24
TRƯỜNG VIT NGTHĂNG LONG BN TIN KHÓA I, NĂM HC 2003-2004

TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

  • Upload
    vuminh

  • View
    217

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG LONG BẢN TIN KHÓA I, NĂM HỌC 2003-2004

Page 2: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 2 -

HÀNH KHÚC TRƯỜNG THĂNG LONG

Nhanh nhanh lên, bạn thân ơi vui đến trường Thăng Long mến yêu

Ta bên nhau, học chăm ngoan cho tiếng Việt mình luôn sinh tồn

Nói tiếng Việt bạn nhé! Viết tiếng Việt bạn ơi!

Cây có cội Sông có nguồn Đừng quên ta con cháu Tiên Rồng! Hoàng Vi Kha

Page 3: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 3 -

‘Tiếng Việt còn, Nước Việt còn’

cô Huyền Thấm thoát 19 năm trôi qua từ ngày Hội Văn Hóa Việt Nam vùng Hoa Thịnh Ðốn (Vietnamese Cultural Society of Metropolitan Washington) thành lập trường Việt Ngữ Thăng Long (TVNTL). Những khó khăn của buổi ban đầu không tự động biến mất theo năm tháng. mà do thành qủa của sự cố gắng từ phía các thầy cô, ban điều hành, phụ huynh và con em chúng ta. Chúng tôi xin đại diện để nói vài lời sau đây về vai trò của từng thành viên trong trường Việt ngữ Thăng Long: Các em học sinh là những thành viên quan trọng nhất của trường, không có các em đi học thì trường dù có nổi tiếng dạy hay cỡ nào cũng không tồn tại được. Có lẽ các em chưa ý thức được vấn đề bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ tiếng Việt. Nhưng các em đi học vì muốn vui lòng cha mẹ hoặc vì bị bắt buộc hoặc vì bất cứ một lý do nào khác. Xin ghi nhận các em là người hy sinh và cố gắng nhiều nhất. Chịu khó dậy sớm vào mỗi sáng thứ bảy tới trường để học tiếng Việt. Trong khi giờ đó các em có thể ở nhà coi cartoon hay ngủ nướng thêm một chút. Các em đã chịu khó cặm cụi làm bài tập vào mỗi tối thứ sáu hay vào tối chủ nhật thay vì các em có thể coi tivi. Về phía thầy cô, chúng tôi cố gắng sắp xếp chương trình học để phù hợp với trình độ các em như : Lớp mẫu giáo, học sinh sẽ được học nói, hiểu, đọc, và viết. Lớp ba, lớp bốn các em sẽ học thêm môn lịch sử, địa lý, viết luận văn. Mặc dù những Thầy Cô trong ban giảng huấn không ai thật sự có bằng sư phạm tại

Mỹ, nhưng tinh thần phục vụ và sự nhiệt tâm của Thầy Cô đã chiêu cảm được học sinh. Mặt khác, ban giảng huấn luôn luôn tìm kiếm những phương pháp mới để áp dụng vào chương trình giảng dạy. Chúng tôi vẫn thường cân nhắc rằng mình đang dạy các em người Mỹ gốc Việt để có thể hiểu và thông cảm cho các em hơn. Có lẽ phương pháp hữu nhất là tạo điều kiện cho nhiều Thầy Cô được tham dự khóa huấn luyện sư phạm tại California. Trong việc điều hành, TVNTL đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh được những thiếu sót và vụng về. Chúng tôi ước mong được tiếp nhận sự đóng góp từ tinh thần đến vật chất của quý phụ huynh để cho chương trình dạy tiếng Việt ngày càng tốt đẹp hơn. TVNTL rất cần quý anh chị và quý phụ huynh tham gia trong ban giảng huấn, để chúng ta có cơ hội mở thêm các lớp học mới. Một điều khó làm nhất cho ban giảng huấn là phải từ chối không nhận thêm học sinh vì chỗ ngồi mỗi lớp có giới hạn. Phụ huynh học sinh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc học tiếng Việt của các em, vì thời gian tại trường chỉ có hai tiếng rưỡi, nên các em rất cần được phụ huynh khuyến khích, nhắc nhở nói tiếng Việt ở nhà, giúp đỡ, chỉ dạy các em làm bài và học bài. Không thể thiếu vai trò của phụ huynh trong công việc bảo tồn nguồn gốc, văn hóa Việt Nam cho thế hệ tương lai trong chiều hướng” Về Nguồn và Hội Nhập Văn Hóa Việt Nam Thích Nghi Với Ðời Sống Hải Ngoại.”

Page 4: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 4 -

Nhu cầu theo học tiếng Việt để tìm hiểu về văn hóa dân tộc ngày càng phát triển. Nó là một gạch nối giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ. Phụ huynh càng ngày càng nhận thức sự cần thiết để duy trì nền tảng tình cảm gia đình và nếp sống theo truyền thống của người dân Việt. Ngày khai giảng khóa mùa Thu năm nay có năm học sinh ngoại quốc ghi danh học tiếng Việt. Chúng tôi rất xúc động khi nghe một học sinh nói câu: “I want to learn Vietnamese so I can communicate to my in-law family when I travel to Viet Nam next summer”. Một phụ huynh đã phát biểu ý kiến với chúng tôi rằng: “Người Mỹ còn muốn tìm hiểu về ngôn ngữ và phong tục của nước Việt Nam, mình là người Việt Nam mà không

cho con đi học, đó là một thiếu sót. Tôi thật cám ơn quý Thầy Cô đã tạo cơ hội cho tôi được mang con đến đây học tiếng Việt.” Bao nhiêu vất vả của ban giảng huấn, từ việc soạn bài, chấm bài, đứng lớp, khiêng bàn ghế, lau chùi lớp học, lau phòng vệ sinh ... đã tan biến và thay vào đó bằng hình ảnh vui tươi của quý phụ huynh, và học sinh. Những ý nghĩ tốt đẹp trên ở mãi trong tâm khảm của chúng tôi. Tất cả mọi sự cống hiến này xin gởi gấm đến thế hệ tương lai: mầm non và tương lai của đất nước. Tất cả xin vì “Tiếng Việt còn, Nước Việt còn”.

Page 5: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 5 -

Cảm Nghĩ của Một Phụ Huynh

Nguyễn Tự Trọng Từ non một năm nay, “mái ấm” của vợ chồng chúng tôi và hai cháu nhỏ có sự thay đổi lớn. Bà nội các cháu về chầu Trời rồi nên mỗi tối thứ sáu nhà chúng tôi không còn là chỗ hội họp ăn uống của đại gia đình nữa. Thoạt đầu, chúng tôi tưởng sẽ vắng hẳn tiếng người đi nhưng trái lại còn ồn ào hơn trước. Chẳng là từ sau Tết, chàu Linh và Lực bắt đầu học lớp tiếng Việt tại trường Việt Ngữ Thăng Long mỗi sáng thứ bảy, nên tối thứ sáu trở thành tối ‘cả nhà làm homework tiếng Việt’. Bẵng đi khá lâu tôi không đánh vần tiếng mẹ đẻ nên cứ quen mồm ‘ê, bi, xi’ nên hay bị vợ tôi sửa lưng. Ngược lại, nàng luôn phải hỏi tôi về dấu hỏi, dấu ngã vì tôi là ‘Bắc kỳ thứ thiệt’. Các cháu vừa làm bài vừa kể chuyện trong lớp rất vui. Chúng tôi để ý là các cháu rất thích thú vì có bạn cùng lớp thuộc nhiều lứa tuổi. Linh thích kể chuyện các bạn đặt câu rất buồn cười, còn Lực hay kể chuyện các bạn và Thầy Cô. Có lần Linh kể chuyện một bạn đặt câu với chữ ‘nằm mơ’ là ... “Ðêm qua em nằm mơ thấy bà điên’ thay vì ‘bà tiên’ làm cả nhà cười nôn

ruột. Lực vì bé nhất lớp, nên có lần chơi ‘Jeopardy’, Lực được các bạn cho làm ‘team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các cháu học tiếng Việt. Có lúc anh ‘quá đà’ đã dạy Lực cả câu ca dao ‘Con gà cục tác lá chanh - Con lợn ủn ỉn ... “ Tôi giật cả mình khi Lực ra đố tôi có biết tại sao “Con chó nó phải xin bà đi chợ mua cho nó đồng riềng không?” Tôi vội vàng hỏi lại anh Cả có kể chuyện cho cháu nghe chuyện Bác hay la cà ở ngã ba Ông Tạ lúc Bác còn ở VN khong. May quá là không, hú vía. Thỉnh thoảng, ông chú vợ tôi ở gần đấy cũng sang chơi với trẻ con. Ðấy là dịp để anh Cả tôi và tôi nhờ ông giảng giải cho những từ Hán Việt tìm thấy trong sách. Tôi không ngờ mới xa xứ có hơn mười mấy năm, mà chúng tôi đã quên nhiều tiếng Việt và điển tích đến thế. Có khi các cháu hỏi tôi: “Bố có biết mẹ là ở đâu?” vì các cháu phản dịch tiếng Mỹ “Dad, where is Mom? “ mà chúng tôi cũng không để ý. Bây giờ được xem sách các cháu mang về mới thấy là chính người lớn mình nói tiếng Việt bắt đầu lai lối Mỹ rồi.

Page 6: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 6 -

Dạo gần đây, các cháu thích học tiếng Việt thấy rõ. Mấy hôm bị bão tuyết, trường phải đóng cửa, các cháu phải ở nhà đâm chán, hay càu nhàu. Tôi hỏi ra mới biết là các cháu nhớ bạn và nhớ Thầy Cô. Tôi định giở sách ra nhưng các cháu không thích, chỉ thích kể chuyện ở trường thôi. Linh kể có một hôm, cô giáo hăng say giảng bài quá, quên mất nhìn đồng hồ. Lúc ấy đã 12:00 giờ, một bạn trai gấp sách đi thẳng ra cửa, cô giáo giật mình hỏi nhanh: “Ði đâu vậy?” Em trả lời: “Ði về, 12:00 giờ rồi”. Cả lớp được một trận cười. Nhưng Linh nhanh chóng thêm: “Mình không nên làm như vậy với Cô giáo”. Tôi cám ơn các bạn trẻ trường Việt Ngữ Thăng Long vô cùng, không những các

bạn dạy chữ Việt cho các cháu, mà các bạn còn dạy cả đức dục cho các cháu nữa. Có hôm tôi đưa các cháu đến trường sớm, ngỡ là chưa có ai. Lực vào ngay hội trường và quay ra, rạng rỡ báo cho bố: “Thầy Ðạt đến rồi!”. Tôi thật cảm động, thời thì rét, phòng còn lạnh, mà các Thầy Cô đã dọn dẹp bàn ghế sẵn sàng cho lớp mẫu giáo tự bao giờ. Các cháu để ý và bảo với nhau rằng, các Thầy Cô mỗi khi giáp mặt phụ huynh ở hành lang đều gật chào trước và vui vẻ tiếp đón. Tôi nghĩ con cháu chúng ta sẽ học được gương chăm chỉ và lễ phép từ các bạn trẻ có lòng và vui vẻ của trường Thang Long. Uớc mong các bạn đưọc nhiều sức khỏe và nghị lực để tiếp tục hướng dẫn các cháu.

Page 7: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 7 -

Cảm Nghĩ Của Một Người Dạy Học

cô Tín Cũng như bao nhiêu chuyện tình cờ khác. Tình cờ tôi đi dạy học! Mới đầu tôi cho chuyện đi dạy tiếng Việt như là một thú tiêu khiển, nhưng qua một khoá dạy, nó biến thành một công việc đầy trách nhiệm hồi nào tôi không hay biết. Mỗi tối thứ sáu thay vì nghỉ ngơi coi tivi hay coi film truyện hay đi chơi tôi lại cặm cụi chấm bài, soạn bài. Sáng thứ bảy dạy sớm đi dạy không ngủ nướng. Trước khi đi dạy, tôi nghĩ sẽ đem hết những tuyệt chiêu để phạt học trò như: khẽ tay vì chữ viết xấu, phạt đứng cuối lớp vì nói chuyện, phạt qùi gối vì không làm bài tập, phạt úp mặt vào tường vì viết chính tả nhiều lỗi như tôi đã từng bị hồi còn nhỏ. Nhưng khi đi dạy rồi tôi mới biết là khó mà phạt các học trò của tôi. Vì các em đa số sinh ra ở Mỹ chịu một nền giáo dục hoàn toàn khác biệt với nền giáo dục “thương cho voi cho vọt “ của thời tôi. Các em đi học tiếng Việt vì bị bắt buộc hoặc vì vâng lời cha mẹ. Thật sự có nhiều em không nghe hiểu tiếng Việt. Nhìn những khuôn mặt ngơ ngác của các em khi tôi nói tràng giang tiếng Việt để giảng cho các em nghe những từ Hán Việt y như bầy chim sẻ vừa xà xuống sân để chơi thì nghe tiếng chân người hoảng sợ bay lên Tôi đành thay đổi chiến thuật: “muốn còn đi dạy thì phải yêu lấy trò”! Tôi bắt đầu bằng phương thức gợi lòng tự tôn, tự ái của các em. Nói cho các em hiểu việc học tiếng Việt như học biết thêm một sinh ngữ. Biết thêm một sinh ngữ luôn luôn là một điều tốt, vì khi học sinh ngữ đòi hỏi sự chăm chỉ trau giồi chứ không phải nhờ vào trí thông minh. Điều này làm cho bộ não phải làm việc, và các nếp nhăn trong não ngày một nhiều hơn. Không phải các nhà học giả có những bộ não nhiều nếp nhăn hơn chúng ta sao? Học các sinh ngữ khác khó hơn vì không có cơ hội thực tập, còn đây các em có cả một đại gia đình và cộng đồng người Việt giúp đỡ. Tôi nói cho học trò tôi biết không có sự xấu hổ nào bằng muốn ăn phở, bún riêu, hủ tiếu, bánh bèo, mà khi tiệm ăn Việt Nam lại không biết gọi và đọc món ăn! Tôi thường đùa với các học trò tôi: “tiếng Việt phong phú lắm, từ ghép dạy dỗ thật là đúng với môi trường này”. Như là cô Hảo đi dạy lúc nào cũng mang theo kẹo, bánh để dụ học trò đi học đều, để dụ học trò làm bài sẽ có thưởng! Không có ngôn ngữ nào mà nhiều âm thanh và dấu như tiếng Việt, chỉ một chữ “a” nếu cho đủ năm dấu vào thì dịch mệt nghỉ ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Chưa kể âm điệu và giọng Bắc, Nam, Trung hòa hợp vào. Vội vàng cho tờ báo kịp ra vào đúng dịp kết thúc khóa học mùa thu, tôi chỉ có vài lời hy vọng một ngày đó học trò tôi dù thích các thể loại nhạc trên thế giới nhưng nếu có nghe đâu đó một câu ru: “à ơi, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi, khó đi mẹ dắt con đi, con thi trường học, mẹ thi trường đời” các em sẽ thấy bài ru này hay hơn tất cả những bài ca được viết từ các nhà nhạc sĩ ngoại quốc đại tài!

Page 8: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 8 -

CHÚNG EM VIẾT Một số bài viết của các em học sinh lớp 4 trong khóa vừa qua

Tâm Nguyễn

Lớp 4

ÁO EM CÀI HOA TRẮNG

Câu chuyện này được viết lại với sự hồi tưởng của tác giả trong nỗi niềm nhớ

thương mẹ.

Lúc nhỏ cậu ấy không được đi học như các cậu bé khác vì mẹ cậu bị bệnh nặng và

bà muốn cậu luôn luôn ở bên cạnh. Ba cậu thì không đồng ý điều đó: vì đến lứa tuổi đó,

là người ta đã vào lớp tư rồi. Vì vậy mà mẹ của cậu quyết định dạy cậu ấy ở nhà bằng

cách viết các chữ cái lên tấm bìa cứng và sau đó là cuốn vần. Cậu đã học được rất nhiều

điều từ cuốn vần quí báu đó. Nhưng dạy được đến chữ q “con nhỏ quét nhà” thì mẹ của

cậu bị trở cơn bịnh nặng. Trong thời kỳ tái phát đó, bà từ trần. Sau khi bà mất được hai

tháng thì cậu được ba cho đến trường nhập học vào lớp năm. Mặc dù cậu không theo kịp

các bạn cùng tuổi, nhưng điều duy nhất cậu nhận ra rằng ba của cậu dịu dàng và ân cần

chăm sóc cậu, trân trọng những kỷ niệm của cậu và mẹ hồi xưa, ngay cả bây giờ và mãi

mãi về sau.

Chính những kỷ niệm êm đềm ngày xưa bên cạnh mẹ, lòng kính trọng yêu thương

trước sự dạy dỗ của người cha, đã là hành trang cho cậu thành công trên đường đời.

Page 9: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 9 -

Phạm Quỳnh Vi

Lớp 4

CON MÈO CỦA EM

Từ nhỏ tới bây giờ lúc nào em cũng ao ước được nuôi một con mèo. Thành ra

nếu bố mẹ cho phép, em sẽ chọn một con mèo mà em thích.

Nó sẽ là một con mèo màu trắng, có hai con mắt tròn xoe màu xanh da trời thật là

đẹp. Có cái mũi nhỏ màu hồng nhạt, cái miệng của nó có mấy sợi râu dài – nó sẽ kêu

“meo meo” mỗi lần tới cạnh em, và đôi tai vểnh lên mỗi khi em gọi nó. Thân hình của nó

được bao phủ bởi một bộ lông mềm mại, trắng như tuyết. Em sẽ dùng cái lược nhỏ để

chải lông cho nó để cho lông của nó lúc nào cũng óng mượt. Cái đuôi dài của nó sẽ ve

vẩy vào chân em mỗi lần em vỗ nhẹ vào đầu của nó. Mỗi lần nó đi thật nhẹ nhàng trên

bốn cái chân của nó, có điều em sợ nhất là những móng nhọn của nó sẽ cào vào người và

đồ đạc của em. Con mèo luôn luôn đi nhanh nhẹn và im lặng. Mèo là một con vật rất

lanh trí nhưng đôi khi nó lại rất lười biếng. Nó chỉ muốn nằm nhắm mắt và thích người

ta vuốt ve bộ lông của nó. Nó cũng thích liếm mặt và lấy chân của nó chùi mặt; có lẽ đây

là một cách làm đẹp của mèo.

Em thích con mèo của em phải ngoan, dể dạy và thông minh để biết nghe lời của

em. Em sẽ mua đồ chơi về cho nó chơi suốt ngày, nó sẽ mừng rỡ khi thấy em tới gần.

Nếu em có được con mèo như vậy thì em sẽ đặt tên cho nó là “Thi Thi” rồi em sẽ mua

cho nó một cái vòng đeo cổ có những cái chuông nhỏ để cho em biết con mèo của em nó

đang ở đâu.

Page 10: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 10 -

Nguyễn Phước

Lớp 4

Hôm nay trường học của em tổ chức đi Field Trip.

Em đi xem “Air and Space Museum” ở Hoa Thịnh Đốn bằng xe bus của trường.

Ở đây, em xem nhiều loại máy bay và trực thăng khác nhau. Nơi này, em thấy nhiều kim

loại, đồ bằng thép và cách sử dụng không khí. Cái máy mà em thích nhất là Tàu Vũ Trụ

Con Thoi. Em thích nhất cái này bởi vì em thích học Môn Chiêm Tinh. Khoảng 11:30,

em cùng các bạn đi ăn trưa. Sau đó chúng em và cô giáo tiếp tục đi xem máy móc ở nơi

này. Tiếp theo đó, chúng em phải đi xe bus trở về trường. Field Trip của em tuy ngắn,

nhưng rất vui.

Page 11: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 11 -

CHÚNG EM VIẾT

Một số bài viết của các em học sinh lớp 3 trong khóa vừa qua

Ngày lễ ma Vào ngày lễ ma, em hoá trang làm bà thầy bói. Bố em giả làm con ma. Vào khoảng 6 giờ tối em đi ra khỏi nhà tới nhà nào có đèn sáng ngoài cửa và những nhà có trang hoàng để xin kẹo. Em thấy có nhà gỉa làm khói phun ra ở lối đi vào nên em không thấy rõ cửa. Có hai nhà để nhạc rất là huyền bí. Cạnh nhà bạn em là một nhà trang hoàng nhiều đèn đủ màu. Đi một hồi túi đựng kẹo của em thật là nặng. Em đếm được 60 cái kẹo. Năm nay em xin được nhiều kẹo hơn năm ngoái. Năm sau em muốn làm bà tiên. ( Nguyễn Khánh Linh) Halloween Trời vào tối con đi xin kẹo con thấy nhiều người hóa trang là ma, phù thủy, công chuá, thú vật và nhiều thứ khác nữa. Đồ hóa trang của con là bà phù thủy, em gái con mặc đồ công chúa. Con thấy có nhiều bí đỏ có khoét mặt được trưng bày trước cửa nhà hàng xóm con. Mấy bạn con mặt áo hề. Con xin được nhiều kẹo lắm gần 100 cái. Halloween là ngày lễ con thích nhất. ( Đinh Diễm Hân) Một ngày của con Hàng ngày sau khi tan trường con về nhà ông bà ngoại. Con nghỉ một lát rồi con làm bài tập. Làm xong bài một chút con coi tivi. Khi bố mẹ đi làm về qua đón con với lại Khang về nhà ăn cơm chiều. Sau bữa cơm, con tập đàn độ một tiếng rồi con đi tắm trước khi đi ngủ. Buổi sáng con thức dậy bảy giờ. Con đánh răng, rửa mặt rồi mặc quần áo trước khi xuống nhà dưới ăn sáng. Đến tám giờ bốn mươi lăm, bố con đưa con đi học. (Phạm Cường) Gia đình em Gia đình em có năm người cộng cả em. Bố thông minh hơn em vì bố chịu khó. Mẹ nấu ăn ngon như là canh giò, cơm với thịt sườn, phở và cơm với canh. Em có hai em trai. Tên là Huân và Thụy. Thụy thích chơi Gamecube. Huân chưa biết nói chuyện vì Huân autistic. Em thương gia đình em và gia đình em cũng thương em lắm! (Vương Bảo)

Page 12: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 12 -

O VỀ KHÓA HỌC VỪA QUA? Mỗi học kỳ, trường Thăng Long có làm những cuộc tham khảo ý kiến từ quý phụ huynh

và cả các em học sinh để ngỏ hầu làm tốt hơn công tác giảng dạy cho thầy cô và nhà

trường. Tất cả mọi ý kiến đóng góp đều được trân trọng ghi nhận. Vì vậy, trường Thăng

Long luôn hy vọng sẽ tiếp tục được những sự chỉ giáo quý báo của quý phụ huynh cũng

như những cảm tưởng tuy rất đơn thuần của các em học sinh nhưng lại có giá trị bổ ích

cho cách giảng dạy tại trường.

Lớp 1 Please comments on two things you liked about this class: - The teacher and the classmates - I like the class because I get to learn more Vietnamese. I also like it because we didn't use the text book. - dictation - classmates and clarity - Homeworks and teachers - Teachers + people - Homework - The first thing is I get every anyone says and it is not to hard - The teacher brought candy. We got good books. - Teacher and recess - Because it's fun! and I like my teachers. - The teacher was nice and I learned a lot more Vietnamese and I understand everything.\ - Get to enhance my Vietnamese language skills. Kid of fun. - I can talk to my friends. I can learn Vietnamese. - I learned a lot. I like my teacher. - The teachers were nice and the homework was easy. Please comments on two things you disliked about this class: - I dislike nothing. - I don't dislike anything. - Too early in the morning, I need more sleep. Sometimes hard. - Nothing - Because we get kicked out when you miss 3 classes. - Work and it's too long.

Page 13: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 13 -

- Homework. Short recess. - I did not like anything. - Woking up at 7:00 am. It is on a saturday! - Nothing - Hard test. Hard test. - Too many students for one room. - I disliked the ribbons and the decorations.

- Ribbons and small chairs.

Lớp 3 - Good teachers - Good games - Class starts too early. - Class is too noisy. - This class was fun and people were funny too. - There were actual work. - I like when we read the new poems and had free time. - The things that I did not like were the worksheets and when we had to talk in Vietnamese. - Sometime too much homework - Nice teachers - The focus on expanding vocabulary - The material/worksheets we're been getting (dislike) - Having a quiz on material we just got every week. (dislike) - This class was great because the activities and easy learning. - I need more break time to eat.

Lớp Đặc Biệt I am really enjoying this class: the instructors are very knowledgeable and helpful, and I'm learning a lot! Steph I had been searching for a convenient and structured way to learn Vietnamese and was very lucky to find this class. The best part of my experience has been the patience and high quality of instruction from the teachers. Carla

Page 14: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 14 -

Trái Tim Việt Nam thầy Kha

Khi đọc cái tên "Moore, Patrick" và nhìn anh, tôi cứ nghĩ anh phải là người Phi,

hoặc một sắc dân nào đó rất khác tôi

- I am Vietnamese

Thay vì theo thông thường trong mọi cuộc gặp gỡ đầu tiên, người ta sẽ luôn mở

đầu bằng: "How do you do" hoặc "It's nice to meet you, my name is Patrick" nhưng

Patrick lại bắt tay tôi và đó là câu đầu tiên anh nói cùng tôi. Tôi ngạc nhiên thú vị, và

thầm nghĩ, Patrick mang trong người hai giòng máu khác nhau. Nhưng sau đó, tôi mới rõ

là mình đã lầm. Patrick không là kết hợp của hai giòng máu Mỹ Việt. Trong người anh

lưu chảy giòng máu thuần túy Việt nam. Nhưng anh lại không biết một chữ tiếng Việt, và

không có một nét nào từ vóc dáng, gương mặt đến cử chỉ, thái độ để có thể gọi là Việt

nam. Thế mà, Patrick lại là người Việt nam và điều đáng nói nhất, anh tự nhận anh là

người Việt nam.

Buổi sơ giao chỉ có vỏn vẹn vài phút ngắn ngủi, cho nên tôi không có dịp tìm hiểu

hơn về Patrick. Nhưng vài tuần sau, tôi được Carol, một bà Mỹ phụ trách văn phòng nhân

sự cho biết, Patrick vốn là một đứa trẻ được bố mẹ người Mỹ "adopt" khi anh ta khoảng

một hai tuổi. Ông bà Moore đã "nhặt" Patrick từ vòng tay chối bỏ của một bà mẹ

Việt nào đó. Khi biết rõ điều này, tôi chợt thấy gần gủi với Patrick nhiều hơn. Hóa

ra, Patrick không từ bỏ Việt nam, mà ngược lại, nếu nhìn như góc nhìn của Patrick, thì

chính anh ta mới là người bị chối bỏ từ người Việt nam. Tôi đã hiểu tại sao đã có một

khoảng thời gian rất dài, Patrick không muốn nghe đến hai chữ "Việt nam". Điều gì làm

Patrick thay đổi. Một hôm, nhân lúc trò chuyện thân mật, tôi đã hỏi, và anh đáp:

- Việt nam và cá nhân tôi không có vấn đề gì cả. Nếu nói về hận, tôi chỉ có thể

hận người bỏ rơi tôi. Đất nước Việt nam không bỏ tôi. Và điều quan trọng hơn hết, dù

bên ngoài tôi có nhìn như một người Mỹ, nhưng bên trong của tôi, trái tim tôi vẫn là trái

tim Việt nam.

Nghe Patrick nói, lòng tôi hân hoan la.. Tôi đã gặp một vài chối nhận. Chẳng lẽ

nhìn nhận tổ quốc Việt nam là một điều gì đó nhục nhã lắm chăng mà tại sao lại có không

Page 15: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 15 -

ít người mặc nhiên chối bỏ. Mặc cảm nghèo nàn? Mặc cảm quê mùa? Nghèo nàn và lạc

hậu đó không là điều khiếm nhục. Người ta vẫn thường luôn cúi đầu cảm phục cái chính

nghĩa cho dù cái chính nghĩa đó đến từ một chiếc áo rách với cái nón rơm đạm bạc, rẻ

tiền, hay đến từ một trái tim nằm trong thân thể xanh xao, gầy đói. Việt nam còn nghèo,

còn lạc hậu, chậm tiến, nhưng Việt nam có cái đẹp của một dân tộc có chính nghĩa, có

nền văn hóa trãi dài và tồn trại qua nhiều thiên niên kỷ. Việt nam còn nghèo, còn lạc hậu,

đói kém, nhưng Việt nam cũng như mọi cường quốc khác, có một nét đẹp riêng. Nét đẹp

không thể bình phẩm bằng hình hài bên ngoài, mà chính ở nội hàm sung mãn qua bao

nhiêu thời đại. Cái đẹp mà chúng ta gọi là "Quê hương" - và chỉ có người của xứ sở đó,

mới cảm nhận được hoàn toàn hương sắc, mùi vị đặc trưng, đặc thù, của miền quê ho..

Và, Việt nam, ở nơi đó, dù còn nghèo, còn chậm tiến, nhưng dọc dài từ Mống Cái tới Mũi

Cà mau, theo cùng năm tháng của lịch sử, là những tranh đấu, khai phá, dựng xây đầy tự

hào trãi qua bao thế hệ, mà có khi, ở vài khúc sử, là những hiện tượng, biến động khiến

toàn thế giới phải biết đến.

Tình yêu chân chính bao giờ cũng bộc phát từ tấm lòng chân thật và gần như là vô

điều kiện. Yêu quê hương cũng vậy. Nếu chỉ yêu Việt nam, khi Việt nam giàu mạnh thì

đó có thể gọi là tình yêu quê hương không? Chối bỏ quê hương bởi cho rằng ở nơi đó có

nhiều tủi nhục, có nhiều tệ nạn? Tổ quốc không bao giờ sai, chỉ có con người mới làm

điều sai. Bởi tổ quốc như một bà mẹ, chỉ biết ngày qua ngày là nuôi dưỡng, ban phát cho

con người tất cả tài nguyên, như một đời mẹ chắt chiu từ thể xác đến tinh thần, cạn sạch

cho con cái. Cho nên, không bao giờ trách được tổ quốc, ghét bỏ tổ quốc, hoặc đổ lỗi cho

tổ quốc. Tất cả, mọi sai lầm, mọi nhục, vinh đều đến từ con người, do con người tạo ra tất

cả. Bất cứ một công dân trong một quốc gia nào cũng phải nhận biết rõ điều khác nhau

giữa quê hương, đất nước và con người, hay hệ thống chính quyền. Người ta có thể và có

quyền ghét bỏ hoặc tẩy chay tập đoàn chính phủ, hoặc không nhìn nhận một cá nhân hay

tổ chức nào đó của một quốc gia. Nhưng không ai có thể gọp cá nhân, chính quyền, vào

chung với tổ quốc để rồi ghét bỏ. Đó là một việc làm rất ấu trĩ. Vì vậy, trong lòng tôi, dù

có phải sống xa Việt nam, dù có mang quốc tịch nào đi nữa, tôi vẫn luôn hướng về Việt

nam và nhìn nhận đó là nơi tôi sung sướng sinh ra và khao khát cho một ngày nằm

xuống. Bởi dù ở đây, trong hằng ngày, tôi phải nói tiếng người, viết tên của tôi theo lối

Page 16: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 16 -

viết của người, sống theo tập quán, xã hội của người, và hít thở không khí của người,

nhưng trái tim tôi vẫn mãi mãi là trái tim Việt nam.

Nhìn vào Patrick hay những người trẻ như anh, có lẽ không ít người cho rằng,

Patrick là người "mất gốc". Tôi thì không nghĩ vậy. Nếu một người không biết nói tiếng

Việt, không am hiểu văn hóa Việt, tóm lại không có chút gì là Việt nam, thì bị cho là mất

gốc, thế còn trái tim của họ thì sao? Hình hài bên ngoài, ngôn ngữ đang nói, lối sống

đang theo, rất không Việt nam, nhưng, bên trong, họ luôn tự nhận họ là người Việt nam,

như thế có là "mất gốc" không? Tôi cho rằng không. Mọi sự việc trên đời đều do "tâm"

sanh ra và lý trí suy xét. Nếu, Patrick, hay những người bạn trẻ sanh ra, lớn lên tại hải

ngoại, hoặc vài thế hệ sau ở hải ngoại, còn nói "I am Vietnamese", dù nói bằng tiếng

Anh, tiếng Pháp, hay bất kỳ ngôn ngữ nào đi chăng nữa, thì họ vẫn mãi "Là Người Việt

nam", vì họ không chối bỏ Việt nam - nơi xuất xứ của họ - và vì vậy, họ không "mất

gốc." Kẻ mất gốc chính là những ai cố tình không nhìn nhận xứ xở của mình. Tôi tin

rằng, khi thốt ra câu nói "I am Vietnamese", trong lòng Patrick không hề lấy đó là niềm

xấu hổ. Thời gian, môi trường sống, có thể làm thay đổi hình dạng con người, và nền nếp

sinh hoạt của ho.. Tuy thế, chỉ cần biết rằng, họ còn nhìn nhận Việt nam, thì dù họ tóc

vàng, mắt xanh, dù họ không thể nói tiếng Việt, trái tim của họ vẫn là trái tim Việt nam.

Và, từ đây và trãi về sau, hễ vẫn còn đó những trái tim Việt nam thì sẽ vẫn còn đó những

băn khoăn, suy tư, lo lắng và cống hiến cho Việt nam. Điều này thì tôi đã gặp qua không

ít từ những bạn trẻ mà tôi có dịp sinh hoạt chung.

Chúng ta, những người đi trước, hẳn nhiên bao giờ cũng muốn truyền đạt lại thế

hệ đi sau, nơi xứ người, những gì mà chúng ta gói gọn trong hai chữ "quê hương." Có

thể nói, chúng ta thường đòi hỏi nhiều hơn, chứ không đơn thuần một trái tim Việt nam.

Chúng ta muốn họ phải biết tiếng Việt, giữ tiếng Việt, theo phong tục Việt. Hãy thử phân

tích vấn đề để chúng ta có thể đi đến giải pháp. Có hai trường hợp:

1. Người Việt nam thuần túy (Cha Việt, mẹ Việt) nhưng xa Việt nam từ thủa bé

hoặc sinh ra, lớn lên ở xứ người

2. Người Việt nam mang hai giòng máu. Có thể là hoặc cha, hoặc mẹ không là

người Việt nam, và cũng có thể tiền nhân, tổ tông của họ là người Việt nam (ở điểm này,

nếu nhìn thế hệ con cháu chúng ta ở hải ngoại thêm vài thế kỷ về sau, rất có thể có những

người Mỹ nhưng tổ tông lại là người Việt)

Page 17: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 17 -

Tôi không muốn phân tích vấn đề với những ai cố tình chối bỏ tổ quốc, nguyên

quán, mà chỉ muốn nhìn sâu vào hai khía cạnh trên, để có thể hoặc cảm thông, hoặc nhìn

nhận những người như Patrick.

Đối với những em bé lớn lên tại Mỹ, hoặc rời Việt nam khi còn quá nhỏ, hẳn

nhiên, trong các em hoàn toàn không có khái niệm gì về Việt nam. Trước hết hãy định

nghĩa về quê hương. Có người cho rằng "Gia đình ở đâu thì quê hương ở đó." Ý tưởng

này cũng không hoàn toàn sai khi thử áp dụng vào trường hợp này. Thật vậy, nếu hỏi một

ai đó về quê hương, câu trả lời lúc nào cũng không thiếu "quê hương là nơi tôi sinh ra,

lớn lên" (gia đình), "quê hương là nơi tôi có mẹ cha, có người thân, bạn bè". Vậy thì đối

với các em ấy, chẳng phải xứ sở này là nơi các em sinh ra và lớn lên hay sao? Ở một định

nghĩa khác về quê hương "đó là nơi có mồ mã của ông bà tổ tiên." Tôi băn khoăn. Câu

nói này căn cứ trên tình yêu hay trên đạo lý. Nếu đó là suy nghĩ từ đạo lý thì đôi khi, đạo

lý là điều áp đặt phải theọ Chúng ta không muốn áp đặt. Chúng ta muốn tình yêu quê

hương đến với các em thật tự nguyện, thật tự nhiên. Tình yêu và lý trí là hai điều khác

nhau. Tình yêu dễ dàng có đối với những gì gần gủi, tức có thật chung quanh chúng ta.

Bảo một ai đó, đi yêu thích điều mà họ chưa bao giờ thấy thì thật là khó, huống chi, đi

yêu những người chưa bao giờ gặp mặt, hoặc đã quá cố từ lâu. Ở đây, tôi không nghĩ đó

là tình yêu mà là sự chấp nhận trên nền tảng đạo đức mà thôi. Các em có thể nói "yêu

Việt nam" chỉ vì một mớ giải thích rất logic, rất đạo lý, nhưng trong trái tim các em,

không hề có ý niệm thế nào là tình yêu quê hương Việt nam. Một định nghĩa khác về quê

hương qua một bài thơ phổ Nhạc mang tên "Quê Hương" của Ddỗ Trung Quân, rất được

nhiều người biết đến. Trong mỗi một câu thơ là một định nghĩa về quê hương. Chẳng

hạn.

Quê hương là chùm khế ngọt,

Quê hương là đường đi học,

Quê hương là con diều biếc

Quê hương là cầu tre nhỏ

Quê hương là đêm trăng tỏ

Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, hay đêm trăng tỏ với hoa cau nở

trắng ngoài hè, là những hình ảnh, sự việc không chỉ riêng ở Việt nam mới có, hoặc có

nét riêng của Việt nam. Nhưng sỡ dĩ, chúng ta yêu thích bài thơ này, là vì mỗi câu thơ

Page 18: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 18 -

cưu mang một hình ảnh gần gũi với quê hương chúng ta. Gần gũi là vì chúng ta có sự

rung cảm và rung cảm được là vì ít hay nhiều, chúng ta cũng đã từng sống với những

hình ảnh như thế trên quê hương chúng ta. Cho nên "Quê Hương" qua Đỗ Trung Quân, là

tất cả những nơi chốn, sự vật, con người, khung cảnh, mà chúng ta đã gắn bó, hay có một

đoạn đời sống cùng. Bây giờ, đem bài thơ mà chúng ta rất thích ấy, thậm chí có thể cho là

tràn đầy hình ảnh của quê hương Việt nam, cho các em bé sinh ra, lớn lên tại đây đọc,

liệu các em có rung cảm được như chính chúng ta không? Tôi không tin thế. Bởi lẽ các

em không biết đến cầu tre nhỏ, chùm khế ngọt. Các em chưa bao giờ sống trong những

đêm trăng tỏ, có hoa cau rụng bên hè nhà. Các em chưa có khoảng đời gắn bó để có thể

tìm thấy sự thân thương qua từng hình ảnh ấy, thì làm sao các em có thể rung cảm như

chúng ta được.

Sự quyến luyến về quê hương càng đậm đà hơn nơi xứ người, nếu như kẻ tha

hương còn có người thân quyến thuộc tại bản xứ. Còn ngược lại, với các em sinh ra tại

hải ngoại, cha mẹ các em ở đây - nơi xứ người, gia đình các em ở đây - nơi xứ người, thì

làm sao trong lòng các em có thể có sự quyến luyến về quê hương sâu sắc như chúng ta.

Tình thương, tình yêu, bao giờ cũng đòi hỏi trái tim con người có một thời gian tối thiểu

để gắn bó, để tìm hiểu và đi cùng. Chúng ta không thể đưa ra quê hương rồi bảo các em

hãy yêu! Tình yêu không thể đến từ "mệnh lệnh cách". Đó có khác chi với việc ép hôn?

Buộc phải chung sống với người không yêu? Thương quê, yêu quê, đối với những ai, sinh

ra và lớn lên tại quê hương vốn dĩ là một điều "tự nhiên". Tự nhiên là vì theo thời gian, sự

gắn bó giữa người với người và giữa người với đất nước hẳn phải có. Đó không chỉ là nơi

gia đình đang cư trú, mà còn vì đó còn là nơi cưu mang mọi kỷ niệm trong đời sống theo

năm tháng của ho.. Để rồi, từ tình cảm gia đình, dần dà, sẽ trãi rộng thành tình đồng bào,

và vô tình, có thể không nhận ra, hoặc chỉ nhận ra khi đã ly hương rằng, tình cảm đó sẽ

trở thành tình dân tộc, tình quê hương. Chính vì những sinh hoạt hằng ngày, những môi

trường đã trãi qua, và những thời điểm, những nơi chốn đã đến, đã dừng chân, tất cả đều

có giá trị kỷ niệm, giá trị tình cảm. "Có trong cảnh, mới hiểu người trong cảnh", "có xa

quê mới biết tình quê dạt dào", tức, phải có ở với quê hương, có sống cùng, đi cùng, với

quê hương thì từ trái tim, tình cảm hiện thành là điều đương nhiên. Viếng ngoạn một

cảnh đẹp ở xứ người, chúng ta có thể yêu thích, nhưng vì không có sống ở nơi ấy, sự yêu

thích kia vẫn không thể đậm đà bằng yêu thích một nơi chốn nào đó tại quê hương xứ sở.

Page 19: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 19 -

Chúng ta có thể có tình đồng loại, tức tình người. Đứng trước một thảm cảnh xảy

ra ở một quốc gia nào đó, chúng ta động lòng, chúng ta chìa tay ra giúp đỡ, tất cả đều vì

tình nhân loại. Tình nhân loại là tình bao dung, cao đẹp, nhưng tổng quát. Nó không thể

so sánh với tình dân tộc, và tình gia đình. Vì rằng trong mỗi con người chúng ta luôn có

tính ích kỷ cho mình, cho người thân, cho những gì mình yêu quí trước. Có mấy ai bỏ

mặc sự cầu cứu của quê hương, của người thân gia đình, mà đi trợ giúp cho quốc gia

khác, hay kẻ xa lạ khác? Tình quê hương có thể khiến xảy ra lòng tự hào dân tộc, nhưng

tình đồng loại thì không. Tôi nêu ra điều này vì rằng, tình cảm đối với quê hương của các

em lớn lên, hoặc sinh ra tại hải ngoại, có thể rơi vào thứ tình nhân loại. Các em xúc động

trước cảnh túng quẫn, tang tóc của Việt nam, rồi muốn giúp đỡ cho Việt nam thay vì

hành động tương trợ đó xuất phát từ tình nghĩa đồng bào, dân tộc. Như thế, các em có

khác nào một "cao ủy liên hiệp quốc" chuyên đảm trách vấn đề từ thiện ? Chúng ta mong

mỏi ở các em đóng vai trò kẻ làm việc từ thiện, hay là kẻ yêu quê mà giúp quê? Hẳn

nhiên, chúng ta đều mong các em là kẻ yêu quê nên giúp quê.

Thời gian càng trãi dài về sau, các thế hệ trẻ sinh ra nơi xứ người càng gắn bó

cùng văn hóa xứ người. Tiếng Anh, tiếng Pháp, trở thành ngôn ngữ chính. Tập quán, xã

hội, sinh hoạt đời sống của xứ người cũng trở thành tập quán, xã hội, sinh hoạt của chính

ho.. Liệu chúng ta có thể chấp nhận được những điều này không? Hay chúng ta lên án

những người ấy là "mất gốc" ? Thật là tội nghiệp cho những bạn trẻ Trong hoàn cảnh như

thế. Họ có thể bị mặc cảm, bị bỏ rơi, không chú tâm, và có thể làm tan rã lòng tin yêu

trong họ về đất nước, và con người Việt nam.

Theo tôi nghĩ, chúng ta nên thông cảm cho các thế hệ đi sau hơn là trách ho..

Chúng ta phải chú tâm, và uyển chuyển giúp đỡ các em. Điều cần thiết trước tiên là phải

làm sao cho các em gần gủi với quê hương, từ đó sẽ tạo nên trong các em một trái tim

Việt nam. Gần gủi với quê hương thông qua gia đình là cách hay nhất. Các bậc phụ

huynh nên giành nhiều thì giờ nói chuyện với con em của họ về những nền nếp sinh hoạt,

tập tục Việt nam, hoặc bất cứ đề tài nào liên quan tới Việt nam. Không cần quan trọng

quá. Đó có thể chỉ như những câu chuyện kể mỗi buổi tối. (bedtime story). Xen vào các

câu truyện cổ tích Việt nam, hoặc những kỹ niệm của chính bản thân ho.. Đó có thể là

những câu chuyện gẫu trên bàn cơm, hoặc qua một mục tin nào đó. Hãy truyền dạy cho

con em chúng ta những kiến thức đúng đắn và trung thật. Giáo dục từ tấm bé luôn hữu

Page 20: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 20 -

hiệu. Nhất là từ gia đình. Tôi mong mỏi các bậc phụ huynh nhận thức được sự nghiêm

túc và cần thiết của vấn đề, ngỏ hầu bơm vào quả tim của con em mình nhiều dần những

giòng máu thật Việt nam.

Song song với gia đình, các nhà xuất bản sách Việt, nên chú trọng đến các truyện,

sách cho trẻ em. Không nhất thiết phải in Việt ngữ. In song ngữ cũng có tác dụng không

nhỏ. Sách truyện nhi đồng cần phải đẹp, phong phú, có sức hấp dẫn, như các truyện của

Mỹ. Kho tàng truyện cổ Việt nam rất phong phú, cộng thêm lịch sử của chúng ta cũng có

rất nhiều điển tích, anh hùng, chúng ta nên có những sách truyện thu hút các em. Về phía

cộng đồng, chúng ta phải chú trọng đến những yêu thích của các em. Tổ chức các buổi

hội chợ Tết nguyên đán, Tết Trung Thu hằng năm đã tốt, nhưng càng tốt hơn, nếu cộng

đồng có thêm nhiều buổi sinh hoạt thiếu nhi qua các hình thức khác như văn nghệ, chiếu

phim, cắm trại, tham quan. Khi cộng đồng tạo cho các em sự thích thú tham dự các buổi

sinh hoạt, cũng là khi các em thấy gần gủi với cộng đồng Việt nam. Và một khi đã gần

gủi, đã yêu thích, thì tự dưng, các em sẽ thấy "về nguồn" hơn. Đó cũng là cách tạo nên

lòng yêu quê hương qua tình đồng bào vậy. Phụ huynh nên tìm hiểu các tổ chức hội đoàn

lành mạnh để khuyến khích con em tham gia. Gặp gỡ những bạn trẻ cùng tuổi, cùng cảnh

ngộ, sẽ giúp các em trao đổi nhau suy tư, bổ túc nhau trong ý nghĩ, và từ tình bạn bè, tình

đồng loại, sẽ có cơ hội dễ dàng sang tình quê hương.

Chúng ta thông thường vội vàng kết buộc, hoặc gay gắt lên án những người trẻ

với hai chữ "mất gốc", thay vì cảm thông, hiểu biết và dìu dắt. Chính vì tư tưởng bảo thủ

này đã khiến cho các thế hệ sau có cảm giác bị tách rời, và tẩy chay khỏi cộng đồng Việt

nam. Dần dà, mặc cảm càng lớn, lại thiếu sự giải thích, hay ân cần dìu dắt, các bạn trẻ

này sẽ đi tới giai đoạn như Patrick đã từng qua: không thích người Việt nam, không thích

nước Việt nam. Đó thật là một điều đáng tiếc. Thiết nghĩ, ở những thế hệ đàn anh, đi

trước, trong đôi mắt, suy nghĩ của những người đi sau, họ là "người của quê hương Việt

nam." Tức, nhìn vào người Việt nam, vẽ nên đất nước Việt nam. Thật vậy, với các em,

chúng ta không khác gì đại diện cho một đất nước mà các em chưa bao giờ có dịp sống

và hiểu biết tường tận. Nếu mỗi chúng ta, thế hệ đi trước, luôn tự hào về giòng giống Lạc

Hồng, luôn mang trong lòng nỗi hoài hương da diết, thì chính chúng ta là những kẻ có

trách nhiệm truyền đạt những điều ấy đến thế hệ đi sau. Sống cho đúng, sống cho gương

mẫu, sống như một cuốn tự điển bách khoa toàn thư biên chép trung thực mọi thành

Page 21: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 21 -

công, cũng như thất bại, để các em xem, để chúng ta giảng giải, để mai này, dù ba hay

bốn cái thiên niên kỷ nữa, ở xứ người vẫn còn những trái tim Việt nam, nếu như còn

người Việt nam tại hải ngoại.

Bài viết đã dài, khuôn khổ lại có hạn, cho nên dù còn nhiều điều muốn tâm tình,

tôi đành tạm dừng tại đây. Mong rằng, gia đình, hội đoàn tại hải ngoại hãy xem trọng vấn

đề này để có những hành động tích cực, những biện pháp uyển chuyển, ngỏ hầu gìn giữ

trong lòng các thế hệ đi sau những trái tim Việt nam mãi mãi vang đập. Để rồi, từ ấy, khi

các em đã nhìn nhận các em đang mang trái tim Việt nam, thì tôi tin rằng, "Còn trái tim

Việt nam còn nước Việt nam."

Page 22: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 22 -

Thông báo

Hội Văn Hóa Việt Nam - Hoa Thịnh Ðốn Trường Việt Ngữ Thăng Long

Khai giảng khóa mùa Xuân 2004, Năm thứ 19

Thứ bảy, ngày 7 tháng 2, 2004, lúc 9:30 sáng tại First Vietnamese-Amerian United Methodist Church

4701 Arlington Blvd, Arlington, VA 22203 Thời gian khóa học:

Từ ngày 7 tháng 2, 2004 đến 12 tháng 6, 2004 Mỗi thứ bảy từ 9:30 sáng đến 12 giờ trưa

Lớp Mẫu Giáo: Chỉ nhận học sinh đã biết đánh vần và biết ráp vần tiếng Việt

Tiệm Bánh Huế Hương Bình Eden Center 6781 Wilson Blvd Falls Church, VA 22044 Ph. 703-237-9228/9238

Những khay thức ăn mặn và bánh ngọt cho những buổi họp mặt gia đình và tiệc cưới hỏi. 10$ quý vị có thể mua được những khay thức ăn sau đây: Bánh bèo, bánh cuốn, bánh bột lọc trần, gỏi cuốn nem nướng, gỏi cuốn/gỏi sứa tôm thịt, mì xào, bánh hỏi chạo tôm, bò lá lốt, bò nướng và dưa kim chi, ....

Page 23: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 23 -

HÌNH ẢNH SINH HOẠT VỪA QUA

Một số hình ảnh của trường Thăng Long trong năm học 2003.

Page 24: TRƯỜNG VIỆT NGỮ THĂNG team leader’ nhưng một anh phải bế Lực lên để Lực viết bảng. Anh chị Cả tôi mới ở VN sang cũng rất thích giúp các

- 24 -