24
1

T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

1

Page 2: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

2

Nhóm Chủ Trương

Ban Chấp Hành

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Đan Mạch

Địa Chỉ Liên Lạc: c/o Lê Xuân Bảng

Mellemvej 14, 5700 Svendborg

Tlf. 6133 3523

Email: [email protected]

Ban Trị Sự

Chủ Nhiệm: Nhóm Chủ Trương

Chủ Bút: Trần Văn Trí

Thủ Qũy: Huỳnh Thị Thúy Hằng

Mục Lục Thư Ngỏ………………….…………….....…..........3 Gốc tích việc tôn thờ Trái Tim Chúa Giêsu...…...4 Nghi thức cử hành hôn nhân………………..........5

Câu chuyện bí mật của Đức Thánh cha Gioan

Phaolô II ………………………..……………........7

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Đức

Maria chống lại ma quỷ……………..…..…...….12

Một Phút Cho Bạn…..……………….…….…….14

Sinh Hoạt Tâm Linh Thanh Thiếu Niên CGVN

Đan Mạch……………………………....……..….15

Trại hè Thiếu Nhi & Thanh Niên……..........…...16

Giải đáp thắc mắc.…………………...…………..17

Ân nhân báo Tiếng Vọng…...……….…………..18

Tháng Hoa Dâng Mẹ…………………………….19

Ân nhân báo Tiếng Vọng…………..….………...18

Khóa Ca Trưởng……….……………....………..20

Biên bản họp ĐHTN 2011………….…………....22

Thư Ngỏ Trang Web Cộng Đồng……………….23

Mục Đích

Phát huy đời sống đức tin người kitô hữu Việt

Nam tại Đan Mạch. Bắc nhịp cầu liên lạc giữa các

linh mục Việt Nam và giáo dân. Chia sẻ những

kiến thức tôn giáo, văn hóa, xã hội để làm phát

triển cộng đồng

Thể Lệ

Những bài viết với bút hiệu phải có ghi tên thật và

địa chỉ của tác giả để tiện việc liên lạc. Xin gửi bài

trước ngày 10 của các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và

tháng 11 về email: [email protected]

THÔNG TIN LIÊN LẠC SỐ 01 THÁNG 6, 7 & 8 - 2011

Thông Tin Liên Lạc

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Đan Mạch

Địa chỉ các linh mục Việt Nam:

Lm. Giuse Chu Huy Châu

Kollegievej 4A, 1. Tv

2920 Charlottenlund

Đt. 3990 5727 / 2016 2090

Email: [email protected]

Lm. Phêrô Nguyễn Ngọc Tuyến

Havnegade 1, 5700 Svendborg

Đt. 6221 0542 / 2244 1306

Email: [email protected]

Lm. Giuse Nguyễn Minh Quang

Sankt Leonisgade 12 8800 Viborg

Đt. 8662 3641 / 5132 8896

Email: [email protected]

Page 3: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

3

THƯ NGỎ

Kính thưa quý Cha, quý Ban Đại Diện các Cộng Đoàn, các Đoàn Thể, cùng quý Ông Bà Anh Chị Em.

Tờ báo TIẾNG VỌNG của chúng ta, trong gần 30 năm qua,đã rất hữu hiệu trong 3 mục tiêu chính:

1- Nối kết mọi người CGVN trong niềm tin Kitô giáo

2- Chia sẻ những thông tin, những vui buồn trong cuộc sống tha hương.

3- Trao đổi những kiến thức, những kinh nghiệm về đạo, đời trong cộng đồng người Việt tại Danmark và

các nước khác.

Ban chấp hành Cộng Đồng xin gởi lời cám ơn chân thành đến từng người, từng gia đình,đã liên tiếp ủng hộ và cổ

động cho tờ TIẾNG VỌNG trong suốt những năm qua. Hiện nay, việc truy cập các trang mạng trên internet trở nên

dễ dàng và nhanh chóng, nên trong Đại Hội Thường Niên vừa qua, hội nghị đã quyết định thay đổi nội dung tờ

TIẾNG VỌNG, với số trang ít hơn và được đổi tên thành tờ: THÔNG TIN & LIÊN LAC, để vừa bớt được một số

bài có sẵn trên internet, vừa tiết kiệm được chi phí in ấn và thời gian thực hiện. BCHCĐ ước mong tờ TTLL sẽ

được qúy ông bà anh chị em đón nhận và ủng hộ.

Như qúy cha và qúy ông bà anh chị em đều biết, sinh hoạt của Cộng Đồng chúng ta ngày một khó khăn hơn vì

nhiều lý do thực tế:

o Đời sống của chúng ta ngày càng bận rộn hơn

o Còn rất nhiều người chưa quan tâm đến sinh hoạt của Cộng Đồng

o Khả năng hạn hẹp của các thành viên trong BCH Cộng Đồng

o Thiếu tài chánh và nhân sự để tổ chức các sinh hoạt cần thiết

o Thiếu Linh Mục tuyên úy để chăm lo phần tâm linh và hổ trợ các sinh hoạt trong Cộng Đồng

Vì những lý do trên, nên các công tác cần thiết như tổ chức các lớp giáo lý ở các Cộng Đoàn, đoàn ngũ hóa và đưa

vào sinh hoạt chặt chẽ hơn cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Những điều đó đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh được, một số

Cộng Đoàn thiếu Thánh lễ Việt Nam ...vv… Đã có một số nỗ lực để ĐGM Giáo phận chỉ định cho chúng ta một

Lm. Tuyên Úy, nhưng vẫn còn nhiều lý do ngăn trở về việc chọn lựa và luật lệ tại Đan Mach.

Ban Chấp Hành Cộng Đồng cũng xin qúy ông bà anh chị em lưu ý một điều hết sức QUAN TRỌNG trong Giáo

Phận Đan Mạch của chúng ta: Tuy Đức Giám Mục rất quan tâm đến sinh hoạt của người Công Giáo VN, nhưng

ngân sách của Tòa Giám Mục nay rất yếu kém. Mỗi năm Tòa Giám Mục thiếu 5 triệu kroner, và tính đến năm

2016, Tòa Giám Mục sẽ thiếu đến 23 triệu kroner. Trước đây, Giáo Phận chúng ta nhờ vào sự trợ giúp của Giáo

Hội bên Đức, nay đã không còn nữa. Chỉ còn một giải pháp duy nhất là mong chờ vào sự đóng góp của mỗi người

chúng ta. Người CGVN là một tập thể tương đối lớn và tích cực trong sinh hoạt của Giáo Phận, là lực lượng chính

trong nhiều Giáo Xứ. Nếu có được 2000 người, mỗi người đóng 2000 kr. mỗi năm cho Giáo Phận, tức là được 4

triệu kr. thì ĐGM sẽ rất dễ dàng trong việc điều hành Giáo Phận.

BCH Cộng Đồng tha thiết kêu gọi qúy ông bà anh chị em tích cực đóng góp, mọi người chỉ thêm một tí là có thể

cứu vãn được tình trạng thiếu hụt hiện nay. Những người đi làm có thể ký hợp đồng 10 năm, đóng 2% tiền kiếm

được và sẽ lấy lại thuế.

Xin Chúa ban bình an và sức mạnh cho qúy cha, qúy ông bà anh chị em, để chúng ta lướt thắng mọi khó khăn hiện

tại, và cùng nắm tay xây dựng Giáo Hội Chúa được sung mãn và triển nở thêm nhiều hạt giống đức tin. Mong chờ

ngày Chúa đến trong vinh quang.

Trân trọng kính chào qúy Cha cùng qúy Ông Bà Anh Chị Em.

Thay mặt BCH-CĐ

Lê Xuân Bảng

Chủ Tịch

Page 4: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

4

Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc

Người thở hơi cuối cùng trên Thánh Gía.

Thánh Giuse và Nicôđêmô tháo đanh và hạ xác Chúa

Giêsu xuống, Ðức Mẹ giơ tay ẵm lấy. Ðức Mẹ xiết vào

lòng xác con đã lạnh giá, đầy những thương tích. Nỗi

lòng đau không xiết kể, nhất là khi Người nhìn thấy vết

thương cạnh sườn mở quá rộng, để lộ một con tim nhợt

máu vì đã bị ngọn giáo thâu qua.

Đến thời Trung Cổ, đạo Chúa bị

bách hại, các bè rối nổi lên phản

nguỵ cùng Giáo Hội. Tinh thần

đạo sa sút, giáo dân bỏ đạo thật

theo đạo rối.

Để chống lại cơn cuồng phong

ấy, Thiên Chúa toàn năng đã dự

định một phương thế thần diệu là

Trái Tim Chúa Giêsu. Thiên

Chúa muốn cho người ta tôn thờ

Trái Tim Chúa Giêsu, để nhờ đó

ngọn lửa mến đã hầu tắt đi được

bùng cháy lại mạnh mẽ.

Để truyền bá việc tôn thờ Trái

Tim Chúa, Chúa đã dùng một nữ

tu khiêm hạ ẩn kín trong tu viện

là nữ tu Magarita Maria

Alacoque, người Pháp. Trong

sách truyện về Thánh nữ, ngài sinh năm 1647, qua đời

năm 1690. Thánh nữ kể về gốc tích tôn thờ Trái Tim

Chúa như sau:

“Năm 1678, một hôm, lúc tôi đang chầu Mình Thánh

Chúa trong tuần tĩnh tâm với các chị em Dòng tại

Paray-le Monial (Pháp), Chúa Giêsu hiện ra cho tôi

thấy Trái Tim Chúa bừng cháy ngọn lửa tình yêu nhân

loại rồi Người phán:

“Cha muốn tỏ ra cho loài người biết Cha yêu thương

chúng chừng nào. Trái Tim Cha là nguồn mạch mọi ơn

cứu rỗi chúng đời đời. Cha muốn chọn con để tuyên

truyền lòng tôn thờ Trái Tim Cha cho loài người. Con

hèn yếu, nhưng Cha muốn chọn con để mọi người biết

rằng việc này là của Cha chứ không phải của con. Con

chỉ là dụng cụ hèn mọn Cha dùng”.

Nghe những lời ấy, tôi rùng mình kinh khiếp, liền sấp

mình kêu van Chúa chọn người tài giỏi xứng đáng hơn,

tôi vừa kém đức lại là phận đàn bà yếu đuối sao làm nổi

việc ấy. Nhưng Chúa Giêsu không nghe, Người phán

rằng:

“Cha chọn con, chỉ vì con thấy mình yếu đuối hèn hạ.

Tự sức riêng con, con không làm gì được. Nhưng con

hãy vững lòng, chớ sợ, Cha sẽ giúp sức cho con. Cha sẽ

ban ơn dư dật cho con. Con không biết Cha hay dùng

sức yếu mà phá đổ cường

quyền ư?

Cha thường dùng người yếu

hèn để làm những công việc

cao cả vì người khiêm hèn chỉ

cốt làm vinh danh Cha”.

Tôi thưa lại: Vậy lạy Chúa,

xin ban cho con những ơn cần

để con có thể làm việc Chúa

truyền dạy.

- Chúa phán: chỉ có một sự rất

cần là con phải khiêm nhượng

và tin thật, nếu không có Cha

giúp, con chẳng làm gì được.

Con hãy tin tưởng mạnh mẽ,

Cha sẽ giúp con thành công

trong việc Cha truyền”.

Rồi Người mở trái tim cho tôi xem, tôi thấy lửa ở trái

tim bốc ra lan tràn. Lúc ấy lòng tôi nóng ran như lửa,

chịu chẳng được tôi phải kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu

con, con yếu hèn quá”. Chúa ngọt ngào an ủi tôi:

- Con đừng sợ, Cha sẽ thêm sức cho con, con chỉ nên

ghi lòng những mệnh lệnh của Cha. Đây là ơn trọng sau

hết Cha ban cho các tội nhân. Ai từ chối sẽ phải hư mất

đời đời, vì Cha chẳng còn ban ơn nào hơn được nữa”.

Từ đó, Chúa còn hiện ra nhiều lần dạy tôi những việc

phải làm và những nhân đức phải giữ để tôn sùng Trái

Tim Chúa.

Tôi vâng giữ các điều Chúa truyền dạy, hết sức khuyên

giục chị em dòng và giáo dân tôn kính Trái Tim Chúa

Giêsu trong suốt đời tôi”.

Nguồn: vietcatholic.net

GỐC TÍCH VIỆC TÔN THỜ TRÁI TIM CHÚA GIÊSU?

Page 5: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

5

Kính thưa quí ông bà và anh chị em.

Khi số báo này ra mắt quí vị, thì có rất nhiều cặp, đã,

đang hoặc sẽ cử hành lễ cưới trong mùa hè này. Tờ báo

của Cộng Đồng, từ nay, theo quyết định của Đại Hội

thường niên của Cộng Đồng, được mang tên là tờ

”Thông Tin & Liên Lạc, được gửi đến nhiều gia đình

công giáo Việt nam, để mang những thông tin, những

chia sẻ về đạo, về văn hóa, về nhiều khía cạnh khác

nhau. Tôi muốn dùng bài báo này để đem đến cho quí

vị một thông tin khá quan trọng, liên quan đến nghi

thức cử hành phép hôn phối.

Số là năm ngóai, một vị linh mục tôi quen gửi sang biếu

tôi một số sách, trong đó có cuốn ”Nghi Thức cử hành

hôn nhân”, do Ủy Ban Phụng Tự, trực thuộc Hội Đồng

Giám Mục Việt Nam, phát hành. Tôi đọc trong đó và

phát hiện ra rằng: Từ lễ Phục Sinh 12 tháng 4 năm

2009, người Việt Nam công giáo, khi cử hành nghi thức

hôn phối, thì phải dùng bản dịch mới, do Hội Đồng

Giám Mục Việt Nam đã phê chuẩn và ra quyết định thi

hành.

Cũng giống như Thánh Lễ Misa, nghi thức cử hành

phép hôn phối, phải là bản văn đã được Tòa Thánh

Rôma phê chuẩn và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

quyết định cho xử dụng.

Xin được trích dẫn dưới đây hai ”Sắc lệnh”, một của

Tòa Thánh, một của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:

1) Sắc lệnh của Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí Tích,

công văn số N.CD 1068/89.

Nghi Lễ (Ritus) cử hành hôn nhân trong Sách Nghi Lễ

Rôma (Rituale Romanum) trước đây, được sửa lại theo

lệnh Công Đồng Vaticanô II, năm 1969 được Thánh Bộ

Nghi Lễ công bố là Nghi Thức Cử Hành hôn nhân.

Trong ấn bản mẫu II, nghi thức này trở nên phong phú

hơn, cả trong những điều cần biết trước, cả trong những

lễ nghi và lời cầu, nhờ thêm vào một số những thay đổi

cho hợp với những qui định của Bộ Giáo Luật 1983.

Theo lệnh đặc biệt của Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô

II, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho công bố ấn

bản mới của cuốn nghi thức nói trên. Nghi thức ấn bản

mẫu II bắng tiếng Latinh có hiệu lực ngay khi được

công bố. Còn các bản phiên dịch tiếng địa phương, thì

sau khi được Tông Tòa phê chuẩn, sẽ có giá trị từ ngày

các Hội Đồng Giám Mục ấn định.

Không một qui định ngược lại nào có thể ngăn cản.

Từ trụ sở Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, ngày 19

tháng 03 năm 1990, lễ trọng kính thánh Giuse.

Hồng Y Êđuarđô Martinez

Tổng trưởng, ký tên.

2) Sắc lệnh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:

Thông cáo về bản dịch Việt ngữ sách Nghi Thức Cử

Hành Hôn Nhân:

Bản dịch Việt ngữ sách ”Nghi Thức Cử Hành Hôn

Nhân”, ấn bản mẫu II, 1991 được Hội Đồng Giám Mục

Việt Nam chấp thuận trong phiên họp tại Huế ngày

07.09.2006, đã được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

phê chuẩn ngày 20.02.2008 với sắc lệnh số 1407/06/L.

Bản dịch này phải được coi là bản văn ”mẫu” (typica)

và bản văn Việt ngữ thống nhất, để sử dụng khi cử hành

hôn nhân Công Giáo theo nghi thức của Giáo Hội.

Có thể sử dụng bản văn này ngay khi được công bố và

”bắt buộc” phải sử dụng thay cho những bản văn trước

đây kể từ Lễ Phục Sinh 12. 04. 2009.

Việc in ấn, phổ biến và bản quyền trên các sách Phụng

Vụ tiếng Việt, được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

trao cho Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám

Mục, Không ai được in ấn hay phổ biến các sách Phụng

Vụ tiếng Việt, nếu không có sự đồng ý của Ủy Ban này.

Làm tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu ngày 24 tháng 03

năm 2008.

Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn.

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ký tên.

Như thế, người Việt Nam công giáo ở bất cứ đâu, khi

cử hành phép hôn phối bằng tiếng Việt, đã phải sử dụng

bản văn mới từ hai năm nay, tức là từ ngày 12 tháng 4

năm 2009.

Tuy nhiên, theo tôi được biết, thì rất ít người Việt Nam

công giáo sống ở Đan Mạch, biết đến quyết định này!!!

Xin được trích ở đây, bản văn mới, để chúng ta nghiên

cứu:

Lm: Các con (ac,ôb) rất thân mến! Các con (ac,ôb)

cùng nhau đến nhà thờ để ý muốn kết hôn của các con

(ac,ôb) được Chúa củng cố bằng một ấn dấu linh thánh,

trước mặt thừa tác viên của Hội Thánh và cộng đòan.

Nghi thức cử hành hôn nhân.

Page 6: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

6

Nhận được tin:

Ông cụ

Phêrô Lê Văn Khắc

Thân phụ của anh chị Lê Văn Nay đã an nghỉ

trong Chúa vào lúc 00:30 ngày 04 -06 - 2011 tại

Aarhus hưởng thượng thọ 91 tuổi.

Xin thành kính phân ưu với Bà cụ và anh chị Lê

Văn Nay cùng toàn thể tang quyến.

Nguyện xin Chúa Phục Sinh ban cho linh hồn ông

cụ Phêrô được an nghỉ muôn đời trong nước Hằng

Sống.

Thành Kính Phân Ưu.

Cộng Đoàn Viborg

Đức Kitô dang rộng tay ban phúc lành cho tình yêu phu

phụ của các con (ac,ôb) và dùng bí tích đặc biệt mà làm

cho các con (ac,ôb) nên phong phú và vững mạnh, để

các con (ac,ôb) mãi mãi chung thủy với nhau và đảm

nhận những trách nhiệm khác của hôn nhân, như chính

Người đã dùng Bí Tích Thanh Tẩy mà thánh hiến các

con (ac,ôb).

Bởi vậy, trước mặt Hội Thánh, cha (tôi) hỏi các con

(ac,ôb) về ý định của các con (ac,ôb):

- Anh (ông) …. Và chị (bà) …, các con (ac,ôb)

đến đây để kết hôn với nhau, các con (ac,ôb) có

bị ép buộc không?

- (Từng người trả lời) Thưa không!

- Các con (ac,ôb) có hòan tòan tự ý và tự do

không?

- (Từng người trả lời) Thưa có!

- Khi chọn đời sống hôn nhân, các con (ac, ôb)

có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt

đời không?

- (Từng người trả lời) Thưa có!

- Các con (ac,ôb) có sẵn sàng yêu thương và đón

nhận con cái Chúa sẽ ban và giáo dục chúng

theo luật Đức Kitô và Hội thánh không?

- (Từng người trả lời) Thưa có!

Vậy, bởi vì các con (ac,ôb) đã quyết định thiết lập một

giao ước hôn nhân thánh thiện, các con (ac,ôb) hãy nắm

tay nhau và nói lên sự ưng thuận của các con (ac,ôb)

trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh.

Chú rể: Anh là …… nhận em …. Làm vợ của anh, và

hứa giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng

như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu,

để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh.

Cô dâu: Em là …… nhận anh …. Làm chồng của em,

và hứa giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng

cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau

yếu, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời

em.

Lm: Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận

các con (ac,ôb) vừa tỏ bày trước mặt Hội Thánh, và xin

Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài trên các con (ac,ôb).

Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, lòai người không được

phân ly.

Làm phép nhẫn:

Lm: Xin Chúa ban phúc lành cho những chiếc nhẫn này

mà các con (ac,ôb) sắp trao cho nhau làm dấu chỉ tình

yêu và lòng chung thủy.

Người chồng: Em…., xin em nhận chiếc nhẫn này làm

dấu chỉ tình yêu và lòng chung thủy của anh. Nhân

danh Cha và Con và Thánh Thần.

Người vợ: Anh …., xin anh nhận chiếc nhẫn này làm

dấu chỉ và lòng chung thủy của em. Nhân danh Cha và

Con và Thánh Thần.

Lưu ý: Trong nghi thức bằng tiếng Đan, ở Đan mạch,

Linh mục chủ hôn bây giờ mới đọc lời chứng hôn như

sau: ”Nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội, cha chứng

nhận giao ước hôn nhân mà hai người vừa ký kết với

nhau là hòan tòan thành sự, và những người có mặt nơi

đây cũng chứng nhận việc thành sự đó. Sự gì Thiên

Chúa đã kết hợp, lòai người không được phân ly”.

Vậy, những ai muốn sử dụng nghi thức kết hôn bằng

tiếng Việt, xin hãy dùng bản văn này. Quí vị cũng có

thể liên lạc với tôi, để biết thêm chi tiết.

Trong số tới, tôi sẽ trích dẫn những ”điều cần biết

trước”, trước khi cử hành phép hôn phối, để nhiều

người chúng ta nghiên cứu thêm.

Thân ái Lm. Nguyễn Ngọc Tuyến.

Page 7: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

7

Câu chuyện bí mật của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II

Lời giới thiệu

(1996):

Thế giới biết

tới Đức

Thánh cha

Gioan Phaolô

II như một

thủ lãnh tôn

giáo đầy

quyền uy với

sự điều khiển

khéo léo việc

truyền thông, nhưng cho đến nay, sống trong bầu

khí cởi mở của Vatican, vị ấy còn giữ lại điều gì khó

hiểu.

Phần trích này, lấy từ cuốn từ cuốn His Holiness,

xuất bản năm 1997 của hai tác giả Carl Bernstein và

Marco Politi, cho chúng ta một cái nhìn rất con

người và sâu xa vào bản thân của Đức Thánh cha.

Đây là câu chuyện đặc biệt về một thanh niên Ba

Lan ít người biết đến nhưng sáng chói, kẻ mà áng

mây thảm kịch thời trai trẻ ám ảnh suốt cuộc đời

còn lại của mình; một trí thức, với một ít ham muốn

các công việc của quốc gia, học để làm một bậc thầy

về khoa địa lý chính trị. Và trên hết, là một con

người cầu nguyện, nhưng cũng là kẻ làm việc mật

thiết với Tình báo Hoa Kỳ để cứu quê hương mình

và tạo hình cho lịch sử hiện đại bằng những cách

thức trước đây chưa bao giờ được tiết lộ.

Dì phước Vincenza bước vào phòng ngủ dành cho Đức

Thánh cha lúc hơn năm giờ sáng một chút. Dì thường

đặt một cốc cà phê ngay bên ngoài cửa phòng ngủ của

Đức Thánh cha vào lúc bốn giờ rưỡi mỗi sáng. Khi thấy

cốc cà phê không được đụng đến, dì kinh hoảng. Vì thế,

dì bước vào trong phòng, lùa bức màn. Đức Gioan

Phaolô I nằm co người trong tư thế đọc sách, dù chết,

tay vẫn giữ chặt các trang giấy, khuôn mặt ngài cứng lại

làm thành một nụ mỉm cười.

Hôm ấy là ngày 29 tháng Chín năm 1978. Sinh hoạt

trong Dinh Đức Thánh cha rơi vào cảnh hoàn toàn đảo

lộn. Ngày 26 tháng Tám trước đó, Hồng y đoàn đã họp

tại Vatican bầu ngài lên kế vị Đức Phaolô VI. Ngài là

Đức Albino Luciani, 65 tuổi, thượng phụ thành Venice.

Ngài lấy hiệu Gioan Phaolô I, xuất xứ từ tên hai vị tiền

nhiệm liền ngay trước ngài. Mọi sự đã dường như ổn

định cho những năm sắp tới.

Đến 7:42 sáng, Đài Phát thanh Vatican loan báo cái

chết của Đức Thánh cha – nhưng cũng tường thuật một

điều không thật. Việc tiết lộ rằng Dì phước Vincenza đã

thấy thi hài của Đức Thánh cha trong bộ đồ ngủ của

ngài, là điều không thể tưởng tượng nổi. Vatican đã đưa

ra các chỉ thị nghiêm nhặt: Không thể nói với thế giới

rằng một phụ nữ là người trước tiên bước vào phòng

ngủ của Đức Thánh cha. Do đó, lời loan báo chính thức

là, một trong những vị nam thư ký của ngài đã khám

phá ra thi hài ấy.

Theo thông lệ, vị bộ trưởng ngoại giao ra lệnh thu dọn

các vật dụng cá nhân của cố giáo hoàng, gồm kính đeo

mắt, dép, và thuốc uống trên bàn bên đầu giường.

Một trong các vị thư ký riêng của Đức Thánh cha, sau

đó, nói giản dị:

– Ngài kiệt sức bởi gánh nặng quá lớn đối với đôi vai

mỏng mảnh và bởi sức nặng của sự cô đơn vô hạn.

Dường như dấu chỉ sự ra đi của Đức Gioan Phaolô I đã

được báo trước. Không lâu trước ngày từ trần của mình,

ngài nói với một trong các thư ký:

– Có thể tuyển chọn một vị khác tốt hơn tôi. Đức

Phaolô VI đã chỉ ra kẻ kế vị ngài. Vị ấy từng ngồi ngay

trước mặt tôi trong Nhà nguyện Sistine (tức Đức Hồng

y Ba lan Karol Wojtyla). Ngài sẽ đến vì tôi sẽ ra đi.

Tại Krakow, Ba Lan, lời loan báo về cái chết của Đức

Gioan Phaolô I tràn ngập đài truyền thanh. Tài xế của

Wojtyla nghe tin ấy, vội đến toà hồng y. Lúc vào nhà

bếp, anh có thể ngửi thấy mùi bánh mì, trứng và cà phê.

Đức Hồng y Wojtyla đang ngồi trong phòng kế thảo

luận chương trình trong ngày với những phụ tá thân cận

nhất của ngài. Ngài luôn luôn dùng điểm tâm cạnh nhà

bếp, giữa mùi nấu nướng khiến ngài nhớ lại thời thơ ấu.

Người tài xế nói với một trong các dì phước phụ trách

nhà bếp:

– Đức Thánh cha ở La mã từ trần rồi.

Dì phước biểu lộ vẻ sửng sốt:

– Nhưng ngài đã qua đời tháng trước rồi mà.

– Không, vị mới lên ấy.

Page 8: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

8

Anh ta thò đầu vào căn phòng nơi Đức Wojtyla đang

dùng điểm tâm với thư ký của ngài, và nói:

– Thưa Cha, ngài nghe tin Đức Gioan Phaolô I qua đời

chưa?

Đức Wojlyla vừa cho muổng đường vào ly cà phê. Ngài

lạnh người, tái nhợt, đưa bàn tay phải mình lên. Trong

im lặng, chỉ có tiếng động của chiếc muỗng rơi xuống

bàn.

Hồng Y Karol Wojtyla tại Roma năm 1968

Giấc mơ của người mẹ

Cho tới khoảnh khắc ấy, cuộc hành trình dài của Đức

Hồng y đã bắt đầu từ ngày 18 tháng Năm, 1920 khi mẹ

ngài, bà Emilia Wojtyla chuyển bụng. Người phụ nữ 36

tuổi ấy sức khoẻ mỏng manh. Sáu năm trước đó, bà bỏ

một đứa con gái; lúc này, bà sắp sửa sinh nở đứa khác.

Karol chồng bà ở bên cạnh. Ông giữ chức trung úy

trong quân đội Ba lan, không ra mặt trận vì đã 40 tuổi.

Vì thế, ông được sống với vợ trong trong thành phố tỉnh

lẻ Wadowice và chăm sóc cậu con trai 13 tuổi Edmund

trong thời gian vợ mình thai nghén.

Vào ngày bà Elimia chuyển bụng, Thống chế Josef

Pilsudski khải hoàn trở về thủ đô Warsaw sau chiến

trắng quân sự lớn lao nhất của lực lượng Ba Lan đối với

Hồng quân Nga: chiếm được thành phố Kiev của

Ukraina. Hôm đó, hàng ngàn người Ba Lan xếp hàng

dọc theo đường phố nghênh đón người chinh phục

Kiev. Đó cũng là ngày mà 59 năm sau, Ba Lan trải qua

một ngày đầy hân hoan và hi vọng khi cậu bé ra đời

trong ngày ấy tại Wadowice cũng khải hoàn trở về

Warsaw.

Cậu bé được bố đặt tên là Karol, nhưng bà mẹ gọi cậu

là Lolek. Cậu có tính sôi nổi, hay khôi hài với khuôn

mặt giống hệt mẹ. Khi cậu con lớn ở nhà trường, bà

Emilia dành hết thì giờ rãnh rổi cho cậu bé, chơi với

cậu, đọc cho cậu nghe và kể các chuyện trong Kinh

thánh.

Lúc Lolek sáu tuổi bắt đầu đi học thì sức khỏe luôn

luôn yếu kém của bà mẹ trở nên tệ hại. Bà thường bị

dán chặt vào giường vì đau lưng ghê gớm và những cơn

chóng mặt.

Dù ngày càng hiếm những khoảnh khắc dễ chịu, bà

Emilia vẫn vui vẻ thực hiện các dự tính với cậu con

yêu của mình. Edmund, mà cha mẹ gọi tên ở nhà là

Mundek, đang học bác sĩ ở đại học tại Krakow. Cậu

sinh năm 1906, lanh lợi khác thường, đẹp trai và lực

lưỡng.

Karol theo học trường nam tiểu học. Là cầu thủ bóng đá

say mê, cậu xuất sắc trong việc học, noi theo gương

ngoan đạo sâu xa của cha mẹ mình và là một người

Công giáo mộ đạo. Ngay từ đầu, bà Elimia đã tâm sự

với láng giềng giấc mộng muốn con mình thành linh

mục.

Ngày 13 tháng Tư năm 1929, lúc cậu bé tám tuổi Karol

đang ở trường học thì người ta mang bà Emilia vào

bệnh viện. Bác sĩ khám thấy bà bị viêm cơ tim và viêm

thận.

Cô giáo của Karol, cũng là láng giềng, gặp cậu lúc cậu

đi học về, nói huỵch toẹt với cậu:

– Mẹ em chết rồi.

Lúc đó, bà Emilia chỉ mới 45 tuổi.

Cái chết của bà mẹ cướp mất sự hồn nhiên của Karol.

Cô giáo chú ý đến sự thay đổi tính khí của cậu. Cậu bắt

đầu co rút về bản thân mình, tìm lẫn trốn trong sách vở,

và cầu nguyện.

Từ ấy trở đi, nguồn suối hân hoan và liên tục độc nhất

của cuộc sống Karol là anh mình. Lớn hơn Karol nhiều

tuổi, Edmund là một tay chơi quần vợt giỏi và là một

ngôi sao bóng đá. Vào các kỳ nghỉ của trường y khoa,

Edmund dạy các cậu bé ở Wadowice thành cầu thủ giỏi.

Tình thương của Edmund dành cho cậu em nhỏ có thể

nói là vô bờ. Người ta có thể thấy hai anh em lừa banh

qua các con đường thành phố. Hoặc Edmund vác em

mình trên vai băng qua các cánh đồng.

Với Karol, Edmund là nơi trốn tránh khỏi buồn phiền.

Sự tự tin và lạc quan dường như trở lại với cậu bé khi

cậu ở bên anh mình.

Page 9: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

9

Năm 1930 Karol được bố đem đến Krakow vì Edmund

đã tốt nghiệp trường y. Với ông Wojtyla lúc này đang

sống bằng số hưu bổng khiêm tốn, việc tốt nghiệp của

người con trai lớn cũng có ý nghĩa là sau cùng gia đình

đã có chỗ nương dựa tài chánh. Bằng cấp bác sĩ của

Edmund hứa hẹn một tương lai thuận lợi, thoát khỏi

những thiếu thốn mà cả nhà quá quen thuộc với đồng

lương trung úy ít ỏi của ông Wojtyla.

Sau khi tốt nghiệp, Edmund giữ chức vụ bác sĩ thường

trú tại một bệnh viện ở Bielsko, Silesia, nơi Karol

thường đến thăm anh mình.

Rồi xảy đến nạn dịch tinh hồng nhiệt. Edmund trải qua

suốt đêm cạnh giường một thiếu nữ mà anh đặc biệt tận

tâm. Sau đó bị nhiều cơn nhức đầu hành hạ khổ sở và

sốt tới 40 độ, anh nhanh chóng nhận thấy cả mình nữa

cũng bị truyền nhiễm. Anh rung người theo từng cơn

kích sốt làm ói mửa và viêm họng. Ngày 4 tháng Mười

Hai, 1932, anh chết cô độc trước khi gia đình có thể gặp

mặt.

Chiều hôm ấy, một người láng giềng tốt bụng tìm thấy

Karol cô đơn và thảng thốt ngoài sân chung cư họ ở.

Bà kể lại:

– Tôi ôm lấy cậu và siết chặt cậu và thì thầm, „Lolek tội

nghiệp, cháu mất anh cháu rồi‟. Với bộ mặt trang

nghiêm, cậu bé nhìn lên và nói giản dị, „Đó là ý Chúa‟.

Rồi cậu nhốt mình trong im lặng.

Nhiều chục năm sau, một nhà báo người Ý trình lên

Đức Thánh cha Gioan Phaolô II một cuốn sách nhỏ đề

tặng người anh của ngài, có hình của Mundek trên tấm

áo giấy bọc bìa cuốn sách. Đức Thánh Cha chầm chậm

áp tấm hình ấy vào môi mình.

Đến nay, trong ngăn kéo phòng làm việc của ngài tại

Vatican, vị giáo chủ tối cao ấy còn giữ một báu vật mà

ngài nhận được từ nhân viên bệnh viện ở Bielsko: ống

nghe bệnh của anh mình.

Bám sát đức tin

Trung úy Wojtyla quyết định rằng đứa con trai còn lại

của mình sẽ tiếp nhận trọn vẹn sự nuôi dưỡng, tình yêu

và kỹ luật mà ông có thể cung ứng. Bố và con cùng

nhau cầu nguyện, dự Thánh lễ hẳng ngày và chơi giỡn

với nhau. Có lần, một trong những bạn cùng trường của

Karol đến thăm và nghe bên trong cửa rất ồn ào, tiếng

la và tiếng dậm chân. Mở cửa, cậu ấy thấy hai bố con

mặt đỏ ửng, đẫm mồ hôi trong phòng khách rộng, đồ

đạc xếp lại hoặc dựng đứng vào vách. Cả hai đang chơi

đá bóng với trái banh quấn bằng giẻ rách.

Karol dành tất cả thì giờ rảnh rỗi cho nỗi đam mê mới:

diễn kịch. Cậu dẫn đầu trong các kịch phẩm của nhà

trường. Với sự khích lệ của thầy giáo, cậu tham gia một

đoàn kịch nghệ. Cậu biểu lộ rất nhiều hứa hẹn tới độ

bạn bè không bao giờ nghi ngờ việc Karol sẽ trở thành

một kịch sĩ hoặc một nhà văn. Cậu nhanh chóng trở

thành một ngôi sao sáng. Những năm ấy đối với cậu

thật hạnh phúc. Láng giềng thường nghe cậu hát vui vẻ

khi đi xuống cầu thang để tới các buổi tập diễn.

Vào tháng Năm 1938, Tổng giám mục giáo phận

Krakow là Adam Sapieha tới Wadocice để cử hành

phép Thêm sức. Karol được ban cho vinh dự nghênh

đón ngài, và cậu đã chào mừng ngài bằng một diễn từ

cực kỳ tao nhã do mình soạn thảo. Đức cha Sapieha

ngắm kỹ khuôn mặt nhạy cảm, bao phủ bởi tóc tai

bồng bềnh của người học sinh ấy.

Vị Tổng giám mục ấy hỏi thầy dạy giáo lý của Karol :

– Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy sẽ làm gì? Cậu ấy có sẽ vào

chủng viện không?

Xin phép được trả lời trực tiếp, Karol nói:

– Con sẽ nghiên cứu văn chương và triết học Ba Lan.

Đức tổng giám mục đáp lại:

– Tiếc quá!

Trong lúc ấy, thế giới chung quanh họ đang thay đổi.

Karol kết bạn thân thiết với Ginka Beer, một cô láng

giềng gia đình ở cùng chung cư. Vào một ngày mùa hè

1938, người thiếu nữ này bất ngờ xuất hiện trước cửa

căn hộ của Karol. Cậu tức khắc cảm thấy có điều gì

không ổn. Ginka trước đây chưa bao giờ đến nhà cậu.

Cô ấy bảo cậu là bố mình, quản đốc ngân hàng địa

phương, đã quyết định cả gia đình phải di tản. Ba Lan

dường như không còn yên ổn cho người Do Thái.

Những tên du côn trẻ tuổi thường hô hào tẩy chay các

cơ sở mua bán và kinh doanh của người Do Thái, đang

đập phá cửa sổ của họ.

Bố của Karol cố gắng thuyết phục cô ấy ở lại. Ông lặp

đi lặp lại nhiều lần.

– Không phải tất cả người Ba Lan đều bài Do Thái.

Karol cũng cố thuyết phục Ginka đừng đi, nhưng vô

ích. Cậu bối rối cực kỳ, tới độ mặt đỏ bừng, và rồi buồn

Page 10: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

10

bã không nói nên lời. Karol lần nữa mất thêm người

thân của mình.

Sau khi xong trung học, Karol cùng bố dọn đến Krakow

và ghi tên vào Đại học Jagiellonian. Khi bom của Đức

dội xuống thành phố ngày 1 tháng Chín, anh đang ở

trong nhà thờ chánh toà cổ kính. Ngay lúc tiếng nổ dội

lại và tiếng còi hụ vang lên, các toán quân Đức tiến vào

Krakow.

Ba Lan sụp đổ nhanh chóng và kinh hoàng. Từ ngày 6

tháng Chín, người Đức xâm chiếm Krakow. Ngày 28

tháng Chín, Warsaw đầu hàng và đối với Karol

Wojtyla, bắt đầu cuộc sống trong xứ Ba Lan bị chiếm

đóng.

Quân Quốc Xã nhanh chóng siết chặt dây thòng lọng

trên dân chúng. Bất cứ ai làm việc gì mà không được

chúng cho phép đều có nguy cơ bị tống xuất đi Đức.

Vào mùa thu năm 1940, Karol làm công nhân tại một

mỏ đá điều hành bởi công ty hoá học Solvay do người

Đức chỉ huy ở ngoại ô Krakow. Suốt tám giờ trên công

trường, anh bắt buộc phải làm việc ngoài trời lạnh cóng

dưới 0 độ C.

Điều kiện làm việc thật ác nghiệt. Có một ngày, Karol

thấy một đồng nghiệp tử nạn vì dăm đá chọc thủng

màng tang lúc người ấy sử dụng cưa đá. Anh cảm giác

nỗi đau đớn và cơn giận của những công nhân khác

cùng sự quằn quại bi thương buốt nhói của người quả

phụ.

Các công nhân gọi Karol Wojtyla là “anh chàng sinh

viên” và quan sát lúc anh chịu đựng cơn lạnh mà chỉ

mặc áo khoác xanh, quần xanh và đội chiếc mũ trì cứng

trửng mồ hôi. Một ngày kia, anh làm họ ngạc nhiên khi

tới mỏ đá anh xanh mét và run rẩy. Anh đã đem áo

khoác của mình cho một người khốn khổ rách rưới nào

đó mà anh gặp trên đường.

Công việc tại mỏ đá và tình trạng thiếu thốn của chiến

tranh thay đổi thể chất của Wojtyla. Khuôn mặt anh gầy

gò và xương xẩu. Khi bước, anh khòm lưng xuống.

Khẩu phần thời chiến thật ít ỏi. Sự việc còn tệ hại hơn

vì người thanh niên này còn có một ông bố đang bị

bệnh nặng.

Vào ngày 18 tháng Hai năm 1941, trời băng giá lúc

Wojtyla đi làm việc. Cha anh nằm liệt giường ở nhà,

không thể tự lo liệu cho mình.

Sau giờ lao động, Wojtyla mang một ít thực phẩm,

thuốc men và trở về căn nhà ở tầng hầm của mình với

một người bạn của cô em gái. Anh bước vào phòng của

bố, lát sau có tiếng khóc thổn thức vọng ra. Bố anh đã

chết.

Ghì chặt cô gái, mặt đầm đìa nước mắt, Wojtyla khóc

than:

– Tôi không ở đó khi mẹ tôi mất. Tôi không ở đó khi

anh tôi chết. Tôi không ở đó khi bố tôi từ trần.

Suốt đêm, người con trai canh thức thi hài thân phụ.

Suốt cuộc canh nguyện này, anh suy nghĩ về chính định

mệnh mình. Nhiều năm sau, Đức Gioan Phaolô II nói

về thời điểm ấy:

– Vào tuổi 20, tôi đã mất tất cả mọi người tôi yêu

thương.

Trong những tháng kế tiếp, nỗi thương đau của anh gắn

chặt anh hơn vào đức tin của mình. Sau cùng, năm

1942, người thanh niên ấy đi đến một quyết định. Ít lâu

sau, Đức Tổng giám mục Sapieha giáo phận Krakow

được báo cho biết là Wojtyla muốn trở thành linh mục.

Chủng viện bí mật

Đức Adam Sapieha, giám mục tông toà Krakow là một

nhà quý tộc, một người yêu nước và một chính trị gia.

Ở tuổi 72 ngài trụ lại cách cương quyết ở chức vụ mình

khi quân đội Hitler tiến vào thành phố. Ngài giữ liên lạc

với các nhóm kháng chiến, với chính phủ Ba Lan lưu

vong ở Luân đôn và với Vatican. Ngài giúp đỡ riêng tư

cho người Do Thái bằng cách cho phép phát hành các

giấy chứng nhận rửa tội để bảo vệ họ thoát khỏi những

cuộc truy lùng của bọn Quốc xã.

Trong thời chiếm đóng, quân Quốc xã ra sắc lệnh cho

Giáo hội không được tiếp tục đào tạo các chủng sinh.

Đức Sapieha bất chấp, thiết lập một chủng viện ngầm

để bảo đảm cho Giáo hội một lưu lượng liên tục các

ứng viên linh mục.

Wojtyla gia nhập chủng viện bí mật của Đức Tổng giám

mục vào tháng Mười 1942. Lớp học được mở tại các tu

viện, nhà thờ và tư gia. Mỗi sinh viên có một giáo sư

được chỉ định để trông nom kềm cặp riêng từng người.

Các sinh viên được chỉ thị giấu người quen kẻ biết việc

học hành của mình.

Vào ngày “Chủ Nhật Đen” 6 tháng Tám 1944, mật

thám SS và Gestapo bố ráp mọi đường phố nhằm đập

tan bất cứ sự phối hợp nào của kháng chiến Ba Lan.

Hơn tám ngàn người lớn và thiếu niên bị câu thúc.

Page 11: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

11

Wojtyla đang cùng v41ới các bạn trong căn hộ mình,

nghe tiếng la hét và bước chân rầm rập của lính Đức.

Đang khi anh cầu nguyện trong phòng thì những người

khác cùng chờ đợi với anh, tê liệt vì sợ hãi.

Trên đầu mình, họ nghe lính Đức ra lệnh tiến lên cầu

thang, nhưng trong lúc vội vã, vì lý do nào đó mà chúng

không lùng sục tầng hầm của chung cư.

Ngày kế tiếp, Wojtyla, né tránh các đợt tuần tra quân

sự, tìm đường tới toà tổng giám mục, nơi Đức Sepieha

dấu các chủng sinh trẻ. Sau cùng, trong nơi kín đáo của

chủng viện bí mật, Wojtyla khoác lên người chiếc áo tu

sĩ mà mẹ anh đã muốn anh mặc.

Đức Sepieha đặc biệt trông nom Wojtyla. Họ thường

dùng điểm tâm với nhau. Ngài yêu thích chàng thanh

niên gầy gò, trầm mặc và sau đó, tên của Wojtyla được

xóa khỏi danh sách các công nhân công ty hoá học

Solvay.

Ít tháng sau, vào tháng Giêng 1945, khi sức kháng cự

của Đức đối với quân Đồng minh bị bẻ gãy, Krakow

được Hồng quân Nga giải phóng. Karol Wojtyla có thể

chấm dứt việc học của mình tại Đại học Jagiellonian, và

vào ngày 1 tháng Mười Một 1946, được Tổng giám

mục Sapieha truyền chức.

Việc thất trận của Quốc xã không giải phóng được Giáo

Hội – hoặc Ba Lan – khỏi áp bức. Sự củng cố có tính

cách Stalinnít tại Đông Âu và Trung Âu rất nhanh

chóng và thật ác liệt. Nhưng tại Ba Lan, Giáo hội hậu

chiến lập tức trở thành tiếng nói đối lập thầm lặng.

Trải qua nhiều thế kỷ, trong chiến tranh và chia cắt, văn

hoá Ba Lan và giai cấp nông dân đã trở thành gắn bó

một cách không thể tháo gỡ với Giáo hội, vốn luôn luôn

đứng trên căn bản chống lại kẻ xâm lăng và những

người bản xứ ngoại đạo. Với dân số Công giáo tràn

ngập, Ba Lan có tính cách độc nhất. Các lãnh tụ thịnh

nộ của Bộ chính trị ở Mátcơva không thể hiểu cách giản

dị rằng Giáo hội Công giáo tại Ba Lan là một sức mạnh.

Sau một năm rưỡi du học ở Roma, Wojtyla trở về Ba

Lan. Để tạo cho Wojtyla dễ dàng hội nhập vào hàng

ngũ Giáo hội, Đức Sapieha, lúc này đã là hồng y, chọn

cho linh mục ấy một họ đạo ở thôn quê cách Krakow 50

cây số. Làng đó có 200 dân và một ngôi nhà thờ gỗ.

Nhiều người kể lại câu chuyện về cách mà Wojtyla, một

linh mục gầy gò trong chiếc áo thầy tu sờn vải, lúc đến

mang hành lý của mình trong một túi xách thể thao, lê

bước chầm chậm dọc theo con đường không có lề

đường.

Trong bảy tháng, Wojtyla nếm mùi kinh nghiệm mục

vụ: làm phép rửa tội, nghe xưng tội, cử hành lễ cưới và

đám ma, viếng kẻ liệt, dâng Thánh lễ, chăm sóc cuộc

sống tinh thần cho các bổn đạo nhà quê.

Chính trong ngôi làng quê mùa này mà vị linh mục trẻ

nếm trải kinh nghiệm đầu tiên cùng cách hoạt động của

guồng máy Stalinnít. Khi cơ quan công an mật muốn

giải tán Đoàn Thanh niên Công giáo địa phương, thí dụ,

họ yêu cầu một trong các thành viên cung cấp tin tức về

toàn nhóm. Người thanh niên ấy từ chối.

Vào một buổi tối, công an bắt anh ấy lên xe, mang anh

đến làng bên và đánh đập anh nặng nề. Anh trở về làng

sáng hôm sau trong cơn chấn động.

Wojtyla an ủi người ấy và nói về những người Cộng

sản:

– Stanilaw, anh chớ lo. Rốt cuộc họ sẽ tự kết liễu họ

thôi.

Tháng Ba năm 1949, Đức Hồng y Sapieha thuyên

chuyển Wojtyla tới giáo xứ đại học St. Florian ở

Krakow. Vị hồng y lão thành nhận ra là ở nơi đó, cha

Karol có thể triển khai trọn vẹn mối quan hệ tuyệt vời

của ngài với thanh niên.

Wojtyla bắt đầu làm những chuyến đi tới núi non hoặc

sông hồ với các thanh niên nam nữ trong đại học. “Các

cô và các cậu” – qua cách mà ngài nói với họ – cảm

thấy sự nồng ấm đặc biệt đối với ngài. Hằng ngày, ngài

bắt đầu với Thánh lễ, rồi dẫn đầu một đoàn dài các trại

sinh leo núi hoặc bơi thuyền.

Ngài mặc quần áo như người thường, thường là áo thun

và quần cụt để che giấu hành tung của một linh mục.

Chính quyền nghiêm cấm giáo sĩ không được hướng

dẫn các nhóm thanh niên ở bên ngoài nhà thờ của mình.

Các sinh viên gọi ngài là “chú” – phần vì yêu mến,

phần vì tránh bị nghi ngờ.

Ngài thường chọn riêng ra một sinh viên để suốt ngày

trải qua những giờ tận tâm cách riêng với mỗi người.

Thanh niên cởi mở với ngài và thẳng thắn thảo luận về

mọi loại vấn đề – kể cả cuộc sống tình ái của mình.

Năm 1954, Wojtyla bắt đầu giảng dạy môn luân lý tại

Đại học Công giáo Lublin. Ngài thường đội mũ bê rê

màu đỏ tiá vui nhộn, đeo kính gọng sừng và chiếc áo

dòng màu đen sờn vải từ thuở ngài thường hay quì gối.

Page 12: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

12

Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Và Đức Maria chống lại ma quỷ

Tại đại học, ngài tham gia một nhóm nhỏ các giáo sư bí

mật tụ họp thảo luận về tình trạng gay go của Giáo Hội.

Không khí chính trị và tôn giáo tại Ba Lan trở nên quyết

liệt hơn. Các tu sĩ bị bắt bớ. Tuần báo Công giáo ở

Krakow bị đóng cửa vì từ chối đăng lời cáo phó Stalin

ngay trang đầu

Khi Giáo hội Công Giáo chiến đấu tìm cách chung sống

với Cộng sản, Karol Wojtyla, một linh mục ít người biết

tới của Krakow, sắp đặt bước chân đầu tiên của mình

lên điểm ánh đèn sân khấu rọi sáng.

(tiếp kỳ sau)

Chuyên gia trừ quỷ của Giáo Phận Rome giải

thích những cách tốt nhất để chống lại sự dữ.

Rome (CNA / EWTN News) - chuyên gia trừ quỷ chính

của Rome (Cha Gabriele Amorth) nhìn thấy rất nhiều

người trẻ bị tác động, ảnh hưởng bởi cái ác mỗi ngày

một gia tăng, nhưng trong những năm gần đây, chuyên

gia trừ quỷ này đã tìm thấy Đức John Paul II, Chân

Phước Giáo Hoàng, mà hôm nay là ngày sinh của ngài,

ngày 18 tháng 5, là một người can thiệp mạnh mẽ trong

cuộc chiến vì phần rỗi linh hồn.

Một căn phòng bé nhỏ, khiêm tốn nằm ở phía tây nam

Rome là nơi thật khá bình dị đã diễn ra một cuộc chiến

ác liệt giữa cái thiện và cái ác. Tuy thế, chính ở nơi đây,

Cha Gabriele Amorth đã thực hiện gần 70.000 công

thức trừ quỷ của mình trong suốt 26 năm qua.

Gần đây, ngài đã nói với CNA, "Thế giới phải biết rằng

Satan đang tồn tại. Có rất nhiều ma quỷ, và chúng có

hai sức mạnh: sức mạnh thông thường và sức mạnh bất

thường."

Vị Linh Mục 86 tuổi người Ý thuộc Tu Hội Thánh Paul

và là chuyên gia trừ quỷ chính thức của Giáo Phận

Roma giải thích sự khác biệt: "Cái gọi là sức mạnh

thông thường là những điều có hấp lực lôi cuốn con

người xa rời Thiên Chúa và rồi đưa con người vào hỏa

ngục. Thế lực này nhắm đến tất cả mọi người, không

phân biệt là nam hay nữ, dù ở bất cứ vùng miền nào,

theo hay không theo một tôn giáo nào trên thế giới."

Đối với những sức mạnh bất thường được Satan sử

dụng, cha Amorth giải thích điều này trong nghi thức

trừ quỷ mà ngài thường thực hiện. Ngài phân loại các

biểu hiện sức mạnh bất thường của Satan thành bốn

loại: (1) ma quỷ ám; (2) ma quỷ quậy phá, giống như

trường hợp cha Thánh Padre Pio bị ma quỷ đánh đập;

(3); ma quỷ ám ảnh, có thể dẫn một người bị quỷ ám

đến tình trạnh tuyệt vọng và nguy hiểm; (4) và có khi

ma quỷ hiện ra ở một nơi, thành con vật hay thậm chí

thành một vật gì đó."

Cha Amorth nói rằng sự xuất hiện của sức mạnh bất

thường là rất hiếm, nhưng có biểu hiện ngày càng tăng.

Ngài đặc biệt lo lắng bởi vì số lượng người trẻ bị ảnh

hưởng bởi Satan thông qua các giáo phái, những buổi

gọi hồn, cầu cơ lên đồng, và việc dùng ma túy cùng với

những chất gây nghiện khác ngày càng tăng. Tuy thế,

cha không bao giờ thất đảm, tuyệt vọng.

Cha nói, "Với Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria, Thiên

Chúa đã hứa với chúng ta rằng Người sẽ không bao giờ

cho phép những cám dỗ vượt quá sức của chúng ta."

Do đó, ngài đưa ra một hướng dẫn rất thực tế mà mọi

người đều có thể sử dụng trong cuộc chiến chống lại

Satan.

"Trước hết, (1) những sự cám dỗ của ma quỷ sẽ bị đánh

bại bằng cách tránh xa các dịp hay hoàn cảnh đưa đến

cơn cám dỗ (đào vi thượng sách, hay tránh xa dịp tội),

bởi vì ma quỷ luôn luôn tìm ra những điểm yếu nhất

của chúng ta, và kế đến (2), bằng lời cầu nguyện.

Chúng ta, những Kitô hữu, có một lợi thế hơn nhiều so

với những anh em lương dân khác, bởi vì chúng ta có

Lời của Chúa Giêsu, chúng ta có các Bí Tích, có lời cầu

nguyện với Thiên Chúa ".

Thật không ngạc nhiên chút nào, "Chúa Giêsu Kitô" là

tên cha Amorth luôn luôn kêu cầu để trừ tà. Tuy nhiên,

cha cũng tìm đến những người thánh thiện để xin các vị

đó hỗ trợ cho cha những lời cầu nguyện, hy sinh. Cha

nói rằng, trong những năm gần đây, một người - Chân

Phước Giáo hoàng John Paul II – là vị đã can thiệp cách

đặc biệt mạnh mẽ cho cha trong việc trừ quỷ.

Cha Amorth nói, “Nhiều lần tôi đã yêu cầu ma quỷ trả

lời câu hỏi này, „Tại sao các người lại sợ hãi Đức Giáo

Hoàng John Paul II như thế?' Và tôi đã có được hai câu

trả lời khác nhau, cả hai đều thú vị. Câu trả lời thứ nhất

là: „Bởi vì ông ấy (Đức John Paul) phá vỡ kế hoạch của

ta.‟ Điều này làm tôi nghĩ rằng ma quỷ đang đề cập đến

Page 13: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

13

sự sụp đổ của cộng sản ở Nga và Đông Âu. Sự cáo

chung của chủ nghĩa cộng sản."

Cha Amorth nói tiếp, “Câu trả lời kế tiếp mà ma quỷ đã

nói cho tôi nghe là:" Bởi vì ông ấy (Đức John Paul II)

kéo rất nhiều người trẻ ra khỏi bàn tay của ta.‟ Thực sự,

hiện có rất nhiều người trẻ tuổi, nhờ John Paul II, đã

được chuyển đổi. Có lẽ một số trong họ là những người

Kitô hữu rồi, tuy thế, họ không sống niềm tin. Nhưng

sau đó, nhờ Đức John Paul II, họ đã trở lại với niềm tin

của mình. 'Ông ây lôi kéo nhiều người trẻ ra khỏi bàn

tay của ta'."

Và sự can thiệp mạnh mẽ nhất?

Cha Amorth nói tiếp, "Tất nhiên, khi các bạn cầu bầu,

thì Đức Mẹ Maria là Đấng can thiệp hiệu quả nhất!”

"Và, một lần tôi cũng đã hỏi Sa-tan,‟Nhưng tại sao khi

ta khẩn cầu Đức Mẹ Maria thì ngươi lại càng sợ hãi hơn

khi ta kêu cầu Chúa Giêsu Kitô?‟ ma quỷ trả lời tôi:

„Bởi vì ta càng lấy làm nhục khi bị một tạo vật loài

người đánh bại (Đức Maria) hơn là bị Người (Đức

Giêsu Kitô) đánh bại ta.‟”

Cha Amorth nói thêm, lời cầu xin của những người còn

sống cũng rất quan trọng. Ngài nhắc nhở mọi người

rằng việc trừ tà chính là việc cầu nguyện, và, như vậy,

các Kitô hữu có thể cầu nguyện để giải thoát một linh

hồn hay thoát khỏi tay ma quỷ. Tuy nhiên, ba điều cần

thiết: "Chúa Giê-su đã cho các Tông Đồ một câu trả lời

và câu trả lời này rất quan trọng đối với chúng ta,

những người có thể trừ quỷ được: Người nói rằng để trừ

được quỷ, các con cần phải: (1) có đức tin, (2) cầu

nguyện và, (3) ăn chay nhiều hơn. Đúng vậy, chính đức

tin, cầu nguyện và ăn chay giúp chúng ta trừ quỷ.

"Một cách đặc biệt là niềm tin, các bạn cần phải có

niềm tin vững chắc. Nhiều lần, cũng trong việc chữa

bệnh, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh điều này trong Tin

Mừng, "Chính Ta chữa lành con. Con đã được chữa

lành là nhờ đức tin của con." Người muốn đức tin nơi

mỗi người chúng ta phải là một đức tin mạnh mẽ và

tuyệt đối. Nếu không có đức tin, chúng ta không có thể

làm được gì cả. "

Philip Tran chuyển ngữ

Theo nguồn http://www.ncregister.com

Gia Đình là con đường mà Giáo Hội phải đi qua

(Gđ Kitô hữu:Tin vui cho Thiên niên kỷ thứ III)

1. Trong Chúa Kitô, các gia đình hãy trở nên ánh

sáng của thế gian, nhờ sự hiệp thông trong sự

sống và tình yêu, nhờ sự dâng hiến cho nhau và

quảng đại đón nhận con cái. Các gia đình hãy là

ngọn đèn đặt trên giá để mang ánh sáng đến cho

mọi người.

2. Các gia đình hãy trung thành với ơn gọi của Bí

tích Hôn nhân. Thiên Chúa không bao giờ rút lại

Tiếng gọi và các Hồng ân của Người. Tên các

con đã được Thiên Chúa viết trong lòng bàn tay

của Người.

3. Chúa Cứu thế luôn ở cạnh các đôi vợ chồng Kitô

hữu và nâng đỡ họ. Người đã yêu thương và hiến

mình cho Hội thánh thế nào, thì các đôi vợ chồng

cũng hãy luôn trung thành, yêu thương và không

ngừng quan tâm đến nhau như vậy.

4. Tương lai của nhân loại đi ngang qua con đường

gia đình. Các gia đình Kitô hữu hãy là những

người đi đầu trong Hội thánh và thế giới trong

việc sống đời sống hôn nhân một cách trọn

vẹn.Gia đình hãy là Hội thánh tại gia để thực hiện

sứ mạng hôn nhân trong tư cách là những tế bào

đầu tiên của xã hội.

5. Để trở thành “Tìn mừng cho thiên niên kỷ thứ

ba”, việc cầu nguyện trong gia đình chính là con

đường vững chắc để luôn hiệp nhất trong một lối

sống hoà hợp với thánh ý Thiên Chúa.

6. Việc tôn kính Đức Trinh nữ Maria như là kinh

nguyện của gia đình và cho gia đình. Nhờ ơn

Chúa, các gia đình hãy đặt Tin Mừng làm nguyên

lý hướng dẫn gia đình mình, hãy làm cho gia đình

trở thành một trang Tin Mừng được viết ra cho

thời đại chúng ta.

Những lời nhắn nhủ của

Chân Phước GH Gioan Paul Đệ II

Page 14: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

14

Một Phút Cho Bạn

Ít Là Một Phút

Mỗi ngày có 24 giờ đồng hồ. Mỗi giờ chia

thành sáu mươi phút. Như thế, mỗi ngày chúng

ta có một ngàn bốn trăm bốn mươi phút. Chúng

ta có thể sống một ngàn bốn trăm bốn mươi

phút đó như chúng ta muốn. Nếu có điều gì thu

hẹp sự tự do của chúng ta, thì chẳng qua đó là

các cơ cấu, các tổ chức của con người, hay là

những đòi buộc của xã hội tạo ra mà thôi.

Thiên Chúa đã muốn cho con người tự do và

thông minh. Và Ngài cũng để cho chúng ta tự

do sống cả trăm năm mà không nghĩ đến Ngài,

không hề dành cho Ngài chỉ là một phút của

ngày sống. Thiên Chúa biết rằng Ngài là nguồn

mạch duy nhất của cuộc sống chúng ta. Nhưng

Ngài cũng cứ để chúng ta tự do. Vì tôn trọng sự

tự do này, Thiên Chúa chịu đựng những ngu dại

và cả những xúc phạm của chúng ta nữa. Cuối

cùng thì đến lượt chúng ta phải hiểu rằng đã

đến giờ phải từ bỏ cái thái độ đó đi. Bởi vì

chúng ta đang vứt bỏ thời giờ vào hư vô.

Mỗi lần nhận được một món qùa, chúng ta

cảm thấy có bổn phận phải nói tiếng cám ơn.

Được đối diện với mỗi ngày là món qùa của

Đấng Toàn Năng. Để cám ơn Ngài, làm qùa

cho Ngài ít nhất mỗi ngày một phút, thật còn

qúa ít ỏi! Như thế, chúng ta sẽ có thể đền bù lại

những quên lãng phi lý đối với Ngài… Và

chúng ta còn có cả một ngàn bốn trăm ba mươi

chín phút cho riêng mình. Như thế chưa đủ sao?

Nhất là nếu nghĩ rằng một phút bỏ ra đó sẽ giúp

ta có được công nghiệp, xứng đáng lãnh nhận

phần thưởng đời đời. Trong khi những phút

khác chỉ dùng cho đời này, mà trước sau gì

chúng ta sẽ phải bỏ lại sau lưng.

Đức Tin Là Một Món Qùa Được

Tăng Trưởng Nhờ Tình Yêu Thương

Đức Tin là một món qùa Thiên Chúa ban.

Nhưng bởi vì nó cũng là tiếng mỗi người đáp trả

lại Thiên Chúa, nên cần phải nỗ lực phát triễn nó

không ngừng.

Đức Tin được nhận lãnh qua Bí Tích Thánh

Tẩy là một hạt giống được tạo ra chính là để

thành cây. Và cây mọc lên là để sinh ra hoa trái.

Đức Tin không chỉ tăng trưởng qua việc tìm

tòi những lý lẽ khoa học và triết học mới mẻ

giúp khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa.

Đức Tin còn tăng trưởng nhờ nổ lực noi theo

gương sống của Đức Kitô Con Người Thiên

Chúa nữa, không phải chỉ trong các nghi lễ

phụng tự, mà mỗi ngày trong suốt cuộc đời.

Sách Tin Mừng có viết: “ Ai muốn là môn đệ

Ta, hãy theo Ta”.

Đức Tin lớn lên trong cuộc sống mỗi ngày

nhờ tình yêu thương. Thật vậy, lòng tin của bạn

có thể giảm sút hay tiêu tan đi, khi bạn bỏ theo

Chúa Giêsu để chỉ chú trọng và nghe theo những

điều trần tục, nghe theo tính ích kỷ và những

đam mê của mình. Bạn không thể làm tôi hai

chủ. Nếu lòng tin của bạn giảm đi, thì đó là bạn

đã quay trở về với chính mình, là một thụ tạo

trần gian, thuộc đất bụi, và bởi vì bạn đã không

nỗ lực sống dưới bóng Giêsu Con Người Thiên

Chúa. Đức Tin tăng trưởng khi bạn sống gần gũi

Thiên Chúa trong tâm trí.

Khi chúng ta có một người bạn phải ra đi

sinh sống ở một chân trời xa xôi, dần dần chúng

ta cũng quen đi với việc chẳng còn gặp nhau

nữa, và cũng chẵng để ý gì tới nhau nữa cả.

Đức Tin tăng trưởng khi chúng ta sống mỗi

ngày trong sự hiện diện của Thiên Chúa và gần

gũi Ngài như gần gũi một người bạn thân thiết

nhất đời vậy.

Page 15: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

15

Sinh Hoạt Tâm Linh Cùng Thanh Thiếu Niên

Công Giáo Việt Nam Đan Mạch

(15-17/04/2011 tại Århus)

Thật khó mà nói rằng các em ”thiếu” đức tin, mà phải

nói rằng các em đang ”tìm kiếm” để sống Đức Tin.

Bởi vì như đề tài các em tự đặt ra đó là: ”Hvordan

lever jeg min tro?” Làm sao để sống đức tin của tôi?

Qua đó các em đã xác định được căn tính (hay đặc

tính, identity) của mình và không còn sống trong vòng

lẫn quẫn ”Tôi là ai?” mà chúng ta thường gặp nơi giới

trẻ nữa. Vì đã xác định được căn tính niềm tin của

mình nên các em đã bước được một bước khá dài

trong đời sống tư duy. Bởi thế điều làm tôi cảm động

và khâm pkục khi lần đầu tiên sinh hoạt với Giới trẻ

Công Giáo Việt Nam ở Đan Mạch (GTCGVN/DK) là

các em đã cho tôi một ấn tượng thật tốt về sức sống,

sự dấn thân và trẻ trung nơi cách sinh hoạt, suy tư liên

quan đến đời sống đức tin của các em và tương quan

giữa các em với Giáo huấn của Giáo hội.

Vì muốn tìm hiểu rõ hơn về Giáo huấn của Giáo

hội, mà các em thật sự đang thiếu môi trường tìm hiểu

và trao đổi là lý do chính GTCGVN/DK mời tôi tham

dự và chia sẻ với các em. Các em đang sống giữa hai

nền văn hóa và quan niệm nhân văn khác biệt nên các

em khó để phân biệt ”thế nào là một người công giáo

chân chính?” đồng thời là người Việt Nam giữa xã

hội Đan Mạch. Các em thật sự bối rối khi đa số cha

mẹ và người chung quanh cho là Công Giáo thì thế

này, Công Giáo phải thế kia, mà chẳng ai nói được

cho các em rằng nó là điều luật gì và nằm ở đâu, điều

mấy, triệt mấy trong Giáo luật hay Sách Giáo Lý của

Giáo Hội Công Giáo. Vì cha mẹ chúng ta thường

sống và giữ đạo theo phong tục và thói quen hơn là

học biết về giáo lý nên không thể thuyết phục các em

được khi hướng dẫn các em trong một lãnh vực cụ

thể.

Khi nói đến đời sống đức tin dĩ nhiên nó bao gồm

nhiều lãnh vực từ những sinh hoạt trong đời sống

hằng ngày, những điều các em đối diện với thực tế

cuộc sống, bạn bè và cả về giáo lý, giáo luật về đạo

đức, luân lý và thực tế hơn cả vẫn là những tìm hiểu,

học biết của các em về Giáo huấn chính thức của

Giáo hội liên quan đến tính dục và đời sống gia đình,

hôn nhân Kitô giáo. Cũng vì lý do đó các em đã mời

anh Long, một người biết và sống khá gần gủi với

giáo lý Phật giáo đến chia sẻ về Giáo lý Phật giáo và

phần nào quan niệm (triết lý) sống bên đạo Phật, hôn

nhân gia đình, … và những kinh nghiệm bản thân anh

từng trải. Qua những học hỏi này các em có thể phần

nào tự quyết định và chọn lựa cho mình sống như là

một Kitô hữu. Vì là những người công giáo trẻ, có

niềm tin và muốn sống với niềm tin của mình trong

một xã hội tục hóa và phóng khoáng nên các em thật

sự gặp nhiều khúc mắc, trăn trở cho đời sống đức tin

của mình. Do đó khi được sinh hoạt và trao đổi trong

một môi trường lành mạnh, thân tình và cởi mỡ các

em đã có cơ hội bọc lộ những ưu tư của mình, nói ra

được những suy nghĩ và quan điểm riêng mà không bị

ai cho là ”rối đạo” là điều thật sự cần thiết. Vì thế tôi

rất khâm phục khi các em trong Ban Tổ Chức và Điều

hành, chỉ trên dưới 30 tuổi, đã đứng ra gánh vác trách

nhiệm nặng nề này, không phải chỉ có lần này mà

nhiều năm qua để tạo môi trường và điều kiện học

hỏi, trao đổi giữa những người trẻ với nhau để nuôi

dưỡng đức tin Công giáo của mình.

Vì thế khi chúng ta muốn giới trẻ hiểu và chấp

nhận văn hóa và phong tục từ Quê Nhà thì các bậc

phụ huynh cũng cần có sự kiên nhẫn nhất định để

hiểu và thông cảm cho các em khi đang phải sống và

lớn lên nơi xứ người.

Mong rằng sẽ có nhiều diễn đàn (forum) hơn

cho thanh thiếu niên Việt Nam trao đổi và học hỏi về

giáo lý cũng như văn hóa của chúng ta. Điều quan

trọng ở đây không phải là tạo diễn đàn để chúng ta

nói cho giới trẻ nghe, mà chúng ta cũng cần tạo cơ

hội để lắng nghe những ưu tư và suy nghĩ của chính

con em chúng ta nữa.

Thân ái trong Chúa Kitô

Lm. FX. Nguyễn Đức Thành

Giáo Phận Stockholm

Giá biểu quảng cáo, phân ưu hoặc chúc mừng trên tờ

TT&LL là:

Trang trong giá tiền

1/8 150,00 kr.

1/6 200,00 kr

1/4 350,00 kr.

1/2 500,00 kr.

1/1 700,00 kr.

Page 16: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

16

TRẠI HÈ THIẾU NHI

Từ ngày 4 -8 juli 2011 - Địa điểm: Hald Sø Lejren 8800 Viborg

Hạn chót ghi danh ngày 10. juni 2011 - Mere info: www.thanhnien.dk

TRẠI HÈ THIẾU NIÊN Từ ngày 9 -13 juli 2011 - Địa điểm: Hald Sø Lejren 8800 Viborg

Hạn chót ghi danh ngày 10. juni 2011 - Mere info: www.thanhnien.dk

Page 17: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

17

1. Rút phép thông công là gì ?

Rút phép thông công là kiểu nói bình dân để nói về

những vạ được bàn tới trong Giáo luật. Trong bộ luật

này có nhiều vạ dành riêng cho từng giới. Nặng hơn

cả là vạ rút phép thông công. Theo từ chuyên môn của

Giáo luật thì vạ này là vạ tuyệt thông. Tuyệt thông là

hình phạt Hội thánh dành cho tín hữu nào lỗi phạm

trầm trọng những điều ghi trong Giáo luật. Người bị

vạ tuyệt thông không được hòa nhập cùng Hội thánh,

không được xưng tội rước lễ, tham dự các lễ nghi và

hưởng nhờ các ơn phúc thiêng liêng Hội thánh dành

cho con cái mình và nếu là linh mục thì bị huyền chức

và bị thải hồi về bậc giáo dân trong những lỗi phạm

quá tai tiếng.

Trong những thế kỷ đầu, tín hữu nào phạm tội giết

người, bỏ đạo, ngoại tình thì bị tuyệt thông. Những tội

này thuộc loại peccatum mortale (tội chết người), còn

những tội khác như bỏ lễ ngày Chúa nhật, không ăn

chay kiêng thịt vào những ngày buôc, lỡi đức trong

sạch cách nặng về điều răn thứ sáu v.v… là peccatum

grave (tội nặng). Những ai phạm tội thuộc loại « chết

người » thì phải làm việc đền tội công khai (thường là

nặng) như mặc áo nhặm, đứng ở ngoài nhà thờ trong

khi những người khác dự lễ bên trong. Sau một thời

gian, nếu các bạn đồng đạo thấy người ấy đã sửa

mình thì trình lên đức cha. Đức cha duyệt xét rồi nếu

thấy đủ điều kiện, ngài sẽ làm một nghi thức hoà giải

vào chiều ngày Thứ Năm trong Tam nhật Vượt qua,

cho người ấy tái nhập cộng doàn. Và khi đó là hết bị

phạt vạ tuyệt thông.

Mục đích của vạ tuyệt thông hồi xưa cũng như bây

giờ là mở đường cho người sai lỗi trở lại giao hòa

cùng Thiên Chúa qua trung gian Hội thánh. Lỗi của

họ làm gương xấu cho người khác, gây nguy hiểm về

đức tin cho nhiều người nên phải dùng biện pháp này

để ngăn ngừa ảnh hưởng khốc hại, khi không còn giải

pháp nào khác để giúp phạm nhân qui chính. Tuy

nhiên, tinh thần và mục đích của việc phạt vạ vẫn là

kêu mời người sai lỗi cải quá tự tân theo lối của các

nhà mục tử (pastores) chứ không phải thái độ của

những người đánh phạt (percussores).

2. Khi nào thì bị rút phép thông công?

Khi sai phạm những lỗi nặng được kê khai trong Giáo

luật. Theo bộ luật năm 1917 có tới 37 vạ tuyệt thông.

Nhưng theo bộ luật năm 1983, hiện nay chỉ còn 7 vạ

theo các chỉ thị của Công đồng Va-ti-ca-nô II. Đó là:

2.1 Xúc phạm đến Mình Thánh Chúa

2,2 Đả thương ĐGH

2.3 Giải tội cho người đồng phạm về điều răn thứ sáu

2.4 Tấn phong giám mục không có phép của ĐGH

2,5 Lỗi ấn tòa giải tội

2.6 Phá thai

2.7 Bỏ đạo, rối đạo, ly khai khòi Giáo hội Rô-ma[1]

Bốn vạ đầu tiên dành cho Tòa thánh, nghĩa là chỉ Tòa

Thánh mà đứng đầu là ĐGH mới có quyền tha. Vạ

này gọi là vạ tiền kết (latae sententiae), nghĩa là hễ lỗi

thì đương nhiên bị phạt và ngay tức khắc, không cấn

phải tuyến án. Còn những vạ kia gọi là phán kết

(ferendae sententiae), nghĩa là có tuyên án phạt về

những hành vi pháp lý đặc biệt do giáo quyền công

bố. Hai trường hợp thường được nhắc đến trong giáo

luật hiện hành là:

* Không phải là linh mục mà làm lễ hay giải tội

* Lỗi ấn tòa giải tội do nghe lén hay làm thông ngôn

dịch tội, khi người xưng tội không nói được tiếng của

cha giải tội hay bị câm.[2].

Trong các vạ, có hai loại: một loại là tiền kết và một

loại là phán kết[3]. Giáo luật số 1324, 1341 nói rõ về

hai loại vạ này, nghĩa là khi nào thì vạ mang tính tiền

kết, khi nào thì mang tình phán kết.

3. Ai có quyền phạt vạ?

Quyền phạt vạ thuộc Tòa thánh mà cao hơn hết là

ĐGH. Các vạ và hình phạt tùy theo tôi trạng đã được

qui định rõ ràng trong Giáo luật, nghĩa là lỗi điều luật

nào thì phải mang vạ nào. Tòa thánh có quyền tối cao

rồi đến các giám mục. Các giám mục được quyền tha

vạ cho những người phá thai,[4] và những ai có lời

khấn đơn trong các hội dòng thuộc giáo phận mà kết

hôn, trước khi được tháo giải lời khấn.

Các ngài có quyền phạt các linh mục phạm lỗi phải bị

« treo chén »[5], phạt xứ đạo nào ngoan cố chống lại

quyền bính một cách vô lối không theo một trình tự

pháp lý nào. Tuy nhiên, vạ phán ra phải nhằm giúp

Giải Đáp Thắc Mắc

Page 18: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

18

THÔNG BÁO

Nhân dịp LM. Vũ Thế Toàn Sj. đến thăm thành phố Århus. Cộng

Đoàn CGVN Århus đã ngỏ ý mời cha giảng thuyết và sinh hoạt với

cộng đoàn trong thời gian ngài cư ngụ tại Århus.

Thời gian cha sinh hoạt với Cộng đoàn được ấn định là:

Từ ngày 30/8-2011 đến ngày 09-/9-2011, vào mỗi buổi tối từ 18

giờ 30 đến 21 giờ tại nhà thờ công giáo Århus, Vor Frue Kirke

Ryesgade 26, 8100 Århus C.

Trân trọng kính mời

Tm. BĐD Cộng đoàn CGVN Århus

Trần Thị Thanh Minh

người có lỗi sửa mình, và phải được đưa ra trong tình

trạng tự chủ, sáng suốt chứ không phải trong lúc bực

bội.

Những người rối vợ rối chồng, lấy nhau không có

phép giao, phép cưới cũng bị rút phép thông công,

nghĩa là không được lãnh nhận các bí tích, bao lâu họ

còn ở trong tình trạng rối rắm này. Khi hết rồi, họ lại

đuợc xưng tội tội rước lễ như thường. Những người ở

trong tình trạng tội lỗi liên miên cũng thế, như những

người có vợ nhỏ, có nhân tình thậm thụt mà không

dứt bỏ.

Tưởng cũng nên phân biệt tội và vạ. Tội là nói, làm,

nghĩ, muốn những gì trái với các điều răn của Chúa

và tiếng lương tâm. Còn vạ là hình phạt do Giáo luật

qui định để phạt những người lỗi luật Hội thánh được

ghi trong Giáo luật.

Tất cả các vạ đều đã được ghi chép rõ ràng trong Giáo

luật. Bởi vậy, không phải bất cứ ai, dù là giám mục

hay linh mục có thể ra vạ tuyệt thông và tuyến cáo

những hình phạt theo ý riêng mà không qui chiếu theo

Giáo luật[6].

Kết luận

Giáo luật được làm ra là để hướng dẫn và điều hành

các công việc trong đời sông chung của Hội thánh,

cũng như đời sống riêng của mõi người. Giáo hội

công giáo được tiếng là có tổ chức chặt chẽ và kỷ

cương nghiêm minh từ trên xuống dưới. Mối dây

đoàn kết trong Hội thánh dựa vào tinh thần tôn trọng

và tuân giữ kỷ luật của mọi người. Chừng nào kỷ

cương không được tôn trọng nơi người hành quyền

cũng như kẻ phục quyền thì bấy giờ sinh ra lủng củng

và mất trật tự.

Như vậy, cả đôi bên, người hành quyền cũng như kẻ

phục quyền đều có bổn phận hành quyền thế nào phải

phép và phục quyền quyền thế nào cho đúng đạo.

Theo đường hướng này thì mọi người phải biết luật và

dựa vào luật làm như kim chỉ nam trong cách hành

xử. Sự thiếu hiểu biết luật đưa tới những sự lạm dụng

quyền bình và coi thường kỷ cương. Tất cả đều tác

hại và sinh ra những sự ngột ngạt trong đời sống đức

tin.

Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.

Ân Nhân Báo Tiếng Vọng

10/2010 – 6/2011

København

- ÔB Vũ văn Nghiêm 200 kr.

- ÔB Trần văn Vinh 200 kr.

- AC Ngọc - Ánh 300 kr.

- AC Hoàng - Thúy 300 kr.

- AC Trung – Yến 200 kr.

Esberg

- ÔB Binh ( Ribe) 300 kr.

Åbenrå

- ÔB Thanh 200 kr.

- Chị Kim Anh 200 kr.

Horsens

- ÔB Hương 300 kr.

- AC Hưng – Chi 200 kr.

- AC Tâm 200 kr.

Odense

- Bà Nguyễn thị Na 200 kr.

- AC Thành – Quyết 300 kr.

- Bà Nguyễn thị Ngân 300 kr.

- ÔB Lợi 200 kr.

- AC Lộc - Thảo 200 kr.

- Chị Van 200 kr.

- Chị Hương 200 kr.

- Chị Thu 200 kr.

- Chị Đồng 200 kr.

Quỹ nghèo:

- Nhóm bạn hữu Tầu Pepsun 3000 kr.

- Ẩn danh (KBH) 300 kr.

Quý vị nào muốn đóng góp tài chánh xin gởi cho vị

Đại Diện Cộng Đoàn mình hay chuyển thẳng vào

trương mục Danske Bank, Reg. nr. 4070, Konto:

4070202522, Huỳnh thị Thúy Hằng (ghi chú Tên và

Cộng Đoàn)

Page 19: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

19

Tháng Hoa Dâng Mẹ

Cộng Đoàn Odense dâng hoa kính Đức Mẹ vào Chúa

Nhật 08 tháng 5 năm 2011 trước thánh lễ Việt Nam .

Sáng Chúa Nhật hôm nay thật đẹp, mặt trời chiếu

sáng và ấm áp nhất trong tháng 5 này.

Thông thường cộng đoàn đều có lần hạt kính Đức Mẹ

Chúa Nhật thứ 2 và Chúa Nhật thứ 4. Chúa Nhật đầu

tháng và Chúa Nhật thứ 3 lần hạt Kính Lòng Thương

Xót Chúa.

Sáng Chúa Nhật 08.5.2011 hôm nay mọi người trong

cộng đoàn đều đi lễ sớm hơn thường lệ để lần chuỗi

kính dâng Đức Mẹ và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho

cộng đoàn luôn bằng an trong suốt một tuần lăn lộn

với cuộc sống. Đây cũng nói nên tâm tình con thảo

đối với Mẹ Maria.

Cộng đoàn Odense được sự nâng đỡ của cha Tuyên

Uý Phêrô Nguyễn Ngọc Tuyến đến dâng thánh lễ

Chúa Nhật hằng tuần lúc 8.30 và cũng phải nói đến sự

quan tâm ưu ái đặc biết đến cha chánh xứ Jerzy Kruk

đối với cộng đoàn.

Năm nay dâng hoa kính Đức Mẹ do các em thiếu nhi

lớp giáo lý phụ trách, tuy đơn sơ mộc mạc, nhưng

cũng nói lên được lòng sùng kính Đức Mẹ một cách

đặc biệt của các em, với sự hướng dẫn của các giáo lý

viên, như cô Linh và cô Trang. Các cô đã bỏ rất nhiều

thời gian hướng dẫn cho các em, vừa dạy giáo lý vừa

tập dâng hoa. Nhờ những sinh hoạt này tuy nhỏ bé

cũng nói lên được sinh hoạt của cộng đoàn hằng tuần

và hằng tháng. Các em gái với chiếc áo dài thuần tuý

dân tộc và các em trai quần áo chỉnh tề lạ thường vây

quanh kiệu Đức Mẹ thật dễ thương, các em quì, bái

một cách đơn sơ cũng làm cho mọi người có cảm giác

như mình nhỏ vậy. Các em, các cháu là biểu tượng

cho sự khiêm nhường đơn sơ và trong trắng rất xứng

đáng để được gần Mẹ và dâng lên Mẹ bó hoa thành

kính thay cho cha me, ông bà chúng con. Mỗi bông

hoa là tượng trưng cho từng mỗi người giáo dân trong

cộng đoàn, bao nỗi ưu tư buồn vui trong gia đình,

trong giáo xứ, trong cộng đoàn.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong bài giảng cha Tuyên

uý có nhắc lại về các em dâng hoa với bậc phục

huynh, là làm sao cho các em luôn giữ được mãi mãi

nhưng sinh hoạt này khi các em lớn lên, không phải

chi có ngày hôm nay dâng hoa cho Đức Mẹ rồi hết,

nhưng cần phải giúp các em tham gia vào những sinh

hoạt đoàn thể của cộng đoàn và cộng đồng công giáo

chúng ta trong tương lai.

Các bậc phụ huynh rất vui và hạnh phúc khi nhìn thấy

con mình được chọn để dâng hoa Kính Đức Mẹ, máy

chụp, máy quay phim được dịp nhấp nháy để có

những tấm hình kỷ niệm.

Với tấm lòng thành chúng con dâng Mẹ bó Hoa

Thiêng, khấn xin Mẹ ban cho cộng đoàn chúng con

luôn biết yêu thương nhau và làm sáng danh Mẹ.

Ghi nhanh

Nguyễn Hải Trường

Odense Travel & Exchange

Đại lý vé máy bay

Mua bán ngoại tệ

Western Union (nhận/chuyển tiền)

Overgade 44

5000 Odense C

Tlf. 66 12 77 76 / 42 54 77 77

www.odense-exchange.dk

Page 20: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

20

Tháng Hoa năm 2011

tại CĐ Sjælland Copenhagen

Giáo Hội Công Giáo dành đặc biệt tháng Năm tôn

vinh Mẹ. Việc tôn vinh Đức Mẹ suốt tháng Năm

(tháng Hoa) đối với mọi tín hữu VN trong cũng như

ngoài nước đã trở thành truyền thống; hầu hết các

cộng đơàn, giáo xứ VN đều tưng bừng rộn rã dâng lên

Mẹ chuỗi Mân Côi, đoá hoa lòng và những đoá hoa

tươi xinh để tôn vinh, tri ân Mẹ về những ơn lành hồn

xác.

Quả vậy đối với Giáo Hội, với cộng đoàn, Mẹ thường

giúp vượt qua những thử thách khó khăn, nhất là Mẹ

luôn dìu dắt hướng dẫn cùng nhau đồng hành trên

đường vươn tới sự thánh thiện trọn lành.

Cải thiện đời sống, lần chuỗi Mân Côi và tích cực

tham gia việc tôn vinh Mẹ là việc cần làm để tỏ tình

con thảo.

Kinh nguyện trong tháng Đức Mẹ

Lạy Mẹ Maria là bông hoa thật tuyệt vời của Thiên

Chúa. Mẹ đã dâng bông hoa cuộc đời của Mẹ, những

cánh hoa nhân đức, cánh hoa thánh thiện, hy sinh,

phục vụ, cánh hoa yêu thương, nâng đỡ, ủi an người

khác và cánh hoa Đức Giêsu Kitô, người con Mẹ đã

cưu mang. Mẹ là bông hoa gương mẫu cho đoàn con

của Mẹ.

Hôm nay, những ngày của tháng hoa kính Đức Mẹ,

chúng con chạy đến bên Mẹ, dâng lên Mẹ tấm lòng

sùng kính của mỗi người đối với Mẹ. Xin Mẹ nhìn

đến tấm lòng con thảo của những người con của Mẹ.

Xin Mẹ giúp chúng con biết dâng lên Thiên Chúa và

Mẹ những đoá hoa thiêng liêng thật tươi đẹp.

Lạy Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng

con, để nhờ đó ơn Chúa xuống dồi dào trên chúng con

trong tháng đặc biệt này, để mọi người đều được

hưởng lấy trọn vẹn tình yêu thương của Thiên Chúa.

Amen.

CĐ Sjælland nói riêng, mọi tín hữu nói chung đều

cảm nghiệm sự hạnh phúc và bình an, khi chúng ta

cùng nỗ lực tham gia tôn vinh Mẹ.

Ban Phục Vụ CĐ Sjælland, Copenhagen

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ĐAN MẠCH

THÔNG BÁO

KHÓA CA TRƯỞNG Cấp I , đợt 2

Nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết trong việc đào tạo các Ca

Trưởng, để phục vụ cho chính Cộng Đồng, Cộng Đoàn và

Giáo Hội. BCHCĐ trân trọng kính mời qúy ông bà, anh

chị em ghi tên tham dự

Khóa Ca Trưởng cấp I, đợt 2

do Nhạc sư Phạm Đức Huyến hướng dẫn

Sẽ được tổ chức vào ngày 23/8 đến 28 /8 - 2011

( địa điểm chính xác sẽ được thông báo sau )

Điều kiện tham dự:

- Tất cả mọi thành viên trong cộng đồng.

- Biết nhạc lý căn bản

- Thời gian học là 1 tuần ( khóa căn bản, sau đó sẽ duy trì

mỗi năm )

- Học viên chưa tham dự khóa ca trưởng cấp I, đợt 1 vẫn

có thể ghi tên tham dự.Thầy Phạm Đức Huyến sẽ cố gắng

hướng dẫn thêm cho qúi vị để tất cả theo kịp khóa ca

trưởng cấp I, đợt 2.

Ghi danh: Ô. Trần Văn Trí tlf. 6075 3698

hoặc qua email: [email protected]

Đây là cơ hội quý báu cho Cộng Đồng chúng ta, vì vậy

kính mong những quý vị có cơ hội và điều kiện nên ghi tên

tham dự Khóa Ca Truởng để phát triển khả năng của chính

mình và sau nữa là phục vụ Cộng Đồng, Cộng Đoàn chúng

ta được thăng tiến.

Để tiện cho việc sắp xếp, kính mong quý vị mau mắn ghi

tên tham dự.

TM / Ban Chấp Hành Cộng Đồng

Lê Xuân Bảng

Page 21: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

21

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ĐAN MẠCH DEN KATOLSKE FÆLLESFORENING FOR VIETNAMESERE I DANMARK

Mellemvej 14, 5700 Svendborg

www.cdcgvn.dk

Biên Bản Đại Hội Thường Niên Cộng Đồng CGVN/ ĐK

Thứ bảy ngày 02. 04. 2011 tại Århus

Thành phần tham dự:

LM. Việt Nam:

-LM. Chu Huy Châu, LM. Nguyễn Ngọc Tuyến

BCHCĐ:

Anh Lê Xuân Bảng, anh Trần Văn Trí, anh Nguyễn Văn Thảo, anh

Nguyễn Hải Trường, anh Trần Văn Hải, chị Nguyễn Hồng Hạnh.

-Ban đại diện các cộng đòan:

CĐ København: anh Hà Thoại Ngữ

CĐ Odense: ông Hòang Văn Minh CĐ Århus: chị Trần Thị Thanh Minh, anh Nguyễn Công Trình

CĐ Svendborg: anh Nguyễn Văn Luyện, anh Nguyễn Văn Tiếng

CĐ Horsens: anh Nguyễn Tấn Hưng, anh Phan Văn Thanh CĐ Viborg: anh Trần Văn Hải

CĐ Åbenrå: anh Nguyễn Văn Phương

- Ban đại diện các hội đòan:

Chương Trình TTHNGĐ: anh Nguyễn Hải Trường.

Đòan Thanh Thiếu Niên CGVN: anh Đinh Mạnh Khoa

Hội Văn Hóa CGVN: anh Nguyễn Mạnh Hà Giáo lý: anh Nguyễn Văn Lý

- Ban cố vấn:

Ông Vũ Đình Riễn

-Tham dự viên được mời đặc biệt:

Anh Nguyễn Trọng Lưu, anh Nguyễn Hữu Long, anh Nguyễn Khánh

Hải

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời phát biểu của Lm. tuyên úy:

LM. Nguyễn Ngọc Tuyến gửi lời chào mừng tới tất cả đại biểu đến tham dự đại hội năm nay và nêu ra những ý kiến như

sau: - Hiện nay không có LM. tuyên úy riêng cho Cộng Đồng, nhưng ở Sjælland vẫn có LM. Chu Huy Châu và ở Fyn vẫn

có LM. Nguyễn Ngọc Tuyến, riêng ở Jylland một số Cộng Đoàn rất thiết tha có được một LM. Việt Nam đến dâng Thánh

lễ. Vì vậy các CĐ Jylland muốn có Thánh lễ VN, xin liên lạc trực tiếp với các cha TU. Các cha có thể giúp đỡ được những

gì cho các CĐ thì các ngài sẽ cố gắng.

-Trong tình trạng hiện tại thì chúng ta có hoa dùng hoa, có nụ thì dùng nụ.

-Cộng Đồng giống như là một cuộc hôn nhân, hãy ngồi lại với nhau để cùng nhau tìm ra một phương hướng để sinh hoạt

chứ đừng chia rẽ, mất hòa khí giữa anh chị em để rồi làm cho Cộng Đồng bị phân ly.

Tường trình sinh họat Cộng Đồng, Cộng Đòan, Đòan Thể 2010-2011:

Cộng Đồng:

-Đã thực hiện trong năm: Tổ chức Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo VN 2010, Văn nghệ mừng xuân tại Horsens, hành hương

Giáo Phận, trợ giúp TTN, lạc quyên giúp thiên tai bão lụt.

-Khóa ca trưởng: do Ns. Phạm Đức Huyến và LM. Micheal Bùi Trần Thuấn hướng dẫn. Khóa đã được thực hiện từ ngày 18

– 23 / 08 - 2010 gồm 14 từ Đan Mạch và 2 từ Đức Quốc học viên tham dự và được coi là một thành công rực rỡ.

-CĐCGVN được gia nhập Pastoralrådet (Hội Đồng Mục Vụ) của Giáo phận. Sẽ có 2 buổi họp Hội Đồng Mục Vụ mỗi năm

vào tháng 6 và 11 tại Åsebakken København. Anh Nguyễn Văn Thảo và anh Trần Văn Hải được CĐCGVN đề cử vào chức

vụ này.

Báo cáo tài chánh của cộng đồng

Qũi Cộng Đồng tính đến ngày 02. 04. 2011 là 105.601,31 kr.

(một trăm lẻ năm ngàn sáu trăm lẻ một kroner, ba mươi một øre)

Báo Tiếng Vọng và trang web.

Tiếng Vọng: không dùng tên Tiếng Vọng nữa mà dùng tên Thông Tin Liên Lạc và Ban biên tập như sau:

Tên tờ báo: THÔNG TIN LI ÊN LẠC

Chủ trương: BCHCĐ, c/o Lê Xuân Bảng

Chủ bút: Trần Văn Trí, phụ bút Nguyễn Văn Thảo

Thủ qũy: Huỳnh Thị Thúy Hằng

Layout: Trần Văn Hải

Số báo ra mỗi tam cá nguyệt: tháng 3,6,9,12, Số báo đầu tiên cố gắng ra mắt vào tháng 6 năm 2011.

Trang Web:

-Sẽ thay đổi mật mã và kỹ thuật.

-Tin tức Cộng Đồng / Cộng Đoàn cho vào trang Web.

-Mỗi Cộng Đoàn sẽ là thông tín viên.

-BCHCĐ chịu trách nhiệm tổng quát.

Page 22: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

22

-Anh Nguyễn Trọng Lưu: Kiểm soát nội dung trang web.

-Anh Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Hữu Long: Kiểm soát kỹ thuật

Bầu dự khuyết:

Chị Nguyễn Thị Mai vì lý do gia đình với chức vụ ngoại

vụ trong BCHCĐ xin từ chức ngày 18. 01. 2011. Anh

Nguyễn Hải Trường, dự khuyết 1 sẽ là người thay thế

chức vụ ngoại vụ trong BCHCĐ cũng kể từ ngày nêu

trên. Hôm nay 02. 04. 2011 anh Nguyễn Khánh Hải đã

được bầu làm dự khuyết 2 trong BCHCĐ. Như vậy

BCHCĐ hiện nay như sau:

Chủ tịch: Anh Lê Xuân Bảng

Nội vụ: Anh Trần Văn Trí

Ngoại vụ: Anh Nguyễn Hải Trường

Thư ký: Anh Nguyễn Văn Thảo

Thủ qũy: Chị Nguyễn Hồng Hạnh

Dự khuyết 1: Anh Trần Văn Hải

Dự khuyết 2: Anh Nguyễn Khánh Hải

Thông báo các chương trình sắp tới của Cộng Đồng:

-Khóa ca trưởng cấp 1 đợt 2 sẽ được tổ chức vào các ngày 23/8 đến 28/8 2011 do nhạc sư Phạm Đức Huyến từ Hoa Kỳ đến

hướng dẫn. Địa điểm và chi phí sẽ được thông báo sau.

-Khóa tĩnh tâm linh thao sẽ được tổ chức vào các ngày 28 – 29 / 5 - 2011 tại Ellekærskolen, Jernaldervej 5, 8200 Århus V.

Chương trình chi tiết sẽ được phổ biến sau.

-Khóa giáo lý viên: do LM. Lâm Đức Hùng hướng dẫn. Chưa lên chương trình và khóa học sẽ được thông báo sau.

- Đại Hội Xuân Nhâm Thìn: sẽ được tổ chức vào ngày thứ bảy 21. 01. 2012 (nhằm ngày 28 tháng 12 năm 2011 tết âm lịch).

Địa điểm tổ chức tại Århus (ưu tiên 1), Horsens (ưu tiên 2), Esbjerg (ưu tiên 3)

Phân nhiệm Đại Lễ các Thánh Tử Đạo VN 12,13,14 /8 /2011

Dựng và hạ lều: CĐ Horsens và CĐ Svendborg giúp, cố

vấn.

Trang trí lễ đài và bàn thờ: CĐ København, chủ đề:

Lòng Thương Xót Chúa

Phụng vụ: ông Hoàng Văn Minh (CĐ Odense) tìm

người đọc sách Thánh, lời nguyện giáo dân. Tìm người

trang trí hoa bàn thờ và hoa nơi đài kỷ niệm CTTĐ.

Ẩm Thực:

-Chiều thứ sáu 12.08.2011: CĐ Århus.

-Thứ bảy 13.08.2011: sáng, trưa, chiều CĐ Svendborg.

(bánh mì 800 ổ, đồ chua để riêng, bánh mì để riêng vì

theo kinh nghiệm để chung dễ bị thiu).

-Chúa nhật 14.08.2011: sáng và trưa CĐ Svendborg.

-Quầy chè, bánh nước: CĐ Åbenrå.

-Bán vé ăn: CĐ Svendborg.

-Làm vé: ac. Thảo Hằng (København). Xin CĐ

Svendborg ra món ăn, gía tiền rồi thông báo với ac. Thảo

Hằng để làm vé qua email: [email protected]

Hát lễ:

-Thứ bảy: hát khai mạc, rước kiệu, thánh lễ đại trào: Ca

đoàn Odense ( ca đoàn Odense tham d ự viên khóa ca

trưởng 2010, các CĐ khác tham gia. Anh ca trưởng

Odense sẽ gửi bài hát tới các CĐ để tập dợt trước)

-Chúa nhật: Chương Trình TTHNGĐ

Trật tự và bãi đậu xe: CĐĐM Lavang và CĐ Viborg

Dọn dẹp vệ sinh: nhà bếp CĐ Svendborg

Xướng ngôn viên tổng quát: anh Nguyễn Hải Trường

Chuyển ngữ bài giảng và bài phát biểu của ĐGM.: LM. Nguyễn Ngọc Tuyến

Giúp lễ, chiêng trống: các em giúp lễ, xin các em mang

theo áo giúp lễ (anh Nguyễn Văn Lý Århus), (chiêng

trống anh Bảng nhờ người)

Khiêng kiệu: kiệu các thánh (CĐ Esbjerg), kiệu Đức Mẹ

(CĐĐM Lavang)

Sắp xếp vòng hoa đài các thánh tử đạo: BCHCĐ (anh

Thảo)

Âm thanh: anh Quản Đức Trung

Dâng hoa: CĐ København

Phù hiệu và ấn hành: anh Nguyễn Hữu Long

Văn phòng thường trực: BCHCĐ

Bán phù hiệu: TTHNGĐ

Phân chia phòng ngủ các CĐ: ac. Thảo Hằng đt. 4844

1062 / mobil nr.: 2512 6462

Email: [email protected].

- Svendborg đặt 4 phòng ngủ

Đưa đón: BCHCĐ

Mời cha khách: BCHCĐ đã mời cha Nguyễn Hữu Công

(Bỉ), cha Nguyễn Thiên Tính (Rom)

Hổ trợ Đoàn TTN: Đại Hội Giới Trẻ tại Madrid Tây

Ban Nha 16-21 / 8 / 2011. Cộng Đồng hổ trợ 3000 kr.

Hành hương Giáo Phận

Ngày hành hương của Giáo Phận vào Chúa nhật đầu

tháng 6 hàng năm.

-Vệ sinh tổng quát để chuẩn bị cho tháng 6 và tháng 8

CĐ Horsens

-Bán phù hiệu: CĐ Horsens

-Làm chả gìo: 2000 cái ( CĐ Århus)

-4 người khiêng kiệu (CĐĐM Lavang), dựng lều, và xin

tiền lễ ( CĐ Århus), VN hát 1 bài hiệp lễ (CĐ Århus)

_____________________________________________

*Biên bản tóm tắt buổi họp ĐHTN 2011. (biên bản đầy đủ sẽ để lên trang mạng www.cdcgvn.dk)

Page 23: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

23

Page 24: T_ TTLL S_ 01 THÁNG 6,7 & 8 - 2011

24