42
http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche S01 - ThHai, ngày 12/6/2017 PHÁT HÀNH HNG TUN - LƯU HÀNH NỘI BTRONG SNÀY Coi trng giáo dc công dân Trang 2 Lấp “lỗ hổng” về quyn tham gia ca trem Trang 5 Cn bắt đầu tý thức “uống có trách nhiệm” Trang 35 Siêu lừa “chạy” trường, đưa đi du học “ảo” chiếm đoạt tin tTrang 26 13 dán lut sđược thông qua trong tháng 6 Ngoài công đoàn, người lao động s“nghiệp đoàn”? Trang 3 Trang 18 Quy định mi vgiy tđất đai để cp phép xây nhà Trang 7 Các hkinh doanh skhông được bán SIM thuê bao điện thoi di động Trang 13 Thí điểm bbiên chế giáo viên: Cht chđể không có hu qutrào lưu “ký hợp đồng” Trang 24 XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG - sgdbinhduong.edu.vn€¦ · giáo viên: Chặt chẽ để ... Chưa muộn, cần trả lại vị trí xứng đáng cho môn Lịch sử và

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche Số 01 - Thứ Hai, ngày 12/6/2017

PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ

TRONG SỐ NÀY

Coi trọng giáo dục

công dân Trang 2

Lấp “lỗ hổng” về

quyền tham gia của

trẻ em Trang 5

Cần bắt đầu từ ý

thức “uống có trách

nhiệm” Trang 35

Siêu lừa “chạy”

trường, đưa đi du

học “ảo” chiếm đoạt

tiền tỉ Trang 26

13 dự án luật sẽ được thông qua trong

tháng 6

Ngoài công

đoàn, người

lao động sẽ

có “nghiệp

đoàn”?

Trang 3 Trang 18

Quy định mới về giấy tờ đất đai để cấp phép xây nhà Trang 7

Các hộ kinh doanh sẽ không

được bán SIM thuê bao điện

thoại di động Trang 13

Thí điểm bỏ biên chế

giáo viên:

Chặt chẽ để

không có hậu quả

vì trào lưu “ký

hợp đồng” Trang 24

XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHÀO NGÀY MỚI

Coi trọng giáo dục công dân

ín hiệu mới, đáng mừng là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục, môn Giáo dục công dân được đưa

vào làm môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Đồng thời, một trường đại học

luật tại TP Hồ Chí Minh cũng đưa môn này vào tiêu chí xét tuyển của trường. Bên cạnh đó, trong

Đề án xây dựng chương trình giáo dục mới, cùng với môn Lịch sử, môn học Giáo dục công dân được

giành cho một vị trí xứng đáng.

Nhìn lại một quá trình, môn Giáo dục công dân chưa bao giờ được coi trọng trong các cấp học phổ

thông. Đó chỉ là môn phụ, giáo viên dạy môn này toàn kiêm nhiệm, thời lượng dành cho môn này bị cắt

xén dần, thậm chí, Bộ Giáo dục còn chủ trương “tích hợp” với môn khác, chung số phận “bèo bọt” với

môn Lịch sử, vốn là bộ môn cung cấp tri thức và quan niệm sống, thái độ ứng xử của con người truyền

thống Việt Nam, yêu nước thương nòi, đặt độc lập Tổ quốc lên trên tất cả! Không coi trọng giáo dục đạo

lý truyền thống và tư cách công dân trong một quốc gia độc lập thì giáo dục cái gì và cho ra sản phẩm là

những con người nào?

Nền giáo dục của chúng ta trước kia, trừ lớp vỡ lòng học chữ, bắt đầu từ lớp 1, có môn Luân lý,

thường dạy vào buổi cuối cùng ngày thứ Bảy. Sau đó, Luân lý được thay bằng môn Đạo đức và nội

dung cũng có nhiều thay đổi, những đạo lý truyền thống dễ hiểu, dễ nghe, dễ học theo, dễ vận dụng

thường ngày,... dần bị thay thế bằng những bài học đạo đức cao siêu và xa vời thực tế hơn.

Môn Đạo đức cũng chẳng sống được lâu sau khi thay thế bằng môn Giáo dục công dân và cách

giảng, cách học, thực hành môn này như thế nào thì chúng ta đã thấy rõ: Môn phụ và chẳng mấy ai

quan tâm, ngày càng bị cắt xén chương trình và không thể tạo nên ý thức công dân trong mỗi học sinh

bằng cách cung cấp những kiến thức pháp lý vụn vặt, xa lạ với đời sống trẻ em.

Có lúc, theo phong trào, tạo ra những giải pháp tình thế, môn này trở thành tiết học về luật lệ giao

thông. Kết quả thế nào, chỉ nhìn vào 2 vụ giao thông mới xảy ra gần đây khi xe tải đi ngược chiều tốc độ

cao, gây ra cái chết của hàng chục người cũng có thể đánh giá được...

Hầu như ngay lập tức, xã hội phải gánh chịu hậu quả của cách giáo dục nhân cách làm người (đức

dục) một cách hời hợt này. Bạo lực học đường diễn ra ở mức độ phổ biến, công khai chỉ là một dẫn

chứng nhỏ trong vô vàn những cách ứng xử vô đạo, vô pháp xuất hiện nhan nhản ở khắp nơi. Đến như

cô giáo Hiệu trưởng cũng thể hiện sự dối trá không biết ngượng trong ứng xử của mình (không chỉ một

trường hợp đơn lẻ, có nhiều cô Hiệu trưởng như vậy) thì đủ hiểu cái “thánh đường giáo dục” đã bị phơi

nhiễm như thế nào.

Chưa muộn, cần trả lại vị trí xứng đáng cho môn Lịch sử và vị thế mới cho môn Giáo dục công dân

trong chương trình phổ thông để tạo ra những công dân Việt Nam chân chính trước khi nghĩ đến một

mục đích xa vời là “công dân toàn cầu”!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

T

2

THỜI SỰ TỔNG HỢP

13 dự án luật sẽ được thông qua trong tháng 6

Chiều 19/5, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về nội dung Kỳ họp thứ 3 –

Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 13 dự án luật, 05 dự thảo nghị quyết và cho

ý kiến về 05 dự án luật khác.

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực

thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XII

của Đảng vào cuộc sống. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng dưới sự

lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng; sự giám sát hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo tập trung, quyết

liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, nền kinh tế

nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục đà phục hồi và phát triển.

Theo thông lệ, tại kỳ họp đầu năm Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp

luật. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến

tình hình phát triển kinh tế - xã hội và nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Tại kỳ họp này, Quốc hội

sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 05 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 05 dự án luật khác.

Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý

ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật thủy lợi; Luật chuyển giao công nghệ

(sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật cảnh vệ; Luật du lịch (sửa đổi);

Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

số 100/2015/QH13.

Các nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Nghị quyết về thi hành Bộ luật hình sự;

Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ

chức tín dụng; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi

điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào; Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư về

đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào.

Quốc hội cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với Luật quản lý nợ công (sửa đổi); Luật bảo vệ và

phát triển rừng (sửa đổi); Luật thủy sản (sửa đổi); Luật tố cáo (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số

điều của Luật các tổ chức tín dụng.

3

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Quang cảnh buổi họp báo

Tại kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 6,5 ngày để xem xét, thảo luận và quyết định về nhiều vấn đề

quan trọng như: Các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

năm 2015; Về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án

Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật

về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016...

Ngoài ra, tại kỳ họp này một số báo cáo được gửi cho đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu, gồm: Các

báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân

tộc, các Ủy ban của Quốc hội (nếu có); Các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao,

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội

đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Báo cáo về kết quả công tác nhân sự của Ủy ban thường vụ

Quốc hội; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ; Công tác thực hành, tiết

kiệm chống lãng phí ; Việc thực hiện bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ; Việc thực

hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới ; Về công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.

Để tạo điều kiện cho cử tri và nhân dân theo dõi, nắm bắt kịp thời nhiều nội dung quan trọng được

Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp, Quốc hội sẽ bố trí 12 phiên họp toàn thể tại hội trường được

phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Kênh thời sự (VTV1) của Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh truyền

hình Quốc hội và Hệ thời sự - Chính trị- Tổng hợp (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam, đó là: Phiên khai

mạc và bế mạc kỳ họp; Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách

nhà nước những tháng đầu năm 2017; Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm

giai đoạn 2011-2016; về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ

2, Quốc hội khóa XIV; về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 22/6.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

4

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Lấp “lỗ hổng” về quyền tham gia của trẻ em

Từ xưa đến nay, trong suy nghĩ của gia đình, cộng đồng người Việt Nam, trẻ em luôn bị phụ thuộc

vào người lớn về nhiều mặt. Với lý do “còn nhỏ”, “trẻ người non dạ”, hầu như trẻ em không được tham

gia, không được tự quyết định những vấn đề liên quan đến mình.

Trên thực tế, sự phụ thuộc này đã bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quyền của trẻ em, hay nói

cách khác, “lỗ hổng” về quyền tham gia của trẻ em đã đến lúc cần phải lấp đầy.

Không muốn nghe trẻ nói

Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số

liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ

em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ. Ở

các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và

40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.

Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà

không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.

Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi

chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”. Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi

mùa thi cử, hàng loạt câu hỏi được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi

du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế

nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.

Tại chương trình đối thoại “Sự tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng - hoạch định chính sách

liên quan đến trẻ em” diễn ra ngày 16/3/2017, bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên

cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) thẳng thắn nêu ra vụ việc tại Trường Tiểu học Nam Trung

Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) để minh chứng cho việc quyền trẻ em bị xâm phạm. Theo bà Linh, học sinh ở

Trường Tiểu học Nam Trung Yên vừa qua bị áp đặt tham gia vào cuộc khảo sát với sự chỉ đạo của

người lớn. Các em đã bị tước đi quyền của mình và thậm chí không được nói “không tham gia”.

Nói về vụ việc xâm hại tình dục trẻ em ở Hoàng Mai, Hà Nội, Luật sư Lê Văn Luân nhận định, trong

vụ việc ở Hoàng Mai, có nhân chứng chứng kiến, trên cơ thể nạn nhân có dấu vết phù nề, có sự thừa

nhận của nghi can trong băng ghi âm. Nhưng không phải vụ xâm hại tình dục trẻ em nào cũng có được

“may mắn” nhiều chứng cứ như vậy. Trong khi đó, hiện nay các cơ quan điều tra trọng chứng hơn trọng

cung, luôn yêu cầu phải có “dấu vết vật chất”, còn lời khai nạn nhân là trẻ em bị xem nhẹ vì thế mà

nhiều vụ dâm ô trẻ em mãi bị “chìm xuồng”.

Trong nhiều trường hợp, trẻ em cũng được quyền tham gia nhưng chỉ dừng lại “ở mức độ thông

báo, hỏi cho có, thậm chí các em cũng không biết có hay không. Do đó, sự tham gia của trẻ em mang

tính chất hình thức chứ không trực tiếp”, theo bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên

cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD).

5

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Luật “vá lỗ hổng” về quyền tham gia của trẻ em

Quyền tham gia của trẻ em là một trong 4 nhóm quyền quan trọng được quy định trong Công ước

của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (quyền sống còn, quyền phát triển, quyền bảo vệ và

quyền tham gia). Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Nhóm quyền tham

gia bao gồm: quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các

vấn đề có tác động đến trẻ em; quyền tự do bày tỏ ý kiến (không trái với pháp luật); quyền tự do giao

kết, hội họp tụ tập một cách hòa bình. Tại Công ước này, LHQ cũng khuyến khích cha mẹ cùng con cái

giải quyết vấn đề về các quyền của trẻ em “một cách phù hợp với khả năng tư duy của trẻ”.

Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 khẳng định, trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc,

giáo dục và được tham gia vào các vấn đề của trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ

mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Luật Hôn nhân và

Gia đình đề cập cụ thể về quyền được chăm sóc nuôi dưỡng của trẻ em, quyền và nghĩa vụ giữa cha

mẹ và con cái. Bộ luật Hình sự có nhiều điều quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con

người, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình trực tiếp và gián tiếp liên quan đối với việc lạm dụng

thể chất của trẻ em.

Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017 dành hẳn một chương để thể chế hóa quy định tại khoản 1 Điều

37 Hiến pháp năm 2013 “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em” quy định về quyền tham gia

của trẻ em (Chương 5: Trẻ em tham gia vào các vấn đề của trẻ em) bao gồm các quy định nhằm đảm

bảo sự tham gia của trẻ em và biện pháp bảo vệ sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã

hội, cơ sở giáo dục khác và trong cộng đồng. Để cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý

kiến, nguyện vọng của trẻ em được khả thi và hiệu quả, Luật Trẻ em quy định rõ nhiệm vụ của tổ chức

đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Bà Lê Thị Lan Hương - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Trẻ em Việt Nam:

Những việc hệ trọng của trẻ em như học ở đâu, chọn nghề gì, chọn đồ chơi hay hình thức giải trí nào thì hầu như trẻ ít khi được lựa chọn mà đều bị cha mẹ áp đặt.

Trẻ em gái thường không được có ý kiến về những vấn đề trong gia đình, thậm chí có nơi các em đóng góp công sức vào thu nhập gia đình thì hầu hết vẫn không được tham gia vào quyết định sử dụng nguồn thu nhập đó.

Bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam:

Trẻ em Việt Nam đang gặp các rào cản trong việc thực hiện quyền tham gia của mình vì nạn tảo hôn, phải tham gia lao động sớm, chưa được đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần và bị bố mẹ bao bọc hoàn toàn từ việc ăn, học, học nghề, xin việc, lập gia đình đến việc chăm sóc con cái…

Các bậc cao niên không bao giờ coi con là bạn mà chỉ áp đặt, vẫn coi chúng là những đứa trẻ to xác, khởi nghiệp muộn và đến khi có gia đình vẫn phụ thuộc vào bố mẹ.

Tất cả người lớn đều rất kỳ vọng vào tương lai của con cháu, họ mong con mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, tự lập, biết lựa chọn bạn đời, có việc làm ổn định, biết giúp đỡ người khác, có sức khỏe…

Bà Nguyễn Phương Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD):

Chúng ta cam kết thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và có những hành lang pháp lý rất tốt cho sự tham gia của các em. Nhưng đâu đó trong thực tế, việc thực hành cho sự tham gia này không tồn tại hoặc hình thức chưa hiệu quả để trẻ em có thể lên tiếng.

Chúng ta thấy những vụ việc xảy ra gần đây cho thấy “lỗ hổng” trong sự tham gia của các em rất rõ. Bây giờ chúng ta quy định chi tiết hơn, có những hướng dẫn, tập huấn, nâng cao năng lực, nhận thức cho cộng đồng cũng như cán bộ nhà nước.

Và, tất cả chúng ta cùng chung tay. Tôi nghĩ đây không phải là trách nhiệm của mình Nhà nước, mà chính trong gia đình, cộng đồng tạo ra môi trường an toàn để trẻ em tham gia.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

6

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Quy định mới về giấy tờ đất đai để cấp phép xây nhà

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2017 có hiệu lực từ ngày 25-6, quy định các loại giấy tờ hợp

pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan. Theo đó nhiều loại giấy tờ được chấp nhận để cấp phép xây dựng. Người xin phép phải kê

khai đúng.

Các loại giấy chứng nhận về nhà, đất

Theo nghị định, giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng thuộc 1 trong các loại sau:

Thứ 1, giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm

1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001, Luật Đất

đai năm 2003.

Thứ 2, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo

quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu

tư xây dựng cơ bản số 38/2009.

Thứ 3, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số

60/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định 61/1994 về mua bán và

kinh doanh nhà ở.

Thứ 4, GCN quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp

theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định 81/2001 về việc người

Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định 95/2005 về việc cấp giấy chứng

nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định 90/2006 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định 51/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số

19/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Điều 31,

Điều 32 Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận

khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp

luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

Nhiều giấy tờ khác không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn được chấp nhận để được cấp phép xây dựng. Trong ảnh: Một cao ốc đang được xây dựng ở quận Phú Nhuận, TP.HCM.

7

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

8

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Thứ 5, các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy

định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013; Điều 18 của Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017 sửa đổi, bổ

sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của UBND cấp xã và

được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ 6, giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất từ sau ngày 1-7-2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao

đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu

thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

Các văn bản cho phép xây dựng

Thứ 7, báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo

đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

khác gắn liền với đất được UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều

28 Nghị định 43/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

Thứ 8, giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp

cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích

lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2014 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.

Thứ 9, GCN quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBND cấp

huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc

nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Công trình xây dựng có kiến trúc lạ

Thứ 10, hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử

dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về

giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định

của pháp luật.

9

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Thứ 11, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối

với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản thứ 1,

2, 3, 4 và 5 nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử

dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

Thứ 12, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp

người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản thứ 1,

2, 3, 4 và 5 nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây

dựng.

Người xin phép phải kê khai đúng

Theo Nghị định 53/2017, cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ quy định tại nghị định này và

các quy định khác có liên quan để cấp giấy phép xây dựng theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động xây dựng.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp các loại giấy tờ

hợp pháp về đất đai theo quy định tại nghị định này khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng;

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

_______________________________

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đã được nộp trước ngày có hiệu lực thi hành

của nghị định này nhưng chưa được cấp giấy phép xây dựng thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đề

nghị cấp giấy phép xây dựng (gọi chung là chủ đầu tư) cập nhật giấy tờ hợp pháp về đất đai theo

quy định tại nghị định này để được cấp giấy phép xây dựng.

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan

Theo định 53/2017, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức phổ biến, hướng dẫn

và kiểm tra việc sử dụng các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng quy định

tại Nghị định này; đồng thời, rà soát, hoàn thiện các quy định hướng dẫn, bao gồm quy trình thủ tục,

hồ sơ giấy tờ để cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bộ TN&MT tổ chức rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến quy trình thủ tục, hồ sơ giấy

tờ để cấp các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho công

chức thuộc các cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý đất đai tại địa phương thực

hiện đúng các quy định của Nghị định này trong quá trình thực hiện cấp giấy phép xây dựng. Tổ

chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các

quy định khác có liên quan của pháp luật; đồng thời, định kỳ báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT

những vướng mắc phát sinh để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng theo quy định. Chỉ đạo,

hướng dẫn các cơ quan thuộc quyền quản lý, gồm: Sở Xây dựng và Sở Bộ TN&MT tổ chức tuyên

truyền, hướng dẫn, niêm yết công khai các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai quy định tại Nghị định

này để các chủ đầu tư, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan biết, thực hiện theo đúng

quy định của pháp luật.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên

quan của pháp luật để cấp giấy phép xây dựng theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan,

tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động xây dựng.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp các loại giấy tờ

hợp pháp về đất đai theo quy định tại Nghị định này khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng;

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

10

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Siết học, thi lái xe ô tô

Từ ngày 1-6, Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) có

hiệu lực. Theo ông Võ Trọng Nhân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, Sở GTVT

TP.HCM, Thông tư 12/2017 có nhiều điểm mới so với Thông tư 58/2015. Theo đó, các cơ sở đào tạo,

sát hạch phải chú trọng truyền đạt các kỹ thuật lái xe có tính thực tế cao và học viên phải thao tác nhuần

nhuyễn thay vì chỉ dạy và học vẹt lý thuyết.

Hướng dẫn kỹ học viên kỹ thuật lùi xe đầu kéo container

Lái xe số tự động: Không dễ!

Do sự gia tăng xe số tự động và nhu cầu lái loại xe này tăng mạnh thời gian qua nên các kỹ năng

nhận biết thông thường loại xe này đang lưu thông trên đường, cùng chiều là cần thiết nhằm giúp người

lái có các phương án xử lý tình huống cụ thể. Giáo viên phải chỉ dẫn cho học viên nhận biết các xe số tự

động có chữ G lưu thông phía trước xe mình. Giáo viên cũng phải chỉ dẫn rõ cho học viên các cấp số tự

động và học viên nắm vững để điều khiển xe an toàn, thoải mái. Cách lên số trên đường trường, về số

mạnh khi vượt xe phía trước, cài số P khi dừng đỗ xe... cũng phải được truyền đạt cụ thể.

Theo Thông tư 12/2017, kỹ thuật cơ bản lái xe số tự động và lái trên đường trường sẽ chiếm số giờ

và số điểm nhiều, cao hơn trước 15%-20%.

Lái xe container phải có ba năm kinh nghiệm

Thông tư 12/2017 quy định người lái xe chuyên nghiệp các hạng C, D, E muốn nâng lên hạng bằng

FC (lái xe đầu kéo container) phải có thời gian lái các loại xe trên từ ba năm trở lên thay vì một năm như

quy định cũ. Quy định mới này xuất phát từ tình hình tai nạn do xe container gây ra có chiều hướng gia

tăng thời gian qua.

Theo đó, người lái xe đầu kéo container phải học kỹ kỹ thuật lái xe qua đường quanh cua liên tục mà

vẫn giữ được xe ở thế cân bằng, không bị lật xe, lật thùng. “Loại xe container 20, 40 feet dài đòn, bán

kính quay vòng lớn, quán tính trôi về phía trước lớn… nên người học phải tập lái làm sao cho trọng tâm

xe không bị rơi lệch dễ dẫn đến lật cả xe hoặc thùng container khi qua cua. Tầm nhìn của xe đầu kéo

container cũng hẹp nên người học phải tập cho mình tính thận trọng, quan sát kỹ trước sau và đặc biệt

không được đạp thắng gấp khi có sự cố phía trước. Thắng gấp sẽ làm cho toàn xe bị dồn, đẩy về phía

trước, dễ lật!” - thầy Nguyễn Minh Hiền, Trường Lái xe Tiến Bộ, lưu ý.

11

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Thông tư 12/2017 cũng yêu cầu giáo viên phải truyền đạt kỹ cho học viên kỹ thuật vê bàn tay liên tục

trên vô lăng khi qua cua hoặc khi lùi. Khi học viên lùi xe container chưa thuần thục thì giảng viên phải có

mặt ở ngay “chuồng” để thị phạm, nắn chỉnh học viên đánh vô lăng qua lái, qua phụ. Học viên tự động

lùi xe thông qua nhìn vào gương chiếu hậu liên tục. Cấm học viên thò đầu qua cabin nhìn ngược lại.

Cần định rõ các dạng khuyết tật

Thông tư 12/2017 cũng mở ra cơ hội cho người khuyết tật được học và có bằng lái hạng A1

hoặc B1. Nhưng với hạng A1, xe cho người khuyết tật tập phải là xe ba bánh chế tạo riêng biệt cho

người khuyết tật (tay hoặc chân). Xe số tự động cho người khuyết tật học lấy bằng B1 phải là xe của

cơ sở đào tạo hoặc là xe của chính người khuyết tật nhưng phải đáp ứng được các quy định, tiêu

chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Hiệu trưởng Trường dạy lái xe Hoàng Gia, quận 3, thì giữa Bộ Y

tế và Bộ GTVT cần sớm xác định rõ các dạng khuyết tật nào thì được học, cấp bằng lái xe hạng A1,

B1. Người bị điếc thì có nên cho học, cấp bằng không…

Phải sửa đề thi lái xe cho phù hợp

Để thực hiện tốt Thông tư 12/2017, tới đây đơn vị sẽ phải sửa lại bộ đề thi lý thuyết. Vì lẽ, đến

nay hệ thống biển báo đã được áp dụng theo quy chuẩn mới (QCVN 41/2016); một số tuyến đường

trong đô thị và trên quốc lộ đã giảm tốc độ (giảm bớt 10 km/giờ). Nội dung đề thi cũng phải đưa hệ

thống biển báo quốc tế vào vì Việt Nam đã tham gia đầy đủ Công ước Vienne 1968 về giao thông

đường bộ và có một số tuyến quốc lộ đã thành đường Xuyên Á (AH - Asean Highway).

Ông VÕ TRỌNG NHÂN, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, Sở GTVT

TP.HCM

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

12

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Các hộ kinh doanh sẽ không được bán SIM thuê bao

điện thoại di động

Theo Nghị định 49/2017/NĐ- CP vừa được Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 24/4/2017),

SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, sẽ không còn hình

thức điểm giao dịch được doanh nghiệp (DN) viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh.

Ảnh minh họa

Nhà mạng có 12 tháng để đảm bảo thông tin hoàn toàn chính xác

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt hơn 126

triệu và là một trong những nước có mật độ thuê bao viễn thông trên 100 dân cao trên thế giới. Tuy

nhiên, hầu hết các thuê bao di động hiện nay là thuê bao di động trả trước (chiếm hơn 95%), và theo

đánh giá của Bộ Công an thì hơn 75% số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác.

Theo Nghị định mới này, nhà mạng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ (theo

các quy định tại Nghị định) của các thông tin thuê bao di động thực hiện giao kết hợp đồng sau ngày

Nghị định có hiệu lực.

Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, DN viễn thông di động có trách nhiệm rà

soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước đang sử dụng dịch vụ của mình mà thông tin

thuê bao chưa tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định này thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo

mẫu, điều kiện giao dịch chung quy định tại Nghị định này. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu

lực, nhà mạng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ (theo các quy định tại Nghị

định) của toàn bộ thông tin thuê bao di động được lưu giữ (bao gồm cả các thông tin thuê bao thực hiện

giao kết hợp đồng trước ngày Nghị định có hiệu lực).

Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, nhà mạng phải thông báo liên

tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần. Nhà mạng phải tạm dừng cung cấp dịch vụ một chiều

sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15

ngày tiếp theo và thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung

cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện cập nhật thông tin thuê bao theo

đúng quy định.

13

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Hộ kinh doanh không còn được bán SIM

Theo nghị định 49/2017/NĐ-CP, việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ

được thực hiện tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do DN thiết lập hoặc điểm cung cấp dịch vụ

viễn thông của các DN viễn thông khác thiết lập được DN viễn thông ký hợp đồng ủy quyền. Như vậy,

sẽ không còn hình thức điểm giao dịch được DN viễn thông ủy quyền cho các hộ kinh doanh. Thêm vào

đó nghị định này quy định SIM thuê bao di động chỉ được cung cấp tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn

thông.

Nghị định sẽ tập trung quản lý mạnh vào các nhà mạng với các quy định như nhà mạng phải chịu

hoàn toàn trách nhiệm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, kể cả các điểm ủy

quyền. Như vậy, nếu có bất kỳ hành vi sai phạm nào trong việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước thì

nhà mạng sẽ là đối tượng bị xử lý thay vì đổ trách nhiệm sang đại lý SIM thẻ như trước đây.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP cũng quy định, sau 3 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các điểm

đăng ký thông tin thuê bao, đại lý phân phối SIM thuê bao nếu không được ủy quyền sẽ phải ngừng

hoạt động liên quan tới đăng ký thông tin thuê bao, phân phối SIM thuê bao liên quan tới DN đó.

Với mỗi mạng viễn thông di động, cá nhân cần xuất trình giấy tờ và ký xác nhận thông tin thuê bao

đối với 3 số thuê bao di động trả trước đầu tiên, từ số thuê bao di động trả trước thứ tư trở đi, cần ký

hợp đồng với DN viễn thông.

Phạt nặng nhà mạng nếu để thông tin thuê bao trả trước sai

Nghị định 49/2017/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt chi tiết cho từng hành vi vi phạm với từng chủ

thể (thuê bao, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, DN viễn thông di động, đại diện theo pháp luật của DN

viễn thông di động), đặc biệt là hành vi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân có thông tin thuê bao

không đúng quy định.

Cụ thể, sẽ phạt tiền đến 1 triệu đồng trên mỗi số thuê bao đối với nhà mạng trong trường hợp cung

cấp dịch vụ cho thuê bao có thông tin thuê bao không đúng quy định. Phạt tiền đến 30 triệu đồng trên

mỗi điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đối với nhà mạng trong trường hợp chấp nhận giấy tờ không

đúng quy định. Phạt tiền đến 40 triệu đồng khi bán, lưu thông SIM thuê bao đã nhập sẵn thông tin thuê

bao, kích hoạt sẵn dịch vụ và bán SIM thuê bao di động khi không được nhà mạng ký hợp đồng ủy

quyền.

Nghị định này còn đưa ra quy định sẽ phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với nhà mạng khi không thông

báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch

chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định. Đặc biệt, Nghị định còn đưa ra mức phạt

tiền đến 100 triệu đồng đối với người đại diện theo pháp luật của nhà mạng khi không bố trí nhân sự,

phương tiện kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng truy nhập cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của

DN để kiểm tra khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, Nghị định còn có các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như buộc nhà mạng

phải nộp lại tổng số tiền đã được nạp vào tài khoản chính của SIM đối với các thuê bao được cung cấp

dịch vụ vi phạm quy định.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

14

CHÍNH SÁCH MỚI

* CHÍNH PHỦ:

- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật

trẻ em.

- Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh

và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Nghị định 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ

lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.

- Nghị định 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện

pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.

- Nghị định 66/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thiết bị,

phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

* BỘ - NGÀNH:

- Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung danh mục

kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày

11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thông tư số 02/2017/TT-BNV ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức

lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập

của đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

- Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về khung giá

tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau.

- Thông tư số 46/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động thanh

toán giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa

phương.

- Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương

pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý

chất thải rắn xây dựng.

- Thông tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 17/5/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư số 12/2017/TT-BGDÐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

(Theo Báo Bình Dương)

15

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Tham nhũng quyền lực:

Phải đưa vào Bộ Luật hình sự và xử nặng

Nếu không đưa nhóm tội danh lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ vào BLHS sửa đổi thì

quyết tâm xử lý sai phạm trong công tác cán bộ sẽ rất hạn chế.

Ông Trịnh Xuân Thanh, người có trách nhiệm trong việc để PVC lỗ ngàn tỉ nhưng vẫn được cất nhắc, lên chức một cách bất thường.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh

Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách QH (ảnh), nói xung

quanh việc bổ nhiệm và công tác cán bộ còn có nhiều lỗ hổng dẫn đến sai

phạm hàng loạt. “Phải gọi đó là tham nhũng quyền lực, loại tham nhũng này

gây ra hậu quả nghiêm trọng, mất niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đối

với Đảng” - ĐB Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Đưa công tác cán bộ vào BLHS

Phóng viên: Thưa ông, công tác cán bộ thời gian qua đã lộ rõ nhiều bất

thường, vi phạm nghiêm trọng theo kiểu nối dõi, cả nhà cùng làm cán bộ…

Liệu có phải việc xử lý các vi phạm này chưa nghiêm nên mới dẫn đến tình

trạng này trở thành phổ biến?

+ ĐB Lê Thanh Vân: Đúng là thời gian qua dù Đảng đã quyết liệt xử lý

một số trường hợp vi phạm trong công tác bổ nhiệm cán bộ nhưng tôi cho rằng việc xử lý cần quyết liệt,

có tính trừng phạt, răn đe chứ không thể chỉ xử lý kỷ luật về hành chính và về mặt Đảng. Xử lý hành

chính đối với hành vi này là bỏ lọt tội phạm.

Tôi đã đề nghị có một mục trong Chương XXIII quy định bảy tội về lạm dụng quyền hạn trong công

tác cán bộ. Cụ thể, bảy tội đó là: 1- Giới thiệu, đề cử người không đúng tiêu chuẩn; 2- Thẩm định hồ sơ

nhân sự sai sự thật; 3- Bổ nhiệm người không đúng tiêu chuẩn; 4- Trù dập, hãm hại người có đức, tài;

5- Dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác nhằm bổ nhiệm người theo ý muốn; 6- Dùng chức vụ gây ảnh

hưởng hoặc đe dọa người khác trong công tác cán bộ; 7- Gian lận trong kiểm phiếu hoặc dùng thủ đoạn

làm sai lệch kết quả bỏ phiếu.

PV: Như vậy, theo ông, cần có quy định cụ thể các hành vi tham nhũng quyền lực chứ không nên

mơ hồ, chung chung như các quy định hiện hành?

+ Tôi đi tiếp xúc cử tri, đi làm việc với nhiều địa phương thấy rằng người dân rất bức xúc công tác

cán bộ và bổ nhiệm thời gian qua. Bởi bổ nhiệm một cán bộ yếu kém năng lực, đạo đức thì hậu quả

khôn lường. Thực tế đã có nhiều vụ vi phạm pháp luật hình sự như tham nhũng, tham ô… khiến người

dân suy giảm niềm tin.

ĐBQH Lê Thanh Vân

16

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Xã hội đã lên tiếng đòi phải trừng phạt, có biện pháp xử lý hình sự những hành vi vi phạm trong

công tác bổ nhiệm cán bộ. Trong khi các tội danh về kinh tế thì được đưa vào BLHS còn với các hành vi

lạm dụng quyền hạn trong công tác cán bộ thì chưa được cụ thế hóa và chế tài bằng pháp luật hình sự.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 của Đảng đã nhấn mạnh việc kiểm soát quyền lực đối với người có

chức vụ, quyền hạn. Theo tôi, để kiểm soát quyền lực thì phải tập trung vào công tác cán bộ, bổ nhiệm,

xử lý cán bộ vi phạm, nếu xử lý không nghiêm thì không có tác dụng răn đe.

Không xử hình sự là có vấn đề

PV: Thưa ông, dù Đảng có quyết liệt xử lý nhiều cán bộ cấp cao vi phạm trong công tác bổ nhiệm

nhưng dư luận nhân dân cho rằng việc xử lý vẫn chưa thật nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Theo ông, liệu

nhóm tội danh ông đề xuất có được QH ghi nhận?

+ Quả thật việc xử lý một số lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu cho thấy Đảng rất quyết liệt. Việc cắt các

chức vụ đã từng có trong Đảng làm mất đi danh dự của cán bộ vi phạm. Tuy nhiên, xử lý vậy người dân

không đồng tình cũng là điều đáng suy nghĩ. Bởi một trẻ chưa thành niên đói bụng đi ăn cắp ổ bánh mì

bị xử lý hình sự, còn quan chức sai phạm ngàn tỉ mà không bị xử lý hình sự, chỉ chuyển công tác khác

thì quả thật rất có vấn đề trong vận dụng quy định pháp luật.

Lâu nay, công tác xử lý cán bộ vi phạm dư luận nhân dân cho rằng chưa minh bạch. Việc chỉ xử lý

hành chính đối với cán bộ vi phạm là thiếu tính trừng phạt, răn đe. Gần đây nhiều cán bộ cấp cao bị xử

lý là một tín hiệu cho thấy có sự chuyển biến trong công tác xử lý cán bộ sai phạm. Tổng Bí thư Nguyễn

Phú Trọng khi tiếp xúc với cử tri đã nhấn mạnh các sai phạm của lãnh đạo cấp cao đang được tiếp tục

xử lý. Nếu không đưa nhóm tội danh lạm dụng quyền lực vào BLHS sửa đổi tới đây thì quyết tâm xử lý

các sai phạm trong công tác cán bộ có thể sẽ hạn chế.

Công nghệ “biến vịt thành thiên nga”

PV: Từng công tác qua nhiều cơ quan, ông đánh giá việc bổ nhiệm cán bộ hiện nay như thế nào?

+ Thực trạng này có thể gọi là “công nghệ biến ngang, vịt thành thiên nga trong công tác cán bộ”.

Một trật tự ưu tiên được lần lượt sắp xếp như sau:

Một là con trai, con gái, con rể, con dâu, em trai, em gái, vợ, chồng, anh, em chú bác, họ hàng gần

xa... tạm gọi là TRỰC HỆ. Hai là đôla, ngoại tệ mệnh giá cao, vàng, kim cương, ô tô sang, biệt thự, thẻ

tín dụng, sản vật quý hiếm đắt tiền... tạm gọi là TIỀN TỆ. Ba là tình nhân, ân sủng từ chủ nhân tiền bối,

từ thỏa thuận “có đi, có lại”... tạm gọi là QUAN HỆ. Bốn là kẻ hầu hạ, điếu đóm, xun xoe nịnh bợ, môi

giới buôn vua, bán chúa… tạm gọi là ĐỆ TỬ. Một “trật tự ưu tiên” như vậy dường như đang phổ biến,

lộng hành, tác oai tác quái nhiều năm nay với không ít bằng chứng mà báo chí đã vạch mặt, chỉ tên. TRÍ

TUỆ, vì thế, không còn chỗ!

Phải lên án mạnh mẽ, phải đưa những kẻ ăn cắp quyền lực công ra trước ánh sáng pháp luật! Phải

trừng trị hành vi ấy bằng pháp luật hình sự với hình phạt nghiêm khắc hơn cả trừng phạt hành vi tham

nhũng. Bởi tham nhũng quyền lực là hành vi phá nát bộ máy, hủy hoại lòng tin, làm lung lay chế độ, mất

niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Nó tạo ra những nhân sự yếu kém về năng lực, sa sút về phẩm chất

với cái danh lãnh đạo, được núp dưới vỏ bọc “quy trình”. Loại tội ấy phải xếp vào nhóm tội rất nặng!

Tiến cử cán bộ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

Có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, nó cũng có ý nghĩa trong việc chọn người. Khi một người

tiến cử, đề cử hay bổ nhiệm một ai đó vào bộ máy thì cũng đồng nghĩa với phản ánh phẩm chất,

nhân cách của chính người đó. Vì thế, ai cũng biết chỉ có người tài, đức mới chọn được người tài,

đức; kẻ tham nhũng đương nhiên sẽ chọn kẻ tham nhũng. Đảng, Nhà nước ta đã ban hành một số

chủ trương đề cập đến việc lựa chọn, tiến cử hiền tài. Nhưng thử hỏi xem có mấy ai là lãnh đạo đã

thực tâm, chí thành giới thiệu, tiến cử, bổ nhiệm hiền tài chưa? Nói một đằng, làm một nẻo thì sao

nhân dân có thể tin được!

ĐBQH LÊ THANH VÂN

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

17

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Ngoài công đoàn, người lao động sẽ có “nghiệp đoàn”?

Một trong những nội dung sửa đổi chính, quan trọng nhất của Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) sửa

đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi là việc bổ sung các quy định về quyền của người lao động (NLĐ) trong

việc thành lập tổ chức đại diện tại doanh nghiệp (DN) nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt

Nam, gọi là “nghiệp đoàn”.

Công đoàn và nghiệp đoàn bình đẳng trong bảo vệ quyền lợi của NLĐ

Trong quá trình soạn thảo BLLĐ sửa đổi, có hai loại ý kiến về quyền của NLĐ trong việc thành lập tổ

chức đại diện trong DN nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Loại ý kiến thứ nhất

cho rằng, BLLĐ sửa đổi lần này cần bổ sung các quy định về quyền của NLĐ trong việc thành lập tổ

chức đại diện tại DN nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Nội dung này thực chất là

nội dung sửa đổi chính, quan trọng nhất của việc sửa đổi, bổ sung BLLĐ lần này.

Trong khi đó, luồng ý kiến thứ hai lại cho rằng, cần cân nhắc thêm và chưa nên quy định về vấn đề

này tại thời điểm này.

Tuy nhiên, tại bản Dự thảo 2 đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, BLLĐ vẫn quy định về quyền

thành lập tổ chức đại diện của NLĐ. Cụ thể, Điều 149 về tổ chức đại diện của NLĐ tại DN, nêu: “1. Tổ

chức đại diện của NLĐ tại DN là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị

sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ, thúc đẩy quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thông qua

thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động. 2. Tổ chức đại

diện của NLĐ tại DN bao gồm công đoàn cơ sở được thành lập theo quy định của Luật Công đoàn; và

tổ chức khác của NLĐ (sau đây gọi là nghiệp đoàn) được thành lập theo quy định của Bộ luật này. Công

đoàn cơ sở và nghiệp đoàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động.”

Nghiệp đoàn không phải là tổ chức chính trị - xã hội

Lý do và yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung quy định về thành lập nghiệp đoàn là BLLĐ phải thể chế

hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TƯ Đảng

Khóa XII, cụ thể là phải: “Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công

trách nhiệm quản lý nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ

chức của NLĐ tại DN nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tạo điều kiện cho

DN kinh doanh ổn định, thành công. Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại DN phù hợp

với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản lý nhằm tạo điều

kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù

hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã

hội”.

18

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Thêm nữa, việc sửa đổi phải bảo đảm phù hợp với Hiến Pháp 2013, theo đó, tổ chức đại diện của

NLĐ không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không có vị thế và chức năng chính trị-

xã hội mà chỉ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong phạm vi quan hệ lao

động.

Thực ra, việc quy định về đại diện của NLĐ không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt

Nam không phải là nội dung mới ở nước ta. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đã

quy định cho phép đại diện được tập thể NLĐ cử có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công (Điều 172a

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006). Tuy nhiên, BLLĐ 2012 lại chỉ quy định tổ chức

đại diện tập thể lao động tại DN là công đoàn cơ sở và ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công

đoàn cấp trên cơ sở là đại diện.

Đây là vấn đề mới, chưa dự kiến được những phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng nên quá trình

soạn thảo còn có nhiều ý kiến. Hiện, Dự thảo BLLĐ sửa đổi đang được thể hiện theo hướng quy định

mang tính nguyên tắc những nội dung về quyền thành lập, đăng ký và phạm vi hoạt động của tổ chức

đại diện NLĐ tại Chương XII (từ Điều 149 đến Điều 157); các nội dung cụ thể khác sẽ được quy định

trong văn bản dưới luật để đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu quản lý nhà nước.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

19

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Bộ Tài chính đề xuất tăng

khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Bộ Tài chính đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường

(BVMT) số 57/2010/QH12 trong đó đề xuất tăng gấp nhiều lần khung thuế bảo vệ môi trường đối với

xăng, dầu, mỡ nhờn.

Tăng gấp đôi khung thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Theo Bộ Tài chính, mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đã bằng mức tối đa trong khung

thuế (đối với nhiên liệu bay) hoặc gần bằng mức tối đa trong khung thuế. Theo đó, trường hợp cần thiết

phải điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

của nhà nước trong từng thời kỳ là rất khó, đặc biệt trong điều kiện phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu

đối với xăng dầu theo cam kết quốc tế; và giá xăng dầu của Việt Nam hiện đang thấp hơn so với giá

xăng dầu của các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN

và Châu Á nói chung.

Biểu khung thuế được Bộ Tài chính đề xuất trong dự thảo Luật thuế BVMT được tính toán trên cơ

sở việc thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (hiện

nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do). Hơn nữa, hiện nay, giá bán lẻ xăng

dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều

nước khác trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, tỷ lệ thuế (gồm: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế

BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,49% đối với xăng; 20,76% đối với

dầu diesel; 11,59% đối với dầu hỏa; và 19,13% đối với dầu mazút) so với nhiều nước.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh khung thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như sau:

mức thuế tối thiểu điều chỉnh tăng bằng mức thuế cụ thể đang áp dụng; mức thuế tối đa điều chỉnh tăng

bằng 2 lần mức thuế tối đa trong khung thuế hiện hành (khung thuế áp dụng cho lộ trình dài). Riêng đối

với dầu hỏa, đề nghị giữ khung thuế BVMT như hiện hành vì dầu hỏa là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho

đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Xăng dầu sinh học tính thuế thế nào?

Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật thuế BVMT quy định “xăng, trừ etanol” thuộc đối tượng chịu thuế.

Như vậy, theo quy định hiện hành, thuế BVMT chỉ thu đối với xăng gốc hóa thạch, không thu thuế đối

với etanol (E100). Đối với xăng, dầu sinh học (như xăng E5, dầu diesel B5 - có tỷ lệ 4-5% etanol; xăng

E10, dầu diesel B10 - chứa tỷ lệ 9-10% etanol) thì chỉ tính thu thuế BVMT theo tỷ lệ xăng, dầu gốc hóa

thạch có trong xăng, dầu sinh học.

20

GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ

trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống giao: Bộ Tài chính chủ trì,

phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban

hành các chính sách ưu đãi về thuế đối với các sản phẩm nhiên liệu sinh học theo từng giai đoạn của lộ

trình; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nhiên liệu sinh học thực hiện lộ trình thực hiện theo quy định

của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để khuyến khích hơn nữa việc sản xuất và sử dụng xăng, dầu sinh học theo tinh thần chỉ đạo của

Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung 1 khoản tại Điều 8 Luật thuế BVMT quy định mức

thuế BVMT ưu đãi đối với xăng, dầu sinh học.

Cụ thể, đối với xăng E5, E10 và dầu diesel B5, B10, quá trình xây dựng dự thảo luật, có hai phương

án được đưa ra. Phương án 1, đối với xăng E5 và dầu diesel B5, mức thuế cụ thể bằng 80% mức thuế

cụ thể của xăng gốc hóa thạch và dầu diesel tương ứng. Đối với xăng E10 và dầu diesel B10: mức thuế

cụ thể bằng 70% mức thuế cụ thể của xăng gốc hóa thạch và dầu diesel tương ứng. Quy định này

tương tự như quy định về mức thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi đối với xăng sinh học: xăng khoáng là 10%,

xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7%.

Theo phương án 2 thì ưu đãi thấp hơn phương án 1. Cụ thể, đối với xăng E5 và dầu diesel B5, mức

thuế cụ thể bằng 90% mức thuế cụ thể của xăng gốc hóa thạch và dầu diesel tương ứng. Đối với xăng

E10 và dầu diesel B10, mức thuế cụ thể bằng 80% mức thuế cụ thể của xăng gốc hóa thạch và dầu

diesel tương ứng.

Để khuyến khích việc sản xuất và sử dụng xăng, dầu sinh học E5, E10, B5, B10 và thống nhất với

quy định của chính sách thuế TTĐB, Bộ Tài chính chọn phương án 1.

Biểu khung thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

STT Hàng hóa Đơn vị

tính

Khung mức thuế

(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

Hiện hành Dự kiến

điều chỉnh

I Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm

1 Xăng lít 1.000-4.000 3.000-8.000

2 Nhiên liệu bay lít 1.000-3.000 3.000-6.000

3 Dầu diezel lít 500-2.000 1.500-4.000

4 Dầu hỏa lít 300-2.000 300-2.000

5 Dầu mazut kg 300-2.000 900-4.000

6 Dầu nhờn lít 300-2.000 900-4.000

7 Mỡ nhờn kg 300-2.000 900-4.000

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

21

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Phụ huynh bức xúc vì nhà trường tự ý cắt giảm

tiền hỗ trợ của học sinh

Hiệu trưởng Trường THCS Bình Thành (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, Bình Định) và kế toán, thủ

quỹ đã tự ý cắt giảm tiền hỗ trợ chi phí học tập của học sinh (HS), khiến nhiều phụ huynh và giáo viên

bất bình.

Trường THCS Bình Thành - nơi xảy ra tình trạng cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập thấp hơn mức quy định

Tự ý cắt giảm tiền hỗ trợ

Học kì 1 năm học 2015 - 2016 (từ tháng 9 – 12/2015), Trường THCS Bình Thành có 26 HS thuộc

diện được hỗ trợ chi phí học tập (CPHT) theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 (NĐ 49) của

Chính phủ với mức 70.000đ/HS/tháng. Với mức này, trong 4 tháng của học kỳ 1, mỗi HS được hỗ trợ

280.000đ; tổng số tiền hỗ trợ là 7.280.000đ. Qua học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 (từ tháng 1 – 5/2016),

có 32 HS tại nằm trong diện được hỗ trợ CPHT, mức hỗ trợ trong học kỳ 2 được áp dụng theo NĐ số

86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 (NĐ 86, thay thế NĐ 49) của Chính phủ với mức 100.000đ/HS/tháng.

Với mức này, trong 5 tháng của học kỳ 2, mỗi HS được hỗ trợ 500.000đ với tổng số tiền hỗ trợ là 16

triệu đồng.

Đến tháng 11/2016, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Tây Sơn chuyển tiền hỗ trợ CPHT

trong năm học 2015 - 2016 về Trường THCS Bình Thành để chi trả cho HS, nhưng đến tháng 1/2017

mới tổ chức cấp phát tiền. Đáng nói, Nhà trường chỉ cấp 60.000đ/HS/tháng đối với học kỳ 1 (thấp hơn

10.000đ/HS/tháng theo quy định) và 70.000đ/HS/tháng đối với học kỳ 2 (thấp hơn 30.000đ theo quy

định). Người lập danh sách và tổ chức chi trả tiền cho HS là bà Nguyễn Thị Kim Loan - kế toán, bà

Nguyễn Thị Thùy Trinh - thủ quỹ; người ký thông qua là ông Võ Kỳ Sơn - nguyên Hiệu trưởng Trường

THCS Bình Thành (ông Sơn nghỉ hưu từ ngày 1/3/2017).

Trước việc làm này, nhiều phụ huynh HS và một số giáo viên Trường THCS Bình Thành tỏ ra bất

bình. Một phụ huynh (đề nghị được giấu tên) bức xúc: “Số tiền mỗi em HS bị cắt xén tuy không lớn,

nhưng việc họ cố tình làm sai chế độ chính sách của Nhà nước là không thể chấp nhận”.

Cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc

Trước việc chi trả tiền không đúng quy định, bà Nguyễn Thị Kim Loan giải thích, “do tôi không kịp

thời cập nhật quy định mới và có sự nhầm lẫn nên chi trả tiền chưa đủ cho các em HS. Sau khi phát

hiện sai sót, tôi đã chi trả bổ sung cho các em, đến nay đã khắc phục xong”.

22

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Chúng tôi thắc mắc, “mức hỗ trợ 60.000đ/HS/tháng không có trong quy định của NĐ 49 và NĐ 86.

Như vậy, nếu chưa kịp thời cập nhật quy định mới thì cũng không thể chi trả cho HS theo mức này. Mặt

khác, khi chi trả tiền thấp hơn mức quy định, số tiền nhận từ Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn cấp về sẽ

còn dư, số tiền này bà dùng vào mục đích gì, tại sao không trả lại cho Phòng?

Bà Loan trả lời, “tôi thật sự nhầm lẫn chứ không hề có ý cắt xén tiền của HS để tư lợi cá nhân, số

tiền từ Phòng GD&ĐT cấp về còn dư tôi tự cấp cho 7 HS khác cũng thuộc diện hộ gia đình nghèo,

nhưng chưa kịp làm thủ tục hồ sơ để được hỗ trợ(?)”.

Liên quan việc này, ông Trần Văn Nhượng, Hiệu trưởng Trường THCS Bình Thành cho biết: “Tôi

đảm nhiệm chức hiệu trưởng từ ngày 1/3/2017 nên không nắm rõ và không liên quan đến việc chi tiền

hỗ trợ chi phí học tập thấp hơn quy định. Tuy nhiên, với vai trò lãnh đạo, tôi đã đề nghị Phòng GD&ĐT

xử lý vụ việc; đồng thời, xem xét không để bà Loan giữ chức kế toán Nhà trường vì không đảm bảo

năng lực chuyên môn”.

Ông Võ Ngọc Khanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn cho biết: Sau khi phát hiện việc chi trả

tiền không đúng quy định tại Trường THCS Bình Thành, Phòng đã về làm việc, kiểm tra. Qua đó, yêu

cầu các cá nhân liên quan khắc phục bằng cách chi trả đầy đủ tiền cho các em HS; đồng thời thu hồi lại

số tiền đã cấp cho các HS không nằm trong danh sách được hỗ trợ.

Đến nay, tất cả các em HS được hỗ trợ chi phí học tập trong năm học 2015 - 2016 đã nhận đủ số

tiền theo quy định. “Vụ việc xảy ra trong thời điểm ông Võ Kỳ Sơn còn giữ chức Hiệu trưởng, nên ông

Sơn phải chịu trách nhiệm liên quan.

Tới đây, Phòng sẽ yêu cầu ông Sơn, bà Loan, bà Trinh tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tự

nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, Phòng sẽ phối hợp với Trường THCS Bình Thành xem xét, đưa ra hình

thức xử lý cuối cùng.

Về đề nghị của Trường THCS Bình Thành đối với việc thay đổi kế toán, Phòng sẽ xem xét, đưa ra

quyết định khi vụ việc chi trả tiền không đúng quy định được xử lý dứt điểm”, ông Khanh cho biết thêm.

Với mức cấp 60.000đ/HS/tháng trong học kỳ 1 và 70.000đ/HS/tháng trong học kỳ 2, số tiền

Trường THCS Bình Thành đã cấp cho HS thấp hơn so với số tiền Phòng GD&ĐT huyện Tây Sơn đã

phân bổ cho Nhà trường là 5.840.000đ (học kỳ 1 là 1.040.000 đồng; học kỳ 2 là 4.800.000đ).

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

23

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Thí điểm bỏ biên chế giáo viên:

Chặt chẽ để không có hậu quả vì trào lưu “ký hợp đồng”

Tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục TP Quy Nhơn và tỉnh Bình Định trung tuần tháng 5,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đưa ra một thông tin về việc Bộ GDĐT sẽ

triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên (GV).

Áp dụng chế độ hợp đồng để tăng chất lượng đội ngũ giáo viên. Ảnh minh họa.

Rất nhiều ý kiến tán thành chủ trương với hy vọng có một nền giáo dục và đào tạo năng động hơn.

Nhưng để phát huy được tính cạnh tranh từ chế độ hợp đồng lại cần đến sự công khai, minh bạch trong

công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ GV.

“Phình” biên chế giáo viên do “tự tung tự tác”

Đầu năm 2017, tại hội nghị sơ kết học kỳ 1 của các Sở GD&ĐT, tình trạng “Giáo viên: Vừa thiếu,

vừa thừa” đã được phản ánh như một vấn đề tồn tại đã lâu và “cần quan tâm ngay” của ngành GDĐT

trước thềm đổi mới chương trình và sách giáo khoa (dự kiến tiến hành từ năm học 2017-2018). Báo cáo

sơ kết của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho thấy, số GV ở hệ thống trường

công lập trong cả nước dôi dư 26.750 (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ

thông: 2.551).

Một số tỉnh có số lượng dôi dư GV cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191,

Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu GV mầm non như: Sơn La:

1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195. Trong

khi đó, cả nước vẫn thiếu hơn 45.000 GV, đặc biệt là GV tiểu học như TP Hà Nội (2.696), Sơn La

(1.133), Gia Lai (1.196)…

Một trong những nguyên nhân chính là những bất cập, thậm chí “vết đen” trong công tác tuyển dụng,

sử dụng và quản lý viên chức của ngành đã dẫn khiến đội ngũ GV rơi vào tình trạng “thiếu, thừa cục

bộ”. Tại Hội nghị, ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục nhà giáo còn cho biết, “tận dụng” tình trạng thiếu

GV, nhiều địa phương đã ký hợp đồng với GV tràn lan, thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội

ngũ, gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở các trường hợp ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ

An, Cà Mau.

Trong điều kiện như vậy, những GV đã “chắc chân biên chế” sẽ “tà tà mà làm vì thiếu tính cạnh

tranh. Còn đội ngũ GV hợp đồng lại rất khó an tâm công tác vì không biết lúc nào bị “đuổi” khỏi vị trí việc

làm. Thực tế hàng trăm thầy cô giáo bị chấm dứt hợp đồng ở những địa phương nêu trên đã cho thấy

công tác quản lý đội ngũ GV còn nhiều “kẽ hở” mà theo các chuyên gia của ngành GDĐT là do sự phân

cấp trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, GV chưa rõ ràng, thậm chí quy định “quá

mở”, tạo điều kiện cho việc áp dụng tùy tiện, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, sự ổn định của

hoạt động dạy và học trong các cơ sở giáo dục và gây bất ổn trong xã hội.

24

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Cạnh tranh cao vì “có vào - có ra”

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, khi không còn biên chế công chức, viên chức trong GV thì đội

ngũ này sẽ được quản lý theo chế độ hợp đồng “có vào – có ra” với chế độ đãi ngộ lớn nhằm tăng chất

lượng đội ngũ GV. Muốn vậy, “các địa phương chủ động trong việc đào tạo GV kiêm nhiệm. Lĩnh vực

đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng” – Bộ trưởng gợi ý.

Đặc biệt, Bộ trưởng cho biết, việc thí điểm sẽ có lộ trình, áp dụng kiêm nhiệm tiến tới tinh giản đối

với các vị trí kế toán theo kiểu “1 kế toán phục vụ 3 - 4 trường” hoặc cho các trường thuê kế toán; “hợp

nhất” vai trò của các trạm y tế xã với y tế học đường, trừ các trường hợp trường ở xa trạm xá thì sẽ cân

nhắc, điều chỉnh cho hợp lý.

Với mô hình này, Bộ trưởng hy vọng sẽ có đội ngũ GV đảm bảo chất lượng do được đầu tư bài bản

từ khâu đào tạo, tuyển chọn, có tính cạnh tranh cao do chế độ “có vào – có ra”. Dù là ý tưởng rất mới so

với tình hình hiện nay song dưới góc độ thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và tăng cường xã hội

hóa ngành GDĐT thì việc áp dụng chế độ hợp đồng thay vì chế độ biên chế công chức, viên chức trong

GV sẽ là bước tiến rất đáng kể để cải thiện bộ máy cũng như chất lượng đội ngũ này.

Như đã đề cập, chế độ hợp đồng “có vào – có ra” được Bộ trưởng đưa ra để thay thế cho chế độ

biên chế trong GV sẽ đem đến tính cạnh tranh cao, tạo ra một cuộc chơi sòng phẳng để những người

không còn đáp ứng yêu cầu “dừng bước” và nhường cơ hội cho những người có khả năng. Đó chính là

điểm mấu chốt cho việc nâng cao chất lượng GV khi loại bỏ được “tính ỳ” do tâm lý “yên tâm vì đã vào

biên chế” vốn bén rễ lâu này trong đội ngũ công chức, viên chức, không chỉ của ngành giáo dục.

Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, tính ỳ và tâm lý “an phận” khiến công chức, viên chức “dậm

chân tại chỗ” về chuyên môn, trì trệ không chịu đổi mới và không đổi mới được. Đối với đội ngũ GV,

điều này rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến chất lượng các thế hệ học sinh, nền giáo dục và sự phát triển

của đất nước. Thậm chí, có ý kiến còn bình luận rằng, những GV không đổi mới vì đã vào biên chế “như

một cây tầm gửi bám vào hệ thống, khiến nó ngày càng ì ạch”

Song điều khiến các chuyên gia và dư luận quan tâm là công khai và minh bạch trong công tác tuyển

dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ GV để không có chỗ cho “chủ nghĩa xin – cho” nhờ chế độ hợp đồng

“có vào – có ra”. Theo những GV đồng tình với chủ trương mới của Bộ trưởng, cần có những bước đi

cụ thể, vững chắc, không biến việc tuyển dụng theo hợp đồng thành trào lưu của các cơ sở giáo dục.

Cùng với đó, cần có những quy định và quy trình chặt chẽ để khi áp dụng chế độ hợp đồng, ngành

GDĐT không phải là “điểm đỗ” của những người bị các ngành khác “từ chối”, để tránh “vết xe đổ” của

những vụ việc luân chuyển GV cấp THCS sang dạy bậc mầm non do tình trạng dôi dư GV quá nhiều tại

huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) năm 2015, hay hàng trăm GV bị chấm dứt hợp đồng ở Thanh Hóa, Hà

Tĩnh, Phú Yên… mấy năm gần đây vì tuyển dụng tràn lan.

Làm việc với đoàn khảo sát đánh giá về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức các đơn vị sự

nghiệp thuộc lĩnh vực GDĐT của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự

nghiệp công lập do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban làm Trưởng đoàn chiều 20/5, Bộ

trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết quan điểm của Bộ là quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống tổ chức

nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tháo gỡ tắc nghẽn trong tổ chức, hoạt động của các đơn vị. Bộ

sẽ đặt các trường, nhất là đại học trong môi trường cạnh tranh, có phân tầng, phân hạng đại học

thông qua các tiêu chí kiểm định rõ ràng.

Từng bước giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng

dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập nhằm phát huy tính

năng động, sáng tạo của người lao động để thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn

vị sự nghiệp.

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng bày tỏ băn khoăn đối với việc áp dụng cơ chế tự chủ tại các trường

phổ thông. Từ thực tế các trường tư thục đã quản lý lao động theo hợp đồng hiệu quả, ông đề nghị

cần đẩy mạnh để các trường đại học, phổ thông tự chủ trong tuyển lao động, tự đánh giá cán bộ...

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

25

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Siêu lừa “chạy” trường, đưa đi du học “ảo”

chiếm đoạt tiền tỉ

Cuối tháng 4, Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC 44, Công an TP Đà Nẵng) đã tiếp nhận hồ sơ vụ án

Nguyễn Sông Thao (SN 1982, ngụ xã Phú Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) về hành vi lừa đảo

chiếm đoạt tài sản từ Công an quận Cẩm Lệ để tiếp tục điều tra, xác minh theo thẩm quyền. Đây là vụ

án lừa đảo tinh vi, nhiều bị hại, số tiền Thao chiếm đoạt bước đầu xác định lên đến hơn 1 tỷ đồng.

Đối tượng Nguyễn Sông Thao

Theo kết quả điều tra, tại quê nhà, Nguyễn Sông Thao thành lập Cty CP Du học quốc tế Nhật Minh

Thịnh từ năm 2004 và giữ chức vụ giám đốc. Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, kinh

doanh ngày càng thua lỗ, không có thu nhập để trả nợ và trang trải cuộc sống gia đình. Sau đó, vợ

chồng Thao dắt nhau vào Đà Nẵng, thuê nhà tại số 68 Phan Tứ (quận Cẩm Lệ), vừa ở, đồng thời làm

địa chỉ Công ty. Thực tế, Công ty chỉ là vỏ bọc còn vợ chồng Thao đều không có việc làm, phải nuôi con

nhỏ. Do túng thiếu tiền tiêu xài và trả nợ nên Thao nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của người khác.

Ban đầu, Thao tuyển dụng đưa người đi xuất khẩu lao động ở các nước Mỹ, Nhật, Australia…

nhưng chỉ nhận tiền chứ không thực hiện.

Theo đơn thư tố cáo, anh Nguyễn Tất Thìn (SN 1989, ngụ Yên Thành, Nghệ An) giao Thao 396 triệu

đồng để đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, song không thể thực hiện. Sau nhiều lần đòi bất thành, anh

Thìn nghe tin Thao bị bắt. Tương tự, anh Nguyễn Thế Nam (SN 1990, ngụ thị xã Cửa Lò, Nghệ An) giao

cho Thao 200 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động tại Australia. Khi biết sự việc không đúng như lời

Thao nói, anh Nam đòi lại tiền nhưng chỉ nhận lại 140 triệu đồng. Ngoài ra, nạn nhân còn có Nguyễn Thị

Phương Lợi (SN 1985, ngụ Quế Sơn, Quảng Nam), bị mất 495 triệu đồng đi xuất khẩu lao động tại Mỹ

đưa cho Thao; anh Lê Viết Nam (SN 1987, ngụ Quảng Nam) đưa Thao 385 triệu đồng để đi Mỹ và mất

hẳn cho đến nay.

Qua điều tra xác minh cho thấy, Thao rất tinh vi, có những vụ Thao còn làm cốt vé máy bay giả và

cho nạn nhân ra Hà Nội để bay đi du học, nhưng đến khi vào sân bay mới biết sự thật cay đắng.

Đặc biệt, trong thời gian lưu trú tại Đà Nẵng, Thao nắm bắt tâm lý của nhiều người mong muốn con

em hoặc bản thân được vào làm việc trong ngành Công an sẽ ổn định nên thường khoe khoang có mối

quan hệ quen biết với nhiều người có chức vụ trong Công an TP Đà Nẵng và Bộ Công an. Thao nói có

khả năng xin việc vào lực lượng Phòng cháy chữa cháy và Bệnh viện 199 Bộ Công an đóng tại quận

Sơn Trà (TP Đà Nẵng).

Cụ thể, vào khoảng tháng 7/2016, ông Nguyễn Văn Quang (SN 1971, ngụ Hòa Hiệp Bắc, Liên

Chiểu, Đà Nẵng) nói chuyện với bà Lê Thị Bông (SN 1971, ngụ Hòa Hiệp Bắc) về việc con trai tên

Nguyễn Trí Dũng (SN 1998) có nguyện vọng thi vào Trường Đại học Cảnh sát, nhưng thiếu điểm.

26

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Từ chỗ quen biết, thân tình với ông Quang, bà Bông đã giới thiệu ông đến gặp Nguyễn Sông Thao,

làm Giám đốc Công ty tư vấn du học và việc làm (trụ sở tại địa chỉ 68 Phạm Tứ), để đặt vấn đề xin cho

em Dũng nhập học tại Trường Trung cấp Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Thao đồng ý. Thao còn

khoe, Trường này đang còn một xuất ưu tiên để Thao tự tuyển dụng. Muốn có được xuất này gia đình

ông Quang phải giao cho Thao tổng số tiền 400 triệu đồng…

Tin lời Thao, ngày 31/7/2016, ông Quang đã giao cho Thao 200 triệu đồng và yêu cầu Thao viết giấy

“biên nhận” số tiền trên với lý do “nhận tiền để chạy điểm” cho con trai ông. Tuy nhiên, sau khi nhận số

tiền 200 triệu đồng, Thao lại nói sợ rắc rối về pháp luật sau này nên chỉ đồng ý viết giấy vay tiền theo

mẫu đã thảo sẵn. Sau đó, Thao sử dùng số tiền trên cho trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Khi tiêu hết số tiền 200 triệu đồng, nhưng không hề có “giấy báo nhập học” như đã hứa, Thao gọi

điện cho bà Bông thông báo, sắp có quyết định nhập học và yêu cầu giao nốt số tiền 200 triệu còn lại.

Tưởng thật, bà Bông vui mừng nói lại cho ông Quang. Ngày 1/9/2016, bà Bông và ông Quang mang 200

triệu còn lại giao cho Thao. Chưa dừng lại, vào đầu tháng 11/2016, Thao lại điện thoại cho ông Quang

cho biết đã có thông tin nhập học và “vòi” ông thêm 40 triệu tiền “công tác phí” cho Thao ra Hà Nội lấy

quyết định về.

Sau nhiều tháng chờ đợi nhưng không có kết quả như ý, đến cuối tháng 1/2017 nhận thấy Thao có

dấu hiệu lừa đảo để chiếm đoạt tiền của mình, ông Quang làm đơn tố cáo lên cơ quan điều tra Công an

quận Cẩm Lệ.

Theo một điều tra viên PC 44, qua xác minh sơ bộ, số tiền Thao chiếm đoạt lên đến hơn 1 tỉ đồng

của hàng chục người và con số này vẫn chưa dừng lại. Hiện vụ án đang được điều tra mở rộng.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

27

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Chiếm đoạt hàng tỷ đồng phí trông giữ xe

tại Đại học Điện lực?

Hàng ngày các nhân viên của trường Đại học Điện lực tổ chức trông giữ hàng nghìn lượt xe máy của

học sinh, sinh viên thu về một số tiền vô cùng lớn. Tuy nhiên, nguồn tài chính này không được công

khai, minh bạch, mỗi năm tổ trông giữ xe chỉ giao nộp về trường vài trăm triệu đồng, trong khi số tiền

trông giữ lên đến hàng tỷ đồng.

Do nhu cầu gửi xe quá lớn, hai điểm trông giữ xe của Trường Đại học Điện lực luôn trong tình trạng quá tải, sinh viên phải để xe dọc các hành lang khuôn viên trường.

Tận thu từ nhu cầu của sinh viên

Là một trong những trường đại học lớn nằm trên địa bàn Hà Nội – Đại học Điện lực có số lượng sinh

viên theo học hàng năm lên đến 15.000 sinh viên. Chính vì thế, nhu cầu trông giữ xe tại trường học này

lúc nào cũng bức thiết. Để giải quyết nhu cầu đó, Trường Đại học Điện lực đã xây dựng các khu trông

giữ xe trong khuôn viên trường. Trong đó có hai hạng mục nhà trông giữ xe nhiều tầng, mỗi tầng có sức

chứa khoảng 300 - 400 xe máy. Tuy nhiên, do nhu cầu gửi xe quá lớn nên hai điểm trông giữ xe của

trường luôn trong tình trạng quá tải, nhiều sinh viên phải để xe dọc các hành lang khuôn viên.

Theo khảo sát của phóng viên, vào giờ cao điểm buổi sáng ( từ 7h đến 9h) và buổi trưa (13h – 14h)

là thời điểm sinh viên đến trường đông nhất. Số lượng sinh viên ra vào trường ước tính hàng nghìn

người. Song song với đó, số lượng người gửi xe máy, xe đạp cũng lên đến hàng nghìn lượt. Có thời

điểm, cổng trông giữ xe tại trường ùn tắc kéo dài do số lượng lớn sinh viên đến trường và rời trường

cùng một lúc khiến cho điểm trông giữ xe bị ùn tắc cục bộ. Mặc dù cổng soát vé của Trường Đại học

Điện lực được tối ưu bằng thẻ từ nhưng các nhân viên kiểm vé, thu tiền không xuể.

Nhu cầu lớn là vậy, tuy nhiên Trường Đại học Điện lực không tổ chức làm vé tháng cho sinh viên,

chỉ thu phí theo lượt vé hàng ngày. Vì thế, đối với sinh viên Đại học Điện lực, việc đến trường học nhiều

lần trong một ngày đồng nghĩa với việc phải rút hầu bao nhiều lần/ngày, cảm thấy xót xa khi mỗi ngày

mất đi một khoản tiền không nhỏ.

Một sinh viên ngành Kỹ thuật điện, Đại học Điện lực cho biết: “Do thuê nhà ở xa nên em sử dụng xe

máy làm phương tiện di chuyển đến trường. Tuy nhiên, do trường không có chủ trương làm vé tháng

nên việc đi vé ngày rất tốn kém. Có những ngày, em học nhiều ca nên cứ phải ra vào trường nhiều lần,

mỗi lần ra vào tuy chỉ mất 3000 đồng tiền vé nhưng cộng lại thì cũng mất 10-12 nghìn/ ngày. Trung bình

mỗi tháng mất 200-300 nghìn đồng. Đó là một khoản tiền không nhỏ đối với sinh viên tỉnh lẻ như chúng

em”.

28

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Bức xúc trước vấn đề này, sinh viên N.T.L, ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Điện lực cho biết:

“Hầu hết các sinh viên phải lên giảng đường nhiều buổi trong một ngày. Vì trường đào tạo theo hệ tín

chỉ, các môn, các lớp cách biệt nhau đôi khi vài tiếng. Chính vì thế, bọn em phải ra vào trường nhiều lần

và cũng từng ấy lần mất tiền vé xe. Em không hiểu tại sao trường lại không tổ chức làm vé tháng cho

sinh viên để sinh viết bớt đi một khoản chi phí dành cho việc sinh hoạt. Hơn nữa, việc thu phí, trả tiền

thừa tốn khá nhiều thời gian. Vào buổi tan trường, số lượng sinh viên ra vào khá đông nên hay xảy ra

ùn tắc, có hôm lấy đợi đến lượt soát vé, trả tiền mất gần nửa tiếng đồng hồ mới ra được khỏi cổng”.

Tiền vào túi ai?

Trung mỗi ngày tại Trường Đại học Điện lực có khoảng 4000 đến 5000 lượt xe ra vào, giá vé 3000

đồng đối với xe máy và 2000 đồng đối với xe đạp. Thử làm một phép tính đơn giản: 4000 x 3000 đồng =

12 triệu đồng/ngày. Như vậy, trung bình mỗi tháng, trường Đại học Điện lực thu được khoảng 300 triệu

đồng (đã trừ các ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật). Trung bình mỗi năm, thu được khoảng 3 tỷ 600 triệu

đồng. Một nguồn thu vô cùng lớn đối với một cơ sở giáo dục.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, số tiền khủng này rất hiếm khi được công khai, minh bạch trong hoạt

động tài chính của trường. Theo điều tra của phóng viên, mỗi tháng, đội ngũ trông giữ xe chỉ nộp về 35

triệu đồng/tháng, tức là khoảng 420 triệu đồng/năm. Như vậy, số tiền mà đội công nhân viên chức nộp

về cho Trường Đại học Điện lực chưa bằng số lẻ so với số tiền thật sự từ việc trông giữ xe. Vậy, hàng tỷ

đồng kia đi về đâu, ai là người nắm giữ và sử dụng?

Trao đổi với phóng viên, một nhân viên của Trường Đại học Điện lực tiết lộ rằng: “Nguồn thu từ

trông giữ xe rất ít khi được công khai, minh bạch trong các cuộc họp. Khi có một số thắc mắc, truy hỏi

thì mới biết rằng, tổ trông giữ xe có nộp vài triệu đồng/ tháng vào nhà trường. Thời gian gần đây, sau

khi xảy ra vụ bê bối từ việc tuyển sinh thừa chỉ tiêu, thu khống tiền của hàng nghìn sinh viên, lãnh đạo

trường mới công bố một chút về tài chính. Nhưng số tiền thu được từ trông giữ xe chỉ vài chục triệu

đồng/ tháng thì có vẻ không đúng so với thực tế lắm!”.

Phân tích sự việc nêu trên dưới góc độ pháp lý, Luật sư Trần Hậu Thìn - Đoàn Luật sư TP Hà Nội

cho biết, Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND TP Hà Nội quy định rõ: Đối với

các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: số phí trông giữ xe thu được theo nhiệm vụ

được cấp có thẩm quyền giao, sau khi được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của

Nhà nước; phần còn lại phải nộp ngân sách nhà nước và được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà

nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng theo quy định.

Như vậy, nếu Trường Đại học Điện lực không làm đúng theo quy định này, không có chứng từ, hóa

đơn chi tiết sử dụng nguồn tiền từ việc thu phí trông giữ xe thì rất có thể nguồn tài chính này đang được

sử dụng sai mục đích, hoặc rơi vào túi một số cá nhân, lợi ích nhóm.

Trước đó, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra công tác tuyển sinh, đào

tạo hệ cao đẳng, đại học, thạc sỹ; liên kết đào tạo; quản lý thu, chi học phí tại Trường Đại học Điện lực.

Ngày 16 /9/2016, Bộ Công Thương ban hành Kết luận thanh tra số 8674/KL-BCT chỉ ra hàng loạt sai

phạm, hạn chế của Trường về công tác tuyển sinh, công tác liên kết đào tạo, công tác quản lý chất

lượng đào tạo, công tác quản lý thu – chi học phí... Trước những sai phạm đó, Bộ Công Thương yêu

cầu Đại học Điện lực khẩn trương tiến hành công tác rà soát, đối chiếu, thanh, quyết toán tài chính, thu

hồi hơn 42 tỷ đồng chi sai quy định, không có chứng từ rõ ràng, trong đó: thu hồi về trường số tiền gần

25 tỷ đồng từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ năng lượng và môi trường; thu hồi về trường

số tiền hơn 2,5 tỷ đồng từ Phòng Đào tạo do tổ chức đào tạo 644 học sinh học bổ sung kiến thức; thu

hồi về trường số tiền hơn 3 tỷ của các lớp đã tốt nghiệp nhưng chưa nộp đủ học phí từ các đơn vị;…

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

29

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Rủi ro khi mua nhà, đất đồng sử dụng

Giá cả “hợp túi tiền” nhưng nhà, đất chung giấy phép xây dựng và giấy đỏ rất phức tạp về chủ

quyền, pháp lý.

Năm 2013 anh N. mua một mảnh đất vườn 58 m2 trong khu đất hơn 1.100 m2 trên đường Nguyễn

Duy Trinh, phường Long Trường, quận 9, TP.HCM.

Dở khóc dở mếu

Ban đầu công ty môi giới hứa hẹn sẽ tách thửa, chuyển mục đích và xin phép xây dựng để anh N.

có thể xây nhà. Tuy nhiên, sau khi anh thanh toán hết tiền, công ty môi giới chỉ làm thủ tục chuyển sang

đất ở rồi… dừng lại. Anh N. lên quận hỏi thủ tục để xin tách thửa thì mới biết đất của anh không đủ điều

kiện vì toàn khu đất chưa có hạ tầng...

Theo anh N., toàn khu đất được phép xây dựng với tỉ lệ 60% và đã được cấp phép xây dựng (trên

giấy phép xây dựng vẫn để tên 18 người đồng sử dụng). Năm hộ mua trước đề nghị xây dựng trước,

còn các trường hợp mua sau như anh N. thì phải xây sau và được sự đồng thuận của mọi người. Tuy

nhiên, chỉ có hai trường hợp xây nhà nhưng lại xây không đúng theo giấy phép xây dựng nên không

được hoàn công. Thấy quá phức tạp, anh N. mua tiếp một miếng đất bên cạnh có diện tích 34 m2 bằng

giấy tay để đủ điều kiện xin tách thửa và không dính dáng gì đến các hộ còn lại. Tuy nhiên, anh N. cũng

không được giải quyết cho tách thửa và cấp phép xây dựng. “Vì quận không biết chính xác tôi được sử

dụng bao nhiêu mét vuông đất do trên giấy chứng nhận không thể hiện” - anh N. nói.

Trước tình trạng này, anh N. quyết định bán tài sản theo kiểu “bỏ của chạy lấy người”. “Tôi rao bán

mãi mà cũng không ai mua vì pháp lý của nó quá phức tạp. May thay đang thời kỳ sốt đất, chủ đất đã

mua lại hết cho tôi, nghe nói là để ông làm lại toàn bộ rồi tiếp tục bán” - anh N. thở phào.

Khu đất trên đường XTT 6-2 đã xây sẵn một dãy nhà, bán giấy tay và đã có người vào ở. Hiện vẫn còn một số căn đang rao bán với giá gần 900 triệu đồng với diện tích 35 m2.

Phía sau dãy nhà còn một khu đất trống cũng đang chuẩn bị xây dựng.

Theo tìm hiểu của PV, không chỉ riêng quận 9 mà quận 12, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh…, dạng

một khu đất nhiều người cùng đứng tên hiện nay khá nhiều. Trong đó, không ít khu đất chỉ 1.000- 2.000

m2 nhưng có 20-30 người cùng đứng tên chung. Những lô đất được ngầm phân ra đều không đủ điều

kiện để tách thửa. Khi mua, người mua nhà đều được hứa hẹn xin phép xây dựng, tách sổ nhưng đã

không ít trường hợp đã phải dở khóc dở mếu như đã nêu trên.

30

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Bà Trần Thị Lan mua căn nhà 35 m2 bằng giấy tay tại đường XTT 6-2, huyện Hóc Môn. Trong ảnh: Chủ đất và bà Lan đang lập vi bằng tại một văn phòng thừa phát lại.

Biết rủi ro nhưng vẫn liều mua

Dù sao những trường hợp trên còn được bên bán ra công chứng, sang tên... Còn một dạng khác

cũng khá phổ biến và đang tràn lan ở các khu quận/huyện vùng ven hoặc ngoại thành. Đó là trường hợp

cũng với những khu đất có diện tích 1.000-2.000 m2, chủ đất xin một giấy phép xây dựng rồi xây hàng

loạt căn nhà không đủ chuẩn để tách thửa (đa phần có diện tích khoảng 20-40 m2) và bán với giá từ 700

triệu đến 1,5 tỉ đồng bằng giấy tay.

Khi giao dịch, thay vì công chứng, sang tên thì bên bán chỉ cùng bên mua đến văn phòng thừa phát

lại lập vi bằng làm chứng về việc giao nhận tiền. Sau đó mỗi người mua được giữ một bản vi bằng, kèm

theo một bản phôtô giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung. Nhiều người dân vẫn tưởng đó là cơ sở

pháp lý về nhà, đất của họ.

Xã Thới Tam Thôn và Xuân Thới Thượng (cùng huyện Hóc Môn) là những khu vực khá điển hình

xảy ra tình trạng này.

Tại đường XTT 6-2, ấp 3, xã Xuân Thới Thượng có một khu đất hơn 700 m2 đã được xây dựng 20

căn nhà thành hai dãy úp mặt vào nhau. Mỗi căn có diện tích khoảng 35 m2, được xây dựng một trệt,

một lầu, khá khang trang.

Bà Trần Thị Lan mua nhà, về đây ở từ năm 2015 với giá 500 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay bà Lan

cho biết những căn này đã được bán lại với giá 950 triệu đồng nhưng cũng chỉ được giữ một bản vi

bằng và một bản phôtô giấy chứng nhận đứng tên chủ đất.

“Hiện nay Nhà nước cho phép cấp giấy tờ cho nhà mua bán giấy tay đến năm 2008 rồi. Chắc vài

năm nữa chúng tôi cũng sẽ được cấp chủ quyền thôi. Đã có vi bằng đàng hoàng nên chúng tôi cũng yên

tâm” - bà Lan nói.

Còn tại quận 12, bà Nguyễn Thị Lệ cũng mua giấy tay căn nhà 33 m2chung giấy chứng nhận tại

đường Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân với giá hơn 600 triệu đồng. Bà Lệ cho biết khi mua, chủ đất

cũng chỉ lập vi bằng rồi gửi mỗi bên một bản. Giấy đỏ của khu đất vẫn đứng tên chủ đất và được giao lại

cho một hộ đại diện giữ.

“Biết là có rủi ro nhưng ít tiền cũng liều mua, dù sao nhà cửa cũng được xây dựng khang trang, sạch

đẹp, rộng rãi hơn cảnh phải đi ở trọ” - bà Lệ cho hay.

Các nơi khác như huyện Củ Chi (xã Bình Mỹ, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông), huyện Nhà Bè…

tình trạng này cũng đang diễn ra.

31

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Kiểm soát chặt việc lập vi bằng

Hiện nay, việc mua bán bằng giấy tay với những trường hợp nhà, đất đồng sử dụng và lập vi bằng

làm chứng khiến người dân dễ nhầm tưởng đã có cơ quan nhà nước xác nhận.

Tuy nhiên, bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, khẳng định các văn phòng

thừa phát lại hiện chỉ có chức năng lập vi bằng làm chứng cho việc giao nhận tiền, không đứng ra làm

chứng cho việc mua bán nhà, đất của hai bên. Bà Thuận thông tin Sở Tư pháp đang có kế hoạch kiểm

tra, rà soát hoạt động của văn phòng thừa phát lại trên toàn TP. “Trong trường hợp phát hiện có vi

phạm, sẽ xử lý và chấn chỉnh theo quy định pháp luật” - bà Thuận nói.

Về phía Sở Xây dựng, ông Lý Thanh Long, Chánh Thanh tra sở này, cho biết trong tuần sau, giám

đốc Sở Xây dựng sẽ có buổi làm việc với các quận, huyện có tình trạng nhà ba chung này (chung quyền

sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng, chung số nhà). Qua đó sẽ thống nhất trong vấn đề áp dụng

pháp luật về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm trong những trường hợp này. Tuy nhiên, ông Long

đánh giá đây cũng là một loại hình nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp cũng như

của thị trường hiện nay. “Điều này cũng tốt nhưng vấn đề là quản lý làm sao cho đúng quy hoạch, đảm

bảo hạ tầng và các tiêu chuẩn về nhà ở, không biến thành những khu ổ chuột để sau này chính những

người mua nhà phải chịu hậu quả” - chánh Thanh tra Sở Xây dựng nói.

Đồng thời ông cho biết hiện nay TP đang thừa nhận hiện tượng này ở mức độ quyền sử dụng đất

chung và chưa cấm hay có hình thức xử lý nào tương tự.

Theo ông Long, qua đợt cùng với các địa phương rà soát tới đây, từ yêu cầu thực tiễn tại các địa

phương, các cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu để đề xuất ban hành những quy chuẩn, tiêu chuẩn

về nhà ở riêng lẻ cho phù hợp để tránh trường hợp biến tướng nhưng cũng vừa đáp ứng nhu cầu nhà ở

cho người dân. Cùng với đó, các địa phương cũng cần thông tin cảnh báo để người dân biết nhằm tránh

rủi ro khi mua nhà ở dạng này.

Lo sợ biến tướng từ “ba chung”

Mới đây, tại cuộc họp đánh giá về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM, nhiều

địa phương bày tỏ lo lắng về tình trạng nhà, đất ba chung: chung giấy phép xây dựng, chung giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà.

Theo các địa phương, người mua vẫn nắm tình trạng pháp lý về nhà, đất này và chấp nhận mua

vì tin rằng chính sách pháp luật sẽ thay đổi và họ được cấp giấy.

Một lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay lợi ích hợp pháp của người dân thì phải được bảo đảm

nhưng cơ quan chức năng phải chấn chỉnh kịp thời, quyết liệt xử lý những biến tướng lợi dụng, ảnh

hưởng xấu đến quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Bởi nếu không, không chỉ người dân phải

chịu rất nhiều rủi ro, thiệt thòi mà quản lý nhà nước về đô thị cũng sẽ gặp rất nhiều hệ lụy.

Phát sinh tranh chấp, có thể kiện ra tòa

Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND quận 9, TP.HCM, cũng cho rằng hiện nay các

quy định pháp luật không cấm các giao dịch liên quan đến quyền đồng sử dụng đất, cùng sở hữu

nhà ở. Do vậy, nếu người dân xin phép xây dựng như đã đề cập, địa phương cũng cấp phép bình

thường.

“Việc mua bán của người dân là giao dịch dân sự, trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì có

thể kiện ra tòa. Do đó, ở góc độ quản lý, quận cũng chỉ thông tin cho các phường để cảnh báo

người dân không nên mua nhà, đất theo dạng này để tránh rủi ro” - ông Tuấn Anh cho hay.

Phòng TN&MT quận 9 cũng thông tin trước đây khi quận còn có thẩm quyền cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp chuyển nhượng thì còn thống kê được số lượng mua bán

kiểu đồng sử dụng. Qua đó có thể thông tin đến các phường xảy ra nhiều tình trạng này để lưu ý.

Tuy nhiên, hiện nay thẩm quyền cấp giấy sau khi đã có chuyển nhượng đã thuộc về Sở nên rất khó

kiểm soát tình trạng này.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

32

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Địa chỉ của người bị kiện không đúng:

Vụ án dân sự được giải quyết như thế nào?

Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ của người bị kiện, Tòa

án phải xem xét thụ lý vụ án.

Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 5/5/2017 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn

cách xử lý vụ án dân sự trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tòa án không tống đạt được thông báo

về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không còn nơi cư trú, làm việc

hoặc không có trụ sở tại địa chỉ mà nguyên đơn cung cấp.

Một trong những trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện được quy định tại khoản 1 Điều 192

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 là “e. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của BLTTDS 2015”.

Theo đó, trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (QLNVLQ) cố tình giấu

địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi

kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có QLNVLQ mà

không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.

Những trường hợp sẽ phải đình chỉ vụ án

Trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ của người bị kiện,

người có QLNVLQ theo hướng dẫn trên thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo

thủ tục chung.

Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án do bị

đơn, người có QLNVLQ không còn nơi cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở tại địa chỉ mà nguyên đơn

cung cấp thì Tòa án giải quyết tùy vào các trường hợp.

Cụ thể, trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chủ nơi cư trú,

làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có QLNVLQ theo địa chỉ được ghi trong giao dịch,

hợp đồng bằng văn bản thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có

trụ sở”.

Trường hợp người bị kiện, người có QLNVLQ thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn

với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho người khởi kiện

biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 40, điểm b khoản 2

Điều 277 BLTTDS 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục

chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có

QLNVLQ.

33

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi có trụ sở của

người bị kiện, người có QLNVLQ là cơ quan, tổ chức theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐTP

này thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ trụ sở”.

Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi trụ sở mà không công bố công khai theo quy định tại khoản 1

Điều 79 BLDS năm 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ

tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có

QLNVLQ.

Trường hợp không thuộc các tình huống như trên mà Tòa án đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa

chỉ mới của bị đơn, người có QLNVLQ nhưng nguyên đơn không cung cấp được thì có quyền yêu cầu

Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn, người có QLNVLQ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ mới của bị đơn, người có QLNVLQ thì Tòa án đình

chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015, trừ trường hợp tiếp

tục giải quyết vụ án được hướng dẫn tại NQ 04/2014/NQ-HĐTP.

Trường hợp sau khi thụ lý vụ án mà phát sinh người có QLNVLQ thì Tòa án yêu cầu nguyên đơn, bị

đơn có yêu cầu phản tố, người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập cung cấp địa chỉ của người có QLNVLQ

đó. Nếu nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập không cung cấp

được địa chỉ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chủ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Tòa án không xác định được địa chỉ thì đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của nguyên

đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ có liên quan đến người có

QLNVLQ đó theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 BLTDS 2015, trừ trường hợp tòa án tiếp tục giải

quyết vụ án được hướng dẫn tại Nghị quyết 04.

Những trường hợp Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án

Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có QLNVLQ thuộc diện thừa kế mà nguyên

đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ

theo đúng quy định của pháp luật, nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn

giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Phần tài sản mà người có QLNVLQ thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ được nhận thì Tòa án

tạm giao cho người thân thích của ngươi đó hoặc người thừa kế khác quản lý.

Quyền, nghĩa vụ của người có QLNVLQ thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án

giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu. Tòa án cũng tiếp tục giải quyết vụ án trong các trường

hợp quy định tại điểm b, c khoản 5 và điểm c khoản 6 Điều 477 BLTTDS 2015 và các trường hợp khác

theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại Nghị quyết này thì theo quy định tại điểm

d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được

đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có QLNVLQ.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

34

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Phòng chống tác hại rượu, bia:

Cần bắt đầu từ ý thức “uống có trách nhiệm”

Tác hại của rượu, bia, nhất là những loại đồ uống có cồn được sản xuất, kinh doanh không qua kiểm

định (sản xuất thủ công) hiện hữu hàng ngày, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân

và an toàn của xã hội.

Phòng, chống tác hại của rượu, bia là điều nên làm. Nhưng với những giải pháp được đề xuất trong

dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có đủ sức ngăn chặn những hậu quả của “ma men”

nếu ý thức và văn hóa sử dụng đồ uống có cồn trong nhân dân vẫn chưa thay đổi?

“Cuốc lủi”, bia “cỏ”… vẫn ngoài vòng kiểm soát

Tình trạng rượu trôi nổi, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, rượu do người dân tự nấu theo phương

pháp thủ công không kiểm soát được là nguyên nhân liên quan đến các vụ ngộ độc, không thu được

các loại thuế, phí vẫn chưa quản lý được. Ước tính của Euromonitor International (một công ty khảo sát

thị trường toàn cầu) cho biết, Việt Nam có 28% thức uống có cồn không được kiểm soát, không được

đóng thuế, tương đương hàng triệu USD tiền thuế bị thất thu/năm cùng những nguy cơ mất an toàn đối

với sức khỏe và tính mạng người sử dụng mặc dù hiện có đến 85 văn bản liên quan tới quản lý rượu

bia.

Theo GS. Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, thời gian

qua, các vụ ngộ độc liên quan đến sử dụng đồ uống có cồn đều có nguyên nhân sử dụng methanol vượt

ngưỡng cho phép (trong rượu sản xuất thủ công). Đại diện cho các DN sản xuất kinh doanh rượu, LS

Ngô Quý Linh – Diễn đàn “Uống có trách nhiệm Việt Nam” cho biết, thống kê của Bộ Công Thương và

Bộ Y tế thì hơn 70% sản lượng rượu không kiểm soát được. Hiện nay còn khoảng hơn 230-280 triệu lít

rượu thủ công chưa quản lý được. Lượng rượu sản xuất theo phương pháp thủ công chiếm khoảng 2/3

tổng sản lượng rượu được sản xuất trong nước.

Thực tế việc quản lý chất lượng các loại rượu sản xuất thủ công đang bị “bỏ trống”, phó mặc cho

kinh nghiệm của người sản xuất, lựa chọn của người tiêu dùng (NTD) bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn

về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện dẫn đường cho “tử thần” rình rập mạng sống của NTD, nhất là ở

vùng nông thôn, miền núi và đe dọa an toàn xã hội.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), 10 năm qua, trên toàn quốc có 382 người bị

ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, trong đó 98 người tử vong. Đặc biệt trong 3 tháng đầu năm

2017, số trường hợp ngộ độc rượu có methanol đang tăng vọt so vài năm gần đây. Tính riêng ở Trung

tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đã tiếp nhận 34 người vào cấp cứu vì ngộ độc rượu có

chứa methanol, trong đó 9 người tử vong.

35

VĂN HÓA ỨNG XỬ

ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm cho biết, trong

số ca tử vong do rượu, nguyên nhân có uống rượu có hàm lượng

methanol (là cồn công nghiệp) cao chiếm đến gần 50%. Còn lại tử vong

do ngộ độc rượu trắng và rượu ngâm cây rừng. Đây đều là rượu không

rõ nguồn gốc, không được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản

phẩm và rượu được bán tại các quán ăn, cửa hàng nhỏ lẻ, bán rong

hoặc do người tiêu dùng tự pha chế.

Đặc biệt, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm

2016, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, 11%

số người chết do tai nạn liên quan rượu bia và con số này đang có xu

hướng gia tăng. Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn

giao thông Quốc gia nhấn mạnh: “Trung bình mỗi ngày, ở Việt Nam có

24 người tham gia giao thông và không về nhà; 60 người khác bị thương

vì tai nạn giao thông có liên quan tới rượu bia”. Cùng với đó là hàng

nghìn vụ tranh chấp, xô xát, thậm chí dẫn đến án mạng, vì “có chút hơi

men”, hàng chục nghìn ca bệnh do lạm dụng rượu, bia.

Vì vậy, để phòng, chống tác hại của rượu, bia, việc quản lý rượu thủ

công “là nội dung được mong đợi” trong Dự thảo Luật Phòng, chống tác

hại của rượu, bia đang được Bộ Y tế soạn thảo. Tuy nhiên, ông Nguyễn

Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam chỉ

rõ, dự thảo chưa đề cập đến những quy định liên quan để quản lý rượu

thủ công (quy chuẩn kỹ thuật, quy định về cấp phép, đăng ký sản xuất…)

và cũng chưa phân tích được nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xã

hội liên quan đến rượu, bia được sản xuất, kinh doanh trái phép, tự do.

Tăng thuế, phí sẽ đưa hàng lậu, hàng kém chất lượng “lên ngôi”

Cùng với việc bỏ quan “thủ phạm” chính gây tác hại là “cuốc lủi”

không được kiểm định, bia “cỏ”…, những giải pháp của dự thảo nhằm

giảm nguồn cung rượu, bia đã được kiểm soát “chỉ làm khó thêm cho DN

và đẩy NTD chuyển sang sử dụng các sản phẩm trôi nổi, sản xuất thủ

công, không được kiểm định do giá thành rẻ và không phân biệt được

sản phẩm có kiểm định và sản phẩm trôi nổi” – nhiều chuyên gia thuộc

Hiệp hội Rượu – Bia - Nước giải khát Việt Nam nhận định.

Theo ông Việt, khi nguồn cung trong nước “bị siết” sẽ làm sản xuất bị

đình trệ, ảnh hưởng lớn tới nguồn thu ngân sách của Nhà nước từ sản

phẩm đồ uống có cồn, tạo điều kiện cho hàng lậu, hàng giả, hàng nhái có

thị trường. Phân tích rõ hơn tác dụng ngược của một số đề xuất hạn chế

nguồn cung trong dự thảo, đại diện Công ty Heineken Việt Nam khẳng định, cấm quảng cáo, tài trợ

rượu, bia như dự thảo “hạn chế khả năng giới thiệu tác dụng của sản phẩm chính thống đến NTD. Từ

đó có thể làm gia tăng hành vi lạm dụng sản phẩm có cồn không được kiểm soát do NTD không có

thông tin để phân biệt và nhận biết về sản phẩm chính thống và sản phẩm trôi nổi”.

Cùng nhận định, ông Phạm Trung Kiên – Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội cho

rằng, rượu, bia phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (hơn 60%). Dự thảo Luật đề xuất thêm Quỹ Nâng cao

sức khỏe cộng đồng (do các DN đóng góp 1-2% doanh thu) sẽ làm tăng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên,

“những cơ sở sản xuất rượu thủ công lại không được điều chỉnh theo quy định này, vô hình trung

khuyến khích NTD chuyển sang sử dụng các loại rượu, bia chất lượng kém vì giá thành rẻ hơn, nhưng

nhiều nguy cơ ngộ độc”.

Do vậy, cần các biện pháp chế tài cụ thể để xử lý “nặng tay”, nghiêm minh những hoạt động sản

xuất, kinh doanh đồ uống có cồn kém chất lượng, nhập lậu, hàng nhái để hạn chế những tác hại của

rượu, bia. Đồng thời, theo LS Ngô Quý Linh, cần kiểm soát nguồn cung nguyên liệu và đầu ra của sản

phẩm để phòng ngừa tác hại của đồ uống có cồn, chứ không phải cấm các DN sản xuất, kinh doanh đồ

uống có cồn quảng cáo sản phẩm…

Cả nước hiện có khoảng

100 cơ sở sản xuất bia quy

mô công nghiệp với sản

lượng năm 2014 đạt 2.948

triệu lít. Năm 2010, sản

lượng rượu công nghiệp đạt

80 triệu lít, sản lượng rượu

thủ công sản xuất nhằm

mục đích kinh doanh được

cấp phép là 32 triệu lít.

Tổng sản lượng rượu sản

xuất trong nước có xu

hướng giảm (từ 349 triệu lít

năm 2010 xuống còn 310

triệu lít năm 2015), trong đó

rượu sản xuất thủ công

chiếm khoảng gần 80%.

Năm 2016, mức tiêu dùng

bia đạt khoảng 40

lít/người/năm (đứng thứ 52

trên thế giới). Việt Nam

đứng thứ 94/194 quốc gia

tiêu thụ rượu bia trên thế

giới.

Theo số liệu của WHO, với

mức bình quân 6,6 lít

cồn/người/năm (tính theo độ

cồn tuyệt đối) thì Việt Nam

đứng trong nhóm có mức sử

dụng rượu, bia trung bình

thấp.

(Nguồn: Hiệp hội Rượu - Bia

– Nước giải khát Việt Nam)

36

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Ở góc độ một doanh nhân, ông Đỗ Văn Vẻ - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình khóa XIII nhận định,

tăng thuế, phí (Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng) không nên được coi như một chế tài để hạn chế tác

hại của rượu, bia mà nên tập trung vào các biện pháp kiểm soát bằng các “hàng rào kỹ thuật”, nhất là

với hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, rượu sản xuất thủ công… để có thị trường đồ uống có cồn phát triển

lành mạnh, theo nhu cầu tiêu dùng…

Trên hết, giải pháp bền vững nhất là tập trung làm thay đổi ý thức sử dụng đồ uống có cồn của NTD

theo khẩu hiệu “Uống có trách nhiệm”. Chỉ khi nào bản thân NTD nhận thức được những nguy hiểm của

các sản phẩm trôi nổi, không được kiểm định và từ chối sử dụng, khi nào đồ uống có cồn được sử dụng

như một văn hóa giao tiếp văn minh thì lúc đó, “ma men” mới không dẫn lối được hành vi của NTD.

Đạt được kết quả này cần những hoạt động tuyên truyền bền bỉ, lâu dài, trực tiếp vào các đối tượng

tiềm năng và những quy định pháp luật cụ thể, khả thi về xử phạt các hành vi lạm dụng rượu, bia gây

nguy hiểm cho xã hội, chứ không chỉ là những giải pháp “ngọn” nhằm vào giảm nguồn cung các sản

phẩm đã được kiểm soát…

Mới đây, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội lần thứ 6 (ngày 28/4), Bộ

Y tế đã trình bày Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia với các đề xuất cấm bán cũng như

cấm uống rượu bia đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đã có biểu hiện say

rượu, bia.

Cán bộ, công viên chức và người lao động bị cấm sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc,

nghỉ giữa giờ giữa các ca trong ngày làm việc; không bán rượu bia tại quán karaoke; trạm dừng đỗ

xe trên các tuyến đường giao thông; cơ sở y tế, giáo dục, nuôi dưỡng; khu vui chơi trẻ em…

Đáng chú ý, Dự thảo Luật cũng cấm quảng cáo, giới thiệu rượu, bia từ 15 độ trở lên. Quảng cáo

rượu bia dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm

sau. DN rượu, bia không được tài trợ các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể

thao, vui chơi giải trí…

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đến vai trò của Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng sẽ được thành lập

theo Dự thảo Luật này. Quỹ có nguồn thu từ đóng góp bắt buộc của người sử dụng và DN sản xuất,

nhập khẩu rượu bia.

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm

2018 để có thể thông qua vào năm 2019.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

37

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Thủ tục chuyển nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải làm

thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Em Nguyễn Trường Đạt (Khánh Sơn – Khánh Hoà) hỏi: Chúng em là nam thanh niên, hiện đang

học lớp 12. Theo quy định, chúng em đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tại địa phương. Vậy, khi chúng em

học tiếp lên đại học, cao đẳng thì việc đăng ký và thi hành nghĩa vụ quân sự sẽ như thế nào?

Luật gia Bùi Đức Độ trả lời: Khoản 2 Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định:

“a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải

đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn

10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký

nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;

b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục

nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký

nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học

phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu

cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký

nghĩa vụ quân sự”.

Điều 41 của Luật này cũng quy định, nếu sinh viên đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy

thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong

thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo, thì được hoãn gọi nhập ngũ.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự? Muốn tạm hoãn nhập ngũ thì phải làm gì?

Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc

giả Nguyễn Toại (Hà Nội) như sau:

Theo quy định tại Điều 14 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2016 thì người

khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật

được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, những đối tượng sau được miễn gọi nhập ngũ:

38

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

a) Con của liệt sĩ, thương binh hạng một.

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81%

trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

d) Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, công an nhân dân.

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Cũng theo quy định tại Khoản 1, của điều này, những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân

sự:

a) Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc

chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch

bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến

80%.

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực

hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án

phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc

cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời

gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Muốn tạm hoãn nhập ngũ, bạn phải thực hiện công việc sau: Chờ kết luận của Hội đồng khám sức

khỏe, các giấy tờ cần thiết chứng minh bản thân thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ… kèm đơn xin tạm

hoãn gọi nhập ngũ tới cơ quan có thẩm quyền xem xét (Chủ tịch UBND cấp huyện).

Nếu là học sinh, sinh viên, bạn cần xin xác nhận tại trường, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập

ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, bạn phải tuân thủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17, đó là làm thủ tục chuyển đăng ký

nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân

sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho

công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.

(Theo news.zing.vn)

39

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Tính lương bình quân

tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Bạn đọc từ mail [email protected] hỏi: Tôi có thời gian 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội

(BHXH) tại doanh nghiệp với mức lương 2.650.000, sau đó tôi đóng BHXH tại cơ quan nhà nước theo

chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Từ ngày 1/1/2017, khi tôi 55 tuổi đủ tuổi về hưu tôi có thời gian đóng BHXH tại cơ quan nhà nước là

30 năm đủ mức hưởng 75%. Theo khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 người lao động vừa có thời

gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH do người

sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian.

Nếu tôi không có thời gian đóng 4 tháng tại doanh nghiệp tôi sẽ được hưởng chế độ BHXH dựa trên

mức quân bình lương của 15 năm trước khi về hưu (chắc chắn sẽ cao hơn mức 2.650.000 đồng). Trong

trường hợp này, có phải tôi sẽ bị thiệt thòi hơn so với nếu chỉ đóng BHXH tại cơ quan nhà nước mặc dù

thời gian đóng BHXH của tôi nhiều hơn?

- BHXH Việt Nam trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 và khoản 3 Điều

59 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2015 thì người lao động vừa có thời gian

đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng

BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng

đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà

nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm, hoặc 6 năm, hoặc 8

năm… cuối tùy theo thời điểm bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật

BHXH.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của bạn vừa có thời gian làm việc đóng BHXH theo chế

độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử

dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là bình quân tiền lương của cả

hai giai đoạn trên./.

___________________________________________________

Có được trả lại tiền trợ cấp một lần để hưởng hưu trí?

Bạn đọc từ mail [email protected] hỏi: Vào năm 1989 tôi và một số người bạn của tôi đã

hưởng trợ cấp 1 lần do mất sức, nhưng sau đó tôi muốn hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nên đã trả lại

phần tiền đã nhận về chế độ trợ cấp 1 lần khi mất sức. Khi trả lại số tiền đã nhận trợ cấp 1 lần mất sức,

tôi đã ra Hội đồng GĐYK để giám định với tỷ lệ hơn 61% (thời gian đó bạn tôi đã được giải quyết, riêng

tôi thời gian đó đang bị bệnh nên không thể làm thủ tục liền được).

Như vậy yêu cầu của tôi có thực hiện được không? Nếu không thì tại sao? Có văn bản nào quy định

về vấn đề này không?

40

HỎI - ĐÁP PHÁP LUẬT

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Công văn số 3168/LĐTBXH-CSLĐXH

ngày 24/9/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì:

“Những người đã nghỉ theo chế độ thôi việc hưởng trợ cấp một lần, đã được giải quyết đúng chính

sách chế độ thì không được trả lại số tiền trợ cấp đã nhận để chuyển sang hưởng chế độ hưu trí, mất

sức lao động; đơn vị nào giải quyết sai chế độ, chính sách thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm giải quyết

đúng chính sách, chế độ của nhà nước đối với người lao động”.

Như vậy, bạn không thuộc đối tượng được nộp lại số tiền trợ cấp một lần. Mặt khác, trường hợp của

bạn được giải quyết trước tháng 01/1995 (trước khi ngành BHXH thành lập) nên không thuộc thẩm

quyền giải quyết của BHXH Việt Nam. Đề nghị bạn liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa

phương để được xem xét trả lời cụ thể.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

41

LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tel: (0650) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: [email protected] - [email protected]

Tổng thống Philippines

ra lệnh cấm hút thuốc lá nghiêm khắc

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa ra lệnh áp dụng lệnh cấm hút thuốc lá nghiêm ngặt ở

nơi công cộng và kêu gọi người dân hỗ trợ chính quyền tố cáo những người hút thuốc.

Theo New York Times, sắc lệnh điều hành nói trên vừa được ông Duterte ký ban hành và công bố

hôm 18/5 theo đó cấm việc sử dụng thuốc lá, trong đó có thuốc lá điện tử ở tất cả các không gian công

cộng, kể cả vỉa hè.

Sắc lệnh này cũng cấm những người dưới 18 tuổi sử dụng, bán hay mua thuốc lá hay các sản phẩm

thuốc lá. Sắc lệnh điều hành số 26 này tương tự với lệnh cấm hút thuốc gần như hoàn toàn mà ông

Dutert đã áp dụng ở thành phố Davao mà ông làm thị trưởng hồi năm 2002.

Cũng theo quy định mới này, thuốc lá bị cấm bán trong phạm vi 100m xung quanh các trường học,

sân chơi hay những nơi mà trẻ em có thể tụ tập. Chính quyền các địa phương sẽ phải thiết kế các khu

vực hút thuốc ở xa những nơi này, xa các thang máy, thang bộ, cây xăng, trung tâm ý tế và những nơi

chế biến đồ ăn.

Các biển hiệu “Không hút thuốc” cũng sẽ được lắp đặt ở tất cả các địa điểm công cộng trong thời

gian tới. Ngoài ra, trong sắc lệnh mới này, Tổng thống Philippines cũng kêu gọi người dân tham gia lực

lượng đặc nhiệm không khói thuốc được thành lập để thực hiện các quy định trong sắc lệnh, phát hiện

và xử lý những người vi phạm.

Theo Người phát ngôn của Tổng thống Ernesto Abella, những người vi phạm lệnh cấm hút thuốc ở

Philippines có thể phải đối mặt với mức án lên đến 4 tháng tù giam và bị phạt lên đến 5.000 peso, tức

khoảng 100 USD.

Theo một báo cáo do Tổ chức Y tế thế giới công bố hồi năm 2015, hơn 1/4 dân số Philippines hút

thuốc, trong đó có 11% là người chưa thành niên.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

42