17
II)V i c sd ng cá c công c chín h sách t i n tro ng ki m chế l m phát năm 2010. 2.3.1 Qun lí lãi sut Vi t Nam, qun lí lãi sut tuy là mt c ông c trc ti ếp nh ưng trong nhiu năm qua nó li được xem như là mt công cquan trng và chyếu ca chính sách tin t. Vi mc tiêu duy trì sn định kinh tế vĩ mô, kim soát lm phát, tăng trưởng kinh tế bn vng trong năm 2010, chđộng đối phó vi din biến phc tp ca thtrường tài chính và kinh tế thế gii, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điu chnh lãi sut cơ bn tăng t7%/năm lên 8%/năm, tăng lãi sut tái cp vn tăng t7%/năm lên 8%/năm, lãi sut chiết khu tăng t5%/năm lên 6%/năm áp dng t1/12/2009. Vào ngày 27/04, Thng đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Vit Nam đã ký Quyết định s1011/Q Đ-NHN N ngày 27/4/ 2010 quy định mc lãi sut cơ  bn bng đồng Vi t Nam là 8%/năm và có hi u l c thi hành kt ngày 01/5/2010. Như vy, đây là 6 tháng liên tiếp, lãi sut cơ bn bng đồng Vit  Nam được duy trì n định ktngày 01/12/ 2009. Duy trì lãi sut cơ bn cao hơn trong mt thi gian dài cho thy xu hướng tht cht trong vic điu hành chính sách tin tca Ngân hàng nhà nước. Theo điu 474 - 476 ca Blut Dân lãi sut trn cho vay là 150% lãi sut cơ bn, điu này gây khó khăn cho các ngân hàng khi phi xoay xtrong mt biên độ quá hp gia lãi sut huy động và cho. Vic áp dng quy định này cho toàn bthtrường cho vay chính thc là không hp lý, khi ến thtrường tin tméo mó và không phù hp vi các cam kết ca WTO vvic t ăng cường tính thtrường trong hot động ngân hàng. Trước tình hình đó  Ngân hàng nhà nước đã cho phép các NHTM thc hin chế độ lãi sut thothun vi các khon cho vay trung và dài hn.Sau đó, Ngân hàng Nhà nước  ban hành Thông tư s12/2010/TT-NHNN hướng dn tchc tín dng cho vay bng VND đối vi khách hàng theo lãi sut tha thun. Vi thông tư này,

tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 1/17

II)Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền trong kiềm chế lạm phát

năm 2010.

2.3.1 Quản lí lãi suất

Ở Việt Nam, quản lí lãi suất tuy là một công cụ trực tiếp nhưng trong

nhiều năm qua nó lại được xem như là một công cụ quan trọng và chủ yếu của

chính sách tiền tệ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát

lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với

diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà

nước đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm,tăng lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng

từ 5%/năm lên 6%/năm áp dụng từ 1/12/2009.

Vào ngày 27/04, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã

ký Quyết định số 1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010 quy định mức lãi suất cơ 

 bản bằng đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày

01/5/2010. Như vậy, đây là 6 tháng liên tiếp, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được duy trì ổn định kể từ ngày 01/12/2009. Duy trì lãi suất cơ bản cao

hơn trong một thời gian dài cho thấy xu hướng thắt chặt trong việc điều hành

chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước.

Theo điều 474 - 476 của Bộ luật Dân lãi suất trần cho vay là 150% lãi

suất cơ bản, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng khi phải xoay xở trong

một biên độ quá hẹp giữa lãi suất huy động và cho. Việc áp dụng quy địnhnày cho toàn bộ thị trường cho vay chính thức là không hợp lý, khiến thị

trường tiền tệ méo mó và không phù hợp với các cam kết của WTO về việc

tăng cường tính thị trường trong hoạt động ngân hàng. Trước tình hình đó

 Ngân hàng nhà nước đã cho phép các NHTM thực hiện chế độ lãi suất thoả

thuận với các khoản cho vay trung và dài hạn.Sau đó, Ngân hàng Nhà nước

 ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng chovay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Với thông tư này,

Page 2: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 2/17

chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các

khoản vay ngắn hạn chính thức được triển khai, sau khi cơ chế trên đã được

mở đối với các khoản vay trung và dài hạn trước đó. Lãi suất thương mại

được nâng lên. Vào thời điểm giữa tháng 3-2010, lãi suất cho vay dao động từ

17%-20%/năm. Có nhiều ý kiến lo ngại cho rằng kịch bản của năm 2008 được

tái diễn lại, một cuộc chạy đua lãi suất sẽ diễn ra giữa các ngân hàng. Tuy

nhiên, với những điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, cùng với động thái

tích cực của lãi suất huy động vốn mới nhất cận kề trung tuần tháng 4-2010,

những thay đổi rõ nét đang diễn ra. Tại các ngân hàng thương mại ghi nhận

mức lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến 11,9%/năm.Việctăng lãi suất đồng loạt chứng tỏ các ngân hàng thực chất đang chuẩn hóa lại

mức lãi suất công bố minh bạch, mặc dù trước đó có thể đã phải thực hành

nhiều cách thức không chính thức để thỏa mãn mức bù rủi ro khách gửi tiền

muốn (như khuyến mãi). Mặt khác, áp lực cạnh tranh để thu hút nguồn thanh

khoản gia tăng, có thể do dự báo rằng khả năng NHNN can thiệp sâu để bù

thanh khoản cho hệ thống sẽ giảm đi đáng kể theo những động thái chính sáchtiền tệ cuối quý I/2010. Cùng với đó, mức giảm chênh lệch do xu hướng đồng

thuận giảm lãi suất cho vay xuống mức 15% (từ mức cao 17-18%) và xu

hướng tăng lãi suất mới chớm xuất hiện này cho thấy NHTM còn phải giải

quyết bài toán tương phản giữa tăng thanh khoản và suy giảm lợi nhuận .

Bỏ lãi suất cơ bản đồng nghĩa với việc NHNN mất đi một công cụ điều

tiết thị trường. Hệ thống ngân hàng hai cấp tại Việt Nam ra đời ngày 23-5-1990 khi NHNN được cấu trúc lại cho phù hợp với chức năng của ngân hàng

trung ương hiện đại, tách biệt với chức năng ngân hàng thương mại. Các ngân

hàng trực thuộc NHNN trước đây và ngân hàng chính sách vào thời điểm đó

cũng lần lượt được chuyển đổi để trở thành ngân hàng thương mại thuộc sở 

hữu nhà nước, gọi là ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương

mại quốc doanh. Bốn NHTM nhà nước hình thành đầu tiên gồm: Ngân hàng

Page 3: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 3/17

 Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương.

Tuy nhiên, để cả hệ thống ngân hàng chuyển sang vận hành theo cơ chế

hai cấp cần nhiều thời gian hơn hẳn việc ban hành các quyết định và văn bản.

Dù đã được giao quyền chủ động kinh doanh tín dụng, trong đó có quyền thỏa

thuận lãi suất, nhưng các NHTM vẫn lệ thuộc rất nhiều vào ý kiến chỉ đạo từ

 NHNN trong việc ra quyết định cho vay và cho vay với giá nào. Thực tế này

yêu cầu phải có một công cụ ít mang tính hành chính hơn, nhưng cũng không

hoàn toàn là thị trường tự do để điều hành lãi suất.

2.3.2 Dự trữ bắt buộc.

 Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số

74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức

tín dụng.

Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho

các tổ chức tín kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 2/2010 giảm mạnh sovới mức hiện hành.

Cụ thể, theo quy định mới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng

thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn

nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4%trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp

dụng từ 1/1/2009.

Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác

là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 6%).

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp

dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank),

Page 4: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 4/17

ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng

liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho

thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là

3%).

Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác

là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (thay cho mức 2% hiện

hành).

Việc Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo điều

kiện để các ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng

nhu cầu của thị trường. Cùng lúc, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích

cực mua lại ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đồng thời,

 NHNN bán ngoại tệ ở mức hợp lý để hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng

thiết yếu phục vụ sản xuất. Ngoài ra, cơ quan này cũng tiến hành đóng cửa

sàn vàng, góp phần quan trọng ổn định tỷ giá cũng như ổn định thị trường

ngoại hối.

2.3.3 Quản lí hạn mức tín dụng.

Trong năm 2010, tăng trưởng tín dụng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ, tốc độ

tăng trưởng sẽ bị siết chặt và chỉ bằng khoảng 2/3 so với năm 2009. Cụ thể,

 Ngân hàng Nhà nước khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín

dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng khoảng 25% trong 2010, thấp hơn nhiều so

với mức 37,73% năm 2009.

Mức khống chế tăng trưởng tín dụng 25% trong 2010 chỉ cao hơn một

chút so với 2008, năm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.Ngân

hàng Nhà nước nhấn mạnh, năm tới sẽ tập trung điều hành cung ứng tiền mặt

một cách chặt chẽ, kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng.Tuy nhiên, để đảm bảo

tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa

 bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. NHNN đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh quy mô tín

Page 5: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 5/17

dụng cho các dự án trọng điểm của nhà nước, DNNVV và các chi phí sản

xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thu mua và chế biến nông sản phục vụ xuất

khẩu. Đồng thời, chỉ đạo các NHTM thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất đối

với các khoản vay ngắn hạn VND phát sinh trong năm 2009 và tiếp tục triển

khai cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với những khoản vay trung, dài hạn VND, khu

vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn…

2.3.4. Nghiệp vụ thị trường mở.

Cho đến đầu quý IV/2009, NHNN vẫn muốn các TCTD cố gắng tự cân

đối nguồn vốn để cho vay và đảm bảo thanh khoản cho bản thân, nhưng trong

 bối cảnh nguồn vốn huy động tăng rất chậm, một số NH (trong đó có cả vài

 NH thuộc sở hữu Nhà nước) khó khăn về thanh khoản nếu không có sự can

thiệp mạnh tay của NHNN thì hệ thống sẽ dễ lặp lại tình hình cuối năm 2008

đầu 2009.

Vì vậy, NHNN đã quyết định điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường

mở để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD, với kỳ hạn chào mua

giấy tờ có giá dài hơn, tăng từ 7 ngày lên 14 ngày, hiện lên 28 ngày, thực hiện

giao dịch 2 phiên/ngày từ ngày 21/12/2009.

Trong những tháng đầu năm 2010, NHNN đã triển khai thực hiện đồng

 bộ nhiều biện pháp như để ổn định lãi suất thị trường theo xu hướng giảm

dần, theo đó NHNN đã tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM với kỳ

hạn dài hơn, khối lượng lớn hơn so với trước đây thông qua hoạt động tái cấp

vốn, thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối

và can thiệp tỷ giá phù hợp trên thị trường.Trong tháng 2/2010, do khó khăn

thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày

 Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng;

nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày.

Trong ngày 3/3, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên. Bên cạnh đó, NHNN thực hiện tái cấp vốn trực tiếp cho các NHTM bị

Page 6: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 6/17

thiếu hụt thanh khoản tạm thời (đây là các NH nhỏ không có các loại CTCG

theo quy định của NHNN để tham gia OMO); tái cấp vốn cho các NHTM để

cho vay chi phí mùa vụ đối với khu vực nông nghiệp... Nhờ các biện pháp của

 NHNN nên thanh khoản của hệ thống đã bớt căng thẳng và lãi suất trên thị

trường liên NH cũng giảm xuống. Tuy nhiên, kể từ ngày 4/3, lượng tiền

“bơm” qua thị trường mở đã giảm mạnh và hiện chỉ còn duy trì mỗi ngày 1

 phiên. Cụ thể, khối lượng trúng thầu ngày 4/3 chỉ có 3.200 tỷ đồng, đến ngày

10/3 là 2.983 tỷ đồng; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/3, lượng tiền chỉ

còn tương ứng 796, 454 và 742 tỷ đồng.

Lãi suất hình thành qua nhưng phiên đầu thầu ổn định ở 8%/năm, bằng

với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong

những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu

có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn.

 Như vậy có thể nhận thấy, sau khi “bơm” mạnh tiền ra vào trước Tết,

trong tháng 3-2010 NHNN hút về môt lượng tiền kỷ lục,con số này lên tới

38.600 tỉ đồng (nguồn: Bloomberg). Nhưng tháng 3 cũng là thời điểm chỉ số 

lạm phát bắt đầu tăng chậm lại, từ tăng 1,96% của tháng 2 xuống 0,75% của

tháng 3-2010.

Lẽ ra trong bối cảnh đó, lượng tiền nên được đưa ra nhiều hơn nhằm hạ 

ngay măt bằng lãi suất, kích thích doanh nghiê  p vay vốn, đăc biêt trong điều

kiên Chính phủ đã “bât đèn xanh” yêu cầu NHNN nghiên cứu á p dụng cơ chế

lãi suất thỏa thuân đối với các dự án kinh doanh hiêu quả. Tháng 4-2010 lạm

 phát chỉ tăng 0,14% so với tháng 3, nhưng tiền vẫn được tiế p tục hút vào qua

thị trường mở với lượng hút ròng 6.700 tỉ đồng. Tăng trưởng tín dụng bốn

tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn 6% so với cuối năm 2009

 Như vậy trong 6 tháng đầu năm 2010,kiềm chế lạm phát luôn là môt

trong những mục tiêu hàng đầu của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền

tệ. Chính sách lãi suất, tăng trưởng tín dụng, kiểm soát dòng tiền vào ra qua

Page 7: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 7/17

kênh thị trường mở, cả về khối lượng và kỳ hạn, đều xoay quanh mục tiêu

này. Tuy nhiên, không phải vì đó Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách

tiền tệ thắt chặt một cách cứng nhắc mà các công cụ đã được sử dụng chủ

động, linh hoạt và thận trọng nhằm kiểm soát tăng trưởng tiền tệ ở mức hợp

lý, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp với các cân đối vĩ mô, đảm bảo khả

năng an toàn thanh toán của hệ thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế

đảm bảo phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, trong đó

các biện pháp cơ bản như:

- Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 17.961VND/1USD lên

18.544VND/1USD; điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức

kinh tế (trừ TCTD) tại TCTD xuống còn 1%/năm và giảm mạnh dự trữ bắt

 buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% kể từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 2/2010.

- Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng và chỉ đạo các NHTM nhà nước

nâng cao vị thế, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh

giảm dần lãi suất cho phù hợp với diễn biến kinh tế và quy luật thị trường.

2.4. Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm

phát.

Trong những tháng đầu năm 2010, mặc dù kinh tế nước ta tiếp tục đối

mặt với những khó khăn và thách thức mới nhưng với sự chủ động, linh hoạt

và thận trọng, Chính sách tiền tệ đã đóng góp quan trọng cho quá trình phục

hồi kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại,tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

2.4.1. Tăng trưởng tín dụng cải thiện, lãi suất tiếp tục xu hướng giảm

Tổng phương tiện thanh toán (M2) tháng 4/2010 đã tăng 2.92% so với

tháng 3. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng

ước tăng 2.8% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VNĐ tăng 3.33%,

Page 8: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 8/17

tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 0.78%. So với cuối năm 2009, tổng số dư tiền gửi

của khách hàng ước tăng 5.93%.

Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 4/2010 ước tăng 1.73% so với tháng

trước, trong đó tín dụng bằng VNĐ tăng 1.41%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng

3%. So với cuối năm 2009, tín dụng của nền kinh tế ước tăng 5.58%.

 Như vậy, so với cùng kỳ những năm trước tín dụng và cung tiền trong

4T/2010 tăng thấp hơn khá nhiều. Nếu tính theo chu kỳ 12 tháng thì đến tháng

4/2010, tín dụng chỉ còn tăng 31.5%, cung tiền là 20.4%. Đây được xem là

mức khá thấp so với trung bình trong những năm vừa qua (quan sát biểu đồ).

Mức tăng trưởng tín dụng khá thấp trong những tháng vừa qua cũng là

tín hiệu cho thấy sức ép về lạm phát sẽ không cao trong những tháng sắp tới.

 Ngoài ra, với mức tăng trưởng dụng trong 4 tháng đầu năm còn cách xa mức

mục tiêu 25% của năm nay, chính sách tiền tệ trong những tháng tới nhiều

khả năng sẽ được cởi mở hơn.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất đang tiếp tục giảm, hiện tại, một số

khoản vay đã được vay với lãi suất 12.5%, lãi suất phổ biến quanh mức 14%.

Page 9: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 9/17

2.4.2. Lạm phát đang được kiểm soát khá tốt

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau khi tăng mạnh 3 tháng đầu năm chỉ còn

tăng 0.14% vào tháng 4, và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Tính trong 4

tháng đầu năm CPI tăng 4.27%, và đã tăng 9.23% so với cùng kỳ năm trước.

Việc CPI chỉ còn tăng nhẹ so với tháng trước là phù hợp với quy luật và dự

 báo trước đây của chúng tôi.

CPI của lương thực thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong tháng này đã

giảm mạnh sau khi đã tăng mạnh trước đó. Các nhóm như vật liệu xây dựng,

chất đốt, nhà ở, phương tiện đi lại tăng mạnh nhưng không ảnh hưởng nhiều

đến CPI do tỷ trọng nhóm hàng hóa này khá thấp trong rổ hàng hóa tính CPI.

3. Điều hành chính sách tiền tệ năm 2010: Chính sách tiền tệ thắt chặt

 Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng

kinh tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao (6,78%)

nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%) và tiêu

dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của nền

kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều

hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, phù hợp với Nghị quyết

Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình hình thực tế, góp phần quan trọngđể thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thể hiện cụ thể là:

Page 10: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 10/17

- Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở,

tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ

sung cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế với tốc độ

tăng 23%; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh toán giảm so

với các năm trước.

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị định số

41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp và nông thôn, trong đó quy định hộ sản xuất và hợp tác xã vay vốn từ 50-

500 triệu đồng không phải thế chấp, cầm cố tài sản; ban hành cơ chế khuyến

khích các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng cho vay vốn đối với nông nghiệp và

nông thôn với lãi suất thấp hơn lĩnh vực khác, thông qua giảm dự trữ bắt buộc,

cho vay tái cấp vốn, mở rộng mạng lưới TCTD. Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạocác TCTD tập trung vốn cho vay đối với xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa,

khắc phục hậu quả thiên tai. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 27,65% (giảm

dần trong 3 tháng cuối năm); tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn tăng

23,2%, cao hơn năm 2009 (18,8%).

- Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở 

mức 8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám

sát việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và

cho vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huyđộng VND bình quân 10,44%/năm, cho vay 13,18%/năm). Hai tháng cuối năm,

 NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều

hành chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND

14%/năm để ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm

cầu tín dụng (cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12,44%/năm, cho

vay 14,96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi

suất thị trường nội tệ liên ngân hàng 9,5 - 12%/năm).

- Điều chỉnh tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các TCTD tăng 5,52%; thực hiện

các biện pháp ổn định thị trường ngoại tệ, như kết hối ngoại tệ đối với 7 tập

đoàn, tổng công ty nhà nước, quy định trần lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế

 bằng USD 1%/năm, bán ngoại tệ cho nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, chỉ đạo các

TCTD hạn chế cho vay nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu và không khuyến

khích. Thị trường ngoại tệ và tỷ giá tương đối ổn định trong hơn 9 tháng đầu

năm; từ tháng 10, tỷ giá thị trường tăng phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô.

- Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm.Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở 

Page 11: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 11/17

nước ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường;

 ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và

cho vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng.

Giá vàng trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và

đầu cơ có xu hướng giảm.

- Giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và thực hiện các giải pháp đảm

 bảo an toàn hệ thống. Hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM; ban hành quy định

mới phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế của hệ thống

TCTD nước ta về tỷ lệ an toàn, cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM cổ

 phần, sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, quản trị kinh doanh của NHTM; giãn

tiến độ tăng vốn điều lệ của các TCTD theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đến

cuối năm 2011; Cơ quan Thanh tra giám sát, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phốtăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD. Năm 2010, tài sản có của hệ thống

TCTD tăng 28%, tỷ lệ an toàn kinh doanh phù hợp với quy định của NHNN, tỷ

lệ nợ xấu khoảng 2,5%; tình hình thanh khoản và lãi suất thị trường tiền tệ trong

nửa cuối tháng 12 tương đối ổn định.

- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay được giải ngân năm 2009 và

các khoản cho vay năm 2010 theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày

11/12/2009 và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009; cuối tháng 12, dư

nợ cho vay hỗ trợ lãi suất khoảng 95.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hỗ trợ lãisuất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 8.000 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và đối

tượng chính sách 28.000 tỷ đồng.

- Phối hợp giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ với chính sách tài

khoá, các ngân hàng thương mại (NHTM) sử dụng số vốn dự trữ thanh toán để

mua trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước có vốn để đầu tư phát triển, tăng

tỷ lệ vốn hóa thị trường vốn và thanh khoản của thị trường tiền tệ.

 Nâng cao tần suất, chất lượng và hiệu quả của công tác truyền thông về điều hành

chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Page 12: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 12/17

9 định hướng về chính sách tiền tệ 6 tháng cuối năm

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo về điều hành chính sách tiền

tệ, tín dụng và ngoại hối 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối

năm 2010.

 Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4ngân hàng thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quymô lớn khoảng 13,3%. Ảnh: Đức Long.

Những biện pháp thực hiện

Về họat động điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngoại hối, Ngân

hàng Nhà nước cho biết đã thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng ở mức

hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất, đảm bảo khả năng thanh khoản cho

nền kinh tế và cải thiện nguồn cung ngoại tệ, hạn chế nhập siêu. Ngân hàng

Nhà nước đã triển khai các biện pháp sau:

Một là, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm, lãi

suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm.

Hai là, tăng lượng tiền cung ứng thông qua: (i) Điều hành linh hoạt nghiệp

vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và

Page 13: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 13/17

28 ngày; giảm lãi suất kỳ hạn 7 ngày từ 7,8%/năm xuống 7,5%-7%/năm; (ii)

Tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn; (iii) Thực hiện hoán đổi ngoại tệ với

các tổ chức tín dụng có dư vốn huy động bằng ngoại tệ; giảm lãi suất hoán

đổi ngoại tệ kỳ hạn 1 tháng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm và 3 tháng từ8,5%/năm xuống 8%/năm; (iv) Hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân

hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng.

Ba là, ban hành cơ chế cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa

thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo hướng mở rộng đối

tượng cho vay phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn

biến của nền kinh tế.

 Đồng thời, chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tăng

cường kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện cơ chế

lãi suất cho vay thoả thuận và giảm dần mặt bằng lãi suất; đề nghị Hiệp hội

Ngân hàng Việt Nam tạo đồng thuận giữa các thành viên trong việc thống

nhất mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay VND phù hợp với

khả năng vay vốn và trả nợ của doanh nghiệp và hộ sản xuất; chỉ đạo các

ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc các giải pháp về lãi suất theo

chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Bốn là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất đối

với các khoản cho vay ngắn hạn bằng VND phát sinh trong năm 2009 và

triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2010 theo quy định của Thủtướng Chính phủ.

Năm là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu

quả tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay chi phí

sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh

nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản

xuất.

Page 14: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 14/17

Sáu là, theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động và

cho vay trên thị trường, tình hình tăng trưởng huy động và dư nợ tín dụng

của các tổ chức tín dụng, nhất là huy động và cho vay bằng ngoại tệ; xemxét các biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với cho vay bằng ngoại tệ để

không tạo sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Bảy là, triển khai nhiều giải pháp về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối

nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ, thị trường vàng và cải thiện lòng tin của

thị trường vào tính nhất quán của chính sách tiền tệ và tỷ giá:

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng

USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Điều chỉnh tăng

3,36% tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND kể từ ngày

11/2/2010 và duy trì ổn định cho đến nay.

 Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực mua lại ngoại tệ của một

số tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Bán ngoại tệ can thiệp ở mức hợp lý

để hỗ trợ ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung ngoại tệ cho vay nhập

khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản

xuất được, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc cho vay bằng ngoại tệ và

VND để mua ngoại tệ nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khíchnhập khẩu.

Diễn biến tiền tê, tín dụng, ngoại hối

Theo Ngân hàng Nhà nước, diễn biến CPI tháng 12/2009 tăng 1,38%,

tháng 1/2010 tăng 1,36% và tháng 2/2010 tăng 1,96% đã tác động đến tâm

lý thị trường nên mặt bằng lãi suất huy động VND trong quý 1/2010 có xu

Page 15: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 15/17

hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở mức khá cao.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải

pháp nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vayVND từ đầu tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng

dư nợ tín dụng.

Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng thương mại nhà

nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng 13,3%.

Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất

khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm

(tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007).

Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng giảm 1,3-

3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm. Lãi suất tiền gửi USD của dân cư

và lãi suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009.

Về tỷ giá và thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, từ đầu

năm 2010, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã được cải thiện đáng kể.

Từ giữa tháng 4/2010, cung - cầu ngoại tệ đã trở lại cân bằng, tính thanh

khoản của thị trường ở mức cao, các tổ chức tín dụng tự cân đối được

ngoại tệ và không có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước, nhiều

tổ chức tín dụng do lượng ngoại tệ mua được từ khách hàng tăng lên đãtiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ giá giao dịch USD/VND của các ngân hàng thương mại từ tháng 4/2010

luôn thấp hơn trần cho phép, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do xoay

quanh tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại. Giá vàng trong nước

diễn biến phù hợp với giá vàng thế giới, có thời điểm giá vàng trong nước

thấp hơn giá vàng thế giới.

Page 16: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 16/17

Về huy động vốn, cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho hay, trong 6 tháng

đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng dần,

phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuốinăm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%,

dư nợ tín dụng ước tăng 10,52%.

9 định hướng điều hành sáu tháng cuối năm

Bên cạnh những đánh giá về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và

ngoại hối 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra 9 định

hướng trọng tâm trong công tác điều hành 6 tháng cuối năm nay, cụ thể:

Thứ nhất, điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, đảm

bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20-

25%.

Thứ hai, điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần thông

qua các biện pháp: (i) Tăng lượng tiền cung ứng; (ii) Ổn định các mức lãi

suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ

thị trường mở và lãi suất hoán đổi ngoại tệ; (iii) Tăng thêm khối lượng vốn

giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý; (iv)

Tiếp tục cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại mở rộngtín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và

vừa; (v) Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy các ngân

hàng thương mại thực hiện đồng thuận về lãi suất huy động và cho vay

theo hướng giảm, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.

Thứ ba, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù

hợp với các cân đối vĩ mô.

Page 17: tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

8/3/2019 tiểu luận tttc chính sách tiền tệ 2010

http://slidepdf.com/reader/full/tieu-luan-tttc-chinh-sach-tien-te-2010 17/17

Thứ tư, tổ chức triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục chỉ 

đạo các tổ chức tín dụng tập trung cho vay chi phí sản xuất, xuất khẩu,doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt chẽ vốn cho vay lĩnh vực phi sản

xuất.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động của

hệ thống các tổ chức tín dụng. Giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những

vấn đề phát sinh trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng có mức vốn điều lệ

dưới 3.000 tỷ đồng tăng đủ vốn điều lệ theo quy định vào thời điểm

31/12/2010.

Thứ sáu, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tổng hợp, phân tích thông

tin kinh tế vĩ mô, dự báo sát tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới

để phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà

nước đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng; phối hợp với các bộ, ngành để

nâng cao chất lượng lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế.

Thứ bảy, tiếp tục triển khai các đề án thành phần thuộc Đề án thanh toán

không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Xây dựng và hoàn thiện Đề án

chi tiết đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015.

Thứ tám, nâng cao chất lượng, tần suất của công tác truyền thông về điềuhành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho các thông tin

này đến với người dân và doanh nghiệp một cách thường xuyên, kịp thời,

đầy đủ và chính xác.

Thứ chín, tích cực triển khai công tác cải cách hành chính với trọng tâm là

hoàn thành giai đoạn 2, giai đoạn 3 của Đề án đơn giản hoá thủ tục hành

chính theo chỉ đạo của Chính phủ.