40
1 TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN (Basic standard for growing the mangroves against wave to protect sea dikes) 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển tại các bãi bồi ven biển nước ta. 2. Tài liệu viện dẫn - TCVN 8478: 2010. Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. - TCVN 8481: 2010. Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình. - TCVN 7538-2: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 7538-4: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 4 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5297: 1995. Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung. - 14 TCN 130-2002: Hướng dẫn thiết kế đê biển. - Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển. Ban hành theo QĐ số: 57/QĐ-BNN-KHCN ngày 08/01/2010. - Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải được thực hiện đối với tất cả các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây. - Quyết định số: 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. - Quyết định số: 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng CP Phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. - Quyết định số 186-2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc quản lý 3 loại rừng. - Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

  • Upload
    lydiep

  • View
    234

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

1

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN

(Basic standard for growing the mangroves against wave to protect sea dikes)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn chắn sóng

bảo vệ đê biển tại các bãi bồi ven biển nước ta.

2. Tài liệu viện dẫn

- TCVN 8478: 2010. Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo

sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.

- TCVN 8481: 2010. Công trình đê điều - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo

sát địa hình.

- TCVN 7538-2: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy

mẫu.

- TCVN 7538-4: 2007. Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 4 - Hướng dẫn kỹ thuật lấy

mẫu.

- TCVN 5297: 1995. Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung.

- 14 TCN 130-2002: Hướng dẫn thiết kế đê biển.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê

biển. Ban hành theo QĐ số: 57/QĐ-BNN-KHCN ngày 08/01/2010.

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc

trồng rừng phòng hộ ven biển là nhiệm vụ ưu tiên phải được thực hiện đối với tất cả

các khu vực ven biển có điều kiện trồng cây.

- Quyết định số: 58/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính

phủ Phê duyệt chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại

các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.

- Quyết định số: 667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng CP Phê duyệt Chương

trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

- Quyết định số 186-2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy

định về việc quản lý 3 loại rừng.

- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy

chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.

Page 2: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

2

- Văn bản số 405/TTg-KTN ngày 16/3//2009 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng

ý phê duyệt đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008-

2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1.

Rừng ngập mặn

Là kiểu rừng phát triển trên vùng đất ngập nước mặn ở vùng cửa sông, ven biển

hoặc dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng

ngày.

3.2

Cây ngập mặn

Là cây sống được trên các bãi ngập mặn.

3.3

Bãi ngập mặn

Là các bãi đất ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, hoặc dọc theo các sông

ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày.

3.4

Thời gian phơi bãi

Là số giờ trung bình bãi không bị ngập nước thủy triều trong ngày

3.5

Thời gian ngập triều

Là số ngày trung bình bãi bị ngập nước thủy triều trong tháng

3.6

Độ mặn

Là giá trị độ mặn trung bình của nước biển trong năm

3.7

Ngập triều sâu

Là hiện tượng ngập khi mực nước triều thấp

3.8

Ngập triều nông

Là hiện tượng chỉ ngập khi mực nước triều cao

Page 3: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

3

4. Các ký hiệu viết tắt

Bảng 1. Các ký hiệu viết tắt sử dụng trong tiêu chuẩn

STT Ký hiệu Tên đầy đủ Ghi chú

1 RNM Rừng ngập mặn

2 CNM Cây ngập mặn

3 N Mật độ (số CNM/ha)

4 TC Độ tàn che

5 Kt Hệ số giảm sóng

6 R Hệ số giảm sóng theo Quartel

7 r Tham số giảm sóng

8 Hđ Chiều cao sóng ở chân đê.

9 Ho Chiều cao sóng ở phía trước đai RNM

5. Điều kiện để trồng cây ngập mặn

CNM chỉ có thể trồng được ở các khu vực thuận lợi và ít thuận lợi.

a) Khu vực thuận lợi: Cây ngập mặn phát triển tốt ở những khu vực bãi lầy,

cửa sông ven biển, khu đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ cát dưới 80%. Tùy

theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, sóng, gió, chế độ thủy động lực học ven

bờ, độ mặn, địa hình, điều kiện thể nền ở từng bãi ngập mặn để lựa chọn giống cây

ngập mặn và kỹ thuật trồng thích hợp.

b) Khu vực ít thuận lợi: Cây ngập mặn gặp khó khăn khi phát triển ở những

khu vực nước sâu, sóng lớn, bãi thường xuyên bị xói lở; đất có thể nền nghèo dinh

dưỡng, tỉ lệ cát trên 80%. Do vậy, trước khi tiến hành trồng cây đối với những khu

vực trên cần tiến hành các giải pháp:

- Sử dụng cây ươm trong bầu, cây đủ lớn, cắm cọc giữ cây, kết hợp với công

trình giảm sóng, tạo bãi, ổn định bãi ở vùng sóng lớn

- Cải tạo cục bộ hố trồng cây đối với đất bãi có thể nền nghèo dinh dưỡng

c. Khu vực không thuận lợi.

Cây ngập mặn không thể trồng và phát triển ở những khu vực bãi biển: có độ

sâu hơn 3m; không có thời gian phơi bãi hoặc có thời gian phơi bãi rất ít (ít hơn

4h/ngày); có số ngày ngập triều dưới 5 ngày hoặc trên 29 ngày/tháng; đang nằm

trong chu kì xói lở mạnh; thể nền chưa ổn định, bùn rất loãng, thể nền có tỷ lệ cát

trên 90%; độ mặn trên 35‰ và khu vực bị ô nhiễm dầu, rác thải sinh hoạt, công

nghiệp.

Page 4: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

4

6. Các bước tiến hành để trồng cây ngập mặn:

6.1. Điều tra khảo sát vùng dự kiến trồng cây ngập mặn:

6.1.1. Thu thập, tổng hợp, xử lý và phân tích các tài liệu có liên quan.

6.1.2. Khảo sát một số yếu tố tự nhiên: chế độ thủy triều, sóng, gió, chế độ mưa,

nhiệt độ, chế độ động lực ven bờ.

6.1.3. Khảo sát tình hình bãi ngập mặn: độ cao thể nền, độ dốc thể nền, địa hình,

chiều rộng bãi có thể trồng được cây ngập mặn, độ mặn nước biển, diễn biến xói lở,

bồi tụ.

Lấy mẫu thể nền: (tùy theo điều kiện cụ thể của từng bãi ngập mặn mà lấy số lượng

phẫu diện cần thiết - Theo TCVN 5297: 1997, TCVN 7538-2: 2007 và TCVN 7538-4:

Điều tra, khảo sát

Thiết kế, lập thuyết minh, dự toán

Kiểm tra

Nghiệm thu, bàn giao

Thi công

Lưu hồ sơ

Lập hồ sơ hoàn công

Page 5: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

5

2007) để phân tích 1 số tính chất lý hóa học của thể nền như: độ pH, hàm lượng

mùn tổng số, hàm lượng N,P,K tổng số, dễ tiêu và thành phần cấp hạt.

6.1.4. Khảo sát tình hình cây ngập mặn tại khu vực: thành phần loài, tỷ lệ (%) có

mặt, tình hình sinh trưởng, biến động diện tích thời gian qua.

6.1.5. Các điều kiện thời tiết bất thuận trong khu vực.

6.2. Xác định các loài cây ngập mặn có thể trồng được trong khu vực

Mỗi loài CNM thích nghi với điều kiện lập địa, độ mặn nhất định, bảng 2 dẫn ra

một số CNM chính thích hợp trồng ở từng điều kiện dạng bãi ngập mặn.

Bảng 2. Một số CNM thích hợp trồng tại các bãi ngập mặn khác nhau

TT Điều kiện Cây trồng chính

1 - Bãi bồi chưa ổn định

-Ngập triều sâu, 22-25 ngày trong tháng

- Điều kiện tự nhiên khó khăn, sóng to gió

mạnh, độ mặn trên 30‰

Mắm biển (Avicennia marina)

Bần trắng (Sonneratia alba)

2 - Bãi bồi mới hình thành, độ mặn trên

25‰, thường xuyên chịu tác động của

sóng gió

- Ngập triều sâu, thời gian ngập triều từ

20 - 22 ngày trong tháng.

Mắm trắng (Avicennia alba)

Mắm biển (Avicennia marina)

Đâng (Rhizophora stylosa)

3 Bãi ngập triều trung bình, thể nền đã ổn

định, thời gian ngập triều từ 15 - 20 ngày

trong tháng, độ mặn trên 15‰.

Mắm đen (Avicennia officinalis)

Đước (Rhizophora apiculata)

Trang (Kandelia candel)

4 Vùng nước lợ cửa sông, có độ mặn dưới

15‰

Bần chua (Sonneratia caseolaris)

Dừa nước (Nypa fruticans)

Ô rô (Acanthus ilicifolius)

5 Bãi ngập triều nông, thời gian ngập triều

dưới 15 ngày trong tháng

Giá biển (Excoecaria agallocha)

Cóc vàng (Lummitzera racemosa)

Ô rô (Acanthus ilicifolius)

6 Các bờ đầm ít khi ngập triều, thời gian

ngập triều 5 -7 ngày trong tháng

Tra biển (Thespesia populnea)

Page 6: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

6

6.3. Quy hoạch các đai cây ngập mặn theo diễn thế tự nhiên

Khi bố trí trồng cây ngập mặn từ phía biển vào bờ, các loài được bố trí và lựa

chọn theo diễn thế của cây ngập mặn với 3 đai chính (hình 1), có thể trồng hỗn giao

các loài cây, nhiều lứa tuổi của một loài cây...trong cùng một bãi ngập mặn:

- Đai thứ nhất, gồm các loài cây tiên phong:

+ Cây Mắm biển (Avicennia marina): thích hợp với điều kiện bãi đất cát có ít

bùn trên mặt và nước mặn quanh năm trên 30‰.

+ Cây Mắm trắng (Avicennia alba Bl.): thích hợp với điều kiện bãi bùn loãng

và nước có độ mặn quanh năm trên 25‰.

+ Cây Bần chua (Sonneratia caseolaris.): thích hợp với điều kiện bãi bùn và

cát, có độ mặn từ 5 - 15‰ vào mùa mưa và ở gần các cửa sông.

- Đai thứ hai, gồm các loài cây sống trên đất bùn cát chặt: chọn các loài ngập

mặn có hệ rễ chân kiềng như đước, trang, cóc{.

- Đai thứ ba, gồm các loài cây sống trên mực nước triều trung bình: chọn các

loài có hệ rễ hình đầu gối như tra, vẹt, chà là{

Hình 1. Diễn thế tự nhiên của cây ngập mặn

6.4. Thiết kế trồng dải cây ngập mặn

6.4.1. Cơ sở tính toán, thiết kế

Cơ sở để tính toán trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê dựa trên tác dụng giảm

sóng của rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn với hệ thống rễ, tán cây sẽ làm tiêu tán

Page 7: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

7

một phần năng lượng sóng khi đi qua. Sự tiêu tán năng lượng sóng sẽ theo 2 cơ

chế: chuyển động của sóng tương tác với thảm rừng ngập mặn và tiêu tán năng

lượng do ma sát đáy. Tùy điều kiện cụ thể của bãi ngập mặn mà có thể xác định bề

rộng dải cây ngập mặn ứng với từng dạng rừng ngập mặn để đảm bảo hiệu quả

chắn sóng, bảo vệ đê biển.

Mỗi kiểu rừng ngập mặn có mật độ, độ tàn che khác nhau (phụ thuộc vào

chiều cao, đường kính tán, số cành/cây...) do đó dẫn đến khả năng giảm sóng khác

nhau. Dựa trên các chỉ tiêu trên, có thể phân chia rừng ngập mặn thành 3 trạng thái:

dày, trung bình và thưa được thể hiện tại bảng 3:

Bảng 3. Trạng thái rừng ngập mặn ứng với mật độ và độ tàn che

Mật độ Độ tàn che rừng (%)

100 95 90 85 80 75

20.000 dày dày

16.000 dày dày dày

12.000 dày dày t. bình t. bình

8.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình

4.000 t. bình t. bình t. bình t. bình t. bình thưa

3.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa

2.000 t. bình t. bình t. bình t. bình thưa thưa

1.500 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa

1.000 t. bình t. bình t. bình thưa thưa thưa

Ghi chú: Mật độ (N): số CNM trên một hecta.

Độ tàn che (TC): tỉ lệ (%) giữa tổng diện tích hình chiếu các tán cây trên bề

mặt nằm ngang và diện tích mặt đất.

Việc phân loại trạng thái rừng như trên là cơ sở để tính toán, thiết kế trồng

cây ngập mặn đối với từng khu vực cụ thể và yêu cầu giảm sóng của tuyến đê.

* Xác định hệ số giảm sóng và chiều rộng đai rừng ngập mặn

+ Thông thường sự giảm chiều cao sóng trong rừng ngập mặn được thể hiện

qua giá trị Kt (hệ số giảm sóng):

o

đ

t

H

HK =

Trong đó: Hđ chiều cao sóng ở chân đê.

H0 chiều cao sóng ở phía trước đai rừng ngập mặn.

Page 8: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

8

+ Theo tài liệu của Quartel (Quartel et.al, 2007), hệ số giảm sóng (R) được

tính như sau:

0

0

1d

t

H HR K

H

−= = − (1)

Cả Kt và R đều phụ thuộc vào chiều rộng của đai rừng ngập mặn (x) và trạng

thái của rừng ngập mặn. Mặt khác, mỗi trạng thái rừng ngập mặn lại được đặc trưng

bởi một giá trị của tham số giảm sóng r.

+ Tham số giảm sóng r ở các trạng thái RNM khác nhau và dẫn ra ở bảng 4:

Bảng 4. Tham số giảm sóng (r) tại các trạng thái rừng khác nhau

Trạng thái RNM Tham số giảm sóng r

Dày

Trung bình

Thưa

0.010

0.007

0.004

Hình 2 thể hiện giá trị hệ số giảm sóng Kt tính toán với nhiều giá trị về chiều

rộng của đai rừng ngập mặn ở các trạng thái rừng khác nhau trong thực tế.

Hình 2. Tương quan giữa bề rộng đai RNM và hệ số giảm sóng

Đối với rừng dày, sử dụng đường số 1, rừng trung bình: đường số 3, rừng

thưa: đường số 4. Đường số 2 là đường theo tính toán của Quartel.

Page 9: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

9

Với các trạng thái rừng ngập mặn sẵn có (rừng dày, trung bình hoặc thưa), có

thể xác định được giá trị hệ số giảm sóng Kt tương ứng chiều rộng của dải rừng

ngập mặn nhất định, phục vụ cho việc thiết kế đê biển tại khu vực đó.

Đối với rừng mới trồng hoặc trong những điều kiện cụ thể nhất định, có thể áp

dụng tương tự như đối với trạng thái rừng thưa.

6.4.2. Thiết kế hàng cây ngập mặn

Trồng các hàng cây ngập mặn chạy song song với bờ biển và bố trí so le theo

kiểu nanh sấu (theo hình vẽ dưới) nhằm đạt hiệu quả chắn sóng tối ưu. Năm đầu

tiên tiến hành trồng các cây tiên phong, các năm sau trồng các đai cây tiếp theo. Tùy

theo yêu cầu giảm sóng và trạng thái rừng cụ thể mà có mật độ trồng thích hợp.

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

Khi thiết kế trồng cây ngập mặn cần tính toán thiết kế lối đi cho tàu, thuyển

(rộng từ 50-100m) và để khoảng cách với bờ (từ 10-50m) để bảo vệ chân đê.

6.5. Lập báo cáo điều tra, khảo sát

Báo cáo điều tra, khảo sát trình bày các nội dung sau:

- Điều kiện tự nhiên của khu vực trồng cây ngập mặn

- Hiện trạng cây ngập mặn

- Lựa chọn cây ngập mặn phù hợp

6.6. Xây dựng hồ sơ đề xuất chi tiết về trồng cây ngập mặn tại khu vực

Bao gồm: thuyết minh kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, dự toán.

7. Các giải pháp kỹ thuật trồng cây ngập mặn

7.1. Lựa chọn cây ngập mặn thích hợp

Các loài cây ngập mặn thích hợp trồng cho từng vùng (phân theo điều kiện tự

nhiên) ở ven biển nước ta như sau:

Vùng Đông Bắc: Từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn:

- Tiểu vùng 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông: Mắm biển (Avicennia marina), sú

(Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù

(Bruguiera gymnorrhiza).

- Tiểu vùng 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục: Mắm biển (Avicennia marina), sú

(Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù

(Bruguiera gymnorrhiza), cóc vàng (Lummitzera racemosa).

Page 10: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

10

- Tiểu vùng 3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn: Mắm biển (Avicennia marina), sú

(Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù

(Bruguiera gymnorrhiza), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius),

tra (Hibiscus tiliaceus), cóc kèn (Derris trifoliata).

Vùng đồng bằng Bắc Bộ: từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường:

- Tiểu vùng 1: Từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc: Bần chua (Sonneratia

caseolaris), sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius).

- Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trường, nằm trong khu vực bồi tụ

của hệ sông Hồng: Sú (A. corniculatum), ô rô (Acanthus ilicifolius), bần chua

(Sonneratia caseolaris), trang (Kandelia candel), mắm biển (A. marina).

Vùng Bắc Trung Bộ: từ cửa Lạch Trường đến mũi đèo Hải Vân:

- Tiểu vùng 1: Từ Lạch Trường đến Mũi Ròn: Bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô

(Acanthus ilicifolius), mắm biển (A. marina), đâng (Rhizophora stylosa), trang

(Kandelia candel), sú (A. corniculatum), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza).

- Tiểu vùng 2: Từ mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân: Mắm biển (A. marina), Đâng

(Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú (A.

corniculatum), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), đưng (R.

mucronata), cóc vàng (Lummitzera racemosa), đâng (Rhizophora stylosa).

Vùng Nam Trung Bộ: Từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu:

Đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza),

vẹt tách (Bruguiera paviflora), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus

ilicifolius), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A. offcinalis), tra (Hibiscus tiliaceus), giá

(Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa).

Vùng Đông Nam Bộ: Từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp:

Bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), trang

(Kandelia candel), sú (A. corniculatum), mắm trắng (A. alba), mắm đen (A.

officinalis), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria

agollocha), chà là (Phoenix paludosa), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô

(Acanthus ebracteatus), dừa nước (Nypa fruticans), tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển

(Thespesia populnea).

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Từ cửa sông Soài Rạp đến Hà Tiên:

- Tiểu vùng 1: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển đồng bằng

sông Cửu Long): Mắm trắng (A. alba), bần trắng (Sonneratia alba), đưng (R.

mucronata), đước (R. apiculata), vẹt tách (Bruguiera paviflora), dà vôi (Ceriops

tagal), mắm biển (A. marina), mắm quăn (A. lantana), mắm đen (A. officinalis), dà

Page 11: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

11

quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là (Phoenix paludosa), bần

chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), dừa nước (Nypa fruticans),

tra (Hibiscus tiliaceus), tra biển (Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera

racemosa).

- Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán đảo Cà

Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A. officinalis), đưng (R.

mucronata), đước (R. apiculata), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C. decandra), giá

(Excoecaria agollocha), ô rô (Acanthus ilicifolius), dừa nước (Nypa fruticans), cóc

vàng (Lumnitzera racemosa), vẹt tách (Bruguiera sexangula).

- Tiểu vùng 3: Từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi - Hà Tiên (bờ biển

phía tây bán đảo Cà Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A.

officinalis), bần trắng (Sonneratia alba), đước (R. apiculata), dà vôi (Ceriops tagal),

vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), giá (Excoecaria agollocha), bần chua (Sonneratia

caseolaris), dừa nước (Nypa fruticans), tra biển (Thespesia populnea), cóc vàng

(Lumnitzera racemosa).

7.2. Tiêu chuẩn cây giống

Tiêu chuẩn cây giống của một số loài cây ngập mặn được trình bày ở bảng 5:

Bảng 5. Tiêu chuẩn cây giống của một số loài cây ngập mặn

TT Loại cây Tuổi (tháng) Chiều cao (m) Đường kính gốc (cm)

1 Mắm 12-24 0,5-1,0 0,6-1,2

2 Bần 22-24 1,2-1,5 1,0-2,0

3 Trang 18-24 0,5-1,0 0,6-1,2

4 Đước, Đâng 12-24 0,5-1,0 0,6-1,2

Kích thước bầu: cao từ 20 - 40cm, đường kính từ 15-30cm (tùy loại cây), cây

sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, không gẫy hoặc giập cành, thân cây.

7.3. Mật độ trồng cây

Việc xác định mật độ trồng cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây:

- Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và hình thái của cây, đặc biệt là đường kính

tán để xác định không gian dinh dưỡng thích hợp nhất

- Căn cứ vào điều kiện lập địa tại khu vực: Những nơi có điều kiện thuận lợi

đất đai màu mỡ có thể trồng thưa và ngược lại.

Page 12: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

12

- Căn cứ vào mục đích chắn sóng: cần trồng mật độ dày hơn, để giảm thời

gian khép tán, nâng cao chức năng bảo vệ, sau đó sẽ tiến hành tỉa cây để đảm bảo

mật độ thích hợp.

Mật độ trồng một số loài cây cơ bản là:

Bần chua, Bần trắng: 1.600-5.000 cây/ha;

Mắm trắng, Mắm đen, Mắm biển: 2.500-10.000 cây/ha;

Đước, Đâng: 2.500-10.000 cây/ha;

Dừa nước: 2.500-4.400 cây/ha;

Tra, Tra biển: 1.600-4.000 cây/ha;

Trang: 2.500-10.000 cây/ha, tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.

7.4. Thời vụ trồng cây

Cây con trong giai đoạn mới trồng sức chống chịu kém, nên việc trồng phải tiến

hành khi độ mặn nước biển thấp nhất trong năm, thời tiết ấm áp, mùa có gió nhẹ và

sóng nhỏ. Việc xác định thời vụ trồng cần căn cứ vào đặc điểm sinh lý sinh thái của

từng loài cây và điều kiện tự nhiên của từng địa phương.

7.5. Định vị trí trồng cây

- Khoảng cách hàng cây: tùy theo mật độ cụ thể.

- Xác định hướng: Theo thiết kế trồng cây bằng cách căng dây để xác định hàng

cây được trồng theo hướng song song với tuyến đê

- Xác định vị trí: Khoảng cách giữa các hàng cây và các cây đều là khoảng cách

trên mặt bằng, có thể định vị trí bằng cách dùng cây tre hoặc cây sào có độ dài cố

định (bằng khoảng cách giữa các hàng và khoảng cách cây) để định vị.

7.6. Đào hố

7.6.1. Đào hố cải tạo

Đối với bãi bồi có hàm lượng cát trên 80%: trước khi trồng CNM cần tiến hành

cải tạo thể nền. Bổ sung đất phù sa hoặc đất màu giàu dinh dưỡng.

Đối với bãi bồi có hàm lượng cát dưới 80%: tiến hành trồng cây ngập mặn không

cần cải tạo thể nền.

Kích thước hố cải tạo: Đối với Bần: Miệng hố: từ 1,0m x1,0m đến 0,8m x 0,8m;

Đáy: 0,8m x 0,8m đến 0,6m x 0,6m; Sâu: 0,8m-0,6m

Đối với Mắm, Đước, Trang: Miệng hố: 0,7m x 0,7m hoặc 0,5m x 0,5m, đáy: 0,5m

x 0,5m hoặc 0,4m x 0,4m, sâu: 0,5m-0,4m

7.6.2. Đào hố trồng cây

Đào thủ công, kích thước hố trồng cây: từ 0,2m x 0,2m x 0,2m đến 0,4m x 0,4m

x 0,4m, tùy theo kích thước bầu.

Page 13: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

13

7.7. Kỹ thuật trồng

- Trước khi trồng từ 1-2 ngày, phải đưa cây từ vườn ươm lên bờ để bầu cây ổn

định, tránh vỡ bầu khi vận chuyển đi trồng.

- Các cây giống phải được chứa trong khay hoặc sọt để vận chuyển đến tận vị trí

các hố trồng, đảm bảo không giập gãy cây, không vỡ bầu.

- Cây được đặt xuống bên cạnh hố, trước tiên lột bỏ túi bầu, bằng dụng cụ trồng

(một cán gỗ lồng với một phễu bằng sắt) và cuốc, đào đất trong hố rồi đặt cây xuống,

mỗi hố một cây. Cây phải được đặt thẳng đứng xuống hố, rễ cây không bị gãy gập,

mặt rễ cây thấp hơn mặt hố từ 3-5cm, sau khi lấp đất dùng chân giẫm chặt để cố

định cây, rồi lấp thêm đất đầy chỗ còn lõm.

- Cắm cọc giữ cây: Cọc được làm bằng vật liệu địa phương sẵn có như: tre, cừ

tràm, vv{ Cao 1,0 - 1,5m, đường kính 1 - 3cm, đóng cọc xiên vào hố, đi sát thân cây

mới trồng, buộc thân cây vào cọc bằng dây mềm ở vị trí cách mặt gốc cây 50-70cm.

- Sau khi trồng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi để trồng dặm lại những cây bị

chết hoặc bị sâu bệnh, để đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt trên 70%. Việc trồng dặm lại

cũng phải được hoàn tất trong vòng 1 tháng.

7.8. Công trình tạm giảm sóng, tạo bãi, ổn định bãi

7.8.1. Nguyên liệu sử dụng: Sử dụng vật liệu sẵn có của địa phương: cọc tre, cừ

tràm, lưới, bao tải cát,...

7.8.2. Thiết kế:

+ Thiết kế dạng kè mỏ hàn (theo nguyên lý làm kè mỏ hàn - 14 TCN 130-2002)

Cần hoạch định đường bao ngoài cho hệ thống mỏ hàn, tạo thành đường trơn

thuận, nối tiếp tốt với đường bờ về cả hai phía. Chiều dài mỏ hàn được xác định

theo khu vực sóng vỡ và đặc tính của bùn cát tại khu vực cần xây dựng mỏ hàn.

Phương của mỏ hàn đặt vuông góc với bờ biển, hoặc chọn theo phương có góc

giữa hướng sóng và trục mỏ hàn trong khoảng 1000÷1100.

Gốc mỏ hàn cần nối tiếp tốt vào vùng bờ ổn định và có cao độ không bị sóng và

dòng chảy gây xói.

Cao trình trung bình đỉnh mỏ hàn đặt ở mực nước triều trung bình, mỏ hàn có độ

dốc tương đương với độ dốc mặt bãi.

+ Thiết kế tường rào giảm sóng (theo nguyên lý làm tường giảm sóng - 14TCN

130-2002)

Tường rào giảm sóng thường đặt ngắt quãng, chiều dài một đoạn tường thường

lấy bằng (1,5÷2,5) lần khoảng cách giữa tường rào và hàng cây phía biển, đoạn

trống lấy bằng (0,4÷0,6) chiều dài một đoạn tường rào.

Page 14: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

14

Trong điều kiện thuỷ hải văn phức tạp, cần kết hợp công trình giảm sóng ngang

bờ và công trình giảm sóng dọc bờ để tạo thành chức năng giữ cát, phù sa và giảm

sóng. Công trình kết hợp mỏ hàn và tường giảm sóng thành hình chữ T hoặc đứt

quãng, hoặc liên tục khép kín.

7.9. Chăm sóc, bảo vệ cây sau trồng

- Tiến hành phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chỉnh sửa ngay ngắn những cây bị

sóng, gió làm nghiêng đổ.

- Vệ sinh thường xuyên cho cây sau khi trồng, chống rác rưởi bám vào cây.

- Tại những nơi cần thiết phải có hàng rào tạm để ngăn cản hoặc hạn chế các

hoạt động đánh bắt thủy sản, thuyền bè đi lại trong khu vực trồng cây.

8. Kiểm tra

8.1. Kiểm tra hồ sơ thiết kế, thuyết minh kỹ thuật, dự toán, bản vẽ và phương án thi

công.

8.2. Kiểm tra nội dung, tiến độ và chất lượng thi công trồng cây: chất lượng và số

lượng cây giống, mật độ trồng, kích thước hố đào, cải tạo cục bộ thể nền, cắm cọc

giữ cây, tỷ lệ cây sống sau khi trồng, nhật ký thi công,...

8.3. Kiểm tra hồ sơ hoàn công, thanh, quyết toán.

9. Lập hồ sơ hoàn công

Theo đúng các quy định hiện hành

10. Nghiệm thu, bàn giao

10.1. Nghiệm thu:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

- Tiến hành nghiệm thu khối lượng và chất lượng thực tế so với thuyết minh

và dự toán đã được phê duyệt.

- Lập biên bản nghiệm thu.

10.2. Bàn giao:

- Bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư theo đúng các quy định hiện

hành.

- Lập biên bản bàn giao.

11. Lưu hồ sơ

Page 15: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

15

PHỤ LỤC A

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI TRỒNG CÂY NGẬP MẶN

1. Trồng cây ngập mặn trong điều kiện thuận lợi

Trong những vùng có những điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển

của cây ngập mặn (lượng mưa hàng năm cao trên 1.500 mm; nhiệt độ trung bình

năm trên 200C, ít biến đổi; ngập triều từ 10 - 20 ngày/tháng; độ mặn từ 5 - 25‰).

Kỹ thuật trồng cây ngập mặn trong điều kiện thuận lợi: Xem các phụ lục từ D

đến J.

2. Trồng cây ngập mặn trong điều kiện ít thuận lợi

2.1. Đối với vùng xói lở, nước ngập sâu, sóng to, gió lớn.

+ Phải tiến hành ươm cây với bầu cây chịu được sóng.

+ Có biện pháp cố định cây sau khi trồng để tránh cho cây bị sóng đánh ngã

đổ, vỡ bầu.

+ Làm tường rào giảm sóng để trồng cây nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

cây sống được và sinh trưởng tốt trong thời gian mới trồng.

Đối với vùng bãi biển bị xói lở, khó khăn khi trồng cây ngập mặn, thường áp

dụng giải pháp mỏ hàn chữ T hoặc mỏ hàn thông thường, kết hợp với tường rào

giảm sóng để gây bồi cho bãi, chống xói mòn bãi, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng

cây ngập mặn. Ngoài ra, tường rào chắn sóng còn có tác dụng ngăn rác từ ngoài

biển vào, tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây mới trồng.

Các tường rào giảm sóng có thể là công trình tạm bằng vật liệu tre, gỗ sẵn có

tại địa phương. Tường rào có thể bị hư hại do sóng gió, qua thời gian, nên cần phải

được sửa chữa sau khi bị hư hỏng.

2.2. Đối với vùng nhiều cát, nghèo dinh dưỡng.

Cần tiến hành cải tạo cục bộ thẻ nền theo hố trồng, thay thế đất cát bằng đất

phù sa giàu dinh dưỡng.

2.3. Đối với vùng có độ mặn cao

Lựa chọn các loài cây có khả năng chịu mặn tốt, trước khi đem trồng cần huấn

luyện cây con bằng cách đưa cây ra vùng có độ mặn tương tự để cây quen dần.

3. Đối với các khu rừng ngập mặn đã có từ trước

3.1. Đối với các khu rừng tự nhiên: Tạo hành lang cho cây tái sinh ở bìa rừng phía

biển bằng cách ổn định bãi và bảo vệ bãi không cho phép các hoạt động đánh bắt

hải sản ở khu vực này, đặc biệt là vào mùa tái sinh của các cây tiên phong. Mặt khác

Page 16: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

16

có thể chủ động đốn tỉa một số cây già cỗi theo các vạt rừng so le nhau và dẫn nạp

những cây trồng mới thích hợp vào các vạt rừng đã chặt đốn.

3.2. Đối với các khu rừng ngập mặn được trồng nhân tạo: Phải tiếp tục trồng loài

cây này để mở rộng đai rừng về phía biển và trồng bổ sung hỗn giao các loài cây

khác.

3.3. Đối với các bãi bồi đang trong quá trình bồi tụ chưa có rừng ngập mặn:

Cần tiến hành trồng các loài cây và đai cây thích hợp với điều kiện cụ thể của bãi

vào mùa vụ hợp lý.

3.4. Đối với các vùng bãi đang bị xói lở: Phải xây dựng các kè, mỏ hàn và tường

chắn sóng để nuôi bãi và tạo bãi theo tính toán thiết kế. Sau đó mới lựa chọn giống

cây tiên phong thích hợp, đã được ươm trong bầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết

rồi mới đem trồng trên bãi mới được tạo lập.

Page 17: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

17

PHỤ LỤC B

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ THIẾT KẾ KÈ, TƯỜNG RÀO GIẢM SÓNG

Các loại công trình giảm sóng, bảo vệ bờ (14TCN 130-2002)

Các dạng kè mỏ hàn (14TCN 130-2002)

Page 18: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

18

Sự hình thành bồi lắng giữa các mỏ hàn trong trường hợp sóng

nghiêng góc, vuông góc so với bờ (14TCN 130-2002)

Thiết kế kè mỏ hàn (14TCN 130-2002)

Page 19: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

19

Thiết kế đê giảm sóng (14TCN 130-2002)

Công trình phức hợp đê giảm sóng và mỏ hàn (14TCN 130-2002)

Hệ thống công trình chữ T (14TCN 130-2002)

Hệ thống công trình phức hợp (14TCN 130-2002)

Page 20: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

20

PHỤ LỤC C

Ъ

biÓ

n

ng

tr×

nh

gi¶

m s

ãn

g

§Êt

s¶n

xu

Êt n

«n

g n

gh

iÖp

80 m

80 m

80 m

M?

mS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

Ðu?

cS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

M?

mS

=20

00 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

Ðu?

cS

=10

00

m2

M?

t d?

: 80

00 c

/ha

B?

nS

=10

00

m2

M?

t d?

: 16

00 c

/ha

M?

mS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

Ðu?

cS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

M?

mS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

Ðu?

cS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

M?

mS

=20

00 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

Ðu?

cS

=10

00

m2

M?

t d?

: 80

00 c

/ha

B?n

S=1

000

m2

M?

t d?

: 16

00 c

/ha

M?

mS

=200

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

B?

nS

=100

0 m

2M?

t d?

: 16

00 c

/ha

Ðu?

cS

=100

0 m

2M?

t d?

: 80

00 c

/ha

m« h×nh trång c©y ngËp mÆn ch¾n sãc b¶o vÖ ®ª biÓn

§Þa

®iÓ

m:

VÜn

h P

h−

íc

- V

Ünh

Ch

©u -

c T

r¨n

g

Nam

201

1

Page 21: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

21

PHỤ LỤC D

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY BẦN CHUA

(Sonneratia caseolaris)

1. Giới thiệu chung

Trong tự nhiên, Bần chua thường phân bố ở các bãi bồi cửa sông ven biển

nước lợ. Bần chua là cây thân gỗ ưa sáng có chiều cao từ 15-20m và đường kính từ

40-60cm, có thể sinh sống tốt trên những vùng đất bùn mềm, chịu tác động thường

xuyên bởi sóng gió to.

2. Kỹ thuật gieo ươm và tạo giống

2.1. Thu hái quả giống

Chọn những cây mẹ có ngoại hình cân đối, thân thẳng tán lá đều, từ 10-15

tuổi để thu hoạch trái giống vào tháng 9. Thu hoạch bằng cách lượm những trái chín

rụng dưới tán rừng hay hái ở trên cây. Quả đem về ngâm trong nước cho mềm ra rồi

dùng rổ cà lấy hạt. Hạt thu được hong trong bóng râm cho khô rồi đem gieo ngay

(nếu để lâu sẽ mất sức nảy mầm).

2.2. Làm đất gieo ươm

Đất gieo ươm phải có kết cấu thịt pha sét đã ổn định, tiến hành cuốc xới, nhặt

sạch cỏ rác rồi trang bằng mặt. Vườn ươm nên chọn ở nơi ít sóng gió, thủy triều

ngập hàng ngày từ 15-20cm. Xung quanh phải có rừng phòng hộ để hạn chế bớt

sóng gió. Chu vi vườn ươm phải được đắp bờ bao và phải có hàng rào bằng lưới

bảo vệ đề phòng Còng, Ba khía phá hại. Đất gieo ươm phải được cuốc xới, xử lý

thuốc trừ sâu bằng Basudin 10H (10-15g/m2) để trừ các loài động vật gây hại rồi lên

luống. Các luống gieo có kích thước bề ngang từ 1-1,5m, dài từ 15-20m, cách nhau

0,6-0,8m, có rãnh thoát nước khi triều rút. Trong các luống gieo cần được trộn thêm

phân chuồng hoai (4-6kg/m2) để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mạ phát triển.

2.3. Gieo ươm

Thời vụ gieo: Tùy theo tuổi cây con đem trồng và thời vụ trồng mà tính thời

điểm gieo cho phù hợp. Tùy theo loại hình cây giống đem trồng(trồng bầu lớn, bầu

nhỏ) mà xác định thời gian gieo ươm, chăm sóc trong vườn (4-6 tháng đối với bầu

nhỏ, 18-20 tháng đối với bầu lớn).

Tách hạt: Quả sau khi thu hái về cho vào bao tải ngâm nước lợ 5-7 ngày,

hoặc ủ trong túi nilon cho vỏ quả mềm ra. Sau đó cho quả vào rổ hoặc giá có các lỗ

Page 22: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

22

nhỏ 1mm x 1mm trà lấy hạt. Hạt sau khi đãi xong, đem hong cho ráo nước ở nơi râm

mát, không bị nắng và gió ảnh hưởng trực tiếp.

Hạt tách xong được đem gieo ngay sẽ cho tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây con đủ

tiêu chuẩn ra ngôi cao nhất. Hạt bảo quản lâu hơn thì tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây con

đủ tiêu chuẩn ra ngôi càng giảm. Do đó, nên gieo hạt ngay sau khi tách hạt, tuyệt đối

không được phơi hạt nơi có ánh nắng, chỉ nên hong cho ráo nước ở nơi râm mát.

Muốn bảo quản hạt được lâu, cho hạt vào nước lợ có nồng độ muối khoảng

20 - 25 0/00. Dùng túi lưới đựng hạt, buộc lỏng, ngâm hạt trong nước lợ, giữ túi hạt

ngập sâu trong nước (vì để nguyên túi hạt sẽ nổi cho hiệu quả không cao), 1-2 ngày

thay nước một lần, ngâm nhiều hạt thì phải thay nước thường xuyên hơn, hoặc

ngâm túi hạt dưới ao thì không phải thay nước.

Xử lí hạt: Trước khi gieo hạt, cần phải ủ hạt (hạt vừa tách xong hoặc đang

bảo quản trong nước lợ được vớt ra hong khô nơi râm mát rồi cho vào ủ trong bao

tải, và để ở nơi giữ được nhiệt độ ủ khoảng 50-60oC), hàng ngày ngâm bao tải ủ hạt

trong nước lợ khoảng 2 giờ, sau đó bỏ ra, để ráo rồi lại đưa vào nơi ủ tiếp. Sau khi ủ

được từ 3-5 ngày, hạt nứt nanh được khoảng 70% thì đem gieo.

Gieo hạt: Ở những vườn ươm không có bờ bao nên chọn những ngày nước

rút để gieo, sau khi gieo 1-2 ngày thì mới cho nước ngập.

Gieo hạt trên luống: trộn hạt với cát hoặc không trộn, sau đó dùng tay ném

mạnh hạt xuống mặt luống như gieo mạ, làm như vậy hạt sẽ được găm một phần

vào trong đất tạo điều kiện tốt cho hạt tiếp xúc với nước và cố định trên mặt luống,

tưới nước thường xuyên (2 lần/ngày). Lưu ý nếu để đất lấp hết hạt sẽ ảnh hưởng

đến khả năng nảy mầm của hạt.

2.4. Cấy cây

Tiêu chuẩn cây cấy: Sau khi cây mạ phát triển thành cây con, tiến hành nhổ,

cấy vào luống hoặc vào bầu để tiếp tục nuôi dưỡng. Cây được nhổ cấy phải có chiều

cao từ 15-30cm, sinh trưởng phát triển bình thường.

Nếu trồng cây trong vùng biển bồi, nước sâu trung bình 0,5m thì dùng cây con

gieo cấy trong bầu bằng chất dẻo, khi cây con đạt 18-24 tháng tuổi, có chiều cao trên

100 cm thì có thể đem trồng.

2.5. Chăm sóc

Trong những ngày triều kiệt, nước không ngập bầu cần phải tưới nước đảm

bảo đủ độ ẩm cho cây con phát triển bình thường.

Cây giống sau khi gieo hay cấy nếu tăng trưởng chậm hoặc bị vàng lá thì

dùng phân NPK để bón cho cây.

Page 23: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

23

3. Kỹ thuật trồng

3.1. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

+ Cao trên 1,2m

+ Đường kính gốc lớn hơn 1,0cm

+ Thời gian ươm trong bầu từ 22-24 tháng tuổi.

+ Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không

sâu bệnh.

3.2. Thời vụ trồng

Tùy điều kiện cụ thể từng khu vực, chọn lúc độ mặn thấp nhất trong năm.

3.3. Chọn đất trồng

Đất trồng bần chua tốt nhất là trên những bãi bùn ven biển ổn định. Ở những

nơi có tốc độ bồi lắng phù sa lớn hay đang xói lở (nhưng đã giảm dần) đều có thể

trồng bần chua (nhưng phải kết hợp các biện pháp hỗ trợ khác).

3.4. Mật độ trồng.

Ở các bãi biển bồi có thể trồng với mật độ từ 1.600 cây/ha (2,5m x 2,5m) đến

5.000 cây/ha (2m x 1m) tùy theo mục đích và điều kiện tự nhiên.

3.5. Kỹ thuật trồng

Đào đất ở giữa hố đủ để đặt vừa bầu cây xuống, xé bỏ túi bầu PE, lấp đất đều

và ấn chặt đất sát gốc cây, chú ý điều chỉnh để thân cây thẳng và đều với các cây

khác đã trồng.Đóng cọc (dài khoảng 1,5m, đường kính từ 1,5-2,0cm) chéo vào thành

hố sao cho cọc tiếp xúc hoặc gần với thân cây.Buộc cây sau khi trồng (bằng dây

mềm) vào cọc ở vị trí cách mặt gốc cây khoảng 75cm thì cây sẽ đạt tỷ lệ sống cao

hơn và khả năng sinh trưởng cũng tốt hơn.

4. Chăm sóc và bảo vệ

4.1. Chăm sóc

Sau khi trồng 20 ngày cần tiến hành trồng dặm lại những cây bị chết, tu sửa

lại những cây bị nghiêng ngả. Nếu cây con bị sâu ăn lá hay hà bám xung quanh thân

thì phải phun thuốc trừ vào lúc nước ròng.

4.2. Bảo vệ

Trong suốt quá trình trồng và những năm về sau cấm không cho đánh bắt cá

loài thủy hải cũng như ghe xuồng đi vào khu vực trồng rừng. Ngoài ra cần chú ý bảo

vệ tránh súc vật làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

Page 24: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

24

PHỤ LỤC E

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY MẮM

(Avicennia sp.)

1. Giới thiệu chung

Có 3 loài mắm là Mắm đen, Mắm trắng, Mắm biển. Mắm đen thường mọc trên

các vùng đất bùn nhiều hữu cơ dọc sông hay trên các khu đất ngập mặn phía trong.

Mắm trắng, Mắm biển có thể sống được trên những bãi bùn có thủy triều ngập sâu,

độ mặn cao (25-30‰) và thường xuyên bị tác động bởi sóng gió.

Cây Mắm có hệ rễ hô hấp hình chông nhô lên cao khỏi mặt đất từ 20 - 30 cm,

nhờ có hệ rễ này giúp cây có khả năng chống chịu sóng, gió, khả năng thích nghi với

độ mặn cao, đất không quá chặt và nhiều sét.

Mắm Trắng là loài cây ngập mặn rất quan trọng, được xem là loài cây tiên

phong lấn biển ở những bãi bồi.

2. Kỹ thuật ươm cây Mắm

2.1. Kỹ thuật thu hái quả giống (trụ mầm)

Quả Mắm (trụ mầm) thường chín vào tháng 8 - 12, chọn những cây mẹ có độ

tuổi từ 10 - 12 năm, thân thẳng, tán đều, không bị sâu hại để lấy giống.

Thu hái trên thân cây mẹ, lượm dưới đất hoặc dùng câu liềm hay dùng kéo

cắt cành mang quả chín (trụ mầm). Khi thu hái quả giống cần phân loại và chọn

những quả to, đều, không bị sâu bệnh. Bảo quản bằng cách đặt vào trong lưới để ở

những nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày hay trải thành lớp để trong bóng râm,

hàng ngày tưới đủ nước để đảm bảo độ ẩm.

2.2. Lựa chọn địa điểm làm vườn ươm

Đất phải tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt để làm vườn ươm, xung

quanh vườn ươm phải có lưới bảo vệ. Luống có chiều dài từ 10 - 15m, ngang 1-

1,2m, luống cách luống 0,3 - 0,5m để tiện đi lại chăm sóc cây con trong vườn ươm

một cách thuận lợi và dễ dàng.

Làm luống chìm:

+ Chọn đất:

- Vùng đất được chọn làm khu luống phải thấp, nơi có thủy triều lên xuống

hàng ngày (trừ những ngày nước kém).

- Thể nền tương đối bằng phẳng, có nhiều phù sa, hàm lượng các chất dinh

dưỡng từ trung bình trở lên.

Page 25: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

25

- Làm luống: Ở mỗi luống có đóng cọc ngăn để xếp túi bầu, trên mỗi luống

đều có hệ thống rảnh thoát nước sâu từ 15 - 20cm.

- Vườn ươm phải được bố trí ở nơi giao thông thuận tiện, có đắp bờ đê xung

quanh, bố trí một, hai cửa nước ra vào để có thể điều chỉnh thủy triều theo ý muốn.

- Xung quanh vườn ươm có rào chắn để tránh súc vật, cua, còng cắn phá và

các tác nhân bên ngoài vào phá hoại cây con trong vườn ươm.

- Chuẩn bị đất gieo hạt

+ Cày bừa, bón phân lót:

- Cày lật đất, sau đó bón lót phân hoai mục. Có thể bón 50 - 100 kg cho

100m2 luống.

- Bừa kỹ để trộn phân với đất, thời gian cày bừa bón phân làm vào lúc nước

nước rút, nhặt sạch cỏ dại và tàn dư nếu có.

+ Đắp bờ và làm cống xung quanh để điều tiết nước:

- Làm hàng rào xung quanh vườn để tránh gia súc vào phá hại.

- Ở những nơi có điều kiện nên đắp một bờ bao xung quanh và làm một cống

nhỏ để điều tiết thủy triều theo ý muốn.

- Sau khi cày bừa xong cần tạo mặt phẳng như luống gieo mạ, các luống gieo

hạt có kích thước 1,2 - 10m, rãnh luống rộng 0,3 - 0,5m để tiện đi lại chăm sóc.

- Trồng trụ mầm vào thẳng luống: Ở những vườn ươm không có bờ bao nên chọn

những ngày nước rút để trồng, sau khi trồng 1 - 2 ngày thì mới cho nước ngập.

+ Thời gian trồng: Trồng trụ mầm vào tháng 8 - 9

+ Độ sâu lấp đất: Cắm ½ trụ mầm trong đất.

- Làm giàn che mưa, nắng cho cây con

Cây con trong vườn ươm rất dễ bị mưa, nắng làm chết cây. Do đó, phải làm

giàn che mưa, nắng cho cây trong vườn ươm.

Giàn che có thể dùng tấm che hoặc dùng che đan lại thành tấm che, tùy theo

từng giai đoạn của cây mà có một giàn che thích hợp.

Có thể thực hiện che như sau:

+ Tuần 1: Từ 9 giờ đến 16 giờ.

+ Tuần 2: Từ 9 giờ 30 phút đến 16 giờ.

+ Tuần 3: Từ 10 giờ đến 16 giờ.

+ Tuần 4: Từ 11 giờ đến 15 giờ.

+ Từ tuần thứ 5 - 6 trở đi tiến hành che với lượng ánh sáng xuyên qua 70%

nhằm tập cho cây quen dần với điều kiện thời tiết.

- Trồng trụ mầm vào bầu PE:

Page 26: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

26

Chuẩn bị đất đóng bầu: Dùng túi bầu nilon polyethylen có kích thước 15x25cm

cho đất vào trong túi bầu. Trong quá trình đóng bầu để lại khoảng 3 - 5cm tính từ

miệng túi xuống nhằm lấy lượng phù sa khi nước thủy triều lên.

Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm: 90% đất (trong đó có 70% đất thịt nhẹ,

20% đất cát pha), 10% phân chuồng hoai.

Đất trước khi đóng bầu phải được làm sạch cỏ và tàn dư thực vật rồi tán

nhuyễn sau đó trộn với phân cho vào túi bầu nén chặt lại.

Sau khi đóng bầu, xếp các túi bầu trên luống đã được làm sẵn (nên xếp theo

hình nanh sấu) để tận dụng hết không gian trên luống, sau đó dẫn nước vào nhằm

làm rửa trôi bớt lượng phèn (nếu có) trong túi bầu có trong đất. Việc đóng bầu này

phải hoàn thành trong thời gian từ tháng 7-8.

Đào đất ở giữa túi bầu trồng ngập ½ trụ mầm vào bầu, lấp đất ấn chặt, tưới

đẫm nước. Hoặc đối với trụ mầm trồng trên luống, khi cây con được khoảng 3 - 4 lá

thật tiến hành đánh cây con để trồng vào túi bầu PE. Trước khi đánh cây cần tưới

đẫm nước trước một ngày để tránh làm đứt nhiều rễ cây con khi trồng.

- Chăm sóc cây con trong vườn ươm

- Thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươm từ 12-24 tháng kể từ lúc bắt

đầu gieo ươm cho đến khi xuất vườn.

- Tưới bằng lượng nước của thủy triều và tăng dần theo độ tuổi của cây.

- Sau khi gieo từ 7 - 10 ngày, tiến hành kiểm tra tỉ lệ nảy mầm. Nếu không nảy

mầm cần phải gieo bổ sung ngay.

- Thường xuyên kiểm tra để nhặt cỏ cho cây.

- Cây có thể bị sâu ăn lá ta dùng Fastac để phun

* Bón phân:

Thời gian bắt đầu bón phân cho cây con trong vườn ươm khi cây đạt được 5 -

6 tuần lễ. Bón phân giúp cho cây tăng trưởng nhanh trong giai đoạn vườn ươm vì

cây ngập mặn khi gieo trong túi bầu đã gây không ít nhiều hạn chế khẳ năng phát

triển của chúng.

Liều lượng bón phân như sau:

- Lần 1: 0,5 kg NPK tưới cho 10000 cây.

- Lần 2: 1 kg NPK tưới cho 10000 cây.

- Lần 3: 1 kg NPK tưới cho 10000 cây.

- Lần 4: 1 kg NPK tưới cho 10000 cây.

- Lần 5: 1 kg NPK tưới cho 10000 cây.

- Lần 6: 1 kg NPK tưới cho 10000 cây.

Page 27: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

27

Sau khi tưới phân cho cây, phải rửa lại bằng nước lã nhắm rửa trôi lượng

phân bón còn dính trên lá gây cháy lá. Nên tưới vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

* Đảo bầu cho cây: Trước khi trồng 2 tháng tiến hành đảo bầu cho cây. Chú ý

nên đảo bầu cây vào lúc trời râm mát và nếu có điều kiện thì làm giàn che nắng cho

cây mới đảo bầu.

3. Kỹ thuật trồng

3.1. Cải tạo thành phần cơ giới đất

+ Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất trong hố trồng bằng đất phù sa giàu

dinh dưỡng .

+ Kích thước hố đào: Miệng hố 0,7m x 0,7m , đáy 0,6m x 0,6m, sâu 0,6m theo hàng

song song với đê biển

+ Khoảng cách giữa các hố: 2m x 2m.

+ Đất phù sa: Tận dụng khai thác phần phù sa bề mặt

3.2. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

+ Cao trên 0,5m

+ Đường kính gốc lớn hơn 0,6cm

+ Thời gian ươm trong bầu từ 12-24 tháng tuổi.

+ Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không

sâu bệnh.

3.3. Mật độ và thời vụ trồng

+ Mật độ: 2.500 cây/ha - 10.000 cây/ha tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể

+ Thời vụ trồng: Từ tháng 8 đến tháng 9.

3.4. Trồng cây

Sau khi cải tạo cục bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30

x 30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo).

Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp

toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất

nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn.

Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm một cọc dài 1m;

đường kính cọc 2cm, cắm sâu 0,5m xiên vào thành hố, sau đó dùng dây nilon buộc

thân cây vào cọc giúp cho cây trụ vững khi sóng gió lay hoặc nước cuốn.

Page 28: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

28

PHỤ LỤC F

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY ĐƯỚC

(Rhizophora apiculata)

1. Giới thiệu chung

Đước là cây thân gỗ, lá rộng thường xanh. Ở Nam bộ, có nơi đước cao tới

20-25m, đường kính ngang ngực 40-50cm. Rễ nổi trên mặt đất thành hình nơm. Lá

mọc đối, chụm đầu cành, màu xanh thẫm, hình trái xoan dài hoặc ngọn giáo dày,

mặt dưới có nhiều chấm đen nổi rõ, cuống lá dài và to, đầu lá có hai mũi nhọn. Hoa

chùm màu trắng hoặc vàng nở vào tháng 2-3. Quả chín cuối tháng 4, đầu tháng 5 (ở

miền Bắc) và tháng 7-11 (ở miền Nam). Quả hình trứng, thõng dài quặp về cuống.

Mỗi quả có một hạt nảy mầm ngay sau khi quả chín trên cành và như thành một rễ

mầm. Quả cắm xuống bùn phát triển ra cây con ngay và tạo thành đước con. Đước

sống trên bùn ngập mặn ven biển, mọc nhanh, sống lâu, tái sinh tự nhiên tốt. Cây ưa

sáng, phát tán quả và gieo giống chủ yếu nhờ nước thủy triều, là cây tiên phong, cố

định phù sa, bùn loãng.

Đước mọc tự nhiên rộng rãi ở vùng ven biển nhiệt đới, là thành phần chủ yếu

trong tổ thành rừng ngập mặn.

2. Kỹ thuật ươm cây Đước

+ Thu hái trụ mầm

Quả Đước chín vào cuối tháng 6 đến tháng 11, quả chín có màu nâu sậm

hoặc màu tía. Chọn những quả có chiều dài từ 25-43cm, đường kính từ 1-1,27cm

không bị sâu bệnh, vòng nhẫn có màu xanh nhạt với chiều dài ≥ 1,8cm.

+ Chọn đất làm vườn ươm

Chọn những nơi đất tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt khi thủy triều rút

xuống để làm vườn ươm.

- Chọn đất: Vùng đất được chọn làm khu vực ươm giống phải thấp, nơi có

thủy triều lên xuống hàng ngày.

- Làm luống: Ở mỗi luống có đóng cọc ngăn cách để xếp túi bầu, trên mỗi

luống đều có hệ thống rảnh thoát nước sâu từ 15-20cm.

- Xung quanh vườn ươm phải có hệ thống hàng rào bảo vệ nhằm tránh xúc

vật, cua, còng vào cắn phá và các tác nhân bên ngoài vào phá hoại cây con trong

vườn ươm.

+ Chuẩn bị đất đóng bầu

Page 29: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

29

- Dùng bao Polyetylen với kích thước bầu 30cm x 30cm

- Đất trước khi đóng bầu phải được làm sạch cỏ dại và các tàn dư rồi tán nhuyễn sau

đó trộn đều với phân cho vào túi bầu nén chặt lại.

- Đóng bầu xong ta xếp chúng lại với nhau trên luống đã được làm sẵn.

+ Bảo quản trụ mầm

Sau khi thu hái trụ mầm, tiến hành bảo quản trụ mầm trong khoảng 3 - 5 ngày

để quả đạt đủ độ chín sinh lý.

+ Kỹ thuật cấy trụ mầm vào trong bầu

- Thời vụ bắt đầu gieo ươm: Tháng 7 - 9

- Cắm trụ mầm: Cắm 1/3 chiều dài của quả.

+ Làm giàn che mưa, nắng cho cây

Cây con trong vườn ươm rất dễ bị mưa nắng làm chết cây, do đó phải làm giàn che

mưa, nắng cho cây trong vườn ươm.

Giàn che có thể dùng tấm che hoặc dùng tre đan lại thành tấm che, tùy từng giai đoạn

của cây mà ta có một giàn che thích hợp.

+ Chăm sóc cây trong vườn ươm

- Thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươm từ 7 - 9 tháng kể từ lúc bắt đầu

gieo ươm cho đến khi xuất vườn.

- Trồng dặm: Sau khi gieo trái từ 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra lại xem

những cây không có khả năng nảy chồi để trồng dặm.

- Phòng trừ sâu bệnh :

+ Cây Đước rất dễ bị cua, còng,{ cắn phá đọt non của cây. Do vậy ban đêm

thường xuyên kiểm tra khu vực ươm cây. Khi phát hiện thấy có thể dùng tay bắt

chúng, nếu nhiều có thể dùng thuốc để diệt trừ chúng.

+ Sau 5 - 6 tháng tiến hành kiểm tra cây con, lúc này rễ cây có thể đâm ra

khỏi bầu đất. Tiến hành cho đảo bầu ngay và sắp xếp chúng lại, những cây còi cọc,

kém phát triển để riêng.

- Bón phân : Sau khi cắm trụ mầm được 3 tháng tiến hành bón phân cho cây

với lượng bón 20g/bầu.

3. Kỹ thuật trồng cây Đước

3.1. Cải tạo thể nền:

+ Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất trong hố trồng bằng đất phù sa giàu

dinh dưỡng.

+ Kích thước hố đào: Miệng hố 0,7m x 0,7m , đáy 0,6x 0,6m, sâu 0,6m theo hàng

song song với đê biển.

Page 30: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

30

+ Khoảng cách giữa các hố: 2m x 2m.

+ Đất phù sa: Tận dụng khai thác phần phù sa bề mặt

3.2. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

+ Cao trên 0,5m

+ Đường kính gốc trên 0,6cm

+ Thời gian ươm trong bầu từ 12-24 tháng tuổi.

+ Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không

sâu bệnh.

3.3. Mật độ và thời vụ trồng:

+ Mật độ: 2.500 cây/ha - 10.000 cây/ha tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể

+ Thời vụ trồng: Từ tháng 7 đến hết tháng 10

3.4. Trồng cây:

Sau khi cải tạo cục bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30 x

30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo).

Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp

toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất

nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn.

Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm một cọc dài 1m;

đường kính cọc 3cm, cắm sâu 0,5m xiên vào thành hố, sau đó dùng dây nilon buộc

thân cây vào cọc giúp cho cây trụ vững khi sóng gió lay hoặc nước cuốn.

Page 31: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

31

PHỤ LỤC G

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY ĐÂNG

(Rhizophora stylosa)

1. Giới thiệu chung

Cây Đâng còn gọi là Đước vòi, thuộc chi Đước, nhưng thích hợp ở các tỉnh

ven biển phía Bắc.

Đâng là cây gỗ cao 5-6m, phân cành nhiều và sớm, nhiều rễ cống, lá to, dày,

bóng. Hoa có 4 lá đài dày, về sau thành 4 tai trên quả. Hạt trong quả trên cây nảy

mầm thành trụ mầm trên cây. Mùa trụ mầm rụng vào tháng 7-8. Trụ mầm đâng có

hình dạng tương tự như trụ mầm trang nhưng thường có kích thước lớn và sần sùi

hơn. Cây con khi chưa rời cây mẹ có chiều dài 25-40cm. Thường 1kg có 40-50 ”quả”

(trụ mầm).

Đâng ưa đất có nhiều phù sa, ngập triều trung bình, độ mặn trung bình hoặc

hơi cao (15-20‰), Đâng thường phân bố sau rừng Mắm, Bần. Có thể trồng xen

Đâng với Trang và Vẹt dù.

1. Kỹ thuật ươm cây Đâng

1.1. Thu hái trụ mầm

Chọn những ”quả” (trụ mầm) có chiều dài từ 30-40cm, đường kính từ 1-

1,25cm không bị sâu bệnh, vòng nhẫn có màu xanh nhạt với chiều dài ≥ 1,8cm.

1.2. Chọn đất làm vườn ươm

Chọn những nơi đất tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt khi thủy triều rút

xuống để làm vườn ươm.

- Chọn đất: Vùng đất được chọn làm khu vực ươm giống phải thấp, nơi có

thủy triều lên xuống hàng ngày.

- Làm luống: Ở mỗi luống có đóng cọc ngăn cách để xếp túi bầu, trên mỗi

luống đều có hệ thống rảnh thoát nước sâu từ 15-20cm.

- Xung quanh vườn ươm phải có hệ thống hàng rào bảo vệ nhằm tránh xúc

vật, cua, còng vào cắn phá và các tác nhân bên ngoài vào phá hoại cây con trong

vườn ươm.

1.3. Chuẩn bị đất đóng bầu

- Dùng bao Polyetylen với kích thước bầu 30cm x 30cm

- Đất trước khi đóng bầu phải được làm sạch cỏ dại và các tàn dư rồi tán nhuyễn sau

đó trộn đều với phân cho vào túi bầu nén chặt lại.

Page 32: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

32

- Đóng bầu xong ta xếp chúng lại với nhau trên luống đã được làm sẵn.

1.4. Bảo quản trụ mầm

Sau khi thu hái trụ mầm, tiến hành bảo quản trụ mầm trong khoảng 3 - 5 ngày

để quả đạt đủ độ chín sinh lý.

1.5. Kỹ thuật cấy trụ mầm vào trong bầu

- Thời vụ bắt đầu gieo ươm: Tháng 7 - 9

- Cắm trụ mầm: Cắm 1/3 chiều dài của quả.

1.6. Làm giàn che mưa, nắng cho cây

Cây con trong vườn ươm rất dễ bị mưa nắng làm chết cây, do đó phải làm giàn che

mưa, nắng cho cây trong vườn ươm.

Giàn che có thể dùng tấm che hoặc dùng tre đan lại thành tấm che, tùy từng giai đoạn

của cây mà ta có một giàn che thích hợp.

1.7. Chăm sóc cây trong vườn ươm

- Thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươm từ 7 - 9 tháng kể từ lúc bắt đầu

gieo ươm cho đến khi xuất vườn.

- Trồng dặm: Sau khi gieo trái từ 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra lại xem

những cây không có khả năng nảy chồi để trồng dặm.

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Cây Đâng rất dễ bị cua, còng, { cắn phá đọt non của cây. Do vậy ban đêm

thường xuyên kiểm tra khu vực ươm cây. Khi phát hiện thấy có thể dùng tay bắt

chúng, nếu nhiều có thể dùng thuốc để diệt trừ chúng.

+ Sau 5 - 6 tháng tiến hành kiểm tra cây con, lúc này rễ cây có thể đâm ra

khỏi bầu đất. Tiến hành cho đảo bầu ngay và sắp xếp chúng lại, những cây còi cọc,

kém phát triển để riêng.

- Bón phân: Sau khi cắm trụ mầm được 3 tháng tiến hành bón phân cho cây

với lượng bón 20g/bầu.

2. Kỹ thuật trồng cây Đâng

2.1. Cải tạo thể nền:

+ Biện pháp cải tạo: Thay thế toàn bộ đất trong hố trồng bằng đất phù sa giàu

dinh dưỡng.

+ Kích thước hố đào: Miệng hố 0,7m x 0,7m , đáy 0,6x 0,6m, sâu 0,6m theo hàng

song song với đê biển.

+ Khoảng cách giữa các hố: 2m x 2m.

+ Đất phù sa: Tận dụng khai thác phần phù sa bề mặt

Page 33: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

33

2.2. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

+ Cao trên 0,5m

+ Đường kính gốc trên 0,6cm

+ Thời gian ươm trong bầu từ 12-24 tháng tuổi.

+ Cây sinh trưởng tốt, không dập gẫy thân cành chính, không vỡ bầu, không

sâu bệnh.

2.3. Mật độ và thời vụ trồng:

+ Mật độ: 2.500 cây/ha - 10.000 cây/ha tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể

+ Thời vụ trồng: Từ tháng 7 đến hết tháng 10

2.4. Trồng cây:

Sau khi cải tạo cục bộ thể nền, tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 30 x

30 x 30cm, đào đến đâu trồng cây đến đó (để tránh trôi dạt đất phù sa mới cải tạo).

Xé vỏ bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, giữ cây ở tư thế thẳng đứng và tiến hành lấp

toàn bộ số đất màu kín miệng hố, lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất

nổi quanh gốc cây để giữ cho cây chắc chắn.

Cắm cọc buộc dây: Sau khi trồng xong cạnh mỗi cây cắm một cọc dài 1m;

đường kính cọc 3cm, cắm sâu 0,5m xiên vào thành hố, sau đó dùng dây nilon buộc

thân cây vào cọc giúp cho cây trụ vững khi sóng gió lay hoặc nước cuốn.

Page 34: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

34

PHỤ LỤC H

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY TRANG

(Kandelia candel)

1. Giới thiệu chung

Cây gỗ nhỏ, phân cành ít, có bạnh gốc. Hoa màu trắng. Trụ mầm hình trụ, không

đều, nhân dân gọi là “quả”. Cây ưa mọc ở nơi đất có phù sa nước lợ, ngập triều

trung bình, đất pha cát vẫn sống nhưng sinh trưởng chậm. Mùa quả chín vào cuối

tháng 4 đến đầu tháng 5. Thường 1kg có 70 - 90 quả.

2. Chọn, thu hái quả giống

Giống đủ độ tuổi. Phương pháp xác định độ tuổi thích hợp (khi “quả” tức trụ

mầm còn ở trên cây) giữa quả và trụ mầm xuất hiện một “vòng nhẫn”. Khi trụ mầm

chưa già thì “vòng nhẫn” ngắn, màu lục nhạt, sau chuyển dần sang màu vàng nâu.

“Vòng nhẫn” có độ dài 1 - 1,5cm là tốt nhất. Nếu quả chưa có “vòng nhẫn” hoặc quá

ngắn lấy đi trồng là không sống được. Cây con chỉ sống được một thời gian ngắn

sau đó chết dần.

Trụ mầm không bị dập, bị gẫy hoặc sâu bệnh.

Có thể thu nhặt các quả già đã tự rụng từ cây xuống, trôi dạt vào chân đê.

Hái quả ở trên cây, chọn những quả có vòng nhẫn, hái cả quả và trụ mầm.

Không tách quả khỏi trụ mầm để bảo vệ lá mầm. Khi đi mua giống phải hướng dẫn

người hái chọn những quả già, cương quyết loại bỏ những quả chưa đạt tiêu chuẩn,

nếu không sẽ lãng phí tiền mua giống, tiền chuyên chở, tiền trồng., khi cây chết

không còn giống để trồng dặm.

3. Vận chuyển

Để tránh cây giống dập nát khi vận chuyển, lúc hái quả tốt nhất là dùng dây

chuối, dây đay bó các trụ mầm thành từng bó 4 - 5kg. Xếp các bó này thành từng

dãy. Khi xếp cần nhẹ nhàng, cẩn thận vào các phương tiện vận chuyển (xe ôto, tàu,

xuồng). Nếu số lượng lớn có thể xếp thật nhẹ nhàng vào bao tải để trụ mầm không

bị gãy chồi ngọn.

Trên đường vận chuyển cần tưới nước (nước lợ hoặc nước ngọt) 2lần mỗi

ngày để giữ cho cây tươi và giảm nhiệt độ tỏa ra do trụ mầm hô hấp.

Các phương tiện vận chuyển cần có phên hoặc mui che nắng cho cây. Tránh

phơi cây ra nắng.

Page 35: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

35

Đến địa điểm trồng nên tổ chức trồng ngay, càng sớm càng tốt. Trường hợp

chưa triển khai trồng ngay được thì nên xếp cây xuống bãi ngập triều, dùng lưới vây

lại để chống trôi cây giống. Tuyệt đối không đổ cây trên bãi hoặc trên đê có ánh nắng

chiếu vào làm cây chết từng phần. Nên giữ cây trong nước triều sau 1 - 2 tuần đem

trồng cây vẫn sinh trưởng tốt. Tuy nhiên thời gian thu hái, vận chuyển càng ngắn

càng tốt.

4. Kỹ thuật trồng

Nếu trồng bằng trụ mầm thì nên trồng với mật độ 20.400 cây/ha (khoảng 0,7 x

0,7cm).

Có thể dùng dây thừng nhỏ, thắt nút theo khoảng cách trên và trồng theo dây

thừng kéo thẳng. Nhưng biện pháp dễ làm nhất là dùng một đoạn tre bương hoặc

luồng dài 3m. Lắp ràng dài 10cm với khoảng cách 0,7 x 0,7m (giống như một cào

cỏ). Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳng trên mặt bùn. Sau đó lại

dùng cào kéo theo chiều ngang sẽ tạo thành các ô vuông thẳng hàng ngang hàng

dọc.

Người trồng dùng một giỏ xách để đựng cây giống hoặc dùng chậu nhôm, chậu

nhựa lớn, thúng sơn đựng cây giống và kéo lết chậu, thúng trên mặt bùn. Vừa đi,

vừa cắm cây giống xuống bùn theo các vệt đã kéo trên mặt bùn khi nước triều ròng.

Cắm đầu nhọn của trụ mầm xuống bùn với độ sâu 4 - 5cm (khoảng 1/3 quả).

Không cắm quá sâu cây dễ bị chết, nhưng không quá nông dễ bị sóng cuốn trôi.

Nếu đất trồng hơi cứng thì dùng một que tre nhỏ, nhọn, đường kính 10 - 12mm,

dài khoảng 40 - 50cm, chặt một lỗ phải dùng tay ấn chặt mép đất xung quanh cây lại

để tránh bị trôi khi bị sóng hoặc triều cao.

Khi trồng cần loại bỏ các cây gẫy ngọn vì chúng sinh trưởng rất chậm và một số

chết sau khi trồng khoảng 15 ngày đến 1 tháng.

Trang là một loại cây dễ trồng, tỷ lệ sống khá cao, khoảng 90% nếu chăm sóc,

bảo vệ tốt.

Sau khi trồng khoảng hai năm thì cây đã ra hoa. Vài năm đầu không nên dùng

quả làm giống, cây càng nhiều tuổi, giống càng tốt.

Tuy nhiên trong thời gian đầu, sau khi trồng bằng trụ mầm, cây trang thường bị

Hà gây hại mạnh, tỷ lệ sống giảm nhiều, nên hiện nay người ta thường gieo ươm trụ

mầm trang trong túi bầu PE, trong khoảng thời gian từ 18-24 tháng, khi đó cây có thể

cao từ 0,5-1,0m, đường kính gốc từ 0,6-1,2cm; đưa ra trồng với mật độ từ 2.500 -

10.000 cây/ha, đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng, phát triển tốt (kỹ thuật

Page 36: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

36

gieo ươm trụ mầm trang trong túi bầu PE tương tự như đối cây mắm, cây đước, kỹ

thuật trồng cây trang đã ươm trong túi bầu PE tương tự như đối với cây bần chua) .

Page 37: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

37

PHỤ LỤC I

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY DỪA NƯỚC

(Nypa fruticans)

1. Giới thiệu chung

Cây dừa nước thuộc một trong những họ thực vật một lá mầm lớn nhất, họ

Arecacae. Cây dừa nước được phân biệt với những cây trong bộ cọ khác bởi bộ rễ

của nó, mọc dưới đất với bộ rễ phân đôi, giúp cho quá trình sinh sản được thuận lợi,

dễ dàng hơn. Nó cũng có những chùm quả hình cầu lớn, với dày đặc và đầy ắp

những trái nhỏ gồm rất nhiều chất sơ. Ngày nay, dừa nước tự nhiên chỉ còn được

tìm thấy tại những vùng cửa sông lớn của vùng nhiệt đới ẩm Indo- Tây Thái Bình

Dương.

2. Chọn lập địa trồng

Độ mặn và ngập úng thủy triều đã được coi là yêu cầu quan trọng cho sự xuất

hiện của dừa nước (Watson-1928, De Haan- 1931 tại Chapman-1975; Aksornkoae-

1987, Untawale-1987). Ở nước ta, cây dừa nước phát triển tốt trong các khu vực

ven biển và cửa sông có độ mặn thấp.

Lập địa thích hợp để trồng cây dừa nước là nơi có nền đất tương đối vững

chắc. Ngập nước khi thủy triều lên ở mức độ bình quân trong ngày. Độ mặn cao nhất

trong mùa khô là khoảng 6 ‰.

3. Ươm cây con

Quả giống chín màu nâu thẫm được cắm sâu 5cm trên mặt luống hoặc cấy

vào túi bầu PE để ươm cây con, tưới nước lợ cho cây con trong vòng 2 tháng, cây

con giống từ hai tháng tuổi trở lên có thể đem trồng.

4. Trồng cây

Có thể bảo quản quả giống 2 tháng trong nước lợ ở mương, rạch sau đó đem

trồng trực tiếp. Tỷ lệ mọc mầm đạt tới 90%, tỷ lệ sống đạt trên 75%.

Hoặc cây giống sau khi gieo ươm (trực tiếp trên luống đất hay trong túi bầu

PE) được 2 tháng trở lên, cây giống có chiều cao từ 24cm đem đi trồng trong thời

gian bắt đầu của gió mùa (tháng 6). Nếu trồng bằng cây gieo trực tiếp trên luống thì

cần chờ khi nước triều lên cao hãy khỏa nhẹ bùn xung quanh bộ rễ rồi mới đào cây

đi trồng để tránh làm đứt rễ vì cây con có nhiều rễ chùm cắm vào bùn đất.

Trồng cây giống dừa nước với mật độ 2.500 - 4.400 cây/ha (khoảng cách 2m

x 2m hoặc 1,5m x 1,5m).

Page 38: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

38

Đào hố trồng cây với kích thước 40cm x 40cm x 40cm (nếu là cây rễ trần,

gieo ươm trên luống đất, thì đào hố bé hơn), cho cây giống vào hố, nếu ươm trong

túi PE thì phải xé bỏ túi PE trước khi cho cây vào hố, lấp đất chặt xung quanh, tưới

nhẹ để cây ổn định.

Vùng cửa sông phía Tây Nam bộ nước ta, dừa nước thường được trồng trên

bờ sông, rạch và nơi ngập lụt thường xuyên. Dừa nước phát triển tốt nhất trong vùng

có độ mặn vừa phải (Choudhury 1968, Das & Siddiqi 1985). Ở Bến Tre, dừa nước

chiếm cứ ở vùng có nước thủy triều xuống thấp và phát triển mạnh trong nước lợ và

ngập lụt do thủy triều lên cao.

Page 39: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

39

PHỤ LỤC J

KỸ THUẬT ƯƠM, TRỒNG CÂY TRA

(Hibiscus tiliaceuus)

1. Giới thiệu chung

Cây Tra là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao từ 5-12m, thường mọc nơi đất cao

chỉ ngập khi nước triều cao nhất. Phân bố ở cả Bắc, trung, Nam.

Lá to hình trái tim, có đầu nhọn, mặt dưới nhạt hơn và có lông. Hoa to màu

vàng, quả tự nứt khi chín.

2. Kỹ thuật gieo ươm

2.1. Thu hái quả giống

Giống được thu hái trong các tháng 1-2 (Trà Vinh), và tháng 3-6 (Bạc Liêu).

Thu hái quả giống ở những cây mẹ trên 7 tuổi có sức sống tốt. Dùng dao chặt đầu

quả rồi tách lấy hạt. Chọn những hạt to đều, phơi thêm 1-2 nắng rồi đem gieo ươm.

Tiêu chuẩn bình quân là 2000 hạt/kg.

2.2. Chọn đất làm vườn ươm

Chọn những địa điểm có nền đất cao, có đủ nguồn nước ngọt và thoát nước

tốt để làm vườn ươm. Xung quanh vườn ươm phải có hệ thống cây phòng hộ. Hạt

tra được gieo trong các túi bầu trên các luống nổi.

2.3. Đóng bầu gieo ươm

Thời gian đóng bầu kết thúc trước khi gieo hạt vào bầu tốt nhất từ 3 ngày đến

1 tuần. Dùng túi dẻo 10-15cm để đóng bầu gieo ươm. Hỗn hợp ruột bầu gồm 9 phần

đất mặt (50% đất cát và 50% đất thịt nhẹ) + 1 phần phân chuồng hoai được trộn

thêm Basudin 10H để phòng kiến và sùng trắng). Tất cả được trộn kỹ đưa vào trong

túi bầu.

2.4. Gieo ươm

Thời vụ gieo: Trong tháng 2-3.

Xử lí hạt gieo: Dùng dao gọt bỏ bớt lớp vỏ dày của hạt ngay chóp nhọn ở đầu

hạt. Đổ hạt vào trong thau rồi rót nước ấm 1 sôi +3 lạnh ngâm trong 24h. Rửa sạch

bằng nước lạnh, vớt hạt lên bao tải cho ráo, sau đó ủ 2-3 ngày, rửa chua 2 lần/ngày.

Khi hạt vừa nứt nanh trắng là đem gieo ngay

Gieo hạt: Các túi bầu được tưới qua đêm cho đất mềm và ẩm đều. Dùng que

nhọn chọc lỗ giữa các bầu sâu 1cm, gieo vào mỗi bầu 1-2 hạt sau đó gạt đất lấp lại.

Page 40: TIÊU CHUẨN CƠ SỞ TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN …vawr.org.vn/images/File/TCQC/TCCS_08_2011.pdf · TRỒNG CÂY NGẬP MẶN CHẮN SÓNG BẢO VỆ ĐÊ BIỂN ... sát

40

2.5. Chăm sóc

Tưới nước đủ ẩm 3-4 lần/ngày giúp hạt mau phát triển thành cây mạ, lượng

nước tăng dần theo độ tuổi của cây. Nước tưới cho cây phải là nước ngọt. Làm giàn

để che nắng cho hạt rồi mới gieo (30-40 ngày đầu). Số giờ che nắng cho cây giảm

dần để tập cho cây quen nắng. Định kỳ nhổ cỏ 2 tuần/lần trên các bầu cây.

Khi cây có chiều cao 8-10cm thì điều chỉnh số lượng cây trong bầu bằng cách

tỉa bớt hay cấy dặm những bầu mọc 2 cây hay không mọc.

Tưới phân: Nếu cây tăng trưởng chậm thì dùng phân NPK hòa với nước (20-

30g phân trong 10 lít nước) tưới trực tiếp vào cây, sau đó tưới rửa lại bằng nước

lạnh. Cứ 15-20 ngày tưới phân 1 lần.

Khi cây con được 5-6 tháng tuổi là tới đầu mùa mưa, có thể đem trồng.

3. Kỹ thuật trồng

3.1. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng

Cây cao từ 30-35cm, có từ 10-12 lá, thân thẳng tán đều không sâu bệnh.

3.2. Chọn đất trồng

Tra mọc tốt trên những khu đất cát pha sét có địa hình tương đối cao do đó

chúng được bố trí trên các khu đất cao hay trên các liếp vuông tôm.

3.3. Phát dọn thực bì

Trước khi trồng phải phát quang và thu dọn sạch sẽ các loại thực bì.

3.4. Thời vụ trồng

Trồng tra vào tháng mùa mưa, tháng 6-7 hàng năm

3.5. Mật độ trồng

Tra có thể trồng với nhiều loại mật độ khác nhau từ 1.600 đến 4.000 cây/ha

tùy theo điều kiện đất đai, nguồn giống, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa

phương.

3.6. Kỹ thuật và bố trí không gian trồng

Tra thường được trồng thuần loại. Tuy nhiên có thể trồng Tra hỗn giao theo

đám với Đước. Trồng Tra trên líp cao còn trồng Đước dưới đầm/ruộng.

4. Chăm sóc và bảo vệ

Sau 7-10 ngày trồng thì tiến hành trồng dặm những cây bị chết.

Nơi đất xấu, cây còi cọc kém phát triển thì tiến hành bón phân bổ sung.

Thường xuyên phòng trừ sâu ăn lá hay sâu đục thân.