48
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ VĨNH LINH HOạT ĐộNG THƯƠNG MạI VÀ TRUYềN GIÁO CủA Bồ ĐÀO NHA TạI ẤN Độ, TRUNG QUốC (THế Kỷ XVI - THế Kỷ XIX) Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 62.22.50.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - M 2015

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ VĨNH LINH

HOạT ĐộNG THƯƠNG MạI VÀ TRUYềN GIÁO

CủA Bồ ĐÀO NHA TạI ẤN Độ, TRUNG QUốC

(THế Kỷ XVI - THế Kỷ XIX)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 62.22.50.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2015

Page 2: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. LÊ VĂN ANH

2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại

Đại học Huế, Thành phố Huế

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Page 3: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát kiến địa lý là một những thành tựu vĩ đại trong lịch sử nhân

loại, “một cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri

thức. Với tư cách là quốc gia tiên phong của kỷ nguyên khám phá

(Discovery Age), Bồ Đào Nha đã góp phần khai mở những trang sử

đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây khi thiết lập hệ thống

thương điếm trải dài từ duyên hải Tây Phi đến tận vùng Viễn Đông

xa xôi1 và kiến tạo đế quốc mậu dịch hàng hải đầu tiên trong thời cận đại -

Estado da India. Như vậy, đây không chỉ là bước ngoặt trong lịch sử Bồ

Đào Nha mà còn là thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi

bản chất trong quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.

Trong mạng lưới nhượng địa của Bồ Đào Nha trên toàn châu Á, các

thương điếm ven biển Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò nổi bật, không

thể thay thế. Vốn xem thương mại là trọng tâm và hoạt động với mục đích

thiết lập nền thương mại “nhân đôi” nên Bồ Đào Nha đã duy trì một lúc hai

tuyến giao thương: ngoại tuyến và nội tuyến, với các mối quan hệ chồng

chéo vô cùng phức tạp. Thế nhưng, Cochin, Goa, Malacca và Macao...lại

được kết nối vô cùng linh hoạt, vận động nhịp nhàng trong một mạng lưới

thương mại mang tính quốc tế đầu tiên của thời kỳ cận đại. Vì thế, thông

qua việc phục dựng tương đối chân xác diện mạo của giai đoạn lịch sử để

lại nhiều dấu ấn, luận án còn đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm của đế

quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (trong sự đối sánh với một số

đế quốc tư bản chủ nghĩa thời bấy giờ như Hà lan, Anh).

Bên cạnh đó, mặc dù có cùng cơ chế quản lý và nhiều nét tương đồng

trong quá trình phát triển nhưng hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại ít nhiều dị biệt. Khác với thương mại

tại Ấn Độ, ở Trung Quốc, Bồ Đào Nha không dùng vũ lực để xâm

chiếm đất đai, xây dựng pháo đài, kiểm soát thương mại mà một

phương thức mềm mỏng hơn đã được lựa chọn để xâm nhập vùng đất

này: chấp nhận vị trí trung gian, kết nối tuyến giao thương giữa

Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc trưng của thương nhân Bồ Đào Nha

tại Macao là triển khai một phương thức thương mại biển tương đối

ôn hòa, không chịu nhiều sự chi phối của Estado da India. Sự tương

1 Các hải cảng của Nhật Bản được xem là điểm cuối trong chuỗi hệ thống

thương điếm của đế quốc mậu dịch Bồ Đào Nha

Page 4: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

đồng và dị biệt của hai mạng lưới thương điếm có cùng chủ sở hữu

này không những có ý nghĩa khoa học đầy lý thú mà còn để lại nhiều

bài học quý giá cho lịch sử.

Sự song hành giữa thương mại và truyền giáo trong quá trình

hoạt động của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc được các học giả

ví von như “đôi cánh của một con chim”. Nếu trong thương mại, lách

qua “khe cửa hẹp” của thể chế độc quyền, các tư thương đã đóng vai

trò quan trọng trong hầu hết các khâu của quá trình thu mua - vận

chuyển - bán hàng hóa thì trong lĩnh vực truyền giáo, tất cả hoạt động

của các giáo đoàn đều chịu sự chi phối của vua Bồ Đào Nha (theo

những sắc chỉ được ký kết và ban hành bởi Giáo hoàng tại Rome). Vì

vậy, tìm hiểu về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc còn cho chúng ta thấy sự thích ứng của tôn giáo đối với

các nền văn hóa, các thể chế chính trị khác nhau như thế nào.

Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về đế quốc mậu dịch Bồ Đào

Nha cũng như hoạt động thương mại và truyền giáo của nó ở Ấn Độ,

Trung Quốc vẫn còn là mảng trống. Trong các chương trình đào tạo

cử nhân Lịch sử, thạc sĩ Lịch sử thế giới, nhận thức của sinh viên về

quá trình xác lập quyền lực thương mại biển của Bồ Đào Nha còn

khá chung chung. Những hiểu biết về vai trò của các linh mục Bồ

Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ cũng hết sức mờ nhạt.

Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt

động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung

Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ,

chuyên ngành Lịch sử thế giới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề trong nước

Việc Bồ Đào Nha khai mở thành công con đường biển đến châu

Á và thiết lập được hệ thống cứ điểm thương mại và truyền giáo tại

Ấn Độ, Trung Quốc là một trong những bước ngoặt quan trọng của

lịch sử nhân loại. Thế nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chỉ được

trình bày một cách sơ lược trong một số giáo trình cũng như trong

những tác phẩm viết về lịch sử thế giới.

Lịch sử các cuộc phát kiến địa lý đã được đề cập đến trong nhiều

cuốn giáo trình Lịch sử thế giới như: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn

Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn Là (2003), Lịch sử thế giới trung đại,

NXB Giáo dục, Hà Nội; Lương Ninh, Đặng Đức An (1976), Lịch sử

Page 5: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

thế giới trung đại (quyển 2, tập 1, châu Âu thời hậu kỳ trung đại),

NXB Giáo dục, Hà Nội;…

Quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha cũng được đề

cập khái quát trong các cuốn sách chuyên khảo về lịch sử Ấn Độ,

lịch sử Trung Quốc như: Nguyễn Thừa Hỷ, “Ấn Độ qua các triều

đại”, NXB Giáo dục; Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Lịch sử

Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Hiến lê, “Sử Trung Quốc”

(2 tập, 1982)

Lịch sử truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc cũng gần như là một mảng trống. Chúng tôi chỉ có thể tìm

hiểu các sự kiện liên quan thông qua những cuốn sách sau: “Lịch sử

truyền giáo ở Việt Nam” (quyển 1 - Các thừa sai Dòng Tên (1615-

1665)), 1959; “Bồ-Đào-Nha, Tây-Ban-Nha, Hoà-Lan giao tiếp với Đại

Việt thế kỷ XVII, XVIII”, tủ sách nghiên cứu Sử Địa của Nguyễn Khắc

Ngữ; “Lịch sử giáo hội công giáo” I, II của Linh mục Bùi Đức Sinh

O.P,…

Trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam

Á, Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Lịch sử quân sự …cũng chỉ có

những bài viết đề cập đến hoạt động truyền giáo chung của các giáo

sĩ tại châu Á. Như vậy, vấn đề hoạt động thương mại, truyền giáo của

Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa có một công trình

chuyên khảo nào đề cập đến.

2.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Do sự thiếu vắng nguồn tư liệu bằng tiếng Việt nên công trình

nghiên cứu bằng tiếng Anh đóng vai trò chính trong luận án. Chúng

tôi chia vấn đề thành các hướng nghiên cứu sau:

2.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quá trình xâm nhập của Bồ

Đào Nha vào châu Á

Đây là vấn đề mang tính khoa học lý thú, thu hút được sự quan

tâm của nhiều nhà Sử học được thể hiện thông qua số lượng các công

trình xuất bản liên quan đến nội dung này. Tiêu biểu như: B.W.Diffie

và G.D.Winius (1977), Foundations of the Portuguese Empire, 1415-

1580, University of Minnesota, Mineapolis; A.R.Disney (2009), A

History of Portugal and the Portuguese Empire: From Beginnings to

1807, volume 2: The Portuguese empire, Cambridge University

Press, London, M. D. D. Newitt (1986), The First Portuguese

Colonial Empire, University of Exeter Press;…Mặc dù phần lớn các

Page 6: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

công trình trên đều trình bày một cách có hệ thống về quá trình xác

lập quyền lực của Bồ Đào Nha từ các cứ điểm ven biển Tây Phi đến

Ấn Độ - Đông Nam Á - Viễn Đông nhưng cách thức chọn lựa sự kiện

và quan điểm đánh giá lại khác nhau.

Trong thời gian gần đây, nhiều cuốn sách viết về “thời đại khám

phá” đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, tiêu biểu như: Vũ Bội

Tuyền (1997), Mười nhà thám hiểm lừng danh thế giới, NXB Thanh

Niên; Trương Quảng Trí (ch.b, 2003), Phong Đảo dịch, 10 nhà thám

hiểm lớn thế giới, NXB Văn hóa Thông tin; Văn Sính Nguyên,

Những câu chuyện về lịch sử phương Tây - phát hiện lục địa mới,

NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

Tóm lại, nghiên cứu quá trình bành trướng của Bồ Đào Nha từ

một nhà nước nhỏ bé ven bờ Đại Tây Dương đến một đế chế hùng

mạnh không phải là đề tài mới. Trên thế giới, các học giả đã dành sự

quan tâm đặc biệt về vấn đề này. Nhiệm vụ của chúng tôi là sử dụng

những tư liệu lịch sử quan trọng từ các tác phẩm này để phục vụ cho

việc thực hiện đề tài.

2.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động thương mại của

Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc

Với mức độ rộng lớn về phạm vi kiến thức của vấn đề, đã có khá

nhiều công trình xuất bản đề cập đến quan hệ giao thương giữa Bồ Đào

Nha và Ấn Độ như: J.C.Boyajian (2007), Portuguese Trade in Asia

under the Habsburgs, 1580-1640, JHU Press hoặc Merchants,

Companies and Trade: Europe and Asia in the Early Modern Era của

Chaudhury Sushil & Morineau Michel (2007); F.C.Danvers (1988),

The Portuguese in India: Being a History of the Rise and Decline of

Their Eastern Empire, London: W.H.Allen & co, limited;…

Xu hướng nghiên cứu về một số thương điếm nổi bật của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ như Goa, Cochin…được thể hiện qua các tác phẩm sau:

Portuguese in the Tamil coast: historical explorations in commerce and

culture, 1507-1749 (1998) của Jeyaseela Stephen; Goa-Kanara

Portuguese Relations, 1498-1763 (2000) của B.S.Shastry;

C.J.Borges, Oscar Guilherme Pereira, Hannes Stubbe (2000), Goa and

Portugal: History and Development, Concept Publishing Company….

Nếu so sánh với Ấn Độ thì các nghiên cứu về hoạt động giao thương

của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (mà chúng tôi tiếp cận được) còn khá

khiêm tốn. Ngoại trừ một vài tác phẩm tập trung đi sâu vào ảnh hưởng

của Bồ Đào Nha tại Macao, còn lại vẫn là những công trình sơ khảo

Page 7: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

mang tính chất chung chung. Dựa vào các tác phẩm viết về lịch sử

Trung Quốc, chúng tôi chọn lọc các sự kiện lịch sử liên quan đến người

Bồ Đào Nha như: The Cambridge History of China: Volume 8, The

Ming Dynasty (1368-1644) của Denis C. Twitchett, Frederick W. Mote

(1998); hay Willard J. Peterson (2002) với The Cambridge History of

China: Volume 9, Part 1, The Ch'ing Empire to 1800.

Vấn đề thương nhân Bồ Đào Nha đến buôn bán tại Trung Quốc

được đề cập trong những tác phẩm: Tianze Zhang (1933), Sino-

Portuguese Trade from 1514 to 1644: A Synthesis of Portuguese and

Chinese Sources; “The Survival of Empire: Portuguese Trade and

Society in China and the South China sea 1630 - 1754 của G.B.Souza…

2.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động truyền giáo của

các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc Về việc xác lập vị thế của Giáo hội Rome tại Ấn Độ vào đầu thế

kỷ XVI cũng như quá trình hình thành các giáo xứ, giáo phận của Bồ

Đào Nha tại quốc gia này được đề cập trong các công trình: Stephen

Neill (2002), A History of Christianity in India, 1707 - 1858,

Cambridge University Press; Stephen Neill (2004), A History of

Christianity in India: The Beginnings to AD 1707, Cambridge

University Press; Historical Sketch of the Christian Tradition in

Bengal của Md.S.Farid(2011); Francis Xavier and Portuguese

Administration in India của J.Elisha (2004)….

Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn với sự bảo trợ

từ vương quyền Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vẫn có khá nhiều thuận lợi so

với việc xâm nhập vào xã hội Trung Quốc. Nghiên cứu về khía cạnh này

các học giả đi theo hai hướng: thứ nhất, hoạt động của linh mục Dòng

Tên tại Trung Quốc lục địa. Thứ hai, lịch sử truyền giáo ở Macao.

Những tác phẩm theo xu hướng thứ nhất gồm: N.Standaert(2008),

Jesuits in China, Cambridge University Press,169-185; I.Pina (2001),

The Jesuits missions in Japan and in China: two distinct realities.

Cultural adaptation and the assimilation of natives, Bullettin of

Portuguese/Japanese Studies, ano/vol2, 59 - 76; Anders Ljungstedt, An

historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of the

Roman Catholic Church and mission in China, 1836, Boston…

Mặc dù, Macao là vùng đất chịu ảnh hưởng đậm nét nhất của

Thiên Chúa giáo Bồ Đào Nha, nhưng những công trình nghiên cứu

riêng lẻ về khía cạnh này chúng tôi vẫn chưa có điều kiện tiếp cận.

Điều này một phần xuất phát từ đặc điểm khu định cư Macao của Bồ

Page 8: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Đào Nha. Từ khi được chính thức nâng lên địa vị Giáo phận (1576),

Macao đã được xây dựng với tư cách trung tâm đóng vai trò quản lý

hoạt động truyền giáo vùng Viễn Đông, trung tâm đào tạo linh mục

với sự ra đời của trường học Thiên Chúa giáo đầu tiên tại Đông Á. Vì

vậy, hầu hết các cuốn sách nghiên cứu về Thiên Chúa giáo tại Macao

cũng đi theo xu hướng trên.

Tóm lại, có thể nói, trên bình diện quốc tế, hiện nay đề tài luận án

của chúng tôi vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trùng lặp

về nội dung. Những khía cạnh nhỏ của từng nội dung thì đã có nhiều

công trình xuất bản. Đó là thuận lợi nhưng cũng là bất lợi khi nguồn

tư liệu bằng tiếng Anh là cơ sở duy nhất để chúng tôi hoàn thiện đề

tài. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình đi trước,

chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hoạt động thương mại và

truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI -

thế kỷ XIX)”.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tái hiện một cách chân thực về hoạt động thương mại và truyền

giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến

thế kỷ XIX; phân tích cơ sở xác lập, đặc điểm, so sánh sự tương đồng

và khác biệt trong hoạt động trên lĩnh vực thương mại và tôn giáo của

Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng như đánh giá tác động của

các hoạt động này đối với các chủ thể: Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Trung

Quốc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu về quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Ấn Độ,

Trung Quốc và sự xác lập hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại

hai quốc gia này.

- Các phương thức hoạt động thương mại biển của Bồ tại những

cứ điểm ven biển Ấn Độ và Trung Quốc: việc áp dụng thể chế độc

quyền tại các cứ điểm duyên hải Ấn Độ Dương cũng như vai trò

trung gian của thương nhân Bồ Đào Nha tại Macao trên tuyến giao

thương Macao - Trung Quốc - Nhật Bản.

- Những cách thức truyền giáo của những giáo đoàn Bồ Đào Nha

tại Ấn Độ và Trung Quốc (bao gồm cả Macao). Trong đó nhấn mạnh

vai trò và tầm ảnh hưởng của Dòng Tên trong đời sống tinh thần cư

dân bản địa.

Page 9: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

- Phân tích cơ sở, đặc điểm và hệ quả hoạt động thương mại và

truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI -

thế kỷ XIX).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và truyền

giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế

kỷ XIX.

4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian, luận án nghiên cứu ba chủ thể là: Bồ Đào Nha,

Ấn Độ và Trung Quốc.

- Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động thương mại

và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc từ thế kỷ XVI

đến thế kỷ XIX. Sở dĩ lấy thế kỷ XVI làm thời gian khởi điểm cho việc

nghiên cứu, bởi vì sau khi Vasco da Gama tiến hành chuyến phát kiến

địa lý đến Ấn Độ (1497 - 1499) đã mở đầu cho quá trình xâm chiếm và

thiết lập thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Á. Thế kỷ XIX được xem là

thời gian kết thúc công trình nghiên cứu bởi đây là thời kỳ mà vai trò

thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc gần như không

còn, ngoại trừ việc buôn bán ít ỏi với Goa và Macao.

- Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương

mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:

- Các công trình nghiên cứu xuất bản ở nước ngoài bằng tiếng

Anh về hoạt động của người Bồ Đào Nha tại châu Á, Ấn Độ và

Trung Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc, lịch sử Ấn

Độ. Các công trình nghiên cứu về hoạt động của các giáo đoàn Bồ

Đào Nha và Tây Ban Nha trong việc mở rộng ảnh hưởng của Giáo

hội Rome ra ngoài phạm vi châu Âu, về lịch sử Giáo hội Thiên Chúa

giáo tại Trung Quốc, Ấn Độ.

- Các công trình chuyên khảo, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp

chí: Nghiên cứu lịch sử,Nnghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn

giáo, Lịch sử quân sự…

- Các website trên mạng Internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Page 10: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Xuất phát từ quan điểm coi hoạt động thương mại và truyền giáo

của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc là một bộ phận không thể tách

rời của đế quốc Bồ Đào Nha ở châu Á nên phương pháp hệ thống - cấu

trúc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề tài.

Vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng phương pháp

lịch sử và phương pháp logic được xem là phương pháp chủ đạo trong

nghiên cứu đề tài. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, tác giả luận án

còn sử dụng các phương pháp khoa học liên ngành như phân tích, tổng

hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo… trong từng nội dung cụ thể

của đề tài.

6. Đóng góp của đề tài

6.1. Về phương diện khoa học

Phân tích nguyên nhân thúc đẩy Bồ Đào Nha khai phá thành

công con đường hàng hải mới đến Ấn Độ, Trung Quốc và sự thiết lập

của Estado da India - mô hình nhà nước thuộc địa đầu tiên của các

quốc gia phương Tây tại châu Á.

Tìm hiểu sự xác lập các thể chế thương mại biển của Bồ Đào Nha

tại Ấn Độ và Trung Quốc, tiêu biểu như: Carreira da India…Quá

trình xác lập vị trí độc quyền trong thương mại biển của Hoàng gia

Bồ Đào Nha thông qua chính sách cưỡng bức, áp dụng Cartaz và nỗ

lực trong việc thành lập công ty Đông Ấn Bồ vào thế kỷ XVII. Từ

đó, đề tài rút ra cơ sở, đặc điểm, những nét dị biệt và ảnh hưởng của

Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng cũng như trên toàn

châu Á nói chung.

Đưa ra những đánh giá có tính hệ thống và toàn diện về hoạt

động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung

Quốc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; trên cơ sở đó phân tích những

đặc điểm, hệ quả và đặc biệt là sự đối sánh hoạt động của hai lĩnh

vực này mà đế quốc Bồ Đào Nha thực thi ở Ấn Độ và Trung Quốc.

6.2. Về phương diện thực tiễn

Luận án đã phân tích được vai trò của Bồ Đào Nha trong việc

hình thành hệ thống thương mại biển đầu tiên trên toàn thế giới – đó

là một trong những nguồn gốc của xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ được hoàn thiện thành

chuyên đề để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử thế giới.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu tham khảo cần thiết

cho những ai quan tâm đến hoạt động của Bồ Đào Nha tại châu Á

Page 11: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

trong đó chủ yếu là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Và là cơ sở để mở ra

hướng nghiên cứu mới về đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á

Thông qua quan hệ giữa Bồ Đào Nha - Ấn Độ, Bồ Đào Nha -

Trung Quốc trên hai lĩnh vực thương mại và truyền giáo, nhiều bài

học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra. Ví dụ như: Trong quá trình

tiếp xúc giữa các quốc gia có những khác biệt về văn hóa, lịch sử,

thương mại đã trở thành chiếc cầu kết nối và mở ra thời kỳ giao lưu

rộng khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hoạt động thương mại lại

được diễn ra tùy thuộc đặc điểm văn hóa, lịch sử và tính cách của

từng dân tộc mà không thể có một mô hình chung áp dụng cho toàn

bộ các quốc gia, dân tộc.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,

luận án được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1. Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc (thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XIX)

Chương 2. Hoạt động truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha

ở Ấn Độ và Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

Chương 3. Một số nhận xét về hoạt động thương mại và truyền giáo

của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA BỒ ĐÀO

NHA TẠI ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

(THẾ KỶ XVI - ĐẦU THẾ KỶ XIX)

1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

1.1.1. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (thế kỷ XVI - giữa

thế kỷ XVII)

1.1.1.1. Những thương điếm đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

(1502 - 1510)

Đến đầu thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha đã xác lập được 2 thương điếm

quan trọng nhất (Diu và Goa) trong số 4 mục tiêu chiến lược tại Ấn Độ

và vịnh Ba Tư. Đây là cơ sở quan trọng dẫn đến sự ra đời của Estado da

India, nhà nước thuộc địa đầu tiên của Bồ Đào Nha tại phương Đông.

1.1.1.2. Sự hình thành Casa da India và Estado da India

- Casa da India: Trụ sở quản lý các chuyến tàu giao thương giữa Bồ

Đào Nha và Ấn Độ đặt tại Lisbon. Tiền thân của thể chế này là Casa da

Cueta được thành lập từ năm 1434 với nhiệm vụ quản lý các vấn đề của

Page 12: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

đại lý Hoàng gia tại Elmina và vương quốc Kongo được hình thành. Đến

năm 1506, Casa bị phân chia thành hai đơn vị, trong đó Casa da India

tiếp nhận chính thức quản lý thương mại giữa Lisbon với các hải cảng

châu Á nằm trong độc quyền thương mại của đế chế Bồ.

- Estado da India (Liên bang Ấn Độ) được dùng để chỉ về tất cả

các thành phố, pháo đài và các vùng lãnh thổ mà người Bồ Đào Nha

kiểm soát được ở châu Á và Đông Phi. Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ

Estado còn được sử dụng với ý nghĩa rộng hơn nhiều, bao gồm tất cả

các vùng ven biển và các đảo thuộc phía Đông mũi Hảo Vọng được

giới hạn từ cực đông nam châu Phi đến vùng đất thấp ở cửa sông

Dương Tử. Trong thực tế, cũng có một số khu vực không nằm trong

phạm vi quản lý của cơ quan này (ví dụ như Macao - Trung Quốc).

1.1.1.3. Thương mại Hoàng gia Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XVI đến

giữa thế kỷ XVII

Hoạt động của Hoàng gia Bồ Đào Nha tại Ấn Độ trong giai đoạn

này chủ yếu thông qua việc thực thi thể chế độc quyền trong thương

mại hạt tiêu và ngựa. Đến cuối thế kỷ XVI, tơ lụa, quế, chàm Ấn Độ

trở thành mặt hàng chủ lực của Estado. Bên cạnh đó, từ cuối thế kỷ

XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII, để khẳng định quyền lực độc tôn trong

thương mại biển, Hoàng gia Bồ không ngừng kiểm soát hoạt động

giao thương của thương nhân Ấn Độ và xây dựng Goa trở thành thủ

phủ của Estado da India.

1.1.1.4. Thương mại tư nhân Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XVI đến giữa

thế kỷ XVII

Dưới quan điểm của Hoàng gia Bồ Đào Nha, có hai loại tư

thương chính: được cấp phép và không được cấp phép. Phần lớn

thương nhân được cấp phép buôn bán tại Ấn Độ là tầng lớp viên chức

của chính quyền. Lồng vào bên trong mạng lưới thương nhân được

cấp phép, hoạt động của các thương nhân không được cấp phép

(chatin) cũng khá sôi động. Thành phần chatin được chia thành hai

bộ phận cơ bản: binh lính đồn trú giải ngũ và thương nhân Thiên

Chúa giáo mới. Cho đến cuối thế kỷ XVI, thương mại tư nhân của Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ đã mang đến lợi nhuận trung bình 5 triệu

cruzado, chiếm gần 90% tổng lượng hàng hóa.

1.1.2. Thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ XVII - đầu

thế kỷ XIX)

1.1.2.1. Thương mại Hoàng gia vẫn chiếm địa vị thống trị trong Estado da India

Page 13: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các địch thủ người châu

Âu khác, Hoàng gia Bồ Đào Nha đã có những thay đổi trong chiến

lược đối ngoại, quan trọng nhất là thiết lập liên minh với Anh. Goa

vẫn tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong hoạt động thương mại của

Bồ Đào Nha ở Ấn Độ trên hai bình diện: thứ nhất, chủ động trong

việc liên kết thương mại với các vùng đất nằm sâu trong nội địa, thứ

hai, tích cực tham gia vào việc buôn bán các mặt hàng khác như ngà

voi, nô lệ và thuốc phiện. Thông qua hiệp ước năm 1878, nền kinh tế

của phần lãnh thổ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha bị phụ thuộc chặt chẽ và

chịu sự chi phối của chính quyền Anh tại Ấn Độ.

1.1.2.2. Thương mại tư nhân Bồ Đào Nha tại Ấn Độ (giữa thế kỷ

XVII - nửa sau thế kỷ XIX)

Trong khi thương mại Hoàng gia tại Goa không có nhiều sự thay

đổi và ngày càng suy yếu thì hoạt động buôn bán tư thương ngày

càng sinh động với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau như:

người Bồ Đào Nha - Ấn Độ, người Goa Thiên Chúa giáo, Saraswat

Brahmin và Banias, người Bồ Đào Nha chính quốc. Như vậy, cho

đến cuối thế kỷ XIX, cộng đồng thương mại của các tư thương Bồ

Đào Nha tại Estado da India không chỉ bó hẹp trong hoạt động kinh

tế đơn lẻ hoặc buôn bán từng mặt hàng riêng biệt. Họ đã mở rộng ra

khỏi biên giới của đế quốc Bồ Đào Nha trước kia để gia nhập vào

mạng lưới thương mại toàn cầu.

1.2. Thương mại Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ

XVI - đầu thế kỷ XIX)

1.2.1. Hoạt động bước đầu của thương nhân Bồ Đào Nha tại

Trung Quốc (đầu thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII) 1.2.1.1. Quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Trung Quốc

Những cuộc tiếp xúc từ năm 1513 đến 1520 không thu được kết

quả như mong đợi. Đến giữa những năm 1550, viên chức nhà Minh

cho phép những người Bồ Đào Nha sử dụng những địa điểm trên bờ

biển Quảng Đông, đầu tiên tại Shangchuan, sau đó là Lampacao và

cuối cùng là Macao (1557) để buôn bán.

1.2.1.2. Bộ máy quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao

Cơ sở ra đời thể chế quản lý của Bồ Đào Nha tại Macao là việc tổ

chức các chuyến tàu kết nối thương mại biển giữa Trung Quốc và

Nhật Bản mà trong đó thương nhân Bồ Đào Nha đóng vai trò trung

gian. Điều chúng ta cần chú ý rằng, mô hình thương mại của Bồ Đào

Page 14: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Nha tại Trung Quốc khác biệt rất lớn đối với Ấn Độ được xác lập dựa

trên ba trụ cột: quản lý, tài chính và luật pháp.

1.2.2. Hoạt động thương mại của thương nhân Bồ Đào Nha

Macao với Trung Quốc lục địa

1.2.2.1. Thương nhân Macao trong sự cạnh tranh của Tây Ban Nha,

Hà Lan tại Trung Quốc (nửa sau thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XVII)

Do sự xác lập quyền lực của vương triều Hasburg ở Bồ Đào Nha

(1580 – 1640) nên từ giữa thế kỷ XVI, Bồ Đào Nha phải rất vất vả

ngăn chặn sự xâm nhập của người Tây Ban Nha vào thương mại

Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Macao (Bồ Đào Nha) và Manila (Tây

Ban Nha) chỉ thực sự được cải thiện vào đầu thế kỷ XVII khi xuất

hiện một địch thủ hùng mạnh khác là Hà Lan. Không chỉ dần dần

nắm lấy vai trò trung gian của Bồ Đào Nha trong thương mại Trung

Quốc - Nhật Bản mà công ty VOC còn tấn công trực tiếp vào thương

điếm quan trọng nhất của Bồ - Macao.

1.2.2.2. Thương mại giữa Macao với Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến

cuối thế kỷ XVIII.

Vào nửa đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến Minh - Thanh ở giai đoạn

khốc liệt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của

Bồ Đào Nha. Dựa vào nguồn tư bản đầu tư có từ trước, Bồ Đào Nha

tiến hành ký kết các hợp đồng với quan lại Trung Quốc và thương

nhân Quảng Châu nhằm đảm bảo việc phân phối hàng xuất khẩu.

Đến nửa cuối thế kỷ XVIII, với việc thắt chặt quản lý ngoại thương

cũng như việc Hà Lan, Anh, Pháp đẩy mạnh quá trình xâm nhập

Trung Quốc, người Bồ Đào Nha bị đẩy lùi khỏi thị trường Trung

Quốc lục địa và chỉ còn duy trì hoạt động ở Macao.

1.2.3. Quá trình mở rộng thương mại của Bồ Đào Nha ở Macao

với các khu vực khác (thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XIX)

1.2.3.1. Quan hệ thương mại giữa Macao với Nhật Bản và Đông

Nam Á

Trong tuyến giao thương Macao - Nhật Bản: chính thức đóng

cửa vào năm 1639 khi Mạc phủ Tokugawa ra chiếu chỉ cấm tất cả

người Bồ Đào Nha, dù bị thương hay đã chết, có bất kỳ mối liên hệ

nào với Nhật Bản. Từ cuối thế kỷ XVII, thương nhân Macao bắt đầu

tham gia tích cực vào thương mại ở khu vực Đông Nam Á

1.2.3.2. Quan hệ thương mại giữa Macao và Estado da India

Quan hệ thương mại giữa Macao và Estado khá phức tạp được

thể hiện trong thương mại với Goa; sự can thiệp ngày càng sâu của

Page 15: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Estado da India vào hoạt động thương mại biển của Macao và gánh

nặng tài chính ngày càng trở thành nhân tố quan trọng chi phối quan

hệ giữa hai chủ thể này.

1.2.4. Sự suy tàn của thương mại Bồ Đào Nha tại Macao (cuối thế

kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX)

Do ảnh hưởng của tình hình chính trị, đến cuối thế kỷ XVIII,

hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại Macao gần như bị đình

trệ. Macao đã không còn là chiếc chìa khóa vàng đem lại sự thịnh

vượng cho đế quốc Bồ Đào Nha ở phương Đông.

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO ĐOÀN

BỒ ĐÀO NHA Ở ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

(THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX)

2.1. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

2.1.1. Bước đầu xác lập ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tại Ấn Độ

(thế kỷ XVI)

2.1.1.1. Hoạt động truyền giáo từ Cochin đến Goa

Sau khi được sự chấp thuận của raja (Hồi vương) Cochin, vào

năm 1503, nhà thờ đầu tiên của linh mục Bồ Đào Nha được xây dựng

tại Cochin. Và sau khi chiếm đóng Goa (1510), Albuquerque tiến

hành xây dựng nhà thờ Saint Catherine nhằm tạo điều kiện cho sự

phát triển ổn định của công cuộc truyền giáo ở Ấn Độ.

2.1.1.2. Hoạt động truyền giáo của giáo đoàn Franciscains tại

Cannanore và Mylapore

Cannanore: Cho đến đầu thế kỷ XVI, các linh mục Bồ Đào Nha

đã cải đạo cho 334 tín đồ trong toàn cộng đồng.

Mylapore: địa bàn sinh sống truyền thống của các tín đồ Thiên

Chúa giáo Thomas. Sau đó, phần lớn cựu binh Bồ Đào Nha cũng đến

định cư tại đây.

2.1.1.3. Hoạt động của Dòng Tên tại duyên hải Ấn Độ và sự ra đời

Tòa án dị giáo ở Goa

Cùng với sự xuất hiện của Francis Xavier (1506 - 1552) thì công

cuộc truyền giáo tại miền duyên hải có nhiều khởi sắc. Bằng sự tận

tâm và lối sống giản dị, ông tiến hành rửa tội cho trẻ em, phụ nữ và

nhiều tầng lớp cư dân khác nhau. Sau một thời gian lưu trú tại miền

duyên hải, ông đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của cư dân

Paravas.

Page 16: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Tại Coromandel, nếu vào năm 1552, chỉ có linh mục Henry

Henriques phụ trách vùng duyên hải rộng lớn này, thì 5 năm sau, đã

có thêm 10 linh mục và một số người học việc đến cư trú.

Vào năm 1560, Tòa án dị giáo thành lập ở Goa. Theo thống kê

cho thấy: trong vòng 63 năm (từ năm 1561 đến năm 1623), có 3.800

vụ được xét xử bởi Văn phòng tôn giáo tại Goa.

2.1.1.4. Hoạt động của Dòng Tên tại triều đình Mogul (1579 - 1605)

Mặc dù phải trải qua ba giai đoạn truyền giáo vô cùng khó khăn

tại triều đình Mogul, đóng góp lớn nhất của các linh mục vẫn là trên

bình diện ngôn ngữ và giáo dục. Phần lớn các cuộc cải đạo được tiến

hành trong những đẳng cấp nghèo khổ và bần cùng của xã hội - tầng

lớp không có bất kỳ quyền tự do nào trong xã hội Hindu giáo.

2.1.1.5. Các giáo đoàn Bồ Đào Nha trong cộng đồng Thiên Chúa

giáo Thomas tại Mangalore

Bối cảnh đầy phức tạp ngay từ lúc bắt đầu đã khiến quan hệ giữa

linh mục Bồ Đào Nha với cộng đồng Thiên Chúa giáo Thomas đầy

những mâu thuẫn thăng trầm. Thứ nhất, đó là mâu thuẫn trong việc

thực hiện các nghi lễ Thiên Chúa giáo. Thứ hai là mâu thuẫn về

quyền quản lý giữa giáo phận Goa và đại diện của Giáo hội chính

thống Syria tại Ấn Độ

2.1.1.6. Các giáo đoàn dưới sự bảo trợ của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

(nửa sau thế kỷ XVI)

Cuối thế kỷ XVI cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc các dòng

truyền giáo hoạt động tại Ấn Độ như: Carmelites, Oratorians,

Theatines và Capuchins. Trong khi đó, những giáo đoàn như

Franciscains, Dominicains và Augustinians vẫn tiếp tục khẳng định

vai trò quan trọng của mình

2.1.2. Hoạt động của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế

kỷ XVII.

2.1.2.1. Hoạt động của Dòng Tên ở Mutharai và duyên hải Fishery coast

Sau khi đặt cơ sở truyền giáo trong cộng đồng Paravas thuộc

duyên hải Fishery Coast, Dòng Tên mở rộng hoạt động truyền giáo

vào sâu bên trong nội địa tại Mathurai. Nếu Francis Xavier được xem

là linh mục tiên phong tạo nên cộng đồng Thiên Chúa giáo Paravas

thì Robert Nobili đã đặt dấu ấn của mình tại Mathurai. Trong khi đó,

tại cộng đồng Thiên Chúa giáo Paravas hoạt động của các linh mục

Thiên Chúa giáo khá ổn định. Đến năm 1644, linh mục Lopez, trong

Page 17: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

báo cáo gửi đến tỉnh Dòng Tên ở Malabar cho biết trên toàn vùng

Fishery Coast không còn thấy những tàn tích của các tôn giáo khác.

2.1.2.2. Hoạt động của Dòng Tên tại triều đình Mogul vào thế kỷ XVII

Ngay sau khi Akbar qua đời, Nuruddin Salim Jahangir (1569 -

1627) lên ngôi với mong muốn củng cố quyền lực tuyệt đối của

Hồi giáo trong đời sống tinh thần cư dân đế quốc. Tuy vậy,

Jahangir vẫn không có hành động nào gây ức chế đối với công

cuộc truyền đạo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha.

2.1.2.3. Mâu thuẫn và tranh chấp trong cộng đồng Ky tô hữu Thomas

vào thế kỷ XVII

Thế kỷ XVII đánh dấu những mâu thuẫn không thể điều hòa giữa

Giáo hội phương Tây và Giáo hội chính thống Syria. Do sự phức tạp

và khác nhau trong nguồn gốc cũng như việc thực hành lễ nghi Thiên

Chúa giáo, khu vực truyền giáo của Bồ Đào Nha tại cộng đồng Ky tô

hữu Thomas luôn tồn tại trong tình trạng căng thẳng. Điều này đã

khiến thế kỷ XVII trở thành thế kỷ của Serra với những tranh chấp

không có hồi kết giữa Tổng giám mục và Phó giáo chủ.

2.1.2.4. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Tibet (Tây Tạng).

Công cuộc truyền giáo ban đầu có khá nhiều thuận lợi khi người

cai trị Tây Tạng cho phép giáo đoàn tự do truyền đạo, xây dựng một

nhà nguyện nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 1633, chiến tranh nổ ra giữa

Ladakh và vương quốc Tsaparang khiến công cuộc truyền giáo hoàn

toàn chấm dứt.

2.1.3. Sự suy yếu của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ vào thế

kỷ XVIII

Đến thời điểm giữa thế kỷ XVIII, có 3 khu vực Thiên Chúa giáo

chính tại Ấn Độ: Goa và những nhượng địa khác của người Bồ Đào

Nha, Malabar và Fisher Coast. Trong những khu vực thuộc cộng

đồng Hindu giáo, Dòng Tên có hai nhà thờ tại Delhi, một ở Agra…

Tại các khu vực khác như: Mogul, Mylapore, Madras… thì phụ thuộc

hoàn toàn vào giáo đoàn của người Anh hoặc Pháp. Bồ Đào Nha đã

đánh mất hoàn toàn vai trò độc tôn trong việc bảo trợ hoạt động

truyền bá Thiên Chúa giáo tại phương Đông.

2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc

2.2.1. Quá trình truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Macao

2.2.1.1. Sự xâm nhập của Dòng Tên vào Macao

Theo thương thuyền của thương nhân Bồ Đào Nha, các linh mục bắt

đầu đến Macao từ giữa thế kỷ XVI. Linh mục Belchior Nunes Barreto

Page 18: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

(1519-1571) - một đại sứ của Bồ Đào Nha được cử đến Nhật Bản, là linh

mục Dòng Tên đầu tiên cập bến Macao vào ngày 29/11/1555

2.2.1.2. Quá trình thành lập và hoạt động của giáo phận Macao

Cùng với sự phát triển của hoạt động truyền giáo tại Nhật Bản và

Trung Quốc, vào năm 1576, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 - 1585)

ra sắc chỉ công nhận Macao là giáo phận Thiên Chúa giáo (tương

đương cấp bậc của Goa) với giám mục đầu tiên là Carneiro.

2.2.2. Hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc lục địa

2.2.2.1. Hoạt động của Dòng Tên từ 1579 đến 1594

Nếu tính từ năm 1513, khi người Bồ Đào Nha đầu tiên đến giao

thương tại các hải cảng ven biển Trung Quốc thì Dòng Tên đã phải

mất gần một thế kỷ để có thể xâm nhập xã hội Trung Quốc và truyền

bá tôn giáo của mình. Điều này vừa cho thấy sự khó khăn mà các linh

mục Bồ Đào Nha phải vượt qua vừa chứng minh nỗ lực không ngừng

nghỉ của họ để mang Thiên Chúa giáo đến các vùng đất khác nhau

trong lãnh thổ Trung Quốc

2.2.2.2. Mateo Ricci và sự thay đổi phương cách truyền giáo (cuối

thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII)

Vào những năm cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Mateo Ricci

trở thành “linh hồn” của công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc. Bằng

việc sử dụng các tri thức khoa học, Mateo Ricci đã thành công trong

việc tạo dựng hình tượng “văn nhân truyền giáo” – một cách thức

mới để xâm nhập vào xã hội Trung Quốc cổ truyền.

2.2.2.3. Quá trình Dòng Tên mở rộng địa bàn truyền giáo và “vấn đề

Nam Kinh”

Cho đến đầu thế kỷ XVI, số lượng Ky tô hữu người Trung Quốc

tăng dần từ 1.000 người (1606) đến 2.500 người (1610), và đến 5.000

người (1615). Trong bối cảnh đó, “vấn đề Nam Kinh”diễn ra trong

khoảng từ năm 1616 và năm 1623 đã gây ra nhiều tác động không

thuận lợi cho công cuộc truyền giáo của Dòng Tên tại Trung Quốc.

2.2.2.4. Hội truyền giáo Trung Quốc trở thành Phó tỉnh dòng

Từ năm 1619, giáo hội Trung Quốc tách biệt với Nhật Bản với tư

cách là Phó tỉnh dòng. Điều quan trọng là nguồn tài chính phục vụ

cho công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc, Nhật Bản vẫn được phân

phối cân bằng.

Đến năm 1631, hội truyền giáo đã có 11 nơi cư trú trong 8/15 tỉnh

của toàn đế quốc: Bắc Kinh, Giang Châu (Sơn Tây), Tây An (Thiểm

Tây), Khai Phong (Hà Nam), Thượng Hải (Giang Nam), Gia Định

Page 19: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

(Giang Nam), Nam Kinh, Hàng Châu (Chiết Giang), Nam Xương

(Giang Tây), Kiến Xương (Giang Tây), và Phúc Châu (Phúc Kiến). Các

cuộc cải đạo cũng được tiến hành thường xuyên hơn. Vào năm 1630,

Gaspar Ferreira tuyên bố có 260 cuộc cải đạo ở Kiến Xương, trong khi

tại khu vực Thượng Hải, Pedro Ribeiro báo cáo có ít hơn 14. Năm sau

đó, tổng số cải đạo là 1.786 trường hợp.

2.2.2.5. Chiến tranh Minh - Mãn Châu và cơ hội truyền giáo của

Dòng Tên vào giữa thế kỷ XVII

Từ những năm 1630, tình hình chiến tranh giữa nhà Minh và người

Mãn Châu ngày càng gay cấn. Thật nghịch lý, khoảng thời gian đầy biến

động này lại mang đến nhiều cơ hội cho các linh mục Dòng Tên với

trọng tâm hoạt động là vùng nông thôn xung quanh các đô thị

2.2.2.6. Sự cạnh tranh từ các giáo đoàn thuộc quyền quản lý của

Tây Ban Nha và Pháp

Bước vào nửa đầu thế kỷ XVII, Dòng Tên đối diện với một rắc

rối mới, đó là sự xuất hiện của giáo đoàn Franciscains và

Dominicains từ Manila xâm nhập bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Hai giáo

đoàn này chủ trương phát động cuộc đấu tranh “Những nghi lễ của

người Trung Quốc” (Chinese Rites) nhằm chống lại Dòng Tên

trên phạm vi toàn thế giới.

2.2.2.7. Hoạt động của Dòng Tên trong thời gian trị vì của nhà Thanh

Trong ước tính từ năm 1663, Dòng Tên thực hiện các lễ bí tích

cho trên 105.000 tín đồ mỗi năm. Bắc Kinh thì có 3 khu định cư với

13.000 tín đồ, tỉnh Thiểm Tây là 2 khu định cư với 24.000 tín đồ, và

vùng Giang Nam thì 10 khu với 51.000 tín đồ. Nhưng gánh nặng nhất

là tại Thượng Hải, chỉ có 1 linh mục với 1 trợ lý phải quản lý hơn

40.000 Ky tô hữu. Sự mất mát đáng kể duy nhất của Dòng Tên là ở

thung lũng sông Yellow (Hoàng Hà) tại Sơn Tây và Hải Nam. Trong

khu vực Jiangzhou (Giang Châu, Sùng Tả, Quảng Châu) - Puzhou

(Phúc Châu, Phúc Kiến), chiến tranh, nạn đói và các cuộc nổi dậy đã

giảm số lượng Ky tô hữu từ 8.000 vào thời điểm Alfonso Vagnone

qua đời năm 1640 đến 3.300 vào đầu những năm 1660, trong khi

cộng đồng tại Khai Phong thì bị phá hủy hoàn toàn.

Sau 80 năm truyền giáo tại Trung Quốc, dường như sự kiên nhẫn

và nỗ lực của Dòng Tên đã được đền đáp. Họ quyết định mở rộng

đến những vùng khó khăn nhất ở Quảng Đông, Quảng Châu, và đảo

Hải Nam. Công việc của Dòng Tên tại Macao cũng dần hồi sinh, biến

trường Đại học St.Paul thành trung tâm mới của hoạt động truyền

Page 20: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

giáo lan tỏa khắp Nam Trung Quốc, Tonkin (phía Bắc Việt Nam),

Việt Nam (Cochin China), Lào, Xiêm, và Campuchia.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ ĐÀO NHA

TẠI ẤN ĐỘ, TRUNG QUỐC (THẾ KỶ XVI - THẾ KỶ XIX)

3.1. Cơ sở xác lập hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc.

3.1.1. Chính sách hướng biển của Bồ Đào Nha

Thứ nhất, sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hàng hải phục vụ

cho các chuyến đi biển dài ngày.

Thứ hai, xây dựng Lisbon - thủ đô của Bồ Đào Nha trở thành hải

cảng mang tính chất quốc tế.

3.1.2. Sự thừa nhận của Giáo hội Rome đối với các vùng đất Bồ

Đào Nha xâm chiếm

Trong thời điểm chuyển giao của lịch sử, thông qua các sắc chỉ

khác nhau, Giáo hoàng chính thức thừa nhận đặc quyền của Hoàng

gia Bồ Đào Nha.

3.1.3. Sự tham gia của Bồ Đào Nha vào thương mại Đại Tây

Dương trong thế kỷ XV

Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XV, Bồ Đào Nha đã thiết lập được hai

pháo đài trên duyên hải Morocca, hai khu định cư tại Madeira, Porto

Santo và bắt đầu dịch chuyển đến Azores và quần đảo Cape Verde.

Thành công trong thương mại biển thời kỳ này tạo điều kiện để Dom

Afonso cho phép lưu hành loại tiền xu bằng vàng mới - cruzado - vào

năm 1457, tương ứng với giá trị của đồng ducat Venice.

3.1.4. Vai trò của thương nhân Thiên Chúa giáo mới

Với kinh nghiệm đi biển tuyệt vời, hệ thống các trạm buôn bán

rộng khắp thì những thương nhân Thiên Chúa giáo mới thật sự là nhân

tố quan trọng thúc đẩy công cuộc viễn chinh của người Bồ Đào Nha.

3.2. Đặc điểm hoạt động thương mại, truyền giáo của Bồ Đào

Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc

Thứ nhất, sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động thương mại và

truyền giáo của Bồ Đào Nha ở cả Ấn Độ lẫn Macao (Trung Quốc).

Thứ hai, đế quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc mang

bản chất của đế quốc “tái phân phối thương mại biển” khi tập

trung vào nguồn hoa lợi từ việc bán cartaz và các chuyến hải hành

nhượng địa.

Page 21: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

Thứ ba, hoàng gia Bồ Đào Nha không quá chú trọng đến việc

xâm chiếm lãnh thổ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng đất họ

tạm chiếm mà tập trung chủ yếu vào việc thiết lập thể chế độc quyền

nhà nước trong thương mại biển thông qua lối buôn bán mang tính

chất cướp đoạt.

Thứ tư, hệ thống quản lý trong thương mại của Bồ Đào Nha tại Ấn

Độ và Trung Quốc không có nhiều thay đổi và chỉ ở mức độ sơ khai.

Hơn nữa gần như không có sự phân biệt giữa một viên chức chính

quyền và một thương nhân.

Thứ năm, trong khi hoạt động thương mại chủ yếu diễn ra ở các

thương điếm nằm ven biển Ấn Độ và Trung Quốc thì phạm vi của

hoạt động truyền giáo mở rộng vào sâu bên trong nội địa.

Thứ sáu, những thương điếm của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và

Trung Quốc đã tạo nên diện mạo của “đế quốc thứ nhất” và là cơ sở

để thiết lập “đế quốc thứ ba”.

3.3. Thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ trong

sự đối sánh với Trung Quốc

3.3.1. Vài đối sánh về hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha tại

Ấn Độ và Trung Quốc

Thứ nhất, về cách thức thành lập hệ thống cứ điểm thương mại

tại Ấn Độ và Trung Quốc.

Thứ hai, về cách thức tổ chức quản lý hoạt động thương mại.

Thứ ba, về hoạt động của mạng lưới thương điếm Bồ Đào Nha

tại Ấn Độ và Trung Quốc.

Thứ tư, về tác động của Bồ Đào Nha đối với thương mại Ấn Độ,

Trung Quốc.

3.3.2. Vài đối sánh về công cuộc truyền giáo của các giáo đoàn Bồ

Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ

Thứ nhất, về quá trình xâm nhập vào xã hội Ấn Độ và Trung Quốc.

Thứ hai, về cách thức truyền giáo.

Thứ ba, về địa bàn truyền giáo.

3.4. Hệ quả quá trình hoạt động thương mại và truyền giáo của

người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc.

3.4.1. Sự gắn kết thương mại Ấn Độ, Trung Quốc vào mạng lưới

giao thương toàn cầu và hậu quả của chính sách độc quyền nhà

nước trong thương mại biển

3.4.2. Sự di cư, hình thành các tộc người mới và nạn kỳ thị chủng

tộc

Page 22: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

3.4.3. Sự tiếp biến ngôn ngữ Bồ Đào Nha trong cộng đồng cư dân

châu Á

3.4.4. Quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa và hậu quả của chính

sách cưỡng bức tôn giáo

3.4.5. Bồ Đào Nha đặt nền tảng cho quá trình thay đổi cơ cấu động

- thực vật trên phạm vi toàn thế giới

C. KẾT LUẬN

1. Trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, phát kiến địa lý là

một thành tựu vĩ đại của con người, mở ra một chương mới trong tiến

trình giao lưu Đông - Tây. Nhờ hội tụ đầy đủ những điều kiện chủ

quan và khách quan, Bồ Đào Nha đã trở thành quốc gia tiên phong

của “thời đại khám phá”. Từ những chuyến viễn chinh đầu tiên của

Vasco da Gama, Hoàng gia Bồ quyết định thiết lập những thương

điếm đầu tiên ven biển Ấn Độ Dương. Từ Calicut, Cochin,

Goa…người Bồ Đào Nha nhanh chóng bành trướng quyền lực đến

vịnh Bengal, đi sâu vào Đông Nam Á và Viễn Đông. Hệ thống

thương điếm kéo dài từ Tây sang Đông góp phần tạo nên diện mạo

của một đế quốc thương mại mậu dịch ven biển đầu tiên trong lịch sử

cận đại - Estado da India. như Ronald S. Love nhận xét: “Đây là

thành tựu vượt bậc của một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên thiên

nhiên và ít ỏi về số dân (hơn 1.5 triệu) như Bồ Đào Nha” [72; 27].

Nhân tố chìa khóa làm nên thành công của Bồ Đào Nha là kết quả

tổng hòa của: “tham vọng, sự vượt bậc về kỹ thuật sử dụng súng và

điều khiển các con tàu, kỹ năng chiến thuật, lợi ích thương mại được

hỗ trợ bởi lực lượng hải quân, khả năng tổ chức và xác lập kế hoạch

một cách hiệu quả, sự bảo trợ của nhà nước” [74; 29]. Trong đó,

nhân tố chìa khóa là lợi thế so sánh về kỹ thuật hàng hải: “Khi những

con tàu được trang bị đại bác của Bồ Đào Nha xuất hiện tại vùng

duyên hải Ấn Độ, đó là thật sự là một kỳ tích. Lúc này ngoài phạm vi

châu Âu, chỉ có Ottoman là có thể đóng những con tàu có trọng pháo

nhưng lúc này họ không hiện diện tại Ấn Độ Dương để ngăn cản thế

lực Bồ Đào Nha. Một số tiểu quốc Hồi giáo tại Ấn Độ cũng có lực

lượng hải quân nhưng không đủ để đối trọng với lực lượng của Bồ

[99; 21]. Do đó, chiến thắng của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ dương là

minh chứng cho sự vượt trội về kỹ thuật chiến tranh trên biển.

Page 23: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

2. Quá trình bành trướng quyền lực của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ

và Trung Quốc chịu ảnh hưởng đậm nét từ chính sách hướng biển và

chủ nghĩa trọng thương của Hoàng gia Bồ Đào Nha. Vì thế, “sự hiện

diện của Bồ Đào Nha ở châu Á hoàn toàn là vì thương mại biển, việc

xâm chiếm đất đai không phải là mục đích chính của đội quân viễn

chinh. Những hòn đảo biệt lập và những pháo đài nằm dưới quyền

kiểm soát của các nhà cai trị địa phương thân thiện được sử dụng để

làm căn cứ hải quân” [67; 80]. Với chiến lược và tư duy quân sự

mới, “từ năm 1509 đến năm 1515, dưới sự cầm quyền của Afonso de

Albuquerque, một đế quốc thương mại biển đã dần định hình với sự

kết hợp giữa những hạm đội thường trực, những pháo đài kiên cố và

căn cứ hải quân tại những trọng điểm chiến lược đã giúp Bồ Đào

Nha kiểm soát được những tuyến thương mại chính tại Ấn Độ

Dương” [67; 80]. Trong vòng 15 năm, Bồ Đào Nha thiết lập một cấu

trúc quyền lực mới tại Ấn Độ Dương. Hoàng gia Bồ Đào Nha không

những nắm độc quyền thương mại hạt tiêu trên vùng biển Arab và

Malabar mà còn vận chuyển nó bằng tuyến đường hàng hải mới

thông qua mũi Hảo Vọng. Trong cấu trúc quyền lực đó, những

thương điếm ven biển Ấn Độ đóng vai trò trung tâm không những là

nguồn cung ứng các mặt hàng chủ yếu như gia vị, tơ lụa…mà còn là

trung tâm điều phối mọi hoạt động của Bồ Đào Nha ở châu Á.

3. Đặc trưng của thương mại Bồ Đào Nha tại Ấn Độ là quá trình

phát triển tương đối độc lập và ngược nhau giữa giao thương Hoàng

gia và tư thương. Nếu trong thời kỳ đầu, Hoàng gia Bồ Đào Nha thể

hiện vai trò và quyền lực tuyệt đối thì càng về sau chiến lược buôn

bán linh hoạt của tư thương Bồ lại càng thể hiện mức độ hiệu quả. Sự

xâm nhập của thương mại tư nhân vào mạng lưới Hoàng gia không

chỉ nói lên sự vận động bên trong của Estado mà còn minh chứng cho

quá trình phát sinh và tính ưu việt của yếu tố tư bản chủ nghĩa trong

sự đối sánh với sự bảo thủ và lạc hậu của vương triều phong kiến

châu Âu. Điều này càng được biểu hiện rõ ràng hơn khi Bồ Đào Nha

phải đối diện với thách thức đến từ các quốc gia châu Âu khác như

Hà Lan hay Anh. Trong khi đó, hoạt động thương mại của Bồ Đào

Nha ở Trung Quốc lại có đặc điểm riêng như một đánh giá: “Tại một

góc của thế giới, người Bồ Đào Nha đã đóng vai trò như những

thương nhân hòa bình, thân thiện chỉ sử dụng vũ khí với mục đích

chống cướp biển” [67; 83].

Page 24: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

4. Nằm trong chuỗi thương điếm nằm dưới sự quản lý của Estado da

India, Macao là một trọng điểm hết sức đặc biệt. Thứ nhất, cùng với

những thương điếm khác của Bồ Đào Nha ở châu Á, Macao là một mắc

xích góp phần tạo nên sự lưu thông hàng hóa nhịp nhàng đảm bảo sự ổn

định cho hoạt động thương mại của người Bồ Đào Nha ở châu Á trong thế

kỷ XVI, XVII. Thứ hai, quá trình khai phá tiềm năng thương mại của

Macao được người Bồ Đào Nha thực hiện khá lâu dài (do sự tác động từ

các yếu tố chính trị của chính quyền phong kiến Trung Quốc), nhưng sự

xâm nhập của Macao vào mạng lưới thương mại biển của đế quốc Bồ Đào

Nha lại nhanh chóng và đạt được những thành tựu vượt bậc. Từ vị trí một

thương điếm tập trung hàng hóa, Macao đã tiến dần đến vị trí một trọng

điểm thương mại không thể thiếu, có một hệ thống quản lý hành chính kép

rất đặc trưng. Thứ ba, sự phát triển của Macao về thương mại là kết quả

của nhiều yếu tố: sự hình thành tầng lớp thương nhân Macao Bồ Đào Nha

đầy năng động và nhạy bén trước thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ, nhu

cầu buôn bán trong khu vực giữa Trung Quốc - Nhật Bản, giữa Trung

Quốc với các quốc gia trong khu vực, vị trí địa lý của Macao …Tóm lại,

sự kết hợp giữa những thương nhân có tầm nhìn chiến lược với một ít cơ

duyên đã mang người Bồ Đào Nha đến Macao và đem lại cho vùng đất

này một diện mạo mới. Ở chiều ngược lại, Macao cũng trở thành một

trong những yết hầu của đế quốc Bồ Đào Nha tại châu Á, góp phần không

nhỏ đem đến sự thịnh vượng cho đế quốc này trong thế kỷ XVI, XVII.

5. Đi kèm với hoạt động thương mại, Thiên Chúa giáo cũng được

các giáo đoàn Bồ Đào Nha truyền bá đến những vùng đất khác nhau

tại Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu thương mại chỉ có thể thực

hiện tại duyên hải Ấn Độ Dương, vịnh Bengal, duyên hải Nam Trung

Quốc thì Thiên Chúa giáo đã xâm nhập vào sâu trong nội địa. Sự ra

đời của ba giáo phận thuộc Giáo hội Rome (Goa, Malacca, Macao)

đánh dấu thành tựu to lớn của công cuộc truyền giáo về phương

Đông. Nếu ở Ấn Độ, truyền giáo và thương mại đi song song và hỗ

trợ chặt chẽ thì tại Trung Quốc các linh mục phải đối diện với những

khó khăn hơn gấp nhiều lần. Một thể chế tập quyền cao độ với sự bảo

lưu bền chặt hệ tư tưởng Nho giáo đã trở thành chướng ngại ngăn cản

quá trình truyền giáo. Vì thế, cách thức truyền giáo của các linh mục

thời kỳ này là hết sức uyển chuyển, linh hoạt để phù hợp với sắc thái

văn hóa của từng quốc gia, từng dân tộc. Do đó phản ứng của cư dân

Ấn Độ hay Trung Quốc trước ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo cũng

Page 25: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

phần nào cho thấy quá trình bảo vệ bản sắc dân tộc trong buổi đầu

của thời đại toàn cầu hóa.

6. Cùng với quá trình xác lập hệ thống thương điếm rồi hoạt động

thương mại và truyền giáo, Bồ Đào Nha đã đóng vai trò là chiếc cầu

nối tạo nên sự giao lưu và gắn kết văn hóa giữa phương Đông và

phương Tây trên nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ, kiến trúc, tôn giáo, khoa

học kỹ thuật, nhân chủng học, địa lý học… Những thành tựu văn hóa,

khoa học kỹ thuật phương Tây cũng đã theo chân các thương nhân,

linh mục… xâm nhập vào xã hội Ấn Độ, Trung Quốc tạo nên những

dấu ấn đậm nét. Tuy nhiên, quá trình trên cũng để lại khá nhiều hệ

quả tiêu cực mà nổi bật trong đó là chính sách cưỡng bức tôn giáo

hay phân biệt chủng tộc góp phần nói lên tính hai mặt trong sự xâm

nhập của các quốc gia phương Tây vào xã hội phương Đông.

Page 26: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

HUE UNIVERSITY

HUE UNIVERSITY OF SCIENCES

-----------------

NGUYEN THI VINH LINH

TRADE AND MISSIONARY ACTIVITIES OF

PORTUGUESE IN INDIA, CHINA (XVI

CENTURY – XIX CENTURY)

Field: World History

Code: 62 22 03 11

Summary of History PhD dissertation

Supervisors:

1. Assoc. Prof. Dr.Le Van Anh

2. Assoc. Prof. Dr. Dang Van Chuong

HUE, 2015

Page 27: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

1

A. INTRODUCTION

1. Rationale Geographic discovery is one of the most substantial achievements of

human being, “an actual innovation” in the fields of transportation and

wisdom. As a pioneer in the Discovery Age, Portugal had contributed to

raise the first page of the Western Colonialism when established trading

stores along the coast from Western Africa to Orient and created the regime

of the first oversea trading system in the early modern era – Estado da

India. Hence, this is not only a history turning-point of Portugal but also a

fierce movement toward the core alteration in the relationship between the

Western and the Eastern.

In the concession chain of Portuguese in Asia, commercial firms in

China and India were featured and unique. Focusing on trading and aiming

to establishing the “Double” trade industry, Portugal remained two parallel

trading routes: External and Internal, within a complex interrelation.

However, Cochin, Goa, Malacca and Macao, etc was flexibly connected

and fruitfully generated in the first international trading network of the

early modern era. Thus, through representation the actual picture of the

history period, the paper has its remarkable contribution as well as offering

a critical analysis based on the characteristics of Portuguese Empire in

India and China (in the comparison to its counterparts as Dutch, British

Empire).

On the other hand, despite of having the similarity in the

administration theme and process of development, Portuguese trade

stations in India and China employ the violence to invade the land

right or build the fortress to control the goods exchange in China but

used a softer method to encounter this country: Accepted to be

middleman, connecting businesses between China and Japan. The

feature of Portuguese businessmen in Macao was undertaking a

peaceful way of trading, escaping from the control of Estado da

India. The similarity and difference between these trade stations

which shared the same owner is not only an exciting academic topic

but also a unique lesson for history academia.

The combination between trading system and indoctrination of

Portuguese in India and China had been described as “two wings of a

bird”. While in trading, businessmen played an important role in

Page 28: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

2

every step of process of purchasing – transporting – selling goods

within utilizing the “narrow gap” of exclusive empire, in the aspect

of indoctrination, most of the congregation’s activities were under the

administration of Portuguese Kingdom (According to ordinance

issued by Pope in Rome). Therefore, researching about indoctrinating

of Portuguese in India and China allows us to understand the

adaption of religious to different culture and political regime.

Nevertheless, current researches toward international trade and

indoctrination of Portuguese in India and China are still in the gap. In

most of history course disciplines at the level of under grade and post

under grade, knowledge of the process of Portuguese oversea trade

establishment offered for students is quite common. The

understanding about the roles of Portuguese priests in China and

India is considerably scared.

Based on previous critilization, we strongly would like to do this

research on the topic “Trade and missionary activities of Portuguese

in India and China (XVI-XIX)” as a PhD thesis, major in the World

History.

2. Literature review

2.1. In Vietnam The success of Portuguese in opening the route on the sea to Asia

and establishing the trade and commercial in India and China is a

vital turning-point in the history of human being. However, this issue

is sparely presented in several books about international history.

The history of geographic discoveries is mentioned in the book:

Nguyen Gia Phu, Nguyen Van Anh, Do Dinh Hang, Tran Van La

(2003); “Medieval international history”, Education Publication,

Hanoi; Luong Ninh, Dang Duc An (1976), “Medieval international

history” (Issue 2, version 1, Europe in Late Middle Age) Education

Publication, Hanoi, etc.

The progress of empowerment of Portuguese is also illustrated in

some publications major in Indian and Chinese history as: Nguyen

Thua Hy, “Empires of India”, Education Publication; Vu Duong

Ninh (Co-authors, 1995), “History of India”, Education Publication,

Hanoi; Nguyen Hien Le, “History of China” (two issues, 1982).

The history of Portuguese’s indoctrination in India and China is

mostly in the gap. We only found some poor representation in some

Page 29: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

3

book as follow: “History of indoctrination in Vietnam” (issue 1 – The

Jesuits Priests (1615-1665)), 1959; The process of contact between

Portuguese, Spanish, Dutch with Dai Viet in the XVII, XVIII century”,

Journal of History – Geography Research, Nguyen Khac Ngu; “The

church history” I, II by Bui Duc Sinh O.P,…

In some history journals as Journal of History Research, Europe

Research, South East Asia Research, Religious Research, Military

History Research, etc mainly bring information about indoctrination

in Asia in general. Therefore, the phenomenon of trade and

indoctrination of Portuguese in India and China still lacks of a deep

research.

2.2. In foreign countries

Because of the scare of documents in Vietnamese, this research

gathers data in English as the core source. We divide the paper into

different directions as follow:

2.2.1. Research works about the process of Portuguese

penetrated into Asia.

This is an interesting academic topic, attracting the attention of

history experts through the number of publication relating to this

topic. Highlights as B.W.Diffie & G.D.Winius (1977), Foundations

of the Portuguese Empire, 1415-1580, University of Minnesota,

Mineapolis; A.R.Disney (2009), A History of Portugal and the

Portuguese Empire: From Beginnings to 1807, volume 2: The

Portuguese empire, Cambridge University Press, London, M. D. D.

Newitt (1986), The First Portuguese Colonial Empire, University of

Exeter Press, etc. Although a majority of these researches presented a

holistic picture of the progress of empowerment of Portuguese at

stations in Western Africa, India, Southeast Asia and Orient but the

approaches are various.

Currently, several books about “Age of discovery” have been

translated and publicized in Vietnamese as: Vu Boi Tuyen (1997),

“Most Ten International Well-known Explorers”, Thanh Nien

Publication; Truong Quang Tri (2003), Phong Dao, “Best Ten

International Explorers”, Culture & Information Publication; Van

Sinh Nguyen, “Stories of Western History – exploring New

Continent”, Labor Society Publication, Hanoi.

In summary, researching about invasion of Portugal from a small

country in the coast of Atlantic to become a powerful empire is not a

Page 30: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

4

new exploration. Globally, many researchers have paid attention to

this topic. Our responsibility is review certain literature to complete

our thesis.

2.2.2. Reseach works about trade activity of Portuguese in

India and China

Within the wide spreading of relating knowledge, there are a

number of publication mentioned about the trading relationship

between Portugal and India as: J.C.Boyajian (2007), Portuguese Trade

in Asia under the Habsburgs, 1580-1640, JHU Press or Merchants,

Companies and Trade: Europe and Asia in the Early Modern Era of

Chaudhury Sushil & Morineau Michel (2007); F.C.Danvers (1988),

The Portuguese in India: Being a History of the Rise and Decline of

Their Eastern Empire, London: W.H.Allen & co, limited;…

The trend of doing research toward the largest trade stations as Goa,

Cochin, etc was shown in following books: Portuguese in the Tamil

coast: historical explorations in commerce and culture, 1507-1749

(1998), Jeyaseela Stephen; Goa-Kanara Portuguese Relations, 1498-

1763 (2000), B.S.Shastry; C.J.Borges, Oscar Guilherme Pereira, Hannes

Goa and Portugal: History and Development, Concept Publishing

Company….If comparison with Indian materials, the researches about

trade of Portugal in China are limited. The books which focus on

analyze the influence of Portuguese in China, make up a few percentage.

Most of the books only mention generally. Based on the writings of

Chinese history, we selected historical events related to the Portuguese

as: The Cambridge History of China: Volume 8, The Ming Dynasty

(1368-1644) của Denis C. Twitchett, Frederick W. Mote (1998); hay

Willard J. Peterson (2002) với The Cambridge History of China:

Volume 9, Part 1, The Ch'ing Empire to 1800.

The activity of the Portuguese merchants in China was mentioned in

some books: Tianze Zhang (1933), Sino-Portuguese Trade from 1514 to

1644: A Synthesis of Portuguese and Chinese Sources; “The Survival of

Empire: Portuguese Trade and Society in China and the South China

sea 1630 - 1754 by G.B.Souza…

2.2.3. Reseach works about spreading Christianity of

Portuguese priests in India and China. The works reseach about spreading power of Roman Catholic

Church as well as the founding of the parishes, the dioceses in India:

Stephen Neill (2002), A History of Christianity in India, 1707 - 1858,

Page 31: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

5

Cambridge University Press; Stephen Neill (2004), A History of

Christianity in India: The Beginnings to AD 1707, Cambridge

University Press; Historical Sketch of the Christian Tradition in

Bengal by Md.S.Farid(2011); Francis Xavier and Portuguese

Administration in India by J.Elisha (2004)….

The works which study about the Jesuits in China, was devided

two trends: Firstly, activity of the Jesuits in continental China.

Secondly, the developed process of the Jesuits in Macao. The books

in the first trend include: Standaert(2008), Jesuits in China,

Cambridge University Press,169-185; I.Pina (2001), The Jesuits

missions in Japan and in China: two distinct realities. Cultural

adaptation and the assimilation of natives, Bullettin of

Portuguese/Japanese Studies, ano/vol2, 59 - 76; Anders Ljungstedt,

An historical sketch of the Portuguese settlements in China; and of

the Roman Catholic Church and mission in China, 1836, Boston…

Although, Macao was influenced deeply by Portuguse

Christianity but we have had conditions to approach the works which

research about this issue. There are responsible for the situation, but

the most important cause start from the feature of Macao settlement.

While Macao became the diocese of Roman Catholic Church (1576),

it was built like the centre for missionary administration and priest

training which led to form the first Christian college in the Southern

Asia. Therefore, most of books study according this trend.

Inshort, in international side, there are not any work which has

the same content or the same topic as well as my thesis. However,

small sides of the issue were studied deeply through many books. It

is the advantage but is also disadvantage because English researches

is only resource which support us to perfect the thesis. Based on the

works were published, we want to find out about: Trade and

missionary activities of Portuguese in India and China (XVI-XIX).

3. Aims and Objectives

3.1 Aims

Discussing honestly the commercial and missionary activities of

the Portuguese in China and India from the sixteenth century to the

nineteenth century; analyzing formation bases, features, and

comparing the similarities and differences in the field of trade and

religion of the Portuguese in India, China, as well as assessing the

impact of these activities on Portugal, India and China

Page 32: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

6

3.2 Objectives

Learning about the penetration process of the Portuguese in India

and China, and their establishment of the trade system in the two

countries.

Discussing the operation modes of the Portuguese maritime trade

in coastal areas in India and China: the application of institutional

entrenched monopoly in the Indian Ocean coast as well as the

mediating role of Portugal traders in Macao in the trade route Macao

- China - Japan.

Analyzing the missionary methods of the Portuguese missions in

India and China (including Macao), of which emphasizing the role

and influence of the Jesuits in the spiritual life of local residents.

Analyzing the basis, characteristics and consequences of

commercial and missionary activities of the Portuguese in India and

China (18th – 19

th century).

4. Objects and scope of the research

4.1. Study objects

- The thesis focuses on the commercial and missionary activities

of the Portuguese in India and China from the sixteenth century to the

nineteenth century.

4.2. Scope of Research

About space, the thesis focuses on three subjects: Portuguese,

Indian and China.

About time, the thesis is concentrated on commercial and

missionary activities of the Portuguese in India, China from the

sixteenth century to the nineteenth century. The reason for taking the

time sixteenth century as the starting point for the study is that after

Vasco da Gama carried out geographic discovery trip to India (1497 -

1499) was a prelude to the invasion and the establishment of

Portugal's colonies in Asia. Nineteenth century is considered the end-

time of the research because this is the period in which the role of the

Portuguese trade in India, China almost expiry, except the trade with

Goa and Macao.

About the content, the thesis focuses on the commercial and

missionary activities of the Portuguese in India and China.

5. Data Resources and Methods

5.1. Data Resources

To complete the thesis, the author has referred to the following

Page 33: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

7

resources:

The research works, which are published abroad in English, are

about the Portuguese activities in Asia, India and China from the

sixteenth century to the nineteenth century.

The studies are about Chinese history, Indian history, activities of

the Portuguese and Spanish congregation in expanding Catholic

Church beyond Europe, and the history of Catholic Church in China

and India.

The monographic works and the study are published in journals

such as: Historical Research, Southeast Asian Studies, Religious

Studies, Military History...

Websites

5.2. Research Methods

Starting from the point of view that the Portuguese commercial

activities and mission in India and China are regarded as an integral

part of the Portuguese Empire in Asia, so systematic-structural

method plays an important role in the implementation of the thesis.

Historical method and logic method are considered key methods

used to carry the study. On the other hand, the thesis is also studied

on interdisciplinary scientific methods such as analysis method,

synthesis method, contrastive method, statistics, forecasts...

6. Contribution of the thesis

6.1. In terms of science

The thesis analyzes the causes of Portugal’s success in exploring

new sea route to India and China, and the establishment of Estado da

India – a first colonial state of Western countries in Asia.

The thesis studies the establishment of Portuguese maritime trade

regime in India and China, represented as: Carreira da India... and the

process of gaining a monopoly in the maritime trade of the

Portuguese Royal through applying compulsory policy, Cartaz and

effort in establishing the Portuguese East India Company in the

seventeenth century. Thereby, the thesis points out the basis, the

characteristics, the differences and the influences of the Portugal in

India and China in particular and Asia in general.

The thesis also gives systematic and comprehensive assessments

on trade and missionary activities of Portuguese in India and China

from the sixteenth century to the nineteenth century; thereby the

author analyze the characteristics and consequences, as well as make

Page 34: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

8

a comparison of the Portuguese implementation of trade and

missionary activities in India and China.

6.2. In terms of reality

The thesis has analyzed the role of the Portuguese in the

formation of world’s first marine trade systems - one of the origins of

the trend of today globalization.

The research results of the thesis will be perfect for teaching

world history.

The thesis is also necessary references for those who are

interested in the Portuguese activities in Asia in general and India

and China in particular. It can be used as basis for new further

research in Portuguese Empire in Asia

Through the relations between Portugal - India and Portugal -

China on trade and mission, many valuable lessons have been

learned. For example: During the contact between the countries

which have cultural and historical differences, trade has become a

bridge connecting and opening up worldwide wide exchanges.

However, commercial activities must be based on cultural and

historical characteristics of each country.

7. Organization of the thesis

Besides Introduction, Conclusion, References and Appendices,

the thesis concludes 3 chapters:

Chapter 1. Commercial activities of the Portugal in India and

China (sixteen century - early nineteenth century)

Chapter 2. The mission of the Portuguese congregation in India

and China (sixteenth century – nineteenth century)

Chapter 3. Comments on the Portuguese commercial activities

and mission in India and China (sixteenth century – nineteenth

century)

Page 35: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

9

B. CONTENT

CHAPTER 1. COMMERCIAL ACTIVITIES OF

PORTUGAL IN INDIA AND CHINA

(SIXTEENTH CENTURY – NINETEENTH CENTURY)

1.1. Trade of Portugal in India (sixteenth century –

nineteenth century)

1.1.1. Trade of Portugal in India (sixteenth century – mid-

seventeenth century)

1.1.1.1. The first commercial firms of Portugal in India (1502 - 1510)

By the early sixteenth century, Portugal had established the two

most important commercial firms (Diu and Goa) in the four strategic

objectives in India and the Persian Gulf. This is an important basis

led to the birth of the Estado da India, the first colonial state of

Portugal in the East.

1.1.1.2. The formation of Casa da India and Estado da India

Casa da India: located in Lisbon, is the central administrative office

taking in charge of all trading ships between Portugal and India. It is the

descendant of Casa Da Cueta, which is generated in 1434 for the mission

of managing all issues of royal agency at Elmina and since then, Kongo

kingdom is formed. In 1506, Casa is divided into two units, in which

Casa Da India acts as the official body for trading management between

Lisbon and Asian ports under trading monopoly policy of Portuguese

Empire.

Estado da India (the United state of India): is named for all cities,

forts and territories under the control of the Portuguese in Asia and

Africa. In some cases, the concept of Estado da India is referred to

broader meaning, including all coastal areas and islands in East of Cape

of Good Hope from the East-Southernmost of Africa to low-lying land

of Yangtze estuary. It is, in reality, excepted for some regions, for

instance, Macau – China, which is not under Estado aa India.

1.1.1.3. Portuguese Royal Trade (sixteenth century - mid-

seventeenth century)

During this period, the activities of the Portuguese Royal in India

mainly focused on implementing monopoly regime in trade of pepper

and horses. By the end of the sixteenth century, Indian silk, cinnamon

and indigo became key goods of Estado. Furthermore, from the late

sixteenth century to the first half of the seventeenth century, in order

Page 36: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

10

to confirm monopoly power in maritime trade, the Portuguese Royal

constantly controlled the trade activities of Indian traders and built

Goa as a Estado da India's capital.

1.1.1.4. Private Trade of Portugal from early sixteenth century to

the middle of the seventeenth century

Under the view of the Royal of Portugal, there are two main private

trades, i.e. licensed and non-licensed. The majority of merchants

licensed for trading in India are the personnel of government.

Meanwhile, the operation of non-licensed commerce (chatin) is

likely sounded. These business activities are mostly undertaken by two

stakeholders: discharged soldiers and new Catholic traders. Till the end

of XVI century, the private trade of Portugal in India has counted for 5

million cruzado and taked aprrox. 90% of goods exchange.

1.1.2. Commercial activities of the Portuguese in India (the

seventeenth century – the early nineteenth century)

1.1.2.1. Royal Trade accounted dominance in Estado da India

In response to the aggressive competition of other European

merchants, the Royal of Portugal conducted changes in foreign

relation strategy, most importantly, established trading alliance with

British. Goa still plays role of central body in Portuguese trade in

India with two objectives: actively carries out commercial affiliations

with inland territories and undertakes trading of goods such as ivory,

slave and opium. With the aggrement in 1878, the economy of Indian

territories under Portuguese colony passively depends on Britain

government in India.

1.1.2.2. The Portuguese Private Trade in India (between the

seventeenth century - the second half of the nineteenth century)

Contrasting to the unchanged and tendentiously declined trade of the

Royal of Portugal in Goa, the private trading activities shows themselves

in very vivid pictures, with the increasing participation of different

merchants: Portuguese-Indian, Goa Christians, Saraswat Brahmin and

Banias, and the orthodox Portuguese. In general, till the end of XIX

century, trading community of private Portuguese traders in Estado Da

India was not limited in single economic transaction with a particular

goods exchange, but spread out of Portuguese Empire’s border and

placed in international commercial network

1.2. Portuguese trade in China (lately half of XVI century –

early XIX century)

Page 37: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

11

1.2.1. Initial activities of the Portuguese traders in China from

early XVI century to early half of XVII century

1.2.1.1. The process of penetration of Portugal in China

The communication from 1513 to 1520 did not come with expected

outcomes. Till mid-1550, the officers of Minh dynasty allow the

Portuguese adopting places in coastal Guangdong, firstly at Shanchuan,

lately at Lampacao and Macao followed in 1557 for business operation.

1.2.1.2. Administrative authority of Portugal at Macao

The reason behind the administrative legislation of Portugal at

Macao is to operate ships connecting sea trading between China and

Japan in which the Portuguese traders act as intermediaries. It is noted

that, the trading model of Portugal in China, which is based on triangle

determinants: management, finance and law, significantly differs from

that in India.

1.2.2. Trading activities of Portuguese-Macao traders and Chinese

continent

1.2.2.1. Macao traders in the competition of the Spanish and Dutch

in China (lately half of XVI – early half of XVII centuries)

Due to power setting of Hasburg kingdom in Portugal (1580-1640),

from middle of XVI century, Portugal finds remarkable difficulties in

preventing the penetration of the Spanish in Chinese trade. The

relationship between Macao (Portugal) and Manila (Spain) gets

improvement since early of XVII century in the context of Holland,

another powerful competitor, taking into place. VOC Company does not

gradually just takes its role as Portuguese intermediary in Chinese –

Japanese trade, but, directly focuses on the most important commercial

firm of Portugal - Macao.

1.2.2.2. Trade between Macao and China in XVII - lately XVIII

centuries

In early half of XVII century, Ming - Quing war in its seriousness

causes great effects on trading activities of Portugal. With the previous

capital investments, Portugal carries out many contracts of guaranteeing

the distribution of exported goods with Chinese officials and Guangzua

merchants. Till lately half of XVIII century, the penetration of Holland,

British, France in China and tight management policies of foreign

exchange, the Portuguese is pushed out of Chinese market and keeps

operation in Macao only

1.2.2.1. Macao Traders in the competition with Spanish and

Page 38: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

12

Netherlands people in China (the second half of the sixteenth century

- the first half of the seventeenth century)

Due to the power establishment of the Hasburg monarch in

Portugal (1580 - 1640), from the middle of sixteenth century, the

Portuguese struggled to prevent the penetration of the Spanish into

the Chinese trade. The relationship between Macao (Portugal) and

Manila (Spain) was just really improved in the early seventeenth

century when the other powerful enemy, Dutch emerged. Not only

gradually took the mediating role of the Portuguese in China - Japan

trade, VOC company also directly attacked on the most important

commercial firms of Portugal - Macao.

1.2.2.2. Trade between Macao and China from the seventeenth

century to the end of the eighteenth century.

In the first half of the seventeenth century, the Minh - Thanh war

which is in the fierce stage had significant impacts on commercial

activities of the Portuguese. Based on the source of capital

investment before, Portugal signed contracts with Chinese officials

and Guangzhou traders to ensure the delivery of exports. By the

second half of the eighteenth century, with the tightening of foreign

trade management as well as the Netherlands, Britain, France pushed

the penetration of the process in China, the Portuguese were pushed

back from the Chinese mainland market and only maintained their

activities in Macao.

1.2.3. The process of expanding trade of the Portuguese in

Macao with other areas (XVII century - early nineteenth century)

1.2.3.1. Trade relations between Macao and Japan, and

Southeast Asia

Macao- Japan trade routes were officially closed in 1639 when

the Tokugawa shogun issued the decree banning all Portuguese,

though wounded or dead, or have any relationship with Japan. From

the late seventeenth century, Macao traders conducted active

participation in trade in Southeast Asia

1.2.3.2. Trade relations between Macao and Estado da India

Trade relations between Macao and Estado were quite complex,

which is shown in trade with Goa; increasingly deeper intervention of

Estado da India in maritime commercial activities of Macao and the

financial burden is increasingly becoming an important factor

governing the relationship between the two entities.

Page 39: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

13

1.2.4. The decline of the Portuguese trade in Macao (the end of

eighteenth century - early nineteenth century)

Due to the political situation, at the end of the eighteenth century,

trade activities of the Portuguese in Macao almost stalled. Macao was

no longer the golden key to bring prosperity to the Portuguese empire

in the East.

CHAPTER 2. MISSIONARY ACTIVITIES OF PORTUGUESE

MISSONS IN INDIA AND CHINA

(THE SIXTEENTH CENTURY – THE NINETEENTH

CENTURY)

2.1. Missionary activities of the Portuguese in India

2.1.1. Initial influence of Christianity in India (the sixteenth

century)

2.1.1.1. Mission from Cochin to Goa

After the approval of the raja (Sultan) Cochin, in 1503, the first

church of Portuguese priests was built at Cochin. And after the

occupation of Goa (1510), Albuquerque built the Church of Saint

Catherine in order to create conditions for the stable development of

the missionary work in India.

2.1.1.2. Missionary activities of Franciscains mission in

Cannanore and Mylapore

Cannanore: Until the early sixteenth century, the Portuguese

priests converted to 334 worshipers in the community.

Mylapore: traditional habitat of Thomas Christians; then, the

majority of Portuguese veterans also settled here.

2.1.1.3. Activities of the Jesuits in the Indian coast and the

formation of Inquisition in Goa

Along with the arrival of Francis Xavier (1506 - 1552), the

missionary work in coastal regions has prospered. By enthusiastic and

simple lifestyle, he baptized children, women and people of different

classes. After a while at the coast, he received the trust and support of

the residents in Paravas.

In Coromandel, if in 1552, the only priest Henriques Henry was in

charge of this large coastal area, five years later, there were 10 priests

and some apprentices to settle.

Page 40: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

14

In 1560, the Inquisition was established in Goa. According to the

statistics: within 63 years (from 1561 to 1623), there are 3.800 cases

heard by the Office of religion in Goa.

2.1.1.4. Activities of the Jesuits in the Mogul dynasty (1579 -

1605)

Despite going through three extremely difficult mission stages in

the Mogul dynasty, the greatest contribution of the priest were

language and education. Most conversions were carried out in the

class of poor and the impoverished who do not have any freedom in

the Hindu society.

2.1.1.5. The Portuguese missions in the Thomas Christian

community in Mangalore

The complex background right from the beginning caused

contradictions and downs in the relationship between Portuguese

priests and Thomas Christian. First, there was inconsistency in the

implementation of the Catholic ritual. The second is a conflict of

jurisdiction between the diocese of Goa and representative of the

Syrian Orthodox Church in India

2.1.1.6. Missions under the auspices of Portugal in India (the

second half of the sixteenth century)

At the end of the sixteenth century There was an astonishing

increase of missionary delegations in India such as: Carmelites,

Oratorians, Theatines and Capuchins. Meanwhile, the missions as

Franciscains, Dominicains and Augustinians still affirmed their

important role.

2.1.2. Activity of Portuguese priests in India in century XVII

2.1.2.1. Activity of the Jesuits in Mutharai and the coastline of Fishery coast

After laying the foundation of spreading Christianity in Paravas

community in the coastline of Fishery Coast, the Jesuits widened their

activities deeply inside the mainland of Mutharai. If Francis Xavier

was seen as the pioneering priest forming Christian community

Paravas, Robert Nobili laid his traces in Mathurai. Meanwhile, in

Christian community Paravas the activities of the Christian priests

were rather firm. In 1644, priest Lopez, in the report sending to Dong

Ten province in Malabar informed that in all region of Fishery Coast,

there were any remnants of other religions.

2.1.2.2. Activity of the Jesuits in Mogul in Mogul court century XVII

Immediately after Akbar had died, Nuruddin Salim Jahangir

Page 41: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

15

(1569 - 1672) came to the throne with the aim to reaffirm the

absolute power of Islam in spiritual life of empire citizens.

However, Jahangir still did not have any actions aggressing the

issue of Catholic spreading of the Portuguese priests.

2.1.2.3. Disagreements and Conflicts in community Thomas in

century XVII

Century XVII marked uncontrolled disagreements between

western congregation and Syrian official congregation. Because of

the complication and differences in the origin as well as the way to

show Christian rituals, the region of propagation of Portugal in

Christian community was always in intense situation. This made

century XVII become the century of Serra with endless conflicts

between arch-bishop and vice-head of a religion

2.1.2.4. Activity of the Portuguese priests in Tibet

The issue of spreading Christianity at the beginning got a lot of

benefits when the authorities of Tibet allowed congregation freely

Catholic spreading, and constructed a small church. However, in

1633, the war between Ladakh and the kingdom of Tsaparang made

the issue of Catholic spreading completely stop.

2.1.3. The decline of Portuguese congregations in India in century

XVIII

In the middle of century XVIII, there were 3 main Christian

regions in India: Goa and other concessions of the Portuguese,

Malabar and Fisher Coast. Among regions belong to Hindu

community; the Jesuits owned 2 churches in Delhi, one in Agra…

Other regions such as: Mogul, Mylapore, Madras… completely

belong to congregations of the British or French. Portugal completely

lost its first role in sponsoring the issue of propagating Christianity in

the East.

2.2. Activity of spreading Christianity of Portugal in China

2.2.1. The process of spreading Christianity of Portugal in Macao

2.2.1.1. The penetration of the Jesuits into Macao

Following trading boats of Portuguese merchants, priest started to

reach Macao in the middle of century XVI. Priest Belchior Nunes

Barreto (1519-1571) – an embassy of Portugal was sent to Japan and he

was the first priest of the Jesuits to board in Macao on Nov. 29, 1555.

2.2.1.2. The process of foundation and operation of Macao diocese

Together with the development of the activities of spreading

Page 42: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

16

Christianity in Japan and China, in the year of 1576, Pope Gregory

XIII (1502 – 1585) decreed that Macao was the only one considered

diocese of Christianity (equivalent to the hierarchy of Goa) with the

first bishop is Carneiro.

2.2.2. The activity of Catholic spreading of Portugal in Chinese

continent

2.2.2.1. The activity of the Jesuits from 1579 to 1594

If it were seen from 1513 when the Portuguese firstly came to

trade in a coastline harbor in China, Dong Ten had to spend nearly a

whole century to penetrate into the Chinese society and propagate

their religion. This showed the difficulties which Portuguese priests

had to go through and proved their unlimited encouragement in order

to propagate Christianity to many different regions in the mainland of

China.

2.2.2.2. Mateo Ricci and the changes in the way to Catholic

spreading (late century XVI – first century XVII)

In the ending years of century XVI, first years of century XVII,

Mateo Ricci became ‘the soul” of the issue of Catholic spreading in

China. With the use of scientific knowledge, Mateo Ricci succeeded

in forming the image “missionary scholar” – a new method to

penetrate into traditional Chinese society.

2.2.2.3. The process the Jesuits widened the area of administration

and “the issue of Nanjing”

To the beginning or century XVI, the number of Chinese Christians

gradually increased from 1000 people (1606) to 2500 people (1610), and

to 5000 people (1651). In that condition, “the issue of Nanjing”

occurring in the period from 1616 to 1623 caused many disadvantageous

factors for the issue of Catholic spreading the Jesuits in China.

2.2.2.4. The Christian community of China became Vice-Provincial

From 1619, Chinese Catholic Church was separated from Japan

with the position as Vice-Provincial. The most important thing is the

financial source supplying the issue of spreading Christianity in

China, and Japan equally.

To 1613, the Jesuits owned 11 shelters in 8/15 of province through the empire: Peking, Jiangzhou (Shanxi), Xi'an (Shaanxi), Kaifeng (Henan), Shanghai (Jiangnan), Gia Dinh (Jiangnan), Nanjing, Hangzhou (Zhejiang), Nanchang (Jiangxi ), Kien Xuong (Jiangxi), and Fuzhou (Fujian).

Page 43: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

17

Converts were performed more frequently. In 1630s, Gaspar Ferreria announced there were 260 Christians in Jianchang, while in the area of Shanghai, Perdo Ribeiro reported that there were under 14 communities. In the later year, the total of Christians was 1786 cases. 2.2.2.5.The war between Ming - Manchu and the opportunity to

spread of the Jesuits in the middle of century XVII

From 1630s, the war situation between Ming and Manchu people

turned to be very toughly. Weirdly, this tough time brought many

chances for the Jesuits priests with the operation focus is the rural areas

around urban ones.

2.2.2.6. The conflict between the Jesuits and Spanish, French

priests

In the early second of the XVII century, The Jesuits had to face

with new challenge – appearance of the Franciscains and

Dominicains which penetrated into Fujian coast from Manila. They

mobilized “Chinese Rites” to protest the Jesuits all over the world.

2.2.2.7. Activity of the Jesuits under Qing dynasty

Estimate from 1663, the Jesuits made convert for over 105.000

pilgrims every year. There were 3 residential areas with 13.000

pilgrims in Peking, 2 residential areas with 51.000 pilgrims and 10

residential areas with 51 000 in Jiangnan. But Shanghai experienced

the most challengingly with only 1 priest and 1 assistant who had to

manage over 40.000 Christians.

After 80 years spreading in China, it seemed that the patient and

encouragement of the Jesuits was met. They decided to widen to the

hardest regions in Guangdong, Guangzhou and Hainan Island. The

work of the Jesuits in Macao was gradually covered, changing St.

Paul University into new center of activities of Catholic spreading

throughout South China, Tokin (the North of Vietnam), Vietnam

(Cochin China), Laos, Siam, and Cambodia.

CHAPTER 3: SOME COMMENTS ABOUT THE TRADE AND

MISSIONARY ACTIVITIES OF PORTUGUESE IN INDIA

AND CHINA (CENTURY XVI – CENTURY XIX)

3.1. The foundation establishing the trading and missionary

operation of Portuguese in India and China

Page 44: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

18

3.1.1. Policies towards marine issues of Portugal

First, the great development of marine technology supplying long

marine travels.

Second, construct Lisbon - the capital of Portugal as an

international harbor.

3.1.2. The acceptance of the Roman Catholic Church towards

Portuguese colonies

In the historic turning points and based on different decrees, the

Pope officially accepted the special power of Portuguese royal.

3.1.3. The participation of Portugal into Atlantic trade in century XV

Thus, to the middle of century XV, Portugal established two

arsenals in Morroca coastline, two settlements in Maderia, Porto Santo

and started to move to Azores and Cape Verde archipelago. The success

in marine trade this stage paid the way for Dom Afonso to allow the use

of the new gold coin – cruzado – in 1457, compared to the value of ducat

Venice.

3.1.4. The roles of New Christian traders

With great maritime experiences, a widespread network of trading

posts, the New Christian traders were truly an important factor in

promoting the exploration of Portugal.

3.2. Features of commercial activity and propagation of

Portugal in India and Macao (China)

First, the strong connection between commercial activities and

propagation of Portuguese in India and Macau (China).

Second, the nature of the Portuguese Empire in India and China

is "redistribution of maritime trade" focusing on the profits from the

sale of cartaz and concession voyages.

Third, colonization is not the goal of Estado da India.

Fourth, the trading management system of Portugal in India and

China did not experience a number of changes and was still rudimentary.

Furthermore, there was almost no distinction between a government

official and a businessman.

Fifth, while commercial activity mainly takes place in the coastal

commercial firms in India and China, the propagation come inland.

Sixth, the Portugal’s commercial firms in India and China created

the appearance of the “first empire” and were the foundation of the

“third empire”.

3.3. Portugal’s trade and propagation in India in comparison

Page 45: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

19

with China

3.3.1. Comparisons of Portugal’s commercial activities in India

and China

Firstly, the methods of establishing the system of trading posts in

India and China.

Secondly, the methods of commercial activities organization and

administration

Third, the operation of the Portugal’s commercial firms network

in India and China.

Fourth, the impact of Portuguese on commerce in India and China

3.3.2. Comparisons of Portuguese missionaries’ propagation in

China and India

Firstly, the way penetrated into Chinese and India societies.

Secondly, the methods of propagation.

Thirdly, the locations of spreading Christianity.

3.4. Consequences of Portugal’s commercial activities and

propagation in India and China

3.4.1. Portugal integrated China and India’ trade into the

global trading system

3.4.2. The process of establishing the Portugal’s commercial

firm system led to the immigration and the formation of new groups

3.4.3. The penetration of Portuguese in the Asian community

3.4.4. Portugal had a great impact on the cultural exchange

process between the West and East

3.4.5. Portugal laid the foundation for the process of changing

the ecosystem all over the world

Page 46: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

20

C. CONCLUSION

1. In the development of human history, geographic discoveries

were a great achievement, opening a new chapter in the process of

exchanging between the East and the West. Thanks to the subjective

and objective conditions, Portugal became the pioneer of the “Age of

Discovery”. From the first explorations of Vasco da Gama, the

Portuguese Royal had decided to establish the first commercial firm

on the coast of the Indian Ocean. From Calicut, Cochin and Goa, the

Portuguese quickly extended their powers to the Bay of Bengal,

reaching the Southeast Asia and the Far East. The commercial firm

system stretched from the West to the East, contributing to making

the appearance of the first commercial coastal trade empire in the

Mid Modern period - Estado da India as Ronald S. Love said: “This

was an outstanding achievement of Portugal, a poor country with the

lack of natural resources and a small population (over 1.5 million)”.

The key factor to the success of Portugal was the mixture of:

“ambitions; the remarkable techniques using guns and controlling

ships; tactical skills; commercial interests supported by naval forces;

the abilities to organize and establish effective plans; the sponsorship

of the state”. In particular, the key factor was the comparative

advantages of marine engineering: "When Portugal's ships equipped

with cannons appeared in the coast of India, it was truly a miracle. At

this time, outside of Europe, only Ottoman could create ships with

artillery, but they were not in the Indian Ocean to prevent the

Portuguese forces. Some Muslim states in India also had naval

forces, but it was not enough to cope with the force of Portuguese.

Hence, the victory of Portugal in the Indian Ocean was the evidence

of the superior marine technicals.

2. The process of extending the power of Portugal in India and

China was considerably influenced by the policy focusing on the sea

and mercantilism of the Royal Portugal. Thus, “marine commerce

was the reason for the presence of the Portugal in Asia, land

occupation was not the main purpose of the expeditionary force. The

isolated islands and the fortress being under the control of the local

rulers were used for naval bases”. With the new strategy and military

thinking, “from 1509 to 1515, under the Afonso de Albuquerque's

rule, a marine commercial empire was gradually established with a

Page 47: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

21

combination of permanent fleets, strong fortresses and naval bases in

the strategic positions, which helped Portugal controlled the major

trade routes in the Indian Ocean”. Within 15 years, Portugal

established a new power structure in the Indian Ocean. Royal

Portugal was not only pepper monopoly on the Malabar and Arab,

but also transported it in a new maritime route via the Cape of Good

Hope. In that power structure, the commercial firm on the coast of

India played a central role, being not only the supplier of essential

goods such as spices and silk but only the coordinating center of all

activities of Portugal in Asia.

3. Features of Portugal trade in India were the relatively

independent development and there was an opposite between Royal

integrated trade band and private trade. In the first period, the

Portuguese Royal had showed the dominant power, and then, flexible

business strategy of private trade demonstrated the effectiveness. The

integration of private commerce into the network of the Royal

Portugal not only demonstrated the inside movement of Estado but

also the superiority of capitalism in comparison with the conservative

of feudal dynasties in Europe. It was clearer when Portugal faced

challenges from other European countries such as the Netherlands or

the UK. Meanwhile, commercial activities of Portugal in China had

its own feature: "In a corner of the world, the Portuguese acted as

peaceful, friendly traders and only use weapons for the purpose of

anti-piracy”.

4. Macau was a special location in the commercial firm network

under the Estado da India's control. First, along with other Portugal's

commercial firm in Asia, Macau was a chain contributing to the

movement of goods to ensure the stability of Portugal's commercial

activities in Asia in the century XVI, XVII. Second, the process of

exploring the commercial potentials of Macau was done by Portugal

for a long time (due to the impacts of political factors from the

Chinese feudal government), but the integration of Macau into the

marine trade network of the Portuguese empire quickly achieved

outstanding achievements. From a commercial firm containing

goods, Macau gradually became a vital commercial position with a

dual administration system. Third, the development of Portugal trade

was the result of a number of factors: the formation of the merchant

class being very dynamic and responsive with commercial potentials;

Page 48: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ...Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ

22

the trading demand in the area between China and Japan, between

China and countries in the region; the geographical location of

Macau. In summary, the combination of the traders having a strategic

vision with a little fate brought the Portuguese to Macau and Portugal

and made a new appearance. Macau also became one of the

“pharynx” of the Portuguese Empire in Asia, contributing to bring

prosperity to the empire in the century XVI, XVII.

5. Along with commercial activities, Christianity was spread

through many different regions in India and China by Portuguese

missionaries. Although trade can only be done on the coast of the

Indian Ocean, the Bay of Bengal, south China coast, Christianity

came into inland. The introduction of the three dioceses of the

Roman Church (Goa, Malacca, Macau) marked the great

achievement of the propagation in Eastern countries. In India, trade

and propagation came together and supported each other while in

China, the priests had to face with many difficulties. A highly

centralized institution with the strong conservation of the Confucian

ideology was the obstacle preventing the process of evangelization.

So, the propagating methods in this period were very flexible in order

to fit the culture of each nation. Thus, the reactions of the Indian or

Chinese with the influences of Christianity also showed the effort of

protecting national identity in the beginning of globalization.

6. Along with the establishment of the commercial firm system,

commercial activities and propagation, Portugal acted as a bridge

making the cultural exchanges and connections between the East and

the West in many aspects: language, architecture, religion, science,

engineering, anthropology, geography. The achievements of culture,

science and technology in Western countries were integrated into the

Eastern society by traders and priests and brought a major influence.

However, this process also caused negative consequences such as the

policy forcing religious or racial discrimination, showing the

advantages and disadvantages of the integration from the Western

nations to the Eastern society.