3
Trẻ vị thành niên phạm tội tăng, vì sao? (Toquoc) - “Giáo dục ở ta, nặng dạy chữ hơn dạy cách làm người. Vì vậy, không ít người trong độ tuổi chưa thành niên bị lệch chuẩn, coi thường giá trị nhân bản, dẫn tới hành động tiêu cực.” - GS.TS.Trịnh Duy Luân nói. Tìm hiểu nguyên khiến trẻ vị thành niên (nhất là ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18) phạm tội ngày một gia tăng, Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Xã hội học Trịnh Duy Luân (ảnh bên). PV: Dưới gốc nhìn của một nhà Xã hội học, ông cắt nghĩa như thế về hiện tượng xã hội nói trên? - Xã hội nước ta hiện nay là một xã hội đang chuyển đổi, nói chính xác là chuyển đổi kép. Tức là từ một nước với nền nông nghiệp thủ công cổ truyền chuyển sang công nghiệp hóa; thứ hai, là chuyển đổi về mặt thể chế chính trị - xã hội, từ một xã hội bao cấp sang kinh tế thị trường năng động với nhịp độ nhanh và có bước ngoạt lớn trong quá trình phát triển. Thường thì sự phát triển có tính bước ngoặt như vậy dễ sinh ra những cú sốc tác động lớn đến đời sống tâm lý, vật chất, kéo theo là sự phân cực trong xã hội. Trong bối cảnh như thế sẽ có những người vọt lên cao, nhưng cũng có những nhóm người bị rớt xuống đáy của xã hội và bị tổn thương nên dễ có suy nghĩ, hành động tiêu cực. Trong số này, có không ít người thuộc thế hệ 8X, 9X - lứa tuổi như những tấm gỗ mộc, rất dễ bị tác động bởi những yếu tố từ xã hội. PV: Theo ông, xã hội phân cực càng lớn, thì tỷ lệ tội phạm càng gia tăng? - Khi khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội lớn, thì bộ phận người nghèo cảm thấy có cái gì đó bất công, bởi thực tế có người tiêu tiền như “rác”, nhưng có người chạy ăn từng ngày còn mướt mồ hôi. Vì thế, gây nên tâm lý bức xúc, xem thường xã hội, xem thường chính bản thân mình, nên sinh ra hành động tiêu cực, vi phạm chuẩn mực cuộc sống, cụ thể ở đây là vi phạm pháp luật. PV: Ngoài yếu tố xã hội, theo ông, môi trường giáo dục, cụ thể là nhà trường tác động như thế nào đến lứa tuổi trên?

Trẻ Vị Thành Niên Phạm Tội Tăng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trẻ Vị Thành Niên Phạm Tội Tăng

Citation preview

Page 1: Trẻ Vị Thành Niên Phạm Tội Tăng

Trẻ vị thành niên phạm tội tăng, vì sao? (Toquoc) - “Giáo dục ở ta, nặng dạy chữ hơn dạy cách làm người. Vì vậy, không ít người trong độ tuổi chưa thành niên bị lệch chuẩn, coi thường giá trị nhân bản, dẫn tới hành động tiêu cực.” - GS.TS.Trịnh Duy Luân nói.Tìm hiểu nguyên khiến trẻ vị thành niên (nhất là ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18) phạm tội ngày một gia tăng, Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với Viện trưởng Viện Xã hội học Trịnh Duy Luân (ảnh bên).

PV: Dưới gốc nhìn của một nhà Xã hội học, ông cắt nghĩa như thế về hiện tượng xã hội nói trên?

- Xã hội nước ta hiện nay là một xã hội đang chuyển đổi, nói chính xác là chuyển đổi kép. Tức là từ một nước với nền nông nghiệp thủ công cổ truyền chuyển sang công nghiệp hóa; thứ hai, là chuyển đổi về mặt thể chế chính trị - xã hội, từ một xã hội bao cấp sang kinh tế thị trường năng động với nhịp độ nhanh và có bước ngoạt lớn trong quá trình phát triển.

Thường thì sự phát triển có tính bước ngoặt như vậy dễ sinh ra những cú sốc tác động lớn đến đời sống tâm lý, vật chất, kéo theo là sự phân cực trong xã hội. Trong bối cảnh như thế sẽ có những người vọt lên cao, nhưng cũng có những nhóm người bị rớt xuống đáy của xã hội và bị tổn thương nên dễ có suy nghĩ, hành động tiêu cực. Trong số này, có không ít người thuộc thế hệ 8X, 9X - lứa tuổi như những tấm gỗ mộc, rất dễ bị tác động bởi những yếu tố từ xã hội.

PV: Theo ông, xã hội phân cực càng lớn, thì tỷ lệ tội phạm càng gia tăng?

- Khi khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội lớn, thì bộ phận người nghèo cảm thấy có cái gì đó bất công, bởi thực tế có người tiêu tiền như “rác”, nhưng có người chạy ăn từng ngày còn mướt mồ hôi. Vì thế, gây nên tâm lý bức xúc, xem thường xã hội, xem thường chính bản thân mình, nên sinh ra hành động tiêu cực, vi phạm chuẩn mực cuộc sống, cụ thể ở đây là vi phạm pháp luật.

PV: Ngoài yếu tố xã hội, theo ông, môi trường giáo dục, cụ thể là nhà trường tác động như thế nào đến lứa tuổi trên?

- Giáo dục trong nhà trường hiện nay nặng về dạy chữ và cung cấp kiến thức hơn là dạy cho trẻ học cách làm người. Vì vậy, không ít người trong độ tuổi vị thành niên bị lệch chuẩn, coi thường những giá trị nhân bản. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến nhiều trẻ chưa đến tuổi trưởng thành đã có hành vi phạm tội.

PV: Có những trường hợp trẻ phạm tội đến khi bị bắt, gia đình mới biết con, em mình phạm pháp… Ông nghĩ như thế nào về thực tế này? Phải chăng cách giáo dục của nhiều gia đình trong xã hội hiện này đang có vấn đề?

Trẻ vị thành niên thường phạm các tội như cướp; trộm cắp tài sản. Ngoài ra, cũng có trường hợp phạm các tội nghiêm trọng như: hiếp dâm; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia…

Độ tuổi phạm tội thấp nhất thường từ 14 - dưới 16; cao nhất từ 16 - dưới 18.

- Chúng tôi từng có nhiều cuộc điều tra về việc nên giáo dục trẻ theo quan niệm truyền thống hay theo quan niệm mở và hiện đại. Kết quả cho thấy là: 50/50. Tuy nhiên, cá nhân tôi thì nghiêng về cách giáo dục theo kiểu truyền thống tức là phải nghiêm khắc ngay từ đầu. Nghiêm khắc ở đây không đồng nghĩa với cực đoan, bạo lực mà phải thường xuyên quan tâm,

Page 2: Trẻ Vị Thành Niên Phạm Tội Tăng

lắng nghe để tạo dựng nề nếp và định hướng nhân cách cho trẻ.

Thực tế, có những ông bố mải mê với sự nghiệp, với chức tước, những bà mẹ say sưa kiếm tiền… đã bỏ rơi con trẻ, đến khi chúng “sa lầy” thì trở tay không kịp. Thậm chí, có bậc phụ huynh khi ra trước tòa vẫn nói “cháu vẫn ngoan, vẫn đi học…”, nhưng thực tế, thì tồi tệ hơn những gì họ nghĩ.

PV: Ngoài các yếu tố: Gia đình, nhà trường, xã hội, liệu còn nguyên nhân nào khác khiến tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng như hiện nay, thưa ông?

- Đó là Internet, trò chơi trên mạng - những thứ này thì đã rõ. Nhưng có một yếu tố mà tôi muốn nhắc tới và coi như là một nguyên nhân đó là những thông tin bạo lực, gây sốc trên báo chí. Tôi ví dụ, như vụ “con giết cha rồi chặt thành nhiều khúc tại Hải Dương” mới đây. Thực sự, tôi đã sốc khi đọc những dòng tin này, và sau đó đã dấu ngay tờ báo vì sợ các con của mình đọc được.

Những thông tin kiểu này xuất hiện nhiều và đậm nét trên báo sẽ rất nguy hại vì nó sẽ làm cho trẻ “chết” cứng về mặt cảm xúc và coi việc đâm, chém ở ngoài xã hội là một điều gì đó rất bình thường. Vì vậy, mỗi khi rơi vào hoàn cảnh bị kích động hoặc gặp chuyện mâu thuẩn, chúng cũng sẽ bắt chước kiểu nói chuyện với nhau bằng… đao, kiếm, bạo lực.

T thấy do chơi game nhiều là chính. Mà game bạo lực nữa. Gần nhà t có 1 tiệm game, dù k mở 24/24 nhưng lúc nào cũng thấy đông, nhất là hs. Chơi suốt từ sáng sớm tới chiều tối khuya. T thì k bik game đó có gì hấp dẫn nữa. Bạn t ngày xưa ham chơi Audition gì đấy nên quên cả học. Hậu quả dẫn đến đánh nhau nhiều hơn số buổi đến trường, phải dính tới cả công an.

Theo như báo chí đưa tin, sẽ cắt net ở các quán lúc 23g nhưng tình hình vẫn là tình hình. Hầu như k thay đổi & cũng chẳng thi hành gì cả. Bên ngoài đi tuần tra, bên trong vẫn hoạt động lậu. Trường học giáo dục tri thức là chính còn phần nhân cách thì chưa đi sâu. Các môn học như GDCD hay CN t nghĩ rằng nên bỏ đi để thay vào đó = các tiết giáo dục nhân cách thông qua các câu chuyện cuộc sống, vận động ngoài trời nhiều hơn chứ k chỉ cưỡi ngựa xem hoa qua các lần đi ngoại khóa! Cô dạy GDCD ngày xưa của tôi đã bỏ hẳn những bài học cứng nhắc, mang đầy tính chính trị đi & kể chuyện, nêu lên đức tính tốt, hướng hs theo đường sống tốt nên hs ra đời mang nhân cách cao lắm.