42
Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy ` LỜI NÓI ĐẦU Trong các phương thức thông tin liên lạc hiện nay thì thông tin di động là dạng thông tin được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất vì những ưu điểm nổi trội của nó là “mọi lúc, mọi nơi”. Tuy nhiên, để mang lại sự thông suốt trong thông tin thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên tốt đủ năng lực để vận hành mạng lưới một cách an toàn và hiệu quả đảm bảo tiêu chí “mọi lúc, mọi nơi”. Công ty Thông Tin Di Động (VMS-Mobifone) là một công ty hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ thông tin di động. Chính vì thế, để trở thành một thành viên trong công ty VMS là niềm tư hào của bất cứ nhân viên nào. Được sự phân công của Lãnh Đạo Đài GSM MTO – Trung Tâm Thông Tin Di Động KV IV cho tôi trong thời gian thử việc là tìm hiểu và báo cáo chuyên đề: TÌM HIỂU TRANSCODER HỆ THỐNG ERICSSON VÀ HUAWEI Để hoàn thành được quyển báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh Đạo Đài GSM-MTO , tổ OMC-MTO và các anh em đã hỗ trợ tôi hết mình trong thời gian thử việc. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Dương Hoàng Thái – Tổ Trưởng OMC-MTO, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thử việc và giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành báo cáo, nhưng do kiến thức có giới hạn và trong quá trình tìm hiểu còn nhiều thiếu sót, kính mong Lãnh Đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý, sửa chữa để bản báo cáo hoàn thiện hơn. 1

DocumentTC

  • Upload
    duy-le

  • View
    71

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

LỜI NÓI ĐẦU

Trong các phương thức thông tin liên lạc hiện nay thì thông tin di động là dạng thông tin được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất vì những ưu điểm nổi trội của nó là “mọi lúc, mọi nơi”. Tuy nhiên, để mang lại sự thông suốt trong thông tin thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên tốt đủ năng lực để vận hành mạng lưới một cách an toàn và hiệu quả đảm bảo tiêu chí “mọi lúc, mọi nơi”.

Công ty Thông Tin Di Động (VMS-Mobifone) là một công ty hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ thông tin di động. Chính vì thế, để trở thành một thành viên trong công ty VMS là niềm tư hào của bất cứ nhân viên nào.

Được sự phân công của Lãnh Đạo Đài GSM MTO – Trung Tâm Thông Tin Di Động KV IV cho tôi trong thời gian thử việc là tìm hiểu và báo cáo chuyên đề: TÌM HIỂU TRANSCODER HỆ THỐNG ERICSSON VÀ HUAWEI

Để hoàn thành được quyển báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh Đạo Đài GSM-MTO , tổ OMC-MTO và các anh em đã hỗ trợ tôi hết mình trong thời gian thử việc. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Dương Hoàng Thái – Tổ Trưởng OMC-MTO, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thử việc và giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành báo cáo, nhưng do kiến thức có giới hạn và trong quá trình tìm hiểu còn nhiều thiếu sót, kính mong Lãnh Đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý, sửa chữa để bản báo cáo hoàn thiện hơn.

1

Page 2: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Tổ Trưởng OMC-MTO

NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ĐÀI GSM MỸ THO

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Trưởng Đài GSM MTO

2

Page 3: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

MỤC LỤC

A. Vị trí và vai trò của Transcoder trong sơ đồ GSM………………………. 4I. Vị trí ……………………………………………………………… 4

II. Vai trò ……………………………………………………………. 4B. Ericsson Transcoder …………………………………………………….. 4

I. Cấu trúc của BSC/TRC…………………………………………… 5II. Cấu trúc của TRC………………………………………………… 15

III. Cấu tạo phần cứng của TRC……………………………………… 151. Khối điều khiển……………………………………………. 152. Khối chuyển mạch………………………………………… 183. GDM subrack……………………………………………… 214. Khối giao tiếp I/O…………………………………………. 22

C. GSM Transcoder Subrack………………………………………………. 23I. Cấu trúc GTCS………………………………………………….... 23

II. Quy tắc hoạt động của GTCS……………………………………. 25

3

Page 4: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

A. Vị trí và vai trò của Transcoder trong sơ đồ mạng GSM :

I. Vị trí :

II. Vai trò :Tín hiệu từ BTS gửi đến BSC dưới dạng tín hiệu 8kbps và 16kbps .

Trong khi đó , MSC lại xử lý tín hiệu 64kbps . Do đó cần có bộ chuyển đổi tín hiệu từ BSC sang MSC.

Transcoder trong hệ thống GSM có vai trò chuyển đổi tín hiệu thoại 16kbps hoặc 8kbps từ BTS đến BSC thành tín hiệu 64kbps để MSC có thể xử lý .

B. Ericsson Transcoder :Ericsson có 2 loại Transcoder : - Stand-alone Transcoder Controller Node (TRC) :

Transcoder đứng tách biệt khỏi BSC , thường được đặt gần MSC, được sử dụng để tiết kiệm truyền dẫn . Ví dụ : TRC Vĩnh Long.

- Combined BSC and Transcoder Controller (BSC/TRC)BSC và Transcoder được tích hợp trong cùng một tủ .

4

Page 5: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Sơ đồ giao thức kết nối giữa MSC-TRC-BSC-RBS

A interface : giao diện MSC với TranscoderAter interface : giao diện Transcoder với BSCA-bis interface : giao diện BSC với RBS

I. Cấu trúc của BSC/TRC :

Các khối chức năng của BSC/TRC

Group Switch (GS):

5

Page 6: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Giữ vai trò chuyển mạch trong BSC/TRC , bao gồm chuyển mạch thời gian (Time Switch Modules) và chuyển mạch không gian (Space Switch Modules) .

Chuyển mạch đối với timeslot 64kb/s , riêng đối với tốc độ 16kb/s thì phải sử dụng Subrate Switch (SRS)

Switching Network Terminal : Đường kết nối giữa GS với những phần cứng khác SNT kết nối với GS tại những điểm gọi là SNTP

Các thiết bị kết nối với GS gọi là các Device (DEV) . Các DEV bao gồm các thiết bị sau :

Exchange Terminal Circuit (ETC):ETC board dùng giao tiếp truyền dẫn giữa MSC và BSC

(ETRALT) hoặc giữa BSC và BTS (ETRBLT)

Sơ đồ giao tiếp giữa GS và ETC

Digital Path :

6

Page 7: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

DIP có chức năng quan sát các kết nối truyền dẫn trên các giao diện ETRALT và ETRBLT

RBLT Device : Mỗi timeslot 64kbps trên truyền dẫn PCM kết nối giữa BSC và

RBS gọi là RBLT device . Có 32 RBLT device trên một luồng E1 , bao gồm kênh thoại và báo hiệu LAPD . Các device này được đánh số từ 1 đến 31 . TS 0 dùng cho đồng bộ nên không sử dụng.

Ví dụ : Trạm VLNT22 có phân bố luồng Abis như sau :

<rxapp:mo=rxotg-40;

RADIO X-CEIVER ADMINISTRATION

ABIS PATH STATUS

DEV DCP APUSAGE APSTATE 64K TEI

……

RBLT2-11521 287 UNCONC CF SIGNAL NO 62

RBLT2-11522 288 UNDEF IDLE NO

……

RBLT2-11529 295 CONC TRXC SIGNAL NO 0 1 8 9

RBLT2-11530 296 CONC TRXC SIGNAL NO 4 5

RBLT2-11531 297 MPLEX16 SPEECH/DATA NO

MPLEX16 SPEECH/DATA NO

MPLEX16 SPEECH/DATA NO

RBLT2-11550 316 UNCONC SPEECH/DATA YES

RBLT2-11551 317 UNCONC SPEECH/DATA YES

7

Page 8: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Có 32 timeslot 64 kbps , trong đó có 31 timeslot được sử dụng , trừ timeslot 0 . Các timeslot RBLT2-11529 và RBLT2-11530 dành cho báo hiệu LAPD giữa các TRX 0,1,8,9 và RBS. Các timeslot RBLT2-11550 và RBLT2-11551 dành cho kênh thoại và GPRS .

RALT Device :Mỗi timeslot 64kbps trên truyền dẫn PCM kết nối giữa BSC và

MSC gọi là RALT device . Các device này dùng cho báo hiệu C7 và kênh thoại. Quy tắc đánh số giống như RBLT device.

Ví dụ:MSC TTG02 kết nối với BSC/TRAU BVL02 thông qua 63 đường kết nối E1 trên giao diện A như sau :

SNT SNTV SNTP DIP DEV SNTINL

ETM2-6 1 XM-0-0-4 M2VL264 RALT2-2016&&-2047 0

M2VL265 RALT2-2048&&-2079 1

M2VL266 RALT2-2080&&-2111 2

M2VL267 RALT2-2112&&-2143 3

M2VL268 RALT2-2144&&-2175 4

M2VL269 RALT2-2176&&-2207 5

……

M2VL2C6 RALT2-4000&&-4031 62

Transcoder and Rate Adaptor (TRA): Mã hóa kênh thoại 64kbps từ MSC thành 16kbps hoặc 8kbps

đến BSC. Sử dụng chức năng Discontinuos Transmission (DTX) để tiết

kiệm năng lượng.

8

Page 9: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Sơ đồ hoạt động của TRAU

Kênh 64kbps từ MSC thông qua GS được chuyển mạch đến TRA. Bốn kênh 64kbps này sẽ được biến đổi thành 4 kênh 16kbps trước khi kết hợp lại thành 1 kênh 64kbps . Kênh này sẽ được chuyển về RBS thông qua giao diện Abis trên RBLT device . TRA quản lý các Device là RTTF1D , RTTGD hay RTTG1D. Mỗi device này là một timeslot 64 kbps trên luồng E1 tương ứng . Trên đường E1 này , chỉ có 24 timeslot 64kbps được dùng cho chiều đi của cuộc gọi và 6 timeslot 64kbps dành cho chiều nhận cuộc gọi về .

Ví dụ :

BSC/TRAU BVLG02E bao gồm các đường Ater sau :<rrtcp:dev=all;RADIO TRANSMISSION TRANSCODER CONFIGURATION DATA

DEV SNT CHRATE SPVRTTGD-0&&-31 RTTGS-0 FR 1RTTGD-32&&-63 RTTGS-0 FR 1

9

Page 10: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

RTTGD-64&&-95 RTTGS-0 FR 1RTTGD-96&&-127 RTTGS-0 FR 1RTTGD-128&&-159 RTTGS-0 FR 1RTTGD-160&&-191 RTTGS-0 FR 1RTTGD-192&&-223 RTTGS-0 FR 1RTTGD-224&&-255 RTTGS-0 FR 1RTTGD-256&&-287 RTTGS-1 FR 3RTTGD-288&&-319 RTTGS-1 FR 3

………….RTTGD-6592&&-6623 RTTGS-25 HR 1RTTGD-6624&&-6655 RTTGS-25 HR 1

Các TRA sẽ chứa các “pool” . BSC/TRC bao gồm nhiều “pool”, ứng với các kiểu dữ liệu khác nhau như FR,EFR,AMR, HR hay AMR HR. Tùy theo mỗi loại mã hóa mà các thuê bao sẽ được sắp vào các pool tương ứng . Tuy nhiên điều này sẽ gây ra bất lợi nếu một loại mã hóa nào đó bị đầy sẽ dẫn đến không còn tài nguyên trên pool cho loại mã hóa đó. Lúc này cần phải tiến hành phân chia lại tài nguyên trên các pool cho phù hợp .

Ericsson hỗ trợ các kiểu mã hóa thoại như sau : Full Rate (FR) , Half Rate (HR) , Enhance Full Rate (EFR) , Adaptive Multive Rate Full Rate (AMR), Adaptive Multive Rate Half Rate (HR AMR)

Full rate dùng thuật toán mã hóa version 1 , Enhance Full Rate dùng thuật toán mã hóa vesion 2 với chất lượng thoại tốt hơn . Half Rate dùng thuật toán mã hóa version 1 nhưng dung lượng hỗ tăng gấp đôi so với Full Rate . Ngoài ra còn một loại mã hóa nữa là Adaptive Multive Rate Full Rate và Half Rate dùng thuật toán mã hóa version 3. Đây là loại mã hóa tốt nhất , bằng cách mã hóa kênh thoại theo những cách khác nhau tùy thuộc vào tỉ số tín hiệu trên nhiễu (C/I).

10

Page 11: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Các kiểu mã hóa kênh thoại trong Transcoder Ericsson

Do GS không thể chuyển đổi dữ liệu thấp hơn 64kbps nên cần phải có bộ chuyển đổi với tốc độ bit nhỏ hơn , gọi là Subrate Switch (SRS).

Ví dụ : phân bố các pool trong TRA<rrtpp:trapool=all;RADIO ơ TRANSMISSION TRANSCODER POOL DETAILS

TRAPOOL CHRATE SPV RNOTRA POOLACT POOLIDLE POOLTRAFAMRHR HR 3 1728 1728 1691 37

SUBPOOL SUBACT SUBIDLE SUBTRAF 1 1728 1691 37

TRAPOOL CHRATE SPV RNOTRA POOLACT POOLIDLE POOLTRAFHR HR 1 576 576 575 1

SUBPOOL SUBACT SUBIDLE SUBTRAF 1 576 575 1

TRAPOOL CHRATE SPV RNOTRA POOLACT POOLIDLE POOLTRAFAMRFR FR 3 1920 1920 1253 667

SUBPOOL SUBACT SUBIDLE SUBTRAF 1 1920 1253 667

TRAPOOL CHRATE SPV RNOTRA POOLACT POOLIDLE POOLTRAFEFR FR 2 384 384 324 60

SUBPOOL SUBACT SUBIDLE SUBTRAF

11

Page 12: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

3 384 324 60

TRAPOOL CHRATE SPV RNOTRA POOLACT POOLIDLE POOLTRAFFR FR 1 384 384 384 0

SUBPOOL SUBACT SUBIDLE SUBTRAF 2 384 384 0

Ở “pool” dùng chứa thoại AMR Full Rate , có dung lượng tối đa là 1920 kênh thoại , trong đó số kênh kích hoạt là 1920 , số kênh hiện đang thoại là 667 , số kênh còn rãnh là 1253 .

Dung lượng của TRC :Board dùng để thực hiện công việc của TRC là CSPB . Có 2

version : version 1 và version 2 . Board CSBP version 1 bao gồm 8 luồng E1 , mỗi luồng có dung lượng 24 kênh thoại Full Rate , nên có dung lượng tối đa là 192 kênh thoại Full Rate . Board CSPB version 2 có 16 luồng E1, mỗi luồng có 24 kênh thoại Full Rate , nên hỗ trợ tối đa 384 kênh thoại Full Rate .

Ví dụ : BSC/TRC Vĩnh Long hỗ trợ 27 board CSBP version 1 nên dung lượng hỗ trợ dung lượng Full Rate tối đa là 27*192 = 5184 kênh thoại

Subrate Switch (SRS):Các SRS cho phép kết nối với tốc độ nhỏ hơn 64kbps là n*8kbps

(n=1..7).

12

Page 13: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Hoạt động của Subrate Switch

Bốn TS 64kbps chứa thoại từ MSC được chuyển đến GS . TRH sẽ điều khiển viêc thiết lập cuộc gọi , chọn SRS,TRA,kiểu dữ liệu và BTS đích.TRA sẽ biến đổi 4 kênh 64kbps thành 4 kênh 16kbps và gom thành 1 kênh 64kbps . Kênh này sẽ được chuyển đến SRS và phân thành những kênh 16kbps và chuyển trở lại GS . GS căn cứ vào thông tin BTS đích trên TRH để chuyển những kênh 16kbps đến đúng BTS.

Signal Terminal No.7 (ST7):Báo hiệu giữa MSC và BSC thường được sử dụng là ST7. Bao

gồm 2 đường E1 , một chính và một dự phòng.

Processor (Regional Processor và Central Processor ):Các bộ xử lý giữ vai trò điều khiển trực tiếp phần cứng xử lý các

ứng dụng .

Transceiver Handler(TRH): Điều khiển báo hiệu LAPD giữa BSC và BTS .

13

Page 14: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Điều khiển báo hiệu giữa BTS và MS . Điều khiển hoạt động và giám sát RBS.

Cấu trúc Transceiver Handler

Các SNT kết nối TRH với GS gọi là RHSNT. Mỗi TRX có một kết nối báo hiệu với BSC thông qua RHDEV .Chỉ có 24 RHDEV được dùng ứng với mỗi RHSNT.

14

Page 15: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

II. Cấu trúc của TRC:

Có cấu tạo tương tự như BSC/TRC. Tuy nhiên , ở đây không có TRH điều khiển báo hiệu giữa BSC và RBS . Giữa BSC và TRC giao tiếp với nhau bằng giao thức Ater và sử dụng báo hiệu C7 .

Sau khi báo hiệu thiết lập , một yêu cầu gán kênh từ MSC đến BSC hình thành. BSC sẽ yêu cầu một device từ TRC cũng như thông báo giá trị CIC mà MSC cung cấp. TRC sẽ sử dụng một device trên giao diện Ater để kết nối với CIC mà MSC cung cấp . Khi đó cuộc gọi sẽ được thiết lập .

III. Cấu tạo phần cứng của TRC :Bao gồm 2 phần chính là : điều khiển và chuyển mạch .

1. Khối điều khiển :Gồm 3 phần chính là : Processor và I/O Device.

15

Page 16: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

a) Bộ xử lý trung tâm (Central Processor CP):Là cấp quản lý cao nhất , chủ yếu là quản lý và phân tích. CP sử dụng

bộ điều khiển APZ 21233C. CP bao gồm 2 phần: một làm việc ở Active và một làm viêc ở chế độ back up . CP bao gồm các board sau :

RPBIS:

Cung cấp các RP Bus đến các Magazine khác nhau . Có 10 ports , mỗi port kết nối đến 32 địa chỉ RP. RPBIS dùng để nối các RP với CP .

IPNAX:

Kết nối từ bộ xử lý trung tâm đến các bộ xử lý khác .POWC:

16

Page 17: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Điều khiển quạt , lấy nguồn -48V DC , phân phối đến các bộ phận trong CP.

SPU (Signaling Processor Unit)

Xử lý các công việc định trước , đồng thời còn định thời gian và điều khiển RP. SPU xử lý và chuyển các thông tin đến RP , đồng thời xử lý các công việc từ RP theo thứ tự ưu tiên .

IPU (Instruction Processor unit):

IPU nhận những công việc từ SPU và thực thi những công việc đó.

DSU/STDU:

Dùng chứa dữ liệu cho việc thực thi các lệnh của IPU

MAU :

Quan sát hoạt động hai mặt của CP , so sánh giá trị hai mặt và quyết định xem mặt nào đang ở trạng thái thực thi .

b) Bộ xử lý vùng (Regional Processor RP):Lưu trữ và thực thi các nhiệm vụ liên quan đến hệ thống chuyển

mạch APT và hệ thống điều khiển APZ .Đối tượng điều khiển của RP là các Extension Module (EM) như :

hệ thống chuyển mạch (TSM) , trung kế (ETC) …c) Khối xuất nhập IOG 20C :

17

Page 18: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Điều khiển các loại dữ liệu vào ra của CP , bao gồm các lệnh , cảnh báo , thông tin giao đổi với máy tính , xuất cảnh báo ra thiết bị.

2. Khối chuyển mạch (APT):Chức năng chính của GEM là chuyển mạch,được tích hợp trong board

XDB . Ngoài ra , GEM còn có chức năng khác như: tạo xung clock , kết nối đến DGM (qua board DLEB), giao tiếp truyền dẫn STM-1 , thực hiện báo hiệu qua board RPG-3 …

Chức năng các board trong GEM:

Support and Connection Board with RP (SCB-RP):

GEM có 2 card SCB-RP, làm nhiệm vụ giám sát bảo dưỡng bus , nhận tín hiệu điều khiển từ CP đến RP , tạo nguồn -48V để cung cấp cho thiết bị trong subrack.

Group Switch Distribution Board (XDB):

Board XDB xử lý chuyển mạch theo thời gian (TSM) và không gian (PSM)

TSM cần xử lý mẫu theo 2 chiều : bộ nhớ thoại A (SSA) và bộ nhớ thoại B (SSB) . Mỗi bố nhớ thoại còn có bộ điều khiển CSA và CSB .

Mỗi TSM có 512 ngõ vào và ngõ ra và có 512 vị trí ghép (MUP) với địa chỉ 0-511 để các cuộc gọi có thể để kết nối .512 MUP này là do 16 luồng E1 , mỗi luồng 64kbps tạo thành . Các luồng này gọi là các digital path (DIP).

18

Page 19: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Mỗi GEM có dung lượng

16KMUP , hỗ trợ tối đa

16*1024=16384 timeslot 64kbps tương đương 8192 cuộc gọi . Các Highway Horizontal (HWH) được dùng để kết nối các GEM chuyển mạch theo thời gian . Trong khi các Highway Vertical (HWV) kết nối các board chuyển mạch theo không gian .

Như vậy nếu dùng tối đa ta sẽ có ma trận chuyễn mạch 8*4 = 32 GEM và có 8192*8*4 =262144 cuộc gọi cùng lúc.

Chuyển mạch TSM và PSM

ET155:

19

Page 20: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Giao tiếp STM1 thông qua BTS , BSC và TRC

DLEB :

Là bộ MUX , chuyển đổi 4 luồng DL3 (34Mbps) thành 1 luồng DL34 (144 Mbps)

CSPB :

Có chức năng mã hóa và xử lý tiếng nói , là thành phần chính trong bộ Transcoder

CGB Board (Clock Generation Board) và IRB (Incoming Reference Board):

Tạo xung đồng bộ cấp cho hệ thống . Bộ phận tạo xung clock có cấu trúc như sau :

20

Page 21: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Để đảm bảo độ tin cậy, trong CGB có hai máy dao động hoạt động song song, tạo tín hiệu đồng hồ cung cấp cho các board khác trong GEM hoạt động . Để liên lạc với hệ thống khác thì phải lấy xung đồng hồ chuẩn tin cậy hơn. Tín hiệu đồng hồ được lấy từ hệ thống khác qua card IRB cung cấp cho CGB. Sau khi đã đồng bộ, tín hiệu này được lấy làm xung đồng hồ chuẩn cung cấp cho tổng đài.

3. GDM subrack :Generic Device Magazine (GDM) bao gồm 3 khối chính :

RP4 :

Cung cấp nguồn cho hệ thống DLHB :

21

Page 22: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Đây là bộ MUX , chuyển đổi 16 luồng DL2 (2 Mbps) thành 1 luồng DL3 (34 Mbps)

RPG3 :

Dùng cho báo hiệu TRX và SS7.

4. Khối giao tiếp I/O:APG-40 là hệ thống giao tiếp bao gồm máy tính , bàn phím và hệ

thống chứa dữ liệu .

22

Page 23: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

C. GSM Transcoder Subrack (GTCS)Transcoder trên hệ thống Huawei gọi là GSM Transcoder Subrack

(GTCS) .

I. Cấu trúc GTCS :

Bao gồm những board như sau :

GSM Switching Control Unit (GSCU):

Giữ chức năng điều khiển quá trình chuyển mạch của GTCS , bao gồm 2 board : một board chính và một board dự phòng . Ngoài ra , GSCU còn có chức năng cung cấp clock cho những board khác trong cùng subrack .

Có 2 loại port chính : port Ethernet 0-8 dùng kết nối đến những subrack và port CLKIN để nhận tín hiệu clock 8khz

23

SCUa

PARC

RUN

ALM

ACT

COM

TESTOUT

CLKIN

ACT

LINK

10/100/1000BASE-T

RESET

ACT

LINK

8 90 1 2 3 4 5 6 7 11

10

ACT

LINK

Page 24: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

GSM TDM Switching Unit (GTNU)

Đây là ma trận chuyển mạch thời gian , bao gồm 2 board chính và dự phòng , cung cấp chuyển mạch 128K*128K. GTNU dùng để thiết lập,duy trì và kết thúc cuộc gọi .Trên GTNU có 5 port TNM dùng để kết nối đến những subrack khác nhau .

GSM Data Processing Unit for CS service (GDPUC):

GDPUC là bộ phận chính trong GTSC , có vai trò mã hóa và giải mã tiếng nói , điều chỉnh tỉ lệ mã hóa kênh thoại .

GEIU/GOIU (GSM E1/T1 Interface Unit)Dùng cho các giao diện A , Abis hoặc Ater tùy theo software được

tải vào . GEIUB/GEOUB : giao diện Abis GEIUA/GEOUA : giao diện A GEIUT/GEOUT : giao diện Ater

24

GTNU

PARC

RUN

ALM

ACT

TNM5 TNM4 TNM0TNM1TNM2TNM3

DPUa

PARC

RUN

ALM

ACT

Page 25: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

II. Quy tắc hoạt động của GTCS :

Tín hiệu thoại được gửi đến GEIUB thông qua giao diện Abis (bao gồm 16kbps và 8kbps).

GEIUB bao gồm 32 luồng E1, mỗi luồng kết nối với 1 trạm BTS .

Ví dụ :

25

Page 26: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Trạm TGMHT kết nối với BSC thông qua port 0 (trạm 900), port 1 (trạm 1800) và port 2 (luồng back up)

GTNU sẽ chuyển mạch các kênh thoại trên GEIUB đến GEIUT/GOIUT trên GTCS thông qua GEIUT trên BSC. GEIUT bao gồm 32 luồng E1, trong khi GOIUT chứa 63 luồng E1.

Ví dụ : Kênh thoại 16kbps được truyền trên sub timeslot 18,19 của TS 0 trên luồng E1 số 6 của board GEIUT.

GDPUC tiến hành mã hóa các luồng này thành các TS 64kbps theo chuẩn PCM .

Mỗi GDPUC có một bộ điều khiển Transcoder (TCC) và bộ xử lý tiếng nói (Digital Speech Processor) . Khi có cuộc gọi được thiết lập , tùy theo loại mã hóa mà kênh thoại này được chuyển vào các kênh tương ứng là FR , HR , EFR , AMR trên pool . Sau khi kết thúc cuộc gọi , các kênh này được giải phóng để chuẩn bị cho các cuộc gọi khác .

26

Page 27: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Các luồng 64kbps từ GDPUC sẽ được GTNU chuyển mạch ra MSC thông qua board GEIUA/GOIUA. Các board này được kết nối với MSC Huawei thông qua các CIC .

Ví dụ : BSC Tiền Giang 1 kết nối với MSC MTGG01 thông qua 256 CIC , trong đó các CIC 5 và 7 đang bị kênh thoại chiếm .

Dung lượng của GTCS :

Dung lượng các board trên GTCS

Mỗi board GDPUC hỗ trợ mã hóa được tối đa 960 kênh thoại . Board GEIUAT bao gồm 32 đường E1, hỗ trợ tối đa 3840 kênh thoại .

27

Page 28: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Board GEIUA hỗ trợ 960 kênh thoại , trong khi giao tiếp quang dùng board GEIOA hỗ trợ 1920 kênh thoại .

Ví dụ : BSC BTGG01H kết nối với GTCS như sau :

Mỗi giao diện gồm hai board : một chính và một dự phòng . Như vậy BTGG01H bao gồm một board GEIUT chính và một dự phòng hỗ trợ được tối đa 3840 kênh thoại . Do mỗi board GDPUC chỉ hỗ trợ 960 kênh thoại nên phải cần 4 board , với một board dự phòng là 5 board . Dung lượng giao diện A gấp 4 lần Ater nên cần 8 board GEIUA .

Kết nối O&M :

Giữa GTCS và BSC còn có kênh Operation and Maintenance Link (OML) . Kênh này dùng để giám sát hoạt động của GTSC và được điều

28

Page 29: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

khiển bởi BSC . Thông thường bao gồm một luồng chính và 1 luồng dự phòng .

Ví dụ : Kết nối giữa OML BSC BTGG01H và TC như sau :

BSC BTGG01H và TC có 2 đường O&M trên đường Ater 0 và 1, sử dụng giao thức HDLC . Đường Ater 0 là đường hoạt động chính còn đường Ater 1 là đường standby . Trong đó , mỗi đường sử dụng 12 timeslot 64kbps từ timeslot 1 đến timeslot 17 .

Báo hiệu giữa BSC và GTCS :

29

Page 30: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

Mỗi BSC và TC đều có hệ thống báo hiệu . Trên mỗi đường Ater , kênh báo hiệu nằm ở timeslot 64kbps thứ 31, sử dụng giao thức MTP2 . BSC và GTCS sử dụng 16 đường báo hiệu .

Ví dụ: báo hiệu giữa BTGG01H và GTCS.

Báo hiệu giữa GTCS và MSC :

30

Page 31: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

GTCS và MSC sử dụng báo hiệu SS7 , giao thức MTP2 . Có 2 loại báo hiệu là SLC và HSL . SLC dùng timeslot 64kbps trên mỗi đường E1 làm báo hiệu trong khi HSL dành riêng một đường E1 làm đường báo hiệu .

Hệ thống clock trên GTCS:

Trên GTCS , đường clock được lấy từ MSC thông qua giao diện A. Đây là clock 8khz.Tín hiêu clock này được gửi tới GSCU và được GSCU chuyển đến các board khác trên cùng subrack

31

Page 32: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

PHỤ LỤC

Các Từ Viết Tắt

`

GEM: Generic Ericsson Magazine.

GS: Group Switch

XDB: Distributed Switch Board.

CDB: Clock Distribution Board.

CDM: Clock Distribution Magazine.

CLM: Clock Module.

CGB: Clock Generation Board.

APG: Adjunct Processor Group.

CP: Central Processor.

PS: Program Store.

DS: Data Store.

RS: Reference Store.

IPU: Instruction Processor Unit.

SPU: Signal Processor.

RPB: Regional Processor Bus.

RPP: RP base on PCI bus.

32

Page 33: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

RPI: RP Interface.

IPN: Inter Platform Network.

DL: Digital Link.

DL3: 3:rd generation DL, 512 channels.

DL2: 2:nd generation DL, 32 channels.

DLHB: Digital Link Handling Board.

DLEB: Digital Link multiplexer for Existing ipment Board.

HSL: High speech Signaling Link.

MTP: Message Tranfer Part.

GDM: Generic Device Magazine.

PCU: Packet Control Unit.

STC: Signalling Terminal Central

TRAB: Transcoder and Rate Adaptation Board

TRH: Tranceiver Handler

ETC: Exchange Terminal Circuit

CP: Central Processor

PGWB: Packet Gateway

NI: Network Interface

GPRS: General Packet Radio Service

33

Page 34: DocumentTC

Báo cáo thử việc Lê Trọng Duy`

34