46
VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn BẢN TIN ĐIỆN TNGHIÊN CU KHOA HC RESEARCH BULLETIN S06 - Tháng 06/2016 Volume: 06 Jun, 2016 LƯU HÀNH NỘI BTHÔNG TIN KHOA HC THÁNG 06 NGHIÊN CU QUC TTHÁNG 06 VIN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG *** Bn tin phát hành định kvào ngày 10 hàng tháng, được gi trc tiếp qua email và đăng tải trên Cng thông tin khoa hc và công nghngành Ngân hàng: www.khoahocnganhang.org.vn *** Liên hEmail: [email protected] Khuyến cáo sdng: ® Bản tin này được tng hp tcác báo cáo, đề tài nghiên cu định khàng tháng liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính ngân hàng ca các tchc quc tế WB, ADB, IMF, BIS và thông tin kết qunghiên cu của các đề tài cấp nhà nước, cp ngành ca NHNN, các B, ngành TW ca Vit Nam, các thông tin Hi tho ca các Vin nghiên cứu, trường đại hc, n phm khoa hc ca các NXB có uy tín ti Vit Nam phù hp với quy định pháp lut vbáo chí và bn quyn. ® Mọi quan điểm, ni dung trong Bản tin đều được dch hoc căn cứ vào thông tin khoa hc chính thng, chcó hàm ý cung cp thông tin tham kho mà không phn ánh ý kiến hay quan điểm ca Ban Biên tập cũng như ca Viện CLNH. Người đọc chnên sdng Bn tin ni bnhư là thông tin tham kho. CHU TRÁCH NHIM XUT BN Li sut trái phiếu ti hu hết các thtrường Đông Á mới ni (trTrung Quc và Phillippines) đã giảm trong khong thi gian t01/03 ti 15/05 trong bi cnh nn kinh tế toàn cu suy yếu. Chi tiết ADB Miguel León-Ledesma Báo cáo trái phiếu khu vc Châu Á quý II/2016 Bài viết này nghiên cu hiu qukinh tế ca vic ci cách các thtrường sn phm ln ti mt sngành phi sn xuất được bo hnhiu nht trong lch s.Chi tiết IMF Romain Bouis Giảm điều tiết thtrường sn phm và tăng trưởng: bng chng nghiên cu mi cp ngành và theo quc gia Liu bba bt khthi theo mô hình Mundell Flemming còn tn tại và còn đúng? Sự biến động đồng thi ca giá ctài sn trên thế gii vi nhau làm cho vic nhn diện các tác động tài chính và đánh giá tính độc lp ca chính sách tin ttrnên phc tạp hơn.Chi tiết IMF Carlos Caceres Điều kin tài chính toàn cầu và Tính độc lp ca Chính sách tin tNghiên cu kim tra mi quan hgia ri ro vnca các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại các nước đang phát triển và công ty mca chúng trong sut cuc khng hong tài chính toàn cu. Chi tiết IMF Ri ro vnti các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cuc khng hong tài chính toàn cu: Nhân tnào giúp các công ty liên kết được cách ly an toàn khi các công ty m? Nghiên cu ghi lại các đặc điểm ca hthng dliu mi tp trung vào nhng thay đổi trong mật độ sdng mt scông can toàn phbiến, hướng đến cmc tiêu an toàn vi mô và vĩ mô.Chi tiết IMF Eugenio Cerutti Những thay đổi trong công cchính sách an toàn Cơ sở dliu mi của các nước Sau khi giá du gim, nhiều nước xut khu du mđối mt vi yêu cu cn phi ci thin các cân bằng đối ngoi.Chi tiết IMF Alberto Behar Thay đổi đối ngoi của các nước xut khu du m: Vai trò ca chính sách tài khóa và tgiá Nghiên cu này phân tích các ảnh hưởng tài khóa do sdch chuyn trong tlphthuc vin tr(aid dependency) của 59 nước đang phát trin tnăm 1960 đến năm 2010. Chi tiết IMF Jean-Louis Combes Tác động ca vin trđến chính sách tài khóa? Lun cmi Nghiên cứu được thc hin nhm lấp đầy khong trng lý thuyết trong vic nghiên cu tác động ca các hiệp định thương mại bng cách sdụng phương pháp kiểm tra tng hp (SCM) .Chi tiết IMF Swarnali Ahmed Hannan Tác động ca Hiệp định Thương mại: Cách tiếp cn mi, nhn thc mi

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 06 - khoahocnganhang.org.vnkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2016/07/Ban-tin-NCKH... · Liệu bộ ba bất khả thi theo mô hình Mundell

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – BANKING STRATEGY INSTITUTE (BSI); website: www.bsi.org.vn

BẢN TIN ĐIỆN TỬ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC RESEARCH BULLETIN

Số 06 - Tháng 06/2016

Volume: 06 – Jun, 2016 LƯU HÀNH NỘI BỘ

THÔNG TIN KHOA HỌC THÁNG 06

NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ THÁNG 06

VIỆN CHIẾN LƯỢC

NGÂN HÀNG

*** Bản tin phát hành định kỳ vào

ngày 10 hàng tháng,

được gửi trực tiếp qua email và

đăng tải trên Cổng thông tin

khoa học và công nghệ ngành

Ngân hàng:

www.khoahocnganhang.org.vn

***

Liên hệ Email: [email protected]

Khuyến cáo sử dụng:

® Bản tin này được tổng hợp từ

các báo cáo, đề tài nghiên cứu

định kỳ hàng tháng liên quan đến

lĩnh vực kinh tế tài chính – ngân

hàng của các tổ chức quốc tế

WB, ADB, IMF, BIS và thông tin

kết quả nghiên cứu của các đề tài

cấp nhà nước, cấp ngành của

NHNN, các Bộ, ngành TW của

Việt Nam, các thông tin Hội thảo

của các Viện nghiên cứu, trường

đại học, ấn phẩm khoa học của

các NXB có uy tín tại Việt Nam

phù hợp với quy định pháp luật

về báo chí và bản quyển.

® Mọi quan điểm, nội dung

trong Bản tin đều được dịch hoặc

căn cứ vào thông tin khoa học

chính thống, chỉ có hàm ý cung

cấp thông tin tham khảo mà

không phản ánh ý kiến hay quan

điểm của Ban Biên tập cũng như

của Viện CLNH. Người đọc chỉ

nên sử dụng Bản tin nội bộ như là

thông tin tham khảo.

CHỊU TRÁCH NHIỆM

XUẤT BẢN

Lợi suất trái phiếu tại hầu hết các thị

trường Đông Á mới nổi (trừ Trung Quốc và

Phillippines) đã giảm trong khoảng thời

gian từ 01/03 tới 15/05 trong bối cảnh nền

kinh tế toàn cầu suy yếu. Chi tiết

ADB Miguel León-Ledesma

Báo cáo trái phiếu khu vực Châu Á quý

II/2016

Bài viết này nghiên cứu hiệu quả kinh tế

của việc cải cách các thị trường sản phẩm

lớn tại một số ngành phi sản xuất được bảo

hộ nhiều nhất trong lịch sử.Chi tiết

IMF Romain Bouis

Giảm điều tiết thị trường sản phẩm và

tăng trưởng: bằng chứng nghiên cứu mới

ở cấp ngành và theo quốc gia

Liệu bộ ba bất khả thi theo mô hình Mundell –

Flemming còn tồn tại và còn đúng? Sự biến

động đồng thời của giá cả tài sản trên thế giới

với nhau làm cho việc nhận diện các tác động

tài chính và đánh giá tính độc lập của chính

sách tiền tệ trở nên phức tạp hơn.Chi tiết

IMF Carlos Caceres

Điều kiện tài chính toàn cầu và Tính độc

lập của Chính sách tiền tệ

Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa rủi

ro vỡ nợ của các chi nhánh ngân hàng

nước ngoài tại các nước đang phát triển và

công ty mẹ của chúng trong suốt cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chi tiết

IMF

Rủi ro vỡ nợ tại các chi nhánh ngân hàng

nước ngoài trong cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu: Nhân tố nào giúp các công

ty liên kết được cách ly an toàn khỏi các

công ty mẹ?

Nghiên cứu ghi lại các đặc điểm của hệ

thống dữ liệu mới tập trung vào những thay

đổi trong mật độ sử dụng một số công cụ

an toàn phổ biến, hướng đến cả mục tiêu

an toàn vi mô và vĩ mô.Chi tiết

IMF Eugenio

Cerutti

Những thay đổi trong công cụ chính sách

an toàn – Cơ sở dữ liệu mới của các nước

Sau khi giá dầu giảm, nhiều nước xuất khẩu

dầu mỏ đối mặt với yêu cầu cần phải cải thiện

các cân bằng đối ngoại.Chi tiết

IMF Alberto

Behar

Thay đổi đối ngoại của các nước xuất

khẩu dầu mỏ: Vai trò của chính sách tài

khóa và tỷ giá

Nghiên cứu này phân tích các ảnh hưởng tài

khóa do sự dịch chuyển trong tỷ lệ phụ thuộc

viện trợ (aid dependency) của 59 nước đang

phát triển từ năm 1960 đến năm 2010. Chi tiết

IMF Jean-Louis Combes

Tác động của viện trợ đến chính sách tài

khóa? Luận cứ mới

Nghiên cứu được thực hiện nhằm lấp đầy

khoảng trống lý thuyết trong việc nghiên cứu

tác động của các hiệp định thương mại bằng

cách sử dụng phương pháp kiểm tra tổng hợp

(SCM) .Chi tiết

IMF Swarnali Ahmed

Hannan

Tác động của Hiệp định Thương mại:

Cách tiếp cận mới, nhận thức mới

Nghiên cứu này phân tích một cách hệ

thống mức độ sẵn có cũng như cách

thức sử dụng dư địa tài khóa tại các

nền kinh tế mới nổi và đang phát

triển.Chi tiết

WB Huidrom Raju

Những thách thức của chính sách tài

khóa tại các nền kinh tế mới nổi và

đang phát triển

WB Franziska Lieselotle

Số nhân tài khóa có phụ thuộc vào

trạng thái tài khóa?

Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa

số nhân tài khóa và trạng thái tài khóa của

các Chính phủ, sử dụng mô hình tự hồi quy

véc-tơ bảng tương tác (Interactive panel

vector auto regression model) và một bộ dữ

liệu lớn về các nền kinh tế phát triển và

đang phát triển. Chi tiết

WB

Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới

Mức tăng chậm lại của các nền kinh tế mới

nổi chủ chốt sẽ làm chậm tốc độ tăng

trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016.

Cụ thể, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo

tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016

xuống còn 2,9% từ mức 3,3% trong báo

cáo trước đó. Chi tiết

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KINH TẾ TRUNG QUỐC

GIẢM TỐC TỚI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

Tác giả: Minsoo Lee, Donghyun Park và Arief Ramayandi

Sựpháttriểncủa khu vực Châu Á trong những năm qua có sự đóng góp khá lớn từ sự trỗi dậy của

Trung Quốc (trong đó chủ yếu thông qua các kênh thương mại). Trung Quốc và các nước láng giềng

đã cùng nhau hình thành mạng lưới sản xuất rộng lớn, đồng thời quốc gia này cũng đang trở thành thị

trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Do vậy, nghiên cứu này

sẽ sử dụng hai phương pháp thực nghiệm để đánh giá tác động của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc

tới các nền kinh tế châu Á khác: (i) cách tiếp cận từ mô hình một phương trình sẽ đánh giá tác động từ

kênh thương mại và (ii) mô hình hồi quy vector toàn cầu chỉ ra những ảnh hưởng vượt ngoài các kênh

thương mại. Kết quả của cả hai phân tích khẳng định rằng việc giảm tốc của Trung Quốc thực sự có

tác động không đáng kể tới các nền kinh tế khác, đặc biệt đối với khu vực Đông và Đông Nam Á. Bên

cạnh đó, một phân tích ngoài mẫu cũng được thực hiện nhằm tách ảnh hưởng của việc kinh tế Trung

Quốc giảm tốc khỏi các diễn biến tăng trường gần đây của các nền kinh tế Đông Nam Á. Phân tích

cho thấy kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng nhất định tới động lực tăng trưởng của khu vực nhưng

không phải luôn là nhân tố chủ yếu. (Chi tiết)

NGHIÊN

CỨU

CHUYÊN

SÂU

THÁNG 06

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những

nhóm vấn đề cần giải quyết nhằm thúc

đẩy sự phát triển của thị trường trái

phiếu doanh nghiệp tại các quốc gia

Châu ÁChi tiết

BIS Marlene Amstad

Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển

của các thị trường trái phiếu doanh

nghiệp tại Châu Á

BIS Enrique Alberola-Ila

Chênh lệch sản lượng và chính sách

ổn định tại khu vực Mỹ Latinh: tác

động của thị trường hàng hóa và chu

kỳ dòng vốn

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một phương

pháp ước lượng chênh lệch sản lượng,

trong đó đã loại bỏ được những tác động

của thị trường hàng hóa và những ảnh

hưởng của việc dòng vốn quốc tế tại khu

vực Mỹ Latinh tăng mạnh trong giai đoạn

trước. Chi tiết

BIS Feng Zhu

Nghiên cứu về lãi suất thực cân bằng

tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự biến

động của lãi suất thực cân bằng

(equilibrium real interest rate) tại khu vực

Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, các

phương pháp định lượng đã được sử dụng

để ước lượng lãi suất thực cân bằng.Chi

tiết

Trong báo cáo này, Ngân hàng thanh

toán quốc tế (BIS) nhận định cải cách

tài chính là đòi hỏi mang tính cấp bách

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn

cầu và đối phó với những biến động

của thị trường. Chi tiết

BIS

Báo cáo thường niên lần thứ 86

ẤN PHẨM KHOA HỌC TRONG THÁNG 06

ÁC MÔNG ĐAI KHUNG HOANG 1929(CHI TIẾT)

GIAI NOBEL KINH TẾ(CHI TIẾT)

BÁN KHỐNG – THAM HOA KINH TẾ ĐÂM

CHÂT TAI CHINH NHÂT TRONG LICH SƯ

PHỐ WALL(CHI TIẾT)

HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG THÁNG 06

HÔI THAO: “ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TIỀN TỆ

- NGÂN HANG”.(CHI TIẾT)

HÔI THAO QUỐC GIA “HOAT ĐÔNG TÀI

CHÍNH QUỐC TẾ CUA VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOAN HÔI NHÂP MỚI”(CHI TIẾT)

TOA ĐAM CÁC NGUỒN LỰC CHO TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOAN

2016 – 2020(CHI TIẾT)

ĐỀ TAI: HANH VI NGƯỜI GƯI TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC

ĐÔNG ĐẾN HANH VI NGƯỜI GƯI TIỀN TRONG HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.(CHI TIẾT)

ĐỀ TÀI:CÁC NHÂN TỐ ANH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI VA

GIAI PHÁP GIAM NGHÈO BỀN VỮNG, VƯƠN LÊN LAM

GIÀU TAI VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG

BẰNG SÔNG CƯU LONG.(CHI TIẾT)

Chủ nhiệm:TS. Nguyễn Văn

Thạnh, Chủ tịch HĐQT, Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam

Mã số: DTNH.08/2015

Chủ nhiệm: TS. Lê Thanh Ngọc,

Giảng viên Đại học Ngân hàng

TP. Hồ Chí Minh.

Mã số: DTNH.17/2015

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC THÁNG 06

ĐỀ TÀI: CAI THIỆN CHÂT LƯỢNG QUAN TRI CÔNG TY

(CORPORATE GOVERNANCE) NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUA HOAT ĐÔNG CUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MAI VIỆT NAM.(CHI TIẾT)

ĐỀ TÀI: KHUNG HOANG TRUYỀN THÔNG TRONG HOAT

ĐÔNG NGÂN HÀNG VÀ GIAI PHÁP XƯ LÝ VỀ TRUYỀN

THÔNG.(CHI TIẾT)

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG GIAI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CẦU

NỐI CUA HIỆP HÔI NGÂN HÀNG NHẰM HỖ TRỢ TỐT

HƠN HOAT ĐÔNG CUA CÁC NHTM VÀ NÂNG CAO HIỆU

LỰC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH CUA NHNN.(CHI TIẾT)

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hoài

Thu - Phó Giám đốc, Trung tâm

Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Học

viện Ngân hàng

Mã số:DTNH.15/2015

Chủ nhiệm: Đặng Văn Tới - Phó

Chánh Văn phòng, Văn phòng

NHNN

Mã số: DTNH.14/2013

Chủ nhiệm: TS. Trần Thị Hồng

Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân

hàng Việt Nam

Mã số: DTNH.09/2015 THÔNG

TIN ĐỀ

TÀI

TRONG

NƯỚC

Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Thị

Quỳnh Mai, Trưởng phòng, Vụ Dự

báo - thống kê, Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam

Mã số: DANH.01/2014

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG THỐNG KÊ ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN CÁN CÂN THANH TOÁN

QUỐC TẾ CUA VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU

TRA CHON MẪU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.(CHI TIẾT)

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 1

BẢN TIN NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

1. Báo cáo trái phiếu khu vực Châu Á quý II/201 (Asia bond monitor)

Nguồn: ADB

Tác giả:Miguel León-Ledesma

Ngày xuất bản:01/06/2016

"Lợi suất trái phiếu tại hầu hết các thị trường Đông Á mới nổi (trừ Trung Quốc và

Phillippines) đã giảm trong khoảng thời gian từ 01/03 tới 15/05 trong bối cảnh nền kinh tế

toàn cầu suy yếu

Trong tháng 3, Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia

đang phát triển Châu Á sẽ chậm lại từ 5,9% năm 2015 xuống còn 5,7% trong năm 2016 và

2017. Trong tháng tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2016

xuống còn 3,2%, giảm so với mức dự báo 3,4% trong tháng 1. Trong bối cảnh này, lợi tức trái

phiếu tại các quốc gia Đông Á mới nổi nhìn chung giảm đi trong khoảng thời gian từ 01/03

đến 15/05, bao gồm lợi tức của trái phiếu chính phủ 10 năm chi trả bằng đồng nội tệ.

Thị trường chứng khoán tại các quốc gia Đông Á mới nổi đều tăng trưởng ngoại trừ tại

Indonesia và Malaysia từ 01/03 đến 15/05. Những đồng tiền trong khu vực nhìn chung cũng

tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn này, với đồng won của Hàn Quốc được đánh

giá cao nhất, theo sau là đồng ringgit của Malaysia. Biên độ hoán đổi vỡ nợ tín dụng (credit

default swap spreads) giảm tại các thị trường Đông Á mới nổi, cho thấy nhận định về rủi ro

vỡ nợ đã giảm đi. Quy mô của thị trường trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm tại các quốc

gia mới nổi Đông Á mở rộng lên 9608 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng 3, tăng 3,9% so với quý

trước và tăng 20,4% so với năm trước trong quý 1 năm 2016. Thị trường trái phiếu Trung

Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất trong khu vực, chiếm 67,7% thị phần trái phiếu tại các

quốc gia mới nổi Đông Á tính đến cuối tháng 3. Hai thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc và

Malaysia.".

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

2. Giảm điều tiết thị trường sản phẩm và tăng trưởng: bằng chứng nghiên cứu mới ở cấp

ngành và theo quốc gia (Product Market Deregulation and Growth: New Country-

Industry-Level Evidence.)

Nguồn: IMF

Tác giả:Romain Bouis; Romain A Duval; Johannes Eugster

Ngày xuất bản: 09/06/2016

Bài viết này nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc cải cách các thị trường sản phẩm lớn tại

một số ngành phi sản xuất được bảo hộ nhiều nhất trong lịch sử. Nghiên cứu dựa trên mối

liên kết duy nhất giữa dữ liệu mới hàng năm về các đợt cải cách và kết quả theo ngành của 5

ngành công nghiệp (điện và khí đốt, vận tải đường bộ, vận tải hàng không, dịch vụ bưu chính

và viễn thông) tại 26 quốc ra trải dài trong hơn ba thập kỷ. Việc sử dụng dữ liệu bảng ba chiều

và các biện pháp đo lường cẩn trọng các cú sốc cải cách thông qua các công cụ bên ngoài giúp

nhóm nghiên cứu kiểm soát được các cú sốc vĩ mô trong nền kinh tế và xử lý được các sai

lệch có thể xảy ra do thiếu biến trong mô hình một cách rộng hơn. Sử dụng phương pháp dự

báo cục bộ, nghiên cứu thấy rằng việc giảm mạnh các rào cản gia nhập làm gia tăng sản lượng

và năng suất lao động trong vòng 05 năm, và gây giảm giá tương đối. Ngược lại, chỉ có tác

động tích cực nhẹ lên lao động ngành, và đầu tư về cơ bản là không bị ảnh hưởng, điều này

NHỮNG VÂN ĐỀ KINH TẾ VIỆT NAM. (CHI TIẾT)

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 2

chỉ ra rằng sự gia tăng về sản lượng sau cải cách chủ yếu là do yếu tố năng suất tổng hợp

được cải thiện. Phải mất một thời gian để các lợi ích này được thể hiện rõ rệt: ccs tác động bắt

đầu có ý nghĩa thống kế sau 2-3 năm cải cách khi giá bắt đầu giảm, năng suất và sản lượng

tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng về tác động tiêu cực ngắn hạn của

cải cách kể cả trong điều kiện kinh tế vĩ mô yếu. Những phát hiện này cung cấp những luận

cứ rõ ràng để tăng cường các nỗ lực cải cách thị trường sản phầm trong các nền kinh tế phát

triển tại thời điểm tăng trưởng yếu hiện tại.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

3. Điều kiện tài chính toàn cầu và Tính độc lập của Chính sách tiền tệ(Global Financial

Conditions and Monetary Policy Autonomy)

Nguồn: IMF

Tác giả:Carlos Caceres; Yan Carriere-Swallow& Bertrand Gruss

Ngày xuất bản: 08/06/2015

Liệu bộ ba bất khả thi theo mô hình Mundell – Flemming còn tồn tại và còn đúng? Sự

biến động đồng thời của giá cả tài sản trên thế giới khi các chu kì kinh doanh đồng bộ với

nhau làm cho việc nhận diện các tác động tài chính và đánh giá tính độc lập của chính sách

tiền tệ trở nên phức tạp hơn. Một mức biến động đồng thời nhất định của lãi suất được sử

dụng để đặt ra giả thuyết không (null hypothesis) rằng ngân hàng trung ương chỉ phản ứng

trước các biến động về lạm phát và sản lượng nội địa. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương

pháp chung được sử dụng để ước lượng tác động lan tỏa của lãi suất có xu hướng đánh giá

không đúng mức độ độc lập của chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế mở và nhỏ với cơ chế tỷ

giá linh hoạt. Nghiên cứu đưa ra một cách tiếp cận thực nghiệm nhằm tách riêng các ảnh

hưởng liên quan tới mức độ độc lập không chuẩn của chính sách tiền tệ. Với cách tiếp cận

này, nghiên cứu xem xét lại các dự báo về bộ ba bất khả thi và có được các bằng chứng thuyết

phục cho rằng tỷ giá linh hoạt hỗ trợ tính độc lập của chính sách tiền tệ nhiều hơn so với các

nghiên cứu trước đây đã chỉ ra.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

4. Rủi ro vỡ nợ tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu: Nhân tố nào giúp các công ty liên kết được cách ly an toàn khỏi các

công ty mẹ? (Foreign Bank Subsidiaries’ Default Risk during the Global Crisis : What

Factors Help Insulate Affiliates from their Parents?)

Nguồn: IMF

Tác giả:N/A

Ngày xuất bản: 08/06/2016

Nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro vỡ nợ của các chi nhánh ngân hàng nước

ngoài tại các nước đang phát triển và công ty mẹ của chúng trong suốt cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu nhằm xác định quy mô và chiều hướng quan hệ giữa chúng, đồng thời, quan

trọng hơn, là tìm hiểu nhân tố nào giúp các đơn vị liên kết cách ly an toàn khỏi các công ty

mẹ. Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ cùng chiều mạnh và có ý nghĩa

giữa rủi ro vỡ nợ của ngân hàng mẹ và các ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài. Mối tương

quan này là thấp hơn cho các công ty con có tỷ lệ nguồn vốn huy động bán lẻ cao và được

quản lý độc lập hơn từ công ty mẹ. Các quy định điều tiết ngân hàng tại quốc gia chủ nhà

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 3

cũng ảnh hưởng đến mức độ mà những cú sốc tới các công ty mẹ ảnh hưởng đến rủi ro vỡ nợ

của các công ty con. Đặc biệt, sự tương quan giữa rủi ro vỡ nợ của các công ty con và công ty

mẹ là thấp hơn cho các công ty con hoạt động tại nước mà áp đặt các yêu cầu cao hơn về vốn,

dự trữ, dự phòng và công bố thông tin, và những giới hạn chặt chẽ hơn cho hoạt động ngân

hàng.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

5. Những thay đổi trong công cụ chính sách an toàn – Cơ sở dữ liệu mới của các

nước(Changes in Prudential Policy Instruments — A New Cross-Country Database)

Nguồn: IMF

Tác giả:Eugenio Cerutti; Ricardo Correa; Elisabetta Fiorentino& Esther Segalla

Ngày xuất bản: 08/06/2016

Nghiên cứu ghi lại các đặc điểm của hệ thống dữ liệu mới tập trung vào những thay đổi

trong mật độ sử dụng một số công cụ an toàn phổ biến, hướng đến cả mục tiêu an toàn vi mô

và vĩ mô. Phạm vi dữ liệu rộng, bao gồm 64 quốc gia, với các số liệu được thu thập theo quý

từ Quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2014. Cơ sở dữ liệu bao gồm 5 loại công cụ an toàn: bộ

đệm vốn, các giới hạn rủi ro liên ngân hàng, hạn chế tập trung, giới hạn tỷ lệ cho vay trên giá

trị LTV, và dự trữ bắt buộc. Trên cơ sở phân tách 5 công cụ này, cơ sở dữ liệu xây dựng 9

công cụ an toàn trong đó, bộ đệm vốn được chia thành bốn chỉ tiêu nhỏ hơn: yêu cầu về vốn

nói chung, bộ đệm vốn riêng cho tín dụng bất động sản, bộ đệm vốn riêng cho tín dụng tiêu

dùng, và bộ đệm vốn cụ thể khác; dự trữ bắt buộc được chia thành hai chỉ số phụ: yêu cầu về

vốn nội tệ và yêu cầu về vốn ngoại tệ. Trong khi yêu cầu về vốn nói chung có nhiều thay đổi

nhất trên bình diện các nước, thì tỷ lệ LTV và dự trữ bắt buộc có số lần điều chỉnh thắt chặt và

nới lỏng nhiều nhất. Nghiên cứu cũng phân tích việc sử dụng của các công cụ liên quan đến

sự biến đổi của các biến quan trọng như tín dụng, lãi suất chính sách, và giá nhà, tìm kiếm

những khác biệt lớn về hình thức nới lỏng hay thắt chặt của các công cụ liên quan đến chu kỳ

kinh doanh và tài chính.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

6. Thay đổi đối ngoại của các nước xuất khẩu dầu mỏ: Vai trò của chính sách tài khóa và

tỷ giá (External Adjustment in Oil Exporters : The Role of Fiscal Policy and the

Exchange Rate)

Nguồn: IMF

Tác giả:Alberto Behar & Armand Fouejieu

Ngày xuất bản: 08/06/2016

Sau khi giá dầu giảm, nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ đối mặt với yêu cầu cần phải cải thiện

các cân bằng đối ngoại. Đặc tính đặc biệt của các nước xuất khẩu dầu mỏ khiến tỷ giá hối

đoái trở thành thành công cụ kém hiệu quả trong khi đưa chính sách tài khóa lên giữ vai trò

quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Kết luận này được rút ra từ phân tích hồi quy

các yếu tố của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thương mại. Kết quả phân tích cho thấy

cân bằng đối ngoại ít hoặc không có quan hệ với tỷ giá hối đoái, đặc biệt là ở các nước xuất

khẩu dầu mỏ có nền kinh tế kém đa dạng hóa (bao gồm cả các nước thuộc Hội đồng hợp tác

vùng vịnh - Gulf Cooperation Council) và có quan hệ mật thiết với cán cân tài khóa hoặc chi

tiêu chính phủ.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 4

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

7. Tác động của viện trợ đến chính sách tài khóa? Luận cứ mới (What Does Aid Do to

Fiscal Policy? New Evidence)

Nguồn: IMF

Tác giả:Jean-Louis Combes; Rasmané Ouedraogo & Sampawende J.-A. Tapsoba

Ngày xuất bản: 09/06/2016

Viện trợ nước ngoài là một nguồn lực tài chính chính phủ lớn đối với một số nước đang

phát triển và được phân bổ để thực thi các chính sách tài khóa. Nghiên cứu này phân tích các

ảnh hưởng tài khóa do sự dịch chuyển trong tỷ lệ phụ thuộc viện trợ (aid dependency) của 59

nước đang phát triển từ năm 1960 đến năm 2010. Nghiên cứu xác định sự thay đổi cấu trúc

của tỷ lệ phụ thuộc viện trợ: dịch chuyển lên (sự gia tăng về mặt cấu trúc của dòng vốn viện

trợ) và dịch chuyển xuống (sự suy giảm về mặt cấu trúc của dòng vốn viện trợ). Những thay

đổi này được xem như những cú sốc vào tỷ lệ phụ thuộc viện trợ và phương pháp đánh giá

thực nghiệm được sử dụng để đánh giá tác động của viện trợ lên tài khóa. Kết quả cho thấy sự

thay đổi mức độ phụ thuộc viện trợ diễn ra thường xuyên và có tác động tài khóa đáng kể.

Ngoài bằng chứng về tác động truyền thống trong việc thay thế thuế và “nhầm tưởng về viện

trợ” (aid illusion), nghiên cứu còn cho thấy sự gia tăng hay giảm sút tỷ lệ phụ thuộc viện trợ

có tác động bất đối xứng lên các tài khoản tài khóa. Dòng vốn viện trợ vào lớn làm suy giảm

nguồn lực thuế và đầu tư công trong khi việc cắt giảm nguồn viện trợ lớn lại có xu hướng giữ

cho tỷ trọng thuế và chi tiêu của nước nhận viện trợ không đổi. Hơn nữa, các hiệu ứng chuyển

thuế có xu hướng tạm thời trong khi ảnh hưởng lên các khoản mục chi tiêu lại có tính lâu dài.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động tài khóa không mong muốn của viện trợ rõ

rệt hơn đối với các quốc gia có điểm số quản trị và khả năng hấp thụ vốn thấp cũng như đối

với những quốc gia đang tiếp nhận chương trình hỗ trợ của IMF.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

8. Tác động của Hiệp định Thương mại: Cách tiếp cận mới, nhận thức mới (The Impact

of Trade Agreements : New Approach, New Insights)

Nguồn: IMF

Tác giả:Swarnali Ahmed Hannan

Ngày xuất bản: 10/06/2016

Hiệp định Đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đã đặt ra vấn đề nghiên cứu về các tác

động trước đó của các hiệp định thương mại. Các kết quả từ những mô hình nghiên cứu về

vấn đề này không ổn định và cần được bổ trợ bằng các nghiên cứu tác động hậu hiệp định.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm lấp đầy khoảng trống lý thuyết này bằng cách sử dụng

phương pháp kiểm tra tổng hợp (SCM) – phương pháp khả phổ biến trong các nghiên cứu vĩ

mô và vi mô hiện nay - để tìm hiểu tác động của các hiệp định thương mại trong giai đoạn

1983-1995 của 104 cặp nước. Ưu điểm chính của việc sử dụng SCM là giải quyết sai lệch lựa

chọn- một trong những vấn vấn đề cố hữu của lý thuyết thương mại – bằng cách cho phép ảnh

hưởng của các yếu tố nhiễu không quan sát được thay đổi theo thời gian, trong khi các

phương pháp kinh tế lượng truyền thống xử lý với các nhân tố không quan sát được bất biến

theo thời gian. Sử dụng phương pháp SCM, nghiên cứu chỉ ra rằng các thỏa thuận thương mại

có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể với kinh ngạch xuất khẩu tăng trung bình 80 điểm phần trăm

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 5

trong 10 năm. Các thị trường mới nổi có mức tăng xuất khẩu cao hơn khi tham gia hiệp định

thương mại so với các thị trường phát triển. Nghiên cứu chỉ ra tất cả các quốc gia trong

NAFTA thu lợi đáng kể nhờ NAFTA. Cuối cùng, có một số bằng chứng cho thấy các thỏa

thuận thương mại có thể dẫn tới sự chệch hướng nhập khẩu nhẹ nhưng không có sự chệch

hướng xuất khẩu.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

9. Những thách thức của chính sách tài khóa tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát

triển(Challenges of fiscal policy in emerging and developing economies)

Nguồn:WB

Tác giả:Huidrom, Raju; Kose; Ayhan; Ohnsorge & Franziska Lieselotle

Ngày xuất bản: 22/06/2016

Nghiên cứu này phân tích một cách hệ thống mức độ sẵn có cũng như cách thức sử dụng

dư địa tài khóa tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Những nền kinh tế này thiết lập

dư địa tài khóa trong thời gian diễn ra Đại Suy thoái năm 2008-2009, sau đó sử dụng nguồn

ngân sách này để kích thích phát triển kinh tế. Đây là xu hướng chung trong ba thập kỷ qua,

khi mà sự sẵn có của dư địa tài khóa đi kèm với việc tăng cường các chính sách tài khóa

ngược chu kỳ (hoặc ít thuận chu kỳ). Tuy nhiên, dư địa tài khóa đã giảm đi kể từ sau Đại Suy

thoái và chưa trở lại mức trước khủng hoảng. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang

phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tăng trưởng và nguy cơ chi phí tài chính tăng cao. Trong

trường hợp xảy ra suy giảm kinh tế mạnh theo chu kỳ, những nhà hoạch định chính sách có

thể phải sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ để kích thích nền kinh tế. Một điều kiện

tiên quyết để chính sách tài khóa có hiệu quả là các nền kinh tế này phải có dư địa tài khóa đủ

để sử dụng các chính sách tài khóa ngược chu kỳ. Trong trung hạn, một thể chế được thiết kế

hiệu quả và đáng tin cậy như các quy định tài chính, các quỹ bình ổn, và những khuôn khổ chi

tiêu trong trung hạn có thể giúp xây dựng dư địa tài khóa và tăng cường hiệu quả chính sách.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

10. Số nhân tài khóa có phụ thuộc vào trạng thái tài khóa? (Do fiscal multipliers

depend on fiscal positions?)

Nguồn:WB

Tác giả: Huidrom, Raju; Kose; Ayhan; Ohnsorge& Franziska Lieselotle

Ngày xuất bản: 22/06/2016

Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa số nhân tài khóa và trạng thái tài khóa của các

Chính phủ, sử dụng mô hình tự hồi quy véc-tơ bảng tương tác (Interactive panel vector auto

regression model) và một bộ dữ liệu lớn về các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Phương pháp này cho phép phát hiện ra mối quan hệ nội sinh giữa số nhân tài khóa và trạng

thái tài khóa trong khi vẫn duy trì được số bậc tự do (degree of freedom) cần thiết để có thể

đưa ra những suy diễn thống kê. Nghiên cứu đã tìm ra ba kết quả. Thứ nhất, số nhân tài khóa

phụ thuộc vào trạng thái tài khóa: số nhân tài khóa có xu hướng lớn hơn khi trạng thái tài

khóa mạnh (khi nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách thấp) và ngược lại. Ví dụ, số nhân trong

dài hạn có thể lớn khi trạng thái tài khóa mạnh và có thể âm khi trạng thái tài khóa yếu. Thứ

hai, những tác động này là riêng biệt và khác biệt so với những tác động của chu kỳ kinh tế

lên số nhân tài khóa. Thứ ba, những tác động của trạng thái tài khóa lên số nhân là do hai yếu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 6

tố: (i) kênh lãi suất: chi phí đi vay cao hơn (do nhà đầu tư nhận thức rõ hơn về rủi ro tín dụng

khi kích thích kinh tế từ một trạng thái tài khóa yếu ban đầu) sẽ làm lấn át đầu tư tư nhân; (ii)

kênh Ricardian: các hộ gia đình giảm chi tiêu khi dự đoán những điều chỉnh tài khóa trong

tương lai.

Tải về toàn văn tại đây

Trở lại trang đầu

11. Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới. (Global economic prospects)

Nguồn: WB

Tác giả:N/A

Ngày xuất bản: 01/07/2016

Mức tăng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi chủ chốt sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng

kinh tế toàn cầu trong năm 2016. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh

tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,9% từ mức 3,3% trong báo cáo trước đó. Dự báo tăng

trưởng kinh tế Mỹ cũng giảm từ 2,8% xuống còn 2,7% với nguyên nhân là đồng USD tăng

giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Trong khi đó, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp

Nhật Bản và Khu vực đồng tiền chung châu Âu duy trì được đà phục hồi mong manh. Báo

cáo cũng nhận định rằng đà giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc sẽ khiến thị

trường hàng hóa tiếp tục suy giảm, trong khi Nga và Brazil được dự kiến sẽ vẫn trong trạng

thái suy thoái trong năm 2016.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

12. Các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại

Châu Á (A spare tire for capital markets: Fostering corporate bond markets in Asia)

Nguồn: BIS

Tác giả:Marlene Amstad; Steven Kong; Frank Packer & Eli Remolona

Ngày xuất bản: 01/06/2016

Tám thị trường trái phiếu nội tệ lớn (được quỹ trái phiếu Châu Á 2 đầu tư) đã tiếp tục tăng

trưởng khá nhanh kể từ năm 2011. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh

nghiệp lại không theo kịp thị trường trái phiếu Chính phủ. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập

trung vào những nhóm vấn đề cần cải thiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái

phiếu doanh nghiệp tại các quốc gia Châu Á. Cụ thể, tại thị trường sơ cấp, nhóm tác giả

khuyến nghị các Chính phủ cần đưa ra những biện pháp mở rộng phạm vi chất lượng tín dụng

của trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời phát triển trái phiếu hạ tầng như một loại tài sản. Tại

thị trường thứ cấp, nghiên cứu cho rằng cần nâng cao tính thanh khoản thông qua việc phát

triển một cơ chế khu vực (regional mechanisms) nhằm cải thiện tính minh bạch của thị

trường, đồng thời cần xây dựng các thị trường phòng ngừa rủi ro (hedging market). Tại thị

trường mua lại (repo market), các nhà hoạch định chính sách có thể tiến hành thêm các cuộc

khảo sát, thu thập thêm thông tin để xác định các khu vực mà chính sách có tác động lớn nhất.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

13. Chênh lệch sản lượng và chính sách ổn định tại khu vực Mỹ Latinh: tác động của

thị trường hàng hóa và chu kỳ dòng vốn (Output gaps and policy stabilisation in Latin

America: the effect of commodity and capital flow cycles)

Nguồn: BIS

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 7

Tác giả:Enrique Alberola-Ila; Rocío Gondo; Marco Jacopo Lombardi & Diego Urbina

Ngày xuất bản: 01/06/2016

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp ước lượng chênh lệch sản lượng, trong đó

đã loại bỏ được những tác động của thị trường hàng hóa và những ảnh hưởng của việc dòng

vốn quốc tế tại khu vực Mỹ Latinh tăng mạnh trong giai đoạn trước. Hai yếu tố này đã làm

tăng sản lượng trong ngắn hạn, qua đó khiến các ước lượng về tăng trưởng tiềm năng của khu

vực bị đẩy lên cao tới mức phi lý, dẫn tới việc đánh giá thấp chênh lệch sản lượng trong giai

đoạn giá hàng hóa thế giới ở mức cao. Các tác giả cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa hai yếu

tố trên. Kết quả cho thấy giá hàng hóa thế giới là yếu tố chi phối, khiến tăng trưởng kinh tế

luôn bị lệch khỏi mức tăng trưởng bền vững. Do vậy, việc cân nhắc một cách cẩn trọng hai

yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa một chính sách tài khóa thuận chu kỳ quá mức tại các quốc gia

trong khu vực.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

14. Nghiên cứu về lãi suất thực cân bằng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

(Understanding the changing equilibrium real interest rates in Asia-Pacific)

Nguồn: BIS

Tác giả:Feng Zhu

Ngày xuất bản: 01/06/2016

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự biến động của lãi suất thực cân bằng (equilibrium real

interest rate) tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, các phương pháp định lượng

đã được sử dụng để ước lượng lãi suất thực cân bằng. Kết quả cho thấy ngoại trừ Trung Quốc

và Thái Lan (từ năm 2005), lãi suất thực cân bằng tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương

khác đều đã giảm đáng kể từ khoảng đầu hoặc giữa những năm 1990s, với mức giảm bình

quân khoảng 4 điểm phần trăm. Điều này đã khiến mức lãi suất này đã xuống mức âm tại rất

nhiều quốc gia trong khu vực. Xu thế này trở nên mạnh hơn từ những năm 2000s, đặc biệt là

sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng kỹ thuật miền-tần suất (frequency-domain techniques)

để đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần dài hạn của lãi suất thực và các thành phần dài

hạn của đặc điểm dân số, xu thế toàn cầu hóa cùng một loạt các biến số kinh tế vĩ mô và tiền

tệ khác (chẳng hạn như tăng trưởng tín dụng hay giá tài sản). Kết quả cho thấy, tồn tại một

mối liên kết mạnh và phổ quát giữa lãi suất thực cân bằng và các thành phần xu hướng tần

suất thấp của các yếu tố nhân khẩu học và toàn cầu hóa tại các quốc gia trong khu vực. Tuy

vậy, mối liên kết giữa lãi suất thực cân bằng với xu hướng giá tài sản, tỷ trọng tín dụng trên

GDP lại khá yếu. Trong phần lớn trường hợp, lãi suất thực cân bằng thường tương quan với

những biến số phản ánh sự phát triển trong dài hạn của khu vực tài chính, cùng những xu thế

trong tỷ lệ tiết kiệm - đầu tư.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

15. Báo cáo thường niên lần thứ 86 (86th Annual Report)

Nguồn: BIS:

Tác giả: N/A

Ngày xuất bản: 01/06/2016

Trong báo cáo này, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) nhận định cải cách tài chính là

đòi hỏi mang tính cấp bách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đối phó với những

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 8

biến động của thị trường. Các chính sách giám sát an toàn tài chính, chính sách tài khóa và

chính sách cải cách cơ cấu cần đóng một vai trò lớn hơn nữa. Thông qua cảnh báo về nguy cơ

đối với việc sử dụng các khoản tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng thanh

toán quốc tế cũng kêu gọi các quốc gia tái cân bằng chính sách tiền tệ nhằm hướng đến tăng

trưởng bền vững hơn. Báo cáo cũng nhận định triển vọng của kinh tế toàn cầu không quá “ảm

đạm”, khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm so với thời kỳ khủng hoảng năm 2008.

Tải về tại đây

Trở lại trang đầu

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KINH TẾ TRUNG

QUỐC GIẢM TỐC TỚI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á

Minsoo Lee, Donghyun Park, và Arief Ramayandi

Ngân hàng phát triển Châu Á

Tóm tắt:Sự phát triển của khu vực Châu Á trong những năm qua có sự đóng góp khá lớn từ

sự trỗi dậy của Trung Quốc (trong đó chủ yếu thông qua các kênh thương mại). Trung Quốc

và các nước láng giềng đã cùng nhau hình thành mạng lưới sản xuất rộng lớn, đồng thời

quốc gia này cũng đang trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng trong khu vực

cũng như trên toàn cầu. Do vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng hai phương pháp thực nghiệm để

đánh giá tác động của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc tới các nền kinh tế châu Á khác: (i)

cách tiếp cận từ mô hình một phương trình sẽ đánh giá tác động từ kênh thương mại và (ii)

mô hình hồi quy vector toàn cầu chỉ ra những ảnh hưởng vượt ngoài các kênh thương mại.

Kết quả của cả hai phân tích khẳng định rằng việc giảm tốc của Trung Quốc thực sự có tác

động không đáng kể tới các nền kinh tế khác, đặc biệt đối với khu vực Đông và Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, một phân tích ngoài mẫu cũng được thực hiện nhằm tách ảnh hưởng của việc

kinh tế Trung Quốc giảm tốc khỏi các diễn biến tăng trường gần đây của các nền kinh tế

Đông Nam Á. Phân tích cho thấy kinh tế Trung Quốc đã có ảnh hưởng nhất định tới động lực

tăng trưởng của khu vực nhưng không phải luôn là nhân tố chủ yếu.

I. Trung Quốc với vai trò động lực phát triển châu Á

Kể từ cuộc cải cách kinh tế quan trọng được khởi xướng vào năm 1978 nhằm cải tổ

kinh tế Trung Quốc từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, quốc

gia này đã có những bước phát triển nhảy vọt. Thực tế cho thấy kể từ sau đó, Trung Quốc

luôn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Quá trình tăng trưởng

nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc là một trong những diễn biếnđáng chú ý nhất của kinh tế

toàn cầu trong một vài thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng cao như vậyđến từ sự phát triển của

các ngành sản xuất thâm dụng lao động và nền công nghiệp định hướng xuất khẩu. Sau khi

Trung Quốc mở của với thế giới bên ngoài, đầu tư nước ngoài đã đổ vào nhằm tận dụng lời

thế nguồn cung gần như vô hạn lao động phổ thông giá rẻ để xuất khẩu sang thị trường nước

ngoài. Sự phát triển của khu vực tư nhân và sự suy giảm đồng thời của khu vực nhà nước là

một xu thế quan trọng khác.

Trên tất cả, những người dân Trung Quốc được hưởng lợi từ việc duy trì tăng trưởng

nhanh. Mức sống nhìn chung đã được cải thiện khá nhiều; qua đó mang đến chất lượng cuộc

sống cao hơn so với năm 1978. Hơn nữa, tỷ lệ người nghèo ở Trung Quốc đã giảm mạnh.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất phát triển nền kinh tế thành công bằng nền kinh

tế công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Họ đã học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, các nước

công nghiệp mới và một số thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tuy nhiên, ở góc độ toàn cầu, tăng trưởng nhanh chóng tại Trung Quốc có ý nghĩa hơn rất

nhiều so với các nước khác (chẳng hạn như Hàn Quốc) vì quy mô kinh tế khổng lồ của quốc

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 9

gia này. Nói cho cùng, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1 tỷ người, và

vào năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế

giới. Do vậy, sự nổi lên của Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn,

một sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc đã góp phần vào sự bùng

nổ của giá hàng hóa toàn cầu, qua đó đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia châu Phi và Mỹ

Latinh.

Sự nổi lên của Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ nhất đối với các quốc gia khu vực

Châu Á. Cụ thể, Trung Quốc đã mở rộng thương mại cùng các liên kết kinh tế khác với vùng

Đông và Đông Nam Á. Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài

Bắc ... và những láng giềng khác là chất xúc tác quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa

sớm của Trung Quốc. Nhờ đó, các quốc gia Đông và Đông Nam Á đã thành lập mạng lưới

sản xuất rộng lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra toàn cầu. Việc hình thành cái được

gọi là công xưởng châu Á dựa trên lợi thế so sánh, (chẳng hạn, kết hợp công nghệ tiên tiến

của Nhật Bản cùng lao động giá rẻ của Trung Quốc), đã giúp tất cả các nước thành viên có

sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới. Các sản phẩm của công xưởng châu Á phần

lớn hướng tới Mỹ và các thị trường khác ngoài khu vực, tuy nhiên điều này không làm giảm

giá trị của các quốc gia này trong khu vực. Đồng thời, các nền kinh tế châu Á giàu tài nguyên

như Indonesia và Malaysia được cũng được hưởng lợi từ nhu cầu hàng hóa dường như vô tận

của Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sẵn sàng vượt

qua Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới trong một tương lai không xa, thì phải mất một thời

gian dài nữa để Trung Quốc đạt tới mức sống của Mỹ. Cần lưu ý rằng Trung Quốc là một

quốc gia nghèo tại thời điểm kinh tế bắt đầu cất cánh với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Tuy

nhiên, đối với vấn đề mức sống, việc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cũng đã tạo ra sự

cải thiện đáng kể (Hình 1). Sự xuất hiện và mở rộng của tầng lớp trung lưu với sức mua ngày

càng tăng đồng nghĩa với việc hàng triệu người tiêu dùng tại Trung Quốc đã có khả năng mua

ô tô, máy tính xách tay, và đi du lịch tại nước ngoài. Và họ tiêu rất nhiều tiền trong các

chuyến du lịch đó, sự đón tiếp nồng hậu mà họ nhận được từ những người bán hàng sử dụng

tiếng Trung tại các cửa hàng thời trang cao cấp tại London là một minh chứng. Như một kết

quả của sự giàu có ngày càng tăng, Trung Quốc không chỉ là nơi lắp ráp các bộ phận và linh

kiện thành sản phẩm cuối cùng để tái xuất sang Mỹ và các quốc gia khác mà còn là một nước

nhập khẩu hàng hóa quan trọng trên thế giới. Ví dụ, Park và Shin (2010) chi ra rằng tỷ lệ sản

phẩm cuối cùng nhập khẩu vào Trung Quốc từ Đông và Đông Nam Á đang tăng lên và tỷ lệ

bộ phận là linh kiện đang giảm xuống.

Hình 1: GDP và GDP bình quân đầu người của Trung Quốc

Nguồn: World Bank

GDP bình quân

đầu người

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 10

Tóm lại, sự tăng tưởng nhanh và liên tục của kinh tế Trung Quốc kể từ năm 1978 cùng

sự chuyển mình trỗi dậy thành người khổng lồ của nền kinh tế khu vực và toàn cầu đã và đang

đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững của châu Á nói chung. Tác động kinh

tế tích cực của sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc được nhìn thấy rõ nhất tại các nền

kinh tế Đông và Đông Nam Á (SEA) – đã hình thành nên công xưởng châu Á với Trung Quốc

là trung tâm. Sự tác động không chỉ dừng lại tại các nền kinh tế này mà còn lan toả trên toàn

khu vực thông qua nhu cầu gần như vô tận về hàng hóa của Trung Quốc (chẳng hạn như các

sản phẩm mạ đồng của Mông Cổ và dầu của Kazakhstan). Hơn nữa, sức mua ngày càng tăng

đã khiến Trung Quốc trở thành nguồn cầu quan trọng về các sản phẩm cuối cùng từ châu Á

đang phát triển. Tóm lại, những xu hướng này chỉ ra việc Trung Quốc là một động lực tăng

trưởng cho sự phát triển của châu Á. Ví dụ, Park và Shin (2011) đưa ra bằng chứng chỉ ra tác

động ngày càng tăng của nhập khẩu Trung Quốc đối với sự phát triển của châu Á.

II. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc và tác động tiêu cực của nó đối với sự tăng trưởng kinh

tế châu Á?:

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, đà tăng trưởng kinh tế mạnh

mẽ của Trung Quốc đã chậm lại rõ nét(Hình 2). Sự giảm tốc này của Trung Quốc góp phần

vào xu hướng tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu kể từ sau cuộc khủng hoảng khởi phát từ các

nền kinh tế phát triển, đặc biệt là là từ thị trường thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ. Do đó, cuộc

khủng hoảng gây ra tổn hại cho các nền kinh tế tiên tiến nhiều hơn là đến các quốc gia đang

phát triển. Ngay sau cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới được đặc trưng bởi hai xu hướng

hồi phục, trong đó, các nền kinh tế mới nổi đi nhanh hơn các nền kinh tế phát triển. Nhưng

gần đây, các nền kinh tế mới nổi cũng phải trải qua hiện tượng suy giảm tăng trưởng, điều nay

tạo ra mối lo ngại về khả năng sụt giảm tăng trưởng toàn cầu và làm gia tăng các viễn cảnh bi

quan trong đó có giải thuyết về một sự đình trệ kinh tế kéo dài.1 Rõ ràng viễn cảnh kinh tế thế

giới kém khả quan kể từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu đang gây ra những chấn động cho

tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, một nguyên nhân quan

trọng dẫn tới sự suy giảm kinh tế Trung Quốc là môi trường quốc tế kém thuận lợi cho xuất

khẩu. Nếu môi trường xuất khẩu thuận lợi trước khủng hoảng đã góp phần tạo nên tốc độ tăng

trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc, thì sự suy yếu của môi trường này kể từ sau cuộc

khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm kinh tế hậu khủng hoảng tại quốc

gia này.

Hình 2. Tăng trưởng GDP thực tế ở Trung Quốc

Nguồn: World Bank. Cơ sở dữ liệu trực tuyến về Các chỉ số phát triển thế giới (truy cập ngày 10/8/2015)

1Larry Summers đã đưa ra giả thuyết về sự đình trệ kinh nnieen, trong đó cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt

với một giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp kéo dài do đâu tư tư nhân thấp, mà nguyên nhân là do các nhân tố cơ

cấu như cải tiến và tăng trưởng dân số thấp.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 11

Cùng với môi trường đối ngoại kém khả quan, một số nhân tố trong nước cũng đóng vai

trò quan trọng trọng sự giảm tốc của Trung Quốc. Trên tất cả, Trung Quốc có thể là nạn nhân

của thành công trong quá khứ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 con số ấn tượng kể từ sau khi tiến

hành cải cách thị trường vào năm 1978 đã đưa Trung Quốc vào nhóm các nước có mức thu

nhập trung bình cao theo phân loại của World Bank. Các nền kinh tế thành công thường cũng

tăng trưởng chậm lại sau khi chuyển từ nền kinh tế có mức thu nhập thấp sang nền kinh tế có

mức thu nhập trung bình do lợi nhuận cận biên của vốn giảm dần, khoảng cách công nghệ với

các nước phát triển thu hẹp, nguồn lao động để dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp năng suất

thấp sang khu vực sản xuất có năng suất cao cạn kiệt, và nhiều nhân tố khác. Thực tế,

Eichengreen, Park và Shin (2012, 2014) phát hiện rằng năm 2011, Trung Quốc gần như đã đạt

mức thu nhập mà ở đó tăng trưởng thường sẽ chậm lại. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc

dường như đã nhận ra các hạn chế của việc tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu và đang

chuyển dịch cơ cấu một cách chiến lược theo một mô hình tăng trưởng phụ thuộc nhiều hơn

vào nhu cầu và tiêu dùng nội địa.

Những thay đổi về cấu trúc thể hiện một sự dịch chuyển tự nhiên, lành mạnh và được

mong đợi theo hướng một mô hình tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn. Theo đó,

trong trung đến dài hạn, sự thay đổi về cấu trúc sẽ tạo lợi ích cho cả Trung Quốc và các đối

tác kinh tế của nó. Tăng trưởng kinh tế nhanh, thiếu bền vững mà cuối cùng là đi đến khủng

hoảng sẽ không tốt cho cả Trung Quốc và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Nhưng tăng trưởng

chậm lại ở Trung Quốc chắc chắn sẽ có tác động bất lợi tới kinh tế thế giới trong ngắn hạn.

Chẳng hạn, những biến động nhanh và mạnh trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm

2015 ảnh hưởng tới cả thị trường chứng khoán Mỹ, điều này phản ánh những lo ngại trên thế

giới về sự giảm tốc nhanh và đột ngột của Trung Quóc. Trên tất cả, tăng trưởng chậm lại rõ

ràng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc – từ thương phẩm tới hàng

hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng - ảnh hưởng tới các thị trường mới nổi cũng như phát

triển (Hình 3). Mặc dù viễn cảnh kinh tế thế giới kém khả quan gây ra những tác động bất lợi

cho tăng trưởng và xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc hiện tại vẫn là đối tác nhập

khẩu quan trọng của thế giới, do đó việc quốc gia này tăng trưởng chậm lại sẽ gây tổn hại tới

tăng trưởng và xuất khẩu của các nước khác. Tác động bất lợi này sẽ lan rộng trên toàn thế

giới, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu máy móc công nghệ cao của các nước giàu có và cả

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước nghèo.

Hình 3. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thực tế bình quân hàng năm của Trung

Quốc

Nguồn: World Bank

Khu vực châu Á đang phát triển cũng chịu ảnh hưởng bất lợi từ sự suy giảm kinh tế của

Trung Quốc, như trước đây nó đã được hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của quốc

gia này. Mặc dù cả khu vực đều chịu ảnh hưởng, tuy nhiên một vài nền kinh tế và tiểu khu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 12

vực sẽ chịu tác động nghiêm trọng hơn. Cụ thể, ảnh hưởng sẽ khá rõ nét ở các nền kinh tế

Đông Á nơi có hoạt động thương mại và các mối liên kết kinh tế khác sâu sắc với Trung Quốc

(Hình 4). Các nền kinh tế này, cùng với Đông Nam Á, hình thành nên một mạng lưới sản xuất

khu vực đóng vai trò mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, Ân Độ và các

nền kinh tế Nam Á khác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít hơn do mối liên hệ của các nước này

với Trung Quốc còn hạn chế. Bất chấp tầm quan trọng ngày càng lớn của Trung Quốc trong

việc cung ứng các khoản đầu tư, kênh truyền dẫn ảnh hưởng chính của Trung Quốc đến khu

vực vẫn là thông qua con đường thương mại. Tăng trưởng chậm lại cùng với sự suy giảm nhu

cầu nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thương phẩm, phụ tùng, và hàng hóa cuối

cùng của các nước châu Á đang phát triển, qua đó tác động tới các nền kinh tế thuộc mọi

nhóm thu nhập của khu vực.

Hình 4. Tăng trưởng GDP tại các nước châu Á đang phát triển, bình quân hàng

quý

Nguồn: Công ty dữ liệu CEIC (truy cập 5/9/2013)

III. Tổng quan nghiên cứu chọn lọc:

Phần này sẽ rà soát một cách tóm tắt các nghiên cứu liên quan. Mức độ tác động của đà

giảm sút kinh tế Trung Quốc lên xuất khẩu và tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á khác rõ

ràng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm kinh tế. Kinh tế giảm sút sâu hơn chắc chắn sẽ tạo ra

những tác động lớn hơn. Có nhiều quan điểm về các viễn cảnh kinh tế tương lai của Trung

Quốc và tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nó. Chẳng hạn, dựa trên kết quả mô phỏng số liệu

đơn giản trong đó tính đến các mối quan hệ quan trọng phù hợp với Trung Quốc, chẳng hạn

như giữa việc đô thị hóa và đầu tư, Yuan và cộng sự (2013) dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng

sẽ giảm xuống khoảng 5,7% - 6,6% trong giai đoạn 2016 – 2020 và xuống tiếp mức 5,4% -

6,3% vào 2020 – 2030. Các số liệu dự đoán này có thể là khá lạc quan, do mô hình của họ dự

đoán tăng trưởng ở mức 7,8% - 8,7% vào năm 2011 – 2015, con số này cao hơn so với tốc độ

tăng trưởng thực tế. Nghiên cứu này chỉ ra rằng điều quan trọng giúp giảm thiểu tác động bất

lới của việc dân số già đi là cải thiện năng suất lao động.

Li và Lou (2015) ước tính tăng trưởng kinh tế tiềm năng của Trung Quốc giai đoạn

2011 -2015 theo 3 kịch bản. Theo kịch bản khả quan, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng

năm ước tính trung bình vào khoảng 7,2% cho giai đoạn 2016 – 2020 và 6,6% cho giai đoạn

2021 – 2025. Các con số tương ứng đối với kịch bản chuẩn là 6,8% và 6,1% và đối với kịch

bản xấu là 6,4% và 5,7%. Nghiên cứu xem xét các nhân tố chính tác động tới tăng trưởng

kinh tế tiềm năng ở Trung Quốc và sử dụng mô hình kinh tế tích hợp bao gồm các phương

pháp động lực hệ thống, kinh tế lượng, đầu vào – đầu ra để dự báo quy mô và cấu trúc nền

kinh tế Trung Quốc vào năm 2025. Mặc dù viễn cảnh kinh tế thế giới suy yếu và lợi tức dân

số giảm dần ở Trung Quốc đã tạo ra các thách thức lớn, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng,

Trung Quốc có thể phát triển với tốc độ lành mạnh nếu đi theo một cách tiếp cận đa mũi nhọn

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 13

dựa trên trên đô thị hóa, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và giáo dục, cải thiện năng suất

nhân tố tổng hợp, phát triển khu vực dịch vụ, và mở rộng tiêu dùng.

Park và Shin (2010) phân tích dữ liệu thương mại để đánh giá vai trò của Trung Quốc

với tư cách là động lực tăng trưởng cho các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á có hoạt động

thương mại lớn với Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các quốc gia láng

giềng có ảnh hưởng tích cực độc lập tới tăng trưởng của các nền kinh tế này hay không cuối

cùng phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa dịch vụ nhập khẩu – tức là các hàng hóa dịch vụ

nhập khẩu này (i) xuất phát từ nhu cầu hàng hóa cuối cùng ở Mỹ và các quốc gia công nghiệp

hóa khác hay (ii) phản ánh nhu cầu hàng hóa cuối cùng của Trung Quốc. Rõ ràng, mức độ

quan trọng tương đối của nhu cầu nội địa càng lớn so với nhu cầu xuất phát từ mục tiêu phục

vụ Mỹ và các quốc gia khác, thì vai trò là động lực tăng trưởng khu vực của Trung Quốc càng

lớn. Các dữ liệu thương mại được phân tích cho thấy một sự chuyển dịch bền vững trong cơ

cấu thành phần hàng hóa nhập khẩu từ các nước láng giềng của Trung Quốc từ linh kiện, phụ

tùng sang hàng hóa cuối cùng, điều này cho thấy rằng Trung Quốc đang ngày càng trở thành

một nhà tiêu dùng thay vì là một đơn vị lắp ráp.

Trong một nghiên cứu khác, Park và Shin (2011) đánh giá vai trò động lực tăng trưởng

kinh tế của Trung Quốc theo một cách khác thông qua sử dụng mô hình VAR để đánh giá tác

động của việc xuất khẩu sang Trung Quốc lên GDP của Hồng Kong, Indonesia, Hàn Quốc,

Malaysia, Singapore, Đài Loan; và Thái Lan. Các bằng chứng từ mô hình VAR 3 biến cho

thấy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc có tác động tích cực và lớn tới GDP của các nước

láng giềng. Hơn nữa, ảnh hưởng này đang ngày càng lớn kể từ sau khủng hoảng châu Á và

thậm chí còn lớn hơn kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sử dụng mô hình VAR 4

biến, tác động tích cực của hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc vẫn còn lớn trong ngắn hạn.

Các bằng chứng do đó cho thấy xuất khẩu sang Trung Quốc đã góp phần vào sự phục hồi kinh

tế của các nước châu Á sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và, nói chung, đang bắt đầu trở

thành động lực tăng trưởng cho khu vực.

Ahuja và Nabar (2012) đã kiểm định thực nghiệm tác động lan tỏa của một yếu tố góp

phần hình thành nên đà giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc: yếu tố suy giảm đầu tư. Đặc

điểm quan trọng trong mô hình tăng trưởng của Trung Quốc là trong số các yếu tố tạo động

lực cho tăng trưởng, Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào yếu tố đầu tư. Các nền kinh tế hưởng

lợi từ mức đầu tư cao của Trung Quốc trong quá khứ - chẳng hạn, các nước xuất khẩu hàng

hóa, tư liệu sản xuất, và thiết bị phụ tùng – hiện nay phải đối mặt với các rủi ro từ việc suy

giảm đầu tư của Trung Quốc. Nghiên cứu lượng hóa mức độ ảnh hưởng toàn cầu tiềm năng

của việc suy giảm đầu tư tại Trung Quốc, kết quả cho thấy đầu tư ở Trung Quốc giảm xuống

1 điểm phần trăm tương ứng với tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm xuống 0,1 điểm phần trăm.

Các nền kinh tế Đông và Đông Nam Á là một bộ phận của chuỗi sản xuất khu vực và là các

nước xuất khẩu hàng hóa, sẽ gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ việc suy giảm đầu tư tại Trung

Quốc. Thêm vào đó, ảnh hưởng lan tỏa cũng ghi dấu mạnh mẽ trên tất cả các biến số tài

chính, thương mại và kinh tế vĩ mô của các đối tác thương mại nằm trong nhóm G20.

IV. Tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc với vai trò là đối tác thương mại và

thị trường xuất khẩu

Sự gia tăng vị thế kinh tế toàn cầu của Trung Quốc đi đôi với sự gia tăng sức mạnh

thương mại toàn cầu của quốc gia này. Trung Quốc đang ngày càng trở nên quan trọng trong

việc phát triển hệ thống thương mại Châu Á, với vai trò không chỉ là một nhà xuất khẩu mà

còn là một nhà nhập khẩu. Cụ thể, từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào

năm 2001, Trung Quốc đã nổi lên như một địa điểm xuất khẩu quan trọng cho các quốc gia

Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Á và Đông Nam Á. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các

quốc gia Châu Á đang phát triển dưới dạng các mặt hàng như máy móc, kim loại, hóa chất và

khoáng sản tới Trung Quốc đã tăng đáng kể lên 122 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012 từ mức 56 tỷ

đô la Mỹ vào năm 2004 (Hình 5). Các hóa chất được nhập khẩu chủ yếu từ Hồng Kong,

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 14

Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo và Đài Loan, Trung Quốc, và máy móc được nhập chủ yếu

từ Đài Loan, Trung Quốc. Máy móc, kim loại, hóa chất và khoáng sản chiếm tổng cộng

khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển Châu Á sang Trung

Quốc (Hình 6).

Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc trên tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia

Châu Á đang phát triển tăng một nửa từ 14% năm 2002 lên 21% năm 2012 (Hình 7). Tính

theo tỷ trọng GDP, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng từ 6% lên 10% trong cùng thời kỳ (Hình

8). Bốn nền kinh tế công nghiệp hóa mới bao gồm Hồng Kong, Trung Quốc; Hàn Quốc;

Singapo; và Đài Loan, Trung Quốc – là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước một cuộc

suy thoái kinh tế mạnh ở Trung Quốc, do đều là những quốc gia xuất khẩu chính về hàng hóa

và vốn sang Trung Quốc. Hơn nữa, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu

về những mặt hàng chủ chốt như đồng, sắt và các khoáng sản khác, tạo áp lực giảm giá những

mặt hàng này. Những quốc gia xuất khẩu hàng hóa ròng tại Châu Á như Indonesia, Malaysia,

và Turkmenistan sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Một phần lớn nhập khẩu của Trung Quốc từ những

quốc gia láng giềng là các bộ phận và linh kiện lắp ráp và tái xuất sang Mỹ và các thị trường

khác trên thế giới, nhưng một tỷ trọng lớn ngày càng tăng trong nhập khẩu của Trung Quốc là

hàng hóa cuối cùng (Park và Shin 2010). Vì vậy, sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc sẽ

có tác động trực tiếp nhiều hơn đến nhập khẩu từ khu vực này.

Hình 5: Cấu phần xuất khẩu sang Trung Quốc của các quốc gia đang phát

triển Châu Á

Tỷ đ

ô l

a M

Máy móc Kim

loại Hóa chất Khoáng chất

Nguồn: CEIC

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 15

Hình 6: Cấu phần xuất khẩu sang Trung Quốc của các quốc gia đang

phát triển Châu Á

% t

rên

tổn

g k

im n

gạc

h x

uất

kh

ẩu

Máy móc Kim

loại

Hóa chất Khoáng chất

Hình 7: Xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển Châu Á sang Trung

Quốc

Nguồn: CEIC

Nguồn: CEIC

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 16

V. Tác động của suy thoái kinh tế Trung Quốc tại châu Á: đánh giá thực nghiệm

Do kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc từ năm 2011 – 2012, phân tích thực nghiệm

sử dụng dữ liệu tới những năm này để đánh giá tác động trước mắt của việc suy giảm kinh tế

Trung Quốc đối với khu vực Châu Á.

A. Hướng tiếp cận theo kênh thương mại

Như đã lưu ý ở trên, thương mại có thể là kênh chính qua đó suy giảm kinh tế Trung Quốc lan

tỏa ảnh hưởng ra khu vực còn lại của Châu Á. Cách thức tăng trưởng GDP tại Trung Quốc lan

tỏa và tác động đến thương mại đã được kiểm tra thông qua phân tích dữ liệu, sử dụng

phương pháp nghiên cứu của Ahuja và Nabar (2012). Hiệu ứng lan tỏa từ Trung Quốc sang

một đối tác thương mại được tính toán như một sản phẩm kết hợp của kim ngạch xuất khẩu từ

các đối tác sang Trung Quốc, tỷ trọng trên GDP và tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Tốc độ

tăng trưởng tỷ số giá cả thương mại của đối tác thương mại, độ trễ của tốc độ tăng trưởng

GDP và một chỉ số của biến động kinh tế vĩ mô đều được phân tích để kiểm soát những thay

đổi trong giá cả thương mại và để nắm bắt được những bất ổn về kinh tế vĩ mô từ khi cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.

Định dạng mô hình: Phân tích số liệu mảng với mô hình hiệu ứng cố định

Trong đó:

GDPgrit: Tốc độ tăng trưởng GDP của i tại thời điểm t

SPcit = (Tổng kim ngạch xuất khẩu sang PRCit/ GDPit) * PRCgr

t

PRCgrt: tăng trưởng GDP của Trung Quốc tại thời điểm t

ToTit: phần trăm thay đổi hàng năm của tỷ số giá cả thương mại của i tại thời điểm t

VTit: biến động của i tại thời điểm t, độ lệch chuẩn của GDP trong mỗi giai đoạn 5 năm

Tác động lan tỏa ước tính của suy thoái kinh tế Trung Quốc đối với các quốc gia đang

phát triển khác tại Châu Á rõ ràng là rất lớn, và tác động của nó càng trở nên lớn hơn sau cuộc

khủng hoảng toàn cầu (Hình 1). Trong năm 2012, 1% sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế

Hình 8: Xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển Châu Á sang Trung Quốc

Nguồn: CEIC

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 17

Trung Quốc làm suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Châu Á là 0,128%. So sánh với Mỹ, tăng

trưởng kinh tế Mỹ giảm 1% làm giảm tăng trưởng kinh tế Châu Á bao gồm cả Trung Quốc là

0,31%. Tuy nhiên, tác động của Trung Quốc trở nên mạnh hơn trong thời kỳ hậu khủng hoảng

toàn cầu (2007-2012). Cụ thể, tăng trưởng tại Châu Á giảm 0,25%. Tăng trưởng tích cực

trong xuất khẩu tới một Trung Quốc vững vàng đã giúp khu vực này chống đỡ lại sự suy giảm

kinh tế ở các nền kinh tế phát triển (Hình 9). Tuy nhiên, tương tự như vậy, suy giảm kinh tế

Trung Quốc sẽ mang lại một cú sốc tiêu cực cho các quốc gia đang phát triển tại Châu Á.

Bảng 1: Phân tích mảng dữ liệu với mô hình hiệu ứng cố định: tác động của việc suy

giảm tăng trưởng tại Trung Quốc

Nguồn: Tính toán của ADB

Trong khi hiệu ứng lan tỏa tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á là rất lớn, mức

độ ảnh hưởng lại khác biệt rất nhiều tại các tiểu vùng (Hình 10). Đông Á là khu vực chịu ảnh

hưởng nhiều nhất. Hồng Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mongolia, và Đài Loan, Trung Quốc

đã nhanh chóng mở rộng thương mại của mình với Trung Quốc trong thập niên qua. Tăng

Hình 9: Xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển Châu Á sang Mỹ và

Trung Quốc

% t

rên t

ổng k

im n

gạc

h x

uất

khẩu

Các biến

Nguồn: Tính toán của ADB

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 18

trưởng thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á được đẩy mạnh không chỉ nhờ tăng

trưởng kinh tế tại Trung Quốc mà còn nhờ một thỏa thuận thương mại tự do được ký kết năm

2010. Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á đã tăng lên hơn 30 lần

trong 10 năm qua, và Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á.

1% sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc kéo theo tăng trưởng bình quân gia quyền

của Đông Á, Đông Nam Á, và Trung Á lần lượt giảm đi 0,63; 0,17; 0,14%. Tác động này nhỏ

hơn ở Thái Bình Dương, và đặc biệt nhỏ hơn nữa tại khu vực Nam Á. Kết quả này phù hợp

với kết quả quan sát rằng khu vực Đông và Đông Nam Á có mối liên hệ về kinh tế gần gũi với

Trung Quốc hơn so với khu vực Nam Á.

Đối với từng nền kinh tế riêng biệt, quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Hồng

Kong. Thương mại của nước này với Trung Quốc đã vượt quá 90% GDP nước này trong năm

2011 và 2012. 1% sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể làm giảm tăng trưởng kinh

tế của Hồng Kong, Trung Quốc xuống hơn 2%. Anh hưởng bất lợi cũng rất lớn tại các quốc

gia Mongolia, Hàn Quốc, Singapo, và Đài Loan, Trung Quốc, khi kinh tế của các quốc gia

này đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc và do đó rất dễ bị ảnh hưởng khi

kinh tế Trung Quốc suy giảm (Hình 11). Mặt khác, tác động đến nền kinh tế lớn nhất Đông

Nam Á, Indonesia, lại nhẹ nhàng hơn, dù quốc gia này xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên

sang Trung Quốc, bao gồm than đá, thiếc, cao su, ca cao, và dầu cọ. Nguyên nhân có thể do

cầu nội địa đóng vai trò lớn hơn trong tăng trưởng của Indonesia, điều này cũng có thể giải

thích cho trường hợp của Philipin không chịu nhiều tác động của suy giảm kinh tế Trung

Quốc.

Hình 10: Tác động của 1% sụt giảm tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đến

các quốc gia đang phát triển khác tại Châu Á, từ năm 2007 đến năm 2012

Điể

m p

hần

tră

m

Các nước

đang phát

triển Châu

Á trừ TQ

Đông Á

không bao

gồm Trung

Quốc

Đông Nam

Á

Trung Á Thái Bình

Dương

Nam Á

Nguồn: Tính toán của ADB

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 19

B. Mô hình tự hồi quy vector toàn cầu

Trong phần này, mô hình tự hồi quy vector toàn cầu (GVAR) sẽ được sử dụng để

kiểm chứng mức độ vững của kết quả từ mô hình hồi quy 1 phương trình trong phần

trước. Mô hình GVAR được xây dựng bởi Dees và các cộng sự (2007) nhằm cung cấp

một góc nhìn mang tính thống kê về những mối liên kết kinh tế của các quốc gia trên toàn

cầu. Do vậy, so với mô hình một phương trình, mô hình GVAR đem đến một cái nhìn

toàn diện hơn về tính tương tác giữa các biến số vĩ mô tại các quốc gia khác nhau. Trong

trường hợp cụ thể này, mô hình sẽ phản ánh được nhiều mối liên kết kinh tế thay vì chỉ

thể hiện kênh thương mại.

Theo mô hình này, các tác động lan tỏa sẽ được đánh giá thông qua hàm phản ứng

xung tổng quát (giúp đánh giá tác động của các cú sốc lên các biến trong hệ phương trình)

bằng cách ước lượng tương quan giữa các cú sốc từ dữ liệu lịch sử. Mô hình GVAR phản

ánh được các cấu trúc động phức tạp giữa các biến, tuy nhiên chi phí của vấn đề “định

dạng cấu trúc” (structural identification) có thể làm mất đi những đặc điểm cấu trúc cơ

bản của một nền kinh tế. Nhược điểm này đã phần nào làm giảm tính ứng dụng của mô

hình. Dù vậy, mô hình này vẫn phù hợp với mục đích đề ra của nghiên cứu, đó là đo

lường các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có tác động lan tỏa.

Cấu trúc chuyên sâu về dữ liệu của mô hình đã giúp thu hẹp phạm vi đánh giá về

tác động lan tỏa của kinh tế Trung Quốc tới các quốc gia Đông Nam Á (bao gồm

Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thailand) thông qua ma trận hiệp phương

Hình 11: Tác động của 1% suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đến

một số nền kinh tế Châu Á từ năm 2007 đến năm 2012

Ph

ần t

răm

điể

m

Nguồn: Tính toán của ADB

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 20

sai ước lượng được từ dữ liệu quý. Các hàm phản ứng xung tổng quát sau đó được sử

dụng để đo lường tác động lan tỏa từ việc kinh tế Trung Quốc suy giảm tới các quốc gia

Đông Nam Á sau 1 năm. Kết quả cho thấy tác động này là khá lớn. Cụ thể, GDP của

Trung Quốc giảm 1 điểm phần trăm so với trường hợp cơ sở sẽ làm sản lượng của các

quốc gia Đông Nam Á giảm 0,25 điểm phần trăm (so với trường hợp cơ sở) ngay trong

năm đó. Trong đó, kinh tế Malaysia chịu tác động mạnh nhất (GDP sẽ giảm 0,4 điểm phần

trăm), theo sau là Singapore (chịu tác động tương đương Malaysia). Indonesia và Thailand

chịu tác động ít hơn (lần lượt là 0,3 và 0,2 điểm phần trăm). Trái lại, Phillippines sẽ là

quốc gia gần như không bị ảnh hưởng.

Hình 12. Tác động của việc GDP Trung Quốc giảm 1% so với kịch bản cơ sở

C. Thảo luận chuyên sâu về kết quả thực nghiệm

Kết quả từ mô hình hồi quy 1 phương trình và hệ phương trình GVAR không có khác

biệt lớn. Tác động lan tỏa từ việc kinh tế Trung Quốc suy giảm 1 điểm phần trăm (so với

trường hợp cơ sở) trong mô hình 1 phương trình chỉ thấp hơn một chút so với mô hình GVAR

(0,17 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm).

Những ước lượng này là một minh chứng cho việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ có

tác động đáng kể lên các quốc gia Châu Á, trong đó tác động qua kênh thương mại là chủ yếu.

Điều này cũng phù hợp với thực tế Trung Quốc đang là một thị trường xuất khẩu lớn của thế

giới. Ước lượng từ mô hình GVAR lớn hơn so với mô hình 1 phương trình cho thấy sự tồn tại

của một số hiệu ứng thứ cấp bên cạnh hiệu ứng từ kênh thương mại. Những hiệu ứng này

không được thể hiện trong mô hình 1 phương trình bởi trong mô hình này, việc kinh tế Trung

Quốc giảm tốc không tác động tới những biến có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng

kinh tế của các quốc gia khác

Việc so sánh kết quả ước lượng từ 2 phương pháp cũng cho thấy kênh truyền dẫn tác

động từ kinh tế Trung Quốc là khác nhau đối với từng quốc gia. Trong khi kênh thương mại

vẫn đóng vai trò chủ đạo tại một số quốc gia thì những hiệu ứng thứ cấp lại có tác động mạnh

hơn tại một số nền kinh tế khác. Chẳng hạn, đối với trường hợp của Singapore và Malaysia,

có thể thấy, tác động qua kênh thương mại tại Singapore lớn hơn, tuy nhiên, hiệu ứng thứ cấp

lớn tại Malaysia đã khiến cho tác động tổng thể của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc tại

Malaysia lớn hơn tác động tổng thể tại Singapore.

Cận

dưới

Cận trên Trung

vị

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 21

Độ lớn của tác động lan tỏa còn có thể được sử dụng để đo lường tác động từ việc

kinh tế Trung Quốc giảm tốc tới các quốc gia đang phát triển khác tại khu vực Châu Á. Chẳng

hạn, đối với các quốc gia Đông Nam Á, nếu không có bất kỳ một phản ứng chính sách nào từ

Chính phủ các nước này thì việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn mức tiềm năng sẽ

gây ra một sự sụt giảm tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á ở mức tỷ lệ thuận với tác

động lan tỏa đã được ước lượng ở phần trên.

Để minh họa tác động trung bình của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc tới các quốc

gia Đông Nam Á, cần lưu ý rằng, trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc có tốc độ

tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm trong khi các nước Đông Nam Á chỉ là 6%/năm. Sau

khủng hoảng, đà tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, và quốc gia này nhiều khả năng sẽ

chỉ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% hoặc thấp hơn. Kết quả từ mô

hình cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thấp hơn 1 điểm phần trăm (so với tốc độ tăng

trưởng trong quá khứ) sẽ khiến các tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á giảm 0,25 điểm

phần trăm (so với tốc độ tăng trưởng trong quá khứ). Do vậy, nếu giả định rằng tăng trưởng

kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới giảm 3 điểm phần trăm (xuống còn 7%/năm), tăng

trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á sẽ có thể giảm 0,75 điểm phần trăm (xuống mức

5,25%/năm). Có thể thấy, việc kinh tế giảm tốc là một trong những nguyên nhân chính đằng

sau việc tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á chậm lại trong hiện tại.

D. Tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong giai đoạn 2013-2014

Để đánh giá việc kinh tế Trung Quốc tác động tới tăng trưởng kinh tế của các quốc

gia Đông Nam Á như thế nào, chúng tôi thực hiện các phân tích ngoài mẫu nhắm bóc tách

những ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới diễn biến tăng trưởng gần đây của một số

quốc gia trong khu vực. Dữ liệu tăng trưởng của 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

(Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore, Thailand và Vietnam) trong một vài thập

kỷ gần đây sẽ được sử dụng để ước lượng và mô phỏng tăng trưởng GDP của những quốc

gia này trong 2 năm 2013-20142

Các ước lượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được sử dụng để tính toán mức độ

chênh lệch sản lượng (chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng thực tế và xu thế tăng trưởng dài

hạn trong năm 2013-2014 của từng nước). Kết quả ước lượng chênh lệch sản lượng được

trình bày trong bảng 2. Trong đó, số âm thể hiện tốc độ tăng trưởng thực tế thấp hơn xu

thế tăng trưởng dài hạn và ngược lại.

Bảng 2. Ước lượng chênh lệch tăng trưởng tiềm năng trong năm 2013-2014

Các hệ số của tác động lan tỏa ước lượng được từ những phần trước sẽ được sử dụng

để tách các ảnh hưởng của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc tới các quốc gia Đông Nam Á.

Quốc Gia

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 22

Cụ thể, hệ số tác động lan tỏa của mô hình 1 phương trình sẽ đại diện cho tác động từ kênh

thương mại, hệ số từ mô hình GVAR đại diện cho tổng tác động.

Đồ thị 13 thể hiện chi tiết hơn tác động của kinh tế Trung Quốc giảm tốc tới từng quốc

gia. Tác động này là không giống nhau giữa các nền kinh tế. Cụ thể, tác động từ kênh thương

mại cùng tổng tác động là khá tương đồng tại Singapore và Thailand, trong khi đó các hiệu

ứng thứ cấp lại đóng vai trò quan trọng tại Indonesia và Malaysia. Phillippines là quốc gia

duy nhất dường như không chịu tác động nào từ Trung Quốc, khi tác động từ kênh thương

mại cũng như tổng tác động là rất nhỏ

Bên cạnh những tác động từ kinh tế Trung Quốc như đã phân tích ở trên, đồ thị 13 cho

thấy tồn tại những yếu tố khác đã tác động lên diễn biến tăng trưởng tại các quốc gia Đông

Nam Á. Trong năm 2013, tăng trưởng kinh tế tại Malaysia, Indonesia, và Singapore đã chịu

ảnh hưởng bởi một số cú sốc tích cực, qua đó đã giúp hạn chế ảnh hưởng từ kinh tế Trung

Quốc. Tuy vậy, cầu nội địa tăng trưởng thấp ở Thái Lan và Việt Nam đã khuếch đại tác động

tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc trong năm 2013

Trong năm 2014, tác động lan truyền từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc tiếp tục kìm

hãm tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á. Tại Malaysia, Phillippines và Việt Nam, tác

động này đã được bù đắp một phần bởi các cú sốc tích cực. Cụ thể, đầu tư trực tiếp nước

ngoài tăng tại Việt Nam,cầu nội địa được giữ ổn định cùng xuất khẩu tăng trưởng trở lại tại

Malaysia và Phillippines đã bù đắp những tác động từ kinh tế Trung Quốc. Trái lại, Indonesia,

Thái Lan và Singapore lại phải chịu thêm những cú sốc tiêu cực, qua đó khuếch đại tác động

từ kinh tế Trung Quốc. Những bất ổn chính trị tại Thái Lan, năng suất tăng trưởng chậm lại tại

Singapore và cũng những chính sách thắt chặt nhằm thu hẹp thâm hụt cán cân vãng lai tại

Malaysia đều đã góp phần kìm hãm tăng trưởng kinh tế tại những quốc gia này

VI. KẾT LUẬN

Quá trìnhtăng trưởng ấn tượng của Trung Quốckể từ khi quốc gia này tiến hành cải

cách vào năm 1978 (qua đó biến Trung Quốc thành một động lực cho kinh tế toàn cầu) được

coi là diễn biến nổi bật nhất của kinh tế thế giới trong một vài thập kỷ trở lại đây. Tác động từ

sự trỗi dậy của Trung Quốc tới kinh tế toàn cầu khá rõ ràng trên khắp thế giới, kể cả các thị

trường phát triển cũng như mới nổi tại tất cả các châu lục. Vai trò của Trung Quốc thể hiện

được thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung

Quốc trong vai trò là một nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kênh thương mại vẫn đóng vai

trò trọng tâm và điều này cho thấy dấu ấn lớn của Trung Quốc trong vai trò là một nhà xuất

khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế

nói chung của khu vực đang phát triển châu Á (đặc biệt ở Đông Á và Đông Nam Á) đã được

hưởng lợi rất nhiều từ việc gia tăng nhập khẩu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, đã có hai tiểu

vùng cũng đã hình thành mạng lưới sản xuất khu vực với Trung Quốc, tạo nguồn xuất khẩu

sản phẩm sản xuất đi ra toàn thế giới.

Kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 diễn ra, đà tăng trưởng của

Trung Quốc đã bị chậm lại (phù hợp với xu hướng tăng trưởng chậm của thế giới thời kỳ hậu

khủng hoảng). Đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cũng tạo nên nỗi lo ngại đối với tăng

trưởng kinh tế thế giới do tăng trưởng liên tục của Trung Quốc chính là động lực thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn trước khủng hoảng. Mục tiêu chính của nghiên

cứu này là để xác định tác động tiềm năng của sự tăng trưởng chậm của Trung Quốc đến các

nền kinh tế Châu Á thông qua hai phương pháp khác nhau: (i) mô hình một phương trình để

đo lường kênh thương mại và (ii) mô hình GVAR để đo lường các hiệu ứng khác ngoài kênh

thương mại.

Kết quả thực nghiệm từ cả hai phương pháp trên chứng minh rằng sự tăng trưởng

chậm lại của Trung Quốc có tác động tiêu cực đến các khu vực khác đặc biệt là Đông Á và

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 23

Đông Nam Á. Tuy nhiên, những tác động này lại không đồng nhất giữa các quốc gia. Một

phân tích nằm ngoài mẫu xem xét tác động từ việc tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đối

với kết quả tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia SEA chỉ ra rằng Trung Quốc có đóng góp

vào động lực tăng trưởng cho khu vực nhưng không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế. Ví dụ

năm 2013, một vài cú sốc tích cực ở Indonesia, Malaysia và Singapore đã giảm nhẹ các tác

động tiêu cực từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc đến tăng trưởng tại các quốc gia này,

nhưng đối với Thái Lan và Việt Nam lại trầm trọng hơn do nhu cầu trong nước yếu.

Tuy nhiên điều quan trọng là phải nhìn xa hơn các tác động ngắn hạn, tập trung vào

các tác động trong trung và dài hạn từ việc suy giảm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Trên

tất cả, sự giảm tốc trong tăng trưởng của Trung Quốc đại diện cho việc chuyển đổi một cách

tự nhiên và lành mạnh sang giai đoạn tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn. Sự tăng trưởng

nhanh nhưng thiếu bền vững sẽ mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra một

cuộc khủng hoảng lớn và gây tổn hại nghiêm trọng đến triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Do đó, tăng trưởng chậm nhưng bền vững thực tế có thể có lợi cho các quốc gia Châu Á mặc

dù nó có thể gây ra những chi phí trong ngắn hạn tương đối lớn theo nghiên cứu này. Hơn

nữa, sự giảm tốc trong tăng trưởng của Trung Quốc cũng liên quan một phần đến quá trình tái

cấu trúc nền kinh tế từ tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư sang tăng trưởng dựa trên cầu

và tiêu dùng nội địa. Việc tái cấu trúc này mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho Châu Á và thế

giới, đặc biệt các nước xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng mặc dù triển vọng xuất khẩu hàng hóa

đầu tư giảm xuống. Tóm lại, tác động tiêu cực từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

có thể được bù đắp bởi các yếu tố tích cực như việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahuja, A., and M. Nabar. 2012. Investment-Led Growth in China: Global Spillovers. IMF

Working Paper WP/12/267. Dees, S., F. di Mauro, M. H. Pesaran, and L. V. Smith. 2007. Exploring the International

Linkages of the Euro Area: A Global VAR Analysis. Journal of Applied

Econometrics. 22 (1). pp. 1–38.

Eichengreen, B., D. Park, and K. Shin. 2012. When Fast Growing Economies Slow Down:

International Evidence and Implications for China. Asian Economic Papers. 11 (1). pp

42–87.

————. 2014. Growth Slowdowns Redux. Japan and the World Economy. 32. pp. 65–84.

Li, P., and F. Lou. 2015. China’s Potential Economic Growths during 2015–2025 under

Different Scenarios. China Economist. 10 (2). pp. 82–99. Park, D., and K. Shin. 2010. Can Trade with the People’s Republic of China Be an Engine of

Growth for Developing Asia? Asian Development Review. 27 (1). pp. 160–81. ————. 2011. People’s Republic of China as an Engine of Growth for Developing Asia?

Asian EconomicPapers. 10 (2). pp. 120–163. Smith, L. V., and A. Galesi. 2011. GVAR Toolbox 1.1.

https://sites.google.com/site/gvarmodelling/ gvar-toolbox Yuan, F., C. Chen, P. Zhang, X. Liu, and M. Lu. 2013. China’s Transition Phase and Long-

Term Development Path, Efficiency and Growth Rates. China Economist. 8 (2). pp.

28–43.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 25

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

THÔNG TIN ĐỀ TÀI TRONG NƯỚC THÁNG 06-2016

1. Đề tài 1:Cải thiện chất lượng quản trị công ty (corporate governance) nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Hoài Thu - Phó Giám đốc, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác

quốc tế, Học viện Ngân hàng

Mã số:DTNH.15/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị công ty tại ngân hàng thương mại và tác động của

quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng chất lượng quản trị công ty và phân tích ảnh hưởng của quản trị

công ty tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đề

xuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng quản trị công ty, đề tài DTNH.15/2015 được

kết cấu thành 03 chương với nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:

Chương 1 nghiên cứu tổng quan các vấn đề về lý thuyết quản trị công ty, quản trị công ty

trong ngân hàng thương mại, tác động của chất lượng quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động

của ngân hàng thương mại, kinh nghiệm về quản trị công ty tại 04 ngân hàng thương mại lớn

của Trung quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đề cập đến 04

lý thuyết phổ biến nhất về quản trị công ty, bao gồm: (i) Lý thuyết đại diện: định nghĩa quản

trị công ty là mối quan hệ giữa những người đứng đầu, trong đó có chủ sở hữu và người đại

diện; (ii) Lý thuyết các bên liên quan: cho rằng quản trị công ty cần quan tâm tới một nhóm

các bên liên quan lớn hơn, chẳng hạn như nhóm lợi ích liên quan đến vấn đề xã hội, môi

trường và đạo đức; (iii) Lý thuyết quản lý: cho rằng nơi mà lợi ích của cổ đông được tối đa thì

lợi ích của nhà quản lý cũng đạt tối đa, vì vậy, nhà quản lý sẽ có một sứ mệnh cân bằng xung

đột giữa các lợi ích khác nhau và các nhóm lợi ích khác nhau; (iv) Lý thuyết phụ thuộc nguồn

lực: tập trung vào vai trò của chủ tịch Hội đồng quản trị trong việc cung cấp cách tiếp cận với

những nguồn lực cần thiết cho công ty thông qua mối liên kết của họ với môi trường bên

ngoài. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát thực tế quản trị công ty tại bốn

ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tại Chương 2, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng chất lượng quản trị công ty, thực

trạng hiệu quả hoạt động và phân tích tác động của quản trị công ty tới hiệu quả hoạt động tại

26 ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm 04 ngân hàng thương mại Nhà nước và 22

Ngân hàng thương mại cổ phần trong khoảng thời gian từ 2008 - 2014. Từ kết quả nghiên

cứu, nhóm tác giả đưa ra kết quả như sau: "Nhìn chung có mối quan hệ giữa quản trị công ty

và hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam nhưng mối quan hệ không giống nhau giữa

các yếu tố: quy mô, mức độ độc lập và mức độ chuyên cần của ban lãnh đạo. Đồng thời, các

tác động này cũng là không thống nhất giữa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động như

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 26

ROAA, ROAE và NPL."

Chương 3 của đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản trị công ty

tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm khuyến nghị về hoàn thiện khuôn khổ pháp

lý; về nâng cao năng lực quản trị nội bộ trong các Ngân hàng thương mại; về việc nâng cao

nhận thức của lãnh đạo Ngân hàng thương mại; về nâng cao vai trò sở hữu nhà nước trong hệ

thống Ngân hàng thương mại; về tăng cường vai trò của sở hữu nước ngoài và các định chế

tài chính quốc tế và về phát triển thị trường vốn./.

Trở lại trang đầu

2. Đề tài 2:Khủng hoảng truyền thông trong hoạt động ngân hàng và giải pháp xử lý về

truyền thông

Chủ nhiệm: Đặng Văn Tới - Phó Chánh Văn phòng, Văn phòng NHNN

Mã số:DTNH.14/2013

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Vai trò của truyền thông trong hoạt động ngân hàng, “khủng hoảng truyền thông” và tác

động của nó đối với hoạt động ngân hàng.

- Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong xử lý “khủng hoảng truyền thông”.

- Đề xuất giải pháp xử lý tình huống “khủng hoảng truyền thông” để đề phòng và chủ

động đối phó với “khủng hoảng truyền thông” trong hoạt động ngân hàng.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêu nghiên cứu lý luận về khủng hoảng truyền thông, phân tích thực trạng xử

lý khủng hoảng truyền thông của ngành Ngân hàng giai đoạn 2000 - 2015 để đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng truyền thông, đề tài DTNH.14/2013 cấu trúc thành

03 chương với các nội dung như sau:

Chương 1 nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khủng hoảng truyền thông trong hoạt động

ngân hàng, bao gồm quan niệm, các loại hình khủng hoảng, mối quan hệ giữa khủng hoảng và

truyền thông, quản lý truyền thông trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và kinh nghiệm quốc tế

về truyền thông xử lý khủng hoảng trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Nghiên cứu tại chương 1

cho thấy bằng cách truyền thông công khai và rõ ràng, NHTW có thể xây dựng và củng cố

lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của khủng hoảng,

truyền thông xử lý khủng hoảng phải bám sát nhu cầu của các nhóm mục tiêu. NHTW cần

phát đi những thông điệp rõ ràng và trực tiếp về những rủi ro mới phát sinh, sẵn sàng có phản

ứng chính sách thích hợp; chuẩn bị các kế hoạch truyền thông để giải thích các biện pháp

chính sách trước công luận một cách kịp thời và đầy đủ.

Chương 2 nghiên cứu thực trạng xử lý khủng hoảng truyền thông của ngành Ngân hàng

giai đoạn 2000 - 2015, bao gồm một số tình huống khủng hoảng truyền thông về tiền tệ, ngân

hàng và xử lý khủng hoảng truyền thông và đánh giá công tác xử lý khủng hoảng truyền

thông trong ngành Ngân hàng. Nghiên cứu tại Chương 2 cho thấy trong giai đoạn 2000 -

2015, NHNN đã xử lý một cách nhanh chóng, có hiệu quả các tình huống khủng hoảng, có sự

phối hợp khá chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc NHNN, TCTD có liên quan với cơ quan báo chí

và các cơ quan Nhà nước, nhờ đó các tình huống khủng hoảng đã sớm được ngăn chặn, giảm

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 27

thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và tình hình kinh tế - xã hội. NHNN ngày

càng coi trọng và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần vào thành công của

các chính sách điều hành của NHNN. Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả xử lý khủng hoảng

truyền thông, NHNN cần chủ động dự báo các nguy cơ xảy ra khủng hoảng để xây dựng các

kịch bản ứng phó phù hợp, chú trọng xây dựng mối quan hệ với truyền thông, quan tâm đến

việc đào tạo kiến thức xử lý khủng hoảng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác

truyền thông của NHNN và các TCTD.

Chương 3 của đề tài tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý

khủng hoảng truyền thông của ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Theo đó, NHNN

cần tập trung triển khai các nhiệm vụ: xây dựng và tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch

truyền thông của ngành Ngân hàng; phối hợp với các đơn vị báo chí, truyền thông để thông

tin, tuyên truyền chính sách, kết quả hoạt động ngân hàng, giải thích những vấn đề dư luận

quan tâm, hạn chế các tin đồn thiếu cơ sở gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và nền

kinh tế; phát triển truyền thông nội bộ; triển khai công tác giáo dục tài chính để nâng cao kiến

thức tài chính, ngân hàng cho cộng đồng... Đối với các sự cố, cần xử lý sớm khi sự việc còn

nhỏ; thông điệp NHNN đưa ra phải chính xác, nhất quán, dễ hiểu; cần công khai, minh bạch

thông tin, sẵn sàng hợp tác, chia sẻ thông tin với báo chí. Các TCTD cần chủ động ngăn ngừa

khủng hoảng truyền thông; tích cực củng cố, nâng cao hình ảnh của TCTD; ban hành, bổ

sung, sửa đổi các chính sách, quy trình nghiệp vụtheo tiêu chuẩn ISO để thực hiện thống nhất

trong toàn hệ thống, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất và đảm bảo

an toàn, hiệu quả; xây dựng cẩm nang xử lý khủng hoảng truyền thông, trong đó hướng dẫn

cụ thể cách thức nhận biết những dấu hiệu khủng hoảng, nguyên tắc xử lý, các bước xử lý,cơ

chế tiếp nhận, xử lý thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, chế độ báo cáo… Các

TCTD cũng cần thành lập nhóm xử lý khủng hoảng truyền thông để giúp lãnh đạo TCTD xử

lý kịp thời các tình huống khủng hoảng phát sinh; tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác

truyền thông, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông./.

Trở lại trang đầu

3. Đề tài 3:Xây dựng giải pháp nâng cao vai trò cầu nối của Hiệp hội Ngân hàng nhằm

hỗ trợ tốt hơn hoạt động của các NHTM và nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách

của NHNN

Chủ nhiệm: TS. Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Mã số: DTNH.09/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Vai trò của Hiệp hội ngân hàng: các quy định pháp lý và kinh nghiệm của một số quốc

gia trên thế giới.

- Việc thực hiện vai trò cầu nối của Hiệp hội ngân hàng từ năm 2008 trở lại đây: kết quả,

thành công và hạn chế.

- Định hướng phát huy vai trò cầu nối của Hiệp hội ngân hàng: giải pháp, lộ trình và một

số kiến nghị với NHNN.

Mô tả tóm tắt:

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 28

Nhằm mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò hoạt động của hiệp hội

ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện khả năng hoạt động, nâng cao vai trò cầu

nối giữa các NHTM thành viên với NHNN của Hiệp hội Ngân hàng Việt nam (HHNH) nhằm

hỗ trợ tốt hơn hoạt động của các NHTM và nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách của

NHNN,đề tài DTNH.09/2015 được cấu trúc thành 04 chương với các nội dung như sau:

Chương 1 đề tài nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hiệp hội ngân hàng như khái niệm, vai

trò cầu nối của hiệp hội ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò cầu nối của hiệp hội

ngân hàng. Nghiên cứu tại Chương 1 cho thấy việc nâng cao vai trò cầu nối của hiệp hội ngân

hàngcó tác động tích cực trong thực thi CSTT và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức thành viên.

Việc nâng cao vai trò của hiệp hội ngân hàng được đánh giá qua 6 tiêu thức: Năng lực định

hướng chiến lược; Năng lực lãnh đạo và quản trị; Năng lực tài chính và cơ sở vật chất; Năng

lực phục vụ các tổ chức thành viên; Năng lực vận động chính sách; Năng lực xây dựng và

phát triển cộng đồng tổ chức hội viên.

Chương 2nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của hiệp hội ngân hàng các nước nhằm rút ra

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Qua nghiên cứu, đề tài rút ra được 9 điểm chính

chung nhất (về vai trò, mô hình tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ, quan hệ với Chính

phủ, NHTW, TCHV….) mà HHNH có thể áp dụng để nâng cao vai trò cầu nối của mình

trong việc hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của các tổ chức thành viên và nâng cao hiệu lực thực

thi các chính sách của NHNN, các chủ trương chính sách của Nhà nước theo thông lệ quốc tế.

Chương 3 nghiên cứu thực trạng vai trò cầu nối của HHNHV. Theo đó, đề tài đã khái quát

quá trình hình thành và phát triển của HHNH, làm rõ cơ cấu tổ chức hoạt động của HHNH

qua các thời kỳ, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, thực trạng vai trò cầu nối của HHNH

về môi trường pháp lý, thực trạng hoạt động của HHNH qua 2 nhiệm kỳ từ 2008 đến

31/12/2005.Nghiên cứu tại Chương 3 cho thấy một số bài học kinh nghiệm sau:

- Sự quan tâm sát sao của các Uy viên Hội đồng HHNH là vô cùng quan trọng để tạo điều

kiện thuận lợi cho các hoạt động của HHNH.

- Cần tăng cường phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của NHNN, các Bộ, Ngành liên quan

trong việc tham vấn chính sách; Nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình hoạt động của các tổ

chức thành viên để triển khai thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

- Cần tổ chức được các hoạt động thiết thực với các tổ chức thành viên; Phát huy vai trò,

lợi thế của các tổ chức thành viên để HHNH thực sự trở thành ngôi nhà chung, nơi các tổ

chức thành viên tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ thông tin và những khó khăn, vướng mắc trong

quá trình hoạt động, hợp tác để cùng phát triển an toàn, hiệu quả.

- Cần thiết lập và duy trì thường xuyên mối quan hệ với các đơn vị đối tác trong nước và

quốc tế, tận dụng sự ủng hộ cả về năng lực chuyên môn và vật chất vừa tiết kiệm được kinh

phí vừa tạo điều kiện cho các hoạt động của HHNHVN được phong phú và mở rộng hơn.

Chương 4 của đề tài tập trung đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò cầu nối của hiệp hội

ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ tốt hơn hoạt động của các ngân hàng thương mại và nâng

cao hiệu lực thực thi các chính sách của NHNN. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra định hướng

chung về phát triển HHNH đến 2020gồm: (i) Xây dựng và phát triển HHNH trở thành đầu

mối triển khai chương trình Giáo dục tài chính cho các khách hàng của NHTM tại Việt Nam;

(ii) Thiết lập được cơ chế thông tin, thu thập ý kiến của hội viên; (iii) Nâng cao năng lực lãnh

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 29

đạo, quản trị điều hành HHNH và năng lực hoạt động và tính liên kết của các cán bộ chuyên

trách, các ủy ban, đơn vị chuyên ngành (Hội, Câu lạc bộ) theo các lĩnh vực hoạt động.

Với mục tiêutăng cường niềm tin và sự hiểu biết của công chúng vào hệ thống ngân hàng,

hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ; thúc đẩy và mở rộng hợp tác với các HHNH trong khu

vực và quốc tế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, các giải pháp cụ thể được

nhóm nghiên cứu đề xuất gồm:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của Hiệp hội trong quản lý xã hội;

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức hội;

- Nâng cao năng lực hoạt động của HHNH;

- Nâng cao vai trò của các TCHV;

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo theo hướng bền vững;

- Tăng cường năng lực hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức hội viên..

Trở lại trang đầu

4. Đề tài 4:Nâng cao chất lượng thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cán cân thanh

toán quốc tế của Việt Nam bằng phương pháp điều tra chọn mẫu đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Thị Quỳnh Mai, Trưởng phòng, Vụ Dự báo - thống kê, Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam

Mã số: DANH.01/2014

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại:Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Đánh giá thực trạng chất lượng thống kê FDI hiện nay; xác định thiếu hụt thông tin, số liệu

thống kê về FDI.

- Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng thống kê cán cân thanh toán quốc tế thông qua thu

thập số liệu bằng phương pháp điều tra thống kê.

- Xây dựng phương án điều tra: lập dàn mẫu điều tra, xây dựng mẫu phiếu điều tra, gửi phiếu

điều tra và thu thập số liệu, xử lý tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá kết quả điều tra.

- Sử dụng các số liệu thu thập được từ cuộc điều tra để bổ sung cho nguồn số liệu hiện có từ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (bổ sung số liệu về lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận tái đầu tư, giảm vốn đầu

tư…) phục vụ lập cán cân thanh toán quốc tế.

Mô tả tóm tắt:

Nhằm mục tiêuđánh giá thực trạng chất lượng thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện

nay đểđề xuất giải pháp cải thiện chất lượng thống kê cán cân thanh toán quốc tế thông qua thu

thập số liệu bằng phương pháp điều tra thống kê, dự ánDANH.01/2014được cấu trúc thành 03

chương với các nội dung như sau:

Chương 1 hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phương pháp luận thống kê đầu tư trực tiếp

nước ngoài: Khái niệm, nguyên tắc cơ bản, cách phân tổ thống kê FDI,kinh nghiệm của một số

nước về tổ chức hệ thống thống kê FDI, qua đó rút ra ưu điểm và hạn chế của từng phương thức

thu thập số liệu FDI. Qua nghiên cứu tại chương 1, nhóm nghiêm cứu kết luận rằng có 3 nguồn số

liệu chính để thu thập thông tin, số liệu thống kê FDI, bao gồm:hệ thống báo cáo giao dịch quốc tế

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 30

(ITRS), điều tra doanh nghiệp và thông tin quản lý hành chính từ các cơ quan quản lý của Chính

phủ về xúc tiến và quản lý đầu tư.

Chương 2 nghiên cứu thực trạng công tác thống kê FDI vào Việt Nam, bao gồm: hệ thống

thống kê FDI tại Việt Nam, phương pháp thu thập thông tin và đánh giá thực trạng chất lượng

thống kê FDI hiện nay. Tại Chương 2, nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện thử nghiệm điều

tra thống kê đối với các doanh nghiệp FDI nhằm thu thập các số liệu theo đúng chuẩn quốc tế.

Mặc dù mẫu điều tra được lựa chọn chưa đủ đại diện cho tất cả các ngành, các lĩnh vực có vốn

FDI nhưng kết quả điều tra đã đem lại nhiều lợi ích, cụ thể:

- Thực hành thống kê số liệu theo phương pháp điều tra chọn mẫu, xây dựng cơ sở dữ liệu,

chiết suất số liệu đầu ra về FDI theo đúng chuẩn quốc tế.

- Bổ sung thêm nhiều số liệu, giúp cho bộ số liệu thống kê FDI của Việt Nam được đầy đủ

hơn. Đặc biệt, nhiều số liệu trong đó chưa từng được thống kê ở Việt Nam như: lợi nhuận chi trả

cho các nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận tái đầu tư… Đây là những thông tin hữu ích giúp đánh

giá đầy đủ hơn về tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2014. Kết quả này cho thấy

NHNN có khả năng thực hiện thống kê FDI đầy đủ theo chuẩn quốc tế, là tiền đề cho việc thực

hiện các cam kết về công bố số liệu với IMF và hội nhập ASEAN về thống kê.

- Bổ sung thêm nguồn số liệu bên cạnh các nguồn số liệu sẵn có (báo cáo trực tiếp của các DN

FDI, báo cáo của hệ thống ngân hàng…) nhằm hoàn thiện hơn hệ thống thống kê FDI của Việt

Nam.

Tại chương 3, nhóm nghiên cứu đề xuất định hướng công tác thống kê FDI của Việt Nam và

giải pháp nâng cao chất lượng thống kê FDI trên cán cân thanh toán của Việt Nam. Theo nhóm

nghiên cứu, để nâng cao chất lượng thống kê FDI trên BOP quốc tế của Việt Nam, trước hết

NHNN cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với các cơ quan thống kê FDI trong nước

cũng như các cơ quan, tổ chức thống kê FDI nước ngoài nhằm thống nhất về phương pháp luận

và phạm vi thống kê FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự đổi mới trong phương thức thu thập

thông tin thống kê là cần thiết, đặc biệt cần chú trọng đến việc tiến hành điều tra thống kê để thu

thập số liệu FDI. Ngoài ra, các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm

công tác thống kê FDI và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác thống kê, xử lý số liệu

thống kê FDI là không thể thiếu. Nhóm công tác cũng đã đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện các

giải pháp này trong thời gian tới.

Trở lại trang đầu

5. Đề tài 5:Hành vi người gửi tiền và các yếu tố tác động đến hành vi người gửi tiền trong

hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Thạnh, Chủ tịch HĐQT, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Mã số: DTNH.08/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Xác định các yếu tố liên quan tới ngân hàng và đặc điểm người gửi tiền tác động đến

hành vi gửi tiền, rút tiền và mức độ tác động tới việc gửi tiền, rút tiền.

- Kinh nghiệm quốc tế về hành vi người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng và bài học

liên hệ đối với Việt Nam.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 31

- Xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố tác động tới hành vi của người gửi tiền và kiểm

định mô hình theo phương pháp hồi quy giai đoạn trước và sau khủng hoảng.

- Đề xuất các giải pháp và gợi ý chính sách về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

như chính sách truyền thông, chính sách bảo hiểm tiền gửi và chính sách tiền gửi của các

ngân hàng thương mại…, nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống, nâng cao hiểu biết và niềm tin

công chúng vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mô tả tóm tắt:

Đề xuất các nghiên cứu, đánh giá các nhân tố tác động tới hành vi người gửi tiền nhằm đề

xuất các giải pháp và gợi ý chính sách về truyền thôngvà bảo hiểm tiền gửi liên quan hành vi

người gửi tiền, đề tài DTNH.08/2015 được cấu trúc thành 03 chương với các nội dung cơ bản như

sau:

Chương 1 nghiên cứu về tổng quan về hành vi người gửi tiền và các yếu tố tác động tới hành

vi người gửi tiền, bao gồm các yếu tố ngân hàng, các yếu tố đặc điểm của người gửi tiền, các yếu

tố kinh tế vĩ mô, chính sách bảo hiểm tiền gửi

Chương 2 nghiên cứu về hành vi người gửi tiền trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn

2006 - 2014, bao gồm thói quen gửi tiền tiết kiệm của người gửi tiền vàhiểu biết của người gửi

tiền về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đồng thời xây dựng mô hình đánh giá tác động của các yếu

tố này tới hành vi người gửi tiền.Căn cứ vào kết quả khảo sát và kết quả chạy mô hình tại chương

2, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận như sau:

(i)Mô hình sử dụng các biến về giới tính, độ tuổi, trình độ giáo dục, vùng sinh sống, tình trạng

hôn nhân, thu nhập bình quân, độ tin cậy của thông tin, tần suất tiếp cận thông tin của người gửi

tiền; hiểu biết về bảo hiểm tiền gửi có khả năng giải thích cho hành vi người gửi tiền.

(ii)Hành vi người gửi tiền được đo lường bởi phản ứng của người gửi tiền sau khi nhận thông

tin bất lợi về thị trường tài chính và ngân hàng họ gửi tiền.

(iii) Các kết quả từ mô hình đưa ra những yếu tố quan trọng trong hành vi người gửi tiền để từ

đó, các cơ quan liên quan, có thể đưa ra các chính sách phù hợp để bảo vệ người gửi tiền, ổn định

lượng tiền huy động từ dân cư.

(iv)Với các mức ý nghĩa 5%, các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi rút tiền được giải thích như

sau:

- Người gửi tiền từ 30 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ, và 30 tuổi đến 60 tuổi đối với nam có xu

hướng rút tiền nhiều hơn người gửi tiền dưới 30 tuổi.

- Người gửi tiền trên 55 tuổi đối đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam có xu hướng rút tiền

nhiều hơn nhóm dưới 30 tuổi khi nhận thông tin bất lợi về thị trường tài chính và ngân hàng họ

gửi tiền.

- Người gửi tiền có trình độ tốt nghiệp đại học có xu hướng rút tiền ít hơn so với người gửi

tiền mới tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống.

- Người gửi tiền tại khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây

Nam Bộ có xu hướng rút tiền ít hơn người gửi tiền tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông

Nam Bộ khi nhận thông tin bất lợi về thị trường tài chính và ngân hàng họ gửi tiền.

- Người gửi tiền thuộc nhóm đã kết hôn có xu hướng rút tiền ít hơn người gửi tiền chưa kết

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 32

hôn.

- Khi nhận thông tin bất lợi về thị trường tài chính và ngân hàng người gửi tiền đang gửi,

những người gửi tiền càng tin tưởng các nguồn thông tin chính thống (ti vi, báo giấy, báo điện tử)

thì xu hướng rút tiền ít hơn.

- Người gửi tiền biết về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì xu hướng rút tiền ít hơn.

- Người gửi tiền biết về Hạn mức bảo hiểm tiền gửi hay không biết về Hạn mức bảo hiểm tiền

gửi không tác động đến việc quyết định rút toàn bộ số tiền gửi sau khi họ nhận thông tin bất lợi về

thị trường tài chính và ngân hàng.

- Việc tồn tại chính sách bảo hiểm tiền gửi có tác động tích cực đến hành vi gửi tiền của người

gửi tiền.

- Các yếu tố còn lại như: giới tính, thu nhập bình quân của người gửi tiền không tác động đến

hành vi rút và gửi tiền của người gửi tiền.

Tại Chương 3, nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ

hành vi người gửi tiền đến an toàn hoạt động ngân hàng. Theo đó, NHNN cần tích cực hơn trong

quá trình xử lý nợ xấu, có chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với các ngân hàng nhỏ. Khi thị

trường tài chính biến động, cần tập trung cung cấp và kiểm soát thông tin trên các kênh chính

thức, xây dựng và triển khai chương trình giáo dục tài chính cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết

và niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng. Với những đặc điểm khác nhau giữa các vùng,

trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi, NHNN cần xây dựng chính sách, định hướng khác nhau cho

từng vùng khi có những biến động bất lợi về tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trên cơ sở đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động của ngân

hàng, đề xuất, tham mưu cho NHNN trong việc giám sát chặt chẽ các ngân hàng yếu kém có biểu

hiện thu hút tiền gửi thông qua các chính sách lãi suất cao, các hình thức khuyến mại khiến tiền

gửi bị gửi vào những kênh kém hiệu quả. Các Ngân hàng thương mạicần chú trọng: xử lý nợ xấu,

không nên tăng trưởng quy mô tài sản quá mức so với tăng trưởng tiền gửi, Thực hiện tốt chính

sách tuyên truyền, quảng cáo để nâng cao uy tín của ngân hàngvà giải thích đầy đủ cho người gửi

tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Trở lại trang đầu

6. Đề tài 6:Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và giải pháp giảm nghèo bền vững,

vươn lên làm giàu tại vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ nhiệm: TS. Lê Thanh Ngọc, Giảng viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Mã số: DTNH.17/2015

Năm hoàn thành: 2016

Xếp loại: Giỏi

Các chủ đề nghiên cứu chính:

- Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng

bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất giải pháp nhằm giảm nghèo đói bền vững và vươn lên làm giàu ở vùng kinh tế trọng

điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mô tả tóm tắt:

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 33

Nhằm mục tiêu phân tích đặc thù nghèo đói, thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói

và kết quả các nỗ lực giảm nghèo tại các tỉnh kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL để từ đó đề xuất

các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững của các hộ gia đình sống tại vùng kinh tế trọng điểm

nêu trên, nhóm nghiêncứu đã triển khai nhiệm vụ theo 03 chương với các nội dung cụ thể như

sau:

Chương 1 lược khảo các nghiên cứu về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam và Vùng Đồng bằng

Sông Cửu Long. Kết quả của chương 1 đã hình thành khung phân tích cho tình trạng nghèo đói và

giải pháp giảm nghèo bền vững vươn lên làm giàu tại Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng

Sông Cửu Long trong các chương tiếp theo.

Chương 2 đánh giá thực trạng nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh

tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tích nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến

nghèo đó cũng như những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong các chính sách xóa đói

giảm nghèo. Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay, các chính sách đã đáp ứng một lượng lớn nhu cầu

vốn của hộ nghèo và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cung cấp thêm tư liệu sản xuất, tạo

động lực cho người nghèo,....

Tại Chương 3 đề xuất triển khai một số dự án phù hợp với đặc thù của từng địa phương; Nâng

cao khả năng tiếp cận vốn cho hộ nghèo và cận nghèo; Nâng cao năng suất lao động cho hộ nghèo

và cận nghèo; Phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng chăm sóc

y tế; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển văn hóa thông tin, nâng cao đời sống tinh thần; Giải pháp

đặc thù giảm nghèo cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số Khmer./.

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 34

HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 06-2016

1. Hội thảo: “Điều tra thống kê tiền tệ - ngân hàng”.

Thời gian tổ chức: Ngày 01/07/2016

Đơn vị thực hiện: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chủ trì:

Nội dung hội thảo:

Ngày 01/7/2016, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN đã tổ chức

Hội thảo “Điều tra thống kê tiền tệ - ngân hàng”. Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã tới dự

và có bài phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Tổng Cục Thống kê, các đồng chí lãnh đạo Vụ Dự báo

thống kê, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng các

ngành kinh tế, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Cục Công nghệ tin học, Viện Chiến lược Ngân

hàng, đại diện các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cán bộ làm

công tác điều tra thống kê của NHNN và Tổng Cục Thống kê…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, số liệu thống

kê có vai trò rất cần thiết đối với công tác quản lý và điều hành của cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với một Ngân hàng Trung ương hiện đại, bên cạnh việc thu thập thông tin qua chế độ báo

cáo thống kê, điều tra thống kê đóng vai trò ngày càng quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhận biết

và dự báo sớm những diễn biến và xu hướng mới có thể xảy ra trên thị trường tiền tệ và hoạt

động ngân hàng nhằm có chính sách ứng phó phù hợp, kịp thời.

Để triển khai có hiệu quả các cuộc điều tra thống kê trong ngành Ngân hàng, NHNN tổ

chức Hội thảo “Điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng” nhằm giúp các TCTD

hiểu rõ mục đích, yêu cầu và tránh nhiệm đối với các cuộc điều tra nói trên và tạo điều kiện để

các TCTD chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả các cuộc điều tra tại các đơn vị.

Phát biểu nêu bật tầm quan trọng của công tác điều tra thống kê, Đ/c Tô Huy Vũ - Vụ

trưởng Vụ Dự báo Thống kê cho biết, ngày 22/3/2011 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông

tư số 06/2011/TT-NHNN tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động

ngân hàng và ngoại hối. Kể từ Quý IV/2011, NHNN đã bắt đầu tiền hành điều tra thử nghiệm

cuộc “Điều tra xu hướng kinh doanh” đối với toàn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD). Cuộc

điều tra đã góp phần đưa ra những chuẩn đoán, dự báo về các xu hướng đã và có thể diễn ra,

đặc biệt phát hiện những thay đổi chu kỳ kinh doanh của hệ thống TCTD sớm hơn các số liệu

thống kê chính thức. Thành công của cuộc “Điều tra xu hướng kinh doanh” là tiền đề để

NHNN quyết định triển khai song song cuộc “Điều tra kỳ vọng lạm phát” được bắt đầu từ

Quý I/2013 và chuyển sang định kỳ tháng từ tháng 8/2013.

Sau 5 năm thực hiện điều tra thử nghiệm đối với 2 cuộc điều tra, công tác điều tra của

NHNN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, chất lượng điều tra ngày càng được cải thiện.

Kết quả của 2 cuộc điều tra đã cung cấp thông tin kịp thời về nhận định và kỳ vọng của các

TCTD về xu hướng kinh doanh, lạm phát, tỷ giá, lãi suất… góp phần bổ sung thêm thông tin

cho công tác phân tích, dự báo, phục vụ hiệu quả công tác hoạch định chính sách tiền tệ và

quản lý hoạt động ngân hàng và quản lý kỳ vọng của thị trường theo hướng sát thực, hiện quả

hơn.

Sau 5 năm triển khai thí điểm, ngày 31/3/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết

định số 477/2016/QĐ-NHNN, đưa 2 cuộc điều tra nói trên vào Chương trình điều tra chính

thức của NHNN. Cùng với đó, NHNN tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tin học

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 35

hóa trong công tác điều tra thống kê thông qua việc xây dựng hệ thống điều tra thống kê trực

tuyến, dự kiến trong năm 2016 sẽ hoàn thiện và đưa vào ứng dụng thực tế.

Tại Hội thảo, cán bộ của Vụ Dự báo thống kê đã trình bày tham luận giới thiệu hoạt động

điều tra thống kê về tiền tệ - ngân hàng của NHNN. Tham luận nêu rõ, khuôn khổ pháp lý về

điều tra thống kê đã được Quốc Hội, Chính phủ và NHNN ban hành tương đối đồng bộ, đầy

đủ và phù hợp với thực tiễn. Để triển khai công tác này tại NHNN, Vụ Dự báo thống kê đã

được Thống đốc quyết định thành lập vào cuối năm 2008, bắt đầu tiến hành điều tra thử

nghiệm vào quý IV/2011 và đến quý I/2016 đã chuyển sang điều tra chính thức với các cuộc

điều tra về “Xu hướng kinh doanh” và “Kỳ vọng lạm phát” nhằm thu thập thông tin kỳ vọng

về CPI, tỷ giá, lãi suất, GPD, tình hình và triển vọng kinh doanh… đối với toàn bộ các TCTD

và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Thông qua các cuộc điều tra này, các TCTD đã có sự phản ánh tương đối sát các nhận

định về chính sách tiền tệ của NHNN và các nhân tố có tác động mạnh nhất đến diễn biến CPI

thực tế cũng như kỳ vọng về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá và kỳ vọng về lãi suất cho

vay ngắn hành VND ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Từ kết quả của các cuộc điều tra, Vụ Dự báo thống kê tiền tệ đã xây dựng các báo cáo kết

quả điều tra theo định kỳ hàng tháng trình Ban Lãnh đạo NHNN và chia sẻ các kết quả cho

các Vụ, Cục chuyên môn lien quan. Kết quả các báo cáo này được Ban Lãnh đạo NHNn và

các Vụ, Cục chức năng đánh giá tốt, được bổ sung cho số liệu thống kê chính thức phục vụ

cho công tác phân tích, dự báo và làm cơ sở cho hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của

NHNN.

Tham luận tại Hội thảo, các đại biểu của các ngân hàng thương mại đều cho rằng hai cuộc

điều tra do NHNN tổ chức có nhiều ý nghĩa đối với hoạt động của ngàng Ngân hàng. Các

Ngân hàng thương mại đã nghiên cứu ký các nội dung điều tra, phân công cụ thể cho các bộ

phận chức tăng triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Công tác điều tra thống kê này

đã tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách, bảo đảm môi trường

hoạt động lành mạnh của các TCTD.

Thông tin có được sau triển khai điều tra đã được sử dụng để phục vụ việc xây dựng, giam

sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, duy trì lợi thế cạnh tranh, tăng

cường quản lý hoạt động tín dụng, quản lý các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại TCTD.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác này và phát huy hơn nữa tác dụng của kết quả điều tra

thống kê, các TCTD đã nêu các khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị như bổ sung các

nội dung, yêu cầu cần thiết đối với từng cuộc điều tra, hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn các nội

dung điều tra để các TCTD nắm bắt và thực hiện một cách thống nhất, kéo dài thời hạn nộ

báo cáo điều tra đối với TCTD, xem xét và công bố số liệu điều tra đầy đủ, kịp thời hơn để

các TCTD có thêm thông tin cập nhật hơn về diễn biến thị trường…

Theo sbv.gov.vn

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

2. Hội thảo Quốc gia “Hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hội

nhập mới”

Thời gian tổ chức: Ngày 24/06/2016

Đơn vị thực hiện:Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp

cùng Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương mại

Chủ trì:

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 36

Nội dung hội thảo:

Ngày 24/6/2016, tại G2N10, Viện Ngân hàng Tài chính – Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân phối hợp cùng Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Thương mại tổ chức

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Hoạt động tài chính quốc tế của Việt nam trong bối

cảnh hội nhập mới”. Hội thảo nhằm mục tiêu tạo diễn đàn mở cho các nhà khoa học công bố

nghiên cứu mới nhất liên quan đến hoạt động tài chính quốc tế của Việt Nam dưới tác động

của sự hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp

định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có TS. Phạm Ngọc Thắng – Vụ trưởng

Ban Kinh tế Trung ương; ThS. Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân

hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; TS. Nguyễn Quang Hiện – Tổng Giám đốc công ty cổ

phần bảo hiểm Quân đội; TS. Cấn Văn Lực – Hàm Phó Tổng giám đốc BIDV, Giám đốc

Trung tâm đào tạo; PGS.TS Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế

quản lý Trung ương. Về phía trường Đại học Thương mại có PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan

– Phó Hiệu trưởng. Về phía trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) có PGS.TS Trần

Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS

Phạm Hồng Chương – Phó Hiệu trưởng; GS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Bí thư Đảng ủy,

nguyên Hiệu trưởng, nguyên Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính; GS.TS Phan Công

Nghĩa – nguyên Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, khoa, viện, các tổ chức

chính trị xã hội của trường ĐH KTQD và ĐH Thương Mại, cùng đông đảo các nhà nghiên

cứu khoa học viết bài và quan tâm tới chủ đề của Hội thảo.

Sau 20 năm chính thức hội nhập với các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam

đã tiến một bước dài trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao vị thế

chính trị và ngoại giao của quốc gia. Trong tiến trình hội nhập, vấn đề được quan tâm nhất là

hội nhập kinh tế và năm 2015 đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam với việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và kết thúc vòng

đàm phán của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong bài phát biểu khai

mạc Hội thảo, PGS.TS Trần Thị Vân Hoa cho rằng, hội nhập kinh tế thúc đẩy hội nhập tài

chính. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hai tiến trình này bổ sung cho

nhau khi việc mở cửa nền kinh tế để hội nhập tạo tiền đề cho dòng vốn đầu tư nước ngoài đi

vào Việt Nam, và kèm theo đó là sự tham gia của các định chế tài chính nước ngoài vào thị

trường nội địa. Bên cạnh đó, để tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, Việt Nam cũng đã phải

thúc đẩy sự phát triển hệ thống tài chính của mình theo hướng hiệu quả, bền vững và ngày

càng có tính cạnh tranh cao nhằm hỗ trợ cho tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc gia.

Phó Giáo sư Phó Hiệu trưởng khẳng định: “Hội thảo là diễn đàn mở để các nhà nghiên cứu,

các nhà quản lý cũng như những người làm thực tiễn công bố, trao đổi những nghiên cứu và

hiểu biết mới nhất của mình về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập tài chính nói

riêng của Việt Nam”.

Các nghiên cứu gửi tới Hội thảo hướng tới việc xem xét tác động nhiều chiều của hội

nhập kinh tế và hội nhập tài chính quốc tế lên các khía cạnh vĩ mô và vi mô, ngắn hạn và dài

hạn, khu vực thực và khu vực tài chính của Việt Nam. Hội thảo đã nhận được 54 bài từ các

tác giả hiện đang công tác tại 19 đơn vị gồm trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, bộ,

ngành, doanh nghiệp.

Trong số 45 bài được chọn, 4 bài được Ban tổ chức đề cử trình bày (trong đó 2 bài

nghiên cứu chuyên sâu và 2 bài thảo luận chính sách và kinh nghiệm thực tế). Nội dung của 4

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 37

bài này kết hợp với các ý kiến thảo luận giúp Hội thảo tập trung vào 5 vấn đề quan trọng gồm:

i) Cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam; ii) Đầu tư quốc tế và tăng trưởng của Việt

Nam; iii) Hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam; iv) Cơ hội và thách thức của hội nhập

kinh tế và tài chính quốc tế đối với Việt Nam; và v) Các vấn đề về thể chế, công nghệ và

cạnh tranh của hội nhập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở lớn hơn.

Các vấn đề được thảo luận tại Hội thảo sẽ giúp đưa ra được các khuyến nghị có giá trị

cho các nghiên cứu tiếp theo cho các nhà khoa học cũng như đối với hoạt động của các cơ

quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng thương mại và cộng đồng doanh nghiệp của Việt nam.

Bài: P.CTCT & QLSV

Theo https://www.neu.edu.vn/

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

3. Tọa đàm Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Thời gian tổ chức: Ngày 24/05/2016

Đơn vị thực hiện: Học viện Ngân hàng

Chủ trì hội thảo:

Nội dung hội thảo:

Bước sang giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hứa hẹn nhiều tín

hiệu khả quan với sự phục hồi của kinh tế thế giới cũng như những chuyển biến tích cực của

tình hình trong nước từ lộ trình tái cơ cấu, từ dòng vốn FDI, từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương (TPP)… Bên cạnh đó, Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (GCR) 2015-2016 do Diễn

đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 29/9/2015 cho thấy, chỉ số cạnh tranh quốc gia

(GCI) của Việt Nam đạt 4,3 điểm, xếp ở vị trí 56/140. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc

gia có mức tăng bậc mạnh nhất.

Dù có những dấu hiệu khả quan, song phải thừa nhận những thách thức lớn phía trước:

kinh tế phục hồi chậm, tính bền vững chưa cao; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh

tranh của nền kinh tế còn thấp; trình độ công nghệ, chất lượng lao động, trình độ quản lý có

cải thiện nhưng chưa đáng kể; dư địa mở rộng CSTK và CSTT ngày càng thu hẹp, nợ công

đang tiến gần ngưỡng an toàn… Như vậy, để nâng cao chất lượng tăng trưởng hướng tới mục

tiêu tăng trưởng bền vững, việc xác định những nguồn lực then chốt cũng như xây dựng hệ

thống giải pháp phát triển đồng bộ các nguồn lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn

2016 – 2020 là vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam.Việc nghiên cứu những vấn đề

lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như thực trạng nợ công hiện nay luôn là vấn đề được quan

tâm.

Trong khuôn khổ chương trình triển khai nhiệm vụ Khoa học- Công nghệ năm học

2015 – 2016 của Học viện Ngân hàng (HVNH), chiều ngày 24/05/2016, tại Hội trường 305,

Bộ môn Kinh tế- HVNH tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Các nguồn lực cho tăng

trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Thị Ngọc

Loan – Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế- Học viện Ngân hàng. Đến với hội thảo có sự góp mặt của

PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh- Viện Kinh tế & CTTG; TS. Trần Đức Vui- Đại học Kinh tế,

ĐHQGHN; các chuyên gia kinh tế; ban lãnh đạo Viện NCKH – HVNH, giảng viên, nghiên

cứu viên HVNH.

Tại buổi hội thảo các đại biểu đã được nghe các bài tham luận:

- “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam- thực trạng và giải pháp” của PGS. TS.

Lưu Ngọc Trịnh

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 38

- “Đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn lực tại Việt nam” được ThS. Đỗ Thị Thu trình

bày

- “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của hệ thống NHTMVN: Ứng dụng phương pháp phân

tích bao dữ liệu DEA và hồi quy kiểm duyệt Tobit” của ThS. Đỗ Minh Thu

- “Nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa tinh thần kinh doanh và tăng trưởng

kinh tế” của ThS. Nguyễn Thị Hương Giang

Sau phần trình bày tham luận, các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung

chính như:

+ Các lý thuyết, mô hình, cũng như các quan điểm về tăng trưởng kinh tế và vai trò

của các nguồn lực đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững.

+ Kinh nghiệm các quốc gia đối với mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng

tới tăng trưởng bền vững.

+ Đánh giá chất lượng tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất

các giải pháp phù hợp cho giai đoạn 2016 - 2020.

+ Các chính sách tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

+ Đánh giá thực trạng cũng như sự đóng góp của các nguồn lực cho tăng trưởng kinh

tế Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

+ Phân tích cơ hội và thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững và khả năng

chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng chiều sâu của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.

Phát biểu tổng kết buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan hy vọng rằng các ý kiến

trình bày và trao đổi tại buổi tọa đàm sẽ góp phần hữu ích đối với mục tiêu tăng trưởng bền

vững và khả năng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng chiều sâu của Việt Nam trong thời

gian tới.

Theo http://hvnh.edu.vn/

Tổng thuật hội thảo

Trở lại trang đầu

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 39

ẤN PHẨM KHOA HỌC

1. Ác Mộng Đại Khủng Hoảng 1929

Nguồn: NXB Tri thức

Tác giả: John Kenneth Galbraith.

Người dịch: Thanh Tâm & Hà Trang

Giới thiệu ấn phẩm:

Ngày 24 tháng 10 năm 1929, Phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu ‒ nhiều gấp ba

lần số lượng giao dịch thông thường ‒ bị các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường

chứng khoán New York. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday)

mở đầu cho cuộc Đại khủng hoảng (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại

suy thoái (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933. Chỉ số Dow Jones sụt giảm

từ mức cao kỷ lục 381,2 ngày 3 tháng 9 năm 1929 xuống còn 230,1 ngày 29 tháng 10 năm

1929 và đạt điểm đáy ngày 8 tháng 7 năm 1932 khi đóng cửa ở mức 41,2 - giảm gần 90% so

với mức đỉnh nó từng đạt được ba năm trước. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo

theo suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp

giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới

ngưỡng nghèo khổ.

Gần 80 năm sau cuộc Đại khủng hoảng xảy ra, thế giới lại đang phải chứng kiến sự quay

trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu. Không khó khăn trong việc nhận ra

những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng toàn cầu này: chúng đều bắt đầu từ những

đổ vỡ trong hệ thống tài chính, là hậu quả của tình trạng đầu cơ tài chính - địa ốc trong cơn

lốc xoáy của tham vọng làm giàu dễ dàng. Như triết gia George Santayana đã nói: “Quá khứ

nếu không nhớ thì không biết đường nào dẫn đến tương lai!”

Trong khi cơn bão khủng hoảng và suy thoái, thất nghiệp và bất ổn đang lan ra khắp thế

giới, có lẽ đây chính là lúc thích hợp nhất để đọc lại lịch sử cuộc đại suy thoái toàn cầu đầu

tiên trên thế giới, để học được từ những kinh nghiệm quá khứ, và để thấy rằng con người ở

mọi thời thật giống nhau, với những sai lầm dại dột không mấy khác biệt. Tác phẩm Ác mộng

Đại khủng hoảng 1929 của John Kenneth Galbraith có thể là một kiệt tác viết về Đại khủng

hoảng, và hơn thế, về những sai lầm, ngớ ngẩn của con người trong tham vọng kiếm tiền

nhanh chóng.

John Kenneth Galbraith (1908-2006) là một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất

trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người theo trường phái Keynes nhiệt thành, ủng hộ sự can

thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, từng làm việc trên nhiều cương vị khác nhau trong chính

quyền của bốn đời tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ: Roosevelt, Truman, Kennedy và

Johnson. Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Berkeley ở

California, ông dạy tại Đại học Harvard trong nhiều năm và từng làm Chủ tịch Hiệp hội kinh

tế Hoa Kỳ. Trong cuộc đời gần 100 năm của mình, ông viết gần 50 cuốn sách và hơn 1.000

bài báo về nhiều chủ đề nhưng chủ yếu là kinh tế. Nhiều cuốn sách của ông bán rất chạy, và

có ảnh hưởng sâu sắc tới tư duy kinh tế của một tầng lớp trí thức Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhất

là trong giai đoạn 1950-1970. Có thể nói Galbraith là nhà kinh tế được công chúng biết đến

nhiều nhất tại Mỹ trong giai đoạn hậu chiến tranh cho tới khi trường phái Keynes thoái trào và

trường phái tiền tệ - với đại biểu xuất sắc là Milton Friedman - lên ngôi.

Ác mộng Đại khủng hoảng 1929 (The Great Crash of 1929) là cuốn sách đầu tiên thật sự

đưa tên tuổi của Galbraith đến với công chúng Mỹ và cho tới nay, vẫn được coi là cuốn sách

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 40

cần phải đọc đầu tiên nếu muốn tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ tài chính năm 1929 tại Mỹ.

Trong cuốn sách này, Galbraith đã chỉ ra con đường dẫn tới đại khủng hoảng ở Mỹ. Bắt đầu

từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng

bong bóng với việc các nhà đầu tư mua bất động sản với giá trời ơi để đầu cơ sinh lời, hy

vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng hà hơi tiếp sức cho những hành động

đầu cơ bằng việc cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, cho tới khi

“vỡ tung” vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử.

Đọc Galbraith, dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng mới xảy ra ở Thái Lan năm

1998, ở Mỹ, Iceland hay ở Việt Nam thời gian gần đây.

Ác mộng Đại khủng hoảng 1929 được viết bằng ngòi bút hết sức sắc sảo và trôi chảy,

đượm chất hóm hỉnh trong những quan sát của Galbraith về hành vi con người trong khi xảy

ra bong bóng đầu cơ và cuộc đổ vỡ thị trường con người. Để nói về cuốn sách, có lẽ hợp lý

hơn khi dùng chính lời của Galbraith kể về việc viết nó: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy vui

sướng khi viết một cuốn sách như khi viết cuốn sách này. Đây thật sự là cuốn sách duy nhất

đọng lại trong tôi không phải là sự nhọc công lao động mà là niềm sung sướng.”

Cuối cùng, để kết thúc, xin mượn lại lời của John Kenneth Galbraith trong cuốn sách như

một lời cảnh tỉnh cho thói tự tin thái quá (và cả tin) của con người: “Một bài học quý của năm

đó cho đến giờ đã trở nên rõ ràng: Tai họa cá nhân và cụ thể sẽ xảy đến với những ai muốn tin

rằng họ nhìn thấy tương lai.”

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu ấn phẩm này đến bạn đọc.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

2. Giải Nobel kinh tế

Nguồn: Nxb Tri thức

Tác giả:Jean-Édouard Colliard, Emmeline Travers

Người dịch: Nguyễn Đôn Phước

Giới thiệu ấn phẩm:

"Giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel" (Sveriges

Risbanks i Ekinomisk Vetinskap till Alfred Nobel minne) thường được biết đến như không

phải là một giải Nobel "thật sự", đôi lúc vì quan điểm chính trị của chính một số vị được giải,

trong lúc những thành tựu khoa học mà giải này công nhận ít khi được công chúng chú ý. Các

công trình này, được báo chí tóm tắt một cách ít nhiều đúng đắn khi giải được trao, thường bị

coi nhẹ, nếu không nói là bị xem như những lạc lối vào toán học của những thành viên một bộ

môn mà tính khoa học là đáng ngờ.

Hiện trạng này càng đáng tiếc hơn khi những công trình của những người đoạt giải Nobel

Kinh tế là có thể tiếp cận được: giải thường trọng thưởng một ý tưởng đơn giản và khái quát,

nhưng có tính tạo lập, và dễ dàng trình bày ý tưởng này mà hoàn toàn không cần viện đến một

hình thức hoá phức tạp, tuy rằng hình thức hoá này là cần thiết để các nhà kinh tế rút ra tất cả

những hệ quả của ý tưởng đó.

Mục đích của quyển sách này không phải là tường thuật cuộc đời của các nhà kinh tế được

giải theo lối ca tụng, cũng như tôn vinh những đóng góp của họ mà nhằm giúp bạn đọc quan

tâm hiểu được những ý tưởng chính của 62 người được giải từ 1969 đến 2008 bằng một trình

bày đơn giản và đầy đủ nhất, có thể tương thích với một khuôn khổ ngắn gọn và chặt chẽ.

Chúng tôi ưu tiên những công trình được giải tuyên dương (Uy ban Nobel nói rõ vì sao họ

chọn trao giải cho mỗi người) đồng thời cũng nêu bật những đóng góp chính khác của các tác

giả cho bộ môn (kinh tế học) để bạn đọc có thể khám phá vài khía cạnh ít được biết đến trong

sự nghiệp của các tác giả kinh điển nhất cũng như của những tác giả hay của những đóng góp

ít nhiều bị lãng quên. Bạn đọc cũng tìm được một thư mục không toàn diện bao phủ toàn bộ

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 41

trước tác có liên quan. Để thuận tiện, trong sách này chúng tôi dùng cụm từ giải Nobel Kinh

tế mà không để trong ngoặc kép.

Sau khi trình bày ngắn gọn về giải này (Chương I), chúng tôi sẽ trình bày về các tác

giả được giải theo thứ tự thời gian nhằm nhấn mạnh điều mà lịch sử giải Nobel phản ánh so

với điều có tính tổng quát hơn mà lịch sử của cộng đồng khoa học phản ánh: sau thời kỳ của

các nhà kinh tế chuyên gia (Chương II) là thời kỳ của sự hoài nghi và cuộc tìm kiếm tính

chính đáng cho bộ môn (Chương III) rồi đến thời kỳ thắng lợi của sự đổi mới (Chương IV).

Thập niên vừa qua đánh dấu một bước ngoặt với sự lên ngôi của những hệ ý mới (Chương V).

Nội dung cuốn sách gồm 5 chương như sau:

- Chương I: Giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để vinh danh Alfred Nobel

- Chương II: 1969-1975: Thời vàng son của các nhà kinh tế “nha sĩ”

o 1969: Ragnar Frisch, Jan Tinbergen

o 1970: Paul Samuelson (sinh năm 1915), người Mỹ

o 1971: Simon Kuznets (1901-1985), người Mỹ, gốc Nga

o 1972: John Hicks, Kenneth Arrow

o 1973: Wassily Leontief (1906-1999), người Mỹ, gốc Nga

o 1974: Gunnar Myrdal, Friedrich von Hayek

o 1975: Leonid Kantorovitch, Tjalling Koopmans

- Chương III: 1976-1985: Kinh tế học đi tìm một tính chính đáng mới

o 1976: Milton Friedman (1912-2006), người Mỹ

o 1977: Bertil Ohlin, James Meade

o 1978: Herbert Simon (1916-2001), người Mỹ

o 1979: Theodore Schultz, Arthur Lewis

o 1980: Lawrence Klein (sinh năm 1920), người Mỹ

o 1981: James Tobin (1918-2002), người Mỹ

o 1982: George Stigler (1911-1991), người Mỹ

o 1983: Gerard Debreu (1921-2004), người Mỹ, gốc Pháp

o 1984: Richard Stone (1913-1991), người Anh

o 1985: Franco Modigliani (1918-2003), người Mỹ, gốc Italia

- Chương IV: 1986-1996: Kinh tế học ca khúc khải hoàn

o 1986: James Buchanan (sinh năm 1925), người Mỹ

o 1987: Robert Solow (sinh năm 1924), người Mỹ

o 1988: Maurice Allais (sinh năm 1911), người Pháp

o 1989: Trygve Haavelmo (1911-1999), người Na Uy

o 1990: Harry Markowitz, Merton Miller, William Sharpe

o 1991: Ronald Coase (sinh năm 1910), người Anh

o 1992: Gary Becker (sinh năm 1930), người Mỹ

o 1993: Robert Fogel, Douglass North

o 1994: John Nash, John Harsanyi, Reinhard Selten

o 1995: Robert Lucas (sinh năm 1937), người Mỹ

o 1996: James Mirrlees, William Vickrey

- Chương V: 1997-2008: Những công trình đào sâu và những hệ ý mới

o 1997: Robert Merton (sinh năm 1944), người Mỹ

o Myron Scholes (sinh năm 1941), người Mỹ

o 1998: Amartya Sen (sinh năm 1933), người Ân Độ

o 1999: Robert Mundell (sinh năm 1932), người Canada

o 2000: James Heckman, Daniel McFadden

o 2001: George Akerlof, Michael Spence, Joseph Stiglitz

o 2002: Daniel Kahneman, Vernon Smith

o 2003: Robert Engle (sinh năm 1942), người Mỹ &Clive Granger (1934-2009), người

Anh

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 42

o 2004: Finn Kydland (sinh năm 1943), người Na Uy &Edward Prescott (sinh năm

1940), người Mỹ

o 2005: Robert Aumann, Thomas Schelling

o 2006: Edmund Phelps (sinh năm 1933), người Mỹ

o 2007: Leonid Hurwicz, Eric Maskin, Roger Myerson

o 2008: Paul Krugman (sinh năm 1953), người Mỹ

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu ấn phẩm này đến bạn đọc.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu

3. Bán Khống – Thảm họa kinh tế đậm chất tài chính nhất trong lịch sử phố Wall

Nguồn: Nxb Lao động - Xã hội

Tác giả: Michael Lewis

Dịch giả: Anh Tú & Bích Ngọc

Giới thiệu ấn phẩm

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một trong những thảm họa kinh tế nặng nề nhất

trong lịch sử và sử ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại cho đến nhiều năm về sau. Theo ước tính

của những nhà kinh tế, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đô-la, đặc biệt hàng tỷ đô-la tiền thuế

của người dân Mỹ đã không được sử dụng để phục vụ cho chính họ mà lại bị chính phủ dùng

để cứu các tập đoàn lớn thoát khỏi phá sản cùng những ông chủ giàu có của chúng. Cuộc

khủng hoảng này không đến từ chiến tranh, hay suy thoái, mà nó xuất phát từ một cỗ máy làm

tiền được một số người xây dựng trên những mô hình toán học đầy sai sót và chẳng mấy ai

hiểu được. Các công ty phố Wall với sự tham lam và thờ ở của mình sẵn sàng cho những

người không có khả năng trả nợ vay tiền, thậm chí còn chẳng cần giấy tờ, để từ đó tạo ra

những khoản thế chấp dưới chuẩn làm cơ sở cho những sản phẩm tài chính độc hại mà họ có

thể đi bán lại và kiếm bộn tiền. Điều đáng buồn cười là cỗ máy này được bôi trơn bởi các

công ty xếp hạng quyền lực nhất thế giới, những tổ chức mà đáng ra phải có trách nhiệm cao

nhất trong việc phất hiện ra và ngăn chặn khủng hoảng này lại chính là những tổ chức đã tiếp

tay cho nó. Gần như không một ai phát hiện ra điều đó. Những nhà điều hành ngân hàng lớn

nhất của Mỹ không? Cục Dự trữ liên bang? Và các quan chức chính phủ cũng không? Tuy

nhiên vẫn có một thiểu số nhà đầu tư phát hiện ra điều đó. Cuốn sách này kể câu chuyện về

họ.

Trong cuốn sách này, cách hành xử của những tên tuổi lừng lẫy trong nền tài chính thế

như Standard & Pooor, Moody’s, Morgan Stanley, Bear Stearn, Citigroup, Godlman Sách,

AIG sẽ được phân tích. Cuốn sách cũng nhắc đến những nhân vật, điển hình là Steve Eisman,

Michael Burry, những người bị coi là lập dị nhưng lại thuộc về một số rất ít nhìn ra được toàn

bộ những hiểm họa của hệ thống trước khi nó sụp đổ. Bên cạnh đó cuốn sách cũng kể về các

nhân vật góp phần chủ chốt tạo nên cuộc khủng này, đó là Howie Hubler của Morgan Stanley,

người đã một mình tạo ra khỏn lỗ 9 tỷ đô-la và được ghi danh vào lịch sử với tư cách là người

bị lỗ nặng nhất chỉ trong một giao dịch, hay Joseph Cassano của AIG, người đã phải chịu

khoản lỗ hơn 99 tỷ đô-la

Đối với những người làm về tài chính, rõ ràng cuốn sách này là một kho tư liệu vô giá,

một câu chuyện không thể không đọc, chứa đầy những sự kiện và bài học vô giá , từ việc

đánh giá con người, tổ chức cũng như việc đi ngược lại đám đông. Cuốn sách gồm 10 chương

với nội dung cụ thể như sau:

- Chương 1: Một câu chuyện có xuất xứ bí mật.

Viện Chiến Lược Ngân Hàng SỐ 06 - 06.2016

Trang 43

- Chương 2: Vùng đất của người mù.

- Chương 3: “Làm sao mà có một gã không biết nói tiếng Anh lại nói dối được cơ chứ?”

- Chương 4: Làm thế nào để thu hoạch được từ một người nhập cư.

- Chương 5: Những nhà tư bản tình cờ.

- Chương 6: Người nhện ở The Venetian.

- Chương 7: Cuộc truy tìm kho báu khổng lồ.

- Chương 8: Sự im lặng kéo dài.

- Chương 9: Cái chết của sự thích thú.

- Chương 10: Hai người trên một chiếc thuyền.

Viện Chiến lược Ngân hàng trân trọng giới thiệu ấn phẩm này đến bạn đọc.

Giới thiệu sách

Trở lại trang đầu