123
Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM, SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN HIỆN HÀNH SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH. 1/ KHÁI NIỆM VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN - Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán giữa kiểm toán viên và các bên có liên quan theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán có thể bao gồm cả những hướng dẫn và giải thích chung về các nguyên tắc nhưng nó cũng có thể bao gồm cả những hướng dẫn cụ thế trong thực tế kiểm toán kể cả việc sử dụng để đo lường và đánh giá chất lượng kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán thường có 2 hình thức thể hiện cơ bản là luật hoặc pháp lệnh về kiểm toán và chuẩn mực thực hành. 2/ SỰ PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN: - Trên thế giới chuẩn mực kiểm toán ở nhiều nước đã hình thành từ rất sớm nhưng mới chỉ dừng lại ở những hướng dẫn đơn giản về thủ tục kiểm toán. Cho tới năm 1948, Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi ( GAAS ). Đây được coi là chuẩn mực kiểm toán có sự đột phá về lí luận và thực tiễn kiểm toán. Chuẩn mực này gồm có 10 chuẩn mực chung chia thành 3 nhóm là : nhóm chuẩn mực chung ( 3 chuẩn mực ), nhóm chuẩn mực thực hành ( 3 chuẩn mực ) và nhóm chuẩn mực báo cáo ( 4 chuẩn mực ). Tiếp sau Mỹ, các nước khác cũng ban hành chuẩn mực kiểm toán cho hoạt động kiểm toán như Úc năm 1951, Đức năm 1964, Pháp năm 1971, Anh năm 1980. - Để hướng cho việc soạn thảo và ban hành những chuẩn mực cụ thể , Liên đoàn kế toán quốc tế đã soạn thảo và công bố các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế.Trong một số trường hợp các văn bản chỉ đạo này được đồng nghĩa với chuẩn mực của kiểm toán,Việc nghiên cứu có hệ thống các văn bản này để sử dụng tổng hợp theo loại vấn đề cụ thể giúp ít nhiều trong việc xây dựng các chuẩn mực kiểm toán. - Song song với các văn bản chỉ đạo kiểm toán, Liên đoàn kế toán quốc tế đã ủy nhiệm ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Mỗi chuẩn mực trình bày một vấn đề cụ thể trong kiểm toán.Cùng với sự tồn tại của chuẩn mực kiểm toán quốc tế, các quốc gia có thể tham khảo hoặc áp dụng những chuẩn mực này. - Ở Việt Nam, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành. Về cơ bản,các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế

So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM,SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN HIỆN HÀNH

SO VỚI BẢN DỰ THẢO CHUẨN BỊ BAN HÀNH.

1/ KHÁI NIỆM VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN - Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán giữa kiểm

toán viên và các bên có liên quan theo hướng và mục tiêu xác định. Chuẩn mực kiểm toán có thể bao gồm cả những hướng dẫn và giải thích chung về các nguyên tắc nhưng nó cũng có thể bao gồm cả những hướng dẫn cụ thế trong thực tế kiểm toán kể cả việc sử dụng để đo lường và đánh giá chất lượng kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán thường có 2 hình thức thể hiện cơ bản là luật hoặc pháp lệnh về kiểm toán và chuẩn mực thực hành.

2/ SỰ PHÁT TRIỂN CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN:- Trên thế giới chuẩn mực kiểm toán ở nhiều nước đã hình thành từ rất sớm nhưng mới chỉ dừng lại ở những hướng dẫn đơn giản về thủ tục kiểm

toán. Cho tới năm 1948, Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi ( GAAS ). Đây được coi là chuẩn mực kiểm toán có sự đột phá về lí luận và thực tiễn kiểm toán. Chuẩn mực này gồm có 10 chuẩn mực chung chia thành 3 nhóm là : nhóm chuẩn mực chung ( 3 chuẩn mực ), nhóm chuẩn mực thực hành ( 3 chuẩn mực ) và nhóm chuẩn mực báo cáo ( 4 chuẩn mực ). Tiếp sau Mỹ, các nước khác cũng ban hành chuẩn mực kiểm toán cho hoạt động kiểm toán như Úc năm 1951, Đức năm 1964, Pháp năm 1971, Anh năm 1980.

- Để hướng cho việc soạn thảo và ban hành những chuẩn mực cụ thể , Liên đoàn kế toán quốc tế đã soạn thảo và công bố các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế.Trong một số trường hợp các văn bản chỉ đạo này được đồng nghĩa với chuẩn mực của kiểm toán,Việc nghiên cứu có hệ thống các văn bản này để sử dụng tổng hợp theo loại vấn đề cụ thể giúp ít nhiều trong việc xây dựng các chuẩn mực kiểm toán.

- Song song với các văn bản chỉ đạo kiểm toán, Liên đoàn kế toán quốc tế đã ủy nhiệm ban hành hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán. Mỗi chuẩn mực trình bày một vấn đề cụ thể trong kiểm toán.Cùng với sự tồn tại của chuẩn mực kiểm toán quốc tế, các quốc gia có thể tham khảo hoặc áp dụng những chuẩn mực này.

- Ở Việt Nam, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành. Về cơ bản,các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế ( có sự chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện Việt Nam ). Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cho hoạt động kiểm toán Việt Nam có thể xây dựng chuẩn mực nhanh chóng, hội nhập với thế giới mà vẫn phù hợp với đặc điểm hoạt động này ở Việt Nam. Ngày 13/5/1991, Bộ Tài chính đã ký quyết định thành lập hai công ty Kiểm toán đầu tiên: Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam –AASC (nay là công ty TNHH Tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán. Hoạt động kiểm toán độc lập cũng lần đầu tiên được luật hóa bằng việc Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân được ban hành kèm Nghị Định số 07/CP ngày 29/1/1994. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005) đã tạo một “luồng gió mới”, đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam. Cho tới nay,Việt Nam đã chính thức ban hành 7 đợt gồm có 37 chuẩn mực.

Đợt 1: Ban hành bốn (04) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam : (Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)1. Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính;2. Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán;3. Chuẩn mực số 230: Hồ sơ kiểm toán;

Page 2: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

4. Chuẩn mực số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Đợt 2: Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 2) : (Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)1. Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm toán báo cáo tài chính;2. Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh;3. Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán;4. Chuẩn mực số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính;5. Chuẩn mực số 520 - Quy trình phân tích;6. Chuẩn mực số 580 - Giải trình của Giám đốc.

Đợt 3 : Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3) : Ban hành theo Quyết định số143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính1. Chuẩn mực số 240 - Gian lận và sai sót;2. Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán;3. Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;4. Chuẩn mực số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác;5. Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán;6. Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.

Đợt 4 : Ban hành năm (05) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 4) : Ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lợng hoạt động kiểm toán;2. Chuẩn mực số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán;3. Chuẩn mực số 501 - Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt;4. Chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính;5. Chuẩn mực số 600 - Sử dụng t liệu của kiểm toán viên khác.

Đợt 5 : Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 5) : Ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chuẩn mực số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;2. Chuẩn mực số 550 - Các bên liên quan;

3. Chuẩn mực số 570 - Hoạt động liên tục; 4. Chuẩn mực số 800 - Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt ;

5. Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét báo cáo tài chính;6. Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước.

Page 3: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Đợt 6 : Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 6) : Ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chuẩn mực 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài2. Chuẩn mực 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia3. Chuẩn mực 710 - Thông tin có tính so sánh4. Chuẩn mực 720 - Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán

5. Chuẩn mực 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính

6. Chuẩn mực 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

Đợt 7 : Ban hành bốn (04) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 7) : Ban hành theo Quyết định số 101/2005 /QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chuẩn mực 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;2. Chuẩn mực 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro;3. Chuẩn mực 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài;4. Chuẩn mực 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.

3/ Một số điểm mới thay đổi trong chuẩn mực kiểm toán dự thảo so với chuẩn mực kiểm toán hiện hành:+ Dự thảo CMKiT có 37 chuẩn mới như CMKiT hiện hành nhưng trong bộ chuẩn mực dự thảo có một chuẩn mực có 1 số (Chuẩn mực về

kiểm soát chất lượng số 1) .+ Dự thảo CMKiT được thiết kế rỏ ràng, cụ thể hơn với 3 phần lớn : Quy định chung, nội dung chuẩn mực và hướng dẫn áp dụng trong khi

chuẩn mực hiện hành có hai phần Quy định chung và nội dung chuẩn mực (hướng dẫn thực hiện được lồng ghép trong nội dung chuẩn mực).+ Một số chuẩn mực của bản dự thào có thêm phần lưu ý khi thực hiện kiểm toán đối với lĩnh vực công (các chuẩn mực hiện hành không

có).- Một số thuật ngữ được thay đổi :

+ “Cty kiểm toán” được thay bằng “Doanh nghiệp kiểm toán”.+ “Cty kiểm toán đã thực hiện trước đó” được thay bằng “KTV tiền nhiệm”.+ “Ý kiến chấp nhận từng phần” được thay bằng “Ý kiến ngoại trừ”.+ “Ý kiến không chấp nhận” được thay bằng “Ý kiến trái ngược”.+ “Thông tin về lĩnh vực hoặc khu vực địa lý” được thay bằng “ Thông tin bộ phận”.

4/ Phần tóm tắt và so sánh từng chuẩn mực:

Chuẩn mực kiểm toán hiện hành

Chuẩn mực kiểm toán dự thảoSo sánh

Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính

Page 4: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Quy định chungMục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính. Đưa ra ý

kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.Nội dung chuẩn mực

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chínhMục tiêu là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế

toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng

thông tin tài chính của đơn vị.Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước;- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;( Tính bí mật; Tư cách nghề nghiệp)- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.Phạm vi kiểm toán"Phạm vi kiểm toán" là những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiết.Đảm bảo hợp lý"Đảm bảo hợp lý" là khái niệm liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết giúp kiểm toán viên báo cáo tài chính.- Thu thập bằng chứng kiểm toán;Trách nhiệm đối với báo cáo tài chính

Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình bàyKiểm toán viên và công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính.Việc kiểm toán báo cáo tài chính không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo tài

chính.Chuẩn mực số 200:Mục tiêu tổng thể của Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Quy định chung- Phạm vi áp dụng quy định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính- Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

Nội dung chuẩn mựcYêu cầu- Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính- Thái độ hoài nghi nghề nghiệp

Page 5: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Xét đoán chuyên môn- Bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp và rủi ro kiểm toán- Thực hiện cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt NamTuân thủ các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toánMục tiêu quy định trong từng chuẩn mực kiểm toánTuân thủ các quy định có liên quanKhông đạt được mục tiêuNếu không thể đạt được một mục tiêu quy định trong một chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán

Chuẩn mực số 200

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính

Tên gọi: Mục tiêu tổng thể của Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (thể hiện rõ hơn nội dung của CM)

Phạm vi: quy định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính

Phạm vi: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Giải thích thuật ngữ chủ yếu là các tính chất trong báo cáo kiểm toán

Giải thích thuật ngữ của các đối tượng chủ thể, các tài liệu và các tính chất trong báo cáo

Nội dung: Nội dung:- Không có - Không đạt được mục tiêu Nếu

không thể đạt được một mục tiêu quy định trong một chuẩn mực kiểm toán thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp

Page 6: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;

nhận toàn phần hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán

- Tuân thủ các quy định có liên quan

- Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán

- Mỗi chuẩn mực kiểm toán gồm 03 phần: quy định chung, nội dung chuẩn mực và hướng dẫn áp dụng

- Không có - Hướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán

Quy định chung

Chuẩn mực này hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản của hợp đồng kiểm toán..

Nội dung chuẩn mựcCông ty kiểm toán và khách hàng khi ký kết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng dịch vụ hoặc ký văn bản cam kết khác thay cho hợp đồng phải tuân thủ

các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế.

Page 7: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ các điều khoản chung của hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành, có thể thay đổi phù hợp với sự thoả thuận của các bên, nhưng phải bao gồm các yếu tố chủ yếu (được nêu rõ trong chuẩn mực)

Công ty kiểm toán có thể bổ sung thêm các nội dung đưa vào hợp đồng kiểm toán ."Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán"Kiểm toán đơn vị cấp dướiPhải xem xét các yếu tố sau để quyết định việc lập và ký hợp đồng kiểm toán riêng cho đơn vị cấp dưới:- Người chịu trách nhiệm chọn công ty kiểm toán cho đơn vị cấp dưới;- Yêu cầu cần có báo cáo kiểm toán riêng cho đơn vị cấp dưới;- Những yêu cầu pháp luật;- Phạm vi kiểm toán do công ty kiểm toán khác thực hiện;- Mức độ kiểm toán hoặc phân cấp quản lý của đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dưới;- Mức độ độc lập của Giám đốc đơn vị cấp dưới.Công ty kiểm toán và đơn vị cấp dưới phải tuân thủ theo hợp đồng kiểm toán đã ký giữa đơn vị cấp trên với công ty kiểm toánTrường hợp đơn vị cấp dưới có những thoả thuận riêng thì công ty kiểm toán và đơn vị cấp dưới có thể thoả thuận để ký hợp đồng riêng hoặc một

bản phụ lục bổ sung kèm theo hợp đồng do cấp trên đã ký.Hợp đồng kiểm toán nhiều nămCông ty kiểm toán và khách hàng được phép ký hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính.Hợp đồng kiểm toán được lập lại cho năm kiểm toán hiện hành khi phát sinh các trường hợp cụ thể cho phép.Chấp nhận sửa đổi hợp đồng

Công ty kiểm toán sẽ không chấp nhận thay đổi hợp đồng nếu không có đủ lý do chính đáng. Ngược lại thì công ty kiểm toán phải đình chỉ ngay công việc kiểm toán và phải thông báo cho các bên theo quy định hợp đồng, Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông về những lý do dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng kiểm toán.Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán

Quy định chungPhạm vi áp dụng Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp).Mục tiêu- Thiết lập được các tiền đề của một cuộc kiểm toán;

- Xác nhận rằng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc, Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thống nhất được các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.Nội dung chuẩn mựcYêu cầuTiền đề của một cuộc kiểm toán - Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính; - Đạt được thỏa thuận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;Giới hạn phạm vi trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Page 8: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận hợp đồng kiểm toán bị giới hạn sẽ dẫn đến việc kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính, trừ khi pháp luật và các quy định khác yêu cầu phải chấp nhận hợp đồng đó. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán Nếu không có đầy đủ tiền đề của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.Thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán các điều khoản thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng kiểm toán hoặc một hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản phù hợp (như Thư hẹn kiểm toán) Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính; Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán; Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán; Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính Dự kiến về hình thức và nội dung báo cáo mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ phát hànhCác cuộc kiểm toán nhiều năm Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán được phép ký hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính. Và có xem xét sửa đổiChấp nhận thay đổi điều khoản hợp đồng kiểm toán Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể thay đổi các điều khoản của hợp đồng kiểm toán nếu có lý do phù hợp với các điều kiện được nêu trong chuẩn mực và ngược lại Rút khỏi cuộc kiểm toán và chấm dứt hợp đồng kiểm toán; Xác định trách nhiệm (theo hợp đồng hoặc quy định khác) trong việc báo cáo cho các bên khác.Các vấn đề cần xem xét thêm trong quá trình chấp nhận hợp đồng kiểm toán Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính được pháp luật và các quy định bổ sung Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính theo yêu cầu của pháp luật và các quy định – Các vấn đề khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán Báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể như về cách trình bày hoặc ngôn từ đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Chuẩn mực số 210

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Hợp đồng kiểm toán Tên gọi: Hợp đồng kiểm toánPhạm vi: Chuẩn mực này hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản của hợp đồng kiểm toán

Phạm vi: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp).

Page 9: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Không có Mục tiêuMục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán

Giải thích thuật ngữ “Hợp đồng kiểm toán”

Giải thích thuật ngữ : giải thích nhiều từ, cụm từ có trong hợp đồng kiểm toán

Nội dung chuẩn mực:Qui định chi tiết nội dung của hợp đồng kiểm toán

Kiểm toán đơn vị cấp dưới

Nội dung chuẩn mực:Nhấn mạnh về xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chínhKiểm toán đơn vị thành viênPhân định rõ từng nhóm nội dung mà chuẩn mực yêu cầu đối với hợp đồng kiểm toán

Hướng dẫn thực hiện:Không có

Hướng dẫn thực hiện:Hướng dẫn cụ thể về hợp đồng và có kèm theo các phụ lụcPhần Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có 2 loại “báo cáo tài chính cho mục đích chung” và “báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt”Có phần lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công

Chuẩn mực số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toánQuy định chung

- Mục đích của chuẩn mực này là qui định và hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục cơ bản trong việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trên các phương diện:

a. Các chính sách và thủ tục của công ty kiểm toán liên quan đến hoạt động kiểm toán;b. Những thủ tục liên quan đến công việc được giao cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán trong một cuộc kiểm toán cụ thể.- Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan

Page 10: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

của công ty kiểm toán.

Nội dung chuẩn mựcCông ty kiểm toán

Xây dựng, thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán.

Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán thường áp dụng kết hợp các chính sách sau: -Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.Kỹ năng và năng lực chuyên môn .Giao việc.Hướng dẫn và giám sát.Tham khảo ý kiến. Duy trì và chấp nhận. Kiểm tra.

Từng hợp đồng kiểm toánáp dụng những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty cho từng hợp đồng kiểm toán một cách thích hợp.Hướng dẫn- Kiểm toán viên phải hướng dẫn trợ lý kiểm toán những nội dung cần thiết liên quan đến cuộc kiểm.Giám sát- Giám sát có mối liên hệ chặt chẽ với hướng dẫn và kiểm tra.- chức năng:a. Giám sátb. Nắm bắt và xác định , điều chỉnh kế hoạch và chương trình;c. Xử lý các vấn đề chuyên môn;- trách nhiệm: Nếu phát hiện có sự sai phạm của nhân viên phải báo cho người có thẩm quyền để xử lý;Kiểm tra

Page 11: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Người có năng lực chuyên môn bằng hoặc cao hơn kiểm toán viên kiểm tra lại.thường xuyên kiểm tra:

-Thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán; -Việc đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; -Việc lưu vào hồ sơ kiểm toán những bằng chứng kiểm toán; -Báo cáo tài chính. -thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm hoặc báo cáo Giám đốc ,đưa ra cuộc họp các thành viên chủ chốt trong công ty.Chuẩn mực số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chínhQuy định chungPhạm vi áp dụng

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực này cũng quy định trách nhiệm của người soát xét việc kiểm soát chất lượng trong một cuộc kiểm toán. Chuẩn mực này cần được áp dụng trong mối liên hệ với chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.Hệ thống kiểm soát chất lượng và vai trò của nhóm kiểm toán

Các báo cáo kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán phát hành là phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.Mục tiêu

Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng cuộc kiểm toán nhằm cung cấp cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sự đảm bảo hợp lý rằng: Cuộc kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan; và Báo cáo kiểm toán phát hành là phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.Nội dung chuẩn mựcYêu cầuTrách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toánChuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan

thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải duy trì sự cảnh giác đối với những bằng chứng.Ban Giám đốc phải đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Tính độc lập - Thành viên Ban Giám đốc đưa ra kết luận về sự tuân thủ các quy định về tính độc lập.Thu thập các thông tin;Đánh giá thông tin;Tiến hành các biện pháp thích hợp.Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toánThành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải chứng minh các kết luận đưa ra về vấn đề này là phù hợp.Phân công nhóm kiểm toán - nhóm kiểm toán và các chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp.Thực hiện cuộc kiểm toánHướng dẫn, giám sát và thực hiệnSoát xét

Page 12: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Tham khảo ý kiến tư vấn - Soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toánGiám sát - một quy trình giám sát được thiết kế nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kiểm toán mức độ bảo đảm hợp lý, phù hợp, đầy đủ và có hiệu quả.Tài liệu, hồ sơ kiểm toán - Kiểm toán viên phải lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về những nội dung các vấn đề đã phát hiện, Kết luận về việc tuân thủ, Kết luận về việc chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng , Nội dung, phạm vi và các kết luận có được từ việc tham khảo ý kiến tư vấn. - phải lưu lại tài liệu về những nội dung sau: Các thủ tục đã được thực hiện theo quy định; Quy trình soát xét; Ý kiến của người soát xét.

Chuẩn mực số 220Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Tên gọi: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính

Qui định chungqui định và hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục cơ bản

Qui định chungquy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, quy định trách nhiệm của người soát xét việc kiểm soát chất lượng , Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Phạm vi: áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác

Phạm vi: áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và Các báo cáo kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán phát hành là phù hợp

Giải thích thuật ngữ:Chỉ giải thích 1 số thuật ngữ trong phạm vi kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán

Giải thích thuật ngữ: giải thích nhiều và cụ thể hơn về các từ sử dụng trong báo cáo kiểm toán

Nội dung:Xây dựng, thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng

Nội dung:Qui định cụ thể Trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đối

Page 13: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

với chất lượng hoạt động kiểm toán

Không có Hướng dẫn thực hiệnLưu ý khi sử dụng một thành viên trong nhóm kiểm toán có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toánLưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏLưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công

Chuẩn mực số 230 - Hồ sơ kiểm toánQuy định chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính.

Nội dung chuẩn mựcNội dung và hình thức hồ sơ kiểm toánKiểm toán viên phải- lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết.- ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến:

Page 14: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Kế hoạch kiểm toán;- Việc thực hiện cuộc kiểm toán; Nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đã được thực hiện;- Kết quả của các thủ tục đã thực hiện;- Những kết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.Hồ sơ kiểm toán phải lưu giữ kết quả kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của từng cấp có thẩm quyền theo quy định của công ty kiểm toán.Phạm vi và nội dung mỗi hồ sơ kiểm toán được lập tuỳ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên.Hình thức và nội dung hồ sơ kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:+ Mục đích và nội dung cuộc kiểm toán;+ Hình thức báo cáo kiểm toán;+ Đặc điểm và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng;+ Bản chất và thực trạng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng;+ Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán được sử dụng trong quá trình kiểm toán;+ Nhu cầu về hướng dẫn, kiểm tra và soát xét những công việc do trợ lý kiểm toán và cộng tác viên thực hiện trong một số trường hợp cụ thể;+ Trường hợp có đồng thời từ hai (2) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện cuộc kiểm toán.Hồ sơ kiểm toán được lập theo mẫu biểu và quy trình kiểm toán do công ty kiểm toán quy định và Kiểm toán viên được phép sử dụng.Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp phù hợp với từng khách hàng và cho từng hợp đồng kiểm toán.Mỗi hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai (2) loại:- Hồ sơ kiểm toán chung; có qui định cụ thể nội dung hồ sơ- Hồ sơ kiểm toán năm; có qui định cụ thể nội dung hồ sơTrường hợp có từ hai (2) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một cuộc kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán được lập theo sự phân công công việc của

từng bên.Tính bí mật, an toàn, lưu giữ và sở hữu hồ sơ kiểm toánKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải giữ bí mật và bảo đảm an toàn hồ sơ kiểm toán.Hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu và là tài sản của công ty kiểm toán.Kiểm toán viên được phép cung cấp một phần hoặc toàn bộ tài liệu do công ty kiểm toán quyết định.

Chuẩn mực số 230: Tài liệu hồ sơ kiểm toánQuy định chungPhạm vi áp dụng Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về việc lập tài liệu, hồ sơ kiểm toán cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Phụ lục số 01 của Chuẩn mực này cung cấp danh sách các chuẩn mực kiểm toán khác có các quy định và hướng dẫn cụ thể về tài liệu, hồ sơ kiểm toán.Mục tiêu Ghi chép đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán; Làm bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có liên quan.Nội dung chuẩn mực

Page 15: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Yêu cầu Lập tài liệu kiểm toán kịp thời Ghi chép các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và các bằng chứng kiểm toán đã thu thập Hình thức, nội dung và phạm vi của tài liệu kiểm toán Kiểm toán viên phải lập đầy đủ tài liệu kiểm toán: - Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán; - Kết quả và bằng chứng kiểm toán đã thu thập; - Các vấn đề quan trọng phát sinh, kết luận đưa ra và các xét đoán chuyên môn quan trọng.

Kiểm toán viên phải ghi lại : nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: - Đặc điểm xác định; - Người thực hiện thủ tục kiểm toán và ngày hoàn thành thủ tục đó; - Người soát xét kết quả kiểm toán, thời gian và phạm vi của việc soát xét. nội dung của những cuộc thảo luận, thời gian và người tham gia thảo luận.

cách giải quyết vấn đề không nhất quán.Không áp dụng một quy định - Kiểm toán viên phải ghi lại cách thức thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế nhằm đạt được mục tiêu của yêu cầu này và lý do của việc không tuân thủ. Các vấn đề phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán -Kiểm toán viên phải ghi lại Các thông tin về trường hợp đặc biệt này; Các thủ tục kiểm toán mới hoặc các thủ tục kiểm toán bổ sung đã thực hiện; Người lập, người soát xét thay đổi của tài liệu kiểm toán và thời điểm thực hiện. Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán Kiểm toán viên phải phân loại, sắp xếp tài liệu kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán theo trật tự nhất định. kiểm toán viên không được xóa hay hủy bỏ bất cứ tài liệu kiểm toán nào trước khi hết thời hạn lưu trữ. kiểm toán viên phải ghi chép lại : -Lý do cụ thể của việc sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu kiểm toán; -Người lập, người soát xét và thời điểm thực hiện.

Chuẩn mực số 230Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Hồ sơ kiểm toán Tên gọi: Tài liệu hồ sơ kiểm toánQui định chungnguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán

Qui định chungquy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về việc lập tài liệu, hồ sơ kiểm toán

Phạm vi: Chuẩn mực này áp dụng Phạm vi:

Page 16: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

cho việc lập hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính.

việc lập tài liệu, hồ sơ kiểm toán cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Giải thích thuật ngữ:Chỉ giải thích 1 số thuật ngữ trong phạm vi chuẩn mực : Hồ sơ kiểm toán; Hồ sơ kiểm toán chung; Hồ sơ kiểm toán năm.

Giải thích thuật ngữ:Tài liệu kiểm toán; Hồ sơ kiểm toán;Kiểm toán viên có kinh nghiệm.

Nội dung:Yêu cầu cụ thể đối với kiểm toán viên về lưu trữ hồ sơ.

Nội dung:Yêu cầu cụ thể đối với kiểm toán viên về lưu trữ hồ sơ và ghi chép chi tiết về các tài liệu.

Không có Hướng dẫn thực hiện cụ thể và có Phụ lục số 01 của Chuẩn mực này cung cấp danh sách các chuẩn mực kiểm toán khác có các quy định và hướng dẫn cụ thể về tài liệu, hồ sơ kiểm toán

Chuẩn mực số 240 – Gian lận và sai sótQuy định chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc xem xét gian lận và sai sót trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Page 17: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Nội dung chuẩn mựcTrách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu)

Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót.Trách nhiệm của kiểm toán viên công ty kiểm toán

Giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sótĐánh giá rủi ro

Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị về mọi gian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được.Những tình huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận hoặc sai sót, gồm:

- Các vấn đề liên quan đến tính chính trực hoặc năng lực của Ban Giám đốc;- Các sức ép bất thường đối với đơn vị;- Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường;- Những khó khăn liên quan đến thu nhập đầy đủ bằng kiểm toán thích hợp;- Những nhân tố từ môi trường tin học liên quan đến các tình huống và sự kiện nêu trên.

Phát hiệnTrên cơ sở đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng

Page 18: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện.Những hạn chế vốn có của kiểm toán

không phát hiện hết các sai phạm làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Sai phạm trọng yếu do gian lận cao hơn sai phạm trọng yếu do sai sót.Những thủ tục cần được tiến hành khi có dấu hiệu gian lận họăc sai sót.

Trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng gian lận hoặc sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thực hiện sửa đổi và bổ sung những thủ tục kiểm toán thích hợp.Mức độ sửa đổi và bổ sung các thủ tục kiểm toán phụ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viênThông báo về gian lận và sai sótThông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu)Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toánThông báo cho cơ quan chức năng có liên quan.

Nếu đơn vị được kiểm toán có gian lận hoặc sai sót mà theo quy định của pháp luật.Kiểm toán viên và công ty kiểm toán rút khỏi hợp đồng kiểm toán: gian lận hoặc sai sót liên quan đến cấp lãnh đạo cao nhất trong đơn vị; việc tiếp tục duy trì quan hệ của kiểm toán viên với đơn vị được kiểm toán.Chuẩn mực số 240 – Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chínhQuy định chungPhạm vi áp dụng - Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.Đặc điểm của gian lận - Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận - Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.Trách nhiệm của kiểm toán viên - Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay khôngMục tiêu -Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là: -Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận; -Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận; -Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã được xác định hoặc có nghi vấn.

Nội dung chuẩn mựcYêu cầuThái độ hoài nghi nghề nghiệp -kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán, phải nhận thức được khả năng có thể tồn tại sai sót trọng yếu do gian lận.

Page 19: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Thảo luận trong nhóm kiểm toánThủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan -tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, kiểm soát nội bộ của đơn vị, thu thập thông tin nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. -Kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về: Đánh giá về rủi ro; Quy trình về xác định và xử lý rủi ro có gian lận;Ban quản trị -Tìm hiểu cách thức mà Ban quản trị thực hiện chức năng giám sát quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị của Ban Giám đốc và kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc thiết lập để giảm thiểu các rủi ro này. Các mối quan hệ bất thường hoặc ngoài dự kiến đã được xác định Các thông tin khác -Cân nhắc xem các thông tin khác do kiểm toán viên thu thập được có dấu hiệu về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không. Đánh giá các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận -Kiểm toán viên phải đánh giá xem các thông tin thu thập được từ các thủ tục đánh giá rủi ro khác và các hoạt động liên quan có dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một hoặc nhiều yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận hay không.Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận - Kiểm toán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính, và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giáBiện pháp xử lý tổng thể -Xác định biện pháp xử lý tổng thể để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Đánh giá bằng chứng kiểm toán Kiểm toán viên không thể tiếp tục hợp đồng kiểm toánDo kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, kiểm toán viên phải Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép; Giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc và Ban quản trị Trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán Trao đổi với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật có liên quan Tài liệu, hồ sơ kiểm toánChuẩn mực số 240Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Gian lận và sai sót Tên gọi: Trách nhiệm của kiểm

toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

Qui định chungquy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức liên quan đến trách nhiệm của kiểm

Qui định chungGiống như CMKiT hiện hành nhưng cụ thể hơn có phần đặc điểm, trách nhiệm, mục tiêu.

Page 20: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

toán viên và công ty kiểm toán trong việc xem xét gian lận và sai sótPhạm vi: xem xét gian lận và sai sót trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Phạm vi: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này: Gian lận, Sai sót.

Giải thích thuật ngữ:Gian lận, Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận.

Nội dung:Trách nhiệm của Ban giám đốc và kiểm toán viên, cách đánh giá và phát hiện gian lận sai sót trong quá trình kiểm toán

Nội dung:Chia làm 4 phần : Yêu cầu, đặc điểm, đánh giá và biện pháp xử lý (cụ thể, chi tiết và chặt chẽ hơn)

phụ lục số 01

ví dụ về những tình huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro do gian lận hoặc sai sót

Hướng dẫn thực hiện cụ thể và có 3 Phụ lục đưa ra những tình huống xảy ra dẫn đến gian lận sai sót

Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chínhQuy định chungMục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến

kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Page 21: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Nội dung chuẩn mựcTrách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc tuân thủ pháp luật và các

quy địnhGiám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành;

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định trong đơn vị.Đơn vị được kiểm toán phải áp dụng các biện pháp và thủ tục nhằm ngăn ngừa, phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy địnhXem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy địnhkiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ giúp cho đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện một phần các hành vi không tuân thủ pháp luật và các

quy định.Các thủ tục phải thực hiện khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định

Kiểm toán viên phải luôn chú ý tới các dấu hiệu dẫn đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị.Tìm hiểu rõ tính chất của hành vi, hoàn cảnh phát sinh hành vi và những thông tin liên quan để đánh giá ảnh hưởng có thể có đến báo cáo tài chính.Xem xét Khả năng xảy ra hậu quả về tài chính, thậm chí dẫn đến rủi ro buộc đơn vị được kiểm toán phải ngừng hoạt động;- Sự cần thiết phải giải trình hậu quả về tài chính trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính;- Mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.Ghi lại và lưu hồ sơ kiểm toán những phát hiện đó và thảo luận với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) của đơn vị được kiểm toán.Thảo luận, trao đổi với các chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc cơ quan chức năng có liên quan về các hành vi bị nghi ngờ là không tuân thủ ảnh

hưởng đến báo cáo tài chính.Xem xét ảnh hưởng của việc thiếu bằng chứng và phải trình bày điều đó trong báo cáo kiểm toán.

Phân tích hậu quả của việc không quân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến công việc kiểm toán. đánh giá lại rủi ro và xem xét lại các bản giải trình của Giám đốc

Thông báo những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy địnhThông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toánThông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhThông báo cho cơ quan chức năng có liên quan

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán rút khỏi hợp đồng kiểm toán

Page 22: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chínhQuy định chung

Phạm vi áp dụngBộ phận kiểm toán nội bộ;Ban kiểm soát;Bộ phận quản lý việc tuân thủ pháp luật.

Ảnh hưởng của pháp luật và các quy địnhẢnh hưởng của pháp luật và các quy định đối với báo cáo tài chính có thể khác nhau đáng kể

Trách nhiệm tuân thủ pháp luật và các quy địnhTrách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán tuân thủ các điều khoản của luật và các quy định về các số liệu và thuyết minh được trình

bày trên báo cáo tài chính.Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

Mục tiêuMục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là: Thu thập đầy đủ bằng chứng; Thực hiện các thủ tục kiểm toán cụ thể; Có biện pháp xử

lý phù hợp.Nội dung chuẩn mựcYêu cầuXem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy định - Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị theo quy định tại đoạn kiểm toán viên phải thu thập những hiểu biết chung về: Khuôn khổ pháp luật và các quy định ;

Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợpKiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục kiểm toán:Phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị;Kiểm tra các văn bản, tài liệu.luôn duy trì sự cảnh giác đối với khả năng các thủ tục kiểm toán .yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp) cung cấp giải trình bằng văn bản.Các thủ tục kiểm toán khi phát hiện hoặc nghi ngờ có hành vi không tuân thủHiểu biết về bản chất của hành vi và hoàn cảnh xuất hiện hành vi;Những thông tin bổ sung để đánh giá ảnh hưởng có thể có đối với báo cáo tài chính.Kiểm toán viên phải thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán.Đánh giá ảnh hưởng của những hành vi không tuân thủ đến những khía cạnh khác của cuộc kiểm toán.

Báo cáo về phát hiện hoặc nghi ngờ có hành vi không tuân thủBáo cáo với Ban quản trị đơn vị về hành vi không tuân thủ

Kiểm toán viên phải thông báo với Ban quản trị những vấn đề liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định mà kiểm toán viên nhận thấy trong quá trình kiểm toán.

Page 23: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Báo cáo về hành vi không tuân thủ trong Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chínhVề hành vi không tuân thủ có ảnh hưởng trọng yếu.Nếu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị ngăn cản.Nếu kiểm toán viên không thể xác định do hạn chế phạm vi kiểm toán.

Báo cáo về hành vi không tuân thủ cho cơ quan có thẩm quyềnTài liệu, hồ sơ kiểm toán

Kiểm toán viên phải lưu vào hồ sơ kiểm toán các tài liệu, cũng như kết quả thảo luận với Ban Giám đốc, Ban quản trị và các bên liên quan ngoài đơn vị.Mối quan hệ với kiểm toán viên khác

yêu cầu cung cấp thông tin về đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên tiền nhiệm phải có trách nhiệm đưa ra những thông tin về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, lý do chấm dứt hợp đồng và các khuyến nghị (nếu có);Chuẩn mực số 250Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Tên gọi: Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Qui định chungquy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng liên quan đến kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Qui định chungTrách nhiệm của Ban

Giám đốc đơn vị được kiểm toán Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Phạm vi:áp dụng cho cuộc kiểm toán

báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác. Chuẩn mực này không áp dụng cho cuộc kiểm toán tuân thủ do công ty kiểm toán thực hiện được lập thành hợp đồng

Phạm vi: Bộ phận kiểm toán nội bộ;

Ban kiểm soát; Bộ phận quản lý việc tuân thủ pháp luật.

Page 24: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

riêng.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này: Pháp luật và các quy định; Không tuân thủ.

Giải thích thuật ngữ:Hành vi không tuân thủ, pháp luật và các quy định khác.

Nội dung:Trách nhiệm của đơn vị

được kiểm toán trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định, Xem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy định

Nội dung:

Xem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy định

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

phụ lục số 01các dấu hiệu chủ yếu dẫn đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định

Hướng dẫn thực hiện

Chi tiết từng nội dung yêu cầu của chuẩn mực có những tình huống và dấu hiệu việc không tuân thủ.Có phần Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công

Chuẩn mực 260- Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với lãnh đạo đơn vị được kiểm toánQuy định chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc trao đổi các vấn đề phát sinh khi kiểm toán giữa kiểm toán viên và công ty kiểm toán với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.

Nội dung chuẩn mựcKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định những người liên quan đến Ban lãnh đạo và những người sẽ trao đổi các vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề về quản trị đơn vị phát sinh khi kiểm toán ở đơn vị được kiểm toánkiểm toán viên phải xác định ai là người trong Ban lãnh đạo và ai là người cần trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán- Xác định những người liên quan sẽ thực hiện trao đổi thông tin; và- Xác định một tư cách cụ thể vấn đề quan trọng nào về quản trị cần được trao đổi pháp tiếp cận tổng quát và toàn bộ phạm vi kiểm toán, bao gồm cả giới hạn dự kiến hoặc những yêu cầu bổ sung

Page 25: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Những thay đổi hoặc việc lựa chọn chính sách và thông lệ kế toán tác động đáng kể đến báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toánTác động tiềm tàng của những rủi ro quan trọng đối với báo cáo tài chínhNhững bút toán điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, cho dù đơn vị được kiểm toán có thực hiện hay không, có thể tác động quan trọng đến báo cáo tài chính của đơn vịCác ý kiến bất đồng với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán về những vấn đề mang tính nghiệp vụ hay nguyên tắcThời gian trao đổi thông tin Kiểm toán viên phải kịp thời trao đổi những vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề về quản trị đơn vị phát sinh trong quá trình kiểm toán Hình thức trao đổi thông tin Kiểm toán viên có thể trao đổi với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán bằng lời hoặc bằng văn bản tùy vào tổ chức quản lý và quy trình trao đổi thông tin của đơn vị được kiểm toán Tính chất, tính nhạy cảm và tầm quan trọng của những vấn đề quan trọng về quản trị Những thỏa thuận được thực hiện liên quan đến những buổi họp hoặc báo cáo định kỳ hoạt động về các vấn đề quan trọng các vấn đề quan trọng về quản trị được trao đổi bằng lời, kiểm toán viên phải lập thành văn bản những vấn đề đã trao đổi, kể cả các thông tin phản hồi Bảo mậtTrường hợp các văn bản pháp luật có quy định về bảo mật làm hạn chế việc trao đổi thông tin những vấn đề quan trọng về mặt quản trị khi trao đổi với người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên có thể yêu cầu sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn pháp luật Luật định. Nếu văn bản pháp luật có quy định yêu cầu kiểm toán viên và công ty kiểm toán trao đổi những thông tin liên quan đến quản trị mà không được quy định trong chuẩn mực này thì vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của văn bản pháp luật đó

Chuẩn mực 260- Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

Quy định chung Do tầm quan trọng và hiệu quả của việc trao đổi thông tin 2 chiều trong quá trình kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán này đưa ra các quy định về nội dung cần trao đổi giữa kiểm toán viên với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, đồng thời hướng dẫn một số vấn đề cụ thể cần trao đổi

Vai trò của quá trình trao đổiMục tiêuNội dung chuẩn mựcYêu cầu- Kiểm toán viên cần xác định thành viên nào trong Ban quản trị đơn vị được kiểm toán.Trao đổi với một bộ phận trong Ban quản trị đơn vị được kiểm toán cần xác định xem có cần trao đổi lại với toàn bộ Ban quản trị hay khôngTrường hợp toàn bộ Ban quản trị đều là thành viên Ban Giám đốc của đơn vị

Các vấn đề cần trao đổi Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán viên cần trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chínhPhạm vi và lịch trình kiểm toán theo kế hoạch Kiểm toán viên cần trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán các nội dung chính về phạm vi và lịch trình thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch Các phát hiện quan trọng khi thực hiện kiểm toán

Page 26: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Nhận xét của kiểm toán viên về khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị, bao gồm chính sách kế toán, ước tính kế toán và các thông tin công bố trong báo cáo tài chínhCác vấn đề quan trọng (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán được kiểm toán viên trực tiếp trao đổi hay lập thành văn bản gửi Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán Thư giải trình của Ban Giám đốc theo đề nghị của kiểm toán viênTính độc lập của kiểm toán viên Quá trình trao đổi. Kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về hình thức, thời gian và nội dung dự kiến trao đổi Kiểm toán viên phải trao đổi bằng văn bản với Ban quản trị đơn vị về những vấn đề quan trọng phát hiện ra trong quá trình kiểm toán mà theo xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên thì việc trao đổi bằng lời là không thích hợpKiểm toán viên phải trao đổi bằng văn bản với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về tính độc lập của kiểm toán viên Nội dung trao đổi Kiểm toán viên phải đánh giá xem nội dung trao đổi 2 chiều giữa kiểm toán viên với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán đã đầy đủ cho mục đích của cuộc kiểm toán hay chưa. Nếu thấy nội dung trao đổi chưa đủ, kiểm toán viên cần đánh giá mức độ ảnh hưởng (nếu có) đến quá trình đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếuTài liệu, hồ sơ kiểm toán Khi trao đổi bằng lời về các vấn đề quan trọng theo quy định của Chuẩn mực này, kiểm toán viên phải ghi lại nội dung của các vấn đề đã trao đổi, thời gian thực hiện và những người tham gia trao đổi. Trường hợp trao đổi bằng văn bản, kiểm toán viên phải lưu trong hồ sơ kiểm toán văn bản trao đổiChuẩn mực số 260Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán

Tên gọi: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

Qui định chungquy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc trao đổi các vấn đề phát sinh khi kiểm toán giữa kiểm toán viên và công ty kiểm toán với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.

Qui định chungquy định về nội dung cần trao đổi giữa kiểm toán viên với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, đồng thời hướng dẫn một số vấn đề cụ thể cần trao đổi

Phạm vi: Trao đổi các vấn đề với ban lãnh đạo

Phạm vi: Trao đổi vấn đề với Ban quản trị

Nội dung: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định những người liên quan đến Ban lãnh đạo và những người sẽ trao đổi các vấn đề quan trọng

Nội dung: Các vấn đề cần trao đổi Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán viên

Page 27: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

cần trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

Không có Hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn chi tiết từng nội dung yêu cầu của chuẩn mực

Chuẩn mực 265 - Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với ban quản trị và ban giám đốc đơn vị được kiểm toánQuy định chungPhạm vi áp dụngChuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viênvà doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc trao đổi một cách phù hợp với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộmà kiểm toán viên đã phát hiện được khi kiểm toán báo cáo tài chínhNội dung chuẩn mựcYêu cầuNếu phát hiện ra một hoặc nhiều khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải dựa trên cơ sở công việc kiểm toán đã thực hiện để xác định xem liệu một khiếm khuyết riêng lẻ hay các khiếm khuyết kết hợp lại có tạo nên những khiếm khuyết nghiêm trọng hay khôngKiểm toán viên phải trao đổi bằng văn bản một cách kịp thời (ví dụ dưới hình thức thư đề nghị, thư quản lý) với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộTrong văn bản trao đổi về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải trình bày các nội dung sauMô tả các khiếm khuyết và giải thích những ảnh hưởng tiềm tàng của các khiếm khuyết đó Các thông tin đầy đủ để giúp Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán hiểu được bối cảnh của thông tin trao đổi

Chuẩn mực số 300 – Lập Kế hoạch kiểm toán BCTCQuy định chung- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận:-Kế hoạch chiến lược;

Page 28: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

-Kế hoạch kiểm toán tổng thể;-Chương trình kiểm toán.

Lập kế hoạch chiến lược -Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm. -Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán. -Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệtLập kế hoạch kiểm toán tổng thểNhững vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể, gồm: -Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán: -Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ -Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu: -Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán:

Lập chương trình kiểm toán- Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.- Kế hoạch kiểm toán tổng thể chương trình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu có những thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự đoán của các thủ tục kiểm toán.

Chuẩn mực số 300 – Lập Kế hoạch kiểm toán BCTCPhạm vi- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên vàdoanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán- Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính.

Các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán- Thực hiện các thủ tục đối với việc chấp nhận khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thểĐánh giá việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức- Hiểu về các điều khoản của hợp đồng kiểm toánThủ tục lập kế hoạch kiểm toánXác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán, và để lập kế hoạch kiểm toán.- Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể: + Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán + Xác định mục tiêu báo cáo + Xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán + Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán và các kinh nghiệm về đơn vị có phù hợp với cuộc kiểm toán này không; + Xác định nội dung, lịch trình và nguồn lực để thực hiện cuộc kiểm toán.

Page 29: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Xây dựng kế hoạch kiểm toán: + Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro + Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở mức cơ sở dẫn liệu + Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam- Cập nhật và điều chỉnh chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình kiểm toán.- Xác định nội dung, lịch trình, phạm vi trong việc chỉ đạo, giám sát các thành viên trong nhóm kiểm toán và soát xét công việc của họ.Tài liệu, hồ sơ kiểm toán- Chiến lược kiểm toán tổng thể;- Kế hoạch kiểm toán;- Bất kỳ thay đổi quan trọng nào liên quan đến chiến lược kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán và lý do của những thay đổi đóThủ tục bổ sung khi kiểm toán năm đầu tiênKhi bắt đầu một cuộc kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục sau đây: - Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc chấp nhận khách hàng và cuộc kiểm toán. - Liên hệ với KTV tiền nhiệm khi có sự thay đổi doanh nghiệp kiểm toán, nhằm tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Lập Kế hoạch kiểm toán Tên gọi:Lập Kế hoạch kiểm toán

và BCTC(thể hiện rõ hơn nội dung của CM)

Mục đích: Quy định nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụngcác nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán BCTC(nhấn mạnh tính tuân thủ chuẩn mực)

Mục đích:Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC (nhấn mạnh trách nhiệm của KTV khi kiểm toán)

Không nêu Vai trò và lịch trình lập kế hoạch kiểm toán

- Người lập kế hoạch: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt

- Người lập kế hoạch: Quy định cụ thể là phải có sự tham gia của thành viên BGĐ(sự tham gia của thành viên BGĐ sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu suất của quá trình lập kế hoạch kiểm toán nhờ vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ)

- Không quy định Các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm

Page 30: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

toánLập kế hoạch kiểm toán- Giới hạn việc lập kế hoạch chiền lược chỉ cho các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, kiểm toán phức tạp, địa bàn rộng, hoặc KT qua nhiều năm.Gồm 3 bộ phận:+ Kế hoạch chiến lược; + Kế hoạch kiểm toán tổng thể; + Chương trình kiểm toán.

Thủ tục lập kế hoạch kiểm toán- Không giới hạn việc lập kế hoạch kiểm toán cho đơn vị nào hay cuộc kiểm toán lớn hay nhỏ.

Gồm 3 bước: + Chiến lược kiểm toán tổng thể + Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán + Cập nhật và điều chỉnh CLKT và KHKT- Chi tiết hơn các bước lập kế hoạch(trong mục hướng dẫn)

Không quy định Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

Mẫu kế hoạch Không có mẫu

Nhận xét chung- Phần hướng dẫn nằm chung với nội dung của chuẩn mực.

Nhận xét chung:- Cách trình bày rõ ràng hơn- Quy định rõ hơn trách nhiệm cũng như các công việc cần làm khi lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanhQuy định chung- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản để tìm hiểu tình hình kinh doanh và việc sử dụng những hiểu biết đó trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chínhNội dung chuẩn mực

Thu thập thông tin- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị.- Đối với hợp đồng kiểm toán năm sau, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trước đây, và thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi đáng kể phát sinh sau lần kiểm toán trước. - Nguồn thu thập thông tin: + Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị

Page 31: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

+ Hồ sơ kiểm toán năm trước + Trao đổi với lãnh đạo và cán bộ, nhân viên, KTV nội bộ của đơn vị;xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán; + Trao đổi với KTV khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán; + Trao đổi với chuyên gia + Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán. + Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán; + Khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán; + Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp

Sử dụng hiểu biết - KTV sử dụng những hiểu biết về tình hình KD của đơn vị để xét đoán chuyên môn- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sử dụng các trợ lý kiểm toán cũng phải đạt được sự hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh.- KTV phải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mình đến báo cáo tài chính của đơn vị, cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh./.

Chuẩn mực số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vịPhạm vi- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ.Nội dung:Yêu cầuThủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan.- KTV phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro qua các bước: + Phỏng vấn BGĐ và nhân viên + Thực hiện thủ tục phân tích + Quan sát và điều tra + Xem xét có hay không sai sót trọng yếu trong thông tin thu thập được. + Nếu sử dụng thông tin đã có từ kinh nghiệm làm việc hoặc từ những thủ tục đã thực hiện từ những năm trước thì KTV cần kiểm tra thông tin này có còn phù hợp với cuộc kiểm toán hiện tại không. - BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.Những hiểu biết cần có về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ - Đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vịKTV phải tìm hiểu thông tin về:Ngành nghề kinh doanh; Quy định pháp lý; Đặc điểm của đơn vị, chính sách kế toán; Mục tiêu, chiến lược và rủi ro kinh doanh. - Kiểm soát nội bộ của đơn vị (KSNB) được kiểm toánKTV phải tìm hiểu các thông tin về KSNB của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. + Nội dung và mức độ hiểu biết về các kiểm soát có liên quan

Page 32: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

+ Các thành phần của kiểm soát nội bộ + Môi trường kiểm soát của đơn vị: KTV phải tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị. - Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị - KTV xác định đơn vị đã có quy trình đánh giá rủi ro hay chưa. Nếu có thì đánh giá xem quy trình này có phù hợp hay có bỏ qua sai sót trọng yếu nào hay không. Nếu không thì đơn vị đã có phát hiện hay xử lý việc các rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến BCTC hay chưa và như thế nào.- Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính KTV phải tìm hiểu cách thức đơn vị trao đổi thông tin về vai trò, trách nhiệm và các vấn đề quan trọng khác liên quan tới báo cáo tài chính.- Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán- KTV tìm hiểu các phương thức giám sát các kiểm soát của đơn vị về lập và trình bày BCTCXác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở hai cấp độ: cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu.Tài liệu, hồ sơ kiểm toán Kiểm toán viên phải lưu lại trong hồ sơ kiểm toán: - Những trao đổi giữa các thành viên nhóm kiểm toán- Những nội dung chính tìm hiểu được về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị- Những rủi ro có sai sót trọng yếu đã được xác định và đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu- Những rủi ro đã xác định và các kiểm soát liên quan mà kiểm toán viên đã tìm hiểu

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Hiểu biết về tình hình kinh doanh

Tên gọi:Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị

- Quy định về nguyên tắc, thủ tục và thể thức áp dụng(nhấn mạnh về tính tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục)

- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (nhấn mạnh hơn vào trách nhiệm của KTV)

- Không quy định (Chỉ nêu các thủ tục thu thập thông tin)

- Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

- Không quy định - BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.

- Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

- KTV phải tìm hiểu các thông tin về KSNB của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. (Tìm hiểu sâu hơn về hoạt động KSNB của đơn vị: )

Page 33: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Không quy định - Tìm hiểu Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính

- Không quy định - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

- Không quy định Tài liệu, hồ sơ kiểm toán phải lưu lại

Chuẩn mực 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xác định tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính và mối quan hệ giữa tính trọng yếu với rủi ro kiểm toán

Nội dung- Xác định mức trọng yếu vừa mang tính định lượng vừa mang tính định tính- Kiểm toán viên cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính- Kiểm toán viên phải xác định tính trọng yếu khi:

+ Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán;+Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót.

- Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.- KTV phải đánh giá ảnh hưởng của sai sót.

Chuẩn mực 320- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc áp dụng khái niệm “mức trọng yếu” trong lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính- Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là áp dụng khái niệm mức trọng yếu một cách phù hợp khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

Nội dung- Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viênvà doanh nghiệp kiểm toán phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính- Kiểm toán viên phải sửa đổi mức trọng yếu khi các thông tin có được có thể làm thay đổi mức trọng yếu đã xác định trước đó.Kiểm toán viên phải lưu trong hồ sơ kiểm toán các số liệu và cơ sở xác định về mức trọng yếu

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Tính trọng yếu trong kiểm toán

Tên gọi:Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán(nhấn mạnh trách nhiệm của KTV là xác định mức trọng yếu)

- Quy định các nguyên tắc, thủ - Quy định và hướng dẫn trách

Page 34: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

tục và cách áp dụng các nguyên tắc, thủ tục đó

nhiệm của KTV

- Chỉ nêu khái niệm mức trọng yếu

Nêu rõ khái niệm về tính trọng yếu, mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện.

- Hướng dẫn chung chung các xác định mức trọng yếu.

- Hướng dẫn chi tiết cách xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện

- Không quy định - Quy định các loại hồ sơ kiểm toán cần lưu

Chuẩn mực 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi roQuy định chung- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về việc đưa ra và thực hiện các thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC và các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính.Nội dung

Phương pháp tiếp cận tổng quát- KTV và công ty kiểm toán cần đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát để xác định rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính.Thủ tục kiểm toán bổ sung áp dụng đối với rủi ro có sai sót trọng yếu trong cơ sở dẫn liệu

- KTV và công ty kiểm toán phải thiết kế và thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung mà nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục này phụ thuộc vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu.Xem xét nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán bổ sung +Thử nghiệm kiểm soát - KTV phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên bao gồm cả kỳ vọng về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát hoặc nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với cơ sở dẫn liệu. - Lịch trình: phụ thuộc vào mục tiêu của kiểm toán viên và xác định thời gian tin cậy của hoạt động kiểm soát. Nếu thử nghiệm hoạt động kiểm soát tại một thời điểm cụ thể thì kiểm toán viên chỉ cần thu thập bằng chứng kiểm toán vào thời điểm đó. Nếu thử nghiệm kiểm soát được tiến hành trong một giai đoạn thì KTV có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán về tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát trong suốt giai đoạn đó.+ Thử nghiệm cơ bản - Được thực hiện để phát hiện các sai sót trọng yếu trong cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm cơ bản gồm các kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư khoản mục, các giải trình có liên quan và các quy trình phân tích. Kiểm toán viên lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm cơ bản để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu. - Cho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là như thế nào, kiểm toán viên sẽ phải tổ chức và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng loại nghiệp vụ, số dư khoản mục và các giải trình trọng yếu có liên quan - Lịch trình: Vào giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở giai đoạn giữa kỳ, kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm cơ bản bổ sung hoặc các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các thử nghiệm kiểm soát để bao quát được cả giai đoạn còn lại nhằm tạo ra cơ sở hợp lý cho việc mở rộng phạm vi kết luận của kiểm toán viên từ giai đoạn giữa kỳ cho đến giai đoạn cuối kỳ.Mức độ đầy đủ của việc trình bày và công bố báo cáo tài chính

Page 35: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- KTVcần thực hiện các thủ tục kiểm toán để đánh giá xem liệu việc trình bày và công bố báo cáo tài chính nói chung có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hay khôngĐánh giá mức độ đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán thu thập được- KTV sẽ phải đánh giá xem việc đánh giá các rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong cơ sở dẫn liệu có còn phù hợp hay không.- Nếu không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp, KTV sẽ phải đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối.Hồ sơ kiểm toán- Phương pháp tiếp cận tổng quát trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính; nội dung, lịch trình, và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện- Mối liên hệ giữa các thủ tục kiểm toán này với các rủi ro trong cơ sở dẫn liệu, và kết quả của các thủ tục kiểm toán- Các kết luận trên cơ sở tin cậy vào hoạt động kiểm soát đã được thử nghiệm ở cuộc kiểm toán trước

Chuẩn mực 330 – Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.Phạm vi

- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV trong việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu mà KTV đã xác định và đánh giá khi thực hiện kiểm toán BCTCNội dung:Yêu cầu:Biện pháp xử lý tổng thể- KTV phải thiết kế và thực hiện các biện phá xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính.Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệuPhải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo với nội dung, lịch trình và phạm vi dựa vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.Thử nghiệm kiểm soátKTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu: “KTV có ý định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản” hoặc “Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.Lịch trình: KTV có thể thực hiện thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản ở thời điểm kiểm toán giữa kỳ hay cuối kỳ. Rủi ro có sai sót trọng yếu càng cao thì KTV càng cần phải thực hiện các thủ tục cơ bản gần hoặc tại thời điểm cuối kỳ hơn là vào thời điểm trước đó, hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán mà không cần thông báo trước về nội dung và thời gianThử nghiệm cơ bảnCho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu như thế nào, KTV phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu.Lịch trình: vào giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Nếu thực hiện thử nghiệm cơ bản tại thời điểm kiểm toán giữa kỳ, để cung cấp cơ sở hợp lý cho việc mở rộng các kết luận kiểm toán từ giữa kỳ cho đến cuối kỳ, kiểm toán viên phải bao quát cả giai đoạn còn lại bằng cách: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các thử nghiệm kiểm soát hoặc Chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản bổ sung nếu kiểm toán viên xác định rằng như vậy là đủ.Mức độ đầy đủ của việc trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính

Page 36: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

KTV phải đánh giá liệu việc trình bày tổng thể BCTC, bao gồm các thông tin thuyết minh liên quan, có phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toánKTV phải xem xét việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu có còn phù hợp hay không.Nếu không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ hoặc từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính.Tài liệu, hồ sơ kiểm toánKTV lưu lại trong hồ sơ kiểm toán:Biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính và nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục kiểm toán tiếp theo đã thực hiện;Mối liên hệ giữa các thủ tục kiểm toán đó với các rủi ro đã được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu;Kết quả của các thủ tục kiểm toán, kể cả các kết luận, nếu các thủ tục này không rõ ràng.Các kết luận trên cơ sở tin cậy vào các kiểm soát đã được thử nghiệm trong cuộc kiểm toán trước về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát.

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro;

Tên gọi:Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.

Nội dungViệc đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát là không bắt buộc (“cần”)

Nội dungViệc thiết kế và thực hiện biện pháp xử lý tổng thể là bắt buộc (“phải”)

Lịch trình thử nghiệm kiểm soát: cho phép KTV thu thập bằng chứng kiểm toán vào một thời điểm nếu thử nghiệm hoạt động kiểm soát tại một thời điểm cụ thể.

Lịch trình thử nghiệm kiểm soát: KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán mà không cần thông báo trước về nội dung và thời gian

Mức độ đầy đủ của việc trình bày và công bố báo cáo tài chính: không bắt KTV phải đánh giá (“cần”).

Mức độ đầy đủ của việc trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính: bắt buộc KTV phải đánh giá (“phải”).

Page 37: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;Quy định chung: - Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như vịêc đánh giá rủi ro kiểm toán và các thành phần của nó, bao gồm: Rủi ro, tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.Nội dung: - Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, KTV phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và các định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó.Rủi ro tiềm tàng - Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.- Khi lập chương trình kiểm toán, KTV phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu. Hạn chế tiềm tàng của Hệ thống kiểm soát nội bộ Hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán- Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho KTV xác định được khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính cần được kiểm tra cũng như việc thiết lập các thủ tục kiểm tra cần thiết.Môi trường kiểm soát- KTV phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh gián nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộHệ thống kế toán:- Kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và thực hiện công việc kế toán của đơn vịThủ tục kiểm soát- Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết của mình về môi trường kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục còn thiếu, cần thiết phải bổ sung thêmRủi ro kiểm soátĐánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát- Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.Hồ sơ kiểm toán: bao gồm:- Những kết quả đạt được trong việc tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;- Những nhận xét và đánh giá về rủi ro kiểm soát của kiểm toán viênThử nghiệm kiểm soát- Dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không

Page 38: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Trong quá trình tìm hiểu hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể phát hiện ra các hạn chế của hệ thống. Khi đó, kiểm toán viên phải thông báo trong thời gian nhanh nhất cho người có trách nhiệm của đơn vị.Đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát- Trước khi rút ra kết luận kiểm toán, kiểm toán viên phải dựa vào kết quả các thử nghiệm cơ bản và những bằng chứng kiểm toán khác để khẳng định lại quá trình đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát.Mối liên hệ giữa rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát- Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có liên hệ chặt chẽ với nhau nên kiểm toán viên cần kết hợp cùng lúc việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.Rủi ro phát hiện- Mức độ rủi ro phát hiện có liên quan trực tiếp đến thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên.- Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.- Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dù được đánh giá ở mức độ thấp nhất thì kiểm toán viên vẫn phải thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các loại nghiệp vụ và số dư các tài khoản trọng yếu

Chuẩn mực số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;-Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học.- Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính trong môi trường tin học. Chuẩn mực này cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ có liên quan của công ty kiểm toán trong môi trường tin học của khách hàng.- Đơn vị được kiểm toán thường ứng dụng những công nghệ thông tin mới vào hệ thống máy tính bao gồm các kết nối mạng nội bộ, cơ sở dữ liệu phân tán; sự lưu chuyển thông tin từ hệ thống quản trị sang hệ thống kế toán. Các hệ thống này làm tăng độ tinh xảo của hệ thống thông tin máy tính và tính phức tạp của các ứng dụng cụ thể, làm tăng rủi ro và cần được chú ý đặc biệt

Chuẩn mực 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoàiQuy định chung- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng điều này đối với công ty kiểm toán và kiểm toán viên (KTV) khi thực hiện kiểm toán các đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài.Nội dung- Công ty kiểm toán và kiểm toán viên phải thực hiện: - Xác định phạm vi của các dịch vụ do tổ chức bên ngoài cung cấp và ảnh hưởng của nó đối với công việc kiểm toán. - Nếu KTV kết luận là việc đánh giá các rủi ro kiểm soát không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kiểm soát của tổ chức cung cấp dịch vụ thì không cần thiết phải áp dụng Chuẩn mực này. + Nếu KTV kết luận rằng hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng đáng kể đến công việc kiểm toán thì tìm hiểu về hệ thống kế toán và

Page 39: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát. - KTV phải xem xét phạm vi công việc thực hiện bởi công ty kiểm toán và kiểm toán viên khác cho tổ chức cung cấp dịch vụ và phải đánh giá xem báo cáo này có hữu ích và thích hợp không (Báo cáo loại A, báo cáo loại B). + Đối với những thử nghiệm kiểm soát và các kết quả đạt được mà kiểm toán viên có thể sử dụng, KTV phải xác định các thủ tục này có cung cấp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB hay không để làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát. - KTV có thể sử dụng Báo cáo kiểm toán của tổ chức cung cấp dịch vụ nhưng không được đề cập đến bất kỳ thông tin nào về báo cáo kiểm toán của tổ chức cung cấp dịch vụ trong báo cáo kiểm toán của mình.

Chuẩn mực 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoàiPhạm vi áp dụng- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài.Mục tiêu:

- HIểu biết đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của DV bên ngoài mà ĐV sử dụng và ảnh hưởng của DV đó đối với KSNB của DN. - Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các rủi ro đó.Nội dung:Yêu cầu: - Tìm hiểu về các DV của tổ chức cung cấp DV, bao gồm KSNB + Tìm hiểu về bản chất, tầm quan trọng, nội dung và tính trọng yếu của dịch vụ; bản chất mối quan hệ giữa đơn vị và NCCDV; sự tương tác của dịch vụ được CC và hoạt động của đơn vị. - Nếu KTV không thể thu thập đầy đủ những hiểu biết từ đơn vị, KTV phải thực hiện các thủ tục khác để thu thập thêm (thu thập báo cáo loại 1, loại 2; liên hệ với nhà CCDV; đến thực địa NCCDV). - Xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.Thử nghiệm kiểm soát

+ Nếu KTV kỳ vọng rằng các kiểm soát tại tổ chức CCDV hoạt động hữu hiệu, KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát + Tìm hiểu các gian lận, không tuân thủ pháp luật và các quy định, và các sai sót chưa được điều chỉnh liên quan đến các hoạt động tại tổ chức cung cấp dịch vụ - KTV phải đưa ra ý kiến không phải là “chấp nhận toàn phần” nếu kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các dịch vụ được cung cấp có liên quan đến việc kiểm toán báo cáo tài chính- KTV không được dẫn chứng công việc của KTV của tổ chức CCDV trong báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần. Nếu việc dẫn chứng là theo yêu cầu của pháp luật và các quy định, báo cáo kiểm toán phải nêu rõ việc dẫn chứng không làm giảm bớt trách nhiệm của KTV đối với ý kiến kiểm toán.

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảo

Page 40: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Phạm vi: quy định nguyên tắc, thủ tục và hướng dẫn thể thức áp dụng

Phạm vi: quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và DN kiểm toán

Nội dung Nội dung- Chỉ yêu cầu KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro khi KTV và công ty KT kết luận rằng hoạt động của tổ chức CCDV có ảnh hưởng đáng kể tới công việc kiểm toán.

Yêu cầu phải tìm hiểu về“các dịch vụ bên ngoài được coi là có liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính”

Không yêu cầu Yêu cẩu KTV phải hiểu biết đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của các DV được tổ chức CCDV cung cấp và ảnh hưởng của các dịch vụ đó đối với kiểm soát nội bộ của đơn vị sử dụng dịch vụ có liên quan đến cuộc kiểm toán.

Hoàn toàn không cho phép KTV dẫn chứng thông tin về BCKT của tổ chức CCDV cho đơn vị được kiểm toán

Được phép dẫn chứng nếu pháp luật yêu cầu. Tuy nhiên không làm giảm trách nhiệm của KTV về ý kiến kiểm toán.

Chuẩn mực 450- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.Phạm vi:- Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán, bao gồm cả các sai sót không được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chínhMục tiêu: Mục tiêu của KTV là đánh giá: Ảnh hưởng của các sai sót đã được phát hiện đối với cuộc kiểm toán;- Ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính.Nội dung:Yêu cầu:Tổng hợp các sai sót đã được phát hiệnXem xét các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán

o Tổng hợp các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán gần đạt tới mức trọng yếuTrao đổi thông tin và điều chỉnh sai sót

- - KTV phải trao đổi kịp thời về tất cả các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán với cấp quản lý phù hợp trong đơn vị được kiểm toán trừ khi pháp luật và các quy định không cho phép

Page 41: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh- - Trước khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh, KTV xác định liệu mức trọng yếu có phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị được

kiểm toán hay không.- Trao đổi với Ban Quản trị của đơn vị được kiểm toán- KTV phải yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán giải trình bằng văn bản về việc Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù

hợp) cho rằng các sai sót không được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ và tổng thể là không trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

- - Kiểm toán viên phải thể hiện trong hồ sơ kiểm toán các vấn đề sau:- Mức giá trị cụ thể mà các sai sót dưới mức này được coi là sai sót không đáng kể- Tập hợp tất cả các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán và liệu những sai sót đã được điều chỉnh hay chưa

- - Kết luận của kiểm toán viên về việc các sai sót không được điều chỉnh khi xét riêng lẻ hoặc tổng thể có trọng yếu hay không và cơ sở cho các kết luận của kiểm toán viên.

Chuẩn mực 500- Bằng chứng kiểm toán :- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng đối với số lượng và chất lượng các bằng chứng kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính.- Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kết hợp giữa các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản hoặc chỉ có thể bằng thử nghiệm cơ bản.- Nội dung chuẩn mực : Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp :+ Sự “đầy đủ” và “thích hợp” luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” thể hiện về số lượng, “thích hợp” thể hiện về chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.+Phải xem xét sự đầy đủ, thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng chứng từ thử nghiệm kiểm soát để khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán : Kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.Chuẩn mực số 500 – Bằng chứng kiểm toán :- Quy định và hướng dẫn các yếu tố cấu thành bằng chứng kiểm toán và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán.- Chuẩn mức áp dụng cho tất cả các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán.- Các yêu cầu của chuẩn mức :+ Bằng chứng kiểm toán phải đầy đủ và thích hợp.+ Thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán phải được xem xét tính phù hợp, độ tin cậy của thông tin.+ Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán : Một thử nghiệm hiệu quả và nếu được sử dụng cùng với bằng chứng kiểm toán khác sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ cho mục đích kiểm toán.+Tính không nhất quán và hoài nghi về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán : Nếu bằng chứng kiểm toán không nhất quán với bằng chứng thu thập từ nguồn khác hoặc hoài nghi về độ tin cậy của thông tin làm bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định những điều chỉnh hoặc bổ sung cần thiết

Page 42: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

cho các thủ tục kiểm toán.Chuẩn mực 500 – Bằng chứng kiểm toán : Chuẩn mực hiện hành- Hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục cơ bản Đối với số lượng, chất lượng các bằng Chứng kiểm toán phải thu thập.- Không hướng dẫn.

Chuẩn mực 500 – Bằng chứng kiểm toán : Bản dự thảo CMKiT mới- Quy định, hướng dẫn trách nhiệm KTV việc thiết kế, thực hiện các thủ tục k.toán để thu thập đủ bằng chứng KT thích hợp.- Các thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán.- Thông tin dùng làm bằng chứng kiểm toán có thể được lập bởi chuyên gia tại đơn vị được KT. Trong một vài trường hợp KTV có thể sử dụng sự thiếu thong tin, tài liệu như một bằng chứng KT.- Phỏng vấn cũng là thủ tục KT để thu thập bằng chứng kiểm toán.- Thông tin từ các cuộc KT trước cũng có là bằng chứng kiểm toán hiện tại.

Chuẩn mực 501 – Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt:- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn việc thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán các khoản mục và sự kiện đặc biệt trong qúa trình kiểm toán báo cáo tài chính. Các quy định này bổ sung cho các quy định trong chuẩn mực 500 “Bằng chứng kiểm toán”.- Nội dung chuẩn mực :Các khoản mục và sự kiện đặc biệt gồm : Hàng tồn kho; các khoản phải thu; các khoản đầu tư dài hạn; các vụ tranh chấp, kiện tụng; thông tin về các lĩnh vực, hoặc khu vực địa lý.Tham gia kiểm kê hàng tồn kho :Khi thực hiện kiểm kê kiểm toán viên chỉ giám sát hoặc trực tiếp kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho.

Xác nhận các khoản phải thu :Xác định các khoản phải thu là trọng yếu thì phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc số liệu tạo thành số dư

khoản phải thu.Đánh giá và trình bày các khoản đầu tư dài hạn :thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán về việc đánh giá, trình bày các khoản đầu tư dài hạn để xác định xem đơn vị có khả năng và có ý định nắm

Page 43: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

giữ các khoản đầu tư dài hạn hay không và phải thu thập các giải trình về khoản đầu tư dài hạn.Các vụ kiện tụng, tranh chấp :Các vụ kiện tụng, tranh chấp có ảnh hưởng trọng yếu phải được trình bày trong báo cáo tài chính theo quy định.

Thông tin về các lĩnh vực hoặc khu vực địa lý :Thông tin về các lĩnh vực hoặc khu vực địa lý là trọng yếu thì phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các thông tin cần được trình

bày trong báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành.Trao đổi với giám đốc đơn vị về phương pháp thu thập thông tin và xác định xem phương pháp này có phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành

và đảm bảo được áp dụng nghiêm chỉnh.

Chuẩn mức 501 – Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt :- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xem xét, thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt.- Các yêu cầu của chuẩn mực :+ Hàng tồn kho : Hàng tồn kho được xác định trọng yếu đối với báo cao tình chính thì kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho.+ Các vụ kiện tụng, tranh chấp : Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để xác định các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến đơn vị có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu.+ Thông tin bộ phận : Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc trình bày và thuyết minh thông tin bộ phận theo khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chuẩn mực 501 : Chuẩn mực hiện hành- Tên : Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục, sự kiện đặc biệt- Khoản mục, sự kiện đặc biệt gồm : Hàng tồn kho; các khoản đầu tư dài hạn; phải thu; các vụ kiện tụng tranh chấp; thong tin về lĩnh vực, khu vực địa lý.- Không hướng dẫn.- Nếu KTV đã tham gia kiểm kê hiện vật một hoặc một số lần trong năm chỉ cần quan sát việc kiểm kê và chọn mẫu kiểm tra hàng tồn kho.

Chuẩn mực 501 : Bản dự thảo CMKiT mới- Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt.- Khoản mục, sự kiện đặc biệt gồm : Hàng tồn kho; các vụ kiện, tranh chấp; thông tin bộ phận. Không bao gồm : các khoản đầu tư dài hạn, các khoản phải thu.- Nếu KTV không thể thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế do không tham gia kiểm kê thì phải đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Page 44: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Xác nhận các khoản phải thu; đánh giá,trình bày các khoản đầu tư dài hạn.

Chuẩn mực 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với việc sử dụng thông tin xác nhận từ bên ngoài nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.- Thông tin xác nhận từ bên ngoài thường phải được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đồng ý và cung cấp thông tin cho kiểm toán viên. Sự phản hồi có thể dễ dàng đạt được hơn với những yêu cầu xác nhận có sự đồng ý của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể không nhận được thư phúc đáp khi không được Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán đồng ý

Chuẩn mực 505 - thông tin xác nhận từ bên ngoàiQuy định chung

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc sử dụng các thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500. Các vấnđề liên quan đến các vụ kiện tụng và tranh chấp không được quy định và hướng dẫn trong chuẩn mực này mà được quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán ViệtNam số 501Nội dung chuẩn mực

Page 45: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Thủ tục xác nhận từ bên ngoàiKhi thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài, kiểm toán viên phải duy trì kiểm soát đối với các yêu cầu xác nhận từ bên ngoài, bao gồm Xác định thông tin cần được xác nhận hoặc yêu cầu xác nhận Lựa chọn bên xác nhận thích hợp Thiết kế thư xác nhận, đảm bảo đề đúng địa chỉ của người nhận và địa chỉ của kiểm toán viên để thư phúc đáp sẽ được gửi trực tiếp tới kiểm toán viên Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác nhận Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ýkiểm toán viên phải Điều tra lý do của việc Ban Giám đốc không đồng ý và thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hợp lý và hợp lệ của các lý do đó Xem xét ảnh hưởng của việc Ban Giám đốc không đồng ý đến đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan, kể cả rủi ro có gian lận, và đến nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác Nếu kiểm toán viên kết luận rằng lý do của việc Ban Giám đốc không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác nhận là không hợp lý, hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy từ các thủ tục kiểm toán thay thế, kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị theo quy định tại đoạn 16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 xác định các ảnh hưởng của vấn đề này đối với cuộc kiểm toán và ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 Kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoàiđộ tin cậy của các thông tin phản hồi thư xác nhận nhận thấy có các yếu tố làm phát sinh nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin phản hồi thư xác nhậnthu thập thêm bằng chứng kiểm toán để giải quyết các nghi ngờ đó thông tin phản hồi thư xác nhận không đáng tin cậy, kiểm toán viên phải xem xét các ảnh hưởng đến đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan, kể cả rủi ro có gian lận và đến nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khácKhông phản hồi Trong trường hợp không nhận được phản hồi, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy Trường hợp sự phản hồi thư xác nhận mở là không thể thiếu để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Nếu kiểm toán viên không có được xác nhận đó, kiểm toán viên phải xác định các ảnh hưởng của vấn đề này đối với cuộc kiểm toán và ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705Ngoại lệ Kiểm toán viên phải điều tra các ngoại lệ để xác định liệu các ngoại lệ đó có phải là dấu hiệu của sai sót hay không Xác nhận đóng (dạng phủ định)Xác nhận đóng (dạng phủ định) cung cấp bằng chứng kiểm toán ít thuyết phục hơn xác nhận mở (dạng khẳng định). Do đó, kiểm toán viên không được sử dụng thư xác nhận đóng như là thử nghiệm cơ bản duy nhất nhằm xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệuĐánh giá bằng chứng thu thập đượcKiểm toán viên phải đánh giá liệu kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoài đã cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp và đáng tin cậy chưa hay cần phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán khácChuẩn mực 505 : Chuẩn mực hiện hành- Hướng dẫn mối quan hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với đánh giá của KTV về rủi ro; Cơ sở dẫn liệu cần xác nhận từ bên ngoài. - Có thể sử dụng kết hợp thư xác

Chuẩn mực 505 :Bản dự thảo CMKiT mới

Page 46: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

nhận mở và đóngKhi KTV đồng ý với quyết định của đơn vị được KT là không cần gửi thư xác nhận từ bên ngoài thì phải áp dụng các thủ tục thay thế để thu thập đầy đủ bằng chứng KT.- Nếu KTV không đồng ý với quyết định của BGĐ đơn vị được KT và bị cản trởviệc gửi thư xác nhận bên ngoài thì cần xem xét ảnh hưởng đó đến BCKT- Không hướng dẫn- Đánh giá kết quả của quá trình gửi thư xác nhận.- Xác nhận từ bên ngoài trước khi năm tài chính kết thúc.

- Nếu KTV kết luận quyết định của BGĐ việc không gửi thư xác nhận là không hợplý thì phải trao đổi với BQTrị đơn vị và xác định ảnh hưởng của nó đến ý kiến KT

- Nếu KTV thấy còn nghi ngờ, hoặc xác định thông tin phản hồi không chính xác phải thu thập thêm bằng chứng KT hoặc xem xét ảnh hưởng của nó đến đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan- Đánh giá, phân loại bằng chứng thu thập được.

Chuẩn mực 510 - kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu năm tài chínhQuy định chungChuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến số dư đầu

năm tài chính khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Chuẩn mực này cũng yêu cầu kiểm toán viên nắm được những sự kiện không chắc chắn hay những cam kết hiện hữu ở thời điểm đầu năm tài chính trong trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên

Nội dung chuẩn mực

Các thủ tục kiểm toánMức độ đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm phải thu thập phụ thuộc vàoKiểm toán viên phải xem xét các số dư đầu năm đã được phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và được áp dụng nhất quán trong năm nay Chế độ kế toán mà đơn vị áp dụngBáo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán hoặc chưa được kiểm toán và nội dung của báo cáo kiểm toán năm trướcNội dung, tính chất của các tài khoản và các rủi ro có sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính năm nayTính trọng yếu của các số dư đầu năm liên quan đến báo cáo tài chính năm nay Kết luận và lập báo cáo kiểm toánnếu kiểm toán viên vẫn không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu năm, thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu

Page 47: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

tiên sẽ được lập theo một trong các loại sau Báo cáo kiểm toán loại “ý kiến chấp nhận từng phần” (hoặc “ý kiến ngoại trừ”) Báo cáo kiểm toán loại “ý kiến từ chối” (hoặc “ý kiến không thể đưa ra ý kiến”)

Chuẩn mực 510 - kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu kỳ Quy định chung

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viênvà doanh nghiệp kiểm toán(sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan đến số dư đầu kỳ trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên. Ngoài các số liệu trong báo cáo tài chính, số dư đầu kỳ cũng bao gồm những vấn đềcần phải thuyết minh đã tồn tại vào thời điểm đầu kỳ, như các khoản tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết

Nội dung chuẩn mực Số dư đầu kỳ Kiểm toán viên phải đọc báo cáo tài chính gần nhất (nếu có) và báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm về báo cáo tài chính đó (nếu có), nhằm thu thập thông tin liên quan đến số dư đầu kỳ, kể cả các thuyết minh Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu số dư đầu kỳ có chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại hay không

Xác định liệu số dư cuối kỳ của kỳ trước đã được kết chuyển chính xác sang số dư đầu kỳ hiện tại, hoặc đã được điều chỉnh lại, nếu cần thiết, hay chưa Xác định liệu số dư đầu kỳ có phản ánh việc áp dụng các chính sách kế toán thích hợp hay không

- Nếu kiểm toán viên thu thập được bằng chứng kiểm toán chứng minh rằng số dư đầu kỳ chứa đựng các sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại, kiểm toán viên phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung thích hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể để xác định ảnh hưởng đối với báo cáo tài chính kỳ hiện tại. Nếu kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính kỳ hiện tại chứa đựng các sai sót như vậy, kiểm toán viên phải trao đổi các sai sót đó với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán. Sự nhất quán trong các chính sách kế toán,Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các chính sách kế toán được phản ánh trong số dư đầu kỳ có được áp dụng nhất quán trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại hay không, liệu những thay đổi trong các chính sách kế toán đã được lý giải một cách thích hợp, đã được trình bày và thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng kiểm toán viên kỳ hiện tại phải xem xét ảnh hưởng của các vấn đề dẫn đến ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại Kết luận và báo cáo kiểm toán Nếu kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến số dư đầu kỳ thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc nếu cần thiết, từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính Nếu kiểm toán viên kết luận rằng số dư đầu kỳ chứa đựng sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại, và ảnh hưởng đó không được xử lý một cách thích hợp hoặc không được trình bày và thuyết minh đầy đủ, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược, nếu cần thiết Sự nhất quán trong các chính sách kế toánKiểm toán viên phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược, nếu cần thiết nếu kiểm toán viên kết luận rằng Các chính sách kế toán kỳ hiện tại không được áp dụng nhất quán đối với số dư đầu kỳ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng Sự thay đổi trong các chính sách kế toán không được lý giải một cách thích hợp hoặc không được trình bày và thuyết minh đầy đủ theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính

Page 48: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

được áp dụng. Nếu ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và vấn đề dẫn đến ý kiến đó vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ hiện tại thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về báo cáo tài chính kỳ hiện tạiChuẩn mực 510 :Chuẩn mực hiện hành- Tên : KT năm đầu tiên- số dư đầu năm tài chính- Số dư đầu kỳ dựa trên số dư cuối kỳ trước; các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế phát sinh; chế độ kế toán áp dụng năm trước.- Không quy định

- Nếu ý kiến của KTV tiền nhiện không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.Ý kiến đó vẫn tồn tại và ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ này thì KTV phải đưa ra ý kiếnphù hợp.

Chuẩn mực 510 :Bản dự thảo CMKiT mới- Tên : KT năm đầu tiên-số dư đầu kỳ- Số dư đầu năm dựa trên số dư cuối kỳ trước; các sự kiện, nghiệp vụ kinh tế phát sinh; chế độ kế toán áp dụng năm trước và những vấn đề cần thuyết minh đã tồn tại vào thời điểm đầu kỳ.- KTV phải đọc BCTC gần nhất, BCKT của KTV tiền nhiệm để thu thập thông tin về số dư đầu kỳ.- Nếu KTV có đủ bằng chứng rằng số dư đầu năm có các sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ hiện tại thì phải làm thủ tục KT bổ sung thích hợp tùy theo hoàn cảnh cụ thể và trao đổi sai sót đó với BGĐốc, BQTrị đơn vị được KT. Nếu sai sót không được xử lý, trình bày,thuyết minh đầy đủ thì KTV phải đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược.- Nếu ý kiến của KTV tiền nhiện không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.Ý kiến đó vẫn tồn tại và ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kỳ này thì KTV phải đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Page 49: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực 520 – Quy trình phân tích :- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng quy trình phân tích khi kiểm toán báo cáo tài chính.- Quy trình phân tích được thực hiện khi lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn soát xét tổng thể và các giai đoạn khác của quá trình kiểm toán.- Nội dung chuẩn mực :

Nội dung và mục đích của quy trình phân tích :Nội dung : là việc so sánh các thông tin tài chính, xem xét các mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau và với thông tin phi tài chính.Mục đích : giúp xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm toán; giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu; kiểm tra toàn bộ

báo cáo tài chính trong khân soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.Quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán : Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định vùng có thể rủi ro.Quy trình phân tích trong thử nghiệm cơ bản :Thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo

tài chính.Quy trình phân tích trong soát xét tổng thể cuộc kiểm toán : Giúp đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài

chính.Mức độ tin cậy của quy trình phân tích : Độ tin cậy phụ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro mà quy trình phân tích không phát hiện

được.Điều tra các yếu tố bất thường : Quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn về số liệu dự tính, phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.Chuẩn mực số 520 – Thủ tục phân tích :- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc sử dụng các thủ tục phân tích như các thử nghiệm cơ bản và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính.- Các yêu cầu của chuẩn mực :+ Thủ tục phân tích cơ bản : Các thử nghiệm cơ bản thực hiện ở cấp độ cơ sở dẫn liệu có thể là kiểm tra chi tiết, các thủ tục phân tích cơ bản hoặc kết hợp cả hai.+ Các thủ tục phân tích hỗ trợ khi hình thành kết luận tổng thể : Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm toán để hình thành kết luận tổng thể về báo cáo tài chính.+ Điều tra kết quả của các thủ tục phân tích : Khi phát hiện các biến động, hoặc các mối quan hệ không nhất quán với các thông tin khác, có chênh lệch đáng kể so với giá trị dự tính, kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban giám đốc, thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu thấy cần thiết.

Chuẩn mực 520 : Chuẩn mực hiện hành- Tên : Quy trình phân tích.- Quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình KD của đơn vị và xác định vùng có thể có rủi ro.

Chuẩn mực 520 : Bản dự thảo CMKiT mới

- Tên : Thủ tục phân tích.

- Không hướng dẫn.

Page 50: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

- Không hướng dẫn.

- KTV phải xác định giá trị của bất kỳ chênh lệch nào có thể chấp nhận được giữa số liệu đã ghi nhận với giá trị dự tính mà không cần điều tra thêm khi thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản.

Chuẩn mực số 530 - lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác

Quy định chungMục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về lấy mẫu

kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng

chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.

Nội dung chuẩn mựcBằng chứng kiểm toán

thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm cơ bản: bao gồm hai loại là thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư.Xem xét rủi ro trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán để đảm bảo rủi ro kiểm toán giảm xuống thấp đến mức có thể chấp nhận được.

Rủi ro kiểm toán bao gồm cả ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm sóat và rủi ro phát hiện.Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Lựa chọn phần tử thử nghiệm để thu thập bằng chứng kiểm toánKhi thiết kế các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử kiểm tra.

Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%)Lựa chọn các phần tử đặc biệtLấy mẫu kiểm toán

Page 51: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê.Lấy mẫu thống kê và lấy mẫu phi thống kê

Việc lựa chọn lẫy mẫu thống kê hay không thống kê là tùy thuộc vào việc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. 30. Khi áp dụng lấy mẫu thống kê, cỡ mẫu có thể xác định bằng cách sử dụng lý thuyết xác suất thống kê hay sự xét đoán nghề nghiệp.

Khi áp dụng lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên vẫn có thể sử dụng các yếu tố của lẫy mẫu thống kê.Thiết kế mẫu

Khi thiết kế lấy mẫu kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét các mục tiêu thử nghiệm và các cuộc tính của tổng thể dự định lẫy mẫu.Tổng thể

Kiểm toán viên phải đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ của tổng thể.Phân nhóm

Hiệu quả cuộc kiểm toán sẽ tăng lên nếu kiểm toán viên phân nhóm một tổng thể bằng cách chia tổng thể thành các nhóm riêng biệt có cùng tính chất.Lựa chọn các phần tử có giá trị lớn

Việc lựa chọn các phần tử có giá trị lớn sẽ hiệu quả trong thử nghiệm cơ bản, đặc biệt khi kiểm tra việc kê khai cao hơn thực tếCỡ mẫu

Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu.Lựa chọn các phần tử của mẫu

Kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho tất cả các đơn vị lẫy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn.Thực hiện các thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán này phù hợp với những mục tiêu thử nghiệm cụ thể cho mỗi phần tử mẫu được chọn.Bản chất và nguyên nhân của sai sót

Kiểm toán viên cần xem xét kết quả kiểm tra mẫu, bản chất, nguyên nhân của tất cả các sai sót được phát hiện và ảnh hưởng của các sai sót đó đối với từng mục tiêu thử nghiệm cụ thể cũng như đối với những khâu khác của cuộc kiểm toán.Dự tính sai sót trong tổng thể

Khi thực hiện thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần dự tính sai sót trong tổng thể dựa trên giá trị của sai sót phát hiện trong mẫu. Kiểm toán viên phải xem xét sự ảnh hưởng của sai sót dự tính này đối với từng mục tiêu thử nghiệm cơ bản và đối với các khâu khác của cuộc kiểm toán.Đánh giá kết quả mẫu

Kiểm toán phải đánh giá kết quả mẫu để khẳng định tính phù hợp và đầy đủ của tổng thể hoặc quyết định xem có cần phải điều chỉnh cho phù hợp không?

Chuẩn mực 530 – Lấy mẫu kiểm toán.

QUY ĐỊNH CHUNGPhạm vi áp dụng Chuẩn mực kiểm toán này áp dụng khi kiểm toán viên quyết định dùng phương pháp lấy mẫu kiểm toán khi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc lấy mẫu theo phương pháp thống kê và phi thống kê khi thiết kế và lựa chọn

Page 52: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

mẫu kiểm toán, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, và đánh giá các kết quả thu được từ kiểm tra mẫu.Mục tiêu Mục tiêu của kiểm toán viên khi sử dụng phương pháp lấy mẫu kiểm toán là cung cấp cơ sở hợp lý để kiểm toán viên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu.

NỘI DUNG CHUẨN MỰCYêu cầuThiết kế mẫu, cỡ mẫu và lựa chọn phần tử kiểm tra Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mục đích của thủ tục kiểm toán và các tính chất của tổng thể được lấy mẫu Kiểm toán viên phải xác định cỡ mẫu đủ lớn để giảm rủi ro lấy mẫu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được Kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử của mẫu theo một phương thức nào đó để mỗi đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọnThực hiện các thủ tục kiểm toán Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với từng phần tử được lựa chọn phù hợp với mục đích của các thủ tục kiểm toán đó.Bản chất và nguyên nhân của sai lệch và sai sót Kiểm toán viên phải điều tra bản chất và nguyên nhân của bất kỳ sai lệch hay sai sót nào phát hiện được, và đánh giá tác động có thể xảy ra của các sai lệch hay sai sót này tới mục đích của thủ tục kiểm toán và các phần khác của cuộc kiểm toán sai lệch hay sai sót phát hiện được trong một mẫu là một sai phạm cá biệt thì kiểm toán viên phải đảm bảo ở mức độ cao rằng sai lệch hay sai sót đó không đại diện cho tổng thể. Kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo này bằng việc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp chứng minh rằng sai lệch hay sai sót đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của tổng thể.Dự tính sai sót Đối với kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phải dự tính sai sót trong tổng thể dựa trên giá trị của sai sót phát hiện trong mẫuĐánh giá kết quả lấy mẫu kiểm toánKiểm toán viên phải đánh giá: Kết quả của mẫu Liệu việc lấy mẫu kiểm toán có cung cấp cơ sở hợp lý cho các kết luận về tổng thể đã được kiểm tra hay khôngHướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảo

Page 53: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Tên gọi: Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác

Mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa tục lựa chọn khác

Tên gọi: Lấy mẫu kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc lấy mẫu theo phương pháp thống kê và phi thống kê khi thiết kế và lựa chọn mẫu kiểm toán, thực hiện thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết, và đánh giá các kết quả thu được từ kiểm tra mẫu.

Phạm vi: lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán.Nội dung

Bản chất và nguyên nhân của sai sótKiểm toán viên cần xem xét kết quả kiểm tra mẫu, bản chất, nguyên nhân của tất cả các sai sót được phát hiện

Phạm vi: áp dụng khi kiểm toán viên quyết định dùng phương pháp lấy mẫu kiểm toán khi thực hiện các thủ tục kiểm toán.Nội dungTrình tự thực hiện có sự thay đổi so với chuẩn mực hiện hànhBản chất và nguyên nhân của sai lệch và sai sótKiểm toán viên phải điều tra bản chất và nguyên nhân của bất kỳ sai lệch hay sai sót nào phát hiện được

Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán;

- Mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản đối với kiểm toán các ước tính kế toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.- Thủ tục kiểm toán

Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị;

Lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị;

Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm để xác nhận các ước tính kế toán đã lập.

Page 54: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Đánh giá kết qủa

Chuẩn mực 540 - kiểm toán các ước tính kế toán(bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan)Quy định: Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến các ước tính kế toán, bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Nội dung chuẩn mực:

- kiểm soát nội bộ của đơn vịphải tìm hiểu các vấn đề sau để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các ước tính kế toán Các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng đối với các ước tính kế toán, thuyết minh các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính Cách thức Ban Giám đốc lập ước tính kế toán và hiểu biết về các dữ liệu làm cơ sở lập các ước tính Các kiểm soát liên quan Ban Giám đốc có sử dụng chuyên gia hay không Kiểm toán viên phải soát xét kết quả thực tế của các ước tính kế toán trong báo cáo tài chính kỳ trước và nếu phù hợp, soát xét việc thực hiện lại các ước tính đó cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính kỳ hiện tại Nội dung và phạm vi soát xét của kiểm toán viên có tính đến nội dung của các ước tính kế toán và việc liệu thông tin thu thập được Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giáCăn cứ vào rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, kiểm toán viên phải xác định kiểm toán viên phải xác định xem các sự kiện phát sinh cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán có cung cấp bằng chứng kiểm toán liên quan đến ước tính kế toán hay không Kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát đối với cách thức Ban Giám đốc lập ước tính kế toán Thử nghiệm cơ bản tiếp theo để xử lý rủi ro đáng kể Đánh giá tính hợp lý của ước tính kế toán và xác định sai sótCác thuyết minh liên quan đến ước tính kế toán

Page 55: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính.- Giám đốc đơn vị : Thiết lập quy trình kế toán và lập báo cáo tài chính. Đánh giá tính thích hợp Sử dụng tư liệu của các chuyên gia Các thủ tục kiểm toán Kiểm tra các giả định, PP định giá Xây dựng các ước tính độc lập

- Kiểm toán viên: Tìm hiểu quy trình, đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán Đánh giá kết quả của các thủ tục kiểm toán.

Chuẩn mực 550 - CÁC BÊN LIÊN QUANQuy định chung

Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và cung cấp dịch vụ liên quanNội dung chuẩn mực

Thủ tục xác định sự tồn tại của các bên liên quan và trình bày các thông tinKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét những thông tin do Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị của đơn vị được kiểm toán cung cấp để xác định danh sách của tất cả các bên liên quan và phải kiểm tra tính đầy đủ của những thông tin bằng những thủ tục sau:Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để kiểm tra danh sách của những bên liên quan đã được biếtKiểm tra các thủ tục mà đơn vị đã sử dụng để xác định các bên liên quanmối liên hệ của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với các đơn vị khác, sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ đăng ký cổ đông để xác định họ, tên của những thành viên góp vốn hoặc cổ đông chínhXem xét lại biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông, biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản họp Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và những ghi chép theo luật định liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành viên góp vốn hoặc cổ đôngXem xét quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của đơn vị và những thông tin khác đơn vị đã cung cấp cho cơ quan quản lý

Tên gọi: Kiểm toán các ước tính kế toán

Xem xét và kiểm tra quá trình lậpcác ước tính kế toán của đơn vị;Lập một ước tính độc lập để sosánh với ước tính của đơn vị;Xem xét sự kiện phát sinh saungày kết thúc năm để xác nhậncác ước tính kế toán đã lậpĐánh giá kết qủa

Tên gọi: Kiểm toán các ước tínhkế toán(bao gồm ước tính kế toánvề giá trị hợp lý và các thuyếtminh liên quan)Thủ tục đánh giá rủi ro và cáchoạt động liên quanXác định và đánh giá rủi ro cósai sót trọng yếuBiện pháp xử lý đối với rủi ro cósai sót trọng yếu đã đánh giá

Đánh giá tính hợp lý của ước tínhkế toán và xác định sai sótThử nghiệm cơ bản tiếp theo đểxử lý rủi ro đáng kể

Page 56: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

. Chuẩn mực kế toán "Thông tin về các bên liên quan" đòi hỏi phải có sự trình bày về mối quan hệ giữa các bên liên quan, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải được đảm bảo là những vấn đề trình bày đó là đầy đủGiao dịch với các bên liên quanKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét thông tin về các giao dịch với các bên liên quan do Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị đơn vị được kiểm toán cung cấp, và cũng phải chú ý đến những giao dịch quan trọng khác với các bên liên quanKhi tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro kiểm soátcần phải cân nhắc tính đầy đủ và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với việc ghi chép và phê duyệt các giao dịch với các bên liên quankiểm toán viên cần quan tâm đến các giao dịch có tính bất thường, vì các giao dịch này có thể chỉ ra sự tồn tại của các bên liên quan chưa được xác định trước đógiao dịch phát sinh không hợp lýgiá cả, lãi suất, các hình thức bảo hành và các điều kiện thanh toán bất thườnggiao dịch có nội dung khác với hình thứcgiao dịch được xử lý theo những cách khác thườngkiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tiến hành các thủ tục kiểm toán để có thể xác định được sự tồn tại của các giao dịch với các bên liên quanKiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dưXem xét lại các biên bản họp Hội đồng quản trị và họp Ban Giám đốcXem xét các tài liệu kế toán phản ánh những nghiệp vụ và số dư quan trọng hay bất thường, đặc biệt quan tâm đến những nghiệp vụ được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chínhXem xét các xác nhận về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và các xác nhận của ngân hàng. Việc kiểm tra này có thể phát hiện ra mối quan hệ của người đứng ra bảo lãnh và các giao dịch khác với các bên liên quan kháXem xét các giao dịch đầu tư. Ví dụ: mua hoặc bán phần vốn đầu tư vào một công ty liên doanh hoặc một doanh nghiệp khácKiểm tra giao dịch với các bên liên quan đã được xác địnhKhi xem xét giao dịch đã được xác định với các bên liên quan, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để xác nhận những giao dịch này đã được ghi chép trong sổ kế toán và trình bày trên báo cáo tài chínhGiải trình của Ban Giám đốcKiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập được giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán vềTính đầy đủ của thông tin được cung cấp liên quan đến việc xác định các bên liên quanThông tin về các bên liên quan được trình bày đầy đủ trong báo cáo tài chínhKết luận và báo cáo kiểm toánNếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán không thể thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp về các bên liên quan và các giao dịch với các bên liên quan hoặc kết luận việc trình bày về các bên liên quan trong báo cáo tài chính là không đầy đủ thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải sửa đổi lại báo cáo kiểm toán cho phù hợp.Chuẩn mực 550 – Các bên liên quan.Quy định chungPhạm vi áp dụngCác giao dịch này có thể chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chínhkhông cao hơn so với các giao dịch tương tự với các bên không liên quan.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bản chất của các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan

Page 57: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Nội dung:Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

Kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán vềViệc xác định các bên liên quan của đơn vị, kể cả các thay đổi từ kỳ trước Bản chất các mối quan hệ giữa đơn vị và các bên liên quan này; và Các giao dịch với các bên liên quan này phát sinh trong kỳ và hình thức, mục đích các giao dịch đóKiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, các cá nhân khác trong đơn vị và thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro khác được coi là phù hợp để tìm hiểu về các kiểm soát, nếu có, đã được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán thiết lập đểXác định, hạch toán và thuyết minh các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụngCho phép và phê duyệt những giao dịch và thỏa thuận quan trọng với các bên liên quan Cho phép và phê duyệt những hợp đồng và giao dịch quan trọng ngoài hoạt động kinh doanh thông thườngkiểm toán viên phải kiểm tra các tài liệu sau đây để tìm ra dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của các mối quan hệ hoặc giao dịch với các bên liên quan mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chưa xác định hoặc thông báo cho kiểm toán viên trước đóCác xác nhận của ngân hàng hoặc xác nhận có giá trị pháp lý thu được từ kết quả của các thủ tục kiểm toánBiên bản các cuộc họp cổ đông và biên bản họp Ban quản trị- Các sổ sách hoặc tài liệu khác mà kiểm toán viên cho là cần thiết trong từng trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toánnếu phát hiện ra các giao dịch quan trọng ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị thì kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán vềBản chất của các giao dịch Việc tham gia của các bên liên quan vào các giao dịch này Trao đổi thông tin về các bên liên quan với nhóm kiểm toánXác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan kiểm toán viên phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan và xác định xem có rủi ro nào trong số đó là rủi ro đáng kể hay không. Để xác định được điều này, kiểm toán viên phải coi các giao dịch quan trọng với các bên liên quan đã được xác định ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị là các giao dịch làm phát sinh rủi ro đáng kểBiện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quankiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quanNếu phát hiện ra các bên liên quan hoặc các giao dịch quan trọng với bên liên quan mà trước đó Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chưa xác định hoặc thông báo cho kiểm toán viên, kiểm toán viên phảiTrao đổi kịp thời thông tin có liên quan với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán Nếu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có yêu cầu về các bên liên quan thì kiểm toán viên phải

Page 58: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán xác định toàn bộ các giao dịch với các bên liên quan mới được phát hiện để kiểm toán viên thực hiện đánh giá thêmPhỏng vấn về lý do các kiểm soát của đơn vị Xem xét lại rủi ro có thể tồn tại các bên liên quan khác hoặc các giao dịch quan trọng khác với các bên liên quan, mà trước đó Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chưa xác định hoặc thông báo cho kiểm toán viên, và thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung khi cần thiếNếu việc không thông báo của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán được xác định là cố ý thì kiểm toán viên phải đánh giá các ảnh hưởng tiềm tàng đối với cuộc kiểm toán Các giao dịch quan trọng với các bên liên quan đã được xác định ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của đơn vị Xác nhận về việc các giao dịch với các bên liên quan được thực hiện theo các điều khoản tương đương với điều khoản áp dụng trong giao dịch ngang giá- Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã xác nhận trong báo cáo tài chính rằng một giao dịch với bên liên quan được thực hiện theo các điều khoản tương đương với điều khoản áp dụng trong một giao dịch ngang giá, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự xác nhận nàyĐánh giá về việc hạch toán và thuyết minh các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan đã được xác địnhCác mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan đã được xác định có được hạch toán và thuyết minh phù hợp theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay khôngẢnh hưởng của các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan cóLàm cho báo cáo tài chính không được trình bày trung thực và hợp lý Làm cho báo cáo tài chính bị sai lệchGiải trình bằng văn bản Trao đổi với Ban quản trịTrừ khi toàn bộ thành viên Ban quản trị đều là thành viên Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toánTài liệu, hồ sơ kiểm toánkiểm toán viên phải lưu trong tài liệu, hồ sơ kiểm toán tên của các bên liên quan đã được xác định và bản chất của các mối quan hệ với các bên liên quan

Chuẩn mực hiện hành CM dự thảoTên gọi: Các bên liên quan Tên gọi:Các bên liên quanQui định chungChuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán

Qui định chung

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viênvà doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan tới các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.

Page 59: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực này hướng dẫn cụ thể hơn các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, 330 và 240 liên quan đến rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan.

Chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính;- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

- Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

- Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố báo cáo tài chính.

Thảo luận với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán

Nếu sửa đổi báo cáo tài chính

Cung cấp một báo cáo kiểm toán mới có đoạn giải thích nguyên nhân.

- Nếu Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi và đã công bố BCTC Áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán và phải thông báo cho Giám đốc đơn vị về những biện pháp mà

kiểm toán viên sẽ thực hiện.

Chuẩn mực số 560 - CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN- Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan đến các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chínhCác sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toánKiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc kiểm toán viên đã nhận biết toàn bộ các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chínhKiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục theo quy địnhđể đảm bảo rằng các thủ tục này đã bao quát được toàn bộ, hoặc gần như toàn bộ giai đoạn kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm

Page 60: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

toánTìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập nhằm bảo đảm đã xác định được mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toánPhỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị Đọc các biên bản họp (nếu có) của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Ban quản trị sau ngày kết thúc kỳ kế toánĐọc báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị Giải trình bằng văn bản Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trịcung cấp giải trình bằng văn bảnvề việc đã điều chỉnh hoặc thuyết minh tất cả các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán mà khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng yêu cầu phải điều chỉnh hoặc thuyết minhPhỏng vấn xem Ban Giám đốc dự định xử lý vấn đề này trên báo cáo tài chính như thế nào, trong trường hợp cần sửa đổi báo cáo tài chính.Những sự việc mà kiểm toán viên biết được sau ngày ký báo báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố báo cáo tài chínhNếu Ban Giám đốc đơn vị sửa đổi báo cáo tài chính, kiểm toán viên phảiThực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết phù hợp với việc sửa đổiđến ngày ký báo cáo kiểm toán mớiMở rộng các thủ tục kiểm toán theo quy địnhPhát hành báo cáo kiểm toán mới về báo cáo tài chính sửa đổi. Ngày ký báo cáo kiểm toán mới không được trước ngày phê duyệt của báo cáo tài chính sửa đổi Kiểm toán viên phải đưa vào báo cáo kiểm toán sửa đổi hoặc báo cáo kiểm toán mới đoạn “Nhấn mạnh vấn đề” hoặc đoạn “Vấn đề khác” đề cập đến phần thuyết minh báo cáo tài chính mà thuyết minh đó giải thích rõ lý do phải sửa đổi báo cáo tài chính đã công bố và báo cáo kiểm toán đã phát hành trước đâkiểm toán viên phải có những hành động thích hợp để cố gắng ngăn chặn việc sử dụng báo cáo kiểm toán chưa sửa đổi nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo đã thông báo việc sửa đổi này cho tất cả các bên đã nhận báo cáo tài chính trước đó và Ban Giám đốc không sửa đổi báo cáo tài chính trong khi kiểm toán viên tin rằng báo cáo tài chính cần được sửa đổiChuẩn mực 560 : Chuẩn mực hiện hành- Tên : Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, lập BCTC.- Ngày ký BCKT là ngày thực ký BCKT hoặc ngày kết thúc công việc kiểm toán.- Ngày công bố là ngày theo dấu bưu điện Hay ký nhận sớm nhất khi gửi BCTC chocơ quan nhà nước hoặc công khai.- Giám đốc đơn vị được KT có trách nhiệm thông báo cho

Chuẩn mực 560 :Bản dự thảo CMKiT mới- Tên : Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.- Ngày ký BCKT là ngày được lựa chọn để ký BCKT.- Ngày công bố là ngày BCKT, BCTC sẳn sàng cung cấp cho bên thứ 3.- Không quy định.- KTV yêu cầu Ban giám đốc giải trình bằng văn bản việc đã điều chỉnh hoặc thuyết minh tất cả các

Page 61: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

KTV các sự kiện đã xảy ra từ ngày ký BCKT đến ngày công bố BCTC.- Không quy định.

- Trường hợp đơn vị được KT chấp nhận sửa BCTC thì KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp thực tế

- BCTC năm tiếp theo đang được tiếp tục kiểm toán, sắp được công bố có thể khôngcần sửa đổi BCTC, BCKT năm trước.

sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.- Nếu pháp luật hoặc các quy định về lập,trình bày BCTC không cấm sửa đổi BCTC và người có trách nhiệm không bị cấm phê duyệt báo cáo sửa đổi, KTV được phép hạn chế thủ tục KT các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán trong phạm vi những sửa đổi đó.- Không quy định.

Chuẩn mực 570 – Hoạt động liên tục :- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng đối với trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xem xét giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính, cả việc đánh giá của Ban giám đốc đơn vị về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.- Nội dung chuẩn mực :

Trách nhiệm của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán : Giám đốc đơn vị cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Nếu Ban giám đốc nhận biết bất kỳ sự không chắc chắn trọng yếu nào liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động của đơn vị, thì các vấn đề không chắc chắn đó phải được trình bày trong báo cáo tài chính.

Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán :Xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục đã được sử dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính, xem xét có yếu tố không chắc chắn

trọng yếu nào liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị cần phải trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính.Các vấn đề cần xem xét khi lập kế hoạch kiểm toán : Cân nhắc các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt

động của đơn vị.Xem xét các đánh giá của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán :Xem xét trên cùng khoảng thời gian mà Ban giám đốc đơn vị đưa ra đánh giá theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán chung. Nếu đánh giá của Ban

giám đốc đơn vị dựa trên cơ sở khoảng thời gian ít hơn 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán, thì yêu cầu kéo dài thời gian đánh giá thành 12 tháng.

Giai đoạn sau khi được Ban giám đốc đánh giá :Thảo luận với Ban giám đốc đơn vị để xác nhận sự hiểu biết về các sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động

liên tục của đơn vị phát sinh sau giai đoạn đã được đánh giá.Các thủ tục kiểm toán bổ sung khi các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục đã được xác định:

Page 62: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Soát xét, yêu cầu xác nhận bằng văn bản các kế hoạch hoạt động trong tương lai của Ban giám đốc đơn vị dựa trên đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.

Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác nhận hoặc loại trừ sự tồn tại yếu tố không chắc chắn trọng yếu.Kết luận và lập báo cáo kiểm toán : Đánh giá xem có còn yếu tố không chắc chắn liên quan đến từng sự kiện và điều kiện riêng rẽ hoặc kết hợp

với nhau gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.Trường hợp giả định về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán là phù hợp nhưng tồn tại sự không chắc chắn trọng yếu.Cần xem xét liệu báo cáo tài chính đã được trình bày đầy đủ các sự kiện hoặc điều kiện chủ yếu gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động

liên tục của đơn vị và kế hoạch giải quyết vấn đề này; nêu rỏ có sự không chắc chắn trọng yếu liên quan đến sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.

Trường hợp Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán không thực hiện hoặc không mở rộng đánh giá về khả năng hoạt động liên tục :Cần xem xét đưa ra báo cáo kiểm toán ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán.Sự chậm trễ đáng kể trong việc ký và duyệt báo cáo tài chính :

Khi sự chậm trễ liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện liên quan trực tiếp đến việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, cần xem xét sự cần thiết thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung cũng như ảnh hưởng đến kết luận về sự tồn tại của sự không chắc chắn trong yếu.Chuẩn mực số 570 – Hoạt động liên tục :- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xét đoán giả định hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính.- Các yêu cầu của chuẩn mực :+ Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan : Phải xem xét liệu có hay không và các sự kiện, điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và xác định Ban giám đốc đơn vị đã đánh giá sơ bộ về các sự kiện, điều kiện hay chưa.+ Xem xét các đánh giá của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán : Phải xem xét trong cùng giai đoạn mà Ban giám đốc đơn vị đã sử dụng để đánh giá và các đánh giá đó đã bao gồm thông tin có sẵn từ kết quả các cuộc kiểm toán trước hay không.+ Giai đoạn sau khi Ban giám đốc đánh giá : Phỏng vấn sự hiểu biết của Ban giám đốc về các sự kiện, điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị phát sinh sau giai đoạn đã được Ban giám đốc đánh giá.+ Thủ tục kiểm toán bổ sung khi nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị : Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp xác định xem có hay không yếu tố không chắc chắn trọng yếu và cả yếu tố giảm nhẹ.+ Kết luận kiểm toán và báo cáo kiểm toán : Kiểm toán viên phải kết luận liệu các yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không.+ Việc sử dụng giả định hoạt liên tục là phù hợp nhưng có yếu tố không chắc chắn trọng yếu : Phải xác định báo cáo kiểm toán đã trình bày đầy đủ và kế hoạch của Ban giám đốc đơn vị đối với sự kiện hoặc điều kiện này.+ Việc sử dụng giả định hoạt liên tục là không phù hợp : Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến trái ngược.+ Ban giám đốc đơn vị không thực hiện hoặc không mở rộng đánh giá về khả năng hoạt động liên tục : Phải cân nhắc ảnh hưởng của vấn đề này đến báo cáo kiểm toán.+ Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán : Phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị (trừ khi Ban quản trị đồng thời là Ban giám đốc) về các sự kiện hoặc điều kiện xác định là có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.+ Sự chậm trễ đáng kể trong việc phê duyệt báo cáo tài chính : Nếu việc chậm trễ này do tác động của việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị thì phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết và xem xét ảnh hưởng đến kết luận kiểm toán về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu.

Page 63: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực 570 – Hoạt động liên tục : Chuẩn mực hiện hành- Không hướng dẫn.- Nếu BGĐốc đơn vị từ chối đánh giá hoặc mở rộng đánh giá khả năng hoạt động liên tục theo yêu cầu của KTV thì KTV có thể đưa ra ý kiến bị giới hạn phạm vi kiểm toán.- BGĐốc đơn vị đánh giá khả năng hoạt liên tục của đơn vị ít hơn 12 tháng thìyêu cầu kéo dài giai đoạn đánh giá thành 12 tháng từ ngày kết thúc kỳ kế toán

Chuẩn mực 570 – Hoạt động liên tục : Bản dự thảo CMKiT mới- KTV phải trao đổi với BQTrị đơn vị được KT (trừ khi BQTrị cũng là BGĐốc) các sự kiện hoặc điều kiện xác định là có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị.- Nếu BGĐốc đơn vị từ chối đánh giá hoặc mở rộng đánh giá khả năng hoạt động liên tục theo yêu cầu của KTV thì KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến.- BGĐốc đơn vị đánh giá khả năng hoạt liên tục của đơn vị ít hơn 12 tháng thì yêu cầu kéo dài giai đoạn đánh giá ít nhất 12 tháng từ ngày kết thúc kỳ kế toán

Chuẩn mực 580 – Giải trình của giám đốc :- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn áp dụng việc thu thập và sử dụng các giải trình của giám đốc đơn vị được kiểm toán như những bằng chứng kiểm toán, các thủ tục được áp dụng để đánh giá và lưu trữ các giải trình của giám đốc đơn vị, các biện pháp xử lý khi giám đốc đơn vị từ chối cung cấp giải trình thích hợp.

- Nội dung chuẩn mực :Sử dụng các giải trình của giám đốc như những bằng chứng kiểm toánTrường hợp không thu thập đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì phải thu thập các giải trình bằng văn bản của giám đốc đơn vị về các vấn đề

trọng yếu của báo cáo tài chính.Giải trình của giám đốc không thể thay thế bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, nhưng một số trường hợp có thể là bằng chứng kiểm toán duy

nhất.Lưu vào hồ sơ kiểm táo các giải trình của giám đốc :Lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của giám đốc dưới hình thức tóm tắt các lần trao đổi bằng lời, văn bản để làm bằng chứng kiểm toán.Các yếu tố cơ bản của giải trình : Thông tin phải giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận.Các biện pháp xử lý nếu giám đốc từ chối cung cấp giải trình : Phải đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến từ chối”.

Page 64: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 580 – Giải trình bằng văn bản :- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc thu thập giải trình của Ban giám đốc, Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán.- Các yêu cầu của chuẩn mực :+ Kiểm toán viên phải yêu cầu Ban giám đốc và cấp quản lý có trách nhiệm phù hợp giải trình bằng văn bản về báo cáo tài chính và hiểu biết về các vấn đề có liên quan.+ Các giải trình bằng văn bản về trách nhiệm của Ban giám đốc :Lập và trình bày báo cáo tài chính;Thông tin được cung cấp và tính đầy đủ của các giao dịch;Mô tả trách nhiệm của Ban giám đốc trong các giải trình bằng văn bản.+ Các giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác : Nếu xác định cần thì kiểm toán viên yêu cầu Ban giám đốc đơn vị giải trình bằng văn bản thêm các vấn đề khác nhằm bổ sung cho các bằng chứng kiểm toán liên quan báo cáo tài chính hoặc các cơ sở dẫn liệu cụ thể.+ Ngày ký văn bản giải trình và giai đoạn được giải trình : Văn bản giải trình được ký càng sát càng tốt nhưng không ngày ký báo cáo kiểm toán và bao gồm giải trình tất cả các báo cáo tài chính và giai đoạn được kiểm toán.+ Hình thức của văn bản giải trình là thư giải trình. Thư giải trình không cần nêu lại các vấn đề đã trình bày trong báo cáo công khai (nếu có).+ Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình, văn bản giải trình không được cung cấp hoặc nội dung giải trình không đầy đủ :Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình : Nếu kết luận văn bản giải trình không đáng tin cậy thì kiểm toán viên phải có biện pháp xử lý phù hợp.Văn bản giải trình không được cung cấp hoặc nội dung giải trình không đầy đủ : Trao đổi với Ban giám đốc, đánh giá tính chính trực của Ban giám đốc và thực hiện các biện pháp thích hợp.Giải trình bằng văn bản về trách nhiệm của Ban giám đốc : Từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán nếu kết luận đã xảy ra các vấn đề trên.

- Chuẩn mực 580 – Giải trình bằng văn bản : Chuẩn mực hiện hành- Tên : Giải trình của giám đốcH.thức : Bản liệt kê của KTV được GĐốc Xác nhận là đúng, BB họp BGĐốc, BQTrị,báo cáo tài chính được duyệt.Người giải trình : Giám đốc hoặc ngườiđứng đầu đơn vị.Cá biệt ngày văn bản giải trình có thể sau ngày báo cáo kiểm toánNếu giám đốc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ giải trình thì TKV đưa ra ý kiến “chấp nhận từngphần” hoặc “ý kiến từ

Chuẩn mực 580 – Giải trình bằng văn bản :

- Tên : Giải trình bằng văn bản.

- Hình thức : Thư giải trình, không baogồm báo cáo tài chính.BGĐốc, BQTrị hoặc cấp quản lý có trách nhiệm.- Ngày văn bản giải trình phải trước ngày báo cáo kiểm toán- Nếu bị từ chối hoặc cung cấp khôngđầy đủ giải trình thì KTV từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.

Page 65: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

chối”.- Không hướng dẫn.

Trường hợp BGĐ hiện tại không đảm nhận nhiệm vụ trong tất cả các kỳ trong báo cáo kiểm toán thì vẫn phải giải trình về các kỳ có liên quan.

CHUẨN MỰC SỐ 600: Sử dụng t liệu của kiểm toán viên khácMục tiêu: Quy định nguyên tắc, thủ tục cơ bản trong việc sử dụng tư liệu kiểm toán của kiểm toán viên khác về các thông tin tài chínhPhạm vi áp dụng: Báo cáo tài chính của một đơn vị, trong đó có gộp thông tin tài chính của một hoặc nhiều đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khácGiải thích các thuật ngữ: Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên khác; Đơn vị cấp dưới; Đơn vị kinh tế khácNội dung:-Chấp nhận là kiểm toán viên chính-Thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên chính thực hiện:+Lập kế hoạch kiểm toán trong đó có dự kiến sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác+Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp+Thông báo cho kiểm toán viên khác về những vấn đề liên quan+Thảo luận với kiểm toán viên khác về các thủ tục kiểm toán+Thảo luận với kiểm toán viên khác, với Giám đốc của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác về các phát hiện quan trọng hoặc các vấn đề khác có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của đơn vị đó

CHUẨN MỰC SỐ 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên)Mục tiêu: Quyết định có chấp nhận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn hay khôngPhạm vi áp dụng: Báo cáo tài chính của tập đoàn có sự tham gia của các kiểm toán viên đơn vị thành viênGiải thích các thuật ngữ: Đơn vị thành viên; Kiểm toán viên đơn vị thành viên; Ban Giám đốc đơn vị thành viên; Mức trọng yếu đối với đơn vị thành viên …Nội dung:-Trách nhiệm của Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hướng dẫn, giám sát và thực hiện cuộc kiểm toán tập đoàn; Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán tập đoàn xem xét và đưa ra ý kiến kiểm toán tập đoàn hay không.- Công việc của Nhóm kiểm toán tập đoàn và Kiểm toán viên:+Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán tập đoàn+Tìm hiểu về tập đoàn, các đơn vị thành viên trong tập đoàn và môi trường hoạt động+Hiểu biết về kiểm toán viên đơn vị thành viên+Xác định mức trọng yếu của tổng thể cho báo cáo tài chính+Biện pháp xử lý đối với các rủi ro đã đánh giá+Tìm hiểu về các kiểm soát được áp dụng cho cả tập đoàn và quy trình hợp nhất+Trao đổi với kiểm toán viên đơn vị thành viên về những yêu cầu của nhóm+Đánh giá tính đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán thu thập được

Page 66: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

+Trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị tập đoàn những khiếm khuyết nào được phát hiện trong kiểm soát nội bộHướng dẫn áp dụng:

CHUẨN MỰC SỐ 600Mục tiêu là: Quy định nguyên tắc, thủ tục sử dụng tư liệu kiểm toán của kiểm toán viên khácPhạm vi áp dụng là: Báo cáo tài chính của một đơn vịGiải thích các thuật ngữ: Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên khác; Đơn vị cấp dưới; Đơn vị kinh tế khácNội dung gồm:-Chấp nhận là kiểm toán viên chính-Thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên chính thực hiện

Không có phần hướng dẫn áp dụng

Mục tiêu là: Quyết định có chấp nhận thực hiện kiểm toán khôngPhạm vi áp dụng là: Báo cáo tài chính của tập đoànGiải thích các thuật ngữ: Đơn vị thành viên; Kiểm toán viên đơn vị thành viên; Ban Giám đốc đơn vị thành viên; Mức trọng yếu đối với đơn vị thành viên …Nội dung gồm:-Trách nhiệm của Ban Giám đốc, Nhóm kiểm toán tập đoàn và Kiểm toán viên

Có phần hướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.Mục đích: qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản cho kiểm toán viên độc lập và công ty kiểm toán trong việc sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ khi kiểm toán báo cáo tài chínhTìm hiểu và đánh giá hoạt động của kiểm toán nội bộ-Vị trí , chức năng,năng lực chuyên môn, tính thận trọng nghề nghiệp.- Hoạt động và hiệu quả của kiểm toán nội bộ

Page 67: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Liên hệ và phối hợp công việc-Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán-Tham khảo báo cáo kiểm toán nội bộĐánh giá và kiểm tra lại tư liệu của kiểm toán nội bộ-Trình độ chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ, công việc đó có được giám sát, kiểm tra và lưu lại bằng hồ sơ không.-Kết luận của kiểm toán viên nội bộ có phù hợp tình hình thực tế không; Những vấn đề đặc biệt và bất thường đã được kiểm toán viên nội bộ nêu ra có được xử lý đúng đắn hay không

1.Chuẩn mực số 610 - Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ.Mục đích : Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến công việc của kiểm toán viên nội bộ khi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toánXác định sự cần thiết và mức độ sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên phải xác định:-Công việc của kiểm toán viên nội bộ có đầy đủ, thích hợp cho mục đích của cuộc kiểm toán : tính khách quan; Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ; sự thận trọng nghề nghiệp- Ảnh hưởng dự kiến của việc sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán của kiểm toán viên độc lậpSử dụng công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ-Trình độ chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ, công việc đó có được giám sát, kiểm tra và lưu lại bằng hồ sơ không.-Kết luận của kiểm toán viên nội bộ có phù hợp tình hình thực tế không; Những vấn đề đặc biệt hoặc bất thường mà kiểm toán viên nội bộ nêu ra đã được xử lý đúng chưa

2.

Chuẩn mực số 610-Tên gọi :Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.

-Tên gọi: Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ.

-Hướng dẫn các nguyên tắc thủ tục cơ bản cho KTV độc lập và cty kiểm toán sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ khi kiểm toán BCTC

-Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến công việc của kiểm toán viên nội bộ khi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi sử dụng công việc của KTNB

- Vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị: Kiểm

- Vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị: Kiểm

Page 68: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

toán viên độc lập phải xem xét đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ:(1) báo cáo trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất, (2) không kiêm nhiệm những công việc liên quan đến hoạt động khác ngoài kiểm toán nội bộ, và (3) được trao đổi trực tiếp với kiểm toán viên độc lập.

toán viên độc lập phải xem xét đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ:(1) báo cáo trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất, (2) không kiêm nhiệm những công việc liên quan đến hoạt động khác ngoài kiểm toán nội bộ, và (3) được trao đổi trực tiếp với kiểm toán viên độc lập.

Chuẩn mực 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc sử dụng tư liệu của chuyên gia như một bằng chứng kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính.- Xác định sự cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia.- Năng lực và tính khách quan của chuyên gia- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải đánh giá tính khách quan của chuyên gia.- Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán

Chuẩn mực số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị Sử dụng công việc của chuyên giaPhạm vi áp dụng: quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc sử dụng công việc của chuyên gia là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp.Xác định sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia-Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị;-Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và biện pháp xử lý-Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập để hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.

Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia-Năng lực của chuyên gia được thể hiện thông qua hiểu biết và trình độ chuyên môn của chuyên gia-Khả năng của chuyên gia được thể hiện thông qua việc chuyên gia sử dụng năng lực đó trong từng trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của chuyên gia có thể bao gồm vị trí địa lý, quỹ thời gian và các nguồn lực;-Tính khách quan có thể bị ảnh hưởng do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp của chuyên gia.

Page 69: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia:-Xác định nội dung, phạm vi và các mục tiêu của công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán;-Đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán.Thỏa thuận với chuyên gia :-Nội dung, phạm vi và các mục tiêu của công việc, vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên và chuyên,-Nội dung, lịch trình và phạm vi các cuộc traođổi giữa kiểm toán viên và chuyên gia,-Sự cần thiết phải tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin đối với chuyên giaĐánh giá tính đầy đủ, thích hợp của công việc của chuyên gia-Tính phù hợp và hợp lý của các phát hiện và kết luận của chuyên gia, các giả định và phương pháp mà chuyên gia đã sử dụng-Tính phù hợp, đầy đủ và chính xác của nguồn dữ liệu mà chuyên gia đã sử dụng. Dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán-Kiểm toán viên dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán mà việc dẫn chứng giúp hiểu rõ lý do của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên phải nêu rõ trong báo cáo kiểm toán việc dẫn chứng này không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên đối với ý kiến kiểm toán

Chuẩn mực số 620-Tên gọi: Sử dụng tư liệu của chuyên gia

-Tên gọi : Sử dụng công việc của chuyên gia

-Mục đích: quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản trong việc sử dụng tư liệu của chuyên gia như một bằng chứng kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính.

- Phạm vi áp dụng: quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc sử dụng công việc của chuyên gia là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán để thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp.

-Sự cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia, KTV và cty KT xem xét đến:Tính trọng yếu của

- Sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia cần xem xét các yếu tố : Tìm hiểu về đơn vị

Page 70: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

khoản mục, Rủi ro có sai sót, số lượng và chất lượng của các bằng chứng

được kiểm toán, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, lập báo cáo tài chính,..

- Chưa đề cập - Thoả thuận với chuyên gia,Chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán

Chuẩn mực số 700-Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.Mục đích: quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với nội dung và hình thức của báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán công bố sau khi thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứ tự sau:-Tên và địa chỉ công ty kiểm toán;- Số hiệu báo cáo kiểm toán;- Tiêu đề báo cáo kiểm toán;- Người nhận báo cáo kiểm toán;- Mở đầu của báo cáo kiểm toán:. Nêu đối tượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính;nêu trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán;- Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Nêu chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán;nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên đã thực hiện;- Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán.- Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;- Chữ ký và đóng dấu. - Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax và số hiệu liên lạc khác của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán.

Page 71: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Chuẩn mực số 700-Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhPhạm vi áp dụng: quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Chuẩn mực này cũng quy định hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán báo cáo tài chính.

Hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chínhKiểm toán viên phải kết luận liệu kiểm toán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu, do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không dựa trên các kết luận:-Kết luận của kiểm toán viên về việc liệu đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay chưa-Kết luận của kiểm toán viên về việc liệu những sai sót chưa được điều chỉnh, khi xét riêng lẻ hoặc tổng thể, có trọng yếu hay không.- Kiểm toán viên phải đánh giá liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không.Báo cáo kiểm toán cho các cuộc kiểm toán được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như sau:-Số hiệu và Tiêu đề báo cáo kiểm toán- Người nhận báo cáo kiểm toán- Mở đầu của báo cáo kiểm toán:Nêu rõ tên đơn vị có báo cáo tài chính đã được kiểm toán; Nêu rõ rằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán;Nêu rõ tiêu đề của từng báo cáo cấu thành bộ báo cáo tài chính;- Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính-Trách nhiệm của kiểm toán viên-Ý kiến của kiểm toán viên- Các trách nhiệm báo cáo khác-Chữ ký của kiểm toán viên: Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, và phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán-Ngày ký báo cáo kiểm toán;-Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán.

Chuẩn mực số 700Tên gọi: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Tên gọi: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

- Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với nội

- Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.

Page 72: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

dung và hình thức của báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán công bố sau khi thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị

Chuẩn mực này cũng quy định hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán báo cáo tài chính.

- Chưa đề cập - Hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính

-Không quy định -Các yếu tố hình thành báo cáo tài chính: đã nêu các trách nhiệm khác

-Ý kiến của KTV và công ty kiểm toánChủ yếu là nêu rõ ý kiến trên phương diện tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Ý kiến của KTV: Phải đánh giá Báo cáo tài chính có thuyết minh đầy đủ các chính sách kế toán quan trọng được lựa chọn và áp dụng hay không; Các ước tính kế toán do Ban Giám đốc đưa ra có hợp lý hay không; thông tin có đáng tin cậy ko

CHUẨN MỰC SỐ 705Tiêu đề: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phầnMục tiêu: Đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính một cách rõ ràng, phù hợpPhạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với việc phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh thực tếGiải thích các thuật ngữ: Lan tỏa; Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phầnNội dung:-Các trường hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần-Xác định dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phầnÝ kiến kiểm toán ngoại trừ; Ý kiến kiểm toán trái ngược ; Từ chối đưa ra ý kiến-Hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán khi ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Đoạn mô tả cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Đoạn ý kiến kiểm toán Mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược

Page 73: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên khi kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến-Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toánHướng dẫn áp dụng

CHUẨN MỰC SỐ 706Tiêu đề: Đoạn “nhấn mạnh vấn đề” và “vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chínhMục tiêu: Thu hút sự chú ý của người sử dụng (khi kiểm toán viên xét thấy cần thiết) đối với các vấn đề sau, bằng cách bổ sung các thông tin rõ ràng vào báo cáo kiểm toánPhạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc đưa ra các thông tin bổ sung trong báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên xét thấy cầnGiải thích thuật ngữ: Đoạn “Nhấn mạnh vấn đề”; Đoạn “Vấn đề khác”Nội dung:-Đoạn “Nhấn mạnh vấn đề” trong báo cáo kiểm toán-Đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán-Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toánHướng dẫn áp dụng

CHUẨN MỰC SỐ 710: Thông tin có tính so sánhMục tiêu: Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc xem xét các thông tin có tính so sánh trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chínhPhương pháp trình bày: dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính mang tính so sánh

Nội dung:-Dữ liệu tương ứng+Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán+Báo cáo của kiểm toán viên và công ty kiểm toán+Các yêu cầu bổ sung đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán mới

Page 74: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

+Báo cáo tài chính kỳ trước không được kiểm toán -Báo cáo tài chính mang tính so sánh+Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán+Báo cáo của kiểm toán viên và công ty kiểm toán+Các yêu cầu bổ sung đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán mới-Các phụ lục báo cáo

CHUẨN MỰC SỐ 710: Thông tin so sánh - dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánhMục tiêu: Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các thông tin so sánh trong báo cáo tài chính đã được trình bày, trên các khía cạnh trọng yếu, theo quy định về thông tin so sánh trong khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay chưa; Lập báo cáo kiểm toán phù hợp với trách nhiệm báo cáo của kiểm toán viên.Phương pháp trình bày: dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính mang tính so sánhGiải thích các thuật ngữ: Thông tin so sánh; Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng; Thông tin so sánh - Báo cáo tài chính so sánhNội dung:-Thủ tục kiểm toán+Xác định xem báo cáo tài chính có chứa đựng các thông tin so sánh theo quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và các thông tin đó có được phân loại phù hợp hay không+Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết cho từng trường hợp cụ thể để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định xem sai sót trọng yếu có tồn tại hay không+Yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán cung cấp giải trình bằng văn bản về các kỳ được đề cập trong ý kiến kiểm toán.-Báo cáo kiểm toán+Dữ liệu tương ứng: Báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán và Báo cáo tài chính kỳ trước không được kiểm toán+Báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán+Báo cáo tài chính kỳ trước không được kiểm toán-Báo cáo tài chính so sánh+Báo cáo tài chính kỳ trước do kiểm toán viên tiền nhiệm kiểm toán+Báo cáo tài chính kỳ trước không được kiểm toán

- Các ví dụ minh hoạ về báo cáoHướng dẫn áp dụng

CHUẨN MỰC SỐ 710Mục tiêu là: Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục

Mục tiêu là: Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; Lập báo cáo kiểm toán phù hợp với trách nhiệm báo cáo của kiểm toán

Page 75: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Gồm 2 phương pháp trình bày là dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính mang tính so sánhKhông có phần giải thích thuật ngữNội dung gồm các phần:-Dữ liệu tương ứng

-Không có

-Báo cáo tài chính mang tính so sánh

-Các phụ lục báo cáo-Không có phần hướng dẫn áp dụng

viên.Gồm 2 phương pháp trình bày là dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính mang tính so sánhCó phần giải thích các thuật ngữNội dung gồm các phần:-Thủ tục kiểm toán

-Báo cáo kiểm toán

-Báo cáo tài chính so sánh

- Các ví dụ minh hoạ về báo cáo-Có phần hướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực số 720-Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toánMục đích:Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với việc xem xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán không có trách nhiệm phải báo cáo.Tiếp cận các thông tin khác-Kiểm toán viên cần phải thực hiện các biện pháp tiếp cận phù hợp với doanh nghiệp để có được những thông tin này trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán.Những điểm không nhất quán (mâu thuẫn) trọng yếu được phát hiện-kiểm toán viên phát hiện ra điểm không nhất quán trọng yếu thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định xem liệu có cần sửa đổi báo cáo tài chính được kiểm toán hay sửa đổi những thông tin khác cùng được trình bày trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán.- Nếu việc sửa đổi báo cáo tài chính được kiểm toán là cần thiết nhưng đơn vị không chấp nhận sửa đổi thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.

Page 76: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

-Nếu việc sửa đổi những thông tin khác cùng được trình bày với báo cáo tài chính là cần thiết nhưng đơn vị không chấp nhận sửa đổi, thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải cân nhắc việc có nên đưa vào trong báo cáo kiểm toán một đoạn nhận xét nêu rõ điểm không nhất quán trọng yếu này hoặc áp dụng những biện pháp khác hay không

Sai sót trọng yếu từ những sự kiện nêu ra trong những thông tin-Nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hiện thấy trong những thông tin khác được trình bày cùng với báo cáo tài chính có chứa đựng sai sót trọng yếu từ những sự kiện nêu ra thì kiểm toán viên cần phải thảo luận vấn đề này với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán-Nếu kiểm toán viên kết luận rằng trong những thông tin khác được trình bày cùng với báo cáo tài chính có chứa đựng sai sót trọng yếu về những sự kiện được nêu ra nhưng Ban Lãnh đạo đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa chữa thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem liệu có cần tiến hành thêm những thủ tục kiểm toán khác thích hợp hay không, như thông báo bằng văn bản cho Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với các vướng mắc của mình về những thông tin khác và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.Công bố các thông tin khác sau ngày lập báo cáo kiểm toán-Trường hợp kiểm toán viên không thu thập được đủ những thông tin khác trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán thì kiểm toán viên phải xem xét những thông tin khác ngay khi có thể để xác định được những điểm không nhất quán trọng yếu.-Trường hợp kiểm toán viên xác định được điểm không nhất quán trọng yếu hay sai sót trọng yếu, thì kiểm toán viên phải xác định xem liệu báo cáo tài chính đã được kiểm toán có phải điều chỉnh hay là những thông tin khác phải sửa đổi.-Nếu việc điều chỉnh báo cáo tài chính được kiểm toán là cần thiết thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục theo quy định trong Chuẩn mực "Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính".-Nếu việc sửa lại những thông tin khác là cần thiết và đơn vị được kiểm toán đồng ý sửa đổi thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện những thủ tục cần thiết tuỳ theo từng tình huống cụ thể.-Nếu việc sửa lại những thông tin khác là cần thiết mà đơn vị không đồng ý sửa đổi, kiểm toán viên cần phải cân nhắc việc tiến hành thêm một số biện pháp thích hợp. Kiểm toán viên có thể thông báo bằng văn bản cho Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về các mối quan tâm của mình về những thông tin khác và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật.

Chuẩn mực số 720-Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toánPhạm vi áp dụng:quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan đến các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kiểm toán.

Xem xét các thông tin khácKiểm toán viên phải xem xét các thông tin khác để xác định các điểm không nhất quán trọng yếu so với báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nếu có.Kiểm toán viên phải thực hiện các biện pháp tiếp cận phù hợp với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán để có được các thông tin khác trước ngày ký báo cáo kiểm toánĐiểm không nhất quán trọng yếu-Điểm không nhất quán trọng yếu được xác định trong các thông tin khác thu thập trước ngày ký báo cáo kiểm toán: Nếu việc sửa đổi các thông tin khác là cần thiết nhưng Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi thì kiểm toán viên phải trao đổi vấn đề này với Ban quản trị, trừ khi tất

Page 77: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

cả thành viên Ban quản trị đều là thành viên Ban Giám đốc.-Điểm không nhất quán trọng yếu được xác định trong các thông tin khác thu thập sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán: Nếu việc sửa đổi các thông tin khác là cần thiết và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đồng ý sửa đổi thì kiểm toán viên phải tiến hành thêm một số thủ tục cần thiết tùy từng trường hợp; Nếu việc sửa đổi các thông tin khác là cần thiết nhưng Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý sửa đổi thì kiểm toán viên phải thông báo với Ban quản trị những lưu ý của kiểm toán viên về các thông tin khác và tiến hành thêm các biện pháp phù hợp khácThông tin sai lệch trọng yếu-Khi xem xét các thông tin khác để xác định những điểm không nhất quán trọng yếu, nếu phát hiện ra thông tin sai lệch trọng yếu thì kiểm toán viên phải trao đổi vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán-Sau khi trao đổi, nếu xét thấy chưa thỏa đáng, kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán tham khảo ý kiến của bên thứ ba có đủ năng lực, như chuyên gia tư vấn pháp luật của đơn vị và kiểm toán viên phải xem xét các ý kiến này.-Nếu kiểm toán viên kết luận có điểm sai lệch trọng yếu trong các thông tin khác nhưng Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi thì kiểm toán viên phải thông báo với Ban quản trị những lưu ý của kiểm toán viên về các thông tin khác và tiến hành thêm các biện pháp phù hợp

Chuẩn mực 720Tên gọi: Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán

Tên gọi: Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Nội dung-Xem xét thông tin khác: Mục tiêu và phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên ở những thông tin đã được xác định trong báo cáo tài chính. Vì vậy, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không có trách nhiệm cụ thể phải xác định xem liệu những thông tin khác có được trình bày đúng hay không

Nội dung- Xem xét thông tin khác:Thu thập các thông tin khác trước ngày ký báo cáo kiểm toán cho phép kiểm toán viên có thể cùng Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán giải quyết một cách kịp thời các điểm không nhất quán trọng yếu và các thông tin sai lệch trọng yếu. Kiểm toán viên và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán cần thỏa thuận về việc thông báo kịp thời các thông tin khác cho kiểm toán viên ngay khi các thông tin này phát sinh.

- Chưa đề cập -Điểm không nhất quán trọng yếu được xác định trong các thông tin

Page 78: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

khác thu thập trước ngày ký báo cáo kiểm toán: Nếu việc sửa đổi các thông tin khác là cần thiết nhưng Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi thì kiểm toán viên phải trao đổi vấn đề này với Ban quản trị, trừ khi tất cả thành viên Ban quản trị đều là thành viên Ban Giám đốc.

CHUẨN MỰC SỐ 800: Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệtMục tiêu: Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đó đối với những công việc kiểm toán đặc biệtĐối tượng: Báo cáo tài chính; Các tài khoản hay chi tiết tài khoản, hoặc một số khoản mục trong báo cáo tài chính ; Tính tuân thủ các điều khoản hợp đồng; Báo cáo tài chính tóm tắt

Nội dung:-Những vấn đề chung-Báo cáo kiểm toán về một số khoản mục trong báo cáo tài chính-Báo cáo kiểm toán về tính tuân thủ các điều khoản hợp đồng-Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tóm tắt-Các phụ lục mẫu báo cáo

CHUẨN MỰC SỐ 800: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệtMục tiêu: Xử lý phù hợp đối với các vấn đề cần lưu ý liên quan đến: Việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán; Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán; Hình thành ý kiến và lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.Phạm vi áp dụng: Báo cáo tài chính (đầy đủ) được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệtGiải thích các thuật ngữ: Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Báo cáo tài chính.

Page 79: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Nội dung:-Lưu ý khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán-Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán-Lưu ý khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán gồm 03 trường hợp: cho mục đích đặc biệt; theo cơ sở kế toán thuế và báo cáo tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước Hướng dẫn áp dụng

CHUẨN MỰC SỐ 800- Mục tiêu là: Quy định các nguyên tắc, thủ tục đối với những công việc kiểm toán đặc biệtĐối tượng là: Báo cáo tài chính; Các tài khoản hay chi tiết tài khoản, hoặc một số khoản mục trong báo cáo tài chính ; Tính tuân thủ các điều khoản hợp đồng; Báo cáo tài chính tóm tắtKhông

-Tính chất, lịch trình và phạm vi công việc được tiến hành trong một hợp đồng kiểm toán đặc biệt sẽ tuỳ thuộc vào các tình huống cụ thể-Lập kế hoạch kiểm toán-Báo cáo kiểm toán bao gồm các yếu tố cơ bản và trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu gồm 03 trường hợp: sử dụng để lập bảng kê khai thuế; kế toán thực thu, thực chi tiền và báo cáo tài chính của các cơ quan nhà nước.

Không có phần Hướng dẫn áp

- Mục tiêu là: Xử lý phù hợp đối với các vấn đề cần lưu ý liên quan đến: Việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán; Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán; Hình thành ý kiến và lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.Phạm vi áp dụng: Báo cáo tài chính (đầy đủ) được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệtGiải thích các thuật ngữ: Báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Báo cáo tài chính.

-Lưu ý khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán-Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán-Lưu ý khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán gồm 03 trường hợp: cho mục đích đặc biệt; theo cơ sở kế toán thuế và báo cáo tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước Có phần Hướng dẫn áp dụng

Page 80: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

dụng

CHUẨN MỰC SỐ 805: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chínhMục tiêu: Tập trung vào các lưu ý liên quan đến: Chấp thuận hợp đồng kiểm toán; Lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán; và Hình thành ý kiến và lập báo cáo kiểm toán về các báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc về yếu tố, tài khoản, khoản mục của một báo cáo tài chính.Phạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn các vấn đề mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) cần lưu ý khi áp dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nêu trên cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ hoặc kiểm toán một yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể của một báo cáo tài chínhGiải thích thuật ngữ: “Yếu tố của một báo cáo tài chính” hoặc “yếu tố”; “Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế”Nội dung:-Lưu ý khi chấp thuận hợp đồng kiểm toán-Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán-Lưu ý khi hình thành ý kiến kiểm toán và lập báo cáo kiểm toánHướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét báo cáo tài chính;-Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản chi phối trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong công tác soát xét báo cáo tài chính, cũng như hình thức và nội dung của báo cáo mà kiểm toán viên sẽ lập sau khi hoàn thành việc soát xét.- Khi thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện công tác soát xét báo cáo tài chính và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính.- Để có được ý kiến về sự đảm bảo vừa phải trong báo cáo kết quả công việc soát xét báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, bằng cách điều tra, thu thập thông tin và thực hiện các thủ tục phân tích, nhằm có được căn cứ cho ý kiến của mình

Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước.- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm tra các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước, cũng như hình thức và nội dung của báo cáo mà kiểm toán viên đưa ra sau khi hoàn tất công việc.- Mục tiêu của việc kiểm tra các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước đối với kiểm toán viên là để thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thoả thuận giữa kiểm toán viên, đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba liên quan, để báo cáo kết quả kiểm tra.

Page 81: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

CHUẨN MỰC SỐ 930: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chínhMục tiêu: Quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với trách nhiệm nghề nghiệp của người hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán (gọi tắt là người hành nghề kế toán)

Phạm vi áp dụng: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính và cũng có thể vận dụng cho dịch vụ tổng hợp các thông tin không phải là thông tin tài chính, với điều kiện là người hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải hiểu rõ về nội dung dịch vụGiải thích thuật ngữ: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính

Nội dung-Mục tiêu của dịch vụ: Sử dụng các năng lực kế toán, chứ không phải sử dụng các năng lực kiểm toán của mình để thu thập, phân loại và tổng hợp các thông tin tài chính-Nguyên tắc thực hiện dịch vụ của Người hành nghề kế toán-Báo cáo kết quả dịch vụ

CHUẨN MỰC SỐ 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắtMục tiêu: Xác định tính hợp lý khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính tóm tắt; Đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt, trên cơ sở đánh giá các kết luận đã rút ra từ những bằng chứng kiểm toán được thu thập; và trình bày ý kiến một cách rõ ràng bằng văn bản, đồng thời trình bày cơ sở cho ý kiến đó. Phạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) liên quan tới việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt được trích từ báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán viên đó kiểm toánGiải thích thuật ngữ: (a) Tiêu thức áp dụng; (b) Báo cáo tài chính (đầy đủ) được kiểm toán; (c) Báo cáo tài chính tóm tắt;Nội dung-Chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Kiểm toán viên chỉ được chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính tóm tắt theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này khi đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (đầy đủ) mà báo cáo tài chính tóm tắt được trích từ báo cáo tài chính (đầy đủ) này-Nội dung các thủ tục để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính tóm tắt-Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tóm tắt và báo cáo tài chính (đầy đủ)Hướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực số 930 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 810

HIỆN HÀNH-Mục tiêu là: Quy định các nguyên

DỰ THẢO-Mục tiêu là: Xác định tính hợp lý

Page 82: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng đối với trách nhiệm nghề nghiệp của người hành nghề kế toán hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán (gọi tắt là người hành nghề kế toán)-Phạm vi áp dụng là: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính-Giải thích thuật ngữ: Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính-Nội dung:+Mục tiêu của dịch vụ+Nguyên tắc thực hiện dịch vụ+Báo cáo kết quả dịch vụ-Không có phần Hướng dẫn áp dụng

khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính tóm tắt '-Phạm vi áp dụng là: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán liên quan tới việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt được trích từ báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán viên đó kiểm toán-Giải thích thuật ngữ: Tiêu thức áp dụng; Báo cáo tài chính (đầy đủ) được kiểm toán; Báo cáo tài chính tóm tắt;-Nội dung:+Chấp nhận hợp đồng kiểm toán+Nội dung các thủ tục để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán+Báo cáo kiểm toán-Có phần Hướng dẫn áp dụng

Chuẩn mực 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.- Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với công ty kiểm toán và kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.- Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành; Bao gồm: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án quy hoạch hoàn thành và báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án khác.

- Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không.

CHUẨN MỰC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DOANH NGHIỆP SỐ 1

Page 83: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN, SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH,DỊCH VỤ ĐẢM BẢO VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC

I.Phạm vi áp dụng:Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác. Khi thực hiện chuẩn mực này, cần tham khảo các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.II. Nội dung:Các yếu tố của hệ thống kiểm soát chất lượng :Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng bao gồm các chính sách và thủ tục cho từng yếu tố sau:- Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong doanh nghiệp kiểm toán;- Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;- Chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể; - Nguồn nhân lực;- Thực hiện hợp đồng dịch vụ;- Giám sát.Trách nhiệm của người lãnh đạo đối với chất lượng trong doanh nghiệp kiểm toánThực hiện hợp đồng dịch vụDoanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng các hợp đồng dịch vụ được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan và doanh nghiệp kiểm toán phát hành báo cáo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.Tham khảo ý kiến tư vấn-Tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp phải được thực hiện đối với các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi-Có sẵn nguồn lực thỏa đáng để có thể thực hiện việc tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp- Nội dung, phạm vi, kết luận từ việc tham khảo ý kiến tư vấn phải được lưu lại và phải được bên tham khảo ý kiến và bên tư vấn cùng thống nhấtSoát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ-Soát xét tài liệu, hồ sơ thực hiện hợp đồng dịch vụ được lựa chọn liên quan đến các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ;Các tiêu chí về năng lực của người soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ-Trình độ chuyên môn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ soát xét, bao gồm kinh nghiệm và thẩm quyền cần thiếtTài liệu, hồ sơ về soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ được doanh nghiệp kiểm toán xây dựng với nội dung như sau :-Các thủ tục theo quy định trong chính sách của doanh nghiệp kiểm toán về việc soát xét kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ đã được thực hiện;-Việc soát xét kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ đã được hoàn thành tại ngày hoặc trước ngày ký báo cáo;Tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụHoàn thiện hồ sơ chính thức về hợp đồng dịch vụTính bảo mật, sự an toàn, tính toàn vẹn, khả năng tiếp cận và khả năng khôi phục tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụLưu trữ tài liệu, hồ sơ về hợp đồng dịch vụGiám sát-Giám sát các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán-Đánh giá, trao đổi và khắc phục các khiếm khuyết phát hiện được

Page 84: So Sanh CMKiT Hien Hanh Va Du Thao - Nhom WhiteLotus - Final

Nhóm trình bày: White lotus – Lớp Cao học kế toán – 12SKT11 GVHD: Trần Khánh Lâm

Tài liệu, hồ sơ về hệ thống kiểm soát chất lượng-Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục quy định về tài liệu, hồ sơ phù hợp để cung cấp bằng chứng về hoạt động của từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp

5/ Kết luận:

Trên cơ sở hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam, hệ thống CMKiT VN được xây dựng dựa trên hệ thống CMKiT quốc tế (về kết cấu, nội dung, ký hiệu chuẩn mực…) nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh KT-XH của Việt Nam. Hệ thống CMKiT Việt Nam hiện hành được xây dựng dựa trên hệ thống CMKiT quốc tế cũ (ban hành cách đây trên 10 năm) nên hiện tại có nhiều nội dung đã lạc hậu, không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và sự thay đổi của hệ thống CMKiT quốc tế mới.

Bản dự thảo CMKiT Việt Nam dự kiến ban hành chính thức vào quý III/2012 để thay thế bộ CMKiT Việt Nam hiện hành với kết cấu rỏ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng nhất quán, có nhiều thay đổi (có 37 CM, trong đó có 1 chuẩn mực có 1 số là chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1), được cập nhật, bổ sung phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới sẽ là hệ thống văn bản pháp lý ảnh hưởng sâu rộng và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, tạo sự thừa nhận của quốc tế đối với hoạt động kiểm toán Việt Nam trong tương lai.