63
Tchc Ân xá Quc Tế gp 2 nhà hot động cho Dân chvà Nhân quyn Tường An, thông tín viên RFA, Paris 2013-03-05 (Ttrái) Lut sư Nguyn văn Đài, ông Frank Jannuzi và Bác sĩ Phm Hng Sơn Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 va qua, đadin ca Tchc Ân xá Quc tế và các viên chc ca Toà đại sHoa kti Hà Ni đã có cuôc gp gđặc bit vi 2 nhà hot động cho Nhân quyn Dân chđối lp là lut sư Nguyn văn Đài và bác sĩ Phm Hng Sơn. Ti khách sn Metropol Hà Ni, ngày 27/2 va qua đã din ra cuc gp ggia Phó giám đốc điu hành Tchc Ân xá Quc tế : ông Frank Jannuzi, Tham tán chính trca Đại squán Hoa kMark Lambert, Viên chc chính trMichael Orona cùng vi 1 thông dch viên ca đasquán Hoa k. Phía Vit Nam có đại din cho nhng người hot động nhân quyn và dân chđối lp là lut sư Nguyn văn Đài và Bác sĩ Phm Hng Sơn. Cuc gp gđặc bit kéo dài khong 1 giđồng hvà không có shin din ca công an Vit Nam theo syêu cu ca ông Frank Jannuzi. Mrng đối thoi vNhân quyn vi Vit Nam Tường An : Thưa lut sư Nguyn văn Đài, xin lut sư có thcho biết mc đích ca cuc gp gnày và nhng đim chính nào đã được đề cp ti trong cuc trao đổi này không . ? Ls Nguyn văn Đài : Trước tiên thì ông Frank Jannuzi gii thiu vvtrí ca ông và mc đích chuyến đi ca ông đến Vit Nam để làm gì ? Ông nói : mc đích chuyến đi là để ông thiết lp và mrng kênh đối thoi vNhân quyn tcác Tchc bo vNhân quyn Quc tế cũng như cùng vi chính phHoa kđối vi Vit Nam và sau đó thì ông có bui làm vic vi cơ quan chính phVit Nam và trong đó thì ông cũng sgp đại din ca các Tchc Tôn giáo cũng như nhng người hot động Nhân quyn và Dân chđối lp ti Vit Nam. Mc đích chuyến đi là để ông thiết lp và mrng kênh đối thoi vNhân quyn tcác Tchc bo vNhân quyn Quc tế cũng như là cùng vi chính phHoa kđối vi Vit Nam Ls Nguyn văn Đài

Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tổ chức Ân xá Quốc Tế gặp 2 nhà hoạt động cho Dân chủ và Nhân quyền Tường An, thông tín viên RFA, Paris 2013-03-05

(Từ trái) Luật sư Nguyễn văn Đài, ông Frank Jannuzi và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn

Photo courtesy Nguyen Van Dai

Ngày 27 tháng 2 vừa qua, đaị diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế và các viên chức của Toà đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội đã có cuôc gặp gỡ đặc biệt với 2 nhà hoạt động cho Nhân quyền Dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Tại khách sạn Metropol Hà Nội, ngày 27/2 vừa qua đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế : ông Frank Jannuzi, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert, Viên chức chính trị Michael Orona cùng với 1 thông dịch viên của đaị sứ quán Hoa kỳ. Phía Việt Nam có đại diện cho những người hoạt động nhân quyền và dân chủ đối lập là luật sư Nguyễn văn Đài và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Cuộc gặp gỡ đặc biệt kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và không có sự hiện diện của công an Việt Nam theo sự yêu cầu của ông Frank Jannuzi.

Mở rộng đối thoại về Nhân quyền với Việt Nam Tường An : Thưa luật sư Nguyễn văn Đài, xin luật sư có thể cho biết mục đích của cuộc gặp gỡ này và những điểm chính nào đã được đề cập tới trong cuộc trao đổi này không ạ. ?

Ls Nguyễn văn Đài : Trước tiên thì ông Frank Jannuzi giới thiệu về vị trí của ông và mục đích chuyến đi của ông đến Việt Nam để làm gì ? Ông nói : mục đích chuyến đi là để ông thiết lập và mở rộng kênh đối thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với Việt Nam và sau đó thì ông có buổi làm việc với cơ quan chính phủ Việt Nam và trong đó thì ông cũng sẽ gặp đại diện của các Tổ chức Tôn giáo cũng như những người hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập ở tại Việt Nam.

Mục đích chuyến đi là để ông thiết lập và mở rộng kênh đối thoại về Nhân quyền từ các Tổ chức bảo vệ Nhân quyền Quốc tế cũng như là cùng với chính phủ Hoa kỳ đối với Việt Nam

Ls Nguyễn văn Đài

Page 2: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Đoàn chụp chung với ông Markus Loning. Photo courtesy Nguyen Van Dai

Trong nội dung đề cập của tôi và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đề cập thì có rất nhiều nội dung. Có một số nội dung thì không thể công bố với họ được, nhưng mà có một số nội dung mà tôi có thể công bố như là : chúng tôi nhấn mạnh đến vai trò của việc cải thiện Nhân quyền Việt Nam đối với quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ. Thứ hai là khi Việt Nam có Tự do Dân chủ thì không chỉ đem lại lợi ích cho 90 triệu dân Việt Nam mà còn đem lại lợi ích cho quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ cũng như là đem lại Hoà bình, ổn định và Thịnh vượng chung cho khu vựa Châu Á Thái Bình Dương.

Và trong phần kết thúc của tôi thì tôi nhấn mạnh đến 5 vấn đề là Ngài Frank Jannuzi cùng Tổ chức Ân xá Quốc tế vá các cơ quan của Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ cần phải nổ lực vận động chính phủ Việt Nam để thực hiện các công việc như sau : thứ nhất là trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ , thứ hai là chấm dứt quản chế đối với những người đã mãn án tù, thứ ba là chấm dứt sách nhiễu đối với các bloggers và những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập, thứ tư là chấm dứt hạn chế đi lại trong nước cũng như ra nước ngoài của các bloggers cũng như những nhà hoạt động Nhân quyền và Dân chủ đối lập và điều cuối cùng mà cũng là điều mà chúng tôi trong nước đang nổ lực đấu tranh là cho phép người dân Việt Nam thành lập báo chí tư nhân và thành lập các tổ chức chính trị ngoài đảng Công sản.

Tường An : Về phía Tổ chức Ân xá Quốc Tế họ đề cập những gì ? Trong tương lai, Tổ chức Ân xá Quốc Tế có hứa hẹn sẽ làm gì cụ thể hơn để cải thiện vấn để Nhân quyền tại Việt Nam ?

Ông Frank Jannuri ghi chép rất là đầy đủ tất cả những đề nghị của chúng tôi, ông hứa là sẽ nổ lực làm việc với các cơ quan Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ để thực hiện việc vận động chính phủ VN cải thiện tình trạng Nhân quyền, tôn trọng những quyền con người cơ bản đã được hiến pháp VN ghi nhận

Ls Nguyễn văn Đài

Ls Nguyễn văn Đài : Ông Frank Jannuri ghi chép rất là đầy đủ tất cả những đề nghị của chúng tôi , ông hứa là sẽ nổ lực làm việc với các cơ quan Quốc hội cũng như là chính phủ Hoa kỳ để thực hiện việc vận động chính phủ Việt Nam cải thiện tình trạng Nhân quyền, tôn trọng những quyền con người cơ bản đã được hiến pháp Việt Nam ghi nhận cũng như là Việt Nam đã tham gia ký kết vào những quyền dân sự và chính trị.

Thiện chí từ phía Việt Nam ? Tường An : Đây không những là lần đầu tiên của Tổ chức Ân xá Quốc tế mà còn là lần đầu tiên của Tổ chức bảo vệ Nhân quyền được phép tới thăm Việt Nam và cũng như được phép làm việc

Page 3: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

riêng rẽ với các nhân vật đấu tranh độc lập ở trong nước. Theo luật sư, nhà cầm quyền Việt Nam có đánh giá thế nào về sự can thiệp của Tổ chức Ân xá Quốc Tế đến các vấn đề Việt Nam ?

Ls Nguyễn văn Đài: Lần đầu tiên chính phủ Việt Nam đã lựa chọn và mời Ngài Frank Jannuzi tới thăm Việt Nam bởi vì họ cũng biết rằng Ngài Frank Jannuzi trước đây cũng đã từng làm trợ lý cho Phó Tổng thống Mỹ là Joe Biden khi ông còn là Thượng Nghị Sĩ. Khi ông Joe Biden là Phó Tổng thống thì ông tiếp tục làm trợ lý cho Thượng Nghị Sĩ John Kerry. Và bây giờ ông John Kerry là Ngoại trưởng Hoa kỳ và trong tương lai có thể ông cũng sẽ là trợ lý Ngoại trưởng. Ông Frank Jannuzi còn có những mối quan hệ rất tốt với Thượng nghị sĩ John McCain và rất nhiều các quan chức trong chính phủ cũng như Quốc hội Hoa Kỳ cho nên Việt Nam cố gắng làm hài lòng những gì mà ông Frank Jannuzi yêu cầu để hy vọng rằng ông có tác động đến chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Tường An : Trong báo cáo thường niên mang tên “Tình trạng Thế giới năm 2012” của tổ chức Ân xá Quốc tế về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam có nói: Việt Nam vẫn tiếp tục cấm đoán nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và vẫn đàn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến. Luật sư chia sẻ thế nào về nhận xét này ?

Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đã chấp thuận cho tôi là một người mới ra tù, đang chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt

Ls Nguyễn văn Đài

Ls Nguyễn văn Đài : Những ghi nhận của Tổ chức Ân xá Quốc Tế về tình trạng Nhân quyền Việt Nam là rất chính xác và trong các cuộc gặp của ông Frank Jannuzi với chính phủ Việt Nam thì ông cũng yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng quyền Tự do Ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và quyền biểu tình. Phía chính phủ Việt Nam thì rất là hoan nghênh điều đó và họ cũng sẵn sàng chấp nhận đối thoại với chính phủ Hoa kỳ nói riêng và các tổ chức Nhân quyền Quốc tế về mọi vấn đề kể cả vấn đề nhậy cảm nhất như là Nhân quyền, tự do Tôn giáo và vấn đề tranh chấp đất đai.

Tường An :Tháng giêng năm 2012 vừa qua, sau cuộc gặp gỡ với 4 Thượng Nghĩ Sĩ Hoa Kỳ, luật sư đã gặp khó khăn về phía công an, cụ thể là luật sư đã bị công an đe dọa là sẽ đặt chốt gát trước nhà ông. Còn lần này thì sao ?

Ls Nguyễn văn Đài : Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam mà đại diện là bộ công an đã chấp thuận cho tôi là một người mới ra tù, đang chịu án quản chế được phép làm việc với đại diện của một tổ chức bảo vệ Quốc tế một cách riêng biệt . Chúng ta cũng ghi nhận thiện chí của đại diện bộ công an bởi vì trước đó, vào ngày thứ bảy, thì đại diện của cơ quan an ninh có đến gặp tôi và thông báo là họ cho phép và hiện nay họ cũng mong muốn được xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ cho nên là trong buổi làm việc thì cũng nói những gì thật hợp lý cho Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ.

Tường An : luật sư có thể rút ra được kết luận gì từ sự thay đổi này ?

Ls Nguyễn văn Đài : Cái sự thay đổi này nó phải đến từ 2 phía. Trong suốt thời gian vừa qua, từ khi Việt Nam đưa bản Hiến pháp ra để lấy ý khiến người dân thì sức ép đòi thay đổi điều 4 Hiến pháp, đa nguyên đa đảng từ khắp mọi tầng lớp người dân rất là mạnh mẽ, đó là sức ép từ trong nước. Còn khi mà Việt Nam liên tục vi phạm Nhân quyền sau khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế, vào thời điểm này, họ cũng bắt đầu nhận những trái đắng trong quan hệ của họ đối với cộng đồng Quốc tế nói chung cũng như là chính phủ Hoa kỳ nói riêng. Cho nên là lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng

Page 4: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên là Việt Nam cố gắng cải thiện những hình ảnh rất là xấu của họ về vấn đề Nhân quyền, cho nên đây là một nổ lực của họ.

Lúc này cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị phải được xem xét lại về vấn đề Nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 tới đây, cho nên là Việt Nam cố gắng cải thiện những hình ảnh rất là xấu của họ về vấn đề Nhân quyền, cho nên đây là một nổ lực của họ

Ls Nguyễn văn Đài

Tường An : Sau cuộc phỏng vấn này thì luật sư có lời nhắn nhủ gì đến thính giả nghe đài không ạ ?

Ls Nguyễn văn Đài : Cũng nhân dịp được trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do thì tôi cũng kêu gọi khán thính giả của đài Á châu Tự do ở trong nước hãy tham gia ký vào các kiến nghị của các Nhân sĩ trí thức, các cựu quan chức gửi lên Quốc hội bởi vì chúng ta chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc việc này. Cho nên là bằng chữ ký của mình chúng ta sẽ làm thay đổi đất nước thay vì xuống đưởng biểu tình hay làm những việc rất nguy hiểm thì chúng ta chỉ cần đặt chữ ký như vậy thì đất nước chúng ta sẽ có cơ hội được thay đổi. Tự do Dân chủ sẽ sớm đến với mọi người dân Việt Nam .

Luật sư Nguyễn văn Đài là sáng lập viên của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam năm 2006. Ông được giải Hellman-Hammett năm 2007. Ông cũng là giám đốc Công ty Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật; đồng thời là Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân. Ông và luật sư Lê thị Công Nhân bị bắt ngày 6/3/2007 khi đang giảng dạy về Nhân quyền cho sinh viên tại văn phòng luật sư Thiên Ân, ông bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Được trả tự do ngày 6/3/2011, ngay khi ra khỏi tù, trả lời báo chí, ông vẫn khẳng định việc ông làm là không vi phạm pháp luật và kiên định với con đường đã chọn là cổ xúy cho Dân chủ, xây dựng một chế độ mới tiến bộ hơn, văn minh hơn, đem lại lợi ích cho đất nước, cho dân tộc.

Không có lối ra cho điều 4 hiến pháp Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-03-05

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước VC Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc Hội VC Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đi về phía lăng chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội thứ hai tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 10 năm 2012.

Page 5: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Gây tranh cãi Hạn chót lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 đợt này chỉ còn không đầy một tháng nữa là kết thúc. Cho đến lúc này, một trong những điểm gây ra những quan điểm khác nhau là điều 4 trong dự thảo hiến pháp sửa đổi. Điều đó được ghi rõ : ‘Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’

Đối với những đảng viên Cộng sản thì hẳn nhiên họ không muốn hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà Nước và xã hội; đặc biệt là những thành phần đang hưởng lợi từ chức vụ do đảng mang lại cho họ.

Trong kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức về sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992, điểm được nêu ra đối với điều 4 vừa nêu theo những người kiến nghị thì ‘chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong một cuộc bầu cử như thế’.

Có ý kiến cho rằng với một số điểm mới được đưa vào dự thảo hiến pháp sửa đổi thì vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản sẽ không thống soái như trước nữa. Tờ Thanh Niên hồi ngày 22 tháng 2 có bài trích dẫn phát biểu của nguyên đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết tại hội thảo do Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,Văn phòng Quốc hội tổ chức, cho rằng những ý kiến cho rằng chỉ có giữ được điều 4 mới duy trì được vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là những nhận thức mang nhiều định kiến.

Theo vị cựu đại biểu quốc hội có tiếng là ‘nói thẳng’ trước đây đó thì với điều 2 trong dự thảo sửa đối hiến pháp năm 1992 có thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam. Ông này nói hiến pháp cần nêu rõ qui định phương thức lãnh đạo Nhà Nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối hiện nay.

Ông Nguyễn Thượng Long, một nhà giáo có tinh thần yêu nước thể hiện qua nhiều bài viết, lên tiếng về tranh luận nên bỏ hay duy trì điều 4 về vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản tại Việt Nam như hiện nay:

"Tôi nghĩ sự phức tạp này phản ánh một hiện thực của Việt Nam từ lâu rồi. Việc có những người kiên quyết không tin tưởng gì vào điều 4 nữa, và có những người mặc dầu người ta cũng có sự bất bình nhưng vin vào điều này, điều kia để có thể hóa giải. Ở Việt nam hiện tượng như vậy là có thật, và có những nguyên cớ mà theo tôi nghĩ xuất phát từ nguyên cớ đời sống thôi."

Phải cạnh tranh công bằng Như ý kiến trong bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 của 72 nhân sĩ trí thức được trao tận tay đại diện ủy ban Quốc hội về dự thảo sửa đổi hiến pháp hồi ngày 4 tháng 2 vừa qua, nhiều người trong nước cho rằng phải có nhiều hơn một đảng để có sự cạnh tranh công bằng.

Nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, trong bài viết trên blog phản bác lại ý kiến của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Vĩnh Phúc, nêu rõ ‘tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng phái cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước’.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long đồng ý với tuyên bố đó của anh Nguyễn Đắc Kiên và cho rằng anh này đã nói thay cho nhiều người trong nước muốn có thêm đảng khác ngoài đảng cộng sản:

"Anh Nguyễn Đắc Kiên đã nói hộ được quá nhiều cho mọi người trong những ngày tháng này rồi ạ."

Page 6: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Nếu đảng cộng sản cố tình qui định quyền lãnh đạo trong hiến pháp thì điều đó đi ngược lại lợi ích của nhân dân và chống lại quyền lực của người dân. - LS Nguyễn Văn Đài

Một luật sư từng bị án tù do những quan điểm bất đồng của ông đối với đảng cộng sản cầm quyền, luật sư Nguyễn Văn Đài, có ý kiến về điều 4 trong hiến pháp Việt Nam:

"Vấn đề then chốt là vấn đề điều 4 hiến pháp cần phải thay thế nó đi. Không cần thiết phải qui định quyền lãnh đạo của đảng cộng sản trong đó ( hiến pháp), bởi vì khi điều 2 qui định mọi quyền lực Nhà nước thuộc về dân, do dân; tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân thì việc đảng cộng sản hay một chính đảng nào đó được nắm quyền lãnh đạo đất nước phải do người dân quyết định thông qua một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nếu đảng cộng sản cố tình qui định quyền lãnh đạo trong hiến pháp thì điều đó đi ngược lại lợi ích của nhân dân và chống lại quyền lực của người dân".

Không đến đâu Qua phát biểu của ông tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và trả lời của ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 cho đại diện nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý; rồi phát biểu của chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng những người quan tâm cho rằng hoạt động lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 lần này sẽ không có kết quả gì như mong đợi.

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long nói về điều này:

"Lãnh đạo phải nói thẳng với nhân dân thực trạng của đất nước chúng ta hiện nay như thế nào, không thể giấu nhân dân bất cứ một điều gì cả. Chứ còn những điều nói không hết, chưa hết với nhân dân, thậm chí còn nói ngược khá nhiều vấn đề thì sự góp ý chắc chắn sẽ không thể nào mỹ mãn khi có sự chuẩn bị kỹ càng. Mà nhất là chỉ có ba tháng, và thú thực không phải người dân nào cũng quan tâm đâu. Trước cuộc sống mà hằng ngày phải đối diện với chuyện cơm áo, thì có bao nhiêu người trong 90 triệu người dân này có cái ‘đau đáu’ lo nghĩ về cái ‘khế ước xã hội’ này. Cho nên sự chuẩn bị không kỹ càng rất dễ rơi vào tình trạng hình thức rồi cũng không có gì khác những dự thảo lần trước."

Một tu sĩ Phật giáo, thượng tọa Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì tại Sài Gòn, cũng có ý kiến:

"Mình phải tán dương, ca ngợi những người có tinh thần đề nghị để thay đổi hiến pháp, luật pháp giúp đất nước được cởi mở, tốt đẹp và nhân quyền hơn. Điều đó rất tốt; nhưng riêng chúng tôi thấy họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng thôi, chứ không nghĩ đến nhân dân, đất nước gì cả."

Với những diễn biến như vừa qua, thì những đánh giá mà ông Nguyễn Thượng Long và thượng tọa Thích Không Tánh đưa ra sẽ không sai thực tế như bấy lâu nay đã diễn ra trong lĩnh vực hiến pháp Việt Nam trong mấy chục năm qua.

Công khai kết luận thanh tra Đà Nẵng Cập nhật: 09:43 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Page 7: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

TP Đà Nẵng là đô thị thuộc Trung ương quản lý

Thanh tra Chính phủ VC vừa tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra đất đai ở Đà Nẵng cũng như trách nhiệm của lãnh đạo thành phố vào hôm thứ Ba 5/3, theo báo Tuổi Trẻ. Trước đó, hồi tháng 1, Thanh tra Chính phủ VC đã công khai nhiều sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng trogn quản lý đất đai giai đoạn 2003-2011, gây thiệt hại cho ngân sách ước tính hơn 3.400 tỷ đồng.

Kết quả thanh tra gây chấn động này được bình luận là có liên quan tới uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng VC, phụ trách chính sách chống tham nhũng, vì trong thời gian bị thanh tra ông Thanh đã nắm vị trí Bí thư thành ủy.

Tuy nhiên, biên bản thanh tra không nhắc tới tên ông Nguyễn Bá Thanh, mà chỉ có ông Trần Văn Minh, người giữ chức chủ tịch từ năm 2004-2011 và hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Chủ tịch hiện nay, ông Văn Hữu Chiến, trong thời kỳ thanh tra là phó chủ tịch.

Trong cuộc công bố công khai trực tiếp kết quả thanh tra tới đối tượng thanh tra là TP Đà Nẵng, Phó tổng Thanh tra Chính phủ VC Nguyễn Đức Hạnh được dẫn lời nói trong quá trình thanh tra, TP Đà Nẵng "có văn bản giải trình nhưng cơ quan thanh tra không chấp nhận những giải trình này".

Đà Nẵng chưa nói gì Theo Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra đã có dấu hiệu “cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật thu lợi số tiền lớn, gây thất thu ngân sách nhà nước”.

Sau khi nhận kết quả thanh tra, Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ VC gồm: kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011) đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất, giảm tiền sử dụng đất phải nộp, gây thất thu ngân sách hơn 3.434 tỉ đồng.

Page 8: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Kết quả thanh tra đất đai ở Đà Nẵng có thể ảnh hưởng uy tín ông Nguyễn Bá Thanh

Ông Dũng cũng chỉ đạo phải thu hồi triệt để về ngân sách số tiền phải nộp.

Cho tới nay, được biết lãnh đạo Đà Nẵng chưa có văn bản ý kiến nào về cuộc thanh tra này. Cổng thông tin điện tử của thành phố ngoài bài phản bác kết quả thanh tra, cũng chưa tường thuật gì thêm.

Trong khi đó ông Nguyễn Bá Thanh đã chính thức ra hẳn trung ương, để vị trí bí thư Thành ủy cho ông Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực.

Tuy nhiên ông Thanh vẫn còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng do chưa tìm được người thay thế.

Nhân sự Ban Nội chính Trong diễn biến có liên quan, Thông tấn xã Việt Nam cho hay một buổi lễ công bố, trao quyết định các Phó trưởng ban Ban Nội chính Trung ương đã được tổ chức tại Hà Nội sáng 5/3.

Tại đây, ngoài ông trưởng ban Nguyễn Bá Thanh còn có mặt ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Ban Nội chính chính thức có ba phó ban, là các ông Phan Đình Trạc, Nguyễn Doãn Khánh và Phạm Anh Tuấn.

Ông Phan Đình Trạc mới đây làm Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Nghệ An.

Ông Nguyễn Doãn Khánh vừa rời cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ và ông Phạm Anh Tuấn từng là Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Nợ xấu giảm, đâu là sự thật? Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2013-03-05

Page 9: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Công nhân lao động đi qua Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh hôm 28/5/2012.

AFP photo

Tỷ lệ nợ xấu vừa được NHNN chính thức công bố đã tụt từ 8% xuống 6%. Nhiều doanh nghiệp đã phản ứng tích cực trước tin này như không ít chuyên gia kinh tế lo lắng đối với thông tin này.

Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, nguyên giám đốc CIEM, Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương để biết thêm chi tiết.

Không có con số thực Mặc Lâm: Thưa TS, ông nghĩ thế nào về việc Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo rằng tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 8% xuống 6%. Đánh giá này theo TS nói lên được điều gì?

TS Lê Đăng Doanh: Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam cho đến nay Công ty Quản lý Tài sản viết tắt là VAMC vẫn chưa được thành lập và Thủ tướng có chỉ thị là đến cuối tháng Ba phải tìm ra để thành lập. Vì vậy cho nên việc ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu đã giảm từ 8% xuống 6%, tức là 2% của tổng số nợ xấu là một điều hết sức đáng quan tâm. Bởi vì số nợ xấu này đã giảm được mặc dầu không có sự can thiệp của công ty xử lý tài sản, một giải pháp mà chính phủ và Ngân hàng Nhà nước từ trước tới nay vẫn nhấn mạnh.

Lý do đưa ra là các ngân hàng thương mại đã dùng quỹ của mình để tự xử lý. Tôi nghĩ việc tự xử lý như vậy thì các nhân hàng thương mại chỉ lấy quỹ dự trữ của mình bù đắp vào các số nợ xấu chứ thực sự các khoản nợ xấu vẫn chưa được giải quyết. Nó chưa biến đi mà chỉ từ trong sổ sách chui vào kho của các ngân hàng thương mại và bảo rằng bây giờ sổ sách của chúng tôi sạch đi 2%. Và số 2% ấy xảy ra trong một thời gian rất ngắn là một điều hết sức ngạc nhiên.

Cho nên tôi nghĩ rằng Ngân hàng Nhà nước nên cung cấp thêm các thông tin chi tiết xem những nợ xấu này đã được xử lý như thế nào và trên cơ sở đó tình hình các ngân hàng thương mại của Việt Nam đã lành mạnh lên hơn bao nhiêu, thanh khoản đã cải thiện bao nhiêu và tính ổn định đã có bao nhiêu.

Mặc Lâm: Thưa ông nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng như nhà nước cho tới nay vẫn chần chừ không đưa ra những con số thực về nợ xấu cũng như sổ sách kế toán vẫn còn nhiều điểm mù mờ, đây có phải là mối nguy tiềm ẩn của nợ xấu sẽ bùng nổ trong thời gian tới?

TS Lê Đăng Doanh: Con số chính xác của nợ xấu cho đến nay chúng ra biết Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những con số khác nhau và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nói đến con số nợ xấu lên đến 400 ngàn tỷ, tức là nó gần gấp đôi con số mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra. Cho nên con số thực là bao nhiêu thì cho đến nay vẫn chưa có cơ sở nào để kiểm chứng được.

Page 10: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hai nữa các ngân hàng thương mại chưa thực hiện các nghĩa vụ báo cáo công bố các con số của năm 2012. Có lẽ nếu như mọi việc đều tốt đẹp cả thì họ sẽ công bố nhưng chắc là có một tình tiết thế nào đó cho nên họ chưa công bố.

Thứ ba nữa là các con số nợ xấu ở trên thế giới nói chung các ngân hàng thương mại đều có xu hướng không công bố một cách trung thực. Kinh nghiệm cho thấy nợ xấu trong các cuộc khủng hoảng từ Nhật Bản cho đến Thái Lan, Malaysia đều đưa ra những con số khác nhau. Những con số đầu tiên rất thấp nhưng sau đó những con số sau cao hơn rất nhiều nên tôi nghĩ tình hình Việt Nam không khác gì so với các nước khác trên thế giới

Đối phó nợ xấu như thế nào?

Một lái xe ôm chờ khách bên ngoài Ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam. Ảnh chụp hôm 30/5/2012. AFP photo

Mặc Lâm: Thưa TS, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh rằng nợ xấu giảm do nỗ lực tự xử lý của bản thân các ngân hàng thương mại. Nếu thật sự như thế thì theo ông Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ cho họ thêm bằng cách nào?

TS Lê Đăng Doanh: Có lẽ cho đến nay mọi người đều tin rằng việc các ngân hàng thương mại tự xử lý nợ xấu được cho là điều quá sức của các ngân hàng thương mại. Nếu họ đã làm được như thế thì họ đã làm từ lâu rồi để tránh cho tình hình của họ ngày một khó khăn thêm. Người ta trông chờ vào công ty xử lý nợ vá mua bán nợ của Ngân hàng Nhà nước và các biện pháp hỗ trợ của chính phủ thì cho đến nay cái công ty đó vẫn chưa được công bố và chưa hoạt động. Vì vậy tôi chưa có thể nói gì thêm về tình hình các công ty đó. Rõ ràng là việc đó quá chậm so với xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

Mặc Lâm: TS đánh giá thế nào về công ty mua bán nợ (VAMC) khi chính thức hoạt động chúng sẽ đối phó với khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước ra sao?

TS Lê Đăng Doanh: Cho đến nay thì công ty quản lý nợ xấu chưa ra đời và cũng chưa có quy chế về cách thức hoạt động ra sao. Nhưng qua kinh nghiệm hoạt động của các công ty xử lý mua bán nợ ở Hoa Kỳ cũng như Thái Lan Nhật Bản, Malaysia thì chúng ta có thể thấy rằng công ty xử lý nợ xấu đòi hỏi các kỹ thuật, kỹ năng đánh giá các tài sản định giá theo cơ chế thị trường. Có cho các công ty chứng khoán tham gia vào xử lý nợ xấu hay không. Các sản phẩm của công ty xử lý nợ xấu đưa ra chứng khoán hay không và vai trò các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào.

Hiện nay các quyết định đó chưa được rõ ràng và các quyết định ấy sẽ không dễ dàng gì vì trong nước đang có những ý kiến nói về lợi ích nhóm và sự thiếu công khai minh bạch. Vì vậy việc bán một tài sản dưới giá trị sổ sách phải được chứng minh và bảo đảm của luật pháp như thế nào. Nêu không thì có thể gây ra rắc rối và nhiều vấn đề nghi kỵ. Đây là điều tôi nghĩ không phải đơn giản cho công ty xử lý nợ này khi nó hoạt động.

Page 11: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Mặc Lâm: Thưa TS. khi một nhà đầu tư có ý định mua nợ xấu tại VN việc đầu tiên họ nhắm tới là gì? Và điều gì khiến họ quan ngại nhất?

TS Lê Đăng Doanh: Nếu nợ xấu được họ mua thì phải có cơ chế thị trường, tức là mua tài sản đó theo giá thị trường chứ không thể theo giá của sổ sách đã được ghi trước đấy. Nếu điều này không được thực hiện thì có lẽ không phải dễ dàng thu hút được họ. Thứ hai phải có các nhà tư vấn nước ngoài họ tham gia vào việc định giá tài sản theo đúng định giá tài sản của thị trường, và thứ ba phải công khai minh bạch và thứ tư phải cho phép họ được quyền lựa chọn các món nợ nào mà họ muốn mua trước, mua sau. Đấy là những điều mà theo tôi quy chế công ty quản lý nợ xấu cần phải được làm rõ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Lê Đăng Doanh.

Điều tra vụ nhà hàng Việt cấm người Việt Cập nhật: 12:23 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Nhà hàng Cát Vàng không phục vụ người Việt 'từ 2-3 năm nay'

Đại diện của tỉnh Bình Thuận vừa cho biết vụ việc nhà hàng Cát Vàng ở Phan Thiết từ chối phục vụ khách Việt Nam đang được điều tra và sẽ có hình thức xử lý.

Ông Ngô Minh Chính, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bình Thuận nói với BBC: "Ông chủ của nhà hàng này nói với nhân viên không phục vụ khách Việt Nam là không đúng với văn hóa của người Việt Nam.”

“Chúng tôi đã có cho thanh tra, kiểm tra nhà hàng này để xem xét lý do tại sao mà khước từ bán hàng cho người Việt Nam.”

Ông Chính nói khi có kết quả thanh tra, kiểm tra, tỉnh Bình Thuận sẽ có quyết định cụ thể.

"Văn hóa Việt Nam là không cho phép phân biệt, dù người ta có mua hay không mua,” theo ông Chính.

Theo truyền thông trong nước, sau khi một độc giả gửi thư tới báo Thanh Niên về việc bị nhân viên nhà hàng Cát Vàng (biển đề tên tiếng Anh là Golden Sand) từ chối cho vào gian hàng lưu niệm và nói “tiệm này không bán cho người Việt Nam”.

Page 12: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Lý do mà ông chủ nhà hàng đưa ra là “sợ bị ăn cắp” và “sợ bị các tiệm khác dò giá cả”.

Không tấn công báo giới

"Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng, nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì."

Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng

Theo báo Thanh Niên đăng ngày 05/03/2013, phóng viên báo đã tới nhà hàng trên để tìm hiểu và “chủ nhà hàng Cát Vàng đã cho bảo vệ và nhân viên tấn công phóng viên báo Thanh Niên”.

Tuy nhiên, ông Ngô Minh Chính nói, “việc tấn công là không có, mà cái cách khước từ, cách trả lời của người ta là không có văn hóa, không lịch thiệp”.

“Cả người phóng viên và người chủ cùng đặt ra vấn đề là cách ứng xử của cả hai bên cùng không lịch sự.”

Vị giám đốc sở nhắc lại, “tôi xác nhận là không có tấn công”.

Ông Chính nói trong khu vực thành phố Phan Thiết chỉ có một trường hợp nhà hàng cư xử như vậy, và “đối với văn hóa trong kinh doanh người ta không bao giờ làm những chuyện như vậy”.

Chủ nhà hàng, ông Nghiêm Phúc nói với cán bộ thanh tra của sở VHTTDL và công an phường Hàm Tiến trong buổi làm việc ghi biên bản rằng, ông đã không phục vụ người Việt từ 2-3 năm nay.

“Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng, nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì.”

Việt Nam có tỷ phú đôla đầu tiên Cập nhật: 11:03 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Ông Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách của Forbes

Tạp chí Forbes vừa cập nhật danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013, trong đó xếp ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vinagroup, xếp thứ 974 trong danh sách, cùng với 49 tỷ phú khác.

Ông Vượng cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách này, với 1,5 tỷ đôla tài sản, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.

Page 13: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, Bloomberg cũng cho biết ông Vượng và vợ ông, bà Phạm Thu Hương, sở hữu khoảng 50% cổ phần của Vingroup, tập đoàn lớn thứ năm trên thị trường tại Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường.

Không kể số cổ phiếu ông dùng làm thế chấp để tài trợ cho một số dự án nhà đất của công ty, ông Vượng có tài sản trị giá 1,3 tỷ đôla, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.

Với số tài sản lớn như vậy, tuy nhiên Bloomberg vào lúc đó nói ông chưa bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng người giàu quốc tế.

Tỉ phú duy nhất ở Việt Nam?

Lần đầu tiên một người Việt Nam có tên trong danh sách tỉ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.

Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.

Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.

Xã hội dân sự và bản Hiến pháp Phạm Lê Vương Các

gửi cho BBCVietnamese từ TP HCM

Cập nhật: 05:35 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Page 14: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Đợt đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 đang bước vào giai đoạn cuối với những diễn biến đầy bất ngờ và cũng không kém phần sôi động.

Mở đầu bằng ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Đảng VC nói về sự “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống” dành cho những những góp ý đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội.

Một ngày sau, Chủ tịch Quốc hội VC cũng có quan điểm tương tự khi cảnh cáo việc lợi dụng góp ý dự thảo Hiến pháp để chống phá Đảng, Nhà nước, và cũng không quên phê phán việc tự tổ chức lấy ý kiến là “không đúng quy định”.

Tiếp theo đó, các chuyên gia lý luận nhà binh tấn công dồn dập vào quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”

Các động thái này như một cú “vỗ mặt” hàng ngàn người trực tiếp ký tên vào Kiến nghị 72 được khởi xướng từ những thành phần tinh hoa và dũng cảm nhất của dân tộc vào thời điểm này.

Qua đó cho thấy rằng, những góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa được tôn trọng một cách đúng mực, cầu thị và dân chủ.

Thế nhưng, qua đợt sửa đổi Hiến pháp lần này đã gửi đi những tín hiệu tích cực dự báo cho một sự chuyển dịch xu thế chính trị theo hướng dân chủ trong tương lai thông qua các phong trào xã hội dân sự.

Sức mạnh từ phong trào

Trước tiên, có thể nói phong trào xã hội dân sự đã được hình thành có khả năng gây sức ép lên nhà cầm quyền.

Biểu hiện là những cá nhân, không thông qua đảng phái hay tổ chức chính trị, đã tự tương tác với nhau hình thành nên những phong trào có một tiếng nói chung.

"Các phong trào dường như đã vượt ra khỏi sự sợ hãi và kìm kẹp từ phía chính quyền."

Đáng kể đến trong thời gian gần đây Lời kêu gọi thực thi Quyền con người và Kiến nghị 72 đã tập hợp nên một lực lượng đông đảo về số lượng lẫn chất lượng gây ra những âm vang dân chủ thôi thúc lòng người.

Page 15: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hay như Kiến nghị của Sinh viên và Cựu sinh viên Luật, dù không có sự tham gia đông đảo của giới chuyên ngành nhưng qua đó cho thấy, mỗi cá nhân khi đã ý thức được vai trò của mình trong xã hội cũng đều có thể tạo ra các phong trào theo khả năng và sở trường của mình.

Cho đến các phong trào dường như đã vượt ra khỏi sự sợ hãi và kìm kẹp từ phía chính quyền.

Chẳng hạn phong trào No-U ở Hà Nội và Sài Gòn đã cố gắng duy trì các cuộc biểu tình chống Trung quốc thời gian gần đây bất chấp những quyết tâm ngăn cản từ phía chính quyền, cũng như cho tới việc đứng trước các đồn công an “đòi trả người” khi bị bắt bớ, một việc mà đảng phái hay tổ chức chính trị đối lập sẽ còn rất lâu để dám làm.

Hay như “Tuyên bố của Công dân tự do” vào trưa ngày 28/2 vừa qua được khởi xướng chủ yếu từ các blogger trẻ trong nước đã quy tụ được hơn 3 ngàn chữ ký chỉ sau 72 giờ, với những nội dung “đáp trả” vào các điều khoản thiêng liêng mà nhà cầm quyền đang ra sức bảo vệ.

Với lời mở đầu bằng việc “Sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, những người ký tên vào Tuyên bố này như muốn nói lên rằng: không ai lẻ loi trong cuộc tranh đấu vì tự do, dân chủ và nhân quyền.

“Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4… Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng … Chúng tôi ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập …Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội...” được tuyên bố ngay sau phát biểu của các nhà lãnh đạo đòi “xử lý” những quan điểm này.

Điều này cho thấy họ, những người ký tên vào Tuyên bố ở ViệtNam, như đang chứng minh cho sự dấn thân của mình, bất chấp những răn đe của nhà cầm quyền, sẵn sàng đối mặt với bất kỳ sự trừng phạt nếu có xảy ra.

Thử thách cho chính quyền

Có thể nói, đây là những thử thách mà bất kỳ nhà cầm quyền nào cũng lo ngại.

Tiêu diệt đảng phái và tổ chức chính trị đối lập là việc mà đảng cầm quyền hiện nay có thể làm được. Nhưng không thể nào tiêu diệt được phong trào xã hội dân sự, vì nó như là hơi thở cuộc sống, được sinh ra một cách tự nhiên từ những đòi hỏi cấp bách và nhu cầu cần thiết của mỗi con người.

Thực tế cũng cho thấy rõ điều này. Năm 2006, các đảng phái và tổ chức chính trị ở Việt Nam nở rộ như “nấm mọc sau cơn mưa”, tạo ra những phong trào dân chủ, nhưng sau đó nhanh chóng bị nhà cầm quyền tiêu diệt, và giờ đây như đang ở trạng thái “chết lâm sàng” và gần như không có hoạt động nào đủ sức gây ảnh hưởng lên đời sống chính trị hiện tại Việt Nam.

Sinh viên bắt đầu đóng vai trò trong xã hội dân sự

Page 16: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Trong khi đó, các phong trào ký tên kiến nghị, các tuyên bố, các lời kêu gọi đã tập hợp được hàng chục ngàn người tham gia, dù không có bất kỳ cương lĩnh, hay đường lối và phương pháp đấu tranh … nhưng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực bằng sức lan tỏa vào quần chúng nhân dân một cách sâu sắc trước sự bất lực của chính quyền nhằm đối phó với các phong trào này.

Chính quyền muốn “đánh” vào phong trào xã hội này cũng chẳng biết đánh vào đâu. Bỡi lẽ nó không phải là một thực thể nhất định, nó không có cơ quan đầu não, không có người lãnh đạo, không có cơ cấu tổ chức và có thể biến dạng và chuyển hóa một cách linh động.

Với hiệu quả lớn nhất là khả năng bảo toàn nguồn nhân lực và lan rộng một cách nhanh chóng dưới sự tiếp sức của nền “báo chí công dân”, các phong trào này luôn trao cho mỗi cá nhân tưởng chừng như rất bình thường đều có khả năng gây ra đột biến khi có điều kiện thích hợp, mà vụ Nguyễn Đắc Kiên vừa mới xảy ra là một ví dụ.

Chính quyền nên làm gì?

Qua đó cho thấy, tạo ra và hưởng ứng các phong trào xã hội dân sự sẽ là hướng đi hiệu quả trong cuộc vận động dân chủ trong hiện tại và tương lai.

Bất kỳ phản ứng “cứng rắn” nào từ phía nhà cầm quyền nhằm dập tắt các phong trào xã hội cũng sẽ là phản tác dụng vì phong trào xã hội là nơi tích tụ của những nhu cầu và mong muốn chính đáng của phần đông dân chúng hiện nay.

Phong trào xã hội dân sự như một quả bong bóng, đánh chỗ này thì nó sẽ lăn đi chỗ khác, bóp chỗ này thì nó lại phì sang chỗ kia, mà nếu chọc mạnh vào thì nó sẽ phát nổ kèm theo một hiệu ứng lây lan.

Diễn biến ở các quốc gia Bắc Phi gần đây cho thấy, đối đầu hay đàn áp các phong trào này, sẽ là sự ngu ngốc của bất kỳ chế độ chính trị nào.

Nhưng không vì thế mà trở nên lo sợ phong trào xã hội dân sự, sự thật là, hoạt động của các phong trào xã hội này không có mục đích tranh giành quyền lực, không nhắm vào mục tiêu “lật đổ chính quyền”, mà chỉ đưa ra các yêu sách buộc chính quyền phải tự cải cách, minh bạch và thực thi dân chủ để đáp ứng nhu cầu phù hợp với cuộc sống hiện tại.

"Nhà cầm quyền hiện nay cần phải tỉnh táo và đòi hỏi cả sự dũng cảm. Chấp nhận tự thay đổi và tự lột xác mình để được tồn tại và phát triển."

Nếu chính quyền không biết lắng nghe, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của nó, mà lựa chọn phương pháp đối đầu, thì các phong trào này có thể “xô ngã” bất kỳ thể chế chính trị lúc nào, và tạo thời cơ cho đảng phái khác đứng lên nắm quyền.

Do vậy, một chính thể khôn ngoan là một chính thể biết cách hòa mình vào các phong trào xã hội, biết cách đáp ứng đòi hỏi của nó, và qua đó mới có thể điều chỉnh và định hướng các phong trào xã hội nhằm giữ vững sự ổn định và cả mục đích bảo vệ sự an toàn cho chính thể.

Ở Việt Nam trong thời điểm này, sẽ là tốt hơn cho chính quyền nếu có những cuộc “đối thoại” với các phong trào này một cách cầu thị khi nó còn nằm trong tầm kiểm soát.

Điều này đòi hỏi nhà cầm quyền hiện nay cần phải tỉnh táo và đòi hỏi cả sự dũng cảm. Chấp nhận tự thay đổi và tự lột xác mình để được tồn tại và phát triển.

Cố gắng duy trì và bảo thủ “ý thức hệ” như hiện nay không những dẫn đến những sai lầm không đáng có, mà còn tạo ra những vực thẳm chôn vùi những năng lực và sức mạnh vốn có của mình.

Page 17: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, hiện đang là sinh viên luật năm thứ 3 ở

TP. HCM.

Vì sao Hội đồng Giám mục góp ý Hiến pháp? Đoàn Xuân Lộc

Gửi cho BBC từ Global Policy Institute, London

Cập nhật: 10:40 GMT - thứ hai, 4 tháng 3, 2013

Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải 'xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào'

Trong Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hôm 01/03, Hội đồng Giám mục Việt Nam không chỉ bày tỏ bất đồng với Điều 4 mà còn mạnh dạn nêu lên những mâu thuẫn, bất hợp lý trong cơ cấu chính trị tại Việt Nam và những hậu quả mà những mâu thuẫn, phi lý ấy mang đến cho người dân và đất nước.

Có thể nói từ trước tới nay chưa bao giờ các Giám mục Việt Nam thẳng thắn, công khai và mạnh dạn lên tiếng như vậy.

Điểm ‘tử huyệt’ của chế độ

Bản nhận định, góp ý của các Giám mục Việt Nam đã nêu rõ rằng “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân”.

Và vì vậy, cần “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào”.

Với những nhận định rõ ràng và dứt khoát như vậy, một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái đạo đức, lối sống.

Ngoài việc dám thẳng thắn điểm vào ‘tử huyệt’ của đảng Cộng sản, Bản nhận định và góp ý của các Giám mục còn nêu lên nhiều mâu thuẫn, phi lý trong cơ cấu chính trị ở Việt Nam và những mâu thuẫn, bất hợp lý ấy được thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp.

Theo nhận định của HĐGM, chính những mâu thuẫn và phi lý ấy là “lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt. Các Giám mục kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về “quyền con người”, “quyền làm chủ của nhân dân”, và về việc “thi hành quyền bính chính trị”, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.

Page 18: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tiếng nói chính thức, mạnh mẽ

Có thể nói đây cũng là lần đầu tiên các Vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam công khai và mạnh mẽ lên tiếng về một việc hệ trọng của đất nước, dân tộc như vậy.

"Một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN

Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái."

Vào năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có Thư ngỏ gửi lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam. Trong Thư ngỏ đó các Giám mục Việt Nam đã nhận định rằng để “xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người”, cần phải “xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội”, như “cơ chế xin-cho” và “phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn”.

Đó lần đầu tiên kể từ năm 1975, Giáo hội Công giáo mới công khai và mạnh dạn nêu những vấn nạn trong xã hội, đặc biệt là cơ chế xin-cho. Tuy vậy, so với những điều được nêu trong Bản nhận định, góp ý lần này, thì nội dung Thư ngỏ đó nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trong thời gian qua có một vài Giám mục như Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Vinh, ký vào các kiến nghị của các nhân sỹ, trí thức về các vấn đề liên quan đến tình hình đất nước. Mới đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa và Đức cha Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, cũng ký vào ‘Kiến nghị 72’.

Vào tháng 5 năm 2012, Ủy Ban Công lý và Hòa bình thuộc HĐGM đưa ra một bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, trong đó đề cập đến một số vấn đề nhức nhối, hệ trọng liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, luật đất đai, môi trường xã hội, chủ quyền quốc gia, pháp luật, sinh thái, vai trò của trí thức, giáo dục y tế và tự do tôn giáo.

Sáu tháng sau đó cũng Ủy ban này đã có “Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay”, trong đó nêu rõ những tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”.

Nhưng có thế nói dù rất thẳng thắn, mạnh dạn, những tiếng nói, nhận định hay phúc trình ấy được làm tương đối đơn lẻ, ở cấp thấp và mang tính nội bộ. Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý không được gửi cho lãnh đạo hay cơ quan nào của Việt Nam mà gửi cho các Giám mục trong HĐGM Việt Nam.

Page 19: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Còn Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này được Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và Đức cha Hoàng Văn Đạt – Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam – nhân danh HĐGM VN gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tại sao vào thời điểm này?

Giáo hội đưa ra những nhận định, góp ý như vậy lúc này vì cũng như bao người dân, nhân sỹ, trí thức khác, từ lâu giáo dân, linh mục, tu sỹ và các giám mục Việt Nam thấy rõ những bất cập, phi lý ở Việt Nam và cảm thấy đã đến lúc phải chính thức lên tiếng.

"Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên

tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”."

Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã nêu cụ thể bảy vấn nạn – nếu không muốn nói là tệ nạn – đang xảy ra tại Việt Nam, trong đó tình trạng “xử án bất công”, “dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự” hay “tham nhũng thành quốc nạn”.

Có thể nói những nhận định, góp ý của Hội đồng Giám mục lần này là kết quả của những ưu tư, lo lắng mà các Giám mục đã có từ trước.

Một yếu tố quan trọng khác làm các Giám mục Việt Nam lên tiếng đó là các Ngài ý thức rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này là một việc hệ trọng và cũng là một cơ hội có một không hai giúp Việt Nam có những thay đổi quan trọng để qua đó đất nước thực sự tiến tới tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua người dân cũng như nhiều nhân sỹ, trí thức đã mạnh dạn lên tiếng góp ý và muốn có những thay đổi căn bản, quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này.

Và vì “không hề thờ ơ với tình hình đất nước” và muốn “góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân chủ và nhân ái” như hai Bạn nhận định của Ủy ban Công lý và Hòa bình nêu rõ, Giáo hội không thể im lặng trước sự kiện quan trọng như vậy.

Chọn đồng hành với Dân tộc

Một điểm đáng lưu ý nữa là Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng gửi bản nhận định và góp ý đó đến “nhân dân cả nước”.

Và trong phần kết luận, các Giám mục đã nêu rõ mục đính chính của những nhận định, góp ý ấy là muốn “góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân”, cũng như “ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam”.

Page 20: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Có thể nói, qua những nhận định và góp ý ấy, HĐGM Việt Nam muốn chính thức và rõ ràng bày tỏ rằng Giáo hội luôn đồng hành với người dân, với Dân tộc Việt Nam, luôn đứng về phía người dân và với tư cách công dân của mình muốn góp tiếng nói, góp phần của mình để qua đó những quyền căn bản của người dân được tôn trọng, dân tộc Việt Nam được phát triển toàn diện, bền vững.

Cũng nên nhắc lại rằng năm 1980, các Giám mục Việt Nam đã ra một Thư chung kêu gọi con cái mình “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” hay “đồng hành với dân tộc”. Văn kiện này được xem như bản định hướng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau biến cố 1975.

Nhưng kể từ đó, cụm từ “đồng hành với dân tộc” luôn được chính quyền Việt Nam dùng và thường được diễn giải theo hướng có lợi cho mình. Theo cách diễn giải đó, có lúc dân tộc được đồng hóa với đảng, với chế độ. Và như vậy, đồng hành với dân tộc cũng có nghĩa là đồng hành với đảng, với chế độ, hay ít ra không được đi ngược với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng.

Qua Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này và với việc yêu cầu “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào” trong Hiến pháp, Giáo hội muốn có một Hiến pháp thực sự là ‘của dân, do dân và vì dân’, chứ không phải một Hiến pháp của, do hay vì bất cứ một đảng phái chính trị nào.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một trí thức Công giáo hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 5,5% trong năm nay 05.03.2013

Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP 5,5% trong năm 2013. Theo tin của Tân Hoa Xã, Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải, tức HSBC, cho biết như thế hôm thứ hai trong bản báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam. Các chuyên gia của HSBC cho rằng sau một năm 2012 có nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu với một nền tảng tốt đẹp hơn, và sự chấp thuận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với kế hoạch tái cấu trúc kinh tế trong giai đoạn 2013-2020 cho thấy một đầu óc cải cách. Báo cáo nói rằng cam kết đặt ổn định giá cả lên trên tăng trưởng được xem là có tính chất tích cực và cần được duy trì, nhưng vẫn còn cần có những biện pháp cụ thể để gia tăng hiệu suất của nền kinh tế. Các kinh tế gia của HSBC cho rằng việc phê duyệt đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2013-2020, chú trọng tới tái cấu trúc lãnh vực đầu tư công và các doanh nghiệp có vốn nhà nước được đánh giá là tích cực, nhưng còn thiếu các chi tiết về thực thi.

Page 21: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

HSBC cho rằng việc giới hữu trách ở Hà Nội tiếp tục chống lại áp lực bơm tín dụng rẻ vào các lãnh vực kinh tế kém hiệu quả sẽ có ích cho nỗ lực ổn định lạm phát và theo dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Việt Nam trong năm 2013 sẽ tăng khoảng 9,5%. Nguồn: Energy Tribune / Lao Dong

Nga muốn xây khu nghỉ dưỡng ở Cam Ranh Cập nhật: 14:36 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân tại Cam Ranh

Nga muốn Việt Nam nhanh chóng thông qua dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân Nga tại khu vực Cam Ranh.

Thông điệp được Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu, đưa ra với người đồng cấp phía Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh trong buổi hội đàm, thảo luận về các vấn đề hợp tác quân sự giữa hai nước hôm 5/3.

Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ quốc phòng hai nước đã thảo luận chi tiết về các vấn đề, nội dung hợp tác trọng tâm trong thời gian tới như: mở rộng hợp tác hải quân, xây dựng khu vực đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp các dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền qua lại trên Vịnh Cam Ranh.

Tờ báo này cũng dẫn lời đại tướng Phùng Quang Thanh nói công trình này sẽ được đầu tư và sử dụng "100% vốn nước ngoài."

Cũng theo ông Thanh, phía Nga sẽ dự kiến cho Việt Nam sử dụng khoảng 20%. Nhân lực sử dụng cho dự án sẽ chủ yếu là người Việt Nam, phía Nga chỉ cử một số nhân sự tham gia giám sát, điều hành.

Bán vũ khí

Nga là nước bán vũ khí chủ lực cho Việt Nam, với một loạt tàu ngầm, chiến đấu cơ và các trang thiết bị khác được ký hợp đồng trong những năm gần đây.

Nga đang tiếp tục đàm phán với Việt Nam để cung cấp bổ sung các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 và các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.

Việt Nam và Nga cũng thống nhất việc xây dựng khu nghỉ dưỡng của quân nhân Nga tại Cam Ranh.

Page 22: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này. Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Nga-Việt thúc đẩy hợp tác quốc phòng Cập nhật: 07:02 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Ông Sergei Shoigu thăm Việt Nam trong hai ngày

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam hai ngày vào chiều thứ Ba 5/3.

Ông Shoigu đã tới thăm cảng Cam Ranh hôm thứ Hai sau khi thăm Miến Điện, sau đó tới Hà Nội để hội đàm với người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh.

Ông cũng tới chào Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và đồng chủ trì một cuộc họp báo.

Tuy các chi tiết của chương trình làm việc hai ngày ở Việt Nam của ông không được công bố, các hãng thông tấn ở Hà Nội dẫn lời ông Shoigu phát biểu rằng "việc xây dựng mối quan hệ mật thiết với Việt Nam là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga".

Ông bộ trưởng tuyên bố trong họp báo chung: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đối với Nga duy trì mối quan hệ tin cậy như vậy là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại".

Theo Bộ trưởng Shoigu, Nga coi Việt Nam như “một đối tác chiến lược, một người bạn lâu năm và đáng tin cậy."

"Đó là lý do tại sao chúng tôi đến đây với một phái đoàn đại diện, nhằm mục đích thảo luận tất cả các vấn đề triển vọng nhất mà hai nước chúng ta đang quan tâm."

Trong chuyến thăm của bộ trưởng Nga, hai bên đã thảo luận tình hình anh ninh khu vực cũng như hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật và quân sự.

Bán vũ khí

Page 23: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Nga là nước bán vũ khí chủ lực cho Việt Nam, với một loạt tàu ngầm, chiến đấu cơ và các trang thiết bị khác được ký hợp đồng trong những năm gần đây.

Nga đang tiếp tục đàm phán với Việt Nam để cung cấp bổ sung các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 và các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9.

Việt Nam và Nga cũng thống nhất việc xây dựng khu nghỉ dưỡng của quân nhân Nga tại Cam Ranh.

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này. Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Trong tình hình mới, Vịnh Cam Ranh sẽ là nơi Việt Nam lập căn cứ tàu ngầm và sự tham gia của người Nga, quốc gia sản xuất tàu ngầm cho Việt Nam, là không thể tránh khỏi.

Hải quân Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần sử dụng cơ sở dịch vụ của cảng Cam Ranh.

Ông Sergei Kuzhugetovich Shoigu, sinh năm 1955, làm bộ trưởng quốc phòng Nga từ tháng 11/2012.

Nga và Việt Nam bàn về hợp đồng vũ khí, trong đó có tàu ngầm

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và dồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh 05/03/2013 (REUTERS /Kham)

Page 24: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Thanh Phương

Hôm nay, 05/03/2013, nhân chuyến viếng thăm tại Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei

Shoigu, Nga và Việt Nam đã thảo luận về mở rộng các hợp đồng mua vũ khí, trong đó có tàu

ngầm, cũng như về việc Nga giúp Việt Nam phát triển ngành hải quân.

Nga dự kiến là vào tháng 8 tới sẽ giao cho Việt Nam chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel đầu tiên

trong số 6 chiếc mà Hà Nội đã ký hợp đồng mua vào năm 2009 với giá tổng cộng 2,1 tỷ đôla.

Các chiếc tàu ngầm còn lại sẽ được giao từ đây đến năm 2016.

Là một trong những nước mua vũ khí của Nga nhiều nhất, Việt Nam đang thảo luận về việc mua

các phụ tùng cho những vũ khí thời Liên Xô, mua các vũ khí mới và các chiến hạm, cũng như

tàu ngầm.

Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng

Phùng Quang Thanh cho biết là Việt Nam sẽ tiếp tục ký các hợp đồng mua vũ khí và thiết bị

quân sự của Nga.

Về phần ông Sergei Shoigu thì nói là hai bên cũng đã thảo luận về việc Nga giúp Việt Nam đào

tạo sĩ quan chỉ huy, tham mưu, cũng như thủy thủ cho hải quân và giúp Việt Nam đóng những

chiến hạm mới.

Hôm qua, 04/03/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng đã đi thăm cảng Cam Ranh, trước đây

là căn cứ quân sự của Mỹ, sau đó được sử dụng làm trung tâm bảo trì cho các chiến hạm Nga.

Hai bên cũng đã thảo luận về việc nâng cấp các cơ sở của cảng Cam Ranh, nơi mà Việt Nam đã

tuyên bố sẽ không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự nữa.

Chiến dịch “One Billion Rising" Phong Thu, thông tín viên RFA 2013-03-05

Page 25: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Phụ nữ các nước châu Âu tham gia chiến dịch "1 Billion Rising" hôm 14/2/2013.

AFP photo

“One Billion Rising” là đứa con tinh thần của nữ kịch tác giả Eve Ensler được thành lập năm 2012. Bà cũng là một nhà hoạt động tích cực, nổi bật trong phong trào tranh đấu cho phụ nữ và trẻ em gái về các vấn đề bạo lực trên toàn thế giới. Chiến dịch này song hành với phong trào mang tên Ngày-V (V-day có nghĩa là “chiến thắng, Lalentine và âm đạo”) do nhóm bà thành lập từ năm 1998.

Một phong trào hoạt động toàn cầu để ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ngày-V đã tạo được sự hưởng ứng của hơn 5,000 tổ chức tham gia, hỗ trợ bao gồm các tổ chức phi chính phủ, những người đại diện các tôn giáo, các diễn viên điện ảnh và nhiều chính khách có tên tuổi.

Kết nối phụ nữ toàn cầu Chỉ trong vòng 15 năm, Ngày-V đã mở rộng tại 1.500 địa điểm tại Hoa Kỳ và toàn cầu với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả. Bà Eve Ensler đã chọn ngày 14 tháng 2, ngày “Lễ Tình Yêu” để phát động chiến dịch“One Billion Rising”. Bà đang có mặt tại thành phố Bukavu của nước Cộng Hoà Dân Chủ Congo để giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em nơi đây. (*)

Với một giọng nói truyền cảm, thu hút và đầy thuyết phục, bà Eve Ensler đã truyền đi một thông điệp mang ý nghĩa quan trọng của ngày “One Billion Rising” trên các cơ quan truyền thông, trên liên mạng, Youtube để kêu gọi tất cả mọi người đàn ông, phụ nữ, trẻ em ở mọi tầng lớp xuống đường nhảy múa trong ngày Lễ Tình Yêu:

"Xin chào tất cả các bạn. Tôi đang ở Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi chiến dịch One Billion Risingđang phát triển. Tôi nghĩ rằng nó sẽ là hành động toàn cầu lớn nhất trong lịch sử của nhân loại trên hành tinh để chấm dứt bạo lực cho phụ nữ và mang lại một thời đại mà người phụ nữ mơ ước được sống an toàn, tự do và bình đẳng.

Một trong những điều lớn nhất về phong trào này là kết nối chúng tôi qua biên giới giữa các quốc gia, các dân tộc. Và chúng ta cùng liên kết nhau. - Bà Eve Ensler

Tôi chỉ muốn bạn tưởng tượng ngày hôm nay khi bạn nhảy, khi cơ thể của bạn đặt trên mặt đất, khi chân của bạn đặt trên mảnh đất nơi bạn đang sinh sống, khi bạn di chuyển hông của bạn, khi bạn di chuyển cơ thể của bạn, khi bạn di chuyển linh hồn của bạn, chúng ta đã thực sự mang ý chí và thông điệp mạnh mẽ đến thế giới để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.”

Bà Eve Ensler cho biết sự đa dạng và phong phú của chiến dịch này đã lôi cuốn rất nhiều người nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong đó, có sự tham gia của nữ hoàng vương quốc Bhutan, Thủ Tướng Úc, Thủ Tướng nước Croatia, các vị lạt ma, các tu sĩ, vũ công, trí thức và những người lao động. Bà tiếp:

“Một trong những điều lớn nhất về phong trào này là kết nối chúng tôi qua biên giới giữa các quốc gia, các dân tộc. Và chúng ta cùng liên kết nhau. Bây giờ chúng ta biết rằng bạo lực đối với phụ nữ là một hiện tượng toàn cầu và không phải là nét đặc trưng của nền văn hoá hoặc từ các quốc gia hoặc từ gia đình, nhưng nó là một cái gì đó làm cho tất cả chúng ta bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi bạn nhảy múa, hãy tưởng tượng bạn đang nhảy múa với tất cả mọi người trên hành tinh này, hãy tưởng tượng bạn đang kết nối với tất cả mọi người trên hành tinh này, và hãy nhảy múa cho “One Billion Rising”của bạn để chúng ta mơ ước có cuộc sống tự do và những người phụ nữ được quyền bình đẳng và những điều mà chúng ta đang ấp ủ là bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta.”

Page 26: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Bà Eve Ensler chọn “Ngày Tình Yêu” để nhắc nhở những người đàn ông rằng hãy yêu thương người bạn đời của mình. Hãy cùng hoà nhập vào chiến dịch.

Bạo lực phụ nữ xảy ra khắp nơi

Cô Malala Yousafzai vẫy tay chào trước khi cô xuất viện hôm 04/1/2013 tại Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham, Anh Quốc. AFP photo

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, cứ ba người phụ nữ thì có một người trên hành tinh này đã và đang bị đánh đập hoặc hãm hiếp trong cuộc đời họ. Như vậy, ước tính có một tỉ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực và hãm hiếp trên toàn cầu (**). Ngày nay, thế giới đã hưởng một nền văn minh vượt bậc. Con người vẫn sáng tạo khoa học kỹ thuật mới. Nhưng nhân loại vẫn chưa tìm kiếm, thay đổi và tự hỏi vì sao tình trạng bạo lực phụ nữ vẫn tiếp diễn và ngày càng tàn bạo hơn?

Năm 1993, Liên Hợp Quốc (UN) ra tuyên bố về vấn đề xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Bản tuyên ngôn nhấn mạnh các nguyên tắc ghi rõ trong văn kiện quốc tế như “Công Ước Quốc Tế, về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Mọi người đều bình đẳng giới.” Mục đích của Tuyên Bố lên án “bất kỳ hành động bạo lực nào có thể dẫn đến xâm hại thể chất, tình dục hoặc tâm lý, gây đau khổ cho phụ nữ, bao gồm cả hành vi đe doạ, ép buộc, tước đọat một cách tùy tiện cho dù xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” đều bị lên án và bị trừng phạt. (***)

Thế giới vẫn chưa quên cô bé Malala Yousafzai và hai cô bạn của em, ở Pakistan đã bị bọn khủng bố Taliban bắn trọng thương vào ngày 9 tháng 10 năm 2012 chỉ vì em có mơ ước duy nhất là được đến trường, được hưởng quyền giáo dục như nam giới. Vụ hãm hiếp tập thể và đánh đập dã man dẫn đến cái chết của cô sinh viên Amanat tại Delhi, Ấn Độ vào tháng 12 năm 2012. Và mới vừa qua, 19 phụ nữ là nạn nhân những vụ quấy rối tình dục, hiếm dâm tập thể tại Ai Cập đã nhắc nhở sự tàn nhẫn khi luật pháp nơi đó đã vắng bóng.

Chiến dịch “One Billion Rising” đã làm chấn động thế giới. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền kinh ngạc và vui mừng. Trong số đó có bà Judie Fortier, Chủ tịch của Tổ Chức phi chính phủ Women And Vision của Liên Hiệp Quốc. Nhiệm vụ của tổ chức của bà là khuyến khích và cung cấp cơ hội cho phụ nữ cải thiện tình trạng của mình và gia đình. Bà cũng là Giám Đốc của tổ chức

Page 27: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Women’s Right Division Tacoma, Ủy Ban Nhân Quyền tại thành phố Tacoma, Washington, Hoa Kỳ. Bà đã giảng dạy hơn 200 lớp học về sự đa dạng, phân biệt đối xử, quấy rối tình dục và công bằng chủng tộc. Bà đã làm việc liên tục cho 3 Thống Đốc của tiểu bang Washington, và cũng là thành viên của Uỷ Ban Tư Pháp của Tòa Án Tối Cao.

Bà cho biết tổ chức của bà đã nhảy múa trong Olympia Heritage Park và đã xem sự kiện “One Billion Rising” là những Kỷ niệm của Hoa Kỳ và toàn cầu. Bà cho rằng nó thật là tuyệt vời. Bà Judie Fortier nói:

“Tôi nghĩ rằng chưa có một sự kiện nào trong lịch sử của thế giới từ trước đến nay lại có thể làm được những việc như chiến dịch “One Billion Rising”. Không có gì cả. Tôi đã tham gia vào tổ chức tranh đấu cho phụ nữ từ khi tôi mới 19 tuổi tức là từ năm 1963. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một sự kiện như vậy trong suốt cuộc đời mình. Tôi đã từng tham dự một cuộc hội thảo căn bản về vấn đề phụ nữ vào năm 1995. Đó là lần đầu tiên tôi đã học hỏi được một kinh nghiệm tốt về sự liên kết phụ nữ trên toàn thế giới. Phụ nữ liên kết với nhau để nói với đàn ông rằng phải tôn trọng và đối xử đúng với phụ nữ và trẻ em. Nhưng chưa bao giờ có ai đã lôi cuốn được đàn ông, đàn bà trên 207 nước đến với nhau như “One Billion Rising”. Chúng tôi đã hành động ! Cùng ngày 14 tháng 2, chúng tôi bày tỏ sự phẫn nộ và niềm vui của chúng tôi.”

Việt Nam chưa tham gia chiến dịch

Phụ nữ Bỉ cùng nhảy múa trên đường phố ủng hộ Ngày V-Day để nâng cao nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ và bất bình đẳng giới hôm 14/2/2013. AFP photo

Cộng đồng Việt Nam hầu hết không biết về sự kiện này ngoại trừ những người tham gia vào các tổ chức bảo vệ phụ nữ. Trao đổi với cô Hana Nguyễn đang cư ngụ tại Baltimore. Cô cho biết chiến dịch “One Billion Rising”. Cô nói:

“Ngày hôm nay có ngày đó thì là điều rất vui mừng cho phụ nữ. Vì người phụ nữ họ nhận thức được quyền lợi của họ và họ đấu tranh như thế nào và biết làm cái gì khi họ bị những người chồng hay những người khác bạo lực đối với họ. Và ngày Valetine’s Day là ngày nhắc nhở cho người phụ nữ biết rằng ngày đó là ngày của tình yêu. Nhưng cũng là ngày mà những người chồng hay những người đàn ông tra tấn họ. Tra tấn ở đây không phải chỉ bằng hành động bạo lực mà còn bằng lời nói gây tổn thương cả tinh thần.

Như thông tin mới nhất đây đã xảy ra ở Nam Phi là vận động viên Oscar nổi tiếng ai cũng biết nhưng anh ta đã bắn người tình của mình ngay trong ngày Valentine’s Day. Theo kinh nghiệm của tôi sự nhận thức của một người phụ nữ rất là quan trọng. Tất cả mọi phụ nữ đều liên kết lại với nhau hành động. Nhưng phải có luật pháp can thiệp và sự nhận thức của phụ nữ là họ không phải cam chịu như những người ngày xưa mà đóng cửa bảo nhau ở trong nhà nữa mà nó lan rộng mọi từng lớp trong xã hội và mọi nước.”

Page 28: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tôi biết ở Đông Nam Châu Á Phụ nữ Phillipnes,Malysia, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Korean, Campuchia…tham dự nhưng tôi không thấy xảy ra tại Việt Nam. - Bà Judie Fortier

Cùng quan điểm này, tôi tiếp tục trao đổi với bà Judie. Bà cho biết thêm "One Billion Rising” đã tạo sự liên minh các nhóm và cá nhân chưa bao giờ làm việc cùng nhau trước đó để kêu gọi thức tỉnh những người đàn ông trước đây không tham gia, nhưng bây giờ nhìn thấy bạo lực là một vấn đề của họ. Chiến dịch đã phá vỡ điều cấm kỵ, dỡ bỏ tấm màn che của sự im lặng, lên án về những chế độ gia trưởng, duy trì tình trạng bạo lực. Sự kiện này kéo dài khoảng thời gian 48 giờ ngày 14 tháng 2 (các múi giờ khác nhau trên thế giới), đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức từ Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Liên Hiệp Quốc. Bà Judie nói:

“Chiến dịch One Billion Rising lên là nhằm kêu gọi mọi người trên toàn cầu hành động để ngăn chặn và chấm dứt hành động bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Có 10 ngàn sự kiện đáng chú ý trong ngày này đã nối kết trên 207 quốc gia. Tôi đã vào Youtube và mọi người có thể vào Youtube để xem đàn ông, đàn bà, trẻ em ở mọi lứa tuổi của nhiều nước trên thế giới đã có những chương trình biễu diễn, với những cuộc diễn thuyết lên án, chống lại tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Họ nhảy muá trên các đường phố trên nhiều quốc gia.”

Bà cho biết hầu hết phụ nữ các nước Đông Nam Châu Á đều tham dự nhưng không thấy bóng dáng của Việt Nam:

“Tôi thấy phụ nữ Ấn Độ đã nhảy múa trên đường phố. Bạn cũng biết Ấn Độ bây giờ có rất nhiều sự kiện về vấn đề hiếp dâm và bạo lực đối với phụ nữ. Phụ nữ phải tự bảo vệ chống lại. Tôi thật sự đi tìm trên mạng để xem ở Việt Nam có tham dự chiến dịch không vì tôi biết phụ nữ ở Việt Nam có làm một cái gì đó. Tôi biết ở Đông Nam Châu Á Phụ nữ Phillipnes,Malysia, Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Korean, Campuchia…tham dự nhưng tôi không thấy xảy ra tại Việt Nam. Mà tôi biết rất rõ Việt Nam có nhiều vấn đề xảy ra như tình trạng buôn bán phụ nữ làm nô lệ tình dục Có thể sau khi đài phát đi tin tức này thì mọi người sẽ hiểu.”

Trao đổi với Hana về nhận định của bà Judie. Cô nhận xét rằng cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước chưa có một thủ lĩnh lãnh đạo phong trào. Cô cho nói:

“Muốn cho người Việt Nam tham gia cái tổ chức này phải có một người lãnh đạo, một lề lối rõ ràng để lôi cuốn chị em phụ nữ tham gia. Phụ nữ Việt Nam mình ở nước Mỹ này chỉ biết kiếm tiền để bảo vệ một gia đình nhưng họ không có tham gia vào một hội nào. Đó là vấn đề chúng ta cần có một tổ chức để lôi kéo các chị em phụ nữ sinh hoạt. Từ đó mới giáo dục quyền lợi của họ. Đối với bản thân mình nghĩ rằng là mọi người phụ nữ được sinh ra, phải được sống bình yên và hạnh phúc bên cạnh người chồng của mình. Đó là ước nguyện duy nhất của mình.”

“One Billion Rising” đã chỉ ra rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ không phải là một quốc gia, bộ lạc, dân tộc, hoặc tôn giáo, mà nó là một hiện tượng toàn cầu. Chiến dịch này đã gởi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng những tất cả mọi người trên hành tinh này phải hành động để “chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Trực thăng Trung Quốc lần đầu tiên 'tuần tra' ở Biển Đông

Page 29: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tàu Hải tuần 31

05.03.2013

Một chiếc máy bay trực thăng của hải quân Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tuần tra ở Biển Đông hồi chiều thứ hai (ngày 4 tháng 3). Tân Hoa Xã trích lời các giới chức thuộc Cục An toàn Hàng hải tỉnh Quảng Đông nói rằng chiếc trực thăng đã cất cánh từ tàu Hải Tuần 31 để giám sát tàu bè trong vùng biển gần đảo Đông Môn của quần đảo Nam Sa mà Việt Nam gọi là Trường Sa. Theo Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông, đây là lần đầu tiên trực thăng Trung Quốc tham gia hoạt động tuần tra ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Báo chí Trung Quốc cho biết tàu Hải Tuần 31 là một trong 3 chiếc tàu hải tuần đã rời cảng Nam Á ở đảo Hải Nam hôm thứ 5 để thực hiện cuộc tuần tra với mục đích tăng cường khả năng chấp hành luật hàng hải và trắc nghiệm khả năng ứng phó nhanh của đội tàu tuần tra ở Biển Đông. Khi tường thuật về tin này, báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Trước dó, Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cũng nhiều lần lên tiếng phản đối những hoạt động của các tàu tuần tra Trung Quốc ở Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ ngay các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này. Nguồn: Xinhua / VnExpress

Page 30: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Trung Quốc khai mạc kỳ họp Quốc hội Cập nhật: 02:35 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ chính thức lui vào hậu trường sau kỳ họp Quốc hội này

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc vừa khai mạc ở Bắc Kinh để hoàn thành bước cuối cùng trong việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sau một thập kỷ.

Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đọc báo cáo của Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc. Ông dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế.

Cũng tại kỳ họp Quốc hội lần này, phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước.

Tuy nhiên, kỳ họp này vẫn sẽ được chăm chú theo dõi để xem ai sẽ nắm giữ các trọng trách trong nội các mới.

‘Quốc hội tượng trưng’

Có khoảng 3.000 đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội lần này, trong đó có lực lượng vũ trang, chức sắc tôn giáo, các sắc dân thiểu số và lãnh đạo các doanh nghiệp. Đa số các đại biểu Quốc hội là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thay vì bàn thảo các chính sách, công việc của các đại biểu lại là phê chuẩn những quyết định đã được các lãnh đạo Đảng thông qua trong các cuộc họp kín. Do đó trên thực tế Quốc hội chỉ mang tính tượng trưng.

"Sẽ không hay cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc lại không thể bảo vệ được an ninh của chính mình."

Phó Oánh, người phát ngôn của Quốc hội Trung Quốc

Các đại biểu sẽ chuẩn y các chương trình tái cơ cấu lại một số bộ của Chính phủ cũng như điều chỉnh một số chính sách lâu nay về lực lượng vũ trang, sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước và tự do cá nhân.

Mặc dù chương trình làm việc của Quốc hội chưa bao giờ được thông báo cho công chúng, vào cuối kỳ họp kéo dài hai tuần lễ này, ông Tập Cận Bình sẽ chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc.

Page 31: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã trở thành Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng chính trị lớn nhất trên thế giới.

Kể từ khi lên lãnh đạo Đảng, ông Tập đã được truyền thông Trung Quốc ca ngợi là ‘lãnh đạo gần dân’ và là một người kiên định bảo vệ lợi ích của dân tộc Trung Quốc.

Ông cũng được dẫn lời lên tiếng rất mạnh mẽ về việc phải triệt tiêu nạn tham nhũng ở tất cả các cấp.

Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 trong Đảng, cũng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo ở vị trí Thủ tướng Quốc vụ viện. Ông sẽ có một cuộc họp báo vào cuối kỳ họp.

Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc được cho là chỉ thực thi những gì đã được Đảng quyết định

So với thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, các tân lãnh đạo Trung Quốc sẽ đối mặt với một công chúng mạnh mẽ hơn nhiều khi mà hơn bao giờ hết các mạng xã hội ngày nay buộc họ phải giải quyết các quan ngại của người dân.

‘Kỳ vọng lớn’

Trước thêm phiên khai mạc Quốc hội, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về kỳ vọng rất lớn của dân chúng. Người dân yêu cầu phải có hành động chống tham nhũng, cải cách giáo dục, an sinh xã hội, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như có hành động để giải quyết hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.

Thông thường thì Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng hàng năm vào ngày trước khi Quốc hội khai mạc nhưng năm nay thì không. Bà Phó Oánh, người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội lần này, cho biết ngân sách quốc phòng sẽ nằm trong kế hoạch ngân sách chung.

"Tất cả mọi công việc trong quân đội phải tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu."

Tập Cận Bình, tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trước đó, hãng tin Tân Hoa Xã dẫn báo cáo ngân sách sẽ trình trước Quốc hội cho biết chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc sẽ tăng ở mức 10,7% lên gần 116 tỷ Mỹ kim, giảm chút ít so với mức tăng 11,2% trong năm 2012.í

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số trong những năm qua trong khi các nhà quan sát cho rằng mức chi tiêu trên thực tế còn cao hơn.

Hôm thứ Hai ngày 4/3, bà Phó đã biện hộ cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Bà nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào quốc phòng là để góp phần bảo đảm ‘an ninh khu vực’.

“Sẽ không hay cho thế giới nếu một nước lớn như Trung Quốc lại không thể bảo vệ được an ninh của chính mình,” bà phát biểu trước các phóng viên.

Page 32: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tập Cận Bình vốn được xem là gần gũi với quân đội. Ông đã chứng tỏ điều này khi đến thăm các đơn vị quân sự hồi tháng 12 và phát biểu rằng: “Tất cả mọi công việc trong quân đội phải tập trung vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.”

Tập Cận Bình sắp trở thành chủ tịch TQ

Trung Quốc sắp thay mới các vị trí lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ

Hàng ngàn đại biểu từ khắp các tỉnh thành của Trung Quốc sẽ tụ hội ở Bắc Kinh trong tuần tới để tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội nước này.

Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thứ Ba ngày 5/3 này cũng chính thức hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái.

Ông Tập Cận Bình, tân tổng bí thư của Đảng đồng thời đang là phó chủ tịch nước, sẽ chính thức làm chủ tịch nước thay ông Hồ Cẩm Đào còn ông Lý Khắc Cường, nhân vật thứ hai của Đảng, sẽ lên thay Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

‘Chấm dứt sự chênh vênh’

Bốn tháng sau khi ông Tập và ông Lý trở thành những người lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, truyền thông nước này đã nói nhiều đến những lời cam kết của các ông về một chính phủ trong sạch hơn và quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân.

Việc ông Tập lên làm chủ tịch nước sẽ chấm dứt tình trạng chênh vênh trong nhiều tháng qua ở Trung Quốc sau Đại hội 18, ông Jean Pierre Cabestan, một giáo sư chính trị ở Hong Kong, cho biết.

“Có một khoảng lặng trong khoảng từ bốn đến năm tháng vốn phần nào làm tê liệt đất nước bởi vì các lãnh đạo tối cao không thể tiếp tục làm việc như trước đây,” ông phân tích.

"Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không... Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản."

Jean Pierre Cabestan, giáo sư chính trị ở Hong Kong

Vị trí lãnh đạo Đảng của ông Tập Cận Bình là chính là cội nguồn cho quyền lực của ông. Tuy nhiên, chức danh chủ tịch nước sẽ giúp ông trở nên nổi bật hơn, nhất là trong các chuyến công du nước ngoài với tư cách nguyên thủ quốc gia.

Page 33: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Có khoảng 3.000 đại biểu sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong kỳ họp kéo dài khoảng 10 ngày này để thông qua các chính sách đã được Đảng chuẩn y từ trước, trong đó có việc tái cơ cấu lại bộ máy chính phủ với nhiều bộ bị bãi bỏ và sát nhập.

Tuy nhiên những thay đổi như vậy cũng không thể hạn chế bớt sức mạnh của các tập đoàn nhà nước vốn chống đối những cải cách theo định hướng kinh tế thị trường, Cabestan nói.

“Chúng ta sẽ chờ xem liệu nền kinh tế có mang tính thị trường nhiều hơn, có ít sự độc quyền và ít lợi ích được ban sẵn hơn hay không... Tôi không nghĩ là sẽ có thay đổi gì cơ bản,” ông nói thêm.

Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ xem xét vấn đề ‘lao động cải tạo’ mà theo đó những người phạm tội vặt bị đưa vào các trại lao động mà không cần phải xét xử. Biện pháp này đã hứng chịu nhiều chỉ trích do bị chính quyền lợi dụng để trấn áp bất đồng.

Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ mức độ cải cách sẽ đi đến đâu.

Quyết tâm cải cách?

Ông Tập đã thể hiện mình là một lãnh đạo gần dân và cương quyết chống tham nhũng.

Tổng bí thư Tập đã đi thăm những làng quê nghèo khổ để thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu nâng cao mức sống của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Để nhấn mạnh cam kết cải cách kinh tế để đảm bảo tăng trưởng về lâu dài, ông Tập đã chọn thành phố Thâm Quyến ở miền Nam, nơi Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa 30 năm trước đây, để đến thăm đầu tiên trên cương vị tổng bí thư Đảng.

Tuy nhiên mong muốn cải cách triệt để có thể bị dội gáo nước lạnh do nỗi lo sợ rằng điều này sẽ làm Đảng Cộng sản sụp đổ.

Trong chuyến thăm Thâm Quyến, ông Tập đã cảnh báo các quan chức đừng để Đảng tan rã như ở Liên Xô và rằng các cải cách theo kiểu Gorbachev, tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đã làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng.

"Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng."

Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc

Trong một dấu hiệu cho thấy ông sẽ mạnh tay với tình trạng hư hỏng của cán bộ, ông Tập cảnh báo rằng điều này sẽ ‘giết chết Đảng’. Ông còn dọa không chỉ nhằm vào ‘ruồi muỗi’ mà còn cả các con‘hổ’ ở cấp cao nhất.

Page 34: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

“Họ đang tìm cách cải thiện bộ máy quản lý điều hành ngõ hầu giữ quyền lực cho Đảng,” ông Scott Kennedy, giám đốc trung tâm nghiên cứu về chính trị và kinh tế Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh của Đại học Indiana, nhận định.

Tân Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ phải trả lời về những vấn đề này ngay sau khi kỳ họp Quốc hội bế mạc khi ông chủ trì cuộc họp báo duy nhất của ông trong năm.

Các nhà phân tích cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc phải bắt đầu đáp ứng kỳ vọng của công chúng, nếu không thì bất bình sẽ có nguy cơ càng dâng cao về tham nhũng, bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi trường.

“Cho đến mùa thu tới nếu những giọng điệu và phong cách mới này không biến thành những thay đổi thật sự thực chất thì tôi nghĩ phản ứng tiêu cực sẽ trầm trọng,” Kennedy nói.

Ngân sách an ninh TQ cao hơn quốc phòng Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Kỳ họp Quốc hội sẽ hoàn tất việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo 10 năm một lần

Ngân sách dành cho an ninh nội địa Trung Quốc, trong năm thứ ba liên tiếp, cao hơn ngân sách quốc phòng, theo số liệu chính thức công bố hôm 5/3.

Thể hiện lo ngại về bất ổn trong nước, ngân sách nội an năm 2013 sẽ tăng 8.7% ở mức 769.1 tỉ nhân dân tệ, so với chi tiêu quốc phòng tăng 10.7% ở mức 740.6 tỉ nhân dân tệ (119 tỉ đôla).

Các con số cho thấy Đảng Cộng sản cầm quyền không chỉ cảnh giác về tranh chấp biển đảo với Nhật Bản và Đông Nam Á hay sự “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á, mà còn lo ngại về xu hướng bất mãn trong dân chúng vì tham nhũng, ô nhiễm, lạm dụng quyền lực.

Theo một số nghiên cứu, con số các vụ bất ổn được chính phủ Trung Quốc ghi nhận tăng từ 8,700 vụ năm 1993 lên đến 90,000 năm 2010.

Chính phủ không công bố số liệu chính thức cho những năm gần đây.

Page 35: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

“Nó chứng tỏ đảng lo về rủi ro bất ổn từ bên trong hơn là bên ngoài,” Nicholas Bequelin, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở New York, nói.

“Một chính phủ tự tin không sợ người dân thì không cần phải có ngân sách nội an cao hơn quốc phòng.”

Tham vọng quân sự

Năm nay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ở mức 5.4% tổng ngân sách, cao hơn một chút so với 5.3% năm ngoái, và chỉ mới bằng một phần năm chi tiêu của Mỹ.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia nước ngoài vẫn cho rằng Trung Quốc giấu giếm số tiền thực chi cho quân đội.

Nhiều chuyên gia nước ngoài vẫn cho rằng Trung Quốc giấu số tiền thực chi cho quân đội

“Lâu nay phát triển không gian và vũ khí mới đều không được ghi vào ngân sách quốc phòng.”

“Mặc dù Trung Quốc chi nhiều cho các chương trình không gian liên quan quốc phòng, họ không tiết lộ,” Toshiyuki Shikata, giáo sư ở Đại học Teikyo của Nhật, nói.

Năm ngoái, Trung Quốc lên kế hoạch tăng 11.2% cho quốc phòng, nhưng thực chi là 691.3 tỉ nhân dân tệ, cao hơn con số dự kiến 670.3 tỉ.

Con số ngân sách được công bố khi Quốc hội Trung Quốc vừa khai mạc ở Bắc Kinh để hoàn thành bước cuối cùng trong việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sau một thập kỷ.

Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đọc báo cáo của Quốc vụ viện, tức Chính phủ Trung Quốc. Ông dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề kinh tế.

Cũng tại kỳ họp Quốc hội lần này, phó Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước.

Tuy nhiên, kỳ họp này vẫn sẽ được chăm chú theo dõi để xem ai sẽ nắm giữ các trọng trách trong nội các mới.

Trung Quốc : Ngân sách quốc phòng tăng 10,7%

Page 36: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc thử hạ cánh trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Ảnh chụp 25/11/2012 (REUTERS /Xinhua)

Thanh Phương

Hôm nay, 05/03/2013, khi khai mạc kỳ họp của Quốc hội mới, chính phủ Trung Quốc đã thông

báo ngân sách quân sự năm 2013 với mức tăng vẫn hơn 10%, gây thêm lo ngại cho các nước

láng giềng, nhất là vào lúc căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với

Tokyo gia tăng.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm nay tăng 10,7%, lên tới 720 tỷ nhân dân tệ ( 88,8 tỷ

euro ). Mức tăng này tuy thấp hơn mức tăng năm ngoái ( 11,2% ), nhưng vẫn là mức tăng với hai

con số.

Ngân sách này đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng hiện còn thua xa ngân sách quân sự của Hoa

Kỳ. Tuy vậy, Lầu năm góc và các chuyên gia phương Tây cho rằng trên thực tế, chi tiêu quân sự

của Bắc Kinh cao hơn nhiều so với ngân sách được thông báo chính thức.

Trả lời AFP hôm nay, ông Rick Fisher, chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá

Quốc tế, thẩm định là kể từ nay Trung Quốc huy động đến hơn 300 tỷ đôla cho Quân đội Nhân

dân Giải phóng, quân đội lớn nhất thế giới, với tổng cộng 2,3 triệu binh lính. Ngân sách quốc

phòng cao như vậy chủ yếu vì chương trình không gian là do quân đội Trung Quốc kiểm soát và

cũng vì họ phải bảo trì kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Về phần ông Arthur Ding, chuyên gia về quân đội Trung Quốc ở Đài Loan, thì nhận định rằng

mức tăng hai con số của ngân sách quốc phòng Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên, vì tăng

trưởng kinh tế của nước này cho phép duy trì một mức tăng như vậy.

Page 37: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Nhưng ông Arthur Ding nhấn mạnh rằng việc hiện đại hóa và phát triển các hệ thống phòng thủ

như các chiến hạm, máy bay tiêm kích và vận tải, hàng không mẫu hạm, vũ khí diệt vệ tinh, cũng

như những hệ thống phòng thủ trên bộ đòi hỏi những khoản đầu tư rất lớn.

Phát biểu với khoảng 3000 đại biểu Quốc hội hôm nay 05/03/2013, thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia

Bảo, đã khẳng định là Trung Quốc đã gia tăng chuẩn bị tác chiến và sẽ kiên quyết bảo vệ chủ

quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Tuyên bố này dĩ nhiên là nhắm trước hết đến Nhật Bản, vì quan hệ giữa hai nước hiện đang rất

căng thẳng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở vùng biển Hoa Đông. Từ

nhiều ngày qua, Bắc Kinh thường xuyên phái các tàu và thậm chí máy bay đến vùng này, những

hành động mà Tokyo cho là xâm phạm không phận và hải phận Nhật Bản.

Trong bài diễn văn cuối cùng trong cương vị thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo đã giao cho ban lãnh

đạo mới của Trung Quốc trách nhiệm « đẩy nhanh hiện đại hóa khả năng phòng thủ và các lực

lượng vũ trang, xây dựng một nền quốc phòng vững chắc và một quân đội hùng mạnh ».

Bắc Kinh hiện đang trang bị những vũ khí ngày càng tối tân. Vào tháng trước, hải quân Trung

Quốc đã tiếp nhận một khu trục hạm tàng hình đầu tiên. Trước đó, trong tháng Giêng, một phi cơ

vận tải quân sự của Trung Quốc, máy bay bốn động cơ phản lực mang tên Y-20 đã cất cánh lần

đầu tiên.

Vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã đưa vào hoạt động chiếc hàng không mẫu hạm đầu

tiên và đã cho máy bay tiêm kích J-10 tập cất cánh và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm này.

Những tiến bộ nhanh chóng nói trên đã làm ngạc nhiên các chuyên gia. Quân đội Trung Quốc

hiện cũng đang phát triển một tên lửa đạn đạo có thể bắn tới các chiến hạm nằm cách xa hàng

ngàn cây số.

Tuy Bắc Kinh vẫn cho là công nghệ quân sự của họ còn thua Hoa Kỳ hàng mấy thập kỷ và việc

hiện đại hóa quân đội Trung Quốc chỉ nhằm mục đích « phòng thủ », nhưng trên thực tế Trung

Quốc nay đã có đủ khả năng tung lực lượng đi rất xa, chứ không còn quanh quẩn ở những vùng

sát cạnh nước này.

Bắc Kinh đề mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm 2013

Page 38: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia Bảo đọc diễn văn trước các đại biểu Quốc hội 05/03/2013 (REUTERS /J. Lee)

Thanh Phương

Khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc hôm nay, 05/03/2013, thủ tướng mãn

nhiệm Ôn Gia Bảo đã tổng kết 5 năm cuối trong cương vị lãnh đạo chính phủ và đã đề ra các

mục tiêu cho năm 2013, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng 7,5%.

Như vậy là chỉ tiêu tăng trưởng 2013 của Trung Quốc gần bằng với mức tăng trưởng đạt được

vào năm ngoái ( 7,8% ), mức thấp nhất từ 13 năm qua, những năm mà kinh tế Trung Quốc lúc

nào cũng tăng hơn 10%.

Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng nói trên, thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị là kể từ nay Trung

Quốc phải dựa vào việc « mở rộng sức tiêu thụ nội địa », trong khi vẫn thi hành chính sách kích

thích tăng trưởng.

Thủ tướng mãn nhiệm của Trung Quốc cũng tỏ quyết tâm thay đổi mô hình phát triển kinh tế của

nước này và đẩy nhanh tái cơ cấu công nghiệp, nhưng ông Ôn Gia Bảo thừa nhận rằng Trung

Quốc hiện còn thiếu nhiều công nghệ, sản xuất dư thừa và các sản phảm tạo ra có giá trị gia tăng

còn thấp.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde, tường thuật thêm về bài diễn văn của thủ tướng

Ôn Gia Bảo :

« Bài diễn văn kéo dài gần hai tiếng đồng hồ bắt đầu với một loạt các số liệu. Thủ tướng Trung

Quốc tuyên bố trong tiếng vỗ tay của 2965 đại biểu Quốc hội : « Trước một cuộc khủng hoảng

tài chính quốc tế vô cùng trầm trọng, nước ta đã vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới. »

Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc đã xây được 18 triệu căn

hộ diện xã hội trong 5 năm qua, thêm 19.700 km đường rầy xe lửa, trong đó có 8.951 đường xe

Page 39: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

lửa cao tốc và thêm 42.000 km đường xa lộ. Trong bài diễn văn, ông Ôn Gia Bảo cũng nhắc đến

thời kỳ Trung Quốc đối phó đại dịch SARS năm 2003, đến Thế vận hội Bắc Kinh 2008 và những

thành quả chinh phục không gian của Trung Quốc.

Thành tích về kinh tế là tốt, nhưng về những mặt còn lại, những năm dưới thời Hồ Cẩm Đào và

Ôn Gia Bảo có những kết quả trái ngược nhau.

Tiếp tục bài diễn văn, thủ tướng Ôn Gia Bảo đề ra những gì « cần phải làm ». « Phải tìm đủ mọi

cách tạo thêm việc làm. Phải hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội. Phải cố thúc đẩy việc bảo vệ

môi trường. Phải hoàn tất việc thiết lập một cơ chế cân đối quyền lực để nhân dân có thể giám

sát chính quyền và để chính quyền này vận hành một cách minh bạch. »

Nói cách khác, đó là những cải tổ đã không được thực hiện trong thập niên qua. Trên hai màn

ảnh lớn nằm hai bên sân khấu của Đại sảnh đường nhân dân, các camera chính thức đã chuyển

sang hình ảnh của những lãnh đạo tương lai. Người ta nhìn thấy các gương mặt bất động của

tân chủ tịch Tập Cận Bình, tân thủ tướng Lý Khắc Cường và các ủy viên khác của Ban Thường

vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. »

Ôn Gia Bảo: Lãnh đạo cải cách hay chính khách mị dân?

Thủ tướng Trung Quốc mãn nhiệm Ôn Gia Bảo (Reuters)

Page 40: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Thụy My

Nhân kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, nhiều báo Pháp đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong số

báo ra ngày hôm nay. Nếu nhật báo cánh hữu Le Figaro quan tâm đến « Những bí mật của kỷ

nguyên Ôn Gia Bảo », thì nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất « Một thế hệ mới lên

nắm quyền tại Trung Quốc ».

Tờ báo kinh tế Les Echos nhận định ở trang trong « Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi sang một

thập kỷ mấu chốt ». Còn nhật báo Le Monde nhận xét đây là một Quốc hội hết sức « people »,

tập trung nhiều nhân vật nổi tiếng.

Hôm nay, 05/03/2013, Thủ tướng Trung Quốc mãn nhiệm đọc diễn văn trước khi trao quyền lại

cho người kế nhiệm là Lý Khắc Cường. Theo Le Figaro, tuy trong mười năm qua, ông Ôn Gia

Bảo là khuôn mặt cởi mở của chế độ Bắc Kinh, nhưng theo những người chống đối thì ông đã từ

chối mọi cải cách chính trị thực sự.

Tờ báo nhắc đến một tấm ảnh đen trắng chụp năm 1989, trong đó Ôn Gia Bảo là một cán bộ trẻ

của đảng, đứng cạnh Tổng bí thư thời đó là Triệu Tử Dương. Người Tổng bí thư cải cách đã rơi

nước mắt khi đến Thiên An Môn khuyên các sinh viên nên trở về nhà, và ít lâu sau, ông bị quản

chế cho đến khi qua đời. Những người thân cận của Triệu Tử Dương đều bị trừng phạt, và cánh

tay mặt của ông là Bào Đồng còn bị tống giam suốt bảy năm.

Làm thế nào ông Ôn Gia Bảo có thể sống sót về mặt chính trị, vì khi đó ông là chánh văn phòng

của Triệu Tử Dương ? Làm thế nào ông thăng tiến nhanh chóng như thế, để trở thành người điều

hành chính phủ Trung Quốc trong vòng một thập kỷ ? Bức màn bí mật vẫn chưa được vén lên.

Tất nhiên có những giải thích thuần lý : Ôn Gia Bảo lúc đó chỉ là một viên chức thừa hành,

không quan tâm đến chủ trương tự do của thủ trưởng. Le Figaro cho rằng nếu bí mật của thời kỳ

1989 vẫn chưa được lý giải, thì lại có một câu hỏi khác thời sự hơn. Đó là : ông Ôn Gia Bảo thực

sự là một người cải cách nhưng bị hệ thống trói tay, hay là một quý tộc đỏ muốn trưng ra hình

ảnh cởi mở ?

Có một điều chắc chắn, Thủ tướng mãn nhiệm của Trung Quốc là lãnh đạo được yêu mến nhất

trong thập kỷ vừa qua, là khuôn mặt nhân hậu của chế độ. Ông có mặt khắp chốn, đến những nơi

vừa xảy ra thiên tai, ủy lạo các nạn nhân động đất, an ủi những công nhân Quảng Đông bất bình,

trấn an giới trung lưu trước cơn sốt giá bất động sản…

Ông chơi banh với các cậu bé nông dân Cam Túc, uống trà trong lều du mục ở Nội Mông. Ôn gia

gia luôn nở nụ cười, và những người hoài nghi cho rằng bộ đôi quyền lực Ôn Gia Bảo và Hồ

Cẩm Đào đã chia nhau vai trò « ông Thiện, ông Ác ».

Page 41: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Ông cũng là người lãnh đạo thường xuyên nhắc đến từ dân chủ, một vấn đề còn bị nghi ngại tại

nền kinh tế thứ nhì thế giới, đặc biệt là trong ba năm gần đây. Bài trả lời phỏng vấn đài CNN

tháng 10/2010 của ông đã làm hao tốn nhiều giấy mực. Tại Fareek Zakaria, ông tuyên bố : « Chỉ

khi nào có sự giám sát nghiêm ngặt của nhân dân thì chính phủ mới làm việc tốt hơn », « Khát

vọng và nhu cầu dân chủ, tự do của người dân Trung Quốc là không thể đảo ngược ».

Cho dù là Thủ tướng, những phát biểu của ông cũng bị kiểm duyệt. Năm ngoái tại Luân Đôn,

ông nói : « Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội. Và không có tự do thì không có dân

chủ thực sự ». Vào mùa xuân 2010, Ôn Gia Bảo cũng bất ngờ vinh danh cố lãnh đạo Hồ Diệu

Bang, mà cái chết của nhà cải cách này sau khi bị cách chức năm 1989 đã trở thành ngòi nổ cho

vụ Thiên An Môn.

Thập kỷ Ôn Gia Bảo : Những năm tháng phí hoài ?

Cũng trong năm đó, một cuốn sách đã được xuất bản tại Hồng Kông cho dù bị Bắc Kinh đe dọa.

Cái tựa « Ôn Gia Bảo, diễn viên tài năng nhất Trung Quốc », tự nó đã nói lên tất cả. Tác giả, nhà

ly khai Hồ Giai khẳng định đằng sau những hình ảnh mà ông Ôn Gia Bảo muốn trưng ra, ông lại

phản đối tất cả những cải cách chính trị thực sự và hoan nghênh sự cứng rắn về mặt an ninh.

Như vậy ông Ôn Gia Bảo có thật lòng không, hay chỉ nói ngoài miệng để làm hài lòng giới đấu

tranh cho tự do và cộng đồng quốc tế ? Theo giáo sư Trương Minh (Zhang Ming) thuộc trường

đại học Nhân dân cho rằng Ôn Gia Bảo thành thật, nhưng ông bị yếu thế. « Tại Trung Quốc, nếu

không được Đảng hỗ trợ thì không làm được gì cả. Và những lời kêu gọi cải cách được đưa ra

liên tục đã bị phe bảo thủ phản công, khiến ông càng bị cô lập hơn ».

Giáo sư Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cũng cho rằng ông Ôn Gia

Bảo là chân thành. « Hệ thống Trung Quốc rất phức tạp. Thủ tướng không thể nói được nhiều về

chính trị và quân sự, nhưng chỉ về kinh tế mà thôi. Ôn Gia Bảo không có quyền thúc đẩy cải

cách chính trị ». Tuy nhiên chuyên gia này cũng nhìn nhận, ông Ôn Gia Bảo là « Thủ tướng yếu

nhất trong lịch sử Trung Quốc ».

Tờ báo Mỹ New York Times đã tạo một vết xám cho việc từ giã sự nghiệp của ông Ôn Gia Bảo,

khi một đăng bài điều tra vào tháng 10/2012, chỉ mười ngày trước đại hội đảng Cộng sản Trung

Quốc, gây tác động như một quả bom. Theo đó, gia đình Thủ tướng Trung Quốc có số tài sản lên

đến 2,7 tỉ đô la. Dù công nhận đây là một bài báo công phu, một số người tự hỏi phải chăng có

bàn tay những đối thủ của ông Ôn – có thể là phe bảo thủ, những người bất mãn trước việc Bạc

Hy Lai bị thất sủng.

Page 42: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Le Figaro đặt câu hỏi, ông Ôn Gia Bảo đã để lại gia tài chính trị nào ? Theo giáo sư Trương

Minh, thì chẳng có gì đáng kể, thậm chí bằng không. Chỉ có một số cải cách có lợi cho nông

nghiệp và nông dân. Nhiều nhà quan sát nhận định, kỷ nguyên Ôn Gia Bảo là một « thập kỷ hoài

phí ». Một số lạc quan hơn thì cho rằng ông đã có công giúp cho một số giá trị còn sống sót, ít

nhất là trong các bài diễn văn, và những người kế tục có thể dẫn chứng – nếu họ muốn và họ có

khả năng.

Biển đảo : Trung Quốc không khoan nhượng vì quan điểm Đại Hán

Trên trang diễn đàn của Le Figaro, bài viết mang tựa đề « Trung Quốc báo thù » của John Lee,

thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế của trường đại học Sydney giải thích vì sao Bắc

Kinh tỏ ra không khoan nhượng trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước Nhật Bản.

Tác giả nhắc lại bài diễn văn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố Tokyo không bao giờ

chịu khuất phục trước Bắc Kinh trong hồ sơ Senkaku/Điếu Ngư hôm 22/2 tại Washington DC,

mà sau đó Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nhật – Trung phải kìm chế. Theo chuyên

gia này, thì người Nhật có thể đành phải chấp nhận đề nghị của Mỹ, nhưng để thuyết phục người

Trung Quốc chấm dứt thái độ thù địch thì rất khó.

Sự không khoan nhượng này không chỉ đơn giản là do muốn khai thác nguồn lợi dưới đáy biển,

thiết lập một đầu cầu chiến lược về phía tây Thái Bình Dương, mà từ chối chiến đấu trước một

đất nước từng chiếm đóng mình bị xem là một bước lùi.

Khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, mục tiêu trước mắt của ông ta là tái lập một «

nước Trung Quốc vĩ đại » thời nhà Thanh (1644-1912). Mao đã đạt mục đích qua việc « giải

phóng hòa bình » nước Cộng hòa Turkestan phương đông (nay là tỉnh Tân Cương) vào năm

1949. Tiếp đó là xâm lăng Tây Tạng năm 1950, khiến lãnh thổ Trung Quốc nhanh chóng được

mở rộng đến hơn một phần ba.

Từ đó, tất cả các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục quan niệm « Đại Hán», ngày càng

mở rộng theo với tiềm lực tăng lên của nước này. Chẳng hạn trước đây Bắc Kinh không mấy

quan tâm đến Senkaku/Điếu Ngư, cho đến năm 1968, khi một công trình nghiên cứu phát hiện

trữ lượng dầu khí quan trọng tại đây.

Tương tự, có thể giải thích yêu sách ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Năm 2009,

nhấn mạnh đến một số yếu tố lịch sử còn phải bàn cãi, Bắc Kinh đã lớn tiếng nhấn mạnh «

đường lưỡi bò » trước Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi chủ quyền « không thể tranh cãi » của họ trên

hầu như toàn bộ Biển Đông.

Page 43: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tác giả nhận định, sau khi đô hộ phần phía đông và đông nam châu Á trong gần hai ngàn năm,

trừ hai thế kỷ gần đây, Trung Quốc phải đối mặt với một trật tự khu vực gồm những quốc gia

đồng minh của Hoa Kỳ, dù lớn hay nhỏ đều được người Mỹ đối xử như nhau.

Dưới mắt một dân tộc từ lâu đời vẫn xem những giá trị của mình là hơn hẳn những dân tộc khác,

tình trạng trên là bất công khó thể chấp nhận. Nhượng đất cho một nhà nước nhỏ hơn, trong một

cuộc xung đột, bị coi là thất bại nhục nhã, chứ không phải là một bước để tiến đến ổn định lâu

dài trong khu vực. Vì vậy theo tác giả, sau Senkaku/Điếu Ngư, Biển Đông sẽ là mục tiêu kế tiếp

của Bắc Kinh.

Các ông Obama và Abe phải hiểu rằng Trung Quốc muốn làm sống dậy vinh quang của đế quốc

Trung Hoa cũ, và như vậy Bắc Kinh muốn sắp xếp lại trật tự khu vực hiện nay, nên điều quan

trọng là phải kìm hãm tham vọng quân sự của Trung Quốc.

Nợ xấu Trung Quốc lại gia tăng tới mức báo động

Trụ sở của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, Bắc Kinh (REUTERS)

Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà

Tổng kết hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo chủ yếu đề cập đến những thành quả

kinh tế sáng chói. Trong khi đó, trị giá chứng khoán bốn ngân hàng Nhà nước Trung Quốc

trên sàn chứng khoán Hồng Kông giảm 20 % trong hai tuần lễ. Nợ khó đòi của ngành ngân

hàng liên tục tăng lên trong 5 quý liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ năm 2004.

Page 44: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nêu lên rất nhiều

những điểm son trong nhiệm kỳ thứ nhì trải dài từ 2008 đến 2012 : tăng trưởng kinh tế trung

bình đạt 9,3 % ; tổng sản phẩm nội địa đã được nhân lên gấp đôi trong vỏn vẹn 5 năm. Đang từ

26 600 tỷ nhân dân tệ nhảy vọt lên thành 51 900 tỷ (tương đương với 8 300 tỷ đô la Mỹ). Kim

ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong cùng thời kỳ tăng đều đặn ở nhịp độ hơn 12 %/năm. Đầu

tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài tăng 25,5 % hàng năm.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo không khỏi tự hào là bất chấp tác động khủng hoảng tài chính và kinh tế

toàn cầu, Trung Quốc từ năm 2008 đến 2012 vẫn tạo được công việc làm cho 59 triệu dân cư ở

thành phố; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng gần 10 % một năm.

Chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho người thừa kế Lý Khắc Cường, ông Ôn Gia Bảo khẳng định

là trong hai nhiệm kỳ thủ tướng vừa qua, chính quyền của ông đã « đặt nền tảng vững chắc để

xây dựng một xã hội với một tầng lớp khá giả ngày càng đông ».

Lãnh đạo Trung Quốc thận trọng dự báo là tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay sẽ ở

vào khoảng 7,5 %. Lạm phát là 3,5 % và tỷ lệ thất nghiệp là 4,6 %. Tuyệt nhiên không thấy thủ

tướng sắp mãn nhiệm Trung Quốc đề cập đến rủi ro tài chính đang đe dọa hệ thống ngân hàng

của nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới.

Núi nợ khó đòi

Vào lúc tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 13 năm nay, báo cáo

được công bố ngày 01/03/2013 Cơ quan điều tiết các hoạt động ngân hàng Trung Quốc cho biết,

nợ khó đòi trong quý 4/2012 tăng thêm hơn 14 tỷ nhân dân tệ (2,3 tỷ đô la) đạt mức kỷ lục gần

493 tỷ.

Đành rằng, theo thống kê chính thức của Bắc Kinh, tỷ lệ nợ khó đòi trung bình của các ngân

hàng Trung Quốc hãy còn ở mức rất an toàn, chưa đầy 1 %. Chính xác hơn, tỷ lệ đó là 0,95 %

vào tháng 12/2012. Thêm vào đó các ngân hàng của Trung Quốc vẫn làm ăn có lời.

Hiềm nỗi theo như nhận xét của nhiều chuyên gia, những báo cáo về các hoạt động của ngân

hàng Trung Quốc dù được coi là « tươi sáng » vẫn không đủ để trấn an các nhà đầu tư. Bởi

không ai biết rõ núi nợ của Trung Quốc là bao nhiêu. Mà chỉ biết rằng các ngân hàng xứ này

đang phải trực diện với hai mối rủi ro.

Một là những khoản tín dụng đã cấp do « chỉ thị » từ chính quyền trung ương hoặc địa phương

để tài trợ những dự án đầu tư khổng lồ mà không ai biết gì hơn về hiệu quả kinh tế hoặc khả

năng thanh toán của người đi vay.

Page 45: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Rủi ro thứ hai là nợ của khu vực tư nhân : để mở rộng hoạt động khu vực này đã đi vay tín dụng

của các ngân hàng « không chính thức » với lãi suất rất cao. Khi tăng trưởng chựng lại hàng loạt

các doanh nghiệp đã bị khánh tận. Đứng trước những núi nợ không tài nào trả nổi, một số chủ

nhân đã tự sát, một số khác đã bỏ lại tất cả sau lưng chạy trốn ra nước ngoài.

Theo thẩm định của báo tài chính Mỹ, Financial Times hệ thống ngân hàng « không chính thức »

của Trung Quốc hiện tại đã cấp tới 3,2 tỷ đô la tín dụng cho tư nhân – tương đương với 40 %

GDP của cả nước.

Đâu là những nguyên nhân dẫn đến « núi nợ » của Trung Quốc hiện nay ? Đâu là tác động khi nợ

xấu đánh sập hệ thống ngân hàng Trung Quốc ? Từ trường hợp của nền kinh tế thứ nhì thế giới ta

có thể rút ra được những bài học nào về chính sách quản lý các khoản nợ mà tới nay không ai

biết chính xác là bao nhiêu ? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa lần lượt trả lời các câu hỏi

trên.

Dùng sâm, nhung để kích thích kinh tế

Nguyễn Xuân Nghĩa : Về bối cảnh và để nói cho ngắn gọn thì mô hình tăng trưởng của Trung

Quốc là uống sâm để đạp xe cho mạnh vì nếu xe chạy chậm thì sẽ đổ. Nhưng, vấn đề xã hội là

các đảng viên cán bộ thì uống sâm, còn công nhân viên và dân nghèo mới là người đạp xe.

Sự thật kinh tế của Trung Quốc là lãnh đạo tại trung ương và nhất là các tỉnh đều ra sức tăng

trưởng sản xuất bằng cách bơm tiền ngân sách và tín dụng ngân hàng vào các dự án đầu tư, chủ

yếu là đầu tư cố định. Ngân khoản bơm thêm vào kinh tế như vậy được coi là nâng đà tăng

trưởng và quả là có tạo ra công ăn việc làm cho một dân số quá đông.

Nhưng đấy là liều thuốc bổ như sâm nhung mà thật ra bất công vì các dự án này đều khai thác

một tài nguyên do nhà nước quản lý là đất đai. Đó là sâm nhung cho đảng viên cán bộ ở mọi cấp

khi họ lấy đất đai và tiền bạc của nhà nước phát triển khu vực bất động sản để rồi người nào

cũng thành chủ nhà, chủ đất. Tình trạng tham ô và bất công ấy không thể kéo dài và được thế hệ

lãnh đạo thứ tư thấy ra, như thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói tới và muốn cải sửa từ năm 2007.

Nhưng có hai động lực cản trở việc cải sửa này. Thứ nhất là sự cưỡng chống của các đảng bộ địa

phương vì họ trục lợi nhờ lề lối làm ăn như vậy. Thứ hai là nạn tổng suy trầm toàn cầu từ các

năm 2008-2009 và sau đó khiến xuất khẩu của Trung Quốc bị thu hẹp. Kinh tế mà sa sút thì thất

nghiệp sẽ tăng cùng nguy cơ động loạn xã hội. Mà lợi tức quá thấp của người dân, là những kẻ

đạp xe, không thể kích thích được sức tiêu thụ nội địa để bù vào sự thất thâu của xuất khẩu.

Page 46: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Vì vậy, từ cuối năm 2008, lãnh đạo Trung Quốc đã trở lại nếp cũ là bơm thêm gần 500 tỷ đô la từ

ngân sách và mấy ngàn tỷ khác từ tín dụng ngân hàng để nâng mức đầu tư. Hậu quả là họ thổi

lên bong bóng địa ốc và chất lên một núi nợ mà thế hệ lãnh đạo đang lên thay sẽ phải giải quyết.

Bong bóng địa ốc

Nguyễn Xuân Nghĩa : Quốc vụ viện của ông Ôn Gia Bảo mất ba năm xoay trở với nạn bong

bóng mà không xong cũng vì biện pháp kích thích tăng trưởng như ta vừa nói ở trên. Trong khi

các đại gia kiếm lời nhờ lấy đất với giá rẻ và thu về với giá cao từ các dự án này thì dân chúng

vẫn thiếu nhà loại bình dân và rẻ tiền để che thân. Đấy là một vấn đề không nhỏ.

Từ năm 2008 đến nay, người ta ước lượng rằng tổng số nợ công và tư của Trung Quốc đã lên tới

200% của tổng sản lượng. Mà đây chỉ là số ước tính thôi chứ thật ra là bao nhiêu thì không ai

biết, kể cả các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Và cái gọi là nợ của tư nhân thật ra gồm cả

các khoản nợ của công ty đầu tư do chính quyền địa phương lập ra để vay các ngân hàng của nhà

nước ở địa phương.

Nói về lượng thì, theo lời cảnh báo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Quỹ Tiền tệ, khi tín

dụng tăng quá mạnh và trong nhiều năm liên tục thì kinh tế có thể bị khủng hoảng tài chính. Sở

dĩ có sự cảnh báo vì tình trạng tín dụng gia tăng tại Trung Quốc đã vượt mức độ nguy ngập của

Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Nam Hàn và Tây Ban Nha trước khi mấy xứ này bị khủng hoảng.

Chúng ta gặp khuôn khổ quản lý quái đản và mờ ảo của Trung Quốc từ năm 1994 lồng trong yêu

cầu kích thích kinh tế của năm 2008.

Từ việc cải cách ngân sách năm 1994, 31 tỉnh không được quyền gây bội chi để tài trợ dự án địa

phương mà phải chuyển số thu về trung ương và được trung ương phân bố lại theo yêu cầu. Từ

đấy, các đảng bộ địa phương giải quyết lấy nhu cầu tạo ra công ăn việc làm cho cư dân thuộc

quản hạt và một trong nhiều giải pháp chính là lấy đất của địa phương để phát triển dự án và báo

cáo lên trên thành tích tăng trưởng rất cao mà nhiều khi cũng rất ảo. Nhân tiện, đảng viên cán bộ

cũng kiếm lời rất nhiều nhờ giá đất nên càng gây bất mãn cho dân chúng. Cuối năm 2008, nhu

cầu kích thích kinh tế càng thúc đẩy các tỉnh theo chiều hướng này.

Thế rồi vì không được gây bội chi mà cũng chẳng có quyền phát hành trái phiếu để có tiền phát

triển dự án, các địa phương lập ra công ty đầu tư manh danh nghĩa là tư nhân ở địa phương để

vay tiền các ngân hàng cũng của nhà nước ở địa phương. Cái khuôn khổ quản lý mờ ảo ở đây là

chi nhánh của ngân hàng thương mại nhà nước và của cả ngân hàng trung ương tại địa phương

đều nằm dưới sự điều động của đảng bộ địa phương và địa phương nào cũng thi đua phát triển

dự án đầu tư để tạo ra công việc làm và báo cáo thành tích lên trên trong khi vẫn trục lợi ở dưới.

Page 47: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Hậu quả là các địa phương mắc nợ các ngân hàng của nhà nước ở địa phương, mà nợ đến mức

nào và xấu tốt ra sao thì không ai rõ. Một con số được cơ quan Roubini Global Economics tại

Mỹ đưa ra tuần qua là các tính đến năm ngoái, các địa phương có thể mắc nợ cỡ 2.800 tỷ đô la.

Song song, còn phải nói đến một ngân hàng đang nổi tiếng thế giới là Ngân hàng Phát triển

Trung Quốc với số tín dụng cấp phát tại các nước đang phát triển đã vượt Ngân hàng Thế giới.

Đấy là định chế thi hành chính sách bành trướng của nhà nước mà riêng tại Trung Quốc thì đã

bơm ra số tiền tương đương với hơn hai ngàn tỷ đô la cho các dự án đầu tư loại cố định như xây

dựng hạ tầng. Các ngân hàng thương mại bèn nương theo ngân hàng thuộc diện chính sách này

mà phát hành trái phiếu để lấy tiền hùn hạp và tạo ra phép lạ rất ảo của Trung Quốc.

Nợ ảo và mối hiểm nguy

Nguyễn Xuân Nghĩa : Các ngân hàng đều huy động vốn từ ký thác của người dân. Vì hoàn cảnh

bất trắc và mạng lưới an sinh rất mỏng về y tế và hưu bổng, người dân xứ này có sức tiết kiệm

rất cao, bằng 40% lợi tức của họ. Rồi vì chẳng có ngả đầu tư nào khác để gìn giữ nguồn tài sản

ấy, họ ký thác vào ngân hàng dù lãi suất chẳng là bao nhiêu và thực tế là mấp mé số không nếu

giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát.

Tính nhẩm cho dễ nhớ thì trong những năm 2007 trở về trước, kinh tế Trung Quốc có tăng

trưởng được một đồng thì do đi vay một đồng tín dụng. Từ năm 2008 trở về sau thì phải đi vay

ba đồng mới làm kinh tế tăng trưởng được một đồng. Đấy là yếu tố gọi là không bền vững mà

lãnh đạo xứ này nói tới. Nhưng, vì chế độ quản lý và thực tế là trưng thu đất đai, một phần ba các

khoản nợ này lại trút vào các dự án bất động sản và thổi lên bong bóng địa ốc. Khi bóng bể thì

khối nợ xấu sẽ tiêu tan và ngân hàng cùng các công ty đầu tư của địa phương sẽ theo nhau vỡ nợ.

Khi kinh tế và xã hội dư dôi phương tiện sản xuất, như còn lực lương lao động hay công xuất

chưa khai thác hết, thì nếu có bơm tiền từ ngân sách hay ngân hàng để kích thích sản xuất, dù

rằng vào loại dự án không sinh lời hoặc có giá trị kinh tế thấp, người ta vẫn còn tạo ra của cải và

cả tiền thuế để gây ra ảo tưởng sinh động và tăng trưởng. Nhưng nếu lực lượng lao động đã cạn

hoặc nhà máy đã chạy hết công xuất mà vẫn cứ bơm tiền vào thì người ta gây ra lạm phát, là sắc

thuế nặng nhất đánh trên dân nghèo.

Trung Quốc có dân số rất cao và cứ sợ thất nghiệp nên đã nhắm mắt đầu tư bất kể phẩm chất và

doanh lợi để có cái tiếng là công xưởng của thế giới. Nhưng vì chính sách mỗi hộ một con từ

năm 1978, dân số của xứ này bắt đầu chậm đà gia tăng và sẽ giảm dần. Ngay trước mắt thì đã

thấy nạn khan hiếm lao động và công nhân đòi lương bổng cao hơn. Vì vậy, càng bơm tiền thì sẽ

Page 48: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

càng gây thêm lạm phát – là chuyện sẽ xảy ra. Và vì xuất cảng khó tăng mà tiêu thụ nội địa của

thành phần trung lưu chưa kịp thay thế, tình trạng tăng trưởng ngoạn mục trong quá khứ sẽ hết.

Đấy là lúc núi nợ sẽ sụp đổ và có thể sụp rất nhanh. Cả thế giới cứ nói đến tình trạng kinh tế u

ám của các nước Tây phương, nhưng tình hình của Trung Quốc còn đáng ngại hơn nhiều, và

khối dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ đô la sẽ không chống đỡ nổi. Sau cùng, phản ứng của

người dân khi đã bị cướp đất rồi mất việc và tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng lại tan ra mây khói,

phản ứng đó là một ẩn số đang ám ảnh những người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ năm.

Nhật bắt thuyền trưởng tàu TQ Cập nhật: 11:21 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Tuần duyên Nhật áp giải tàu cá Trung Quốc về Miyako sáng 5/3.

Tuần duyên Nhật vừa bắt giữ thuyền trưởng của một tàu bị cáo buộc đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, hãng thông tấn AFP đưa tin.

Tuần duyên Nhật đưa ra thông báo vào ngày 5/3 cho biết chiếc tàu với 11 thủy thủ này bị phát hiện bởi máy bay tuần tra trong lúc đang hoạt động cách quần đảo Okinawa của Nhật 44 km về phía Đông Bắc.

"Ngay sau khi nhận được thông tin từ máy bay, chúng tôi đã cử ba tàu tuần tra ra để tiếp cận tàu Trung Quốc và hiện giờ họ đang trên đường quay trở lại Miyako với chiếc tàu nói trên," người phát ngôn lực lượng này nói trong cuộc họp báo buổi sáng.

Theo luật pháp Nhật, những đối tượng bị phát hiện đánh bắt cá trong khu vực 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế nước này có thể bị phạt lên đến 107.000 đôla.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku Nhật đang quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Miyako cách đảo lớn nhất trong quần đảo Senkaku khoảng 210 km.

Tàu hải giám Trung Quốc kể từ tháng Chín đã liên tục xuất hiện ở khu vực Biển Hoa Đông, vào thời điểm Tokyo quốc hữu hóa quần đảo này.

Hồi đầu tháng Hai, một thuyền trưởng Trung Quốc khác cũng bị bắt giữ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong khu vực. Người này sau đó được thả tự do sau khi nộp tiền bảo lãnh tại ngoại.

Page 49: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Quốc tế chuẩn bị thông qua trừng phạt mới với Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Hàn Quốc gặp Tổng thư ký Ban-Ki Moon tại trụ sở LHQ (REUTERS /E. Munoz)

Anh Vũ

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm nay, 05/03/2013, có cuộc họp để thảo luận những biện

pháp trừng phạt mới đối với Bắc Tiều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân hôm

12/02. Theo giới ngoại giao tại New York, nhiều dấu hiệu cho thấy dường như Hoa Kỳ và Trung

Quốc sẽ đồng thuận với nhau trên hồ sơ này.

Phiên họp hôm nay do chủ tịch luân phiên Hội đồng triệu tập. Hàn Quốc đang giữ cương vị này

ở Hội đồng Bảo an. Nhiều dấu hiệu trước phiên họp cho thấy quan điểm của Washington và Bắc

Kinh trên vấn đề mở rộng trừng phạt Bình Nhưỡng đang xích gần lại hơn.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao, xin giấu tên, cho hãng tin AFP biết là ngay hôm nay thì chưa có

việc bỏ phiếu nhưng có thể việc này sẽ được tiến hành trong vài ngày tới. Đó là dấu hiệu cho

thấy dự thảo nghị quyết sắp sửa được thông qua.

Ngay sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3, hôm 12/02 vừa qua, Hội đồng Bảo an đã họp phiên khẩn cấp

ra tuyên bố « kiên quyết lên án » vụ thử hạt nhân này đồng thời thông báo sẽ quyết tâm ra được

một nghị quyết mở rộng trừng phạt Bắc Triều Tiên.

Trở ngại lớn nhất để ra được một nghị quyết như vậy vẫn là Bắc Kinh. Trung Quốc, một đồng

minh truyền thống của Bình Nhưỡng, từ trước tới nay vẫn luôn tỏ ra dè dặt trong việc trừng phạt

Page 50: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

nặng Bắc Triều Tiên với lý do sợ làm mất ổn định đường biên giới của mình. Sau vụ thử hạt

nhân thứ 3 của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc lần đầu tiên đã tỏ thái độ gay gắt với chế độ Bình

Nhưỡng.

Thời gian gần đây, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Susan Rice đã liên tục có các cuộc tiếp xúc

thương lượng với người đồng sự Trung Quốc Lý Bảo Đông trên vấn đề mở rộng trừng phạt Bắc

Triều Tiên.

Hôm qua, 04/03/2013, phát ngôn viên Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-Young, tiết lộ rằng việc so

thảo nội dung nghị quyết đã đạt được «các tiến bộ đáng kể ». Tuy nhiên, ông cho biết lúc này

chưa có thỏa thuận cuối cùng nào.

Xin nhắc lại từ cuối năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã liên tục thách thức cộng đồng quốc tế như

phóng thử thành công tên lửa tầm xa và sau đó hai tháng, hôm 12/02, là vụ thử hạt nhân lần thứ

3.

Cũng vì những hành động khiêu khích tương tự như vậy mà từ năm 2006, quốc tế đã áp đặt hàng

loạt biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên, trong đó có lệnh cấm nhiều quan chức của chế độ ra

nước ngoài.

Trong khi đó, hôm nay 05/03/2013, Bắc Triều Tiên đe dọa hủy bỏ thỏa thuận đình chiến ký năm

1953 về việc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Lý do Bình Nhưỡng đưa ra là để đáp trả các cuộc

tập trận chung giữa quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Trong thông cáo do hãng thông tấn KCNA phát đi vào ngày hôm nay, Bình Nhưỡng còn cho biết

ý định sẽ cắt đường dây điện thoại nóng thiết lập trong khu giới tuyến hai miền Triều Tiên.

Miến Điện yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu dỡ bỏ trừng phạt

Page 51: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tổng thống Áo Heinz Fischer duyệt binh với đồng nhiệm Miến Điện Thein Sein 04/03/2013 (REUTERS /L. Foeger)

Trọng Thành

Hôm qua, 04/03/2013, trong chuyến công du tại Áo, tổng thống Thein Sein đã kêu gọi Liên Hiệp

Châu Âu dỡ bỏ hoàn toàn các trừng phạt đối với Miến Điện. Hiện tại, Châu Âu mới chỉ đình chỉ

các trừng phạt. Tổng thống Áo ủng hộ quan điểm này, nhưng yêu cầu Miến Điện tiếp tục các cải

cách dân chủ.

Trong buổi họp báo với tổng thống Áo Heinz Fischer, ông Thein Sein nói : « Hiện nay, chúng tôi

thiếu tiền và công nghệ hiện đại » và đây là « hậu quả của các trừng phạt kinh tế trong hai thập

kỷ qua ». Tổng thống Miến Điện phát biểu bằng tiếng Miến và lời của ông được dịch sang tiếng

Anh.

Tổng thống Áo ca ngợi các cải cách đang diễn ra tại Miến Điện và khẳng định nước Áo ủng hộ

việc Liên Hiệp Châu Âu dỡ bỏ các trừng phạt. Tuy nhiên, nguyên thủ Áo cũng yêu cầu chính

quyền Miến Điện tiếp tục tiến trình cải cách dân chủ và hy vọng rằng « các cuộc bầu cử tự do và

công bằng » năm 2015 sẽ quyết định tương lai của Miến Điện.

Tiếp theo một loạt các cải cách của ông Thein Sein, lên nắm quyền từ đầu năm 2011, Châu Âu

đã đình hoãn toàn bộ các trừng phạt đối với Naypyidaw từ tháng 4/2012, ngoại trừ việc cấm vận

vũ khí. Hoa Kỳ cũng đình lại các trừng phạt thương mại, trong khi Ngân hàng Thế giới và Quỹ

tiền tệ Quốc tế thì gia tăng trợ giúp.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lo ngại lớn đặc biệt liên quan đến khu vực của sắc tộc thiểu số

Kachin, cực bắc Miến Điện, cũng như các xung đột bạo lực giữa các cộng đồng hồi giáo và phật

giáo tại miền tây nước này.

Page 52: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Sáng qua, Hội đồng điều hợp hồi giáo nước Áo, bao gồm 60 hiệp hội, đã gửi thư ngỏ đến tổng

thống Heinz Fischer, yêu cầu can thiệp với tổng thống Miến Điện, để « lên án đàn áp sắc tộc

nhắm vào người thiểu số hồi giáo Rohingya. »

Ông Thein Sein lần đầu tiên công du Châu Âu, với tư cách tổng thống, trong 10 ngày kể từ ngày

26/02. Sau Na Uy, Phần Lan và Áo, tổng thống Thein Sein sẽ tới Bruxelles để làm việc với Liên

Hiệp Châu Âu và chính quyền Bỉ, trước khi công du Ý.

Hôm nay, một giới chức của Bộ Năng lượng Miến Điện cho biết chính quyền nước này mời các

công ty nước ngoài tham gia khai thác khoảng 25 lô dầu khí ở khu vực nước sâu, kể từ tháng

4/2013. Miến Điện sẵn sàng chấp nhận các tổ chức khai thác 100% vốn ngoại quốc.

Hiện tại, đã có khoảng hơn 10 doanh nghiệp nước ngoài là đối tác với Miến Điện tại 27 lô dầu

khí.

Cam Bốt xử phúc thẩm một nhà báo về "âm mưu thành lập vùng tự trị"

Công an áp giải ông Mam Sonando đến toà Phnom Penh, 05/03/2013 (REUTERS)

Page 53: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Trọng Thành

Hôm nay, 05/03/2013, theo AFP, tại Phnom Penh diễn ra phiên xử phúc thẩm một nhà báo song

tịch Cam Bốt – Pháp, bị kết án 20 năm tù trong phiên sơ thẩm, với tội danh âm mưu chia cắt đất

nước. Khoảng 500 người ủng hộ biểu tình trước cửa tòa án. Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi chính

quyền Phnom Penh bảo đảm xem xét vụ việc « một cách công minh ».

Nhà báo Mam Sonando, 71 tuổi, giám đốc và chủ radio Beehive, một đài phát thanh độc lập tại

Cam Bốt, là một người đối lập quyết liệt với chính quyền Cam Bốt. Ông Mam Sonando bị buộc

tội nổi loạn và kêu gọi sử dụng vũ khí chống Nhà nước Cam Bốt. Giám đốc đài phát thanh

Beehive bị tòa án Cam Bốt kết tội đã âm mưu lật đổ chính quyền tỉnh Kratie (miền đông Cam

Bốt) để lập một vùng tự trị tại đây.

Theo những người ủng hộ ông Mam Sonando, thì tội danh này là một cái cớ để chế độ của thủ

tướng Hun Sen bịt miệng nhà đối lập. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International coi ông

Mam Sonando là một « tù nhân lương thức ».

Nhà báo Mam Sonando khẳng định : « Các cáo buộc là hoàn toàn bất công ». Theo ông, các lời

chứng chống lại ông là của « những kẻ gây rối » muốn « tạo ra các vấn đề » cho ông.

Giám đốc đài Beehive nói ông muốn được đối chất với bên công tố và giải thích rằng, với tư

cách là người phụ trách một đài phát thanh, « nhiệm vụ của ông là giáo dục mọi người tôn trọng

luật pháp và Hiến pháp, hiểu được nền dân chủ là và những quyền của mình ».

Sonando từng bị bắt hai lần vào năm 2003 và 2005, vì thái độ chính trị của ông và vì bị buộc tội

vu khống chính phủ Hun Sen. Trong vụ án này, nhà báo Mam Sonando bị bắt vào tháng 7/2012,

ngay sau chuyến công du Cam Bốt của ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Bộ Ngoại giao Pháp cho biết « rất lo ngại » sau việc nhà báo Mam Sonando bị kết án trong phiên

sơ thẩm và kêu gọi chính quyền Cam Bốt bảo đảm xem xét lại vụ việc này « một cách công minh

».

Viện trợ cho đối lập Syria phải giúp phe ôn hòa vững mạnh

Page 54: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry dự cuộc họp báo với Thủ tướng và Ngoại trưởng Qatar ở Doha, 5/3/13

05.03.2013

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói bất cứ viện trợ nào cho phe đối lập Syria cũng phải giúp các lực lượng ôn hòa vững mạnh thêm. Ông Kerry tái xác nhận sự ủng hộ của Washington đối với nhân dân Syria trong một cuộc họp báo tại Doha với Thủ tướng Qatar Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani. Ông cũng nói ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là thấy việc bắn giết tại Syria chấm dứt và người dân Syria được tự do. Ngoại trưởng Kerry cho biết Hoa Kỳ ý thức được loại viện trợ nào các nước khác đã giúp cho lực lượng đối lập Syria. Ông nói Hoa Kỳ khuyến khích những nước này đảm bảo nới rộng viện trợ, bao gồm vũ khí, đến tay các lực lượng ôn hòa. Các giới chức Hoa Kỳ và các nhà phân tích cảnh báo là những tổ chức cực đoan, một số có liên hệ đến al-Qaida, đã xâm nhập vào lực lượng đối lập Syria. Tuy nhiên ông Kerry nói phe đối lập hiện được tổ chức khá hơn và đoàn kết hơn trước đây. Thủ tướng Qatar đã khuyến khích những quốc gia như Hoa Kỳ giúp trang bị cho đối lập, ông cảnh báo là thế giới càng chờ đợi lâu hơn thì những phần tử cực đoan sẽ dễ dàng hơn trong việc xâm nhập phong trào đối lập. Cả hai ngoại trưởng Kerry và Thủ tướng Qatar đều thúc đẩy đối lập và chế độ Syria tìm một phương thức để hỗ trợ cho một chính phủ chuyển tiếp có đầy đủ quyền hành pháp. Vua Jordan Abdullah phản ánh tình cảm này trong một cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul tại Ankara.

Page 55: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Ông nói: “Có nhu cầu khẩn thiết về chuyển tiếp chính trị giúp chấm dứt ngay tức thì việc đổ máu, phục hồi an ninh và gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết của nhân dân Syria. Và chỉ có sự chuyển tiếp toàn diện mới chấm dứt được tranh chấp phe phái và tránh chia manh mún Syria.” Vua Abdullah cũng kêu gọi chú trọng đến cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tệ hại hơn, yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và những quốc gia khác hiện phải nhận lãnh làn sóng người tị nạn đang tràn đến. Vua Abdullah nói “Đây là một trách nhiệm mà hai quốc gia chúng tôi xem rất nghiêm chỉnh, nhưng cũng là một gánh nặng lớn cho hai nước chúng tôi tiếp tục gánh vác, và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người dân Syria tại hai quốc gia của chúng tôi những gì có thể làm được, nhưng chúng tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp cho Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng trong cuộc khủng hoảng lớn lao này.” Các bệnh viện tại miền bắc Jordan cho biết đang phấn đấu để có thể chăm sóc y tế cho những người Syria lánh nạn tràn sang biên giới. Giám đốc Bệnh viện Công chúa Basma, ông Akram Al-Khasawneh nói bệnh viện bắt buộc phải từ chối các bệnh nhân. Ông nói: “Tối thứ Hai, chúng tôi nhận một số lớn bệnh nhân. những bệnh nhân này thuộc các lứa tuổi khác nhau và có những thương tích khác nhau. Chúng tôi nhận 33 trường hợp, hầu hết là bị thương vì các mãnh bom và đạn.” Cũng vào ngày thứ Ba, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, cho biết một phần năm các trường học Syria bị hư hại và hiện đang được dùng làm nơi tạm trú cho người di tản. UNICEF nói đánh giá của tổ chức cho thấy ít nhất có 2.400 trường học bị hư hại hay bị phá hủy trong hai năm tranh chấp. Trong khi đó máy bay chiến đấu của chính phủ oanh tạc thành phố Raqqa ở miền bắc Syria, một ngày sau khi phe nổi dậy tuyên bố chiếm được thành phố này. Phe nổi dậy cho biết hôm thứ Hai đã chiếm được hầu hết thành phố và bắt được tỉnh trưởng Hassan Jalili. Phe nổi dậy nói ông này là viên chức cao cấp nhất phe nổi dậy bắt được kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu. Video công bố trên Internet hôm thứ Ba cho thấy cư dân Raqqa chào mừng thắng lợi của phe nổi

Page 56: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

dậy và kéo đổ pho tượng cha của ông Assad là cố Tổng thống Hafez al-Assad. Phe nổi dậy hiện chiếm giữ một phần của vài thành phố chính của Syria, gồm có Aleppo ở phía bắc, vùng ngoại ô của thủ đô Damascus và thành phố Homs ở miền trung.

Quân nổi dậy Syria thắng lớn, bắt giữ tỉnh trưởng Raqqa

Dân chúng đạp đổ bức tượng của Hafez Al-Assad, cha của Tổng thống Bashar Al-Assad 04/03/2013 (REUTERS)

Anh Vũ

Theo AFP, hôm nay 5/3/2013, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (OSDH) cho biết sau khi

chiếm được thủ phủ tỉnh Raqa vào ngày hôm qua, quân nổi dậy Syria đã bắt giữ tỉnh trưởng tỉnh

Raqqa ở miền bắc nước này. Đây là thủ phủ tỉnh đầu tiên rơi vào tay quân nổi dậy.

Một đoạn video ngắn do quân nổi dậy quay cho thấy tỉnh trưởng Hassan Jalili và Tổng Thư ký

Đảng Baath cầm quyền tại tỉnh Raqqa ngồi giữa quân nổi dậy.

Giám đốc OSDH khẳng định: “Đây là quan chức cao cấp nhất của chế độ Damas bị bắt giữ kể từ

đầu cuộc xung đột. Raqqa đã phải chịu đựng quá nhiều vì sự thối nát của viên tỉnh trưởng này.”

Mặc dù quân nổi dậy đã chiếm được phần lớn các khu phố của thủ phủ Raqqa hôm qua, quân đội

và các nhóm dân quân trung thành với chế độ vẫn tiếp tục kháng cự xung quanh trụ sở của cơ

quan tình báo quân đội.

Page 57: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Vẫn theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria, quân chính phủ đang trên đường tới Raqqa tăng

viện để chiếm lại vị trí đã mất. Báo chí của chính quyền Damas cũng mô tả cảnh hỗn loạn tại

thành phố Raqqa do các nhóm vũ trang tấn công vào các cơ quan chính quyền trong thành phố.

Các cuộc đụng độ mới cũng đã bùng phát trong cùng ngày giữa quân nổi dậy và lính chính phủ ở

những khu vực nổi dậy thuộc thành phố Homs, miền Trung Syria.

Theo thống kê sơ bộ của OSDH, tổng số đã có 105 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh

ngày hôm qua trên khắp Syria. Trên bình diện ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cam kết

tiếp tục hỗ trợ không vũ trang cho phe đối lập Syria.

Lực lượng Assad bị đánh bại tại Raqqa, bị phục kích tại Iraq

Tượng của cố tổng thống Hafez al-Assad, thân phụ của Tổng thống Bashar al-Assad bị dân thành phố Raqqa kéo đổ, 4/3/13

05.03.2013

Phe nổi dậy dường như chiếm được thành phố Raqqa ở miền bắc, một trong những thắng lợi lớn nhất trong hai năm nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad. Chính phủ Syria bị một đòn nặng nữa hôm thứ Hai khi những phần tử chủ chiến al-Qaida giết chết 48 nhân viên an ninh Syria bên trong Iraq, khi những người Syria này vượt qua một cửa khẩu biên giới để trở về nước. Tại Raqqa, các nhà hoạt động công bố một video trên Internet cho thấy cư dân chào mừng thắng lợi của phe nổi dậy vào ngày thứ Hai, xé một bích chương có hình ông Assad tại một quảng trường trung tâm và kéo đổ pho tượng người tiền nhiệm và là cha của ông là Hafez al-Assad.

Page 58: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Các nhà hoạt động nói một số binh sĩ chính phủ vẫn còn cố thủ trong một khu quân sự trong thành phố. Phe nổi dậy đa số là người Sunni chống lại 12 năm cai trị của cộng đồng thiểu số Hồi giáo Alawi của ông Assad, trong nhiều tuần lễ qua đã nỗ lực đẩy lực lượng của Tổng thống Syria ra khỏi khu vực Raqqa nơi đa số người Sunni cư ngụ.

Sự kiện quan trọng của cuộc nổi dậy Nếu phe nổi dậy chiếm Raqqa được các nguồn tin độc lập xác nhận, thì việc này đánh dấu lần đầu tiên thủ phủ một tỉnh Syria rơi vào tay đối lập. Phe nổi dậy Syria cũng chiếm giữ một phần hai thành phố chính Aleppo và Homs, và một số vùng ngoại ô của Damascus. Quan sát viên về Syria của trường đại học Oklahoma Joshua Landis nói Raqqa quan trọng về mặt chiến lược vì nằm trên xa lộ đi đến những thị trấn chính miền đông bắc như Qamishli, Hasakah và Deir el-Zour. Ông Landis tác giả trang blog Bình luận về Syria (joshualandis.com) nói Raqqa cũng gần một vùng sản xuất dầu quan trọng và là một trung tâm nông ngiệp vì kế cận Hồ Assad và Sông Euphrates. Ông Landis nói “Đây là vùng của người Sunni trong những năm qua trung thành với đảng Baath của Tổng thống Assad. Tuy nhiên Raqqa rất nghèo và cuộc sống dưới mức bình thường. Thành phố này không được chính phủ giúp đỡ nhiều. Thành phố hy vọng việc xây dựng đập Assad dọc theo sông Euphrates sẽ mang nhiều thủy lợi, đất nông nghiệp mới và sự giàu có. Nhưng không việc nào có kết quả ”

Kháng cự của chính phủ Dù bị đẩy lui tại Raqqa, những chiến binh thân Assad vẫn kiểm soát trung tâm Damascus, trung tâm quyền lực của ông, và những phần đất khác nằm về phía tây Syria với số đông người sắc tộc Alawites của Tổng thống cư ngụ. Ông Landis nói quân đội của ông Assad đang củng cố việc kiểm soát những vùng này: “Quân đội Syria đang tấn công chung quanh Homs, thành phố miền trung Syria và phía bắc Latakia. Syria cũng đang củng cố những khu vực kiểm soát, đặc biệt chung quanh vùng núi Alawite và những xa lộ từ Damascus đến Homs và phía tây. Tuy nhiên quân đội Syria phải từ bỏ nhiều lãnh thổ chung quanh Aleppo và phía đông.” Trong một video nghiệp dư khác được dưa lên Internet hôm thứ Hai, phe nổi dậy tại Homs

Page 59: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

dường như chống trả lại cuộc tấn công của chính phủ trong khi những tay súng đối lập ở vùng ngoại ô phía tây Aleppo tuyên bố chiếm được một trường cảnh sát.

Tranh chấp lan rộng Hàng chục nhân viên an ninh Syria vào Iraq trong tuần trước bị phục kích khi nhà cầm quyền Iraq hộ tống những người này trở về lại Syria. Các giới chức Iraq nói vụ tấn công này làm 48 người Syria và ít nhất 7 người Iraq thiệt mạng và cho rằng việc này do các phần tử chủ chiến al-Qaida người Sunni gây ra. Các phần tử trung thành với Tổng thống Assad đã vượt biên giới sang Iraq qua cửa khẩu Yaarabiya ở phía bắc để tránh các cuộc tấn công của phe nổi dậy. Lực lượng an ninh Iraq chở những người này đến cửa khẩu al-Walid ở miền nam và cuộc phục kích xảy ra tại tỉnh Anbar của Iraq. Chính phủ Iraq do phe Shia cầm đầu đã công khai từ chối không đứng về phía nào trong cuộc nội chiến Syria. Baghdad nói việc cho các lực lượng thân Assad vào Iraq chỉ là một cử chỉ nhân đạo mà thôi và cảnh báo tất cả các bên tại Syria đừng mang tranh chấp của họ vào Iraq.

Đồng minh Hồi Giáo Ông Landis nói vụ phục kích này đường như là việc làm của chi nhánh al-Qaida tại Iraq phối hợp với những phần tử chủ chiến người Sunni có trụ sở tại Syria như Jabhat al-Nusra chẳng hạn. Ông nói “hầu hết những bộ tộc lớn dọc theo biên giới đều có thành viên ở cả hai bên Iraq và Syria. Họ giúp đỡ lẫn nhau bằng vũ khí, họ giúp đỡ lẫn nhau trong những cuộc tấn công vào những thành phần quân đội Syria trong vùng này. Người Sunni Syria đang làm việc với người Sunni Iraq chống lại chính phủ của người Shia tại Iraq và Syria, cả hai là đồng minh với Iran.” Phái Alawite của Tổng thống Assad là một nhánh của Hồi Giáo Shia. Thủ tướng Shia Nouri al-Maliki của Iraq cảnh báo là phe nổi dậy nắm quyền tại Syria có thể khuyến khích những phần tử chủ chiến người Sunni Iraq nỗ lực làm mất ổn định chính phủ của ông.

Anh, Mỹ xếp hạng kém về sức khỏe Cập nhật: 16:01 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Page 60: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Người dân Vương quốc Anh thuộc số dân nhiều bệnh tật nhất ở phương Tây bất chấp sáu thập niên hưởng dịch vụ y tế miễn phí, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet.

Chủ đề liên quan

Các nhà nghiên cứu quốc tế phân tích tỉ lệ bệnh tật và tử vong tại Anh từ 1990 đến 2010 so với 15 nước Tây Âu và Úc, Canada và Mỹ.

Họ mô tả kết quả tại Anh là “gây sốc” và nói Anh không giải quyết những nguy cơ sức khỏe trong dân số như huyết áp cao, béo phí, lạm dụng thuốc và rượu.

“Không ai lại nghĩ Anh quốc đứng gần chót bảng,” Tiến sĩ Christopher Murray, tác giả chính của báo cáo, nói.

Trong bảng xếp hạng về số năm khỏe mạnh trung bình trong đời người, Anh quốc xếp thứ 12. Đa số người Anh, theo nghiên cứu, có 68.6 năm khỏe mạnh mặc dù tuổi thọ trung bình là 79.9.

Hoa Kỳ xếp thứ 17 trên 19 nước, với 67.9 năm khỏe mạnh.

Tây Ban Nha đứng đầu với 70.9 năm khỏe mạnh so với tuổi thọ trung bình là 81.4.

Phần Lan xếp chót bảng – đa số người dân nước này chỉ có 67.3 năm khỏe mạnh so với tuổi thọ 80.1.

Các yếu tố hàng đầu ảnh hưởng sức khỏe người Anh là hút thuốc, huyết áp cao, béo phì, ít vận động, uống rượu và chế độ ăn uống kém.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo về việc xếp hàng chờ đợi tại phi trường

Page 61: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ Janet Napolitano

05.03.2013

Người đứng đầu Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, bà Janet Napolitano, khuyến cáo các hành khách nên ra phi trường sớm bởi vì các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ sẽ khiến hành khách phải xếp hàng dài chờ đợi để qua khám xét an ninh và thuế quan. Bà Napolitano, hôm thứ Hai, nói rằng tại nhiều phi trường bận rộn nhất nước Mỹ, kể cả các phi trường ở Atlanta, Chicago và Los Angeles, giờ đây khách du hành phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, sau khi các biện pháp bắt buộc giảm chi trở nên có hiệu lực từ giữa khuya hôm thứ Sáu vừa rồi. Bà Napolitano nói các điều kiện còn trở nên tệ hại hơn nữa nếu thêm nhiều nhân viên an ninh và thuế quan bị buộc phải nghỉ việc không ăn lương. Bộ trưởng Napolitano nói bà không muốn gây lo sợ cho hành khách, nhưng chỉ muốn thông tin cho họ biết rằng họ nên chuẩn bị để xếp hàng chờ đợi trong thời gian lâu hơn bình thường. Việc cắt giảm các dịch vụ tại phi trường chỉ là một trong những hậu quả của biện pháp tự động cắt giảm công chi có hiệu lực bắt đầu từ ngày thứ Bảy vừa rồi, sau khi Quốc hội Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách.

Chỉ số Dow Jones cao kỷ lục Cập nhật: 16:45 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013

Page 62: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Diễn biến chỉ số Dow Jones qua các tháng gần đây

Chỉ số Dow Jones đạt mức kỷ lục vào thứ Ba, quay trở lại về mức cao chưa từng được thấy kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chỉ số này đạt 14.226, vượt qua mức cao nhất 14.198 của tháng 10 năm 2007.

Sự phục hồi của thị trường cho thấy nhà đầu tư đang có lại niềm tin đối với nền kinh tế Mỹ, bất chấp khó khăn tài chính của Washington và quan ngại bao quanh khu vực đồng euro.

Như vậy, chỉ số Dow Jones đã tăng gần gấp đôi giá trị kể từ khi trượt xuống mức 6.550 vào lúc tâm điểm của cuộc khủng hoảng hồi tháng Ba năm 2009.

Phục hồi niềm tin

"Những số liệu chính nhìn rất khả quan. Các công ty đã sẵn sàng để đầu tư và tăng trưởng trở lại. Nếu may mắn, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi rõ ràng hơn vào nửa sau của năm nay," ông Paul Atkinson, giám đốc chi nhánh Bắc Mỹ của Quỹ quản lý tài sản Aberdeen bình luận.

Những tuần gần đây, giới đầu tư tỏ ra khả quan hơn trước dấu hiệu phục hồi của thị trường nhà đất, cũng như niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ.

Số liệu mới nhất cho thấy lượng nhà được bán đang tăng, trong lúc khu vực dịch vụ xây dựng nhà đang phục hồi khiêm tốn.

Trong lúc đó, niềm tin tiêu dùng bất ngờ phục hồi mạnh trong tháng Hai.

Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang có dấu hiệu đầu tư và thuê lao động trở lại, thay vì tích trữ tiền.

Giới chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng và đảm bảo lãi suất thấp đã giúp tăng tâm lý lạc quan, đồng thời cũng làm cho chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư thay vì trái phiếu.

Vào thứ Hai, Phó chủ Tịch Cục Dự trữ Liên Bang, Janet Yellen nói ngân hàng trung ương nên tiến hành chương trình nới lỏng định lượng 85 tỷ đôla một tháng.

Những giải pháp của ngân hàng trung ương đã bù đắp cho quan ngại về ngân quỹ của Mỹ và việc bất ổn chính trị ở Ý có thể lan rộng ra khắp khu vực đồng euro.

Tỷ phú Mexico Carlos Slim là người giàu nhất thế giới

Page 63: Tổ ch ức Ân xá Qu ốc T ế gặp 2 nhà ho ạt động cho Dân ch ủ ...Photo courtesy Nguyen Van Dai Ngày 27 tháng 2 v ừa qua, đaị diện c ủa T ổ ch ức Ân

Tỷ phú Carlos Slim (trái) 73 tuổi

05.03.2013

Ông trùm viễn thông Carlos Slim của Mexico và tỷ phú máy tính Bill Gates lại là hai người giàu nhất thế giới, theo kết quả do tạp chí Forbes thống kê. Cũng như năm ngoái, ông Slim và ông Gates đứng đầu danh sách tỷ phú thế giới hàng năm của tạp chí này. Forbes nói rằng ông Slim sở hữu tài sản trị giá 73 tỷ đôla và Gates sở hữu 67 tỷ đô la. Giám đốc điều hành công ty thời trang người Tây Ban Nha, ông Amanico Ortega, xếp thứ 3 với 57 tỷ đôla, tiếp theo là chủ ngân hàng đầu tư Warren Buffett và ông trùm ngành công nghệ Larry Ellison của Mỹ. Forbes cho biết người đàn ông giàu nhất châu Á là nhà tư bản công nghiệp Li Ka-shing của Hong Kong. Ông xếp thứ 8 trong danh sách với 31 tỷ đôla. Tạp chí này nói rằng hiện giờ có 1426 tỷ phú trên thế giới. Tất cả có tổng trị giá tài sản là 5,4 ngàn tỷ đôla. Hầu hết trong số họ đều sống ở Mỹ.