198
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VŨ NGC HOÀNG LμNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH TRONG HéI NHËP QUèC TÕ LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TCHÍNH TRMã s: 62 31 01 02 Người hướng dn khoa hc: PGS.TS. NGÔ TUN NGHĨA PGS.TS. ĐOÀN XUÂN THY HÀ NI - 2016

LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

  • Upload
    ngonhu

  • View
    225

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC HOÀNG

LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH

TRONG HéI NHËP QUèC TÕ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ TUẤN NGHĨA PGS.TS. ĐOÀN XUÂN THỦY

HÀ NỘI - 2016

Page 2: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vũ Ngọc Hoàng

Page 3: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 6

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế 6

1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế 10

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và vấn đề đặt ra 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 21

2.1. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế 21 2.2. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và các nhân

tố ảnh hưởng 40 2.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc

tế của một số tỉnh và bài học cho tỉnh Nam Định 57

Chương 3: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 68

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và các nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế 68

3.2. Thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế trong giai đoạn 2010-2015 72

3.3. Đánh giá chung về làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế 92

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 114

4.1. Dự báo các nhân tố mới tác động đến làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế 114

4.2. Phương hướng tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế 120

4.3. Giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế 127

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 161

Page 4: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

DANIDA : Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế đan Mạch

GDP : Thu nhập quốc dân

HTX : Hợp tác xã

JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KT-XH : Kinh tế - xã hội

LN : Làng nghề

LNTT : Làng nghề truyền thống

NTCTT : Nghề thủ công truyền thống

SDC : Bộ Hợp tác phát triển Thụy Sĩ

SIDA : Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển

TCMN : Thủ công mỹ nghệ

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TP : Thành phố

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBND : Uỷ ban nhân dân

USD : Đô la Mỹ

WCCI : Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Trang

Bảng 3.1: Các làng nghề truyền thống phân bố theo địa bàn hành chính

huyện và thành phố (đến tháng 06 năm 2015) 75

Bảng 3.2: Các làng nghề truyền thống từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2015 76

Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh

Nam Định giai đoạn 2010-2015 79

Bảng 3.4: Các mặt hàng xuất khẩu qua các năm của tỉnh Nam Định từ

năm 2010-2015 80

Bảng 3.5: Trình độ lao động trong các làng nghề truyền thống của tỉnh

Nam Định năm 2010 và 2015 83

Bảng 3.6: Số lao động làng nghề của làng nghề truyền thống năm 2015 85

Bảng 3.7: Lao động ở các làng nghề truyền thống ở Ý Yên từ 2010-2014 86

Bảng 3.8: Cơ cấu kinh tế theo GDP ở Nam Định 93

Bảng 3.9: Cơ cấu lao động của tỉnh 94

Bảng 4.1: Vốn đầu tư cho phát triển làng nghề 131

Sơ đồ 2.1: Sự hình thành làng nghề vùng nông thôn 22

Page 6: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Với đặc thù là một nước nông nghiệp, làng nghề truyền thống hiện có vị trí

quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề

truyền thống đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến

bộ khoa học - kỹ thuật, huy động và khai thác tiềm năng về lao động, nguyên vật

liệu và nguồn vốn trong nhân dân để phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo ra nhiều

việc làm, góp phần xoá đói - giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó,

phát triển các làng nghề truyền thống đúng hướng còn tác động đến việc phân

công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, nâng cao thu nhập và đời sống người dân, hội nhập quốc tế.

Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ

trương, chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề truyền

thống được khôi phục và phát triển. Nhiều địa phương trên cả nước đã phát triển

cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới không chỉ

phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước mà còn vươn ra thị trường khu vực và thế

giới trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng, có

nhiều làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp (TTCN); với những sản phẩm

nổi tiếng như: dệt may, nón lá, trạm khắc gỗ, cây cảnh, cơ khí đúc, sơn mài...

trong đó có những sản phẩm đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, được khách

hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Trong những năm qua, quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền

thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích cực vào sự

nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định, đời

sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu

nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ

lệ hộ nghèo… góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn.

Page 7: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

2

Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển làng

nghề truyền thống tỉnh Nam Định hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, phải đối mặt

nhiều khó khăn thách thức như:

- Làng nghề truyền thống phát triển chưa bền vững, đa số vẫn là sản xuất

nhỏ, năng lực trình độ quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất còn hạn chế.

- Người sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định khó tiếp

cận những khoản vay ưu đãi để phát triển sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay

nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng

cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

- Chủng loại sản phẩm tuy đa dạng nhưng chất lượng chưa cao, sản phẩm

đạt trình độ tinh xảo còn ít, chưa có sản phẩm mang tính chủ lực mũi nhọn của

địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm còn bị động, các cơ sở sản xuất hàng xuất

khẩu vẫn chủ yếu phải qua khâu trung gian. Vai trò của các công ty, doanh

nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, với yêu cầu hội nhập ngày càng

sâu rộng trong thời gian tới các sản phẩm làng nghề truyền thống Nam Định sẽ

phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại tại thị trường trong nước, thị

trường khu vực và thị trường quốc tế.

- Hơn nữa, môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện

nay bị ô nhiễm nghiêm trọng điển hình là tại các làng nghề như: Vân Chàng, xã

Nam Giang, Làng Phượng, xã Nam Dương; làng nghề Phong Lộc, phường Cửa

Nam; làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định; làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam

Thanh; làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn - xã Nam Mỹ; làng nghề sản xuất hoa nhựa

Báo Đáp - xã Hồng Quang và làng nghề sơn mài, tre nứa ghép xã Yên Tiến…

- Sức ép của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong điều kiện cách

mạng khoa học và công nghệ có thể bóp chết làng nghề truyền thống…

- Không những thế vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chưa

được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên một số nghề, làng nghề đang

có nguy cơ mai một, thất truyền khi các nghệ nhân cao tuổi không còn nữa.

Nếu những hạn chế nêu trên tiếp tục kéo dài, các làng nghề truyền thống ở tỉnh

Nam Định sẽ không những không phát huy được tiềm năng, thế mạnh, mà thậm chí

Page 8: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

3

còn làm cho các nghề truyền thống bị mai một, nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng

nghiêm trọng tới kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương nhất là khu vực nông

thôn. Vì thế nghiên cứu, đánh giá tìm ra câu trả lời về xu hướng mới cho phát triển

làng nghề truyền thống ở Nam Định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với ý nghĩa đó,

chủ đề: "Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế" được

chọn làm để tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản về

làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế, đánh giá thực trạng làng nghề

truyền thống tỉnh Nam Định thời gian qua và đề xuất giải pháp phát triển trong

xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về làng nghề truyền

thống trong hội nhập quốc tế, đặc biệt nêu bật những vai trò, nhân tố tác động

mới của các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về phát

triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và rút ra những bài học cho

tỉnh Nam Định.

Thứ ba: Nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định

trong quá trình hội nhập quốc tế từ giai đoạn 2010 - 2015, chỉ rõ các thế mạnh,

những hạn chế của làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trước yêu cầu mới

của hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng

nghề truyền thống ở Nam Định đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là làng nghề truyền thống với tư cách là

một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đặc thù trong kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế.

Page 9: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

4

3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: làng nghề truyền thống là vấn đề có phạm vi rộng, bao hàm

nhiều phương diện. Luận án chủ yếu tập trung làm rõ dưới góc độ kinh tế chính

trị đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống với tư cách là loại hình tổ

chức sản xuất kinh doanh truyển thống của một số địa phương tại các nước đang

phát triển, vận động và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các làng nghề truyền thống

đã được hình thành, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực

trạng làng nghề truyền thống ở Nam Định từ năm 2010 đến 2015 và đề xuất giải

pháp phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định đến năm 2025,

tầm nhìn đến năm 2035.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài luân án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

đồng thời tiếp thu, kế thừa phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại.

4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như trừu tượng hoá

khoa học, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so

sánh, thống kê. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực

tế, phỏng vấn sâu trong quá trình nghiên cứu làm rõ chủ đề chính của luận án.

Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá quan

điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra

những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung

và nghiên cứu mới.

Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra

những khái niệm cơ bản như làng nghề, làng nghề truyền thống và luận giải

những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến làng

nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế. Đồng thời sử dụng phương pháp

Page 10: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

5

nghiên cứu đánh giá thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống của một số địa

phương để rút ra bài học cho tỉnh Nam Định.

Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, nhằm làm rõ thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả tích cực, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.

Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh và nhu cầu thị trường quốc tế về sản phẩm làng nghề truyền thống để rút ra những phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới.

5. Những đóng góp về khoa học - Làm rõ vai trò mới của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế là

vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch quốc tế.

- Phân tích, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2015; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu bao gồm: phát triển tự phát, chưa được nhà nước định hướng và hỗ trợ có hệ thống; sản phẩm làng nghề truyền thống (LNTT) có chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng chậm thay đổi, sức cạnh tranh kém, tỷ lệ hàng xuất khẩu còn thấp; du lịch làng nghề chưa phát triển; ô nhiễm môi trường ở một số LNTT đã đến mức nghiêm trọng.

- Đề xuất giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định đến năm 2025 và tầm nhìn 2035 bao gồm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất; Khuyến khích mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch lữ hành; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề truyền thống.

6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.

Page 11: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực còn

nhiều tiềm năng của đất nước. Việc nghiên cứu phát triển làng nghề, làng nghề

truyền thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo

hướng hội nhập quốc tế có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và đã được nghiên cứu,

thảo luận tại nhiều công trình hội thảo, hội nghị ở Việt Nam cũng như trên thế

giới, các công trình đó được thể hiện dưới hình thức chuyên khảo, bài báo trên

các tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu là nhóm công trình cụ thể như:

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

- “Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề” của Trung tâm Khoa học Công nghệ của các Quốc gia không liên kết và đang phát

triển [68] đã báo cáo kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú

trọng đến nâng cấp, hiện đại hóa tân trang kết cấu hạ tầng giúp các làng nghề

phát triển, theo các tác giả tám mươi ba phần trăm người dân Ethiopia sống ở

các vùng nông thôn và kế sinh nhai xuất phát từ nông nghiệp. Chính phủ

Ethiopia đã thông qua chiến lược công nghiệp hoá phát triển nông nghiệp,

đóng vai trò làm khung cho quy hoạch đầu tư nông thôn trong các lĩnh vực:

cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và mở rộng. Kế hoạch phát triển bền

vững và nhanh chóng để chấm dứt đói nghèo: 70% người dân nông thôn được

tổ chức theo hợp tác xã, 200 điểm cung cấp thông tin thị trường cấp huyện và

20 trung tâm đầu cuối ở vùng sâu vùng xa của Ethiopia đã được dựng lên; 25

trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ra đời; 55.000 công nhân được đào tạo;

18.000 trung tâm đào tạo cho nông dân được lập lên; 10 triệu người được đào

tạo; làm giảm khoảng cách đi bộ trung bình trên mỗi con đường xuống còn

3,2 giờ; 8 triệu đường dây điện thoại (cố định, không dây và di động) và tăng

dịch vụ ITC.

Page 12: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

7

Việc mở rộng cơ sở hạ tầng này thực hiện theo cấp số nhân. Thay đổi cách

sống của người nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng được các

thiết bị máy móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại (radio và TV).

- "Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng" của tác giả Đặng Nguyên

Anh, Hoàng Xuân Thành [2] đã báo cáo thành quả của một dự án nghiên cứu với

sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế đan Mạch (DANIDA),

cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy điển (SIDA) và Bộ Hợp tác phát triển

Thụy Sĩ (SDC). Các tác giả chỉ rõ: Mối liên kết giữa các trung tâm đô thị và các

vùng nông thôn được phản ánh bằng mối quan hệ dân số, lưu thông hàng hoá,

tiền tệ và thông tin. Liên kết nông thôn - thành thị có ý nghĩa quan trọng đối với

sự tăng trưởng kinh tế địa phương, sự tiếp cận đến thị trường thành thị có ý

nghĩa sống còn đối với người sản xuất nông sản. Trong khi đó nhiều doanh

nghiệp ở thành phố tồn tại và phát triển trên nhu cầu khách hàng nông thôn. Liên

kết nông thôn - thành thị còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xóa đói

giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn. Các nông hộ thường kết hợp các nguồn thu

nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó những người thân đi ra

thành phố làm ăn có thể gửi tiền về cho gia đình để đầu tư vào sản xuất, cung

cấp thông tin thị trường. Với nhóm người nghèo, tiền gửi về có thể giúp họ trang

trải các chi phí hàng ngày về ăn, mặc, học hành, sức khỏe và trang trải nợ nần.

Ngoài ra tiềm năng liên kết nông thôn - thành thị đối với phát triển kinh tế

và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện trong các kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành trong chiến lược toàn diện về

tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Phát triển nông nghiệp và nông thôn thông

qua thâm canh sản xuất, đa dạng hoá nông nghiệp cùng với việc thúc đẩy thương

mại trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế vẫn là những mục tiêu hàng đầu

trong chính sách. Tuy nhiên, do dân số tăng và quỹ đất có hạn nên sản xuất nông

nghiệp không thể thu hút thêm được lao động. Chiến lược hành động là chú

trọng đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Việc khai

thác hết tiềm năng của liên kết nông thôn - thành thị phụ thuộc nhiều vào sự phối

hợp giữa các ngành, các cấp điạ phương.

Page 13: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

8

Như vậy mục tiêu chính của báo cáo này nhằm:

+ Tìm hiểu chiến lược sinh kế dựa trên mối liên kết nông thôn - thành thị

của các nhóm nông hộ, sự biến đổi trong 15 - 20 năm qua và các yếu tố ảnh

hưởng đến chiến lược sống của hộ gia đình làm nghề thủ công ở nông thôn.

+ Gợi ý một số định hướng chính sách ở các cấp địa phương và quốc gia nhằm

phát huy vai trò của liên kết nông thôn - thành thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế

và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, tránh hiện tượng di cư ra thành phố.

Dưới sự tài trợ của quỹ Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng

đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về việc thương mại hóa nghề thủ công ở tỉnh

Vân Nam. Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của phụ nữ ở huyện miền

núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu truyền thống. Đầu tiên,

họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và thay đổi sao cho phù

hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Sau đó, những người phụ nữ tham

gia dự án sẽ được huấn luyện kỹ thuật gia công, tạo mẫu để có thể sản xuất ra

những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường. Cuối cùng, dự án

đưa ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do những người tham gia dự án thực

hiện; bao gồm: số lượng nguyên vật liệu, thời gian và giá cả có thể tạo thu nhập

cao. Dự án thành công và được chuyển giao đến những huyện vùng núi khác ở

tỉnh Vân Nam. Làng Malutang trở thành một địa phương nổi tiếng về mặt hàng

thêu truyền thống.

- Trở lại lịch sử trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng đã xuất

hiện những công trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử [70]; “Mô hình sản xuất làng xã” [42] và “Xã hội hóa

làng thủ công” của N.H.Noace [43]. Năm 1964, tổ chức WCCI được thành lập,

hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công

truyền thống.

- "Rosearch on Tourism Developmment of Traditional Villaget and the Change of Form" (Nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống và

các thay đổi hình mẫu) của G.Michon và F. Mary [90] nghiên cứu nội dung

chuyển đổi khu vườn LNTT và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông

Page 14: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

9

thôn trong khu vực Bogor, Indonesia. Từ đó, tạo bước đệm để phát triển các làng

nghề nơi đây gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn

LNTT, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông

thôn ở Indonesia.

- "To Establish a Protection System for China’s Famous Villages of

Historic and Cultural Interest" (Để thiết lập một hệ thống bảo vệ Làng lịch sử và

văn hóa của Trung Quốc) của tác giả Liu Peilin [91] đã cho rằng nên thành lập

một hệ thống bảo vệ cho “Làng nổi tiếng của Trung Quốc tham quan lịch sử văn

hóa”. Trong các di sản lịch sử và văn hóa của thế gới, những ngôi làng cổ xưa

của Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng. Ở Trung Quốc, số lượng LNTT là

rất lớn, phân bố rộng rãi và có giá trị lịch sử cao, được ví như “ngọc trai của văn

hóa truyền thống” và “bảo vật quốc gia của bộ sưu tập dân gian”. Tuy nhiên,

việc bảo tồn và phát triển chưa thỏa đáng. Do đó việc cấp thiết trước mắt là lựa

chọn và quyết định một số làng cổ đại diện chi nghiên cứu hộ ngay lập tức và

bảo vệ đặc biệt như “ngôi làng nổi tiếng lịch sử văn hóa của Trung Quốc ”.

Nghiên cứu này xem xét lại các quan niệm về ý tưởng về một hệ thống bảo vệ và

thảo luận về các điều kiện để chấp thuận tình trạng, nội dung, nguyên tắc,

phương pháp và biện pháp bảo vệ cũng như định hướng trong khai thác và phát

triển của chúng. Hệ thống bảo vệ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn hiệu

quả cảnh quan và văn hóa cổ đại.

- "Persistence and Tranformation of Chinese Traditional Villages -

Rethinkinh the Planning of Traditional Settlemetnts" (Sự kiên trì và phát triển

của Trung Quốc về truyền thống làng - Xem xét lại Quy hoạch khu định cư

truyền thống) của MA Hang [92] đã nghiên cứu vấn đề kiên trì và chuyển đổi

của làng nghề truyền thống Trung Quốc đồng thời xem xét lại các kế hoạch của

khu định cư truyền thống. Tác giả đã tiến hành trình bày các ký tự quy hoạch

không gian cơ bản của ngôi làng cổ của Trung Quốc, bài báo tập trung vào phân

tích cơ bản các yếu tố xã hội, văn hóa, và tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình đô

thị hóa và toàn cầu hóa. Biến đổi sắc bén của cơ cấu kinh tế mang lại tác động

tiêu cực đến phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc. Vì vậy, tác giả đã

Page 15: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

10

nghiên cứu và chỉ ra được năm khía cạnh giá trị của các làng nghề truyền thống

của Trung Quốc cần được gìn giữ và bảo tồn, để hướng tới khôi phục và phát

triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc hiện nay.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án ở trong nước

có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau

và hướng giải quyết các mục tiêu khác nhau đối với làng nghề truyền thống nói

chung ở Việt Nam được chia thành các nhóm cụ thể như sau:

* Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp, nghề cổ truyền và vấn đề môi trường gắn với các làng nghề:

-“Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần ở đô thị Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Hữu Lực [38] đã lược thuật khái

niệm tiểu, thủ công nghiệp, làm rõ vị trí, vai trò và một số đặc điểm của TTCN ở

đô thị trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đồng thời, khái quát tình hình

và kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những

kết luận về phát triển TTCN ở nước ta và đề ra những giải pháp khả thi nhằm phát

triển TTCN ở đô thị nước ta trong thời gian tới.

- “Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng” của Đặng Lê Nghị [41] đã tập

trung phân tích làm rõ về đặc điểm, tính chất, vai trò lịch sử của thủ công

nghiệp và đánh giá một cách sát thực thực trạng thủ công nghiệp làm chủ

nhiệm. Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ về đặc điểm, tính chất, vai trò lịch

sử của thủ công nghiệp và đánh giá một cách sát thực thực trạng thủ công

nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng với số liệu tương đối phong phú. Từ những

vấn đề đặt ra mà thủ công nghiệp đồng bằng sông Hồng phải giải quyết, đề tài

đã đưa ra 9 điểm giải pháp cơ bản để phát triển thủ công nghiệp đồng bằng

sông Hồng thời gian tới.

- Các công trình: “Nghề cổ truyền nước Việt” của Vũ Từ Trang [66]; "Làng

nghề thủ công truyền thống Viêt Nam" của Bùi Văn Vượng [88]. Các tác giả đã

Page 16: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

11

đề cập một cách tổng quát về các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam

trong quá khứ cũng như hiện tại. Đồng thời trong đó các tác giả cũng thể hiện sự

trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đứng trước sự thăng trầm của lịch sử.

- “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công

nghiệp hóa nông thôn Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

[11] đã xác định làng nghề Việt Nam dựa theo 2 tiêu chí: (I) Có trên 20% số hộ

trong làng tham gia sản xuất thủ công, (II) chính quyền xã công nhận nghề thủ

công đó có ý nghĩa quan trọng đối với làng. Đóng góp có ý nghĩa phương pháp

luận của công trình là sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu. Thông

qua tiến hành điều tra theo 3 mẫu phiếu trên 9.400 xã tại 61 tỉnh thành. Thời gian

điều tra từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2002. Mẫu 1 xác định các thông tin cơ bản

về từng xã, từng làng nghề. Mẫu 2 thu thập các thông tin chi tiết về từng làng

nghề được điều tra. Mẫu 3 làm rõ hoạt động của các doanh nghiệp và các hợp tác

xã sản xuất và kinh doanh hàng thủ công trên địa bàn các xã. Tiến hành các dự

án thí điểm song song với nghiên cứu, tổ chức 7 cuộc hội thảo, thảo luận theo

chuyên đề để nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tổ chức các

cuộc thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Lựa chọn thực hiện dự án thí

điểm tại 4 tỉnh, đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam và khu vực miền núi. Nghiên

cứu công phu về quy hoạch tổng thể, phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam

và kết quả đạt được.

+ Lập bản đồ ngành nghề thủ công trên toàn quốc.

+ Phân bổ các làng nghề tại vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc,

đông Bắc, Nam Trung Bộ, đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đánh giá hiện trạng các mặt hàng thủ công như: Cói, sơn mài, chạm khắc đá,

nghề làm giấy dó, nghề in tranh bản gỗ… Thông tin chung cho từng ngành nghề.

+ Đánh giá hiện trạng các vấn đề nguyên liệu, điều kiện làm việc, tài chính vốn…

+ Đặc biệt, đặt vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ công

truyền thống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Sự hỗ trợ trên các phương

diện: hỗ trợ trực tiếp vốn; hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thương mại bình đẳng,

năng lực quản lý kinh doanh…

Page 17: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

12

+ Sơ đồ hóa các ban, ngành, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực ngành nghề

thủ công Việt Nam.

Với số liệu khảo sát công phu, công trình đã đưa ra được những mục tiêu

khá chi tiết và cơ chế thực thi quy hoạch tổng thể ngành nghề thủ công Việt Nam

theo hướng CNH. “Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công

nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam” năm 2002, được coi là cơ sở cung cấp số liệu

về làng nghề cho các công trình nghiên cứu sau này.

- “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi [14] đã nghiên

cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện

pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam. Đề tài đã làm

rõ hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt Nam; hiện trạng môi trường

các làng nghề; ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

làng nghề Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo xu

hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng

nghề; nghiên cứu xây dựng một số chính sách bảo đảm phát triển và cải thiện

môi trường cho làng nghề.

- “Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề” của Vũ

Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa [3] đã trình bày một cách tổng quan những xu

hướng phát triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt

Nam. Phân tích những đặc điểm và tác động của sự phát triển làng nghề phi

nông nghiệp và các làng nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi

trường, đặc biệt là tác động đối với nhóm những hộ nghèo ở nông thôn. Trên cơ

sở phân tích đó, đề xuất những kiến nghị về việc phát triển và quản lý các nghề

phi nông nghiệp và các làng nghề nhằm mục đích giảm nghèo nói riêng, cũng

như đảm bảo sự phát triển nông thôn Việt Nam.

Cùng chủ đề này còn có một số công trình: “Môi trường các làng nghề” Kỷ

của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [8]; “Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Thị Hiền [33]; “Làng nghề

công nghiệp - thủ công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở Nam Định” của Nguyễn Xuân Bách [4]; “Tình trạng ô nhiễm không

Page 18: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

13

khí, đất, nước ở các làng nghề và tác động của nó đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng” của Nguyễn Trí Tiến [61].

* Các công trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của làng nghề và làng nghề truyền thống

- Nhóm các công trình sách nghiên cứu

+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn [36] đã đi sâu phân

tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống

cả những mặt được và chưa được, cũng như vấn đề bức bách đặt ra cần giải

quyết như: Chủ trương, chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất; vấn

đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của

người lao động. Công trình này đã đề xuất được những phương hướng và giải

pháp phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa (CNH, HĐH).

+ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”

của Dương Bá Phượng [45] đã đề cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò

tác động và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Đồng thời,

đi sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề về

lao động, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ của sản phẩm và môi trường trong

các làng nghề. Các quan điểm và phương hướng bảo tồn, phát triển các làng

nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn mang tính khả thi cao và sát thực với

thực tế.

+ “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010” của Trần Công Sách [46]

đã luận giải khá rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LNTT và vai

trò của các chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền

thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phân tích, đánh giá thực trạng

phát triển và tác động của các chính sách và giải pháp của Nhà nước để tiêu thụ

sản phẩm LNTT ở Bắc Bộ. Đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của yếu tố công

nghệ đến kết quả sản xuất kinh doanh. Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp

Page 19: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

14

tục đổi mới hoàn thiện chính sách nhằm tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010.

+ “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

vùng đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Tấn Trịnh [67] đã tập trung đi sâu

phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề mới, gắn

với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng; nhất

là quá trình hình thành làng nghề mới và điều kiện sản xuất kinh doanh, kết quả

sản xuất kinh doanh. Sự tác động của làng nghề mới đối với chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn. Đồng thời, tác giả đề xuất những kiến nghị, phương hướng và

giải pháp, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát

triển làng nghề mới vùng đồng bằng sông Hồng.

+ “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Minh Yến [89] đã hệ thống những vấn

đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm

của khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin và đường lối đổi mới của Đảng Cộng

sản Việt Nam và làm rõ vai trò của làng nghề truyền thống ở nông thôn để phân

tích thực trạng và động thái phát triển của các làng nghề truyền thống ở nông

thôn từ khi đổi mới đến 2003. Khái quát xu hướng vận động của LNTT dưới tác

động của quá trình CNH, HĐH nhằm xây dựng những quan điểm và đề xuất

những giải pháp cơ bản để phát triển LNTT ở nông thôn trước yêu cầu của hội

nhập kinh tế quốc tế.

+ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc

bộ” của Bạch Thị Lan Anh [1] đã nghiên cứu lý thuyết phát triển bền vững, luận

án đã đưa ra kết luận phát triển bền vững làng nghề truyền thống phải đảm bảo

kết hợp các nội dung phát triển bền vững về kinh tế với xã hội và môi trường

phát triển bền vững làng nghề truyền thống đặt trong quy hoạch triển bền vững

nông thôn và vùng kinh tế. Đồng thời xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững

làng nghề truyền thống trên các mặt: tăng trưởng kinh tế ổn định, tiến bộ và công

Page 20: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

15

bằng xã hội, khai thác tối đa các nguồn lực, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên

bảo bệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đề xuất kết quả rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án như sau:

- Đề xuất quan điểm, định hướng và hệ thống đồng bộ 9 giải pháp để giải

quyết mâu thuẫn giữa sản xuất, hiệu quả xã hội và môi trường trong các làng

nghề truyền thống đảm bảo phát triển bền vững làng nghề truyền thống.

- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đã chỉ ra hướng kết hợp với trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật TW sẽ tạo nguồn lực dồi dào với chi phí thấp trong sáng

tạo mẫu thiết kế cho các làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

- Xây dựng định hướng về chiến lược cạnh tranh các sản phẩm làng nghề

truyền thống tập trung khâu thiết kế. Tăng cường mối quan hệ các trường đào tạo

chuyên ngành mỹ thuật với các làng nghề truyền thống.

+ “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của

Nguyễn Lê Thu Hiền năm 2014 [31] đã hệ thống, làm rõ khái niệm, đặc điểm,

vai trò làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong điều kiện mới của đất nước

và thế giới, xây dựng các tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền

thống phục vụ du lịch và nghiên cứu đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống

phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và

một số giải pháp để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du

lịch của địa phương đến năm 2020.

+ “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa” của Mai Thế Hởn và các cộng sự [36] đã tập trung nghiên cứu làm rõ

phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của

LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời, đi

sâu phân tích những kinh nghiệm phát triển LNTT tiểu thủ công nghiệp của một

số nước và rút ra bài học quý báu mà Việt Nam cần quan tâm; đánh giá tiềm

năng, thực trạng của việc phát triển LNTT trong những năm đổi mới và những

hạn chế, thiếu sót cần khắc phục các tác giả đã. Đưa ra những phương hướng và

đề xuất những giải pháp đồng bộ, xác thực nhằm phát triển mạnh mẽ LNTT bao

gồm: Giải pháp lập quy hoạch, kế hoạch phát triển LNTT; giải pháp mở rộng và

Page 21: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

16

phát triển đồng bộ các loại thị trường cho LNTT; giải pháp đa dạng hóa các hình

thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong LNTT; giải pháp chuyển giao công nghệ

thích hợp và đổi mới công nghệ cho LNTT; giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động của các làng nghề.

+ “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay”, của Trần Văn Chử [19] đã hệ thống

và làm rõ vị trí, vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh

hưởng đến sự phát triển thị trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng

bằng sông Hồng; đánh giá tiềm năng, xu hướng phát triển và thực trạng của làng

nghề tiểu thủ công nghiệp, đồng thời nêu lên những khó khăn vướng mắc về thị

trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng ñồng bằng sông Hồng. Đề tài

xác định rõ phương hướng phát triển và các giải pháp để mở rộng thị trường cho

làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng CNH,

HĐH đất nước.

+ “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh [22] đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản

về làng nghề, từ khái niệm, tiêu chí để phân loại và đặc điểm của làng nghề

truyền thống trong nền kinh tế thị trường, đi sâu phân tích vai trò của làng nghề

và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ sở chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, đề tài đã đi

sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng

trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005. Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải

pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các

làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.

+ “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng bắc Bắc Bộ” của Hoàng Văn Châu [15] đã làm rõ được khái

niệm về làng nghề, làng nghề du lịch. Nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và

sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng

Bắc Bộ cả những mặt được và chưa được; đã trình bày rõ quan điểm và mục tiêu

phát triển làng nghề du lịch trong những năm tới để đưa ra giải pháp và kiến nghị

Page 22: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

17

đối với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc

biệt là trong công trình các tác giả đã đề xuất phương án xây dựng các tour du

lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề.

+ “Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng

sông Hồng hiện nay” của Nguyễn Vĩnh Thanh [55] đã tập trung luận giải vai trò

của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống vùng

đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay trên các

khía cạnh: Thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năng của

thương hiệu; quan hệ thương hiệu - sản phẩm trong nền kinh tế thị trường và sự

cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Đánh

giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở

đồng bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thương

hiệu, chiến lược phân phối và quảng bá thương hiệu. Từ thực trạng vấn đề xây

dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, đề tài đã đề xuất phương hướng và giải

pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề ở

vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

+ “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước”

của Lê Đức Viên, Võ Thị Phương Ly [85] đã nêu sơ lược quá trình hình thành

của làng nghề; vài nét về thực trạng trong đó có phân tích kết quả sản xuất kinh

doanh, lao động và thu nhập, nguồn nguyên liệu, sản phẩm, thị trường tiêu thụ,

những chính sách hỗ trợ của nhà nước và phân tích hạn chế và nguyên nhân;

cuối cùng khuyến nghị một số giải pháp phát triển mang tính đột phá.

+ “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia

nhập tổ chức thương mại thế giới” của Vũ Thị Thoa [58] đã phân tích những tác

động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống sau khi

gia nhập WTO. Đồng thời, tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các

làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi gia nhập WTO; từ đó rút

ra những vấn đề cần phải tháo gỡ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc

đẩy sự phát triển các LNTT ở đồng bằng sông Hồng sau khi gia nhập WTO [83].

Page 23: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

18

Ngoài ra, còn có một số công trình như:

- “Một số ý kiến về đảm bảo vốn cho phát triển làng nghề" của Trần Kim

Hào, Nguyễn Hữu Thắng [34] đã nêu bật vai trò làng nghề; thực trạng sự phát

triển LNTT tại Hà Bắc, Nam Hà; thực trạng về vốn tại các làng nghề ở 2 địa

phương trên; đề xuất giải pháp huy động vốn cho phát triển làng nghề.

- “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp” của Nguyễn Thị Hường [37] đã phân tích nguyên nhân dẫn đến chất

lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt tập trung vào nguyên nhân chất lượng nguồn

nguyên liệu.

- “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề” của Hồ Thanh Thủy

[59] đã phân tích các giải pháp tài chính tiền tệ; vai trò của chính sách tài chính

tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đối với các làng nghề.

- “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế” của Vũ Thị Thoa [57] đã phân tích vai trò của các làng

nghề. Phân tích giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề: Giải pháp

nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; giải pháp quy hoạch và

chiến lược phát triển làng nghề ở từng địa phương; tập trung giải pháp hoàn

thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển làng nghề.

- “Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng sông Hồng” của

Nguyễn Thị Ngân [40] đã chỉ ra vai trò của các làng nghề và bốn xu hướng: Xu

hướng kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, xu hướng phát triển gắn cụm

công nghiệp nông thôn, xu hướng khôi phục nghề truyền thống gắn với phát

triển nghề mới và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh.

- “Phát triển làng nghề và vấn ñề bảo vệ môi trường trước hết là nước

sạch” của Ngô Thái Hà [32] đã chỉ rõ vai trò ích lợi của sự phát triển làng nghề;

vấn đề kiểm soát và xử lý phát thải môi trường hiện nay ở các làng nghề; chỉ ra

các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và giải pháp tập trung các làng

nghề theo hướng chuyên môn hóa để dễ xử lý ô nhiễm; giải pháp đề cao vai trò

giám sát của chính quyền cơ sở và nhà nước. Cuối cùng là giải pháp quy hoạch

cụm công nghiệp làng nghề.

Page 24: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

19

- “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững” của Chu Thái Thành [56] đã chỉ ra những đóng góp và thách thức trong

sự phát triển làng nghề hiện nay. Nêu lên những số liệu dẫn chứng các chỉ số

mức độ ô nhiễm và bức xúc môi trường trong làng nghề. Để giải quyết hậu quả ô

nhiễm cần giải quyết các vấn đề sau: chú trọng chính sách phát triển bền vững

làng nghề; quy hoạch không gian làng nghề; tăng cường quản lý môi trường tại

các làng nghề; phát hiện và xử lý các làng nghề gây ô nhiễm; tổ chức thí điểm

triển khai áp dụng sản xuất sạch tại các làng nghề.

Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành,

các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến sự phát triển

của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau.

1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LÀNG

NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải rõ có thể kế thừa trong luận án

Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu LNTT trên nhiều khía cạnh

khác nhau, về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam nói chung, của

các địa phương nói riêng trong những năm gần đây với định hướng và phương pháp

về phát triển làng nghề truyền thống có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả

luận án. Nội dung các nghiên cứu có thể chia thành 3 lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất, đã phân tích khái quát một số vai trò của làng nghề truyền thống

trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong giải quyết việc làm, nâng cao thu

nhập cho người lao động ở các làng nghề truyền thống.

Thứ hai, nghiên cứu về tình hình phát triển thủ công nghiệp và những vấn

đề lớn về môi trường tác động đến làng nghề. Cụ thể là đã đi sâu phân tích sự

phát triển của tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Ngoài ra, nhiều công trình còn nghiên cứu thực trạng về các mặt hàng thủ công,

thủ công mỹ nghệ, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Các công

trình này giúp tác giả luận án nhận biết một cách tổng quan về năng lực của

ngành tiểu thủ công nghiệp và năng lực sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực tiểu

Page 25: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

20

thủ công nghiệp. Giúp cho tác giả nắm được tổng quát mức độ ô nhiễm trong các

làng nghề hiện nay.

Thứ ba, các công trình đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh

đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ,

vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã giúp cho tác giả luận án đánh giá được phần

nào về thực trạng của làng nghề truyền thống khi bước vào kinh tế thị trường,

mở cửa và hội nhập quốc tế với bên ngoài.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhìn chung, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý

luận và thực tiễn về các lĩnh vực phát triển của LNTT, song các công trình trên

chưa đề cập đến các vấn đề.

Một là, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề phát triển LNTT

trên 3 nội dung: kinh tế - xã hội - môi trường gắn với các yếu tố của sự liên kết và

cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, về vai trò mới, các nhân tố ảnh hưởng đến làng

nghề truyền thống. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung

phát triển Làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, các công trình chưa đi sâu vào phân tích thực trạng các làng nghề

truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế và chưa có công trình nào có sự

phân tích toàn diện các thách thức chỉ ra các xu hướng của LNTT trong điều kiện

hội nhập. Các công trình chưa đưa ra các quan điểm có tính hệ thống để LNTT

phát triển theo hướng bền vững mà trong những năm tới cần phải tập trung giải

quyết trong quá trình hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới.

Ba là, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra được những định hướng chiến

lược cho làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế một cách tổng

thể nhằm phát triển bền vững các LNTT trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập

quốc tế.

Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về

phát triển Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập kinh dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội

dung với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước.

Page 26: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

21

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ

2.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống

* Làng nghề và tiêu chí phân định làng nghề

Làng nghề được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo

sự phát triển của lực lượng sản suất của nhân loại, phân công lao động dần được

phát triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản

xuất phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đã dần được phân tách từ nông nghiệp để

trở thành ngành nghề độc lập. Chủ thể của hoạt động sản xuất này ban đầu là các

thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp theo dạng nông dân kiêm thợ

thủ công. Trong quá trình phát triển, tại các đơn vị dân cư ở nông thôn, số người

chuyển sang chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp dần tăng lên,

đội ngũ thợ với quy trình công nghệ thủ công nghiệp được hình thành và mở rộng

đến mức độ nhất định đã tạo cơ sở cho sự xuất hiện của hình thức sản xuất kinh

doanh mới là làng nghề.

Cùng với sự phát triển của phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất

trong các làng nghề được tiếp tục đẩy mạnh sâu hơn. Sản xuất thủ công trong

làng nghề được phân chia nhỏ hơn và từng công việc, động tác riêng biệt được

những người thợ khác nhau phụ trách. Nhờ đó, đã tạo ra điều kiện cho áp dụng

kỹ thuật vào từng khâu công việc trong sản xuất TTCN nhằm tăng khả năng

cạnh tranh của sản phẩm, nhờ đó làng nghề có thể phát triển. Quá trình phát triển

TTCN ở nông thôn là quá trình hình thành các làng thủ công truyền thống, lúc

đầu từ một vài gia đình rồi dần đến cả họ, sau đó phát triển ra cả làng. Trải qua

thử thách của thời gian và những bước thăng trầm của lịch sử một số nghề thủ

công vẫn tồn tại, duy trì phát triển và kế tiếp nhau truyền từ đời này qua đời khác

Page 27: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

22

và đã trở thành những làng nghề thủ công truyền thống, gắn với tên làng, tên xã

của nông thôn Việt Nam.

Vùng sản xuất nông nghiệp Vùng sản xuất nông nghiệp có nghề TTCN

Nghề thủ công xuất hiện phục vụ cho nông nghiệp nhưng chưa

tách khỏi NN

Nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp và tác động trở lại nông nghiệp - làng

nghề xuất hiện Sơ đồ 2.1: Sự hình thành làng nghề Vùng nông thôn

Nguồn: [68].

Thông thường, làng nghề là một khái niệm dùng để phản ánh một không

gian vùng quê nông thôn, trong đó ngoài các chủ thể sản xuất nông nghiệp còn

có các chủ thể sản xuất phi nông nghiệp. Trong làng nghề tồn tại đan xen nhiều

mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở

nông thôn có những nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và

thu nhập so với nghề nông. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp

thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn

một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc

nhiều loại sản phẩm khác nhau” [14].

Như vậy, theo giác độ kinh tế, có thể hiểu làng nghề là hình thức tổ

chức sản xuất kinh doanh đặc thù ở nông thôn, trong đó sự chuyên môn hóa

của các ngành nghề phi nông nghiệp đã đạt tới trình độ nhất định, làm cho

một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp trở thành có vị trí, vai trò quan

trọng, thậm chí là chủ yếu trong đời sống kinh tế của làng.

Làng nghề

Hộ thủ công sản xuất

chuyên môn hoá

Vùng sản xuất thủ

công tập

trung

Vùng sản xuất thủ

công xuất hiện

Thợ thủ công bước đầu

chuyên môn hoá

Một số người kiêm làm

tiểu thủ công

Page 28: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

23

Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn Việt Nam được hình thành

và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm

đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và

nông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền

kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Xét về mặt định lượng, làng

nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và

sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong

tổng dân số của làng.

Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng có thể là cụm các làng

nghề, không bó hẹp trong phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc

một số làng cùng một tiểu vùng, cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng

loại hàng hóa truyền thống hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi

nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội (KT-XH).

Mặt khác, có những địa phương mà tất cả các làng trong xã đều là làng

nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là “xã nghề”. Ngành nghề phi nông

nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi

nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản

xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ

chức kinh doanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...

- Tiêu chí phân loại làng nghề

Làng nghề ở Việt Nam rất đa dạng, ngày nay có thể phân loại làng nghề

theo các tiêu chí sau:

Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề:

- Làng nghề truyền thống;

- Làng nghề mới.

Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: - Làng nghề TTCN như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v..

- Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng,

gia công tái chế sắt thép.v.v..

Page 29: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

24

- Làng nghề xây dựng;

- Làng nghề dịch vụ.

Theo quy mô làng nghề: - Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề

hoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở

đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực

lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;

- Làng nghề quy mô nhỏ là trong phạm vi một làng theo địa giới hành

chính. Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi

nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc.

Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam: - Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm

hàng hoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát

triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển

mạnh trong những năm gần đây.

Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề: - Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề

phi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.

Các tiêu chí xác định làng nghề

Ở Việt Nam, theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành

nghề nông thôn;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời

điểm đề nghị công nhận;

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước [14].

Page 30: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

25

* Nghề truyền thống và đặc trưng của nghề truyền thống Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm của

một cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ này

qua thế hệ khác. Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có

sự phát triển theo lịch sử. Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyền

thống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống.

“Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những

sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay

hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền” [14].

Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật và

công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.

Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và mang

đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, một

dòng họ, một làng, một vùng. Trong những làng nghề truyền thống, đa số người

dân đều hành nghề truyền thống đó. Ngoài ra, họ còn có thể phát triển những

nghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống.

Ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ

bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Do vậy khái

niệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn.

Phân loại nghề truyền thống

Việc phân loại các nhóm nghề mang ý nghĩa tương đối, bởi vì một số

nghề có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộc nhóm khác. Mặt

khác, một số nghề đối với địa phương được coi là nghề truyền thống, nhưng trên

phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là nghề truyền thống. Có nhiều cách phân

loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau:

Phân loại theo trình độ kĩ thuật: - Loại nghề có kĩ thuật đơn giản như đánh sợi, đan võng xã, sản xuất chổi

đót, sản xuất bánh tráng, sản xuất gạch ngói… sản phẩm của những nghề này có

tính chất thông dụng, phục vụ nhu cầu hằng ngày của dân cư nông thôn.

Page 31: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

26

- Loại nghề có kĩ thuật phức tạp như gốm, đúc đồng v.v.. các nghề này

không chỉ có kĩ thuật công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi nhiều ở người thợ sự

sáng tạo và khéo léo. Sản phẩm có giá trị kinh tế, vừa mang tính văn hóa; không

chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Phân loại theo tính chất kinh tế:

- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây

là nghề phụ của hầu hết gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hóa,

chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất công cụ như

cày bừa, liềm hái.v.v..

- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp,

những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kĩ thuật công nghệ và

trình độ tay nghề của người thợ, sản phẩm thể hiện tài năng sáng tạo và sự khéo léo

của người thợ, đặc biệt sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cao

cho người sản xuất, tiêu biểu là: nghề dệt, gốm sứ, kim hoàn...

Tuy nhiên, cách phân loại trên chỉ phù hợp trong điều kiện trước đây,

ngày nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều nghề đã phát triển mạnh. Dựa vào

giá trị sử dụng của các sản phẩm, có thể phân loại các ngành nghề truyền thống

theo các nhóm chính như sau:

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ,

chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc.v.v..

+ Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,

đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ.v.v..

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu,

khâu nón.v.v..

+ Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm bún

bánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản.v.v..

Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

Page 32: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

27

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề

nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của

làng nghề.

* Khái niệm làng nghề truyền thống và tiêu chí xác định làng nghề truyền thống - Khái niệm làng nghề truyền thống

Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai

khái niệm làng nghề và nghề truyền thống nêu trên. “Làng nghề truyền thống là

làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời” [14].

Như vậy có thể hiểu về LNTT là loại hình làng nghề đã hình thành, tồn tại

và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó hoạt động kinh tế chủ yếu gồm có

một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội

ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu

đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ

có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế

xã hội và gia tộc. Các LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của

thời gian nhưng vẫn được duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời

khác. Trong các LNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc

một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy

nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.

- Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống Theo quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề

truyền thống theo quy định. Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí

công nhận làng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công

nhận theo quy định thì cũng được công nhận là LNTT.

* Phân biệt làng nghề mới với làng nghề truyền thống

Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm

gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhập

Page 33: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

28

trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng nghề

truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề

có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và xây

dựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá trình công nghiệp hóa diễn

ra mạnh mẽ ở các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn thuần

chỉ là kĩ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp dụng kĩ

thuật và công nghệ hiện đại như mộc, thịt bò khô, sản xuất gạch, ngói.v.v..

2.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế được hiểu là một làng nghề

truyền thống được xem xét với tư cách là một hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở đó có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ gắn

với thị trường khu vực, quốc tế đồng thời chịu sự tác động của quá trình hội nhập

quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cho các Làng nghề truyền thống những

cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng nảy sinh không ít thách thức cần phải nỗ

lực để quá trình hội nhập ngày càng có hiệu quả và bền vững. Theo đó làng nghề

truyền thống trong hội nhập quốc tế có các đặc điểm sau:

2.1.2.1. Làng nghề truyền thống có quan hệ gắn bó với nông nghiệp và nông thôn trong hội nhập quốc tế

Trong lịch sử lâu dài, các làng nghề truyền thống với tư cách là một hình

thức tổ chức kinh tế có mối quan hệ hai chiều chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn

được thể hiện dưới nhiều mức độ và sắc thái khác nhau. Một nền kinh tế với sản

xuất nông nghiệp là chủ yếu đã tạo điều kiện cho các làng nghề thủ công nảy sinh

và phát triển. Do thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp không chiếm hết toàn

bộ quỹ thời gian lao động, chỉ sử dụng từ 1/3 đến 1/2 thời gian lao động trong

năm. Thời gian lao động ít, năng suất lao động thấp đã ảnh hưởng đến đời sống

của người dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất

nông nghiệp trở thành cấp thiết, cộng với việc dư thừa lao động trong nông nghiệp

đã thúc đẩy các nghề thủ công hình thành và phát triển. Tuy những nghề này chỉ

Page 34: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

29

mang tính chất nghề phụ của người nông dân, nhưng do được chuyên môn hoá

theo sự phân công nhất định nên năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng

lên. Sản phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng, mà

còn dư thừa có thể đem bán trên thị trường. Hoạt động của các nghề thủ công đã

ngày càng gắn liền với quan hệ hàng hoá, tiền tệ, gắn liền với thị trường.

Sự phát triển của các làng nghề đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu cơ bản và

thiết yếu của người dân nông thôn, có tác động tích cực đến sản xuất nông

nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nông dân. Vì

vậy, giữa nghề nông và nghề thủ công nghiệp có mối quan hệ gắn bó, bổ sung

cho nhau. Sự gắn bó này thể hiện ở hai mối quan hệ:

- Một là: quan hệ trong trao đổi tư liệu sản xuất. Làng nghề sản xuất và

cung cấp tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật cho nông nghiệp, còn nông nghiệp là nơi cung cấp nguyên liệu cho làng

nghề. Nông nghiệp được coi là "bàn đạp" để phát triển TTCN trong làng. Hầu

hết nguyên liệu của thủ công nghiệp trong làng do nông nghiệp tạo ra (như chế

biến nông sản, dệt vải, dệt chiếu…).

- Hai là: quan hệ trong đổi tư liệu tiêu dùng, được gắn với quá trình nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân cũng như quá trình hình thành

đô thị hoá nông thôn.

Các cơ sở sản xuất của làng nghề được phân bố tại chỗ trên địa bàn, phục

vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như: Tiêu thụ nguyên vật

liệu, cung cấp vật tư sản phẩm hàng hoá làm ra, thu hút lao động nông thôn, thúc

đẩy sản xuất nông nghiệp và hoạt động dịch vụ cùng phát triển, góp phần tăng

thu nhập cho người dân, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông

thôn và đồng thời chịu sự quản lý hành chính của các cấp chính quyền địa

phương. Vì vậy, sự phát triển các làng nghề tạo nên kết cấu kinh tế đa dạng, bền

vững của kinh tế nông thôn.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, LNTT bị tác động của bởi quá trình

hội nhập quốc tế ngày càng có tính độc lập hơn trong quan hệ đối với nông

nghiệp. Bởi vì, nguyên liệu cho sản xuất của LNTT đa dạng hoá trong đó có cả

Page 35: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

30

sản phẩm của các ngành công nghiệp ở thành thị. Hơn nữa, hiện nay nước ta đã

là thành viên chính thức của WTO, việc thực hiện các cam kết thương mại quốc

tế, đã làm cho nguyên liệu của các làng nghề bị cạnh tranh quyết liệt từ các bạn

hàng nước ngoài. Do tác động của cách mạng khoa học công nghệ, lợi thế tài

nguyên có nguồn gốc trực tiếp từ tự nhiên giảm xuống.

2.1.2.2. Đặc điểm về lao động của làng nghề truyền thống với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

Lao động trong làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ thuật

cao với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với lao động từ

nơi khác đến. Trong lao động hiện nay của làng nghề, trừ một số khâu công việc

hoặc những công việc mang tính bí quyết nghề nghiệp, còn lại là lao động phổ

thông, trình độ thấp, hầu hết là lao động địa phương. Cùng với xu thế mở cửa, hội

nhập và phân công lao động xã hội ngày càng phát triển và giao lưu hàng hoá nên

công nghệ, thiết bị sản xuất của làng nghề cũng thay đổi theo hướng hiện đại. Từ đó

buộc lao động của làng nghề cũng phải được nâng cao trình độ để tạo ra sản phẩm

đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thợ thủ công của làng nghề

phải có sự sáng tạo mới tạo ra những nét độc đáo trong hàng hoá và chủ động nắm

bắt nhu cầu của khách hàng nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Do

đó, lao động của làng nghề không những có sự thay đổi về chất lượng mà còn có sự

biến động sâu sắc về cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Sự biến đổi về chất sẽ

giúp cho lao động làng nghề nhanh chóng thích ứng với điều kiện lao động mới.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngay tại nông thôn cũng xuất hiện nhiều

ngành nghề mới hấp dẫn với những mức thu nhập cao hơn so với các ngành nghề

truyền thống, do đó xuất hiện xu hướng bỏ dần các ngành nghề truyền thống đặc

biệt đối với nguồn nhân lực trẻ, làm cho việc duy trì, phát triển LNTT sẽ phải đối

mặt với nhiều khó khan thách thức hơn.

2.1.2.3. Đặc điểm về thị trường của làng nghề truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các thị

trường yếu tố của các làng nghề truyền thống có nhiều thay đổi:

Page 36: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

31

- Bên cạnh những thị trường cung ứng nguyên vật liệu trong nước đã dần

từng bước hình thành thị trường nước ngoài thông qua sự phát triển của các hoạt

động nhập khẩu nguyên vật liệu, công nghệ… cho các làng nghề truyền thống.

Do vậy, nếu như trước đây việc mua nguyên vật liệu chủ yếu được thực hiện

dưới hình thái trực tiếp, tại chỗ, thì trong điều kiện mới hiện nay công việc cung

cấp nguyên vật liệu cho các làng nghề truyền thống được thực hiện bởi hệ thống

các chủ thể phức tạp, đa dạng, nhiều khâu. Điều này vừa tạo thuận lợi cho sự mở

rộng thị trường yếu tố đầu vào, song cũng có tác động làm tăng chi phí, đặc biệt

là các chi phí trung gian, từ đó đòi hỏi các chủ thể làng nghề truyền thống phải

không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn những ngành nghề truyền thống

phù hợp có hiệu quả cao trong hội nhập.

- Thị trường công nghệ cũng mang đặc tính riêng của nó. Việc tạo ra công

cụ sản xuất là khả năng vốn có của người thợ thủ công, họ có thể làm ra những

công cụ từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình chuyên môn hoá sản xuất đã xuất

hiện những làng nghề, hộ nghề chuyên chế tạo công cụ sản xuất. Như vậy, trong

các làng nghề đã xuất hiện sự phân công lao động một cách tự nhiên. Ngày nay,

trong điều kiện phát triển của khoa học và công nghệ, thị trường công nghệ trong

các làng nghề đã có bước phát triển mới theo kiểu hiện đại hoá công nghệ truyền

thống, thay thế công nghệ thủ công, lạc hậu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao

năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thị trường vốn cho làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu là vốn tự có

của các chủ thể hiện nay với nhu cầu vốn lớn đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải

huy động nhiều nguồn trong đó các ngân hang là chủ yếu bên cạnh các hình thức tín

dụng truyền thống như vay mượn, cho vay lấy lãi, chơi họ, lập phường hội…

- Thị trường sức lao động được hình thành, phát triển và có nhiều yếu tố mới.

Trước đây chủ yếu sử dụng lao động tại địa phương và mang tính chất thời vụ, hầu

hết là những người đi làm thuê chỉ làm vào lúc nông nhàn. Hiện nay ngoài số lao

động nông nhàn, còn có một bộ phận lớn lao chuyên nghiệp và không chỉ có lao

động tại địa phương mà còn được mở rộng sang vùng khác, tỉnh khác.

Page 37: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

32

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Trước đây thị trường tại chỗ, nhưng thị trường tại chỗ cũng kém phát triển do thu nhập thấp và có những sản phẩm thay thế chất lượng tốt giá phù hợp với nhu cầu của người dân. Do đó hiện nay các làng nghề truyền thống phải tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp dể đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường nước, khu vực và quốc tế.

2.1.2.4. Đặc điểm về sản phẩm của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Sản phẩm của LNTT trước đây chủ yếu sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dung. Hiện nay những sản phẩm đó được thay thế bằng những sản phẩm sản xuất công nghiệp trong nước và quốc tế do đó các LNTT phải nghiên cứu sản xuất cài gì cho ai và sản xuất như thế nào có hiệu quả nhất để cạnh tranh bình đẳng với sản phẩm của các cơ sở khác và với sản phẩm nước ngoài. Nhưng đặc điểm sản phẩm của các LNTT đó là sản phẩm được sản xuất ra có sự kết hợp giữa sản xuất hàng loạt với sản xuất đơn chiếc mang bản sắc văn hoá dân tộc. Để có thể đứng vững và phát triển sản phẩm các LNTT phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Vì thế, trong sản xuất các LNTT đã chú ý đến việc nâng cao năng suất lao động, tăng sự đồng đều của sản phẩm, giảm giá thành, thay đổi, hoàn thiện mẫu mã để thích ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tuy sản xuất trong LNTT vẫn là quy mô nhỏ, nhưng do áp dụng máy móc, nên để tránh lãng phí trong việc sử dụng máy móc, thiết bị thì việc sản xuất với khối lượng lớn mới giảm được chi phí sản xuất, mới có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Đồng thời, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường thì việc sản xuất sản phẩm bên cạnh những nét dáng công nghiệp, sản phẩm phải có nét đặc trưng gắn với giá trị văn hoá truyền thống địa phương thông qua công nghệ thủ công, sản xuất đơn chiếc ở một số công đoạn.

2.1.2.5. Đặc điểm về hình thức tổ chức kinh doanh của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Hiện nay, trong LNTT có nhiều các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

khác nhau như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tư nhân,

Page 38: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

33

công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Các hình thức này cùng tồn tại và có tác

động hỗ trợ nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường nhưng do tác

động của quá trình hội nhập quốc tế các sản phẩm làng nghề truyền thống không

chỉ sản xuất ra dấp ứng nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của thị

trường quốc tế. Nhưng hiện nay các đối tác của các LNTT nhập khảu lại cần số

lượng lớn do đòi hỏi các chủ thể sản xuất của LNTT phải được cơ cấu lại theo

hướng giảm số hộ cá thể, tăng số cơ sở như tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty. Có sự

liên kết giữa LNTT với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu

vào, đầu ra, liên kết giữa các công đoạn sản xuất do phát triển chuyên môn hoá.

Các hiệp hội ngành nghề giúp nhau sản xuất kinh doanh, hình thức tổ chức sản

xuất kinh doanh nhiều tầng giữa các công ty với các hộ cũng phát triển mạnh

trong các làng nghề. Sự hợp tác liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh trong các cụm CN - TTCN trong các LNTT ngày càng chặt chẽ hơn,

các công ty có vai trò trung tâm lôi kéo các cơ sở sản xuất nhỏ khác làm vệ

tinh cho mình, điều này đã làm cho sản xuất LNTT phát triển. Việc liên kết

này không chỉ ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho LNTT nhờ bao cung,

bao tiêu bởi doanh nghiệp lớn, mà các cơ sở sản xuất kinh doanh trong LNTT

còn gia công sản xuất một số công đoạn giúp doanh nghiệp lớn mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh mà không cần mở rộng quy mô doanh nghiệp vẫn

nâng cao hiệu quả kinh tế.

2.1.2.6. Đặc điểm về công nghệ của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Trước đây LNTT chủ yếu là sản xuất thủ công bằng kinh nghiệm là chính.

Nhưng hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của sản

xuất trong các LNTT đã tạo nên đặc điểm về công nghệ trong các làng nghề hiện

nay đó là có sự kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với kinh nghiệm, kỹ thuật sản

xuất thủ công. Sự kết hợp này đã đem lại ưu thế đặc biệt quan trọng: tạo ra năng

suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với lao động thủ công, sản phẩm được sản

xuất ra có khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời làm giảm nặng nhọc, độc hại và

nguy hiểm cho người lao động… Vì thế, nhiều LNTT đã nhanh chóng đầu tư thiết

Page 39: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

34

bị mới vào thay thế thiết bị cũ, lạc hậu… Tuy nhiên, sản phẩm thủ công của làng

nghề được hình thành là do sự kết hợp khéo léo của người thợ thủ công với kinh

nghiệm được tích luỹ qua nhiều thế hệ, tích luỹ thành bí quyết nghề nghiệp điều

này đã tạo nên sắc thái riêng có của sản phẩm. Nên ở một số khâu sản xuất ra sản

phẩm người thợ vẫn dùng kỹ thuật thủ công để tạo nên tính truyền thống cho sản

phẩm. Như vậy, sản xuất trong làng nghề truyền thống có sự kết hợp công nghệ

hiện đại ở những khâu nhất định với kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công theo

hướng tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo.

Như vậy những đặc điểm nêu trên của LNTT được xem xét gắn với những

biến đổi của nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang

diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, trong thời gian tới các chính sách của Nhà nước nhằm

phát triển LNTT phải căn cứ vào các đặc điểm của làng nghề để phát huy những

điểm mạnh, giảm bớt những hạn chế để LNTT phát triển một cách bền vững.

2.1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế 2.1.3.1. Góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của

đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế Với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế ở lâu đời nông thôn, hoạt động

của các LNTT chủ yếu dựa trên cơ sở những nguồn vốn, công nghệ và nhân lực

sẵn có, do đó duy trì và phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế có vai trò to lớn

trong khai thác, phát huy những nguồn lực sẵn có đó phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế cho thấy, đa số các

làng nghề truyền thống ở Việt Nam thời gian qua không đòi hỏi vốn đầu tư quá

lớn, bởi vì rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ mà những người thợ

trong các làng nghề có thể tự chế tạo được. Bên cạnh đó, do sản xuất trong các

làng nghề chủ yếu là quy mô nhỏ, yêu cầu về vốn và lao động không lớn nên rất

phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các hộ gia đình vào sản

xuất kinh doanh. Các làng nghề còn có khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng cơ

bản vì không phải đầu tư nhiều vào xây dựng nhà xưởng, kho tàng… Việc sử

dụng ngay diện tích nhà ở, sân vườn, bếp làm nơi sản xuất, quản lý, nhà kho đã

tiết kiệm được khá lớn vốn đầu tư cơ bản là một lợi thế của các làng nghề. Bên

Page 40: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

35

cạnh đó, do đặc điểm sản xuất ở các làng nghề là sử dụng lao động thủ công là

chính nên có khả năng tận dụng nhiều loại lao động, kể cả lao động là trẻ em.

Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã thực sự tạo ra

một chuyển biến quan trọng trong việc tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải

thiện đời sống dân cư. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng quê,

do vậy khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, mà nguồn thu nhập này lại cao

hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ không muốn đi tìm việc nơi khác.

Việc phát triển các làng nghề theo phương châm "ly nông, bất ly hương" không

chỉ có khả năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

mà còn hạn chế được dòng di dân tự do ở nông thôn hiện nay.

2.1.3.2. Làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trong quá trình phát triển, các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích

cực góp phần tăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển

lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông

nghiệp có thu nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh

tế nông thôn không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các

ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.

Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề truyền thống đã có

tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản

xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội

bộ ngành nông nghiệp.

Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề truyền thống cho thu nhập và giá

trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế, năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động

nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là

những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước, khu

vực và thế giới.

Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở

nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác

Page 41: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

36

với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề truyền thống là một quá

trình liên tục, đòi hỏi một sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ

sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa

dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút

nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề truyền thống đạt 60 -

80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 - 40% cho nông nghiệp.

2.1.3.3. Làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của

phát triển LNTT. Đầu tiên làng nghề được hình thành ở những vùng có giao

thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển sẽ làm nảy sinh nhu cầu xây dựng

hệ thống kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển LNTT cùng với việc tăng thu

nhập của người dân đã tạo một nguồn tích luỹ khá lớn và ổn định ngân sách địa

phương cũng như các hộ gia đình. Vì vậy, có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng như đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và

các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ

của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết cấu hạ tầng

nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, là

một trong những điều kiện để khai thác các nguồn lực và lợi thế của từng vùng,

là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu

trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của

dân cư, góp phần giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá

trình đô thị hoá.

Như vậy, khi phát triển đến một mức độ nhất định, làng nghề vừa có nhu

cầu về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho chính làng nghề, vừa có điều kiện

để đáp ứng việc phát triển kết cấu hạ tầng đó. Việc xây dựng các công trình này

đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Page 42: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

37

2.1.3.4. Làng nghề truyền góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn trong hội nhập quốc tế

Với đặc điểm là nước đông dân với hơn 90 triệu người và có tốc độ tăng

lao động tương đối cao. Vì vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống đã tác

dụng tích cực không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội trên phương diện

việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế cho thấy hiện nay lao

động nông nghiệp chiếm trên 50% lao động xã hội, trong khi diện tích đất canh

tác ngày càng thu hẹp, thời gian lao động dư thừa trong nông thôn còn khoảng

1/3 chưa sử dụng nên tình trạng thất nghiệp càng có nguy cơ gia tăng. Trong khi

đó kinh tế nông nghiệp vẫn lạc hậu là chủ yếu, năng suất lao động thấp, nên bản

thân sản xuất nông nghiệp không có khả năng giải quyết lao động dư thừa trong

nông thôn hiện nay.

Vấn đề đặt ra là phải làm sao giải quyết được việc làm cho lực lượng lao

động này, đồng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong điều kiện sản xuất

còn khó khăn. Mặc dù trong những năm vừa qua các cấp chính quyền từ Trung

ương đến địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực giải quyết việc làm cho

người lao động ở nông thôn. Một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược là

phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng,

phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp trong nông thôn. Sự phát triển

của các LNTT không những chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã mà còn thu

hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến. Hiện nay, bình quân mỗi

cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường

xuyên và 10 - 15 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 5 -

7 lao động thường xuyên và 3 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren,

mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 250 - 300 lao động. Nhiều làng nghề thu

hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề [7, tr.15]. Đồng

thời sự phát triển của các làng nghề truyền thống còn kéo theo sự phát triển

nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan đã tạo ra nhiều công ăn việc

làm cho người lao động. Chẳng hạn, nghề chế biến lương thực, thực phẩm tạo

điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ngành sản xuất hàng ngũ kim, ngành tái chế

Page 43: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

38

các sản phẩm… tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom nguyên liệu, phế liệu phát

triển. Ngoài ra các loại dịch vụ tín dụng, ngân hàng cũng phát triển do yêu cầu

sản xuất trong các làng nghề ngày càng tăng.

Sự phát triển các LNTT và làng nghề mới được coi là động lực trực tiếp

giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn. Ở nơi

nào có ngành nghề phát triển thì ở nơi đó có thu nhập cao và mức sống cao hơn

ở các vùng thuần nông. Bình quân thu nhập của một lao động trong hộ chuyên

ngành nghề phi nông nghiệp là 4.000.000 - 4.500.000 đồng/ tháng, ở hộ kiêm

nghề từ 2.000.000 - 2.500.000 đồng/tháng, trong khi đó ở các hộ lao động thuần

nông chỉ có khoảng 500.000 - 720.000 đồng/người/tháng [51, tr.47]. Thu nhập từ

ngành nghề ngày một cao mà nhiều gia đình đã xây dựng được nhà kiên cố và

mua sắm những thứ đắt tiền. Đời sống người làm nghề được cải thiện, những

biểu hiện tiêu cực trong xã hội cũng từ đó dần dần bị đẩy lùi. Thu nhập của cư

dân nông thôn từ khu vực phi nông nghiệp tăng tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trong nông thôn từ thuần nông sang nông - công nghiệp và dần sang nông

nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.

Như vậy, việc phát triển LNTT là một giải pháp quan trọng nhằm khai

thác các nguồn lực ở nông thôn tạo điều kiện cho những người có khả năng làm

những nghề mà họ có ưu thế hơn. Mặt khác, các ngành nghề ở nông thôn phát

triển đã kéo theo nhiều nghề dịch vụ có liên quan, thu hút và tạo thêm nhiều việc

làm mới.

2.1.3.5. Làng nghề truyền thống vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề là một quá trình gìn giữ nét văn

hoá đậm đà bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời có vai trò tạo ra những

sản phẩm độc đáo, đa dạng cho xuất khẩu và cơ sở phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáo của từng

địa phương, từng vùng. Mỗi loại sản phẩm làng nghề được gắn với một địa danh

văn hoá truyền thống, với một phong tục tập quán riêng, độc đáo, được các bàn

tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân tạo nên và được coi là biểu tượng của cái

Page 44: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

39

đẹp mang truyền thống dân tộc. Sản phẩm truyền thống của làng nghề là nét đặc

sắc, biểu trưng cho nền văn hoá cộng đồng làng xã Việt Nam. Vì vậy, các sản

phẩm của làng nghề không còn là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm

văn hoá với tính nghệ thuật cao. Việc khai thác và phát huy tốt lợi thế này chính

là sự bổ sung đáng kể cho sản xuất hàng xuất khẩu, đồng thời tạo ra những điểm

du lịch văn hóa hấp dẫn cho khách du lịch quốc tế.

Trong xu thế hội nhập và mở cửa những năm đổi mới, làng nghề truyền

thống ở Việt Nam đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống

kinh tế, văn hoá, xã hội. Phát triển du lịch làng nghề đã và đang là hướng đi đúng

đắn và phù hợp. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không

chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết

nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo

tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính

được trong ngày một ngày hai. Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp

dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch đầy triển vọng. Bên cạnh

những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và

phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc cần

gắn với việc hiện đại hoá để tăng khả năng sản xuất của sản phẩm. Việc giữ gìn bản

sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi quá trình hiện đại hoá sản xuất làng nghề đi liền với bảo

tồn văn hoá dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp của làng nghề. Qua làng nghề, có

thể hiểu thêm văn hoá của nghề, hiểu thêm về sắc thái văn hoá con người và quê

hương đất nước. Làng nghề truyền thống phát triển còn thu hút khách du lịch, gắn

sự phát triển làng nghề với phát triển văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, từ đó

hình thành tuyến du lịch làng nghề có tính nhân văn cao, tuyên truyền để nhiều

người biết về làng nghề và sản phẩm của làng nghề, góp phần mở rộng thị trường

sản phẩm và tăng thu nhập cho làng nghề từ dịch vụ du lịch.

Tóm lại, việc phát triển làng nghề truyền thống có tác động tích cực đến quá

trình phát triển kinh tế - xã hội và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như chuyển

dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, hạn chế di dân tự do, tăng thu

Page 45: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

40

nhập cho người dân, giảm các tệ nạn xã hội một cách đáng kể (nghiện hút, cờ bạc,

trộm cắp...). Ngoài ra, phát triển làng nghề còn tạo thêm điều kiện để xây dựng kết

cấu hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục, nâng cao đời sống cư dân nông thôn. Đặc biệt

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay phát triển các làng nghề còn có ý

nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc.

2.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh đặc thù được hình thành

và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều LNTT có

xu hướng tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Sự phát

triển LNTT trong hội nhập quốc tế thể hiện sự vận động của LNTT từ thấp đến

cao, từ đơn giản tới phức tạp, có thể biểu hiện thông qua sự gia tăng của số

lượng, quy mô, mức độ phức tạp của kết cấu…của LNTT, đồng thời có thể

biểu hiện thông qua khả năng thích nghi của từng LNTT với các điều kiện mới

của hội nhập quốc tế. Xét theo cách tiếp cận đó, sự phát triển của LNTT trong

hội nhập quốc tế trên địa bàn một địa phương thể hiện thông qua sự vận động

về số lượng, loại hình, quan hệ thị trường và các nguồn lực của LNTT trong

quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.1.1. Sự phát triển của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế thông qua sự thay đổi về số lượng và loại hình

Với tư cách là chủ thể đặc thù của sản xuất kinh doanh, các LNTT trong

hội nhập quốc tế có thể vận động theo hai xu hướng: những LNTT thích nghi

được với những thách thức của hội nhập quốc tế và tận dụng được cơ hội mới

do hội nhập quốc tế mang lại sẽ không những có thể bảo tồn, duy trì, mà còn

không ngừng phát triển. Ngược lại, những LNTT không thể thích nghi với điều

kiện mới sẽ có xu hướng bị loại bỏ dần, làm cho số lượng LNTT trên một địa

bàn địa phương cụ thể giảm xuống. Về cơ bản, việc duy trì sự tồn tại của làng

LNTT đã phần nào thể hiện khả năng thích nghi và phát triển trong điều kiện

hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó, để đánh giá sự phát triển của

Page 46: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

41

LNTT trong hội nhập quốc tế có thể sử dụng trước hết tiêu chí về số lượng

LNTT theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ số này mới chỉ phản ánh một mặt của sự

phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế. Để duy trì và phát triển LNTT với tư

cách là loại hình kinh doanh phải được dựa trên sự duy trì, tồn tại và phát triển

của các nghề truyền thống nhất định, mà trong xu thế hội nhập quốc tế không ít

các nghề truyền thống sẽ bị loại bỏ do sản phẩm không có sức cạnh tranh,

không được thị trường không những nước ngoài mà ngay thị trường trong nước

không chấp nhận, do đó sự phát triển của LNTT trong hội nhập quốc tế sẽ gắn

với sự duy trì và phát triển từng loại nghề, chuyên môn truyền thống nhất định

trên từng địa bàn cụ thể nhất định. Từ đó, sự phát triển của LNTT trong hội

nhập quốc tế còn được biểu hiện ở sự đa dạng của các loại hình LNTT theo các

nghề truyền thống.

2.2.1.2. Sự phát triển của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hội nhập quốc tế tạo điều kiện mới cho sự phát triển của LNTT theo nhiều

phương diện, trong đó nổi bật và rõ nét hơn cả là tạo thuận lợi cho LNTT mở

rộng quan hệ giao lưu với các chủ thể nước ngoài thông qua gia tăng các hoạt

động xuất, nhập khẩu. Nếu như ban đầu, sự hình thành và phát triển của LNTT

gắn với nhu cầu tiêu dùng nội địa, nội vùng về sản xuất và tiêu dùng cá nhân, thì

trong hội nhập quốc tế, những sản phẩm của LNTT có thể hướng tới nhu cầu tiêu

dùng của các thị trường nước ngoài với sự độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa dân

tộc. Do đó, trong quá trình hội nhập quốc tế, những sản phẩm của LNTT được

sản xuất đại trà hướng tới nhu cầu tiêu dùng sản xuất như các nông cụ phục vụ

sản xuất nông nghiệp sẽ dần bị thay thế bởi các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt

là các sản phẩm công nghiệp của nước ngoài có sức cạnh tranh cao, vì vậy, thị

trường đối với những sản phẩm loại này có nguy cơ bị thu hẹp ngay ở phạm vi

trơng nước, trong vùng.

Ngược lại, những sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân có

khả năng đáp ứng những nhu cầu khó tính của các thị trường trong và ngoài

nước vẫn có cơ hội phát triển. Từ đó, sự phát triển của LNTT trong hội nhập

Page 47: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

42

quốc tế có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm

của LNTT trên từng địa bàn theo thời gian.

Bên cạnh đó, cơ hội gia tăng xuất khẩu sản phẩm của LNTT trong hội nhập

quốc tế cũng không đồng đều giữa các loại hình LNTT và theo các thị trường

nước ngoài cụ thể, bởi lẽ mức độ hiểu biết, giao lưu văn hóa thường không đồng

đều giữa các địa phương, dân tộc. Mỗi dân tộc thường gắn với địa phương, quốc

gia và thị trường cụ thể và có bản sắc văn hóa đặc thù, do đó việc mở rộng thị

trường xuất khẩu sản phẩm LNTT không những biểu hiện thông qua sự gia tăng

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu của từng mặt

hàng, mà còn biện hiện thông qua việc duy trì được các thị trường truyền thống

và xâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là thị trường hàng tiêu dùng khó

tính của các nước phát triển.

Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế LNTT có thêm cơ hội để bổ sung các

nguồn lực đầu vào, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu và công nghệ mới hiện đại

thông qua mở rộng hoạt động nhập khẩu.

2.2.1.3. Sự phát triển của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế thông qua sự gia tăng các nguồn lực đầu vào

Cũng như mọi chủ thể sản xuất kinh doanh khác trong kinh tế thị trường và

hội nhập, để tổ chức sản xuất kinh doanh LNTT phải có các yếu tố cần thiết như

vốn, công nghệ, nhân lực… và sự phát triển của LNTT trong hội nhập quốc tế

đòi hỏi phải có sự gia tăng phù hợp của các nguồn lực đó về số lượng, chất

lượng và cơ cấu.

Trong số các nguồn lực đầu vào của LNTT, nguồn nhân lực là quan trọng

nhất. Nhân lực, đặc biệt là nhân lực lành nghề, nghệ nhân là linh hồn của các

nghề truyền thống và LNTT. Nếu không duy trì và phát triển được nguồn nhân

lực lành nghề thì không thể nào có thể bảo tồn và duy trì, phát triển LNTT.

Trong bối cảnh hội nhập, nhiều cơ hội việc làm mới với mức thu nhập cao được

hình thành, trở thành mối quan tâm chủ yếu của lực lượng lao động trẻ, do đó

gây không ít khó khăn cho việc duy trì, phát triển lao động lành nghề và đội ngũ

nghệ nhân của LNTT, từ đó đe dọa sự tồn vong của nhiều nghề truyền thống và

Page 48: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

43

LNTT. Do đó, sự phát triển của LNTT cũng biểu hiện thông qua khả năng duy

trì và phát triển nguồn nhân lực LNTT, trong đó đặc biệt là đội ngũ lao động

lành nghề và nghệ nhân.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Với tư cách là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, LNTT cũng là một

trong những chủ thể tham gia hội nhập quốc tế, do đó sự tồn tại và phát triển của

LNTT chịu tác động từ hai nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm các nhân tố trong

nước và quốc tế.

2.2.2.1. Các nhân tố trong nước

Thứ nhất, khả năng tiếp cận thông tin thị trường của LNTT.

Thị trường các LNTT nước ta trong một thời gian khá dài, khả năng tiếp

cận thị trường với bên ngoài rất hạn hẹp. Sản phẩm sản xuất ra còn mang nặng

tính chất tự cấp, tự túc. Tính chất này không chỉ hạn chế sức mua trên thị trường

hàng hóa tiêu dùng trong thời gian trước mắt, mà cũng hạn chế đến khả năng đầu

tư mở rộng sản xuất của LNTT sau này.

Thị trường xuất khẩu của LNTT có được mở ra nhưng với số lượng không

đáng kể. Bởi vì, yêu cầu chất lượng, mẫu mã và chủng loại rất khắt khe, trong

khi đó, LNTT của chúng ta chưa thay đổi. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ

đó được xuất khẩu sang một số nước phát triển nhưng mức độ chưa nhiều.

Nguyên nhân chính là sản phẩm của chúng ta không phù hợp với khí hậu, thời

tiết của bạn, nên bị nứt vỡ, cong vênh. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường của

ta vẫn còn yếu, không có điều kiện cần thiết để tìm kiếm, nắm bắt thông tin thị

trường. Theo số liệu điều tra của Dự án quy hoạch phát triển ngành nghề thủ

công phục vụ công nghiệp hóa nông thôn của JICA Nhật Bản và Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, có gần 90% làng nghề gặp khó khăn về thông tin

thị trường như thông tin về mẫu mã, giá cả và chất lượng… cho hàng hóa của họ.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và còn có tác

động đến xuất khẩu ra nước ngoài. Thiếu thông tin về thị trường, về bản sắc dân

tộc và văn hóa đặc trưng riêng của từng nước nhập khẩu về thị hiếu của khách

Page 49: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

44

hàng… Do đó, các làng nghề khó mà chủ động trong sản xuất, họ sẽ phải phụ

thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của thương nhân hoặc của khách hàng. Vì thế, khả

năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của LNTT rất hạn chế.

Thứ hai, công nghệ sản xuất rất lạc hậu.

Đa phần các LNTT đều áp dụng các công nghệ truyền thống với đội ngũ

lao động được truyền nghề từ đời này qua đời khác thông qua các thế hệ con

cháu là chủ yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm cũng như mẫu mã

của sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhiều cơ sở sản

xuất và các hộ sản xuất trong LNTT còn sử dụng máy móc cũ, công suất nhỏ,

thậm chí sử dụng cả máy móc thải loại để sản xuất; dẫn đến tình trạng mức chính

xác không cao, tiêu tốn nguyên vật liệu nhiều và nguồn điện rất lớn. Mặc dù

trong những năm gần đây, các LNTT đó tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị

để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, nhưng sự thay đổi này

vẫn diễn ra một cách chậm chạp.

Sở dĩ việc sử dụng các trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu là do đặc thù của các

làng nghề. Hầu hết các cơ sở sản xuất đi lên từ sản xuất nhỏ, ban đầu sản xuất chủ

yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình, họ đã phải tự chế tạo các thiết bị để sản

xuất là chính. Khi nhu cầu hàng hóa ngày một gia tăng, họ mở rộng sản xuất phục

vụ thôn xóm, cộng đồng rồi cho toàn bộ xã hội. Việc mở rộng sản xuất khiến họ

phải đầu tư các thiết bị lớn hơn và nhiều hơn. Nhưng điểm mâu thuẫn là nguồn tài

chính eo hẹp, nên đã buộc họ phải mua các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu về sửa chữa lại

và cải tiến đôi chỗ rồi đưa vào hoạt động. Mặt khác, do trình độ tay nghề của

người lao động không cao, nên cũng không thể sử dụng được các loại máy móc,

trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của LNTT không

cao và phải bán với giá thấp cho phù hợp với túi tiền của người dân, nên họ cũng

không cần đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại vì quá nhiều tiền.

Thứ ba, sức cạnh tranh của hàng hóa thấp.

Sản phẩm của làng nghề truyền thống trước đây chủ yếu sản xuất ra phục

vụ nhu cầu tiêu dùng nên không quan tâm đến thị trường cần cái gì nên sức cạnh

tranh của sản phẩm LNTT rất kém, không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Page 50: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

45

Đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta cũng đang chịu sự cạnh tranh

gay gắt các mặt hàng tương tự từ những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn

Độ, Nhật Bản… Các nước này cũng có nghề truyền thống khá phát triển và khả

năng xuất khẩu của họ rất lớn, do họ có chiến lược đầu tư thích hợp vào công

nghệ và cải tiến sản phẩm. Ngoài ra, do sự phát triển của khoa học, công nghệ

mà các nước này có mặt hàng xuất khẩu như Việt Nam, nhưng sản phẩm của họ

được sản xuất bằng các vật liệu mới, giá rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn và có nhiều

đặc tính tốt hơn hàng Việt Nam.

Thứ tư, chất lượng nguồn lao động thấp.

Trước đây LNTT chủ yếu là sản xuất thủ công kinh nghiệm là chính nhưng

do sự phát triển của khoa học - công nghệ và yêu cầu ngày càng cao của thị trường

trong nước và quốc tế, nên máy móc, thiết bị công nghệ mới và một số ngành

nghề mới đã được đưa vào các làng nghề truyền thống, đòi hỏi người lao động

phải nâng cao trình độ tay nghề luôn học hỏi cập nhật nâng cao trình độ của người

lao động. Nhiều công việc trước đây làm thủ công, nay đã được cơ khí hóa, vừa

nâng cao trình độ của người lao động, vừa làm tăng năng suất lao động, giảm chi

phí sản xuất, tăng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó, sản phẩm

của làng nghề ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề và chất lượng lao động trong các LNTT

vẫn còn nhiều bất cập. Điều này thể hiện rõ nhất là quy mô đào tạo nhỏ lẻ, nội

dung nghèo nàn, tính chất phân tán, tự phát, thiếu quy hoạch, phương pháp

truyền nghề theo kinh nghiệm, chưa kết hợp được với tiến bộ khoa học công

nghệ mới nên chất lượng không cao. Cho đến nay, theo đánh giá của các chuyên

gia, chất lượng lao động trong các làng nghề còn thấp, chưa phù hợp với yêu cầu

của nền sản xuất hàng hóa. Tỷ lệ qua đào tạo nghề (chủ yếu là ngắn hạn) mới đạt

khoảng 15%, trong đó có khoảng 1,5% là nghệ nhân hoặc lao động có tay nghề

cao; 85% còn lại là lao động chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng có hệ thống.

Thứ năm, vấn đề ô nhiễm môi trường.

Làng nghề truyền thống phát triển, góp phần giải quyết công văn việc làm,

tạo thu nhập cho người lao động, song vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc từ

Page 51: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

46

các làng nghề. Nổi bật và đáng lo ngại nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi

trường bị ô nhiễm lại phát sinh từ chính đặc thù hoạt động sản xuất của làng

nghề do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị thiếu đồng

bộ, chắp vá… Một thực tế nữa là do chính sự hiểu biết của người dân còn hạn

chế, không thấy hết được những tác hại của nạn ô nhiễm môi trường do chính họ

gây ra, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng.

Nạn ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí gây ra

bệnh nghề nghiệp rất lớn. Tỷ lệ người dân ở các làng nghề bị mắc các bệnh phổi,

đường ruột, đau mắt hột, thậm chí có thể gây ung thư, giảm trí nhớ… Thêm vào

đó ở các làng nghề hiện nay kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước

chưa được xây dựng đồng bộ, hơn nữa do lượng ôtô ra vào vận chuyển nguồn

nguyên liệu, thành phẩm nhiều, vượt xa so với đường giao thông ban đầu. Chẳng

hạn như ở làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) khi có mưa xuống đó gây ra tình

trạng ngập úng kéo dài, hoặc bụi quá mức cho phép khi trời nắng.

Vấn đề môi trường ở các LNTT đã được các cấp, các ngành quan tâm,

song do tính chất là những cơ sở sản xuất nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, do cơ sở

vật chất nghèo nàn, nguồn vốn hạn hẹp thì việc giải quyết nạn ô nhiễm môi

trường là vấn đề rất nan giải. Do đó, dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng, không

được xử lý đúng quy định đã ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận và sản xuất

nông nghiệp. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải

làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.

Hiện nay, đi đôi với phát triển làng nghề phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp

lý tài nguyên, đồng thời, phải bảo vệ tốt môi trường sinh thái đang là vấn đề cấp

bách được đặt ra. Vì vậy, việc nhận thức rõ vai trò tích cực của nó để từ đó phát

huy và đẩy mạnh làng nghề phát triển sẽ giúp cho việc xây dựng một nền nông

nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế

hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống, dân cư nông thôn nước ta

tiến lên văn minh hiện đại. Có như vậy, mới đạt được mục tiêu đặt ra đến năm

2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Page 52: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

47

2.2.2.2. Tác động của hội nhập quốc tế Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những thách

thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của LNTT.

- Những cơ hội mới chủ yếu cho LNTT của Việt Nam do hội nhập quốc tế

tạo ra bao gồm:

Một là, tạo khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm LNTT. Việc gia

nhập vào các thị trường khu vực và quốc tế trở thành bước ngoặt cho các LNTT

mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra cơ hội lớn trong giao lưu kinh tế văn hoá

giữa các làng nghề của các địa phương và toàn quốc với nước ngoài, làm cho

LNTT trở thành chiếc nôi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ cho thị trường rộng

lớn của thế giới.

Hai là, trong xu thế phát triển của toàn cầu hóa và công nghệ thông tin, thương

mại điện tử trở thành yếu tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp làng nghề khắc

phục hạn chế về không gian, thời gian và những khó khăn trở ngại khác trong tiếp

cận thị trường thế giới, tạo ra cơ hội mới ngày càng rộng mở, thuận lợi để tăng cường

tiếp thị, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng kinh doanh.

Ba là, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt

động thương mại, đầu tư, dịch vụ, tạo cơ hội cho LNTT có thể thu hút vốn, công

nghệ, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển

nhân lực để phát huy lợi thế so sánh của các vùng miền, địa phương trong sản

xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Những thách thức chính đối với các làng nghề truyền thống trong hội

nhập quốc tế bao gồm:

Thứ nhất, thị trường biến động khó lường. Sự vận động và phát triển của thị

trường thế giới diễn ra không ổn định, hậu quả của khủng hoảng tài chính khu

vực và toàn cầu có tác động làm giảm sức mua nói chung của thị trường, gây tác

động tiêu cực rất lớn tới các chủ thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm mang

đậm nét văn hóa như các mặt hàng của LNTT. Thực tiễn tác động của Khủng

hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 cho thấy, không ít doanh nghiệp nhỏ

và vừa với tư cách là chủ thể LNTT của Việt Nam đã lâm nguy, thậm chí đang

Page 53: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

48

đứng trước nguy cơ phá sản, đóng cửa, sản xuất cầm chừng, nhiều hợp đồng bị

hủy bỏ. Thị trường xuất khẩu bị co lại, sức tiêu thụ trên thị trường nội địa giảm

sút gây sức ép tài chính đe dọa sự phá sản của không ít LNTT.

Thứ hai, yêu cầu về chất lượng, thiết kế mẫu mã sản phẩm của thị trường

thế giới ngày càng cao. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng hàng thủ

công mỹ nghệ Việt Nam giảm sút trên thị trường thế giới vì không có tính đột

biến, sáng tạo trong mẫu mã. Theo điều tra của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp

vừa và nhỏ thuộc Phòng Công nghiệp Việt Nam thì cách đây khoảng 5 năm sản

phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường Nhật

Bản, Hàn Quốc và EU do lạ mắt, giá rẻ, nhưng đến nay thì những tính chất này

không còn sức hấp dẫn nữa, khâu yếu nhất của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Nam là thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Nguyên nhân của sự giảm sút này

là do đầu tư quá ít cho thiết kế mẫu, mầu sắc, nhãn hiệu bao bì chưa tương xứng.

Mặc dù các LNTT đã có nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng nhưng so với yêu

cầu thị trường thì vẫn rất ít, nghèo nàn, sự sáng tạo không theo kịp với những

thay đổi nhanh chóng về thị hiếu tiêu dùng… Tình trạng phổ biến ở các làng

nghề truyền thống là rập khuôn những mẫu có sẵn đơn điệu, tự nghĩ ra cái gì thì

làm cái đó hoặc làm theo đơn đặt hàng và bắt chước sao chép những hàng bán

chạy, thậm chí một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nhái lại theo mẫu hàng

Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan... Nếu tiếp tục tình trạng này về pháp lý sẽ gặp

rắc rối vì vi phạm bản quyền, song đáng lo hơn cả là bản sắc dân tộc bị phai

nhạt. Thực tế ở LNTT các nghệ nhân có độ tinh xảo khéo léo làm ra sản phẩm có

độ trau chuốt nhưng lại không theo kịp nhu cầu thị hiếu thời đại, thị trường. Còn

lớp trẻ năng động thích ứng được với cơ chế thị trường lại không tiếp thu được

giá trị truyền thống của sản phẩm và kỹ xảo của cha ông. Một nguyên nhân nữa

dẫn đến sự nghèo nàn về mẫu mã của hàng thủ công Việt Nam là: nhiều hộ sản

xuất ở LNTT làm theo đơn đặt hàng mẫu có sẵn, chế độ gia công làm hàng, bao

thầu, thu gom sản phẩm đã đánh đồng thợ kỹ thuật lành nghề, nghệ nhân… làm

thui chột khả năng sáng tạo của họ. Để làm ra một mẫu mã sản phẩm mới đòi hỏi

người thợ thủ công ngoài kỹ năng, kỹ xảo, am hiểu chất liệu chế tác còn có khả

Page 54: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

49

năng tư duy về mỹ thuật. Trước đây các chủ hộ sản xuất kinh doanh không quan

tâm việc này nhưng hiện nay họ đã ý thức tìm tòi, cải tiến mẫu mã mới nhưng rất

khó khăn thậm chí ở một số LNTT có thể nói là khủng hoảng về mẫu mã. Các

chuyên gia đã khuyến cáo, sản phẩm LNTT thường nhấn mạnh đến tính truyền

thống, văn hóa dân tộc. Nhưng những đặc tính được đề cao đó có thể có giá trị

đối với dân tộc này mà không hoặc ít có đối với văn hóa dân tộc khác. Ví dụ

điển hình, do thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp nên tại thị trường Nhật, Hàn

Quốc đồ gỗ Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.

Thứ ba, cạnh tranh ngày càng gay gắt LNTT đứng trước thách thức lớn là

sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu, thụ động, chưa thực sự có ý thức hội

nhập. Một số làng nghề truyền thống cũng có nghiên cứu thị trường, nhưng chưa

đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào trung gian, môi giới, khách hàng lớn, kế hoạch sản

xuất không ổn định. Mô hình tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là hộ gia

đình, nhưng các hộ gia đình lại không có đủ khả năng đầu tư công nghệ, không

có năng lực, tư cách pháp nhân để xuất khẩu trực tiếp. Hầu như các cơ sở chưa

đủ sức tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường mà phải thông qua một

số hộ, doanh nghiệp trong làng thu gom theo hình thức bán buôn, rồi xuất khẩu

ủy thác qua một công ty trung gian chuyên xuất - nhập khẩu. Việc Nhà nước

chưa sự quan tâm để đưa ra chiến lược, giải pháp giúp đỡ xuất khẩu sản phẩm,

các làng nghề phải tự tìm đường tiêu thụ, thông qua nhiều khâu trung gian như

vậy đã làm cho giá thành sản phẩm bị tăng lên làm mất ưu thế cạnh tranh.

Thứ tư, những yếu kém của các chủ thể LNTT trong việc tiếp cận thông tin

thị trường, công nghệ sản xuất tiên tiến và sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại

chỗ. Các LNTT chưa biết tận dụng khả năng tiếp thị sản phẩm của mình ra bên

ngoài nên mạng lưới tiêu thụ trong nước và nước ngoài còn ít và mang tính nhỏ lẻ.

Chi phí lưu thông cao, mối liên kết, hợp tác kinh doanh giữa hộ gia đình, giữa các

làng nghề gần như không có. Bí quyết công nghệ không có khả năng chia sẻ cho

cộng đồng đã trở thành rào cản khi ra thị trường lớn. Thêm vào đó là việc thiếu

thông tin về thị trường, thông tin dự báo xu hướng tiêu dùng. Chưa quan tâm đến

nhu cầu, phong tục văn hóa, thẩm mỹ của khách hàng. Nên các mặt hàng làm ra

Page 55: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

50

không đáp ứng được đúng thị hiếu người tiêu dùng trong từng thời điểm làm cho

lượng sản phẩm bị ứ đọng, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Bị nhiều sản phẩm

cạnh tranh cùng loại trong khối nước Asean. Doanh nghiệp chưa kiên trì trong

nghiên cứu thâm nhập thị trường. LN gặp trở ngại về kiến thức, ngoại ngữ, kinh

nghiệm, kỹ năng giao tiếp với đối tác nhập khẩu.

Những khó khăn trong tiếp cận, sử dụng công nghệ tiên tiến không những

cản trở việc tăng thu nhập cho các chủ thể LNTT, mà còn đặt ra thách thức lớn

về môi trường, gây tác động tiêu cực trở lại quá trình phát triển của LNTT. Việc phát triển nguồn nguyên liệu thiếu quy hoạch dẫn đến tình trạng là

nguyên liệu LNTT do thị trường trôi nổi cung cấp, phụ thuộc vào nhập khẩu tiểu

ngạch, làm cho giá cả luôn có xu hướng tăng không ổn định. Việc thu mua

nguyên liệu ở các nguồn xa, nhập khẩu nguyên liệu đã làm tăng chi phí, giá

thành làm mất đi lợi thế nhân công rẻ là những hạn chế của làng nghề truyền

thống trong phát triển bền vững.

Tóm lại các làng nghề truyền thống hiện nay là làm thế nào để sản phẩm

làng nghề truyền thống thực sự trở thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao,

đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường khó tính nhất. Tuy nhiên phải nhận

thấy những thách thức là: Làng nghề truyền thống thiếu cạnh tranh do chất lượng

sản phẩm chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mẫu mã đơn điệu, nhãn hiệu

hàng hoá, bao bì sản phẩm thiếu hấp dẫn. Thiết bị nhà xưởng sản xuất còn thiếu và

nghèo nàn. Tình trạng ô nhiễm môi trường, giao thông đi lại khó khăn. Tác phong

làm việc, thái độ ứng xử với khách hàng còn hạn chế. Với trình độ, kiến thức như

vậy, người lao động làng nghề sẽ gặp rất nhiều trở ngại khi phải đổi mới công nghệ,

kỹ nghệ, mỹ nghệ, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2.3. Xu hướng vận động và phát triển của làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế

2.2.3.1. Các làng nghề truyền thống sẽ dần dần có sự đan xen sở hữu đa dạng

Hiện nay, ở làng nghề nghề truyền thống Việt Nam có các hình thức tổ

chức kinh doanh khác nhau. Tại nhiều làng nghề đã xuất hiện những thương

Page 56: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

51

nhân làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất, tạo điều kiện để làng nghề phát

triển sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với

làng nghề ở nước ta khác hẳn ở các nước phương Tây bởi nước ta “thương nhân

có thể mua được tất cả mọi thứ hàng hóa, nhưng không thể mua được lao động

với tư cách là hàng hóa”. Điều này có nghĩa là thương nhân không thể điều

khiển, sử dụng những thợ thủ công thành người làm thuê như ở nhiều nước khác

trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa.

Hiện nay, tại các làng nghề truyền thống có các hình thức tổ chức sản xuất

kinh doanh chủ yếu là: hộ sản xuất - kinh doanh (bao gồm cả hộ chuyên và hộ

kiêm); các HTX làm nghề hay vừa làm nghề, vừa dịch vụ hay dịch vụ cho sản

xuất trong làng nghề; các doanh nghiệp được tổ chức theo luật doanh nghiệp

(như công ty tư nhân, công ty TNHH…). Trong đó hình thức sản xuất kinh

doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy sản xuất ở trong làng nghề

vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả

sản xuất kinh doanh. Đây là hạn chế của làng nghề truyền thống trong quá trình

CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập quốc tế.

Các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác, các loại hình công ty có

tốc độ tăng trưởng nhanh, song do điểm xuất phát thấp nên chiếm tỷ trọng nhỏ

trong các hình thức sản xuất kinh doanh. Các hình thức kinh tế hợp tác vừa xuất

phát từ nhu cầu thực sự của các hộ, đồng thời xuất hiện ở các hộ năng động, có

tài tổ chức làm hạt nhân. Trong thời gian tới, các hình thức này ở làng nghề

truyền thống có khả năng phát triển nhanh chóng và bền vững bởi chuyên môn

hóa và hợp tác tạo điều kiện đưa máy móc vào nhiều khâu công việc nên năng

suất lao động được nâng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên thúc

đẩy làng nghề phát triển.

Sự phân bố các hình thức hợp tác, các loại hình công ty giữa các huyện,

thành thị không đều, nơi nào có ngành nghề phát triển tốt thì ở đó các hình thức

này phát triển mạnh và tạo ra được những liên kết thực sự trên cơ sở phát huy thế

mạnh, khắc phục điểm yếu của từng hình thức kinh doanh.

Page 57: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

52

2.2.3.2. Các làng nghề truyền thống gắn bó chặt chẽ hơn với thị trường khu vực và quốc tế

Hiện nay thị trường khu vực và quốc tế đang được mở rộng với các sản

phẩm của làng truyền thống. Đây là thời cơ thuận lời cho các sản phẩm của làng

nghề nhưng cũng đòi hỏi các làng nghề luôn phải quan tâm đến, nhu cầu và thị

hiếu của người tiêu dùng và phải gắn bó chặt chẽ với thị trường (đặc biệt là Mỹ

và khối EU) đang hướng vào thủ công mỹ nghệ có nguyên liệu xuất xứ từ thiên

nhiên, đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng

quà tặng. Nhu cầu các khách hàng trên thế giới đang hướng vào những sản phẩm

đậm sắc dân tộc, có độ tinh xảo và khéo léo trong các sản phẩm: đó là các sản

phẩm không phải sản xuất hàng loạt trên các thiết bị công nghiệp mà là những

sản phẩm gia công truyền thống đang có xu hướng tăng lên ở các nước công

nghiệp và các nước đang phát triển.

Mặt khác, việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như

nhiều nỗ lực trong xúc tiến thương mại của Việt Nam mở ra một triển vọng rất

khả quan trong xuất khẩu của làng nghề truyền thống Nam Định trong những

năm tới, tiềm năng thị trường khu vực và thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ còn

rất lớn với các nhóm sản phẩm chính là: mây tre đan, đồ gỗ…

Về thị trường xuất khẩu: Theo đề án xuất khẩu của Bộ Công thương thì

xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập

khẩu của Mỹ; 1,7% của Nhật; và 5,4% thị trường của EU; do đó Mỹ là thị

trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mặc dù chưa

được hưởng Quy chế về hàng thủ công mỹ nghệ… Thị trường EU có nhu cầu

lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ); mây tre

đan, sơn mài… Thị trường Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ,

gốm sứ mỹ nghệ. Thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông

có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, mây tre

đan. Bên cạnh đó có thể khai thác các thị trường mới như Nam Mỹ, Trung

Đông, Nga và các nước EU. Đây là những mặt hàng Nam Định đang có lợi

thế, vậy để phát triển và phát huy lợi thế này đòi hỏi các làng nghề truyền

Page 58: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

53

thống Nam Định luôn phải tìm hiểu và chủ động thị trường và xu hướng vận

động của thị trường khu vực và thế giới [5].

2.2.3.3. Các làng nghề truyền thống sẽ có sự đan xen lợi ích giữa các chủ thể dẫn đến xu hướng thất truyền

- Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành

nông nghiệp.

Nghề thủ công truyền thống bắt nguồn từ nông nghiệp mà ra và gắn liền

với sự phân công lao động ở nông thôn. Trước đây hàng loạt các nghề thủ công

truyền thống ra đời nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người

nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Không những vậy, nghề truyền thống

còn dựa vào nông nghiệp để phát triển. Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên

liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Lao động trong các LNTT chủ yếu là những người nông dân, địa điểm sản

xuất của nghề thủ công truyền thống (NTCTT) là tại gia đình họ. Họ tự quản lý,

phân công lao động, thời gian cho phù hợp với cả việc sản xuất nông nghiệp

những lúc mùa vụ và với nghề thủ công những lúc nông nhàn. Về mối quan hệ

giữa người nông dân và người thợ thủ công thì Lênin đã nói rất rõ “so với những

người tiểu sản xuất hàng hóa thì người làm nghề thủ công gắn bó với ruộng đất

mạnh hơn” [86].

- Về sản phẩm

Sản phẩm của LNTT nhằm để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nó

là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa

có giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dùng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn

nghiêm như đình, chùa. Dưới những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công, từ

ốc trai, vỏ trứng có thể biến hóa thành những bức tranh có giá trị nghệ thuật cao.

Các sản phẩm NTCTT bộc lộ những nét tinh xảo điêu luyện, đạt tới đỉnh cao

nghệ thuật trang trí. Sản phẩm công nghiệp nếu như không ghi nhãn mác thì nó

sẽ xóa nhòa gốc tích, ngược lại, với sản phẩm NTCTT nhìn vào nét hoa văn, độ

tinh xảo của sản phẩm là có thể biết xuất xứ sản phẩm. Thậm chí trong LNTT thì

người ta có thể đánh giá gia đình nào đã làm ra sản phẩm này.

Page 59: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

54

Truyền thống nghề với truyền thống văn hóa vùng miền, tập quán, phong

tục từng vùng được hòa quyện trong sản phẩm. Nó thể hiện sự gắn bó khăng khít

văn hóa và nghề truyền thống.

Các sản phẩm của NTCTT mang tính chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ

thuộc bàn tay người thợ. Cũng vì thế ở các LNTT sản phẩm chia loại chất lượng

phụ thuộc trình độ người thợ, phụ thuộc thị hiếu, mức tiền người tiêu dùng. Do

đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh, sản phẩm thủ công in đậm dấu ấn người

thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm về sản

phẩm như vậy đã làm cho LNTT khó đáp ứng được đơn đặt hàng lớn, chất lượng

sản phẩm không đồng đều.

- Kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong LNTT là công cụ thủ công, phương pháp,

công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong

làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của LNTT là đôi bàn tay vàng của người

thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Đặc

điểm kỹ thuật này quyết định chất lượng sản phẩm. Đôi bàn tay người thợ thủ

công là công đoạn kỹ thuật khó có máy móc nào có thể thay thế. Nó làm cho

NTCTT có tính đơn chiếc, phụ thuộc chủ quan người sản xuất. Điều này được thể

hiện rõ nhất ở nghề thêu ren, chạm khắc. Nhược điểm kỹ thuật của LNTT không

tổng kết thành lý luận, không được ghi chép, mà truyền miệng trong gia đình,

trong dòng họ, trong làng nên trong lịch sử nhiều bí quyết đã bị thất truyền. Thực

tế có những sản phẩm truyền thống hiện nay về độ tinh xảo, tính độc đáo không

sánh được với những sản phẩm của cha ông ta trước đây. Nhiều làng nghề đúc

đồng nhưng chưa có nơi nào có thể làm trống đồng đạt chuẩn mực như trông đồng

trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn năm.

Có một số NTCTT có những công đoạn kỹ thật đặc biệt phụ thuộc thời

tiết. Ví dụ: công đoạn dệt nhuộm gặp nhiều khó khăn khi thời tiết có gió nồm

hoặc mưa phùn. Một sản phẩm sơn mài phải mất 51 ngày mới hoàn thành được

tùy theo mẫu, nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không khô được. Kỹ thuật

đặc biệt này là lí do bất khả kháng làm chậm tiến độ giao hàng ở các LNTT. Lao

Page 60: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

55

động làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động sáng tạo kỳ diệu của những

nghệ nhân và thợ nghề. Không giống sản phẩm công nghiệp được sản xuất đồng

loạt theo công nghệ dây truyền, mỗi sản phẩm của làng nghề được coi là một tác

phẩm nghệ thuật, chứa đựng phong cách riêng, nét sáng tạo riêng, đầu óc mỹ

thuật riêng của người làm chúng.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh

Như trên đã phân tích về mối quan hệ giữa nông dân và thợ thủ công: sự

gắn bó giữa nông nghiệp và NTCTT tạo nên mô hình sản xuất kinh doanh truyền

thống phổ biến ở các LNTT là hình thức hộ gia đình.

Hộ gia đình: là mô hình sản xuất truyền thống chiếm hơn 90% các mô

hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay.

+ Đặc điểm: hộ gia đình là mô hình sản xuất đặc biệt trong đó lao động là

các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc khi chạy hàng thì có thể thuê

thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ

tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1

hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch…

Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.

+ Vai trò: là mô hình tổ chức phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng nghề

hiện nay nên đã phát huy được nhiều ưu điểm trong sản xuất kinh doanh: Tận

dụng, tranh thủ mọi thời gian lao động; linh hoạt trong sản xuất kinh doanh; hiệu

quả kinh tế được hoạch toán cụ thể, kịp thời, kích thích sản xuất nhanh nhất và

có sự phù hợp giữa quy mô, năng lực sản xuất với trình độ quản lý.

+ Hạn chế: các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế, khó tiếp

cận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ; năng lực sản xuất hạn chế; một ưu

điểm và cũng là nhược điểm mọi độ tuổi đều có thể tham gia lao động tạo ra

thu nhập cho gia đình nên hiện tượng bỏ học sớm để làm kinh tế là phổ biến ở

một số làng nghề.

- Tổ chức sản xuất: Xuất hiện do các chủ thể kinh tế độc lập liên kết lại

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thỏa mãn lợi ích kinh tế chung. Các đơn vị kinh

tế độc lập mà chủ yếu là hộ gia đình ký được hợp đồng sản xuất lớn mà không

Page 61: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

56

thể đảm nhiệm được do hạn chế về vốn, lao động, thời gian thanh lý hợp đồng.

Từ thực trạng này đã xuất hiện sự liên kết, hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng

sản xuất, cùng chia sẻ những khó khăn và lợi ích giữa các bên. Thông thường sự

hợp tác này được thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các gia đình.

Hình thức của sự hợp tác này rất đa dạng do điều kiện cụ thể quyết định.

Như vậy bên cạnh hình thức sản xuất hộ gia đình đã tự phát làm nảy sinh hình

thức tổ sản xuất.

- Hợp tác xã: Trước giai đoạn đổi mới, các hợp tác xã thủ công nghiệp là mô

hình sản xuất quan trọng nhất trong các làng nghề. Các hợp tác xã thủ công nghiệp

có cơ sở vật chất đầy đủ như nhà xưởng, kho chứa sản phẩm, nguyên liệu, văn

phòng, cửa hàng… được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động

bằng cách chấm công, điểm. Sau những năm 80 của thế kỷ XX cơ chế tập trung,

quan liêu, bao cấp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, xã viên không còn động lực

kinh tế, các hợp tác xã sản xuất trì trệ, trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của

làng nghề. Ra khỏi hợp tác xã, xã viên trở thành người tự chủ trong sản xuất kinh

doanh trong mô hình sản xuất hộ gia đình.

Nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã là sự tự nguyện tham gia của các chủ

thể kinh tế độc lập tự chủ, đóng góp vốn theo điều lệ hợp tác xã và được chia

lãi theo cổ phần. Vốn đóng góp có thể là hiện vật hoặc tiền, nếu là hiện vật sẽ

quy đổi theo giá cả thị trường lúc đó. Hình thức phân phối theo lao động và

vốn cổ phần.

Vai trò: Hợp tác xã kết hợp được lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Hợp

tác xã có đủ tư cách pháp nhân để giao dịch về xuất nhập khẩu.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần

Đây là hình thức mới xuất hiện ở LNTT và phát triển sau khi luật doanh

nghiệp ra đời. Được xuất hiện từ những chủ thể kinh tế có vốn dồi dào và năng

động trong cơ chế thị trường. Mặc dù mới xuất hiện và chiếm tỷ trọng nhỏ

nhưng các mô hình kinh tế này đã khẳng định được vai trò của mình trong xu thế

hội nhập của các LNTT.

Page 62: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

57

Tóm lại những yếu tố phân tích ở trên là những hạn chế của các LNTT

trong quá trình hội nhập quốc tế thậm chí còn làm mai một đi một số làng hoặc

một số nghề trong giai đoạn hiện nay.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG

HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH NAM ĐỊNH

2.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế của một số tỉnh mà tỉnh Nam Định cần quan tâm

2.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là miền quê đậm đà bản sắc của người Việt lâu đời với nhiều

chùa tháp, đền miếu; quê hương của các lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi

tiếng như hát quan họ, hội Lim, tranh Đông Hồ, là quê hương của 8 vị Vua nhà

Lý…; Toàn tỉnh hiện có 90 làng nghề, trong đó có 32 LNTT như đúc đồng (Đại

Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ

Sơn), và đặc biệt là tranh vẽ Đông Hồ nổi danh trong sử sách, nghề dệt lụa tơ

tằm Vọng Nguyệt - Tam Giang (Yên Phong)... Nếu phân theo ngành nghề sản

xuất thì các làng nghề sản xuất TTCN chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 50%. Các

làng nghề đó tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường

trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ,

gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm [64]…

Hầu hết LNTT ở tỉnh Bắc Ninh được tập trung với mật độ lớn tại các khu

vực có ngành nghề cổ truyền phát triển, những ngành nghề là tiềm năng lợi thế

của tỉnh và phân bố tập trung tại các địa bàn về phía bắc của sông Đuống, dọc

quốc lộ 1A; những địa phương theo thứ tự chiếm tỷ trọng cao về số hộ hoạt động

là: Thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du...

Các ngành nghề chủ yếu tại thành phố Bắc Ninh chủ yếu bao gồm 12 ngành

nghề như: sản xuất giấy, mộc mỹ nghệ và dân dụng, thêu ren, mây tre đan, sản

xuất mỳ, bún bánh, xây dựng dân dụng…Năm 2012 số hộ tham gia sản xuất

công nghiệp, TTCN là 2.945 hộ, chiếm 21,7% tổng số hộ với 8.200 lao động

bằng 25% số lao động trong độ tuổi. Các ngành nghề chủ yếu tập trung ở các xã

như: SX giấy ở Phong Khê với số hộ tham gia làm nghề là 451 hộ, với 3.948 lao

Page 63: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

58

động; mây tre đan ở xã Nam Sơn, với số hộ làm nghề 348 hộ, số lao động làm

nghề là 949 lao động; SX bún, bánh các thôn của xã Khắc Niệm, số hộ làm nghề

662 hộ, số lao động làm nghề là 1.423 lao động; xây dựng dân dụng ở xã Hòa

Long có 256 hộ và 456 lao động; mộc dân dụng ở xã Khúc Xuyên với 720 hộ và

913 lao động [64].

Tại thị xã Từ Sơn: tập trung sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và dân dụng, dệt vải,

xây dựng dân dụng tậptrung ở các xã Hương Mạc, Phù Khê chuyên SX đồ gỗ

mỹ nghệ cao cấp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Ở xã

Tương Giang với nghề dệt vải và xây dưng dân dụng, năm 2013 số hộ tham gia

SX là 8.089 hộ, chiếm 55,9% tổng số hộ với 23.234 lao động, chiếm 80,7% lao

đông trong độ tuổi [64].

Tại huyện Tiên Du, toàn huyện có 1 thị trấn, 13 xã, với 64 thôn làng. Năm

2014 tổng số hộ tham gia SX TTCN là 7.940 hộ, chiếm 26,3% tổng số hộ, với lao

động là 14.138 bằng 24,5% lao đông trong độ tuổi. Các ngành nghề chủ yếu là: xây

dựng, sản xuất các sản phẩm mây tre đan, mộc dân dụng ở các xã Nội Duệ, Lạc Vệ,

Tân Chi: SX mộc dân dụng ở Đại Đồng, SX giấy ở xã Phú Lâm [64].

Tại huyện Yên Phong, toàn huyện có 13 xã, 1 thị trấn, 74 thôn làng. Năm

2014 tổng số hộ tham gia sản xuất TTCN là 8.024 hộ, chiếm 27,8% tổng số hộ,

số lao động là 16.368 người, bằng 28,7% lao đông trong độ tuổi. Các ngành nghề

chủ yếu bao gồm nấu rượu ở Tam Đa, Văn Môn; sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Long

Châu, Trung Nghĩa, Đông Thọ, Hũa Tiến; cô đúc kim loại màu ở Văn Môn; chế

biến nụng sản, thực phẩm ở Yên Phụ [64]…

Ngành nghề nổi bật nhất của huyện Quế Võ là nghề gốm Phù Lãng với lịch

sử hơn 600 năm hình thành, duy trì và phát triển, với khoảng 870 hộ làm nghề,

thu hút 2400 lao động. Ngoài ra, huyện Quế Võ còn có nhiều ngành nghề khác

như mây tre đan, may công nghiệp, xây dựng đã góp phần tạo việc làm và tăng

thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

Huyện Thuận Thành, toàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn, 72 thôn làng. Năm

2014 tổng số hộ tham gia sản xuất TTCN là 9.918 hộ, chiếm 38,5% tổng số hộ,

với lao động là 18.703 người, bằng 38,5% lao động trong độ tuổi. Các ngành

Page 64: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

59

nghề chủ yếu là: Xây dựng dân dụng ở các xã (Nguyệt Đức, Mão Điền, Hoài

Thượng, Trí Quả), may mặc, SX giấy hàng mã ở Song Hồ [64].

Tại huyện Gia Bình, năm 2014 số hộ tham gia sản xuất TTCN là 6.991 hộ

chiếm 26,6% tổng số hộ, số lao động là 13.160 người, băng 54.9% số lao động

trong độ tuổi. Các ngành nghề chủ yếu là: Mây tre đan xuất khẩu ở xã Xuân Lai,

với khoảng 640 hộ, thu hút 1230 lao động, sản phẩm chủ yếu là bàn ghế, được

xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Nhật Bản. Sản phẩm may mặc (may gia

công) tập trung ở xã Lãng Ngâm với 769 hộ, thu hút 1.720 lao động. Nghề đúc

đồng ở xã Đại Bái khoảng 850 hộ, thu hút 2100 lao động; các ngành nghề khác

như chế biến lương thực, thực phẩm, làm trống, nón lá, mộc dân dụng, phân bổ ở

khắp các xã trong huyện [64].

Huyện Lương Tài, toàn huyện có 13 xã, 1 thị trấn, 95 thôn. Năm 2014 tổng

số hộ tham gia sản xuất TTCN là 5.651 hộ, chiếm 25,4% số hộ, với 10.765 lao

động bằng 36,2% số lao động trong độ tuổi. Các ngành nghề chủ yếu là cơ khí,

đúc đồng, nhôm ở xã Quảng Phú, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng ở

xã Tân Lãng; vận tải thủy, SX vật liệu xây dựng ở Trung Kênh và các ngành

nghề khác rải rác trong huyện [64].

Nhìn chung, các cơ sở sản xuất trong LNTT thường tập trung với số lượng

lớn vào một số các nhóm ngành nghề, được đánh giá là có lợi thế và tiềm năng

lớn như: Sản xuất giấy các loại tại CCN Phong Khê (Thành phố Bắc Ninh), CCN

Phú Lâm (Tiên Du); Sản xuất chế biến thức ăn gia súc tại CCN Khắc Niệm

(Thành phố Bắc Ninh), Táo Đôi (Lương Tài). Sự thành công của tỉnh Bắc Ninh

trong việc phát triển các LN là xây dựng các khu, cụm công nghiệp LN. Tỉnh đã

có chính sách ưu đãi để khuyến khích nhiều DN tham gia vào cụm công nghiệp

LN. Mọi DN khi vào cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất như: Miễn

tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 5% cho nhưng năm tiếp theo hoặc

miễn giảm thuế thu nhập DN và được hỗ trợ thêm từ 10-30% giá trị đền bù thiệt

hại về đất nếu có. Đồng thời lập ra Ban quản lý các cụm công nghiệp LN để điều

hành các cụm công nghiệp LN hoạt động có hiệu quả. Ban quản lý các khu công

nghiệp LN có nhiệm vụ giúp cấc cấp, các ngành, trước hết là Ủy ban nhân dân

Page 65: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

60

(UBND) các xã, huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các

cụm công nghiệp LN. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo trực

tiếp Ban quản lý các Khu công nghiệp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn

nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc UBND tỉnh. Ban quản lý các khu công

nghiệp là đầu mối triển khai, thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên

quan, trực tiếp xây dựng điều lệ quản lý các khu công nghiệp LN, trực tiếp triển

khai quy hoạch chi tiết, được UBND huyện ủy quyền quản lý trước trong và sau

khi đầu tư đối với khu công nghiệp LN. Tuy nhiên, số lượng các ngành nghề

công nghiệp địa bàn nông thôn Bắc Ninh không đa dạng, phần lớn là những

nhóm ngành nghề TTCN sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ,

những nghề phù hợp trong điều kiện tổ chức sản xuất quy mô hộ gia đình, đó là:

Sản phẩm đồ gỗ dân dụng, đồ mỹ nghệ; Xây dựng dân dụng; Chế biến nông

sản,thủy sản; Sản xuất các sản phẩm từ kim loại; Dệt sợi, may mặc; Sản xuất vật

liệu xây dựng; Sản xuất giấy các loại.

2.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội Nghề và làng nghề Hà Nội chiếm số lượng lớn ở ĐBSH. Tính đến hết

2013, thành phố Hà Nội có 1350 làng có nghề, trong đó có 244 LNTT. Trong số

các làng nghề Hà Nội đó cú 274 làng nghề đã được công nhận, chiếm 43,4% tổng

số các làng nghề đã được công nhận.Sự phát triển LN của Hà Nội không chỉ tại

các LNTT, mà còn lan tỏa ra các vùng lân cận, thậm chí đã xuất hiện nhiều LN

mới đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hóa hiện nay. Nhiều sản phẩm nghề truyền

thống đã được khôi phục và có tiếng vang trên thị trường như: gốm, sứ Bát Tràng

(Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ), sơn mài Duyên Thái, thêu Quất

Động (Thường Tín), khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên)…đã làm cho sản phẩm

thủ công mỹ nghệ ngày càng phong phú. Sản phẩm ngày càng được mở rộng không

những ở thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm thủ

công mỹ nghệ của Hà Nội đã có mặt ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ [58].

Số làng có nghề phân bố không đều, đa số tập trung chủ yếu ở các huyện:

Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hòa 113

làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., một số huyện có số lượng làng có

Page 66: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

61

nghề ít như: Thanh Trì 24 làng, Gia Lâm 22 làng, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm

11 làng... Tính đến hết năm 2009, đã có 272 làng nghề được UBND cấp bằng

công nhận danh hiệu làng nghề, trong đó có 255 làng do UBND tỉnh Hà Tây trước

đây công nhận và 01 làng thuộc huyện Mê Linh do UBND tỉnh Vĩnh Phúc công

nhận. Trong số các làng nghề của Hà Nội có 198 LNTT đó được công nhận [58].

Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47

nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng

tiếp tục phát triển. Một số ngành nghề tiêu biểu của Hà Nội bao gồm:

Thứ nhất, ngành nghề sơn mài, khảm trai: Nguyên liệu chính là gỗ, tre,

sơn ta, trai, ốc... để tạo ra tranh, đồ nội thất, lọ hoa, bát, khay... tiêu thụ trong

nước và xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...

Hiện nay có 39 làng có nghề chiếm 2,89% tổng số làng nghề, tập trung ở các

huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Thành phố đã công nhận 11 làng nghề. Tuy

nhiên thị trường chưa ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao, quy mô sản xuất

nhỏ, phân tán [58].

Thứ hai, ngành nghề làm nón lá, mũ: Có 62 làng có nghề chiếm 4,59%

tổng số làng nghề, tập trung ở các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì... Sản

phẩm được xuất khẩu sang Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Hà Lan... và tiêu dùng

trong nước. Thành phố đã công nhận 20 làng nghề. Tuy nhiên, thu nhập thấp,

không chủ động được nguyên liệu, chất lượng sản phẩm kém, đơn điệu. Làng

nghề Đại Áng (Thanh Trì) đang gặp khó khăn.

Thứ ba, ngành nghề mây, tre, giang, tăm hương, làm lồng chim. Hiện có

365 làng có nghề, chiếm 27,04% tổng số làng nghề, tập trung ở Chương Mỹ,

Ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thường Tín, Sóc Sơn, Mê

Linh. Thành phố Hà Nội hiện 83 làng nghề đã có thị trường trong nước và nước

ngoài: Nga, Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan... Tuy

nhiên, chi phí vận chuyển cao, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nguyên liệu khan hiếm

và phải nhập khẩu, chất lượng sản phẩm hay bị biến dạng do khí hậu thời tiết [58].

Thứ tư, ngành nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp: Nguyên

liệu chính là gỗ, tre, vầu, nứa... đã sản xuất ra các sản phẩm như: sập, bàn, tủ,

Page 67: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

62

giường cao cấp phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Với 170 làng có nghề chiếm

12,59 % tổng số làng nghề, tập trung ở các huyện Đan Phượng, Ứng Hòa, Thạch

Thất, Ba Vì, Phú Xuyên, Phúc Thọ. Thành phố đã công nhận 22 làng nghề. Tuy

nhiên, thiết bị lạc hậu, nguyên liệu phải nhập khẩu. Gây ô nhiễm môi trường do

sơn, đánh vecni và tiếng ồn [58].

Thứ năm, ngành nghề thêu, ren: Hiện có 138 làng có nghề chiếm gần

10,22 % tổng số làng nghề, tập trung ở các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ

Đức. Thành phố đã công nhận 28 làng nghề. Nguyên liệu chính: vải, chỉ thêu,

sản phẩm: tranh thêu, đăng ten, rèm… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu: Nhật, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp,Ý... Tuy nhiên

thị trường xuất khẩu chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu thông

tin thị trường và liên kết của các doanh nghiệp trong sản xuất.

Thứ sáu, ngành nghề dệt may. Hiện có 152 làng có nghề chiếm trên 11,26

% tổng số làng nghề, tập trung ở các huyện Phúc Thọ, Ứng Hòa, Hoài Đức, Mỹ

Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Quốc Oai. Thành phố đã công nhận 25 làng nghề.

Nguyên liệu chính là tơ, vải, len, da tạo ra các sản phẩm lụa, đũi, gấm, the, quần

áo. Tuy nhiên, một số làng nghề bị mai một như: dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì), dệt vải

Vân Canh (Hoài Đức), dệt the La Khê (Hà Đông), dệt chồi, lượt Phùng Xá

(Thạch Thất) [58].

Thứ bảy, ngành nghề da giầy, khâu bóng: Hiện có 12 làng chiếm gần 1%

tổng số làng nghề, tập trung ở các huyện Phú Xuyên, Thanh Oai. Thành phố đã

công nhận 8 làng nghề. Tuy nhiên, nguyên liệu da không ổn định phải nhập khẩu

từ nước ngoài.

Thứ tám, ngành nghề cơ kim khí, điện, rèn, dao kéo: Có 78 làng chiếm

5,78 % tổng số làng nghề của thành phố, nghề tập trung ở các quận huyện như:

Sóc Sơn, Thanh Oai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thạch

Thất, Đan Phượng, Thường Tín, Ba Vì, Chương Mỹ, Sơn Tây. Thành phố đã

công nhận 13 làng nghề. Sản phẩm gồm: bản lề, cửa sắt, đồ điện gia đình, phụ

tùng xe máy, cuốc, xẻng, cày bừa... Tuy nhiên, sản phẩm nghèo nàn chất lượng

Page 68: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

63

thấp, gây ra tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất mạ đã ảnh

hưởng đến đời sống của dân cư [58].

Thứ chín, ngành nghề chạm, điêu khắc đá, kim loại, gỗ, xương, sừng:

Nhóm nghề này hiện có 13 làng có nghề chiếm 1% tổng số làng có nghề. Thành

phố đã công nhận 6 làng nghề. Nguyên liệu chính là gỗ, đá, xương sừng, ngà voi,

đồng, bạc... tạo ra sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Nhật Bản, Đài

Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, EU. Tuy nhiên, mẫu mã sản phẩm chưa đa

dạng, một số khâu sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường.

Thứ mười, ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, rượu

bia, nước giải khát, giò chả...): Hiện có 159 làng có nghề chiếm 11,78 % tổng số

làng có nghề, tập trung ở Hoài Đức, Thanh Trì, Mê Linh, Thường Tín, Đan

Phượng, Thanh Oai, Thạch Thất, Ba Vì. Thành phố đã công nhận 43 làng nghề.

Sản phẩm chủ yếu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tình trạng gây ô nhiễm môi

trường diễn ra trầm trọng [58].

2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên Làng nghề ở Hưng Yên bao gồm các LNTT và cùng với sự phát triển chung,

đến nay đã hình thành thêm cả những làng nghề mới. LNTT gồm: Nghề làm Tương

Bần, làng nghề đúc đồng, làng nghề làm cày bừa, nghề làm hương xạ... Còn các nghề

mới như: Gốm sứ, kim hoàn, mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông sản v.v.. tạo việc

làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ nhân dân, góp phần quan trọng

nâng cao đời sống, phát triển kinh tế ở địa phương.

Hiện nay toàn tỉnh có 66 làng nghề sản xuất các loại sản phẩm khác nhau

gồm: hàng thủ công mỹ nghệ (mây, tre đan; gốm sứ); chế biến, bảo quản nông,

lâm, thủy sản; dệt may; mộc nội thất; sản xuất vật liệu xây dựng; tái chế các chất

thải và ngành nghề khác. Các làng nghề tập trung nhiều ở huyện Văn Lâm, Mỹ

Hào. Các huyện còn lại có từ 6 - 8 làng nghề mỗi huyện. Các làng nghề ước có

hơn 10 nghìn cơ sở sản xuất TTCN và ngành nghề nông thôn, trong đó số lượng

doanh nghiệp làng nghề (DNLN) chiếm tỷ lệ 5 - 7% [1].

Những năm gần đây, các DNLN đó đi đầu trong việc nhanh nhạy nắm bắt

nhu cầu thị trường và năng động đổi mới phương thức sản xuất, nhất là đưa máy

Page 69: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

64

móc, phương tiện kỹ thuật vào sản xuất tại các làng nghề. Nhờ vậy nhiều làng

nghề không chỉ “hồi sinh” mà cũng phát triển mạnh như một số làng nghề: chạm

bạc Huệ Lai, xóm Phự Ủng (Ân Thi); tương Bần, thị trấn Bần Yên Nhân (Mỹ

Hào); đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như

Quỳnh; dược liệu Nghĩa Trai, xã Tân Quang (Văn Lâm); mộc dân dụng, mỹ nghệ

Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ)… Điển hình là các DNLN ở làng gốm sứ

Xuân Quan đã tiên phong thay thế lũ bầu đốt than bằng lũ hộp nung gas, đồng thời

chuyển từ sản xuất sản phẩm sứ phục vụ xây dựng sang gốm sứ mỹ nghệ phục vụ

nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Với hơn 20 doanh nghiệp và 1 HTX làm nòng

cốt, làng nghề chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi) đó phát triển năng động, sản phẩm có

mẫu mã phong phú, phù hợp thị hiếu tạo được thương hiệu trên thị trường và được

tiêu thụ 80% ở các tỉnh trong nam, ngoài bắc, Trung Quốc và Campuchia. Có thể

khẳng định các DNLN đóng vai trò quan trọng tạo nên sự phát triển mới về chất,

tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại, mẫu

mó kiểu dòng sản phẩm cho các làng nghề. Các sản phẩm của DNLN trên địa bàn

tỉnh khá đa dạng và đã có thị trường tại địa phương, trong nước và một phần xuất

khẩu như: chế biến lương thực, thực phẩm; sửa chữa cơ khí, may da, thuộc da, chế

biến gỗ, tái chế nhựa, đúc đồng; sản xuất kinh doanh vàng, bạc… Nhờ vậy DNLN

đó góp phần quan trọng đưa tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đó vượt qua

mốc 1 nghìn tỷ đồng, đóng góp gần 20% vào tổng giá trị sản xuất TTCN và ngành

nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình phát triển công nghiệp nông

thôn, DNLN luôn có vai trò quan trọng, góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả các

nguồn tài nguyên tại địa phương, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dân cư

khu vực nông thôn, thu hút vốn nhàn rỗi để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông

nghiệp nông thôn [1].

Tuy nhiên do hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với làng nghề, các

DNLN cũng đang phải vượt qua những khó khăn, tồn tại chung ở các làng

nghề để phát triển. Trước hết, DNLN chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa

hoặc siêu nhỏ tuy có tốc độ phát triển nhanh song điểm xuất phát thấp còn

chiếm tỷ lệ nhỏ trong các hình thức sản xuất, kinh doanh tại làng nghề. Hiện

Page 70: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

65

nay các làng nghề, DNLN phát triển cũng khá manh mún, sức cạnh tranh yếu

bởi hàm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hóa chưa cao, tính cạnh tranh

kém, phần nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa phương. Hạn chế lớn nhất là

hầu hết DNLN có quy mô nhỏ, thiếu tiềm lực về tài chính, vốn đầu tư ban đầu

và vốn lưu động ít. Thiếu vốn khiến cho nhiều cơ sở không thể mở rộng sản

xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ

sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của DNLN cũng khá khiêm tốn, sản

xuất thủ công là chủ yếu, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, kém phong

phú. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, từ đó

dẫn đến tính cạnh tranh của sản phẩm không cao. Ngoài ra, trình độ quản lý

của các DNLN cũn nhiều hạn chế, quen làm ăn kiểu nhỏ lẻ, phổ biến là hộ gia

đình. Việc liên kết sản xuất chưa được quan tâm, lao động qua đào tạo rất ít,

chưa quen tác phong công nghiệp, chậm thích ứng với thị trường... khiến

nhiều DNLN giảm sút về quy mô và năng lực sản xuất, hoạt động sản xuất

cầm chừng... Hạn chế kể đến là nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân

phối sản phẩm chưa cao, chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu. Tiếp

cận thông tin thị trường cũng hạn chế, nhiều cơ sở quyết định sản xuất kinh

doanh theo kinh nghiệm và cảm tính nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là trình

độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động DNLN thấp hơn nhiều so với lao động

ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

2.3.2. Bài học về phát triển làng nghề truyền thống của một số tỉnh, mà Nam Định cần quan tâm

Từ những kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở một số địa phương trong

nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học để phát triển nghề, làng nghề đối với

tỉnh Nam Định như sau:

+ Thứ nhất: quá trình phát triển kinh tế của mỗi địa phương đều quan tâm

chú trọng phát triển làng nghề, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một

nội dung phát triển kinh tế quan trọng.

+ Thứ hai: muốn phát triển nghề, làng nghề có hiệu quả trước hết phải có

sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành những cơ chế chính

Page 71: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

66

sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về tài

chính và tiếp cận nguồn vốn, trong đó cần có cơ chế, chính sách cho các hộ tại

làng nghề vay vốn không cần thế chấp; đồng thời có chính sách đồng bộ về vùng

cung cấp nguyên liệu.

+ Thứ ba: sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị

trường. Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm nhằm xây dựng và phát triển

các sản phẩm làng nghề chủ lực, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần mời các chuyên gia của những nước

nhập khẩu chính để tư vấn thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tuân thủ các quy

định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tour du lịch.

+ Thứ tư: đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân

lực, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho

người lao động làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu.

Cần xác định rõ đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo cho phù hợp với

từng ngành nghề và điều kiện ở điạ phương, gắn giảng dạy lý thuyết với thực

hành, tăng cường phổ biến kiến thức, khoa học kỹ thuật.

Quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân, thợ cả, thợ giỏi, chú trọng đào tạo thế

hệ lao động trẻ cho làng nghề.

+ Thứ năm: phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và phổ biến

kiến thức công nghiệp trong nông thôn, chủ yếu là hai loại hình dịch vụ, tư vấn

các vấn đề kinh tế, quản trị doanh nghiệp nói chung và tư vấn về kỹ thuật sản

xuất và chuyển giao công nghệ.

Áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản

phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

+ Thứ sáu: hỗ trợ một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề trở

thành doanh nghiệp đủ mạnh, thực hiện vai trò mở rộng thị trường, là đầu mối

thu gom tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu.

+ Thứ bảy: phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại

phát triển, lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, những ngành hoạt

Page 72: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

67

động cầm chừng hoặc có nguy cơ mai một để có chính sách phù hợp. Chú trọng

phát triển các làng nghề truyền thống và có sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cao.

+ Thứ tám: đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, mặt

bằng sản xuất...) tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất phát triển. Triển khai các

giải pháp phát triển bền vững.

Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu để phát

triển kinh tế - xã hội đối với nước ta. Yêu cầu đặt ra là phải phát triển công

nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, trong đó có phát triển các làng nghề

TTCN. Sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối

lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung, cho

từng địa phương nói riêng, để thoát khỏi tình trạng đói nghèo, khai thác được các

tiềm năng của sản xuất nông nghiệp, xoá dần thế độc canh cây lúa, tạo ra công

ăn việc làm cho người lao động đang dư thừa ở nông thôn và thành thị hiện nay.

Việc khôi phục và phát triển làng nghề ở một số tỉnh thành là một chiến lược

quan trọng và là một nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH trong quá trình

hội nhập quốc tế.

Page 73: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

68

Chương 3 THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Nam Định ở vị trí đồng bằng nam sông Hồng, toạ độ địa lý từ 19 độ

55 phút đến 20 độ 16 phút vĩ Bắc, kinh độ 106 độ đến 106 độ 33 phút kinh Đông

Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình; phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình với ranh giới là

sông Hồng và sông Đáy; phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp

tỉnh Hà Nam [20].

Tỉnh Nam Định được chia thành 9 huyện, 1 thành phố với 229 đơn vị

hành chính cơ sở. Trong đó có 194 xã, 20 phường, 15 thị trấn. Diện tích tự nhiên

1.676km2, bằng khoảng 0,5% diện tích tự nhiên cả nước. Diện tích đất nông

nghiệp có khoảng 115.004,92 ha và 4.667,98 ha đất phi nông nghiệp; 3.553,66

ha đất chưa sử dụng [20].

Dân số khoảng 2 triệu người, mặc dù Nam Định không phải là tỉnh miền

núi nhưng cũng có dân tộc Kinh, Tày, Mường, Hoa. Nam Định có tôn giáo đa

dạng như: Phật giáo, thiên chúa giáo, đạo tin lành các tín ngưỡng tôn giáo đôi

khi ảnh hưởng đến công tác quản lý tại địa phương.

Đường giao thông trong tỉnh có cả đường bộ, đường thuỷ, đường biển và

đường sắt. Đường sắt đi qua tỉnh kéo dài 42km, 5 ga, đường quốc lộ 21 dài

108km, quốc lộ 10 được xây dựng tạo thành tuyến giao thông huyết mạch nối

liền Nam Định với vùng tam giác Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cùng các

trung tâm kinh tế vùng Đông Bắc tổ quốc tạo thành cửa ngõ cho hội nhập và

phát triển. Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, tuyến đường bộ mới

Nam Định - Phủ Lý… đang được triển khai xây dựng. Nam Định có bờ biển nên

rất thuận lợi chăn nuôi, đánh bắt hải sản và có 4 cửa sông lớn: sông Ba Lạt, sông

Page 74: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

69

Đáy, sông Lạch Giang, sông Hà Lạn. Hệ thống giao thông đa dạng này đã tạo

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nam Định hình thành rõ nét ba vùng kinh tế: Vùng kinh tế đồng bằng thấp

trũng gồm: huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường,

đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển công nghiệp dệt, chế biến,

công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

Vùng kinh tế đồng bằng ven biển gồm: huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa

Hưng với bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu có nhiều khả năng phát triển kinh

tế tổng hợp ven biển.

Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ Thành phố Nam Định: có các

ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến các làng

nghề truyền thống, các phố nghề… cùng các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ

chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Các sản phẩm công nghiệp của

Nam Định ngày càng phong phú, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường như sản

phẩm của Công ty may sông Hồng, Công ty sinh hoá Nam Định, nhà máy cơ khí

đúc Trường Thành [84].

3.1.2. Những nhân tố thuận lợi tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế

- Nguồn nguyên liệu sản xuất cho các làng nghề truyền thống. Nam Định

là đất nông nghiệp phù sa màu mỡ thuận lợi cho các loại cây trồng như cây

lương thực, cây công nghiệp. Do đó, tỉnh Nam Định đă có một số nguyên liệu từ

cây trồng như: đay, cói, dâu tằm; đồng thời cũng có gỗ, mây tre trồng phân tán,

trên 4 nghìn ha rừng trồng ở các huyện ven biển cung cấp cho sản xuất các sản

phẩm đay, cói, tơ tằm, đồ gỗ, mây tre đan…

- Nam Định có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN):

Nam Định được mệnh danh là “đất trăm nghề” với nhiều làng làng nghề truyền

thống, sản phẩm nổi danh khắp cả nước như đồ gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng,

đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, ươm tơ dệt lụa Cổ Chất... sản xuất ra

nhiều loại sản phẩm cho xuất khẩu. Do có nhiều làng nghề có sản phẩm nổi

tiếng, Nam Định có danh tiếng tốt về nguồn cung cấp sản phẩm đáng tin cậy.

Page 75: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

70

Một số nhà nhập khẩu lớn như tập đoàn IKEA (Thụy Điển) đă tới đặt hàng.

Trong các năm 2010, 2011 riêng tập đoàn IKEA đã nhập khẩu 6-7 triệu

USD/năm hàng TCMN của tỉnh Nam Định.

- Đến năm 2015 số lao động tham gia trong các làng nghề truyền thống

khoảng 22.016 người. Trong đó, có khoảng 65 người được coi là thợ giỏi, thợ cả

trong các lĩnh vực đúc đồng, chạm khắc gỗ, sơn mài, mây tre đan...; 15 người đă

được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”. Đây là lực lượng

hạt nhân của các làng làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm có giá trị

kinh tế, giá trị nghệ thuật cao; đồng thời là hạt nhân dạy nghề, truyền nghề cho

lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động cho các làng làng nghề truyền

thống trong hội nhập quốc tế

- Các làng làng nghề truyền thống ở Nam Định có khả năng ứng dụng

công nghệ để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm: Trước đây các sản phẩm của

làng làng nghề truyền thống chủ yếu được sản xuất bằng tay với những công cụ

thô sơ. Nhưng từ đầu những năm 2010 đến nay, đă có một số cơ sở đầu tư đổi

mới công nghệ, trang thiết bị vào các công đoạn sản xuất, kết hợp giữa các kỹ

thuật hiện đại và truyền thống để nâng cao năng suất lao động, sản lượng, hạ giá

thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.

- Nam Định đă có các doanh nghiệp làm nòng cốt xuất khẩu sản phẩm

làng nghề truyền thống; đồng thời các doanh nghiệp đă tích lũy được kinh

nghiệm sản xuất, xuất khẩu. Trong đó có doanh nghiệp đă xuất khẩu hàng

TCMN từ đầu những năm 1990 như Công ty TCMN xuất khẩu Nam Định, Công

ty xuất nhập khẩu Nam Hà - U Đom xay... Các doanh nghiệp này với kinh

nghiệm và năng lực của mình sẽ là hạt nhân cho việc tổ chức sản xuất và xuất

khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh.

- Các làng nghề truyền thống đă khai thác, phát triển được nhiều thị

trường xuất khẩu hàng hóa, trong đó có một số thị trường trọng điểm như EU,

Nhật Bản,… Năm 2010, thị trường xuất khẩu của tỉnh bao gồm 25 nước, vùng

lănh thổ có dung lượng nhập khẩu hàng khá lớn. Đồng thời khách du lịch quốc tế

Page 76: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

71

đến Nam Định ngày càng tăng lên tạo cơ hội xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm

làng nghề truyền thống.

- Tỉnh Nam Định quan tâm và có các chủ trương, chính sách phát triển

làng nghề truyền thống nông thôn: UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo triển khai kế

hoạch phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn, kế hoạch

xây dựng nông thôn mới và có các chính sách hỗ trợ nhằm chuyển dịch lao động

nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp theo tiêu chí nông thôn mới.

- Việt Nam đă ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Việt Nam

được đánh giá là nước có môi trường chính trị, xă hội, an ninh ổn định. Chính phủ

đă có những nỗ lực trong việc thể chế hóa hệ thống luật pháp, cải cách hành chính,

nhất là sau khi tham gia WTO đă tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh

nói chung và sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống nói riêng.

3.1.3. Những nhân tố không thuận lợi tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế

- Vốn tự có của các chủ thể sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh

doang của các làng nghề truyền thống hạn chế lại còn khó khăn trong việc tiếp

cận các nguồn vốn tín dụng.

- Chất lượng nhân lực của các làng nghề truyền thống thấp: Nhiều chủ, chủ

cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chưa có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong

cơ chế thị trường. Lực lượng lao động trực tiếp chưa qua đào tạo cơ bản c̣n

chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số nghệ nhân, thợ giỏi, người thiết kế mẫu mă sản

phẩm yếu, hạn chế về mẫu mă, kiểu dáng sản phẩm…

- Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán phụ thuộc lớn vào các làng nghề truyền thống và

các hộ gia đình. Mặt bằng cho cho đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp công nghiệp khó khăn do Nam Định phải giữ định mức đất

nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời việc xây dựng các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp chậm.

- Khả năng cạnh tranh của các làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định

thấp tranh hơn so với các địa phương sẵn có nguồn nguyên liệu thiên nhiên như

mây, tre, gỗ: Nguồn nguyên liệu thiên nhiên để cho các làng nghề truyền thống

Page 77: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

72

nguồn nguyên liệu có trong tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất,

các nguyên liệu khác chủ yếu phải mua từ tỉnh ngoài hoặc nhập khẩu nên sản

xuất bị thụ động và chi phí cao hơn. Sản phẩm làng nghề truyền thống của Nam

Định cũng kém cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc

được sản xuất hàng loạt bằng máy.

- Công nghệ, kỹ thuật xử lý nguyên liệu và trong các công đoạn sản xuất

còn thấp: Tuy đă có một số cơ sở sản xuất đă đầu tư đổi mới công nghệ, trang

thiết bị nhưng nhìn chung, máy móc thiết bị tại các làng nghề truyền thống còn

lạc hậu nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống thấp.

- Quá tŕnh công nghiệp hóa và đô thị hoá dẫn tới việc giảm lực lượng lao

động trong làng nghề truyền thống và làm cho giá lao động tăng lên: Tỉnh có

chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông thôn nên công nghiệp

nông thôn khá phát triển, nhất là dệt may do đó đă thu hút một lượng khá lớn lao

động trẻ và trung niên, dẫn đến nguy cơ thiếu lao động trong ngành làng nghề

truyền thống.

- Một số thị trường có xu hướng nhập khẩu sản phẩm được sản xuất hàng

loạt bằng máy móc của một số nước, điển hình là Trung Quốc. Do khả năng sản

xuất hàng loạt bằng máy với chi phí thấp, sử dụng các tiến bộ công nghệ trong

khâu hoàn thiện và phối mầu bằng máy nên có năng suất cao giúp cho các nhà

sản xuất Trung Quốc đáp ứng được một lượng hàng lớn trong thời gian ngắn và

giá rẻ. Những tiến bộ kỹ thuật giúp các nhà sản xuất Trung Quốc tạo ra những

sản phẩm sao chép bằng máy, gần như chính xác hoàn toàn so với mẫu hàng của

các làng nghề truyền thống. Đây là khó khăn lớn đối với các sản phẩm làng nghề

truyền thống được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công [83]

3.2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.2.1. Thực trạng về số lượng và sự phân bố làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số lượng và sự phân bố LNTT có mối quan hệ chặt chẽ với các nghề truyền

thống hiện có trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2015, Nam Định là địa phương có

Page 78: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

73

nhiều nghề truyền thống đa dạng, được bảo tồn, phát triển với quy mô khác nhau.

Những nhóm nghề truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định bao gồm:

Một là, nghề thủ công, mỹ nghệ như đồ gỗ. Những nghề này đang tồn tại

và phát triển ở La Xuyên Ý Yên, tre lứa ghép ở Huyện Ý Yên... Đó là những

nghề có sự hình thành, phát triển lâu đời và thăng trầm theo các thời kỳ phát

triển kinh tế của tỉnh và đất nước. Trước năm 1954 nghề thủ công, mỹ nghệ có

số lượng lao động và làng nghề nhiều nhất. Từ năm 1954 đến năm 1989 nghề thủ

công mỹ nghệ của Nam Định đã có bước phát triển mạnh do có thị trường Liên

Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu. Trong khoảng mười năm

tiếp theo bị mai một dần do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã và nền

kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Một vài năm gần đây nghề này

được khôi phục, nhân cấy và chủ yếu sản xuất hàng thô cho các doanh nghiệp

tỉnh khác và phục vụ cho kinh tế du lịch của tỉnh.

Hai là, nghề chế biến nông, lâm, hải sản. Đây là nhóm nghề truyền thống

mà Nam Định có tiềm năng lợi thế phát triển so với tỉnh khác. Chế biến nông sản

hiện nay chủ yếu gồm các loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm phục vụ thị

trường tại chỗ như: xay xát gạo, làm bún bánh, miến, đậu phụ, giò chả… Một số

sản phẩm như nem chua, bánh gai, bánh đa… đã có tiếng trong và ngoài tỉnh.

Loại hình sản xuất này phân tán khắp nơi trong dân cư nhưng chưa hình thành

được làng nghề, chưa phát triển thành sản xuất hàng hoá.

Chế biến lâm sản còn nhỏ bé, manh mún, chất lượng sản phẩm, mẫu mã

đơn điệu, sản phẩm chưa đáp ứng được cho xuất khẩu, hiện nay sản phẩm đang

bán dưới dạng thô.

Sản lượng và chất lượng khác biệt của hải sản là lợi thế của ngành chế

biến hải sản của tỉnh. Đã có một số sản phẩm nổi tiếng như nước mắm Ninh Cơ

của Thịnh Long Hải Hậu, mắm các loại, cá chế biến… Hiện nay nghề này đang

phát triển mạnh.

Ba là, nghề sửa chữa, dịch vụ cơ khí. Đây là nhóm nghề phục vụ nhu cầu

về nông cụ sản xuất nông nghiệp và hàng cơ khí tiêu dùng. Trước đây, trong điều

kiện nền công nghiệp của đất nước kém phát triển, nền kinh tế về cơ bản chưa

Page 79: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

74

chịu tác động của hội nhập quốc tế thì nhóm nghề này được phát triển với quy

mô khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Một số

nghề truyền thống điển hình như rèn, đúc gang, đúc đồng, đúc bạc, gò, hàn đã

được phát triển ở Nam Giang Nam Trực, Xuân Tiến Xuân Trường… Hiện nay

do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và yêu cầu thị trường, nghề cơ khí truyền

thống lại càng thiếu khả năng cạnh tranh nên đang bị mai một dần.

Bốn là, nghề dệt, nghề may, nghề thêu thủ công. Nhóm nghề này bao gồm

các nghề truyền thống như dệt lụa tơ tằm, dệt vải, dệt chiếu đã và đang được

khôi phục và mở rộng phát triển tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Năm là, nghề sản xuất vật liệu xây dựng như Gạch nung, Ngói nung.

Nhóm nghề này chủ yếu tồn tại theo hình thức tự cung tự cấp trong dân cư.

Hiện nay do nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, nhu cầu về phát triển kết

cấu hạ tầng lớn nên nghề này đang được phát triển mạnh. Sản phẩm chủ yếu là

gạch ngói nung, không nung, đá khối, đá dăm, đá ốp lát, đá trang trí, mỹ nghệ

các loại…

Sự bảo tồn và phát triển của các nghề truyền thống trong xu thế đan xem

với sự hình thành, phát triển các nghề mới đã tạo cơ sở nhất định cho sự bảo tồn

và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung và LNTT nói riêng

trên địa bàn của tỉnh Nam Định. Tính đến năm 2015, theo tiêu chí của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN

ngày 18/12/2006, toàn tỉnh Nam Định có 128 làng nghề phân theo Huyện, Thành

Phố, trong đó có 34 làng nghề truyền thống. Tình hình cụ thể về số lượng và sự

phân bố làng nghề và LNTT trên địa bàn tỉnh được phản ánh qua các số liệu ở

bảng 3.1 dưới đây.

Page 80: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

75

Bảng 3.1: Các làng nghề truyền thống phân bố theo địa bàn hành chính huyện và thành phố (đến tháng 06 năm 2015)

TT Tên huyện, thành

phố Số làng

nghề

Tỷ lệ % so với tổng số làng nghề

Số làng nghề

truyền thống

Tỷ lệ % so với tổng làng nghề truyền

thống 1 Huyện Nam Trực 21 16,4 6 17

2 Huyện Trực Ninh 13 10,15 4 11,7

3 Huyện Hải Hậu 27 21,1 2 5,8

4 Huyện Xuân Trường 8 6,2 4 11,7

5 Huyện Nghĩa Hưng 15 11,7 0 0

6 Huyện Giao Thuỷ 1 0,7 0 0

7 TP Nam Định 3 2,3 1 2,9

8 Huyện Vụ Bản 11 8,6 3 8,8

9 Huyện ý Yên 25 19,5 15 44,1

10 Huyện Mỹ Lộc 4 3,3 1 2,9

Cộng 128 100 34 100

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định [82].

Các số liệu trên cho thấy, trong số 34 làng nghề truyền thống của Nam Định

thì huyện Ý Yên là huyện có nhiều làng nghề truyền thống nhất với 15 làng nghề

chiếm 44,1% trong tổng số các làng nghề truyền thống của cả tỉnh, sau đó là

Huyện Trực Ninh và Huyện Xuân Trường mỗi huyện đều có 4 làng nghề nhưng

trong 9 huyện và 1 thành phố thì cũng có hai huyện hiện nay không có làng nghề

truyền thống đó là Huyện Giao Thuỷ và Huyện Nghĩa Hưng. Như vậy với 34

làng nghề truyền thống được hình thành rất lâu và đã đóng góp rất lớn vào phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao

động của tỉnh và hiện nay đang trên đà phát triển ngày một tốt hơn và hội nhập

vào nền kinh tế thị trường của khu vực và thế giới [82].

Page 81: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

76

Nhiều làng nghề truyền thống bị mai một do sự phát triển nhanh về khoa

học công nghệ mà các làng nghề truyền thống lại không thay đổi hoặc tiếp thu

công nghệ mới để thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm như làng nghề khâu

nón tại Hương Cát - Cát Thành - Trực Ninh, làng nghề mành mành tại Đỗ Xá -

Điền Xá - Nam Trực… Số lượng LNTT trên địa bàn tỉnh được phản ánh qua các

số liệu ở bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2: Các làng nghề truyền thống từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2015

Chỉ số

Năm

Số lượng làng nghề

truyền thống

Số hộ sản xuất kinh

doanh (hộ)

Số lao động sản xuất kinh

doanh (người

Giá trị sản xuất

(Tr.đồng

Giá trị xuất khẩu

(USD/năm

Thu nhập bình quân 1

lao động/tháng

(1.000đ)

2010 18 2.676 5.300 0 0 1.839

2011 20 2.977 6.633 415.445 10.583.122 2.130

2012 23 4.873 10.445 602.718 19.875.271 2.302

2013 26 5.911 14.816 876.006 31.883.169 2.945

2014 30 7.890 18.701 593.181 38.374.261 3.060

2015 34 9.996 22.016 1.906.321 45.871.700 3.332

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định [82].

Những làng nghề truyền thống duy trì và phát triển là những làng nghề biết

kết hợp tinh hoa của truyền thống và tiến bộ KHCN, bắt kịp với sự đổi mới của

đất nước đặc biệt là bắt kịp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay

của đất nước đó là các làng nghề cơ khí, làng nghề gỗ mỹ nghệ, sơ mài... Đối với

cơ khí, các làng nghề đúc đồng đưa công nghệ nấu luyện làm khuôn hiện đại vào

thay cho thủ công, song vẫn tận dụng bàn tay khéo léo của người thợ vào khâu

làm họa tiết, hoa văn, trạm trổ khảm bạc, khảm vàng tạo giá trị cao về nghệ thuật

và nét văn hoá dân tộc do vậy không những được khách hàng trong nước ưa

chuộng mà khách hàng nước ngoài mến mộ. Tương tự như vậy nghề gỗ mỹ nghệ

La Xuyên đã đưa thiết bị cơ khí vào thay cho lao động thủ công; Song, phần chế

biến tinh xảo vẫn được các nghệ nhân sử dụng công nghệ truyền thống tạo nên

Page 82: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

77

những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu

dùng hàng hóa trong nước và quốc tế hiện nay.

3.2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống tỉnh Nam Đinh trong hội nhập quốc tế

Thị trường tiêu thụ đã và đang là vấn đề số một của mọi doanh nghiệp nói

chung và của các cở sở sản xuất trong các LNTT Nam Định nói riêng. Muốn có

được lợi nhuận thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu

của người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu và phải được tiêu thụ trên thị

trường với giá cả hợp lý.

- Ở thị trường nội địa, với số dân hơn 90 triệu người, trong điều kiện kinh tế

ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước

được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ hàng hoá ngày càng lớn. Do đó, thị trường

tiêu thụ trong nước của làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề LNTT Nam

Định nói riêng là rất lớn cần được tận dụng khai thác tối đa. Bên cạnh đó hàng

năm, Việt Nam còn nhận khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế, điều này hứa hẹn

một thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề đầy tiềm năng.

Lợi thế về thị trường của các làng nghề LNTT Nam Định trước hết là thị

trường ở địa phương với dân số gần 2 triệu người, các ngành kinh tế phát triển

mạnh với nhu cầu nguyên liệu cao. Vì thế, ngoài các sản phẩm tiêu dùng trực

tiếp, một số làng nghề ở Nam Định còn có thể phát triển theo hướng sơ chế

nguyên liệu, cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn. Ở vùng ĐBSH,

hai thị trường có ý nghĩa quan trọng nhất là Hà Nội và Hải Phòng. Đây là 2 đô

thị lớn với mức tiêu thụ cao, đồng thời cũng là cầu nối giữa sản xuất của các làng

nghề LNTT ở Nam Định với thị trường cả nước thông qua hoạt động phân phối,

hội chợ, triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Việc tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề LNTT trên thị

trường nội địa đều do những người sản xuất tự tổ chức, thiết lập mạng lưới phân

phối riêng, hình thức này chiếm tới 61,8% tổng số sản phẩm làng nghề Nam

Định lưu thông trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa thiết

lập quan hệ với các chủ cửa hàng ở các đô thị và các vùng trên cả nước để tiêu

Page 83: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

78

thụ sản phẩm của mình. Ở các làng nghề như La Xuyên, Tống Xá có nhiều đại lý

tại các trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hình

thức lưu thông này giúp các cơ sở sản xuất có thể nhanh chóng tiếp cận thị

trường để giới thiệu sản phẩm, điều tiết sản xuất đáp ứng nhu cầu thị hiếu người

tiêu dùng và mở rộng thị trường [82].

Các công ty tư nhân là kênh tiêu thụ lớn thứ hai của sản phẩm làng nghề

LNTT thủ công Nam Định và chiếm 22,8% tổng số sản phẩm làng nghề LNTT

Nam Định lưu thông trên thị trường nội địa. Các công ty này thiết lập quan hệ

với các nhà sản xuất tại các làng nghề để thu gom sản phẩm sau đó chuyển lên

đô thị bán buôn cho các đại lý hoặc tổ chức bán lẻ. Các HTX là kênh tiêu thụ xếp

thứ 3 (chiếm 6,4%); doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong

việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề (chỉ chiếm 2,6%) [82].

Các làng nghề đã xuất hiện nhóm thương nhân chuyên hoạt động tiêu thụ,

hoạt động của nhóm thương nhân này kích thích mạnh mẽ sản xuất làng nghề

LNTT nối liền làng nghề LNTT với các thị trường tiêu thụ lớn. Chẳng hạn, các

sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên (Ý Yên), Nứa ghép sơn mài Hổ Sơn (Vụ

Bản), thêu ren Nam Thái (Nam Trực),... phát triển nhờ sản phẩm có được hệ

thống các thương lái tiêu thụ ở nhiều địa phương trong cả nước. Các kênh tiêu

thụ này góp phần hỗ trợ các làng nghề LNTT Nam Định tận dụng được tối đa lợi

thế của thị trường nội địa [82].

- Ở thị trường xuất khẩu, được xác định là thị trường quan trọng của các

làng nghề (nhất là các làng nghề truyền thống). Trong thời đại công nghiệp, hàng

tiêu dùng rất đa dạng, phong phú. Người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng

nước ngoài sử dụng sản phẩm của các làng nghề truyền thống nhằm chủ yếu

thưởng thức những giá trị văn hoá. Chính tính độc đáo trong hình thức và chất

lượng của từng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Việc xoá

bỏ cơ chế bao cấp, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế trên phạm vi cả nước trong những năm

Đổi mới đã mở ra cơ hội không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các

làng nghề Nam Định.

Page 84: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

79

Sự phát triển của những sản phẩm độc đáo, đa dạng của LNTT trên địa

bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu. Tính đến năm 2015 đã có 24

LNTT có sản phẩm tham gia xuất khẩu. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm

LNTT của tỉnh giai đoạn 2010-2015 được phản ánh cụ thể qua các số liệu của

bảng 3.3. dưới đây.

Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015

Đơn vị tính: 1.000 USD

Mặt hàng Năm

Tổng giá trị xuất

khẩu

Hàng mây, tre

Cơ khí mỹ

nghệ

Gỗ mỹ nghệ

Hàng đay, cói,

chuối

Thảm len, tơ,

tằm 2010 13.674 8.129 797 2.381 2.062 305 2011 15.792 9.633 515 3.122 2.130 392 2012 14.644 8.445 1.718 2.271 1.802 408 2013 17.458 9.816 2.006 3.169 1.945 522 2014 20.817 10.701 3.181 4.261 2.060 614 2015 24.952 11.627 4.405 5.985 2.130 805 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định [50].

Những số liệu trên cho thấy, nhìn chung giá trị kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề Nam Định đều có xu hướng tăng dần. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm LNTT của tỉnh tăng 182,48% trong giai đoạn 2010 - 2015. Tuy nhiên, mức gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu không đồng đều giữa các nhóm hàng: Nếu như nhóm hàng Cơ khí mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu năm 2015 bằng 552,7% so với năm 2010, thì ngành hàng đay, cói, chuối chỉ có mức tăng là 103,3% trong giai đoạn này. Thực tế đó cho thấy, mức độ thích nghi của các LNTT tỉnh Nam Định là rất khác nhau. Để tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế thì các LNTT cần phải cố gắng hơn nữa trong tìm hiểu nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường ngoài nước để cung cấp những sản phẩm phù hợp [50].

Trong những năm đổi mới, các LNTT của tỉnh đã có nhiều cố gắng duy trì

và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. Ngoài thị trường truyền thống là các

nước SNG và các nước Đông Âu trước đây, sản phẩm làng nghề của Nam Định

Page 85: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

80

đã từng bước xâm nhập sâu vào thị trường các nước trong khu vực và trên thế

giới. Trong những năm gần đây, mặc dù cũng như nhiều ngành nghề khác, làng

nghề LNTT Nam Định phải chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới từ 2008-2009 với những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm do sức mua

trên nhiều thị trường xuất khẩu giảm sút, nhiều đơn đặt hàng bị huỷ bỏ, nhưng

các LNTT của tỉnh đã hết sức cố gắng và đã đạt được những kết quả tích cực

nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nếu như vào năm 2010, thị trường xuất khẩu hàng TCMN của LNTT của

Nam Định bao gồm 31 quốc gia và vùng lănh thổ, trong đó xuất khẩu chủ yếu là

vào các nước EU, thị trường này chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

LNTT TCMN của; tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc,... Thì đến năm 2015, thị

trường xuất khẩu đă tăng lên 42 nước và vùng lănh thổ, trong đó có các thị

trường mới ở châu Phi, Trung Cận Đông, Úc. Tình hình cụ thể được phản ánh

qua các sốliệu của bảng 3.4. dưới đây [50].

Bảng 3.4: Các mặt hàng xuất khẩu qua các năm của tỉnh Nam Định từ năm 2010- 2015

Đơn vị tính: 1.000 USD

Năm Thị trường

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng kim ngạch xuất khẩu

13.674 15.792 14.644 17.458 20.817 24.952

EU 8381 9.219 8.639 9.032 10.246 12.058 Tỷ trọng % 61,29 58,38 58,99 51,74 49,22 48,32 Đông Bắc Á 1.879 2.337 2.009 2.368 2.852 4.266 Tỷ trọng % 13,74 14,80 13,72 13,56 13,70 17,01 Đông Âu, Nga 1.916 2.213 1.898 2.411 2.746 2.902 Tỷ trọng % 14,01 14,01 12,96 13,81 13,19 11,63 Mỹ 688 827 728 1.583 2.579 3.236 Tỷ trọng % 5,03 5,24 4,97 9,07 12,39 12,97 Thị trường khác 810 1.196 1.370 2.064 2.394 2.490 Tỷ trọng % 5,92 7,57 9,36 11,82 11,50 9,98

Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định [50].

Page 86: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

81

+ Thị trường EU: Giai đoạn 2010-2015, thị trường EU đă có sự tăng lên về kim

ngạch xuất khẩu (năm 2015 tăng 5,9 triệu USD so với năm 2010) và luôn chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong cơ cấu, tuy nhiên do sự phát triển của các thị trường khác nên tỷ

trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU giảm dần, từ 63,76% năm 2010 xuống

còn 58,99% năm 2012 và đến năm 2015 tỷ trọng là 48,32% [50].

+ Thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan):

Trong 6 năm kim ngạch xuất khẩu đă tăng thêm 2,96 triệu USD nhưng tỷ trọng

trong cơ cấu tăng lên rất ít, từ 15,53% lên 17,01 % năm 2015 do vẫn xuất khẩu

các mặt hàng truyền thống như mây tre đan là chủ yếu, mặt hàng kim khí, đồ gỗ

mỹ nghệ xuất khẩu có tăng nhưng kim ngạch còn thấp [50].

+ Thị trường Đông Âu và Nga: Trong 6 năm kim ngạch xuất khẩu có tăng

nhưng chỉ tăng 1,66 triệu USD và tỷ trọng giảm từ 12,85% xuống c̣n 11,63%

năm do chỉ xuất khẩu được vào thị trường này các mặt hàng truyền thống mặt

khác các nước Đông Âu dần gia nhập EU, hiện nay thị trường chủ yếu là Nga.

+ Thị trường Mỹ: Từ năm 2010 đến năm 2015, tuy kim ngạch xuất khẩu

hàng TCMN vào thị trường Mỹ tăng không lớn, năm 2015 khoảng 2,83 triệu

USD nhưng đây là thị trường xuất khẩu tương đối mới đối với hàng TCMN của

tỉnh: Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của LNTT vào thị trường này

chỉ là 408 ngh́ìn USD và tỷ trọng đă tăng dần từ 4,23 % lên 9,07% năm 2013 và

đến năm 2015 là 12,97%. Đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu hàng

TCMN của LNTT lớn, tuy có những quy định khắt khe đối với các hàng hóa

nhập khẩu nhưng được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng TCMN của LNTT

đầy tiềm năng của Việt Nam và Nam Định nói riêng [50].

+ Các thị trường khác bao gồm Singapore và các thị trường mới khai thác

được từ sau năm 2010 như Canada, một số nước Châu Phi, Trung Cận Đông, Úc.

Các thị trường này tuy vẫn có tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nhưng tỷ trọng đă

tăng dần lên từ 5,6 % lên 9,98%, từ 544 ngh́n USD năm 2010 lên 2,49 triệu USD

năm 2015. Các thị trường mới tuy nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của LNTT

không lớn nhưng là thị trường dễ tính, có quy định về nhập khẩu hàng TCMN

của LNTT không khắt khe [50].

Page 87: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

82

Những thành tựu về xuất khẩu kể trên thể hiện những cố gắng nỗ lực của các

LNTT của tỉnh. Một số làng nghề như Làng nghề Cát Đằng đã tập trung phát triển

các sản phẩm nghệ thuật sơn mài truyền thống, không chỉ được người tiêu dùng

trong nước ưa chuộng mà du khách nước ngoài và những nhà nhập khẩu từ Mỹ,

Nhật, Pháp, Nga, Đức cũng rất coi trọng. Trong những năm gần đây, các cơ sở sản

xuất kinh doanh của Làng đang cố gắng tìm hướng xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ,

thông qua các doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm tới các nhà nhập khẩu Mỹ, tham

gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tham gia vào các đoàn khảo sát thị

trường tại Đức, Pháp do Hiệp hội hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức…

Để có nguyên liệu và công nghệ sản xuất tiên tiến, nhiều cở sản xuất kinh

doanh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất đổ gỗ thủ công mỹ nghệ đã tích cực tham

gia nhập khẩu. Tuy nhiên cho đến nay, các cở sản xuất kinh doanh của LNTT

trên địa bàn tỉnh hầu như chưa tham gia xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của

mình cũng như nhập khẩu các yếu tố sản xuất cần thiết, mà vẫn chủ yếu thông

qua các thương lái ở Hà Nội, do đó thu nhập từ hoạt động xuất khẩu chưa cao.

Bên cạnh đó, các LNTT của tỉnh đang trở thành những điểm đến hấp dẫn

cho khách du lịch không những trong nước mà cả đối với khách quốc tế. Điển

hình là Làng Vị Khê (xã Điền xá, Nam Trực) đã trở thành một trong 7 khu, điểm

du lịch trọng điểm của tỉnh, tiếp đó là Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, Làng

nghề đúc Tống Xá Làng nghề sơn mài Cát Đằng… Trong những năm qua, một

số khách du lịch trong nước và quốc tế đến Nam Định đã dành sự quan tâm và

thời gian đến với các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, do chưa có kinh

nghiệm về quản lý và tổ chức khai thác, phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch

làng nghề nên hiệu quả, sức thu hút của sản phẩm du lịch tỉnh đối với khách du

lịch còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ khách du lịch đến tham quan du lịch tại các làng

nghề còn thấp so với lượng khách du lịch đến tỉnh, thời gian khách lưu lại không

lâu, hiệu quả từ các dịch vụ phục vụ khách hoặc bán các sản phẩm làng nghề cho

khách còn ít. Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm còn yếu. Hiện

trên địa bàn tỉnh, chỉ duy nhất có làng nghề Vị Khê xây dựng được trang web để

quảng bá và giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch làng nghề. Do vậy, du khách

Page 88: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

83

ít có điều kiện được giới thiệu về các làng nghề và các giá trị văn hoá, kinh tế

của làng nghề truyền thống Nam Định. Bên cạnh đó, du lịch làng nghề ở Nam

Định chưa quy hoạch chi tiết về làng nghề du lịch, hạ tầng giao thông chưa thuận

lợi, thiếu sự liên kết trong việc khai thác sản phẩm du lịch với các địa phương

khác. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch làng nghề chưa được sự quan

tâm đúng mức. Cấp uỷ Đảng, chính quyền và người dân ở một số làng nghề chưa

quen với việc khai thác các giá trị văn hoá, kinh tế của làng nghề, của sản phẩm

phục vụ du lịch để thông qua đó tạo nguồn thu từ khách du lịch.

3.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực của làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế

Sự phát triển của LNTT tỉnh Nam Định trong những năm qua còn được thể

hiện thông qua sự phát triển của nguồn nhân lực của LNTT. Trong giai đoạn từ

năm 2010 đến năm 2015, về cơ cấu theo độ tuổi của lao động tham gia sản xuất

tại làng nghề truyền thống (kể cả lao động thuần nông), thì số lao động có độ

tuổi trên 60 tuổi chiếm 10% tổng số lao động của làng. Như vậy, nguồn nhân lực

trẻ tại các làng nghề truyền thống đang chiếm ưu thế. Thể lực tốt và có trình độ

học vấn cao hơn, nhanh nhạy với cơ chế thị trường, là điều kiện thuận lợi để

nhân lực LNTT tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật tốt hơn.

Bảng 3.5: Trình độ lao động trong các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định năm 2010 và 2015

Trong đó

Chỉ tiêu

Tổng số lao động được

khảo sát

Chưa qua đào

tạo

Đã qua đào tạo

nghề ngắn hạn

Sơ cấp Trung

cấp, cao đẳng

Đại học

Năm 2010 745 Số lượng (người) 352 240 77 63 13 Tỷ lệ (%) 47,3 32,2 10,3 8,5 1,7 Năm 2015 520 Số lượng (người) 175 208 65 57 15 Tỷ lệ (%) 33,7 40,1 12,5 10,8 2,9

Nguồn: Sở Công thương Nam Định [50].

Page 89: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

84

Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nhân lực LNTT: Trình độ học vấn của lao động làng nghề và lao động ở nông thôn tỉnh Nam Định nói chung không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong những năm gần đây Song, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tại các làng nghề là thấp thể hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.

Từ bảng trên cho ta thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 47,3ào năm 2010 xuống còn 33,7 năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ này còn khá cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ đào tạo ngắn hạn đến đại học ) đã tăng thêm sau 5 năm, từ 52,7% lên 66,3%, nhưng tỷ lệ lao động trung cấp, cao đẳng, đại học còn rất thấp, đại học chỉ chiếm 2,9%trong tổng số lao động. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, thợ giỏi lao động lành nghề còn thấp. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động mất cân đối, phản ánh tình trạng chậm phát triển về mặt xã hội của làng nghề truyền thống khi lao động trí óc chỉ chiếm 0,44% (lao động có kỹ thuật) còn lại là lao động chân tay. Không những mất cân đối trong cơ cấu lao động mà nhân lực LNTT của tỉnh còn mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo lực lượng lao động theo ngành nghề. Trong khi ngành dệt may tỷ lệ đào tạo cao nhất 34% thì ngành tơ tằm chỉ có 0,06% [50].

Về nhân lực quản lý; trong các làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định hầu hết là sản xuất theo hộ gia đình. Số cơ sở sản xuất đăng ký theo Luật Doanh nghiệp và Luật HTX chỉ có khoảng 219 (năm 2015) chỉ chiếm chưa đến 15%. Vì vậy có thể đánh giá đội ngũ quản lý tại các làng nghề truyền thống là: Trình độ quản lý còn hạn chế chủ yếu vẫn theo quy mô gia đình, các hộ tự kiêm nhiệm tất cả các khâu, tự cung cấp nguyên vật liệu, điều hành và trực tiếp sản xuất, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm. Việc hạch toán kết quả sản xuất, tìm ra điểm yếu mạnh trong kỹ thuật công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị yếu của thị trường còn nhiều hạn chế [50].

Tình hình cụ thể về lao động trong một số LNTT của tỉnh Nam Định năm 2015 như sau:

Nghề thêu ren có: 1.565 lao động tham gia nằm rải rác ở 4 huyện, song tập

trung ở 2 làng Trung Lao (Xã Trung Đông - Huyện Trực Ninh) và làng Nguyệt

Bói (Xã Yên Tân - Huyện Ý Yên) [50].

Page 90: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

85

Nghề nứa ghép sơn mài có: 4.560 lao động tham gia tập trung chủ yếu ở

huyện Ý Yên, những năm gần đây phát triển sang huyện Vụ Bản, Nghĩa Hưng.

Nghề đúc đồng mỹ nghệ có: 2.530 lao động tham gia (nếu tính cơ khí

chung thì ≈ 10.000 lao động) tập trung chủ yếu ở Tống Xá - Ý Yên và Xuân Tiến

- Xuân Trường, Nam Giang - Nam Trực [50].

Nghề gỗ mỹ nghệ có: 11.034 lao động tham gia, chủ yếu tập trung ở làng

nghề truyền thống La Xuyên (Yên Ninh - Ý Yên), Trung Lao (Xã Trung Đông -

Trực Ninh), Hải Minh - Hải Hậu và một số huyện khác [50].

Tình hình lao động và lao động lành nghề của LNTT trên địa bàn tỉnh được

phản ánh qua các số liệu của bẳng 3.5. dưới đây.

Bảng 3.6: Số lao động lành nghề của làng nghề truyền thống năm 2015

Tổng số lao động

Số thợ lành nghề

Tỷ lệ thợ lành nghề

trên tổng số TT Tên ngành nghề

Người Người % 1 Gỗ mỹ nghệ 11.034 65 0.59

2 Đúc đồng mỹ nghệ 2.530 23 0.91

3 Nứa ghép sơn mài 4.560 28 0.61

4 Mây tre đan 6.120 19 0.31

5 Thêu ren 1.565 15 0.96

Tổng cộng 25.809 150 0.58

Nguồn: Sở Công thương Nam Định [50]. Các số liệu trên cho thấy lực lượng lao động lành nghề chiếm tỷ trọng rất

thấp trong tổng số lao động đang tham gia sản xuất tại các LNTT trên địa bàn

tỉnh và được phân bố không đồng đều giữa các nhóm nghề. Tuy nhiên, lực lượng

lao động lành nghề vẫn đang có đóng góp đáng kể vào phát triển LNTT. Đối với

các ngành tiêu thủ công nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ (ngành mỹ

nghệ) là những sản phẩm độc đáo đặc sắc có chỗ đứng nhất định trên thị trường

trong nước và quốc tế (gỗ mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, nứa ghép sơn mài) nhờ

các kỹ năng khéo léo, cảm nhận về màu sắc phức tạp của thợ lành nghề và các

nghệ nhân.

Page 91: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

86

Số lượng thợ lành nghề tập trung chủ yếu ở làng La Xuyên, và Tống Xá - ý

Yên bởi nơi đây có các làng nghề truyền thống gỗ mỹ nghệ và đúc đồng mỹ

nghệ đã xuất hiện cách đây trên dưới một ngàn năm. Tuy nhiên, số lượng thợ

lành nghề và nghệ nhân là quá ít so với truyền thống vốn có của nó.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tỉnh Nam Định chưa có tiêu chí

đánh giá thợ lành nghề và nghệ nhân. Vì vậy, việc tập hợp theo cảm tính của

người dân là chưa được chính xác, nhất là đối với các nghệ nhân. Một số nghệ

nhân hiện tại được công nhận là do họ có công trình lớn và được quốc gia thừa

nhận. Vì thế số thợ lành nghề và nghệ nhân còn chưa được biết đến vẫn đang

hàng ngày hàng giờ công hiến hết mình cho sản phẩm đã gắn bó với làng quê

của họ hàng trăm năm nay.

Ví dụ: Lực lượng lao động tham gia vào làng nghề truyền thống huyện Ý Yên. Lao động làm việc trong các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, hiệu quả lao động phụ thuộc lớn vào trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ lao động. Hơn nữa phương thức sản xuất thủ công có đặc điểm là hao phí lao động sống lại chiếm tỷ trọng lớn trong việc hình thành nên giá thành sản phẩm. Nhu cầu lao động trong các làng nghề lại khá cao trong khi đó năng suất lao động lại không được cao. Chính vì thế, số lượng và chất lượng trong làng nghề luôn là yếu tố đảm bảo cho sản phẩm từ làng nghề mang tính cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 3.7: Lao động ở các làng nghề truyền thống ở Ý Yên từ 2010 - 2014 Đơn vị tính: người

Năm Ngành nghề

2010 2011 2012 2013 2014 Nghề gỗ 3311 3325 3352 3335 3476 Nón lá 135 167 198 235 256 Thêu ren 735 747 747 769 830 Sơn mài, sơn dầu 4662 4707 4586 4698 4907 Đúc kim khí, đúc đồng 2351 2403 2530 2509 2621 May mặc 2027 2047 1922 2038 2129 Tổng 13231 13396 13335 13584 14219

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ý Yên [17].

Page 92: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

87

Qua xem xét số liệu lao động làm việc ở làng nghề có thể thấy được rằng

từ 2010 đến nay số lượng lao động làm việc ở làng nghề ở Ý Yên đã tăng lên

nhanh chóng. Ý Yên là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm phần

lớn lực lượng lao động toàn huyện. Trong đó lao động làm nghề ở các làng nghề

cũng chiếm tỷ trọng khá cao, từ 9,8% đến 13,7% [17].

Trong những năm qua, nguồn lao động làm việc trong các làng nghề đã

tăng lên đáng kể, có sự thay đổi lớn về số lượng, còn chất lượng thì vẫn chưa có

những chuyển biến rõ rệt. Tuy cũng có khá nhiều làng nghề nhưng nói chung

quy mô và trình độ phát triển của các làng nghề ở Ý Yên vẫn tương đối nhỏ bé.

Năm 2014 đã tăng lên 14219 người so với năm 2010, tăng khoảng 9,2%. Tuy

nhiên sự tăng lên về đội ngũ lao động này lại biến động không đồng đều giữa các

nhóm ngành nghề, với các làng nghề tương đối phát triển thì lực lượng lao động

tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lao động của các làng nghề, còn các

làng nghề có nguy cơ mai một hoặc không lớn thì lực lượng lao động tăng rất

chậm và có nơi lại còn giảm đi [17].

3.2.4. Thực trạng một số làng nghề truyền thống điển hình Làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh - xã Điền Xá huyện

Nam Trực. Xã Điền Xá, nằm ven đê sông Hồng cách thành phố Nam Định 5 km,

gồm 7 thôn (7 làng nghề Trừng Uyên; Lã Điền; Vị Khê; Phú Hào; thôn Thượng;

thôn Hạ; thôn Trung) và 33 xóm (600 hộ), được coi là vùng đất tổ của nghề

trồng hoa, cây cảnh cách đây gần 10 thế kỷ. Ông tổ nghề cây cảnh của làng là Tô

Trung Tự, một vị quan nhà Lý. Năm 1211 ông đến thôn Vị Khê, thuộc xã Điền

Xá ngày nay, thấy đất đai màu mỡ nên đã dạy dân làng cách trồng hoa, cây cảnh.

Đến những năm 1970 - 1980, các loại hoa, cây cảnh đã trở thành thế mạnh của

Điền Xá và thực sự trở thành “đặc sản” từ những năm 1990 khi đất nước hoàn

toàn đổi mới [82].

Nghề trồng hoa, cây cảnh ở Điền Xá đã khởi nguồn và phát triển ngày

một thịnh vượng và lưu truyền từ đời này sang đời khác và đã trở thành làng sinh

thái đón du khách thập phương đến tham quan thưởng ngoạn. Trải qua thời gian

cùng với nhiều làng hoa nổi tiếng của miền Bắc như Nghi Tàm, Quảng Bá, Yên

Page 93: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

88

Phụ, Ngọc Hà (Hà Nội); Đặng Hải, Phụng Pháp, Hạ Lũng (Hải Phòng) thì Điền

Xá là quê gốc của nhiều loài hoa như: đào, lan, hải đường, đỗ quyên, trà với đủ

chủng loại (bạch trà, hồng trà, thâm hồng, bát diện)... Và làng Vị Khê còn là làng

quất nguyên thuỷ của Việt Nam, một loại cây mang nhiều biểu tượng của sự sum

họp, niềm hạnh phúc mỗi khi Tết đến, xuân về.

Điền Xá không chỉ là xã có nhiều làng hoa mà còn là làng cây cảnh với

đa, sung, lộc vừng, sanh, si, tùng, tùng La Hán...Với nhiều kiểu dáng thế cây

phong phú, đa dạng như long thăng, long giáng, trực, trực quân tử, trực siêu, thế

huyền, thế song phục, huynh đệ, mẫu tử tương thân, phụ tử tương tuỳ... Với đôi

bàn tay tài năng, các nghệ nhân ở Điền Xá đã tạo nên nhiều tác phẩm thế cây có

giá trị nghệ thuật và kinh tế cao. Hoa, cây cảnh Điền Xá còn có vinh dự lớn khi

đôi cây nguyệt quế và hàng vạn tuế của làng được lựa chọn trồng bên lăng Bác.

Mỗi thế cây, dáng cây còn được tạo thế với những vẻ đẹp khác nhau và

mang một triết lý khác nhau. Đối với cây thế Trực, phải phù hợp với những gia đình

có cách sống trung thực, có trước, có sau. Bộ tứ quý là cầu mong cuộc sống 4 mùa

đều ấm no đầy đủ. Bộ Ngũ phúc khẳng định gia đình có phúc hậu, có đức độ và con

cháu thành đạt. Bộ huynh đệ đồng khoa là gia đình vinh hiển... Nhìn vào gia đình

chơi bộ cây nào, khách đến chơi có thể hiểu được phần nào về gia đình đó. Nhưng

thế cây còn là bài học để các cụ răn dạy con cháu ăn ở có lễ nghĩa, chuyên cần học

tập và vươn tới một cuộc sống no đủ, hạnh phúc... Để tạo được dáng cây, những

nghệ nhân có khi phải dành cả cuộc đời với sự tỉ mỉ, kiên trì, uốn tỉa tạo dáng cho

từng nhánh cây, chồi cây, có khi phải mấy năm mới hình thành một nhánh cây đẹp.

Và để hoàn thành một cây hay nguyên cả một quần thể cây cho đúng thế thì còn

mất nhiều thời gian hơn nữa. Các nghệ nhân làng hoa, cây cảnh Điền Xá không chỉ

rập khuôn theo một mẫu cây nhất định, mà còn tạo dáng, tạo thế cho phù hợp với xu

thế thời kinh tế thị trường như kiểu dáng Bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc, Thái

Lan... nhưng vẫn phải mang phong cách dấu ấn của làng.

Gần 800 năm trôi qua với biết bao biến cố, nhưng các làng hoa, cây cảnh

Điền Xá vẫn tồn tại và phát triển. Nhất là từ thời kỳ đổi mới, mở cửa thì nghề

trồng hoa, cây cảnh phát triển mạnh. Từ thú chơi tao nhã của một số ít người, giờ

Page 94: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

89

đây đã trở thành phong trào làm kinh tế từ nghề trồng hoa, cây cảnh với quy mô

lớn để tiêu thụ trong và ngoài nước. Phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của

làng nghề truyền thống, ngày nay ở Điền Xá hầu như nhà nào cũng trồng hoa,

cây cảnh và còn phát triển sang cả các địa phương lân cận và sang cả tỉnh bạn.

Mặc dù do sự tác động của thị trường cung, cầu về Bonsai của thị trường

trong nước do khủng hoảng kinh tế trong nước và thị trường khu vực đã có tác

động rất lớn tới làng nghề nhưng hàng ngày, ngoài hàng trăm người buôn bán

nhỏ đến Điền Xá mua hoa, cây cảnh chở bằng xe đạp, xe máy đi bán ở khắp các

huyện và thành phố trong tỉnh, còn có các xe ô tô tải chở cây đi các tỉnh thành

trong cả nước theo các hợp đồng kinh tế đã được ký kết. Cây cảnh Điền Xá còn

xuất sang các nước như: Lào, Campuchia, Ấn Độ, Singapo... Các công ty hoa,

cây cảnh Điền Xá... đã đáp ứng nhu cầu của thị trường hoa, cây cảnh. Nghề trồng

hoa, cây cảnh đã trở thành nguồn sống chính của nhân dân Điền Xá. Năm 2013 giá

trị sản xuất làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh của Điền Xá ước đạt

trên 204 tỷ đồng với 2.409 hộ sản xuất và tương lai còn phát triển bền vững hơn

trong những năm tới nghề trồng hoa, cây cảnh ở Điền Xá vẫn là nguồn thu nhập

chính và làm giầu cho người dân xã Điền Xá, huyện Nam Trực [82].

Làng nghề mộc huyện Hải Hậu: Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ

Hải Minh được ra đời vào khoảng năm 1485 thuộc thôn Bắc Cường - xã Quần

Anh thuộc tổng Thần Lộ, sau thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên

Trường, trấn Sơn Nam (nay là xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định),

được UBND tỉnh công nhận năm 2012). Với các sản phẩm như bàn ghế, Salong,

trường kỷ, các loại tủ, giường, kệ [82]…

Làng nghề mộc huyện Ý Yên: Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, xã

Yên Ninh (đã được công nhận năm 2012) có truyền thống gần nghìn năm tuổi,

mang danh là làng nhưng nhịp sống đô thị hóa đã hiện hữu ở đây với những

siêu thị đồ gỗ rộng lớn, xe cộ tấp nập. Với khối óc và bàn tay tài hoa, các thế

hệ nghệ nhân của làng nghề đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc

gỗ nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, kinh đô Thăng Long, kinh thành Huế và nhiều

đình, đền, chùa, miếu, lăng, phủ trong cả nước. Tuy nhiên công việc chính của

Page 95: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

90

họ là làm giường, tủ chè, bàn ghế... với những hình chạm khắc tinh xảo,

chẳng hạn các ông Phúc - Lộc - Thọ, những cảnh Văn Vương cầu hiền, Bát

tiên quá hải... Một số cá nhân và tập thể đã được Nhà nước, Chính phủ, các bộ

ngành và UBND tỉnh Nam Định cấp tặng bàn tay vàng nghệ nhân - hàng chất

lượng cao. Từ sáng sớm đến chiều tối, trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp

người xe, khắp nơi râm ran tiếng cưa, đục.

Làng nghề mộc Lũ Phong xã Yên Ninh, nằm ở phía Tây của xã Yên Ninh.

Nghề mộc ở đây có từ những năm 1756, do ông Ninh Thiết truyền dạy cho dân

làng. Năm 2014 làng có 280 hộ sản xuất với 820 lao động, trong đó khoảng 8%

lao động chuyên tôn tạo, phục chế, xây cất đình chùa nhà thờ tổ, các chi họ, làm

sàn nhà, nhà gỗ tứ thiết; khoảng 9% chuyên tạc tượng phật, đục chạm các linh

vật rồng, hổ, hạc, ngựa, làm hoành phi câu đối, ỷ, ngai, đồ thờ; đại đa số chiếm

khoảng 83% các cơ sở sản xuất đồ mộc đa hệ chủ yếu đóng bàn thờ, làm cầu

thang, tủ, giường, bàn ghế... [82].

Làng nghề mộc Đằng Động xã Yên Hồng. Những năm qua, nghề sản xuất

đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Đằng Động xã Yên Hồng phát triển mạnh. Nghề sản xuất

đồ mộc mỹ nghệ không phải là nghề truyền thống của địa phương mà được du

nhập từ làng La Xuyên, xã Yên Ninh. Là nghề mới du nhập nên Đằng Động sớm

phát triển theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn sản xuất sản phẩm: một số

hộ chuyên sản xuất “hàng chạm” (vẽ mẫu, xẻ thành khối, đục moi tạo hình, chạm

khắc theo mẫu); một số hộ chuyên sản xuất “hàng ngang” (đánh giấy ráp, lắp ráp

hoàn thiện, sơn PU). Nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Đằng Động đã tạo

bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Yên Hồng.

Làng nghề mộc Trà Đông, Trà Đoài xã Xuân Phương huyện Xuân Trường

(đã được công nhận năm 2012). Thôn Trà Đông, Trà Đoài có nghề mộc truyền

thống lịch sử truyền từ đời này sang đời khác, với hơn 300 năm tuổi. Những sản

phẩm như: hương án, tượng, cửa võng, cuốn thư, sập gụ, tủ chè, bàn ghế, tòa

thờ… không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao của người thợ mà còn thể hiện

được phong cách cổ điển, sang trọng, là những sản phẩm mang đậm tính tâm

linh cổ truyền của người Việt Nam, đó là điểm đặc trưng dễ nhận thấy của sản

Page 96: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

91

phẩm nơi đây. Sản phẩm của làng đã đáp ứng thị trường khắp cả nước, đặc biệt

là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình… và xuất khẩu ra nước ngoài

như Hàn Quốc, Singapo, Nga… [82].

Làng nghề cơ khí (đúc kim loại) Vạn Điểm A - thị trấn Lâm và làng nghề

cơ khí đúc Tống Xá - xã Yên Xá huyện Ý Yên. Hai làng đúc đồng nổi tiếng

Tống Xá và Vạn Điểm A được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc

đồng ở nước ta. Ngày nay, sản phẩm ở 2 làng nghề đúc đồng truyền thống Tống

Xá và Vạn Điểm không chỉ làm giàu cho làng, mà còn trở thành niềm tự hào lớn

của cả thành Nam nhờ nhiều năm qua, hàng ngàn các công trình - tác phẩm

tượng tầm cỡ quốc gia đã được chính những nghệ nhân trong hai ngôi làng này

thực hiện bằng chính hoa tay, tâm sức của họ. Làng Vạn Điểm A trước đây là

một trong những làng của xã Yên Xá cũ. Năm 1986 xã Yên Xá được chia tách

thành 2 địa danh là xã Yên Xá và thị trấn Lâm có cùng một cụ tổ truyền nghề

là ông Nguyễn Chí Thành. Bây giờ trở về Tống Xá, Vạn Điểm, từ tinh mơ đến

tận sẩm tối, đâu đâu cũng gặp hình ảnh những bếp lò đỏ rực lửa. Thủa xưa,

làng Tống Xá và Vạn Điểm chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ

cúng, đỉnh đồng, lư hương. Ngày nay, với sự phát triển của làng nghề, 2 làng

nghề này đang ngày càng đa dạng sản phẩm của mình với những bức tượng

Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc, đồ thờ, chuông, tượng, đồ phong thủy bằng

đồng tinh xảo. Cùng với sự trường tồn và phát triển của đất nước thì nghề đúc

kim loại cũng không ngừng phát triển, đã góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn

và nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân. Với thành tích đã đạt

được, một số cá nhân tập thể đã được Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành và

UBND tỉnh Nam Định cấp danh hiệu Bàn tay vàng, bằng khen, giấy khen...

Hiện nay, các công ty doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất nghề đúc cơ khí

đã và đang áp dụng các khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, không

ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm, đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật, sản

xuất đa dạng loại sản phẩm, đáp ứng cung cấp cho các ngành, các đơn vị

trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài và phục vụ nhu cầu của các

tầng lớp nhân dân [82].

Page 97: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

92

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 3.3.1.1. Thành tựu Về kinh tế

Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định nhìn chung đã có bước phát triển

nhất định, nhờ đó đã tác động tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội địa phương:

- Khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phương, thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, cùng

với xu thế chung của cả nước việc khôi phục và phát triển các LNTT ở tỉnh Nam

Định đã góp phần tích cực vào khơi dậy và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực

sẵn có của Tỉnh. Mặc dù không thống kê được các số liệu chính thức về các

nguồn lực của tỉnh cho phát triển LNTT, nhưng có thể khẳng định sự phát triển

của các LNTT của tỉnh chủ yếu dựa vào các nguồn tài chính tự có cùng kinh

nghiệm gia truyền của các chủ thể kinh doanh.

Theo các số liệu tổng hợp từ báo cáo của UBND các huyện trong tỉnh, đến

cuối năm 2015 giá trị sản xuất của các LNTT đạt mức 1.906.321 triệu đồng, quy

mô giá trị sản xuất bình quân trên 1 hộ là 190,7 triệu đồng; trên 1 lao động là

86,6 triệu đồng. Nhờ đó, nhiều địa phương đã khôi phục và phát triển thành công

LNTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tiêu biểu như huyện Ý Yên đã nhân cấy

thành công nghề chạm khắc gỗ ở thôn Đằng Động, xã Yên Hồng; phục hồi thành

công các nghề thêu ren, khâu nón tại các thôn Nhuộng, Trung, Mạc Sơn... của xã

Yên Trung. Huyện Hải Hậu có các làng nghề mộc mới như: Kim Thành, xã Hải

Vân; Tam Tùng Đông xã Hải Đường. Sau 4 năm triển khai thực hiện từ năm

2011 đến năm 2014, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND,

UBND tỉnh và nỗ lực của các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh, tình hình sản

xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), làng nghề khu vực nông

thôn đã có những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-

TTCN, làng nghề bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 24,4%/năm, cao hơn mức

bình quân chung toàn tỉnh 2,4% (ước tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-

Page 98: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

93

TTCN toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 đạt 22%/năm). Trong đó, năm 2014 là năm

có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN-TTCN, làng nghề nông thôn đạt cao nhất

là 25,3% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng đã làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất

CN-TTCN, làng nghề khu vực nông thôn đến năm 2014 chiếm 53,96% tổng giá trị

sản xuất toàn ngành công nghiệp; tăng 2,56% so với thời điểm năm 2011 [82].

- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở tỉnh

Nam Định theo hướng hội nhập. Làng nghề ở Nam Định hoạt động sản xuất kinh

doanh ở hầu hết các ngành sản xuất có tới 34 làng nghề truyền thống. Đó là một

tiềm năng to lớn góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế - xã hội của khu vực

nông thôn. Thu nhập từ nghề truyền thống đang dần chiếm vị trí quan trọng

trong thu nhập của mỗi hộ gia đình, từ đó làm tăng thu nhập cho đời sống dân

cư, phục vụ và khai thác tiềm năng trong vùng, góp phần xoá đói, giảm nghèo,

tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương. Thực tế cho

thấy, những nơi nào có làng nghề truyền thống phát triển có điều kiện đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy quá trình cải thiện, nâng cao trình độ

sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng

CNH, HĐH, tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp.

Bảng 3.8: Cơ cấu kinh tế theo GDP ở Nam Định Đơn vị:%

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số 100 100 100 100 100

Nông, lâm, thuỷ sản 28,3 29,3 27,1 25,5 24,5

CN- Xây dựng 36,5 36,8 38,4 39,7 40,5

Dịch vụ 35,2 33,9 34,5 34,8 35,0

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định [21, tr.46].

Trong đó, giá trị sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh đã có mức tăng trưởng

đáng kể. Cụ thể năm 2010 giá trị sản xuất TTCN chiếm 14,4%, đến năm 2014

chiếm 25,9% trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Như vậy, sự phát triển của các

nghề, làng nghề đã đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Page 99: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

94

Nam Định theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông

nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh [21].

Sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn phát triển mạnh đã góp phần

quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các địa

phương. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 166/209 xã, thị trấn

(bằng 79,42%) có giá trị sản xuất CN-TTCN chiếm tỷ trọng trên 10% trong cơ

cấu kinh tế; có 78/96 xã xây dựng NTM giai đoạn I (bằng 81,25%) có giá trị sản

xuất CN-TTCN chiếm tỷ trọng trên 15% cơ cấu kinh tế toàn xã. Nhiều xã xây

dựng NTM đã đạt giá trị sản xuất CN-TTCN từ 50-80% tổng giá trị sản xuất

toàn xã như: Yên Ninh, Thị trấn Lâm (Ý Yên); Trực Hùng, Trung Đông (Trực

Ninh); Thị trấn Thịnh Long, Hải Minh, Hải Phương (Hải Hậu); Xuân Kiên,

Xuân Phương (Xuân Trường) [21]...

Do làng nghề truyền thống chủ yếu thu hút lao động tại chỗ nên sự gia

tăng lao động ở các làng nghề đã làm cho cơ cấu lao động đã có sự thay đổi bước

đầu tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và các ngành dịch vụ, giảm tỷ lệ lao

động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, ta có thể thấy được qua bảng

cơ cấu lao động của tỉnh.

Bảng 3.9: Cơ cấu lao động của tỉnh Đơn vị: người

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số 1.503.110 1.648.780 1.693.660 1.741.500

Nông, lâm, thuỷ sản 1.222.347 1.108.150 1.092.400 1.071.020

CN - Xây dựng 129.276 276.990 304.850 357.000

Dịch vụ 151.460 263.640 296.410 313.480

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định [21, tr.127]. Trong đó, lao động TTCN năm 2011 chiếm 80,1%, đến năm 2014 chiếm

84,5% trong tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh. Kết quả đó đã làm tăng tỷ lệ

hộ làm nghề lên và giảm tỷ lệ hộ nông nghiệp. Năm 2011, ở Nam Định tỷ lệ hộ

nông nghiệp trong nông thôn là 89,63% và hộ TTCN là 0,99% đến năm 2014 số

hộ nông nghiệp giảm còn 79,4% và hộ TTCN tăng lên 4,28%. Như vậy, có thể

Page 100: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

95

thấy sự phát triển của các làng nghề đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao

động của tỉnh theo hướng tăng tỷ lệ lao động TTCN, giảm tỷ lệ lao động trong

nông nghiệp [21].

Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của

các ngành vận tải, thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông…

Điều đó đã góp phần tích cực vào phân bố lại lao động, tạo ra và giải quyết việc

làm tại chỗ cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng CNH, HĐH.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn bảo tồn văn

hoá. Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, kết cấu hạ tầng ở

nông thôn cũng từng bước được tăng cường. Các trục đường giao thông chính

được nhựa và bê tông hoá, giao thông nông thôn được nâng cấp và cải tạo. Tỷ lệ

đường bộ được nhựa và bê tông hoá từ 50,% năm 2010, lên gần 90% năm 2014.

Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hệ thống kênh mương

nội đồng được đầu tư kiên cố hoá. Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư

đến 10/10 huyện, thị, thành phố; 100% xã, phường, thị trấn và số hộ dân có lưới

điện quốc gia. Bưu chính viễn thông được xây dựng và hiện đại hoá với tốc độ

nhanh, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao hơn, số máy điện thoại cố định

năm 2010 là 20,1 máy/100 dân, năm 2014 tăng lên là trên 45 máy/100 dân. Do

làng nghề phát triển tốt có điều kiện đầu tư nên 100% làng nghề ở Nam Định đều

có trạm xá, trường học kiên cố [21].

Ngoài ra thông qua sự phát triển của các làng nghề truyền thống, đã góp

phần rất lớn và quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay và người lao động

từng bước nâng cao trình độ sản xuất, làm quen với tác phong lao động công

nghiệp, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông

nghiệp, giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong làng. Thông qua các sản

phẩm thủ công tinh xảo, được chế tác khéo léo mang phong cách văn hoá riêng,

các sản phẩm xuất khẩu của làng nghề truyền thống góp phần củng cố, tăng

cường và phát huy giá trị truyền thống, giới thiệu nét đẹp văn hoá Thành Nam,

văn hoá Việt Nam với thế giới.

Page 101: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

96

Về xã hội Sự phát triển của LNTT trong tỉnh thời gian qua không những có tác động

tích cực tới phát triển kinh tế, mà còn tác động đến việc giải quyết các vấn đề

văn hóa - xã hội, cụ thể là:

+ Góp phần bảo tồn và phát huy tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.

Nam Định đã từ lâu nổi tiếng là vùng đất văn hóa truyền thống của dân

tộc Việt Nam. Cho đến nay, các di sản văn hóa của LNTT đang là nơi lưu trữ và

thể hiện những nét riêng biệt của một nền văn hóa, yếu tố cơ bản để thu hút

khách du lịch... hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch,

đồng thời nó còn phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc, có thể coi như biểu tượng

văn hóa và nghệ thuật của một vùng, miền.

Từ ngàn xưa, Nam Định được coi là mảnh đất trăm nghề. Việc phát triển

các LN ở đây luôn gắn liền với sự phát triển văn hóa dân tộc, sản phẩm của LN

và nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động

tinh thần, nó được tạo nên bằng bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ

công. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản

phẩm là một tác phẩm nghệ thuật trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn

hóa dân tộc mang sắc thái riêng, đặc trưng của mỗi LNTT, đặc biệt là nghề thủ

công mỹ nghệ là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và

truyền lại cho các thế hệ sau.

+ Sự phát triển của LNTT đã tạo thêm việc làm, thu nhập cho dân cư nông

thôn, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2015 làng nghề

truyền thống ở Nam Định với 9.996 hộ sản xuất kinh doanh đã thu hút khoảng

trên 22.016 lao động. Trong nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ,

mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ có số lao động nhiều nhất

7.636 lao động chiếm 51,14 % tổng số lao động ngành nghề; Nhóm làng nghề

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 3.164 lao dộng chiếm 21,14 % lao động làng

nghề; Nhóm làng nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh có 2.714 lao động,

chiếm 18,32 %; Nhóm làng nghề chế biến bảo quản nông lâm thủy sản có 1.305

lao động, chiếm 8,34 %; nhóm làng nghề xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên

Page 102: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

97

xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn có 160 lao

động, chiếm 1,06 %. Lao động làng nghề thường không qua đào tạo, chủ yếu số

lao động tại làng nghề chủ yếu vừa học vừa làm theo kiểu cầm tay chỉ việc [21].

Làng nghề truyền thống góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập

của người dân. Chẳng hạn, ở xã Yên Tiến (Ý Yên) nghề mây tre lứa ghép đã thu

về cho xã mỗi năm trên 50 tỷ đồng và trở thành xã nghề với 80% số hộ tham gia.

như 2 làng nghề truyền thống là La Xuyên và Ninh Xá. Giai đoạn năm 2010 -

2014 giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ của của xã chiếm 60% riêng Làng

nghề La Xuyên có 900 hộ thì có tới 90% số hộ có nghề doanh thu của làng nghề

năm sau cao hơn năm trước. Làng Linh Xá có 700 hộ có tới 70-80% số hộ có

nghề. Toàn xã có 1500-1600 hộ sản xuất CN-TTCN tạo việc làm ổn định cho

3200-3300 lao động, giá tri sản xuất TTCN đạt 210 tỷ đồng năm 2014 đạt 220-

230 tỷ đồng hàng năm lượng lao động được đào tạo nghề ở Yên linh khoảng

200-300 người, hay Làng nghề Vân Bảng thuộc Xã Liên Minh huyện Vụ Bản

chuyên sản xuất hàng sơn mài và đan cót. Làng nghề được hình thành từ năm

2000. Dân số 570 với 130 hộ trong đó 80 hộ tham gia sản xuất số người trong độ

tuổi lao động là 350 người số lao động tham gia sản xuất là 300 người thu nhập

bình quân khoảng 2.400.000đ/tháng. Hay Làng nghề Sa Châu - Giao Châu -

Giao Thuỷ chuyên sản xuất nước mắm có từ lâu đời có 150 hộ tham gia với 1750

người là lao động của làng và 50 người tiêu thụ thu nhập bình quân khoảng

2.500.000 đ/tháng [21].....

Việc phát triển các làng nghề truyền thống đã làm tăng tỷ lệ sử dụng thời

gian lao động ở nông thôn. Năm 2010, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông

thôn là 75% đến năm 2011 đã tăng lên là 80,4%. Và qua đó cũng làm tăng số lao

động được giải quyết việc làm trong năm, năm 2010 số lao động được giải quyết

việc làm trong năm là 28.00 người, đến năm 2013 tăng lên là trên 12000 người

[21]. Đặc biệt các nghề đã góp phần giải việc làm cho số lao động dôi dư trong

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn [21].

Sự phát triển các làng nghề truyền thống không những tạo ra nhiều việc

làm, mà còn làm tăng thu nhập cho người làm nghề. Giá trị thu nhập của lao

Page 103: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

98

động từ làm nghề TTCN trong các làng nghề truyền thống cao hơn gấp 3-7 lần

thu nhập từ nghề nông, thu nhập bình quân của người lao động làm nghề tiểu thủ

công nghiệp đạt: 3.000.00đ - 3.500.000đ/người/tháng, góp phần thu hẹp khoảng

cách đời sống giữa nông thôn và thành thị [21].

Các làng nghề đã tạo việc làm cho lao động địa phương, nhất là người

nông dân trong thời gian nông nhàn, góp phần ổn định dân cư, tăng thu nhập cho

hộ gia đình. Thu nhập lao động của các làng nghề từ 500.000 đồng/người/tháng

với lao động không thường xuyên từ 2.500.000 đến 3.500.000 đồng với lao động

thường xuyên, một số làng nghề có thu nhập cao từ 4.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng/người/tháng. Nếu tình bình quân thi thu nhập của 1 lao động

trong LNTT năm 2013 đạt mức 3,332 triệu đồng/tháng [21].

Như vậy với 34 làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định. Đã tạo công ăn

việc làm cho 9996 hộ gia đình (Doanh nghiệp) tương ứng với 22.016 lao động

nông thôn với tổng giá trị sản xuất ra là 1.906.321 triệu đồng. Nhưng so với tiềm

năng của các làng nghề truyền thống thì trong những năm qua số làng nghề

truyền thống Nam Định tăng không nhiều vì theo đúng tiêu chí làng nghề truyền

thống ngoài yếu tố thời gian còn kể đến yếu tố văn hoá và truyền thống nghề của

làng. Vì vậy có nhiều làng nghề được hình thành đến nay là 50 năm hoặc nhiều

hơn song không được coi là làng nghề truyền thống như các làng nghề sản xuất

gạch thủ công [21]…

Tình hình cụ thể tại một số LNTT tiêu biểu như sau: Làng nghề mộc huyện

Hải Hậu: Làng nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh năm 2014, có 63 hộ

tham gia sản xuất với 518 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 37,5 tỷ đồng. Làng

nghề mộc huyện Ý Yên: Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, xã Yên Ninh có hơn

30 công ty, trên 600 hộ sản xuất, tạo việc làm cho khoảng 1.350 lao động, trong đó

thợ chạm khắc chiếm tới 60%. Thu nhập bình quân khoảng 150.000 đồng/ngày, thợ

giỏi có thể tới 300.000 đồng/ngày. Năm 2014 giá trị sản xuất làng nghề ước đạt 135

tỷ đồng. Làng nghề mộc Lũ Phong xã Yên Ninh có 280 hộ sản xuất với 820 lao

động, giá trị sản xuất của làng nghề ước đạt 63 tỷ đồng. Làng nghề mộc Đằng Động

xã Yên Hồng có 325 hộ thì có tới 231 hộ làm nghề mộc mỹ nghệ, tạo việc làm cho

Page 104: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

99

gần 600 lao động địa phương, bình quân thu nhập của thợ chạm khắc gỗ lành nghề

đạt từ 250-300 nghìn đồng/người/ngày, lao động phụ cũng thu nhập từ 100-120

nghìn đồng/người/ngày. Làng nghề mộc Trà Đông, Trà Đoài xã Xuân Phương

huyện Xuân Trường có hơn 120 hộ tham gia sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động,

giá trị sản xuất năm 2014 ước đạt hơn 17 tỷ đồng [21].

Về môi trường

Sự phát triển của làng nghề và LNTT của Nam Định trong những năm qua

đã mang lại những kết quả tích cực nhất định về môi trường. Một số LN đã đem

lại đời sống cho nhân dân khá cao, làng xã khang trang, sạch đẹp, nhưng ít gây ô

nhiễm môi trường như LN đan lát, thêu, mỹ nghệ... và những LN biết phát huy

cao khả năng tay nghề của nghệ nhân, ứng dụng khoa hoc công nghệ vào các

quy trình SX cũng như quản lý.

Nếu như trước đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại

thế giới (WTO) hầu như các LN và LNTT chưa chú trọng tới việc bảo vệ môi

trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, thì ngày nay, đòi hỏi các LNTT phải tuân thủ

các quy định của WTO, các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ

thuật và vệ sinh môi trường. Do đó chính quyền địa phương và các cơ sở kinh

doanh ở LNTT đã chú trong hơn đến ván đề bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn

thực phẩm. Bởi lẽ, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường

của các nước nhập khẩu thì sản phẩm của LNTT sẽ không xuất khẩu được.

3.3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu

Thứ nhất, là do sự đổi mới về tư duy, hay sự thay đổi về nhận thức, từ chỗ

cấm kinh tế tư nhân, coi người dân phát triển kinh tế, tự làm nghề là tiếp tay cho

tiểu chủ, cho kinh tế tư bản chue nghĩa là phá hoại nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa,...sang thừa nhận họ, khuyến khích họ tồn tại và phát triển.

Thứ hại, là những nỗ lực của bản thân người dân trong việc năm bắt thời

cơ, nỗ lực phấn đấu làm nghề tự nuôi sống mình, duy trì và phát triển nghề

truyền thống của ông cha và đóng góp vào sự nghiệp phát triển của địa phương,

đất nước.

Page 105: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

100

Thứ ba, trong những năm qua, hệ thống chính sách về phát triển LNTT

ngày càng hoàn thiện hơn; đã tạo điều kiện cho các Bộ, Ngành, Trung ương đến

địa phương chỉ đạo phát triển làng nghề được tốt hơn. Các chính sách hỗ trợ làng

nghề (đường giao thong, điện, nước…) đã được các cấp và các cơ sở quan tâm

triển khai nên làng nghề được phát triển.

Thứ tư, cơ sở vật chất ở các làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ, đầu

tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của người dân thực hiện phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước cũng đã hỗ trợ các LNTT về sử dụng

đất và mặt bằng, các loại thuế, phí đều ưu đãi cho các cơ sở sản xuất làng nghề.

Thứ năm, nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, đó là điều kiện thuận lợi để

nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các

LNTT tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu,

liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về hoạt động sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm LNTT.

3.3.2. Bất cập và nguyên nhân trong các làng nghề truyền thống ở

Nam Định trong hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập quốc tế mặc dù các làng nghề truyền thống ở

Nam Định đã có sự phát triển mạnh và đã có những đóng góp không nhỏ trong

việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, song làng nghề truyền thống ở Nam Định

vẫn chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng và yêu cầu do còn có những yếu

kém khó khăn cần khắc phục.

3.3.2.1. Những bất cập của các làng nghề truyền thống ở Nam Định

trong hội nhập quốc tế

Một là, LNTT phát triển tự phát, Nhà nước hỗ trợ chưa nhiều, cán bộ bố trí

theo dõi lĩnh vực này còn thiếu. Công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ cho đội ngũ cán bộ của huyện, xã theo dõi về ngành nghề, làng nghề nông

thôn chưa được quan tâm. Vai trò các hiệp hội chưa cao, chưa có các công ty đầu tư

nhiều vào làng nghề nên qui mô sản xuất còn phân tán. Một số làng nghề bị mai

một như: làng nghề tơ tằm Hồng Thiện (Xuân Hồng - Xuân Trường)…

Page 106: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

101

Quá trình hoạt động của các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Nam

Định trong thời gian qua vẫn mang tính tự phát, chưa được định hướng và hỗ trợ

có hệ thống của Nhà nước, vì vậy các làng nghề truyền thống ở Nam Định phát

triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Công tác quản lý chỉ đạo

chưa được quan tâm đúng mức, việc bố trí cán bộ chuyên trách còn nhiều bất cập

chưa tạo thuận lợi trong quá trình làm việc. Không có người chịu trách nhiệm

chính nên hầu như công tác quản lý ở xã, phường, bị buông lỏng, việc nắm bắt

tình hình thực tế phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời đầy đủ đặc

biệt là từ khí chuyền quản lý làng nghề từ bộ công thương sang bộ nông nghiệp

hiện nay thì sự quản lý càng bị buông lỏng hơn và làng nghề truyền thống chỉ là

một bộ phận của nông nghiệp nông thôn.

Nhiều chế độ chính sách phát triển ngành nghề truyền thống đã được Nhà

nước, tỉnh ban hành, các ngành có văn bản hướng dẫn, nhưng việc triển khai

chưa triệt để. Nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của sự

phát triển ngành nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng mô hình,

thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm các điển hình để nhân rộng,

chưa tạo được môi trường pháp lý, tâm lý xã hội thuận lợi cho các ngành nghề

nông thôn phát triển. Chưa có chính sách phù hợp để thu hút các cơ quan nghiên

cứu khoa học, cán bộ khoa học kỹ thuật về với làng nghề. Sự hỗ trợ của Nhà

nước chỉ mới bước đầu, còn hạn hẹp. Ngoài chính sách hỗ trợ về đất đai, nguồn

kinh phí công tuy có nhưng hoạt động còn chắp vá, chưa hình thành quỹ khuyến

công riêng mới dành cho đào tạo lao động, hỗ trợ một phần. Dẫn đến nhiều làng

nghề truyền thống hoạt động một cách tự phát, thiếu tổ chức, thiếu quy hoạch.

Đến nay, ở LNTT Nam Định có các hình thức tổ chức kinh doanh khác

nhau. Tại nhiều làng nghề đã xuất hiện những thương nhân làm dịch vụ đầu vào và

đầu ra cho sản xuất, tạo điều kiện để làng nghề phát triển sản xuất và trao đổi hàng

hóa. Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với làng nghề ở nước ta khác hẳn ở các

nước phương Tây bởi nước ta “thương nhân có thể mua được tất cả mọi thứ hàng

hóa, nhưng không thể mua được lao động với tư cách là hàng hóa”. Điều này có

Page 107: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

102

nghĩa là thương nhân không thể điều khiển, sử dụng những thợ thủ công thành

người làm thuê như ở nhiều nước khác trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa.

Hiện nay, tại các LNTT ở Nam Định có các hình thức tổ chức sản xuất

kinh doanh chủ yếu là: hộ sản xuất - kinh doanh (bao gồm cả hộ chuyên và hộ

kiêm); các HTX làm nghề hay vừa làm nghề, vừa dịch vụ hay dịch vụ cho sản

xuất trong làng nghề; các doanh nghiệp được tổ chức theo luật doanh nghiệp

(như công ty tư nhân, công ty TNHH…). Trong đó hình thức sản xuất kinh

doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy sản xuất ở trong làng nghề

vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả

sản xuất kinh doanh. Đây là hạn chế của làng nghề trong quá trình CNH, HĐH

nông nghiệp nông thôn.

Các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác, các loại hình công ty có tốc

độ tăng trưởng nhanh, song do điểm xuất phát thấp nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong

các hình thức sản xuất kinh doanh. Các hình thức kinh tế hợp tác vừa xuất phát từ

nhu cầu thực sự của các hộ, đồng thời xuất hiện ở các hộ năng động, có tài tổ chức

làm hạt nhân. Trong thời gian tới, các hình thức này ở làng nghề có khả năng phát

triển nhanh chóng và bền vững bởi chuyên môn hóa và hợp tác tạo điều kiện đưa

máy móc vào nhiều khâu công việc nên năng suất lao động được nâng cao, khả

năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên thúc đẩy làng nghề phát triển.

Sự phân bố các hình thức hợp tác, các loại hình công ty giữa các huyện,

thành thị không đều, nơi nào có ngành nghề phát triển tốt thì ở đó các hình thức

này phát triển mạnh và tạo ra được những liên kết thực sự trên cơ sở phát huy thế

mạnh, khắc phục điểm yếu của từng hình thức kinh doanh.

Hai là, chất lượng sản phẩm LNTT chưa cao. Các sản phẩm của làng nghề

đa phần chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng thay đổi chậm nên

sức cạnh tranh kém. Việc đầu tư xây dựng LNTT đa phần sản xuất nhỏ, thiếu

vốn đầu tư, sản xuất thủ công, khả năng cạnh tranh yếu; không có giải pháp kỹ

thuật công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thông qua quá trình nghiên cứu ở các LNTT nhìn chung công nghệ và kỹ

thuật áp dụng cho sản xuất trong các LNTT còn lạc hậu tính cổ truyền vẫn chưa

Page 108: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

103

được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn

thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và giảm sức cạnh tranh

của khu vực và quốc tế. Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các

làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể

cả các công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Nhiều sản phẩm đặc thù đòi hỏi

trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là các làng

nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Các LNTT chiếm tỷ trọng cao trong tổng số làng nghề ở Nam Định như

mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ… có mức độ cơ giới hóa còn hạn chế.

Khả năng tự đổi mới công nghệ và kỹ thuật của các làng nghề thấp. Khả

năng này không chỉ là cải tiến, hiện đại hóa các thiết bị sản xuất trong các làng

nghề mà còn là công nghệ, thiết bị được đưa về các LNTT phải thích ứng với sản

xuất ở các hộ trong làng nghề.

Làng nghề truyền thống còn chiếm tỷ lệ cao, nên công nghệ truyền thống

đóng vài trò quan trọng trong sản xuất ở làng nghề, việc hiện đại hóa công nghệ

và quá trình sản xuất có nguy cơ làm yếu tố truyền thống bị mất đi. Biểu hiện rõ

nhất điều này là trong các ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ…

Như vậy, trong những năm qua, các làng nghề đã chú ý hơn đến việc áp

dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất ở làng nghề còn ở mức độ thấp, giữa các

ngành và các vùng chưa đồng đều; vấn đề ứng dụng và đổi mới công nghệ còn

gặp những khó khăn về vốn, nhân lực, đến giữ gìn bản sắc riêng của một số mặt

hàng mỹ nghệ, vv…

Ba là, tỷ lệ hàng xuất khẩu còn thấp, việc tìm kiếm thị trường và hợp tác

sản xuất kinh doanh còn hạn chế, nên một số sản phẩm sau khi được khôi phục

thì việc mở rộng quy mô sản suất còn khó khăn hoặc không đáp ứng được đơn

hàng lớn khi xuất khẩu, việc đóng góp ngân sách chưa nhiều.

Điểm yếu nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề truyền

thống nông thôn và các làng nghề TTCN là khả năng tiếp thị - bán hàng thấp, thị

trường tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ bé, chưa ổn định, chưa được mở rộng, nhất là

thị trường xuất khẩu chưa ổn định là do những nguyên nhân sau:

Page 109: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

104

- Thiếu đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp của tư

nhân làm người kết nối giữa thị trường và người sản xuất, cũng như việc thực hiện

các đơn đặt hàng, điều chỉnh sản xuất, cung ứng vốn cho làng nghề. Đây là vấn đề

then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển ngành nghề nông thôn.

- Điều kiện tiếp cận, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế

còn nhiều hạn chế. Do đa phần các thông tin về thị trường mà các làng nghề có

được là nhờ nỗ lực của cá nhân các hộ sản xuất kinh doanh hoặc thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng (20% lượng thông tin được thu thập qua kênh

này) nên đa số các làng nghề chỉ duy trì sản xuất một cách thụ động, phụ thuộc

vào đơn đặt hàng của khách hàng. Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các

phương tiện thông tin đại chúng, qua Internet, qua giới thiệu sản phẩm ở các hội

chợ, qua các hình thức phát triển du lịch làng nghề tuy có triển khai nhưng mới

chỉ bước đầu, chưa đồng bộ, chưa rộng khắp.

- Thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm ở các làng

nghề truyền thống ở Nam Định chưa được chú ý, là một khó khăn rất lớn trong cạnh

tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, nhiều cơ sở sản xuất kinh

doanh trong làng nghề truyền thống chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của

thương hiệu sản phẩm, nên chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu

cho các sản phẩm của mình trong phạm vi cả nước và vươn ra quốc tế.

- Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong làng nghề truyền thống còn

yếu là do chất lượng sản phẩm còn thấp, sản phẩm không đồng đều, giá thành

cao, nhiều sản phẩm mới chỉ dừng lại ở dạng sản xuất thô. Cộng với thiết bị công

nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là thủ công, nửa cơ khí, thiếu nhiều

điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị nên ảnh hưởng không nhỏ đến

năng suất, chất lượng sản phẩm. Mẫu mã hàng hoá chậm được đổi mới, cải tiến

nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số hộ gia đình còn làm hàng xô, hàng chợ

chất lượng sản phẩm kém ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp

- Hiện nay trong Tỉnh Nam Định vẫn chưa có một trung tâm giới thiệu quảng

bá về sản phẩm truyền thống và hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của làng

nghề truyền thống phạm vi trong nước và đặc biệt là ra thị trường quốc tế.

Page 110: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

105

- Hình thức tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Nam Định

chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp hay bán thẳng cho các doanh nghiệp

bao tiêu hoặc các hộ tự tiêu thụ. Hầu hết các làng nghề chưa có doanh nghiệp

đầu mối, không tạo được thị trường nên phải chấp nhận gia công cho các doanh

nghiệp của tỉnh bạn như Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai hoạc các doanh nghiệp

nước ngoài đạt trên đạt trên địa bàn tỉnh.... Điều này cũng gây khó khăn đối với

sự phát triển của các làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng nghề thủ công mỹ

nghệ, vì trong sản xuất sản phẩm nếu hoàn toàn theo yêu cầu của người đặt hàng

thì sản phẩm của làng nghề mất tính văn hoá truyền thống, mất nét đặc trưng. Vì

vậy, các nghệ nhân trong các làng nghề phải tìm tòi đưa ra những sản phẩm vừa

mang bản sắc văn hoá mà vẫn được thị trường chấp nhận để tiến tới có thể chiếm

lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế, giảm dần hình thức gia công như

hiện nay.

Bốn là, sản xuất LNTT còn manh mún nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản

phẩm chưa được mở rộng, việc giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các hội chợ,

các trung tâm thương mại chi phí nhiều, du lịch làng nghề chưa phát triển.

Năm là, vấn đề ô nhiễm môi trường.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số LNTT đã đến mức nghiêm trọng

như: khí bụi, tiếng ồn, nguồn nước,chất thải rắn chủ yếu ở các làng nghề như:

làng nghề chuyên sản xuất hàng sơn mài Yên Tiến huyện Ý Yên; làng nghề tái

chế nhựa Vô Hoạn Nam Mỹ, tái chế nhựa Báo Đáp xã Hồng Quang, làng nghề

tái chế nhôm Bình Yên, làng nghề Vân Chàng Nam Giang (Nam Trực)… việc

xử lý ô nhiễm tại các làng nghề còn yếu kém do thiếu vốn và các hộ ở xen trong

các khu dân cư chưa có quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất lại theo hộ rất chật

hẹp. Sự phát triển tự phát không theo quy hoạch ở các làng nghề truyền thống đã

làm cho mức độ ô nhiễm môi trường rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống

dân cư. ở hầu hết các làng nghề nhất là các nghề chế biến thực phẩm, cơ khí, sản

xuất vật liệu xây dựng… các chất thải sản xuất đều được thải trực tiếp vào môi

trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng tới sức khoẻ đời sống cộng đồng,

đang là một bức xúc cần có những biện pháp giải quyết đồng thời với việc khôi

Page 111: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

106

phục và phát triển làng nghề. Chẳng hạn, ở làng nghề Vân Chàng (Nam Giang

Nam Trực) Làng nghề nứa ghép ở Yên Tiến Ý Yên trong làng nhà ở san sát kề

với trên 100 cơ sở lớn nhỏ, mỗi năm sử dụng bình quân 4.500 tấn nguyên liệu,

tiêu thụ hết 7.200 tấn than và 66.000KWh điện, thêm vào đó là các loại xe ô tô,

xe công nông, xe máy lớn nhỏ vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu chạy rầm

rập suốt cả ngày. Khói bụi chất thải ở đây chưa được xử lý, làm cho môi trường

sống xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là trẻ

em, phụ nữ, người cao tuổi [82].

Làng nghề truyền thống ở Nam Định chủ yếu là xen kẽ trong các khu dân

sinh trong làng, nên môi trường vệ sinh làng nghề vẫn còn nhiều bức xúc. Hoạt

động manh mún, chủ yếu theo phương thức tiểu thủ công, nên việc xử lý chất thải

trong sản xuất tại các làng nghề ở Nam Định đang làm cho môi trường bị ô nhiễm

tới mức báo động.

Tỉnh Nam Định hiện có 128 làng nghề, trong đó có 11 làng nghề chuyên

sản xuất cơ khí, cô đúc nhôm, đồng, tẩy mạ; 36 làng nghề thủ công mỹ nghệ, tre

nứa ghép sơn mài, chiếu, thêu ren; 12 làng nghề mây tre đan... Các làng nghề

chủ yếu là sản xuất thủ công, với thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu. Hầu hết các làng

nghề đều chưa có quy hoạch, kế hoạch đầu tư, quản lý, xử lý các nguồn thải về

lâu dài cũng như trước mắt [82].

Ở nhiều làng nghề tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng bởi các hoạt

động sản xuất và chính các hoạt động sống của dân cư trong làng nghề, rất độc

hại đối với môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gây viêm đường

hô hấp, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa. Điển hình là các làng sau: Tại

làng nghề Vân Chàng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, ô nhiễm môi

trường đang đe dọa sức khoẻ người dân, dù địa phương đã có dự án đẩy khí thải

lên cao và dồn nước thải nguy hại vào hồ sinh học. Làng nghề Vân Chàng chuyên

sản xuất hàng cơ khí, đúc, mạ tẩy - mỗi tháng sử dụng khoảng 300 tấn than và 112,5

tấn hoá chất các lại như axít, sút; Làng nghề tái chế nhựa Báo Đáp, xã Hồng Quang,

huyện Nam Trực vẫn chưa có bể chứa, chôn lấp chất thải rắn, trong khi ô nhiễm

nguồn nước đang ở mức báo động. Các thông số COD, BOD5, tổng N (T-N) tại

Page 112: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

107

làng này đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 2,6 lần, trong khi các mẫu P (T-

P) vượt từ 9-11,9 lần, thông số NH3 vượt từ 1,29 đến 7,1 lần; Tại làng nghề Yên

Tiến, huyện Ý Yên, chuyên sản xuất hàng sơn mài, đồ thờ, tre nứa ghép xuất khẩu.

Tất cả các vùng mặt nước của Yên Tiến dần chuyển sang màu đen kịt, đặc quánh,

bốc mùi hôi thối nồng nặc. Các số liệu quan trắc tại các kênh, ao, hồ của Yên Tiến

cho thấy, các thông số độc hại đều vượt 1,1 đến 1,68 lần tiêu chuẩn cho phép; tại

làng nghề bún Phong Lộc (TP Nam Định), nước cống của làng có chỉ số ô nhiễm

BOD5, COD rất cao, chỉ số Colfrom lên tới 370 nghìn MNP/100ml. Nước ngâm

gạo ít ô nhiễm hơn nhưng chỉ số COD vẫn cao, bằng 1-2 nghìn mg/l; nước ngâm

bột có hàm lượng pH thấp; nước thải từ các công đoạn làm bún được dùng làm thức

ăn cho gia súc cũng bị ô nhiễm nặng; Tại làng nghề chế biến miến dong làng

Phượng (Nam Trực) phát sinh nguồn nước thải rất lớn, ảnh hưởng đến môi trường.

Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn (Nam Trực) sử dụng 20-25m3 nước cho một tấn

nguyên liệu trong các công đoạn xay nghiền, tạo hạt và làm sạch phế liệu; nước thải

từ tái chế nhựa có hàm lượng COD, BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép 1-2 lần. Môi

trường không khí tại làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn chứa hàm lượng bụi PM10

vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,6 lần; NO2 vượt 2,16 lần; SO2 vượt 8,16 lần. Môi

trường làng nghề tái chế nhôm Bình Yên (Nam Trực) đã bị ô nhiễm nặng với các

thông số: TDS vượt 1,6 lần, BOD5 vượt gần 2,7 lần, kẽm vượt 1,5 lần, Crom vượt

hơn 6 lần, Cadimi vượt 13 lần, chì vượt hơn 10 lần. Công nghệ tái chế kim loại còn

phát sinh một lượng lớn bụi kim loại, khí thải từ lò than và hơi hóa chất của quá

trình gia công và hoàn thiện sản phẩm. Quá trình đốt than để nung nhôm, vỏ lon

thải ra cặn nhôm, xỉ than, tro [82]…

Sáu là, các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề còn

thiếu và chưa cụ thể. Công tác quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều

vướng mắc. Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề chưa

hiệu quả, nguồn lực (nhân lực, tài chính, công nghệ) cho bảo vệ môi trường chưa

đáp ứng yêu cầu.

Bảy là, cơ chế chính sách giữa các Bộ, Ngành, Trung ương còn thiếu đồng

bộ và chồng chéo. Cơ chế hỗ trợ và khuyến khích của tỉnh về tài chính thương

Page 113: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

108

mại, đổi mới công nghệ, đăng ký thương hiệu, thu hút nhân tài còn chưa cụ thể.

Nguồn nhân lưc, trình độ cao cho các làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát

triển. Nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, mặt bằng sản

xuất chật hẹp, di dời các hộ, doanh nghiệp đến các cụm công nghiệp làng nghề

rất khó khăn do thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề lâu ngày chưa được

nâng cấp, cải tạo nên đã hạn chế phát triển làng nghề.

Quá trình hoạt động của các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Nam

Định trong thời gian qua vẫn mang tính tự phát, chưa được định hướng và hỗ trợ

có hệ thống của Nhà nước, vì vậy các làng nghề truyền thống ở Nam Định phát

triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Công tác quản lý chỉ đạo

chưa được quan tâm đúng mức, việc bố trí cán bộ chuyên trách còn nhiều bất cập

chưa tạo thuận lợi trong quá trình làm việc. Không có người chịu trách nhiệm

chính nên hầu như công tác quản lý ở xã, phường, bị buông lỏng, việc nắm bắt

tình hình thực tế phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời đầy đủ đặc

biệt là từ khí chuyền quản lý làng nghề từ bộ công thương sang bộ nông nghiệp

hiện nay thì sự quản lý càng bị buông lỏng hơn và làng nghề truyền thống chỉ là

một bộ phận của nông nghiệp nông thôn.

Nhiều chế độ chính sách phát triển ngành nghề truyền thống đã được Nhà

nước, tỉnh ban hành, các ngành có văn bản hướng dẫn, nhưng việc triển khai

chưa triệt để. Nhiều địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của sự

phát triển ngành nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng mô hình,

thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm các điển hình để nhân rộng,

chưa tạo được môi trường pháp lý, tâm lý xã hội thuận lợi cho các ngành nghề

nông thôn phát triển. Chưa có chính sách phù hợp để thu hút các cơ quan nghiên

cứu khoa học, cán bộ khoa học kỹ thuật về với làng nghề. Sự hỗ trợ của Nhà

nước chỉ mới bước đầu, còn hạn hẹp. Ngoài chính sách hỗ trợ về đất đai, nguồn

kinh phí công tuy có nhưng hoạt động còn chắp vá, chưa hình thành quỹ khuyến

công riêng mới dành cho đào tạo lao động, hỗ trợ một phần. Dẫn đến nhiều làng

nghề truyền thống hoạt động một cách tự phát, thiếu tổ chức, thiếu quy hoạch.

Page 114: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

109

Đến nay, ở LNTT Nam Định có các hình thức tổ chức kinh doanh khác

nhau. Tại nhiều làng nghề đã xuất hiện những thương nhân làm dịch vụ đầu vào

và đầu ra cho sản xuất, tạo điều kiện để làng nghề phát triển sản xuất và trao đổi

hàng hóa. Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với làng nghề ở nước ta khác hẳn

ở các nước phương Tây bởi nước ta “thương nhân có thể mua được tất cả mọi thứ

hàng hóa, nhưng không thể mua được lao động với tư cách là hàng hóa”. Điều này

có nghĩa là thương nhân không thể điều khiển, sử dụng những thợ thủ công thành

người làm thuê như ở nhiều nước khác trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa.

Hiện nay, tại các LNTT ở Nam Định có các hình thức tổ chức sản xuất

kinh doanh chủ yếu là: hộ sản xuất - kinh doanh (bao gồm cả hộ chuyên và hộ

kiêm); các HTX làm nghề hay vừa làm nghề, vừa dịch vụ hay dịch vụ cho sản

xuất trong làng nghề; các doanh nghiệp được tổ chức theo luật doanh nghiệp

(như công ty tư nhân, công ty TNHH…). Trong đó hình thức sản xuất kinh

doanh theo hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy sản xuất ở trong làng nghề

vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, khó có khả năng phát triển đột biến về kết quả

sản xuất kinh doanh. Đây là hạn chế của làng nghề trong quá trình CNH, HĐH

nông nghiệp nông thôn.

Các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác, các loại hình công ty có tốc

độ tăng trưởng nhanh, song do điểm xuất phát thấp nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong

các hình thức sản xuất kinh doanh. Các hình thức kinh tế hợp tác vừa xuất phát từ

nhu cầu thực sự của các hộ, đồng thời xuất hiện ở các hộ năng động, có tài tổ chức

làm hạt nhân. Trong thời gian tới, các hình thức này ở làng nghề có khả năng phát

triển nhanh chóng và bền vững bởi chuyên môn hóa và hợp tác tạo điều kiện đưa

máy móc vào nhiều khâu công việc nên năng suất lao động được nâng cao, khả

năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên thúc đẩy làng nghề phát triển.

Sự phân bố các hình thức hợp tác, các loại hình công ty giữa các huyện,

thành thị không đều, nơi nào có ngành nghề phát triển tốt thì ở đó các hình thức

này phát triển mạnh và tạo ra được những liên kết thực sự trên cơ sở phát huy thế

mạnh, khắc phục điểm yếu của từng hình thức kinh doanh.

Page 115: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

110

Tám là, việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế và khó

khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp, hiệu quả dự án đầu tư… Một số hộ,

doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế với

Nhà nước.

Chín là, nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề chưa được quan tâm đúng

mức, thiếu sự động viên kịp thời để khuyến khích họ sáng tạo)

Mười là, về ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đối với các làng nghề truyền

thống của Nam Định

- Các thách thức của LNTT Nam Định trong thời gian tới có thể là:

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.

Nước ta đã gia nhập và là thành viên của ASEAN, APEC, WTO và đã ký kết

nhiều Hiệp định hợp tác đa phương cũng như song phương với các tổ chức quốc

tế, nhiều quốc gia trên thế giới.

Thực hiện cam kết khi hội nhập WTO, các Hiệp định song phương và đa

phương sẽ dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường

cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế:

+ Bên cạnh đem lại nhiều thuận lợi khi hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa

với việc các làng nghề Nam Định phải “chơi cùng sân” với các làng nghề trong

khu vực, các doanh nghiệp quốc tế có sản phẩm cùng loại dẫn đến mức độ cạnh

tranh ngày càng khốc liệt.

+ Các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới không ngừng được

phát huy và ứng dụng vào thực tiễn; đây là yếu tố tác động hai mặt đối với sự

phát triển của làng nghề.

+ Xuất phát điểm của kinh tế làng nghề Nam Định thấp, hệ thống kết cấu hạ

tầng thiếu đồng bộ, lạc hậu, mặt bằng kinh doanh chật hẹp, xen lẫn trong khu dân

cư, khó cải thiện môi trường, điều kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm;

Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu, sản xuất lãng phí nguyên liệu.

+ Thị trường nội địa kém phát triển, tuy nhu cầu của dân cư là rất lớn,

nhưng thu nhập chưa cao nên ít cơ hội đầu tư phát triển.

Page 116: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

111

+ Nhà nước đang trong quá trình phải cắt giảm những chính sách bảo hộ

đối với sản xuất, tuy nhiên Nhà nước vẫn phải tiếp tục hỗ trợ bằng việc đầu tư

kết cấu hạ tầng, bổ trợ nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ, đào tạo

nguồn nhân lực cho làng nghề.

- Đối với các nước trong khu vực

Phát triển nghề, làng nghề Nam Định nói riêng và phát triển làng nghề cả

nước nói chung chịu sự tác động không nhỏ tại các quốc gia trong khu vực.

Trên quan điểm xếp hạng về tính cạnh tranh, mỗi quốc gia có thế mạnh

riêng, Trung Quốc đứng đầu bảng về gốm sứ, dệt lụa; Myanma đứng đầu về mây

tre đan chất lượng cao; Indonesia đứng đầu về đan bẹ chuối, lục bình và nội thất

mây tre; Việt Nam hiện đang đứng đầu ở các mặt hàng mây tre đan chất lượng

thấp và trung bình, gỗ mỹ nghệ, sơn mài và thêu ren, đứng thứ 2 về gốm sứ,

đứng thứ 3 về đan bẹ chuối, lục bình, nội thất mây tre, dệt lụa và đứng thứ 4 về

mây tre đan chất lượng cao.

Trong những năm tới ưu thế cạnh tranh chưa hề có dấu hiệu thay đổi.

Trung Quốc tiếp tục dựa vào thế mạnh của cơ khí hóa quá trình sản xuất để nâng

cao tính cạnh tranh các nhóm hàng, Indonesia tiếp tục phát triển hàng mây tre

đan nội thất, Philippine vẫn coi trọng thiết kế là chiến lược để giữ vững vị trí số

1 trong thị trường hàng thủ công cao cấp… Vì vậy, các làng nghề Nam Định nói

riêng, Việt Nam nói chung vốn dĩ đang thiên về sản xuất các mặt hàng giá rẻ với

số lượng lớn, cung cấp chủ yếu cho một số nhà bán lẻ lớn như Ikea (Thủy Điển),

Wal-Mart và Pee 1 Import (Mỹ)… sẽ tiếp tục chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các

nước trong khu vực. Hơn nữa, kỳ vọng của người tiêu dung ngày càng muốn sử

dụng sản phẩm chất lượng cao, có tính thẩm mỹ song giá rẻ… cũng tạo nên một

sức ép để đào thải một số mặt hàng lớn không có tính cạnh tranh thực sự.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Thứ nhất, các làng nghề phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ, quá trình tổ chức

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, bất cập về tổ chức

quản lý sản xuất, mặt bằng, vốn và nguồn nhân lực, khả năng tiếp cân thị trường.

Page 117: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

112

Thứ hai, việc ban hành các chính sách và thực hiện chính sách chưa đồng

bộ còn chồng chéo, còn thiếu, chưa hợp lý nhất là chính sách đối với nghệ nhân

giỏi, chính sách về cho vay vốn trung, dài hạn, về thủ tục vay vốn và thuế còn

khó khăn.

Thứ ba, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu

thị trường. Trình độ của các chủ doanh nghiệp và hộ sản xuất hầu như chưa qua

đào tạo lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế nên điều hành sản xuất còn lúng túng.

Về tổ chức sản xuất hiện nay chủ yếu là gia đình. Thiếu thông tin về nhu cầu, thị

hiếu và xu hướng tiêu dùng của thị trường.

Thứ tư, lao động thủ công được đào tạo chủ yếu qua lao động trực tiếp

hoặc truyền nghề, rất ít được đào tạo qua trường lớp.

Tình trạng sản xuất thủ công đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ phân tán,

trình độ dạy nghề chưa cao, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm và sức

cạnh tranh còn yếu, chưa có sự gắn kết giữa người sản xuất với cơ sở chế biến

nguyên liệu, chưa có sự liên doanh chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thương mại-

dịch vụ, du lịch với cơ sở sản xuất làng nghề.

Thứ năm, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu, nặng về

sản xuất số lượng nên sản phẩm chất lượng thấp, chưa áp dụng tiêu chuẩn kỹ

thuật và tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm.

Thứ sáu, các nguồn cung cấp nguyên liệu khó khăn. Một số nghề lại phụ

thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài như: Chế biến gỗ, cơ kim khí,…

nên làng nghề không chủ động trong khâu sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, các làng nghề truyền thống của Nam Định xuất hiện sớm, tồn tại

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có nhiều làng nghề của tỉnh

có tiếng trong và ngoài nước. Đó là tiềm năng và là thế mạnh của tỉnh cần được

khơi dậy.

Bên cạnh việc duy trì và khôi phục làng nghề truyền thống, một số huyện,

Thành phố trong tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền, nhân cấy nghề mới, đưa

các nghề vào các làng thuần nông và làng xa đô thị… nhiều làng nghề mới đã và

đang được hình thành, đi vào hoạt động có hướng phát triển tốt, tạo ra động lực

Page 118: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

113

mới cho quá trình phát triển TTCN, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu

lao động rất hiệu quả ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế. Tuy đang còn những điểm hạn chế so với yêu cầu của sự phát

triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nhưng làng nghề truyền thống phát triển

không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa

phương, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,

HĐH, mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Như vậy, phát

triển làng nghề truyền thống không chỉ dừng lại ở mục tiêu phát triển kinh tế

nông thôn, mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, làm cho mọi người thêm tự

hào và trân trọng di sản văn hoá, truyền thống vẻ vang của dân tộc, góp phần xây

dựng mối quan hệ cộng đồng văn hoá xã hội tốt đẹp.

Page 119: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

114

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1.1. Các nhân tố trong nước Thứ nhất, dự báo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và tỉnh Nam

Định đến năm 2035

Nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh

lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh những năm tới, đòi hỏi Nam Định phải có tốc độ

tăng trưởng nhanh hơn, từng bước theo kịp sự phát triển chung của vùng và cả

nước, đồng thời khẳng định vai trò của một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm đối

với nền kinh tế cả nước trong những năm tới.

Theo dự báo trong Báo cáo Việt Nam 2035 của các chuyên gia Việt

Nam và Ngân hàng thế giới, đến năm 2035 GDP bình quân đầu người của

Việt Nam đạt tối thiểu 18.000 USD; Đa số người dân sống tại khu vực đô thị

(trên 50%); Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP và trên

70% lao động nền kinh tế làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ;

Tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%; Chỉ số

phát triển con người đạt trên 0,7 [18]…

Từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng

nhanh với tốc độ trên 7,5%/năm, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình

quân khoảng 9%, nông nghiệp 3,5 - 4%, dịch vụ 7 - 8%. Tích lũy nội bộ nền kinh

tế dự kiến đạt 30% GDP năm 2010 và 30% vào năm 2020. Xuất khẩu tăng trung

bình trên 14 - 15%/năm. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dự kiến đạt mức tăng

trưởng tổng sản phẩm (GDP) hàng năm thời kỳ 2006-2010 khoảng gấp 1,3 lần và

giai đoạn 2011 - 2020 dự kiến đạt khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân

chung của cả nước, tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm

2005 lên khoảng 23 - 24% năm 2010 và khoảng 28 - 29% và năm 2020 [18].

Page 120: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

115

Trên cơ sở những dự báo về khả năng hồi phục và tăng trưởng kinh tế sau

khủng hoảng của năm 2008 và những tháng đầu của năm 2009, dự kiến khả năng

thu hút các nguồn vốn phát triển trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Nam

Định nói riêng trong các giai đoạn đến năm 2015 và 2020 sẽ đạt những kết quả

khả quan với sự gia tăng tích cực... [18].

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định đến năm 2020 được dự báo là các

ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 13,0%, công nghiệp là 45,7% dịch vụ là và

41,3%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 86 triệu đồng; giá trị xuất khẩu

tăng khoảng 11%/năm. Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng nông, lâm, ngư

nghiệp giảm xuống dưới 10%; tỷ trọng phi nông nghiệp tăng trên 90% trong cơ

cấu kinh tế. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 150 triệu đồng; giá trị xuất

khẩu tăng khoảng 15%/năm [18].

Thứ hai, nhân tố thị trường trong nước

Thị trường trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm

nhập khẩu cùng loại với sản phẩm làng nghề Việt Nam, đặc biệt đối với các sản

phẩm như sắt thép, dệt may, lương thực thực phẩm. Dự báo thị trường nội địa

đối với các sản phẩm này sẽ bị suy giảm trong những năm tới

Đối với các mặt hàng thủ công truyền thống vẫn có khả năng mở rộng thị

trường trong nước nếu biết kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch. Thị trường hàng

hóa phục vụ khách du lịch sẽ ngày càng phát triển, trong đó nhóm các sản phẩm

thủ công mỹ nghệ… đặc biệt sản phẩm của các làng nghề truyền thống nổi tiếng

sẽ được ưu tiên.

Trong cơ cấu tiêu thụ thị trường trong nước, phần tiêu thụ nội địa sẽ có

hướng giảm xuống và phần xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng lên đáng kể. Về tiêu

thụ thị trường trong nước (sản phẩm các làng nghề): Theo kết quả điều tra của

JICA về xác định thị trường mục tiêu của các sản phẩm nghề, làng nghề trong

tương lai có thể dự báo tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm các làng nghề tại các thị

trường năm 2020 như sau: Thị trường thành phố Hồ Chí Minh chiếm 23 - 25%,

thị trường Hà Nội chiếm 26 - 30%, thị trường Đà Nẵng chiếm 6 - 7%, các địa

phương khác chiếm 32 - 35% [18].

Page 121: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

116

Thị trường trong nước và thế giới đang có những diễn biến phức tạp trên

nhiều mặt. Tuy nhiên công tác dự báo thị trường cho nền kinh tế Việt Nam nói

chung và thị trường cho các sản phẩm làng nghề nông thôn nói riêng đang còn

nhiều yếu kém, bất cập, các dự báo đưa ra còn sai lệch hoặc chậm trễ, gây ra nhiều

khó khăn cho các cơ sở sản xuất. Dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm

năng phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc:

Thị trường năng lượng: Tuy không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến

làng nghề trong lĩnh vực làng nghề nông thôn, nhưng những diến biến của thị

trường này đã và đang tác động rất lớn đến đa số làng nghề, đặc biệt là dối với

một làng nghề sử dụng nhiều năng lượng như vận tải, chế biến… Hiện nay thị

trường năng lượng đang và sẽ có những diễn biến phức tạp: giá xăng dầu, giá

điện, giá than… tăng cao. Những tác động kinh tế này đòi hỏi các cơ sở làng

nghề phải có kế hoạch đối phó với những diễn biến phức tạp nêu trên để ổn định

sản xuất, làm ăn có hiệu quả.

Thị trường tài chính: Thị trường tài chính trong nước đang chịu những

ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, điều này đã gây ra rất

nhiều khó khăn cho nền kinh tế nói chung và cho làng nghề nói riêng. Hiện nay

lãi suất ngân hàng đang có những diễn biến hết sức phức tạp, các nguồn tín dụng

cho vay đang gặp nhiều khó khăn, điều này làm cho các cơ sở làng nghề khó tiếp

cận với các khoản vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Dự báo trong tương lai gần,

thị trường tài chính trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Điều này đòi

hỏi làng nghề cần có chiến lược dài hạn, cần có sự tính toán hợp lý cho việc đầu

tư mua sắm thiết bị, mở rộng sản xuất.

Thị trường lao động: Thị trường lao động cho làng nghề nói chung và làng

nghề truyền thống Nam Định trong hội nhập quốc tế nói riêng là không quá khó

khăn, nguồn lao động nông thôn tương đối dồi dào, hiện tại theo đề án khuyến

công tỉnh Nam Định đã bước đầu đào tạo được các nghề có thị trường xuất khẩu

như dệt chiếu cói, móc sợi, đan bẹ chuối, may… bước đầu đáp ứng nhu cầu nguồn

nhân lực cho các cơ sở công nghiệp-TTCN nông thôn, giải quyết việc làm cho

nông dân, nhất là những nơi chuyển đất sang làm công nghiệp, đô thị.

Page 122: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

117

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,

thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề trong nước cũng như ngoài nước gặp

nhiều khó khăn. Tuy nhiên với tư cách là một thành viên tổ của chức WTO, thị

trường cho các sản phẩm làng nghề Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm truyền

thống đang và sẽ hứa hẹn có nhiều triển vọng tăng trưởng. Mặt khác quy mô

làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế hiện nay đã

chuyên sâu, các sản phẩm truyền thống có thương hiệu, du nhập các làng nghề

mới… do vậy làng nghề tỉnh Nam Định sẽ có bước phát triển nhanh, đặc biệt

trong làng nghề chế biến nông sản, đồ gỗ, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ và

trồng hoa, cây cảnh.

Thứ ba, nhân tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ cho làng nghề

nông thôn nói riêng đã đang và sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong

tương lai sẽ có nhiều sáng kiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làng

nghề truyền thống. Điều này đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, ban ngành, các cơ

sở làng nghề cần có chính sách, kế hoạch cụ thể nhằm chuyển giao công nghệ,

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làng nghề truyền thống

Nam Định phát triển nhanh và bền vững.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất làng nghề nông thôn thì

vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và quan trọng. Tỉnh cần có những

quy hoạch những cụm, điểm công nghiệp và làng nghề một cách có hệ thống để

sản xuất làng nghề truyền thống nông thôn được thân thiện với môi trường, kết

hợp du lịch làng nghề và du lịch truyền thống sẽ làm tăng giá trị GDP của ngành

công nghiệp và dịch vụ của tỉnh.

4.1.2. Các nhân tố quốc tế

Thứ nhất, quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, Sự phát triển của khoa học,

công nghệ

Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực đang diễn ra hết sức mạnh

mẽ. Nước ta đã gia nhập và là thành viên của ASEAN, APEC, WTO và đã ký

Page 123: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

118

kết nhiều Hiệp định hợp tác đa phương cũng như song phương với các tổ chức

quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới.

Thực hiện cam kết khi hội nhập WTO, các Hiệp định song phương và đa

phương sẽ dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở rộng thị trường

cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế. Các thách thức của làng nghề

truyền thống trong thời gian tới có thể là:

- Bên cạnh đem lại nhiều thuận lợi khi hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa

với việc các làng nghề truyền thống Nam Định trong hội nhập quốc tế phải “chơi

cùng sân” với các làng nghề trong khu vực, các doanh nghiệp quốc tế có sản

phẩm cùng loại dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới không ngừng được phát

huy và ứng dụng vào thực tiễn; đây là yếu tố tác động hai mặt đối với sự phát

triển của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc.

- Xuất phát điểm của kinh tế làng nghề thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng

thiếu đồng bộ, lạc hậu, mặt bằng kinh doanh chật hẹp, xen lẫn trong khu dân cư,

khó cải thiện môi trường, điều kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm;

Trình độ công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu, sản xuất lãng phí nguyên liệu.

- Thị trường nội địa kém phát triển, tuy nhu cầu của dân cư là rất lớn,

nhưng thu nhập chưa cao nên ít cơ hội đầu tư phát triển.

- Nhà nước phải cắt giảm những chính sách bảo hộ đối với sản xuất, tuy

nhiên Nhà nước vẫn phải tiếp tục hỗ trợ bằng việc đầu tư kết cấu hạ tầng, bổ trợ

nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.

* Tác động của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nghề, làng nghề:

- Đối với làng nghề chế biến gỗ, mây tre đan, sản xuất bún, bánh… xu

hướng có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hiện đại hơn, năng suất

cao hơn, giảm sức lao động và giảm tác động ô nhiễm môi trường. Các thiết bị

chế biến gỗ, chẻ tre, vót mây, uốn cong định hình, thiết bị phun sơn sẽ được thay

thế bằng thiết bị công nghiệp tự động hoặc bán tự động.

- Sản xuất bánh tráng, giò chả… chế biến thực phẩm: Những công đoạn sẽ

dự kiến được cơ giới hóa bao gồm xay bột, xay thịt, tráng bánh…

Page 124: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

119

- Sản xuất sản phẩm từ mây tre: Ứng dụng cơ giới hóa các công đoạn như tiện mắt tre, làm sạch thân cây, khoan lỗ, chẻ tre, đóng đinh, sơn…

Thứ hai, diễn biến khó lường, nhu cầu, thị hiếu thay đổi nhanh chóng Hiện nay thị trường quốc tế đang được mở rộng với các sản phẩm truyền

thống Việt Nam, nhu cầu về thị hiếu của người nước ngoài (đặc biệt là Mỹ và khối EU) đang hướng vào thủ công mỹ nghệ có nguyên liệu xuất xứ từ thiên nhiên, đặc biệt đối với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà tặng. Nhu cầu các khách hàng trên thế giới đang hướng vào những sản phẩm đậm sắc dân tộc, có độ tinh xảo và khéo léo trong các sản phẩm: đó là các sản phẩm không phải sản xuất hàng loạt trên các thiết bị công nghiệp mà là những sản phẩm gia công truyền thống đang có xu hướng tăng lên ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển.

Mặt khác, việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như nhiều nỗ lực trong xúc tiến thương mại của Việt Nam mở ra một triển vọng rất khả quan trong xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới, tiềm năng thị trường thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ còn rất lớn với các nhóm sản phẩm chính là: mây tre đan, đồ gỗ…

Về thị trường xuất khẩu: Theo đề án xuất khẩu của Bộ Công thương thì xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ; 1,7% của Nhật; và 5,4% thị trường của EU; do đó Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mặc dù chưa được hưởng Quy chế về hàng thủ công mỹ nghệ… Thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ); mây tre đan, sơn mài… Thị trường Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ, gốm sứ mỹ nghệ. Thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, mây tre đan. Bên cạnh đó có thể khai thác các thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông, Nga và các nước EU [18].

Thứ ba, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt Phát triển nghề, làng nghề Nam Định trong hội nhập quốc tế nói riêng và

phát triển làng nghề cả nước nói chung chịu sự tác động không nhỏ tại các quốc

gia trong khu vực.

Page 125: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

120

Trên quan điểm xếp hạng về tính cạnh tranh, mỗi quốc gia có thế mạnh

riêng, Trung Quốc đứng đầu bảng về gốm sứ, dệt lụa; Myanma đứng đầu về mây

tre đan chất lượng cao; Indonesia đứng đầu về đan bẹ chuối, lục bình và nội thất

mây tre; Việt Nam hiện đang đứng đầu ở các mặt hàng mây tre đan chất lượng

thấp và trung bình, gỗ mỹ nghệ, sơn mài và thêu ren, đứng thứ 2 về gốm sứ,

dứng thứ 3 về đan bẹ chuối, lục bình, nội thất mây tre, dệt lụa và đứng thứ 4 về

mây tre đan chất lượng cao.

Trong những năm tới ưu thế cạnh tranh chưa hề có dấu hiệu thay đổi.

Trung Quốc tiếp tục dựa vào thế mạnh của cơ khí hóa quá trình sản xuất để nâng

cao tính cạnh tranh các nhóm hàng, Indonesia tiếp tục phát triển hàng mây tre đan

nội thất, Philippine vẫn coi trọng thiết kế là chiến lược để giữ vững vị trí số 1 trong

thị trường hàng thủ công cao cấp… Vì vậy, các làng nghề thủ công Nam Định nói

riêng, Việt Nam nói chung vốn dĩ đang thiên về sản xuất các mặt hàng giá rẻ với số

lượng lớn, cung cấp chủ yếu cho một số nhà bán lẻ lớn như Ikea (Thủy Điển), Wal-

Mart và Pee 1 Import (Mỹ)… sẽ tiếp tục chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các nước

trong khu vực. Hơn nữa, kỳ vọng của người tiêu dung ngày càng muốn sử dụng sản

phẩm chất lượng cao, có tính thẩm mỹ song giá rẻ… cũng tạo nên một sức ép để

đào thải một số mặt hàng lớn không có tính cạnh tranh thực sự.

4.2. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Cho đến nay, Nam Định vẫn là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn

gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp so với mức bình quân chung của cả

nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu

trong kinh tế của tỉnh. Thực tế ở Nam Định cho thấy, nông thôn rất khó thoát

khỏi tình trạng nghèo và chậm phát triển nếu chỉ dựa vào phát triển nông nghiệp

thuần tuý. Với diện tích đất canh tác trung bình thấp, manh mún, hộ nông dân

nếu chỉ trồng lúa thì thu nhập sẽ rất thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống của

gia đình. Mặt khác, trong những năm tới Nam Định cũng khó có thể đi nhanh

Page 126: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

121

bằng phát triển công nghiệp quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hay trung tâm buôn

bán lớn. Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH là phát triển mạnh các làng nghề do đó.

Tỉnh uỷ đã đưa ra nghị quyết số 06 - NQ/ TU ngày 25/07/2011 của Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, làng

nghề ở nông thôn giai đoạn 2015-2020 là Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp, làng nghề trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2015-2020 tăng bình

quân 25%/năm trở lên, đến năm 2020 đạt 19.320 tỷ đồng (theo giá cố định

1994), đạt 39.830 tỷ đồng (theo giá hiện hành) chiếm tỷ trọng 55% trở lên trong

tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh [62].

- Đến năm 2020, có 95% số xã có giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp từ 10% trở lên; trong đó phấn đấu 100% số xã trong chương

trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh có nghề, làng nghề, sản phẩm chủ yếu,

có giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 25% trở lên; 100% làng

nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có đạt tiêu chí làng nghề của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn [62].

- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 80.000 lao động, đưa tổng số lao

động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn lên

250.000 người [62].

Có thể khẳng định phát triển làng nghề là con đường phát huy được những

lợi thế của địa phương, vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng đạt được các mục tiêu

của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Là một tỉnh có gần hai triệu người, diện tích hẹp, bờ biển dài, thời tiết khí hậu

diễn biến phức tạp, để có thể phát triển nhanh, thoát khỏi tình trạng là một tỉnh

nghèo, thì rõ ràng làng nghề có vị trí, vai trò to lớn trong việc đẩy nhanh chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh, phải xác định phát triển làng nghề chiếm vị trí quan trọng, có

tính chất lâu dài. Từ đó để có chính sách đúng đắn tạo động lực để làng nghề

phát triển bền vững.

Page 127: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

122

Phát triển làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề phải

gắn liền với quy hoạch phát triển chung của huyện, tỉnh đi đôi với phát triển

thương mại, dịch vụ. Ngành nghề, làng nghề TTCN là một bộ phận hữu cơ của

công nghiệp huyện, tỉnh. Hơn thế nữa, có thể coi đây là mũi đột phá trong chiến

lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc phát triển các làng

nghề đòi hỏi phải có sự gắn kết với kế hoạch, quy hoạch chung thì mới khai thác

triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng xã, huyện, vùng phân bổ hài

hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho

các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất ổn định.

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển chung của tỉnh, cần rà soát,

bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của huyện, từ đó xác định chi tiết của

từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề cho phù hợp với điều kiện tự

nhiên, xã hội của địa phương theo từng thời kỳ, từ đó phát huy nội lực, kết hợp

với ngoại lực bên ngoài để phát triển. Trong quy hoạch, các chương trình

phương án phát triển làng nghề, cần phải xem xét toàn diện những điều kiện về

mặt bằng, điện, giao thông, thương mại, vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ,

lao động… cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Cần phải có phương

án kết hợp làng nghề truyền thống với công nghiệp lớn, công nghiệp Trung ương

để phát triển làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề, cụm công nghiệp làng

nghề phải được đặt trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do tỉnh đề ra như

đảm bảo trong cơ cấu GDP Nam Định, công nghiệp - xây dựng chiếm trên 42%

(2015-2020), tốc độ tăng trưởng CN-TTCN bình quân 22% - 23%/ năm (giai

đoạn 2020-2025) đạt 20% - 21%/ năm hàng năm giải quyết thêm việc làm cho từ

15.000- 18.000 nghìn người lao động trong khu vực nông thôn sang sản xuất phi

nông nghiệp. Đến năm 2020 hoàn thiện và xây dựng mới 20 cụm công nghiệp và

cụm làng nghề, có 100% xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh

có nghề, làng nghề và tiêu chí làng nghề của tỉnh đạt tiêu chí làng nghề chung

của cả nước [21, tr.49, 53].

Làng nghề phải được quy hoạch theo hướng mở, theo căn cứ vào dự báo

nhu cầu thị trường, đặt trong tổng thể chiến lược chung của tỉnh, tránh phát triển

Page 128: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

123

làng nghề tràn lan, phát triển làng nghề bằng mọi giá, chạy theo thành tích, gây

lãng phí. Việc quy hoạch phát triển các làng nghề, cụm làng nghề phải tuỳ thuộc

vào từng ngành nghề khác nhau. Những nghề nào không cần diện tích, không

gây ô nhiễm môi trường thì không nhất thiết phải hình thành cụm công nghiệp

làng nghề. Còn khi xây dựng cụm công nghiệp làng nghề phải quy hoạch khu

vực sản xuất, khu vực cung cấp nguyên vật liệu và khu tiêu thụ sản phẩm. Đảm

bảo được tổng thể kiến trúc toàn huyện được hài hoà, đảm bảo môi trường xanh,

sạch, đẹp, gắn liền với hoạt động văn hoá du lịch.

Xây dựng và phát triển làng nghề cần phải có quy định về tổ chức bộ máy

quản lý hoạt động của làng nghề. Để quản lý các cụm công nghiệp làng nghề có

hiệu quả phải phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và chức năng quản

lý nội bộ cụm công nghiệp làng nghề tránh chồng chéo trong quản lý. Xây dựng,

hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách theo hướng tạo môi trường kinh doanh

thuận lợi cho sự phát triển làng nghề, cụm làng nghề.

Phát triển làng nghề, cụm công nghiệp phải theo hướng đa dạng hoá hình

thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên công nghệ hiện đại

kết hợp với công nghệ thủ công tinh xảo, sáng tạo trong các làng nghề.

4.2.2. Phát triển làng nghề truyền thống phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Hiện nay, sự phát triển làng nghề truyền thống chịu ảnh hưởng trực tiếp

của cơ chế thị trường. Dưới tác động của cơ chế thị trường các cơ sở sản xuất

kinh doanh phải gắn liền với nhu cầu thị trường, tôn trọng các quy luật kinh tế

như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Các cơ sở sản

xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống là những đơn vị sản xuất hàng hoá

độc lập, tự chịu trách nhiệm, buộc phải cạnh tranh với các cơ sở khác, cạnh

tranh với các sản phẩm công nghiệp đô thị và hàng nhập khẩu, nhằm tối đa

hoá lợi nhuận. Muốn đứng vững và phát triển, các cơ sở sản xuất ở làng nghề

truyền thống phải sản xuất ra các sản phẩm thị trường cần, được thị trường

chấp nhận. Sản phẩm sản xuất ra có chi phí hợp lý, thường xuyên được cải

tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng mới đáp ứng kịp thời thị hiếu người tiêu

Page 129: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

124

dùng. Để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, phải đảm bảo tính hàng hoá của tất cả

các yếu tố tham gia quá trình sản xuất. Người sản xuất hàng hoá phải được tự

chủ trong sản xuất kinh doanh, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào để có

hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc tính toán, xác định hiệu quả kinh tế của các

sản phẩm ngành nghề, làng nghề truyền thống phải thông qua thị trường,

không chỉ giới hạn trong thị trường tại địa phương, mà phải mở rộng ra thị

trường cả tỉnh, cả nước và nước ngoài. Vì vậy, các làng nghề phải biết tận

dụng tốt nhất lợi thế của địa phương, đồng thời biết khai thác, tranh thủ các

nguồn lực của Trung ương, của các tỉnh bạn, của đầu tư nước ngoài để sản

xuất ra những sản phẩm có thế mạnh và được thị trường chấp nhận. Đồng

thời, làng nghề truyền thống Nam Định phải dựa vào lợi thế của mình để thu

hút công nghệ cao từ bên ngoài một cách có hiệu quả, tích cực tham gia vào

quá trình phân công lao động quốc tế, thực hiện phương châm “tiểu công

nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo”. Có như vậy, các sản phẩm của làng

nghề mới mở rộng thị trường ra toàn quốc và ra nước ngoài.

Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay cần được

đặt trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều đó có nghĩa là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới đây phải thực sự hướng

về xuất khẩu và phải có khả năng cạnh tranh mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt

sản xuất của làng nghề truyền thống Nam Định trước tình huống là sản phẩm của

làng nghề có thể bán ở nhiều địa phương trong nước và nhiều quốc gia trên thế

giới, nhưng địa bàn Nam Định cũng trở thành thị trường của các hàng hoá của

nhiều địa phương trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không ít

sản phẩm cùng loại với sản phẩm do làng nghề truyền thống Nam Định sản xuất.

Từ đó đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền thống của

Nam Định phải có những hướng đi đúng để hội nhập thành công.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các làng

nghề truyền thống ở Nam Định nói riêng, và các làng nghề ở các tỉnh khác nói

chung, nó buộc các làng nghề phải tìm mọi cách vươn lên nếu không muốn bị

phá sản.

Page 130: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

125

4.2.3. Phát triển làng nghề làng nghề truyền thống phải gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động

Một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Với trên 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động nông nghiệp, vấn đề việc làm đang là vấn đề thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn của tỉnh năm 2010 còn thấp mới chỉ đạt 78,5% [82]. Trước tình hình thực tế này vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trên quan điểm sử dụng tối đa lực lượng lao động ở nông thôn là một yêu cầu cấp thiết.

Cùng với sự gia tăng của lao động ở nông thôn thì sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Đó là tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng tới an ninh, ô nhiễm môi trường và các khó khăn khác trong việc đáp ứng các dịch vụ công cộng ở đô thị. Tình trạng này buộc phải tính đến việc giải quyết việc làm tại địa bàn nông thôn để hạn chế di dân đến thành thị. Kinh nghiệm của các nước đặc biệt là Trung Quốc cho thấy thông qua việc phát triển các xí nghiệp hương trấn đã đem lại hiệu quả tốt trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Hơn 100 triệu lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn đã chuyển sang công nghiệp và dịch vụ tại các công xưởng địa phương ngay tại làng xã với các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau: cá thể, tư nhân, hợp tác xã, với nhiều ngành nghề: chế biến nông, lâm, thuỷ sản, cơ khí, dệt may…

Việc phát triển làng nghề truyền thống ở Nam Định là góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp theo quan điểm “ly nông bất ly hương”. Do vậy, phục hồi và phát triển các làng nghề giải quyết không chỉ các vấn đề kinh tế mà cả vấn đề xã hội rất bức xúc đang đặt ra ở nông thôn Nam Định

4.2.4. Phát triển làng nghề truyền thống phải đạt được những kết quả kinh tế, văn hoá, an sinh xã hội và môi trường

Trước hết cần khẳng định làng nghề truyền thống là một bộ phận kinh tế -

văn hoá - xã hội quan trọng để góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy,

Page 131: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

126

phát triển làng nghề truyền thống là một giải pháp vừa có tính trước mắt, vừa có

tính lâu dài để thực hiện mục tiêu đó. Sự phát triển của các làng nghề truyền

thống ngày càng giữ vai trò to lớn trong việc đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to

lớn, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn, tăng khối lượng tổng sản lượng hàng hoá… Để phát huy vai trò này,

việc phát triển các làng nghề truyền thống ở Nam Định theo hướng: phát triển

mạnh các làng nghề truyền thống đang tồn tại và có xu hướng phát triển, khôi

phục lại sản xuất ở những làng nghề đã bị mai một nhưng sản phẩm của nó phù

hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời khuyến khích phát triển các làng nghề

mới. Mặt khác, trong điều kiện mới, phát triển làng nghề truyền thống không thể

theo con đường tự phát mà phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Điều đó đòi hỏi

phải nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu và sự biến động của các nhân tố ảnh

hưởng tới sản xuất kinh doanh của mỗi làng nghề.

Trên thực tế Nam Định cho thấy đại bộ phận dân cư nông thôn còn ở tình

trạng có thu nhập và mức sống thấp, sự nghèo đói còn chiếm một tỷ lệ cao, tình

trạng thiếu việc làm còn gia tăng… Do vậy, phát triển các làng nghề truyền

thống phải nhằm giải quyết những vấn đề xã hội này. Thực tế cũng cho thấy vấn

đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống… đã được thực hiện được tốt

thông qua sự phát triển của các làng nghề, góp phần xói đói giảm nghèo và vươn

lên giàu có, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Kinh tế phát

triển, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao.

Cùng với việc phát triển kinh tế, văn hoá thì phát triển làng nghề, cụm

công nghiệp làng nghề phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Vì rõ ràng sự

phát triển kinh tế nói chung, phát triển làng nghề nói riêng có quan hệ tỷ lệ thuận

với ô nhiễm môi trường. Nếu không xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thì sẽ gây

ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, tới đời sống sản xuất, sinh hoạt và

sức khoẻ của người dân làng nghề và của cộng đồng. Vì vậy, vấn đề đảm bảo

môi trường phải được coi là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển làng

nghề truyền thống, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với

nông thôn nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng.

Page 132: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

127

4.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH NAM ĐỊNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề truyền thống của Nam Định trong hội nhập quốc tế

Trước hết cần khẳng định làng nghề truyền thống là một bộ phận kinh tế -

văn hoá - xã hội quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Vậy thì làng

nghề cũng cần được quy hoạch để phát triển đúng hướng. Thông qua việc xây

dựng quy hoạch, kế hoạch để xác định được các tiềm năng, các nguồn lực của

nền kinh tế và khả năng khai thác các nguồn lực đó một cách có hiệu quả. Quy

hoạch phát triển làng nghề phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch giao thông, vùng nguyên liệu, quy

hoạch thương mại, dịch vụ của tỉnh và huyện. Quy hoạch về phát triển ngành

nghề, các cụm làng nghề phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất làng nghề

với các cụm dân cư, với sản xuất nông nghiệp. Thực hiện khảo sát quy hoạch,

thiết kế xây dựng dựa trên quy hoạch tổng thể cũng như điều kiện và khả năng

phát triển của từng làng nghề, đảm bảo tính hợp lý về quy mô, tốc độ phát triển

và mô hình hoạt động.

Trước tiên về quy hoạch ngành nghề, căn cứ vào tình hình phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh và dự báo khả năng phát triển ngành nghề, sản phẩm. Nam

Định cần có quy hoạch cụ thể về từng nhóm nghề đặc biệt là phai theo quy

hoạch để phát triển nông thôn mới. Nam Định đã bước đầu quy hoạch ngành

nghề thành các nhóm nghề sau: Nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ; Nhóm

ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm; Nhóm ngành nghề dệt, thêu, may

mặc; Nhóm ngành nghề gia công, chế tạo cơ khí; Nhóm nghề sản xuất vật liệu

xây dựng, đan lát...

Trong quy hoạch cần phải chọn những ngành nghề nào có thế mạnh của

địa phương để ưu tiên phát triển. Ngoài việc phát triển những ngành nghề giải

quyết nhiều lao động, cần chú trọng đầu tư những ngành nghề có công nghệ cao,

sử dụng dây truyền máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động và nâng cao

chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải điều tra, khảo sát về số lượng, chất lượng,

Page 133: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

128

phân bố làng nghề để định hướng quy hoạch tổng quan cho từng địa phương.

Khi tiến hành quy hoạch làng nghề, cum làng nghề phải gắn liền với việc đầu tư

giải quyết vấn đề môi trường, môi sinh.

Quy hoạch phát triển làng nghề theo hướng hình thành các cụm công

nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, nhằm tách một số cơ sở sản xuất

kinh doanh khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây

dựng mặt bằng và hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu tác động tiêu cực đến

môi trường sản xuất cũng như môi trường sinh thái.

Trên cơ sở khảo sát về số lượng ngành nghề, sự phân bố làng nghề và

triển vọng phát triển của từng ngành nghề mà có kế hoạch phát triển cụ thể.

Những làng nghề truyền thống nào có triển vọng phát triển tập trung đầu tư để có

thể vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và giữ gìn nghề truyền

thống. Bên cạnh đó cần nhân cấy những nghề mới phù hợp với tiềm năng, tài

nguyên và lao động trong các làng nghề.

Trong quy hoạch phát triển làng nghề cần chú trọng đến việc đảm bảo

nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở làng nghề, cụm làng nghề. Có kế hoạch bảo vệ

và phát triển nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên như mây, tre, giang, gỗ để

có thể vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho sản xuất vừa nhằm bảo vệ thiên

nhiên, môi trường. Nhanh chóng quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu tập

trung. Căn cứ vào địa hình Nam Định, quy hoạch vùng nguyên liệu có thể theo

hướng khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, trồng mới và tạo

nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công mỹ nghệ, đẩy mạnh việc thâm canh tăng

năng suất cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp và cây nguyên liệu phục vụ

công nghiệp chế biến và TTCN. Tận dụng các phế liệu phế phẩm của các doanh

nghiệp ở đô thị, đồng thời khuyến khích việc tìm kiếm hoặc chế tạo ra những

nguyên liệu mới và chất phụ gia thay thế, tiết kiệm nguyên liệu truyền thống

hoặc kết hợp giữa nguyên liệu truyền thống với nguyên liệu mới để tạo ra sản

phẩm độc đáo tinh xảo chất lượng cao.

Tăng cường sự phối hợp của các cấp các ngành để hoàn thành thủ tục,

công khai quy hoạch, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư

Page 134: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

129

vào sản xuất trong các làng nghề. Cần thực hiện sự phân cấp rõ ràng trong quy

hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng, phát triển các làng nghề để tránh tình trạng

chồng chéo trong quản lý.

4.3.2. Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ở làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung, ở sản xuất

làng nghề nói riêng. Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà các làng nghề

đang phải đối phó trong việc mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,

thay đổi mẫu mã đó là vấn đề thiếu vốn. Nhưng hiện nay, nguồn vốn sản xuất

kinh doanh ở các làng nghề còn rất nhỏ, chủ yếu là vốn tự có của các chủ hộ

kinh doanh, việc huy động vốn đang gặp nhiều phiền phức vì các yêu cầu về thế

chấp, tín chấp, cũng như các thủ tục khác. Việc huy động vốn để đổi mới công

nghệ, thay đổi mẫu mã mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của

các làng nghề. Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển của các làng nghề, nhà

nước cần áp dụng một số biện pháp nhằm vừa tạo nguồn vốn và tăng lượng vốn

có thể huy động từ các nguồn, vừa tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh

doanh trong làng nghề có thể sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả.

- Để đảm bảo vốn cho sản xuất làng nghề phát triển, cần giữ ổn định môi

trường kinh tế - xã hội, ổn định vật giá… để các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh yên tâm đầu tư. Đây là biện pháp quan trọng nhằm khai thác tốt nguồn

vốn nhàn rỗi của cư dân nông thôn, chủ động hơn về vốn đầu tư cho sản xuất

kinh doanh ở làng nghề.

- Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn, phương thức huy động vốn và

phương thức cho vay để tập trung đầu tư phát triển làng nghề. Bao gồm các

nguồn vốn như: ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp,

vốn tự có của dân cư. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn ngân sách

và nguồn vốn bên ngoài đối với sự phát triển các làng nghề ở Nam Định còn hạn

chế, do vậy nguồn vốn tự có và huy động từ dân là rất quan trọng. Nhưng việc

huy động vốn từ dân chưa được nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao

chất lượng và uy tín của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó cần tranh thủ các

Page 135: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

130

nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoặc hình thức liên kết

kinh tế thông qua việc cung ứng nguyên, vật liệu, thiết bị máy móc sẽ bao tiêu

sản phẩm làng nghề. Các hình thức đó thực chất là sự hợp tác, khai thác thế

mạnh của nhau và hai bên cùng có lợi, phát triển các hình thức huy động vốn

thông qua các công ty thuê mua tài chính. Cần mở rộng khả năng tiếp cận nguồn

vốn cho sản xuất ở làng nghề bằng việc hỗ trợ, như thành lập ngân hàng chuyên

cung ứng vốn cho các làng nghề với lãi suất ưu đãi và đơn giản hoá thủ tục vay

vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, điều chỉnh về mức

vốn và thời hạn cho vay phù hợp với đối tượng và chu kỳ sản xuất ra sản phẩm.

- Cần triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng phục vụ cho sản xuất ở các

làng nghề. Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hộ và các cơ

sở sản xuất của làng nghề vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một phần khó

khăn khi thế chấp để vay vốn.

- Bên cạnh việc tổ chức huy động các nguồn vốn thì tỉnh phải xây dựng

một chính sách hướng tới huy động vốn đầu tư cho phát triển làng nghề, mở rộng

nguồn tín dụng đến tận hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã… chỉ có như vậy hộ gia

đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mới dễ dàng tiếp cận với

ngân hàng và ngược lại, ngân hàng tiếp cận dần hơn với người dân, nắm bắt

được nhu cầu tín dụng của họ để đầu tư vốn an toàn.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề để

doanh nghiệp cung cấp vốn cho sản xuất tại các làng nghề. Khai thông việc tạo

vốn cho làng nghề từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia,

quỹ quốc gia giải quyết việc làm, ngân hàng chính sách. Thực hiện chính sách hỗ

trợ lãi suất sau đầu tư đối với những dự án đầu tư có hiệu quả bằng vốn vay các

tổ chức tín dụng.

Page 136: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

131

Bảng 4.1: Vốn đầu tư cho phát triển làng nghề ĐVT: Tỷ đồng

STT Hạng mục Tổng số 2016-2020 2021-2025

Tổng vốn đầu tư cho làng nghề 1.300,28 459,11 841,17

1 Một số hạng mục ưu tiên 359,5 141,5 218 - Công nhận làng nghề truyền thống 8,5 4,5 4

- Bảo tồn và phát triển các làng nghề 28 12 16

- Phát triển làng nghề mới 90 40 50

- Phát triển làng nghề gắn với du lịch 39 15 24

- Xử lý môi trường làng nghề 114 40 74

- Đào tạo nghề 80 30 50

2 Vốn đầu tư khác (mặt bằng, đổi mới công nghệ, xây dựng mô hình, xây dựng thương hiệu)

940,78 317,61 623,17

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định [83].

4.3.3. Khuyến khích mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề mở rộng thị trường, tiếp cận với thị trường mới có tầm quan trọng lớn đối với việc phát triển của làng nghề. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì thị trường càng có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển sản xuất hàng hoá của làng nghề. Tuy nhiên, như sự phân tích ở trên thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở Nam Định còn nhỏ hẹp, chưa được mở rộng, vẫn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... lên nhiều khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất. Để phát triển thị trường cho làng nghề ở tỉnh Nam Định cần có một số giải pháp sau đây:

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khu vực làng

nghề tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đào tạo và

nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động thị trường, nâng cao năng lực thị trường

cho người sản xuất.

Page 137: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

132

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm của

làng nghề thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ

trong nước và ngoài nước. Tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về

thị trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thông qua các hình

thức phong phú : mở trang web giới thiệu thị trường về sản phẩm của các làng

nghề, tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp làng nghề đi tham quan các cơ sở

sản xuất ở các tỉnh bạn và đi nước ngoài thăm quan hội chợ, tìm hiểu thị trường,

thu thập những thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, khách hàng

và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu

dùng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu người tiêu

dùng với giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần phát triển hình thức gia công sản phẩm,

làm công nghiệp phụ trợ hoặc làm dịch vụ để giảm chi phí trung gian, tạo thị

trường ổn định, sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo thị trường tại chỗ cho các làng nghề phát triển sản xuất. Từng bước

hoàn thiện hệ thống chợ làng, để mua, bán, phát hiện nhu cầu, bố trí hệ thống

siêu thị, hệ thống cửa hàng gắn với quy hoạch đô thị ở nông thôn và đô thị, gắn

sản xuất với du lịch, xuất khẩu. Khuyến khích và phát triển các quan hệ liên kết

giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của

làng nghề đối với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ

chức xúc tiến thương mại, nhằm tăng sức mạnh trên thị trường, tạo ra một hệ

thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường nhằm đảm

bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về các hoạt động mua

bán trên thị trường. Kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả, chống gian lận

thương mại.

- Phát triển thị trường du lịch gắn với làng nghề: Trong những năm vừa

qua lượng khách du lịch đến Nam Định ngày càng đông. Ngoài những thế mạnh

về cảnh quan thiên nhiên, nét văn hoá dân tộc đặc sắc như huyện Hải Hậu là

huyện điển hình văn hoá của cả nước trên 30 năm qua hay xã Hải Đường là một

trong những xã thực hiện mô hình nông thôn mới đầu tiên của cả nước, các làng

Page 138: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

133

nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống có sức thu hút đặc biệt du khách

nước ngoài bởi mỗi làng đều gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và có

truyền thống riêng, đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm khung

cảnh làng quê, mà còn được tham quan nơi sản xuất những sản phẩm truyền

thống. Cần gắn hoạt động của một số làng nghề với phát triển văn hoá cộng

đồng, du lịch sinh thái để hình thành tuyến du lịch làng nghề có tính nhân văn

cao. Điểm hấp dẫn của làng nghề truyền thống chính là yếu tố nguyên gốc, môi

trường ngành nghề mang tính cộng đồng. Vì vậy, cần đầu tư nghiên cứu mẫu mã,

kiểu dáng của các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và có tính đặc trưng cao. Từng

làng nghề nên có một địa điểm dịch vụ bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách,

khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, có nơi tổ

chức thao diễn các công đoạn làm ra sản phẩm đó, giới thiệu về vẻ độc đáo của

sản phẩm, hướng dẫn khách tham quan nơi thờ tổ nghề, nhằm xây dựng môi

trường du lịch văn hoá. Làm được như vậy du lịch làng nghề mới trở thành một

tour du lịch hấp dẫn. Cải thiện đường giao thông, khuyến khích sự hợp tác giữa

các nghệ nhân, các trường dạy nghề, khôi phục kỹ thật sản xuất truyền thống,

giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề phải dựa trên

các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái dân sinh.

- Phát triển thị trường xuất khẩu: Mặc dù đã dần được phục hồi và phát

triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng khối lượng xuất khẩu của các làng

nghề ở Nam Định còn ở mức trung bình so với tiềm năng, thị phần xuất khẩu

còn nhỏ bé, hầu hết là thông qua các khâu trung gian, mẫu mã hàng hoá đơn

điệu, thiếu sáng tạo, cho nên sức cạnh tranh còn thấp. Chỉ có đẩy mạnh xuất

khẩu các sản phẩm mới có thể phát huy được lợi thế so sánh trong quan hệ kinh

tế quốc tế, đó là ưu thế về tài nguyên, lao động, tay nghề của thợ thủ công ở Nam

Định. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước như chính sách thuế, chính

sách bảo hộ, chính sách vay vốn… khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh

sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu

của khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Chú ý

đến việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc qua mạng, trực tuyến để điều

Page 139: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

134

hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ

trợ xây dựng mạng một cách có trọng điểm cho những vùng sản xuất hàng xuất

khẩu tập trung và có sản lượng lớn để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tìm

kiếm và kết nối trực tiếp với khách hàng hoặc mở các trang web để giới thiệu sản

phẩm hoặc tham gia giao dịch điện tử, đàm phán ký kết hợp đồng trên mạng.

Cần mạnh dạn đầu tư vào xây dựng thương hiệu cho làng nghề của tỉnh.

Muốn vậy tỉnh và các làng nghề cần đăng ký thương hiệu, tổ chức liên doanh

liên kết, thu hút các nghệ nhân và thợ giỏi vào sản xuất ra những sản phẩm đó

với chất lượng cao, giữ vững thương hiệu và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục

cho các thương hiệu đó. Tăng cường sự hỗ trợ đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo

nghề, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo về thiết kế cho lao động ở làng nghề. Đây

là cách tốt nhất các làng nghề vừa duy trì vừa mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm của mình một cách ổn định và bền vững.

4.3.4. Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống cả trong và ngoài tỉnh trong hội nhập quốc tế

Đây là biện pháp có hiệu quả cao để đẩy mạnh sự phát triển ở các làng

nghề. ở nhiều làng nghề Nam Định đã có các hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh liên kết các đơn vị kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất.

- Hình thức hộ gia đình: hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất kinh

doanh chính và là lực lượng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

của sản xuất làng nghề Nam Định. Với hình thức này các thành viên trong gia

đình đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với phương thức tổ chức

sản xuất kinh doanh gọn nhẹ trong phạm vi gia đình với kinh nghiệm truyền

thống và với lợi ích của chính bản thân mình nên các hộ gia đình đã huy động tối

đa mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo xu

hướng phát triển của khoa học - công nghệ, hộ gia đình có thể phát triển thành

các cơ sở sản xuất vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp hoặc làm gia công

sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tạo điều kiện

thuận lợi cho các hộ gia đình trong các làng nghề đăng ký sản xuất, hỗ trợ các hộ

phát triển và chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư

Page 140: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

135

nhân, công ty TNHH…) nhằm tạo khả năng đầu tư, tăng sức cạnh tranh ở nông

thôn. Phát triển ngành nghề và làng nghề theo hướng đa dạng hoá nhiều loại hình

sản xuất, ngành hàng kinh doanh, dịch vụ. Có chính sách phù hợp giúp đỡ họ về

vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường để họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Hình thức hợp tác xã: Khuyến khích HTX TTCN vươn lên thành loại

hình doanh nghiệp lớn là trung tâm của sản xuất ngành nghề, là đối tác liên kết,

là lực lượng kinh tế chủ yếu để phát triển ngành nghề theo hướng CNH, HĐH.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển loại hình HTX TTCN đa hộ, thành viên HTX

là các hộ thủ công gia đình, với loại hình này, sản xuất chính vẫn thực hiện tại

các hộ, HTX thực hiện các dịch vụ cung ứng, bao tiêu và một số công đoạn có

yêu cầu kỹ thuật đặc thù, là những khâu mà từng hộ làm không hiệu quả. Qua

đó, HTX hỗ trợ các hộ sản xuất tạo thêm việc làm, mở rộng thị trường và tăng

khả năng cạnh tranh. Loại hình HTX này khắc phục được những hạn chế trước

đây của loại hình HTX truyền thống là sự cứng nhắc, nặng nề về tổ chức, đồng

thời phát huy được tính chủ động của các hộ sản xuất, phù hợp với các hộ sản

xuất thủ công mỹ nghệ, mây tre đan...

- Hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH: đây là loại hình tổ

chức sản xuất kinh doanh phát triển ở những làng nghề có trình độ tập trung hoá

cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản

xuất, có khả năng tiếp cận với thị trường. Để loại hình này phát triển cần tạo môi

trường pháp lý thuận lợi để các chủ doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn vào đầu tư

phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Cần đơn giản hoá các thủ tục hành

chính để các doanh nghiệp có thể khai thác các cơ hội kinh doanh một cách

thuận lợi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu trực tiếp

hàng hoá ra nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp tư nhân cần gắn liền với việc

đầu tư công nghệ mới, thu hút nhiều lao động, chú trọng đến xuất khẩu nhằm tạo

ra sự hội nhập với hoạt động kinh tế toàn tỉnh. Thiết bị và trình độ công nghệ

phải phù hợp với khả năng cung ứng và tiêu thụ, bảo đảm khả năng thu hồi vốn

cho doanh nghiệp.

Page 141: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

136

Kinh nghiệm cho thấy: muốn ngành nghề, làng nghề phát triển phải tạo

dựng được một số doanh nghiệp đầu mối. Các doanh nghiệp này có vai trò là

nhân lõi, điểm tựa, đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ,

thực hiện phân công hợp tác, chuyên môn hoá trong sản xuất, từ đó kích thích,

mở rộng sản xuất cho cả khu vực (làng, xã...). Ngoài ra cần có sự định hướng

cho các doanh nghiệp tư nhân tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, các

mặt hàng thu lợi nhuận cao, những ngành hàng áp dụng kỹ thuật và công nghệ

mới để tạo ra năng suất lao động cao đồng thời tạo nhiều việc làm mới cho người

lao động.

- Khuyến khích phát triển các mô hình hiệp tác trong sản xuất ngành nghề,

làng nghề TTCN nông thôn được thực hiện theo cơ chế liên kết “mềm”. Các cơ

sở liên kết với nhau nhưng vẫn có tính độc lập riêng của mình. Các doanh nghiệp

trung tâm thường là xí nghiệp, công ty tư nhân, HTX, các cơ sở vệ tinh thường là

hộ tiểu chủ, cá thể, gia đình. Quan hệ liên kết trong các cơ sở không chỉ bằng các

quan hệ kinh tế đơn thuần mà còn gắn kết với nhau bằng tục lệ, tập quán, hương

ước... nằm trong mối quan hệ của cộng đồng.

- Khuyến khích việc thành lập các hiệp hội ngành nghề có nhiều thành

phần kinh tế tham gia, liên kết các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh

thương mại; Trao đổi, rút kinh nghiệm, phân công hợp tác sản xuất giúp nhau

thông tin về khoa học công nghệ và thị trường, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội

viên, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

- Có biện pháp mạnh mẽ tạo môi trường bình đẳng thực sự giữa các doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực: cho thuê hoặc cấp đất

phục vụ cho sản xuất kinh doanh; vay vốn tín dụng và bảo lãnh tín dụng; xuất

khẩu trực tiếp; hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyển giao công nghệ, dịch

vụ kỹ thuật... Đây là giải pháp vĩ mô hàng đầu làm cho nền kinh tế năng động,

phát huy nội lực xây dựng và phát triển công nghiệp nông thôn.

Tuỳ theo trình độ phát triển, tính chất của từng làng nghề mà việc đa dạng

hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khác nhau. Tuy nhiên việc đa

dạng hoá bước đầu đã tạo ra mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, các hộ gia đình

Page 142: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

137

trong làng nghề. Đây là điều kiện thuận lợi để làng nghề có điều kiện mở rộng

sản xuất, mở rộng thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.

4.3.5. Khuyến khích và hỗ trợ làng nghề truyền thống đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng

nghề truyền thống ở Nam Định hầu hết còn rất lạc hậu, hạn chế. Do hạn chế về

năng lực đổi mới công nghệ mà trước hết là máy móc thiết bị, công cụ sản xuất

đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và gây ô nhiễm cho

môi trường. Vì vậy, việc đưa công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng

suất lao động, chất lượng sản phẩm, phát triển mặt hàng mới, giảm thiểu sự ô

nhiễm môi trường là giải pháp quan trọng để phát triển làng nghề trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các chính sách đổi mới công nghệ đối với sự

phát triển của các làng nghề truyền thống ở Nam Định trong thời gian tới cần

được áp dụng là:

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề thực hiện các

chương trình khoa học công nghệ của tỉnh về ứng dụng thiết bị, công nghệ mới

tiên tiến vào sản xuất và đăng ký thương hiệu cho các làng nghề. Vì vậy, cần có

lãnh đạo và hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoài mà trước hết là các cơ

quan chính quyền Nhà nước các cấp và hiệp hội ngành nghề. Cần tăng cường sự

lãnh đạo và hỗ trợ từ phía sở khoa học công nghệ và môi trường của tỉnh để có

thể quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công

nghệ vào sản xuất. Hỗ trợ thêm kinh phí chuyển giao công nghệ mới và đào tạo

nghề cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề. áp dụng mức thuế thấp hoặc miễn

thuế nhập khẩu thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu của làng nghề; ưu tiên cho thuê

đất đối với các doanh nghiệp (hộ) có phương án đổi mới công nghệ sản xuất theo

hướng ít gây ô nhiễm. Giảm thuế cho các cơ sở sản xuất trong thời gian đầu áp

dụng công nghệ mới.

- Phát triển các hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp thông tin thị trường

và dịch vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các chính sách

hỗ trợ đổi mới công nghệ bao gồm cung cấp thông tin giới thiệu về công nghệ

Page 143: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

138

tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch hơn áp dụng cho sản xuất của làng nghề. Hỗ

trợ các khoá đào tạo về sử dụng công nghệ mới. Tạo lập môi trường pháp lý cho

sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh. Cần ban

hành và thực hiện cơ chế, chính sách, hệ thống các quy định đồng bộ nhằm

khuyến khích các đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các dự án

chuyển giao công nghệ. Khuyến khích các dịch vụ, cung cấp thông tin về đổi

mới công nghệ cho các làng nghề.

- Từng bước vận dụng phương thức “hiện đại hoá công nghệ truyền

thống”, tức là mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất như

chế biến nguyên liệu, trang bị máy móc, các dụng cụ cầm tay tinh xảo, sử dụng

các loại hàng hoá và chất liệu mới, kĩ thuật bảo quản, đóng gói sản phẩm nhưng

cần chú ý “truyền thống hóa công nghệ hiện đại”, tức làm sao để sản phẩm thủ

công mỹ nghệ có hàm lượng văn hoá cao. Rõ ràng một sản phẩm đa dạng, phong

phú về chủng loại, hiện đại về mẫu mã, bao bì độc đáo về kiểu dáng, kỹ thuật,

mỹ thuật - vốn đang là những yếu tố cơ bản để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

của người tiêu dùng đặc biệt là xuất khẩu, thì cơ hội phát triển của làng nghề ở

Nam Định sẽ mở rộng, thách thức sẽ bớt đi trong quá trình hội nhập.

4.3.6. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Nguồn nhân lực trong LNTT không chỉ có lao động nghề trực tiếp sản xuất

mà còn bao gồm đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế mẫu; đội ngũ quản lư;

công tác thị trường, xuất nhập khẩu nên chính sách phát triển và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực cần có sự hỗ trợ cho phù hợp với từng loại đối tượng.

+ Chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi, thiết kế sản phẩm. Thực tế cho

thấy, nhiều LNTT thành công nhờ cạnh tranh bằng sự khác biệt và có chiến

lược phát triển hợp lý và rõ ràng. Có doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới

nhưng sản phẩm này không thay đổi hoàn toàn chất lượng, công nghệ đang sử

dụng mà thường có tính sáng tạo, kết hợp giữa nguyên vật liệu cũ với thiết kế

mới. Như vậy, đầu tư cho công nghệ, cho thiết kế, tạo nên những sản phẩm

mới mang tính khác biệt là một trong những hướng phát triển ngành thủ công

Page 144: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

139

mỹ nghệ xuất khẩu; trong đó các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế sản

phẩm có vai trò quan trọng.

* Chính sách ưu đăi, khuyến khích phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi của LNTT

Nghệ nhân, thợ giỏi có vai trò rất tích cực trong việc bảo tồn và phát triển

nghề, làng nghề truyền thống và thiết kế, sáng tạo sản phẩm mới. Nghệ nhân

cũng là một tiêu chí quan trọng cho việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề

truyền thống. Vì vậy, tỉnh cần sớm ban hành và tổ chức triển khai việc đề nghị

Chủ tịch nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân để có

chính sách ưu đăi, khuyến khích, phát huy vai trò dạy nghề, truyền nghề của họ

trong việc đào tạo lao động, nhất là với các sản phẩm truyền thống. Căn cứ

Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ

Công Thương) về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy tŕnh, thủ tục và hồ sơ xét tặng

danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và các văn bản pháp lư về thi

đua, khen thưởng; tỉnh cần ban hành “Quy định về tiêu chuẩn, quy tŕnh, thủ tục,

hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ngành thủ công

mỹ nghệ tỉnh Nam Định”. Cùng với các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ

tục, hồ sơ xét tặng cần quy định rõ quyền lợi của người được tặng danh hiệu:

- Được bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn về hội hoạ, mỹ thuật tại các trường

mỹ thuật theo chế độ ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí tham dự lớp.

- Tuỳ theo nhu cầu phát triển của sản phẩm LNTT, được tỉnh hỗ trợ kinh

phí đi tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài. (những đoàn do tỉnh tổ chức)

- Được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những

sản phẩm làm ra theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, do quy tŕnh, thời

gian xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp nhà nước tương đối dài và số

lượng nghệ nhân được xét phong tặng hạn chế nên tỉnh cần vận dụng có chính

sách xét tặng danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh và danh hiệu thợ giỏi cấp tỉnh để huy

động họ tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề. Vì vậy tỉnh cần ban hành

“Quy chế xét công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi LNTT tỉnh Nam Định”,

trong đó chú trọng về quyền lợi đối với họ theo hướng sau:

Page 145: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

140

(1) Quyền lợi đối với nghệ nhân cấp tỉnh:

- Được UBND tỉnh cấp Bằng chứng nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Nam

Định” kèm theo tiền thưởng là 05 triệu đồng và biểu trưng;

- Được đề nghị Hội đồng cấp Trung ương xem xét công nhận danh hiệu

nghệ nhân cấp nhà nước (nếu đáp ứng đủ điều kiện);

- Được hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ

đối với những sản phẩm làm ra theo pháp luật hiện hành;

- Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học

viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được miễn các loại

thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề, thuế thu nhập khi chuyển nhượng mẫu

mă sáng tác cho đơn vị, cá nhân sản xuất;

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt

động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mă sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm

nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm năng

lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo chương tŕnh hỗ trợ phát triển nghề và

làng nghề, chương tŕnh khuyến công được UBND tỉnh phê duyệt;

- Được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được

UBND tỉnh phê duyệt;

- Được tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính nghệ

nhân làm ra khi tham gia hội chợ triển lăm trong nước theo kế hoạch được

UBND tỉnh phê duyệt; Được hỗ trợ 50% kinh phí ăn nghỉ, thuê phương tiện đi

lại khi tham gia hội chợ triển lăm ở nước ngoài theo kế hoạch được UBND tỉnh

phê duyệt.

(2) Quyền lợi đối với thợ giỏi cấp tỉnh

- Được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận danh hiệu “Thợ giỏi tỉnh Nam

Định” kèm theo tiền thưởng là 02 triệu đồng và biểu trưng;

- Được xem xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh (nếu đủ điều kiện);

- Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của các học

viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật; được miễn các loại

thuế trong hoạt động truyền và dạy nghề;

Page 146: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

141

- Được hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề án đào tạo nghề, truyền nghề, hoạt

động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mă sản phẩm, đổi mới công nghệ theo

chương trình hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề, chương trình khuyến công

được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Được hỗ trợ tham gia trưng bày giới thiệu miễn phí các sản phẩm do chính

thợ giỏi làm ra khi tham gia hội chợ triển lăm trong nước theo kế hoạch được

cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Được hỗ trợ 50% kinh phí tập huấn trong nước theo kế hoạch được cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

* Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu

sản phẩm thủ công mỹ nghệ - Hỗ trợ kinh phí phối hợp với các trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp

mở các lớp đào tạo cho các học viên là nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế mẫu sản

phẩm LNTT, giúp đỡ họ nâng cao trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cùng với kinh

nghiệm trong nghề để thiết kế ra những mẫu mă sản phẩm đẹp và có tính mỹ

thuật cao.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các cuộc thi, tặng giải thưởng sáng tạo mẫu mă

kiểu dáng sản phẩm LNTT xuất khẩu, để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát

triển các mẫu mă sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

4.3.7. Hoàn thiện một số chính sách để phát triển nghề, làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế

Quá trình phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống thực chất cũng là

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Do vậy, việc phát

triển làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong quá

trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, việc phát triển làng nghề phụ

thuộc rất nhiều vào vai trò quản lý và hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước phải có những

định hướng, thể chế, chính sách hỗ trợ cụ thể thì mới tạo điều kiện để làng nghề

truyền thống phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay:

- Chính sách khuyến khích, chú trọng phát triển các ngành nghề sản xuất

ra sản phẩm mang hiệu quả kinh doanh cao như mặt hàng chế biến lâm sản,đồ

Page 147: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

142

đồng, cây cảnh, thực phẩm.... Phát triển các mặt hàng truyền thống, ưu tiên sản

xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có phương án tổ chức sản xuất

lâu dài tại nông thôn mượn đất và mặt bằng trong thời gian 10 năm, sau đó

chuyển sang cho thuê với giá ưu đãi. Đối với các đơn vị, cá nhân được giao

quyền sử dụng đất lâu dài được quyền thế chấp để vay vốn hoặc góp vốn liên

doanh. Có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở khu vực

nghề và làng nghề tập trung.

- Chính sách vay vốn: Hàng năm tỉnh, huyện cần dành một phần vốn ngân

sách, từ các quỹ hỗ trợ đầu tư, quỹ giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo,

vốn khuyến công… để hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống. Nghiên cứu để

có thể sớm ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp ở nông

thôn. Hỗ trợ vốn tới mức tối đa theo các quy định của Nhà nước để các địa

phương triển khai xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, TTCN làng nghề,

phối hợp với các tổ chức tín dụng Trung ương và địa phương, các quỹ tín dụng,

hình thành môi trường mềm hơn, giúp các tổ, hộ ngành nghề sản xuất TTCN tiếp

cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển.

- Chính sách thuế: Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các

doanh nghiệp đầu tư thiết bị, công nghệ mới, thu hút nhiều lao động khu vực

làng nghề hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao sẽ được miễn thuế thu nhập

doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo. Để khuyến

khích và tạo cho làng nghề phát triển cần thực hiện việc miễn giảm thuế đối với

cơ sở dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, các

trung tâm dạy nghề truyền thống, các cơ sở dạy nghề tư nhân. Đồng thời phải

kiên quyết xử lý nghiêm minh những cơ sở sản xuất trốn thuế, lậu thuế.

- Khẩn trương hình thành các tổ chức hiệp hội, tư vấn, dịch vụ hỗ trợ sản

xuất kinh doanh. Các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh, huyện cần hướng

dẫn thành lập hiệp hội ngành nghề như: cây cảnh, dệt, may, mây tre đan, gỗ... và

nâng cao vai trò của các hiệp hội trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ uy tín sản

phẩm của làng nghề.

Page 148: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

143

- Bảo vệ môi trường sinh thái cho làng nghề truyền thống. áp dụng các

thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, các đề tài khoa học về xử lý môi trường

các làng nghề trọng điểm, sau đó tiến hành xử lý các làng nghề khác trong toàn

tỉnh. Khi quy hoạch làng nghề cần chú ý đến công tác bảo vệ môi trường, có

phương án bố trí lại khu sản xuất thành cụm công nghiệp tập trung, áp dụng công

nghệ ít ô nhiễm. ở những nơi sản xuất có chất thải độc hại phải tách khu sản xuất

ra khỏi khu nông thôn. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc

bảo vệ môi trường sinh thái trong các làng nghề. Các cấp, các ngành ở địa

phương và Trung ương cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát

thực thi về môi trường cho làng nghề. Giáo dục cho mọi người hiểu được ý

nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Phải thường xuyên bồi dưỡng những

kiến thức cơ bản về môi trường cho cán bộ trong làng nghề thông qua các trung

tâm dạy nghề hoặc các trường đào tạo của nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính để các cơ sở

sản xuất kinh doanh trong làng nghề thực hiện đổi mới công nghệ, sử dụng công

nghệ ít ô nhiễm. Đồng thời có kế hoạch thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm

tín dụng cho làng nghề vay vốn không cần tài sản thế chấp để đầu tư vào việc xử

lý chất thải và khói bụi độc hại. Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời đối với

những làng nghề làm tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra chính quyền

địa phương nên phát động phong trào bảo vệ môi trường trong các làng nghề

cũng như phong trào làng văn hoá ở nông thôn. Tổ chức thí điểm ở một vài làng

nghề, sau đó nhân rộng điển hình ra các làng nghề khác trong toàn tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với làng nghề truyền

thống. Tập trung vào việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, quy hoạch phát triển

kinh tế xã hội nói chung, nghề và làng nghề nói riêng. Trên cơ sở đó xây dựng

các chương trình đồng bộ với mục tiêu giữ vững và phát triển các làng nghề, du

nhập nghề mới, xoá xã trắng nghề. Chú ý khôi phục và phát triển làng nghề

truyền thống.

Để thực hiện sự giúp đỡ có hiệu quả của nhà nước đối với làng nghề, cần

phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ban

Page 149: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

144

ngành Trung ương trong việc định hướng quy hoạch, kế hoạch đầu tư các nguồn

vốn hỗ trợ cho xử lý môi trường, nước sạch nông thôn, cải tạo lưới điện, đào tạo

nhân lực, thị trường, thuế, vốn…

Tăng cường công tác quản lý làng nghề trong điều kiện hiện nay cần sự trực

tiếp chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phường, thị trấn. Theo dõi và nắm

chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ, các cơ sở sản xuất để các cơ quan

cấp trên có thể đưa ra các quyết định đúng đắn có tính khả thi cao. Kết hợp công tác

kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.

Dù tiềm năng còn nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, khả năng đổi mới công

nghệ hạn chế, song các doanh nghiệp TTCN ở nông thôn lại gánh trên vai sứ

mệnh nặng nề, là thành phần chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết

việc làm, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn

mới. So với nhiều địa phương trong cả nước thì việc phát triển ngành nghề

TTCN nông thôn tỉnh Nam Định chỉ đang ở mức nhân cấy và duy trì nghề. Vì

vậy, không thể để mặc các doanh nghiệp tự xoay sở với muôn vàn khó khăn. Các

cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, hệ thống các phòng Công Thương, Trung

tâm khuyến công cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về

các nguồn vốn ưu đãi, các chính sách khuyến khích phát triển TTCN. Việc phân

định trách nhiệm quản lý nhà nước cần thống nhất lại theo nghị định 13 của

Chính phủ và giao cho Sở Công Thương làm đầu mối chính, tham mưu cho Tỉnh

uỷ, UBND tỉnh về phát triển ngành nghề, vừa tập trung được giải pháp và huy

động các nguồn lực từ Trung ương đến các địa phương để phát triển.

4.3.8. Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch lữ hành

Làng nghề truyền thống là một địa chỉ để tăng hấp dẫn cho du khách du

lịch, đồng thời khai thác du lịch làng nghề truyền thống cũng là một biện pháp

để phát triển làng nghề truyền thống. Để phát triển bền vững đạt hiệu quả các

làng nghề gắn với du lịch cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh việc cung cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng của các làng nghề

truyền thống, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch, từng bước khắc phục tình

Page 150: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

145

trạng ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt chính sách Nhà nước và nhân dân cùng

làm nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn phát triển cơ sở hạ tầng của các làng

nghề truyền thống.

- Xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, xây

dựng khu sản xuất tập trung có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham

quan đến làng nghề truyền thống.

- Tăng cường chỉnh trang, trang trí nhà xưởng, vệ sinh môi trường, thay

đổi thiết bị sản xuất để thu hút tốt hơn đối với khách du lịch.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn nâng cao trình

độ và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thuyết minh, hướng dẫn để họ mang đến

cho du khách những giá trị văn hóa truyền thống và nguồn gốc hình thành phát

triển của các làng nghề truyền thống, ý nghĩa của từng sản phẩm làng nghề

truyền thống chứa đựng những giá trị lịch sử, nhân văn và nét đặc trưng của từng

địa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển các di tích lịch

sử văn hóa, lịch sử (vật thể), các hoạt động lễ hội truyền thống (phi vật thể) trong

mỗi làng nghề góp phần làm phong phú thêm nội dung của các tour du lịch làng

nghề, truyền thống

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của

tỉnh Nam Định nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng

nghề truyền thống sang tác mẫu mã mới, đồng thời truyền dạy nghề cho các thế

hệ trẻ các bí quyết sản xuất nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, khôi phục và phát

triển các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế.

- Xây dựng chiến lược trung và dài hạn để phát triển du lịch làng nghề

truyền thống. Cung cấp dịch vụ du lịch đồng bộ.

4.3.9. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề truyền thống

Nhìn chung, nhiều LNTT trong tỉnh cũng chưa quan tâm đến việc đăng ký

thương hiệu sản phẩm, thương hiệu LNTT, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn

địa lý sản phẩm, xây dựng bản đồ chỉ dẫn các LNTT ở tỉnh hoặc cả nước;... để

Page 151: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

146

đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu sản phẩm, thương hiệu của làng nghề.

Vai trò của thương hiệu giúp cho cơ sở sản xuất LNTT bán được nhiều

hàng hóa, giảm được chi phí lưu thông. Bên cạnh đó, khách hàng có xu hướng chỉ

mua và mua nhiều hơn các sản phẩm có thương hiệu mà họ nhận biết và yêu thích.

Thương hiệu chính là điều kiện bắt buộc để các LNTT có thế vươn xa,

tránh bị sao chép và cạnh tranh không lành mạnh. Đẩy mạnh hơn nữa việc thông

tin tuyên truyền và giáo dục, khắc phục dần tư tưởng cho rằng thương hiệu

không quan trọng, coi trọng sản phẩm không cần thương hiệu. Từ đó không chú

ý đến tạo dựng thương hiệu; một hình ảnh về sản phẩm, về bản thân LNTT trước

thị trường và thế giới. Cần thấy rằng, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là

sự nghiệp của mọi thành viên trong LNTT và gắn với tăng cường chất lượng

hàng hóa cũng như trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Nhiệm vụ cấp thiết của các LNTT, của các cơ sở sản xuất kinh doanh là

cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho LNTT. Đặc biệt là ở những nơi

có nhiều sản phẩm LNTT nổi tiếng, với khối lượng sản phẩm sản xuất ra tương

đối lớn. Để có cơ sở giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam được kết tinh trong sản

phẩm và nâng cao giá trị sản xuất của các LNTT cần thiết phải đăng ký thương

hiệu cho sản phẩm LNTT của mình:

- Về thương hiệu, các LNTT cần phải thay đổi thái độ nhìn nhận về

thương hiệu cho đúng với vai trò thực chất của nó qua các bài học của các doanh

nghiệp khi thiếu thương hiệu. Để nhận rõ được vấn đề này thì LNTT phải thấy

được lợi ích của thương hiệu khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc

tế. Thương hiệu thể hiện sự có trách nhiệm của LNTT đối với sản phẩm cũng

như sự sẵn sàng phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Về sở hữu công nghiệp, LNTT nên thường xuyên cập nhật thông tin,

nắm bắt rừ những quy định về sở hữu công nghiệp ở trong nước cũng như ngoài

nước. Khai thác tối đa những lợi ích trong quy định về sở hữu công nghiệp để

giúp LNTT tự bảo vệ mình trước sự xâm phạm của cơ sở khác.

- Bảo hộ bản quyền nhãn hiệu là lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất

kinh doanh trước hành vi vi phạm quyền nhãn hiệu. Thương hiệu càng nổi tiếng

Page 152: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

147

và có giá trị sẽ dễ bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng đến hình ảnh mà đơn vị

đó tạo dựng được. Mức độ nổi tiếng của thương hiệu tỷ lệ thuận với những rủi ro

mà đơn vị ấy có thể gặp phải. Thông qua bảo hộ, nhà kinh doanh mong muốn

người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa các thương hiệu, định vị hình ảnh

thương hiệu trong tâm trí khách hàng để từ đó có quyết định mua đúng đắn và có

niềm tin vào thương hiệu.

- Không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức kinh doanh, tạo

dựng uy tín và hình ảnh của thương hiệu sản phẩm. Một thương hiệu không được

bảo vệ chắc chắn, nếu nó không tự khẳng định được mình thông qua chất lượng

của hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, họ

sẵn sàng tìm đến một thương hiệu khác, nếu thương hiệu quen thuộc không làm

họ hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, việc nâng cao chất lượng

hàng hóa, dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của cơ sở kinh doanh là cực kỳ

quan trọng để giữ chân khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới.

- Xây dựng, đăng ký bảo hộ mới chỉ là bước mở đầu, LNTT cần phải phát

triển thương hiệu thông qua xây dựng mạng lưới phân phối đưa thương hiệu sản

phẩm đó đến với người tiêu dùng, tăng cường quảng bá hàng hóa, đầu tư nghiên

cứu phát triển sản phẩm để nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu. Phải sử dụng

tổng hợp các yếu tố của marketing hỗn hợp như quảng cáo trực tiếp, quảng cáo

tại nơi bán hàng, quảng bá bằng các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển

các quan hệ cộng đồng. Áp dụng các hình thức khuyến mại để phát triển thương

hiệu sản phẩm.

- Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thương

hiệu. Nhà nước cần có chương trình tổng thể tầm quốc gia nhằm tăng cường

nhận thức và hỗ trợ LNTT trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu,

quảng bá và phát triển thương hiệu, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như:

khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho LNTT đầu tư vào xây dựng thương

hiệu, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề

đăng ký thương hiệu nhanh chóng. Hỗ trợ trong đào tạo, huấn luyện, cung cấp

thông tin, tư vấn cho làng nghề xây dựng và quảng bá thương hiệu. Xử lý

Page 153: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

148

nghiêm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu thương hiệu. Có chính sách

bảo vệ hình ảnh đất nước, con người, sản phẩm hàng hóa Việt Nam thông qua

thương hiệu sản phẩm, hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cần ban hành về mặt pháp lý các khung hình phạt thật nghiêm khắc và

hiệu quả hơn nữa với tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, tạo lập công bằng

bình đẳng đối với doanh nghiệp và hạn chế thiệt hại đối với người tiêu dùng.

Đồng thời, tăng cường chức năng và quyền lực trong việc thi hành bảo vệ quyền

sở hữu công nghiệp. Nhà nước cần tham gia ký kết các công ước quốc tế trong

vấn đề bảo vệ thương hiệu cho LNTT Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế

như: Công ước Paris, thỏa ước Madrid, các thành viên tham gia không xâm

phạm của nhau, giúp các LNTT cùng một lúc có thể bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

của mình trên tất cả các nước tham gia. Bên cạnh đó các LNTT cần phối hợp

chặt chẽ và hiệu quả với các Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để tận

dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thu thập

thông tin, chấp nối các kênh phân phối, tư vấn pháp luật… Tăng cường tiếp cận,

nắm vững các định chế của thương mại quốc tế, làm quen với môi trường cạnh

tranh hơn nữa để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu đặt ra.

Page 154: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

149

KẾT LUẬN

Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng trong nông thôn cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Phát triển làng nghề truyền thống sẽ góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng sản lượng và thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách về mức sống dân cư giữa thành thị và nông thôn và tăng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy tiếp tục tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống phát triển mạnh là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Đinh. Với những vấn đề ở trên, luận án đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng quan được tình hình nghiên cứu về LNTT và LNTT trong hội nhập quốc tế ở trong và ngoài nước để tìm hiểu, khai thác và kế thừa kết quả nghiên cứu, đồng thời tìm ra những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu tiếp cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những kết quả dã được các nhà khoa học nghiên cứu, luận án đã hệ thống hóa các quan niệm về LNTT và LNTT trong hội nhập quốc tế và phân tích những đặc điểm vai trò của LNTT trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ ba, luận án đã xây dựng được những nội và các tiêu chí cơ bản để đánh giá LNTT trong hội nhập quốc tế

Thứ tư, từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm về phát triển LNTT của một số tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, luận án đã rút ra được được những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cho tỉnh Nam Định để phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế.

Thứ năm, trên cơ sở thu thập, tổng hợp tài liệu và sử lý số liệu luận án đã phân tích được thực trạng LNTT ở tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến 2015, chỉ rõ các thế mạnh, những hạn chế của làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế hiện nay. Đây cũng là một trong những đóng góp của luận án.

Page 155: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

150

Thứ sáu, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trạng

LNTT ở tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến 2015,

luận án đã đưa ra được những dự báo, các nhân tố tác động và phương hướng

phát triển trạng LNTT ở tỉnh Nam Định. Tư đó đưa ra được những giải pháp để

tiếp tục phát triển LNTT ở tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập quốc tế

những năm tiếp theo.

Tác giả mong rằng kết quả nghiên cứu của luận án được chính quyền tỉnh

Nam Định và các địa phương có đặc điểm tương đồng với Nam Định tham khảo,

vận dụng vào phát triển LNTT ở địa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế

hiện nay.

Page 156: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Vũ Ngọc Hoàng (2011), “Vài nét tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2010

và triển vọng năm 2011”, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (1+2).

2. Vũ Ngọc Hoàng (2011), “Phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định”, Báo Người công giáo, (46).

3. Vũ Ngọc Hoàng (2012), “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa - những

khó khăn, thách thức và giải pháp hỗ trợ”, Tạp chí Nghiên cứu Hải

quan, (4).

4. Vũ Ngọc Hoàng (2013) “Phát triển lành nghề truyền thống ở Nam Định”,

Tạp chí Kinh tế và quản lý - Viện kinh tế - học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, (7).

5. Vũ Ngọc Hoàng (2013), “Phát triển làng nghề - giải pháp chuyển dịch cơ

cấu lao động ở tỉnh Nam Định hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học chính trị - hành chính, (7).

6. Vũ Ngọc Hoàng (2014), “Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam trong

quá trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, (213).

7. Vũ Ngọc Hoàng (2015), “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua

và giải pháp năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (6).

8. Vũ Ngọc Hoàng (2015), “Giới thiệu một số nội dung Hiệp định TPP liên

quan đến Hải Quan”, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, (10).

Page 157: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt 1. Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống

vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Đặng Nguyên Anh, Hoàng Xuân Thành (2004), Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng, NXB Thế giới, Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa (2005), Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Bách (2003), “Làng nghề công nghiệp - thủ công nghiệp với vấn đề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo ở Nam Định”, Tạp chí Lao động và xã hội, (216).

5. Bộ Công nghiệp (1996), Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.

6. Bộ Công Nghiệp (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/1/2007 hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Hà Nội.

7. Bộ Công Thương (2011), Thông tư số 26/2011/TT-BCT ngày 11/7/2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, Hà Nội.

8. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1998), Môi trường các làng nghề, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

9. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa: vấn đề giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), “Ngành nghề nông thôn -

Vai trò, thuận lợi và khó khăn”, Tin tham khảo nội bộ kinh tế - xã

hội, (36/669), tr.14-23.

Page 158: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

153

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Thành tựu nông nghiệp và phát triển nông thôn qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Hà Nội.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

14. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn tực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.

15. Hoàng Văn Châu (2006), Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng bắc Bắc Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

16. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Chi cục Thống kê huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Nam Định.

18. Chính phủ (2015), Dự báo tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2035, Hà Nội.

19. Trần Văn Chử (2005), Phát triển thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2015), Niên giám thống kê 2010 -2015, NXB Thống kê, Nam Định.

21. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2014), Tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2009-2014 tỉnh Nam Định, NXB Thống kê, Nam Định.

22. Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

23. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế xã hội, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 159: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

154

24. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn

Hà Tây, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

25. Đỗ Quang Dũng (2003), “Làng nghề ở đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, (4), tr.49- 54.

26. Đỗ Quang Dũng (2005), “Về tiêu chí xác định làng nghề”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (3), tr 46-49.

27. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, NXB Nam Định, Nam Định.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục

và phát triển làng nghề truyền thống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh

Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

32. Ngô Thái Hà (2009), “Phát triển làng nghề và vấn ñề bảo vệ môi trường

trước hết là nước sạch”, Tạp chí Cộng sản (4).

33. Nguyễn Thị Hiền (2003), “Phát triển tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng

đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (01).

34. Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2010), “Một số ý kiến về đảm bảo vốn

cho phát triển làng nghề’’, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10), tr.23-24.

35. Học viện Tài chính (2004), Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng

sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

36. Mai Thế Hởn và các cộng sự (2003), Phát triển làng nghề truyền thống

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

Page 160: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

155

37. Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các

làng nghề tiểu thủ công nghiệp”, Tạp chí Lý luận chính trị, (43).

38. Nguyễn Hữu Lực (1996), Phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Nguyễn Mai (2006), “Những dự án giao thông phát triển du lịch, làng nghề, Thành công nhân cấy nghề ở An Mỹ - Mỹ Đức”, Báo Điện tử Hà Nội, [truy cập ngày 26/6/2015].

40. Nguyễn Thị Ngân (2009), “Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông thôn mới (3).

41. Đặng Lê Nghị (1998), Về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. N.H.Noace (1928), Mô hình sản xuất làng xã, (Sách dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.

43. N.H.Noace (1928), Xã hội hóa làng thủ công, (Sách dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.

44. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

46. Trần Công Sách (2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, Hà Nội.

47. Sở Công Thương Nam Định (2009), Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ Nam Định thời kỳ 2010- 2020, Hội thảo khoa học cấp tỉnh, Nam Định.

48. Sở Công Thương Nam Định (2010), Thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp, ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông

thôn Nam Định, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nam Định.

Page 161: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

156

49. Sở Công Thương Nam Định (2010), Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Nam Định giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020, Nam Định.

50. Sở Công thương tỉnh Nam Định (2015), Báo cáo tình hình xuất khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định giai đoạn 2010- 2015, Nam Định.

51. Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam Định (2010), Báo cáo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh 5 năm 2010 - 2015, Nam Định.

52. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2009), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng nghề thủ công truyền thống, tiêu chí nghệ nhân nghề của Nam Định, Nam Định.

53. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo sơ kết một năm thực hiện quyết định 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2009 của UBND tỉnh, Nam Định.

54. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện năm 2013, định hướng kế hoạch năm 2015 ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định, Nam Định.

55. Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

56. Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (11).

57. Vũ Thị Thoa (2005), “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4).

58. Vũ Thị Thoa (2009), Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

59. Hồ Thanh Thủy (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng

nghề”, Tạp chí Tài chính, (12).

Page 162: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

157

60. Nguyễn Thị Anh Thư (2004), “Giải pháp khuyến khích phát triển xuất khẩu

của làng nghề phục vụ phát triển bền vững”, Nghiên cứu kinh tế, (6),

tr.58-65.

61. Nguyễn Trí Tiến (2003), “Tình trạng ô nhiễm không khí, đất, nước ở các

làng nghề và tác động của nó đến môi trường sống và sức khỏe cộng

đồng”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (01).

62. Tỉnh uỷ Nam Định (2011), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của

Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển CN-TTCN, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

63. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2014), Báo cáo sơ kết Nghị

quyết số 05-NQ/TU ngày 05/5/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên về phát triển CN-TTCN, làng nghề ở nông thôn giai đoạn

2009-2014, Hưng Yên.

64. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2014), Báo cáo sơ kết Nghị quyết

số 11-NQ/TU ngày 02/7/2010 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh

về phát triển làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2010-2014, Bắc Ninh.

65. Tổ chức Liên hiệp quốc tại Việt Nam (2002), Hội nhập kinh tế quốc tế, khả

năng cạnh tranh và đời sống nông thôn ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo

khoa học, Hà Nội.

66. Vũ Từ Trang (2001), Nghề cổ truyền nước Việt, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

67. Nguyễn Tấn Trịnh (2002), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng

nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài

khoa học cấp bộ, Ban kinh tế Trung ương chủ trì, Hà Nội.

68. Trung tâm Khoa học Công nghệ của các Quốc gia không liên kết và đang

phát triển (2012), Ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển

các làng nghề, Hội thảo quốc tế, Hà Nội.

69. Trung tâm Triển lãm nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề, phố nghề

Thăng Long - Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

70. Bành Tử (1990), Nhà máy làng xã, (Sách dịch), NXB Thế giới, Hà Nội.

Page 163: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

158

71. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003), Địa chí Nam Định, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa giai đoạn đến 2020, tầm nh́n đến 2030, Nam Định.

73. Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

74. Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

75. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

76. Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

77. Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

78. Ủy ban nhân dân huyện Trực Ninh (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

79. Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-

NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về

Page 164: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

159

phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

80. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Trường (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số

06-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về

phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn

giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

81. Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên (2015), Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 06-

NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về

phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn

giai đoạn 2011-2015, Nam Định.

82. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2015), Tổng kết 5 năm thực hiện chương

trình công tác toàn khoá về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công

nghiệp làng nghề Tỉnh Nam Định, nhiệm kỳ (2010-2015), Nam Định.

83. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2015), Quy hoạch phát triển làng nghề

truyền thống tỉnh Nam Định đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030,

Nam Định.

84. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2015), Quy hoạch phát triển tỉnh Nam

Định đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Nam Định.

85. Lê Đức Viên, Võ Thị Phương Ly (2010), “Một số giải pháp phát triển bền

vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước”, Tạp chí Nông thôn mới, (10).

86. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, Tập 3, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.

87. Viện Kinh tế học (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

88. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Viêt Nam, NXB

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

89. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn

Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 165: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

160

Tiếng Anh 90. G.Michon, F. Mary (1994), ‘‘Rosearch on Tourism Developmment of

Traditional Villaget and the Change of Form’’, Planners Journal, (6), p.13.

91. Liu Peilin (1988), To Establish a Protection System for ‘‘China’s Famous

Villages of Historic and Cultural Interest, Peking University, China.

92. MA Hang (2006), ‘‘Persistence and Tranformation of Chinese Traditional

Villages - Rethinkinh the Planning of Traditional Settlemetnts’’

Journal of Urban Planning Forum, (1), p.15.

Page 166: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

161

PHỤ LỤC 1 : BẢNG TỔNG HỚP SỐ LIỆU 94 LÀNG NGHỀ CN-TTCN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2010

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

I HuyÖn Xu©n

Trưêng

1 Xãm 9 - Xu©n TiÕn X.Xu©n TiÕn C¬ khÝ 232 185 650 365 51,040 38,280 41,300 30,975 15,000 1700 Cha

2 Xãm 7 - Xu©n TiÕn X· Xu©n TiÕn CB l¬ng

thùc 215 96 449 132 1,820 1,365 1,240 930 650 nt

3 B¾c C©u TT X.Trêng C¬ khÝ 227 137 496 314 47,600 35,700 37,100 27,825 1340 nt

4 Hång ThiÖn X· Xu©n Hång T¬ t»m 945 347 2,493 686 12,090 9,068 7,700 5,775 650 nt

5 Xu©n Ch©u X· Xu©n Ch©u T¬ t»m 498 209 1,391 401 6,900 5,175 4,300 3,225 650 nt

6 Xu©n Dôc X· Xu©n Ninh Cãi 662 202 1,536 400 7,090 5,318 4,600 3,450 680 nt

7 Xu©n B¾c X· Xu©n B¾c ChÕ biÕn

gç 2,028 1,265 4,678 2,910 49,200 36,900 36,020 27,015 980 nt

8 Xu©n Trung X· Xu©n Trung Cãi 831 351 1,435 761 7,770 5,828 4,800 3,600 650 nt

5,638 2,792 13,128 5,969 183,510 137,633 137,060 102,795 15,000

II HuyÖn Giao Thuû

9 Sa Ch©u X· Giao Ch©u CB thùc phÈm 915 273 2 565 9 7 5 4 750

nt

III HuyÖn ý Yªn

10 NguyÖt Bãi X· Yªn T©n Nøa ghÐp s¬n

mµi 219 57 426 134 7,730 5,798 840 630 37,500 950 nt

Page 167: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

162

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

11 VÜnh TrÞ X· Yªn TrÞ DÖt may 548 257 1,650 847 18,700 14,025 12,200 9,150 82,500 1.2 nt

12 Thîng Th«n X· Yªn TiÕn Nøa ghÐp s¬n

mµi 245 78 548 164 7,606 5,705 1,135 851 45,750 870 nt

13 Tèng X¸ §«ng X· Yªn X¸ C¬ khÝ 257 165 634 382 43,990 32,993 38,450 28,838 1.85 nt

14 Tèng X¸ T©y X· Yªn X¸ C¬ khÝ 229 121 595 289 51,570 38,678 50,100 37,575 1.8 Nt

15 B¾c §êng 12 X· Yªn X¸ C¬ khÝ 49 31 138 75 12,450 9,338 10,700 8,025 1.8 Nt

16 Cæ Liªu X· Yªn tiÕn Nöa ghÐp s¬n

mµi 279 104 675 318 9,590 7,193 3,750 2,813 86,250 1.05 nt

17 §»ng Thîng X· Yªn TiÕn Nöa ghÐp s¬n

mµi 221 153 510 390 7,846 5,885 3,542 2,657 90,750 900 nt

18 C¸t §»ng X· Yªn TiÕn Nöa ghÐp s¬n

mµi 908 250 1,380 653 9,890 7,418 4,170 3,128 172,500 950 nt

19 Ninh X¸ X· Yªn Ninh ChÕ biÕn

gç 705 449 1,490 976 15,700 11,775 12,720 9,540 3,750 1200 nt

20 TrÞnh X¸ X· Yªn Ninh ChÕ biÕn

gç 287 201 476 387 6,050 4,538 5,400 4,050 18,750 1250 nt

21 Lò Phong X· Yªn Ninh ChÕ biÕn

gç 566 271 1,675 539 9,540 7,155 7,910 5,933 7,500 1220 Nt

22 La Xuyªn X· Yªn Ninh ChÕ biÕn

gç 819 517 1,596 1,003 23,810 17,858 20,900 15,675 20,250 1670 Nt

23 ThiÖn Mü X· Yªn Mü ChÕ biÕn

TP 607 345 1,083 578 6,720 5,040 2,285 1,714 650 Nt

24 T©n CÇu X· Yªn TiÕn Nøa ghÐp s¬n

mµi 227 150 668 554 7,260 5,445 3,140 2,355 86,625 920 Nt

25 §ång C¸ch X· Yªn Khang VËt liÖu x©y

dùng 77 36 127 78 1,010 758 968 726 750 nt

26 Yªn Phong X· Yªn Phong X©y dùng 623 235 1,050 412 6,010 4,508 3,590 2,693 970 nt

27 Yªn §ång X· Yªn §ång B¨ng Giang 349 150 619 210 3,740 2,805 1,500 1,125 700

nt

Page 168: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

163

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

28 Yªn Cêng X· Yªn Cêng X©y dùng 533 274 925 450 6,051 4,538 4,650 3,488 980 nn

29 Phóc ChØ X· Yªn Th¾ng X©y dùng 584 310 995 520 6,530 4,898 4,860 3,645 965 nt

30 V¹n §iÓm ThÞ trÊn L©m C¬ khÝ 713 571 1,253 1,211 85,700 64,275 59,410 44,558 5,250 1850 Nt

9,045 4,725 18,513 10,17

0 347,493 260,620 252,220 189,165 657,375

IV HuyÖn Vô B¶n 0 0 0

31 VÜnh L¹i X· VÜnh Hµo M©y tre

®an 259 41 476 82 3,780 2,835 680 510 650 nt

32 Hå Sen X· VÜnh Hµo M©y tre

®an 205 63 471 174 3,590 2,693 1,120 840 620 nt

33 Tiªn Hµo X· VÜnh Hµo M©y tre

®an 233 52 520 127 3,850 2,888 980 735 570 nt

34 Qu¶ Linh X· Thµnh Lîi DÖt 1,685 650 3,629 1,445 21,600 16,200 11,370 8,528 980 nt

35 Hæ S¬n X· Liªn Minh Nøa ghÐp s¬n

mµi 517 30 1,496 66 11,040 8,280 1,100 825 6,750 650 nt

36 Ngâ Trang X· Liªn Minh Nøa ghÐp s¬n

mµi 224 45 612 72 5,563 4,172 1,170 878 5,250 630 Nt

37 V©n B¶ng X· Liªn Minh Nøa ghÐp s¬n

mµi 153 15 400 41 3,390 2,543 350 263 650 Nt

38 Lµng X.Quang Trung C¬ khÝ 207 121 235 137 2,770 2,078 2,100 1,575 950 Nt

39 Héi X.Quang Trung C¬ khÝ 232 139 339 291 2,960 2,220 2,600 1,950 950 Nt

40 Tiªn X.Quang Trung C¬ khÝ 92 58 179 165 1,522 1,142 970 728 960 Nt

41 §ång X.Quang Trung C¬ khÝ 127 78 189 112 2,120 1,590 1,200 900 930 Nt

3,934 1,292 8,546 2,712 62,185 46,639 23,640 17,730 12,000

Page 169: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

164

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

V TP Nam §Þnh 0 0 0

42 Kªnh Thîng X· Léc Vîng CB l¬ng

thùc 249 95 945 192 7,053 5,290 3,910 2,933 750 nt

43 Phong Léc Nam Phong CB l¬ng

thùc 314 70 732 160 4,930 3,698 3 2 720 nt

563 165 1,677 352 11,983 8,987 3,913 2,934 0 1470

VI HuyÖn Trùc Ninh 0 0 0

44 DÞch DiÖp X· Trùc ChÝnh DÖt 323 168 383 283 3,820 2,865 2,600 1,950 75,000 1200 nt

45 An L·ng X· Trùc ChÝnh DÖt 1,248 525 2,477 1,007 21,150 15,863 7,200 5,400 157,500 1200 nt

46 Cù Tr÷ X.Ph¬ng §Þnh DÖt 765 549 1,859 1,344 15,080 11,310 10,560 7,920 180,000 1100 nt

47 Nhù N¬ng X.Ph¬ng §Þnh DÖt 313 243 712 529 7,188 5,391 3,970 2,978 120,000 1230 nt

48 Phó Ninh X.Ph¬ng §Þnh DÖt 295 216 676 482 7,030 5,273 3,550 2,663 67,500 1170 nt

49 Cæ ChÊt X.Ph¬ng §Þnh T»m t¬ 598 412 1,317 707 6,850 5,138 5,100 3,825 604 Nt

50 H¹ §ång X· Trùc §¹o §an vâng

vã 827 107 1,756 287 6,630 4,973 723 542 500 Nt

51 Ngäc §éng X· Trùc Thanh §an cãt 1,098 280 2,483 293 9,670 7,253 1,250 938 450 Nt

52 H¬ng C¸t TT C¸t Thµnh Nãn l¸ 807 305 1,951 750 6,438 4,829 2,150 1,613 540 nt

53 Trung Lao X· Trung §«ng §å gç 1,793 677 2,796 1,012 17,361 13,021 11,760 8,820 1200 Nt

54 An Mü X· Trung §«ng M©y tre

®an 379 65 562 165 3,100 2,325 510 383 525 Nt

55 T©n Lý X· Trùc Hïng KÐo sîi PE 354 128 595 355 3,590 2,693 2,410 1,808 980 nt

Page 170: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

165

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

56 V¨n L·ng X· Trùc TuÊn M©y tre

®an 588 130 998 225 4,900 3,675 1,100 825 550 Nt

57 Trùc §¹i X· Trùc §¹i VËt liÖu XD 683 315 1,154 541 5,950 4,463 3,570 2,678 620 Nt

58 Trùc Phó X· Trùc Phó VËt liÖu XD 725 345 1,224 577 6,200 4,650 3,560 2,670 630 Nt

10,79

6 4,465 20,943 8,557 124,957 93,718 60,013 45,010 600,000

VII HuyÖn Mü Léc 0 0 0

59 Vµo L¬ng X· Mü Hng M©y tre

®an 62 45 108 70 910 683 270 203 590 nt

60 Lµng Gi¸ng X· Mü Hng M©y tre

®an 143 65 227 101 967 725 340 255 560 nt

61 V¹n §ån X· Mü Hng M©y tre

®an 137 68 249 100 1,076 807 350 263 620 nt

62 Lµng S¾c X· Mü Th¾ng Ch¨n b«ng 799 352 1,126 485 9,520 7,140 7,601 5,701 1230 nt

1,141 530 1,710 756 12,473 9,355 8,561 6,421 0

VIII HuyÖn H¶i HËu 0 0 0

63 An §¹o X· H¶i An Cãi 712 301 1,361 475 7,320 5,490 3,720 2,790 570 nt

64 Ph¬ng §øc X· H¶i B¾c Cãi 116 63 246 103 1,390 1,043 925 694 620 nt

65 Xãm 8 X· H¶i Trung ChÕ biÕn

gç 262 115 658 287 8,900 6,675 5,150 3,863 1250 nt

66 ThÞnh Long TT ThÞnh Long Nhùa PE 273 187 598 665 15,350 11,513 9,870 7,403 891 Nt

67 Xãm 35 X· H¶i Minh M©y tre ®an 189 85 418 190 7,140 5,355 5,300 3,975 1250 Nt

1,552 751 3,281 1,720 40,100 30,075 24,965 18,724 0

Page 171: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

166

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

IX HuyÖn Nam Trùc 0 0 0

68 V©n Chµng TT Nam Giang C¬ khÝ 673 605 1,097 983 89,820 67,365 83,380 62,535 1590 nt

69 §ång C«i TT Nam Giang C¬ khÝ 523 425 695 658 65,680 49,260 61,920 46,440 1700 nt

70 Th«n Ba TT Nam Giang CB l¬ng

thùc 425 147 719 178 4,150 3,113 1,970 1,478 620 nt

71 Th«n T TT Nam Giang C¬ khÝ 646 331 1,094 642 79,900 59,925 78,790 59,093 1550 nt

72 Trung Th¾ng X· Nam Thanh DÖt 177 75 297 256 2,530 1,898 1,160 870 37,500 1180 nt

73 B×nh Yªn X· Nam Thanh C¬ khÝ 459 153 771 255 5,150 3,863 2,970 2,228 1360 nt

74 Liªn TØnh X· Nam Hång DÖt 1,143 432 1,938 870 12,500 9,375 6,040 4,530 268,500 1200 nt

75 Lµng Phîng X· Nam D¬ng CB l¬ng

thùc 228 65 417 125 3,050 2,288 1,500 1,125 680 Nt

76 §ç X¸ X· §iÒn X¸ Mµnh mµnh 711 203 1,191 334 5,240 3,930 750 563 500

Nt

77 §ång Quü X· Nam TiÕn C¬ khÝ 1,317 431 2,206 735 13,630 10,223 7,364 5,523 1300 Nt

78 An L¸ X· NghÜa An VËt liÖu XD 216 78 556 153 2,170 1,628 1,100 825 620 Nt

79 B¸o §¸p X· Hång Quang Nhùa 1,215 489 2,040 916 14,950 11,213 9,820 7,365 1250 Nt

80 §¹i An X· Nam Th¾ng T¬ t»m 653 310 1,105 696 6,810 5,108 2,010 1,508 600 Nt

81 Nam Th¸i X· Nam Th¸i Thªu ren 461 255 785 418 5,505 4,129 3,143 2,357 9,000 780 Nt

8,847 3,999 14,911 7,219 311,085 233,314 261,917 196,438 315,000

X H. NghÜa

Hưng 0 0 0

Page 172: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

167

Số hộ SXKD Số lao động SXKD

Giá trị sản xuất (Tr.đồng) Công nhận làng

nghề CN-TTCN

STT Tên làng nghề CN-TTCN Huyện, thị xã Ngành

nghề chính Số hộ làng nghề

Số hộ SXCN-TTCN

Số LĐ của làng

nghề

Số LĐ SXCN

- TTCN

Toàn bộ làng nghề

Toàn bộ làng nghề

Sản xuất CN-

TTCN

Sản xuất CN-TTCN

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Thu nhập bình quân CN-TTCN

Công nhận/C

ha

Cơ quan công nhận

1 2 3 4 5a 5b 6a 6b 7a 7b 9 10 11

82 §ång Nam X· §ång Lîi Cãi 129 65 176 95 910 683 300 225 620 nt

83 T©n Liªu X· NghÜa S¬n Cãi 542 273 689 304 3,630 2,723 1,313 985 620 nt

84 Xãm 5 X· NghÜa Hoµ M©y tre

®an 127 61 248 122 1,010 758 690 518 3,750 620 nt

85 §µo H¹ X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 411 359 780 790 4,515 3,386 3,064 2,298 520 Nt

86 §¹i Kú X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 383 215 585 615 3,499 2,624 1,570 1,178 540 Nt

87 NghÜa Thîng X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 212 169 354 457 2,390 1,793 1,290 968 515 Nt

88 Phó Kú X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 123 105 203 315 1,190 893 840 630 540 Nt

89 Th¾ng H¹ X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 326 199 597 568 3,370 2,528 1,800 1,350 550 Nt

90 §µo Thîng X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 347 312 597 715 3,520 2,640 2,958 2,219 520 Nt

91 Ch¬ng NghÜa X· NghÜa Ch©u Nãn l¸ 113 62 178 150 970 728 470 353 540 Nt

92 Liªu H¶i X· NghÜa Trung Cãi 787 215 860 316 5,410 4,058 2,390 1,793 0 620 Nt

93 Trung Hng X· nghÜa Hoµ §an l¸t 185 82 439 137 1,910 1,433 980 735 500 Nt

94 T©n Liªu X· NghÜa S¬n Cãi 497 250 945 735 9,600 7,200 4,840 3,630 635 nt

4,182 2,367 6,651 5,319 41,924 31,443 22,505 16,879 3,750

Tổng cộng 45,698 21,086 89,360 42,774 1,135,710 851,783 794,794 596,095 1,603,125 -

Nguồn: Sở Công thương Nam Định [49].

Page 173: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

168

PHỤ LỤC 2 : DANH SÁCH 18 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH (ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2010)

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất

kinh doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng

(1.000đ)

1 Xóm 9 Xã - Xuân Tiến Cơ khí 185 265 41,300 200.000 2500

2 Sa Chây - Xã Giao Châu Chế biến thực phẩm 273 305 0 1500

3 Tống Xá Đông - Xã Yên Xá Đúc đồng 121 289 38,450 0 3000

4 Thôn Thượng- Xã Yên Tiến Nửa ghép sơn mài 78 164 1,135 355.000 1800

5 Lũ Phong- Xã Yên Ninh Chế biến gỗ 271 339 7,910 90.000 2300

6 La Xuyên- Xã Yên Ninh Chế biến gỗ 517 603 20,900 70.000 2500

7 Vạn Điển- Thị trấn Lâm Cơ khí 71 253 59,410 65.500 2300

8 Tiên Hào- Xã Vĩnh Hào Mây tre đan 52 127 980 400.000 1500

9 Kênh Thượng- Xã Lộc Vượng

Chế biến lương thực 95 192 3,910 0 1500

10 Nhự Nương- Xã Phương Định Dệt 43 120 3,970 350.000 1400

Page 174: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

169

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất

kinh doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng

(1.000đ)

11 Cổ Chất- Xã Phương Định Tằm tơ 112 207 5,100 400.00 1200

12 Trung Lao-Xã Trung Đông Chế biến gỗ 177 512 11,760 0 2000

13 Ngọc Động- Xã Trực Thanh Đan cót 180 293 1,250 0 1100

14 Hương Cát- Xã Cát Thành Nón Lá 105 250 2,150 0 1000

15 Vân Lãng- Xã Trực Tuấn Mây tre đan 90 225 1,100 990.000 1200

16 Làng Sắc- Xã Mỹ Thắng Chăn bông 152 285 7,601 0 1900

17 Vân Tràng - TT Nam Giang Cơ khí 105 383 83,380 0 2500

18 Báo đáp- Xã Hồng Quang Nhựa 49 116 9,820 0 1900

TỔNG CỘNG 2.676 5.300 258,826 2920.5 1839

Nguồn: Sở Công thương Nam Định [49].

Page 175: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

170

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH 34 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH

(ĐẾN THÁNG 06 NĂM 2015)

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất kinh

doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân

1 lao động/tháng

(1.000đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 01 Làng Phượng, Nam Dương,

Nam Trực Làm miến, bánh đa

55 143 6.910 0 2.500

02 Bình Yên, Nam Thanh, Nam Trực

Cơ khí 570 1300 143.000 1.000.000 3.500

03 Vị Khê, Điền Xa, Nam Trực Sinh vật cảnh 2.409 3180 204.000 50.000 3.500 04 Báo đáp - Xã Hồng Quang Nhựa 489 916 15.200 70.000 3.000 05 Đồng Qũy, Nam Tiến, Nam

Trực Làm bạc

50 150 7230 30.000 4.000

06 Vân Tràng - TT Nam Giang, Nam Trực Cơ khí 605 1200 100.380 2.000.000 3.500

07 Hạ Đồng, Trực Đạo, Trực Ninh Sản xuất gai, lưới, vó 542 1170 17.000 0 2.500

08 An Mỹ- Trung Đông, Trực Ninh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (Mây

tre đan) 130 225 4.100 0 2.000

09 Dịch Diệp, Trực Chính, Trực Ninh

Sản Xuất dệt may (dệt khăn) 412 707 10.100 50.000 2.500

10 Trung Lao, Trung Đông, Trực Sản xuất hàng thủ 20 100 3.000 20.000 2.500

Page 176: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

171

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất kinh

doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân

1 lao động/tháng

(1.000đ) Ninh công mỹ nghệ (Thêu

ren)

11 Bình Minh, Hải Minh, Hải Hậu, Hải Hậu

Gỗ mỹ nghệ, khảm trai 63 518 37.000 1.500.000 3.500

12 Phương Đức, Hải Bắc, Hải Hậu Dệt chiếu 120 315 10.000 0 2.500

13 Trà Động, Trà Đoài Xuân Phương, Xuân Trường Mộc 120 300 17.00 0 3.000

14 Phú nhai, Xuân Phương, Xuân Trường

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (nghề

thêu tranh) 50 160 7.000 0 3.000

15 Xóm 9 Xã - Xuân Tiến, Xuân Trường Cơ khí 300 365 400.300 5.120.000 3.500

16 Xuân Dục, Xuân Ninh, Xuân Trường

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (Dệt

chiếu) 50 200 5.000 3.000

17 Tiên Hào- Xã Vĩnh Hào, Vụ Bản Gối, mây tre đan 210 378 19.700 700.800 2.500

18 Giáp Nhất, Quang Trung, Vụ Bản Rèn 50 200 5.000 3.000

19 Quả Linh, Thành Lợi, Vụ Bản Dệt may (dệt vải màn) 344 719 20.000 0 3.000

Page 177: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

172

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất kinh

doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân

1 lao động/tháng

(1.000đ) 20 Làng Sắc- Xã Mỹ Thắng Vải, quần áo, chăn 352 1500 57.601 1.000.000 4.000

21 Nam Phong, Thành Phố, Nam Định Quất Cảnh 90 200 50.000 0 4.500

22 La Xuyên- Xã Yên Ninh, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (Chạm khắc gỗ) 600 1350 135.000 2.200.000 3.500

23 Đăng Động, Yên Hồng, Ý Yên Mộc 325 600 60.000 1.000.000 3.500

24 Lũ Phong- Xã Yên Ninh, Ý Yên Chế biến gỗ 280 820 80.000 2.000.900 3.300

25 Vạn Điển A, Thị Trấn Lâm, Ý Yên Đúc đồng 50 250 450.00 3.000.000 4.500

26 Tống Xá, Yên Xá, Ý Yên SX cơ khí đúc kim loại 30 200 300.000 2.000.000 4.000

27 Vĩnh Trị, Yên Trị, Ý Yên Dệt 30 200 3.000 0 2.500

28 Cát Đằng- Xã Yên Tiến, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (Nửa ghép sơn mài) 360 1200 59.000 3.000.000 3.800

29 Làng Ninh Xá - xã Yên Ninh, Ý Yên SX đồ gỗ 300 900 53.000 1.000.000 3.500

30 Lũ Phong, xã Yên Ninh, Ý Yên SX đồ gỗ 250 700 45.000 98.000 3.500

31 Làng Thiện Thôn, xã Yên Tiến, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (sơn dầu, sơn son

,thiếp vàng) 430 1200 50.000 20.000.000 3.300

Page 178: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

173

TT Tên làng nghề Tên nghề chính

Số hộ sản xuất kinh

doanh (hộ)

Số lao động

SXKD (người)

Giá trị

sản xuất (Tr.đông)

Giá trị

xuất khẩu (USD/năm)

Thu nhập bình quân

1 lao động/tháng

(1.000đ)

32 Làng Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (Thêu ren) 120 300 7.000 20.000 3.000

33 Làng Tiêu Bảng, Yên Trung, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (Thêu ren) 80 150 4.000 12.000 3.000

34 Làng Mạc Sơn, Yên Trung, Ý Yên

SX thủ công mỹ nghệ (đan nón) 110 200 3.000 0 2.500

TỔNG CỘNG 9.996 22.016 1.906.321 45.871.700 3.332

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định [82].

Page 179: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

174

PHỤ LỤC 4: BẢNG THỐNG KÊ THỢ LÀNH NGHỀ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2014

Thành tích nghề nghiệp

TT Họ và tên Địa chỉ Giới tính Tuổi Nghề nghiệp

Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

1 Dương Bá Dũng Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 40 Đúc đồng mỹ

nghệ 35 người Tượng đồng

- Giấy chứng nhận tinh hoa Việt Nam - Nghệ nhận - Bàn tay vàng

2 Vũ Duy Thuần Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 52 Đúc đồng mỹ

nghệ 50 người Tượng đồng Nghệ nhân

3 Dương Bá Phong Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 44 Đúc đồng mỹ

nghệ 25 người Đình lư hương 20 năm nghề

4 Dương Bá Tiêu Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 41 Đúc đồng mỹ

nghệ 15 người

Đỉnh lư hương tranh đồng

20 năm nghề

5 Dương Bá Tân Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 33 Đúc đồng mỹ

nghệ 20 người

Đỉnh lư hương tranh tượng

Sản phẩm tiêu biểu làng nghề phía Bắc 2006

6 Dương Bá Xuân Thị trấn Lâm - ý Yên Nam 42 Đúc đồng mỹ

nghệ 25 người Tượng, lư hương 20 năm nghề

7 Dương Văn Uỷ La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 48 Gỗ mỹ nghệ 30 người Tủ chùa, tủ chè

Sản phẩm đặ ttiêu biểu làng nghề phía Bắc 2006

Page 180: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

175

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

8 Dương Văn Hiền La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 40 Gỗ mỹ nghệ 30 người Tủ chùa, tủ chè Bàn tay vàng

9 Nguyễn Hữu Chiến La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 40 Gỗ mỹ nghệ 25 người Tủ chè, khảm chạm

Chấp hành tốt chính sách

10 Trương Ngọc Vui La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 46 Gỗ mỹ nghệ 12 người Tủ chè, khảm chạm

Chấp hành tốt chính sách

11 Ninh Duy Tuấn La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 58 Gỗ mỹ nghệ 35 người Tủ, tranh khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

12 Ninh Văn Hữu La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên

Nam 45 Gỗ mỹ nghệ 18 người Tủ, tranh khảm trai Chấp hành tốt chính sách

13 Dương Thanh Sơn La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên

Nam 40 Gỗ mỹ nghệ 18 người Tủ, tranh khảm trai Chấp hành tốt chính sách

14 Dương Văn Sơn La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 58 Gỗ mỹ nghệ 35 người Tủ, tranh khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

15 Nguyễn Văn Phong La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 48 Gỗ mỹ nghệ 30 người Tủ, tranh khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

16 Ninh Văn Chiến La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 42 Gỗ mỹ nghệ 12 người Tủ, tranh khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

17 Phạm Trọng Hùng La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên Nam 42 Gỗ mỹ nghệ 18 người Tủ, tranh khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

Page 181: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

176

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

18 Dương Văn Hiếu La Xuyên - Yên Ninh - ý Yên

Nam 28 Gỗ mỹ nghệ 10 người Tủ, tranh khảm trai Chấp hành tốt chính sách

19 Trần Văn Huy Xóm Hoè - Trung Thành - Vụ Bản Nam 31 Sơn mài 40 người Tranh sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

20 Nguyễn Hữu Phong Xóm Tư - Trung Thành - Vụ Bản

Nam 31 Gỗ mỹ nghệ 12 người Tủ, trạm khắc Chấp hành tốt chính sách

21 Vũ Văn Tú Xóm Phố - Trung Thành - Vụ Bản Nam 35 Gỗ mỹ nghệ 14 người Tủ, trạm khắc

Chấp hành tốt chính sách

22 Bùi Văn Phong Xóm phố - Trung Thành - Vụ Bản

Nam 39 Gỗ mỹ nghệ 15 người Trạm khắc gỗ khảm

trai Chấp hành tốt chính sách

23 Vũ Văn Thảo Ngõ Trang - Liên Minh - Vụ Bản Nam 80 Sơn mài

160 người Lọ hoa sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

24 Vũ Công Định Ngõ Trang - Liên Minh - Vụ Bản

Nam 42 Sơn mài 20 người Tranh sơn mài Chấp hành tốt chính sách

25 Vũ Văn Bằng Ngõ Trang - Liên Minh - Vụ Bản Nam 58 Sơn mài 45 người Tranh sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

26 Vũ Đình Khiêm Ngõ Trang - Liên Minh - Vụ Bản

Nam 57 Sơn mài 50 người Nứa ghép sơn mài Chấp hành tốt chính sách

27 Phạm Văn Bình Ngõ Trang - Liên Minh - Vụ Bản Nam 35 Sơn mài 20 người Nứa ghép sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

Page 182: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

177

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

28 Nguyễn Xuân Hải Thôn Đoài - Xuân Hoà, - X. Trường

Nam 45 Nứa ghép sơn

mài 30 người Bình hoa sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

29 Tống Văn Hất Bình Minh - Xuân Phú - X. Trường Nam 68 Gỗ mỹ nghệ 15 người Trạm khắc gỗ

Chấp hành tốt chính sách

30 Tống Văn Nhượng Bình Minh - Xuân Phú - X. Trường

Nam 42 Gỗ mỹ nghệ 15 người Trạm khắc gỗ Chấp hành tốt chính sách

31 Đỗ Văn Minh Làng Lam Sơn - Xuân Ninh - X. Trường Nam 50 Thêu ren

185 người Tranh thêu

Chấp hành tốt chính sách

32 Phạm Thị Nguyệt Làng Lam Sơn - Xuân Ninh - X. Trường

Nữ 46 Thêu ren 170

người Tranh thêu

Chấp hành tốt chính sách

33 Trịnh Thị Hồi An Đạo - Xuân Tân - Xuân Trường Nữ 47 Đan bẹ chuối 50 người Túi hàng

Chấp hành tốt chính sách

34 Bùi Thị Mơ Xuân Bảng - Thị trấn Xuân Trường

Nữ 49 Thêu ren 66 người Tranh lụa thêu Chấp hành tốt chính sách

35 Trịnh Thị Miền An Đạo - Xuân Tân - Xuân Trường Nữ 55 Đan bẹ chối 35 người Túi mua hàng

Chấp hành tốt chính sách

36 Nguyễn Thị Tươi An Phú Nội - Xuân Đài - Xuân Trường

Nữ 46 Đan bẹ chối 40 người Túi mua hàng Chấp hành tốt chính sách

37 Trần Thị Hường Xóm 12 - Hải Quang - Hải Hậu Nữ 33 Thêu móc 40 người Túi, ví

Chấp hành tốt chính sách

Page 183: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

178

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

38 Đinh Văn Hoàng Xóm 35 - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 56 Gỗ mỹ nghệ 35 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

39 Hoàng Văn Toán Xóm 35 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 54 Gỗ mỹ nghệ 30 người Tủ, bàn ghế

Chấp hành tốt chính sách

40 Nguyễn Văn Đạo Xóm 35 - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 35 Gỗ mỹ nghệ 20 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

41 Nguyễn Văn Quang Xóm 35 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 33 Gỗ mỹ nghệ 15 người Tủ, bàn ghế

Chấp hành tốt chính sách

42 Phạm Văn Minh Xóm 35 - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 36 Gỗ mỹ nghệ 20 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

43 Trần Thị Hải Xóm 2B - Hải Minh - Hải Hậu Nam 32 Gỗ mỹ nghệ 15 người Tủ, bàn ghế

Bằng khen UBND tỉnh

44 Nguyễn Văn Long Xóm 10 - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 57 Gỗ mỹ nghệ 35 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

45 Nguyễn Văn Hoè Xóm 10 - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 60 Gỗ mỹ nghệ 40 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

46 Nguyễn Văn Cường Xóm 10 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 51 Gỗ mỹ nghệ 35 người Tủ, bàn ghế

Chấp hành tốt chính sách

47 Nguyễn Văn Huyến Xóm 10 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 46 Gỗ mỹ nghệ 30 người Tủ, bàn ghế

Chấp hành tốt chính sách

Page 184: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

179

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

48 Nguyễn Văn Mùi Xóm 9 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 32 Gỗ mỹ nghệ 15 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

49 Nguyễn Văn Sỹ Xóm 9 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 50 Gỗ mỹ nghệ 25 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

50 Phạm Văn Thức Xóm 9 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 40 Gỗ mỹ nghệ 25 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

51 Nguyễn Văn Xương Xóm 9 - Hải Minh - Hải Hậu Nam 32 Gỗ mỹ nghệ 12 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

52 Nguyễn Văn Vinh Xóm 3B - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 46 Gỗ mỹ nghệ 25 người Khảm trai Chấp hành tốt chính sách

53 Nguyễn Văn Long Xóm 3B - Hải Minh - Hải Hậu

Nam 47 Gỗ mỹ nghệ 30 người Khảm trai Chấp hành tốt chính sách

54 Nguyễn Văn Mão Xóm 3B - Hải Minh - Hải Hậu Nam 47 Gỗ mỹ nghệ 30 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

55 Nguyễn Văn Hoàn Xóm 3B - Hải Minh - Hải Hậu Nam 34 Gỗ mỹ nghệ 22 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

56 Nguyễn Văn Quyết Xóm 3B - Hải Minh - Hải Hậu Nam 34 Gỗ mỹ nghệ 20 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

57 Đinh Văn Lễ Xóm 24 - Hải Anh - Hải Hậu Nam 60 Gỗ mỹ nghệ 40 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

Page 185: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

180

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

58 Vũ Văn Hoàng Xóm 24 - Hải Anh - Hải Hậu Nam 38 Gỗ mỹ nghệ 20 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

59 Đỗ Văn Hào Xóm 19 - Hải Anh - Hải Hậu Nam 63 Gỗ mỹ nghệ 38 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

60 Nguyễn Văn Thiện Xóm 19 - Hải Anh - Hải Hậu Nam 37 Gỗ mỹ nghệ 20 người Khảm trai

Chấp hành tốt chính sách

61 Phạm Thị Huệ Xóm 2B - Hải Minh - Hải hậu Nam 65 Mây tre đan 40 người Sản phẩm xuất khẩu

Chấp hành tốt chính sách

62 Ngô Văn Hoàn Hùng Vương - Yên Tiến - ý Yên

Nam 44 Nứa ghép sơn

mài 300

người Bình hoa sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

63 Bùi Văn Vệ Thượng Thôn - Yên Tiến - ý Yên

Nam 80 Nứa ghép sơn

mài 250

người Bình hoa sơn mài

Nghệ nhân bàn tay vàng do Hội văn hoá Hà Nội tặng

64 Dương Xuân Quang Thôn Cổ Liêu - Yên Xá - ý Yên Nam 51 Đúc mỹ nghệ 20 người Tượng đồng

Chấp hành tốt chính sách

65 Dương Xuân Quang Thôn Cổ Liêu - Yên Xá - ý Yên

Nam 39 Đúc mỹ nghệ 15 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

66 Hà Đình Xuyên Thôn Cổ Liêu - Yên Xá - ý Yên

Nam 48 Gỗ mỹ nghệ 20 người Tủ trạm khắc Chấp hành tốt chính sách

67 Dương Văn Luân Thôn Cổ Liêu - Yên Xá - ý Yên

Nam 41 Nứa ghép sơn

mài 13 người Sản phẩm xuất khẩu

Chấp hành tốt chính sách

Page 186: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

181

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

68 Nguyễn Văn Thể Tống Xá Đông - Yên Xá - ý Yên

Nam 55 Đúc mỹ nghệ 24 người Tủ trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

69 Đỗ Văn Niên Tống Xá Đông - Yên Xá - ý Yên

Nam 50 Đúc mỹ nghệ 25 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

70 Nguyễn Văn Tành Tống Xá Đông - Yên Xá - ý Yên

Nam 56 Đúc mỹ nghệ 25 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

71 Nguyễn Văn Kính Tống Xá Đông - Yên Xá - ý Yên

Nam 44 Đúc mỹ nghệ 15 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

72 Nguyễn Văn Tình Tống Xá Tây - Yên Xá - ý Yên

Nam 42 Đúc mỹ nghệ 13 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

73 Nguyễn Đức Tiến Tống Xá Tây - Yên Xá - ý Yên

Nam 45 Đúc mỹ nghệ 18 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

74 Nguyễn Văn Trọng Tống Xá Tây - Yên Xá - ý Yên

Nam 47 Đúc mỹ nghệ 18 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

75 Bùi Song Hào Tống Xá Tây - Yên Xá - ý Yên

Nam 48 Đúc mỹ nghệ 20 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

76 Nguyễn Văn Tuyên Tống Xá Tây - Yên Xá - ý Yên

Nam 48 Đúc mỹ nghệ 22 người Tượng đồng Chấp hành tốt chính sách

Page 187: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

182

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

77 Vũ Thị Xuân Thôn Nhượng - Yên Trung - ý Yên

Nữ 53 Thêu 45 người Tranh lụa Chấp hành tốt chính sách

78 Đỗ Trọng Cường An Lạc - Yên Khánh - ý Yên

Nam 48 Gỗ mỹ nghệ 25 người Tủ, bàn ghế Chấp hành tốt chính sách

79 Lê Văn Thuý Từ Liêm - Yên Khánh - ý Yên

Nam 40 Nứa ghép sơn

mài 45 người Lọ hoa

Chấp hành tốt chính sách

80 Ngô Văn Văn Từ Liêm - Yên Khánh - ý Yên

Nam 36 Nứa ghép sơn

mài 25 người Lọ hoa

Chấp hành tốt chính sách

81 Vũ Ngọc Uý Tưởng Bát - Yên Trị - ý Yên

Nam 46 Mây tre đan 30 người Đồ gia dụng Chấp hành tốt chính sách

82 Ngô Văn Thuỷ Đồng Quan - Yên Lợi - ý Yên

Nam 55 Gỗ mý nghệ 20 người Trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

83 Ngô Văn Phú Đồng Quan - Yên Lợi - ý Yên

Nam 48 Gỗ mỹ nghệ 18 người Trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

84 Nguyễn Văn Huy Đằng Động - Yên Hồng - ý Yên

Nam 37 Gỗ mỹ nghệ 60 người Trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

85 Nguyễn Xuân Tân Đằng Động - Yên Hồng - ý Yên

Nam 31 Gỗ mỹ nghệ 70 người Trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

Page 188: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

183

Thành tích nghề nghiệp TT Họ và tên Địa chỉ Giới

tính Tuổi Nghề nghiệp Dạy nghề Sản phẩm đặc sắc Khác

86 Nguyễn Văn Tín Đằng Động - Yên Hồng - ý Yên

Nam 37 Gỗ mỹ nghệ 65 người Trạm khắc khảm

trai Chấp hành tốt chính sách

87 Nguyễn Văn Toạ Đằng Động - Yên Hồng - ý Yên

Nam 26 Gỗ mỹ nghệ 90 người Tủ chè trạm khảm Chấp hành tốt chính sách

88 Nguyễn Thị Yến Đằng Động - Yên Hồng - ý Yên

Nữ 31 Gỗ mỹ nghệ 61 người Tủ chùa trạm khảm Chấp hành tốt chính sách

89 Nguyễn Duy Tính Ba Thượng - Yên Minh - ý Yên

Nam 26 Nứa ghép sơn

mài 25 người Lọ hoa sơn mài

Chấp hành tốt chính sách

90 Nguyễn Văn Minh Quan Thiều - Yên Minh - ý Yên

Nam 30 Gỗ mỹ nghệ 30 người Trạm khảm trai Chấp hành tốt chính sách

91 Tô Thanh Hà Thôn Trung - Yên Trung - ý Yên

Nam 50 Thêu ren 45 người Tranh thêu Chấp hành tốt chính sách

92 Vũ Thị Hiền Thôn Trung - Yên Trung - ý Yên

Nữ 44 Thêu ren 40 người Tranh lụa thêu Chấp hành tốt chính sách

93 Vũ Văn Dưỡng Thôn Trung - Yên Trung - ý Yên

Nam 40 Thêu ren 45 người Tranh thêu Chấp hành tốt chính sách

Nguồn: Sở Công thương Nam Định [50].

Page 189: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

184

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, TRUYỀN THỐNG TỈNH NAM ĐỊNH CÔNG NHẬN ĐỢT I NĂM 2012

(Kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 01/10/ 2012 của UBND tỉnh Nam Định)

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5)

I Nghề truyền thống

Huyện Xuân Trường

1 Nghề điêu khắc và chế

biến gỗ truyền thống thôn

Thôn Trà Đông,

Trà Đoài - xã

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (điêu

Huyện Ý Yên

2 Nghề thêu ren truyền

thống THÔN NHUỘNG

Thôn Nhuộng - xã

Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

nón)

Huyện Nam Trực

3 Nghề thủy tinh truyền

thống XỐI TRÌ

Thôn Xối Trì - xã

Nam Thanh

Sản xuất hàng thủy

tinh

4 Nghề dệt khăn truyền

thống thôn TRUNG

THắNG

Thôn Trung

Thắng - xã Nam

Thanh

Sản xuất dệt may (dệt

khăn xuất khẩu)

5

Nghề làm miến dong, miến

gạo, bánh đa gạo truyền

thống THÔN PHƯỢNG

Thôn Phượng -

xã Nam Dương

Chế biến nông sản

(làm miến dong, miến

gạo, bánh đa gạo)

II Làng nghề

Huyện Nghĩa Hưng

1 Làng nghề nón lá PHÙ SA

THƯỢNG

Thôn Phù Sa

Thượng- xã Hoàng

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

Page 190: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

185

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5)

2 Làng nghề nón lá HƯNG

THỊNH

Thôn Hưng Thịnh

- xã Hoàng Nam

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

nón)

3 Làng nghề đan cói xuất

khẩu ĐỒNG NAM

Xóm Đồng Nam -

xã Nghĩa Lợi

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (nghề

4 Làng nghề nón lá ĐÀO

KHÊ HẠ

Xóm 10,11 làng

Đào Khê Hạ - xã

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

5 Làng nghề nón lá ĐÀO

KHÊ THƯỢNG

Xóm 14, 15- làng

Đào Khê Thượng -

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

Huyện Hải Hậu

6 Làng nghề sản xuất trồng

hoa, cây cảnh TÂY CÁT

Xóm Tây Cát - xã

Hải Đông

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

7 Trồng và làm cây cảnh

nghệ thuật tổ dân phố ĐỖ

Tổ dân phố Đỗ Bá

- TT cồn

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

8

Làng nghề trồng và làm

cây cảnh nghệ thuật Tổ dân

phố NGUYỄN CHẨM A

Tổ dân phố

Nguyễn Chẩm A -

TT Cồn

Gây trông và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

9 Làng nghề sản xuất đồ gỗ

PHẠM RỴ

Thôn Phạm Rỵ -

xã Hải Trung Sản xuất đồ gỗ

10 Làng nghề sản xuất hoa

cây cảnh HƯNG ĐẠO

Xóm 9,10,11 - xã

Hải Tây

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

11 Làng nghề trồng hoa cây

cảnh VĂN LÝ

Xóm Tây Cát,

xóm E, Văn Lý -

xã Hải Lý

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

Page 191: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

186

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5)

12 Làng nghề cây cảnh

HỒNG TIẾN

xóm Nguyễn

Vượng, Trần

Hiềng, Nguyễn

Ring, Mai Quyền -

xã Hải Phú

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

13 Làng nghề cây cảnh

TÂN HÙNG

Xóm Tân Hùng-

xã Hải Hòa

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

14 Làng nghề trồng hoa, cây

cảnh XUÂN HÀ

Xóm Xuân Hòa -

xã Hải Hòa

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

15 Làng nghề sản xuất chế

biến cói AN ĐẠO

Xóm 5,6 - xã Hải

An

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (dệt

chiếu cói)

16 Làng nghề mộc mỹ nghệ

TAM TÙNG ĐÔNG

Xóm 22 - xã Hải

Đường

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (mộc

mỹ nghệ)

17 Làng nghề se đay dệt chiếu

GIÁP NAM

Xóm 7,8,9 - xã

Hải Phương

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (dệt

chiếu)

18 Làng nghề cây cảnh

ĐÔNG THÀNH

Xóm 7 - xã Hải

Sơn

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

19 Làng nghề cây cảnh NĂM Xóm 5 - xã Hải Gây trồng và kinh

Page 192: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

187

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) SƠN Sơn doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

20 Làng nghề cây cảnh TRẦN

PHÚ

Xóm 8 - xã Hải

Sơn

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

21 Làng nghề cán kéo sợi

MINH CHÂU

Tổ dân phố 9,11 -

thị trấn Thịnh

Long

Sản xuất vật liệu PE

(dệt ra sp lưới)

Huyện Xuân Trường

22 Làng nghề trồng hoa cây,

cảnh XUÂN DỤC

Làng Xuân Dục -

xã Xuân Ninh

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

23 Làng nghề CB LTTP xã

XUÂN TIẾN

Xóm 6, 7 - xã

Xuân Tiến

Chế biến lương thực,

thực phẩm

24 Làng nghề CB lâm sản xã

XUÂN TIẾN

Xóm 10 - xã Xuân

Tiến Chế biến lâm sản

Huyện Trực Ninh

25 Làng nghề đan cót

NGỌC ĐÔNG

Làng Ngọc Đông -

xã Trực Thanh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

cót)

26 Làng nghề đan cót

DUYÊN LÃNG

Làng Duyên Lãng

- xã Trực Thanh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

cót)

Page 193: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

188

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) Huyện Ý Yên

27

Làng nghề thủ công mỹ

nghệ, đồ mộc chạm trổ,

điêu khắc gỗ TRỊNH XÁ

Làng Trịnh Xá- xã

Yên Ninh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đồ

mộc, chạm trổ, điêu

khắc gỗ)

28 Làng nghề cây cảnh

ĐỒNG LẠC

Thôn Đồng Lạc -

xã Yên Phúc

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

29 Làng nghề chạm khắc gỗ

ĐẰNG ĐỘNG

Thôn Đằng Động -

xã Yên Hồng

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (chạm

khắc gỗ)

Huyện Nam Trực

30 Làng nghề đào hoa cây

cảnh NAM MỸ

Thôn Đồng Phù,

Vô Hoạn - xã

Nam Mỹ

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

31 Làng nghề cơ khí BÌNH

YÊN

Thôn Bình Yên -

xã Nam Thanh

Sản xuất cơ khí (đồ

nhôm gia dụng)

32 Làng nghề xây dựng thôn

VŨ LAO

Thôn Vũ Lao - xã

Tân Thịnh Xây dựng

33 Làng nghề cây cảnh THÔN

TRUNG

Thôn Trung - xã

Điền Xá

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

34 Làng nghề cây cảnh THÔN

THƯỢNG

Thôn Thượng - xã

Điền Xá

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

Page 194: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

189

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) (cây cảnh)

35 Làng nghề cây cảnh thôn

PHÚ HÀO

Thôn Phú Hào -

xã Điền Xá

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(cây cảnh)

36 Làng nghề hoa, cây cảnh

THÔN HẠ

Thôn Hạ - xã Điền

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(trồng hoa, cây cảnh)

III Làng nghề truyền thống

Huyện Hải Hậu

1 Làng nghề truyền thống dệt

chiếu PHƯƠNG ĐỨC

Làng Phương Đức

- xã Hải Bắc

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (dệt

chiếu)

2

Làng nghề truyền thống

sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ,

khảm trai BÌNH MINH

Xóm 9 - xã Hải

Minh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đồ gỗ

mỹ nghệ khảm trai)

Huyện Vụ Bản

3 Làng nghề truyền thống

sản xuất gối TIÊN HÀO

Thôn Tiên Hào -

xã Vĩnh Hào

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (gối

mây)

4 Làng nghề rèn truyền thống

GIÁP NHẤT

Xóm Đồng, xóm

Làng 1, xóm Làng

2, xóm Hội 1, xóm

Hội 2 - Làng Giáp

Sản xuất cơ khí nhỏ

(nghề rèn)

Page 195: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

190

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) Nhất- xã Quang

Trung

5 Làng nghề dệt truyền thống

QUẢ LINH

Thôn Quả Linh -

xã Thành Lợi

Sản xuất dệt may

(dệt vải màn)

Huyện Xuân Trường

6 Làng nghề cơ khí truyền

thống xã XUÂN TIẾN

Xóm 8, 9 - xã

Xuân Tiến Sản xuất cơ khí

7 Làng nghề thêu truyền

thống PHÚ NHAI

Xóm Bắc, Nam

thôn Phú Nhai - xã

Xuân Phương

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (nghề

thêu tranh)

8 Làng nghề dệt chiếu truyền

thống XUÂN DỤC

Thôn Xuân Dục -

xã Xuân Ninh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (dệt

chiếu)

Huyện Trực Ninh

9

Làng nghề truyền thống

thêu ren xuất khẩu TRUNG

LAO

Thôn Trung Lao -

xã Trung Đông

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

10 Làng nghề truyền thống

mây tre đan AN MỸ

Thôn An Mỹ - xã

Trung Đông

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (mây

tre đan)

11 Làng nghề truyền thống

gai, lưới, vó HẠ ĐỒNG

Làng Hạ Đồng -

xã Trực Đạo Sản xuất gai, lưới, vó

12 Làng nghề truyền thống dệt Làng Dịch Diệp - Sản xuất dệt may (dệt

Page 196: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

191

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) khăn DỊCH DIỆP xã Trực Chính khăn)

Huyện Ý Yên

13 Làng nghề truyền thống

đúc kim loại TỐNG XÁ

Làng Tống Xá -

xã Yên Xá

Sản xuất cơ khí (đúc

kim loại)

14 Làng nghề truyền thống đồ

mộc NINH XÁ

Làng Ninh Xá - xã

Yên Ninh Sản xuất đồ gỗ

15 Làng nghề truyền thống đồ

gỗ LŨ PHONG

Làng Lũ Phong -

xã Yên Ninh Sản xuất đồ gỗ

16 Làng nghề truyền thống đồ

gỗ mỹ nghệ LA XUYÊN

Làng La Xuyên -

xã Yên Ninh

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (chạm

khắc gỗ)

17 Làng nghề truyền thống

sơn mài CÁT ĐẰNG

Làng Cát Đằng -

xã Yên Tiến

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (mây

tre đan)

18

Làng nghề truyền thống

sản xuất hàng thủ công mỹ

nghệ THƯỢNG THÔN

Làng Thượng

Thôn - xã Yên

Tiến

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (sơn

dầu (sơn son thiếp

vàng, thiếp bạc))

19 Làng nghề thêu ren truyền

thống HOÀNG GIANG

Thôn Hoàng

Giang - xã Yên

Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

20 Làng nghề thêu ren truyền

thống TIÊU BẢNG

Thôn Tiêu Bảng -

xã Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

Page 197: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

192

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) ren)

21 Làng nghề thêu ren truyền

thống THÔN THÔNG

Thôn Thông - xã

Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

22 Làng nghề thêu ren truyền

thống VĂN MINH

Thôn Văn Minh -

xã Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

23 Làng nghề thêu ren truyền

thống VĂN MỸ

Thôn Văn Mỹ - xã

Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

24 Làng nghề thêu ren truyền

thống THÔN TRUNG

Thôn Trung -xã

Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

25 Làng nghề thêu ren truyền

thống PHƯƠNG HƯNG

Thôn Phương

Hưng -xã Yên

Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (thêu

ren)

26 Làng nghề đan nón truyền

thống MẠC SƠN

Thôn Mạc Sơn -xã

Yên Trung

Sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ (đan

nón)

Huyện Nam Trực

27 Làng nghề trồng hoa cây

cảnh truyền thống VỊ KHÊ

Thôn Vị Khê - xã

Điền Xá

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(hoa, cây cảnh)

28 Làng nghề trồng hoa, cây Thôn Lã Điền - xã Gây trồng và kinh

Page 198: LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH N AN 25-5 -2016 HOANG sua.pdf · PDF file... môi trường trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định hiện nay bị

193

Huyện Stt

Tên làng nghề Địa chỉ Ngành nghề Ghi

chú

(1) (2) (3) (4) (5) cảnh truyền thống LÃ

ĐIỀN

Điền Xá doanh sinh vật cảnh

(hoa, cây cảnh)

29

Làng nghề trồng hoa, cây

cảnh truyền thống

TRƯỜNG UYÊN

Thôn Trường

Uyên- xã Điền Xá

Gây trồng và kinh

doanh sinh vật cảnh

(hoa, cây cảnh)

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG LÀNG NGHỀ, CÁC XÃ CÓ LÀNG NGHỀ

TRÊN TOÀN TỈNH VÀ TRONG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI 2010 - 2015

TT Tên huyện, thành

phố Tên xã, thị trấn

Số xã có lang nghề trong huyện

Tổng số lang nghề trong huyện

Số làng nghề

trong xã NTM trong 96 xã

Tổng số xã NTM có làng nghề trong 96 xã

Số làng nghề

trong xã NTM trong 73 xã

Tổng số xã NTM có làng nghề trong 73 xã

1 T.P Nam Định 2 2 0 0 0 0 2 Huyện Mỹ Lộc 2 4 4 2 4 2 3 Huyện Vụ Bản 4 11 3 1 3 1 4 Huyện Ý Yên 12 21 9 6 9 6 5 Huyện Nghĩa Hưng 6 13 3 2 3 2 6 Huyện Nam Trực 10 14 5 4 5 4 7 Huyện Trực Ninh 10 15 5 4 5 4 8 Huyện Xuân Trường 7 8 2 2 2 2 9 Huyện Giao Thuỷ 1 1 0 0 0 0 10 Huyện Hải Hậu 5 5 5 5 2 2

Tổng số 59 94 36 26 33 23

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định [82].