6
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Nhà xuất bản Đại học Vinh CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Nghệ An, ngày 21 tháng 02 năm 2017 QUY ĐỊNH TM THI Vđịnh dng, trình bày giáo trình, tài liệu hc tp của Nhà xuất bản Đại hc Vinh ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Giáo trình, tài liệu hc tp của Trường Đại hc Vinh cn đáp ứng yêu cầu cao vnội dung và hình thức, tuân thủ các quy định ti Quyết định s1221/QĐ-ĐHV ngày 14/10/2016 ca Hiệu trưởng Trường Đại hc Vinh. Sau đây là những quy định tm thi vththức định dạng, trình bày bản tho nhằm giúp việc biên soạn của tác giả/nhóm tác giả việc biên tập của Nhà xuất bn Đại hc Vinh (sau đây viết tắt là NXB) được thun li. 1. Vcấu trúc giáo trình Bn thảo giáo trình, tài liệu hc tập (sau đây gọi tắt là giáo trình) nộp vNXB cần có cấu trúc như sau: - Bìa chính: Bao gồm tên tác giả (chbiên) và các tác giả tham gia (không ghi kèm chức danh khoa hc); Tên giáo trình (hoặc sách chuyên khảo, sách tham khảo...), tháng/năm nạp bn tho; - Bìa phụ: Ghi rõ các tác giả tham gia (ghi rõ chủ biên, đồng chbiên, các tác githam gia, ghi kèm học hàm - hc vca các tác giả), có thể có thêm dòng nêu đối tượng sdụng giáo trình. Ví dụ: Dùng cho sinh viên các ngành sư phạm, Dùng cho sinh viên ngành sư phạm Ngvăn... - Mc lc; - Li gii thiu (hoc lời nói đầu): gii thiệu tóm tắt giáo trình, đối tượng sdng, bcục giáo trình, phân công biên soạn...); - Nội dung chính của giáo trình (có thể phân chia thành phn, chương, mc) Có thể bcục theo 2 cách: + Chương Các mục trong chương Tài liệu tham kho (cuối chương) Phlc (nếu có); + Chương 1 Chương 2... Danh mục tài liệu tham kho (cuối tài liệu) Phlc (nếu có). 2. Vkhgiy, font chson thảo, định dng giáo trình Bn tho cần được son thảo, trình bày theo quy định sau: - Khgiấy: A4 (hướng in: dc tgiy); - Ltrang (Margins): Trên (Top): 2,5cm; Dưới (Bottom): 2,5cm; Trái (Left): 2,5cm; Phi (Right): 2,5cm;

QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Nhà xuất bản Đại học Vinh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Nghệ An, ngày 21 tháng 02 năm 2017

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Về định dạng, trình bày giáo trình, tài liệu học tập

của Nhà xuất bản Đại học Vinh

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Giáo trình, tài liệu học tập của Trường Đại học Vinh cần đáp ứng yêu cầu cao

về nội dung và hình thức, tuân thủ các quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-ĐHV ngày

14/10/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh. Sau đây là những quy định tạm

thời về thể thức định dạng, trình bày bản thảo nhằm giúp việc biên soạn của tác

giả/nhóm tác giả và việc biên tập của Nhà xuất bản Đại học Vinh (sau đây viết tắt là

NXB) được thuận lợi.

1. Về cấu trúc giáo trình

Bản thảo giáo trình, tài liệu học tập (sau đây gọi tắt là giáo trình) nộp về NXB

cần có cấu trúc như sau:

- Bìa chính: Bao gồm tên tác giả (chủ biên) và các tác giả tham gia (không ghi

kèm chức danh khoa học); Tên giáo trình (hoặc sách chuyên khảo, sách tham khảo...),

tháng/năm nạp bản thảo;

- Bìa phụ: Ghi rõ các tác giả tham gia (ghi rõ chủ biên, đồng chủ biên, các tác

giả tham gia, ghi kèm học hàm - học vị của các tác giả), có thể có thêm dòng nêu đối

tượng sử dụng giáo trình. Ví dụ: Dùng cho sinh viên các ngành sư phạm, Dùng cho

sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn...

- Mục lục;

- Lời giới thiệu (hoặc lời nói đầu): giới thiệu tóm tắt giáo trình, đối tượng sử

dụng, bố cục giáo trình, phân công biên soạn...);

- Nội dung chính của giáo trình (có thể phân chia thành phần, chương, mục)

Có thể bố cục theo 2 cách:

+ Chương Các mục trong chương Tài liệu tham khảo (cuối chương)

Phụ lục (nếu có);

+ Chương 1 Chương 2... Danh mục tài liệu tham khảo (cuối tài liệu)

Phụ lục (nếu có).

2. Về khổ giấy, font chữ soạn thảo, định dạng giáo trình

Bản thảo cần được soạn thảo, trình bày theo quy định sau:

- Khổ giấy: A4 (hướng in: dọc tờ giấy);

- Lề trang (Margins): Trên (Top): 2,5cm; Dưới (Bottom): 2,5cm;

Trái (Left): 2,5cm; Phải (Right): 2,5cm;

Page 2: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

2

- Khoảng cách đoạn (Paragraph spacing): Trước (Before): 6 pt; Sau (After): 0 pt;

- Dãn dòng (linespacing): 1,5 lines;

- Font chữ: Dùng mã Unicode, font Times New Roman, size 13;

- Thụt lề đầu dòng: Dùng phím Tab () hoặc chọn chế độ thụt lề tự động

(trong hộp thoại Paragraph, mục Special: First line). Tuyệt đối không dùng phím cách

(Space) để tạo thụt lề đầu dòng mỗi đoạn.

3. Về các phần, chương, mục trong giáo trình

- Về nội dung: Đầu mỗi Chương cần chỉ rõ những mục tiêu người học cần đạt

trong Chương đó. Cuối mỗi Chương phải có các câu hỏi, câu hỏi thảo luận, bài tập

tương ứng.

- Về hình thức: Cần trình bày theo đúng quy định sau:

+ Tên phần, chương: CHỮ HOA, ĐỨNG, ĐẬM;

+ Tên mục chính (cấp 1): Chữ thường, đứng, đậm;

+ Tên tiểu mục (cấp 2): Chữ thường, nghiêng, đậm;

+ Tên tiểu mục (cấp 3): Chữ thường, nghiêng, không đậm;

+ Các tiểu mục cấp 4 trở lên: Dùng gạch đầu dòng (-) hoặc dấu (+). Không nên

dùng dấu chấm bi (bullet ) hoặc dấu sao (*). Chỉ dùng dấu chấm bi hoặc dấu sao để

đánh dấu những điểm cần lưu ý trong giáo trình.

- Chú thích: Nên chú thích theo từng trang (Footnote) và không chạy liên tục

(continuous). Trừ trường hợp đặc biệt (chú thích quá nhiều, các tác phẩm kinh điển) có

thể đặt ở cuối sách (Insert Endnote) như một hồ sơ.

4. Về trích dẫn thơ, văn, số liệu... tham khảo

Những nội dung không phải của tác giả nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu tham

khảo (trích dẫn) đồng thời thể hiện trong danh mục tài liệu tham khảo (TLTK).

Cách trình bày trích dẫn:

- Trích dẫn thơ, văn (trích nguyên văn): Thơ: in nghiêng; Văn: không in

nghiêng. Nếu trích dẫn văn trên 3 câu, khuyến khích xuống dòng, thụt lề trái lớn hơn

văn bản chính, có thể cỡ chữ nhỏ hơn.

- Trích dẫn số liệu, bảng biểu, tranh ảnh: tên tác giả, tên TLTK, năm xuất bản,

công bố.

5. Về cách trình bày, sắp xếp danh mục TLTK

TLTK phải được sắp xếp thành danh mục, đánh số thứ tự, đặt cuối mỗi chương

hoặc cuối của giáo trình.

Page 3: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

3

Thông tin trong mỗi tài liệu tham khảo:

- Nếu TLTK là sách, luận án, báo cáo: Ghi đầy đủ tên tác giả/nhóm tác giả

hoặc cơ quan ban hành, Tên sách, luận án, báo cáo (in nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi

xuất bản, Năm xuất bản. Ví dụ:

[3]. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực, Đột

biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996.

[4]. Daniel Fleisch, A Student’s Guide to Maxwell’s Equations, Cambridge

University Press, Cambridge, 2008.

- Nếu TLTK là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: Cần ghi đầy đủ

Tên tác giả, Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không nghiêng), Tên tạp chí hoặc tên

sách (nghiêng), Tập, Số, Năm xuất bản, Số trang. Ví dụ:

[5]. Nguyễn Ngọc Ân, “Thơ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, Số 8, 1992, tr 23-30.

- Tài liệu tham khảo là các trang trên Interrnet: cần ghi tên tác giả, Tên bài viết,

Tên miền (hoặc địa chỉ website), thời gian truy cập. Ví dụ:

[6]. Bùi Thị Hoa, Bài giảng Sinh lý người,

http://sites.google/site/sinhlynguoissp2, truy cập ngày 12/9/2016.

Cách sắp xếp TLTK trong danh mục

Sắp xếp thứ tự ABC của họ tên tác giả theo thông lệ từng nước:

- Tài liệu tiếng nước ngoài (Phiên âm Latinh, không dịch): theo họ, tên;

- Tài liệu tiếng Việt: Xếp theo tên, họ;

- Không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu tiên của tên cơ quan ban

hành. Ví dụ:

Tổng cục Thống kê xếp vào vần T;

Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B.

6. Về cách trình bày hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ và công thức toán

- Hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, công thức toán đều phải rõ ràng;

- Nếu hình ảnh vẽ trong MS Word thì cần nhóm thành nhóm. Chú thích hình vẽ

đặt dưới hình, căn giữa, số thứ tự của hình vẽ nên đánh theo chương.

Ví dụ: Hình 1.12 (Hình số 12 trong Chương 1)

- Bảng biểu: cần hiển thị đầy đủ trong 1 trang. Nếu bảng vượt quá chiều rộng

khổ giấy thì phải chọn hướng in ngang tờ giấy.

7. Về cách trình bày một số dấu câu phổ biến

- Dấu câu (. , ... ; ! ?) phải đặt sát chữ cái cuối cùng trong câu (không có dấu

cách trước các dấu câu);

- Dấu ngoặc kép: dùng ngoặc kép kiểu Anh (“ ”), không dùng kiểu Pháp (« »)

hay kiểu Đức („ “).

Page 4: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

4

- Dấu cách (space): Sau bất kỳ dấu câu nào (. , ...; ! ?) cũng phải có một ô cách

(space).

- Dấu gạch ngang: sử dụng dấu ngắn “-” trong trường hợp một từ ghép (“tiểu

thuyết - tự truyện”) hoặc trong tên riêng (Saint-Laurent), dấu dài “–” khi ngăn cách các

mệnh đề/cụm từ trong câu.

8. Về cách ghi dấu (thanh điệu) trên chữ viết

- Dấu chỉ được ghi trên hay dưới nguyên âm (âm chính), không ghi trên hay

dưới phụ âm.

- Dấu chỉ được ghi trên hoặc dưới nguyên âm chính, không ghi trên hoặc dưới

âm đệm hoặc bán âm cuối. Ví dụ: thuế, quỷ, sáu, táo... chứ không phải thúê, qủy, saú,

taó...

- Với nguyên âm đôi, dấu được ghi trên hoặc dưới nguyên âm thứ nhất trong

trường hợp nguyên âm đôi đứng cuối từ (họa, hữu, láy...), được ghi trên hoặc dưới

nguyên âm thứ hai trong trường hợp nguyên âm đôi đứng giữa từ (liếng, hoàng...).

9. Về cách trình bày hội thoại

Có thể trình bày hội thoại theo các cách sau:

a) Xuống dòng và có gạch đầu dòng “-”, đồng thời có gạch trước và sau phần

thuyết minh về chủ thể nói. Không dùng xuống dòng tự động. Ví dụ:

- Anh cứ liệu hồn, - tôi nói vẻ bực bội, - và hãy nói thật đi!

b) Xuống dòng và đầu dòng gạch “-”, chỉ dùng dấu phẩy để phân biệt về chủ

thể nói trong cả đoạn. Ví dụ:

- Anh cứ liệu hồn, tôi nói vẻ bực bội, và hãy nói thật đi!

c) Đặt phần đối thoại trong dấu “...”, và đặt phần mô tả chủ thể nói ra ngoài dấu

này. Ví dụ: “Anh cứ liệu hồn,” tôi nói vẻ bực bội, “và hãy nói thật đi!”

Mặc dù có thể chấp nhận cả ba cách trình bày hội thoại kể trên, nhưng phải nhất

quán (sử dụng cùng một kiểu) trong toàn bộ bản thảo. Cách thứ ba là cách có xu

hướng thông dụng hiện nay và được khuyến khích sử dụng. Cách bỏ dấu theo nguyên

bản cũng là một hướng tham khảo ưu tiên.

10. Về việc viết hoa

a) Viết hoa vì phép đặt câu: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu

hoàn chỉnh.

b) Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người:

- Tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng

chỉ tên người, tên hiệu, tên gọi lịch sử. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Nguyễn Thị

Minh Khai, Giàng A Pao, Vua Hùng Vương, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ.

- Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt: Trường hợp phiên

âm qua âm Hán - Việt, viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Mao Trạch

Đông, Kim Nhật Thành; Trường hợp phiên âm trực tiếp, sát cách đọc của nguyên ngữ:

Page 5: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ

5

Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các

âm tiết, ví dụ: Phri-đrích Ăng-ghen, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Xta-lin.

c) Viết hoa tên địa lý:

- Tên địa lý Việt Nam:

Thông thường, chỉ viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và

không dùng gạch nối. Ví dụ: tỉnh Nam Định; tỉnh Đắc Lắc, tỉnh Kon Tum; thành phố

Đà Nẵng; thành phố Thái Nguyên; thị trấn Cầu Giát; quận Hải Châu; phường Thanh

Bình; huyện Krông Pa, huyện Ea H’leo; xã Ia Rtô, xã Ia Yeng.

Trường hợp tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (biển, cửa,

bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản, v. v...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành

tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa

Lò, Bến Thành, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Buôn Hồ.

Trường hợp tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực được cấu tạo bằng từ chỉ

phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả

các âm tiết tạo thành tên gọi. Ví dụ: Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ; Đông Bắc; Tây

Bắc...

- Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt:

Tên địa lý đã phiên âm qua Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý

Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha...

Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp, sát cách đọc

của nguyên ngữ): Viết hoa theo như quy tắc viết hoa tên người nước ngoài. Ví dụ:

Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen...

d) Viết hoa tên cơ quan, tổ chức:

- Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ

chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví

dụ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, Trường Đại học Vinh, Trường Trung học phổ thông Hà Huy

Tập, Trường Tiểu học Trung Đô;

- Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài:

Đối với tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc

viết tên cơ quan tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế

giới (WHO), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

e) Viết hoa các trường hợp khác:

- Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể. Ví dụ: Đại tướng

Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H;

Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M.

- Viết hoa danh từ chung đã riêng hóa. Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí

Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam), Trường (chỉ Trường Đại học Vinh).

Page 6: QUY ĐỊNH TẠM TH I Về định dạng, trình bày giáo trình, tài ...nhaxuatban.vinhuni.edu.vn/DATA/55/Upload/539/DOCUMENTS/2017/02/nxb_quy... · 5 Đối với mỗi bộ