3
1 BGIAO THÔNG VN TI THÔNG TIN BÁO CHÍ Về Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông (tỉnh Bình Định), thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa Dự án hầm Đèo Cđược th ực hiện từ năm 2012 với Tổng mức đầu tư 15.603 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục chính: hầm Đèo Cả (dài 4.125m), hầm Cổ Mã (dài 500m) và hầm Cù Mông (dài 2.600m). Mục tiêu chính của dự án là xóa bỏ các điểm đen về tai nạn giao thông cho các cung đường Quốc lộ 1 qua Đèo Cả, đèo Cổ Mã và đèo Cù Mông; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, đảm bảo an toàn giao thông trong mọi điều kiện thời tiết khi qua đèo và góp phần hiện đại hóa hệ thống giao thông chính của khu vực miền trung. Ngày 26 tháng 9 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông, thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. 1. Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã Tại cửa phía nam hầm Cổ Mã, thuộc xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã, thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT. Dự án hầm Cổ Mã được phê duyệt với Tổng mức đầu tư 784 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại Km11+159, thuộc xã Đại Lãnh và điểm cuối tại Km12+179, thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hầm Cổ Mã được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản và TCVN 5729-2012, vận tốc thiết kế 80km/h. Hầm gồm 2 ống cách nhau 30, mỗi ống rộng 9,75m với 2 làn xe mỗi chiều, mặt đường BTXM trong hầm và bê tông nhựa ở khu vực quảng trường. Hầm được thiết kế và thi công theo công nghệ NATM, được trang bị đồng bộ thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình khai thác (chiếu sáng, thông gió, ITS, PCCC). Đến nay, sau hơn 2 năm khởi công dự án, hầm Cổ Mã đã hoàn thành tr ước 2 tháng. Hầm Đèo Cả đã thi công được hơn 55% và sẽ thông hầm vào tháng 9/2016. Việc thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và k ết nối phần hoàn thành giai đoạn 1 c ủa Dự án hầm Đèo Cả với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực nam Phú Yên và b ắc Khánh Hòa.

TCBC Thồng Xe Hầm Cổ Mã Và Động Thổ Hầm Cù Mông

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thông cáo báo chí: "Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông (tỉnh Bình Định), thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa"

Citation preview

1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÔNG TIN BÁO CHÍ

Về Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông (tỉnh Bình Định), thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ

qua Đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa

Dự án hầm Đèo Cả được thực hiện từ năm 2012 với Tổng mức đầu tư 15.603 tỷ

đồng, bao gồm các hạng mục chính: hầm Đèo Cả (dài 4.125m), hầm Cổ Mã (dài 500m) và hầm Cù Mông (dài 2.600m). Mục tiêu chính của dự án là xóa bỏ các điểm đen về tai nạn giao thông cho các cung đường Quốc lộ 1 qua Đèo Cả, đèo Cổ Mã và đèo Cù Mông; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, đảm bảo an toàn giao thông trong mọi điều kiện thời tiết khi qua đèo và góp phần hiện đại hóa hệ thống giao thông chính của khu vực miền trung.

Ngày 26 tháng 9 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông, thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa.

1. Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã Tại cửa phía nam hầm Cổ Mã, thuộc xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh

Hòa, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã, thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.

Dự án hầm Cổ Mã được phê duyệt với Tổng mức đầu tư 784 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại Km11+159, thuộc xã Đại Lãnh và điểm cuối tại Km12+179, thuộc xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hầm Cổ Mã được thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản và TCVN 5729-2012, vận tốc thiết kế 80km/h. Hầm gồm 2 ống cách nhau 30, mỗi ống rộng 9,75m với 2 làn xe mỗi chiều, mặt đường BTXM trong hầm và bê tông nhựa ở khu vực quảng trường. Hầm được thiết kế và thi công theo công nghệ NATM, được trang bị đồng bộ thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình khai thác (chiếu sáng, thông gió, ITS, PCCC).

Đến nay, sau hơn 2 năm khởi công dự án, hầm Cổ Mã đã hoàn thành trước 2 tháng. Hầm Đèo Cả đã thi công được hơn 55% và sẽ thông hầm vào tháng 9/2016.

Việc thông xe kỹ thuật hầm Cổ Mã và kết nối phần hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án hầm Đèo Cả với Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực nam Phú Yên và bắc Khánh Hòa.

2

2. Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông Cũng trong sáng ngày 26 tháng 9 năm 2015, tại khu vực Suối Mơ, thuộc Khu

vực 8, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Giao thông vận tải tổ chức Lễ động thổ xây dựng hầm Cù Mông (tỉnh Bình Định), thuộc Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả, Quốc Lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT.

Đoạn Quốc lộ 1 qua đèo Cù Mông dài hơn 9km được biết đến như là một điểm đen về tai nạn giao thông và cũng là cung đường qua đèo duy nhất còn lại trên Quốc lộ 1 chưa có dự án hầm đường bộ. Trong quá trình thực hiện Dự án hầm Đèo Cả, Bộ Giao thông vận tải và Nhà đầu tư đã thực hiện việc tiết giảm tổng mức đầu tư với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng và sử dụng phần vốn này để đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù Mông.

Dự án hầm Cù Mông là một phần của Dự án hầm Đèo Cả với chiều dài toàn bộ dự án là 6,62km, trong đó hầm Cù Mông dài 2,6km, được bổ sung vào dự án hầm Đèo Cả tại Quyết định số 2907/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2015. Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Tổng mức đầu tư của Dự án hầm Cù Mông là 3.921 tỷ đồng và giao Ban Quản lý dự án 85 làm đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả là chủ đầu tư của Dự án.

Hầm Cù Mông nằm giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên, có điểm đầu nối với QL1 tại Km1239+119 (tỉnh Bình Định), điểm cuối nối với QL1 tại Km1247+739 (tỉnh Phú Yên), được thiết kế theo thiết kế theo tiêu chuẩn hầm qua núi của Nhật Bản và các tiêu chuẩn khác của Việt Nam. Theo đó, giai đoạn 1: xây dựng 2 ống hầm song song cách nhau 30m, bề rộng mỗi ống hầm là 9,75m, trong đó hoàn thiện 1 ống hầm để khai thác 2 chiều (mỗi chiều 1 làn xe), ống hầm còn lại dùng làm hầm lánh nạn. Giai đoạn 2 (dự kiến sau năm 2040): sẽ hoàn thành ống hầm còn lại để khai thác mỗi ống hầm lưu thông 1 chiều với 2 làn xe.

Đường dẫn nối hầm Cù Mông với QL1 dài 2,02km được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005 và phù hợp với quy mô dự án mở rộng QL1 (đường cấp III). Trong giai đoạn 1, xây dựng hoàn thiện nền đường và phần mặt đường tương ứng với ống hầm khai thác. Kết cấu mặt đường phù hợp với quy mô dự án mở rộng QL1. Trên tuyến có 2 cầu nhỏ khẩu độ 15m và 21m, thiết kế cầu BTCT dự ứng lực, trong giai đoạn 1 của dự án xây dựng 1 đơn nguyên tương ứng với 2 làn xe khai thác. Hệ thống thoát nước, công trình phòng hộ được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn đường cấp III và phù hợp với quy mô của dự án mở rộng QL1.

Hầm Cù Mông được trang bị thiết bị khai thác hiện đại, kết nối điều khiển với dự án hầm Đèo Cả và được bố trí đầu đủ các công trình phục vụ khai thác (trung tâm điều hành, trung tâm cứu hộ, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí).

Sau khi hoàn thành, hầm Cù Mông sẽ giúp cải thiện đáng kể điều kiện giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn giữa Bình Định và Phú Yên, góp phần thúc đẩy phát

3

triển kinh tế - xã hội khu vực nam Bình Định và bắc Phú Yên cũng như các vùng lân cận khác.

Bộ Giao thông vận tải Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2015