13
93 VẤN ĐỀ TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN ThS. HSAnh * 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, xã hội chúng ta đang đứng trƣớc mt thc tế đáng lo ngi: strem phạm pháp ngày càng gia tăng và tính chất phm ti ngày càng nguy him, tàn bạo. Điều này không chgây ra đối vi cộng đồng, mà nn nhân có khi chính là những ngƣời thân trong gia đình. Sự phm ti ca trem, mt mặt đã gây ra hậu qucho xã hi cc knghiêm trng, mt khác, sphm ti y li hy hoi chính cuộc đời ca các em. Vậy, nguyên nhân nào đƣa trẻ em vthành niên đến phm pháp? Và bin pháp nào để phòng nga? Bài viết này đề cp mt phần nào đó trong hai vấn đề lớn đã đƣợc đặt ra. 2. Mt sđịnh nghĩa 2.1. Vthành niên Theo Tđiển tiếng Vit 2011 (Nhà xut bản Đà Nẵng): "vthành niên là ngƣời chƣa đến tuổi đƣợc pháp lut công nhn là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa v". Tuy nhiên, khái nim này trên thế gii li không có sthng nhất, các nƣớc, cũng nhƣ một stchc li có những quy định khác nhau vtui ca vthành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trẻ em đƣợc luật pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục là trẻ dƣới 16 tuổi 13 , nhƣng về mặt luật pháp vị thành niên là dƣới 18 tuổi. Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định, vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi. Vị thành niên từ 10 - 19 tuổi, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi và giai đoạn sau từ 15 đến 19 tuổi. 2.2. Tội phạm Cũng theo Từ điển tiếng Việt đã dẫn, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong luật. * Trƣờng Đại hc Sƣ phạm TP. HChí Minh 13 Theo Lut Bo v, chăm sóc và giáo dục trem: Lut s25/2004/QH11 ngày 15/6/2004 ca Quc hội nƣớc CHXHCN Vit Nam

Vấn đề tội phạm vị thành niên (ThS. Hồ Sỹ Anh)

Embed Size (px)

Citation preview

93

VẤN ĐỀ TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN

ThS. Hồ Sỹ Anh*

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, xã hội chúng ta đang đứng trƣớc một thực tế đáng lo

ngại: số trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng và tính chất phạm tội ngày càng nguy

hiểm, tàn bạo. Điều này không chỉ gây ra đối với cộng đồng, mà nạn nhân có khi chính

là những ngƣời thân trong gia đình. Sự phạm tội của trẻ em, một mặt đã gây ra hậu quả

cho xã hội cực kỳ nghiêm trọng, mặt khác, sự phạm tội ấy lại hủy hoại chính cuộc đời

của các em. Vậy, nguyên nhân nào đƣa trẻ em vị thành niên đến phạm pháp? Và biện

pháp nào để phòng ngừa? Bài viết này đề cập một phần nào đó trong hai vấn đề lớn đã

đƣợc đặt ra.

2. Một số định nghĩa

2.1. Vị thành niên

Theo Từ điển tiếng Việt 2011 (Nhà xuất bản Đà Nẵng): "vị thành niên là ngƣời

chƣa đến tuổi đƣợc pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa

vụ".

Tuy nhiên, khái niệm này trên thế giới lại không có sự thống nhất, các nƣớc,

cũng nhƣ một số tổ chức lại có những quy định khác nhau về tuổi của vị thành niên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.

Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi.

Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trẻ em đƣợc luật pháp

bảo vệ, chăm sóc, giáo dục là trẻ dƣới 16 tuổi13

, nhƣng về mặt luật pháp vị thành niên

là dƣới 18 tuổi.

Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam xác định, vị thành niên - thanh niên là 10 -

24 tuổi. Vị thành niên từ 10 - 19 tuổi, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ 10 - 14

tuổi và giai đoạn sau từ 15 đến 19 tuổi.

2.2. Tội phạm

Cũng theo Từ điển tiếng Việt đã dẫn, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

đƣợc quy định trong luật.

* Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh

13 Theo Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật số 25/2004/QH11 ngày 15/6/2004

của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam

94

Luật Hình sự Việt Nam14

quy định một cách đầy đủ: "Tội phạm là hành vi nguy

hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách

nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,

thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền

văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ

chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền,

lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp

luật xã hội chủ nghĩa".

2.3. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đƣợc quy định

trong Bộ luật hình sự, tội phạm đƣợc phân thành: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm

nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội; tội

phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội; tội phạm rất nghiêm

trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội;

3. Thực trạng thiếu nhi phạm pháp

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại

trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chƣa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm

(2007 - 2013), cả nƣớc đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với

94.300 đối tƣợng là trẻ phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trƣớc đó15

.

Nhƣ vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn

15.000 đối tƣợng là trẻ vị thành niên. Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần

40 đối tƣợng.

Theo số liệu tại Hội thảo “Chính sách hình sự và thực tiễn công tác thi hành án

hình sự, thi hành biện pháp tƣ pháp đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, do Ủy

ban Tƣ pháp của Quốc hội tổ chức mới đây, trung bình hàng năm xảy ra gần 10.000 vụ

vi phạm pháp luật hình sự với gần 15.000 đối tƣợng. Hầu hết các vụ phạm pháp hình

sự liên quan tới trẻ vị thành niên xảy ra ở các tỉnh thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh,

Đồng Nai, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Hà Nội…

Cũng theo báo cáo trên, trẻ vị thành niên gây ra chủ yếu là các tội: trộm tài sản,

cố ý gây thƣơng tích, gây rối trật tự công cộng, cƣớp tài sản, cƣớp giật tài sản, đánh

bạc, hiếp dâm, cƣỡng đoạt tài sản, giết ngƣời… Với mỗi vụ án, hầu hết những tội

phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh. Trong đó có những vụ án

14

Bộ Luật Hình sự nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 15

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Toi-pham-vi-thanh-nien-nhung-con-so-dang-lo-

ngai/2131793150/218/

95

đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình là vụ án Lê Văn Luyện, năm 2011, ở Bắc Giang. Để

cƣớp đƣợc vàng, Luyện đã rất dã man giết hại 4 ngƣời, trong đó có 3 ngƣời tử vong.

Một vấn đề đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa.

Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dƣới 14

tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Thống

kê trên cũng cho biết thêm, có đến trên 70% số đối tƣợng trong tổng số 94.300 đối

tƣợng vị thành niên phạm tội là ở các thành phố, thị xã, còn ở nông thôn chỉ chiếm

24%.

4. Nguyên nhân

Từ khi có loài ngƣời là đã có tội ác. Để phòng ngừa tội ác, xã hội đã có những

biện pháp kiểm soát, hạn chế tội ác nhƣ :luật lệ của gia tộc, dòng họ, bộ lạc, phong tục,

tôn giáo. Biện pháp hữu hiệu nhất là luật pháp. Bên cạnh đó, ngƣời ta đặt nhiều hy

vọng vào giáo dục để làm công việc này với mức độ là phòng ngừa, giáo huấn và cải

tạo.

Những tiến bộ của khoa học nhân văn nhƣ xã hội học, tâm lý học, phân tâm học,

khoa học hình sự v.v. đã giúp cho chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu các nguyên

nhân của nạn tội phạm vị thành niên. Những nguyên nhân sau đã đƣợc khẳng định

trong một số công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học.

4.1. Nguyên nhân bên trong (nội tại)

4.1.1. Yếu tố sinh lý

a) Sự bạc nhƣợc tinh thần

Một số ngƣời cho rằng tình trạng này thƣờng là do di truyền hoặc do bệnh liên

quan đến não lúc còn trẻ thơ. Theo David Healy, giáo sƣ về tâm thần học tại Đại học

Bangor ở Anh, cho rằng, có một bộ phận (khoảng 10%) trẻ vị thành niên phạm pháp là

do loạn óc, đau não.

b) Sự suy yếu về thể chất

Sự suy yếu về thể chất cũng có thể ảnh hƣởng đến tính tình của trẻ, vì trẻ tật

nguyền thƣờng bị bạn chế diễu khiến trẻ có những phản ứng hung tợn (một thân hình

không cân đối, một giọng nói lắp... dễ khiến cho con ngƣời có mặc cảm). Tôi đã từng

theo dõi trận đấu bóng đá của các em khiếm thính, trong hội thi thể thao HS khuyết tật,

thấy rằng: mỗi lần có bạn phạm lỗi là hành động, nét mặt các em rất hung hãn, trọng

tài phải can thiệp kịp thời để ngăn chặn ẩu đả. Trọng tài giải thích, vì các em không

nói, nghe đƣợc nên thể hiện qua nét mặt và hành động.

c) Sự khủng hoảng tuổi dậy thì

Theo khoa học sinh lý ngƣời, ở tuổi dậy thì các tuyến trong cơ thể phát triển

mạnh mẽ nên thƣờng làm cho trẻ mất quân bình, khiến chúng hay có những cử chỉ lố

96

lăng, hung hãn. Những trẻ có sức sống trong ngƣời quá tràn trề, mạnh mẽ, ứ đọng sẽ

dễ bị kích thích và thƣờng đáp lại bằng những phản ứng cuồng loạn (la lối, đấm đá,

phá phách...).

4.1.2. Yếu tố thiên bẩm

Một số thuyết về tội phạm học cho rằng, ở một số ngƣời phạm tội xuất phát từ

bẩm sinh. France Joseph Gall (1758-1828) đã đƣa ra khái niệm "não tƣớng học" cho

rằng hình dáng sọ ngƣời có thể chỉ ra nhân cách cũng nhƣ dự đoán về ngƣời phạm tội.

Cesare Lombroso (nhà Tâm bệnh học, ngƣời Ý), năm 1876 đã đƣa ra khái niệm

"Ngƣời phạm tội bẩm sinh" cho rằng, có thể dựa vào hộp sọ, diện mạo khuôn mặt,

dáng dấp của một ngƣời có phải là tội phạm bẩm sinh hay không? Một ngƣời có những

đặc điểm nhƣ: xƣơng quai hàm lớn, gò má cao, xƣơng trán trên lỗ mắt nhô ra, chỉ ở

bàn tay rời rạc, tai xòe ra, ít biết đau đớn, mắt tinh, tính lƣời biếng và thích ăn nhậu,

ngƣời nhiều lông, râu ít và thƣa, da ngăm ngăm, mắt xếch, sọ nhỏ, trán lép. Theo

Lombroso, đàn ông có 4 hay 5 đặc điểm trên có tính gian ác, đàn bà chỉ cần có 3 đến 4

đặc điểm.

Ở phƣơng Đông, ngày xƣa ngƣời ta cũng có một chủ trƣơng giống nhƣ

Lombroso: Mắt trắng dã, da mặt xanh mét (gian thần), ít râu (đàn ông không râu bất

nghi), mắt xếch, mày rậm, răng hô, có nanh, xƣơng chẫm lõm... là những ngƣời

thƣờng có những hành động phạm tội.

Tuy nhiên, các quan điểm này ngày nay có thể không đúng, bởi vì có những kẻ

khuôn mặt rất thƣ sinh, hiền hậu, có vẻ thông minh nhƣ nhiều ngƣời bình thƣờng khác

nhƣng lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhƣ trƣờng hợp tội phạm Nguyễn Đức

Nghĩa (26 tuổi, sinh viên trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, quê Hải Phòng), can tội giết

ngƣời, cƣớp của và đã bị tử hình ngày 22/7/2014, sau gần 1.500 ngày bị giam giữ. Hay

trƣờng hợp Lê Văn Luyện ở Bắc Giang, khuôn mặt của Luyện không có gì dữ tợn, mà

có vẻ "đẹp trai", nhƣng lại phạm tội cƣớp tiệm vàng và ra tay sát hại 4 ngƣời rất dã

man...

4.1.3. Yếu tố tâm lý

Ở vào lứa tuổi vị thành niên, tâm lý các em thƣờng sôi nổi, bồng bột, chán ghét

sự cô đơn và thích tìm cách thoát ly ra khỏi gia đình để kết hợp với trẻ cùng lứa tuổi.

Nếu phải sinh sống trong những "khu vực xấu", thì nhu cầu bạn bè, bản năng thích

hoạt động, tính tò mò, kèm theo khuynh hƣớng ƣa bắt chƣớc của trẻ dễ dẫn dắt chúng

vào con đƣờng tội lỗi. Một số em ở lứa tuổi này lại tỏ ra khả năng thích nghi kém, có

hành vi rối nhiễu và sự thiếu hụt các kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề ở tuổi vị

thành niên. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột đối với cha mẹ, với

thầy cô, với bạn bè trong lớp, trong trƣờng (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đi

lang thang, bỏ lớp, bỏ trƣờng gia nhập vào các nhóm bạn xấu rồi trở thành tội phạm.

97

Theo Lê Văn Cƣơng và cộng sự (1999), tuổi vị thành niên là lứa tuổi các em sắp

bƣớc vào hoạt động sản xuất nhƣ ngƣời lớn, do đó, nhu cầu đặc trƣng của lứa tuổi này

là nhu cầu đƣợc ngƣời lớn thừa nhận quyền hạn, khuynh hƣớng tự lập. Tâm lý các em

biến đổi, hƣớng đến một hệ thống quan hệ mới về chất, giao lƣu bạn bè với ngƣời lớn,

hƣớng đến những chuẩn mực xã hội mà các em mơ ƣớc... Nhƣng hiện thực bên ngoài

đối với các em vẫn nhƣ cũ, vẫn là trƣờng, là lớp ấy, vẫn khu phố và ngôi nhà ấy nên có

độ chênh giữa tâm lý và hiện thực bên ngoài. Độ chênh này gây mất cân bằng nhân

cách. Để thỏa mãn, các em thƣờng hƣớng đến hành động bên ngoài hoạt động học và

vui chơi ở lớp, và do đó, rất dễ dẫn đến những hành động phạm pháp mà trong thâm

tâm vẫn chƣa nhận thực đƣợc rằng, đây là những hành động sai trái.

4.2. Nguyên nhân bên ngoài

4.2.1. Gia đinh

Giá trị con ngƣời gắn liền với đời sống gia đình và xã hội. Gia đình là nơi con trẻ

mang tiếng khóc chào đời, sự giáo dục gia đình thời thơ ấu sẽ ảnh hƣởng sâu xa đến sự

hoàn thiện nhân cách của một con ngƣời sau này. Một cá nhân xuất chúng không chỉ

phụ thuộc hoàn toàn một mình yếu tố gia đình, nhƣng yếu tố gia đình rất quan trọng.

Đứa trẻ sẽ trở thành một ngƣời lớn bình thƣờng khi nó đã sống bình thƣờng đời sống

trẻ con của nó. Vì vậy, khi đƣợc sống trong những gia đình thuần hậu, gia đình gƣơng

mẫu, không bị sứt mẻ về yếu tố tinh thần cũng nhƣ vật chất, trẻ em sẽ trở thành một

ngƣời lớn bình thƣờng. Trái lại, nếu trong đời sống gia đình đứa trẻ bị thiếu thốn về

vật chất và nhất là tinh thần, những yếu tố đó có thể là nguyên nhân để trẻ em trở

thành một ngƣời lớn khác thƣờng, có khi trở thành kẻ phạm tội. Môi trƣờng gia đình

không lành mạnh, không có sự yêu thƣơng, chia sẻ, thuần hậu... là nguyên nhân quan

trọng làm cho trẻ phát triển lệch lạc và có khi phạm pháp.

a) Gia đinh thiếu đạo đức, thiếu dân chủ với con cái: Đây là môi trƣờng thuận

lợi nhất cho cho sự phát triển tình trạng trẻ em phạm pháp. Tại những gia đình này,

cha mẹ thƣờng không kiềm chế đƣợc mình, do đó, cũng thƣờng bỏ bê con cái để mặc

chúng muốn làm gì thì làm. Nhiều khi còn có những bậc cha mẹ lại nêu gƣơng xấu

trƣớc mặt trẻ con nhƣ nghiện hút, rƣợu chè, cờ bạc, làm ăn phi pháp, sống ích kỷ, chỉ

vì quyền lợi của mình mà làm hại ngƣời khác...Những hành vi này đã ảnh hƣởng đến

sự phát triển lệch lạc trong nhân cách của trẻ em, dễ dẫn các em vào con đƣờng phạm

tội.

Mặt khác, hành xử của cha mẹ thiếu dân chủ với con cái. Cha mẹ thƣờng áp đặt

cho con những suy nghĩ mà không hỏi hay lắng nghe ý kiến của con, thậm chí nhiều

bố mẹ dùng bạo lực để bắt con nghe lời. Khi trẻ không còn thấy sức hấp dẫn của gia

đình, lại bị tấn công từ nhiều phía, các em rơi vào cảm giác bị xúc phạm nhiều, dẫn

đến mất tự chủ, có nhiều phản ứng không kiềm chế đƣợc, lúc đó, có em bỏ nhà ra đi là

dấu hiệu của nguy cơ phạm tội.

98

b) Gia đinh tan rã: Một số lớn trẻ em phạm pháp là nạn nhân của những gia

đình tan rã. Lý do tan rã có thể là cha mẹ ly dị nhau, cha mẹ qua đời khi đứa trẻ còn

nhỏ, cha mẹ bị tù tội.v.v. Hay vì một lý do nào đó mà các em phải sống xa gia đình,

phải bƣơn chải ở đời quá sớm... Sống trong những hoàn cảnh này, trẻ em thiếu hẳn

tình thƣơng, sự chăm sóc, dạy dỗ, vui chơi... khiến trẻ trở thành những con mồi cám

dỗ ngoài đời.

c) Gia đinh thiếu thốn: Trong những gia đình này, cha mẹ thƣờng phải đầu tắt,

mặt tối lo lắng kiếm tiền, do đó, không có thời gian để chăm sóc trẻ. Vì vậy, trẻ

thƣờng lêu lổng và tự do tiếp xúc với môi trƣờng xấu xa.

Gia đình tan rã và thiếu thốn cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ em sống lang

thang ngày càng tăng. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi

kiếm sống và nơi cƣ trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang. Số trẻ

em lang thang hiện nay của Việt Nam, tuy chƣa có số liệu chính xác, nhƣng theo Bộ

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, ƣớc tính có khoảng 16.000 trẻ vào cuối năm 2003.

Riêng thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 8.500 trẻ lang thang. Trẻ em lang thang luôn

ở tình trạng dễ bị tổn thƣơng và đƣờng phố với những hiểm họa có thể có tác động tiêu

cực đến sự phát triển bản thân các em.

d) Gia đinh kinh tế khả giả nhƣng chiều con quá mức: Thực tế, có một số gia

đình khá giả về kinh tế nhƣng con cái hƣ hỏng, ăn chơi trác táng, sa vào con đƣờng

nghiện hút và có thể dẫn đến phạm tội. Đặc điểm chung của những gia đình này là chú

trọng đến kiếm tiền, không lo chăm sóc nuôi dạy con cái. Cũng có thể những gia đình

này chiều chuộng con quá mức, dẫn đến tâm hồn và nhân cách các em bị lệch lạc, méo

mó.

Theo TS. Nguyễn Minh Đức, thuộc Học viện Cảnh sát, trong một nghiên cứu về

Sự gia tăng tội phạm giết ngƣời (2011), đã đi đến nhận định: "Sinh ra trong những gia

đình không lành mạnh, trình độ học vấn thấp, không có việc làm hoặc việc làm không

ổn định, tác động của phim ảnh, game online có nội dung bạo lực... là những nguyên

nhân cơ bản làm gia tăng tội phạm giết ngƣời".

Theo Thạc sĩ Trần Đức Châm, giảng viên tâm lý Học viên An ninh nhân dân, sau

khi phân tích hoàn cảnh gia đình của số vị thành niên phạm tội cho thấy: 30% trẻ phạm

tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có

anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn;

49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% đƣợc nuông chiều quá mức và 75% trẻ

không đƣợc gia đình quan tâm quản lý…

99

Biểu đồ 1: Biểu diễn tỷ lệ phần trăm cac nguyên nhân tội phạm vị thành niên

4.2.2. Hoc đường

Học đƣờng là nơi giáo dục trẻ thành ngƣời lƣơng thiện, là môi trƣờng học tập và

rèn luyện để trẻ em trở thành những công dân gƣơng mẫu. Nhƣng nhiều khi học đƣờng

cũng tạo cho trẻ môi trƣờng để phạm pháp:

Thứ nhât, do chƣơng trình giáo dục còn nặng nề về kiến thức hàn lâm, không

thực tế, nhiều kiến thức quá khó đối với một số học sinh (HS), nhất là ở miền núi,

vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chƣơng trình chƣa có tính phân hóa để phù hợp với từng

đối tƣợng HS. Thực tế cho thấy, có nhiều em tiếp thu kém ở các môn văn hóa (nhƣ

Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, Văn....) nhƣng lại giỏi và có năng khiếu về nghệ thuật, thể

thao hay có năng khiếu về máy móc v.v. Những em này, chỉ cần học các môn văn hóa

ở mức cơ bản, tối thiểu, đồng thời phải có chƣơng trình để đáp ứng khả năng, năng

khiếu của các em. Do những vấn đề trên mà một số em học yếu các môn văn hóa

thƣờng chán nản, bỏ bê việc học, thích trò chơi điện tử, kết bạn xấu và có khi dẫn đến

phạm pháp..

Thứ hai, nội dung giáo dục về tình yêu gia đình ở chƣơng trình và SGK phổ

thông vẫn còn mờ nhạt. Chủ điểm gia đình đƣợc đƣa vào trƣờng phổ thông hay qua

các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, cách thể hiện sự gắn kết sợi dây tình cảm

thiêng liêng, gắn bó và trách nhiệm giữa ông bà, cha mẹ và con cái trong gia đình, gia

tộc chƣa đƣợc chú trọng, mà thiên về nhiệm vụ của từng thành viên. Chƣơng trình quá

chú trọng đến cái chung, cái lớn lao, trừu tƣợng, lại ít chú ý đến cuộc sống gần gũi,

thân thƣơng đối với các em nhƣ ông, bà, cha mẹ, anh chị em, bà con cô bác, gia tộc, tổ

tiên.

Thứ ba, Phƣơng pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên không theo kịp sự

phát triển tâm lý của HS. Trẻ em ngày nay phát triển về tâm sinh lý khác với trẻ em

cách đây 10 - 15 năm, nhƣng phƣơng pháp giảng dạy, giáo dục, cách đối xử của GV

đối với HS của một số GV vẫn chƣa thay đổi kịp; chƣa có nhiều các hoạt động trải

nghiệm ở nhà tình thƣơng, hoạt động từ thiện...để bồi đắp lòng nhân ái cho học sinh.

100

Thứ tư, tình trạng bạo lực học đƣờng ngày càng gia tăng cũng là nguyên nhân

dẫn các em đến chỗ có những hành vi tiêu cực, hƣ hỏng, phạm pháp. Chẳng hạn, trong

hội thảo "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng - Thực trạng và giải pháp" diễn

ra tại Hà Nội ngày 26/11/2014, do Sở GD & ĐT chủ trì, các báo cáo của Viện nghiên

cứu Y - Xã hội và Tổ chức từ thiện Plan Việt Nam, đã công bố kết quả nghiên cứu về

bạo lực giới trong trƣờng học. Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm

2014, với 3.000 học sinh của 30 trƣờng THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, sử dụng

phƣơng pháp bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy, khoảng 80% học sinh cho

biết từ trƣớc đến nay đã bị bạo lực giới trong trƣờng học ít nhất một lần, 71% bị bạo

lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt,

đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc,

bạt tai, đánh đập...) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn,

hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục...) chiếm

19%.

4.2.3. Môi trường xã hội

a) Cộng đồng không an toàn: Phần lớn trẻ em phạm pháp là do nơi chúng sống.

Tại những nơi có nếp sống ăn chơi, bừa bãi, những khu vực đông dân cƣ (bến xe, bến

tàu, bến cảng...), những nơi mà bọn tội phạm, nhất là tội phạm mua, bán ma túy

thƣờng ẩn nấp. Ở những môi trƣờng trên, trẻ em dễ bị bọn xấu lôi kéo, dụ dỗ, dẫn đến

phạm pháp.

b) Nếp sống xã hội: Khi khảo sát về tình trạng thiếu nhi phạm pháp cho thấy

rằng đó chính là sự lặp lại những gì của ngƣời lớn đang diễn ra hàng ngày trong xã hội

một cách thiếu ý thức. Những câu nói theo kiểu "châm ngôn ngƣợc", là câu nói đùa

của ngƣời lớn nhƣng lại ảnh hƣởng đến trẻ em. Chẳng hạn nhƣ "Một con ngựa đau cả

tàu nhiều cỏ", hay "Cái gì không mua đƣợc bằng tiền thì mua đƣợc bằng rất rất nhiều

tiền" v.v. đã ảnh hƣởng xấu đến nhận thức của trẻ.

c) Internet, sách báo không lành mạnh: Khoa học công nghệ phát triển nhanh

chóng đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là Internet. Internet là kho

tài nguyên vô tận, mang lại nhiều lợi ích cho con ngƣời, nhƣng nó cũng có những mặt

trái, những tác hại, nhất là học sinh, sinh viên. Đó là, phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy,

bạo lực; những câu chuyện trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục và đồng thời có

những vấn đề có thể làm gia tăng tội phạm ở ngƣời vị thành niên, khi các thủ đoạn của

những kẻ phạm pháp đều tung lên mạng. Chẳng hạn, có nhóm thanh niên ở Nghệ An

dùng xà-beng phá máy ATM để lấy tiền, khi bị công an bắt và hỏi, nhóm thanh niên

này trả lời là học theo cách mà nhóm tội phạm đã thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh...

Một số sách, báo có nội dung không lành mạnh, nhiều khi đƣa tin giật gân để câu

khách, nhƣng vô tình đã làm cho trẻ vị thành niên, khi chƣa có bản lĩnh văn hóa vững

vàng dễ bị kích động, nhận thức lệch lạc và có dấu hiệu phạm tội. Chẳng hạn, có một

số trẻ vị thành niên tại xã Điện Nam Trung (Điện Bàn, Quảng Nam), khi đọc báo về vụ

101

án Lê Văn Luyện, đã tự lập blog “Sống về đêm” cho đăng tải những thông tin, hình

ảnh đầy bạo lực. Nguy hiểm hơn, nhóm trẻ này còn tự tạo nhiều hung khí và nhận là

“đàn em của Lê Văn Luyện” - đối tƣợng giết ngƣời, cƣớp của tại Bắc Giang năm 2011.

d) Tội phạm ma túy gia tăng: Vì đồng tiền mà một số ngƣời bất chấp luật pháp

đã tàng trữ và mua bán ma tuy, nhất là loại ma túy đá. Tệ nạn ma túy không chỉ có ở

cộng đồng dân cƣ mà đã đi vào trƣờng học. Một số HS đã bị bọn mua bán ma túy dụ

dỗ hút, hít rồi trở thành con nghiện và khi không có tiền mua ma túy, chúng đã tổ chức

cƣớp của và có khi giết ngƣời để cƣớp.

e) Việc trấn áp, truy quét phạm tội chƣa quyết liệt: Chính quyền và công an

của các địa phƣơng đã có nhiều giải pháp phòng, chống tội phạm xã hội, song chƣa

đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, mạnh mẽ và hiệu quả. Chẳng hạn, nhƣ ở TP. Hồ Chí

Minh, công an truy quét bọn tội phạm làm rất mạnh, nhƣng không liên tục nên cứ sau

một thời gian bọn tội phạm, trong đó, có trẻ vị thành niên lại nổi lên.

5. Giải pháp cải huấn và phòng ngừa tội phạm vị thành niên

Nghị quyết số 29 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 8, khóa XI về

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ quan điểm mới của Đảng và

Nhà nƣớc về giáo dục, đó là: "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và

phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ

quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả". Yêu gia đình đƣợc đặt trƣớc yêu

tổ quốc, yêu đồng bào. Giải pháp nào để phòng, chống tội phạm vị thành niên hiệu quả,

theo chúng tôi:

Thứ nhât, nâng cao trách nhiệm giáo dục ở gia đình đối với các bậc làm cha, làm

mẹ. Trƣớc hết, là thay đổi nhận thức về gia đình: gia đình không phải là một số nhân

khẩu sống với nhau, gia đình không chỉ là một đơn vị kinh tế hay xã hội mà còn phải

là những tƣơng giao thiêng liêng, bổn phận và sứ mạng. Gia đình là nguồn gốc ban sơ

(primitive) cho sự trƣởng thành của trẻ về mọi phƣơng diện. Đó là chỗ để trẻ hấp thụ

tình thƣơng và tri thức đầu tiên của đời ngƣời. Gia đình là một học đƣờng sống thực,

một học đƣờng không có phòng lớp, nhƣng trẻ sẽ học cách sống, cách cƣ xử với ngƣời

khác, học về văn hóa, đạo đức và truyền thống của dòng họ, làng nƣớc, quê hƣơng.

Gia đình là tổ ấm, là điểm tựa cuối cùng. Khi gặp khó khăn ngoài đời, trẻ em cũng nhƣ

ngƣời lớn lui về gia đình nhƣ một chỗ ẩn nấp sau cùng "nơi chốn ta quay về". Và gia

đình còn mang cho trẻ một danh dự về gia tộc. Hành vi xấu, tốt của một ngƣời trong

gia đình để ảnh hƣởng đến danh dự của ngƣời khác.

Nâng cao nhận thức về gia đinh như trên không chỉ đối với nhóm gia đinh

nghèo, khó khăn ma ở cả những gia đinh kha giả, bởi vì có tới 21% trẻ em phạm

phap do gia đinh qua nuông chiều. Có thể cung câp tài liệu dạng cẩm nang về giáo

dục gia đinh, phòng chống tội phạm khi cặp vợ chồng đăng ký kết hôn.

102

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, quy mô gia

đình nhỏ hơn, ảnh hƣởng của ông, bà đối với con cháu giảm đi nhiều, do con cái sau

khi lập gia đình thƣờng ở riêng. Các nhà tâm lý và giáo dục học hiện đại chia giáo dục

gia đình thành 4 loại, đó là: cha mẹ độc đoán, cha mẹ dân chủ nghiêm minh, cha mẹ

nuông chiều và cha mẹ thờ ơ không quan tâm (Diana Baumrind). Trong đó, mô hình

cha mẹ dân chủ, nghiêm minh là tốt nhất. Ở mô hình này: cha mẹ mong muốn cách cƣ

xử trƣởng thành nơi trẻ và đặt ra những chuẩn mực rõ ràng; cƣơng quyết tôn trọng các

quy tắc, chuẩn mực đề ra; Đặt ra kỷ luật giới hạn cho trẻ; khuyến khích trẻ độc lập và

phát triển cá nhân; trong gia đình có sự trao đổi cởi mở với trẻ... Nhƣ vậy, mô hình này

thƣờng mong đợi và kiểm soát về hành vi nhiều nhƣng yêu thƣơng, quan tâm đến con

cái cũng nhiều.

Thứ hai, về giáo dục nhà trƣờng, tất cả nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy

học, giáo dục phải xuất phát từ lòng yêu thƣơng đối với con trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nói: "Trẻ em nhƣ búp trên cành, biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan"; Phải tôn

trọng nhân cách của trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa và trọn vẹn, tùy theo bản chất cá

nhân, và căn cứ trên quy luật nảy nở tự nhiên về thể xác cũng nhƣ về tâm lý; Tôn trọng

cá tính và năng khiếu riêng biệt của trẻ; Triệt để áp dụng kỷ luật tự giác, tránh mọi

hình phạt phạm đến nhân cách của trẻ; Xây dựng chƣơng trình tiểu học và THCS theo

hƣớng tích hợp liên môn, hoặc theo từng chủ điểm. Trong đó, chủ điểm Gia đình cần

đƣợc nhấn mạnh và biên soạn theo hƣớng tích hợp. Chẳng hạn, chủ điểm Gia đình

phải đƣợc soạn theo hƣớng tích hợp các môn tiếng Việt, Văn, Học thuộc lòng, Đạo

đức, Giáo dục công dân, Hoạt động ngoài giờ lên lớp... Tăng cƣờng các hoạt động trải

nghiệm từ thiện, giúp đỡ ngƣời già neo đơn hoặc có thể cho HS đến thăm trại giam,

trại giáo dục thiếu niên phạm tội v.v.

Đổi mới nhận thức và cách thức thực hành dân chủ trong trƣờng học. Dân chủ

trong trƣờng học không chỉ chú trọng đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mà dân

chủ phải đối với HS. HS phải có quyền tham gia nhiều hơn vào quá trình dạy và học

của nhà trƣờng. Mọi HS đều có quyền phát triển cao nhất khả năng, năng khiếu của

mình, đây không chỉ là việc "hô khẩu hiệu" mà trách nhiệm của Hiệu trƣởng là phải

nhận biết sự khác biệt nơi học sinh, đáp ứng sự khác biệt đó và phát huy cao nhất năng

lực và sở thích của từng em. Nhà trƣờng phải phối hợp tốt với gia đình để giáo dục HS,

có thể thành lập Hội thầy cô và cha mẹ học sinh nhƣ một số nƣớc. Cần có giáo viên tƣ

vấn học đƣờng để giúp đỡ HS giải quyết khó khăn về học tập cũng nhƣ về tình cảm,

biết cách xử lý các tình huống xấu.

Nghiên cứu, chọn lọc những vấn đề nhân văn trong thuyết Nhân ái của Khổng Tử,

thuyết Từ bi của Phật giáo và thuyết Bác ái của Thiên Chúa giáo để dạy đạo đức cho

HS.

Trao đổi với một số hiệu trƣởng trƣờng phổ thông, họ cho biết có tình trạng giáo

viên kêu chƣơng trình nặng, nhƣng họ cũng muốn chƣơng trình nặng để dạy thêm cho

103

HS. Số giáo viên này không nhiều, nhƣng không phải không có. Chính hành động ép

buộc HS học thêm của một số giáo viên cũng làm gia tăng căng thẳng cho các em. Nhà

trƣờng cần ngăn chặn hiện tƣợng này.

Thứ ba, tăng cƣờng trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục của nhà trƣờng và

gia đình. Liên hệ chặt chẽ với nhà trƣờng, có trách nhiệm hỗ trợ cũng nhƣ giám sát

hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Tiếp tục vận dụng sáng tạo các định

hƣớng xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của mỗi cá nhân, của gia đình và

toàn xã hội. Chống tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới, quan tâm đến đời

sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ. Bởi vì, ngƣời mẹ ảnh hƣởng rất lớn đến tính

cách của con cái.

Chính quyền và công an thƣờng xuyên trấn áp bọn tội phạm, nhất là tội phạm học

đƣờng. Công an có thể tập huấn hay cung cấp cho giáo viên kỹ năng phát hiện sớm các

dấu hiệu tội phạm nơi HS.

Lập thêm các trung tâm giáo dục trẻ phạm tội, tăng cƣờng mở các lớp dạy nghề

cho các em lang thang, cơ nhỡ, để các em có thể kiếm sống và làm ngƣời lƣơng thiện.

Các văn nghệ sĩ sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc có giá trị cho thiếu

nhi. Đây chính là những món ăn tinh thần quý giá cho trẻ, để tâm hồn chúng luôn đƣợc

nuôi dƣỡng và lớn lên trong một xã hội đầy ắp yêu thƣơng.

6. Kết luận

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội, tình trạng đạo đức xã hội bị

xuống cấp, tình trạng gia tăng tội phạm vị thành niên. Từ xƣa đến nay cũng vẫn chƣa

có một lý thuyết nào hoàn hảo để giải thích đƣợc tất cả các hành vi phạm pháp.

Những nguyên nhân giải thích nạn vị thành niên phạm pháp nói trên chỉ có thể

giải thích đƣợc một phần nào chứ không là tất cả. Chẳng hạn, nguyên nhân tâm lý và

hoàn cảnh không đủ để giải thích tại sao có nhiều con trẻ sống ở những khu vực xấu,

đông dân cƣ, nghèo đói nhƣng vẫn không bao giờ phạm tội. Hay nguyên nhân thiên

bẩm cũng không đủ giải thích tại sao có những em mặt mũi khôi ngô, đầu óc bình

thƣờng lại phạm pháp. Chính vì vậy, mà không có một giải pháp phòng, chống tội

phạm vị thành niên hữu hiệu. Hai vấn đề quan trọng là Pháp luật và Giáo dục cần tiếp

tục nâng cao, hoàn thiện mới có thể phòng, chống tội phạm vị thành niên hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo

dục mà nên". Giáo dục ở đây chính là giáo dục của gia đình, nhà trƣờng, xã hội và tự

giáo dục. Trong đó, giáo dục gia đình để phòng ngừa tội phạm là quan trọng nhất. Cần

đổi mới một cách đồng bộ và mạnh mẽ trên cơ sở nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà

nƣớc ta, đó là: "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà

trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội". Đây chính là vấn đề mấu chốt, hiệu

quả nhất để ngăn ngừa và chống tội phạm vị thành niên.

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. BCH TW Đảng (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 2 tháng 11 năm 2013

về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại học trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"

[2]. Hồ Sỹ Anh (2014). Giáo dục gia đình Việt Nam trước bối cảnh đổi mới căn

bản và toàn diện giáo dục. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, tháng 3/2014, tr 61-

64;

[3]. Lê Văn Cƣơng & Trƣơng Nhƣ Vƣơng, Trƣơng Đức Thành, Kim Huê (1999).

Tâm lý tội phạm và vấn đề chống tội phạm. NXB Công an Nhân dân.

[4] Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,

tr 463;

[5]. Nguyễn Vinh Sơn (2013). Cơ sở giáo dục nhân bản. NXB Từ điển Bách khoa,

TP.HCM, 2012;

[6]. Hoàng Mai Khanh (2011). Bài giảng về giáo dục gia đình. Khoa Giáo dục -

Trƣờng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn;

[7]. Roberts Fildman (2004). Tâm lý học căn bản (bản dịch của Minh Đức - Hồ

Kim Chung). NXB Văn hóa - Thông tin, TP.HCM, 2004.

[8]. Nguyễn Văn Trang (1971). Vấn đề giáo dục. NXB Kiến tạo, Sài Gòn, 1971;

[9]. Các website:

[10]http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/dung-quay-lung-lai-voi-tre-em-pham-toi-

1630.htm

[11]http://plan.hanoiedu.vn/vi/news/Tin-tuc/Nhieu-hoc-sinh-Ha-Noi-bi-bao-luc-

hoc-duong-17/

KKhhoo EEbbooookk mmiiễễnn pphhíí

eebbooookkffrreeee224477..bbllooggssppoott..ccoomm

CCơơ ssởở DDữữ lliiệệuu HHộộii tthhảảoo//TThhaamm lluuậậnn

tthhuuvviieennhhooiitthhaaoo..bbllooggssppoott..ccoomm

tthhuuvviieenntthhaammlluuaann..bbllooggssppoott..ccoomm

CCHHIIAA SSẺẺ TTRRII TTHHỨỨCC