32
CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI - Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám Thành công và Ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (04) VAÊN - Ba và con gái (VX-003) Tác phẩm dự thi giải thưởng HVN lần VI (10) - Di sản văn hóa ở cù lao Thạnh Hội, TX.Tân Uyên, Bình Dương Biên khảo: Trần Hạnh Minh Phươnng (12) - Bình Dương là tương lai của tôi Tùy bút: Phùng Thị Trang (16) - Đu đủ chín rồi con gái ơi... (VX-002) Tác phẩm dự thi giải thưởng HVN lần VI (22) - Cô giáo Lan Truyện ngắn: Hoàng Hương Lan (24) - Chuyện khó tin nhưng có thật Trần Đôn (28) - Hình “Xăm” Truyện ngắn: Khánh Di (29) - Thằng Ty Truyện ngắn: Trần Phan Đinh Lăng (34) Tổng Biên tập PHẠM ĐẮC HIẾN Ban Biên tập TRẦN HUYÊN NGUYỄN HIẾU HỌC LÊ MINH VŨ PHAN HỮU LÝ Thư ký tòa soạn DUY THANH Trình bày DUY THANH Minh họa TRƯƠNG BỬU SINH NHAÏC - Từ những cánh hoa dầu Nhạc và lời: Thành Triệu (09) - Bình Dương duyên đẹp tình ta Nhạc và lời: Phạm Thanh Phong (20) - Bình Dương hồn nghề xưa Nhạc và lời: Nguyễn Long (21) THƠ Các tác giả: Trăng Khuyết (08) - Trần Thanh Hải (11) - Chung Hạnh (17) - Phùng Hiếu (18) - Nguyễn Quế (18) - Kim Mai (19) - Lê Thị Bạch Huệ (19) - Nguyễn Minh Ngọc Hà (23) - Lê Minh Vũ (23) - Nguyễn Văn Ân (27) - Kim Ngoan (33) Soá 9 - Thaùng 9/2020 Ảnh bìa: Thành phố đêm hoa đăng Tác giả: Bùi Việt Hưng CA COÅ - Miền đất yêu thương Tác giả: Phạm Ngọc Phú (15)

Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI- Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám Thành côngvà Ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (04)

VAÊN- Ba và con gái (VX-003) Tác phẩm dự thi giải thưởng HVN lần VI (10)

- Di sản văn hóa ở cù lao Thạnh Hội, TX.Tân Uyên, Bình Dương Biên khảo: Trần Hạnh Minh Phươnng (12)

- Bình Dương là tương lai của tôi Tùy bút: Phùng Thị Trang (16)

- Đu đủ chín rồi con gái ơi... (VX-002) Tác phẩm dự thi giải thưởng HVN lần VI (22)

- Cô giáo Lan Truyện ngắn: Hoàng Hương Lan (24)

- Chuyện khó tin nhưng có thật Trần Đôn (28)

- Hình “Xăm” Truyện ngắn: Khánh Di (29)

- Thằng Ty Truyện ngắn: Trần Phan Đinh Lăng (34)

Tổng Biên tậpPHẠM ĐẮC HIẾN

Ban Biên tậpTRẦN HUYÊN

NGUYỄN HIẾU HỌCLÊ MINH VŨ

PHAN HỮU LÝ

Thư ký tòa soạnDUY THANH

Trình bàyDUY THANH

Minh họaTRƯƠNG BỬU SINH

NHAÏC- Từ những cánh hoa dầu Nhạc và lời: Thành Triệu (09)

- Bình Dương duyên đẹp tình ta Nhạc và lời: Phạm Thanh Phong (20)

- Bình Dương hồn nghề xưa Nhạc và lời: Nguyễn Long (21)

THƠ

Các tác giả: Trăng Khuyết (08) - Trần Thanh Hải (11) - Chung Hạnh (17) - Phùng Hiếu (18) - Nguyễn Quế (18) - Kim Mai (19) - Lê Thị Bạch Huệ (19) - Nguyễn Minh Ngọc Hà (23) - Lê Minh Vũ (23) - Nguyễn Văn Ân (27) - Kim Ngoan (33)

Soá 9 - Thaùng 9/2020

Ảnh bìa:Thành phố đêm hoa đăng

Tác giả: Bùi Việt Hưng

CA COÅ- Miền đất yêu thương Tác giả: Phạm Ngọc Phú (15)

Page 2: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

I. THÀNH TỰU 75 NĂM XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

1. Giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế

* Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy cao độ sáng tạo, khéo léo, vững tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh, đi đến bến bờ vinh quang; lãnh đạo Nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai với phương châm vừa kiến quốc vừa kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Giai đoạn 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền Nhân

dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 06/01/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của Nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hoà với Pháp để đuổi quân đội Tưởng Giới Thạch, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo. Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kháng chiến vừa kiến quốc dựa vào sức mình là

Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công(19/8/1945 - 19/8/2020)

và Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam(2/9/1945 - 2/9/2020)

Page 3: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 5

chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng nhưng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Toàn thể Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn địa của cách mạng cả nước; cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã trải qua nhiều giai đoạn, Nhân dân ta phải lần lượt đối phó với các chiến lược chiến tranh tàn bạo, xảo quyệt của kẻ thù. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, qua 21 năm chiến đấu anh dũng (1954-1975), chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Đối với cách mạng ở miền Bắc, Đảng ta lãnh đạo Nhân dân tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954-1960); đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội (1961-1965); chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968); khôi phục và phát triển kinh tế, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1969-1974); khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam (1974-1975). Đối với cách mạng ở miền Nam, Đảng ta lãnh đạo đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, nhất là “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1974) và “đánh cho ngụy nhào” (1974-1975). Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất

nước; đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.

* Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tập trung trí lực, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, chúng ta gặp nhiều khó khăn lớn. Một mặt, chúng ta phải giải quyết hậu quả 30 năm chiến tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; lại bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, xây dựng, củng cố chính quyền trên phạm vi cả nước, ban hành Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung, bao cấp không còn phù hợp và đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định.Trong hoạch định và thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm, khuyết điểm chủ quan, duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Mười năm cả nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội (1975 - 1985) là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới. Đây cũng là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và khuyết điểm trong mười năm ấy đã để lại những bài học quý giá cho Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

2. Đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đưa ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ XII, Đảng luôn khẳng định tiếp tục đổi mới đồng bộ,

Page 4: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

toàn diện trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng ta không ngừng phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, từng bước củng cố và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao; không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, văn hóa xã hội không ngừng phát triển; Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Công cuộc đổi mới đã đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của tình hình nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong thời kỳ mới, một sự nghiệp thật sự sáng tạo của Nhân dân ta; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử.

II. PHÁT HUY THÀNH QUẢ, KINH NGHIỆM TRONG 75 NĂM QUA, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐƯA ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. 75 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đến nay, cách mạng Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt và vượt qua nhiều thử thách lớn, giành thắng lợi vĩ đại, đưa đất nước phát triển. Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, nước kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng

trong khu vực và trên thế giới. 2. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước,

chúng ta tiếp tục vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm đã được đúc rút từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hai là, sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.

Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ, nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.

Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh

Page 5: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 7

quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên.

Cả nước kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), chuẩn bị và tạo đà cho kế hoạch 5 năm (2021 - 2025). Trong không khí vui mừng, phấn khởi với sự phát triển của đất nước trong những năm qua, chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị của Cách mạng Tháng Tám, giá trị của độc lập tự do; càng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng Tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 75 năm qua vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Đối với tỉnh Bình DươngKế thừa và phát huy truyền thống, khí phách

anh hùng cách mạng trong kháng chiến cũng như thành quả bước đầu của tỉnh Sông Bé trước đây, sau 23 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cùng cộng đồng trách nhiệm của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỉnh đã huy động tốt mọi nguồn lực, tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân để đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô, sức cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Đặc biệt, trong 23 năm xây dựng và phát triển (từ năm 1997 đến nay): Kinh tế của Tỉnh luôn duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, đó là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (Năm 2019: công nghiệp 66,8%, dịch vụ 22,4%, nông nghiệp 2,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,2%). Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng gấp nhiều lần so với lúc mới tái lập Tỉnh.

Thời gian qua, tình hình thế giới, trong nước có nhiều biến động do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đưa kinh tế vượt qua khó khăn để phục hồi và phát triển. Trong 6 tháng đầu năm 2020,

tổng sản phẩm trong Tỉnh (GRDP) tăng 6,73%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,73%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; dịch vụ tăng 5,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,86%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019, thu ngân sách thực hiện 29.800 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Các cấp chính quyền có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý điều hành, tiếp tục có bước đột phá trong cải cách hành chính được Nhân dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2019 của tỉnh đạt 43,97/80 điểm, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 đạt 67,38/100 điểm, đứng vị trí thứ 13 toàn quốc. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2019 đạt 88,02%, đứng vị trí thứ 13 toàn quốc. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2019 đạt 82,3 điểm, đứng vị trí thứ 17 toàn quốc.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh phát triển rộng khắp, nhiều bệnh viện, trường đại học mới, hiện đại, nhất là hệ thống trường học, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về học tập, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. Đặc biệt, trong thời gian qua, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, Tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp, kế hoạch về phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19, đến ngày 15/7/2020 Tỉnh đã hỗ trợ 70,6 tỷ đồng cho những đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-191; đến ngày 30/7/2020, chưa phát hiện trường hợp dương tính Covid tại tỉnh; hiện tại, các cấp các ngành đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khi dịch bệnh xuất hiện trở lại2. Công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công luôn được Tỉnh quan tâm thực hiện tốt, mức sống của các gia đình chính sách, người có công luôn luôn được đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình dân cư. Riêng trong dịp kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), Tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà cho 54.451 đối tượng chính sách, với tổng số tiền 21,1 tỷ đồng và bàn giao 9 căn nhà tình nghĩa, kinh phí 855 triệu đồng).

Các phong trào, hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin, báo chí có bước phát triển mới. Các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng căn cứ cũ đã trở

Page 6: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

thành những vùng có đời sống, sinh hoạt sung túc, hiện đại. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, song song với thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tỉnh cũng chú trọng công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền có nhiều chuyển biến rất tích cực, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên rõ rệt, đẩy mạnh cải cách hành chính. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tiếp tục có bước đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được mở rộng, tăng cường và phát huy được sức mạnh tổng hợp, góp phần ổn định tình hình và sự phát triển chung của địa phương.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là dịp để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong Tỉnh

nhìn lại chặng đường lịch sử cách mạng vẻ vang của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020), làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Tỉnh trong thời kỳ mới gắn với chương trình phát triển đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị theo định hướng xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp và nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY BÌNH DƯƠNG

1. Cụ thể: 6,8 tỷ đồng cho 6.574 đối tượng người có công, 6,2 tỷ đồng cho 6.839 người bán vé số lẻ, 1,9 tỷ đồng cho người lao động, 39 tỷ đồng cho 26.234 đối tượng bảo trợ xã hội; 14 tỷ đồng cho tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; đang hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị chi 34,8 tỷ đồng.

2. Có 1.292 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm (tất cả đều âm tính); đã tiếp nhận, cách ly 341 công dân Việt Nam từ Australia (Úc) về nước, nâng tổng số người đang cách ly tập trung là 1.335 người (380 trường hợp đang cách ly, 955 trường hợp hoàn thành cách ly).

TRĂNG KHUYẾT

Bình Dươngcó những chàng trai đi giữ nướcLaâu roài con khoâng veà thaêm meïBieát meï chôø noãi nhôù khoân nguoâiBieát ñeâm ñeâm nhìn côn gioù kheõMeï nguyeän caàu Toå Quoác bình yeân. Con nhôù maõi nhöõng lôøi meï daïy“Trai Bình Döông… ñaùng maët laøm traiSaù chi ñaâu gian khoå thaùng ngaøyNôi bieân giôùi lo maø giöõ nöôùc”. Daãu möa rôi öôùt nhoøa sôn cöôùcLính bieân phoøng quyeát vöôït gian nanMeï bieát khoâng... gioù naéng ñaïi ngaønKhoâng chuøn böôùc theo cuøng naêm thaùng.

Ngöôøi chieán só “baùm bieân nguû laùn”Choáng Covid len loái ñöôøng moønChoáng giaëc thuø xaâm laán nöôùc nonChoáng keû vì ñoàng ñoâ la traéng. Laäp nhöõng choát gaùc canh thaàm laëngNhö töôøng thaønh chaén dòch CovidÑeâm caêng mình doï giaãm böôùc ñiGiöõ Vieät Nam bình yeân ñaát meï. Khi non nöôùc cöôøi töôi chieán thaéngCon seõ veà beân meï yeâu thöôngÑeå ñöôïc nghe chuyeän ngaøy choáng dòchChuyeän tình ngöôøi ôû ñaát Bình Döông. Con seõ vieát... vieát neân tình khuùcVeà Bình Döông maûnh ñaát töï haøoDaãu raèng cho ñeán taän mai sauChaøng trai Vieät ngaøn naêm giöõ nöôùc.

Page 7: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 9

Ngöôøi chieán só “baùm bieân nguû laùn”Choáng Covid len loái ñöôøng moønChoáng giaëc thuø xaâm laán nöôùc nonChoáng keû vì ñoàng ñoâ la traéng. Laäp nhöõng choát gaùc canh thaàm laëngNhö töôøng thaønh chaén dòch CovidÑeâm caêng mình doï giaãm böôùc ñiGiöõ Vieät Nam bình yeân ñaát meï. Khi non nöôùc cöôøi töôi chieán thaéngCon seõ veà beân meï yeâu thöôngÑeå ñöôïc nghe chuyeän ngaøy choáng dòchChuyeän tình ngöôøi ôû ñaát Bình Döông. Con seõ vieát... vieát neân tình khuùcVeà Bình Döông maûnh ñaát töï haøoDaãu raèng cho ñeán taän mai sauChaøng trai Vieät ngaøn naêm giöõ nöôùc.

Caùnh

Taùc phaåm ñaït Giaûi Nhì Cuoäc thi saùng taùc VHNT "Ñaát vaø Ngöôøi Bình Döông - 2020"

TÖØ NHÖÕNG CAÙNH HOA DAÀU

hoa

daàu xoay

xoay

bay

trong

naéng

Nhaïc vaø lôøi: THAØNH TRIEÄU

aám Bình

Döông

röïc

rôõ

saéc

maøu

Hoa

gieo

maàm

xanh

môùi.

Maàm

xanh

tin

yeâu,

maàm

xanh

hy

voïng.

Maøu

xanh

töông

lai Bình

Döông

saùng

ngôøi

Mieàn

ñaát

xinh

töôi

hoâm

nay bao theá

heä

chung

söùc

döïng

xaây

Cho

ñaát

Thuû

bay

xa Thaønh

phoá

ñaùng

yeâu

töï

haøo

Töøng

goùc

phoá thaân

quen nhaø

cao

cao chim

eùn

bay

veà

Voøng

xoay

Ngaõ

Saùu ñôïi

chôø

luùc

khi

tröôøng

tan

Doøng

soâng

taém

maùt Baïchchieàu

Ñaèng

nhôù

con

ñoø

xöa

luïc

bình

tím

troâi coøñaøn

traéng

bay

veà

Phuø

sa

traùi

ngoït Laùi

Thieâu

Caàu

Ngang

maáy

neûo ñeïp

sao

queâ

mình

Yeâu

sao

ñaát

Thuû

Bình

Döông

Hoa

daàu

gieo

haït cho

ñôøi

nôû

hoa Bình

Döông

thaønh

phoá

hoa

bay

Bay

trong

naéng

aám gieo

maàm

töông

lai

Page 8: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Con gái giống ba như đúc, giống cách ăn nếp ở, giống màu da ngăm đen mà phấn son

đều hờn dỗi. Ngày con đi nhà trẻ, con nhẹ cân nhất lớp nên mỗi tháng ba hay chạy ù vào trường để xem chỉ số cân nặng của con. Tháng nào con lên vài lạng hoặc vượt lên áp chót là ngày đó ba vui. Mỗi lần đâu đó công tác, quà cho con là búp bê và đầm xòe màu hường vì con thích màu hường. Rồi ba lấy máy chụp ảnh, con mặc đầm hường vẹo tới vẹo lui, thấy vậy bà nội nói vui: “Nhìn nó vẹo, tao như thoát vị đĩa đệm”.

Khi con thay răng cửa, ba sợ con móm nên tìm đến nha khoa đẩy răng bằng miếng thạch cao. Lớn lên con không móm mà hô, đã vậy thêm răng lòi sỉ. Có dạo ba chở con gái đi khắp thị xã tìm chỗ niềng răng nhưng chẳng thấy đâu, sau này cứ nhìn con cười mà ba xót. Bữa nọ trong giờ ra chơi, con chạy nhảy va đập cạnh bàn nên rách toạc trên mặt. Ba lục tung điện thoại người quen, hỏi bác sĩ nào khéo tay khâu vá. Vào bệnh viện, đứng cạnh bác sĩ ba nói lung tung, rằng đừng để lại sẹo, rằng gương mặt rất quan trọng… đến nỗi bác sĩ nạt ngang. Rồi ba lặng thinh mà nghĩ bụng: “Ông này, chắc không có con gái”.

Con gái luôn học lớp chọn, trường chuyên nên bài vở cứ ngập đầu. Mỗi ngày ba đưa con gái đến trường, ba nhìn theo con bước chân sáo đến tận cửa lớp rồi mới chịu quay đi. Khi đón con, ba thường mua sẵn thức ăn, nước uống cho con cầm hơi để chạy tiếp đến thầy học thêm. Có đêm về nhà đã chín giờ tối, hôm nào con không líu ríu phía sau là đã ngủ trên lưng ba. Cứ vào mùa thi, đêm đêm con thao thức miệt mài bài vở, nhìn con xót lắm nên chẳng bao giờ làm áp lực với con, chỉ khuyên con ngủ đủ, thư giãn, rồi kiếm cớ chở con đi đây, đi đó cho vui. Kết quả thi đại học, con trong tốp mười học sinh có số điểm cao. Ngày con lên nhận giải do UBND tỉnh trao tặng, ngồi dưới hội trường ba nghe nhiều tiếng lào xào khen con, lúc đó mặt ba câng câng rạng rỡ, ba muốn la lên cho mọi người biết rằng: “Đứa con gái duy nhất đứng trên đó đó, nó là con tôi”.

Rồi Sài Gòn rộng lớn đã nuốt chửng đứa con bé

xíu của ba kể từ khi con vào đại học, cũng là lúc ba đẩy con gái ra xa gia đình tập quăng quật giữa biển người mênh mông trong vô vàn nỗi lo ập đến. Ba sợ cuộc sống xô bồ nơi Sài thành, sợ dòng người đông đúc cố chen lấn tranh giành nửa vòng bánh xe, sợ va đập, sợ rủi ro bất cẩn, sợ lời nói đầu môi trơn trượt ở người. Nhưng con gái giống ba, dám thử thách và liều mạng giống ba để rồi con sớm thích nghi và đón nhận hơi ấm tỏa ra từ trái tim nhân hậu của người Sài Gòn. Bao đời vẫn vậy, Sài Gòn vẫn diêm dúa phù phiếm nhưng lịch lãm cưu mang, như đã từng cưu mang ba bốn năm đại học ngụp lặn trong đói nghèo. Rồi một chiều cuối tuần, ba đi thành phố rước con về nhà, ngồi sau lưng ba, con gái thỏ thẻ: “Ba nè, nếu con có học bổng du học, ba lo được không ba”.

Trước ngày con đi học xa, ba và con gái ra mộ đốt nhang cho nội. Nhìn di ảnh thấy nội buồn buồn, chắc nội thương cháu gái một mình nơi vạn dặm xa xăm. Hành trang của con là quê hương, là tuổi thơ gói lại, đến học xứ người đánh cược với rủi may. Ba lại lần nữa đưa con đến trường, nhưng lần này khác lắm, lần này không còn nhìn thấy con bước chân sáo vào lớp, không đứng trước cổng trường cầm bịch nước mía đợi con. Khi máy bay cất cánh, nước mắt con bắt đầu rơi vãi trên không, bắt đầu rơi vãi dọc đường. Thôi thì cứ khóc cho nhẹ lòng, bởi trước đó con cố kìm nén với mẹ, với em lúc chia tay tại phòng cách ly, để mẹ thấy con gái của mẹ đã đủ trưởng thành, con gái của mẹ lo được bản thân dù một mình ở nơi xa lắc. Thấy cảnh hai mẹ con quyến luyến, ba trấn an: “Ừ, từ từ rồi sẽ ổn thôi, mình cứ tin tưởng ở con”.

Đêm đầu tiên trên đất Mỹ, ba và con gái tá túc ở nhà người quen. Đêm đó cha con mất ngủ, một phần vì lệch múi giờ, phần còn lại là cảm giác lo lắng lan man. Ba nằm gác tay lên trán, hết tay này rồi đến tay kia, trằn trọc. Khi nhìn sang con gái, ba thấy con vẫn cứ thao thức, thỉnh thoảng lại nghe những tiếng sục sùi trong đêm nên đêm đất Mỹ dài lê thê lạ lẫm, để rồi sáng mai mọi thứ vỡ òa, bắt đầu đối diện thực tại cho một sự chọn lựa. Con bước vô

Tác phẩm dự thi Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ lần thứ VI - Năm 2020

Ba và con gáiMã số dự thi: VX - 003

Page 9: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 11

trường, nhìn con nhỏ thó trong biển người xa lạ cao to gần gấp đôi con. Bây giờ con không chân sáo mà đã bước đi mạnh mẽ hơn xưa, bởi nơi này bây giờ không có người thân, không có ba mẹ và em trai bên cạnh. Hôm ba về lại quê nhà, tại sân bay Boston ba nghĩ ngợi mông lung, nghĩ thương con một mình đơn độc, nghĩ đây là lần đưa con đi học sau cùng... Qua cánh cửa phòng chờ, ba thấy cảnh vật thu lại trong màu ướt đẫm. Bất chợt điện thoại reo lên: “Bay chưa ba, lên máy bay cố ngủ, về đến VN nhớ điện thoại cho con. Ba có tuổi rồi, ráng giữ gìn sức khỏe, nhen ba…”.

Bỗng đâu mùa dịch ập đến đã gieo rắc tai ương. Trong đoàn người trở về quê hương tránh dịch không có tên con gái của ba. Tối nào cũng vậy, ba nghe thời sự mà tim mình thắt lại vì số người nhiễm tăng cao. Ở nơi xa xứ, những người kẹt lại như con

phải kết dính vào nhau. Khi hạnh ngộ giữa điêu linh cũng là lúc quay quắt nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Nhìn qua Facetime, thấy con khỏe mạnh là ba vui. Rồi ba dặn dò con gái đủ thứ, nào là cố thủ trong nhà, phải xa lánh đám đông, phải sống tử tế với mọi người, sống đúng và sống thẳng… Nói vậy thôi chứ con gái của ba bây giờ đã khác, đã suy nghĩ chín chắn hơn ba, biết vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên, biết ra đi là để trở về, biết chọn lựa cuộc sống cho mình vì ba mẹ không thể thay con, sống cuộc sống của con.

Mặc dù con gái giống ba như đúc, giống cách ăn nếp ở, giống màu da sẫm đen, nhưng cha con là hai thế hệ nên hai suy nghĩ cũng đã rất riêng, giống như hai đường thẳng song song mà chẳng gặp nhau bao giờ.

TRẦN THANH HẢI

Làng treMoät saùng thaùng 5 anh gheù laïiXaõ Phuù An xöa - thaêm Laøng TreCaùi noâi baûo toàn tre xanh VieätTre töø röøng xanh, söôøn nuùi tuï veà

Chieâm ngöôõng gioáng tre laï daùng hìnhDa xanh ñoát ngaén thaân troøn phìnhEm noùi ñaây laø “truùc buïng phaät”Kia - Vaàu kieâu haõnh vuùt voøm xanh

Baït ngaøn tre xanh, tre Vieät NamGioù ru rì raøo töïa non ngaønTre xanh ñi vaøo thô, noát nhaïcTre chaïm vaøo nhau taïo tieáng ñaøn

Bieát bao chuyeän keå veà tre xanhTre gai chaèng chòt taïo luõy thaønhRaøo laøng chieán ñaáu choáng quaân giaëcThaùnh Gioùng nhoå tre quaät giaëc AÂn

Loà oâ voùt nhoïn laøm muõi choângCung teân, caïm baãy, gaäy taàm voângThuyeàn nan du kích coâng ñoàn giaëcMoät thôøi Myõ, Nguïy phaûi khoán cuøng

Baát ngôø laïc vaøo “Meâ cung tre”Beân anh ñaõ coù em ñi keàEm chæ anh töôøng töøng chuûng loaïiVoøm noái voøm xanh che maùt tröa heø

Theo em vaøo thaêm Nhaø baûo taøngHai khoái nhaø ngoùi naèm doïc ngangCaïnh vöôøn caây caûnh hoà nöôùc bieácNoäi thaát toaøn tre ñeïp ngôõ ngaøng

Vöông quoác tre xanh Tre Vieät NamQuaàn tuï chen nhau töïa non ngaønMong manh laù moûng thaân gaày guoäcGioâng toá tre xanh vaãn vöõng vaøng

Baét tay taïm bieät anh ra veàBoùng em khuaát daàn cuoái ñöôøng treHai haøng luïc truùc xanh giao taùnChim hoùt líu lo tieãn ngöôøi veà.

Page 10: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Nằm dọc theo sông Đồng Nai, khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú, cù lao Thạnh Hội (Cù lao Rùa), xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, Bình Dương đã sớm trở thành vùng đất thu hút nhiều lớp dân cư từ thời Tiền sơ sử, tiếp đó là di dân từ vùng Thuận Quảng vào từ thế kỷ XVII – XIX, sau cùng là những người nhập cư từ những vùng miền khác nhau từ thế kỷ XX đến hiện nay. Bao lớp cư dân nơi đây đã dày công sáng tạo để lại những di sản văn hóa đang được lớp thế hệ hiện tại bảo tồn và phát huy. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai di sản đại diện cho hai thời kỳ khác nhau của lịch sử: nơi ghi dấu sự hiện diện của cư dân thời Tiền sơ sử và dấu ấn của văn hóa làng Việt truyền thống.

Nơi ghi dấu sự hiện diện của cư dân thời Tiền sơ sử

Trên cù lao Thạnh Hội có ngọn đồi cao 15m so với mặt bằng khu vực xung quanh, vốn là nơi tụ cư của lớp cư dân đầu tiên thời Tiền sử (có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay). Dấu tích của lớp cư dân này đã từng được nhà khảo cổ học người Pháp E.Cartailhac phát hiện năm 1888. Một năm sau đó, thông tin về cù lao Rùa được E.T.Hamy công bố trên một tạp chí của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris. Tiếp đó các nhà khảo cổ học O.Jansé và L.Mallert , H.Fontaine, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh chủ trì khai quật vào các năm 1902, 1937, 1963, 1976, 1977, 2003, 2004 đã tìm thấy 12 mộ táng, bộ răng voi, hiện vật bằng đá và đất nung như rìu, bàn mài, khuôn đúc, đục các loại, vòng tay, bi gốm, dọi xe sợi... và nhiều đồ tùy táng khác. Từ những mảnh gốm thu được qua các đợt khai quật, những nhà nghiên cứu đã phục chế thành bát bồng, nồi, chậu, đĩa chân cao, tô lớn, âu, hủ... Theo đó các nhà khảo cổ học nhận định “cộng đồng cư dân Cù lao Rùa tiền sử làm nông nghiệp dùng cuốc trên vùng phù sa từ dòng chảy của sông Đồng Nai. Họ còn khai thác những sản vật từ rừng, đánh bắt cá, đã biết chế tác công cụ đá, đồ trang sức, đồ gốm, dệt vải, và luyện kim. Mặt khác, qua

cách sắp xếp di vật trong mộ táng cho thấy chưa có sự phân tầng xã hội nơi cư dân Cù lao Rùa. Di chỉ Cù lao Rùa là một minh chứng thuyết phục nhất để khẳng lịch sử hình thành từ lâu đời của Cù lao. Đời sống tín ngưỡng cũng đã xuất hiện nơi lớp cư dân cổ thông qua nhiều hiện vật được chôn theo người chết” (Theo hồ sơ quản lý di tích của Ban quản lý di tích tỉnh Bình Dương).

Trong dân gian, di chỉ này không chỉ là dấu tích cư trú của người tiền sử mà còn là nơi người dân nhặt được những lưỡi rìu đá mà họ tin rằng đó là lưỡi tầm sét từ trên trời xuống. Người dân cù lao tin rằng “khi trong nhà có trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nên đặt lưỡi tầm sét dưới giường trẻ sẽ không khóc đêm” (Phỏng vấn người dân Cù lao). Di chỉ khảo cổ Cù lao Rùa lan truyền trong dân gian theo cách đó.

Dấu ấn của làng Việt cổ truyền Sau cư dân cổ thời Tiền sử, không có tài liệu hay

dấu vết nào về cư dân thời Sơ sử cho đến trước khi người Việt đặt chân đến vùng đất này vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII1. Theo ký ức của những người dân (qua lời kể của cha ông) hiện đang sống ở cù lao2, tổ tiên của họ từ miền Thuận Quảng do cuộc sống quá khó khăn, họ đã bỏ quê đi bằng ghe bầu vào Nam, nhận thấy cù lao này bốn bề sông nước, đất đai màu mỡ nhưng chưa có người khai phá nên đã dừng chân, khẩn hoang, lập làng, sau đó lập đình.

Được nghe lời kể của những bậc cao niên mới có

DI SẢN VĂN HÓA Ở CÙ LAO THẠNH HỘI,THỊ XÃ TÂN UYÊN, BÌNH DƯƠNG

Biên khảo TRẦN HẠNH MINH PHƯƠNG

Đình Nhựt Thạnh trên cù lao Thạnh Hội

Page 11: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 13

thể hình dung hết sức sống bền bỉ của làng Việt cổ truyền trên vùng đất cù lao thông qua hai ngôi đình làng Nhựt Thạnh và Tân Hội. Hiện vẫn chưa thể xác định chính xác đình Nhựt Thạnh được cất lần đầu tiên vào năm nào? Chỉ biết buổi đầu đình được cất trên nền đất có khung sườn bằng gỗ tạp, mái lợp lá, vách bằng nan tre. Đến năm 1848, khi cuộc sống đã khá hơn, dân làng cùng nhau góp công, góp của xây dựng ngôi đình khang trang có khung sườn bằng gỗ gõ theo kiểu kiến trúc ba gian hai chái3. Trước khi Pháp chiếm Gia Định, để khẳng định vai trò của nhà nước phong kiến đến tận làng xã, thời Tự Đức (Ngũ niên, 1853) đã ban sắc thần cho hầu hết các đình làng, trong đó có đình Nhựt Thạnh. Từ sau năm 1862, quân Pháp bắt đầu hành quân thị sát cù lao, sợ ngôi đình bị chiếm làm bót, dân làng đã chủ động tháo dỡ đình, chỉ để lại bốn cột cái trơ trọi. Mái ngói được cất giấu kỹ trong nhà dân, những cột hiên được ngâm dưới mương nước. Trong thời gian này, ngôi đình vật chất không còn hiện diện nhưng dân làng vẫn cúng Thần Thành hoàng trong khuôn viên đình vào dịp Kỳ yên hàng năm.

Theo ông Nguyễn V. K (90 tuổi), vào năm 1953 chính quyền thực dân cho phép dân làng tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, các ông Cả cao niên trong làng họp bàn quy tụ dân làng cùng chung sức dựng lại ngôi đình của tổ tiên. Không may, trận lụt năm Nhâm Thìn (1952) khiến đồng lúa và hoa màu chết gần hết, dân làng đói khổ, nhà cửa hư hao. Để có thể huy động được dân làng tham gia xây dựng ngôi đình (làm không tính công), các ông Cả ở ấp Thạnh Hiệp đã cho mỗi gia đình mượn 10 giạ lúa (không đưa ra hạn phải trả) làm lương thực cho gia đình để họ có thể yên tâm làm việc làng. Riêng số tiền để cất đình do ông cả Võ Thành Quế ứng trước (sau đó quyên góp trả lại dần). Ngoài bốn cột cái, một số cột cũ, các ông Cả còn bí mật lấy khá nhiều gốc gỗ sao, da đá, gõ mà Pháp đã đốn ở rừng cổ thụ trên đồi đem giấu dưới mương nước. Vật tư để cất đình xem như gần đủ. Lúc bấy giờ trong làng có một người thợ mộc giỏi là ông Nguyễn Văn Ngân (từng là thợ cả cất chùa Long Thiền ở chợ Đồn, Biên Hòa) được phân công làm thợ cả, trực tiếp tổ chức và tham gia cất đình. Ngoài ra còn có ông Hồ Văn Nâu làm thợ hồ chính. Dân làng Nhựt Thạnh rất khó khăn trong những năm chiến tranh và vừa trải qua trận lụt nặng nề năm 1952, nhưng cả làng từ người đứng đầu – ông

Cả, thợ chính – thợ mộc giỏi và thợ phụ là toàn thể đàn ông khỏe mạnh trong làng đều đồng lòng nên ước muốn xây dựng dược một ngôi đình làng khang trang đã trở thành hiện thực sau 5 năm lao động cật lực (1953 - 1957).

Ngôi đình được tạo lập lại trong bối cảnh muôn vàn gian khó nên ngày nay, là dân làng Nhựt Thạnh không ai không yêu quý di sản này của cha ông. Năm 2018, một thương nhân vốn sinh trưởng ở cù lao Thạnh Hội, ông M.C.C đã tài trợ kinh phí trùng tu một số chỗ xuống cấp, xây thêm phần mặt tiền đình, cổng đình nên ngôi đình ngày nay càng đẹp và uy nghi hơn.

Di sản văn hóa làng cổ truyền còn được người dân cù lao Thạnh Hội bảo lưu qua lễ cúng Kỳ Yên hàng năm vào ngày Rằm và 16 tháng 2 Âm lịch với đầy đủ các nghi thức theo đúng trình tự như xưa: Bắt đầu là Lễ Tống phong vào lúc 8 giờ sáng. Ban quý tế đặt lễ vật gồm một cặp vịt, bánh trái, hoa quả, nhang đèn và vàng mả trên “chiếc tàu” biểu trưng làm bằng bẹ chuối có trang trí cờ hoa thả trôi sông sau nghi thức khấn vái. Theo ông M.S.B nghi thức này mang ý nghĩa biểu tượng “hoài niệm về cố hương, dân làng gửi chút quà theo thuyền trở về biếu tổ tiên nơi miền Trung xa xôi trong ngày vui của làng, bởi“thân cư tại ngoại, tâm hoài cố hương” (Tác giả phỏng vấn ngày 02/7/2020). Tiếp đó là lễ Túc yết diễn ra từ 9 – 10 giờ. Đến đúng 0 giờ, bắt đầu ngày mới là lễ cúng Đàn Cả, nghi thức chính của lễ Kỳ yên có đọc văn tế thần và học trò lễ dâng hương; Cuối cùng là lễ cúng Tiền hiền - hậu hiền. Kết thúc lễ Kỳ yên bằng bữa ăn “cộng cảm” của dân làng và khách mời. Lễ cúng Kỳ yên vừa góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống của làng Việt vừa là dịp để dân cù lao cùng hội tụ về, tạo mối dây liên kết, thắt chặt tình đoàn kết giữa những người cùng địa phương.

Hiện nay, để điều hành các hoạt động của đình và đảm bảo tính nghiêm ngặt về thành phần nhân sự tham gia tế tự, người dân bầu Ban quý tế hàng năm. Những người trong Ban quý tế được tuyển chọn, phân công phải là những người cao niên, có uy tín, đạo đức tốt, gia đình viên mãn để “hài lòng” thần linh. Thành phần tham gia tế tự gồm: chánh niệm hương, chánh bái, bồi bái, đông hiến và tây hiến, chấp sự viên, thị lập, thầy lễ, học trò lễ. Khi tế tự, tất cả đều mặc lễ phục cổ truyền theo quy định, nhất nhất thực hiện phận sự một cách nghiêm túc, trang

Page 12: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

trọng như xưa.Ngoài ngôi đình vốn là nơi chỉ dành cho nam

giới4, tại Cù lao Thạnh Hội còn có bốn miễu thờ Ngũ Hành Nương Nương thuộc bốn ấp Nhựt Thạnh, Thạnh Hiệp, Thạnh Hòa và Tân Hội là nơi sinh hoạt dành cho nữ giới (nhưng đàn ông vẫn giữ nhiệm vụ Chánh hồi, Phó hồi). Ngoài ngày lễ chính (16/8 ÂL, 19/2 ÂL), vào các ngày Mùng một và ngày Rằm hàng tháng, phụ nữ đến thắp hương cầu bình an và sức khỏe. So với đình, tổ chức Miễu gần với đời sống thường nhật của người dân hơn. Gia đình nào trong ấp có người ốm, Chánh hồi hoặc Phó hồi hoặc thành viên của Ban miễu Bà đều đến thăm hỏi. Hơn nữa, khi trong gia đình có người qua đời, người nhà sẽ đến báo với Ban miễu Bà, khi đó, Chánh hồi hoặc phó hồi sẽ túc trực ở lễ tang để hướng dẫn gia đình tổ chức tang lễ. Biện hồi là người đi thu tiền đóng góp của từng gia đình giúp tang gia. Công việc này hoàn toàn tự nguyện mang tính tương trợ nhau. Lễ cúng miễu thật sự là ngày hội của ấp. Trẻ em được diện quần áo mới, tụ họp đông vui trước sân miễu để chờ xem múa lân, xem cha chú mình làm học trò lễ dâng hương cúng thần, đánh trống, múa võ... Các cô, các chị là những người khéo tay, có tài nội trợ nấu ăn, mỗi người một việc chuẩn bị lễ vật để vị Chánh bái tiến hành nghi thức cúng thổ thần, chiến sĩ trận vong, Ngũ Hành Nương Nương. Cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi nhưng người dân cù lao vẫn gìn giữ nét văn hóa mang đậm tính dân gian có ý nghĩa kết nối cộng đồng vốn có từ bao đời, qua đó thể hiện tấm lòng của con cháu đối với tiền nhân.

Mối quan hệ dòng họ gắn với miếu Họ còn là thiết chế làng xã cổ truyền vẫn được bảo lưu ở cù lao Thạnh Hội. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cù lao Thạnh Hội là nơi có nhiều miếu Họ nhất, gồm miếu họ Dương (2 miếu), miếu họ Mai (2 miếu), miếu họ Nguyễn (1 miếu), miếu họ Trần (1 miếu). Ngày cúng Kỵ (ngày mất) bậc Tằng Tổ dòng họ trở thành dịp để nối kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau. Mỗi người cùng đóng góp để tổ chức lễ chu đáo. Đây cũng là dịp để các thành viên nhận họ nhau, những người thành đạt sẽ giúp đỡ những người khó khăn, cùng nâng đỡ nhau để dòng họ không ngừng lớn mạnh, không phụ lòng ông tổ dòng họ đã có công gây dựng. Miếu họ Dương ở ấp Thạnh Hiệp cúng tổ vào ngày 18/8 Âm lịch, miếu họ Mai cúng vào ngày 10/2 Âm lịch.

Như vậy, di sản văn hóa của người Việt thời kỳ

khẩn hoang lập làng là đình làng, miếu ấp, miếu họ vẫn được bảo lưu với đầy đủ chức năng văn hóa, xã hội thông qua lễ Kỳ yên và cúng miếu.

Dù cách trung tâm thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một khoảng 8 km nhưng cù lao Thạnh Hội vẫn giữ được quang cảnh yên ả của miền quê Nam Bộ với cảnh sông nước, đồng lúa cây trái, con đò, ngôi miễu làng như lời bài thơ vần mà ông M.V.D (sinh năm 1946) đã đọc:

“Làng tôi là một cù laoTên là Thạnh Hội sông rào xung quanhGiữa vùng đồng lúa tươi xanhQuanh làng cây trái ngọt lành tốt tươiNgày ngày vang rộn tiếng cườiCủa đám trẻ nhỏ của người nông thônBình minh nắng hé bên cồnQuê hương yên ả, tâm hồn thảnh thơiLàng tôi có một ngọn đồiCó rừng thưa thớt bên ngôi miễu làngLàng tôi có chuyến đò ngangĐể dùng đưa khách sang làng Tân BaDõi nhìn ra phía xa xaNào là nhà ngói, nào là nhà tranhTôi yêu làng lắm hỡi anh….”.Ai đã một lần đặt chân đến cù lao Thạnh Hội sẽ

không thể quên quang cảnh thanh bình, yên ả với ruộng lúa, đám rau, vườn cây ăn trái, tấm lòng mến khách của người dân bởi nét văn hóa làng quê cổ truyền vẫn còn đậm nét nơi đây cho dù đời sống vật chất đã biến đổi nhiều theo xu hướng hiện đại và hội nhập.

1. Theo Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn “vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII

vùng đất Đồng Nai trở nên sôi động với sự xuất hiện của cư dân Việt từ miền Thuận

Quảng di cư vào” (Mai Sông Bé (2014), Cù lao Rùa, Nxb Thời đại, tr.60-61).

2. Tác giả đã phỏng vấn hồi cố ông Nguyễn V.K (90), ông Huỳnh V.N (82 tuổi),

ông Mai V.Q (64 tuổi), ông Mai S.B (64 tuổi)

3. Xem Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thạnh Hội, tr.2

4. Theo truyền thống phụ nữ không được tham gia vào lễ cúng đình. Đình chỉ dành

cho nam giới.

Page 13: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

Nói lốiNữ: Không giáp biển sao lại mang tên biển Câu hỏi đùa khi nói chuyện quê anh.Nam: Những cô em từ xứ Nghệ, xứ Thanh Đã thấy biển nơi đất lành rộng mở.Nữ (dỗi): Đó, thấy chưa - người xưa nói đúng lắm

mà !Hát ru

Nữ: Ầu ơ … chợ chiều nhiều khế ế chanh Nhiều cô gái lạ (nên) nhiều anh rộn ràng…

Vọng cổNam: (Câu 1) Em ơi… người xưa hát để nhắc nhau

đừng mới chuộng – cũ vong giữa chợ chiều hối hả. Anh vẫn thấy quê hương là tất cả, còn chuyện tình riêng mình phải đắn đo ý hợp tâm …đồng.

Nữ: Duyên nợ trăm năm – dù khế hay chanh luôn giữ vẹn mối tơ hồng…Thôi quanh quẩn nơi chợ chiều hiu hắt, ta bên mình son sắt trọn đời nhau (-).

Nam: Quê hương này từ gian khó vươn cao, bởi những con người trước sau một dạ. Nên đất cũ đã sinh sôi trăm điều mới lạ, rất chân thật, đậm đà tình yêu – hạnh phúc (-)

Lý sắt sonNam: Ta lớn lên an lành Trên đất quê hương thanh bình Đầy ân tình thiết tha Vòng tay mình với ta Nữ: Xây đắp trên quê nhà…(về VC câu 2) những nét đẹp Bình Dương rạng rỡ

muôn màu… Bao trăn trở lo toan vì xứ sở đẹp giàu… Nam: Xóm cũ, làng xưa chuyển mình lên đô thị

mới, những nẻo đường quê thành đại lộ thênh thang (-)(ca tiếp Lý sắt son)

Nữ : Vườn quê ngát xanh, mượt mà Ngàn hoa khoe sắc hương nồng say Bình minh chói chan tươi hồng…(về VC câu 2) để niềm tin từng ngày – nối tiếp

những ngày vui (-).

Lý bông dừaNam: Mai nầy thành phố vươn mình Dòng sông lấp lánh dáng hình quê hương,Nữ: Phù sa bồi đắp ân tình Cho những công trình mang niềm tin yêu Nam: Niềm tin trong mỗi trái tim Hòa chung giai điệu xây đời sáng tươi. Nữ: (nói) “Quê anh không giáp biển sao lại mang

tên biển” ? Vọng cổ

5- Nhưng em đã thấy mênh mông triệu tấm lòng như biển rộng, trân trọng, thiết tha mời gọi khắp trăm … miền – hội tụ giữa Bình Dương lớp người mới hôm nay năng động lại chan hòa.

Nam: Chung sức, chung lòng nâng tầm cao xứ sở, tô điểm cho quê mình thêm nét đẹp khang trang (-)

Nữ: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Tân Uyên - nhộn nhịp những công trình vì ngày mai thành phố trẻ.

Nam: Thấy Dĩ An nối đường lên Bến Cát, qua Lái Thiêu, về Chợ Thủ thêm gần (-)

Lý qua cầuNữ: Về đây – tay nắm tay qua cầu Nhịp cầu mơ ước - cho gần hơn - những bến bờ

xa … Nam: Mình về bên nhau – vui khúc ca xây đời.Ngàn hoa khoe sắc ngát hương ngày xuân mới.Yêu lắm Bình Dương mình ơi, Mãi mênh mông, đằm thắm ân tình. Nam: (Câu 6) Nhân nghĩa quê hương cho ta hiểu

bao điều, thôi chớ băn khoăn cảnh chợ chiều ế chanh – nhiều khế. Mảnh đất lành gọi chim ngàn hội tụ, nên cứ rộn ràng, cứ hò hẹn mỗi ngày vui.

Nữ: Mang tên biển vì mênh mông như tình biển, trải rộng ước mơ, chắp cánh mỗi tâm hồn (-).

Nam: Hãy hát về Bình Dương vần điệu với yêu thương, hãy nói về Bình Dương đang vươn mình ra biển lớn.

Nữ: Lời hát ru xưa nhắc nhở lòng son sắt, nên giai điệu mới bây giờ vẫn chung thủy yêu thương./.

Miền Đất Yêu ThươngTác giả: PHẠM NGỌC PHÚ

Page 14: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Làm sao tôi quên được cảnh hai mẹ con tôi phải rời miền Trung thân yêu; một miền

quê nghèo, thời tiết rất khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe dọa… Khi tôi vừa học xong lớp 6, mẹ đã dẫn tôi vào Bình Dương lập nghiệp. Nhưng tôi không muốn đi. Ở quê có bà con, có bạn bè, rất là vui. Tôi không biết Bình Dương là ở đâu? Là như thế nào? Nghe nói là rất xa. Đi xe đò mất hai ngày một đêm mới tới nơi. Đến Dầu Tiếng, đâu đâu tôi cũng thấy cây cao su.

Mẹ con tôi ở tạm nhà dì, chị gái của mẹ. Tôi tiếp tục học lớp 7 và học hết cấp II tại trường Trung học cơ sở Long Hòa (xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương). Ngày nào hai mẹ con cũng phải đi làm từ lúc hai, ba giờ khuya. Vì sáng sớm tôi phải về đi học. Giữa một rừng cao su bạt ngàn, trời tối đen như mực, chỉ có bóng đèn pin đội trên đầu le lói dẫn lối đi. Nhiều lúc đi làm về trễ giờ học, tôi chạy vội đến lớp, mủ cao su còn dính trên tay, trên chân, và cả trên tóc. Nhưng lúc đó, tôi thật may mắn vì có những người bạn không cười chê tôi mà luôn giúp đỡ tôi rất nhiều. Các bạn, người thì chở tôi đi học, người thì phụ tôi quét lớp… Các thầy cô giáo cho tôi từng quyển tập, từng cây viết … Ai cũng quan tâm và động viên tôi, tạo cho tôi thêm động lực, để tôi luôn cố gắng cho dù cuộc sống của gia đình tôi

còn nhiều khó khăn.Thi lên cấp III, tôi quyết tâm là mình phải đạt

điểm thật cao, để được vào học trường công lập cho mẹ đỡ tốn tiền đóng học phí. Thế rồi, tôi toại nguyện và mẹ tôi đã rất mừng.

Bây giờ là tháng 9, tháng tựu trường, tháng bắt đầu cho một năm học mới. Bỗng dưng, tôi lại nhớ đến những lời nói thật tình của các cô chú ở hàng xóm: Con không thương mẹ con hả ? Sao mà cứ đi học hoài vậy ? Nghỉ học ở nhà, làm phụ mẹ đi con !”. Lời nói ấy, thường được nhắc lại vào những ngày đầu năm học của cấp III và cao đẳng.

Tôi rất buồn và hay khóc thầm. Không hiểu tại sao mọi người cứ nghĩ tôi đi học là không thương, không quan tâm đến mẹ. Tôi thương mẹ tôi lắm chứ ! Mẹ cực khổ, vất vả đi làm thuê, làm mướn suốt cả ngày. Hằng ngày, mẹ chưa kịp ăn uống gì thì phải chạy đi làm. Một mình mẹ đạp chiếc xe đạp cọc cạch giữa rừng cao su bạt ngàn. Mẹ vội vàng bốc mủ, rồi tất bật chạy đến nơi giao mủ và mẹ làm thêm cả công việc trút mủ thuê nữa. Cứ thế, mẹ quần quật cả ngày. Nhiều lúc đi học về, thấy bộ quần áo của mẹ lấm lem mủ cao su, ướt nhem mồ hôi, tôi thương mẹ vô cùng! Lần ấy, nếu tôi nghỉ học, ở nhà làm phụ mẹ, chắc mẹ sẽ đỡ vất vả hơn và gia đình cũng đỡ khó khăn hơn. Nghĩ vậy, nhưng

BÌNH DƯƠNGLÀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI

Tùy bút PHÙNG THỊ TRANG

Page 15: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 17

thâm tâm của tôi lại rất muốn đi học, rất muốn được trở thành một giáo viên. Mẹ tôi cũng biết điều đó. Mẹ nói: “Dù mẹ có khó khăn, cực khổ như thế nào, nếu con muốn đi học, mẹ sẽ cố gắng lo. Hồi đó, cũng vì nhà nghèo quá nên mẹ không được học đến nơi, đến chốn. Bây giờ, mẹ không muốn con như mẹ ngày xưa. Con hãy cố gắng học thật tốt! Rồi sẽ có ngày mẹ được thảnh thơi”.

Thế nên, tôi cứ nhủ với lòng mình: “Phải cố gắng học thật giỏi, để không làm mẹ thất vọng. Và hiện giờ, tôi đã làm được điều đó!”.

Tôi còn nhớ những đứa bạn ở chung xóm với tôi. Gia đình có điều kiện nhưng các bạn chỉ học hết cấp II, cấp III là nghỉ ở nhà đi cạo mủ để kiếm tiền. Dạo ấy, mủ cao su có giá cao, nhiều nhà trở nên giàu có. Còn nhà tôi thì rất khó khăn vì không có nhiều đất đai như người khác .

Những năm tháng về Thủ Dầu Một học sư phạm, do ở xa nhà nên tôi không có thời gian để phụ giúp mẹ được nhiều. Chỉ có một mình mẹ làm. Thấy mẹ phải đi làm đêm hôm, giấc ngủ không ngon cùng với những lời nói ra, nói vào của hàng xóm làm tôi lại suy nghĩ, băn khoăn. Nhưng chính mẹ là người luôn gần gũi, an ủi, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với tôi: “Chỉ có học mới đem lại cho con công việc ổn

định, tốt đẹp và không phải bươn chải , vất vả như mẹ.”.

Hiện nay, tôi đã có việc làm ổn định mà tôi hằng mơ ước, và tôi đã cố gắng học để nâng trình độ chuyên môn. Tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm cách nay 6 năm. Các cô chú ở hàng xóm bây giờ cũng đã có suy nghĩ khác nhiều so với trước đây, và rất quý mến mẹ con tôi.

Tôi cũng hay tâm sự với bạn bè: “Quảng Nam là quê hương ruột thịt, tôi không bao giờ quên được! Quảng Nam là nơi mẹ cho tôi hình hài nhưng Bình Dương là nơi mẹ nuôi tôi khôn lớn, là nơi cho tôi tương lai, là quê hương thứ hai của tôi!”. Ôi! Bình Dương - Đất lành chim đậu! Là nơi hội tụ tài năng, sức lực của nhiều người đến từ các vùng miền trên đất nước.

Giờ đây, Bình Dương đã và đang phát triển…. Hằng năm, cứ đến những ngày chuẩn bị cho

năm học mới, tôi được đón nhận nhiều học sinh mới. Nhìn các em, tôi thấy sao giống mình ngày xưa. Nghĩ vậy, tôi thấy thương mến các em vô cùng! Mong sao các em cố gắng học tập, có tương lai tốt đẹp, mà có lẽ bắt đầu từ mảnh đất Bình Dương thân yêu!

CHUNG HẠNH

Bình Dươngmùa cách ly

Haï trôû mình, phöôïng khoe saéc choùi chang Taâm tónh laïi, thôøi gian chaàm chaäm böôùc Tieáng chim chuyeàn caønh líu riu thaân thuoäc Laéng nghe loøng yeân aéng tröôùc hoaøng hoân!

Khoâng gian trong laønh, ñöôøng phoá thoaùng thoâng hônThu mình laïi ñeå môû oâ cöûa lôùn Laù me ruïng va naéng chieàu cong côùn Soùng Baïch Ñaèng gôøn gôïn neùt traàm tö!

Chôï Bình Döông ai vaãy neùt thöïc höNhaø thôø ñöùng uy nghi maøu coå kính Cöûa chuøa kheùp khaùch du chöøng bòn ròn Neùn nhang loøng caàu beänh dòch qua mau.

Duø caùch ly ta vaãn ôû beân nhau Daïy hoïc online göûi trao nieàm hy voïng Phöôïng laïi roä, tröôøng seõ vang tieáng troáng Gioù giao muøa loàng loäng aùo traéng bay.

Nhòp soáng laïi böøng leân, naéng söïc nöùc höông nhaøi Daâu moïng maãy vöôøn xoaøi xanh um laù Roài em seõ ñeán tröôøng muøa thi troâi eâm aû Bình yeân seõ trôû veà thong thaû níu chaân son

Page 16: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

PHÙNG HIẾU

Hào sảng Bình Dương

“Coù gì maøy noùi anh ngheCôù sao maøy cöù e deø vôùi anh?”Moät lôøi chôù coù voøng quanhGaëp chuyeän gì khoù, coù anh giuùp maøy?..Ñaõ töøng maáy ñoaïn traéng tayNeân anh seõ hieåu… “AØ maøy khoù khaên!”Thuôû ngheøo qua böõa saén khoaiCoøn chia nhau ñöôïc, ngaøy nay khaùc roài..Ñeán Bình Döông, giaøu maáy hoàiThaân maøy xa xöù cuùt coâi moät mìnhGaëp nhau ôû choán ñaát linhCaùi tình, caùi nghóa beân mình mang theo..Chaúng ai phaân bieät giaøu ngheøoChaúng ai quôû traùch queâ ngheøo, queâ xa“Ñaát naøy laø cuûa chuùng ta”ÔÛ laâu seõ hoùa queâ nhaø maáy khi..Ngöôøi ñeán ngöôøi chaúng muoán ñiThoâi anh xin uoáng caïn li vôùi maøyMaøy ñöøng coù nghó anh sayBình Döông laø vaäy röôïu cay moâi meàm..Chöøng vaøi naêm nöõa khaù leânAnh chaúng caàn nhaéc “maøy ñeàn ôn tao”“Thaèng naøy coøn röôïu uoáng mau...”..“Ñôøi ngöôøi xa xöù, nhôù nhau phuùt naøyMoâi meàm sao khoùe maét cay?”Thöông ngöôøi anh laï, choán naøy dung thaân!

NGUYỄN QUẾ

Riêng với Bạch Đằng

Ñoø ñaõ xa bôø, Baïch Ñaèng ôi!Gaëp nhau chi ñeå roài thöông roài nhôùMai anh veà vôùi phoáTình ai coù phoâi pha?...

Thaïnh Phöôùc thì xaTaân Ba thì roängSoâng Ñoàng Nai muøa naøy daäy soùngMuoán tìm em khuaát boùng con saøo

Roài mai naøy anh laïi nhôù noân naoVuøng böôûi queâ em höông thôm traùi ngoït

Khoâng gian phoá nhieàu khi chaät heïpAnh nhôù khoaûng trôøi xanh bieác, bao la

Nhôù saùng naøo nghe chim hoùt treân xaEm baûo anh: Nhaïc trôøi goïi naéngAnh nhìn leân: baït ngaøn hoa böôûi traéngChuùm moâi xinh hoân aùnh mai hoàng

Nhôù chieàu naøo möa traéng trieàn soângHay naéng ñoát ñaát cuø lao quaïnh ñoûNhôù daùng ai ñi trong chieàu loäng gioùNhôù höông ñaèm trong moãi haït phuø sa..

Thaïnh Phöôùc duø xaTaân Ba duø roängSoâng Ñoàng Nai maëc tình daäy soùngNhôù em, anh tìm goïi: Ôi ñoø!!!...

Page 17: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 19

KIM MAI

Anh có về kịpmùa lúa chín?

Chieàu nhaït naéngMeï ngoài nhìn phía xa xaêmÑoâi maét buoàn nhö muøa thu, nhö muøa ñoângMöa treân khoeù maét meï cay noàng!Ñôïi..

Töøng ngaøy ñôïiMeï ñôïi anh veàEm ñôïi anh veàCuøng taém maùt khuùc soâng queâ!Nhö tuoåi aáu thô ngaøy xöa ngaây daïi

Ta khoùc cöôøi chaïy theo laøn khoùiKhoùi ñoát ñoàng nhö toùc meï chieàu nayMeï nhuoäm khoùi ñoát ñoàng hay laø maây traéng bay?Chieàu buoàn...Em nhìn thaáy trong ñoâi maét meï.

Veà ñi anh Veà nghe meï keåChuyeän ngaøy xöa thöông laém tuoåi thô mìnhÑaâu phaûi laø thuyeàn maø theo soùng leânh ñeânhVeà ñi anhVeà neùp vaøo loøng meï nghe bình yeân nhö buoåi sang

Meï tính ngaøy tính thaùngMaáy muøa quaMeï mô...Anh coù veà kòp muøa luùa chín?

LÊ THỊ BẠCH HUỆ

Quê hương mìnhgiờ đẹp lắm!

Queâ höông mìnhGiôø ñeïp laém!Thaønh phoá Môùi ngaøn hoa khoe saéc thaémÑeâm ñeøn sao lung linh chieáu saùng maøuLaáp laùnh ñaày trôøi vôùi vaïn vì saoNgoâi sao saùng nhaát laø cha trong loøng con treû! Nhôù khi xöa coøn beù...Cöù ñeán raèm thaùng taùm con ñoøi cha:“Mua chieác loàng ñeøn con caù maøu ngaøCoù chieác ñuoâi pha maøu vaøng röïc rôõ!” Cha suy tö nhieàu ñeâm thöùc traéngNaén noùt laøm loàng ñeøn chuù caù maøu hoàngNgoïn ñeøn trôû neân röïc rôõ beân maûnh giaáy trongCaù nhö ñang tung taêng trong beå roäng. Chieác vaây caù ñaõ giuùp con bôi vaøo cuoäc soángAÙnh maét caù raïng ngôøi cho con thaáy khoaûng trôøi xanhCoù traùi tim bieát rung ñoäng chaân thaønhGian khoå vöôït qua khoù khaên khoâng luøi böôùc! Cha ñaõ mang taëng con caû baàu trôøi mô öôùcVôùi traùi tim chöùa baàu nhieät huyeát raïng ngôøiBieát hy sinh rieâng mình ñeå ñoåi laáy nieàm vuiTrong chieán ñaáu vaãn ngoan cöôøng anh duõng! Queâ höông mình giôø ñeïp laémThaùng chín veà ñoû röïc côø sao Coù nieàm vui pha laãn töï haøo Nhöõng ngöôøi con hy sinh gìn non nöôùc!

Page 18: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

BÌNH DÖÔNG DUYEÂN ÑEÏP TÌNH TA

Phong caùch Nam boä

Taùc phaåm ñaït Giaûi Nhì Cuoäc thi saùng taùc VHNT "Ñaát vaø Ngöôøi Bình Döông - 2020"

TheâmAnh

yeâuqua

laøngcaàu

Phuùsôn

maøi.Cöôøng.

ÑeïpVeà

Nhaïc vaø lôøi: PHAÏM THANH PHONG

saoqueâ

ñoâiem

Bìnhbaøn

Döông.tay.

EmTheânh

thangchaêm

chuùtnhöõng

baocon

ngaøy.ñöôøng.

LoøngÑeå

saécmeán

menthöông

thieätlong

lanh.thöông.

YeâuAnh

doøngveà

ñaâysoâng

ñaátñaát

Thuû.

Thuû.

NaêmNaéng

thaùngmôùi

ñaõchôû

thaêngleân

traàm.roài.

CaùnhGioù

ñöahoa

daàuñoø

xuoâixoay

maùi

tít...

Ngoït

ngaøo

khuùc

daân

ca.

...cho

giaác

bay

cao.

1.

2.

YeâuCaâu

queâdaân

caem

meïBình

ru.Döông.

ChoYeâu

saocaây

ñôøicaàu

Phuùxanh

Cöôøng.maøu.

NoáiNhöõng

ñoâikhaùt

voïngmieàn

vöônqueâ

höông.xa.

TheâmCho

mìnhñeïp

gaàntình

ñoâinhau

ta.hôn.

TheàChôø

thieäpmoät

hoàngloøng

vieát...saéc

son.

Duø

1.

thaùng naêm

khoâng

sôøn.

...teân

mình

keát

duyeân

cau

traàu.

2.

Page 19: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 21

Taùc phaåm ñaït Giaûi Nhaát Cuoäc thi saùng taùc VHNT "Ñaát vaø Ngöôøi Bình Döông - 2020"

BÌNH DÖÔNG - HOÀN NGHEÀ XÖA

Soâi noåi - Tin yeâu

Töø

Bình

...yeâu

Döông bay

trong

cao

con

bay

tim

ta,

xa,

thoåi

moät

Nhaïc vaø lôøi: NGUYEÃN LONG

hoàn

laøn

tranh

höông

lung

thôm

linh

hôn

thaêng

höông

hoa,

hoa,

vaøo

laø

ñieâu

ñieâu

khaéc

khaéc

sôn

sôn

maøi.

maøi.

Laø

Hoàn

tình

ngheà

xöa

yeâu

trao

tinh

khoâi

daâng

hoâm

khoâng

phai,

nay,

ñeïp

gioït

ngôøi

moà

cho

hoâi

muoân

loang

phöông

treân

ñoâi

meâ...

tay thaønh

tinh

1.

hoa

cuoäc

soáng.

Töø

tình...

...say, thaønh

höông

saéc

Bình

2.

Döông.

Böùc

tranh

laøng

ngheà

taïo

daùng

hoa

ñaát

laønh.

Nhö

traùi

tim

ngheä

nhaân

daùng

thôï,

in

daáu

treân

maøu

sôn

neùt

troå.

Cho

aån

hieän

söùc

soáng

tinh

anh,

daâng

cho

ñôøi

aùnh

bieác

muøa

xuaân

OÂi

töï

haøo!

Ñeïp

thay

vaãn coøn

maõi hoàn

ngheà

xöa

Bình

Döông.

Page 20: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Khi thằng chồng chị reo lên như vậy thì chỉ có hàng xóm của thằng chả nghe! Vợ và

con gái nó đã bỏ đi biền biệt rồi…“Tôi không biết lấy đâu ra chữ nghĩa mà chị,

một người phụ hồ nói cứ sắc như dao bổ cau. Đời tui toàn phụ không à, đã phụ nữ còn phụ hồ, làm vợ cũng làm phụ luôn! Ổng có vợ chính trên quê đó. Trên quê là một khái niệm mông lung. Vợ chính cũng là khái niệm mông lung nốt với chị. Tìm hiểu làm gì? Mình là đứa chen ngang vô xin chút tình yêu. Trời cho được nhiêu hay nhiêu. Ráng mà níu giữ cho con một tổ ấm thôi chứ biết sao giờ?” Câu hỏi nghe như một sự cam chịu như… sinh ra là đã ở đó với phận đàn bà của chị.

Lại những câu sắc sảo nữa của chị từng làm mấy bà hàng xóm và tôi cười rần rần. “Chồng có nhiều loại lắm nghe. Có ông xứng đáng được kêu bằng chàng, có người là anh bình thường thôi, có thằng không xứng gọi bằng thằng luôn. Như thằng chồng tui sao kêu một tiếng anh cho được. Vậy là cứ mày tao cho xong. Hỏi sao có vẻ “căm thù” nhau vậy, chị nói trước đây nó không đến nỗi nào. Từ ngày có con bé Thảo nó đổ đốn, rượu chè, gái gú. Nó còn ghen tuông khủng khiếp. Nhiều lần chịu không nổi tôi nói nó thôi mày bỏ mẹ con tao đi mà về với vợ con mày trên quê gì đó. Nó nhếch mép: “Nam nhi đại trượng phu, một đi không trở lại!”. Mấy chị biết sao không? Khi nó nói câu rất nam nhi đó là nó đang đái ở phòng ngủ! Nó say đến mức không biết gì như vậy, hỏi có ai chịu nổi không? Vậy nên lắm lúc, tôi nghĩ không phải mình đi giành giật chồng người mà đang gánh nợ, gánh nghiệp gì đó cho chị ấy.”

Đôi vợ chồng này lấy đánh nhau làm lẩu, chửi nhau làm cơm! Hồi đầu hàng xóm còn đến can thiệp nhưng sau đó họ cũng… lờn luôn! Hôm trước mới thấy cãi, chửi, đánh nhau náo loạn thiên địa, tinh mơ hôm sau đã thấy thằng chồng vắt áo quần cho bớt nước, con vợ giũ giũ mấy cái rồi mắc lên cây sào tre. Rất nhịp nhàng đàng hoàng như thế, ai đi ngang qua cũng ngưỡng mộ!

Thằng chồng làm biếng bà cố! Nó sáng ra đã

uống rượu, đã say xỉn. Say, nó kéo cái võng xếp Duy Lợi qua vườn hàng xóm ngủ. Vậy mà lạ, dạo nọ nguyên xóm điêu đứng vì sốt xuất huyết mà nó không hề gì dù một ngày nó làm mồi cho muỗi ít ra là hai bận! Nó ăn uống cũng dễ (có đâu mà ăn cho… khó!). Cái chảo chiên trứng nó cho cơm vô, quậy tưng cơm với trứng. Một tay nó cầm cán chảo, một tay cầm muỗng kèm theo trái dưa leo. Nó xúc muỗng cơm, cắn miếng dưa cái bụp, nhai rau ráu. Thế là xong bữa. Trong khi đó thì vợ nó đi phụ hồ, con gái nó đi học.

Chị phụ hồ mà vẫn trắng tươi, trắng tinh. Hắn cũng công tử bột một thời nên… đen đúa là không thể. Thế nên khi hắn nhìn con bé Đen - tên ở nhà của bé Thảo ngồi cầm cái cây khều khều giữa đường cho có chuyện để chơi là hắn thấy gai mắt. Gai rất gai luôn! Hắn nói như thế với mấy thằng bạn nhậu.

Một bữa hắn lục túi vợ lấy tiền mua rượu bỗng dưng thấy năm tờ giấy năm trăm rơi ra. Hắn xanh mặt, tá hỏa như bị ai tát một cú trời giáng. Chị đang lúi húi nấu cơm sau góc bếp chưa tới hai mét vuông bị hắn túm cổ lôi xềnh xệch ra khỏi nhà. Hàng xóm đã có nhiều người cầm điện thoại lăm lăm trong tay để quay cờ líp! Hắn đưa dao lên dọa: “Đứa nào quay phim đưa lên mạng tao chém nguyên nhà!”

Những chủ nhân của điện thoại thông minh đã rất… thông minh len lén cất điện thoại vô túi quần nhưng vẫn đứng coi tuồng đang vào hồi gay cấn…

“Tiền đâu mà có nhiều vậy? Mày làm phụ hồ nhận lương tuần. Mỗi tuần mày làm sáu ngày, ngày trăm rưỡi ngàn là chín trăm sao nay mày có đến hai triệu rưỡi?”. Hắn gầm gừ như con hổ bị thương dù người tổn thương sâu sắc đang là vợ hắn. “Tao mượn thêm chủ thầu để đóng học phí cho con bé Thảo. Mày điên à? Thằng điên nào còn bỏ tiền cho tao?”. Mái tóc dài của chị bị hắn quấn đủ ba vòng ở bàn tay phải. Tay còn lại hắn đấm túi bụi như đấm vào bao cát. Sau một lúc, hắn nghỉ mệt, chị nằm thiêm thiếp như chết rồi. Hàng xóm đứng lặng thinh. Dường như có ai đó chịu không nổi đã bỏ về nhà mình, đóng cửa lại.

Tác phẩm dự thi Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ lần thứ VI - Năm 2020

Đu đủ chín rồi con gái ơi…Mã số dự thi: VX - 002

Page 21: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 23

Bất giác chị vùng dậy. Mạnh mẽ, bạo liệt, điên cuồng. Chị cầm hòn đá đập tan tành ô cửa kính. Mảnh kính vỡ loảng xoảng. Chị cầm một mảnh kính trên tay, bóp chặt, máu trên tay chị chảy ròng ròng. Con bé Thảo hét lên ôm lấy mẹ. Chị lao về phía thằng chồng vũ phu, vô tích sự rồi lăm lăm chìa miếng kính nhọn hoắc về phía hắn: “Mày nghe cho rõ đây, tao mà có thằng nào chu cấp chút tiền, chịu khó làm ăn và yêu thương con bé Thảo thì tao cũng đi lâu rồi. Đàn ông tụi bây, làm tình xong quẹt mỏ như… gà! Giờ mày ngồi lên, ngay ngắn vào. Tao lạy mày ba lạy để mày chết tao khỏi về”. Ai nấy rùng mình. Thằng chồng há hốc miệng ngồi im không nhúc nhích. Và chị lạy, từ tốn, từng cái một. Mắt ráo hoảnh, khô khốc. Con bé Thảo khóc thét lên khi mẹ

nó cầm tay nó kéo đi. Hàng xóm giải tán tứ phía…Ba tháng nay chưa thấy chị về. Có thể mẹ con

chị đã chia tay vĩnh viễn khu trọ nghèo này thiệt rồi! Chỉ có thằng chồng đã say nay còn say hơn. Nó

kể, con bé Thảo thích ăn đu đủ nên nó trồng hai cây nơi thẻo đất thừa ra của bà chủ trọ. Cây đu đủ giống lùn, trái nhiều nay là của chung cho người ở trọ cả xóm. Đu đủ xanh làm gỏi, đu đủ chín hái mời nhau ăn. Mấy đứa choai choai chụp ảnh đăng phây búc với cái mỏ chu ra, miếng đu đủ hồng nửa trong, nửa ngoài khuôn miệng.

Thảo ơi, đu đủ chín nhiều rồi nè con, về ăn nha con! Khi say, hắn lè nhè mỗi câu đó...

NGUYỄN MINH NGỌC HÀ

Viếng Ba Đình nhớ BácToâi ñi trong naéng sôùm Ba ÑìnhNghe aâm vang hoàn thieâng soâng nuùiÑaát trôøi röng röng tröôùc lôøi Baùc hoûi“Toâi noùi ñoàng baøo nghe roõ khoâng?”

Nieàm vui daâng traøo roài cuoän chaûy thaønh soâng Nhieàu nieàm vui goäp thaønh doøng bieån lôùn Côø ñoû sao vaøng tung bay phaáp phôùiÑoäc laäp ñaây roài, haïnh phuùc chính laø ñaây!

Boán nghìn naêm cha oâng ta giöõ nöôùc, döïng xaây Maùu nhuoäm ñoû quoác kyø, xöông taïc hình xöù sôûKhí phaùch kieâu huøng thaám trong töøng nhòp thôû Löu truyeàn ñeán ngaøn sau...

Nghe trong toâi daøo daït nieàm töï haøo Ñöùng giöõa Ba Ñình hoâm nay maø ngheïn ngaøo noãi vui ngaøy xöa aáyVeät naéng muøa thu döôøng long lanh bieát maáy Naéng cuõng nhö toâi, naéng raát ñoãi vui möøng!

LÊ MINH VŨ

Ký sinh mùa thuToâi kyù sinh muøa thuBaèng laøn heo may se laïnhBaèng ñoùa cuùc beân hieân nhaø uû naéngBaèng ñaùm maây trong xanh baûng laûng giöõa löng trôøiToâi kyù sinh muøa thuBaèng nieàm tin yeâu chaùy boûngBaèng noãi ñau tuyeät voïngBaèng nhöõng vaàn thô khao khaùt giöõa cuoäc ñôøiToâi kyù sinh muøa thuVôõ loang töøng noãi nhôùHao gaày töøng hôi thôûÑuøn leân nhöõng nghi ngôøTöông sinh hay töông hoã ?Toâi kyù sinh vaøo toâiGieo vaàn thô dang dôûCuoäc ñôøi luoân roäng môûBao dung vaø yeâu thöông ...

Page 22: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Ngày khai giảng, Lan dậy từ rất sớm. Cô trang điểm thật đẹp rồi mặc chiếc áo dài

đã ủi phẳng phiu treo sẵn từ hôm qua. Cái áo dài mẹ đã may tặng cô nhân ngày đi nhận nơi công tác đầu tiên. Cô còn muốn đưa mẹ đến dự Lễ khai giảng để mẹ thấy đứa con gái nhõng nhẽo của mẹ ngày nào đã trưởng thành rồi. Được làm cô giáo rồi! Thế nhưng mẹ lại đang nằm viện và cô định bụng, sau buổi khai giảng có ý nghĩa này sẽ đến thăm mẹ ngay. Ít nhất thì mẹ cũng được ngắm cô giáo của mẹ thế nào chứ. Lòng lâng lâng, cô đạp xe đến trường…

Đường vào trường hôm nay đẹp quá! Hai bên đường, trên hàng cây cổ thụ, những lá cờ đuôi nheo đủ màu sắc tung bay trong gió như những cánh tay vẫy chào. Từng tốp, từng tốp học sinh vui cười ríu rít kéo nhau vào cổng trường. Khung cảnh thật náo nhiệt.

Tới gần cổng trường, Lan xuống xe dắt bộ. Tuy không nhìn lại phía sau, nhưng cô biết, một nhóm học sinh và cả phụ huynh đang ngắm nhìn cô mà trầm trồ:

- Cô giáo đẹp quá!- Mái tóc nhung kìa!- Cái áo dài quá đẹp! - Chấm áo dài, tao tin cái áo này đẹp nhất!Lan nghe hết và hơi mỉm cười. Cô đẩy nhanh xe

về phía cổng.- Em chào cô ạ!- Em chào cô ạ!Một tốp học sinh từ phía bên kia đường đi sang,

thấy Lan dừng lại chào. Lan gật đầu đáp lại và dừng xe nhường cho các em vào trước.

- Tránh đường ! Tránh đường!Bốn năm học sinh nam vừa hò hét vừa cười và

như một cơn lốc chạy ào vào cổng trường. - Đứng lại! Đứng lại!Lại một tiếng hét từ phía sau. Ai cũng dạt qua

một bên. Lan lúng túng chưa biết tấp vào bên nào thì bỗng “bụp”, một cục đất ở đâu bay tới. Cái xe

đổ khềnh kéo Lan ngã theo. - Ối!- Mày ném trúng cô rồi!- Trúng cô rồi kìa!Mấy bạn đứng gần chạy lại đỡ Lan lên. Nhưng

bỗng nhiên cô la lên thất thanh: - Trời ơi! Áo dài của tôi!Vạt áo dài phía sau không biết vướng vào đâu bị

rách, Đã thế còn bị bùn đất bám đầy. Nước mắt trào mi và cơn giận bùng lên, cô quay phắt lại phía sau.

Một thằng bé quần áo xộc xệch, cũ kĩ, cái mặt lấm lem như mặt mèo, chiếc ba lô đựng sách vở thòng xuống hai cái dây ngắn dài nham nhở, trên tay vẫn còn hai ba cục đất, đứng chết sững giữa đường. Mặt đỏ nhừ có lẽ vì chạy và cả vì sợ nữa. Hai tay nó cứ đưa lên rồi lại đưa xuống. Bọn học trò xúm lại, đẩy nó về phía Lan.

- Cho mày chết nhé!- Xin lỗi cô đi!- Mau xin lỗi cô đi!Đến trước mặt Lan, thằng bé lí nhí:- Em xin lỗi cô ạ!Lan quay ngoắt đi. Cô dắt nhanh xe vào nơi quy

định và đi về phía nhà vệ sinh. Cô òa khóc nức nở. Thế là cô không thể mặc chiếc áo dài này dự lễ khai giảng được rồi. Mẹ biết mẹ sẽ buồn biết bao. Và hết buổi học hôm nay cô có áo đâu mà mặc thăm mẹ? Càng nghĩ Lan càng giận càng khóc to hơn. Mấy cô giáo biết chuyện vội đến hỏi han và thăm hỏi. Nhỏ Thắm nhà gần chạy ngay về lấy cho cô chiếc áo dài của nó. May là vừa vặn nhưng cô thật buồn. Cơn giận lại càng không thể tan đi được...

Vào lớp, cô giật mình nhận ra thằng học trò buổi sớm đang ngồi ở cái bàn cuối lớp. Nó chính là một trong hai đứa vắng mặt suốt mấy ngày tập trung vừa qua. Cơn giận bỗng nhiên lại bừng lên, nhất là khi cô nhìn thấy vừa đứng dậy chào cô xong, ngồi xuống nó đã thò tay lên phía bàn trên, giật bím tóc của bé Huệ một cái. Đi nhanh xuống cuối lớp, cô sẵng giọng:

CÔ GIÁO LANTruyện ngắn HOÀNG HƯƠNG LAN

Page 23: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 25

- Tên gì?Nó đứng dậy lúng túng:- Thưa cô! Thành.- Em đã xin phép tôi vào lớp chưa mà dám ngồi

đây?Nó cúi gằm mặt xuống.- Tại sao trường tập trung đã mấy ngày nay mà

em không đi học?Nó vẫn cúi gằm mặt, không trả lời. Cái chân di

di trên nền gạch. Ôi, cái thằng lỳ thật. Lan càng quát to hơn:

- Tôi hỏi mấy ngày qua sao em không đi học?Nó lí nhí gì đó trong miệng. Cô càng tức điên lên:- Nói to lên!Nó lại im lặng. Lan đang định sấn tới hất cái mặt

nó lên thì cô hiệu phó bước vào lớp:- Cô Lan ơi! Cô cho tôi gặp một chút.Thằng Thành và cả lớp thở phào như thoát nạn.

Thằng Hậu ngồi bên kéo nó ngồi xuống:- Mày ngồi xuống đi. Cô vào thấy mày còn đứng

là la tiếp đó.Nó ngồi xuống nhưng vẫn bồn chồn nhìn ra cửa

sổ. Ngoài hành lang, hai cô đang trao đổi với nhau

việc gì đó. Nó cầu mong cuộc trao đổi ấy thật lâu, thật lâu.

Nó chỉ nghe lời thằng Hậu có một nửa, khi cô Lan bước vào lớp trở lại, nó lại như chiếc lò xo bật dậy, đầu lại cúi gằm xuống. Nhìn nó, cô Lan nghiêm giọng:

- Hôm nay cho em vào học. Nhưng ngày mai em phải mời ba má đến gặp tôi. Ngồi xuống luôn đó đi!

Nó ngồi xuống, mắt vẫn không nhìn lên. Mấy đứa xì xào:

- Thằng Thành lần này toi rồi.- Cô này mới ra trường mà “hắc xì dầu” quá!Không biết Lan có nghe được không nhưng

đang đi lên bục giảng, cô quay lại:- Cả lớp trật tự!Nhìn khắp một lượt chờ học trò im hẳn, cô bảo:- Tiết học đầu tiên chúng ta học tiết Tập đọc, các

em mở sách và tập ra.Cả lớp sột soạt mở sách, mở tập. Thằng Thành

vẫn ngồi im. Lan nhắc, nó lôi trong cái ba lô bẩn thỉu ra cuốn tập và một cây viết..

- Sách đâu?Nó lại im lặng. Lan như không thể kìm nén cơn

giận:- Sách đâu? Quên mang à?Con Nga ngồi cách mấy dãy bàn bỗng đứng dậy:- Nó không có chứ không phải quên đâu cô ạ!- Sao lại thế?Cả lớp như được dịp. chúng nhao nhao cả lên:- Năm ngoái cô lớp 3 cũng phải cho nó đấy.- Đúng vậy đó cô!- Nhà nó nghèo mà!- Năm ngoái nó không có sách, cô Thanh cũng

phải đi mua cho nó đó cô.Lan đập cái thước xuống bàn:- Trật tự.Cả lớp im re. Bọn thằng Tú đang lợi dụng cơ hội

chồm lên chọc ghẹo nhau vội thụt xuống, khoanh tay lại. Lan nhìn cả lớp rồi nhìn thằng Thành:

- Cô chứ không phải cô lớp 3 đâu. Đi học thì phải tự mua đủ đồ dùng và sách vở mà học. Ngày mai là phải có! Nghe chưa?

Thằng Thành vẫn cúi gằm mặt không trả lời. Sao mà ghét thế không biết! Đến tiết Toán, thấy

Page 24: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

nó không giơ tay, Lan gọi lên bảng, Nó đi lên, vẫn cúi gằm mặt. Trời! cái mùi gì thế này? Cả người thằng Thành là một mùi bùn khét. Lan vội đưa tay bịt miệng:

- Em không tắm à?Cả lớp cười rần rần. Con Nga lại đứng lên:- Nó suốt ngày dưới mương đó cô.- Muốn ở đâu thì ở. Nhưng đến lớp là phải sạch

sẽ, Nghe rõ chưa?Nó lí nhí trong miệng chẳng biết là nói gì.- Thôi, làm bài đi! Và Lan đi nhanh xuống cuối

lớp.Thằng Thành lại gằm mặt. Bản cửu chương nó

không thuộc nên làm sai bét. Không dằn được, Lan quất cho nó hai cây. Nó không khóc, không kêu đau vẫn đứng cúi gằm. Nhìn nó Lan điên hết cả người. Đúng là đồ lì lợm!

Hôm sau chẳng biết nó kiếm ở đâu có dược bộ sách cũ. Thế chứ! Với Lan, dù có là hộ nghèo thì cũng đủ sức mua cho con sách vở. đâu phải như cái thời xưa nữa đâu. Mà không mua thì đi xin. Nhưng cha mẹ phải là người lo chứ không phải cô giáo. Cô giáo dạy dỗ cũng đã mệt lắm rồi. Tại sao cô giáo phải đi lo những việc của phụ huynh chứ. Ở trong trường Sư phạm, trong buổi hội thảo về những biện pháp giáo dục học sinh, dù bị các bạn phản đối, Lan vẫn bảo vệ ý kiến của mình như thế. Và bây giờ, Lan thấy mình xử lí rất đúng.

Thằng Thành có sách nhưng chẳng hiểu sao chỉ đến học có ba ngày rồi lại nghỉ. Nhắn mãi nó đi được một buổi rồi lại nghỉ. Cứ vậy gần cả tháng rồi. Lan giận lắm, tính cuối buổi lên báo Ban Giám hiệu gạch tên nó luôn ra khỏi lớp. Vì nó điểm thi đua lúc nào cũng thua các lớp khác.Thế nhưng giờ ra chơi, cô Hiệu phó đã xuống gặp Lan:

- Thành vì sao nghỉ vậy em?- Em không biết ạ. Nó nghỉ suốt gần cả tháng

nay rồi!- Có gọi điện cho ba nó chưa?- Dạ, em gọi nhưng không ai cầm máy.Cô Hiệu phó nhìn Lan thăm dò:- Hình như em chưa biết hoàn cảnh của Thành.

Hay là sau giờ dạy em đến điLan cau mày:- Dạ… Em nhắn mãi phụ huynh có đến gặp em

đâu ạ?

Cô Hiệu phó nhẹ nhàng nắm tay cô:- Cần nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh thì

mới có biện pháp giáo dục thích hợp em ạ. Em nên đến nhà em ấy càng sớm càng tốt. Thành đáng thương lắm!

Nó mà đáng thương? Lì lợm thì có. Lan thầm trả lời trong bụng. Và dù bực mình nhưng không muốn mất lòng cô Hiệu phó, hết giờ cô cũng chở cái Nga về, nhờ nó chỉ đường. Cô sắp sẵn những lời sẽ nói với ba mẹ Thành. Đúng! Phải nói cho họ một trận. Thật vô trách nhiệm. Đẻ con ra mà lại đổ hết lên vai cô giáo là thế nào?

- Nhà thằng Thành kia kìa cô!Theo tay cái Nga chỉ, Lan nhìn về con ngõ nhỏ.

Một ngôi nhà nhỏ dựng tạm bợ mái tôn, vách cũng bằng tôn cũ thủng lỗ chỗ, khuất sau mấy cây măng. Khi Lan bước vào cái sân đất, một con chó nhỏ chạy ra mừng quấn quýt. Thấy cửa nhà mở, Lan gọi to:

- Có ai ở nhà không ?Gọi đến hai ba lần vẫn không có ai trả lời, định

quay ra thì Lan nghe tiếng thằng Thành ở phía vườn:- Đứng lại! Đợi anh!! Té bây giờ!Tiếng chân chạy đuổi nhau, tiếng cười giòn tan

của hai anh em khiến Lan đang bực bất giác cũng mỉm cười. Rồi hai anh em xuất hiện. Thằng Thành quần áo lấm lem bùn đất. Một tay nó xách cái xô nhỏ, một tay nó dắt con em khoảng chừng ba bốn tuổi, mặt mày như anh cũng đầy bùn đất, vẫn đang nắc nẻ cười. Thấy Lan, thằng Thành đánh rơi cái xô, mấy con cua lổm ngổm bò lăn lóc trên sân:

- C… Cô!- Sao không đi học? Ba mẹ đâu?Thằng Thành trả lời ấp úng:- Ba con bệnh. Con trông em.- Ba đâu?- Nằm trỏng…Lan bước vào nhà. Trời ơi! Cái nhà bừa bãi, lộn

xộn, tối tăm. Trên cái giường kê sát vách, một người đàn ông nằm rúm ró. Nhìn cái mặt đỏ lựng, cô biết ngay ông ta đang sốt. Mở hết cửa nhà cho thông thoáng, cô gọi thằng Thành, rồi đun nước cho âm ấm, cô chỉ nó lau và đắp nước cho ba.

- Ba bệnh đã lâu chưa?- Dạ, hai ngày rồi.- Mẹ đâu?

Page 25: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 27

Thằng Thành ngập ngừng rồi im lặng. - Thế hai ngày nay có ai chăm sóc ba không?- Dạ có... ông Tư.Vừa lúc đó thì ngoài sân có tiếng reo của con bé:- Ông Tư! Ông Tư! - Có cô giáo! Cô giáo!Lan lặng người khi nghe ông Tư kể về hoàn

cảnh của nhà thằng Thành. Bà nội nó bị mắc ung thư vòm họng. Ba nó phải bán cả nhà để chữa trị. Ông Tư thương tình cho cất cái nhà tạm để ở trên miếng đất cuối vườn. Tiền hết, nhà chẳng còn, nợ chất chồng nhưng bà nội vẫn không chữa khỏi. Mẹ nó không chịu nổi nên bỏ đi. Ba nó là công nhân nhưng bỏ việc chăm bà, giờ xin lại không ai nhận phải làm phụ hồ. Công việc thất thường lại còn trả nợ, ba cha con nhiều khi không có hột gạo trong nhà. Mọi thứ thằng Thành đi học, ông Tư đều xin cho, từ cái áo, đôi dép, ba lô, sách vở… Con bé Thảo cũng đến tuổi đi học mẫu giáo rồi nhưng ba nó bảo thôi để năm sau… Mấy tháng nay, Ba nó khật khừ bệnh suốt. Ông Tư, bà con cũng giúp nhưng làm sao kham hết!

Rót cho Lan ly nước, ông Tư ngập ngừng:- Cô giáo ạ,,,- Bác cứ nói đi ạ.- Năm ngoái nhà trường phát động gom sách

cho học sinh vùng khó khăn. Thế nên, cuối năm học xong mấy đứa trong xóm nộp hết. Có thằng Toàn là không được nhận vì sách nó xé nhiều lại vẽ bậy. Đầu năm kẹt quá tui xin nó cho thằng Thành học. Bài nào bị xé mất là thằng Thành không dám đến lớp, nó sợ cô la… Mong cô thông cảm. Ba nó hết bệnh là tui sẽ mua cho nó bộ sách mới ngay.

Ra về, Lan kéo thằng Thành ôm vào lòng, trào nước mắt khi ngửi cái mùi bùn khét. Bây giờ cô thấm hiểu lời cô Hiệu phó: “Nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh thì mới có biện pháp giáo dục thích hợp”. Phải! Nếu cô không đến đây thì mãi mãi trong cô thằng Thành là một đứa học trò lì lợm, lười học và lêu lỏng hay nghỉ học. Cô luôn muốn gạch tên nó ra khỏi lớp.

Mới sáng sớm, thằng Thành đã thấy cô Lan đến nhà. Cô dọn cho nó và em bé ăn sáng, mua cả cháo cho ba Thành. Cô mang cho nó chiếc cặp mới với bộ sách mới cùng những cuốn tập còn thơm mùi giấy. Cuốn sách nào, cuốn tập nào cũng có nhãn ghi tên của nó. Thay cho nó và em chiếc áo đi học, cô chở hai anh em đến trường.

Ba nó rơm rớm nước mắt nhìn theo mấy cô trò. Còn nó, ngồi đằng sau yên xe, nó cứ véo vào má: Mình đang ngủ hay mơ? Và khi biết là thực, thật nhẹ nhàng, nó áp mặt vào lưng cô giáo và hít thật sâu: Ôi! Mùi của mẹ đây rồi!

NGUYỄN VĂN ÂN

Về thăm màu nắngsân trường

Veà thaêm maøu naéng saân tröôøngÑoaïn saàu dó vaõng buoàn vöông aùo ngöôøiÑaâu roài nhaùnh phöôïng ñoû töôiMoät chuøm kæ nieäm tuoät troâi choán naøo?

Naéng vaøng ngoàn ngoän chieâm baoTöôøng voâi môø aûo giaáu vaøo giaác môÑan xen noãi khoå daät dôøTieáng ngaøy xöa, ñeán baây giôø ñaâu ñaây?

Goùc kia roài laïi goùc naøyThöông tieát hoïc cuoái moâi ai ngaäp ngöøng?Neùp vaøo nhau, maét röng röngVuoát ve maùi toùc, thöông löng ong hoaøi

Ai ngoài tính nhaåm, hoåm raøy?Ba laàn, boán löôït töïa vai aâm thaàmThoi ñöa, chieác boùng möôøi naêmNoãi loøng man maùc duyeân ngaàm phai phoâi

Saân tröôøng maøu naéng töï troâiKhuyeân em ñöøng ñoát ñoâi moâi chaùy muøaChuyeän ngaøy xöa, chuyeän ngaøy xöa...Hoûi ai gom goùp nhaët thöa tuoåi ñôøi?

Tieáng chim nöùc nôû xa vôøiAÙo daøi meàm moûng sang thôøi li tanChaân coøn luoáng cuoáng haønh langNhö gaø maéc toùc cho man maùc chieàu

Page 26: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Năm 1966, lực lượng bán vũ trang xã Tân Hiệp (nay là Tân Bình) chỉ có 12 đội viên.

Đồng chí Trương Phước Vĩnh, chức vụ Xã đội trưởng. Thời gian này, khí thế đấu tranh của quân và dân ta đang sôi sục, nhiều cuộc đụng đầu đẫm máu giữa lực lượng vũ trang của ta và Mỹ diễn ra thường xuyên trên địa bàn. Ta thu được nhiều súng của Mỹ để trang bị cho lực lượng của mình như: F tay, AR15, GarantM14, súng phóng lựu M79... Trong khi đó, nghĩa quân ngụy chỉ được trang bị các loại vũ khí lạc hậu hơn như: Garand M1, Carbine M2, còn phóng lựu thì chỉ dùng Garand M1. Từ đó bọn nghĩa quân vẫn thường chửi thề: ĐM, tụi Mỹ nó trang bị cho VC còn hơn mình.

Năm 1966, Tiểu đoàn 58 bảo vệ sân bay Biên Hòa, phối hợp với nghĩa quân đồn Tân Hiệp càn vào khu vực Hố Lang. Lúc này phía ta chỉ có 12 tay súng, nhưng do thành thạo địa hình và tinh thần chiến đấu không ngại hy sinh gian khổ, ta đã anh dũng chống lại cả tiểu đoàn của địch. Sau 90 phút giao tranh, lực lượng chúng bị chặn lại ở vòng ngoài của khu căn cứ, và cuối cùng đành rút lui với nhiều thiệt hại về người. Kết quả trận này ta không bị thiệt hại gì, riêng phía địch có gần chục người chết. Không những thế, ta còn truy kích đến tận đồn Tân Hiệp và bắn tỉa hạ thêm 2 tên nữa. Lần này nhân dân vô cùng phấn khởi không tiếc lời khen ngợi lực lượng vũ trang của xã.

Chưa kịp hoàn hồn, thì sáng sớm hôm sau cả đồn í ới gọi nhau dậy tập thể dục. Một tên trong đám lính chửi thề: ĐM, có giỏi bắn tao đi Việt cộng. Lập tức tên lính bị ăn đạn chết tại chỗ. Ngày thứ ba ta lại tiếp tục bắn tỉa tên trên tháp canh, tạo ra sự hoảng

loạn trong hàng ngũ quân địch.Nhận định địch đang dao động dữ, ta mạnh dạn

tổ chức cơ sở đưa thư yêu cầu chúng không được càn vào làng, không bắn pháo bừa bải, không khủng bố vào nơi sản xuất của nhân dân ...

Thư đầu tiên chúng không thi hành.Thư thứ hai, ta quy định một số điều kiện cụ thể

như ra khỏi đồn không được mang theo vũ khí, nếu mang vũ khí sẽ bị cách mạng tiêu diệt ngay. Còn như đi tay không thì có thể ra khu dân cư để ăn uống vui chơi thoải mái. Ta bố trí cơ sở để kiểm tra. Các người lính của đồn Tân Hiệp lúc bấy giờ khi muốn ra ngoài chơi đều phải vạch áo để cho cơ sở kiểm tra có mang theo vũ khí hay không mới được vào khu xóm.

Lần này thì chúng trả lời là sẽ thực hiện quy định của Mặt trận.

Tháng đầu tiên thực hiện quy định này, bọn lính được xuống xóm uống cà phê tại quán ông tư Niệm phía trước đồn. Lúc đó ta có trang bị đầy đủ súng ống nhưng bọn lính thì chỉ đi tay không. Như đã hứa ta không gây khó dễ hay làm hại họ. Bọn lính thấy quân dân ta mang vũ khí của Mỹ nhưng có phần “bén” hơn chúng, nên chúng to nhỏ với nhau: “ĐM, tụi Mỹ nó trang bị cho Việt cộng còn hơn mình”.

Đây là câu chuyện có thật 100%. Nó nói lên chính sách địch vận của ta trong chiến tranh, nếu vận dụng khéo léo, đúng đắn sẽ góp phần hạn chế thiệt hại cho cách mạng, cho nhân dân

(*) Dựa theo lời kể của anh Lê Đức Phong, một cán bộ lão thành của Tp Dĩ An

CHUYỆNKHÓ TINNHƯNG

CÓ THẬT(*)

TRẦN ĐÔN

Câu chuyện kháng chiến

Page 27: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 29

Ánh đèn đường nhạt nhòa hắt vào trong phòng, ngay chỗ của tôi nằm, làm hình ảnh

nhỏ bé ấy như đang dần tan ra trong sắc vàng hiu hắt. Bài hát nào đó vang ra từ chiếc loa đặt trên đầu giường khiến không gian trong phòng trở nên cô đơn lạ. Những tiếng rao đêm lạc lõng của những người bán hàng rong cứ vọng vào khắc khoải và đầy mệt mỏi. Có lẽ, tôi cũng mệt mỏi, mệt mỏi vì mớ công việc hỗn độn quá nhiều. Mệt mỏi vì cuộc sống. Mệt mỏi vì chính trong suy nghĩ của tôi.

Những lúc buồn thì những kỉ niệm, những hình ảnh ấy lại như tự ùa về trước mắt tôi. Tôi và anh gặp nhau trong tiệm Tattoo1 nghệ thuật. Khi ấy tôi chỉ là cô gái hai mươi tuổi và thời khắc đó, tôi… vừa thất tình. Còn anh là chàng trai hai mươi lăm tuổi, nhân viên học nghề Tattoo. Tôi không phải cô gái thực sự đẹp, không nổi bật với quần áo hàng hiệu hay mùi nước hoa nồng nặc, khuôn mặt đơn giản không son phấn. Nhưng tôi biết, tôi chắc chắn luôn là anh bị đôi mắt của tôi cuốn hút, đôi mắt tôi lúc ấy cô đơn, ngập nước và hoang mang đến tột cùng. Khi tôi dẫn nhỏ bạn đại học vào xăm hình, anh đã nhìn tôi rất lâu. Sau khi hoàn thành hình xăm cho con bạn, anh rất lịch sự hỏi xin số điện thoại con nhỏ bạn để làm quen. Anh cũng không quên hỏi tôi: “Còn số của em?”. “Tôi không dùng điện thoại”. Tôi đáp trả lời câu hỏi một cách hời hợt, tôi biết chắc anh chỉ hỏi nhỏ bạn là cái cớ để hỏi số tôi, nên tôi đã tỏ vẻ dửng dưng. Trong tư thế của một người thất tình, tôi nhìn anh bằng con mắt nửa kinh hoàng, nửa đề phòng rồi quay lưng đi như chạy ra khỏi tiệm Tattoo. Tôi biết chắc, phía sau lưng chúng tôi, anh dừng lại ở cửa tiệm nhìn theo bóng dáng gầy xiêu vẹo của chúng tôi mà thấy buồn cười, rồi lại thơ thẩn. Có lẽ hôm nay giữa buổi trời quang mây tạnh lại bỗng dưng có tiếng sét ái tình!.

Rồi cái gì đến cũng đến, anh vẫn có được số điện thoại của tôi, thậm chí có cả địa chỉ nhà và tôi chắc chắn là do con bạn điên khùng của tôi cung cấp

. Tôi không cần đọc tin nhắn và trả lời luôn, tôi cũng tự cười thầm với một tin nhắn mà tôi biết chắc sẽ làm anh dở khóc dở cười: “Bị les2, không thích đàn ông đâu, đừng có mà cố tán. Đàn ông toàn đểu

giả cả”. Thế mà anh càng cố gắng làm quen, càng chinh phục dù chỉ là ở mức độ thấp nhất thì tôi càng ra sức tránh xa anh, thậm chí lẩn tránh, lúc nào cũng đề phòng.

Những tin nhắn anh cứ gửi đến tôi đều đặn hằng ngày nhưng cuối cùng chỉ là những tin nhắn không có tin trả lời. Có lẽ anh vẫn luôn tự hỏi, điều gì đã làm đôi mắt người con gái ấy buồn như thế, điều gì đã làm cho tôi phải trốn tránh và đề phòng anh như vậy? Cuối cùng, để không làm khó tôi, anh thừa nhận mình chỉ muốn có thêm một người bạn. Tôi lưỡng lự, tôi sợ hãi rồi tôi phân vân… những điều đó chứng tỏ tôi cũng có một chút để ý đến sự chân thành của anh và tôi đồng ý.

Anh hẹn gặp tôi, cuộc hẹn như những người bạn, anh thực sự mong chờ, anh thực sự muốn biết sau hơn hai tháng, từ lần đầu tiên chúng tôi thấy nhau tại tiệm xăm, anh muốn được nhìn lại đôi mắt ấy, đôi mắt của tôi có còn buồn và thổn thức giống như vậy nữa hay không? Ẩn sau đôi mắt ấy lý do là gì?.

- Tối nay anh mời trà sữa nhé, em thấy thế nào?- Tùy anh.- Anh tới đón em nhé.- Nếu anh rảnh.Nếu tôi là anh, tôi sẽ không bao giờ đi nếu cô

gái trả lời tin nhắn như vậy. Nhưng có lẽ, vì những suy nghĩ tò mò của anh, anh muốn được hiểu tôi hơn. Nên việc tôi trả lời anh như thế nào không còn quan trọng, điều anh cần chỉ là sự đồng ý của tôi.

Tiệm trà sữa Phúc Long, ngay vòng xoay ngã sáu chợ Thủ, buổi tối đông kín người, tiếng huyên náo, tiếng xe cộ trên đường. Ngồi bên cạnh anh im lặng, dáng người lọt thỏm giữa ánh đèn cao áp nhìn nhỏ bé đến tội nghiệp.

Tôi cứ ngồi như vậy, chẳng buồn nói chuyện với anh, còn anh cũng lúng túng chẳng biết phải bắt đầu câu chuyện của mình như thế nào. Cho tới tận khi chở tôi về nhà, đi qua những con phố đông đúc nhưng phía sau lưng anh, anh nghe thấy buông những tiếng thở dài khe khẽ. Lúc tôi xuống xe quay người lại chào anh, cả buổi tối đấy là lần đầu tiên

HÌNH “XĂM”Truyện ngắn KHÁNH DI

Page 28: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

anh được nhìn vào ánh mắt tôi lâu nhất, anh thấy chút thoảng thốt khi đôi mắt ấy dường như còn cô độc hơn cả lần trước, cách đây hai tháng. Ánh mắt ấy ám ảnh anh, thật sự ám ảnh! Và nó đã cuốn anh vào trong tận sâu trong đôi mắt.

- Làm bạn của anh nhé. – Anh nhắn tin cho tôi khi về nhà.

- Tại sao anh lại muốn làm bạn với em, bao nhiêu thời gian như vậy anh không thấy em rất kiêu ngạo sao? Cả buổi tối em không nói chuyện với anh anh không thấy chán à?

- Trong hai tháng, đây là tin nhắn dài nhất của em mà anh nhận được đấy

- Em không muốn có thêm bạn, nhất là bạn trai.- Tại sao?- Lí do cá nhân.- Em biết không?- ???... Tôi biểu hiện sự tò mò của mình bằng một tin

nhắn ngắn nhất có thể. Ba chấm hỏi.- Thêm bạn là bớt thù, anh rất muốn làm bạn

em, chỉ đơn giản như thế thôi, anh không có ý gì hết nên em cứ yên tâm nhé. Giờ thì mình ngủ thôi nào.

Sau mọi cố gắng của anh, tôi đã nghĩ anh thật

dai dẳng, nếu là những người đàn ông khác, hay nếu anh là những cậu trai mới lớn thì sau bằng ấy chuyện có lẽ tôi đã được tặng không cho danh hiệu “xấu lại còn kiêu ngạo”. Ừ, thêm bạn bớt thù, thế thì hay là thêm anh, thêm một người bạn như anh nói vậy. Có lẽ tôi cũng nên tìm cho mình bạn bè mới, cuộc sống mới sau mọi thứ, có lẽ hãy cứ bắt đầu từ một người bạn mới, bắt đầu như là anh !?

- Tối nay cuối tuần anh được nghỉ, đi ăn kem bơ quán Fika Coffee House, chỗ thằng bạn anh ở Chánh Nghĩa không ? Nhà nó tự làm nên ngon lắm.

- Anh khao lương à?- Tháng này anh ứng hết cả lương rồi, em khao

nhé.- Dễ thôi, thế thì anh nên chuẩn bị tâm lí làm

con nợ đi.- Em không có lòng thương người sao?.- Không. Vay thì trả. Sao phải thương người đi

vay mượn.- Tối nay anh sang đón em nhé?. - …Anh chở tôi đi chợ đêm trước khi đi đến quán

như đã hẹn nhau trước. Gửi xe, dạo bộ. Lạ lắm, chợ vẫn vậy, tôi vẫn thường đi với con bạn nhưng nay lại rất lạ, khi đi cùng anh. Đường phố chợ đêm cuối tuần người đông nghịt chen lấn vào nhau, tôi đi theo phía sau anh nhớn nhác nhìn xung quanh như lần đầu tiên được khám phá thế giới mới. Thi thoảng tôi lại thấy anh quay đầu lại nhìn tôi cười một cái giống như sợ tôi đi lạc nên cần phải giám sát, trông chừng. Và trong nụ cười ấy, tôi thấp thoáng nhận ra có điều gì đó như là hạnh phúc. Đường phố lên đèn rực rỡ, tôi đi cạnh anh, tự dưng lòng tôi lại cảm thấy nhẹ nhàng, không còn suy nghĩ, không còn vướng bận những chuyện muộn phiền mà bình yên đến lạ. Đã bao lâu rồi tôi không thấy cảm giác ấy, đã bao lâu rồi tôi không thấy giữa phố đông người mình không quá cô đơn. Tôi vẫn lẽo đẽo đi theo sau lưng anh, bóng lưng anh nhìn từ phía sau thân quen lắm, gầy nhưng vững vàng, bờ vai đủ rộng đủ cho người khác thấy an tâm. Bóng lưng ấy, trước đây tôi cũng từng nhìn thấy, tôi cũng từng biết, cũng đã từng tôi cũng có tấm lưng để dựa của riêng tôi. Nhưng giờ thì không phải nữa, không phải nữa rồi. Tôi đã tập để quên bóng lưng ấy, phải quên, quên mãi mãi...

- Anh mua kem đi, rồi mình ngồi chỗ nào gần cửa kính để nhìn phố.

Page 29: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 31

- Lớn rồi còn ngồi ngắm đường ngắm cảnh như trẻ con vậy. Anh ngại lắm. Anh nhăn nhó. Để anh kiếm chỗ yên tĩnh có được không?

- Anh không thích thì thôi, tự em đi mua, tự em tìm chỗ ngồi ăn cũng được.

- Thôi được rồi, thế này thì hỏng hết hình tượng mỹ nam của tôi mất thôi. Anh ngửa mặt lên trời nhăn nhó cái bộ mặt tỏ ra hết sức đau khổ.

Gió đêm đầu mùa hè mát lạnh mang theo cả hơi nước từ thác nước cảnh trên vách tường khiến tôi cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn bao giờ. Tôi và anh ngồi ăn kem, chiếc bàn được kê sát tấm kính, trên tầng cao nên vừa nhâm nhi kem vừa ngắm đường phố qua lại, rồi chợt cười mỉm, tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ con, mè nheo với anh, mặc dù chưa quen thân lắm. Anh bất ngờ nhét vào tai tôi một cái tai nghe, một bản nhạc vang lên khe khẽ. Giật mình quay sang anh trừng mắt, thấy anh vẫn ngồi ăn kem như không có gì.

- Nghe đi, anh thích bài này lắm. “I lay my love for you”.

- Ừm! Anh có muốn nghe em kể chuyện không? Tôi hỏi, ánh mắt không hướng về anh mà vẫn nhìn ra xa xăm, vô định.

- Tại sao hôm nay em lại muốn kể cho anh nghe?- Em nghĩ hôm nay là thích hợp. Đơn giản vậy

thôi - Quay sang anh, tôi cười. Anh cũng nhìn tôi cười. Bất ngờ anh vươn

cánh tay về phía mặt tôi, tôi trừng mắt. Tay anh lướt nhẹ qua miệng tôi:

- Lớn rồi mà ăn còn để kem lem ra, miệng em rộng quá. Giờ thì em kể đi.

Cô nhìn anh rồi lại nhìn xuống cánh tay có hình xăm, vuốt ve nó, cô thở dài, nụ cười trên môi dần nhạt nhòa và biến mất.

- Anh có biết vì sao em lại đi xăm không? Ba mẹ em đã rất giận khi họ nghe em có ý định muốn xăm trên tay của mình một hình xăm đấy.

- Anh không biết! Câu trả lời ngắn và hời hợt. Con gái khi đến tiệm xăm thường có nhiều lí do. Một số người muốn thể hiện cá tính của mình, một số người đua đòi, một số lại vì đam mê. Và một số người thì lại muốn lưu lại một kỉ niệm nào đó.

- Em không ở loại nào trong số anh vừa kể cả.- Anh biết.- Vì sao? – Tôi ngẩng đầu nhìn anh đầy nghi

hoặc.

Khi thấy em khóc trong lúc xăm hình, anh đã đoán như vậy. Hình xăm một khi đã lên mực nghĩa là sẽ theo mình suốt cả cuộc đời, sẽ không bao giờ xóa đi được. Nếu có xóa đi cũng sẽ phải chịu đau đớn nhiều hơn cả lúc xăm. Vì thế, nếu em đến vì đam mê, vì đua đòi hay muốn thể hiện mình em đã không khóc như ngày hôm ấy. Anh nhìn tôi nói.

- Anh rất giống anh ấy, khi nhìn từ phía sau lưng, anh rất giống. Khi chia tay anh ấy, em đã rất tuyệt vọng. Cuộc tình đầu tiên kết thúc khi em chỉ là người thứ ba, bị lừa dối và đùa giỡn mà không hề hay biết. Em đã yêu anh ấy rất nhiều, yêu bằng tất cả những gì em có thể. Vì thế, khi chia tay, mọi thứ trước mắt em như sụp đổ hoàn toàn. Em vừa hận và em vừa sợ. Sợ những điều họ nói, sợ những lời họ hứa. Lời nói, lời hứa của họ cũng chỉ như những cơn mưa rào, chợt đến rồi cũng chợt đi, nó chóng vánh và vô tình. Em bế tắc, nhưng em lại không đủ can đảm để tự làm đau mình. Và em đã nghĩ rằng tại sao không lấy cái đau của thể xác để che đi những tổn thương khi ấy. Em đã nghĩ đến đi xăm. Hình xăm sẽ giống như một thứ kỉ niệm, một lời nhắc nhở để em luôn tỉnh táo trước những nổi đau, trước mọi cuộc tình.

- Vì thế khi anh nhắn tin làm quen, em đã trốn tránh vì em sợ.

- Ừ!- Thế còn em của bây giờ thì sao rồi? – Anh

không nhìn tôi, vẫn tập trung vào ly kem đang tan chảy trong tay của mình.

Có lẽ là tốt hơn một chút. Có lẽ là đã vững vàng hơn một chút. Có lẽ em đã dần quen với việc không có anh ấy trong cuộc sống của mình. Suy cho cùng, cái cần thiết nhất trong cuộc sống mỗi người là oxy để thở hàng ngày, không phải tình yêu, cũng không phải những lời hứa viễn vông, mơ mộng.

Tôi cười, như cố giấu nỗi cô đơn vô tận. Anh vẫn im lặng ngồi bên cạnh tôi, lắng nghe tiếng tôi hòa trong tiếng gió đêm khe khẽ. Anh biết tôi đã lấy hết can đảm khi tự mình nói về chuyện quá khứ. Anh nhớ lại khoảnh khắc gặp cô ở tiệm Tattoo, nhớ lại ánh mắt ngập nước và cô đơn của cô khi ấy, nhớ lại bóng người gầy xiêu vẹo đến tội nghiệp chạy trốn anh khi anh nói muốn làm quen.

Thực ra, cho đến bây giờ, dù đã làm bạn nhau cả năm trời, anh vẫn biết tôi luôn giấu cho mình những nỗi đau thầm kín. Đã không dưới một lần anh nhìn thấy tôi cùng đôi mắt sưng húp lên vì khóc suốt đêm

Page 30: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

hôm trước cho vơi nỗi nhớ chàng trai bạc tình ấy. Anh cũng không nhớ nổi, bao nhiêu lần ngồi sau xe anh, tôi buông những tiếng thở dài. Ánh mắt tôi, dù nỗi buồn đã vơi đi nhiều so với ngày đầu tiên anh được gặp, nhưng đôi mắt ấy vẫn sẽ chìm trong đớn đau một thời gian dài nữa sau này.

- Làm bạn gái của anh được không? - Anh nói khẽ.

- Vì sao?- Vì anh nghĩ mình yêu em.- Vì sao lại yêu em? - tôi cúi mặt, khẽ hỏi lại như

phản ứng tự nhiên nhất.- Chỉ đơn giản là anh yêu em thôi - anh nhìn vào

đôi mắt tôi mong mỏi, háo hức. Câu nói ấy anh đã muốn nói cho tôi nghe từ lâu lắm, anh muốn được bên cạnh tôi không phải với tư cách của một người bạn đơn thuần. Anh không muốn nhìn thấy đôi mắt của tôi thêm sưng mọng, không muốn thấy tôi co ro tự ôm vai mình trong chiều lạnh gió về, anh muốn tôi là của anh, chỉ anh thôi.

- Vậy thì đừng yêu em, ít nhất là một người như em…

- Một người như em thì sao? Một người con gái khác rất nhiều so với những người con gái mà anh đã gặp. Một người con gái có thể gồng mình chịu đớn đau và tổn thương, một người con gái luôn cố tỏ ra mình an toàn sau lớp vỏ bọc và hình xăm trên cánh tay bé nhỏ của mình nhưng thực ra lại dành cả đêm để khóc lóc và nhớ thương sao? Em đã không biết mình đã làm bản thân và những người xung quanh em tổn thương như thế nào đâu!

Anh đứng dậy, quay lưng rời đi, tôi biết anh đang giận, tình cảm của anh một năm nay tôi là người hiểu rõ hơn bất kì ai hết. Anh luôn là người bên cạnh tôi, đôi khi chỉ là rảnh rỗi ngồi trà chanh cùng nhau im lặng, hay chỉ là thong dong tối cuối tuần trên xe qua những con đường rộng thênh thang - nơi mà tôi có thể thoải mái trút bỏ lặng lẽ những đớn đau dồn lại trong lòng, nơi mà tiếng thở dài và những muộn phiền của tôi luôn bị gió gạt xa, bay biến. Ừ! tôi biết mình đã làm tổn thương anh chứ. Nhưng anh sẽ còn tổn thương hơn nữa nếu tôi chấp nhận anh chỉ để thay thế bóng hình của ai đó trong quá khứ mà tôi không biết mình đã lãng quên được nó hay chưa. Và anh sẽ còn tổn thương hơn nữa nếu anh biết rằng…

Bỏ tôi ngồi lại ghế đá đó một mình, anh giận dỗi quay lưng đi. Anh không biết nếu cứ ngồi đối

diện với tôi như thế liệu anh có thể khống chế được những cảm xúc của mình nữa hay không. Anh sợ những tình cảm đã dồn nén quá lâu trong lúc anh không kìm chế được sẽ làm tôi thêm tổn thương hơn trước. Anh không muốn thấy tôi như vậy nữa.

Điện thoại có tin nhắn.“Em xin lỗi, em biết mình đã làm anh tổn

thương. Nhưng em không muốn một người như anh lại tổn thương vì phải yêu em thêm nữa. Câu chuyện em kể cho anh, anh còn chưa nghe hết. Lí do em bế tắc sau tình yêu đầu tiên ấy là bởi vì người con trai em yêu đã lừa dối em. Em không còn là người con gái nữa. Đấy là lí do để anh không nên yêu một người như là em.”

Kéo hết tin nhắn của cô, từng con chữ nhảy múa trong mắt anh.

“Em từ chối anh vì em mặc cảm, không phải vì em không thích anh”…

Có thể chỉ cần đọc tới đây thì anh vội vàng quay lại chỗ tôi ngồi, ghế đá trống trơn, người đi bộ xung quanh vẫn chen chân nhau vội vã. Tôi đã đi rồi. Anh vừa để bàn tay tôi vuột mất, anh lại vô tình đánh mất tôi rồi, đánh mất tôi khi tôi ở ngay gần anh nhất.

Sau tối hôm ấy, anh hầu như không còn liên lạc được với tôi, tôi trốn tránh anh, tôi tắt điện thoại, anh đến nhà tìm tôi cũng không gặp được. Anh thất vọng và suy sụp, hơn một năm ở bên tôi có lẽ không nhiều nhưng đủ để anh hiểu và chấp nhận mọi thứ mà tôi có. Anh không nghĩ mình có thể dễ dàng chấp nhận hết tất cả quá khứ ấy, anh biết mình không phải thần thánh để quá bao dung. Anh chỉ là một người đàn ông tầm thường, anh hiểu, tất cả mọi người đàn ông đều muốn người con gái mình yêu sẽ là của mình, vật sở hữu của riêng bản thân mình. Nhưng anh cũng biết, tình yêu không phải chỉ đảm bảo bằng việc sở hữu cái màng mỏng manh hay những thứ ảo vọng nhất thời mù quáng ấy. Tình yêu của anh là nỗi nhớ tôi, là mỗi đêm anh nhớ tôi da diết, là khao khát được gặp tôi, ôm tôi và nói cho tôi hiểu: “Anh chỉ cần em!”.

Tôi vẫn nằm dài, bàn tay ve vuốt hình xăm trên cánh tay trái. Tôi nhớ anh, nỗi nhớ hàng đêm dày vò làm tôi mệt mỏi. Tôi không nhớ mình đã khóc bao nhiêu lần nữa. Tôi không đếm được. Thiếu anh, tôi không còn cảm thấy an toàn, ánh đèn đường, tiếng rao hàng đêm hay chỉ một bài nhạc cũng đủ làm cho tôi sợ hãi. Tôi không dám gặp anh thêm nữa, tôi sợ rồi anh sẽ không còn yêu thương tôi như thời gian

Page 31: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

THAÙNG 9-2020 ° 33

ấy, tôi sợ anh sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt khinh bỉ và coi thường. Tôi sợ tất cả. Tôi sợ tình yêu của anh.

Tiếng tin nhắn Zalo từ điện thoại vọng ra. Bài hát “Sorry I love you” vẫn đều đều vang lên chậm rãi. Tôi để invisible3. Và người nhắn tin offline4 cho tôi là anh.

“Anh không biết em có đọc được hay không, nhưng xin em đừng để anh mệt mỏi như thế này thêm nữa. Anh không nghĩ mình có thể chịu đựng được. Em biết không. Anh chưa bao giờ kể cho em nghe về công việc mà anh đang làm. Tattoo là một nghệ thuật. Để có một hình xăm hoàn hảo, mỗi mũi kim đều phải cẩn thận và phải được đo lường chính xác, chỉ cần chệch đi một centimet, tất cả sẽ là số không. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể có một hình xăm như ý được.

Anh đã từng làm hỏng rất nhiều hình xăm, nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ nó. Mỗi lỗi kim đi lệch trong một hình xăm giống như trong cuộc đời con người vậy. Ai cũng có lúc phạm sai lầm. Nhưng một người thợ tattoo giỏi họ luôn biết cách để tác phẩm của mình hoàn thiện hơn.

Em hay anh đều có lỗi lầm, nhưng xin em đừng để nó che mất hiện tại. Hiện tại là anh yêu em.

À, em có biết, hình xăm trên cổ tay em có nghĩa là gì không? Nếu biết, nhắn lại cho anh nhé...”

Tôi tắt Zalo! Dưới ánh đèn đường hắt vào cửa sổ phòng mình, tôi nhìn dòng chữ trên cánh tay trái của mình. Đã hơn một năm rồi, nó chưa bao giờ phai mực, nhưng nó không còn đau rát như hôm đầu tiên đi xăm về nữa. Anh nói đúng phải không, ai cũng sẽ có những lỗi lầm nhưng rồi ai cũng sẽ cần phải vượt qua được nó.

Tôi mở Zalo, nhắn tin cho anh.“Gió cuốn mọi thứ đi hết rồi, mây của trời hãy

để gió cuốn đi, ngày mai anh dẫn em đi ăn kem quán bạn anh nha”.

Tôi nhìn điện thoại, báo cáo tin nhắn đã gửi, lại vô thức mỉm cười, những ngón tay chạm khẽ vào hình xăm trên cổ tay bên trái, dòng chữ: “Cloud let the wind blow away”...1. Tattoo là một phương pháp vẽ hình trên da của cơ thể và tồn tại vĩnh viễn. Người nghệ nhân xăm mình, tiếng Anh được gọi là Tattoo artist, tiếng Việt có thể gọi là xăm giống họa sỹ.

2. Les là thuật ngữ chỉ những người đồng tính nữ.

3. Không thể trông thấy được, vô hình, Không thể gặp được (ở một lúc nào đó

4. Ngoại tuyến (còn gọi là ngắt mạng hay là ngưng kết nối) là những từ ngữ dùng trong thời đại Internet

KIM NGOAN

Anh biết không Anh bieát khoâng chieàu nay trôøi yeân aûMaø töøng côn soùng daäy ôû trong loøngNhöõng trang söû haøo huøng trong quaù khöùBoãng hieän veà nhö vöøa môùi hoâm qua

Anh bieát khoâng queâ mình coøn nhôù maõiThaàm goïi teân Tröø Vaèn Thoá anh huøngNgöôøi con cuûa thaønh ñoàng Tam Giaùc SaétKhoâng tieác thaân mình laáp loã chaâu mai

Anh bieát khoâng doøng maùu hoàng ngaøy aáyLaøm hoài sinh töøng taác ñaát khoâ caènÑaát linh thieâng boãng chuyeån mình thöùc giaácCho caây ñôøi hoa traùi maõi daâng höông

Anh bieát khoâng xöa vang tieáng bom reànNay roän raøng khuùc haùt luùc tan caTöøng con ñöôøng xöa boát ñoàn ngaên loáiNay aùo ai xanh traøn ngaäp phoá phöôøng

Anh bieát khoâng maø döôøng nhö aùnh maétÑang laëng nhìn tha thieát daùng queâ höôngChaéc trong loøng ñang haân hoan roän raõNeân nuï cöôøi nhö thoaùng hieän treân moâi

Anh bieát khoâng vuøng ñaát teân anh ñoùNaéng xuaân veà röïc rôõ khaép nôi nôiNgaøn hoa laù toûa ngaùt höông khoe saécXöùng teân anh ngöôøi con ñaát thaønh ñoàng

Page 32: Soá 9 - Thaùng 9/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images...tranh; mặt khác, phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, làm

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Thằng bé khóc rưng rức cả đêm, nó ôm cái gối, bộ đồ siêu nhân không chịu thay. Sáng

hôm sau nó theo ông Bảy ra ngồi ngoài xe đổ bánh xèo cả ngày, ôm theo cái bọc ni lông đựng đồ chơi và áo quần má nó để lại.

“Bảy, cho con 3 cái bánh xèo nha, bỏ giá ít thôi. Mà con ai đây Bảy?”

“Ừ, con người ta, mẹ nó gửi mấy hôm đó mà.”Nó liếc sang nhìn ông rồi lại nhìn về phía đường.

Sẩm tối, nó lại xách cái bọc lủi thủi theo Bảy về nhà. Bà Hiệp ở nhà nấu cơm để sẵn, chân bà đi cà thọt vì bị mấy thằng du côn chạy ẩu đâm phải nên chỉ có thể ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp.-

- Ăn cơm đi.Bà gắp miếng thịt heo ram tỏi bỏ vào chén cơm

của nó. - Ăn hết chén đó đi, mai ổng dẫn mày ra công

an.Nghe xong thằng bé ngồi khóc, nước mắt nước

mũi giàn giụa. - Má mày hông có bỏ mày đâu, chắc bả đi mua

đồ rồi quên đường tới đón, mai ông dẫn mày ra phường nói với công an vậy đó, để họ tìm mẹ cho mày. Nín đi, lớn rồi mà khóc hoài.

Nghe xong thằng bé nín thiệt, nó mới tầm chừng 9 tuổi, mặt mày cũng sáng sủa, trắng trẻo vậy mà người mẹ nào đành rứt ruột bỏ đi. Hai mẹ con tới ngồi ăn bánh xèo, kêu hai cái bánh, nói đi một lát rồi quay lại nhưng mãi không thấy đâu rồi để thằng ở nhỏ lại với hai ông bà già.

Đêm khuya ông Bảy vắt tay lên trán mà thở dài thườn thượt. Bà Hiệp lại đau cái lưng nên đấm thình thịch cả đêm.

- Hay mình nuôi nó luôn đi ông, đưa lên trển rồi người ta cho nó vô trại mồ côi, mai mốt mẹ nó dìa tìm lại biết đường nào mà chỉ.

- Để tui coi đã. Thôi, ngủ đi bà.Cả tuần trôi qua mà chẳng thấy ai tới đón nó.

Chiều hoàng hôn ở cái hẻm nhỏ này cũng khiến những niềm vui nhỏ bé lại càng bé nhỏ hơn, trời nhanh tối. Ông gọi nó là thằng Ty, nó bé quá, mắt cũng nhỏ ti hí.

- Má mày đi lạc rồi hay sao á !- Ừ, chắc má mày đi lạc rồi. Bà Bảy nói theo.- Nhà con có nhiều bao tải như vậy nè, má con

có một cái máy may nữa. Nó chỉ vào cái bao nhét nhiều vải vụn của bà Sáu Khai vừa chạy ngang qua.

- Mày có nhớ ba mày tên gì không?”- Má con nói con có ba giỏi lắm, nhưng … con

chưa gặp ba bao giờ.- Mày chịu ở đây với ông bà Bảy không?”Nó nhìn ra phía đường rồi lại nhìn vào căn nhà

nhỏ của hai vợ chồng già. Nó cười rồi vô lấy cái chổi quét cái hiên. Mấy hôm rày thấy nó vui hơn, tối ngủ quay lưng vô tường nhưng lâu lâu vẫn còn nghe tiếng thút thít.

- Giá mà mẹ nó tìm cái nhà khá giả hơn mà bỏ nó ở đó có phải tốt hơn không?

- Biết đường nào mà nói, có khi trời thương tui với ông cô quạnh, có nó cũng vui nhà vui cửa.

Nửa đêm trời sấm chớp đùng đùng, nước mưa to xối xuống mái tôn thiệt lớn. Thằng Ty ôm cái gối xuống dưới đất nằm xen vào giữa hai ông bà mà ngủ ngon lành. Chẳng biết trong giấc mơ nó có còn thấy má nó về đứng ở đầu hẻm hay không?

ThằngTyTruyện ngắn

TRẦN PHAN ĐINH LĂNG