238
1 MỞ ĐẦU I. LÝ DO NGHIÊN CỨU Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12% diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu người, chiếm hơn 20% dân số cả nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản xuất hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về nguồn ngoại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể khẳng định sản xuất và chế biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang hướng về Phnôm Pênh (Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên, thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL. Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm sau đều tăng cao so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản

Tailieu.vncty.com giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com/index.php

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

1

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO NGHIÊN CỨU

Vùng ĐBSCL có diện tích tự nhiên khoảng 3,97 triệu ha (chiếm khoảng 12%

diện tích đất của cả nước), dân số trên 17,7 triệu người, chiếm hơn 20% dân số cả

nước, GDP của vùng chiếm khoảng 27% GDP của cả nước. Hàng năm toàn vùng sản

xuất hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, thu về

nguồn ngoại tệ khoảng 2,7 tỉ USD/năm. Vì vậy, có thể khẳng định sản xuất và chế

biến lúa gạo là thế mạnh của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến lúa gạo đã góp phần

rất lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là tiền đề cho quá trình

công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.

Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là nơi hội tụ của

nhiều tuyến giao thông thủy, bộ và hàng không quan trọng. Có hai con sông lớn là

sông Tiền và sông Hậu trải dài khắp các tỉnh, thành trong vùng, hệ thống các cảng

biển lớn nhất vùng như cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, đặc biệt là có kênh Quan Chánh

Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu đã được khởi công vào năm 2009 và dự kiến

hoàn thành vào năm 2012. Quốc lộ 1A đi từ TP. HCM đến Cần Thơ và đến tỉnh Cà

Mau, nơi tận cùng của tổ quốc; các tuyến quốc lộ từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Vĩnh

Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang hướng về Phnôm Pênh

(Campuchia); cùng với đó là sân bay Cần Thơ được đầu tư nâng cấp để trở thành sân

bay quốc tế, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011. Với những lợi thế trên,

thành phố Cần Thơ có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo và trở

thành trung tâm chế biến lúa gạo của vùng ĐBSCL.

Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ

đã có những bước phát triển đáng khích lệ như: giá trị sản xuất kinh doanh của năm

sau đều tăng cao so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng trưởng khá cao

trong nhiều năm liền, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chất lượng và mẫu mã sản

Page 2: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

2

phẩm ngày càng được cải tiến, qua đó đã góp phần làm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của các doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người trồng lúa.

Tuy vậy, nếu so với những tiềm năng và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ còn rất nhiều

hạn chế như: quy mô của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo nhỏ, các doanh nghiệp

còn gặp khó khăn về vốn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trong khi trình độ

công nghệ còn thấp; công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xây dựng thương

hiệu chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, tình trạng tranh mua tranh bán

giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn còn diễn ra; vấn đề ô nhiễm môi trường trong

sản xuất và chế biến đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên

và đời sống của người dân. Vì vậy, để hội nhập với kinh tế quốc tế, nhất là sau khi

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền

vững, tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, khắc phục những yếu kém, tồn

tại của mình nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế xã hội

phát triển và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là đối với người trồng

lúa. Đây chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020”

để làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần phát triển bền vững các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo trong thời gian tới và sự phát triển đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công

nghiệp hóa ­ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thành phố.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh

doanh lúa gạo, cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để thấy được vai trò

của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của thành phố

Cần Thơ và toàn vùng ĐBSCL hiện nay. Thông qua những kết quả điều tra, luận án

đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành

phố Cần Thơ, từ đó đề xuất những định hướng, mục tiêu và xây dựng các giải pháp

Page 3: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

3

nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố

Cần Thơ đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể

Để giải quyết mục tiêu chung, luận án nghiên cứu ba mục tiêu cụ thể sau:

­ Thứ nhất: Khái quát tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo,

cùng với hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát triển sản xuất

kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là phù hợp với tình hình thực tiễn và

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ

chức thương mại thế giới (WTO).

­ Thứ hai: Thông qua kết quả điều tra, phân tích thực trạng sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ. Từ đó, đánh giá những

thành công và hạn chế của các doanh nghiệp trong thời gian qua.

­ Thứ ba: Đề xuất các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 nhằm góp phần vào

việc thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố và cả vùng phát triển một cách bền vững.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là quá trình hình thành và phát triển

của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ.

2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

trên địa bàn TP. Cần Thơ. Số liệu nghiên cứu của luận án tập trung từ năm 2000 đến

năm 2009, các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020, giai đoạn mà

nước ta đẩy mạnh phát triển công nghiệp để cơ bản trở thành một nước công nghiệp

hóa, hiện đại hóa.

IV. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Thời gian qua, việc nghiên cứu ngành hàng lúa gạo đã được nhiều tác giả quan

tâm. Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả xin nêu

một số công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.

Page 4: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

4

­ Tác giả Nguyễn Công Thành (2010), Viện lúa ĐBSCL, trong công trình

nghiên cứu “Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng

cao nhận thức cho các thành viên trong hoạt động này tại tỉnh Hậu Giang”, đã

phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và thực trạng về nhận thức

của tất cả các thành viên có liên quan. Từ đó tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và sự

hiểu biết của họ để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Hậu

Giang trong thời gian tới.

Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đã điều tra và phân tích chiều

hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng, sự ổn định trong sản xuất, xuất khẩu lúa gạo;

hiện trạng về sản xuất và xuất khẩu; thuận lợi và khó khăn của nông dân, cán bộ

khuyến nông, thương lái và nhà xuất khẩu; hiện trạng về sự nhận thức của cán bộ

khuyến nông, nông dân và các thành viên trong hệ thống thu mua, chế biến, xuất

khẩu lúa gạo.

Từ những nội dung nghiên cứu trên đề tài đã xây dựng các giải pháp thiết thực

nhằm tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc điều chỉnh chính sách và

hoạt động để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và cải thiện đời sống

người nông dân. Đây là đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp từ sản xuất đến tiêu thụ

lúa gạo, đối tượng nghiên cứu bao gồm nông dân, cán bộ khuyến nông, thương lái và

nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này không có phân tích và không có đưa

ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [37].

­ Tác giả Cao Minh Nghĩa (2005), Viện Kinh tế TP.HCM, trong công trình

nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế

biến thực phẩm trên địa bàn TP.HCM”, đã đánh giá rõ thực trạng phát triển của

ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố, phân tích sâu những

lợi thế và tồn tại trong phát triển của ngành, nguyên nhân của những tồn tại, đặc biệt

là các nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng ngành chế biến thực phẩm và làm

giảm tỷ trọng của ngành so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2003

và 2004. Qua đó định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong

thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành cho

Page 5: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

5

tương xứng với vị trí của ngành trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh.

Các nội dung được đề cập đến trong đề tài này bao gồm: phân tích thực trạng

tăng trưởng ngành CNCB thực phẩm của TP. HCM giai đoạn 1995 ­ 2004 và đưa ra

các so sánh với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phân tích thực trạng

tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn thành phố như: ngành chế

biến thịt, chế biến thủy hải sản, chế biến dầu thực vật, chế biến bơ, sữa, sản xuất sản

phẩm từ tinh bột (mì ăn liền), sản xuất bánh, kẹo, sản xuất rượu, bia, nước uống

không cồn.

Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất hệ thống 9 giải pháp để nâng cao

năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành để đẩy

mạnh tăng trưởng bảy ngành chế biến thực phẩm nêu trên. Tuy nhiên, đề tài đã không

sử dụng phương pháp phân tích SWOT và phương pháp chuyên gia để phân tích, để

trên cơ sở đó đưa ra các hệ thống giải pháp. Vì đây là đề tài nghiên cứu về ngành

CNCB thực phẩm nên trong đề tài không có nghiên cứu về chế biến lúa gạo [20].

­ Tác giả Lê Văn Gia Nhỏ (2005), trong công trình nghiên cứu “Phân tích

ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang”, đã

phân tích hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo, phân

tích tác động chính sách của Chính phủ đến ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, đánh giá

lợi thế so sánh của bốn nhóm mặt hàng gạo xuất khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất

lượng cao, gạo chất lượng trung bình và gạo chất lượng thấp, từ đó đề xuất các chính

sách hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, nông dân là đối tượng đạt được lợi

ích nhiều nhất trong các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo. Bên cạnh đó, các

chính sách của Nhà nước liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo gần như

không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong quá trình

sản xuất và xuất khẩu gạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, việc sản xuất và xuất

khẩu gạo của Việt Nam có lợi thế so sánh cao, đặc biệt là nhóm gạo thơm đặc sản và

nhóm gạo chất lượng cao.

Page 6: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

6

Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất ba chính sách đối với Chính phủ.

Một là, tập trung vào việc phát triển vùng nguyên liệu và chế biến xuất khẩu gạo đặc

sản và gạo chất lượng cao. Hai là, khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu nhằm

làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường thu mua lúa gạo và tăng khả năng tìm

kiếm thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới. Ba là, các chính sách liên quan đến vấn

đề quota xuất khẩu, đó là: tổ chức đấu thầu quota xuất khẩu và Chính phủ sử dụng

khoản thu từ đấu thầu này để hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sản xuất, chế biến và

xuất khẩu, đồng thời cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp nhu cầu

xuất khẩu gạo lớn hơn hạn ngạch nhưng phần xuất khẩu vượt trội này phải chịu thuế

xuất khẩu. Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả đã không phân tích thực trạng và

không đưa ra giải pháp nào đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo [21].

­ Tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2008), trong công trình nghiên cứu “Phân tích

chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ, đã phân tích về doanh thu, chi phí và hiệu

quả sản xuất, kinh doanh của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị gạo, gồm có:

nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ. Đồng thời,

tác giả đã phân tích kinh tế chuỗi giá trị gạo ở hai trường hợp: gạo tiêu thụ nội địa và

gạo xuất khẩu. Trong công trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích

SWOT về tình hình sản xuất lúa của nông dân, phân tích mô hình năm áp lực cạnh

tranh của Michael Porter đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo, phân

tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Cần Thơ cũng được tác

giả đề cập đến.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù gạo tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, lợi ích của

người nông dân đạt được trên mỗi kg gạo nhiều hơn so với những tác nhân còn lại.

Tuy nhiên, đời sống của bà con nông dân vẫn còn nghèo, nguyên nhân chủ yếu là do

diện tích đất canh tác ít (bình quân 0,5 ha/hộ). Trong khi đó, thương lái, doanh nghiệp

chế biến, xuất khẩu gạo và nhà bán lẻ có lợi ích đạt được trên mỗi kg gạo thấp hơn

nông dân nhưng do không bị giới hạn tự nhiên về sản lượng tiêu thụ, năng lực tốt thì

tiêu thụ nhiều, năng lực không tốt thì tiêu thụ ít cho nên tổng lợi nhuận họ có thể thu

về là rất lớn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong tình hình hiện nay

Page 7: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

7

chuỗi giá trị gạo xuất khẩu hiệu quả hơn chuỗi giá trị gạo tiêu thụ nội địa. Chính vì

vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo quan tâm tìm kiếm hợp đồng xuất

khẩu nhiều hơn là khai thác thị trường nội địa.

Từ những phân tích trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị

gạo của thành phố Cần Thơ, bao gồm: giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giải

pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến, phân phối và giải pháp nâng cao giá

trị tăng thêm cho toàn chuỗi.

Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố

Cần Thơ cho nên trong phần phân tích thực trạng tác giả không nghiên cứu sâu vào

hoạt động chế biến, mà chỉ trình bày khái quát làm cơ sở bổ sung để đề xuất một số

giải pháp nâng cao chuỗi giá trị gạo [6].

­ Tác giả Diệp Hoàng Sơn (2008), trong công trình nghiên cứu “Hoạch định

chiến lược marketing mặt hàng gạo xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long”, đã

phân tích, đánh giá các nội dung như: đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo khu vực

ĐBSCL, phân tích hiện trạng chế biến và kinh doanh gạo xuất khẩu của các doanh

nghiệp đóng trên địa bàn, tìm hiểu tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo trên thế giới và xây

dựng chiến lược marketing xuất khẩu gạo.

Kết quả của công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐBSCL có nhiều tiềm năng

sản xuất lúa gạo, đủ cung cấp nhu cầu an ninh lương thực trong nước và có dư để

xuất khẩu từ 4 đến 4,5 triệu tấn gạo đến năm 2015, Việt Nam xếp hạng trên trung

bình so với các nước xuất khẩu gạo, nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong thời gian

tới rất cao nên sẽ thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, sản xuất lúa ở đây vẫn còn manh mún, nguồn nguyên liệu mang tính thời

vụ cao, hệ thống kho bãi dự trữ thiếu, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp

kinh doanh xuất khẩu gạo chưa được xây dựng hoàn chỉnh và nghiêm túc, hệ thống

thông tin chưa hoàn thiện.

Trên cơ sở của những đánh giá đó, tác giả tiến hành xây dựng chiến lược

marketing hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Đồng thời,

Page 8: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

8

kiến nghị một số giải pháp cần phối hợp đồng bộ các thành phần: nông dân sản xuất

lúa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, hệ thống tín dụng và Nhà nước [25].

Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng chưa có một công trình

nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống và đề xuất các giải pháp có tính chiến

lược nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sẽ được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên những quy luật phát

triển khách quan về kinh tế ­ xã hội, các quan điểm và chính sách của Nhà nước về

lĩnh vực lúa gạo.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp thống kê

mô tả, phân tích thống kê, so sánh tổng hợp, phương pháp điều tra và phương pháp

chuyên gia.

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

Luận án là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên

cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học sau:

­ Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong thời gian tới.

­ Hai là, góp phần đánh giá thực trạng phát triển của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Qua đó, rút ra

được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước nói chung và TP. Cần Thơ

nói riêng.

­ Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để phát triển sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ nhanh và bền vững; trên cơ sở

khai thác một cách hợp lý các nguồn nguyên liệu của địa phương và vùng ĐBSCL.

­ Bốn là, xác định được mức độ quan trọng của các giải pháp, nhằm giúp các

danh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ xây dựng chiến lược phát triển sản

Page 9: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

9

xuất kinh doanh đến năm 2020. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn làm tài liệu tham

khảo bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực chế biến của các

ngành hàng khác trong vùng ĐBSCL và cả nước.

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Kết cấu của luận án gồm 03 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo.

Chương 2: Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo của thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.

Chương 3: Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.

Vì thời gian và trình độ của nghiên cứu sinh còn hạn chế nên luận án không

thể tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và

các bạn.

Page 10: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

10

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

Với phương pháp nghiên cứu nêu ở phần mở đầu, chương 1 sẽ trình bày sự

hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, đặc điểm hoạt động

sản xuất kinh doanh, vai trò của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân, cũng

như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp. Trong chương này, cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh

doanh lúa gạo của một số doanh nghiệp trong nước và trên thế giới nhằm rút ra các

bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của

thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với

xã hội loài người; mỗi doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị

trường và đưa ra những chiến lược đúng đắn nhằm đạt được những mục tiêu mà

doanh nghiệp đã đề ra.

Hoạt động sản xuất kinh doanh có các đặc điểm sau:

­ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh tế, chủ thể kinh tế có thể là

cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

­ Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của

hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải

để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.

­ Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được,

đó là sản phẩm hàng hóa để trao đổi trên thị trường. Người chủ thể sản xuất phải chịu

trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.

Page 11: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

11

­ Hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải hướng tới thị trường. Trong đó, các

chủ thể kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là: quan hệ với các bạn hàng,

với chủ thể cung cấp các yếu tố đầu vào, với khách hàng, với các đối thủ cạnh tranh

và với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản

xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

­ Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn nắm được các thông tin về sản

phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá

cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật

công nghệ, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản

phẩm của doanh nghiệp.

­ Hoạt động sản xuất kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là

yếu tố có vai trò quyết định rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở đánh

giá tiềm lực của doanh nghiệp. Không có vốn thì không thể có hoạt động sản xuất

kinh doanh. Chủ thể kinh tế sử dụng vốn để mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê

lao động,…

­ Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng

xã hội, tạo điều kiện cho tích lũy vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội,

phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hóa, tạo ra sự phân công

lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.

­ Mục đích chủ yếu và bao trùm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đó là

lợi nhuận.

Từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên, có thể hiểu

khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hoạt động sản xuất kinh doanh là các hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn

tại nền kinh tế thị trường, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương

tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao

gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ,...) trên cơ sở vận

dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời

nhiều nhất [1].

Page 12: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

12

1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ

BIẾN LÚA GẠO

Theo chiều dài lịch sử, lúc đầu nền kinh tế của mỗi nước đều là nền kinh tế tự

nhiên, mang nặng tính tự cấp, tự túc, đa số sống bằng nghề nông. Ngoài việc trồng

trọt, chăn nuôi, đánh bắt, khai thác để có sản phẩm, người nông dân đã tự mình bảo

quản, chế biến, thậm chí tự mình chế tạo ra cả công cụ lao động. Trong dân cư hầu

như không có hoặc có rất ít sự phân công lao động xã hội và sự trao đổi sản phẩm.

Dần dần, lực lượng sản xuất và năng suất lao động tăng lên xuất hiện sản

phẩm thừa và do những yêu cầu của cuộc sống dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm

thừa đó với nhau. Trao đổi tác động trở lại sản xuất và thúc đẩy sự phân công xã hội.

Sự hình thành các loại lao động sản xuất đã làm cho sản phẩm của từng loại lao động

đó chuyển thành hàng hóa, thành những vật ngang giá với nhau, dùng làm vật phẩm

trao đổi với nhau và hình thành thị trường. Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường

từng bước mở rộng ra, đưa đến chỗ ngày tăng thêm những ngành công nghiệp riêng

biệt tách ra khỏi nông nghiệp. Theo đó, CNCB tách ra trở thành một ngành kinh tế

độc lập. Ngành này có mặt ở các hoạt động chế biến khác nhau, tạo ra nhiều loại sản

phẩm hàng hóa đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau và chính từ đây ngành CNCB các

sản phẩm từ nông nghiệp như: lúa gạo, lúa mì, ngũ cốc, hoa quả,… đã được hình

thành.

Như vậy, sự hình thành và phát triển của CNCB nói chung, CNCB lúa gạo nói

riêng là do quá trình phân công lao động xã hội dưới tác động của quá trình phát triển

lực lượng sản xuất được diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, trong điều kiện thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học công

nghệ, xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa sản xuất và dịch vụ diễn ra mạnh mẽ; trình

độ lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động ở mức rất cao, mọi lĩnh vực trong nền

kinh tế của các nước đều chịu tác động sâu sắc bởi các nhân tố quốc tế, thì sự hình

thành và phát triển CNCB ở mỗi nước cũng không thể tách rời các tác động quốc tế

đó. Chính nhờ những tác động đó, các nước đi sau có điều kiện “đi tắt”, rút ngắn các

giai đoạn phát triển CNCB hơn so với các nước đi trước.

Page 13: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

13

Ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XVIII, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những

kết quả đáng kể. Lúa gạo làm ra không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi gia

đình, mỗi địa phương mà còn thừa một khối lượng lớn để bán đi nơi khác. Để phục

vụ cho việc sản xuất lúa gạo, nghề đóng cối xay ra đời ở khắp các vùng trong cả nước

và phát triển rất nhanh cho đến khi người Pháp nắm độc quyền ngành xay xát lúa gạo

với những nhà máy xay xát lúa gạo hiện đại ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ các nhà

máy xay xát lúa gạo phát triển rất nhanh, nó không dừng lại ở hoạt động xay xát mà

còn thêm vào đó các công đoạn khác như: đánh bóng gạo, phân loại hạt gạo, phân

loại gạo với tấm và cám, đóng gói, bảo quản,… Với sự bổ sung những công đoạn đó

thì các nhà máy xay xát lúa gạo trở thành các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều ưu thế vượt trội so

với các quốc gia phát triển nông nghiệp trong khu vực để phát triển mặt hàng lúa gạo,

mở rộng thị trường, gia tăng tích lũy vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Do đó, sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng lúa gạo trên thị trường

không chỉ có ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn luôn gắn kết với sự ổn định kinh tế,

chính trị xã hội đối với sự phát triển của đất nước. Để nâng cao sức cạnh tranh của

mặt hàng lúa gạo, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng. Có

thể nói sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, thời gian tới sẽ là giai đoạn phát

triển nhanh chóng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, sự phát triển này sẽ theo

các xu hướng như:

­ Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo sẽ phát triển theo mô hình khu liên hợp

chế biến lúa gạo để nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến. Khu liên hợp sẽ thực

hiện tất cả các chức năng từ sấy lúa cho đến xay xát, chế biến và tồn trữ lúa gạo. Các

công nghệ được sử dụng trong khu liên hợp này là những công nghệ hiện đại, đáp

ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế.

­ Các doanh nghiệp sẽ gắn kết với nông dân sản xuất lúa để xây dựng vùng

nguyên liệu cho doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất kinh doanh và hướng tới phát

triển một cách bền vững.

Page 14: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

14

­ Các doanh nghiệp phát triển theo hình thức Công ty cổ phần; trong đó, nông

dân, các hợp tác xã nông nghiệp sẽ là những cổ đông của công ty nhằm góp phần làm

nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo [28].

1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

1.3.1. Quy trình chế biến lúa gạo

Quy trình chế biến lúa gạo hiện nay được thể hiện ở biểu đồ 1.1 dưới đây:

Lúa nguyên liệu

Sàng tạp chất

Bóc vỏ Thùng rê Sàng phân ly

Sàng tách đá

Cân, Đóng gói

Máy tách màu

Thùng chứa thành phẩm

Trống chọn hạt

Máy đánh bóng

Máy sát trắng

Nguồn: Khảo sát của tác giả tại Công ty Nông nghiệp Sông Hậu, 2009

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ quy trình chế biến lúa gạo

Lúa nguyên liệu sau khi qua sàng tạp chất để tách các tạp chất như rác, dây,

kim loại sẽ qua hệ thống bóc vỏ (vỏ lúa còn gọi là trấu), kế tiếp lúa sau khi bóc vỏ sẽ

được đưa qua thùng rê rồi đến sàng phân ly và sàng tách đá … Tiếp theo, qua công

đoạn xát trắng để tách bớt lượng cám trước khi vào hệ thống máy đánh bóng nước

kiểu phun sương nhằm cải thiện độ bóng bề mặt gạo. Kế tiếp, gạo được đưa vào hệ

thống trống phân loại hạt theo chiều dài để phân ly thành từng loại như: gạo thành

phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3 và đưa vào các silo chứa riêng biệt. Tại đây, tùy theo yêu

cầu, gạo được đưa qua máy tách màu điện tử để loại ra các tạp chất màu lẫn trong gạo

như hạt đen, hạt đỏ, hạt vàng, hạt bạc bụng. Cuối cùng, gạo thành phẩm sẽ vào thiết

bị cân và đóng gói tự động theo yêu cầu trọng lượng cho trước để xuất kho.

Quy trình công nghệ nói trên là quy trình điển hình, tiên tiến. Đây là quy trình

khép kín từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, dễ vận

hành, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và hoàn toàn có

khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm gạo hiện có trên thị trường thế giới.

Page 15: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

15

Hiện nay, một số doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã

đầu tư trang bị các thiết bị chế biến lúa gạo tiên tiến của các hãng sản xuất có uy tín

như Bùi Văn Ngọ, Sinco, Satake,... Thiết bị chế biến lúa gạo của các hãng này có độ

tin cậy cao, sản phẩm qua chế biến đạt những yêu cầu cơ bản như độ xát trắng, tỷ lệ

thóc, tỷ lệ tấm, độ ẩm, hạt màu, độ đồng đều, vệ sinh và hạn chế tối thiểu tạp chất

trước khi đóng gói.

1.3.2. Nguyên liệu sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Nguyên liệu sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo gồm có lúa

hàng hóa và gạo bán thành phẩm, do đó để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định thì

vấn đề quy hoạch vùng sản xuất lúa và quy hoạch diện tích đất trồng lúa có ý nghĩa

rất quan trọng.

(1) Nguồn nguyên liệu là lúa hàng hóa: Lúa được người nông dân trồng ở

khắp các tỉnh, thành trong cả nước, với sản lượng hàng năm đạt gần 40 triệu tấn và

vùng ĐBSCL là nơi sản xuất lượng lúa hàng hóa lớn nhất của cả nước, với sản lượng

hàng năm đạt trên 20 triệu tấn.

Bảng 1.1: Sản lượng lúa cả năm vùng ĐBSCL và cả nước giai đoạn 2005 ­ 2009

ĐVT: Tấn

Nơi sản xuất 2005 2006 2007 2008 2009

1/ Vùng ĐBSCL

2/ Cả nước

19.385.620

35.832.900

18.075.036

35.849.500

19.221.771

35.942.700

21.166.627

38.729.800

20.483.400

38.895.500

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010 [26]

(2) Nguồn nguyên liệu là gạo bán thành phẩm: Gạo bán thành phẩm được

cung cấp bởi các nhà máy xay xát lúa gạo có quy mô nhỏ. Lúa sau khi trãi qua các

công đoạn như sàng tạp chất và bóc vỏ thì được gọi là gạo bán thành phẩm (hay còn

gọi là gạo nguyên liệu). Từ gạo nguyên liệu, sẽ qua các nhà máy chế biến có quy mô

Page 16: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

16

lớn hơn để thực hiện các công đoạn tiếp theo cho đến công đoạn cuối cùng là đóng

gói và được gọi là gạo thành phẩm để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

1.3.3. Máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Các máy và móc thiết bị chủ yếu của doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm:

­ Máy làm sạch lúa: Đây là máy thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình chế

biến, nó có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất như: đá, rơm rạ, kim loại,... lẫn trong lúa để

làm sạch lúa trước khi đi vào chế biến.

­ Máy bóc vỏ: Lúa sau khi qua công đoạn làm sạch sẽ qua máy bóc vỏ để tách

lớp thóc bên ngoài của hạt lúa, đây là công đoạn rất quan trọng của quá trình chế biến,

nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo như ảnh hưởng số lượng hạt bị gãy, số

lượng tấm sau khi bóc vỏ.

­ Máy xát trắng: Lúa sau khi bóc vỏ sẽ qua công đoạn xát trắng để tách bớt

lượng cám ở trong hạt gạo trước khi đánh bóng.

­ Máy đánh bóng: Máy đánh bóng có chức năng làm cho hạt gạo trắng bóng,

giúp nâng cao chất lượng và giá trị của hạt gạo.

­ Máy phân loại hạt: Máy phân loại hạt có chức năng phân loại gạo thành các

loại như gạo thành phẩm, tấm 1, tấm 2, tấm 3.

­ Máy tách màu: Sau khi phân loại gạo với các loại tấm, gạo được đưa qua

máy tách màu để loại ra các tạp chất màu còn lẫn trong gạo như: hạt đen, hạt đỏ, hạt

vàng, hạt bạc bụng.

­ Thiết bị cân và đóng gói: Sau các công đoạn nêu trên, cuối cùng gạo thành

phẩm sẽ qua thiết bị cân và đóng gói tự động theo yêu cầu trọng lượng để tiêu thụ

trên thị trường.

Như vậy, máy móc và thiết bị chính của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo gồm

có: máy sàng tạp chất, máy bóc vỏ, máy xát trắng, máy đánh bóng, máy phân loại hạt,

máy tách màu, thiết bị cân tự động và đóng gói.

Hiện nay, các máy móc và thiết bị này có trên thị trường khá đa dạng về mẫu

mã, tính năng sử dụng và trình độ về công nghệ là khá hiện đại. Do vậy, để tạo ra sản

Page 17: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

17

phẩm gạo đạt chất lượng cao, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc,

thiết bị và công nghệ một cách hợp lý.

1.3.4. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo có thể chia làm 03 nhóm

chính:

(1) Nhóm cán bộ quản lý và kinh doanh: Do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

ngày càng cao, do đó cán bộ quản lý và kinh doanh phải có trình trình quản lý của

người CEO, phải có hiểu biết về kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa. Vì vậy,

các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

này mới đáp ứng được yêu cầu của công việc, chứ không thể tuyển dụng mới là có thể

sử dụng được ngay.

(2) Nhóm kỹ sư kỹ thuật và công nhân kỹ thuật bậc cao: Đây là các kỹ sư, công

nhân kỹ thuật bậc cao của các ngành cơ khí, điện, công nghệ,… những người này

thường đảm đương công tác tại bộ phận kỹ thuật, chuyên phụ trách các công việc về

cơ khí, điện, vận hành và sửa chữa các máy móc, thiết bị trong các phân xưởng chế

biến. Ngày nay, với yêu cầu đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, đòi hỏi lực

lượng lao động này phải thường xuyên được đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề

nhằm theo kịp với xu hướng phát triển rất nhanh về khoa học công nghệ như hiện

nay.

(3) Nhóm công nhân lao động phổ thông: Những lao động này thường làm các

công việc liên quan nhiều đến chân tay như đóng gói, bốc xếp, quản lý kho tàng, bến

bãi,… các lao động này thường không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, chỉ yêu

cầu có sức khỏe tốt, nhiệt tình trong công việc. Công tác đào cho lực lượng lao động

này khá đơn giản, chỉ là đào tạo nghiệp vụ cho các công việc thường làm hàng ngày

và trong thời gian ngắn hạn.

1.3.5. Vốn trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phụ

thuộc vào thời vụ sản xuất lúa, trong năm có hai mùa vụ lúa chính, đó là: Đông Xuân

và Hè Thu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn lưu động rất lớn để

Page 18: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

18

thu mua lúa nguyên liệu nhằm giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá

trình sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp có quy mô sản

xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đổi mới

máy móc, thiết bị các doanh nghiệp này cần phải có một lượng vốn khá lớn (có thể

lên đến hàng chục tỷ đồng), nhưng hiện tại đa phần các doanh nghiệp đều gặp khó

khăn về vốn.

1.3.6. Thị trường của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm thị trường

trong nước và nước ngoài.

1. Đối với thị trường trong nước: Việt Nam có dân số khoảng 87 triệu người,

hàng năm tiêu dùng ước khoảng 17 triệu tấn gạo, đây là thị trường rất rộng lớn và ổn

định của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. Dự báo trong thời gian tới thị trường tiêu

thụ trong nước sẽ tăng lên rất nhanh, nguyên nhân là do dân số tăng (ước đạt khoảng

100 triệu người vào năm 2020) và do các ngành CNCB khác phát triển rất nhanh, mà

các ngành này sử dụng lúa gạo là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất.

Hiện nay, với sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 39 triệu tấn (tương đương 23

triệu tấn gạo), ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương

thực quốc gia thì chúng ta vẫn còn dư trên dưới 6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu.

2. Đối với thị trường nước ngoài: Thị trường xuất khẩu gạo của các doanh

nghiệp Việt Nam gồm nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau như: Châu Á, Châu

Âu, Châu Phi, Trung Đông (xem bảng 1.2). Trong năm 2009, các doanh nghiệp của

Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5,95 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỷ

USD, chiếm khoảng 15% thị phần của thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Trong đó,

các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã xuất khẩu được

557 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 240 triệu USD.

Dự báo trong thời gian tới thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của các doanh

nghiệp Việt Nam vẫn là các nước ở khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và một số

nước ở khu vực Trung Đông.

Page 19: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

19

Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam giai

đoạn 2005 ­ 2009

ĐVT: %

Stt Thị trường Năm

2005 2006 2007 2008 2009

1 Châu Á 49,8 48,9 56,9 74,4 55,2

2 Châu Phi 43,9 43,3 27,9 15,2 24,3

3 Châu Âu 5,2 0,7 5,1 6,3 13,1

4 Trung Đông 1,1 6,8 7,1 2,1 4,8

5 Châu Mỹ 0,0 0,0 2,9 0,1 1,4

6 Châu Đại Dương 0,0 0,2 0,1 1,8 1,2

Nguồn: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2010 [29]

1.4. VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO ĐỐI VỚI

NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.4.1. Cung cấp và đảm bảo an ninh lương thực

Tất cả người dân Việt Nam đều sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, từ gạo

có thể chế biến thành các sản phẩm khác như bột, phở, bún và rất nhiều loại thực

phẩm khác được làm từ gạo. Vì vậy, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chính

trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân.

Việt Nam trong nhiều năm liền được xếp vào nhóm các nước dẫn đầu về xuất

khẩu gạo, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc

tế. Có thể nói, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho

người dân, ngoài ra còn là ngành kinh tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao

động, đặc biệt là lao động ở những vùng nông thôn, qua đó đã góp phần tích cực vào

việc xóa đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây chính sách phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Nhà nước luôn gắn liền với phát triển ngành

hàng lúa gạo.

Page 20: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

20

1.4.2. Góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiện đại hóa khu vực

nông thôn

Chế biến lúa gạo giúp cho giá trị sản phẩm của người nông dân sản xuất ra được

nâng lên, từ đó lợi nhuận từ sản xuất lúa đạt được cao hơn, người nông dân trồng lúa

sẽ chuyên tâm đầu tư cho sản xuất tốt hơn làm cho sản lượng và chất lượng lúa ngày

được nâng cao. Do thu nhập ngày được nâng lên, người dân có điều kiện cùng với

Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn như hạ tầng về giao

thông, điện, nước, thủy lợi,... ngày càng tốt hơn để phục các yêu cầu của sản xuất và

đời sống người dân.

Bảng 1.3: Lợi nhuận từ sản xuất lúa của nông dân giai đoạn 2005 ­ 2009

ĐVT: Triệu đồng

Lợi nhuận Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Lợi nhuận thu được từ

01 ha lúa

19,37 22,47 24,86 26,50 28,26

Nguồn: Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, 2010 [40]

Ghi chú: Lợi nhuận này được tính cho hai vụ lúa chính trong năm là Đông Xuân và Hè Thu.

1.4.3. Góp phần giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn

Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo đã góp phần giải quyết việc làm cho lao

động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn. Năm 2009, số lao động đang làm việc trong các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ khoảng 22.000 ngàn người,

trong đó lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm khoảng 70% tổng số lao động

(lực lượng lao động này chủ yếu ở khu vực nông thôn), với mức thu nhập bình quân

khoảng 2,6 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp,

qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn và làm tăng tỷ trọng

của khu vực công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở địa phương.

Page 21: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

21

1.4.4. Góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Trong nhiều năm liền, sản phẩm lúa gạo Việt Nam luôn giữ vị trí cao trong

danh sách các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất đất nước, năm 2009 xuất khẩu

gạo đứng vị trí thứ 5 (sau dệt may, dầu khí, da giày, thủy sản) với kim ngạch xuất

khẩu đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai

thế giới chỉ sau Thái Lan, đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh lương thực

cho thế giới và làm cho vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao.

Bảng 1.4: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2005 ­ 2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

1. Số lượng gạo xuất

khẩu

Triệu

tấn

5,25 4,50 4,56 4,83 5,95

2. Kim ngạch xuất

khẩu gạo

Triệu

USD

1.407 1.238 1.490 2.910 2.700

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 [26]

1.4.5. Thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển

Lúa gạo là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành chế biến lương thực, thực

phẩm. Vì vậy, khi các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển một cách bền vững sẽ

tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các ngành chế biến này phát triển.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo sẽ tác động

dây chuyền tới sự phát triển của cơ sở vật chất phục vụ nó như: ngành cung ứng vật

tư, điện, nước, thương mại, dịch vụ,… Nó cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát

triển như: xây dựng, vận tải, kho bãi, tài chính, tín dụng, bưu chính, viễn thông, khoa

học công nghệ,… Qua đó, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa ­ hiện đại hóa.

1.4.6. Góp phần làm ổn định chính trị xã hội

Page 22: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

22

Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển đã thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa

phát triển, một khi sản xuất lúa phát triển thì sẽ góp phần vào việc đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người nông dân.

Chính từ những đóng góp rất quan trọng nêu trên, có thể nói các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo đã góp phần tích cực vào ổn định chính trị ­ xã hội của đất nước.

1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo, nhưng có thể phân thành hai nhóm yếu tố chủ yếu là: nhóm yếu tố bên ngoài

và nhóm yếu tố bên trong.

1.5.1. Nhóm yếu tố môi trường bên ngoài

1.5.1.1. Môi trường vĩ mô

Bất cứ hoạt động sản xuất nào trong quá trình hoạt động của mình cũng chịu

sự tác động nhất định của môi trường vĩ mô. Đối với các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo, các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh

nghiệp bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:

(1) Đường lối, chủ trương phát triển công nghiệp: Chính phủ mỗi nước đều có

đường lối, chủ trương phát triển công nghiệp riêng phù hợp với bối cảnh kinh tế xã

hội và môi trường của mỗi nước, ví dụ như Singapore lúc đầu họ phát triển công

nghiệp nhẹ, sau đó phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao; Nhật Bản, Hàn Quốc

ngay từ đầu công nghiệp hóa họ đã đi vào phát triển các ngành công nghiệp nặng, vì

thế họ đã có các ngành công nghiệp tầm cỡ quốc tế như sản xuất thép, công nghệ

đóng tàu, công nghệ ô tô, công nghệ điện tử…

Ở Việt Nam, đường lối phát triển công nghiệp được thực hiện và thay đổi qua

nhiều thời kỳ. Ở thời kỳ 1975 đến 1986 thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công

nghiệp nặng. Giai đoạn 1986 đến 1990 đã có sự điều chỉnh về đường lối phát triển

công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến là chính. Từ năm 2001 đến nay,

đang thực hiện đường lối công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội IX

và Đại hội X, nhằm xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển theo

Page 23: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

23

hướng hiện đại vào năm 2020 [13]; trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp chế

biến nông ­ lâm ­ thủy sản, các ngành công nghiệp sử dụng hàm lượng công nghệ cao

như: điện tử, công nghệ phần mềm, công nghệ ô tô,…

(2) Các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Mỗi một quốc gia đều

có chính sách về phát triển kinh tế riêng của mình, trong đó có chính sách liên quan

đến doanh nghiệp. Một số nước trong thời kỳ đầu thực hiện đường lối công nghiệp

hóa, để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, họ đã thành lập nhiều tổng

công ty ở nhiều lĩnh vực, mà các lĩnh vực này có ảnh hưởng đến chính sách phát triển

kinh tế quốc gia như năng lượng, dầu khí, viễn thông,… Một số quốc gia khác thì

trong thời kỳ đầu, họ ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để khai thác tốt các

nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Chính sách phát triển của Việt Nam hiện nay

bên cạnh tập trung phát triển các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế lớn ở những lĩnh

vực kinh tế then chốt như điện, dầu khí, đóng tàu,… Việt Nam còn chú trọng phát

triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nhằm phát huy những lợi thế về nguồn

nguyên liệu, lao động ở các địa phương; trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát triển

các doanh nghiệp chế biến nông ­ lâm ­ thủy sản, vì Việt Nam có thế mạnh về nguồn

nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến này.

(3) Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi

nước có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của các doanh nghiệp. Với các quốc gia đã

trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì chắc chắn sẽ gặp

nhiều thách thức trong cạnh tranh quốc tế, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội

cho các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới.

(4) Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình

và là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ

sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, hệ thống giao

thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông,… và cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đời sống

dân cư như nhà ở, trường học, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa, dịch vụ,…

Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Do đó, để

phát triển nhanh các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước, cần đầu tư

hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như: cảng biển, giao thông thủy, bộ, cảng hàng

Page 24: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

24

không, năng lượng,… Trong thời gian qua, Nhà nước đã hết sức quan tâm đến đầu tư

phát triển cơ sở hạ tầng và bước đầu đã có những cải thiện rất đáng kể.

(5) Tác động của các khu vực kinh tế khác: Các khu vực kinh tế khác trong cơ

cấu kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp,

trong đó có các doanh nghiệp của ngành CNCB lúa gạo. Nông nghiệp giữ vai trò

quan trọng, là ngành cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo. Các ngành khác như tài chính, viễn thông, điện,… có tác động lớn đến hoạt động

của các ngành kinh tế và hỗ trợ cho các ngành này phát triển. Ví dụ như nếu không có

ngành ngân hàng hay điện lực thì tất cả các ngành khác không thể phát triển.

1.5.1.2. Môi trường vi mô

Các yếu tố của môi trường vi mô được thể hiện theo mô hình năm tác lực của

Michael E. Porter dưới đây:

Biểu đồ 1.2: Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter (1980) [42]

Nhà cung cấp

Đối thủ mới tiềm năng

Những đối thủ cạnh tranh trong ngành

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu

Sản phẩm thay thế

Khách hàng

Page 25: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

25

Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter được sử dụng để phân tích môi

trường vi mô của các doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp chế biến lúa gạo năm

nguồn áp lực thể hiện như sau:

­ Quyền năng của nhà cung cấp: Nhà cung cấp thiết bị chính cho các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, còn nhà cung

cấp nguyên liệu chính cho doanh nghiệp là nông dân, thương lái, các doanh nghiệp

trong nước, do có nhiều nhà cung cấp nên sự phụ thuộc không cao, vì thế quyền năng

của họ không lớn.

­ Khách hàng: Khách hàng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là các nhà

phân phối trong nước, các công ty trong nước và nước ngoài, thậm chí là Chính phủ

một số nước như Philippine, Indonesia,… Do có nhiều khách hàng trong và ngoài

nước nên áp lực từ khách hàng đối với doanh nghiệp cũng không quá lớn.

­ Đối thủ hiện tại: Đối thủ hiện tại là các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận

trong vùng và các doanh nghiệp của các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,

Pakistan, nhưng chủ yếu vẫn là Thái Lan.

­ Đối thủ tiềm năng: Đối thủ tiềm năng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

là các doanh nghiệp có thể gia nhập ngành hàng lúa gạo ở các tỉnh trong vùng

ĐBSCL, trong đó đáng chú ý là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Đối với

các doanh nghiệp nước ngoài đối thủ tiềm năng là các doanh nghiệp của Indonesia.

­ Sản phẩm thay thế: Không có nhiều sản phẩm thay thế chính, vì lúa gạo là

lương thực chính của nhiều quốc gia nên ít có sản phẩm nào thay thế được lúa gạo

trong tương lai.

1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong

Nhóm yếu tố bên trong bao gồm các yếu tố sau:

1.5.2.1. Cơ cấu sản phẩm chủ lực

Sản phẩm chủ lực có vai trò quan trọng là thế mạnh của mỗi đơn vị để cạnh

tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việc xác định cơ cấu sản phẩm chủ lực tối ưu sẽ là

cơ sở giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững cũng như đạt được các mục tiêu đã

đề ra.

Page 26: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

26

Sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là các loại gạo trắng

5%, 15%, 20%, 25% tấm và các loại gạo thơm chất lượng cao.

1.5.2.2. Trình độ phát triển về công nghệ

Trình độ công nghệ cao sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mỗi

doanh nghiệp. Vì thế, yếu tố công nghệ có tác động lớn đến sự phát triển của doanh

nghiệp, song cần phải đánh giá mối quan hệ của việc đầu tư công nghệ mới với giá

thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế do công nghệ mới mang lại. Từ cơ sở đó, doanh

nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược và lộ trình phát triển công nghệ phù hợp.

Theo khuyến cáo của Liên hợp quốc, các nước đang phát triển nên lựa chọn

công nghệ thích hợp. Công nghệ thích hợp được hiểu không phải công nghệ đắt tiền

nhất, nhưng phải là công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sản phẩm có thể cạnh

tranh trên thị trường dự tính. Công nghệ thích hợp được du nhập bằng hoạt động

“chuyển giao công nghệ”. Công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam theo quy định

của Nghị định số 11/2005/NĐ­CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ phải là:

­ Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc để sản xuất

hàng xuất khẩu.

­ Công nghệ nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm vào việc sản

xuất.

­ Công nghệ nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, khai thác và sử dụng có

hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

­ Nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường

sinh thái, an toàn lao động.

Đối với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo hiện nay là

khá hiện đại, các công nghệ này đã được tự động hóa hoàn toàn từ công đoạn đầu đến

công đoạn cuối của quá trình chế biến và chất lượng của sản phẩm sau khi chế biến

đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vì vậy, ngày nay các doanh nghiệp có rất nhiều

lựa chọn về công nghệ cho doanh nghiệp mình.

1.5.2.3. Khả năng cung ứng nguyên liệu

Page 27: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

27

Nguyên liệu được coi là yếu tố “đầu vào” quan trọng cho quá trình sản xuất.

Việt Nam đi vào quá trình công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa từ điểm xuất phát là một

nước nông nghiệp với 75% lao động nông nghiệp, 80% dân số ở nông thôn. Nông

nghiệp Việt Nam là cơ sở, chỗ dựa cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển

công nghiệp chế biến. Trong những năm qua Việt Nam luôn là nước đứng thứ hai về

xuất khẩu gạo trên thế giới, đây chính là một trong những minh chứng thể hiện tiềm

năng nguyên liệu nông nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp chế biến của Việt

Nam là rất lớn.

1.5.2.4. Tổ chức sản xuất và quy mô sản xuất

(1) Tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất là hệ thống các giải pháp nhằm sử

dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp như tài lực (vốn,…), vật lực (máy móc

thiết bị, nguyên vật liệu,…), nhân lực (người quản lý, công nhân trực tiếp sản

xuất,…) nhằm đảm bảo sự hài hòa trong thực hiện các chức năng nghiệp vụ của

doanh nghiệp.

Tổ chức sản xuất bao gồm các giải pháp sản xuất ra sản phẩm theo số lượng,

chủng loại theo kế hoạch, bảo đảm tiến hành sản xuất một các nhịp nhàng. Tổ chức

sản xuất còn bao gồm mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp như điều hành các phân

xưởng, tổ chức lao động, công tác cung ứng vật tư kỹ thuật,…

Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến và hiệu quả hiện nay là tổ chức sản xuất

theo dây chuyền. Hình thức tổ chức sản xuất này đáp ứng khả năng sản xuất sản

phẩm một các đều đặn, nhịp nhàng, đúng thời hạn và hạ giá thành sản phẩm.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo đã áp dụng phổ biến phương

pháp tổ chức sản xuất dây chuyền nói trên.

(2) Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất thể hiện năng lực của doanh nghiệp

trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô sản xuất có vai trò quan trọng trong

phát triển thị phần, tăng năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Cho nên, khi

hoạch định quy mô sản xuất cần phân tích kỹ về thị trường đầu ra, thị trường nguyên

liệu, nguồn nhân lực,… có như vậy doanh nghiệp mới có quy mô sản xuất hợp lý.

Đối với lĩnh vực chế biến lúa gạo, quy mô sản xuất của phần lớn các doanh

Page 28: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

28

nghiệp hiện nay là khá nhỏ, do đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn

thấp. Đây chính là những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế.

1.5.2.5. Tổ chức quản lý

Đây là yếu tố quan trọng tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và

phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có cơ cấu bộ máy tổ

chức hợp lý, đủ năng lực điều hành, cán bộ quản lý cần được cập nhật các kiến thức

quản lý lẫn các kiến thức về chuyên môn, kiến thức trong kinh doanh, kiến thức về

hội nhập kinh tế quốc tế và các doanh nghiệp phải xây dựng quy chế quản lý thích

hợp cho doanh nghiệp. Làm được như vậy, hiệu quả quản lý sẽ cao, tiết kiệm được

chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.5.2.6. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm hai thành

phần cơ bản, đó là: nhân lực quản lý thực hiện các hoạt động không trực tiếp sản xuất

và nhân lực trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp.

Nhân lực quản lý đòi hỏi có kỹ năng quản lý, có khả năng thực hiện các chức

năng quản lý nhất định như: giám đốc điều hành chung, giám đốc kinh doanh, giám

đốc tài chính, giám đốc marketing,…

Nhân lực trực tiếp sản xuất là người đứng máy, tác động trực tiếp lên đối

tượng lao động bằng công cụ lao động để làm ra sản phẩm cụ thể.

Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung

và doanh nghiệp chế biến lúa gạo nói riêng, cho nên Nhà nước cùng các doanh

nghiệp cần có chiến lược ngắn hạn và dài hạn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng

cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn.

1.5.2.7. Nguồn Vốn

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt đầu thành lập đều cần đến vốn. Đối với các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo có hai thành phần vốn cơ bản là vốn cố định và vốn

lưu động.

Page 29: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

29

Vốn cố định bao gồm các thành phần như: chi phí chuẩn bị đầu tư, mua máy

móc, thiết bị, dụng cụ, xây dựng nhà xưởng và chi phí đào tạo lao động ban đầu,…

Vốn lưu động gồm có các thành phần như: chi phí mua nguyên vật liệu, lương,

bảo hiểm xã hội, điện, nước, nhiên liệu, vốn bằng tiền mặt,...

Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và có các biện

pháp thích hợp để tạo nguồn vốn như: liên doanh, liên kết, cổ phần, vay tín dụng,

thuê tài chính,...

1.6. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA

GẠO CỦA TP. CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020

Để xây dựng và lựa chọn các giải pháp, luận án sử dụng các công cụ sau:

Một là, ma trận các yếu tố bên trong để phân tích và đánh giá một cách khách

quan về nội bộ các doanh nghiệp thông qua hội thảo và khảo sát ý kiến các chuyên

gia là lãnh đạo của các doanh nghiệp, các nhà quản lý.

Hai là, ma trận các yếu tố bên ngoài để phân tích một cách khách quan về các

yếu tố bên ngoài ở gốc độ vĩ mô và vi mô thông qua hội thảo và khảo sát ý kiến các

chuyên gia là lãnh đạo của các doanh nghiệp, các nhà quản lý.

Ba là, ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính để đánh giá các đối thủ

cạnh tranh chính của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ.

Bốn là, ma trận SWOT của Albert S Humphrey. Trên cơ sở phân tích, tổng

hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ từ ma trận các yếu tố bên trong, bên

ngoài và ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính, sử dụng công cụ ma trận

SWOT để đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020.

Năm là, ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM. Trên cơ sở

các giải pháp được đề xuất từ ma trận SWOT, luận án lựa chọn các giải pháp bằng

việc sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM.

Page 30: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

30

Thông qua các giải pháp được lựa chọn từ ma trận hoạch định chiến lược có

thể định lượng QSPM, luận án sử dụng phương pháp khảo sát chuyên gia và phương

pháp thống kê mô tả để xác định thứ tự mức độ quan trọng của các giải pháp.

1.7. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG

NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.7.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo ở một số địa phương trong nước

1.7.1.1. Kinh nghiệm của Công ty lương thực Tiền Giang (Tigifood)

Từ trước đến nay, tập quán sản xuất của các hộ nông dân vẫn là sản xuất nhỏ,

nông dân chỉ quan tâm đến năng suất lúa mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng.

Đặc biệt, trong khâu xử lý sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, vẫn chưa đầu tư sản xuất

tập trung theo vùng và theo từng loại giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Đó là một

trong những nguyên nhân làm cho gạo của Việt Nam thua kém gạo Thái Lan. Tuy

nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được giải pháp tốt để khắc phục những

hạn chế đó.

Để giải quyết bài toán này, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã xây

dựng một lực lượng có kinh nghiệm nhận biết, chế biến, phân loại gạo,... Đồng thời,

công ty cũng hình thành mạng lưới thu mua và tiêu thụ lúa gạo trong nông dân thông

qua các phương thức như: mua lúa gạo trực tiếp của nông dân thông qua các xí

nghiệp, các kho của Tigifood tại các vùng trọng điểm của tỉnh và các tỉnh lân cận.

Qua đó, Tigifood sẽ báo niêm yết giá mua từng thời điểm để người dân có thể tham

khảo và quyết định việc bán lúa của mình. Bên cạnh đó, công ty thành lập các tổ thu

mua lưu động trực tiếp mua lúa tại ruộng của nông dân trong thời gian thu hoạch rộ

để đưa về kho phơi, sấy. Xây dựng những vệ tinh là các doanh nghiệp tư nhân, hợp

tác xã có chức năng xay xát lúa gạo trong tỉnh đã có quan hệ cung ứng lúa gạo cho

Tigifood từ nhiều năm trước đứng ra thu mua lúa trong nông dân rồi bán lại cho

Tigifood.

Page 31: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

31

Các giải pháp thu mua lúa gạo của công ty Tigifood đã tạo điều kiện cho nông

dân an tâm gắn bó với ruộng đồng và là “cầu nối” đồng hành giữa người sản xuất với

doanh nghiệp. Hàng năm, Tigifood thu mua khoảng 250.000 ­ 300.000 tấn gạo các

loại. Nhờ mạng lưới tổ chức hợp lý, vừa chủ động nguồn kinh doanh, vừa đảm bảo

tồn trữ gối đầu, Tigifood đã đưa ra một lượng lớn gạo để bán lẻ cho người tiêu dùng

trong và ngoài tỉnh, qua đó góp phần cùng với cả nước bình ổn được giá gạo khi có

hiện tượng sốt “ảo”.

Có thể nói, năm 2010 là năm thắng lợi của Công ty lương thực Tiền Giang, đó

là tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn được vốn, ổn định thu nhập của người lao

động, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng lên, tạo đà cho sự tiếp

tục phát triển của công ty trong các năm tiếp theo.

Một số chỉ tiêu thực hiện được trong năm 2010 của công ty như sau: sản lượng

gạo mua vào 206.687 tấn (đạt 114,83 % kế hoạch), sản lượng gạo bán ra 245.004 tấn

(đạt 106,52% kế hoạch), sản lượng gạo xuất khẩu 150.661 tấn (đạt 107,62% kế

hoạch), kim ngạch xuất khẩu 68.286.226 USD (đạt 115,31% kế hoạch).

Công ty luôn phát huy tối đa những lợi thế về kinh nghiệm, cơ sở vật chất, về

xuất khẩu gạo thơm, gạo cao cấp, bám sát thông tin thị trường, điều hành linh hoạt

công tác mua vào, bán ra. Bên cạnh đó, công ty rất chú trọng công tác phát triển đào

tạo nguồn nhân lực, quan tâm bồi dưỡng lực lượng trẻ, lực lượng trực tiếp sản xuất,

và có chính sách tuyển dụng thu hút nhân tài vào làm việc tại công ty nhằm đảm bảo

yêu cầu phát triển bền vững của công ty [10].

1.7.1.2. Kinh nghiệm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)

Công ty Angimex luôn nằm trong Top 10 doanh nghiệp xuất gạo lớn nhất Việt

Nam. Angimex hiện có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà

máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao

thông thuận lợi, sức chứa kho trên 70.000 tấn và hệ thống sấy, xay xát, lau bóng gạo,

máy tách màu hiện đại. Mỗi năm Công ty xuất khẩu từ 230.000 ­ 300.000 tấn gạo các

loại sang các thị trường như: Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Africa,

Iran, Iraq, Cuba, Hongkong, Campuchia,…

Page 32: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

32

Công ty đã hình thành mạng lưới thu mua và tiêu thụ lúa gạo trong nông dân

qua các phương thức như: mua lúa gạo trực tiếp của nông dân thông qua các xí

nghiệp, các kho của công ty tại các vùng trồng lúa lớn của tỉnh và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã thành lập các tổ thu mua lúa lưu động, trực tiếp mua

lúa tại ruộng của nông dân trong thời gian thu hoạch rộ để đưa về kho phơi, sấy.

Công ty còn thực hiện bao tiêu sản phẩm lúa gạo với các hợp tác xã nông nghiệp

thông qua việc ký kết hợp đồng với các hợp tác xã.

Để nâng cao chất lượng lúa gạo sau chế biến, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu

An Giang (Angimex) đã đầu tư xây dựng khu liên hợp chế biến lúa gạo. Khu liên hợp

thực hiện chức năng như: sấy lúa, xay xát, chế biến, tồn trữ lúa gạo thông qua việc

mua lúa tươi khi thu hoạch, giúp giảm chi phí, gia tăng thu nhập cho nông dân trồng

lúa.

Khu liên hợp có hệ thống kho dự trữ, sức chứa gần 30.000 tấn lúa, hệ thống

sấy lúa đạt năng suất 600 tấn lúa/ngày, cùng với dây chuyền xay xát có công suất 20

tấn/giờ, và lau bóng gạo đạt công suất 20 tấn/giờ. Việc xây dựng khu liên hợp chế

biến lúa gạo đã góp phần làm giảm thất thoát trong khâu thu hoạch lúa, đồng thời tạo

nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để phát triển thị trường xuất khẩu gạo chất lượng

cao và thị trường gạo nội địa, tiến tới phát triển các sản phẩm tiềm năng tích hợp từ

hạt lúa. Ngoài ra, khu liên hợp còn thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa đơn vị kinh

doanh và nông dân. Công ty Angimex sẽ cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm cho nông dân [9].

1.7.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo ở một số địa phương trên thế giới

1.7.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo ở các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo lớn của

thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm của các doanh nghiệp Thái Lan giúp ích rất nhiều

cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành

phố Cần Thơ trong thời gian tới.

Page 33: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

33

(1) Hoạt động sản xuất, chế biến: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu

thế giới, hàng năm các doanh nghiệp Thái Lan xuất khẩu khoảng từ 8 ­ 10 triệu tấn

gạo, đạt kim ngạch khoảng 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Thái

Lan thời gian qua phát triển rất mạnh và họ đã hình thành được những doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh lúa gạo với quy mô lớn và phần lớn những doanh nghiệp này

nằm ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc.

Ưu điểm của gạo Thái Lan là chất lượng cao, mẫu mã, bao bì rất đẹp và trên

bao bì có ghi đầy đủ các thông tin về sản phẩm như: hạn sử dụng, loại gạo, hàm

lượng dinh dưỡng,... Các doanh nghiệp cùng với Chính phủ nước này đã kiểm soát rất

tốt vấn đề giống gieo trồng của nông dân, nông dân Thái Lan chủ yếu trồng các giống

lúa cao sản có chất lượng rất cao và phần lớn họ chỉ trồng một vụ lúa trong năm. Việc

quy hoạch vùng nguyên liệu được các doanh nghiệp thực hiện rất chặt chẽ; trong

khâu thu hoạch được cơ giới hóa hoàn toàn từ công đoạn cắt, gom, tuốt, làm khô đến

bảo quản. Trong lĩnh vực chế biến, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở vùng Đông

Bắc Thái Lan có máy móc, thiết bị khá hiện đại và đồng thời họ tổ chức rất nghiêm

ngặt quy trình chế biến lúa gạo.

Để nâng cao chất lượng gạo sau khi chế biến, hầu hết các doanh nghiệp của

các địa phương này đều có xây dựng vùng nguyên liệu thông qua ký kết hợp đồng

bao tiêu sản phẩm với nông dân và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Các doanh

nghiệp sẽ ứng vốn trước, cung cấp giống và hỗ trợ về kỹ thuật canh tác lúa cho nông

dân và các hợp tác xã này. Chất lượng lúa được các doanh nghiệp này kiểm định và

phân loại ngay tại đồng ruộng, từ đó làm cho chất lượng lúa trước khi chế biến rất

cao. Chính vì vậy, chất lượng gạo của Thái Lan được khách hàng ưa chuộng, tin cậy

và có khả năng cạnh tranh rất cao.

Nhằm giúp cho ngành sản xuất lúa phát triển, bên cạnh sự đầu tư của Chính

phủ, các doanh nghiệp đã dành nguồn kinh phí rất lớn đầu tư cho nghiên cứu và triển

khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đến nông dân để nâng cao năng suất, chất

lượng lúa gạo. Từ khi Viện lúa quốc tế (IRRI) được thành lập vào năm 1960, các

Page 34: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

34

doanh nghiệp luôn hợp tác chặt chẽ với cơ quan này trong nghiên cứu lai tạo các

giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng.

Để triển khai các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến với nông dân, các doanh

nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với Cục triển khai nông nghiệp Thái Lan nhằm giúp

nông dân sản xuất lúa trong các vấn đề như: giúp nông dân cải tiến thực trạng sản

xuất và hiện đại hóa nông nghiệp; giúp nông dân những khó khăn về kỹ thuật trong

sản xuất lúa.

(2) Sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp: Để hỗ trợ cho các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ Thái Lan đã

thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như: đẩy mạnh sản xuất lúa, đầu tư cơ sở hạ tầng,

khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về tài chính,…

­ Hỗ trợ tài chính, tín dụng: Chính phủ Thái Lan can thiệp có hệ thống vào thị

trường vốn thông qua đòn bẩy lãi suất tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các

ngành, lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư. Lĩnh vực chế biến lúa gạo là một trong những

hướng mà Chính phủ Thái Lan quan tâm đầu tư. Chính phủ nước này còn thông qua

chính sách ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển CNCB lúa gạo

hướng về xuất khẩu. Thực hiện các ưu đãi về tài chính bằng cách "tài trợ ngầm"

thông qua tín dụng, tức là duy trì lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất thị trường chứng

khoán. Đây là cách kiềm chế nhẹ, nó không chỉ giữ cho lãi suất ổn định mà còn đảm

bảo "thực dương” với lãi suất tiền gửi.

­ Khuyến khích về thuế: Đi liền với những trợ giúp về tài chính là việc sử dụng

đòn bẩy thuế để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến kinh doanh lúa gạo phát

triển. Chính phủ Thái Lan đã giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và các phụ kiện

từ 40% xuống còn 5%.

­ Thúc đẩy xuất khẩu: Để sản phẩm lúa gạo tiếp vận với thị trường thế giới và

phát triển lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động; Chính phủ nước này đã đưa

ra những chính sách khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo.

Page 35: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

35

Từ năm 1952, Thái Lan đã có cơ quan xúc tiến xuất khẩu, nay là Cục xúc tiến

xuất khẩu Thái Lan (Department of Industrial Promotion ­ DEP), trực thuộc Bộ

Thương mại. DEP hiện có 57 văn phòng ở cả trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực

xúc tiến xuất khẩu gạo, DEP có nhiệm vụ: cung cấp thông tin về thị trường thế giới,

cơ hội buôn bán và các quy định trong xuất khẩu lúa gạo,...

­ Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực: Ngày

nay, Thái Lan thực hiện chính sách phát triển các ngành CNCB không phải trực tiếp

đi vào các phát minh và cũng không phải thực hiện lần lượt các giai đoạn phát triển

công nghệ từ trình độ thấp lên trình độ cao mà chủ yếu là bằng con đường học hỏi

thông qua mô phỏng, tiếp thu kinh nghiệm, lựa chọn kỹ thuật công nghệ cần thiết để

phát triển.

Hướng phát triển công nghệ ở Thái Lan tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh

tế cho phù hợp với lợi thế vốn có của đất nước để tham gia vào phân công lao động

và hợp tác quốc tế. Hiện nay, Thái Lan ưu tiên cho phát triển CNCB lương thực, thực

phẩm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đi liền với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chính sách “đi tắt khoa

học ­ công nghệ”. Nó được kết hợp chặt chẽ giữa nhập khẩu công nghệ hiện đại của

thế giới với việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ

quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động trong nước. Cứ một cán bộ khoa

học kỹ thuật ở Thái Lan hàng năm sử dụng bình quân 18.000 USD khoảng chi tài

chính của Chính phủ.

­ Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: Để phát triển nhanh các ngành công nghiệp,

Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, hệ thống

cảng, kho bãi, điện, nước, khu công nghiệp,… và hiện nay cơ sở hạ tầng của Thái

Lan phát triển khá hoàn chỉnh.

Thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo ở vùng Đông Bắc Thái Lan ghi nhận những nỗ lực rất lớn của các doanh

nghiệp cùng sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía Chính phủ thông qua việc thực hiện nhiều

Page 36: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

36

chính sách như: chính sách đầu tư nghiên cứu và triển khai, chính sách đầu tư trong

nông nghiệp, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách thương mại quốc tế,... Hiệu

quả tích cực từ các chính sách này đã đưa nền sản xuất lúa gạo Thái Lan trở nên hiện

đại và dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo trong nhiều thập kỷ qua [28].

1.7.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh lúa gạo của Công ty

Riceland Food bang Arkansas ­ nước Mỹ

(1) Hoạt động sản xuất, chế biến: Mỹ là nước sản xuất và chế biến lúa gạo lớn

thứ ba thế giới. Để khuyến khích người trồng lúa, hàng năm trên cơ sở tính toán của

Bộ nông nghiệp Mỹ, Chính phủ có thể ứng trước 1/3 chi phí trồng lúa cho nông dân

thông qua ngân hàng nông nghiệp hoặc các công ty kinh doanh chế biến lúa gạo. Mặc

dù được ứng trước vốn nhưng đến khi thu hoạch, nông dân được quyền tự do bán lúa

cho người mua nào mà họ thấy có lợi nhất. Khi đó nông dân chỉ phải trả lại vốn ứng

trước với lãi suất ưu đãi từ 2 ­ 3%/năm.

Bang Arkansas nằm ở phía Nam nước Mỹ, đường biên tự nhiên phía Đông ­

sông Mississippi ­ cung cấp nguồn nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp của cả bang.

Arkansas đứng đầu nước Mỹ về diện tích và sản lượng lúa gạo với gần 9.000 nông

trại trồng lúa của Arkansas hàng năm cung cấp gần 50% sản lượng lúa của Hoa Kỳ.

Diện tích canh tác bình quân của mỗi nông trại khoảng 3.000 mẫu Anh. Nông dân

trồng luân canh ngô, đậu tương và lúa mì. Sản xuất nông nghiệp tại Arkansas là

ngành thâm dụng vốn, mỗi nông trại thường chỉ có 2 đến 3 nhân công. Trong khi đó

yêu cầu đầu tư vốn vào thiết bị canh tác và hệ thống thủy lợi lại rất lớn. Số tiền đầu tư

bình quân tại mỗi trang trại khoảng 500.000 USD.

Để được hỗ trợ tiếp thị và bán hàng, khoảng 60% nông dân ở Arkansas tham

gia với tư cách thành viên của Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực Riceland

Food. Riceland Food hoạt động theo hình thức một hợp tác xã của nông dân, lệ phí

tham gia thành viên của Riceland Food là 1 đô la Mỹ/năm/nông dân. Riceland Food

cung cấp dịch vụ tiếp thị sản phẩm cho gạo, đậu tương và lúa mì của 9.000 nông dân

thành viên ở các bang Arkansas, Louisiana, Mississippi, Missouri và Texas. Công ty

Page 37: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

37

luôn nỗ lực tôn trọng quy tắc tối đa hóa giá thu mua lương thực cho các nông trại.

Riceland Food bố trí một hệ thống kho bãi và điểm xuất khẩu dọc theo sông

Mississippi. Mỗi năm, Riceland Food thu nhận, dự trữ, vận chuyển, chế biến và bán

ra khoảng 2,5 triệu tấn lương thực. Sản phẩm gạo của Riceland có chất lượng rất cao.

Riceland Foods đầu tư toàn bộ quá trình sản xuất gạo khép kín từ thóc, gạo lức, gạo

trắng đến gạo đồ. Hiện tại, Riceland Food là công ty chế biến và kinh doanh lúa gạo

lớn nhất thế giới.

Riceland Food phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu và Khuyến nông

Arkansas trong kiểm tra chất lượng giống lúa mới, kiểm tra năng suất chế biến của

gạo được trồng thử nghiệm từ những giống lúa mới, nhờ vậy giúp đảm bảo chất

lượng các hoạt động nghiên cứu ứng dụng phục vụ khuyến nông cho các khách hàng

là nông dân Arkansas.

Trong mùa thu hoạch, nếu giá lúa trên thị trường xuống thấp, bất lợi cho nông

dân sản xuất lúa thì công ty sẽ cấp cho người trồng lúa số tiền lưu kho số lúa đã thu

hoạch, số tiền này bằng giá chuẩn nhân với sản lượng. Giá chuẩn do Bộ Nông nghiệp

Mỹ quy định bằng chi phí sản xuất lúa của nông dân cộng với lợi nhuận bình quân.

Trong thời gian lúa lưu kho, hàng tuần công ty cung cấp thông tin về thị trường lúa

gạo để nông dân tự quyết định bán lúa ra lúc nào có lợi nhất. Với những biện pháp

trên, công ty Riceland Food đã tạo điều kiện cho người nông dân trồng lúa an tâm sản

xuất và đảm bảo lợi nhuận tối đa cho họ [43].

(2) Sự hỗ trợ của Chính phủ: Để hỗ trợ cho ngành hàng lúa gạo phát triển bền

vững, Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ như: đầu tư cho khâu sản

xuất lúa, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công

nghệ,...

­ Về phát triển sản xuất lúa: Nhằm giúp cho ngành sản xuất lúa phát triển,

trong thời gian qua Chính phủ Mỹ đã dành nguồn kinh phí rất lớn đầu tư cho nghiên

cứu và triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đến nông dân để nâng cao

năng suất, chất lượng lúa gạo.

Page 38: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

38

­ Hỗ trợ tài chính, tín dụng: Ngành hàng lúa gạo là một trong những ngành

được Chính phủ Mỹ quan tâm trợ giúp. Hàng năm, Chính phủ Mỹ dành khoảng 2 tỷ

USD hỗ trợ cho những doanh nghiệp chế biến lúa gạo để đổi mới công nghệ, tạm trữ

lúa gạo và đầu tư vốn cho người trồng lúa. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ còn thực hiện

chính sách hỗ trợ xuất khẩu gạo nhằm giúp cho các doanh nghiệp mở rộng và giữ

vững thị trường xuất khẩu của mình với khoảng kinh phí dành cho hoạt động này

hàng năm khoảng từ 500 ­ 700 triệu USD. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của các

doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở Mỹ là các nước như EU, Nhật, Trung Đông với

các loại gạo phẩm chất cao.

­ Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ: Công nghệ chế biến lúa gạo của

nước Mỹ thuộc loại hiện đại nhất của thế giới. Các doanh nghiệp chủ yếu sử các công

nghệ được sản xuất ở trong nước và thực tiễn đã chứng minh các công nghệ sản xuất

ở trong nước hiện đại hơn nhiều so với công nghệ ngoại nhập. Hàng năm, Chính phủ

Mỹ dành nguồn kinh phí rất lớn cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Vì

vậy, ngành cơ khí nông nghiệp của Mỹ rất phát triển và là một trong những nước

đứng đầu thế giới.

­ Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: Để phát triển nhanh các ngành công nghiệp,

nước Mỹ đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay, cơ

sở hạ tầng về giao thông, hệ thống cảng, sân bay, kho bãi, điện, nước,… của Mỹ vào

loại quy mô và hiện đại nhất thế giới [28].

1.7.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh lúa gạo của Công ty

SunRice bang New South Wales nước Úc

So với doanh nghiệp các nước Việt Nam, Thái Lan và Mỹ; hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Úc có nhiều điểm khác biệt. Tuy

nhiên, hiệu quả kinh tế đem lại cho người nông dân trồng lúa và doanh nghiệp chế

biến lúa gạo này là rất cao.

(1) Hoạt động sản xuất, chế biến: Úc không phải là nước sản xuất và chế biến

lúa gạo lớn của thế giới, nhưng Úc có nền sản xuất nông nghiệp và ngành chế biến

lúa gạo rất phát triển so với các nước trên thế giới.

Page 39: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

39

Vùng trồng lúa chính của Úc là bang New South Wales, trong đó tập trung ở

03 khu vực là Murrumbidgee, Coleambally và thung lũng Murray, đây là những khu

vực có địa hình bằng phẳng và thuận lợi về nước tưới do có hai con sông

Murrumbidgee và Murray chảy qua. Tiềm năng phát triển trồng lúa của nước Úc rất

lớn vì có đất đai rộng lớn, dân số ít và khả năng cạnh tranh mạnh nhờ năng suất lúa

cao; nhưng diện tích trồng lúa của nước này cũng bị giới hạn bởi yếu tố nước tưới và

biến đổi khí hậu. Tổng diện tích trồng lúa của Úc hàng năm giao động từ 100 ­ 150

ngàn ha với hơn 1.700 hộ nông dân trồng lúa. Tại bang New South Wales, bình quân

một hộ nông dân sở hữu 300 ha, trong đó diện tích đất lúa bình quân hộ là 70 ha; lao

động trực tiếp sản xuất lúa khoảng 2.000 người và lao động gián tiếp khoảng 8.000

người (thông thường một lao động đảm nhiệm khoảng 70 ha). Diện tích trồng lúa của

Úc không ổn định một mặt do nông dân trồng lúa không được hưởng chính sách trợ

cấp nên diện tích gieo trồng và sản lượng tăng giảm tùy theo diễn biến giá cả trên thị

trường, mặt khác do thiếu nước nước tưới và biến đổi khí hậu gây ra hạn hán liên tiếp

trong những năm gần đây. Sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý là một trong những điều

kiện đặt ra đối với nông dân trồng lúa. Theo quy định, hộ nông dân được sản xuất lúa

nếu thỏa mãn 3 điều kiện: có diện tích đất thích hợp cho việc trồng lúa, sử dụng nước

hợp lý và tổng diện tích gieo trồng lúa phải có 70% diện tích được tưới.

Hiện nay, năng suất lúa của Úc luôn đạt mức trên 10 tấn/ha. Sở dĩ nước Úc đạt

năng suất lúa cao nhất thế giới là do nông dân trồng lúa thực hiện các biện pháp kỹ

thuật như luân canh lúa và các loại cây ngũ cốc, cơ giới hóa từ khâu canh tác đến chế

biến, và các cánh đồng lúa hầu như không có sâu bệnh. Bình quân một hộ nông dân

sở hữu 300 ha đất, nông dân chỉ trồng lúa 1 vụ/năm trên một phần ba ruộng đất của

mình theo hệ thống luân canh: lúa + kiều mạch hoặc đại mạch. Hệ thống luân canh

này là phương pháp canh tác lý tưởng giúp sử dụng ít phân hóa học (chỉ 60 kg đạm

Ure/ha cho lúa, trong khi bình quân ở các nước khác là khoảng 300 kg đạm Ure/ha),

ít thuốc diệt cỏ và bồi dưỡng tốt cho đất đai, nhưng năng suất rất cao. Bên cạnh đó,

ngành trồng lúa của nước Úc cũng ít bị nhiễm các loại sâu bệnh thường thấy ở các

vùng sản xuất lúa nhiệt đới và ôn đới khác trên thế giới, nhờ chương trình kiểm dịch

Page 40: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

40

chặt chẽ (rice check), khí hậu tốt, trồng một vụ lúa/năm, hệ thống luân canh hữu hiệu

và chương trình cải thiện giống lúa tiến bộ.

Tiêu dùng gạo nội địa chỉ chiếm 15%, còn lại 85% là xuất khẩu, khối lượng

gạo xuất khẩu của Úc chiếm 20 ­ 25% thương mại gạo loại hạt gạo cỡ trung bình

(medium grain) toàn thế giới. Trong thập niên 1980, giá lúa gạo trên thị trường thế

giới xuống thấp gây khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo của Úc. Để đối phó với tình

hình này, ngành lúa gạo Úc đã phát động các chiến dịch kích cầu để gia tăng tiêu thụ

lúa gạo trên thị trường nội địa, qua đó kích thích công nghiệp chế biến lúa gạo phát

triển. Kể từ đó đến nay, hạ tầng chế biến lúa gạo Úc liên tục được đầu tư, đổi mới

theo hướng đồng bộ và hiện đại. Công nghiệp chế biến lúa gạo phát triển đã nâng đỡ

cho ngành lúa gạo Úc phát triển sản phẩm và thị trường ra ngoài biên giới Úc với các

sản phẩm có chất lượng cao, thâm nhập các thị trường cao cấp và thu về giá trị gia

tăng rất cao.

(2) Tổ chức ngành hàng lúa gạo và vai trò của Chính phủ Úc: Tổ chức ngành

hàng lúa gạo Úc khá đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hiệu quả, bao gồm 3 cơ quan: Hội

đồng giám sát hoạt động thương mại gạo bang New South Wales (gọi tắt là RMB ­

Rice Marketing Board for the State of New South Wales), Hiệp hội những người

trồng lúa Úc (gọi tắt là RGA ­ Rice Growers’ Association of Australia) và Công ty

TNHH thương mại SunRice. Ba cơ quan này hoạt động thông qua Ủy ban phối hợp

ngành hàng lúa gạo (Rice Industry Co­ordination Committee).

­ RMB thành lập từ năm 1928 và hoạt động dựa trên luật marketing các sản

phẩm chính (the Marketing of Primary Products Act, 1927). Cơ quan này giữ vai trò

quản lý hạ tầng kho bãi ngành hàng lúa gạo Úc, đồng thời thực hiện ba chức năng đối

với riêng bang New South Wales, đó là: khuyến khích phát triển thị trường gạo trong

nước cạnh tranh cao, bảo vệ lợi ích người trồng lúa trong hoạt động kinh doanh xuất

khẩu gạo, đại diện người trồng lúa bang New South Wales.

­ RGA thành lập năm 1930, là cơ quan đại diện tiếng nói tập thể của người

trồng lúa, với số lượng hội viên tham gia tự nguyện hiện nay là hơn 1.700 người. Cơ

Page 41: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

41

quan này thực hiện ba chức năng như: đề xuất và thực thi các chính sách ngành lúa

gạo nhằm đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa; đại diện cho người trồng lúa đối với

chính quyền bang, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức địa phương, các nhóm lợi ích

khác có liên quan đến ngành hàng lúa gạo; phục vụ các yêu cầu cụ thể của các hội

viên.

­ SunRice là công ty kinh doanh lúa gạo được thành lập từ năm 1950, ban đầu

dưới dạng tổ chức hợp tác của những người trồng lúa. Hiện nay, công ty hoạt động

dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó những nông dân trồng lúa đóng vai trò là

những cổ đông. Sunrice là một trong những thương hiệu chế biến xuất khẩu lớn của

Úc với 500 ngàn tấn của hơn 1.000 sản phẩm từ gạo các loại, xuất khẩu đến 60 quốc

gia trên thế giới. Hiện nay, công ty có 3 nhà máy chế biến đóng gói sản phẩm ở

Leeton, Deniliquin và Coleambally, chế biến ra 3 dòng sản phẩm chính là gạo, bột

gạo và các loại bánh chế biến từ gạo; ngoài ra công ty còn có các nhà máy đặt tại một

số quốc gia như Ấn Độ, Jordan, Solomon,...

Mô hình tổ chức ngành hàng lúa gạo nước Úc cho thấy vai trò của Chính phủ

không lớn trong việc đảm bảo lợi ích của nông dân trồng lúa. Việc đề xuất và thực thi

các chính sách liên quan đến ngành hàng lúa gạo đều xuất phát từ người trồng lúa,

Chính phủ và Chính quyền bang chỉ đóng vai trò là cơ quan giám sát quá trình thực

thi dựa trên các đạo luật có liên quan. Đặc biệt, mô hình công ty SunRice hoạt động

dưới hình thức công ty cổ phần trong đó người trồng lúa là thành viên đã thúc đẩy

quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất lúa gạo của nước Úc. Nông dân trồng lúa ở

Úc trong vai trò là người sản xuất chỉ tập trung canh tác lúa thật tốt để cho năng suất,

sản lượng tối đa; các khâu chế biến, tiêu thụ do công ty đảm nhiệm, song lợi nhuận

cuối cùng được phân phối công bằng cho các thành viên theo tỷ lệ công việc mà họ

đóng góp. Cách thức tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ đã

giúp loại bỏ được các thành phần trung gian, giảm chi phí và giúp ngành hàng lúa gạo

của nước Úc tăng khả năng cạnh tranh so với các quốc gia sản xuất lúa gạo khác trên

thế giới [41].

Page 42: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

42

1.7.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các doanh nghiệp trong và

ngoài nước đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo của TP. Cần Thơ

Từ thực tiễn phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo trong nước và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với sự

phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ trong thời gian tới

như sau:

Một là, doanh nghiệp phải chủ động xây dựng vùng nguyên liệu và thiết lập

mạng lưới thu mua lúa đến tận nông dân: Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên

cho thấy, để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững thì trước tiên doanh nghiệp phải

chủ động xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản

phẩm với các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân; hình thành mạng lưới thu mua lúa

gạo đến tận nông dân thông qua các phương thức như: mua lúa gạo trực tiếp của nông

dân thông qua các xí nghiệp, các kho của doanh nghiệp tại các vùng trồng lúa trọng

điểm, thành lập các tổ thu mua lưu động trực tiếp mua lúa tại ruộng của nông dân

trong thời gian thu hoạch. Xây dựng những vệ tinh là các doanh nghiệp tư nhân, hợp

tác xã có chức năng xay xát lúa gạo đứng ra thu mua lúa trong nông dân rồi bán lại

cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng quy trình chế biến lúa gạo theo mô hình khu liên hợp: Để

nâng cao chất lượng lúa gạo sau chế biến, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng khu

liên hợp chế biến lúa gạo. Khu liên hợp thực hiện chức năng như: sấy lúa, xay xát,

chế biến, tồn trữ lúa gạo. Việc xây dựng khu liên hợp chế biến lúa gạo sẽ góp phần

làm giảm thất thoát trong khâu thu hoạch lúa, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu

và giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc phát triển thị trường xuất khẩu cũng

như thị trường gạo nội địa.

Ba là, đẩy mạnh phát triển theo mô hình “Công ty cổ phần nông nghiệp” để

nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã

hội: Việc nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo thông qua mô hình công ty cổ

phần giống như mô hình công ty Sunrice của nước Úc có một số ưu điểm như: duy trì

Page 43: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

43

và kiểm soát được số lượng và lợi ích của các tác nhân trong chuỗi cung theo hướng

công bằng và minh bạch; giúp các thành phần trong chuỗi có động lực để làm tốt các

công việc của mình, qua đó làm cho cả hệ thống vận hành hiệu quả, giá trị sản phẩm

luôn được gia tăng qua mỗi công đoạn và làm tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm

cuối cùng; mô hình công ty cổ phần tập hợp và tổ chức được nông dân sản xuất lúa

gạo theo nhu cầu thị trường để thu được lợi ích cao nhất; quyền lợi và lợi ích của

người sản xuất lúa được đảm bảo; phân công lao động trong chuỗi cung ngành hàng

lúa gạo đạt trình độ hợp lý, khoa học và hiệu quả cao.

Qua kinh nghiệm công ty Sunrice của nước Úc, có thể thấy mô hình “Công ty

cổ phần nông nghiệp” là hình thức tổ chức phù hợp đối với nông dân trồng lúa và các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ.

Bốn là, sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, tín dụng, thuế, thúc đẩy xuất

khẩu, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực là rất quan trọng.

­ Về tài chính, tín dụng và thuế: Chính phủ các nước đã hướng luồng vốn chảy

vào các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư. Trong đó, ngành hàng lúa gạo là một

trong những lĩnh vực mà Chính phủ các nước Thái Lan, Mỹ quan tâm đầu tư. Đi liền

với những trợ giúp về tài chính là việc sử dụng đòn bẩy thuế để khuyến khích các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển. Các phương thức hỗ trợ thông qua chính

sách về thuế bao gồm: miễn và giảm thuế thu nhập, thuế kinh doanh, thuế lợi tức,

giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và các phụ kiện,… Ví dụ như: Thái Lan thực

hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và các phụ kiện từ 40%

xuống chỉ còn 5%.

­ Thực hiện có hiệu quả chính sách thúc đẩy xuất khẩu: Để hỗ trợ các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo phát triển các nước đã đưa ra những chính sách khuyến khích

và thúc đẩy xuất khẩu như thực hiện miễn, giảm thuế và cấp vốn với lãi suất thấp để

tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ về xúc tiến thương mại cho các

doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

­ Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực: Ngày nay, các

nước đang phát triển và có điều kiện tương đồng giống Việt Nam đang thực hiện

Page 44: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

44

chính sách phát triển khoa học công nghệ chủ yếu là bằng con đường học hỏi, tiếp thu

kinh nghiệm và lựa chọn kỹ thuật công nghệ cần thiết để phát triển. Đi liền với các

chính sách trên là chính sách “đi tắt khoa học ­ công nghệ”. Nó được kết hợp chặt chẽ

giữa nhập khẩu công nghệ với nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học công

nghệ, cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động. Ví dụ như cứ một cán

bộ khoa học kỹ thuật ở Thái Lan hàng năm sử dụng bình quân 18.000 USD khoảng

chi tài chính của Chính phủ.

Trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo các nước, việc lựa chọn công nghệ thích hợp có vai trò rất quan trọng, không

nhất thiết các công nghệ đó phải là nhập ngoại mà có thể đó là những công nghệ được

sản xuất trong nước, nếu nó đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, các nước rất chú trọng

đến phát triển ngành cơ khí nông nghiệp nhằm làm giảm bớt sức lao động trong nông

nghiệp, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến.

­ Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: Để phát triển nhanh các ngành công nghiệp,

Chính phủ các nước đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống

cảng, kho bãi, điện, nước, khu công nghiệp,… và hiện nay cơ sở hạ tầng của các nước

trong khu vực phát triển khá hoàn chỉnh.

Những kinh nghiệm nêu trên là sẽ những bài học quý giá và bổ ích đối với sự

phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ

trong thời gian tới.

Page 45: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

45

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC DOANH

NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRONG THỜI GIAN QUA

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 1, trong chương 2 sẽ đánh giá thực

trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo với mục tiêu phân tích,

đánh giá các kết quả đạt được và tìm ra các hạn chế cản trở sự phát triển của doanh

nghiệp. Đồng thời, sẽ phân tích các yếu tố môi trường để tìm ra các cơ hội và nguy cơ

để làm cơ sở cho việc định hướng phát triển các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành

phố Cần Thơ đến năm 2020.

2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cần Thơ được thành lập trên cơ sở tách từ tỉnh Cần Thơ cũ theo

Nghị quyết số 22/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam (khóa XI) và Nghị định số 05/2004/NĐ­CP ngày 02/01/2004 của

Chính phủ, là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km

dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên là 1.389,6 km 2 ­ chiếm 3,49% diện tích

vùng ĐBSCL. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh

Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn nhất vùng

ĐBSCL, thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu

với Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam;

là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng như: trục đường bộ

Page 46: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

46

thành phố Hồ Chí Minh ­ thành phố Cần Thơ, từ thành phố Cần Thơ rẽ các nhánh đi

Cà Mau, Kiên Giang và Long Xuyên ­ Châu Đốc hướng về Phnôm Pênh

(Campuchia); trục sông Hậu nối từ Biển Đông đến Phnôm Pênh; các tuyến đường

thủy quốc gia cái Sắn, xà No; có cảng biển lớn nhất vùng ĐBSCL và đặc biệt là có

sân bay quốc tế Cần Thơ, là sân bay quốc tế duy nhất của cả vùng.

Thành phố Cần Thơ gồm có 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn,

Thốt Nốt và 4 huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Trung tâm thành

phố Cần Thơ đặt tại quận Ninh Kiều, là nơi tập trung các cơ quan Trung ương, cơ

quan Đảng, đoàn thể, trụ sở các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các cơ sở

quan trọng về thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, giáo dục,

văn hóa ­ thể dục thể thao, an ninh, quốc phòng và khu dân cư đô thị.

Với vị trí địa lý trên, thành phố Cần Thơ có lợi thế trong phát triển công nghiệp

chế biến so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, có lợi thế để hướng tới trung tâm công

nghiệp chế biến lúa gạo của cả vùng [17].

2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL, vùng

khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với các đặc điểm: năng lượng bức xạ dồi dào, nắng

nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều trong năm (khoảng 27 o c), biên độ

dao động giữa ngày và đêm nhỏ; khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng

5 đến tháng 11 trùng với gió Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với

giá mùa Đông Bắc. Thành phố Cần Thơ có khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ [17].

2.1.1.3. Chế độ thủy văn, nguồn nước

Tổng chiều dài dòng chảy trên địa bàn thành phố là 3.405km so với mật độ

trung bình của sông rạch 1,80 km/km 2 , dòng chảy chính là sông Hậu. Sông Hậu chảy

qua trên 55 km chiều dài địa bàn thành phố, các kênh rạch khác gồm 03 nhóm: các

kênh rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau, các kênh song

song với sông Hậu và các sông rạch tự nhiên chịu ảnh hưởng triều cường. Vào mùa lũ

Page 47: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

47

(từ tháng 9 đến đầu tháng 11 hàng năm), địa bàn thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng

của dòng lũ từ sông Hậu và tứ giác Long Xuyên, trong đó có khoảng 87.800 ­ 88.400

ha ngập trung bình 50 ­ 100 cm, những ảnh hưởng của triều cường vẫn rõ nét. Với

đặc điểm này thành phố Cần Thơ có lợi thế để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy

sản, vận tải sông, du lịch sông nước và thuận lợi cho việc phát triển các khu đô thị

sinh thái [17].

2.1.1.4. Tài nguyên

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, bao gồm 03 dạng địa

mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên và

đồng bằng Châu thổ. Cao trình phổ biến từ +0,8 ­ 1,0m và thấp dần từ Đông Bắc sang

Tây Nam. Địa hình được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và

phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có 2 loại trầm tích: Holocene

(phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Về thổ nhưỡng: Có 02 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích

tự nhiên và nhóm đất phèn chiếm 16% diện tích tự nhiên.

Về khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản nghèo, chỉ bao gồm một số đất sét làm

gạch ngói (khoảng 16,8 triệu m 3 ), cát nền (khoảng 70 triệu m 3 ) và than bùn (khoảng

30.000 ­ 150.000 tấn). Nước ngầm có dung lượng khá dồi dào, chất lượng tốt.

Về sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú, bao gồm hệ thống sinh vật nuôi

trồng và sinh vật tự nhiên.

Các loại cây trồng khá phong phú, bao gồm lúa nước, các loại cây ăn trái, rau,

màu, với đặc điểm là đất phù sa màu mỡ nên cho năng suất cao và chất lượng tốt. Vật

nuôi chính là trâu, bò, heo, gia cầm,...

Thực vật tại vùng đất phù sa nước ngọt chủ yếu là các loại cỏ, rong tảo,... tại

vùng đất phèn, hệ thực vật chủ yếu là tràm, chà là nước, choại, mớp,... Động vật gồm

các loài chim, gà nước, le le, trích, bò sát,...

Thủy sinh vật nước ngọt khá phong phú và đa dạng với 173 loài cá, 14 loài

tôm, 98 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy. Nguồn tài

Page 48: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

48

nguyên thủy sản trong thời gian qua bị suy giảm do ảnh hưởng của canh tác nông

nghiệp sử dụng nhiều chất hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu), chất thải công nghiệp

và sinh hoạt; khai thác vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, so với các

tỉnh, thành khác trong vùng và cả nước thì môi trường nước của Cần Thơ là rất tốt.

Tóm lại, yếu tố tự nhiên hiện có là điều kiện thuận lợi để thành phố Cần Thơ

phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, chăn

nuôi và đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản [17].

2.1.2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

­ Tăng trưởng kinh tế: Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành

phố Cần Thơ luôn giữ được ở mức khá cao, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm

đạt xấp xỉ 14%/năm (GDP theo giá so sánh 1994), cao hơn so với mức tăng trưởng

bình quân của vùng ĐBSCL là 12,26%/năm và cao hơn mức tăng trưởng bình quân

của cả nước đạt xấp xỉ 8%/năm trong giai đoạn 2005 ­ 2009. Tổng sản phẩm trên địa

bàn thành phố (GDP theo giá thực tế) năm 2009 đạt 37.202 tỉ đồng, tăng gấp 2,6 lần

so với năm 2005, bình quân GDP/người từ 11,87 triệu đồng/người/năm năm 2005

tăng lên 31,2 triệu đồng/người/năm năm 2009, cao hơn mức bình quân chung của cả

nước khoảng 20% [7].

­ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần

Thơ trong thời gian qua chuyển dịch đúng hướng, ngành công nghiệp đã đóng vai trò

quan trọng trong nền kinh tế thành phố. Giai đoạn 2001 ­ 2005, công nghiệp ­ xây

dựng tăng 17,58%/năm, thương mại ­ dịch vụ tăng 13,44%/năm và nông nghiệp tăng

8,14%/năm. Giai đoạn 2005 ­ 2009, công nghiệp ­ xây dựng tăng 21,33%/năm,

thương mại ­ dịch vụ tăng 29,66%/năm và nông nghiệp tăng 11,26%/năm.

Năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 25,89% (GDP theo giá hiện

hành); cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, cụ

thể như sau: khu vực I chiếm 17,05%, khu vực II chiếm 38,70% và khu vực III chiếm

44,25%, mặc dù khu vực II tăng khá cao 23,33% so với cùng kỳ năm trước, song vẫn

Page 49: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

49

thấp hơn so với khu vực III, tăng 33,36%, thêm vào đó tỷ trọng giá trị khu vực II còn

khá thấp nên cơ cấu kinh tế của thành phố trong năm 2006 có hướng thiên về tăng

mạnh khu vực III .

Năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 22,23% (GDP theo giá hiện hành),

cơ cấu kinh tế TP. Cần Thơ tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, cụ thể như sau:

khu vực I chiếm 15,15%, khu vực II chiếm 41,23% và khu vực III chiếm 43,62%,

mặc dù khu vực II tăng khá cao 21,2% so với cùng kỳ năm trước, song vẫn thấp hơn

so với khu vực III, tăng 24,78%, thêm vào đó tỷ trọng giá trị khu vực II còn khá thấp

nên cơ cấu kinh tế của thành phố trong năm 2007 có hướng thiên về tăng mạnh khu

vực III .

Năm 2008, trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến động phức tạp và

khó lường đã làm ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ­ xã

hội của cả nước và thành phố Cần Thơ. Tuy còn nhiều khó khăn thách thức, song

tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn giữ mức tăng khá cao là 27,86% (GDP theo giá

hiện hành), trong đó: Khu vực I tăng 41,26%, khu vực II tăng 19% và khu vực III

tăng 31,58%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 24,549 triệu

đồng, quy USD đạt 1,444 USD, vượt 7,8% kế hoạch và tăng 232 USD so với năm

2007.

Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới có những bước khởi sắc đã có ảnh hưởng

tích cực đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ

nói riêng. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, song tăng trưởng kinh tế vẫn giữ

mức tăng khá cao là 17,73% (GDP theo giá hiện hành), trong đó: Khu vực I tăng

7,99%; khu vực II tăng 19,96% và khu vực III tăng 19,04%. Thu nhập bình quân đầu

người theo giá hiện hành đạt 31,2 triệu đồng, quy USD đạt 1.642 USD, tăng 198

USD so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo đúng

định hướng, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp ­ dịch dụ ­ nông nghiệp

công nghệ cao, nhưng còn chậm so với yêu cầu; tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư

nghiệp, thủy sản chiếm 14,02% , khu vực công nghiệp ­ xây dựng chiếm 42,49%, khu

vực dịch vụ chiếm 43,49% trong cơ cấu giá trị GDP [7].

Page 50: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

50

2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

Năm 2009 dân số Cần Thơ là 1.189.555 người, tốc độ tăng dân số bình quân

giai đoạn 2005 ­ 2009 là 1,05%. Trong đó dân số đô thị là 783.104 người, chiếm

65,83% và dân số ở nông thôn là 406.451 người, chiếm 34,17% [7].

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 63,7%, trong đó lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế của thành phố là 540.994 người [23].

Số lao động qua đào tạo năm 2009 là 275.038 người chiếm tỷ lệ 36,26% lao

động nghề nghiệp, cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỷ lệ trên đại

học, đại học, cao đẳng chiếm 7,23%, trung học chuyên nghiệp và lao động có đào tạo

chiếm 29,03% [23].

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có Trường Đại học Cần Thơ, Đại

học Y Dược, Đại học dân lập Tây Đô, Trung tâm Đại học tại chức, 2 trường Cao

đẳng, 4 trường Trung học chuyên nghiệp, 4 trường Công nhân kỹ thuật. Các cơ sở

đào tạo này cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao không chỉ cho Cần Thơ, mà còn

cung cấp nguồn nhân lực cho cả vùng ĐBSCL phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội của các địa phương.

2.1.2.3. Tình hình thu ­ chi ngân sách

Tổng thu ngân sách của thành phố năm 2009 là 4.717 tỉ đồng, tăng 15,52% so

năm 2008. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước 814 tỉ đồng (chiếm 17,25% tổng thu

trên địa bàn), thu từ khu vực công thương nghiệp 835 tỉ đồng (chiếm 17,70% tổng

thu).

Năm 2009, tổng chi ngân sách địa phương đạt 5.027 tỉ đồng, tăng 51,91% so

năm 2008. Trong đó, chi cho đầu tư phát triển là 2.270 tỉ đồng, tăng 141,23% so với

năm 2008, điều này cho thấy trong thời gian qua TP. Cần Thơ rất quan tâm đến việc

đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố [7].

2.1.2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Page 51: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

51

Đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu từ các sản phẩm

xuất chủ lực, là thế mạnh của địa phương như: gạo, thủy sản đông lạnh, tôm tinh thể,

quần áo may sẵn, giầy da, hàng thủ công mỹ nghệ,… giá trị xuất khẩu luôn tăng năm

sau cao hơn năm trước, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 348,47 triệu

USD, thì đến năm 2009 đã tăng lên 812,93 triệu USD, đạt mức tăng trưởng bình quân

23,16%/năm trong giai đoạn 2005 ­ 2009. Riêng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 841,23 triệu USD, giảm 3,4% so cùng kỳ năm

trước, nguyên nhân xuất khẩu năm 2009 giảm so với cùng kỳ năm trước là do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến tình hình xuất khẩu

không chỉ đối với TP. Cần Thơ mà còn ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của cả

nước nói chung, xuất khẩu cả nước năm 2009 giảm 8,94% so với năm 2008.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 ­ 2009

ĐVT: 1.000 USD

Kim ngạch XNK 2005 2006 2007 2008 2009

1. Xuất Khẩu 348.470 456.327 566.701 843.345 812.935

2. Nhập khẩu 251.600 282.736 410.473 770.789 493.505

Tổng kim ngạch 600.070 739.063 977.174 1.614.134 1.306.440

Nguồn: Cục Thống kê TP. Cần Thơ, 2010 [7]

2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng

Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian

qua rất được quan tâm, đây chính là điều kiện tiên quyết để thành phố Cần Thơ phát

triển toàn diện về mọi mặt. Nhưng để đáp ứng yêu cầu là trung tâm kinh tế, khoa học

kỹ thuật, giáo dục, đào tạo nghề và là thành phố động lực của cả vùng ĐBSCL thì

trong thời gian tới cần tập trung đầu tư mạnh mẽ và nhanh hơn nữa.

* Về giao thông:

Page 52: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

52

­ Về hệ thống giao thông đường bộ, nếu tính cả đường xã, đường ấp, toàn

thành phố có 2.639 km, mật độ 1,9 km/km 2 , trong đó có 106,4 km quốc lộ (QL1A,

QL80, QL91 và QL91B), 124,338 km đường tỉnh (9 tuyến ĐT: 921, 922, 923, 924,

926, 932, 934, 934A, 934 B), 330,8 km đường huyện, 137,01 km đô thị, 1.941,5km

đường xã, ấp, khu phố, 1.617 cây cầu/25.788 m, trong đó cầu bê tông cốt thép, bê

tông liên hợp chiếm 41,6%. Nhìn chung, hệ thống quốc lộ đáp ứng tốt nhu cầu lưu

thông với 90% là đường nhựa; khả năng thông xe bốn bánh của hệ thống đường tỉnh

chỉ đạt 67%, đường huyện chỉ đạt 14%, hệ thống đường nội thị còn 31% đường cấp

phối và 54% đường đất, chỉ sử dụng cho người đi bộ và xe 2 bánh với qui mô và tải

trọng nhỏ.

­ Về hệ thống giao thông đường sông, mạng lưới đường thủy trên địa bàn có

tổng chiều dài 345,5 km, gồm 5 tuyến Trung ương quản lý (sông Hậu, sông Cần Thơ,

kênh Cái Sắn, kênh Xà No, kênh Thị Đội) dài 134 km; 2 tuyến do thành phố quản lý,

dài 61,5 km (kênh Thốt Nốt, kênh Ô Môn) và khoảng 150 km do các quận, huyện

quản lý. Nhìn chung, các tuyến sông, kênh, rạch phân bố đều khắp, tuy nhiên vẫn còn

một số hạn chế do còn nhiều sông, kênh bị bồi lắng, bị lấn chiếm.

­ Về hệ thống các công trình phục vụ gồm có 03 cảng lớn là cảng Cần Thơ,

Cái Cui, cảng Trà Nóc và có cầu Cần Thơ (cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á).

­ Về giao thông hàng không, sân bay Cần Thơ đã được đầu tư hoàn thành giai

đoạn 1, đã mở đường bay Hà Nội ­ Cần Thơ ­ Hà Nội, TP.HCM ­ Cần Thơ ­ Phú

Quốc, Cần Thơ ­ Đà Lạt. Hiện nay, đã được đầu tư xây dựng, mở rộng đường băng

lên 3.000 x 60m, xây dựng nhà ga 3 triệu hành khách/năm và đến cuối năm 2010 sân

bay Cần Thơ đã trở thành sân bay quốc tế [18].

* Về thông tin liên lạc: Hệ thống bưu điện viễn thông của thành phố Cần Thơ

được trang bị khá hiện đại, công nghệ cao và chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn

chỉnh đến tất cả các tỉnh trong nước và quốc tế. Đến cuối năm 2009, có 1 bưu cục cấp

I thành phố, 1 bưu cục kiểm quan, 8 bưu cục cấp II, ngoài ra có 47 điểm bưu điện văn

hóa xã, 163 đại lý bưu điện và trên 100 đại lý báo chí tem thư. Bưu điện Cần Thơ và

Công ty Viễn thông Cần Thơ ­ Hậu Giang, hoạt động riêng biệt theo mô hình công ty

Page 53: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

53

mẹ ­ công ty con của Tập đoàn Bưu chính ­ Viễn thông Việt Nam, là 2 đơn vị vừa

kinh doanh, vừa quản lý nghiệp vụ trên địa bàn thành phố, dịch vụ tại các bưu cục

của toàn thành phố khá đa dạng.

Về viễn thông, tổng dung lượng tăng rất nhanh, đến cuối năm 2009 đạt

202.200 số cố định và 1.933.500 điện thoại di động (số liệu này không thể hiện được

số lượng duy trì thực tế), mật độ 175 máy/100 dân (bao gồm số máy cố định và di

động), bình quân mỗi người sử dụng 1,75 máy/người [18].

* Về diện: Thành phố Cần Thơ được cấp điện từ 2 nguồn chính là hệ thống

điện lưới quốc gia qua đường dây 220 Kv Cai Lậy ­ Trà Nóc và Cai Lậy ­ Rạch Giá,

nguồn điện tại chỗ của nhà máy nhiệt điện Ô Môn I và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc

do Trung ương quản lý.

Nguồn điện quốc gia và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc cung cấp điện cho toàn

thành phố qua đường dây 110KV và các trạm biến áp: Cần Thơ, Thốt Nốt, khu công

nghiệp Cần Thơ, đài phát thanh Nam Bộ, Bình Thủy, Long Hòa. Trên địa bàn có

1.665 trạm phân phối với tổng dung lượng 282.695 VA, lưới hạ thế có tổng chiều dài

đường dây 1.712 km.

Năm 2007, tất cả thị trấn, trung tâm xã và các phường đều có điện, tỷ lệ hộ dân

sử dụng điện toàn thành phố đạt 90%/tổng số hộ; đến cuối năm 2009 tỷ lệ này đạt

99,6%/tổng số hộ, trong đó trên 96% hộ dân sử dụng điện quốc gia [18].

* Về cấp nước, thoát nước và thải rác:

­ Cấp nước: Toàn thành phố có 4 nhà máy nước (Cần Thơ I, Cần Thơ II, nhà

máy nước khu nhiệt điện Trà Nóc, nhà máy nước khu công nghiệp Trà Nóc), tổng

công suất 99.000m 3 /ngày đêm, hệ thống ống chuyền tải dài 21 km, ống phân phối dài

149 km, cung cấp cho khoảng 80% dân số nội thành; ngoài ra, còn có các nhà máy

nước: Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt , Thới Lai, Cờ Đỏ, Mỹ Khánh. Phần lớn trung tâm

xã đều có hệ thống cấp nước 10 ­ 20 m 3 /giờ và các cụm dân cư lớn 50 ­ 100 hộ dân có

hệ thống nối mạng cấp nước sạch. Nhìn chung, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn

thành phố năm 2005 đạt khoảng 80%, nước máy 73%, nước giếng sạch 1%, nước

Page 54: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

54

mưa 10%, nước sông rạch có xử lý đơn giản 16%, đến năm 2009, tỷ lệ này đạt

khoảng 94%, trong đó khu vực thành thị đạt khoảng 96,5% và khu vực nông thôn đạt

khoảng 80%.

­ Thoát nước: Hệ thống thoát nước hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phường

trung tâm nội thị quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải sinh hoạt.

Tổng chiều dài hệ thống thoát nước 23.509 m đường cống Φ 300 ­ 1.200 mm và

7.216 m các mương xây B = 200 ­ 500 mm. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa

bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, thường xuyên ngập úng trong giai đoạn mưa

lớn, triều cường. Tại khu vực nông thôn, hệ thống thoát nước được xây dựng tại các

trung tâm thị trấn nhưng không đủ năng lực thoát nước, các khu trung tâm xã thường

chỉ xây dựng hệ thống mương để thoát nước thải sinh hoạt.

­ Xử lý nước thải: Hiện trên địa bàn nội thị thành phố chưa có hệ thống thu

hồi và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Về thải rác, khu vực đô thị TP. Cần Thơ thải

ra hàng ngày 650 tấn rác, nhưng hiện chỉ có các phường khu vực trung tâm quận

Ninh Kiều là có tổ chức thu gom, tỷ lệ thu gom đạt 80%, với tổng lượng rác thu gom

khoảng 118.600 tấn/năm, tỷ lệ thu gom rác tại các quận huyện khác còn thấp, bãi thu

rác đầu nằm trên quốc lộ 1A có diện tích 3 ha. Rác công nghiệp hiện nay đa phần

chưa có cơ sở phân loại và xử lý, hiện chỉ có bệnh viện đa khoa có trang bị lò đốt rác

y tế [18].

* Về phát triển đô thị: Hệ thống đô thị trên địa bàn TP. Cần Thơ bao gồm 5

quận và 3 thị trấn, chiếm diện tích 32.658 ha, dân số 559.040 người, mật độ 1.712

người/km 2 , thể hiện các đặc điểm tổng quan sau:

­ Tỷ lệ đô thị hóa cao (50%), dân số đô thị cao nhất vùng ĐBSCL (559.040

người) nhưng mật độ dân số đô thị còn thấp (1.712 người/km 2 ).

­ Có sự chênh lệch về phát triển đô thị giữa các quận, trung tâm Ninh Kiều mật

độ dân số rất cao trong khi các quận Ô Môn, Cái Răng có mật độ dân số thấp, tỷ lệ đô

thị hóa thấp.

Page 55: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

55

­ Phát triển đô thị khá tập trung vào trung tâm thành phố đã tạo nên mất đối

xứng về phân bố các trục kinh tế ­ đô thị, khu vực Ninh Kiều chỉ có 9% diện tích đất

đô thị nhưng chiếm đến 37% dân. Trục kinh tế ­ đô thị ven sông Hậu từ Bình Thủy về

đến Hưng Phú chỉ có 30% diện tích đất đô thị nhưng chiếm đến 53% dân; trục Bốn

Tổng ­ Một Ngàn với 3 thị trấn, tuy chiếm 11% diện tích đất độ thị nhưng chỉ có 7%

dân.

­ Số lượng thị trấn ít nhưng quy mô các thị trấn đạt mức từ trung bình (lớn hơn

10.000 dân) đến lớn ( lớn hơn 20.000 dân); trong đó, đặc biệt thị trấn Thốt Nốt có quy

mô dân số và mức độ đô thị hóa rất cao.

Quận Ninh Kiều là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của TP. Cần

Thơ, mật độ dân cư cao nhất 7.098 người/km 2 . Các hoạt động thương mại ­ dịch vụ

rất phát triển, một vài phường vẫn còn hoạt động mạnh trong lĩnh vực tiểu thủ công

nghiệp. Trên địa bàn quận tập trung hầu hết các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa ­ xã hội

quan trọng nhất của thành phố.

Quận Bình Thủy là khu đô thị quan trọng thứ hai hiện nay của TP Cần Thơ,

tập trung các cơ sở hạ tầng quan trọng (khu công nghiệp, bến cảng, sân bay) và cũng

là trung tâm an ninh quốc phòng cấp vùng, mật độ 1.264 người/km 2 . Do sự hiện diện

của hai khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2, hoạt động công nghiệp ­ tiểu thủ công

nghiệp trong quận rất phát triển.

Quận cái Răng là khu đô thị mới thành lập, mật độ 1.223 người/km 2 , các cơ sở

hạ tầng kỹ thuật đô thị còn kém. Các hoạt động công nghiệp ­ tiểu công nghiệp chỉ

mới bước đầu phát triển; hoạt động thương mại ­ dịch vụ phát triển tại khu trung tâm,

đặc biệt là khu chợ nổi có vị trí quan trọng trong giao thương nông sản hàng hóa, hoạt

động du lịch của thành phố.

Quận Ô Môn có mật độ 1.014 người/km 2 , các cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn rất

yếu kém. Các hoạt động công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận khá

phát triển, hoạt động thương mại ­ dịch vụ chỉ phát triển tại khu vực trung tâm, quỹ

đất nông nghiệp vẫn còn nhiều.

Page 56: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

56

Quận Thốt Nốt có mật độ 4.038 người/km 2 , quy mô đô thị hóa khá lớn so với

các đô thị loại 5 khác, hoạt động khu vực II và III khá phát triển, nhưng chủ yếu là

công nghiệp dân dụng, diện tích đất nhà ở thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chỉ tập trung

tại khu vực trung tâm thị trấn.

Thị trấn Cờ Đỏ có mật độ 1.749 người/km 2 , hoạt động chủ yếu là khu vực III,

được xem như vựa cá đồng lớn nhất của thành phố, các công trình dân dụng, cơ sở hạ

tầng kỹ thuật còn rất yếu kém.

Thị trấn Thới Lai có mật độ 1.255 người/km 2 , hoạt động chủ yếu của thị trấn

là khu vực III và một số cơ sở công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở hạ tầng

kỹ thuật đô thị đang bước đầu được xây dựng.

Thị trấn Thạnh An có mật độ thấp, khoảng 721 người/km 2 , phát triển dạng

tuyến, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém [18].

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế ­ xã hội đến sự phát triển sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ

2.1.3.1. Những lợi thế, thuận lợi

­ Thành phố Cần Thơ có vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, nằm gần và giáp

với các tỉnh có nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, An

Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang. Có hệ thống giao thông thủy, bộ, hàng không hoàn

chỉnh nhất vùng như: cảng Cái Cui, sân bay quốc tế Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cùng với

đó là hệ thống thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh. Các ngành thương mại, dịch vụ,

ngân hàng, bảo hiểm,... khá phát triển. Là trung tâm giáo dục và khoa học kỹ thuật

của toàn vùng với trường đại học Cần Thơ, đại học dân lập Tây Đô, hệ thống các

trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, hệ thống y

tế hoàn chỉnh, các trung tâm văn hóa ­ thể dục thể thao quy mô lớn nhất vùng.

­ Tài nguyên đất đai dồi dào và phong phú có khả năng hình thành các vùng

nguyên liệu lớn phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. Có

nguồn nhân lực qua đào tạo cao nhất vùng, là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát

triển công nghiệp thành phố Cần Thơ và cả vùng ĐBSCL.

Page 57: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

57

­ Nền kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục với tốc độ rất cao, nhất là giai

đoạn 2005 ­ 2009, với mức tăng trung bình là 15,5%/năm, cao hơn mức trung bình

của cả vùng và cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 792

USD/người/năm và đến năm 2009 đạt 1.642 USD/người/năm, tăng hơn 2 lần so với

năm 2005.

Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương

mại ­ dịch vụ, nông nghiệp. Nhờ có lợi thế là trung tâm vùng, cùng với tỉnh An

Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ là một trong bốn tỉnh, thành của

vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Trong đó, thành phố Cần Thơ giữ vai trò là

trung tâm với lợi thế về giao thông, về nguồn nguyên liệu lúa gạo tại chỗ và từ các

tỉnh lân cận, có nguồn nhân lực dồi dào, là trung tâm về giáo dục và khoa học kỹ

thuật của toàn vùng. Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Cần

Thơ phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến lúa

gạo, nông, thủy hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

­ Thành phố Cần Thơ đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung

ương, cùng với đó là nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi của Trung ương dành cho

thành phố Cần Thơ đã tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư trong nước và

ngoài nước và thu hút nhân tài các nơi khác đến lập nghiệp. Cụ thể là, Nghị quyết

45/NQ­TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố

Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Quyết định số

42/2006/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Một số cơ chế tài chính ngân sách

ưu đãi đới với thành phố Cần Thơ”, Quyết định 492/QĐ­TTg ngày 16/4/2009 của

Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng

đồng bằng sông Cửu Long”. Đây chính là những cơ sở pháp lý làm nền tảng vững

chắc cho sự phát triển các ngành công nghiệp của TP. Cần Thơ đến năm 2020.

2.1.3.2. Những hạn chế, trở ngại

­ Thành phố Cần Thơ và cả khu vực ĐBSCL nằm trong vùng đất phù sa, thuộc

vùng đất có nền đất yếu nên chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng hạ tầng

công nghiệp cao hơn các vùng miền khác.

Page 58: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

58

­ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn thiếu và yếu như: giao thông đường

bộ chật, hẹp; thành phố chưa có cảng nước sâu nên hạn chế tàu có trọng tải lớn; giao

thông đường thủy gặp khó khăn do luồng lạch luôn bị bồi lắng, hạn chế về trọng tải

và giá cả không cạnh tranh nên không thu hút được lượng hàng hóa xuất nhập khẩu

của vùng (trong đó có xuất khẩu gạo, là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực

của TP. Cần Thơ và vùng ĐBSCL).

­ Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa

có các doanh nghiệp có quy mô lớn như tập đoàn kinh tế để làm đầu tàu cho sự phát

triển của các ngành kinh tế.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG

THỜI GIAN QUA

2.2.1. Số lượng các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Số lượng các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ trong

năm 2009 là 279 doanh nghiệp, với 658 nhà máy xay xát ­ chế biến lúa gạo; tăng 81

doanh nghiệp và 172 nhà máy so với năm 2005. Nguyên nhân số lượng các doanh

nghiệp và nhà máy xay xát ­ chế biến lúa gạo tăng qua các năm, là do sản lượng lúa

của vùng ĐBSCL liên tục tăng trong những năm qua dẫn đến nhu cầu về chế biến lúa

gạo cũng tăng lên.

Bảng 2.2: Số lượng DN chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 ­ 2009

Nội dung ĐVT Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm 2009

1. Số doanh nghiệp

chế biến lúa gạo

Doanh

nghiệp

198 226 231 244 279

2. Số nhà máy xay xát,

chế biến lúa gạo

Nhà

máy

486 552 594 622 658

Nguồn: Sở Công thương TP. Cần Thơ, 2010

Page 59: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

59

2.2.2. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên

địa bàn TP. Cần Thơ năm 2009 là 22.120 người, tăng 5.580 người (tăng 33,73%) so

với năm 2005, trong đó lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm khoảng 70%

tổng số lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2009 là 2,63 triệu

đồng/tháng, tăng 1,18 triệu đồng (tăng 87,40%) so với năm 2005.

Bảng 2.3: Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

TP. Cần Thơ giai đoạn 2005 ­ 2009

Nội dung ĐVT Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

1. Số lượng lao động Người 16.540 17.380 18.690 20.060 22.120

2. Thu nhập bình quân

01 tháng

Triệu

đồng

1,35 1,62 1,94 2,24 2,63

Nguồn: Sở Lao động thương binh và Xã hội TP. Cần Thơ, 2010 [23]

2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ

Số liệu dùng để phân tích là kết quả khảo sát 85 doanh nghiệp chế biến lúa gạo

(chiếm 30,5% tổng số doanh nghiệp) trên địa bàn TP. Cần Thơ, do tác giả cùng với

các chuyên viên Sở Công thương và Cục Thống kê TP. Cần Thơ thực hiện trong năm

2010, chọn mẫu khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên.

Qua khảo sát, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

như sau: đa số các doanh nghiệp đều có lợi nhuận, đặc biệt là trong năm 2007 không

có doanh nghiệp nào bị lỗ vốn, năm 2008 chỉ có 2 doanh nghiệp bị thua lỗ (chiếm tỷ

lệ 2,43% số doanh nghiệp được khảo sát). Trong năm 2009, có số các doanh nghiệp

làm ăn thua lỗ cao nhất trong 3 năm, cũng chỉ có 4 doanh nghiệp bị thua lỗ (chiếm tỷ

lệ 4,76%). Kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp chế biến lúa gạo rất nỗ lực trong

Page 60: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

60

hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mức lợi nhuận trong khả năng có thể

của doanh nghiệp (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo trong 3 năm 2007 ­ 2009

Kết quả sản xuất

kinh doanh của DN

2007 2008 2009

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

1. DN có lợi nhuận 63 77,77 58 70,73 62 73,81

2. DN có lợi nhuận rất ít

hoặc hòa vốn

18 22,23 22 26,83 18 21,43

3. DN bị lỗ vốn 0 0 2 2,44 4 4,76

Tổng cộng 81 100 82 100 84 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Trong đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp qua khảo sát cụ thể

như sau: doanh thu của năm 2009 đạt 17.857 tỷ đồng, tăng 5,47% so với năm 2008 và

tăng 40,92% so năm 2007, doanh thu tăng là do kim ngạch xuất khẩu gạo của các

doanh nghiệp tăng qua các năm. Lợi nhuận sau thuế của năm 2009 đạt 378 tỷ đồng,

giảm 4,06% so với năm 2008 và tăng 43,82% so năm 2007 (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5: Kết quả về doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 ­ 2009

ĐVT: Tỷ đồng

Kết quả sản xuất

kinh doanh của DN

2007 2008 2009

1. Doanh thu 12.672 16.931 17.857

2. Chi phí 12.408 16.537 17.479

3. Lợi nhuận sau thuế 264 394 378

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Page 61: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

61

2.2.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ

2.2.4.1. Năng suất lao động

Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo (năng suất lao động

được tính bằng tổng số doanh thu/ tổng số lao động) tăng đều qua các năm, năm 2008

là 846 triệu đồng/người, tăng 21,73% so với năm 2007 và năm 2009 là 942 triệu

đồng/người, tăng 11,35% so với năm 2008 (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Năng suất lao động của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong 3

năm 2007 ­ 2009

ĐVT: Triệu đồng/người

Năm Năng suất lao động Tốc độ tăng trưởng (%)

2007 695 ­

2008 846 21,73

2009 942 11,35

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn

1/ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Đối với lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, thì hầu hết các doanh nghiệp

đều có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp đạt được không cao. Các

doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trên 20% còn rất thấp, nhất

là đối với năm 2008 chỉ có 18,75% số doanh nghiệp đạt (xem bảng 2.7). Vì vậy, có

thể nói hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo là chưa cao.

Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần có những biện pháp nhằm cải

tiến hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh để góp phần làm nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn.

Page 62: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

62

Bảng 2.7: Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chế biến

lúa gạo trong 3 năm 2007 ­ 2009

Lợi nhuận 2007 2008 2009

Số DN Tỷ lệ (%)

Số DN Tỷ lệ (%)

Số DN Tỷ lệ (%)

1. DN không có lợi nhuận 0 0 2 3,64 3 5,26

2. DN có lợi nhuận

­ DN có lợi nhuận dưới 5%

­ DN có lợi nhuận từ 5­10%

­ DN có lợi nhuận từ 10­15%

­ DN có lợi nhuận từ 15­20%

­ DN có lợi nhuận trên 20%

18

20

18

9

16

22,22

24,69

22,22

11,11

19,76

22

14

18

11

15

27,50

17,50

22,50

13,75

18,75

18

13

19

12

18

22,50

16,25

23,75

15,00

22,50

Tổng cộng 81 100 80 100 80 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Trong đó, theo kết quả khảo sát thì tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở

hữu bình quân của các doanh nghiệp trong năm 2009 là 18,71%, có nghĩa là cứ mỗi

100 đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh thì thu về được 18,71 đồng lợi nhuận.

2/ Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Theo kết quả khảo sát, tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bình quân của

các doanh nghiệp năm 2007 là 2,08%; trong khi đó, tỷ số này của năm 2008 là 2,33%

và năm 2009 là 2,12%, thấp hơn 0,21% so với năm 2008 (xem bảng 2.8). Như vậy,

trong năm 2009 cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 2,12 đồng lợi nhuận cho

doanh nghiệp, mức lợi nhuận này là không cao so với yêu cầu phát triển của các

doanh nghiệp và so với năm 2008 mức lợi nhuận này còn thấp hơn.

Do đó, để nâng cao tỷ số lợi nhuận trên doanh thu các doanh nghiệp cần có

biện pháp cải tiến sản xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.

Page 63: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

63

Bảng 2.8: Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu bình quân của các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo trong 3 năm 2007 ­ 2009

Năm Lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu (%)

2007 2,08

2008 2,33

2009 2,12

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

2.3. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN

XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO

2.3.1. Phân tích các yếu tố bên trong

Số liệu dùng để phân tích dưới đây là kết quả khảo sát 85 doanh nghiệp chế

biến lúa gạo (chiếm 30,5% tổng số doanh nghiệp) trên địa bàn TP. Cần Thơ, chọn

mẫu khảo sát theo phương pháp ngẫu nhiên.

2.3.1.1. Nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu chính của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là lúa hàng hóa và

gạo nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu này được các doanh nghiệp thu mua từ các

nguồn như thương lái, nông dân, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp

thu mua từ thương lái. Qua khảo sát, có tới 71,76% doanh nghiệp mua lúa từ thương

lái, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào. Nguyên

nhân do thương lái là người thu mua lúa của rất nhiều nông dân với số lượng nhỏ lẻ

và lúa được trồng từ nhiều giống lúa khác nhau, vì vậy có rất nhiều giống lúa bị trộn

lẫn với nhau trước khi chế biến, từ đó làm cho chất lượng gạo sau khi chế biến không

cao, do không đồng nhất về kiểu dáng, mùi thơm, màu sắc, độ dẻo của hạt gạo.

Nguồn gốc nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP.

Cần Thơ được thể hiện ở bảng 2.9 dưới đây.

Page 64: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

64

Bảng 2.9: Nguồn gốc của nguyên liệu mà các doanh nghiệp mua vào

Stt Nguồn gốc nguyên liệu Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1 DN mua trực tiếp của nông dân 41 48,24

2 DN tự xây dựng vùng nguyên liệu 6 7,05

3 DN mua của thương lái 61 71,76

4 DN mua lại của doanh nghiệp khác 11 12,94

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn, tỷ lệ tổng cộng không phải là

100% do các doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL và nằm tiếp giáp với

các tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu

Giang nên các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Cần Thơ rất thuận lợi trong việc thu

mua nguyên liệu phục vụ chế biến. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác tổ chức

thu mua của các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, hầu hết các doanh nghiệp đều quá

phụ thuộc vào các thương lái. Đặc biệt, các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến

việc tự xây dựng vùng nguyên liệu thông qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với

nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp. Theo khảo sát, chỉ có 7,05% doanh nghiệp

là có xây dựng vùng nguyên liệu và 48,24% doanh nghiệp là có mua lúa trực tiếp của

nông dân. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến

việc xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức thu mua lúa đến tận nông dân, vì đây là

yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng gạo sau khi chế biến.

2.3.1.2. Trang thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Trang thiết bị và công nghệ là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản

xuất, nó thể hiện năng lực sản xuất, quy mô sản xuất, cho biết mức độ đảm bảo chất

Page 65: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

65

lượng cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh của mình.

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, có 4,7% số doanh nghiệp được khảo

sát sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại; 28,25% số doanh nghiệp sử dụng máy móc

và thiết bị tiên tiến; 31,76% số doanh nghiệp sử dụng máy móc và thiết bị ở trình độ

công nghệ trung bình và có đến 35,29% số doanh nghiệp còn sử dụng máy móc và

thiết bị ở trình độ công nghệ lạc hậu (xem bảng 2.10). Trong cùng một doanh nghiệp

có thể có nhiều loại máy móc và thiết bị với trình độ công nghệ khác nhau, ví dụ như

trong một doanh nghiệp có thể có một số máy móc, thiết bị đạt trình độ hiện đại, một

số khác thì đạt trình độ tiên tiến, trung bình hay lạc hậu.

Bảng 2.10: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Stt Trình độ công nghệ hiện có

của các doanh nghiệp

Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1 DN có trình độ công nghệ hiện đại 4 4,70

2 DN có trình độ công nghệ tiên tiến 24 28,25

3 DN có trình độ công nghệ trung bình 27 31,76

4 DN có trình độ công nghệ lạc hậu 30 35,29

Tổng Cộng 85 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Kết quả trên cho thấy đa số các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn

thành phố Cần Thơ có công nghệ chỉ ở mức trung bình và lạc hậu. Nguyên nhân dẫn

đến lạc hậu về trình độ công nghệ là phần lớn các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là

doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó quy mô sản xuất kinh doanh còn khá nhỏ, vốn ít. Vì

vậy, việc tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và hiện đại của các doanh nghiệp gặp

rất nhiều khó khăn, trở ngại. Trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong việc

Page 66: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

66

triển khai áp dụng công nghệ mới đó là: không có khả năng tài chính, thiếu kiến thức

về công nghệ, kế đến là khả năng sinh lời sau khi đổi mới công nghệ không chắc chắn

và công nghệ đôi khi không sẵn có,... (Phụ lục 2.1).

Về khả năng tiếp cận công nghệ mới của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh

nghiệp. Có 58,6% số doanh nghiệp cho rằng khả năng tiếp cận công nghệ mới của đội

ngũ cán bộ kỹ thuật là tốt và 41,4% doanh nghiệp đánh giá khả năng này là trung

bình hoặc kém. Như vậy, khả năng khó tiếp cận với công nghệ mới của cán bộ kỹ

thuật trong doanh nghiệp còn khá cao, chiếm trên 41%. Đây chính là những trở ngại

và thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp trong việc chuyển đổi công nghệ.

Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi máy móc, thiết bị từ trình

độ công nghệ lạc hậu sang hiện đại nhưng các doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng

công nghệ mới sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá bán cao hơn, giá thành

sản phẩm rẻ hơn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao và chi phí ứng

dụng công nghệ mới sẽ rẻ hơn so với trước đây (xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Lý do các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ứng dụng công nghệ mới

Stt Lý do các doanh nghiệp áp dụng

công nghệ mới

Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1 Để sản xuất với chất lượng tốt hơn 55 64,70

2 Có thể bán được giá cao hơn 51 60,00

3 Để giảm chi phí 48 56,47

4 Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm 32 37,65

5 Chi phí ứng dụng công nghệ mới rẻ hơn 22 25,88

6 Đa dạng hóa sản phẩm 18 21,17

7 Có thể chiếm lĩnh thị trường 14 16,47

8 Có thể ngăn chặn sự gia nhập thị trường 0 0

9 Lý do khác 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Page 67: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

67

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn chia cho tổng số doanh

nghiệp khảo sát, tỷ lệ tổng cộng không phải là 100%, do các doanh nghiệp có thể

chọn nhiều lý do.

Về nguồn gốc của các máy móc, thiết bị thì phần lớn các doanh nghiệp (79

doanh nghiệp, chiếm 92,94%) sử dụng máy móc, thiết bị được sản xuất ở trong nước.

Lý do là các máy móc, thiết bị phục vụ chế biến lúa gạo sản xuất được ở trong nước

và đáp ứng được yêu cầu về trình độ công nghệ hiện nay.

Về công suất hoạt động: Công suất hoạt động bình quân của các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo là 87,06%. Trong đó, có 52 doanh nghiệp (chiếm 61,18%) số doanh

nghiệp hoạt động không hết công suất thiết kế. Nguyên nhân không hoạt động hết

công suất gồm có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là cạnh

tranh gay gắt khiến khó có thể tăng sản lượng, kế tiếp là do giá cả không ổn định, giá

thiếu tính cạnh tranh và thiếu nguồn vốn để mua nguyên liệu đầu vào,... (Phụ lục 2.2).

2.3.1.3. Lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Lao động là một trong những yếu tố quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp,

đối với các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trình độ của lao động có nhiều mức độ

khác nhau từ lao động phổ thông đến lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học và

đại học của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo còn rất thấp, chỉ chiếm 7,45%; lao

động có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ 8,4%; lao động qua đào tạo nghề

chiếm tỷ lệ 37%; còn lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,15%.

Về thuê lao động theo thời vụ: Có 51,76% số doanh nghiệp có thuê lao động

theo thời vụ. Thời gian thuê lao động thời vụ trong năm, trung bình là 4,57 tháng. Số

lao động các doanh nghiệp thuê theo thời vụ trong năm bình quân là 19 lao động.

Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng không gặp khó khăn trong việc thuê lao động

thời vụ.

Về lương của cán bộ quản lý và công nhân: lương bình quân của cán bộ quản

lý có trình độ trên đại học là 5,62 triệu đồng/tháng, trình độ đại học là 3,2 triệu

Page 68: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

68

đồng/tháng, trình độ cao đẳng và trung cấp 2,65 triệu đồng/tháng, công nhân kỹ thuật

có đào tạo nghề 2,95 triệu đồng/tháng, lương của công nhân chưa qua đào tạo là 2,42

triệu đồng/tháng, trong khi đó lương bình quân của lao động theo thời vụ khoảng

2,36 triệu đồng/tháng (xem bảng 2.12). So với lương của công nhân chưa qua đào tạo

thì lương của lao động theo thời vụ là gần bằng nhau; trong khi đó công nhân kỹ thuật

có đào tạo nghề có mức lương cao hơn không nhiều (cao hơn 22%) so với công nhân

chưa được đào tạo và lao động theo thời vụ. Điều này sẽ không khuyến khích công

nhân trong việc học hỏi nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Tương tự như

vậy, lương của cán bộ quản lý có trình độ đại học không cao hơn nhiều (cao hơn

20,75%) so với cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

Bảng 2.12: Lương bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo năm 2009

ĐVT: Đồng/tháng

Stt Trình độ lao động Lương bình quân

1 Trình độ trên đại học 5.620.000

2 Trình độ đại học 3.200.000

3 Trình độ cao đẳng và trung cấp 2.650.000

4 Công nhân kỹ thuật có đào tạo nghề 2.950.000

5 Công nhân chưa qua đào tạo 2.420.000

6 Công nhân chưa qua đào tạo thuê theo thời vụ 2.360.000

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Nhận xét về trình độ của cán bộ quản lý và công nhân trong doanh nghiệp. Có

đến 61,18% số doanh nghiệp cho rằng trình độ của cán bộ quản lý là tốt, đáp ứng

được yêu cầu công việc, trong khi đó mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với công

nhân viên thấp hơn, chỉ có 55,3% số doanh nghiệp cho là tốt, đáp ứng được yêu cầu

Page 69: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

69

công việc, còn 44,70% doanh nghiệp cho rằng trình độ nghiệp vụ của công nhân viên

cần phải đào tạo thêm (xem bảng 2.13).

Bảng 2.13: Đánh giá của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo đối với cán bộ quản

lý và công nhân viên

Stt Đánh giá

của doanh nghiệp

ĐVT Đối với

cán bộ quản lý

Đối với

nhân viên

1 Tốt, đáp ứng được yêu cầu

công việc

% 61,18 55,30

2 Trung bình và cần phải đào

tạo thêm

% 34,12 37,65

3 Yếu kém, không đáp ứng

yêu cầu

% 4,70 7,05

Tổng cộng % 100 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

2.3.1.4. Vốn trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Trước khi thành lập doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ các doanh nghiệp đều phải

có điều kiện căn bản lúc ban đầu là vốn. Vốn là yếu tố quan trọng nhất để doanh

nghiệp có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp chế biến lúa gạo năm 2009 là

39,22 tỷ đồng. Có thể nói, với số vốn như trên thì quy mô vốn sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là khá nhỏ. Trong đó, quy mô trung bình vốn

tự có của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là 23,76 tỷ đồng, vốn tự có chiếm tỷ

trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo (chiếm

60,58%) trong tổng vốn. Vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 38% trong tổng vốn

(xem bảng 2.14).

Page 70: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

70

Bảng 2.14: Nguồn vốn và cơ cấu vốn bình quân của một doanh nghiệp chế biến

lúa gạo năm 2009

Stt Nguồn vốn Số vốn

(tỷ đồng)

Cơ cấu

(%)

1 Vốn chủ sở hữu 23,76 60,58

2 Vốn vay ngân hàng 14,90 38,00

3 Vốn khác 0,56 1,42

Tổng cộng 39,2 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Về các ưu đãi tín dụng của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp. Khi sử dụng

vốn vay, một số các doanh nghiệp nhận được các ưu đãi về tín dụng như: lãi suất, thế

chấp, kỳ hạn thanh toán và ưu tiên cho xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát, có 32,76%

số doanh nghiệp có hưởng ưu đãi về lãi suất, 10,24% doanh nghiệp được hưởng ưu

đãi về thế chấp, 27,58% doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về kỳ hạn thanh toán. Về

ưu tiên cho xuất khẩu thì có 11/14 (chiếm 78,57%) doanh nghiệp có xuất khẩu được

hưởng ưu đãi, nhưng mức độ ưu đãi này là không nhiều.

Về những khó khăn, trở ngại về tài chính đối với sự phát triển của doanh

nghiệp trong thời gian qua. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng họ thường gặp các trở

ngại sau: thiếu kênh thu hút vốn trong nước, lãi suất để có được vốn vay cao, điều

kiện vay vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, khó vay được các nguồn vốn trung

và dài hạn, thủ tục vay vốn ngân hàng khá phức tạp và thiếu tài sản thế chấp để được

vay vốn (Phụ lục 2.3).

2.3.1.5. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (HACCP,

ISO, SA…)

Hệ thống quản lý chất lượng tập trung theo 2 tiêu chuẩn chính: hệ thống quản

lý chất lượng sản phẩm (HACCP) gắn liền với một sản phẩm cụ thể và tiêu chuẩn

ISO bao quát cho mọi sản phẩm. Nguyên tắc của 2 hệ thống quản lý chất lượng này là

Page 71: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

71

phòng ngừa, phát hiện, sửa chữa từ lúc nhập nguyên liệu cho đến sản xuất ra sản

phẩm hoàn chỉnh. Cả 2 phương pháp trên đều có ưu điểm là phát hiện sớm yếu tố có

thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà từ đó tìm ra biện pháp nhằm giảm hao

hụt, tổn thất trong sản xuất.

Qua khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo cho thấy, chỉ có 24% doanh

nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, 4% doanh nghiệp áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng HACCP, 5% doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

SA và 17% doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu

chuẩn Việt Nam (TCVN). Có thể thấy các doanh nghiệp chế biến lúa gạo chưa quan

tâm nhiều đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cũng

như trong nước.

2.3.1.6. Các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1/ Về sự phát triển của doanh nghiệp

Có 36/85 (42,35%) doanh nghiệp cho rằng sự tăng trưởng của doanh nghiệp

trong thời gian gần đây theo chiều rộng (tăng đầu vào để tăng sản lượng) và có đến

49/85 (57,65%) doanh nghiệp cho rằng tăng trưởng theo chiều sâu (cải tiến sản xuất,

nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến khâu bán hàng).

Như vậy, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo hiện nay quan tâm đến vấn đề cải tiến

sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành hơn là tăng sản lượng

sản xuất.

2/ Về hệ thống thông tin

Chỉ có 15/85 (17,64%) doanh nghiệp có thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và

32/85 (37,64%) doanh nghiệp có lưu lại các thông tin về thời điểm sản xuất, công

nhân đứng máy trực tiếp sản xuất, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào để truy xuất

khi cần thiết.

3/ Về nhu cầu đối với sản phẩm của các doanh nghiệp

Việc nắm bắt nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp trong thời

gian tới để phục vụ việc hoạch định chiến lược và tổ chức sản xuất, thì hầu hết các

Page 72: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

72

doanh nghiệp không nắm bắt chắc về nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp trong 01

năm tới hoặc không hoàn toàn nắm được (xem bảng 2.15).

Bảng 2.15: Mức độ biết rõ về thời gian đối với nhu cầu sản phẩm của doanh

nghiệp trong tương lai

Mức độ biết rõ thời gian Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1. Trong 01 năm tới 12 14,11

2. Trong 02 năm tới 0 0

3. Trong 03 năm rưỡi tới 2 2,35

4. Trong 05 năm tới 6 7,06

5. Không nắm chắc về nhu cầu trong

hơn 01 năm tới

26 30,59

6. Hoàn toàn không nắm được 39 45,89

Tổng cộng 85 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

4/ Về marketing

Đa phần các doanh nghiệp đều không quan tâm đến hoạt động marketing như:

không quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển sản phẩm trong tương lai, không chú

trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo và rất ít quan tâm đến

việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm (xem bảng 2.16).

Đối với hoạt động nghiên cứu phát trển: Trong năm 2009, có đến 73 doanh

nghiệp (chiếm 85,88%) không chi bất cứ khoảng chi phí nào cho hoạt động này, điều

đó cho thấy hầu hết các doanh nghiệp không quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển

sản phẩm mới và nghiên cứu mở rộng thị trường; chỉ một số doanh nghiệp xuất khẩu

gạo là có quan tâm đến việc duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới. Vì

vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình hội nhập

Page 73: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

73

kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các doanh nghiệp cần quan tâm

đầu tư hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu phát triển.

Về hoạt động quảng cáo tiếp thị và xây dựng thương hiệu: Có hơn 85% số

doanh nghiệp hoàn toàn không quan tâm đến các hoạt động này. Do đó, trong thời

gian tới các doanh nghiệp chế biến lúa gạo cần đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động

quảng cáo tiếp thị và xây dựng thương hiệu, nhất là đối với các doanh nghiệp có xuất

khẩu cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm lúa gạo

chất lượng cao.

Bảng 2.16: Số tiền các doanh nghiệp chế biến lúa gạo chi cho các hoạt động phát

triển sản xuất kinh doanh trong năm 2009

Loại doanh nghiệp Nghiên cứu

Phát triển

Quảng cáo

Tiếp thị

Xây dựng

thương hiệu

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

1. DN không chi 73 85,88 73 85,88 75 88,24

2. DN chi dưới 50 triệu đồng 7 8,24 9 10,59 6 7,06

3. DN chi từ 50 ­ 100 triệu đồng 2 2,35 1 1,18 2 2,35

4. DN chi trên 100 triệu đồng 3 3,53 2 2,35 2 2,35

Tổng cộng 85 100 85 100 85 100

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

2.3.1.7. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Từ những phân tích trên, để đánh giá một cách khách quan về nội bộ các

doanh nghiệp, bằng phương pháp hội thảo và khảo sát ý kiến các chuyên gia là lãnh

đạo của các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Kết quả đã xác định được 12 yếu tố nội

bộ chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ và mức độ quan trọng của các yếu tố này (Phụ lục 3.1,

Page 74: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

74

phần II). Ma trận các yếu tố bên trong của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần

Thơ được thể hiện ở bảng 2.17 dưới đây.

Bảng 2.17: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Stt Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng của các yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

0,11 4 0,44

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

0,09 4 0,36

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

0,08 3 0,24

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

0,08 3 0,24

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

0,07 3 0,21

6 Chưa kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

0,10 2 0,20

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu 0,08 2 0,16

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

0,08 2 0,16

9 Triển khai các hệ thống quản lý

và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

0,07 1 0,07

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

0,08 1 0,08

Page 75: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

75

Stt Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng của các yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

0,07 2 0,14

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

0,09 2 0,18

Tổng cộng 1,00 2,48

Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố thuộc ma trận IFE là 2,48 thấp hơn so

với mức trung bình là 2,5. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp chế biến lúa gạo có

phản ứng chưa tốt với các yếu tố môi trường bên trong; doanh nghiệp cần phải phân

tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên trong nhằm đề ra định hướng để phát huy

các điểm mạnh và cải thiện các điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.1.8. Những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

thành phố Cần Thơ

1. Những điểm mạnh

­ Thị trường ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến

việc duy trì thị trường đã có và tìm kiếm mở rộng thị trường mới, nhất là đối với các

thị trường không phải là truyền thống.

­ Với dân số của Việt Nam khoảng 87 triệu người, đây là thị trường tiêu thụ rất

rộng lớn và là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất

kinh doanh.

­ Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc cải tiến sản xuất, nâng cao

chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

­ Giá gạo của các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung

thấp hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ nên các doanh nghiệp có

lợi thế hơn về giá cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Page 76: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

76

­ Thành phố Cần Thơ với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm của vùng

ĐBSCL, tiếp giáp với các tỉnh có nguồn nguyên liệu lớn nhất cả vùng và cả nước nên

các doanh nghiệp rất thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến.

2. Những điểm yếu

­ Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, do các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo chưa xây dựng được vùng nguyên liệu với quy mô sản xuất lớn để

sản xuất ra lượng lúa hàng hóa với số lượng lớn và cùng một loại giống; mà hầu hết

các doanh nghiệp thu mua lúa nguyên liệu của nhiều thương lái khác nhau. Cho nên

hạt gạo sau khi chế biến có chất lượng thấp và không đáp ứng được yêu cầu của các

thị trường đòi hỏi chất lượng cao như thị trường các nước Trung Đông, Singapore,

Đài Loan, EU,...

­ Trình độ công nghệ còn khá lạc hậu và thiếu đồng bộ chưa theo kịp các nước

trong khu vực. Đây là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội

nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt hiện nay.

­ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân còn thiếu về số lượng và yếu về chất

lượng, nhất là khan hiếm đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật cao đã

làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

­ Chưa quan tâm một cách đúng mức đến việc áp dụng hệ thống quản lý và

đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.

­ Các doanh nghiệp chưa đầu tư thỏa đáng cho hoạt động marketing, nghiên

cứu phát triển sản phẩm và thị trường; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

­ Thông tin của các doanh nghiệp về sản phẩm, thị trường và khách hàng còn

nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chưa nắm bắt đầy đủ và kịp thời những thông tin về

thị trường, nhất là đối với thị trường nước ngoài.

­ Hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa

thật sự hiệu quả, còn một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đạt lợi nhuận rất ít.

Page 77: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

77

­ Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, vốn ít và các doanh nghiệp thường

gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn do không đáp ứng được các yêu cầu về thế

chấp ngân hàng. Trong khi các cơ hội vay vốn từ các tổ chức, các quỹ hỗ trợ khác lại

rất hiếm hoi, từ đó làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp.

2.3.2. Phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đối với các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ

2.3.2.1. Môi trường vĩ mô

1/ Yếu tố Chính phủ và Chính trị

­ Về quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước và khu

vực trên thế giới tiến triển tốt đẹp. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của các tổ

chức liên kết kinh tế ­ thương mại như: WTO, ASEAN, APEC,... Việt Nam cũng đã

thiết lập quan hệ song phương với tất cả các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới như

Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Nga,… Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra môi

trường kinh doanh mới, tác động đến toàn bộ nền kinh tế ­ xã hội cả nước, trong đó

vấn đề hợp tác quốc tế, đầu tư và xuất nhập khẩu là rất quan trọng.

Đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập

tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì có đến 74,12% số doanh nghiệp được khảo

sát cho rằng khả năng cạnh tranh là tốt hơn, 20% doanh nghiệp cho rằng khả năng

cạnh tranh không thay đổi và chỉ có 5,88% cho biết khả năng cạnh tranh kém hơn sau

khi Việt Nam gia nhập WTO.

­ Về chính trị ­ xã hội: Tình hình chính trị và xã hội của Việt Nam ổn định, an

ninh quốc phòng được củng cố, hệ thống pháp luật từng bước được điều chỉnh theo

hướng tiếp cận với luật pháp và thông lệ quốc tế. Chính điều này đã tạo niềm tin cho

các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng

và triển khai các chiến lược dài hạn.

­ Về sự hỗ trợ của Chính phủ: Ngành hàng lúa gạo được sự quan tâm đầu tư,

hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ. Chính phủ đã quan tâm đầu tư các dự án lớn về thủy lợi,

Page 78: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

78

giống cây trồng, xây dựng hệ thống kho bảo quản và công nghệ xử lý sau thu

hoạch,... Tháng 8/2007, dự án sản xuất gạo theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở ĐBSCL

đã được phê duyệt. Đây là dự án sản xuất lúa gạo thơm xuất khẩu áp dụng quy trình

thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho sản xuất lúa gạo và tiêu chuẩn HACCP cho chế

biến, với công suất 50.000 tấn gạo/năm. Bên cạnh đó, thông qua chương trình hợp tác

liên Chính phủ, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định, bản ghi nhớ về mua

bán gạo với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, thông qua công cụ thuế suất xuất

khẩu gạo và lãi suất tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp thu mua lúa vào thời điểm thu

hoạch, Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích xuất khẩu gạo. Với sự

hỗ trợ rất tích cực từ Chính phủ, đây chính là những điều kiện rất thuận lợi cho các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển trong thời gian tới.

2/ Yếu tố kinh tế

a. Kinh tế thế giới:

Kinh tế thế giới sau khi suy giảm mạnh vào năm 2001 với tốc độ tăng trưởng

kinh tế chỉ đạt 2,2%, đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Theo báo cáo của

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới từ năm 2002 ­ 2007 lần lượt

là 2,8%, 3,6%, 4,9%, 4,4%, 5% và 4,9%. Tuy nhiên, cuối năm 2007 những dấu hiệu

của sự suy giảm kinh tế toàn cầu đã được báo trước, đó là kinh tế Mỹ bị trượt dốc và

đứng trước suy thoái, rồi thiên tai, dịch bệnh và những bất ổn về chính trị xảy ra trên

khắp thế giới. Đến năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào bão lớn với khởi nguồn từ

khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ, sau đó lan rộng ra khắp toàn cầu. Kinh tế Mỹ

đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế thế giới, chiếm 30,5% GDP của thế giới, 25%

thương mại quốc tế, 46% thị trường cổ phiếu và đóng góp 40% tăng trưởng của kinh

tế thế giới. Vì vậy, sự suy thoái kinh tế của Mỹ có tác động rất lớn đến nền kinh tế thế

giới. Theo số liệu của IMF, năm 2008 khép lại với tăng trưởng kinh tế thế giới 3,4%

và của Mỹ là 1,1%. IMF cũng đưa ra nhận định mất nhiều thời gian nữa thị trường tài

chính thế giới mới ổn định.

b. Kinh tế Việt Nam:

Page 79: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

79

Vượt qua những khó khăn ở giai đoạn đầu đổi mới, kinh tế Việt Nam trong

những năm gần đây tăng trưởng mạnh và ổn định. Tăng trưởng GDP từ năm 2004 ­

2007 đều ở mức trên 7% và theo xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 ­ 2009

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1 Tăng trưởng GDP % 7,70 8,43 8,21 8,48 6,18 5,32

2 Tỷ lệ lạm phát % 5,66 6,24 8,64 12,63 19,9 6,88

3 Thu nhập cá nhân Tr/đ 8,67 10,03 11,46 13,2 16,9 18,23

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 [26] và tính toán của tác giả

Tuy nhiên, đến năm 2008, cùng với kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế Việt

Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa

khó có thể tiếp tục hoạt động, 60% cắt giảm sản xuất và chỉ có 20% trụ vững; tăng

trưởng GDP chậm lại và chỉ đạt 6,18%; tỷ lệ lạm phát cả năm lên đến 19,9%; thâm

hụt thương mại khá lớn, với giá trị nhập siêu 17,5 tỷ USD. Tuy vậy, trong khó khăn

chung của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng GDP trên 6% và

kiềm chế được lạm phát là một thành quả đáng được ghi nhận.

Ngoài ra, để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, ngay từ đầu năm

2009 Chính phủ đã thông qua kế hoạch sử dụng 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư,

thực hiện thông qua bù lãi suất. Doanh nghiệp vay vốn bằng VNĐ để sản xuất kinh

doanh thuộc các ngành nghề trong danh mục quy định của Chính phủ, ký hợp đồng

và giải ngân từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 được hỗ trợ 4% lãi suất. Thời hạn vay

được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng cho các khoản vay ngắn hạn và 24 tháng đối với

các các khoản vay trung và dài hạn. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong ổn định

kinh tế vĩ mô, nên năm 2009 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá, tăng

Page 80: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

80

trưởng GDP đạt 5,32% đây là mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh nền kinh tế thế

giới còn nhiều khó khăn.

3/ Yếu tố xã hội và hạ tầng kỹ thuật

Qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, đời sống của người dân Việt Nam từng

bước được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm gần đây gia

tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người từ

năm 2004 đến 2009 lần lượt là: năm 2004 là 8,67 triệu đồng/năm (tương đương 552

USD), năm 2005 10,03 triệu đồng (635 USD), năm 2006 11,46 triệu đồng (715

USD), năm 2007 13,2 triệu đồng (833 USD), năm 2008 16,9 triệu đồng (1.024 USD)

và năm 2009 là 18,23 triệu đồng/năm (tương đương 1.098 USD), đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 16,41%/năm [26].

Thu nhập gia tăng, đời sống được cải thiện, do đó người dân sẽ chú trọng

nhiều hơn đến vấn đề lương thực, thực phẩm đảm bảo về chất lượng và an toàn về vệ

sinh thực phẩm. Thực tế ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua các loại

gạo chất lượng cao. Dân số Việt Nam khoảng 87 triệu người, trong đó 24% là dân

thành thị, đây chính là thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển

thị trường nội địa nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố tuy hoàn chỉnh hơn so với các tỉnh trong

vùng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, nhất là hệ thống cảng biển,

giao thông đường bộ, đường thủy và xử lý nước thải công nghiệp chưa hoàn chỉnh.

Trên địa bàn thành phố có nhiều khu công nghiệp được quy hoạch đầu tư xây dựng

nhưng tiến độ triển khai rất chậm và chưa có khu công nghiệp theo chuyên ngành.

4/ Yếu tố tự nhiên

Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của vùng ĐBSCL,

chính điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy

động nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho chế biến. Sản lượng lúa hàng năm của

ĐBSCL lên đến khoảng 20,5 triệu tấn, chiếm hơn 50% sản lượng lúa của cả nước,

đây là nguồn nguyên liệu chính yếu cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.

Page 81: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

81

Ngoài ra, thành phố Cần Thơ còn có lợi thế về thổ nhưỡng, thủy văn,... có sự

hợp tác của các viện, trường như: Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL trong

việc phát triển nguồn nhân lực và tạo ra các giống lúa cho năng suất, chất lượng cao.

Với những yếu tố thuận lợi như trên cho thấy các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ có rất nhiều điều kiện để phát triển.

2.3.2.2. Môi trường vi mô

Dựa vào lý thuyết của Michael E. Porter như trình bày ở chương 1, các yếu tố

vi mô của doanh nghiệp chế biến lúa gạo như sau:

1/ Khách hàng

Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là người tiêu dùng

trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong nước, các đại lý và các doanh

nghiệp nhập khẩu gạo từ nước ngoài (xem bảng 2.19).

Bảng 2.19: Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa

bàn TP. Cần Thơ

Stt Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1 DN bán cho các DN trong nước 41 48,24

2 DN bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng 29 34,12

3 DN bán cho các đại lý và nhà phân phối 57 67,06

4 DN xuất khẩu trực tiếp cho các công ty nước ngoài 9 10,59

5 DN xuất khẩu qua trung gian các DN trong nước 8 9,41

6 DN xuất khẩu qua trung gian các DN nước ngoài 2 2,35

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn, tỷ lệ tổng cộng không phải là

100% do các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau.

Page 82: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

82

Qua khảo sát, chỉ có 9/85 doanh nghiệp (chiếm 10,59%) là có xuất khẩu trực

tiếp cho các công ty nước ngoài. Nguyên nhân các doanh nghiệp chưa xuất khẩu chủ

yếu là vì những giới hạn về tài chính, doanh nghiệp thiếu vốn để mở rộng quy mô sản

xuất, do không tiếp cận được thị trường nước ngoài hoặc có những doanh nghiệp tiêu

thụ nội địa đã đáp ứng 100% năng lực sản xuất (Phụ lục 2.4).

Trong năm 2009, thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước khu vực Châu Á,

chiếm tỷ trọng đến 55,2%; các nước ở khu vực Châu Phi, chiếm tỷ trọng 24,3%; các

nước EU là 15,1%; Trung Đông là 4,8% và các nước còn lại chiếm tỷ trọng rất ít

(xem bảng 2.20).

Bảng 2.20: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp TP. Cần Thơ giai

đoạn 2005 ­ 2009

ĐVT: %

Stt Thị trường Năm

2005 2006 2007 2008 2009

1 Châu Á 49,8 48,9 56,9 74,4 55,2

2 Châu Phi 43,9 43,3 27,9 15,2 24,3

3 Châu Âu 5,2 0,7 5,1 6,3 15,1

4 Trung Đông 1,1 6,8 7,1 2,1 4,8

5 Châu Mỹ 0,0 0,0 2,9 0,1 0,4

6 Châu Đại Dương 0,0 0,2 0,1 1,8 0,2

Nguồn: Sở Công thương TP. Cần Thơ, 2010

Châu Á dẫn đầu trong các thị trường xuất khẩu gạo của Cần Thơ, lượng gạo

xuất khẩu bình quân hàng năm sang khu vực này khoảng 278 ngàn tấn, chiếm tỷ

trọng bình quân khoảng 56,8%. Trong đó, Philippine, Malaysia, Indonesia và

Singapore là các khách hàng truyền thống. Lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm

Page 83: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

83

sang Philippine là nhiều nhất, với 141 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng 28,8% tổng lượng gạo

xuất khẩu bình quân hàng năm của Cần Thơ, kế đến Malaysia 70 ngàn tấn (14,2%),

Indonesia 40 ngàn tấn (8,2%), Singapore 11 ngàn tấn (2,3%) và các quốc gia khác 16

ngàn tấn (3,3%), gồm: Nhật, Đông Timo, Campuchia, Hong Kong, Đài Loan, Trung

Quốc và Hàn Quốc. Năm 2007, gạo Cần Thơ xuất sang thị trường Châu Á lên đến

337 ngàn tấn (74,4%), nguyên nhân là do Philippine gia tăng dân số và Indonesia

nhằm đảm bảo dự trữ quốc gia nên đã tăng cường nhập khẩu gạo. Hai quốc gia này

đã nhập tổng cộng 267 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng 58,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của

Cần Thơ trong năm đó.

Châu Phi xếp ở vị trí thứ hai, với lượng gạo nhập khẩu của Cần Thơ trung bình

mỗi năm khoảng 152 ngàn tấn (31%). Khách hàng chủ yếu ở khu vực này là các nước

như: Nam Phi, Ghana, Senegal, Angola, Algieria, Cameroom và Togo. Lượng gạo

xuất khẩu bình quân hàng năm của Cần Thơ sang các quốc gia này lần lượt là: Nam

Phi 54 ngàn tấn (11%), Ghana 14 ngàn tấn (2,9%), Senegal 13 ngàn tấn (2,7%),

Angola 8 ngàn tấn (1,6%), Algieria 8 ngàn tấn (1,6%), Cameroom 7 ngàn tấn (1,4%)

và Togo 7 ngàn tấn (1,4%). Các quốc gia khác có lượng gạo nhập khẩu khoảng 41

ngàn tấn, chiếm tỷ trọng 8,3%.

Thị trường Châu Âu ngày càng được mở rộng, từ chỗ chỉ có 6 quốc gia năm

2004, nhưng đến năm 2009 các doanh nghiệp của Cần Thơ đã thiết lập được mối

quan hệ buôn bán với hơn 16 quốc gia. Lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm

sang khu vực này là 31 ngàn tấn (6,3%). Trong đó, Nga và Ukraine là các khách hàng

truyền thống, chiếm tỷ trọng trung bình mỗi năm 2,1% và 1,8%, tương ứng 10 ngàn

tấn và 9 ngàn tấn. Các quốc gia khác 12 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng 2,4%, gồm: Croatia,

Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và các

nước EU khác.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ cần quan tâm củng cố các thị trường hiện

có và nghiên cứu mở rộng thị trường mới, nhất là đối với thị trường ở các thành phố

lớn trong nước và các nước ở khu vực Trung Đông, EU, Nam Mỹ.

Page 84: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

84

2/ Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành

phố Cần Thơ không những gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp ở

trong nước mà còn phải đương đầu với những đối thủ rất mạnh và có tiềm lực của

một số nước trên thế giới.

* Đối với thị trường trong nước: Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ là các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận trong vùng như:

An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long,… Các doanh

nghiệp này có thế mạnh rất lớn về nguồn nguyên liệu, do sản lượng lúa hàng năm ở

các địa phương trên là rất lớn và còn có lợi thế là nằm tiếp giáp với TP. Cần Thơ, nơi

có hệ thống cảng, sân bay lớn nhất vùng.

* Đối với thị trường nước ngoài: Đối thủ cạnh tranh chính của các doanh

nghiệp chế biến gạo xuất khẩu ở Cần Thơ là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong

vùng ĐBSCL và các doanh nghiệp ở một số nước có thế mạnh về xuất khẩu gạo trên

thế giới. Để tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, sau đây chúng ta sẽ xem xét thị phần

xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp chế biến ­ xuất khẩu lúa gạo ở Cần Thơ cũng

như các doanh nghiệp trong nước và một số nước trên thế giới.

­ Thị phần xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp TP. Cần Thơ: Tính đến

năm 2009, thành phố Cần Thơ có tổng cộng 11 doanh nghiệp tham gia kinh doanh

xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn đã xuất khẩu được 557

ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 240 triệu USD. Trong đó, Công ty cổ phần Gentraco

luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong 5 năm gần đây với lượng gạo xuất khẩu bình quân

hàng năm là 248 ngàn tấn, chiếm gần 50% tổng lượng gạo xuất khẩu của Cần Thơ.

So với cả nước, Gentraco đứng hàng thứ 4 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng

đầu của Việt Nam. Gentraco là doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt

động kinh doanh xuất nhập khẩu khá chuyên nghiệp, có thị trường xuất khẩu ở rất

nhiều nước và doanh nghiệp này đã xuất khẩu được sang 47 quốc gia. Cơ sở vật chất

kỹ thuật của Gentraco hiện nay khá hoàn chỉnh, với 6 xí nghiệp thu mua gạo nguyên

Page 85: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

85

liệu, gia công chế biến gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có khả năng cung

cấp mỗi năm khoảng 400 ­ 500 ngàn tấn gạo và hệ thống kho có sức chứa trên 50

ngàn tấn.

Trong 10 doanh nghiệp kế tiếp có 5 doanh nghiệp của Cần Thơ, bao gồm:

Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ,

Công ty Nông nghiệp Sông Hậu, Công ty cổ phần Phú Hưng và Công ty cổ phần

nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ chiếm tổng cộng 37,1% thị phần xuất khẩu

gạo của Cần Thơ. Mỗi doanh nghiệp có lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm từ

30 ­ 45 ngàn tấn và 13,4% thị phần xuất khẩu gạo Cần Thơ là của 5 doanh nghiệp còn

lại, với lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm của mỗi doanh nghiệp từ 22 ngàn

tấn trở xuống.

­ Thị phần xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong nước: Theo số liệu

thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2009 cả nước có 165 đơn vị tham gia

xuất khẩu gạo và đã xuất được 5,95 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỷ

USD, chiếm khoảng 15% thị phần của thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Trong đó,

10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam đã xuất khẩu được 4,14 triệu

tấn, chiếm 69,5% thị phần xuất khẩu gạo cả nước (xem bảng 2.21).

Trong những năm gần đây, Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2)

luôn là doanh nghiệp xuất khẩu gạo đứng đầu của Việt Nam, với thị phần khoảng

35% ­ 42%; Tổng công ty lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) đứng ở vị trí thứ hai,

với thị phần khoảng 10% ­ 12%; các công ty như: Công ty du lịch thương mại Kiên

Giang, Công ty cổ phần Gentraco, Công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang và

Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long đứng ở các vị trí tiếp theo và đều

giữ được thứ hạng của năm trước. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang và

Công ty lương thực Tiền Giang có bước phát triển rất đáng kể so với năm trước, đã

vươn lên vị trí thứ 7 và thứ 8 trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của

Việt Nam.

Page 86: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

86

Bảng 2.21: Thị phần, xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam

Stt Doanh nghiệp Số lượng

(ngàn tấn)

Thị phần

(%)

Xếp hạng

2008 2009 2008 2009 2008 2009

1 Tổng công ty lương thực

Miền Nam

1.730 2.059 35,8 34,6 1 1

2 Tổng công ty lương thực

Miền Bắc

518 708 10,7 11,9 2 2

3 Công ty du lịch thương mại

Kiên Giang

293 369 6,1 6,2 3 3

4 Công ty cổ phần Gentraco 241 292 5,0 4,9 4 4

5 Công ty cổ phần nông lâm

sản Kiên Giang

113 143 2,3 2,4 5 5

6 Công ty cổ phần lương thực

thực phẩm Vĩnh Long

100 131 2,1 2,2 6 6

7 Công ty cổ phần kinh doanh

nông sản Kiên Giang

92 107 2,0 1,8 7 9

8 Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu An Giang

90 125 1,9 2,1 8 7

9 Công ty lương thực Long An 89 91 1,8 1,5 9 10

10 Công ty lương thực Tiền

Giang

88 113 1,8 1,9 10 8

11 Các doanh nghiệp khác 1.476 1.815 31,5 30,5

Tổng cộng 4.830 5.950 100 100

Nguồn: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2010 [29]

Page 87: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

87

­ Một số quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới: Thương mại gạo thế

giới trong 30 năm qua không ngừng gia tăng theo đà phát triển dân số. Nếu như năm

1980 tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới là 12 triệu tấn thì con số này năm 2009

đạt trên 30 triệu tấn, tăng 157,8%. Giai đoạn 2001 ­ 2009, lượng gạo mậu dịch thế

giới vượt ngưỡng 24 triệu tấn với nhịp độ tăng bình quân 3,7%/năm. Dẫn đầu trong

các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan

và Trung Quốc. Các quốc gia này có lượng gạo xuất khẩu chiếm trên 80% thị phần

gạo thế giới.

Theo dự báo, trong thời gian tới các nước Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ,

Pakistan và Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới,

chiếm 92% thị phần gạo thế giới giai đoạn 2009 ­ 2015. Trong đó, Thái Lan và Việt

Nam là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới [29].

3/ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Các đối thủ mới tham gia vào ngành kinh doanh lương thực cũng là yếu tố làm

giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các tổ chức này do được thành lập sau nên có thể

kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước. Mặt khác, họ có thể

đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới hay dùng nhiều biện pháp cạnh tranh với

mong muốn giành được thị phần cùng các nguồn lực cần thiết và có thể trở thành đối

thủ cạnh tranh quan trọng trong tương lai.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, điều đáng lo ngại nhất là sự tham gia vào

ngành của các công ty nước ngoài. Với lợi thế về tài chính, công nghệ sản xuất hiện

đại, kỹ năng quản lý và nguồn nhân lực tốt. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm

ẩn rất mạnh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Việt Nam nói chung và Cần Thơ

nói riêng. Điển hình là trường hợp của Indonesia, sau một thời gian dài phải nhập

khẩu lương thực, đến năm 2008 Indonesia dần dần tự túc được lương thực và năm

2009 xuất khẩu khoảng 01 triệu tấn gạo. Trong đó, gạo chất lượng cao được xuất

khẩu sang Nhật, Hong Kong và Singapore; gạo chất lượng trung bình được xuất sang

Philippine, Malaysia, Đông Timo và Brunei. Các khách hàng này đều đã nhập gạo

Page 88: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

88

của Việt Nam thời gian qua, do đó chiếc bánh thị phần gạo thế giới sẽ được chia nhỏ

thêm và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơn.

4/ Nhà cung cấp nguyên liệu và cung ứng thiết bị

­ Nguồn nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo là lúa

hàng hóa và gạo nguyên liệu. Như phân tích ở trên, nhà cung cấp nguyên liệu cho các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo bao gồm nông dân, thương lái, doanh nghiệp tư nhân

trong nước, rộng khắp Cần Thơ và các vùng lân cận. Trong đó, doanh nghiệp mua

nguyên liệu từ thương lái chiếm 71,76% số doanh nghiệp, mua trực tiếp từ nông dân

chiếm 48,24% doanh nghiệp và chỉ có 7,05% doanh nghiệp là có xây dựng vùng

nguyên liệu.

Do đặc thù ngành nghề chế biến lúa gạo mang tính thời vụ rất cao, nguồn cung

cấp nguyên liệu không đều giữa các tháng trong năm nên các doanh nghiệp đã chủ

động lập kế hoạch thu mua nguyên liệu và dự trữ hợp lý cho từng thời điểm trong

năm.

­ Nhà cung ứng thiết bị cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn

thành phố Cần Thơ là các hãng sản xuất có uy tín trong nước và nước ngoài như: Bùi

Văn Ngọ, Sinco, Satake,… Thiết bị chế biến gạo của các hãng này có độ tin cậy cao,

sản phẩm qua chế biến đạt những yêu cầu như độ xát trắng, tỷ lệ thóc, tỷ lệ tấm, độ

ẩm, hạt màu, độ đồng đều, vệ sinh và hạn chế tối thiểu tạp chất trước khi đóng gói.

5/ Sản phẩm thay thế

Lúa gạo là loại lương thực thiết yếu trong đời sống hàng ngày của phần đông

người dân Châu Á và Châu Phi. Cho đến nay, vẫn chưa có sản phẩm nào có thể thay

thế hoàn toàn cho lúa gạo. Tuy nhiên, trong những thời điểm nguồn cung khan hiếm

nhiều người đã giảm tiêu dùng gạo chuyển sang dùng những loại lương thực khác

như: khoai, lúa mì, lúa mạch, đậu, bắp, bobo,... Chẳng hạn, Bangladesh khuyến khích

người dân dùng khoai tây thay thế gạo trong bối cảnh giá gạo thế giới tăng cao trong

5 tháng đầu năm 2008; Việt Nam dùng bobo, sắn thay thế gạo trong lúc chiến tranh

và những năm đầu mới thống nhất đất nước.

Page 89: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

89

2.3.2.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Dựa trên những phân tích một cách khách quan về các yếu tố bên ngoài cả vĩ

mô lẫn vi mô. Theo kết quả hội thảo và khảo sát chuyên gia là lãnh đạo của các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo và nhà quản lý. Kết quả, đã xác định được 12 yếu tố bên

ngoài chủ yếu bao gồm cả những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ và

mức độ quan trọng của các yếu tố này (Phụ lục 3.1, phần II). Ma trận các yếu tố bên

ngoài của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ được thể hiện ở bảng 2.22

dưới đây.

Bảng 2.22: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Stt Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng

của các yếu tố

Phân

loại

Số điểm

quan trọng

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn

định

0,08 3 0,24

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa

Việt Nam với các nước trong khu

vực và trên thế giới

0,09 3 0,27

3 Môi trường kinh doanh quốc tế

minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi

Việt Nam đã là thành viên của

WTO

0,08 3 0,24

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính

phủ

0,09 3 0,27

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho

hoạt động sản xuất lúa

0,09 3 0,27

Page 90: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

90

Stt Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

0,10 4 0,40

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

0,08 2 0,16

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

0,08 2 0,16

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

0,07 2 0,14

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

0,08 2 0,16

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

0,07 2 0,14

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng 0,09 2 0,18

Tổng cộng 1,00 2,63

Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố thuộc ma trận EFE là 2,63 cao hơn so

với mức trung bình là 2,5. Điều đó cho thấy khả năng phản ứng của các doanh nghiệp

đối với môi trường bên ngoài là khá tốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ cần cải thiện hơn nữa để có thể nắm bắt tốt các cơ hội, đồng

thời giảm thiểu các nguy cơ của môi trường bên ngoài một cách hiệu quả hơn.

2.3.2.4. Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM)

Trên cơ sở của ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài, kết hợp hội thảo và

khảo sát ý kiến các chuyên gia (Phụ lục 3.1, phần II), ma trận hình ảnh các đối thủ

cạnh tranh chính gồm các yếu tố theo bảng 2.23 dưới đây.

Page 91: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

91

Bảng 2.23: Ma trận hình ảnh cạnh tranh các đối thủ cạnh tranh chính

Stt Các yếu tố thành công

Mức

độ

quan trọng

DN tỉnh

An Giang

DN tỉnh

Tiền Giang

DN thành phố Cần Thơ

Phân loại

Điểm

quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

Phân loại

Điểm quan trọng

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh doanh lúa gạo

0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông

0,07 2 0,14 2 0,14 3 0,21

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo

0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội nhập 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24

7 Thị phần xuất khẩu gạo 0,08 3 0,24 2 0,16 3 0,24

8 Chất lượng sản phẩm 0,10 3 0,30 3 0,30 3 0,30

9 Sản phẩm đa dạng 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21

10 Khả năng cạnh tranh về giá

0,09 3 0,27 3 0,27 3 0,27

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong nước và xuất khẩu

0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới

0,07 3 0,21 3 0,21 4 0,28

13 Năng lực về tài chính 0,06 2 0,12 2 0,12 3 0,18

Tổng cộng 1,00 2,87 2,79 3,07

Page 92: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

92

Về đối thủ cạnh tranh chính, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở thành phố

Cần Thơ có tổng số điểm quan trọng cao nhất 3,07 điểm. Điều này cho thấy các

doanh nghiệp Cần Thơ ứng phó khá tốt với môi trường bên trong và bên ngoài so với

doanh nghiệp các tỉnh trong vùng. Thành phố Cần Thơ có điều kiện tự nhiên rất thuận

lợi cho việc sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thực hiện

hợp tác với nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và nông trường xây dựng các vùng

chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao; đồng thời đầu tư trang bị máy móc, thiết bị

chế biến lúa gạo tiên tiến. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu gạo

ở Cần Thơ ngày càng được đầu tư nâng cấp đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng

kể nhiều khoản chi phí.

Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của tỉnh An Giang đứng ở vị trí thứ hai

(2,87), là đối thủ cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ

trong thời gian tới, nhất là An Giang có lợi thế về nguồn nguyên liệu.

Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của tỉnh Tiền Giang đứng ở vị trí thứ ba

(2,79), đây cũng là đối thủ cạnh tranh khá mạnh với các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của Cần Thơ và Tiền Giang có lợi thế về xuất khẩu do gần TP.HCM với nhiều

cảng lớn.

2.3.2.5. Các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành

phố Cần Thơ

1/ Các cơ hội

­ Chính trị xã hội của Việt Nam luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.

­ Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được

mở rộng và phát triển rất tốt đẹp.

­ Việt Nam ngày nay đã hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới kể từ khi gia

nhập WTO, do đó đầu ra của sản phẩm gặp nhiều thuận lợi, trong đó nhu cầu về

lương thực của thế giới là rất lớn và ngày càng tăng.

Page 93: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

93

­ Được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi

cho ngành hàng lúa gạo phát triển. Đặc biệt là sự quan tâm của Nhà nước đối với việc

quy hoạch diện tích đất dành cho sản xuất lúa phục vụ cho chế biến.

­ Điều kiện tự nhiên của TP. Cần Thơ rất thuận lợi cho sản xuất lúa, hầu hết

diện tích đất đều có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ trong năm.

­ Nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ngày càng tăng do dân số tăng và do các

nước thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lũ lụt, động đất và các

hiện tượng của biến đổi khí hậu.

2/ Các nguy cơ

­ Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm của người

tiêu dùng trong nước và các nước nhập khẩu ngày càng cao chính là thách thức không

nhỏ đối với các doanh nghiệp.

­ Cạnh tranh của các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như: Thái Lan, Ấn

Độ, Trung Quốc, Mỹ ngày càng gay gắt và sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng như

Indonesia cũng cần đáng quan tâm.

­ Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng làm cho mức độ

cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn.

­ Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước thời gian tới có thể gia tăng

và làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

­ Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị ở trong nước, ngoài nước

nhưng những nhà cung cấp này thiếu ổn định và chưa đảm bảo về chất lượng, nhất là

đối với nhà cung cấp nguyên liệu.

­ Hệ thống cơ sở hạ tầng có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng

yêu cầu lưu thông hàng hóa, làm cho chi phí vận chuyển tăng cao và ảnh hưởng đến

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Với những phân tích trên, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ

cần phải biết nắm bắt, tận dụng các cơ hội và hạn chế các nguy cơ từ môi trường bên

ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa trong thời gian tới.

Page 94: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

94

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC DOANH

NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐẾN NĂM 2020

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ ở chương 2, qua đó đã rút ra được các điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của các doanh nghiệp. Cùng với những phân tích

tổng quan ở chương 1, chương 3 sẽ tiếp tục phân tích để xây dựng các giải pháp

nhằm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố

Cần Thơ đến năm 2020 theo các mục tiêu đề ra. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị

với Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và

ngành sản xuất lúa gạo TP. Cần Thơ có điều kiện thuận lợi thực hiện thành công định

hướng phát triển.

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Quan điểm phát triển

Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần

Thơ đến năm 2020 cần xuất phát từ các quan điểm sau đây:

Quan điểm 1: Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ phải căn cứ vào bối cảnh trong nước và quốc tế.

Về bối cảnh trong nước: Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ có

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như Đảng và Nhà nước đang khuyến khích

phát triển ngành CNCB và trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội của

Page 95: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

95

thành phố Cần Thơ đến năm 2020 cũng có chủ trương xem việc phát triển CNCB là

trọng tâm trong phát triển công nghiệp của thành phố.

Về bối cảnh quốc tế: Nước ta đã hội nhập một cách toàn diện, sâu rộng với các

nước trong khu vực và trên thế giới, mà gần nhất là gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO), vừa là một thách thức vừa là một điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến lúa gạo. Thuận

lợi là các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận với thị trường thế giới, có

điều kiện mở rộng thị trường, phát triển công nghệ hiện đại và tăng cường hợp tác

cùng có lợi. Thách thức là phải đương đầu với sự bảo hộ của các nước thông qua

hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước

ngoài có trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao hơn, trong khi khả năng cạnh tranh

của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.

Quan điểm 2: Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo thành phố Cần Thơ phải liên kết với sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo toàn vùng ĐBSCL.

Vùng ĐBSCL là thị trường khá rộng lớn, là nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu

phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, là nơi chiếm hơn

50% sản lượng lúa của cả nước. Vì vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo Cần Thơ không thể thiếu nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, thị trường và

các nguồn lực khác của cả vùng.

Để khai thác hết các tiềm năng và lợi thế trên, các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo TP. Cần Thơ cần liên kết với các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của các tỉnh

trong vùng ĐBSCL.

Quan điểm 3: Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và cả

vùng theo hướng công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa.

Nghị quyết 45­NQ/TW của Bộ Chính trị giao nhiệm vụ chính trị cho TP. Cần

Thơ đến năm 2020 là: “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành

Page 96: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

96

thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là

thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong; là trung tâm công nghiệp, trung

tâm thương mại ­ dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục ­ đào tạo và khoa học công

nghệ, trung tâm y tế và văn hóa; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng

và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh

của vùng ĐBSCL và của cả nước” [2].

Trong mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố Cần Thơ đến năm

2020, ngành công nghiệp cần có bước phát triển đột phá để tạo ra sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế mạnh mẽ, nhằm làm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong cơ cấu

kinh tế và phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công

nghiệp hóa ­ hiện đại hóa, để cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm

2020; trong đó CNCB nói chung và chế biến lúa gạo nói riêng sẽ giữ vai trò đầu tàu

cho sự phát triển công nghiệp.

Quan điểm 4: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển

CNCB lúa gạo của TP. Cần Thơ: Quá trình phát triển công nghiệp nói chung và

CNCB lúa gạo nói riêng đòi hỏi nhiều nguồn lực về trình độ quản lý, nguồn nhân lực,

trình độ công nghệ, khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu,... Do đó, để công nghiệp

chế biến lúa gạo của Cần Thơ phát triển nhanh và có hiệu quả nhất, cần phải huy

động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của

Việt Nam sau 24 năm đổi mới đã chứng minh rằng cần phải thúc đẩy các thành phần

kinh tế cùng phát triển, trong đó thành phần kinh tế dân doanh trong nước ngày càng

giữ vai trò quan trọng và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng giữ vai trò rất

quan trọng, đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thành phần kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ các lợi thế về vốn, trình độ công nghệ hiện đại, nguồn

nhân lực chất lượng cao, trình độ quản lý tiên tiến. Có thể nói, đây là thành phần kinh

tế động lực giúp các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Vì vậy, việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước là nhiệm vụ rất quan

trọng để phát triển CNCB lúa gạo của TP. Cần Thơ trong thời gian tới.

Page 97: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

97

Quan điểm 5: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, là trung tâm vùng ĐBSCL để

đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của

thành phố Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, giáp

với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Hậu

Giang. Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của TP. Cần Thơ đến năm 2020 và

các năm tiếp theo của Chính phủ xác định TP. Cần Thơ sẽ là trung tâm kinh tế, khoa

học kỹ thuật, giáo dục ­ đào tạo và dạy nghề của cả vùng. Do đó, có nhiều công trình

trọng điểm mang tính chất vùng đã được đầu tư tại Cần Thơ như: hệ thống các cảng

biển, sân bay quốc tế, trường đại học, trường dạy nghề,... đây chính là lợi thế của các

doanh nghiệp Cần Thơ so với doanh nghiệp các tỉnh trong vùng.

Quan điểm 6: Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ một cách bền vững gắn với bảo vệ môi trường: Bất kỳ một

quốc gia nào muốn nền kinh tế phát triển, đều phải phát triển cả 3 lĩnh vực là nông

nghiệp, công nghiệp và thương mại ­ dịch vụ; trong đó việc phát triển công nghiệp

theo hướng hiện đại là nhiệm vụ bắt buộc của các nước hiện nay. Nhưng để phát triển

công nghiệp một cách bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất

quan trọng. Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên do phát triển công nghiệp

trên thế giới đã ở mức báo động; trong đó, hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng

nhà kính làm trái đất nóng dần lên và hiện tượng mực nước biển dâng, mưa bão, lũ lụt

đang diễn ra ngày càng trầm trọng, với mức độ thiệt hại tăng dần qua từng năm ở tất

cả các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các chất thải từ công nghiệp

đã làm chết dần các dòng sông như sông sài gòn, sông thị vải,... đã làm ảnh hưởng

đến cuộc sống của người dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong tương lai.

Vì vậy, việc phát triển công nghiệp nói chung và CNCB lúa gạo nói riêng gắn với

việc bảo vệ môi trường tự nhiên là rất cần thiết, là mối quan tâm không thể thiếu để

phát triển một cách bền vững kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu

tố phát triển kinh tế, môi trường trong lành và xã hội văn minh.

Page 98: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

98

3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Trên cơ sở những quan điểm phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo và quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế ­ xã hội TP. Cần Thơ thời

kỳ 2006 ­ 2020 theo Quyết định số 21/2007/QĐ­TTg ngày 8/02/2007; trong đó,

nhiệm vụ phát triển công nghiệp của thành phố lấy công nghiệp chế biến làm trọng

tâm cho phát triển. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020 như sau:

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành

phố Cần Thơ từ nay đến năm 2020 nhằm góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và quá trình CNH ­ HĐH nông nghiệp, nông thôn của thành phố và cả

vùng ĐBSCL; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và xây dựng nông thôn mới

ngày càng tốt đẹp hơn.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ở chương 2, để phát triển sản xuất kinh doanh

các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, việc xây

dựng các giải pháp nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

Một là, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa

bàn thành phố đạt bình quân 19,7%/năm vào giai đoạn 2011 ­ 2015 và 17,1%/năm

vào giai đoạn 2016 ­ 2020 (thực tế đạt 17,3%/năm ở giai đoạn 2006 ­ 2010) nhằm

thực hiện thắng lợi Nghị quyết 45/NQ­TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây

dựng và phát triển TP. Cần Thơ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH ­ HĐH [2].

Hai là, đưa ngành hàng lúa gạo trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu chiếm

tỷ trọng cao nhất của thành phố.

Ba là, nâng cao năng lực chế biến và hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ.

Page 99: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

99

Bốn là, nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo Cần Thơ. Xây dựng và quảng bá

thương hiệu sản phẩm lúa gạo Cần Thơ trở thành thương hiệu mạnh ở thị trường

trong và ngoài nước.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC DOANH

NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM

2020

3.2.1. Cơ sở hình thành và lựa chọn giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ

3.2.1.1. Hình thành các giải pháp trên cơ sở phân tích ma trận SWOT của

Albert S Humphrey

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ ở chương 2, ta có ma trận SWOT

như sau:

Bảng 3.1: Ma trận SWOT

Page 100: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

100

SWOT

Các cơ hội (O)

1. Chính trị và xã hội Việt Nam

ổn định

2. Quan hệ đối ngoại mở rộng

giữa Việt Nam với các nước

trong khu vực và trên thế giới

3. Môi trường kinh doanh quốc

tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn

khi Việt Nam đã là thành viên

của WTO

4. Sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn

của Chính phủ

5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

cho hoạt động sản xuất lúa

6. Nhu cầu nhập khẩu gạo của

thế giới ngày càng tăng

Các nguy cơ (T)

1. Yêu cầu về chất lượng sản

phẩm và an toàn vệ sinh thực

phẩm ngày càng cao

2. Cạnh tranh từ các nước xuất

khẩu gạo lớn trên thế giới tăng

lên

3. Sự gia nhập ngành của các

đối thủ cạnh tranh tiềm năng

làm cho mức độ cạnh tranh

ngày càng gay gắt hơn

4. Cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo trong

nước làm ảnh hưởng đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh

5. Nhà cung cấp nguyên liệu

và thiết bị rất đa dạng nhưng

thiếu ổn định và chưa đảm bảo

về chất lượng

6. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa

đáp ứng yêu cầu

Những điểm mạnh (S) KẾT HỢP SO KẾT HỢP ST

Page 101: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

101

1. Có khả năng duy trì thị

trường đã có và mở rộng thị

trường mới

2. Thị trường tiêu thụ trong

nước rất rộng lớn

3. Luôn quan tâm đến việc

nâng cao chất lượng sản

phẩm

4. Có khả năng cạnh tranh về

giá trên thị trường thế giới

5. Tiếp cận nguồn nguyên

liệu thuận lợi

S1,S3,S4,S5 + O2,O3,O4,O6

Tận dụng các cơ hội thuận lợi

cho xuất khẩu để đẩy mạnh hoạt

động thâm nhập thị trường nước

ngoài.

S1,S2,S3 + T3,T6

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp

thông qua đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng kỹ thuật nhằm giúp

các doanh nghiệp giảm chi phí

lưu thông. Xây dựng khu công

nghiệp chuyên ngành chế biến

lúa gạo.

S1,S2,S3,S5 + O1,O4,O5

Tận dụng các điều kiện thuận lợi

ở trong nước để củng cố và mở

rộng thị trường tiêu thụ nội địa.

S1,S3 + T1,T2,T5

Hợp tác với nông dân, các hợp

tác xã xây dựng vùng nguyên

liệu với quy mô lớn, chất

lượng cao và ổn định. Kết hợp

với năng lực sản xuất, quản lý

chất lượng để chế biến ra sản

phẩm đạt chất lượng cao.

Những điểm yếu (W)

1. Chưa kiểm soát chưa tốt

chất lượng nguồn nguyên

liệu

2. Trình độ công nghệ khá

lạc hậu

3. Trình độ nguồn nhân lực

chưa đáp ứng yêu cầu phát

KẾT HỢPWO KẾT HỢPWT

W1,W4 + O4,O5

Nâng cao chất lượng nguồn

nguyên liệu thông qua việc xây

dựng vùng nguyên liệu, thiết lập

hệ thống thu mua lúa đến tận

nông dân.

W2,W3,W7,W8+ T1,T2,T3,T4

Nhà nước cần có những chính

sách hỗ trợ để giúp các doanh

nghiệp nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh.

Page 102: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

102

triển

4. Triển khai các hệ thống

quản lý và đảm bảo chất

lượng theo tiêu chuẩn quốc

tế chưa tốt

5. Chưa quan tâm đến hoạt

động marketing, đầu tư xây

dựng và quảng bá thương

hiệu

6. Thông tin về sản phẩm, thị

trường, khách hàng còn hạn

chế

7. Hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh còn thấp

8. Năng lực sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp

chưa cao

W2,W7,W8 + O4

Tận dụng hỗ trợ của Chính phủ

về lãi suất, tín dụng ưu đãi để đổi

mới công nghệ.

W5,W6 + T3,T4

Thúc đẩy việc xây dựng, quảng

bá thương hiệu sản phẩm và

hoàn thiện hệ thống thông tin

để nâng cao năng lực cạnh

tranh.

W3 + O3,O4

Tận dụng sự hỗ trợ của Chính

phủ và các cơ hội của hội nhập

kinh tế quốc tế để thúc đẩy đào

tạo nguồn nhân lực.

W7,W8 + O1,O4

Tận dụng chính trị, xã hội ổn

định và sự hỗ trợ của Chính phủ

để nâng cao năng lực sản xuất

kinh doanh bằng cách tạo vốn và

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

W4 + T1,T2

Đẩy mạnh việc ứng dụng hệ

thống quản lý chất lượng để

nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các giải pháp được hình thành từ ma trận SWOT có thể chia thành các nhóm

như sau:

1/ Về nguyên liệu: (1) Hợp tác với nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp xây

dựng vùng nguyên liệu với số lượng lớn, chất lượng tốt, thiết lập hệ thống thu mua

lúa đến tận nông dân HOẶC (2) Tiếp tục thu mua nguyên liệu thông qua hệ thống

thương lái.

2/ Về công nghệ: (1) Trước mắt thay thế các máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu

bằng những công nghệ thích hợp với chi phí hợp lý và dần dần tiến tới thay đổi theo

Page 103: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

103

hướng sử dụng công nghệ hiện đại HOẶC (2) Tiếp tục sử dụng các máy móc, thiết bị

hiện có và chỉ thay đổi khi không còn sử dụng được.

3/ Về nguồn nhân lực: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua

tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và kết hợp với việc doanh nghiệp đào tạo

thêm bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước

HOẶC (2) Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là chính để không phải đào

tạo thêm.

4/ Về thị trường tiêu thụ: (1) Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, duy trì

các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường mới, nhất là đối với

những thị trường đòi hỏi chất lượng cao HOẶC (2) Mở rộng thị trường trong và

ngoài nước. Chú trọng đến các thị trường xuất khẩu truyền thống không đòi hỏi cao

về chất lượng.

5/ Về xây dựng và quảng bá thương hiệu: (1) Xây dựng thương hiệu gạo của

Cần Thơ đối với những loại gạo có chất lượng cao ở thị trường trong và ngoài nước

HOẶC (2) Không cần xây dựng thương hiệu, hệ thống tiêu thụ lúa gạo như hiện tại

đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6/ Về nguồn vốn: (1) Xin Chính phủ hỗ trợ về lãi suất đối với những doanh

nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ mới và có xây dựng vùng nguyên liệu; kết hợp

với các nguồn vốn khác như: vay ngân hàng, kêu gọi góp vốn, thuê tài chính để đổi

mới công nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh HOẶC (2) Tạo vốn bằng

nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay.

7/ Về quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành: (1) Thành phố cần quy hoạch

xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành chế biến lúa gạo, trong đó đầu tư hoàn

chỉnh về hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống xử lý chất thải theo các tiêu chuẩn

của Việt Nam và quốc tế HOẶC (2) Giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, chỉ cần

quan tâm thêm đến vấn đề xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.

Page 104: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

104

3.2.1.2. Lựa chọn các giải pháp bằng việc sử dụng các ma trận hoạch định chiến

lược có thể định lượng QSPM, (Phụ lục 2.2, Phần II)

1/ Lựa chọn giải pháp về nguyên liệu

Phương án 1: Hợp tác với nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp xây dựng

vùng nguyên liệu với số lượng lớn, chất lượng tốt, thiết lập hệ thống thu mua lúa đến

tận nông dân.

Phương án 2: Tiếp tục thu mua nguyên liệu thông qua hệ thống thương lái.

Bảng 3.2: Ma trận QSPM về phương án nguyên liệu

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 71 42

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 3 12 2 8 Để đảm bảo mục tiêu phát triển

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 3 12 2 8 Thuận lợi cho việc phát triển

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 4 12 1 3 Để tăng khả năng cạnh tranh

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 3 9 2 6 Cơ hội để mở rộng thị trường

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 3 9 3 9 Thuận lợi cho việc phát triển

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 4 8 1 2 Để tăng khả năng cạnh tranh

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 0 0 Không ảnh hưởng

Page 105: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

105

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN

LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 0 0 Không ảnh

hưởng

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 3 3 2 2 Cơ hội để mở

rộng thị trường

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách

hàng còn hạn chế

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 3 6 2 4 Thuận lợi cho

việc phát triển

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 62 44

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 0 0 Không ảnh

hưởng

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế

giới

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch

hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là

thành viên của WTO

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 3 9 Thuận lợi cho

việc phát triển

Page 106: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

106

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 3 9 3 9 Để phát triển bền vững

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 3 12 2 8 Để phát triển bền vững

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 4 8 1 2 Cơ hội để mở rộng thị trường

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 3 6 2 4 Để tăng khả năng cạnh tranh

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 2 4 Để tăng khả năng cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 4 8 2 4 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 2 4 2 4 Thuận lợi cho việc phát triển

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 133 86

Nhận xét: Phương án 1 “Hợp tác với nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp

xây dựng vùng nguyên liệu với số lượng lớn, chất lượng tốt, thiết lập hệ thống thu

mua lúa đến tận nông dân” có số điểm hấp cao hơn nên được chọn.

Page 107: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

107

2/ Lựa chọn giải pháp về công nghệ

Phương án 1: Trước mắt thay thế các máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu bằng

những công nghệ thích hợp với chi phí hợp lý và dần dần tiến tới thay đổi theo hướng

sử dụng công nghệ hiện đại.

Phương án 2: Tiếp tục sử dụng các máy móc, thiết bị hiện có và chỉ thay đổi

khi không còn sử dụng được.

Bảng 3.3: Ma trận QSPM về phương án công nghệ

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 50 41

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 2 8 2 8 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 1 4 1 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 4 12 2 6 Cần có công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 3 9 2 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 0 0 Không ảnh hưởng

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 0 0 Không ảnh hưởng

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 4 8 2 4 Cần đổi mới công nghệ

Page 108: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

108

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN

LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM

HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 1 2 3 6 Khó khăn về

nhân lực khi đổi

mới công nghệ

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 3 3 1 1 Cơ sở thuận lợi

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 0 0 Không ảnh

hưởng

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách

hàng còn hạn chế

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 2 4 3 6 Khó khăn cho

việc đổi mới

công nghệ

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 48 33

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 0 0 Không ảnh

hưởng

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế

giới

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch

hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là

thành viên của WTO

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Page 109: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

109

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 4 12 3 9 Cơ sở thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 0 Không ảnh hưởng

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 0 0 Có điều kiện mở rộng quy mô

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 4 8 2 4 Điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 4 8 2 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 2 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 3 6 2 4 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 4 8 4 8 Cơ sở thuận lợi

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 0 0 Không ảnh hưởng

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 98 74

Nhận xét: Phương án 1 “Trước mắt thay thế các máy móc, thiết bị đã quá lạc

hậu bằng những công nghệ thích hợp, với chi phí hợp lý và dần dần tiến tới thay đổi

theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại” có số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

Page 110: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

110

3/ Lựa chọn giải pháp về nguồn nhân lực

Phương án 1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng

nguồn nhân lực chất lượng cao và kết hợp với việc doanh nghiệp đào tạo thêm bằng

nguồn kinh phí của doanh nghiệp và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.

Phương án 2: Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là chính để không

phải đào tạo thêm.

Bảng 3.4: Ma trận QSPM về phương án nguồn nhân lực

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 36 19

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 0 0 Không ảnh hưởng

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 0 0 Không ảnh hưởng

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 0 0 Không ảnh hưởng

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 0 0 Không ảnh hưởng

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 0 0 Không ảnh hưởng

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 0 0 Không ảnh hưởng

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 4 8 2 4 Cần có trình độ để tiếp nhận công nghệ mới

Page 111: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

111

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN

LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM

HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 4 8 2 4 Cần nâng cao

trình độ

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 3 3 1 1 Cần phải có

trình độ

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 3 3 2 2 Đẩy mạnh hoạt

động tiếp thị

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách

hàng còn hạn chế

2 3 6 2 4 Nâng cao khả

năng nắm bắt

thông tin

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 4 8 2 4 Nâng cao năng

lực kinh doanh

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 32 29

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 3 9 3 9 Thu hút nguồn

nhân lực

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế

giới

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch

hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là

thành viên của WTO

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Page 112: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

112

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 2 6 Cơ sở thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 0 Không ảnh hưởng

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 0 0 Không ảnh hưởng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 0 0 Không ảnh hưởng

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 3 6 3 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 3 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 1 2 1 2 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 0 0 Không ảnh hưởng

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 68 48

Nhận xét: Phương án 1 “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển

dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và kết hợp với việc doanh nghiệp đào tạo thêm

bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước” có

số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

Page 113: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

113

4/ Lựa chọn giải pháp về thị trường tiêu thụ

Phương án 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, duy trì các thị trường

xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường mới, nhất là đối với những thị trường

đòi hỏi chất lượng cao.

Phương án 2: Mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng đến các thị

trường xuất khẩu truyền thống không đòi hỏi cao về chất lượng.

Bảng 3.5: Ma trận QSPM về phương án thị trường tiêu thụ

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 83 55

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 3 12 2 8 Nhu cầu ngày càng tăng

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

4 3 12 3 12 Nhu cầu trong nước tăng

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 4 12 2 6 Thuận lợi để mở rộng thị trường

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 3 9 2 6 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 0 0 Không ảnh hưởng

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 3 6 2 4 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 3 6 2 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Page 114: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

114

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 3 6 2 4 Mức độ khó

khăn trên thị

trường

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 4 4 2 2 Cơ sở thuận lợi

Chưa quan tâm đến hoạt động

marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá

thương hiệu

1 4 4 1 1 Mức độ khó

khăn trên thị

trường

Thông tin về sản phẩm, thị trường,

khách hàng còn hạn chế

2 3 6 2 4 Mức độ khó

khăn trên thị

trường

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 3 6 2 4 Khả năng mở

rộng thị trường

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 59 37

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 0 0 Không ảnh

hưởng

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt

Nam với các nước trong khu vực và trên

thế giới

3 2 6 2 6 Cơ sở thuận lợi

Môi trường kinh doanh quốc tế minh

bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam

đã là thành viên của WTO

3 2 6 1 3 Cơ sở thuận lợi

Page 115: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

115

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 2 6 Cơ sở thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 0 Không ảnh hưởng

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 3 12 1 4 Thuận lợi để mở rộng thị trường

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 3 6 2 4 Mức độ khó khăn trên thị trường

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 4 8 1 2 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 3 6 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 3 6 3 6 Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 0 0 Không ảnh hưởng

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 142 92

Nhận xét: Phương án 1 “Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, duy trì các thị

trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng thị trường mới, nhất là đối với những thị

trường đòi hỏi chất lượng cao” có số điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

Page 116: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

116

5/ Lựa chọn giải pháp về xây dựng và quảng bá thương hiệu

Phương án 1: Xây dựng thương hiệu gạo của Cần Thơ đối với những loại gạo

có chất lượng cao ở thị trường trong và ngoài nước.

Phương án 2: Không cần xây dựng thương hiệu, hệ thống tiêu thụ lúa gạo như

hiện tại đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.6: Ma trận QSPM về phương án xây dựng và quảng bá thương hiệu

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 72 52

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 3 12 2 8 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 2 8 2 8 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 3 9 2 6 Cơ sở thuận lợi

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 1 3 1 3 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 0 0 Không ảnh hưởng

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 3 6 2 4 Khó khăn trong thực hiện mục tiêu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 3 6 2 4 Không ảnh hưởng

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

2 3 6 2 4 Khó khăn trong thực hiện mục tiêu

Page 117: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

117

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

1 4 4 3 3 Cơ sở thuận lợi

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 4 4 2 2 Khó khăn trong

thực hiện mục tiêu

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

2 4 8 3 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

2 3 6 2 4 Khó khăn trong

thực hiện mục tiêu

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 58 52

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 0 0 Không ảnh

hưởng

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

3 3 9 1 3 Cơ sở thuận lợi

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

3 2 6 1 3 Cơ sở thuận lợi

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 3 9 Cơ sở thuận lợi

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 0 Không ảnh hưởng

Page 118: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

118

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 3 12 2 8 Cơ sở thuận lợi

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 4 8 4 8 Đáp ứng yêu cầu của thị trường

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 2 4 4 8 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 3 6 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 2 4 3 6 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 0 0 Không ảnh hưởng

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 130 104

Nhận xét: Phương án 1 “Xây dựng thương hiệu gạo của Cần Thơ đối với

những loại gạo có chất lượng cao ở thị trường trong và ngoài nước” có số điểm hấp

dẫn cao hơn nên được chọn.

Page 119: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

119

6/ Lựa chọn giải pháp về nguồn vốn

Phương án 1: Xin Chính phủ hỗ trợ về lãi suất đối với những doanh nghiệp có

nhu cầu thay đổi công nghệ mới và có xây dựng vùng nguyên liệu; kết hợp với các

nguồn vốn khác như: vay ngân hàng, kêu gọi góp vốn, thuê tài chính để đổi mới công

nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phương án 2: Tạo vốn bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay.

Bảng 3.7: Ma trận QSPM về phương án nguồn vốn

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 53 33

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 4 16 2 8 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 3 12 2 8 Thuận lợi cho việc phát triển

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 0 0 Không ảnh hưởng

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 0 0 Không ảnh hưởng

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 3 9 3 9 Thuận lợi cho việc phát triển

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 0 0 Không ảnh hưởng

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 4 8 2 4 Có điều kiện để đổi mới công nghệ

Page 120: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

120

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 0 0 Không ảnh

hưởng

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 0 0 Không ảnh

hưởng

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách

hàng còn hạn chế

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 4 8 2 4 Có điều kiện

mở rộng quy

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 62 44

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 3 9 3 9 Thuận lợi hơn

trong thu hút

vốn đầu tư

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế

giới

3 3 9 3 9 Thuận lợi hơn

trong thu hút

vốn đầu tư

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch

hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là

thành viên của WTO

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Page 121: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

121

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 2 6 Thuận lợi cho việc phát triển

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 Không ảnh hưởng

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 3 12 2 8 Có điều kiện mở rộng quy mô

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 0 0 Không ảnh hưởng

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 4 8 2 4 Cần phải đầu tư để nâng cao năng lực

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 3 6 2 4 Cần phải đầu tư để nâng cao năng lực

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 4 8 2 4 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 0 0 Không ảnh hưởng

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 115 77

Nhận xét: Phương án 1 “Xin Chính phủ hỗ trợ về lãi suất đối với những doanh

nghiệp có nhu cầu thay đổi công nghệ mới và có xây dựng vùng nguyên liệu; kết hợp

với các nguồn vốn khác như: vay ngân hàng, kêu gọi góp vốn, thuê tài chính để đổi

mới công nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh” có số điểm hấp dẫn cao

hơn nên được chọn.

Page 122: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

122

7/ Lựa chọn giải pháp về quy hoạch khu công nghệp chuyên ngành

Phương án 1: Thành phố cần quy hoạch xây dựng khu công nghiệp chuyên

ngành chế biến lúa gạo, trong đó đầu tư hoàn chỉnh về hệ thống cơ sở hạ tầng cũng

như hệ thống xử lý chất thải theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.

Phương án 2: Giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, chỉ cần quan tâm thêm đến

vấn đề xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.

Bảng 3.8: Ma trận QSPM về phương án quy hoạch khu công nghiệp chuyên

ngành

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM HẤP DẪN

PHƯƠNG ÁN I

PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 50 27

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 3 12 2 6 Thuận lợi để phát triển

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 2 8 2 8 Thuận lợi để phát triển

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 4 12 1 3 Điều kiện thuận lợi để quản lý

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 0 0 Không ảnh hưởng

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 0 0 Không ảnh hưởng

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 0 0 Không ảnh hưởng

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 2 3 6 2 4 Đẩy mạnh đổi mới công nghệ

Page 123: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

123

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ

THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM

HẤP DẪN PHƯƠNG

ÁN I

PHƯƠNG

ÁN II

AS TAS AS TAS

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm

bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

chưa tốt

1 4 4 2 2 Cơ sở thuận lợi

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing,

đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 0 0 Không ảnh

hưởng

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách

hàng còn hạn chế

2 0 0 Không ảnh

hưởng

Năng lực sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp chưa cao

2 4 8 2 4 Nâng cao năng

lực

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 28 16

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 3 0 0 Không ảnh

hưởng

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế

giới

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch

hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là

thành viên của WTO

3 0 0 Không ảnh

hưởng

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 0 0 Cơ sở thuận lợi

Page 124: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

124

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHÂN LOẠI

CÁC GIẢI PHÁP CÓ THỂ THAY THẾ CƠ SỞ CỦA

SỐ ĐIỂM

HẤP DẪN PHƯƠNG

ÁN I PHƯƠNG ÁN II

AS TAS AS TAS

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 0 0 Không ảnh hưởng

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

4 0 0 Có điều kiện mở rộng quy mô

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 4 8 1 2 Điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

2 3 6 2 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 2 4 2 4 Nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 1 2 1 2 Để tăng khả năng cạnh tranh

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

2 0 0 Không ảnh hưởng

Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 4 8 2 4 Cản trở sự phát triển

TỔNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 78 43

Nhận xét: Phương án 1 “Thành phố cần quy hoạch xây dựng khu công nghiệp

chuyên ngành chế biến lúa gạo, trong đó đầu tư hoàn chỉnh về hệ thống cơ sở hạ tầng

cũng như hệ thống xử lý chất thải theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế” có số

điểm hấp dẫn cao hơn nên được chọn.

Page 125: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

125

3.2.2. Mức độ quan trọng của các giải pháp đối với sự phát triển sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo thành phố Cần Thơ; cùng với phân

tích ma trận SWOT của Albert S Humphrey và thông qua lựa chọn các giải pháp

bằng việc sử dụng các ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).

Luận án đã xác định được 7 nhóm giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, bao gồm: (1) Nhóm

giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu; (2) Nhóm giải pháp nâng cao trình độ

nguồn nhân lực; (3) Nhóm giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho doanh

nghiệp; (4) Nhóm giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; (5) Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá

thương hiệu; (6) Nhóm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; (7) Nhóm

giải pháp quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành.

Sau khi xác định được 7 nhóm giải pháp nêu trên, tác giả tiến hành khảo sát ý

kiến các chuyên gia là các nhà quản lý doanh nghiệp để đánh giá mức độ quan trọng

của các giải pháp đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo TP. Cần Thơ (Phụ lục 3.2, mục 2.3). Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên

gia, mức độ quan trọng của các giải pháp theo thứ tự như sau (Phụ lục 3.1, mục 2.3):

1/ Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu (có mức độ quan trọng lớn

nhất).

2/ Nhóm giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin.

3/ Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

4/ Nhóm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5/ Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu.

6/ Nhóm giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho doanh nghiệp.

7/ Nhóm giải pháp quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành.

Page 126: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

126

3.2.3. Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Để góp phần phát triển các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ

đến năm 2020, cần thực hiện các nhóm giải pháp như sau:

3.2.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào mang tính chất quyết định trong ngành chế biến.

Hiện nay, các nhà máy chế biến lúa gạo ở Cần Thơ có công suất chế biến khoảng 2

triệu tấn/năm, trong khi nguồn nguyên liệu của Cần Thơ chỉ mới đáp ứng được

khoảng 50% so với nhu cầu và dự báo đến năm 2020 nguồn nguyên liệu lúa của Cần

Thơ còn thiếu hụt nhiều hơn nữa. Như vậy, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong những năm tới sẽ không ổn định và

sẽ phụ thuộc vào nguồn lúa của các tỉnh trong vùng. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn

nguyên liệu thời gian qua còn thấp. Từ thực tế trên, để giúp tháo gỡ khó khăn về

nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ trong thời gian tới,

cần thực hiện một số giải pháp sau:

(1) Liên kết với các tỉnh trong vùng để xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa

với quy mô lớn: Để phát triển nguồn nguyên liệu một cách bền vững thì ngành nông

nghiệp và các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ cần liên kết với ngành

nông nghiệp, nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp của các tỉnh trong vùng

ĐBSCL (đặc biệt là liên kết với các tỉnh như: An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp)

để xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn và trong vùng sản xuất đó

chỉ trồng một số giống lúa nhất định. Dựa trên những vùng sản xuất đó các doanh

nghiệp sẽ dễ dàng thu mua được lượng lúa hàng hóa số lượng lớn và có cùng một loại

giống. Có như vậy thì chất lượng nguồn nguyên liệu mới được nâng cao và chất

lượng gạo sau khi chế biến sẽ được nâng lên.

Trên thực tế, muốn xây dựng được vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn

thì vai trò của sự liên kết 4 nhà, đó là “Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp

và Nhà nông” là rất quan trọng, trong đó vai trò của từng nhà được thể hiện như sau:

Page 127: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

127

­ Vai trò của Nhà nước: Quy hoạch đầu tư phát triển sản xuất lúa cho từng tiểu

vùng và toàn vùng, đề ra chính sách phát triển sản xuất lúa gắn với bảo đảm an ninh

lương thực quốc gia và nâng cao thu nhập cho nông dân; phát triển cơ sở hạ tầng,

nhất là hệ thống thủy lợi; thông tin, dự báo thị trường lúa gạo trong và ngoài nước

cho nông dân và các doanh nghiệp chế biến lúa gạo. Đầu tư ngân sách cho công tác

nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới, hỗ trợ về vốn cho nông dân và các doanh

nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.

­ Vai trò của Nhà khoa học: Lai tạo và chọn lọc giống lúa cho năng suất cao,

chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thích nghi với các tiểu vùng sinh thái khác

nhau. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo các giống

lúa mới. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành, nâng cao năng suất và

chất lượng. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đến người

nông dân.

­ Vai trò Nhà doanh nghiệp: Các doanh nghiệp dựa trên năng lực chế biến và

tiêu thụ của mình đặt hàng với chính quyền địa phương, các nhà khoa học, tổ chức

nông dân để sản xuất theo nhu cầu như “đúng giống, đủ số lượng” và ký hợp đồng

bao tiêu với nông dân. Từ đó các doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu,

đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, giúp cho việc sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp sẽ bền vững hơn, doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn và sẽ dễ

dàng trong việc xây dựng thương hiệu.

­ Vai trò Nhà nông: Ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

sản xuất lúa vào đồng ruộng, sản xuất theo đúng nhu cầu của các doanh nghiệp và

nâng cao ý thức, giữ chữ tín trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm

với doanh nghiệp.

(2) Xây dựng vùng nguyên liệu tại địa phương ổn định về số lượng và nâng

cao về chất lượng: Diện tích đất trồng lúa sẽ giảm dần do quá trình đô thị hóa và

công nghiệp hóa trong tương lai, nhất là hiện nay TP. Cần Thơ đã là thành phố loại I

trực thuộc Trung ương. Vì vậy, ngay từ bây giờ thành phố cần có quy hoạch diện tích

đất trồng lúa đến năm 2020 và các năm tiếp theo để tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho

Page 128: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

128

các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của địa phương. Dự kiến diện tích và sản lượng

lúa đến năm 2020 của TP. Cần Thơ như sau:

­ Diện tích trồng lúa cả năm: 150.000 ha

­ Năng suất lúa bình quân trong năm: 6 tấn/ha

­ Sản lượng lúa cả năm: 900.000 tấn

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng lúa gạo, thành phố Cần Thơ cần sớm xây

dựng và triển khai quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo quy mô

trang trại tại các quận, huyện như: Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.

Thành phố cũng cần nhanh chóng triển khai quy hoạch xây dựng khu nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện Cờ Đỏ và Thới Lai với quy mô diện

tích khoảng 5.000 ha. Để trong tương lai, nơi đây sẽ là hạt nhân trong phát triển sản

xuất nông nghiệp chất lượng cao của thành phố. Tại đây sẽ hình thành các vùng sản

xuất cây, con với quy mô lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có định hướng thị

trường tiêu thụ, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đạt hiệu quả kinh tế

cao nhằm tạo ra mô hình “sản xuất gắn kết chặt chẽ với tồn trữ, bảo quản, chế biến

và tiêu thụ”.

(3) Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã để tổ chức sản xuất lúa gạo

tập trung: Để khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất dưới hình thức sản xuất

lúa theo nông hộ, Nhà nước cần tổ chức và hỗ trợ nông dân chuyển hóa dần từ hình

thức kinh tế hộ sang kinh tế trang trại nhỏ và vừa, kinh tế hợp tác xã để phát triển sản

xuất lúa gạo tập trung, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa

chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đối với kinh tế hộ sản xuất lúa gạo, vận động và hỗ trợ nông dân thực hiện

dồn điền đổi thửa, liên kết nhiều hộ nông dân liền bờ, liền thửa dưới các hình thức tổ

liên gia, tổ hợp tác để phát triển sản xuất lúa gạo tập trung, đưa cơ giới hóa vào đồng

ruộng.

Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại chuyên môn hóa sản xuất lúa gạo

hoặc kết hợp sản xuất lúa gạo với chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, gieo trồng các cây

Page 129: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

129

ngắn ngày khác trên cơ sở luân canh, luân vụ hợp lý. Tại các vùng sản xuất lúa

chuyên canh khuyến khích tập trung sản xuất lớn, phát triển kinh tế trang trại bằng

các chính sách như mở rộng quy định về mức hạn điền, miễn thuế chuyển nhượng

cho nông dân có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất lúa, khuyến khích cho thuê đất để

sản xuất lúa theo hình thức trang trại.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã để khắc phục hạn chế về ruộng đất

phân tán, manh mún trong sản xuất lúa gạo, khai thác ưu điểm của mô hình sản xuất

vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn vừa đáp ứng được yêu cầu tạo điều

kiện cho các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển sản xuất, nhất là đối với

những hộ nông dân nghèo, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất lúa gạo.

(4) Xây dựng chính sách tín dụng phục vụ sản xuất lúa gạo: Nhà nước cần ban

hành cơ chế, chính sách cho hộ nông dân vay ưu đãi để sản xuất lúa gạo và đầu tư

phương tiện, máy móc cơ giới hóa sản xuất với các điều kiện cho vay ưu đãi như đối

với các hộ nông dân nghèo. Đối với các hộ nông dân đầu tư máy móc, thiết bị phục

vụ sản xuất lúa có thể xem xét cho vay ưu đãi không phải thế chấp nếu tham gia sản

xuất lúa gạo theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thuộc các vùng có

quy hoạch sản xuất lúa tập trung. Để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa được

vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, lãi suất cơ bản của Nhà nước đối với ngân

hàng cho vay sản xuất lúa cần điều chỉnh thấp hơn so với các đối tượng cho vay khác.

(5) Tổ chức lại hệ thống thu mua và tăng cường ký kết hợp đồng tiêu thụ sản

phẩm với người nông dân: Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo cần tổ chức lại hệ

thống thu mua lúa bằng cách thiết lập các tổ thu mua đến tận nông dân và các hợp tác

xã nông nghiệp, không nên quá lệ thuộc vào thương lái như trong thời gian qua. Đẩy

mạnh việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân và các hợp tác xã nông

nghiệp; thông qua việc ký kết hợp đồng này, các doanh nghiệp có thể ứng vốn trước

một phần hoặc cung cấp lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân để họ có

điều kiện thâm canh sản xuất lúa, từ đó năng suất và chất lượng lúa sẽ được nâng lên.

So với hình thức thu mua lúa nguyên liệu thông qua thương lái thì hình thức

thiết lập các tổ thu mua đến tận nông dân sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn

về nguồn nguyên liệu và giúp nâng cao chất lượng lúa nguyên liệu (do doanh nghiệp

Page 130: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

130

có thể chọn loại giống lúa để thu mua, phân loại từng giống lúa tại nơi thu mua và

quy định độ ẩm của hạt lúa), từ đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng

cao, doanh nghiệp sẽ phát triển một cách bền vững hơn.

Kênh thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo được thể hiện ở

biểu đồ 3.1 dưới đây:

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2011

Biểu đồ 3.1: Đề xuất kênh thu mua lúa hàng hóa của các doanh nghiệp

3.2.3.2. Nhóm giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

1/ Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ

Kết quả phân tích thực trạng về công nghệ ở chương 2 (mục 2.3.1.2) cho thấy

đa số các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ có công nghệ chỉ ở

mức trung bình và lạc hậu. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô sản xuất kinh doanh khá nhỏ, vốn ít. Vì

vậy, việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó

khăn, trở ngại. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo ở Cần Thơ đều sử dụng công nghệ theo hướng hiện đại, các doanh

nghiệp và chính quyền địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Tổ, đội thu mua lúa của doanh nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp

Nông dân sản xuất lúa

Page 131: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

131

(1) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp và lựa chọn

các công nghệ thích hợp để thay thế: Trước hết, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh

nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời lựa chọn công nghệ tiên tiến và thích hợp

được sản xuất ở trong nước hoặc nước ngoài (hiện có một số hãng sản xuất thiết bị có

uy tín như: Bùi Văn Ngọ, Lamico ­ Công ty Cổ phần Cơ khí Chế tạo máy Long An,

Sinco, Satake) để tạo đột phá phát triển nhanh về công nghệ trong hoạt động sản xuất

kinh doanh.

Hiện nay, công nghệ của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo còn rất lạc hậu so

với yêu cầu thực tế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường cải tiến và đầu tư trang

bị thêm các công nghệ khá hiện đại hiện nay như:

­ Cải tiến công nghệ làm sạch nguyên liệu từ dạng máy sàng tạp chất sang máy

làm sạch dạng lắc để nâng cao công suất và giảm tỷ lệ tạp chất trước khi qua công

đoạn bóc vỏ. Hiện nay, máy làm sạch lúa này do các hãng sản xuất trong nước và

nước ngoài sản xuất, có thể sử dụng công nghệ do hãng Bùi Văn Ngọ và Lamico sản

xuất nhằm tiết kiệm khoảng 30% chi phí nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu.

­ Cải tiến công nghệ bóc vỏ lúa từ dạng cối xay lúa ­ bóc vỏ lúa bằng đĩa đá

sang máy bóc vỏ lúa bằng hệ thống các ru­lô cao su để nâng cao công suất, giảm tỷ lệ

hạt gãy, tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, thiết bị máy bóc vỏ lúa do hãng Satake sản

xuất khá hiện đại, chẳng hạn như máy bóc vỏ lúa HR10PP­T. Đây là công nghệ bóc

vỏ lúa bằng ru­lô cao su, máy có các ưu điểm như sau: cho công suất cao hơn (từ 5­7

tấn/giờ) so với các máy trước đây chỉ khoảng 2­3 tấn/giờ, giảm tỷ lệ hạt gãy vỡ

(những thử nghiệm thực tế máy bóc vỏ mới tại nhà máy đã chứng minh rằng tỷ lệ hạt

vỡ đã giảm đáng kể khoảng 30% trong suốt quá trình bóc vỏ, tỷ lệ hạt gãy vỡ của hạt

nhỏ hơn 3%), máy được vận hành tự động hoàn toàn và đảm bảo yêu cầu về vệ sinh.

­ Cải tiến công nghệ sấy lúa từ lò sấy bằng trấu có công suất sấy lúa là 8­16

tấn/mẻ/36 giờ sang lò sấy bằng than hoặc điện có công suất sấy lúa lên đến từ 16­50

tấn/mẻ/24 giờ nhằm rút ngắn thời gian sấy lúa, nâng cao sản lượng lúa sấy, giảm chi

phí và đặc biệt là nâng cao chất lượng lúa nguyên liệu từ đó giúp cho quá trình chế

Page 132: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

132

biến sẽ hạn chế được hạt gạo gãy, hạt bị rạn nứt, góp phần làm nâng cao giá bán trên

thị trường.

­ Tăng cường đầu tư thay thế các máy móc, thiết bị đã lạc hậu bằng các máy

móc, thiết bị hiện đại như: máy xát trắng gạo, máy đánh bóng gạo, máy tách màu để

hạt gạo sau khi chế biến được trắng, đẹp và không lẫn các hạt gạo không đáp ứng yêu

cầu chất lượng (hạt gạo đen, hạt đỏ, hạt vàng, hạt bạc bụng).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cải tiến công nghệ cân và

đóng gói. Bởi vì, hình thức, bao bì, mẫu mã sản phẩm cũng là yếu tố rất quan trọng

nhằm đảm bảo cho sự thành công trong sản xuất kinh doanh và trong cạnh tranh với

các đối thủ cùng ngành hàng. Cải tiến công nghệ cân và đóng gói bằng phương pháp

thủ công sang phương pháp tự động hóa, hiệu quả của việc cải tiến này sẽ làm cho

trọng lượng gạo sau khi đóng gói đảm bảo chính xác 100% và hình thức sẽ đẹp hơn

so với phương pháp đóng gói bằng thủ công.

(2) Áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý hiện đại: Đổi

mới máy móc, thiết bị và công nghệ phải luôn gắn liền với việc áp dụng phương pháp

tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý hiện đại. Như vậy, hiệu quả từ việc đổi mới đó

mới đạt được hiệu quả cao.

Khi thay đổi hệ thống máy móc, thiết bị cũ bằng hệ thống máy móc, thiết bị

hiện đại thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đánh lại quy trình sản xuất nhằm

tìm ra những hạn chế, khó khăn dựa trên cơ sở thực tiễn tại doanh nghiệp và kết hợp

với những định hướng phát triển trong tương lai để từ đó đưa ra các phương pháp tổ

chức sản xuất và phương pháp quản lý hiện đại để tổ chức quy trình sản xuất cho hợp

lý. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu vận dụng các mô hình tổ chức sản

xuất và quản lý hiện đại của các doanh nghiệp nước ngoài như các doanh nghiệp của

Thái Lan, Mỹ, Úc,...

(3) Tăng cường sự đầu tư của Nhà nước trong nghiên cứu khoa học công

nghệ: Để ngành sản xuất lúa và các doanh nghiệp chế biến lúa gạo phát triển nhanh,

Page 133: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

133

bền vững thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà

nước cần thực hiện các biện pháp sau:

Một là, Nhà nước cần xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa học công

nghệ và triển khai các chương trình phát triển khoa học vào sản xuất công nghiệp nói

chung và CNCB lúa gạo nói riêng. Phát triển công nghệ sinh học, công nghệ di truyền

để đưa các giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất. Đối với lĩnh vực sản xuất lúa

gạo cần chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác và đặc biệt cần quan

tâm đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

của sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hai là, Nhà nước cần đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách một cách thỏa đáng

cho phát triển khoa học công nghệ. Có cơ chế chính sách cho các tổ chức và các nhà

khoa học trong và ngoài nước hoạt động có hiệu quả, góp phần ứng dụng nhanh các

tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa để tạo ra nguồn nguyên liệu có chất

lượng cao và ổn định.

Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và sự trợ giúp kỹ thuật của các nước thông qua

các chương trình, dự án cụ thể. Chủ động hội nhập quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu

tư, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với các nước có trình

độ khoa học và công nghệ cao trên thế giới.

Ba là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lúa gạo áp

dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, SA,… thông qua các biện pháp hỗ

trợ tài chính, thông tin, kỹ thuật. Khuyến khích các hộ nông dân áp dụng quy trình

sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) để đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.

Bốn là, Nhà nước cần có chính sách cho phép các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo được trích quỹ doanh nghiệp để phục vụ việc đổi mới công nghệ, vì hiện nay

không ít các doanh nghiệp vẫn còn sử dụng công nghệ ở mức trung bình hoặc lạc hậu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia

Page 134: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

134

nghiên cứu khoa học, cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học đến các hộ nông dân

sản xuất lúa thông qua các biện pháp hỗ trợ về kinh phí, nguồn nhân lực, công

nghệ,...

2/ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông

tin trong doanh nghiệp

Thông tin có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, bất kể quy mô, nguồn lực và mục tiêu kinh

doanh,... nắm bắt được thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao được khả năng

cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình. Đặc biệt là, trong điều kiện hiện nay khi xu thế buôn bán thông

qua thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh trên thế giới thì việc thiết lập hệ

thống buôn bán thông qua mạng đang trở thành một nhu cầu bức thiết. Việc ứng dụng

công nghệ thông tin, tin học hóa toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh

nghiệp đạt được nhiều mục đích như: đảm bảo sản xuất đúng lúc, giảm thời gian thiết

kế ra các sản phẩm mới, cải tiến công tác quản lý,…

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hệ thống thông tin

trong doanh nghiệp, các giải pháp cần được được áp dụng trong thời gian tới như sau:

(1) Sở Thông tin và truyền thông của thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp mở

các khóa huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ

thông tin của doanh nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.

(2) Các doanh nghiệp nên chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải

quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xây

dựng hệ thống truy xuất thông tin về sản phẩm, trong đó sản phẩm sau khi chế biến

và đóng gói sẽ lưu lại các thông tin về thời điểm sản xuất, công nhân đứng máy trực

tiếp sản xuất, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào để truy xuất khi cần thiết.

(3) Các doanh nghiệp cần có phòng hay bộ phận phụ trách thông tin. Bộ phận

này có trách nhiệm thu thập các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh của

Page 135: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

135

doanh nghiệp và tổng hợp các thông tin nội bộ được cung cấp từ những bộ phận khác,

sau đó hệ thống lại và có những dự báo làm cơ sở cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết

định. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cấp thường xuyên hệ thống mạng nội bộ để

dòng chảy thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được thông suốt. Như vậy,

các công việc của doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhanh chóng, chính xác, đồng thời

phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc gặp phải trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh.

3.2.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Công nhân kỹ thuật lành nghề thiếu, trình độ của đội ngũ quản lý doanh

nghiệp đáp ứng chưa cao so với yêu cầu phát triển, năng suất lao động còn thấp là

những hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

thành phố Cần Thơ. Để khắc phục tồn tại trên cần sự nỗ lực cố gắng của cả doanh

nghiệp và Nhà nước, trong đó vai trò chủ động phải là các doanh nghiệp.

Theo dự báo (dựa trên số lượng lao động hiện tại trong các doanh nghiệp chế

biến lúa gạo và tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm khoảng 7%) thì số lượng

lao động trong các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020

khoảng 80 ngàn người, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 phải đạt

khoảng 80%. Như vậy, số lượng lao động cần được đào tạo từ trong giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2020 khoảng 60 ngàn người. Nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho nhu

cầu trước mắt và các giai đoạn tiếp theo, cần thực hiện các giải pháp về nguồn nhân

lực như sau:

(1) Các doanh nghiệp cần quan tâm đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Với xu thế hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực trở thành một trong những lợi thế

cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy đầu tư vào nguồn

nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ

thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, để nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp chế biến lúa gạo cần quan tâm một số vấn

đề sau:

Page 136: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

136

­ Các doanh nghiệp dựa vào khả năng tài chính và mục tiêu của mình để xác

định nhu cầu, lĩnh vực cần đào tạo cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công

việc của doanh nghiệp.

­ Đối với các vị trí chủ chốt, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần xây dựng và

thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn như đào tạo sau đại học, đào tạo Giám đốc điều

hành, Giám đốc tài chính, kỹ năng lãnh đạo, các khóa học bồi dưỡng ở nước ngoài,

các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn và thường kỳ,… nhằm tạo ra đội ngũ quản lý có

đầy đủ trình độ và bản lĩnh đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp và ứng phó tốt với những biến động của môi trường.

Qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn thành phố

Cần Thơ cho thấy cần có các chương trình đào tạo và bồi dưỡng dành cho cán bộ

quản lý sau đây: chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản lý doanh nghiệp; chương trình

đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng điều hành sản xuất và quản lý chất lượng; chương trình

đào tạo, bồi dưỡng tài chính, kế toán doanh nghiệp; chương trình đào tạo, bồi dưỡng

quản lý nhân sự.

Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp cần

thường xuyên tổ chức các đợt tham quan nghiên cứu giữa các doanh nghiệp trong

thành phố với các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp nước ngoài;

nhất là ở một số quốc gia có CNCB lúa gạo phát triển và có điều kiện tương đồng với

Việt Nam như: Trung Quốc, Thái Lan,... để các doanh nghiệp có thể tham khảo, học

hỏi những kinh nghiệm về quản trị sản xuất, quản trị doanh nghiệp và tiếp cận được

với các công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý khoa học của doanh nghiệp các

nước. Qua đó, vận dụng vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp để nâng cao trình độ

quản lý doanh nghiệp.

­ Đối với các công nhân kỹ thuật đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, doanh

nghiệp có thể đào tạo bằng hình thức cử người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng

ngắn hạn, các khóa tập huấn kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể

nâng cao tính chủ động trong đào tạo bằng việc phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ

Page 137: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

137

nhằm đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động bằng cách kèm cặp, hướng dẫn

tại chỗ.

Ngoài ra, để nâng cao tính hiệu quả trong công tác đào tạo tay nghề cho người

lao động thì cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp với các trung tâm dạy nghề trong

việc xây dựng nội dung và chương trình đào tạo. Trong quá trình học tập, học viên có

thể thực hành ngay tại các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp để liên hệ giữa lý

thuyết với thực tiễn của quá trình sản xuất và sau khi hoàn thành khóa học người lao

động có thể ứng dụng ngay vào công việc của mình.

­ Đối với lao động phổ thông, doanh nghiệp chỉ cần đào tạo bằng cách kèm

cặp, hướng dẫn tại chỗ, giảng viên là những người lao động có thâm niên nghề

nghiệp và những công nhân có trình độ tay nghề giỏi. Các doanh nghiệp có thể cử

người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, các khóa tập huấn kỹ năng

nghề nghiệp tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương.

(2) Các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ nhân tài hợp lý: Các doanh

nghiệp cần có chính sách trả lương, trả thưởng hợp lý để thu hút lao động giỏi vào

làm việc và giữ chân những người lao động giỏi này. Thực tế cho thấy để thu hút lao

động giỏi làm việc cho doanh nghiệp, ngoài yếu tố như có môi trường làm việc tốt thì

một yếu tố mang tính chất quyết định, đó chính là chính sách lương, thưởng hợp lý.

Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở Cần Thơ, lương bình quân

của cán bộ quản lý có trình độ trên đại học khoảng 5,62 triệu đồng/tháng, trình độ đại

học là 3,2 triệu đồng/tháng, với mức lương thực tế như vậy là khá thấp so với các

ngành nghề khác như: ngân hàng, viễn thông, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chế biến

thủy hải sản (lương bình quân của cán bộ quản lý có trình độ đại học khoảng 4,5 triệu

đồng/tháng),... Vì vậy, muốn thu hút lao động có trình độ chuyên môn giỏi vào làm

việc ở những vị trí quan trọng, nhất là vị trí quản lý điều hành, các doanh nghiệp cần

thực hiện trả lương tương xứng với khả năng làm việc và cống hiến của người lao

động. Đồng thời, khen thưởng kịp thời cho những trường hợp hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ nhằm khuyến khích họ tăng cường thi đua, mang lại hiệu quả sản xuất kinh

doanh cao cho doanh nghiệp.

Page 138: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

138

Cải thiện điều kiện làm việc, để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng

cao thì môi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng. Môi trường làm việc thuận

lợi, người lao động sẽ dễ dàng phát huy được năng lực bản thân và dễ dàng hoàn

thành tốt công việc được giao; môi trường làm việc thuận lợi cũng là điều kiện thuận

lợi để người lao động có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay

nghề.

(3) Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự hợp lý: Các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo cần xây dựng quy chế, chính sách về tuyển dụng lao

động cho doanh nghiệp. Các thông tin về tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, yêu cầu của

doanh nghiệp đối với người được tuyển dụng,... cần được thông báo công khai trên

phương tiện thông tin đại chúng và tại nơi phỏng vấn của doanh nghiệp; quá trình thi

tuyển cần được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng. Ngoài ra, thông qua các

chương trình nhận sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, cấp học bổng khuyến học cho

các trường đại học, trung tâm dạy nghề, giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng được

nguồn nhân lực có chất lượng tốt.

Doanh nghiệp cần quan tâm bố trí nhân sự một cách hợp lý, việc sắp xếp nhân

sự phải căn cứ vào khả năng và yêu cầu công việc. Cần mạnh dạn giao việc và ủy

quyền để nhân viên có thể độc lập tự chủ trong công việc. Doanh nghiệp nên có kế

hoạch luân chuyển hợp lý nhân viên để phát huy tính sáng tạo và tạo sự cạnh tranh

công bằng trong nhân viên. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp với những giá trị bình

đẳng, tạo môi trường hợp tác và tinh thần vì tập thể trong đơn vị để tất cả mọi người

luôn quyết tâm thực hiện mục tiêu chung. Các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với

từng vị trí cần được công bố công khai để tất cả mọi người cùng phấn đấu thi đua và

phải thật sự xứng đáng với vị trí của mình.

(4) Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn

nhân lực: Thành phố Cần Thơ có cơ chế chế chính sách để thu hút các thành phần

kinh tế đầu tư mở thêm các trường, các trung tâm dạy nghề có chất lượng cao nhằm

hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động. Hiện nay, mặc dù là

thành phố trung tâm vùng ĐBSCL nhưng trên địa bàn thành phố chưa có trường dạy

Page 139: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

139

nghề nào mang tầm cỡ và quy mô cấp vùng để đào tạo nghề cho người lao động ở

TP. Cần Thơ cũng như cho cả vùng ĐBSCL. Các trường và các trung tâm tâm dạy

nghề này cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng nội

dung chương trình đào tạo, tổ chức thực tập, kiểm tra và đánh giá tốt nghiệp để giúp

nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo nghề.

Bên cạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm thành phố cần tổ chức

các hội thi tay nghề để xây dựng phong trào thi đua rèn luyện tay nghề, phát huy sáng

kiến nghề nghiệp của người lao động, vấn đề này chưa được thành phố quan tâm một

cách thỏa đáng trong thời gian qua.

Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư bằng nguồn ngân sách cho phát triển

giáo dục ­ đào tạo vùng ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng. Tuy trong thời

gian qua Nhà nước đã rất quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục ­ đào tạo, nhưng

mức đầu tư này vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà

nước cần nâng mức đầu tư bằng nguồn ngân sách cho giáo dục ­ đào tạo, từ mức đầu

tư ngân sách chiếm 20% của GDP lên 25% GDP. Đây được xem là giải pháp quan

trọng hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực. Vì thực tế cho thấy, giáo dục ­ đào tạo

là “điều kiện tiên quyết”, là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định chất lượng nguồn

nhân lực.

Thời gian qua, mặc dù ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước, có sản lượng lúa gạo

xuất khẩu lớn nhất nước và là nơi đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia; nhưng

lại là nơi có trình độ dân trí, trình độ giáo dục ­ đào tạo và nguồn nhân lực thấp nhất

nước. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả

vùng ĐBSCL, trong đó có thành phố Cần Thơ.

3.2.3.4. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng

nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hóa sâu sắc cả về sản xuất lẫn thương mại, vấn

đề đa dạng hóa và mở rộng thị trường, nhất là đối với thị trường xuất khẩu luôn là

mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.

Page 140: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

140

Để đa dạng hóa và mở rộng thị trường, vấn đề cơ bản là cần phải nâng cao tính

cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao khả năng thâm nhập và xây dựng thương hiệu cho

sản phẩm. Để mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, trong thời gian tới các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo của Cần Thơ cần thực hiện các giải pháp sau:

1/ Các giải pháp đối với thị trường trong nước

(1) Xác định thị trường mục tiêu: Việc xác định thị trường mục tiêu là khâu vô

cùng quan trọng nhằm đảm bảo phát huy ưu thế của các doanh nghiệp và mở rộng thị

trường tiêu thụ trong nước. Theo tác giả, thị trường mục tiêu trong nước của các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo Cần Thơ đó là thị trường tiêu dùng ở trung tâm các

quận, huyện, thị trấn, thành thị của TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận trong vùng; đặc

biệt là thị trường tiêu dùng rất rộng lớn ở TP. HCM với dân số khoảng 10 triệu người.

Các sản phẩm chủ yếu của những thị trường mục tiêu này là các loại gạo thơm và gạo

trắng hạt dài chất lượng cao.

(2) Xây dựng hệ thống kênh phân phối: Việc xây dựng hệ thống kênh phân

phối bao gồm các cửa hàng kinh doanh lúa gạo của doanh nghiệp, hệ thống các siêu

thị và nhà bán lẻ tại các thị trường nêu trên có vai trò rất quan trọng trong việc mở

rộng và phát triển thị trường trong nước.

Hiện nay, kênh phân phối chủ yếu của các doanh nghiệp là: các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo bán cho nhà bán buôn, sau đó nhà bán buôn bán cho nhà bán lẻ và từ

nhà bán lẻ mới bán đến tay người tiêu dùng. Có rất ít doanh nghiệp mở hệ thống các

cửa hàng hoặc phân phối cho hệ thống các siêu thị để bán trực tiếp đến người tiêu

dùng trong nước. Với hệ thống phân phối như trên thị trường lúa gạo trong nước phụ

thuộc phần lớn vào các nhà bán buôn và lợi dụng lợi thế trên các nhà bán buôn có thể

chi phối giá cả hoặc có những hành vi gây biến động thị trường lúa gạo trong nước

(cơn sốt gạo ảo vào năm 2008 là ví dụ điển hình cho trường hợp này).

Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới, các

doanh nghiệp chế biến lúa gạo nên thực hiện theo sơ đồ kênh phân phối dưới đây:

Page 141: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

141

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2011

Biểu đồ 3.2: Đề xuất kênh phân phối gạo trong nước của doanh nghiệp TPCT

Theo hệ thống kênh phân phối của biểu đồ 3.2, các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo cần đẩy mạnh phát triển các cửa hàng kinh doanh lúa gạo của doanh nghiệp. Hiện

nay, ở các nước trên thế giới đã phát triển rất mạnh hệ thống cửa hàng Seven­Eleven

(hệ thống cửa hàng tiện ích) với mặt hàng chính là gạo và nhóm hàng lương thực,

thực phẩm. Các cửa hàng này luôn tập trung vào chiều sâu bằng chất lượng dịch vụ

và hàng hóa phong phú. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống

các nhà phân phối trực tiếp, thông qua các siêu thị và đại lý bán lẻ để bán gạo đến tận

tay người tiêu dùng nhằm giảm bớt các tầng nấc trung gian, góp phần làm ổn định thị

trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(3) Phát triển các sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã và nâng cao về chất

lượng: Do thu nhập của người dân khu vực thành thị ngày càng cao nên nhu cầu về

gạo chất lượng cao cũng tăng lên. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp cần quan

tâm phát triển các sản phẩm gạo cao cấp như: gạo trắng hạt dài và gạo thơm đóng gói

2 kg, 5 kg và 10 kg; đóng bao PP 25 kg và 30 kg. Các sản phẩm này giúp mang lại sự

tiện lợi hơn cho người tiêu dùng và góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm. Ngoài ra,

Doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Nhà bán lẻ Cửa hàng kinh doanh lúa gạo của doanh nghiệp

Hệ thống các siêu thị

Người tiêu dùng

Page 142: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

142

các doanh nghiệp cần quan tâm phát triển thêm các sản phẩm mới như: gạo có hàm

lượng sắt, gạo có hàm lượng Vitamin A, gạo dành cho người bệnh tiểu đường,...

2/ Các giải pháp đối với thị trường xuất khẩu

(1) Xác định thị trường xuất khẩu mục tiêu: Theo dự báo, giai đoạn 2009 ­

2015 lượng gạo nhập khẩu của thế giới sẽ tăng bình quân mỗi năm khoảng 2,6%. Các

khu vực nhập khẩu gạo chủ yếu là Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.

Khu vực Châu Á nhập khẩu mỗi năm khoảng 13 ­ 14 triệu tấn gạo. Trong đó,

Philippine và Bangladesh là hai quốc gia nhập khẩu gạo chính.

Khu vực Trung Đông: Các quốc gia ở khu vực Trung Đông có điều kiện bất

lợi trong sản xuất lương thực, cộng với tình hình chính trị bất ổn đã làm cho nhu cầu

nhập khẩu lương thực của khu vực này càng trở nên cấp thiết. Theo Bộ Nông nghiệp

Mỹ, các nước Trung Đông nhập khẩu khoảng 4 ­ 5 triệu tấn gạo mỗi năm, chiếm

khoảng 70% tổng tiêu dùng gạo của khu vực này. Lượng gạo nhập khẩu của Trung

Đông năm 2009 là 4,6 triệu tấn, tăng 300 ngàn tấn so với năm 2008, trong đó Iran và

Iraq là hai quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất. Iran nhập khoảng 1,5 triệu tấn, Iraq

nhập trên dưới 1 triệu tấn gạo.

Khu vực Châu Phi: Các nước ở khu vực Châu Phi nhập khẩu khoảng 9 triệu

tấn gạo mỗi năm và có xu hướng tăng trong thời gian gian tới, nguyên nhân chủ yếu

là do dân số tăng nhanh và hạn hán xảy ra thường xuyên.

Như vậy, trong thời gian tới thì thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nước

khu vực Châu Á như Philippine, Indonesia và các nước khu vực Châu Phi với gạo

trắng cấp trung bình và cấp thấp. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp

cần đẩy mạnh thâm nhập thị trường các nước khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Trung

Đông và một số nước Châu Á như: Malaysia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan,

Nhật, Hàn Quốc với các loại gạo thơm chất lượng cao. Thị trường của các sản phẩm

gạo chất lượng cao bước đầu chiếm từ 10% đến 20% trên tổng sản lượng gạo xuất

khẩu, nhưng phải từng bước được nâng cao hơn nữa và phấn đấu chiếm tỷ trọng

khoảng 50% vào năm 2020 nhằm để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Cần Thơ.

Page 143: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

143

Bảng 3.9: Dự báo lượng gạo nhập khẩu của một số quốc gia trên thế giới

ĐVT: 1.000 tấn

Stt Quốc gia nhập khẩu Năm

08/09 09/10 10/11 11/12 12/13 13/14 14/15

1 Philippine 2.416 2.722 2.563 2.571 2.617 2.656 2.763

2 Bangladesh 1.306 1.293 1.904 2.411 2.493 2.513 2.659

3 Malaysia 876 821 784 798 808 796 825

4 Indonesia 708 779 1.233 1.125 1.064 1.035 1.178

5 Nhật 500 482 482 482 482 482 482

6 Hong Kong 315 321 330 332 332 331 332

7 Hàn Quốc 281 307 327 348 368 388 409

8 Đài Loan 77 147 147 147 147 147 147

9 Nigeria 1.601 1.454 1.519 1.607 1.728 1.871 1.876

10 Nam Phi 856 937 948 963 971 977 997

11 Ivory Coast 762 1.081 1.094 1.135 1.193 1.215 1.239

12 Iran 1.567 1.477 1.395 1.427 1.595 1.708 1.743

13 Iraq 1.125 1.195 1.229 1.261 1.294 1.325 1.348

14 Ả Rập Saudi 995 1.345 1.360 1.391 1.419 1.443 1.471

15 Thổ Nhĩ Kỳ 195 208 202 208 219 237 260

16 EU 963 970 980 1.025 1.067 1.046 1.032

17 Mexico 586 612 625 653 681 706 729

18 Canada 345 362 375 388 404 418 431

19 Brazil 190 559 665 752 805 863 858

20 Các quốc gia khác 11.217 11.474 11.402 10.934 10.810 10.718 10.528

Tổng cộng 26.882 28.547 29.565 29.960 30.496 30.875 31.307

Nguồn: Viện nghiên cứu chính sách Lương thực và Nông nghiệp Mỹ, 2009 [29]

Page 144: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

144

(2) Mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì

xuất khẩu gạo theo hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp (ủy thác

xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu). Đối với xuất khẩu trực tiếp, ngoài việc phân phối

thông qua nhà nhập khẩu và nhà bán buôn nước ngoài như trước đây, các doanh

nghiệp có thể hợp tác với các nhà bán lẻ ở nước ngoài để cung cấp các sản phẩm gạo

thơm đóng gói 2 kg, 5 kg và 10 kg cho họ nhằm rút ngắn kênh phân phối và qua đó

quảng bá hình ảnh gạo Việt Nam đến đông đảo người tiêu dùng trên thế giới.

Hiện tại, chưa có doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo nào của Cần Thơ đặt

văn phòng đại diện ở nước ngoài, mọi giao dịch đều tập trung tại trụ sở chính hoặc

văn phòng đại diện trong nước. Do đó, khả năng nắm bắt thông tin thị trường và giao

dịch ký kết hợp đồng còn hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần thành lập văn phòng đại

diện tại các thị trường mục tiêu nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin có liên quan

như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, giá cả,… đồng thời có thể mở rộng chọn đối

tác, từng bước phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp

xuất khẩu gạo của Cần Thơ cần thực hiện theo sơ đồ kênh phân phối dưới đây:

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2011

Biểu đồ 3.3: Đề xuất kênh phân phối gạo xuất khẩu của doanh nghiệp TPCT

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo TP. Cần Thơ

Nhà nhập khẩu

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

Xuất khẩu trực tiếp Doanh nghiệp xuất khẩu khác

Thành viên phân phối nước ngoài

Thành viên phân phối trong nước Ủy thác XK Cung ứng XK

Văn phòng đại diện ở nước ngoài

Page 145: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

145

3.2.3.5. Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm lúa gạo

Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt

động sản xuất kinh doanh, trong cạnh tranh, phát triển thị trường và có ý nghĩa sống

còn đối với các doanh nghiệp. Vì thế, xây dựng, quảng bá và nâng cao hình ảnh

thương hiệu chính là xây dựng chiến lược lâu dài của tất cả các doanh nghiệp. Tuy

nhiên, thời gian qua việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm lúa gạo của

Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng được được quan tâm một cách thỏa đáng.

Có thể nói gạo Việt Nam được ví như “nàng công chúa ngũ trong rừng”; bởi vì, rất

nhiều năm qua gạo xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ được xuất hiện với một cái

tên hết sức nhạt nhẽo “gạo trắng hạt dài” và được đóng “mác” của những công ty, tập

đoàn kinh doanh lương thực trung gian thuộc các quốc gia khác, tất nhiên những công

ty, tập đoàn này sẽ không bao giờ làm thương hiệu cho gạo Việt Nam. Trong khi đó,

Thái Lan có loại gạo nổi tiếng như Khaw Dawk Mali, Hom Mali, Jasmine 85; Ấn Độ

và Pakistan có gạo Basmati; Ý có gạo Arborio, Thaibonet; Úc có gạo Amaroo,...

Giá gạo trên thị trường thế giới gần đây cho thấy, gạo 5% tấm của Thái Lan

được chào bán 500 USD/tấn, gạo Pakistan 415 USD/tấn, trong khi Việt Nam chỉ có

thể chào bán 400 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm của Việt Nam cũng thấp hơn

khoảng 70 USD/tấn so với Thái Lan. Tình trạng trên đã kéo dài từ nhiều năm nay,

qua đó cho thấy mặc dù chúng ta luôn duy trì vị trí thứ 2 về số lượng gạo xuất khẩu

trên thế giới nhưng mức lợi nhuận thực mang về lại chưa tương xứng. Nguyên nhân

do gạo Việt Nam khi xuất khẩu chỉ mang nhãn hiệu chung chung và khi mang nhãn

hiệu chung chung như vậy, cũng như không có thương hiệu thì giá bán sẽ rất thấp so

với những loại gạo có thương hiệu thật sự của Thái Lan hay các nước khác.

Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam nói chung và Cần Thơ

nói riêng là rất cấp thiết. Để “Gạo Việt Nam thức dậy và làm cho toàn thế giới biết

đến mình” cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

(1) Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các chủ thể có liên quan: Những bài học

kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu lúa gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ,

Úc cho thấy việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo đã là khó, nhưng để giữ

Page 146: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

146

gìn thương hiệu đó lâu dài lại càng khó hơn. Vì vậy, để có một thương hiệu cho lúa

gạo bền vững trong tương lai thì ngay từ bay giờ cần phải có một chương trình tổng

thể mang tầm quốc gia. Nghĩa là gạo Việt Nam phải là đặc sản, chất lượng phải đạt

chuẩn, năng suất khá cao, môi trường sản xuất bền vững và được đông đảo người tiêu

dùng ưa thích. Để làm được điều này, cần có sự kết hợp giữa các bên như sau:

Một là, các nhà khoa học cần nghiên cứu tìm ra các giống lúa chất lượng cao,

có giá trị thương phẩm tốt đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, dựa trên cơ sở của

một nền nông nghiệp bền vững. Đồng thời, phải đào tạo nông dân về kỹ thuật canh

tác theo tiêu chuẩn GAP để mặt hàng gạo của chúng ta luôn đảm bảo được an toàn vệ

sinh.

Hai là, nên hình thành những vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng

những cánh đồng một giống. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có một nhóm

nông dân liên kết lại (hình thành các hợp tác xã) nhằm tạo ra một lượng lúa hàng hóa

lớn và đồng bộ, như vậy sẽ thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu.

Ba là, xây dựng hệ thống thu mua có lợi cho nông dân, giảm trung gian, có

như vậy lúa gạo sẽ không bị lẫn lộn nhiều giống. Muốn như vậy, cần có sự ký kết hợp

đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp với người nông dân sản xuất lúa, thông qua đó

những doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lúa gạo sẽ chịu trách nhiệm về xây dựng

thương hiệu của sản phẩm.

Bốn là, các doanh nghiệp cần tìm hiểu sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng

trong nước và nước ngoài để xây dựng nhiều thương hiệu gạo đặc sản cho doanh

nghiệp. Ví dụ như: gạo Nàng Nhen, Nàng thơm Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine,…

Đồng thời phải có những chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói,

mẫu mã của bao bì, tên thương hiệu, logo,...

Năm là, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bốn nhà: Nhà nông, Nhà doanh

nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nước, để từ đó tạo ra được sản phẩm đồng nhất, chất

lượng cao. Do có sự hỗ trợ về nguồn giống tốt và kỹ thuật canh tác tiên tiến từ các

nhà khoa học; doanh nghiệp cam kết thu mua hết lúa hàng hóa cho nông dân với giá

Page 147: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

147

hợp lý; cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước sẽ giúp nông dân yên tâm trong sản xuất

nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu.

(2) Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho những sản

phẩm gạo có chất lượng cao dựa trên cơ sở các liên kết trên: Muốn xây dựng và

quảng bá thương hiệu thì trước tiên phải dựa trên nền tảng quan trọng là chất lượng

sản phẩm, sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn

cho người sử dụng. Bên cạnh đó, để xây dựng một thương hiệu mạnh, có vị trí trên

thương trường, doanh nghiệp cần xác định cho mình các thành phần quan trọng của

thương hiệu với bản sắc riêng, đó là tên thương hiệu, biểu tượng, hình tượng, khẩu

hiệu, nhạc hiệu và bao bì. Các thành phần này đóng vai trò rất quan trọng trong việc

tạo ra dáng vẻ bên ngoài thật ấn tượng cho người tiêu dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên,

giúp khách hàng dễ nhận biết và dễ nhớ thương hiệu hơn. Để khách hàng chú ý, nhận

biết và tin tưởng vào thương hiệu, các doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện hiệu quả

năm công cụ truyền thông của marketing, đó là: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán

hàng trực tiếp, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú

trọng đến tính năng của sản phẩm, tính cá biệt của thương hiệu và uy tín của thương

hiệu. Các doanh nghiệp cần triển khai việc quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu

chuẩn như: ISO, HACCP, SA, TCVN, VIETGAP,... để việc xây dựng thương hiệu

được dễ dàng hơn. Trước mắt, các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh lúa gạo của

Cần Thơ nên tập trung vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với các sản

phẩm gạo Jasmine, gạo thơm, gạo trắng hạt dài đóng gói 2 kg, 5 kg và 10 kg; đăng ký

nhãn hiệu hàng hóa ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện nay, công ty cổ phần

Gentraco đã đăng ký nhãn hiệu cho hai sản phẩm gạo thơm đóng gói là MISS

CANTHO và WHITE STORK trong nước và ngoài nước và hai sản phẩm này cũng

đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tham gia chương trình thương hiệu quốc gia

Việt Nam nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập,

tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng ở trong và ngoài

Page 148: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

148

nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Tham gia chương trình này,

các doanh nghiệp sẽ có được những quyền lợi thiết thực như được hỗ trợ kinh phí tổ

chức các hoạt động phát triển thương hiệu, có cơ hội tham gia các hội chợ, các

chương trình xúc thương mại trọng điểm quốc gia ở trong và ngoài nước.

Quy trình xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo được thể hiện ở biểu đồ 3.4

dưới đây:

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2011

Biểu đồ 3.4: Đề xuất quy trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa

gạo của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn TP. Cần Thơ

(3) Hoàn thiện hoạt động marketing trong doanh nghiệp: Công tác marketing

là hết sức cần thiết trong việc đưa hạt gạo Cần Thơ ra thị trường thế giới. Cũng như

các loại hàng hóa khác, sản phẩm gạo cũng cần phải định vị thương hiệu và nếu

không có chiến lược rõ ràng thì việc bán gạo cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu

như bao loại hàng hóa thông thường khác. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp chế biến

và kinh doanh lúa gạo của Cần Thơ có chiến lược marketing tốt thì hạt gạo mang

thương hiệu Cần Thơ sẽ khẳng định được vị thế trong lòng người tiêu dùng trong

nước và quốc tế. Ngoài ra, việc xác định đối thủ cạnh tranh chính cũng không kém

Đầu tư của nhà nước Nhóm nông dân

Doanh nghiệp

Mở rộng thị trường

Vùng sản xuất lúa lớn

Thương Hiệu

Sản phẩm cạnh tranh

Giá cạnh tranh

Đóng gói

Bao bì

Tên thương hiệu

Chất lượng cao

Khối lượng lớn

Page 149: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

149

phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Không

chỉ nhận diện đối thủ cạnh tranh, mà phải xác định khách hàng và phân biệt được đâu

là khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, thị trường biến động từng giờ, từng ngày, nhất là

đối thị trường thế giới, do đó doanh nghiệp phải không ngừng cập nhật thông tin thị

trường để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xây dựng

chiến lược marketing nhằm định vị thương hiệu cho hạt gạo ở thị trường trong nuớc

và quốc tế.

3.2.3.6. Nhóm giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho các doanh

nghiệp

Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp chế biến lúa gạo có đủ vốn để sản xuất kinh

doanh, ngoài việc hỗ trợ về vốn của Nhà nước, vấn đề tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu

quả đối với từng doanh nghiệp hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt. Như phân tích ở

chương 2 (mục 2.3.1.4), đa số các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở Cần Thơ đều gặp

khó khăn về vốn và rất khó để tiếp cận nguồn vốn vay, do đó giải quyết vấn đề về

vốn là công việc rất cấp bách hiện nay.

Để tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện các

giải pháp chủ yếu sau đây:

(1) Phát triển hình thức tài trợ vốn bằng cho thuê tài chính đối với doanh

nghiệp: Theo nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ­CP ngày 02/5/2001 về tổ chức

và hoạt động của công ty cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn

thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản

khác theo yêu cầu của bên thuê. Trong khi đó bên thuê là người chịu mọi rủi ro về

việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê cũng như bảo dưỡng, sửa chữa chúng

trong thời hạn thuê. Bên cho thuê đứng ra lo thủ tục đăng ký quyền sở hữu và mua

bảo hiểm cho tài sản thuê. Trong trường hợp tài sản thuê được mua từ nước ngoài thì

công ty cho thuê tài chính được quyền nhập khẩu trực tiếp.

Tín dụng thuê mua là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua các loại

tài sản là máy móc, thiết bị. Hình thức tài trợ vốn này rất phù hợp với doanh nghiệp

chế biến lúa gạo ở Cần Thơ vì những lý do sau:

Page 150: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

150

­ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì nhu cầu đổi mới công

nghệ càng trở nên cấp thiết, nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại được. Tuy

nhiên, việc vay vốn đối với đối với một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do

doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hoặc là không có dự án khả thi tốt,... nên thuê

tài chính là biện pháp tốt nhất cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đổi mới công

nghệ mà không cần sự chuẩn bị lớn về vốn. Đây là kênh tài trợ vốn trung và dài hạn

quan trọng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận để

trang bị, đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất.

­ Khi cho vay, giá trị tài sản thế chấp thường bị ngân hàng định giá thấp, mặt

khác, doanh nghiệp cũng không được xét cho vay bằng với giá trị tài sản mà tối đa và

chỉ bằng 70% giá trị tài sản. Trong khi đó, với phương thức cho thuê tài chính doanh

nghiệp có thể được tài trợ với giá trị hợp đồng lớn hơn giá trị của tài sản doanh

nghiệp và lãi suất thuê tài chính thường thấp hơn lãi suất ngân hàng từ 3 ­ 5%/năm.

­ Hình thức này còn giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực sản xuất, tranh thủ

được thời cơ trong kinh doanh đồng thời vẫn không làm tăng tỷ lệ nợ so với vốn của

doanh nghiệp.

­ Doanh nghiệp đi thuê tài chính còn nhận được các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ

khác từ công ty cho thuê tài chính như kinh nghiệm trong quá trình đàm phán mua

bán với nhà cung cấp máy móc, thiết bị, chuẩn bị các thủ tục liên quan đến việc nhập

khẩu cũng như mua bảo hiểm cho tài sản thuê,…

­ Căn cứ để ra quyết định cho thuê tài chính đối với các doanh nghệp là

phương án kinh doanh có hiệu quả chứ không đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp cũng

như việc bảo lãnh của bên thứ ba. Vì vậy, thành công hay thất bại của việc cho thuê

được dựa vào tính khả thi của dự án.

­ Thời gian giải quyết các thủ tục cho thuê tài chính nhanh chóng, vì vậy rất

thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Để doanh nghiệp có thể tiếp cận hình thức tài trợ vốn bằng cho thuê tài chính,

doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

Page 151: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

151

Một là, các doanh nghiệp cần hoàn thiện các báo cáo tài chính.

Thực trạng các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều yếu

kém và không trung thực, từ đó các doanh nghiệp thường gặp nhiều trở ngại khi tiếp

xúc với nguồn vốn bằng cho thuê tài chính. Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm

hơn đến việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán và báo cáo tài chính về tình hình

hoạt động qua các năm nhằm mục đích trong sạch hóa tình hình tài chính. Tình hình

tài chính của doanh nghiệp rõ ràng cũng góp phần làm vững mạnh năng lực hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, các ngành chức năng cần tăng cường trang bị kiến thức cho doanh

nghiệp về hình thức tài trợ cho thuê tài chính.

Ba là, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực xây dựng phương án sản xuất

kinh doanh mang tính khả thi cao.

(2) Tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Tăng tốc độ luân chuyển của

vốn lưu động là biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Muốn tăng

nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp cần quan tâm đến sử dụng vốn

thật hợp lý và tiết kiệm. Phải có những biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm vốn ở từng

khâu như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Cụ thể là:

­ Ở khâu dự trữ, doanh nghiệp cần rút ngắn thời gian thu mua, vận chuyển,

bốc dỡ và kiểm nghiệm nguyên vật liệu; tiết kiệm nguyên vật liệu, có mức dự trữ

nguyên vật liệu hợp lý và phải đảm bảo chất lượng, giảm thiểu tổn thất, hao hụt

nguyên vật liệu.

­ Ở khâu sản xuất, có biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất, áp dụng phương

pháp tổ chức sản xuất hợp lý để quá trình sản xuất được liên tục và giảm thiểu thời

gian gián đoạn trong sản xuất để nâng cao năng suất.

­ Ở khâu tiêu thụ, việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn

đến tốc độ luân chuyển vốn. Để sản phẩm có thể tiêu thụ nhanh đòi hỏi các doanh

nghiệp phải có thị trường tiêu thụ ổn định; muốn có thị trường tiêu thụ ổn định thì các

doanh nghiệp phải tăng cường các hoạt động marketing để mở rộng thị trường, bên

cạnh đó cần thiết lập các thị trường và các khách hàng truyền thống.

Page 152: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

152

(3) Vốn vay tín dụng và hợp tác với bên ngoài: Vay vốn ngân hàng là giải

pháp phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng để vay vốn hiện nay, nhất là

đối với các doanh nghiệp sản xuất có máy móc, thiết bị, có nhà xưởng, kho tàng,…

tức là có những vật bảo chứng thuận lợi cho ngân hàng làm thủ tục. Để thuận lợi cho

việc vay vốn ngân hàng các doanh nghiệp cần có hệ thống báo cáo tài chính một cách

minh bạch, rõ ràng, có các dự án kinh doanh khả thi nhằm phát triển sản xuất kinh

doanh có hiệu quả cao để có thể thu hút nguồn vốn vay tín dụng.

Thực hiện sự liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong

nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để khai thác tối đa tiềm năng tài chính

của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể thu hút vốn bằng cách thực

hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, hình thức này có thể huy động được các nguồn vốn ở

trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, bằng hình thức cổ phần hóa các

doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ những cổ đông là những người nông dân sản xuất

lúa, các thương lái và điều này sẽ làm cho người nông dân ý thức hơn trong việc nâng

cao chất lượng lúa hàng hóa cũng như nghiêm túc hơn trong việc thực hiện hợp đồng

bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Qua đó làm cho mối liên kết giữa người nông

dân với doanh nghiệp ngày càng bền chặt hơn, nông dân sẽ xem hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp cũng chính là hiệu quả của mình và ngược lại đối với các doanh

nghiệp sẽ xem hiệu quả trong sản xuất lúa của người nông dân cũng chính là hiệu quả

của doanh nghiệp.

Liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút vốn đầu tư. Các doanh

nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý

hiện đại, khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường mới,... sẽ giúp cho các doanh nghiệp

trong nước lớn mạnh hơn, đảm bảo phát triển một cách bền vững và lâu dài. Thực

hiện liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, có những mặt lợi như sau:

Một là, góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh

nghiệp có điều kiện để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; từ đó làm cho

chất lượng của sản phẩm được nâng lên, giá bán trên thị trường sẽ cao hơn và doanh

nghiệp sẽ có điều kiện giúp nông dân đầu tư sản xuất lúa tốt hơn.

Page 153: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

153

Hai là, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, học hỏi

được kỹ thuật mới, phương pháp quản lý mới, công nghệ hiện đại và phương pháp

kinh doanh theo thông lệ quốc tế.

Ba là, có điều kiện để mở rộng và phát triển thị trường mới. Doanh nghiệp sẽ

thuận lợi hơn trong việc xây dựng hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài nhằm

đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và giảm bớt các doanh nghiệp trung gian

nước ngoài như trong thời gian qua.

Bốn là, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng và quảng bá

thương hiệu sản phẩm. Qua đó, làm tăng giá trị của sản phẩm và góp phần nâng cao

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh các giải pháp trên, để tạo vốn thì những doanh nghiệp có thực lực

nên tham gia thị trường chứng khoán nhằm tạo kênh thu hút vốn từ công chúng. Tuy

nhiên, để việc cổ phần hóa và tham gia thị trường chứng khoán có hiệu quả thì sự

minh bạch trong báo cáo tài chính và xây dựng thương hiệu công ty là những yếu tố

quan trọng cho khả năng thu hút vốn.

(4) Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt: Việc thực hiện giải pháp tiền tệ

linh hoạt trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay có vai trò rất quan

trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Gần đây lãi suất tiền vay đồng USD

rất thấp (bình quân 4%/năm), trong khi lãi suất tiền đồng Việt Nam ở mức cao nhất

trong các năm qua (bình quân là 15% và có lúc lên đến trên 20%/năm). Vì vậy, trong

điều kiện như hiện nay thì các doanh nghiệp chế biến lúa gạo có xuất khẩu (xuất khẩu

trực tiếp và xuất khẩu ủy thác) có thể vay vốn bằng đồng USD, do lãi suất đồng USD

thấp hơn rất nhiều so với đồng Việt Nam và các doanh nghiệp còn có lợi thế là khi

xuất khẩu gạo sẽ thu được nguồn ngoại tệ để trả nợ vay ngân hàng mà không sợ

những biến động về tỷ giá. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều ngân hàng đã đưa ra nghiệp

vụ Option (quyền lựa chọn tiền tệ) nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về tỷ giá;

đồng thời có nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về lãi

suất ngoại tệ.

Page 154: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

154

(5) Sử dụng hiệu quả các ưu đãi tài chính của Nhà nước: Đối với các doanh

nghiệp chế biến thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu thực hiện dự án đầu tư chiều sâu,

mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ được

vay vốn với chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư theo Nghị định 151/2009/NĐ­CP ngày

20/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu toàn bộ dây chuyền máy móc,

thiết bị trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp thực

hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới, đổi mới công nghệ nhằm cải thiện môi

trường sinh thái sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm do các đầu tư

mới này mang lại.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có thể thực hiện vay vốn tín dụng

thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại bằng hình

thức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 03/2011/QĐ­

TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

(6) Hỗ trợ của chính quyền thành phố Cần Thơ: Bên cạnh các giải pháp nêu

trên, để tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

trên địa bàn TP. Cần Thơ, thì sự hỗ trợ của chính quyền thành phố là rất cần thiết. Cụ

thể là:

­ Thành phố Cần Thơ cần sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa vay vốn sản xuất kinh doanh.

­ Thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn

tín dụng ưu đãi thông qua Quỹ đầu tư phát triển và Ngân hàng phát triển bằng hình

thức bảo lãnh tín dụng.

3.2.3.7. Nhóm giải pháp quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành chế biến lúa

gạo

Phát triển manh mún, tự phát, thiếu sự liên kết; các cơ sở chế biến lúa gạo còn

nằm xen lẫn trong các khu dân cư và chưa gắn với vùng nguyên liệu là những hạn chế

rõ nhất của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ. Thực trạng trên làm ảnh

Page 155: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

155

hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái cũng như cuộc sống của người dân. Do đó, việc quy hoạch khu công

nghiệp chuyên ngành chế biến lúa gạo trong thời gian tới là rất cấp thiết.

Tuy vậy, việc xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành cần có những định

hướng cụ thể nhằm phát huy tối đa về hiệu quả kinh tế xã hội. Theo tác giả, định

hướng quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành chế biến lúa gạo gồm các yếu tố

sau:

Một là, khu công nghiệp chuyên ngành phải gắn với vùng nguyên liệu và phải

gắn kết với ngành chế biến lúa gạo của các tỉnh trong vùng.

Hai là, khu công nghiệp chuyên ngành phải gắn kết với yêu cầu tổ chức, sắp

xếp lại các doanh nghiệp chế biến lúa gạo theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa.

Từng bước thực hiện phân công, hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo

phương thức chuỗi giá trị gia tăng và tăng cường các liên kết trong sản xuất kinh

doanh như: liên kết giữa doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới

dạng đơn vị vệ tinh làm nhiệm vụ gia công, cung ứng nguyên liệu; liên kết giữa các

doanh nghiệp trong xây dựng vùng nguyên liệu; liên kết trong các hoạt động xúc tiến

thương mại và tiếp thị,...

Ba là, khu công nghiệp chuyên ngành phải có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ

thuật hoàn chỉnh và thuận tiện trong vận tải cả đường thủy lẫn đường bộ.

Dưới đây là các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã được xây

dựng và đang được quy hoạch của TP. Cần Thơ [5], bao gồm các khu như sau:

­ Khu công nghiệp Trà Nóc 1: Diện tích 135 ha, tại phường Trà Nóc, quận

Bình Thủy. Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn chỉnh, hiện nay toàn bộ diện tích

đã được cho thuê.

­ Khu công nghiệp Trà Nóc 2: Diện tích 165 ha, phường Phước Thới, quận Ô

Môn, liền kề với khu công nghiệp Trà Nóc 1. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng

hoàn chỉnh, đã có nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê đất để xây dựng nhà máy.

Hiện đã cho thuê được 90% diện tích đất công nghiệp.

Page 156: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

156

­ Khu công nghiệp Hưng Phú 1: Diện tích 262 ha, phường Tân Phú, quận Cái

Răng. Hiện đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

­ Khu công nghiệp Hưng Phú 2A: Diện tích 134 ha, phường Phú Thứ, quận

Cái Răng. Hiện đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

­ Khu công nghiệp Hưng Phú 2B: Diện tích 74 ha, phường Phú Thứ, quận Cái

Răng. Hiện đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

­ Khu công nghiệp Ô Môn: Diện tích 600 ha, phường Phước Thới, quận Ô

Môn. Hiện đang lập quy hoạch 1/2000.

­ Khu công nghiệp Bắc Ô Môn: Diện tích 400 ha, phường Thới Long, quận Ô

Môn. Hiện đang lập quy hoạch 1/2000.

­ Khu công nghiệp Thốt Nốt: Diện tích khoảng 1.000 ha, xã Thới Thuận, quận

Thốt Nốt và xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh bao gồm: Khu công nghiệp Thốt Nốt

1 và Khu công nghiệp Thốt Nốt 2.

+ Khu công nghiệp Thốt Nốt 1: Diện tích khoảng 150 ha, xã Thới Thuận, quận

Thốt Nốt (gồm 4 giai đoạn), hiện đang đầu tư xây dựng giai đoạn 1,2,3 trên diện tích

110 ha và hiện đang có 6 dự án đang hoạt động.

+ Khu công nghiệp Thốt Nốt 2: Diện tích khoảng 800 ha, xã Thới Thuận, quận

Thốt Nốt và xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh. Hiện đang lập quy hoạch dự án và

kêu gọi đầu tư.

Trên cơ sở các định hướng quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành chế biến

lúa gạo nêu trên và để các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ phát triển bền

vững trong thời gian tới. Thành phố Cần Thơ nên quy hoạch khu công nghiệp chuyên

ngành chế biến lúa gạo tại hai khu công nghiệp là Thốt Nốt 1 và Thốt Nốt 2. Bởi vì,

nơi đây tập trung nguồn nguyên liệu lớn về lúa gạo của thành phố, do tiếp giáp với

các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, đây là những vùng sản xuất lúa gạo lớn

của thành phố. Đặc biệt, quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh tiếp giáp với các tỉnh

như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, là những tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất

vùng ĐBSCL và cả nước.

Page 157: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

157

Khi mô hình khu công nghiệp chuyên ngành được đầu tư xây dựng hoàn

chỉnh, nó có những ưu điểm như: (1) Tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh cùng

một ngành hàng vào trong một khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp phát huy sức mạnh

tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của toàn ngành, giúp giảm thiểu các chi phí trong sản

xuất; (2) Các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc trao đổi thông tin về thị

trường, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ bền chặt hơn để qua đó tránh được hiện

tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nhất là cạnh tranh về giá

giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo thời gian qua; (3) Thuận lợi trong việc hình

thành ngành công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ hỗ trợ như: cơ khí, vận tải, bưu điện,

viễn thông, ngân hàng, điện, nước, các dịch vụ ăn uống, các khu vui chơi giải trí cho

người lao động,... (4) Vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được tốt hơn, do chất thải công

nghiệp được thu gom và xử lý tập trung. Tránh được hiện tượng các nhà máy chế

biến lúa gạo vứt tro, trấu xuống các dòng sông gây ô nhiễm môi trường như hiện nay

và các phế phẩm như rơm, trấu, nếu được thu gom tập trung có thể dùng để làm phân

bón hữu cơ, sản xuất điện,...

Để khu công nghiệp chuyên ngành chế biến lúa gạo sớm được hình thành,

UBND thành phố Cần Thơ cần quan tâm thực hiện các giải pháp như sau:

­ Bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện việc giải tỏa đền bù diện tích

đất phát triển khu công nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn lớn nhất của các chủ đầu tư

khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

­ Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài hoặc liên doanh đầu tư xây

dựng hạ tầng trên diện tích đất mà thành phố đã giải tỏa đền bù thông qua hình thức

thành lập công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Sau khi các công ty phát triển

hạ tầng khu công nghiệp đã đầu tư hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng (đặc biệt chú ý đến

vấn đề xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường) sẽ cho các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo thuê để xây dựng nhà máy, kho tàng theo giá cho thuê đất đã thống nhất với

thành phố.

­ Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt như hỗ trợ giải tỏa đền bù,

cho vay tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng phát triển hoặc Quỹ đầu tư phát triển

Page 158: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

158

của thành phố, cho trả chậm tiền thuế sử dụng đất có thời hạn,... nhằm kêu gọi, thu

hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu dân cư phục vụ việc tái định cư, nhanh

chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực bị giải tỏa.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp về phát triển sản xuất kinh

doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ đến năm 2020 nêu trên, cần

phải có sự chỉ đạo của Chính phủ cùng với sự phối hợp của nhiều Bộ ngành khác

nhau và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Vì vậy, tác giả xin có kiến nghị

với Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương như sau:

3.3.1. Đối với Chính phủ

­ Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng

chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt Nam trong giai đoạn dài hạn làm

định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh

doanh.

­ Chính phủ tổ chức lại bộ máy điều hành xuất khẩu gạo, chủ doanh nghiệp

kinh doanh xuất khẩu gạo không nên tham gia lãnh đạo Hiệp hội ngành hàng. Đồng

thời, sửa đổi cơ chế xuất khẩu gạo theo hướng ưu tiên cho những địa phương có sản

lượng lúa gạo nhiều và kim ngạch xuất khẩu lớn.

­ Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập văn phòng đại

diện tại các thị trường lớn để thu thập thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và tổ

chức kênh phân phối. Nâng cao chất lượng dự báo thị trường của các Bộ, ngành nhằm

giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh.

­ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ.

Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO,...

bằng cách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

­ Đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông và xuất khẩu hàng hóa như:

kho chứa hàng hóa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu,... nhằm giảm chi phí

Page 159: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

159

trung gian, thời gian vận chuyển, từng bước tạo ra lợi thế hơn nữa cho xuất khẩu lúa

gạo cũng như các sản phẩm khác.

­ Thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp, trước mắt thực hiện bảo hiểm một số

sản phẩm chủ yếu như: lúa gạo, cá tra, tôm, heo, gia cầm để giúp giảm thiểu rủi ro

cho người nông dân khi gặp các bất trắc như thiên tai, dịch bệnh, biến động bất

thường của thị trường thế giới.

3.3.2. Đối với các Bộ, ngành

­ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường các mối quan hệ quốc tế

về xuất khẩu, hoàn thiện công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi vùng phục vụ sản xuất

nông nghiệp

­ Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các chương trình xúc tiến

xuất khẩu, xây dựng và quảng bá thương hiệu lúa gạo Việt Nam ở một số thị trường

mục tiêu trên thế giới.

3.3.3. Đối với địa phương

­ Thành phố Cần Thơ sớm xây dựng trung tâm giao dịch lúa gạo nhằm giúp

cho người sản xuất và tiêu thụ có thể gặp nhau. Bên cạnh đó, nông dân và doanh

nghiệp có điều kiện thuận lợi nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, giảm thiểu tình

trạng mua bán qua nhiều trung gian, cạnh tranh hạ giá bán (giá xuất khẩu) giữa các

doanh nghiệp với nhau.

­ Thành phố sớm tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến lúa gạo theo

khu công nghiệp; trên cơ sở quy hoạch hai khu công nghiệp Thốt Nốt 1 và Thốt Nốt 2

tại quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh thành khu công nghiệp chuyên ngành chế

biến lúa gạo.

Page 160: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

160

KẾT LUẬN

Phát triển công nghiệp, trong đó có CNCB lúa gạo được xem là khâu đột phá

trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó tác động đến tất cả các ngành, lĩnh

vực trong xã hội, nhất là đối với khu vực ĐBSCL với hơn 70% dân số chủ yếu sống

bằng nghề nông, trong đó lúa gạo chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền sản xuất nông

nghiệp của vùng. Chính vì vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

sẽ kéo theo nhiều lĩnh vực khác phát triển như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,...

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ trong thời gian qua, tác giả nhận thấy

những tồn tại và hạn chế chủ yếu của nó là:

­ Các doanh nghiệp chưa có định hướng phát triển một cách dài hạn.

­ Chưa có sự gắn kết giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác là chưa có sự

gắn kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến và người tiêu thụ.

­ Trình độ của người lao động, nhất là trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu

phát triển.

­ Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn khá lạc hậu.

­ Người sản xuất cũng như các doanh nghiệp luôn thiếu vốn để phát triển sản

xuất kinh doanh và còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.

­ Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp nói

chung và CNCB lúa gạo nói riêng ở TP. Cần Thơ chưa đáp ứng yêu cầu.

­ Sự hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua là rất đáng kể, tuy nhiên để các

doanh nghiệp triển triển nhanh và bền vững hơn thì cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ

phía Nhà nước.

Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên tác giả đã đề xuất 7 giải pháp

nhằm giúp cho các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ phát triển nhanh và

bền vững đến năm 2020 cũng như các năm tiếp theo như sau:

Page 161: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

161

1/ Phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.

Để phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo một cách bền vững thì ngành nông nghiệp Cần Thơ cần liên kết các tỉnh trong

vùng để xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn. Trong đó, giải pháp

này nhấn mạnh đến vai trò của sự liên kết của 4 nhà, đó là “Nhà nước, Nhà khoa học,

Nhà doanh nghiệp và Nhà nông”.

2/ Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin.

Để đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin thì các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp như:

­ Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời

lựa chọn công nghệ tiên tiến và thích hợp được sản xuất ở trong nước hoặc nước

ngoài để tạo đột phá phát triển nhanh về công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh

doanh.

­ Thành phố cần có chính sách xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa

học công nghệ. Tăng cường đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách một cách thỏa đáng

cho phát triển khoa học công nghệ. Có cơ chế chính sách cho các tổ chức và các nhà

khoa học trong và ngoài nước hoạt động có hiệu quả, góp phần ứng dụng nhanh các

tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa để tạo ra nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và

ổn định phục các doanh nghiệp chế biến lúa gạo.

­ Các doanh nghiệp cần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như nhanh chóng thiết lập hệ thống

buôn bán thông qua mạng Internet.

3/ Nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và có

chính sách trả lương, thưởng hợp lý để thu hút lao động giỏi vào làm việc cho doanh

nghiệp. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, để thu hút được nguồn nhân lực

có chất lượng cao.

Page 162: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

162

Thành phố Cần Thơ cần có cơ chế chế chính sách để thu hút các thành phần

kinh tế đầu tư mở thêm các trường, các trung tâm dạy nghề có chất lượng cao nhằm

hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động.

Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư cho phát triển giáo dục ­ đào tạo vùng

ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng.

4/ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần xác định thị

trường và khách hàng mục tiêu, việc xác định thị trường và khách hàng mục tiêu là

khâu vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo phát huy ưu thế của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thúc đẩy việc xây dựng

thương hiệu cho các sản phẩm gạo chất lượng cao để phát triển thêm các thị trường

đòi hỏi cao về chất lượng.

5/ Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gạo Cần Thơ.

Để xây dựng và quảng bá thương hiệu, trước tiên các doanh nghiệp cần tập

trung vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm gạo như: gạo

Jasmine, gạo thơm, gạo trắng hạt dài đóng gói 2 kg, 5 kg và 10 kg. Đăng ký nhãn

hiệu hàng hóa ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

6/ Tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn cho các doanh nghiệp.

Để tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần thực hiện các

giải pháp như:

Một là: Phát triển hình thức tài trợ vốn bằng cho thuê tài chính đối với doanh

nghiệp.

Hai là: Lựa chọn phương thức khấu hao tài sản cố định thích hợp.

Ba là: Tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động.

Bốn là: Tạo vốn bằng cách vay tín dụng và hợp tác với bên ngoài.

Năm là: Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng và của thành phố.

Page 163: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

163

7/ Quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành chế biến lúa gạo.

Để các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ phát triển bền vững trong

thời gian tới, thành phố cần quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành cho chế biến

lúa gạo tại khu công nghiệp Thốt Nốt 1 và Thốt Nốt 2. Bởi vì, nơi đây tập trung

nguồn nguyên liệu lớn về lúa gạo của thành phố, do giáp với các huyện Cờ Đỏ, Thới

Lai, quận Ô Môn, là những vùng sản xuất lúa gạo lớn của thành phố; đặc biệt quận

Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh gần với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp

là những tỉnh sản xuất lúa gạo lớn nhất vùng ĐBSCL và cả nước.

Với các giải pháp như trên, nếu được áp dụng vào thực tế, tác giả hy vọng sẽ

góp phần vào sự phát triển các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ trong

thời gian tới một cách nhanh và bền vững.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo để định

hướng phát triển cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến trong các

lĩnh vực khác và là tài liệu tham khảo cho nhiều bạn đọc, là tư liệu để các chuyên gia,

các nhà hoạch định chiến lược, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Page 164: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

164

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Huỳnh Phước (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bưu điện tỉnh Kiên

Giang đến năm 2020, Thành viên Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ ­ Trường Đại

học Kinh tế TP. HCM.

2. Nguyễn Huỳnh Phước (2010), Đánh giá và phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo

và tập huấn nâng cao nhận thức cho các thành viên trong hoạt động này, Thành viên

Đề tài khoa học cấp tỉnh ­ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang.

3. Nguyễn Huỳnh Phước (2005), Measures to promote the Rice Processing Industry

in Hau Giang by Mecon, Economic Development Review, the University of

Economics Ho Chi Minh City, No 135 ­ Page 24.

4. Nguyễn Huỳnh Phước (2009), Nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ lúa gạo vùng ĐBSCL, Tạp chí Kinh tế Việt Nam ­ Bộ Công thương, số 17, ngày

25/8/2009, từ trang 50 đến trang 52.

Page 165: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

165

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Bách khoa toàn thư, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 45/NQ­TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng

và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nước”, Hà Nội.

3. Bộ Ngoại giao (2007), Toàn văn cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

vùng ĐBSCL đến năm 2020, Hà Nội.

5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Cần Thơ (2010), Báo cáo tình hình hoạt

động và kết quả đầu tư xây dựng của các khu công nghiệp Cần Thơ, Cần Thơ.

6. Nguyễn Ngọc Châu (2008), Phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần

Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ.

7. Cục Thống kê TP. Cần Thơ (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Cần Thơ.

8. Cục Thống kê TP. Cần Thơ (2009), Số liệu kinh tế xã hội ĐBSCL 2000­2009,

Cần Thơ.

9. Công ty Angimex (2011), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009,

2010 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011 của Công ty Angimex,

An Giang (website: http://www.angimex.com.vn).

10. Công ty Tigifood (2011), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009,

2010 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010, 2011 của Công ty Tigifood,

Tiền Giang (website: http://www.tigifood.com).

11. Lê Đăng Doanh (2002), Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ

mô thúc đẩy Công nghiệp hóa ­ Hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Nghị quyết TW V, Khóa IX, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 166: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

166

14. Nguyễn Văn Hiến (2008), Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp TP. Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA,

Chuyên đề về doanh nghiệp công nghiệp, Cần Thơ.

15. Đặng Huỳnh Khai (2008), Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp TP. Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA,

Chuyên đề về khoa học công nghệ, Cần Thơ.

16. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình Công nghiệp

hóa ­ Hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Minh (2006), Phát triển ngành thương mại thành phố Cần Thơ

đến năm 2015, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,

TP.HCM.

18. Trần Thanh Mẫn (2010), Phát triển ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ

đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,

TP.HCM.

19. Nguyễn Quang Nghị (2008), Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp TP. Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA,

Chuyên đề về nguồn nhân lực, Cần Thơ.

20. Cao Minh Nghĩa (2005), Viện Kinh tế TP.HCM, Đánh giá thực trạng và định

hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn

TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, TP.HCM.

21. Lê Văn Gia Nhỏ (2005), Phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Long An và

lúa gạo cao sản tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế

TP.HCM.

22. Sở Công nghiệp TP. Cần Thơ (2006), Chương trình phát triển công nghiệp

đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Cần Thơ.

23. Sở Lao động thương binh và xã hội Cần Thơ (2010), Báo cáo tình hình lao

động và thu nhập của người lao động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa

bàn TP. Cần Thơ các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, Cần Thơ.

24. Lưu Văn Sáng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông

nghiệp ­ nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa ­ Hiện đại hóa, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

Page 167: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

167

25. Diệp Hoàng Sơn (2008), Hoạch định chiến lược marketing mặt hàng gạo xuất

khẩu đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Cần Thơ.

26. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.

27. Thành ủy Cần Thơ (2010), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn TP.

Cần Thơ các năm 2007, 2008, 2009, 2010, Cần Thơ.

28. Vũ Anh Tuấn (2009), Xu hướng phát triển công nghiệp chế biến ở TP. HCM,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

29. Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2010), Ngành hàng

Lúa gạo Việt Nam 2009 triển vọng 2010, Hà Nội.

30. Bùi Thị Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL đến năm

2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

31. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số: 69/2001/QĐ­TTg ngày 03 tháng

05 năm 2001 “Về bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế

biến cho người trồng, bán nguyên liệu”, Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số: 21/2007/QĐ­TTg ngày 08 tháng

02 năm 2007 “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội thành

phố Cần Thơ thời kỳ 2006­2020”, Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số: 42/2006/QĐ­TTg ngày 16 tháng

12 năm 2006 “Về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố

Cần Thơ”, Hà Nội.

34. Phan Văn Thăng (2008), Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp TP. Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA,

Chuyên đề về tái cấu trúc doanh nghiệp, Cần Thơ.

35. Trần Ngọc Trang (2008), Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp TP. Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA,

Chuyên đề marketing, Cần Thơ.

36. Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long (2004), Phát triển Khu công

nghiệp, Khu chế xuất trong quá trình Công nghiệp hóa ­ Hiện đại hóa, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 168: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

168

37. Nguyễn Công Thành (2010), Viện lúa ĐBSCL, Đánh giá và phát triển sản

xuất, xuất khẩu lúa gạo và tập huấn nâng cao nhận thức cho các thành viên

trong hoạt động này tại tỉnh Hậu Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh,

Cần Thơ.

38. UBND TP. Cần Thơ (2004), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ­ xã hội

thành phố Cần Thơ định hướng đến năm 2020, Cần Thơ.

39. Viện Khoa học Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thành ủy ­ Ủy ban nhân

dân TP. Cần Thơ (2004), Hội thảo khoa học vì sự phát triển đồng bằng sông

Cửu Long, Cần Thơ.

40. Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL (2010), Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu

khoa học, tình sản xuất lúa và tiêu thụ lúa gạo các năm 2005, 2006, 2007,

2008, 2009, 2010, Cần Thơ.

41. Yanco Agricultural Institute, dẫn theo Trần Văn Đạt (2010), Ngành hàng lúa

gạo Úc.

42. Michael A. Porter (2008), Strategic management compitiveness and

globolization, South­wertern college publishing, USA.

43. Website: http://www.riceland.com.

Page 169: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

169

PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1: Các trở ngại của doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong triển khai áp

dụng công nghệ mới.

Các trở ngại của doanh nghiệp

khi áp dụng công nghệ mới

Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1. Không có khả năng tài chính 45 52,94

2. Thiếu kiến thức về công nghệ 27 31,76

3. Khả năng sinh lời không chắc chắn 24 28,24

4. Công nghệ không sẵn có 18 21,17

5. Sự rủi ro 14 16,47

6. Hạn chế khác 6 7,05

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn, tỷ lệ tổng cộng không phải là

100% do các doanh nghiệp có thể có nhiều trở ngại.

Page 170: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

170

Phụ lục 2.2: Nguyên nhân các doanh nghiệp hoạt động không hết công suất

Nguyên nhân các doanh nghiệp hoạt động

không hết công suất

Số doanh

nghiệp

Tỷ lệ

(%)

1. Do cạnh tranh khó có thể tăng sản lượng 24 46,15

2. Giá cả không ổn định 20 38,46

3. Thiếu các điều kiện tài chính 19 36,54

4. Do giá thiếu tính cạnh tranh (giá cao hơn đối thủ) 19 36,54

5. Do chưa thâm nhập được thị trường nước ngoài 15 28,85

6. Nhu cầu ngoài nước hạn chế 13 25,00

7. Công suất thiết kế quá lớn 11 21,15

8. Do thiếu nguyên vật liệu đầu vào 11 21,15

9. Nhu cầu trong nước hạn chế 8 15,38

10. Nguyên nhân khác 3 5,77

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn, tỷ lệ tổng cộng không phải là

100% do các doanh nghiệp có thể có nhiều nguyên nhân.

Page 171: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

171

Phụ lục 2.3: Những khó khăn, trở ngại về tài chính đối với sự phát triển của

doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Những trở ngại Không

trở ngại

Hơi

trở ngại

Rất

trở ngại

Vô cùng

trở ngại

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

Số

DN

Tỷ lệ

(%)

1. Thiếu kênh thu

hút vốn trong nước

10 11,76 48 56,47 24 28,24 3 3,53

2. Chi phí vốn cao 8 9,41 35 41,18 39 45,88 3 3,53

3. Điều kiện vay

vốn NH khó khăn

12 14,12 29 34,11 40 47,06 4 4,71

4. Khó có nguồn

vốn vay trung dài

hạn

3 3,53 36 42,35 34 40,00 12 14,12

5. Thủ tục HC khó

khăn của NH

22 25,88 43 50,59 18 21,18 2 2,35

6. Thiếu TS thế

chấp NH

16 18,83 34 40,00 30 35,29 5 5,88

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Page 172: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

172

Phụ lục 2.4: Lý do các doanh nghiệp chế biến lúa gạo chưa xuất khẩu sản phẩm

Nguyên nhân Số DN Tỷ lệ (%)

1. Vì những giới hạn về tài chính 43 56,58

2. Tiêu thụ nội địa đã đủ năng lực sản xuất 31 40,79

3. Vì phải đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm 24 31,58

4. Vì không có thị trường 18 23,68

5. Không tiếp cận được thị trường 17 22,37

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Ghi chú: Tỷ lệ này ứng với số doanh nghiệp chọn, tỷ lệ tổng cộng không phải là

100% do các doanh nghiệp có các lý do khác nhau mà chưa xuất khẩu (các doanh

nghiệp chưa xuất khẩu gạo được khảo sát là 76 doanh nghiệp).

Phụ lục 2.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu và doanh thu bán hàng trong nước

trong 3 năm 2007 ­ 2009 của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 1. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 111,42 158,11 241,63

2. Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 2,16 2,87 3,43

3. Doanh thu bán hàng trong nước Tỷ đồng 4.961 4.146 4.523

Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp chế biến lúa gạo ở TP. Cần Thơ, 2010

Page 173: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

173

PHỤ LỤC 2.6

MẪU KHẢO SÁT TRỰC TIẾP CÁC DOANH NGHIỆP

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Đối tượng khảo sát:

Các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Mục tiêu khảo sát:

Đề tài: Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến

lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.

Tác giả thực hiện cuộc điều tra này nhằm đánh giá một cách tổng quát thực trạng

hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn

thành phố Cần Thơ trên các lĩnh vực:

­ Hiệu quả sản xuất kinh doanh.

­ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực: chất lượng sản phẩm,

thị trường tiêu thụ, quy mô vốn, trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

Các kết quả điều tra này sẽ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu để phân tích

đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cũng như phân tích làm rõ những cơ hội,

thách thức của các doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh của hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở đó tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và xây dựng định hướng phát triển các

doanh nghiệp trong giai đoạn trung và dài hạn.

3. Cam kết bảo mật thông tin:

Chúng tôi xin cam kết bảo mật thông tin được quý doanh nghiệp cung cấp và

chỉ sử dụng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cám

ơn sự hỗ trợ của quý doanh nghiệp và chân thành cám ơn Anh/Chị đã dành thời

gian quý báu để trả lời các câu hỏi. Kính chúc Anh/Chị cùng gia đình luôn dồi dào

sức khỏe, thành công trong công việc và thật nhiều hạnh phúc.

Cần Thơ, ngày ....... tháng ....... năm 2010

Người cung cấp thông tin Người phỏng vấn

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Page 174: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

174

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.

1. Tên doanh nghiệp: a. Tên Việt Nam:……………………………………………………....................

b. Tên quốc tế (khác nếu có):…………………………………………….............

c. Địa chỉ:………………………………………………………………………...

d. Số điện thoại:……………………… Fax: ……………………………............

e. Năm thành lập: ..................................................................................................

2. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp:

a. Doanh nghiệp nhà nước

b. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân

d. Doanh nghiệp hợp tác xã

e. Loại hình doanh nghiệp khác: ....................................................................

3. Xin cho biết lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp:

a. Chế biến lương thực.

b. Chế biến các sản phẩm khác………………………………………………….

III. CÁC NỘI DUNG CHÍNH: 1. Xin Anh/Chị cho biết qui mô vốn của doanh nghiệp hiện nay:

­ Tổng nguồn vốn: ............................................ tỷ đồng ­ Trong đó: + Vốn chủ sở hữu: ............................................ tỷ đồng + Vốn vay: ........................................................ tỷ đồng + Vốn khác: ...................................................... tỷ đồng

2. Doanh nghiệp có nhận được các ưu đãi tín dụng sau đây không ? (Vui lòng khoanh tròn vào mức độ ưu đãi thích hợp)

Điều kiện tín dụng 1.

Không ưu đãi

2. Có ưu đãi đôi chút

3. Nhiều ưu

đãi

4. Ưu đãi tối đa

Lãi suất 1 2 3 4

Thế chấp 1 2 3 4

Kỳ hạn thanh toán 1 2 3 4

Ưu tiên cho xuất khẩu 1 2 3 4

Page 175: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

175

3. Xin cho biết tình hình lao động hiện nay của doanh nghiệp. Số lao động (người)

Lương trung bình (triệu đ/người/tháng)

Cán bộ quản lý (trưởng, phó phòng trở lên)

1. Trên đại học

2. Ðại học

3. Dưới Ðại học

Công nhân viên

1. Ðại học

2. Dưới Ðại học

3. Có đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nghề

4. Chưa được đào tạo

4. Doanh nghiệp có thuê lao động thời vụ hay không ?

(1) Có (2) Không

5. Nếu có thuê lao động thời vụ: 5.1. Xin cho biết doanh nghiệp thường thuê mấy tháng trong năm: ............................... tháng. 5.2. Số lượng lao động thời vụ doanh nghiệp thường thuê là: ................................ người.

5.3. Mức lương trung bình một tháng của lao động thời vụ là: ...................................... ngàn đồng/người/tháng.

6. Doanh nghiệp Anh/Chị có gặp khó khăn khi nhận lao động thời vụ không? (1) Có (2) Không

Nếu có thì những khó khăn đó đến từ phía: (1) Người lao động (thiếu nguồn lao động) (2) Khó khăn do thu nhập thấp

Page 176: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

176

7. Xin Anh/Chị cho nhận xét về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân trong doanh nghiệp.

Đánh giá Cán bộ quản lý Công nhân (nhân viên)

1. Tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc

2. Trung bình và cần phải đào tạo thêm

3. Yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu

1

2

3

1

2

3

8. Anh/Chị đánh giá trình độ công nghệ (ước tính tỷ lệ % mỗi loại) hiện nay của doanh nghiệp như thế nào ?

Trình độ công nghệ Lưa chọn Tỉ lệ (%)

1. Công nghệ hiện đại

2. Công nghệ tiên tiến 3. Công nghệ trung bình 4. Công nghệ lạc hậu

1

2 3 4

Tổng cộng 100 %

Ghi chú: Công nghệ hiện đại là công nghệ có thể chế biến ra gạo thành phẩm

đạt từ 4 ­ 5% tấm. Công nghệ tiên tiến là công nghệ có thể chế biến ra gạo thành

phẩm đạt 10% tấm. Công nghệ trung bình chế biến ra gạo thành phẩm đạt 15% tấm.

Công nghệ lạc hậu là công nghệ chỉ có thể chế biến ra gạo thành phẩm loại 25% tấm.

9. Anh/Chị cho biết nguồn gốc công nghệ chính hiện nay của doanh nghiệp. Nguồn gốc Tỉ lệ (%)

1. Sản xuất trong nước

2. Nhập khẩu từ nước ngoài

Tổng cộng 100%

Page 177: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

177

10. Anh/Chị cho biết các trở ngại của doanh nghiệp trong việc triển khai/áp dụng công nghệ mới.

1. Sự rủi ro 4. Thiếu kiến thức về công nghệ

2. Khả năng sinh lời không chắc chắn 5. Không có khả năng tài chính

3. Công nghệ không sẵn có 6. Hạn chế khác ............................

11. Anh/Chị cho biết tại sao doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới (chọn các lý do quan trọng nhất) ?

01. Giảm chi phí => giá thành rẻ hơn 02. Chi phí ứng dụng công nghệ mới rẻ hơn so với trước đây

03. Sản xuất với chất lượng tốt hơn 04. Đa dạng hóa sản phẩm

05. Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm 06. Có thể bán được giá cao hơn

07. Có thể chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn

08. Có thể ngăn chặn được sự gia nhập thị trường

9. Lý do khác …………………..

12. Theo Anh/Chị khả năng tiếp cận công nghệ mới của đội ngũ nhân viên kỹ thuật trong doanh nghiệp như thế nào ?

Khả năng tiếp cận công nghệ Lựa chọn

1. Tốt 2. Trung bình 3. Kém

1 2 3

Page 178: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

178

13. Anh/Chị cho biết hiện nay doanh nghiệp đang quản lý theo các tiêu chuẩn nào ?

(1) Tiêu chuẩn Việt Nam ……….. năm ………… (2) ISO phiên bản …………năm ………… (3) HACCP phiên bản …………năm ………… (4) SA phiên bản …………năm …………

(5) Tiêu chuẩn khác: ..............................................................

14. Anh/Chị cho biết nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào (có thể có nhiều câu trả lời):

(1) Mua trực tiếp (hoặc có mạng lưới thu mua của công ty) đến tận nông dân.

(2) Tự xây dựng vùng nguyên liệu. (3) Mua của thương lái.

(4) Mua của doanh nghiệp khác.

15. Anh/Chị cho biết cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp có thay đổi trong 5 năm gần đây không ?

(1) Có (2) Không

Nếu có, tại sao doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản phẩm? (Chọn các lý do quan trọng nhất)

1. Do khả năng tạo lợi nhuận 2. Do có thể tăng doanh thu trong nước

3. Do có thể tăng doanh thu xuất khẩu 4. Do nhu cầu mới hoặc nhu cầu thay đổi

5. Do xuất hiện công nghệ hoặc thiết bị mới

6. Do có khả năng về tài chính

7. Do những hạn chế về cung ứng (thiếu yếu tố đầu vào)

8. Do tính linh hoạt về cung ứng (có các yếu tố đầu vào mới)

9. Do những nguyên nhân khác ..............................................................

16. Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất. 16.1 Anh/Chị cho biết doanh nghiệp có thiết lập mạng nội bộ không? (1) Có (2) Không

Page 179: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

179

16.2 Một lô hàng xuất xuởng có lưu lại các thông tin về thời điểm sản xuất, công nhân đứng máy trực tiếp sản xuất, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào để truy xuất khi cần thiết không?

(1) Có (2) Không

17. Anh/Chị cho biết số tiền năm 2009 doanh nghiệp chi cho các hoạt động sau:

1. Nghiên cứu phát triển ...................................triệu đồng/năm

2. Quảng cáo tiếp thị ...................................triệu đồng/năm

3. Xây dựng thương hiệu ...................................triệu đồng/năm

18. Anh/Chị cho biết loại thuế nào là nặng nhất đối với doanh nghiệp ?

1. Thuế lợi tức 2. Thuế doanh thu (giá trị gia tăng)

3. Thuế bất động sản 4. Thuế thu nhập cá nhân

5. Thuế nhập khẩu 6. Thuế xuất khẩu

7. Thuế hàng hóa 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp

9. Thuế tiêu thụ đặc biệt 10. Thuế khác (nêu cụ thể) ..............

19. Các sắc thuế ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp hay không ?

1. Không ảnh hưởng

2. Có ảnh hưởng đôi chút

3. Ảnh hưởng nhiều

4. Ảnh hưởng nghiêm trọng

1. Tích lũy để phát triển và mở rộng sản xuất

1 2 3 4

2. Luồng tiền mặt cho kinh doanh 1 2 3 4

3. Các vấn đề khác (nêu cụ thể): ..................................................... .....................................................

1 2 3 4

Page 180: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

180

20. Anh/Chị có biết rõ về nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới không ? (Đánh dấu vào 01 câu trả lời duy nhất).

(1) Trong 01 năm tới (4) Trong 05 năm tới

(2) Trong 02 năm tới (5) Không nắm chắc về nhu cầu trong hơn 01 năm tới

(3) Trong 03 năm tới (6) Hoàn toàn không nắm được

21. Sản phẩm của doanh nghiệp Anh/Chị được tiêu thụ như thế nào ? (1) Bán cho các doanh nghiệp trong nước (2) Bán lẻ đến tận tay người tiêu

dùng (3) Bán cho các đại lý và nhà phân phối (4) Xuất khẩu trực tiếp cho các

công ty nước ngoài (5) Xuất khẩu qua trung gian các doanh nghiệp trong nước

(6) Xuất khẩu qua các trung gian các doanh nghiệp nước ngoài

22. Xu hướng của nhu cầu trong nước đối với sản phẩm của doanh nghiệp là gì ?

(1) Đang tăng khoảng ................………..%/năm (2) Ổn định (biến động không đáng kể so với hiện tại)

(3) Đang giảm khoảng ..................……...%/năm

23. Nguyên nhân của việc nhu cầu trong nước tăng hoặc giảm ? (Chọn các nguyên nhân quan trọng nhất)

(01) Nhu cầu giảm do cạnh tranh tăng (02) Nhu cầu tăng do cạnh tranh giảm

(03) Nhu cầu tiêu dùng thực tế tăng (04) Nhu cầu tiêu dùng thực tế giảm

(05) Chất lượng và mẫu mã SP được nâng cao => nhu cầu tăng

(06) Có nhiều SP thay thế mới => nhu cầu giảm

(07) Có cải thiện ở khâu tiếp thị, phân phối

(08) Việc tiếp thị và phân phối có vấn đề

(09) Thông tin được cải thiện (10) Thông tin có vấn đề

Page 181: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

181

24. Doanh nghiệp Anh/Chị đang tiêu thụ ở những thị trường nước ngoài nào? (Câu hỏi dành cho các doanh nghiệp có xuất khẩu)

Thị trường Tỷ lệ (%)

(1) Đông Nam Á (ASEAN)

(2) Châu Âu

(3) Đông Bắc Á (TQ, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) (4) Trung Đông

(5) Nam Mỹ

(6) Bắc Mỹ

(7) Châu Phi

25. Theo nghiên cứu đánh giá của doanh nghiệp Anh/Chị thì nhu cầu nước ngoài đối với các sản phẩm của doanh nghiệp là gì ?

1. Đang tăng khoảng .........………..%/năm. 2. Ổn định (biến động không đáng kể so với hiện tại). 3. Đang giảm khoảng ............……...%/năm.

26. Nguyên nhân của việc nhu cầu nước ngoài tăng hoặc giảm ? (Chọn các nguyên nhân quan trọng nhất)

(01) Nhu cầu giảm do cạnh tranh tăng (02) Nhu cầu tăng do cạnh tranh giảm

(03) Nhu cầu tiêu dùng thực tế tăng (04) Nhu cầu tiêu dùng thực tế giảm

(05) Thị trường mở rộng do hội nhập (06) Thị trường thu hẹp do hội nhập

(07) Chất lượng và mẫu mã SP được nâng cao => nhu cầu tăng

(08) Có nhiều SP thay thế mới => nhu cầu giảm

(09) Có cải thiện ở khâu tiếp thị, phân phối

(10) Việc tiếp thị và phân phối có vấn đề

(11) Thông tin được cải thiện (12) Thông tin có vấn đề

Page 182: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

182

27. Doanh nghiệp có dự định xuất khẩu vào các thị trường mới không ? Có Không

Nếu có thì xuất khẩu vào các thị trường mới nào ? (1) Đông Nam Á (Asean) (2) Châu Âu

(3) Nam Mỹ (4) Bắc Mỹ

(5) Đông Bắc Á (TQ, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản)

(6) Châu Phi

(7) Trung Đông

28. Nếu doanh nghiệp chưa xuất khẩu, xin cho biết lý do.

(1) Vì không có thị trường (2) Vì phải đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm

(3) Vì những giới hạn về tài chính (4) Vì không tiếp cận được thị trường (thông tin, tiếp thị)

(5) Tiêu thụ nội địa đã đủ đáp ứng 100% năng lực sản xuất

(6) Lý do khác .................................

29. Doanh nghiệp của Anh/Chị hoạt động bao nhiêu % công suất ? ............................................%.

Nếu không hoạt động hết công suất thì nguyên nhân tại sao ?

(01) Công suất thiết kế quá lớn (02) Do cạnh tranh khó có thể tăng sản lượng

(03) Nhu cầu trong nước hạn chế (04) Do giá thiếu tính cạnh tranh (giá cao hơn đối thủ)

(05) Nhu cầu ngoài nước hạn chế (06) Do chưa thâm nhập được thị trường nước ngoài

(07) Thiếu các điều kiện tài chính (08) Do thiếu nguyên vật liệu đầu vào

(09) Giá cả không ổn định (10) Nguyên nhân khác .....................................

30. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp Anh/Chị trong thời gian gần đây là: (1) Theo chiều rộng (tăng đầu vào để tăng sản lượng)

(2) Theo chiều sâu (cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến khâu bán hàng)

Page 183: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

183

31. Theo Anh/Chị hội nhập là cơ hội hay thách thức đối với các vấn đề sau: Cơ hội Thách thức Không bị

tác động 1. Thị trường đầu ra 1 2 3

2. Thị trường nguyên liệu đầu vào

1 2 3

3. Lao động có tay nghề 1 2 3

4. Vốn (quy mô và nguồn vốn) 1 2 3

5. Trình độ quản lý 1 2 3

6. Chất lượng sản phẩm 1 2 3

7. Khác……………………… 1 2 3

32. Anh/Chị đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO như thế nào ?

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lựa chọn

1. Khả năng cạnh tranh tốt hơn 1

2. Khả năng cạnh tranh không thay đổi 2

3. Khả năng cạnh tranh kém hơn 3

Page 184: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

184

33. Những khó khăn/trở ngại về tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Anh/Chị là gì ?

1. Không trở ngại

2. Hơi trở ngại

3. Rất trở ngại

4.Vô cùng trở ngại

1. Thiếu các kênh thu hút vốn trong nước 1 2 3 4

2. Chi phí vốn cao (lãi suất để có được vốn vay) 1 2 3 4

3. Điều kiện vay vốn ngân hàng khó khăn 1 2 3 4

4. Khó kiếm được nguồn vốn vay trung và dài hạn

1 2 3 4

3. Thủ tục hành chính khó khăn của ngân hàng 1 2 3 4

5. Thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng 1 2 3 4

6. Thiếu nguồn ngoại tệ 1 2 3 4

7. Trở ngại khác ................................................... 1 2 3 4

34. Những khó khăn trở ngại về mặt chính sách đối với sự phát triển của doanh nghiệp là gì ?

1. Không trở ngại

2. Hơi trở ngại

3. Rất trở ngại

4.Vô cùng trở ngại

1. Các quy định và thủ tục về thuế khóa 1 2 3 4 2. Thuế khóa nặng nề (các mức thuế suất quá cao) 1 2 3 4 3. Thủ tục đăng ký/cấp giấy phép kinh doanh 1 2 3 4 4. Các qui định/yêu cầu về lao động 1 2 3 4 5. Thủ tục xuất/nhập khẩu 1 2 3 4 6. Sự trong sạch và tận tâm của cán bộ chính quyền địa phương

1 2 3 4

7. Các chính sách về đất đai 1 2 3 4 8. Chính sách thu hút đầu tư 1 2 3 4 9. Các vấn đề khác ........................................ 1 2 3 4

Page 185: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

185

35. Những khó khăn trở ngại về cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Anh/Chị là gì ?

1. Không trở

ngại

2. Hơi trở ngại

3. Rất trở ngại

4. Vô cùng trở ngại

1. Cung cấp điện 1 2 3 4

2. Cung cấp nước 1 2 3 4

3. Viễn thông 1 2 3 4

4. Cơ sở hạ tầng giao thông 1 2 3 4

5. Các vấn đề khác ........................ 1 2 3 4

36. Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Anh/Chị trong 3 năm từ năm 2007 ­ 2009 như thế nào ?

Hiệu quả kinh doanh 2007 2008 2009 1. Có lợi nhuận 1 1 1

2. Lợi nhuận rất ít hoặc hòa vốn

2 2 2

3. Lỗ vốn 3 3 3

(Ghi chú: Lợi nhuận rất ít là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu dưới 5%; có lợi nhuận là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu trên 5%).

37. Doanh thu bán hàng trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu, chi phí và lợi nhuận sau thuế trong 3 năm gần đây của doanh nghiệp ?

Bán hàng 2007 2008 2009

1. Doanh thu bán hàng trong nước (tỷ đồng)

2. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

3. Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)

4. Chi phí (tỷ đồng)

5. Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

Page 186: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

186

38. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Anh/Chị trong 3 năm từ năm 2007 ­ 2009 là bao nhiêu ?

2007 2008 2009 Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (%)

Page 187: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

187

PHỤ LỤC 2.7

DANH MỤC CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO KHẢO SÁT

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ

1 DNTN Thuận Phước 2 Thới thạnh, H. Thới Lai

2 DNTN Phước Hưng TT Thới Lai, H. Thới Lai

3 DNTN Nguyên Phúc TT Thới Lai, H. Thới Lai

4 DNTN Tấn Phát TT Thới Lai, H. Thới Lai

5 DNTN Thịnh Phát TT Thới Lai, H. Thới Lai

6 DNTN Phú Cường Thới Thuận, H. Thốt Nốt

7 DNTN Minh Đô Trung Kiên, H. Thốt Nốt

8 DNTN Vĩnh Phát 2 Thới Thuận, H. Thốt Nốt

9 DNTN Thắng Lợi 2 Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

10 DNTN Hoàng Yến Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

11 DNTN Vạn Phát 2 Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

12 DNTN Cần Thơ Lộ Vòng Cung

13 DNTN Thắng Lợi Lộ Vòng Cung

14 DNTN Toàn Thắng Lộ Vòng Cung

15 DNTN Vạn Đức Thành Lộ Vòng Cung

16 DNTN Thành Lợi Lộ Vòng Cung

17 Công ty Cổ phần CBLT Miền Tây KCN Cái Sơn Hàng Bàng

18 Công ty TNHH SXTM Trí Thành KCN Cái Sơn Hàng Bàng

19 Công ty TNHH La Bỉnh Mỹ Khánh, H. Phong Điền

Page 188: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

188

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ

20 Công ty TNHH Liên Hưng Mỹ Khánh, H. Phong Điền

21 DNTN Tấn Thành Mỹ Khánh, H. Phong Điền

22 DNTN Tài Lộc Mỹ Khánh, H. Phong Điền

23 DNTN Tư Đường Tân Thới, H. Phong Điền

24 DNTN Mỹ Phước Mỹ Khánh, H. Phong Điền

25 DNTN Rạch Sung Nhơn Nghĩa, Phong Điền

26 DNTN Tân Vạn Hòa Mỹ Khánh, H. Phong Điền

27 HTX Thành Lợi Nhơn Nghĩa, Phong Điền

28 Cty Cổ phần TM Châu Thành Lê Bình, Q. Cái Răng

29 Cty Cổ phần nông sản Cái Răng Lê Bình, Q. Cái Răng

30 DNTN Thành Công Thường Thạnh, Cái Răng

31 DNTN Vạn Phước Ba Láng, Q. Cái Răng

32 HTX Thanh Phong Lê Bình, Q. Cái Răng

33 DNTN Thành Lợi TT Thới Lai, H. Thới Lai

34 DNTN Chế Biến Lương Thực Đồng Lợi Thới Thạnh, H. Thới Lai

35 DNTN Tân Thới TT Thới Lai, H. Thới Lai

36 Công ty Cổ phần Mekong Q. Ninh Kiều

37 DNTN Phúc Quý Trường Xuân, Thới Lai

38 Cty Cổ phần Nam Tiến KCN Trà Nóc 2

39 Cty Cổ phần Duy Tuấn Q. Ninh Kiều

40 DNTN Thanh Nhàn Mỹ Khánh, Phong Điền

41 Cty Cổ phần CB Nông Sản XK Cần Thơ KCN Trà Nóc

Page 189: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

189

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ

42 Cty TNHH Ánh Dương Lợi Dũ A

43 Cty TNHH Cám Vàng Tân Phú, Cái Răng

44 DNTN Hải Hòa Phú Thứ, Cái Răng

45 Cty Cổ phần Tân Á KCN Trà Nóc

46 Cty Chế biến lương thực MeKo KCN Trà Nóc

47 DNTN Phú Toàn Tân Q. Ninh Kiều

48 DNTN Phước Sang H. Thới Lai

49 Cty CP CB & KD Lương Thực Việt Thành Q. Ninh Kiều

50 Cty Cổ phần Hiệp Lợi Q. Ninh Kiều

51 Cty Nông Sản Thực Phẩm XK Cần Thơ Q. Ninh Kiều

52 Cty TNHH Thanh Ngọc Q. Ninh Kiều

53 Cty Cổ phần Gentraco Q. Thốt Nốt

54 Cty TNHH Trung An Trung Nhứt, Thốt Nốt

55 Cty TNHH Hiệp Tài Thới Thuận, Thốt Nốt

56 Cty Cổ phần Hiệp Thanh Thới Thuận, Thốt Nốt

57 Cty TNHH 01 thành viên Gạo Việt Long Thạnh, Thốt Nốt

58 Cty TNHH 01 thành viên Thảo Anh Q. Ninh Kiều

59 DNTN Quang Hùng Q. Ninh Kiều

60 Cty TNHH Nhất Giang Q. Ninh Kiều

61 Cty TNHH Hiệp Thành Q. Ninh Kiều

62 Cty TNHH Thành An Q. Ninh Kiều

63 Cty TNHH Đại Nam Q. Ninh Kiều

Page 190: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

190

Stt Tên doanh nghiệp Địa chỉ

64 Cty TNHH Trường Sơn Q. Ninh Kiều

65 Cty TNHH Tân Tấn Phú Q. Ninh Kiều

66 DNTN Khánh Hưng KCN Cái Sơn Hàng Bàng

67 DNTN Thanh Bình Q. Ninh Kiều

68 Cty TNHH Vạn Lợi Q. Ninh Kiều

69 DNTN Phú Lộc Q. Ninh Kiều

70 Cty TNHH 01 thành viên An Đức Q. Ninh Kiều

71 DNTN Sản xuất TM DV Vĩnh Hưng Cái Sơn Hàng Bàng

72 Cty TNHH Toàn Cầu Thới Nhựt, Thốt Nốt

73 Cty Cổ phần Hoàng Thái KV4 Cái Sơn Hàng Bàng

74 DNTN CB và KD Lương thực Vĩnh Phát Thới Thuận, Thốt Nốt

75 Cty TNHH Lương thực Việt Phú Quý Q. Ninh Kiều

76 Cty Nông nghiệp Cờ Đỏ H. Thới Lai

77 Cty Nông nghiệp Sông Hậu H. Cờ Đỏ

78 Cty Cổ phần Phú Hưng Q. Ô Môn

79 Cty Liên doanh sản xuất chế biến và XK gạo Thới Thuận, Thốt Nốt

80 Cty Cổ phần vật tư nông nghiệp Cần Thơ Q. Ninh Kiều

81 Cty Du lịch Cần Thơ Q. Ninh Kiều

82 Cty TNHH Đức Toàn Q. Thốt Nốt

83 DNTN Tân Phước Q. Thốt Nốt

84 DNTN Trường Thịnh Q. Ninh Kiều

85 Cty TNHH Hoài Trung Q. Ninh Kiều

Page 191: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

191

PHỤ LỤC 3.1

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA

Phụ lục này trình bày quá trình và kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia trong

lĩnh vực lúa gạo về các yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong, mức độ tác động của

các yếu tố về môi trường, hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính và mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố đối với các phương án được lựa chọn trong giải pháp phát triển

sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố Cần Thơ đến

năm 2020.

Nội dung phụ lục bao gồm:

Phương pháp hội thảo chuyên gia bao gồm nội dung và kết quả hội thảo

chuyên gia. Phương pháp điều tra khảo sát ý kiến chuyên gia bao gồm: mẫu phiếu

điều tra ý kiến chuyên gia, quá trình thu thập dữ liệu, kết quả tổng hợp dữ liệu điều

tra ý kiến chuyên gia và danh sách chuyên gia.

Phần I: PHƯƠNG PHÁP HỘI THẢO CHUYÊN GIA VÀ KHẢO SÁT Ý KIẾN

CHUYÊN GIA

1. Phương pháp hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia về nội dung các yếu tố bên

trong, bên ngoài, yếu tố của các đối thủ cạnh tranh chính.

Phương pháp hội thảo chuyên gia được thực hiện theo quy trình gồm các bước

như sau:

1.1. Bước một: Lựa chọn danh sách các chuyên gia trong lĩnh vực lúa gạo bao gồm:

cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành, cán bộ nghiệp vụ của

các doanh nghiệp chế biến lúa gạo (danh sách chuyên gia ở phụ lục 3.2).

1.2. Bước hai: Xây dựng nội dung các yếu tố của ma trận các yếu tố bên trong (IFE),

ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính

(CPM).

Bước này tác giả thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính để hình

thành sơ bộ nội dung các yếu tố bên trong, bên ngoài, ma trận hình ảnh các đối thủ

Page 192: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

192

cạnh tranh chính và mức độ quan trọng của các yếu tố trước khi hội thảo xin ý kiến

chuyên gia.

1.3. Bước ba: Tổ chức hội thảo

Nội dung tổ chức hội thảo chuyên gia: Tác giả trình bày nội dung các yếu tố

bên trong, bên ngoài, hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính để các chuyên gia góp ý

và thống nhất nội dung các yếu tố. Trên cơ sở các yếu tố đã được thống nhất, các

chuyên gia tiếp tục đóng góp mức độ quan trọng của các yếu tố.

1.4. Bước bốn: Hình thành nội dung và mức độ quan trọng của các yếu tố của ma trận

các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh các

đối thủ cạnh tranh chính (CPM).

Từ các đóng góp của các chuyên gia tác giả hình thành các yếu tố và mức độ

quan trọng các yếu tố của ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên

ngoài (EFE), ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM) đối với các doanh

nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020.

2. Phương pháp và nội dung khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng

các yếu tố bên trong, bên ngoài và ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh

chính.

Phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia được thực hiện theo quy trình gồm

các bước như sau:

2.1. Bước một: Thiết kế mẫu khảo sát ý kiến chuyên gia về các yếu tố bên trong, bên

ngoài và nội dung ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính.

2.2. Bước hai: Thực hiện khảo sát.

Các phiếu điều tra và thu thập dữ liệu điều tra được thực hiện bằng các hình

thức như trao đổi trực tiếp, Email.

2.3. Bước ba: Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp số liệu và ý kiến chuyên gia. Kết quả

phân tích và xử lý số liệu về việc khảo sát ý kiến chuyên gia để xác định mức độ quan

trọng và xác định phân loại của các yếu tố để làm cơ sở cho việc hình thành các ma

trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận hình

ảnh các đối thủ cạnh tranh chính (CPM).

Page 193: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

193

3. Phương pháp và nội dung khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng

các yếu tố đối với các phương án trong giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh

các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020.

3.1. Bước một: Thiết kết mẫu khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố đối với các phương án trong các giải pháp.

Mẫu các phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố đối với các phương án trong các giải pháp.

3.2. Bước hai: Thực hiện khảo sát.

Các phiếu điều tra và thu thập dữ liệu điều tra được thực hiện bằng các hình

thức như trao đổi trực tiếp, Email.

3.3. Bước ba: Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp số liệu và ý kiến chuyên gia. Kết quả

phân tích và xử lý số liệu về việc khảo sát ý kiến chuyên gia để phân loại mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố đối với các phương án làm cơ sở hình thành nên các ma trận

QSPM cho từng giải pháp.

Phần II: TỔNG HỢP SỐ LIỆU TỪ KẾT QUẢ HỘI THẢO CHUYÊN GIA VÀ

KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

1. TỔNG HỢP SỐ LIỆU TỪ KẾT QUẢ HỘI THẢO CHUYÊN GIA

Kết quả hội thảo và khảo sát ý kiến chuyên gia hình thành nên nội dung và

mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài, nhận diện hình ảnh

các đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Cần Thơ đến năm

2020 như sau:

Page 194: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

194

1.1. Kết quả về nội dung và mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

0,11

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 0,09

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

0,08

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

0,08

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0,07

6 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

0,10

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu 0,08

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

0,08

9 Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

0,07

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

0,08

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

0,07

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

0,09

TỔNG CỘNG 1,00

Page 195: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

195

1.2. Kết quả về nội dung và mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC YẾU TỐ

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 0,08

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

0,09

3 Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

0,08

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 0,09

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

0,09

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

0,10

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

0,08

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

0,08

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

0,07

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

0,08

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

0,07

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng 0,09

TỔNG CỘNG 1,00

Page 196: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

196

1.3. Kết quả về nội dung và mức độ quan trọng của các yếu tố về hình ảnh các

đối thủ cạnh tranh chính

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

CỦA CÁC YẾU TỐ

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 0,09

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh doanh lúa

gạo 0,07

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông 0,07

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo 0,08

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội nhập 0,07

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0,08

7 Thị phần xuất khẩu gạo 0,08

8 Chất lượng sản phẩm 0,10

9 Sản phẩm đa dạng 0,07

10 Khả năng cạnh tranh về giá 0,09

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong nước và

xuất khẩu 0,07

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới 0,07

13 Năng lực về tài chính 0,06

TỔNG CỘNG 1,00

Page 197: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

197

2. TỔNG HỢP SỐ LIỆU TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

2.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng các yếu tố bên

trong, bên ngoài và ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính

Theo nội dung và số liệu được thể hiện dưới đây:

2.1.1. Kết quả về mẫu điều tra:

Số mẫu điều tra gửi đi: 30 mẫu

Số mẫu nhận được: 30 mẫu

Số mẫu hợp lệ: 30 mẫu

2.1.2. Tổng hợp số liệu:

Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia được tính toán như sau:

­ Điểm phân loại của mỗi yếu tố bằng tổng số điểm của mỗi yếu tố chia cho

tổng số chuyên gia.

­ Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố bằng tổng số điểm của mỗi yếu tố chia

cho tổng cộng điểm.

Page 198: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

198

(1) Ma trận các yếu tố bên trong:

a. Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG SỐ MẪU MỖI LOẠI

1 2 3 4 TRUNG BÌNH

LÀM TRÒN

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

0 0 4 26 3,87 4

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

1 2 2 25 3,70 4

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

1 4 23 2 2,87 3

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

3 2 19 6 2,93 3

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 4 20 3 2,77 3

6 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

7 18 4 1 1,97 2

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu 9 18 2 1 1,83 2

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

3 23 2 2 2,10 2

9 Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

25 4 1 0 1,20 1

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

25 2 3 0 1,27 1

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

4 24 1 1 1,97 2

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

2 25 3 0 1,93 2

Page 199: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

199

b. Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1 2 3 4 5 Tổng

điểm

Mức độ

quan trọng

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

4 1 6 7 12 112 0,11

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

3 8 9 7 3 89 0,09

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

8 6 6 8 2 80 0,08

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

2 10 9 7 2 87 0,08

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

7 10 4 6 3 78 0,07

6 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

3 6 5 8 8 102 0,10

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu 4 7 9 7 3 88 0,08

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

9 5 6 8 2 79 0,08

9 Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

11 4 3 10 2 78 0,07

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

4 8 7 9 2 87 0,08

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

8 12 6 2 2 68 0,07

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

3 7 9 7 4 92 0,09

Tổng cộng 1.040 1,00

Page 200: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

200

(2) Ma trận các yếu tố bên ngoài:

a. Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI SỐ MẪU MỖI LOẠI

1 2 3 4 TRUNG BÌNH

LÀM TRÒN

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

0 10 17 3 2,77 3

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

4 2 19 5 2,83 3

3 Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

3 4 22 1 2,70 3

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

2 2 22 4 2,93 3

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

2 4 23 1 2,77 3

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

0 3 4 23 3,67 4

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

10 16 4 0 1,80 2

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

8 21 1 0 1,77 2

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

1 26 1 2 2,13 2

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

3 25 2 0 1,97 2

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

8 14 7 1 2,03 2

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng 5 22 2 1 1,97 2

Page 201: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

201

b. Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 1 2 3 4 5 Tổng

điểm

Mức độ

quan trọng

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

4 7 7 8 4 91 0,08

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

4 5 7 6 8 99 0,09

3 Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

3 8 9 7 3 89 0,08

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

3 6 9 4 8 98 0,09

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

3 5 8 6 8 101 0,09

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

2 6 4 6 12 110 0,10

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

2 9 9 7 3 90 0,08

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

5 8 7 5 5 87 0,08

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

7 8 6 6 3 80 0,07

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

4 10 5 6 5 88 0,08

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

6 9 6 5 4 82 0,07

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng 4 5 7 8 6 97 0,09

Tổng cộng 1.112 1,00

Page 202: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

202

(3) Ma trận các yếu tố của các đối thủ cạnh tranh chính:

a. Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG Các đối thủ cạnh tranh chính đến từ tỉnh An Giang

1 2 3 4 TRUNG BÌNH

LÀM TRÒN

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 1 1 24 4 3,03 3

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh doanh

lúa gạo 2 2 23 3 2,90 3

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông 3 24 1 2 2,06 2

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo 1 4 22 3 2,90 3

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội

nhập 0 2 24 4 3,06 3

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0 4 24 2 2,93 3

7 Thị phần xuất khẩu gạo 5 3 15 7 2,80 3

8 Chất lượng sản phẩm 2 4 22 2 2,80 3

9 Sản phẩm đa dạng 3 2 23 2 2,80 3

10 Khả năng cạnh tranh về giá 2 2 18 8 3,07 3

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong nước

và xuất khẩu 2 2 22 4 2,93 3

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới 2 5 17 6 2,90 3

13 Năng lực về tài chính 16 5 9 0 1,77 2

Page 203: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

203

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG Các đối thủ cạnh tranh chính đến từ thành phố Cần Thơ

1 2 3 4 TRUNG BÌNH

LÀM TRÒN

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 2 10 16 2 2,60 3

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh doanh

lúa gạo

3 4 15 8 2,93 3

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông 0 2 21 7 3,17 3

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo 2 3 21 4 2,90 3

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội

nhập 3 3 16 8 2,97 3

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng 0 7 17 6 2,97 3

7 Thị phần xuất khẩu gạo 0 1 23 6 3,17 3

8 Chất lượng sản phẩm 0 3 21 6 3,10 3

9 Sản phẩm đa dạng 1 3 17 9 3,13 3

10 Khả năng cạnh tranh về giá 3 11 9 7 2,67 3

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong nước

và xuất khẩu 1 10 8 11 2,97 3

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới 0 0 5 25 3,83 4

13 Năng lực về tài chính 0 2 21 7 3,17 3

Page 204: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

204

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG Các đối thủ cạnh tranh chính đến từ tỉnh Tiền Giang

1 2 3 4 TRUNG BÌNH

LÀM TRÒN

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 1 4 18 7 3,03 3

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh

doanh lúa gạo 2 5 20 3 2,80 3

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông 6 19 3 2 2,03 2

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa

gạo 4 3 20 3 2,73 3

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội

nhập 2 2 19 7 3,04 3

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng 5 4 18 3 2,63 3

7 Thị phần xuất khẩu gạo 2 22 5 1 2,17 2

8 Chất lượng sản phẩm 1 7 21 1 2,73 3

9 Sản phẩm đa dạng 4 1 21 4 2,83 3

10 Khả năng cạnh tranh về giá 4 23 1 2 2,03 2

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong

nước và xuất khẩu 0 2 22 6 3,13 3

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới 1 1 20 8 3,17 3

13 Năng lực về tài chính 3 19 3 5 2,33 2

Page 205: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

205

b. Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG 1 2 3 4 5 Tổng

điểm

Mức độ

quan trọng

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo 1 4 11 9 5 103 0,09

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh

doanh lúa gạo

5 11 4 7 3 82 0,07

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông 8 6 6 8 2 80 0,07

4 Chính sách phát triển ngành hàng

lúa gạo

2 8 9 7 4 93 0,08

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong

hội nhập

7 7 5 7 4 84 0,07

6 Am hiểu về thị trường và khách

hàng

2 9 8 8 3 91 0,08

7 Thị phần xuất khẩu gạo 5 6 6 6 7 94 0,08

8 Chất lượng sản phẩm 2 3 6 7 12 114 0,10

9 Sản phẩm đa dạng 6 8 5 8 3 84 0,07

10 Khả năng cạnh tranh về giá 2 6 8 7 7 101 0,09

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong

nước và xuất khẩu

6 9 5 7 3 82 0,07

12 Thương hiệu trên thị trường thế

giới

7 6 6 7 4 85 0,07

13 Năng lực về tài chính 10 8 6 4 2 70 0,06

Tổng cộng 1.163 1,00

Page 206: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

206

2.2. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến

các phương án trong giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp

chế biến lúa gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020

Theo nội dung và số liệu được thể hiện dưới đây:

2.2.1. Kết quả về mẫu điều tra:

Số mẫu điều tra gửi đi: 30 mẫu

Số mẫu nhận được: 28 mẫu

Số mẫu hợp lệ: 28 mẫu

2.2.2. Tổng hợp số liệu:

Page 207: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

207

(1) GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN LIỆU

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 25 1 2,96 2 7 18 1 1,68

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 2 1 3 21 1 2,64 4 6 16 1 1 1,61 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

1 2 25 3,86 11 15 2 0,68

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

2 21 5 3,11 7 24 6 1 2,04

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 4 22 2 2,93 4 3 17 4 2,75 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

1 5 22 3,75 11 15 1 1 0,71

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 27 1 0,04 25 2 1 0,14 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

22 4 2 0,29 25 3 0,11

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

21 5 2 0,32 21 5 2 0,32

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

1 4 22 1 2,82 2 21 4 1 2,14

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

26 1 1 0,11 23 3 2 0,25

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

4 17 7 3,11 4 22 2 1,93

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

2 1 3 18 4 2,75 4 23 1 1,89

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 26 2 0,07 27 1 0,04 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

21 6 1 0,29 25 2 1 0,14

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

18 7 3 0,46 24 4 0,14

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 1 5 5 13 2,79 1 4 5 9 9 2,75 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

1 23 4 3,11 2 22 4 3,07

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

1 3 17 7 3,07 1 2 22 3 1,96

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

1 5 22 3,75 13 11 3 1 0,71

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

1 21 6 3,14 4 16 8 2,14

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

1 2 1 19 5 2,89 4 23 1 1,89

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

3 7 18 3,54 3 22 3 2,00

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 22 6 0,21 21 6 1 0,29 Hệ thống cơ sở hạ tầng 2 8 8 10 1,93 26 1 1 2,11

Page 208: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

208

(2) GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 7 15 3 1 1,79 1 7 14 3 3 2,00

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 9 14 3 1 1 0,96 8 16 1 1 2 1,04 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

1 3 3 21 3,57 4 20 1 3 2,11

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

1 2 1 19 5 2,89 7 15 3 3 2,07

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 23 3 1 1 0,29 25 3 0,11 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

18 9 1 0,39 20 6 2 0,36

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 1 8 19 3,64 2 5 18 3 1,79 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

5 19 4 0,96 2 5 15 6 2,82

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

1 7 8 12 3,11 8 17 3 0,82

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

18 9 1 0,39 25 2 1 0,14

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

24 2 1 1 0,25 24 3 1 0,29

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

2 20 6 3,07 4 22 1 1 0,96

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

6 4 3 14 1 2,00 1 5 20 2 2,82

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 24 2 2 0,21 27 1 0,04 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

25 3 0,11 21 5 2 0,32

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

19 9 0,32 21 6 1 0,29

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 2 5 21 3,68 3 22 3 3,00 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

18 9 1 0,39 23 5 0,18

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

21 7 0,25 26 2 0,07

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

7 21 3,75 3 20 3 2 2,14

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

3 5 20 3,61 1 18 7 2 2,36

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

3 7 10 8 2,82 10 15 1 2 1,82

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 2 5 7 12 2,89 4 2 12 7 5 2,39

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 6 22 3,79 2 8 18 3,57 Hệ thống cơ sở hạ tầng 20 8 0,29 20 8 0,29

Page 209: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

209

(3) GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

22 4 2 0,29 26 2 0,07

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 19 6 3 0,43 21 5 2 0,32 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

25 3 0,11 22 4 2 0,29

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

26 1 1 0,11 24 4 0,14

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 28 0,00 27 1 0,04 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

19 9 0,32 24 3 1 0,18

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 1 1 5 21 3,64 2 4 12 4 6 2,29 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

3 25 3,89 5 13 8 2 2,25

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

2 3 23 2,75 3 21 3 1 1,07

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

11 10 7 2,86 1 24 2 1 2,11

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

2 6 17 3 2,75 1 4 19 3 1 1,96

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

2 8 18 3,57 8 10 6 4 2,21

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

10 18 3,64 4 16 8 2,14

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 19 9 3,32 19 9 3,32 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

18 9 1 0,39 18 9 1 0,39

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

23 4 1 0,21 24 4 0,14

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 2 16 10 3,29 12 12 4 1,86 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

22 6 0,21 22 6 0,21

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

20 5 3 0,39 20 5 3 0,39

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

25 2 1 0,21 25 2 1 0,18

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

25 3 3,11 6 19 3 2,89

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

22 6 3,21 3 2 15 8 3,00

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

8 12 5 1 2 1,18 6 16 4 2 1,07

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 25 3 0,11 25 3 0,11 Hệ thống cơ sở hạ tầng 24 1 1 2 0,32 24 1 2 1 0,29

Page 210: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

210

(4) GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

1 4 20 3 2,89 1 2 23 2 1,93

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 1 23 4 3,11 1 2 21 4 3,00 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

1 2 25 3,86 1 24 1 2 2,14

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

1 3 22 2 2,89 2 3 22 1 1,79

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 24 3 1 0,18 26 1 1 0,11 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

2 2 23 1 2,82 1 3 22 2 1,89

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 3 3 22 2,68 1 27 1,96 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

2 1 1 23 1 2,71 2 22 4 2,07

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

1 1 3 23 3,71 4 4 12 6 2 2,29

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

4 24 3,86 6 14 5 3 1,18

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

1 22 5 3,14 4 3 16 5 1,79

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

25 2 1 0,14 27 1 0,04

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

6 4 10 8 2,71 4 9 9 6 1,61

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 18 8 2 0,43 22 4 2 0,29 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

2 2 15 5 4 2,25 4 8 10 4 2 1,71

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

3 2 21 1 1 1,82 5 22 1 0,86

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 1 3 21 3 2,93 3 21 1 3 2,14 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

26 2 0,07 26 2 0,07

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

2 24 2 3,00 8 11 6 3 1,14

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

4 18 6 3,07 8 12 5 3 2,11

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

5 23 3,82 14 8 6 0,71

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

6 12 8 2,86 3 5 17 3 2,71

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

20 8 3,29 2 6 15 5 2,82

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 25 2 1 0,14 26 1 1 0,11 Hệ thống cơ sở hạ tầng 21 4 2 1 0,39 22 4 2 0,29

Page 211: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

211

(5) GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 25 1 2,96 2 2 17 6 1 2,07

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 2 5 17 2 2 1,89 6 4 14 2 2 1,64 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

5 20 3 2,93 6 16 4 2 1,86

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

4 14 10 1,21 4 16 8 1,14

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 24 2 2 0,21 24 2 2 0,21 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

1 20 7 3,21 1 2 24 1 1,89

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 4 22 2 2,93 4 3 21 1,61 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

2 16 8 3,00 6 14 4 4 2,21

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

5 23 3,82 5 15 8 3,11

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

2 26 3,93 7 4 10 6 1 1,64

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

4 24 3,86 12 8 8 2,86

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

21 4 2 1 0,39 25 2 1 0,14

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

2 6 12 8 2,86 12 4 6 6 2,21

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 25 3 0,11 25 3 0,11 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

5 4 13 11 3,42 2 16 8 2 1,36

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

6 19 3 1,89 5 12 9 2 1,29

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 6 16 6 3,00 1 5 16 6 2,96 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

19 9 0,32 19 9 0,32

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

22 6 3,21 7 9 12 2,18

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

3 25 3,89 3 25 3,89

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

10 8 6 4 2,14 3 5 20 3,61

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

3 7 12 6 2,75 2 3 6 11 6 2,57

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

5 4 11 6 2 1,86 1 3 3 11 10 2,93

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 20 8 0,29 24 4 0,14 Hệ thống cơ sở hạ tầng 18 8 2 0,43 21 7 0,25

Page 212: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

212

(6) GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

1 2 6 19 3,54 4 6 10 6 2 1,86

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 1 2 1 22 2 2,79 3 7 9 4 5 2,04 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

26 1 1 0,11 22 5 1 0,25

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

22 1 4 1 0,43 24 4 0,14

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 2 2 15 9 3,11 6 9 5 8 2,54 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

20 5 3 0,39 25 1 2 0,18

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 4 4 20 3,57 14 4 3 7 2,11 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

23 3 2 0,25 20 7 1 0,32

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

24 3 1 0,18 22 5 1 0,25

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

23 4 1 0,21 23 1 2 2 0,39

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

23 3 1 1 0,29 26 2 0,07

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

3 25 3,89 9 9 9 1 2,07

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

1 1 1 25 3,79 2 2 21 2 1 1,93

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 1 5 14 8 3,04 6 8 4 10 2,64 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

3 3 15 7 2,93 2 14 3 9 2,68

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

24 4 0,14 23 1 4 0,32

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 4 2 15 7 2,89 4 14 6 4 2,36 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

25 3 0,11 20 7 1 0,32

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

25 3 3,11 3 2 20 3 1,82

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

26 2 0,07 20 6 2 0,36

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

1 2 25 3,86 26 1 1 2,11

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

2 1 1 23 1 2,71 2 25 1 1,96

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

2 3 23 3,75 1 23 3 1 2,14

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 26 2 0,07 25 2 1 0,25 Hệ thống cơ sở hạ tầng 24 1 2 1 0,29 26 2 0,07

Page 213: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

213

(7) GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN 1 PHƯƠNG ÁN 2

0 1 2 3 4 TB 0 1 2 3 4 TB

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 22 4 3,07 1 2 22 3 1,96

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn 4 14 8 2 2,29 2 8 8 10 1,93 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

3 7 18 3,54 7 20 1 0,79

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

23 3 1 1 0,29 25 3 0,11

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 19 1 1 2 0,32 27 1 0,04 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

20 6 2 0,36 26 2 0,07

Trình độ công nghệ khá lạc hậu 1 2 1 19 5 2,89 2 6 11 8 1 2,00 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

18 9 1 0,39 25 2 1 0,14

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

1 2 25 3,86 27 1 2,04

Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

24 1 2 1 0,29 24 2 1 1 0,25

Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

22 5 1 0,25 26 1 1 0,11

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

2 26 3,93 4 3 20 1 1,64

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

3 25 3,89 5 21 1 1 1,93

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định 25 2 1 0,14 27 1 0,04 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

20 4 3 1 0,46 22 4 2 0,29

Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

26 2 0,07 27 1 0,04

Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 21 6 1 0,29 26 1 1 0,11 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

20 6 2 0,36 26 2 0,07

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

18 10 0,36 24 3 1 0,18

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

1 2 25 3,86 7 20 1 0,79

Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

1 2 23 2 2,93 10 6 4 8 2,36

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

25 3 2,11 9 9 9 1 2,07

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

9 17 1 1 0,79 11 15 1 1 0,71

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng 20 6 2 0,36 26 2 0,07 Hệ thống cơ sở hạ tầng 5 23 3,82 7 15 3 3 2,07

Page 214: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

214

2.3. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các nhóm giải

pháp đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020

2.3.1. Kết quả về mẫu điều tra:

Số mẫu điều tra gửi đi: 60 mẫu

Số mẫu nhận được: 60 mẫu

Số mẫu hợp lệ: 60 mẫu

2.3.2. Tổng hợp số liệu:

Stt Nhóm giải pháp Mức độ ảnh hưởng Tổng số

điểm

Mức

quan

trọng

1 2 3 4 5 6 7

1 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu 4 4 6 11 7 12 16 293 1

2 Nhóm giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết

bị, công nghệ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin

4 8 7 7 6 13 15 282 2

3 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân

lực

8 6 3 9 11 13 10 268 3

4 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm

10 9 12 8 9 6 6 219 4

5 Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương

hiệu

12 10 8 7 11 7 5 216 5

6 Nhóm giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về

vốn cho DN

10 11 10 10 8 6 5 213 6

7 Nhóm giải pháp quy hoạch khu CN chuyên

ngành

12 12 14 8 8 3 3 189 7

Ghi chú: (1) là mức quan trọng lớn nhất, (7) là mức quan trọng nhỏ nhất.

Page 215: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

215

PHỤ LỤC 3.2

DANH SÁCH CHUYÊN GIA VÀ MẪU CÁC PHIẾU

KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA

1.1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA HỘI THẢO

Stt Họ và tên Cơ quan công tác

1 Phạm Long Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

2 Trần Tuấn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

3 Hà Hữu Liền Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

4 Phạm Văn Nhơn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

5 Nguyễn Minh Phương Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

6 Huỳnh Văn Quốc Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

7 Đỗ Quốc Hùng Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

8 Lê Trần Dũng Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

9 Nguyễn Xuân Lai Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

10 Nguyễn Văn Tạo Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

11 Nguyễn Công Thành Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

12 Nguyễn Đức Toàn Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

13 Hà Anh Dũng Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ

14 Trần Thanh Bé Viện Kinh tế xã hội Cần Thơ

15 Bùi Kim Thoa Cục Thống kê Cần Thơ

16 Nguyễn Duyên Hải Công ty TNHH Thanh Ngọc

17 Nguyễn Thu Thảo Công ty TNHH Thanh Ngọc

Page 216: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

216

Stt Họ và tên Cơ quan công tác

18 Đỗ Văn Minh Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ

19 Nguyễn Thị Nguyệt Hồng Công ty Cổ phần Mekong

20 Lê Huy Thọ Công ty Cổ phần Gentraco

21 Mai Vân Anh Công ty Cổ phần Gentraco

22 Lê Thị Minh Lang Công ty Lương thực Sông Hậu

23 Trần Vũ Duy Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Cần Thơ

24 Lê Kim Oanh Công ty Cổ phần chế biến lương thực Miền Tây

Ghi chú: Danh sách mời các chuyên gia tham gia hội thảo là 40 chuyên gia. Chuyên

gia tham gia hội thảo là 24 người.

1.2. DANH SÁCH CHUYÊN GIA GỬI PHIẾU LẤY Ý KIẾN KHẢO SÁT

Stt Họ và tên Cơ quan công tác

1 Phạm Long Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

2 Trần Tuấn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

3 Hà Hữu Liền Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

4 Phạm Văn Nhơn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

5 Nguyễn Minh Phương Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

6 Huỳnh Văn Quốc Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

7 Đỗ Quốc Hùng Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

8 Lê Trần Dũng Công ty Nông nghiệp Sông Hậu

9 Nguyễn Xuân Lai Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

10 Nguyễn Văn Tạo Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

Page 217: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

217

Stt Họ và tên Cơ quan công tác

11 Nguyễn Công Thành Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

12 Nguyễn Đức Toàn Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL

13 Hà Anh Dũng Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ

14 Trần Thanh Bé Viện Kinh tế xã hội Cần Thơ

15 Bùi Kim Thoa Cục Thống kê Cần Thơ

16 Nguyễn Duyên Hải Công ty TNHH Thanh Ngọc

17 Nguyễn Thu Thảo Công ty TNHH Thanh Ngọc

18 Đỗ Văn Minh Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ

19 Nguyễn Thị Nguyệt Hồng Công ty Cổ phần Mekong

20 Lê Huy Thọ Công ty Cổ phần Gentraco

21 Mai Vân Anh Công ty Cổ phần Gentraco

22 Lê Thị Minh Lang Công ty Lương thực Sông Hậu

23 Trần Vũ Duy Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Cần Thơ

24 Lê Kim Oanh Công ty Cổ phần chế biến lương thực Miền Tây

25 Mai Văn Tùng Công ty Cổ phần Mekong

26 Nguyễn Văn Nhân Công ty Cổ phần Hiệp Thanh

27 Huỳnh Thị Hồng Nga Công ty Cổ phần Nam Tiến

28 Phạm Thu Huệ Công ty Cổ phần Duy Tuấn

29 Nguyễn Thị Thanh Thúy Công ty TNHH Đại Phong

30 Nguyễn Thành Hiệp Công ty Nông Sản Thực Phẩm XK Cần Thơ

Page 218: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

218

1.3. DANH SÁCH CHUYÊN GIA GỬI PHIẾU LẤY Ý KIẾN KHẢO SÁT

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Địa chỉ

1 Phan Văn Đức Cty TNHH 01 thành viên

An Đức

Q. Ninh Kiều

2 Lê Kim Oanh Công ty Cổ phần CBLT

Miền Tây

KCN Cái Sơn Hàng

Bàng

3 Nguyễn Kim Thưa DNTN Nguyên Phúc TT Thới Lai, H. Thới

Lai

4 Tạ Thanh Hà Công ty TNHH Liên Hưng Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

5 Trần Thanh Nhàn DNTN Thịnh Phát TT Thới Lai, H. Thới

Lai

6 Nguyễn Thị Lệ Hằng DNTN Phú Cường Thới Thuận, H Thốt Nốt

7 Dương Minh Đô DNTN Minh Đô Trung Kiên, H. Thốt Nốt

8 Phạm Thị Ửng DNTN Vĩnh Phát 2 Thới Thuận, H Thốt Nốt

9 Hồ Thị Kim Loan DNTN Thắng Lợi 2 Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

10 Đỗ Văn Hoàng DNTN Hoàng Yến Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

11 Đỗ Thị Tuyết Mai DNTN Vạn Phát 2 Thạnh Hòa, H. Thốt Nốt

12 Trần Quốc Tuấn DNTN Cần Thơ Lộ Vòng Cung

13 Trần Thị Nga DNTN Toàn Thắng Lộ Vòng Cung

14 Phan Văn Ly DNTN Vạn Đức Thành Lộ Vòng Cung

15 Đỗ Văn Minh Cty Nông nghiệp Cờ Đỏ H. Thới Lai

16 Nguyễn Thị Chín DNTN Vạn Phước Ba Láng, Q. Cái Răng

Page 219: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

219

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Địa chỉ

17 Nguyễn Quang Trí Công ty TNHH SXTM Trí

Thành

KCN Cái Sơn Hàng

Bàng

18 Phan Thị Huệ Lan Công ty TNHH La Bỉnh Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

19 Trần Thị Ánh Cty TNHH Cám Vàng Tân Phú, Cái Răng

20 Lê Văn Nam DNTN Thắng Lợi Lộ Vòng Cung

21 Trương Văn Hải DNTN Tấn Thành Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

22 Lý Văn Tài DNTN Tài Lộc Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

23 Phan Văn Việt DNTN Tư Đường Tân Thới, H. Phong

Điền

24 Nguyễn Quốc Thanh DNTN Mỹ Phước Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

25 Huỳnh Văn Dũng DNTN Tấn Phát TT Thới Lai, H. Thới

Lai

26 Nguyễn Thái Thiện DNTN Tân Vạn Hòa Mỹ Khánh, H. Phong

Điền

27 Ngô Thị Thu Hồng HTX Thành Lợi Nhơn Nghĩa, Phong

Điền

28 Nguyễn Ngọc Tư Cty Cổ phần TM Châu

Thành

Lê Bình, Q. Cái Răng

29 Trần Bá Phúc Cty Cổ phần nông sản Cái

Răng

Lê Bình, Q. Cái Răng

Page 220: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

220

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Địa chỉ

30 Nguyễn Văn Mong DNTN Thành Công Thường Thạnh, Cái

Răng

31 Huỳnh Thị Hồng Nga Cty Cổ phần Nam Tiến KCN Trà Nóc 2

32 Trần Thanh Tuấn HTX Thanh Phong Lê Bình, Q. Cái Răng

33 Nguyễn Minh Trí DNTN Thành Lợi TT Thới Lai, H. Thới

Lai

34 Nguyễn Văn Dũng DNTN Chế biến lương thực

Đồng Lợi

Thới Thạnh, H. Thới Lai

35 Nguyễn Thị Đuông DNTN Tân Thới TT Thới Lai, H. Thới

Lai

36 Mai Văn Tùng Công ty Cổ phần Mekong Q. Ninh Kiều

37 Trần Bá Việt DNTN Phúc Quý Trường Xuân, Thới Lai

38 Phạm Thu Huệ Cty Cổ phần Duy Tuấn Q. Ninh Kiều

39 Hồ Thị Kim Cương DNTN Thanh Nhàn Mỹ Khánh, Phong Điền

40 Trần Ánh Loan DNTN Phước Hưng TT Thới Lai, H. Thới

Lai

41 Trần Văn Tám DNTN Rạch Sung Nhơn Nghĩa, Phong

Điền

42 Nguyễn Thanh Trình Cty TNHH Ánh Dương Lợi Dũ A

43 Trần Thành Lợi DNTN Thành Lợi Lộ Vòng Cung

44 Trần Thị Mỹ Hòa DNTN Hải Hòa Phú Thứ, Cái Răng

45 Trần Thúy Liễu Cty Cổ phần Tân Á KCN Trà Nóc

46 Nguyễn Thị Thương DNTN Phú Toàn Tân Q. Ninh Kiều

Page 221: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

221

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Địa chỉ

47 Nguyễn Văn Chí DNTN Phước Sang H. Thới Lai

48 Tiến Minh Luông DNTN Thuận Phước 2 Thới thạnh, H. Thới Lai

49 Nguyễn Thị Út Lê DNTN Trường Thịnh Q. Ninh Kiều

50 Nguyễn Thành Hiệp Cty Nông Sản Thực Phẩm

XK Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

51 Nguyễn Thu Thảo Cty TNHH Thanh Ngọc Q. Ninh Kiều

52 Lê Huy Thọ Cty Cổ phần Gentraco Q. Thốt Nốt

53 Nguyễn Văn Nhân Cty Cổ phần Hiệp Thanh Thới Thuận, Thốt Nốt

54 Phạm Hoàng Yến Cty TNHH Nhất Giang Q. Ninh Kiều

55 Nguyễn Thị Mai Thu Cty TNHH Thành An Q. Ninh Kiều

56 Nguyễn Thị Quỳnh Trang Cty TNHH Đại Nam Q. Ninh Kiều

57 Huỳnh Văn Quốc Cty Nông nghiệp Sông Hậu H. Cờ Đỏ

58 Lê Thị Mỹ Chi Cty TNHH Trường Sơn Q. Ninh Kiều

59 Trần Vũ Duy Cty Cổ phần vật tư nông

nghiệp Cần Thơ

Q. Ninh Kiều

60 Lê Thanh Hưng DNTN Khánh Hưng KCN Cái Sơn Hàng

Bàng

Page 222: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

222

2. MẪU CÁC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

2.1. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về các yếu tố bên trong, bên ngoài và hình

ảnh các đối thủ cạnh tranh chính

Dựa vào kết quả hội thảo chuyên gia, mẫu phiếu khảo sát được thiết kế như

sau:

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Về các yếu tố tác động đến các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ

và hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính

A. GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/Chị.

Tôi tên: Nguyễn Huỳnh Phước, là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về: “Giải pháp

phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố

Cần Thơ đến năm 2020”. Kính xin quý Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian

khoảng 30 phút cho phép tôi phỏng vấn Anh/Chị một số câu hỏi có liên quan dưới

đây. Tôi rất biết ơn sự cộng tác và giúp đỡ của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của

Anh/Chị sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối.

B. THÔNG TIN CHUNG

­ Họ và tên: …………………………... Năm sinh: ……….. Giới tính: ……………

­ Đơn vị công tác: ………………………………………..….………………………

­ Chức danh: ………………………………………………………………………...

­ Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………...

Page 223: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

223

C. NỘI DUNG CHÍNH

1. Các yếu tố bên trong:

a/ Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức

độ phản ứng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Cần Thơ đối với các yếu tố bên

trong bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân loại 1,2,3,4 với tiêu chí:

1: phản ứng ít, 2: phản ứng trung bình, 3: phản ứng trên trung bình, 4: phản

ứng tốt

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG PHÂN LOẠI

1 2 3 4

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

6 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

9 Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

Page 224: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

224

b/ Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết

mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân

loại 1,2,3,4,5 với tiêu chí:

1: hoàn toàn không quan trọng, 2: không quan trọng, 3: không có ý kiến

4: quan trọng, 5: rất quan trọng

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1 2 3 4 5

1 Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

2 Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

3 Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

4 Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

5 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

6 Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

7 Trình độ công nghệ khá lạc hậu

8 Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

9 Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt

10 Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu

11 Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

12 Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

Page 225: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

225

2. Các yếu tố bên ngoài:

a/ Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức

độ phản ứng của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Cần Thơ đối với các yếu tố bên

ngoài bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân loại 1,2,3,4 với tiêu chí:

1: phản ứng ít, 2: phản ứng trung bình, 3: phản ứng trên trung bình, 4: phản

ứng tốt

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI PHÂN LOẠI

1 2 3 4

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

3 Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 226: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

226

b/ Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết

mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân

loại 1,2,3,4,5 với tiêu chí:

1: hoàn toàn không quan trọng, 2: không quan trọng, 3: không có ý kiến

4: quan trọng, 5: rất quan trọng

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 1 2 3 4 5

1 Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

2 Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới

3 Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO

4 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

5 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

6 Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

7 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao

8 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

9 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

10 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

11 Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

12 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 227: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

227

3. Các đối thủ cạnh tranh chính:

a/ Ý kiến chuyên gia về điểm phân loại: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức

độ phản ứng của các đối thủ cạnh tranh chính đến từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang

và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân loại

1,2,3,4 với tiêu chí:

1: phản ứng ít, 2: phản ứng trung bình, 3: phản ứng trên trung bình, 4: phản

ứng tốt

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG

Các đối thủ

cạnh tranh chính

đến từ An Giang

Các đối thủ

cạnh tranh chính

đến từ Tiền Giang

Các đối thủ

cạnh tranh chính

đến từ thành phố

Cần Thơ

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa

gạo

2 Tổ chức quá trình sản xuất và

kinh doanh lúa gạo

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông

4 Chính sách phát triển ngành

hàng lúa gạo

5 Kinh nghiệm về kinh doanh

trong hội nhập

6 Am hiểu về thị trường và khách

hàng

7 Thị phần xuất khẩu gạo

8 Chất lượng sản phẩm

9 Sản phẩm đa dạng

10 Khả năng cạnh tranh về giá

11 Hệ thống phân phối lúa gạo

trong nước và xuất khẩu

12 Thương hiệu trên thị trường thế

giới

13 Năng lực về tài chính

Page 228: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

228

b/ Ý kiến chuyên gia theo thang điểm Likert: Xin Anh/Chị vui lòng cho biết

mức độ quan trọng của các yếu tố bằng cách đánh dấu (X) vào các cột phân loại

1,2,3,4,5 với tiêu chí:

1: hoàn toàn không quan trọng, 2: không quan trọng, 3: không có ý kiến

4: quan trọng, 5: rất quan trọng

Stt CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG 1 2 3 4 5

1 Điều kiện tự nhiên sản xuất lúa gạo

2 Tổ chức quá trình sản xuất và kinh doanh lúa gạo

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông

4 Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo

5 Kinh nghiệm về kinh doanh trong hội nhập

6 Am hiểu về thị trường và khách hàng

7 Thị phần xuất khẩu gạo

8 Chất lượng sản phẩm

9 Sản phẩm đa dạng

10 Khả năng cạnh tranh về giá

11 Hệ thống phân phối lúa gạo trong nước và xuất khẩu

12 Thương hiệu trên thị trường thế giới

13 Năng lực về tài chính

Page 229: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

229

2.2. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về yếu tố tác động đến các phương án

trong giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo của TP. Cần Thơ đến năm 2020

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Về các yếu tố tác động đến các phương án trong giải pháp phát triển

sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ đến năm 2020

A. GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/Chị.

Tôi tên: Nguyễn Huỳnh Phước, là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về: “Giải pháp

phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố

Cần Thơ đến năm 2020”. Kính xin quý Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian

khoảng 30 phút cho phép tôi phỏng vấn Anh/Chị một số câu hỏi có liên quan dưới

đây. Tôi rất biết ơn sự cộng tác và giúp đỡ của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của

Anh/Chị sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối.

B. THÔNG TIN CHUNG

­ Họ và tên: …………………………... Năm sinh: ……….. Giới tính: ……………

­ Đơn vị công tác: ………………………………………..….………………………

­ Chức danh: ………………………………………………………………………...

­ Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………...

C. NỘI DUNG CHÍNH

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các phương án

bằng cách đánh dấu (X) vào các ô điểm 0,1,2,3,4 với tiêu chí:

0: không ảnh hưởng, 1: ảnh hưởng ít, 2: ảnh hưởng trung bình,

3: ảnh hưởng trên trung bình, 4: ảnh hưởng lớn

Page 230: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

230

1. GIẢI PHÁP VỀ NGUYÊN LIỆU

PHƯƠNG ÁN I: Hợp tác với nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp xây dựng vùng

nguyên liệu với số lượng lớn, chất lượng tốt, thiết lập hệ thống thu mua lúa đến tận

nông dân.

PHƯƠNG ÁN II: Tiếp tục việc thu mua nguyên liệu thông qua hệ thống thương lái.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II 0 1 2 3 4 0 1 2 3 4

A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 231: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

231

2. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ

PHƯƠNG ÁN I: Trước mắt thay thế các máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu bằng

những công nghệ thích hợp, với chi phí hợp lý và dần dần tiến tới thay đổi theo

hướng sử dụng công nghệ hiện đại.

PHƯƠNG ÁN II: Tiếp tục sử dụng các máy móc, thiết bị hiện có và chỉ thay đổi khi

không còn sử dụng được.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 232: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

232

3. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

PHƯƠNG ÁN I: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng nguồn

nhân lực chất lượng cao và kết hợp với việc doanh nghiệp đào tạo thêm bằng nguồn

kinh phí của doanh nghiệp và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước.

PHƯƠNG ÁN II: Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là chính để không

phải đào tạo thêm.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 233: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

233

4. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

PHƯƠNG ÁN I: Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, duy trì các thị trường xuất

khẩu truyền thống và mở rộng thị trường mới, nhất là đối với những thị trường đòi

hỏi chất lượng cao.

PHƯƠNG ÁN II: Mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng đến các thị

trường xuất khẩu truyền thống không đòi hỏi cao về chất lượng.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 234: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

234

5. GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

PHƯƠNG ÁN I: Xây dựng thương hiệu gạo của Cần Thơ đối với những loại gạo có

chất lượng cao ở thị trường trong và ngoài nước.

PHƯƠNG ÁN II: Không cần xây dựng thương hiệu, hệ thống tiêu thụ lúa gạo như

hiện tại đã đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 235: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

235

6. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN VỐN

PHƯƠNG ÁN I: Xin Chính phủ hỗ trợ về lãi suất đối với những doanh nghiệp có

nhu cầu thay đổi công nghệ mới và có xây dựng vùng nguyên liệu; kết hợp với các

nguồn vốn khác như: vay ngân hàng, kêu gọi góp vốn, thuê tài chính để đổi mới công

nghệ và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

PHƯƠNG ÁN II: Tạo vốn bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 236: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

236

7. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH

PHƯƠNG ÁN I: Thành phố cần quy hoạch xây dựng khu công nghiệp chuyên ngành

chế biến lúa gạo, trong đó đầu tư hoàn chỉnh về hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như hệ

thống xử lý chất thải theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.

PHƯƠNG ÁN II: Giữ nguyên hiện trạng như hiện nay, chỉ cần quan tâm thêm đến

vấn đề xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường.

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG PHƯƠNG ÁN I PHƯƠNG ÁN II

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 A. CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Có khả năng duy trì thị trường đã có và mở rộng thị trường mới

Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn

Luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi

Chưa kiểm soát chưa tốt chất lượng nguồn nguyên liệu

Trình độ công nghệ khá lạc hậu

Trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

Triển khai các hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế chưa tốt Chưa quan tâm đến hoạt động marketing, đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu Thông tin về sản phẩm, thị trường, khách hàng còn hạn chế

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp

Năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao

B. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI Chính trị và xã hội Việt Nam ổn định

Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch hơn, bình đẳng hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa

Nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới ngày càng tăng

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới

Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến lúa gạo trong nước

Nhà cung cấp nguyên liệu và thiết bị rất đa dạng

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Page 237: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

237

2.3. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các nhóm giải

pháp đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa

gạo TP. Cần Thơ đến năm 2020

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Về mức độ quan trọng của các nhóm giải pháp đối với sự phát triển

sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo TP. Cần Thơ đến năm 2020

A. GIỚI THIỆU

Xin chào Anh/Chị.

Tôi tên: Nguyễn Huỳnh Phước, là nghiên cứu sinh trường Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện luận án nghiên cứu về: “Giải pháp

phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp chế biến lúa gạo của thành phố

Cần Thơ đến năm 2020”. Kính xin quý Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian

khoảng 15 phút cho phép tôi phỏng vấn Anh/Chị một số câu hỏi có liên quan dưới

đây. Tôi rất biết ơn sự cộng tác và giúp đỡ của Anh/Chị. Các ý kiến trả lời của

Anh/Chị sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối.

B. THÔNG TIN CHUNG

­ Họ và tên: …………………………... Năm sinh: ……….. Giới tính: ……………

­ Đơn vị công tác: ………………………………………..….………………………

­ Chức danh: ………………………………………………………………………...

­ Trình độ chuyên môn:……………………………………………………………...

C. NỘI DUNG CHÍNH

Xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các nhóm giải pháp sau

đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Anh/Chị bằng cách đánh

dấu (X) vào các cột phân loại 1,2,3,4,5,6,7 với tiêu chí:

1: mức độ quan trọng nhỏ nhất 7: mức độ quan trọng lớn nhất

Page 238: Tailieu.vncty.com   giai phap-phat_trien_san_xuat_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_che_bien_lua_gao_cua_thanh_pho_can_tho_den_nam_2020

238

Stt Nhóm giải pháp Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5 6 7

1 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu

2 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực

3 Nhóm giải pháp tạo vốn và nâng cao năng lực về vốn

cho DN

4 Nhóm giải pháp đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị,

công nghệ và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

5 Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu

6 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

7 Nhóm giải pháp quy hoạch khu CN chuyên ngành