15
29 VIT THÊM VQUY HOCH COFFYN 1862 Tôn NQunh Trân Trương Hoàng Trương Khi đề cp đến quy hoch thành phSài Gòn thi thuc Pháp, chúng ta vn nhc đến quy hoch Coffyn 1 và có nhiu ý kiến tương phn chung quanh vic có thc hin hay không ca quy hoch này. Có ý kiến cho rng quy hoch này không được thc hin, nhưng cũng có bài viết cho thy quy hoch này đã được thc hin dù không theo hoàn toàn ý đồ ca tác gi. Bài tham lun 2 này góp phn vào vic làm sáng tquy hoch Coffyn nhhai ngun tư liu chính. Mt là tư liu tìm được ti Lưu trQuc gia Pháp - Trung tâm Lưu trHi ngoi ti AIX en Provence (Archives Nationales - Centre des Archives d'Outre-Mer (CAOM) [Aix-en-Provence) 3 và mt bsưu tp vbn đồ vào thi ky ca Trung tâm Nghiên cu Đô thvà Phát trin (CEFURDS) 4 . PGS.TS, Giám đốc Trung tâm Nghiên cu Đô thvà Phát trin. * TS, Trung tâm Nghiên cu Đô thvà Phát trin. 1 Lucien Florent Paul Coffyn (20/5/1810 - 5/8/1871) là sĩ quan vin chinh ca Pháp, năm 1838 là Đại úy, Chhuy Bbinh vùng Océanie, Tahiti ; năm 1852 là Tiu đoàn trưởng đoàn 3 vùng Condé Bc (Pháp); năm 1860 là Trung tá chhuy công binh Ajaccio (đảo Corse, Pháp); năm 1862 là Đại tá chhuy lc lượng công binh vin chinh Nam K, ngun : http://pagesperso- orange.fr/seynaeve/page_c.htm 2 Tham lun này được ThS. Lê Văn Năm và ông Vũ Ngc Thành htrtích cc trong vic phân tích các bn đồ có liên quan. 3 Tài liu tìm được ti Trung tâm Lưu trHi ngoi (CAOM) là bn vquy hoch bng màu ca Coffyn, và văn bn thuyết minh vquy hoch này ca chính Coffyn, ta đề là “Note à l’appui d’un projet de la Ville de Saigon” (Ghi chép vmt dán ca thành phSài Gòn), in li trong sách Documents pour servir à l’Histoire de Saigon (Tài liu dùng cho Lch sSài Gòn) ca Jean Bouchot, Sài Gòn, NXB Albert Portail, 1927, tr.37-42, lưu trti Đại hc Aix en Provence (Aix – Marseille I). 4 Đấy là nhng bn đồ vSài Gòn – ChLn năm 1872, 1878, 1958.

Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Quy hoach Coffyn

Citation preview

Page 1: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

29

VIẾT THÊM VỀ QUY HOẠCH COFFYN 1862

Tôn Nữ Quỳnh Trân

Trương Hoàng Trương

Khi đề cập đến quy hoạch thành phố Sài Gòn thời thuộc Pháp, chúng ta

vẫn nhắc đến quy hoạch Coffyn1 và có nhiều ý kiến tương phản chung quanh việc

có thực hiện hay không của quy hoạch này. Có ý kiến cho rằng quy hoạch này

không được thực hiện, nhưng cũng có bài viết cho thấy quy hoạch này đã được

thực hiện dù không theo hoàn toàn ý đồ của tác giả.

Bài tham luận2 này góp phần vào việc làm sáng tỏ quy hoạch Coffyn nhờ

hai nguồn tư liệu chính. Một là tư liệu tìm được tại Lưu trữ Quốc gia Pháp -

Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại tại AIX en Provence (Archives Nationales - Centre

des Archives d'Outre-Mer (CAOM) [Aix-en-Provence)3 và một bộ sưu tập về bản

đồ vào thời kỳ ấy của Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS)4.

PGS.TS, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển. * TS, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển.

1 Lucien Florent Paul Coffyn (20/5/1810 - 5/8/1871) là sĩ quan viễn chinh của Pháp, năm 1838 là Đại úy, Chỉ huy Bộ binh ở vùng Océanie, Tahiti ; năm 1852 là Tiểu đoàn trưởng đoàn 3 vùng Condé Bắc (Pháp); năm 1860 là Trung tá chỉ huy công binh ở Ajaccio (đảo Corse, Pháp); năm 1862 là Đại tá chỉ huy lực lượng công binh viễn chinh Nam Kỳ, nguồn : http://pagesperso-orange.fr/seynaeve/page_c.htm 2 Tham luận này được ThS. Lê Văn Năm và ông Vũ Ngọc Thành hỗ trợ tích cực trong việc phân tích các bản đồ có liên quan. 3 Tài liệu tìm được tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (CAOM) là bản vẽ quy hoạch bằng màu của Coffyn, và văn bản thuyết minh về quy hoạch này của chính Coffyn, tựa đề là “Note à l’appui d’un projet de la Ville de Saigon” (Ghi chép về một dự án của thành phố Sài Gòn), in lại trong sách Documents pour servir à l’Histoire de Saigon (Tài liệu dùng cho Lịch sử Sài Gòn) của Jean Bouchot, Sài Gòn, NXB Albert Portail, 1927, tr.37-42, lưu trữ tại Đại học Aix en Provence (Aix – Marseille I). 4 Đấy là những bản đồ về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1872, 1878, 1958.

Page 2: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

30

Người ra quyết định thiết kế quy hoạch cho Sài Gòn – Chợ Lớn là Phó Đô

đốc Charner1, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ vào năm 1861 và là

người đã chỉ huy phá vỡ được hệ thống phòng thủ Đại đồn Chí Hòa của Nguyễn

Tri Phương vào cuối tháng 2 năm 1861. Sau khi phá được Đại đồn Chí Hòa, làm

chủ đất Sài Gòn – Chợ Lớn, Charner ban hành nghị định thiết kế quy hoạch vào

ngày 11/4/1861, nhưng sau đó Charner được thăng chức và được điều động về

Pháp. Công việc này được người kế nhiệm là Phó Đô đốc Bonard2 tiếp tục tiến

hành. Người chịu trách nhiệm thiết kế là Đại tá Coffyn, Chỉ huy trưởng lực lượng

công binh viễn chinh. Bản quy hoạch của Coffyn có tên là Projet de Ville de

500.000 âmes à Saigon (Dự án thành phố 500.000 người tại Sài Gòn), được đệ

trình vào ngày 30/4/1862, và được Bonard chấp thuận.

Quy hoạch của Coffyn năm 1862

Nguồn: CAOM

1 Léonard Victor Joseph Charner (1797-1869) là Thống đốc quân sự Nam Kỳ từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1861. 2 Louis Adolphe Bonard (1805-1867) thay thế Charner vào tháng 11 năm 1861, sau đó trở thành

Thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ cho đến năm 1863.

Page 3: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

31

1. Nội dung của quy hoạch Projet de Ville de 500.000 âmes à Saigon (Dự

án thành phố 500.000 người tại Sài Gòn) của Coffyn

Về ranh giới

Vì ba mặt của thành phố đã được bao bọc bằng ba đường nước thiên nhiên

rồi là rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, nên Coffyn muốn phát huy

lợi thế ấy, vẽ nên một đường nước thứ tư, mà Coffyn gọi là kênh đấu nối (canal de

jonction), nối kênh Tàu Hũ với rạch Thị Nghè bằng một con kênh vòng cung để

thành phố trở thành như một hòn đảo, được nước bao quanh bốn phía.

Về diện tích và dân số

Với ranh giới này, thành phố sẽ có diện tích khoảng 2500 ha. Dân số dự

kiến từ 500.000 đến 600.000 người. Ngoài ra, còn có một số khu đất ở ngoại thành

nằm ở phía tả sông Sài Gòn và phía hữu rạch Bến Nghé cũng được dự trù dùng để

xây xưởng và nhà kho.

Đất lô

Đất trong thành phố được phân thành lô lớn nhỏ tùy theo vị trí và việc sử

dụng:

- Loại 1: Lô nhà cho thương gia nhỏ trên bến cảng: 10 m x 12 m = 120m2

- Loại 2: Lô nhà cho thương gia lớn trên bến cảng: 20 m x 20 m = 400m2

- Loại 3: Lô nhà ở trong nội thành: 20 m x 80 m = 1.600m2

- Loại 4: Lô nhà ở ngoại ô: 50 m x 90 m = 4.500m2

Đường phố: Đường chính có chiều rộng 40m, vỉa hè rộng 4m với 2 hàng

cây mỗi bên. Đường loại hai rộng 30m, vỉa hè rộng 2m và mỗi bên có trồng 1 hàng

cây.

Thành phố hành chính và thành phố kinh doanh: Thành phố được chia

thành 2 khu vực chính: khu hành chính và khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

Lấy trục đường Impériale (đường Hai Bà Trưng) để phân định hai khu này. Ở phía

Đông của đường cho đến rạch Thị Nghè là khu hành chính. Trên khu vực rộng

khoảng 200 ha này có các cơ sở quan trọng như dinh Thống đốc, các nha, sở hành

chính, doanh trại quân đội, công xưởng hải quân...

Khu phía Tây đường này kể cả Chợ Lớn là khu thương mại, công nghiệp,

dịch vụ với diện tích khoảng 2.300 ha.

Quy hoạch hệ thống đường

Page 4: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

32

Một con đường thẳng góc với thành Phụng (Chasseloup Laubat – Nguyễn

Thị Minh Khai) được lấy làm trục chính để từ đó vạch các con lộ lớn chạy song

song hay chạy thẳng góc với sông Sài Gòn. Các lộ nhỏ sẽ được phóng sao cho tạo

được sự phối hợp hoàn hảo nhất với các lộ chính tùy theo địa hình từng nơi.

Đường sá và bến cảng

Chiều rộng của các con lộ chính loại 1 là 40m, đường loại 2 là 20m. Lộ loại

chính có vỉa hè 4 m chạy dọc trước các dãy nhà, mỗi bên có hai hàng cây. Lộ loại

hai có vỉa hè rộng 2 m và chỉ có một hàng cây.

Chiều rộng của bến cảng dọc sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé bằng chiều

rộng của các lộ chính là 40m, vỉa hè 6m với hai hàng cây, và nếu có thể, để sau

này thiết kế đường sắt. Dọc kênh vành đai (kênh đấu nối kênh Tàu Hũ với rạch

Thị Nghè) là một đại lộ có chiều rộng bằng bến cảng. Bố trí như thế, người dân có

thể dạo chơi dưới bóng cây trên một chiều dài khoảng 20km ven sông, rạch.

Đài phun nước và nước máy

Vì đất Sài Gòn thấp nên không thể tạo những đài phun nước tự nhiên, cho

nên phải sử dụng nước ngầm và với máy hút, đưa nước lên để tạo các đài phun

nước tại những địa điểm đã được chọn.

Việc cung cấp nước cho máy nước được giải quyết dễ hơn bằng cách xây

những guồng nước trên kênh vành đai. Để có thể chứa được nước, cần phải có

cống chặn ở hai đầu con kênh.

Thoát nước mưa và nước sinh hoạt

Việc thoát nước mưa và nước sinh hoạt luôn luôn gặp nhiều khó khăn, đặc

biệt lại rất khó khăn tại đây vì độ chênh giữa cao độ mặt đất Sài Gòn so với mặt

nước của sông và kênh rạch là rất thấp nên không thể đặt được loại cống bình

thường. Để hỗ trợ cho hệ thống cống, cần có cống có van tự động mà đôi khi hiệu

quả cũng không chắc chắn và việc thực hiện cũng có nhiều khó khăn. Vì thế,

Coffyn đề nghị cùng Bonard làm hồ giống như hồ chứa nước ở Calcutta, tức là

đào một hồ trung tâm rất rộng, có tia ra 4 đường cống thu nước, nối với kênh Tàu

Hũ, rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn và kênh vành đai1. Hồ trung tâm này, mỗi khi

được trang bị cửa cống, sẽ tạo được dòng nước chảy, sẽ cung cấp nước chảy vào 4

1 Trên bản quy hoạch của Coffyn có hai đường nước nối hồ trung tâm với kênh vành đai và rạch Bến Nghé.

Page 5: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

33

cống thu và cũng nhận nước từ 4 đường cống thu ấy khi có thủy triều. Cứ hai lần

mỗi tuần sẽ có nước vào và nước ra ở từng cống.

Ngoài ra, cũng phải thi công làm sao để độ dốc của các con đường, bến

cảng, đại lộ bảo đảm được luồng chảy cho nước mưa cũng như cho các đài phun

và nước máy, làm thành những con suối nước chảy dọc theo các vỉa hè.

Còn về nước sinh hoạt, thì cần chứa trong các bể chứa.

Địa điểm nhà tiêu: Các nhà tiêu cần được trang bị các hố kín để chứa phân.

Các hố này nên đặt cạnh bể thoát nước sinh hoạt.

Cổng thành phố: Thành phố có sáu cổng, ba ở phía Bắc, một ở phía Nam,

một ở phía Đông và một ở phía Tây.

Vấn đề phòng ngự: Thành phố sẽ được chính dòng sông và các kênh rạch

bảo vệ, ngoài ra còn có hai đồn và hai giàn pháo. Đồn thứ nhất nằm bên hữu ngạn

sông Sài Gòn1, cách Sài Gòn khoảng 1.500m. Đồn thứ hai đối diện với đồn này2.

Về địa điểm của nơi đặt giàn pháo là, một ở chỗ gặp nhau của sông Sài Gòn và

rạch Bến Nghé, một về phía Nam, ở trên khu đất ngôi chùa hoàng gia cũ.3 Cái đồn

thứ nhất (Hữu Bình) đã hoàn thành, còn đồn thứ hai và hai giàn pháo thì đang

trong thời kỳ thi công. Về phía Thị Nghè, thì hệ thống phòng thủ sẽ là con kênh

vành đai. Dọc kênh sẽ bố trí các ụ, các pháo đài lồi. Hệ thống phòng thủ này sẽ

được hỗ trợ bằng các lũy bán nguyệt, lũy có hình mũi tên tại các cổng vào thành

phố.

1 Tức là đồn Hữu Bình đã có từ trước khi người Pháp đến. 2 Địa điểm của đồn Tả Bình. 3 Chúng tôi chưa có thông tin về ngôi chùa này.

Page 6: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

34

Vị trí đồn Hữu Bình và Tả Định

Mảnh cắt từ bản đồ Gia Định Thành

Để kết luận cho dự án này, Coffyn cho rằng mỗi khi mà dự án được triển

khai, thì có thể bán ngay 896 lô đất quy hoạch1.

Vào thời điểm mà Quy hoạch Coffyn được phê duyệt, tình hình chiến sự tại

Nam Kỳ vẫn còn kéo dài, nên quy hoạch này chưa thể triển khai ngay được. Dựa

vào các văn bản và nhất là các bản đồ về sau, ta thấy quy hoạch này đã được triển

khai từng phần, tuy không được hoàn chỉnh.

2. Thành phố Sài Gòn và quy hoạch Coffyn

Năm 1865, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, chính quyền

thuộc địa bắt đầu công cuộc chỉnh trang thành phố Sài Gòn với Nghị định ngày

1 Tất cả phần này được viết theo bản báo cáo của Coffyn, tựa đề của bản báo cáo được đặt tên là “Note à l’appui d’un projet de la Ville de Saigon” (Ghi chép về một dự án thành phố Sài Gòn), in lại trong sách Documents pour servir à l’Histoire de Saigon (Tài liệu dùng cho Lịch sử Sài Gòn) của Jean Bouchot, Nhà xuất bản Albert Portail, Sài Gòn, 1927, tr.37-42.

Đồn Hữu Bình Đồn Tả Định

Page 7: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

35

3/10/18651. Diện tích chỉnh trang được xác định chủ yếu là phần diện tích đã có

đông dân cư với diện tích không quá 3 km2 (nằm ở một phần quận 1 ngày nay).

Việc xây dựng thành phố được thực hiện trên vùng đất trong quận 1 và một phần

quận 3 ngày nay. Sau đây là bản quy hoạch Coffyn và bản đồ năm 1878 để có thể

so sánh việc thực hiện quy hoạch Coffyn.

Mảnh cắt từ bản quy hoạch của Coffyn (tương đương quận 1 và một phần quận 3)

1 Trần Văn Giàu (chủ biên), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập I, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1987, tr.230.

Page 8: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

36

Mảnh cắt từ bản đồ Plan de la ville de Saigon – Cochinchine 1878

Về hệ thống đường sá

Đúng như Coffyn đã quy hoạch, con đường thẳng góc với thành Phụng (sau

này có tên là Chasseloup Laubat và hiện nay là Nguyễn Thị Minh Khai) được lấy

làm trục chính để vạch các con lộ lớn khác. Bản đồ 1878 cho thấy một trục đường

mới được hình thành (đường Hai Bà Trưng) cắt thẳng góc với đường trục chính

ấy.

Cuối trục đường mới (Hai Bà Trưng) là một vòng xoay giao thông quan

trọng được hình thành nằm bên bờ sông Sài Gòn. Vòng xoay được ghi chú trên

bản đồ 1867 là Rond Point (nay là công trường Mê Linh), mang hình rẽ quạt, một

hình dáng điển hình của những đô thị được hình thành từ các cảng ven sông, ven

biển. Vòng xoay này đã được thể hiện trên quy hoạch của Coffyn dù trong văn bản

viết không thấy đề cập đến.

Thành phố được chia cắt cân xứng bởi hai trục đường lớn ấy và từ đó mạng

lưới giao thông bàn cờ dần dần xuất hiện, song song hoặc thẳng góc với dòng sông

Sài Gòn. Các đại lộ Norodom (Lê Duẩn), Citadelle (Tôn Đức Thắng), Bonard (Lê

Page 9: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

37

Lợi), Canton (Hàm Nghi) xuất hiện vào khoảng những năm 70 của thế kỷ ấy thể

hiện được tinh thần của quy hoạch Coffyn, với chiều rộng 40m, vỉa hè 4 m và

những hàng cây chạy dọc vỉa hè. Cũng từ các trục chính, các con lộ loại hai được

vạch ra như Pellerin (Pasteur ngày nay), Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa)...

Một số bến cảng cũng được thực hiện như Coffyn đã mô tả. Hai bến cảng1

từ xưởng đóng tàu Ba Son uốn theo bờ sông Sài Gòn đến vàm Bến Nghé được

hoàn chỉnh. Dọc hai bến cảng này là các hàng cây chạy dài và có một thời, các

chiếc tramway đã chạy dưới hàng cây này.

Cũng trong thời kỳ này, hệ thống cây xanh và công viên của thành phố

được hình thành. Cây xanh được phủ lên hầu hết các tuyến đường đã có trước đây

và đường mới mở. Đó là các tuyến đường như đường Mois (Nguyễn Đình Chiểu),

đường Thabert (Nguyễn Du), đường d’Espagne (Lê Thánh Tông), đường

Impériale (Hai Bà Trưng), đường Catinat (Đồng Khởi), đường Pellerin (Pasteur),

đường Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), đường La Grandière (Lý Tự Trọng), 5

đường rẽ quạt của Vòng xoay Rond Point; các đại lộ như Norodom (Lê Duẩn),

Citadelle (Tôn Đức Thắng), Bonard (Lê Lợi), Canton (Hàm Nghi); các đường ven

sông như Quai Primauguet (Tôn Đức Thắng), Quai Napoléon (Tôn Đức Thắng),

Quai de l’Arroyo Chinois (bến Chương Dương)…

1 Hai bến cảng này mang tính chất khác nhau. Đoạn từ xưởng Ba Son đến Vòng xoay được gọi là bến cảng Primauguet, là cảng quân sự, đoạn từ Vòng xoay đến vàm Bến Nghé được gọi là bền cảng Commerce, là cảng thương mại.

Page 10: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

38

Hệ thống cây xanh và công viên

(mảnh cắt từ bản đồ Plan de la ville de Saigon (Cochinchine) 1878)

Công viên

Hàng cây

Hai công viên lớn được đặt ở hai đầu đại lộ Norodom (Lê Duẩn) là công

viên Norodom (1) (công viên 30 tháng 4) và vườn Bách Thú (2), công viên Tao

Đàn (3) được tu bổ nằm sát ngay sau dinh Norodom (4).

Chính những cây xanh, công viên này đã tạo nên vẻ đẹp cho Sài Gòn sau

này với những con đường rợp lá me bay như đường Nguyễn Du, đường Phạm

Ngọc Thạch, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, hoặc những hàng cổ

thụ sao dầu ở đường Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tôn Đức Thắng, công viên

1

2

3

4

Page 11: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

39

Tao Đàn, công viên 30/4, Thảo Cầm Viên với những cánh sao dầu buông mình

xoay tròn trong gió.

Về con kênh đấu nối rạch Thị Nghè và kênh Tàu Hũ

Carte générale de la Cochinchine, Canton de Dương Hòa Trung 1872-1873

Để xem xét con kênh này, chúng tôi dùng bản đồ Carte générale de la

Cochinchine, Canton de Dương Hòa Trung 1872-18731. Bản đồ cho thấy con

kênh mà Koffyn gọi là kênh đấu nối (canal de jonction) đã được đào và mang tên

là Canal de Ceinture. Kênh còn được gọi là kênh Vành Đai, kênh Bao Ngạn. Căn

cứ vào bản đồ 1872 này thì con kênh này có thể ra đời trước năm 18722. Sách Sài

Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển cho biết có đến 40.000 nhân công được huy

1 Bản đồ do Đại úy Hải quân Pháp là Brigel vẽ dựa trên dữ liệu thu thập mới nhất do lệnh của Thống đốc Nam Kỳ Đô đốc Dupré vào năm 1872-1873 2 Theo Lê Công Lý, trong bài “Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn” thì con kênh này được đào vào năm 1875, nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/lecongly83/article, ngày 4/9/2009.

Page 12: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

40

động để đào kênh này1. Con kênh có hình vòng cung giống theo quy hoạch

Coffyn, nhưng thay vì nối rạch Thị Nghè với kênh Tàu Hũ, thì kênh mới đào này

nối rạch Thị Nghè ở đoạn gần Cầu Kiệu và chỉ đến rạch Lò Gốm, đường nước tiếp

theo để ra kênh Tàu Hũ chính là rạch Lò Gốm. Nhiều tác giả cho rằng con kênh

này chỉ được thực hiện dở dang và phải ngừng lại2, nhưng những bản đồ tiếp theo

cho thấy con kênh được thực hiện khá hoàn chỉnh. Chỉ có con đại lộ mà Coffyn

thiết kế dọc theo con kênh này không được xây dựng.

Sau đây là bản đồ thành phố Sài Gòn năm 1892 chứng tỏ con kênh Canal

de Ceinture đã được thực hiện. Bản đồ này được lưu trên tường của Bưu điện Sài

Gòn từ khi được thành lập cho đến hiện nay.

Bản đồ Sài Gòn 1892, trên tường Bưu điện TP. Hồ Chí Minh

1 Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1996, tr.135. 2 Vương Hồng Sển, sđd, tr.135; Lưu Thị Tuyết Trinh, “Kinh rạch ở Sài Gòn”, trong Ấn tượng Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 2005, tr.300.

Page 13: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

41

Ảnh chụp : Trương Hoàng Trương, 05/04/2011

Dấu vết của con kênh này hiện nay không còn, nhưng đối chiếu trên các

bản đồ thì thấy vị trí của con kênh tương đương với đường Nguyễn Thị Nhỏ ở

quận 5, đường Lò Siêu, đường Nguyễn Thị Nhỏ ở quận Tân Bình, còn đoạn từ

Nguyễn Thị Nhỏ (Tân Bình) đến rạch Thị Nghè thì không còn thấy vết tích nào.

Con kênh này tồn tại cho đến khoảng giữa thế kỷ XX thì bắt đầu bị lấp dần. Sau

đây là Bản đồ Đô thành Sài Gòn 1958 cho thấy kênh Vành Đai đã bị lấp một phần

ở đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 5 hiện nay).

Bản đồ Đô thành Sài Gòn 1958, phần 1

Về đất lô

Việc phân đất thành lô để bán đã được thực hiện từ trước khi quy hoạch

Coffyn được phê duyệt. Trong thời gian chiến tranh, cư dân Sài Gòn bỏ nhà cửa

chạy loạn, thực dân Pháp nhân đó đã chiếm đất đai của họ. Ngay từ năm 1861,

một số đất đai ở khu Khánh Hội và Thủ Thiêm đã được thực dân Pháp phân lô để

Page 14: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

42

bán1. Sau đó, khi đã thiết lập được quan hệ buôn bán tại Sài Gòn với nước ngoài,

thực dân Pháp đã đem nhiều lô đất ở khu vực ngã ba sông Sài Gòn, Vàm Bến

Nghé bán cho thương gia Pháp, Đức, Anh, Mỹ và mại bản Singapore mua đầu cơ2.

*

* *

Trên đây là những gì mà chúng tôi tìm được về những ý tưởng quy hoạch

đã được thực hiện của Coffyn. Có những ý tưởng không được thực hiện, trong đó

có thể kể là hồ trung tâm và vai trò ranh giới trục đường Impériale (Hai Bà

Trưng). Hồ trung tâm hầu như không có một dấu vết nào trên các bản đồ mà

chúng tôi có dịp quan sát và việc ý tưởng này không được triển khai cũng đã được

nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến3. Trục đường Impériale (Hai Bà Trưng) không

phải là ranh giới giữa phía Đông là khu hành chính và phía Tây là khu thương mại,

dịch vụ, công nghiệp. Những dinh thự quan trọng mang tính hành chính cao như

dinh Thống Đốc (dinh Thống nhất) được khởi công vào năm 1868, tòa Pháp đình

(Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh) - 1881, tòa Đốc lý (Ủy ban Nhân TP. Hồ Chí

Minh) - 1898… đã được xây dựng bên phía Tây của đường Hai Bà Trưng nhưng

cự ly không xa lắm.

Những ý tưởng quy hoạch của Coffyn, có cái không được thực hiện, có cái

được thực hiện nhưng biến mất đi theo sự biến đổi của đô thị, nhưng những gì còn

giữ lại đến được ngày nay vẫn làm cho chúng ta cảm nhận được khi thâm nhập

vào thành phố, sử dụng những trục đường hợp lý của các đại lộ loại 1, đi dưới

những hàng cây cổ thụ của các con đường ngang dọc tại đây.

1 Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phố, Sài Gòn, 1973, tr.161. 2 Sơn Nam, Bến Nghé xưa, NXB. Văn Nghệ, TP.HCM, 1981, tr.71. 3 Nguyễn Minh Hòa, “Ngập lụt đô thị: những lời giải xưa”, Việt báo, 23/04/2006, Nguồn: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ngap-lut-do-thi-nhung-loi-giai-xua.

Page 15: Viết Thêm Về Quy Hoạch Coffyn 1862

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, bài viết

1. Coffyn, Lucien Florent Paul, “Note à l’appui d’un projet de la Ville de

Saigon” trong Documents pour servir à l’Histoire de Saigon của Jean

Bouchot, NXB Albert Portail, Sài Gòn, 1927.

2. Lê Công Lý, “Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn”, nguồn:

http://vn.360plus.yahoo.com/lecongly83/article, ngày 4/9/2009.

3. Lưu Thị Tuyết Trinh, “Kinh rạch ở Sài Gòn”, trong Ấn tượng Sài Gòn

thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 2005, tr.300.

4. Malleret, Louis, Elément d’une Monographie des anciennes Fortifications

et Citadelles de Saigon, trong Bulletin de la Société des Études

Indochinoises, Tome X, 1935

5. Nguyễn Minh Hòa, “Ngập lụt đô thị: những lời giải xưa”, Việt báo,

23/04/2006, Nguồn: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ngap-lut-do-thi-nhung-loi-

giai-xua.

6. Sơn Nam, Bến Nghé xưa, NXB. Văn Nghệ, TP.HCM, 1981.

7. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đông Phố, Sài Gòn, 1973.

8. Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1996.

Các bản đồ, bản quy hoạch

1. 1862, Coffyn, Projet de Ville de 500.000 âmes à Saigon 30/4/1862

2. 1872-1873, Carte générale de la Cochinchine, dressée par M. Bigrel,

Capitaine de frégate d’après les documents les plus récents, réunis par

l’ordre du M. l’Amiral Dupré.

3. 1878, Plan de la ville de Saigon (Cochinchine) 1878, gravé par F. Dufour,

Challamel Ainé Editeur.

4. 1958, Đô thành Sài Gòn, phần 1, thiết lập trên hệ thống chiếu U.T.M, điều

chỉnh năm 1956 bằng phi-ảnh tỷ lệ xích 1/15.000 của Viện Địa dư Pháp

chụp năm 1953.

5. Gia Định Thành 1816, trong “Bulletin de la Société des Etudes

Indochinoises (BSEI) ”, tome XXXVII, No 4, 1962, tr.412.