52
Ra ngày 25 hàng tháng SỐ 9 - 10 . 2013

Van hien 09

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Tap chí Văn hiến Việt Nam, chuyên đề Pháp luật & văn hóa - Số 9.

Citation preview

Ra ngày 25 hàng tháng

SỐ 9 - 10 . 2013

Ra ngày 25 hàng tháng

SỐ 9 - 10 . 2013

TÒA SOẠN – TRỊ SỰ52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà NộiĐT&Fax: 04.39764693Email: [email protected] [email protected]: vanhien.vn

CHỦ NHIỆMGS Hoàng Chương

TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thế Khoa

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP THƯỜNG TRỰCTrần Đức Trung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPTS Nguyễn Minh San

TRƯỞNG BAN TRỊ SỰNguyễn Hoàng Mai

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀNguyễn Hữu Thi

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPGS Vũ Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần VănKhê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NBPhạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND.TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh,TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn ThuyếtPhong, NVK Nguyễn Thế Kỷ

TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCMFax: 083. 948 5712Điện thoại: 083. 948 5713

PHÓ CQĐD PHÍA NAMKIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠNTrần Văn Thiện

BIÊN TẬP VIÊNNguyễn Thái Huệ

THIẾT KẾNguyễn Lê Xuân Bình

SỰ KIỆN & GÓC NHÌN5. Thu vừa sang là lúc Người tiễn biệt

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT10. Người suốt đời cống hiến cho văn hóa dân tộc 12. Chùa Ngọc Hoàng xứng tầm di tích quốc gia

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI13. Tăng cường chống buôn lậu biên giới trước tết14. Miền Trung kiệt quệ sau lũ dữ 16. Giải mã vụ “rùa thần” ghé nhà dân18. Phận người từ cuộc mua bán hôn nhân20. Thành công không hẳn nhờ du học23. Hội thẩm nhân dân “ngồi cho khỏi trống”25. Vận động dân làm đường tài tình

CÂU CHUYỆN TÒA ÁN32. Gã anh họ đồi bại

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC36. 13 năm chờ giấy đỏ mỏi mòn38. Mười năm đòi lại nhà tình nghĩa 40. Dồn công nhân vào cảnh không nhà 42. Làm ơn rồi bị chiếm đoạt đất

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT45. Nhiều người săn đón khiến em mất tập trung học hành

ĐỪNG QUÊN HỌ48. Căn nhà 3m2 sau vụ án chấn động

GIÁ: 17.700 đ

TRONG SỐ NÀY

Trang bìa: Thu vừa sang là lúc Người

tiễn biệt.

Pháp luật & Văn hóa - 5

Một người nằm xuống mà ngay đến những người đến từ phe kẻ

thù năm xưa cũng rơi nước mắt thì nhất định đó là con người rất vĩ đại. Với những người ở lại, sự vĩ đại của Tướng Giáp được cảm nhận theo nhiều cách gần gũi, thú vị.

Một tấm lòng chan hòa giữa đời

Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời đúng mùa mưa lũ vào ngày 2 tháng 7 năm Tân Hợi, trong một cái chòi cao cất tạm dưới gốc cây mít cổ thụ sau vườn nhà để tránh mưa to nước lớn, tại xã Lộc

Thủy, huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, cũng như bao người con xứ Lệ xa quê, Đại tướng luôn mang trong mình tình yêu với điệu hò khoan quê hương. Biết Đại tướng rất thích nghe hò khoan của quê hương nên mỗi lần Đại tướng về thăm quê, huyện Lệ Thủy đều tổ chức các buổi văn nghệ quần

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi, nhưng tinh anh của người hùng dân tộc, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam vẫn mãi trường tồn. Không chỉ tháng 10 tang tóc này, mà nhiều tháng, nhiều năm, nhiều đời sau, câu chuyện về Người sẽ còn tiếp nối bất tận.

THU VỪA SANGLÀ LÚC NGƯỜI TIỄN BIỆT

THOẠI MI

Di ảnh khắc họa lại chân dung vị Đại tướng của dân tộc Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

SỰ KIỆN & GÓC NHÌN

Pháp luật & Văn hóa - 6

chúng để đón tiếp Đại tướng.

Lúc còn khỏe, ít khi Đại tướng ở nhà khách mà ở ngay căn nhà gỗ của gia đình, rồi mời bạn đồng niên, bà con hàng xóm tới hàn huyên tâm sự. Những người bạn của Đại tướng nay không còn ai, họ đã già và thác về trời, nhưng trong ký ức dân làng An Xá vẫn còn nguyên hình ảnh mỗi lần Đại tướng về thăm quê là đối đãi với bạn rất ân nghĩa; trọng bạn, thương bạn và nhớ rõ gia cảnh từng người. Lúc nào cũng vậy, Đại tướng đều dành thời gian để nói chuyện với dân làng An Xá, trăn trở cùng bà con về cách làm ăn để thoát nghèo, vui cùng niềm vui được mùa với bà con nông dân, lo cùng cái lo của người miền quê chân lấm tay bùn này.

Công lao người mãi còn vang

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn với người dân Việt Nam.

Là thế hệ trẻ chưa từng biết đến chiến tranh, bom đạn nhưng với tinh thần và sức mạnh của tuổi trẻ, các bạn trẻ đặc biệt là các thanh niên tình nguyện đã thể hiện lòng kính trong đến người anh hùng dân tộc của mình. Đâu đâu trên những nẻo đường cũng thấy bóng áo xanh thấp thoáng của các thanh niên tình nguyện. Các bạn đã tập trung từ sáng sớm tinh mơ để phân nhiệm vụ ổn định trật tự và giúp đỡ người dân đến thăm viếng. Dù giữa trưa nắng oi ả hay xế chiều,

trước lượng người đổ về xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng ngày càng đông, các bạn sinh viên lặng lẽ làm nhiệm vụ của mình. Các bạn trẻ một lần nữa đã chứng minh

dù là thế hệ nào và sống trong thời đại nào, họ vẫn mang theo tinh thần thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, tiếp nối ý chí và sức mạnh của bậc cha

ông để lại.

Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội đã phủ kín những dòng tiếc thương, những hình ảnh bình dị của đại tướng Võ Nguyên Giáp để tưởng nhớ đến ông. Nhiều bạn trẻ đã làm thơ để bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính trọng khi ông đã ra đi “Nghe tin tướng Giáp qua đời/ Ngậm ngùi bày tỏ bao lời tiếc thương/ Trần thế người đã hết vương/ Mong người an nghỉ, bình yên suối vàng/ Công lao người mãi

" Hãng Bloomberg dẫn lời Phó Giáo sư Jona-than London thuộc khoa châu Á và Quốc tế học (DAIS) của Đại học Hồng Kong khẳng

định: “Ngày nay, hiếm ai có tầm vóc lớn lao được như Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Trên vỉa hè, hàng dài người xếp hàng kiên nhẫn chờ đến lượt để vào viếng Đại tướng.

Pháp luật & Văn hóa - 7

còn vang/ Đời đời ghi nhớ ngàn năm giữ gìn”."Người của quá khứ đã ra đi... Vĩnh biệt một con người vĩ đại", nickname Nam Hà chia sẻ trên trang cá nhân. Nam Hà, phóng viên của một kênh truyền hình quân đội, bày tỏ sự ngỡ ngàng và tiếc thương khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Làm việc trong quân đội, Hà coi Đại tướng như cấp trên, là người ông vĩ đại của mình. Cô bộc bạch, khi biết tin buồn, cô có cảm giác giống như mất đi một người thân trong gia đình. Và vô số status Facebook bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ ông: “Nhân dân Việt Nam tiếc thương cụ. Đồng bào Quảng Bình mãi mãi tự hào về cụ”... Hay câu thơ được một cư dân mạng làm tặng Đại tướng: “Thu vừa sang là lúc người tiễn biệt/ Sống cho tròn đạo hai chữ thương dân…”.

Thế giới đồng loạt ca ngợi

Trước sự ra đi của Tướng Giáp, không chỉ các báo giấy, báo mạng trong nước dầy đặc những bài viết xúc động về vị tướng huyền thoại mà truyền thông thế giới cũng đồng loạt đưa tin về sự ra đi của ông.

“Vị tướng huyền thoại”, “người đánh bại nước Pháp và nước Mỹ” là những cụm từ xuất hiện dày đặc trên báo chí quốc tế khi đưa tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hãng thông tấn của Pháp nhắc đến việc Tướng Giáp là người Việt Nam được thế giới biết tới nhiều chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiến thuật du kích của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.

Hãng AFP đã lập tức ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử” và là kiến trúc sư cho chiến thắng chống

Pháp và chống Mỹ.

Bản điện tử của Nhân dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã và các báo Trung Quốc cũng đưa tin vị tướng lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam qua đời. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam, là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, đánh bại

hai cường quốc quân sự trên thế giới. “Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh”, hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.

“Vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp từ trần” là tít của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, báo Time; “Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần” (BBC), “Vị tướng huyền thoại Việt Nam Võ Nguyên Giáp

Không ít người trẻ đã đeo băng tang, mang theo di ảnh Đại tướng trong ngày quốc tang.

SỰ KIỆN & GÓC NHÌN

Pháp luật & Văn hóa - 8

từ trần, thọ 103 tuổi” (Wall Street Journal), “Võ Nguyên Giáp, danh tướng Việt Nam đã từ trần tại Hà Nội” (Washington Post), “Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt Nam đánh bại người Pháp, qua đời ở tuổi 102” (Businessweek), “Võ Nguyên Giáp, bậc thầy quân sự Việt Nam qua đời” (Irish Times), “Tướng Giáp, anh hùng của nền độc lập Việt Nam, qua đời ở tuổi 103” (AFP)… là những hàng tít

đậm trên các báo mạng nước ngoài tối 4-10.

BBC đưa tin: “Võ Nguyên Giáp, vị tướng Việt Nam làm nên chiến thắng trước Pháp và Mỹ đã qua đời ở tuổi 102”.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ: “Tướng Giáp là một trong những người được tôn kính nhất ở Việt Nam, chỉ đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Báo Washington Post bình

luận: “Với các học giả quân sự trên thế giới, ông là một trong những bậc thầy hàng đầu thế kỷ 20 về chiến tranh cách mạng du kích hiện đại”.

Báo Washington Post cũng cho ông là bậc thầy về điều hành và tiếp tế khi trực tiếp chỉ đạo mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa quân đội và vũ khí vào Nam.

New York Times nhận xét:

“Ông được coi là một chính khách cao tuổi có quan điểm cứng rắn

đã dịu lại với sự chấm dứt chiến tranh. Ông ủng hộ cải tổ kinh tế và quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ; công khai cảnh báo về cái giá của môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa”. “Là một giáo viên

và nhà báo không được huấn luyện quân sự chính thức, Võ Nguyên Giáp tham gia Đảng Cộng sản những năm 1940 và xây dựng thành một lực lượng có kỷ luật, qua 30 năm đấu tranh đã kết thúc chế độ phong kiến và thống nhất đất nước”, New York Times viết.

“Tướng Giáp là một trong những nhân vật Việt Nam nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, được các

sử gia xếp ngang với những danh tướng như Montgomery, Rommel

và MacArthur”.

The Telegraph ngay trên đầu tin đã nhắc: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người qua đời ở độ tuổi

103, là vị tướng Việt Nam nhỏ bé nhưng sáng ngời đã lãnh đạo quân đội qua các cuộc chiến tranh buộc ba đối thủ mạnh mẽ - Nhật Bản, Pháp và Mỹ - phải rút khỏi quê hương của ông”.

" “Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong

sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân” - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.

Khi linh cữu Đại tướng đi qua, người dân và những bạn sinh viên tình nguyện trên đường phố Hà Nội quỳ xuống vái lạy tiễn biệt Người

Pháp luật & Văn hóa - 9

Những câu nói bất hủ của Tướng Giáp

“Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói khi được các thành viên Chính phủ đến chúc mừng nhân dịp tròn 100 tuổi.

“Không thể rời bỏ bạn bè và hành động như một người ích kỷ”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chối khi được chính quyền thực dân đề nghị cấp tiền cho sang học ở Paris (Theo nhà báo Anh James Fox).

“Tôi là một người cộng sản chiến đấu cho độc lập của đất nước chúng tôi. Tôi nghĩ rằng những người yêu nước chân chính bao giờ cũng biết tôn trọng lòng yêu nước của người khác. Ông đã từng chiến đấu chống phát xít Đức, tất nhiên cũng có chỗ để chúng ta hiểu nhau” - Võ Nguyên Giáp nói với tướng Pháp Leclerc – Tổng chỉ huy Quân đội Pháp tại Việt Nam ở Hội nghị Đà Lạt 1946.

“Nếu Pháp thiển cận đến mức gây chiến tranh, họ cần phải biết rằng chúng tôi sẽ chiến đấu đến chết, không cho phép mình ngừng bước trước bất kì lí do cá nhân hoặc sự tàn phá nào!” - Võ Nguyên Giáp nói với nhà báo Pháp Jean Lacouture.

“Kẻ địch mạnh ư? Ta tránh chúng. Kẻ địch yếu ư? Ta đánh chúng. Nơi nào có du kích là có mặt trận, thường sau phòng tuyến địch. Cuối cùng đối phó với trang bị tối tân của chúng, chúng ta có chủ nghĩa anh hùng không bờ bến”.

“Đối với vũ khí hiện đại, người ta chống lại bằng chủ nghĩa anh hùng vô giới hạn” - Lời của Võ Nguyên Giáp theo nhà báo Anh James Fox.

“Chiến tranh du kích tạo điều kiện cho quần chúng tiến hành các cuộc nổi dậy và giành chính quyền ở cơ sở. Nhưng chỉ có chiến tranh chính quy mới có khả năng tiêu diệt kẻ địch giải phóng những vùng rộng lớn. Chiến tranh du kích phải tiến lên chiến tranh chính quy” - Võ Nguyên Giáp phát triển chiến lược quân sự của ông, theo nhà báo Anh James Fox.

“Thần tốc! Thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và Toàn thắng!”- Mệnh lệnh lịch sử ngày 7-4-1975.

“Nếu có thể nói rằng ngày nay có một điều sáng tạo nào lớn hơn chiến tranh nhân dân thì chính là nhân dân Việt Nam đã góp phần hoàn thiện nó. Bọn đế quốc không thể nào hiểu được sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc. Sức mạnh đó là vô bờ bến. Nó có thể khắc phục mọi khó khăn, đánh bại mọi kẻ địch”.

“Kẻ nào là bọn man rợ của thế kỷ 20? Và ai là những người duy nhất đã chặn bàn tay chúng lại?” - Lời của Võ Nguyên Giáp, theo nhà báo Anh James Fox.

“Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng”.

“Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.

“Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói trong cuộc gặp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara.

Hải quân phải tập trung mọi khả năng, mọi biện pháp đánh chiếm và giải phóng các đảo do quân ngụy Sài Gòn chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào được xâm chiếm các nơi đó.

“Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”.

“Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo”- Các chỉ thị của Đại tướng về biển đảo.

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Pháp luật & Văn hóa - 10

PGS-TS Phan Khanh đã ra đi hồi 17 giờ 25 phút ngày 7-10 vừa qua tại Bệnh viện Hữu Nghị, hưởng thọ 79 tuổi. Ông đã lao động, cống hiến cho đất nước đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Nhiều đề xuất đột phá, thực tiễn

PGS-TS Phan Khanh làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa – Thông tin vào những năm đất nước vừa bước vào công cuộc đổi mới. Là tiến sĩ chuyên ngành bảo tồn bảo tàng, ông dành nhiều thời gian đi thị sát, nắm tình hình, đề xuất với Bộ biện pháp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, trong đó có di tích, lễ hội. Qua khảo sát thực tế, ông thấy rằng nhân dân rất khao khát được tổ chức lễ hội và

cũng rất trân trọng tấm bằng Công nhận di tích lịch sử - văn hóa do Bộ Văn hóa – Thông tin thay mặt nhà nước trao. Vào thời điểm này, theo những quy định từ rất lâu, lễ hội vẫn bị cấm. Và việc công nhận di tích chỉ được thể hiện qua một tấm giấy pô- luya đánh máy.

Vậy mà lễ hội vẫn diễn ra và nhân dân đón tấm giấy chứng nhận đó bằng thái độ trân trọng, dùng kiệu rước theo nghi lễ truyền thống. Hiểu được lòng dân và có tư tưởng đổi mới, Phan Khanh bàn bạc trong Văn phòng về việc “giải phóng” lễ hội và thay đổi hình thức giấy chứng nhận di tích. Ông thay mặt Văn phòng Bộ Văn hóa – Thông tin trình lên Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin văn bản hướng dẫn nhân dân tổ chức lễ hội theo lập luận: Lễ hội là giá

trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Qua tổ chức lễ hội, nhân dân, nhất là nông dân, có một sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, xóm làng vui vẻ, mọi người đối xử với nhau thân tình, ấm cúng. Bộ trưởng duyệt ký văn bản hướng dẫn tổ chức lễ hội. Nhân đó, ông đề nghị Bộ trưởng cho thiết kế mẫu bằng công nhận di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thật đàng hoàng để tấm bằng công nhận có hình thức trang trọng như ngày hôm nay vẫn sử dụng. Thấy lễ hội được “giải phóng”, thôn cùng xóm vắng rộn lên tiếng trống và rực rỡ sắc cờ hội, mặt mày người dân hớn hở, rạng ngời, PGS - TS Phan Khanh vui lắm. Ông bảo: “Thế là anh em mình làm được việc phúc đức, hợp lòng dân”.

Cũng vào thời kỳ này, có ý kiến đề nghị Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép xây dựng Bảo tàng Phụ nữ. Chánh Văn phòng Phan Khanh rất tâm đắc với ý tưởng đó. Ông đã cùng Phó Vụ Trưởng Vụ Bảo tồn – Bảo tàng Đặng Văn Bài tìm hiểu kỹ đề án rồi thuyết phục Bộ cho phép xây dựng Bảo tàng Phụ nữ. Ngày nay, ai cũng biết Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, là điểm du lịch hấp dẫn nhất Hà Nội, nhưng mấy ai biết PGS-TS Phan Khanh là một trong những bà đỡ mát tay cho đứa con của sự đổi mới văn hóa ấy?

Với trình độ của một nhà khoa học được đào tạo bài bản, PGS-TS Phan Khanh đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp văn hóa trên nhiều bình diện, đồng thời nghiên cứu khoa học, đào tạo con người và quản lý nhà nước về văn hóa.

PGS-TS Phan KhanhNGƯỜI SUỐT ĐỜICỐNG HIẾN CHO VĂN HÓA DÂN TỘC TS PHẠM VIỆT LONG

Về công trình nghiên cứu, PGS-TS Phan Khanh (ảnh) đã để lại cho đời tác phẩm Di tích và lễ hội cùng nhiều tài liệu quý giá khác.

Pháp luật & Văn hóa - 11

“Ông cố vấn” văn hóa tận tâm

Khi nghỉ hưu theo chế độ, với trình độ chuyên môn vững vàng, PGS.TS Phan Khanh tham gia nghiên cứu khoa học, phản biện xã hội, hướng dẫn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Ông đi nhiều địa phương nghiên cứu, tham góp ý kiến về xử lý những vấn đề quản lý liên quan đến văn hóa. Ông làm cố vấn cho Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Hội đồng khoa học của nhiều tổ chức, tham gia nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình về 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những ý kiến của ông vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, phù hợp với quy luật của cuộc sống.

Ông luôn luôn trăn trở về vấn đề gia đình và trẻ em. Ông đề xuất cần xây dựng những chính sách trước mắt và lâu dài về văn hoá đối với gia đình và trẻ em trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hiện nay, với lý do là: “Nước ta hiện đang trong thời kỳ chuyển đổi từ một xã hội thuần nông sang một xã hội công nghiệp, mô hình gia đình truyền thống đang bị tấn công tứ phía, nguy cơ đổ vỡ mô hình này là hiển hiện trước mắt. Vấn đề trẻ em cũng vậy, các em hiện cũng đang bị tấn công bởi các tệ nạn từ mọi phía: nào là sách truyện nhảm nhí, nào là Internet ngoài luồng...” Ông cũng có nhiều đóng góp vào việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Ông nói: “Nói di sản văn hóa quan trọng vì một nước mà không có di sản nghĩa là không có quá khứ, không có nề nếp. Quá khứ là nề nếp. Nề nếp đã qua đi, dù hay hay dở thì cũng quan trọng. Xã hội có nề nếp là xã hội có luật pháp, kỉ cương để điều chỉnh hành vi con người. Giá trị đạo đức làm con người sống với nhau có đạo đức hơn, ổn định hơn. Giữ gìn Di sản văn hóa là tôn trọng những người có công, biết hi sinh thân mình vì nhân dân, đề cao đức hi sinh cho xã

hội. Cổ vật có giá trị riêng của nó, nó chứng minh gốc gác căn cơ của mình”. Với tư cách Ủy viên Hội đồng Khoa học về bảo tồn di tích - Bộ VH-TT&DL, khi phát biểu về cách xử lý đối với nút giao Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, ông khẳng định: “Không nên quá máy móc khi bảo vệ di sản”. Ông đề xuất: “Cách làm khả thi nhất đối với nút giao Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, theo tôi là nhanh chóng chụp ảnh, quay phim, tìm hiện vật, sau đó có thể trưng bày tại chỗ hoặc địa điểm nào đó và nhường chỗ để công việc thi công được tiếp tục.

Bảo vệ DSVH là lợi ích của mọi người nhưng không nên quá máy móc. Về lâu dài, tôi nghĩ lãnh

đạo thành phố nên quan tâm giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất - giáo dục ý thức bảo vệ DSVH cho nhân dân, các ngành quản lý và cả các đơn vị xây dựng để khi gặp di tích có thể có phương án xử lý kịp thời; thứ hai - ngành văn hóa, khi tiếp nhận yêu cầu từ phía đơn vị

thi công cần nhanh chóng nghiên cứu để có giải pháp tiếp theo. Riêng với nút giao Đào Tấn - đê Bưởi đang được lập dự án, tôi rất hoan nghênh lãnh đạo thành phố đã sớm có chỉ đạo cho phép khai quật đê Bưởi trong thời gian sớm nhất để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn”. Cho tới nay, những

ý kiến như vậy của ông vẫn mang tính thời sự nóng hổi và nhiều phần trong đó đang được chú ý vận dụng, để đảm bảo vừa bảo vệ, giữ gìn được di sản văn hóa của dân tộc, vừa mở đường cho kinh tế phát triển.

" “Tôi như bắt được vàng khi cầm trên tay tập tài liệu của PGS-TS Phan Khanh. Tài liệu có đoạn nói về các tuyến đường kết nối các

di tích trên dãy Yên Tử từ 700 năm trước” – nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Dương.

Một tấm bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa trang trọng, một lễ rước bằng có kiệu vàng lộng ngọc thiêng liêng thường thấy ngày nay là do đề xuất của PGS-TS Phan Khanh.

PGS-TS Phan Khanh sinh năm 1935 tại Thanh Hóa. Từ năm 1959, ông là cán bộ Vụ bảo tồn bảo tàng, được nhà nước cử sang Liên Xô học. Từ năm 1962, tốt nghiệp về nước, ông giảng dạy tại Trường lý luận nghiệp vụ. Từ năm 1963- 1966, ông công tác ở Phòng Bảo tàng Vụ bảo tồn bảo tàng, tham gia xây dựng các Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng Điện Biên Phủ… Từ năm 1966-1972, ông về công tác tại Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Văn hóa (nay là Đại học Văn hóa Hà Nội). Năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tháng 6-1987, ông được bổ nhiệm là Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. Từ năm 1990, ông là Quyền Vụ Trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa Thông tin. Năm 1991, ông là Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa Thông tin.

PGS-TS Phan Khanh đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương kháng chiến hạng nhì, Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp Văn hoá và rất nhiều bằng khen, giấy khen khác.

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Pháp luật & Văn hóa - 12

Chùa Ngọc Hoàng hay còn có tên khác là Phước Hải Tự, tọa lạc yên tĩnh tại số 73, đường Mai Thị Lựu phường Đakao, quận 1, TP.HCM. Vào những ngày rằm hàng tháng, ngôi chùa thu hút rất nhiều người dân và du khách đến thăm và lễ bái.

Chùa được xây dựng từ 1892 theo lối kiến trúc Hoa - Việt với diện tích

2.300m2. Chùa được bao quanh bởi những bức tường cao và vững chắc nhằm tách biệt khỏi sự ồn ào của phố thị. Thẳng theo lối dẫn vào chùa, ngay trước sân là một hồ cá lớn. Tại đây, du khách có thể thả cá phóng sinh. Chùa có bố cục phong thủy rất chặt chẽ “trước có nước, sau có núi”. Trong khuôn viên chùa có nhiều cây xanh làm cho không khí ngôi chùa trở nên trong lành và yên bình.

Chùa được phân bố trong ba gian thờ mà mỗi gian là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét đặc sắc giữa thiên - địa. Gian lớn nhất là chánh điện nằm giữa. Đây là gian nối liền với cổng vào, bên trong có thờ Ngọc Hoàng và các

bậc thiên binh thiên tướng. Điều đặc biệt ở đây là các tượng được bố trí theo chiều dọc hai bên phải và trái của Ngọc Hoàng tạo cho người nhìn có cảm giác sâu hơn. Ở bên cửa còn có hai vị Hộ pháp là Thanh Long và Bạch Hổ trấn giữ.

Trong gian này còn có thần Môn Quan, thần Thổ Địa, Phật Dược Sư, Thái Ất Chân Nhân... được bố trí rất hài hòa tạo không gian nhẹ nhàng cho người vãn chùa.

Bước qua hành lang bên phải chúng ta sẽ tới gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, Mười Hai Bà Mụ và các Nhũ Mẫu. Khách vào đây thường cầu về con cái, tình duyên hay các trường hợp hiếm muộn. Phía sau gian thờ này là Thập Điện

Diêm Vương, gồm có thờ các Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế, trước đó là mười bức chạm gỗ cảnh mười cửa ngục phân bổ đều trên các bức tường. Bên trái chánh điện là điện Quan Âm, nơi thờ Chuẩn Đề Quan

Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng các vị tiền chủ trì của chùa. Hầu hết các bức tượng được làm bằng gỗ, giấy

bồi và được chạm trổ rất tinh xảo. Mỗi bức tượng vì thế đều toát lên vẻ sống động, uy nghiêm.

Sau khi đi tham quan hết toàn cảnh chùa, du khách có thể ra trước sân chùa, ngồi nghỉ chân dưới bóng mát của cây đa đã có hàng trăm tuổi. Ngắm đàn cá đang bơi lội trong hồ, suy nghĩ về những chuyện đã qua, cầu mong may mắn... khách sẽ có cảm giác lòng mình thật bình yên.

Chùa Ngọc Hoàng xứng tầm di tích quốc gia

BÌNH TRỌNG

Chùa Ngọc Hoàng được nhà nước công nhận di tích cấp quốc gia, đồng thời là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn. Không chỉ người thành phố mà cả nước tìm đến cầu nguyện mỗi ngày.

" Dù sự linh nghiệm khi xin con ở chùa Ngọc Hoàng khó khẳng định và cũng khó phủ nhận thì cái quý giá đầu tiên người ta nhận được khi

đến đó là sự bình tâm thanh thản, là niềm tin mãnh liệt và những điều thiêng liêng của cuộc sống.

Pháp luật & Văn hóa - 13

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Tình hình buôn lậu qua biên giới khu vực giáp ranh địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM đang diễn biến phức tạp. Các đối tượng tham gia buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh chống lại cơ quan chức năng… Đó là những nội dung được nêu ra tại Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu 3 tỉnh giáp ranh, diễn ra vào ngày 11-10 vừa qua tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

Hội nghị báo cáo tình hình hoạt động chống buôn lậu qua biên giới

của các chi cục tại 3 tỉnh giáp ranh là TP.HCM - Tây Ninh - Long An từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2013 dưới sự chủ trì của lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) đứng đầu là phó Cục Trưởng Cục QLTT, Trưởng văn phòng đại diện TP.HCM Đỗ Hữu Quang.

Nhiều phương thức buôn lậu mới

Trong hội nghị, trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM Dương Công Khanh cho biết: “Trên những khu vực giáp ranh đường sông, hầu hết thuốc lá điếu nhập lậu được các đối tượng buôn lậu vận chuyển bất kể ngày đêm bằng phương tiện vỏ lãi, sau đó cập vào bờ đổ trên khu vực đất Long An, tiếp đến chất lên xe máy phân khối lớn vận chuyển về khu vực Hóc Môn, TP.HCM để giao cho các đầu nậu. Một số khác vận chuyển bằng xe gắn máy từ Lộc Giang về Tân Mỹ, Mỹ Hạnh Bắc đưa về TP.HCM tiêu thụ.

Trong khi đó, trên tuyến quốc lộ 22, các đối tượng thay đổi phương thức hoạt động, hạn chế gửi hàng lậu và hàng cấm trên các tuyến xe khách công cộng như trước mà chuyển sang gửi hàng trên các xe khách hợp đồng, xe tham quan du lịch, xe taxi. Còn trên tuyến tỉnh lộ 2, các đối tượng dùng xe gắn máy phân phối lớn để vận chuyển thuốc lá, rượu ngoại nhập lậu, đường cát chạy bạt mạng, bất chấp các quy định về an toàn giao thông. Ngoài ra, tại vùng giáp ranh Long An, dân buôn lậu hoạt động chủ yếu vào giữa đêm, ngày nghỉ hoặc khi vắng mặt lực lượng chống buôn lậu tuần tra, kiểm soát.

Còn tuyến ranh giới Tây Ninh và Long An khá phức tạp, đặc biệt thường gia tăng trong các dịp lễ tết. Đáng chú ý, tuyến biên giới cửa khẩu Mộc Bài, Bến Cầu về Gò Dầu… nhiều băng nhóm chuyên nghiệp có tổ chức tổ chức vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu ngang nhiên với tốc độ cao qua Trạm kiểm soát liên hợp Mộc Bài. Các đối tượng còn cho người theo dõi lực lượng chức năng 24/24 giờ

trước trụ sở các cơ quan chống buôn lậu, thậm chí cử đối tượng túc trực trước cổng nhà riêng của cán bộ, công chức để “cảnh giới”, tìm cách tẩu tán hàng hóa khi bị theo dõi, phát hiện.

Cần phối hợp truy bắt chặt chẽ hơn

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM Phan Hoàn Kiếm đánh giá: Công tác phối hợp chống buôn lậu giữa 3 địa bàn giáp ranh đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng còn nhiều vướng mắc do một số nơi nhân sự ít, địa bàn hoạt động phức tạp. Đặc biệt, các đối tượng buôn lậu cũng hoạt động ngày càng tinh vi. Do đó, lực lượng quản lý thị trường cần tiếp tục phối hợp quyết liệt chặt chẽ và kiên trì hơn để hạn chế tối đa hàng lậu. Các lực lượng QLTT duy trì thường xuyên trao đổi thông tin tình hình biến động thị trường, tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, cung cấp thông tin về đối tượng vận chuyển hàng lậu trên địa bàn 3 tỉnh nhất là trong dịp tết sắp tới.

Tăng cường chống buôn lậu biên giới trước tết THẾ QUỐC

Lãnh đạo Cục, Chi Cục QLTT tại Hội Nghị: “Các đối tượng buôn lậu hiện nay thường chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển nhiều lần, nhằm hạn chế rủi ro bị bắt cũng như dễ qua mặt lực lượng chức năng”.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 14

Cơn hoàn lưu bão số 10 vừa đi qua được vài ngày, người dân chưa

kịp khắc phục thiên tai thì cơn bão số 11 lại ập đến. Hàng chục người phải bỏ mạng trong cơn nước lớn, may mắn hơn thì lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập đến tận nóc. Họ bất lực đứng nhìn tất cả của cải vật chất của mình trôi theo dòng nước lũ.

“Hãy buông tay mẹ mà nắm tay em thật chặt!”

Lòng người quặn thắt khi chứng kiến cảnh người người lao vào cơn lũ cứu vớt con em mình, cảnh gào

khóc bởi quan tài trong cơn lũ phải kéo lê lên tận nóc nhà, cảnh cụ già đói lả cố gắng bơi giữa dòng nước lũ để đón nhận gói mì tôm rồi ăn ngấu nghiến. Cảnh người đàn ông trụ cột của gia đình ngồi bất lực trước đống đổ nát của ngôi nhà mà ôm con khóc. Cảnh hàng ngàn con trâu, đàn lợn bị nước cuốn trôi, những hạt thóc bị nhấn chìm trong nước lũ… Rồi khi cơn lũ đã dần đi qua, cảnh đứa bé 7 tuổi ngồi co ro trong chậu thau, mắt hướng về dòng nước lũ đang chảy xiết, tay vừa chỉ trỏ vừa nói: “Nhà cháu không còn chi nữa cả, hắn cuốn ra ngoài nớ hết rồi. Dừ ước có bát cơm mà ăn”.

Bà Hoàng Thị Nhung (Quảng

Trị) dàn dụa nước mắt: “Nhà tốc mái, nước ngập lên tận nóc, ba mẹ con nắm chặt tay nhau bấu víu trên nóc nhà, để mặc mưa gió cắt từng lớp da thịt. Trong lúc nguy hiểm nhất, tôi đã dặn đứa con lớn, nếu không chống cự được nữa thì phải buông tay mẹ ra mà nắm lấy tay em cho thật chặt. Bây giờ thì không còn gì nữa, không nhà, 2 con bò, 6 con lợn đều trôi theo dòng nước… Ba mẹ con tôi biết sống răng đây?”

Đó là một trong hàng nghìn người suốt nhiều ngày đêm liền phải cô độc trên nóc nhà của mình để tránh bão. Cái đói, cái rét tưởng chừng như đã đánh gục họ. Nên khi đón nhận trên tay những gói

Khúc ruột miền Trung, suốt giữa tháng 10 qua oằn mình trong cơn lũ dữ. Giữa mênh mông sông nước, chỉ thấy bóng dáng của những nóc nhà và hàng vạn người gồng mình trước thiên tai. Bão chồng lên bão, lũ chồng lên lũ cuốn trôi sinh mạng con người và tất cả tài sản mà một đời họ chắt chiu dành dụm.

Miền Trung kiệt quệ sau lũ dữ

BÌNH MINH

Số phận của mỗi gia đình được nhận diện qua từng nóc nhà ló lên khỏi mặt nước bão lũ.

Pháp luật & Văn hóa - 15

mỳ cứu trợ, họ ăn một cách ngon lành trong nước mắt, trong xót xa. Ngoái nhìn lại phía sau, chẳng còn gì ngoài cảnh nước lũ mênh mông, tài sản trong gia đình bỗng chốc trở thành đống đổ nát.

Chết không quan tài, thi thể bị cuốn trôi

Tang thương hơn, cơn gió lốc bất ngờ đêm 16-10 chỉ xảy ra có vài phút mà người dân huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đã so sánh với thảm họa của bom B52, thậm chí còn hơn thế nữa. Bởi bom B52 thả đúng nơi đúng chỗ chứ không tràn lan như cơn lũ, không chừa chỗ nào. Cái chết thương tâm của ông Phan Xuân Sơn (48 tuổi, ngụ xã Quảng Sơn, Quảng Trạch) khiến lòng người không khỏi xót xa. Ông Sơn kịp tỉnh dậy khi bức tường bị sập rồi chồm sang đỡ cho người vợ. Người ông bị tường đè nát, vợ bị gãy xương phải đưa vào bệnh viện. Lực lượng bộ đội đã có mặt kịp thời và tức tốc lợp lại mái nhà một cách tạm bợ để có chỗ mai táng cho ông Sơn. Nhưng áo quan chưa kịp chở về thì trên sông Nan, sông Ganh nước lũ đã ào về. Em Phạn Thị Lan (16 tuổi, con gái ông Sơn) đau đớn kể lại: “Tang của bố chưa lo được, bà con lại kéo hai chị em chạy lũ. Ngồi trên đồi nhìn xuống, thấy nước cuồn cuộn dâng lên, ngập đồng, ngập đường rồi ngập nhà…Thằng em cứ gào khóc hỏi ba mô rồi, cho em về cứu ba, cứ để vậy ba trôi mất. Nghe vậy, em bỏ nó lại nhờ hàng xóm trông chừng, một mình lội qua dòng nước lũ tìm về nhà. Về đến, thấy thi thể bố đã ngập nước. Em kêu cứu và được bộ đội đưa thi thể bố lên đồi an táng luôn, không kịp làm đám. Mẹ và em trai không được nhìn thấy bố lần cuối”. Nỗi đau tưởng chừng như vượt quá mức chịu đựng của một cô bé vừa 16 tuổi. Lan lại ôm em vào lòng và khóc: “Từ hôm kia tới giờ, hai chị em vẫn chưa được gặp lại mẹ, không biết mẹ sống chết

thế nào?”.

Chẳng còn gì ngoài tan hoang

Cơn lốc mạnh vào lúc nửa đêm ở hai xã Quảng Minh và Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch) đã cướp đi mạng sống của hai người, làm 36 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị sập và tốc mái. Chẳng còn gì ngoài sự tan hoang và một màu bạc trắng của nước lũ.

Tại Nghệ An, mưa lũ do hoàn lưu của cơn bão số 11 đã làm một người chết, 5 nhà dân bị ngập hoàn toàn, hơn 3000 ngôi nhà bị ngập sâu, hơn 6000m tường rào bị đổ, hàng chuc trạm y tế xã, trường học bị ngập nặng, tất cả diện tích hoa màu, nông lâm thủy sản mất trắng.Tính đến ngày 18-10, trên toàn khu vực miền Trung có đến 18 người thiệt mạng do lũ, trong đó, Nghệ

An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người. Hiện vẫn còn 3 người mất tích, số người bị thương lên đến 92 người. 560 căn nhà bị sập, trôi, trong đó riêng Quảng Bình là 213 nhà. Có đến gần 88.000 ngôi nhà bị ngập; gần 13.000 ngôi nhà bị

tốc mái; 21 trường học bị hư hỏng nặng. Giao thông vận tải bị sạt lỡ nặng. Sau cơn lũ, toàn bộ lúa, ngô, khoai đã bị trộn lẫn với bùn đất, chăn màn, quần áo cũng bị chôn vùi dưới lớp bùn vàng bóng, trâu bò, lợn gà đều trôi theo dòng nước lũ… Sau cơn “đại hồng thủy” người dân nghèo trở nên trắng tay.

Mảnh đất miền Trung, nơi nắng cháy da này cứ đến mùa mưa lũ thì lại có muôn vàn câu chuyện bi thương, xót xa khi phải chứng kiến những ngôi nhà tan hoang, ruộng đồng mất trắng, những em nhỏ nheo nhóc, đói rách vì thiên tai. Hỏi nhiều đứa trẻ thơ, các cụ già về mong muốn trong cơn lũ, họ đều trả lời chẳng cần gì cả ngoài việc có cơm để ăn. Ước muốn tưởng chừng quá nhỏ nhoi ấy giờ lại trở thành một nguyện vọng quá đỗi lớn lao và là ước muốn của tất cả đồng bào miền Trung.

Sống chung với liên tiếp mùa lũ chồng lũ đã khiến người dân nơi khúc ruột miền Trung bị dồn vào bước đường cùng, cảnh tan hoang mất mát đã làm họ kiệt quệ. Người miền Trung đang cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia.

" Ngồi trên đồi nhìn xuống, thấy nước cuồn cuộn dâng lên, ngập đồng, ngập đường rồi ngập nhà…Thằng em cứ gào khóc hỏi ba mô

rồi, cho em về cứu ba, cứ để vậy thì xác ba trôi mất.

Hình ảnh chụp tại Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình vào đỉnh lũ miền Trung vừa qua kèm chú thích “Khốn cùng đến chết trời ơi!” nhận được nhiều chia sẻ của cộng đồng facebook.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 16

Giải mã vụ “RÙA THẦN” GHÉ NHÀ DÂN

Câu chuyện về “cụ rùa thần” từ đó bắt đầu được thêu dệt ly kỳ.

Thông tin mới nhất: có người trả đến 90 triệu đồng nhưng gia đình chị Năm quyết chí không bán “cụ rùa thần” mà xây bể cho “cụ” ở. Chị còn lập hòm công đức quyên góp tiền để cúng “rùa thần”.

Nửa đêm... “vi hành”

Khoảng 2 giờ sáng ngày 21-9, đang ngủ thì chị Thái Thị Năm, trú tại xóm 9, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, bỗng giật mình nghe tiếng chó sủa liên hồi ở đầu ngõ. Nghi là có kẻ trộm nên chị Năm cùng chồng dậy kiểm tra. Vừa tới đầu ngõ, chị thấy một vật

cứng có hình thù như tảng đá đang di chuyển. Chị liền gọi chồng đến xem thì phát hiện ra đó là một con rùa to đang bò. Vợ chồng chị bê con rùa vào nhà, nhốt vào một chiếc thau lớn.

Con rùa này nặng 12kg. Chiếc mai của nó gồm 13 mảnh ở phía trên và 25 mảnh ở phía viền. Theo

Chuyện gia đình chị Năm bắt được rùa khủng nhanh chóng được truyền đi. Người làng trên xóm dưới kéo nhau đến xem rần rần.

NHÃ HOÀNG

“Dung nhan” con rùa đang được coi là “rùa thần”.

Pháp luật & Văn hóa - 17

các cụ cao niên trong vùng thì đây là lần đầu tiên “cụ rùa” xuất hiện ở đây.

Chuyện ly kỳ về “cụ rùa thần” bắt đầu nổ ra. Theo một số người hay chuyện trong vùng, sở dĩ “cụ” chọn ghé nhà chị Năm bởi nhà chị nằm gần miếu Bạch Mã linh thiêng. Và rằng “cụ” vi hành thế này ắt sẽ đem lại ấm no, an lành và may mắn không chỉ cho chị Năm mà còn cho mọi người trong vùng. Từ suy nghĩ này, gia chủ và nhiều người bàn nhau lập hòm công đức “rùa thần”.

Gia đình chị Năm xây một cái bể để “cụ rùa” được ăn, ngủ và phục vụ những người dân hiếu kỳ đến xem. Và để thể hiện gia đình không vụ lợi, chị Năm đã lập ra một cuốn sổ ghi chép danh sách ủng hộ “cụ rùa”. Theo bản danh sách này, có khá nhiều người quyên góp từ 5.000 - 50.000 đồng.

“Rùa thần” hóa ra... rùa răng

Qua tài liệu về phương pháp nhận dạng 26 loại rùa ở Việt Nam thì loại “rùa thần” đang trở thành tâm điểm hiếu kỳ của người dân thuộc huyện Yên Thành có tên gọi là rùa răng. Loại rùa này sống phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau… Rùa răng cũng xuất hiện ở Campuchia, Lào, Thái Lan… Riêng ở địa bàn các tỉnh miền Trung như Nghệ An không phải là địa bàn cư trú của chúng. Có lẽ đây là lý do khiến khi xuất hiện, con rùa răng nhanh chóng được xem là sự kiện “lạ”, thu hút sự hiếu kỳ của hàng trăm người.

Môi trường sống của rùa răng chủ yếu là ở cạn như ao, hồ, đầm, các hốc đá. Chúng có đặc điểm mai thuôn dài màu xám đậm đến đen, chiều dài mai của loài rùa này có thể lên đến 50 cm. Đầu nhỏ, màu

vàng nhạt, phía trên đầu có các đốm đen. Hàm có khứa hình răng. Yếm đen có đốm vàng ở giữa hoặc yếm vàng với vệt đen ở ngoài. Rùa răng thường có trọng lượng từ 10 đến 20 kg/con.

Qua những chứng cứ thu thập được thì hóa ra chủ nhân của “cụ rùa thần” là của anh Thái Minh Hiền trú tại xóm 10, xã Liên Thành - hàng xóm của chị Năm. Anh Hiền kể: “Đấy là con rùa tôi mua về nuôi năm 2012. Vì không xây được bể nuôi nên tôi thả nó xuống

ao cá nhà mình. Sau khi nghe tin chị Năm trong xóm bắt được “rùa lạ” tôi có sang xem thì nhận thấy đó là rùa nhà mình. Tôi ngỏ lời xin lại nhưng gia đình chị Năm nhất quyết không cho”.

Anh Hiền còn khẳng định, năm 2012, trong một chuyến đi chơi ở xã Diễn Thành, thấy một gia đình nuôi nhiều rùa nên anh mua một con về nuôi làm cảnh cho vui, với giá 2 triệu đồng. Con rùa đó được vận chuyển từ Lào về. Cách đó hai hôm anh có tắm rửa cho nó, hơn nữa hiện trường rùa phá lưới bỏ trốn khỏi ao nhà vẫn còn. Người dân xung quanh nhà có thể làm chứng cho anh, đồng thời chủ nhân trước kia của con rùa này tại xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu cũng có thể đứng ra làm chứng.

Theo các nguồn tin, địa bàn các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh là nơi trung chuyển lớn các động vật hoang dã trái phép của bọn buôn lậu từ Nam bộ đến các nước khác. Rất có thể cá thể rùa răng mà người dân bắt được là do

quá trình vận chuyển bị rơi rớt từ các đường dây buôn lậu nói trên. Rùa răng là loại động vật quý hiếm được liệt kê trong sách đỏ. Hiện nay, chúng gần như tuyệt chủng vì nạn săn bắt bừa bãi nhằm chế biến món ăn trong các nhà hàng, nấu cao và buôn bán lậu qua biên giới.

" Sau khi ngỏ ý xin lại con rùa không được anh Hiền cũng vui vẻ ra về. Có điều, chính bản thân anh cũng không ngờ con rùa răng

nhà anh sau khi sổng ra lại trở thành “rùa thần”.

Hòm công đức dành cho “cụ rùa thần” được đặt ngay trước cổng nhà chị Năm.

Ông NGUYỄN SỸ HƯNG - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, Nghệ An:

Sẽ thu hồi “rùa thần” trả về vườn quốc gia

“Để đảm bảo an ninh trật tự, chúng tôi cũng đã lên phương án vận động gia đình bàn giao con rùa cho cơ quan chức năng. Nhưng nếu không được, chúng tôi sẽ ra quyết định thu hồi và đưa về kiểm lâm, sau đó sẽ bàn giao cho Vườn quốc gia Pù Mát nuôi. Còn việc lập hòm công đức chúng tôi sẽ kiểm tra lại. Nếu đúng sẽ xử lý, không thể để những kẻ lợi dụng mê tín làm chuyện xấu”.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 18

Cô gái mất tích ngày đó chính là Đậu Thị Hương (SN 1976) - con

gái ông Đậu Đức Sỹ, một thôn nữ vùng lúa không may mắn trở thành con mồi của bọn buôn người.

Sập bẫy buôn người

Hương vốn là con gái đầu trong một gia đình nghèo. Tuổi thơ của chị phải chứng kiến cảnh lục đục cùng những trận cãi vả của bố mẹ. Vì cảnh gia đình nghèo, sống lại không biết nhường nhịn, sẻ chia nên không lâu sau đó, cha mẹ chị Hương đã quyết định ly hôn. Từ ngày cha mẹ chia tay, hai chị em Hương sống với ông bà nội, cha

mẹ cũng nhanh chóng tìm được hạnh phúc riêng, có con cái và tất bật xây dựng cuộc sống mới. Một thời gian sau, vì sức khỏe của ông bà nội già yếu, chị Hương lại về sống chung cùng bố là ông Đậu Xuân Sỹ và người vợ mới của bố.

Rồi những đứa em cùng cha khác mẹ lần lượt chào đời. Cũng may mắn, cảnh mẹ ghẻ con chồng của gia đình không phức tạp như câu nói ngàn đời. Chị được người mẹ kế thương yêu nhưng vì gia cảnh nghèo, chị phải nghỉ học sớm làm ruộng, trồng ngô.

17 tuổi, Hương trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với nước da trắng, dáng người thon gọn, nụ cười tươi. Cô thôn nữ tuổi mới lớn

nhận được rất nhiều sự quan tâm, săn đón của trai làng. Khác với các thiếu nữ trong làng sớm lấy chồng, Hương thương cha mẹ chân lấm tay bùn nên Hương chỉ muốn ở cùng bố mẹ để chăm sóc, đỡ đần và nuôi những đứa em khôn lớn. Hương mong sau này có thể kiếm được một chút tiền để học nghề may, cuộc sống đỡ khốn khó.

Cũng trong thời gian ấy, cô thiếu nữ xinh đẹp, ngoan hiền lọt vào tầm ngắm của kẻ buôn người đội lốt một lái buôn. Hồ Thị Loan vốn là người cùng xã nhưng lấy chồng về xã khác trong huyện. Hàng ngày, thị vẫn thường xuyên có mặt tại vùng quê nghèo của mình để hành nghề buôn lợn.

Cách đây 20 năm, cuộc sống tại xã Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An vốn bình yên bỗng trở nên hoang mang vì sự mất tích của một cô gái trẻ. Còn hiện tại, cuộc trở về và ra đi vội vã của cô gái năm xưa lại dấy lên trong lòng người nỗi đau xót khôn nguôi.

Phận người từ cuộc mua bán hôn nhân

DUNG NHI

Chị Đậu Thị Hương – nạn nhân khốn khổ của một cuộc mua bán phụ nữ qua biên giới.

Pháp luật & Văn hóa - 19

Cũng trong những ngày ghé lại nhà ông Sỹ mua đàn lợn con, Loan dàn dựng lên một kịch bản để cho Hương vào bẫy.

Từ ngày ấy, Loan thường xuyên đến nhà rủ rê Hương đi Hà Nội làm nghề may, lương vừa cao lại được rời xa cảnh chân lấm tay bùn. Hương nghe cũng thấy hợp lý nhưng chưa có cơ hội để mở lời xin phép cha mẹ.

Rồi một ngày cuối năm 1993, khi Hương đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho cả gia đình thì Loan tìm đến. Biết không có người lớn ở nhà nên bà ta nhanh chóng đề nghị Hương đi theo bà ra Hà Nội làm công nhân vì đây là đợt tuyển dụng cuối cùng của công ty, nếu không đi lần này thì vĩnh viễn Hương không còn có cơ hội để đổi đời. Nghe vậy, Hương vội vã vớ mấy bộ quần áo nhét vào túi rồi theo chân người phụ nữ kia đi bộ ra đường quốc lộ 1A mà không kịp tìm gặp bố mẹ để xin phép.

Cơn ác mộng 20 năm

Sau khi bà Loan và Hương xuống đường quốc lộ thì đã có một chiếc xe khách 24 chỗ đã đợi sẵn. Trên xe, có thêm 8 người phụ nữ khác cũng ngang tuổi như Hương và cũng đang vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp sau khi ra Hà Nội. Cả 9 người phụ nữ đều đang bị bà Loan đưa ra cửa khẩu Móng Cái mà không hề hay biết. Sau khi đến nơi, Loan xuống xe gặp một người đàn bà Trung Quốc. Rồi bà ta đưa cho bà Loan một số tiền lớn. Sau khi nhận tiền của người đàn bà ngoại quốc, bà Loan giao chị Hương và 8 người phụ nữ kia cho người đàn bà này rồi ra về. Khi Hương cùng mọi người nhận ra mình chỉ như một món hàng để người ta trao đổi thì đã quá muộn. Tất cả đều được bọn chúng dồn vào một nhà chứa tại Trung Quốc và công việc hàng ngày là tiếp khách làng chơi.

Về phần gia đình Hương, cũng từ buổi trưa định mệnh ấy, cả nhà cũng bà con hàng xóm không ai

biết Hương đi đâu. Họ chia nhau đi tìm cô gái nhưng vô ích. Từ đó, vợ chồng ông Sỹ chỉ còn biết mòn mỏi chờ đợi phép màu một ngày gặp lại con.

Sau hai năm bị lừa bán, sống tủi nhục, Hương may mắn được một người đàn ông lớn tuổi chuộc về làm vợ. Cũng từ ngày ấy, thay vì tiếp khách, Hương bắt đầu ngày đêm sống như một kẻ nô lệ, một tay cáng đáng tất cả những công việc nặng nhẹ trong gia đình nhà chồng, tối đến lại phục vụ nhu cầu

sinh lý cho người chồng. Không ít lần làm trái ý hoặc chưa xong việc như yêu cầu của nhà chồng, Hương liền bị họ tẩn những trận đòn thừa sống thiếu chết.

Cuộc đoàn tụ ngắn ngủi

Sau 20 năm làm vợ, nói đúng hơn là làm thân trâu ngựa ở xứ người, chị Hương đã có với người đàn ông bằng tuổi bố mình 4 mặt con. May mắn, chúng được gia đình chồng cho ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vẫn luôn thường trực trong tâm. Đã nhiều lần viện đủ cớ với mong muốn gia đình chồng cảm thông, cho phép được trở về quê một lần cho thỏa lòng mong nhớ nhưng lần nào chị mở lời cũng bị từ chối một cách thẳng thừng. Không chỉ vậy, chị còn bị dọa nạt, đánh đập một cách tàn nhẫn.

Lần này, với lý do cha

bị ốm nặng có thể không qua khỏi nên quỳ xin gia đình chồng cho phép được về gặp lại cha lần cuối. Nghe vậy, gia đình chồng chấp nhận cho chị trở về quê hương trong 6 ngày, nhưng đi một mình, không được mang theo con.

Một buổi tối cuối năm 2012, gia đình ông Sỹ đang chuẩn bị đón tết trong căn nhà cấp bốn tồi tàn thì chị Hương xuất hiện. Nhận ra người phụ nữ lạ, tay xách chiếc valy đứng trước cửa nhà khóc nức nở chính là cô con gái bị thất lạc

20 năm của mình, vợ chồng ông Sỹ bà Huệ ôm chầm lấy con òa khóc theo.

Chưa kịp vui mừng vì sự trở về của đứa con gái sau 20 năm xa cách, gia đình ông Sỹ bà Huệ lại nghẹn ngào khi biết thời gian gia đình ông đoàn tụ chỉ gói trọn trong 6 ngày. Giờ đây, mỗi lần nhớ con, vợ chồng ông chỉ biết nhìn tấm hình chụp chị Hương đứng bên một đứa con, vật duy nhất con gái họ để lại cho thỏa lòng mong nhớ.

Cũng trong thời gian ngắn ngủi lưu lại ở quê nhà, chị Hương đã kịp làm đơn tố cáo tội ác của kẻ buôn người Hồ Thị Loan (trú tại xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Lưu, Nghệ An).

" Vì tình mẫu tử với 4 đứa con mà chị Hương chấp nhận từ giã quê hương một lần nữa, cố gắn bó và xem địa ngục trần gian ở Trung

Quốc như quê hương thứ hai của mình.

Nỗi đau xót và thương nhớ con gái chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm can vợ chồng ông Sỹ bà Huệ.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 20

Làm cuộc phỏng vấn nhanh ở một số phụ huynh, với câu hỏi: “Đi du học, nên hay không?”. Câu trả lời “nên” chiếm gần 100%. Chẳng thế mà hiện nay nhiều gia đình muốn cho con đi du học sớm, thậm chí ngay từ mẫu giáo cha mẹ đã nhồi nhét tiếng Anh, tiếng Pháp cho con học trường quốc tế để dễ thực hiện giấc mơ du học.

Thiếu hụt tài chính

Vấn đề phụ huynh cần quan tâm nhất trên con đường du học

của con mình chính là tài chính. Nhiều bậc cha mẹ vì quá tham vọng, không lượng được sức mình đã lâm vào tình trạng khốn đốn, nợ nần chồng chất, “lấy đầu cá, vá đầu tôm” khi con đang du học.

Anh Xuân Định - giám đốc một công ty gỗ ở quận Gò Vấp, TP.HCM có cậu con trai đang du học tại Hà Lan vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm: “Lo tiền cho con du học phải tính toán như xây nhà, tức phải trù tính tiền phát sinh, không thì khi xảy ra sự cố trở tay không kịp”. Hoàn cảnh của chị Diễm My

(phường 7, Q. Tân Bình, TP.HCM) cũng là một điển hình. Do làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản trong những năm qua liên tục đóng băng, lãi mẹ đẻ lại con, nợ chồng nợ, nên chị đành phải ngậm ngùi cho hai đứa con trở về nước sau 2 năm du học tại Úc. Chị ngậm ngùi chia sẻ: “Buồn lắm chứ, tôi cũng muốn cho các con học đến nơi đến chốn ở bên ấy, nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình thời gian qua quá khó khăn mà chi phí học hành, ăn ở bên ấy lại quá cao nên đành đứt ruột gọi con về”.

Cho con đi du học đang là xu thế chung của nhiều gia đình khá giả, biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều du học sinh đã vấp ngã và gãy gánh giữa đường du học.

Thành công không hẳn nhờ du học

THANH BÌNH

Các bậc phụ huynh, các bạn trẻ đang có nhu cầu du học cần xác định mục tiêu của mình một cách rõ ràng, để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” (Ảnh minh họa).

Pháp luật & Văn hóa - 21

Du học không rõ mục đích

Ngày nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn đi du học theo cảm tính, quyết định nóng vội, không xác định được ngành nghề mình muốn học sao cho phù hợp với bản thân… Chính sai lầm này đã khiến nhiều du học sinh Việt Nam phải chịu cảnh đứt gánh giữa đường. Rất ít du học sinh cho biết có thể hình dung được công việc sẽ làm khi du học xong. Phần lớn các bạn trẻ đều mơ hồ về nghề nghiệp mà họ đang hướng tới. Nguyễn Quốc Huy là một ví dụ, cầm trong tay tấm bằng du học ở Singapore chuyên ngành luật loại khá về nước xin việc, Huy mới vỡ lẽ ra, điểm số và bằng cấp quốc tế chẳng nói lên được điều gì, chỉ phần nào thể hiện “đẳng cấp” thôi. Sau nhiều lần phỏng vấn thất bại, Huy đành ngậm ngùi làm một việc chẳng liên quan gì đến ngành học: kế toán cho một công ty tư nhân. Ngoài ra, việc cho con đi du học cũng xuất phát từ nhiều yếu tố: tin ở nền giáo dục nước ngoài tiên tiến hơn, gia đình có điều kiện, bất lực trong việc giáo dục con cái… nhiều bậc cha mẹ đã tìm mọi cách ép con đi du học mà không biết con mình có khả năng hay không?

Du học vì sĩ diện

Nguyễn Minh Thịnh (quận 7, TP.HCM) không giỏi ngoại ngữ, cộng với sức học trung bình nên Thịnh nhưng vì sĩ diện của gia đình, bố mẹ lại bắt Thịnh phải đi du học Anh cho được. Sau hơn một năm du học, mỗi lần gọi điện về Việt Nam là mỗi lần Thịnh khóc và đòi về nước, vì luôn sống trong sự cô đơn và nhớ nhà, nhất là nhận thấy sức học của mình quá lẹt đẹt. Mỗi lúc như thế, mẹ Thịnh lại tiếp tục động viên: “Cố gắng lên con, qua bên đó học có tương lai hơn,

ra trường thu nhập cao hơn…”. Càng học, Thịnh càng thấy đuối, lên lớp nghe giảng như “vịt nghe sấm”, tài liệu nghiên cứu nhìn là chóng cả mặt vì đọc không hiểu. Rồi mới đây, đón Thịnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhìn con tiều tụy, thất thần, cả bố mẹ mới xót xa ân hận.

Gia Bảo con của một đại gia ngụ tại quận Bình Thạnh cho biết, sau khi tốt nghiệp lớp 12, biết mình không đủ khả năng thi đỗ đại học, nhưng vì muốn lấy cái mác du học để… sĩ diện, Bảo đã xin bố mẹ qua Pháp du học như một cách để trốn tránh thất bại, và tìm sự “đổi gió” với môi trường sống. Không ngờ, sau 4 năm học tập ở đất nước Pháp xa lạ, Bảo không thu nhận được một chút kiến thức nào, trở

nên ăn chơi lêu lỏng. Minh Châu - một du học sinh tại New Zealand bộc bạch: “Du học có nghĩa là mổi buổi sáng thức dậy, cảm giác đầu tiên sẽ là sự cô đơn, rồi tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì? Vì môi trường sống ở nước ngoài quá xa lạ so với Việt Nam. Ngoài ra, sự khác biệt về văn hóa, dân tộc giữa các du học sinh với nhau và du học sinh với người dân bản địa cũng

là một rào cản không nhỏ. Đối với những du học sinh xa nhà, những tác động về tâm lý, tình cảm có ảnh hưởng khá sâu sắc. Khi bệnh tật, buồn, vui… nếu ở Việt Nam, còn có gia đình, bạn bè để chăm sóc, chia sẻ. Còn ở nước ngoài, chỉ có một mình. Họ thường rơi vào trạng thái cô đơn, trống vắng vô cùng nên nỗi buồn theo đó mà tăng lên nhiều lần”.

Anh Hồ Quang Khánh, Tổng giám đốc Công ty Cùng Mua mặc dù du học ở ĐH Simon Fraser, chuyên ngành tài chính, rồi học MBA tại trường Kinh doanh Western Ontario - Richard Ivey (Canada) nhưng anh cho biết, việc trở về Việt Nam kinh doanh có thành công hay không nằm ở tính cách con người chứ không phải do

du học. Bà Lại Thị Hồng

Vân, giám đốc một trung tâm tư vấn du học ở quận 3, TP.HCM nhận định:

“Trước khi quyết định cho con cái tiếp cận với những “chân trời kiến thức mới”, các bậc làm cha cần xác định rõ mục đích của việc du học. Bản thân các em nếu thực sự muốn đi du học thì phải là những học sinh khá giỏi trở lên. Và phải tự trang bị ngôn ngữ vững chắc, đặc biệt là vốn liếng tiếng Anh, để ngôn ngữ không phải là rào cản”.

" Mỗi năm số lượng du học sinh Việt Nam đến học tập tại các nước khá lớn với muôn vàn lý do. Một phần không nhỏ du học sinh chỉ là

“hữu danh vô thực” rồi phải gãy gánh giữa đường.

Để có một kết quả như thế này, quả là một điều không dễ dàng đối với các ban du học sinh (Ảnh minh họa).

CHÍNH TRỊ VÀ & HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 22

Những năm gần đây Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhiều công ty, xí nghiệp của Nhật Bản được thành lập. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng nhân lực Tiếng Nhật ngày càng trở nên cấp thiết.

Trước nhu cầu lớn của thị trường, nhu cầu học tập tiếng Nhật và du

học tại đất nước mặt trời mọc ngày càng tăng cao. Trung tâm Nhật ngữ TAIYOU trực thuộc Công ty TNHH MTV Tư Vấn Du học Nhật Ngữ là một trong những nơi đi đầu về đào tạo, học tập tiếng Nhật tại Đồng Nai.

Có nhiều lý do để giới trẻ ngày nay chọn học Nhật ngữ: truyện tranh, phim hoạt hình của Nhật tràn ngập khắp nơi, du khách Nhật tìm đến VN khá đông, quan hệ ngoại giao Việt - Nhật ngày càng gắn bó, nhiều tổ chức, công ty

Nhật chọn VN làm địa điểm đầu tư với chế độ đãi ngộ nhân sự hậu hĩnh, nhiều học bổng du học sang Nhật dành cho sinh viên, học sinh. Do đó nhu cầu về người biết tiếng Nhật trong xã hội hiện nay là rất lớn.

Trường Nhật ngữ TAIYOU quy tụ đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Nhật đáp ứng được các nhu cầu đó. Các giáo viên Nhật và giáo viên Việt Nam có chuyên môn đã tu nghiệp tại Nhật đang đứng trên bục giảng là những người nhiệt tình trong giảng dạy và giàu kinh

nghiệm.

Theo thầy Nguyễn Quang Tuyến – giảng viên tại trung tâm Nhật Ngữ TAIYOU cho biết: nguồn lao động trở về từ Nhật được các công ty Nhật săn đón với mức lương dao động từ 300-500 USD/người/tháng, có những vị trí hưởng lương tới 1.000 USD/tháng. Nguồn lao động được đào tạo trong nước với các vị trí quản lý cấp cao sẽ có mức lương 500-2.000 USD/tháng, lao động phổ thông lành nghề sẽ được trả từ 4,5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng/tháng khi ký hợp đồng... Điều đó làm tiếng Nhật trở nên “có giá” và nhu cầu học tiếng Nhật đang ngày một gia tăng.

Theo thầy Tuyến, hiện nay thành phần tìm đến tiếng Nhật không chỉ là giới học sinh, sinh viên mà áp đảo hơn là công nhân, viên chức. Trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, viên chức có thể thực hiện tốt nhất việc học tập của mình.

Tuy nhiên, việc việc học tiếng Nhật khó hay dễ còn phụ thuộc vào mục đích và thái độ của người theo học. Những ai theo học với ý nghĩ “học cho vui, cho biết với chúng bạn”, hay khi gặp phải sự khó của tiếng Nhật thường dễ dàng thoái chí tháo lui. Thầy Tuyến cho biết thêm: “Thật sự nói tiếng Nhật khó cũng không đúng. Nếu học đúng cách và nghiêm túc thì mọi chuyện đối với bạn không

có gì quá khó khăn. Những trường hợp dễ gặp phải như học viên học tập qua loa, ngại giao tiếp... cũng khá

phổ biến hiện nay”.

Ngoài ra, trong quý I năm nay, trung tâm Nhật Ngữ TAIYOU đã hoàn thành các thủ tục cho hơn 20 học viên được du học tại Nhật Bản.

Tiếng Nhật thu hút công nhân viên chức

ĐAN PHONG

Thầy Nguyễn Quang Tuyến (thứ 2 từ trái qua) cùng các đồng nghiệp tại trung tâm Nhật Ngữ TAIYOU

" Bắt đầu từ năm 2013, đề án dạy và học tiếng Nhật trở thành một hợp phần của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

Pháp luật & Văn hóa - 23

Trải qua nhiều phiên tòa xét xử trong thực tế, có thể thấy hội thẩm nhân dân khi tham gia phiên tòa không thể hiện hết vai trò và trách nhiệm của mình theo quy định.

Theo lý luận, chế định về hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa sơ

thẩm giữ vai trò rất quan trọng, là người đem hơi thở của nhân dân vào trong quá trình giải quyết vụ án. Hay nói cách khác, chế định hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa sơ thẩm nhằm mục đích nâng cao tính dân chủ và giám sát của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án. Đảm bảo được yếu tố này là một bước tiến quan trọng của đất nước ta sau cách mạng tháng tám thành công năm 1945 và sự ra đời của ngành tòa án, góp phần xây dựng nền pháp chế XHCN mà Đảng,

Nhà nước và nhân dân ta mong muốn.

Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi hội thẩm nhân dân đánh mất đi tính dân chủ, đại diện nhân dân trong khi giải quyết vụ án mà trở thành người đại diện cơ quan truy tố để buộc tội hoặc là trở thành thẩm phán để gần như đưa ra phán

quyết giải quyết vụ án. Có những phiên tòa, hội thẩm nhân dân tham gia hội đồng xét xử ngồi im từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi tuyên án, đôi khi đưa ra câu hỏi không nhằm mục đích làm rõ nội

dung vụ án mà còn đi ngược lại với quyền lợi của người được hỏi dẫn đến sự thiếu khách quan trong giải quyết vụ án.

Những hạn chế ở trên xuất phát từ nhận thức “ngồi cho khỏi trống” của chính cá nhân hội thẩm nhân dân khi tham gia phiên tòa. Mặt khác, do cơ cấu hội thẩm nhân dân không phải là người chuyên trách, người hiểu biết hết các văn bản pháp luật và có chuyên môn. Chưa nói nhiều khi hội thẩm nhân dân không có thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án mà mình tham gia hội đồng xét xử, thậm chí bận “chạy show” với lịch xét xử nhiều vụ án khác.

Theo quy định của các văn bản Luật tố tụng nói chung, hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, hội thẩm và thẩm phán xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Với quy định này thì thực tế mới chỉ là lý luận mà chưa đảm bảo thực tế và còn có nhiều mâu thuẫn.

Qua thực tế tồn tại như trên cho thấy, việc đưa chế định hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa có cần thiết nữa chăng, bởi hội thẩm nhân dân thì mờ nhạt, tự đánh mất vai trò của mình, còn thẩm phán lại là người có quyền hành chi phối hết tất cả các vấn đề trong giải quyết vụ án. Đây là một tồn tại trong quá trình mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn đấu để xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền pháp chế XHCN hiện nay.

Để chế định hội thẩm nhân dân phát huy được vai trò và chức năng của mình, Nhà nước cần ban

hành những quy định riêng, có những chính sách phù hợp để chế định hội thẩm nhân dân thấy được vai trò trách nhiệm của người đại

diện nhân dân tham gia giải quyết vụ án một cách khách quan và độc lập, mặt khác gây ảnh hưởng được các vấn đề tiêu cực xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng.

Hội thẩm nhân dân “ngồi cho khỏi trống”

PHAN HỮU

Cần có qui định riêng để hội thẩm nhân dân làm cho nhân dân thấy được tiếng nói của mình thông qua người đại diện trong quá trình giải quyết vụ án ( Ảnh minh họa ).

" Sau một thời gian áp dụng, chế định hội thẩm đã bộc lộ nhiều bất cập, trước hết là sự chênh lệch về chuyên môn và nghiệp vụ

giữa thẩm phán và hội thẩm.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 24

Một ngôi trường nơi tuyến đảo tiền tiêu của tổ quốc với nhiều thiếu thốn, khó khăn trong công tác dạy và học. Nhưng với tình yêu trẻ, yêu nghề, thầy và trò nhà trường đã quyết tâm, kiên trì bám trụ, vượt qua khó khăn.

Là trường thuộc biên giới, hải đảo nên Trường THCS Thổ

Châu (thuộc xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cách Phú Quốc đến hơn 100 km nên có đặc thù riêng so với đất liền: có 3 lớp mầm non, 6 lớp tiểu học và 4 lớp THCS.

Từ 11 giáo viên xung kích ban đầu trên mặt trận văn hóa, đem con chữ, trí tuệ, ánh sáng tri thức đến với học sinh vùng xã đảo, đến nay đội ngũ giáo viên của trường đã tăng lên 23 cán bộ, giáo viên, trong đó giáo viên đạt trình độ chuẩn là 21 giáo viên, trên chuẩn có 13 giáo viên. Trong những năm học vừa qua, công tác giảng dạy của thầy cô ngày càng đổi mới. Đó là phát huy tính tích cực, chủ động, năng động sáng tạo của học sinh, phù hợp với lứa tuổi tâm sinh lý của các em, tích hợp giảng dạy kỹ năng sống cho các em thông qua các bài học,

khuyến khích học sinh học nhóm, đôi bạn cùng tiến.

Bên cạnh đó, nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, nhà trường đã miễn học phí, có chế độ hỗ trợ chi phí học tập 70.000 đồng/ 1 tháng/học sinh, tạo mối quan hệ gắn kết với hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học và UBND xã Thổ Châu chăm lo cho các em.

Với sự nỗ lực không ngừng

trong sự nghiệp trồng người nơi tuyến đầu tổ quốc, trong năm học vừa qua 17 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, 3 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 5 giáo viên có đề tài sáng kiến kinh nghiệm, 1 giáo viên đạt GVCN giỏi, trong đó có nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm như thầy Trần

Minh Quang, Đào Hữu Quốc, Võ Thanh Kiều, Hoàng Thị Huệ và thầy Phạm Văn Tiệp. Riêng thầy Phạm Văn Tiệp - hiệu trưởng nhà trường đã có 6 năm học đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

Đội ngũ giáo viên của trường đa số là giáo viên trẻ, giàu lòng yêu trẻ, yêu nghề ở mọi miền quê hội tụ về đây dạy học như cô Hồ Thị Hà quê Yên Thành, Nghệ An; cô Hà Thị Oanh quê Vĩnh Bảo, Hải Phòng; cô Mai Thị Đào, thầy Nguyễn Văn Sáu, Mai Văn Bình quê Thanh Hóa; thầy Đỗ Trọng Hoạch quê Thái Bình là bộ đội ra quân xung phong ở lại công tác tại trường; thầy Nguyễn Hữu Luyến, Đồng Trinh Đức, Đào Hữu Quốc quê An Thới (Phú Quốc)... Dù ở các miền quê khác nhau nhưng trong tâm trí mỗi thầy cô đều nguyện gắn bó cuộc đời mình với

học sinh xã đảo biên giới. Đến nay, sau 12 năm thành lập, nhiều thầy cô của nhà trường đã chọn bến đỗ đời mình là những đồng nghiệp,

quân nhân hải quân đóng quân trên đảo, chọn ngôi trường trung học cơ sở Thổ Châu là quê hương thứ hai của mình, quyết tâm xây dựng quê hương mới trên đất đảo tiền tiêu như cô Nguyễn Thị Thu Nga kết duyên cùng quân nhân Trần Quốc Biên, Hồ Thị Hà với quân nhân Phạm Văn Huy, Hà Thị Oanh với quân nhân Vũ Văn Dũng...

Lòng yêu trẻ ở ngôi trường xã đảo

THÁI BÌNH

Mối thâm tình nhà giáo và chiến sĩ cũng chính là quan hệ hậu phương và tiền tuyến vững chắc trong công cuộc xây dựng quê hương mới Thổ Châu.

" Ngày mới thành lập trường, các thầy cô phải cất nhà ở tạm trong khuôn viên trường hoặc phải ở nhờ nhà dân, nhu yếu phẩm phục vụ

sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc vào các chuyến tàu chở từ đất liền ra đảo.

Pháp luật & Văn hóa - 25

Phong trào hiến đất làm đường của người dân ấp Vườn Dừa và công tác dân vận khéo của chính quyền xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai rất thiết thực và cần được phát huy nhân rộng.

Ấp Vườn Dừa, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được thành

lập tháng 12 năm 2006 trên cơ sở tách ra từ ấp Đồng. Khi thành lập, hệ thống giao thông ở địa phương chỉ toàn đường đất đỏ. Qua 7 năm hoạt động, hệ thống giao thông nội bộ Ấp ngày càng khang trang sạch sẽ nhờ sự đóng góp nhiệt tình của các hộ dân nơi đây.

Tại các cuộc họp bàn với dân, UBND Xã Phước Tân trình bày rõ những khó khăn của địa phương, lợi ích kinh tế - xã hội của việc mở rộng các con đường và xin ý kiến nhân dân về kế hoạch giải phóng mặt bằng. Ban đầu, nhiều hộ dân đồng tình nhưng yêu cầu xã phải đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của nhà nước.

Trước khó khăn trên, tất cả cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể

quần chúng ở địa phương đã tích cực vào cuộc. Trước hết, gia đình cán bộ, đảng viên, viên chức có diện tích đất nằm trong kế hoạch giải phóng mặt bằng gương mẫu tự tháo dỡ các công trình, đồng thời có trách nhiệm vận động, thuyết phục những gia đình thuộc dòng họ sớm tháo dỡ công trình để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Cán bộ chủ chốt và các tổ chức đoàn thể của xã trực tiếp đến những hộ gia đình “chưa thông”

động viên, thuyết phục họ ủng hộ chủ trương lớn của địa phương.

Có trường hợp, Bí thư chi bộ ấp Vườn Dừa cùng tổ trưởng tổ dân phố phải đến các hộ gia đình nói rõ về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cũng như những khó khăn thực tế của địa phương

và đề nghị bà con đồng tình ủng hộ. Từ đó, công tác vận động nhân dân hiến đất làm đường ở xã đã thu hút đông đảo người dân tham gia.

Ngày 15-10 vừa qua, để kỷ niệm 83 năm Ngày Truyền thống công tác dân vận, ấp Vườn Dừa đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.585m đường nội bộ ấp với tổng kinh phí 5,2 tỷ đồng, còn lại 965m với kinh phí 2,2 tỷ đồng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào

ngày 22-12 năm nay. Tất cả kinh phí làm đường lên đến 7,4 tỷ đồng đều do dân tự nguyện đóng góp.

Ông Trần Hồng Quang – Phó Bí Thư Đảng Ủy

Xã Phước Tân, cho biết: “Trong thời gian tới, UBND xã sẽ biểu dương, khen thưởng các hộ dân đã đồng tình hiến đất làm đường giao thông và biểu dương những điển hình làm công tác dân vận khéo”.

Vận động dân làm đường tài tình GIA NGUYỄN – QUỐC ANH

Tuyến đường nội bộ ấp Vườn Dừa ngày một khang trang.

" 3.550m đường nội ấp với tổng kinh phí 7,4 tỷ đồng hoàn toàn do 2.500 hộ dân ấp Vườn Dừa tự nguyện hiến đất

và đóng góp 100% kinh phí.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 26

Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thành sẽ có kết cấu hạ tầng kinh

tế, xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả kinh tế cao, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ, gắn xây dựng nông thôn với đô thị hóa nông thôn theo quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh trật tự, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng huyện Tân Hiệp đạt chuẩn “huyện nông thôn mới” trong tương lai.

Những con số ấn tượng

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực cả năm của xã Tân Hiệp đạt gần 45.000 tấn với năng suất bình quân 14 tấn/ha, lãi suất trên 45%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản được giữ vững và phát triển, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học kĩ thuật giúp người dân nắm quy trình, ứng dụng khoa học vào sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả cao, 52 tổ bơm tưới nước, 6 câu lạc bộ khuyến nông được kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn từng bước được hoàn thiện với 5 cây cầu tuyến đường lộ A, xây dựng mới 3 cây cầu bê tông dọc kênh xã Diễu, sửa chữa 1 cầu bê tông, 3 cầu ván, nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng, làm mới đê bao tạo điều kiện cho sự giao thương hàng hóa được thuận lợi, tưới tiêu nông nghiệp.

Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm đến an sinh xã hội của những gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn với 156 lượt gia đình chính sách, người cao tuổi, gia đình nghèo

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ…là mục tiêu hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Tân Thành lột xác nông thôn mới

TRƯƠNG ANH SÁNG

Ông Trần Văn Biên- Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội UBND xã Tân Thành: “Chúng tôi quyết liệt thay đổi diện mạo nông thôn xã Tân Thành tương xứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay”.

Pháp luật & Văn hóa - 27

được thăm, tặng quà nhân dịp tết, ngày thương binh liệt sĩ 27-7 với số tiền hơn 49 triệu đồng, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa 25 triệu đồng, quỹ vì người nghèo được hơn 115 triệu đồng, xây dựng 2 nhà tình nghĩa, 15 căn nhà đại đoàn kết, xét 42 hộ khó khăn về nhà ở được vào khu dân cư vượt lũ Đòn Dông, người nghèo được tạo điều kiện học nghề may dân dụng, kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi, được vay vốn và giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh.

Đời sống văn hóa, tinh thần, an ninh quốc phòng được nâng cao, đảm bảo an ninh trật tự địa phương. Năm 2012, cả xã có gần 2.200 hộ đạt gia đình văn hóa, 6 ấp đạt khu dân cư tiên tiến, thường xuyên tuyên truyền phòng chống trộm cắp, cướp giật, phát động nhân dân tham gia cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Qua đó, quần chúng đã cung cấp 25 nguồn tin có giá trị, ngăn chặn 15 đối tượng vi phạm pháp luật, lập biên bản 118 trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường bộ.

Kết quả, năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 5 tỷ đồng, tăng hơn 36%, ngân sách xã đạt hơn 4.600.000 đồng, tăng hơn 36%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 25 triệu đồng, 105 hộ thoát nghèo, trên 90% hộ nông dân có điện thắp sáng và sử dụng nước lọc hợp vệ sinh.

Quyết tâm mới trong chặng nước rút

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng lương thực cả hai vụ đông xuân, hè thu đạt gần 41.000 tấn, đạt gần 106% so với nghị quyết, 346 đối tượng chính sách, người nghèo, người cao tuổi được thăm, tặng quà; vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 25 triệu đồng, quỹ vì người nghèo

được 110 triệu đồng, cất 6 nhà đại đoàn kết, 4 căn nhà tình nghĩa, 930 hộ nông dân được vay 12,5 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống gia đình.

Sáu tháng cuối năm 2013, xã phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực lúa vụ 3 đạt 12.000 tấn trở lên, tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 2 tỷ đồng, tổng thu ngân sách xã đạt gần 2 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng, giải quyết 300 việc làm cho người lao động, đưa tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 4%, 99,8% hộ dân có điện sử dụng, 99,4% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và phấn đấu đạt 3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ngoài 12 tiêu chí đã đạt được

Ông Trần Xuân Biên- Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành đặt ra chỉ tiêu: “Năm 2013, xã phấn đấu đạt các tiêu chí về thu nhập, cơ cấu lao động, môi trường; năm 2014 đạt các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, trường học và năm 2015 đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tiến tới công nhận xã nông thôn mới Tân Thành”.

Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đã nêu, Đảng ủy, UBND xã Tân Thành cùng các ban ngành đoàn thể đóng trên địa bàn tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong mỗi cán bộ đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch, hiện đại như kiên cố hóa cầu cống, trạm bơm điện, đường giao thông nông thôn, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa khu dân cư trong đó trọng tâm xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, củng cố hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở, nếp sống văn minh; tổ chức sản xuất nông nghiệp và phát

triển mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm từng bước nâng cao

thu nhập; củng cố, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tốt vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong công tác vận động, tuyên truyền người dân đồng sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới xã Tân Thành ngày càng giàu đẹp.

" Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có đến 930 hộ nông dân được vay 12,5 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, nâng

cao chất lượng đời sống gia đình.

Chợ Cây Dương- đầu mối giao thương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Ngày mới thành lập cách đây 10 năm, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang gặp nhiều khó khăn như trụ sở làm việc phải mượn, biên chế ít, nguồn vốn hoạt động hạn chế, nợ quá hạn, nợ đọng chiếm tỉ lệ không nhỏ.

Khắc phục gian khó, với sự nỗ lực không ngừng, hơn mười năm

qua đội ngũ cán bộ ngân hàng CSXH Hòn Đất từng bước hoàn thiện về tổ chức, nâng cao hiệu quả tín dụng giúp người nghèo thoát nghèo.

Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban đại diện Hội đồng Quản trị huyện sớm được thành lập do Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban để chỉ đạo hoạt động của phòng giao dịch trong việc triển khai cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là đối với hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện nguyên tắc giải ngân vốn vay và thu nợ trực tiếp không qua cấp trung gian, hệ thống điểm

giao dịch tại các xã, thị trấn được kiện toàn với hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức chính trị, tổ tiết kiệm và vay vốn đã đem lại lợi ích cho nhiều bên, giúp người nghèo tiếp cận nguồn vốn được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả. Đến nay, phòng giao dịch đã thành lập được 14/14 điểm giao dịch tại xã,

thị trấn, 464 tổ tiết kiệm và vay vốn có quy chế hoạt động cụ thể hoạt động ở khắp các ấp trong toàn huyện để đảm bảo vốn vay đến tận tay người nghèo. “Nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, ngân hàng chính sách xã hội huyện họp hàng quý với UBND các xã, xây dựng tổ thu hồi nợ, làm cam kết thanh

toán tín dụng… đã góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, vốn tín dụng được đảm bảo và xoay vòng hiệu quả”- ông Trần Quang Tuyên - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hòn Đất chia sẻ kinh nghiệm.

Còn ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch xã Mỹ Thuận phấn khởi cho biết: “Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 9% đã giảm xuống còn 3,9% đã khẳng định tính hiệu quả, nhân văn của chính sách ngân hàng đối với người nghèo”.

Hơn mười năm hình thành và phát triển, tính đến cuối năm 2012 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hòn Đất đạt gần 178 tỷ đồng, tăng gấp khoảng 39 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ hai chương trình tín dụng ban đầu, đến nay đã có 12 chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai với mức đầu tư từ 2 triệu đồng/hộ lên trên gần 6 triệu đồng/hộ. Ban đại diện Hội đồng quản trị, tổ tiết kiệm và vay vốn thực sự là nhịp cầu, là người bạn đồng hành của người nghèo, gia đình chính sách trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Bà Nguyễn Thị Quế - Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hòn Đất cho biết, từ nay đến cuối năm 2013, Ngân hàng tăng cường củng cố nâng cao chất lượng giao dịch, tổ tiết kiệm và vay vốn, huy động các nguồn vốn để mở rộng hoạt động, tăng trưởng

tín dụng an toàn và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng góp phần tạo việc làm cải thiện đời sống người nghèo. Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp

với các ngành, hội đoàn thể lồng ghép chương trình tín dụng với chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tư vấn kĩ thuật sử dụng vốn để người nghèo biết làm ăn có hiệu quả, góp phần kích cầu kinh tế - xã hội địa phương phát triển .

Nỗ lực giúp người thoát nghèo

TRƯƠNG ANH SÁNG

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hòn Đất giải ngân tại UBND xã Mỹ Thuận giúp người nghèo tiếp cận vốn dễ dàng, đi lại thuận lợi.

" Người nghèo ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo, nguồn vốn ủy thác sử dụng hiệu quả đã giúp nguồn vốn tín

dụng của ngân hàng tăng trưởng.

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 28

Hơn mười năm qua, bằng nỗ lực không ngừng khắc phục nhiều khó khăn, cán bộ nhân viên Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Hiệp, Kiên Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người nghèo.

Từ ngày được thành lập đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội

huyện Tân Hiệp đã phát huy hiệu quả nguồn vốn, bảo đảm an toàn trong quản lí, mở rộng về nguồn vốn và các chương trình tín dụng với tổng nguồn vốn đạt hơn 148 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần so với năm 2003, mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 30%.

Hơn 800 hộ dân thoát nghèoPhòng giao dịch của Ngân hàng

hiện đã triển khai thực hiện cho vay tín dụng đối với 12 chương trình, tăng 9 chương trình so với ngày mới thành lập, gần 12.000/gần 33.000 hộ được vay vốn ưu đãi, trong đó có 653 hộ là người dân tộc thiểu số, gần 6.000 hộ có sự cải thiện về cuộc sống, hơn 1.000 hộ thoát nghèo, gần 8.000 lao động được tạo việc làm mới và trên 800 hộ thoát nghèo.

Thông qua vốn vay ưu đãi, hàng loạt dự án, mô hình được đầu tư phát triển tạo nên hình thái mới cho địa phương. Với mức vay tối đa 100 triệu đồng, bình quân mỗi dự án vay vốn từ 20 triệu đồng trở lên đã tạo việc làm cho trên 500

lao động có việc làm ổn định cuộc sống, đặc biệt là lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, những hộ nghèo còn được vay vốn để trang trải chi phí học tập của con em mình để trở thành nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề ; được vay vốn xuất khẩu lao động, mua nhà cụm tuyến dân cư, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất, chuyển biến trong nhận thức cách làm ăn, mua đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề theo nhu cầu, mua sắm nông cụ máy móc phục vụ chăn nuôi, trồng trọt đã giúp hộ nghèo từng bước nâng cao mức sống góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả tín dụng nhờ gắn kết Các nguồn vốn vay được sử

dụng hiệu quả là có sự gắn kết giữa ngân hàng chính sách, tổ chức chính trị, đoàn thể và người dân. Phương thức ủy thác bán phần qua hội đoàn thể thực hiện 6 công đoạn ủy thác mà đối tượng nhận ủy thác là 4 tổ chức chính trị - xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh

niên đã phát huy vai trò cũng như nâng cao vị thế của các cấp hội, đoàn thể trong lòng nhân dân. Đặc biệt tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ hợp tác của cộng đồng dân cư hoạt động theo qui ước của tổ trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, sử dụng vốn đúng mục đích, cam kết trả nợ, trả lãi đúng hạn, hàng tháng tự nguyện gửi tiền tiết kiệm để tạo ý thức tiết kiệm tạo nguồn vốn tự có của gia đình. Hiện toàn huyện có 332 tổ tiết kiệm và vay vốn phân bổ trên 11 xã, thị trấn và trên 90% ấp có tổ tiết kiệm và vay vốn. Về xử lý vốn vay, tránh tồn đọng và nợ xấu trong tín dụng, ông Nguyễn Khắc Phong – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Tân Hiệp chia sẻ kinh nghiệm: “Đối với nợ quá hạn, chúng tôi tiến hành phân loại nợ kết hợp với tổ tiết kiệm và vay vốn, với các tổ chức hội nhận ủy thác đánh giá khả năng trả nợ và cho cam kết trả nợ. Đối với hộ có khả năng trả nợ, chúng tôi kiên quyết thu hồi ngay nhằm tạo vốn xoay vòng cho những hộ khác có nhu cầu”.

“Bà đỡ” của người nghèoTRƯƠNG ANH SÁNG

Ông Nguyễn Khắc Phong – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Tân Hiệp.

Pháp luật & Văn hóa - 29

CHÍNH TRỊ & XÃ HỘI

Pháp luật & Văn hóa - 30

Nữ hộ lý Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (47 tuổi, ngụ Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) làm việc tại bệnh viện nhi Đồng Nai với 27 năm thâm niên trong nghề. Lâu nay chị là một tấm gương sáng bởi sự tận tâm dành cho nghề chăm sóc bệnh nhi.

Gặp chị Nguyễn Thị Hạnh tại nơi công tác vào một buổi sáng, ấn

tượng đầu tiên về chị là một người rất đỗi khiêm nhường và giản dị. Nhìn bộ quần áo ướt đẫm mồ hôi, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự tận tụy trong công việc thầm lặng nhưng không kém phần vất vả của chị. Cách chị chăm sóc bệnh nhi cũng ân cần giống hệt như chị đang chăm con cháu ruột thịt của mình. Chị đút sữa, thay tã, ẵm bồng các bé rất kỹ lưỡng.

Chị Hạnh công tác tại bệnh viện nhi Đồng Nai từ năm 1986 đến nay. Là người không ngại khó khăn, với những nhiệm vụ được giao chị đều hoàn thành tốt. Chị luôn ân cần niềm nở với thân nhân bệnh nhi nên được nhiều người yêu mến kính trọng. Thế nên từng có nhiều người nhà bệnh nhi cùng ký tên đề nghị bệnh viện khen thưởng chị. Vì vậy, năm nào chị cũng được

công nhận là lao động giỏi, được nhận giấy khen cho thành tích chăm sóc, phục vụ tốt bệnh nhân, kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân của Bộ Y tế.

Khi gặp những gia đình bệnh nhi nghèo, chị thường mua chút quà bánh, đồ chơi tặng cho con cháu họ, bởi chị nghĩ mình tuy nghèo nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân nghèo hơn và cần sự giúp đỡ.

Không chỉ giỏi trong công tác chuyên môn tại bệnh viện, chị còn là tổ trưởng chi hội phụ nữ tại địa phương, luôn tích cực tham gia tuyên truyền vận động, tổ chức sân chơi, hội họp cho các chị em trong tổ, được bà con quý trọng, yêu mến. Khi nói về chị Hạnh, bác sĩ Trần Thị Bích Phượng - chủ nhiệm khoa cho biết: “Chị Hạnh rất siêng

năng, nhẹ nhàng, lại biết quan tâm đến mọi người. Đối với đồng nghiệp chị hòa nhã, thân thiện. Về công tác chuyên môn, chị làm rất tốt và lại còn rất cầu tiến”. Anh Đồng Văn Thế hàng xóm chị Hạnh cũng chia sẻ: “Chị Hạnh xông xáo trong mọi chuyện, bà con nhờ chị ấy việc gì là chị luôn gắng sức làm tốt. Chị làm bên phụ nữ, nên thấy bà con cũng vui vì chị tổ chức được lễ, ngày vui cho trẻ con, phụ nữ, ai cũng phấn khởi”.

Tuy cuộc sống còn đầy sóng gió với nhiều vất vả khổ cực, nhưng chị Hạnh biết rằng cuộc đời mình đã gắn liền với nghề, với công tác xã hội và ngôi

nhà ấm cúng. Ở đó có người chồng luôn yêu thương và hiểu công việc đi sớm về khuya của chị.

Đời chị sẽ là những ngày dài cố gắng, không ngừng cống hiến sức mình cho công việc thầm lặng. Ở đó, chị xứng đáng được mọi người tin yêu nghĩ đến câu “Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Nữ hộ lý “như mẹ hiền” HÀN GIANG – THIÊN DI

Nữ hộ lý Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cho nhiều người cảm nhận nghề đã chọn đúng người.

" Chỉ có tình yêu sâu sắc dành cho nghề hộ lý vui nhiều cực cũng không ít thì chị Hạnh mới bám trụ và liên tục đạt

thành tích trong suốt 27 năm nay.

Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho da của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên da, nó còn được biết đến như là một vị thuốc quý cho sức khỏe.

Nha đam còn gọi là lô hội, long thủ, cây dứa Tàu đã được con người

biết đến và sử dụng từ rất lâu. Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng. Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành vết thương.

Tác dụng chữa bệnh của nha đam

*Thu nhỏ lỗ chân lông: Nha đam có tính chất tương tự như chất làm se da, vì vậy khi thoa chúng trên khuôn mặt bạn, có thể làm giảm sự xuất hiện của lỗ và làm thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng hơn.

* Xóa mụn trứng cá: Nếu bạn

có vấn đề với mụn trứng cá, hãy sử

dụng nha đam vì nó giúp loại bỏ tế bào chết, ngăn chặn dầu bịt các lỗ chân lông. Ngoài ra, nếu bạn bị sẹo do mụn, hãy thoa nha đam vào đó để nhanh liền sẹo.

* Chống lại nếp nhăn: Dùng

100 gam nha đam, cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài và thái thành những miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó để nguội và cho vào tủ lạnh để bảo quản dùng dần. Mỗi lần dùng bạn hãy thoa đều dung dịch này lên da.

* Hỗ trợ tiêu hóa: Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da.

* Tăng cường sức đề kháng: Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng

khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể.

*Chống mỏi mắt: Nếu mắt bạn mỏi, có quầng thâm, mi mắt nặng, hãy sử dụng nha đam để chữa trị. Rất đơn giản, dùng một nhánh lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp phần thịt lên mắt, nằm thư giãn trong vòng 15 phút.

* Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).

* Trị bệnh ngoài da: Dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...

Thần dược làm đẹp từ NHA ĐAM

BS VŨ ĐÌNH TUÂN

Pháp luật & Văn hóa - 31

SỨC KHỎE

Phiên tòa thu hút hàng trăm người dự khán. Họ không chỉ là người nhà

của nạn nhân, của bị cáo mà còn là anh em, họ hàng thân thích của nhau. Khi xảy ra sự việc đau lòng, bé Phạm Thị B mới vừa 11 tuổi 8 tháng 18 ngày.

5 lần hiếp dâm em họ

Theo bản cáo trạng của VKSND tỉnh Nghệ An, lợi dụng bố mẹ của bé Phạm Thị B. là anh Phạm Văn Hùng và chị Hoàng Thị Cúc đi làm ăn xa, thường xuyên vắng nhà nên Pháp đã nhiều lần trèo tường lẻn vào nhà anh Hùng rồi dùng vũ lực khống chế, thực hiện hành vi hiếp

dâm với bé Phạm Thị B. Trong khoảng thời gian từ ngày

20-12-2012 đến ngày 5-2-2013, Phạm Văn Pháp đã thực hiện hành vi hiếp dâm bé B tổng cộng 5 lần.

Vợ chồng anh Hùng chị Cúc có ba cô con gái. Bé Phạm Thị B là con gái lớn trong gia đình. Sau B còn có hai em là Phạm Thị N (SN 2002) và Phạm Thị H (SN 2005). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập chỉ nhờ vào 3 sào ruộng nên vợ chồng anh Hùng thường xuyên phải xa nhà đi làm thuê, cứ khoảng một vài tuần, vợ chồng anh Hùng mới tranh thủ về thăm con một lần. Những ngày cha mẹ vắng nhà, ba chị em B ngày cùng nhau đi học. B đảm nhận vai trò

chị cả nấu nướng và chăm sóc cho hai đứa em. Tối đến, ba chị em lại cùng nhau học bài rồi đi ngủ. Việc vắng mặt cha mẹ trong thời gian dài đã trở thành thói quen của chị em B. Hơn nữa, vì ở cạnh nhà ông bà nội nên những lúc gặp khó khăn gì, ba chị em đều chạy sang nhờ ông bà giúp đỡ.

Vốn ở sát nhà lại là chỗ họ hàng thân thích nên Phạm Văn Pháp biết rõ về việc vợ chồng anh Hùng thường xuyên vắng nhà. Hơn nữa anh Hùng và bố của Pháp lại là anh em con chú con bác nên mối quan hệ giữa hai gia đình càng thêm gần gũi, đến mức ngay cả một mảnh ruộng cùng chung sức cuốc cày, bắt được con cá, con tôm

Vừa qua, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Phạm Văn Pháp (SN 1988), trú tại xóm Yên Thanh, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương về hành vi “hiếp dâm trẻ em”. Nạn nhân không ai khác lại chính là bé Phạm Thị B. (SN 2001), em họ của Pháp.

GÃ ANH HỌ ĐỒI BẠI

HOÀNG HẢI

Bị cáo Phạm Văn Pháp trước vành móng ngựa.

CÂU CHUYỆN TÒA ÁN

Pháp luật & Văn hóa - 32

cũng san sẻ cho nhau. Lợi dụng sự thân thiết và tình cảnh cha mẹ vắng nhà của ba đứa trẻ, Pháp đã nhiều lần trèo qua hàng rào lẻn vào nhà anh Hùng rồi dùng vũ lực thực hiện hành vi hiếp dâm với bé B.

Lần đầu tiên Phạm Văn Pháp dỡ trò đồi bại với bé B vào khoảng 21 giờ ngày 20-12-2012. Sau khi cùng nhau học xong bài, ba chị em B tắt đèn lớn, bật đèn ngủ rồi leo lên giường ngủ. Vì trời lạnh nên ba chị em cùng đắp chung một chiếc chăn. Biết ba chị em B đã đi ngủ nên Pháp đã trèo tường rồi lẻn vào trong nhà. Khi đã mở được then cài cửa, Pháp tiến lại gần gường rồi tắt bóng đèn ngủ. Tiếp đó, hắn leo lên giường rồi tiến sát lại chỗ B đang nằm. Nghe tiếng động, bé B thức giấc định kêu thì bị Pháp lấy tay bịt miệng rồi dùng tay lột hết quần áo của bé B. Mặc cho bé gào khóc, chống cự bằng cách lấy chân đạp mạnh vào người, tên yêu râu xanh vẫn cố tình thực hiện được hành vi thú tính của mình.

Sự việc được phát hiện khi chị Hoàng Thị Cúc nghe đứa con gái út là Phạm Thị H vô tư kể lại với mẹ việc người anh họ thường xuyên qua nhà ngủ chung giường với ba chị em. Không những vậy, nhiều lúc tỉnh giấc, bé H còn thấy “anh Pháp và chị B hay vật nhau trên giường”. Vợ chồng anh Hùng mới tá hỏa gặng hỏi lại ba đứa con và chết lặng nghe bé B tường thuật lại sự việc đồi bại mà Pháp đã gây ra cho mình suốt thời gian qua. Cũng ngay trong đêm đó, vợ chồng anh Hùng liền đưa B đến cơ quan chức năng để tố cáo hành vi của tên yêu râu xanh.

Cái giá 15 năm tù phải trả

Được biết, Phạm Văn Pháp sinh ra trong một gia đình nghèo, lại đông anh em nên vừa mới biết

hết mặt chữ cái, Pháp đã phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình cày ruộng. Không nghề nghiệp, không trình độ nên sau khi lấy vợ, hai đứa con lần lượt ra đời, hắn vẫn quẩn quanh bám mặt vào mấy sào ruộng. Ngày hắn giở trò đồi bại với đứa em họ, vợ hắn đang mang thai đứa con thứ hai. Ngày vợ hắn vượt cạn, hắn lầm lũi bước vào trại tạm giam. Ngày hắn đứng trước vành móng ngựa cũng là lần đầu tiên hắn được nhìn thấy đứa con của mình, nhưng chỉ được nhìn từ phía xa. Hắn và vợ con bị ngăn cách bởi hàng rào pháp lý, và đó là cái giá thích đáng cho hành vi mà hắn đã gây ra.

Ngồi trên chiếc ghế dành cho người bị hại là ba chị em gái tuổi sàn sàn nhau. Cả ba đều khoác trên

mình chiếc áo học sinh, ngồi nép bên người mẹ. Đây là lần đầu tiên ba chị em được bố mẹ đưa xuống thành phố, được ngồi ô tô, được tận mắt chứng kiến cảnh nhộn nhịp, ồn ào. Thế nhưng, vẻ hoảng sợ vẫn luôn hiện rõ trên khuôn mặt của những đứa trẻ thơ. Chúng chưa đủ lớn để hiểu được vì sao mình lại phải có mặt tại phiên tòa

với vai trò là người bị hại và nhân chứng.

Có mặt tại phiên tòa với danh nghĩa là người đại diện hợp pháp cho người bị hại, chị Hoàng Thị Cúc đã xin giảm án ở mức thấp nhất cho kẻ đã hại đời con gái mình. Theo chị, để phải gánh nhận hậu quả như ngày hôm nay, ngoài lỗi do chính bị cáo gây ra cũng một phần là lỗi của vợ chồng anh chị. Vì kinh tế khó khăn, họ phải để ba đứa con ở nhà tự nuôi nhau để cha mẹ đi kiếm tiền. Chị cho rằng chuyện xảy ra cũng là một bài học cho bị cáo. Hơn nữa, giữa gia đình và bị cáo còn là anh em họ hàng nên không vì vậy mà anh em cả đời không nhìn mặt nhau.

Đứng trước vành móng ngựa, Phạm Văn Pháp tỏ ra ăn năn hối

lỗi và thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Hắn cho biết, vì vợ sinh con không đáp ứng được nhu cầu

sinh lý cho hắn nên hắn đã nhân cơ hội bố mẹ bé B vắng nhà mà nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm B nhằm thỏa mãn nhu cầu.

Cuối cùng, với hành vi “hiếp dâm trẻ em”, Phạm Văn Pháp bị HĐXX tuyên phạt mức án 15 năm tù giam, đồng thời phải bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền 80 triệu đồng.

" Đã xem nhau như người trong gia đình nên mọi góc gách trong nhà bé B, Pháp đều biết rõ. Thậm chí, hắn còn quen thuộc cả cái then

cài cửa, vị trí mà bé B thường nằm ngủ trên giường.

Ở cái tuổi 11, Phạm Thị B (áo trắng, ngồi giữa) còn quá nhỏ để hiểu hết tổn hại tâm lý lâu dài mà em phải gánh chịu bởi gã anh họ đồi bại.

Pháp luật & Văn hóa - 33

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Pháp luật & Văn hóa - 34

Trong công ty tôi có trường hợp người lao động nộp đơn xin thôi

việc lý do “Bận việc gia đình” và thông báo sẽ nghỉ việc sau ba mươi ngày kể từ ngày nộp đơn. Tôi đồng ý và phê duyệt cho nghỉ ngay kể từ ngày nhận đơn và cho phép nhân viên làm thêm ngày nào sẽ hưởng lương ngày đó cho đến khi kết thúc làm việc theo nguyện vọng ghi trong đơn thôi việc và bàn giao công việc. Tuy nhiên, sau đó khoảng 20 ngày, nhân viên này tự ý bỏ ngang việc mà không thực hiện việc bàn giao, đến khoảng hơn hai tháng, nhân viên quay trở lại công ty và yêu cầu giải quyết chế độ nghỉ việc thì công ty yêu cầu phải thực hiện việc bàn giao công việc theo quy định mới giải quyết. Nhân viên này không đồng ý, đã gửi đơn kiện công ty về việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Xin luật sư cho biết:

1. Công ty tôi có vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

2. Đối với nhân viên này, công ty phải xử lý thế nào cho phù hợp với quy định của Luật Lao Động?

(Phan Chí Dũng - Công ty TNHH DTĐ, Biên Hoà, Đồng Nai)

Luật sư TRẦN THỊ HẢI ANH (Giám đốc Công ty Luật An Bình Phương):

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì công

ty không vi phạm về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nên phải có nghĩa vụ báo trước theo quy định của pháp luật lao động, phía công ty chấp thuận cho người lao động nghỉ việc theo đơn nên được hiểu là “Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.

Tôi viện dẫn điều 36 của Bộ luật lao động năm 2012 dưới đây về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

Pháp luật & Văn hóa - 35

tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo

quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời

gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Tiền lương để tính

trợ cấp

thôi việc là

tiền lương bình quân theo

hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề

trước khi người lao động thôi việc. Công ty có thể

tham khảo chi tiết các quy định này tại điều 47, điều 48 Bộ Luật Lao Động năm 2012.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Để xử lý trường hợp của nhân viên này công ty cần có thông báo bằng văn bản gửi cho nhân viên. Nội dung thông báo về thời gian cụ thể yêu cầu đến bàn giao các công việc thuộc trách nhiệm của nhân viên và các vấn đề liên quan khác và bàn giao quyết định cho thôi việc.

Như đã phân tích ở trên, đây là trường hợp

chấm dứt hợp

đồng theo quy định nên người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến

quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao

động đã giữ lại của người lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Pháp luật & Văn hóa - 36

Theo đơn phản ánh của ông Lê Văn Hưng, vào năm 1989, khi xã Tân

Định, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa mới thành lập, dân cư còn thưa thớt, Ủy ban xã có chính sách kêu gọi dân ra cất nhà ở mặt đường để kinh doanh, làm ăn buôn bán, cùng chung tay phát triển xã lớn mạnh hơn. Khi đó ông Hưng là cán bộ trên xã nên đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi đó và làm đơn xin cấp đất cất nhà tại ấp 2 (nay là ấp Bằng Lăng) và đã được đồng ý cấp thửa đất tờ bản đồ 19, số thửa 420, diện tích khoảng 660m2. Đất ông được xác định là khu vực bìa sân bóng. Gia đình ông đã dời từ ấp 3, ra ấp 2 để sinh sống, làm ăn buôn bán từ đó đến

nay đã 24 năm.

Thừa nhận làm mất giấy đỏ của dân

Vào ngày 3-7-1996, Hội đồng xét cấp giấy CNQSDĐ số 95 cho một thửa đất nhà ở và ba thửa đất vườn của ông Hưng. Nhưng đến khi bàn giao giấy CNQSDĐ thì ông chỉ nhận được giấy chứng nhận 3 miếng đất vườn, còn miếng đất thổ cư thì cho đến nay vẫn chưa nhận được giấy vì chính quyền cho rằng đất ông có tranh chấp. Vào thời điểm đó, ai làm giấy CNQSDĐ chung đợt với ông cũng đã có giấy tờ đầy đủ, còn mình ông vẫn chưa có nên ông đã liên hệ tìm gặp cán bộ xã Tân Định để mong được giải

quyết khúc mắc thì được cán bộ xã trả lời là hồ sơ của ông đã bị thất lạc từ lâu. Chưa hài lòng với câu trả lời thiếu trách nhiệm đó, ông Hưng đã làm đơn khiếu nại lên UBND huyện Tân Uyên. Nhận được đơn của ông Hưng, UBND huyện Tân Uyên đã yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường đứng ra giải quyết vụ việc. Và phòng Tài nguyên và Môi trường đã có công văn yêu cầu chủ tịch UBND xã Tân Định xác minh và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.

Ngày 31-10-2012, Chủ tịch UBND xã Tân Định đã có báo cáo số 105/BC-UBND với UBND huyện Tân Uyên về nguyên nhân chưa cấp sổ đỏ cho ông Hưng là

UBND xã làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của người dân do Phòng Tài nguyên – Môi trường chuyển xuống rồi... im lặng trước sự chờ đợi mỏi mòn của người dân. Khi bị kiện, thì xã gỡ rối bằng cách khép dân vào lỗi lấn chiếm đất công.

13 năm chờ giấy đỏ mỏi mòn

TD

Ông Hưng trên thửa đất đang ở chưa có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Pháp luật & Văn hóa - 37

trong quá trình sử dụng đất, ông Hưng đã tự ý cho người khác cất nhà và lấn chiếm con đường vào sân bóng do UBND xã quản lý.

Ông Hưng nói: “Lý do mà xã Tân Định đưa ra là hoàn toàn vô lý bởi đường vào sân bóng thì đã có sẵn và được sử dụng từ trước đến nay. Trong bản đồ địa chính cũng có thể hiện con đường này thì tại sao không sử dụng mà lại bắt tôi phải giao đất làm đường vào sân bóng?”

Điều làm ông Hưng bức xúc nữa là, khi liên hệ với Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Tân Uyên để xin trích lục bản đồ thửa đất thì được biết rằng thửa đất của ông đã được cấp GCN QSDĐ số 00763 đã bị thất lạc hồ sơ gốc nhưng giấy CNQSDĐ thì đã chuyển giao về xã từ trước đó rất lâu. Quá bất ngờ, ông đã yêu cầu Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Tân Uyên cung cấp thông tin về hồ sơ cấp GCN QSDĐ số 00763 QSDĐ/TU thì được trả lời là do quá trình lưu trữ, chuyển tiếp qua nhiều cơ quan và qua sắp xếp lại đã phát hiện thất lạc một số hồ sơ; trong đó có hồ sơ của ông Lê Văn Hưng nên không thể cung cấp bản sao hồ sơ theo yêu cầu của ông.

Không chứng minh được đất dân thuộc diện quy hoạch

Ông Đặng Đình Trí phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên cho biết: “Đất ông Hưng là đất xin - cho, và năm 2000 đã cấp giấy CNQSDĐ cho nhiều hộ dân, trong đó có cấp cho ông Hưng. Nhưng cũng do khi về tới xã, chính quyền địa phương đã để thất lạc giấy tờ của ông Hưng. Hiện tại chúng tôi đang gấp rút điều tra nguồn gốc đất, xác minh rõ sự việc để sớm đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng. Chúng tôi đang chờ báo cáo rõ ràng nhất từ xã lên, và sẽ sớm đưa ra quyết định.”

Trao đổi với ông Huỳnh Tấn Vĩ chủ tịch xã Tân Định về vấn đề của ông Hưng, ông Vĩ cho biết: “Chúng tôi gặp khó khăn trong việc quản lý, bởi bản thân tôi mới nhận nhiệm kỳ khóa này, và cán bộ địa chính hồi đó giờ đã mất, hồ sơ cũng thất lạc từ đó, tại hồi ấy quản lý giấy tờ còn lỏng lẻo, ông ấy mất và những giấy tờ liên quan đến nhiều vụ đất đai cũng bị thất lạc từ đó. Giờ chúng tôi hứa sẽ cố gắng giải quyết vấn đề sớm, một là hủy quy hoạch đường vào sân bóng, hai là ông Hưng phải nhượng lại 2 x 40m đất để làm đường vào sân

bóng, thì khi đó chúng tôi sẽ có cơ sở để nhanh chóng hoàn thành hồ sơ cấp lại giấy CNQSDĐ cho ông Hưng.”

Lý do mà ông chủ tịch xã đưa

ra thì hầu hết trách nhiệm là do cán bộ địa chính cũ vì cho rằng chính họ làm thất lạc giấy tờ đất, lại còn thêm lý do ông Hưng tranh chấp đất với ủy ban. Với hai lý do trên, lý do nào là chính đáng? Bởi thửa đất của ông Hưng trên bản đồ đã rất rõ ràng, diện tích cũng hợp lý. Chính quyền xã lại không có giấy tờ nào chứng minh được đất của ông nằm trong diện quy hoạch làm đường vào sân bóng, trong khi thực tế con đường này đã tồn tại từ lâu, trên bản

đồ địa chính cũng thể hiện rõ.

Ông Hưng cho biết: “Đã mười mấy năm qua, tôi lặn lội gõ cửa tất cả những cơ quan có thẩm quyền, nhưng mọi thứ vẫn đang chỉ nói trên miệng, chưa có văn bản nào gửi cho tôi để giải trình cho tôi rõ về miếng đất của gia đình tôi, trong khi đó mọi giấy tờ bằng chứng từ hồi tôi mới xin đất cho đến nay tôi vẫn giữ gìn, bảo quản thật kỹ. Tại sao tôi có tất cả bằng chứng nhưng mãi vẫn chưa nhận lại được tờ giấy CNQSDĐ? Giờ có đất, có nhà, nhưng không

có giấy chủ quyền thì khác nào cả nhà chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Tôi chỉ mong chính quyền nhanh chóng cho tôi một câu trả lời, một sự công bằng và sớm nhận lại được giấy CNQSDĐ”.

" Tại sao mọi chuyện lại cho vào im lặng suốt 13 năm qua? Vấn đề của ông Hưng sẽ do ai có trách nhiệm giải quyết, hay chính quyền

xã huyện lại đẩy qua đẩy lại và đổ trách nhiệm cho nhau?

Đơn xét cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của ông Hưng.

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Pháp luật & Văn hóa - 38

Gia đình bà Nguyễn Thị Trừ là gia đình liệt sĩ, có chồng là ông Đổng

Văn Sanh và con trai lớn hy sinh. Sau khi ông Đổng Văn Sanh hy sinh, bà Trừ kết hôn với một người đàn ông khác và có một người con là ông Nguyễn Văn Dồ. Năm 1960, ông Đổng Văn Hoàng là con của liệt sĩ Đổng Văn Sanh có khai phá một miếng đất và làm nơi sinh

sống. Do thấy mẹ là bà Nguyễn Thị Trừ và người em cùng mẹ khác cha là Nguyễn Văn Dồ không có nơi ở nên ông Đổng Văn Hoàng đã đón về ở chung. Năm 1974, ông Hoàng xuất ngoại, đất nhà để lại cho mẹ và các em ở với điều kiện đây sẽ là nơi thờ cúng tổ tiên.

Từ ở nhờ đến chiếm đoạt

Năm 1990, UBND huyện Long

Thành có chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, gia đình bà Trừ thuộc diện đó nên nhận được căn nhà tình nghĩa và Ủy ban cũng đã có quyết định về việc giao quyền sử dụng tài sản nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Trừ và hai con trai của liệt sĩ Đổng Văn Sanh là Đổng Thanh Hải và Đổng Thanh Hùng.

Theo như đơn khiếu nại của

Một gia đình liệt sĩ được nhà nước cấp cho căn nhà tình nghĩa dành cho vợ, mẹ và con em của liệt sĩ. Nhưng cuối cùng căn nhà lại rơi vào tay của một người không phải là thân nhân liệt sĩ. Chuyện xảy ra ở Long Thành, Đồng Nai.

MƯỜI NĂM ĐÒI LẠINHÀ TÌNH NGHĨA

HD-TD

Căn nhà tình nghĩa cấp cho bà Nguyễn Thị Trừ và các con chung của bà với người chồng liệt sĩ.

Pháp luật & Văn hóa - 39

ông Đổng Thanh Hùng thì ông Đổng Văn Hoàng là người khai phá ra miếng đất này cũng đã sang định cư ở Mỹ, các con còn lại của bà Trừ cũng ở xa, chỉ còn mình ông Dồ ở sát bên nên được giao trọng trách trông nom quản lý nhà tình nghĩa, nhang khói cho ông bà tổ tiên. Vì mảnh đất cất nhà tình nghĩa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), con cháu của bà Trừ lại ở xa nên không quan tâm chuyện ai là người được sở hữu mảnh đất có căn nhà tình nghĩa.

Cho đến năm 1999, nhà nước có chủ trương xác minh, đo đạc và cấp giấy CNQSDĐ đại trà cho dân. Lợi dụng tình hình quản lý đất đai còn lỏng lẻo, ông Dồ đã làm đơn xin cấp giấy CNQSDĐ tất cả các mảnh đất sau khi bà Trừ mất để lại. Sau đó, vào ngày 8-4-2003, vợ chồng ông Dồ đã nhận được giấy CNQSDĐ mang tên ông và vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Nga đối với mảnh đất cất nhà tình nghĩa.

Để vong linh liệt sĩ đỡ tủi

Sau khi sự việc vỡ lẽ, các chị em bà Cúc nhiều lần làm đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân thị trấn Long Thành để đòi lại được đất mà ông Dồ chiếm đoạt. Phía huyện đã tổ chức hòa giải cho hai bên và ông Dồ cũng đồng ý trả lại đất cho chị em bà Cúc, ông Hùng nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa cho chị em bà Cúc đứng tên trong chủ quyền đất.

Qua thời gian dài, gia đình bà Cúc, ông Hải, ông Hùng đã nhiều lần gõ cửa các cơ quan chức năng với nguyện vọng ông Dồ sớm trả lại đất cho họ. Nhưng ông Dồ không những không chịu làm lại giấy chủ quyền đất mà ngay sau đó, vào khoảng ngày 30-7-2011, ông còn tự ý chiếm diện tích đất rìa chừa lại trước đó của căn nhà tình nghĩa là 1,5 x 8m và đã xây bờ bao, khiến cho căn nhà tình nghĩa

bị bịt kín các lối cửa sổ.

Ông Hoàng cũng đã làm giấy ủy quyền cho bà Cúc đứng ra thay mặt ông giải quyết vấn đề này, bởi đây là mảnh đất mà ông giao toàn quyền quyết định cho mẹ và hai con trai của anh ruột mình làm đất thờ tự, nên không ai có quyền tranh chấp sau khi bà Trừ qua đời.

Về phía ông Dồ, do đang nắm giấy CNQSDĐ trong tay nên ông lại cho rằng, ông sẽ chỉ giao nhà tình nghĩa cho chị em bà Cúc, còn quyền đứng tên trong giấy chứng nhận là của ông.

Bà Lê Thị Tích, SN 1929, ngụ tại Phước Long, Long Thành cũng đã làm đơn đứng ra xác minh sự thật trên cho gia đình bà Cúc, vì bà

Tích là người nắm rõ nguồn gốc mảnh đất xây căn nhà tình nghĩa của gia đình bà Trừ. Về phía Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai - bà Huỳnh Thị Phượng, cán bộ thời đó cũng cho biết, nhà và đất này đã thuộc quyền sở hữu của bà Trừ và hai người con của

liệt sĩ là ông Hải và ông Hùng thì khi bà Trừ mất, đất và nhà sẽ thuộc về ông Hùng, ông Hải, bà Cúc và các con của họ nên không ai có quyền tranh chấp.

Trao đổi với chúng tôi, bà Đổng Thị Thu Cúc cho biết: Đối với gia đình bà, mảnh đất trên không quan trọng về giá trị kinh tế, nhưng đó là tài sản của anh trai bà. Ngôi nhà trên là nhà tình nghĩa cấp cho gia đình liệt sĩ, ông Nguyễn Văn Dồ không có liên quan và không được thừa hưởng theo chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với gia đình chính sách. Và bà bức xúc bởi không biết phù phép bằng cách nào mà ông Dồ đã có được GCNQSDĐ đối với mảnh đất và căn nhà tình nghĩa.

Bà Cúc cho biết, bà và gia đình sẽ tiếp tục khởi kiện nhằm đòi lại quyền sở hữu hợp pháp, cũng là để linh hồn cha và anh là những liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc được an ủi phần nào.

" Đã 10 năm nay, chính quyền huyện Long Thành, Đồng Nai ngó lơ trước sự thật người ngoài chính sách ngang nhiên chiếm đoạt

căn nhà tình nghĩa.

10 năm, và còn chờ đến bao giờ thì tình trạng tranh giành nhà tình nghĩa trái khoáy ở Long Thành, Đồng Nai mới kết thúc?

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Pháp luật & Văn hóa - 40

Năm 1991, những công nhân Công ty xây lắp II, nay là Công ty Cổ

phần Phát triển Đô thị Kiên Giang được công ty sắp xếp về ở khu tập thể để ổn định cuộc sống, yên tâm công tác. Khi về ở, do cở sở vật chất của khu tập thể chật chội, xuống cấp nên ai cũng phải bỏ tiền sửa chữa, nâng cấp thì mới có thể ở ổn định được cho đến nay.

Coi thường ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh

Năm 2009, UBND tỉnh ra quyết định 1097/QĐ – UB về việc phê

duyệt dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi tỉnh với tổng diện tích gần 1.200m2, trên một phần diện tích ấy có nhà ở tập thể của công nhân công ty cổphần phát triển đô thị đang sinh sống.

Ngày 1 -4 - 2010, Sở Y tế có tờ trình số 57/ TTr – SYT gửi UBND tỉnh về việc xin chủ trương tái định cư dự án bệnh viện sản nhi. Sở Y tế đã thuê ban bồi hoàn giải tỏa TP Rạch Giá lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án trên, đã được bố trí vốn bồi hoàn, giải tỏa năm 2010 là 5

tỷ đồng.

Sau khi nhận được tờ trình của Sở Y tế, ngày 12-4 -2010, văn phòng UBND tỉnh có công văn số 954/VP – VHXH gửi Sở Y tế về ý kiến của ông Đặng Công Huẩn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chấp thuận chủ trương tái định cư dự án Bệnh viện sản nhi tỉnh Kiên Giang, nguồn vốn bồi thường đã được bố trí trong dự án.

Chủ trương giải quyết nhà ở tái định cư để giải quyết nơi ăn chốn ở của 43 hộ dân nói chung và 10 hộ công nhân ở khu tập

Thời gian gần đây, 10 hộ công nhân viên khu tập thể xây lắp II tại phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, Kiên Giang đang rất bất bình trước tình trạng chủ đầu tư phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh về chế độ tái định cư cho họ, đẩy họ đứng trên bờ vực vô gia cư.

Dồn công nhân vào cảnh không nhà

PVĐT

Dãy nhà tập thể xuống cấp nghiêm trọng là nơi ở của công nhân công ty xây lắp II hơn 20 năm nay.

Pháp luật & Văn hóa - 41

thể công ty Công trình đô thị nói riêng để xây dựng bệnh viện sản nhi là chủ trương đúng đắn nhằm bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân nơi đây. Bởi họ là những gia đình đã ở ổn định tại khu tập thể này đến nay đã được trên dưới 20 năm. Công nhân ở khu tập thể có người là con thương binh, liệt sĩ, người Khơme có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống và làm việc trong môi trường độc hại nên khó có thể tự thân mua nhà được. Thế nhưng không hiểu sao đến bây giờ họ vẫn chưa được ở nhà tái định cư theo như ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Từ đó dư luận đặt câu hỏi:

Thứ nhất: Số tiền 5 tỷ đồng với giá chuyển nhượng là 1.185.000 đồng/m2 đã được bố trí vốn bồi hoàn, giải tỏa năm 2010 do Công ty cổ phần xây dựng Kiên Giang làm chủ đầu tư có được sử dụng đúng mục đích hay không?

Thứ hai: Khu đất tái định cư cho các hộ gia đình bị giải tỏa xây dựng bệnh viện sản nhi Kiên Giang ở khu dân cư thu nhập thấp phường Vĩnh Quang liệu có bị sang bán, chuyển nhượng trái mục đích để hưởng lợi hay không?

Thứ ba: Nếu cho rằng chủ trương tái định cư có sự thay đổi thì phải có sự đồng ý, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về sự thay đổi đó. Thế nhưng ở đây không hề có bất kỳ ý kiến chỉ đạo thay đổi chủ trương tái định cư bệnh viện sản nhi Kiên Giang của UBND tỉnh, thì dĩ nhiên, chủ trương tái định cư vẫn được tiến hành như sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Vậy mà, đến nay nhà ở tái định cư bệnh viện sản nhi Kiên Giang ở khu dân cư thu nhập thấp phường Vĩnh Quang mà các hộ nhân viên công trình đô thị được hưởng vẫn “im hơi, lặng tiếng”, chứng tỏ chủ đầu tư đã coi ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh chẳng ra gì.

Né bản chất sai phạm

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của công nhân khu tập thể công trình đô thị về vấn đề nhà tái định cư bệnh viện sản nhi Kiên Giang ở khu dân cư thu nhập thấp phường Vĩnh Quang, chủ đầu tư không chấp hành ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Ngày 14 -9 -2013, tại trụ sở thanh tra TP Rạch Giá đã diễn ra buổi làm việc giữa những hộ công nhân công trình đô thị với ông Trần Thái Thanh – Phó Chánh thanh tra TP Rạch Giá, ông

Trương Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, ông Nguyễn Văn Thiện- cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và một số cán bộ ban ngành có liên quan.

Tại buổi làm việc, thay vì phải trả lời đơn khiếu nại về chế độ nhà tái định cư khu dân cư thu nhập thấp phường Vĩnh Quang thì thanh tra thành phố và trung tâm quỹ đất

lại “lái” sang vận động các hộ công nhân mua đất ở khu dân cư phường Vĩnh Thông hoặc phường Vĩnh Lợi với giá ưu đãi từ 70 - 137 triệu đồng/nền theo phương thức trả chậm, tùy vị trí. Đại diện UBND thành phố cho rằng hiện tại UBND thành phố chỉ còn hai quỹ đất này để giải quyết cho các hộ công nhân ở đây mà thôi.

Tại buổi làm việc, các công nhân công trình đô thị có yêu cầu nếu nhà ở tái định cư khu dân cư thu nhập thấp không còn thì có thể

bố trí cho họ được mua đất ở số 306 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Vĩnh Quang, nơi trước đây là khu tập thể của đơn vị, nay là vườn ươm và nhà kho với giá ưu đãi, chả chậm. Thế nhưng, đại diện UBND thành phố không đồng ý và cho rằng không còn quỹ đất để bố trí tái định cư cho các công nhân ngoài hai cụm dân cư phường Vĩnh Thông và phường Vĩnh Lợi, diện tích đất ở số 306 Nguyễn Bỉnh Khiêm không thuộc quản lí của thành phố Rạch Giá. Trả lời này là vô lí, bởi theo báo cáo số 47 năm 2012 của UBND thành phố Rạch Giá về tình hình quản lý đất công trên địa bàn thành phố Rạch Giá thì diện tích hơn 2.200 m2 đất tọa lạc tại số 306 là đất “sạch” được kiến nghị bán đấu giá theo quy định.

Có thể nói, toàn bộ buổi làm việc, thanh tra thành phố và trung tâm phát triển quỹ đất cố tình né “bản chất” sai phạm trong thực hiện tái định cư và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

" Một công nhân tính toán, số tiền 5 tỷ đồng chia cho 43 hộ được bố trí tái định cư khu dân cu thu nhập thấp phường Vĩnh Quang

thì mỗi hộ được nhận diện tích đất và nhà trị giá trên 115 triệu đồng, số tiền ấy bây giờ “lọt” vào túi ai?

Văn bản số 954 về ý kiến chỉ đạo chấp thuận chủ trương tái định cư bệnh viện sản nhi Kiên Giang của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Công Huẩn.

ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC

Pháp luật & Văn hóa - 42

Đơn khiếu nại ông Mai cho biết từ ngày 25-5-1989, ông Mai đã mua

lại miếng đất khai hoang của ông Nguyễn Huống và bà Trần Thị Lớn để trồng mía. Vợ chồng ông Huống và bà Lớn cũng là đoàn viên của tập đoàn mía số 5, ấp 3 xã Phú Ngọc như ông Mai. Lô đất mua nằm giáp ba phía là lòng hồ Trị An, một phía giáp mặt đường. Qua 23 năm sử dụng thì miếng đất trên dùng để trồng mía, trồng điều, trồng xoài.

Lộng hành với ân nhân

Thấy cảnh bạn nghèo nên gia

đình ông Mai đã cho ông Mãng cất chòi để canh ao cá. Mọi chuyện êm thấm cho tới năm 2010, ông Mãng đổ bệnh và mất thì con trai của ông Mãng là Lê Văn Khánh nổi lòng tham muốn chiếm luôn miếng đất của ông Mai làm của riêng mình. Do gia đình chuyển về sống ở TP.HCM nên Khánh rao bán ao cá giá 2,3 tỷ đồng nên buộc Khánh làm cách nào đó phải kiếm được đường vào ao cá cho đất dễ bán. Khánh đã dăng dây, rào ngang, chiếm lối đi vào ao cá, và dùng kẽm gai rào trên phần đất nhà ông Mai để giành đường đi. Nghĩ tình hàng xóm với nhau và coi Khánh như con cháu nên

ông Mai đã nhiều lần góp ý yêu cầu Khánh nhổ cọc rào nhưng anh ương bướng không chịu. Trong khi bản thân ông Mai là đảng viên, lại không muốn to tiếng với ai nên ông chỉ mong muốn Khánh xin lỗi ông và nhổ cọc đi là ông sẽ cho qua mọi chuyện.

Chưa kể, vợ ông Mai cùng con cháu trồng mấy trăm cây tràm trên phần đất của mình thì bị Khánh nhổ vứt đi, gây thiệt hại tiền của nhưng không thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm hay giải quyết.

Từ căn chòi nhỏ, Khánh đã cất lên căn nhà bê tông kiên cố trên đất của gia đình ông Mai và cho thuê ao cá. Ngoài ra Khánh còn

Vì thương anh em hàng xóm chung cảnh xa quê đi vùng kinh tế mới lập nghiệp mà ông Nguyễn Đình Mai (ngụ ấp 3, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai) đã cho ông Lê Văn Mãng cất chòi để canh ao cá. Đến nay, khi cha mất đi, các con của ông Mãng lại tranh chấp miếng đất trên với ông Mai.

Làm ơn rồi bị chiếm đoạt đất

HG-NN-TD

Ông Nguyễn Đình Mai trước phần đất và ao cá bị Lê Văn Khánh - con trai của người mà ông từng cưu mang, chiếm đoạt.

Pháp luật & Văn hóa - 43

thuê máy múc trộm mảnh đất của ông Mai làm ao thả cá bột, Bị ông Mai phát hiện, Khánh hứa sẽ lấp trả nhưng đến nay vẫn chưa thấy lấp.

Bênh vực người gian, ép uổng người ngay

Qua nhiều lần góp ý mà chẳng được gì nên ông Mai đã làm đơn khiếu nại lên xã Phú Ngọc nhưng đơn gửi đi mãi vẫn “bặt vô âm tín”. Vì quá bức xúc, vào ngày 24-11-2010, khi gia đình ông Mai đã tự tay phá vỡ hàng rào kẽm gai thì chính quyền xã lại xuất hiện ngay lập tức và kết ông Mai vào tội “Đảng viên thiếu gương mẫu, phá hoại tài sản công dân”.

Vì muốn giữ lại tài sản đất đai của mình nên ông Mai đã thuê người đến xây hàng rào thì chủ tịch xã đã cắt cử người xuống lập biên bản. Vào ngày 24-10-2012, chủ tịch xã đã ra quyết định 152/QĐ/UB xử phạt hành chính vi phạm đất đai dành cho ông Mai về tội “rào đường cản lối đi của người khác” bất chấp sự thật ông Mai chỉ rào trên khu đất của mình và không hề vi phạm hành lang an toàn đường (diện tích mặt đường đoạn qua rẫy ông Mai vẫn nguyên chiều ngang 12m).

Sau một thời gian, gia đình ông Mai nhận được quyết định nói rằng miếng đất của ông Mai khoảng 4,2m ngang sát mép ao của anh Khánh là đất lấn chiếm đất công. Thông tư số 3 ngày 12-4-2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường giải thích, diện tích đất nêu trên là đoạn đất bán ngập, bị nước lòng hồ dâng lên ngập ít nhất 6 tháng mỗi năm. Nhưng trong thực tế thì chính quyền lại không xác minh được, cũng không thể đưa ra bằng

chứng là đất đó có ngập. Trong khi đó những người dân có rẫy xung quanh lại cho biết khoảng đất đó của ông Mai đến nay đã 24 năm sử dụng nhưng chưa bao giờ bị ngập.

Vậy nếu sai thì tất nhiên lỗi sai này phải thuộc về cán bộ địa chính chứ không thể thuộc về gia đình ông Mai. Cán bộ địa chính đo đạc bản đồ làm sai, hay có uẩn khúc gì đó mà cho đến nay ông Mai vẫn chưa nhận được giấy CNQSDĐ của thửa đất trên.Và dù ông Mai có đưa ra tất cả những bằng chứng, ông vẫn bị quy chụp là lấn chiếm đất công.

Nỗi đau của đảng viên 50 tuổi đảng

Ông Nguyễn Huống - người bán đất cho ông Mai, nói: “Đất này là đất tôi tự khai phá từ hồi tôi

ở ngoài miền Trung vào đây. Lúc này nhà máy đường mọc lên nên tôi đăng ký trồng mía. Năm 1996

tôi sang nhượng lại đất này cho ông Mai vì khi đó gia đình tôi cũng gặp khó khăn. Tất cả là đất của tôi hết, sau khi chuyển nhượng tất cả là của ông Mai. Rồi ông Mai cho ông Mãng đào hồ trên đất này”.

Ông Mai cho biết: “Tôi là Đảng viên 50 năm tuổi Đảng, cũng là một giáo viên về hưu, nghĩ lại thấy mình thương người là không sai, nhưng có lẽ bản thân tôi quá chủ quan, khi đó đất chưa có giá trị nên vậy, giờ đất cao giá lên, lại xảy ra tranh chấp. Tuổi đã già mà tôi vẫn phải gõ cửa cơ quan chức năng giải quyết hộ, đơn mình gửi thì không thấy ai xem xét, còn anh Khánh chỉ gọi cuộc điện thoại thì hàng chục cán bộ đứng ra bảo vệ. Nếu nhà nước muốn tôi hiến đất vì lợi ích cho dân thì tôi sẵn sàng hiến, còn ai giành của tôi thì tôi không thể chấp nhận được, tôi sẽ làm đến cùng để đòi lại sự công

bằng cho gia đình tôi”.

Kì tới: Lê Văn Khánh nhổ cây tràm do gia

đình ông Mai trồng. Trưởng ấp đã lập biên bản nhưng không có ai xử lí. Tại sao?

" “Cuộc đời tôi cống hiến cho Đảng, chưa làm điều gì hại đến ai nên cũng mong muốn bản thân không chịu sự bất công” – ông Nguyễn

Đình Mai.

Ông Thái Doãn Kiều (SN 1945) - đảng viên 40 năm tuổi đảng, sĩ quan quân đội, cán bộ lão thành:

Ai cũng thấy ông Mai bị ép uổng “Dân ở đây ai cũng biết chuyện ông Mai và anh Khánh kia, chỉ

từ việc tranh chấp giữa hai hộ dân nhưng qua một thời kỳ, không biết chính quyền xử lý sao lại hoán đổi thành mâu thuẫn tranh chấp giữa dân và chính quyền. Tôi nhận thấy trình tự xử lý của ủy ban chưa hợp lý, đem lại hậu quả nặng nề, khiến lòng tin của dân mất đi, và các cán bộ lão thành cũng cảm thấy hụt hẫng về cách giải quyết của UBND xã. Cách xử lý của chính quyền, không chỉ tôi thấy mà tất cả các cán bộ và người dân đều thấy rõ là thiên vị cho phía anh Khánh. Bản thân tôi thấy ông Mai là giáo viên, là đảng viên, cả đời chưa bao giờ làm sai, sống thật thà nhân hậu, nên ông ấy không thể đi chiếm đất của ai được. Tôi chỉ mong chính quyền sớm giải quyết sự việc nhanh chóng, cho mọi người được an tâm, cho ông Mai lấy lại được sự công bằng”.

THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY

Pháp luật & Văn hóa - 44

Giải Nobel Văn học 2013 danh giá vừa được trao cho nhà văn người Canada Alice Munro 82 tuổi - người được mệnh danh là bậc thầy của truyện ngắn đương đại.

Bà Alice Munro sinh năm 1931 ở Ontario, Tây Nam Canada. Bà

từng học Văn học Anh tại trường Đại học Tây Ontario. Sau đó bà chuyển tới Victoria cùng người chồng đầu tiên, James Munro. Vợ chồng bà có 3 con. Munro thường xuyên viết truyện trong khi vẫn giúp chồng quản lý một cửa hàng sách và nuôi dạy 3 con. Tuy nhiên năm 1972, gia đình bà tan vỡ và Munro trở về Ontario. Năm 1976, bà tái hôn với ông Gerald Fremlin, một nhà địa lý.

Năm 11 tuổi bà đã quyết định sẽ trở thành nhà văn và bắt đầu viết truyện từ đó. Dù vậy mãi đến năm 1968 bà mới xuất bản cuốn sách đầu tiên. Đó là tập truyện ngắn Dance of the happy shades.

Phần lớn các tác phẩm của bà lấy bối cảnh ở vùng nông thôn bang Ontario của Canada, nơi bà sinh ra và lớn lên. Các câu chuyện chủ yếu xoay quanh các vấn đề xã hội và đời sống như mối quan hệ giữa con người với con người, thân phận những người phụ nữ... Truyện ngắn của bà khắc họa sự

phức tạp trong nội tâm con người, đặc biệt là những người phụ nữ, một cách tự nhiên nhưng không kém phần sâu sắc. Những câu chuyện về cuộc sống ở thị trấn nhỏ trên đất nước Canada của bà đã khám phá những chủ đề lớn về cuộc sống, tình yêu và cái chết. Bà Munro viết nhiều thể loại, nhưng truyện ngắn đã làm nên tên tuổi của bà. Trong những năm

qua, bà đã xuất bản rất nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như Who do you think you are (1978), The moons of Jupiter (1982), Runaway (2004), The view from Castle Rock (2006), Too much happiness (2009).

Trong suốt sự nghiệp sáng tác, bà Alice Munro được vinh danh với vô số giải thưởng trong nước cũng như quốc tế, bao gồm giải Man Booker 2009 cho gia tài tác phẩm trọn đời và 3 lần giành giải văn học của Toàn quyền Canada dành cho sách hư cấu. Bà là ứng

cử viên thường xuyên của giải Nobel văn học.

Theo một số nguồn tin, bà Munro biết tin mình đoạt giải khi đang ở nhà con gái ở Victoria. Tràn ngập cảm xúc, bà chia sẻ qua điện thoại với Tập đoàn Truyền thông Canada: “Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ đoạt giải. Tôi thực sự ngạc nhiên và không thể mô tả

bằng lời niềm vinh dự này. Tôi vô cùng vui mừng khi giải thưởng này sẽ khiến nhiều người Canada hài lòng. Tôi hạnh phúc khi

biết rằng giải thưởng làm người ta chú ý hơn tới văn học Canada. Tôi hy vọng giải thưởng sẽ khiến mọi người nhìn nhận truyện ngắn là một loại hình nghệ thuật quan trọng, chứ không chỉ là một thứ gì đó để bạn giải khuây trước khi có một cuốn tiểu thuyết để đọc”.

Chủ nhân giải Nobel Văn chương sẽ được nhận giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (1,2 triệu USD) tại buổi lễ trao giải chính thức được tổ chức ở Stockhom (Thụy Điển) vào ngày 10-12 tới.

82 tuổi đoạt Nobel Văn học

THANH THANHBà Alice Munro được con gái đánh thức vào lúc 4 giờ sáng để báo tin bà đoạt giải Nobel Văn học năm nay.

" Bà Alice Munro được trao giải đúng dịp kỷ niệm 110 năm lễ trao giải No-bel Văn học. Bà là nhà văn nữ thứ

13 nhận được giải thưởng danh giá này.

Liệu giọng hát nhí được mệnh danh là “thần đồng dân

ca” này có vì ánh hào quang của ánh đèn sân khấu, của đồng tiền mà đánh mất sự vô tư trong trẻo của một cô bé học sinh tiểu học?

Sẽ đi hát xây nhà cho cha mẹ

Mặc dù mới bước đầu đứng trên sân khấu nhưng cũng xem là một thành công lớn đối với cô bé mới học lớp 4 như Mỹ Chi. Ai là người đã dìu dắt để em có được như ngày hôm nay?

Người đầu tiên định hướng và

dìu dắt Chi yêu và thể hiện thành công những ca khúc mang âm hưởng dân ca là cô Út. Trước đây, cô cũng là một nghệ sĩ nhưng vì bệnh tật nên sớm phải rời xa ánh đèn sân khấu. Một lần đang phụ mẹ nhặt rau chuẩn bị cho bữa cơm chiều, cô đã nghe em hát. Cũng từ đó, những lúc rảnh cô thường dạy cho em hát. Đoạn nào trong ca

Là thí sinh nổi bật, giành ngôi vị á quân cuộc thi The Voice Kids vừa qua bằng giọng hát dân ca nghe “nổi da gà” nên hiện tại, Phương Mỹ Chi đang nhận được rất nhiều lời mời từ các show diễn với số tiền cat-sê lên đến hàng chục triệu đồng.

Nhiều người săn đón khiến em mất tập trung học hành

CA SĨ NHÍ PHƯƠNG MỸ CHI:

SỸ HẢI

Với giọng hát dân ca ngọt lịm và điêu luyện trời cho, nhiều người nghe Phương Mỹ Chi bảo đã “nổi da gà” và gọi cô bé là “chị Bảy”.

Pháp luật & Văn hóa - 45

Xem tiếp trang 46...

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT

khúc hát không đúng điệu, không hay, cô lại khuyên em hát đi hát lại nhiều lần đến khi nào hoàn thành xuất sắc bài hát. Cô Út thường động viên và khuyến khích bằng cách thưởng cho em những món quà nhỏ mỗi lần em hát tốt.

Bước vào cuộc thi The Voice Kids, sau vòng đầu tiên, em lại may mắn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của huấn luyện viên Hiền Thục. Rồi sự yêu mến của cô Cẩm Ly, cô Hương Lan - những người từ trước đến giờ em luôn mến mộ.

Đối với em, ngoài miền đam mê thì đi hát còn vì mục đích gì khác?

Em đi hát trước hết là muốn thể hiện niềm đam mê và khả năng của mình. Còn tương lai, sau này lớn lên em muốn đi hát để kiếm thêm ít tiền phụ mẹ xây nhà. Nhà em nằm trong một con hẻm nhỏ ở ngoại thành thành phố, 14 thành viên đang phải trong một căn nhà nhỏ, tối tăm chật chội. Xây một ngôi nhà mới là tâm nguyện lớn của cả gia đình em.

Điều gì khiến em lo lắng và là trở ngại khi trở thành tâm điểm của công chúng?

Những tin đồn thiếu chính xác không khiến em quan tâm bằng việc bị làm phiền trong những giờ học ở trường. Thời gian gần đây, có rất nhiều phóng viên tìm đến tận trường để chụp hình làm em không thể tập trung học hành. Em cũng sợ vì lý do đó mà làm phiền lòng cô giáo và ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác trong lớp, ảnh hưởng đến nội quy của nhà trường.

Nghe nói em hiện là con nuôi của ca sĩ Quang Lê?

Đó chỉ là lời phỏng đoán của nhiều người khi nhìn thấy tấm hình em chụp chung với chú Quang Lê. Gia đình em cũng đã lên tiếng về chuyện này. Thực tế, gia đình em và cả chú Quang Lê cũng rất ngỡ ngàng về những thông tin ấy.

Trở thành người của công chúng không lâu, vậy em muốn mình là người thế nào trong mắt khán giả?

Một khi là người của công chúng thì ai nấy đều luôn mong được khán giả yêu mến và em cũng vậy. Mặc dù hiện tại em chưa xuất hiện nhiều trên sân khấu để dành tặng những ca khúc mà khán giả yêu thích vì còn bận học nhưng

em vẫn mong, mỗi lần được đứng trên sân khấu em lại nhận được những tiếng vỗ tay nồng nhiệt, những tình cảm yêu mến chân thành từ khán giả. Làm sao để cho dù không được đứng trên sân khấu nhưng mọi người vẫn nhớ đến cô bé kính cận Phương Mỹ Chi.

Cát sê 20-30 triệu đồng là có thật

Em đã để lại ấn tượng trong lòng khán giả bởi nhiều ca khúc hay, ngọt ngào và đằm thắm. Ca khúc nào em yêu thích nhất?

Những ca khúc mà em đã hát như Nỗi buồn mẹ tôi, Quê em mùa nước lũ, Chiếc áo bà ba, Em về miệt xứ… đều là những ca khúc mà em rất yêu thích. Vì có yêu thích em mới thể hiện một cách thành công, mới gây ấn tượng trong lòng khán giả. Những ca khúc ấy đã được em kỳ công tập luyện nhiều ngày mới có được.

Theo lời em thì tiền cát-sê trong một đêm diễn chỉ vài trăm ngàn, nhưng nhiều thông tin lại khẳng định số tiền cát-sê lên đến 30 triệu đồng/show, ngang bằng những ca sĩ chuyên nghiệp. Em nói sao về thông tin này?

Gần đây Phương Mỹ Chi còn có sự kết hợp “ngọt lịm” với ca sĩ Quang Lê để đốn tim khán giả.

MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT

Pháp luật & Văn hóa - 46

Em nhận được rất nhiều lời mời đi hát, trong số đó có không ít lời đề nghị với cát-sê lên đến 20-30 triệu đồng cho một show diễn. Nhưng em và gia đình đã từ chối để em tập trung học.

Lại có đồn đoán rằng do em kiếm được nhiều tiền nên mẹ của em đã nghỉ hẳn buôn bán ở chợ để đưa em đi diễn. Còn cô Út thì đang giữ vai trò là người quản lý. Tin đồn này là sự thật?

Em mới chỉ là một cô bé 10 tuổi, nói đúng hơn là một đứa trẻ. Có người mẹ nào an tâm khi để con của mình giữa chỗ đông người mà không lo lắng. Chẳng có đứa bé nào mới 10 tuổi, đi đến chỗ lạ mà không có người lớn đi cùng. Mẹ là người quan tâm, gần gũi với em nhất. Vì vậy, không chỉ đi diễn mà mỗi lần đi đâu xa, em luôn có mẹ đi cùng để mẹ tiện chăm sóc.

Còn cô Út là người đầu tiên dẫn dắt em đi theo con đường âm nhạc. Cô thường nhận xét, nhắc nhở em trong từng ca khúc. Cô rất yêu quý em, và cũng vì vậy mà tại các show diễn, cô thường có mặt là để động viên, để nghe em hát.

10 tuổi thì làm sao biết xài tiền!

Mỗi lần nhận được tiền cát- sê , em thường sử dụng vào những việc gì?

Tiền nhận được từ những đêm đi diễn, em đưa hết cho mẹ. Thỉnh thoảng em xin mẹ một ít tiền để mua đồ dùng học tập hay quà vặt mà thôi. Em chưa đủ lớn để biết cách tiêu tiền, biết cách dùng tiền như thế nào cho hợp lý. Lúc cần dùng tiền vào việc gì, việc đầu tiên là em hỏi ý kiến mẹ.

Không ít khán giả phản ánh việc thấy Mỹ Chi xuất hiện khá dày trong các show diễn. Như vậy thì thời gian đâu em dành cho việc học?

Mặc dù em được rất nhiều

người ưu ái khi xuất hiện trên sân khấu, nhưng họ cũng muốn một đứa trẻ 10 tuổi như em học hành giỏi giang hơn là chỉ lo đi hát. Em nghĩ khán giả sẽ ưu ái mình hơn khi nhìn thấy em vừa học giỏi, vừa hát hay. Em xuất hiện dày trên các show diễn đó là theo cách suy đoán của mọi người.

Còn tin đồn nhà trường buộc em thôi học thì sao?

Điều này phía nhà trường cũng

đã có ý kiến bác bỏ. Thực tế, em vẫn đi học đều đặn, vẫn bài vở đầy đủ và được thầy cô ở trường quan tâm, bạn bè yêu quý. Em không vì đam mê mà bỏ dở hoặc lơ là việc học.

Nhiều ý kiến cho rằng gia đình Mỹ Chi đã lợi dụng sự nổi tiếng để biến em thành “cổ máy kiếm tiền”. Em nghĩ sao về vấn

đề này?Em công nhận là gia đình đã

nhận được rất nhiều lời mời em tham gia vào show diễn, nhưng mẹ em luôn tìm cách từ chối vì muốn em trước hết phải tập trung vào việc học. Mẹ và gia đình luôn ủng hộ em theo đuổi đam mê nhưng không vì vậy mà biến con mình trở thành công cụ kiếm tiền.

Em đã có định hướng gì cho tương lai?

Em mới 10 tuổi, tương lai còn dài lắm. Nếu nhận được lời mời từ các show diễn, em sẽ cân nhắc những show diễn ra vào dịp nghỉ học dài ngày như lễ, hè và dịp tết để hát. Sau này em muốn mình có thể trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, được nhiều người mến mộ như cô Cẩm Ly, cô Hương Lan.

Cám ơn Mỹ Chi!

" Em không hề hay biết về tin đồn em đã hét giá cát sê 600 triệu đồng, cũng không quan tâm số tiền đó lớn như thế nào. Được đến

trường học hành và vô tư ca hát, đối với một đứa trẻ như em thì như vậy là vui lắm rồi.

Phương Mỹ Chi thể hiện ca khúc Đất Phương Nam trong live show của ca sĩ Quang Lê.

Pháp luật & Văn hóa - 47

Sài Gòn có gần 8 triệu dân chen chúc, Sài Gòn nhiều khi dồn đuổi người ta đến

mét vuông sinh sống cuối cùng.

Nhà hay... chuồng người?

Căn nhà nằm ở vị trí khó ngờ nhất trong con hẻm thuộc ấp Tiền Lăng, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Bên hông một miếng đất được chia ra làm 6, cất lên chen chúc 6 căn nhà nhỏ có diện tích khoảng 20 m2/căn là đường đi chung, rộng khoảng 2m dẫn vào khu nhà. Và bên trên

không gian con đường mà lẽ ra chỉ dành cho bầu trời, là 3 căn nhà khác có diện tích khoảng… 3m2/căn.

Một trong 3 căn nhà lơ lửng trên không ấy thuộc sở hữu của vợ chồng anh Cống Văn Bửu và chị Nguyễn Thị Hiệp, mọi người quen gọi là anh Sáu và chị Cúc “móm”. Anh chị cũng chính là cha mẹ ruột của em Nguyễn Thị Hội, 16 tuổi (lúc bị nạn)– nạn nhân trong vụ án gây chấn động dư luận vào 5 năm trước.

Muốn vào thăm nhà anh Sáu và chị Cúc, buộc lòng phải bước

lên cây cầu thang gỗ dựng đứng và cheo leo, đến nỗi người thông thuộc như anh Sáu chủ nhà mà thời gian trước vẫn bị té lộn cổ xuống đất. Khom người chui vào cánh cửi nhỏ và thấp, là đây, vì là nơi ở của con người nên phải gọi là nhà. 3m2 (chính xác là ngang 1,2m; dài đúng 3m) gói ghém toàn bộ cuộc sống mới của anh chị. Cũng tại đây, chúng tôi chứng kiến giọt nước mắt lăn dài của người mẹ có con gái chết thảm.

Cô gái trẻ chịu đựng 3 lần đau đớn đến chết

Đó là vụ tai nạn thương tâm hy hữu xảy ra vào lúc 10 giờ tối 14-5-2008, trên tuyến đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú, TP.HCM. Hội trên đường về nhà bằng xe máy thì bị va quẹt vào xe container do Đặng Hữu Anh Tuấn, 25 tuổi, điều khiển, làm em ngã xuống đường. Phát hiện sự việc, Tuấn cho xe dừng lại khiến bánh xe cán qua phần đùi của nạn nhân và mắc kẹt ở đó. Hội cố gắng vùng vẫy và kêu khóc thảm thiết trong cơn đau đớn và hoảng loạn.

Một trong số người đi đường là anh Lê Phước Tươi chứng kiến tai

Cuộc sống mới của một gia đình nghèo có án chồng án tiếp tục là những ngày dài bế tắc. Căn nhà 3m2 nay là chỗ trú ngụ quá rộng cho em – linh hồn thiếu nữ bị xe container cán 3 lần đến chết. Nhưng không gian đó lại quá bức bách với những người thân yêu còn lại của em.

Căn nhà 3m2 sau vụ án chấn động

TUẤN THỊNH

Toàn cảnh căn nhà 3m2.

ĐỪNG QUÊN HỌ

Pháp luật & Văn hóa - 48

nạn, đã cố sức cứu cô gái trẻ bằng cách yêu cầu tên tài xế cho xe lùi lại, thậm chí đem xe máy của mình chắn ngang xe container gây tai nạn. Tuy nhiên, Tuấn không những làm ngơ mà còn cho xe tiến lên phía trước húc đổ xe máy của anh Tươi, kéo theo việc bánh xe cán ngang qua người Hội lần thứ 2 khiến xương chậu em bị bể nát. Lúc này, mặc cho nhiều người đi đường bàng hoàng và phẫn nộ trước tên tài xế máu lạnh, đã chạy đến bê hông xe kêu la, hắn nhẫn tâm cho xe lùi lại, khiến bánh xe cán qua người cô gái lần thứ 3. Sau đó, hắn bẻ tay lái, lách chiếc xe máy của anh Tươi, rồi rồ ga bỏ chạy nhưng đã bị mọi người bám theo bắt giữ được. Còn Hội đã chết trên đường chuyển viện do đa chấn thương.

Nghĩ đến tương lai lạnh toát mồ hôi

Không chịu được nỗi ám ảnh về đứa con gái chết thảm của mình, chị Cúc bàn với chồng rồi bán đi căn nhà 2,4m2 ở quận Tân Phú, nơi gắn với quá nhiều kỷ niệm về Hội. “45 triệu đồng tiền bán nhà cũng không còn. Vợ chồng tôi phải trả nợ tiền vay mượn lo đám tang cho

con gái, tổng cộng 42 triệu”, chị cho biết. Trước đó, gia đình kẻ gây án cũng đã đưa lần hồi, cắc củm khi 5 triệu, lúc 10 triệu đồng cho đủ khoản tiền đền bù 75 triệu đồng như phán quyết của toà. Nhưng thói thường, “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”.

Cầm vài triệu đồng còn lại, anh chị xin gia đình chồng cho cất căn nhà 3m2 ở lưng chừng khoảng không của con hẻm này. “Khu nhà này là của mẹ tôi. Bên gia đình tôi cũng không khá giả gì, nhưng thấy vợ chồng tôi khổ quá cũng thương, kêu về đây cất nhà ở”, anh nói.

Từ hơn 1 năm nay, cuộc sống

mới của người thân em Hội trong căn nhà 3m2 này cũng không sáng sủa hơn. Hằng ngày, bất kể nắng mưa, chị Cúc cọc cạch trên chiếc xe đạp, rong ruổi đi mua bán ve chai. Còn anh Sáu được cô em gái cho chiếc xe Dream cũ, bỏ nghề phụ hồ, quay ra chạy xe ôm. Vài chục ngàn đồng kiếm được mỗi ngày, anh chị còn để dành phụ các anh chị em phụng dưỡng người

mẹ ruột 80 tuổi đang ở nhà thuê tại Vĩnh Lộc, Bình Chánh cùng với một đứa cháu 4 tuổi côi cút.

Căn nhà không có gì đáng giá, ngoài chiếc tivi LG cũ và chiếc tủ nhôm có đặt bức ảnh thờ Hội bên trên. Di ảnh cô gái xinh xắn ở tuổi xuân phơi phới hướng ánh mắt nhìn xoáy vào khách. Hiếu - cô con gái thứ hai của anh chị, đi bán quán cà phê và giúp việc nhà cho một gia đình ở quận Tân Phú, thỉnh thoảng có về thăm nhà. Trong cảm xúc cám cảnh, chị nói: “Cả nhà tôi trước giờ sống chung nhưng chưa bao giờ được ngủ chung với nhau”.

Đã đành mọi vật dụng và sinh hoạt trong căn nhà đều phải dè sẻn tối đa, nhưng đến cả ước mơ dường như cũng dẻ sẻn: “Tôi chỉ có một ao ước mà chắc là cả đời này cũng không bao giờ thực hiện được, đó là có một căn nhà rộng hơn để đón mẹ và cháu tôi về ở chung, để tôi có một chỗ đàng hoàng đặt bàn thờ con gái, để cả nhà tôi có một đêm ngủ với nhau. Được vậy, dù có ăn

mắm, hút dòi, cực khổ mấy tôi cũng chịu được”. Mới đây, anh chị còn phải đối diện với nỗi lo mới, là căn nhà đang ở thuộc phần đất sắp giải phóng mặt bằng mở rộng đường. Khi đó, chắc chắn anh chị sẽ trở về cảnh sống nhà thuê trong khi cơm không đủ ăn như quãng đời mười mấy năm trước, như cả một đời ở thuê của mẹ chị. “Con bé Hiếu đi làm cũng không dư dả gì. Vợ chồng tôi thì một ngày nằm bệnh là một ngày đói, thêm cảnh ở trọ, mỗi tháng lo ngay ngáy đóng tiền nhà. Nhiều khi tôi nghĩ đến tương lai của gia đình mình mà thấy ớn lạnh”, chị Cúc nói.

" “Nó (Hiếu) về ngồi chơi một lát rồi phải đi, muốn ở nhà ngủ với ba mẹ một đêm cũng không được vì nhà chật quá”, chị Cúc cười

nói mà như mếu.

Chị Cúc – mẹ của nạn nhân Nguyễn Thị Hội.

Mọi sự quan tâm, giúp đỡ gia đình anh Sáu và chị Cúc xin gửi về địa chỉ:

Ban Công tác Từ thiện và Xã hội, Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam – 76 Giải Phóng, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM.

ĐT: (08) 39485713.Hoặc TK: Cơ quan

ĐDPN của Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam.

Số tài khoản: 007 100 076 7286 Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Tân Bình, TP.HCM.

Pháp luật & Văn hóa - 49

Dù luôn oằn mình gánh chịu nhiều cơn bão nhưng người miền Trung vẫn không nản lòng, nản chí. Họ chấp nhận bão lũ như một phần của cuộc đời mình và gom hết lo âu, sóng gió của bão táp thắp lên niềm hy vọng.

Khi Sài Gòn đón những cơn mưa nặng hạt thì miền Trung quê tôi

cũng bắt đầu vào mùa mưa bão. Sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, vì vậy mà những hình ảnh đau thương khi miền Trung vào mùa bão cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi. Ở đó, không có những ngôi nhà sang trọng, không có những con đường ồn ả đến tận nửa khuya. Ở đó, có những vùng điện và nước còn chưa tới được, đám trẻ mỗi ngày lại ra sông tắm, tối về thì lại

ngồi quây quần bên ánh đèn dầu. Ở đó có những người cần cù chất phác, sáng dậy sớm ra đồng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Lẽ ra sự cần cù và những hy sinh ấy có thể giúp người ta vươn lên, hay ít ra là có một cuộc sống đầm ấm. Nhưng cái nghèo cứ bám rịt lấy cuộc đời họ mỗi khi mùa bão trở lại. Bao công sức gầy dựng bỗng bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Có không ít người đã rời khỏi miền Trung mà không bao giờ qui cố hương. Giống như một cuộc từ giã, và mỗi bước đi là một cái vẫy chào xa mãi. Không thể trách những người con rời bỏ mảnh đất cằn cỗi ấy để vào phương Nam lập nghiệp, nhưng mỗi khi nghe tin miền Trung bắt đầu có bão thì tôi lại thấy nhói lòng, thương lắm người miền Trung nhỏ bé. Nỗi đau của họ cũng chính là nỗi đau của ta nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Mấy ngày nay, bật ti vi lên xem vẫn là những thông tin về cơn bão. Nhìn những người phụ nữ bế những đứa con thơ chạy vội trong

mưa bão, chẳng biết đi đâu về đâu; Những đứa trẻ lưng trần, chân đất bơi bì bõm trong dòng nước lũ; Những ông già bà lão không có nơi nương tựa khi những ngôi nhà bị gió cuốn bay. Nhìn cảnh đói kém, mất mát về người và của, mà sao thấy thương quê mình quá đỗi! Đã có biết bao người mẹ phải mất con, vợ mất chồng, con mất cha... mà ta thấy dáng dấp mình len lỏi trong đó. Có mất mát nào lớn hơn khi ta phải mất người thân yêu.

Rồi lại cảm phục ý chí và nghị lực phi thường của con người miền Trung. Có vất vả nào mà người miền Trung chưa từng trải qua, có khổ cực nào mà người miền Trung chưa từng chịu đựng, có khó khăn nào mà người miền Trung chưa từng sống chung với nó?

Nhưng cũng chính bão tố đã đúc kết cho con người miền Trung một nghị lực phi thường và một ý chí sắc bén trong cuộc đời. Mà con người ta cần phải sống, nên cần lắm những khởi đầu mới từ những mất mát đã qua từ một mùa mưa bão.

Thương về khúc ruột miền TrungMINH ANH

Sau mỗi cơn bão, người miền Trung lại nuốt nước mắt vào trong mà làm lại từ đầu.

TẢN VĂN

Pháp luật & Văn hóa - 50