17
UBND TỈNH NAM ĐỊNH SỞ NỘI VỤ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /HD-SNV Nam Định, ngày tháng 4 năm 2021 HƯỚNG DẪN Nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện trước, trong và sau ngày bu cđại biu Quc hi kho XV và đại biu HĐND cc cp nhim k 2021 - 2026 Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp năm 2015; Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm; Sở Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện trước, trong và sau ngày bầu cử (từ ngày 13/5/2021 cho đến khi kết thúc bầu cử) như sau: A. TỔ BẦU CỬ I. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ 1. Thông tin, tuyên truyền về công tc bầu cử 1.1. Nội dung: a) Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết về ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu, thời gian kết thúc việc bỏ phiếu. Tổ bầu cử vận động, tuyên truyền để cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình. b) Thông báo về số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được bầu theo từng đơn vị bầu cử, danh sách những người ứng cử, tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nội quy bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, những điều cử tri cần biết trong bầu cử. c) Tuyên truyền về diễn biến cuộc bầu cử, không khí phấn khởi, tin tưởng của cử tri và Nhân dân cả nước về ngày bầu cử 23/5/2021. 1.2. Hình thức: - Niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu, thông báo trên hệ thống loa truyền thanh. - Vận động nhân dân treo Cờ Tổ quốc trước và trong ngày bầu cử. 2. Rà soát sự biến động của cử tri cho đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ, trong đó đặc biệt chú ý những trường hợp cử tri đi vắng (làm ăn xa, đi du lịch, đi nước ngoài, cử tri ốm nằm viện,…); lập biểu riêng để thuận tiện cho việc theo dõi, tổng hợp cử tri đi bầu trong ngày bỏ phiếu. 3. B trí địa đim bỏ phiếu 3.1. Tổ bầu cử lựa chọn và báo cáo UBND cấp xã về địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như nhà văn hoá, hội trường, trường học, … và căn cứ mật độ phân bổ dân cư ở khu vực bỏ phiếu cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Riêng đối với trường hợp địa điểm bỏ phiếu tại nhà dân phải có phương án dự phòng.

UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

UBND TỈNH NAM ĐỊNH

SỞ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /HD-SNV

Nam Định, ngày tháng 4 năm 2021

HƯỚNG DẪN

Nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện trước, trong và sau ngày bầu cử

đại biêu Quôc hội khoa XV và đại biêu HĐND cac câp nhiệm ky 2021 - 2026

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp năm 2015;

Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn

nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND

các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm

kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, đúng luật, an toàn,

tiết kiệm; Sở Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện trước,

trong và sau ngày bầu cử (từ ngày 13/5/2021 cho đến khi kết thúc bầu cử) như sau:

A. TỔ BẦU CỬ

I. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

1. Thông tin, tuyên truyền về công tac bầu cử

1.1. Nội dung:

a) Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết về ngày bầu cử, nơi

bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu, thời gian kết thúc việc bỏ phiếu. Tổ bầu cử vận động,

tuyên truyền để cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình.

b) Thông báo về số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được bầu

theo từng đơn vị bầu cử, danh sách những người ứng cử, tiểu sử tóm tắt của những

người ứng cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nội quy bỏ

phiếu, thể lệ bầu cử, những điều cử tri cần biết trong bầu cử.

c) Tuyên truyền về diễn biến cuộc bầu cử, không khí phấn khởi, tin tưởng của

cử tri và Nhân dân cả nước về ngày bầu cử 23/5/2021.

1.2. Hình thức:

- Niêm yết tại địa điểm bỏ phiếu, thông báo trên hệ thống loa truyền thanh.

- Vận động nhân dân treo Cờ Tổ quốc trước và trong ngày bầu cử.

2. Rà soát sự biến động của cử tri cho đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ,

trong đó đặc biệt chú ý những trường hợp cử tri đi vắng (làm ăn xa, đi du lịch, đi

nước ngoài, cử tri ốm nằm viện,…); lập biểu riêng để thuận tiện cho việc theo dõi,

tổng hợp cử tri đi bầu trong ngày bỏ phiếu.

3. Bô trí địa điêm bỏ phiếu

3.1. Tổ bầu cử lựa chọn và báo cáo UBND cấp xã về địa điểm bỏ phiếu

(phòng bỏ phiếu) theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như nhà văn hoá, hội

trường, trường học, … và căn cứ mật độ phân bổ dân cư ở khu vực bỏ phiếu cho

phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Riêng đối với trường hợp địa

điểm bỏ phiếu tại nhà dân phải có phương án dự phòng.

Page 2: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

2

Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí trang nghiêm, tiết kiệm, bảo đảm an ninh,

trật tự; bố trí lối vào, lối ra cho cử tri khi đã bỏ phiếu xong. Tổ trưởng Tổ bầu cử phải

phân công thành viên Tổ bầu cử luân phiên trực bảo vệ địa điểm bỏ phiếu cả ngày và

đêm trước, trong ngày bầu cử và cho đến khi kết thúc việc bỏ phiếu, tổng hợp, lập biên

bản kiểm phiếu gửi đến Ủy ban bầu cử tương ứng.

3.2. Địa điểm bỏ phiếu gồm: cổng ra - vào, khu vực bên ngoài phòng bỏ

phiếu và khu vực bên trong phòng bỏ phiếu

a) Cổng ra - vào và khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu:

- Cổng ra - vào khu vực bỏ phiếu: Tổ bầu cử sử dụng vật liệu sẵn có ở địa

phương để làm cổng ra vào khu vực bỏ phiếu.

- Khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu là nơi niêm yết danh sách cử tri; nội quy

phòng bỏ phiếu; thể lệ bầu cử; nơi tổ chức lễ khai mạc; nơi tiếp đón cử tri đến bỏ

phiếu. Khu vực này cần bố trí bàn, ghế để cử tri ngồi chờ thực hiện việc bỏ phiếu

(nơi có số lượng cử tri đông, cần có rạp phía trước ngoài hội trường, bố trí chỗ

ngồi, nước uống cho cử tri ngồi chờ).

(Cổng ra - vào và khu vực bên ngoài phòng bỏ phiếu được trang trí theo Mẫu).

b) Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu:

- Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu phải được bố trí trang trọng, đủ bàn, ghế,

bút viết và những điều kiện cần thiết để cử tri đến bỏ phiếu; nơi nào có hội trường

rộng thì có thể tổ chức lễ khai mạc ngay trong phòng bỏ phiếu.

- Phòng bỏ phiếu phải có lối đi vào, lối đi ra một chiều và theo trật tự nhất

định, có thể bố trí theo sơ đồ sau: Bắt đầu lối vào là bàn hướng dẫn, bàn để cử tri

xuất trình Thẻ cử tri và nhận phiếu bầu; tiếp đến là một số bàn để cử tri viết phiếu

bầu, nơi để hòm phiếu; bàn đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri để xác nhận cử

tri đã bỏ phiếu; lối ra cho cử tri sau khi cử tri đã thực hiện xong việc bỏ phiếu.

- Tùy điều kiện cụ thể của từng phòng bỏ phiếu, Tổ bầu cử niêm yết danh

sách, tiểu sử những người ứng cử; tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại

biểu Hội đồng nhân dân để cử tri tham khảo trước khi viết phiếu bầu.

- Nơi cử tri viết phiếu bầu cần có các vách ngăn hoặc phòng kín để bảo đảm

cử tri ‘‘bỏ phiếu kín’’ theo quy định của pháp luật về bầu cử.

(Khu vực bên trong phòng bỏ phiếu được trang trí theo Mẫu).

3.3. Lưu ý:

- Ở những khu vực bỏ phiếu có số lượng cử tri đông có thể bố trí nhiều bàn phát

phiếu bầu tương ứng với khu vực dân cư để tiện cho việc nhận phiếu bầu của cử tri.

- Để tránh nhầm lẫn trong việc theo dõi, tổng hợp số cử tri đi bầu, Tổ bầu cử

chỉ sử dụng danh sách cử tri đã được UBND nơi có khu vực bỏ phiếu đó lập, niêm

yết và tổ bầu cử đã kiểm tra, rà soát trước ngày bầu cử để phát cho các bàn theo dõi.

4. Chuẩn bị hòm phiếu

4.1. Tổ bầu cử chuẩn bị hòm phiếu chính và hòm phiếu phụ. Hòm phiếu phải

bảo đảm chắc chắn, trang trí sạch đẹp, phía mặt trước của hòm phiếu có dán hình Quốc

huy, phía dưới có dòng chữ “HÒM PHIẾU”. Ngoài hòm phiếu chính, Tổ bầu cử phải

Page 3: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

3

chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động), có khóa và băng niêm phong hòm phiếu.

4.2. Trong trường hợp phải thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch Covid-

19 thì bố trí đủ hòm phiếu phụ theo yêu cầu.

5. Nhận tài liệu liên quan đến công tac bầu cử từ Ủy ban nhân dân câp xã

và Ban bầu cử câp xã

5.1. Nhận Thẻ cử tri theo danh sách cử tri ở khu vực bỏ phiếu và phát cho cử

tri trước ngày bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử.

5.2. Nhận đủ số lượng phiếu bầu theo danh sách cử tri và số lượng phiếu bầu dự

phòng. Khi nhận phiếu bầu phải có biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận

về số lượng cụ thể của từng loại phiếu bầu. Tổ bầu cử kiểm tra kỹ phiếu bầu về số

lượng đại biểu được bầu ở đơn vị bầu cử, danh sách họ và tên những ứng cử viên đúng

với khu vực bỏ phiếu của tổ mình và phải quản lý chặt chẽ số lượng các loại phiếu bầu.

Phiếu bầu cử phải được quản lý chặt chẽ, trực tiếp tại UBND cấp xã và chỉ phát

cho Tổ trưởng Tổ bầu cử trước ngày bầu cử 03 ngày; nếu phát hiện có sai sót hoặc

thiếu phải báo ngay về Ủy ban bầu cử cấp xã để in lại, in thêm.

Trường hợp phát hiện phiếu bầu bị mất thì Tổ bầu cử phải báo cáo ngay Ban bầu

cử để có biện pháp xử lý kịp thời.

5.3. Con dấu của Tổ bầu cử và con dấu “Đã bỏ phiếu”.

5.4. Các loại biên bản, biểu mẫu của Tổ bầu cử.

5.5. Danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu.

5.6. Danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đại biểu Quốc hội

khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại khu vực

bỏ phiếu.

5.7. Nội quy phòng bỏ phiếu, Thể lệ bầu cử, mẫu Diễn văn khai mạc, tiêu

chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân.

5.8. Phù hiệu của các thành viên Tổ bầu cử theo quy định của Ủy ban bầu cử.

5.9. Văn phòng phẩm (bút, giấy, kéo, thước kẻ, keo dán, hộp mực con dấu,…).

5.10. Các tài liệu khác liên quan đến bầu cử.

6. Tổ bầu cử phân công nhiệm vụ cho cac thành viên

Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì cuộc họp phân công cụ thể cho từng thành viên

thực hiện các công việc sau:

6.1. Tổ trưởng phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo hoạt động trong phòng bỏ

phiếu và việc bỏ phiếu, việc kiểm phiếu.

6.2. Thư ký chịu trách nhiệm quản lý tài liệu, phiếu bầu, con dấu, làm biên

bản kết quả kiểm phiếu bầu cử.

6.3. Phân công thành viên chịu trách nhiệm về trang trí phòng bỏ phiếu, trực

tiếp chỉ đạo hoạt động ngoài phòng bỏ phiếu và bảo đảm các điều kiện vật chất - kỹ

thuật cho ngày bầu cử của Tổ bầu cử.

Page 4: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

4

6.4. Phân công thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra Thẻ cử tri, đối chiếu danh

sách cử tri, đánh dấu theo dõi số cử tri đi bầu vào danh sách cử tri, phát phiếu bầu đã

được đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri.

6.5. Phân công thành viên chịu trách nhiệm hướng dẫn cử tri cách thức bỏ

phiếu và viết phiếu bầu.

6.6. Phân công thành viên chịu trách nhiệm trực tại bàn gần hòm phiếu, đóng

dấu “Đã bỏ phiếu” vào mặt trước của Thẻ cử tri khi cử tri đã bỏ phiếu bầu vào hòm

phiếu.

6.7. Phân công thành viên hướng dẫn cử tri ra, vào phòng bỏ phiếu, nhận

phiếu, viết phiếu và bỏ phiếu.

6.8. Phân công thành viên phụ trách công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn

xã hội tại địa điểm bỏ phiếu.

6.9. Phân công thành viên đôn đốc, thông báo để các cử tri đi bỏ phiếu.

6.10. Các công việc khác liên quan đến công tác bầu cử: âm thanh (tăng âm,

loa đài,…), ánh sáng (điện, đèn..)

7. Kiêm tra công tac chuẩn bị bầu cử: tuyên truyền về bầu cử, rà soát danh

sách cử tri, tài liệu bầu cử, phương tiện vật chất - kỹ thuật và điều kiện bảo đảm

khác phục vụ cho ngày bầu cử.

8. Giải quyết khiếu nại, tô cao đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền

hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều 25 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu

HĐND năm 2015.

II. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG NGÀY BẦU CỬ

1. Chuẩn bị lễ khai mạc

- Các thành viên Tổ bầu cử phải đến trước giờ khai mạc để kiểm tra công tác

chuẩn bị, bảo đảm thời gian khai mạc đúng giờ quy định. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ

07 giờ sáng và kết thúc vào 07 giờ tối cùng ngày. Căn cứ tình hình thực tế ở địa

phương, sau khi thống nhất với Ủy ban bầu cử cấp xã, Tổ bầu cử có thể quyết định

cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước 05 giờ sáng hoặc kết thúc

muộn hơn nhưng không được quá 09 giờ tối cùng ngày (Khoản 1 Điều 10 Thông tư

số 1/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn nghiệp vụ công tác

tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ

2021-2026).

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các điều kiện cần thiết cho ngày bầu cử, Tổ bầu cử

mới tổ chức lễ khai mạc và tiến hành việc bỏ phiếu.

2. Tổ chức lễ khai mạc

2.1. Thành phần tham dự lễ khai mạc

a) Các thành viên Tổ bầu cử, những người có nhiệm vụ liên quan đến công tác

bầu cử;

b) Đại diện cơ quan đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các tổ chức đoàn thể ở địa phương; đại diện Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử;

Page 5: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

5

c) Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc

tôn giáo trong khu vực (nếu có);

d) Cử tri đến dự lễ khai mạc;

đ) Phóng viên báo, đài (nếu có).

2.2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc

Lễ khai mạc phải được tổ chức trang trọng, thời gian khoảng 15 đến 20 phút,

do Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì theo nội dung và trình tự sau đây:

a) Chào cờ (sử dụng băng nhạc có lời), tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

(Thư ký Tổ bầu cử).

b) Đọc diễn văn khai mạc (Tổ trưởng Tổ bầu cử).

c) Đọc Nội quy phòng bỏ phiếu (Thư ký Tổ bầu cử).

d) Kiểm tra hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời

02 cử tri không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các

cấp ứng cử tại đơn vị bầu cử nơi có khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm

phiếu. Sau khi kiểm tra hòm phiếu và xác nhận không có gì ở bên trong, hòm phiếu

được khoá và dán băng niêm phong có đóng dấu của Tổ bầu cử. (Thư ký Tổ bầu cử).

đ) Sau khi thực hiện thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử

tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các

cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bắt đầu.

e) Các thành viên tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ bầu

cử.

e) Tổ bầu cử phải bố trí thành viên Tổ bầu cử thường trực bên hòm phiếu làm

nhiệm vụ hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và bảo vệ hòm phiếu.

3. Tiến hành bỏ phiếu

3.1. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu hộ, bầu

thay. Khi đến phòng bỏ phiếu, cử tri xuất trình Thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu.

3.2. Khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu, Tổ bầu cử mời những cử tri có tên trong danh

sách cử tri là lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người có công với

cách mạng, chức sắc tôn giáo (nếu có) và cử tri là người cao tuổi nhất có mặt tại thời

điểm khai mạc bỏ phiếu trước.

Cử tri đến bàn phát phiếu bầu, trình Thẻ cử tri. Thành viên Tổ bầu cử đánh

dấu vào danh sách cử tri và phát phiếu bầu cho cử tri (Tổ bầu cử phải chú ý kiểm

soát chặt chẽ số cử tri đi vắng, tránh bầu thay, bầu hộ); nhắc lại số ứng cử viên, số

đại biểu được bầu ở từng cấp; hướng dẫn cử tri đến bàn viết phiếu bầu để cử tri tự

lựa chọn.

3.3. Việc bỏ phiếu được tiến hành liên tục. Tổ bầu cử phải thường xuyên thông

báo, hướng dẫn cử tri thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bầu cử, thể lệ bầu

cử, nội quy phòng bỏ phiếu; hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu và gạch phiếu bầu;

đôn đốc cử tri tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân.

3.4. Khi cử tri gạch phiếu bầu, không ai được xem, kể cả các thành viên Tổ bầu cử.

Page 6: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

6

a) Nếu cử tri gạch bị nhầm hoặc bị hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu

gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác.

b) Cử tri không thể tự gạch phiếu bầu thì nhờ người khác gạch phiếu hộ

nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người gạch phiếu hộ phải đọc đầy đủ họ và tên những

người ứng cử trên phiếu bầu để cử tri tự mình quyết định. Người gạch hộ phiếu bầu

phải ghi trung thực ý muốn của cử tri nhờ viết hộ và bảo đảm bí mật phiếu bầu. Khi

viết hộ phiếu bầu xong phải giao lại phiếu bầu cho cử tri để cử tri tự mình bỏ phiếu

vào hòm phiếu. Người khuyết tật không thể bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ

phiếu vào hòm phiếu.

c) Ngoài các trường hợp nói trên, Tổ bầu cử không được cho phép cử tri bầu

cử thay hoặc bầu cử hộ cho cử tri khác.

3.5. Trong khi tiến hành bỏ phiếu, nếu có tình huống bất thường xảy ra làm

gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì Tổ trưởng Tổ bầu cử và các thành viên Tổ bầu cử phải

nhanh chóng hội ý để kịp thời xử lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không

thể tự xử lý được thì phải tạm dừng cuộc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải tiến hành niêm

phong và quản lý chặt chẽ hòm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu liên quan khác, kịp

thời báo cáo Ban bầu cử có liên quan để có phương án giải quyết, đồng thời phải có

biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục tiến hành.

3.6. Tổ bầu cử phải đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào mặt trước của Thẻ cử tri khi

cử tri đã hoàn thành việc bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu; không được bỏ sót, bỏ lọt

trường hợp cử tri đã bỏ phiếu bầu cử mà chưa được đóng dấu “Đã bỏ phiếu” trên Thẻ

cử tri; quản lý chặt chẽ số phiếu bầu cử và việc kiểm kê, kiểm tra, quản lý phiếu bầu.

3.7. Một số điểm cần lưu ý

a) Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu

trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu khi phát ra cho thành viên Tổ bầu cử để

mang theo hòm phiếu phụ đến các cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật; người

đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc,

cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức

khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách

ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập

trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do

thiên tai, lũ lụt, để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu.

Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công thành viên Tổ bầu cử cùng với một cử tri

chứng kiến mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho cử tri thực hiện việc bầu cử.

Khi cử tri này bỏ phiếu xong thì thành viên Tổ bầu cử được phân công mang hòm

phiếu phụ và cử tri bỏ phiếu đó ghi “Đã bỏ phiếu” vào mặt sau của Thẻ cử tri đồng thời

ký, ghi rõ họ và tên của mình; Trường hợp cử tri không biết chữ thì đề nghị cử tri điểm

chỉ vào mặt sau của Thẻ cử tri thay cho việc đóng dấu “Đã bỏ phiếu”. Sau khi những

cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về khu

vực bỏ phiếu.

b) Khi cử tri có Thẻ cử tri và Giấy chứng nhận đi bỏ phiếu nơi khác do UBND

cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp đề nghị thì tên của cử

Page 7: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

7

tri đó được bổ sung vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu của

xã nơi được ghi trong giấy chứng nhận thì Tổ bầu cử phải hướng dẫn người đó đến

trụ sở UBND cấp xã ghi trong giấy chứng nhận để bổ sung vào danh sách cử tri.

Danh sách cử tri bổ sung phải xác định rõ những người này được bầu đại biểu Quốc

hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh. Sau khi có danh sách cử tri bổ sung do UBND cấp xã

xác nhận, Tổ bầu cử mới được phát phiếu bầu cho những cử tri này; khi những cử tri

này đã bỏ phiếu xong thì Tổ bầu cử phải đóng dấu “Đã bỏ phiếu” lên Thẻ cử tri và

Giấy chứng nhận đi bỏ phiếu nơi khác. Tổ bầu cử phải ghi danh sách cử tri bổ sung

để theo dõi riêng và tổng hợp số liệu sau khi kết thúc việc bỏ phiếu.

c) Tổ bầu cử không được để những người không có nhiệm vụ vào phòng bỏ

phiếu. Không ai được mang vũ khí, chất nổ, vật dễ cháy,… vào địa điểm bỏ phiếu.

4. Kết thúc việc bỏ phiếu và tổ chức kiêm phiếu

4.1. Kết thúc việc bỏ phiếu

a) Sau khi đã hết giờ bỏ phiếu theo quy định thì Tổ bầu cử tuyên bố kết thúc

cuộc bỏ phiếu; nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ

khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.

b) Tùy tình hình cụ thể ở từng khu vực bỏ phiếu mà Tổ bầu cử báo cáo Uỷ

ban bầu cử cấp xã để xin ý kiến chỉ đạo và thống nhất việc quyết định kéo dài thêm

thời gian bầu cử, nhưng cũng không quá 09 giờ tối.

(Lưu ý: Tổ bầu cử tuyệt đối không được mở hòm phiếu và kiểm phiếu trước

thời gian quy định).

4.2. Tổ chức kiểm phiếu

a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi tiến hành kiểm phiếu và lập

biên bản kiểm phiếu

- Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công các thành viên Tổ bầu cử thành các nhóm để

thực hiện việc kiểm phiếu.

+ Đối với Tổ bầu cử đủ số lượng thành viên để phân thành bốn nhóm thì Tổ

trưởng phân công thực hiện như sau: Nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội;

nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu HĐND tỉnh; nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu HĐND

huyện; nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu HĐND cấp xã;

+ Đối với Tổ bầu cử không đủ số lượng thành viên để phân thành bốn nhóm

thì Tổ trưởng phân công các nhóm kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu

HĐND các cấp cho phù hợp;

- Thư ký Tổ bầu cử tiến hành lập các biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử.

b) Phân loại và kiểm đếm phiếu bầu

Việc kiểm phiếu phải được tiến hành ngay tại phòng bỏ phiếu sau khi cuộc bỏ

phiếu kết thúc. Trình tự được thực hiện như sau:

- Kiểm kê và niêm phong số phiếu bầu chưa sử dụng và số phiếu do cử tri gạch

hỏng (nếu có) theo từng loại phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu đại biểu

HĐND môi cấp;

Page 8: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

8

- Mở niêm phong hòm phiếu, có sự chứng kiến của ít nhất 02 cử tri không là

người ứng cử tại khu vực bỏ phiếu, thành viên Tổ bầu cử;

- Phân loại phiếu bầu: Phiếu bầu đại biểu Quốc hội, Phiếu bầu đại biểu HĐND

môi cấp và kiểm đếm số phiếu bầu của môi loại;

- Xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ đối với từng loại phiếu bầu

+ Phiếu hợp lệ là phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại

biểu được bầu theo quy định; Phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra; Phiếu có

đóng dấu của Tổ bầu cử ở góc phía trên bên trái; Phiếu không ghi thêm tên người

khác ngoài danh sách những người ứng cử hoặc ghi thêm nội dung khác.

+ Phiếu không hợp lệ là phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;

phiếu không có dấu của Tổ bầu cử; phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng

đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; phiếu gạch xóa họ, tên của tất cả

những người ứng cử; phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử

hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác; phiếu không gạch tên người ứng cử nào

trong danh sách.

Sau khi phân loại xong phiếu bầu, Tổ bầu cử phải ghi số phiếu bầu hợp lệ,

không hợp lệ vào biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử.

- Phân loại phiếu bầu 01 đại biểu, bầu 02 đại biểu, bầu 03 đại biểu… trong số

phiếu hợp lệ của phiếu bầu đại biểu Quốc hội và phiếu bầu đại biểu HĐND môi cấp.

- Tiến hành kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử bầu đại biểu Quốc hội và

bầu đại biểu HĐND môi cấp. Trong quá trình kiểm phiếu, nếu phát hiện có phiếu

bầu được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ xem xét,

quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xoá hoặc sửa các tên, nội dung ghi trên

phiếu bầu.

Lưu ý: Tổ bầu cử phân công ít nhất 03 người tham gia kiểm phiếu: một người

đoc, một người ghi, một người kiểm tra việc đoc và ghi. Có 2 cách kiểm phiếu:

+ Kiểm phiếu xuôi: Đoc tên người được bầu để 01 người ghi vào bảng đánh

dấu. Kết quả đánh dấu chính là số phiếu được bầu.

+ Kiểm phiếu ngược: Đoc tên người bị gạch để 01 người ghi vào bản đánh

dấu. Kết quả được bầu bằng (=) Tổng số phiếu bầu hợp lệ trừ (-) Kết quả đánh dấu

c) Kiểm tra tính chính xác của kết quả kiểm phiếu

- Cac nội dung cần kiêm tra:

+ Số phiếu thu về nhỏ hơn hoặc bằng số phiếu phát ra;

+ Cử tri đã tham gia bỏ phiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng cử tri trong danh sách;

+ Số phiếu phát ra bằng số cử tri tham gia bỏ phiếu;

+ Tổng phiếu bầu cho các ứng cử viên phải nhỏ hơn hoặc bằng (số phiếu hợp lệ)

nhân với (số ứng cử viên).

+ Số phiếu bầu cho môi ứng cử viên nhỏ hơn hoặc bằng số phiếu hợp lệ.

+ Số phiếu bầu cho tất cả các ứng cử viên cộng lại bằng (số phiếu bầu 1 đại

biểu nhân với 1) cộng với (số phiếu bầu 2 đại biểu nhân với 2) cộng với (số phiếu

Page 9: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

9

bầu 3 đại biểu nhân với 3) cộng với (số phiếu bầu 4 đại biểu nhân với 4) cộng với

(số phiếu bầu 5 đại biểu nhân với 5).

* Ví dụ : Đơn vị bầu cử số 01 được bầu 03 đại biểu, có 05 ứng cử viên. Cử tri

trong danh sách 2100; cử tri đi bỏ phiếu 1950 (92,86%); số phiếu phát ra 1.950; số

phiếu hợp lệ 1900;

+ Số phiếu thu về (1.900) <=số phiếu phát ra (1.950)

+ Cử tri đã tham gia bỏ phiếu (1.950)<= cử tri trong danh sách (2.100): Đúng

+ Số phiếu phát ra (1.950) = số cử tri tham gia bỏ phiếu (1.950).

+ Tổng phiếu bầu cho các ứng cử viên là 5.700 <= 3 x 1.900 = 5.700 phiếu

+ Phân loại phiếu: Số phiếu hợp lệ 1900. Số phiếu thực tế cho các ứng cử viên:

Ông (bà) A: 1.600 phiếu; Ông (bà) B: 1.350 phiếu; Ông (bà) C:1.200 phiếu; Ông

(bà) D: 850 phiếu; Ông (bà) E: 700 phiếu. Tổng cộng : 5.700 phiếu. Trong đó:

Tổng số phiếu hợp lệ 1.900 = tổng số phiếu bầu 1.900 (bầu đủ số đại biểu

được bầu là 3 đại biểu). Trong đó: Phiếu bầu 1 đại biểu 0 x 1 = 0; Phiếu bầu 2 đại

biểu 0 x 2 = 0; Phiếu bầu 3 đại biểu 1.900 x 3 = 5.700 phiếu. Tổng cộng: 5.700

(Số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên nhỏ hơn hoặc bằng số phiếu hợp lệ).

(Như vậy kết quả kiêm phiếu đã làm đúng).

4.3. Niêm phong và quản lý phiếu bầu sau khi kiểm phiếu

a) Sau khi kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu, Tổ bầu cử tiến hành

niêm phong phiếu bầu cử theo từng loại phiếu bầu đại biểu Quốc hội, phiếu bầu đại

biểu HĐND các cấp, trong đó chia riêng số phiếu bầu cử hợp lệ và số phiếu bầu cử

không hợp lệ.

b) Toàn bộ số phiếu bầu đã được niêm phong phải được Tổ bầu cử cho vào

hòm phiếu và làm thủ tục niêm phong hòm phiếu có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký

Tổ bầu cử gửi UBND cấp xã.

5. Lập cac biên bản: Tổ bầu cử lập 05 loại sau:

5.1. Biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV

và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (mẫu số 34/HĐBC)lập thành 06

bản, gửi đến: Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, cấp

huyện, cấp xã; UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã.

5.2. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (mẫu số

20/HĐBC-QH) lập thành 04 bản, gửi đến: UBND, Ban Thường trực Ủy ban

MTTQVN cấp xã, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử tỉnh.

5.3. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND tỉnh (mẫu số

25/HĐBC-HĐND) lập thành 04 bản, gửi đến: Ủy ban bầu cử tỉnh, Ban bầu cử đại

biểu HĐND tỉnh, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã.

5.4. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện (mẫu số

25/HĐBC-HĐND) lập thành 04 bản, gửi đến: Ủy ban bầu cử cấp huyện, Ban bầu cử

đại biểu HĐND cấp huyện, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã.

Page 10: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

10

5.5. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp xã (mẫu số

25/HĐBC-HĐND) lập thành 03 bản, gửi đến: Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã,

UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã.

* Một số lưu ý khi lập biên bản

- Việc tính và ghi tỷ lệ phần trăm (%) trong các biên bản kết quả bầu cử được

xác định đến số ở hàng thập phân thứ hai (chữ số thứ hai sau dấu thập phân) và được

làm tròn số để bảo đảm tổng tỷ lệ phần trăm của các tiêu chí, thành phần là 100%.

Nếu chữ số thứ ba sau dấu thập phân là từ 5 trở lên thì được làm tròn thêm 01 đơn vị

vào chữ số thập phân ở hàng thập phân thứ hai. Ví dụ 89,566% thì được làm tròn

thành 89,57%.

- Biên bản phải được ghi đầy đủ các nội dung còn để trống trong biên bản. Những

nội dung không có phải ghi rõ chữ “không” và gạch chéo phần để trống chưa viết.

- Các số liệu trong biên bản, thống kê phải rõ ràng, chính xác; nhất thiết

không được tẩy xoá trên biên bản.

- Biên bản, biểu thống kê phải có đủ chữ ký và đóng dấu (theo các mẫu quy định).

III. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU NGÀY BẦU CỬ

1. Sau khi kết thúc bầu cử, Tổ bầu cử có trách nhiệm bàn giao các loại phiếu

bầu cử, biên bản, tài liệu liên quan đến công tác đến UBND cấp xã để bảo quản và

lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Thời gian lưu trữ ít nhất là 05 năm

đối với phiếu bầu cử và 10 năm đối với các tài liệu khác.

2. Bàn giao con dấu của Tổ bầu cử, dấu “Đã bỏ phiếu” cho UBND cấp xã để

chuyển cho cơ quan có thẩm quyền lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con

dấu bầu cử.

3. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ

chức phụ trách bầu cử cấp trên.

4. Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).

B. BAN BẦU CỬ

I. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

1. Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử theo quy định để cấp phát cho các

Tổ bầu cử.

2. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bầu cử của Tổ bầu cử

thuộc Ban bầu cử: Tuyên truyền về công tác bầu cử; Sự biến động của cử tri; Tài

liệu bầu cử; Các phương tiện vật chất, kỹ thuật và điều kiện bảo đảm cho công tác

bầu cử; …

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các

Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến.

III. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG NGÀY BẦU CỬ

1. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bầu cử của Tổ bầu cử

thuộc Ban bầu cử.

2. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu Hội

Page 11: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

11

đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của UBBC cùng cấp.

3. Lập Biểu tổng hợp kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ

2021-2026 của Tổ bầu cử (biểu trung gian, mẫu số 25a/HĐBC-HĐND).

4. Lập Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, cấp huyện, cấp

xã (mẫu số 26/HĐBC-HDND);

4.1. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã: lập thành 05 bản, gửi đến: Ủy ban

bầu cử, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam

cấp xã, Ủy ban bầu cử cấp huyện;

4.2. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện: lập thành 06 bản, gửi đến: Ủy ban

bầu cử, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam

cấp huyện, Ủy ban bầu cử tỉnh (Sở Nội vụ);

5.3. Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh: lập thành 04 bản, gửi đến: Ủy ban bầu

cử, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

5. Lập Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (mẫu số

21/HĐBC-QH): Ban bầu cử đại biểu Quốc hội lập thành 03 bản, gửi đến: Hội đồng

bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử tỉnh, Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh.

III. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU NGÀY BẦU CỬ

1. Nhận tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ

bầu cử.

2. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của

Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử cùng cấp.

3. Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến UBBC tỉnh; chuyển

hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu HĐND đến UBBC cùng cấp.

4. Bàn giao các loại phiếu bầu, biên bản, tài liệu liên quan đến công tác bầu

cử đến UBND cùng cấp để bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

5. Bàn giao con dấu của Ban bầu cử cho UBND cùng cấp để chuyển cho cơ

quan có thẩm quyền lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận con dấu bầu cử.

6. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ bầu cử của Tổ bầu cử

thuộc Ban bầu cử.

7. Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND cùng cấp

(nếu có).

C. UỶ BAN BẦU CỬ CÁC CẤP

I. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

1. Trong việc bầu cử đại biêu HĐND, UBBC tỉnh, câp huyện, câp xã thực

hiện cac công việc sau:

1.1. Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và

đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; kiểm tra đôn đốc việc thi hành pháp

luật về bầu cử đại biểu HĐND;

1.2. Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử HĐND ở cấp mình;

Page 12: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

12

1.3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử ở địa phương;

1.4. Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong

cuộc bầu cử đại biểu HĐND ở địa phương;

1.5. Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu HĐND từ UBND cùng cấp và phân

phối cho Ban bầu cử cùng cấp;

1.6. Chỉ đạo tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử, tổng hợp kết quả bầu

cử cho Ban bầu cử, Tổ bầu cử, những người làm công tác bầu cử;

1.7. Kiểm tra các nội dung công việc và các điều kiện vật chất cần thiết khác

phục vụ công tác bầu cử;

1.8. Xử lý các tình huống phát sinh khác trong quá trình tổ chức bầu cử;

1.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu

HĐND của Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp mình, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu

cử đại biểu HĐND cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến.

2. Trong việc bầu cử đại biêu Quôc hội, UBBC tỉnh thực hiện cac công

việc sau:

2.1. Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị

bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật

về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử;

2.2. Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại

biểu Quốc hội ở địa phương;

2.3. Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong

cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;

2.4. Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ UBND tỉnh và phân phối

cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội;

2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại

biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về

bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến.

II. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG NGÀY BẦU CỬ

1. Đôi với UBBC câp xã

1.1. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và

đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội

đồng bầu cử Quốc gia hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban bầu cử cấp tỉnh, cấp huyện;

1.2. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tổng hợp về kết quả bầu cử theo quy

định;

1.3. Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND ở

từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã gửi đến;

1.4. Lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã (mẫu số

27/HĐBC-HĐND): lập thành 05 bản, gửi đến: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ

ban MTTQVN cấp xã, Ủy ban bầu cử cấp huyện và Ủy ban bầu cử tỉnh;

Page 13: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

13

1.5. Lập Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp xã (mẫu số

28/HĐBC-HĐND): lập thành 05 bản, gửi đến: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ

ban MTTQVN cấp xã, Ủy ban bầu cử cấp huyện và Ủy ban bầu cử tỉnh;

1.6. Báo cáo tình hình và kết quả sơ bộ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu HĐND cấp xã (mẫu số 29/HĐBC-X) lập thành 02 bản, gửi đến: Ủy ban bầu cử

cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh;

1.7. Lập biểu thống kê sơ bộ kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu HĐND cấp xã (mẫu số 30/HĐBC-X) lập thành 02 bản, gửi đến: Ủy ban bầu cử

cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh.

2. Đôi với UBBC câp huyện

2.1. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và

đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội

đồng bầu cử Quốc gia hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban bầu cử tỉnh;

2.2. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tổng hợp về kết quả bầu cử theo quy

định;

2.3. Chỉ đạo việc lập các biểu trung gian tổng hợp do UBBC cấp xã gửi đến

đối với bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn cấp huyện;

2.4. Nhận và kiểm tra Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND ở

từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện gửi đến;

2.5. Lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện (mẫu số

27/HĐBC-HĐND): lập thành 07 bản, gửi đến: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ

ban MTTQVN cấp huyện; HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN

tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh;

2.6. Lập Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện (mẫu số

28/HĐBC-HĐND): lập thành 07 bản, gửi đến: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ

ban MTTQVN cấp huyện; HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN

tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh;

2.7. Báo cáo tình hình và kết quả sơ bộ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu HĐND cấp huyện (mẫu số 29/HĐBC-H): lập thành: 02 bản, gửi đến: Ủy ban

bầu cử tỉnh, Sở Nội vụ (Tổ tổng hợp);

2.8. Lập biểu thống kê sơ bộ kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu HĐND cấp huyện (mẫu số 30/HĐBC-H) ): lập thành: 02 bản, gửi đến: Ủy ban

bầu cử tỉnh, Sở Nội vụ (Tổ tổng hợp).

3. Đôi với UBBC câp tỉnh

3.1. Trong việc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh:

a) UBBC tỉnh thực hiện các nội dung tương tự như đối với UBBC cấp huyện

(quy định tại điểm 2.1, 2.2, 2.3, 2.4);

b) Lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh (mẫu số 27/HĐBC-

HĐND): lập thành 06 bản, gửi đến: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ ban

MTTQVN tỉnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban TWMTTQVN;

Page 14: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

14

c) Lập Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh (mẫu số

28/HĐBC-HĐND) thành 06 bản gửi về: HĐND, UBND, Ban Thường trực Uỷ ban

MTTQVN tỉnh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban TWMTTQVN;

d) Lập Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các

cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (mẫu số 31/HĐBC);

đ) Lập Biểu thống kê chính thức kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại

biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (mẫu số 32/HĐBC).

3.2. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, UBBC cấp tỉnh thực hiện các

công việc sau:

a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu

Quốc hội trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại

biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử;

b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc

hội ở địa phương.

c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc

bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương.

d) Nhận và kiểm tra Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của

các Ban Bầu cử đại biểu Quốc hội;

đ) Lập Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (mẫu số

22/HĐBC-QH, do Sở Nội vụ thực hiện): lập thành 04 bản, gửi đến: Hội đồng bầu cử

quốc gia, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Uỷ

ban MTTQVN tỉnh;

e) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội

theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia.

III. NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN SAU NGÀY BẦU CỬ

1. Trong việc bầu cử đại biêu HĐND, UBBC tỉnh, câp huyện, câp xã thực

hiện cac công việc sau:

1.1. Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND theo quy định tại

các Điều 79, 80, 81 và 82 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND;

1.2. Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu HĐND;

1.3. Ban hành Nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-

2026 (mẫu số 37/HĐBC-HĐND) kèm theo danh sách những người được xác nhận

đủ tư cách đại biểu HĐND (mẫu số 38/HĐBC-HĐND);

1.4. Trình HĐND khóa mới Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND và

kết quả xác nhận tư cách đại biểu HĐND cùng cấp được bầu;

1.5. Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu

HĐND cho Thường trực HĐND cùng cấp khóa mới;

1.6. Bàn giao các loại phiếu bầu cử, biên bản, tài liệu liên quan đến công tác bầu

cử đến UBND cùng cấp để bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Page 15: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

15

1.7. Bàn giao con dấu cho UBND cùng cấp để chuyển cho cơ quan có thẩm

quyền lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử.

1.8. Tham mưu cho UBND cùng cấp tổng kết công tác bầu cử đại biểu HĐND

trên địa bàn; lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực

hiện cuộc bầu cử đề nghị UBND khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp trên

khen thưởng.

2. Trong việc bầu cử đại biêu Quôc hội, UBBC tỉnh thực hiện cac công

việc sau:

2.1. Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến

Hội đồng bầu cử quốc gia;

2.2. Tổ chức bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của

Hội đồng bầu cử quốc gia;

D. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO KẾT QUẢ BẦU CỬ

I. TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

Tổ bầu cử, Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử các cấp tổng hợp báo cáo tình hình về

công tác chuẩn bị bầu cử theo nhiệm vụ đã được phân công.

II. TRONG NGÀY BẦU CỬ

Căn cứ vào báo cáo của các Tổ bầu cử, Uỷ ban bầu cử cấp xã tổng hợp, báo cáo

Uỷ ban bầu cử cấp huyện (qua Phòng Nội vụ các huyện, thành phố, Ban Tổ chức - Nội

vụ huyện); Ủy ban bầu cử cấp huyện tổng hợp và báo cáo Uỷ ban bầu cử tỉnh (qua Sở

Nội vụ) theo tiến độ 2-3giờ một lần (không kể những tình huống đột xuất) về các nội

dung sau:

1. Báo cáo lần 1: Từ 7 giờ 30 phút đến 9 giờ 30 phút

1.1. Tình hình tổ chức khai mạc bầu cử: số Khu vực bỏ phiếu khai mạc trước

07 giờ, khu vực bỏ phiếu khai mạc sớm nhất, số cử tri dự khai mạc. Số Khu vực bỏ

phiếu khai mạc sau 07 giờ hoặc chưa khai mạc (lý do);

1.2. Công tác tuyên truyền cổ động;

1.3. Tình hình bỏ phiếu ở các khu vực bỏ phiếu sau khai mạc;

1.4. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Báo cáo lần 2 từ 9 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút

2.1. Diễn biến của cuộc bầu cử, số cử tri đi bầu và tiến độ cử tri đã đi bầu, tỷ

lệ cử tri đi bầu;

2.2. Khu vực bỏ phiếu có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất, số khu vực bỏ phiếu có

tỷ lệ cử tri đi bầu thấp (nêu cụ thể);

2.3. Dư luận trong nhân dân về cuộc bầu cử;

2.4. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội;

2.5. Những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.

3. Báo cáo lần 3 từ 12 giờ đến 15 giờ

Page 16: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

16

3.1. Diễn biến của cuộc bầu cử, số cử tri đi bầu, tiến độ cử tri đã đi bầu, tỷ lệ

cử tri đi bầu;

3.2. Khu vực bỏ phiếu có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất, số khu vực bỏ phiếu có

tỷ lệ cử tri đi bầu thấp (nêu cụ thể);

3.3. Tình hình phiếu bầu (dự đoán thiếu, đủ phiếu bầu ở khu vực bỏ phiếu);

3.4. Dư luận trong nhân dân về cuộc bầu cử;

3.5. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội;

3.6. Những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.

4. Báo cáo lần 4 từ 15 giờ đến 17 giờ

4.1. Tổng số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ cử tri đi bầu (chú ý thời điểm này rất quan trong);

4.2. Số Khu vực bỏ phiếu đã có 100% cử tri đã đi bầu;

4.3. Số xã, phường, thị trấn đã có 100% cử tri đi bầu (nêu tên cụ thể);

4.4. Số Khu vực bỏ phiếu có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp. Nếu có khu vực bỏ phiếu tỷ

lệ cử tri đi bầu dưới 50% hoặc khu vực bỏ phiếu có thể phải kéo dài thêm thời gian bầu

cử, các đơn vị phải báo cáo Uỷ ban bầu cử cấp huyện để có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn;

4.5. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

4.6. Những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn (yêu cầu phải báo cáo rõ

khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử nào thuộc xã, phường, thị trấn).

5. Báo cáo lần 5: từ 17 giờ đến 20 giờ

5.1. Tình hình chung của cuộc bầu cử, tổng số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ cử tri đi bầu;

5.2. Số Khu vực bỏ phiếu đã kết thúc cuộc bầu cử;

5.3. Số Khu vực bỏ phiếu đã tiến hành kiểm phiếu;

5.4. Số Khu vực bỏ phiếu sẽ phải kéo dài thời gian bầu cử (nêu cụ thể);

5.5. Những Khu vực bỏ phiếu có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp;

5.6. Những Khu vực bỏ phiếu có số phiếu thu vào nhiều hơn số cử tri đi bầu

(nếu có phải báo cáo ngay với Uỷ ban bầu cử cấp huyện để kịp thời báo cáo về Uỷ

ban bầu cử tỉnh trước khi kiểm phiếu);

5.7. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các diễn biến khác (nếu có).

6. Báo cáo lần 6: Từ 20 giờ đến 24 giờ

6.1. Tình hình chung về cuộc bầu cử;

6.2. Việc kiểm phiếu của các Khu vực bỏ phiếu (số Khu vực bỏ phiếu, xã,

phường, thị trấn đã hoàn thành việc kiểm phiếu, số khu vực bỏ phiếu chưa tiến hành

kiểm phiếu (lý do);

6.3. Những Khu vực bỏ phiếu có số phiếu thu vào nhiều hơn số cử tri đi bầu

(nếu có phải báo cáo ngay với Uỷ ban bầu cử huyện, thành phố; để kịp thời báo cáo

về Uỷ ban bầu cử tỉnh trước khi kiểm phiếu);

6.4. Các diễn biến khác về bầu cử.

Page 17: UBND tØnh nam ®Þnh - sonoivu.namdinh.gov.vn

17

III. SAU NGÀY BẦU CỬ

Tổ bầu cử, Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử cấp huyện, cấp xã tổng hợp kết quả

bầu cử theo nhiệm vụ được phân công và theo Hướng dẫn số 1036/HD-SNV ngày

28/4/2021 của Sở Nội vụ bảo đảm chính xác, kịp thời về kết quả bầu cử đại biểu

Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn

tỉnh. Sau khi các tổ chức phụ trách công tác bầu cử báo cáo, Ủy ban bầu cử tỉnh (Sở

Nội vụ) tổng hợp, báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia.

Lưu ý: Trong ngày bầu cử, thường trực Ủy ban bầu cử tỉnh tiếp nhận thông tin

báo cáo, phản ánh về bầu cử của các huyện, thành phố, các Ban bầu cử, Tổ bầu cử

gửi đến trong ngày bầu cử:

- Số máy Fax: 02283.630.228;

- Số máy điện thoại:

+ Ông Triệu Đức Hạnh, Giám đốc Sở Nội vụ - Thư ký Uỷ ban bầu cử tỉnh,

ĐT: 0359.228.542.

+ Ông Đoàn Trọng Tuệ, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền Sở Nội vụ,

ĐT: 0912.978.245.

Trên đây là Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện trước,

trong và sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp

nhiệm kỳ 2021-2026; đề nghị UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn

quan tâm chỉ đạo để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các

cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả, bảo đảm dân chủ, đúng luật,

an toàn, tiết kiệm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị

phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ (qua phòng Xây dựng chính quyền) để hướng dẫn,

tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận: - Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh;

- Uỷ ban bầu cử tỉnh; để báo cáo)

- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;

- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;

- Các Ban bầu cử Quốc hội, HĐND tỉnh;

- Uỷ ban bầu cử các huyện, thành phố;

- Huyện ủy, Thành uỷ, HĐND, UBND các huyện, thành phố;

- Ủy ban MTTQVN các huyện, thành phố;

- Phòng Nội vụ các huyện, thành phố;

- Ban Tổ chức - Nội vụ huyện Vụ Bản;

- Công chức, viên chức Sở Nội vụ theo dõi bầu cử;

- Tổ bầu cử;

- Lưu: VT, XDCQ (TQ 02b).

GIÁM ĐỐC

Triệu Đức Hạnh