41
 Tìm hiu suy gim min dch do HIV GVBM:ThS. Nguyn ThLan MC LC SVTH: Nhóm 7 _ Lp 11SHLT Trang 1

tiểu luân vê HIV 222

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 1/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

MỤC LỤC

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 1

Page 2: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 2/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 2

Page 3: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 3/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

DANH MỤC HÌNH ẢNH

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 3

Page 4: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 4/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

MỞ ĐẦU

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 4

Page 5: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 5/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIV

1.1. HIV/AIDS

1.1.1. Khái niệm về AIDS 

- AIDS do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom d'Immuno Déficience

Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS

(Acquired - Immuno - Deficiency - Syndrome).

o Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.

o Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các

mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...)

o Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài

- Thực chất của AIDS là một căn bệnh nhiễm trùng do vi rú HIV gây ra. Virus HIV phá hủy

các tế bào của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi

khuẩn và các nấm gây ra.

- Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy thuật ngữ

HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh

1.1.2. Sự hình thành và phát triển bệnh AIDS 

- Nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian

nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV

hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể

làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở”

trong cơ thể họ.

- Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề

kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của

gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội...- Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua

một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác

nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau:

* Giai đoạn 1: Là nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết

thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng

thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự

nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới.

Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 5

Page 6: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 6/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng

thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể)

không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai

đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.

Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét

nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn

toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.

* Giai đoạn 2: Là Nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình

là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.

Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn

thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toànkhỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt

 bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.

* Giai đoạn 3: Là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ 

thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6

tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng virus thì kết thúc bằng tử vong.

 Như vậy chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS:

- Nhiễm HIV là khi người ta có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và

không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là

người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động, học tập và sinh hoạt như mọi người

 bình thường khác.

- Bệnh AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện

lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm

HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị thích hợp như mọi

người bệnh khác.

 Người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có một vài đặc điểm chung, nhưng về cơ bản là

khác nhau. Ta có thể phân biệt người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dựa trên các đặc

điểm dưới đây:

 

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 6 

Page 7: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 7/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 Bảng 1.1 So sánh đặc điểm của người nhiễm HIV và người bị AIDS 

 Đặc điểm so sánh Người bị nhiễm HIV Người bị AIDS  Có virus trong máu, tinh

dịch, dịch âm đạo và

các dịch thể khác?

Có Có

Có khả năng lây bệnh cho

người khác không?

Có Có

 Nếu xét nghiệm máu Có khả năng kết quả

âm tính: khoảng 2 – 3

tháng đầu (giai đoạn cửa

sổ).Hết giai đoạn cửa sổ,

xét nghiệm lại kết quảdương tính

Chắc chắn có kết quả

HIV dương tính ngay

 Nhìn bề ngoài Hầu như không có biểu

hiện gì, trông khoẻ mạnh

như người bình thường.

Có biểu hiện của các

nhiễm khuẩn cơ hội như:

sốt kéo dài, sút cân trên

10% trọng lượng cơ thể

trong vòng 1 tháng, ỉa

chảy hoặc ho kéo dài, lao phổi, ung thư...

Diễn biến Nhiều tháng đến nhiều

năm

Trong thời gian ngắn.

Thường từ 1-2 năm nếu

không được điều trị bằng

ARV

* Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS

- Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiềuchứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh

khác nhau.

- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai

đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng

 phụ sau:

Nhóm triệu chứng chính:

- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 7 

Page 8: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 8/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.

- Sốt kéo dài trên 1 tháng.

Nhóm triệu chứng phụ:

- Ho dai dẳng trên một tháng.

- Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.

- Ban đỏ, ngứa da toàn thân.

- Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát.

- Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể ...

1.1.3. Tình hình bệnh AIDS ở Việt Nam và Thế Giới 

+ Năm 1981 phát hiện tại Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới. Hiện nay, theo ước

tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 14 triệu người mắc bệnh HIV, 2 triệu rưỡi người bị

AIDS và con số này sẽ được nhân lên gấp 3 vào cuối thập niêm này.

+ Riêng ở Việt Nam các bệnh đầu tiên phát hiện cuối năm 1990, càng về sau phát hiện

càng nhiều. Trong đó, đối tượng tiêm chích ma túy chiếm 90% số cas mắc bệnh, thứ đến là

mãi dâm, bệnh hoa liễu ... Tuổi nhỏ nhất mắc bệnh là 14 tuổi, cao nhất mắc bệnh là 64 tuổi.

Vì con số luôn biến động nên chỉ nêu ra đây con số mắc vào tháng 7.1992 là 76 người thì

đến tháng 7.1993 (sau 1 năm) đã là 600 người ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Và đến đầunăm 1994 con số nhiễm HIV đã hơn 1.000 người.

+ Riêng Lâm Đồng đến đầu năm 1994, đã có 16 trường hợp nhiễm HIV ở những

người có nguy cơ nhiễm HIV cao (xì ke, ma túy, gái mãi dâm) bao gồm 3 địa bàn Đà Lạt,

Đức Trọng và Bảo Lộc. Nếu chúng ta không tích cực phòng chống thì nguy cơ lây lan căn

 bệnh này tại địa phương rất lớn.

1.2. Virut HIV

- HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-

Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người, ta quen gọi là virus

AIDS.

- Nguồn gốc của nó hiện nay vẫn chưa xác định một cách dõ ràng. Chỉ biết rằng có 2

loại Virus là HIV1 và HIV2. Cả hai đều gây bệnh cho người.

- Trong khi HIV1 là loại phổ biến nhất của sự căng thẳng, ảnh hưởng đến các quần

thể trên tất cả các nơi trên thế giới tức là HIV2 ngày càng trở thành một mối đe dọa tươngtự.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 8

Page 9: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 9/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Mặc dù cả hai HIV1 và HIV2 rất nhiều tương tự, theo như phương thức truyền dẫn,

cũng như các triệu chứng có liên quan, có một vài sự khác biệt lớn. Sau đây là một số sự

khác biệt lớn giữa hai chủng:

+ Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa hai chủng nằm trong số các trường hợp được báo

cáo mỗi căng thẳng. Trong khi HIV1 là dòng phổ biến nhất và được tìm thấy trong phần lớn

các trường hợp nhiễm HIV, HIV2 là sự căng thẳng ít phổ biến hơn và không tìm thấy rất

thường xuyên.

+ Một sự khác biệt lớn giữa HIV1 và HIV2 là liên quan đến các khu vực có tỷ lệ

nhiễm. Trong khi HIV1 có thể được tìm thấy trên tất cả các nơi trên thế giới, HIV2 ít phổ

 biến hơn là tập trung chủ yếu đến các khu vực Tây Phi. HIV2 thường được tìm thấy chủ yếu

ở các nước như Senegal, Nigeria, cũng như Bờ Biển Ngà. Ngoài ra, nó cũng đã lây lan sang

các nước như Pháp và Bồ Đào Nha, như là một kết quả của mối quan hệ kinh tế với các

quốc gia này.

+ Ngoài ra, HIV2 đã được tìm thấy để được làm chậm trong tiến trình và đã được tìm

thấy để làm suy yếu hệ thống miễn dịch với một tốc độ chậm hơn nhiều, so với chủng

HIV1. Nó cũng được cho biết rằng, HIV2 là ít lây nhiễm trong giai đoạn trước đó và cũng

được cho là ít dễ dàng lây truyền.

+ Tuy nhiên, trong giai đoạn sau này nó là HIV2 mà không thiệt hại nhiều hơn. Nóđã được tìm thấy là nhiễm trùng ở các giai đoạn sau, gây ra một số bệnh trong một khoảng

thời gian rất ngắn.

+ Người bị nhiễm HIV2 sống lâu hơn người bị nhiễm HIV 1 và khả năng lây truyền

của HIV 2 từ mẹ sang con là rất hiếm.

- Mặc dù có thể có một vài sự khác biệt giữa hai HIV1 và HIV2 cả hai chủng đều

nguy hiểm. Vì vậy, cả hai cần tránh ở bất cứ giá nào. Các chế độ dự phòng giống nhau

trong cả hai trường hợp. Vì vậy, không phân biệt trong đó căng thẳng nào, tốt nhất không để

cho HIV dưới bất kỳ hình thức nào ảnh hưởng đến bạn.

1.2.1. Nguồn gốc của virut HIV 

  + Virus HIV, trước đây được giới khoa học cho là được lây truyền từ loài khỉ sang con

người vào những năm 1930, nhưng nó chỉ được chính thức thừa nhận sự tồn tại vào năm

1981, bởi các nhà khoa học Mỹ.

+ Tuy nhiên, thực tế nó đã xuất hiện ở người cách đây khoảng 100 năm. Đó là kết luậncủa các nhà nghiên cứu trường đại học Arizona (Mỹ).

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 9

Page 10: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 10/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

+ Qua phân tích các mẫu tế bào được bảo quản từ năm 1959 bởi các bác sĩ ở nước

CHDC Congo từ thời kỳ thuộc địa của Bỉ, dòng virus làm suy giảm hệ miễn dịch người

(HIV) đã bắt đầu lây lan từ người sang người trong khoảng thời gian từ năm 1884 đến 1924,

trước khi bùng nổ dịch AIDS. AIDS căn bệnh do virus HIV phá hủy các tế bào miễn dịch

gây ra, lần đầu tiên được cộng đồng biết đến vào năm 1981, khi các bác sĩ Mỹ chú ý đến

những trường hợp tử vong bất thường của một nhóm người đồng tính ở California và New

York. Từ đó đến nay, căn bệnh này đã giết chết ít nhất 25 triệu người, và 33 triệu người

khác đang mang virus HIV.

+ Ban đầu, virus HIV lây lan rất chậm thông qua đường tình dục, nhưng chúng có điều

kiện và môi trường sống rất thuận lợi, nhờ vào quá trình đô thị hóa trong suốt thời kỳ thuộc

địa. Dựa vào sự gia tăng các nhà nước thuộc địa và trung tâm thương mại như Kinshasa

(nay là thủ đô nước CHDC Congo), cũng góp phần đưa khu vực Trung-Tây Phi trở thành

nơi phát sinh đại dịch HIV/AIDS.

+ Kinshasa được thành lập vào năm 1881, Brazzaville (nay là thủ đô nước CH Congo)

thành lập năm 1883, Yaounde (Cameroon) năm 1890, và Bangui (CH Trung Phi) năm

1899. Tất cả các thành phố trên đều ra đời trước hoặc trong khoảng thời gian mà dòng virus

HIV-1 bắt đầu xâm nhập vào con người. Những thành phố này phát triển rất chậm, cho đến

năm 1910, không có thành phố nào đạt dân số trên 10.000 người.+ Theo giả thuyết, có một con tinh tinh bị nhiễm virus đã cắn vào người, sau đó nó bị bắt

và bán để giết thịt. Từ đó, virus HIV đi vào máu người thông qua những vết đứt trên tay

trong quá trình làm thịt con vật. Khi những thành phố này phát triển mạnh, kéo theo sự nở 

rộ của nạn mại dâm, đã tạo điều kiện cho virus có cơ hội lây lan nhanh chóng.

1.2.2. Đặc điểm của Virus HIV 

1.2.2.1. Cấu tạo của Virus HIV 

Cấu tạo của virus HIV gồm: Hạt virus là một khối cầu, bờ ngoài gồ ghề có vỏ bên ngoài,

trong là chất nền protein bao quanh lõi có mặt cắt dạng nón.

Trong lõi có genome gồm 2 sợi RNA giống nhau gắn với enzyme DNA polymerase là

reverse transcriptase. Trong quá trình nhiễm, virus HIV bám và nhiễm lõi của nó vào tế bào

hệ thống miễn dịch của người. Tiếp theo chúng sử dụng enzyme reverse transcriptase để sao

RNA genome của chúng thành phân tử DNA sợi kép trong bào chất của tế bào chủ. Phân tử

xoắn kép này chuyển đến nhân, gắn vào nhiễm sắc thể tế bào chủ nhờ một enzyme khác.Một khi đã gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ, genome của virus có thể thực hiện một

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 10

Page 11: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 11/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

trong 2 quá trình. Nó có thể trưng dụng bộ máy tổng hợp protein của tế bào chủ để có thể

tạo ra hàng trăm hạt virus mới sinh sản bằng nảy chồi, tách khỏi màng tế bào và đôi khi làm

chết tế bào chủ. Nó cũng có thể tiềm tàng trong nhiễm sắc thể của tế bào chủ, rồi sao chép

và truyền genome virus sang 2 tế bào mới khi tế bào phân chia. Ngoài ra sinh học hiện đại

còn phát hiện ra hai dạng sống đặc biệt là các viroid và prion

1.2.2.2. Đặc điểm lý hóa của Virus HIV 

- Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ

được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có

thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu

máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng.

- HIV có thể tồn tại ở trong xác chết bệnh nhân AIDS trong vòng 24 giờ.

- Nhiệt độ dưới 0o

C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.- Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng

thông thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ:

+ HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước

Javen 1%...

Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có

dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể

tiêu diệt được HIV.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 11

 Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo của virus HIV 

Áo proteinPhần vỏ

Glucoprotein

Phần lõi

ARNEnzym

 phiên mãngược

Page 12: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 12/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

+ Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.

Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay

kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được HIV...

Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các

 biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các dụng cụ, đò vải... có

dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện pháp xử lý khi

 bị phơi nhiễm HIV.

1.3. Vòng đời của virus HIV

+ Dưới đây là một số bước trong vòng đời của virus HIV

- Virus luân chuyển tự do trong cơ thể.

- HIV tấn công vào một tế bào.

- HIV làm rỗng tế bào (lây nhiễm tế bào).

- Sử dụng enzyme phiên mã ngược biến đổi mã gen của virus HIV là RNA thành

DNA.

- Enzyme integrase đã giúp cho DNA của virus HIV được hình thành trong DNA của

tế bào bị nhiễm

- Khi tế bào bị nhiễm tái sinh, nó kích hoạt DNA của virus HIV, cái mà làm nguyên

liệu thô cho những virus HIV mới

- Các gói nguyên liệu cho việc hình thành các tế bào mới xuất hiện.

- Các virus non chui ra khỏi tế bào nhiễm trong một quá trình gọi là quá trình sinh

sôi.

- Các virus chưa trưởng thành ngăn cản sự hoạt động của tế bào bị nhiễm.

- Đối với một viurs trưởng thành: các nguyên liệu thô được cắt bởi enzyme protease

và được tổng hợp thành 1 virus đầy đủ chức năng.

+ Để cho virus tái sinh, chúng phải lây nhiễm vào một tế bào. Để tạo ra những virus mới

chúng phải tấn công vào một tế bào và sử dụng nó để tạo ra những virus mới. Giống như là

cơ thể của ta liên tục tạo ra những tế bào da mới hoặc những tế bào máu mới, mỗi một tếbào

thường tạo ra những protein mới đểsống và tự nó tái sinh. những con virus giấu DNA của

chúng trong DNA của tế bào và sau đó khi tế bào cố gắng tạo ra các protein mới thì nó cũng

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 12

Page 13: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 13/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

ngẫu nhiên tạo ra các con virus mới và như vậy HIV hầu như lây nhiễm vào các tế bào

trong hệ miễn dịch.

+ Sự lây nhiễm: Một số loại tế bào khác nhau có các protein trên bề mặt của nó, nó gọi là

các cơ quan nhân cảm CD4. Virus HIV tìm kiếm các tế bào có các cơ quan nhận cảm bề

mặt CD4, bởi vì protein đặc biệt này có khả năng làm cho virus kết hợp với tế bào. Mặc dù

HIV lây nhiễm một loạt các tế bào, nhưng mục tiêu chính của nó vẫn là tế bào lympho T4

(còn được gọi là tế bào trợ giúp T), một loại tế bào bạch cầu có nhiều cơ quan nhận cảm

CD4. Tế bào T4 có trách nhiệm cảnh báo cho hệ miễn dịch của bạn rằng đang có kẻ xâm

lược trong cơ thể

+ Sự tái tạo: Mỗi khi virus HIV kết hợp được với một tế bào, nó giấu DNA của nó

vào bên trong DNA của tế bào, điều này biến tế bào vô tình trở thành một nhà máy sản xuấtHIV

+ Định nghĩa: Dưới đây có vài điều mà bạn cần biết để hiểu về sự lây nhiễm HIV

- DNA: giống như là “bản thiết kế” để hình thành nên những tế bào sống.

- Enzyme: giống như những công nhân của một tế bào. Chúng hình thành những protein

mới, vận chuyển nguyên liệu xung quanh tế bào và thực hiện các chức năng tế bào quan

trọng khác

- RNA: giống như chủ nhân của kiến trúc. Các tế bào sử dụng RNA để nói với các enzyme

làm thế nào để xây dựng 1 phần đặc biệt của 1 tế bào. để tạo ra 1 protein mới, enzyme sẽ

sao chép 1 phần đặc biệt của DNA vào 1 mảnh cua RNA. RNA này sau đó được 1 enzyme

khác sử dụng để hình thành 1 protein hoặc 1 enzyme mới.

- Protein: là 1 khối nguyên liệu có sẵn được sử dụng để tạo ra những thứ sống

- Nhân: là 1 gói nhỏ nằm bên trong tế bào nơi lưu giữ nguyên liệu gen

Chương 2. SUY GIẢM MIỄN DỊCH DO HIV

2.1. Cơ chế xâm nhập vào tế bào vật chủ của virut HIV

+ Gồm các bước sau:

1. Virus xâm nhiễm vào tế bào

2. Phiên mã RNA của virus thành DNA sợi đơn nhờ enzyme phiên mã ngược

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 13

Page 14: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 14/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

3. Quá trình tổng hợp DNA sợi đôi từ DNA sợi đơn

4. Sự gắn DNA retrovirus vào genome tế bào chủ

5. Sự phiên mã DNA retrovirus tạo thành mRNA virus và RNA genome virus

6. Tổng hợp vỏ protein virus

7. Lắp ráp RNA genome virus vào vỏ protein

8. Sự nẩy chồi của virus, giải phóng virus khỏi tế bào

 

 Hình 2.1. Chu trình sinh sản của virus HIV 

+ Bước 1: Gắn kết (xâm nhiễm)

- Một virus bao gồm 1 vỏ bọc protein, chất béo, đường ở bên ngoài bao phủ một bộ gen

(trong trường hợp của HIV, thông tin gen được mang theo là RNA thay vì là DNA) và

những enzyme đặc biệt HIV có các protein trên vỏ bọc, nó cuốn hút mạnh mẽ cơ quan nhậncảm bề mặt CD4+ ở bên ngoài tế bào T4. Khi HIV kết hợp với 1 cơ quan nhận cảm

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 14

Page 15: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 15/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 bề mặt CD4+, nó kích hoạt các protein khác trên bề mặt của tế bào, cho phép vỏ bọc HIV

làm ngừng hoạt động ở bên ngoài của tế bào.

 Hình 2.2. Virus HIV gắn kết vào tế bào

+ Bước 2: Sao chép ngược

- Các gen của virus HIV đưa vào 2 sợi của RNA, trong khi nguyên liệu gen của tế bào

người đươc tìm thấy ở trong AND. để virus có thể lây nhiễm vào tế bào, 1 quá trình được

gọi là”sao chép ngược” tạo ra 1 phiên bản DNA của RNA của virus Sau quá trình kết hợp,

nhân của virus được đưa vào trong tế bào chủ. Một enzyme virus gọi là sao chép ngược tạo

ra 1 phiên bản DNA của RNA. DNA mới này được gọi là DNA tiềm virus

   Hình 2.3. Virus HIV tiến hành sao chép ngược

+ Bước 3: Sự hoà nhập DNA của virus sau đó được đưa vào trong nhân của tế bào, đó là

nơi cất giữ DNA của tế bào. Sau dó 1 enzyme virus khác được gọi là men tổng hợp

“integrase” dấu DNA tiềm virus vào trong DNA của tế bào. Sau đó khi tế bào cố gắng tạo

ra các protein mới thì nó ngẫu nhiên tạo ra các con virus HIV mới

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 15

Page 16: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 16/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 Hình 2.4. Virus HIV hòa nhập vào tế bào vật chủ

+ Bước 4: Sự sao chép

- Mỗi khi nguyên liệu gen của virus được đặt vào bên trong nhân của tế bào, nó điều khiển

tế bào sản xuất ra virus HIV mới.

- Những sợi DNA đã nhiễm virus trong nhân riêng và các enzyme đặc biệt tạo ra 1 sợi

nguyên liệu gen bổ sung được gọi là sứ giả RNA hay mRNA (chỉ thị để tạo ra virus mới)

   Hình 2.5. Virus HIV tiến hành sao chép

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 16 

Page 17: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 17/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

+ Bước 5: Sự biến đổi mRNA đưa chỉ thị tạo ra các protein nhiễm mới từ nhân tế bào

tới 1 loại phân xưởng trong tế bào. mỗi một phần của mRNA tương ứng với 1 khối

  protein có sẵn để tạo ra 1 phần của

virus khi mỗi một sợi mRNA được xử

lý thì 1 chuỗi các protein tương ứng

cũng được tạo ra. Quá trình này tiếp

tục cho đến khi sợi mRNA bị biến đổi

hoặc “chuyển” tới các protein

  bị nhiễm mới cần để tạo ra những virus

mới.

Hình 2.6. Sự biến đổi mARN 

+ Bước 6: Tổ hợp virus và trưởng thành.

- Bước cuối cùng bắt đầu với sự tổ hợp của virus mới. Các chuỗi dài protein được cắt bởi 1

enzyme virus được gọi là protease thành các protein nhỏ hơn. Các protein này phục vụ 1

loạt các chức năng, 1 số trở thành các nguyên tố cấu trúc của virus mới, trong khi các số

khác trở thành các enzyme, giống như là enzyme sao chép ngược mỗi khi các mảnh nhỏ

virus mới được tổ hợp lại, chúng chui ra khỏi tế bào chủ và tạo ra 1 virus mới. Sau đó virus

 bước vào giai đoạn trưởng thành, nó lien quan đến chu trình của các protein virus. trưởng

thành là bước cuối cùng trong chu trình và là lúc virus trở thành có thể lây nhiễm Với sự tổ

hợp thành công và trưởng thành, virus có khả

năng lây nhiễm cho 1 tế bào mới. Và mỗi 1

tế bào nhiễm mới có thể sản sinh ra nhiều

virus mới.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 17 

Page 18: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 18/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 Hình 2.7. Tổ hợp virus và trưởng thành

2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm miễn dịch- Hệ miễn dịch của con người với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo

vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc

mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.

- Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để

 phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ

 bên trong cơ thể.

- Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm

CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối,

huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào

T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để

sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà

còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.

- HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy

giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn

được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây

 bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh

nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.

- Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thầnkinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 18

Page 19: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 19/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì

thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.

2.3.1. Hoạt động của virus HIV 

- HIV tấn công lympho làm mất khả năng miễn dịch của hệ miễn dịch do đó người

 bệnh không có khả năng tiêu diệt virus. Đó là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh nhiễm

virus cơ hội

- Sau khi xâm nhập vào tế bào mang cụm biệt hóa CD4, HIV liên tục nhân lên tạo ra

hàng loạt virus mới. Sự thiếu hụt miễn dịch mắc phải về nguyên tắc do sự giảm các lympho

CD4, tuy nhiên về cơ chế cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng. Dưới đây

là một số giả thuyết về sự hoạt động của HIV

2.3.2. Giết trực tiếp tế bào

- Sau khi HIV tấn công vào tế bào T-CD4 sẽ sinh sôi nảy nở và phá hủy màng tế bào

và gây ra hiện tượng giết tế bào

- HIV cũng có thể phá vỡ bộ máy bên trong của tế bào và gây chết tế bào

- Khi gắn vào tế bào T-CD4, cũng kích thích hoạt hóa T-CD8 gây độc và giết những

tế bào nhiễm, do vậy sẽ giảm tế bào lympho T

2.3.3.Gắn với thụ thể CD4 

- HIV không làm biến dạng tế bào lympho T4 nhưng lại ức chế sinh sản tế bào

lympho. Chúng làm rối loạn tế bào bằng cách gắn thành phần gp120 của HIV lên các thụ

thể của tế bào lympho T

 

4 làm cho tế bào T giảm chức năng miễn dịch

- Khi bị nhiễm HIV các siêu kháng nguyên tương tác và gắn vào T-CD 4 và CD4 bị

cảm ứng thành không đáp ứng miễn dịch, cuối cùng là dẫn đến cái chết của tế bào T

- Hệ lympho bị nhiễm HIV suy sụp cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở người bìnhthường có khoảng 450-1280 lymphoT/ µ l máu thì bệnh nhân AIDS chỉ có 200 lymphoT

2.3.4. Sự tương tác của HIV với phân từ CD4 

- Khi HIV xâm nhập vào tế bào, thành phần gp120 của phức hợp glucoprotein của

virus có ái lực với bề mặt của tế bào CD4. Theo cách đó, glucoprotein này kéo virus vào tế

 bào T-CD4, tế bào tua, đại thực bào và tất cả những tế bào biểu hiện thụ thể CD4 cũng có thể

liên kết với HIV nhưng thấp hơn đối với tế bào lymphoT-CD4

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 19

Page 20: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 20/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Trước khi dung hợp, gp120 của virus phải gắn với một co-receptor trên màng của

tế bào chủ. Có một vài phần tử khác hoạt động như co-receptor cho HIV đi vào, hầu hết

trong số chúng là các thụ thể chemokine. Trong đó chemokine quan trọng tương tác với

HIV là CCR5, biểu hiện ở tế bào tua, đại thực bào và tế bào T-CD4 và CXR4 biểu hiện trên

các tế bào T đã được hoạt hóa

2.4. Điều kiện thích hợp cho virus HIV phát triển

- Virus HIV cũng như bao nhiêu loại virus khác đều phải cần 1 môi trường sống

thích hợp.

- Đặc điểm của virus HIV thì môi trường thích hợp nhất với chúng tất nhiên là máu

( nhưng lưu ý là chỉ có trong máu người ).

- Tất nhiên trong các môi trường khác thì cũng tồn tại được nhưng chỉ trong 1 thờigian nhất định. Môi trường sống của HIV :

+ Trong 1 cơ thể sống của người có HIV tồn tại thì sau khi người đó qua đời, virus

HIV cũng sẽ chỉ tồn tại trong xác của người đó trong vòng 24h và cũng qua đời theo.

+ Virus HIV nếu tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ thì tồn tại không

quá ... 5 phút ( còn tùy thuộc theo số lượng virus nữa )

+ Tất nhiên với nhiệt độ trên nhưng nếu tồn tại trong 1 giọt máu ( rơi trên đường

hoặc trong kim tiêm ) thì :

* Trên đường : 24h - 48h. Trừ trường hợp tia nắng mặt trời mà rọi trực tiếp trong 30

 phút thì virus không chịu nổi chết sớm. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h -

1 tuần.

* Trong kim tiêm : 48h - 7 ngày ( tùy trường hợp ). Vì trong kim tiêm giọt máu được

lưu trữ tốt hơn, và kim tiêm sau khi được sử dụng (đang nói về những người nghiện chích

ma túy) thì thường hay được giấu vào khe tối hoặc bụi rậm nơi không khí ẩm ướt nên có cơ 

hội tồn tại lâu hơn, chính vì điều này lời khuyên cho mọi người là không nên đi vào các bụi

cỏ, bụi rậm cũng như để trẻ em chạy nhảy trong đó.

+ Virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước.

* Thường môi trường nước HIV trú ẩn là ao, sông, suối , hồ hoặc phổ biến nhất là

trong trong các vũng nước thì lượng virus HIV sống trong đấy rất ít, không đủ khả năng lây

nhiễm (thậm chí là máu người có HIV rơi vào trong đó, nhưng cũng tùy vào lượng máu

nhiều hay ít).

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 20

Page 21: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 21/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

* Nhưng nếu là kim tiêm trong nước thì ... có khả năng HIV sống được từ 2 ngày - 1

tuần vì như đã nói HIV trong kim tiêm được bảo quản tốt hơn. Và không thể bỏ qua nhiệt

độ của môi trường nước nữa, nếu nhiệt độ từ 25 – 350C thì virus tồn tại được rất lâu.

 Nhưng nếu nhiệt độ của nước lên hơn 900 và giữ nguyên trong hơn 20 phút thì HIV sẽ chết

ngay. Và trong môi trường kiềm hay axit mạnh thì HIV cũng khó sống hơn (nước xà phòng

và các hóa chất tẩy trùng khác như cồn 90o, oxy già)

2.5. Sự quan trọng của tế bào CD4 đối với virus HIV 

2.5.1. Tế bào CD4 ?

- CD4 là 1 loại tế bào lympho (tế bào bạch cầu), chúng là 1 phần quan trọng của hệ miễn

dịch. Các tế bào CD4 đôi khi còn được gọi là tế bào T. Có 2 loại tế bào T chính.

+ Tế bào T4 còn được gọi là CD4+ là các tế bào “giúp đỡ”. Chúng đi đầu trong việc

tấn công chống lại các bệnh nhiễm trùng.

+ Tế bào T8 còn được gọi là CD8+ là các tế bào “đàn áp”, nó kết thúc phản ứng

miễn dịch. Các tế bào CD8+ cũng được gọi là các tế bào “tiêu diệt”, nó tiêu diệt các tế bào

ung thư và các tế bào bị nhiễm virus.

- Trong cơ thể có từ 15-40% các tế bào bạch cầu là các lympho. Chúng là những tế bào

quan trọng nhất trong hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị lây nhiễm virus, giúp cho các tế

 bào khác chống trả lại vi khuẩn và nhiễm nấm, sản xuất ra kháng thể, chống lại các bệnhung thư và điều phối các hoạt động của các tế bào trong hệ miễn dịch.

2.5.2. Tại sao tế bào CD4 lại quan trọng đối với HIV 

- Khi con người bị nhiễm HIV, những tế bào bị lây nhiễm phần lớn là các tế bào

CD4. Virus trở thành 1 phần của những tế bào và khi chúng nhân lên để chống lại 1 nhiễm

trùng thì chúng cũng tạo ra những phiên bản của HIV.

- Khi một người nào đó bị nhiễm HIV trong một thời gian dài thì số lượng các tế bào

CD4 của họ sẽ giảm đi. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng hệ miễn dịch đang yếu đi. Có

hàng triệu dòng khác nhau của các tế bào CD4, mỗi một dòng này được thiết kế để chống

lại 1 loại vi khuẩn đặc biệt.

- Khi HIV làm giảm số lượng tế bào CD4 xuống, 1 số dòng này có thể bị mất hết,

như vậy cơ thể có thể mất khả năng chống lại được các vi khuẩn đặc biệt mà các dòng này

được thiết kế cho nó. Nếu điều này xảy ra bạn có thể bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

- Lượng CD4 và phần trăm (%) CD4 là gì ?+ Lượng CD4.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 21

Page 22: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 22/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Là để biết bạn có bao nhiêu tế bào CD4, điều này chỉ có thể biết được bằng cách

xét nghiệm máu, nó có thể cho biết về hiện trạng của hệ miễn dịch, nó cũng có lợi trong

việc chỉ ra khi nào thì nên bắt đầu điều trị kháng virus và khi nào bạn nên dùng hay không

nên dùng các thuốc dự phòng.

- Các tế bào CD4 có trách nhiệm trong việc cảnh báo cho các tế bào khác trong hệ

miễn dịch để chống lại các nhiễm trùng trong cơ thể. Chúng cũng là mục tiêu chính của

HIV, và đó chính là nguyên nhân mà các tế bào CD4 ngày càng giảm lượng CD4 bình

thường có thể dao động trong khoảng từ 500-1500 tế bào trên 1mm3 máu.

- Trong trường hợp không có điều trị kháng virus, lượng tế bào CD4 sẽ giảm trung

 bình từ 50-100 tế bào mỗi năm.

+ Phần trăm (%) CD4.

- Nếu nhìn vào kết quả xét nghiệm, bạn sẽ thấy có cái gọi là CD4%. Đây là 1 con số

rất quan trọng cả cho bạn và cho bác sỹ. Ở người trưởng thành, số các tế bào CD4 lên đến

khoảng từ 32 - 68% của toàn bộ tổng lympho (tổng lympho bao gồm 1 loạt các tế bào bạch

cầu như CD4, CD8, tế bào B). Thực tế phòng thí nghiệm thường sử dụng CD4% để xác

định số lượng các tế bào CD4 trong mẫu máu.

- CD4% đôi khi là phương pháp tính toán đáng tin cậy hơn so với lượng CD4 vì nó ít

 biến thiên hơn. Ví dụ: lượng CD4 của một người có thể dao động trong khoảng từ 200-300trong một khoảng thời gian là vài tháng trong khi đó CD4% vẫn giữ mức cố định là 21%.

 Nếu CD4% ở mức 21% hoặc cao hơn, thì hệ miễn dịch vẫn thể hiện đúng chức năng mà

không cần quan tâm đến lượng CD4 là bao nhiêu. Cùng thời điểm đó CD4% là 13% hoặc

thấp hơn-không quan tâm lượng thực tế CD4 là bao nhiêu-thông thường như thế nghĩa là hệ

miễn dịch đã bị hủy hoại và như vậy đã đến lúc phải bắt đầu điều trị dự phòng cho các bệnh

nhiễm trùng cơ hội.

- Lượng CD4 bình thường là vào khoảng từ 500-1600, và lượng CD8 từ 375-1100.

Đối với người bị nhiễm HIV thì lượng CD4 đối với CD8 cũng thường được báo cáo, nó

được đếm bằng cách lấy giá trị CD8 chia cho giá trị CD4. Ở những người khỏa mạnh, tỷ lệ

này là từ 0,9-1,9, nghĩa là cứ mỗi một tế bào CD8 ứng với nó là 1 đến 2 tế bào CD4. Đối

với người nhiễm HIV thì tỷ lệ này giảm trầm trọng, nghĩa là có nhiều tế bào CD8 hơn là các

tế bào CD4.

- Lượng tế bào CD4 luôn thay đổi nên một số bác sỹ thích nhìn vào CD4% hơn. %này liên quan đến lympho, nếu báo cáo xét nghiệm của bạn có CD4% =34% nghĩa là 34%

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 22

Page 23: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 23/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

trong tổng lympho của bạn là CD4, mức bình thường là từ 20%-40%. Khi CD4% thấp hơn

14% nghĩa là hệ miễn dịch đã bị hư hại trầm trọng và đó là dấu hiệu người bệnh đã chuyển

giai đoạn AIDS.

Chương 3: CÁC CON ĐƯỜNG LÂY LAN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN HIV

3.1. Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV

3.1.1. Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm

- Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của

HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác

mà loài người từng biết đến.

-Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...đều

có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống.

- Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ 

thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Tuy

nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh

dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ

lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia.

- Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:

- Đường máu.

- Đường tình dục.

- Đường truyền từ mẹ sang con.

- Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc

chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV.

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV 

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 23

Page 24: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 24/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây

(máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ

nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ...) còn phụ thuộc vào

một số yếu tố sau đây:

- Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao.

- Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng

lớn.

- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ 

lây nhiễm càng cao.

- Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng

cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.

- Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:

+ HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.

+ Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm

đạo nữ.

+ Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn

AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;

+ Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp

hơn ở người không được điều trị.

3.2. Các đường lây truyền HIV

Virus HIV lây lan qua 3 con đường chính sau đây:

3.2.1. Lây truyền HIV qua đường máu

- HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như

hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền qua

máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.

Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người mà ta không

 biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm HIV

- Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da,

như trong các trường hợp sau:+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 24

Page 25: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 25/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm mày, lưỡi

dao cạo râu...;

+ Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng

cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da...

- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp

như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa...

- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của

người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc...

- Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng...

 bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng

cách.

 3.2.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục

- Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là

 phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80%

tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.

- Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh

dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ thể bạn tìnhkhông nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các vết thương hở hay

vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta

(người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên

của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc

mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được.

- Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo

của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về

nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn

là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.

- Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu.

Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở 

cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.

- Từ các lý do nêu trên, có thể nói tất cả các hình thức quan hệ tình dục có xâm

nhập (Dương vật – hậu môn; Dương vật - âm đạo; Dương vật – miệng) với một người

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 25

Page 26: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 26/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Các kiểu quan hệ tình dục không xâm nhập (ví

như Tay – Dương vật; Tay – Âm đạo...) nếu có tiếp xúc với dịch sinh dục nhiễm cũng có

nguy cơ lây nhiễm HIV nếu một trong hai bạn tình đã nhiễm HIV.

- Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ tình

dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan đường

âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03 kiểu quan hệ tình dục

này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.

a) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn

Quan hệ tình dục xâm nhập dương vật - hậu môn thường được thực hành phổ biến trong

quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình dục khác giới

nam - nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất vì:

+ Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn

như âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào cho

HIV

+ Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi

khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế bào bạch

cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể. Việc này có thể xảy ra

ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua

đường hậu môn.

b) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo

Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến nhất và

cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi thành âm đạo

không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào biểu mô cũng

là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm nhập vào bạn tình kia.

HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu đạo.

c) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng 

Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan hệ

tình dục nam - nam, nam - nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây

truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ dịch sinh dục, hoặc từ máu(do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở bạn tình.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 26 

Page 27: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 27/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan

hệ tình dục nêu trên vì:

+ Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu

diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể.

+ Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì acid mạnh trong dạ

dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV.

3.2.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con

+ Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con

  - Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.

- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh

(qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV

cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục me mà dính vào cơ 

thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.

- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ,

nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú

chảy máu ...

3.3. Một số nhóm dễ cảm nhiễm hơn với HIV

 Nói chung, mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không có các hành vi an toàn. Tuy

nhiên, trên thực tế có một số người dường như có nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV cao hơn.

3.3.1. Những người dễ bị nhiễm HIV lây qua đường tình dục

- Người đồng tính luyến ái nam giao hợp qua hậu môn dễ lây bệnh hơn vì niêm mạc hậu

môn, trực tràng dễ bị xây xước do mỏng hơn và thiếu dịch nhờn.

- Người mua - bán dâm, cũng do dễ bị xây xước (quan hệ tình dục không tình yêu), do xácxuất gặp người nhiễm HIV nhiều hơn ...

- Người ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm ...và người "bị" ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm...

cũng do dễ bị xây xước.

- Càng quan hệ tình dục với nhiều người, xác suất gặp người nhiễm HIV càng cao nên

càng dễ có khả năng bị lây nhiễm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ quan hệ một lần

cũng đã mắc bệnh.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 27 

Page 28: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 28/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai hoặc người bị các

 bệnh ở cơ quan sinh dục (viêm loét do bẩn hoặc trầy xước do vết thương...) vì HIV dễ dàng

qua các vết loét, sây sát ...

3.3.2. Phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới 

  - Về mặt cấu tạo: Tổng diện tích niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích niêm

mạc của cơ quan sinh dục nam, do vậy diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong tình dục là lớn

hơn ...

- Về mặt sinh học: Tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo, làm cho phụ nữ có

nguy cơ nhiễm cao hơn so với nam giới. Trong quan hệ tình dục, tinh dịch có thể đọng lại

trong âm đạo lâu hơn so với dịch âm đạo trong cơ quan sinh dục nam, làm tăng thời gian

tiếp xúc giữa bề mặt âm đạo với dịch sinh dục nam ...

- Về mặt xã hội: Cũng có nhiều yếu tố làm cho phụ nữ dễ tiếp cận các nguy cơ lây nhiễm,

như phụ nữ thường là người “bị động” trong quan hệ tình dục, là “đối tượng” bị ép dâm,

cưỡng dâm, hiếp dâm (trong các trường hợp này, nguy cơ nhiễm rất cao vì bị xây xước cơ 

quan sinh dục); phụ nữ hay phải truyền máu do ốm đau, sinh đẻ bị mất máu nhiều...

3.3.3. Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị lây nhiễm HIV qua

quan hệ tình dục hơn.  HIV có quan hệ chặt chẽ với các bệnh lây truyền quia đường tình dục (BLTQĐTD), đặc

 biệt là các bệnh gây viêm loét bộ phận sinh dục như hạ cam, giang mai. Khi một người mắc

 bệnh LTQĐTD mà có vết loét ở bộ phận sinh dục thì nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình

dục với người nhiễm sẽ tăng lên từ 50- 300 lần. Những vết loét đường sinh dục cho phép

HIV xâm nhập vào máu. Một số bệnh LTQĐTD như herpes simplex, giang mai... làm giảm

khả năng miễn dịch và cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với HIV. Dịch tiết từ các vết

loét sinh dục cũng chứa nhiều các tế bào bị nhiễm HIV...

3.3.4. Những người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV qua đường máu hơn

+ Dùng chung bơm, kim chích không khử trùng là con đường lây HIV từ người này sang

người khác phổ biến nhất và nhanh nhất. Bởi HIV có thể sống trong giọt máu “mini” ở kim

tiêm đến 7 ngày.

+ Dùng chung ống thuốc gây nghiện cũng có thể bị lây nhiễm, bởi máu dính ở bơm, kim

tiêm có thể “chui” vào ống thuốc sau mỗi lần lấy thuốc.   Người nghiện thường mất khả năng

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 28

Page 29: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 29/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

điều chỉnh hành vi, nên thường quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng các biện

 pháp an toàn... nên còn dễ bị lây nhiễm qua con đường tình dục.

+ "Mật độ" người nhiễm HIV trong nhóm người chích ma tuý cao nên xác suất họ gặp nhau

trong tiêm chích là rất lớn.

+ Người nghiện vốn đã suy yếu do độc chất gây nghiện, nếu nhiễm HIV dễ sinh ra các bệnh

nguy hiểm, đưa nhanh đến giai đoạn AIDS.

+ Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục tiêm chích sẽ nguy hiểm hơn vì có thể gây

nhiễm sang người khác, còn bản thân họ có thể bị bội nhiễm HIV hoặc các bệnh khác... làm

cho tình trạng nhiễm HIV nhanh chóng trở nên tồi tệ.

3.4. Những đường không làm lây truyền HIV

  - Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngoài máu, dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV

còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... của người

nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc

với các lọai dịch này. Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:

- Các hành vi giao tiếp thông thường.

  - Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi.

  - Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đichợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng …

- Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng …

- Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV...

3.5. Các biện pháp tránh lây nhiễm HIV

3.5.1. Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục

* Nguyên tắc chung 

  Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người khác, đặc biệt là của những

người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không.

* Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục

- Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Không quan hệ tình dục trước hôn nhân.

- Lựa chọn bạn tình cẩn thận và xét nghiệm HIV trước khi kết hôn.

- Sống chung thủy với nhau từ cả hai phía.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 29

Page 30: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 30/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn như:

+ Không xâm nhập (không làm cho dịch sinh dục của người này sang người khác)

+ Quan hệ tình dục qua đường miệng, không xuất tinh trong trường hợp quan hệ

dương vật - miệng

+ Quan hệ tình dục tay - dương vật (không xuất tinh), tay – âm đạo...

+ Vuốt ve, âu yếm bên ngoài.

- Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người, giảm tối đa số bạn tình.

- Không quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm.

- Dùng bao cao su đúng cách.

- Ngoài ra, việc dự phòng phát hiện và chữa chạy sớm các bệnh lây truyền quađường tình dục (hay còn gọi là bệnh hoa liễu) sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua

“con đường” này.

- An toàn trong các dịch vụ có liên quan đến dịch sinh dục (thăm khám thai sản,

khám phụ khoa, thụ tinh nhân tạo...) cũng là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người

làm dịch vụ cũng như người nhận dịch vụ.

3.5.2. Phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu

* Nguyên tắc chung 

  Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra

từ vết thương hở...) của người khác, nhất là của những người mà ta không biết chắc chắn

người đó có bị nhiễm HIV hay không .

* Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV qua đường máu.

- Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.

- Xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu máu, các cơ quan, phủ tạng ... của người cho để

đảm bảo chúng không bị nhiễm HIV trứớc khi truyền hay cấy ghép cho người khác (tuy

nhiên, đến thời điểm hiện nay, ở nhiều nước, trong đó có nước ta việc xét nghiệm sàng lọc

này vẫn chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối vì chưa khắc phục được thời kỳ "cửa sổ"

- Mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, chích, trong thủ thuật, phẫu thuật

chữa bệnh và sửa sắc đẹp ... đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách.

- Dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạorâu...

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 30

Page 31: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 31/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Mang găng tay hoặc đồ lót tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang... để tránh tiếp xúc trực

tiếp với máu... khi cấp cứu bệnh nhân có chảy máu.

- Không dùng ma tuý. Nếu đã trót dùng thì phải cai nghiện ngay. Nếu chưa cai được

thì chỉ hút hít chứ không chích. Nếu chích thì không dùng chung dụng cụ tiêm chích. Nếu

dùng chung thì chỉ dùng sau khi những dụng cụ này đã được tiệt trùng đúng cách...

3.5.3. Phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh

đẻ.

- Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm phát hiện HIV trước khi có ý định mang

thai, nhất là đối với những phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao (bán dâm, tiêm

chích ma tuý…) hoặc có chồng là người từng có hoặc đang có hành vi nguy cơ cao.

- Phổ biến, cung ứng dịch vụ tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV.

- Phụ nữ biết mình đã nhiễm HIV thì không nên mang thai, nên áp dụng các biện

 pháp tránh thai, tốt nhất là dùng bao cao su trong mọi lần quan hệ tình dục.

- Phụ nữ nhiễm HIV đã mang thai thì nên đặt vấn đề phá thai sớm nếu có chỉ định

của thầy thuốc chuyên khoa.

- Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn giữ thai thì cần được tư vấn và được thăm khámthai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ

sang con. Ngoài các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp cả người phụ nữ nhiễm HIV

khi mang thai và trẻ sơ sinh sau đẻ nếu được uống thuốc kháng vi rút sẽ giảm đáng kể tỷ lệ

trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ 30% xuống còn khoảng 5%).

- Nên đẻ ở bệnh viện. Tránh chuyển dạ lâu. Có thể mổ lấy thai nếu có chỉ định...

- Không nên cho con bú sau đẻ.3.6. Phương pháp xét nghiệm chuẩn đoán HIV/AIDS

- Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp

chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm

sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả

(+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một

 phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 31

Page 32: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 32/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm

kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào

lympho máu ngoại vi, và phản ứng chuỗi polymerase.

- Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn

dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần,

mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24...

- Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như

giang mai, viêm gan B, lao..

3.7. Điều trị HIV/ AIDS

3.7.1. Dấu hiệu để điều trị HIV/AIDS 

- Những bệnh nhân có triệu chứng của bệnh HIV hoặc có số tế bào CD4 ít hơn 200nên được điều trị.

- Những bệnh nhân không có triệu chứng và có số CD4 ít hơn 350 hoặc tải lượng

virus vượt quá 100000 nên được chỉ định điều trị, cần xem xét nguy cơ tiến triển bệnh và

thái độ sẵn sàng điều trị của bệnh nhân để bắt đầu liệu pháp.

- Những bệnh nhân không có triệu chứng, CD4 lớn hơn 350 và tải lượng virus thấp hơn

100000 không cần phải

3.7.2. Mục đích của việc điều trị 

- Giảm tải lượng virus xuống càng nhiều càng tốt trong thời gian càng lâu càng tốt.

- Phục hồi hoặc bảo toàn hệ miễn dịch.

- Cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

- Giảm bệnh tật và tránh khỏi chết vì HIV.

3.7.3 Các phương pháp điều trị HIV/AIDS 

- Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Cell, Các nhà khoa học Đức tại trường đạihọc Uml đã xác định được một thành phần tự nhiên của máu người có khả năng chống lại

virus HIV từ những tế bào miễn dịch bị nhiễm và trong qúa trình nhân lên. một chất peptid

tự nhiên có mặt trong máu có thể giúp tìm ra liệu pháp mới chống bệnh HIV/AIDS.

- Hiện nay, đã có khoảng 20 loại thuốc điều trị bệnh HIV/AIDS, nhưng virus HIV này có

nhiều khả năng thích nghi, gây hiện tượng kháng thuốc ở bệnh nhân.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 32

Page 33: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 33/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 Hình 3.1. Phân tử protein gp41 của HIV 

- Một số chất ức chế virus HIV/AIDS từng được phát hiện trong máu người.

 Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Frank Kirchhoff thuộc Trường Đại học Ulm (Đức) dẫn đầu đã

sàng lọc các peptid cô lập trong máu để phát hiện chất ức chế mới.

- Các nhà nghiên cứu đã cô lập peptid VIRIP (Virus inhibitory peptide) và ghi nhận

chất này tỏ ra rất hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của virus HIV trên các tế bào. Họ

cũng phát hiện rằng việc biến đổi một số acid amin tạo nên peptid này làm giảm khả năngức chế của nó.

Hình 3.2. Mô hình phân tử VIRIP 

  - Virip giữ vai trò quan trọng trong khả năng của virus bám vào các tế bào. Nó liên kết

với protein gp41 có mặt trên bề mặt virus. Bình thường virus sử dụng protein này khi tiếp

xúc lần đầu với tế bào chủ. VIRIP ngăn chặn sự tiếp xúc này. VIRIP tương tác chuyên biệtvới một phân tử đường mà HIV sử dụng để nhiễm vào tế bào chủ.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 33

Page 34: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 34/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

 Hình 3.3. Sự tương tác của phân tử gp41 với thụ thể CD4

- Sự tương tác giữa các thành phân amino acid của peptide này đã gia tăng hoạt tính

chống virus cao hơn 2 lần. Một vài thử nghiệm trên các dẫn xuất của peptide này cho thấy

sự bền vững cao trong huyết tương máu người và không độc khi hiện diện với một nồng độ

rất cao. Một dạng phân tử VIRIP tổng hợp cũng có hiệu quả trong việc ức chế HIV, lọai trừ

khả năng một vài yếu tố khác có đáp ứng.

- Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéodài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh gồm:

* Điều trị bằng thuốc.

- Thuốc chống virus: Các thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở 

những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Hiện có một số nhóm như:

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI): đây là nhóm thuốc

chống retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự sao chép của một enzym HIV là

men phiên mã ngược. Nhóm thuốc này gồm zidovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine,

stavudine và abacavir. Một thuốc mới hơn là emtricitabine phải được dùng phối hợp với ít

nhất là 2 thuốc AIDS khác, điều trị cả HIV và viêm gan B.

+ Các chất ức chế protease (PI): Nhóm thuốc này cản trở sự nhân lên của HIV ở giai đoạn

muộn hơn trong vòng đời của nó bằng cách tác động vào enzym protease của virus, khiến

cho HIV bị rối loạn cấu trúc và không gây nhiễm. Các thuốc trong nhóm gồm saquinavir,

ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprenavir, lopinavir và atazanavir.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 34

Page 35: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 35/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI). Những thuốc này gắn

trực tiếp với men phiên mã ngược, gồm các thuốc nevirapine, delavirdine và efavirenz.

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI). Những thuốc này hoạt

động rất giống chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleotid nhưng tác dụng nhanh

hơn. Thuốc duy nhất trong nhóm này là tenofovir ức chế cả HIV và viêm gan B, tỏ ra có

hiệu quả ở bệnh nhân kháng NRTI.

+ Các chất ức chế hoà nhập: không cho virus nhân lên bằng cách ngăn không cho

màng virus hoà nhập với màng của tế bào khỏe mạnh. Thuốc đầu tiên trong nhóm này là

enfuvirtide tỏ ra ức chế được ngay cả những chủng HIV kháng thuốc mạnh nhất.

- Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Alpha-interferon,

interleukin 2, Ioprinasine ...

- Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để

 phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

* Trị liệu bổ sung 

- Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ.

- Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu ...

* Hồi phục hệ miễn dịch.

- Phục hồi miễn dịch nghĩa là sửa chữa những tổn hại mà virus HIV đã gây ra cho hệ

thống miễn dịch

- Trong một hệ miễn dịch khỏe mạnh, ở đó có đầy đủ lượng các tế bào CD 4 để có thể

chống chọi lại được các bệnh tật khác. Khi bệnh HIV phát triển thì các tế bào CD 4 giảm

xuosng. Những tế bào CD4 đầu tiên mà virus HIV tấn công chính là những tế bào chống lại

HIV. Một số loại tế bào CD4 có thể biến mất, để lại những khó khăn trong việc bảo vệ hệ

miễn dịch. Sự phục hồi miễn dịch giống như là cách để khắc phục vấn đề này- Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đánh bật các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Vì các

 bệnh này phát triển khi mức tế bào CD4 giảm, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lượng tế bào

CD4 là phương pháp đo lường chức năng miễn dịch tốt nhất. Họ tin rằng việc tăng lượng tế

 bào CD4 là 1 dấu hiệu của sự phục hồi miễn dịch. Nhưng ở đây cũng có 1 vài bất đồng quan

điểm “CD4 mới có tốt như là CD4 cũ”

- Phần lớn các biện pháp để phục hồi miễn dịch là cố gắng làm tăng số lượng tế bào

CD4. Điều này dựa vào giả định là khi các tế bào CD4 tăng thì hệ miễn dịch khỏe hơn

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 35

Page 36: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 36/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

- Khi một người bắt đầu uống thuốc kháng, lượng CD4 của họ thường tăng lên. Đầu

tiên, các tế bào CD4 mới có lẽ là những phiên bản của những dòng tế bào CD4 đang tồn tại.

 Nếu 1 số dòng tế bào CD4 đã mất đi, chúng sẽ không thể được sinh ra nữa. Điều này có thể

để lại 1 số kẽ hở trong việc bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể

- Tuy nhiên nếu virus HIV bị nằm dưới sự kiểm soát trong 1 vài năm, tuyến ức có

thể tạo ra các tế bào CD4 mới mà có thể lấp đầy những kẽ hở này và phục hồi hệ thống miễn

dịch. Một số các tế bào CD4 này có thể giúp chống lại nhiễm HIV

8.2 Phục hồi hệ miễn dịch

- Nếu 1 người khi vừa bị nhiễm HIV đã được điều trị ngay bằng liệu pháp kháng

virus thì hệ miễn dịch sẽ không bị tổn thương. Một số người nghĩ rằng hệ miễn dịch không

 bị tổn thương nhiều lắm ở giai đoạn đầu. Họ tin rằng bất kỳ mọi tổn hại nào đối với hệ miễndịch cũng sẽ được chữa trị bằng cách dùng thuốc kháng virus. Điều này không đúng. Hơn

60% các tế bào CD4 ghi nhận chống lại các lây nhiễm lại bị lây nhiễm trong thời gian đầu

và sau 14 ngày bị nhiễm thì hơn 1 nửa của tất cả các tế bào CD4 ghi nhận có thể bị tiêu diệt.

Virus HIV cũng nhanh chóng làm giảm khả năng của tuyến ức nhằm thay thế các tế bào

CD4 đã mất, thành ruột cũng bị tổn hại một cách nhanh chóng, điều này có thể xảy ra trước

khi ta đi xét nghiệm.

- Các nhà khoa học đã khám phá ra 1vài cách để phục hồi những tồn tại này:

+ Cải thiện chức năng của tuyến ức.

* Tuyến ức là 1 bộ phận nhỏ nằm ở phía dưới họng. Nó chứa đựng các tế bào bạch

cầu mà được sản sinh ra từ tủy xương và biến chúng thành các tế bào CD4, nó làm việc

mạnh nhất vào lúc bạn 6 tháng tuổi. Sau đó nó bắt đầu co lại, các nhà khoa học thường cho

rằng tuyến ức ngừng hoạt động trước tuổi 20. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy rằng nó duy

trì việc sản xuất các tế bào CD4 lâu hơn nhiều, có lẽ là cho đến 50 tuổi, tăng cường điều trị

kháng virus có thể cho phép tuyến ức thay thế được những dòng tế bào CD4 đã mất

* Khi các nhà khoa học cho rằng tuyến ức ngừng hoạt động ở giai đoạn trẻ tuổi, họ

đã nghiên cứu việc cấy ghép mô của 1 người hoặc ức của động vật vào cơ thể 1 người bị

nhiễm HIV, họ cũng cố gắng kích hoạt tuyến ức sử dụng hocmon tuyến ức, đây là phương

 pháp quan trọng cho những người nhiễm HIV có tuổi

+ Phục hồi số lượng các tế bào miễn dịch

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 36 

Page 37: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 37/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

* Khi bệnh HIV phát triển, số lượng của các tế bào CD4 và CD8 đều giảm, một số các

nhà nghiên cứu đang cố gắng duy trì hoặc tăng số lượng các tế bào này

* Một biện pháp gọi là tăng cường tế bào. Một tế bào riêng biệt được nhân lên ở bên

ngoài cơ thể sau đó được đưa trở lại vào cơ thể. Một biện pháp thứ hai là chuyển tế bào.

Điều này nghĩa là đưa 1 số tế bào miễn dịch từ 1 bệnh nhân này sang bệnh nhân khác (sinh

đôi) hoặc từ một người âm tính

+ Để hệ miễn dịch tự sữa chữa.

- Đối với nhiều người uống thuốc kháng virus thì lượng CD4 của họ tăng lên, 1 số

nhà khoa học tin rằng hệ miễn dịch có thể tự hàn gắn và sữa chữa nếu như nó không phải

chống lại một số lượng virus lớn. Hầu hết mọi người uống thuốc dự phòng các bệnh nhiễm

trùng cơ hội khi lượng tế bào CD4 của họ thấp hơn 200. Tuy nhiên nếu những người nàyuống ARV (làm chậm khả năng phát triển của virus xuống) lượng CD4 của họ sẽ vượt qua

ngưỡng 200, trong 1 số trường hợp thì điều đó an toàn cho việc ngừng uống các thuốc dự

 phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội

3.7.4. Hoạt động của thuốc.

- Virus HIV có thể sản xuất ra hàng triệu phiên bản của chúng hàng ngày, những

thuốc kháng virus không thể tiêu diệt được virus nhưng thuốc có thể làm ngừng hoạt động

nhân lên của virus.

- Một xét nghiệm tải lượng virus có thể đo được số lượng virus trong máu, nếu như

 bạn uống thuốc kháng virus thì lượng virus trong máu bạn sẽ giảm xuống, nếu lượng virus

trong máu thấp như vậy bạn sẽ không bị các bệnh liên quan đến AIDS.

3 .7.5. Kháng thuốc.

- Virus HIV tùy tiện khi sản sinh ra các phiên bản của chính nó, nhiều phiên bản mới

của HIV có khác một chút so với nguyên bản (đột biến). Một số biến thể vẫn có thể nhânlên thậm chí ngay cả khi bạn uống thuốc mà kìm hãm loại HIV “bình thường”. Điều này gọi

là “phát triển kháng thuốc”. Nếu virus trong cơ thể bạn đã kháng thuốc nó sẽ nhân lên

nhanh hơn, các bệnh liên quan đến HIV sẽ trở nên tồi tệ hơn

- Nếu bạn chỉ uống 1 loại thuốc thì sẽ rất nhanh kháng thuốc. Nếu bạn uống 3 loại

thuốc, sự nhân lên của virus sẽ chậm hơn nhiều và nó sẽ khó có thể phát triển sự kháng

thuốc

- Virus HIV biến đổi mọi lúc và ở hầu hết những phiên bản được tạo ra. Không phải

mọi sự thay đổi đều gây ra kháng thuốc. Virus loại “nguyên bản” là mẫu virus thông thường

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 37 

Page 38: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 38/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

nhất. Bất kỳ sự khác biệt nào so với loại thông thường đều được coi là một sự biến đổi. Một

thuốc kháng virus không thể kiểm soát được virus đã kháng thuốc đó. Nó có thể tránh được

tác dụng của thuốc. Nếu như bạn vẫn tiếp tục uống, virus kháng thuốc sẽ tiếp tục nhân lên ở 

mức độ nhanh nhất. Đây gọi là “áp lực lựa chọn”. Nếu như bạn ngừng uống thuốc thì sẽ

không có áp lực lựa chọn nào nhưng những loại virus nguyên bản sẽ nhân lên ở mức nhanh

nhất. Mặc dù các xét nghiệm không phát hiện ra bất kỳ 1 sự kháng thuốc nào nhưng nó có

thể xảy ra nếu bạn lại tiếp tục điều trị bằng những lạoi thuốc tương tự. HIV thường trở 

thành kháng thuốc khi thuốc mà người uống không kiểm soát được toàn bộ các hoạt động

của nó nhưng cũng có những người bị nhiễm các chủng virus đã kháng 1 hay nhiều loại

thuốc kháng virus. Trong quá trình uống thuốc mà virus càng nhân lên thì những biến đổi

càng thấy rõ. Những biến đổi này xảy ra bới các sự kiện. Virus không hề cho ra những biến

đổi nào sẽ kháng thuốc

- Chỉ cần 1 sự biến đổi có thể khiến cho virus kháng lại 1 số loại thuốc. Đây là sự

thật đối với 3TC và các chất ức chế men sao chép ngược non-nucleoside. Tuy nhiên virus

HIV phải đi qua 1 loạt các sự biến đổi để phát triển kháng các loại thuốc khác bao gồm

 phần lớn các chất ức chế protease

- Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự kháng thuốc là uống thuốc 1 cách đúng đắn. Nếu

 bạn quên thuốc virus sẽ nhân lên 1 cách dễ dàng hơn và sẽ có càng nhiều sự biến đổi sẽ xảyra, 1 số sự biến đổi này sẽ gây ra kháng thuốc. Nếu bạn phải ngừng uống bất kỳ 1 loại thuốc

nào thì hãy nói với bác sỹ. Bạn sẽ phải ngừng 1 số thuốc sớm hơn các loại khác. Nếu bạn

ngừng thuốc trong khi virus đang dưới tầm kiểm soát như thế bạn sẽ có thể dùng lại thuốc

đó sau này

- Trong một vài trường hợp, khi virus HIV đã kháng 1 loại thuốc bạn đang uống, nó

có thể sẽ kháng cả các loại thuốc khác, thậm chí ngay cả khi bạn chưa sử dụng loại thuốc

đó, đây gọi là sự kháng chéo. Nhiều thuốc bị kháng chéo ít nhất ở phần nào đó. Nếu virus

trong cơ thể bạn phát triển kháng 1 loại thuốc, bạn có thể sẽ không có khả năng để có thể sử

dụng bất kỳ 1 loại thuốc khác cùng chủng loại. Ví dụ: phần lớn virus HIV mà đã kháng với

nevirapine thì cũng kháng luôn cả với enfavirenz, điều này có nghĩa là nevirapine và

efavirenz bị kháng chéo vì vậy hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để tránh mất đi

quyền lựa chọn điều trị của bạn sau này.

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 38

Page 39: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 39/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

KẾT LUẬN

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 39

Page 40: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 40/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 40

Page 41: tiểu luân vê HIV 222

5/11/2018 tiê ̉u luân vê HIV 222 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-ve-hiv-222 41/41

 

Tìm hiểu suy giảm miễn dịch do HIV GVBM:ThS. Nguyễn Thị Lan

SVTH: Nhóm 7 _ Lớp 11SHLT Trang 41