28
UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ðộc lập -Tự do - Hạnh phúc Số: 2607/SGDĐT-GDTrH Ðà Nẵng, ngày 12 tháng 8 năm 2009 BÁO CÁO TỔNG KẾT GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2008 - 2009 ------ Năm học 2008-2009, cùng với toàn ngành, Giáo dục Trung học tiếp tục triển khai năm thứ 2 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị, thực hiện năm thứ 3 cuộc vận động “Hai không” theo Chỉ thị 33/2006/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ với 4 nội dung: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp, tiến hành thực hiện “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính” , triển khai Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch 307/KH- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013” , Quyết định số 38/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học, Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009, Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập, Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ðộc lập -Tự do - Hạnh phúc Số: 2607/SGDĐT-GDTrH Ðà Nẵng, ngày 12 tháng 8 năm 2009

BÁO CÁO TỔNG KẾT GIÁO DỤC TRUNG HỌC

NĂM HỌC 2008 - 2009------

Năm học 2008-2009, cùng với toàn ngành, Giáo dục Trung học tiếp tục

triển khai năm thứ 2 cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị, thực hiện năm thứ 3 cuộc vận động “Hai không” theo Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp, tiến hành thực hiện “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính”, triển khai Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013”, Quyết định số 38/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học, Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009, Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu giảng dạy, học tập, Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng báo cáo thực hiện như sau:

I. Quy mô phát triển, đa dạng hóa loại hình trường lớp1. Quy mô phát triểna) Cấp THCS- Tổng số học sinh: 55.979; giảm so với năm trước: 2405; tỷ lệ 4,12%.

Trong đó:+ Số học sinh nữ: 27.669, tỉ lệ: 49,42%+ Số học sinh dân tộc: 132, tỉ lệ: 0,23%+ Số lượng học sinh giảm: 200, tỉ lệ: 0,35%b) Cấp THPT- Tổng số học sinh: 33.810; tăng so với trước: 233; tỷ lệ 0,69%. Trong

đó:+ Số học sinh nữ: 18.580, tỉ lệ: 54,95%

Page 2: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

+ Số học sinh dân tộc: 70, tỉ lệ: 0,2%+ Số lượng học sinh công lập: 31.619+ Số lượng học sinh ngoài công lập: 2.496+ Số lượng học sinh giảm: 454 tỉ lệ: 1,34%

2. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp:a. Tổng số trường THCS: 50. b. Tổng số trường PTCS: 01 (trường công lập thuộc Đại học Sư phạm)c. Trường PT cấp 1,2,3: 01 (dân lập Hermann Gmeiner)d. Trường chuyên biệt trực thuộc: 02e. Tổng số trường THPT: 20. Trong đó: - Trường công lập 16 (trong đó, có 01 trường THPT chuyên) - Trường ngoài công lập: 4 (trong đó, dân lập: 1; tư thục: 3)g. Số trung tâm GDTX-KTTH-HN: 08 (Trung tâm GDTX thành phố: 1;

Trung tâm GDTX-HN các quận, huyện: 7) Nhìn chung, mạng lưới trường lớp của bậc trung học đáp ứng được nhu

cầu học tập của con em ở đều khắp các quận, huyện, xã, phường trong thành phố; tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố chất lượng phổ cập giáo dục THCS, tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. 56/56 xã phường có trung tâm học tập cộng đồng đi vào tổ chức, hoạt động. Sở cùng các đơn vị, trường học đã có biện pháp phù hợp trong công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp. Năm học 2008 - 2009, với quy mô cấp học ổn định, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 và trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT và các trường TCCN.

Tuy vậy, một số trường THPT vẫn chưa đảm bảo số lượng học sinh trên lớp, số học sinh còn cao hơn quy định; điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trên lớp.

II. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC1. Thực hiện chương trìnhTừ khung chương trình và hướng dẫn thực hiện của Bộ, Sở đã chỉ đạo

các đơn vị, trường học, tổ bộ môn xây dựng phân phối chương trình môn học phù hợp với thực tế và đối tượng học sinh địa phương toàn bậc trung học. Sở đã tổ chức thẩm định, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh và ra quyết định ban hành phân phối chương trình từng môn học dùng chung cho các trường trong thành phố, áp dụng từ năm học 2008-2009. Phân phối chương trình của Sở ban hành cụ thể, phù hợp thực tế, được tổ chức thực hiện đồng bộ, ổn định trong năm học qua.

a. Thực hiện CT-SGK THCS: Việc thực hiện CT-SGK THCS bảo đảm đủ và đúng theo phân phối

chương trình THCS của Bộ. Sở chỉ đạo các Phòng GD&ĐT tăng cường việc dự giờ, thao giảng, thảo luận chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu soạn giảng, phát huy sáng kiến, khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học tự làm; tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên bộ môn khi dạy học các nội dung mới và khó trong

2

Page 3: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

chương trình; thống nhất về cấu trúc, ma trận và nội dung ra đề kiểm tra. Mỗi trường THCS đều có kế hoạch thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và GDCD theo chỉ đạo của Bộ.

b. Thực hiện CT-SGK THPT:- Thực hiện CT-SGK lớp 10,11,12 phân ban: Việc triển khai phương án

phân ban, bồi dưỡng chuyên môn, tuyển sinh, thực hiện CT-SGK lớp 10, 11, 12 phân ban và kế hoạch giáo dục đã được các đơn vị, trường học thực hiện chu đáo, bảo đảm các yêu cầu đề ra. Tổ chức tuyên truyền về chủ trương phân ban, cách chọn ban; cho học sinh chọn ban và đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường THPT; tập hợp và thông báo số liệu đăng ký dự tuyển vào các ban của từng trường (văn bản và qua mạng) để phụ huynh học sinh và học sinh tham khảo, cân nhắc, điều chỉnh nguyện vọng trước khi tổ chức kỳ thi vào lớp 10; ra quyết định phê duyệt phương án phân ban của từng trường THPT.

- Về bồi dưỡng chuyên môn thay sách lớp 12: Sở đã chọn cử đủ số lượng cán bộ, chuyên viên, giáo viên cốt cán đi dự các lớp bồi dưỡng chương trình thay sách lớp 12 theo kế hoạch của Bộ. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy các bộ môn và cán bộ, giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, dạy học tự chọn, giáo dục quốc phòng - an ninh. Đợt bồi dưỡng được tiến hành từ ngày 06/8 đến ngày 19/8/2008. Các địa điểm tổ chức bồi dưỡng có đầy đủ trang thiết bị dạy học và điều kiện cơ sở vật chất; báo cáo viên là chuyên viên bộ môn, giáo viên dự các lớp cốt cán do Bộ tổ chức và mời một số giáo sư đầu ngành các môn như Vật lí, Ngữ văn. Các báo cáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung báo cáo, có tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu tài liệu liên quan nên việc bồi dưỡng có chất lượng và đạt hiệu quả cao.

Phòng Giáo dục Trung học và Công ty Cổ phần Sách -Thiết bị trường học thuộc Sở đã có kế hoạch trang bị kịp thời các thiết bị dạy học, tranh ảnh, tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên và chuyển đến các trường để cán bộ quản lý và giáo viên bộ môn nghiên cứu trước khi đến lớp bồi dưỡng. Tổng số giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng ở 15 bộ môn là 2357 người, cụ thể: Toán (270 người); Vật lí (210 người); Hoá học (187 người); Sinh học (148 người); Tin học (137 người); Thể dục (98 người); Công nghệ (86 người); Ngữ văn (208 người); Lịch sử (100 người); Địa lí (95 người); Tiếng Anh (186 người); Tiếng Pháp (34 người); Hướng nghiệp (250 người); GDHDNGLL (268 người); Giáo dục công dân (80 người).

- Về bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường thực hành thí nghiệm: Ngoài việc đầu tư mua sắm đầy đủ theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12 của Bộ, Sở còn chú trọng tập huấn kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học cho cán bộ phụ trách thiết bị và giáo viên bộ môn. Lớp tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho 533 cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn lớp 12 được tổ chức vào tháng 12/2008. Việc tập huấn sử dụng thiết bị dạy học đã giúp giáo viên bộ môn hiểu và thực hành thành thạo

3

Page 4: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

các thiết bị theo danh mục; nhờ đó, các trường THPT đã thực hiện khá tốt các tiết thực hành thí nghiệm.

- Tổ chức dạy học các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Công nghệ, Ngoại ngữ, Tin học: Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật (THCS), Thể dục, Công nghệ (THCS, THPT) được tiến hành giảng dạy bảo đảm kế hoạch, chương trình ở tất cả các trường; đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu dạy học ổn định.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Sở chỉ đạo cho hai trường THCS (Tây Sơn, Lê Lợi) tiếp tục dạy thí điểm môn tiếng Nhật (năm học thứ 4 thực hiện Dự án). Về số lượng, năm học 2008-2009, có 160 học sinh lớp 6, 155 học sinh lớp 7, 140 học sinh lớp 8 và 146 học sinh lớp 9 theo học tại 16 lớp thí điểm Tiếng Nhật ở 2 trường nêu trên. Học sinh các lớp thí điểm tiếng Nhật được học song song hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Nhật (Tiếng Anh là ngoại ngữ tự chọn); các học sinh lớp 9 tiếng Nhật đạt yêu cầu được tuyển thẳng vào lớp 10 (2009-2010) vào trường THPT Phan Châu Trinh và Hoàng Hoa Thám và được tiếp tục học tiếng Nhật ở cấp THPT. Kết quả các mặt giáo dục của các lớp thí điểm tiếng Nhật nhìn chung là tốt, đa số đạt học lực khá giỏi. Năm học 2008-2009, Sở tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình, sách giáo khoa của Chương trình tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp cho hai trường THCS (Trưng Vương, Nguyễn Huệ) và trường THPT Phan Châu Trinh. Tổ chức giảng dạy Tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) cho học sinh lớp 10, 11, 12 các trường THPT Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám và THPT chuyên Lê Quý Đôn. Nhằm tạo cơ hội cho GV và học sinh trao dồi, rèn luyện thêm kiến thức, kĩ năng học ngoại ngữ, Sở đã tổ chức cho 10 trường THCS tham gia vào dự án “Đối thoại Châu Á - Kết nối lớp học”; dự án đang được triển khai có hiệu quả ở các đơn vị tham gia.

Tiếp tục triển khai dạy học Tin học cho lớp 10, 11, 12 THPT theo hướng dẫn của Bộ tại Công văn 3209/BGD&ĐT-GDTrH ngày 21/4/2006. Các trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học tin học, đầu tư trang bị thiết bị dạy học như máy vi tính, projector, tài liệu...Tất cả các trường THPT tổ chức dạy học môn tin học theo đúng chương trình và chỉ đạo của Bộ. Mỗi trường đều được trang bị tối thiểu 01 phòng máy tính, đảm bảo được số tiết thực hành theo quy định. Đội ngũ giáo viên tin học cấp THPT đến năm học này đã đủ về số lượng và đã được bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nên đã đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.

c. Tổ chức dạy học tự chọn ở THCS và THPT:Đối với cấp THCS, tất cả các trường đều tổ chức dạy học cho mỗi khối

lớp 2 tiết/tuần theo quy định. Tuỳ theo điều kiện của từng trường, hiệu trưởng chọn tổ chức dạy học các môn tự chọn hoặc các chủ đề tự chọn. Nhiều trường THCS dạy học các chủ đề bám sát nhằm tập trung củng cố, hệ thống hóa kiến thức, làm rõ các nội dung mới, khó, giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Một số trường có tổ chức cho giáo viên biên soạn và dạy học các chủ đề nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức, khai

4

Page 5: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

thác sâu chương trình, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.

Đối với cấp THPT, tổ chức dạy học tự chọn theo đúng quy định của Bộ: Lớp 10 có 4 tiết/tuần đối với ban CB; 1,5 tiết/tuần đối với ban KHTN và ban KHXH-NV; Lớp 11 có 4 tiết/tuần đối với ban CB; 1 tiết/tuần đối với ban KHTN và ban KHXH-NV; Lớp 12 có 4 tiết/tuần đối với ban CB; 1,5 tiết/tuần đối với ban KHTN và ban KHXH-NV. Các trường THPT Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, THPT chuyên Lê Quý Đôn tiếp tục tổ chức dạy học môn Ngoại ngữ 2 tự chọn (Tiếng Pháp) cho học sinh.

d. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện chỉ đạo của Bộ tại công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày

07/7/2008 về hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009, Sở đã mở hội nghị tập huấn và giao cho các phòng GD&ĐT, các trường THPT căn cứ chỉ đạo của Bộ để lên kế hoạch, nội dung ở các môn học liên quan. Sở đã có Kế hoạch số 1430/GD&ĐT-GDTrH ngày 24/4/2009 tiến hành biên soạn nội dung để thực hiện thống nhất trong các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố.

2. Thực hiện quy chế chuyên môn a. Công tác quản lý chuyên môn: Để tạo điều kiện cho nhà trường,

giáo viên thực hiện thống nhất chương trình, biên chế, chủ điểm năm học, Sở đã cụ thể hóa biên chế năm học đến từng tuần. Nhờ vậy, việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục THCS, THPT bảo đảm đúng tiến độ và đủ chương trình, hoạt động, tránh hiện tượng cắt xén nội dung.

Đối với trường ngoài công lập, ngoài việc thực hiện tốt Quy chế trường ngoài công lập ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/8/2001 của Bộ GD&ĐT, Sở còn tăng cường kiểm tra về chuyên môn, về công tác tuyển sinh và các hoạt động khác nhằm củng cố chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

Đối với từng bộ môn, từng hoạt động, Sở đã có văn bản hướng dẫn ngay từ đầu năm học; trên cơ sở đó, các phòng GD&ĐT, các trường THPT hình thành kế hoạch chuyên môn cụ thể của đơn mình.

Việc nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt cụm trường, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được các đơn vị đặc biệt quan tâm. Sở đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức tốt việc sinh hoạt cụm chuyên môn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đối với các trường THPT, mỗi bộ môn tổ chức từ 2 đến 4 lần sinh hoạt chuyên môn theo từng cụm trường, mỗi lần sinh hoạt đều có tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm từ 1 đến 2 tiết dạy và trao đổi 01 chuyên đề liên quan. Tuy vậy, qua kiểm tra, một số lần tổ chức sinh hoạt cụm vẫn thiếu đầu tư trong khâu tổ chức nên hiệu quả chưa cao,

b. Chỉ đạo thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn: Việc thực hiện hồ sơ, sổ sách soạn giảng, ghi điểm, chủ nhiệm, sử dụng

sách tham khảo và thiết bị dạy học, sổ đầu bài, hồ sơ chuyên môn được quản lý chặt chẽ theo quy định tại văn bản số 3730/GDTrH ngày 12/5/2004, văn

5

Page 6: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

bản số 6496/GDTrH ngày 27/7/2004 của Bộ và quy định của Điều lệ trường trung học. Việc quy định về hồ sơ chuyên môn đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, nâng cao hiệu lực quản lí chuyên môn.

Phòng GDTrH đã tổ chức kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn và dự giờ thăm lớp tại 16/20 trường THPT và 02/7 phòng GD&ĐT; phối hợp với Thanh tra Sở thanh tra toàn diện 02 trường THPT, 03 trung tâm GDTX-HN và 01 phòng GD&ĐT. Qua thanh tra, kiểm tra, Sở GD&ĐT đã kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai sót trong công tác quản lí, dạy học.

c. Chỉ đạo về tổ chức kiểm tra, thi: Thực hiện chỉ đạo của Bộ tại công văn số 264/BGDĐT-GDTrH ngày

13/01/2009 về tổ chức hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và GDCD cấp THCS, THPT, Sở đã tổ chức hội thảo trong lãnh đạo, chuyên viên các Phòng GD&ĐT, đại biểu lãnh đạo và giáo viên bộ môn các trường THCS, lãnh đạo và giáo viên bộ môn các trường THPT trong thành phố. Hội thảo đã bám sát chủ đề, tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan đến việc kiểm tra đánh giá nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Phòng GD&ĐT tiếp tục triển khai các kết luận tại hội thảo. Sở cử đoàn cán bộ, giáo viên tham gia tại 02 hội nghị toàn quốc tại Cần Thơ và Lâm Đồng.

Việc đánh giá, xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông (Quy chế 40) do Bộ GD&ĐT ban hành, áp dụng từ năm học 2006-2007 và Quyết định số 51/2008/GĐ-BGDĐT ngày 15/9/2008 của Bộ GD&ĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đơn vị, trường học tổ chức họp tổ chuyên môn để thảo luận, nghiên cứu về Quy chế 40 và Quyết định 51; mở hội nghị tập huấn cho cán bộ quản lí giáo dục, tổ, nhóm trưởng bộ môn thống nhất thực hiện. Sở đã chọn cách đánh giá xếp loại học sinh bằng điểm số đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật (THCS), Thể dục (THCS, THPT), GDQP-AN (THPT) trong các trường, tạo thuận lợi trong dạy học và đánh giá học sinh. Qua kiểm tra, thanh tra chuyên môn, việc thực hiện Quy chế 40 và Quyết định 51 ở các trường THCS, THPT trong thành phố được đánh giá là rất nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên, ở các cơ sở trường học, qua kiểm tra đột xuất, qua kiểm tra hồ sơ thi, việc vào điểm, sửa điểm, sửa xếp loại, việc bảo quản sổ điểm, học bạ ở một một số trường THCS, THPT thực hiện chưa tốt.

Việc ra đề kiểm tra của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT, của trường (kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ) đã chú trọng các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo, hạn chế “học vẹt”, “đọc chép”, hạn chế ghi nhớ máy móc. Để đánh giá đúng mặt bằng chất lượng chung trong thành phố, giúp các trường có cơ sở để phân tích, so sánh nhằm kích thích và tăng cường chất lượng dạy học, Sở đã ra đề kiểm tra học kỳ cho 8 môn học của lớp 9 và 12.

6

Page 7: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

Trong các kì thi của năm học, Sở đều có hướng dẫn chu đáo bằng văn bản và tập huấn kĩ cho lãnh đạo, thư ký, thanh tra về công tác thi, đồng thời làm tốt việc phối hợp với các ban, ngành liên quan để bảo vệ, phục vụ thi. Sở đã phát hành đến từng giám thị tập tài liệu “Hướng dẫn coi thi” nhằm quy trình hoá từng bước, từng việc của nghiệp vụ coi thi. Do đó, các kì thi tốt nghiệp THPT, thi chọn học sinh giỏi, thi tuyển sinh, kiểm tra học kì, thi nghề phổ thông, thi Tin học trẻ...đều bảo đảm tốt quy chế thi trong tất cả các khâu: ra đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi; hạn chế đến mức tối đa các sai sót.

Nhằm đảm bảo chất lượng, chuẩn bị tốt tâm thế, kiến thức, kĩ năng cho học sinh lớp 12, Sở tổ chức họp toàn bộ giáo viên 6 môn thi tốt nghiệp 2009 và CBQL các trường THPT, các trung tâm GDTX-HN-KTTH (700 giáo viên) để thảo luận, thống nhất biện pháp ôn tập cho học sinh. Để giúp học sinh lớp 12 làm quen với hình thức thi tốt nghiệp, nhất là các môn thi trắc nghiệm, Sở đã tổ chức thi thử 6 môn thi tốt nghiệp cho 100% học sinh 12; tổ chức chấm trắc nghiệm trên máy chấm chuyên dụng. Qua thi thử ở các môn trắc nghiệm, nhiều lỗi như: tô sai số báo danh, làm bài cả 2 phần thi cơ bản, nâng cao, tô chọn phương án trả lời không đúng (bổ trống, tẩy không sạch, chọn hơn 01 phương án v.v...). Sở đã tập hợp những sai sót khi làm bài của từng học sinh gửi qua email về từng trường THPT để rút kinh nghiệm, thông báo kết quả cụ thể đến phụ huynh để phối hợp ôn tập. Có thể nói, cách thức quán triệt, đề ra kế họch ôn tập, thi thử...đã góp phần quyết định trong việc nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp THPT trong năm học qua.

Bên cạnh đó, cũng phải nói rằng, trong một số khâu của quá trình công tác thi năm qua, tuy rất ít nhưng vẫn bộc lộ những sai sót do chủ quan, xem nhẹ quy trình, thiếu cẩn trọng trong sự rà soát ở cả 2 khâu coi và chấm thi. Điều này cần được rút kinh ngiệm cho các kì thi tới.

Kết quả tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009:

Khối Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 TăngTHPT 83,20% 90,95% 7,75%GDTX 38,20% 38,36% 0,16%

d. Chỉ đạo về đánh giá xếp loại giáo viên về chuyên môn: Sở, Phòng GD&ĐT đã triển khai tốt các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo

viên về chuyên môn gồm: Hồ sơ chuyên môn (Sở quy định cụ thể danh sách những hồ sơ giáo viên phải có), thực hiện quy chế chuyên môn (thực hiện CT-SGK, soạn bài, ghi điểm, kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh, dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng sách tham khảo, đăng ký các danh hiệu thi đua), công tác chủ nhiệm, hoạt động phong trào (quản lý lớp, tổ chức và tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, hoạt động đoàn thể học sinh), thực hiện Cuộc vận động “Hai không” theo 4 nội dung, thực hiện phong trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2008-2009.

e. Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý nhà trường:Năm học 2008-2009, các đơn vị, trường học đã tiếp tục triển khai thực

7

Page 8: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 12/3/2003 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong thành phố Đà Nẵng đến năm 2005 và năm 2010” và “ Đề án ứng dụng và phát triển CNNT đến năm 2005 và 2010” ban hành theo Quyết định số 85/2003/QĐ-UBND ngày 9/5/2003 của UBND thành phố Đà Nẵng; triển khai thực hiện “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý tài chính”.

Đà Nẵng đã triển khai mô hình trường học điện tử, thư viện điện tử tại 02 trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và THPT Hoàng Hoa Thám. Các đơn vị, trường học đã triển khai ứng dụng CNTT nhằm triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính; thực hiện có hiệu quả mạng nội bộ, kết nối Internet, hệ thống liên lạc qua e-mail; xử lý, phân tích số liệu, dữ liệu, kết quả các hoạt động. Tăng cường trao đổi thông tin qua mạng giữa Sở, Phòng GD&ĐT với các đơn vị, trường học; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức tốt các hoạt động chuyên đề về ứng dụng CNTT. Đặc biệt, Sở đã tổ chức thành công “Ngày hội Công nghệ thông tin của ngành” với sự hưởng ứng nhiệt tình của CBGV và sự tham gia đông đảo của các đơn vị, trường học. Tại ngày hội, hàng trăm giáo án điện tử, ngân hàng dữ liệu phục vụ dạy học, quản lý đã được trưng bày, dự thi, trình chiếu, có tác động tích cực đến việc ứng dụng CNTT của ngành trong thời gian đến.

Việc sử dụng CNTT để quản lý điểm số của từng lớp học, quản lý nhân sự, quản lý chương trình...đã tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý của nhà trường.

3. Thực hiện các hoạt động giáo dụca. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Bậc Trung học đã triển khai tốt phong trào “Xây dựng trường học thân

thiện học sinh tích cực” theo kế hoạch chung của ngành. Căn cứ nội dung phong trào và tình hình thực tế của trường, từng trường đã tiến hành đăng ký thực hiện phong trào. Tiêu biểu có trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cùng với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiến hành cam kết tổ chức các hoạt động bảo tồn, giáo dục cho học sinh, tổ chức Cuộc thi “Văn hoá Chăm dưới ống kính và nét vẽ của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn”; trường THPT Phan Châu Trinh, THPT Hoà Vang...tổ chức “Ngày Hội văn hoá dân gian” với nhiều hoạt động phong phú, được Vụ Công tác HSSV - Bộ GD&ĐT đánh giá cao. Các Phòng GD&ĐT quận Hải Châu, Cẩm Lệ tổ chức tốt các hội thảo đề ra các giải pháp, các hoạt động xây dựng phong trào. Trong năm học 2008-2009, hầu hết các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như ra quân chăm sóc tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng của thành phố, tổ chức các ngày hội văn hoá dân gian, các cuộc thi tìm hiểu, biểu diễn nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian v.v...; xây dựng tiêu chí, hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua.

b. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và nghề phổ thông: Sở tiếp tục củng cố và quản lý tốt việc dạy nghề phổ thông đúng theo

chương trình, thời lượng và hướng dẫn của Bộ. Tổ chức tốt hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 11 với thời lượng 105 tiết (3 tiết/ tuần) tại

8

Page 9: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

8/8 trung tâm GDTX-HN-KTTH, 3 cơ sở dạy nghề và 14/20 số trường THPT có điều kiện. Học sinh THCS tiếp tục học các nghề như những năm học trước. Sở đã tổ chức nghiêm túc 2 đợt thi nghề phổ thông trong năm học 2008-2009. Số lượng học sinh đạt yêu cầu được cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông trong cả 2 đợt đối với học sinh THCS là 7986/10646 (75%), đối với học sinh THPT là 8926/10894 (81.93%). Các Phòng GD&ĐT, các trường THPT tổ chức tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các lớp 9, 10, 11, 12 (thời lượng dành cho mỗi lớp là 1 tiết/tháng theo đúng kế hoạch giáo dục và nội dung hướng dẫn mới của Bộ).

c. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:Triển khai thực hiện công tác HĐGDNGLL theo chỉ đạo mới của Bộ

GD&ĐT (2 tiết/tháng/lớp học), đầu năm học, Sở GD&ĐT và Thành Đoàn tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn, Hội, Đội trường học để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và đề ra các giải pháp cho năm học mới; thống nhất các nội dung hoạt động, phối hợp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội trường học. Công tác Đoàn, Đội trường học Đà Nẵng được Trung ương Đoàn tiếp tục công nhận là đơn vị xuất sắc của khu vực Miền Trung -Tây Nguyên trong nhiều năm liền.

Các phong trào “Trường học an toàn”, “Trường học xanh-sạch-đẹp”, “Trường học không có ma tuý và tệ nạn xã hội” được triển khai hiệu quả. Các trường THPT, THCS phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức tốt cuộc mít tinh, diễu hành phòng chống HIV/AIDS tại tất cả các xã, phường trên địa bàn thành phố vào ngày 30/11/2008; phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở địa phương và cha mẹ học sinh để phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp cụ thể đối với học sinh có hiện tượng trốn học, sử dụng các chất gây nghiện; kịp thời thông báo đến gia đình, chính quyền địa phương để có biện pháp quản lí, giáo dục. Điều còn đáng lo ngại là, tuy rất hiếm, nhưng vẫn có học sinh một vài trường THCS, THPT sử dụng chất gây nghiện được các cơ quan chức năng phát hiện, thông báo và có biện pháp giáo dục.

d. Hoạt động giáo dục thể chất, y tế trường học, GDQP-AN:Công tác giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, dạy học

thể dục, huấn luyện quân sự được tiến hành nghiêm túc, đi vào nền nếp và có chất lượng. Chỉ tiêu thi đua “Công tác ngoại khoá và y tế trường học” của Đà Nẵng được Bộ tặng Bằng khen và Cờ dẫn đầu thi đua cả nước trong 9 năm liền (từ năm học 2001-2002 đến nay). Sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Y tế, Công an, Quân sự, Đoàn Thanh niên, sự đầu tư về cơ sở vật chất - thiết bị, công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thể dục đã làm cho chất lượng và hiệu quả được giữ vững. Tổ chức tốt các môn thi đấu trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng; tích cực chuẩn bị lực lượng, kinh phí tham gia các giải thể thao ở khu vực và toàn quốc trong các năm 2008 và 2009.

Toàn ngành tập trung tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học; tập trung chỉ đạo việc thực hiện

9

Page 10: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh tai nạn chấn thương, chống các loại bệnh dịch sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, phòng chống đuối nước v.v...Tiếp tục thực hiện Công văn số 5656/UBND-VX ngày 25/10/2007 của Chủ tịch UBND thành phố về việc kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trong trường học, cơ sở giáo dục; chủ động khắc phục tình trạng xuống cấp, sửa chữa các nhà vệ sinh hư hỏng, chấm dứt tình trạng nhà vệ sinh không bảo đảm.

e. Hoạt động giáo dục về trật tự an toàn giao thông:Sở GD&ĐT và Công an thành phố phối hợp rất chặt chẽ trong các công

tác an toàn giao thông trường học. Hai ngành đã có kế hoạch phối hợp để triển khai thực hiện thống nhất từ thành phố đến cơ sở, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông; quản lý chặt chẽ và bắt buộc học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi học bằng xe máy điện, xe đạp điện; hiện tượng vi phạm TTATGT và tai nạn giao thông trong học sinh năm qua giảm hẳn.

g. Hoạt động giáo dục môi trường:Thực hiện Công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ

về hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cấp THCS và THPT, Sở đã cử CBGV cốt các bộ môn dự tập huấn do Bộ tổ chức và đã tổ chức các lớp tập huấn lại cho giáo viên các bộ môn. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 36/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong đề án Xây dựng thành phố môi trường của UBND thành phố Đà Nẵng; tiếp tục xây dựng trường trung học Xanh - Sạch - Đẹp gắn với xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

h. Giáo dục việc sử dụng các diễn đàn, blog trên Internet: Sở đã có văn bản và hội nghị hướng dẫn về việc giáo dục học sinh sử

dụng các blog cá nhân trên mạng. Tại Hội thi Tin học trẻ thành phố 2009, nội dung “Diễn đàn của tập thể học sinh trên Internet” được đưa vào Hội thi; qua sơ khảo, có 17 diễn đàn (forum) được vào chung khảo, trong đó, có 11 diễn đàn được xếp giải cao. Đây là nét mới của thành phố nhằm định hướng cho học sinh cách tổ chức, sử dụng các Website, diễn đàn, blog của tập thể, cá nhân trên Internet theo đúng qui định pháp luật.

i. Công tác xã hội hóa giáo dục và các hoạt động giáo dục khác:Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của

Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010; Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 14/02/2007 của UBND thành phố về phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và Công văn số 1001/GD&ĐT-KHTC ngày 11/4/2007 về kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến

10

Page 11: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

năm 2010. Phối hợp Thành Đoàn và các Quận, Huyện Đoàn tổ chức Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ” ở các cấp học; tổ chức Hội thi văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân 2009 cho học sinh THCS, Tiểu học và Mầm non; tổ chức hội thi Đà Nẵng - Con người - Thời gian cho học sinh THPT và Bổ túc THPT; tổ chức Hội thi chỉ huy Đội giỏi, phụ trách Sao giỏi cho học sinh THCS và Tiểu học, tổ chức Cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh thiếu nhi, Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong các cở giáo dục. Phối hợp với Sở VH-TT&DL phát tờ rơi đến học sinh, tuyên truyền chương trình xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Phối hợp với Hội Khuyến học các cấp, củng cố và mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung hoạt động như: xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng quỹ khuyến học ở các xã, phường, xây dựng phong trào gia đình hiếu học, phong trào tộc họ khuyến học. Sở GD&ĐT và Hội Cựu giáo chức thành phố đã có 2 văn bản liên tịch về chương trình phối hợp hoạt động. Thực hiện chủ trương của Bộ về rà soát, giúp đã học sinh có học lực yếu kém, bỏ học, Hội đã tích cực tham gia, điều tra, giúp đỡ cho nhiều học sinh vươn lên đạt kiến thức cơ bản; phối hợp thực hiện các biện pháp ổn định, quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.

k. Rà soát, phụ đạo học sinh yếu kém, hạn chế học sinh bỏ học: Sở tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học rút kinh nghiệm và có giải

pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, bỏ học. Tổ chức và vận động giáo viên dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu kém. Nhà trường miễn giảm các khoản đóng góp theo quy định, trường ngoài công lập miễn giảm học phí cho học sinh nghèo vượt khó…Kết quả học sinh bỏ học đã giảm hẳn so với năm học trước: Năm học 2007-2008 có 1520 học sinh bỏ học/190.230 học sinh (tỉ lệ 0,79%), năm học 2008-2009 có 654 học sinh bỏ học/189.861 học sinh (tỉ lệ 0,34%).

III. CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

1. Kế hoạch và biện pháp rà soát công tác phổ cập giáo dục, có định hướng từ nay đến năm 2010 và 2015; củng cố, duy trì kết quả của các đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, nâng cao chất lượng phổ cập THCS:

- Công tác quản lí, chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCGD THCS, PCGD THCS đúng độ tuổi và PCGD bậc trung học đi vào nền nếp, tiếp tục duy trì, tỉ lệ các chuẩn theo quy định được củng cố vững chắc.

Trên cơ sở kết quả công nhận phổ cập giáo dục THCS từ những năm học trước, năm học 2008-2009, Sở đã tổ chức kiểm tra lại kết quả phổ cập của các quận, huyện trong thành phố. Qua kiểm tra, cho thấy các xã, phường đã duy trì và nâng tỷ lệ phổ cập cao hơn năm trước từ 4% đến 12%. Tuy thành phố vẫn đang trong quá trình chỉnh trang đô thị, nhiều địa phương có dân cư chưa ổn định, từ năm học 2004-2005, Sở đã kiểm tra công nhận 34/56 xã phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Phát huy kết quả đó, năm học 2008-2009, Sở chỉ đạo các trường THCS ở các xã, phường phối hợp với các trung

11

Page 12: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tiếp tục huy động đối tượng trong độ tuổi ra học bổ túc THCS ban đêm tại các trung tâm học tập cộng đồng. Nhờ đó, từ những năm 2006 đến 2009, Sở đã tiến hành kiểm tra và công nhận thêm 16 xã phường, nâng tỷ số xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học lên 50/56 xã, phường.

Tuy nhiên, do đời sống nhân dân còn khó khăn ở các địa phương miền núi, vùng biển, vùng ven, vùng di dời giải tỏa…nên ảnh hưởng đến việc điều tra, cập nhật thông tin, duy trì sĩ số và huy động ra học các lớp PCGD.

Kết quả đạt được tính đến cuối năm học 2008-2009:Công tác phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục THCS đúng độ

tuổi được duy trì và nâng cao hơn tỉ lệ quy định ở 7 quận, huyện (không tính huyện đảo Hoàng Sa):

- Tỷ lệ đối tượng 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS: 92,8% ; vượt 0,1%.- Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn PCGDTHCS: 56/56; tỷ lệ 100%.- Tỷ lệ quận, huyện đạt chuẩn PCGDTHCS: 7/7; tỷ lệ 100%.- Tỷ lệ đối tượng 16 tuổi tốt nghiệp THCS: 93,6%; vượt 0,72%.- Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn PCGDTHCSĐĐT: 100%.- Tỷ lệ quận, huyện đạt chuẩn PCGDTHCSĐĐT: 100%. (Đạt mục tiêu phổ cập trước năm 2010).Công tác phổ cập bậc trung học được mở rộng phạm vi hơn: - Tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT (2006-2007): 85,4%; vượt

0,4%.- Tỷ lệ 18-21 tuổi tốt nghiệp THPT, TCCN, Nghề: 77%; - Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học: 50/56 (tăng 02 xã,

phường so với năm học 2007-2008). - 5/7 quận, huyện có tỷ lệ 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc

trung học (tăng 01 quận, huyện so với năm học 2007-2008). 2. Xây dựng trường chuẩn quốc giaa. Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia:Chất lượng dạy học ở hầu hết các trường được củng cố, phần lớn cơ sở

trường lớp của thành phố trong nhiều năm qua đã được đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, trang thiết bị dạy học được cung ứng khá đầy đủ nên đến nay đã có nhiều trường tiếp cận được các chuẩn quy định.

Các đơn vị đã tích cực khảo sát thực tế, lập đề án xây dựng trường đạt chuẩn theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện của từng trường và sự phát triển của thành phố; tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển trường lớp.

Để giúp các trường THCS, THPT từng bước phấn đấu, xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia, Sở đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường THPT rà soát để đăng ký thực hiện các chuẩn phù hợp với điều kiện của trường và đề nghị cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra công nhận từng chuẩn để tiến đến công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo bậc trung học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Năm học này, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã

12

Page 13: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

có quyết định công nhận trường Trung học cấp 1,2,3 Dân lập Hermann Gmeiner đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, có 13 trường đạt chuẩn quốc gia bậc trung học: THCS: 10; tỷ lệ: 19,23%. THPT: 03; tỷ lệ 15%. So với năm trước tăng 01 trường.

Tuy nhiên, ở các trường nội thành, tỉ lệ học sinh/lớp còn khá cao, số lớp ở một số trường vượt quá quy định, nhiều trường chưa có khu luyện tập TDTT riêng cho học sinh; ở các trường ngoại thành, vùng khó khăn, tỉ lệ giáo viên giỏi còn thấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa đảm bảo. Vì vậy, tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn khá chậm chạp.

IV. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CBQLGD

Việc xây dựng mới, mở rộng các cơ sở trường học được thực hiện theo Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp của UBND thành phố, bảo đảm được điều kiện học tập của học sinh vùng dân tộc, miền núi, vùng khó khăn, vùng tái định cư, quy hoạch.

1. Số phòng học mới, số bộ thiết bị, sách giáo khoa, máy vi tính: - Số phòng học mới: THCS 32; THPT: 43. Tổng số phòng học THCS,

THPT cải tạo: 400 phòng. - Số bộ thiết bị lớp 12 là 3.245; tổng kinh phí là 4.497.000.000 đồng.- Số bản sách lớp 12 là 23.714 (7.030 bản sách tham khảo); tổng kinh

phí mua sách 12 là 318.000.000 đồng. 2. Cung cấp thiết bị dạy học kịp thời theo quy định của Bộ: Để chuẩn bị cho năm học 2008-2009, thành phố đã đầu tư mua SGK,

bồi dưỡng, tập huấn, mua thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12, tổng kinh phí mua sắm sách và trang thiết bị dạy học lớp 12 là 4.815 triệu đồng, mua sắm các trang thiết bị dạy học khác hơn 7,5 tỉ đồng. Các đơn vị, trường học đã thực hiện việc kí hợp đồng mua sắm thiết bị đúng thời hạn và đúng nguyên tắc quản lí tài chính nhà nước. Hầu hết các trường đều có đủ kho chứa thiết bị, phòng học bộ môn, có nhân viên phụ trách thiết bị nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ khá tốt. Mặc dù có nhiều cố gắng, song ở một số trường THPT, việc bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học, hoá chất...chưa đảm bảo; loại hoá chất tồn đọng, mất nguồn gốc, quá hạn đang cần có biện pháp giải quyết dứt điểm. 3. Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn:

a. Sở yêu cầu từng trường THCS, THPT rà soát các điều kiện để từng bước đăng ký xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn theo Quyết định 37/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008; từng bước quy họach, đầu tư cơ sở vật chất, tập huấn, kiểm tra cách sử dụng, bảo quản. Số phòng học bộ môn được công nhận đạt chuẩn theo Quyết định 37/2008/QĐ-BGD&ĐT trong năm học 2008-2009 là 24 (21 THCS và 3 THPT) nâng số phòng học bộ môn đạt chuẩn lên 50 (43 THCS và 7 THPT), tăng 16 so với năm học 2007-2008. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách phòng bộ môn của các trường được tập huấn nghiệp vụ và phối hợp rất nhịp nhàng với giáo viên các bộ môn để tổ chức dạy học tại phòng học bộ môn, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng phòng học

13

Page 14: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

bộ môn, trang thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng giờ dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Tiến độ xây dựng và công nhận phòng bộ môn ở THPT còn chậm; việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học ở một số môn và một số trường chưa đạt yêu cầu bắt buộc của chương trình. b. Hưởng ứng phong trào tự làm đồ dùng dạy học do Bộ GD&ĐT phát động tại Hội nghị triển khai công tác thiết bị dạy học năm học 2008 - 2009, Sở đã tổ chức thành công Triển lãm và Hội thi đồ dùng dạy học tự làm từ quận huyện đến thành phố. Qua triển lãm và hội thi cho thấy, các đơn vị, trường học đã phát huy được tính sáng tạo của giáo viên và học sinh; nhiều đồ dùng dạy họcđạt tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính sư phạm và tính kinh tế. Đồ dùng dạy học tự làm đã bổ sung, hỗ trợ cho thiết bị dạy học tối thiểu đã được ngành trang bị trong những năm qua, góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp. Kết quả cụ thể: Tổng số sản phẩm dự thi của toàn ngành: 421, giải nhất: 65 sản phẩm, giải nhì: 107 sản phẩm, giải ba: 126 sản phẩm, giải khuyến khích: 115 sản phẩm. Các ĐDDH tự làm đạt hiệu quả cao là: Tư liệu bài giảng giáo án điện tử môn Anh văn lớp 7 của cô giáo Nguyễn Thị Xuân và Thái Thị Hồng, trường THCS Nguyễn Công Trứ (Quận Cẩm Lệ), sản phẩm một số hình ảnh về các chủ đề “sports, technology, nature” của giáo viên trường THPT Thái Phiên, sản phẩm Bản đồ tự nhiên - Công nghiệp - Nông nghiệp Trung Quốc của cô giáo Nguyễn Thị Liên Hiệp (trường THPT Thái Phiên), mô hình quả địa cầu của giáo viên Trương Đăng Ngô - trường THCS Lương Thế Vinh (Quận Liên Chiểu), sản phẩm Hệ thống bản đồ giảng dạy Địa lí của cô giáo Bồ Thị Phương Thu (trường THPT Trần Phú)...là những sản phẩm được hội đồng giám khảo đề nghị cho phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Hội đồng giám khảo còn đề nghị biểu dương giáo viên Phan Thanh Thuận, trường THPT Tôn Thất Tùng, đã có nhiều sản phẩm dự thi được đầu tư công phu và có ý tưởng.

c. Công tác xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT của Bộ đã được đầu tư đúng mức. Đến nay, giáo dục trung học có 42 thư viện trường học được công nhận đạt chuẩn theo Quyết định 01, trong đó, có 36 thư viện trường THCS và 6 thư viện trường THPT, đạt tỉ lệ 63,8%, tăng 4 so với năm học 2007-2008. Để tăng cường hiệu quả sử dụng sách, Sở khuyến khích các trường mở cửa thư viện trong hè, tạo điều kiện cho học sinh học tập, ôn tập thi lên lớp, thi đại học, cao đẳng. Sở đã đề ra giải pháp có hiệu quả trong việc lập và thực hiện kế hoạch mua sắm sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 12.

4. Bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD- Thực hiện Quyết định số 01/2007/QĐ-UB ngày 09/01/2007 về việc

ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố đến năm 2010”, Sở GD&ĐT đã chọn cử cán bộ, giáo viên có năng lực, có hướng phát triển tham gia học các lớp sau đại học trong nước và nước ngoài bằng nguồn kinh phí chương

14

Page 15: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

trình mục tiêu, kinh phí đào tạo của thành phố, các chương trình dự án đào tạo của Bộ GD&ĐT và động viên cán bộ, giáo viên tự túc kinh phí đi học.

Đến nay, toàn bậc trung học có 236 thạc sĩ, 05 tiến sĩ, 05 nghiên cứu sinh, 76 đang học Cao học, vượt chỉ tiêu (10%) theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010". Cấp THCS có 98,7% đạt chuẩn, trong đó, có 62,8% trên chuẩn; cấp THPT có 100% đạt chuẩn, trong đó có 11,4% trên chuẩn. Đến nay có 6/9 cán bộ, chuyên viên của Phòng GDTrH đạt trình độ thạc sĩ chuyên ngành. Số giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đào tạo đã tăng nhiều so với năm học trước kể cả giáo viên giảng dạy các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ.

- Đảm bảo đồng bộ về cơ cấu giáo viên các môn học, đảm bảo tỉ lệ giáo viên/lớp quy định tại Thông tư Liên bộ số 35/2006/TT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. Tỷ lệ giáo viên THCS là 1,96; tỷ lệ giáo viên THPT là 2,1 (kể cả công lập và tư thục). Số lượng giáo viên của thành phố Đà Nẵng đảm bảo dạy đủ các bộ môn. Đặc biệt, số lượng giáo viên các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Công nghệ cũng được tuyển đủ để giảng dạy ở tất cả các trường THCS, THPT theo chương trình và sách giáo khoa mới.

V. KẾT QUẢ HỌC SINH GIOI, NĂNG KHIẾU; XẾP LOẠI HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM HỌC SINH

1. Kết quả học sinh giỏi, năng khiếua. Kết quả học sinh giỏi cấp quốc gia: - Đà Nẵng có 8 trên 10 đội tuyển (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh,

Tiếng Pháp, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học) đạt 100% giải; có 65 học sinh đạt giải trên 68 học sinh dự thi, đạt tỷ lệ 95,58%, tăng so với năm trước 20,7%; trong đó, có 5 giải Nhất, 22 giải Nhì, 24 giải Ba và 14 giải Khuyến khích.

- Kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay quốc gia khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng xếp thứ nhất toàn đoàn trên 13 tỉnh, thành của khu vực, gồm: 10 giải Nhất, 11 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

- Kỳ thi Olympic 30/4: Đà Nẵng tiếp tục xếp thứ nhì toàn đoàn với 77 huy chương các loại. Trong đó, có 32 Huy chương Vàng.

- Kỳ thi viết thư Quốc tế UPU năm 2009: Đà Nẵng đạt 12/39 giải với 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 01 giải Ba và 08 giải Khuyến khích.

- Kỳ thi Giải toán qua Internet: có 43 học sinh đoạt giải.- Cuộc thi “Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ”, học sinh thành phố Đà Nẵng

đạt 2/6 giải A và 2/12 giải B.- Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XV năm 2009, Đà Nẵng có 12 học

sinh dự thi đoạt 13 giải; gồm 3 giải Nhất (trên 6 giải nhất cả nước), 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.

15

Page 16: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

b. Kết quả học sinh giỏi quốc tế:- Kỳ thi Vật lý Châu Á: Em Đinh Hưng Tư, học sinh trường THPT chuyên

Lê Quí Đôn đạt Huy chương Đồng (Đoàn Việt Nam có 2 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 4 giải Khuyến khích).

- Kỳ thi Olimpic Vật lý Quốc tế: Em Nguyễn Đình Tùng, học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đạt Huy chương Bạc.

c. Hội khoẻ Phù Đổng, thi đấu TDTT:- Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực III tại Thừa Thiên - Huế với

kết quả: Huy chương vàng: 24, Huy chương bạc: 29, Huy chương đồng, 31; là đơn vị đạt số huy chương cao nhất khu vực.

- Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Phú Thọ, Đà Nẵng tham gia: 14/17 môn thi của Đại hội với gần 300 vận động viên. Kết quả toàn đoàn: Xếp hạng 7 trên 63 tỉnh thành về huy chương: Với 109 huy chương gồm 29 huy chương vàng, 39 huy chương bạc, 41 huy chương đồng; xếp hạng 7 trên 63 tỉnh thành về điểm (2474 điểm).

- Được sự uỷ nhiệm của Bộ GD&ĐT, UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo cho ngành GD&ĐT thành phố phối hợp với các ngành liên quan đã tổ chức tốt Giải Điền kinh học sinh phổ thông Đông Nam Á lần thứ 32 tại Đà Nẵng với thành phần tham dự của 8 nước: Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Lào và Việt Nam. Tại giải này, đoàn Điền kinh học sinh Việt Nam đạt được 13 huy chương vàng, 9 huy chương bạc, 10 huy chương đồng; xếp thứ nhất đồng đội nữ (7 HCV, 6 HCB, 5 HCĐ), xếp thứ nhì đồng đội nam (6 HCV, 3 HCB, 5 HCĐ).

d. Kì thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố:Kì thi được tiến hành đúng theo quy chế và hướng dẫn của Bộ. Sở đã

hướng dẫn cho các đơn vị trường học thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi gắn với việc đẩy mạnh công tác thi đua học tốt tại các đơn vị, trường học nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học. Sở đã tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố dành cho các lớp 9, 10, 11 và 12.

e. Các hội thi khác:Ngoài các kì thi dành cho học sinh giỏi các môn văn hóa, để phát hiện

và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, Sở đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hội thi: Văn nghệ Mừng Đảng Mừng xuân, vẽ tranh về môi trường và an toàn giao thông, kể chuyện, cán bộ Đoàn giỏi, chỉ huy Đội giỏi, thi sáng tác văn nghệ hè (văn học, hội họa, ...) v.v...

2. Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm, thi và tuyển sinh (Thống kê kèm theo)

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Nhưng thành tích nổi bật đa thực hiện so với kế hoạchNăm học 2008-2009, Giáo dục trung học của thành phố Đà Nẵng đã tập

trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ trọng tâm của ngành đề ra. Đó là:

16

Page 17: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

a. Tổ chức tốt việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa; bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 12 phân ban; tổ chức tốt các buổi sinh hoạt định kỳ theo cụm trường cho giáo viên của từng bộ môn; tổ chức các chuyên đề liên quan đến dạy học bộ môn, các chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học.

b. Chỉ đạo, thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, hạn chế học sinh bỏ học; tiếp tục kiểm tra, rà soát, củng cố, duy trì và phát triển chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học đảm bảo tiến độ đề ra.

c. Phối hợp chặt chẽ và vận động được nhiều ban, ngành, đoàn thể và lực lượng xã hội trong thành phố tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh.

d. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học tập đại trà của học sinh các cấp tương đối đồng đều, hạn chế tối đa việc “ngồi sai lớp”. Thành phố đã tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên bồi dưỡng nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư cho các trờng chuyên, trường trọng điểm các cấp học.

e. Tổ chức nghiêm túc công tác xét công nhận tốt nghiệp THCS, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp các lớp đầu cấp. Kì thi tốt nghiệp THPT 2009 được tổ chức chu đáo, nghiêm túc, đúng quy chế, tiết kiệm và không có sự cố bất thường đáng kể, được Đoàn Thanh tra Bộ ủy quyền đánh giá cao.

g. Thực hiện tốt việc tăng cường chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực, quốc tế năm học 2008-2009 so với năm học trước có tỉ lệ giải tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng.

h. Triển khai sâu rộng, có hiệu quả phòng trào xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện tốt chủ đề Năm công nghệ thông tin và đổi mới công tác tài chính.

2. Nhưng hạn chếa. Kết quả xếp loại học lực ở một số trường, nhất là các trường ngoài

công lập chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn đáng lo ngại.b. Việc đầu tư kinh phí cho giáo dục thành phố tuy có nhiều nỗ lực

nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong thời kì hội nhập. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, phòng bộ môn chưa mạnh và vững chắc.

c. Việc đổi mới phương pháp dạy học tuy đã được chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

d. Hiện tượng học sinh chưa chăm học, chưa ý thức nhiệm vụ học tập, chậm tiến bộ còn không ít; thậm chí, cá biệt, có em vi phạm pháp luật, đạo đức, tạo nên mối quan tâm, lo lắng cho ngành và xã hội. Trong khi đó, công tác quản lí học sinh, biện pháp giáo dục đạo đức của một số trường học tỏ ra

17

Page 18: UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI … · Web viewXây dựng kế hoạch bồi dưỡng thay sách lớp 12 trong hè 2008 cho tất cả cán bộ quản lý giáo

không còn phù hợp. Một số hoạt động giáo dục còn nặng về hình thức, chưa thật sự đi sâu vào việc giáo dục đạo đức một cách hiệu quả.

Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và sự lãnh đạo của thành phố, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hội của nhân dân, ngành GD&ĐT đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2008- 2009 và đã đạt được những kết quả tốt. Bộ GD&ĐT đã có quyết định công nhận Sở GD&ĐT thành phố hoàn thành 14/14 chỉ tiêu công tác trong năm học 2008 - 2009, trong đó, có chỉ tiêu về Giáo dục trung học. Đặc biệt, công tác Ngọai khóa - Y tế trường học tiếp tục đạt chỉ tiêu xuất sắc dẫn đầu 9 năm liền./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Các đơn vị, trường học trực thuộc;- Lãnh đạo Sở;- Các phòng Sở;- Lưu VT, GDTrH.

Huỳnh Văn Hoa

18