82
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING --------------------------------------- SỔ TAY HỌC VIÊN 1

SỔ TAY HỌC VIÊN - ufm.edu.vn filesỔ tay hỌc viÊn 1 . mỤc lỤc phẦn i. giỚi thiỆu tỔng quan 1. giỚi thiỆu trƯỜng ĐẠi hỌc tÀi chÍnh – marketing 2

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

---------------------------------------

SỔ TAY

HỌC VIÊN

1

MỤC LỤC

PHẦN I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING 2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

3. GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TRƯỜNG

3.1 BAN GIÁM HIỆU

3.2 CÁC PHÒNG, BAN CHỨC NĂNG và CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

PHẦN II. CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG

1. QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

2. QUY TRÌNH XỬ LÝ HỌC VỤ

3. HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ TRA CỨU

ĐIỂM THI TRÊN PHẦN MỀM UIS

4. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LÀM LUẬN VĂN TRÊN PHẦN

MỀM UIS

PHẦN I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trường Đại học Tài chính – Marketing tiền thân là Trường Cán bộ Vật giá Trung ương

tại Miền Nam được thành lập năm 1976. Năm 1994, được nâng cấp thành Trường Cao đẳng

Bán công Marketing. Đến tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định nâng cấp

thành Trường Đại học Bán công Marketing. Tháng 3 năm 2009, Trường được đổi tên thành

Trường Đại học Tài chính – Marketing, trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 4 tháng 8 năm 2017

sáp nhập Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan vào Trường Đại học Tài chính – Marketing

theo Quyết định số 1138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ghi nhận những đóng góp của Nhà trường, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng các

Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và được Chính

phủ và các bộ, ban, ngành, địa phương trao tặng nhiều cờ, bằng khen, được nhiều đồng chí

lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc với Trường. Với truyền

thống hơn 35 năm đoàn kết, xây dựng và phát triển, bằng ý chí, nghị lực và hoài bão của đội

ngũ giảng viên, viên chức và sinh viên, Trường Đại học Tài chính – Marketing đang hướng

đến mục tiêu xây dựng Trường trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học khối

ngành kinh tế – tài chính ngang tầm với các trường đại học lớn trong nước và khu vực.

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Tài chính – Marketing

Tên tiếng Anh: University of Finance – Marketing (UFM)

Mã trường: DMS

SỨ MẠNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trường Đại học Tài chính – Marketing là trường đại học công lập đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng hội nhập khu vực và thế giới về kinh doanh và quản lý; đồng thời

chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phục vụ công cuộc

phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Đến năm 2030, Trường Đại học Tài chính – Marketing sẽ trở thành một trường đại

học đa ngành, đa cấp độ, trung tâm nghiên cứu và tư vấn kinh doanh và quản lý ngang tầm

với các cơ sở đào tạo trong khu vực Đông Nam Á. Trường cung cấp cho người học môi

trường giáo dục và nghiên cứu khoa học có tính chuyên môn cao; tạo điều kiện cho người

học khi tốt nghiệp có đủ tri thức, bản lãnh, năng lực cạnh tranh, và thích ứng với hội nhập

kinh tế toàn cầu và học tập nghiên cứu liên tục.

CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –

MARKETING

Khuyến khích sáng tạo, nuôi dưỡng say mê

Trường Đại học Tài chính – Marketing là một môi trường sáng tạo, ủng hộ đổi mới,

và là nơi nuôi dưỡng niềm say mê của các thế hệ giảng viên, nhà khoa học, cán bộ, sinh

viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Niềm say mê thúc đẩy sự sáng tạo, sáng tạo

3

mang lại những ý tưởng đổi mới, đổi mới sẽ tạo ra những đột phá để khẳng định vị thế và

thương hiệu của Trường.

Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hợp tác

Hợp tác chính là tôn trọng sự khác biệt. Sự cộng hưởng của sức mạnh hợp tác với

sự khác biệt của mỗi thành viên trong cộng đồng Trường Đại học Tài chính – Marketing

được gắn kết chí hướng và theo đuổi cùng một mục tiêu tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn

Trường.

Coi trọng chất lượng, hiệu quả

Chất lượng – hiệu quả là sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu chiến lược hướng đến

xếp hạng ngang tầm khu vực và quốc tế, được thể hiện trong mọi mặt hoạt động của mỗi

đơn vị và thành viên trong Trường Đại học Tài chính – Marketing. Đó vừa là động lực cho

mọi hành động, vừa là mục tiêu phấn đấu của toàn thể giảng viên, nhà khoa học, cán bộ,

sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường.

Đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững

Sự hài hòa trong mọi hoạt động, từ công việc chung cho tới sự hài hòa giữa lợi ích

cá nhân và tập thể, là động lực cho mỗi thành viên không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện,

và là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Trường Đại học Tài chính – Marketing.

Khẩu hiệu hành động:

Slogan: Sáng tạo – Khác biệt – Hiệu quả – Bền vững

Nơi ươm mầm ước mơ (Where your dreams facilitated)

Trụ sở chính: Số 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. Hồ Chí

Minh

Điện thoại: 028. 38726699 - 028. 38726789 - Fax: 028. 37720403

Website: www.ufm.edu.vn

GIỚI THIỆU VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiền thân của Viện đào tạo Sau đại học là Khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Đào tạo

Sau đại học được thành lập theo Quyết định số 80/QĐ-ĐHTCM ngày 20/01/2011 của Hiệu

trưởng Trường Đại học Tài chính-Marketing với mục tiêu đào tạo sau đại học.

Năm 2011 là năm đầu tiên Khoa tuyển sinh bậc cao học với hai chuyên ngành Quản

trị kinh doanh và Tài chính – Ngân hàng. Tính đến năm 2017, Khoa đã tuyển sinh được 11

khóa tại TP.HCM và 04 khoá cho khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với hơn 3.000 học

viên, trong đó có gần 2.000 học viên đã tốt nghiệp. Không chỉ đào tạo cho lực lượng lao

động nói chung, Khoa còn đào tạo nhân lực cho các ngành như Hải quan, Kho bạc nhà nước

và Bảo hiểm xã hội, giúp cán bộ nhân viên của các ngành có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng

cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.

Về hợp tác quốc tế, Khoa đã thực hiện công tác đào tạo 01 khoá cao học chuyên

ngành Quản trị kinh doanh cho 70 học viên nước CHDCND Lào, với tỷ lệ tốt nghiệp 100%.

Với uy tín đào tạo đối với xã hội và người lao động ngày càng tăng, nhằm đáp ứng

nhu cầu học tập nghiên cứu nâng cao của người học, năm 2015, Khoa xây dựng Đề án đào

tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính-Ngân hàng, từ năm 2016

đã tiến hành tuyển sinh đào tạo được 02 khoá với 29 nghiên cứu sinh.

Trong thời gian tới, sự phát triển của Khoa gắn liền với chiến lược phát triển Nhà

trường đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Để làm được điều này, Khoa luôn ý thức vai trò và

trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, luôn hướng đến việc đào tạo nhân lực

theo chuẩn hội nhập kinh tế, nghiên cứu, chuyển giao những thành tựu khoa học về kinh

doanh, quản lý, tham gia hoạch định chiến lược và chính sách cho ngành Tài chính, cho các

doanh nghiệp và tổ chức xã hội, góp phần phát triển đất nước, gắn đào tạo với nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội.

Để đẩy mạnh công tác đào tạo Sau đại học, Nhà Trường đã chuyển đổi mô hình

hoạt động của Khoa sang Viện theo hướng tăng quyền tự chủ trong các lĩnh vực hoạt động.

Viện được chính thức thành lập theo quyết định số 1103/QĐ-ĐHTCM ngày 27 tháng 6 năm

2018

CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO HỌC CỦA TRƯỜNG

1. Trụ sở chính: Số 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

2. Cơ sở 2 – Số 2C Phổ Quang, Phường 2, Q. Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

4

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG TC-HC PHÒNG KH-TC VIỆN ĐTSĐH PHÒNG QLKH K. TC-NH ………………

i

GIỚI THIỆU CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TRƯỜNG

I- BAN GIÁM HIỆU

Trụ sở chính – Số 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, TP. Hồ Chí

Minh

TS. Hoàng Đức Long Hiệu trưởng Phòng A210

Bí thư Đảng bộ ĐT: 028. 38726699 - 222

TS. Nguyễn Văn Hiến Phó Hiệu trưởng Phòng A213

Phó Bí thư Đảng bộ ĐT: 028. 38726699 - 244

TS. Phạm Hữu Hồng Thái Phó Hiệu trưởng Phòng A 215

ĐT: 028. 38726699 - 233

TS. Đặng Thị Ngọc Lan Phó Hiệu trưởng Phòng A209

ĐT: 028. 38726699 - 211

ThS. Hứa Minh Tuấn Phó Hiệu trưởng Phòng A211

ĐT: 028. 38726699 - 234

TS. Lê Trung Đạo Phó Hiệu trưởng Phòng A304

ĐT: 028. 38726699 -300

PGS.TS. Phan Đình Nguyên Phó Hiệu trưởng Phòng A208

ĐT: 028. 38726699 -200

ThS. Nguyễn Vân Hà Phó Hiệu trưởng Phòng A108

ĐT: 028. 38726699 -100

II- CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG, ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP, ĐƠN VỊ PHỤC

VỤ ĐÀO TẠO

1. Viện Đào tạo Sau đại học

Lãnh đạo

TS. Phạm Quốc Việt – Viện trưởng

TS. Nguyễn Thanh Long – Phó Viện trưởng

TS. Trần Nhân Phúc – Phó Viện trưởng

Địa chỉ: P.002A Số 2C Phổ Quang, Phường 2, Q. Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

ĐT 02838.39974641

Chức năng: Tham mưu cho Hiệu trưởng chiến lược phát triển đào tạo sau đại

học của Trường; Quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường theo

đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Quy định của Trường; Liên

kết đào tạo sau đại học bằng tiếng Việt; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và

hợp tác khoa học.

2. Phòng Tổ chức-Hành chính

Lãnh đạo

TS. Nguyễn Tấn Hưng – Trưởng phòng

Thầy Lê Ngọc Dũng – Phó Trưởng phòng

ii

Địa chỉ: A203 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 02837720401

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng công tác về tổ chức và cán bộ, hành

chính – tổng hợp, văn thư – lưu trữ, lễ tân – khánh tiết, thi đua – khen thưởng,

công tác chính trị tư tưởng, công tác phòng cháy, chữa cháy và công tác bảo vệ

chính trị nội bộ.

3. Phòng Quản trị Thiết bị

Lãnh đạo

ThS. Nguyễn Hồng Thanh – Trưởng phòng

Thầy Diệp Trung Thịnh – Phó trưởng phòng

Địa chỉ: A201 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 - 202

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảng công tác về quy hoạch, xây dựng, sửa

chữa, quản lý tài sản và quản trị cơ sở vật chất của Trường.

4. Phòng Khảo thí – Quản lý chất lượng

Lãnh đạo

ThS. Phạm Thế Vinh – Trưởng phòng

ThS. Đàm Đức Tuyền – P. Trưởng phòng

Cô. Phạm Thị Ngọc Lan – P. Trưởng phòng

Địa chỉ: B104 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 02837720582

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục

của trường.

Là nơi liên hệ các vấn đề về:Lịch thi kết thúc học phần, lịch thi trả nợ; quản lý

điểm; Cấp bảng điểm tổng hợp học kỳ, năm học, khóa học.

5. Phòng Kế hoạch-Tài chính

Lãnh đạo

Cô Đinh Nam Bình – Quyền Trưởng phòng

Thầy Hoàng Thái Hưng – P. Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Duy Minh – P. Trưởng phòng

Địa chỉ: A206 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 02837720579

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và chế độ kế

toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của

trường theo các quy định của Nhà nước.

Là nơi liên hệ các vấn đề về:Đóng học phí và các khoản lệ phí học tập;Hướng

dẫn đóng học phí và các khoản lệ phí qua ngân hàng.

6. Phòng Quản lý khoa học

Lãnh đạo:

TS. Bảo Trung – Trưởng phòng

iii

TS. Phan Thị Hằng Nga – P. Trưởng phòng

Địa chỉ: B203 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -255

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ của trường. Tổ chức quản lý, xây dựng kế hoạch, định hướng phát

triển khoa học công nghệ của trường, bao gồm các hoạt động: quản lý hoạt động

khoa học công nghệ; chuyển giao tiến bộ khoa học và thực thi quyền sở hữu trí

tuệ.

Là nơi liên hệ các vấn đề về:Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học trong học

viên: hội thảo, các lớp hướng dẫn nghiên cứu khoa học

7. Phòng Thanh tra giáo dục

Lãnh đạo

Thầy Châu Minh Quí – Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Cộng Duy – p. Trưởng phòng

Thầy Nguyễn Ngọc Tân – P. Trưởng phòng

Địa chỉ: B201 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -251

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề

xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động

trong trường

Là nơi liên hệ các vấn đề về: Tiếp nhận và giải quyết các đơn từ khiếu nại, tố

cáo về học tập, tu dưỡng rèn luyện, chế độ chính sách trong đào tạo.

8. Khoa Tài chính-Ngân hàng

Lãnh đạo

PGS.TS. Hồ Thủy Tiên – Trưởng khoa

PGS.TS. Trần Huy Hoàng – P. Trưởng khoa

TS. Bùi Hữu Phước – P. Trưởng khoa

Thầy Trần Phạm Trác – P. Trưởng khoa

Cô Nguyễn Thị Diện – P. Trưởng khoa

Địa chỉ: B403 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7,

Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -455

9. Khoa Thuế - Hải quan

Lãnh đạo

TS. Nguyễn Văn Thuận – Trưởng khoa

Cô Nguyễn Thị Huyền – P. Trưởng khoa

Địa chỉ: B310 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7,

Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -358

10. Khoa ngoại ngữ

Lãnh đạo

TS. Nguyễn Ngọc Trân Châu – Trưởng khoa

Cô Phạm Thị Thùy Trang – P. Trưởng khoa

iv

Cô Nguyễn Thị Châu Ngân – P. Trưởng khoa

Địa chỉ: B306 cơ sở cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7,

Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -356

11. Tiểu ban chuyên môn Quản trị kinh doanh

Lãnh đạo

PGS.TS. Hà Nam Khánh Giao – Trưởng tiểu ban

Địa chỉ: B210 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -356

12. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

Lãnh đạo

Thầy Cao Tấn Huy – Giám đốc

Địa chỉ: A107 cơ sở 2C Phổ Quang, P2, Q. Tân Bình, Tp.HCM

ĐT: 028.37720408

Chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, cấp chứng chỉ ngoại ngữ B1

13. Thư viện

Lãnh đạo

Thầy Võ Khôi Thọ - Giám đốc

Địa chỉ: : A702 cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Thuận Tây, Q.7, Tp.HCM

ĐT: 028. 38726699 -704

Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thư viện. Tổ

chức thực hiện việc khai thác và sử dụng vốn tư liệu cung cấp thông tin phục

vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng

dụng khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường.

Là nơi sinh viên liên hệ các vấn đề về: Mượn sách, tài liệu tham khảo, luận

văn,…

v

CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH

VÀ HƯỚNG DẪN CỦA TRƯỜNG

vi

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

QUY ĐỊNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTCM-SĐH ngày / /2018

của Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Marketing)

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

vii

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

Số: /QĐ-ĐHTCM-SĐH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tư do – Hạnh phuc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Căn cứ Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng

Chính phủ “Về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại

học Tài chính - Marketing giai đoạn 2015 – 2017”;

Căn cứ Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng

Chính phủ “Về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan vào Trường Đại học

Tài chính - Marketing”;

Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành hoặc

chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên

ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về

năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo

dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại

học, thạc sĩ, tiến sĩ;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;

Xét đề nghị của Trưởng Khoa Đào tạo sau đại học,

2.1. QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trưởng các đơn vị, tập

thể, và cá nhân liên quan trong Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Giám hiệu;

- Như điều 2;

- Lưu: VT, K.SĐH.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Hoàng Đức Long

viii

QUY ĐỊNH

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

(Ban hành kèm theo Quyết định số …../QĐ-ĐHTCM-SĐH ngày ….. tháng … năm

2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing)

CHƯƠNG I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ bao

gồm: tuyển sinh, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, nhiệm vụ và quyền hạn của

Trường, giảng viên, học viên; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

vi phạm trong đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các Phòng, Khoa, Tiểu

ban, Bộ môn và các cán bộ, giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Tài chính -

Marketing tham gia vào quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ; giảng viên, người hướng dẫn

khoa học ở ngoài trường và các học viên cao học.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ

năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề

nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải

quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo1. Mục tiêu đào tạo trình độ thạc

sĩ được cụ thể hóa theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng.

2. Đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức

chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp

để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu

có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới;

có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch

định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có

1 Mục c, khoản 2, Điều 5, Luật Giáo dục đại học (2012).

ix

thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ2.

3. Đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức

chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng

tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức

thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy

và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể,

phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung

một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên

ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến

sĩ3.

Điều 3. Hình thức, ngôn ngữ và thời gian đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.

2. Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt.

3. Thời gian đào tạo chính thức tối đa là 24 tháng. Việc kéo dài thời gian đào

tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo và không quá hai năm so với thời

gian đào tạo chính thức.

CHƯƠNG II:

TUYỂN SINH

Điều 4. Thi tuyển sinh

1. Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ một đến hai lần mỗi

năm. Hiệu trưởng chỉ đạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng báo cáo xác định chỉ

tiêu tuyển sinh và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 01 hàng năm4.

2. Các môn thi tuyển bao gồm:

a) Môn ngoại ngữ và trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển đối với từng

ngành, chuyên ngành đào tạo được xác định căn cứ vào yêu cầu của chương trình đào

tạo trình độ thạc sĩ và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của học viên trước khi bảo vệ luận

văn theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban

hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT;

2 Khoản 1, Điều 19, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

3 Khoản 2, Điều 19, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

4 Điều 11, Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT

x

b) Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành

đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.

Mỗi môn thi có thể kiểm tra kiến thức một học phần hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức

một số học phần của trình độ đại học, cụ thể là Toán kinh tế và Kinh tế học.

c) Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù, Hiệu trưởng có thể thay môn thi

không chủ chốt quy định tại Điểm b Khoản này bằng phương thức kiểm tra năng lực

khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo. Việc thay

thế này (nếu có) phải được quy định cụ thể về yêu cầu kiểm tra, thang điểm và thực

hiện đối với tất cả các thí sinh dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo.

3. Các môn thi tuyển sinh, phương thức kiểm tra năng lực thí sinh quy định tại

Khoản 2 Điều này phải được xác định trong đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo

trình độ thạc sĩ và trong khoản 1, khoản 2 Điều này. Việc thay đổi môn thi tuyển sinh

hoặc phương thức kiểm tra năng lực thí sinh do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị

của Hội đồng khoa học và đào tạo của Trường và phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào

tạo trước khi thông báo tuyển sinh.

4. Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của

Trường thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước

ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt

Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI,

Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;

d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27,

Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo TT15/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014

của Bộ GDĐT hoặc tương đương (Phụ lục II- Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban

hành kèm theo TT15/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT) trong thời hạn 2

năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ

Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận. Hiệu trưởng phải thẩm định và chịu

xi

trách nhiệm về tính xác thực của chứng chỉ ngoại ngữ trước khi công nhận tương

đương theo Phụ lục II.

Điều 5. Điều kiện dư thi

1. Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có điều kiện sau đây:

a) Về văn bằng:

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành hoặc chuyên ngành

đăng ký dự thi.

- Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần hoặc ngành khác với chuyên

ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Hiệu trưởng quyết định nội

dung kiến thức học bổ sung cho từng đối tượng dự thi.

b) Danh mục các ngành phù hợp và các ngành gần hoặc ngành khác được dự thi

đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do Trường xác định

trong hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ hoặc hồ sơ mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo

trình độ thạc sĩ. Hiệu trưởng quy định cụ thể về điều kiện văn bằng cho từng ngành,

chuyên ngành đào tạo của trường.

2. Về thâm niên công tác chuyên môn:

Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù

hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực

chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi. Trường hợp người có

bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực

quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực

đăng ký dự thi5.

3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Hội đồng tuyển sinh.

Điều 6. Đối tượng và chính sách ưu tiên

1. Đối tượng ưu tiên:

a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn

nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương quy định là Khu vực 01 trong Quy chế

5 Khoản 2, Điều 8, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

xii

thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

b) Thương binh, bệnh binh người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách

như thương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách

mạng;

đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khầu thường trú hai năm liên tục trở lên (tính

đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương quy định là Khu vực 01

trong Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

e) Con đẻ của nạn nhân chất độc màu da cam được UBND cấp tỉnh công nhận;

2. Các loại giấy tờ phải có để hưởng chính sách ưu tiên:

(Các đối tượng được ưu tiên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có

quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền)

a) Bản sao (có công chứng) thẻ thương/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ liên

quan (yêu cầu đối với đối tượng b, c, d, e).

b) Bản sao (có công chứng) chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu

và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (yêu cầu đối với đối tượng đ).

c) Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động đi

công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan

đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (yêu cầu đối với đối tượng a).

3. Chính sách ưu tiên:

a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 10 điểm cho môn ngoại ngữ

(thang điểm 100) và cộng một điểm (thang điểm 10) vào kết quả thi cho một trong 2

môn thi còn lại;

b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một

đối tượng.

Điều 7. Đăng ký dư thi

1. Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm các loại giấy tờ sau:

a) 01 Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu.

b) 01 Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

xiii

- Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;

- Các loại giấy tờ về đối tượng ưu tiên (nếu có);

- Bằng và bảng điểm hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có);

- Chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu thuộc đối tượng phải bổ sung kiến thức);

- Các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có).

c) 01 Công văn cử dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với thí sinh do cơ

quan cử đi (không yêu cầu đối với thí sinh tự do);

d) 01 Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện hoặc phòng khám

đa khoa thời gian không quá 6 tháng;

đ) 02 Phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ nhận thư của thí sinh;

e) 02 Ảnh màu cỡ 3x4 (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh dự thi);

g) Giấy chứng nhận của Cục khảo thí và Kiểm định CLGD – Bộ Giáo dục và

Đào tạo về các văn bằng tốt nghiệp đại học do các trường đại học nước ngoài cấp.

2. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho Khoa Đào tạo sau đại học chậm nhất

là 30 ngày trước ngày thi môn đầu tiên.

3. Khoa Đào tạo sau đại học lập danh sách thí sinh dự thi, danh sách ảnh, làm

thẻ dự thi, gửi giấy báo thi cho thí sinh chậm nhất 15 ngày trước ngày thi môn đầu

tiên.

Điều 8. Hội đồng tuyển sinh

1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, thành phần Hội

đồng gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực và các Ủy viên.

a) Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ

quyền;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Hiệu trưởng;

c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó trưởng Khoa Đào tạo sau đại học;

d) Các Uỷ viên: một số Trưởng hoặc Phó trưởng (Phòng, Khoa, Bộ môn) liên

quan trực tiếp đến kỳ thi;

e) Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột dự thi không được tham

gia Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc cho Hội đồng.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh:

xiv

Tiếp nhận hồ sơ dự tuyển; tổ chức thi tuyển và công nhận trúng tuyển; tổng kết

công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật; báo cáo kịp thời kết quả công tác

tuyển sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh:

a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định về tuyển sinh;

b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động liên quan đến công

tác tuyển sinh theo Quy định này;

c) Quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh gồm: Ban

Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, và các Ban khác (nếu cần). Các Ban

này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

Điều 9. Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh

1. Thành phần Ban Thư ký Hội đồng tuyển sinh (gọi tắt là Ban Thư ký) gồm:

a) Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó trưởng Khoa Đào tạo sau đại học;

b) Các thành viên (bao gồm các chuyên viên của Khoa Đào tạo sau đại học và

các cán bộ, giảng viên của Trường được huy động tham gia vào kỳ tuyển sinh).

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký:

a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh giao phó liên quan

đến công tác tuyển sinh và tổ chức kỳ thi tuyển sinh: giải đáp thông tin tuyển sinh; tiếp

nhận và xử lý hồ sơ của thí sinh, thu lệ phí đăng ký dự thi, gửi giấy báo thi, tổ chức kỳ

thi tuyển sinh...

b) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình Hội đồng tuyển sinh quyết định;

c) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí

sinh;

d) Công bố kết quả thi tại bảng tin, cổng thông tin của Trường và website của

Khoa Đào tạo sau đại học.

Điều 10. Ban Thư ký chấm thi

1. Thành phần Ban Thư ký chấm thi gồm:

a) Trưởng ban là Trưởng hoặc Phó Trưởng khoa Sau đại học;

b) Các thành viên (bao gồm các chuyên viên của Khoa Đào tạo sau đại học và

các cán bộ, giảng viên của Trường được huy động tham gia vào kỳ tuyển sinh).

xv

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký chấm thi:

a) Nhận bài thi từ Ban Coi thi, bảo quản, kiểm kê bài thi;

b) Thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi theo quy định của Quy chế thi

Trung học phổ thông quốc gia hiện hành hiện hành;

c) Bàn giao bài thi của thí sinh cho Ban Chấm thi và thực hiện các công tác

nghiệp vụ theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

d) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới bài thi. Lập biên bản xử lý điểm

bài thi;

đ) Trình Chủ tịch hội đồng phê duyệt kết quả chấm thi;

e) Cán bộ thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi không được tham gia

vào tổ thư kí chấm thi và ngược lại, Ban thư ký chấm thi chỉ được tiến hành công việc

liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 thành viên của Ban trở lên.

Điều 11. Ban Đề thi

1. Thành phần Ban Đề thi gồm có:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh kiêm nhiệm;

b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng ban Đề

thi trường chỉ định;

c) Trưởng ban Đề thi chỉ định mỗi môn thi một Trưởng môn thi;

d) Giúp việc Ban Đề thi có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in, đóng gói

đề thi;

đ) Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào

trường trong năm đó không được tham gia Ban Đề thi hoặc giúp việc Ban Đề thi;

e) Cán bộ ra đề thi được thay đổi hằng năm.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi:

a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xác định yêu cầu xây dựng đề thi

và ra đề thi theo quy định tại Điều 16 của Quy định này;

b) In, đóng gói, bảo quản, phân phối và sử dụng đề thi theo quy định tại Điều

16 của Quy định này;

c) Bảo quản đáp án của đề thi đã sử dụng và các đề thi, đáp án chưa sử dụng

theo quy định bảo mật;

xvi

d) Ban Đề thi làm việc theo nguyên tắc độc lập và trực tiếp giữa Trưởng ban Đề

thi với từng Trưởng môn thi, không làm việc tập thể toàn Ban; từng uỷ viên Ban Đề thi

làm việc độc lập trong phạm vi công việc được Trưởng ban phân công.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Đề thi:

a) Lựa chọn người tham gia làm đề thi. Xác định yêu cầu biên soạn đề thi;

b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi theo đúng các quy trình

làm đề thi do Bộ GD&ĐT ban hành;

c) Xét duyệt, bốc thăm quyết định chọn đề thi chính thức và đề thi dự bị, chỉ

đạo xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi trong kỳ thi tuyển sinh;

d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng tuyển sinh trường về chất lượng

chuyên môn và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu công tác liên quan đến

đề thi.

Điều 12. Ban Coi thi

1. Thành phần Ban Coi thi gồm có:

a) Trưởng ban do Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường trực Hội đồng

tuyển sinh kiêm nhiệm;

b) Các Ủy viên bao gồm một số Trưởng phòng, một số Trưởng khoa, Chủ

nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Coi thi:

Điều hành toàn bộ công tác coi thi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng

thi, tổ chức coi thi, thu và bàn giao bài thi, bảo đảm an toàn cho kỳ thi và bài thi của

thí sinh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Coi thi:

a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi theo quy định, quyết

định danh sách thành viên Ban Coi thi, danh sách cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật

tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểm soát quân sự, nhân viên phục vụ tại các điểm thi;

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.

Điều 13. Ban Chấm thi

1. Thành phần Ban Chấm thi bao gồm:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường kiêm

xvii

nhiệm;

b) Ủy viên thường trực do Trưởng ban Thư ký chấm thi kiêm nhiệm;

c) Các ủy viên gồm: các cán bộ phụ trách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng

môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấm thi: thực hiện các nội dung được quy

định tại Điều 20 của Quy định này.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Chấm thi:

a) Lựa chọn và đề cử các thành viên Ban Chấm thi để Chủ tịch Hội đồng tuyển

sinh quyết định. Đối với mỗi môn thi, tối thiểu phải có 3 cán bộ chấm thi;

b) Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo hoạt động của các thành viên Ban Chấm thi

và Trưởng môn chấm thi;

c) Điều hành công tác chấm thi;

d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng tuyển sinh về chất lượng, thời gian và quy

trình chấm thi.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên thường trực Ban Chấm thi:

Điều hành các uỷ viên Ban Thư ký chấm thi trường thực hiện các công tác

nghiệp vụ.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng môn chấm thi:

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và Trưởng ban Chấm thi

về việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ trách theo quy định tại Điều 20 của Quy

định này và có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ

thông quốc gia hiện hành.

6. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ chấm thi:

a) Cán bộ chấm thi phải là giảng viên đang giảng dạy môn được phân công

chấm, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan;

b) Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi tuyển

cao học vào trường ở kỳ thi nào thì không được làm cán bộ chấm thi tại kỳ thi đó, kể

cả chấm phúc khảo. Thành viên Ban Thư ký không được tham gia chấm thi;

c) Trường có thể mời giảng viên của các cơ sở đào tạo thạc sĩ khác hoặc giảng

viên đã về hưu (nhưng phải được sự chuẩn y của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường)

xviii

và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại mục a, khoản 6 của Điều này làm cán bộ

chấm thi;

d) Cán bộ chấm thi phải thực hiện các quy định tại Điều 20 của Quy định này;

e) Mọi cán bộ chấm thi, kể cả cán bộ ngoài trường tham gia chấm thi phải thực

hiện các quy định của Quy chế tuyển sinh, nếu sai phạm đều bị xử lý theo Quy chế thi

Trung học phổ thông quốc gia hiện hành.

Điều 14. Ban Phuc khảo

1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh đảm nhiệm.

Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Chấm thi không đồng thời làm Trưởng

ban phúc khảo;

b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách

các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;

c) Cán bộ chấm thi phúc khảo phải đủ các tiêu chuẩn đã quy định tại mục a,

khoản 6 Điều 13 của Quy định này. Cán bộ tham gia chấm đợt đầu bài thi nào thì

không được chấm phúc khảo bài thi đó.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo:

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh,

Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của

người này sang người khác;

b) Phúc khảo các bài do thí sinh đề nghị;

c) Chấm bài thi thất lạc đã được tìm thấy;

d) Chấm bài mới thi bổ sung do sai sót của Hội đồng tuyển sinh;

đ) Trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định điểm bài thi sau khi

đã chấm phúc khảo.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng Ban phúc khảo:

Điều hành công tác chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng tuyển

sinh về chất lượng, tiến độ và quy trình chấm phúc khảo.

4. Cán bộ chấm thi phúc khảo phải thực hiện các quy định tại Điều 21 của Quy

xix

định này.

Điều 15. Một số các Ban giup việc khác

Một số các Ban giúp việc khác như Ban cơ sở vật chất tài chính, Ban giao nhận

đề thi bài thi,… được thành lập khi cần thiết. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định

thành phần và nhiệm vụ của từng Ban.

Điều 16. Đề thi tuyển sinh

1. Yêu cầu và nội dung đề thi:

a) Đề thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải đạt được yêu cầu kiểm tra

những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong

phạm vi chương trình đào tạo trình độ đại học.

b) Nội dung đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ mang tính

tổng hợp, bám sát và bao quát toàn bộ chương trình môn thi đã được công bố. Lời văn,

câu chữ, số liệu, công thức, phương trình phải chính xác, rõ ràng;

c) Đề thi phải đảm bảo yêu cầu đánh giá và phân loại được trình độ của thí sinh,

phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi;

d) Dạng thức của đề thi môn ngoại ngữ thực hiện theo quy định ở Phụ lục III

của quy định này;

đ) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về nội dung đề thi của

Trường.

2. Người ra đề thi:

a) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường chọn người ra đề thi có chuyên môn

đúng môn thi, có tinh thần trách nhiệm, uy tín chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề

thi;

b) Người ra đề thi môn cơ sở phải có bằng tiến sĩ trở lên, người ra đề thi môn

ngoại ngữ, môn cơ bản phải có bằng thạc sĩ trở lên.

3. Việc ra đề thi có thể sử dụng ngân hàng đề thi hoặc cử từng người ra từng đề

độc lập.

a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi, thì ngân hàng phải có ít nhất 100 câu hỏi để

xây dựng thành ít nhất 3 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc có ít nhất 30 bộ đề thi hoàn

chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy ít nhất 3 đề thi;

xx

b) Trong trường hợp ra từng đề độc lập, mỗi môn thi phải có ít nhất 3 đề do 3

người khác nhau thực hiện. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trực tiếp mời người ra đề

độc lập, tiếp nhận đề thi và bí mật tên người ra đề thi. Người ra đề thi không được

phép tiết lộ về việc đã được giao nhiệm vụ làm đề thi. Người ra đề không được là

người đã hoặc đang phụ đạo, hướng dẫn ôn tập cho thí sinh.

Khi nhận đề thi từ người ra đề thi độc lập, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký giáp

lai vào phong bì đề thi, đóng dấu niêm phong trước sự chứng kiến của người nộp đề

thi và cất giữ theo quy trình bảo mật.

4. Nơi làm đề thi phải biệt lập, an toàn, bảo mật, kín đáo. Người làm việc trong

khu vực phải có phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi được phép.

5. Quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi và xử lý các sự cố bất thường của đề thi

thực hiện theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành hiện

hành.

6. Quy trình chọn và kiểm tra đề thi:

a) Trước khi chọn đề thi để in, mỗi môn thi phải có ít nhất 3 đề;

b) Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng Ban Đề thi có trách nhiệm mã

hoá các phong bì đựng đề thi;

c) Tổ chức chọn ngẫu nhiên lấy một đề thi chính thức cho kỳ thi. Các đề thi

còn lại làm đề dự bị 1 và dự bị 2. Bì đựng đáp án chỉ được mở khi chấm thi.

d) Người tham gia làm đề thi phải cách ly với môi trường bên ngoài từ khi tiếp

xúc với đề thi và chỉ được ra khỏi nơi làm đề thi khi đề thi đã mở tại phòng thi được

120 phút hoặc hết giờ thi đối với môn tiếng Anh. Riêng Trưởng môn thi chỉ được ra

khỏi nơi làm đề thi khi đã hết giờ làm bài của môn thi do mình phụ trách để trực giải

đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi.

đ) Tổ chức kiểm tra đề thi:

- Sau khi đề thi chính thức được chọn, Trưởng Ban Đề thi và Trưởng môn thi

có trách nhiệm kiểm tra nội dung đề thi, độ khó, độ dài của đề thi. Kết quả kiểm tra

phải được ghi vào biên bản kiểm tra đề, cùng ký duyệt vào đề hoặc biên bản kiểm tra

đề trước khi in;

- Việc in, đóng gói, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi được tiến hành dưới sự

xxi

chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban Đề thi.

7. Đóng gói đề thi:

a) Uỷ viên Ban Đề thi có trách nhiệm ghi tên địa điểm thi, phòng thi và số

lượng đề thi vào từng phong bì, bỏ vào phong bì đựng đề thi đúng số lượng đề, đúng

môn thi ghi trên phong bì;

b) Sau khi đóng gói xong từng đề thi, Uỷ viên thường trực Ban Đề thi kiểm tra

và bàn giao cho Trưởng Ban Đề thi quản lý, kể cả các bản in thừa, in hỏng, xấu, rách,

bẩn đã bị loại ra.

8. Bảo quản và phân phối đề thi:

a) Đề thi, đáp án của từng môn thi khi chưa công bố và chưa hết giờ làm bài của

từng môn thi thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”, được bảo quản theo chế

độ bảo mật quốc gia;

b) Lịch phân phối đề thi từng buổi cho các điểm thi, phòng thi do Trưởng Ban

Đề thi quy định.

c) Khi giao đề thi đến các điểm thi phải có công an bảo vệ.

4. Sử dụng đề thi chính thức và đề thi dự bị:

a) Đề thi chính thức chỉ được mở để sử dụng tại phòng thi đúng ngày, giờ và

môn thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định cho kỳ thi và được dùng để đối

chiếu, kiểm tra đề thi đã phát cho thí sinh;

b) Đề thi dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, hoặc có

những sai sót nghiêm trọng với đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của

Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

Điều 17. Tổ chức thi tuyển sinh

1. Thời gian làm bài thi theo hình thức tự luận là 180 phút; theo hình thức trắc

nghiệm là 90 phút; theo hình thức vừa trắc nghiệm, vừa tự luận là 120 phút.

2. Thời gian thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức liên tục trong

các ngày theo quy định. Lịch thi cụ thể từng môn do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh

trường quyết định.

3. Trước kỳ thi chậm nhất một tuần, Hội đồng tuyển sinh phải chuẩn bị xong

địa điểm thi với đủ số phòng thi cần thiết, các phòng thi phải tập trung gần nhau, an

xxii

toàn, yên tĩnh. Mỗi phòng thi bố trí tối đa 30 thí sinh. Phòng thi phải đủ ánh sáng, đủ

bàn ghế, đủ rộng để khoảng cách giữa hai thí sinh liền kề cách nhau ít nhất 1,2 m.

4. Trước ngày thi, Ban Thư ký hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi

để dán trước mỗi phòng thi. Mỗi phòng thi có một bản danh sách kèm theo ảnh của thí

sinh để trao cho cán bộ coi thi đối chiếu, kiểm tra trong các buổi thi.

5. Theo đúng lịch thi đã công bố, trong ngày đầu tiên của kỳ thi, Ban Coi thi

phân công cán bộ phổ biến quy chế thi, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung,

điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh,

môn thi, khối thi, mã ngành của thí sinh. Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ

tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào phiếu Điều chỉnh thông tin và cập nhật

ngay vào máy tính.

6. Xử lý các sự cố bất thường của đề thi

6.1. Nếu thấy in và phát đề thi sai lịch thi đã công bố, hoặc không đúng mã số

đề thi quy định thì báo cáo ngay với Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường.

6.2. Trường hợp đề thi còn có những sai sót (có thể từ đề thi gốc hoặc do sao

chụp, in sao) hoặc đề thi bị lộ.

a) Nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với

Hội đồng tuyển sinh và Hội đồng tuyển sinh báo cáo ngay với Bộ GD&ĐT để có

phương án xử lý thích hợp.

Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy ra ở một

câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, Chủ tịch Hội

đồng tuyển sinh, sau khi xin ý kiến của Bộ GD&ĐT, phải cân nhắc và quyết định xử lý

theo một trong các phương án:

- Chỉ đạo các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết,

nhưng không kéo dài thời gian làm bài;

- Chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài thích

đáng thời gian làm bài cho thí sinh;

- Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể

điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp);

- Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị.

xxiii

b) Chỉ có Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh mới có thẩm quyền kết luận về tình

huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định

đình chỉ môn thi bị lộ, thông báo cho thí sinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiếp tục

bình thường theo lịch. Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng.

Sau khi thi, Hội đồng tuyển sinh sẽ phối hợp với các ngành chức năng để kiểm

tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên

quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6.3. Trường hợp thiên tai xảy ra bất thường trong những ngày thi tuyển sinh

Nếu thiên tai xảy ra Hội đồng tuyển sinh phải huy động sự hỗ trợ của các lực

lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các địa phương, kể cả

việc phải thay đổi địa điểm thi. Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng thì Hội đồng

tuyển sinh cho phép lùi các môn thi bị ảnh hưởng vào ngay sau buổi thi cuối cùng với

đề thi dự bị; các môn thi còn lại vẫn thi theo lịch đã quy định.

Điều 18. Trách nhiệm của cán bộ coi thi và các thành viên khác trong Ban

Coi thi

Cán bộ coi thi và các thành viên khác trong Ban Coi thi có trách nhiệm thực

hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành.

Điều 19. Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi

Thí sinh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế thi Trung học phổ

thông quốc gia hiện hành và những quy định về kỳ thi của Quy định này.

Điều 20. Chấm thi tuyển sinh

1. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi. Nơi chấm

thi và nơi bảo quản bài thi cần được bố trí gần nhau, liên tục có người bảo vệ suốt

ngày đêm, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, bảo mật và bảo quản bài thi.

2. Cửa được khoá bằng 2 khoá khác nhau; Trưởng môn chấm thi giữ chìa của

một khoá, uỷ viên Ban Thư ký chấm thi giữ chìa của một khoá. Cửa chỉ được mở khi

có mặt cả hai người giữ chìa khoá.

3. Tuyệt đối không được mang tài liệu, giấy tờ riêng và các loại bút không nằm

trong quy định của Ban Chấm thi; điện thoại di động và các phương tiện thông tin liên

lạc khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

xxiv

4. Việc tổ chức chấm thi được thực hiện theo các quy định tại Quy chế thi

Trung học phổ thông quốc gia hiện hành và những quy định về chấm thi của Quy định

này.

5. Thang điểm chấm thi và xử lý kết quả chấm thi

5.1. Thang điểm chấm thi:

a) Thang điểm chấm thi môn chủ chốt và môn không chủ chốt theo hình thức tự

luận là thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm; Thang điểm chấm

thi môn chủ chốt và môn không chủ chốt theo hình thức trắc nghiệm có thể theo thang

điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Không thực hiện việc làm

tròn điểm trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ.

b) Cán bộ chấm bài thi theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Trưởng

ban Chấm thi phê duyệt.

5.2. Xử lý kết quả chấm thi: Ban thư ký chấm thi so sánh kết quả hai lần chấm

thi và xử lý kết quả chấm thi như sau:

a) Nếu kết quả hai lần chấm thi giống nhau thì giao túi bài thi cho hai cán bộ

chấm thi ghi điểm vào bài thi rồi cùng ký tên xác nhận vào bài thi; trường hợp điểm

toàn bài giống nhau nhưng điểm thành phần lệch nhau thì hai cán bộ chấm thi cùng

kiểm tra và thống nhất lại điểm theo đáp án quy định;

b) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau 0,5 điểm (theo thang điểm 10) thì rút bài

thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho trưởng môn chấm thi quyết định điểm

cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận vào bài thi;

c) Nếu kết quả hai lần chấm lệch nhau từ 1 điểm trở lên (theo thang điểm 10)

thì rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất rồi giao cho trưởng môn chấm thi tổ

chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài làm của thí sinh bằng mực màu khác. Trong

trường hợp này, nếu kết quả của hai trong số ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm

giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của hai trong ba lần chấm vẫn lệch nhau

thì Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm điểm cuối

cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bài thi và ký tên xác nhận;

d) Những bài thi cộng điểm sai phải sửa lại ngay.

xxv

Điều 21. Tổ chức phuc khảo và giải quyết khiếu nại điểm bài thi

1. Việc tổ chức phúc khảo và giải quyết khiếu nại điểm bài thi được thực hiện

theo quy định của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành.

2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định

thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo. Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo

có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi. Việc tổ chức đối

thoại giữa Hội đồng kiểm tra kết quả phúc khảo với người chấm lần đầu, người chấm

phúc khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Điều 22. Thẩm định kết quả tuyển sinh

Việc tổ chức thẩm định kết quả tuyển sinh được thực hiện theo quy định của

Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành.

Điều 23. Trung tuyển

1. Thí sinh phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi sau khi đã cộng

điểm ưu tiên nếu có.

2. Căn cứ theo chỉ tiêu do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm, Hội đồng

tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển là tổng điểm hai môn thi (không tính môn ngoại

ngữ).

3. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi nêu trên (đã cộng cả

điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số

48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

b) Người có điểm cao hơn của môn Kinh tế học;

c) Người được miễn thi ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn ngoại

ngữ.

4. Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam được Hiệu

trưởng căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ ngôn ngữ

theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp

có điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ

nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam

xxvi

học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận

hợp tác đó.

Điều 24. Công nhận trung tuyển

1. Sau khi có kết quả thi tuyển, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh báo cáo Hiệu

trưởng kết quả thi tuyển, phương án điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển dự

kiến. Hiệu trưởng xác định điểm trúng tuyển, ký duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển,

và đăng trên Website của Trường.

2. Căn cứ danh sách trúng tuyển, Khoa Đào tạo sau đại học thừa lệnh Hiệu

trưởng gửi giấy báo nhập học đến các thí sinh trúng tuyển trước ngày nhập học tối

thiểu 15 ngày.

3. Sau khi hết thời hạn nhập học, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận học viên

cao học theo danh sách những thí sinh nhập học, báo cáo Bộ GD&ĐT.

CHƯƠNG III:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 25. Chương trình đào tạo

1. Khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ theo quy định tại Quyết định số

1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ. Quy trình và tổ chức xây

dựng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo quy định tại Thông tư

07/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ GD&ĐT. Trong những trường hợp cần thiết,

phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5% thời lượng quy

định cho mỗi học phần.

2. Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến

thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù

hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học,

bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến

thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn

và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào

tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

xxvii

3. Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng

cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc

độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát

hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề

nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các

công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có

thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu

cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo

trình độ tiến sĩ.

Điều 26. Cấu truc chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm ba phần: kiến thức chung, kiến thức

cơ sở và chuyên ngành, luận văn thạc sĩ.

1. Phần kiến thức chung: bao gồm học phần triết học và ngoại ngữ (nếu có):

a) Học phần triết học có khối lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Học phần ngoại ngữ: căn cứ trình độ ngoại ngữ của người trúng tuyển và yêu

cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận văn được quy định tại Quy chế đào tạo

Thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng quy định khối lượng học tập học

phần ngoại ngữ phù hợp.

2. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: bao gồm các học phần bắt buộc và

học phần tự chọn. Trong đó, các học phần tự chọn chiếm tối thiểu 30% khối lượng

chương trình đào tạo. Hiệu trưởng tổ chức xây dựng số học phần tự chọn nhiều hơn số

học phần mà học viên được chọn.

3. Luận văn: có khối lượng tối thiểu 7 tín chỉ.

Điều 27: Tổ chức đào tạo

1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ.

2. Lập kế hoạch đào tạo:

a) Sau khi có quyết định trúng tuyển cao học, Khoa Đào tạo sau đại học gửi

quyết định trúng tuyển và giấy báo nhập học cho những học viên trúng tuyển; phối

hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhập học cho học viên và khai giảng.

b) Khoa Đào tạo sau đại học chủ trì, phối hợp với Khoa, Tiểu ban chuyên môn

xxviii

xây dựng lịch giảng theo học chế tín chỉ; lịch giảng cần cụ thể về thời gian học, khối

lượng tín chỉ cần tích luỹ, nội dung chương trình các học phần cơ bản, cơ sở ngành và

chuyên ngành; xác định điều kiện tiên quyết cho từng môn trình Ban Giám hiệu phê

duyệt và công bố trên trên cổng thông tin của Trường và Khoa Đào tạo sau đại học.

c) Khoa Đào tạo sau đại học lập danh sách lớp học và lịch giảng để phân công

giảng viên giảng dạy theo lịch quy định ít nhất 2 tuần trước khi bắt đầu học tập.

3. Tổ chức lớp học:

a) Học viên chọn học phần theo định hướng chuyên sâu trước kỳ học ít nhất 1

(một) tháng.

b) Số lượng học viên tối thiểu để mở lớp học phần lựa chọn là 30. Nếu số lượng

lựa chọn học phần ít hơn 30 thì học viên phải lựa chọn lại. Sau 3 lần học viên vẫn chưa

chọn được học phần phù hợp, Khoa Đào tạo sau đại học sẽ tiến hành xếp lớp.

c) Trường hợp số lượng học viên lựa chọn học phần không đủ 30 nhưng vẫn

muốn học học phần đó thì phải đóng kinh phí học tập bằng với lớp có quy mô 30 học

viên.

4. Đánh giá điểm quá trình, thi kết thúc học phần và công bố kết quả thi:

a) Khi kết thúc học phần, giảng viên giảng dạy lên danh sách điểm quá trình

của lớp chuyển cho Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục và chuyển đề thi

kết thúc học phần cho Khoa và Tiểu ban chuyên môn xét duyệt ít nhất 10 ngày trước

khi thi.

b) Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm về tổ

chức thi kết thúc học phần, Phòng Thanh tra giáo dục chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm

tra công tác coi thi theo đúng quy chế thi.

c) Công tác coi thi, chấm thi kết thúc học phần tuân thủ các quy định khác về

coi thi, chấm thi của Trường. Sau 15 ngày kể từ ngày thi, giảng viên phải trả kết quả

thi về Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục để công bố điểm.

d) Học viên đủ điều kiện tham gia dự thi nhưng vắng thi có lý do chính đáng sẽ

được dự thi lại 01 lần cùng với lớp thi sau đó (cùng khóa, hoặc khóa sau). Học viên thi

không đạt học phần sẽ không được thi lại, học viên có thể đăng ký học lại, học ghép

nếu kết quả học tập lần 01 không đạt yêu cầu, và phải đóng học phí cho học phần học

xxix

lại (Phụ lục IV).

đ) Điểm quá trình và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10,

làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần là tổng của điểm quá trình và điểm

thi kết thúc học phần nhân với trọng số tương ứng, làm tròn đến một chữ số thập phân.

Học phần đạt yêu cầu (học phần tích lũy) khi có điểm học phần từ 4,0 trở lên. Nếu

điểm học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học

phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn).

e) Nếu điểm trung bình chung các học phần chưa đạt 5,5 trở lên thì học viên

phải đăng ký học lại một hoặc một số học phần có điểm dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang

học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn). Điểm được công nhận sau khi

học lại là điểm học phần cao nhất trong 2 lần học.

Điều 28. Luận văn thạc sĩ

1. Quy trình xét duyệt đề tài và Người hướng dẫn:

a) Tháng đầu tiên của học kỳ 3 của khóa học, Khoa Đào tạo sau đại học lập

danh sách người hướng dẫn luận văn dự kiến trên cơ sở các giảng viên tham gia giảng

dạy cao học trong và ngoài trường trình Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách

duyệt.

b) Tuần đầu tiên tháng thứ 2 của học kỳ 3, Khoa Đào tạo sau đại học gửi danh

sách người hướng dẫn luận văn của khóa học cho học viên kèm theo toàn bộ các biểu

mẫu (Phụ lục V, VI, VII, VIII, IX), các quy định liên quan đến luận văn và việc thực

hiện luận văn thông qua Ban cán sự lớp và thông báo trên website của Khoa Đào tạo

sau đại học.

c) Trong vòng 01 tháng kể từ khi được thông báo danh sách Người hướng dẫn,

học viên phải nộp về Khoa Đào tạo sau đại học đơn đăng ký đề tài và Người hướng

dẫn để Khoa tổng hợp.

d) Trong vòng 02 tuần kể từ khi nhận được bản tổng hợp danh sách đề tài và

người hướng dẫn luận văn của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa và Tiểu ban chuyên

môn phải tiến hành họp để xét duyệt và gửi kết quả cho Khoa Đào tạo sau đại học tổng

hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt, sau đó thông báo cho học viên và người hướng dẫn.

e) Việc thay đổi để tài trước khi tổ chức bảo vệ luận văn do Hiệu trưởng ra

xxx

quyết định, trên cơ sở đơn đề nghị của học viên, được người hướng dẫn và trưởng đơn

vị chuyên môn đồng ý.

2. Yêu cầu đối với luận văn

a) Luận văn thạc sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của

học viên. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực

hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả

của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những

kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý đề tài. Kết quả nghiên cứu

trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được công bố trong bất

cứ một công trình nghiên cứu nào.

- Luận văn theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp

mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa

học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo.

- Luận văn theo định hướng ứng dụng là một báo cáo chuyên đề kết quả nghiên

cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoặc báo cáo kết quả tổ chức, triển

khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới... trong lĩnh vực chuyên

ngành vào thực tế;

b) Kết cấu luận văn thạc sĩ được thực hiện theo Phụ lục XI và Phụ lục XII.

c) Yêu cầu về hình thức đối với luận văn thạc sĩ:

Luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu có khối lượng không quá 120

trang A4 và luận văn theo định hướng ứng dụng có khối lượng không quá 70 trang A4

(không bao gồm các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo), trong đó có ít nhất 50%

là trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của học viên.

Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đẹp, không được tẩy xóa, có

đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị…

3. Những yêu cầu khác đối với luận văn thạc sĩ:

a) Luận văn thạc sĩ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu

trí tuệ được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Nếu luận văn là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của

một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình với Trường các

xxxi

văn bản của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép học viên sử dụng công

trình này trong luận văn để bảo vệ lấy bằng thạc sĩ.

c) Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng

tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác

(trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn

tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được duyệt để bảo vệ hoặc bị xử lý theo

quy định về sao chép luận văn.

Điều 29. Hướng dẫn và điều kiện bảo vệ luận văn

1. Hướng dẫn luận văn

a) Mỗi luận văn có một hoặc hai người hướng dẫn. Trường hợp có hai người

hướng dẫn, trong quyết định giao đề tài và cử người hướng dẫn ghi rõ người hướng

dẫn thứ nhất và người hướng dẫn thứ hai.

b) Người có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên; người có học

vị tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh phó giáo sư được hướng dẫn tối đa 5 học viên;

người có học vị tiến sĩ từ 1 năm trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng

thời gian, kể cả học viên của cơ sở đào tạo khác.

c) Luận văn thuộc chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng thì người

hướng dẫn thứ hai có thể là người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào

tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài;

được hướng dẫn tối đa 2 học viên trong cùng thời gian, tính trong tất cả các cơ sở đào

tạo có tham gia hướng dẫn.

2. Điều kiện bảo vệ luận văn

Học viên được bảo vệ luận văn khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

a) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học

phần trong chương trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C

trở lên (theo thang điểm chữ);

b) Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu phải từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (Phụ lục II);

c) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật

đình chỉ học tập;

xxxii

d) Không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận

văn.

đ) Hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo vệ luận văn thạc sĩ và được Khoa Đào tạo sau

đại học thông qua. Hồ sơ bao gồm:

- Luận văn bìa mềm, in hai mặt (06 quyển).

- Lý lịch khoa học (Phụ lục IX).

- Văn bản đề nghị của người hướng dẫn khoa học cho phép học viên được bảo

vệ luận văn (Phụ lục X).

- Bảng điểm các học phần.

- Phiếu chi tiết thu nộp học phí.

+ Minh chứng về công trình khoa học (nếu có).

Điều 30. Hội đồng đánh giá luận văn

1. Thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ

a) Khi học viên có đủ điều kiện được bảo vệ luận văn chính thức, căn cứ đề xuất

của Khoa, Tiểu ban chuyên môn, Khoa Đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng thành

lập hội đồng đánh giá luận văn.

b) Hội đồng gồm 5 thành viên; trong đó có tối thiểu hai thành viên ở ngoài

Trường, thuộc hai đơn vị khác nhau; trong đó, ít nhất có một người là phản biện.

2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng:

a) Các thành viên hội đồng là những người có học vị tiến sĩ từ 2 năm trở lên hoặc

có chức danh phó giáo sư, giáo sư cùng ngành, chuyên ngành đào tạo với học viên, am

hiểu lĩnh vực của đề tài luận văn.

b) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh

nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng;

c) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện

không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan

đến đề tài luận văn (nếu có); Người phản biện phải có trách nhiệm cao trong đánh giá

chất lượng của luận văn. Không có quá 1 người phản biện là cán bộ, giảng viên cơ hữu

của trường.

d) Đối với luận văn định hướng ứng dụng, trong số các thành viên hội đồng

xxxiii

ngoài Trường phải có tối thiểu một người đang làm công tác thuộc lĩnh vực của đề tài.

Trường hợp không có người đang làm công tác thực tế đủ tiêu chuẩn thành viên hội

đồng theo quy định trên thì có thể mời người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng

ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực

của đề tài tham gia là ủy viên hội đồng;

đ) Các thành viên hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con,

anh chị em ruột;

e) Các thành viên trong hội đồng phải có lý lịch khoa học được quản lý tại

Khoa Đào tạo sau đại học.

3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng:

a) Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung

thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.

b) Nếu thành viên trong Hội đồng không tham dự được buổi họp đánh giá luận

văn thì phải thông báo cho Khoa Đào tạo sau đại học ngay khi nhận được quyết định,

Hiệu trưởng sẽ quyết định người thay thế để các buổi họp đánh giá luận văn không bị

hoãn vì lý do các thành viên vắng mặt.

c) Nếu thành viên Hội đồng vắng mặt tại buổi họp đánh giá luận văn quá 3 lần

hoặc vắng mặt nhưng không báo cáo lý do vắng ngay khi nhận được quyết định thì sẽ

không được tham dự vào Hội đồng đánh giá luận văn trong vòng 1 năm tiếp theo.

Điều 31. Đánh giá luận văn

1. Thời gian tổ chức buổi bảo vệ luận văn sớm nhất là 10 ngày, chậm nhất là 60

ngày kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc

sĩ.

2. Tổ chức đánh giá luận văn:

a) Xếp lịch bảo vệ luận văn

- Trường tổ chức đánh giá luận văn cho từng học viên theo khóa học và theo

từng chuyên ngành, mỗi ba tháng có một đợt bảo vệ. Khi học viên đã có đủ điều kiện

được bảo vệ luận văn, Trường xếp lịch để học viên bảo vệ vào thời gian xác định. Các

học viên cùng một chuyên ngành sẽ được xếp lịch để bảo vệ liên tục trong cùng một

buổi.

xxxiv

- Trên cơ sở danh sách các học viên đủ điều kiện bảo vệ, Khoa Đào tạo sau đại

học xác định thời gian bảo vệ cho các học viên của cùng một chuyên ngành vào cùng

một buổi, mỗi buổi nhiều nhất bốn luận văn.

- Khoa Đào tạo sau đại học bố trí phòng họp cho các Hội đồng, ưu tiên các

chuyên ngành đăng ký bảo vệ liên tục từ ba Hội đồng trở lên. Những chuyên ngành có

1-2 Hội đồng sẽ được bố trí đan xen với các Hội đồng của chuyên ngành khác.

b) Yêu cầu về việc tổ chức buổi đánh giá luận văn:

- Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai trước Hội đồng chấm luận văn, tại

các phòng bảo vệ luận văn do Trường quy định.

- Việc bảo vệ luận văn phải bảo đảm tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa

học. Mọi thành viên hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về nội dung luận

văn trước khi đánh giá.

- Phiên họp đánh giá luận văn phải được ghi thành biên bản và được toàn thể

Hội đồng thông qua, có chữ ký của chủ tịch và thư ký hội đồng.

- Học viên bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu được sửa chữa để bảo vệ lần thứ

hai trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất; không tổ chức bảo

vệ luận văn lần thứ ba.

- Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

Học viên không đủ sức khoẻ trong thời điểm bảo vệ; Vắng mặt chủ tịch Hội

đồng hoặc thư ký Hội đồng; Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn;

Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.

c) Những việc học viên chuẩn bị trước và sau khi bảo vệ luận văn:

- Hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn theo quy định tại mục đ, khoản 2 Điều 29

của Quy định này.

- Sau khi bảo vệ thành công và đã sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng, học

viên nộp 01 quyển luận văn bìa cứng màu xanh chữ nhũ vàng (đóng kèm bản

photocopy kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện) và

01 đĩa CD sao lưu toàn văn nội dung luận văn cho Thư viện, và nộp 01 quyển luận văn

bìa cứng màu xanh chữ nhũ vàng (đóng kèm bản photocopy kết luận của hội đồng

đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện) kèm giấy biên nhận của Thư viện và

xxxv

Bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ, có xác nhận của người hướng dẫn luận văn và Chủ

tịch hội đồng chấm luận văn cho Khoa Đào tạo sau đại học.

d) Những việc Khoa Đào tạo sau đại học cần chuẩn bị:

- Đăng ký lịch bảo vệ luận văn cho các học viên.

- Chuyển cho mỗi thành viên trong Hội đồng đánh giá luận văn 01 quyển luận

văn và 01 quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận văn.

- Thông báo lịch họp Hội đồng đến từng thành viên Hội đồng.

- Tiếp nhận và lưu giữ bản nhận xét của hai phản biện trong Hội đồng.

- Chuẩn bị hồ sơ buổi bảo vệ luận văn theo quy định và chuyển cho Thư ký

Hội đồng tại phiên bảo vệ. Hồ sơ buổi bảo vệ gồm có:

+ Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing về

việc thành lập Hội đồng đánh giá luận văn;

+ Các nhận xét của phản biện hội đồng;

+ 05 phiếu chấm điểm và 01 Biên bàn kiểm phiếu;

+ 01 bản dự thảo biên bản phiên họp của hội đồng chấm luận văn;

+ 01 bản ghi câu hỏi và câu trả lời của học viên và thành viên Hội đồng;

+ Bảng điểm cao học (tạm thời);

+ Lý lịch khoa học;

+ Minh chứng về công trình khoa học (nếu có).

đ) Quy trình buổi đánh giá luận văn

- Đại diện Khoa Đào tạo sau đại học kiểm tra các điều kiện bảo vệ và công bố

quyết định của Hiệu trưởng về việc thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ và

giới thiệu đại biểu tham dự.

- Chủ tịch Hội đồng điều hành và công bố chương trình làm việc của buổi bảo

vệ.

- Thư ký Hội đồng đọc lý lịch khoa học của học viên và các điều kiện cần thiết

để học viên được bảo vệ luận văn.

- Các thành viên Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi hoặc thắc mắc

(nếu có) về lý lịch khoa học và quá trình đào tạo của học viên.

- Tác giả luận văn trình bày tóm tắt nội dung luận văn không quá 20 phút.

xxxvi

- Các phản biện đọc nhận xét và nêu câu hỏi.

- Các thành viên trong Hội đồng và những người tham dự nêu câu hỏi.

- Tác giả trả lời các câu hỏi.

- Hội đồng họp riêng để cho điểm và thảo luận thông qua biên bản (Phụ lục

XIII, XIV, XV, XVI).

- Chủ tịch Hội đồng đọc biên bản của Hội đồng và công bố kết quả chấm luận

văn.

- Đại biểu phát biểu ý kiến (nếu có).

- Tác giả luận văn phát biểu ý kiến.

- Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc buổi bảo vệ luận văn và chúc mừng học

viên đã bảo vệ thành công.

e) Quy định về cho điểm luận văn:

- Luận văn được từng thành viên Hội đồng cho điểm bằng phiếu chấm có ghi

danh người chấm điểm. Điểm luận văn được chấm theo thang điểm 10, lẻ đến 01 số

sau dấu thập phân và không vượt quá 10,0 điểm. Điểm luận văn chấm theo 2 hướng

nghiên cứu và ứng dụng.

- Định hướng nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu (0,5 điểm), mục tiêu, đối tượng

và phạm vi nghiên cứu (0,5 điểm), Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (2 điểm);

Phương pháp nghiên cứu (1 điểm), Kết quả nghiên cứu (2 điểm), Hàm ý chính sách (1

điểm); Hình thức (1 điểm); Trình bày và trả lời câu hỏi (1 điểm); Công trình NCKH (1

điểm).

- Định hướng ứng dụng: Vấn đề nghiên cứu (1 điểm), Mục tiêu, đối tượng,

phạm vi nghiên cứu, phuong pháp nghiên cứu (1 điểm); Cơ sở lý thuyết (1 điểm); Phân

tích vấn đề nghiên cứu (2 điểm); Hướng đề xuất và giải pháp cho vấn đề (3 điểm);

hình thức (1 điểm); trình bày và trả lời câu hỏi (1 điểm); Công trinh NCKH (1 điểm).

- Kết quả buổi bảo vệ luận văn được lập thành biên bản và phải được các thành

viên Hội đồng nhất trí thông qua bằng biểu quyết công khai.

- Luận văn không đạt yêu cầu khi điểm trung bình của Hội đồng chấm luận văn

dưới 5,5 điểm.

xxxvii

Điều 32. Thẩm định luận văn

Khi có đơn tố cáo đúng quy định của Luật Tố cáo, có căn cứ rõ ràng cho thấy

luận văn không đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại khoản 2, Điều 28 của Quy định

này hoặc khi thấy cần thiết, Hiệu trưởng thành lập hội đồng thẩm định luận văn. Số

lượng, yêu cầu đối với thành viên hội đồng thẩm định luận văn theo quy định tại khoản

1, 2 Điều 30 của Quy định này; trong đó, nếu có thành viên thuộc Trường thì tối đa

không quá hai người; thành viên hội đồng thẩm định không trùng với hội đồng đánh

giá luận văn.

a) Trước khi họp hội đồng thẩm định, các thành viên hội đồng có bản nhận xét

về sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn, sự phù hợp với chuyên ngành; sự

không trùng lặp về đề tài, nội dung, kết quả nghiên cứu với các công trình đã được

công bố; tính trung thực, minh bạch trong trích dẫn tư liệu; bố cục và hình thức trình

bày; nội dung, phương pháp, kết quả, ý nghĩa, độ tin cậy của các kết quả đạt được;

đánh giá thành công và hạn chế của luận văn, khẳng định mức độ đáp ứng yêu cầu của

một luận văn thạc sĩ;

b) Việc thẩm định luận văn được thực hiện theo quy định tại các mục b, e khoản

2 Điều 31 của Quy định này;

c) Tác giả luận văn, người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn

không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm định nhưng được Trường thông báo và có

thể gửi ý kiến, cung cấp tài liệu (nếu có) tới hội đồng thẩm định.

3. Xử lý kết quả thẩm định luận văn không đạt yêu cầu

Nếu hội đồng thẩm định kết luận luận văn không đạt yêu cầu thì Hiệu trưởng

dừng việc cấp bằng hoặc thu hồi, huỷ bỏ bằng thạc sĩ đã cấp (nếu có) do học viên chưa

đủ điều kiện tốt nghiệp. Những trường hợp luận văn không đạt yêu cầu không vì lý do

sao chép bất hợp pháp thì quyền và trách nhiệm của học viên giải quyết như sau:

a) Trường hợp chưa bảo vệ lại luận văn, đề tài vẫn cần thiết nghiên cứu thì học

viên được chỉnh sửa, bổ sung và bảo vệ lại luận văn trước hội đồng thẩm định theo quy

định tại các khoản mục b, e khoản 2 Điều 31 của Quy định này. Trường hợp đã hết

thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 3 của Quy

định này thì học viên được gia hạn tối đa không quá 3 tháng;

xxxviii

b) Trường hợp đã bảo vệ lại luận văn hoặc đề tài không cần thiết tiếp tục nghiên

cứu, nếu học viên có nguyện vọng thì Hiệu trưởng quyết định giao đề tài mới trên cơ

sở đề xuất của Khoa Đào tạo sau đại học. Trường hợp đã hết thời gian tối đa để hoàn

thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 3 của Quy định này thì học viên

được thực hiện đề tài mới trong thời gian tối đa 6 tháng.

c) Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ sung luận văn, thực hiện và bảo vệ đề tài mới

do học viên tự chi trả.

Điều 33. Những thay đổi trong quá trình đào tạo

1.Thay đổi tên đề tài:

Việc thay đổi đề tài luận văn chỉ thực hiện trong nửa đầu thời gian viết luận

văn. Học viên viết đơn đề nghị thay đổi đề tài (Phụ lục V), có xác nhận của người

hướng dẫn và gửi Khoa Đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng ra quyết định.

Không ra quyết định điều chỉnh đề tài luận văn nếu đề tài chỉ thay đổi từ ngữ,

câu chữ cho phù hợp, không làm thay đổi nội dung, phạm vi của đề tài.

2. Thay đổi người hướng dẫn:

Việc thay đổi người hướng dẫn thực hiện trong nửa đầu thời gian viết luận văn

(Phụ lục VI). Hiệu trưởng ra quyết định cho phép học viên thay đổi người hướng dẫn

căn cứ đề nghị của Trưởng Khoa Đào tạo sau đại học.

Người hướng dẫn được thay thế phải đảm bảo các điều kiện quy định đối với

người hướng dẫn, phải hoàn thành các trách nhiệm của người hướng dẫn trong thời

gian đào tạo còn lại của học viên.

3. Nghỉ học tạm thời:

Học viên viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã

học trong các trường hợp được quy định tại Mục 1 Điều 31 Quy chế Đào tạo trình độ

thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/TT-Bộ GDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ GDĐT

Thời gian nghỉ tạm thời tối đa là một năm học. Học viên nghỉ học tạm thời, khi

muốn trở lại học tiếp tại trường, phải có đơn gửi Khoa Đào tạo Sau đại học để trình

Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

4. Gia hạn bảo vệ luận văn

a) Điều kiện gia hạn: Việc xem xét gia hạn chỉ thực hiện khi học viên có lý do

xxxix

chính đáng, học viên phải nộp hồ sơ xin gia hạn trước khi hết hạn một tuần, hồ sơ xét

gia hạn bao gồm:

- Đơn xin gia hạn của học viên kèm báo cáo tiến độ công việc đã thực hiện (Phụ

lục VIII), kèm minh chứng về nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề tài

luận văn.

- Phiếu chi tiết thu nộp học phí.

b) Học viên có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh khi gia

hạn theo quy định của Trường.

c) Thời gian gia hạn: Thời gian gia hạn là 06 tháng / lần, được gia hạn tối đa

hai lần, trường hợp cá biệt có thể gia hạn thêm nhưng không được vượt tổng thời gian

đào tạo của khoá học quy định tại Điều 3 của Quy định này.

5. Chấm dứt học tập đối với học viên:

Hiệu trưởng ra quyết định chấm dứt học tập đối với học viên trong những

trường hợp sau đây:

a) Học viên không thể tiếp tục học tập, nghiên cứu dù còn trong thời gian đào

tạo hoặc viết luận văn (kể cả thời gian gia hạn) nếu có đơn xin thôi học;

b) Nghỉ học ba học phần liên tiếp không có lý do;

c) Nghỉ học quá thời gian đào tạo cho phép;

d) Bị kỷ luật hai lần ở mức cảnh cáo; đã bị kỷ luật một lần ở mức đình chỉ học

tập 1 năm, sau đó lại vi phạm kỷ luật khác;

đ) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Hết thời gian gia hạn thực hiện luận văn nhưng chưa hoàn thành mà không

tiếp tục xin gia hạn hoặc không được gia hạn tiếp.

6. Chuyển cơ sở đào tạo

Việc chuyển cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Mục 2 Điều 31 Quy chế

Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/TT-Bộ GDĐT ngày

15/5/2014 của Bộ GDĐT

a) Thủ tục chuyển trường từ Trường Đại học Tài chính - Marketing đến các cơ

sở đào tạo khác:

Học viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ chuyển trường gửi tới Khoa Đào

xl

tạo sau đại học. Hồ sơ chuyển trường gồm:

- Đơn xin chuyển trường, nêu rõ lý do xin chuyển;

- Kết quả học tập đã đạt được (toàn bộ bảng điểm các môn đã học theo kế hoạch

xác định từ đầu khóa);

- Phiếu chi tiết thu nộp học phí;

- Các loại giấy tờ khác (nếu có).

Khoa Đào tạo sau đại học xem xét rà soát các điều kiện của học viên xin

chuyển trường và xác nhận cho học viên. Học viên có trách nhiệm liên hệ với Trường

nơi xin chuyển đến để thực hiện các thủ tục. Nếu trường mà học viên xin chuyển đến

đồng ý tiếp nhận bằng văn bản thì Khoa Đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng ký

quyết định cho phép học viên ngừng quá trình đào tạo tại Trường và chuyển sang cơ

sở đào tạo mới.

Khoa Đào tạo sau đại học chuyển quyết định của Hiệu trưởng, xác nhận kết quả

học tập đã đạt được và những giấy tờ khác liên quan cho học viên.

b) Thủ tục chuyển trường từ trường khác đến Trường Đại học Tài chính –

Marketing, Học viên chuyển đến phải có đầy đủ các điều kiện nêu trong mục a khoản

6 Điều này; phải làm hồ sơ chuyển trường và nộp cho Khoa Đào tạo sau đại học. Hồ

sơ chuyển trường gồm có:

- Đơn xin chuyển đến Trường Đại học Tài chính - Marketing, nêu rõ lý do xin

chuyển, có xác nhận đồng ý của đơn vị quản lý đào tạo thạc sĩ của trường xin chuyển

đi.

- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa

phương).

- Quyết định tiếp nhận học viên cao học.

- Bản sao công chứng bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học.

- Bảng điểm học tập trong quá trình học tập tại trường xin chuyển đi,

- Các loại giấy tờ khác (nếu có).

Khoa Đào tạo sau đại học kiểm tra, trình Hiệu trưởng ký công văn gửi trường

của học viên xin chuyển đi. Học viên rút hồ sơ từ trường cũ để chuyển tới Khoa Đào

tạo sau đại học, kèm theo quyết định cho phép học viên chuyển trường của trường cũ.

xli

Khoa Đào tạo sau đại học trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận học viên

cao học.

Khoa Đào tạo sau đại học tiến hành xếp lớp và quản lý học viên theo quy định.

Căn cứ các kết quả học tập, nghiên cứu của học viên chuyển đến, Khoa Đào tạo

sau đại học so sánh và xác định các học phần được công nhận và những học phần cần

phải học bổ sung, trình Hiệu trưởng quyết định.

Điều 34. Điều kiện tốt nghiệp, cấp bảng điểm, cấp bằng thạc sĩ

1. Điều kiện tốt nghiệp:

a) Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy định

này;

b) Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu.

c) Thực hiện đầy đủ các thủ tục sau bảo vệ quy định tại mục c khoản 2 Điều 31

của của Quy định này.

d) Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của Trường

2. Hiệu trưởng thành lập Hội đồng xét tốt nghiệp trên cơ sở đề nghị của Trưởng

Khoa Đào tạo sau đại học. Hội đồng do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được ủy

quyền làm chủ tịch, Trưởng Khoa Đào tạo sau đại học làm uỷ viên thường trực, các uỷ

viên là trưởng khoa chuyên môn có học viên tốt nghiệp, đại diện Phòng Thanh tra giáo

dục và đại diện lãnh đạo đơn vị có liên quan đến quá trình đào tạo (nếu có). Hội đồng

căn cứ vào điều kiện tốt nghiệp để xét, lập danh sách những học viên đủ điều kiện, đề

nghị Hiệu trưởng công nhận tốt nghiệp theo quy định .

3. Căn cứ kết quả xét tốt nghiệp của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng quyết

định công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp, cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm cho học viên đủ

điều kiện tốt nghiệp.

4. Nếu học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp, không bị kỷ luật buộc thôi học,

đã hết thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 3 Quy định này, có yêu cầu thì được

cấp giấy chứng nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo thạc sĩ.

Điều 35. Chế độ báo cáo, lưu trữ

1. Chế độ báo cáo:

a) Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc

xlii

kỳ tuyển sinh, Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ

quản (Bộ Tài chính) về tình hình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh;

b) Tháng 12 hằng năm, Trường có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo

về công tác đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm: số lượng học viên nhập học, số lượng

học viên đang học, số lượng học viên dự kiến tốt nghiệp và dự kiến số lần tuyển sinh,

thời điểm tuyển sinh, số lượng tuyển sinh (Phụ lục I);

c) Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về thời gian báo cáo, về tính chính xác và chất

lượng của báo cáo.

2. Lưu trữ:

a) Tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh, đào tạo của Trường phải được bảo

vệ, bảo quản an toàn trong kho lưu trữ. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện việc bảo quản

tài liệu lưu trữ theo quy định;

b) Quyết định trúng tuyển, Quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ gốc cấp phát

bằng tốt nghiệp là tài liệu lưu trữ được bảo quản vĩnh viễn tại Trường;

c) Tài liệu liên quan đến tuyển sinh, đào tạo và các tài liệu khác là tài liệu lưu

trữ được bảo quản có thời hạn theo quy định;

d) Việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị sử dụng được thực hiện theo quy định hiện

hành của Nhà nước.

CHƯƠNG IV:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN VÀ CÁC

ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 36. Tiêu chuẩn giảng viên

1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy các học

phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành,

thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Giảng viên phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo:

xliii

- Có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh giáo sư, phó giáo sư đối

với giảng viên tham gia giảng dạy các học phần lý thuyết, hướng dẫn luận văn thạc sĩ

và tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ;

- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên giảng dạy học phần ngoại ngữ cho các

chuyên ngành không chuyên ngữ hoặc giảng viên giảng dạy một số học phần thuộc

phần kiến thức chung hoặc giảng viên hướng dẫn học viên thực hành, thực tập.

c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp để giảng dạy;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên

1. Nhiệm vụ của giảng viên:

a) Thực hiện chế độ làm việc của giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục &

Đào tạo và của Trường Đại học Tài chính - Marketing;

b) Giảng dạy các học phần, hướng dẫn thực hành, thực tập;

c) Hướng dẫn luận văn thạc sĩ;

d) Tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ;

đ) Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng

cao chất lượng đào tạo, thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên trong học tập và nghiên cứu

khoa học;

e) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và nội

quy của Trường Đại học Tài chính - Marketing. Trung thực, khách quan, công bằng

trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong ứng xử với học viên.

g) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn của giảng viên:

a) Được giảng dạy theo ngành, chuyên ngành được đào tạo;

b) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

c) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm

thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Ngoài các nhiệm vụ và quyền trên, người hướng dẫn luận văn cho học viên

có thêm nhiệm vụ và quyền sau:

xliv

a) Hướng dẫn học viên thực hiện luận văn theo quy định của Trường;

b) Chịu trách nhiệm trước Trường về chất lượng của luận văn, và đánh giá thái

độ, tinh thần học tập của học viên;

c) Được hướng dẫn luận văn khi đề tài luận văn phù hợp với chuyên môn, lĩnh

vực nghiên cứu;

d) Được quyền từ chối hướng dẫn luận văn khi đề tài không phù hợp với

chuyên môn và khi có lý do chính đáng;

Điều 38. Nhiệm vụ và quyền của học viên

1. Nhiệm vụ của học viên:

a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học

trong thời gian quy định của Trường, Khoa, Bộ môn;

b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học;

c) Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến người hướng dẫn khoa học để

thực hiện đề tài nghiên cứu, hoàn thành luận văn;

d) Phải báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tại Bộ môn hoặc Khoa chuyên

ngành theo quy định;

đ) Đóng học phí theo quy định;

e) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trường, không được dùng

bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập,

nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan;

f) Chấp hành nội quy, quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường;

g) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trường;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền của học viên:

a) Được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về kết quả học tập và nghiên

cứu khoa học của mình;

b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết

bị và cơ sở vật chất của Trường và cơ sở phối hợp đào tạo;

c) Được quyền đề xuất tên đề tài luận văn và người hướng dẫn khoa học;

d) Được quyền đề nghị thay đổi giảng viên giảng dạy học phần và người hướng

xlv

dẫn khoa học khi có lý do hợp lý;

đ) Được quyền nêu các ý kiến, nhận xét đánh giá cán bộ, giảng viên theo quy

định;

e) Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trường;

f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến đào tạo sau đại học

1. Trách nhiệm của Khoa Đào tạo sau đại học:

a) Xây dựng, cập nhật quy định chi tiết của Trường về quá trình đào tạo thạc sĩ:

tuyển sinh, tổ chức đào tạo các học phần theo chương trình đào tạo; quản lý học viên

cao học, tổ chức việc bảo vệ luận văn và cấp bằng thạc sĩ.

b) Phối hợp với các Khoa, Tiểu ban chuyên môn xây dựng chương trình đào tạo

đối với các ngành, chuyên ngành Trường đủ điều kiện đào tạo, trình Hiệu trưởng phê

duyệt; gửi hồ sơ báo cáo về việc mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ tới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các chuyên ngành mới.

c) Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Trường trình Hiệu

trưởng phê duyệt và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Là đơn vị thường trực về tuyển sinh Sau đại học hàng năm theo hướng dẫn

tại chương 2 của Quy định này: thông báo tuyển sinh, phát hành và thụ lý hồ sơ, tổ

chức các lớp ôn tập, tổ chức học bổ sung kiến thức;

đ) Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo theo chương trình đào tạo đã được

Trường phê duyệt: lập kế hoạch học tập, giảng dạy; quản lý việc học tập và nghiên cứu

của học viên; quản lý và tổ chức cho học viên học lại, học ghép; quản lý việc báo cáo

đánh giá kết quả nghiên cứu luận văn;

e) Chuẩn bị hồ sơ trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận học viên cao học

trúng tuyển, đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn và thời gian đào tạo của học viên; Tư

vấn cho Hiệu trưởng xử lý những thay đổi trong quá trình đào tạo như thay đổi đề tài,

người hướng dẫn khoa học, chuyển chuyên ngành, bảo lưu hay chuyển trường.

g) Lập hồ sơ, trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận

văn cho học viên và tổ chức các buổi bảo vệ theo quy định.

h) Lập danh sách học viên tốt nghiệp, quyết định tốt nghiệp và được cấp bằng

xlvi

thạc sĩ trình Hiệu trưởng phê duyệt và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quản

lý việc in bằng thạc sĩ, và tổ chức trao bằng thạc sĩ hàng năm.

i) Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo quy

định.

k) Công bố công khai các văn bản quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ; về

chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; đội ngũ giảng viên và người

hướng dẫn; về kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, chuyên ngành đã

được giao; về danh sách học viên trúng tuyển, danh sách học viên tốt nghiệp và cấp

bằng thạc sĩ trên cổng thông tin điện tử (Website) của Trường.

l) Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo.

m) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và lưu trữ, bao gồm:

- Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc

kỳ tuyển sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản về tình hình tuyển

sinh, kết quả tuyển sinh;

- Tháng 12 hằng năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo

trình độ thạc sĩ bao gồm: số lượng học viên nhập học, số lượng học viên đang học, số

lượng học viên dự kiến tốt nghiệp và dự kiến số lần tuyển sinh, thời điểm tuyển sinh,

số lượng tuyển sinh (Phụ lục I);

n) Bảo quản và lưu trữ các tài liệu, hồ sơ của học viên, của Trường liên quan

đến tuyển sinh, đào tạo, xét tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ theo quy định hiện hành về

công tác lưu trữ;

o) Đăng ký kiểm định chất lượng đào tạo với cơ quan có thẩm quyền.

2. Trách nhiệm của Khoa và Tiểu ban chuyên môn:

a) Tham gia xây dựng Đề án đăng ký mở ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ;

b) Xây dựng chương trình đào tạo trình Hiệu trưởng quyết định (thông qua

Khoa Đào tạo sau đại học). Thường xuyên cập nhật, bổ sung và hoàn thiện chương

trình, kế hoạch đào tạo của ngành, chuyên ngành. Xây dựng các định hướng nghiên

cứu của ngành, chuyên ngành;

c) Xây dựng đề cương, chương trình học phần và hệ thống học liệu cho các học

phần do Khoa phụ trách;

xlvii

3. Trách nhiệm của các đơn vị khác:

a) Phòng quản trị thiết bị: Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho

quá trình tuyển sinh, đào tạo và các buổi lễ theo quy định;

b) Phòng Tổ chức - Hành chính: chuẩn bị nhân lực phục vụ quá trình tuyển sinh

(Hội đồng tuyển sinh, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Chấm thi...); quá trình đào tạo

(giảng viên cơ hữu, kiêm giảng, thỉnh giảng…) và các hoạt động khác theo yêu cầu

của Trường.

c) Phòng Công tác sinh viên: Hỗ trợ công tác phụ vụ khai giảng, bế giảng và

các công việc khác theo chức năng.

d) Phòng Kế hoạch - Tài chính: thực việc quản lý kinh phí, khai thác, tạo nguồn

bổ sung và sử dụng nguồn kinh phí đào tạo hiệu quả

e) Phòng Thanh tra giáo dục: thực hiện việc thanh tra, kiểm tra việc học tập, lên

lớp của học viên và giảng viên; thanh tra công tác thi hết môn; thụ lý hồ sơ tuyển sinh

và hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; thanh tra tính trùng lắp của luận văn thạc sĩ.

g) Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp: Hỗ trợ công tác mời báo chí,

truyền thông, các công việc liên quan đến các lễ khai giảng, bế giảng và các công việc

khác theo chức năng.

h) Đơn vị khác: hỗ trợ các công việc có liên quan tới hoạt động đào tạo sau đại

học khi phát sinh theo sự phân công của Trường

CHƯƠNG IV:

THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 40. Thanh tra, kiểm tra

Phòng Thanh tra Giáo dục thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào

tạo trình độ thạc sĩ theo các quy định hiện hành.

Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Các hoạt động trong tuyển sinh; quá

trình đào tạo, cấp bằng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được

Phòng thanh tra báo cáo Hiệu trưởng bằng văn bản.

xlviii

Điều 41. Khiếu nại, tố cáo

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với những vi

phạm quy chế của các Khoa, Phòng, Ban liên quan và cán bộ giảng dạy về gian lận của

học viên, về sai phạm trong thực hiện chương trình đào tạo, về quá trình tổ chức và

quản lý đào tạo.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định hiện hành của

Luật khiếu nại, tố cáo.

Điều 42. Xử lý vi phạm

1. Xử lý vi phạm trong tuyển sinh:

Người tham gia công tác tuyển sinh, thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển sinh có

hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau khi thi tuyển

sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định

của Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành hàng năm.

2. Xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý đào tạo:

a) Đối với học viên:

- Học viên khi dự kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần, thi kết thúc học

phần nếu vi phạm quy chế, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định

tại Quy chế thi Trung học phổ thông quốc gia hiện hành;

- Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ

học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với

trường hợp vi phạm lần thứ hai.

b) Đối với cán bộ, giảng viên:

Cán bộ và giảng viên tham gia giảng dạy cao học tại Trường Đại Học Tài Chính

- Marketing nếu vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý

kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm

gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

c) Đối với Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing:

- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ của

Trường Đại học Tài chính - Marketing;

- Nếu Trường Đại học Tài chính - Marketing vi phạm Quy định này, tùy theo

xlix

tính chất, mức độ vi phạm Hiệu trưởng sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc

truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường

theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG V:

TỔ CHỨC THƯC HIỆN

Điều 43: Áp dụng Quy định đối với tuyển sinh, chương trình và tổ chức

đào tạo

1. Các khóa tuyển sinh từ năm 2018 trở đi thực hiện tuyển sinh và tổ chức đào

tạo trình độ thạc sĩ theo Quy định này.

2. Những quy định trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Hoàng Đức Long

l

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH- MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tư do – Hạnh phuc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

QUY TRÌNH XỬ LÝ HỌC VỤ

1. Mục đích:

- Quy định các bước thực hiện, công việc và trách nhiệm trong việc xử lý các sự

vụ phát sinh trong quá trình đào tạo sau đại học đối với học viên

2. Phạm vi áp dụng:

- Áp dụng đối các sự việc phát sinh trong quá trình học tập của học viên

- Áp dụng đối với học viên, các viên chức thuộc Viện Đào tạo Sau đại học

3. Căn cứ pháp lý:

- Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ

4. Quy trình:

4.1. Lưu đồ quy trình:

Phát sinh sự việc,

Học viên làm Đơn gửi

Viện ĐTSĐH

Kiểm tra và trình

xử lý hồ sơ

Thông báo kết quả xử

li

4.2. Mô tả quy trình

Bước Trình tư thưc hiện Trách nhiệm

1 Khi phát sinh sự vụ, học viên làm Đơn đề nghị giải quyết học vụ

theo mẫu gửi GVCN HV

2 GVNC xem xét, kiểm tra và trình Lãnh đạo viện giải quyết

(3 ngày làm việc) V. ĐTSĐH

3 Thông báo kết quả xử lý cho học viên GVCN

Chữ viết tắt:

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm lớp

V. ĐTSĐH: Viện Đào tạo Sau đại học

HV: Học viên

4.3. Biểu mẫu kèm theo Quy trình: phụ lục kèm theo

VIỆN TRƯỞNG

TS. Phạm Quốc Việt

lii

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT HỌC VỤ

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tư do - Hạnh Phuc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT HỌC VỤ

Kính gửi: Viện Đào tạo Sau đại học

Tôi là:………………………………..

Học viên lớp: …………Khóa………….., Chuyên ngành:……………………….

Nội dung đề nghị giải quyết:…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Lý do:………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo (nếu có):

………………………………………………………………………………….......

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Trân trọng./.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

Người làm đơn

(Ký và ghi họ tên)

……………………..

liii

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC

❖ HỌ TÊN HỌC VIÊN:……………………………………………………. Ngày sinh:……/………/……………; Nơi sinh:…………………………

Điện thoại:…………………………..; Email……………………………..

❖ CHUYÊN NGÀNH:……………………………………………………….

❖ KHÓA:…………………………………………………………………….

1. Tên đề tài đăng ký thực hiện luận văn tốt nghiệp:

…………………….………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Giảng viên hướng dẫn đề nghị:

2.1. ………………………………………………................................

2.2. …………………………………………………………………….

HỌC VIÊN

………………………………………..

liv

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tư do – Hạnh phuc

_____________

Tp. HCM, ngày……….tháng………năm…………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THAY ĐỔI ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

❖ HỌ TÊN HỌC VIÊN:…………………………………………………………

• Ngày sinh:……………………… Nơi sinh……………………………

• Email:………………………………………ĐT:………………………

❖ CHUYÊN NGÀNH:……………………………………………………………

❖ KHÓA:……………………….LỚP:……………………………………………

1. Tên đề tài theo Quyết định:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Tên đề tài đề nghị thay đổi:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Lý do đề nghị thay đổi:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

HỌC VIÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

BAN GIÁM HIỆU VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

lv

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH-MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tư do – Hạnh phuc

_____________

Tp. HCM, ngày……….tháng………năm…………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THƯC HIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

❖ HỌ TÊN HỌC VIÊN:…………………………………………………………

• Ngày sinh:……………………… Nơi sinh……………………………

• Email:………………………………………ĐT:………………………

❖ CHUYÊN NGÀNH:……………………………………………………………

❖ KHÓA:……………………….LỚP:……………………………………………

1. Giảng viên hướng dẫn theo Quyết định:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Giảng viên hướng dẫn thay đổi đề nghị:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Lý do đề nghị thay đổi:

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

HỌC VIÊN Ý KIẾN GVHD THEO QUYẾT ĐỊNH

Ý KIẾN VIỆN ĐTSĐH Ý KIẾN GVHD ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ

lvi

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN CAO HỌC

(Theo định hướng nghiên cứu)

2018

lvii

MỤC LỤC

2.1. Soạn thảo văn bản 2

2.2. Trình bày Bảng biểu, hình vẽ, phương trình 6

2.3. Viết tắt 6

2.4. Cách thức trích dẫn tài liệu trong phần nội dung bài 6

3.1. Những điểm chung 9

3.2. Các thông tin chi tiết của một tài liệu đã được trích dẫn trong phần nội dung

bài viết phải ghi theo trình tự và định dạng nhất quán9

3.3. Ví dụ danh mục tài liệu tham khảo 9

5.1. Cấu trúc luận văn theo kết cấu 3 chương 13

5.2. Cấu trúc luận văn theo kết cấu 5 chương 14

1. ......................................................................................... CẤU TRÚC LUẬN VĂN 1

2. ................................................ HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ 2

2.4.1. Các hình thức trích dẫn 6

2.4.2. Các nguyên tắc trích dẫn 7

3. ............................................................................... Lập danh mục tài liệu tham khảo 9

3.3.1. Danh mục tài liệu tiếng Việt 9

3.3.2. Danh mục tài liệu tiếng Anh 10

3.3.3. Các thông tin khác đăng tải trên internet 11

4. ................................................................................................. Phụ lục của luận văn 11

5. ............................................................................. Nội dung và cấu trúc của luận văn 11

6. ................................................................................................................. Mã ngành ........................................................................................................15

1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN CAO HỌC

(Hướng Nghiên cứu)

Cấu trúc cơ bản của Luận văn được thống nhất chung cho tất cả các chuyên ngành

đào tạo trong Trường, tuân theo Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có

đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề

khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo.

1. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Số chương của mỗi luận văn tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, nhưng

thường bao gồm những phần và chương sau:

Phần phụ đầu luận văn

i. Bìa và trang phụ bìa

ii. Lời cam đoan

iii. Lời cảm ơn

iv. Mục lục

v. Danh mục chữ viết tắt

vi. Danh mục bảng

vii. Danh mục hình vẽ, sơ đồ...

viii. Tóm tắt luận văn

Phần chính của luận văn

Về tổng thể, phần chính của Luận văn bao gồm những thành phần chung sau:

- MỞ ĐẦU: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý

nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

- TỔNG QUAN: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong

và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những

vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

- NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM HOẶC LÝ THUYẾT: Trình bày các cơ sở lý thuyết,

lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn.

- TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ: Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu

khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn

luận phải căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài

hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.

2

- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: Trình bày những kết quả

mới của luận văn một cách ngắn gọn không có lời bàn và bình luận thêm.

Danh mục công trình công bố của tác giả

Liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của tác giả về nội dung của đề tài, theo trình

tự thời gian công bố.

Danh mục tài liệu tham khảo

Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để sử dụng trong luận

văn.

Phần phụ lục

2. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn phải được trình bày ngắn gọ n, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa,

có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả luận văn cần có lời cam đoan

danh dự về công trình khoa học này của mình. Luận văn đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu

tiếng Việt.

Luận văn Thạc sĩ có tối đa 120 trang trong đó phần nội dung có tối đa 75 trang trong đó

phải có hơn 50% trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận.

2.2. Soạn thảo văn bản

Luận văn in đen trắng trên giấy khổ A4 (21 × 29,7 cm).

- Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 13 (không được nén, hoặc kéo dãn),

dòng cách 1,5 lines.

- Lề trái cách 3,0 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm. Số trang được đánh ở

giữa phía dưới mỗi trang giấy, đánh số từ phần đặt vấn đề (theo chữ số Ả rập: 0,1, 2, 3 …),

không đánh số trang bìa, trang tiêu đề bên trong.

Bảng biểu nên trình bày gọn trong 1 trang, nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo

chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo

cách này.

- Phải đóng thành quyển có bìa bình thường, có thể in 2 mặt như hướng dẫn. Với luận

văn chính thức đóng bìa cứng màu xanh dương, chữ vàng, in một mặt

- Không trang trí trang bằng header và footer

3

+ Trang bìa:

BỘ TÀI CHÍNH (size 14, chữ in, nét đậm)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING (size 15, chữ in, nét đậm)

HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA HỌC VIÊN (size 14, nét đậm)

TÊN ĐỀ TÀI (size 16, nét đậm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (size 15, chữ in, nét đậm)

TP.HCM (size 14, chữ in, nét đậm) – 20XX

4

+ Trang áp bìa (trang lót):

BỘ TÀI CHÍNH(size 14, chữ in, nét đậm)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING (size 15, chữ in, nét đậm)

HỌ VÀ TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA HỌC VIÊN (size 13 or 14, nét đậm)

TÊN ĐỀ TÀI (size 16, nét đậm)

CHUYÊN NGÀNH: (size 13, nét đậm)

MÃ SỐ: …. (Hướng nghiên cứu) (size 13, nét đậm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (size 15, chữ in, nét đậm)

Hướng dẫn khoa học: Học hàm, học vị họ, tên đầy đủ của người hướng dẫn (size 14, nét đậm)

TP.HCM (size 13, chữ in, nét đậm) – 20 XX

+ Lời cam đoan: Tác giả luận văn cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học

của mình. Cam đoan về nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn không vi phạm bản quyền và

đồng ý cho trường Đại học Tài chính – Marketing dùng luận văn làm tài liệu tham khảo. (phải

ký tên, ghi rõ họ tên)

+ Lời cảm ơn: Tác giả bày tỏ Lời cảm ơn đối với người hướng dẫn khoa học và những

người đã hỗ trợ hay động viên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và viết luận văn.

+ Trang:

5

MỤC LỤC

(Chữ in, size 18, ở giữa trang, nét đậm)

+ Trang:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

(Chữ in, size 18, ở giữa trang, nét đậm)

+ Trang:

DANH MỤC BẢNG

(Chữ in, size 18, ở giữa trang, nét đậm)

+ Trang:

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

(Chữ in, size 18, ở giữa trang, nét đậm)

+ Trang:

TÓM TẮT LUẬN VĂN

(Chữ in, size 18, ở giữa trang, nét đậm)

6

+ Sử dụng theo ma trận:

CHƯƠNG 1 (size 16): (Tên chương) (chữ in hoa nét đậm, size 18)

1.1. (chữ in hoa, nét đậm, size 13)

1.1.1. (chữ thường, nét đậm, size 13)

1.1.1.1. (chữ thường, size 13) → các tiểu mục tối đa chỉ đến cấp 4

TÓM TẮT (size 16, nét đậm)

2.3. Trình bày Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4 có

nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3.

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ

“Nguồn: Bộ Tài chính, 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh

mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi

phía dưới hình.

Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ

“...được nêu trong bảng 4.1” hoặc “(xem hình 3.2)” mà không được viết “... được nêu trong

bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và T sau”.

2.4. Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong luật văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật

ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết những cụm từ dài, những mệnh đề;

không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật

ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết

tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ

viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn.

2.5. Cách thức trích dẫn tài liệu trong phần nội dung bài

2.5.1. Các hình thức trích dẫn

Trích dẫn các thông tin, nội dung của các tài liệu trong phần nội dung bài viết có 2 dạng

khác nhau: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

7

Trích dẫn trực tiếp: Khi tên của tác giả được nêu trong câu/đoạn văn, hoặc trích dẫn

nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,... vào bài viết.

Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từ ngữ, định dạng thông tin của tác giả

được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc ”, (tên tác giả, năm xuất bản và số

trang) hoặc trong ‘ngoặc đơn’.

Ví dụ: “Điều then chốt để hiểu kinh tế học vi mô là phải nhận biết rằng tiêu điểm chính

của nó là vai trò của các loại giá” (Gittins, 2006, trang 18).

“The key to understanding microeconomics is to realise that its overwhelming focus is on

the role of prices” (Gittins, 2006, p. 18).

Cormack (1994, trang 32-33) phát biểu rằng “khi viết bài mà bài viết đó có các độc giả

là giới chuyên môn học thuật đọc, người viết luôn luôn/lúc nào cũng phải nêu nguồn trích

dẫn từ các công trình đã được xuất bản”.

Nói chung, khi viết bài khoa học để thông tin về học thuật, người viết phải nêu rõ nguồn

trích dẫn từ các công trình đã xuất bản.

Trích dẫn gián tiếp: Là việc sử dụng một cụm từ, ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một

vấn đề để diễn tả theo ý, cách viết của mình trong bài viết. Đây là cách trích dẫn được

khuyến khích sử dụng để trích dẫn trong bài. Khi không nêu tên của tác giả trong câu/đoạn

văn viết mà chỉ sử dụng thông tin/ ý tưởng thì tên tác giả và năm xuất bản (cánh nhau dấu

phẩy) được đặt trong ngoặc đơn ở cuối câu/đoạn văn.

Ví dụ: Việc tham khảo và trích dẫn các tài liệu đã xuất bản là một đặc trưng trong việc viết

những bài cho đối tượng độc giả là những nhà chuyên môn học thuật (Cormack, 1994).

Making reference to published work appears to be characteristic of writing for a

professional audience (Cormack, 1994).

2.5.2. Các nguyên tắc trích dẫn

Tác giả của các thông tin được trích dẫn trong bài được định nghĩa là cá nhân (một tác

giả), tập thể (nhiều tác giả), các cơ quan, tổ chức (chính phủ, phi chính phủ, liên hiệp quốc,

hội/đoàn khoa học, trong nước và ngoài nước). Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của

tác giả.

Tác giả là người Việt Nam, viết bằng tiếng việt: ghi đầy đủ họ và tên của tác giả theo

đúng trật tự của tiếng Việt. Ví dụ: Trần Hồng Nam Phương, Trịnh Thị Vân Hà, Đinh Nguyễn

Hoàng Dương.

8

Tác giả là người nước ngoài, viết bằng tiếng Anh: ghi họ của tác giả (theo cách viết tiếng

Anh của nước ngoài). Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là James Robert Jones

(1992) thì ghi là Jones (1992).

Tác giả là các tổ chức, không phải là cá nhân hoặc tập thể tác giả: nếu tổ chức/cơ quan

đó có tên viết tắt rất phổ biến và nhiều người biết đến thì sử dụng tên viết tắt. Nếu không

thì ghi đầy đủ tên cơ quan/tổ chức. Ví dụ: Tổng cục thống kê hoặc TCTK; Ngân hàng thế giới

hoặc NHTG.

Tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang Web... ghi đầy đủ các thông tin sau: Ghi

tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên của tài liệu tham khảo. Đường dẫn để tiếp cận tài liệu

Cách ghi nguồn trích dẫn

Một tác giả

Trích trực tiếp: Tên tác giả (năm xuất bản,

dấu phẩy, trang). Nếu trích nguyên văn

Tên tác giả (năm xuất bản). Nếu tên tác giả

được nêu trực tiếp / một bộ phận trong

câu văn.

Trích gián tiếp: (Tên tác giả, năm xuất bản)

Hai tác giả

Ghi tên của hai tác giả, nối với nhau bằng

chữ và, hoặc chữ and (tiếng Anh) để nối hai

tác giả sau cùng

Nhiều hơn 2 tác giả

Chỉ ghi tên một tác giả và cụm từ cộng sự.

hoặc chữ et al. (tiếng Anh có nghĩa là ‘and

others’)

Ví dụ minh họa

Trần Thừa (1999, trang 96); TCTK(2010, trang

30-40); Cormack (1994, trang 32-33); UNDP

(2009, trang 25) Trần Thừa (1999); Cormack

(1994); TCTK (2010); UNDP (2009)

Trần Thừa (1999); Cormack (1994); TCTK (2010);

UNDP (2009)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc

(2008, trang 76), số lượng mẫu thích hợp....

(Bellamy and Taylor 1998, p.40)

Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009), Nguyễn

Văn Thành và cộng sự (2005), Levy et al. (1991);

(Henderson et al.,1987, p 64)

9

3. Lập danh mục tài liệu tham khảo

3.1. Những điểm chung

Tất cả các tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài viết phải có trong danh mục tài

liệu tham khảo với các thông tin chi tiết về những tài liệu đó. Hạn chế tối đa ghi trong danh

mục những tài liệu đã không được trích dẫn trong nội dung bài viết.

Tất cả các tài liệu tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn, không viết theo kiểu

phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có thể ghi thêm

phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu. Tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được

chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào danh mục tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt

nhưng tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong danh mục tiếng nước

ngoài (mặc dù đăng bài, hoặc xuất bản tại Việt Nam).

Tất cả các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt trong danh mục được xếp theo nguyên tắc

thứ tự vần ABC của TÊN tác giả. Tất cả các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài trong

danh mục được xếp theo nguyên tắc thứ tự vần ABC của HỌ của tác giả. Tất cả các tài liệu

tham khảo không có tác giả trong danh mục được xếp theo nguyên tắc thứ tự ABC từ đầu

của TÊN cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ

Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v...

3.2. Các thông tin chi tiết của một tài liệu đã được trích dẫn trong phần nội dung bài viết phải ghi theo trình tự và định dạng nhất quán

Điều này, máy tính có thể hỗ trợ khi soạn thảo văn bản bằng phần mềm Microsoft

Word. Với Microsoft Word, phiên bản 2010 có thể giúp học viên lập danh mục tài liệu tham

khảo tự động, theo định dạng qui ước và nhất quán, đối với từng loại tài liệu trích dẫn. Học

viên sử dụng mục References/ Chọn Style: Harvard Anglia 3 mục Manage Sources để nhập

thông tin liên quan. Sau đó vào mục Bibliography/ chọn insert. Với phiên bản 2007, học viên

cần download thêm style theo thông tin tìm kiếm trên Google như sau: BibWord: Microsoft

Word Citation and Bibliography styles. Vào Hệ thống trích dẫn Harvard theo đại học Anglia

Ruskin University (Cambride & Chelmsford). Có nhiều cách trích dẫn Harvard khác nhau. Tuy

nhiên, các việc định dạng không có nhiều khác biệt giữa các cách trích dẫn Harvard.

3.3. Ví dụ danh mục tài liệu tham khảo

3.3.1. Danh mục tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Cao Anh, 2011. Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh.

10

Huỳnh Thanh Điền, 2011. Ảnh hưởng vốn xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp đến việc

tiếp cận quỹ đất phát triển dự án bất động sản. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 251, trang 29-

36.

Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011. Kế toán công cụ tài chính: Tiếp cận trên quan điểm hệ

thống. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 66, trang 22-27.

Hội đồng chức danh nhà nước, 2011. Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn việc xét

công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2011. Hà Nội, tháng 5 năm

2011.

Sterner T., 2002. Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi trường. Dịch từ

tiếng Anh. Người dịch Đặng Minh Phương, 2008.Hồ Chí minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành

phố Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống kê.

Đoàn Thị Hồng Vân, 2002. Giáo trình kỹ thuật ngoại thương. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2. Danh mục tài liệu tiếng Anh

Anglia Ruskin University, 2007. Using the Cochrane Library [leaflet] August 2007 ed.

Cambridge: Anglia Ruskin University.

Bank of England, 2008. Inflation Report [pdf] Available

at:<http://www.bankofengland.co.uk/publications/inflationreport/ir08nov.pdf> [Accessed

20 April 2009].

Kant I., 1785. Fundamental principles of the metaphysic of morals. Translated by T.K.

Abbott., 1988. New York: Prometheus Books.

Karshenas M., 2001. Agriculture and economic development in Sub-Saharan Africa and

Asia. Cambridge Journal of Economics, 25:315 - 342.

Kipper D., 2008. Japan’snewdawn, PopularScienceandTechnology,

[online]Availableat:<http://www.popsci.com/popsci37b144110vgn/html> [Accessed 22 June

2009].

Lansin A.O., 1997. Micro-economic models for analyzing policy changes in Dutch arable farming. PhD thesis. Agricultural University Wageningen.

11

3.3.3. Các thông tin khác đăng tải trên internet

Các tài liệu trên internet có rất nhiều sự khác biệt về chất lượng và mức độ chính xác.

Nói chung là không nên trích dẫn những ý tưởng, nội dung, bài viết mà không rõ về địa chỉ

mạng, tác giả, tổ chức, cơ quan đã đăng trên mạng.

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Báo cáo kết quả thực hiện

chương trình đào tạo và bồi dưỡng 1000 giám đốc cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành

phố Hồ Chí Minh (Khoá 1 - Khoá 15). <http://www.tc.ueh.edu.vn/

?info=228&mod=5&type=62>.[Ngày truy cập: 19 tháng 7 năm 2010].

Anglia Ruskin University. Harvard System of Referencing Guide. [online] Available at: <http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/harvard.htm>. [Accessed 12 August 2011].

4. Phụ lục của luận văn

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung

luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh... Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho một

bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phụ lục ở dạng nguyên bản đã

dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình

bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận văn. Phụ lục không

được dày hơn phần chính của luận văn.

5. Nội dung và cấu truc của luận văn

Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, văn phong khoa học, mạch lạc, dễ hiểu,

sạch sẽ, có đánh số trang, số bảng biểu, hình, đồ thị theo quy định và luận văn thạc sĩ theo

định hướng nghiên cứu có thể thường được trình bày như sau:

Tóm tắt luận văn: Phần này được viết cuối cùng sau khi hoàn thành xong bản luận văn

nhưng được trình bày trước phần mở đầu. Mục đích của bản tóm tắt luận văn là cung cấp

cho người đọc một cái nhìn tổng quan về luận văn. Trình bày không quá 2 trang và phải có

các nội dung sau:

a) Mở đầu (lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu…): Tóm

lược nội dung của phần này nhưng cấu trúc (các nội dung cơ bản) phải giống như

trong cuốn luận văn hoàn chỉnh.

b) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.

c) Kết luận: phải có đầy đủ nội dung như trong cuốn luận văn hoàn chỉnh.

Phần mở đầu: Phần này giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài,

mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.Lý do

chọn đề tài

12

Trình bày ngắn gọn rõ ràng vấn đề đặt ra trong thực tiễn nhằm trả lời câu hỏi tại sao ta

phải làm nghiên cứu này.

Tình hình nghiên cứu

Trình bày các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được sau khi hoàn thành nghiên

cứu. Thông thường người ta chia mục tiêu làm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục

tiêu tổng quát là những điều đạt được một cách chung nhất, còn mục cụ thể bao gồm các

phần nhỏ hơn và có liên hệ với nhau và với mục tiêu tổng quát một cách hợp lí. Mục tiêu tốt

cần phải đạt các yêu cầu sau:

Phải bao gồm các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu theo một trình tự hợp lí

và mạch lạc.

i. Ðược hành văn rõ ràng, cụ thể chỉ rõ điều sẽ làm, làm ở đâu, trong thời gian nào và với

mục đích gì

ii. Mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, khả thi.

iii. Mục tiêu phải bắt đầu bằng các từ hành động cụ thể và có thể đánh giá mức độ đạt

được như: xác định, so sánh, kiểm chứng, tính toán, mô tả

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề gì? (Là những hiện tượng thuộc phạm vi

nghiên cứu của đề tài hoặc là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ

trong nhiệm vụ nghiên cứu).

Đối tượng khảo sát: Là bộ phận của khách thể nghiên cứu mà người nghiên cứu lựa

chọn để thu thập thông tin.

Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm những giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát,

giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và giới hạn quy mô nội dung được xử lý.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin được phân chia thành các nhóm phương pháp nghiên

cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm.

Có 2 phương hướng xử lý thông tin:

Xử lý logic đối với các thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản

chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong

13

hệ thống các sự kiện được xem xét. (phỏng vấn, thảo luận nhóm, thống kê kinh nghiệm,

ngoại suy xu hướng ...).

Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống

kê toán để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được, tức là xác định

quy luật thống kê của tập hợp số liệu (mô hình tuyến tính, phi tuyến tính, hồi quy....)

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết cấu của luận văn

Luận văn thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu có thể thường được trình bày theo 2 cấu

trúc như sau:

5.1. Cấu trúc luận văn theo kết cấu 3 chương Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương này phân tích, đánh giá có biện luận các công trình nghiên cứu liên quan mật

thiết đến đề tài luận văn đã được công bố (trong và ngoài nước); chỉ ra những vấn đề còn

tồn tại mà luận văn sẽ tập trung giải quyết; nội dung, cách tiếp cận và lựa chọn hướng giải

quyết sẽ trình bày cụ thể trong phần phương pháp nghiên cứu. Vì luận văn là một nghiên

cứu gốc (mới) đóng góp vào tri thức khoa học hiện tại hay tri thức nghề nghiệp nên tổng

quan tài liệu phải thiết lập được tính mới cho luận văn. Thông qua tư duy biện luận, học viên

cao học cần:

Xác định những khoảng trống trong tri thức hiện tại,

Chứng minh nghiên cứu của mình dựa trên những công trình trước đây và đề ra điểm

xuất phát của vấn đề nghiên cứu của chính mình,

Chứng minh tầm quan trọng và sự phù hợp của nghiên cứu,

Chỉ rõ những nhận thức về những phát triển quan trọng trong lĩnh vực đó,

Nêu rõ những quan điểm khác nhau và những lĩnh vực còn tranh luận,

Đánh giá có biện luận những điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu trước,

Nêu rõ cách giải quyết vấn đề đó trong nghiên cứu của mình.

Chương 2: Thực trạng …

Sử dụng cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1 (những chỉ tiêu, tiêu chí), thu

thập thông tin từ quá khứ, từ hiện tại thống kê, sắp xếp theo trình tự logic nhất định, phân

tích đối chiếu so sánh, quy nạp nhằm tìm ra khoảng trống, những tồn tại (nguyên nhân đạt

được, chưa đạt được) trong thực tiễn

Chương 3: Giải pháp (Xây dựng, …)

14

Giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực trạng (các tiêu chí trong chương 1 dùng để

giải quyết những vấn đề trong chương 2 thì cũng dùng các tiêu chí này để giải quyết vấn đề

trong chương 3)

Kết quả phải được tổ chức sao cho chúng phản ánh phương pháp đã sử dụng, trình tự

thông tin và câu hỏi/mục tiêu nghiên cứu đề ra. Thảo luận là nơi để biện luận, đưa ra những

luận điểm, nhận thức mới nên tác giả phải suy nghĩ một cách thận trọng về ý nghĩa của kết

quả thu được: không chỉ mô tả kết quả mà phải giải thích và đưa ra ý nghĩa của chúng. Việc

giải thích phải chính xác, hợp lý, có bằng chứng cụ thể và đáng tin cậy. Ngoài ra, tác giả cần

phân tích, nhận biết những hạn chế và tồn tại của nghiên cứu, lý giải cách giải quyết, cải

thiện.

Kết luận

Trình bày những vấn đề cốt lõi đã giải quyết trong luận văn, chỉ ra những giới hạn và

những kiến nghị.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

5.2. Cấu trúc luận văn theo kết cấu 5 chương Chương 1: Mở đầu

Chương này bao gồm các nội dung: (1) Đặt vấn đề hay lý do chọn đề tài (cách viết theo

nguyên tắc cái phễu nghĩa là các vấn đề được đề cập từ tổng quát đến cụ thể, (2) Mục tiêu

chung, mục tiêu cụ thể, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng nghiên cứu và (5) Giới hạn

phạm vi nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 2 gồm có hai nội dung : (1) Tổng quan vùng nghiên cứu và (2) Tóm lược các

công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan mật thiết

đến đề tài nghiên cứu của tác giả về phương pháp, hoặc nội dung, hoặc kết quả nghiên cứu,

hoặc cả ba vấn đề trên. Cách trích dẫn trực tiếp (để trong dấu ngọặc kép) hoặc gián tiếp

bằng lời văn của tác giả. Cần ghi rõ nguồn gốc tài liệu được trích dẫn.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Nội dung chương 3 bao gồm (1) Phương pháp luận: là cơ sở lý thuyết, khái niệm, các công

thức và giả thuyết khoa học tiếp cận được ứng dụng trong nghiên cứu của tác giả, và (2)

Phương pháp nghiên cứu: gồm phương pháp tiếp cận, phương tiện nghiên cứu (nếu có),

phương pháp chọn vùng/mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn quan sát mẫu, phương pháp

15

thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu nhằm thỏa mãn/đáp ứng cho từng mục

tiêu cụ thể của đề tài. Nếu sử dụng phương pháp mới (hoặc ít phổ biến) thì nên trình bày

đầy đủ trong phần phương pháp luận.

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Các nội dung trình bày trong phần kết quả và thảo luận phải được sắp xếp theo thứ tự

từng mục tiêu cụ thể của đề tài. Cách trình bày dưới dạng tổng hợp sau đó được phân tích

và thảo luận cụ thể. Mô tả các công việc nghiên cứu khoa học được tiến hành, các số liệu

trong quá trình nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm, điều tra khảo sát,… Phần

thảo luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề

tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan thông qua tài liệu

tham khảo.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị/hàm ý

Phần kết luận cần trình bày ngắn gọn, khẳng định những gì rút ra được từ kết quả

nghiên cứu theo các mục tiêu cụ thể đã được phân tích ở chương 4 (chú ý kết luận không

phải là tóm tắt các kết quả nghiên cứu), không có lời bàn và bình luận thêm, không có trích

dẫn tài liệu tham khảo.

Phần kiến nghị/hàm ý quản trị phải xuất phát từ các giải pháp phát triển, những kiến

nghị gì giúp cho các giải pháp đưa ra được khả thi. Ngoài ra, có thể đề nghị những vấn đề

cần nghiên cứu thêm, những đề xuất phát triển từ đề tài nghiên cứu. Những đề nghị phải cụ

thể, rõ ràng, thiết thực và khả thi.

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

6. Mã ngành

Học viên phải ghi đúng chuyên ngành, mã ngành đang theo học như sau:

STT CHUYÊN NGÀNH MÃ CHUYÊN NGÀNH

1 Quản trị kinh doanh 8340101

2 Tài chính ngân hàng 8340201

TL. HIỆU TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

16

TS. Phạm Quốc Việt

17

HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ TRA CỨU ĐIỂM

THI TRÊN PHẦN MỀM UIS

B1: Vào trang web: http://uis.ufm.edu.vn/

B2: Đăng nhập: Tên đăng nhập và mật khẩu là mã số học viên được in trên thẻ học viên

VD: Trương Nhật Thy (Lớp 9-2)

Tên đăng nhập: 5160906T0106

Mật mã: 5160906T0106

B3: Kiểm tra thông tin cá nhân: ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh… (phần này anh chị

nhớ kiểm tra thật kĩ để phục vụ công tác in bằng sau này)

Vào mục “Thông tin cá nhân” ở cột bên trái giao diện, click “Cập nhật” để bắt đầu chỉnh sửa

và cập nhật thông tin cá nhân. Sau khi cập nhật xong, nhấn “Lưu thông tin”.

Nếu phát hiện sai thông tin: ngày tháng năm sinhvui lòng gửi email cho GVCN để cập nhật.

B4: Tra cứu điểm thi:

- Vào mục “Xem điểm” bên tay trái

- Chọn Chương trình đào tạo: Tài chính – Ngân hàng K92016

- Chọn Năm học: 2016 -2017

Trong quá trình thao tác, học viên cần hỗ trợ vui lòng gửi về email của giáo viên chủ nhiệm

Hệ thống chỉ mở trong thời gian công bố điểm của Phòng khảo thí và kểm định chất lượng

(hoặc trong một khoảng thời gian nhất định), sau đó hệ thống sẽ tự động đóng.

18

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LÀM LUẬN VĂN

TRÊN PHẦN MỀM UIS

B1: Vào trang web: http://uis.ufm.edu.vn/

B2: Đăng nhập: Tên đăng nhập và mật khẩu là mã số học viên được in trên thẻ học viên

B3: Kiểm tra thông tin cá nhân: ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh… (phần này anh chị

nhớ kiểm tra thật kĩ để phục vụ công tác in bằng sau này)

Vào mục “Thông tin cá nhân” ở cột bên trái giao diện, click “Cập nhật” để bắt đầu chỉnh sửa

và cập nhật thông tin cá nhân. Sau khi cập nhật xong, nhấn “Lưu thông tin”.

Nếu phát hiện sai thông tin thông tin: ngày tháng năm sinhvui lòng gửi email cho GVCN để

cập nhật.

B4: Vào mục:Đăng ký đồ án – luận văn (như ảnh)

19

Màn hình sẽ hiển thị như sau:

- Các Anh/Chị kiểm tra lại Mã Sinh viên, Tên sinh viên, Lớp, Điện thoại, Email(Nếu có sai

sót thì báo lại với GVCN để điều chỉnh hoặc Anh/Chị cập nhật ngay từ Bước 1).

- Mục Đề tài: Anh/Chị ghi tên Đề tài mình đăng ký và giảng viên hướng dẫn đề xuất.

- Mục: Giảng viên đề nghị 1: Chọn tên Giảng viên hướng dẫn đề nghị. Trường hợp giảng

viên hướng dẫn đề nghị không tìm thấy tên thì Anh/Chị cứ chọn bất kì giảng viên nào. Sau

khi có quyết định giao đề tài và phân công giảng viên hướng dẫn thì GVCN sẽ cập nhật lại

tên GVHD. Bỏ qua mục Giảng viên đề nghị 2.

- Nhấn Lưu đăng kýđể kết thúc quá trình đăng ký của mình.

Trong quá trình thao tác, học viên cần hỗ trợ vui lòng gửi về email của giáo viên chủ nhiệm

Hệ thống sẽ mở cho Anh/Chị đăng ký online trong một khoảng thời gian, sau đó hệ thống sẽ

tự động đóng. Anh/Chị vui lòng báo ngay với GVCN nếu gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình

tiến hành đăng ký.