1
Tiết mục đơn ca Tổ quốc gọi tên mình Tiết mục Tam ca mùa xuân DK Tiết mục Tốp ca tổ quốc nhìn từ biển Tiếu phẩm Lời cảnh báo Đã thành thông lệ, cứ 2 năm một lần hội diễn văn nghệ lại được Sở Giao thông vân Tại tổ chức. Năm nay chủ đề của hội diễn là “Hội diễn ca múa nhạc với an toàn giao thông trong công nhân viên chức – lao động Sở Giao thông Vận tải năm 2013” Về tham gia hội diễn có 24 đơn vị trực thuộc Sở, gồm 550 diễn viên là công nhân viên chức - lao động. Trường Cao đẳng GTVT tham gia hội diễn với 1 chương trình ca múa nhạc đặc sắc với nội dung “Tổ quốc nhìn từ biển” và 1 vở kịch tựa đề “Lời cảnh báo”. Đã có 55 giảng viên, công nhân viên và HSSV tham gia chương trình. Sau gần 1 tháng tích cực luyện tập, được sự động viên của Ban Giám hiệu và ban chấp hành công đoàn nhà trường, chương trình công diễn của nhà trường đã thể hiện tốt, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình và mang lại những ấn tượng tốt trong lòng người xem. Kết quả toàn đoàn đạt hạng 3. Ngoài ra còn một số tiết mục khác cũng đạt giải như tam ca “Mùa xuân DK” đạt giải hai, đơn ca “Tổ quốc gọi tên mình” giải ba, múa “Quyết giữ biển đảo quê hương” giải ba, tiều phẩm “Lời cảnh báo” đạt giải khuyến khích. Đặc biệt trong vở diễn có 2 diễn viên – giáo viên đóng vai Chú Hai chủ nhà trọ (thầy Nguyễn Thanh Nhân) và Thím Liên bán chè (cô Nguyễn Thị Thanh Hằng) đạt giải xuất sắc. Chiều ngày 20/5/2013 chi bộ bộ phận 6 đã kết nạp 05 quần chúng là HSSV vào đảng. Gồm các HSSV: Đoàn Văn Hòa (khoa CNTT), Phạm Thị Mộng Thùy, Vũ Thị Hà Trang (khoa KT), Bùi Thiên Huynh, Hoàng Anh Nguyên (khoa KTXD) đã chính thức đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Các em đã nỗ lực phấn đấu, là những HSSV ưu tú, đạt quả học kết tập và rèn luyện tốt theo đúng quy định của Đảng bộ nhà trường. Vào sáng 05/6/2013, Đảng ủy Sở Giao thông vận tải đã tổ chức trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 5 cán bộ đảng viên. Thầy Hoàng Hoài Nam Hiệu trưởng – Bí thư đảng bộ nhà trường vinh dự được trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trong đợt này. Cũng trong buổi sáng 05/6 Đảng ủy kết hợp với Công đoàn Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức tặng bằng khen cho cá nhân và tập thể có thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cá nhân: Bí thư đảng bộ Hoàng Hoài Nam, phó bí thư đảng bộ Phạm Văn tám, UVBCH đảng bộ Nguyễn Trọng Điệp, bí thư chi bộ 6 Nguyễn Ánh Nguyệt, bí thư chi bộ 1 Phan Huy Đức, bí thư Đoàn TN Nguyễn Thanh Sơn và 2 tập thể là chi bộ 1 và chi bộ 7 được nhân giấy khen của Đảng ủy Sở GTVT. Các cá nhân: phó khoa ĐC Lê Ngọc Lợi, giảng viên Lưu Hữu Phước, nhân viên Nguyễn Thị Bích Đào và công đoàn trường được nhận giấy khen của Công đoàn Sở GTVT. TUYỂN SINH NĂM 2013 Năm học 2013-2014 trường Cao đẳng giao thông Vận tải tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu cao đẳng và 522 chỉ tiêu TCCN. Vào 2 ngày 15 và 16/7 tới đây, trường tổ chức thi tuyển cho 4.486 học sinh có nguyện vọng vào học hệ cao đẳng của nhà trường tại 4 địa điểm là : cơ sở 1 của trường tại 252 Lý Chính Thắng quận 3, trường PTCS Lê Lợi quận 3, trường PTCS Trần Quang Khải và trường PTCS Hậu Giang quận 11. Ngoài 7 ngành truyền thống năm nay trường được phép tuyển sinh thêm 2 ngành là : điều khiển tự động hóa và khai thác vận tải. Số liệu về tỉ lệ “chọi” của từng ngành như sau: 1) Quản trị kinh doanh : 1/2,9 (100 chỉ tiêu /290 TS đăng ký) 2) Kế toán : 1/2,21 (100 chỉ tiêu /221 TS đăng ký) 3) Tin học ứng dụng : 1/1,1 (50 chỉ tiêu /55 TS đăng ký) 4) Cầu đường : 1/5,945 (200 chỉ tiêu /1189 TS đăng ký) 5) Xây dựng dân dụng : 1/2,67 (150 chỉ tiêu /400 TS đăng ký) 6) Kỹ thuật Ôtô : 1/8,4 (150 chỉ tiêu /1260 TS đăng ký) 7) Kỹ thuật điện : 1/5,59 (100 chỉ tiêu /559 TS đăng ký) 8) Điều khiển tự động hóa : 1/1,59 (100 chỉ tiêu /159 TS đăng ký) 9) Khai thác vận tải : 1/2,8 (50 chỉ tiêu /140 TS đăng ký) Sau khi có kết quả tuyển sinh nhà trường còn xét tuyển nguyện vọng 2 với 1 số ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Các bạn TS có nguyện vọng vào trường học tập chú ý thời gian đăng ký nguyện vọng 2 để kịp thời bổ sung hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường. * Thời gian phát và nhận hồ sơ xét tuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp từ ngày 01/04/2013 đến ngày 30/9/2013. Sáng thứ bảy ngày 8/6/2013 tại Hội trường A, cơ sở 1 đã diễn ra hội thi chung kết “Kế Toán Tranh Tài” lần thứ 2. Với mục đích mang đến cho các bạn HSSV củng cố kiến thức nền tảng, rèn luyện sự nhanh nhẹn và cẩn thận trong tính toán. Cuộc thi cũng là nơi HSSV thể hiện bản lĩnh và khẳng định chính mình. Sau 3 vòng thi, 2 nhóm CĐ-KT2-10A và TC-KT-11A có cùng số điểm cao nhất là 150 điểm, cả 2 nhóm cùng bước tiếp vào phần thi tranh giải nhất bằng 3 câu hỏi quyết định. Cuối cùng, nhóm đại diện cho tập thể lớp CĐ-KT2-10A đã xuất sắc trả lời đúng 2/3 và giành giải nhất tập thể, nhóm TC-KT-11A giành giải nhì và 2 đội còn đạt giải 3 và 4. Bến cảng nhà rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Vào Hải Sâm Uy (Liên Xô) Bác về trụ sở Quốc tế cộng sản lấy tên Linốp. Bác học trường bổ túc lãnh tụ của Quốc tế cộng sản 9 tháng. Học xong Bác về làm việc ở Viện nghiên cứu lịch sử phương Đông lấy tên là Linơ (nǎm 1935). Trong các cuộc họp ở đây, người ta thường hay hát. Bác đến thǎm đoàn ta, Bác bảo: Tất cả người ta hát, sao đoàn ta không hát? Nghe lời Bác, đồng chí Lê Hồng Phong đã sáng tác bài hát "Du kích tiến lên" lời Pháp. Trong suốt hội nghị, các đoàn hát bài "Du kích tiến lên" của chúng ta. Cũng trong hội nghị này, Bác giới thiệu đồng chí Lê Hồng Phong với Quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Nǎm 1938, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Hồ Quang. Từ Liên Xô đi Thượng Hải, rồi đến Thiểm Bắc đi Tây An. Từ Tây An đến Diên An, Bác đóng vai người đấy xe bò, đi bốn ngày đêm ròng rã đến một trạm liên lạc, các đồng chí Trung Quốc đưa Bác về Diên An. Bác ở Diên An hai tuần lại đi Tây An, sau đó đi Quảng Tây. Ít lâu sau, Bác về Quế Lâm rồi đi Hàm Dương. Từ Quế Lâm, Bác lại đi Tĩnh Tây, rồi trở về Vân Nam (cuối nǎm 1939). Chưa bắt được liên lạc với Đảng ta, Bác vào bán sách ở hiệu "Hoa Xuân sinh hoạt". Bán sách ít lâu, Bác vẫn chưa bắt được liên lạc. Bác vào làm quản lý ở một quán ǎn. Đồng chí Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Quảng Tây (1963), trước làm chủ quán ǎn này, là đầu mối liên lạc giữa Đảng ta và Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng chí cho biết: “Đồng chí Hồ Quang ở đây với tôi vào khoảng 6,7 ngày có gọi tôi vào và nói rằng: đồng chí có biết tại sao khách hàng đến thưa thớt không? Nếu như thế này, thì không bao giờ ai dám đến liên lạc với chúng ta, vì bọn mật thám nó ngồi ngoài kia, ai đến nó ghi hết. Nhưng nếu khách hàng vào đông, thì bọn này sẽ không ghi nữa đâu? Tối hôm đó chi bộ họp, tôi mang nhận xét của đồng chí Hồ Quang ra thảo luận. Toàn chi bộ đều nhất trí với nhận xét đó Đồng thời bàn cách sửa chữa nấu ǎn ngon hơn, tiếp khách niềm nở hơn. Và quả thật khách hàng lại tấp nập đến ǎn. Bọn mật thám ghi chán mỏi tay, mà không phát hiện được, nên không cần thiết ghi nữa”. Đồng chí Trịnh Đông Hải tức Vũ Anh, được Đảng cử đi tìm Bác. Đến đây thấy ông Chín Thầu bưng tách cà phê, đã vội ra báo ngay cho đồng chí Hoàng Vǎn Thụ biết là Bác đang ở đây. Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ vào ra ám hiệu. Nhận được ám hiệu, Bác ra vườn hoa Thúy Hồ ở Vân Nam gặp các đồng chí Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lãnh, Vũ Anh, Đặng Vǎn Cáp, v.v... Sau đó ít lâu, Bác gặp các đồng chí Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến tìm Bác bàn việc đón Bác về nước. Bác đi khắp đó đây để tìm con đường cứu nước cứu dân. Bác là cánh chim hồng dang rộng cánh bay xa nay quay về tổ. Viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu vậy anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn. Trước tình hình ấy, tháng 6/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại Xã Phú Ninh, Huyện Ðại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm là “Ngày Thương binh” và tổ chức ngay lần đầu tiên trong năm 1947. Ðúng vào ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Thường trực Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc”. Ðầu thư Người viết “Trong khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Ðó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh. Năm sau, ngày 27/7/1948, trong 1 lá thư dài đầy thương yêu, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe đọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bà mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu qúy của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc làm hại đồng bào”. Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu qúy, vợ trẻ trở nên bà góa, con dại trở nên mồ côi, trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ, tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh” Từ đó đến nay, ngày 27/7 hàng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với đất nước. BBT BBT (Cô M.An – Đại Cương) (P.Linh – CĐ-KT2-10A) BBT

TUYỂN SINH NĂM 2013 - hcmct.edu.vn so 41tr-2_2.pdf · thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức ... cơ sở 1 của trường ... và trường

  • Upload
    buitruc

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tiết mục đơn ca Tổ quốc gọi tên mình Tiết mục Tam ca mùa xuân DK

Tiết mục Tốp ca tổ quốc nhìn từ biển Tiếu phẩm Lời cảnh báo

Đã thành thông lệ, cứ 2 năm một lần hội diễn văn nghệ lại được Sở Giao thông vân Tại tổ chức. Năm nay chủ đề của hội diễn là “Hội diễn ca múa nhạc với an toàn giao thông trong công nhân viên chức – lao động Sở Giao thông Vận tải năm 2013”

Về tham gia hội diễn có 24 đơn vị trực thuộc Sở, gồm 550 diễn viên là công nhân viên chức - lao động. Trường Cao đẳng GTVT tham gia hội diễn với 1 chương trình ca múa nhạc đặc sắc với nội dung “Tổ quốc nhìn từ biển” và 1 vở kịch tựa đề “Lời cảnh báo”. Đã có 55 giảng viên, công nhân viên và HSSV tham gia chương trình.

Sau gần 1 tháng tích cực luyện tập, được sự động viên của Ban Giám hiệu và ban chấp hành công đoàn nhà trường, chương trình công diễn của nhà trường đã thể hiện tốt, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình và mang lại những ấn tượng tốt trong lòng người xem. Kết quả toàn đoàn đạt hạng 3. Ngoài ra còn một số tiết mục khác cũng đạt giải như tam ca “Mùa xuân DK” đạt giải hai, đơn ca “Tổ quốc gọi tên mình” giải ba, múa “Quyết giữ biển đảo quê hương” giải ba, tiều phẩm

“Lời cảnh báo” đạt giải khuyến khích. Đặc biệt trong vở diễn có 2 diễn viên – giáo viên đóng vai Chú Hai chủ nhà trọ (thầy Nguyễn Vũ Thanh

Nhân) và Thím Liên bán chè (cô Nguyễn Thị Thanh Hằng) đạt giải xuất sắc.

Chiều ngày 20/5/2013 chi bộ bộ phận 6 đã kết nạp 05 quần chúng là HSSV vào đảng. Gồm các HSSV: Đoàn Văn Hòa (khoa CNTT), Phạm Thị Mộng Thùy, Vũ Thị Hà Trang (khoa KT), Bùi Thiên Huynh, Hoàng Anh Nguyên (khoa KTXD) đã chính thức đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Các em đã nỗ lực phấn đấu, là

những HSSV ưu tú, đạt quả học kết tập và rèn luyện tốt theo đúng quy định của Đảng bộ nhà trường.

Vào sáng 05/6/2013, Đảng ủy Sở Giao thông vận tải đã tổ chức trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 5 cán bộ đảng viên. Thầy Hoàng Hoài Nam Hiệu trưởng – Bí thư đảng bộ nhà trường vinh dự được trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trong đợt này.

Cũng trong buổi sáng 05/6 Đảng ủy kết hợp với Công đoàn Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức tặng bằng khen cho cá nhân và tập thể có thành tích trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Các cá nhân: Bí thư đảng bộ Hoàng Hoài Nam, phó bí thư đảng bộ Phạm Văn tám, UVBCH đảng bộ Nguyễn Trọng Điệp, bí thư chi bộ 6 Nguyễn Ánh Nguyệt, bí thư chi bộ 1 Phan Huy Đức, bí thư Đoàn TN Nguyễn Thanh Sơn và 2 tập thể là chi bộ 1 và chi bộ 7 được nhân giấy khen của Đảng ủy Sở GTVT.

Các cá nhân: phó khoa ĐC Lê Ngọc Lợi, giảng viên Lưu Hữu Phước, nhân viên Nguyễn Thị Bích Đào và công đoàn trường được nhận giấy khen của Công đoàn Sở GTVT.

TUYỂN SINH NĂM 2013

Năm học 2013-2014 trường Cao đẳng giao thông Vận tải tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu cao đẳng và

522 chỉ tiêu TCCN.

Vào 2 ngày 15 và 16/7 tới đây, trường tổ chức thi tuyển cho 4.486 học sinh có nguyện vọng vào

học hệ cao đẳng của nhà trường tại 4 địa điểm là : cơ sở 1 của trường tại 252 Lý Chính Thắng quận 3,

trường PTCS Lê Lợi quận 3, trường PTCS Trần Quang Khải và trường PTCS Hậu Giang quận 11.

Ngoài 7 ngành truyền thống năm nay trường được phép tuyển sinh thêm 2 ngành là : điều khiển

tự động hóa và khai thác vận tải. Số liệu về tỉ lệ “chọi” của từng ngành như sau:

1) Quản trị kinh doanh : 1/2,9 (100 chỉ tiêu /290 TS đăng ký)

2) Kế toán : 1/2,21 (100 chỉ tiêu /221 TS đăng ký)

3) Tin học ứng dụng : 1/1,1 (50 chỉ tiêu /55 TS đăng ký)

4) Cầu đường : 1/5,945 (200 chỉ tiêu /1189 TS đăng ký)

5) Xây dựng dân dụng : 1/2,67 (150 chỉ tiêu /400 TS đăng ký)

6) Kỹ thuật Ôtô : 1/8,4 (150 chỉ tiêu /1260 TS đăng ký)

7) Kỹ thuật điện : 1/5,59 (100 chỉ tiêu /559 TS đăng ký)

8) Điều khiển tự động hóa : 1/1,59 (100 chỉ tiêu /159 TS đăng ký)

9) Khai thác vận tải : 1/2,8 (50 chỉ tiêu /140 TS đăng ký)

Sau khi có kết quả tuyển sinh nhà trường còn xét tuyển nguyện vọng 2 với 1 số ngành chưa tuyển

đủ chỉ tiêu. Các bạn TS có nguyện vọng vào trường học tập chú ý thời gian đăng ký nguyện vọng 2 để

kịp thời bổ sung hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.

* Thời gian phát và nhận hồ sơ xét tuyển hệ trung cấp chuyên nghiệp từ ngày 01/04/2013 đến

ngày 30/9/2013.

Sáng thứ bảy ngày 8/6/2013 tại Hội trường A, cơ sở 1 đã diễn ra hội thi chung kết “Kế Toán Tranh Tài” lần thứ 2. Với mục đích mang đến cho các bạn HSSV củng cố kiến thức nền tảng, rèn luyện sự nhanh nhẹn và cẩn thận trong tính toán. Cuộc thi cũng là nơi HSSV thể hiện bản lĩnh và khẳng định chính mình.

Sau 3 vòng thi, 2 nhóm CĐ-KT2-10A và TC-KT-11A có cùng số điểm cao nhất là 150 điểm, cả 2 nhóm cùng bước tiếp vào phần thi tranh giải nhất bằng 3 câu hỏi quyết định. Cuối cùng, nhóm đại diện cho tập thể lớp CĐ-KT2-10A đã xuất sắc trả lời đúng 2/3 và giành giải nhất tập thể, nhóm TC-KT-11A giành giải nhì và 2 đội còn đạt giải 3 và 4.

Bến cảng nhà rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Vào Hải Sâm Uy (Liên Xô) Bác về trụ sở Quốc tế cộng sản lấy tên Linốp. Bác học trường bổ túc lãnh tụ của Quốc tế cộng sản 9 tháng. Học xong Bác về làm việc ở Viện nghiên cứu lịch sử phương Đông lấy tên là Linơ (nǎm 1935). Trong các cuộc họp ở đây, người ta thường hay hát.

Bác đến thǎm đoàn ta, Bác bảo: Tất cả người ta hát, sao đoàn ta không hát? Nghe lời Bác, đồng chí Lê Hồng Phong đã sáng tác bài hát "Du kích tiến lên" lời Pháp.

Trong suốt hội nghị, các đoàn hát bài "Du kích tiến lên" của chúng ta. Cũng trong hội nghị này, Bác giới thiệu đồng chí Lê Hồng Phong với Quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản.

Nǎm 1938, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Hồ Quang. Từ Liên Xô đi Thượng Hải, rồi đến Thiểm Bắc đi Tây An. Từ Tây An đến Diên An, Bác đóng vai người đấy xe bò, đi bốn ngày đêm ròng rã đến một trạm liên lạc, các đồng chí Trung Quốc đưa Bác về Diên An. Bác ở Diên An hai tuần lại đi Tây An, sau đó đi Quảng Tây. Ít lâu sau, Bác về Quế Lâm rồi đi Hàm Dương. Từ Quế Lâm, Bác lại đi Tĩnh Tây, rồi trở về Vân Nam (cuối

nǎm 1939). Chưa bắt được liên lạc với Đảng ta, Bác vào

bán sách ở hiệu "Hoa Xuân sinh hoạt". Bán sách ít lâu, Bác vẫn chưa bắt được liên lạc.

Bác vào làm quản lý ở một quán ǎn. Đồng chí Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Quảng Tây (1963), trước làm chủ quán ǎn này, là đầu mối liên lạc giữa Đảng ta và Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng chí cho biết: “Đồng chí Hồ Quang ở đây với tôi vào khoảng 6,7 ngày có gọi tôi vào và nói rằng: đồng chí có biết tại sao khách hàng đến thưa thớt không? Nếu như thế này, thì không bao giờ ai dám đến liên lạc với chúng

ta, vì bọn mật thám nó ngồi ngoài kia, ai đến nó ghi hết. Nhưng nếu khách hàng vào đông, thì bọn này sẽ không ghi nữa đâu? Tối hôm đó chi bộ họp, tôi mang nhận xét của đồng chí Hồ Quang ra thảo luận. Toàn chi bộ đều nhất trí với nhận xét đó Đồng thời bàn cách sửa chữa nấu ǎn ngon hơn, tiếp khách niềm nở hơn. Và quả thật khách hàng lại tấp nập đến ǎn. Bọn mật thám ghi chán mỏi tay, mà không phát hiện được, nên không cần thiết ghi nữa”.

Đồng chí Trịnh Đông Hải tức Vũ Anh, được Đảng cử đi tìm Bác. Đến đây thấy ông Chín Thầu bưng tách cà phê, đã vội ra báo ngay cho đồng chí Hoàng Vǎn Thụ biết là Bác đang ở đây. Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ vào ra ám hiệu. Nhận được ám hiệu, Bác ra vườn hoa Thúy Hồ ở Vân Nam gặp các đồng chí Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lãnh, Vũ Anh, Đặng Vǎn Cáp, v.v... Sau đó ít lâu, Bác gặp các đồng chí Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến tìm Bác bàn việc đón Bác về nước.

Bác đi khắp đó đây để tìm con đường cứu nước cứu dân. Bác là cánh chim hồng

dang rộng cánh bay xa nay quay về tổ.

Viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu vậy anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.

Trước tình hình ấy, tháng 6/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại Xã Phú Ninh, Huyện Ðại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27/7 hàng năm là “Ngày Thương binh” và tổ chức ngay lần đầu tiên trong năm 1947.

Ðúng vào ngày 27/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Thường trực Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc”. Ðầu thư Người viết “Trong khi

Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Ðó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.

Năm sau, ngày 27/7/1948,

trong 1 lá thư dài đầy thương yêu, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe đọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bà mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu qúy của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc làm hại đồng bào”. Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ

họ mất một người con yêu qúy, vợ trẻ trở nên bà góa, con dại trở nên mồ côi, trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ, tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh”

Từ đó đến nay, ngày 27/7 hàng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với đất nước.

BBT

BBT

(Cô M.An – Đại Cương)

(P.Linh – CĐ-KT2-10A)

BBT