77
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 1 Xin mng lPhc Sinh quý cha, quý tu sĩ nam n, quý vân nhân và quý độc gi. Mùa Chay đã qua, Giáo Hội đang hạnh phúc trong hng ân sng li với Đức Kitô. Nhưng mùa phục sinh vẫn chưa được trn vn, vì rt nhiều nơi trên thế gii, Đư ́ c Kitô đang tiếp tc mu nhim tnạn thương khó nơi con cái của mình đang bị bách hại, đàn áp bất công, đặ c biệ t ơ ̉ mộ t số quố c gia Hồ i Gia ́ o qua ́ khi ́ ch như ơ ̉ Syria, Iraq.. Ngay Vit Nam hin nay, rt nhiều nơi trong địa phận Vinh, Kontum, giáo dân đang bsách nhiu, cm cách, các linh mc bha ̀ nh hung, mộ t số nha ̀ thơ ̀ bđậ p pha ́ , ca ́ c ti ́ n hư ̃ u không đượ c cư ̃ ha ̀ nh ca ́ c nghi thư ́ c phng v. Chúng ta hãy cu nguyện xin Đức Kitô Phc Sinh luôn hin din và cng cđức tin cho anh chem chúng con, để mỗi người luôn là chng nhân ca lo ̀ ng thương xo ́ t Chúa trong bt cmi hoàn cnh, trng hung ca cuộc đời. Đối vi nhng anh chem tnạn, tháng tư luôn nhắc li cho chúng ta ni đau của kmất nước. Xin cho mỗi người chúng ta, dù sng trong mt xstdo, văn minh, nhưng không bao giờ quên nhng anh chem đang sống trong một “nhà tù vĩ đại”, bị tước đoạt hết mi quyn li, nhân phm. Xin cho quê hương Việt Nam sm thc shòa bình, mọi người biết yêu thương nhau và xin cho các người cm quyn biết yêu nước thương dân, biết phc vxã hi trong li ích ca quc gia, dân tc và của người dân. Va ̀ o nga ̀ y 29 tha ́ ng 4, thầy Hoàng Đư ́ c Lợ i, thuộ c Gia ́ o Phậ n Hiroshima, se ̃ đượ c la ̃ nh nhậ n chư ́ c pho ́ tế , xin mọi ngươ ̀ i hiệ p y ́ tơn Chu ́ a va ̀ cầ u nguyệ n cho thầy. Trong tháng 4 này, Giáo Đoàn cũng mời gi mọi người cu nguyn cho những người ti lỗi, trong đo ́ co ́ ca ̉ chu ́ ng ta, được ơn hối cải, được phc sinh ttrong tâm hồn, để cũng được chia sssống vĩnh cửu trên thiên đàng vi Chúa Phc Sinh. Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vân nhân và quý độc gimt mùa phục sinh tràn đầy bình an và ơn lành của Đức Kitô sng li. PVLC Thô Ngoû

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 1

Xin mừng lễ Phục Sinh quý cha, quý tu sĩ

nam nữ, quý vị ân nhân và quý độc giả. Mùa

Chay đã qua, Giáo Hội đang hạnh phúc trong hồng ân sống lại với Đức Kitô.

Nhưng mùa phục sinh vẫn chưa được trọn vẹn, vì ở rất nhiều nơi trên thế giới,

Đưc Kitô đang tiếp tục mầu nhiệm tử nạn thương khó nơi con cái của mình

đang bị bách hại, đàn áp bất công, đăc biêt ơ môt sô quôc gia Hôi Giao qua

khich như ơ Syria, Iraq.. Ngay ở Việt Nam hiện nay, ở rất nhiều nơi trong địa

phận Vinh, Kontum, giáo dân đang bị sách nhiễu, cấm cách, các linh mục bi

hanh hung, môt sô nha thơ bi đâp pha, cac tin hưu không đươc cư hanh cac

nghi thưc phung vu. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Đức Kitô Phục Sinh luôn

hiện diện và củng cố đức tin cho anh chị em chúng con, để mỗi người luôn là

chứng nhân của long thương xot Chúa trong bất cứ mọi hoàn cảnh, trạng

huống của cuộc đời.

Đối với những anh chị em tỵ nạn, tháng tư luôn nhắc lại cho chúng ta nỗi

đau của kẻ mất nước. Xin cho mỗi người chúng ta, dù sống trong một xứ sở tự

do, văn minh, nhưng không bao giờ quên những anh chị em đang sống trong

một “nhà tù vĩ đại”, bị tước đoạt hết mọi quyền lợi, nhân phẩm. Xin cho quê

hương Việt Nam sớm thực sự hòa bình, mọi người biết yêu thương nhau và xin

cho các người cầm quyền biết yêu nước thương dân, biết phục vụ xã hội trong

lợi ích của quốc gia, dân tộc và của người dân.

Vao ngay 29 thang 4, thây Hoàng Đưc Lơi, thuôc Giao Phân Hiroshima, se

đươc lanh nhân chưc pho tê, xin moi ngươi hiêp y ta ơn Chua va câu nguyên

cho thây. Trong tháng 4 này, Giáo Đoàn cũng mời gọi mọi người cầu nguyện

cho những người tội lỗi, trong đo co ca chung ta, được ơn hối cải, được phục

sinh từ trong tâm hồn, để cũng được chia sẻ sự sống vĩnh cửu trên thiên đàng

với Chúa Phục Sinh.

Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị ân nhân và quý độc giả một

mùa phục sinh tràn đầy bình an và ơn lành của Đức Kitô sống lại.

PVLC

Thô Ngoû

Page 2: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Ngày 03 tháng 4

BÀI ĐỌC I: Cv 5, 12-16

Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa; cả đàn ông đàn bà

rất đông.

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Hồi ấy, nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn

tay các Tông Đồ. Mọi tín hữu đều đồng tâm nhất trí, thường hội họp tại

hành lang Salômôn. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng

dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo

Chúa; cả đàn ông đàn bà rất đông.

Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên

giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng

phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung

quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau

cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 117

Đáp: Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn

trọn tình thương.

Xướng: Israel hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình

thương. Nhà Aaron hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình

thương. Ai kính sợ Chúa hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn

tình thương.

Page 3: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 3

Xướng: Chúng xô đẩy tôi, xô cho ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân

này. Chúa là sức mạnh, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi. Kìa

nghe tiếng reo mừng chiến thắng, trong doanh trại chính nhân.

Xướng: Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ, lại trở nên đá tảng góc tường.

Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.

Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ.

Xướng: Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ, lạy Chúa, xin thương giúp

thành công. Nguyện xin Chúa tuôn đổ phúc lành, cho người tiến vào đây

nhân danh Chúa. Từ nhà Chúa, chúng tôi chúc lành cho anh em. Đức

Chúa là Thượng Đế, Người giãi sáng trên ta.

BÀI ĐỌC II: 1 Kh 1, 9-11a. 12-13. 17-19

Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời.

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan tông đồ.

Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi

gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh

em trong Đức Giêsu. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pathmô, vì đã rao

giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu. Tôi đã xuất thần vào

ngày của Chúa và nghe đằng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn

nói rằng: “Điều ngươi thấy, hãy ghi vào sách và gửi cho bảy Hội Thánh”.

Tôi quay lại để xem tiếng ai nói với tôi. Khi quay lại, tôi thấy bảy cây đèn

vàng, ở giữa các cây đèn, có ai giống như Con Người mình mặc áo

chùng và ngang ngực có thắt đai bằng vàng.

Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy.

Người đặt tay hữu lên tôi và nói: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là

Đấng hằng sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở, muôn đời;

Ta giữ chìa khóa của tử thần và Âm phủ. Vậy ngươi hãy viết những gì đã

thấy, những gì đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sau này”.

Đó là Lời Chúa

Page 4: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: “Này anh Tôma, vì đã thấy Thầy nên

anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”. Halleluia.

TIN MỪNG: Ga 20, 19-31

Tám ngày sau, Đức Giêsu đến.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều

đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các

ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay

và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói

với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy

cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh

em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được

tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô,

không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông:

“Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu

đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt

bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn

đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông.

Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình

an cho anh em”. Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và

hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng

cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của

con, lạy Thiên Chúa của con!” Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh

tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ;

Page 5: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 5

nhưng những dầu lạ đó không đươc ghi chép trong sách này. Còn

những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng: Đức Giêsu là

Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ Danh

Người.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Ngày 03 tháng 04

Niềm Tin và Bình An

Anh chị em thân mến,

Tôi tin rằng qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn chúng ta luôn

ghi nhớ hai điều hết sức quan trọng mà Thiên Chúa thưởng ban cho mỗi người.

Đó là đức tin và bình an.

Đối với chúng ta, những người đang đi trên hành trình về quê trời, thì niềm

tin vào Thiên Chúa Phục Sinh là điều hết sức quan trọng. Chính đức tin giúp

chúng ta biết cậy trông vào Chúa, giúp mình đứng dậy sau mỗi lầm lỗi, sau mỗi

vấp ngả.

Trong cuộc sống thường ngày cũng thế, niềm tin vào Thiên Chúa giúp

chúng ta vượt qua nhiều chướng ngại và khó khăn trong cuộc sống.

Tôi nhớ rất rõ thời gian những năm 1975 – 1980, gia đình tôi vừa chạy từ

Huế và Cam Ranh. Vì là lính của quân đội Miền Nam Việt Nam, nên lúc đó ba

tôi sống trong sợ hãi và lo lắng. Ông vừa sợ bị chính quyền bắt đi học tập cải

tạo, sợ gia đình bị buộc phải đi vùng kinh tế mới…. Ba mẹ của tôi cũng luôn

đối diện với những lo lắng hằng ngày để cho chúng tôi đủ ăn và có thể đến

trường.

Sống trong hoàn cảnh khó khăn như thế, nhưng lúc nào ba mẹ của tôi cũng

tin tưởng cậy trông vào Chúa và Mẹ Maria. Chúng tôi đêm nào cũng đọc kinh

Page 6: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

tối chung với nhau trước khi đi ngủ. Tôi nhớ ba tôi thường hát bài hát có câu:

“Giêsu ơi ở cùng con luôn mãi, Chúa lìa con, con biết đâu nương nhờ. Nơi

dương gian, con giá lạnh hôm mai. Hãy ở lại trong cõi lòng con thơ.” Nhờ đó,

tôi thuộc câu này từ lúc nhỏ. Và sau này, mỗi khi gặp khó khăn, tôi thường

thầm hát như một lời cầu nguyện dâng lên Chúa để xin Ngài chỡ che cho mình.

Tôi tin rằng chính niềm tín thác vào Chúa đã giúp cho mỗi người trong gia

đình tôi vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn đó để có thể tiếp tục tiến bước

trong cuộc sống.

Chúng ta đến nhà thờ và lãnh nhận các phép Bí Tích là vì chúng ta tin rằng

Chúa hiện diện trong đời sống; Ngài luôn nâng đỡ và ủi an khi mình gặp trắc

trở và lo âu.

Sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn trên Thập Giá, các Tông Đồ bị mất

phương hướng. Họ sống trong lo âu và thất vọng. Chính lúc đó, Ngài hiện ra

với họ. Ngài an ủi và củng cố niềm tin nơi họ. Ngài đã cho ông Tôma xem

những dấu đinh trên tay và cạnh sườn của Ngài. Ông Tôma và mọi người đã tin.

Các ngài đã ra đi loan báo tin mừng Phục Sinh.

Cùng với việc củng cố niềm tin cho các Tông Đồ, Chúa Giêsu muốn các

ông nhận được bình an, sống trong bình an và đem bình an ấy đến cho mọi

người.

Giáo hội cũng luôn cầu mong cho mỗi người sống trong bình an và sống

trong yêu thương. Vì thế, trong mỗi Thánh Lễ, Giáo Hội luôn mời gọi mọi

người đón nhận bình an của Chúa và chúc bình an cho nhau.

Giờ đây, trong thinh lặng của nội tâm, mỗi người hãy tự hỏi mình xem: tôi

đã thật sự tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu Phục Sinh chưa? Tôi có mở rộng

trái tim để đón nhận bình an của Ngài?

Lạy Chúa, xin Ngài ban thêm đức tin cho mỗi người chúng con, để chúng

con biết đặt trọn niềm cậy trông và Ngài, để tâm hồn chúng con được bình an.

Từ đó, chúng con có thể chia sẻ bình an của Chúa cho bạn bè và những người

thân yêu của mình mỗi ngày. Amen.

Lm. Joachim Đình Hoài

Page 7: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 7

1. Trong niềm hân hoan kính mừng Chúa Phục Sinh, nguyện xin ánh

sáng, niềm tin yêu, hy vọng của Chúa sống lại luôn ở cùng mỗi chúng

con. Xin cho niềm vui phục sinh được thể hiện bằng hành động thực tiễn,

bác ái yêu thương chia sẻ với với anh chị em chung quanh mỗi ngày.

Chúng con cầu xin Chúa.

ĐÁP: XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

2. Hiêp cung toan Giao Hôi trong lơi câu nguyên chung, xin ơn phước

lành tràn đầy trên những người làm việc liên quan đến nông nghiệp,

lương thực. Xin cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được kết quả

phong phú. Xin cho khoa học kỹ thuật tân tiến được áp dụng tốt đẹp và

thành công vào ngành nông nghiệp và chế biến thức ăn. Xin cho các

quốc gia, dân tộc giàu có biết động lòng trắc ẩn, chia sẻ trước thảm cảnh

đói nghèo trên địa cầu hôm nay. Chúng con cầu xin Chúa.

3. Giáo Đoàn chúng con hiệp dâng lời nguyện trong mùa phục sinh.

Nguyện xin ơn phước và sức mạnh tràn đầy trên mọi thành viên của

Giáo Đoàn, để mọi người can đảm hối lỗi, sửa sai những yếu đuối thiếu

sót. Xin cho những anh chị em đang vướng mắc những tệ đoàn xấu, hoặc

đang theo đuổi trong những hoạt động không lương thiện, biết khiêm

nhường, can đảm sửa sai, đứng lên tìm về với Chúa và cộng đoàn, để

cộng đoàn trở nên chứng nhân tốt, thánh thiện trong xã hội hôm nay.

Chúng con cầu xin Chúa.

4. Lạy Mẹ Maria, trong tháng tư này, Giáo Đoàn có nhiều anh chị em

bắt đầu công việc mới, chỗ ở mới; nhiều thanh thiếu niên con em chúng

con bắt đầu trường lớp mới, sinh hoạt mới, xin Mẹ nhân lành cầu bầu

cùng Chúa để những anh chị em đó và các em học sinh lãnh nhận nhiều

ơn phước, niềm vui, trong tươi sáng, sớm ổn định sinh hoạt, an tâm học

hành nơi môi trường mới này.. Chúng con cầu xin Chúa.

Page 8: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

Ngày 10 tháng 4

BÀI ĐỌC I: Cv 5, 27b-32. 40b-41

Về những sự kiện đó, chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần.

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Bấy giờ, vị thượng tế hỏi các Tông Đồ rằng: “Chúng tôi đã nghiêm

cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã

làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho

máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!” Bấy giờ ông Phêrô và các Tông

Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người

phàm. Đức Giêsu đã bị các ông treo lên cây gỗ mà giết đi; nhưng Thiên

Chúa của cha ông chúng ta đã làm cho Người trỗi dậy, và Thiên Chúa

đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh và Đấng Cứu Độ,

hầu đem lại cho Israel ơn sám hối và ơn tha tội. Về những sự kiện đó,

chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần, Đấng mà Thiên Chúa đã

ban cho những ai vâng lời Người”.

Bấy giờ họ cho gọi các Tông Đồ lại và cấm các ông không được nói

đến danh Đức Giêsu, rồi thả các ông ra. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng

Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì

Danh Đức Giêsu.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 29

Đáp: Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt.

Xướng: Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài, vì đã thương cứu vớt,

không để quân thù đắc chí nhạo cười con. Lạy chúa, từ âm phủ Ngài đã

Page 9: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 9

kéo con lên, tưởng đã xuống mồ mà Ngài thương cứu sống.

Xướng: Hỡi những kẻ tín trung, hãy đàn ca mừng Chúa, cảm tạ

thánh danh Người. Người nổi giận, giận trong giây lát, nhưng yêu

thương, thương suốt cả đời. Lệ có rơi khi mànđêm buông xuống, hừng

đông về đã vọng tiếng hò reo.

Xướng: Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con, lạy Chúa, xin

phù trì nâng đỡ. Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu. Lạy Chúa là Thiên

Chúa con thờ, xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu.

BÀI ĐỌC II: Kh 5, 11-14

Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền.

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan tông đồ.

Tôi là Gioan, tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung

quanh ngai, các Con Vật và Kỳ Mục. Số thiên thần có tới ức ức triệu

triệu. Các vị lớn tiếng hô: “Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh

nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với

vinh quang, và muôn lời cung chúc”.

Tôi lại nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài

biển khơi và vạn vật ở các nơi đó, tất cả đều tung hô: “Xin kính dâng

Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh

quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời!”

Bốn Con Vật thưa: “Amen”. Và các Kỳ Mục phủ phục xuống thờ lạy.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Đức Kitô nay đã phục sinh, chính Người đã tạo

thành vạn vật và xót thương cứu độ loài người. Halleluia.

Page 10: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

TIN MỪNG: Gn 21, 1-19

Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho môn đệ; rồi cá, Người cũng

làm như vậy.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.

Bấy giờ, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria.

Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, Ông Tôma gọi là

Điđymô, ông Nathanael người Cana miền Galilê, các người con ông

Giêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon

Phêrô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây” Các ông đáp: “Chúng tôi

cùng đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ

không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ

không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông: “Này các

chú, không có gì ăn ư? Các ông trả lời: “Thưa không”. Người bảo các

ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”.

Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những

cá. Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô”

“Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Simon Phêrô vội khoác áo vào

vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào

bờ, kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào

khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên,

và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới

đây!” Ông Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những

cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà

lưới không bị rách. Đức Giêsu nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong

các môn đệ dám hỏi: “Ông là ai?” vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức

Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, người cũng làm như

vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi

Page 11: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 11

dậy từ cõi chết.

Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi Simon Phêrô: “Này anh

Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?”

Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu nói

với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. Người lại hỏi: “Này anh

Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy

có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của

Thầy”.. Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có

yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có

yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy

biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy.

Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy,

và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người

khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. Người nói vậy, có

ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi,

Người bảo ông: “Hãy theo Thầy!”

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH

Ngày 10 tháng 04

GẶP CHÚA PHỤC SINH GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Bài Tin Mừng được đọc trong Thánh Lễ hôm nay là chương cuối của Tin

Mừng theo Thánh Gio-an. Theo một số nhà chú giải Kinh Thánh, chương cuối

này (chương 21) là do một người khác viết và được thêm vào sau khi tác phẩm

của Gioan đã hoàn thành. Vì ở chương 20, sau khi thuật lại biến cố Chúa Ki-tô

Phục sinh và hiện ra với bà Ma-ri-a Mác-đa-lê-na, với các Tông đồ hai lần, tác

giả đã có lời kết thúc “Các điều đã viết đây, là để anh em tin rằng: Ðức Giê-su

chính là Ðức Ki-tô, Con Thiên Chúa; và bởi tin thì anh em được có sự sống

Page 12: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

nhờ danh Ngài” (Ga 20, 31 ). Do đó, không có lý do gì Thánh sử Gio-an lại

viết tiếp thêm một chương, rồi lại viết thêm một lời kết thúc nữa “Còn lắm điều

khác, Ðức Giê-su đã làm, nếu viết lại từng điều thì thiết tưởng thế gian không

đủ chỗ mà chứa sách viết ra” (Ga 21, 25 ).

Chương 21 thuật lại lần hiện ra thứ ba của Chúa Ki-tô Phục Sinh với bảy môn

đệ bên bờ biển hồ Ga-li-lê-a. Trong lần này, Chúa Ki-tô Phục Sinh đặc biệt hiện

ra với Phê-rô và trao cho ông quyền lãnh đạo Giáo hội tại thế. Tìm hiểu một vài

hình ảnh biểu tượng (là nét đặc biệt của Tin Mừng Gio-an) trong đoạn Tin

Mừng này sẽ giúp chúng ta suy niệm dễ hơn.

“Tôi đi đánh cá đây”

Có thể hình dung được tâm trạng của các Tông đồ sau khi Chúa Giê-su bị bắt

và bị đóng đinh trên thập giá. Bao nhiêu kỳ vọng các ông tin tưởng đặt nơi

Ngài đều vỡ tan. Các ông đành trở về quê xưa chốn cũ, với con thuyền, mảnh

lưới, với nghề đánh cá thân quen. Phê-rô nói với mấy người anh em bạn chài

“Tôi đi đánh cá đây”. Các môn đệ khác hiểu ý và đáp “Chúng tôi cùng đi với

anh”. Vì sao các ông lại đi đánh cá? Bởi các ông còn biết làm gì khác? Nhưng

chẳng phải khi bỏ hết mọi thứ để theo Đức Giê-su thành Na-gia-rét, các ông đã

được huấn luyện để thành “những kẻ lưới người” rồi hay sao? Và sau khi Phục

sinh, hiện ra với các ông lần thứ hai, chẳng phải Đức Ki-tô Phục Sinh đã truyền

lệnh đi loan báo Tin Mừng cho các ông rồi sao? Vậy tại sao các ông không

nghe lời Ngài mà còn quay lại với lưới, với thuyền? Cuộc sống của các ông gặp

nhiều khó khăn sau khi vị Thầy đáng kính của mình bị giết chết. Các ông cũng

phải ăn uống, phải sinh sống. Vả lại lúc bấy giờ, chưa thể rao giảng công khai

tại Giê-ru-sa-lem được nên các ông lánh về biển hồ Ga-li-lê-a, cách

Giê-ru-sa-lem chừng một trăm cây số, vừa ổn định lại cuộc sống, vừa chờ lãnh

nhận Chúa Thánh Thần. Các Tông đồ vâng lệnh Chúa Phục Sinh, nhưng vì

chưa nhận được Thánh Thần nên các ông chưa thực thi lệnh truyền của Chúa

được.

“Tôi đi đánh cá đây” Phê-rô là thủ lĩnh, là anh trưởng trong nhóm, ông luôn

là người tiên phong. Lúc nào cũng vậy, Phê-rô là người hăng hái đi đầu, làm

Page 13: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 13

trước. Với kinh nghiệm của một ngư phủ, ông hy vọng sẽ kiếm được chút gì

cho anh em. Biển hồ Ga-li-lê-a quá quen thuộc với ông. Ông biết rõ luồng nước,

biết chỗ nào có nhiều cá. Nghề cũ của ông là nghề chài lưới nên đi đánh cá

không có gì là khó với ông. Các môn đệ khác khi nghe Phê-rô nói “Tôi đi đánh

cá đây” thì cũng đáp lại “Chúng tôi cùng đi với anh”. Các ông đã có nhiều kỷ

niệm trong thời gian cùng với Thầy Giê-su rày đây mai đó suốt ba năm, đã

cùng chia ngọt sẻ bùi nên giờ phút này, các ông cùng nâng đỡ nhau vượt qua

thời khắc khó khăn.

…đêm ấy họ không bắt được gì cả. Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên

bãi biển…

Mọi người cùng lên thuyền ra khơi, nhưng sau một đêm lao nhọc, họ chẳng

bắt được gì. Nỗi buồn mất Thầy vẫn còn chưa nguôi ngoai, vậy mà giờ này lại

thêm thất bại trong công việc mà các ông rất thành thạo, rất chuyên môn. Các

môn đệ lên thuyền đi đánh cá lúc đêm khuya. Biển một màu đen. Bóng tối mịt

mù, tựa như tâm hồn của họ vậy. Sóng, gió, lạnh…bên ngoài cũng như bên

trong tâm hồn. Dù có sự trợ giúp của những người đồng hội đồng thuyền, cật

lực lao tác nhưng kết là là con số không. Thất vọng ê chề.

Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển…

Biển là hình ảnh biểu tượng về thế giới. Thuyền là hình ảnh của Hội Thánh.

Bóng đêm là thế giới của ác thần. Ánh sáng là vinh quang Thiên Chúa. Không

có Chúa Ki-tô Phục Sinh, không có ánh sáng của Ngài soi chiếu, con thuyền

Hội Thánh lênh đênh giữa biển trần gian đen tối, cố gắng cách mấy cũng chẳng

thu lượm được kết quả nào.

“Khi trời đã sáng, Ðức Giê-su đứng trên bãi biển” Biết các ông không bắt

được con cá nào, Ngài bảo các ông “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”.

Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Thông thường,

người ta chỉ câu cá vào ban đêm. Vậy mà khi trời đã sáng, Đức Giê-su chỉ chỗ

cho các ngư phủ thiện nghệ sau một đêm vất vả trắng tay câu được một mẻ cá

đầy ắp!! Ánh sáng Phục sinh soi chiếu tâm hồn, đem lại niềm vui và hạnh phúc

cho các Tông đồ đang thất vọng. Trong công việc quen thuộc hàng ngày, giữa

Page 14: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

dòng đời nhiều âu lo, thất bại, các Tông đồ đã gặp được Chúa Ki-tô Phục Sinh.

Một con số mang tính biểu tượng nữa được ghi lại nơi đoạn Tin Mừng này là

số con cá bắt được, 153 con. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả ghi lại các

Tông đồ ngồi đếm xem bắt được bao nhiêu con. Theo các nhà chú giải Kinh

Thánh, thời Chúa Giê-su, con số 159 chỉ sự trọn vẹn, hoàn hảo. Có hai cách

giải thích. Cách thứ nhất 153= 1+5+3=9 (chín nút!!) là bội số của 3, nhấn mạnh

mức độ trọn hảo. Cách thứ hai, 144 là bội số của 12; nếu ta cộng 9 với 144 ta

được 153. Đây cũng là một cách để nhấn mạnh đến sự trọn vẹn. Có tác giả

khác lại giải thích theo quan niệm của các nhà sinh vật học ngày xưa, trong

biển có tất cả 153 loại cá. Như thế, con số 153 diễn tả hình ảnh của Hội Thánh

trong biển đời, chẳng khác nào người ngư phủ đi đánh bắt tất cả mọi người,

không trừ ai, và đưa họ lên con thuyền của Hội Thánh để về bến bình an của

niềm tin và của đời sống vĩnh cữu.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. …Chúa

Giêsu bảo rằng: “Các con hãy lại ăn”. …Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao

cho các môn đệ; ; Người cũng cho cá như thế.

Bánh, cá nhắc ta nhớ đến phép lạ

Chúa làm nuôi năm ngàn người ăn no.

Lửa có thể hiểu được là Thánh Thần.

Bánh là hình ảnh của chính Chúa

Giê-su, nhưng còn cá nướng? Nếu có

dịp hành hương Thành Đô Giáo Hội và đến các hang toại đạo, chúng ta sẽ thấy

biểu tượng con cá. Đây là một ám hiệu được dùng rất phổ biến trong những

năm tháng đầu tiên, khi Giáo Hội bị bách hại, để các Ki-tô hữu nhận ra nhau.

Con cá trong ngôn ngữ Hy lạp là Ichthus. Những Ki-tô hữu tiên khởi đã dùng

hình ảnh và chữ “Ichthus -con cá” để ngầm tuyên xưng Danh Thánh Chúa

Giê-su Ki-tô. Ichthus là tổng hợp những ký tự đầu tiên của “Iesous Christos

Theou Uios Soter”, nghĩa là Giê-su Ki-tô - Con Một Thiên Chúa - Đấng Cứu

Thế.

Như thế, cá nướng gợi lên hình ảnh Chúa Ki-tô là Đấng Cứu độ nhân loại, đã

Page 15: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 15

dùng chính cuộc tử nạn của Ngài để giải thoát cả nhân loại tội lỗi, kéo mọi

người lên cuộc sống thần linh với Thiên Chúa. Ngài dọn sẵn cho Hội Thánh,

cho con cái của Ngài đã lao nhọc bữa ăn là chính Mình và Máu Ngài, nhờ

quyền năng của Thánh Thần.

“Con hãy chăn dắt các chiên con, chiên mẹ của Thầy”

Việc Phê-rô đưa thuyền vào bờ nói lên chính ông và những người kế vị ông sẽ

lèo lái con thuyền Hội Thánh, đưa tất cả các dân tộc vào bến bình an. Hình ảnh

con thuyền và việc đánh cá được bổ túc bằng một hình ảnh khác: hình ảnh của

người mục tử và đàn chiên. Đức Giê-su Ki-tô, Vị Mục Tử tốt lành, nói với

Phê-rô: “Hãy chăn các con chiên của Thầy”. Tiên tri Ê-giê-ki-en đã gọi Thiên

Chúa là Mục Tử của dân Ít-ra-en; Đức Giê-su cũng dùng hình ảnh này để nói

về chính mình như mục tử của Hội Thánh. Giờ đây Ngài giao phó cho Phêrô sứ

mạng Mục tử ấy. Người Mục Tử tốt lành chăm sóc đàn chiên, yêu thương, che

chở và nuôi dưỡng chúng, bảo vệ chiên khỏi sói dữ đến độ hy sinh mạng sống

mình. Sứ mạng của Phê-rô và của mọi mục tử trong Hội Thánh là đưa mọi con

chiên đến ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Tìm hiểu ý nghĩa một vài biểu tượng trong chương cuối của Tin Mừng Thánh

Gio-an cho chúng ta vài suy tư thế này. Thiên Chúa nói với chúng ta qua những

hình ảnh, những sự việc, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường nhật,

chúng ta có thể cảm nghiệm được bằng các giác quan của mình. Những biểu

tượng ấy dẫn chúng ta đến những Chân lý trong cuộc sống và đến nguồn sống

đích thực. Trong mọi biến cố vui buồn, thành công, thất bại, hy vọng, lo âu…ta

đều có thể gặp Chúa Ki-tô Phục Sinh. Ngài vẫn hằng bổ sức cho chúng ta qua

bữa ăn được dọn sẵn là chính Thánh Thể Ngài mỗi ngày. Dưới sự hướng dẫn

của Thánh Thần, mọi thành phần dân Chúa khi nghe theo huấn quyền của Hội

Thánh, với quyền tối thượng là Đức Thánh Cha, Đấng kế vị Thánh Phê-rô sẽ

thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng của mình và sẽ thu được những kết quả

trọn hảo, như mẻ cá đầy ắp của các Tông đồ bên biển hồ Ga-li-lê-a năm xưa.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD

Page 16: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

.CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

Ngày 17 tháng 4

BÀI ĐỌC I: Cv 13, 14. 43-52

Này đây, chúng tôi quay về phía dân ngoại.

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Ngày ấy, hai ông Phaolô và Barnaba rời Perghê tiếp tục đi Antiokia

miền Pisiđia. Ngày Sabat, hai ông vào hội đường ngồi tham dự.

Tan buổi họp, có nhiều người Do Thái và nhiều người đạo theo, tức

là những người tôn thờ Thiên Chúa, đi theo hai ông. Hai ông nói chuyện

với họ và khuyên nhủ họ gắn bó với ơn Thiên Chúa.

Ngày Sabat sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa.

Thấy những đám đông như vậy, người Do Thái sinh lòng ghen tức, họ

phản đối những lời ông Phalô nói và nhục mạ ông. Bấy giờ ông Phaolô

và ông Barnaba mạnh dạn lên tiếng: “Anh em phải là những người đầu

tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời

ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây

chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này:

“Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến

tận cùng cõi đất”.

Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những

người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin

theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.

Nhưng người Do Thái sách động nhóm phụ nữ thượng lưu đã theo

đạo Do Thái, và những thân hào trong thành, xúi giục họ ngược đãi ông

Phaolô và ông Barnaba, và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Hai

ông liền giũ bụi chân phản đối họ và ra đi tới Icôniô. Còn các môn đệ

được tràn đầy hoan lạc và Thánh Thần.

Đó là Lời Chúa

Page 17: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 17

ĐÁP CA: Tv 99

Đáp: Ta là dân Chúa, là đoàn chiên Người dẫn dắt.

Xướng: Hãy tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu, phụng thờ Chúa

với niềm hoan hỷ, vào trước thánh nhan Người giữa tiếng hò reo.

Xướng: Hãy nhìn nhận Chúa là Thượng Đế, chính Người dựng nên

ta, ta thuộc về Người, ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt.

Xướng: Bởi vì Chúa nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tinh

thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín.

BÀI ĐỌC II: Kh 7, 9. 14b-17

Con Chiên sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh.

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan tông đồ.

Tôi là Gioan, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm

nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng

trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá

thiên tuế. Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn

lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế,

họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền

Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú

ẩn. Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời

thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai

sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa

sẽ lau sạch nước mắt họ.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, Tôi

biết chiên của Tôi, và chiên của Tôi biết Tôi”. Halleluia.

TIN MỪNG: Ga 10, 27-30

Page 18: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Tôi ban sự sốn gđời đời cho chiên của tôi.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.

Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do Thái rằng: “Chiên của tôi thì

nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự

sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp

được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn

tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa

Cha là một”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH

Ngày 17 tháng 04

( Chúa Nhật Chúa Chiên lành, ngày cầu nguyện cho ơn

thiên triệu Linh mục, Tu sĩ)

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Lời Chúa hôm nay trình bày Chúa Giêsu là người mục tử tốt lành: Ngài

biết rõ từng người chúng ta;

Ngài thí mạng sống vì chúng ta;

và Ngài dẫn chúng ta tới sự sống thật, sự sống đời đời.

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. (c.27).

Thiên Chúa là chủ chiên nhân lành. Ngài yêu thương mỗi người chúng ta bằng

một tình yêu cá biệt, cho dù chúng ta có xấu xa, có bệnh tật và có ra sao đi

chăng nữa, mỗi người đều có chổ đứng đặc biệt trong trái tim của Người.

Được thuộc về Chúa Giêsu, được Ngài biết và yêu thương, đó là điều vô

cùng hạnh phúc và bình an. Ai mà không muốn thuộc về đoàn chiên Chúa.

Nhưng thế nào là thuộc về đoàn chiên của Chúa? Muốn thuộc về đoàn

Page 19: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 19

chiên Chúa thì phải làm sao?

*Thứ nhất là phải tin vào Ngài: Chúng ta gia nhập đoàn chiên Chúa và

trở thành tín hữu: nghĩa là người tin Chúa, người biết Chúa. Biết Chúa và tin

Chúa không chỉ là học hỏi và suy niệm theo nghĩa tri thức, mà chính là yêu

mến, thân tình và gắn bó. Chính tình yêu mới làm cho chúng ta nhận biết Chúa

một cách đích thực. Đây là điều làm nên cuộc sống của người tín hữu.

*Thứ hai là phải nghe tiếng Ngài: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”.

Nghe tiếng Chúa nghĩa là phải chú tâm đến Lời Ngài dạy bảo.

Nghe tiếng Chúa qua lời giáo huấn của Giáo Hội; và những ơn soi sáng

trong tâm hồn mình. Và Nghe tiếng Chúa là để có mối tương quan thân thiết

với Người.

*Thứ ba là đi theo Ngài: “chiên của Tôi đi theo Tôi”.

Theo Chúa là thái độ hoàn toàn tự do, tự nguyện dấn thân và trao phó cuộc

đời mình cho Ngài. Theo Chúa cũng chính là từ bỏ con người củ, đường lối củ,

nếp sống củ và phải thực hành lời Ngài dạy bảo mỗi ngày trong cuộc sống.

Như vậy, liên hệ giữa chúng ta với Chúa phải là 2 chiều.

Chiều 1: Chúng ta phải chọn lựa thuộc về Chúa và trung thành bước theo

Chúa mỗi ngày.

Chiều 2: Ngài sẽ chăm sóc ta trong cuộc sống và Ngài đã hứa ban cho

chúng ta sự sống đời đời.

Nhưng, như thế không có nghĩa là thuộc về Chúa thì sẽ được Ngài bảo

đảm cho một cuộc sống thoải mái ở đời này, đôi khi ngược lại là đàng khác.

Nhưng ai vẫn trung thành thì được Ngài ban cho sự sống đời đời.

Nghe Chúa, Biết Chúa và Theo Chúa để được những gì? Chúa Giêsu trả

lời:

“Tôi ban cho chúng sự sống đời đời”; không bao giờ chúng phải diệt vong

và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (c.28).

Đoàn chiên đi theo mục tử tốt lành thì “đồng cỏ xanh tươi với dòng suối

mát trong” là đích điểm của chúng, vì chủ chiên chính “là Đường, là Sự Thât

Page 20: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

và là Sự Sống”. Người ban cho chúng ta sự sống đời đời và bảo đảm sự sống ấy

chắc chắn không thể mất được.

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”. (c.27)

Ngài biết chiên của Ngài vì Ngài là mục tử tốt lành.

Chúa Giêsu biết chiên của Ngài và chiên của Ngài cũng biết Ngài. Chúa

Giêsu không sợ để cho người khác biết mình. Còn chúng ta đôi khi lại sợ.

Chúng ta không muốn người khác đi vào cuộc sống của chúng ta, biết chúng ta

nghĩ gì? cần gì? đang lo buồn về chuyện gì? hy vọng về chuyện gì? Có lẽ vì

chúng ta sợ người khác biết mình rõ sẽ từ chối mình. Từ đó, chúng ta chỉ muốn

người khác biết chúng ta qua cái vẽ bề ngoài mà chúng ta cố tỏ ra. Như vậy,

làm sao chúng ta có thể tạo được một tình cảm với người khác nếu chúng ta cứ

giữ một khoảng cách đối với họ và không cho họ biết rõ về ta.

Thưa cộng đoàn, có nhiều mức độ biết: có khi chỉ là biết mặt, biết tên; có

khi chỉ biết như một người quen; có khi biết như một người bạn thân. Vậy

muốn biết nhau, hiểu nhau thật sự thì phải mong ước được gần gũi, được yêu

thương. Còn nếu không, thì chúng ta sẽ ít biết hoặc không biết nhau. Đời sống

chúng ta trôi qua nhanh khiến chúng ta ít biết nhau, mà không biết nhau thì

không thể yêu thương nhau được.

Đàn chiên là hình ảnh nếp sống cộng đoàn. Ngay cả trên bình diện tự

nhiên thôi, thì ai cũng cần có cộng đoàn. Đó là lý do tại sao Chúa muốn những

kẻ theo Ngài phải sống trong cộng đoàn. Trong cộng đoàn chúng ta tìm được sự

nâng đỡ, khích lệ và tình bằng hữu. Chúng ta không thể thuộc về Chúa Giêsu

mà không thuộc về đoàn chiên của Ngài.

*Gợi ý suy nghĩ:

1-Trên cánh đồng mênh mông trần thế hôm nay, xuất hiện ngày càng nhiều

những chủ chăn giả hiệu, những kẻ làm thuê. Họ mê hoặc, lôi kéo nhiều con

chiên xa đàn..., là người “mục tử giữa cộng đoàn dân Chúa”, tôi phải làm gì để

giữ lại những con chiên đang bị kéo ra khỏi đàn bởi những kẻ chăn thuê đội lốt

mục tử kia?

2-Người trẻ hôm nay không thiếu lòng quảng đại, không thiếu lý tưởng và

Page 21: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 21

những ước mơ cao cả. Họ cần có ai đó giúp họ gặp được Đức Giêsu (x.Ga

12,21) và chia sẻ nỗi bận tâm của Ngài về thế giới. Họ cần có ai đó giúp họ

nghe được tiếng kêu của bao người đói khát chân lý và công lý. Giúp họ nhận

ra bổn phận lớn lao là xây dựng trái đất thành mái ấm yêu thương. Liệu tôi có

thể trở thành người bạn, người cố vấn, người mục tử giúp các bạn trẻ dám sống

điều mình tin giữa muôn vàn khó khăn, giúp họ đứng vững trước cơn lốc của

cám dỗ chăng?

3-Trong một thế kỷ đề cao lý trí và tôn thờ khoa học; một thế kỷ mang

nặng dấu ấn của chiến tranh ý thức hệ, chủng tộc và tôn giáo; thế kỷ của bạo

lực, ruồng rẫy và dững dưng; thế kỷ trở nên xa lạ với tình thương và tình đồng

loại. Đức Giêsu đã phá vỡ bầu khí u ám này khi tỏ lộ cho con người biết tình

yêu của người mục tử nhân lành, đã hiến mạng sống vì đàn chiên. Và Giáo Hội,

qua nhiều thế kỷ vẫn không ngừng tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với

nhân loại, Đấng đã gọi tên từng con chiên một.

4-Chúa Giêsu muốn dẫn chúng ta tới sự sống thật, còn chúng ta nhiều khi

từ chối không nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.

Chúa Giêsu biết rõ từng người trong chúng ta và yêu thương chúng ta vô

cùng, thế mà lắm khi chúng ta hồ nghi tình thương của Chúa. Chúa Giêsu đã

chịu nhiều đau khổ vì chúng ta. Còn chúng ta, nhiều khi gặp đau khổ thì nản

lòng như kẻ không có đức tin

*Chúng ta cùng cầu nguyện:

Giữa một thế giới ồn ào vì tranh giành quyền lực, của cải, xin cho chúng

con lắng nghe được tiếng Chúa.

Giữa một thế giới chỉ biết tôn thờ vất chất, xin cho chúng con hiểu biết

Chúa thật sâu xa để yêu mến Người thiết tha.

Giữa một thế giới chỉ biết chay theo danh lợi, xin cho chúng con luôn đi

theo Chúa là chủ chiên nhân lành của cuộc đời chúng con mà thôi. Amen.

Gabriel Dương Văn Quốc Tiến.

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Page 22: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Ngày 24 tháng 4

BÀI ĐỌC I: Cv 14, 21b-27

Hai Tông Đồ tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì Thiên

Chúa đã cùng làm với hai ông.

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ.

Hồi ấy, sau khi đã loan Tin Mừng cho thành Đerbê và nhận khá

nhiều người làm môn đệ, ông Phaolô và ông Barnaba trở lại Lytra,

Icôniô và Antiokia. Hai ông củng cố tinh thần các môn đệ, và khuyên nhủ

họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới

được vào Nước Thiên Chúa”. Và trong mỗi Hội Thánh, hai ông chỉ định

cho họ những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác

những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin.

Hai ông đi qua miền Pisiđia mà đến miền Pamphilia rao giảng lời

Chúa tại Pergê, rồi xuống Attalia, từ đó hai ông vượt biển về Antiokia, là

nơi trước đây các ông đã được giao phó cho ân sủng của Thiên Chúa

để làm công việc vừa mới hoàn thành.

Khi tới nơi, hai ông tập họp Hội Thánh và kể lại tất cả những gì

Thiên Chúa đã cùng làm với hai ông, và việc Người đã mở cửa cho các

dân ngoại đón nhận đức tin.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 144

Đáp: Lạy Thiên Chúa con thờ là Vua của con, xin chuc tụng Thánh

Danh muôn thuở muôn đời.

Xướng: Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu

tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn

Page 23: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 23

loài Chúa đã dựng nên.

Xướng: Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,

kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài, nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,

xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng.

Xướng: Để nhân loại được tường những chiến công của Chúa, và

được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang. Triều đại Ngài: thiên niên

vĩnh cửu, vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.

BÀI ĐỌC II: Kh 21, 1-5a

Thiên Chúa lau sạch nước mắt họ.

Lời Chúa trong sách Khải Huyền của thánh Gioan tông đồ.

Tôi là Gioan, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ, đất cũ đã biến mất

và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem

mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẳn sàng như tân nương

trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây

là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ.

Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ.

Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng

chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến

mất”.

Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự”.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn

mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”

Halleluia.

TIN MỪNG: Ga 13, 31-33a. 34-35

Page 24: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương

nhau.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.

Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giêsu nói: “Giờ đây, con Người

được tôn vinh, và Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa

được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi

chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với

anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới: là

anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy

đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của

Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Ngày 24 tháng 04

YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG

Khái niệm ‘yêu' rất là trừu tượng và có khi đa dạng khiến chúng ta khó lòng

nhận định, phân định trong đời sống thường ngày. Và khi nói đến ‘yêu’, chúng ta

có khuynh hướng thu hẹp lại thành tình yêu đôi lứa, tình yêu nam nữ, hay yêu

đương lãng mạn.

Trong những lần hỏi các em dự tu hoặc những ai có hướng đi tu: “tại sao các

con đi tu?”, hay “điều gì khiến các con đi tu?”, thì hầu như các em có chung một

câu trả lời nằm lòng, đó là: “vì con yêu mến Chúa, nên con đi tu!”

Kính thưa quý ông bà và anh chị em, bài Tin Mừng hôm nay, có thể nói Chúa

Giê-su trăn chối cho các môn đệ và cho tất cả chúng ta: bí quyết sống đời sống làm

môn đệ của Chúa, căn tính của ơn gọi làm Ki-tô hữu đích thật, đó là không phải

điều gì khác ngoài giới răn yêu thương, và không chỉ yêu thương nhau thôi, mà còn

yêu thương nhau như chính Chúa Giê-su đã yêu thương ta.

Page 25: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 25

Nếu dừng dòng suy tư lại nơi đây, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nói: ôi!

tưởng điều gì mới mẻ lắm, hoá ra chỉ là hai chữ ‘yêu thương’, yêu mến Chúa như

Cha của mình, và yêu thương tha nhân như chính mình!!! Đúng là giới răn yêu

thương được thể hiện qua lòng kính mến Chúa thâm sâu và cảm thương với người

khác, không kể là người đồng đạo hay khác đạo, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ đoạn

Tin Mừng hôm nay, thì chúng ta sẽ nhận ra điều Chúa Giê-su dạy tuy khác về ngôn

từ, nhưng Ngài lại muốn đưa chúng ta đi sâu vào căn tính của người môn đệ, của

người Ki-tô hữu: giới răn yêu thương mới, và yêu thương nhau như Thầy đã yêu

thương anh em (x. Ga 13, 34). Tiếp đến, khi mỗi người chúng ta sống ơn gọi yêu

thương như Thầy Giê-su đã yêu thương thì chúng ta đang tiến bước trên con đường

làm chứng, truyền giáo và chia san.

Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu: giới răn yêu thương mới nghĩa là gì?

Từ ngữ ‘mới’ ở đây không diễn tả điều trái ngược với cũ hay cựu, mà thiết nghĩ đó

là sống giới răn yêu thương ở một tầm vóc mới, tầm vóc sâu lắng, thâm sâu hơn và

triệt để hơn. Nói cách khác, khi sống giới răn mới này, chúng ta đang mang lấy căn

tính của người môn đệ Giê-su.

Giê-su ơi, hỡi Thầy chí Thánh

Chẳng rời xa con đây mọn hèn

Nhưng luôn bên đỡ nâng con mãi

Trao cho con ân nghĩa tín thành

Trở nên người môn đệ dấu yêu

Yêu thương Chúa như mến thương Cha

Khắc ghi mãi tâm hồn con đây

Yêu thương nhau như Giê-su dạy

Tự huỷ mình, tình yêu vị kỷ

Giê-su ơi, Thiên Chúa của lòng con!

(Cảm tác, Lm. Xuân Hy Vọng)

Thứ đến, Chúa Giê-su nhắn nhủ và thúc giục chúng ta hãy yêu thương một

cách cụ thể, đó là yêu thương nhau như Người đã chết, hy sinh cho chúng ta,

“không có tình thuong nào cao cả hon tình thuong cua nguơi đã hy sinh tính mang

vì ban hưu cua mình” (Ga 15, 13). Chúa Giê-su đã yêu thương các môn đệ, đã kiên

nhẫn dạy dỗ khai tâm cho các ông, đã đồng hành, hướng dẫn và tha thứ cho sự yếu

đuối, phản bội của các ông. Người yêu thương chúng ta hết mình, không một lời

than van, trách móc! Người đã tự khiêm, tự hạ, tự huỷ chính bản thân mình mà mặc

lấy xác phàm yếu đuối, mỏng dòn của kiếp nhân sinh, để Người ôm trọn con người

chúng ta, nâng chúng ta lên và đưa về cùng Chúa Cha. Người yêu thương chúng ta

Page 26: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

với tình yêu vị kỷ, không chút vương vấn ‘cái tôi’ hay ‘cái bụng to tướng’ của lòng

kiêu căng, ngạo nghễ! Người yêu thương ta chân thành, không một lời đay nghiến,

không lên án, không chụp mũ, quy kết, đỗ lỗi cho ai! Người yêu thương ta không

giới hạn, vô điều kiện, không tì vết hay yêu sách hay đòi hỏi trả công!Tình yêu

Người dành cho chúng ta vượt trên cả thời gian, không gian và cả trong mối tương

quan đời thường! Tình yêu Người không ‘thanh lý’, không ‘đáo hạn’, không ‘thời

hạn sử dụng’ (expiry date, 期限).

Tóm lại, Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ, và chúng ta tháp nhập vào Người,

gắn kết và nhìn ngắm, học hỏi nơi Người cho thật gần, thật kỹ để rồi chúng ta có

thể yêu thương nhau, yêu thương anh chị em, yêu thương Giáo Hội, yêu thương

cộng đoàn giáo xứ, yêu thương gia đình, bạn bè, lối xóm, và yêu thương cả những

người chúng ta cảm thấy không chút thiện cảm, hay không ưa, bằng chính tình yêu

như Thầy Giê-su đã tự hiến thân mình, chấp nhận yêu thương ta cho đến chết. Và

điều này được minh chứng một cách rõ ràng qua công cuộc truyền giáo, đời sống

của các Thánh Tông Đồ như Sách Công Vụ ghi lại “Các ngài thuạt lại nhưng gì

Thiên Chúa đã làm vơi các ngài. Khi đên noi, các ngài tu hop giáo đoàn, thuạt cho

ho nghe nhưng gì Thiên Chúa đã làm vơi các ngài và đã mơ lòng cho nhiêu dân

ngoai nhạn biêt đưc tin (Cv 14, 27). Chỉ khi sống đúng như Chúa Giê-su dạy, thì

chúng ta mới có thể mặc lấy căn tính của người môn đệ Người, và đó chính là bí

quyết của việc truyền giáo, chia san, rao giảng Tin Mừng yêu thương “can cư vào

điêu này mà moi nguơi nhạn biêt các con là môn đẹ cua Thây, là nêu các con yêu

thuong nhau" (Ga 13, 35)

Hãy yêu như Giê-su

hãy thương người anh em

sống cho đời thêm tươi

bằng nụ hoa bác ái

thêm chút vị thứ tha

bỏ qua cái tôi đòi

mặc lấy đức khiêm hạ

Giê-su của tình yêu!

(Cảm tác, Lm. Xuân Hy Vọng)

Lạy Giê-su từ ái, xin hoán cải lòng con, cho con nếm trải mùi vị ngọt tình yêu

mà Ngài hằng ban cho con mỗi giây phút trong đời. Xin cho tâm hồn trở nên chiếc

gương soi phản chiếu tình yêu vị tha của Ngài qua mọi nẻo đường con đi. Amen.

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 27: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 27

Anh chị em rất thân mến,

Mừng lễ Phục Sinh quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em. Xin Đức

Kitô Phục Sinh ban cho anh chị em tràn đầy niềm vui và bình an, trong niềm xác

tín Đức Kitô đã chiến thắng thế gian, Ngài đang ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến

tận thế, để chúng ta luôn là nhân chứng của mầu nhiệm tử nạn phục sinh, mầu

nhiệm của lòng thương xót Chúa giữa mọi người.

Cuộc tử nạn phục sinh của Đức Kitô là tột đỉnh của lòng thương xót Chúa, nhờ

những đau khổ, thánh giá và sự chết của Đức Kitô, Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho

chúng ta và nhận lại chúng ta làm con của Ngài. Nhờ sự phục sinh của Đức Kitô,

chúng ta cũng được tái sinh trong ân sủng và Thánh Thần, để cũng được đồng thừa

tự với Đức Kitô.

Dù đã được cứu chuộc, dù đã được cảm nghiệm lòng thương xót Chúa qua sự

tha thứ, con người hôm nay vẫn luôn đối xử với anh chị em mình như người xa lạ,

vì thế trong thế giới hôm nay, chiến tranh vẫn còn diễn ra khắp nơi dưới những

hình thức: nội chiến giữa các sắc tộc, khủng bố vì ý thức hệ, bách hại vì đức tin và

do đó, hàng triệu người đã phải bỏ quê cha đất tổ trốn sang một quốc gia khác, và

từng ngày chờ đợi một cách tuyệt vọng trong các trại tỵ nạn dọc theo các biên giới,

thiếu thốn mọi nhu cầu tối thiểu, như chúng ta đã chứng kiến từng ngày qua tin tức

trên các đài truyền hình. Họ đang chết dần chết mòn trong sự vô tâm ích kỷ của

chúng ta, những người tỵ nạn, được Chúa ban cho một cuộc sống bình an, đầy đủ,

ngay chính nơi đất khách quê người. Hơn bao giờ hết, câu hỏi mà Thiên Chúa đã

đặt ra cho Cain: “em ngươi ở đâu?” cũng là vấn nạn lương tâm mà Chúa đặt ra cho

mỗi người trong chúng ta hôm nay. Chúng ta không thể trả lời một cách vô trách

Laù Thö

MUÏC VUÏ

Page 28: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

nhiệm như Cain: “Tôi không biết”, vì: “Máu của em người đã kêu thấu đến

Ta”(Sáng Thế Ký 4, 9).

Chúng ta đã được tạo dựng trong sự liên đới với gia đình, với xã hội, với giáo

xứ… Không chỉ liên đới trong đời sống xã hội, kinh tế, sản xuất mà thôi, chúng ta

còn liên đới trong đức tin, trong đời sống luân lý, đạo đức. Chúng ta từng ngày

hưởng nhờ lương thực do công khó của bao nhiêu người đầu tắt mặt tối để làm ra,

thì chúng ta cũng có bổn phận nâng đỡ và chia sẻ với những anh chị em đau khổ,

bất hạnh trong mọi lãnh vực. Thái độ làm ngơ, hững hờ của chúng ta đối với tha

nhân cũng không khác gì thái độ buông trôi vì sợ thiệt thòi của Philatô khi rửa tay

tuyên bố vô tội trước sự oan ức của Đức Kitô và dẫn Ngài vào cái chết đau khổ, ô

nhục trên thánh giá. Sự vô tâm, ích kỷ của chúng ta trước những bất công trong xã

hội, cũng giống thái độ ươn hèn, thiếu lòng thương xót và quan tâm của các môn

đệ trong vườn Cây Dầu, thả mình buông trôi theo thú tính nặng nề, mà không hề

bận tâm tới nỗi đau khổ tận cùng của Đức Kitô: “Anh em không thể thức được một

giờ với tôi sao?” (Mt 26, 40). Là những người tỵ nạn cộng sản, chúng ta đã hiểu thế

nào là sự hoảng sợ khi đối diện với cái chết trên biển cả bao la, thế nào là cái đói,

thế nào là nỗi ô nhục mất nước, thế nào là sự thiếu thốn vật chất. Hãy cố gắng để

đừng lập lại những điều đó trên các anh chị em bất hạnh, trên các trẻ em vô tội

trong xã hội văn minh hôm nay của chúng ta. Hãy mở lòng đón nhận anh chị em

chúng ta như Mẹ Maria đã mở lòng đón nhận chúng ta làm con của Mẹ dù chúng ta

đã giết chết người con một duy nhất của Ngài.

Kỷ niệm biến cố đau thương 30 tháng 4, chúng ta hãy cầu xin Chúa thương

giải thoát quê hương, dân tộc chúng ta khỏi sự tàn ác, vô nhân tính của chủ nghĩa

cộng sản và xin cho chúng ta đừng nhắm mắt làm ngơ, qua sông chặt cầu đối với

hơn 90 triệu anh chị em Việt Nam đang sống trong nhà tù vĩ đại Việt Nam, để

thành tâm cương quyết tìm một giải thoát cho họ. Và nhất là hãy biết sống xứng

đáng là người Việt Nam công giáo nơi đất khách quê người, hầu làm đẹp lòng

Chúa và không làm nhục tổ tiên anh dũng của chúng ta.

Ngày 29 tháng 4, vào lúc 2g00 chiều, thầy Hoàng Đức Lợi, địa phân

Hiroshima, sẽ được truyền chức phó tế tại nhà thờ Okayama, Okayama-Ken. Một

Page 29: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 29

lần nữa, Thiên Chúa tỏ bày lòng thương xót của ngài cho Giáo Đoàn chúng ta,

không để chúng ta như đàn chiên không người chăn dắt. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa

và cầu nguyện cho thầy Hoàng Đức Lợi được luôn quảng đại, can đảm bước theo

tiếng gọi của Ngài, trở nên mục tử như lòng Chúa mong muốn.

Trong thao thức chuẩn bị chu đáo để Đại Hội Lòng Thương Xót sẽ được tổ

chức tốt đẹp, làm sáng danh Chúa và ích lợi cho Giáo Đoàn, các ban đại diện sẽ

gặp lại nhau tại Mikkabi vào ngày 30 tháng 4, để phân chia công tác trong các ngày

đại hội (13-14 tháng 5) tại Nibuno, Himeji. Xin anh chị em cầu nguyện cho buổi

họp Giáo Đoàn được tốt đẹp. Xin Thánh Thần Chúa soi sáng, để mọi người biết

sẵn sàng hợp tác với nhau hầu Đại Hội có thể mang lại nhiều ích lợi cho mọi người

trong Giáo Đoàn trong Năm Thánh đặc biệt Lòng Thương Xót này.

Giáo Đoàn cũng mời gọi mọi người trong tháng 4 này, cầu nguyện đặc biệt cho

những người tội lỗi được ơn ăn năn hối cãi, để không còn làm mất lòng Chúa,

Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con duy nhất của Ngài để làm

giá chuộc thế gian. Và xin cho chúng ta, những người tội lỗi, đừng bao giờ chỉ trích,

lên án người khác, nhưng biết luôn sống khiêm tốn, thánh thiện, ngày càng trở nên

trọn lành như lòng Chúa mong ước: “chúng con hãy nên trọn lành như Cha chúng

con là Đấng trọn lành”, để chúng ta thực sự là dấu chỉ của lòng thương xót Chúa.

Mừng lễ Phục Sinh quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em. Ước gì

chúng ta cũng được tái sinh trong nước, máu Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần,

khi cử hành mầu nhiệm phục sinh từ kẻ chết của Đức Kitô.

Hẹn gặp lại anh chị em trong các thánh lễ bằng tiếng Việt. Tôi luôn nhớ cầu

nguyện cho anh chị em.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Page 30: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Tin coäng ñoaøn

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 03/2016, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng đại để

chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và của quý vị ân

nhân sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhom Gia Trương Kobe 8.000 yen

Vườn Rau Tình Thương Himeji 5.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 7.000 yen

Vườn Rau Nhân Ái 10.000 yen

Bánh chưng Fujisawa 9.600 yen

Nhom Long Thương Xot Fujisawa 3.000 yen

Quang Anh (Fujisawa) 1.000 yen

CĐ/CG Yamato ban banh mi 10.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

Một vị ân nhân 10.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 10.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 10.000 yen

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

Chi Ngoc Anh (Himeji) 1.000 yen

Tổng kết tháng này 145.600 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/03/2016) 62.929.049 yen

Đã gởi về Việt Nam 82 đợt 61.675.500 yen

Tiền còn lại 1.253.549 yen

Page 31: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 31

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em nghèo

hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2016-2017 của quý vị ân nhân sau đây:

- AC Việt-Thùy (Yao, Osaka) giúp hai em: 20.000 yen

- AC Thuyết-Mai (Fujisawa) giúp hai em: 20.000 yen

- Cô Nguyễn thị Kim Dung (Kawaguchi) giúp một em: 10.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành thật

biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả quý vị ân nhân đã quảng đại

chia sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em. Đây cũng là một

hình thức giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ quốc Việt Nam.

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công tác

bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho quý vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

THÔNG BÁO VỀ BUỔI HỌP GIÁO ĐOÀN

THƯ MƠI HƠP GIAO ĐOAN

Kinh thưa qui Cha, qui thây qui sơ, qui Ban Cô Vân, qui Ban Đai

Diên Liên Công Đoan Đức Mẹ La Vang, Liên Công Đoan Miên Tây, qui Ban

Đai Diên cac Công Đoan, qui Ban thưc hiên Phung Vu Lơi Chua, qui Ban Đai

Diên Chương Trinh Thăng Tiên Hôn Nhân va qui Ban Đai Diên Nhom Chia Se

Lơi Chua .

Xin mơi qui anh chi em danh thi giơ đên tham dư ngay họp Giao

Đoan đê chuân bi cho viêc tô chưc Đai Hôi Năm Thanh Long Thương Xot tai

Nibuno Himeji vao ngay 13-14 thang 8-2016, đông thơi bâu tân Ban Đai Diên

Giao Đoan va tim phương hương cho hoat đông cua Giao Đoan trong tương lai.

Thời gian: từ 9g00 sáng đến 5g00 chiều ngày (thứ bảy) 30 tháng 4 năm 2016

Đia điêm : Nha Dong UMINOHOSHI (海の星修道院)

431-1424 HAMAMATSU SHI, KITA KU, MIKKABI CHO SHIMOONA

2245-8(浜松市北区三ケ日町下尾奈) Tel 053-528-0190

Chương trinh dự thảo:

07g00: Thánh Lễ (không bắt buôc)

08g00: ăn sáng

09g00: Bàn thảo chương trình chuân bi Đai hôi Năm Thanh Long Thương

Xot.

11g45: nghỉ

12g00: ăn trưa

Page 32: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

13g30: Tiêp tuc ba thao . Đuc kêt.

17g00: giải tán

Đê tiên viêc săp xêp chỗ ngu, âm thưc, xin các Ban Đại Diện Công Đoàn

vui lòng cho biết số người tham dự. Quý Anh chi em dự định đến vào tôi thư

sau, xin vui lòng liên lac trươc thanh thât cam ơn.

Thay măt Ban Tô Chưc trân trong kinh mơi

Trương Ban Đai Diên Giao

Đoan

Trân văn Minh

※ Điên thoai di đông 090-6599-0129. Email: yamadatranvanminh @

yahoo.co.jp

Đi xe hơi ra công Tomei 17 Mikkabi, ra công chay thăng hương Toyohashi -

Arai レ-クサイ.ウエイ khoang 15 phut qua câu đên đen hiêu thư 2 queo phai,

chun qua đương hâm, khoang 200 m, nha dong năm bên trai .

Đi tau điên xuông ga Hamamatsu đôi qua JR đi hương Toyohashi, xuông ga

Shinjohara se co ngươi đon.

TIN THUYÊN CHUYỂN

Từ tháng 4 này, xin mọi người liên lạc với quý cha Nguyễn Xuân Tiến, cha

Nguyễn Hồng Tâm và cha Đoàn Tận Hiến theo địa chỉ mới sau đây:

Lm Nguyễn Hồng Tâm

Daikuma Catholic Church

21-1 Daikuma Machi, Naze; Amami-Shi, Kagoshima-Ken 894-0009

Tel. 0997-54-3216; Cell. 090-5923.9339 ; Email: [email protected]

Lm GioanKim Nguyễn Xuân Tiến

Nishi Chiba Catholi Church

11-14 Shiomigaoka-Cho; Chuo-Ku, Nishi Chiba-Shi 260-0034

Tel.043-241.4812; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected]

Lm Đoàn Tận Hiến, SDB

Hamamatsu Catholic Church

2662 Tomitsuka-Cho, Naka-Ku; Hamamatsu-Shi 432-8002

Phone: 053-474.3314. Email: [email protected]

Page 33: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 33

PVLC

TIN CĐ/CG FUJISAWA

THÔNG BÁO:

Tháng 5 là tháng hoa Kính Đức Mẹ ,trong Thánh Lễ đầu tháng của CĐ

sẽ tổ chức nghi thức dâng hoa kính Đức Mẹ. Xin quý ông bà và anh chị em mang

hoa đến để dâng hoa mừng Kính Mẹ trong tâm tình tạ ơn và phó dâng cho Mẹ.

Xin mọi người lưu ý đến tham dự đông đủ và đúng giờ.

BĐD/CĐ Fujisawa

THƯ MỜI THAM DỰ TĨNH TÂM

“Một ngày cầu nguyện” Tại Dòng Nữ Tu Trái Tim Mẹ Maria

Địa chỉ: Shinjuku Minamimotocho 6-2

Cách đến: JR Sobusen xuống ga Shinanomachi đi bộ 3 phút

Điện thoại: 080-1115.4562 ( Sơ Thúy); 03-3351.0297 (nhà dòng)

Thời gian: Chúa Nhật ngày 24 tháng 4, từ 10:00-16:30: Cha Cao Trí

Chúa Nhật ngày 22 tháng 5, từ 10:00-16:30: Cha Lập

Rất hoan nghênh kính mời tất cả những ai muốn sống một ngày yên tĩnh

trong cuộc sống bận rộn hôm nay, những ai muốn quí trọng đời sống linh thiêng

của chính mình, những ai muốn tìm thánh ý của Chúa.

Lệ phí tham gia: học sinh 500 yen, người lớn trên 500 yen.

Sơ Shinozaki Thúy

CÂY - HAI HAY HAI - CÂY

Tính theo vàng thì cây-hai không bằng hai-cây được. Hai cây vàng vẫn hơn

Cây hai vàng. Điều tôi muốn chia sẻ ở đây là Hai cây, tức là cây gai và cây vả.

Cây gai, chính xác là bụi gai, cháy mà không rụi, một cảnh tượng kỳ lạ

(x.Xh3,2-3) và cây vả thì không sinh trái (x.Lc13,6-9).

Cây gai. Ông Mô-sê, thấy bụi gai cháy mà không rụi. Tại sao? Vì có Chúa.

Cây gai đó cũng là hình ảnh của mỗi người chúng ta. Con người của ta cháy mà

không rụi. con người của chúng ta hèn mọn, yếu đuối; kiêu căng, ngạo mạn thế

mà ta vẫn chưa rụi, vẫn chưa chết. Tại sao? Vì có Chúa; vì có Chúa yêu thương,

vì Chúa nhân từ, vì Chúa từ bi nên ta vẫn còn sống cho đến bây giờ. Nhưng ta

Page 34: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

đừng vì thế mà ỷ lại hay kiêu căng. Thánh Phao-lô nói: “Ai tưởng mình đang

đứng vững thì hãy coi chừng kẻo ngã”(x.1Cor10,12).

Ta hãy nhớ lại hình ảnh của cây vả. Đã 3 năm ông chủ vườn tìm quả mà

không thấy, ông chủ muốn chặt nó đi-chặt là chết đấy. Người làm vườn thì hết

sức can ngăn và cam kết, ông sẽ bón phân, tưới nước, nếu năm nay nữa mà

không có trái, ông chủ sẽ chặt nó đi.

Chúng ta cũng vậy, cho đến bấy giờ ta đã sinh trái chưa? Nếu không thì ta

hãy coi chừng; nếu có thì sinh càng nhiều, càng tốt. Trái ở đây là một con

người thánh đức và thánh thiện. Một con người có lòng từ bi, thương xót như

Cha trên trời là Đấng thương xót, từ bi. Trong năm thánh từ bi, ta hãy để ý và

sinh hai thứ trái đó là trái “thánh đức” và trái “thánh thiện”.

Thánh đức là ăn ở sao cho có nhân, có đức. Nhân là lòng nhân và đức là

yêu người, nghĩa là biết cảm thông với người khác và giúp đỡ họ. Ăn ở cho có

nhân, có đức. Nhân còn là lòng nhân từ; đức là công đức hay phúc đức, đạo

đức. Tức là sống có tình người, có tính người

Thánh thiện là biết tha thứ, tha thứ cho những người xúc phạm hay làm hại

gì đến mình. Chúa nói trong bài dụ ngôn “Tên mắc nơ không biết xót thương”

rằng: “Cha Thầy trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu anh em

không hết lòng tha thứ cho anh em mình”(x.Mt18,34). Có nghĩa là Ta có tha

thứ cho người ta thì Chúa mới tha thứ cho ta. Ta không tha thì Chúa không tha.

Điều này có ý nghĩa gì đây?

Có phải là ta không tha thì Chúa không tha cho ta không? Nếu đúng như

vậy thì Chúa cũng như ta và ta ngang hàng với Chúa. Không. Không phải như

vậy.

Chúa vẫn luôn tha thứ cho ta, có điều ta có nhận được sự tha thứ của chúa

hay không thì còn tùy ở ta. Chúa không đòi ta phải hy sinh thân mình hay bắt ta

phải hãm mình ép xác cách ghê gớm; như đọc lần hạt 50 kinh mà quì giang tay

chẳng hạn. Thế nhưng Chúa chỉ đòi ta tha thứ cho người khác thôi.

Khi tha thứ cho người khác là ta mở rộng cõi lòng, mở rộng con tim của ta;

càng tha thứ bao nhiêu thì lòng ta càng rộng mở bấy nhiêu, tức là ta càng đón

nhận nhiều ơn tha thứ của Chúa bấy nhiêu. Ta mà không tha thì ta tự đóng của

lòng mình lại, Chúa có tha đi nữa thì ơn tha thứ của Chúa không đến với tâm

Page 35: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 35

hồn ta được. Chúa chẳng dại gì mà cứ nhớ đến tội của ta làm gì cho mệt, “Tội

lỗi của ta Người ném xuống đáy biển”. Chúa hằng ban mọi ơn lành để cho con

người chúng ta sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc thôi. Nhớ đến tội chỉ

làm bực mình thôi chứ không ích lợi gì; cũng không hạnh phúc gì đâu.

Không có tội gì hay không có xúc phạm gì của người khác mà khiến ta

không thể tha thứ được. Chúng ta là con người với nhau, có làm chi đi nữa

cùng không bằng ta xúc phạm đến Chúa. Chúa là Chúa Đấng tuyệt đối thánh

thiện và tốt lành; còn con người cũng ta thì “xác đất vật hèn”, ai cũng thế chẳng

ai hơn ai. Nhiều khi mình bực, mình tức vì người ta xúc phạm đến mình, thế

nhưng, có lúc ta cũng lại làm điều đó cho người khác; ta đâu có hơn gì ai đâu.

Thế mà Chúa tha cho ta được thì tại sao ta lại không tha thứ cho người ta cơ

chứ. Ta mà không tha thì ta tự hủy mình thôi. Có tha thứ cho người khác, ta

mới lãnh nhận được sự tha thứ của Chúa. Điều này chỉ có lợi cho ta mà thôi.

Điều này phải nói là “thả con tép mà bắt con tôm” đấy. Ta tha cho người ta có tí

xíu như con tép, mà ta nhận được sự tha thứ của Chúa, nó to như con tôm vậy,

quá lời đi chứ lị. Thế mà nhiều khi ta lại không chịu làm. Thế có dại không cơ

chứ!

Vậy trong năm thánh từ bi, ta hay nghe Lời chúa, noi gương Chúa và thực

hành lời kêu gọi của Giáo Hội mà làm hai việc, đó là yêu thương và tha thứ. Có

yêu thương ta mới tha thứ được; yêu thương rồi thì cái gì cũng bỏ qua được, tội

gì củng tha thứ được hết. Nếu có người khó thương hay khó ưa thì ít ra ta hãy

tha thứ và đừng để lòng hận thù hay trả thù. Làm được như vậy cũng đã là tốt

lắm rồi. Cứ coi họ như bao người khác thôi; không cần yêu thương họ như

những người yêu quí của mình. Điều đó không thể.

Nếu ta có tội thì ta đi xưng tội và nhất là siêng năng lãnh ơn toàn xá. Vì khi

xưng tội thì ta được Chúa tha tội và ơn toàn xá thì tha những hình phạt do tội

gây nên, sau này ta khỏi phải đền trong lửa luyện ngục.

Có thế trong Năm thánh từ bi và trong mùa chay thánh này, cây vả đời ta sẽ

sinh hoa kết trái, sẽ trở thành Bụi gai, dù có bị cháy cũng không bị thiêu rụi.

Con người hèn mọn và mỏng dòn của ta, dù có bị thế gian, xác thịt hay ma quỉ

cám dỗ cũng không làm gì được ta, vì ta đã có Chúa, đã có ơn Chúa giữ gìn, ta

sẽ nên thánh, nên thiện và nên từ bi như Chúa và Giáo Hội hằng mong muốn.

Cây-Hai của ta sẽ thành Hai – Cây, sẽ sinh hai trái là “thánh đức” và “ thánh

Page 36: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

thiện”. Amen. Lm. Bosco Dương Trung Tín

Page 37: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 37

“Ít lâu nữa anh em sẽ không thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy

Thầy”(Ga 16, 16)

Ôi lạy Chúa, làm sao con hiểu thấu

Lời yêu thương mặt chữ có gì đâu

Bởi tình Chúa chứa đựng nét thâm sâu

Khó hiểu lắm và người đời chưa biết.

Ít lâu nữa, thời gian không định mức

Không thấy Chúa sức nào nâng đỡ dậy

Ngày tháng qua giọt đắng mãi từng giờ

Của đêm tối kéo dài bao sợ hãi.

Thời gian ấy khiến tông đồ lo sợ

Bao lâu nữa thật nghiệt ngã Chúa ơi

Nỗi buồn đau choán ngập cả đường đời

Khom lưng vác gánh tình… Thầy nặng thế.

Thời gian đến mắt đợi chờ ngây dại

Chúa bị nộp trong tay người tội lỗi

Bị kết án, bị đóng đinh khổ hình

Rồi an táng xác Thầy trong mồ đá.

Ba ngày sau đá cửa mồ tung mở

Rồi xác thể Chúa đâu chẳng thấy gì

Bởi Ngài đã trổi dậy từ cõi chết

Thương nhân loại Chúa mở lối thiên đàng.

Cả vạn vật reo mừng Chúa phục sinh

Con tin yêu phó thác xác hồn mình

Điều Ngài dậy con vo tròn vô tận

Vâng lời Chúa phúc âm hóa cuộc đời.

Bảo Quyên

MỪNG MẦU NHIỆM

CHÚA PHỤC SINH

Page 38: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Tôi tự hỏi : bao năm rồi nhì ?

Đến Thánh Đường đã bị lãng quên ;

Vùi đầu mải miết kiềm tiền

Ăn chơi cỡ mấy, tìm liền đến ngay

Giao tiếp bạn bè: bày nhiều cách

Lợi danh, cố phân tách: thực hành

Mục tiêu phải đạt cho nhanh

Lương tâm cắn rứt, vẫn đành ra tay

Tham lam, hoan lạc, ngày chồng chất

Vậy mà nhiều lúc thật cô đơn

Thú vui đã dứt, buồn hơn

Tìm ai tâm sự giải cơn nỗi sầu

Đêm thanh vắng, ngửa đầu ngước mắt

Nhìn Trời, bừng tỉnh, thắt tâm can

Bởi vương tội lỗi muôn vàn

Chúa Chân Thiện Mỹ, con van xin Ngài

Kéo con khỏi vũng đày đen tối

Nguyện được theo đường lối của Ngài

Tinh thần sám hối Mùa Chay

Thánh Thần, Đức Mẹ đưa tay hộ phù

Biết rằng thân phận dù bất xứng

Tình Yêu của Chúa đứng chờ mong

Ăn năn, cải thiện thực lòng

Hưởng ơn Cứu Chuộc, chắc không ưu phiền./.

Pr. Khiêm Cung.9

BỪNG TỈNH

Page 39: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 39

“CON VUA” ĐANG PHÁ NÁT VƯỜN CHÈ BẢO LỘC

Từ thanh phố Sài Gòn đi theo con đường Nam Bắc quốc lộ 1, qua cầu

Đồng Nai, sau đó tới khu vực họ đạo Hố Nai, rồi đi thẳng về ngã ba Dầu Dây và

rẽ trái gặp quốc lộ 20. Đâyy là con đường tráng nhựa do người Pháp có công xây

dựng vào cuối thế kỷ 19. Từ khi vị bác sĩ người Pháp, theo đạo conga giáo, tên

là Alexander Yersin, khám phá ra đỉnh Lang Biang trên cao nguyen Lâm Viên,

vào lúc 15g30 ngày 21 tháng 6 năm 1893, đó là thành phố Đà Lạt, còn được

người ta gọi tên là “thành phố ngàn thông”.

Lần lượt đi qua huyện Thống nhất tỉnh Đồng Nai, gồm nhiều xứ đạo, phần

đông là người công giáo di cư đến đây lập nghiệp từ lâu. Họ buôn bán sầm uất

và sống rất có tinh. Ở đây nổi tiếng nhất là họ đạo Gia Kiệm, một giáo xứ lớn và

cò nhiều giáo dân đạo hạnh. Đa số họ mưu sinh bằng nghề trồng trọt lúa ngô

khoai sắn, cùng với hoa màu và nhiều loại cây ăn trái có giá trị cao, rất phát triển.

Mỗi năm người dân thu nhập cũng vừa đủ sống.

Sau đó tới khu vực Túc Trưng, thuộc huyện Tân Phú, Đồng Nai, còn được cư

dân gọi tên là “Khu Việt Kiều”, gồm có một số gia đình công giáo người Việt

lánh nạn trở về quê hương, sau biến cố “cáp duồn”, chặt đầu người Việt thả trôi

sông, ở nước láng giềng Campuchia, dưới thời Lonnol vào khoảng đầu thập niên

1970. Rồi đi trở lên đến thị trấn Định Quán, ở đây vang danh với 3 tảng đá to,

chồng chất lên nhau trông rất đẹp. Nơi đây nổi tiếng có một vườn cây “giá tỵ”

cao thẳng tắp, um tùm hoa lá, được trồng hai bên quốc lộ 20, trong một khu đất

khá rộng. Người xưa kể rằng: vào những năm đầu thập niên 1960, gia đình bà cố

vấn Ngô Đình Nhu đã cho nhập loại cây đặc biệt này từ Pháp về Việt Nam trồng

cấy, để làm báng súng. Bởi khí hậu ở đây mát mẻ, sương lạnh quanh năm, rất

thích hợp cho việc gây giống.

Đi xa nữa là vùng đất Phương Lâm thuộc huyện Định Quán, Đồng Nai, một

khu vực có nhiều đồng bào công giáo di cư, đã lập nghiệp ở đây từ năm 1954.

Họ xây dựng ngôi thánh đường Phương Lâm cổ kính và đồ sộ nhất vùng, dưới

sự cai quản của 7 vị linh mục tốt lành. Một giáo xứ lớn và có nhiều con chiên

ngoan đạo. Hằng ngày họ sinh sống bằng nghề chăn nuôi gia súc, cùng với

những đầm nuôi tôm, thả cá, làm nông trại, trồng cây lương thực ngắn ngày và

đủ loại cây ăn trái đaắt tiền, đã cung cấp cho cả một vùng đông nam bộ. Hàng

Page 40: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

năm họ thu hoạch với lợi nhuận rất cao. Nhắc đến nhà thờ Phương Lâm, đồng

bào công giáo nơi đây vẫn còn nhớ đến biến cố kinh hoàng, đó là vào cuối năm

1975, khi miền Nam tự do vừa sụp đổ, công an chính trị miền đã huy động lực

lượng võ trang đầy đủ, đến vây bắt linh mục Thi, chính xứ và 5 cha đang cư ngụ

trong nhà chung, tổng cộng 6 linh mục bị chúng dẫn đi, duy nhất còn lại 1 cha

được chúng tha, đó là cha Quế, người chịu chức linh mục sau ngày 30 tháng 4

năm 1975. Được tin trên, người dân vội đổ xô ra đường để bảo vệ nhà thờ,

nhưng chính quyền cộng sản đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm có cả du

kích, lẫn công an địa Phương huyện, xã, đến áp đảo. Họ lôi 6 linh mục r axe bít

bùng, trong tiếng phản đối, la ó của người conga giáo, rồi đem đi giam cầm

trong một thời gian rất dài và không được đưa ra xét xử.

Sau đó nội vụ được phơi bày ra ánh sáng: vào thời Việt Nam Cộng Hòa, có

vài người địa phương nằm vùng đã dẫn trâu bò đến ăn cỏ vào đến tận khuôn vien

thanh đường và phóng uế bừa bãi, nhưng bị các linh mục phản đối, khiển trách.

Sau ngày Miền Nam tự do sụp đổ, những người chăn trâu dắt bò trước đây trở

thành quan lớn địa Phương, họ tố cáo các cha có tội ác và nợ máu với nhân dân.

Những cửa hàng, tiệm bán sách báo đạo nằm trên quốc lộ 20, ở trước mặt nhà

thờ, chính quyền địa Phương đã tịch biên một số tài sản giá trị của giáo xứ. Sau

này họ rao bán và chia chác cho nhau số tiền lớn bỏ túi. Qua vùng đất Phương

Lâm đi thẳng lên là thanh phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và cuối cùng là

thanh phố Đà Lạt.

Cách trung tâm thành phố Bảo Lộc độ chừng 4 cây số về hướng tây nam,

một khu vực rộng lớn chuyên canh tác cây chè từ ngàn xưa, đã cung cấp cho cả

miền nam, hiện đang bị cày xới tan hoang như một “đại công trường” với

khoảng 50 mỏ khai thác “cao lanh” lộ thiên. Tiếng động cơ của máy cạp, máy

đào đất, “xe ben” là loại xe tải chuyên chở đất đá… gầm rú vang động khắp cả

vùng.

Những vườn chè nguyên thủy bị vùi lấp, hàng chục con suối lớn nhỏ thiên

nhiên, cung cấp nước để nuôi dưỡng những búp chè mang thương hiệu “B’Lao”

nổi tiếng trong cả nước, đến nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tất cả đều

nhuộm chung một màu bùn đỏ đặc quánh, trông thật hãi hùng. Nhiều cư dân

chua chát kể lại rằng: có nhiều gia đình nghèo từ miền trung dắt vợ chồng, con

cái về đây lập nghiệp, đánh đổi bao mồ hôi công sức, vật lộn với nhiều cay đắng

cuộc đời, mới mua được mảnh đất nhỏ để trồng chè. Những thửa vườn chè nho

nhỏ là số tiền thu nhập khiêm tốn hàng tháng, để chi phí tiền học cho những đứa

Page 41: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 41

con và trang trải cuộc sống trong gia đình. Bổng chốc tất cả cơ nghiệp bị nhận

chìm dưới dòng bùn đỏ chỉ sau một cơn mưa. Đó là bùn từ các mỏ cao lanh khai

thác trái phép, giờ đây đã bao quanh khu vực vườn chè của người dân.

Từ ngày vườn chè của nông dân bị vùi lấp, họ lại phải cật lực đi làm thuê,

làm mướn kiếm sống qua ngày để lo toan nợ nần và chi phí sinh hoạt mỗi ngày

trong gia đình. Không chỉ những vườn chè nằm ở vùng trũng bị tan nát, mà còn

cả đến các vườn cà phê um tùm hoa lá, nằm ở tận triền cao cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều gia đình trồng cà phê cũng đã bị đất sạt lở, vùi lấp cả một khu rộng lớn,

do việc khai thác khoáng sản bừa bãi. Sau đó, người dân đã nhiều lần làm đơn

khiếu nại gởi lên huyện, tỉnh, thậm chí còn được gởi tới cả cấp thành phố để nhờ

can thiệp, yêu cầu bồi thường, nhưng cho đến tận ngày hôm nay, tất cả vẫn …

im lặng.

Ngoài việc phá nát đất đai, vườn tược trong việc khai thác cao lanh ở Lộc

Châu, một xã trọng điểm có nhiều tài nguyên nhất trong vùng, hiện nay môi

trường ô nhiễm rất nghiêm trọng. Mạch nước tại con suối lớn mang tên B’Lao,

vốn nổi tiếng rất trong xanh, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nước “giải khát”

cho hàng trăm hecta chè của 2 vùng Đại Lào và Lục Châu, đến nay đã trở thanh

suối nước độc. Người dân còn cho biết: hiện nay không còn một gia đình nào ở

đây, dám xử dụng dòng nước có màu đỏ như máu. Trước đó, nhiều người đã

khóc ròng vì cây trồng bị vàng lá, chết vì khô rễ khi tưới nguồn nước này. Theo

một quan chức ở địa Phương hé lộ sự thật: có ít nhất hơn 100 hecta chè và cà

phê của nông dân trên địa bàn bị thiệt hại về tài sản, vì hoạt động khai thác

khoáng sản lậu.

Hiện nay trong khu vực thành phố Bảo Lộc duy nhất có 5 đơn vị, cá nhân

được chính quyền cộng sản ưu tiên cấp phép khai thác cao lanh, nhưng thực tế

hiện trường lại có hơn 50 điểm khai thác khác nhau. Vừa qua, sở Tài Nguyên

Môi Trường tỉnh Lâm Đồng ghi nhận: các khu vực khai thác khoáng sản gây ô

nhiễm môi trường, làm thiệt hại cây trồng của người dân đều là bất hợp pháp.

Thế nhưng, sở dĩ cơ quan chức năng đã tổ chức những đợt truy quét, để xử lý

các đối tượng khai thác lậu, nhưng không thể phát hiện, là do rò rĩ thông tin từ

cấp xã, do đó chính quyền bất lực vì có tay trong, tay ngoài đỡ đần. Mỗi khi có

cấp tỉnh đến kiểm tra tại hiện trường, luôn luôn họ không còn chứng kiến bất kỳ

đối tượng nào khai thác lậu, chúng nằm in bất động và ẩn núp ở một nơi nào đó

mà không ai biết được, chỉ có ông trời mới biết được mà thôi.

Page 42: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Các quan tham “con vua” ở địa Phương, thường tránh né câu hỏi của người

dân về việc cán bộ Huyện, xã hay ngươi nhà của họ đã tham gia vào việc khai

thác trái phép. Mặc dù tìm cách tránh né, nhưng cuối cùng rồi họ cũng phải thừa

nhận. Vì một số người dân đã biết tỏ tường những cá nhân này. Đó là người anh

em con cháu của xã đội trưởng, bí thư đảng ủy của cấp xã, huyện… Người dân

cũng khẳng định: hiện chính quyền đã thật sự bất lực. Bất lực không phải do yếu

năng lực quản lý hoặc thiếu lực lượng truy quét, mà vấn đề ở chỗ là có sự tiếp

tay và bao che của các quan tham trên cấp lớn hơn.

Hoạt động khai thác cao lanh trái phép ở địa bàn thành phố Bảo Lộc, đã tồn

tại trong suốt một thời gian dài và công khai thách thức dư luận. Ngay từ đầu, cư

dân trong vùng đã kịch liệt phản đối việc nhà nước cấp phép khai thác khoáng

sản ở khu vực này. Hàng vạn người dân cũng đã trăm ngàn lần gởi kiến nghị để

thu hồi giấy phép của một số doanh nghiệp làm ăn “chụp giật”, nhưng nhà cầm

quyền cộng sản Việt Nam… phớt lờ. Giấy phép khai thác cao lanh, bô xít, cát đá,

đất sét… vẫn cứ công khai được bộ công thương và bộ tài nguyên môi trường

cấp phát, hết hạn lại được ký thêm.

Cho đến bây giờ, binh quân mỗi ngày có vào khoảng 80 xe tải lớn nhỏ, ra

vào địa bàn để vận chuyễn cao lanh, từ điểm khai thác xuyên qua khu dân cư,

gây cảnh bụi bậm và còn phá nát các con đường trong thôn xóm, để đi ra quốc lộ

20 tuồn về các tỉnh thành lân cận. Thời kỳ cao điểm, có thể lên đến trên 100 xe

mỗi ngày, nhiều lần người dân ở đây quá bất mãn, không kìm chế được sự phẩn

nộ. Họ đã dựng ra các rào cản và chốt chặt xe, thậm chí họ còn đào đường, nhấc

cống để ngăn cản nạn khai thác trái phép. Mỗi lần đoàn xe hàng chục chiếc, nối

đuôi nhau dừng lại vì gặp “sự cố”,cũng là lúc ông chủ tịch xã lặn llo85i đi ra giải

quyết. Vi trong số các đoàn xe này hầu hết là xe thuộc người nhà của quan tham,

con vua, bà tướng… ở cấp tĩnh và trung ương.

Sự chảy máu nguồn tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn xã huyện ở Bảo Lộc,

đã gây thiệt hại rất lớn tài sản, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

của người dân. Nhìn thấy được sự thật phủ phàng trước sự bách hại, đàn áp và

xua đuổi tại nhiều giáo xứ địa phương, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ban

ơn soi sáng cho người lãnh đạo đất nước Việt Nam biết yêu nước, thương đồng

bào, từ đó họ vì dân, lo cho dân, đi sát thực tế với dân, lắng nghe tiếng nói của

dân, tôn trọng quyền lợi và tài sản của người dân. Để mọi người được sống an

bình trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Bảo Quyên

Page 43: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 43

TRANG GIÁO LÝ

-Cầu Nguyện-

Lắm lúc chúng ta có thói quen cầu nguyện, khấn xin, khi gặp phải khó

khăn trong cuộc sống. Nhưng, cầu nguyện có phải là chỉ để xin một điều nào

đó không thôi hay sao?

Cầu: "Cầu" có nghĩa là "xin" một, hoặc vài điều mà mình mong muốn.

Thí dụ như chữ "cầu hôn". Cầu hôn là xin được kết hôn. Hoặc là chữ “Lễ cầu

hồn". Lễ cầu hồn là lễ xin cho một linh hồn (sớm được hưởng dung nhan của

Thiên Chúa = sớm được lên Thiên Đàng).

Nguyện: “Nguyện” có nghĩa là “mong” (ước) được như ý. Thí dụ như

chữ “nguyện vọng”. Nguyện vọng là mong (ước) được như (ước) vọng. Hay

là chữ “nguyện ước”. Nguyện ước là mong (ước) được như sự ước muốn.

Cầu nguyện: “Cầu nguyện” theo nghĩa thông thường có nghĩa là: “xin

được như sự mong ước”. Chúng ta thường hay cầu nguyện trong những

trạng huống khó khăn vượt quá khả năng của bản thân. Và chúng ta cũng có

khuynh hướng cầu nguyện cho chính bản thân ta nhiều hơn là cho tha nhân.

Thưa các bạn, chúng ta cố gắng dành thời gian, để nhớ đến các linh hồn

trong luyện ngục. Vì các linh hồn ấy không thể cầu xin cho chính mình được.

Cầu nguyên theo nghĩa Công Giáo: Cầu nguyện không phải là chỉ để

xin điều mình mong ước không mà thôi. Cầu nguyện cũng là để: ca tụng,

cảm tạ, thờ lạy (v.v) Thiên Chúa. Cầu nguyện là đặt trạng thái bản thân ta

hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa. Cầu nguyện không bị giới hạn trong

trạng thái và giây phút của giờ kinh sách, lúc nguyện ngắm, hoặc buổi kinh

nguyện (v.v). Cầu nguyện là một mối sống tương quan và hiệp thông giữa

con người với Thiên Chúa, trong từng giây phút ngay trong cuộc sống

thường nhật.

Hình thức cầu nguyện: Cầu nguyện bằng miệng, thốt nên lời, gọi là

Page 44: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

"khẩu nguyện". Hình thức cầu nguyện bằng tâm trí, suy đi nghĩ lại về một

điều đạo giáo nào đó, thì gọi là "suy niệm". Khi ta trầm lặng, ngắm nhìn cùng

ngẫm nghĩ về một sự việc, hoặc một biến cố đạo lý trong lòng trí, thì được gọi

là "chiêm niệm".

Dành ra giây phút để cầu nguyện trong cuộc sống bận rộn: Học

sinh thì cần phải lo bài vở, thi cử. Thanh niên trẻ thì có công việc cùng cần

thời gian cho bạn bè. Bố thì phải lo liệu kế sinh nhai cho gia đình. Mẹ bận rộn

việc nơi hãng xưởng cùng việc nội trợ. Nghĩa là, ai ai cũng có nhiều việc cần

phải làm, và không có nhiều thời gian để cầu nguyện. Nhưng nếu chúng ta

quan tâm đến việc cầu nguyện, thì chắc hẳn chúng ta cũng có khả năng dành

ra được một khoảng thời gian để cầu nguyện trong 24 giờ đồng hồ (đã và

đang được Thiên Chúa ban cho mỗi ngày).

Còn nếu mà chúng ta thật sự bận rộn, không thể dành ra được thời gian

để cầu nguyện, thì chúng ta có thể: dâng công việc mà chúng ta sắp phải

thực hiện lên cho Thiên Chúa, theo một ý (ngay lành) nào đó, đây cũng là

một cách cầu nguyện.

NHỮNG KẺ ĐIÊN

Thánh Giá Chúa Giêsu

Xả thân nếu muốn theo Thầy

Vác cây khổ giá hằng ngày mà theo.

(Mt 16,24)

I. LƯỢC SỬ LỄ KÍNH THÁNH GIÁ.

1. Suy tôn thánh giá Chúa.

Dưới thời hoàng đế HérachiusI, những người Ba tư xâm chiếm Giêrusalem

và lấy mất phần chính của thánh giá thật mà thánh Hélène, mẹ của hoàng đế

Constantin đã để lại. Hérachius nhất định chiếm lại thánh giá này. Ngài cầu

Page 45: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 45

nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời cầu xin

của vua dược Chúa chấp nhận, ngài đã đánh bại được quân Ba tư và trở về

Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành olive, những

ngọn đuốc cháy sáng, thánh giá thật của Chúa được tôn vinh trong bầu khí

khải hoàn. Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với thánh

giá này sau mười bốn năm lưu lạc. Nhà vua tiến vào thành thánh, nhưng trước

khi lên núi Sọ, ngài đã không thể bước đi được nữa, khiến cho mọi người đều

kinh ngạc sợ hãi. Giáo trưởng Zacharie hô lớn : “Tâu đức vua, chắc chắn

phẩm phục của đức vua không xứng hợp với cảnh nghèo nàn và khiêm

nhường của Chúa Giêsu khi vác thánh giá”. Hérachius vội cởi bỏ mọi phẩm

phục sang trọng, và thay vào bằng bộ áo quần nghèo hèn. Tức thì nhà vua cất

bước một cách dễ dàng... và để tỏ ra sự khải hoàn, Chúa đã ban nhiều phép lạ

cả thể trong ngày ấy. Từ đó, lễ kính thánh giá Chúa Giêsu được lập ra để nhắc

nhở cho các thế hệ kỷ niệm này.

2. Cây khổ giá của Chúa.

Theo nhiều nhà nghiên cứu Thánh kinh, người ta cho biết một số đặc điểm

về cây thánh giá ấy. Cây thánh giá này bằng gỗ tùng rất nặng. Cây dọc 4

thước rưỡi, cây ngang 2 thước rưỡi, nặng 100 ký. Vác kéo lê thì giảm sức

nặng đi 30 ký. Như vậy, Chúa còn bị sức nặng 70 ký đè trên thân xác yếu ớt vì

đòn vọt, và vác khệ nệ trên con đường dai 700 thước. Quãng giữa thánh giá,

thường đóng một miếng gỗ để tội nhân tì mông vào cho dễ đóng đinh, và đóng

mỗi chân một đinh. Nay các nhà kỹ thuật đã hạ miếng gỗ đó xuống làm đế đỡ

chân, và hai chân đóng chụm lại cho đẹp.

II. Ý NGHĨA CÂY THÁNH GIÁ.

1. Đối với dân ngoại.

Thập giá là một dụng cụ để xử tử phạm nhân mà người Phênixi đã dùng

trước hết, kế đó người La mã cũng dùng. Nhưng chính phủ La mã chỉ dùng

hình phạt này cho kẻ nô lệ, dân bị trị, những người thấp hèn và những người

phạm các giống tội bị coi là nặng nề nhất như trộm cướp, ít khi áp dụng cho

công dân La mã. Đóng đinh trên thập giá là một hình phạt đau đớn, nhục nhã

và độc dữ nhất. Bàn về hình khổ đó, nhà hùng biện trứ danh La mã xưa, ông

Cicéron, đã kêu lên :”crudelissimum et teterrimum supplicium” (cực hình ghê

Page 46: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

rợn và độc dữ nhất). Trước hết, phạm nhân bị đánh đòn cách tàn nhẫn, rồi cả

tay và chân đều bị những mũi đinh to xuyên qua và dính vào thanh gỗ. Bây

giờ thập giá được dựng lên. Máu ra nhiều, nhiệt độ trong người gia tăng thành

một cơn sốt rất nặng, phạm nhân bị kiệt sức, lưỡi bị khô cứng, các mạch máu

sưng lên, các đường gân căng thẳng, toàn thân nhức nhối vô cùng. Thường

thường phạm nhân bị thống khổ như vậy đôi ba ngày, hoặc một tuần rồi mới

chết. Thời gian ấy câm bằng bao thế kỷ ! Như vậy, cây thập giá là dịp vấp

phạm cho người ngoại. Thánh Phaolo đã nhận xét : “Trong khi người Do thái

đòi dấu lạ, và người Hy lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng

một Đấng Kitô đã bị đóng đinh vào thập giá, cớ vấp phạm cho người Do thái,

sự điên rồ đối với người dân ngoại (Hy lạp)” (1Cr 1,22-23). Tại sao có thể

xưng nhận một người chịu chết nhuốc khổ đến thế là Chúa? Nếu Ngài toàn

năng, sao Ngài đành thinh lặng trước thái độ ngỗ nghịch của bao kẻ khôn

ngoan. Thế lực gì kẻ bị chết trần truồng không mảnh vải che thân: đó, lý luận

của người đời. Với trí suy hiểu tự nhiên, họ không thể thấy cao nhìn xa hơn

được nữa. Cái chết của Ngài có thể coi như một sự chúc dữ của Thiên Chúa

(Dt 21,22). Ngài đã nhận cực hình của kẻ nô lệ (Gl 3,13). Nói đúng hơn,

không những là cực hình nhưng còn là khổ nhục nữa (xem thêm Phil 2,8; Dt

12,2 và 13,3; Mt 27,42; Lc 23,39).

2. Đối với Kitô hữu.

Chúa Giêsu đã dùng cây thánh giá để chuộc tội cho nhân loại, nhờ cây thánh

giá mà nhân loại được sống. Như thế, đối với chúng ta, cây thánh giá không

còn đáng ghê tởm và kinh khiếp nữa, trái lại, nó là niềm kiêu hãnh của chúng

ta. Thánh Tông đồ dân ngoại kể như mình đã bị đóng đinh vào thập giá với

Chúa Giêsu, khoe về thập giá của Chúa Giêsu và lấy làm vinh dự rao truyền

thập giá ấy bất cứ nơi nào. Ngài đã múc được sự khôn ngoan trong thánh giá

Đức Kitô, một thứ khôn ngoan mà người thông thái trần gian không có: “Lời

giảng về thập giá Chúa Kitô, quả thực, đối với những kẻ hư hỏng (cứng lòng

tin) là điều điên rồ, nhưng đối với những ai được cứu rỗi như chúng ta, lại

là sức mạnh của Thiên Chúa, vì có lời chép: “Ta sẽ hủy diiệt sự thông thái

của người thông thái, và phế bỏ sự khôn ngoan của người khôn ngoan (Is

29,14). Người khôn đâu? Văn sĩ đâu? Người biện lý thế gian đâu ? Nào

Page 47: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 47

Thiên Chúa đã chẳng khiến sự khôn ngoan của thế gian này ra ngu ngốc sao?

Vì thế gian chẳng theo sự khôn ngoan Thiên Chúa để nhận biết Thiên Chúa,

mà chỉ theo sự khôn ngoan riêng mình, nên Thiên Chúa muốn dùng lời giảng

điên rồ ( về thập giá Chúa Kitô ) để cứu rỗi những ai tin theo ! Người Do thái

đòi phép lạ, người Hy lạp tìm triết lý: còn chúng tô lại rao giảng Đức Kitô

chịu đóng đinh: Đấng người Do thái cho là gương xấu, còn dân ngoại cho là

điên rồ, nhưng đối với những người Do thái va Hy lạp đã được Chúa gọi, thì

Đức Kitô lại là sức mạnh và sự khôn sáng của Thiên Chúa: Vì sự điên rồ của

Thiên Chúa còn khôn sáng hơn sự khôn sáng của loài người, và sự yếu đuối

của Thiên Chúa còn lực lượng hơn sức mạnh của loài người” (1Cr

1,18-25).

Chính vì cây thánh giá đã đem đến cho nhân loại ơn cứu rỗi, nên Giáo hội

đã xưng tụng: O crux, ave, spes unica: kính chào cây thánh giá là niềm hy

vọng độc nhất của chúng tôi. Trong bài ca vãn ngày thứ sáu tuần thánh cũng

có câu: Ôi, thánh giá trung tín, là cây cao qúi hơn mọi cây: không rừng nào có

cây lá, hoa trái như vậy. Ôi gỗ êm ái, gỗ mang thân nặng đóng đinh dịu dàng !

Hỡi miệng lưỡi, hãy ca hát chiến thắng vinh hiển, hãy công bố cuộc chiến

thắng oai hùng trên thập giá : Đấng cứu độ thế gian tự hiến tế đã toàn thắng.

3. Thập giá và vinh quang.

Chúa có thể cứu rỗi chúng ta bằng nhiều cách, chỉ một giọt mồ hôi của

Chúa đổ ra cũng đủ dư để cứu chuộc nhân loại, nhưng Chúa Giêsu không

muốn thế, Ngài muốn dùng một hình phạt ghê sợ nhất để thực hiện công cuộc

cứu chuộc. Nhờ cây thập giá mà Chúa Giêsu đã lôi kéo mọi sự và mọi người

về với Chúa: “ Khi nào chịu treo trên thập giá, Ta sẽ kéo mọi sự về với Ta”.

Nhờ cái chết đau thương ô nhục mà Chúa Giêsu đã phục sinh vinh thắng để

đem lại cho ta sự sống dồi dào. Phải chết đi rồi mới sống lại được, không chết

thì phục sinh làm sao ? Hạt giống không mục nát ra, làm sao có thể trổ mầm

và sinh hoa kết quả được ? Chúa Giêsu đã nói như vậy :

Này Ta bảo thật các con,

Hạt kia nếu chẳng xuống bùn chết di,

Một mình nó được ích gì !

Còn như nó chết tức thì sinh ra

Muôn ngàn những quả cùng hoa.

Page 48: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

(Ga 12,14)

Trong đời sống hằng ngày, ai cũng có kinh nghiệm về những thành công

của mình hoặc của người: không có thành công nào mà không được mua bằng

hy sinh. Ông Corneille đã nói rất đúng: “Chiến đấu càng gian nan, khải

hoàn càng vinh thắng”.

Truyện : hoàng tử và thanh kiếm

Vua Charles V một lần kêu hoàng tử đến và cho hoàng tử được lựa chọn.

Trên bàn vua đặt một thanh kiếm và một triều thiên.

Vua nói: Con chọn cái nào ?

Ngần ngừ một lúc, hoàng tử cầm lấy thanh kiếm.

Vua cha hỏi: Sao con lại chọn thanh kiếm ?

Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện và đáp: Nhờ thanh kiếm

này, con sẽ được triều thiên kia .

Chúng ta cũng phải bắt chước gương hoàng tử để chịu khó ở đời này, phần

thưởng đời sau của chúng ta chỉ có thể mua được bằng thanh kiếm của những

sự khó nhọc vất vả, những hy sinh hằng ngày, những công việc không tên tuổi,

những công việc đều đều nhàm chán, những sự từ bỏ mình liên miên, vì :

Lúc vất vả, lúc thanh nhàn,

Không dưng ai bỗng đem tàn che cho. (ca dao)

4. Cây thập giá và đức tin.

Chúng ta đã biết, cây thập giá đối với người ngoại, đối với những người

không có đức tin thì đó là cả một vật kinh tởm, một sự thất bại và nhục nhã ê

chề của một Giêsu chịu đóng đinh, người mà dân chúng đã tố cáo là một tên

phản loạn. Nhưng đối với chúng ta, với con mắt dức tin, ta thấy trong thập giá

Đức Kitô cả một nguồn tài sản phong phú, một nguồn ơn dồi dào vô biên, một

nguồn suối không bao giờ cạn, một kho tàng lớn lao không gì có thể chứa

nổi. Những cái đó, người thông thái thế gian với con mắt thịt không bao giờ

có thể trông thấy được.

Page 49: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 49

Truyện : kho tàng và hạt kim cương.

Theo tài liệu sử cho biết : năm 1662 một chiếc tầu Tây ban nha chở

đầy vàng đã bị chìm xuống đáy biển... Người ta đã bỏ ra hơn hai triệu Mỹ

kim để tìm kho tàng ấy nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy. Chúa Giêsu

cũng ví Nước Trời giống như kho tàng chôn dưới đất, một người biết được

đã bán tất cả để mua cho được thửa ruộng ấy. Nước Trời cũng giống như

hạt kim cương quí giá tìm được (x. Mt 13,44-46). Hiện nay cục kim cương

lớn nhất thế giới đuợc tìm thấy tại Nam phi năm 1917. Cục kim cương này

nặng 3200 cara. Người ta đã chia cục kim cương này thành 105 miếng

nhỏ và trong số đó vẫn còn hai cục được kể là lớn nhất thế giới. Cục kim

cương trên đã dâng cho Anh hoàng là Edward VII.

Nhiều mgười khôn ngoan đã đi tìm sự khôn ngoan trong thập giá của

Chúa nhưng chẳng bao giờ tìm được vì họ còn thiếu điều kiện “sine qua

non”, đó là đức tin. Họ chỉ nhìn thập giá dưới khía cạnh vật chất thì làm

sao có thể tìm thấy được ý nghĩa thiêng liêng của nó. Họ giống như một

ông lão ở nước Ba tư, nghe lời khuyên của một đạo sĩ đi tìm vàng. Ông đã

bán hết gia sản, đi khắp nơi để tìm, nhưng... công dã tràng. Ông buồn bực

nên đã tự tử. Một người nông dân đã mua nông trại của lão và sau đã

khám phá ra, đó là một mỏ kim cương lớn. Và trong đó người ta cũng

tìm thấy hai hạt kim cương lớn nhất thế giới của Nga hoàng và Anh hoàng.

III. TẠI SAO NGƯỜI TA YÊU THÁNH GIÁ ?

1. Ai khôn, ai dại ?

Trong đời sống hằng ngày, người nào cũng muốn cho mình là khôn, ai

cũng muốn cho mình là thầy của thiên hạ, mình là cái túi khôn muôn đời,

nhưng thử hỏi có mấy người khôn thật, có mấy người có con mắt tinh đời

để nhìn sự vật cho đúng? Người ta hay đánh giá sự vật theo cái vỏ bên

ngoài mà quên cái bản chất của nó nhiều khi “sù sì da cóc trong bọc trứng

tiên” bởi vì nó “xanh vỏ đỏ lòng” ai ngờ được. Chỉ có những người chuyên

môn và có con mắt tinh đời mới nhìn đúng sự vật.

Page 50: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Truyện : Ngọc Biện Hòa.

Đời chiến quốc bên Tàu, có người nước Sở tên Biện Hoà tìm được ở núi

Kim sơn một viên ngọc qúi đem dâng vua Lệ Vương, vua trao cho thợ xem

thử, thợ bảo là đá. Biện Hoà bị khép tội khi quân và bị chặt một chân. Đời vua

sau là Bảo Vương, Hoà cũng đem dâng như trước và lại bị chặt thêm chân nữa.

Tới đời Sở Văn Vương, Hòa định đem dâng, ngặt vì cụt hai chân không đi

được. Hòa ngồi khóc ba ngày, có người hỏi, Hòa đáp :“Không phải tôi muốn

dâng công mà chỉ vì không có kẻ nhìn ra ngọc qúi”. Sở văn Vương nghe được

liền sai người đập đá ra, quả thấy ngọc ở trong. Từ đó đặt là ngọc Biện Hòa.

(Hương liệu, Sàigòn, 1975, tr 196)

Biện Hòa là người có con mắt tinh anh, biết nhìn ra giá trị của viên đá, bề

ngoài xem ra chỉ là hòn đá, nhưng bên trong thực sự đã có sẵn viên ngọc.

Biện Hòa bị chặt hai chân chỉ vì không có ai nhìn ra được viên ngọc ở trong

thôi. Ở đời thiếu gì những cảnh tượng như thế xẩy ra chung quanh chúng ta.

Trong đời sống thiêng liêng, số người như thế lại càng nhiều. Nếu người ta

chỉ nhìn mọi vật theo chiều hướng vật chất thì làm sao người ta có thể tìm ra

được cái ý nghĩa thiêng liêng cao quý tàng ẩn trong đó. Nếu người ta chỉ nhìn

thấy cây thập giá với con mắt vật chất thì cây thập giá ấy chẳng có nghĩa lý

gì, mà còn làm trò cười cho thiên hạ. Và những ai yêu mến cây thập giá thì

đúng là NHỮNG KẺ ĐIÊN, kẻ khùng, kẻ nông nổi, mê tín dị đoan. Nhưng

với con mắt đức tin, người ta mới tìm ra sự khôn ngoan vô cùng đã chứa sẵn

trong cây thập giá đó, giống như Biện Hòa đã tìm ra ngọc quý trong viên đá

tầm thường đó.

2. Thằng Bờm khôn hay dại?

Không ai trong chúng ta lại chưa nghe bài ca dao về thằng Bờm! Ai cũng

cho thằng Bờm thuộc vào típ người khờ dại, nửa người nửa ngợm nửa đười

ươi. Đúng thế, chính tôi xưa nay vẫn hiểu như vậy vì ý nghĩa của nó qúa rõ

ràng: thằng Bờm chỉ có cái quạt mo thôi, thế mà phú ông lần lượt đổi cho nó:

ba bò chín trâu, ao sâu ca mè, một bè gỗ lim, đôi chim đồi mồi, nhưng Bờm ta

nhất định không đổi. Sau cùng phú ông đổi cho nắm xôi, thì Bờm cười ưng

thuận ngay!.

Chúng ta thấy diễn tiến câu chuyện thật là chặt chẽ: phú ông thích cái

quạt mo của thằng Bờm quá, nên không ngần ngại đổi ngay cho nó ba bò chín

Page 51: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 51

trâu, một cái gia giản quá lớn lao đối với thằng Bờm. Nhưng lạ thay, thằng

Bờm không thích, có lẽ to quá chăng? Phú ông liền hạ xuống ao sâu cá mè.

Bờm cũng không chịu. Phú ông hạ xuống nữa, và sau cùng, ông tưởng là

thằng Bờm này khờ dại nên thử đổi cho nó nắm xôi xem sao. Đúng tủ, thằng

Bờm cười khoái trá, nhận lấy. Mọi người thấy thái độ của thằng Bờm đúng

là thái độ của một đứa khùng, tiền của nhiều không đổi, lại đi đổi lấy nắm xôi.

Khờ ơi là khờ! Nhưng nếu câu chuyện thằng Bờm chỉ có thế, và người ta thoả

mãn ngay với câu kết: phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười để kết luận rằng

thằng Bờm là thằng khờ, thì thiết tưởng người ta đã hiểu câu chuyện đó một

cách quá đơn giản, ý nghĩa quá nông cạn. Riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ về

cách kết cấu của bài này, tôi thấy bài ca dao Thằng Bờm hàm chứa cả một

triết lý sâu sa về cuộc đời và một nền đạo đức căn bản cho đời sống tu trì của

chúng ta. Trước tiên, ta thử hỏi: Tại sao phú ông lại thích cái quạt mo của

thằng Bờm đến thế? Có cái gì hấp dẫn mà ông đã bỏ ngay ra ba bò chín trâu

để đổi lấy, trong khi cái quạt mo chỉ là cái bẹ cau già cắt đi để làm quạt, một

thứ quạt tầm thường và rẻ tiền của những người dân quê nghèo khổ! Nếu

không thì phú ông lại chính là thằng khùng !

Sở dĩ phú ông đã làm một cuộc trao đổi như thế là vì phú ông tuy là người

giầu có, nhưng trong lòng không bao giờ được thảnh thơi, thoải mái, đúng

như người ta nói :

Ăn cơm với thịt bò thì lo ngay ngáy,

Ăn cơm với cáy thì ngáy o o.

Phú ông luôn bon chen, kèn cựa với người khác để làm giầu và còn phải

tìm cách để giữ của, vì thế, không lúc nào ông thấy thảnh thơi. Lúc này ông

thấy thằng Bờm phe phẩy cái quạt mo ra vẻ ung dung, sung sướng làm cho

phú ông phát thèm. Phú ông là người chỉ biết có tiền, có của, không biết

niềm vui sướng thảnh thơi của thằng Bờm bởi đâu mà đến, ông tưởng rằng sự

vô tư thảnh thơi của nó ở trong cái quạt nên ông mới đổi lấy để hòng có được

lấy những phút thảnh thơi trong đời. Phú ông tưởng rằng bỏ ra một tài sản

kếch sù như thế để đổi lấy cái quạt mo thì ăn chắc rồi. Nhưng ngược lại với

điều ông suy tưởng: Bờm ta nhất định không đổi. Phú ông lại nghĩ: thằng này

đúng là khờ rồi, tại sao không đổi, ừ, ta hạ xuống xem sao, hạ xuống, hạ nữa,

sau cùng, mình đổi cho thằng khờ nắm xôi xem nó có đổi không! Đến đây ta

Page 52: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

thấy thằng Bờm nó cười. “Bờm cười”. Hai tiếng kết thúc bài thơ này cần cho

chúng ta suy nghĩ. Bờm cười có nghĩa gì? Bờm ưng thuận hay Bờm từ chối?

Đến đây tôi cho rằng: thằng Bờm đã từ chối. Cái cười của thằng Bờm hàm

chứa một chút khinh bỉ đối với phú ông. Nó cho rằng: ông tưởng tôi là thằng

khờ, nhưng tôi đâu phải là thằng khờ! Ông đổi cho tôi ba bò chín trâu, tôi

còn chả lấy, lấy chi nắm xôi cho nó rẻ người ra. Sở dĩ tôi không muốn đổi lấy

cái tài sản to tát của ông là vì tôi không muốn trở thành người giầu có bon

chen như ông kẻo mất đi cái sự thanh thản của tâm hồn. Tôi không muốn tiền

bạc của cải chi phối tôi, vì người ta thường nói : “Hoàng kim hắc nhân tâm”

hay “Đồng tiền đổi trắng thay đen lòng người”. Tiền của đâu có làm cho

người ta hạnh phúc. Anh chàng Bờm này khôn thật, anh đã thấy Chúa Giêsu

nói lên một sự thật phũ phàng là của cải thường ám ảnh lòng trí con người

khiến họ khó bề siêu thoát :

Nơi con chôn giấu kho tàng,

Trí lòng con hẳn tấc gang không lìa. (Mt 6,21)

3. Chúng ta khôn hay dại ?

Trong phạm vi siêu nhiên, không phải ai cũng có thể trông thấy những

thực tại giống nhau, mà mỗi người thấy nhiều hay ít, rõ hay mờ, tùy ở mức độ

Chúa cho biết, mà Chúa thường tỏ lộ cho kẻ khiêm nhường bé mọn: “Lạy Cha

là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu các điều ây cùng hạng

người khôn ngoan thông thái, mà đã tỏ bầy tỏ cho người bé mọn”(Mt

11,25;Lc 10,21). Ai được Chúa cho biết những bí nhiệm Nước Trời, đó là

người có phúc: “Phần các con, mắt các con có phúc vì được thấy, tai các con

có phúc vì được nghe. Quả thật Thầy bảo các con: nhiều vị tiên tri, nhiều

đấng công chính đã ao ước đuợc thấy điều các con thấy, mà không được thấy,

nghe điều các con nghe, mà không được nghe”(Mt 13,16-17).

Chúng ta có phúc vì được hiểu những sự về Nước Trời, trong khi những

người khôn ngoan trần thế này không được hiểu. Chúng ta đã đọc Phúc âm, ta

còn nhớ: có một chàng thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu xem, anh phải làm việc

gì lành để được sống đời đời? Chúa Giêsu đã không ngần ngại trả lời :

Nếu con muốn ở trọn lành, hãy về bán hết gia phần của con.

Phát cho quả phụ cô nhi, kho tàng thiên quốc con thì cầm tay.

(Mt 19,21)

Page 53: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 53

Nghe lời khuyên này, chàng thanh niên tiu ngh ỉu, anh lặng lẽ bỏ ra đi mà

không bao giờ trở lại. Lời khuyên của Chúa khó nghe vì nó không thích hợp

với lối sống, với lối suy luận của con người xương thịt, của những con người

còn bị vật chất chi phối quá nhiều. Nếu người ta lại phải nghe bài giảng Tám

mối phúc thật ở trên núi (x.Mt 5,3-11) thì người ta có thể chấp nhận được

không? Chắc người ta sẽ cho là lời nói chói tai, không thể chấp nhận được.

Nhưng chỉ những người nào đuợc ơn hiểu thì mới có thể hiểu được.

Chúng ta đi tu, người ta nhìn người tu sĩ với con mắt ngỡ ngàng, khó

hiểu. Người ta thắc mắc: tại sao những người này lại đi tu? Tại sao họ lại bỏ

cả mọi sự đời mà chấp nhận một đời sống khắc khổ như vậy? Tại sao họ lại đi

tu dòng Mến Thánh Giá, lý do nào thúc đẩy họ làm như thế? Phải chăng họ là

những người khờ, NHỮNG NGƯỜI ĐIÊN, phải chăng đây là hiện thân của

những thằng Bờm trong thời đại nguyên tử và phi thuyền này? Họ còn đặt

nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời, vì họ không có con mắt đức tin để hiểu

được những thực tại siêu nhiên. Chúng ta nhận mình là những thằng Bờm,

nhưng là những thằng Bờm khôn ngoan, đó là bỏ đi tất cả để được tất cả: “Kẻ

nào muốn cứu lấy mạng sống mình, thì sẽ mất, còn kẻ nào đành mất mạng

sống mình vì Ta, thì sẽ được sống” (Mt 16,25).

IV. CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ?

1. Yêu mến Thánh giá Chúa.

Thánh Augustinô nói: “Yêu ai thì nên giống ngưới ấy”. Chúng ta yêu

mến Chúa Giêsu thì chúng ta cũng phải trở nên giống Người, phải trở nên

đồng hình đồng dạng với Người. Chúa Giêsu đã được tiên tri Isaia mô tả là

một tên tôi tớ rốt hèn, chịu đau thương (x. Is chương 53). Thánh Tông đồ dân

ngoại lại mô tả: “Đức Giêsu Kitô vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất

quyết duy trì địa vị ngang hàng Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh

quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên

cây thập tự” (Pl 2,6-8). Chúng ta phải bắt chước Chúa ở chỗ phải đóng đinh

xác thịt mình vào thánh giá Chúa để được nên giống như Người. Và muốn để

dễ nhớ đến Người, chúng ta đã đeo thánh giá Chúa ngay ở trước ngực. Chúng

ta đeo thánh giá không phải để trang hoàng nhưng để nhắc nhở chúng ta về

Chúa Kitô chịu đóng đinh.

Page 54: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Truyện : đeo thánh giá vàng.

Gia đình kia có cô con gái 18 cái xuân xanh được cha mẹ hết sức nuông

chiều nâng niu, vì là đứa con một hiếm hoi. Mặc dầu nhà nghèo, hai ông bà cố

gắng kiếm tiền nuôi sống và cung cấp cho con ăn mặc để lên mày lên mặt với

chị em. Cô đòi cha mẹ phải sắm cho cô một tượng thánh giá bằng vàng đeo

vào cổ để làm đồ trang sức cho hơp thời trang. Vì được quá nuông chiều nên

cô làm phách lối, hơi bị trái ý một tí là cô la hét, chửi bới không biết nể lời.

Cổ cô đeo thánh giá thật đấy nhưng không bao giờ cô nghĩ tới thánh giá để

làm một vài việc hy sinh hãm mình để theo gương Chúa. Một hôm người cha

nói với cô: “Con ơi, nhiều ngày cha vác những bao than nặng nề trên vai, trèo

lên những nhà cao năm, sáu tầng, vai cha tê cứng, và cha tưởng nhở đến Chúa

Giêsu cũng chịu khốn khổ trên vai vì cây thánh giá quá nặng mà Người phải

vác. Cha liền dâng lên cho Chúa những sự cực khổ của cha để xin cho con cái

cha được theo Chúa giữ đạo cho sốt sắng. Này con, có phải mang thánh giá

vàng đeo vào cổ là đủ đâu? Có phải đó là trọn lời Chúa đã khuyên: “Hãy vác

thập giá hằng ngày mà theo Chúa chăng” (Mt 16,24). Đến đây, cô con gái mới

sực tỉnh về thái độ vô ý thức của mình và mới hiểu lời khuyên bảo của người

cha.. Từ đấy cô đã sửa đổi được cuộc sống, cô bán tượng thánh giá vàng đi,

phân phát cho kẻ khó và chỉ đeo tượng thánh giá thường thôi, không phải đeo

để trang hoàng, nhưng đeo để nhắc nhở cô luôn biết theo Chúa, vác thánh giá

Chúa hằng ngày bằng cách chấp nhận cuộc sống với bao hy sinh, bao đau khổ

và nhẫn nhục chịu đựng mọi trái ý hằng ngày, có ý kết hợp vào sự thương khó

của Chúa trong việc cứu rỗi các linh hồn.

Người dân Việt nam luôn có đầu óc sùng kính những gì đáng cho là sùng

kính. Từ tên cha mẹ, ông bà cho đến một ông vua, thời quân chủ, không bao

giờ họ dám gọi tên thật. Họ lấy tên người con trưởng để gọi thế tên cha, hay

nói chại cái tên đi, ví dụ: nếu tên Cảnh thì gọi là Kiểng. Nhiều ông đồ, vì tính

gàn cứ dùng tên húy của vua, của bà con dòng họ vua, là bị đạp vỏ chuối ngay.

Có khi còn bị ăn cơm vắt phèn. Đó là cái tên gọi. Còn chữ viết, các người

theo đạo Khổng Mạnh hay Phật giáo, ho quý trọng đạo cho đến chữ viết cũng

quý. Đi giữa đường, gặp tờ giấy chữ nho, hay một trang kinh sách chữ nho, họ

liền cúi xuống, kính cẩn nhặt bỏ túi đem về đốt. Lòng sùng kính chân thật của

họ được biểu lộ dưới nhiều hình thức. Tất cả những hình thức ngay thẳng,

Page 55: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 55

chân thành đều đáng cho ta lưu ý.

Trở lại câu hỏi : Thánh giá dùng để làm gì? Có phải dùng để trang sức

không?

Ông bà cha mẹ ta, một khi qua đời, để lại cho ta một vật gì quý báu nhất?

Tấm hình, được để trên bàn thờ hương khói hằng ngày, dù nó chỉ là miếng

giấy không hơn không kém. Nhưng trong miếng giấy ấy có cái gì linh thiêng

nhất? Đó là hình dáng ông bà cha mẹ, đôi mắt dịu hiền, nụ cười tươi tắn, bàn

tay mềm mại, nhưng đã nuôi nấng, dạy dỗ, gầy dựng cho ta thành người. Còn

cây thánh giá, tại sao không đeo chỗ khác, như trong cổ tay chẳng hạn, mà lại

đeo trên cổ trên ngực? Để làm gì? Để đêm ngày kính nhớ Chúa Giêsu đã hy

sinh tất cả cho ta, đem lại cho linh hồn ta một đời sống sung mãn. Trên cây

thánh giá có hình ai? Ta nhìn Đấng bị đónh đinh trên thánh giá lòng ta lo nghĩ

ra sao? Ta đeo tượng thánh giá trước ngực để luôn ghi tạc vào lòng, vào trí

não bổn phận ta đối với Chúa, gắng ở làm sao cho Người được vui lòng, để

đền đáp lại một phần nào các ơn thiêng liêng Người đã ban cho ta hưởng nhờ.

(Khắc Minh, báo Việt tiến số, tr 30)

2.Vác thánh giá Chúa.

Yêu ai mà chỉ thấy thương mến không, chưa đủ. Đặc tính của tình yêu là

hy sinh, là cho đi. Thiếu yếu tố hy sinh thì tình yêu chưa thể được coi như thứ

tình yêu thật, tình yêu không hy sinh chỉ là tình yêu vị kỷ chứ chưa phải là vị

tha. Muốn tỏ lòng yêu Chúa, ta phải theo Chúa, vác đỡ thánh giá cho Người.

Ông Simong không tự ý mình vác thánh giá, người ta cưỡng bách ông phải

vác đỡ Chúa. Thế mà giá ông ta biết rằng hàng mấy ngàn năm và muôn muôn

ức ức người ghen với ông ta mấy phút nhọc mệt ấy. Ôi, họ cũng vậy, giá họ có

thể được giúp Chúa đẫm máu. Khi nghe thuật lại lúc Chúa Giêsu chịu nạn,

vua Clovis, một vua ngoại giáo, đập vào gươm than rằng: “Ôi Đấng Kitô trơ

trọi. Ôi, tại sao lúc đó ta và bọn lính của ta không ở đấy”! Lời than này có

nghĩa là: Phải, nếu tôi ở đấy, tôi sẽ không để ông ta chịu đau đớn như thế.

Ngày xưa Chúa đã vác thánh giá lên núi Sọ, con đường lên núi Sọ dài có 700

mét và Chúa Giêsu chỉ đi được 1321 bước (theo kinh nguyện của dòng Ba Đa

minh), Chúa đã vác thánh giá, Người đã chịu chết trên thánh giá. Nhưng ngày

nay, Người vẫn còn tiếp tục vác thánh giá mà những con cái của Người đè lên

vai Người bởi những tội lỗi người ta phạm hằng ngày. Chúng ta hãy cố gắng

Page 56: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

thi hành lời Chúa khuyên từng người chúng ta:

Xả thân nếu muôn theo Thầy,

Vác cây khổ giá hằng ngày mà theo. (Mt 16,24)

Theo Chúa là phải vác thánh giá. Thánh giá nói lên sự từ bỏ mình. Chúa

Giêsu còn nói mạnh thêm : “Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, kẻ đó

không xứng đáng là môn đệ Ta” (Lc 14,27).

Ngày nay được dùng theo ý nghĩa phổ thông, từ ngữ “THẬP GIÁ” đã

mất đi phần nào ý nghĩa nguyên ngữ của nó. Một ít khổ đau, bất hạnh, thử

thách đều có thể là một thánh giá. Khi nói rằng ai không vác thập giá thì

không xứng đáng làm môn đệ Người, Chúa Giêsu muốn chỉ đến một hành

động quyết liệt dứt khoát hơn. Hẳn Người đang nghĩ đến các hình ảnh khủng

khiếp của những hình khổ lúc bấy giờ. Người La mã thường dùng thập giá

như một khổ hình. Người Palestine đã quá quen thuộc từng đoàn người vác

thập giá của mình đến nơi họ sẽ bị treo lên. Thập giá có nghĩa là người vác nó

đã bị kết án vào một cái chết nhục nhã. Vác sự nhục nhã đi qua giữa đô thị là

một lời cảnh cáo cho dân chúng. Chúa Giêsu dùng hình ảnh này để nói lên

những gì mà bản tính nhân loại của chúng ta sẽ gặp phải. Về sau, hình ảnh

này đã mang lấy ý nghĩa cao đẹp khi trở thành biểu trưng của sự Cứu rỗi.

Người Kitô hữu, nhất là người tu sĩ, một khi đã chọn Chúa, phải từ bỏ mình.

Phải đi qua cuộc sống như một người đặc biệt, làm đối tượng cho sự nhạo

báng, thù ghét của người trần gian. Chúa Giêsu muốn làm nổi bật tương phản

giữa người Kitô hữu và trần gian, người Kitô hữu là người bị kết án.

(Pascal Foresi, Con đường thăng tiến, 1974, tr 17-18)

3. Thái độ trước đau khổ.

Vác thánh giá là một hình khổ. Hình khổ dĩ nhiên sẽ tạo nên đau khổ.

Đau khổ lại man vàn trong đời sống hằng ngày. Thi hào DANTE đã gọi là

“Terra lacrymosa” (quả đất đẫm lệ). Thánh vịnh lại gọi quả đất là thung lũng

nước mắt (Tv 79,83). Sách Khôn ngon nói : “Như tất cả mọi người trên trần,

tôi đã cất tiếng kêu đầu tiên pha hoà trong nước mắt” (Kn 7,3). Ý tưởng sách

Khôn ngoan rất phù hơp với câu tục ngữ Việt nam : “Cất tiếng khóc chào đời”.

Người ta không chào đời bằng tiếng cười mà lại bằng tiếng khóc. Thi sĩ

Nguyễn gia Thiều đã nói :

Page 57: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 57

Thảo nào khi mới chôn nhau,

đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

(Cung oán ngâm khúc )

Thi sĩ Cao bá Quát cũng đồng quan điểm như trên :

Vừa sinh ra sao đà khóc chóe.

Đời có vui sao chẳng cười khì.

Trần gian đầy đau khổ, đó là một sự kiện, một thực tại phũ phàng mà mọi

người phải chấp nhận. Nhưng xét cho kỹ, các đau khổ ấy cũng có cứu cánh

của nó chứ không phải phi lý. Khổng giáo chuẩn bị Kitô giáo bằng cái nhìn

sâu sắc về đau khổ, xem như phương thế hữu hiệu để hoàn bị hóa con người.

Đức Khổng Thử nói: “Khi Trời muốn trao cho ai một sứ mạng cao cả, trước

hết Ngài đổ cay đắng vào tâm hồn họ, làm gân cốt họ ra suy nhược, buộc cơ

thể họ phải nếm mùi đói khát, đưa họ đến chỗ tận cùng của đau khổ, cản trở

và lật đổ những gì họ xây đắp. Có như vậy mới làm sống lại trong con người

những tâm tình tốt đẹp, củng cố đức kiên nhẫn và mang lại cho con người

những gì còn thiều sót”. Thì luân lý Tin Mừng cũng tuyên bố : “Nếu hạt giống

không chết đi, ngươi không thể thấy thân mình nảy nở trong một đời Kitô hữu

hoàn toàn”. Vì rằng, sự đổi mới của Chúa Giêsu không làm đảolộn đời sống

con người, không hủy bỏ đau khổ và sự chết, nhưng mặc cho đau khổ cái công

dụng giúp con người và vũ trụ tân tiến. Nếu ta theo ý định của Chúa, nhận

sự đau khổ và sự chết trong đức vâng lời. và vì lòng mến Chúa và thương yêu

anh em, thì đau khổ và sự chết hóa nên con đường độc nhất đưa đến sự sống

lại vinh hiển, vĩnh viễn cho ta và cho cả vạn vật.

(Nữ tu Thiên Phước, báo Nhà Chúa số 6, tr 41)

Khó khăn, đau đớn xảy đến cho con người như cơm bữa: “ Đêm ngày

nước mắt đã trở thành bánh con ăn” (Tv 42,4). Như vậy, đau khổ xẩy đến

không quan hệ, mà chỉ quan hệ ở chỗ là thái độ của chúng ta thế nào trước

những đau khổ ấy? Ta nghĩ thế nào về hạt cát? Hạt cát có lợi hay có hại cho

ta? Phải chấp nhận nó hay phủi nó đi? Nếu hạt cát rơi vào mắt ta, chắc chắn ta

phải tìm cách phủi đi ngay vì nó chỉ làm ta đau khổ. Nhưng nếu hạt cát đó lại

rơi vào miệng con sò thì sao? Con sò sẽ tiết ra một chất nhờn bao bọc lấy hạt

cát và sẽ biến nó thành hạt ngọc. Vì thế, người ta thường tìm sò hến để kiếm

ngọc. Người ta kể sự cấu tạo ngọc trai như sau: khi một vật lạ, chẳng hạn như

Page 58: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

hạt cát, rơi vào cơ thể tức phần ruột trong vỏ con trai, vào ngay giữa lớp

nhuyễn mạc của phần vỏ ngoài con trai. Sau đó nhuyễn mạc sẽ cong lên và

tạo thành một cái túi, hạt cát lọt vào trong túi ấy, việc nhuyễn mạc cong lên

này cốt chỉ để ngăn chặn sự cọ sát có thể làm trai đau đớn. Dần dần nhuyễn

mạc nhả vào trong túi càng ngày càng nhiều để tránh sự đau đớn, nhuyễn mạc

bao quanh hạt cát và vô tình tạo thành ngọc cho loài người. Việc cấu tạo

thành ngọc trai có thể xẩy ra từ ba, bốn, năm năm là viên ngọc đã tròn và sáng.

Ngọc để lâu trong con trai càng lâu càng chắc và đẹp. Tuy nhiên trong khoảng

thời gian đó một dòng nước có mang những vi sinh vật làm hại trai, có thể

đến với những con trai có mang ngọc, lúc ấy viên ngọc sẽ chết và không còn

giá trị. Xem như thế, chúng ta thấy: đau khổ có thể trở thành dịp tốt cho ta,

nếu ta biết lợi dụng nó. Đau khổ trở nên tốt hay xấu là do thái độ của ta đối

với nó. Vậy ta có thái độ nào?

·Tìm cách đẩy lui nó với thái độ bất mãn khó chịu.

·Đón nhận vui vẻ và biến nó trở thành những hạt ngọc sáng chói. Chính

những đau khổ ấy sẽ trở nên hòn ngọc quý giá là những công phúc mà chúng

ta bỏ vào kho trên trời. Chúng ta đã theo Chúa, vác thánh giá với Chúa, nhưng

chúng ta có thể trung thành với Người không, hay giữa đường đứt gánh?

Chúng ta có bị liệt vào những hạng thiếu nữ tân thời, thay chồng như thay áo,

những người chỉ chú trọng vào những thú vui đê hèn hay chỉ tìm khai thác

tiền của, đến khi nhạt nhẽo thì bỏ, đến nỗi thi sĩ Thế Lữ phải than :

Tình người thay đổi,

Thay đổi tình người,

Anh đi đường anh, tôi đi đường tôi,

Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.

Chắc chúng ta không muốn bị liệt vào những hạng gái xấu nết này. Chị em đã

chọn Chúa Giêsu làm bạn trăm năm của mình thì quyết trung thành với Người,

dù đắng cay trăm phần cũng chịu :

Đi đâu cho thiếp đi cùng,

đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam. (ca dao)

Chúng ta hãy dùng cây thánh giá để được sức mạnh can đảm mà chịu đựng,

mà chấp nhận cảnh sống hiện tại với bao hy sinh đau khổ. Hãy quý mến thánh

giá như gương của tướng Carreau. Người ta kể rằng: tướng Carreau bị tử

Page 59: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 59

thương. Sau khi được chịu các phép sau hết, ông cầm cây thánh giá mà vợ ông

đã đeo vào cổ ông, rồi nói với các bạn: “Các bạn hãy can đảm lên. Giữa các

sự cực nhọc và đau khổ của các bạn, đừng quên rằng cuộc đời là vắn vỏi, và ta

thật vô phúc nếu sau khi chết, ta thấy rằng ta không hiểu biết, thờ lạy và bênh

vực Chúa Kitô”.

(Nguyễn hài Đồng, Tự điển câu truyện, 1969, tr 139)

KẾT LUẬN

Ta hãnh diện vì mình được mang Thánh giá. Mỗi khi làm dấu Thánh giá

anh chị em phải hiểu ý nghĩa tượng trưng của nó :

NHÂN DANH CHA: tay để trên trán, dạy ta phải hiểu rằng Chúa đã dùng cây

thánh giá mà chuộc tội cho nhân loại.

VÀ CON: tay để ở ngực, ở trái tim, dạy ta phải yêu mến thánh giá Chúa, phải

ôm lấy thánh giá Chúa vào lòng, phải yêu mến sự hy sinh hãm mình : per

crucem ad lucem.

VÀ THÁNH THẦN: tay để ở hai vai, dạy ta phải vác đỡ thánh giá Chúa, hai

vai thay nhau mà vác.

AMEN: chắp hai tay, cúi đầu xuống, dạy ta hãy tôn kính thánh giá Chúa.

Hoặc tay xếp hình thánh giá để vào miệng, dạy ta hãy tôn kính và dùng môi

miệng mình để cao rao Chúa Kitô chịu đóng đinh như thánh Phaolô đã tuyên

xưng: “Praedicamus Jesum cruxifixum” (1Cr 1,23): Chúng tôi rao giảng Chúa

Kitô chịu đóng đinh.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau để thực sự có lòng yêu mến thánh giá

Chúa, tìm thấy sự khôn ngoan trong thánh giá, sự khôn ngoan đã bị che khuất

mắt những người thông thái thế gian, để chúng ta không còn mặc cảm mình là

những kẻ khờ, người điên. Cho dù bị gọi là người điên trước mặt người ta

nhưng trước mặt Chúa là những người khôn ngoan. Hãy suy niệm lời thánh

Phaolô để yên ủi mình: “Nếu ta đã chết với Đức Kitô, ta tin tưởng cũng sẽ

được cùng sống với Người” (Rm 6,8).

Lm Giuse Đinh lập

Giáo xứ Kim Phát

Lễ kính Thánh Giá

Page 60: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA PHỞ VIỆT

(qua bài viết trên tạp chí kinh doanh số 1 của Hoa Kỳ Wall Street)

Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ - Wall Street Journal đã cho

đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định,

so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.

Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street

Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt.

Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say

say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn

nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ

giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt

xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới,

nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan

tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa.

Bát phở đặt trước mặt tôi - món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi,

trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là

những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau

sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên…

Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc biệt đối với tôi. Kể từ lần đầu

tiên được nếm thử hương vị phở ở đất nước quê nhà cách Việt Nam nửa vòng trái đất

(nước Mỹ), tôi đã biết mình sẽ không bao giờ có thể quên món ăn này.

Tôi cũng không bao giờ có thể miêu tả hương vị phở, nó quá sâu sắc và phức tạp,

chẳng dễ nói bằng lời được. Bởi lẽ, để có tô phở đặt trước mặt tôi đây, người chủ

quán đã phải chuẩn bị cầu kỳ từ trước đó nhiều tiếng đồng hồ.

Nguồn gốc của phở thật bí ẩn. Người thì bảo phở là món lai Pháp, người lại bảo

nó xuất xứ từ Trung Hoa, có người lại quyết bảo vệ: phở là của Nam Định. Bất kể

phở xuất xứ từ đâu, người Việt Nam các bạn vẫn luôn bảo rằng phở là linh hồn ẩm

thực của Hà Nội.

Ở thành phố miền Bắc đông đúc này, mặt trời lên là đường phố bắt đầu hối hả,

Page 61: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 61

mặt trời lặn là ai về nhà nấy, đến đêm thì không gian được trả lại sự tĩnh lặng. Tôi

thường thấy những người bán hàng rong đạp xe xung quanh thành phố với những

thúng mủng đựng chanh, ớt, tỏi… Và tôi cũng thường thấy các quán phở có khách từ

sáng đến đêm, đó là món ăn mà có lẽ người ta có thể ăn từ ngày này sang ngày khác, từ

bữa này sang bữa khác không chán, tôi nghĩ vậy.

Phở là món quà đặc sản của Hà Nội, một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam - Thạch

Lam từng viết như vậy hồi thập niên 1940. Điều này vẫn không thay đổi cho tới tận

hôm nay. Phở là đặc sản Hà Nội không phải bởi chỉ người Hà Nội mới biết nấu phở

mà bởi ở Hà Nội, hương vị phở thơm ngon đặc biệt, một thứ vị riêng có.

Hai thúng hai đầu và một dải quang gánh ở giữa nối liền, ai đó đã miêu tả hình

ảnh đất nước Việt Nam như vậy. Miền Bắc với Hà Nội ở một đầu quang và miền Nam

với thành phố Saigon ở đầu còn lại. Đến với thành phố Saigon, tôi cũng dùng phở và

nhận thấy hương vị hai nơi thật khác nhau, phong cách nấu ở hai thành phố này có

những khác biệt thú vị.

Tôi muốn kể cho các bạn nghe về trải nghiệm đầu tiên của tôi với phở. Nó bắt

đầu từ một nhà hàng ở tận thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Ở

những năm 1990, khi đó, phở vẫn còn chưa được nhiều người Mỹ biết tới. Một đầu

bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên trong tiểu bang. Có lần ghé qua

ăn thử và quá ấn tượng với món này, cậu sinh viên trẻ là tôi khi đó đã ngay lập tức xin

được làm thêm tại cửa hàng.

Tôi đã từng làm việc ở nhiều cửa hàng ăn suốt thời đi học nhưng chưa có món

nào gây ấn tượng với tôi như phở. Tôi khâm phục cách người ta sáng tạo ra nước

dùng của phở, cách người ta thái và chẻ những cọng hành, cách đập gừng làm sao để

miếng gừng vừa đủ độ dập và tiết ra hương thơm không quá nhạt cũng không quá

nồng. Rồi hằng hà sa số những thứ thảo mộc tinh tế mà người ta dùng để chế vào nồi

nước phở. Có những đêm tôi được người chủ quán ở Cambridge giao trông nồi nước

dùng, tôi đã say sưa ngắm những bong bóng phập phồng trong nồi nước. Hít hửi

hương thơm tỏa ra, tôi tin rằng đây là thứ nước dùng tinh tế nhất trong thế giới của các

loại nước dùng.

Hương vị phở ở Hà Nội giản dị và cổ điển, nước dùng thanh và trung thành với

những gì truyền thống - những lát thịt bò thái mỏng, những cọng hành tươi thái nhỏ và

một vài chiếc lá rau thơm…

Những quán phở ngon nổi tiếng ở Hà Nội lại tập trung ở những con phố hẹp và

Page 62: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

đông đúc nằm trong khu phố cổ. Hàng quán ở đây san sát nhau, người dân “luồn

lách” trong dòng xe đông đúc một cách rất “cơ động” bằng những chiếc xe máy nhỏ

gọn.

Đường phố thì thế nhưng người dân ở đây vẫn giữ được sự thư thái, thoải mái

mỗi khi ngồi xuống ăn quà. Nhiều khách du lịch khi sang Việt Nam không dám ngồi

xuống những hàng quán vỉa hè và họ đã tự tước đi quyền thưởng thức sự tinh túy của

ẩm thực Hà Nội. Sự tinh tế đó lại nằm ở chính những hàng quán ven đường này.

Phở ở thành phố Saigon có hương vị nồng đượm. Ở đây nước dùng đậm đà,

hơi đục chứ không trong và thanh như nước dùng ngoài Hà Nội. Ở đây, phở có nhiều

sáng tạo, cải biên thú vị với những nạm, tái, gầu, bò viên… thơm nức, mềm

mại. Người yêu phở ở thành phố Saigon vì thế có nhiều lựa chọn “phi truyền thống”

hơn.

Theo tôi, phở có thể được coi là một “thức ăn nhanh” của người Việt. Các

nguyên liệu thường được chủ quán bày sẵn ra các khay và chế biến rất nhanh, chỉ vài

phút sau khi gọi món, bát phở nóng sốt, thơm lừng đã được đặt ngay trước mặt thực

khách.

Ở Việt Nam có những quán phở mở từ tờ mờ sáng, thậm chí có cả quán mở xuyên

đêm. Những nồi nước dùng ở đây to khổng lồ tới mức tôi tưởng tượng mình… có thể

bơi trong đó. Chưa tới 2 đô la, du khách đến Việt Nam đã có thể thưởng thức món ẩm

thực tinh tế đỉnh cao của Việt Nam - một ưu đãi quá lớn.

Sau khi đã thưởng thức phở ở cả miền Bắc và miền Nam, tôi nhận ra rằng phở ở Hà

Nội thanh và truyền thống còn phở ở thành phố Sài Gòn đậm và “tân thời”. Đối

với cá nhân tôi, tôi thích phở của thành phố Sài Gòn hơn bởi tôi yêu vị ngọt đậm

trong tô phở Sài Gòn.

Trước khi bước ra khỏi quán, cô phục vụ thân thiện hỏi tôi: “Ông đã no bụng

chưa?”, tôi chỉ cười. Làm sao có thể no được khi phở Việt Nam ngon đến vậy? Dù đã

ăn hết cả tô nhưng tôi vẫn luôn thấy thòm thèm, đúng như người Việt vẫn nói: No

bụng đói con mắt. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần ăn phở, ngay cả sau khi đã trở về

Mỹ. Người Mỹ giờ đây cũng đã có nhiều người “nghiện phở” như tôi.

Theo Wall Street Journal

Sưu tầm trên net

Page 63: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 63

TẾT BÍNH THÂN, TẢN MẠN KHỈ “BA KHÔNG”

Người ta tặng cho tôi 3 con khỉ nhỏ bằng sứ: con bịt mắt, con bịt tai và con

bịt miệng. Thấy ngồ ngộ, tôi để chúng nơi phòng khách, ai vào thăm cũng sôi nổi

bình luận. Mắt để thấy, tai để nghe, miệng lưỡi để ăn nói. Đó là những khả năng tự

nhiên, chẳng ai lại muốn khiếm khuyết. Ai cũng muốn mình được thông minh, lanh

lợi, tại sao phải bịt cả mắt lẫn tai và miệng lại giống như người mù, câm, điếc?.

Tết Con Khỉ sắp đến nên xin được tản mạn về khỉ “ba không” ấy.

1- Nguồn gốc

Nguồn gốc về ý niệm ba con khỉ có thể bắt nguồn từ Ấn Độ cả ngàn năm

trước.Thần Vajrakilaya là vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và

miệng nhằm để răn dạy con người mà dân chúng Ấn Độ đa số là Phật tử, với ý

khuyên là không nhìn bậy, không nghe bậy, không nói bậy. Tư tưởng 3 không theo

các nhà tu Phật giáo đi qua nước Tàu không rõ vào thời kỳ nào. Sau đó vào khoảng

thế kỷ VIII đời nhà Đường, một thiền sư Phật giáo trong chuyến Phật sự ở Trung

hoa, đã mang theo về Nhật tư tưởng này.

Tại Nhật, vùng Nikko cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc, trong đền

Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng 8 bức khác nhau) có

tượng 3 con khỉ tên Mizaru, Kikazaru và Iwazaru (bịt tai, bịt mắt, bịt miệng) bằng

gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro (1594-1634), rất nổi tiếng từ thế kỷ XVII. Tại sao

lại là 3 con khỉ? Trong tiếng Nhật chữ “zaru” nghĩa là không, “saru” nghĩa là con

khỉ. Một con lấy tay che mắt tên là mizaru, tiếng Nhật là mizaru có ý nghĩa “tôi

không thấy điều xấu”. Con giữa lấy tay bịt tai tên là kikazaru có ý nghĩa “tôi không

nghe điều xấu”. Còn con thứ 3 lấy tay bịt miệng tên là iwazaru với ý nghĩa là “tôi

không nói điều xấu”. Không hiểu rõ nguyên nhân là người Nhật họ muốn chơi chữ

hay là phát âm không rõ ràng, mà ngày nay các sách đều viết là “mi-zaru, kika-zaru,

iwa-zaru”. Nhưng có một điều chắc chắn là người Nhật tu Thiền dùng 3 con khỉ để

nói lên sự quan trọng và sự kiểm soát ba giác quan từ cơ thể tiếp xúc với thế giới

bên ngoài là mắt, tai, miệng. Nhiều vùng ở Nhật, người ta cũng tin rằng con khỉ là

trung gian giữa thần thánh và con người. Không nhìn, không nghe, không thấy là

khuôn vàng thước ngọc của nhiều thế hệ người Nhật, ngày nay tư tưởng này được

chấp nhận như là một nguyên tắc chỉ đạo.

Nguồn gốc ba ý niệm không nhìn, không nghe, không nói cũng có thể bắt

nguồn từ tư tưởng của Khổng Phu Tử cách đây mấy ngàn năm, vì trong Luận Ngữ

có câu: “phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn”. Nghe dẫn giải từ người biết

chiết tự chữ Hán thì chữ “thông” có bộ “nhĩ” là tai, chữ “minh” có bộ “nhật” và bộ

Page 64: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

64 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

“nguyệt” tượng trưng cho hai con mắt. Như vậy, người có tai thính mắt sáng là

người nghe thấy được nhiều điều hay đẹp mà nảy ra trí tuệ, là người thông

minh.Trong xã hội Việt Nam, đâu dễ dàng gì là người có được tai mắt trong vùng,

có tai mắt trong vùng đồng nghĩa với có thân thế địa vị, quyền cao chức trọng, và dĩ

nhiên có được tai mắt thì miệng được …ăn thoải mái!

Có thể hình điêu khắc ba con khỉ này chịu ảnh hưởng Thiền của Phật giáo. Đọc

kinh Phật thỉnh thoảng, người ta gặp câu “Tâm viên ý mã”. Nhà Phật cho rằng

“Tâm” và “Ý” của con người luôn luôn biến chuyển, nhảy nhót, chọt chẹt, phá

phách không ngừng như con khỉ và con ngựa không bao giờ chịu đứng yên một chỗ,

nếu không kềm chế chúng nó lại, nó suy nghĩ lung tung hết chuyện này đến chuyện

kia thì sẽ sinh ra phiền não. Tìm hiểu xa hơn thêm một chút thì nhà Phật cho rằng

lục căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý tiếp xúc với lục trần là sắc, thanh, hương, vị,

xúc và pháp, rồi sinh ra lục thức. Nếu những thức này không bị ô nhiễm thì hành giả

được tâm thanh tịnh mà đạt đến lục thông. Còn nếu mắt ham nhìn cái đẹp, tai muốn

nghe lời ngon ngọt, mũi thích ngửi mùi thơm tho, lưỡi ưa nếm vị thức ăn ngon, thân

tiếp xúc với đồ dơ, và ý nghĩ điều bậy để tâm bị mê loạn thì lục thức sẽ biến thành

lục tặc là 6 tên giặc phá hại sự thanh tịnh cho việc tu hành.Phật giáo không chỉ đề

cập đến mắt, tai, miệng (lưỡi) mà còn thêm mũi, thân và ý[1].

2- Con Khỉ Bịt Mắt

Đôi mắt là tuyệt tác của thiên nhiên, là cửa ngỏ tâm hồn. Nếu không thấy ánh

sáng, hình ảnh, màu sắc, vẻ đẹp thì ấy là đôi mắt mù.Tại sao lại bịt mắt? Để đừng

nhìn những chỗ không nên nhìn, đừng nhìn đời bằng nửa con mắt, đừng thiển cận

thành kiến dễ dẫn đến cái nhìn không đúng sự thật, vội vàng đánh giá sai vấn đề.

Thói thường ở đời là “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, thành ra khi người ta có thành kiến

thì nhãn quan cá nhân cũng lệch chuẩn. Con khỉ che mắt có ý khuyên người ta chớ

nên vội nhìn vào hiện tượng mà đánh giá bản chất sự việc, nên suy xét mọi việc

bằng con mắt nhân văn, bằng sự suy ngẫm thấu đáo[2].

Nhạc sĩ Xuân Hồng viết ca khúc “Đôi mắt” với ca từ dễ thương.

Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời; Để nhìn đời và để làm duyên.

Mẹ cho em đôi mắt màu đen; Để thương để nhớ, để ghen để hờn.

Đôi mắt em là cửa ngỏ tâm hồn; Là bài thơ hay nhất,

Là lời ca không dứt; Là tuyệt tác của thiên nhiên.

Thi sĩ Lưu Trọng Lư đã viết hai câu thơ thật đẹp về tình yêu trong đôi mắt:

Mắt em là một dòng sông,

Thuyền ta bơi lặng trong dòng mắt em.

Page 65: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 65

Mắt là cảm hứng cho thi sĩ, nhạc sĩ. Mắt là hồn cho thơ, là sóng cho nhạc. Có

người nhìn đôi mắt như mùa thu. Có người nhìn đôi mắt như dòng sông. Trong văn

chương, nghệ thuật, cảm hứng về mắt bao giờ cũng là đôi mắt đẹp.Thế nhưng, khi

Thánh Kinh nói về mắt lại nói về đôi mắt mù. Từ những trang đầu của sách Sách

Sáng thế đã nói về mắt: “Rắn đã nói với người đàn bà: chẳng chết chóc gì đâu ! Quả

nhiên Thiên Chúa biết, ngày nào các ngươi ăn nó mắt các ngươi sẽ mở ra và các

ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu. Và người đàn bà đã nhìn; quả là cây

ăn phải ngon… mà nhìn thì đã sướng mắt. Nó đáng quý thực, cái cây ấy để được

tinh khôn. Và bà đã ăn… Và mắt cả hai người đã mở ra. Và chúng biết là chúng trần

truồng” (St 3, 4–7).

Đoạn Thánh Kinh nói về lịch sử sa ngã của loài người đã đề cập đến đôi mắt

qua 3 tiến trình:

– Rắn hứa là mắt hai ông bà sẽ mở ra.

– E-và nhìn trái táo và thấy sướng mắt.

– Mắt hai người mở ra và thấy mình trần truồng.

Rắn hứa là mắt hai người sẽ mở ra để nhìn thấy mọi sự như Thiên Chúa, nhưng

mắt đức tin đã nhắm lại nên không nhìn thấy điều mình muốn thấy. Họ không thấy

mùa hoa nở rộ, những đồi cỏ bình yên, những dãi nắng hiền, những dòng suối êm ả.

“Mà nhìn thì đã sướng mắt”, cái nhìn ấy phải là đắm đuối, bằng cái nhìn đam mê đó,

tội lỗi, khổ đau và sự chết đã vào trần thế.Lời hứa của con rắn đã hiệu nghiệm: “mắt

cả hai người đã mở ra”. Không phải mở ra để nhìn thấy vẻ đẹp mà nhìn thấy mình

trần truồng. “Mắt hai người đã mở ra”. Câu Thánh kinh thật ngắn ngũi diễn tả cách

tinh tế sự đau thương: mở ra cũng là lúc đóng lại. Ađam – Evà đã mở mắt, nhưng họ

lẫn trốn không dám nhìn Thiên Chúa. Cả hai đã mở mắt nhưng để tìm lá che thân,

không dám nhìn nhau. Khởi đầu lịch sử nhân loại là đôi mắt mù và sự mù loà chảy

dọc theo thời gian mang tối tăm vào trong trần thế[3]. Chúa Kitô đã đến chữa lành

sự mù loà ấy, hàn gắn lại vết thương thưở sa ngã của Nguyên Tổ. Khi liên kết phép

lạ Chúa Giêsu chữa người mù từ thưở mới sinh (Mc 10, 46-52 ; Mt 20,29-34 ; Lc

18,35-43) với sự mù loà của Nguyên tổ, ta mới thấy ý nghĩa sâu xa của mầu nhiệm

Con Thiên Chúa đến trong thế gian. “Mù từ thưở mới sinh” là mù từ xa xưa, thưở

địa đàng. Chúa Kitô đã mang ánh sáng cho thế gian. Ngài ban cho nhân loại đôi mắt

mới: Mắt Đức Tin. Ðôi mắt đức tin giúp con người nhìn thấy Thiên Chúa và yêu

mọi người, mọi sự trong Chúa và yêu như Chúa đã yêu. Nhiều Thánh vịnh giúp ta

tập nhìn cuộc đời và con người bằng đôi mắt tin yêu, như Thánh vịnh 104, các

Thánh vịnh Job 38-39. Chúa Giêsu cũng chữa nhiều người mù loà tâm hồn. Ngài mở

mắt cho Giakêu thấy được sự nguy hiểm của tiền tài đối với phần rỗi (Lc 9, 1-10).

Page 66: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

66 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Ngài mở mắt cho người đàn bà ngoại tình, giúp chị từ bỏ quá khứ lỗi lầm (Lc 7,

36-50). Ngài mở mắt cho người trộm lành giúp nhận ra lòng Chúa xót thương (Lc 23,

32-43)…

Chúa Giêsu dạy: “ Nếu mắt của con làm cớ cho con sa ngã thì hãy móc mà ném

nó đi” (Mt 5,29);

3- Con Khỉ Bịt Mồm

Miệng để nói để cười để khóc. Nếu không nói được là câm, nói ú ớ là ngọng,

nói lắp bắp là cà lăm. Có ai muốn vậy đâu! Tại sao phải bịt miệng? Người xưa nói:

“Khẩu thiệt giả họa chi môn, diệt thân chi phủ dã”: miệng lưỡi là cửa vào tai họa, là

búa rìu diệt thân. Người đời thường nhắc nhở nhau: “Người ít nói không phải là

người nói ít mà đừng nên nói những gì vô ích”.

Chu Văn An (1292-1370) là một bậc hiền Nho, một vị đại quan đáng kính và là

một người thầy mẫu mực được suy tôn là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn

đời). Ông được thờ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, sinh thời ông từng dâng

“thất trảm sớ” chém 7 tên nịnh thần, nhưng vua không nghe. Ông đã gửi trả mũ áo

quan cho vua rồi về ở ẩn tại Côn Sơn, Kiếp Bạc. Ông được các học giả thời phong

kiến xưa ví như sao đẩu, sao khuê… Cao Bá Quát đã từng viết về ông: “Thất trảm

yêu ma phải rợn lòng.Trời đất soi chung vầng hào khí.Nước non còn mãi nếp cao

phong”.

Phải chăng, hình tượng con khỉ bịt mồm có ý nhắc nhở người nói phải có người

nghe, người không biết nghe thì ta có nói cũng phí lời?

Người xưa có câu: Học nói chỉ mất 3 năm nhưng học im lặng mất 60 năm chưa

chắc đã học được. Lại có câu “Câm hay ngóng, ngọng hay nói” nghĩa là, thường

những người biết ít lại hay nói nhiều hoặc đã không biết lại tỏ ra biết nhiều. Nhà bác

học Albert Ein-Stein có nói, cái ta biết chỉ bằng một giọt nước, còn cái ta không biết

bằng cả một đại dương, ấy thế mà có nhiều anh chàng, cô nàng cái gì cũng tỏ ra

“biết tuốt”. Và nữa, khi không vừa lòng ai (do định kiến riêng) người ta thường nói

hơn, nói kém mặc lòng. Ca dao có câu: “Yêu ai thì nói quá ưa. Ghét ai nói thiếu nói

thừa như không”. Vẫn biết họa từ mồm mà ra, bệnh từ mồm mà vào (họa tùng khẩu

xuất, bệnh tùng khẩu nhập) nhưng mấy ai giữ được cho toàn vẹn?[4]

Cổ nhân có câu: “Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy” (một lời nói ra, bốn

ngựa đuổi theo không kịp). Lời nói của con người có thể có hậu quả rất lớn và rất

phức tạp; có thể ích lợi hay tai hại, xây dựng hay phá đổ. Chính vì thế, bác ái rất cần

trong lời nói.Muốn bác ái trong lời nói, trước hết phải tế nhị, tránh những lời nói làm

thiệt hại hoặc gây buồn phiền. Có thể đó là những lời nói hữu ý hay vô tình.

Page 67: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 67

Nói hành, nói xấu, làm thiệt hại uy tín và danh dự người khác, là điều lỗi đức ái

nặng. Ganh tị là nguyên nhân chính gây ra nói hành nói xấu. Người ta lỗi đức ái

nặng nề nhất, khi lời nói sau lưng hoàn toàn đi ngược với lời nói trước mặt. Khuynh

hướng này biểu lộ sự hèn nhát, không xứng với người kitô hữu là con cái sự thật.

Người ta thường lỗi đức ái trong lời nói nhiều hơn cả, ngược lại cũng có thể

xây dựng tình bác ái bằng lời nói nhiều hơn cả. Điều này đòi hỏi một ý thức mãnh

liệt và thường xuyên. Nhờ ý thức mà chúng ta khám phá cơ hội thi hành bác ái bằng

lời nói.

Bác ái trong lời nói không là ăn nói đưa đẩy hay tìm cách lấy lòng người khác

bằng lời xu nịnh, cũng không là lời nói suông trên môi miệng, miễn trừ hành động

thực tế. Nhưng là dùng lời nói như một yếu tố quan trọng để biểu lộ và xây dựng

điều cốt yếu mà Đức Kitô dạy là tình yêu không giả dối.

Việc xây dựng tình bác ái bằng lời nói rất đa dạng, tùy người và tùy môi trường,

nhưng cũng có những nét lớn căn bản: lời khích lệ, lời an ủi, lời thông cảm hay chia

sẻ, lời nói làm vui lòng người khác, lời nói xây dựng.

Thánh Gicôbê khuyên “Thưa anh em, anh em đừng nói xấu nhau” (Gcb 4,11).

4- Con Khỉ Bịt Tai

Tai là cửa ngõ dẫn âm thanh vào tâm trí. Tai không nghe được tiếng nói âm

thanh là tai điếc. Sao lại bịt tai? Chắc hẳn là người ta tránh nghe những chuyện thị

phi.

Khi nghe điều gì, thiết nghĩ người nghe nên sàng lọc, phân tích kỹ càng. Lại

phải nghe hai tai, nghe ý kiến nhiều chiều. Không phải lời khuyên bảo nào cũng xuất

phát từ sự thành tâm. Thông thường ai cũng thích nghe những lời ngọt ngào, ngợi

khen, nịnh nọt chứ mấy ai thích nghe những ý kiến phê bình? Kể cả những lời phê

bình ấy là rất thành thực. Nhiều khi người ta đâu biết những ai có lời chê đúng thì

người đó chính là thầy của ta. Người hiểu biết là người biết nghe những lời nói

thẳng thắn bộc trực. “Trung ngôn nghịch nhĩ” là vậy! Hình tượng con khỉ bịt tai có ý

khuyên người ta hãy cảnh giác với những lời đường mật.

Để sống tinh thần Tin Mừng, điều cần thiết nhất là phải biết lắng nghe. Người

nghe tai bên này lọt qua tai bên kia nên không còn gì để suy nghĩ, vì thế nên rất

nông cạn. Họ được Chúa Giêsu ví như hạt giống “rơi xuống vệ đường, chim chóc

đến ăn mất” (Mt 13,4). Người nghe nhưng vội nói nên thiếu gạn lọc khơi trong. Họ

giống như “hạt rơi trên sỏi đá, chỗ đất không nhiều, nó mọc ngay, vì đất không sâu,

nhưng khi nắng lên nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô”(Mt 13,5). Người

biết lắng nghe và biết gìn giữ trong trí khôn để suy nghĩ, biết lưu lại trong tâm hồn

Page 68: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

68 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

để suy niệm nên nội tâm phong phú, họ như “hạt gieo vào đất tốt, nên sinh hoa kết

quả: hạt được gắp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục” (Mt 13,8).

Cha Mark Link, S.J nói rằng: “Chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa bằng 3 lỗ tai:

lỗ tai của tâm trí, lỗ tai của trái tim và lỗ tai của linh hồn”. Lắng nghe bằng lỗ tai tâm

trí. Đó là cố gắng tìm hiểu Lời Chúa, và hơn nữa, làm cho lời ấy sống động y như

chúng ta đang nghe chính Chúa nói. Thánh Ignatiô Loyola thường nghe Lời Chúa

theo kiểu này, bằng cách nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang có mặt trong hội

đường Do Thái để nghe Chúa Giêsu nói. Ngài tưởng tượng ra niềm xúc động khiến

giọng nói Chúa Giêsu nghẹn ngào khi đọc đến câu : “Thần khí Chúa ngự trên tôi“.

Ngài còn tưởng tượng ra nỗi phấn khích như điện giật lan chuyền nơi cộng đoàn

tham dự khi Chúa Giêsu tuyên bố : “Hôm nay, lời Kinh Thánh trên đã ứng nghiệm

khi anh chị em nghe đọc nó“. Như thế, nghe bằng tâm trí là không những chỉ hiểu

Lời Chúa, mà còn làm cho Lời ấy trở nên sống động như thể nghe từ miệng Chúa

nói ra.

Lắng nghe bằng lỗ tai của trái tim. Đó là ghi tạc Lời Chúa vào trái tim và cố

gắng tìm cách áp dụng Lời ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Phanxicô Xaviê

lên Paris theo đuổi khoa bảng dùi mài kinh sử để cuối cùng trở thành giáo sư môn

Triết học. Nhưng trên đỉnh cao danh vọng ấy, một lần tiếp cận Tin Mừng, gặp được

câu: “lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn liệu ích gì?” (Lc 9,25), Phanxicô Xaviê

nghe lời này như nói trực tiếp với mình. Lời đã đi vào trái tim đã giúp ngài lựa chọn

định hướng đời mình sao có lợi cho đời sống Thiên Chúa. Nghe bằng trái tim là ghi

khắc Lời Chúa vào nội tâm và vận dụng lời ấy vào cuộc sống hàng ngày.

Lắng nghe bằng lỗ tai của linh hồn. Đó là cầu nguyện với Chúa về Lời đã nghe

trong trái tim, như thánh Phanxicô Xaviê đã làm. Ngài từ bỏ tất cả công danh sự

nghiệp, nhận chức Linh mục, rồi sau đó cùng với Ignatiô thành lập Dòng Tên với

khẩu hiệu “cho vinh danh Chúa hơn”. Phanxicô Xaviê vẫn khát vọng xa hơn là hiến

thân loan báo Tin Mừng tận miền sâu miền xa của địa cầu. Trong nhiều năm truyền

giáo, ngài đã đi bộ tới trăm ngàn cây số, và đã rửa tội với con số kỷ lục phỏng độ ba

vạn người.

Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận khuyên : “Chính lúc rao giảng Tin

Mừng, con phải giữ sự thinh lặng bên trong, con phải để cho Chúa Thánh Thần nói

với con, và nói qua miệng lưỡi con.Thinh lặng là thời gian để cầu nguyện, để chuẩn

bị, để suy nghĩ, để chín mùi, để có năng lực mà loan báo Tin Mừng” (Cầu nguyện,

trang 109). Cuộc đời người tín hữu luôn lắng nghe Lời Chúa. Đó là hành trình của

Lời đã nghe, được diễn lại sống động nơi tâm trí, ghi khắc vào trái tim và cầu

nguyện trao đổi với Chúa, từ đó lắng nghe điều Chúa muốn nhắn nhủ với bản thân

qua Lời ấy.

Page 69: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 69

Trong phúc âm Chúa Giêsu dạy: “Hãy để ý tới điều anh em nghe” (Mc 4,24);

“Hãy để ý tới cách anh em nghe” (Lc 8,18).

5- Tạm kết

Tôn Ngộ Không đã từng khuyên can Đường Tăng nhiều điều mắt thấy tai nghe,

những âm mưu của yêu ma quỷ quái dọc đường thỉnh kinh, nhưng Đường Tam Tạng

đã không nghe lại còn niệm chú xiết vòng kim cô, đuổi về hoa quả sơn nên có rất

nhiều hậu quả tại hại.

Trong nghệ thuật điêu khắc dân gian, hình tượng con khỉ được mô tả mỗi con

một tư thế: một con bịt mắt, một con bịt tai và một con bịt miệng. Không phải ai bịt

con khỉ mà chính nó tự bịt miệng tai mắt của mình. Ba trạng thái đó của khỉ, có thể

hiểu là biểu hiện của thái độ “mũ ni che tai hưởng thái bình”. Thực tế trong cuộc

sống, không ít người quan niệm, trước mọi vấn đề chướng tai gai mắt, tốt nhất là “có

mắt không nhìn, có miệng không nói, có tai không nghe” để giữ mình bình yên, an

lạc. có thể quan niệm trên cũng có phần nào đúng nhưng nếu hiểu hoàn toàn như vậy

có lẽ hơi phiến diện[5]. Với 3 hình tượng đó có không ít người suy ra rằng : hãy cứ

sống an phận, mặc kệ những gì đang xảy ra xung quanh và họ mặc nhiên bàng quan

theo thuyết “Mackeno”(mặc kệ nó!). Nhưng giữa cuộc đời đầy những điều thị phi và

nhiễu nhương này, nếu cứ an phận như vậy thì xã hội sẽ đi đến đâu, tình người sẽ về

đâu? Và nếu cứ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng như thế cả cuộc đời thì thử hỏi cuộc sống

có gì là thi vị nữa không?

Ý nghĩa hình tượng khỉ “ba không” là đừng nhìn đừng nghe đừng nói những

điều trái lẽ, bịt mắt để dùng Tâm mà nhìn, bịt tai để dùng Tâm mà nghe, bịt miệng

để dùng Tâm mà nói. Khi Tâm ở trạng thái “Tịnh” không bị quấy rầy bởi những

điều xấu thì từ Tâm mới phát sinh những điều “Thiện”. Ý nghĩa tích cực của khỉ “ba

không” là khuyên con người ta hãy có một cách hành xử đúng. Muốn thính tai, sáng

mắt, sách miệng thì phải tập luyện hàng ngày, gìn giữ đôi mắt, đôi tai biết lắng nghe

và kiềm chế miệng lưỡi.

Tết Bính Thân đã cận kề. Hình tượng khỉ “ba không” là một sản phẩm vừa

mang tính nghệ thuật lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa, bản thân tự nhắc nhở mình luôn giữ

gìn tai mắt miệng lưỡi cho đúng phẩm hạnh cốt cách. Mong rằng những ai đang có

món quà này trên bàn làm việc sẽ càng nhìn ngắm suy tư và áp dụng vào cuộc sống.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

[1]. cdnth6875.com; Phan Ngọc Quyến.

[2] .Hạnh phúc gia đình; Đỗ Hữu Bảng.

[3] . Nước mắt và hạnh phúc, Lm Nguyễn Tầm Thường.

[4] . Hạnh phúc gia đình; Đỗ Hữu Bảng.

http://lamhong.org/23974-2/

Page 70: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

70 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

KINH NĂM THANH LONG THƯƠNG XOT Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa dạy chúng con phải có lòng thương xót như Cha trên trời, và ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. Xin tỏ cho chúng con thấy dung nhan của Chúa và chúng con sẽ được cứu độ. Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Zakêu và thánh Matthêu khỏi ách nô lệ bạc tiền;

làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Mađalêna không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo; cho thánh Phêrô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa, và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng hối cải. Xin cho chúng con được nghe những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria,

như thể Chúa đang nói với mỗi người chúng con: “Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!” Chúa chính là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình, Đấng biểu lộ quyền năng của Ngài trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót: Xin làm cho Hội Thánh

phản chiếu gương mặt hữu hình của Chúa trên trái đất này. Chúa là Đấng phục sinh vinh hiển. Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng mặc lấy sự yếu đuối để có thể cảm thông với những người mê muội lầm lạc, xin làm cho tất cả những ai tiếp cận với các ngài

đều cảm thấy họ đang được Thiên Chúa quan tâm, yêu mến và thứ tha. Xin sai Thần Khí Chúa đến xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con, để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm hồng ân của Chúa cho chúng con;

và để Hội Thánh Chúa, với lòng hăng say mới, có thể mang Tin Mừng đến cho người nghèo, công bố sự tự do cho các tù nhân và những người bị áp bức, trả lại ánh sáng cho kẻ mù lòa. Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, xin ban cho chúng con những ơn chúng con đang cầu xin.

Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

Phanxicô, giáo hoàng

Bản tiếng Việt của Hôi Đông Giam Muc Viêt Nam

Page 71: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 71

BÁO CÁO CÁC QUY CUA GIÁO ĐOÀN

QUỸ GIÚP ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ

Giáo Xứ Takatori-Kobe 5.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 2.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 5.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân 3.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Tổng kết tháng này 20.000 yen

Tiền còn lại 242.000 yen

QUỸ GIUP TRE EM BI NHIÊM HIV-AIDS TAI VN

Vườn Rau Tình Thương Himeji 2.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

QUỸ GIÚP THỰC HIỆN TỜ PVLC

Giáo Xứ Takatori (Kobe) 20.000 yen

CĐ/CG Tokyo 20.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 15.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 10.000 yen

CĐ/CG Yamato 20.000 yen

CĐ/CG Isesaki-Gunma 10.000 yen

CĐ/CG Kawagoe 7.000 yen

CĐ/CG Nagoya 5.000 yen

CĐ/CG Karasuyama 3.000 yen

CĐ/CG Mizonoguchi 5.000 yen

CĐ/CG Himeji 15.000 yen

CĐ/CG Yao-Osaka (tháng 1 đến tháng 6/201) 20.000 yen

CĐ/CG Kawaguchi 20.000 yen

CĐ/CG Hiroshima 14..000 yen

Bà con Công Giáo Vùng Kamata 4.000 yen

Bà con Công Giáo vùng Omori 2.000 yen

Bà con Công Giáo Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki 5.000 yen

Page 72: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

72 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Giáo Xứ Iyomishima, Shikoku 10.000 yen

Giáo Xứ Yoshida, Shizuoka-Ken 3.000 yen

Dì Mỹ Lệ (Saitama) 5.000 yen

Quý Sơ Dòng MTG Nha Trang, CĐ Fukuoka 10.000 yen

QUỸ GIÁO ĐOÀN

CĐ/CG Hiroshima 10.000 yen

CĐ/CG Yamato (năm 2015+2016) 20.000 yen

Giuse TRẦN QUỐC NAM

Sinh ngày: 10/06/1991

Con ông: Gioan Baotixita Trần Hữu Việt

Và Bà: Maria Lê thị Thanh Thùy

Hiện trú tại: Yao-Shi, Osaka, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria VŨ NGỌC LAN ĐÀI

Sinh ngày: 02/09/1991

Con ông: Giuse Vũ An Hữu

Và bà: Maria Trần thị Minh Hoàng

Hiện trú tại: Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam

Phanxicô NGUYỄN QUỐC KHANH

Sinh ngày: 16/10/1988

Con Ông: Phêrô Nguyễn Văn Kim

Và Bà: Anna Đinh thị Mến

Hiện trú tại: Sendai, Miyagi-Ken, Nhật

Bản

Muốn kết hôn với:

Anna VŨ THỊ SÁNG

Sinh ngày: 11/09/1989

Con Ông: Gioan Baotixita Vũ Ngọc

Thân

Và Bà: Teresa Trầ thị Hiệu

Hiện trú tại: Sendai, Miyagi, Nhật Bản

Têrêsa ĐIỀN MIE

Sinh ngày: 21/07/1988

Con Ông: Phêrô Điền Huy Thảo

Và Bà: Maria Châu Kim Liên

Hiện trú tại: Kawaguchi, Saitama-Ken,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

MIYAMURA KAZUYOSHI

Sinh ngày: 01/01/1984

Con Ông: Miyamura Kiyoji

Và Bà: Miyamura Eiko

Hiện trú tại: Kobe-Shi, Hyogo-Ken,

Nhật Bản

Page 73: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 73

Maria TRẦN THỊ LIỄU

Sinh ngày: 02/10/1993

Con Ông: Gioan Trần Văn Toản

Và Bà: Maria Phạm thị Phượng

Hiện trú tại: Higashi Nakano, Tokyo,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Gioan IWAMI YUKI

Sinh ngày: 21/11/1987

Con Ông: Iwami Tsutomu

Và Bà: Iwami Michiko

Hiện trú tại: Idabashi, Tokyo, Nhật Bản

Phanxicô Xavie NGUYỄN THANH

HẢI

Sinh ngày: 11/01/1990

Con Ông: Nguyễn Đình Hòa

Và Bà: Huỳnh thị Ngọc Hân

Hiện trú tại: Kawasaki, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria VŨ HOÀNG KIM ANH

Sinh ngày: 24/09/1990

Con Ông: Vincentê Vũ Đình Hân

Và Bà: Maria Lê thị Tuyết Nhung

Hiện trú tại: Bình Tân, Sàigòn, Việt

Nam

Têrêsa LƯU THỊ XUÂN THẢO

Sinh ngày 13/10/1982.

Con ông: Phêrô Lưu Văn Hòa

Và Bà: Têrêsa Đinh Thị Mến

Hiện trú tại: Takatori, Kobe, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

NGUYỄN VĂN HÙNG

Sinh ngày 06/08/1987

Con Ông: Nguyễn Văn Quế

Và Bà: NguyễnThị Kỷ

Hiệntrú tại:HưngNguyên,Nghệ An, VN.

Anna VÕ THỊ KIM NGÂN

Sinh ngày: 12/01/1988

Con Ông: Võ Văn Nhanh

Và Bà: Elizabeth Nguyễn thị Lan

Hiện trú tại: Itabashi, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

KANG MYOUNG JIN

Sinh ngày: 10/02/1976

Con Ông: Kang Uio

Và Bà: Go Seonok

Hiện trú tại: Seoul, Đại Hàn

TRẦN THANH TUẤN

Sinh ngay: 02/02/1990

Con Ông: Trần Trọng Thoại

Và Bà: Trương thị Kim Thoa

Hiện trú tại Meguro, Tokyo, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Anna PHẠM TRẦN UYÊN MY

Sinh ngay: 22/06/1990

Con Ông: Phêrô Phạm Tôn

Và Bà: Anna Trần thị Lan

Hiện trú tại Giáo Xứ Vĩnh Phước, Nha

Trang, Việt Nam

Clara HỒNG BÍCH QUÂN

Sinh ngày: 20/01/1989

Con Ông: Andre Hồng Minh Tài

Và Bà: Anna Nguyễn thị Kim Chung

Hiện trú tại: Minami Urawa,

Saitama-Ken, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

LEONARD ISAIAH BATUBARA

Sinh ngày: 01/06/1988

Con Ông:

Và Bà:

Hiện trú tại: Minami Urawa,

Saitama-Ken, Nhật Bản

Page 74: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

74 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Maria VU HA VIÊT NHÂT MIMI

Sinh ngay: 14/03/1985

ConÔng: Giuse Vu Công Thanh

Va Ba: Anna Ha Thi Thanh Nga

Hiên tru tai Kobe-Shi, Hyogo-Ken,

Nhât Ban

Muốn kết hôn với:

ANDO YUSUKE

Sinh ngay: 05/04/1984

Con Ông: Ando Terufumi

Và Ba: Ando Tamae

Hiên tru tai Kobe-Shi, Hyogo-Ken,

Nhât Ban

Anh LÃ MINH TUẤN

Sinh ngày: 08/05/1994

Con Bà: Lã Thị Thu Hoài

Hiện trú tại Samukawa, Nachi,

Odawara, Nhật Bản

Muốn kết hôn với:

Maria NGUYỄN THỊ BÍCH LỆ

Sinh ngày: 02/10/1988

Con ông: Tôma Aquino Nguyễn Hoài

Phương

Và Bà: Anna Nguyễn Thị Hoàng Yến

Hiện trú tại Giáo Xứ Nghĩa Mỹ, Xuân

Lộc, Việt Nam

Ai biết các đôi hôn phối này có điều gì ngăn trở theo Giáo Luật, buộc phải trình

cho Giáo Quyền.

PHÂN ƯU

Đươc tin buôn: Bà Maria NGUYÊN THI LA,

Thân mẫu của chị Vu thi Nhiêu va anh Vu Viêt Thuyêt

va cung la nhạc mẫu của chi Mai (CĐ/CG Fijisawa), đa được Chua

goi vê vơi Ngai lúc 8g00 tối ngay 08 thang 03 năm 2016 tai Giao Xư

Lang Cat, Xuân Lôc, Viêt Nam, hương tho 89 tuôi.

Xin thanh kinh phân ưu vơi gia đình anh chi Khanh-Nhiêu,

Thuyêt-Mai cùng toan thê tang quyên. Nguyên xin Chua thương

cho linh hôn Maria đươc sơm vê hương nhan thanh Chua trên Thiên

Đang.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Liên Công Đoan Đức Mẹ La Vang

CĐ/CG Fujisawa

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo

Page 75: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 75

PHÂN ƯU

Đươc tin buôn: Bà Anna NGUYÊN THI SƯ,

Thân mẫu của anh Phươc va cung la nhạc mẫu của chi Thu

(CĐ/CG Yamato), đa được Chua goi vê vơi Ngai lúc 7g40 tối ngay 02

thang 03 năm 2016 tai Nha Trang, Viêt Nam, hương tho 81 tuôi.

Xin thanh kinh phân ưu vơi gia đình anh chi Phươc-Thu cùng

toan thê tang quyên. Nguyên xin Chua thương cho linh hôn Anna

đươc sơm vê hương nhan thanh Chua trên Thiên Đang.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Liên Công Đoan Đức Mẹ La Vang

CĐ/CG Yamato

PHÂN ƯU

Được tin buồn: Ông Giuse NGUYÊN HÔNG PHƯƠC,

Bào huynh của Chị Nguyễn thị Trọng (CĐ/CG Fujisawa) va la

thân phụ cua hai cháu Nguyễn hồng Đăng và Nguyễn Thuý Kiều, đã

được Chúa gọi về với ngài lúc 20g20 ngày 12/3/2016 tại Việt

Nam ,hưởng thọ 67 tuổi.

Xin thành kính phân ưu cùng gia đình Anh chị Kim-Trọng va

hai cháu Đăng - Kiều cung toàn thể tang quyến. Nguyện xin Chúa,

Đấng giàu lòng thương xót, sớm đưa Linh hồn Giuse về hưởng nhan

Thánh Chúa trên Thiên Đàng.

Giao Đoan Công Giao Viêt Nam tai Nhât

Liên Công Đoan Đức Mẹ La Vang

CĐ/CG Fujisawa

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo

Page 76: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

76 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016

Lm Giuse Ngô Quang Định Koganei Catholic Church,,1-2-20 Sakura-Cho,Koganei-Shi Tokyo 184-0005, Tel. 042-384.5793; Email: [email protected]

Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến Meguro Catholic Church. 4-6-22 Kamiosaki Shinagawa-Ku, Tokyo 141-0021 Tel. 03-5435.8416; Fax.03-3491.6527; Pocket Tel: 090-1656-2693;Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Cao Sơn Thân S.j Savier House: 1-8-25 Shinohara-Kitamachi, Nada-ku, Kobe-Shi 657-0068. Tel. 078-801.0616; mobile: 090-3849.7087; Email: [email protected]

Lm Hoàng Minh Mẫn SVD Ehocho Catholic Church, 2-15 Ehocho, Sowa-Ku, Nagoya . 466-0037 Tel.052-841-4537; Pocket tel. 090-6573-1666; Email: [email protected]

Lm Gabriel Dương Văn Quốc Tiến Koshuku Catholic Church;992 Koshuku machi,Naze, Amami-Shi, Kagoshima-Ken, 894-0046 Tel/Fax 0997-54-8134, cell. 090-6864.8421; Email: [email protected]

Lm GioanKim Nguyễn Xuân Tiến Nishi Chiba Catholi Church; 11-14 Shiomigaoka-Cho; Chuo-Ku, Nishi Chiba-Shi 260-0034 Tel.043-241.4812; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến Kainan Catholic Church; 1-13-10 Higawa; Naha-Shi, Okinawa-Ken 900-0022 Tel. 098-832-3037; Mobile: 090-9652.1309; Email: [email protected]

Lm Phaolô Phạm Minh Anh Xavier Catholic Church; 13-42 Terukuni-Cho, Kagoshima-Shi , 892-0841 Tel. 099-222.3408; Mobile: 090-9560.1705; Email: [email protected]

Lm ĐaMinh Lưu Vĩnh Cửu Catholic Kinokawa Church; 160-1 Nakamitani, Kinokawa-shi, Wakayama-ken. 649-6434. Tel/fax: 0736-60-8712

Lm Bosco Dương Trung Tín Awase Catholic Church; 1-5-1 Tobaru; Okinawa-Shi 904-2164 Tel. 098-937.3598 hoặc: 090-6864.3244; Email: [email protected]

Lm Đoàn Tận Hiến, SDB Hamamatsu Catholic Church; 2662 Tomitsuka-Cho, Naka-Ku; Hamamatsu-Shi 432-8002 Phone: 053-474.3314. Email: [email protected]

Lm Micae Nguyễn Minh Lập sdb Salesio Seminary; 3-21-12 Fujimi-Cho, Chofu-Shi, Tokyo 182-0033 Tel.042-482.3117;Fax.042-489.7645;cell.090-1216.1959; Email: [email protected]

Lm Phan Đình Hoài Koza Catholic Church; 1-4-1 Kamara, Okinawa-Shi, Okinawa-Ken 904-0005 Tel. 098-937.7064, cell phone. 080-3966.4430, Email: [email protected]

Lm Đàm Xuân Lộ Maryknoll Kai; 6-2 Kioi-Cho, Chiyoda-Ku; Tokyo 102-0094 Tel. 03-3261.7283 – Cell. 070-2157.1059

Lm Phạm Văn Chế Catholic Gushikawa Church; 58 Kiyabu, Uruma Shi, Okinawa, Japan 904-2225 Tel:098-974-3643; Email: [email protected]

Lm Bùi Đức Dũng Nago Catholic Church; 2-1-20 Onishi, Nago-Shi, Okinawa-Ken 905-0018 Tel. 0980-52.2241; mobile: 080-3995.1909, Email: [email protected]

Lm Nguyễn Xuân Vinh Catholic Shuri Church; 4-60 Shurisakiyama-Cho, Naha-Shi, Okinawa-Ken 903-0814 Tel. 098-884.4787; Mobile: 080-3963.1979; Email: [email protected]

ĐIA CHI CAC LINH MUC VIÊT NAM TAI NHÂT

Page 77: Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 Thô …vietcatholicjp.net/wp/wp-content/uploads/2015/09/All.04-2016-01.pdfPhuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 382 Thaùng 04 Naêm 2016 77

Lm Phạm Hữu Quang pss Japan Catholic Seminary, Matsuyama, Jonan-Ku, Fukuoka 814-0131 Tel. 092-8632-801; Email: [email protected]

Lm Nguyễn Hồng Tâm Daikuma Catholic Church; 21-1 Daikuma Machi, Naze; Amami-Shi, Kagoshima-Ken 894-0009 Tel. 0997-54-3216; Cell. 090-5923.9339 ; Email: [email protected]

Lm Phaolô Hà Minh Tú Saginomiya Catholic Church; 27-181 Ose-Cho, Higashi-Ku, Hamamatsu-Shi 431-3113 Tel. 053-434-5087; mobile: 080-6628.1976/; Email: [email protected]

Lm Trần Văn Bỉnh OFM Conv Catholic Seto Church; 66 Naeba-Cho, Seto-Shi, Aichi-Ken 489-0983 Tel.0561-82-7340; Fax. 0561-84.2541; cell. 080-3399.6467; Email: [email protected]

Lm Vũ Khánh Tường Sei Ludovico Shingakuin, 25-1 Ueno Machi. Nagasaki-Shi 852-8113 Tel: 095-846-2584; Mobile: 090-4262-4345; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Trần Văn Hoài Akabane Catholic Church: 2-1-12 Akabane Kita-Ku, Tokyo 115-0045 Tel. 03-3901.2902; Mobile: 080-4452.6768, Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Mai Tâm Yukinoshita Catholic Church; 2-14-4 Komachi, Kamakura-Shi, Kanagawa-Ken 248-0006 Tel.0467-22.2064; Fax.0467-22.4199; cell.080-4275.5293; Email: [email protected]

Lm Nguyên Quang Thuân Tamano Catholic Church; 4-15-7 Tai, Tamano-Shi, Okayama-Ken 706-0001 Tel. 0863-32.3530; mobile: 090-4109.9005; Email: [email protected]

Lm Trân Đưc Điêm SVD Nishimachi Catholic Church; 9-34 Otonashimachi, Nagasaki-Shi 852-8044 Tel. 0958-44.5755; mobile: 080-4849.5408; Email: [email protected]

Lm Tư Đăng Phuc SVD Nanzan Catholic Church; 1 Minamiyama-Cho, Showa-Ku, Nagoya 466-0835 Tel. 052-831.9131; Email: [email protected]

Lm Bùi Duy Thủy SDP Yokkaichi Salesio Shigan In; 1-8-26 Oiwake, Yokkaichi-Shi; Mie-Ken 510-0882 Tel. 059-345.5609; mobile: Email: [email protected]

Lm Nguyễn Quốc Thuần Fuse Catholic Church; 1-10-10 Eiwa Higashi Osaka shi 577-0809 Tel : 06 6721 6214; Email: [email protected]

Lm Trương Đình Hải Tamatsukuri Catholic Cathedral; 2-24-22 Tamatsukuri; Chuo-Ku, Osaka 540-0004 Tel: 06-6941.2332; Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quốc Toản Kasukabe Catholic Church;5-7-15 Chuo;Kasukabe-Shi, Saitama-Ken 344-0067 Tel: 048-736.5777; Email : [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thuận Kamifukuoka Catholic Church;1-11-23 Kamifukuoka,Kamifukuoka-Shi, Saitama-Ken 356-0004 Tel : 049-261.3629; Email: asukathuan@yahoo,co.jp Lm Savio Hoàng Ngọc Linh sdb Beppu Catholic Church; 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Mobile: 080-3998.1976; Email: [email protected]

Lm Đaminh Nguyễn Cao Trí 4-5-12 Komaba; Meguro-Ku, Tokyo 153-0041 Mobile 080-4338.1977; Email: [email protected]

Lm Phêrô Phạm Hoàng Trinh Oita Catholic Church; 3-7-30 Chuo Machi, Oita-Shi 870-0035 Mobile 090-6594.9899; Email: [email protected]