32
CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI - Thư gửi các Họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa 1951 04 - 67 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho các hoạ sĩ (1951 - 2018) 05 và ngày Truyền thống giới Mỹ thuật Việt Nam Hs. Trần Khánh Chương VĂN - Cái duyên bén nghề 09 Truyện ngắn: Phương An - Tình yêu tôi - Những mảnh ghép cuộc đời 10 Truyện ký: Vy Thảo - Lũy tre làng 16 Tản văn: Trần Hữu Ngư - Về lại mảnh vườn xuân 20 Truyện ngắn: Vũ Minh Nguyệt - Ý nghĩa tâm linh của họa tiết cổ Việt Nam trên 22 mỹ thuật đình Bình Dương Khảo cứu: Nguyễn Thị Ngọc Điệp - Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm Trần Thanh Hải 26 Lê Minh Vũ - Hoa dại 29 Bút ký: Mai Thu Hồng - Hương hoa bưởi 30 Truyện ngắn: Hoàng Hương Lan Chịu trách nhiệm xuất bản VÕ ĐÔNG ĐIỀN Ban Biên tập PHẠM ĐẮC HIẾN NGUYỄN HIẾU HỌC LÊ MINH VŨ PHAN HỮU LÝ Thư ký tòa soạn DUY THANH Trình bày ĐÌNH THANH Bìa DUY THANH Minh họa TRƯƠNG BỬU SINH TRƯƠNG ANH DŨNG NHẠC - Nhớ Trường Sa 11 Nhạc và lời: Bảo Lâm - Thư tình cho em 27 Nhạc: Mai Quảng - Thơ: Lương Đình Dũng - Tôi đứng giữa biển trời Tổ quốc 34 Nhạc: Nguyễn Quang Tâm - Lời: Nguyễn Xuân Quát THƠ Các tác giả: Lê Thị Bạch Huệ (08) - Thái Giang (15) - Nguyễn Thị Kim Mai (15) - Lưu Hoàng Phương (17) - Phương Lan (18) - Phùng Hiếu (18) - Trần Đức Tín (19) - Mai Thu Hồng (21) - Nguyễn Đông Nhật (31) - Từ Nguyên Thạch (31) - Trần Nhã My (32) - Nguyễn Hữu Trung (32) - Huỳnh Thị Kim Cương (33) - Nguyễn Hữu Phú (33). Soá 12 - Thaùng 12/2018 Ảnh bìa Tác giả

Soá 12 - Thaùng 12/2018 - vannghebinhduong.org.vnvannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images/TCVN 2018/Thang 12/TC...anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI

- Thư gửi các Họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa 1951 04

- 67 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho các hoạ sĩ (1951 - 2018) 05 và ngày Truyền thống giới Mỹ thuật Việt Nam � Hs.�Trần�Khánh�Chương VĂN

- Cái duyên bén nghề 09� Truyện�ngắn:�Phương�An

- Tình yêu tôi - Những mảnh ghép cuộc đời 10� Truyện�ký:�Vy�Thảo

- Lũy tre làng 16 Tản�văn:�Trần�Hữu�Ngư

- Về lại mảnh vườn xuân 20Truyện�ngắn:�Vũ�Minh�Nguyệt

- Ý nghĩa tâm linh của họa tiết cổ Việt Nam trên 22 mỹ thuật đình Bình Dương

Khảo�cứu:�Nguyễn�Thị�Ngọc�Điệp

- Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm Trần Thanh Hải 26Lê�Minh�Vũ

- Hoa dại 29Bút�ký:�Mai�Thu�Hồng

- Hương hoa bưởi 30Truyện�ngắn:�Hoàng�Hương�Lan

Chịu trách nhiệm xuất bảnVÕ ĐÔNG ĐIỀN

Ban Biên tậpPHẠM ĐẮC HIẾN

NGUYỄN HIẾU HỌCLÊ MINH VŨ

PHAN HỮU LÝ

Thư ký tòa soạnDUY THANH

Trình bàyĐÌNH THANH

BìaDUY THANH

Minh họaTRƯƠNG BỬU SINH

TRƯƠNG ANH DŨNG

NHẠC

- Nhớ Trường Sa 11Nhạc�và�lời:�Bảo�Lâm

- Thư tình cho em 27Nhạc:�Mai�Quảng�-�Thơ:�Lương�Đình�Dũng

- Tôi đứng giữa biển trời Tổ quốc 34Nhạc:�Nguyễn�Quang�Tâm�-�Lời:�Nguyễn�Xuân�Quát�

THƠCác�tác�giả: Lê Thị Bạch Huệ (08) - Thái Giang (15) - Nguyễn Thị

Kim Mai (15) - Lưu Hoàng Phương (17) - Phương Lan (18) - Phùng Hiếu (18) - Trần Đức Tín (19) - Mai Thu Hồng (21) - Nguyễn Đông Nhật (31) - Từ Nguyên Thạch (31) - Trần Nhã My (32) - Nguyễn Hữu Trung (32) - Huỳnh Thị Kim Cương (33) - Nguyễn Hữu Phú (33).

Soá 12 - Thaùng 12/2018

Ảnh bìa Tác giả

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 5

Thư gửi các Họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa 1951

Gửi anh chị em họa sĩ,Biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá,

không đi xem được. Tôi gửi lời thân ái hỏi thǎm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo.

Vǎn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ

thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh.

Để làm trọn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng. Nói tóm tắt là phải đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết

của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy. Kháng chiến tiến bộ mạnh. Quân và dân ta tiến bộ mạnh. Nghệ thuật cũng cần tiến bộ mạnh, muốn tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi, thì anh chị em nghệ thuật cần phải dùng phương pháp tự phê bình và phê bình.

Chắc có người nghĩ: Cụ Hồ đưa nghệ thuật vào chính trị.

Đúng lắm. Vǎn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.

Tiền đồ dân tộc ta rất vẻ vang, tiền đồ nghệ thuật ta rất rộng rãi. Chúc anh chị em mạnh khoẻ, tiến bộ, thành công.

Chào thân ái và quyết thắng HỒ CHÍ MINH

Báo�Cứu�quốc,�số�1986,�ngày�5-1-1952.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 5

HS. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG

Ngày 10/12/1951, Bác Hồ đã viết thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951. Bức thư thể hiện tình cảm và sự quan tâm của vị

lãnh tụ đối với các nghệ sĩ tạo hình cũng như đối với Văn học - Nghệ thuật. Mở đầu thư Bác viết: “Gửi anh chị em họa sĩ. Biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi xem được, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo.

Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trậnAnh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”Trong thư Bác nhấn mạnh đến nhiệm vụ, lập

trường, tư tưởng, sáng tác không những cho giới Mỹ thuật mà cho giới văn học - nghệ thuật nói chung. Về nhiệm vụ, Bác nhấn mạnh “…cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh”. Ngày nay, trong điều kiện kháng chiến đã thành công, cả nước

đang hướng về mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của giới Mỹ thuật chúng ta. Bác nhắc nhở: “Chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng”. Bác khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị”.

Năm 1945, sau khi nước ta giành được độc lập, trong bộn bề việc nước, đối phó với thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn dành thời gian đến xem và thăm hỏi từng tác giả dự khai mạc triển lãm Văn hoá tại nhà khai trí Tiến Đức Hà Nội năm 1945. Bác đã nói chuyện với các họa sĩ, ý kiến của Bác rất mực chân tình và ấm áp tại triển lãm đã giúp cho nhiều họa sĩ chuyển biến trong suy nghĩ và trong sáng tác tác phẩm. Triển lãm được coi như là triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Năm 1946 tại phòng gương Nhà hát Lớn Hà Nội, một triển lãm Mỹ thuật lớn đã được tổ chức. Bác đã đến dự và nói chuyện với

Chủ tịch Hồ Chí Minh

67 NĂM NGÀY BÁC HỒ GỬI THƯ CHO CÁC HỌA SĨ (1951 - 2018)

NGÀY TRUYỀN THỐNG GIỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 7

các tác giả, một số họa sĩ sau khi dự khai mạc đã lên đường Nam Tiến. Cũng vào thời kỳ này, thể theo giới thiệu của Hội Văn hoá cứu quốc, Bác Hồ đã cho phép các họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch, vẽ và nặn tượng Bác trong khi Bác đang làm việc. Sau này khi dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô Bác cũng đã dành thời gian để nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm nặn tượng Bác và tới thăm người bạn họa sĩ Picasso.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, hầu hết các họa sĩ, nhà điêu khắc ở Hà Nội và các thành phố khác đã ra chiến khu, bưng biền, vùng tự do tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc để bảo vệ độc lập của tổ quốc bằng lao động nghệ thuật của mình. Đội ngũ nghệ sĩ tạo hình đã được tập hợp trong Hội Văn nghệ Việt Nam, tham gia các hoạt động Văn hóa Văn nghệ trong cương vị là anh bộ đội cụ Hồ trong các báo Sự thật; báo Vệ quốc quân và làm công tác thông tin tuyên truyền, địch vận, giảng dạy trường Mỹ thuật kháng chiến, để đào tạo lớp họa sĩ cách mạng mới. Trong điều kiện kháng chiến cực kỳ gian khổ, bám sát đời sống lao động, chiến đấu của đồng bào và chiến sĩ, các họa sĩ sáng tác tranh cổ động, tranh truyện, truyền đơn, minh họa báo, sáng tác tranh sơn dầu, sơn mài, lụa và ghi chép ký họa để tổ chức nhiều triển lãm ký họa tại các địa phương, xây dựng tác phẩm sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, in đá…để tham gia Triển lãm Hội họa 1948, Triển lãm Hội họa 1951 và chuẩn bị cho Triển lãm Hội họa 1954. Các họa sĩ đã mở nhiều lớp vẽ để đào tạo một đội ngũ kháng chiến. Một số nghệ sĩ đã tham gia quân đội trực tiếp cầm súng chiến đấu trên các chiến trường, tiêu biểu là họa sĩ Nguyễn Cao Thương - người đại đội trưởng bộ binh đã bắn rơi máy bay Pháp đầu tiên trên chiến trường Nam bộ. Các nghệ sĩ được tôi luyện qua cuộc kháng chiến đã trở thành những nghệ sĩ - chiến sĩ của nền Nghệ thuật Tạo hình Cách mạng Việt Nam.

Năm 1954, cùng đội quân chiến thắng trở về Thủ đô, chỉ 2 tháng sau, một triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lớn đã được tổ chức vào tháng 12 năm 1954 tại Hà Nội. Cùng với việc sáng tác là việc xây dựng các trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Mỹ thuật Công nghiệp…để đào tạo thế hệ trẻ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Những ấn tượng sâu sắc và những ký họa về cuộc kháng chiến chống Pháp đã là những cảm hứng để các nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm lớn sau khi hoà bình lập lại, các tác phẩm này đã tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1954, 1955, 1958, 1960, 1962 và đặc biệt là triển lãm Mỹ thuật các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu những năm năm chín,

sáu mươi gây được tiếng vang lớn.Mỗi chúng ta không thể nào quên hình ảnh Bác

đến thăm trường Mỹ thuật Công nghiệp năm 1957, lúc đó còn được gọi là trường Mỹ nghệ, thăm trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, xem các triển lãm: Mỹ thuật toàn quốc ngày 13/8/1958; Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc ngày 26/9/1960 tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội - 42 Yết Kiêu; Triển lãm của anh chị em họa sĩ miền Nam tập kết ra Bắc tại CLB Thống Nhất, Hà Nội ngày 19/2/1962. Không chỉ xem Triển lãm Mỹ thuật ở trong nước, Bác còn quan tâm đến Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1959 trong chuyến đi thăm Liên Xô, Bác Hồ vẫn dành thời gian đến xem các tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam trong triển lãm Mỹ thuật 12 nước XHCN lần đầu tiên được tổ chức tại Matxcơva (tháng 12/1958 đến tháng 2/1959), dành thời gian tiếp các họa sĩ, nhà điêu khắc nước ngoài đến làm giảng viên của các trường Mỹ thuật hoặc đến Việt Nam vẽ về cuộc chiến đấu và lao động sản xuất của nhân dân ta.

Từ năm 1964, đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại miền Bắc và đổ quân Mỹ cùng chư hầu vào chiến trường miền Nam, trong cuộc kháng chiến bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam của nhân dân cả nước với khí thế “xẻ�dọc�Trường�Sơn�đi�cứu�nước�-�mà�lòng�phơi�phới�dậy�tương�lai”, “không�có�gì�quý�hơn�Độc�lập�-�Tự�do”, các nghệ sĩ Tạo hình đã thực hiện lời dạy Bác Hồ trong thư Bác đã viết từ năm 1951 “Văn�hoá�nghệ�thuật�cũng�là�một�mặt�trận,�Anh�chị�em�là�chiến�sĩ�trên�mặt�trận�ấy”.�

Các họa sĩ ở miền Bắc đều làm việc trong các cơ quan, trường học, đi thực tế các cơ cở sản xuất công, nông nghiệp, miền núi như: mỏ than Quảng Ninh, các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều họa sĩ đã đi vào tuyến lửa khu IV từ Thanh Hoá đến Vĩnh Linh vẽ nhiều ký họa về con người, về chiến đấu và sản xuất của các chiến sĩ và đồng bào.

Nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc từ miền Bắc đã lên đường đi chiến trường B công tác tại các cơ quan thuộc các cơ quan của Mặt trận Giải phóng khu V, VI, VII, VIII và Tây Nguyên. Nhiều họa sĩ đã tham gia quân đội thuộc các quân binh chủng, Bộ binh, Pháo binh, Thiết giáp, Thông tin, Bộ đội cao xạ, bộ đội Hải quân, bộ đội Hậu cần… trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường B,C, K. Hơn tám mươi họa sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, các họa sĩ đã vẽ được hàng vạn bức ký họa về chiến trường, một số tranh ký họa đã được gửi ra miền Bắc và tổ chức Triển lãm tranh ký họa miền Nam năm 1966 và năm 1968, Bác Hồ và các đồng chí

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 7

Lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã tới xem triển lãm. Ký họa miền Nam làm xúc động nhân dân và bạn bè quốc tế. Nhiều ký họa và tranh đã tham gia triển lãm Mỹ thuật về đề tài quân đội, động viên tinh thần lao động, sản xuất và chiến đấu của quân và dân miền Bắc.

Cùng với các Triển lãm ký họa, tranh cổ động, tranh đả kích được tổ chức thường xuyên hàng năm, nhiều triển lãm Mỹ thuật đã được tổ chức. Đáng chú ý như Triển lãm Mỹ thuật Mùa xuân năm 1967, Triển lãm Mỹ thuật Quân đội lần thứ nhất năm 1974, Triển lãm tác phẩm của nữ tác giả, Triển lãm tranh của bộ đội Phòng không - Không quân, bộ đội Công binh… các tác phẩm đều chứa đựng xúc cảm của các nghệ sĩ tạo hình trước cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam của quân và dân ta, nhiều tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này đã trở thành những tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc xuất sắc của Nghệ thuật Tạo hình Việt Nam.

Các nghệ sĩ tạo hình ở chiến trường đã sát cánh cùng với quân và dân miền Nam chiến đấu và sáng tác phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Đặc biệt các ký họa từ chiến trường miền Nam gửi ra miền Bắc, đã được giới thiệu trong nhiều triển lãm ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt Triển lãm tranh ký họa từ miền Nam gửi ra miền Bắc lần thứ nhất ngày 24/10/1966 tại Hội trường Liên hiệp VHNT Việt Nam - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội; Triển lãm tranh ký họa miền Nam gửi ra Bắc lần thứ hai ngày 25/12/1968; Triển lãm tranh của bộ đội năm 1968 đã được Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến xem. Bác Hồ đã chăm chú xem từng bức tranh, thể hiện sự trân trọng của Bác đối với các sáng tác của các họa sĩ và nhà điêu khắc, thể hiện tình cảm đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm sống, chiến đấu, lao động, học tập trong gian khổ và ác liệt của công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu, anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới là một đề tài lớn được các họa sĩ và nhà điêu khắc trong nước và quốc tế sáng tác. Khó mà có thể nêu hết được tên tác giả, tác phẩm sáng tác về Bác. Hình tượng Bác Hồ mãi mãi là nguồn cảm hứng sáng tác cho các họa sĩ và nhà điêu khắc chúng ta.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, Mỹ thuật Việt Nam cũng như các ngành Văn học - nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc. Đảng đã ra nhiều Nghị quyết về Văn học - Nghệ thuật cho phù hợp với từng thời kỳ Cách mạng. Ta có thể kể tới các Nghị quyết của hội nghị ban

chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá VII) về một số nhiệm vụ Văn hoá, Văn nghệ những năm trước mắt; Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Chỉ thị của Ban Bí thư tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về công tác Văn học, Nghệ thuật trong tình hình mới; Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển Văn học, Nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể cho sự nghiệp phát triển Văn học - Nghệ thuật trong đó có Mỹ thuật. Từ năm 1993, Nhà nước đã cấp kinh phí Giải thưởng hàng năm cho các Hội Văn học - Nghệ thuật ở Trung ương nhằm kịp thời khen thưởng cho những tác phẩm sáng tác xuất sắc trong năm. Từ năm 1995, bắt đầu thực hiện việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học - nghệ thuật nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có những tác phẩm đặc biệt xuất sắc và xuất sắc.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tác động sâu sắc đến hoạt động Mỹ thuật, tạo nên những bước phát triển mới, đa dạng về phong cách, mở rộng về đề tài, từng bước hội nhập với Mỹ thuật của khu vực và thế giới. Hiện nay, đội ngũ Mỹ thuật Việt Nam đã có 5 thế hệ: thế hệ thứ nhất là thế hệ các nghệ sĩ Mỹ thuật Đông Dương; thế hệ thứ hai là các nghệ sĩ thời kỳ chống Pháp và 10 năm đầu hoà bình lập lại ở miền Bắc; thế hệ thứ ba là các nghệ sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; thế hệ thứ tư là các nghệ sĩ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới và thế hệ thứ năm là các nghệ sĩ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế (hậu đổi mới). Hiện nay, các hoạt động Mỹ thuật chủ yếu dựa vào các nghệ sĩ thế hệ thứ ba đến thứ năm, trong nhiều năm gần đây, các Giải thưởng tại các triển lãm lớn ở trong nước và quốc tế đều thuộc vào thế hệ này, đặc biệt là thế hệ đổi mới và thế hệ hậu đổi mới (thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế).

Bên cạnh các tác giả lão thành, trung niên đã có nhiều thành tựu trong sáng tác, một thế hệ mỹ thuật trẻ tài năng, năng động trong cơ chế thị trường đã xuất hiện với tìm tòi mới, làm cho gương mặt Mỹ thuật Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.

Hàng năm các họa sĩ là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam và hội viên Hội Văn nghệ địa phương đã tổ chức hơn 300 cuộc triển lãm chung, triển lãm nhóm, triển lãm cá nhân và hàng chục cuộc triển lãm mỹ thuật Việt Nam ở nước ngoài. Từ năm 1996, Hội Mỹ thuật Việt Nam tiến hành tổ chức triển lãm Mỹ thuật các khu vực, kết hợp với trao giải thưởng hàng năm đã tạo nên không khí sáng tác rộng trong cả nước, có

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 98 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

tác dụng đưa mỹ thuật đến với đông đảo công chúng, và khuyến khích sự sáng tạo của các tác giả. Các triển lãm và giải thưởng mỹ thuật Việt Nam Asean, Mỹ thuật Trẻ Nokia hàng năm đã góp phần nâng cao chất lượng sáng tác và giao lưu với nước ngoài.

Đối tượng phục vụ của giới mỹ thuật ngày càng rộng rãi, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của nhân dân, không những trong lĩnh vực Nghệ thuật tạo hình mà còn trong lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng trước đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Những nỗ lực và thành tựu to lớn của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật trong suốt 67 năm qua đã tạo nên truyền thống vẻ vang của giới mỹ thuật Việt Nam. Chúng ta được Đảng và Nhà nước cho phép lấy ngày 10/12 hàng năm làm ngày truyền thống của giới Mỹ thuật Việt Nam, đó là một vinh dự lớn. Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất (1960), Huân chương Độc lập Hạng Nhất (1987), Huân chương Hồ Chí Minh (1997) và Huân chương Sao vàng (2007).

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ và ngày truyền thống của giới Mỹ thuật Việt Nam, chúng ta càng thấm thía, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ, thực hiện tốt Nghị quyết V khoá 8, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị và đặc biệt là Nghị quyết của Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với cuộc vận động sáng tác và quảng bá những tác phẩm Văn học - Nghệ thuật “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam tiếp tục thực hiện lời Bác Hồ dạy là những chiến sĩ trên mặt trận Văn học - Nghệ thuật, tiếp tục phát huy tài năng sáng tạo của mình trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, thật sự hoà mình vào cuộc sống lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn là nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta phấn đấu có nhiều tác phẩm xuất sắc, xứng đáng với tầm vóc của cách mạng, với dân tộc Việt Nam, đáp ứng lòng mong muốn của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Bác Hồ kính yêu.

Anh ñaõ veà toâ thaém laïi maøu xanhÑoàng luùa troå sai oaèn nhö chaøo ñoùnNgaøy anh veà xum xueâ vöôøn caây traùiBöôûi traéng maøu trong gioù thoaûng höông cau!

Ngaøy anh ñi ræ raû khuùc ve saàuHoa phöôïng goïi xoân xao muøa naéng aámCaùnh coång tröôøng chín thaùng trôøi baän roänGiôø tröa heø yeân aéng laù vaøng rôi !

Bàn tay anhLÊ THỊ BẠCH HUỆ

Anh laïi veà beán cuõ giöõa doøng troâiChôït hoaøi nieäm nhôù chieàu nao caâu caùBaøn tay naøy tìm tay kia thöông quaùAnh ñaõ göûi noù laïi chieán tröôøng xöa...!

Baøn tay anh beân ñoàng ñoäi naéng möaBoàng suùng ñöùng canh giöõa bom gaàm phaùo noåDuø phaûi hy sinh vaãn khoâng heà nao nuùngGiuùp ñôn vò mình laäp neân nhöõng chieán coâng!

Nay anh veà baøn tay nhö laønh laïiMeï giaø nua giôø ñaõ thoûa mong chôøAnh trôû veà Toå quoác ñoùn ñöùa conDeät muøa xuaân yeân bình nôi ñaát meï!

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 9THAÙNG 11 - 2018 ° 9

Truyện ngắn PHƯƠNG AN

Cái duyên bén nghề

9 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Chiều dần buông, hoàng hôn bảng lảng, cũng như mọi ngày, nhỏ Sáu tranh thủ làm hết việc là bắt ka ra ô kê lên hát, mở hết vô-

lum. Trong xóm, nhà san sát nhau, ai cũng biết Sáu mới mua máy hát và ca hết hơi cả tuần nay bài Tân cổ “Điệu buồn phương Nam”: “Về�phương�Nam�lắng�nghe� cung�đàn.�Thổn� thức� vọng�dưới� trăng�mơ�màng”…�Giọng nhỏ ca nghe mùi mẫn buồn ơi là buồn, nhất là khi ngân hai chữ “nhân ảnh ánh... anh...” kéo dài nghe như đào chánh hát tuồng, con nhỏ này hát càng lúc càng hay! Nhưng cả xóm nghe ca hoài chán quá, um sùm quá! Nhất là lúc đêm vừa xuống, mọi người cần được nghỉ ngơi sau một ngày lao nhọc, mấy đứa nhỏ học bài, làm bài tập, nhưng không ai nỡ nói Sáu, vì trong xóm đều biết Sáu đi bán, đi làm cũng cực lắm; mà thực ra Sáu có quyền hát, Sáu tuân thủ luật chung, hát đến 22 giờ là ngưng.

Sáu cũng có một hai mối tình nhưng giờ vẫn một mình lẻ bóng. Nhà do Sáu tự lập, Sáu nói nó từ đất nẻ chun lên, không có cha mẹ, bà con thân thích. Lúc lớn, Sáu thấy mình ở nhà bà hai trong xóm, bà nói nhặt được Sáu trong một cái thúng ngoài chợ, bà hai che cái chái bên hiên nhà người cháu bán xôi, bắp sống qua ngày, nay bà đã qua đời. Sáu đi học cho biết cái chữ rồi cứ trốn lớp đi bán vé số kiếm tiền. 16 tuổi, Sáu mua cái chái chứa phân gà của bà Năm rồi lợp trước sau, vách đều bằng tôn, ai cũng nói: mầy mua cái nhà bằng lỗ mũi có 20 mét vuông; nhỏ Sáu không nói không rằng, chỉ mải mê đi bán vé số. Con nhỏ đi trùm kín chỉ chừa hai con mắt, bán qua một lượt buổi sáng được 200 vé, đủ sống, rồi về nghỉ buổi trưa, buổi chiều 3g đến 5g đi giúp việc cho chủ nhân cái nhà lầu cao nhất xóm. Đến tuổi 20, nhỏ mua thêm được 20 mét vuông cái chuồng vịt của bà Tư, đường là lối đi mòn, nhưng Sáu vui lắm, trời sanh trời nuôi mà, đâu tiệt đường sống của ai đâu! Sau này mới biết con nhỏ đi bán vé số cũng là đi tập thể dục, giữ dáng eo thon dù khuôn mặt tròn như chữ o của Sáu

minh họa

cũng chỉ cho ong trêu, bướm lượn mà thôi, Sáu vẫn một mình!

25 tuổi, Sáu mua máy hát, sắm được chiếc xe mới 17 triệu, và ai nấy rầu quá, nhà Sáu như cục nhân ở giữa xóm, cứ chiều là nghe máy rẹt rẹt alô, alô mấy lần… cũng cái bài ấy.

Vô tình gặp Sáu giữa đường, chị Thu nói: Mầy hát riết mà tao thuộc, mày chưa thuộc hả? Bữa nào mầy đâm hơi là tao biết liền. Chị Hóa ở cách đó mấy nhà nói vọng qua: Đổi bài hát khác đi, tao nghe riết buồn muốn chết. Sáu cười: Em cứ mắc ca quá, thôi cho em hát hai hôm nữa!

Dì Huê ở Câu lạc bộ thơ, làm trên hội phụ nữ, bảo Sáu: “Hơi dài, giọng ca rõ, biết ngân nhịp, nhất là mày không hát vẹo vẹo như mấy đứa trong xóm. Này, có định đi thi hôn, dì đăng ký cho.”

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 11

Dì Huê nói nghe rầu, Sáu mà đi thi thì cả xóm này điên lên vì sáng tối cứ nghe tân cổ!!!

Nghe lời nói thiệt lòng của dì Huê, Sáu vui nên cũng biết vặn bớt vô-lum lại, nhưng cứ con�Sáo�bay�bay�qua�đời�tôi, thiệt là . . .

Hôm đám giỗ nhà chị Hóa đề tài hót nhất của mấy bà tám là chuyện Sáu với con sáo của nó, làm sao cho sáo vô lồng, chứ để nó bay đi, Sáu nhà mình cứ thương tiếc hát than thở nghe buồn như trời mưa dầm. Thiệt… ai nấy cứ tối tới là chắt lưỡi, hít hà!Trời�mưa� trút�sợi� tơ� lòng/�Mơ�ai�xa�ngoài�vạn�

dặm/�Hờn�ai�nước�mắt�đong�sầu/�Biết�tìm�ai�người�tri�ngộ?/�Ru�hồn�ai�trong�suối�thơ/�Mơ�màng�theo�tiếng�tơ!

Nhưng đột ngột bữa nay Sáu tắt đèn đi ngủ sớm, làm chị Hóa lo lắng: Hổng biết con nhỏ có bịnh không vậy? Chị Hóa ghét tân cổ lắm, chỉ thích bolero thôi. Chị mở tivi lên nghe đài hát cải lương là tắt liền, hổm rày ghét nhỏ Sáu hát nhây quá, nhưng hôm nay xóm chợt im tiếng Sáu, sao nghe thiêu thiếu cái gì đó, trống trải, nhàn nhạt, bỗng chị hát lên một câu: “Câu�hát�phương�Nam�đong�đầy�nước�mắt,� mộc� mạc� quê� mùa� mà� đốt� cháy� lòng� em!”. Chồng chị Hóa la trời: Nghe cũng hay quá chừng, tối nay nhỏ Sáu im là có Hóa thay coi chừng em bị nhiễm ca cổ rồi đó.

Chị Hóa đỏ mặt, chị ngóng qua bên kia một lát, nhà con nhỏ tắt đèn. Con nhỏ rất đúng giờ, mấy giờ đi bán, giờ nào về, giờ nào tắm là đúng in như vậy, nguyên tắc vậy mà sao bữa nay thấy lạ!

Ai dè bữa kia Sáu qua nhà nhỏ Loan - bạn hàng xóm, mới hay có lớp truyền dạy Đờn ca tài tử dạy từ abc, bởi nhỏ Loan có người chị dạy trên trường Mỹ thuật Văn hóa, nghe đâu do Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương phối hợp mở lớp, cứ thứ 6, thứ 7 học cả ngày. Nhỏ Loan rủ Sáu đi học. Sáu lưỡng lự hết mấy ngày rồi qua nhà Loan nghe nó mở ghi âm lên hát lại bài Lý chiều chiều: “Ngồi�buồn,�con�nhớ...�chuyện�ngày�xưa,�bao�giờ�quên,�Mẹ� tôi�như�vầng�trăng� sáng...”.� Sáo không biết mẹ, nhưng tưởng tượng ra một bà mẹ có nụ cười nhân hậu đang vuốt tóc Sáu, sao nghe thương quá! Nghe Loan hát 2 lần là Sáu hát được ngay, như thể Sáu sinh ra để hát. Bài Lý đêm trăng nhịp hơi khó vậy mà nhỏ Sáu hát cái vèo. Sáu quyết định đăng ký lớp học, học đều đặn.

Lớp học khoảng 30 người đủ mọi thành phần: học sinh, sinh viên, người là thầy, cô, người thì buôn bán... người vừa lập gia đình, người mới thôi chồng, có vài cô trung niên, và một dì lớn tuổi yêu ca cổ. Lớp do thầy cô là những nghệ sĩ ưu tú của tỉnh nhà chỉ dạy. Bài tập được lớp trưởng phát ra, cô cho hát chung hai lần, bên nữ hát, rồi bên nam hát, hát từng người; mỗi buổi dạy hai bài, nay Sáu đã thuộc: Hò Đồng Tháp, Hò Giao duyên, Lý cái mơn, Lý tình tang, Lý cây bông, Lý sắt son, Lý lu là, Lý chim xanh, Lý mỹ hưng… Trời ơi! Mới có mấy ngày học quá chừng.

Các bản Tổ, bài bản nhỏ, cách phát âm, nhịp nội, nhịp ngoại; nhịp đôi, nhịp chiếc. Ban đầu hát lòng bản, sau đó hát lời ai cũng được hát. Chiều nay tới Sáu hát bài “Tâm tình Người Mẹ Ấp Bắc” 18 câu, nhịp đôi: “Xót� xa� dòng� lệ� quyện�mờ� khói� sương/�Nhớ�thương�kỷ�niệm�trong�thời�chiến�chinh/�Lung�linh�nhang�khói�trên�bàn�thờ/Kể�từ�khi�con�với�má�chia�đôi�đường…”�Sáu hát mà nước mắt cứ rơi làm cả lớp xuýt xoa: Sáu hát hay quá! Thầy cô có lời khen: lớp này có nhiều người hát hay, như em Sáu nếu cố gắng luyện giọng có thể nối tiếp các cô, các Thầy… là thế hệ trẻ tương lai.

Sáu nghe thầy cô hướng dẫn hát rất chuẩn, ca mùi mẫn, thầy trợ giảng đàn điêu luyện quá, Sáu rất thích. Chiều về, Sáu bắt micrô hát, làm ai nấy nhốn nháo. Bài này điệu quen quá, mà sao nó ca nhiều bài hay vậy! Hết người nầy đến người kia lần lữa qua nhà Sáu. Thấy vậy, Sáu đi phô tô ra nhiều bài, cùng nhau hát… thật vui!Hò�xự�xang,� xự�xang�xê�cống.�Líu� líu�cống�xê�

xang,�xang�xừ�xể�xang�xừ�xang.�Xế�xê�xê,�xang�xừ�xang�xế,�xế�xang�xư�hò.�.�.

Ba bốn giọng cất lên đều nhau sao nghe gần nhau quá, thế mới biết ai cũng có máu văn nghệ. Những bài lý là do cha ông ta (khuyết danh) hát qua, hát lại thành điệu, đặc trưng cho từng vùng miền, truyền lại cho các thế hệ sau. Sáu nghe mơ ước, một ngày không xa, Sáu học hết lớp này, rồi học lớp trên nữa, rồi Sáu đi thi Vọng cổ, rồi đi hát với người ta. . .

Mơ ước làm Sáu cười, nụ cười với đôi mắt sáng thấy đời đẹp hơn, tươi hơn. Mấy chị em cũng cười, chia nhau mấy hạt đậu phộng, uống một ngụm nước mát rồi cùng hát. Ngoài kia, trăng đã lên cao…

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 11

Vöøa phaûi - Tình caûm

Em

seõ

veà thaêm ñaûo Tröôøng

NHÔÙ TRÖÔØNG SA

Sa. Nôi

choán

aáy boán beà

Nhaïc vaø lôøi: BAÛO LAÂM

soùng

voã, laø

bieân

â

cöông, laø

queâ

höông

ta

ñoù. Tröôøng

Sa

ôi! thöông

nhôù bao

giôø

nguoâi. ÔÛ

queâ

nhaø vaãn nhôù veà

anh. chieánNgöôøi

só giöõ

bieån

trôøi haûi

ñaûo,

minh

bình

leân ngoâi

sao

vaøng röïc

rôõ, giöõa

bieån

trôøi Toå

quoác

meán

yeâu

ôi.

Duø

xa

caùch nhöng

loøng

em luoân

mong

nhôù,

nhôù

veà

anh ngöôøiâ

chieán

giöõ

Tröôøng

Sa. Nhö

caây

phong

ba anh

hieân

ngang

traán

giöõ

bieån

trôøi,

soùng

xoâ

bôø

treân

geành

ñaù san

hoâ.

Ngöôøi

chieán

só giöõa

truøng

khôi soùng

voã, nhö

haûi

aâu tung

caùnh

giöõa

trôøi

xa. OÂi

Gaïc

Ma bao

chieán

queân

mình,

cho

bieån

trôøi Toå

quoác maõi

bình

yeân.

Ñeâm

nay

nhôù

veà

anh mong

anh nôi

ñaûo

xa, giöõ

yeân non

nöôùc

queâ

nhaø,

heïn

moät

ngaøy mình

gaëp

laïi giöõa

Tröôøng

Sa.

D.C.

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 13

Mảnh ghép đầu tiên Mối tình đầu đến với tôi khi tôi vừa chạm chân

tuổi 17. Một chàng trai được các cô gái trong trường thường xì xầm to nhỏ: “con trai gì mà trắng thế, người gì cứ như công tử ấy”. Còn “Nàng”! Nàng có mái tóc đen huyền, dài qua thắt lưng, óng mượt. Nàng sở hữu một nét đẹp thanh mai, nét đẹp không phô trương nhưng vẫn có một chút kiêu kỳ giữa biết bao nhiêu nữ sinh khác, dù sân trường có ngợp bóng người, tôi vẫn nhận ra nàng từ phía sau lưng qua mái tóc, lúc nào cũng được buông xõa. Nàng quyến rũ khiến tất cả các chàng trai lúc tan trường tình cờ nhìn thấy đều muốn chạy theo, để cầu xin nàng hãy cho “kẻ đáng thương” này một cơ hội, dù chỉ mong manh như chiếc lá phượng mong manh bé xíu sắp rụng khỏi cây theo gió. Nhưng vì ở nàng, nàng đã xác định là một cặp “thanh mai trúc mã” với tôi, nên lúc nào nàng cũng luôn toát ra vẻ lạnh lùng khó gần với những vệ tinh xung quanh, nên họ không dám ngửa mặt lên nhìn vào mắt nàng mà chỉ cúi đầu chờ cho nàng đi qua, mang theo nỗi buồn của những kẻ vô vọng.

Nàng tuân theo những quy tắc cứng nhắc và thường thụ động trước những quyết định mang tính ngẫu hứng, nàng luôn có cách suy nghĩ, tôn trọng nhất nhất những điều “người đàn ông của mình” quyết định. Tôi hỏi nàng thích đi đâu, nàng nói tôi đi đâu nàng sẽ theo đó, ngay cả khi tôi dọa rằng sẽ đưa nàng đến một nơi tối tăm vắng vẻ chỉ có hai người. Tôi hỏi nàng thích ăn gì, nàng xem qua thực đơn, đắn đo, trầm tư suy nghĩ mãi rồi cũng lại hỏi tôi chọn món gì, sau đó nàng yêu cầu bồi bàn mang ra hai suất giống nhau như món tôi đã chọn.

Ngoài những “nhược điểm” dễ dàng chấp nhận đó, nàng là một tác phẩm nghệ thuật đáng yêu của tạo hóa. Nụ cười của nàng có thể tan chảy một trái tim băng giá, có thể dập tắt mọi cuộc chiến tranh. Ánh mắt nàng lúc nào cũng man mác buồn nhưng trong đôi mắt ấy chứa cả một kho những xúc cảm, khó mà diễn tả được hết thành lời. Mỗi khi chạm đôi môi mềm mại của nàng, ngàn tia sóng điện từ được tạo ra nhờ sự ma sát ướt át và ngọt ngào lại chạy dọc khắp cơ thể của tôi.

Truyện ký VY THẢO

Tình yêu tôi Những mảnh ghép cuộc đời

Nàng lúc nào cũng dành một góc tình cảm sâu sắc với những người có hoàn cảnh khó khăn và cơ nhỡ. Trăm lần như một, cứ lần nào hai đứa đi chơi, gặp người ăn xin hoặc trẻ em có tấm bản ghi mồ côi phía trước ngực cùng với những bịch tăm xỉa răng, cây bông ngoáy tai hay gói kẹo… nàng đều có lí do để mua. Ước mơ của nàng cao cả: “giúp đỡ những người nghèo”. Tôi từng nói từng giải thích cho nàng rằng những người ăn xin em nhìn thấy chưa chắc đã ốm yếu như bề ngoài hoặc có cả một nhóm bóc lột sức lao động của trẻ em đứng sau. Thế giới ngoài kia bao la rộng lớn quá, trong khi nàng của tôi chỉ là một con người nhỏ bé, nàng luôn tự khiến mình phải có trách nhiệm với nỗi bất hạnh của người khác. Để ước mơ vĩ đại, bao dung sớm thành hiện thực, nàng tin có thể cứu rỗi “tất cả” những mảnh đời bất hạnh. Nàng đã cố gắng học thật tốt, kết quả học tập của nàng thật đáng nể, luôn luôn là học sinh xuất sắc. Nếu có một khoảng thời gian lơ là khiến cho thành tích bị sụt giảm, nàng sẽ cố gắng gấp đôi, thậm chí gấp ba, bốn lần để trở lại tốp đầu. Chính vì thế nên nàng rất giỏi, luôn

minh họa

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 13

có tinh thần thép trong học tập và đối nhân xử thế, gộp chung lại là những gì có thể áp dụng ngay từ lý thuyết. Tôi thì lại ngược lại. Không chỉ có suy nghĩ định hướng trong việc học tập, mà cả gia cảnh của chúng tôi cũng khác biệt. Và có thể sự kết thúc cũng được kết thúc bằng sự tác động của phụ huynh học sinh: “hai đứa còn trẻ con, lo mà học hành cho tử tế, còn có cái nghề sau này mà nuôi lấy thân, đời còn dài, còn biết bao nhiêu người gặp gỡ, chắc gì quen đến lúc thành thân”.

Tuy cả hai có sự khác biệt về quan niệm sống nhưng chúng tôi vẫn đến với nhau. Dù nhiều người nói tôi không xứng đáng, nàng vẫn dành trọn tình cảm đã để dành suốt bao nhiêu năm qua cho người đàn ông đầu tiên của đời mình. Nàng yêu tôi không đắn đo, không điều kiện và không quan tâm đến ngày mai sẽ ra sao. Bố mẹ nàng không có thiện cảm với tôi. Họ nghĩ rằng bạn trai của con gái họ phải thật xứng đáng, thật thành đạt hoặc không cũng phải nổi bật trong một lĩnh vực khoa học - nghệ thuật nào đó, chứ không phải thằng học sinh chưa tốt nghiệp, học lực hạng xoàng, mẹ buôn bán, bố là chân tài xế trong nhà nước, nhà lại có hai đứa em, lại là anh cả của một dòng tộc. Họ dặn nàng đừng để cảm xúc lấn át lý trí, đừng tin những lời đường mật của tôi, đừng để tay nó đụng vào cái nút áo... Tiếc rằng nàng lại không nghe lời bố mẹ mình một chút nào. Không. Chính xác là nàng cố tình quên mất lời dặn mỗi khi ở bên tôi. Dù vậy, chúng tôi chưa từng vượt quá giới hạn. Điều đó ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau như một sự mâu thuẫn không có cách gì lý giải được. Phần đen tối trong tôi nói rằng mày nên ân hận cả đời đi vì đã không chiếm đoạt lấy thân thể nàng khi có dịp, giờ thì mày vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội nào nữa đâu. Chẳng phải ước mơ của

mọi thằng đàn ông là ngủ với thật nhiều phụ nữ trong đời sao? Lẽ ra nàng sẽ mãi mãi không quên được mày, và mỗi khi làm chuyện đó với người khác, hình ảnh đầu tiên nàng nghĩ tới là cơ thể của mày. Nhưng phần tốt đẹp thì lại nói khác, nó nhắc tôi nên vui mừng vì người đàn ông thực sự của đời nàng sau này sẽ trân trọng nàng, một cô gái còn nguyên vẹn.

Nàng là người phụ nữ thiên về gia đình, ngưỡng mộ cuộc hôn nhân của bố và mẹ, nàng khao khát có được hạnh phúc như anh trai và chị dâu. Kết hôn, sinh con, có một gia đình hạnh phúc, làm từ thiện, đó là tất cả những gì nàng cần và muốn. Nhưng với tôi thì khác. Tôi còn ước mơ, là một thằng đàn ông, cũng sĩ diện, mặc dù chưa có công việc, vẫn còn ăn bám ba mẹ, nhưng mỗi khi ánh mắt nhìn của phụ huynh nàng, hoặc những lời lẽ bóng gió đã làm tôi gục ngã. Chưa kết thúc trung học phổ thông, tôi đã chủ động nói lời chia tay, với suy nghĩ rất đơn giản, như vậy sẽ tốt cho nàng, Nàng vừa giữ được lễ nghĩa với bố mẹ, không mang tội bất hiếu, nàng có thể gặp được người môn đăng hộ đối hơn tôi.

Tôi chỉ vừa mới bước chân vào cuộc đời, vẫn còn quá nhiều trải nghiệm đang chờ tôi khám phá, quá nhiều mảnh đất xa lạ cần tôi đặt chân đến. Ngày tình yêu của chúng tôi kết thúc, hai đứa lặng lẽ khóc, cùng chôn sâu những yêu thương một thời say đắm rồi ra đi mỗi người một hướng. Ngôi mộ tình yêu giờ này đã xanh cỏ lãng quên, nằm lạnh lẽo dưới một bầu trời ảm đạm nào đó của số phận.

Mảnh ghép thứ hai Bản thân tôi không hiểu vì sao

đa số mọi người đều ngán ngẩm khi nhắc đến mối tình thứ hai. Bởi vì thường họ hay dùng nó để so sánh với tình đầu như một chứng minh rằng “nếu đã đánh mất mối

tình đầu tiên thì đừng bao giờ hy vọng màu hồng với mối tình kế tiếp.” Đó là một suy nghĩ sai lầm, tôi cho là vậy. Làm sao có thể có được hạnh phúc nếu ta không tin vào nó.

Chưa đầy một năm để chôn vùi tình đầu, tôi dần nguôi ngoai và bắt đầu mở lại cánh cửa tâm hồn khi lớp bụi vẫn chưa chưa có cơ hội kịp phủ kín, để đón chào những người con gái khác. Có thể cạn nghĩ là tôi đang cố gắng tạo bức hình đẹp với những mảnh ghép của mình. Dù biết rằng không bao giờ có thể yêu cuồng nhiệt và đau đớn cuồng loạn như tình đầu nữa, tôi vẫn đặt niềm tin vào tình yêu tiếp theo, như một vận động viên leo núi kiên trì vượt qua đỉnh núi, dù chân tay dù có rướm máu và đường leo lên ngày càng dốc, tôi vẫn thử sức mình.

Năm cuối cấp phổ thông trung học chuẩn bị bước chân vào cái cổng đại học, tôi đang rối bời trong bao nhiêu lời góp ý của ba mẹ, họ hàng, để rồi cuối cùng tôi đăng kí học tập trung tại Hà Nội. Ngày chia tay bạn bè, trong đó có nàng, nhóm tình nguyện của Hội liên hiệp thanh niên. Chẳng ai biết được cái duyên gì sẽ đến. Và…mảnh ghép thứ hai của tôi xuất hiện, không cần tìm đâu xa xôi mà gần ngay trước mặt.

Mối tình thứ hai hoàn toàn trái ngược với mối tình đầu. Nàng “béo trắng”, phải luôn nhịn ăn để không phải mắc cỡ khi đi cùng với tôi, một thằng con trai trắng trẻo mảnh khảnh. Nàng đỏ mặt mỗi khi ai đó vô tình hỏi đến số kí lô của cả hai, cùng ký - 53. Nàng không có nét đẹp kiêu sa khó gần, nhưng nàng có gương mặt nhân hậu, cặp kính được nằm gọn trên cánh mũi cao thẳng. Nàng là con một nhưng không kiểu cách điệu đàng, dễ thương như một con mèo, thân thiện và vui tính khiến người đối diện có cảm giác thân quen.

minh họa

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 15

Nhìn thấy vậy, nhưng nàng vẫn giữ lại chút gì đó bí ẩn bằng nụ cười mỉm đặc trưng, như để tạo khoảng cách an toàn với người khác. Nàng không có cái lý tưởng cao cả muốn cứu giúp cả thế giới. Nàng yêu bản thân và có tâm hồn bay bổng. Nàng say sưa kể về những ước mơ, nàng muốn được đứng hát trên một sân khấu thật đẹp, nhưng song song đó nàng lại nuôi dưỡng ước mơ là một luật sư. Nàng bảo, hình ảnh một cô luật sư nghiêm nghị trái ngược lại khi được thể hiện là một ca sỹ thật dịu dàng yêu kiều, hai hình ảnh, hai tính cách trong một con người, luôn là điều nàng nung nấu nuôi dưỡng khi đang còn là một học sinh phổ thông, nàng bảo: “em sẽ thực hiện cả hai điều cùng một lúc” và một câu “tuyên ngôn” được nàng cho ra đời “em sẽ không lập gia đình trước ba mươi tuổi”. Vì nàng là con một nên nàng luôn có suy nghĩ có thể tự mình nuôi sống bản thân và chăm sóc ba mẹ. Có lẽ nàng sợ gặp phải một người đàn ông gia trưởng sẽ trói buộc nàng với cuộc sống tẻ nhạt mà hàng tỷ người phụ nữ khác trên đời phải chịu đựng. Chính vì thế nên nàng mới chia tay mối tình đầu, cũng là người bạn thân lâu năm của nàng.

Nàng nấu ăn rất ngon và biết nấu rất nhiều món. Tuy vậy, tôi mới chỉ có dịp thưởng thức một trong số đó, thịt kho hột vịt và canh cua rau đay mướp. Phải nói rằng đó là đó là hai đặc biệt nhất mà tôi từng được ăn. Đây không phải nhận xét của trái tim, mà là nhận xét của vị giác. Sau khi bụng đã no căng với chén cơm thứ ba tôi cố tình ăn cố, một phần vì muốn chứng tỏ với nàng về món ăn quá ngon, một phần tôi không dừng được cảm giác ăn của tôi lúc đó. Để rồi sau này, lập gia đình, mỗi lần tôi đi chợ nấu cơm canh cua rau đay và thịt kho hột vịt cho hai cô con gái, tôi lại nhớ đến cảm giác của bữa ăn với nàng hôm ấy.

Nhưng điều ở nàng thu hút tôi nhất không phải là sự khao khát tự do hay tài nấu ăn khéo léo, mà là ở tiếng đàn tiếng hát trong lành. Nàng không chơi giỏi như những nghệ sĩ thực thụ, nhưng chính sự vụng về đến ngây thơ trong một vài nốt nhạc, những lúc yếu hơi khi cố thể hiện những âm vực cao trong những bài hát như muốn thể hiện thay lời muốn nói với tôi, chính những điểm nhỏ, nhỏ thôi nhưng đó tạo cho nàng sự quyến rũ. Hồi đó, chúng tôi hay ngồi trong một quán cà phê nhỏ có chiếc đàn dương cầm. Nàng ngồi trước cây đàn, khi thì nâng niu từng phím, khi lại dữ dội và tàn nhẫn ấn xuống chúng từng đốt từng đốt. Tôi ngồi bên cạnh, chăm chú nghe nàng chơi Mariage d’amour, cái bài mà nàng bảo là bài thi tốt nghiệp đại học nghệ thuật của nàng, rồi nàng lại vừa đệm đàn vừa ngân nga bài Bèo dạt mây trôi… Nàng dành cái nhìn lãng mạn cho tôi. Tim tôi rung động.

Thời đó, để rủ được nàng đi chơi, tôi phải thật thân với phụ mẫu, ông trời cũng ban cho tôi cái vẻ ngoài thư sinh, nên cũng phần nào tạo được sự tin tưởng của phụ huynh, việc chở nàng đi chơi cuối tuần đối với tôi không còn là điều khó khăn. Tưởng chừng đây có thể là mối tình cuối cùng để có thể xây nên một ngôi nhà hạnh phúc, một ngôi nhà đầy ấp tiếng cười cùng với những giai điệu yêu thương.

Điện thoại bàn reo lên liên hồi, tôi ngoài vườn chạy vội vào. Bên kia giọng nàng buồn, cùng với câu hỏi như đùa “Hay mình lấy nhau đi!”. “Không được, em chưa tới ba mươi mà, với lại vị trí của anh đang được tổ chức cân nhắc, em đợi anh thêm chút nữa có được không?”, tôi trả lời vì tôi tin chắc rằng ngoài tôi ra nàng sẽ không bao giờ yêu ai và lấy ai. “Vậy anh không cưới người khác cưới đó nha”, nàng trả lời. “Ừ, ai cưới thì cưới” tôi đáp lại cùng với nụ cười sảng khoái vì biết chắc như đinh đóng cột, đó là

câu nói trêu đùa. Đó là nội dung cuộc nói chuyện của tôi và nàng, và cũng là cuộc điện thoại cuối cùng của chúng tôi.

Chúng tôi chia tay nhau bằng việc tôi nhận được thiệp cưới của nàng. Nàng nói một điều gì đó, đại khái là: “Em rất tiếc khi ta phải xa nhau. Anh hãy sống khỏe mạnh và vui vẻ. Rồi anh sẽ có được hạnh phúc thực sự.” Cả giọng nói và biểu lộ gương mặt của cô đều rất bình thản.

Mảnh ghép thứ hai của tôi, được đặt kế mảnh ghép đẹp thứ nhất. Mối tình thứ hai của tôi giờ đã nằm lại ở tầng ý thức cuối cùng, nơi con người không thể chạm đến bằng lý trí được nữa. Tôi cứ ngỡ mình không thể nào còn chút sức lực nào để có thể tạo nên một miếng ghép nào nữa.

Mảnh ghép thứ ba Ông bà ta thường nói quá tam

ba bận, mối tình thứ ba cũng là người phụ nữ, là mẹ của hai cô con gái tôi bây giờ. “Ly whisky thứ hai luôn là thứ tôi thích nhất. Từ ly thứ ba trở đi, nó không còn vị gì nữa. Nó chỉ là một thứ gì đó để đổ vào dạ dày mà thôi” - câu nói trong cuốn tiểu thuyết Cuộc săn cừu hoang của Haruki Murakami mà tôi rất ấn tượng khi đọc.

Mối tình đầu có thể là cô gái tôi yêu nhất, làm tôi đau khổ nhất nhưng tôi lại không muốn lấy cô làm vợ. Mối tình thứ hai cũng là tình yêu, nhưng cũng không khiến tôi nuối tiếc khi chia tay, nhưng đó lại là cô gái đầu tiên tôi có ý nghĩ muốn gắn bó trọn đời. Có lẽ vì cảm thấy có lỗi với mối tình đầu nên tôi đã bù đắp tất cả yêu thương mình có cho mối tình thứ hai. Chỉ đến khi tôi quyết định vững tin trên con đường sự nghiệp cũng đến lúc tôi nhận ra những giá trị đích thực của nó. Giống như con người chỉ biết tiếc thương nhau, nhớ đến nhau khi một trong số họ đã kết thúc.

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 15

Tôi bắt đầu mối tình thứ ba khi bước sang tuổi hai mươi chín. nàng kém tôi mười tuổi, trẻ con, vô tâm và hay đòi hỏi. Nàng không biết chơi đàn và nấu ăn chỉ ở mức tàm tạm. Nhưng bù lại nàng không đòi cưới tôi khi tôi đang nằm đè lên người nàng, cũng không có ý định đi du học hay xách balô làm một chuyến vòng quanh thế giới mà không đặt vé khứ hồi.

Ừ thì nàng trông cũng được mắt, nhưng là kiểu sắc đẹp công nghiệp, được tạo nên bởi son phấn và mỹ phẩm. Một nét đẹp hoàn toàn không chút ấn tượng, nửa vời và giả tạo như triệu triệu người phụ nữ khác trên thế giới. Nàng là con nhà khá giả, và câu đầu tiên nàng tiếp xúc với tôi: “em biết người yêu cũ của anh”. Ấn tượng đúng không? Vì như vậy, chứng minh nàng đã theo dõi tôi từ rất rất lâu.

Khi mười sáu tuổi, tôi mới biết yêu lần đầu, thì lúc đó mẹ của hai

cô con gái tôi chỉ vừa mới bước chân vào lớp 1. Nhưng dù sao nàng cũng chẳng đến nỗi nào, nàng suy nghĩ thực tế và cư xử bình thường như bao sinh viên đang vô tư chỉ biết học và chơi khác, chưa hề biết đến cái thế giới đầy thủ đoạn đầy ma mãnh ngoài kia. Tôi tìm thấy con người cũ của mình trong sự hồn nhiên của nàng. Nàng hay vô tư nói rằng: “em biết người anh yêu trước em, nhưng đó không phải tình yêu đúng không anh?” Nàng luôn nói câu khẳng định song song cùng với câu nghi vấn hoặc câu hỏi lưng chừng chừng.

Có thể sau nàng, tôi có thể cũng sẽ có những mảnh ghép thứ tư, thứ năm, thứ n... Tôi đã quen với việc tự mình kết thúc thật nhanh những mối tình chết trẻ. Khi đã quen với một việc gì đó, bạn sẽ thấy nó trở nên bình thường, một việc làm thường xuyên như việc chúng ta đánh răng rửa mặt mỗi sáng vậy.

Dần dần, tôi sẽ quên đi khuôn mặt của các mảnh ghép, những tình yêu của cuộc đời tôi, quên đi vì sao tôi yêu họ. Tôi sẽ chỉ còn nhớ mang máng về con đường vào nhà họ, từng cột đèn, từng cái cây trước cổng nhà họ… nhớ, tình yêu tôi, những mảnh ghép của cuộc đời.

Để giờ đây, bức tranh của tôi đã hoàn toàn hoàn chỉnh, những mảnh ghép cuộc đời, niềm vui, động lực đối với tôi bây giờ là phải làm sao sống xứng đáng, tròn nhiệm vụ của một người chồng, người cha của hai cô công chúa. Đôi lúc, tôi hay nhìn con gái mình những lúc con nô đùa, với những nụ cười thiên thần và nhiều lần tôi cũng nhói ở tim, hai công chúa của tôi cũng sẽ là những tình yêu, những mảnh ghép của đời của những thằng đàn ông trong tương lai.

Tình yêu tôi – tình yêu con gái tôi – những mảnh ghép cuộc đời.

THÁI GIANG

Tự ru mình

Chò ngoài ru caùi laëng thinhRu thôøi xa vaéng, chæ mình chò ngheChò ru aâu yeám lôøi theàRu ngöôøi xa khuaát, taùi teâ chieàu buoàn

Chò ngoài ru maûnh hoaøng hoânRu khung cöûa lieáp voâ hoàn thaùng naêmÑoâi maét chò doõi ñaêm ñaêmRu theo höông khoùi... muø taêm noãi chôø

Chò ru mình giöõa côn môLôøi ru hoaøi voïng... bao giôø cho nguoâi ...!

Về đi anh!NGUYỄN THỊ KIM MAI

Meï ngoài ñôïi maõi anh thoâiLôøi ru thuûa beù chieác noâi ví daàuBao muøa gaët luùa ñoàng saâuMoà hoâi meï chaûy öôùt caâu thô buoàn

Veà ñi anh vôùi coäi nguoànTuoåi thô ñi baét chuoàn chuoàn taém möaVeà oân kyû nieäm ngaøy xöaDaàm möa daõi naéng löa thöa toùc meàm

Veà ñi anh naéng beân theàmVeà hong kyû nieäm eâm ñeàm tuoåi thôVeà ñi anh meï maõi chôøÑöùa con xa xöù bao giôø veà thaêm!

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 17

Lũy tre làngTản văn TRẦN HỮU NGƯ

Em yêu dấu,Đã lâu không về quê, tôi nhớ lũy tre

làng. Nhưng phần đông ở quê bây giờ ảnh hưởng đô thị hóa hoặc ít ra cũng “nông thôn mới” chắc lũy tre làng không còn. Tôi và em đã xa quê lâu rồi. Xa thật rồi. Nhưng nhớ quê thì không thể nào dứt được, nhất là nhớ lũy tre làng, vì nơi đây chúng ta đã sinh ra rồi lớn lên, nhìn đâu cũng thấy cây tre, thấy những con chim đậu mút cành tre, tưởng có thể nó rớt xuống được, gió lay cành tre kẽo kẹt làm nên một điệu nhạc vui tai. Và chúng ta khó mà quên những nhạc phẩm “cây tre” đã đi vào lòng người: “Có bóng tre, bóng tre, che thôn nghèo” (Đường�xưa�lối�cũ�-�Hoàng�Thi�Thơ),�“Tôi vẫn mơ lùm tre xanh ngát” (Quê�hương�-�Hoàng�Giác), “Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh (Tôi�yêu�-�Trịnh�Hưng)… Ở nhà quê còn có nhiều thứ để nhớ, nhưng bỗng dưng tôi lại nhớ lũy tre làng cũng vì lẽ đó. Và nhớ tre là nhớ những mụt măng cứu đói.

Em yêu dấu, Ai cũng biết cây tre, dân quê mình ăn

ngủ cùng tre: cất nhà, ngăn vách, giường nằm, thúng mủng rổ rá, đũa ăn, vót dây cột, khều móc, thang leo… nhưng điều kỳ diệu của tre thì ít người biết. Có thể nói không ngoa rằng tre là loại cây thân thiện với con người, mặc dù tràn ngập thị trường những vật dụng làm bằng inox, sắt, nhôm nhựa, nhưng cây tre vẫn còn chỗ đứng trong đời sống hàng ngày, tuy rằng hơi khiêm tốn, lâu lâu mới dùng đến tre. Nhưng có những việc phải cần đến tre mà thứ khác không thay thế được.

Ở thế kỷ 21 này, người ta bảo tồn tre bằng cách dựng lên làng tre (khác với lũy tre làng) và nghe đâu tre có tới mấy trăm giống và diệu kỳ thay, tre chế ra nước hoa, làm khung sườn xe đạp, rồi tre có

khả năng giải độc v.v…Và xin đừng quên rằng tre có một thành tích rất lớn là chống giặc ngoại xâm với những hầm chông mà mới thấy đã phải xanh máu mặt dù chưa dẫm phải!

Quê mình có lũy tre bao quanh làng, có phải vì vậy mà người ta gọi là lũy tre làng chăng? Tôi đoán chừng nhiều thế hệ đã cư ngụ lâu đời ở mảnh đất này, vì khi chúng ta sinh ra và lớn lên thì lũy tre đã có, mỗi ngày tre già nua theo năm tháng, nhưng không phải như vậy mà tre mất đi, nó vẫn tồn tại theo định luật tre tàn măng mọc.

Em yêu dấu,Có một bài hát “Tre” ra đời trước chúng ta: “… Sau�lũy�tre�xanh�xưa�làng�cũ����Tiếng�sáo�ru�êm�đưa�nhẹ�ngân����Bao�ngày�tháng�khi�ta�còn�thơ����Người�ơi�sao�vẫn�thờ�ơ…”(Nhạc�phẩm�“Sau�lũy�tre�xanh”�của�Nhật�Bằng)Bài nhạc ấy đã làm mủi lòng tôi, tuy biết rằng quê cũ bây

giờ lũy tre làng không còn, bởi đất chật người đông. Nhưng dù có mất đi rồi, tôi vẫn hình dung được cái làng quê tôi ngày ấy có lũy tre xanh mướt những ngày đầu xuân, héo hắt vàng lá cuối thu và lả ngọn những ngày mưa bão.

Làng thường bao bọc bởi lũy tre, cho nên người ta gọi “sau lũy tre” chớ không ai gọi “trước lũy tre”. Cuộc đời này, hình như đằng sau bao giờ cũng bình yên hơn phía trước? Phía trước thường rủi ro, bất trắc, có đôi khi phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí phải đổi bằng máu để có một phía sau an bình?

Sau lũy tre là một làng quê yên ắng, chỉ xao động những buổi sớm mai, đâu đó có tiếng “gà gáy trên đầu ngọn tre” và

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 17

một chút lao xao khi chiều về. Thỉnh thoảng cơn gió thoáng qua hàng tre đong đưa và những âm thanh, mùi vị đồng quê mà khách lạ khó phân biệt được.

Thời đại chúng ta cho dù có văn minh đến mức nào đi nữa thì cũng phải dùng đến cây tre. Nếu nói không quá, cây tre là biểu tượng của người Việt Nam vì tính bền bỉ, dẻo dai, đoàn kết (tre không mọc đơn lẻ). Nhưng để chặt được một cây tre thì không dễ chút nào! Người đời nói nói chắc nịch rằng, “ o mèo”, “gò gái” rất khó, nhưng chỉ đứng đằng sau cái khó của đốn tre: “Nhứt đốn tre, nhì ve gái!”.

Em yêu dấu, Quê hương chúng ta nhìn đâu cũng thấy tre…

những loại tre quen thuộc như tre gai, (vì có nhiều gai) tre đá (mọc lưng chừng trong vách đá), tre tàu (màu vàng có sọc xanh)… Nhưng bây giờ, các nhà

khoa học, những người nghiên cứu về tre đã đặt tên rất đẹp cho tre Việt Nam như vàng sọc, tre ngà… và có cả tên nước ngoài khó đọc như Bambusa, Telnostachyum…Và cũng biết đâu chừng, một ngày nào đó cái tên dân dã như tre gai, le, lồ ồ, mỡ, tàu… biến mất như sự biến mất của lũy tre làng!

Có lẽ vì lũy tre bao quanh làng, nên mới gọi là lũy tre làng? Đặc biệt, tre trồng làm hàng rào quanh làng là loại tre có rất nhiều gai, tiếp xúc với nó thì hãy cẩn thận coi chừng bị cào xước da, rách áo.

Tôi nghĩ, tổ tiên ông bà trồng tre quanh làng không phải để rào làng, vì trong làng không có gì để mất, mà hình như lũy tre là biểu tượng của sự che chở, bao dung, ấp ủ, gắn bó và là bóng mát của cuộc đời, ước mong sự tiếp nối ngàn đời của họ hàng, con cháu… như tre tàn măng mọc…

Hương quêLƯU HOÀNG PHƯƠNG

Sao queân ñöôïc Bình Döông mình coøn ñaáyHaøng döøa xanh hai ñöùa vaãn chung ñöôøng.Chieàu hoaøng hoân ta vöông vaán nhôù thöôngBeán nöôùc, con ñoø ngaøy xöa chôø ñôïi

Ta vaãn nhôù muøi thôm quaû chínNhôù vaàng traêng, nhôù maây traéng phieâu dieâu.Queâ höông mình coù naéng sôùm möa chieàuNhìn laù ruïng nhôù nhau theo naêm thaùng

Tuoåi aáu thô ta coù tình beø baïnNgaøy lôùn khoân ta coù caû tình yeâuDaãu beân theàm khoâng giöõ ñöôïc naéng chieàuBao kæ nieäm bao thöông yeâu coøn maõi

Ñaõ laâu laém chuùng mình chöa gaëp laïiMaø sao nhö ta vaãn maõi ñaâu ñaây...Boùng thôøi gian luoân noái tieáp thaùng ngaøyHöông tình cuõ khoâng phai cuøng naêm thaùng

Vaãn coøn ñaây nhöõng voøng tay beø baïnDuø qua roài nhöõng naêm thaùng tuoåi thôDuø qua roài nhöõng mong muoán öôùc môVaãn phaûng phaát, löõng lôø höông ngaøy cuõ.

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 1918 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Trái bàng vuông

Töø ñaûo xa anh ñem veà haït gioángAÁp uû bao ngaøy naûy loäc ñôm caây.Anh troàng, anh vun leân maûnh ñaát Bình Döông naøy, Vaø kheõ baûo: “Mình neân duyeân muøa baøng chín”.

Ngaøy chöa troå boâng, em töôùi chaêm bao baän,Töï hoûi mình: “Theá naøo laø baøng vuoâng?Coù vuoâng nhö baùnh chöng cuûa Lang Lieâu daâng Tieân vöông?Hay vuoâng nhö ñöùa treû vöøa böôùc ra töø loøng meï?

Teân baøng vuoâng sao chaúng coù gì vuoâng?Hay vuoâng göông maët chöõ ñieàn trong thô Haøn Maëc Töû?”...Bao caâu hoûi cöù daäp dôøn trong giaác nguûEm mô thaáy mình vöôït soùng ñeán Tröôøng Sa...

Em mô thaáy mình vöôït soùng ñeán Tröôøng Sa,Ngaém nhìn anh, ngaém bao ñoàng chí haùt Baûn tình ca ñaát nöôùc mình, noãi thöông yeâu, khao khaùt.Anh bieát khoâng,Em nhoû beù ñeán khoân cuøng...

Troïn noãi chôø anh, tim thaép löûa baäp buøng,Höøng höïc chaùy hoa baøng vuoâng traéng ñoû,Höông khieát thanh phaû noàng trong gioùReã baùm saâu vaøo loøng ñaát kieân cöôøng.

Laù xanh töôi, thaân vöõng, quaû baøng vuoângDuõng maõnh hieân ngang nhö tinh thaàn ngöôøi lính ñaûo.Vuoâng tình yeâu em, vuoâng tình toå quoác,Vuoâng traùi tim daâng laëng leõ cho ñôøi.

Em hieåu roài anh - vuoâng tình ñaát, tình ngöôøi.

Bình Döông 30/9/2018

PHƯƠNG LANPHÙNG HIẾU

Hải Vân Quan

Maây nguû nhôø treân nuùiSöông giaêng maét ai nhoøaNgôõ chaïm trôøi phuùt choácTrôøi caøng xa laïi xa

Ñöôøng ñi nhö daûi luïaVaét veûo ngang löng ñoàiTình rieâng ñi môû coõiHuyeàn Traân voïng xa xoâi

Chæ coù bieån vaø maâyNgaøn ñôøi khoâng thay ñoåiNuùi cöù truøng ñieäp nuùi...Thôøi theá thôøi, theá thoâi!

Ta treøo leân tôùi ñænhNgaïo ngheã ta mæm cöôøiDöôùi baøn chaân ta böôùcTaát caû ñeàu nhoû nhoi

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 19THAÙNG 11 - 2018 ° 19

Lớn lên cùng thành phốTRẦN ĐỨC TÍN

toâi lôùn leân töø thaønh phoánhöõng caùnh tay dang ra saâu hoaém buoàn trong chieác noùn laù raùch böômchæ ñöïng laù vaøng vaø ngoïn ñeøn xanh ñoûtoâi chaúng bieátcon traâu aên coû, con boø nguû ñuïn rômcoù hay khoâng aùnh traêng soi beán nöôùc?toâi chaúng bieátai laø coâ laùi ñoø soâng vaéng vôùi caâu hoø nhaøn haïtrong nhöõng toaø nhaø troïc trôøitraéng xoaùkhi vieát veà tuoåi thôngaäp ngöøngcaùnh coø hình chöõ Vlaøn khoùi lam chieàunhaäp nhoaïngtoâi chaúng vieát noåi!ai cuõng baûo traêng möôøi laêmñeïp nhö thieáu nöõñoù laø lôøi theâu deät!toâi chæ thaáy ngoïn ñeøn pha leâ, ñeøn xe, ñeøn ñöôøng, ñeøn baøn hoïc...toâi lôùn leân töø thaønh phoávaø baøi vaên taû caùnh ñoàng vaøng boâng luùa coù phaûng phaát raï rômlaø baøi vieát tröøu töôïng nhaátvaét kieät cuøng toâi!toâi lôùn leân töø thaønh phoáoâng maët trôøi chaúng bieát cöôøitraêng nhoeø nhaõi nheäch nhaïtbuïi ñöôøng vaø coøi xe thay cho tieáng traâu, tieáng boø, tieáng cheøo khua nöôùc hay moät thaûo nguyeân xanhtoâi lôùn leân cuøng thaønh phoávaøthaønh phoá buoàn nhö chieác laù rôi.

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 21

B à nội đón “cái Tý” ngay lối rẽ vào cổng phía sau nhà. “Hai bà cháu đi như dìu nhau trong ngõ hẹp. Bà nhai trầu và cười sóm sém, Lý

thấy mắt ướt nhoè nhoè, lâng châng như muốn đổ ập vào lòng bà nội. “Nhà ai to thế hả bà? “Trường mẫu giáo, nhà trẻ đấy, cháu à”.

Chỗ ấy, trước kia là mảnh vườn trống trơ, bên góc trái có mỗi cây ổi quanh năm đầy bọ nẹt, khủng khiếp, giờ nghĩ lại Lý vẫn còn rùng mình. Hai bà cháu ngồi thọt xuống giường.”Bà nhớ mày quá! Mày đi chuyến nữa, lúc về có mà bà chết nghẻo mất rồi con ạ. Bà không cho mày đi nữa đâu. Ở nhà, lấy chồng, bà bảo bác An xin việc dưới huyện cho. Lấy chồng, đẻ cho bà mấy đứa chắt, bà bế ẵm… Này bà bảo: Mày đổi tên đẹp là Lý, Loan, Linh… thì kệ mày, bà cứ gọi “cái Tý”

đấy…” Bà mừng, nói một thôi một hồi, rồi lụi cụi, sờ sẫm, xuýt xoa khắp người cháu gái. Lý nghe câu được, câu mất, Lý thương bà nhưng đầu óc cô đang mải nghĩ đến ngày mai ba mươi, ngày kia mùng một Tết âm lịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoáng sản sẽ sang Việt Nam kiểm tra các công ty vệ tinh. Mọi giấy tờ sổ sách cô phải lo trước chiều ba mươi Tết.

Điện thoại di động réo rắt. Bản nhạc Happy New Year rộn rã. Lý lật đật lục hết các túi mới móc được máy ra… Chắc có việc quan trọng cuộc gọi mới kiên nhẫn đợi như vậy. Mấy năm trước, mỗi lần Lý về quê là chịu chết, lúc ra lại bao nhiêu ngờ vực: Cô đi đâu mà ngoài vùng phủ sóng? Sao lại đóng máy?... Bao nhiêu phiền toái từ chuyện quê Lý lúc chưa phủ sóng thuê bao.

Bà nghển nghển tai lắng nghe chuông điện thoại, bà cười nhăn nheo hai mắt mờ mờ. “Đài hở con?” Nhưng khi nghe Lý áp sát vào tai và okê... okế rối rít, thì bà không cười nữa. Bà ngơ ngác nhìn cháu gái... Lý quên mất là đang ở bên bà nội nên nói thật to như thói quen mỗi khi xuống xưởng máy. “Sắp xong rồi sếp ạ. Trưa mai khoảng 12 giờ em sẽ đi ô tô đến”... Cái gì, nó vừa bảo đến đâu nhỉ? Chắc nó đi thăm bạn bè rồi về với bà... Bà lão lại nghiêng đầu lắng nghe đứa cháu yêu nói một tràng gì đó, lại o kê, o kề...

Cuối tháng Chạp năm ngoái, bà dặn bác An gói mười tấm bánh chưng, mua bốn con gà, mua giò nạc, giò mỡ… thêm cân thịt bò, “cái Tý” của bà thích ăn thịt bò lắm. Bà dự định trưa mùng hai Tết, bà cháu sẽ làm vài mâm mời họ hàng, biết đâu bạn bè “cái Tý” kéo đến, phải có cái gì cho chúng nó ăn uống với nhau. Vậy mà trưa hai tám Cái Tý của bà về biếu bà bọc quà Tết, 5 triệu đồng và một lá thư, nói phải đi công tác xa. Bà buồn, bực, đem chia những thứ đã mua và quà bánh cho hàng xóm rồi khóc lụi cụi. Bà giận quá. Biết thế, bà chỉ cho nó học biết chữ rồi gả chồng làng cho gần.

Lý đi công tác nước ngoài đã một năm. Hôm nay Lý về đây. Bà ở nhà chỉ lo chết không gặp cháu, vậy mà vừa nghe tin nó nhắn Tết sẽ về với bà, bà đã lại tính toán gửi gắm mua sắm Tết tươm tất hơn năm ngoái.

Lý bày ra phản bao nhiêu là quà, gói kẹo xanh

đỏ bọc giấy bạc óng ánh. Rồi patê, xúc xích, cả bánh mì… Ô hay con bé lẩm cẩm! Nó tưởng bà không có gạo ngon để thổi cơm hay sao mà lại mua bánh mì? Rồi những hộp, những gói, cái gì cũng loè loẹt, cũng

Về lại mảnh vườn xuânTruyện ngắn VŨ MINH NGUYỆT

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 21

đẹp. Bà dửng dưng nhìn đống quà và nhẩm tính: Trưa mai cúng tất niên xong, bà sẽ đun một nồi nước lá mùi già, thật thơm tho cho “cái Tý” tắm gội. Đêm giao thừa, bà sẽ bảo thằng Liệu dẫn “cái Tý” đi hái lộc. Hai đứa chúng nó ríu rít học cùng với nhau từ nhỏ, bố mẹ thằng Liệu trước đây cứ nhắm nhe mãi. Ngày hai đứa học đại học, mỗi lần được nghỉ lại cùng nhau đi về, bà mừng lắm. Gần gũi, thông tỏ nhau như trong một nhà. Vậy mà từ ngày hai đứa học xong chả thấy chúng nó hỏi đến nhau. Thằng Liệu công tác trên huyện, thỉnh thoảng về vẫn đồng quà, tấm bánh thăm bà, còn “cái Tý” xem ra chả mặn mà gì.

Lý sục vào bếp: “Ối, bà mua gì lắm thế này...” Suýt nữa Lý buột miệng nói là mai nó phải đi.

Lý ở với bà nội từ ngày bé tẹo teo. Con trai bà hy sinh, sau 3 năm bà thúc mẹ Lý đi lấy chồng tận mạn ngược. Sau này lớn lên, Lý mới biết mẹ đẻ em bé, bị băng huyết mất. Bà nội vẫn thương mẹ lắm, bao nhiêu sự yêu thương chiều chuộng bà dồn hết cho “cái Tý”.

Năm nay Lý ba mươi hai tuổi, bà nội đã già lắm rồi. Bà chỉ muốn Lý học xong, về gần nhà làm cô giáo. Nhưng Lý học ngành Maketing, ra trường làm việc cho một công ty liên doanh với nước ngoài. Bà nội mừng lắm, thấy mãn nguyện vô cùng, bõ công bà vất vả, nuôi nấng chăm bẵm từ ngày nó bé thơ.

Nhưng khi Lý gửi thư về, bà nhờ người đọc hộ, Công ty liên doanh Việt Mỹ gì đó. Thì ra, cháu gái bà làm việc cho Mỹ? Bà khóc mấy ngày, hụt hẫng, thấy như mất một cái gì quý giá. Sao mà nó dại dột thế! Bọn Mỹ giết cha nó, để mẹ nó phải đi bước nữa như đò đắm giữa sông, nó côi cút, thơ dại... Giờ nó lại đi làm cho Mỹ.

Bà bắt bác An lên Hà Nội tìm gọi Lý về. Hai bác cháu giải thích mãi, bà vẫn không nghe.

Bà giận Lý một, bà thấy đau mười. Mọi thứ Lý gửi về, mang về, bà không thèm đụng đến. Năm trước lúc chào bà để sang Mỹ tìm hiểu thị trường, Lý phải nói dối bà là đi Nga.

Chiều cuối năm xuống nhanh, Lý vòng tay qua tấm vai già nua, xương xẩu của bà nội mà xiết nhẹ. Bà thấy tin cậy, yêu thương cháu tràn trề. Nước mắt không kiềm được ứa ra từ khoé mắt bà. Bà hỏi cháu: “Sao con không lo lấy chồng? Đã để ý ai chưa? Lúc ấy Lý lắc nhẹ đầu, chỉ muốn kêu lên: “Bà ơi, cho con đưa “anh ấy” về chào bà nhé. Bà ừ đi. Con chỉ lấy anh ấy thôi...” Nhưng Lý đã không nói được! Vì “Anh ấy” của Lý là người Mỹ...

Rồi Lý nhớ đến gương mặt điển trai của Giôn, ánh mắt xanh của anh nhìn cô tha thiết: “Sao bà nội em không ưng?... Anh có làm gì bà buồn không? Em đưa

anh về gặp bà đi?...”Mảnh vườn đêm cuối năm chìm trong mưa bụi ẩm

ướt. Lý có cảm giác say say. Ôi mảnh vườn hoang hoải thời thơ ấu, mảnh vườn đã nhen lên bao ước mơ mát lành của Lý. Hôm nay tôi về với vườn đây, nỗi lòng trĩu nặng. Hãy nói đi, nói giùm tôi với bà đi, vườn ơi!...

Mưa bay bay thấm mềm vai áo, Lý vẫn tha thẩn ngoài vườn, bên bờ tường dây leo rậm rịt. Mảnh mạ mới gieo non xanh còn đọng lại những giọt mưa như sương buổi sớm, cả bầu trời mù mịt khói mây. Có cảm giác như cây lá cũng say mềm mại. Lý lắng nghe tiếng bụi mưa li ti, êm êm trên búp lá, có tiếng tí tách khẽ khàng đâu đó gần xa... Vườn xuân ơi, dịu dàng quá đỗi, hương bưởi, hương xoan cũng say nồng... đang đưa Lý trở lại mái nhà xưa.

Bà nội vẫn ngồi đó, trong bà dai dẵng nỗi đau chiến tranh, dẫu chiến tranh đã qua lâu rồi. Giờ đây bà lờ mờ hiểu rằng Lý đang có niềm vui, có con đường mới của nó. Có phải tại bà mà nó vẫn chưa chịu lấy chồng? Mỗi khi bà hỏi nó chỉ buồn và lãng tránh. Sao vậy con?...

Nhạc của máy di động lại reo, bản Happy New Year rộn rã. Lý nhìn bà nội, nói nhỏ: Giôn yêu dấu. Em quyết định nói với bà đây - phải nói anh ạ. Mai anh bay về đón xuân với bà và em nhé. Cái Tết Việt Nam đầu tiên chúng mình ở bên nhau…

Cho quê hươngMAI THU HỒNG

Heát roài Anh. Qua moät thôøi bom ñaïnMaùu nhuoäm hoàng vai aùo Meï giaø nuaBôø vai moûng gaùnh muoân vaøn naëng nhoïcChöa moät laàn boû cuoäc giöõa ñöôøng xa...

Anh naèm xuoáng luùc troøn hai möôi tuoåiMaét ñöông xanh bao mô öôùc heïn hoøNgaøy trôû laïi Meï traàu cau daïm hoûiÑoùn ai veà cho maùi aám nhaø vui...

Queâ höông ôi, phaûi chaêng laø nhö theáÑeå nhaân sinh troïn moät kieáp ñi ve...

THAÙNG 11 - 2018 ° 21

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 23

Sự hình thành và phát triển đình làng Bình Dương

Các dạng thức tín ngưỡng của người Việt Bình Dương cũng như Nam bộ được hình thành trên cơ sở vốn có của làng xã Trung, Bắc được lưu dân mang theo vào vùng đất mới. Những dạng thức, mô hình đó cũng có ít nhiều sự biến đổi phù hợp với điều kiện sống của vùng đất mới khai khẩn, đặc biệt Bình Dương xưa là nơi “đất lành chim đậu” có thế mạnh về rừng, có nhiều loại gỗ quý hiếm kết hợp sự cần cù khai hoang, lập ấp, ổn định đời sống vật chất tinh thần, nhu cầu tín ngưỡng, sinh hoạt, giao lưu của người dân Việt xưa đã xây dựng nên một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng như đình, chùa, miếu…

Trong tâm thức các lưu dân người Việt khi đến định cư ở vùng đất mới này, hình ảnh “cây đa, bến nước, con đò, mái đình” luôn gợi nhớ đến quê hương, xứ sở, cội nguồn. Vì vậy, trong các loại hình kiến trúc cộng đồng của làng xã Việt Nam nói chung, Bình Dương xưa nói riêng ngôi đình chiếm vị trí trung tâm, là nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa, lễ hội. Là trụ sở chính của chính quyền làng xã và là nơi tôn nghiêm, kính cẩn thờ Thành Hoàng. Với những đặc trưng trên và theo truyền thống phong thủy “tả thanh long, hữu bạch hổ” của người Việt, hướng xây dựng đình miếu rất quan trọng, hầu hết các ngôi đình làng được xây dựng dọc các sông rạch và trục lộ để thuận tiện việc đi lại và thăm viếng, sinh hoạt ở đình, được xây trên gò đất cao ráo, thoáng mát, có nhiều cây cối - cổ đại thụ hay hướng mặt ra

phía sông rạch và trục lộ đặc biệt theo hướng Nam càng tốt. Hiện nay, Bình Dương có 121 ngôi đình trong đó có 2 ngôi đình được công nhận là Di� tích� kiến� trúc� nghệ�thuật� cấp� Quốc� gia� là Đình Phú Long thuộc phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An và Đình�Tân�An thuộc phường Tân An, Thành phố Thủ Dầu Một; 09 ngôi đình được phong tặng Di� tích�Lịch� sử� -�Văn�hóa� cấp� Tỉnh�và có 01 ngôi đình thuộc Di�tích�Lịch�sử�Cách�Mạng�cấp�Tỉnh là đình An Sơn thuộc thị xã Thuận An.

Đình ở Nam bộ nói chung và đình ở Bình Dương nói riêng đều có kiểu thức tạo hình của thời Hậu Lê và triều Nguyễn với những chuẩn mực như: Mặt bằng có dạng hình chữ nhật; được cấu trúc thường theo dạng tự chữ Nhất hay chữ Đinh; có 2 khu vực chính đại đình và hậu đình; có 4 cột cái còn gọi là tứ trụ hay tứ trượng rất to lớn và làm bằng gỗ quý, chạm khắc công phu dùng để đỡ lấy bộ mái đình to lớn lợp ngói; trên nóc mái đình trang trí những hình tượng bằng chất liệu sành tráng men với các đề tài như lưỡng long tranh châu, cá hóa long, mặt nả, nhật nguyệt, tứ linh, bát tiên, hoa lá, tứ thời, tứ hựu, ngư tiều canh mục, phúc lộc thọ, tùng lộc phúc, hoa điểu…Ở tiền đình thường có bình phong tượng chúa sơn lâm và một số đình có vẽ hình rồng uống khúc trấn giữ trong tư thế rất uy nghi, dũng mãnh được thể hiện bằng cách ghép nhiều mảnh gốm nhiều màu, đắp nổi xi măng hay được vẽ bằng sơn nhiều màu trực tiếp trên tường. Đặc biệt phần trang trí ở đại đình được quy định rất chặt

chẽ như trên bàn thờ chính thờ chữ Thần được lộng trong khung gỗ hoặc viết trên tường với nét chữ chân phương, đĩnh đạc, nghiêm trang; đôi hạc đứng trên lưng rùa cao lớn bên hương án với chất liệu gỗ, đúc đồng hay xi măng tô màu thể hiện nghệ thuật chạm trổ điêu khắc giai đoạn lúc bấy giờ, rất công phu cùng với tài năng chạm trổ mô tuýp cổ và kỹ thuật đúc đồng lư hương chứng tỏ sự khéo léo, tài năng của đôi bàn tay người nghệ sĩ, người thợ; Các bao lam được chạm khắc hay ghép gốm các đề tài như bát tiên, long hải đông cung, tứ thời, bát bửu, tứ linh…Các liễn đối, hoành phi được chạm trên gỗ rất sắc xảo và được sơn son thiếp vàng. Các loại binh khí như búa, chùy, giáo, kích, siêu…sử dụng trong các dịp khai hội, rước lễ. Cửa thông gió, tứ trụ, đầu hồi… được các nghệ nhân chạm trổ trên đó rất công phu hay ghép các mảnh gốm nhiều màu rất tinh tế với các đề tài tứ linh, tứ hựu, tứ thời, mai điểu, bát bửu…

Ý nghĩa tâm linh của họa tiết cổ Việt Nam trên mỹ thuật đình Bình Dương

Ngoài những thủ tục cúng, tế lễ bài bản cần được giữ và phát huy ở đình, còn có những điều khác không kém phần quan trọng đó là bảo tồn kiến trúc đình, giữ gìn các vật bài trí, trang trí đình như khám thờ, ngai thờ, lư hương, tượng thờ... với nhiều chất liệu khác nhau. Ở một số đình Bình Dương, kiến trúc gỗ còn được lưu giữ rất nhiều. Mặc dù, một số đình có tùng tu sửa chữa xây dựng lại, nhưng các cột lớn tứ trụ, kèo gỗ

Ý NGHĨA TÂM LINH CỦA HỌA TIẾT CỔ VIỆT NAMTRÊN MỸ THUẬT ĐÌNH BÌNH DƯƠNG

Khảo cứu NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 23

bằng gốm tráng men đứng 2 bên ngai thờ.

Về phần chất liệu đồng: Các cổ vật trang trí và thờ cúng ở đình Bình Dương còn lưu giữ lại là những lư hương, đỉnh trầm, các đầu binh khí. Đặc biệt ở Vĩnh Phước mặc dù được xếp hạng là đình di tích cấp Tỉnh và bị lãng quên nhiều năm, mới được chính quyền địa phương quan tâm, trùng tu, sửa chữa và xếp hạng gần đây.

Đình Vĩnh Phước còn lưu giữ rất nhiều đồ cổ bằng đồng: Bộ lư hương, cặp chân đèn, đủ loại binh khí thân gỗ đầu binh khí được đúc đồng, các bàn hương án cũng được đắp nổi hoa văn bằng đồng chạm khắc. Tiền điện đình Vĩnh Phước là hương án bàn gỗ đắp nổi chạm khắc bằng đồng hoa văn hình rồng uống lượn rất công phu, tỉ mỉ bố trí ngang, chính tâm bàn hương án; chân quỳ đắp nổi chạm khắc bằng đồng mô tuýp hoa văn “mặt nã” rất hoành tráng và uy nghi. Bàn hương án hai bên, đắp nổi chạm khắc tỉ mỉ bằng đồng hình đầu rồng chính diện (Hình�3) - “mặt nã” lớn, ngay chính tâm bàn hương án. Trên bàn hương án có cặp chân đèn bằng đồng chạm

vẫn còn giữ. Đầu cột chạm khắc nổi hình rồng, hoa lá, thân cột đối với một số đình lớn như đình Dĩ An chạm rồng dọc theo thân cột, các đầu hồi cũng chạm nỗi rồng rất tinh vi. Ở đình Tân An các hoành phi câu đối bằng gỗ khắc trũng mạ vàng chữ Hán được lưu giữ cẩn thận, có thể nói đình Tân An là một trong 121 ngôi đình ở Bình Dương có nhiều bức liễn, hoành phi câu đối nhiều nhất được bảo tồn. Các khám thờ - tủ thờ bằng gỗ với kỹ thuật sơn mài truyền thống, khắc trũng họa tiết và cẩn ốc xà cừ rất sáng bóng và lộng lẫy. Ở đình Bà Lụa (đình Phú Cường) mặc dù bị cháy và sau đó được xây dựng lại nhưng sản phẩm cổ vật đồ gỗ vẫn còn nhiều, nhưng các áng hương, bát nhang (Hình� 1) bằng gốm chạm khắc rồng, phụng, lưỡng long tranh châu, họa tiết hoa lá, các đỉnh hương trầm bằng gỗ đắp nổi họa tiết mạ vàng rất to. Bên trong điện đình Phú Long, được trang trí bao lam bằng gỗ được chạm tỉ mỉ, công phu với các đề tài: “tứ hựu” – hình tượng mai, lan, cúc, trúc uyển chuyển dọc bao lam rất tinh tế thể hiện bàn tay khéo léo của người dân Nam bộ xưa.

Cổ vật chất liệu gốm: Thường được trang trí và lưu giữ ở một số đình Bình Dương là các mô túyp trang trí rồng phụng ở các đầu mái đình, tượng hổ trấn giữ tà ma trước đình, bình hoa và lư hương bằng gốm tráng men in họa tiết…đặc biệt ở đình Phú Long, Bình Dương được các nghệ nhân sử dụng nghệ thuật ghép gốm ở trước mái đình Tây lang, Đông lang và bên trong chánh điện trang trí bao lam bằng sành sứ, với các đề tài: Lưỡng long tranh châu, Long hải Đông Dương, Ông tơ bà nguyệt, Ngô đồng phụng, tùng phụng… Bên cạnh đó, một số đình khác như đình Bình An trên nóc mái chánh điện có các tượng bằng gốm tráng men: tượng nghê, tượng ông tơ bà nguyệt, mặt nã trên các đầu hồi... đây là những mô tuýp trang trí quen thuộc của hoa văn, họa tiết mỹ thuật Việt nam. Đình Bà Lụa còn lưu giữ các áng hương (Hình�2) bằng gốm sứ tráng men, họa tiết đắp nổi hình rồng uốn lượn và các chân trụ có đắp nổi đầu rồng nhìn chính diện. Ở đình Bình An ngay bàn thờ thần có cặp chim hạt

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 25

khắc hoa văn công phu và bộ lư hương lớn bằng đồng cũng chạm khắc 4 “mặt nã” trên bốn chân quỳ. Đình An Sơn còn lưu giữ chiêng đồng, chánh tâm chiêng là ngủ hành âm dương theo thuyết hệ mặt trời. Đa phần các đình còn lưu giữ rất nhiều các đỉnh trầm và chân đèn bằng đồng được trang trí trên các bàn hương án.

Họa tiết cổ vật có nhiều dạng khác nhau và mang một ý nghĩa tâm linh chứa đựng tâm tư của người nghệ nhân truyền đạt trong đó như những kiểu hoa văn hình học, chữ Hán, đồ vật nhiều loại khác nhau, hoa và lá, cành và trái, thú vật, phong cảnh… Hoa văn hình học mặt võng hình lục giác mang tên “kim qui” là rùa vàng, mang ý nghĩa rùa quý phái mang tính chất bền vững đôi khi là hình lục giác hay có điểm thêm vài cành hoa. Các dạng hoa văn hình học và đặc biệt là hoa văn mặt võng bông chanh, mặt võng hình thoi, mặt võng lục giác, mặt võng đồng tiền, mặt võng bông thị, liên hoàn bông, vạn thọ, hoa văn chữ thập…thường trang trí ở đình chùa Bình Dương đó là bức bình phong, bức liễn, trang trí khung chạm hoành phi câu đối bằng gỗ hay gốm được khắc nổi và chạm lộng được trang trí phân cách các gian nhà cổ với nhau hay là kiểu chạm khung cửa đình, chùa… ý nghĩa hoa văn mang tâm tư của nghệ nhân mong

muốn sự bền vững, trường tồn của ngôi đình nơi đó.

Như những đồ vật vô tri, các hoa văn trang trí như những bức đố, các đồ thờ như “bộ tam sự”: Đỉnh trầm, lư hương, ống đựng hương hay bộ “ngũ sự” gồm 3 vật nêu trên cộng 2 chân đèn. Những vật truyền thống này tuy được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và có thể biến đổi theo ý của nghệ nhân từ cách trang trí hoa văn truyền thống được kiểu thức hóa khác nhau và tạo hình đồ vật cũng có thay đổi. Cuốn thư (Hình�4) là họa tiết truyền thống quen thuộc được trang trí ở phần đầu của các câu đối hoặc các đầu cửa lớn của đình thể hiện sự thông thái và uyên bác của thần Thành hoàng,

muốn truyền thống của người dân Việt. Trong các kiểu vẽ tượng trưng cho đồ vật, “bát bửu” thường được trình bày ở các kèo của đình, giữa các bức đố của vách ngăn, trên các trắp và nóc mái đình… Các vật trong “bát bửu” tùy vào trí tưởng tượng của nghệ nhân. Đây là hình ảnh quen thuộc được trang trí nhìn thấy ở đình Bình Dương với ý nghĩa sẽ mang lại cho con người sự may mắn, thoải mái trong tâm hồn như các nhạc cụ, cái quạt, bó sách, cuốn thơ và những thứ khác là biểu tượng của hạnh phúc lớn lao: Quả bầu là hình ảnh của sự may mắn, giỏ hoa biểu tượng của trẻ trung, cây kiếm nói lên chiến thắng, cái khánh tượng trưng cho hạnh phúc…

Bên cạnh đó, các cổ vật được lưu giữ ở đình Bình Dương còn được trang trí đề tài truyền thống là hoa và lá, cành và trái. Lá biểu thị cho thiên nhiên, thực vật. Lá xuất phát từ một tâm thì gọi là bẹ thường được trang trí ở các nóc mái đình, đôi khi ở các đầu cột và được kiểu thức hóa mạnh hơn gọi là “mặt nả” hay “mặt rồng”. Hoa văn thường được trang trí làm bề mép của nóc mái đình là lá đề. Bất kể những ai nghiên cứu họa tiết cổ hay họa tiết cổ vật thì không thể xa lạ gì họa tiết “mai, lan, cúc, trúc” hay còn gọi là “tứ hựu” (Hình�6) bên cạnh là bộ “tứ thời”: Xuân, hạ, thu,

Hình 4: Cuốn thư chất liệu ghép gốm - Đình Phú Long

của các vị thần được thờ cúng trong đình, là người đáng tin cậy và là nơi an minh, tâm linh để người dân đến khấn váy và cầu khẩn khi có những gì bất an trong lòng cần phải nhờ đến đấng ơn trên. Cũng với ý nghĩa đó là họa tiết quả cầu lửa còn gọi là “mặt nguyệt” (trăng tròn) (Hình�5) trang trí trên nóc mái chính điện đình, trên có đám mây quanh “ngọn lửa”. Có thể trang trí nặng nề hơn là “mặt nguyệt nằm trên đầu rồng chính diện” thường được trang trí hai rồng tận cùng nóc mái ngói của đình và toàn thể kiểu hoa văn này mang tên “lưỡng long chầu nguyệt”. Họa tiết trái bầu thay thế cho mặt nguyệt trong các nóc mái ngói của đình đây là biểu tượng mang ý nghĩa sung túc, sum vầy, đông con mà người dân làng là ý niệm mong

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 25

đông (mai, liên, cúc, tùng). Đây là mô tuýp trang trí truyền thống về chất liệu sơn mài, gốm kể cả chất liệu gỗ trang trí trên các cổ đồ, bức bình phong, các cánh cửa chánh điện đình… “Tứ hựu” mà mô tuýp trang trí 4 loại quả như: “lê, đào, phật thủ, mãng cầu”; “na, nho, quả qua, mãng cầu”; “lê, lựu, đào và mãng cầu”… mô tuýp “tứ hựu” là mô tuýp trang trí truyền thống của mỹ thuật Việt Nam, mỗi loại quả thể hiện một ý nghĩa khác nhau trong tâm thức của người Việt xưa: Lựu và sen biểu tượng đông con; đào là đức hạnh kỳ diệu, xua đuổi tà ma; lê bảo đảm cho sự nhiều con…

Nói đến mô tuýp trang trí cổ thường thấy nhất ở các đình Việt Nam nói chung, đình Bình Dương nói riêng là hình ảnh rồng được kiểu thức hóa nhiều dạng khác nhau. Rồng là một trong 4 con vật thiêng trong “tứ linh” (long, lân, quy, phụng) (Hình� 7). Trong các đình, rồng được trang trí ở các nóc mái ngói, các kèo, trên các đồ gỗ, sành sứ, gấm vóc…rồng là biểu tượng vua, của sông nước, là hình ảnh quyền năng, là biểu tượng của sự an nghỉ thiêng liêng. Trên nóc mái ngói của một số đình Bình

Dương rồng được đắp hai bên đối xứng với mặt nguyệt và hoa văn nằm ở giữa nóc mái đình. Trong tâm thức của người Việt xưa, nghệ nhân trang trí mô tuýp này trên nóc mái đình là mong muốn có mưa, mặt nguyệt tượng trưng cho sấm sét mang đến những cơn giông, hai rồng là hình ảnh vua cũng là biểu tượng của mưa. Một số hình ảnh khác thường nhìn thấy ở đình là mô tuýp “ngư long hí thủy” trang trí chạm khắc nổi ở các cột đình, khung làm bằng chất liệu gỗ hay gốm… Rồng còn được trang trí trên thanh kiếm, binh khí trang trí ở chính điện đình Bình Dương, đế chân trụ trống, bàn thờ, khám thời, sập gù… Hình ảnh rồng thường thấy được trang trí khắp nơi trong đình. Phụng trượng trưng cho phái nữ, sự linh hoạt và ân đức, đầy tự hào và qúi phái. Hình ảnh phụng ngậm một dải lụa dài, khi thì hai cuốn thơ, có khi là hình ảnh một trắp vuông hay một quyển sách có ý nghĩa “phụng hàm thơ”. Hình ảnh phụng thường đi đôi với rồng trang trí ở các cột đình, nóc mái ngói là biểu tượng nam nữ gắn kết bền vững, tường tồn cũng như vua chúa và hoàng hậu, biểu tượng của cung đình. Hình ảnh chim gần giống phụng đó là con hạt, chim thần, thường được trang trí cặp hạt

đứng trên mai rùa hai bên bàn thời thần chánh điện hay hai bên áng thờ (Hình�8). Đây là biểu tượng mang ý nghĩa hòa bình, tường tồn và vĩnh viễn, ấm no và hạnh phúc mà người Việt xưa đến đình và thấy điều đó, cùng mong ước cũng như ngường dân Bình Dương xưa, đến vùng đất Nam bộ khai hoang, lập ấp và mong muốn có một cuộc sống ấm no, sung túc.

Tất cả những họa tiết hoa và lá, cành và trái, đồ vật vô tri, tứ linh… là mô tuýp trang trí trên cổ vật được thờ cúng, trang trí, trưng bày ở đình Bình Dương là sự biểu hiện của mỹ thuật truyền thống được lưu giữ tại đình nói chung đã đi sâu vào tâm thức người dân vùng miền bản địa. Là tâm tư, tình cảm và là khát khao xum vầy, cuộc sống ấm no hạnh phúc của người dân Việt Nam nói chung, lưu dân Bình Dương xưa nói riêng.

Hình 7: Bao lam gỗ chạm thủng rồng phụng - Đình Tân An

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 27

Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm

Tác giả Trần Thanh Hải

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Họ tên: TRẦN THANH HẢI

Quê quán: xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Bút danh: Thanh Hải, Nam Hải

Hội viên chuyên ngành Văn học Hội VHNT tỉnh Bình Dương.

Trần Thanh Hải nhập ngũ tháng 6 năm 1965, được huấn luyện cấp tốc ở Binh chủng Đặc công. Tháng 12 năm 1965 đi B (vào chiến trường miền Nam). Chiến trường hoạt động: tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Ngãi. Sau 30 tháng 4 năm 1975 Quân khu V tăng cường lên Tây Nguyên truy quét Ful Rô. Năm 1976 chuyển ngành về Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk..

Hiện nghỉ hưu, sống ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An.

Tác phẩm đã xuất bản:

Nhật ký hành quân, tập thơ, Nxb. Văn học, 2011.

Gánh cả trăng sao, tập thơ, Nxb. Văn học, 2012.

Những giải thưởng Văn học đã đạt:

- Giải thưởng văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Nghệ lần thứ V (2010-2015).

- Giải thưởng văn học nghệ thuật Đất và người Bình Dương lần I, năm 2017.

- Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (chuyên ngành Thơ và Văn xuôi) năm 2018.

Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2018) tạp chí VNBD trân trọng giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Trần Thanh Hải.

Lê Minh Vũ tuyển chọn

Khóc bạn

Tôùi traïm toâi chöa kòp nghæ ngôiQuay ñoùn baïn ñaõ voäi ñi roàiÑænh nuùi Boàng Con maây bao phuûBaïn naèm laïi ñaây vôùi ñaát trôøi.

Xuoáng doác khoâng mang naëng treân ngöôøiMaø sao ñoâi chaân cöù raõ rôøiNgoaùi nhìn ñoàng ñoäi yeân nghæ laïiMaø loøng naëng tróu thaáy chôi vôi.

Thoâi vónh bieät baïn, baïn Caûnh ôiNôi ñeán vaãn coøn raát xa vôøiNeáu coù khoân thieâng thì phuø hoäCho caû ñoaøn mau ñi tôùi nôi.

Phuù Yeân, 19.6.1966

�Nhớ�đồng�chí�Cảnh�quê�Hà�Bắc�hy�sinh�������������trên�đường�Trường�Sơn�do�bị�sốt�rét�

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 27

Đứng gácToâi boàng suùng ñöùng gaùc Röøng tónh mòch veà ñeâm Nhìn ñoàng ñoäi nguû yeân Sau moät ngaøy vaát vaû.

Haønh quaân leo doác ñaù Mang vaùc naëng treân löng Coù ñoâi luùc töôûng chöøng Ñoâi chaân khoâng böôùc noåi.

Roài sau böõa côm toái Naáu nöôùc muoái ngaâm chaânNöôùc aám nhö pheùp thaànChaân ñau ñeàu tan bieán.

Ngaøy mai laïi ñi tieápÑöôøng haønh quaân coøn daøiMôùi ñi ba thaùng trôøiTöôûng chöøng haøng theá kyû!

Nöôùc Laøo, 10.3.1966

Thôøi gian xa caùch nöôùc non nhaøNay laïi trôû veà Toå quoác taÑaây nuùi Kon Tum sao huøng vóRöøng xanh vaãy laù, roän chim ca.

Röøng nuùi Kon Tum ñieäp ñieäp truøngÑoàng baøo nôi ñaây soáng thuûy chungLaït muoái, ñoùi côm loøng son saétKhaéc ghi hình Baùc trong tim hoàng.

Röôïu caàn moät choùe uoáng vui chungDöôùi maùi nhaø saøn beáp löûa hoàngEm ngoài voùt choâng, tay thoaên thoaétNgaøy mai em ñi caém boá phoøng.

Nhieàu phen Myõ Nguïy phaûi khoán cuøngCaøn queùt leân ñaây saäp baãy choângVoäi vaøng thaùo chaïy, chuoàn maát víaÑoàng baøo Kon Tum thaät anh huøng!

Kon Tum, 12.4.1966

Trở về Tổ quốc

THAÙNG 11 - 2018 ° 27

Tới đíchVöôït Tröôøng Sôn saùu thaùng trôøiDeùp raâu veït ñeá, aùo phôi vai sôønGaäy moøn boùng, moà hoâi tuoân Ñaù meàm, chaân cöùng xeû ñöôøng maø ñi.

Doác cao, vöïc thaúm saù chiTreøo ñeøo loäi suoái quaûn gì cheo leoMöa röøng öôùt muõ tai beøoBa loâ con coùc naëng treo löng ngöôøi.

Ñeâm treân caùnh voõng chôi vôiQua voøm khe laù maûnh trôøi ñaày saoGioù ru giaác nguû chieâm baoLôøi queâ höông cuûa thuôû naøo aàu ô.

Hoøn Du(ø*) phong caûnh neân thôSuoái oâm ñoài saén, nöông ngoâ möôït maøNhaø tranh nuùp boùng röøng giaøBeáp Hoaøng Caàm khoùi laø laø goác caây.

Ñoùng quaân nghæ laïi nôi naøySaün saøng chôø leänh nhöõng ngaøy tieáp theo

Khaùnh Hoaø, 01/7/1966

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 29

Chaäm , töï söï

Thö

tình

anh

THÖ TÌNH CHO EM

vieát cho

em

Gm

khoâng

coøn

ngoït

Cm

khoâng

Thô: NGUYEÃN MINH DUÕNG

maën

Nhaïc: MAI QUAÛNG

maø

Dm

tha

thieát

cuûa

hoâm qua

Gsus2

khoâng

moäng

trong

vöôøn

hoa

vaø

chim hoùt

Cm

khoâng

doãi

hôøn

F

vaät

vaõ

gioït

leä

sa

B D7

Em

ôi

Gm

khi ngoaøi

kia

bieån

vaën

mình

traên

trôû

nhöõng ñôït

Cm

soùng

khoâng

bao

giôø

ngôi

nghæ

F

Vôùi

nhöõng

chuyeán

haûi

haønh vôùi

nhöõng

ngoïn

B

ñeøn maét

vôøi

F

phía

ñaûo

xa

B D7

Kìa

em

Gm

ôi nhöõng con

B

maét

hình

con

taøu

röng

F

leä nhôù caùnh

buoàm

ñi

veà

phía

môø

xa

B

Nôi veát

göôm

Cm

cheùm

ñaù ngaõ

nghieâng

B

ngoïn giaùo

Gm

quaät

kình

ngö

ngaïo

ngheã

Gm

Nôi truyeàn

F

thuyeát

boàng

beành huyeàn

bí neân

Dm7

thô

Gm

Naøy

em

G

keå

töø

ñoù

ñaûo

coù

teân

Cm

cho

em

goïi

Em

Hoaøng

Sa

Am

Tröôøng

Sa

D7

ôi

Mai

nheù

em

G

anh

Bm

seõ

ñeàn

laïi

cuoäc

ñôøi

Em

baøi

thô

Am

tình eâm

D7

Khi

bieån

yeân

laønh daäp

deành

tieáng

hoø

G

khoan

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 29

Hoa dạiBút ký MAI THU HỒNG

Buổi sáng trời se se lạnh. Có thể đó là cái lạnh đầu đông. Và cũng có thể đó là cái lạnh của cơn bão vừa mới tràn về. Đã tháng mười rồi mà vẫn có những cơn mưa bất chợt. Sũng nước.

Đã bao Xuân trôi qua. Trang sách cuộc đời dài và dầy cùng năm tháng. Thả bước chân trên con đường còn vương đầy những chiếc lá sau cơn mưa. Lá vàng. Lá xanh. Lòng bỗng dưng xao động.

Cái xao động của một thời tuổi trẻ. Cái xao động của một người đã bước qua bên kia dốc của cuộc đời. Một chiếc lá xanh mơ. Một cánh hoa khô héo. Cứ như vô tình khi vận vào mệnh số của đời người.

Định mệnh. Người đời vẫn bảo thế. Và em cũng tin như thế. Chàng trai hai mươi sáu tuổi đã kể cho cô thiếu nữ mười sáu tuổi nghe câu chuyện trên đường Trường Sơn trong những ngày bão lửa với cái giọng hết sức bình thản. Bình thản đến không ngờ khi đi qua cuộc chiến. Những đồng đội: người thân thiết và người chưa thân thiết nằm lại cánh rừng. Lá xanh. Lá khô phủ kín xác thân. Người mẹ già ở quê xa chưa biết tin con để kịp rơi nước mắt. Chỉ có đồng đội quay nhìn khi tiếp bước chân hành quân vội vã.

Cô thiếu nữ mười sáu tuổi cũng vậy. Không tròn xoe mắt ngạc nhiên. Không kêu lên kinh hãi. Và cũng không rơi một giọt nước mắt ngậm ngùi. Im lặng. Chỉ có bàn tay run nhẹ khi chạm vào bàn tay người lính. Thô ráp. Chai sần.

Khi người lính chuyển đi. Cô tìm đến đơn vị thăm anh. Không một lời yêu. Không một câu hò hẹn. Chỉ có một chiều rất lâu họ ngồi bên nhau bên vạt rừng đầy cỏ dại. Rồi cũng như vô tình khi nói về màu hoa dại. Loài hoa mà bất kỳ nơi nào cũng sống được, chẳng cần phải chăm chút như ông hoàng bà chúa .Hoa nhỏ bé li ti mà đủ sắc màu kiêu hãnh.

Những người lính khi đi vào cuộc chiến cũng vậy. Khoác lên vai khẩu súng. Nã đạn vào kẻ thù là đang làm bổn phận với quê hương. Màu áo đâu tự nhiên xanh. Đó là màu của hoa, của cỏ, của tán lá rừng quê hương xanh thăm thẳm.

Anh bảo thế. Có thể là anh hơi cực đoan. Trong anh vẫn âm ỉ một dòng chảy nhiệt thành khi nghĩ về những người lính: Họ sống và hy sinh đúng bổn phận, đúng trách nhiệm vào giai đoạn mà họ tồn tại. Anh lại bảo, mai sau dù có thế nào anh cũng không thích người ta nghĩ về anh vào ngày này, ngày nọ…, anh chỉ muốn tất cả mọi người hãy nghĩ về những người lính lúc Xuân về.

Người sống thì ngong ngóng mong người thân nơi đóng quân. Một món quà. Một lá thư. Rất cần những điều như thế. Nó ấm áp đến không từ ngữ nào có thể diễn tả được hết. Và người chết thì hiện hữu khắp nơi trong màu xanh hoa cỏ. Mỗi linh hồn là một màu hoa. Mỗi nhịp đời là cánh tay người lính khi xung trận gửi gắm niềm tin.

Ngày nhận được tin anh từ người bạn thân thiết. Em đã để giọt nước mắt mình rơi trên chùm hoa dại. Nước mắt giống như giọt mưa Xuân, anh nhỉ ?

Xuân đến gần lắm rồi. Cái lạnh men trên bờ vai. Chui vào sợi tóc. Ấm.

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 3130 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Không� biết� hắn� có� tên� không,� chỉ� biết� là�người� ta� quen� gọi� hắn� là� Thằng� Câm.

Nhà� thằng�Câm�ở� gần� giữa� xóm.� Trước� cổng� có�một�cây�bưởi�to.�Trái�nó�chua�nhưng�mùa�hoa�thì�thơm�ngào�ngạt.�Tụi� trẻ� con� vẫn� thường� tụ�nhau�vào� đấy� để� chơi� và� bọn� con� gái� thỉnh� thoảng�còn� vặt� trộm� mấy� chùm� hoa� cài� trên� mái� tóc. Nhà� thằng� Câm� chỉ� có� hai� mẹ� con.� Mẹ� thằng�Câm�đã�già� và� chỉ� lụi� hụi� trong�nhà.Thằng�Câm�không�đi�học,�nó�ở�nhà�lo�mọi�việc�đồng�áng.�Thời�buổi�chiến�tranh,�ai�cũng�ra�trận,� thằng�Câm�chỉ�biết� nhìn� chúng� bạn� đi.� Hơn� bốn� mươi� rồi� mà�thằng� Câm� cũng� chẳng� có� một� ai� để� mắt� nhìn. Có�một� buổi� chiều,� thằng�Câm� đang� trên� đường�từ�ruộng�về�thì�gặp�một�người�đàn�bà�ngồi� thở�dốc� dựa� vào� cái� cây�ven� bờ� đê.� Mặt� xanh�tái�như�sắp�gục�xuống.�Thấy�hắn,�người�đàn�bà�vẫy�tay�cầu�cứu.�Thằng�Câm�chạy�vội� lại�cũng�là�lúc�người�ấy�ngất�đi. Sau�khi�cấp�cứu�ở�trạm�xá,� thằng� Câm� đưa�người� đàn� bà� về� nhà.�Cả�làng�xì�xào�dị�nghị.�Mẹ� thằng� Câm� hiền�lành�nhưng�cũng�quăng�thúng�đụng�nia.�Không�ai�muốn�nó�đưa�về�nhà.�Lí�do� đơn� giản� là� người� đàn� bà� ấy� đã� có� bầu.� Cái�bụng�cũng�đã�lùm�lùm�và�chắc�chắn�với�thằng�Câm�thì�đó�là�con�tu�hú.�Nhưng�mặc.�Ai�nói�gì�thì�nói,�mẹ�hắn�có�làu�bàu,�thằng�Câm�vẫn�giữ�người�đàn�bà� ở� lại.�Mấy� lần� không� chịu� nổi� sự� đối� xử� như�tát� nước� vào�mặt,� người� đàn� bà� đã� bỏ� đi,� thằng�Câm�khi�biết�được�đã�đi�hết�ba�bốn�ngày�trời�tìm�kiếm�đưa�về.�Biết�là�chẳng�thể�thay�đổi�ý�trời,�mẹ�thằng�Câm�cũng�chẳng�đuổi�người�đàn�bà�ấy�nữa. Phải� công� nhận� rằng� người� đàn� bà� không� đẹp�nhưng� cái� duyên� thì� chỉ� nhìn� qua� cũng� đủ� làm�đàn� ông� chóng� mặt.� Đôi� mắt� thăm� thẳm� buồn�như�một� đáy� sâu� hun� hút.� Cô� sống� lặng� lẽ� khép�mình.� Dù� bà� mẹ� thằng� Câm� có� gặng� hỏi� người�

đàn�bà� cũng� chẳng�hề�nói�một� tiếng�mình�ở�đâu�và� vì� sao� trôi� dạt� đến� nơi� này.� Hàng� ngày� dọn�dẹp� trong�ngoài,�cô� lấy�những�chiếc�áo�cũ� thằng�Câm� xin� về�may� vá� lo� chuẩn� bị� cho� đứa� con� ra�đời.�Và�có�một�điều�là�thằng�Câm�thấy�người�đàn�bà�ấy�rất�thích�những�chùm�hoa�bưởi.�Lúc�nào�cô�cũng�dắt�một�chùm�bông�ngay�trên�mái�tóc�mai�và�dưới�gối,�hương�hoa�bưởi�cứ�dìu�dịu�thơm�ngát… Nói�mãi�cũng�chán,�đàm�tiếu�mãi�cũng�nhàm,�chuyện�thằng�Câm�có�con�vợ�từ�trên�trời�rơi�xuống�cũng�chẳng�ai�còn�để�ý.�Cây�bưởi�đầu�ngõ�lại�bắt�đầu�vào�mùa�trổ�hoa…Thằng�Câm�lúc�này�trông�bảnh�bao�thấy�rõ.�Quần�áo�dù�vẫn�vá�nhưng�sạch�sẽ�tươm�tất.�Mặt�mày�đã�có�da,�có�thịt.�Nó�lại�hay�cười…

Một� đêm,� khi� hoa� bưởi�ngập� tràn� trong� sân,�người�đàn�bà�chuyển�dạ�và�một�thằng�cu�con�đã�chào� đời.� Thằng� Câm�sung� sướng,� miệng� a� ô�lắp�bắp.�Mẹ�thằng�Câm�hiền� lành,� bế� thằng�cu� con� nựng� nịu.� Căn�nhà� có� tiếng� khóc� của�trẻ� nhỏ� ấm� cúng� hẳn�lên.� Hương� hoa� bưởi�như� niềm� hạnh� phúc�ngập� tràn� ra� tới� ngõ. Mọi�người�trong�làng,�ai�

cũng�ít�nhiều�mang�quà�sang�mừng.�Người�cho�chục�trứng,�người�cho�miếng�thịt,�nải�chuối,�tí�gạo�nếp…Chẳng�còn�ai�còn�nhớ�cái�chuyện�cũ�rích�của�ngày�xưa. Bỗng� chiều� nay� cả� làng� náo� loạn.� Bà� mẹ� thằng�Câm�gào� khóc� như� kẻ�mất� hồn.� Thằng�Câm�như�điên� dại� ngồi� đờ� ở�một� góc� nhà.� Căn� nhà� trống�hoác.� Người� đàn� bà� đã� ôm� con� bỏ� nhà� ra� đi… Sáng�sớm,�người� ta� thấy�thằng�Câm�vác�một�bao�tải� thật� to�ra�đồng.�Nó�đắp�một�ngôi�mộ�thật� lớn�và�rải�lên�những�chùm�hoa�bưởi�mà�suốt�đêm�qua�nó�đốt�đèn�để�hái.�Đắp�mộ�một�cuộc�tình.�Cả�một�khoảng�trời�mênh�mông�trên�cánh�đồng�bỗng�nhiên�ngạt�ngào�hương�hoa�bưởi.�Và�gió�cứ�cuốn�hương�đi�mãi,�đi�xa…

Hương hoa bưởiTruyện ngắn HOÀNG HƯƠNG LAN

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 31THAÙNG 11 - 2018 ° 31

TậpTỪ NGUYÊN THẠCH

thoaït tieân toâi taäp khoùc oavaønh noâi giaác nguû öôùt nhoøa tuoåi thôtaäp toâi ñi ñöùng bô vôbeân caàu söông khoùi hai bôø töû sinh

taäp toâi mang naëng daùng hìnhphuø du cuõng moät moái tình quyû mataäp im laëng coõi ngöôøi ta ñeå lau khoâ nhöõng khuùc ca ban chieàu

taäp ñöôøng veà quaù coâ lieâucho toâi chia voäi ñoâi ñieàu yeâu thöôngphuø dung moät ñoùa ngaùt höôngtaäp toâi yeâu caû ñoaïn tröôøng mai sau

taäp pha sôïi toùc nhuoám maøumoät laøn maây traéng veà ñaâu cuoái trôøioâi bao naêm moät kieáp ngöôøitaäp queân toâi taäp moät ñôøi chöa xong.

Cuộc hò hẹn muộn màngNGUYỄN ĐÔNG NHẬT

döôøng nhö trôû laïi thuôû naøo xacuûa laàn heïn ñaàu sao boái roáichieàu naéng, gioù xao trong laù caâyloøng quaån quanh beân ñöôøng lui tôùi.

chaøng seõ hieän ra nhö theá naøo trong maét aám töø cuoái ñöôøng ñang ñeán?

chaøng chæ laø kyû nieäm daàn phaihay laø tình yeâu tôùi chaäm?laø tieáng chim khuya böøng tænh daäymuoán haùt leân maø ngaïi boùng vöôøn im?

vaø em. em laø ai trong chaøng?laø ñoâi maét saùng giöõa röøng ñeâm tuyeät voïng.söï xa caùch kia, loøng gaàn guïi naøy.laø noãi tieác giaän khoân nguoâi beân traùi tim chaøng.

nhöõng ñònh nghóa thöôøng raát ngheøo naønmaø duy nhaát nhòp caàu laø ngoân ngöõlaø tieáng noùi cuûa nieàm im laëngmoät boùng maây ñang tan treân doøng soâng.

nhöng chieàu vaéng daàn. gioù yeân ñi.vaø ñeâm toái nhö baøn tay laëng leõñaët leân ngöïc chaøng khoâng theå giuùp chaøng thaép saùng que dieâm cuoái cuøng.

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 33

Câu thơ của anhTRẦN NHÃ MY

Thô ma quaùicaâu thô anh ma quaùi ñuøa vui toùc em traøn leân moâi em ngöïc em thaéc thoûm caâu thô ma quaùi len vaøo giaác nguû chaäp chôøn sôùm mai caâu thô theo em ñi chôï caâu thônaèm vaét veûo treân voõng em ñu ñöa troâi trong baùt canh böõa côm tröa caâu thôbay nghòch theo traùi caàu loâng em chôi buoåi chieàu caâu thô aùm vaøo em moïi luùc moïi nôicaâu thô ma quaùi nhoát em vaøo anh caàm tuø em trong anh suoát ñôøi suoát kieáp em baét ñeàn caâu thô yeâu macuûa anh.

Ngày giáp hạtNGUYỄN HỮU TRUNG

voïng gaùc ñaày gioù vaø naéngtöøng baày tuyeät chuûng ñaäu treân nhaùnh traømñeû chieác loâng maøu toáioáng nhoøm giöông xa nhìn xuyeân coå tíchhoàng hoang chim choùc tuï ñaøn

bôi ngöôïc doøng keânhchuøm suùng tím nhaân taïo

xeáp haøngmaûnh buønmaàm ngoù töôïng hìnhngoi saùng

tieáng thôû daøi ngaõmoïc leân nhöõng nhoïc nhaènñoàng vaãn meânh moângxanh vaø vaønghaït vuï naém tay traåy hoäi

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° 33

Ngày đông về lại…HUỲNH THỊ KIM CƯƠNG

Em qua vuøng naéng cuõCoû roái moät muøa thöôngBöôùc chaân ngöôøi laïc loáiChieàu rôi treân laëng thaàm

Muøa ñoâng vöøa qua cöûaNghe laïnh buoát bôø vaiCon ñöôøng veà xa laécTroâng theo phoá roäng daøi

Caùnh chuoàn xöa maát daïngNgöôøi veà ñaâu laëng thaàmGioù ñoâng buoàn khoâng noùiLôøi ru chieàu meânh moâng

Ngoïn caûi ngoàng hiu haétBeân beán soâng ñôïi chôøChieác caàu xöa ñoå naùtNgöôøi thaùo rôøi giaác mô

Muøa ñoâng xöa veà laïiTrong mieàn nhôù ñaày vôiCôn möa chieàu xa ngaùiÖôùt nhoaø caû chieâm bao...

Mưa chiều tháng chạpNGUYỄN HỮU PHÚ

beân hieân vaéng moät chieàu möa thaùng chaïpgioù laïnh luøng luøa qua töùa maùi tranh xieâutöøng chieác laù cuoán troâi theo doøng nöôùcvoïng aâm aâm töø caùnh ñoàng laøng

nghóa trang buoàn Meï Cha naèm ñoùchæ caùch vaøi gang nhöng vôøi vôïi xacon töïa cöûa mô veà ngaøy thaùng cuõkhoai saén beân nhau roän raõ tieáng cöôøi

giöõa doøng ñôøi con boân ba coâi cuùtteát ñoaøn vieân nhöng con chæ coù moät mìnhcaên nhaø troáng, böùc töôøng reâu loang loãmoái ñuïc nheän giaêng cöûa suùt baûn leà

coäi mai tröôùc nhaø khaúng khiu traàm maëcbuïi chuoái sau nhaø töøng chieác laù xaùc xôcon chaáp tay khaán nguyeän tröôùc baøn thôølaøn höông traàm hoân leân maùi toùc

ngoïn ñeøn daàu leùt leo vaøng voõñeâm guoäc gaày con saùo keâu khaûn thieát treân ngoïn saàu ñaâu.

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG THAÙNG 12 - 2018 ° PB

= 85

Toâi ñöùng

TOÂI ÑÖÙNG GIÖÕA BIEÅN TRÔØI TOÅ QUOÁC

giöõa

Taâm tình - Vöøa phaûi - Töï tin

bieån

trôøi

Toå

quoác, vôùi

bao

noãi

nieàm

khaùt

Nhaïc: NGUYEÃN QUANG TAÂM Thô: NGUYEÃN XUAÂN QUAÙT

voïng

trong tim.

Öôùc nguyeän

muoân

ñôøi

ñaát nöôùc

ñöôïc

bình

yeân, ñeå

ngöôøi

giöõ

bieån

ñaém

mình vui

cuøng

bieån.

Toâi

bieån

trôøi

ñöùng Toågiöõa

quoác, mong

öôùc

nôi

naøy

maõi

maõi

bình yeân.

Ñöôïc

thaêm

veà

con vaø taëng

em caønh

san

hoâ

kyû

nieäm, ñeå

thoûa

bao

noãi

nhôù

mong

chôø.

= 90

ôi

haõy

Em

ngaøyñôïi,

vui

seõ

ñeán, coøn baây

giôø bieån

noåi

soùng

gaàm

vang. Lòch söû

Vieät

Nam ñaõ

bao

ñôøi

soùng

haùt, Haøm

Töû,

Vaân

Ñoàn, cho

tôùi

Baïch

Ñaèng

Giang. Lôøi

Baùc

naêm

naøo giuïc

giaõ

trong

tim, vaãn thoâi

thuùc ñeå

toaøn

daân

ñoaøn

keát. Giöõa

bao

la bieån

trôøi

Toå

quoác, ghi

taïc

trong

loøng lôøi

Baùc kính

yeâu.

Duø

D.S. al Coda Coda

mai nhöõng

ngöôøi

giöõ

bieån

coù

rôi, vaãn

khoâng

nhaït

nhoøa maø

thaønh

hoa baát

töû.

Ñoû

thaém trong

tình

yeâu cuûa

bieån,

Rall...

toâ

maøu

thaém

côø con

chaùu

Roàng

Tieân.