ …€¦ · Web viewĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm

Phụ lục 10Quy định chi từ Quỹ Phúc lợi

(Theo Quyết định số 708/QĐ-ĐHBK, ngày 7/4/2011)Loại phúc lợi Số tiền

- Tết Dương lịch - Tết Nguyên đán - Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL) - Lế 30/4 và 1/5 - Kết thúc năm học- Ngày Quốc khánh 2/9 - Ngày Nhà giáo VN 20/11 - Ngày 8/3 (đối với nữ CBVC) - Ngày 27/7 (đối với CBVC là thương binh và con liệt sỹ)- Ngày 22/12 (đối với CBVC là quân nhân xuất ngũ, chuyển ngành)- Nhà giáo ưu tú- Nhà giáo Nhân dân - Giáo sư - Phó giáo sư

1.000.000 đồng3.000.000 đồng1.000.000 đồng1.000.000 đồng1.000.000 đồng1.000.000 đồng1.000.000 đồng

200.000 đồng200.000 đồng200.000 đồng

2.000.000 đồng4.000.000 đồng4.000.000 đồng3.000.000 đồng

54