30
Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định Cảng Sài Gòn 1 QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo quyết định số 121/QĐ-TGĐ ngày 02 thán 02 năm 2016) MỤC LỤC Trang PHẦN I – QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương I. Quy chế về tổ chức dây chuyền xếp dỡ và thực hiện QTCNXD 2 Chương II. Quy định về công tác chuẩn bị nơi làm việc 10 Chương III. Quyu định về an toàn lao động đối với các đối tượng tham gia QTCNXD 12 Chương IV. Các quy định an toàn đối với từng thao tác trong QTCNXD 15 Chương V. Quy định về xếp dỡ bảo quản hàng nguy hiểm độc hại ở Cảng 24

QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 1

QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG

XẾP DỠ HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo quyết định số 121/QĐ-TGĐ ngày 02 thán 02 năm 2016)

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I – QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Chương I. Quy chế về tổ chức dây chuyền xếp dỡ và thực hiện QTCNXD 2

Chương II. Quy định về công tác chuẩn bị nơi làm việc 10

Chương III. Quyu định về an toàn lao động đối với các đối tượng tham gia QTCNXD 12

Chương IV. Các quy định an toàn đối với từng thao tác trong QTCNXD 15

Chương V. Quy định về xếp dỡ bảo quản hàng nguy hiểm độc hại ở Cảng 24

Page 2: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

2 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

CHƯƠNG I

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN XẾP DỠ

VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Sản phẩm cuối cùng của công tác xếp dỡ ở cảng là hoàn tất công tác xếp dỡ hàng hóa

cho một con tàu, tức là giải phóng xong một con tàu. Thời gian giải phóng tàu trong công đoạn xếp

dỡ tại cảng được tính từ khi bắt đầu mở hầm làm hàng cho tới khi chấm dứt công tác xếp dỡ - tàu

có thể rời cảng.

Điều 2: Dây chuyền xếp dỡ là một phần tử trong quá trình tổ chức sản xuất ở Cảng. Các yếu tố

để hình thành một dây chuyền xếp dỡ là:

Đối tượng xếp dỡ : hàng hóa thông qua cảng (hàng rời, container, sắt thép –thiết bị,

bách hóa tổng hợp,...)

Thiết bị xếp dỡ: : các phương tiện thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng (hỗ trợ thao

tác nâng hạ, di chuyển dời dọn hàng hóa)

Nhiệm vụ xếp dỡ : các phương án khai thác (xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho bãi, dời

dọn,…)

Tổ chức thực hiện : là sự phối hợp khoa học của các thành phần tham gia

- Công nhân xếp dỡ

- Công nhân cơ giới

- Nhân viên giao nhận hàng hóa

- Nhân viên chỉ đạo khai thác và xếp dỡ

- Một số nhân viên kiểm tra giám sát khác

Tất cả các thành viên này đều có nhiệm vụ thực hiện phương án khai thác đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 3 : Mọi yếu tố để tổ chức dây chuyền xếp dỡ phải được quy định cụ thể rõ ràng – đó là

quy trình công nghệ xếp dỡ, quy trình công nghệ xếp dỡ được xây dựng qua việc nghiên cứu cụ thể

các sơ đồ cơ giới hoá xếp dỡ hoàn chỉnh của cảng, đảm bảo tính hợp lý và tính khả thi để đạt được

các yêu cầu sau đây:

Sử dụng công suất, phương tiện thiết bị xếp dỡ tối ưu.

Năng suất lao động của từng phương án xếp dỡ đạt kết quả tối đa.

Lao động, phương tiện, hàng hoá phải bảo đảm an toàn.

Điều 4: Quy trình công nghệ xếp dỡ phải được xây dựng đầy đủ cho mọi loại hàng, nhóm hàng,

mọi phương tiện thiết bị xếp dỡ ở cảng, sao cho mọi hoạt động trong công tác xếp dỡ đều được

thực hiện theo quy trình công nghệ xếp dỡ.

Điều 5: Trong quá trình thiết lập các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các phương án khai thác

có những vấn đề không được đề cập trong các quy trình đều đã được quy định trong bộ quy chế

Page 3: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 3

này: việc tổ chức thực hiện quy chế và quy trình công nghệ xếp dỡ phải được coi như việc thi hành

một luật lệ mang tính pháp lý - có kiểm tra, giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm.

II. TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG KHAI THÁC:

Điều 6: Việc điều hành hoạt động khai thác toàn cảng là Tổng giám đốc - giúp cho Tổng giám

đốc trong công tác tổng chỉ huy này là Phó tổng giám đốc phụ trách khai thác và Trưởng phòng

Kinh doanh khai thác. Bên cạnh hệ thống chỉ huy trực tiếp này là các hệ kinh tế và kỹ thuật làm

nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ theo từng chức năng và công việc cụ thể.

- Tại các cảng, xí nghiệp xếp dỡ và chi nhánh (gọi tắt là các đơn vị trực thuộc cảng), người trực

tiếp nhận lệnh của công ty và triển khai thực hiện là Giám đốc, tại cuộc họp giao ban toàn cảng

hoặc qua hệ thống thông tin trực tiếp, Phó giám đốc khai thác của đơn vị trực thuộc giúp Giám đốc

triển khai thực hiện nhiệm vụ nói trên.

Điều 7: Giám đốc và Phó giám đốc khai thác tại các đơn vị trực thuộc cảng triển khai công việc

qua cuộc họp giao ban hàng ngày. Phó giám đốc khai thác chịu trách nhiệm triển khai lệnh sản xuất

và Ban kinh doanh khai thác tại đơn vị có trách nhiệm theo dõi và triển khai kế hoạch khai thác đến

từng dây chuyền xếp dỡ và từng tổ công nhân với những cán bộ giúp việc đặc trách như sau:

1. Trực ban trưởng ca (Chịu trách nhiệm giám sát, điều hành và xử lý tất cả hoạt động hiện

trường trong suốt ca trực)

2. Trực ban kế hoạch (theo dõi lịch tàu ra vào và thống kê công tác thực hiện tiến độ xếp dỡ

hàng ngày)

3. Trực ban cảng (Phối hợp với tàu, điều phối và giám sát các khâu trong hoạt động xếp dỡ tại

tàu)

4. Trực ban xếp dỡ (Phối hợp với trực ban cảng điều phối, giám sát công nhân xếp dỡ và

phương tiện cơ giới xếp dỡ phục vụ tại tàu)

5. Tổ trưởng tổ công nhân xếp dỡ (Quản lý tổ và chỉ huy công nhân thực hiện công tác xếp dỡ).

6. Trưởng ca kho – bãi (Chịu trách nhiệm giám sát, điều hành công tác giao nhận hàng hóa và

bố trí vị trí chất xếp hàng hóa tại kho – bãi)

7. Tổ trưởng tổ giao nhận hàng hóa (Quản lý nhân viên kiểm đếm, giao nhận hàng hóa tại tàu)

8. Đội trưởng đội cơ giới (Quản lý và điều phối phương tiện tham gia xếp dỡ)

9. Tổ trưởng tổ bảo vệ (Bố trí nhân viên bảo vệ giám sát tình hình an ninh trật tự trong cảng)

Điều 8: Lập kế hoạch ngày - ca

Lập kế hoạch là công tác tổng tham mưu của hoạt động hiện trường. Lập các phương án xếp dỡ

và tổ chức các dây chuyền khai thác để thực hiện các phương án xếp dỡ khai thác đạt hiệu quả cao.

Các yếu tố cơ bản dùng làm căn cứ cho việc lập kế hoạch là:

- Kế hoạch giải phóng tàu.

- Kế hoạch đăng ký của chủ hàng (hàng xuất nhập và lượng phương tiện vận chuyển hàng cả

thủy và bộ)

- Lực lượng lao động và phương tiện huy động.

- Tình hình thực hiện ca trước về số liệu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các diễn biến

khác.

- Năng lực và tình hình xếp chứa hàng tại các kho, bãi của đơn vị.

Page 4: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

4 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Khi đã lập ra các phương án khai thác cần chỉ rõ các điều kiện thực hiện các quy định trong

quy trình công nghệ. Không được phép đưa ra các điều kiện thực hiện trái với quy trình công nghệ.

- Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch được hợp lý và khả thi, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa

người lập kế hoạch và người chỉ huy hiện trường (trực ban trưởng). Muốn cho hiện trường khai

thác hoạt động liên tục trong ca, hạn chế tối đa tình trạng ách tắc trong sản xuất.

- Khi lên ca ngoài kế hoạch chính thức ghi trên bảng, luôn luôn phải chuẩn bị kế hoạch dự

phòng. Sự chuẩn bị đó phải đạt được theo công thức: "Một triển khai - hai dự phòng"

Điều 9: Trực ban trưởng ca: Căn cứ kế hoạch đã được lập, triển khai tổ chức các dây chuyền

xếp dỡ để thực hiện các phương án khai thác. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ca

của các khâu trong dây chuyền xếp dỡ.

- Kiểm tra chặt chẽ việc ráp mối đầu ca giữa các khâu lao động, phương tiện, thiết bị, giao

nhận, kho hàng, kiểm kiện, chủ hàng, chủ tàu ... Giao nhiệm vụ cụ thể cho các chỉ đạo viên xếp dỡ

từng tàu, sau giờ giao nhận ca tại hiện trường mọi dây chuyền xếp dỡ phải được hoạt động. Mọi

vấn đề, trục trặc phát sinh trực ban trưởng ca phải phát hiện ngay và chỉ đạo kịp thời các khâu xử trí

để dây chuyền xếp dỡ hoạt động ổn định.

- Những phát sinh ngoài quy định, vượt quá khả năng nhiệm vụ, trực ban trưởng ca không quyết

định được tức thời, kể cả kế hoạch dự phòng cũng không đáp ứng được thì phải báo cáo ngay cho

lãnh đạo đơn vị, không được để kéo dài quá 30 phút. Sau khi có lệnh của lãnh đạo phát ra phải ghi

ngay vào nhật ký trực ban và triển khai lệnh thực hiện cấp kỳ.

- Trực ban trưởng ca phải luôn có mặt tại phòng chỉ huy, nếu rời vị trí phải thông báo cho trực

ban kế hoạch và luôn giữ liên lạc qua số điện thoại đường dây nóng.

- Cuối ca, nắm hết tình hình các khâu, ghi nhận xét chi tiết tình hình trong ca vào sổ nhật ký

trực ban và ký phiếu năng suất, công tác cho các tổ, đội. Bàn giao ca trực tiếp, kết thúc ca sản xuất.

Điều 10: Trực ban kế hoạch: Theo dõi lịch tàu ra vào tại đơn vị, giám sát tiến độ xếp dỡ hàng

ngày, thường xuyên cập nhật tình hình xếp dỡ tại hiện trường.

- Nhận lệnh trực tiếp hoặc qua hệ thống thông tin của Phòng Kinh Doanh Khai Thác và báo cáo

lãnh đạo đơn vị những nội dung theo yêu cầu của Phòng Kinh Doanh Khai Thác.

- Nhận đăng ký và phản ảnh của khách hàng, liên lạc bố trí kế hoạch sắp xếp cho khách hàng

nhập xuất hàng.

- Theo dõi tình hình sử dụng lao động, phương tiện và lịch quay ca để phục vụ lập kế hoạch ca

sau.

- Trước khi kết thúc ca sản xuất phải ghi vào sổ kết quả thực hiện về các chỉ tiêu khai thác và

tình hình diễn biến, sản lượng thực hiện của từng máng, từng tàu, nhân lực, thiết bị phương tiện huy

động và sử dụng, lượng hàng hóa xếp tại kho – bãi.

- Thống kê sản lượng, thời gian, năng suất xếp dỡ của từng tàu, phối hợp với trực ban trưởng ca

nhận xét, đánh giá tình hình sản xuất trong ca.

- Bàn giao ca với đầy đủ nội dung sổ sách và chứng từ.

III. CHỈ ĐẠO HIỆN TRƯỜNG

Điều 11: Trực ban cảng: Nhận nhiệm vụ do trực ban trưởng giao đầu ca, nắm vững địa bàn hoạt

động (một tàu hoặc nhiều tàu) nhận bàn giao của ca trước, xem lại sổ ghi chép tình hình hoạt động

Page 5: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 5

của ca trước, kiểm tra công tác triển khai của các khâu trong các dây chuyền xếp dỡ, làm việc với

tàu về nội dung và mục đích hoạt động trong ca, yêu cầu tàu chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để triển

khai kế hoạch công tác (mở nắp hầm, làm cầu tàu, đèn chiếu sáng, vật liệu kê lót ...) Ra lệnh triển

khai những dây chuyền xếp dỡ đã đầy đủ mọi điều kiện hoạt động (hàng hoá, lao động, phương tiện

thiết bị xếp dỡ nâng chuyển công cụ mang hàng, vị trí chất xếp, các thành phần lao động khác ...).

- Luôn bám sát hiện trường, kiểm tra thiết bị xếp dỡ trên tàu, hầm hàng, kho bãi liên quan đến

con tàu do trưởng ca chỉ đạo.

- Phổ biến và trao đổi kế hoạch xếp dỡ với người có trách nhiệm trên tàu (đại phó, thuyền

trưởng, thủy thủ,...) để được hỗ trợ tương tác trong suốt quá trình xếp dỡ hàng đến khi giải phóng

tàu, nhằm đảm bảo năng suất xếp dỡ và phân rõ trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề tranh chấp trong

suốt quá trình xếp dỡ hàng ở cảng.

- Triển khai, phổ biến phương án xếp dỡ trong ca với trực ban xếp dỡ, cơ giới, kho bãi và các

bộ phận có liên quan.

- Sau khi các dây chuyền xếp dỡ đã hoạt động ổn định phải thường xuyên kiểm tra công tác kỹ

thuật xếp dỡ theo quy trình công nghệ đã ban hành. Những lô hàng, mã hàng có đòi hỏi kỹ thuật

xếp dỡ phức tạp phải yêu cầu các bộ phận có trách nhiệm kiểm tra thiết bị phương tiện, công cụ

mang hàng thật cẩn thận và hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình làm hàng.

- Luôn có mặt tại nơi có sự cố làm cho dây chuyền xếp dỡ bị gián đoạn, nhanh chóng tìm ra

nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục đối với từng khâu, nếu vượt quá chức năng phải báo cáo

ngay trực ban trưởng giải quyết kịp thời, không để tình trạng ngừng việc kéo dài quá 30 phút mà

chưa có hướng giải quyết.

- Mọi diễn biến tình hình trong ca phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay công tác để báo cáo

trực ban trưởng ca và bàn giao xuống ca.

Điều 12 : Trực ban xếp dỡ: Phối hợp với trực ban cảng, nắm rõ kế hoạch khai thác, chỉ đạo cho

tổ trưởng tổ công nhân xếp dỡ bố trí nhân lực thực hiện theo phương án xếp dỡ và điều động

phương tiện xếp dỡ hỗ trợ khai thác tàu (xe gạt, xe cuốc,...) trong khu vực phụ trách.

- Luôn bám sát hiện trường, thường xuyên trao đổi thông tin với trực ban cảng để nắm rõ kế

hoạch và tình hình khai thác tại khu vực đang phụ trách để kịp thời điều chỉnh khi có thay đổi

phương án xếp dỡ.

- Phối hợp với tổ trưởng tổ công nhân kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động trước khi lên ca

và sau giờ nghỉ giữa ca, tăng cường hoặc giảm bớt số lượng công nhân tham gia xếp dỡ khi

cần thiết nhưng phải đảm bảo năng suất xếp dỡ và an toàn lao động.

- Luôn nắm rõ số lượng phương tiện sẵn sàng hỗ trợ xếp dỡ để kịp thời phân bổ và điều động

cho phù hợp.

- Theo dõi tình hình sản lượng xếp dỡ tại từng thời điểm trong ca, phối hợp với trực ban cảng

lập kế hoạch phân bổ phương tiện hỗ trợ xếp dỡ cho phù hợp tránh tình trạng bố trí bừa bãi

làm giảm năng suất xếp dỡ và chậm tiến độ giải phóng tàu.

Điều 13: Tổ trưởng tổ bốc xếp: Phải nắm vững phiên hiệu và danh sách tổ, nhóm được huy

động trong ca, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lao động tăng cường bổ sung. Những đối tượng lao

động không hợp lệ tuyệt đối cấm huy động. Căn cứ theo kế hoạch do trực ban xếp dỡ thông báo,

sắp xếp lao động vào các dây chuyền. Việc bố trí công nhân theo các phương án xếp dỡ phải căn

cứ vào quy trình công nghệ xếp dỡ theo từng phương án. Tổ trưởng tổ công nhân tự điều phối công

nhân giữa các nhóm trong địa bàn hẹp (1 tàu hoặc 1 khu vực kho, bãi) để đáp ứng yêu cầu của từng

quy trình theo từng phương án.

Page 6: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

6 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Theo dõi diễn biến lao động trong các dây chuyền xếp dỡ. Các trang bị an toàn lao động khi

làm hàng (chú ý các dây chuyền xếp dỡ các loại hàng độc hại, nguy hiểm). Các điều kiện đảm bảo

ổn định cho công nhân xếp dỡ được liên tục (ánh sáng, chấn động, vệ sinh công nghiệp, nước uống,

nơi đại tiểu tiện) Nếu phát hiện thấy những bất hợp lý hoặc thiếu sót phải báo cáo trực ban xếp dỡ

để có sự chỉ đạo khắc phục kịp thời.

- Ghi sổ tay tóm tắt số tài liệu và tình hình trong ca. Báo cáo trực ban xếp dỡ và bàn giao xuống

ca.

Điều 14: Trưởng ca kho, bãi: Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tại kho – bãi phụ trách, nhận

nhiệm vụ do trực ban trưởng ca giao.

- Căn cứ kế hoạch được thông báo, nắm vững hàng hóa, lưu kho bãi tới thời điểm lên ca, trực

tiếp giao nhiệm vụ cho từng nhân viên đi ca tại các kho, bãi có dây chuyền xếp dỡ hoạt động để sẵn

sàng giao nhận xuất nhập hàng hóa. Kiểm tra các yêu cầu về qui cách chất xếp hàng hóa, thật chú ý

các loại hàng đặc biệt (loại đặc chủng, loại dễ đổ vỡ, hư hỏng, mất mát, loại nguy hiểm độc hại, dễ

cháy nổ…) kiểm tra thủ tục xuất nhập tại các kho bãi, lập biên bản sự cố hàng hóa trong kho bãi

(hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn) xử lý mọi phát sinh trong quá trình hoạt động của các dây chuyền

xếp trong toàn bộ khu vực kho, bãi cảng.

- Theo dõi tình hình xuất nhập hàng hóa trong kho – bãi, bố trí nhân viên giao nhận, kiểm

đếm hàng, giám sát và bảo quản hàng hóa.

- Cập nhật tình hình xếp dỡ, chủ động phối hợp với Ban kinh doanh khai thác lập kế hoạch dự

kiến vị trí tiếp nhận hàng lưu kho bãi trong phạm vi giám sát,

- Thường xuên kiểm tra, chỉ đạo công tác chất xếp hàng hóa đúng quy định, đảm bảo an toàn

phòng chống cháy nổ, triều cường, mưa bão.

- Tiếp nhận đăng ký nhập xuất hàng hóa của khách hàng từ trực ban kế hoạch, chủ động liên

lạc với khách hàng thống nhất phương án giao nhận hàng, kiểm tra các thủ tục, giấy tờ đầy đủ theo

quy định trước khi thực hiện.

- Ghi sổ nhật ký trong ca, bàn giao chứng từ sổ sách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết.

Điều 15: Trực ban cơ giới : Phải nắm vững số lượng và chất lượng phương tiện thiết bị và lao

động điều động trong ca mình phụ trách. Ngoài số lượng huy động đưa vào kế hoạch trong khai

thác phải có số lượng dự phòng nhất định. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu khai thác vượt quá số

lượng huy động phải báo cáo trực ban trưởng để điều hòa hợp lý cho từng dây chuyền xếp dỡ để

bảo đảm sản xuất cố định.

- Phải kiểm tra chặt chẽ từng đầu phương tiện đã đưa vào dây chuyền sản xuất theo kế hoạch đã

ghi, nắm vững tính năng hoạt động của từng loại và qui phạm an toàn khi sử dụng nhằm khai thác

hợp lý công suất thiết bị và bảo đảm an toàn thiết bị lao động và hàng hóa.

- Khi phát sinh trục trặc kỹ thuật phải cùng công nhân điều khiển và công nhân sửa chữa đi ca

tìm biện pháp xử lý khẩn trương để phục vụ sản xuất kịp thời, trừ những trục trặc kỹ thuật không

thể xử lý ngay hoặc đã xử lý ngay nhưng khi vận hành không đảm bảo an toàn lao động, an toàn

xếp dỡ phải ngừng sản xuất cần điều động ngay phương tiện dự phòng (nếu có) và báo cáo ngay

trực ban trưởng.

- Nếu vì lý do thiếu phương tiện thiết bị thì trực ban cơ giới bàn với Trực ban tàu hoặc Trưởng

ca kho, bãi và báo cáo trực ban trưởng ca xin cắt hẳn dây chuyền xếp dỡ đó nếu không còn khả

Page 7: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 7

năng điều động phương tiện bổ sung được. Thật hạn chế việc bố trí rải mỏng phương tiện cho nhiều

dây chuyền xếp dỡ, ảnh hưởng đến năng suất lao động chung.

- Ghi chép đầy đủ tình hình diễn biến trong ca và nhận xét kết quả công tác vào sổ tay, xác nhận

phiếu công tác cho công nhân cơ giới, báo cáo trực ban trưởng ca và bàn giao xuống ca.

Điều 16: Nhân viên quản lý công tác giao nhận hàng hóa (thường gọi là Tổ trưởng giao nhận)

- Căn cứ kế hoạch đã được công bố phải bố trí ngay nhân viên giao nhận vào các dây chuyền

xếp dỡ sau khi đã kiểm điểm quân số do ca mình phụ trách. Nhân viên giao nhận sau khi nhận bàn

giao ca phải có mặt tại hiện trường trên từng dây chuyền xếp dỡ đã được phân công đồng thời với

tổ công nhân xếp dỡ để khởi động dây chuyền hoạt động đúng giờ quy định. Nếu cần bố trí kiêm

nhiệm 1 người giao nhận 2 dây chuyền xếp dỡ thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Hai dây chuyền xếp dỡ cùng làm một loại hàng.Hàng hóa là hàng rời hoặc hàng thùng kiện cỡ

lớn dễ đếm kiểm.

- Hai dây chuyền xếp dỡ cùng hoạt động trên một địa bàn kế cận (cùng một tàu, các hầm phải

liền kề và cần cẩu làm hàng cùng một phía mạn tàu, tốc độ của cần trục chậm)

- Người kiêm nhận phải có nghiệp vụ vững vàng.

- Sau khi bố trí nhân viên giao nhận vào các dây chuyền xếp dỡ phải thường xuyên kiểm tra các

dây chuyền hoạt động được liên tục. Những trường hợp trục trặc do hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị

mất mát phải có mặt ngay để lập biên bản kịp thời, không để cho nhân viên giao nhận vô cớ buộc

dây chuyền xếp dỡ ngừng hoạt động.

- Trong ca nhân viên giao nhận phải xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa từng chuyến hàng

cho các phương tiện nâng chuyển, cuối ca phải xác nhận cho tổ công nhân xếp dỡ, việc xác nhận

phải ghi rõ số lượng, chất lượng hàng hóa (sản phẩm xếp dỡ). Nếu phiếu công tác không được xác

nhận về chất lượng coi như không hợp lệ. Khi xảy ra trường hợp hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị mất

mát nhân viên giao nhận tại dây chuyền phải xin ý kiến chỉ đạo của tổ trưởng giao nhận, trường

hợp tàu đậu ngoài phao có thể báo thông qua trực ban tàu.

- Ghi nhận xét và kết quả công tác vào sổ trực ban, báo cáo trực ban trưởng ca và bàn giao

xuống ca.

Điều 17: Cấp phát dụng cụ xếp dỡ: Căn cứ kế hoạch khai thác trong ca, người phụ trách công

tác cấp phát dụng cụ xếp dỡ phải tổ chức cấp phát thật khẩn trương theo đúng qui định. Người đến

mượn dụng cụ phải kiểm tra về chất lượng và số lượng dụng cụ cần thiết, ký nhận và giữ lại giấy ra

vào cảng tại kho dụng cụ. Nếu công cụ xếp dỡ được giao nhận tại cầu tàu thì người mượn và người

trả phải vào kho ký sổ trả mượn và đổi giấy ra vào cảng tại kho dụng cụ. Trong ca sản xuất nếu có

sự hư hỏng hoặc mất mát dụng cụ xếp dỡ đã mượn phải lập biên bản có xác nhận của chỉ đạo viên

xếp dỡ tại hiện trường để qui trách nhiệm. Giữa ca sản xuất nếu thay đổi loại hàng, thay đổi phương

án xếp dỡ thì cũng phải thay đổi công cụ mang hàng. Do đó cần lập lại thủ tục như đầu ca: thay đổi

dụng cụ hoặc mượn thêm ...

- Khi hết ca người mượn phải đem trả dụng cụ về kho (trừ số giao nhận tại cầu tàu) người quản

lý và cấp phát ở kho phải kiểm tra cụ thể trước khi nhập kho và trả giấy.

- Tuyệt đối cấm việc đưa ra hiện trường những công cụ có khuyết tật và quá hạn cho phép sử

dụng.

Page 8: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

8 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

Điều 18: Tổ công nhân xếp dỡ: Là đơn vị nền tảng của việc thực hiện kế hoạch khai thác. Khi

nhận lệnh sản xuất, tổ trưởng phải nắm vững ngay nhiệm vụ của đơn vị mình: Làm việc gì, ở đâu,

cần có những điều kiện gì để thực hiện nhiệm vụ này ... và phải thực hiện đầy đủ về nội dung qui

trình công nghệ mà tổ công nhân đang thực hiện. Phân công nhiệm vụ cho từng người, từng vị trí

trong dây chuyền xếp dỡ, khi phân công phải lưu ý các vị trí xung yếu nhất phải bố trí tổ trưởng

hoặc tổ phó. Cắt cử người đi mượn dụng cụ xếp dỡ. Quan sát kiểm tra toàn bộ địa bàn hoạt động và

mặt bằng sản xuất của dây chuyền mình hoạt động. Liên hệ chặt chẽ với các khâu liên quan, hoàn

tất mọi việc chuẩn bị kể cả công bố chỉ tiêu, định mức phải phấn đấu trong ca và cả biện pháp an

toàn lao động tại từng vị trí sản xuất. Lệnh cho dây chuyền hoạt động. Mọi công nhân là thành viên

của dây chuyền xếp dỡ, nhất thiết phải tuân theo lệnh của tổ trưởng, mọi thao tác, động tác phải

thực hiện đúng qui trình đã định.

- Dây chuyền xếp dỡ phải hoạt động liên tục, phải nhận ca và giao ca đúng giờ. Trừ những

nguyên nhân phát sinh buộc phải ngưng hoạt động và phải có lệnh trực ban trưởng ca.

- Hết ca, tổ trưởng phân công người thu dọn mặt bằng sản xuất, giao trả kho các công cụ xếp dỡ

đi xác nhận và nộp phiếu công tác.

Điều19: Công tác tổ chức hiện trường khai thác và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của hiện trường

đều căn cứ vào kế hoạch ngày - ca đã được thiết lập. Muốn có kế hoạch ca sau hợp lý và chính xác

thì phải căn cứ và tình hình kết quả thực hiện ca trước. Do đó những người tổ chức thực hiện ca này

trước khi xuống ca phải lập kế hoạch cho ca sau. Trực ban trường từng ca thông qua nhân viên

chuyên môn đi ca của từng khâu nắm tình hình toàn bộ hoạt động trong ca và căn cứ quy định tại

điều 8 để lập kế hoạch cho ca sau. Nếu là ca ngày thì sau cuộc họp giao ban của công ty có Giám

đốc hoặc phó Giám đốc khai thác tham gia và giám sát việc lập kế hoạch. Mọi tình hình hoạt động

và kế hoạch vừa được lập bàn giao cho ca sau trước khi xuống ca.

IV. TỔ CHỨC GIÁM SÁT THỰC HIỆN.

Điều 20: Quy chế tổ chức dây chuyền xếp dỡ và quy trình công nghệ xếp dỡ được thiết lập

nhằm phục vụ cho việc điều hành khai thác của các đơn vị giải phóng tàu nhanh, tăng năng suất lao

động làm cơ sở cho việc nâng cao thu nhập cho toàn thể công nhân viên nhưng vẫn đảm bảo an

toàn lao động, an toàn phương tiện thiết bị và an toàn hàng hóa. Do đó đối tượng để thực hiện quy

chế và quy trình ở cảng là các đơn vị trực thuộc tham gia công tác xếp dỡ hàng hóa.Người chịu

trách nhiệm tổ chức thực hiện là Giám đốc các đơn vị. Quy chế và quy trình là các văn bản pháp

quy của cảng Sài gòn, phải được phổ biến sâu rộng và thực hiện đầy đủ sau khi ban hành.

Điều 21: Tổ chức phổ biến và học tập. "Quy chế về tổ chức dây chuyền xếp do và thực hiện

quy trình công nghệ xếp dỡ " là văn bản pháp quy cần được phổ biến sâu rộng, nhất là đối với hệ

khai thác (từ phó Giám đốc khai thác đến tổ trường sản xuất) phải nắm thật vững (cần thiết có thể

tổ chức học tập quy mô). Trong quá trình thực hiện, kể từ khi phổ biến học tập, Giám đốc các đơn

vị nên ấn định một thời gian nhất định (3 tháng hoặc 6 tháng) làm thời kỳ tập huấn có giám sát,

nhắc nhở đôn đốc thực hiện. Sau thời kỳ tập huấn này, Giám đốc các đơn vị cần ban hành nội quy

cụ thể về việc thực hiện, đặc biệt là thực hiện các quy trình công nghệ, có giám sát và xử lý từng

mức độ vi phạm cũng như việc khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt, sao cho việc

thường phạt phải nghiêm minh.

Điều 22: Tổng giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng Kỹ thuật Công nghệ phải hỗ trợ các đơn vị

tổ chức thực hiện tốt quy chế và quy trình, tổ chức giám sát và kiểm tra định kỳ hoặc bất thường

tùy theo tình hình cụ thể của từng đơn vị.

Page 9: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 9

- Thành phần kiểm tra gồm:

1. Kiểm tra định kỳ: Các đơn vị, chi nhánh căn cứ tình hình khai thác tại đơn vị để tiến hành

tổ chức kiểm tra định kỳ và hàng quý lập báo cáo các vụ việc vi phạm trong xếp dỡ và an toàn lao

động gửi các phòng ban có chức năng liên quan.

2. Kiểm tra bất thường: phòng Kỹ thuật Công nghệ cùng phòng Bảo hộ Lao động cử cán bộ

công nghệ xếp dỡ xuống từng đơn vị kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện vi phạm, lập biên bản ngay tại

hiện trường và kiến nghị Tổng giám đốc xử lý. Nếu mức độ nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra tai nạn

lao động hoặc thiệt hại đến tài sản công ty thì cán bộ kiểm tra có quyền yêu cầu ngừng ngay hoạt

động là lập biên bản tại chỗ, yêu cầu đơn vị xử lý và báo cáo lên Tổng giám đốc.

Điều 23: Qua kiểm tra định kỳ và bất thường, đơn vị có quyền phản ảnh và kiến nghị về những

thiếu sót và bất hợp lý của quy chế và quy trình công nghệ lên Tổng giám đốc để bổ sung hoặc sửa

đổi cho hoàn chỉnh và phù hợp với tình hình sản xuất của từng đơn vị và của toàn cảng, phòng Kỹ

thuật công nghệ có trách nhiệm tâp hợp các ý kiến và tình hình để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện

bộ quy chế và công trình công nghệ xếp dỡ đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.

V. PHẠM VI TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 24: Toàn bộ hệ thống khai thác, từ Phó tổng giám đốc khai thác và các đơn vị trực thuộc

phải tổ chức thực hiện quy chế và quy trình trong toàn bộ hoạt động khai thác của từng đơn vị, sao

cho mọi hoạt động hằng ngày đều nằm trong khuôn khổ của quy chế và quy trình công nghệ xếp

dỡ. Đồng thời đúc kết kinh nghiệm thường xuyên để hoàn thiện bộ quy chế và quy trình công nghệ,

nhằm thúc đẩy hoạt động khai thác tại các đơn vị của cảng Sài Gòn luôn đạt năng suất xếp dỡ tốt

nhất.

Điều 25: Tổng giám đốc giao cho các đơn vị nghiên cứu xây dựng nội quy thực hiện quy chế và

quy trình cho đơn vị mình để trình Tổng giám đốc phê duyệt cho thi hành. Trong đó có đầy đủ các

biện pháp thông báo hướng dẫn, kiểm tra xử lý thưởng phạt trong quá trình tổ chức thực hiện quy

chế và quy trình tại hiện trường.

Điều 26: Các phòng, ban có chức năng liên quan là : phòng Kỹ thuật Công nghệ, phòng Bảo hộ

Lao động, phòng Kinh doanh Khai thác, phòng Tổ chức Tiền lương, phòng Tài chính Kế toán căn

cứ các điều khoản trong quy chế có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình, hỗ trợ giúp đỡ các

đơn vị hoàn thành tốt việc tổ chức thực hiện.

Điều 27: Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc khi thấy cần thiết phải

sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với hoạt động kinh doanh khai thác của Cảng Sài Gòn.

Phòng Kỹ thuật Công nghệ sẽ trình Tổng giám đốc xem xét quyết định.

Điều 28: Quy chế này bao gồm: 05 Chương và 28 Điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

quyết định ban hành. Mọi trường hợp phát sinh không quy định trong quy chế này sẽ được thực

hiện theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và Điều lệ Cảng Sài Gòn.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Page 10: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

10 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

NƠI LÀM VIỆC

I. CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC Ở TÀU:

1. Hệ thống chiếu sáng : nếu làm việc ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng .

- Kiểm tra nắm vững các tính năng của cần trục tầu( tầm với, tải trọng cho phép) theo hồ sơ

đăng kiểm, nếu cần thiết phải hạ tải thấp hơn tải ghi trong hồ sơ thì phải có xác nhận bằng

văn bản của chủ tầu

- Hoạt động thử các thiết bị xếp dỡ của tàu

- Đưa dụng cụ xếp dỡ xuống tàu theo quy trình đã được quy định

2. Miệng hầm phải được mở hết cở, trừ trường hợp cụ thể có thỏa thuận trước theo sơ đồ xếp

hàng hoặc do thời tiết xấu.

3. Trong trường hợp tàu được mở bằng hệ thống điều khiển tự động thì chỉ huy tàu sẽ tiến

hành đóng mở nắp hầm theo yêu cầu của tổ công nhân xếp dỡ trên tàu.

4. Ban chỉ huy tàu có trách nhiệm đóng mở nắp hầm hàng và chốt chặn nắp hầm tránh hiện

tượng nắp hầm tự động đóng lại (sập xuống) lúc đang làm hàng.

5. Trước khi bắt đầu xếp dỡ, tổ công nhân trên tàu cùng sĩ quan trên tàu phải kiểm tra các chốt

khóa của cửa hầm hàng, cầu thang lên xuống tàu.

6. Việc đóng mở nắp hầm không dùng cơ giới (thủ công) thì trong mọi trường hợp công nhân

của cảng phải đảm nhận dưới sự giám sát của ban chỉ huy tàu.

7. Các loại bạt che phải được xếp cẩn thận vào nơi quy định để không ảnh hưởng đến việc xếp

dỡ. Mở bạt che nắp hầm phải theo kiểu quấn chiếu (không đi lùi), bạt để gọn một nơi

(không để trên nắp hầm).Đối với nắp hầm đóng mở từng tấm,khi thời tiết xấu bạt được để

trên một nắp hầm ở đầu dựng hoặc đầu hạ.

8. Việc mở nắp hầm bằng cần cẩu phải do hai công nhân đảm nhận và phải bắt đầu từ giữa

hầm mở dần sang hai đầu. Nắp hầm được đặt trên boong phía cuối của hầm hàng và phải

treo bảng báo hiệu để tránh tai nạn lao động. Phải được chằng buộc, chèn cẩn thận vào

thành tàu sau khi xếp thành đống.

9. Các xà của khoang hàng phải được tháo bằng dụng cụ chuyên dùng khi đã được kiểm tra

xác định là dầm không bị chết trong ổ.

10. Các xà của khoang hàng phải được xếp chồng hai bên hông và chèn chắc chắn, khoanh

vùng cấm, báo nguy hiểm. Phần lối đi chừa lại tối thiểu là 0,9m để đảm bảo an toàn cho

công nhân xếp dỡ.

11. Chiều cao thành hầm boong tàu thấp hơn 0,75m thì trước khi tiến hành xếp dỡ phải làm lan

can phụ không thấp hơn 1m.

12. Không được tiến hành làm hàng khi các thanh dầm của hầm hàng chưa tháo gỡ hết hoặc bỏ

ngổn ngang trên mặt boong chưa chằng buộc kỹ.

13. Khi cho người xuống hầm tàu làm việc phải chú ý đến môi trường trong hầm tàu, yêu cầu

phía tầu thực hiện việc thông gió ,kiểm tra và đảm bảo an toàn trước khi trực ban cho công

nhân xuống hầm.

14. Vị trí đặt cầu thang dành cho người đi bộ từ boong tàu xuống cầu tàu đảm bảo an toàn, có

lan can và lưới bảo vệ.

15. Công nhân làm việc trên tàu hoặc liên hệ công tác với tàu phải trang bị áo phao.

Page 11: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 11

II. CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC Ở CẦU TÀU:

1. Cầu tàu phải được vệ sinh sạch sẽ.

2. Chuẩn bị các vật kê lót hoặc pháo làm hàng nếu cần thiết.

3. Trong trường hợp đóng gói hàng rời các phễu của cùng một máng phải đặt sát nhau và

hướng của phễu vuông góc với cầu tàu. Hướng bố trí dây chuyền đóng gói đối diện với

vùng hoạt động của cần trục. Phải có biển báo vùng nguy hiểm.

4. Xung quanh vùng làm việc cấm để các dụng cụ, vật cản…

5. Tùy theo từng loại hàng hóa phải sử dụng bạt lưới che chắn từ lan can tàu xuống cầu tàu tại

vị trí gàu ngoạm đi qua không để hàng hóa rơi vãi gây thất thoát hàng hóa và ô nhiễm môi

trường.

III. CHUẨN BỊ CƠ GIỚI HÓA HẦM TÀU:

1. Trước khi đưa xe máy xuống hầm tàu (xe nâng, xúc, gàu, cào, kéo…) thì người trực ban tàu

phải làm việc với sĩ quan tàu để nắm được các thông số cần thiết của thiết bị nâng (sức nâng

cho phép của cần trục, độ an toàn của thiết bị như: cần, cáp tời nâng, hệ thống phanh). Độ

bền vững của sàn tàu.

2. Căn cứ tải trọng cho phép lên sàn tàu, kích thước của thiết bị cơ giới, phạm vi hoạt động để

chọn thiết bị cơ giới đưa xuống hầm tàu.

3. Khi đưa cơ giới xuống hầm tàu, người điều khiển thiết bị cơ giới và công nhân làm việc cần

phải có trách nhiệm thực hiện đúng sự hướng dẫn của trực ban tàu. Trường hợp thấy cần

thiết thì trực ban tàu yêu cầu sĩ quan tàu cùng có mặt phối hợp khi cẩu xe.

4. Trường hợp cẩu tàu không đáp ứng được thì phải dùng cần cẩu bờ có đủ sức nâng cho phép

và an toàn để cẩu xe lên xuống hầm tàu.

IV. CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC Ở KHO BÃI:

1. Chuẩn bị nơi làm việc tại kho, bãi gồm những việc sau đây:

- Dọn vệ sinh mặt bằng sản xuất, dọn vệ sinh công nghiệp xung quanh nơi làm việc.

- Trải các tấm lót, chuẩn bị thanh dầm để kê hàng, chuẩn bị các dụng cụ chống lăn dổ, xô

cho dạng hàng hình tròn, chuẩn bị tấm bạt che hàng, palette.

2. Mặt phẳng để xếp dỡ phải bằng phẳng, nếu có nghiêng chỉ được nghiêng 2 độ.

3. Thanh kê và tấm lót phải có khoảng cách sao cho hàng không bị ẩm ướt.

4. Trong kho bãi nơi để hàng phải chừa lối đi cho phương tiện, thiết bị cơ giới làm hàng.

5. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ kê lót, palette phải đầy đủ để công tác làm hàng không bị gián

đoạn.

6. Khi cần che bạt phải có ít nhất 2 công nhân phụ trách. Khi che hàng trên cao phải dùng

thang. Đưa bạt che hàng phải dùng cần cầu.

7. Trong trường hợp xếp dỡ các loại hàng nguy hiểm cần thiết phải chuẩn bị phương tiện cấp

cứu, chữa cháy.

8. Khi làm việc ban đêm phải đầy đủ ánh sáng.

Page 12: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

12 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI

CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ

I. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN XẾP DỠ, ĐÁNH TÍN HIỆU: 1. Công nhân xếp dỡ phải từ 18 tuổi trở lên,có giấy chứng nhận sức khỏe và giấy chứng nhận

biết bơi của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phải được đào tạo theo chương trình của Cảng. Có giấy chứng nhận tốt nghiệp.

3. Phải được thực tập sau đào tạo lý thuyết mới được ký hợp đồng làm việc.

4. Khi làm loại hàng nào phải được huấn luyện theo quy trình công nghệ xếp dỡ loại hàng đó.

Đồng thời phải tuân theo lệnh của chỉ đạo viên.

5. Phải biết kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với CCXD đang sử dụng.

6. Phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát: găng tay, giày, mũ, quần áo, khẩu

trang…

7. Đối với công nhân đánh tín hiệu ngoài các yêu cầu trên phải tinh mắt, thính tai và được

kiểm tra định kỳ về thính lực ,thị lực 6 tháng 1 lần.Phải nắm vững quy tắc kỹ thuật của công

nhân điều khiển cần trục và công nhân phục vụ móc cẩu, hiểu biết kỹ thuật trên mã hàng.

8. Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

9. Phải được kiểm tra an toàn lao động định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý lao

động của Cảng.

II. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐIỀU KHIỂN MÁY XẾP DỠ: 1. Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải qua đào tạo. Giấy chưng nhận sử dụng loại nào chỉ

được sử dụng loại đó. Muốn chuyển sang điều khiển khác phải được đào tạo thêm và có

giấy chứng nhận.

2. Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải biết đặc tính chung của máy mình phụ trách, phải

nắm vững quy định về kiểm tra vận hành thiết bị, CCXD.

3. Phải nắm vững nhiệm vụ công tác, đặc điểm hàng hóa, quy trình công nghệ xếp dỡ.

4. Phải được tái huấn luyện chuyên môn và an toàn lao động hàng năm.

5. Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

6. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

III. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LÁI Ô TÔ:

1. Công nhân lái ô tô phải qua đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Điều khiển loại phương tiện đúng với loại phương tiện ghi trong giấy phép.

3. Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

4. Phải nắm vững các thông số kỹ thuật của phương tiện mình điều khiển, tính chất cơ bản của

hàng hóa, phương pháp chất xếp và bảo quản hàng hóa trên xe.

5. Phải nắm vững luật giao thông đường bộ trong và ngoài Cảng.

Page 13: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 13

IV. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ: 1. Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển phải có hồ sơ kỹ thuật ghi rõ các thông số kỹ thuật cơ bản: tải

trọng, tầm với, kích thước…

2. Phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ và cấp giấy phép sử dụng bởi cơ quan có thẩm quyền.

3. Sau khi sửa chữa lớn: thay cáp, sửa kết cấu thép, hệ thống thắng, lái… phải được kiểm tra

thử lại.

4. Trước khi đưa thiết bị, phương tiện vào hoạt động phải kiểm tra để biết chắc chắn rằng các

cơ cấu hoạt động tốt…

5. Thiết bị điện phải có dây nối đất, dây dẫn diện phải dùng loại bọc kín đảm bảo cách điện

tốt, các động cơ điện và các bộ phận truyền động phải được che chắn. Dây cáp điện cấp cho

động cơ phải bọc trong ống cao su.

6. Đối với băng truyền làm việc trên cao, phễu phải có lan can cho người điều khiển.

V. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG CỤ XẾP DỠ: 1. Cáp thép: cáp thép phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Tải trọng cho phép và kích thước phù hợp với sơ đồ kéo trong quy trình công nghệ xếp dỡ.

- Không sử dụng cáp bị xoắn, dập, cóc, xổ, hoặc bị đứt một tao.

- Nếu cáp có số các sợi thép bị đứt bằng 10% so với số lượng sợi thép trong cáp trên chiều

dài = 8 lần đường kính cáp , trường hợp không biết tổng số sợi trong cáp số sợi đứt = 5 sợi

trên chiều dài = 5 lần dường kính cáp thí phải lọai bỏ.

- Không sử dụng cáp có nhiều hơn 3 sợi thép bị đứt liền nhau.

- Không sử dụng cáp có sợi thép mòn:

1,2mm đối với cáp O < 19mm.

1,6mm đối với cáp = 19mm đến < 32mm.

2,4mm đối với cáp = 32ømm đến < 38mm.

3,2mm đối với cáp = 38mm đến < 51mm.

4,0mm đối với cáp < 51mm.

2. Dây xích: Xích và mắt cuối của xích phải:

- Không bị nứt, bị vết cắt ,bị biến dạng ,bị xoắn.

- Không bị mòn quá 5% đường kính ban đầu.

- Không bị gỉ thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính

- Dãn dài trên 3% đo trên chiều dài 20-30 mắt xích

3. Dây tổng hợp:

- Không bị bất kỳ hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt.

- Không bị bất kỳ dấu hiệu hư hỏng do cháy, do hóa chất, do ma sát

- Không bị bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu mỡ gây ra.

4. Đối với các loại công cụ xếp dỡ chuyên dùng:

- Có kết cấu, tải trọng phù hợp với hàng hóa và thiết bị xếp dỡ.

- Phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật theo các hướng dẫn sử dụng ghi trong tài liệu của

công cụ xếp dỡ đó.

Page 14: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

14 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

VI. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MÃ HÀNG:

1. Mã hàng phải cân đối, ổn định.

2. Sử dụng công cụ xếp dỡ có tính năng và tải trọng phù hợp.

3. Trọng lượng mã hàng không vượt quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng.

4. Những mã hàng được buộc bằng nhiều dây thì góc giữa các nhánh dây không được lớn hơn

90 độ.

5. Mã hàng không được dính vào các vật khác hoặc sàn tàu.

6. Mã hàng phải được lập ở vị trí sân hầm hoặc trên boong tầu, nếu mã hàng lập trong góc hầm

hoặc be tầu phải có thiết bị đưa ra sân hầm cho cần trục kéo lên.

7. Nếu hàng có cạnh sắc thì phải có vật chèn tại chỗ dây tiếp xúc với hàng.

8. Khi lập mã hàng cần tiến hành móc cáp theo các vị trị đã được chỉ dẫn bằng dấu hiệu in trên

mã hàng (nếu có). Cấm lắp móc mã hàng vào dây buộc trên bao bì của kiện hàng nếu dây đó

không sử dụng để cẩu mã hàng.

Page 15: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 15

CHƯƠNG IV

QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỐI VỚI TỪNG THAO TÁC

TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ

I. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG ( do lái xe thực hiện)

1. Kiểm tra xe trước khi đi vào hoạt động:

- Kiểm tra tất cả các tay lái, tay điều khiển, phanh, hệ thống thủy lực, bình điện, đèn còi,

nhớt và nước làm mát máy…

- Kiểm tra phần kết cấu kim loại: khung nâng, bàn nâng, càng nâng…

- Kiểm tra xích treo bàn nâng và đầu cố định của chúng.

- Kiểm tra xiết chặt các đai ốc, bánh xe.

- Cho xe chạy không tải để kiểm tra hỏng hóc.

- Kiểm tra xem xét đường di chuyển của xe và mặt bằng sản xuất, nếu có nước hoặc nhớt xe

phải dùng cát chống trơn. Địa bàn phải đủ kích thước để cho xe hoạt động.

- Điều chỉnh khoảng cách hai càng nâng cho phù hợp với kích thước của hàng.

2. Khi xe hoạt động:

- Phải phát tín hiệu đèn còi báo động cho người xung quanh tránh xa.

- Thao tác nâng hạ phải nhẹ nhàng cẩn thận bảo đảm an toàn cho người và phương tiện công

tác chung trong dây chuyền.

- Không hạ hàng trực tiếp từ cần cẩu xuống càng nâng.

- Không nâng quá tải trọng cho phép theo biểu đồ nâng tải của xe nâng.

- Khi đặt hàng vào càng nâng phải chú ý trọng tâm của hàng đặt trên càng xe nâng hàng

không nhô ra khỏi càng bằng 1/3 càng và phải nằm giữa hai càng nâng.

- Hàng đưa vào càng nâng phải cân đối, đều nhau về hai bên, đồng thời ngả giá đỡ về phía

sau.

- Không đưa càng nâng vào mã hàng không có khe hở cần thiết.

- Hàng nằm trên càng nâng phải cao hơn mặt đất 0,2 – 0,3m.

- Cấm để kiện hàng trên cao khi chờ xe tải.

- Khi hạ hàng phải cho càng nâng hạ từ từ sát mặt bằng, hàng nằm yên trên mặt đất mới

được rút lưỡi nâng ra.

- Cấm lái xe rời khỏi xe hoặc điều khiển bàn nâng khi có công nhân bên trên mâm.

- Khi phục vụ công tác trên cao, lái xe phải đặt chắc chắn mâm xe lên các mặt cố định sau

đó tắt máy kéo thắng rồi mới cho công nhân lên mâm xe thao tác.

- Không dùng xe nâng giao hàng trực tiếp xuống ghe ,xà lan.

3. Khi xe di chuyển:

- Phải nghiêng khung ra phía sau.

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trong Cảng.

- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe: lớn hơn 3 lần chiều dài thân xe.

- Cấm xe thực hiện thao tác nâng hạ khi xe đang di chuyển trên đường vòng.

Page 16: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

16 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Tốc độ xe nâng trong kho v = 6 km/h, khi vòng rẽ v = 3 km/h, xe chạy có tải nơi có người

xếp dỡ v = 10 km/h.

- Khi dùng hai xe nâng phối hợp nâng một mã hàng thì nên chọn 2 xe có cùng thông số kỹ

thuật và phải có chỉ đạo viên chỉ huy.

- Nếu kiện hàng che khuất tầm nhìn của lái xe thì phải cho xe chạy lùi.

4. Khi đưa xe nâng xuống hầm tàu:

- Nghiêng khung nâng ra phía sau.

- Hãm thắng xe.

- Tắt máy, rút chìa khóa.

- Kiểm tra việc móc cáp vào xe phải đúng nơi qui định.

5. Khi ngưng làm hàng dù là tạm thời:

- Hạ lưới nâng sát mặt nền.

- Đưa tất cả tay điều khiển về vị trí 0.

- Phanh xe, tắt máy rút chìa khóa.

- Cấm đậu xe trên đường dốc.

6. Khi kết thúc công việc:

- Kiểm tra xăng, nhớt, nước.

- Đưa xe vào nơi quy định.

- Báo cáo tình trạng kỹ thuật của xe hoặc bàn giao cho ca sau.

II- KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CẦN CẨU

1. Công tác lắp đặt cần trục:

- Kiểm tra độ vững chắc mặt nền nơi đặt cần trục, vị trí hạ chân chống, chằng buộc các dây

giằng cần đôi.

- Với các loại cần trục bánh hơi, người lái buộc phải đặt cần trục trên các chân chống theo

những trường hợp mà đường đặc tính tải đã quy định.

- Dưới chân chống, người lái phải kê lót các chân đế, các miếng kê lót phải làm sẵn theo

đúng quy cách và phải luôn để trên cần trục, không được phép sử dụng các loại tạm bợ nào

khác.

- Chỉ có thể đặt cần trục trên các bục hay những chỗ che khuất bên dưới khi có quyết định

của người có thẩm quyền chịu trách nhiệm trong việc điều động cần trục và sau khi kiểm tra

độ vững chắc của các chỗ đó.

- Không đặt cần trục trên các chỗ nền đất mới đắp và trên các mặt có độ nghiêng dốc lớn

hơn độ dốc qui định trong tài liệu của cần trục.

- Trường hợp cần đặt cần trục trên boong tầu phải được sự đồng ý của chủ tầu . khi đưa cần

trục lên boong phải chằng buộc để cố định cần trục và phải đảm bảo áp lực lớn nhất của cần

trục lên mặt boong không vượt quá áp lực cho phép của mặt boong. Cho phép gia cố mở

rộng thêm tấm kê lót chân để làm giảm áp lực dưới chân chống.

- Khi cần thiết phải bố trí 01 cần trục bờ làm chung với 1 cần tầu hoặc 2 cần bờ cùng làm

một hầm phải đảm bảo miệng hầm mở với kích thước lớn 9m x8m trở lên . Khoảng cách

giữà phần quay của hai cần trục tính cả hàng ở bất kỳ vị trí nào không nhỏ hơn 700mm.

- Sự di chuyển cần trục dưới đường dây tải điện chỉ được phép trong trường hợp khoảng

cách theo chiều thẳng đứng giữa điểm cao nhất của cần trục với nhánh dây thấp nhất của

đường dây điện sẽ không nhỏ hơn các khoảng cách theo chỉ dẫn ở bảng dưới.

Page 17: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 17

Điện thế đường dây

tải điện (KV) 1 1 - 20 35 - 110 154 - 220 330 500

Khoảng cách theo

chiều thẳng đứng (m) 1 2 3 4 5 6

2. Công tác kiểm tra trước khi hoạt động ( do lái cẩu thực hiện)

Kiểm tra bên ngoài

- Xem xét kiểm tra tình trạng của khung, các mối nối, kiểm lại sự chắc chắn của các cơ cấu

trên bàn quay.

- Kiểm tra cáp và sự gắn chặt của chúng vào các trống cáp và các đường cáp qua các puly

- Kiểm tra móc và giá treo móc.

- Xác định tình trạng tốt của các chân chống.

- Kiểm tra kết cấu kim loại không bị nứt, biến dạng.

- Phần bao che của các cơ cấu phải hoàn chỉnh và tốt.

- Tình trạng các hệ thống chiếu sáng (khi làm việc ban đêm).

- Phối hợp cùng công nhân xếp dỡ kiểm tra các công cụ xếp dỡ.

- Phải kéo thử không tải để kiểm tra các cơ cấu điều khiển (tay gạt, công tắc, nút nhấn, bàn

đạp…) ly hợp, thắng của cơ cấu.

- Ngoài các yêu cầu trên đối với từng loại cần trục bổ sung thêm các điều sau:

- Đối với cần trục nổi phải neo buộc ponton chắc chắn.

- Đối với cần trục bờ kiểm tra dầu nhờn của động cơ và sự bôi trơn của các bộ truyền.

- Đối với cẩu tàu góc giữa hai nhánh cáp không được vượt quá 120 độ.

- Khi phát hiện những hiện tượng hư hỏng, người lái phải ghi vào biên bản hoặc sổ giao ca

các tình trạng hư hỏng . Tiến hành tìm biện pháp khắc phục hoặc báo cáo cho những

người có trách nhiệm để giải quyết.

- Người lái không được đưa cần trục vào làm việc nếu xảy ra một trong những trường hợp

sau đây:

+ Có chỗ nứt trong kết cấu kim loại hoặc bị cong cần.

+ Các chân chống bị hỏng hoặc không đủ bộ.

+ Phát hiện ra các chỗ nứt trong các phần tử treo, thiếu các khoá cáp ở những chỗ

kẹp cáp , khoá cáp bị hư hoặc lỏng ra

+ Thiếu sự che đậy của các bộ phận truyền động các cơ cấu hay thiếu che chắn các

thiết bị để trần trong trang thiết bị điện.

+ Các chi tiết thắng hãm, ly hợp của các cơ cấu nâng thay đổi tầm với bị lỏng.

+ Dầu nhờn bị chảy vào trống hãm.

+ Các bộ thắng hãm của cơ cấu nâng, thay đổi tầm với bị thiếu hoặc gãy vỡ các cóc

hãm, các đai ốc bị lỏng không giữ chặt các bánh cóc.

Vận hành thử cần trục trước khi hoạt động: sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu

cầu mới được tiến hành thử các cơ cấu và thiết bị theo trình tự:

- Thử không tải các cơ cấu và thiết bị sau: tất cả các cơ cấu của cần trục,các thiết bị an toàn ( trừ thiết

bị hạn chế tải trọng, các thiết bị điện,chiếu sáng.,thiết bị chỉ báo. Đảm bảo các cơ cấu và thiếi bị trên

vận hành tốt.

Page 18: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

18 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Thử có tải cần trục: cho cần trục kéo tải lên ở độ cao 300mm phanh gấp, nêu mã hàng dừng lại thì

phanh ở tình trạng hoạt động tốt, nếu mã hàng bị trôi xuống cần thiết phải sửa chữa phanh.

3. Trong lúc hoạt động:

Trong lúc nâng và chuyển tải, người lái phải theo đúng các điều kiện sau đây:

- Việc thực hiện các thao tác của cần trục chỉ theo tín hiệu của công nhân tín hiệu, nếu người đó

lúc cho tín hiệu vi phạm hướng dẫn quy định thì lái cẩu có quyền không thực hiện các yêu cầu

đó. Việc trao đổi tín hiệu giữa công nhân tín hiệu và người lái cần trục phải theo đúng tín hiệu đã

được chuẩn y.

- Khi có tín hiệu dừng lại thì người lái buộc phải dừng ngay tức thì không phụ thuộc người cho tín

hiệu là ai.

- Khi kéo mã hàng lên độ cao 0,2m phải dừng mã hàng để kiểm tra, nếu mã hàng không ổn định

phải hạ xuống để điều chỉnh.

- Khi thực hiện các thao tác nâng, quay, hạ mã hàng phải nhẹ nhàng tránh giật cục.

- Không được nâng mã hàng quá tải, dính với các tải khác hoặc kiện hàng không rõ trọng lượng.

- Không hạ cần quá tầm với cho phép ghi trong hồ sơ thiết kế của cần trục.

- Khi lấy hàng ở độ sâu phải đảm bảo số vòng cáp còn lại trên tang trống ít nhất là 3 vòng.

- Cấm nâng ,hạ tải khi có người trong vùng nguy hiểm của cần trục.

- Cấm hạ hàng trực tiếp trên mâm của xe xúc.

- Khi nâng hạ tải dài, cồng kềnh phải dùng các dụng cụ chuyên dùng tương ứng.

- Chỉ được dùng 2 cần trục để nâng một mã hàng trong những trường hợp đặc biệt và phải có qui

trình cụ thể trong đó có sơ đồ buộc móc tải ,sơ đồ di chuyển tải được Giám đốc công ty duyệt .

Tải trọng phân bố cho mỗi cần trục không được lớn hơn tải trọng cho phép của cần trục đó.

Trong quá trình thực hiện phải giao cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy.

- Việc di chuyển nâng tải chỉ thực hiện khi không có người trong phạm vi làm việc (vùng nguy

hiểm) của cần trục.

- Móc cẩu phải được đặt thẳng đứng trên tải mà nó phải nâng, phải móc cáp của mã hàng vào hai

bên đối với móc kép.

- Trong lúc cần trục làm việc ở những nơi người lái không nhìn thấy thì nhất thiết phải có người

đánh tín hiệu.

- Khi nâng tải nặng xấp xỉ sức nâng giới hạn ứng với tầm với tương ứng của cần trục, nhất thiết

bước đầu phải nâng lên độ cao từ 200-300mm để kiểm tra độ ổn định, hiệu lực của các bộ phận

hãm tốt như thế nào, sau đó mới nâng thực sự.

- Trước khi quay cần, người lái phải tin chắc rằng khoảng cách của bất kỳ bộ phận nào của cần

trục với những cấu kết gần nó không nhỏ hơn 1m.

- Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang tải lên cao cách chướng ngại

vật một khoảng cách ít nhất là 0,5m.

- Khi chuyển tải đã nâng theo chiều quay của mâm quay phải quan sát xem khoảng cách của

những vật gặp trên đường nó đi lớn hơn 0,5m hay không.

- Khi nâng tải dưới ao hồ, sông ngòi người lái bước đầu hạ móc xuống rồi xem trên trống cáp nếu

còn trên 2 vòng cáp mới được làm việc.

- Khi nâng, chuyển tải ở cạnh các cột, tường phải quan sát không để người khác và người móc cáp

lọt vào giữa tải với cột, tường.

- Người lái phải theo dõi vị trí các đường cáp khi chúng trật ra ngoài rãnh puly hoặc trống

cáp nhất thiết phải tìm biện pháp khắc phục, khi phát hiện thấy cáp hư hỏng quá mức cho

phép phải ngừng làm việc…

Page 19: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 19

- Không xếp hoặc dỡ những tải trên xe còn người ngồi trong cabin.

- Không di chuyển mã hàng ngang qua phía trên cabin của ghe,sàlan .

Đối với cần trục nổi:

- Khi cẩu các vâït chìm dưới nước, hoặc sử dụng ngoạm ở dưới nước phải theo dõi mức

nước phao đề phòng lực ma sát quá lớn làm quá tải cần trục.

- Phải đảm bảo mớn nước phao theo quy định. Cấm cẩu khi phao nổi ngồi trên mặt bùn.

- Làm việc ở những khu vực có tàu bè qua lại phải chú ý đề phòng sóng nhồi làm mất thế

cân bằng của cần trục.

- Phải có đầy đủ phao cá nhân và các thiết bị cứu đắm. Lên xuống phao nổi phải có cầu

thang chắc chắn một đầu cột chặt vào phao.

- Đồng thời làm việc một lúc 2 cần cẩu ở hầm tàu, chỉ được phép khi bề rộng của hầm tàu

không nhỏ hơn 8m, chiều dài 9m và chỉ khi trời sáng. Cần cẩu cần làm việc theo thứ tự

để tránh va chạm.

Khi làm việc với gầu ngoạm:

- Cấm quăng gầu ngoạm trong hầm tàu.

- Cấm nâng hạ người và công cụ xếp dỡ bằng gầu ngoạm.

- Khi miệng gầu không đóng chặt, hàng chảy đáng kể thì phải mở gầu xả hàng ngoạm lại.

- Khi đổ hàng xuống tàu, xà lan, phễu… và những hàng gây bụi không được mở gầu ở độ

cao quá 2m.

4. Khi di chuyển cần trục:

- Phải phát tín hiệu báo động cho những người xung quanh tránh xa ra.

- Khi di chuyển trên hiện trường và nơi đường hẹp, tốc độ di chuyển của cần trục không

quá 3km/h.

- Móc kéo tải phải rút lên cao hoặc chằng buộc chắc chắn.

- Phải xoay cần thẳng theo hướng di chuyển của cần trục.

5. Khi ngưng hoạt động:

- Cấm treo tải trên cao, phải hạ bộ phận mang tải xuống vị trí an toàn.

- Hạ và xếp cần vào giá quy định.

- Khi rời khỏi buồng lái, người lái cần trục ngắt mạch cung cấp điện, đặt cầu dao vaò giá

đỡ và ngưng động cơ.

- Đối với cần trục chân đế phải có biện pháp chống tự di chuyển trong trường hợp có gió

lớn hơn tốc độ gió cho phép ghi trong hồ sơ cần trục. khi có bão phải có các biện pháp

gia cố thêm.

- Xem xét lại cần trục và ghi tình hình làm việc vào sổ giao ca về tình trạng kỹ thuật của

cần trục.

- Bàn giao lại cần trục cho người có trách nhiệm ca giữ.

- Sau lúc nghỉ, trước khi cho cần trục bắt đầu làm việc trở lại hay trước khi quay mâm

quay, người lái phải phát tín hiệu cho người xung quanh biết.

III- ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN BÊN NGOÀI:

- Chỉ được phép đóng điện vào nguồn khi thiết bị đã đặt vững chắc và được nối mát vỏ

máy. Chỉ được bỏ nối mát vỏ máy khi máy đã được cắt điện khỏi nguồn bên ngoài.

- Phải cắt điện nguồn trước khi chuyển thiết bị sang hầm khác.

Page 20: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

20 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Cáp nguồn phải đủ số lõi để nối vỏ máy vào mạch điện của ổ điện trên bờ. Ở những nơi

có cáp điện dùng để cấp nguồn cho phương tiện hoạt động thì cáp phải được bọc kín để

tránh nguy hiểm cho những phương tiện cơ giới đi qua.

- Máy điện chỉ có thể đóng vào mạch điện khi mạch điện đã kiểm tra thực tế đảm bảo an

toàn kỹ thuật, chỉ có trực ban về điện mới được nối nguồn điện.

IV- KỸ THUẬT AN TOÀN SỬ DỤNG Ô TÔ – ĐẦU KÉO ( do lái xe thực hiện)

1. Kiểm tra trước khi hoạt động:

- Kiểm tra nhớt bôi trơn, nước làm mát, áp lực bánh xe, bình điện đầy đủ.

- Kiểm tra thiết bị hoạt động: hệ thống đèn, kèn, phanh dừng, hệ thống lái, bàn đạp ly hợp,

bàn đạp phanh.

- Kiểm tra lốp xe, áp suất lốp, độ mòn.

- Kiểm tra các hệ thống phanh ,lái hoạt động tốt, hệ thống thủy lực, xiết chặt các bu lông ở

trục và bánh xe.

2. Trong khi hoạt động:

- Phải phát tín hiệu đèn còi báo động cho người xung quanh tránh xa,

- Khi đưa xe vào vị trí nhận, trả hàng tại cầu tàu và kho bãi lái xe phải tắt máy kéo thắng

tay và rời khỏi cabin (trừ trường hợp xe đổ hàng rời lên đống).

- Xe vào nhận hàng phải đậu ở vị trí bằng phẵng, không được đưa xe vào vùng công tác

khi không có sự đồng ý của cán bộ chỉ đạo hiện trường.

- Xe chỉ được chở các loại hàng phù hợp với tính năng và kích thước của xe của xe.

- Xe chỉ được chất hàng đúng trọng tải cho phép.

- Cấm kiểm tra hoặc sửa chữa xe trong thời gian đang xếp dỡ hàng.

- Khi chất xếp hàng rời vào thùng xe chiều cao chất hàng không vượt quá thành xe. Có thể

gia cố thành xe nhưng phải chắc chắn và không quá tải.

- Chiều cao xếp hàng không vượt quá kích thước độ cao cổng hoặc các vật cản trên không

và không vượt quá 3,5m.

- Các loại hàng dễ lăn, đổ phải chèn lót, chằng buộc chắc chắn tránh lăn trượt khi phanh xe

hoặc quẹo gấp.

- Các loại hàng kỵ nước, hay bụi phải được che bạt.

- Sau khi lấy hàng xe chỉ được di chuyển khi công nhân bốc xếp đã rời khỏi xe và hàng

hóa đã được chằng buộc cẩn thận.

- Xe di chuyển trong cảng theo đúng vận tốc và luật giao thông.

3. Khi kết thúc công việc:

- Kiểm tra xăng, nhớt, nước, xả cặn bình hơi.

- Đưa xe vào nơi qui định

- Báo cáo tình trạng kỹ thuật của xe hoặc bàn giao cho ca sau.

VI. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI BĂNG VẬN CHUYỂN: ( do người vận hành băng tải

thực hiện )

1. Trước khi hoạt động:

- Đưa băng tới vị trí làm việc, sau khi điều chỉnh độ cao chân băng phải vặn chặt thiết bị

khóa cố định chân.

- Phải chèn chắc chắn để băng không tự di chuyển khi đang làm hàng.

Page 21: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 21

- Kiểm tra ổ cắm và dây điện.

- Chạy thử băng kiểm tra hỏng hóc.

2. Trong khi hoạt động:

- Chỉ vận chuyển các loại hàng đúng với tính năng của băng.

- Cấm người leo lên băng khi đang hoạt động kể cả lúc băng không họat động ngọai trừ

trường hợp lên sửa chữa băng.

- Khi đang làm việc gặp sự cố hoặc khi cần sửa chữa phải ngắt nguồn điện cho băng ngưng

họat động để sửa chữa.

- Hàng vận chuyển trên băng không được có kích thước nhô ra khỏi chiều rộng của băng.

VI. NHỮNG QUY ĐỊNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁNH TÍN HIỆU:

1. Khi làm việc, người đánh tín hiệu không đứng trên hàng mà phải đứng trong khu vực bán

kính quay của cần trục, không đứng trên nắp hầm tàu mà phải tìm vị trí an toàn để quan sát

rõ hiện trường.

2. Mệnh lệnh tín hiệu phải được phát ra một cách rõ ràng, dứt khoát để người điều khiển cần

trục cũng như công nhân phục vụ móc cẩu nhận biết.

3. Người phát tín hiệu không ra lệnh cho người lái máy trục nâng hạ hàng trong các trường

hợp sau:

- Mã hàng xếp chưa đúng quy cách các tấm ván đậy hầm, xà ngang còn lại trên miệng hầm

tàu chưa khóa chốt, không đảm bảo an toàn.

- Trong phạm vi hoạt động của cần trục và khu vực kiện hàng đi qua còn có người hoặc

phương tiện qua lại.

- Chưa rõ trọng lượng kiện hàng phải cẩu.

- Chưa đủ số người phục vụ ở cần trục và khu vực xếp dỡ hàng hóa.

- Mã hàng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, hoặc còn dính vào một vật khác.

4. Những tín hiệu quy ước: ( Mô tả bằng hình ảnh)

VII. CÔNG NHÂN BỐC XẾP DƯỚI HẦM TÀU, XÀ LAN:

1. Trước khi làm việc và quy định lên xuống hầm tàu:

- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

- Kiểm tra công cụ xếp dỡ đảm bảo phù hợp với quy trình công nghệ xếp dỡ, đảm bảo an

toàn kỹ thuật.

- Chỉ được xuống hầm khi được phép của cán bộ chỉ đạo.

- Xuống hầm tàu, xà lan, phễu… cần phải theo cầu thang bảo đảm an toàn và được chiếu

sáng khi trời tối. Xuống hoặc lên khỏi hầm tàu phải theo cầu thang nằm ở cửa hầm mở –

từng người một giữa thời gian kéo 2 mã hàng hoặc công cụ xếp dỡ

- Cấm lên và xuống thang hầm tàu cùng với hàng và công cụ. Khi cầu thang bị hư, phải leo

lên xuống bằng thang dây.

- Khi lên khỏi hầm phải kiểm tra không có người dưới hầm mới được đóng nắp hầm.

- Đón công cụ xếp dỡ khi cần cẩu hạ tới độ cao 0,5m cách mặt bằng nơi người công nhân

móc cáp đứng làm việc.

- Mã hàng lập theo đúng yêu cầu kỹ thuật ghi trong mục VI chương III

- Phát lệnh cho người lái cẩu hạ từ từ và điều chỉnh công cụ tới mã hàng để buộc, móc vào

đúng vị trí quy định trên mã hàng.

Page 22: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

22 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

- Ra lệnh cho người lái cẩu nâng từ từ vừa đủ căng dây để kiểm tra mối buộc, móc hàng và

nâng lên bước đầu cao 0,2m quan sát tiếp rồi mới từ từ nâng hẳún lên.

- Khi chính thức nâng mã hàng lên, công nhân phải di chuyển cách xa mã hàng 2,5m.

- Khi mã hàng còn đang treo, công nhân không được đứng trên sân hầm (khoảng trống trên

nhìn thẳng xuống). Cần phải đứng vào nơi an toàn phía dưới mặt boong hoặc chỗ trú

tương tự. Không được đứng trên hàng khi đống hàng có thể bị sụt xuống do việc lấy hàng

gây ra..

- Cấm đứng lên tải để cân bằng khi nâng, hạ và di chuyển hoặc sửa lại dây buộc khi tải

đang treo.

- Hàng xếp hoặc dỡ dưới hầm tàu phải theo từng lớp, mỗi lớp không cao quá 1,2m. Không

được để khe hở tránh thụt chân.

2. Công tác tháo mã hàng:

- San phẳng mặt bằng công tác, bề mặt công tác phải lớn gấp 2 lần bề mặt mã hàng nếu cần

thiết phải kê lót theo yêu cầu của từng loại hàng.

- Đón mã hàng ở độ cao 0,2m cách mặt bằng đang đứng làm việc.

- Khi cần thiết phải dùng sào, gậy, dây để điều chỉnh mã hàng vào đúng vị trí cần thiết.

- Dừng mã hàng và ra lệnh cho người lái cẩu hạ đặt mã hàng vào vị trí vững chắc rồi mới hạ

chùng hẳn cáp.

- Tháo mã hàng hoặc công cụ ra khỏi móc cẩu.

3. Khi gầu ngoạm làm việc trong hầm tàu cấm:

- Đứng cách gầu dưới 10m hoặc trên hàng đang bị tụt do gầu ngoạm hàng.

- Xoay gầu băng tay, hoặc đứng lên gầu để giúp nó đào sâu hơn vào hàng.

- Quăng gầu ngoạm trong hầm tàu.

- Người đứng giữa khoảng cách từ gầu đến thành tàu , tường chắn,hàng rào hoặc hành

lang…

- Nâng , hạ người và công cụ bằng gầu ngoạm.

VIII. CÔNG NHÂN BỐC XẾP TẠI CẦU TÀU:

1. Công nhân làm việc tại cầu tàu:

- Việc tháo và móc hàng quy định như tháo tác tương tự dưới hầm tàu.

2. Công nhân làm việc trên ô tô:

- Công nhân chỉ được lên sàn xe ô tô làm việc khi ô tô đã vào vị trí ổn định đểxếp dỡ hàng

trên cầu tàu.

- Chỉ được leo lên thùng xe để tháo móc mã hàng khi mã hàng đã được đặt vững chắc

xuống sàn xe.

- Khi cần điều chỉnh mã hàng hạ xuống sàn xe phải dùng gậy hoặc dây mồi.

- Khi thành lập mã hàng trên xe công nhân phải xuống xe vào vị trí an toàn mới cho cần

trục kéo mã hàng lên.

- Cấm công nhân có mặt trên xe khi cần trục đang nâng, hạ mã hàng lên, xuống thùng xe.

- Cấm thao tác xếp dỡ hàng trên bửng hậu của xe. Khi cần thiết phải dùng pháo.

3. Công nhân làm việc trong dây chuyền đóng gói hàng rời:

- Khi bốc hàng bằng cần tầu phễu đóng gói hàng rời phải được đặt theo hướng cửa ra của

phễu vuông góc với cầu tàu quay vào trong bến, đối với cần bờ hướng cửa ra của phễu

Page 23: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 23

theo hướng từ tâm của cẩu bờ ra phía ngoài đảm bảo công nhân , băng vận chuyển và xe

tải không ở dưới đường đi của gầu ngoạm.

- Cấm công nhân di chuyển trong vùng nguy hiểm của cần trục.

- Chỉ những công nhân có nhiệm vụ mới được có mặt tại vùng miệng vô bao.

- Việc bố trí các băng vận chuyển phải đảm bảo đường di chuyển dễ dàng cho công nhân từ

phễu ra ngoài.

- Cấm công nhân không lên phễu khi cần trục đang làm hàng.

- Công nhân không được leo lên mặt băng chuyền khi nó đang hoạt động. Khi cần thiết sửa

hàng trên băng phải dừng băng lại.

- Khi không làm việc hoặc ngưng tạm thời công nhân phải ra khỏi bụng phễu.

IX. CÔNG NHÂN BỐC XẾP TRONG KHO BÃI:

1. Công tác chuẩn bị làm hàng:

- Chuẩn bị mặt bằng kho bãi như quy định trong mục II chương V.

- Đặt các tấm kê lót hàng theo hướng dẫn của nhân viên kho hàng.

- Đưa các thiết bị phụ nếu có (băng chuyền…) vào vị trí làm việc.

2. Trong khi làm hàng:

- Chỉ khi nào các phương tiện vào vị trí nhận hoặc trả hàng ổn định (đối với ô tô vào sát

đống hàng, tắt máy, kéo thắng tay. Đối với xe nâng phải hạ mã hàng vào vị trí vững chắc)

công nhân mới được lên xe làm hàng.

- Khi lên, xuống đống hàng có độ cao hơn 1,5m nếu cần thiết phải có thang.

- Khi di chuyển trên mặt đống hàng công nhân phải lưu ý tránh trượt chân rơi khỏi đống

hàng.

- Đống hàng xếp trong kho phải chừa các lối đi cho xe, người và cứu hỏa theo quy định.

- Những kiện hàng không ổn định, bao bì hư hỏng chỉ được xếp một lớp.

- Hàng xếp dỡ trên đống theo từng lớp đảm bảo áp lực giữa hàng với hàng và giữa hàng với

nền kho. Quy cách các đống hàng cụ thể theo quy định trong từng quy trình công nghệ

xếp dỡ.

- Nghiêm cấm công nhân đứng trên mâm xe nâng khi xe nâng đang thao tác.

- Các thao tác lập, móc, tháo mã hàng cho cần trục trên bãi thực hiện giống như dưới hầm

tàu.

- Khi cần che bạt phải có ít nhất 2 công nhân phụ trách. Khi che hàng trên cao phải dùng

cần trục đưa bạt lên.

- Khi trải bạt che đống hàng công nhân không đi giật lùi.

Page 24: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

24 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

CHƯƠNG V

QUY ĐỊNH VỀ XẾP DỠ BẢO QUẢN

HÀNG NGUY HIỂM ĐỘC HẠI

I. MỞ ĐẦU:

1. Tất cả nhân sự liên quan tới việc chuyên chở, xếp dỡ, bảo quản hàng nguy hiểm độc hại ở

Cảng phải biết đặc tính và tính chất của loại hàng hóa đó, điều kiện khi lưu giữ chúng tại

Cảng, phương pháp di chuyển chúng trong quá trình xếp dỡ từ các phương tiện vận tải trong

Cảng, các biện pháp phòng ngừa, kỹ thuật an toàn theo quy định của Cảng.

2. Trong nhóm các hàng nguy hiểm có tất cả các chất, vật mà khi chuyên chở, lưu giữ, xếp dỡ

có thể là nguyên nhân gây nổ, cháy, gây hư hại, có thể gây chết người, thương vong, bỏng,

phóng xạ, gây bệnh cho người và gia súc.

3. Theo tính chất, đặc điểm nguy hiểm, điều kiện chuyên chở và lưu giữ – hàng nguy hiểm

được chia thành 9 loại theo tiêu chuẩn sau:

Loại 1: - Chất nổ.

Loại 2: - Ga nén, khí đốt hoặc chất hỗn hợp dưới áp suất trên 1 at.

Loại 3: - Các chất lỏng dễ bắt cháy.

Loại 4: - Các chất rắn tự cháy,dễ bắt cháy và gặp nước tạo thành khí đễ bắt cháy.

Loại 5: - Các chất oxy hóa.

- Các chất hữu cơ chua.

Loại 6: - Các chất độc (độc tố)

- Các chất gây dịch bệnh.

Loại 7: - Các chất phóng xạ.

Loại 8: - Các chất kiềm và ăn mòn.

Loại 9: - Các chất nguy hiểm khác đòi hỏi phải có điều kiện bảo vệ đặc biệt.

4. Bao bì các loại hàng nguy hiểm cần có chất lượng that bảo đảm và luôn giữ trong trạng thái

tốt đúng theo quy phạm an toàn hàng hải.

5. Mỗi bao bì chứa hàng nguy hiểm phải có ký hiệu cùng các tên quy tắc an toàn và cần có

nhãn hiệu (loại bản nhỏ) và chỉ rõ ràng các tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó.

6. Tất cả các chứng từ liên quan đến việc chuyên chở hàng nguy hiểm bằng đường biển, để

phân biệt chúng phải sử dụng chính xác tên gọi kỹ thuật của các hàng hóa, đồng thời chỉ rõ

mức độ nguy hiểm của hàng đó đúng theo phân loại tại mục 1.3 của hướng dẫn này. Các

chứng từ để chuyên chở hàng cần được người giữ hàng chứng thực là hàng nguy hiểm đã

đóng gói, có ký hiệu, nhãn hiệu nguy hiểm và đang ở trạng thái thuận lợi cho việc chuyên

chở.

7. Các hàng nguy hiểm chỉ được phép di chuyển là hàng đã được nêu tên trong chỉ dẫn theo

tiêu chuẩn đã quy định và bao bì của chúng thỏa mãn các yêu cầu có trong quy tắc an toàn

hàng hải.

II. VỊ TRÍ CHUNG VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH CÔNG NGHỆ:

1. Công tác xếp dỡ và chuyên chở hàng nguy hiểm bằng tàu phải thực hiện bằng phương pháp

an toàn và thuận tiện, tránh tai nạn nhiễm độc, dính bám trên cơ thể người, ảnh hưởng tới

sức khoẻ.

Page 25: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 25

2. Chỉ cho phép những người đã qua kiểm tra y tế và học kỹ thuật an toàn làm việc với hàng

nguy hiểm, khi phải làm việc liên tục.

3. Những người sức khỏe không đảm bảo, người chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ mang thai và nuôi

con nhỏ không cho phép làm việc với hàng nguy hiểm. Không cho những người không phận

sự vào nơi sản xuất (xếp dỡ hàng nguy hiểm).

4. Những người làm việc với hàng nguy hiểm cần được trang bị các dụng cụ phòng hộ và quần

áo bảo hộ theo mức độ độc hại nguy hiểm của hàng và được học các quy tắc sử dụng chúng.

Cấm làm việc thiếu trang bị bảo hộ lao động.

5. Trước khi vào đó làm việc. Tùy thuộc mức độ thông gió của quạt mà cấm không vào một

người khi không có sự chứng kiến của người khác

6. Trong các kho kín chứa hàng nguy hiểm có thể ngưng đọng nhiều chất độc, khí độc, cần

phải thông gió, quạt thật kỹ

7. Trường hợp phát hiện thấy bao kiện bị bể hỏng, chảy hàng nguy hiểm thì tất cả các công tác

trong khu vực kho đó phải ngừng lại và chỉ được tiếp tục khi đã thu dọn chúng. Những

người thu dọn hàng nguy hiểm khi đổ bể cần sử dụng công cụ bảo vệ (mặt nạ phòng độc,

găng tay cao su, ủng cao su, áo choàng cao su…).

(Trong trường hợp cháy hoặc rơi vãi hàng nguy hiểm, các biện pháp khắc phục về khí độc cần

thực hiện kịp thời, nghiêm khắc theo các yêu cầu an toàn.)

III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC XẾP DỠ HÀNG NGUY HIỂM:

1. Xếp dỡ hàng nguy hiểm cần tuân theo hướng dẫn cụ thể, trong đó từng trường hợp phải thoả

thuận theo sơ đồ công nghệ xếp dỡ hoặc chịu sự chỉ đạo của các chỉ dẫn viên của trạm vệ

sinh phòng dịch ở Cảng và đơn vị phòng chống cháy nổ; khi chuẩn bị làm hàng nguy hiểm

cần báo điện thoại cho các cơ quan đó biết (y tế, phòng cháy chữa cháy).

2. Không để phương tiện đến vận chuyển hàng nguy hiểm và số lượng người không trách

nhiệm qua lại hoặc tập trung tại nơi đang xếp dỡ hàng nguy hiểm, vì vậy tại nơi đó phải treo

bảng “nguy hiểm”, “chất độc”.

3. Trong thời gian có giông, gió, mưa lớn hơn cấp 6: cấm tiến hành xếp dỡ hàng nguy hiểm.

4. Hàng nguy hiểm theo quy tắc hàng hải, phải xếp lên tàu sau cùng và dỡ từ tàu xuống đầu

tiên.

5. Xếp hàng trong hầm tàu, toa xe, cao bản và ôtô phải thực hiện hết sức cẩn thận đảm bảo các

biện pháp an toàn cá nhân và an toàn hàng tránh đổ vỡ.

6. Từng cá nhân phải lưu ý đến từng điều chỉ dẫn, nhắc nhở ghi trên hàng và thực hiện nghiêm

khắc các yêu cầu đã nêu trên.

7. Cấm bỏ hàng xuống bằng các công cụ móc sắt, các công cụ có khả năng làm hỏng bao bì,

đẩy, lăn, làm va chạm vào nhau.

8. Chỉ cho phép di chuyển thùng phuy có hàng nguy hiểm bằng phương pháp sử dụng các thiết

bị chuyên dùng, giá đỡ, cầu dẫn, đòn kê…

9. Các chai chứa chất lỏng dễ bắt cháy, axít, xút và các chất nguy hiểm khác cần chuyên chở

chứa xếp trong các thùng chuyên dùng hoặc di chuyển do 2 công nhân sử dụng cáng, ngáng,

có sẳn quai xỏ, chỉ được phép nắm vào thùng khi đã kiểm tra vỏ thùng sạch, cấm di chuyển

bằng cách vác, bưng hoặc ôm chai trước bụng.

10. Khi xếp dỡ hoăc di chuyển bình ga cần bảo vệ chúng trách rơi va đập vào nhau hoăc với các

vật cứng khác, tránh gây bẩn các nhiên liệu, axít, xút… Đăc biệt thận trọng đối với các khóa

van của bình, khi di chuyển cấm nắm vào khóa van, xếp dỡ hoăc di chuyển ít nhất phải có 2

công nhân đảm nhiệm.

Page 26: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

26 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

11. Khi vận chuyển bình bằng xe nâng, ô tô phải được xếp hàng ở vị trí nằm ngang các khóa

van cùng quay về một phía. Để tránh va đập, mỗi chai cần có 1 vòng cao su bảo vệ có độ

day không ít hơn 25 mm hoă xếp bình vào giá đỡ lót vải hoăc cao su. Bình xếp theo chiều

ngang thùng xe và không quá 3 dãy.

12. Hành lang chữa cháy phải thuận tiện cho xe cứu hỏa và luôn ở tình trạng tốt. Cấm để các

chướng ngại vật trên hành lang này.

IV- CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ CHỐNG CHÁY NỔ TRONG CÔNG TÁC

XẾP DỠ:

1. Trước khi tiến hành công việc, cán bộ chỉ đạo xếp dỡ có trách nhiệm truyền đạt cho tất cả

thành viên tham gia về: đăc điểm và tính chất của hàng, phương pháp làm hàng, quy tắc sắp

xếp, móc buộc hàng, nâng hạ, di chuyển hàng an toàn theo đúng quy tắc kỹ thuật an toàn.

2. Thành, miệng hầm tàu cần được phủ bạt hoặc bao tải. Móc câu cần cẩu cần được bọc kín,

tại nơi có thể va đập cần được đặt tấm lót hoặc tấm đỡ bằng gỗ, các vòng khuyên sắt của

cáp của cần cẩu bờ cần được quấn vải bạt.

3. Lưới cáp và các công cụ xếp dỡ sử dụng để làm hàng nguy hiểm cần được chế tạo từ vật

liệu không có khả năng phát sinh tia lửa, công cụ cần được phủ kẽm, đồng, lớp phủ không

được hư hỏng.

4. Xếp dỡ hàng nguy hiểm cần do công nhân giàu kinh nghiệm tay nghề xếp dỡ và làm việc tại

kho, bãi.

5. Trước khi làm việc công nhân cần được trang bị quần áo, giày, mũ và các trang bị cá nhân

đúng theo tính chất của hàng được làm.

6. Thanh tra chuyên môn về tình trạng của trang thiết bị chống cháy theo đúng các yêu cầu,

quy tắc của phòng cháy chữa cháy. Thanh tra vệ sinh do các cơ quan chức năng vệ sinh dịch

tể đảm nhiệm.

7. Kỹ sư phụ trách kỹ thuật an toàn, cán bộ chỉ đạo công tác có trách nhiệm theo dõi việc thực

hiện các quy tắc kỹ thuật an toàn.

8. Tại nơi sản xuất cần có trang bị dập cháy và chống cháy theo nhiệm vụ của kỹ thuật cứu hỏa

của cơ quan phòng cháy chữa cháy.

9. Công tác xếp dỡ trên tàu và bờ loại hàng nguy hiểm trong thời gian ca đêm chỉ được phép

tiến hành dưới sự chấp thuận của Tổng Giám đốc Cảng. Trong đó nơi xếp dỡ, phân loại

hàng nguy hiểm phải có đủ ánh sáng (không ít hơn 30 lux – đơn vị ánh sáng) và đảm bảo

các thiết bị chống cháy nổ – đèn di động phải có lưới bảo vệ kín.

- Các thiết bị phục vụ bị hở chỉ để ở những nơi xe chờ xếp dỡ, nơi lập kho hàng không gần

hơn 10 m. Trong thời gian xếp dỡ các hàng dễ cháy, dễ bắt cháy thì cấm dùng lửa.

10. Công tác xếp dỡ thiếu chiếu sáng cần thiết sẽ bị cấm làm việc, chỉ tiến hành ở nơi có nay đủ

chiếu sáng cần thiết.

11. Tất cả các thao tác xếp dỡ cần tiến hành nhịp nhàng, không được nâng đột ngột, va đập, xô

đẩy, chao lắc hàng nguy hiểm, phanh hãm đột ngột.

12. Sau khi kết thúc công tác xếp dỡ, nơi làm việc cần xem xét, dọn vệ sinh kỹ những hàng rơi

vãi.

13. Cấm làm hàng nguy hiểm khi tàu đang tiếp nước.

14. Người phụ trách tàu, kho, trực ban, thợ cả và chủ tàu phải trao đổi và có trách nhiệm thi

hành các biện pháp cần thiết đối với người vi phạm quy tắc phòng cháy khi thực hiện thao

tác làm hàng và buộc họ ra khỏi khu vực làm việc.

15. Trên phạm vi của Cảng ở vùng làm hàng, trong hầm tàu cấm hút thuốc, cấm sử dụng lửa.

Muốn hút thuốc phải ra chỗ trống dành riêng có treo bảng “chỗ hút thuốc”.

Page 27: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 27

V- CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ XẾP DỠ:

1. Tất cả các trang thiết bị xếp dỡ được sử dụng trong quá trình làm hàng nguy hiểm cần đảm

bảo tình trạng kỹ thuật tốt. Đáp ứng nay đủ các yêu cầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy

– Tải trọng của cần cẩu, cầu tàu đã được kiểm duyệt bởi cơ quan đăng kiểm và thanh tra kỹ

thuật.

2. Tời nâng của máy nâng hàng và của cần cẩu, cầu tàu phải đảm bảo phanh tốt. Tải của các

máng nâng không được vượt quá định mức cho phép.

3. Ô tô, xe nâng, tàu hỏa làm việc với nhiên liệu lỏng phải có bô dập lửa; ống xả của tàu hỏa, ô

tô, xe nâng và cần cẩu ô tô phải có bô dập lửa, tắt lửa đảm bảo. Các loại phương tiện trên

không có trang bị theo yêu cầu thì cấm hoạt động để làm hàng nguy hiểm.

4. Ô tô, xe nâng làm việc ở cầu tàu, kho chỉ được phép sau khi đã điều chỉnh cẩn thận hệ thống

đốt và bộ chế hòa khí để sao cho không có hiện tượng phóng hỏa ra từ ống xả. Không cho

phép xe nâng hỏng bình chứa nhiên liệu (xăng, dầu bị rò ra) làm việc. Toàn bộ hệ thống dẫn

diện ô tô, xe nâng cần được buộc chăt và cách điện tốt. Động cơ luôn ở trạng thái sạch sẽ.

VI- CÁC ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC VỚI TỪNG LOẠI HÀNG NGUY HIỂM:

1. Loại I – Chất nổ.

- Trong nhóm này gồm có chất, vật liệu, thiết bị gây nổ, hoăc để chế tạo chất nổ, gây điểm

hỏa hoăc các chất theo tính chất của nó có thể gây nổ.

- Trong nhóm chất nổ không kể các hỗn hợp của ga, hoặc bụi.

- Các chất nổ phục vụ quân sự – Trong đó có đạn dược… được chuyên chở tuân thủ các quy

tắc an toàn hàng hải.

- Công tác xếp dỡ chỉ tổ chức theo phương án chuyển thẳng.

2. Loại II – Ga nén, chất cháy và chất hòa tan dưới áp suất trên 1 at.

- Trong nhóm hàng này có các chất ở điều kiện bình thường ở thể ga và được vận chuyển

trong các bình, lọ chuyên dùng.

- Theo tính chất hóa học và cấu tạo hình dáng được chia thành nhóm nhỏ:

+ Ga không bắt lửa và không độc

+ Ga dễ bắt lửa và độc

+ Ga dễ bắt lửa

+ Ga độc

- Tất cả các ga kể trên (trừ ga không bắt lửa và không độc) sẽ tổ chức xếp dỡ theo phương

án chuyển thẳng.

- Trong quá trình xếp dỡ thấy có bình bể hoăëc ga thoát ra ngoài (tiếng xì hoăëc mùi) cần

thiết phải có sự kiểm soát của cán bộ chỉ đạo và khẩn cấp thực hiện các việc sau:

- Những bình chứa không phải ga nhiên liệu và không độc thì đưa vào nơi cách ly đăët trên

đất cho tới khi ga không thoát ra nữa.

- Bình có ga nhiên liệu phải đưa cách xa ít nhất 100m đối với nhà ở và nơi làm việc, phải

chú ý tới cả luồng gió, phải thật cẩn thận loại trừ khả năng bắt lửa từ tia lửa nhỏ sau đó

theo dõi quá trình thoát ra từ bình cho tới khi hết dò ga.

- Bình có ga độc cũng như ga nhiên liệu cần phải được đưa đi xa khỏi nhà ở, nơi làm việc

xa hơn hoăc bằng 100m và thả chúng vào bể, hồ có nước; còn trong một số trường hợp

khác cho vào bể có nước vòi. Lấy chúng ra khi đã hết dò ga.

- Những người tham gia làm việc di tản chai ga độc và nhiên liệu phải được trang bị quần

áo chuyên môn và măt nạ phòng độc. Phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa của cơ

quan dịch tể.

Page 28: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

28 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

3. Loại III – Chất lỏng dễ bắt lửa.

- Trong loại này gồm các chất lỏng, hỗn hợp lỏng hoặc trong chất lỏng có chất rắn, chất hòa

tan, dung môi (dầu sơn, sơn). Trừ các chất mà theo tính chất nguy hiểm liên quan đến loại

khác, có thể phân hủy với nhiệt độ cao hơn + 61oC

và thấp hơn trong bình kín, trong lọ.

- Theo tính chất, chất lỏng dễ cháy chia ra thành:

+ Chất lỏng nguy hiểm khi cháy.

+ Chất lỏng không nguy hiểm khi cháy mà có thể gây ngộ độc nếu không biết cách làm

việc với chúng.

- Trong trường hợp bao bì hỏng, chất lỏng dễ bắt lửa bị rò, công tác xếp dỡ phải ngưng

ngay tức thì, thực hiện các biện pháp chống cháy đã ghi ở điều 2.6 của hướng dẫn này.

- Các chất lỏng dễ bắt cháy nếu thiếu nơi lưu trữ chuyên dùng, có thể lưu giữ trong kho, bãi

nhưng lập thành khu riêng có khoảng cách lớn hơn 5m so với các loại hàng khác.

- Người tham gia dọn vệ sinh các chất lỏng rơi vãi, trung hòa chất lỏng rơi vãi… cần được

trang bị mặt nạ ký hiệu A máng lọc kiểu 16 máng lọc nhãn hiệu A và kính phòng hộ.

- Xếp dỡ chất lỏng dễ bắt lửa có bao bì cần tiến hành theo phương án chuyển thẳng.

4. Loại IV – Các chất cứng dễ bắt lửa.

- Trong loại này có các vật liệu không có trong các phân loại trên. Chúng có thể trong thời

gian chuyên chở do bị cọ xát và hút ẩm và tự biến hóa, cũng do nung nóng bởi nguồn

nhiệt bên ngoài có thể dễ bắt lửa hoăc bốc cháy mạnh.

- Các chất của loại này được chia thành nhóm nhỏ như sau:

+ Các chất cứng có tính chất chung dễ bắt lửa bởi các nguồn bắt lửa bên ngoài: tia lửa,

ngọn lửa.

+ Các chất tự cháy là chất rắn hoăc lỏng có khả năng tự tăng nhiệt độ và bắt lửa.

+ Các chất phân hủy ra các khí dễ bắt lửa khi kết hợp với nước, khí dễ bắt cháy trong

một số trường hợp khí tự cháy.

- Các chất tự cháy và các chất phân hủy ra các khí dễ bắt lửa khi có tác dụng với nước cần

sản xuất theo phương án chuyển thẳng.

- Trong trường hợp bao bì bị hỏng, có các chất dễ bắt lửa khi tác dụng với nước các chất tự

cháy. Cần loại bỏ các kiện hàng đó khỏi nơi tiến hành xếp dỡ đến nơi khô ráo không có

nước, nếu nền ẩm có nước rỉ thì phải rải cát kỹ, đảm bảo khô dưới nền để hàng.

- Khi xếp dỡ hàng thuộc loại này, cần theo dõi thường xuyên hiện tượng của hàng: công tác

xếp dỡ cần thực hiện khi thời tiết tốt. Trong trường hợp nhiệt độ của hàng tăng nhanh hơn

nhiệt độ môi trường, cần loại kiện hàng cao nhiệt ra khỏi đống hàng và tiến hành kiểm tra

làm mát hàng (tránh làm ướt).

- Các kiện hàng quá nóng cần đưa vào nơi an toàn và đảm bảo theo dõi liên tục. Trong các

trường hợp nguy hiểm thì thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ cơ quan phòng cháy chữa

cháy của Cảng.

5. Loại V – Các chất oxy hóa và oxít hữu cơ.

- Trong loại này có các chất dễ phân hủy oxy là nguyên nhân cháy, nó làm tăng cường độ

cháy và cháy luôn các chất khác. Nhiều chất của loại này có khả năng tùy theo điều kiện

hỗn hợp với các chất hữu cơ hoăc vô cơ khác gay cháy và nổ.

- Các chất loại này chia thành nhóm nhỏ sau:

+ Các chất oxy hóa mà tự nó không phải là nhiên liệu nhưng có khả năng làm cho các chất

khác dễ bắt lửa, hoăc phân hủy ra oxy khi cháy, đồng thời làm tăng cường độ cháy.

Page 29: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy chế & các quy định

Cảng Sài Gòn 29

+ Các chất oxy hữu cơ mà chúng đa số là chất cháy có thể tác dụng như chất oxy hóa có

thể phân tích gây nổ, có thể nguy hiểm khi tham gia với các chất khác đa số là các chất dễ

bốc cháy và nguy hiểm nếu bị cọ xát, va đập.

(Có thể giữ loại hàng này ở kho, bãi cùng với các loại hàng khác nhưng phải bảo đảm quy

tắc an toàn. Trong mọi trường hợp cấm lưu kho chung với các loại dễ bắt lửa nhiên liệu và

chất hữu cơ khác)

6. Loại VI – Chất độc và chất gây nhiễm độc.

- Trong loại này có các chất mà trong điều kiện di chuyển khi không cẩn thận nó có thể là

nguyên nhân gây tai nạn, gây ngộ độc cho người và gia súc.

- Các chất loại này chia thành nhóm nhỏ sau:

+ Chất độc (gây ngộ độc) mà có thể gây chết người hoăëc nguy hiểm đến sức khỏe khi

chúng xâm nhập vào trong cơ thể, đường hô hấp hoăc dính vào da.

+ Các chất gây ngộ độc có chứa vi trùng gây bệnh dịch nguy hiểm.

- Đối với hàng nguy hiểm loại VI chỉ thực hiện theo phương án chuyển thẳng.

- Khi xếp dỡ cần đăc biệt chú ý tình trạng của bao bì, trong trường hợp bao bì rò rỉ, hư

hỏng, rơi vãi hàng cần phải thu dọn nhanh theo hướng dẫn của cơ quan vệ sinh dịch tể,

cần chôn chúng xuống đất cách xa kho, nhà làm việc và nguồn nước. Nơi chất độc rơi vãi

và nơi chôn chúng cần trung hòa bằng Clo hoăc các chất trung hòa khác theo chỉ dẫn của

cơ quan dịch tể. Công tác dọn vệ sinh, trung hòa cần tiến hành với trang bị đầy đủ: quần

áo bảo hộ, giày, găng tay và các biện pháp cần thiết chống ngộ độc người.

7. Loại VII- Các chất phóng xạ.

- Trong loại này bao gồm các chất tự chúng phân hủy lượng phóng xạ đáng kể hoạt tính

riêng 0,002 M Quyri/gR và các linh kiện có giữ các chất đó.

- Trong quá trình xếp dỡ phải tuân thủ thật nghiêm ngăt theo chỉ dẫn tại bao bì của hàng và

phải có cán bộ chỉ đạo kỹ thuật xếp dỡ và cán bộ chuyên môn của chủ hàng hiện diện.

- Công tác xếp dỡ chỉ tiến hành theo phương án chuyển thẳng.

8. Loại VIII – Xút và các chất ăn mòn.

- Trong loại hàng này bao gồm các loại xút và các chất ăn mòn khác chúng có thể gây

thương tổn da, nguy hại màng mắt, đường thở, gây ăn mòn kim loại và các hàng hóa khác.

Cũng có thể là nguyên nhân gây cháy khi tham gia kết hợp với các vật liệu hữu cơ hoăc

một số chất hóa học.

- Các chất độc loại này được chia thành: Axít, bazơ, xút, các chất ăn mòn khác.

- Cho phép lưu hàng này vào khu vực riêng trong khu chung, đồng thời cách ly chúng khỏi

các hàng mòn, dễ bể, nền kho phải là nhựa đường.

- Khi lưu vào kho chung phải phân thành từng nhóm nhỏ đăt cách nhau 5m.

- Khi lưu giữ axít nitric, axit sunphuric cần thực hiện các biện pháp ngăn chăën tiếp xúc của

chúng với gỗ, mạt cưa, rơm và các chất nhiên liệu nhẹ dễ bắt cháy.

- Khi lưu giữ các chất xút lỏng (dung dịch) cần thận trọng theo dõi các bao bì bằng gỗ.

- Các chai cần xếp thành nhóm không quá 100 chai và thành từng dây trong 1 nhóm. Các

lối qua giữa các nhóm phải lớn hơn 1m.

- Khi lưu kho các loại bazơ lỏng chỉ cho phép đi cùng với axit – giữa chúng phải cách nhau

5m.

Page 30: QUY CHẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG XẾP DỠ HÀNG HÓAcos.csg.com.vn/DOCUMENT/DownLoad/P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_ha… · Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ - 2016 Quy

Quy Trình Công Nghệ Xếp Dỡ- 2016 Quy chế & các quy định

30 Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ

9. Loại IX – Các chất tương đối ít nguy hiểm.

- Trong loại này có các chất chưa thuộc một loại nào kể trên, nhưng theo kinh nghiệm

chúng cũng có những tính chất nguy hiểm như trên và phải thực hiện các yêu cầu của

hướng dẫn này.

- Các điều kiện bổ sung để lưu chúng trong kho Cảng sẽ xác định theo dạng nguy hiểm của

chúng mà các chất loại này có theo phân loại như:

+ Vôi sống đựng trong thùng kín có thể lưu kho cùng với hàng khác nhưng không được

bị ướt khi mưa dột.

+ Sản phẩm từ sợi tổng hợp và vật liệu tương tự cũng như chất lỏng có nhiệt độ bốc

cháy dưới 61oC

, để trong bình kín cần xếp dỡ bằng máy và công cụ chuyên dùng tránh

gây tia lửa.