20
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY THÔNG MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề

TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

  • Upload
    dongoc

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TRỒNG CÂY THÔNG

MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03

NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA

SƠN TA, THÔNG, TRÔM

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham

khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh

doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ03

Page 3: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

2

LỜI GIỚI THIỆU

Nước ta có nhiều khả năng để phát triển cây thông và chế biến các sản

phẩm của nó, để phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp. Gần 50 năm qua

chúng ta đã tiến hành trồng Thông trên quy mô lớn hàng chục vạn ha và chủ

yếu nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Gần đây, Thông lấy nhựa đang là

cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường, đặc biệt đối

với các tỉnh vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, do phát triển trên

diện tích lớn nên tỷ lệ thành rừng còn chưa cao, chất lượng rừng không đồng

đều và không ổn định, đồng thời chưa có quy trình kỹ thuật khai thác nhựa

thống nhất dẫn đến hiệu quả kinh tế của trồng Thông lấy nhựa còn chưa phát

huy được thế mạnh.

Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Thông lấy nhựa, chúng tôi biên

soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Thông. Giáo trình được bố trí giảng dạy

trong thời gian 136 giờ và gồm 05 bài:

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông

Bài 2: Sản xuất cây con Thông

Bài 3: Trồng rừng Thông

Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông

Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông

Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ

đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác,

giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú

Thọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Thông và thầy cô giáo

đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng

chương trình và biên soạn giáo trình.

Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cố

gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận

được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và

người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Thông để chương trình, giáo trình

được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:

1. Th.S Nguyễn Tiến Ly (chủ biên)

2. Th.S Đinh Tiến Thái

Page 4: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

3

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2

Giới thiệu mô đun ................................................................................................ 9

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông ............................................................... 10

A. Nội dung ................................................................................................... 10

1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi

ngựa) .......................................................................................................... 10

1.1. Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 10

1.1.1. Hình thái .......................................................................................... 10

1.1.2. Sinh thái ........................................................................................... 13

1.2. Công dụng ........................................................................................... 14

1.3. Điều kiện gây trồng ............................................................................ 14

1.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình .............................................................. 14

1.3.2. Điều kiện đất đai thực bì.................................................................. 15

2. Đặc điểm công dụng của cây Thông nhựa (Thông hai lá - Pinus

merkusii Jungh) ......................................................................................... 15

2.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................. 15

2.1.1. Hình thái .......................................................................................... 15

2.1.2. Sinh thái ........................................................................................... 17

2.2. Công dụng ........................................................................................... 19

2.3. Điều kiện gây trồng ............................................................................ 20

2.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình .............................................................. 20

2.3.2. Điều kiện đất đai thực bì.................................................................. 21

B. Câu hỏi ...................................................................................................... 21

C. Ghi nhớ...................................................................................................... 21

Bài 2: Sản xuất cây con Thông .......................................................................... 22

A. Nội dung ................................................................................................... 22

1. Thiết lập vườn ươm ............................................................................... 22

1.1. Phân loại vườn ươm............................................................................ 22

1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất ............................................................ 22

1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống .................................................... 23

Page 5: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

4

1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng .......................................................... 23

1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm ............................................................. 24

1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm ............................................................. 25

1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 25

1.2.2. Đất đai .............................................................................................. 25

1.2.3. Nguồn nước ..................................................................................... 26

1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm .......................................................... 27

1.3.1. Khu vực sản xuất ............................................................................. 28

1.3.2. Khu vực không sản xuất .................................................................. 36

2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt thông ............................................... 39

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ..................................................................... 39

2.2. Thu hái ................................................................................................ 39

2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống.............................................................. 39

2.2.2. Thu hái ............................................................................................. 40

2.3. Chế biến quả ....................................................................................... 43

2.3.1. Dụng cụ chế biến, bảo quản hạt giống ............................................ 43

2.3.2. Nguyên tắc chung ............................................................................ 44

2.3.3. Chế biến quả .................................................................................... 44

2.4. Bảo quản hạt ....................................................................................... 44

2.4.1. Làm sạch hạt .................................................................................... 44

2.4.2. Bảo quản hạt .................................................................................... 44

3. Gieo ươm Thông .................................................................................... 45

3.1. Làm luống nổi có gờ ........................................................................... 45

3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ ............................................................................. 45

3.1.2. Làm luống gieo ................................................................................ 46

3.2. Kiểm tra chất lượng hạt giống ............................................................ 49

3.2.1. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra ....................................................... 49

3.2.2. Lấy mẫu kiểm tra ............................................................................. 49

3.2.3. Phương pháp kiểm tra ...................................................................... 50

3.3. Xử lý hạt ............................................................................................. 52

3.4. Gieo hạt ............................................................................................... 53

3.5. Chăm sóc luống gieo .......................................................................... 55

Page 6: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

5

4. Cấy cây mạ Thông ................................................................................. 55

4.1. Tạo bầu gieo ươm ............................................................................... 55

4.1.1. Làm đất ruột bầu .............................................................................. 55

4.1.2. Đóng bầu .......................................................................................... 57

4.2. Cấy cây mạ Thông .............................................................................. 62

4.2.1. Chọn và bứng cây mạ ...................................................................... 63

4.2.2. Tạo lỗ cấy cây .................................................................................. 64

4.2.3. Cấy cây ............................................................................................ 64

4.2.4. Che phủ và tưới nước ...................................................................... 64

5. Chăm sóc cây con ở vườn ươm ............................................................. 65

5.1. Tưới nước ........................................................................................... 65

5.2. Làm cỏ phá váng ................................................................................. 65

5.3. Che phủ ............................................................................................... 66

5.3.1. Che nắng .......................................................................................... 66

5.3.2. Che mưa chống rét ........................................................................... 66

5.4. Bón phân ............................................................................................. 66

5.5. Phòng trừ sâu bệnh hại ....................................................................... 67

5.5.1. Một số loại sâu hại thường gặp và biện pháp phòng trừ ................. 67

5.5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ .............. 70

5.5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại ........................................ 79

5.6. Đảo bầu và điều tra phân loại cây con ................................................ 82

5.6.1. Đảo bầu ............................................................................................ 82

5.6.2. Điều tra phân loại cây con ............................................................... 83

5.7. Huấn luyện cây ................................................................................... 84

6. Tiêu chuẩn cây xuất vườn ...................................................................... 84

B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................... 85

1. Câu hỏi ................................................................................................... 85

2. Bài tập thực hành ................................................................................... 85

C. Ghi nhớ...................................................................................................... 85

Bài 3: Trồng rừng Thông ................................................................................... 87

A. Nội dung ................................................................................................... 87

1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Thông ............................................... 87

Page 7: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

6

1.1. Phát dọn thực bì .................................................................................. 87

1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu ............................................. 87

1.1.2. Kỹ thuật phát dọn thực bì ................................................................ 89

1.2. Làm đất trồng rừng Thông .................................................................. 90

1.2.1. Chuẩn bị ........................................................................................... 90

1.2.2. Kỹ thuật làm đất .............................................................................. 91

2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Thông ....................................... 94

2.1. Thời vụ ................................................................................................ 94

2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Thông ...................................................... 95

3. Kỹ thuật trồng rừng Thông .................................................................... 95

3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư ...................................................................... 95

3.2. Bứng và chuyển cây ........................................................................... 96

3.2.1. Bứng cây .......................................................................................... 96

3.2.2. Vận chuyển cây ............................................................................... 97

3.3. Kỹ thuật trồng ..................................................................................... 98

B. Câu hỏi và bài tập thực hành.................................................................... 99

1. Câu hỏi ................................................................................................... 99

2. Bài tập thực hành ................................................................................... 99

C. Ghi nhớ...................................................................................................... 99

Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông .......................................................... 101

A. Nội dung ................................................................................................. 101

1. Chăm sóc Thông .................................................................................. 101

1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư ................................................................... 101

1.2. Kiểm tra, trồng dặm .......................................................................... 101

1.3. Chăm sóc rừng Thông ...................................................................... 101

1.3.1. Phát quang thực bì ......................................................................... 102

1.3.2. Xới đất vun gốc ............................................................................. 103

1.3.3. Bón thúc ......................................................................................... 103

2. Tỉa thưa rừng ....................................................................................... 104

2.1. Điều kiện tỉa thưa ............................................................................. 104

2.2.1. Tỉa thưa lần đầu ............................................................................. 104

2.1.2. Điều kiện tỉa thưa các lần sau ........................................................ 105

Page 8: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

7

2.2. Số lần tỉa, tuổi tỉa và mật độ để lại ................................................... 105

2.2.1. Số lần tỉa thưa ................................................................................ 105

2.2.2. Tuổi tỉa thưa và mật độ để lại ........................................................ 105

2.3. Cường độ tỉa thưa ............................................................................. 106

2.4. Tiêu chuẩn cây bài chặt .................................................................... 106

2.5. Mùa tỉa thưa ...................................................................................... 106

2.6. Phương pháp tỉa thưa ........................................................................ 107

2.7. Chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng và kiểm tra hiện trường sau tỉa

thưa .......................................................................................................... 107

3. Bảo vệ rừng Thông .............................................................................. 107

3.1. Phòng và chữa cháy rừng ................................................................. 108

3.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng .................................................... 109

3.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng ...................................................... 110

3.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại .................................................................... 117

3.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ ................................................... 117

3.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ ..................................................... 120

3.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại ............................................... 127

B. Câu hỏi và bài tập thực hành................................................................... 129

1. Câu hỏi ................................................................................................. 129

2. Bài tập thực hành ................................................................................. 129

C. Ghi nhớ.................................................................................................... 129

Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông .......................................... 132

A. Nội dung ................................................................................................. 132

1. Khai thác nhựa ..................................................................................... 132

1.1. Chọn thời điểm khai thác .................................................................. 132

1.2. Bài cây và đánh dấu mặt khai thác ................................................... 132

1.3. Khai thác nhựa Thông nhựa ............................................................. 133

1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác ........................................................... 133

1.3.2. Khai thác nhựa ............................................................................... 136

1.4. Khai thác nhựa Thông mã vĩ ............................................................ 144

1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác ........................................................... 144

1.4.2. Khai thác nhựa ............................................................................... 144

Page 9: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

8

2. Sơ chế và bảo quản nhựa Thông ......................................................... 148

2.1. Sơ chế nhựa ...................................................................................... 148

2.2. Bảo quản nhựa .................................................................................. 149

B. Câu hỏi và bài tập thực hành................................................................... 150

1. Câu hỏi ................................................................................................. 150

2. Bài tập thực hành ................................................................................. 151

C. Ghi nhớ.................................................................................................... 151

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC ............................................... 153

I. Vị trí, tính chất của mô đun ...................................................................... 153

II. Mục tiêu .................................................................................................. 153

III. Nội dung chính của mô đun ................................................................... 153

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ………………………… 153

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ...................................................... 159

VI. Tài liệu tham khảo ............................................................................... 1644

Page 10: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

9

MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY THÔNG

Mã số mô đun: MĐ 03

Giới thiệu mô đun

Mô đun Trồng cây Thông là mô đun chuyên môn nghề trong chương

trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm;

Mô đun 03 có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác

trong chương trình theo yêu cầu của người học. Thời gian học tập của mô đun

là 136 giờ, trong đó lý thuyết là 30 giờ, thực hành 106 giờ và kiểm tra 06 giờ.

Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực

hiện các công việc: thiết lập vườn ươm, tạo giống, trồng , chăm sóc bảo vệ và

khai thác bảo quản nhựa sơn ta

Page 11: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

10

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông

Mã bài: MĐ 03-01

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Thông.

- Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Thông.

A. Nội dung

1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi

ngựa)

Hình 3.1.1: Rừng Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa)

1.1. Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus

massoniana)

1.1.1. Hình thái

Cây gỗ cao 40m, đường kính có thể lên tới 90cm, thân tròn, thẳng hình

trụ, vỏ có màu nâu sẫm, nứt dọc, khi già bong mảng, cành nghiêng, tỏa rộng,

cành hơi rũ.

Lá hình kim, hai lá mọc đối trên đầu cành ngắn, dài 15-20cm. Bẹ bao

quanh cành ngắn, dài 1cm, sống lâu.

Page 12: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

11

Hình 3.1.2: Cành, lá Thông mã vĩ

Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hình bông đuôi sóc xếp sát nhau.

Hình 3.1.3: Hoa Thông Mã vĩ

Page 13: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

12

Hình 3.1.4: Hoa thông mã vĩ trên cành

Quả nón đính sát đầy cành, mặt vảy nón mỏng, hình quạt, mép trên gần

tròn. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực hình bông đuôi sóc xếp sít nhau ở gần

gốc chồi ngọn. Nón cái 3-5 cái thường mọc vòng trên dỉnh chồi ngọn. Phát

triển trong 2 năm: năm đầu hình tráu xoan, màu tím chuyển dần sang xanh,

năm thứ hai hình trứng rộng. Có kích thước: cao 4–5 cm, rộng 2–3 cm. Khi

chín hóa gỗ. Cuống nón thường cong, dài 1 cm. Lá bắc không phát triển. Lá

noãn phát triển thành các vẩy hóa gỗ, mặt vẩy hình quạt, trên mặt vẩy có gờ

ngang nổi rõ, rốn vẩy hơi lõm và có gai. Hạt có cánh, phát tán nhờ gió.

Hình 3.1.5: Quả Thông mã vĩ

Page 14: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

13

1.1.2. Sinh thái

Thông mã vĩ phân bố tự nhiên và ở miền Trung và Nam Trung Quốc,

giới hạn cao từ 1.200m trở xuống so với mặt nước biển, được đưa vào trồng ở

Việt Nam từ năm 1930. Loài Thông này tỏ ra thích ứng được với việc gây trồng

ở đồi trọc các tỉnh vùng Đông Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn...

Nhịp điệu sinh trưởng rõ, mỗi năm phát sinh một đến hai vòng cành. Cây

ba năm đầu mọc chậm sau mọc nhanh.

Thông mã vĩ ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 10-12 năm sau.

Cây 5-6 tuổi bắt đầu ra hoa.

Là cây ưa sáng, lúc non cần che bóng nhẹ.

Hình 3.1.6: Vùng phân bố Thông mã vĩ ở Việt Nam

Page 15: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

14

1.2. Công dụng

- Gỗ và giác phân biệt, lõi màu vàng, thớ gỗ thẳng, chứa nhiều nhựa. Gỗ

thường được dùng làm gỗ trụ mỏ, cột điện, làm diêm, nguyên liệu giấy, gỗ dán

hoặc xây dựng. Trồng được 15 năm, cây Thông có thể khai thác nhựa. Một héc

ta rừng thông mã vĩ có thể thu 2.500 kg nhựa/năm. Ngoài ra rừng Thông Mã vĩ

còn có tác dụng giữ nước, bảo vệ đất, đặc biệt là vùng đồi núi trọc.

Hình 3.1.7: Gỗ Thông

- Sản phẩm thu được từ chế biến nhựa thông, là chất lỏng trong suốt,

không màu, đặc trưngkhông có cặn và nước. Là hỗn hợp của hiđrocacbon

monotecpen có công thức chung C10H16. Ngoài ra, thường có một lượng nhỏ

các setquitecpen và các dẫn xuất axit của tecpen. Những chỉ số lí hoá đặc trưng

của TDT thương phẩm: khối lượng riêng (ở 250C) 0,8570 -0,8650 g/cm3; chiết

suất với tia D ở 200C là 1,4620 - 1,4720. TDT được sử dụng chủ yếulàm dung

môi trong công nghiệp sơn; làm nguyên liệu để tổng hợp các chế phẩm

longnão, tecpin hiđrat, tecpineol, thuốc trừ sâu. Ở Việt Nam, TDT được chia

làm hai loại: I vàII.

- Nhựa thông là chất dính nhớt, khó chảy, màu trắng đục, thu được khi

khai thác nhựa cây thông đang sinh trưởng. Nhựa thông là dung dịch rắn gồm

các axit nhựa (71 - 79% colophan) hoà tan trong một hỗn hợp tecpen (tinh dầu

thông 14 - 20%), cùng với nước và các tạp chất khác (10%). Nhựa thông được

lấy từ cây thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông, và phần còn lại là

Colophan được xà phòng hóa để làm xà phòng và sử dụng làm keo trong sản

xuất giấy(Keo Nhựa Thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm

chất đốt, keo dán giày dép,chấm mối hàn các vi mạch điện tử,trát thuyền hoặc

làm mực in.

1.3. Điều kiện gây trồng

1.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình

Page 16: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

15

- Thông mã vĩ sinh trưởng tốt ở vùng có đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, ưa

khí hậu ấm và ẩm, trong năm chỉ có 3-4 tháng khô hạn, lượng mưa < 50

mm/tháng, nhiệt độ không khí trung bình < 21,5 độ C.

- Lượng mưa thích hợp với cây trung bình từ 500 – 1700 mm/năm.

- Ánh sáng: là cây ưa sáng

- Thông mã vĩ có khả năng chịu được sương giá.

1.3.2. Điều kiện đất đai thực bì

- Cây sống được trên đồi khô trọc, chua pH = 4,5-6, nghèo dinh dưỡng,

đất trồng có thể là sét, đất cát hoặc lẫn sỏi, không thích hợp với đất mặn và đất

phong hóa từ đá vôi hoặc đất kiềm. Đất trồng thông mã vĩ thích hợp với các

loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất sâu và thoát nước tốt, có pH = 4 – 4,5

hình thành trên các loại đá mẹ macma chua.

- Cây thông mã vĩ có nhu cầu về dinh dưỡng khoáng trong đất không

cao, chịu khô hạn khá nên có thể trồng thông mã vĩ trên đất đồi xấu.

- Nếu trồng thông mã vĩ trên đất xấu xói mòn mạnh, tầng mỏng, cây sẽ

sinh trưởng chậm và năng suất rừng trồng kém.

2. Đặc điểm công dụng của cây Thông nhựa (Thông hai lá - Pinus

merkusii Jungh)

2.1. Đặc điểm sinh học

2.1.1. Hình thái

- Thân: Cây gỗ lớn, cao 30-35 m, chiều cao dưới cành 15-20m, đường

kính thân 40-50cm, thân thẳng, tròn, có nhiều nhựa. Vỏ dày màu nâu đỏ nhạt ở

phía trên, màu nâu xám ở dưới gốc, nứt dọc sâu. Những cành lớn ở phía dưới

thường gần nằm ngang; nhưng những cành ở phía trên mọc chếch.

Hình 3.1.8: Cây Thông nhựa

Page 17: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

16

- Lá: Lá hình kim, họp thành từng đôi, dài 15-25 cm, mảnh, màu xanh

thẫm, gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2cm, sống dai, hơi thô và cứng. Gốc lá có bẹ

hình vảy, dài 1-2 cm, sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3 ống nhựa ở giữa hoặc ở

phía trong thịt lá.

Hình 3.1.9: Lá Thông nhựa

- Hoa: Nón mọc đơn độc hoặc thành từng đôi, hình trứng thuôn, dài 5-

11cm, gần như không cuống. Vảy ở quả non năm thứ nhất không có gai. Nón

cái chín sau 2 năm. Quả năm thứ hai hình viên trụ hay trứng trái xoan dài, có

cuống dài khoảng 1 cm. Mặt vảy hình thoi cạnh sắc mép trên dài và hơi lồi,

phía dưới dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa mặt vảy, rốn hơi lõm.

Hình 3.1.10: Hoa Thông nhựa

Page 18: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

17

Hình 3.1.11: Quả Thông nhựa

- Hạt : Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng dài 1,5-2,5 cm

2.1.2. Sinh thái

- Thông nhựa là cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu được bóng nhẹ,

xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiêm kém. Rễ phát triển, ăn lan rộng có nơi tới 8-

10m, rễ cọc đâm sâu, rễ có nấm cộng sinh. Thông nhựa sinh trưởng chậm, đặc

biệt lúc nhỏ, sau 4-5 năm cây cao khoảng 1,5-2m, đường kính 3-4cm. Ngoài 10

tuổi mọc nhanh hơn, mỗi năm sinh trưởng được 1 vòng cành. Cây bắt đầu ra

hoa từ tuồi 10-12. Ra hoa tháng 5-6, tháng 9-10 năm sau quả chín. Nón quả

không rụng, không có khả năng tái sinh bằng chồi.

- Thông nhựa là loài có biên độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng. Các dạng

thông nhựa phân bố tự nhiên ở nước ta, ở các khu vực lục địa châu Á và

Philippin có sự sai khác chút ít so với các dạng thông nhựa phân bố tại Sumatra

(Indonesia). Cây non có lá kim mảnh và dài hơn, nón hình trụ nhỏ hơn và hạt

có khối lượng lớn hơn (gần gấp đôi).

- Trong chi Thông (Pinus) thì thông nhựa (P. merkusii) là loài duy nhất

gặp phân bố tự nhiên ở phía Nam bán cầu. Tại Sumatra (Indonesia) đã xác định

có 3 dạng thông nhựa là: “Aceh”, “Tapanuli” và “Kerinci”. Chúng khác nhau

về hình thái thân cây, cách phân cành, hình thái vỏ cây, thành phần của nhựa

dầu và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đặc biệt là với sâu Milionia

basalis.

- Đặc điểm phân bố:

Page 19: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

18

+ Thế giới: vùng phân bố của thông nhựa khá rộng, từ miền Nam Trung

Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Phillippin đến Indonesia và miền Đông

Myanmar.

+ Tại Việt Nam: Thông nhựa phân bố từ Bắc vào Nam: Quảng Ninh, Sơn

La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam,

Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Hình 3.1.12: Vùng phân bố Thông nhựa tại Việt Nam

- Đặc điểm sinh học: trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong

nhiều loại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông 3

lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng…). Trong rừng hỗn giao thông nhựa và

thông 3 lá ở Tây Nguyên, càng lên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm,

nhưng số lượng cá thể thông 3 lá lại tăng dần. Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉ

phân bố tự nhiên trên độ cao từ 600-1.000m, với nhiệt độ trung bình năm 21-

280C (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất khoảng 18

0C), tổng lượng mưa hàng

năm (1.500¬3.000mm) và phân bố không đều theo mùa. Thông nhựa là loài cây

Page 20: TRỒNG CÂY THÔNG - docview1.tlvnimg.comdocview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20141201/minhminh_1/giao_trinh... · cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo

19

ưa sáng, và chịu hạn. Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát

nước; đất phong hoá từđá mẹ sa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa

cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây

thích ứng với các loại đất chua (pH=3,5-5).

+ Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng

sau đó lại trở thành cây ưa sáng.

+ Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(-8)m và có đường kính thân (6)

7-8(-15)cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm

0,3-0,6m và đường kính 0,5-0,6cm.

+ Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40

năm tuổi, thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao.

+ Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón. Ở điều kiện các tỉnh phía

Bắc nước ta, thông nhựa thường ra nón vào tháng 5-6 và chín vào tháng 8-10

năm sau.

2.2. Công dụng

- Gỗ nhẹ, mềm, ít nhựa, có lõi màu sẫm, dác màu vàng nhạt. Gỗ Thông

nhựa có tỷ trọng khá cao từ 0,899 - 0,963, thuộc loại gỗ tương đối tốt, giác và

lõi phân biệt, gỗ có sợi cellulô dài, nên dùng cho sản xuất giấy, ngoài ra còn

làm gỗ trụ mỏ, cột điện, gỗ bao bì...

Hình 3.1.13: Gỗ Thông

- Trong nhựa thông, colophan (tùng hương) chiếm tỷ lệ lớn nhất (60-

80%), tiếp đến là tinh dầu (16-35%). Colophan thường cứng, giòn, màu vàng

nhạt, bóng; không tan trong nước; nhưng có thể tan dễ dàng trong cồn, ether,

chloroform, tinh dầu và một phần trong benzen. Thành phần chính của

colophan là các acid nhựa: acid palustric (38%), acid isopimaric (15%), acid

abietic (16%), acid merkusic (10%), acid sandaracopimaric (10%), acid

denhydro-abietic (8%), acid neo-abietic (3%). Tinh dầu thông là một hỗn hợp

phức tạp, trong đó chủ yếu là các hợp chất terpen hydrocarbon, nhiều nhất là

các nhóm chất α-pinen + β-pinen (65-70%), Δ-3-caren (10-18%), camphor (2-

3%), limonen (4-6%), myrcen và longifolen…