9
Mc I, Phn A SKết ni cht chca phhuynh và gia đình Sáng kiến áp dng toàn Tiu bang 2019, 3rd Quarter Volume 15 Skip Forsyth Bài hc cho cuc sng Alora M. Knight Tôi thy bn đang nhìn con, Thi cuc sng ca con sra sao. Nếu bn xác đnh được câu trli Khi đó, bn sthy tương lai ca tr. Bn đã dy con phi trung thc chưa? Bn đã dy con trthành người tt chưa? Bn đã dy cho con skhôn ngoan Cn không phân bit màu sc? Bn đã dy con phi quan tâm Đi vi nhng người khuyết tt mt cách nào đó? Bn có đc cho con trước khi đi ngkhông? Bn đã dy con cách cu nguyn chưa? Bn có dành thi gian đnói vi con Skỳ diu ca cuc sng là gì? Làm thế nào đnhn thc được vđp ca tnhiên, Chia snhng sc màu mà thiên nhiên mang li? Bn đã dy con tm quan trng Ca vic phi tôn trng ln nhau? Ca sbiết ơn, chkhông phi nim kiêu ngo Khi gp may mn? Bn có cho con biết tình yêu không bbến Không có gì phi nghi ngdành cho con, Và con bn sbiết đó là thCon không bao githiếu? Chúng ta mun nghĩ rng đã làm hết sc mình. Đôi khi điu đó hoàn toàn đúng. Bn có thtrli "có" cho tt ccác câu hi ca tôi không? Câu trli hoàn toàn dành cho bn. Tôi hy vng câu trli ca bn là skhng đnh chc chn, Đsau đó tôi biết rng bn snhìn thy Mt tương lai tràn ngp hnh phúc Ging như nó được to ra là đnhư vy. Gia đình và Nhà trường cùng nhau tạo sự khác biệtMc I, Phn A SKết ni cht chca phhuynh và gia đình Số 16 Quý 3, 2020 Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia "Bt kbn nghĩ thế nào, có thhay không th, đó là quyn ca bn" - Henry Ford "Tôi nghĩ tôi có thlàm được, tôi nghĩ tôi có thlàm được, tôi nghĩ tôi có thlàm được Tôi biết tôi có thlàm được" - Con tàu nhcó thlàm mọi việc Có l chúng ta đang chun bti ếp c n th i gian th thách nh t trong năm hc. Cho đế n kỳ nghđông, h c sinh và giáo viên tràn đy năng l ượng ph n đu đleo lên đế n đnh cao c a mc tiêu h c t p. Giáo viên liên t c khuy ế n khích h c sinh, "thy/cô tin t ưởng em có thlàm được!" Hc sinh l p l i đy lo l ng, "em nghĩ em có th." Nh ưng đi u ti ế p theo là gì? Gi ng như trên chuyế n tàu l ượn siêu t c, mt s hc sinh đã lên đế n đnh d c l n đu tiên và gi là lúc tr ượt xu ng d c vào tháng Năm. "Chu n bxu ng d c, các em yêu quý, hãy t n h ưởng chuyế n đi." Sn l c bt đu gi m d n. Thái đvà hành vi cho th y nh ng khúc ngot b t ng. Cui cùng, chuyế n đi kế t thúc vi đthành công đvượt qua kỳ thi STAAR và chuy n lên l p ti ếp theo. Tuy nhiên vi c hc các khái ni m mi đã gi m đi. Đi vi mt s hc sinh, kỳ hc mùa hè tr ượt đầu kỳ mùa xuân. Mt s khác nh n ra kỳ nghmùa đông là khong th i gian ng n ng i đn p thêm năng l ượng nh m chinh ph c thêm nhng đnh cao khác. Ví d , kỳ thi STAAR (The State of Texas Assessments of Academic Readiness) hay c g ng t t nghi p. Cũng có thlà th i gian ph c h i kh năng ch u đng t ừ việc là trở thành nạn nhân của tệ nạn bắt nạt hoặc đối với những khó khăn từ cuộc sống vô gia cư, cải thiện trình độ đọc trong khi đối phó với chứng khó đọc hay nghị lực khi đối mặt với những thành kiến đối với người nhập cư và rào cản về ngôn ngữ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đạt đến đỉnh thành công, bạn đã hoàn toàn đúng. Vậy việc tiếp theo là gì? Đẩy mạnh hơn nữa các ý tưởng dn đến thành công: Ăn uống đầy đủ và đủ dưỡng chất Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ Hoàn thành bài tập về nhà hàng ngày Đọc một cuốn sách hoặc tạp chí quan tâm mỗi ngày Kiểm soát việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và thời gian chơi các trò chơi điện tử Tập thể dục hàng ngày Các hoạt động ngoại khóa rất vui và có lợi, nhưng không nên quá quan trọng Gi cũng là thi đi m t t nht cho cuc trò chuyn gi a phhuynh và giáo viên v sti ế n bca con. Khi còn nh, cá nhân tôi r t gi i vkhoa hc và toán h c nh ư ng bt t l i trong môn hc ngôn ng , tôi không quan tâm đ ế n l ch snhư ng yêu thích đa lý. Mi đa tr có nhng đi m mnh và đi m yế u riêng. Tr em th ường phát tri n không đng đu đi v i nhng đi m bt phá hay có khi phi t m d ng cv mt hc thut và thcht. Nói chuy n v i giáo viên ca con v cách giúp con trong hc kỳ mùa xuân này. Quý phhuynh mun thy con mình đế n đích thành công, hay mu n nói v i con r ng quý phhuynh tin t ưở ng con có th đt đượ c thành công. Đng thi mun nghe con nói con cũng tin t ưở ng vào khnăng ca bn thân đcó thgiành đượ c thành công.

Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia Quarter Vietnamese Final.pdfnghĩ em có thể." Nhưng điều tiếp theo là gì? Giống như trên chuyến tàu lượn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

2019, 3rd Quarter Volume 15

Skip Forsyth

Bài học cho cuộc sống Alora M. Knight

Tôi thấy bạn đang nhìn con,

Tự hỏi cuộc sống của con sẽ ra sao.

Nếu bạn xác định được câu trả lời

Khi đó, bạn sẽ thấy tương lai của trẻ.

Bạn đã dạy con phải trung thực chưa?

Bạn đã dạy con trở thành người tốt chưa?

Bạn đã dậy cho con sự khôn ngoan

Cần không phân biệt màu sắc?

Bạn đã dạy con phải quan tâm

Đối với những người khuyết tật một cách nào đó?

Bạn có đọc cho con trước khi đi ngủ không?

Bạn đã dạy con cách cầu nguyện chưa?

Bạn có dành thời gian để nói với con

Sự kỳ diệu của cuộc sống là gì?

Làm thế nào để nhận thức được vẻ đẹp của tự nhiên,

Chia sẻ những sắc màu mà thiên nhiên mang lại?

Bạn đã dạy con tầm quan trọng

Của việc phải tôn trọng lẫn nhau?

Của sự biết ơn, chứ không phải niềm kiêu ngạo

Khi gặp may mắn?

Bạn có cho con biết tình yêu không bờ bến

Không có gì phải nghi ngờ dành cho con,

Và con bạn sẽ biết đó là thứ

Con không bao giờ thiếu?

Chúng ta muốn nghĩ rằng đã làm hết sức mình.

Đôi khi điều đó hoàn toàn đúng.

Bạn có thể trả lời "có" cho tất cả các câu hỏi của tôi không?

Câu trả lời hoàn toàn dành cho bạn.

Tôi hy vọng câu trả lời của bạn là sự khẳng định chắc chắn,

Để sau đó tôi biết rằng bạn sẽ nhìn thấy

Một tương lai tràn ngập hạnh phúc

Giống như nó được tạo ra là để như vậy.

Gia đình và Nhà trường

“cùng nhau tạo sự khác biệt” Mục I, Phần A

Sự Kết nối chặt chẽ của

phụ huynh và gia đình

Số 16 Quý 3, 2020

Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia

"Bất kể bạn nghĩ thế nào, có thể hay không thể, đó là

quyền của bạn" - Henry Ford

"Tôi nghĩ tôi có thể làm được, tôi nghĩ tôi có thể làm

được, tôi nghĩ tôi có thể làm được

Tôi biết tôi có thể làm được" - Con tàu nhỏ có thể làm mọi việc

Có lẽ chúng ta đang chuẩn bị tiếp cận thời gian thử thách nhất trong năm học. Cho đến kỳ nghỉ đông, học sinh và giáo viên tràn đầy năng lượng phấn đấu để leo lên đến đỉnh cao của mục tiêu học tập. Giáo viên liên tục khuyến khích học sinh, "thầy/cô tin tưởng em có thể làm được!" Học sinh lặp lại đầy lo lắng, "em

nghĩ em có thể." Nhưng điều tiếp theo là gì?

Giống như trên chuyến tàu lượn siêu tốc, một số học sinh đã lên đến đỉnh dốc lớn đầu tiên và giờ là lúc trượt xuống dốc vào tháng Năm. "Chuẩn bị xuống dốc, các em yêu quý, hãy tận hưởng chuyến đi." Sự nỗ lực bắt đầu giảm dần. Thái độ và hành vi cho thấy những khúc ngoặt bất ngờ. Cuối cùng, chuyến đi kết thúc với đủ thành công để vượt qua kỳ thi STAAR và chuyển lên lớp tiếp theo. Tuy nhiên việc học các khái niệm mới đã giảm đi. Đối với một số học sinh, kỳ học mùa hè trượt đầu kỳ mùa xuân.

Một số khác nhận ra kỳ nghỉ mùa đông là khoảng thời gian ngắn ngủi để nạp thêm năng lượng nhằm chinh phục thêm những đỉnh cao khác. Ví dụ, kỳ thi STAAR (The State of Texas Assessments of Academic Readiness) hay cố gắng tốt nghiệp. Cũng có thể là thời gian phục hồi khả năng chịu đựng từ việc là trở thành nạn nhân của tệ nạn bắt nạt hoặc đối với những khó khăn từ cuộc sống vô gia cư, cải thiện trình độ đọc trong khi đối phó với chứng khó đọc hay nghị lực khi đối mặt với những thành kiến đối với người nhập cư và rào cản về ngôn ngữ. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đạt đến đỉnh thành công, bạn đã hoàn toàn đúng.

Vậy việc tiếp theo là gì? Đẩy mạnh hơn nữa các ý tưởng dẫn đến

thành công:

• Ăn uống đầy đủ và đủ dưỡng chất

• Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ

• Hoàn thành bài tập về nhà hàng ngày

• Đọc một cuốn sách hoặc tạp chí quan tâm mỗi ngày

• Kiểm soát việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và thời gian chơi các trò chơi điện tử

• Tập thể dục hàng ngày

• Các hoạt động ngoại khóa rất vui và có lợi, nhưng không nên quá quan trọng

Giờ cũng là thời điểm tốt nhất cho cuộc trò chuyện giữa phụ huynh và giáo viên

về sự tiến bộ của con. Khi còn nhỏ, cá nhân tôi rất giỏi về khoa học và toán học

nhưng bị tụt lại trong môn học ngôn ngữ, tôi không quan tâm đến lịch sử nhưng

yêu thích địa lý. Mỗi đứa trẻ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trẻ em

thường phát triển không đồng đều đối với những điểm bứt phá hay

có khi phải tạm dừng cả về mặt học thuật và thể chất. Nói chuyện với

giáo viên của con về cách giúp con trong học kỳ mùa xuân này. Quý

phụ huynh muốn thấy con mình đến đích thành công, hay muốn nói

với con rằng quý phụ huynh tin tưởng con có thể đạt được thành

công. Đồng thời muốn nghe con nói con cũng tin tưởng vào khả

năng của bản thân để có thể giành được thành công.

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

5. Dành cả ngày tại thư viện địa phương

Theo như lời nói bất hủ của Arthur, Aardvark: "Vui chơi không khó khi bạn có thẻ thư viện!" Cho con quý phụ huynh thấy sự kỳ diệu của thư viện công cộng bằng cách dành một buổi chiều để tham quan các kệ sách. Hầu hết các thư viện đều có phòng đọc cho trẻ em với rất nhiều ghế ngồi thoải mái, cũng như một loạt các sự kiện được lên lịch hàng tuần cho trẻ em. Kiểm tra lịch các sự kiện trước khi rời khỏi thư viện. Đồng thời, đảm bảo cho phép con đăng ký làm thẻ thư viện của chính mình trước khi hết ngày. Tôi vẫn còn nhớ tôi như in cái cảm giác quan trọng và trưởng thành khi nhận được thẻ thư viện đầu tiên của mình. Trên thực tế, tôi vẫn còn giữ cái thể này trong ví của mình cho đến ngày hôm nay

6. Khám phá các bảo tàng, vườn thú và nhà kính gần đó

Tham quan bảo tàng là một cách tuyệt vời để giải trí và giáo dục cho trẻ khi không phải đi học. Mặc dù một số bảo tàng có thể tốn kém và gây nhàm chán cho trẻ, nhưng nếu quý phụ huynh biết nơi tìm, chắc chắn sẽ tìm thấy ít nhất một vài lựa chọn giá rẻ (hoặc miễn phí!) trong khu vực của mình. Hãy tìm kiếm bảo tàng động vật biển, nhà kính, vườn thú, hay bất kỳ bảo tàng nào có đồ cho trẻ chơi (ví dụ như Bảo tàng Trẻ em, Trung tâm Khám phá hoặc Bảo tàng Khoa học). Cho dù chỉ là một ngày tham quan ở Bảo tàng nghệ thuật địa phương cũng có thể là một ngày vui cho trẻ nếu quý phụ huynh biến ngày đó thành ngày đi tìm các đồ vật! Lập danh sách 25 thứ đồ khác nhau bên trong bảo tàng và để con cố gắng tìm từng thứ trước khi rời bảo tàng.

7. Đi bộ và đi dạo trong thiên nhiên

Không có gì tuyệt vời hơn việc đi bộ ngoài trời. Hãy lôi kéo con ra khỏi chiếc ghế tựa buồn tẻ và đưa con đi dạo băngvqua khu rừng địa phương, nhảy qua các tảng đá để đến sông, hoặc đi bộ leo lên ngọn núi gần nhất. Không có gì giống mùi của không khí vào một ngày mùa xuân ấm áp. Nếu may mắn, phụ huynh và con thậm chí có thể phát hiện ra một số động vật hoang dã thú vị trên đường đi! Hãy chắc chắn mang theo một số đồ ăn nhẹ và nhiều nước uống. Đồng thời cũng đừng ngần ngại để các con dừng lại và khám phá môi trường xung quanh bao nhiêu lần tùy thích

Trích từ Brad’s Deal, 10 điều thú vị cần làm với trẻ em trong kỳ

nghỉ xuân của Caroline Thompson

NHửNG ĐIếU THÚ Vỉ Đề LÀM VộI CON BẠN TRONG Kự NGHệ XUÂN

Nếu là bậc phụ huynh đang có con ở độ tuổi đi học, có lẽ việc đang làm là tìm kiếm các hoạt động có tính giáo dục, giải trí không tốn kém nhằm giúp con tiêu khiển thời gian và giải trí trong kỳ nghỉ xuân. Quý phụ huynh chắc chắn có thể để con ngồi xem tivi, sử dụng điện thoại hay chơi trò chơi điện tử với khoảng chục 10 túi đồ ăn vặt Doritos, nhưng có thể có một cách tốt hơn để giúp trẻ giải trí. Dưới đây là một vài lựa chọn thay thế cho việc chỉ ngồi trước màn hình TV mà quý phụ huynh và con bạn sẽ thực sự thích!

1. Trở thành khách du lịch ngay trong thị trấn ở.

Khi bạn du lịch hay viếng thăm một thị trấn hoặc thành phố mới, bạn có xu hướng ghé thăm các địa danh và nhìn thấy những thứ mà người dân địa phương có xu hướng bỏ qua. Những thứ có nét đặc trưng, quyến rũ và mang đầy màu sắc khi đứng từ góc nhìn của những người sống từ thế giới bên ngoài của nơi đó. Do vậy, điều đó có thể là một khởi đầu thú vị khi đứng từ góc cạnh của khách du lịch để tham quan chính thành phố mình ở.

Lấy ví dụ về cá nhân tôi, tôi lớn lên ở Thành phố đôi (Twin Cities), cha mẹ tôi thường xuyên lên kế hoạch cho các chuyến đi dã ngoại gia đình đến các điểm du lịch khác nhau quanh thị trấn. Thậm chí ngay từ khi còn nhỏ, tôi rất thích tìm hiểu về lịch sử của nơi tôi sinh sống.

2. Đi dã ngoại ở sân sau

Ăn trưa ở vườn sau nhà thay vì ở phòng ăn có thể là một phương án thú vị và dễ dàng nhằm thêm tạo thêm màu sắc cho một ngày bình thường. Trải ra chiếc khăn kẻ ca rô yêu thích, bày ra vài chiếc bánh sandwich. Để thêm phần thú vị, hãy để các con giúp gói tất cả đồ vào giỏ đi dã ngoại, sau đó mang ra ngoài ăn trưa dưới ánh mặt trời!

3. Đi nghỉ mát

Tất nhiên, tất cả mọi người đều yêu thích có một kỳ nghỉ ở Bahamas, tuy nhiên không nhất thiết các con phải chờ có kỳ nghỉ xuân để làm điều gì đó khác thường để có một thời gian vui vẻ. Thay vào đó, hãy tổ chức một chuyến đi thăm ông bà, họ hàng hoặc một người bạn học cùng đại học mà cũng đang có con ở cùng độ tuổi với con của quý phụ huynh. Ngay cả khi chỉ khoảng 45 phút lái xe, sự thay đổi cảnh quan cũng mang lại sự thay đổi thú vị từ cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là dịp để Quý phụ huynh gặp gỡ những người bạn cũ mà bình thường cũng ít khi có thời gian trò chuyện, đồng thời cũng có thể là cơ hội để các con kết bạn với một số người bạn mới.

4. Nấu ăn với con của bạn Món ăn ưa thích của con quý phụ huynh gì? Mac and cheese

(mỳ và phô mai)? Món mì Ý? Bánh quy sô cô la? Bất kể sở

thích ẩm thực của con là gì, hoàn toàn có thể thuyết phục con

dành một vài giờ với quý phụ huynh trong nhà bếp để giúp

chuẩn bị món ăn yêu thích của con. Nấu ăn với con bạn giúp

con cảm nhận rõ hơn về trách nhiệm và kết quả đạt được.

Đồng thời giúp dạy con những kỹ năng sống thực tế sẽ sử

dụng trong tương lai. Một số ký ức thời thơ ấu yêu thích của

cá nhân tôi gắn với những kỷ niệm từ việc giúp bố mẹ chuẩn

bị bữa ăn gia đình chẳng hạn như: khuấy nồi súp phở gà

thơm ngon, ăn trộm thìa bột bánh quy, và nheo mắt nhìn vào

cửa sổ lò nướng cố gắng xem bánh quy nổi phồng lên.

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

Dinh dưỡng cho trẻ:

Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng cho

người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng

hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên,

trẻ em cần lượng chất dinh dưỡng cụ thể khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.

Vậy đâu là công thức tốt nhất để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cho

con quý phụ huynh? Hãy tìm hiểu những điều cơ bản về dinh dưỡng cho bé

trai và bé gái ở các độ tuổi khác nhau, dựa trên Hướng dẫn mới nhất về chế

độ ăn uống cho người Mỹ.

Hãy xem xét những thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng

này:

• Protein. Chọn hải sản, thịt nạc và thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu Hà Lan,

các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt và củ quả không ướp muối.

• Trái cây. Khuyến khích con ăn nhiều loại trái cây tươi, đóng hộp, đông

lạnh hoặc khô thay vì uống nước trái cây. Nếu con quý phụ huynh uống

nước trái cây, hãy đảm bảo đó là nước ép 100 phần trăm mà không cần

thêm đường và hạn chế khẩu phần của trẻ. Hãy tìm trái cây đóng hộp

mà có ghi trên nhãn mác về việc được đóng gói trong nước ép của chính

loại trái cây đó. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó có ít đường. Hãy nhớ

rằng một phần tư cốc trái cây sấy khô được tính tương đương với một

cốc trái cây tươi. Việc sử dụng quá nhiều trái cây khô có thể dẫn đến dư

thừa calo.

• Rau. Chuẩn bị các loại rau tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc khô. Hướng

đến cung cấp nhiều loại rau khác nhau mỗi tuần, bao gồm xanh đậm, đỏ

và cam, đậu và đậu Hà Lan, tinh bột và những loại khác. Khi chọn rau

đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy tìm các lựa chọn có hàm lượng natri càng

thấp càng tốt.

• Ngũ cốc. Chọn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì từ hạt ngũ

cốc, bột yến mạch, bỏng ngô, hạt quinoa, hoặc gạo nâu hoặc gạo sơ

chế. Hạn chế các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và

gạo.

• Sữa. Khuyến khích con ăn uống các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít

béo, chẳng hạn như sữa, sữa chua, phô mai hoặc sản phẩm từ sữa đậu

nành tăng cường. Hạn chế lượng calo của con từ:

• Thêm đường. Hạn chế thêm đường. Sử dụng đường tự nhiên,

chẳng hạn như đường trong trái cây và sữa, không được thêm

đường. Ví dụ về đường bổ sung bao gồm đường nâu, chất làm

ngọt từ ngô, xi-rô ngô, mật ong và những thứ khác.

• Chất béo bão hòa tan hay chuyển hoá. Hạn chế sử dụng chất

béo hòa tan. Chất béo chủ yếu đến từ các nguồn thực phẩm

động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm

từ sữa đầy đủ chất béo. Tìm cách thay thế chất béo bão hòa

bằng dầu thực vật và hạt, cung cấp axit béo thiết yếu và vitamin

E. Loại chất béo tốt hơn cũng có tự nhiên trong ô liu, các loại

hạt, bơ và hải sản. Hạn chế chất béo chuyển hóa bằng cách

tránh các thực phẩm có chứa dầu hydro hóa một phần.

Bài viết bởi nhân viên phòng khám Mayo: https://

www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-

depth/nutrition-for-kids/art-20049335

Hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh

TRẺ EM VÀ TẬP THỂ DỤC Khi hầu hết người lớn nghĩ về việc tập thể dục liền lập

tức liên tưởng đến tập thể dục trong phòng tập thể dục,

chạy trên máy chạy bộ hoặc nâng tạ.

Đối với trẻ em, tập thể dục có nghĩa là vui chơi và vận động cơ thể.

Trẻ em tập thể dục khi có lớp thể dục ở trường, trong giờ ra chơi, ở

lớp khiêu vũ hoặc luyện tập bóng đá, trong khi đạp xe hoặc khi chơi

bài.

LỢI ÍCH CỦA TẬP THỂ DỤC

Tất cả mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc tập thể dục

thường xuyên. Những đứa trẻ năng vận động sẽ có:

• Cơ bắp và xương khớp chắc khỏe hơn

• Cơ thể săn chắc hơn

• Ít nguy cơ bị thừa cân

• Khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn

• Huyết áp và mức cholesterol trong máu thấp hơn

• Có một cái nhìn tốt hơn về cuộc sống

Bên cạnh việc tận hưởng những lợi ích sức khỏe của việc tập

thể dục thường xuyên, trẻ có cơ thể săn chắc, không bị béo phì

có khả năng ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, trẻ cũng có khả năng

xử lý các thử thách về thể chất và cảm xúc tốt hơn, từ chạy đến

bắt xe buýt cho đến việc học cho các bài kiểm tra.

BA YẾU TỐ CỦA FITNESS

Nếu quý phụ huynh đã từng xem trẻ vận động trên một sân

chơi, chắc chắn đã thấy ba yếu tố của sự khoẻ khoắn khi trẻ:

1. Chạy trốn khỏi đứa trẻ đóng vai "nó" (sự dẻo dai)

2. Vượt qua thanh trèo (sức mạnh)

3. Cúi xuống để buộc giày (tính linh hoạt)

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động

khác nhau để có thể luyện tập trên cả ba khía cạnh này.

https://kidshealth.org/en/parents/exercise.html

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

Một số cách để tạo động lực cho con

Một số trẻ tự thúc đẩy bản thân. Một số khác ít có động lực hơn và cần có sự thúc đẩy ở một vài khía cạnh nào đó. Nếu quý phụ huynh đang tự hỏi làm thế nào để thúc đẩy con mình, chắc chắn có thể tự động nghĩ đến việc thưởng cho con cho những gì con làm đúng và có các biện pháp phạt cho những việc làm sai. Trên thực tế, cách tiếp cận dễ dàng tốt nhất là thưởng và phạt và nuôi dưỡng động lực thúc đẩy bản thân của con, giúp con cảm thấy tự hào cho những nỗ lực bản thân và khi hoàn thành tốt công việc. Dưới đây là 10 cách để biết được điều gì có thể thúc đẩy con quý phụ huynh:

1. Đặt mục tiêu. Để con tự đặt

mục tiêu. Lập danh sách các mục tiêu ngắn hạn và một danh sách cho các

mục tiêu dài hạn. Hãy chắc chắn rằng các mục tiêu đặt ra có tính khả thi và có

thể đạt được nhưng cũng đòi hỏi nỗ lực để có thể thực hiện.

2. Lập kế hoạch. Để có thể

đạt được mục tiêu, con cần phải có một kế hoạch hành động. Giúp con quý

phụ huynh tạo ra một chiến lược trong việc thực hiện các mục tiêu. Lập kế

hoạch từng bước trong việc thực hiện mục tiêu.

3. Chúc mừng những thành tựu đạt được. Khi

con quý phụ huynh hoàn thành mục tiêu, hãy cho con biết quý phụ huynh cảm

thấy rất tự hào về con. Hãy cùng nhau chúc mừng những thành công này. 4. Tạo cạnh tranh lành

mạnh. Khuyến khích sự cạnh tranh

lành mạnh. Cổ vũ con quý phụ huynh để con có thể vượt qua vận động viên

khác trong một cuộc chạy đua hoặc giành cúp chiến thắng trong cuộc thi Con

ong đánh vần (spelling bee). Hãy khiến cho cuộc cạnh tranh mang tính tích

cực và gắn với những điểm mạnh liên quan đến con quý phụ huynh chứ

không phải hướng tới những tiêu cực và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. 5. Khuyến khích con. Hãy

để con biết quý phụ huynh hoàn toàn tin vào con. Hãy nói với con biết rằng

con sẽ thực hiện mọi việc tuyệt vời. Điều này nhằm giúp loại bỏ bất kỳ sự

nghi ngờ bản thân hoặc nỗi sợ hãi nào mà con có thể cảm thấy. 6. Hãy tỏ ra quan tâm. Tìm

hiểu về sở thích của con. Hãy trò chuyện và lắng nghe con về bản thân con.

Điều này sẽ giúp con quý phụ huynh cảm thấy được quan tâm và con có thể

sẽ cảm thấy thoải mái nói chuyện với quý phụ huynh về sở thích của bản

thân. 7. Khám phá niềm đam

mê. Khuyến khích con quý phụ

huynh khám phá những gì con cảm thấy đam mê. Có thể sẽ cần phải có một

vài lần thử để có thể biết được những gì con thực sự thích làm. Luôn hỗ trợ

con trên hành trình hướng tới đam mê và khuyến khích con tiếp tục cược

hành trình cho đến khi con tìm ra niềm đam mê thực sự của bản thân là gì. 8. Luôn giữ thái độ tích

cực. Duy trì một cái nhìn tích

cực và lạc quan cho con của quý phụ huynh. Con quý phụ huynh có thể sẽ

cảm thấy mất tự tin nếu nhìn thấy sự sợ hãi hoặc nghi ngờ trong mắt mắt của

cha mẹ. Duy trì một cách tiếp cận tích cực sẽ giúp tạo dựng sự lạc quan

trong các tình huống. 9. Kích thích con. Làm

cho con cảm thấy hưng phấn với những mục tiêu và tham vọng của bản thân.

Cho con thấy rằng quý phụ huynh cũng cảm thấy rất hào hứng với những

mục tiêu đó. Truyền năng lượng cảm hứng tích cực sẽ thúc đẩy con tiếp tục

làm việc chăm chỉ và cảm thấy hạnh phúc với những nỗ lực của bản thân.

Bài báo được trích từ 10 cách để tạo động lực cho con. Được sử dụng với

sự cho phép của Tiến sĩ Scott Turansky

DẠY TRẹ Sữ AN TOÀN CÁ NHÂN

Dưới đây là một số lời khuyên cho sự an toàn của trẻ liên

quan đến những tình huống có thể gây nguy hiểm

• Tránh xa những nơi tối tăm hoặc vắng vẻ. • Không trả lời nếu ai đó gõ cửa khi con ở nhà một mình. • Không nói với ai đó trên điện thoại rằng con đang ở nhà một

mình. Hãy nói rằng ba mẹ đang bận và con có thể ghi lại lời

nhắn của họ cho ba mẹ. • Đừng tin tưởng người lạ trừ khi con đang ở cùng với một

người lớn đáng tin cậy khác. • Nếu một người lạ nào đó cố gắng đưa cho con bất kể thứ gì

hoặc đưa con đi đâu đó, hãy từ chối và chạy đi nói với một

người lớn mà con thấy tin tưởng. Lấy thông tin chi tiết Luôn dặn con phải nói cho quý phụ huynh hoặc người lớn đáng tin cậy khác biết về nơi chúng đang ở, ở cùng với ai và khi nào về.

Tìm kiếm thông tin Dạy con luôn phải nói ngay với quý phụ huynh nếu có ai đó cố tình chạm vào người con theo cách mà con cảm thấy rất khó chịu.

Đặt ra những Nguyên tắc sử dụng Máy tính Nếu con quý phụ huynh có lướt web, hãy theo dõi các trang web con truy cập. Nói với con không bao giờ được phép cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai trừ khi quý phụ huynh nói điều đó an toàn. Đồng thời không vào lại bất kỳ trang web hoặc phòng trò chuyện trên mạng nào mà khiến con cảm thấy không thoải mái.

Thảo luận về các quy tắc Biến những cuộc thảo luận về quy tắc trở thành một phần của các cuộc họp gia đình thường xuyên nhằm đảm bảo tất cả mọi người trong gia đình đều biết đến các nguyên tắc an toàn và cách tuân thủ những nguyên tắc này. Khen ngợi con về việc đã biết tuân theo các nguyên tắc.

Trích từ cách nuôi dạy con thông minh: Hướng dẫn về các tình huống khẩn cấp và

hàng ngày, khuyến khích sự tích cực®

Hội nghị phụ huynh toàn

quốc năm 2020

Sâu thẳm trong tim

Lưu lại ngày diễn ra sự kiện

Ngày 10-12 tháng 12 năm 2020

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

KIềM TRA LỉCH

CHỦ NHẬT THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU THỨ BẢY

Thời gian tốt nhất trong ngày của con là thời gian nào?

Đâu là nơi yêu thích để đọc của con ở trường?

Hãy nói cho ba/mẹ biết ba số mà con

đã sử dụng ở trường hôm nay

ngoài con số ở lớp toán.

Nếu con có thể thu thập bất cứ thứ gì

con muốn từ trường học, đó sẽ

là gì?

Con muốn đi bộ, chạy hay đi xe đạp

đến trường?

Con nghĩ điều gì làm cho giáo viên của con trở thành người lãnh đạo

tuyệt vời?

Theo con, điều gì có thể được coi là Siêu năng lực vớ vẩn và con sẽ gọi siêu anh

hùng người sở hữu năng lực

đó là gì?

Nếu con có quyền

lựa chọn sống ở

bất cứ đâu, con sẽ

chọn nơi nào?

Những âm thanh

nào con đã nghe ở

trường ngày hôm

nay?

Con đã tỏ ra trung

thực thế nào ở

trường ngày hôm

nay?

Ánh sáng được

sử dụng thế nảo

ở trường ngày

hôm nay?

Làm thế nào để

giáo viên của con

thấy được sự

khác biệt?

Bài hát nào con

được nghe ở

trường hôm

nay?

Nếu con có thể

chơi bất kỳ môn

thể thao chuyên

nghiệp nào, môn

thể thao đó sẽ là

gì?

Cuốn sách đầu tiên

con có thể nhớ là

gì?

Hãy kể ba thứ con

có thể làm với

môn toán.

Con đã học được

gì về động vật?

Hãy nêu tên của

bốn phương

hướng trên la

bàn.

Hãy nêu tên tám

hướng.

Khoa học giúp cho

ngôi nhà của

chúng ta trở nên

tốt hơn thế

nào?

Có bao nhiêu ngón

tay trong nhà của

chúng ta bây

giờ? Có bao nhiêu

con mắt, ngón chân

và mũi trong ngôi

nhà?

Hãy nói một từ

nghe có vẻ buồn

cười khi con nói

từ đó.

Con hãy mô tả thời

tiết hôm nay.

Món quà tốt nhất

con từng nhận

được là gì?

Nếu con có thể tạo

ra một ngôn ngữ

khác, con sẽ gọi

tên ngôn ngữ đó

là gì? Cách phát

âm thế nào?

Con có thể đếm

nhanh đến 100?

Mặt trời di chuyển

trên bầu trời theo

hướng nào?

Con có thể vẽ bản

đồ phòng ngủ của

con không?

Theo con, trên mặt

trăng có gì?

Ngũ cốc ăn sáng

tốt nhất là loại

nào? Tại sao?

Bao nhiêu từ có

thể tạo ra từ

các chữ cái sau:

s-n-o-w-f-l-a-k-e

Đâu là nơi yêu

thích của con để

đọc ở nhà?

Loại bỏ câu trả lời “Không có gì”

Khi phụ huynh hỏi con về việc đã làm gì ở trường hôm nay, câu trả lời nhận được luôn là: "Không làm gì". Hy vọng quý phụ huynh biết rằng con mình đang làm nhiều hơn là "Không có làm gì". Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các câu hỏi sau, quý phụ huynh có thể biết thêm chi tiết về ngày của con hay nhiều hơn là “không có gì”.

Strong Fathers-Strong Family, LLC cung cấp lịch hàng tháng cho các hoạt động của trẻ nhỏ bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban

Nha cũng như Lịch "Đăng ký" (có sẵn bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) với những câu hỏi học thuật để hỏi con Mỗi ngày

thay vì chỉ hỏi "con đã làm gì Làm gì ở trường hôm nay?" Nhấp vào đường link dưới đây để đăng ký để nhận lịch miễn phí hàng

tháng cho gia đình hoặc các gia đình trong trường.

https://www.strongfathers.com/txcalendars

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

Nói với ai đó khi thấy điều gì đó

Học sinh là những người có nhiều khả năng nhận thức đầu tiên được một vấn đề nào đó có thể xảy ra trong trường học của mình.

Hãy chắc chắn rằng con quý phụ huynh biết rằng nếu con thấy điều gì đó kỳ lạ, đáng ngờ hoặc nguy hiểm thì điều quan trọng là phải báo cáo ngay.

Nhắc nhở con rằng báo cáo một điều gì đó không phải là "sự tố cáo" hay "việc gì đó làm mọi người hoảng sợ". Mà đó là biện pháp để giữ an toàn cho tất cả mọi người.

Khuyến khích con bạn báo cáo cho giáo viên, nhân viên tư vấn hoặc quản trị viên khi thấy bất kỳ điều gì sau đây:

• Một người nào đó không thấy thường xuyên ở trường, hoặc đang

hành động theo cách khiến con quý vị cảm thấy không thoải mái.

• Các mối đe dọa hoặc bài phát biểu thù hằn đươc đăng trực tuyến.

• Một học sinh nào đó bị bắt nạt hoặc quấy rối.

• Tin đồn về việc ai đó dự định mang vũ khí đến trường.

• Ai đó nói về việc tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác.

• Bất cứ điều gì khác mà con cảm thấy đáng quan tâm hay lo ngại.

Làm việc với nhà trường

Đôi khi các em học sinh không muốn báo cáo điều gì đó mà các em nhìn thấy hoặc nghe thấy, nhưng sẽ nói với phụ huynh của mình. Nếu quý phụ huynh nghe thấy con báo cáo về điều gì (chẳng hạn như việc bắt nạt, đe dọa, v.v.), hãy liên hệ với hiệu trưởng.

Các buổi diễn tập an toàn trường học

Các buổi diễn tập an toàn là nhằm mục đích chuẩn bị cho học sinh cách phản ứng khi các trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng thực sự xảy ra. Nếu các buổi diễn tập diễn ra quá thường xuyên, các em học sinh sẽ không thực hiện các cuộc tập này một cách nghiêm túc, mà thay vào đó sử dụng các buổi tập này như cơ hội để nghỉ học hoặc để đùa giỡn với bạn bè.

Các cuộc tập trốn chạy, ẩn nấp giúp sinh viên biết phải làm gì trong trường hợp có nguyên nhân khiến phải trốn chạy hay ẩn nấp thực sự. Các buổi tập sơ tán dạy cho sinh viên cách nhanh chóng rời khỏi tòa nhà một cách có trật tự, tránh sự hoảng loạn và hỗn loạn.

Hãy chắc chắn để con hiểu tầm quan trọng và tính nghiêm túc của các buổi tập an toàn.

Bất cứ khi nào trường học có các buổi diễn tập an toàn, hãy yêu cầu con mô tả những gì đã xảy ra và các bước phải tuân theo. Ngoài ra, hãy hỏi con liệu có cảm thấy buổi tập có gì gây khó chịu ở bất kỳ khía cạnh nào không.

Mặc dù các buổi diễn tập an toàn được thiết kế nhằm giữ an toàn cho học sinh, nhưng các buổi tập này cũng có thể gây lo lắng ở một số cá nhân. Nếu quý phụ huynh cảm thấy con mình có thể có những lo lắng hay bị ảnh hưởng bởi các buổi tập, hãy trấn an con để con hiểu rằng những cuộc tập trận này là hoàn toàn nhằm mục đích phòng ngừa. Nếu con quý phụ huynh dường như quá lo lắng hoặc quan ngại về sự an toàn của bản thân, hãy nói chuyện với nhân viên tư vấn, hiệu trưởng hoặc bác sĩ của con.

Nếu quý phụ huynh có thắc mắc hoặc lo lắng về các quy trình phản ứng khẩn cấp/khủng hoảng cụ thể tại trường của con mình, cần chắc chắn liên hệ với quản trị viên của trường.

Trích từ An toàn & Bảo mật cho Học sinh: Hướng dẫn dành cho Phụ huynh, Tờ báo Woodburn

Hướng dẫn trẻ Kiểm soát sự Tức giận

Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của trẻ em. Sự tức giận thể hiện giống như một lối thoát cho sự thất vọng, sợ hãi, buồn bã và nhiều cảm giác khác. Những đứa trẻ học cách chế ngự được các cơn giận cũng học cách thể hiện cảm xúc khiến trẻ tức giận. Đây là một bước quan trọng trong việc giúp giai đoạn trưởng thành phát triển lành mạnh. Dưới đây là một số cách quý phụ huynh có thể giúp con bạn kiểm soát các cơn giận.

Nhận dạng những dấu hiệu của các cơn giận dữ ở trẻ em. Các dấu hiệu phổ biến nhất là:

• Các hiểu hiệu cơ thể - nhịp tim nhanh, cảm thấy nóng hoặc

lạnh, cảm thấy dạ dày hoặc lưng thắt lại, nóng mặt, tay siết chặt

• Suy nghĩ về bạo lực được thể hiện gián tiếp thông qua các bức

vẽ, sự hài hước “đen tối” và các phản ứng không phù hợp

• Hành vi có tính chất bạo lực hoặc đe dọa.

Phân tích về sự tức giận của con. Đặt câu hỏi nhằm giúp hiểu thêm về các nguyên nhân và khía cạnh của cơn tức giận

• Tình huống gây tức giận

• Cách suy nghĩ hoặc niềm tin của con về tình huống này

• Cảm xúc đi cùng với sự tức giận của con

• Con đang tự nhủ điều gì với bản thân (Giống như là cuộc trò chuyện với chính bản thân, ví dụ như “mình thật là ngu ngốc!”. Hãy dạy trẻ cách thay đổi việc tự nói chuyện tiêu cực và thay thế

bằng cách tự nói chuyện tích cực)

• Cách con cư xử khi tức giận

• Sự hiểu biết của con về hậu quả của hành vi tức giận của bản

thân

Gợi ý một số cách thức kiểm soát cơn tức giận như dưới đây:

• Đưa ra một khoảng thời gian chờ

• Tránh xa những tình huống có khả năng bạo lực

• Đếm đến 10 (hoặc 20 hoặc 50)

• Yêu cầu có sự giúp đỡ từ một người

lớn

• Nói ra: Khuyến khích con thể hiện sự tức giận vào lời nói hơn là biểu

hiện trong hành động.

Giúp ngăn chặn sự tức giận không cần thiết. Bằng cách tăng cường kỹ năng giao tiếp của con, quý phụ huynh có thể giúp con tránh hoặc đối phó với cơn tức giận một cách hiệu quả. Sự thể hiện rõ ràng cảm xúc, nhu cầu và ý kiến của bản thân sẽ giúp làm giảm khả năng không được hiểu chính xác và do đó, dẫn đến cảm giác tức giận. Cần dạy trẻ:

• Biết thể hiện ý kiến của bản thân và biết nói “không” với những

hành vi không phù hợp với bản thân và người khác.

• Dành thời gian để suy nghĩ trước khi họ hành động. Nói chuyện với con bạn về sự khác biệt quan trọng giữa phản ứng và hành

động.

• Tôn trọng quyền của người khác

• Hãy là một người lắng nghe tích cực. Giúp con học cách lắng

nghe để tránh hiểu sai những gì người khác nói.

Hãy nhớ rằng, quý phụ huynh là hình mẫu để con noi theo, hãy luôn giữ bình tĩnh và kiểm soát sự tức giận theo cách tốt nhất có thể.

Trích từ cách nuôi dạy con thông minh: Hướng dẫn về các tình huống khẩn cấp và hàng ngày, khuyến khíchi tích cực®

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

ARLINGTON ISD

Trọng tâm của Cafés Phụ huynh đã góp phần vào việc giáo dục

các bậc phụ huynh về các yếu tố bảo vệ nhằm giữ gia đình phát

triển vững mạnh. Quán cà phê tạo ra một nơi an toàn cho cha mẹ

và những người chăm sóc để trao đổi về những thách thức và

thành công trong việc tạo ra và nuôi dưỡng một gia đình thế kỷ

hai mốt. Thông qua việc tự suy nghĩ và học hỏi kinh nghiệm từ

người khác, những người tham gia xây dựng khả năng phục hồi,

kết nối xã hội tích cực và kiến thức về cách nuôi dạy và phát triển

con cái. Các khía cạnh hấp dẫn nhất của Parent Café là cha mẹ

học được rằng bản thân mình không hoàn toàn đơn độc trong

cuộc đấu tranh và hầu hết các gia đình có điểm tương đồng hơn là hoàn toàn khác nhau. Cha mẹ học cách trở nên kiên

cường, đồng thời khuyến khích, kết nối và truyền cảm hứng lẫn nhau!

NACOGDOCHES ISD đang được trao giải quận có hai trường đã lọt vào top mười.

· Trường tiểu học Fredonia - Hiệu trưởng Melinda Wiebold

Bữa tối rồng (Dragon Dinner) là bữa tối thảo luận hàng tháng của các bậc phụ huynh tại trường. Buổi thảo luận là nơi

cung cấp chương trình giáo dục và hỗ trợ cho các gia đình trong các lĩnh vực liên quan đến nuôi dạy con cái và học

tập. Chương trình có cung cấp dịch vụ trông trẻ và giúp đỡ trẻ làm bài tập về nhà trong khi cha mẹ tham gia đào tạo. Một

số chủ đề trong Dragon Dinners là: Fredonia 101, phụ huynh có thể biết tất cả về trường học và nhân viên. Đồng thời học

cách tham gia vào việc học của con mình, giúp đỡ con học toán, tập đọc và làm bài tập về nhà, học cách giao tiếp, cách

ứng xử và tính kỷ luật, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi STAAR và chiến lược trong kỳ nghỉ hè. Đây là những chủ đề được

đưa ra từ các cuộc khảo sát và thảo luận với phụ huynh. Các đóng góp của cuộc khảo sát giúp phần thúc đẩy đào tạo.

· Trường tiểu học Emeline Carpenter - Hiệu trưởng, Lola Moore

Đêm học thuật Book Bingo tập trung vào sự tham gia của gia đình với mục tiêu khuyến khích niềm đam mê đọc sách. Trò chơi

Bingo sách là một cách thức có sự tương tác khiến học sinh trở nên hứng thú với những cuốn sách quen thuộc và những cuốn

sách mà các em có thể thích. Trò chơi khuyến khích sự tham gia của gia đình đồng thời cung cấp cho phụ huynh hiểu sâu hơn về

trình độ đọc của con và cách thức mà phụ huynh có thể giúp con mình trở thành người đọc tốt hơn, độc lập hơn ở nhà. Mỗi học

sinh nhận được một cuốn sách mới phù hợp với trình độ đọc của bản thân để mang về nhà. Mong muốn là đảm bảo cha mẹ có

một sự hiểu biết tốt hơn về cấp độ đọc của con mình.

Các hoạt động triển vọng trong năm 2019

Mục I, Phần A Sáng kiến Sự kết nối Phụ huynh và Gia đình được chấp nhận trên toàn tiểu bang áp dụng cho tất cả các cấp về

các chiến lược kết nối phụ huynh và gia đình (PFE) cụ thể đã giúp tăng cường sự tham gia của các bậc phụ huynh và gia đình

và nâng cao kết quả của học sinh. Các ứng dụng đã được xem xét và ghi nhận bởi ủy ban và nhân viên cấp sáng kiến toàn

quốc. Người chiến thắng được công nhận và trao giải thưởng tại Hội nghị tham gia của phụ huynh toàn quốc năm 2019. Dưới

đây là danh sách những người đạt giải thưởng Hoạt động triển vọng 2019.

Tiếp tục trên trang tiếp theo

THRALL ISD

Triển lãm sự xuất sắc (Showcase Excellence) là sự kiện hàng năm cung cấp cho sinh viên cơ hội để

giới thiệu những điều tuyệt vời mà bản thân đã học được và tạo ra trong suốt năm học. Đồng thời cũng

là một cơ hội tuyệt vời dành cho các bậc phụ huynh và cộng đồng để có dịp gặp gỡ và nói chuyện với

đội ngũ lãnh đạo cấp quận huyện cũng như tất cả những điều gì mà Thrall ISD đã làm cho các bậc phụ

huynh và gia đình. Đồ ăn, chương trình giải trí, triển lãm có tính tương tác, các mô hình có tính thực

hành, và rất nhiều thứ khác đều có thể tìm thấy ở sự kiện này. Các bậc phụ huynh có cơ hội để xem

những gì con cái mình đang học và làm ở trường, đồng thời cũng là cơ hội để học cách tham gia

nhiều hơn nữa vào các hoạt động ở trường ở tất cả các cấp .

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

NORTH EAST ISD được trao giải cấp quận và có ba trường nằm trong top mười.

• Trường tiểu học Olmos -

Hiệu trưởng, Galia Booth

Trường tiểu học Olmos là trường học với 98% có mức thiệt

thòi về kinh tế. Các Chương trình tương đương cấp

trung học (High School Program Equivalency HSE là

dành cho các gia đình và cộng đồng xung quanh. Đây là một

chương trình tự học theo cấp độ bản thân và tạo cơ hội thứ

hai cho những học nhằm giành được bằng tốt nghiệp tương

đương với bằng tốt nghiệp trung học. Chương trình được

cung cấp cho cả công dân Hoa Kỳ và những người không

phải là công dân Hoa Kỳ. Chương trình được giảng dậy

bằng các ngôn ngữ khác nhau. Chương trình này đã giúp

phần thúc đẩy sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ mạnh

mẽ hơn giữa gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, sinh viên

có cha mẹ tham dự các lớp học HSE có xu hướng ít hoặc

không đi học trễ hoặc vắng mặt ở trường và cũng đã giảm

đáng kể các vấn đề liên quan đến kỷ luật.

• Trường trung học Wood -

Hiệu trưởng, Marcus Alvarez

Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức các

buổi đến thăm các gia đình nhằm tạo ra

một khởi đầy tốt đẹp cho một năm học

thành công, nhà trường đặc biệt quan tâm

và cố gắng tạo các mối quan hệ hợp tác

hiệu quả với các học sinh có các vấn đề liên

quan đến kỷ luật, điểm danh và các vấn đề

học tập. Mục tiêu của nhà trường là thiết lập

và duy trì mối quan hệ bền chặt với các gia

đình nhằm đảm bảo thành công cho một

năm học mới. Nhà trường làm quen với các

gia đình và thu thập các thông tin từ gia đình

cho những câu hỏi quan trọng trước khi bắt

đầu năm học mới với một kế hoạch phát

triển cho các em học sinh.

TAYLOR ISD mong muốn phát triển mối quan hệ liên kết mạnh mẽ, bền vững với các bậc phụ huynh và

những học sinh đang gặp khó khăn ở trường. Nhà trường bắt đầu bằng cách cung cấp một trại hè bóng rổ miễn phí (Chơi Bóng rổ lúc nửa đêm Midnight Basketball). Tuy nhiên do số lượng người tham dự tăng lên rất nhiều, nhà trường đã phải bổ sung thêm các môn thể thao khác, thậm chí bao gồm cả các môn nghệ thuật và thủ công. Chương trình cũng mang tính chất giáo dục với sự tham dự của một nhà lãnh đạo cộng đồng thảo luận về nghề nghiệp và các kỹ năng cần thiết để làm việc. Chương trình này nhanh chóng trở thành một dự án cộng đồng bao gồm các tình nguyện viên từ Câu lạc bộ Lions, Câu lạc bộ Rotary, Câu lạc bộ Kiwanis và các nhóm cộng đồng khác và giúp xoá bỏ

các rào cản giữa nhà, trường học và cộng đồng.

Chương trình Munch at Lunch là một chương trình đào tạo với tỷ lệ một người lớn hướng dẫn ba học sinh. Người cố

vấn sẽ làm việc với những em học sinh có nguy cơ học đuối. Các tình nguyện viên phụ huynh hoặc cộng đồng tham dự

một khóa đào tạo ngắn, sau đó sẽ được giao học sinh để làm cố vấn. Người cố vấn dành thời gian tìm hiểu về học sinh và

tạo cơ hội để các em phát triển mối quan hệ với những người lớn đáng tin cậy. Học sinh có thể cảm thấy thư giãn trong

một môi trường an toàn và có thể vui chơi trong khi học tập và phát triển các mối quan hệ. Ông Matthews đã nhận định

rằng một khi người cố vấn và học sinh hình thành một mối quan hệ ràng buộc thì điều kỳ diệu có thể xảy ra, chẳng hạn

như học sinh bắt đầu quan tâm hơn đến việc học và hành vi ứng xử của bản thân, từ đó dẫn đến lòng tự trọng cao hơn và

có sự lựa chọn tốt hơn. Học sinh trở nên chủ động và có ý thức xã hội hơn.

ALIEF ISD tổ chức Hội nghị Gia đình (Family U Conference)

hàng năm với hơn 700 người tham dự. Hội nghị được tạo ra dựa trên xây dựng năng lực kép, cung cấp các buổi đào tạo cho gia đình và nhân viên. Các chương trình PFE tập trung vào bốn mục tiêu gia đình cảm thấy được hoan nghênh, thông báo, tham gia và được trang bị. Hội nghị bao gồm hơn 20 phiên họp với nhiều chủ đề dành cho các gia đình có con ở tất cả các cấp. Phụ huynh được cập nhập thông tin và trang bị với các nguồn lực và chiến lược mới. Hội nghị được sử dụng để xây dựng một cầu nối mạnh mẽ giữa nhà và trường học và do đó tác động và đảm bảo thành công học

tập cho tất cả học sinh.

• Trường tiểu học Regency Place -

Hiệu trưởng, Estellia Wallace

Tuần lễ những người xây dựng giấc mơ cho gia

đình / sinh viên (Family/Student Dream Builders) là

tuần dành riêng để khuyến khích sinh viên suy nghĩ về

tương lai của bản thân và tìm hiểu về các chương trình

đào tạo cao đẳng/đại học, cũng như nghề nghiệp quan

tâm. Bằng một loạt các cơ hội và hoạt động, tuần lễ

này tập trung vào việc thúc đẩy các cuộc trò chuyện

giữa cha mẹ và con cái về các vấn đề liên quan đến đại

học, nghề nghiệp, tầm nhìn và mục tiêu cuộc

sống. Tuần lễ này bao gồm các buổi nhóm gặp mặt phụ

huynh và nghiên cứu sách, tham quan trường đại học

của học sinh và phụ huynh, triển lãm nghề nghiệp trong

khuôn viên trường, các buổi tối thực hiện nhà sản

xuất giấc mơ gia đình. Đây là một tuần lễ với rất nhiều

thông tin cho cả học sinh và gia đình. Phụ huynh có

nhiều cơ hội để tham gia với con cái mình ở nhà và

trong khuôn viên trường, đồng thời có các cuộc thảo

luận có ý nghĩa về những kỳ vọng và tầm nhìn của

mình đối với các chương trình giáo dục và sự nghiệp

trong tương lai của con.

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

© 2020. Texas Education Agency. All rights reserved.

NHỮNG LỜI TƯ VẤN VỀ NUÔI DẬY TRẺ MÀ CHA MẸ THỰC SỰ CẦN

Hãy để cho trẻ gặp thất bại. Để học cách trở nên tự lập, thi thoảng trẻ cần phải học cách "tự phủi bụi" (theo nghĩa đen và nghĩa bóng) cho bản thân

mà không cần có sự giúp đỡ của cha mẹ. Hầu hết các bậc cha mẹ biết những gì con cái mình có khả năng làm nhưng

thường đứng ra giúp để giúp mọi thứ dễ dàng hơn cho con. Ví dụ như, những thanh thiếu niên biết cách tự giặt quần áo

vượt qua những khó chịu nhất thời nhanh hơn. Do vậy, trước khi đứng ra giúp đỡ con với bất kỳ công việc thể chất

nào, hãy tự hỏi: "Con có gặp nguy hiểm thực sự không?" Sau đó, áp dụng điều này cho cả những thách thức khác,

chẳng hạn như khi con có áp phích (poster) nghiên cứu xã hội phải nộp vào ngày mai, hãy suy nghĩ xem liệu có phải

con còn thiếu những kỹ năng cần thiết (như sự khéo léo và cân bằng) hay chỉ đơn giản là con ham ngủ và lười biếng.

Nếu đúng là điều đó? Hãy cứ lùi lại để xem điều gì sẽ xảy ra.

Nghi nhớ ý nghĩa của từ viết tắt H.A.L.T

Cơn giận dữ thường xảy bởi các yếu tố kích thích: đói (Hungry), sự kích động (Agitated), sự cô đơn (lonely), hoặc

mệt mỏi (tired).

Lên kế hoạch cho những hành động tốt

Trẻ em cần biết rằng giúp đỡ người khác là một thói quen hàng ngày, chứ không phải là chỉ một cuộc đến thăm nhà bếp

ở các đợt lễ tết. Thử thách trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ mỗi tuần, ví dụ như giúp đi nhặt rác do người khác bỏ quên

sau bữa trưa hoặc giúp dọn cỏ nhà hàng xóm. Huấn luyện con dành sự tập trung vào người khác hơn là bản thân giúp

trẻ hạn chế đòi hỏi quyền lợi cho bản thân.

Đừng cho tiền để trẻ dọn phòng của mình

Nếu quý phụ huynh cho con tiền để con tự dọn giường của mình thì khi được yêu cầu giúp sách đồ đi chợ, con sẽ hỏi

"Con được trả bao tiền?" Tại sao con phải làm việc đó miễn phí khi được trả tiền để dọn giường? " Quý phụ huynh có

thể cho con bạn một khoản trợ cấp nhằm mục đích làm quen cho con với cách quản lý tiền bạc và cho hành vi tốt về

tổng thể, nhưng đừng đưa tiền bạc vào công việc hàng ngày.

Mẫu hành vi dũng cảm.

Muốn trẻ trở nên tự tin? Trẻ sẽ ít có khả năng dễ dàng bối rối nếu nhìn thấy cha mẹ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có

thể. Rất nhiều người lớn sẽ không đi xem phim một mình vì cảm thấy xấu hổ khi ngồi một mình. Vì vậy, hãy thử làm

điều đó và nói với con về việc đó. Nếu con nhìn thấy quý phụ huynh cười khi nhận ra mình mặc áo ngược cả buổi sáng,

có thể con cũng sẽ chỉ cười thay vì cảm thấy xấu hổ khi điều đó xảy ra với chúng.

Để trẻ trở nên điềm tĩnh, hãy hạ giọng thay vài nói lớn.

Điều này buộc trẻ phải tập trung. Hãy thì thầm, "Nếu con muốn nghe được những gì

chúng ta làm tiếp theo, hãy kiếng chân lên để nghe." Những phản ứng kỳ quặc thường

không mang lại điều gì tốt đẹp.

Các đoạn trích được lấy từ: https://www.realsimple.com/work-life/family/kids-parenting/only-parenting-advice-you-really-need

Điều hành

Ray Cogburn, Giám đốc điều hành

Region 16 Education Service Center

5800 Bell Street - Amarillo, Texas 79109

Phone: (806) 677-5000 Fax: (806) 677-5167

www.esc16.net

Cory Green, Ủy viên

Department of Contracts,

Grants and Financial Administration

Texas Education Agency

1701 N. Congress Avenue - Austin, Texas 78701

Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình

Gia đình và Nhà trường

“cùng nhau tạo sự khác biệt”

Kết Nối Phụ Huynh và Gia Đình được đăng tải trên trang web bốn kỳ một năm dành cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục của Texas. Bản tin này được viết bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt

BIÊN TẬP VIÊN

Điều phối viên: Terri Stafford

Sáng lập Kết Nối Phụ Huynh và Gia Đình toàn tiểu bang