195
T NAM TRONG HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH CHÚCCC BÁ TUYÊN CHÚC BÁ TUYÊN QU¸ TR×NH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA VIÖT NAM TRONG LÜNH VùC §èI NGO¹I Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2015 LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LCH SPHONG TRÀO CNG SN, CÔNG NHÂN QUC TVÀ GII PHÓNG DÂN TC HÀ NI - 2018

QU¸ TR×NH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA VIÖT NAM NG QUAN … · Với đường lối đối ngoại đổi mới phù hợp mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---------------------*****-------------------

CHÚC BÁ TUYÊN

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử phong trào cộng sản,

công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số : 62 22 52 01

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Thái Văn Long

2. PGS.TS Nguyễn Thị Quế

MỤC LỤC

Trang

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CHÚCCC BÁ TUYÊN

CHÚC BÁ TUYÊN

QU¸ TR×NH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA VIÖT NAM

TRONG LÜNH VùC §èI NGO¹I Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,

CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CHÚC BÁ TUYÊN

QU¸ TR×NH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA VIÖT NAM

TRONG LÜNH VùC §èI NGO¹I Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,

CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Mã số: 62 22 03 12

Người hướng dẫn khoa học:

1- PGS.TS. THÁI VĂN LONG

2- PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết

quả nghiên cứu của luận án là trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Chúc Bá Tuyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................. 6

1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu...................................... 6

1.2. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án và

những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu................................................................................24

Chương 2: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2015 ..................................................................................................................................26

2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................26

2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................................38

Chương 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN

TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2015 ..................................................................................................................................65

3.1. Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước Việt

Nam thời kỳ đổi mới ..................................................................................................................65

3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại

(1986 - 2015)...............................................................................................................................79

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA

VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 VÀ

KINH NGHIỆM.....................................................................................................................119

4.1. Nhận xét về quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối

ngoại .........................................................................................................................................119

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu............................................................................................138

KẾT LUẬN..............................................................................................................................152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................156

PHỤ LỤC.................................................................................................................................170

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB :

AFTA :

AMM :

Ngân hàng phát triển châu Á

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

ARF :

ASC :

ASEAN :

Diễn đàn khu vực ASEAN

Ủy ban Thường trực ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM : Diễn đàn hợp tác Á-Âu

BTA : Hiệp định thương mại song phương

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

COC : Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

CPP : Đảng nhân dân Campuchia

DCND : Dân chủ nhân dân

DOC : Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

EAS :

EU :

FDI :

IMF :

Cấp cao Đông Á

Liên minh châu Âu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quỹ tiền tệ quốc tế

JIM :

KH-CN :

NAM :

Hội nghị không chính thức về Campuchia

Khoa học công nghệ

Phong trào Không liên kết

NGO :

ODA :

ODP :

PCA :

POW :

P.5 :

Tổ chức phi chính phủ

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Chương trình ra đi có trật tự

Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện

Tù nhân chiến tranh

Năm nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

SEANWFZ :

TAC :

Hiệp ước về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á

TCH : Toàn cầu hóa

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

WB : Ngân hàng thế giới

WTO :

XHCN :

Tổ chức Thương mại thế giới.

Xã hội chủ nghĩa

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh địa -

chính trị giữa các cường quốc nổi lên hiện nay thì việc đổi mới, thực thi một đường

lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt vừa bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc vừa tạo dựng

môi trường quốc tế hòa bình, hợp tác và phát triển cho đất nước là vấn đề có ý nghĩa

chiến lược đối với các quốc gia, dân tộc, nhất là với các nước đang phát triển. Việc

các nước đề ra đường lối, nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại phù

hợp, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực để phát triển

đất nước chính là cách bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc tốt nhất trong bối

cảnh hiện nay.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc

gia có lịch sử lâu đời với truyền thống ngoại giao hòa hiếu đã góp phần quan trọng

vào thành công của công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Sau ngày đất nước

thống nhất (1975), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về tầm quan

trọng của việc tạo dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác hiệu

quả,... không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà

còn trực tiếp góp phần quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ,

củng cố độc lập dân tộc. Do đó, hoạt động đối ngoại phải từng bước trưởng thành

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước cũng như phù hợp với xu thế vận động

của thời đại.

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất

nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Với đường lối đối ngoại đổi mới phù hợp

mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực thi suốt hơn 30 năm qua đã đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. Thực tiễn triển khai

đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thu được những thành tựu rất nổi

bật, đó là: Đối với một số nước láng giềng, Việt Nam chủ động cùng các nước tìm

kiếm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, giải tỏa những bất đồng; với khu vực, Việt

Nam chủ động và tích cực hơn trong các tiến trình hội nhập, đưa hợp tác khu vực đi

2

vào chiều sâu, nhất là đối với tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Trên bình

diện toàn cầu, Việt Nam đã tiến những bước dài trong hội nhập quốc tế thông qua

việc gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn

hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), được các nước thành

viên Liên hợp quốc tín nhiệm bầu vào vị trí Ủy viên Không thường trực Hội đồng

Bảo an Liên hợp quốc khóa 2008 - 2009 và đã làm tốt nhiệm kỳ này; mặt khác, Việt

Nam cũng tăng cường thúc đẩy quan hệ với các nước lớn, các nước bạn bè truyền

thống và các nước đang phát triển ở các châu lục. Nhờ đó, Việt Nam đã khai thác

được các nhân tố sức mạnh bên ngoài, sức mạnh thời đại để phát triển đất nước, phá

vỡ vòng bao vây, cấm vận và phong tỏa kinh tế của các lực lượng thù địch chống

phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), qua đó củng cố vững chắc nền

độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ

độc lập dân tộc của Việt Nam thời gian qua vẫn còn những bất cập, trở ngại do nhận

thức, tư duy, nguồn lực,... của chúng ta chưa theo kịp thực tiễn tình hình khu vực và

thế giới. Vì vậy, việc phân tích quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam qua nội

dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

thời kỳ đổi mới, từ đó đánh giá những thành công, đồng thời cũng nhìn nhận lại

những hạn chế, bất cập còn gặp phải để tìm giải pháp khắc phục và rút ra bài học kinh

nghiệm trong hoạt động đối ngoại Việt Nam để bảo vệ và củng cố vững chắc nền độc

lập dân tộc là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quá trình bảo vệ độc lập dân

tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015” làm luận

án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và

giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích

Luận án phân tích làm rõ nội dung và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân

tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại thời kỳ đổi mới (1986-2015), đồng thời

rút ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm.

3

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ

chính sau:

- Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hoạch định chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm

1986 đến năm 2015.

- Hai là, phân tích nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại nhằm

bảo vệ nền độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015.

- Ba là, rút ra những nhận xét và kinh nghiệm về quá trình bảo vệ độc lập dân

tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam

trong lĩnh vực đối ngoại thời kỳ đổi mới.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam

trong lĩnh vực đối ngoại trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc

đổi mới toàn diện đất nước và mở cửa hội nhập.

- Về phạm vi nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu về đường lối đối

ngoại do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ

XI (1986 - 2015) và quá trình triển khai hoạt động ngoại giao của Nhà nước Việt

Nam nhằm bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015. Luận án không đề

cập đến đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân.

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm 1986

đến năm 2015. Mốc thời gian 1986, là năm Đảng Cộng sản Việt Nam khởi

xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới tư duy đối

ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. Mốc 2015, là

thời điểm Việt Nam tổng kết 30 năm sự nghiệp đổi mới, bảo vệ độc lập dân tộc

và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có

lĩnh vực đối ngoại.

4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại, về quan điểm

quốc tế, về vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc, về độc lập dân tộc và

CNXH, về chính sách đối ngoại được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra từ Đại

hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XII. Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những

căn cứ lý luận, khoa học và thực tiễn giúp cho định hướng tư tưởng khi nghiên

cứu đề tài luận án.

Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích,

khái quát những dữ liệu thực tế, những văn kiện, tư liệu gốc được thông qua tại các

đại hội, hội nghị của Đảng diễn ra từ năm 1986 đến nay, đồng thời luận án kế thừa

một cách có chọn lọc những kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên

quan đến đề tài luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là kết hợp phương pháp lịch sử

và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối

chiếu, thống kê... cũng được tác giả vận dụng thích hợp đối với việc nghiên cứu

từng nội dung cụ thể của luận án.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Luận án làm rõ quan niệm và cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại để bảo

vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015.

- Luận án phân tích nội dung bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong

lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 bao gồm: tư tưởng, nguyên tắc,

mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

đề ra. Qua đó làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại giúp Việt Nam

bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc qua 2 giai đoạn (1986-1995, 1995-2015).

Đồng thời rút ra nhận xét về những thành công, hạn chế và kinh nghiệm của

quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm

1986 đến năm 2015.

5

- Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học, giúp gợi mở một số vấn đề thực

tiễn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo

vệ độc lập dân tộc thời gian tiếp theo.

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên

cứu, giảng dạy môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng

dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới hiện đại, Quốc tế học và

Quan hệ quốc tế.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt

Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015

Chương 3: Nội dung và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt

Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015

Chương 4: Nhận xét về quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong

lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 và kinh nghiệm

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và

phát triển đất nước của Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đã được nhiều

chính khách và học giả quan tâm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía

cạnh và mức độ khác nhau. Những nội dung cơ bản chỉ đạo đường lối và hoạt động

đối ngoại Việt Nam được thể hiện rõ nét trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản

Việt Nam qua các kỳ đại hội, nhất là các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới từ

Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XII. Đây là nguồn tài liệu gốc quan trọng mà

tác giả tiếp cận để nghiên cứu về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc.

Bên cạnh đó, nhiều công trình của các học giả trong nước và nước ngoài đã

phần nào nêu ra yêu cầu khách quan cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt

Nam phù hợp với sự thay đổi của tình hình đất nước, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh

sự đúng đắn của nội dung chính sách đối ngoại trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng

thời khái quát quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công cuộc

bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Sau đây xin nêu một số công trình tiêu biểu của các

tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Thứ nhất, những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hoạch định

chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015

Một là, những công trình liên quan đến quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam, tiêu biểu có các công trình sau:

* Sách: Cuốn “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra

với Việt Nam” của tác giả Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp [136] đã tổng hợp các

quan điểm về chủ quyền quốc gia trong lịch sử, so sánh nội hàm của chủ quyền quốc

7

gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia dân tộc trong thời kỳ

Chiến tranh Lạnh. Đồng thời cuốn sách cũng chỉ ra rằng toàn cầu hóa là một xu hướng tất

yếu, khách quan. Với tính chất phức tạp, đa dạng nó tác động đến mọi lĩnh vực theo cả hai

chiều tích cực và tiêu cực. Các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với nó, và đã có những

đối sách thành công ở nhiều nước, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Từ sự đánh

giá những thành tựu và những khó khăn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền

quốc gia sau hơn 20 năm đổi mới, các tác giả cũng gợi mở những khuyến nghị về chủ

trương đường lối cho Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong

bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi hiện nay.

Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới” của Nguyễn

Vĩnh Thắng [149] đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản như: Học thuyết của V.I. Lênin

về bảo vệ Tổ quốc XHCN với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ

mới; tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN

trong thời kỳ đổi mới; một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn “Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay -

những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh

[47] đã làm rõ một số khái niệm về “độc lập, tự chủ”, “chủ quyền quốc gia” và “mối quan

hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”; phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ

giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các tác giả phân tích kinh nghiệm xử lý

mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của một số nước trên thế giới và thực

tiễn xử lý mối quan hệ này ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Từ đó đưa ra quan điểm định

hướng và kiến nghị nhằm xử lý đúng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

của Việt Nam đến năm 2020.

* Tạp chí:

Bài viết “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Phạm Thanh

Hà [50] đã nêu lên quan niệm về độc lập dân tộc và khẳng định đó là mục tiêu hàng đầu

của mọi quốc gia dân tộc. Từ đó, tác giả cho rằng, bảo vệ độc lập dân tộc trong xu thế toàn

cầu hóa đồng nghĩa với việc các quốc gia phải “mở cửa”, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Bài

8

viết cũng đề cập đến khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử

hàng ngàn năm là phải bảo vệ bằng được độc lập cho dân tộc.

Tác giả Nguyễn Viết Thảo trong bài viết “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập

dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa” [148] đã nêu lên quan niệm về bảo vệ chủ quyền

quốc gia và bảo vệ độc lập dân tộc. Bài viết cũng nhấn mạnh đến sự thay đổi trong

cánh nhìn nhận về “độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”

dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa. Từ thực tế nêu trên, tác giả cho rằng: Xây

dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của

toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó bao hàm nhiệm vụ vừa nóng bỏng, cấp bách, vừa cơ

bản, lâu dài - đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.

Bài viết “Độc lập dân tộc - lợi ích cơ bản của đất nước” của Mai Hải Oanh

[117] đã nêu lên quan niệm về độc lập dân tộc với hai nội dung, đó là quyền tối cao

của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia dân tộc

trong quan hệ quốc tế. Từ quan niệm về độc lập dân tộc nêu trên, tác giả đi vào phân

tích tinh thần độc lập dân tộc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân

tộc ta, đồng thời khẳng định: Bảo đảm độc lập dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là quan điểm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng

và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Hai là, những công trình đề cập đến tình hình thế giới, khu vực và trong nước

tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập

dân tộc của Việt Nam:

* Sách:

Cuốn “Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới 25 năm tới (1996 -

2020)” của Nguyễn Cơ Thạch [142] đã gợi mở cách tư duy mới về thế giới, phác

họa xu thế phát triển của thế giới và sự thích ứng của Việt Nam. Với cách nhìn nhận

khoa học về những xu thế lớn của thế giới, tác giả không đi sâu trực tiếp vào những

vấn đề cụ thể mà cung cấp cho người đọc tầm nhìn chiến lược trên bình diện quốc tế

và suy nghĩ về sự đổi mới của đường lối đối ngoại Việt Nam, đồng thời tác giả cũng

đề xuất những khuyến nghị cần thiết giúp Việt Nam có thể bắt kịp được với những

biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới.

9

Cuốn sách “Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Duy Quý

[129] đã phân tích các xu hướng có ý nghĩa toàn cầu quy định sự phát triển của thế giới

như: KH-CN; TCH và nền kinh tế thị trường hiện đại; CNXH trong thế kỷ XX và trong

hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Cuốn sách cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với

Việt Nam dưới tác động sâu rộng của quá trình TCH, sự chuyển đổi nhanh chóng của

cách mạng KH-CN, trước sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường, phạm vi ảnh hưởng giữa

các nước lớn và chịu sự chống phá của các thế lực thù địch. Đây là những dữ liệu quan

trọng làm cơ sở để Việt Nam hoạch định chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc

chủ quyền quốc gia và nền độc lập của dân tộc.

Tác giả Thái Văn Long với cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển

trong xu thế toàn cầu hóa” [79] đã phân tích làm nổi bật những nhân tố tác động đến độc

lập của các nước đang phát triển. Cuốn sách cũng thể hiện rõ những đặc điểm chung, nội

dung của cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển,

đồng thời phân tích cụ thể về nội dung cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc

của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.

Nguyễn Đức Bình, “Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại” [14].

Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về thế giới đương đại với các đặc điểm và xu

thế lớn: cách mạng KH-CN và TCH ngày càng phát triển tác động đến mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội của các quốc gia; những vấn đề toàn cầu ngày càng trở

nên búc xúc; quan hệ giữa các nước phát triển và đang phát triển có nhiều thay

đổi; vấn đề dân tộc, tôn giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay ngày càng diễn

biến phức tạp; vận mệnh, tiền đồ của CNTB và tương lai của CNXH trong bối

cảnh quốc tế mới cũng được nhận định, đánh giá khách quan hơn. Từ những

nhận định trên, cuốn sách nêu bật những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối

với Việt Nam trong tương lai. Tác giả luận án tiếp cận công trình này để làm rõ

bối cảnh quốc tế với những đặc điểm, xu hướng lớn đang vận động có tác động

như thế nào đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công

cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

Các tác giả Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh trong cuốn

“Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” [126]

đã phân tích khái quát về xu thế TCH. Theo đó, TCH là xu thế tất yếu. Sự ra đời của

10

phong trào chống mặt trái của TCH, mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức

của phong trào chống mặt trái của TCH. Việt Nam với phong trào chống mặt trái của

TCH, vấn đề đặt ra và một vài khuyến nghị.

Cuốn “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của Nguyễn Duy Niên [116] đi vào

phân tích nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm nổi bật phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí

Minh. Từ đó, tác giả đánh giá tình hình thế giới và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

trong những năm tới với nhiều yếu tố thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại.

Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, cũng như tiếp tục xây

dựng nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết để quan hệ

đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới phát triển và thu được nhiều kết quả hơn.

Cuốn sách “Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập

dân tộc của các nước đang phát triển sau Chiến tranh Lạnh” của Nguyễn Hữu Toàn

[154] đã phân tích nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tính tất yếu phải

tiến hành đổi mới, nhất là nhận thức về những tác động của tình hình trong nước và

quốc tế đến sự nghiệp đổi mới. Từ những thàng công của sự nghiệp đổi mới ở Việt

Nam, tác giả cuốn sách rút ra những kinh nghiệm về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt

Nam có tính chất tham khảo đối với các nước đang phát triển, cũng như những đóng

góp về mặt lý luận và sự tham gia, phối hợp của Việt Nam với các nước đang phát

triển trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Cuốn “Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện

nay” của Nguyễn Hoàng Giáp [45] đã nhấn mạnh đến yếu tố địa chiến lược và sự gia

tăng liên kết hợp tác của khu vực Đông Nam Á. Cuốn sách trình bày nội dung cơ bản

trong chiến lược của các nước lớn với Đông Nam Á cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng

của các nước này đối với khu vực nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Bên

cạnh đó, cuốn sách cũng đi vào phân tích những tác động chính sách đối với ASEAN

và Việt Nam. Đối với Việt Nam, sự cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn ở khu

vực đang tác động theo cả hai chiều hướng thuận nghịch khác nhau, một mặt đang tạo

điều kiện cho Việt Nam tăng cường thúc đẩy hợp tác với các nước lớn, tận dụng các

nguồn lực để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là trong

11

việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và nền độc lập của dân tộc trước những mưu

đồ và tính toán chiến lược của các các nước lớn.

Tác giả Nguyễn An Hà trong cuốn “Tác động của toàn cầu hóa đến quá trình

phát triển của một số nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam” [49] đã đề cập

đến các đặc trưng và xu thế vận động của tiến trình TCH. Tác động của TCH đến quá

trình phát triển của một số nền kinh tế chuyển đổi trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

trong đó có Việt Nam. Theo tác giả, quá trình TCH sẽ tác động đến sự phát triển kinh

tế - xã hội Việt Nam, đáng chú ý là vấn đề đầu tư nước ngoài, việc làm và phát triển

nguồn nhân lực là những vấn đề cần được quan tâm. Từ đó tác giả đã đưa ra những

giải pháp ứng phó đối với Việt Nam trong quá trình TCH.

* Tạp chí:

Các bài viết “Bối cảnh quốc tế tác động đến chính sách của Việt Nam trong thập

niên đầu thế kỷ XXI” của Trần Hiệp [55]; “Xu thế đấu tranh củng cố độc lập dân tộc

của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” của Thái Văn Long, Đinh

Thanh Tú [80]; “Bảo vệ chủ quyền của các nước nhỏ trong thế giới hiện nay” của Đỗ

Sơn Hải [52],... ở mức độ và cách tiếp cận khác nhau đã đề cập đến bối cảnh quốc tế,

khu vực với những đặc điểm, xu thế tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại

của Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.

Như vậy, những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên ở mức độ khác

nhau đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến cơ sở hoạch định chính sách đối

ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015, bao

gồm: Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại;

những đặc điểm, xu hướng nổi trội của thế giới và khu vực; tình hình và nhiệm vụ

cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới và mở cửa hội nhập. Đây là những tài liệu

quan trọng, cần thiết để tác giả tham khảo, kế thừa trong thực hiện đề tài luận án.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại của

Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc

* Sách:

Cuốn “Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000” của Nguyễn Đình Bin [13] là công

trình viết khá công phu về nền ngoại giao Việt Nam kể từ khi giành được độc lập dân

12

tộc. Trong công trình này, các tác giả đã làm nổi bật chủ trương, chính sách ngoại

giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng ở

mỗi thời kỳ. Các bước triển khai hoạt động đối ngoại được các tác giả khắc họa sinh

động, cụ thể, đồng thời đánh giá khách quan, trung thực những thành quả mà ngoại

giao Việt Nam giành được suốt chiều dài lịch sử từ năm 1945 đến năm 2000.

Các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn trong cuốn “Đối ngoại Việt

Nam truyền thống và hiện đại” [65] đã khắc họa bức tranh tổng thể về đối ngoại

Việt Nam từ buổi ban đầu dựng nước cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Qua

cuốn sách này cho thấy, từ thuở bình minh dựng nước đấu tranh ngoại giao của tổ

tiên ta đã góp phần quan trọng vào những chiến công chói lọi và để lại những kinh

nghiệm quý báu cho truyền thống ngoại giao Việt Nam. Ngày nay, trên nền tảng

truyền thống ngoại giao của tổ tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những bước

phát triển mới về đường lối, chính sách đối ngoại cho phù hợp với mỗi thời kỳ cách

mạng, đưa Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo dựng cho mình một vị

thế mới trên thế giới.

Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi [83] đã khái quát lịch sử

ngoại giao Việt Nam trong nửa thế kỷ (1945-1995) với những sự kiện quan trọng

như: quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết các văn kiện ngoại giao trong thời

kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung,

Việt - Mỹ, khôi phục các quan hệ cũ, thiết lập các quan hệ mới, hội nhập quốc tế và

khu vực. Ngoài ra, cuốn sách cũng tái hiện lại sự đoàn kết của mặt trận nhân dân

các nước Đông Dương chống kẻ thù chung và mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết

với Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng, đồng thời làm nổi bật những

đóng góp của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn

cầu với tư cách là thành viên trong cộng đồng quốc tế.

Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du, “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn

và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” [138]. Từ những nhận

định về chiều hướng chính sách, những thay đổi, xác định trọng tâm chính sách của

các nước lớn, các tác giả đưa ra những định hướng chiến lược, sách lược của Việt

Nam trong quan hệ với các nước lớn trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhằm thúc

13

đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước lớn, vừa giúp chúng ta tranh thủ

mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt

khác, tạo ra mối quan hệ ràng buộc, đan xen lợi ích với các nước lớn giúp Việt Nam

có thể khai thác nhân tố nước lớn trong từng mối quan hệ cụ thể theo tinh thần thực

hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.

Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta

trong thời kỳ đổi mới” của Đinh Xuân Lý [85] đã phân tích cơ sở hình thành, các giai

đoạn phát triển và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, cũng như những

thành tựu hoạt động đối ngoại Việt Nam đạt được dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại

Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, cuốn sách đi vào nhận định đánh giá quá trình Đảng

Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong

thời kỳ đổi mới với những thành tựu nổi bật trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam

trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2006.

Ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao - Bộ Ngoại giao, “Vận dụng tư tưởng đối

ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế” [6]. Đây là tập hợp các bài viết của

nhiều tác giả về vận dụng tư tưởng đối ngoại, phong cách và nghệ thuật ngoại giao

Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều vấn đề cốt lõi như: Xử lý quan hệ

với các nước lớn; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại; về độc lập tự chủ, gắn liền với đoàn kết, hợp tác

quốc tế trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hội nhập.

Cuốn “Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt

Nam (1986-2012)” của Đinh Xuân Lý [86] đã làm nổi bật quá trình đổi mới

đường lối đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến 2012.

Từ việc nêu đặc điểm và xu thế quốc tế, những yêu cầu thực tiễn đất nước cần

phải đổi mới về đối ngoại, tác giả đi vào phân tích các bước đổi mới tư duy đối

ngoại, từ tư duy đối ngoại thời Chiến trạnh Lạnh sang tư duy đối ngoại đa phương

hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và phát triển lên thành đường lối đối ngoại độc

lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thế

giới, mở rộng và phát triển các quan hệ song phương và đa phương thu được nhiều

thành quả quan trọng.

14

“Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm” của Nguyễn Khắc Huỳnh [67]

là tập hợp các bài viết của tác giả trong những năm gần đây. Phần lớn nội dung

cuốn sách tập trung vào phân tích, đánh giá 3 sự kiện ngoại giao quan trọng của

Đảng và Nhà nước ta trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Bên cạnh đó, tác giả

cũng khái quát hoạt động ngoại giao Việt Nam chặng đường 25 năm (1986-2010)

với nhiều thành công rực rỡ, từ sự phân tích, đánh giá đúng tình hình và xu thế quốc

tế, đánh giá sát tình hình trong nước để đi đến đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt

là sự đổi mới tư duy, mở rộng quan hệ đối ngoại, giúp Việt Nam phá thế bao vây,

cấm vận của các thế lực thù địch, tiến đến chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Phạm Bình Minh, “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn

mới” [91]. Đây là tập hợp các bài viết của các lãnh đạo, nhà ngoại giao và các học

giả trong nước. Các bài nghiên cứu trong cuốn sách chủ yếu mang tính lý luận về

công tác đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt có nhiều bài viết của các lãnh

đạo cấp cao Việt Nam về việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh

thần Đại hội lần thứ XI của Đảng.

Cuốn “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010)” của Phạm

Quang Minh [99] đã phân tích làm rõ nguyên nhân hình thành chính sách đối ngoại

đổi mới, đồng thời trình bày một cách hệ thống đường lối, chính sách đối ngoại đổi

mới của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết Trung ương từ Đại hội VI đến

Đại hội XI. Cuốn sách cho thấy, qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta lại có sự đánh giá,

nhìn nhận bối cảnh quốc tế và trong nước một cách sát thực để đề ra đường lối đối

ngoại phù hợp. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá việc thực hiện chính sách đối ngoại

đổi mới với những kết quả đạt được là hết sức to lớn, nhưng đồng thời cũng chỉ ra

những hạn chế mà chúng ta còn gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện và rút

ra những bài học kinh nghiệm.

Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết

Thông, “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” [66]. Đây là công trình đánh giá

khá đầy đủ, khách quan, khoa học và toàn diện những thành tựu, hạn chế trong 30

đổi mới đất nước của Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát bối

cảnh quốc tế và trong nước đưa Việt Nam bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất

15

nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Đặc biệt, các tác giả đã giành một

chương để trình bày về đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt

Nam. Đáng chú ý, công trình đã thể hiện rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng

Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đây là những nội

dung mà tác giả luận án có thể tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành mục tiêu,

nhiệm vụ mà đề tài luận án đề ra.

* Tạp chí:

“Đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau

chiến tranh lạnh” của Nguyễn Danh Quỳnh [133]; “Quá trình phát triển đường lối,

chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” của Chu Văn Chúc [26]; “Chính

sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của Phạm

Quang Minh [98]; “Đường lối đối ngoại đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam

sau 25 năm nhìn lại” của Nguyễn Văn Lan [74]; “Quá trình hình thành, phát triển

đường lối đổi mới của Đảng ta qua gần 30 năm đổi mới” của Vũ Văn Phúc [119];

“Nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của Trần Đại Quang [122],... Các bài viết của

các tác giả đã trình bày khái quát đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước Việt Nam thời kỳ đổi mới. Các tác giả cũng chỉ ra, ở mỗi giai đoạn lịch sử với

yêu cầu cách mạng khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam đã điều chỉnh chính sách

đối ngoại một cách linh hoạt, phù hợp, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế và thu

được nhiều thành quả, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng

và bảo vệ đất nước.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu liên quan đến việc triển khai chính sách

đối ngoại của Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc thời kỳ đổi mới

* Sách:

Cuốn “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” của Đào Huy Ngọc [107] đã

trình bày khá rõ về quá trình ra đời và sự hợp tác giữa các nước ASEAN trên các

lĩnh vực. Cuốn sách đã chỉ ra, thời kỳ Chiến tranh Lạnh hợp tác giữa các nước

ASEAN chủ yếu là ở lĩnh vực chính trị, an ninh, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế

và văn hóa, xã hội còn khá mờ nhạt. Cuốn sách cũng đánh giá quan hệ Việt Nam -

ASEAN qua các gia đoạn với những thăng trầm khác nhau, lúc căng thẳng đối đầu,

16

lúc hòa dịu, hợp tác. Đồng thời, cuốn sách cũng có những dự báo triển vọng của

việc Việt Nam tham gia ASEAN.

Cuốn sách “Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” của Nguyễn Hồng

Thao [145] đã nhấn mạnh việc Việt Nam tìm hiểu và đấu tranh gia nhập vào Liên

hợp quốc. Đồng thời, cuốn sách đã làm nổi bật vai trò của Việt Nam khi trở thành

thành viên chính thức của tổ chức này, đó là việc Việt Nam không chỉ hợp tác toàn

diện với Liên hợp quốc mà còn tổ chức các hoạt động tại Hội đồng Bảo an, đưa

hình ảnh và uy tín của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế.

Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp, “Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Những

quan điểm, thực trạng và triển vọng” [60]. Cuốn sách đánh giá thực trạng hợp tác

Việt - Nga trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội với nhiều thành tựu

quan trọng, là tiền đề cho việc thúc đấy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên phát

triển mạnh mẽ hơn nữa. Cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế còn gặp phải trong

quan hệ giữa hai bên và cho rằng, quan hệ Việt - Nga chưa tương xứng với tiềm

năng vốn có của hai nước cũng như chưa ngang tầm của mối quan hệ đối tác chiến

lược. Trên cơ sở những nhận định, các quan điểm phát triển quan hệ giữa hai bên,

cuốn sách đưa ra một số kiến nghị để phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt -

Nga thời gian tới.

Cuốn “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1994-2010” của Bùi Thị Phương Lan [73]

đi từ bối cảnh trước bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đến việc Hoa Kỳ

tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ những kết quả đạt

được trong quan hệ hai nước từ sau bình thường hóa, cuốn sách đi vào xác định vị trí

của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại châu Á khi bước vào thiên

niên kỷ mới, đồng thời đưa ra những cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai

nước và dự báo triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Học viện Ngoại giao, “Hỏi - đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại

của Đảng và Nhà nước ta” [59]. Cuốn sách được viết dưới dạng hỏi và đáp nhưng

cũng đã thể hiện được rất nhiều nội dung. Từ việc đi vào phân tích tình hình thế giới

trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI như là nhân tố quan trọng tác động

đến chính sách đối ngoại của các nước nói chung, chính sách đối ngoại Việt Nam

nói riêng, cuốn sách trình bày quá trình đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối

17

ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, cuốn sách cũng khái quát

những thành tựu cơ bản và phương hướng chiến lược đối ngoại của Việt Nam; các

mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, các khu vực và các tổ chức quốc

tế. Đặc biệt, cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề về biên giới lãnh thổ và đấu

tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài,...

Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, “Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ

đổi mới” [46]. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về đường lối và quan hệ

đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cuốn sách được chia làm 4 phần. Từ việc làm

rõ cơ sở hoạch định chính sách đến quá trình đổi mới tư duy và nội dung chính sách đối

ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các tác giả đi vào trình bày các bước triển khai

chính sách đối ngoại với các hoạt động, các quan hệ nổi trội cả song phương và đa

phương tạo nên một bức tranh tổng thể của quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Trong phần cuối cùng, cuốn sách đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách đối

ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới cả thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh

nghiệm. Trên cơ sở đó, cuốn sách cũng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường

quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác giả Vũ Dương Ninh (2015) trong cuốn “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam

1940-2010” [114] đã khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải theo tiến trình

lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940

đến năm 2010. Trong nội dung cuốn sách đã trình bày bối cảnh quốc tế và trong nước

dẫn đến các sự kiện; những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và

Nhà nước Việt Nam, cũng như những diễn biến trong quan hệ đối ngoại qua từng giai

đoạn và từ đó tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá chung và cuối cùng là rút ra

những bài học kinh nghiệm.

Cuốn sách “Việt Nam và ASEAN: 20 năm hợp tác, phát triển (1995-2015)” do các

tác giả Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Viết Thảo chủ biên [75] ra đời nhân kỷ niệm 20 năm

Việt Nam gia nhập ASEAN. Từ đánh giá về sự ra đời của ASEAN và quá trình gia nhập,

đóng góp của Việt Nam cho ASEAN, cuốn sách đi vào trình bày các lĩnh vực hợp tác cụ

thể trên nền tảng các trụ cột mà ASEAN xây dựng Cộng đồng: Chính trị - an ninh, kinh

tế và văn hóa - xã hội. Đồng thời, cuốn sách cũng xác định hợp tác Việt Nam - ASEAN

18

bên cạnh những thuận lợi làm tiền đề cho triển vọng hợp tác trong tương lai, còn gặp

phải nhiều khó khăn, thách thức cần phải khắc phục, từ đó, cuốn sách đề xuất các khuyến

nghị để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN.

* Tạp chí:

Xuân Kỳ, “Tăng cường quan hệ với các nước lớn trong hoạt động đối ngoại của

Việt Nam” [72]. Trong bài viết này tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải mở

rộng quan hệ quốc tế, nhất là việc tăng cường quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ

các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc.

Bài viết “Đẩy mạnh đối ngoại đa phương phục vụ hội nhập quốc tế” của Đặng

Đình Quý [130] đã nhấn mạnh đến vai trò của ngoại giao đa phương đối với tiến trình

hội nhập quốc tế của Việt Nam. Theo đó, nhờ phát triển ngoại giao đa phương đã giúp

Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, qua đó phát huy vai trò, vị thế của Việt

Nam trên trường quốc tế.

Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình được xuất bản và đăng tải như:

“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1986 - 1996” của

Vũ Quang Vinh [166] đã phác họa những điểm nổi bật của hoạt động đối ngoại

Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới; “Góp

phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ” của Phạm Xanh [169] đã khái

quát lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1987 đến năm 2007 với những

mốc lịch sử lớn, những sự kiện quan trọng; “Quan hệ Việt - Nga: Một mô hình

của quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược” của Lê Quỳnh Nga [106] đã tạo

dựng một bức tranh tổng thể về mối quan hệ Việt - Nga từ lịch sử tới hiện tại;

“Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020” của Phạm Bình Minh

[90] bao gồm các bài viết của các tác giả với những dự báo về chiều hướng của

đối ngoại Việt Nam theo hướng đa phương, đa dạng; “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam

- Ấn Độ trong bối cảnh mới” của Ngô Xuân Bình [17] đã đưa ra những dự báo

triển vọng của mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai; “Nhìn lại 20 năm bình

thường hóa quan hệ Việt - Trung: Từ nhận thức đến thực tiễn” của Nguyễn

Phương Hoa [57] đã đánh giá những kết quả hết sức tốt đẹp trong quan hệ của

Việt Nam với Trung Quốc trong 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ;

19

“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thông tin đối ngoại 1991 - 2010”

của Nguyễn Chí Thảo [146] đi sâu vào phân tích đường lối lãnh đạo công tác

thông tin đối ngoại của Đảng, những thành quả đạt được từ việc thúc đẩy công tác

thông tin đối ngoại nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập,...

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quá trình bảo vệ độc lập

dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 chủ

yếu tập trung đề cập đến sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực tác động đến

việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó có một số công

trình nghiên cứu về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi

Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là quan hệ với

các nước lớn, tiêu biểu:

* Sách:

Cuốn “Internationnal Relations and the End of The Cold War” (Quan hệ quốc

tế và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh) của Richard Ned Lebow, Thomas Rise Kappen

[184] đã đưa ra những dự báo về sự thay đổi của quan hệ quốc tế sau khi Chiến

tranh Lạnh kết thúc. Cuốn sách chỉ ra sự tất yếu phải điều chỉnh đường lối đối ngoại

của các nước lớn nhỏ trên thế giới. Đồng thời các tác giả cũng khẳng định, trong

quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, vai trò của các nước đang phát triển được

chú ý hơn, cơ hội lẫn thách thức cùng tồn tại trong quan hệ giữa các nước này với

các nước phát triển trên thế giới.

Các tác giả Carlyle A. Thayer, Ramses Amer với cuốn “Vietnamese Foreign

Policy in Transition” (Chính trị ngoại giao Việt Nam trong sự chuyển đổi) [174]

đã giới thiệu về chủ nghĩa đa phương và sự đe dọa của diễn biến hòa bình ở Việt

Nam, những vấn đề lý luận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các tác giả

cho rằng, chính sách đối ngoại của Việt Nam đang chuyển từ mô hình chính sách

đối ngoại nặng về hệ tư tưởng sang mô hình lấy lợi ích quốc gia làm trọng tâm,

nhấn mạnh tính chất đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại và là một

quá trình dài có nhiều điều chỉnh. Vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, quan

hệ Việt - Trung trong quá khứ, hiện tại, tương lai và triển vọng trong thế kỷ XXI cũng

được đề cập trong công trình này.

20

Cuốn “Southeast Asian Perspectives on Security” (Viễn cảnh an ninh Đông

Nam Á) của Da Cunha Derek [175] đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về an ninh

khu vực Đông Nam Á, xu hướng chiến lược và phát triển quân đội, phản ứng của

các quốc gia Đông Nam Á đối với môi trường khu vực thời kỳ hậu Chiến tranh

Lạnh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhận thức về Đông Nam Á của Nhật Bản và

Trung Quốc.

Các tác giả Simon S.C. Tay, Jesus Estanislao, Hadi Soesatro xuất bản cuốn “A

new Asean in a new Millennium” (ASEAN mới trong thiên niên kỷ mới) [187]. Cuốn

sách tập trung chủ yếu vào các mảng hợp tác kinh tế và an ninh, chính trị trong

ASEAN, xem xét những vấn đề đặt ra đối với những tiến trình và thể chế của

ASEAN hay cái được gọi là “cách thức ASEAN”. Cuốn sách đưa ra ý tưởng về

ASEAN trong tương lai với tầm nhìn đến năm 2030 trên quan điểm hoạch định

chính sách cần phải bao quát cả hiện tại và tương lai.

Bruce W. Jentleson, “American Foreign Policy: The dynamics of choice in the

21st century” (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế

kỷ XXI) [173]. Cuốn sách gồm hai phần lớn và chia thành 10 chương, được biên soạn

như một giáo trình về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần I tập trung vào trình bày

cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Phần II đi sâu vào

phân tích một số nội dung cơ bản, cũng như những lựa chọn và thách thức đang đặt ra

cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Cuốn sách cũng thể hiện rõ

mục tiêu, động cơ lựa chọn, phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Cuốn “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community” (Đông Nam Á

đang tìm kiếm một cộng đồng ASEAN) của Rodolfo C. Severino [186] đã đề cập đến

phương cách ASEAN, vấn đề tư cách thành viên ASEAN đối với một số quốc gia

Đông Nam Á, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vai trò của

ASEAN trong các vấn đề an ninh và hội nhập kinh tế khu vực, các mối quan hệ của

ASEAN với các cường quốc bên ngoài, khái niệm về một cộng đồng và con đường

mà ASEAN có thể lựa chọn trong tương lai.

“Hubungan Internasional di Asia Tenggara: teropong terhadap dinamika,

realitas dan masa depan” (Quan hệ ngoại giao ở Đông Nam Á: qua lăng kính

21

quá khứ, thực tại và tương lai) của Bambang Cipto [172] chủ yếu viết về quan hệ

quốc tế ở Đông Nam Á nói chung và giữa các nước ASEAN nói riêng thời kỳ

Chiến tranh Lạnh. Tác giả cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước

ASEAN buộc phải thay đổi chính sách ngoại giao cho phù hợp với tình hình

quốc tế và có lợi nhất cho đất nước mình, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh Việt

Nam (1954 - 1975) cũng như thời kỳ sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt

Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến quan hệ ngoại giao giữa các nước

trong khu vực thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh cũng như đề cập đến những vấn đề

xung đột trong khu vực cũng như an ninh, chính trị và những thách thức trong

tương lai đối với ASEAN.

“US - Vietnam Relation: Background and Issues for Congress” (Quan hệ Việt

Nam - Hoa Kỳ: Bối cảnh và những vấn đề dành cho quốc hội) của Mark E. Manyin

[181] được xem là bản tập hợp thông tin quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa

Kỳ cũng như sơ lược lịch sử quan hệ gữa hai nước từ năm 1975 đến 2008 nhằm phục

vụ cho quốc hội Mỹ. Tác giả đã đề cập đến quan hệ quân sự, kinh tế và viện trợ kinh

tế, tình hình nhân quyền và vấn đề di sản từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Bản báo cáo

cũng cho thấy những đánh giá của người Mỹ về chiến lược và chiến thuật đằng sau

những nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ với Mỹ. Đồng thời bản báo cáo

này đã gợi mở cho việc trả lời câu hỏi mà lâu nay nhiều người vẫn tìm lời giải, đó là

vì sao người Mỹ lại cố gắng cô lập chính phủ cộng sản Việt Nam sau năm 1975 và tại

sao hiện nay Mỹ lại quan tâm đến mối quan hệ với Việt Nam.

“Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization” (Thế

giới thay đổi: Việt Nam chuyển đổi từ Chiến tranh Lạnh sang toàn cầu hóa) của David

Elliott [177] đã phân tích sự thay đổi trong nhận thức của tầng lớp tinh hoa ở Việt Nam,

từ chịu ảnh hưởng nặng nề của ý thức hệ thời kỳ tồn tại trật tự hai cực sang một giai

đoạn mới bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường của thời kỳ toàn cầu hóa.

* Luận án:

Nghiên cứu ở nước ngoài về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi

mới đáng chú ý là luận án tiến sĩ của Lương Ngọc Thanh, “Chính sách đối ngoại

của Việt Nam thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh: ý thức hệ và thực tiễn” [143] bảo vệ

22

tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Luận án gồm 7 chương, thể hiện sự điều chỉnh

trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm đối phó với những thách thức về an

ninh và chính trị thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Luận án chia làm 3 giai đoạn 1986 -

1991, 1991 - 2001 và 2001 - 2011 với những bước điều chỉnh khác nhau trong

chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để vừa bắt kịp với thực tiễn

chính trị hậu Chiến tranh Lạnh, vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Tạp chí:

Bài viết “Asia Pacific security”(An ninh châu Á - Thái Bình Dương) của

Peter Poloka [183] đã đưa ra những nhận định mới, trong đó nổi bật quan điểm

cho rằng, sau Chiến tranh Lạnh ý thức hệ không còn là vấn đề chi phối trong

việc thiết lập quan hệ ngoại giao của các nước. Các nước có chế độ chính trị

khác nhau đều có thể chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Từ quan

điểm trên cho thấy, quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời kỳ sau Chiến tranh

Lạnh có điều kiện phát triển, do không còn bị chi phối bởi yếu tố ý thức hệ như

trước đây.

Tác giả Hồ Tài trong bài viết “Quan hệ Việt - Trung sau bình thường hóa:

nhìn lại thời gian qua và triển vọng” [139] đã nêu lên những kết quả đạt được của

mối quan hệ Việt - Trung kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, đồng thời cũng

đưa ra những dự báo triển vọng cho mối quan hệ giữa hai nước trong tương lại. Tác

giả cũng nhấn mạnh, việc khôi phục và xây dựng mối quan hệ Việt - Trung láng

giềng thân thiện là hợp thời cuộc, thuận lòng dân.

“Diplomacy of Isolation United States Unilateral Sanctions Policy and

Vietnam 1975-1995” (Chính sách trừng phạt cô lập đơn phương về ngoại giao của

Mỹ với Việt Nam 1975-1995) của Oliverer Babson [182] đã trình bày những tính

toán của Mỹ thi hành chính sách ngoại giao nước lớn nhằm cô lập Việt Nam, xem

Việt Nam là nơi cân bằng chiến lược với Liên Xô và Trung Quốc. Qua công trình

có thể khẳng định rằng, những tính toán của Mỹ trong việc cô lập Việt Nam đã

không thành công khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong

đó có lĩnh vực đối ngoại. Điều này gợi mở cho tác giả luận án trong việc đánh giá

23

sự thành công về sách lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm phá

thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.

“The International Relations of Japan and South East Asia: Foging a new

Regionalism” (Mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản và Đông Nam Á: tiến tới một

chủ nghĩa khu vực mới) của Sueo Sudo [188] nêu lên bức tranh tổng thể về tiến

trình của mối quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh,

đồng thời tác giả cũng khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đánh giá

mối quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một

thành công của ngoại giao Nhật Bản.

Quách Minh với công trình “Diễn biến quan hệ Việt - Trung trong 40 năm

qua” [97] đã giải thích về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc

của Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội lần thứ VI (1986). Tác giả Quách

Minh cho rằng: Thành tựu của Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa hết

sức hấp dẫn đối với Việt Nam; nhiều cán bộ và đông đảo nhân dân Việt Nam có tâm

lý chống lại đối với chính sách chống Hoa và hậu quả của nó, họ luôn ghi nhớ sự

viện trợ to lớn và tình hữa nghị của Trung Quốc trước kia đối với Việt Nam nên

mong muốn sớm khôi phục quan hệ hữu hảo Trung - Việt.

Ngoài ra, có một số công trình, bài viết về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ như:

US Government Printing office với tập tài liệu “United States - Vietnam relation

1945 - 1967” [189] đã cung cấp những tư liệu quý báu liên quan đến quan hệ hai

nước từ năm 1945 đến 1967 như điện văn, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng

thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu họ công nhận nền độc lập của Việt Nam;

“Opportunity Knocks - Moving US - Vietnam Relations Forward” của John Kerry

[180] đã nêu ra những cơ hội để thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam tiến về phía

trước và đưa ra cái nhìn lạc quan về mối quan hệ này trong tương lai; “Why the US

Should Normalize with Vietnam” của Frederick. Brown [178] đi sâu vào nghiên cứu,

phân tích nguyên nhân vì sao Hoa kỳ cần phải bình thường hóa quan hệ với Việt

Nam; “US - Vietnam Normalization - Past, Present, Future” của Frederick. Brown

[179] đã phân tích quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ quá

khứ đến hiện tại và đưa ra những dự đoán trong tương lai.

24

1.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN

CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC

NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan

đến luận án

Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài với số

lượng đông đảo, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến nhiều nội dung của đề

tài luận án. Tựu chung, có những nội dung sau đây:

Một là, nhiều công trình và bài viết đã luận giải về độc lập dân tộc nói chung,

bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam nói riêng trên cả phương diện lý luận và thực

tiễn. Nhiều công trình đã đề cập đến bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình trong

nước làm cơ sở để Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định chính sách đối ngoại

trong thời kỳ đổi mới, thu được nhiều thành quả quan trọng góp phần vào sự nghiệp

phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Hai là, nghiên cứu về nội dung chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm mục

tiêu bảo vệ độc lập dân tộc. Trên hướng nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu luận

giải sự cần thiết phải đổi mới đường lối đối ngoại cho phù hợp với bối cảnh quốc tế,

khu vực và tình hình nhiệm vụ cách mạng Việt Nam. Nhiều công trình, bài viết đã

đề cập một cách khá toàn diện quá trình phát triển quan điểm, đường lối đối ngoại

đổi mới của Đảng ta qua các kỳ Đại hội từ năm 1986 đến nay.

Ba là, nhiều công trình, bài viết đi vào nghiên cứu quá trình triển khai chính

sách đối ngoại của Việt Nam cả trên bình diện song phương và đa phương. Theo đó,

hoạt động đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới diễn ra sôi động, theo hướng đa

phương hóa, đa dạng hóa, các mối quan hệ quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, thực

chất, làm cho hình ảnh và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường

quốc tế, góp phần quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới và công

cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Bốn là, trên cơ sở đường lối đối ngoại đổi mới, sự phát triển vượt bậc của quan

hệ đối ngoại Việt Nam thời gian qua, nhiều công trình đi vào đánh giá thành quả đạt

được, những hạn chế còn gặp phải cần được khắc phục và bước đầu rút ra những bài

25

học kinh nghiệm. Tuy nhiên, về cơ bản các công trình chủ yếu mới đánh giá khái

quát thành tựu, hạn chế của hoạt động đối ngoại Việt Nam nói chung, chưa có công

trình nào đi sâu vào luận giải gắn những thành tựu, hạn chế đó với quá trình bảo vệ

độc lập dân tộc.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận quá trình bảo vệ độc lập dân

tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau,

cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng cho tác giả luận án tham khảo, kế thừa để hoàn

thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra của luận án. Tuy nhiên, chưa có một công trình

nào đi sâu vào phân tích cũng như luận chứng một cách tổng hợp, hệ thống về quá

trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến

năm 2015. Do vậy, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau:

Một là, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về độc lập dân tộc và bảo vệ độc

lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại. Trong đó có nội hàm bảo vệ độc lập dân tộc

trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam. Đồng thời, phân tích tình hình thế giới, khu

vực và trong nước làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và

Nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015 nhằm bảo vệ vững chắc độc lập

dân tộc và phát triển đất nước.

Hai là, trên cơ sở làm rõ nội hàm về bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối

ngoại của Việt Nam, luận án phân tích nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đồng thời luận án

làm rõ thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và phát triển

đất nước.

Ba là, luận án nhận xét về những thành tựu và hạn chế của quá trình bảo vệ

độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015;

đồng thời rút ra một số kinh nghiệm.

26

Chương 2

CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG

VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số quan niệm

2.1.1.1. Quan niệm về độc lập và độc lập dân tộc

* Quan niệm về độc lập

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “độc lập” của một nước vừa là tính từ vừa

là danh từ. Trên phương diện tính từ thì độc lập là không phụ thuộc vào nước khác

hoặc dân tộc khác; còn trên phương diện danh từ thì độc lập là trạng thái của một

nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thuộc vào nước khác hoặc

dân tộc khác [164, tr.444].

Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng: “Độc lập” (Independence) là chế

độ tự trị của một đất nước, một quốc gia bởi người dân sinh sống ở đó, nghĩa là có chủ

quyền tối cao [4]. Độc lập theo đó có thể là trạng thái ban đầu của một quốc gia mới xuất

hiện, cũng có thể là giành được nhờ việc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa thực

dân đế quốc.

Theo Hiến chương Liên hợp quốc (1945) và Tuyên bố về những nguyên tắc của

luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữa nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến

chương Liên hợp quốc (1970) thì nội hàm của “độc lập” bao gồm: Quyền toàn vẹn lãnh

thổ, quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, nghĩa vụ tôn trọng các quyền con người cơ

bản, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực đe dọa sử dụng

vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tự nguyện tiến hành các cam

kết quốc tế. Tuyên bố một lần nữa nhấn mạnh những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị

của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia

lớn và nhỏ [161].

Như vậy, độc lập là quyền của mọi quốc gia dân tộc được quyết định vận mệnh của

mình, trước hết là giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, quyết định

27

chế độ chính trị - xã hội bằng cách thiết lập một nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật

phù hợp với thể chế chính trị - xã hội và một nền kinh tế được định hướng theo những

mục tiêu của từng nước.

* Quan niệm về độc lập dân tộc

Theo quan điểm của các học giả phương Tây thì, toàn cầu hóa đã làm cho nhiều

nhân tố kinh tế - văn hóa... vượt ra ngoài biên giới quốc gia dân tộc mâu thuẫn với ý thức

độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Vì vậy, họ cho rằng có sự xung

đột giữa toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia dân tộc. Giáo sư Youer Khunin (Đại học

Yuwasjula - Phần Lan) cho rằng: “Trong tình thế toàn cầu hóa thời đại của quốc gia dân

tộc đã qua rồi. Tư bản không chịu sự ràng buộc của nhà nước, lực lượng thị trường vượt

xa lực lượng nhà nước” [165, tr.5]. Thực chất đây là quan điểm “quốc gia hậu dân tộc”

hay còn gọi là quốc gia siêu dân tộc, đa dân tộc theo mô hình Liên minh châu Âu (EU).

Còn các thành viên “Câu lạc bộ Roma” lại cho rằng: “Chủ quyền quốc gia là một

chướng ngại cản trở giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu” và như vậy họ đề cao ý

thức toàn nhân loại: “Ý thức nhân loại đi trước ý thức giai cấp và ý thức dân tộc” [165,

tr.5]. Họ luận giải rằng giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần có sự tham gia

chung của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại.

Ở Việt Nam, trong bài viết “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong

thế giới toàn cầu” của tác giả Nguyễn Viết Thảo cho rằng: “Độc lập dân tộc (national

independence) là chủ quyền về mặt pháp lý (sovereignity de jure), hay chủ quyền danh

nghĩa (conceptual sovereignity) trên tất cả các lĩnh vực: lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh,… phản ánh trạng thái không bị phụ thuộc, không chịu sự

khống chế của các thế lực khác” [148, tr.89].

Trong cuốn sách “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn

đề đặt ra với Việt Nam” của tác giả Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp lại cho rằng:

“Độc lập dân tộc thể hiện ở quyền độc lập tự chủ trong việc lựa chọn con đường phát

triển của dân tộc mình, thể hiện qua việc quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn

hóa và xã hội, trong việc thiết lập và thực thi quyền lực thông qua các hoạt động lập

pháp, tư pháp, tiến hành mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ

chức quốc tế” [136, tr.65].

28

Tác giả Mai Hải Oanh trong bài viết “Độc lập dân tộc - lợi ích cơ bản của đất

nước” nhận định: “Quan niệm về độc lập dân tộc được thể hiện rõ nhất ở hai nội dung là

quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia

dân tộc trong quan hệ quốc tế” [117, tr.54].

Như vậy, các quan điểm trên về cơ bản có sự thống nhất về nội hàm quan niệm

độc lập dân tộc, với hai nội dung chính. Thứ nhất, trong phạm vi lãnh thổ (đối nội),

mỗi quốc gia dân tộc phải có quyền lực tối cao, tức là có quyền sở hữu và quyền lực.

Về quyền sở hữu, quốc gia dân tộc có quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn môi trường

tự nhiên của quốc gia dân tộc trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư

sống trên vùng lãnh thổ, gồm: đất đai, không gian, mặt nước, biển, đảo, rừng, tài

nguyên khoáng sản dưới lòng đất trong phạm vi giới hạn bởi biên giới quốc gia.

Đồng thời, quốc gia dân tộc được hưởng quyền lợi từ việc cho các quốc gia dân tộc

khác, các chủ thể khác thuê sử dụng, khai thác trên lãnh thổ của mình hoặc cho quá

cảnh qua lãnh thổ,.... Quyền lực quốc gia, được thể hiện trong việc quốc gia dân tộc

có quyền lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa riêng của

mình; có đầy đủ quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp để tự quyết định

mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình; không lệ thuộc hoặc bị thao

túng bởi các dân tộc khác. Thứ hai, quyền độc lập của quốc gia dân tộc trong quan

hệ quốc tế (đối ngoại). Thể hiện ở việc các quốc gia dân tộc được hoàn toàn bình

đẳng với nhau theo luật pháp quốc tế, có quyền tự quyết định mọi vấn đề mang tính

chất đối ngoại của mình; đồng thời, cam kết và thực hiện cam kết tôn trọng độc lập,

không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Từ những quan niệm trên, tác giả luận án nêu ra quan niệm: Độc lập dân tộc là

khái niệm dùng để chỉ trạng thái của một quốc gia không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào

bất cứ một thế lực nào khác bên ngoài cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước

ngoài đe doạ, đó là quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia

được thể hiện trên mọi phương diện: chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa,

xã hội và đối ngoại; được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hành

pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó và được thế

giới công nhận.

29

2.1.1.2. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc

Bảo vệ độc lập dân tộc là sự bảo đảm cho một quốc gia dân tộc có hoà bình, ổn

định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền

quốc gia, độc lập tự chủ trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác dựa trên cơ sở bình

đẳng cùng có lợi.

Bảo vệ độc lập dân tộc cũng đồng nghĩa với việc phải bảo vệ được các yếu tố cấu

thành độc lập dân tộc, đó là: bảo vệ những giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân

tộc; là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,

đối ngoại trong các quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc và phụ thuộc vào bên ngoài; là

bảo vệ lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia gắn với bảo đảm quyền con người; là đấu

tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, sự lợi dụng hội nhập quốc tế để chống phá

độc lập dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch… trong mối quan

hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời. Do đó, bảo vệ độc lập dân tộc luôn là mục tiêu

hàng đầu của mọi quốc gia dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm

lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia đều gắn liền với việc giành

và giữ vững nền độc lập của dân tộc mình. Sống trong độc lập luôn là nguyện vọng thiết

tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới và được đo bằng “những khả năng và điều

kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô

dịch; đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các

dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn

minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng” [127, tr.8].

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế đã và đang phát triển

như vũ bão hiện nay làm cho khái niệm “độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập dân tộc”,

“chủ quyền quốc gia” không còn nguyên nội hàm như cũ, mặc dù xét về hình thức, mỗi

quốc gia vẫn có chủ quyền và lãnh thổ của riêng mình. Nếu như trước đây, khi nhắc đến

bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia “nhiều khi người ta nghĩ đến một chính sách

khép kín về chính trị theo kiểu biệt lập, tự cấp tự túc về kinh tế” [123, tr.37] thì ngày nay,

quốc gia nào càng có mối quan hệ rộng mở, đang dạng hóa, đa phương hóa trong quan

hệ quốc tế thì lại càng có khả năng tăng cường thế “tự chủ” trong việc thực thi chính sách,

đường lối đối nội, đối ngoại và cũng chính là quốc gia có khả năng tự vệ tốt nhất.

30

Như vậy, bảo vệ độc lập dân tộc là tổng thể những hoạt động tích cực, tự giác,

mang tính chủ động cao của các chủ thể, của nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn

dân nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm, phá hoại để giữ

gìn, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đó là việc huy động sức mạnh nội sinh, sức mạnh tổng

hợp của cả dân tộc, kết hợp với ngoại lực để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, ngăn

chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm, phá hoại. Đó là biểu hiện hành vi

tích cực tự bảo vệ trước sự tác động của tình hình và mọi sự đe dọa, uy hiếp, xâm phạm

độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia từ bên ngoài. Bảo vệ độc lập dân tộc không có

nghĩa chỉ bằng sự nỗ lực và sức mạnh của bản thân mình, mà phải kết hợp tốt với sức

mạnh bên ngoài, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ, đặc biệt trong điều kiện

tác động mạnh mẽ của hội nhập quốc tế.

2.1.1.3. Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bảo vệ độc lập dân tộc không có nghĩa là

“đóng cửa khép kín” như cách thức của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ trước đây, bởi đó là sự tự

cô lập, tự tụt hậu. Để phát triển, các dân tộc giờ đây phải “mở cửa” và thiết lập quan hệ

hợp tác đa phương, đa diện; biết kết hợp lợi ích của dân tộc mình với lợi ích của các dân

tộc khác và chung hơn cả là lợi ích của toàn nhân loại [50, tr.23]. Song, cũng cần khẳng

định rõ rằng, hội nhập quốc tế không phải là “hoà tan” để rồi đánh mất chính mình; mở

rộng quan hệ đối ngoại nhưng không phải bằng mọi giá để rồi rơi vào tình trạng lệ thuộc.

Do vậy, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc mình và tôn trọng nền độc lập của các

dân tộc khác là một nguyên tắc cơ bản để các dân tộc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế,

cùng thúc đẩy thế giới không ngừng phát triển.

Bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại có nghĩa là mỗi quốc gia phải tìm

cho mình một hướng đi, một chiến lược đối ngoại thích hợp với xu thế thời đại, phù hợp

với đặc điểm, đặc thù của quốc gia, dân tộc là đòi hỏi bức thiết của các nước để có thể

vừa phát triển, vừa đảm bảo ổn định và giữ vững độc lập dân tộc.

Trước tác động của xu thế toàn cầu hóa, vừa tích cực, vừa tiêu cực đến các quốc

gia, vừa tạo cơ hội cho các nước tận dụng nguồn lực của thế giới để phát triển nhưng

đồng thời cũng đặt ra những thách thức đe dọa đến sự tồn vong của các quốc gia dân tộc.

Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc phải có sự phân tích và đánh giá một cách đúng

31

đắn về những ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với dân tộc mình, trên cơ sở đó đề ra chủ

trương, đường lối đối ngoại phù hợp nhằm tranh thủ thời cơ, khắc phục hạn chế, biến

thách thức thành thời cơ để phát triển. Hơn nữa, hiện nay có nhiều vấn đề mang tính toàn

cầu và thậm chí nảy sinh từ bên ngoài đe dọa đến sự ổn định và độc lập, chủ quyền quốc

gia của mỗi nước, đòi hỏi sự phối hợp giữa các chủ thể quốc gia dân tộc để loại trừ. Các

nguy cơ từ vấn đề an ninh phi truyền thống, tội phạm khủng bố quốc tế, các chính sách

kinh tế mang tính áp đặt từ quốc gia khác, các lực lượng phản động chính trị hoạt động ở

nước ngoài,... đòi hỏi công cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở tất cả các

quốc gia phải luôn đề cao vai trò của hoạt động đối ngoại nhằm hình thành lợi ích đan

xen, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để các nước cùng phối hợp với nhau trong cuộc đấu

tranh chung này.

Đối với các nước đang phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hoạt động

đối ngoại theo hướng tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế sẽ tạo điều kiện để các nước

này phối hợp lực lượng nhằm đấu tranh thiết lập trật tự thế giới công bằng, dân chủ cả

trên lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế cũng như ở các lĩnh vực khác. Nhất là mở rộng quan hệ

với các nước lớn trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tạo ra thế đan xen lợi ích giữa

chính các nước lớn, một mặt sẽ trực tiếp thu hút được nguồn lực bên ngoài cho phát

triển; mặt khác tránh rơi vào sự phụ thuộc bất kỳ một nước lớn nào; đồng thời giúp cho

các nước tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng thế giới trong cuộc đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước mình. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về độc lập

dân tộc và vai trò của đối ngoại đối với tiến trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc là cơ sở

khoa học quan trọng để mỗi quốc gia có những đối sách phù hợp trong quá trình phát

triển đất nước giai đoạn hiện nay.

Giữ vững được độc lập dân tộc trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp,

khó lường dưới tác động của xu thế TCH, các quốc gia đều ý thức được việc thiết lập sức

mạnh dân tộc từ sự kết hợp nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh quốc gia tổng hợp trong quá

trình phát triển đất nước. Nếu như trước đây, với sự phổ biến của tư duy chính trị quyền

lực (Realpolitik), sức mạnh chính trị, quân sự được xem là thước đo sức mạnh tự vệ của

mỗi nước và là nhân tố quyết định vị trí cũng như tầm ảnh hưởng quốc tế của quốc gia,

dân tộc đó, thì hiện nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được tạo dựng nên không chỉ bởi

32

nguồn lực chính trị, quân sự mà còn bởi tiềm lực kinh tế, những giá trị văn hóa và quan

hệ đối ngoại. Trong đó xây dựng và củng cố quan hệ đối ngoại có vai trò đặc biệt quan

trọng đối với toàn bộ quá trình này. Nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại là giữ vững môi

trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước,

đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực chất là tăng cường khả năng bảo vệ độc lập dân

tộc, chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân

dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc

Quan điểm của Mác về vấn đề độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc được thể

hiện trong nhiều tác phẩm, bài viết, điển hình là các bài viết: “Sự thống trị của Anh ở Ấn

Độ”, “Cuộc đấu tranh của nhân dân Aidơlen chống thực dân Anh”. Đặc biệt là trong tác

phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác cho rằng, giai cấp vô sản muốn hoàn thành

được sứ mệnh của mình, trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành

quốc gia dân tộc, phải tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình, phải tự mình trở thành dân

tộc [88, tr.105]. Mác còn nêu: “Không khôi phục độc lập và thống nhất cho từng dân tộc

thì về phương diện quốc tế, không thể thực hiện được sự đoàn kết của giai cấp vô sản và sự

hợp tác hòa bình và tự giác của các dân tộc để đạt tới mục đích chung” [87, tr.534].

Quan điểm của V.I.Lênin về độc lập dân tộc được thể hiện trong Sơ thảo lần thứ

nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa (1920). Trong bản sơ thảo

trên, V.I.Lênin đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc, đặc

biệt nhấn mạnh đến quyền dân tộc tự quyết và quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân

tộc. Theo V.I.Lênin, một dân tộc có độc lập khi có “Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là

quyền phân lập về mặt nhà nước của các dân tộc đó ra khỏi các tập thể dân tộc khác, có

nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc độc lập” [77, tr.303]. Điều đó cũng có nghĩa là

dân tộc đó có quyền tự quyết cả trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại; có quyền tự quyết,

tự chủ đối với vận mệnh của quốc gia dân tộc mình, với con đường phát triển của quốc

gia dân tộc mình, đồng thời có quyền quyết định việc thành lập một nhà nước độc lập

hay liên minh với quốc gia khác trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Do đó, V.I.Lênin phê

phán sự thôn tính, xâm lược của một dân tộc này đối với một dân tộc khác, ông cho đó là

33

sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự quyết dân tộc, là kiến lập biên giới của một quốc gia

trái với ý muốn của dân cư. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Quyền bình đẳng

của các quốc gia dân tộc còn thể hiện ở sự tôn trọng quyền làm chủ của mỗi quốc gia dân

tộc, đặt lên hàng đầu việc xóa bỏ sự nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác.

Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1920, Hồ Chí Minh đọc được Sơ

thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa của V.I.Lênin.

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm “độc lập dân tộc”, “quyền dân tộc tự quyết” và tìm thấy

cách giải quyết đúng đắn của cách mạng giải phóng dân tộc trong luận cương của

V.I.Lênin, vấn đề “độc lập dân tộc, tự do, quyền bình đẳng và tự quyết cho toàn thể dân

tộc” đã trở thành cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Theo Người, độc lập dân tộc là

làm cho dân tộc thoát khỏi tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch bởi các thế lực ngoại

xâm. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập, tự do thực sự, hoàn toàn chứ không phải là thứ

độc lập giả hiệu. Một quốc gia dân tộc có được độc lập là quốc gia đó phải có vị thế bình

đẳng trên trường quốc tế, có một nhà nước dân chủ thực sự để đảm bảo quyền lực nhà

nước là của nhân dân. Người dân của một nước độc lập phải là người chủ của đất nước

mình, mọi công dân sống trong nước đó có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hồ Chí

Minh khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng

tôi, không có sự can thiệp ở bên ngoài” [95, tr.136].

Tư tưởng của Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ tinh thần nhân văn cao cả, và quan niệm

của Người về độc lập, tự do thực sự là quan điểm mang tính cách mạng sâu sắc, tất cả vì

hạnh phúc của nhân dân. Vì lẽ đó, trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, Người nhấn mạnh: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,

dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [93, tr.555]. Hồ Chí

Minh cũng cho rằng, nền độc lập thực sự của một quốc gia dân tộc bao gồm độc lập về

nhiều mặt, trong đó độc lập về chính trị được xác định là điều kiện tiền đề cho độc lập

thực sự, độc lập về kinh tế là sự bảo đảm, điều kiện quyết định cho nền độc lập ấy.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bảo vệ độc lập dân tộc nhằm bảo đảm lợi

ích chính đáng của dân tộc, thực hiện các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân. Tuy

nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mà lợi ích của các dân tộc đan xen, chồng chéo

34

lẫn nhau, thì bảo vệ độc lập dân tộc không phải là sự biệt lập và chủ nghĩa bè phái

mà bảo vệ độc lập dân tộc phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Đoàn kết

và hợp tác quốc tế nhằm mục tiêu tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng

tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước và các dân tộc trên thế giới cả về vật chất lẫn

tinh thần, làm tăng thêm khả năng tự bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình. Vì vậy,

bảo vệ độc lập của dân tộc mình phải gắn với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Đây

chính là một trong những nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, là sợi chỉ đỏ

xuyên suốt các hoạt động quốc tế và ngoại giao của Người trong tiến trình cách

mạng Việt Nam.

Một trong những điểm nhấn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân

tộc là quan điểm kết hợp giữa “độc lập dân tộc và CNXH”. Bởi vì, theo Người:

Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc để có độc lập tự do, không có con đường nào

khác ngoài con đường cách mạng vô sản; độc lập dân tộc là nền tảng để xây dựng

CNXH và chỉ có CNXH mới tạo cơ sở vững chắc để củng cố, bảo vệ độc lập dân

tộc. Hơn nữa, từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và của chính chúng ta,

Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, chỉ với CNXH, độc lập dân tộc mới đạt tới giá trị

đích thực là phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động. Vì trên thực tế,

chỉ có CNXH mới hoàn toàn giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã

hội, giải phóng con người; chỉ có CNXH mới xoá bỏ căn nguyên sâu xa của tình

trạng người bóc lột người và đưa dân tộc tới sự phồn vinh về kinh tế, sự phát triển

phong phú về văn hoá, mới thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Có thể

thấy, khát vọng lớn lao nhất trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí

Minh là mang lại độc lập cho dân tộc, quyền tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt

Nam. Do vậy, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn

con đường phát triển lên CNXH sau khi đã giành được độc lập là sự lựa chọn đúng

đắn, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của lịch sử xã hội.

2.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ độc

lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại

Trong điều kiện mới, độc lập dân tộc vẫn là một giá trị không thể phủ nhận, là một

mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, độc lập dân tộc là

35

mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, là điều kiện và tiền đề để xây dựng CNXH ở

nước ta, và luôn là lợi ích căn bản của dân tộc ta [117, tr.54]. Độc lập dân tộc là một chân

lý có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, là giá trị tinh thần cao cả không chỉ đối với

Việt Nam mà còn là giá trị mang tính phổ quát đối với tất cả các dân tộc đã hoặc đang

đấu tranh để giải phóng dân tộc và tìm con đường phát triển phù hợp cho đất nước mình.

Độc lập dân tộc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là tiếp tục sự nghiệp

giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; độc lập dân tộc gắn liền với

CNXH; là sự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, khẳng định vị thế của Việt Nam

bình đẳng với tất cả các quốc gia dân tộc khác trên thế giới ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính

trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…; là làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập

dân tộc gắn liền với CNXH khi khẳng định: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để

thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng

CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với

nhau” [38, tr.65]. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH tạo cơ sở cả về lý luận và thực tiễn

để Việt Nam vận dụng sáng tạo các bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế; triển khai các hoạt động

đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với

CNXH mới có thể phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh nhằm giữ

vững độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy, cho dù thế giới ngày nay và trong những năm tới có thể có nhiều đổi thay,

nhưng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mãi mãi là mục tiêu, con đường duy nhất

đúng, là tất yếu lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Bảo vệ độc lập dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận cấu thành của nhiệm vụ bảo vệ

Tổ quốc XHCN của nhân dân Việt Nam trong tình hình mới. Bảo vệ độc lập dân tộc còn

là yêu cầu tất yếu của hội nhập, là yếu tố bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế. Bảo

đảm độc lập dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

và định hướng XHCN là quan điểm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hội nhập.

Có thể nói, bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay của

Việt Nam bao gồm hai quá trình cơ bản:

36

Thứ nhất, bảo vệ độc lập dân tộc là quá trình làm cho nền độc lập dân tộc trở nên

bền vững, chắc chắn hơn. Toàn bộ các yếu tố cấu thành của độc lập dân tộc, cả về chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại ngày càng được tăng

cường, được củng cố và trở nên bền vững hơn, chắc chắn hơn. Điều đó phản ánh sâu sắc

tính tích cực, chủ động trong bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung và

yêu cầu đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ xa trong điều kiện hội nhập

quốc tế. Củng cố độc lập dân tộc là một nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của sự nghiệp

bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Thứ hai, bảo vệ độc lập dân tộc trong hội nhập quốc tế là quá trình phòng ngừa,

phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ hội nhập quốc tế đến toàn bộ

các nội dung cấu thành của độc lập dân tộc. Vì thế, vấn đề phát hiện, ngăn chặn, khắc

phục những tác động tiêu cực từ hội nhập quốc tế trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc

biệt trong bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Đó còn là quá trình đấu tranh làm thất bại mọi

hoạt động lợi dụng hội nhập quốc tế, để xâm phạm độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước

của các thế lực thù địch. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện

nay, khi các nước tư bản phát triển, các nước lớn ra sức đẩy mạnh việc lợi dụng quá trình

hợp tác quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia dân tộc trên thế giới,

yêu sách thay đổi chính sách, pháp luật, thậm chí đòi cải cách, thay đổi thể chế chính trị.

Hai quá trình trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong mục tiêu bảo vệ độc lập dân

tộc của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, không được coi nhẹ một quá trình

nào. Mối quan hệ hữu cơ này phải được nhận thức đúng và giải quyết tốt trong thực tiễn

bảo vệ độc lập dân tộc. Bảo vệ độc lập dân tộc là phải trực tiếp phục vụ và góp phần

hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập quốc tế.

Bảo vệ độc lập trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam có nghĩa là, đối ngoại phải

thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc trên trường quốc tế. Nghị

quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu của đối ngoại là: “bảo đảm lợi ích

tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế,

bình đẳng và cùng có lợi” [39, tr.34].

Trên thực tế, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của

Việt Nam, lĩnh vực đối ngoại có vai trò đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của đối

37

ngoại biểu hiện ở chỗ, đây là nhân tố quan trọng phát huy sức mạnh tổng hợp quốc

gia, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc. Hơn thế, đối ngoại không những là bộ phận

cấu thành quan trọng, mà còn góp phần làm phát huy các nguồn sức mạnh khác,

làm gia tăng sức mạnh bên trong, hợp nên tính tổng thể của sức mạnh tổng hợp

quốc gia. Sức mạnh tổng hợp quốc gia sẽ không được đầy đủ, đất nước sẽ không thể

tạo nên được sức mạnh tổng hợp lớn nhất nếu như đối ngoại không thực sự hiệu quả,

không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Đảng ta đã sử dụng ngoại giao để tận dụng sức mạnh quốc tế. Theo Hồ Chí Minh:

"Vì ta khéo lợi dụng điều kiện quốc tế ở ngoài, vì ta khéo đoàn kết và khéo tổng

động viên trong nước, cho nên ta đã đổi thế yếu thành thế mạnh" [96, tr.81-82].

Người cũng cho rằng, ngoại giao và kinh tế có ảnh hưởng lẫn nhau; nếu mình có

một chương trình về kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình. Hiện

nay, trong Chiến lược phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, đối ngoại có vai trò

quan trọng. Đối ngoại cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc

phòng, an ninh tạo thành chỉnh thể thống nhất; các lĩnh vực, các nguồn sức mạnh lại

thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Điều

đó có nghĩa là, sự phát triển từng lĩnh vực, từng nguồn sức mạnh phải góp phần

thực tế vào việc củng cố, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Vì thế, trong chiến

lược phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, việc đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để

gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; đồng thời tạo môi trường hòa bình, ổn định và

lợi thế cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng.

Trong tình hình mới, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, tình hình

chính trị, an ninh trên thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường. Đông Nam

Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp

lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện một số loại hình

chiến tranh kiểu mới, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức

mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với diễn

biến hòa bình, bạo loạn lật đổ,… hết sức nguy hiểm. Ở trong nước, sự nghiệp đổi

mới, phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh kết quả, thành tựu đã đạt được, vẫn còn

38

không ít hạn chế, yếu kém, làm xuất hiện những vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng tới

công cuộc bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam

đang chủ trương nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học: “Dựng nước đi đôi

với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ

các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải

vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã

hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất [8, tr.4]. Nếu như một tổ

chức, quốc gia nào đó chuẩn bị ra chính sách chống Việt Nam, thì nhiệm vụ đối

ngoại bảo vệ Tổ quốc từ xa là phải cố gắng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao Nhà

nước và cá nhân, các tổ chức phi chính phủ nhằm không đưa những nội dung chống

phá, thù địch vào chính sách; nếu không đạt được điều đó thì cố gắng hạn chế tính

chất thù địch đến mức thấp nhất những nội dung được chuyển tải vào chính sách. Ở

đây, vấn đề phát hiện âm mưu gây chiến với Việt Nam của bên ngoài, tìm mọi cách

dập tắt âm mưu đó khi còn manh nha là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của

công tác đối ngoại.

Như vậy, trong tình hình mới, vấn đề làm thế nào để thực hiện được tư tưởng

chỉ đạo “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy

cơ chiến tranh, xung đột "từ sớm, từ xa" đã trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam hiện nay. Vấn đề đó đặt

ra cho công tác đối ngoại phải vươn lên đủ sức đáp ứng yêu cầu, đồng thời quy định

rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong bối cảnh lịch sử mới theo tư duy

mới về bảo vệ Tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm góp phần phục vụ

những yêu cầu, đòi hỏi về "ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh", bảo vệ

vững chắc nền độc lập dân tộc của Việt Nam.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Khái quát quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực

đối ngoại trước năm 1986

2.2.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra

đời, ngay tức khắc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức: kinh tế kiệt quệ,

39

ngân quỹ trống rỗng; quân đội còn rất non trẻ, vũ khí hầu như không có; chính phủ chưa

được quốc tế công nhận. Trong khi đó, theo thỏa thuận giữa các lực lượng trong phe

Đồng minh, quân Anh tiến vào miền Nam Việt Nam và quân Tưởng tiến vào miền Bắc

Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật Bản. Ở miền Nam, Anh và Pháp thỏa thuận để

quân Pháp thay chân quân Anh. Ở miền Bắc, quân Tưởng kéo theo các lực lượng phản

động Việt Quốc, Việt Cách với mưu đồ lật đổ chính quyền cách mạng, đặt chính quyền

non trẻ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tình thế “ngàn cân treo sợ

tóc”. Nền độc lập dân tộc mới giành được đang đứng nguy cơ bị xâm phạm. Trước tình

hình đó, ngày 3-10-1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố chính sách

ngoại giao và xác định rõ chính sách cụ thể như sau:

- Đối với các nước lớn, các nước trong phe Đồng minh chống phát xít: Việt Nam

hết sức thân thiện và thành thật hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái để xây

dựng hòa bình thế giới lâu dài.

- Đối với Pháp: bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Pháp theo luật quốc tế,

kiên quyết chống lại chính sách thực dân của chính phủ De Gaulle, mong muốn xây

dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

- Với các nước láng giềng: hợp tác với Trung Hoa trên tinh thần bình đẳng, cùng

tiến hóa; giúp đỡ Lào, Miên trên tình thần dân tộc tự quyết.

- Đối với các nước, dân tộc nhược tiểu trên toàn cầu: Chính phủ Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa sẵn sàng thân thiện hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ

lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập [65, tr.60].

Tuy được công bố trong hoàn cảnh phức tạp và có nhiều tế nhị, chính sách ngoại

giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện tính cơ bản, tính toàn diện

và tính thực tiễn của nó. Đường lối đối ngoại của Việt Nam đã thể hiện rõ mục tiêu đấu

tranh vì nền độc lập tự do của đất nước. Việc xác định chính sách cụ thể đối với từng

đối tượng chủ yếu là hết sức sáng suốt và cần thiết trong bối cảnh lúc bấy giờ, nhằm

thực hiện lợi ích tối cao của dân tộc ta là giành được sự công nhận quốc tế đối với Nhà

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tranh thủ điều kiện để củng cố nền độc lập.

Vận dụng chính sách ngoại giao đã đề ra, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện những biện

40

pháp linh hoạt, có nguyên tắc trong việc đón tiếp các lực lượng Đồng minh vào Việt

Nam, duy trì quan hệ với phái bộ Mỹ đến Việt Nam sau chiến tranh, kiềm chế và cô

lập thế lực thực dân Pháp khi chúng mới vào Việt Nam; tạo lập mối quan hệ kiểu mới

với các nước láng giềng Lào và Campuchia trên cơ sở khơi dậy và phối hợp hành

động nhằm chống kẻ thù chung của ba dân tộc theo đúng nội dung của chính sách

ngoại giao mới đề ra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi thư tới Liên hợp quốc và nguyên thủ của các

cường quốc như Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc,... đề nghị các cường quốc công

nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “chính quyền duy nhất hợp pháp ở Việt

Nam, là người duy nhất đã chiến đấu chống Nhật” [114, tr.75]. Trong thư, Người

nêu rõ thiện chí hòa bình và quyết tâm bảo vệ tự do của đất nước và mong mỏi Liên

hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chân chính của Việt Nam để vãn hồi hòa bình

và để “khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập

dân tộc và thống nhất lãnh thổ” [94, tr.471].

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quan hệ với các phái

đoàn của các lực lượng quân đội Đồng minh ở Việt Nam; lập các cơ quan đại diện tại

Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; lập 12 phòng thông tin ở các địa phương quan trọng như

Pari, Luân Đôn, Niu Oóc, Niu Đêli, Răng gun, Băng Cốc,... Cử các đại biểu tham dự

các hội nghị quốc tế và khu vực. Nhờ vậy, Việt Nam dần phá thế bị bao vây, cô lập,

giành sự công nhận quốc tế đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời

nắm bắt kịp thời các thông tin quốc tế, cung cấp ra thế giới những tin tức và hình ảnh

về cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tạo được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

Nét nổi bật trong hoạt động đối ngoại Việt Nam lúc bấy giờ là đi đôi với việc sớm

hoạch định và ban hành chính sách đối ngoại, Việt Nam đã kịp thời vận dụng sách lược

tranh thủ Mỹ và hòa hoãn với thế lực Tưởng Giới Thạch, nhất là lực lượng quân đội

của Tưởng ở Bắc Việt Nam để phân hóa và làm suy yếu các thế lực thù địch, đặc biệt

lợi dụng mâu thuẫn giữa một số tướng Tưởng với Pháp, dùng quân Tưởng để kiềm chế

và chống lại mưu đồ của quân viễn chinh Pháp đang được Anh giúp sức hòng trở lại

thống trị nước ta bằng quân sự. Với kế sách này, Việt Nam từ hòa hoãn để có điều kiện

củng cố chính quyền, tiến đến buộc quân Tưởng rút khỏi Việt Nam cùng với các lực

lượng thân Tưởng, loại bỏ tình thế cùng lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù [65, tr.65].

41

Đối với thực dân Pháp, ngay từ những ngày đầu Pháp quay lại nổ súng xâm lược,

Việt Nam đã thực hiện kế sách “vừa đánh, vừa đàm”, phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng

các hoạt động tiến công quân sự với tiến công ngoại giao, từng bước thay đổi cục diện

chiến tranh có lợi cho mình. Từ Hiệp ước sơ bộ ngày 6-3-1946 đến Tạm ước ngày 14-9-

1946, Việt Nam chấp nhận một số hạn chế quyền đối nội trong lĩnh vực tài chính, thuế

quan, nhằm tranh thủ kéo dài thời gian hòa hoãn để tăng cường lực lượng cho đất nước,

đặc biệt là lực lượng quân sự, chuẩn bị tốt nhất cho cuộc kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên,

trong thương lượng với Pháp, Việt Nam luôn kiên trì đấu tranh cho những vấn đề cơ bản:

độc lập, tự do, quyền bình đẳng trong quan hệ với Pháp.

Với kế sách trên, Việt Nam đã nhiều lần nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng,

thực dân Pháp càng được đà lấn tới. Quân đội Pháp liên tục mở các cuộc tấn công lấn

chiếm ở Nam bộ và Nam Trung bộ, tiến đến đánh chiếm miền Bắc, mở rộng chiến tranh

trên quy mô lớn. Đến đây, tuy con đường đàm phán hòa bình bị thực dân hiếu chiến phá

hoại nhưng ta đã ở vào thế chủ động hơn để phát động cuộc chiến tranh ái quốc chống

xâm lược Pháp với lòng tin vững chắc sẽ sớm “qua khỏi mùa đông lạnh lẽo” để gặp

“mùa xuân ấm áp” [84, tr.80]. Ngày 19-12-1946, Thường vụ Trung ương Đảng và lãnh

đạo chủ chốt các Bộ họp, phân tích tình hình trong nước và quốc tế đã đi đến quyết định

phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên toàn quốc.

Cùng với hoạt động trên chiến trường, các hoạt động ngoại giao vận động sự

ủng hộ của nhân dân thế giới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt

Nam cũng hết sức quan trọng. Thông qua các cơ quan đại diện ở nước ngoài, Việt

Nam đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân Pháp và nhân dân thế giới về cuộc đấu

tranh của nhân dân Việt Nam đang tiến hành, nhằm chống lại chiến tranh xâm lược,

chống áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Do vậy, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ

quốc tế rất lớn và có giá trị cả về vật chất và tinh thần. Các tổ chức quốc tế, nhân dân

thế giới, đặc biệt Liên Xô và Trung Quốc đã giành cho Việt Nam sự giúp đỡ to lớn và

có hiệu quả về xây dựng quân đội, vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực,... góp

phần to lớn vào thắng lợi của quân dân Việt Nam trên khắp các chiến trường. Ngày 7-

5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, quân Pháp chịu thất bại nặng nề

trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương.

42

Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được tiến hành từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-

7-1954 đã đi đến thống nhất và ký kết thỏa thuận với những nội dung chính sau:

- Về chính trị: Các nước cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia.

- Về quân sự: Quân đội nước ngoài phải rút khỏi lãnh thổ Campuchia, Lào và Việt

Nam. Các bên không triển khai căn cứ quân sự nước ngoài, không được đưa quân đội và

nhân viên quân sự nước ngoài, vũ khí, đạn dược vào các nước trên; không tham gia bất

kỳ liên minh quân sự nào.

- Về vấn đề thống nhất đất nước: Đường phân chia giới tuyến (vĩ tuyến 17) chỉ

là tạm thời, không được giải thích bằng bất cứ cách nào như là sự tạo nên đường

biên giới chính trị hay lãnh thổ. Mọi người Việt Nam đều được tự do quyết định nơi

cư trú, không cho phép trả thù đối với những người đã hợp tác với đối phương trước

đây. Các cuộc tổng tuyển cử tự do sẽ được tiến hành ở Việt Nam tháng 7-1956, ở

Lào và Campuchia năm 1955.

- Về việc tổ chức thi hành Hiệp định: Thành lập Ban liên hợp đình chiến gồm các

đại biểu bằng nhau của Bộ Tư lệnh mỗi bên; Thành lập Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm

soát việc thi hành Hiệp định gồm đại biểu ba nước Ấn Độ, Ba Lan và Canađa do Ấn Độ

làm Chủ tịch [114, tr.141-142].

Hiệp định Giơnevơ được ký kết đã đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh xâm

lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. Cộng đồng quốc tế thừa nhận các quyền cơ

bản của nhân dân Việt Nam, công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thổ. Đây là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của

nhân dân Việt Nam.

Như vậy, trong giai đoạn 1945-1954, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra đường

lối, chính sách và các hoạt động đối ngoại đúng đắn, linh hoạt, uyển chuyển, xác định

đúng về thời cuộc. Vì vậy, giúp Việt Nam chấm dứt được sự đô hộ của thực dân Pháp,

giành được sự công nhận quốc tế đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bảo vệ

được nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

2.2.1.2. Giai đoạn 1954 - 1975

Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về đình chỉ chiến sự ở Đông Dương, Pháp rút khỏi

Việt Nam và hai bên trao trả tù binh cho nhau, kể cả tù dân sự. Tuy nhiên, Mỹ lập tức

43

thay thế Pháp can thiệp vào Việt Nam, dựng lên chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm thân

Mỹ ở miền Nam, sử dụng miền Nam làm bàn đạp leo thang chiến tranh xâm lược miền

Bắc, tiến đến mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Trước tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra

đường lối, triển khai thực hiện chính sách đối ngoại theo các hướng lớn sau:

Thứ nhất, đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, bao gồm việc

thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản quân sự ghi trong các hiệp định đình chỉ

chiến sự; tiếp theo đó, đấu tranh để tiến hành hiệp thương giữa hai miền Nam, Bắc

như bước đầu tiên tiến tới chuẩn bị tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước, như

đã quy định trong các văn bản cấu thành Hiệp định Giơnevơ 1954;

Thứ hai, xây dựng quan hệ đoàn kết, hợp tác toàn diện và chặt chẽ giữa Việt

Nam với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác trong phe XHCN, cũng như góp

phần củng cố đoàn kết và hợp tác giữa các nước trong cộng đồng XHCN;

Thứ ba, tăng cường đoàn kết và hợp tác trong Phong trào Không liên kết;

Thứ tư, xây dựng quan hệ hữu nghị với hai Chính phủ Vương quốc Campuchia

và Lào, theo năm nguyên tắc chung sống hòa bình. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với

Chính phủ Pháp và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị với nhân dân Pháp;

Thứ năm, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á-Phi; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước vừa giành được độc lập ở châu Á;

Thứ sáu, tham gia vào phong trào của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, chống các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, và vì các quyền dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội [13, tr.168-169]. Trên nền tảng đường lối, chính sách đối ngoại đã đề ra, Việt Nam đã thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ 1954. Trong khi đó, Mỹ và Ngô Đình Diệm viện cớ không ký hiệp định, vi phạm một cách hệ thống và ngày càng nghiêm trọng hiệp định này. Trước tình hình trên, ngày 9-4-1956, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng đã yêu cầu hai đồng chủ tịch họp lại Hội nghị Giơnevơ để bàn biện pháp bảo đảm việc thi hành hiệp định này. Đồng thời vận động Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch cùng hai thành viên là Canađa và Ba Lan) thúc đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm nghiêm chỉnh thực thi Hiệp định, chấm dứt

44

khủng bố những người kháng chiến cũ, tiến tới tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình, thống nhất, đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, lập ra một chính quyền tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ ở miền Nam. Đối với Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe XHCN, Việt Nam đẩy mạnh

quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của các nước này. Tháng 7-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh

thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ. Tiếp đó, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam

thăm một số nước XHCN khác. Trong các chuyến thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

bày tỏ lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữa nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các

nước, thực hiện phối hợp chặt chẽ với các nước anh em trong hoạt động quốc tế và đấu

tranh ngoại giao. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước đối với cuộc kháng chiến

chống Mỹ ở miền Nam và viện trợ kinh tế nhằm phục hồi, phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Từ năm 1955 đến năm 1975, Liên Xô, Trung Quốc và các XHCN anh em đã

viện trợ cho Việt Nam hơn 1,1 triệu tấn lương thực, quân trang, quân y, xăng dầu,

sắt thép,... và gần 1,3 triệu tấn vũ khí, khí tài quân sự,... [65, tr.83]. Chủ tịch Cuba

Fidel Castro với lời hô hào đầy xúc động: “Máu của Việt Nam là máu của Cuba. Vì

Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã thôi thúc thanh niên và

nhân dân Cuba làm việc hết mình vì Việt Nam, vì Cuba xã hội chủ nghĩa.

Với Lào và Campuchia, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương sớm xây dựng

quan hệ láng giềng hữa nghị về mặt nhà nước, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ, giúp đỡ

các lực lượng cách mạng Lào và Campuchia. Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào tiếp

tục được củng cố và phát huy hiệu quả. Quân tình nguyện Việt Nam luôn sát cánh bên

lực lượng cách mạng Lào, giúp Pathet Lào xây dựng, củng cố lực lượng và địa bàn, cùng

đấu tranh chống phái hữu, mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Lào. Quân tình

nguyện Việt Nam đã phối hợp với quân đội Campuchia đánh bại cuộc tiến công đặc biệt

của Mỹ. Ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được tổ chức tại

Quảng Châu (Trung Quốc), đã ra Tuyên bố chung, khẳng định mục tiêu độc lập, hòa

bình, trung lập, không tham gia liên minh quân sự, không cho phép nước ngoài có quân

đội hay căn cứ quân sự trên đất nước mình, dùng lãnh thổ nước mình xâm lược nước

khác; ba nước tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là đế

quốc Mỹ và bè lũ tay sai cho đến thắng lợi hoàn toàn [65, tr.85].

45

Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển mặt trận nhân

dân thế giới đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt

Nam; mở rộng quan hệ với các nước mới giành được độc lập dân tộc, góp phần thúc

đẩy xu hướng chống đế quốc thực dân trong các nước vừa giành được độc lập. Mặt

khác, thông qua các diễn đàn quốc tế, Việt Nam tích cực vận động công đoàn thế

giới, các tổ chức dân chủ thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta; đưa ra

các sáng kiến ngoại giao nhằm tác động vào dư luận, thu hút sự chú ý của nhân dân

thế giới đối với cuộc đấu tranh mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành.

Trong thời gian từ ngày 25 đến 28-11-1964, tại Hà Nội đã tổ chức Hội nghị

quốc tế “Nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm

lược” với 64 đoàn đại biểu của 52 nước và 12 tổ chức quốc tế tham dự, đã biểu thị

sự đồng tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Năm 1966,

Hội nghị đoàn kết nhân dân Á - Phi - Mỹ Latinh tổ chức tại Cuba, các đại biểu đã

nêu bật cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,

kêu gọi các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân

Việt Nam, coi đó là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược cách mạng giải phóng dân

tộc trên thế giới [65, tr.87].

Trong quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), Việt Nam luôn thể hiện

thiện chí “sẵn sàng thiết lập quan hệ” trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Tranh thủ

đồng tình ủng hộ của nhân dân tại các nước này. Vì vậy, phong trào đoàn kết và ủng

hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước diễn ra sôi động ở các nước tư bản.

Nhiều nơi ở châu Âu đã thành lập Ủy ban đoàn kết với Việt Nam với nhiều hoạt

động cụ thể, thiết thực, có tiếng vang lớn. Năm 1967, tại Thụy Điển đã tổ chức Hội

nghị Xtốckhôm về Việt Nam với sự tham dự của 300 đại biểu, gồm các chính khách,

học giả, nhân sĩ nổi tiếng thế giới đến từ 50 nước và 21 tổ chức quốc tế lên tiếng

ủng hộ Việt Nam. Thủ tướng Thụy Điển Ôlốp Panmơ đã trực tiếp xuống đường dẫn

đầu đoàn biểu tình phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Năm 1969, Thụy Điển

là nước Tây Âu đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở

Đan Mạch, hầu như tuần nào cũng có những hoạt động đoàn kết hữu nghị với Việt

Nam, hình ảnh cờ Mặt trận giải phóng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lời

tuyên bố “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” xuất hiện trên đường phố của Đan

46

Mạch. Hà Lan đã tổ chức quyên góp thuốc men, dụng cụ y tế gửi sang Việt Nam

[114, tr.201] hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của quân dân ta.

Ngay trong lòng nước Mỹ, phong trào đấu tranh phản chiến cũng diễn ra mạnh

mẽ. Nhiều cuộc hội thảo, mít tinh, biểu tình phản đối chính phủ tiến hành chiến

tranh ở Việt Nam. Từ cuộc hội thảo về Chiến tranh Việt Nam của hơn 3.000 giáo sư

và sinh viên Đại học Michigan (3-1965), phong trào đã lan rộng ra các trường đại

học và được dư luận xã hội Mỹ ủng hộ mạnh mẽ. Trong thanh niên Mỹ có phong

trào chống quân dịch và đốt thẻ quân dịch. Một số tổ chức xã hội ở Mỹ đã phát

động phong trào “Những ngày toàn quốc phản đối chiến tranh ở Việt Nam” thu hút

hơn 300 nghìn người ở 10 thành phố tham gia. Trong năm 1967 đã khởi xướng cuộc

đấu tranh “Mùa thu” có tới 3.400.000 người của hơn 100 thành phố vào cuộc, đạt

tới đỉnh cao là cuộc bao vây Lầu Năm Góc của 200.000 người trong suốt 32 giờ liền.

Trong những năm sau cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn cho đến khi hòa bình được lập lại

ở Việt Nam [114, tr.203].

Cùng với những chiến thắng trên chiến trường của quân dân Việt Nam, kết

hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đã tác động

mạnh tới chính sách của chính quyền Mỹ và đồng minh, gây sức ép buộc chính

quyền Mỹ và tay sai Sài Gòn phải xuống thang đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Pari

vào ngày 27-1-1973, với những nội dung quan trọng có lợi cho Việt Nam:

- Một là, Mỹ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước

Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ 1954 đã công nhận.

- Hai là, Mỹ chấm dứt mọi hành động quân sự chống nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa, sẽ tháo gỡ mìn ở các cảng, sông ngòi trên miền Bắc. Trong vòng 60 ngày,

Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ rút toàn bộ quân đội, lực lượng bán quân sự và cảnh

sát ra khỏi miền Nam Việt Nam và không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công

việc nội bộ miền Nam Việt Nam.

- Ba là, tất cả các nước tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam

Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; nhân dân miền Nam tự quyết định

tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có

giám sát quốc tế [114, tr.248].

47

Hiệp định Pari đánh dấu thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu

tranh chống Mỹ, cứu nước. Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quân đội Mỹ và các đồng minh Mỹ phải rút khỏi Việt

Nam, phải chấm dứt mọi hành động quân sự chống phá hai miền Nam - Bắc, tạo điều

kiện cho quân dân miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu đánh bại chính quyền tay sai Sài

Gòn, đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại nền hòa bình, thống nhất cho dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là kết quả của

việc xác định đúng đối tượng và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, kết hợp chặt

chẽ giữa đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với đấu tranh ở mặt trận quân sự; kiên trì

đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong cuộc đấu tranh với đối phương tại cuộc đàm

phán Pari; xử lý đúng đắn mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc; kết hợp một cách

linh hoạt các hình thức đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân

dân, tạo ra được dư luận quốc tế quan tâm, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân

dân Việt Nam, lên án các chính sách và hành động sai trái của Mỹ và chính quyền Sài

Gòn. Những hình thức, biện pháp đấu tranh đó đã thực sự khơi dậy và thức tỉnh lương

tri nhân loại, tạo thành mặt trận nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân Mỹ, ủng hộ

mạnh mẽ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

2.2.1.3. Giai đoạn 1975 - 1985

Sau chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất

nước Việt Nam - kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa

xã hội. Ngày 25-6-1976, Tổng tuyển cử cả nước bầu ra Quốc hội của nước Việt

Nam thống nhất. Ngày 2-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất tuyên bố

thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985 có nhiều thuận lợi: khí thế của

một dân tộc vừa giành được thắng lợi vĩ đại; sức mạnh của một Việt Nam thống

nhất về lãnh thổ, nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước; uy tín và vị trí

của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Tranh thủ thời cơ thuận lợi đó,

Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) đề ra nhiệm vụ của đối ngoại Việt Nam, đó là:

“Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn

gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát

48

triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở

vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng thời tiếp tục kề

vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và tất cả các dân tộc

trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH...”

[30, tr.178].

Trên cơ sở nhiệm vụ đối ngoại được xác định, Đảng và Nhà nước Việt Nam

chủ trương:

Củng cố và tăng cường đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả

các nước XHCN; bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -

Lào - Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp

tác với các nước trong khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,

toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình; thiết lập và

mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ

sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi” [30, tr.180].

Thực hiện chủ trương đối ngoại đã đề ra, Việt Nam đã tận dụng tối đa các cơ

hội và yếu tố quốc tế thuận lợi, triển khai mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại nhằm

thu hút vốn, thiết bị kỹ thuật phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, tạo

thế và lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã

nêu cao chủ trương đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô như “hòn đá tảng của

chính sách đối ngoại”, “là nguyên tắc, là chiến lược” trong đường lối đối ngoại của

Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với

các nước XHCN anh em, tranh thủ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước

XHCN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 6-1978, Việt Nam gia

nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tháng 11-1978, ký Hiệp ước hữu nghị và

hợp tác với Liên Xô, có giá trị 25 năm. Tháng 5-1979, Chính phủ Việt Nam và Liên

Xô thỏa thuận cho phép tàu hải quân Liên Xô được ra vào, ghé đậu và máy bay

Liên Xô được hạ cánh ở Cam Ranh (Khánh Hòa). Trong giai đoạn 1981 - 1985,

viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam với giá trị tương đương 4,5 tỷ USD, bao gồm cả

49

trang thiết bị, kỹ thuật quân sự, góp phần quan trọng trong việc khôi phục, phát triển

kinh tế, củng cố quốc phòng của Việt Nam [13, tr.297].

Đối với các nước láng giềng khu vực, Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ

hữu nghị trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng

nhau xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, trung lập và ổn định.

Quan hệ Việt - Lào tiếp tục phát triển trên nền tảng quan hệ hữu nghị, gắn bó

lâu đời. Năm 1977, hai nước đã ký kết nhiều hiệp ước, hiệp định quan trọng trên cơ

sở tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau

càng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa hai nước. Đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng

của Đảng và Nhà nước Lào, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện và chuyên gia sang

giúp nhân dân Lào bảo đảm và củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới Việt -

Lào, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trên bán đảo Đông Dương cũng như ở khu

vực Đông Nam Á.

Với các nước ASEAN, trước khi phát sinh vấn đề Campuchia, Việt Nam chủ

động cải thiện quan hệ, chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và xúc tiến bình thường

hóa. Ngày 5-7-1976, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Chính

sách bốn điểm đối với các nước Đông Nam Á. Xét về nội dung, Chính sách bốn điểm

mà Chính phủ Việt Nam công bố có sự gặp gỡ trong nhiều quan điểm cơ bản với Hiệp

ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ký ngày 24-2-1976 của các nguyên thủ ASEAN, đó là

quan điểm về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; về sự không can thiệp vào công

việc nội bộ nước khác; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thiết lập quan

hệ hữu nghị và thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển [114, tr.271]. Tiếp sau đó, Việt Nam

thiết lập quan hệ ngoại giao với năm nước ASEAN (Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Thái

Lan, Philíppin), đến năm 1984 thêm Brunây. Những cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa lãnh

đạo cao cấp Việt Nam và các nước khu vực được tiến hành, một số hiệp ước kinh tế

được ký kết, không khí chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện đáng kể, tạo điều

kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức ngoài khu vực.

Quan hệ với các nước TBCN và các tổ chức quốc tế cũng được Việt Nam đẩy

mạnh. Với Mỹ, tháng 6-1975, Chính phủ Việt Nam chủ động đề nghị phía Mỹ bình

thường hóa quan hệ hai nước, nhưng không được phía Mỹ đáp ứng. Với các nước khác,

50

Việt Nam thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao với Nhật Bản, Canađa, Cộng hòa

Liên bang Đức, Ốxtrâylia,... cùng với đó là nhiều hiệp định trao đổi về thương mại, văn

hóa, giáo dục được ký kết. Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Pháp, Phần Lan,

Đan Mạch, Na Uy. Thông qua việc mở rộng quan hệ với các nước TBCN, Việt Nam đã

tranh thủ được nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, thiết bị kỹ

thuật của một số nước tư bản phương Tây. Trong thời gian từ năm 1976 đến năm 1980,

Việt Nam đã tranh thủ từ các nước TBCN với số vốn là 2,263 tỷ USD, trong đó 54 phần

trăm là cho vay, 46 phần trăm là viện trợ không hoàn lại. Chỉ tính riêng các nước Bắc Âu,

từ sau năm 1975 đến cuối năm 1978, đã giành cho Việt Nam 612 triệu USD, trong đó 91

phần trăm là viện trợ không hoàn lại [13, tr.316-317]. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết

nhiều Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với nhiều nước TBCN.

Tháng 9-1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và đã nhận được nguồn viện trợ

to lớn từ tổ chức này. Nhiều nước trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam,

nhiều hiệp định trao đổi về thương mại, văn hóa, giáo dục được ký kết. Sự hỗ trợ của

Liên hợp quốc, cùng với các hiệp định trao đổi nhiều mặt với các nước đã giúp Việt

Nam khắc phục một phần khó khăn về kinh tế - xã hội do chiến tranh để lại, hỗ trợ các

vấn đề phát triển và xã hội; thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ công

nghệ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi xảy ra vấn đề Campuchia,

quan hệ quốc tế của Việt Nam bị thu hẹp, hầu hết các nước lớn (trừ Liên Xô) tiến hành

bao vây, cấm vận nhằm bóp nghẹt về kinh tế, gây tình trạng không ổn định về xã hội,

bao vây về ngoại giao hòng làm cho nước ta suy yếu, kiệt quệ [114, tr.281]. Đây là thách

thức lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải nhanh chóng điều chỉnh chiến lược đối ngoại

nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ với các nước, qua đó giữ vững sự ổn định

chính trị - xã hội, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nền độc lập của dân tộc.

2.2.2. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến việc hoạch định chính sách

đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam

2.2.2.1. Tình hình thế giới

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới diễn ra những biến đổi khó lường, hết sức to

lớn trên các mặt của đời sống quốc tế; xuất hiện nhiều đặc điểm và xu thế lớn là nhân tố

51

khách quan tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ

độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thứ nhất, với sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những

năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN không còn tồn tại trên phạm

vi toàn thế giới. CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân

quốc tế đi vào thời kỳ khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn, phong trào giải phóng dân tộc

và độc lập dân tộc của các nước đang phát triển mất đi một chỗ dựa lớn cả về vật chất lẫn

tinh thần. Các thế lực thù địch ra sức công phá, tìm mọi cách xóa bỏ CNXH. Vấn đề bảo

vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước đang phát triển đứng trước hàng

loạt những vấn đề mới, vừa tạo ra cơ hội, thời cơ nhưng cũng có những thách thức

nghiêm trọng.

Là một nước do đảng cộng sản cầm quyền và lãnh đạo đất nước đi lên xây dựng

CNXH, Việt Nam đứng trước những thách thức to lớn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực

thù địch do Mỹ cầm đầu đã và đang tìm mọi cách để thực hiện “diễn biến hòa bình”, kết

hợp với gây “bạo loạn lật đổ” hòng xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam, đưa Việt Nam vào quỹ đạo TBCN. Trong khi đó:

Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực quốc tế hòng xóa bỏ CNXH và sự

tan rã của Liên Xô cũng như sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu đã

phần nào tác động tiêu cực tới tư tưởng và tình cảm của một bộ phận không

nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam [99, tr.70].

Vì vậy, để vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN thì việc đề ra một đường lối đối ngoại mềm

dẻo, linh hoạt, nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối

với Việt Nam trong thời kỳ cách mạng mới. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Việt Nam là, hòa nhập không hòa tan, trong đối tác có đối tượng và trong đối tượng có

đối tác cần phải hợp tác.

Thứ hai, sau Chiến tranh Lạnh, trật tự thế giới hai cực tan rã, cục diện thế giới và

cấu trúc quyền lực quốc tế có nhiều thay đổi, tương quan lực lượng thế giới nghiêng hẳn

về phía có lợi cho CNTB và chủ nghĩa đế quốc, bất lợi cho CNXH, cách mạng thế giới

và các lực lượng tiến bộ khác. CNTB đứng đầu là Mỹ chi phối mạnh mẽ đời sống quan

52

hệ quốc tế, như nhận định của Brêzinski: “Giữ vững quyền đứng đầu thế giới của Mỹ là

chính yếu đối với phúc lợi và an ninh của Mỹ và tương lai của tự do, dân chủ, kinh tế mở

cửa và trật tự thế giới hiện nay” [20, tr.39]. Tuy nhiên, quá trình hình thành trật tự thế

giới mới lại chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định khi nổi lên hai khuynh

hướng đối nghịch nhau: Mỹ chủ trương một thế giới đơn cực, trong khi đó Nga,

Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước trong Liên minh châu Âu (EU) muốn thiết lập

thế giới đa cực. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng “đơn cực” và “đa cực” diễn ra

ngày càng gay gắt với ưu thế rõ nét nghiêng về khuynh hướng “đa cực”, “đa phương”

như nhận định của Đảng: “Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ

hóa trong đời sống quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các

quan hệ quốc tế” [38, tr.183].

Để đối phó với khuynh hướng hình thành cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ

hơn, Mỹ không dấu diếm tham vọng bá quyền của mình, với mục đích thiết lập “trật tự

mới”, thực chất là thế giới đơn cực do Mỹ khống chế. Do đó, Mỹ ngang nhiên can thiệp

vào tình hình nội bộ của nhiều nước có chủ quyền khác, lớn tiếng tuyên bố “nhân quyền

cao hơn chủ quyền”, vi phạm độc lập, tự chủ của nhiều quốc gia trên thế giới gây nên

những mối lo ngại cũng như tạo ra những thách thức mới cho công cuộc bảo vệ độc lập

của các quốc gia đang phát triển và lựa chọn con đường phát triển theo định hướng

XHCN như Việt Nam. Những nguy cơ đe dọa đến chủ quyền quốc gia và nền độc lập

dân tộc ở trên là sự đòi hỏi bức thiết đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành

đổi mới tư duy và hoạch định một chính sách đối ngoại hợp lý để có thể loại trừ.

Thứ ba, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (hiện nay là cách mạng

công nghiệp 4.0) có bước phát triển nhảy vọt, đạt được những kỳ tích to lớn, tác động

đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mọi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại. Đặc

điểm nổi bật của cuộc cách mạng KH-CN là ở chỗ khoa học, công nghệ và sản xuất

không còn là ba lĩnh vực tách rời nhau mà có sự thống nhất trong một quá trình giữa phát

minh khoa học, chuyển hóa thành công nghệ và đưa vào sản xuất đại trà. Chuyển giao

khoa học và công nghệ cũng ngày càng phổ biến, rộng rãi hơn trên thế giới. Đây là cơ

hội để các nước có trình độ khoa học và công nghệ còn kém phát triển như Việt Nam có

thể tận dụng, phục vụ mục tiêu phát triển.

53

Nhưng bên cạnh đó, các thế lực đế quốc với những ưu thế của mình lại đang sử

dụng những thành tựu của cách mạng KH-CN để củng cố, tăng cường địa vị thống trị;

ứng dụng thành tựu cách mạng KH-CN vào mục đích quân sự, tạo ra cuộc chạy đua vũ

trang mới trên thế giới với những kho vũ khí khổng lồ, độ chính xác cao, có sức hủy diệt

lớn,... càng làm tăng thêm mối đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước

trên thế giới. Trong khi đó, các nước đang phát triển do những hạn chế về nhiều mặt nên

không dễ dàng có thể tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, thậm chí

đứng trước nguy cơ trở thành nơi thu nhận những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi

trường được chuyển giao từ các nước phát triển [45, tr.33].

Đới với Việt Nam, là một nước đang phát triển nên luôn mong muốn tận dụng

được tối đa những thành quả của cuộc cách mạng KH-CN, phục vụ mục tiêu phát triển

kinh tế - xã hội, củng cố và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Hơn thế, Việt Nam cũng

không muốn trở thành nơi thu nhận công nghệ lạc hậu của các nước phát triển và quan

trọng hơn là không rơi vào tình trạng lệ thuộc về KH-CN của CNTB, chủ nghĩa đế quốc

dẫn đến mất độc lập, tự chủ trong đường hướng phát triển đất nước. Để làm được điều đó

thì việc hoạch định và triển khai một chính sách đối ngoại linh hoạt, sáng tạo là yêu cầu

bức thiết đặt ra cho Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Thứ tư, quá trình TCH có những bước phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt

đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, chủ

quyền quốc gia với cả thời cơ lẫn nguy cơ, đang đòi hỏi các nước phải có sự điều chỉnh

chính sách đối ngoại cho phù hợp.

Dưới tác động của xu thế TCH, các quốc gia, các chủ thể kinh tế xích lại gần nhau

hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, TCH cũng đặt ra cho các chủ thể quốc

gia chú trọng xem xét chống lại sự áp đặt, bành trướng trên tất cả các lĩnh vực, xem xét

khả năng phá vỡ trật tự thế giới do Liên hợp quốc điều hành và làm phân hoá quan hệ

các nước, nhất là các nước đang phát triển vì những lợi ích dân tộc khác nhau. Trong xu

thế TCH, các nước cũng nhận thức rõ hơn rằng mối đe doạ lớn nhất đối với độc lập

dân tộc không chỉ là sự tiến công, xâm lược về quân sự còn có sự tụt hậu về phát

triển, nghèo đói và kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vấn đề này đã

được Thomas L.Friedman trong tác phẩm “Thế giới phẳng” nhận định, “không phải

54

tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với nền tảng mới này, sân chơi mới này”, “thế

giới đang được làm phẳng thì không có nghĩa là tất cả chúng ta đều bình đẳng” [151,

tr.310]. Vì vậy, phát triển kinh tế đi cùng với mở rộng quan hệ đối ngoại, tận dụng

thời cơ, vượt qua thách thức sẽ ngày càng trở thành nền tảng trụ cột đảm bảo độc lập

dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, bất cập lớn nhất là ở chỗ, cùng

với cơ hội mà chúng ta tận dụng được phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

XHCN, cũng xuất hiện những yếu tố do mặt trái của TCH tạo ra, nhưng không có cách

nào khác là phải hội nhập để có cơ may phát triển kinh tế hoặc chí ít là không bị đẩy ra

ngoài rìa của sự phát triển chung và như vậy, trên mức độ nhất định, chúng ta phải chịu

lệ thuộc về kinh tế và chính trị nếu như bản thân không thể chủ động kiểm soát được

quá trình hội nhập quốc tế và đây chính là một nguy cơ thực sự đối với công cuộc

bảo vệ độc lập dân tộc. Do đó, việc hoạch định và thực thi một chính sách đối ngoại

hợp lý để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức là yêu cầu bức thiết đối với Việt

Nam trong bối cảnh TCH, là nhiệm vụ cao nhất của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

XHCN trong tình hình mới.

Thứ năm, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế hiện thực hóa chính

sách đối ngoại độc lập, đa phương hóa, đa dạng hóa và xu thế dân chủ hóa đời sống

chính trị thế giới trở thành những xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Đặt biệt, kể

từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt đã xóa đi nguy cơ của cuộc chạy đua vũ trang và

sự tiềm ẩn của chiến tranh huỷ diệt, mở ra những cơ hội mới cho quá trình mở rộng

hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, loại bỏ những rào cản chính trị vốn tồn tại một

thời gian dài trong thế kỷ XX. Ở các cấp độ khác nhau, tiến trình cải thiện quan hệ

giữa các nước, các đối thủ cũ vốn từng đứng trên hai trận tuyến đối lập nhau được

thúc đẩy, các mối quan hệ, hợp tác mới được hình thành chủ yếu theo xu hướng vì

lợi ích quốc gia dân tộc và mục tiêu phát triển.

Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, đấu tranh chống sự áp

đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.

Các nước có sự đổi mới tư duy về lợi ích dân tộc, quan hệ quốc tế, an ninh và phát

triển của các quốc gia, về nhận thức vai trò và vị trí kinh tế trong việc xác lập vị thế

55

của quốc gia dân tộc. Vì vậy, các nước đều giành ưu tiên phát triển kinh tế, coi tiềm

lực và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò quan trọng trong việc giữ

vững nền độc lập dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của mỗi nước trong

cộng đồng quốc tế. Phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới cũng có nhiều thay

đổi theo hướng, lấy lợi ích kinh tế - chính trị của các quốc gia làm trọng tâm. Sự tập

hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế cũng theo đó ngày càng trở nên cơ động, linh

hoạt hơn, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh theo từng vấn đề cụ thể.

Những thay đổi trên là cơ hội để Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục đổi mới

tư duy, phát triển đường lối đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan

hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thông qua đó Việt Nam có thể tận dụng

các nguồn lực của thế giới như: vốn, KH-CN, kinh nghiệm quản lý tiên tiến,... để

phục vụ nhu cầu phát triển, tăng thêm khả năng bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc

gia và nền độc lập dân tộc.

2.2.2.2. Tình hình khu vực

Thứ nhất, tình hình khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương có

nhiều chuyển biến, mối quan hệ dựa trên ý thức hệ không còn chi phối, thay vào đó

là bầu không khí hòa dịu giữa các nước khu vực. Đông Nam Á bước vào một thời

kỳ lịch sử mới với xu thế đối thoại, hoà bình, hợp tác và phát triển.

Hiện nay, ASEAN là một thực thể chính trị khu vực mới nổi và phát triển

nhanh chóng, đã và đang trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng đối với hòa bình,

ổn định và hợp tác ở khu vực. Các nước trong khu vực cam kết thực hiện nguyên

tắc giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình, không sử dụng và đe dọa sử

dụng vũ lực trong quan hệ, hướng tới xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác

cùng nhau phát triển [99, tr.70]. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thành lập (7-

1994) với sự tham gia bước đầu của ngoại trưởng các nước trong khu vực và các

nước hữu quan chủ chốt như: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Ốtxtrâylia,... đã

trở thành diễn đàn quan trọng để các nước có liên quan thảo luận các quan điểm về

hòa bình và an ninh cho khu vực. Hiện nay, vai trò của ARF càng trở nên quan

trọng trong đời sống chính trị Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Các

nước ASEAN cũng đã tăng cường hợp tác chống khủng bố. Mỹ đã ký với các nước

56

ASEAN Hiệp ước đấu tranh chống khủng bố - Hiệp ước được đánh giá là bước đi

hướng tới sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Mỹ với các nước trong khu vực trong lĩnh

vực an ninh. Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2008 là một

bước tiến hết sức quan trọng, thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, liên kết trong khu vực

tiếp tục phát triển, đặc biệt liên kết về chính trị, an ninh.

Đứng trên góc độ kinh tế, trong nhiều năm qua các nước Đông Nam Á luôn

đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của thế giới. Với việc xây dựng Khu vực mậu

dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời, các nước ASEAN

cùng nhau xây dựng một thị trường chung khu vực chống lại sức ép từ bên ngoài, thu

hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và tăng cường vai trò quốc tế của từng thành

viên. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập sâu rộng vào khu vực, qua đó tận dụng tối đa các

nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.

Thứ hai, từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc,

Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... đều từng bước điều chỉnh chính sách đối với Đông Nam Á,

nhằm củng cố và nâng cao ảnh hưởng tại khu vực, tạo cơ sở hỗ trợ đắc lực cho việc thực

thi chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mỗi nước. Chính sách của các nước lớn có

thể được biểu hiện bằng các hình thức khác nhau, song nhìn chung đều là sự gia tăng ảnh

hưởng đối với khu vực Đông Nam Á với xu thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Đây vừa là

cơ hội cho các nước khu vực có thể tận dụng để thúc đẩy mối quan hệ với các nước lớn,

nhưng đồng thời cũng là những thách thức đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia

và độc lập dân tộc của các nước trong khu vực.

Đối với Việt Nam, trước sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ở khu vực, nhất

là giữa Mỹ và Trung Quốc đang là một thách thức lớn. Việc Mỹ quay trở lại châu Á -

Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng nằm trong mục tiêu kiềm chế sự trỗi dậy mạnh

mẽ của Trung Quốc. Xét thấy vị thế chiến lược quan trọng của Việt Nam và coi Việt

Nam là trận địa tiền duyên ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc tiến xuống phía

Nam; Mỹ muốn lợi dụng vị thế đang lên của Việt Nam trong nội bộ ASEAN cũng như

mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh vấn đề Biển Đông

để lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ, ngăn chặn sự ảnh hưởng và kiềm chế sức mạnh của

57

Trung Quốc ngày càng tăng cao ở khu vực. Là một nước láng giềng của Trung Quốc,

nằm giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ đã đưa Việt Nam vào một vị thế

nhạy cảm, rất có thể trở thành nơi tranh chấp ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó,

việc hoạch định một chính sách đối ngoại hợp lý, có thể xử lý tốt mối quan hệ của Việt

Nam với hai nước lớn then chốt Mỹ và Trung Quốc, cũng như với các nước lớn khác mà

không ảnh hưởng đến các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và chiến lược của Việt Nam

là hết sức quan trọng. Và làm sao để việc phát triển quan hệ với nước lớn này không làm

ảnh hưởng đến quan hệ với nước lớn khác là một đòi hỏi thiết thực đối với ngoại giao

Việt Nam trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

Thứ ba, cùng với những chuyển biến thuận lợi, khu vực này vẫn tồn tại những nhân

tố bất trắc, tiềm ẩn đe dọa an ninh, độc lập dân tộc và sự phát triển bền vững của các

nước. Đó là những vấn đề về phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều

diễn biến khó đoán định; sự bùng nổ của chủ nghĩa ly khai, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn

giáo; tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển, đảo,… đặc biệt, ảnh hưởng của các nước lớn

trên thế giới đến sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á, cũng như tác động

không nhỏ tới chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Cùng với đó là những khác biệt về lợi ích, ưu tiên chính sách, quan điểm trong các vấn

đề về an ninh, phát triển giữa các nước cũng là những nhân tố tác động đến quan hệ giữa

các nước ASEAN, đặc biệt là vấn đề căng thẳng giữa chính các nước láng giềng với

nhau cũng đang là những trở ngại lớn cho sự hợp tác và phát triển khu vực.

Là một nước ở khu vực Đông Nam Á, thành viên của ASEAN, Việt Nam

luôn mong muốn tạo dựng một khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến an ninh và phát triển của khu vực, hơn

ai hết, Việt Nam tự hiểu rằng, thực hiện một đường lối đối ngoại hòa bình, hữu

nghị, hợp tác với các nước khu vực là hết sức cần thiết. Hơn thế, việc tăng cường

quan hệ hợp tác với các nước khu vực để ngăn chặn các hiểm họa đang đe dọa

đến an ninh, ổn định của toàn khu vực cũng như đe dọa đến chủ quyền quốc gia

và nền độc lập dân tộc của Việt Nam là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay.

Như vậy, trong điều kiện ở khu vực Đông Nam Á nhu cầu mở rộng hợp tác,

liên kết ngày càng gia tăng và gắn kết chặt chẽ hơn. Vai trò và uy tín của ASEAN

58

cũng ngày một nâng cao. Các nước lớn trên thế giới từ lợi ích chiến lược và những

ý đồ khác nhau của mình đã và đang gia tăng mối quan hệ nhiều mặt với các nước

khu vực. Đông Nam Á do đó trở thành khu vực có tính nhạy cảm cao và có sự đa

nguyên trong cơ cấu quyền lực và lợi ích chiến lược. Sự hiện diện và ngày càng gia

tăng ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực đã đặt ra những yêu cầu mới đối

với Việt Nam về sự lựa chọn con đường phát triển và hội nhập, về sự cân bằng và

tính kiềm chế tương đối trong mối quan hệ với các nước lớn nhằm bảo đảm giữ

vững lợi ích quốc gia dân tộc. Những thay đổi trên đây làm cho Việt Nam trở nên

năng động hơn trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại nhằm mục

tiêu phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc

trong bối cảnh quốc tế mới.

2.2.3. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước quá độ lên

CNXH. Trong quá trình đi lên CNXH, nước ta có nhiều thuận lợi như có Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo - một đảng được tôi luyện, thử thách, trưởng thành

trong quá trình đấu tranh cách mạng, có nhà nước của dân và khối liên minh công

nông... Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu hợp tác quốc tế, thuận lợi cho

việc phát triển kinh tế - xã hội [46, tr.56].

Trong mười năm đầu (1975 - 1985), Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua

bao khó khăn, thử thách và đã thu được một số kết quả bước đầu trong xây dựng cơ

sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát

triển, chính quyền nhân dân trong cả nước được củng cố tạo cơ sở tiền đề cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tuy nhiên, cách mạng nước ta thời điểm này đứng trước nhiều khó khăn, thách

thức. Những hệ quả từ sự tàn phá của chiến tranh để lại cho đất nước hết sức nặng

nề, nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng kém phát triển, thu nhập bình quân đầu

người trong năm thấp, chưa được 100 USD, cơ cấu kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là

phổ biến trên cả nước và mang nặng tính chất tự cung, tự cấp. Trình độ khoa học -

kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động còn rất thấp. Tình trạng cục bộ, chia cắt,

khép kín ở từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị cơ sở còn khá phổ biến. Cơ

59

chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đưa đến nhiều hậu quả xấu. Đặc biệt, từ

cuối những năm 1970, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Sản xuất nhìn chung có tăng, nhưng tăng chậm so với khả năng sẵn có và công sức

bỏ ra, so với yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, có tích lũy để

công nghiệp hóa và củng cố quốc phòng [37, tr.351]. Đáng chú ý, nhiều ngành công

nghiệp quan trọng như điện, xi măng, than sản xuất đình trệ. Các xí nghiệp nói

chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa công suất thiết kế, năng suất lao động

giảm, chất lượng sản phẩm sút kém. Nhiều sản phẩm liên quan trực tiếp đến quốc

kế dân sinh thường xuyên không đạt chỉ tiêu kế hoạch, giá cả, lạm phát tăng vọt (lên

tới 774,7%) làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.

Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng

lãng phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng, môi trường sinh thái bị phá hoại

[37, tr.352]. Đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu xây dựng

lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc ngày càng chính quy, hiện đại ngày một tăng lên.

Cùng với đó là vấn đề công ăn việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng, hiện tượng tiêu cực trong

xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật kỷ cương không được nghiêm.

Thực trạng khủng hoảng này dẫn đến lòng tin của quần chúng nhân dân giảm sút đối với

sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Từ năm 1979, tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi xảy ra vấn đề Campuchia.

Mỹ, các nước phương Tây và một số nước khác thực thi chính sách bao vây, cấm vận

đối với Việt Nam. Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh ở biên giới phía Tây Bắc, quan

hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Các nước ASEAN bị lôi cuốn vào cuộc

bao vây, cấm vận Việt Nam do Mỹ khởi xướng, gây rất nhiều khó khăn cho Việt Nam

trong quan hệ với các nước khu vực. Các nguồn viện trợ quốc tế bị giảm sút và có nguy

cơ không còn tồn tại. Quan hệ quốc tế của Việt Nam bị thu hẹp, ngoại giao bị bao vây,

kinh tế bị bóp nghẹt, tình trạng xã hội càng trở nên bất ổn định.

Hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc mặc dù chúng ta

giành chiến thắng nhưng cũng chịu những tổn thất nặng nề, làm chậm lại tiến trình

khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Những khó khăn, hạn chế trên đang đặt ra

cho vấn đề giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc của

60

Việt Nam những thách thức mới. Những dấu hiệu mới trong tư duy đổi mới đã xuất

hiện từ Nghị quyết 32/BCT (7-1986) của Bộ Chính trị khi phân tích những khả năng

mới để giữ vững hòa bình, đã chỉ rõ xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và

cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Từ đây,

nghị quyết chủ trương mở ra cục diện đấu tranh mới, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi

cho xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với

sức mạnh thời đại [13, tr.232].

Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt

Nam đã xuất phát từ tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ

sự thật để đánh giá thực trạng của đất nước, phân tích sâu sắc những sai lầm và

khuyết điểm, vạch rõ nguyên nhân. Đại hội đã vạch ra những khuyết điểm, sai lầm,

trong đó có sai lầm về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, phân phối lưu thông, cải

tạo XHCN, coi đó “là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính

sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [37, tr.360]. Báo cáo

chính trị tại đại hội xác định: bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư;

xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành

phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xóa bỏ cơ chế quản lý tập

trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch

toán kinh doanh XHCN; phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật; mở rộng và

nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Đại hội lần thứ VI của Đảng cũng xác định mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội cho

những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp

lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản

xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo ra

chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an

ninh, tất cả nhằm ổn định mọi mặt về kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng

những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

trong chặng đường tiếp theo [37, tr.484].

Thực hiện đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã từng

bước xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, dưới sự điều tiết của Nhà nước

61

theo định hướng XHCN, năng lực của sức sản xuất cơ bản được giải phóng, khuyến

khích sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế để tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa cho xã

hội. Đặc biệt, từ thập niên 90 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh từ

cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, hình thành ngày

càng đồng bộ các yếu tố thị trường. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Hiện nay, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước

đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn

định, an sinh xã hội được bảo đảm. Đảng và Nhà nước ta xác định, một trong những

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đẩy mạnh sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại vào năm 2020. Trong những năm gần đây, đứng trước những tác động

bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, sự rủi ro sau khủng hoảng, Đảng, Nhà nước và

nhân dân ta đã phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng

hợp lý, tiếp tục đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đạt kết quả tốt trên các lĩnh vực.

Về kinh tế, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh luật lệ, cơ chế chính sách, tạo hành

lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của các

doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng

XHCN tiếp tục được hoàn thiện, huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước

vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nhiều mục tiêu

chủ yếu của chiến lược phát triển đất nước trong 30 năm đổi mới đã được thực hiện,

tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao khoảng 6,5 %/năm. Tổng sản phẩm trong nước

(GDP) năm 2015 theo giá trị thực tế đạt 192,4 tỷ USD, cơ cấu kinh tế có sự chuyển

dịch theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Nếu như đầu những năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó chỉ

đạt xấp xỉ 80 USD/người, đến nay, sau hơn 30 năm phát triển, con số đó đã tăng hơn

20 lần (GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2015 là 2.109 USD/người) [140, tr.6].

Về văn hóa, xã hội, Văn hóa vẫn được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội nên

tiếp tục được chú trọng xây dựng và đạt được nhiều thành tựu, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân được nâng cao, môi trường sống từng bước được cải thiện. Giáo dục

62

và đào tạo cơ bản đã giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, chương trình và các

chính sách giáo dục, năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo

dục và đào tạo ngày càng gắn chặt hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học -

công nghệ. Hệ thống giáo dục, an sinh xã hội và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân

dân ngày càng được chú trọng, nhất là đối với người nghèo. Cơ hội học tập của người

dân được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Chênh lệch thu nhập giữa

thành thị và nông thôn giảm, chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng, năm

2015 là 0,683, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới [5].

Về chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ đối ngoại, Đảng lãnh đạo đất nước

giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối

ngoại có bước phát triển mới.

Trong những năm qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN có tiến bộ

rõ nét từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Nhờ đó, tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước đã được tăng cường. Quốc hội có những đổi mới quan trọng trong

công tác lập pháp, giám sát và thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan

trọng của đất nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy chính phủ được phân định

cụ thể và kiện toàn hơn thông qua các nỗ lực sắp xếp lại bộ máy chính phủ từ Trung

ương đến địa phương. Hệ thống pháp luật từng bước hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt

các yêu cầu hội nhập quốc tế. Dân chủ hóa trong xã hội cũng theo đó không ngừng

được mở rộng, tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước được thực hiện.

Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả tích cực, góp phần tạo ra

môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại.

Cùng với sự ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, tiềm lực và sức mạnh

quốc phòng, an ninh của đất nước ngày được tăng cường. An ninh quốc gia ngày

càng được bảo đảm vững chắc làm thất bại âm mưu, hành động diễn biến hòa bình,

bạo loạn lật đổ, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các thế

lực thù địch chống phá nước ta. Quân đội nhân dân, công an nhân dân đã bảo vệ vững

chắc Tổ quốc, chế độ XHCN và công cuộc đổi mới; bảo vệ Đảng, Nhà nước và hệ

thống chính trị, đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân.

Hoạt động đối ngoại được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan

hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định để

63

phát triển. Với phương châm đối ngoại: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành

viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [39, tr.35] đã góp phần tạo độ tin cậy, nâng

cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan

trọng trong các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, ASEM và Liên hợp quốc. Đặc biệt,

việc tham gia vào WTO chứng tỏ quyết tâm cải cách kinh tế ngày càng cao, là bước hội

nhập đầy đủ và thực chất vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy quan hệ

kinh tế, thương mại và chính trị của Việt Nam với nhiều đối tác lên tầm cao mới.

Có thể nói, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong quá trình đổi mới, Việt Nam

đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn: kinh tế phát triển, thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN đang từng bước hoàn thiện; chính trị - xã hội ổn định; an ninh, quốc

phòng được tăng cường góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ của Tổ quốc; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng thu được nhiều thành quả. Là cơ

sở vững chắc để Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục kiên định mục tiêu

chiến lược và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công CNXH.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt

qua như: chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả sức cạnh tranh của nền

kinh tế thấp. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,

chậm phát triển theo chiều sâu, nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với nhiều

nước trên thế giới. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội còn có một số mặt yếu kém chậm

được khắc phục; đạo đức, lối sống của một bộ phận xuống cấp dẫn đến nguy cơ chệch

hướng XHCN; các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN bằng

“diễn biến hòa bình”; vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định chính trị - xã hội, đe dọa đến

chủ quyền quốc gia. Những khó khăn, thách thức nêu trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước

Việt Nam phải hoạch định được một chính sách phát triển quốc gia tổng thể, trong đó có

chính sách đối ngoại sáng tạo, hợp lý, đáp ứng những yều cầu của thực tiễn đặt ra.

Tiểu kết chương 2

Độc lập dân tộc là mục tiêu cao nhất trong đường lối đấu tranh cách mạng của Việt

Nam. Giành được độc lập về chính trị là một thắng lợi to lớn, vẻ vang trong thế kỉ XX

của nhân dân Việt Nam. Song đó chưa phải là tất cả, củng cố và bảo vệ được nền độc lập

đó, đồng thời xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN là một thách thức.

Trong bối cảnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc bị các thế lực phản động trong và

64

ngoài nước, các nước thù địch điên cuồng chống phá thì cuộc đấu tranh đó càng trở nên

khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy việc làm rõ nội hàm vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc

trong lĩnh vực đối ngoại là hết sức cần thiết. Đó chính là nhận thức rõ mối quan hệ bên

trong và bên ngoài, giữa độc lập dân tộc với mở rộng hợp tác quốc tế, giữa sức mạnh dân

tộc với sức mạnh thời đại trong chiến lược ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội để

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc phân tích, luận giải các quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề “độc lập”, “độc lập dân

tộc”, “bảo vệ độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại”

gắn liền với quá trình bảo vệ độc lập của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại là

khung lý thuyết quan trọng, là cơ sở lý luận để Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch

định một đường lối đối ngoại phù hợp nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân

tộc trong mới cảnh mới.

Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong lĩnh vực đối ngoại của Việt

Nam thời gian qua chịu sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước

với những nhân tố thuận lợi nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Từ

khủng hoảng đi đến sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, trật tự thế

giới hai cực tan rã, sự vận động ngày càng mạnh mẽ của trật tự thế giới đa cực đã

làm thay đổi cục diện cũng như cán cân quyền lực giữa các lực lượng dẫn đến sự

thay đổi về quan niệm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Mặt khác, các thế lực thực

dân, đế quốc không dễ dàng từ bỏ quyền lợi của họ ở các thuộc địa cũ, mặc dù

không thể quay lại thống trị trực tiếp như trước đây, song bằng các chiêu bài và

cách thức mới như can thiệp vấn đề nhân quyền, viện trợ, đầu tư phát triển, cô lập

về kinh tế, ngoại giao... Những việc làm đó của chủ nghĩa đế quốc đã làm cho các

nước mới độc lập như Việt Nam hiểu rõ rằng, giành được độc lập đã khó, giữ gìn và

củng cố nền độc lập lại càng khó hơn. Chính những thay đổi này sẽ tác động rất lớn

đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi nước, trong đó có Việt Nam

trong công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

65

Chương 3

NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

3.1. NỘI DUNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI

NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Trong thời kỳ đổi mới, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và từ yêu cầu của

công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và phát triển đất nước, Đảng

và Nhà nước Việt Nam đã đổi mới nhận thức về tình hình thế giới, khu vực, chuyển

sang cách tiếp cận toàn diện hơn, coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triển

của Việt Nam. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đổi mới tư duy về

đối ngoại để thích nghi với những biến đổi, yêu cầu của thực tiễn và sự nghiệp bảo

vệ Tổ quốc. Kết quả của quá trình đó là sự hình thành những hệ thống quan điểm

đánh giá tình hình thế giới sát hơn, từ đó xây dựng chính sách đối ngoại ngày càng

có hiệu quả phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc cũng

được thể hiện ngày càng rõ nét hơn trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước Việt Nam theo từng thời kỳ lịch sử.

3.1.1. Đổi mới tư duy đối ngoại

Tình hình thế giới, khu vực vào những năm cuối của thập kỷ 80 thế kỷ XX đã

tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh chính sách, chiến lược đối ngoại của các

quốc gia. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới tư

duy, phát triển đường lối đối ngoại cho phù hợp. Từ định hướng coi “đoàn kết và

hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại”,

Đảng đã từng bước chuyển sang đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.

Từ chỗ chú trọng nhân tố chính trị - quân sự, sang ưu tiên cho nhân tố kinh tế, giữ

vững hòa bình, độc lập và phát triển. Điểm khởi đầu cho sự đổi mới tư duy đối

ngoại này được đánh dấu từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng và

Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị năm 1988, khi khẳng định mục tiêu cao nhất của

Đảng và nhân dân Việt Nam là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây

66

dựng, phát triển kinh tế. Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ

mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng

giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Khi bàn về chính sách

đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này, một học giả nước ngoài đã nhận xét:

“Trong suốt nửa thập kỷ 80, giới lãnh đạo Việt Nam đã có các chuyển biến lớn

trong nhận thức về chính sách đối ngoại... chuyển từ đường lối đối ngoại mang đậm

tư tưởng ý thức hệ sang đường lối đối ngoại coi trọng lợi ích quốc gia và tư tưởng

chính trị thực tế” [174, tr.1].

Vào đầu thập niên 90 thế kỷ XX, thế giới lại có những biến động mới đòi hỏi

Việt Nam cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay

đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế để có sự chỉ đạo phù hợp về đối ngoại nhằm giữ

vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng

Cộng sản Việt Nam đã đánh giá tình hình thế giới, khu vực và nhiệm vụ cách mạng

trong nước, đi đến tuyên bố thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, “Việt Nam

muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc

lập và phát triển” [32, tr.147], mở ra bước đột phá trong quan hệ đối ngoại. Đại hội

xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại là: “mở rộng, đa dạng hóa và đa

phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền,

bình đẳng, cùng có lợi” [32, tr.119]. Như vậy, việc mở rộng quan hệ đối ngoại của

Việt Nam là nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững hòa bình, ổn định, phục vụ mục

tiêu phát triển. Vì vậy, Việt Nam chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với

tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở các

nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu

nghị, hợp tác truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước anh em trên bán

đảo Đông Dương; phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, tích cực xây dựng

khu vực này thành khu vực hòa bình và hợp tác; phát triển quan hệ hợp tác, hữu

nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát triển; mở rộng hợp tác cùng có lợi

với các nước phát triển.

Để cụ thể hóa chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đại

hội lần thứ VIII (1996) của Đảng chủ trương: “Tiếp tục thực hiện chính sách đối

67

ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt

Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa

bình, độc lập và phát triển” [33, tr.41]. Đại hội nhấn mạnh mở rộng quan hệ quốc tế,

hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và

khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Trên cơ sở quan điểm của Đại hội lần thứ VII và VIII, Đại hội lần thứ IX

(2001) của Đảng đã bổ sung, phát triển thành: “Thực hiện nhất quán đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng

quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [34, tr.119]. Sự bổ sung và

phát triển mới này vừa thể hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị của Đảng,

Nhà nước Việt Nam, mong muốn chân thành sẽ là bạn với những ai mong muốn là

bạn của Việt Nam, đồng thời biểu thị thái độ trách nhiệm cao của nước ta trong

quan hệ quốc tế. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm

này khi khẳng định: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng

quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [36, tr.112].

Đến Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng nêu rõ: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy

và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa

bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [38, tr.83-84]. Và tinh

thần này tiếp tục được khẳng định, nhấn mạnh tại Đại hội lần thứ XII (2016) của

Đảng khi khẳng định: “... là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm

trong cộng đồng quốc tế,... nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự

nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [39, tr.35].

Có thể nói, từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác

tin cậy”, “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế là cả một quá trình bổ

sung, hoàn thiện đường lối đối ngoại, thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng về

đối ngoại qua mỗi thời kỳ lịch sử, tiến kịp với sự phát triển của thời đại, tranh thủ

tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân,

góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.

68

Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong tư duy, đường lối đối ngoại của Đảng và

Nhà nước Việt Nam còn thể hiện trong nhận thức mới về hợp tác và đấu tranh, từ quan

niệm “địch - ta”, chuyển sang cách nhìn nhận có tính biện chứng về đối tác và đối

tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc trong từng hoàn cảnh cụ thể. Theo đó, những

ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và

hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Và bất kể thế lực nào có âm

mưu và hành động chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam

đều là đối tượng đấu tranh. Với sự nhìn nhận biện chứng này thì trong một số đối tác,

có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của Việt Nam nên cần có biện pháp và

hình thức đấu tranh thích hợp; còn trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp

tác. Có thể nói, sự nhạy bén, kịp thời đổi mới tư duy đối ngoại, nhìn nhận mới về “hợp

tác và đấu tranh”, “đối tác và đối tượng” của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều hướng

đến phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.

Về hội nhập quốc tế, Đảng cũng từng bước nhận thức thực tế hơn, phù hợp với

yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ “phá thế bao vây, cấm vận”

tiến đến “hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới”, và tiếp theo là “chủ động và

tích cực hội nhập quốc tế” một cách toàn diện. Theo đó, Việt Nam không ngừng phát

triển quan hệ với các nước XHCN, các nước bạn bè truyền thống và quan hệ với các

nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu. Bên

cạnh đó, đổi mới tư duy đối ngoại còn giúp Việt Nam thấy rõ quan hệ giữa các nước

lớn với nhau, quan hệ giữa các nước lớn với các nước nhỏ, cũng như quan hệ giữa

các nước láng giềng. Đó là những quan hệ chằng chịt, phức tạp đòi hỏi phải có chính

sách đối ngoại mềm dẻo, cùng với sự ứng biến khéo léo với tinh thần bảo vệ bằng

được độc lập dân tộc, lợi ích quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển.

Trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối ngoại, Đảng và Nhà nước

Việt Nam luôn xác định tư tưởng chỉ đạo hoạt động đối ngoại là vì độc lập, thống nhất

và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều

kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và

khu vực, phù hợp với đối tượng mà Việt Nam có quan hệ. Đồng thời, kiên trì giữ vững

nguyên tắc đối ngoại cơ bản bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất và CNXH,

69

bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Và được cụ thể

hóa bằng bốn nguyên tắc chủ yếu: một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hai là, không dùng vũ lực

hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; ba là, giải quyết các bất đồng và tranh

chấp thông qua thương lượng hòa bình; bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng

có lợi [46, tr.84]. Giữ vững các nguyên tắc đối ngoại cơ bản này trong suốt quá trình

chỉ đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã góp phần

vào thành công của sự nghiệp đổi mới và công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc,

nhất là trong đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển đảo với các nước liên quan.

Có thể nói, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới ở mỗi giai đoạn lịch sử lại có nhiệm vụ khác khau, nhưng mục tiêu cao nhất, xét

đến cùng là nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Vì vậy, sự nhanh nhạy và

kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong đổi mới tư duy đối ngoại và từng bước

hoàn thiện đường lối đối ngoại đổi mới, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, phù

hợp với những biến đổi nhanh chóng, liên tục của tình hình thế giới, gắn chặt hơn với

nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là hết sức cần thiết. Từ đó,

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương,

tham gia và phát huy tốt vai trò tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như: Liên hợp quốc,

Phong trào Không liên kết, ASEAN, ARF, ASEM... Nhờ vậy, Việt Nam tận dụng được

các nguồn lực của thế giới để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước; mặt khác, duy trì được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững

chắc chủ quyền quốc gia và nền độc lập của dân tộc.

3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại

Trong quá trình đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối ngoại, Đảng và Nhà nước

Việt Nam nhận thức ngày càng sâu sắc hơn mục tiêu tối thượng của đối ngoại là vì lợi

ích quốc gia - dân tộc, nên vai trò của công tác đối ngoại đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ

quốc càng được coi trọng. Vì vậy, nhiệm vụ đối ngoại là phải tạo lập được môi trường

quốc tế hòa bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội theo định

hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia dân tộc.

70

3.1.2.1. Mục tiêu đối ngoại

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn

xác định mục tiêu đối ngoại một cách rõ ràng, nhất quán, là một lĩnh vực hoạt động

của cách mạng, không tách rời với mục tiêu đối nội. Theo Người, muốn làm gì cũng

phải "vì lợi ích dân tộc mà làm"; mục tiêu đối ngoại là nhằm bảo đảm các quyền cơ

bản cho đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thống

nhất đất nước, đối ngoại vì hoà bình. Kế thừa tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh và

quan điểm đối ngoại đổi mới của Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, Nghị quyết

số13 của Bộ Chính trị năm 1988 khẳng định: “mục tiêu đối ngoại cao nhất của

Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung xây dựng,

phát triển kinh tế. Đó là nhân tố quyết định củng cố, giữ vững an ninh và độc lập...”

[141, tr.7]. Khi xác định lợi ích cao nhất của đất nước là hòa bình để phát triển, thì

mục tiêu phát triển phải được đặt lên hàng đầu và đối ngoại cũng phải nhằm phục

vụ mục tiêu ấy. Có như vậy mới đưa Việt Nam ra khỏi các nguy cơ tụt hậu, trước

hết là nguy cơ tụt hậu về kinh tế, từ đó mới có năng lực quốc gia để giữ vững sự ổn

định về an ninh và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng năm

1991 xác định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi

cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên CNXH, góp phần vào sự nghiệp

đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội [35, tr.326]. Phát triển quan điểm đối ngoại trong Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại

hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ, mục tiêu của đối ngoại bao gồm: Một là, bảo đảm

lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp

quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; Hai là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,

tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống

nhân dân; Ba là, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa

bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới [39, tr.34-35].

Khi xác định mục tiêu tối thượng của đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc,

Đảng muốn nhấn mạnh: Thứ nhất, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là đồng nhất;

71

thứ hai, lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam được xác định trên cơ sở các

nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, không phải là

những lợi ích dân tộc vị kỷ, hẹp hòi; thứ ba, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải

là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối ngoại. Điều đó thể hiện tầm nhìn xa,

trông rộng của Đảng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, nhằm bảo

đảm sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của quốc gia dân tộc Việt Nam với lợi

ích của giai cấp công nhân và lợi ích của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặt cao

lợi ích quốc gia dân tộc không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính, không

tách rời chủ nghĩa quốc tế, không đi ngược lại các giá trị chính nghĩa, tiến bộ, nhân

văn của nhân loại, mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng và Nhà

nước Việt Nam. Do đó, việc đặt lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu tối thượng của

đối ngoại phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận cao trong xã

hội. Mục tiêu phát triển được đặt lên hàng đầu là sự thể hiện nhất quán quan điểm

của Đảng trong công tác đối ngoại để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại, đối ngoại phục vụ đối nội. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm thúc đẩy các quan

hệ kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Bên cạnh đó, Đảng xác định lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, là mục tiêu

cao nhất, quan trọng nhất của công tác đối ngoại, một mặt có ý nghĩa định hướng hoạt

động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời khẳng định nguyên tắc mà các hoạt

động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân đều phải tuân

thủ [91, tr.71]. Mặt khác, Đảng còn nhấn mạnh quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại,

hội nhập quốc tế không chỉ vì lợi ích quốc gia dân tộc, mà phải lấy lợi ích quốc gia

dân tộc làm xuất phát điểm, đích hướng tới để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại

và tham gia hội nhập quốc tế của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Nghĩa là, trong

hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế, mọi tổ chức, cá nhân không được phép xem

nhẹ lợi ích của quốc gia dân tộc, đặc biệt phải tránh những tư tưởng, hành động vì lợi

ích cục bộ của ngành, lĩnh vực mà bỏ qua, bất chấp lợi ích quốc gia dân tộc; trái lại

phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và phải bảo vệ cho được lợi ích đó trong

72

mọi hoàn cảnh. Tất nhiên, đó không phải là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, dân tộc cực

đoan, hay bất chấp luật pháp quốc tế trong quan hệ đối ngoại, mà trên cơ sở tuân thủ

luật pháp quốc tế, các nguyên tắc, định chế của các tổ chức quốc tế.

Từ việc xác định mục tiêu đối ngoại một cách xác thực, cụ thể, Đảng nhấn mạnh:

“giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để

phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân” [39, tr.153] như là sự khẳng định rõ

vị trí của công tác đối ngoại đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng như mối quan hệ

giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu đối ngoại

với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN có mối quan hệ biện chứng với nhau,

là mối quan hệ giữa đối ngoại và đối nội. Đường lối đối ngoại là bộ phận của đường lối

đối nội và phục vụ cho đường lối đối nội. Đường lối đối ngoại bao giờ cũng là một bộ

phận không thể tách rời với đường lối cách mạng, phải phục vụ cho đường lối đối nội;

đường lối đối nội quy định và đặt ra mục tiêu, yêu cầu, nội dung cho đường lối đối

ngoại. Vì thế, thực chất mối quan hệ giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng,

bảo vệ Tổ quốc XHCN là mối quan hệ giữa đường lối đối ngoại và đường lối đối nội

trong chỉnh thể thống nhất. Theo đó, mục tiêu đối ngoại chịu sự quy định và nhằm

phục vụ thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đối nội, phục vụ thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc lại quy định, chi phối mục tiêu của công tác đối ngoại. Xét đến cùng, công tác đối

ngoại phải góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ

Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích hợp pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội, con người của Việt Nam ở các quốc gia, khu vực khác trên thế giới; và suy cho

cùng là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam.

3.1.2.2. Nhiệm vụ đối ngoại

Trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ đối ngoại luôn được Đảng nhấn mạnh, trước

hết phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, tạo được môi trường hòa bình để phục vụ cho

sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội lần thứ

VI (1986) của Đảng xác định nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là:

Ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu

giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở

73

Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước

Đông Dương, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên

Xô và các nước trong cộng đồng XHCN, tranh thủ những điều kiện quốc

tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, chủ động

tạo thế ổn định để tập trung xây dựng kinh tế, đồng thời tích cực góp

phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và CNXH [37, tr.433].

Trong thời kỳ chiến tranh, mục tiêu an ninh, toàn vẹn lãnh thổ được đặt lên

hàng đầu nhằm bảo vệ, giữ vững nền độc lập dân tộc là lợi ích thiêng liêng nhất của

mọi người dân. Vào thời kỳ đổi mới, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Việt Nam tiếp tục hướng vào mục tiêu giữ vững hòa bình, giữ gìn an ninh chính trị,

làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, phục vụ

công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và mục tiêu CNXH.

Các đại hội sau đó của Đảng xác định nhiệm vụ đối ngoại ngày một rõ, cụ thể

hơn; quá trình hội nhập quốc tế cũng từng bước phát triển theo kịp với những

chuyển biến của thời đại, phục vụ trực tiếp sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ

đất nước. Đại hội lần thứ VII xác định nhiệm vụ: “giữ vững hòa bình, mở rộng

quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây

dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc” [32, tr.88]. Đại hội lần thứ VIII đã tiến thêm một

bước khi xác định nhiệm vụ đối ngoại mang tính thực tiễn hơn: “củng cố môi

trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển

kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc” [33, tr.88].

Bước vào thiên niên kỷ mới, Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đã tổng kết

10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000) với

những thành công lớn, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá

thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng được quan hệ đối ngoại nên xác định nhiệm vụ

đối ngoại trong những năm tiếp theo của Việt Nam là:

Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi

để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

74

nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập dân tộc và chủ

quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung

của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã

hội [34, tr.119-120].

Như vậy, có ba điểm đáng chú ý trong nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội lần thứ

IX của Đảng xác định, đó là: Thứ nhất, giữ vững môi trường hòa bình; thứ hai,

tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thứ ba,

góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc

lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Giữ vững môi trường hòa bình không chỉ có nghĩa là không để xảy ra chiến

tranh, xung đột vũ trang, mà còn bao hàm và trước hết là thúc đẩy xu thế hòa bình,

hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy xu thế củng cố độc lập,

dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Có như vậy, Việt Nam mới tranh thủ được điều

kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc đổi mới, cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Giữ vững môi

trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị

thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,

dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [38, tr.236]. Trong nhiệm vụ đối ngoại lần

này Đảng nêu rõ, “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ” chính là sự khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc

lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Tại Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh và chỉ rõ:

"Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo

điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế,

uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới" [39, tr.79]. Nhiệm vụ công

tác đối ngoại ấy trực tiếp phục vụ mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:

Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ

thống chính trị, tranh thủ tối đã sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng

75

quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới,

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân

tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn

định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội [39, tr.33].

Môi trường hòa bình, thuận lợi; nâng cao vị thế đất nước; góp phần vào

cuộc đấu tranh trên thế giới mà công tác đối ngoại thực hiện và mang lại sẽ trực

tiếp góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ

Tổ quốc. Công tác đối ngoại rõ ràng không chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp

xây dựng đất nước, mà còn phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho công cuộc bảo vệ

Tổ quốc. Vì thế, đối ngoại ngày càng được kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an

ninh và với kinh tế, văn hóa trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN của Đảng

và Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, song song với việc tái khẳng định các nhiệm vụ đối ngoại phục vụ

sự nghiệp phát triển và nâng cao vị thế của đất nước, Đảng cũng nêu rõ hai quan

điểm lớn gắn liền với mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc. Thứ nhất, việc thực hiện

các nhiệm vụ đối ngoại phải trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh, phải thấy rõ

tính chất hai mặt trong quan hệ với mọi đối tác, trong xử lý mọi sự việc nảy sinh

để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội hợp tác nào nhưng cũng không lơ là mất cảnh

giác. Thứ hai, trong triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc phải kiên quyết,

kiên trì. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Đảng,

Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN là những nội hàm cốt lõi của lợi ích quốc

gia - dân tộc. Do đó, nhiệm vụ của đối ngoại Việt Nam phải bảo vệ đến cùng các

lợi ích đó, đồng thời chỉ ra phương cách đấu tranh là kiên trì với nghĩa là không

nóng vội, không manh động, phải tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với

luật pháp quốc tế, tận dụng mọi kênh, mọi phương thức có thể. Tuy nhiên, trong

khi kiên trì các biện pháp, phương cách đó, Việt Nam không loại trừ bất kỳ biện

pháp, phương cách nào để kiên quyết bảo vệ đến cùng lợi ích mang tính sống

còn của quốc gia dân tộc - đó là độc lập dân tộc.

76

3.1.3. Phương châm hoạt động đối ngoại

Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, dòng chảy chủ lưu là hòa bình, hợp tác

và phát triển. Hòa bình và phát triển trở thành xu thế và thay cho đối đầu là hợp tác,

thì đồng thời cũng không được mơ hồ, chỉ thấy hợp tác một chiều. Hợp tác đồng

thời phải đi đôi với đấu tranh, cạnh tranh để hợp tác chứ không dẫn tới đối đầu. Do

đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đưa ra phương châm chỉ đạo hoạt động

đối ngoại phù hợp với những biến đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và thế

giới. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3, khóa VII (6-1992), Đảng

đã nêu bốn phương châm xử lý các vấn đề đối ngoại mà cho đến nay vẫn còn

nguyên giá trị, đó là:

Phương châm thứ nhất: Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần

nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Lợi ích

cao nhất của dân tộc Việt Nam mà phương này đề cập chính là độc lập dân tộc,

thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh. Đảng ta xác định mục tiêu của đối ngoại là bảo đảm lợi ích tối cao của

quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng

và cùng có lợi [39, tr.34]. Mọi hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân

Việt Nam phải phục vụ lợi ích chân chính đó của dân tộc. Đây cũng chính là cách

thực hiện tốt nhất nghĩa vụ quốc tế và sự đóng góp lớn nhất của Việt Nam đối với

sự nghiệp cách mạng thế giới. Đồng thời, Việt Nam luôn phát triển quan hệ hợp tác,

hữa nghị với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,

phong trào Không liên kết, phong trào độc lập dân tộc và các lực lượng hòa bình,

tiến bộ khác trên thế giới, theo khả năng thực tế của Việt Nam, phù hợp với chuyển

biến của tình hình thế giới.

Phương châm thứ hai: Giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa

phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường,

phát huy sức mạnh bên trong của Việt Nam là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, là điều kiện để mở rộng quan hệ và nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nam,

vô hiệu hóa và phá thế bị bao vây do các thế lực thù địch gây ra, khai thác những thuận

lợi trong quan hệ quốc tế để tăng thêm sức mạnh, tạo sức đề kháng nhằm miễn dịch lại

các tác động bất lợi từ bên ngoài vào trong nước. Độc lập, tự chủ không có nghĩa là biệt

77

lập, mà phải đồng thời đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế để xây dựng được

thế đứng quốc tế vững chắc, tránh những tình huống bất lợi về đối ngoại, tạo điều kiện

bên ngoài thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Có giữ vững

độc lập, tự chủ thì mới có thể đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

Ngược lại, càng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chúng ta càng có thêm điều kiện,

tạo được thế thích hợp để giữ vững độc lập, tự chủ.

Phương châm thứ ba: Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ

quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, hợp tác và đấu tranh là hai mặt gắn bó hữu cơ với

nhau nên phải hết sức tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều. Hợp tác và

đấu tranh luôn gắn liền với việc theo đuổi lợi ích của mỗi nước, mỗi chủ thể, vì giữa

các chủ thể của quan hệ quốc tế bao giờ cũng có sự trùng lặp và sự khác biệt về lợi

ích, thậm chí có cả những tranh chấp và mâu thuẫn về lợi ích. Trong quan hệ với

các chủ thể khác nhau trên thế giới, Việt Nam cần tính đến những lợi ích trùng hợp

và những lợi ích khác nhau, các mặt thuận lợi và phức tạp, khả năng và giới hạn

cũng như tác động qua lại của các mối quan hệ đó, tránh sơ hở, nhất là tránh tình

huống bất lợi; đồng thời có cách ứng phó có hiệu quả đối với những âm mưu, thủ

đoạn của các thế lực thù địch. Trong phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và

đấu tranh, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh một nhận thức mới, đó là đấu

tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực diện đối đầu, không để cho các thế lực thù

địch đẩy vào thế bị cô lập, đặc biệt là tránh bị xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích

vũ trang. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm lợi dụng mâu thuẫn và

sự cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau, tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ

được, phân hóa và thu hẹp đến mức có thể đối với các thế lực thù địch hoặc không

thân thiện. Tuy nhiên, lợi dụng mâu thuẫn không phải là dùng quan hệ với nước này

làm đối trọng với nước khác (nhất là trong quan hệ với các nước lớn), vì điều đó có

thể đưa đến tình thế bất lợi cho Việt Nam.

Phương châm thứ tư: Tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ

với tất cả các quốc gia. Phương châm tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng

quan hệ với tất cả các nước thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước

Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định, phát

78

triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam đặc biệt chú trọng trong hợp tác khu vực,

nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo lập môi trường hòa bình, ổn định lâu

dài chung quanh đất nước. Việt Nam cùng với các nước láng giềng giải quyết

những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích hoặc tranh chấp lãnh thổ do lịch sử để lại

bằng biện pháp hòa bình, với thiện chí khép lại quá khứ, nhìn nhận thực tại và

hướng về tương lai, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia. Điều này

đáp ứng lợi ích của Việt Nam và phù hợp với xu thế của các nước tăng cường liên

kết khu vực vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hơn nữa, việc tạo lập được mối quan

hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh và phát triển với các nước khu

vực sẽ là bảo đảm hết sức quan trọng nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít

bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, làm gia tăng sức mạnh bảo vệ chủ

quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc.

Cùng với đặt cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và khu

vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng

quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn vì đó

là những lực lượng ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu vực và

của Việt Nam. Đây là cách thức tốt nhất để Việt Nam tận dụng được sức mạnh bên

ngoài - sức mạnh thời đại, kết hợp với sức mạnh bên trong - sức mạnh dân tộc, góp

phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Các phương châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại nêu trên nội hàm của nó thể

hiện rất rõ mục tiêu hướng đến là mở rộng quan hệ đối ngoại, phát triển đất

nước nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Việc kết hợp

một cách hài hòa, đồng bộ các phương châm này có ý nghĩa hết sức quan trọng

trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Xử

lý đúng các mối quan hệ quốc tế sẽ tạo nên sự thông suốt trong tư tưởng và

thành công trong hành động. Nhưng ngược lại, nếu xử lý không đúng sẽ gây

lúng túng trong hoạt động đối ngoại cụ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện tốt phương châm “chủ

động, tích cực” trong hội nhập quốc tế; góp phần điều chỉnh những nội dung, định

79

chế, thúc đẩy phương hướng, mục tiêu hoạt động của tổ chức khu vực và quốc tế

theo hướng có lợi nhất cho độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc. Đó là

quan điểm nhất quán phản ánh phương hướng, mục tiêu và cách thức trong đường

lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của công

cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có sự

nhanh nhạy, kịp thời đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối ngoại nhưng vẫn tuân

thủ nguyên tắc, phương châm xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế nhằm mục tiêu

giữ vững hòa bình, ổn định, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo vị thế để xây

dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, giữa thế giới đầy biến động, dựa trên cơ sở

đánh giá và dự báo đúng chiều hướng diễn biến của thời cuộc, tính chất của thời đại,

sự tác động giữa các mâu thuẫn cơ bản của thời đại cũng như khả năng và vị thế của

Việt Nam để từ đó hoạch định chính sách sách đối ngoại phù hợp nhằm giảm thiểu

những tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài vào trong nước, tạo dựng cơ hội,

tranh thủ những điều kiện thuận lợi và nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho lợi ích

quốc gia, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nền độc lập

của dân tộc.

3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT

NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI (1986 - 2015)

3.2.1. Giai đoạn 1986 - 1995: Triển khai chính sách đối ngoại để phá thế

bị bao vây, cấm vận, bảo vệ độc lập dân tộc

Giai đoạn này bảo vệ độc lập trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Việt Nam là tập trung giải quyết những bất đồng, khai thông quan hệ với các nước.

Thể hiện ở một số trọng điểm:

3.2.1.1. Tích cực tham gia đối thoại tìm giải pháp chính trị giải quyết vấn đề

Campuchia

Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ

trong đổi mới tư duy, cách tiếp cận để xem xét các vấn đề thời đại, tình hình thế

giới, giải quyết tổng thể các vấn đề trong nước để xử lý những biến đổi nhanh

chóng bên ngoài, phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ đất nước. Đại hội cũng xác

80

định nhiệm vụ của đối ngoại Việt Nam là phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại, phấn đấu gìn giữ hòa bình ở Đông Dương, góp phần gìn giữ hòa bình

ở Đông Nam Á và trên thế giới,... tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự

nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện chủ trương mà Đại hội lần thứ VI đề ra, Đảng và Nhà nước Việt

Nam đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ với hai nước trên bán đảo Đông Dương

(Lào và Campuchia), tích cực đàm phán với các nước khu vực Đông Nam Á nhằm

tìm giải pháp hòa dịu, giảm căng thẳng ở khu vực. Chìa khóa để tháo gỡ tình hình

căng thẳng ở khu vực là giải quyết “vấn đề Campuchia”. Tuy nhiên, việc giải quyết

vấn đề Campuchia không chỉ là công việc riêng của Việt Nam với các nước khu vực

mà quá trình giải quyết vấn đề diễn ra trên ba tầng nấc đan xen nhau:

1- Nội bộ các phái ở Campuchia; 2- Quan hệ giữa Việt Nam với Trung

Quốc, với ASEAN, với Hoa Kỳ; 3- Sự tham gia của năm nước Thường

trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (gọi tắt là P.5). Những hoạt động

trên các tầng nấc này tác động lẫn nhau, chi phối nhau, tạo nên khung

cảnh hết sức sôi động trên trường ngoại giao quốc tế, song đến chung

cuộc, vai trò quyết định, về thực chất lại thuộc về P.5 - các nước lớn bên

ngoài Đông Nam Á [114, tr.284].

Để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, Việt

Nam tích cực phối hợp với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia thúc đẩy đối

thoại với các bên hữu quan, nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp chính trị mà các bên

có thể chấp nhận được. Việt Nam ủng hộ lập trường của Cộng hòa Nhân dân

Campuchia đàm phán với các phái đối lập ở nước này, bày tỏ sẵn sàng hợp tác với tất

cả các bên để đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn giải quyết vấn đề Campuchia.

Bước khởi đầu có tính thăm dò cho quá trình đối thoại nhằm giải quyết hòa bình

vấn đề Campuchia là cuộc họp vào tháng 7-1987 tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa

hai Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Inđônêxia, đại diện cho hai nhóm nước Đông

Dương và ASEAN. Tiếp sau đó, tháng 12-1987, Thủ tướng Hunxen và Hoàng thân

Xihanuc gặp nhau lần đầu tại Pari (Pháp). Hai bên đã ra thông cáo chung bày tỏ mong

muốn có giải pháp chính trị nhằm đi đến hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Campuchia.

81

Sau bước khởi đầu thuận lợi của hai cuộc gặp gỡ trên, tháng 7-1988, cuộc gặp

không chính thức về vấn đề Campuchia giữa đại diện các nước ASEAN và đại diện

các nước Đông Dương (JIM-1) được tổ chức ở Bôgo (Inđônêxia). JIM-1 kết thúc

với tuyên bố của Chủ tịch hội nghị về khuôn khổ cho một giải pháp chính trị về vấn

đề Campuchia với hai vấn đề then chốt: quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi

Campuchia; ngăn chặn sự trở lại của chế độ diệt chủng ở Campuchia và chấm dứt

sự viện trợ quân sự của nước ngoài cho các bên Campuchia [13, tr.332]. Khung giải

pháp này được ba phái ở Campuchia là Hunxen, Xihanuc và Xon Xan tán thành, chỉ

riêng phái Khơme Đỏ chống lại. Tháng 2-1989, JIM-2 tiếp tục nhóm họp tại Jakarta

và nhất trí với những nguyên tắc lớn của giải pháp: Việt Nam rút quân về nước;

chấm dứt viện trợ quân sự và can thiệp từ bên ngoài vào Campuchia, loại trừ sự

quay lại của chính sách và chế độ diệt chủng. Những nguyên tắc đó về cơ bản phù

hợp với lập trường của Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Thành công của JIM-1,

JIM-2 về cơ bản đã làm giảm sự căng thẳng, đối đầu giữa hai nhóm nước ở Đông

Nam Á, tạo điều kiện để các bên liên quan tìm kiếm giải pháp hữu hiệu nhất giải

quyết vấn đề Campuchia.

Bên cạnh các cuộc gặp gỡ JIM-1, JIM-2, Cộng hòa Nhân dân Campuchia mở

các diễn đàn Hunxen - Xihanuc, diễn đàn ba bên và bốn bên Campuchia nhằm thúc

đẩy giải quyết vấn đề nội bộ bằng biện pháp chính trị giữa các bên Campuchia, có

sự bảo đảm quốc tế. Tuy nhiên, phái Khơme Đỏ chống đối lại các thỏa thuận JIM-1,

JIM-2 và các cuộc gặp riêng khác, Khơme Đỏ hy vọng sau khi quân đội Việt Nam

rút về nước sẽ quay trở lại giành quyền kiểm soát ở Campuchia. Lập trường đó đã

đẩy Khơme Đỏ vào thế ngày càng bị cô lập.

Cùng với tiến trình trên, tháng 9-1989, quân tình nguyện Việt Nam hoàn toàn

rút khỏi Campuchia, Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Đông Dương và Việt Nam.

Tháng 7-1990, Ngoại trưởng Mỹ Baker tuyên bố Mỹ thừa nhận Việt Nam đã rút

quân khỏi Campuchia, chính quyền Phnôm Pênh là lực lượng chủ yếu có khả năng

ngăn chặn Khơme Đỏ trở lại cầm quyền, nên Mỹ quyết định rút bỏ sự ủng hộ chiếc

ghế của chính phủ liên hiệp ba phái Khơme đối lập tại Liên hợp quốc, sẵn sàng thảo

luận với Việt Nam và Nhà nước Campuchia để thúc đẩy giải pháp cho vấn đề

82

Campuchia. Đồng thời, bắt đầu khởi động đàm phán với Việt Nam về việc bình

thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Các nước phương Tây khác và ASEAN

vượt qua hàng rào cấm vận, bắt đầu tìm kiếm các cơ hội làm ăn kinh tế với Việt

Nam, nhất là từ sau khi Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan tuyên bố “biến

Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” (8-1988) và JIM-1, JIM-2 kết thúc.

Song hành với quá trình đàm phán với các bên hữu quan, Việt Nam đã phối hợp

và cộng tác với Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Campuchia và Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào để thống nhất lập trường, quan điểm về một giải pháp chính trị phù

hợp cho vấn đề Campuchia, giảm thiểu những mặt tiêu cực của cuộc đàm phán quốc

tế về Campuchia, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Campuchia và Việt Nam, sớm

khôi phục hòa bình trên bán đảo Đông Dương và ở khu vực Đông Nam Á.

Với sự nỗ lực của Việt Nam và thiện chí của các bên liên quan, Hội nghị quốc tế

bàn về vấn đề Campuchia lần đầu tiên được tổ chức tại Pari (Pháp) từ ngày 30-7 đến

ngày 30-8-1989, dưới sự chủ trì của hai đồng chủ tịch là Ngoại trưởng Pháp và Ngoại

trưởng Inđônêxia. Cánh cửa hòa bình dần hé mở mặc dù kết quả của hội nghị đầu tiên

đã không đạt được như mong muốn. Việt Nam và Campuchia chấp nhận sử dụng vai

trò của Liên hợp quốc và xem xét sáng kiến của Ốtxtrâylia để giải quyết vấn đề phân

chia quyền lực bị bế tắc tại Hội nghị quốc tế Pari một lần nữa. Từ đây vai trò của P.5

và Liên hợp quốc được tăng cường trong việc xử lý những nội dung gay cấn nhằm đi

đến một giải pháp toàn bộ về Campuchia. Với sáu phiên họp từ tháng 1 đến tháng 8-

1990, giải pháp khung về chính trị ở Campuchia đã được thỏa thuận. Kết quả là ngày

23-10-1991, Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết, ngòi nổ của tình hình

Campuchia được tháo gỡ. Đất nước Campuchia đi vào thời kỳ hòa bình, xây dựng và

phát triển đất nước. Tình hình khu vực Đông Nam Á đi dần vào ổn định.

Việc ký kết Hiệp định hòa bình Pari về Campuchia (10-1991) đã đặt ra cho cả

Việt Nam lẫn các nước Đông Nam Á nhiều cơ hội mới. Lần đầu tiên sau bao nhiêu

năm chiến tranh, xung đột, đối đầu, tất cả các quốc gia và nhân dân trong khu vực

đã có những cơ hội thật sự để hợp tác và phát triển. Cùng với Hiệp định Pari về

Campuchia là việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (11-1991),

từ góc độ Việt Nam mà phân tích, đó là sự thực hiện thành công chính sách đối

83

ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm khai thông quan hệ với các

nước láng giềng và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phá thế bao vây, cấm vận, cô

lập từ bên ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác khu vực và quốc tế, và quan trọng hơn,

Việt Nam đã bảo vệ vững chắc được độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

3.2.1.2. Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN

Sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia (9-1989), Đại hội lần

thứ VII của Đảng (7-1991) đánh giá những biến động của thế giới, khu vực và tình

hình trong nước đã đưa ra chủ trương, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa

dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, trong đó nhấn mạnh việc “phát

triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương,

phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác” [23, tr.12].

Tháng 10-1991, khi Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được ký kết, đánh

dấu sự chấm hết của “thời kỳ Campuchia” trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, mở

ra một thời kỳ mới - “thời kỳ hợp tác hai bên và xúc tiến để Việt Nam gia nhập

ASEAN”. Quan hệ của Việt Nam với từng nước ASEAN cũng như với tổ chức

ASEAN nói chung đã có những bước phát triển nhanh chóng [13, tr.348].

Nhiều cuộc viếng thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á và

Việt Nam đã diễn ra làm tăng sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, xóa dần những thành

kiến nặng nề vốn là di sản của thời kỳ Chiến tranh lạnh để lại. Tháng 11-1990, Tổng

thống Inđônêxia Xuháctô là vị Nguyên thủ đầu tiên của các nước thành viên ASEAN

đến Việt Nam sau những năm tháng căng thẳng, đối đầu. Tiếp sau là những chuyến

thăm của Thủ tướng Thái Lan Anan Panyarachun (1-1992), Thủ tướng Malaixia

Mohamad Mahathir (2-1992), nhà lãnh đạo Xingapo Lý Quang Diệu (4-1992),...

Về phía Việt Nam, trong năm 1991, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đi thăm

hữu nghị một số nước ASEAN, như Malaixia (07-2-1991), Inđônêxia, Thái Lan,

Xingapo (từ ngày 24-10 đến ngày 10-11-1991) [86, tr.205]. Kể từ đó, quan hệ Việt

Nam với từng nước ASEAN phát triển nhanh chóng. Các chuyến viếng thăm diễn ra

dồn dập ở các cấp. Chỉ trong hai năm, Việt Nam đã ký với các nước thành viên

ASEAN gần 40 hiệp định các loại như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa

84

học - kỹ thuật; Hiệp định về bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp

định về bưu điện; Hiệp định về hàng không, hàng hải,… Đây được xem là cơ sở

pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng mở rộng. Các mối quan hệ

kinh tế, thương mại cũng theo đó phát triển nhanh chóng.

Tháng 6-1992, trước những biến động mới của tình hình thế giới, Ban chấp

hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 3 (khóa VII) đã xác định mục tiêu, tư

tưởng chỉ đạo, phương châm xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế và đối sách cụ

thể với từng đối tượng. Hội nghị cũng đề cập việc Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali,

tham gia các Diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ

với ASEAN trong tương lai.

Trên tinh thần đó, ngày 22-7-1992 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

họp ở Manila (Philíppin), Việt Nam và Lào đã chính thức ký văn kiện tham gia

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Bali). Từ đó, Việt Nam trở thành quan

sát viên của ASEAN và bắt đầu tham gia các hoạt động quan trọng của tổ chức này

tuy chưa có quyền biểu quyết. Việc Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali thể hiện cam

kết của Việt Nam với những nguyên tắc được Việt Nam nêu ra trước đó trong chính

sách 4 điểm năm 1976, làm tăng sự tin cậy của các nước ASEAN và các nước ngoài

khu vực đối với Việt Nam, góp phần phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ, tạo thuận

lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách mở cửa đã được Việt Nam đưa ra.

Với việc tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN cũng

như những thiện chí của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước thành viên

ASEAN, Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của Hội nghị Bộ

trưởng Ngoại giao ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 26

ở Xingapo (1993), Việt Nam đã được mời tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN

(ARF) để bàn về các vấn đề chính trị, an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình

Dương. Việt Nam được coi là một trong những nước sáng lập diễn đàn này. Cũng

trong năm 1993, ASEAN đã mời Việt Nam tham gia các chương trình và dự án hợp

tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa - thông

tin, phát triển xã hội, cùng một số dự án chuyên ngành: thủ công, phòng ngừa ma

túy, đào tạo cán bộ du lịch

85

Tháng 10-1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã thăm Xingapo và Thái Lan. Tại Thái

Lan, Tổng Bí thư đã công bố Chính sách bốn điểm mới của Việt Nam đối với khu

vực, nhấn mạnh: “Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng

nước láng giềng cũng như với ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng

gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp” [107, tr.199]. Nội dung của Tuyên bố

bốn điểm thể hiện thiện chí của Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ với các nước

láng giềng, sẵn sàng xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, hợp

tác và phát triển. Nó phù hợp với sự biến chuyển của tình hình, đưa Việt Nam tiến

lên một bước trong tiến trình phá thế bao vây, hội nhập cùng khu vực và thế giới.

Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của Việt Nam vào quá

trình hợp tác khu vực và nhất là vào ASEAN. Đáp lại tuyên bố của Việt Nam “sẵn

sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp” tháng 2-1994, các nước ASEAN

tuyên bố “muốn thấy Việt Nam sớm gia nhập ASEAN” [107, tr.102]. Với những

phát triển ngày càng tích cực và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam và ASEAN cả về

song phương và đa phương, tháng 4-1994 trong chuyến thăm chính thức Inđônêxia,

Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã tuyên bố “cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN,

Việt Nam đang xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành

viên đầy đủ của ASEAN” [107, tr.102]. Tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực và

chân thành của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN.

Tháng 7-1994, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 tại Băngcốc

(Thái Lan), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là

thành viên chính thức của ASEAN và quyết định thành lập một nhóm làm việc gồm

các quan chức cao cấp do Tổng Thư ký ASEAN đứng đầu để trao đổi và tham khảo

ý kiến với Việt Nam nhằm xúc tiến việc chuẩn bị, giải quyết các vấn đề thủ tục để

tiến tới công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Cũng trong dịp

này, Việt Nam tham dự phiên họp đầu tiên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Và tháng 9-1994, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế

ASEAN lần thứ 26 ở Chiềng Mai (Thái Lan). Tại hội nghị này, những vấn đề chuẩn

bị cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN về mặt kinh tế, tài chính,… đã được đề cập

một cách rộng rãi.

86

Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN thể hiện ở việc ngày

17-10-1994, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã gửi thư tới

Bộ trưởng Ngoại giao Brunây, chủ tịch đương nhiệm Ủy ban Thường trực ASEAN

(ASC), chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN.

Quyết định trên của Việt Nam đã được các nước ASEAN hoan nghênh và đáp ứng

kịp thời. Tháng 1-1995, Tổng Thư ký ASEAN cùng nhiều quan chức cao cấp đến

Việt Nam thảo luận về những việc cần làm để chuẩn bị việc kết nạp Việt Nam. Về

phía Việt Nam, chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN của Việt Nam, các

bộ đều thành lập bộ phận cần thiết thuộc chuyên ngành mình để mở rộng việc hợp

tác với ASEAN.

Tháng 7-1995, được đánh dấu bởi những thành công mới trong quan hệ đối

ngoại của Việt Nam. Ngày 11-7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bình

thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ngày 17-7-1995, Việt Nam và EU ký Hiệp định

khung nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai bên trên mọi lĩnh vực.

Đến lúc này có thể nói là các trở ngại trên con đường ngoại giao đã được gạt bỏ.

Trong bối cảnh thuận lợi, ngày 28-7-1995, tại thủ đô Banđaxêri Bêgaoan

(Brunây), nơi diễn ra Hội nghị AMM-28 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ

2, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đồng thời, Việt

Nam tuyên bố gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bắt đầu thực hiện

chương trình giảm thuế quan theo AFTA từ ngày 1-1-1996 và hoàn tất vào năm 2006.

Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á.

Việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu sự thành công

của công tác đối ngoại nhằm giải tỏa sự bế tắc trong quan hệ với các nước khu vực.

Đó cũng là màn khép lại tình trạng xa cách, nghi kỵ, thậm chí có lúc đối đầu giữa hai

khối nước XHCN và TBCN kéo dài suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa,

ASEAN có tiếng nói và vai trò ngày càng tăng trên thế giới, là tổ chức khu vực duy

nhất có mối quan hệ chặt chẽ và đối thoại thường xuyên với các nước công nghiệp

phát triển, hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ với các

nước phát triển, tiếp cận được các nguồn lực từ các nước này để đẩy nhanh quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

87

3.2.1.3. Đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU)

Trong thập kỷ 80, quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ vẫn diễn ra

căng thẳng. Mỹ tiếp tục cùng với các nước phương Tây và một số nước khu vực

châu Á - Thái Bình Dương thực hiện bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam. Về phía

Việt Nam, luôn mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ và giải tỏa quan hệ

với các nước nên có những động thái quan trọng như: Tuyên bố sẵn sàng hợp tác

với Mỹ để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA); tháng 1-

1986, Việt Nam đồng ý để trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và ủy viên Hội đồng an ninh

quốc gia Mỹ vào đàm phán về vấn đề MIA,... Tuy nhiên, những động thái ngoại

giao của Việt Nam không mang lại kết quả như mong muốn, Mỹ vẫn thực thi chính

sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Từ đầu thập kỷ 90, khi cuộc xung đột ở

Campuchia đạt tới giải pháp chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bình

thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và có những

bước phát triển quan trọng. Cánh cửa để Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ

dần hé mở, và đây cũng chính là lúc Việt Nam bắt đầu mở rộng các mối quan hệ

quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

Thứ nhất, đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc

Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn mong muốn thắt chặt tình hữu

nghị lâu đời giữa hai bên và sớm bình thường hóa quan hệ Việt - Trung. Tại Đại hội

lần thứ VI (12-1986), Đảng ta khẳng định:

Trên tình thần bình đẳng, bảo đảm độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn

nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc về quan hệ giữa

Việt Nam với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ và khôi phục tình hữu

nghị giữa hai nước, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam

Á và trên thế giới [37, tr.561].

Việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quyết định

đối với các giải pháp trong giải quyết các vấn đề khu vực. Tuy nhiên, trong quá

trình đàm phán với Việt Nam để tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước,

Trung Quốc đặt ba vấn đề ràng buộc lẫn nhau:

88

Việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia được coi như điều kiện tiên

quyết để giải quyết vấn đề quyền lực chính trị ở Campuchia (với sự tham

gia của Khơme Đỏ) và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung. Trung

Quốc đưa vấn đề rút quân đội Việt Nam khỏi Campuchia vào chương

trình nghị sự trong các cuộc đàm phán Xô - Trung, nêu lên như một trở

ngại đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước này nhằm thông

qua Liên Xô tạo sức ép đối với Việt Nam [114, tr.285].

Do đó, Việt Nam một mặt công khai khẳng định vấn đề Campuchia không liên

quan tới việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung và mối quan hệ giữa Trung

Quốc và Liên Xô, mặt khác chủ động thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc để tháo

gỡ các trở ngại trong quan hệ hai nước.

Để tạo không khí thuận lợi cho quá trình đàm phán tiến tới bình thường hóa

quan hệ Viêt - Trung, năm 1988, Việt Nam đã sửa “Lời nói đầu” trong Hiến pháp,

bỏ câu liên quan đến Trung Quốc. Việt Nam cũng đề nghị hai bên chấm dứt hoạt

động vũ trang tại biên giới đất liền và hải đảo, không bên nào đóng quân trên các

điểm cao dọc biên giới hai nước. Việt Nam mở cửa khẩu cho nhân dân hai bên qua

lại, không tuyên truyền có hại cho bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Đáp lại

thiện chí đó của Việt Nam, ngày 12-8-1990, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc

Lý Bằng trong lúc đang ở thăm chính thức Xingapo đã tuyên bố: “Trung Quốc hy

vọng cuối cùng sẽ bình thường hóa với Việt Nam và thảo luận các vấn đề như cuộc

tranh chấp quần đảo Trường Sa” [13, tr.344]. Việt Nam hoan nghênh tuyên bố trên

của Trung Quốc và đề nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa hai nước nhằm thảo luận

việc bình thường hóa quan hệ và các vấn đề liên quan, cánh cửa cho việc bình

thường hóa quan hệ Việt - Trung đã hé mở.

Trải qua nhiều vòng đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao, năm 1990, với ba

vòng đám phán diễn ra tại Bắc Kinh và Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc đã trao

đổi một số quan điểm về vấn đề Campuchia liên quan đến việc Việt Nam rút quân,

giám sát quốc tế việc chấm dứt viện trợ nước ngoài cho các bên Campuchia. Hai

bên nhất trí không thảo luận về vấn đề nội bộ Campuchia mà tập trung vào thảo

luận việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tháng 9-1990, cuộc

89

gặp cấp cao không chính thức diễn ra ở Thành Đô (Trung Quốc), lãnh đạo hai bên

tiếp tục trao đổi ý kiến về vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, vấn đề

Campuchia và các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Sau cuộc gặp gỡ đó, hai bên

thường xuyên trao đổi các thông tin. Ngày 5-11-1991, trong chuyến thăm hữu nghị

chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ

tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, lãnh đạo hai nước đã ký Tuyên bố về việc

bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là bước khởi động rất quan

trọng để tái lập và phát triển quan hệ bình thường giữa hai nước.

Thứ hai, đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thoát khỏi tình trạng bị

bao vây, cấm vận

Bình thường hóa quan hệ với Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

Việt Nam, từ đó giúp Việt Nam khai thông quan hệ với các nước khu vực và

quốc tế. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt

Nam chỉ rõ: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân

đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa

bình, ổn định ở Đông Nam Á” [31, tr.108]. Để đạt được mục tiêu này, Đại hội VI

khẳng định cần có chính sách toàn diện đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân

dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược tập trung vào việc giữ vững hòa

bình và phát triển kinh tế. Việt Nam cần tập trung vào giải quyết vấn đề MIA.

Đến Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng tiếp tục khẳng định, việc thúc đẩy quá

trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một trong những chủ trương quan trọng

về đối ngoại, không những phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân

hai nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực [13, tr.352].

Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ

trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, bình đẳng, cùng có lợi; kiên quyết đấu tranh đòi chính quyền Mỹ gỡ bỏ hoàn

toàn lệnh cấm vận chống Việt Nam, đàm phán giải quyết những tranh chấp, bất đồng

và những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước thông qua thương lượng hòa bình.

Sau khi Mỹ tuyên bố thừa nhận Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia, tháng

9-1990 tại New York, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch gặp

90

Ngoại trưởng Mỹ Giêm Ubây-cơ. Phía Mỹ thông báo sẽ lập quan hệ ngoại giao đầy

đủ với Việt Nam ngay sau khi bầu cử và lập chính phủ mới ở Campuchia. Tháng 4-

1991, hai bên đề ra lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

Tháng 10-1991, nhân đến Pari dự Hội nghị quốc tế về Campuchia, Bộ

trưởng Ngoại giao Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Mỹ bàn về

vấn đề thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Từ tháng 4-1992,

Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam - những tín hiệu của sự tan băng đã

xuất hiện.

Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1994, hàng năm nhân dịp dự Đại hội

đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam liên tục gặp không chính thức

Ngoại trưởng Mỹ trao đổi ý kiến về cải thiện quan hệ Việt - Mỹ và Mỹ bãi bỏ lệnh

cấm vận. Trong những năm này, nhiều phái đoàn nghị sĩ Mỹ đã sang thăm Việt

Nam nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy bình thường hóa quan hệ

giữa hai nước. Trên tinh thần nhân đạo, Việt Nam đã hợp tác với Mỹ giải quyết vấn

đề MIA, đoàn tụ gia đình theo chương trình tái định cư nhân đạo,... [13, tr.353].

Với những thiện chí từ phía Việt Nam và chuyển biến tốt đẹp của mối quan

hệ hai nước, ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận

và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà Nội, và ngày 11-7-1995, tuyên bố chính

thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong

việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, đồng thời mở ra một chương

mới trong quan hệ hai nước.

Việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một sự kiện quan trọng mang dấu ấn

đậm nét của ngoại giao Việt Nam. Một mặt, Việt Nam đã phá được thế bị bao vây,

cấm vận, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được với một nền kinh tế phát triển,

một nguồn vốn dồi dào, một thị trường giàu tiềm năng. Khai thác tận dụng được

những yếu tố trên sẽ giúp Việt Nam bổ sung nguồn lực để phát triển đất nước.

Nhưng mặt khác, bình thường hóa quan hệ với Mỹ còn giúp Việt Nam khai thông

được trở ngại trong quan hệ với các nước, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam cải

thiện và phát triển quan hệ với khu vực và quốc tế, góp phần củng cố vị thế của Việt

Nam trên trường quốc tế. Đây được xem là thành công lớn của đối ngoại Việt Nam

91

trong gia đoạn đầu đổi mới (1986 - 1995), góp phần quan trọng vào công cuộc đấu

tranh bảo vệ và củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc.

Thứ ba, Việt Nam đã ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU)

Việt Nam luôn mong muốn cải thiện và phát triển quan hệ với EU, nhất là sau

khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, nhiều nước Tây Bắc Âu đã cải thiện

quan hệ với Việt Nam. Các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu một số nước

thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ngày 22-10-1990, Việt Nam và Liên minh

châu Âu ký Hiệp định về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Đây là

sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai bên. Ngày 17-7-1995,

hai bên ký Hiệp định khung về những nguyên tắc và lĩnh vực hợp tác Việt Nam -

EU, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên phát

triển. EU cũng đã có nhiều viện trợ cho Việt Nam, giúp chúng ta có thêm nguồn

lực để phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc.

3.2.1.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Cùng với quá trình tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Campuchia, giải tỏa

căng thẳng quan hệ với các nước khu vực, đấu tranh với Mỹ và Trung Quốc để đi

đến bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo

hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.

Thứ nhất, về quan hệ song phương, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ

với một số nước và vùng lãnh thổ.

Với Nhật Bản, từ cuối thập kỷ 70, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đã đình chỉ

tài trợ kinh tế cho Kiệt (3-1993), chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười (4-1995),

và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (12-1995). Về phía Nhật

Bản, tháng 8-1994, Thủ tướng Murayama cũng sang thăm chính thức Việt Nam.

Thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước làm tăng

thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát

triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Với Hàn Quốc, ngày 9-10-1992, Hàn Quốc lập Văn phòng đại diện tại Việt

Nam và hơn một tháng sau Việt Nam lập Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc. Sự kiện

92

quan trọng đánh dấu bước phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là ngày 22-12-

1992, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, mở ra một thời

kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tháng 5-1993, Thủ tướng Việt Nam Võ

Văn Kiệt thăm Hàn Quốc, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Thủ tướng Việt

Nam tới nước này. Hai bên đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định về

khuyến khích và bảo đảm đầu tư, về thương mại và hợp tác hàng không,... Đánh giá

về quan hệ hai nước trong dịp kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-

1997), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhận xét:

“Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao một

thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợp tác lại phát triển nhanh như vậy” [18,

tr.119]. Sự phát triển nhanh và vững chắc của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc những

năm sau đó là minh chứng xác thực cho nhận xét trên.

Với Ốtxtrâylia, tháng 10-1991, Chính phủ Ốtxtrâylia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn

bán với Việt Nam và Ốtxtrâylia là nước đầu tiên đã xé hàng rào cấm vận của Mỹ

với dự án giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống viễn thông [82, tr.363], chấm dứt

thời kỳ băng giá kéo dài trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia suốt thập niên 1980.

Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia sau 20 năm thiết lập

quan hệ ngoại giao là việc lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ

tướng Võ Văn Kiệt viếng thăm Ốtxtrâylia (5-1993). Chuyến viếng thăm mở ra một

giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Ốtxtrâylia thành lập Ủy ban hỗn

hợp về kinh tế, Hội đồng kinh doanh thương mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp hai bên hoạt động có hiệu quả; tại các diễn đàn đa phương, phía Ốtxtrâylia

hỗ trợ Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế,

bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN.

Với Liên bang Nga, ở thời kỳ trước năm 1991, quan hệ giữa Việt Nam với Liên

Xô được đặt lên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Sau khi Liên Xô tan rã (12-1991), Liên bang Nga là người kế thừa các quyền lợi và

nghĩa vụ quốc tế của Liên Xô [65, tr.153]. Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước

Việt Nam từng bước khôi phục, phát triển và đổi mới quan hệ Việt - Nga. Sự kiện Thủ

tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức Liên bang Nga (6-1994) và hai nước ký

93

Hiệp ước về Nguyên tắc quan hệ giữa hai nước và ba Hiệp định hợp tác kỹ thuật hai

bên, đánh dấu sự khôi phục và phát triển quan hệ hai nước. Từ giữa năm 1994, trên cơ

sở Hiệp ước đã ký kết, Liên bang Nga đã có những điều chỉnh quan trọng trong quan

hệ với Việt Nam. Quan hệ giữa hai nước cũng theo đó ngày càng phát triển.

Thứ hai, về ngoại giao đa phương, thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hoạt động ngoại

giao của Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, như: Liên

hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),... chủ yếu

tập trung vào giải quyết vấn đề Campuchia. Những hoạt động ngoại giao đa phương

của Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phá thế bao vây, cấm

vận của Mỹ và một số nước đối với Việt Nam. Từ sau năm 1991, trong hệ thống

mới, với chính sách đúng đắn, hoạt động kịp thời, mục tiêu là tạo ngoại lực để đem

lại thành công cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, Việt Nam

đã có những hoạt động ngoại giao đa phương thiết thực.

Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế

như: Ngân hàng thế giới - WB (1993), Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (1993), Ngân hàng

phát triển châu Á - ADB (1993). Đồng thời, Việt Nam tham gia vào các tổ chức,

diễn đàn, hiệp định khu vực như: Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương -

PECC (1-1995), gia nhập ASEAN và tham gia Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN/AFTA (7-1995). Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia đầy đủ các công ước

của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề an ninh phi truyền thống và

nhiều công ước hội nghị về môi trường; tham gia Tổ chức cảnh sát quốc tế

(Interpol-1991), cảnh sát các nước ASEAN (Aseanapol-1995),... Nhờ đó, Việt Nam

đã tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước.

Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam xác định hoạt

động đối ngoại là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất

nước. Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là mục

tiêu tối thượng, nhưng biện pháp thực hiện luôn mềm dẻo, linh hoạt để xử lý các

mối quan hệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hoà bình,

đoàn kết, gắn bó, thuỷ chung vốn đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc

94

mình nhằm giành được những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đề cao

lợi ích dân tộc, song không thi hành các chính sách dân tộc cực đoan mà đặt nó

trong mối quan hệ thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, giữa các yếu

tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chính sách đối ngoại đó của Việt Nam đã truyền

tải được một cách rõ nét nhất thông điệp hữu nghị, yêu chuộng hòa bình và được

cộng đồng quốc tế trân trọng. Nhờ đó, Việt Nam đã khai thông được sự bế tắc trong

quan hệ với các nước, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với thế giới.

Các nước trên thế giới tăng cường trao đổi thương mại, tiếp tục viện trợ Việt Nam

trong phát triển kinh tế, ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ và lên án sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam. Chính nhờ sự

giúp đỡ quý báu đó mà Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi các kế hoạch khôi phục,

phát triển kinh tế, bước đầu ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc

phòng, đập tan mọi âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch,

bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

3.2.2. Giai đoạn 1995 - 2015: đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc

tế nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước

Sau những thành công bước đầu của việc triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt

Nam trong lĩnh vực đối ngoại giúp khai thông quan hệ với các nước láng giềng và khu

vực, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Bước vào giai đoạn

tiếp theo, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế với những cơ

hội và thách thức mới. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này tập trung vào

một số nội dung chủ yếu sau:

3.2.2.1. Hoạt động đối ngoại tạo dựng môi trường hòa bình, hữu nghị nhằm

phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia

Thứ nhất, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng khu vực

Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài với các

nước láng giềng, các nước trong khu vực luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách

đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả

kinh tế, mà còn là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của công cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

95

Đối với Trung Quốc, là một nước láng giềng nhưng đồng thời là một nước lớn.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua mặc dù còn những bất đồng, tranh

chấp ở khu vực Biển Đông, nhưng xét một cách tổng thể đã có những bước tiến lớn.

Từ sau khi bình thường hóa quan hệ, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi

trọng tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Thông cáo chung năm 1991, lãnh đạo hai

nước đã xác định: “phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện”. Năm 1999,

trước thềm thế kỷ mới, hai nước lại ra Tuyên bố chung nhằm xác định khuôn khổ mới

cho quan hệ hai nước là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,

hướng tới tương lai”. Tiến triển quan trọng trong quan hệ giữa hai nước vào năm 2002,

lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng, hai nước và nhân dân hai nước cần phải là “láng

giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, tin cậy lẫn nhau, thông cảm và nhân

nhượng lẫn nhau, cùng phát triển”, năm 2005 nhất trí “xây dựng mối quan hệ tin cậy và

bền vững”, và năm 2008 nâng lên thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Trên cơ sở phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác chiến lược toàn

diện, tin cậy lẫn nhau với Trung Quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương duy

trì truyền thống gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao hàng năm bằng nhiều hình thức, đi sâu trao

đổi lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng và quản lý nhà nước. Cùng với đó, giao

lưu, trao đổi kinh nghiệm của các ban, ngành các cấp hai bên cũng diễn ra thường

xuyên. Thông qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm

củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường tin cậy chính

trị, đi đến nhận thức chung về định hướng phát triển quan hệ hai nước; lãnh đạo hai

bên đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để quan hệ hai nước ngày càng phát triển; đồng

thời thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương.

Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh. Kim ngạch buôn bán

hai chiều tăng từ 32,23 triệu USD năm 1991 lên 35 tỷ USD năm 2011 và đạt gần 50

tỷ USD năm 2013 [125, tr.4]. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai bên đạt 88 tỷ

USD [11]. Về đầu tư, năm 2013, Trung Quốc đứng thứ 9 trong tổng số hơn 100 quốc

gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và năm 2014, Trung Quốc có

1.073 dự án có tổng số vốn đăng ký là 7,9 tỉ USD ở Việt Nam [132, tr.101]. Theo

thống kê của Việt Nam, tính đến tháng 11-2016, Trung Quốc có 1.529 dự án đầu tư

vào Việt Nam với số vốn thỏa thuận là 10,14 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số các nước

96

và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại, theo thống kê của Trung Quốc,

Việt Nam có 518 dự án đầu tư vào Trung Quốc với số vốn là 120 triệu USD [11].

Bên cạnh đó, giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật không

ngừng phát triển,... làm tăng sự hiểu biết, giao lưu và hợp tác giữa nhân dân hai nước.

Về vấn đề Biển Đông, quan điểm của Việt Nam là kiên trì bảo vệ chủ quyền,

quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của đất nước; đồng thời kiên trì

giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, kiên trì quan hệ hữu nghị với nhân dân

Trung Quốc, kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng các biện pháp hòa

bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn thắt chặt tình hữu nghị, hòa hiếu

với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, nhưng cũng kiên quyết, kiên trì đấu

tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Đối với Lào, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không

ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và

hợp tác toàn diện với Lào. Việt Nam luôn trân trọng gìn giữ và mãi mãi nhân lên

tình đoàn kết đặc biệt, thủy chung và trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và

nhân dân hai nước, coi đây là tài sản chung vô giá của hai dân tộc Việt và Lào anh

em, luôn kề vai, sát cánh bên nhau.

Thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Lào được phát triển trên tất cả các lĩnh vực

và ở các cấp, các ngành, từ Trung ương xuống địa phương, cả về mặt Đảng, Nhà

nước và các đoàn thể, tổ chức nhân dân. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước

thường xuyên gặp nhau. Thông qua các cuộc gặp cấp cao, hai bên đã trao đổi những

kinh nghiệm quý báu của mình trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Việc

trao đổi đoàn giữa các bộ ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là địa phương có chung

biên giới giữa hai nước ngày càng được tăng cường và mở rộng. Qua các cuộc gặp

gỡ và làm việc, sự cảm thông và tin cậy lẫn nhau được tăng cường, quan hệ hợp tác

toàn diện trên các lĩnh vực đã được đẩy mạnh, ngày càng thiết thực và hiệu quả. Hai

nước cũng đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc của nhân dân mỗi nước.

Quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào không ngừng được thúc đẩy

thông qua các thỏa thuận, hiệp định song phương như: Hiệp định Hợp tác kinh tế,

văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2001-2005 (2-2001);

97

Hiệp định về Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào

giai đoạn 2006-2010 (1-2006); Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào (3-2015),...

và thông qua các cơ chế, dự án hợp tác trong khuôn khổ ASEAN như dự án Hành

lang kinh tế Đông - Tây, Hợp tác tiểu vùng Mê Công. Hợp tác thương mại và đầu tư

giữa hai nước cũng có bước phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014

đạt con số cao nhất trong vòng 30 năm qua, đạt 1,287 tỷ USD, trong đó, kim ngạch

nhập khẩu từ Lào là 802 triệu USD và xuất khẩu của Việt Nam sang nước bạn đạt

485 triệu USD. Đến nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư vào Lào với

hơn 400 dự án, có số vốn khoảng 3,7 tỷ USD [108].

Có thể nói, quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào tiếp tục

được củng cố và có những bước phát triển, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Đúng như Tuyên bố chung Việt Nam - Lào (2005) đã khẳng định:

Cùng với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào và nhân dân Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam coi quan hệ

hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai

Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào là quy luật

phát triển và nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc của mỗi nước, góp phần củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và

phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới [65, tr.138].

Đối với Campuchia, sau khi có Hiệp định Pari về Campuchia, Việt Nam tiến

hành điều chỉnh mối quan hệ theo lập trường láng giềng hữu nghị, không can thiệp

vào công việc của nhau, thông qua thương lượng để giải quyết những vấn đề còn

tồn tại giữa hai nước. Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia được củng cố và tăng

cường về nhiều mặt trên cơ sở các nguyên tắc đã được xác định trong các Tuyên bố

chung Việt Nam - Campuchia:

Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử

dụng vũ lực; không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào

dùng lãnh thổ của nước mình chống nước kia; hợp tác bình đẳng cùng có

98

lợi; giải quyết mọi vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng con đường thương

lượng hòa bình, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định,

hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới [46, tr.122-123].

Là nước đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Việt Nam

luôn ủng hộ nhân dân Campuchia xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, trung lập,

không liên kết, có quan hệ hữu nghị với Việt Nam, các nước láng giềng và các nước

khác. Đây là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ

với Campuchia.

Từ khi Vương quốc Campuchia thành thập (1991) đến nay, Đảng Nhân dân

Campuchia (CPP) là đảng liên tục cầm quyền; Đảng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc vì

một nước Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC) là

đảng tham gia liên minh cầm quyền ở Campuchia. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ

trương không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác mật thiết với CPP; mở

rộng quan hệ với FUNCINPEC; tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác

toàn diện, bền vững lâu dài với Vương quốc Campuchia. Hai bên thường xuyên trao

đổi các đoàn cấp cao, ký kết nhiều văn kiệt hợp tác như: Hiệp ước bổ sung Hiệp ước

hoạch định biên giới (2005); Hiệp ước về quy tắc giải quyết vấn đề biên giới và

Hiệp định về quy chế biên giới; Hiệp định lãnh sự (2006); Hiệp định về giao thông

đường bộ; Hiệp định hợp tác về loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em... [65, tr.141].

Trên cơ sở quan hệ chính trị được củng cố và phát triển theo phương châm

“láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”,

thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các Tuyên bố chung Việt

Nam - Campuchia năm 1999, 2005, 2009, 2011 và 2014. Những năm gần đây,

quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc

biệt là về kinh tế, thương mại và đầu tư. Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa hai nước

diễn ra thường xuyên ở mọi cấp, mọi ngành. Hợp tác kinh tế hai bên diễn ra sôi

động, nhất là giữa các địa phương biên giới hai nước, mậu dịch biên giới gia

tăng nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia năm

2015 đạt 3,37 tỷ USD. Về đầu tư, Việt Nam đang có 182 công trình đầu tư tại

Campuchia với tổng vốn đăng ký 2,85 tỷ USD [41].

99

Đối với những vấn đề do lịch sử để lại về biên giới, lãnh thổ, biển, đảo giữa

hai nước, chính sách của Việt Nam là kiên trì giải quyết thông qua thương lượng

hòa bình, phấn đấu xây dựng đường biên giới trên đất liền và trên biển với

Campuchia thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Với

tinh thần trên, hai nước đã kiên trì đàm phán, thương lượng giải quyết xong vấn đề

phân định biên giới trên đất liền và hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên

biên giới hai nước vào năm 2012. Bên cạnh đó, hai bên cũng phối hợp cùng nhau

đấu tranh với các âm mưu và hành động của một số lực lượng ở Campuchia chống

Việt Nam, kích động vấn đề “Khơme Crôm”, phá hoại quan hệ láng giềng hữu nghị

và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia.

Đối với các nước Đông Nam Á khác, là những quốc gia ở khu vực Đông Nam

Á, cùng là thành viên của ASEAN, lại có nhiều điểm tương đồng và gắn bó với

nhau bởi lợi ích chung. Việt Nam đã tiến hành bình thường hoá và quan hệ đầy đủ

với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á trước khi gia nhập ASEAN. Đây

cũng là điều kiện quan trọng để Việt Nam tham gia tổ chức này. Trong quá trình

thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả ở khu

vực, Việt Nam đã tạo dựng được khuôn khổ đối tác chiến lược với Xingapo,

Philíppin, Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan nhằm mở rộng thu hút đầu tư, viện trợ

kinh tế, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt

với Brunây và Mianma. Đồng thời, thông qua diễn đàn khu vực ASEAN, Việt Nam

đã tranh thủ được sự tin cậy, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau tạo ra vị thế đối ngoại

đa phương vững chắc trong sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á. Nhiều nước khu

vực lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Từ đó sức mạnh của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam không

ngừng được củng cố, phát triển, góp phần vào nền hoà bình và thịnh vượng chung

trong khu vực.

Thứ hai, thúc đẩy quan hệ với các nước lớn

Là một nước đang phát triển, Việt Nam nhận thức sâu sắc về vai trò của các

nước lớn đối với sự hình thành cục diện thế giới mới trong xu thế toàn cầu hoá. Vì

vậy, bên cạnh việc mở rộng quan hệ quốc tế với các chủ thể quốc gia, các lực lượng,

100

các tổ chức quốc tế lớn, Việt Nam luôn chú trọng từng bước thiết lập và tăng cường

quan hệ với tất cả các nước lớn, tạo ra thế đan xen lợi ích giữa các nước lớn, một mặt

tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài vì đây là nhóm nước giữ vị trí chi

phối cơ bản về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực của thế giới; mặt khác cũng là biện

pháp mềm dẻo, linh hoạt nhất để hạn chế khả năng bị phụ thuộc vào bất kỳ một nước

lớn nào, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với

công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc trong tình hình mới.

Với Mỹ, đây là mối quan hệ quan trọng và cũng là mối quan hệ phức tạp nhất

của Việt Nam. Trải qua nhiều diễn biến thăng trầm trong lịch sử, đến nay quan hệ

Việt - Mỹ bên cạnh mặt phát triển vẫn còn những mặt tồn tại.

Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ (1995), quan hệ hai

nước đã có những bước tiến quan trọng, là nền tảng cho việc phát triển mối quan hệ

này lên tầm cao mới. Hai bên thường xuyên có những chuyến viếng thăm lẫn nhau

của lãnh đạo cao nhất. Đáng chú ý, trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước

Trương Tấn Sang (7-2013), Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố thiết lập “mối quan hệ đối

tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ giữa hai

nước, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn

trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Về kinh tế, sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của quan hệ kinh tế

giữa Việt Nam và Mỹ là việc hai nước chính thức ký Hiệp định thương mại song

phương (BTA) ngày 13-7-2000, bởi nó đã tạo lập khuôn khổ pháp lý cần thiết và rõ

ràng, làm cơ sở và nền tảng để xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt -

Mỹ đi vào chiều sâu và đảm bảo hài hòa lợi ích của cả hai bên. Đặc biệt, việc Mỹ

cấp cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR - 11-2006)

đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước. Trên

thực tế, từ sau khi BTA có hiệu lực (10-12-2001), quan hệ kinh tế Việt - Mỹ đã có

bước phát triển nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Năm 2001, kim ngạch

thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ mới đạt 1,5 tỷ USD, năm 2009 đã tăng

lên 15 tỷ USD và đạt 47 tỷ USD năm 2016. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn

nhất và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 của Việt Nam [152].

101

Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Obama, Mỹ thực hiện chính sách

“xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương”, Mỹ chú trọng nhiều hơn đến hợp tác Tiểu

vùng sông Mê Công mở rộng. Trong khi đó, vị trí của Việt Nam đang được khẳng

định nên quan hệ Việt - Mỹ ngày càng tiến triển theo hướng tích cực; quan hệ kinh tế

phát triển nhanh trong khuôn khổ của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện; quan hệ an

ninh, quân sự từng bước được thiết lập; hợp tác về khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế,

lao động, thể thao, viện trợ nhân đạo,... được mở rộng. Việt Nam đang chủ động thúc

đẩy quan hệ Việt - Mỹ phát triển, khai thác hiệu quả mối quan hệ với Mỹ góp phần

xây dựng nền kinh tế, hội nhập sâu vào cộng đồng thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của

Mỹ đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Việc Mỹ lên án mạnh mẽ hành động

của Trung Quốc ở Biển Đông làm gia tăng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với

việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hơn nữa, việc Mỹ quan tâm nhiều hơn

đến các vấn đề của khu vực và tranh chấp ở Biển Đông giúp cho Việt Nam có một

“đòn bẩy chiến lược” tiềm tàng tạo thế cân bằng chiến lược trong quan với các nước

lớn [160, tr.211]. Tuy nhiên, trong khi hợp tác ngày càng tiến triển, Việt Nam cũng

luôn đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại các hoạt động của các thế lực

thù địch núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ

của Việt Nam, qua đó bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.

Với Liên bang Nga, Quan hệ giữa Việt Nam với Liên bang Nga hiện nay chính là

sự tiếp nối của mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây và đỉnh

cao của mối quan hệ Việt - Nga chính là việc hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến

lược toàn diện.

Chính sách nhất quán của Việt Nam trong quan hệ với Nga là phát huy truyền

thống hữu nghị, mở rộng hợp tác trong khuôn khổ “Đối tác chiến lược toàn diện

giữa hai nước”. Những năm gần đây, hai nước thường xuyên có các đoàn lãnh đạo

cấp cao thăm viếng lẫn nhau. Kết quả các cuộc gặp gỡ và hội đàm giữa lãnh đạo cấp

cao hai nước là vô cùng to lớn. Hai bên đã ký được hơn 50 hiệp định, thỏa thuận

hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục -

đào tạo, an ninh - quốc phòng,... tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc mở rộng

các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ kinh tế, thương mại. Vào giữa những

102

năm 1990, kim ngạch thương mại Việt - Nga chỉ đạt từ 250 - 400 triệu USD, năm

2016 kim ngạch thương mại hai bên đạt 2,2 tỷ USD và hai nước đang phấn đấu

nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2020 [105].

Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai

bên đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, cùng có lợi. Nâng cao độ tin cậy của mối

quan hệ chính trị vốn có truyền thông tốt đẹp, trong đó có việc củng cố mối quan hệ

tốt đẹp với Đảng Cộng sản Nga. Củng cố chặt chẽ hợp tác quốc phòng - an ninh với

Nga, đưa Nga trở thành đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam, phát

triển hiệu quả mối quan hệ hợp tác về dầu khí và khoa học kỹ thuật.

Với Nhật Bản, đây là mối quan hệ có bề dày lịch sử hơn 40 năm kể từ khi Việt

Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-9-1973. Dù

trải qua những lúc thăng trầm, song quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật

Bản vẫn không ngừng được vun đắp, củng cố, phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng

lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, vì hòa bình và phồn

vinh ở châu Á. Tháng 4-2009, hai nước nhất trí nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Đến tháng 3-2014

quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được nâng lên tầm cao mới với việc hai nước nâng

cấp quan hệ thành “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và

thịnh vượng ở châu Á”. Đây được coi là mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát

triển mới toàn diện và sâu sắc hơn trong quan hệ giữa hai nước.

Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch

thương mại hai chiều đều theo xu hướng tăng, năm 2015 đạt trên 28 tỷ USD. Nhật

Bản hiện có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư

đăng ký hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam. Đầu tư của Nhật Bản

vào Việt Nam chủ yếu cho phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác

phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông. Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho

Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết viện trợ phát triển ODA của cộng đồng

quốc tế đối với Việt Nam [121]. Nhật Bản cũng là nước ủng hộ và đánh giá cao sự

nghiệp đổi mới của Việt Nam, đồng thời còn giúp đỡ Việt Nam một cách thiết thực,

hiệu quả. Từ những kết quả trên cho thấy, tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đối với nền

kinh tế Việt Nam rất lớn.

103

Bên cạnh đó, hợp tác quốc phòng - an ninh, giáo dục - đào tạo, khoa học -

công nghệ, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng đạt được nhiều thành

quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng -

an ninh của Việt Nam.

Đối với vấn đề Biển Đông, quan điểm của Nhật Bản là bảo đảm sự ổn định, hòa

bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông; các

bên liên quan không được đơn phương dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ

quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Vì vậy, sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái

phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt

Nam (5-2014), Nhật Bản đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Tháng 8-

2014, Nhật Bản tuyên bố kế hoạch sử dụng gói hỗ trợ phát triển cho nước ngoài để

cấp 6 tàu tuần tra cho các cơ quan chấp pháp biển Việt Nam. Những tàu này được

trang bị áo phao, radar, và chương trình huấn luyện [48]. Gần đây, việc Trung Quốc

tiếp tục tiến hành các hoạt động cải tạo đảo tự tạo ở Trường Sa và Hoàng Sa đã khiến

Nhật Bản tỏ rõ thái độ của mình. Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng xác định các

hành động của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS và coi chính sách của Trung Quốc ở

Biển Đông là một nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực. Ngoài việc chuyển

giao 6 tàu đã qua sử dụng cho Việt Nam, Nhật Bản còn tiến hành đàm phán về việc

cung cấp tàu mới cho Hải quân Việt Nam trong tương lai gần [101]. Những chuyển

động tích của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, một

mặt làm tăng cường an ninh, an toàn trên biển và đối phó với các vấn đề phi truyền

thống, nhưng mặt khác còn giúp Việt Nam có thêm nguồn sức mạnh trong cuộc đấu

tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo với Trung Quốc ở Biển Đông.

Với Ấn Độ, Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào

tháng 7-1972, đến nay đã hơn 40 năm hợp tác và phát triển. Điểm đánh dấu bước

phát triển trong quan hệ hai nước là vào tháng 5-2003, hai nước ký kết “Tuyên bố

chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và

nước Cộng hòa Ấn Độ” nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến

Ấn Độ. Tháng 7-2007 “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt

Nam và Ấn Độ” được ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn

104

Dũng. Đặc biệt, tháng 9-2016, Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ Narendra Modi đã thăm

chính thức Việt Nam và lãnh đạo hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước thành

“Đối tác chiến lược toàn diện”, đánh dấu bước đột phá mới cho quan hệ song

phương trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa,

khoa học - công nghệ, giáo dục giữa hai nước.

Năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đã đạt hơn 7,8 tỷ

USD [159]. Đến tháng 9-2016, Ấn Độ đã có 131 dự án với giá trị hơn 700 triệu USD,

đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam [150,

tr.10]. Hai bên đã thống nhất các biện pháp tăng cường hợp tác để khai thác tiềm năng

và lợi thế của mỗi bên, tận dụng tối đa các cơ chế hợp tác song phương và đa phương

sẵn có nhằm nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam và Ấn Độ còn mở rộng hợp tác

trong Phong trào Không liên kết, nhóm G77. Hiện nay, trong “Chính sách Hướng

Đông” và “”Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ, Việt Nam có một vị trí quan trọng.

Ấn Độ muốn thông qua chính sách này để từng bước hòa nhập vào cấu trúc chính trị

ở Đông Nam Á, tăng cường liên kết với ASEAN. Ấn Độ nhận thấy, Việt Nam với vai

trò là thành viên của ASEAN, ASEM, Hợp tác Đông Á, lại là nước có ý nghĩa về vị

trí chiến lược sẽ là cầu nối quan trọng trong việc mở rộng quan hệ của Ấn Độ với các

nước trong khu vực. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ là

khâu đột phá giúp Ấn Độ tăng cường hợp tác kinh tế, ngoại giao với khu vực châu Á

- Thái Bình Dương. Do đó, Ấn Độ rất coi trọng vai trò của Việt Nam trong khu vực

Đông Nam Á. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Ấn Độ, một

mặt tận dụng những ưu thế và sự giúp đỡ của nước này để đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt khác tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ trong

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc của Việt Nam.

Với Liên minh châu Âu (EU), Quan hệ của Việt Nam với EU với tư cách cả

khối chính thức được thiết lập khi hai bên ký Hiệp định về việc thiết lập quan hệ

ngoại giao Việt Nam - EU và trao đổi đại sứ vào ngày 22-10-1990. Tiếp đến, ngày

17-7-1995, hai bên đã ký Hiệp định khung về những nguyên tắc và lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - EU. Ngày 27-6-2012, Việt Nam và EU đã chính thức ký Hiệp định đối

105

tác và hợp tác toàn diện (PCA). Việc ký kết PCA đánh dấu một bước phát triển mới

về chất trong quan hệ Việt Nam - EU, từ chỗ EU chủ yếu hỗ trợ Việt Nam phát

triển giảm nghèo, chuyển đổi nền kinh tế sang mối quan hệ đối tác bình đẳng,

hợp tác toàn diện cùng có lợi giữa hai bên, tạo đà cho việc phát triển quan hệ

song phương đi vào chiều sâu, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với đó là

đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU kết thúc vào tháng 12-2015 đưa kim ngạch

thương mại song phương tăng nhanh. Trong hơn 10 năm, quan hệ thương mại

Việt Nam - EU đã tăng gần 7 lần từ 6,3 tỷ USD vào năm 2003 lên 41,2 tỷ USD

vào năm 2015, đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu

Việt Nam. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt gần 31 tỷ USD và

nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD [170]. Bên cạnh đó, hợp tác

giữa hai bên ở lĩnh vực khoa học, giáo dục cũng phát triển mạnh, như việc cấp

học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của EU. Một

phần không thể thiếu của mối quan hệ gắn bó EU - Việt Nam là lĩnh vực hợp tác

phát triển. Thực tế EU cùng các nước thành viên của mình hiện đang là nhà tài

trợ lớn nhất của Việt Nam. EU mới đây đã công bố gói viện trợ trị giá 400 triệu

euro trong giai đoạn 2014 - 2020 với trọng tâm hướng tới quản trị công hiệu quả

và lĩnh vực năng lượng, bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu.

Tóm lại, nhằm tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển, tăng

cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, Việt Nam đã mở rộng quan hệ

đối ngoại, đặc biệt tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn trên

tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh, giao lưu nhân

dân,... qua đó giúp mở rộng thị trường, phát triển thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng

văn hóa dân tộc ra thế giới phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện đất nước; đồng thời

tăng cường năng lực bảo đảm an ninh truyền thống và phi truyền thống trên các vùng

lãnh thổ quốc gia. Hơn nữa, trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, việc Việt

Nam tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn trên thế giới làm cho

các nước này hiểu rõ cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Từ đó lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc

gia và nền độc lập của dân tộc.

106

3.2.2.2. Hoạt động đối ngoại nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia

Là một nước có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, có

chung biên giới trên đất liền và vùng biển tiếp giáp với nhiều nước khu vực và Trung

Quốc. Việt Nam luôn hiểu rằng, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác

với các nước láng giềng là hết sức quan trọng. Và như vậy, nhiệm vụ của công tác đối

ngoại đặt lên hàng đầu là phải giải quyết tốt vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với

các nước liên quan nhằm tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định thật sự, tạo điều

kiện để hợp tác, phát triển, đồng thời bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền

lãnh thổ quốc gia. Do đó, trong suốt thời kỳ đổi mới, hoạt động đối ngoại Việt Nam

luôn đề cao việc giải quyết các tranh chấp với các nước láng giềng khu vực trên cơ sở

thương lượng, hòa bình và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế.

Thứ nhất, về biên giới trên đất liền, Việt Nam có đường biên giới chung với ba

nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Với Trung Quốc, Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.449,566

km. Biên giới này được hoạch định và phân giới cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng

Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung ngày 20

tháng 6 năm 1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Ngày 7-11-1991, hai

ngày sau khi Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ, hai

bên đã ký “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước”

[114, tr.323]. Từ năm 1992 đến 1999, hai bên tiến hành đàm phán và kết quả Hiệp ước

hoạch định biên giới được hai nước Việt Nam - Trung Quốc chính thức ký ngày 30 tháng

12 năm 1999 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 6 tháng 6 năm 2000 và Quốc

hội Trung Quốc phê chuẩn ngày 29 tháng 4 năm 2000. Hiệp ước này mô tả hướng đi của

đường biên giới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000.

Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12 năm 2001, hai bên đã tiến hành phân giới, cắm mốc.

Quá trình cắm mốc trên thực địa giữa hai bên rất phức tạp do địa hình núi rừng, sông

suối, hệ thống cột mốc thời Pháp - Thanh hư hỏng và bị xê dịch nên phải kéo dài trong

suốt tám năm (2001-2008). Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, công tác phân giới cắm

mốc đã cơ bản hoàn thành với 1.970 cột mốc (trong đó có 1.548 cột mốc chính, 422 cột

mốc phụ) và 1 cột mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc [114, tr.324].

107

Với Lào, Việt Nam có chung đường biên giới với Lào dài 2.340 km. Ngày 18-

7-1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam và Cộng hòa DCND Lào được ký kết. Trên cơ sở đó, việc phân giới cắm mốc

được bắt đầu từ năm 1978 và hoàn thành vào năm 1987 với 199 cột mốc [114,

tr.325]. Hệ thống cột mốc này phù hợp với thực tế của đường biên giới, luật pháp

quốc tế và là cơ sở pháp lý quan trọng để hai Nhà nước Việt Nam, Lào thực hiện

việc quản lý, bảo vệ biên giới và được nhân dân, chính quyền các cấp hai bên tôn

trọng. Tháng 3-1990, Việt Nam ký với Lào Hiệp định quy chế biên giới. Tiếp đến,

vào năm 1997, hai nước ký Nghị định thư sửa đổi một số điều khoản trong Hiệp

định đã ký năm 1990. Tháng 5-2008, Chính phủ hai nước thống nhất phối hợp xây

dựng và thực hiện "Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -

Lào", nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác

lâu dài giữa hai nước, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Trong Tuyên bố chung Việt - Lào ký ngày 25-4-

2009 tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Chumaly Xaynhaxỏn, đã

khẳng định: “…tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào thành tuyến biên giới

hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững lâu dài; phối hợp đẩy

nhanh tiến độ dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới như đã thoả thuận”

[78, tr.3]. Trên tinh thần đó, đến tháng 7-2013, hai nước đã hoàn thành việc cắm

mốc phân giới với 792 cột mốc trên toàn tuyến biên giới Việt - Lào (tính trung bình

khoảng cách giữa hai cột mốc là hơn 3 km). Tất cả các cột mốc đều được chế tác từ

đá hoa cương nguyên khối, thiết kế hiện đại, đảm bảo tính bền vững và đáp ứng

những tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với Campuchia, vấn đề biên giới có nhiều điểm phức tạp hơn. Sau khi đất

nước Campuchia được giải phóng khỏi chế độ Khơme Đỏ, thành lập Nhà nước

Cộng hòa nhân dân Campuchia, ngày 20-7-1983, Việt Nam và Campuchia đã ký

Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. Tiếp đến, ngày

27-12-1985, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia được ký kết. Trên cơ sở đó, từ

tháng 4-1986 đến tháng 12-1998, hai bên đã tiến hành phân giới cắm mốc theo các

108

Hiệp ước đã được ký kết. Sau một thời gian bị gián đoạn do vấn đề Campuchia,

đến năm 1997, hai nước tuyên bố mong muốn xây dựng “đường biên giới hai

nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài”. Hai nước tiến

hành thành lập Ủy ban Liên hợp về biên giới để đàm phán, giải quyết các vấn đề

còn tranh chấp nhằm tiếp tục hoàn thành việc phân giới cắm mốc. Và ngày 10-10-

2005, hai bên đã ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia

năm 1985, khẳng định những nội dung đã ký trong những năm 1980 nhưng có

điều chỉnh một số điểm, đồng thời quyết định sẽ hoàn thành việc cắm mốc vào

cuối năm 2012. Đúng theo kế hoạch đã định, ngày 24-6-2012, cột mốc 314 là cột

mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã được

khánh thành trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Hiện nay hai

nước tiếp tục công tác phân giới cắm mốc để hoàn thành trên toàn tuyến biên giới

Việt Nam - Campuchia.

Thứ hai, về biên giới trên biển, Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km,

vùng biển tiếp giáp với các nước và vùng lãnh thổ Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin,

Inđônêxia, Malaixia, Brunây, Campuchia và Thái Lan.

Với Trung Quốc, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã thương

lượng để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ hai nước. Ngày 19-10-1993, Việt Nam

và Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới,

lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó nêu rõ phương hướng phân định Vịnh

Bắc Bộ là: "Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên

tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh liên quan trong vịnh để đi đến một giải pháp

công bằng". Thực hiện thỏa thuận đó, từ năm 1993 đến 2000, hai bên đã triển khai

7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp

chính phủ và 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Trong các chuyến thăm Trung

Quốc vào năm 1997 của Tổng Bí thư Đỗ Mười và tháng 2-1999 của Tổng Bí thư

Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được thỏa thuận là khẩn trương đàm

phán để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền trước năm 2000 và hoàn thành

việc phân định để ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000. Với tinh

thần đó, trong năm 1998 và 1999 hai bên chủ yếu dành ưu tiên cho việc giải quyết

109

vấn đề biên giới trên đất liền. Năm 2000, cuộc đàm phán về phân định Vịnh Bắc

Bộ được đẩy mạnh và đi vào giải quyết thực chất (1 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3

cuộc gặp liên tiếp giữa 2 trưởng đoàn cấp chính phủ và 8 vòng đàm phán cấp chuyên

viên). Ngày 25-12-2000, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung

Quốc đã được ký kết. Hiệp định này gồm 11 điều với nội dung chủ yếu là xác định rõ

tọa độ địa lý của 21 điểm trên đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế,

vùng thềm lục địa giữa hai nước; quy định hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ

quyền và quyền tài phán của mỗi bên tại các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ; quy định

việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên nằm vắt ngang đường phân định và giải

quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thông qua đàm phán thương lượng. Theo

đó, Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh [3].

Hiệp định có hiệu lực ngày 15-6-2004. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán với Trung

Quốc về một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến Hiệp định nghề cá để tạo điều kiện cho

Hiệp định nghề cá và Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó,

Việt Nam và Trung Quốc ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải

quyết vấn đề trên biển (10-2011), trong đó đề ra nhiều nguyên tắc lớn cho việc giải

quyết các vấn đề trên biển căn cứ vào luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982;

thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới

xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Với các nước khác, Việt Nam đã nỗ lực triển khai đàm phán về vấn đề trên biển với một số nước như: đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với Inđônêxia; phối hợp với Malaixia trong việc thúc đẩy xem xét báo cáo chung xác định ranh giới ngoài thềm lục địa; cùng với Philíppin tiếp tục triển khai chương trình hợp tác Biển và Đại Dương. Việt Nam cùng với các nước liên quan thống nhất quan điểm: tranh chấp liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, tranh chấp liên quan đến các bên khác thì bàn bạc với các nước đó. Ngày 20-7-2012, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 ở Campuchia, Các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra "Nguyên tắc 6 điểm về vấn đề Biển Đông", một lần nữa khẳng định mong muốn, quyết tâm của Việt Nam cũng như của các nước ASEAN khác tiếp tục duy trì đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

110

Trước tình hình ngày càng phức tạp do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông thời gian gần đây, Việt Nam vẫn kiên trì đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Hội nghị Trung ương 4 khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007) đã ban hành chiến lược biển Việt Nam đến 2020 nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của kinh tế biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế biển phải gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với biển đảo [90, tr.50]. Sự kiện tháng 5-2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào

Biển Đông; tăng cường xây dựng, tôn tạo và bồi đắp các cấu trúc địa lý mà

nước này đang chiếm đóng trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

của Việt Nam [134, tr.71]. Trước tình hình trên, Việt Nam một mặt tăng cường

năng lực của các lực lượng chấp pháp trên biển, hỗ trợ ngư dân bám biển, đảo

để duy trì hoạt động thực thi chủ quyền tại Biển Đông; mặt khác, chúng ta tiến

hành giao thiệp với Trung Quốc, đồng thời chủ động nêu vấn đề trong các diễn

đàn đa phương như: ASEAN, ARF, Cấp cao Đông Á (EAS), Đối thoại Shangri-

la, Phong trào Không liên kết. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam cũng đã gửi hai

Công hàm tới phái đoàn các nước nhằm bày tỏ quan điểm của mình đối với việc

Trung Quốc cải tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt

Nam. Các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Ốtxtrâylia,... đều có phát biểu

về tình hình Biển Đông nói chung và các hoạt động cải tạo cấu trúc địa lý tại

khu vực này nói riêng. Nhìn chung, quan điểm của các nước đều ủng hộ giải

quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không

thay đổi nguyên trạng, làm phức tạp thêm tình hình tranh chấp.

Thông qua hoạt động đối ngoại, Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh trước các

hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở

Biển Đông; tăng cường thông tin để nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước

ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ thực chất về tình hình Biển Đông và những chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Đồng

thời thu thập những cứ liệu lịch sử và chuẩn bị cơ sở pháp lý để khi cần thiết sẽ đưa

111

vấn đề ra trước Tòa án quốc tế nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc

gia dân tộc. Những chủ trương và giải pháp của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã được

nhân dân đồng tình và dư luận quốc tế ủng hộ.

3.2.2.3. Hoạt động ngoại giao đa phương nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế,

nâng cao vị thế của Việt Nam

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao đa phương, tham gia tích cực vào các tổ chức

khu vực và quốc tế, giúp Việt Nam tranh thủ sự trợ giúp để phát triển kinh tế, xã hội

và văn hóa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách tư

pháp. Mặt khác, Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và tích cực tham gia vào

việc giải quyết các vấn đề quốc tế, các vấn đề toàn cầu sẽ nâng cao uy tín, vị thế của

Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc

gia trong bối cảnh mới.

Thứ nhất, đối với ASEAN

Tháng 7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Với tư cách là thành

viên thứ 7, Việt Nam đồng hành cùng các nước ASEAN trên chặng đường phấn đấu

cho một Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng và phát triển.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN như Báo cáo đánh giá của cựu Thứ

trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage và giáo sư Quan hệ quốc tế thuộc Đại

học Havard Joseph Nye soạn thảo về châu Á nhận định: “Đông Nam Á sẽ tiếp tục có ý

nghĩa quan trọng đối với Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là ý nghĩa chiến lược trong vấn đề

hàng hải... ASEAN sẽ tiếp tục là trọng tâm trong việc củng cố vị trí của khu vực này và

là động lực cho sự liên kết xuyên Á” [9]. Vì vậy, ngay sau khi gia nhập ASEAN, mặc

dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã sớm phát huy vai trò tích cực của mình trong

Hiệp hội với việc tham gia sâu, rộng vào tất cả các lĩnh vực của cơ chế hợp tác ASEAN,

từ chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại cho đến hợp tác chuyên ngành.

Việt Nam đã tham gia tích cực cùng với các nước ASEAN tại những diễn đàn

quan trọng của Hiệp hội như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM), Diễn đàn khu

vực ASEAN (ARF), Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (PCM), đối thoại

với các nước công nghiệp phát triển v.v.. Mặt khác, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ

cùng các nước trong hiệp hội xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3 trục cột: Chính trị

- an ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội nhằm củng cố và phát triển nền tảng pháp lý

112

quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; hạn chế

sức ép và tác động từ bên ngoài, góp phần quan trọng cùng các nước ASEAN phát

huy tác dụng của Hiệp ước thân thiện và hợp tác (TAC), Hiệp ước về một Đông

Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố ASEAN về Biển Đông,...

Năm 1998, Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ nhất và đã

làm tốt vai trò của mình. Sau khi tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (12-

1998) tại Hà Nội thành công rực rỡ, Việt Nam được các nước trong hiệp hội cũng

như cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đó cũng chính là cơ sở để Việt Nam đảm

nhiệm vai trò là chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN khoá 34 một cách xuất sắc và

tổ chức thành công Hội nghị AMM-34 tại Hà Nội vào năm 2001 và Việt Nam tiếp

tục đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ hai vào năm 2010.

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước ASEAN ngày càng

chuyển biến tích cực. Đây chính là điều kiện tốt để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt

động xuất khẩu, tiếp tục thu hút nhiều hơn đầu tư của các nước ASEAN. Kim ngạch

thương mại Việt Nam - ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%. Theo số

liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa

Việt Nam và ASEAN năm 2016 đạt 41,49 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam [155]. Tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu

tư khu vực ASEAN có 2.431 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 51,83 tỷ USD,

chiếm trên 21,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam [27].

Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả hoạt động hợp tác chuyên ngành của

ASEAN, có nhiều sáng kiến, đồng thời đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị

về hợp tác chuyên ngành được các nước ASEAN đánh giá cao. Hiện nay, Việt Nam

tích cực cùng ASEAN ưu tiên thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể và các công cụ

bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực như: phát huy giá trị của TAC, SEANWFZ,

DOC,... Đẩy mạnh hợp tác nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền

thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh trên biển… là một ưu tiên

cao mà Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy.

Thứ hai, đối với APEC và ASEM

Với APEC, tháng 11-1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

113

APEC sau hơn hai năm gửi đơn xin gia nhập (6-1996). Đây là một dấu mốc quan

trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa

dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã tham gia đầy đủ và có trách nhiệm vào

các chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong

khu vực như: Chương trình hành động tập thể trong các lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp

chuẩn, thủ tục hải quan, kinh tế kỹ thuật; Chương trình hành động quốc gia của

APEC,... Ngoài những nội dung kinh tế thương mại truyền thống, Việt Nam còn

tham gia vào các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh, y tế, giáo dục - đào

tạo, du lịch,... Việt Nam cũng tích cực tham gia vào một số công tác điều hành

chung của APEC như tham gia vào các ủy ban chủ chốt (Ủy ban thương mại và đầu

tư, Ủy ban kinh tế, Ủy ban chỉ đạo của các quan chức cấp cao về hợp tác kinh tế kỹ

thuật); các tiểu ban quan trọng (đi lại của doanh nhân, y tế và đối phó với tình trạng

khẩn cấp, công tác về chống khủng bố,...). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có nhiều

sáng kiến, kinh nghiệm cho hoạt động của APEC như sáng kiến tăng cường hợp tác

nội khối và thành lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ; đóng góp có hiệu quả

cho các thành viên APEC ở một số lĩnh vực mà Việt Nam có kinh nghiệm như thủy

sản, nông nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh,...

Hiện nay, APEC đã trở thành một diễn đàn khu vực hàng đầu, đóng góp

khoảng 60% GDP, 50% thương mại và 70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu và gồm

nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canađa,

Ôxtrâylia, Niu Dilân. Do đó, APEC là một diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế

hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% vốn FDI, 50% nguồn ODA, 73% xuất khẩu và

79% nhập khẩu của Việt Nam [46, tr.243]. Việc tham gia tích cực và có nhiều đóng

góp cho APEC giúp Việt Nam thúc đẩy trao đổi thương mại, thu hút được nguồn

vốn đầu tư lớn từ các thành viên của APEC. Đặc biệt, việc Việt Nam hai lần đăng

cai và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006 và năm 2017, là

sự khẳng định những đóng góp tích cực của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế đa

phương, được các các nước thành viên và bạn bè quốc tế đánh giá cao, góp phần

củng cố hình ảnh và vị thế mới của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

Với ASEM, là một trong những thành viên sáng lập ASEM (1996), Việt Nam

114

luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á - Âu trên cả ba lĩnh vực: đối

thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò

điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến năm 2004, tháng 10-2004,

Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Á -

Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội. Hội nghị đánh dấu việc lần đầu tiên ASEM mở

rộng thành viên, thông qua Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á - Âu chặt

chẽ hơn định hướng cho việc đưa tiến trình hợp tác Á - Âu lên tầm cao mới, thực

chất và hiệu quả hơn. Những năm sau đó, Việt Nam tổ chức thành công các Hội

nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin, ngoại giao, giáo dục,

lao động; đề xuất 21 sáng kiến và đồng tác giả 24 sáng kiến trên nhiều lĩnh vực hợp

tác như: văn hóa, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực,

thay đổi khí hậu, khoa học - công nghệ, du lịch, kinh tế.

Hiện nay, ASEM có 53 thành viên ở hai châu lục Á - Âu, đại diện cho 62%

dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 68% thương mại toàn cầu [192]. Việc tham

gia và có nhiều đóng góp tích cực cho ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt

Nam tiếp thục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,

hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương, tranh thủ khả

năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực,

trao đổi văn hóa, giáo dục - đào tạo phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Đồng

thời, tham gia với tư cách là một thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng

các nước thành viên khác xây dựng luật chơi chung của Á - Âu vì hòa bình, hợp tác

và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới; và quan trọng hơn là Việt Nam có điều

kiện quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Thứ ba, đối với Liên hợp quốc

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc

và từ đó đến nay ngày càng chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động của tổ chức

này. Thời kỳ trước năm 1991, do tác động của Chiến tranh Lạnh, nên nhìn chung

vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tại Liên hợp quốc nói

riêng còn ở mức hạn chế.

Từ năm 1991 đến nay, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,

đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên

115

tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Việt Nam tham gia tích cực và chủ động hơn trên nhiều lĩnh vực liên quan đến hòa

bình, an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế - xã hội, dân số và bảo vệ

môi trường, thúc đẩy quyền con người mà Liên hợp quốc chủ trương. Tại diễn đàn

quan trọng nhất hành tinh này, Việt Nam luôn kiên trì chủ trương tăng cường hơn

nữa vai trò của Liên hợp quốc, cải cách sâu rộng cơ cấu tổ chức, đảm bảo việc thực

thi nghiêm chỉnh Hiến chương. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc

ngày càng được nâng cao. Ngày 16-10-2007, Việt Nam được bầu làm thành viên

không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 với số phiếu rất cao

183/190, vượt xa quy định một ứng cử viên phải đạt tối thiểu 2/3 số phiếu của các

thành viên Liên hợp quốc có mặt và bỏ phiếu theo quy định của điều 18 Hiến

chương Liên hợp quốc (125 phiếu) [145, tr.159]. Đặc biệt, tháng 7-2008 và tháng

10-2009, Việt Nam hai lần giữ trọng trách Chủ tịch Hội đồng Bảo an và đã làm tốt

vai trò của mình, tham gia chủ động, xử lý khéo léo các vấn đề phức tạp, đề xuất

nhiều sáng kiến quan trọng với lập trường kiên trì độc lập tự chủ, đóng góp mang

tính xây dựng, có nguyên tắc, vừa bảo đảm lợi ích của đất nước, vừa bảo đảm lợi

ích chính đáng của các bên, đồng thời đóng góp vào việc đề cao các nguyên tắc cơ

bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc tôn

trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam được Liên hợp quốc tín nhiệm chọn là một trong 8 quốc gia

triển khai thí điểm sáng kiến “Một Liên hợp quốc” ở cấp độ quốc gia - một nội dung

cải tổ quan trọng của Liên hợp quốc [46, tr.227]. Việt Nam cũng đã tham gia và hoạt

động tích cực trong các ủy ban, hội đồng thuộc Liên hợp quốc và được tổ chức này

giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực như: củng cố hệ thống luật pháp, toà án, các dự án phòng

chống HIV/AIDS, rà phá bom mìn, phát triển kinh tế và xoá bỏ đói nghèo,...

Thứ tư, đối với Phong trào Không liên kết (NAM)

Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia vào Phong trào Không liên kết, coi đó

là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa

dạng hóa, bổ sung cho quan hệ song phương, khu vực và quốc tế. Ngay từ Hội nghị

Á - Phi ở Bangdung (Inđônêxia) năm 1955 được xem là tiền thân của NAM, Việt

Nam đã tham gia và tích cực thúc đẩy sự đoàn kết giữa các nước mới giành được

116

độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên

tắc chỉ đạo cho hoạt động của NAM.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,

rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam tiếp tục coi NAM là diễn đàn

quốc tế quan trọng để tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế. Mục đích tham gia

vào NAM của Việt Nam là nhằm củng cố đoàn kết, đóng góp ý tưởng cùng các

nước nâng cao hiệu quả hoạt động của NAM vì các mục tiêu hòa bình, độc lập và

phát triển, xây dựng một trật tự thế giới mới trong đó các quốc gia đều bình đẳng

và cùng hợp tác để phát triển, chống lại những biểu hiện bất công, mội hình thức

xâm lược, can thiệp, áp đặt, xâm phạm độc lập chủ quyền quốc gia và bản sắc dân

tộc [46, tr.255]. Thông qua NAM, Việt Nam tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác

với các nước, phát huy mạnh mẽ đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa

dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam,

tiếp tục tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước đối với sự nghiệp đổi mới và

cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt vấn đề trên Biển Đông.

Hiện nay, với những thành tựu của công cuộc đổi mới, vai trò uy tín quốc tế

được nâng lên, Việt Nam chủ trương tham gia và đóng góp tích cực hơn vào sự

nghiệp phát triển chung của các nước Không liên kết, các nước đang phát triển.

Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường tham khảo và phối hợp với các nước chủ

chốt trong phong trào, chia sẻ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội,

bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cũng như những quan điểm về các vấn

đề quốc tế mà hai bên quan tâm, khẳng định kiên trì các mục tiêu cơ bản của

phong trào, thúc đẩy đoàn kết của phong trào; đóng góp một cách có lựa chọn đối

với các vấn đề chung của phong trào, tránh những vấn đề dễ gây tranh cãi ảnh

hưởng tới quan hệ của Việt Nam với các nước lớn.

Thứ năm, đối với WTO, IMF, WB, ADB và NGO

Quan hệ với các thiết chế kinh tế lớn của thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới

(WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu

Á (ADB),... được Việt Nam thiết lập từ rất sớm và ngày càng được thúc đẩy phát triển chặt

chẽ, hiệu quả hơn, nhất là sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Các tổ

chức này giữ một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, cung cấp các

117

khoản cho vay chủ chốt và các dịch vụ tư vấn quan trọng đối với cơ cấu nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tính đến nay, Ngân hành Nhà nước Việt

Nam đã chủ trì đàm phán ký kết hơn 320 hiệp định vay và viện trợ với WB và ADB với

tổng trị giá hơn 38 tỷ USD. Các khoản vay của WB, ADB có giá trị lớn, dài hạn (từ 20 - 40

năm) với lãi suất ưu đãi (từ 0 - 2%/năm) và thời gian ân hạn dài (5 - 10 năm) là nguồn vốn

quý giá giúp Việt Nam đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm của đất

nước. Bên cạnh đó, WB, IMF và ADB còn cung cấp các chương trình hỗ trợ chính sách

nhằm giúp Việt Nam cải cách và xây dựng chính sách tổng thể trong các lĩnh vực đầu tư

công, cải cách nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tài chính ngân hàng, năng lượng, tăng

cường năng lực [1].

Trong bối cảnh thế giới đang chịu những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng

khoa học - công nghệ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh với quá trình quốc tế

hoá cao độ, các nước đều muốn tìm cách giành cho mình một vị thế xứng đáng trong phân

công lao động quốc tế thì việc Việt Nam tham gia tích cực vào các định chế thương mại,

tài chính, tiền tệ có sức chi phối lớn như WTO, IMF, WB và ADB là biện pháp có giá trị

hữu hiệu nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý tiên tiến,... Mặt khác, thông qua

các định chế toàn cầu đó, Việt Nam đã đảm bảo được lợi ích của mình, chống lại các xu

thế tiêu cực, bảo vệ tính ổn định của nền kinh tế, thực chất là bảo vệ độc lập và lợi ích dân

tộc trước những tác động đa chiều của quá trình toàn cầu hoá hiện nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có quan hệ với nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài

(NGO). Hiện nay, có khoảng 600 tổ chức NGO đang thực hiện dự án tại 61 tỉnh thành của

Việt Nam [66, tr.234]. Thông qua việc thực hiện các chương trình dự án, nhiều mô hình,

phương pháp và biện pháp hoạt động đã được áp dụng có hiệu quả và được nhân rộng ở

nhiều địa bàn khác của Việt Nam. Nhiều cá nhân và tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại

Việt Nam đã lên tiếng hoặc đứng ra bảo vệ các lợi ích chính đáng của Việt Nam như đòi

Mỹ phải có trách nhiệm trong việc giải quyết các hậu quả chiến tranh, phản đối các hoạt

động sai trái của Mỹ trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền,... Tuy nhiên, bên cạnh việc hợp

tác vì mục đích phát triển, Việt Nam cũng luôn đề cao cảnh giác trước việc nhiều tổ chức

phi chính phủ lợi dụng xúc tiến đầu tư để hoạt động tôn giáo hoặc can thiệp vào công việc

nội bộ, chống phá sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước ta

đang tiến hành.

118

Tiểu kết chương 3

Trước những biến động của tình hình thế giới và những đòi hỏi của công cuộc đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc, công tác đối ngoại của Việt Nam đã bước sang một trang mới

với những bước chuyển cơ bản cả tư duy lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Với đường lối đối

ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành

viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm mong

muốn hội nhập quốc tế của mình bằng tinh thần của một dân tộc yêu chuộng hoà bình,

đồng thời khẳng định sự song hành của mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất

nước, xây dựng thành công CNXH với quá trình đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,

dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới. Triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa

phương hoá, Việt Nam đã phát huy những hiệu quả tích cực, không chỉ tạo ra những sức

mạnh mới cho sự vận động của nền kinh tế đất nước, thích ứng nhanh với những chuyển

biến mau lẹ của tình hình thế giới, mà còn khẳng định vai trò của Việt Nam đối với các

mối quan hệ quốc tế nói chung. Từ đó tạo nguồn lực chắc chắn nhất cho thắng lợi của công

cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc.

Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới là nhất quán và

hiệu quả. Việt Nam đã từng bước phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước bên ngoài,

mở rộng và đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu và ổn định. Lần đầu tiên trong

lịch sử ngoại giao cách mạng, Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước láng

giềng, các nước trong khu vực, có quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế,

chính trị thế giới, các tổ chức quốc tế và khu vực, bạn bè gần xa, kết hợp giữa đa dạng hoá

với xác lập và củng cố quan hệ với các đối tác tin cậy, tạo thế đối ngoại cân bằng, ổn định

và vững chắc, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước.

119

Chương 4

NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2015 VÀ KINH NGHIỆM

4.1. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT

NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI

4.1.1. Thành tựu

Trong 30 năm đổi mới (1986 - 2015), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra

nhiều chủ trương, đường lối, biện pháp đối ngoại vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa kiên

định nguyên tắc để loại trừ các nguy cơ đe doạ chủ quyền quốc gia dân tộc và xây

dựng những định hướng cơ bản cho con đường phát triển đất nước. Cùng với đó là

sự đồng tình, chung sức của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong thực

hiện, triển khai chính sách đối ngoại. Mặt khác, những chủ trương, chính sách và

biện pháp đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã nhận được sự ủng hộ

nhiệt thành của bạn bè quốc tế. Nhờ đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã đạt

được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ

nền độc lập của dân tộc.

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát triển nhận thức, hình thành

đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới, hạn chế được những tác động tiêu cực

từ bên ngoài đến độc lập dân tộc

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ, củng cố độc

lập dân tộc, Việt Nam đã có những nhận thức mới về thời đại, các mâu thuẫn,

những đặc điểm, xu thế phát triển và tính chất của thời đại ngày nay. Đánh giá đầy

đủ hơn tính chất lâu dài của thời đại quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN lên

hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Thời đại

quá độ lên CNXH được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức đầy đủ hơn về cả nội

dung và phương hướng phát triển. Đó không phải là con đường thẳng tắp mà phải

qua nhiều chặng, nhiều giai đoạn và chứa đựng những bước đi quanh co, phức tạp,

thậm chí có cả những bước thụt lùi lớn. Tính chất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại

120

đan xen giữa CNXH và CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, tính chất vừa hợp

tác, vừa đấu tranh giữa CNXH và CNTB trên bình diện quan hệ quốc tế còn diễn ra

lâu dài và là quy luật tất yếu của lịch sử.

Nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tình hình thế giới và khu vực

cũng luôn đổi mới và thực tế hơn theo từng điểm mốc thời gian qua các kỳ đại hội.

Đã chuyển từ cách nhìn thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn

toàn diện hơn, coi thế giới như môi trường tồn tại, phát triển của Việt Nam. Nét nổi

bật trong nhận thức mới của Việt Nam về quốc tế là đã đánh giá toàn diện tình hình

thế giới và khu vực, thấy được cả những thách thức và cơ hội mới đặt ra, từ đó kịp

thời đề ra chính sách phù hợp với chiều hướng phát triển của khu vực và thế thới.

Về môi trường quốc tế, Việt Nam đã nhận định rõ môi trường quốc tế hiện nay

là các nước, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, cùng tồn tại hòa

bình, hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Về cục diện thế giới, Việt Nam nhận định cục diện thế giới đa cực ngày càng

rõ hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh,

đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và nhìn chung đều tránh đối đầu với Mỹ. Các nước

đang phát triển, nhất là các nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội mới và

cả những thách thức mới trên con đường phát triển. Tuy nhiên, trước những biểu

hiện của chủ nghĩa thực dân cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa

thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế thì vấn đề đặt ra đối với hầu hết

các nước đang phát triển là làm sao không để các nước lớn thâu tóm, áp đặt hoặc lôi

kéo vào những tập hợp lực lượng bất lợi trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong quan

hệ với các nước lớn khác.

Nhận thức đúng về các xu thế phát triển chủ yếu của thế giới cũng là một biểu

hiện rõ nét trong sự phát triển nhận thức về quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt

Nam. Theo quan niệm của Đảng, cách mạng KH-CN và xu thế TCH tác động đến

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cách mạng khoa học - công nghệ là động lực thúc

đẩy lực lượng sản xuất phát triển chưa từng thấy, cùng với đó là xu thế TCH với

mặt tích cực của nó đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia tận dụng

các nguồn lực để phát triển. Nhưng bên cạnh đó, các tập đoàn tư bản, các nước phát

121

triển với ưu thế của mình đang chi phối cách mạng KH-CN và xu thế TCH nhằm

tăng cường sự thống trị của họ, gây ra không ít khó khăn cho các nước đang phát

triển. Cùng với đó, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng

lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao,

thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia,... tiếp tục diễn biến phức tạp. Cạnh

tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị

trường, công nghệ, vốn,... giữa các nước ngày càng gay gắt.

Đối với khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, Đảng và Nhà

nước Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc hơn không chỉ những tiềm năng, mà cả

những thách thức nảy sinh tại đây. Theo nhận định, châu Á - Thái Bình Dương, trong

đó có khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng; là khu

vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhưng tồn tại nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp

lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực trên Biển Đông tiếp tục diễn biến gay gắt.

ASEAN tuy còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng

trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế ở khu vực.

Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã đổi mới nhận thức về hợp tác và đấu

tranh, từ quan niệm “địch - ta”, chuyển sang cách nhìn nhận có tính biện chứng về

đối tác và đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc trong từng hoàn cảnh cụ

thể. Theo đó, những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng

quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của

Việt Nam. Và bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. Với sự nhìn nhận biện chứng

này thì trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta

nên cần có biện pháp và hình thức đấu tranh thích hợp; còn trong mỗi đối tượng vẫn

có mặt cần tranh thủ, hợp tác.

Nhận thức đúng nội dung, tính chất của thời đại cũng như cục diện và tình

hình thế giới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trên cơ sở nhận thức như vậy,

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đổi mới tư duy, đề ra đường lối, chiến lược đối

ngoại phù hợp, làm gia tăng quan hệ của Việt Nam đối với thế giới, tận dụng tốt các

mối quan hệ quốc tế, các nguồn lực của thế giới để phát triển; đồng thời cũng loại

122

bỏ được những tác động tiêu cực từ bên ngoài tác động vào trong nước, bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

Thứ hai, Việt Nam đã phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối

ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, từ đó hạn chế được những nguy

cơ đe dọa đối với độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, các thế lực thù địch tăng cường bao vây, cấm

vận đối với Việt Nam làm cho tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam lâm vào khủng

hoảng trầm trọng. Một trong những vấn đề trở ngại nhất trong quan hệ giữa các

nước khu vực và thế giới, và là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị cô lập về

mặt ngoại giao đó là vấn đề Campuchia. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đảng đã

có những quyết định đúng giải quyết các trở ngại trong quan hệ Việt Nam với các

nước láng giềng và khu vực. Năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân khỏi

Campuchia, và năm 1991, Hiệp định Pari về vấn đề Campuchia được ký kết. Sự

kiện này chấm dứt đối đầu căng thẳng kéo dài giữa các nước trong cùng khu vực,

tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước. Năm

1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, không những mang lại cho Việt Nam khả năng

hợp tác về kinh tế, chính trị, an ninh, mà còn tạo tiền đề quan trọng để mở rộng

quan hệ với khu vực và thế giới.

Trước hết, với các nước láng giềng cùng chung biên giới, quan hệ hữu nghị

đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào được phía Lào đánh giá là

mối quan hệ mẫu mực, thuỷ chung đã được khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử

hai dân tộc và không ngừng được vun đắp, củng cố, xây dựng. Hiện nay, mối quan

hệ này tiếp tục được củng cố, xây dựng và có nhiều bước phát triển mới, nhất là

quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Nguyên

Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cayxỏn

Phômvihẳn khi tới dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản

Việt Nam (6-1991) đã khẳng định:

Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sinh ra từ

Đảng Cộng sản Đông Dương, có lý tưởng và mục tiêu chung như nhau. Mặc

dù hai đảng sẽ tiến hành đường lối thích hợp khác nhau với sự khác nhau

123

của tình hình môi trường của từng nước, nhưng cả hai đảng có khả năng ủng

hộ và giúp đỡ lẫn nhau bao gồm cả việc trao đổi kinh nghiệm [24, tr.278].

Cùng với đó, các cơ chế tiếp xúc cấp cao với những hình thức hợp tác phong

phú, hiệu quả giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước được duy trì, đổi mới

thường xuyên, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngày càng tiến triển theo hướng thực

chất hơn, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, bình đẳng, cùng có lợi,

dành sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt

giữa hai nước. Với nhiều yếu tố tương đồng về đặc điểm lịch sử, chính trị, xã hội, tư

tưởng và lại là láng giềng gần gũi có cùng chung biên giới, quan hệ Việt - Lào đã và

đang giữ vị trí rất quan trọng, phát huy vai trò nền tảng đối với quá trình củng cố,

bảo vệ độc lập dân tộc của cả hai quốc gia.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia phát triển tích cực theo phương châm “láng

giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện”. Sau khi Hiệp định Pari về

vấn đề Campuchia được cộng đồng quốc tế thừa nhận, cùng với đó là các vấn đề

biên giới lãnh thổ giữa hai nước đã được giải quyết theo hướng đối thoại hoà bình,

quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục được vun đắp trên cơ sở phát huy những

giá trị quan hệ truyền thống và từng bước đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu

quả, thực chất.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển, từ bình

thường hóa quan hệ (1991) đến xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

(2008) trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp lẫn nhau. Hợp tác

kinh tế và thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh là nét điển hình trong quan hệ hai

nước. Trung Quốc đang là một trong những đối tác lớn, nhà đầu tư quan trọng tại

Việt Nam.

Hai là, cùng với sự phát triển quan hệ với các nước láng giềng, quan hệ hữu

nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước khu vực ASEAN cũng được tăng cường

lên bước mới theo hướng ổn định, lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Việt Nam nỗ lực thực

hiện đầy đủ mọi cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, tích cực, chủ

động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn thành nhiều

trọng trách trước Hiệp hội, đóng góp thiết thực đối với mục tiêu xây dựng Cộng

124

đồng ASEAN, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ Kế

hoạch tầm nhìn ASEAN sau năm 2015 đúng lộ trình.

Ba là, thành tựu đối ngoại đổi mới của Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét

trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước lớn và các nước công nghiệp phát

triển. Việt Nam đã đưa quan hệ với các nước lớn vào khuôn khổ ngày càng ổn định,

chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, đã duy trì được quan hệ cân bằng với các nước

lớn, xử lý tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, có những bước đi chủ động

nhằm tạo sự đan xen lợi ích giữa các nước lớn với mình, vừa thúc đẩy quan hệ, vừa

giảm sức ép của các nước lớn trong những vấn đề liên quan đến độc lập, chủ quyền,

an ninh, lợi ích quốc gia không để đất nước rơi vào thế đối đầu, bị cô lập hay lệ thuộc.

Sự tăng cường các mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt

Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố môi trường hòa bình ổn định, mà còn

tạo thêm thế mới cho đất nước trên trường quốc tế. Quan hệ Việt - Mỹ không ngừng

tiến triển theo hướng ngày càng tích cực; quan hệ kinh tế - thương mại phát triển

nhanh; khoa học - công nghệ, giáo dục, nhân đạo và quốc phòng, an ninh được thiết

lập và ngày càng mở rộng. Hai bên nhất trí đưa quan hệ đối tác toàn diện, thúc đẩy

hợp tác, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi hướng đến

một bước phát triển mới cao hơn, ổn định hơn và hiệu quả hơn là quan hệ đối tác

chiến lược. Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản ngày càng

được thúc đẩy. Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong suốt

thời kỳ dài giúp Chính phủ Việt Nam có những điều kiện quan trọng để tiến hành

chuyển đổi nền kinh tế. Hiện nay, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế hàng đầu của

Việt Nam thông qua các dự án hợp tác đầu tư và chuyển giao giao công nghệ. Quan

hệ truyền thống Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng được củng cố, thúc đẩy trên

nhiều mặt theo hướng tăng cường tính hiệu quả thiết thực trên nền tảng của đối tác

chiến lược toàn diện để tương xứng với mối quan hệ vốn có được hình thành trong

lịch sử với Liên Xô trước đây. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vốn giàu truyền thống hữu

nghị lại được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Việt Nam - EU có

nhiều khởi sắc, hai bên nhất trí đưa quan hệ hợp tác lên bước mới là quan hệ đối tác

và hợp tác toàn diện.

125

Bốn là, Việt Nam cũng thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị hợp tác với các

nước bạn bè truyền thống và nhiều nước khác ở khu vực Đông Âu và Á - Phi - Mỹ

Latinh, các nước đang phát triển, các nước trong Phong trào Không liên kết, các

nước trong Cộng đồng Pháp ngữ. Kết quả của hoạt động đối ngoại với các nước này

đã mở rộng thêm vòng tay hữu nghị với bầu bạn quốc tế, góp phần tạo sự chuyển

biến tích cực trong hợp tác song phương, xây dựng sức mạnh tổng hợp trong cuộc

đấu tranh củng cố vị trí quốc gia, bảo vệ lợi ích chính đáng và nền độc lập dân tộc,

đồng thời đóng góp vào việc củng cố xu thế hòa bình, ổn định, phát triển hợp tác ở

các khu vực và trên thế giới.

Năm là, hoạt động ngoại giao đa phương đã có bước phát triển vượt bậc, góp

phần nâng cao hơn nữa vai trò và uy tín của Việt Nam tại các tổ chức và diễn đàn

quốc tế như Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, APEC, ASEM,

từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Với vị thế mới,

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng tại Liên hợp quốc. Nhờ đó, Việt Nam

được tín nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại các kỳ họp của Đại hội đồng Liên

hợp quốc, được bầu vào Hội đồng kinh tế - xã hội (ECOSOC) và Ban điều hành

chương trình phát triển (UNDP), Quỹ Dân số thế giới (UNPFA), Ủy ban Quyền con

người v.v… Trong quá trình này, Việt Nam luôn được các nước tín nhiệm và ủng

hộ. Tháng 10-2006, các nước châu Á đã nhất trí đề cử duy nhất Việt Nam vào vị trí

ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đặc biệt, lần

đầu tiên trong lịch sử, ngoại giao Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Ủy

viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và

Chủ tịch ASEAN năm 2010. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khá tích cực, chủ động

phát huy vai trò tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác, tích cực tham gia vào việc

giải quyết các vấn đề toàn cầu vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các

dân tộc và đẩy mạnh việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế.

Việc tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ

vật chất, tài chính tạo nên nguồn ngoại lực quan trọng, qua đó phục vụ đắc lực cho

quá trình phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ, củng cố

độc lập dân tộc.

126

Có thể thấy, mặc dù là một quốc gia độc lập theo định hướng XHCN, nhưng với

đường lối đối ngoại độc lập, chủ động, tích cực, linh hoạt của mình, Việt Nam từ thế bị

bao vây, cấm vận đã mở rộng quan hệ với hầu hết các nước, khai thông được quan hệ

với tất cả các nước lớn, tranh thủ được sự giúp đỡ đa dạng của nước ngoài và các tổ

chức quốc tế, đặc biệt là trong hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ. Đến

nay, Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 187 nước thuộc tất cả châu lục

và có quan hệ bình thường với tất cả nước lớn, các Ủy viên Thường trực của Hội đồng

Bảo an Liên Hợp quốc; có quan hệ thương mại với 232 quốc gia và vùng lãnh thổ; là

thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế [4]. Thế và lực của đất nước

ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng

cao hơn bao giờ hết. Đây là yếu tố mang lại sức mạnh to lớn đối với quá trình phát triển,

bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Thứ ba, hoạt động đối ngoại đã góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn

định chính trị - xã hội, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân

thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo Tổ quốc Việt Nam

XHCN. Do đó, hoạt động đối ngoại có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc

ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn can thiệp từ bên ngoài vào dưới nhiều

hình thức của các thế lực phản động hòng phá hoại chế độ mới, bảo vệ vững chắc

độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững an ninh chính trị nội

bộ và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập

dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, Việt Nam gặp nhiều khó khăn

trong triển khai các hoạt động đối ngoại do những nguyên nhân khách quan và chủ

quan. Vào thời điểm này, tình hình thế giới có những diễn biến mau lẹ và phức tạp,

nhất là sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông

Âu, các nước đế quốc tiến hành điều chỉnh chiến lược, can thiệp từng bước phá

hoại các nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam lại

được xác định là tiền đồn của CHXH ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, các thế lực

127

thù địch bên ngoài, đứng đầu là Mỹ tăng cường hoạt động phá hoại sự nghiệp

cách mạng của nhân dân Việt Nam một cách liên tục và quyết liệt hơn bằng

“diễn biến hòa bình”. Mục đích muốn xóa bỏ chế độ xã hội XHCN mà nhân dân

Việt Nam đang xây dựng của các thế lực thù địch là không đổi, nhưng biện pháp

can thiệp, chống phá được chúng thay đổi. Hình thức chống phá cũng rất đa dạng,

cùng với sự chống phá về chính trị, các lực lượng thù địch còn dùng các thủ đoạn

“chuyển hoá” gây sức ép về kinh tế, các chiêu bài viện trợ, hoạt động nhân đạo,

tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.... Địa bàn hoạt động rộng khắp từ các vùng biên

giới, các khu vực miền núi cao và ngay trong nội địa nước ta, các lực lượng thù

địch tiến hành thực thi chiến lược “diễn biến hoà bình” theo kiểu “mối xông

nhà” nhằm từng bước xâm nhập và gây bạo loạn, lật đổ ở Việt Nam. Trước

những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch, công tác đối ngoại

phải thực hiện nhiệm vụ: “phát triển các quan hệ song phương và đa phương phù

với lợi ích của đất nước, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ quốc gia, kịp thời xử lý các tình huống không để nước ngoài tạo cớ

can thiệp, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột” [118, tr.746]. Thông qua hoạt

động đối ngoại, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, đối thoại cởi mở,

thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền với Mỹ và phương Tây nên đã ngăn

chặn, đẩy lùi mưu toan lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc

tộc để thực hiện “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ ở Việt Nam. Những

thắng lợi trong việc tiêu diệt những kẻ cầm đầu và đập tan “Nhà nước Đềga độc

lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khơme Crôm độc lập” ở Tây Nam Bộ, “Nhà

nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ do các đối tượng phản động lập ra mà

không để cho các thế lực thù địch bên ngoài có cơ hội can thiệp là những điển

hình cho ý chí đoàn kết bảo vệ độc lập dân tộc và tinh thần cảnh giác cách mạng

của nhân dân ta, đồng thời cho thấy đường lối đối ngoại đúng đắn phù hợp của

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mang lại những thành công to lớn.

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ

đối ngoại, Việt Nam tiếp tục làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con

người và sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị với

128

nhân dân các nước, tạo thuận lợi để giải quyết những vấn đề còn bất đồng với các

nước bằng đối thoại, thương lượng hòa bình. Đặc biệt, trong quan hệ với các nước

lớn, các nước tư bản phát triển, nhất là với Hoa Kỳ, hoạt động đối ngoại đã phát huy

tính năng của mình. Thông qua quá trình quan hệ ngoại giao, đấu tranh và hợp tác,

trên cơ sở quán triệt phương châm “gác lại quá khứ, hướng về tương lai”, Liên hợp

các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã cùng với Hội Việt - Mỹ và Quỹ hòa bình và phát

triển Việt Nam tổ chức thành công hội thảo “Quan hệ Việt - Mỹ tăng cường hiểu biết,

hướng tới tương lai”. Đồng thời tổ chức đón các đoàn khách người Mỹ, người

Canađa vào thăm và làm việc tại Việt Nam. Và cũng chính từ những chuyến đi tới

Việt Nam, được chứng kiến đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách,

yêu hòa bình, tự do, đấu tranh vì chính nghĩa mà “các đoàn khách Mỹ sau khi thăm

và tìm hiểu Việt Nam về nước đã góp phần đấu tranh với những dư luận xuyên tạc sự

thật về tình hình nhân quyền, tôn giáo, tình hình Tây Nguyên của Việt Nam, thúc đẩy

quan hệ Việt - Mỹ phát triển” [86, tr.297]. Nhờ đó, hình ảnh đất nước và con người

Việt Nam được cải thiện rõ rệt trong lòng bạn bè quốc tế, ủng hộ Việt Nam trong việc

đấu tranh chống lại các thế lực phản động, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và

tôn giáo, gây bất ổn định về chính trị xã hội ở Việt Nam.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam

đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, xem đây là kinh nghiệm trong việc xử lí các

vấn đề xung đột trên thế giới. Cùng với cái nhìn thiện cảm với Việt Nam là quá trình

các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam ngày càng

nhiều hơn trong công cuộc đổi mới. Nhờ đó, công cuộc đổi mới toàn diện của Việt

Nam đã từng bước đi vào cuộc sống, nền kinh tế có những bước phát triển mới, đời

sống nhân dân được cải thiện. Việt Nam đã vượt qua được những thách thức lớn, đặc

biệt là những tác động từ sự sụp đổ của Liên Xô, vốn được xác định là “cơn chấn động

chính trị và sự hụt hẫng về thị trường” như Báo cáo Chính trị Đại hội IX (2001) của

Đảng đã đánh giá. Chúng ta đã không để bị cuốn hút vào cuộc khủng hoảng tài chính -

tiền tệ ở Đông Nam Á những năm 1997-1998 [65, tr.204-205]. Do đó, chế độ XHCN ở

Việt Nam tiếp tục được củng cố vững chắc, độc lập dân tộc được đảm bảo. Từ kết quả

của những thắng lợi ấy, đã hình thành những bài học quý giá, đó là kết hợp sức mạnh

129

dân tộc với đoàn kết quốc tế, kiên quyết đấu tranh loại bỏ âm mưu chống phá của các

thế lực thù địch, đổi mới các hoạt động đối ngoại gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội

và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong công cuộc bảo vệ độc lập của Việt Nam.

Thứ tư, hoạt động đối ngoại tạo thuận lợi để Việt Nam giải quyết tốt các vấn đề

biên giới, lãnh thổ, biển, đảo với các nước liên quan, góp phần bảo vệ độc lập dân

tộc, chủ quyền quốc gia

Thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước

trong xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, công tác đối ngoại

Việt Nam luôn kiên định bảo vệ và đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết. Với

tinh thần đó, hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những đóng

góp quan trọng vào công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, cụ thể là:

Về vấn đề biên giới, lãnh thổ trên đất liền, Việt Nam đã ký được Hiệp ước phân

định biên giới trên đất liền, hoàn thành việc phân định biên giới và công tác phân giới

cắm mốc trên đất liền với các nước láng giềng.

Với Trung Quốc, sau khi Hiệp ước hoạch định biên giới được hai nước Việt

Nam - Trung Quốc ký kết (1999), công tác phân giới cắm mốc đã cơ bản hoàn

thành với 1.970 cột mốc vào ngày 31-12-2008. Hai nước đã giải quyết dứt điểm

vấn đề biên giới trên đất liền. Đây được xem là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng

đại trong quan hệ hai nước. Sau hàng chục năm đàm phán gay go, phức tạp, cuối

cùng một đường biên giới chính thức đã được xác định giữa hai nước, tạo ra sự

ổn định pháp lý trong quan hệ giữa hai nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước

xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc

giới hiện đại. Đây cũng chính là kết quả của quá trình đấu tranh kiên trì, giữ

vững nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; là cơ sở pháp lý để

Việt Nam bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng

đường biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định,

lâu dài, hợp tác và phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt

Nam - Trung Quốc.

Với Lào, tháng 3-1990, Việt Nam ký với Lào Hiệp định quy chế biên giới,

đến tháng 7-2013, trên toàn tuyến hai nước đã cắm 792 cột mốc. Đây là cơ sở để

130

Việt Nam và Lào cùng nhau xây dựng đường biên giới ổn định, đảm bảo an ninh,

an toàn, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ

quốc gia. Có thể nói, Lào có vị trí địa - chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối

với an ninh, ổn định chính trị và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Việt

Nam, cho nên nếu biên giới giữa Việt Nam và Lào ổn định, được bảo vệ tốt sẽ

ngăn chặn hoặc giảm thiểu được tác động xấu đến độc lập, chủ quyền dân tộc của

Việt Nam từ các lực lượng phản động lấy địa bàn nước bạn làm căn cứ trú chân.

Với Campuchia, mặc dù vấn đề biên giới có nhiều điểm phức tạp hơn. Tuy nhiên,

với mong muốn xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình,

hữu nghị và ổn định lâu dài, Việt Nam đã nỗ lực đàm phán cùng với Campuchia giải

quyết các vấn đề còn tranh chấp nhằm tiếp tục hoàn thành việc phân giới cắm mốc giữa

hai nước. Đến ngày 24-6-2012, theo kế hoạch đề ra, hai bên đã cắm cột mốc 314, là cột

mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Lễ khánh

thành được tiến hành trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Biên

giới giữa Việt Nam và Campuchia dần đi vào ổn định.

Có thế nói, cho đến nay, Việt Nam đã giải quyết xong về cơ bản vấn đề biên giới

lãnh thổ với các nước láng giềng. Đã xây dựng xong hệ thống cột mốc phân giới với

Trung Quốc và Lào, tiếp tục hoàn thành việc xây dựng cột mốc với Campuchia. Đây là

thành công quan trọng của đối ngoại Việt Nam, đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho

công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Về biên giới trên biển, thời gian qua, mặc dù vẫn còn những bất đồng, nhất

đề vấn đề Biển Đông, nhưng nhìn một cách tổng thể, Việt Nam đã giải quyết tốt

vấn đề biển, đảo với các nước liên quan không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế biển mà còn thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh trên biển, góp phần

bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia. Với Trung Quốc, cùng với việc

phân định, cắm mốc trên đất liền, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định về

phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá (2000), góp phần xây

dựng môi trường hòa bình và hợp tác cho nhân dân hai nước. Với các nước trong

khu vực, Việt Nam đã đàm phán thành công và ký thỏa thuận với Malaixia về việc

cùng thăm dò, khai thác chung vùng chồng lấn rộng khoảng 2.800 km2 (1992).

131

Với Thái Lan, sau một thời gian đàm phám, hai nước đã ký Hiệp định về phân

định ranh giới trên biển (1997) và được xem là Hiệp định đầu tiên về phân định

trên biển mà Việt Nam đạt được với một quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam cũng

đã ký thỏa thuận hợp tác cùng khai thác dầu khí với Thái Lan và Malaixia trên

vùng chồng lấn giữa 3 nước; đạt được thỏa thuận về chín nguyên tắc ứng xử cơ

bản ở Biển Đông với Philíppin (1995). Bên cạnh đó, Việt Nam ký Hiệp định với

Inđônêxia về giải pháp cho vùng tranh chấp khoảng 37.000 km2 ngày 26-6-2003

[99, tr.168]. Kết quả này đã tạo hành lang pháp lý để Việt Nam cùng các nước khu

vực tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam và các nước ASEAN cùng với Trung Quốc xây dựng và thực hiện

Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và hiện đang cố gắng đạt

tới một bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC). Trước tình hình ngày càng

phức tạp do Trung Quốc gây ra những năm gần đây, Việt Nam đã kiên trì đàm

phán với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của nhau,

giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế,

nhưng kiên quyết đấu tranh trước các hoạt động vi phạm chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ

và chủ quyền quốc gia dân tộc.

Như vậy, việc giải quyết hòa bình và hiệu quả vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển,

đảo giữa Việt Nam với các bên liên quan là thành tựu nổi bật, hết sức quan trọng

của hoạt động đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới. Đứng trước những thách thức

về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, hoạt động đối ngoại làm cho thế giới hiểu rõ cơ sở

lịch sử và pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo của Việt Nam, qua đó, cộng

đồng quốc tế lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ

quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhất là trong đấu tranh với

Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ năm, hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế được mở rộng,

giúp Việt Nam tranh thủ được nhiều nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao nội lực

quốc gia, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

Là một dân tộc vốn từ thân phận nô lệ, tự đứng lên để giành lấy độc lập cho

132

dân tộc mình và bắt tay vào công cuộc bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước từ

trình độ sản xuất kém phát triển với nền kinh tế nghèo nàn và bị chiến tranh tàn phá

nặng nề, nhân dân Việt Nam hiểu rất rõ độc lập về chính trị không phải là tất cả.

Nếu đất nước đã độc lập mà người dân vẫn nghèo đói thì nền độc lập đó không có ý

nghĩa và càng không thể có sức mạnh tự bảo vệ. Mục tiêu hàng đầu là phát triển

kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chỉ như vậy

mới tạo lập được sức mạnh quốc gia thực sự, tạo sức đề kháng tốt để chống lại các

thế lực thù địch vẫn đang dùng mọi thủ đoạn chống phá hòng tước đoạt thành quả

cách mạng của nhân dân ta. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại có

vai trò quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực, góp phần tạo dựng vị thế đất nước là

một hướng đi đúng đắn mang tính đột phá, phù hợp xu thế và mang lại những hiệu

quả lớn cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Thành tựu mà hoạt động đối ngoại, trước hết là hoạt động kinh tế đối ngoại

mang lại cho Việt Nam là rất lớn. Kết quả đặc biệt quan trọng là Việt Nam đã mở

rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn lực quốc tế nhằm phục vụ phát triển và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới (1986 - 1990)

hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa

Đông Âu và Liên Xô. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đối ngoại Việt Nam

là thúc đẩy các quan hệ kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phục vụ cho

sự nghiệp đổi mới. Năm 1987, Việt Nam thông qua luật đầu tư nước ngoài, tạo hành

lang pháp lý thông thoáng cho việc thu hút các nhà đầu tư, viện trợ nước ngoài vào

Việt Nam. Từ đây, ngoài nguồn vốn, hàng hoá và kĩ thuật mà các nước XHCN Đông

Âu và Liên Xô viện trợ, nhiều nước và tổ chức quốc tế cũng tăng cường viện trợ cho

Việt Nam, đáng kể nhất là các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc. Tính đến cuối

những năm 1980, Liên hợp quốc chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam,

viện trợ không hoàn lại đã đạt con số trên 630 triệu USD [111]. Liên hợp quốc cũng

đã nâng mức hỗ trợ cho Quỹ Phát triển Nông nghiệp, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

Văn hóa Liên hợp quốc, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Nhật Bản,... cũng

dành cho Việt Nam những nguồn viện trợ lớn. Những khoản tài trợ này có tác động

133

rất to lớn đến quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, củng cố quốc phòng và từng

bước tiến hành công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Từ năm 1991 đến nay, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại,

kết hợp chặt chẽ giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, mở rộng môi trường

quan hệ chính trị quốc tế nhằm phát triển kinh tế và từng bước hội nhập, Việt Nam đã

đạt được những thành tựu to lớn trực tiếp tác động đến sự thay đổi của bộ mặt kinh tế

đất nước. Từ chỗ quan hệ kinh tế chủ yếu với các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô,

Việt Nam đã thể hiện những bước đi độc lập, tự chủ của mình trên con đường chuyển

biến sang hợp tác, đầu tư quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực từ các nước trên thế

giới phục vụ mục tiêu phát triển. Từ chỗ chủ yếu nhận các nguồn viện trợ từ các nước

sang quan hệ đối tác, bạn hàng, các nhà đầu tư trên nguyên tắc cùng có lợi. Đây là

một trong những thay đổi lớn, bắt nguồn từ quá trình đổi mới đường lối đối ngoại của

Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường

do Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, mở ra quan hệ buôn bán rộng rãi với

nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhìn tổng thể, giá trị xuất nhập khẩu hàng

hóa của Việt Nam tăng mạnh, năm 1996, giá trị xuất khẩu mới chỉ đạt 7255,9 triệu

USD, năm 1999 đạt 11541,4 triệu USD, thì đến năm 2011 đạt 96905,7 triệu USD; về

giá trị nhập khẩu hàng hóa, từ năm 2000 đến năm 2011 cũng tăng mạnh, nếu năm

2000 là 15636,5 triệu USD, thì đến năm 2011 đạt 106749,9 triệu USD [86, tr.288].

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 349,2 tỷ USD và lần đầu

tiên Việt Nam có thặng dư thương mại 2,68 tỷ USD [10].

Một trong những thành quả thể hiện rõ nét nhất của hoạt động đối ngoại đổi

mới, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam là số dự án, số vốn đầu tư nước

ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Trong ba mươi năm kể từ khi Luật đầu tư

nước ngoài được ban hành năm 1987 đến hết năm 2016, Việt Nam thu hút được

tổng số vốn đăng ký FDI lên đến 336,757 tỷ USD, trong đó giải ngân được 154,494

tỷ USD [168, tr.31]. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã thu

hút được nguồn vốn lớn tài trợ phát triển song phương và đa phương. Các tổ chức

chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp quốc vẫn tiếp tục viện trợ cho

Việt Nam ở một số lĩnh vực; một số tổ chức tài chính lớn của thế giới như Ngân

134

hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) cũng đã tài trợ tín dụng

cho Việt Nam. Đáng chú ý, nguồn vốn phát triển triển chính thức (ODA) mà các

nhà tài trợ dành cho Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển

của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, đây là nguồn tài chính quan trọng để nhà

nước đầu tư vào các công trình kinh tế, cơ sở hạ tầng, các dự án xóa đói giảm nghèo.

Trong giai đoạn 1993 - 2011, có tổng số 23 nhà tài trợ cho các chương trình, dự án

ODA của Việt Nam, trong đó, các nhà tài trợ hàng đầu, như ADB (12 chương trình,

dự án), Nhật Bản (12 chương trình, dự án), WB (12 chương trình, dự án) và Pháp

(11 chương trình, dự án) [86, tr.292]. Hiện Việt Nam đã được xếp vào nhóm 15

quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới. Cộng đồng tài trợ quốc tế hoạt động thường

xuyên ở Việt Nam đã lên tới 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và

23 nhà tài trợ đa phương. Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được vốn ODA từ 600 tổ

chức phi chính phủ quốc tế [66, tr.234]. Nhờ các nguồn vốn nước ngoài, cùng với

việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước, các ngành kinh tế trọng yếu của

Việt Nam như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, tài chính, ngân hàng, giao

thông vận tải,... đã có bước phát triển.

Nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng

đã khắc phục được những hạn chế trong việc sử dụng công nghệ lạc hậu so với thế

giới. Bước vào công cuộc đổi mới, đa số các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công

nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, 76% máy móc,

dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950-1960; phần lớn các doanh

nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và năng lực cạnh tranh trên thị

trường còn yếu [86, tr.293]. Hiện nay, thông qua mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,

các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận được công nghệ và các trang thiết bị hiện đại

của thế giới. Nhiều ngành công nghiệp do đó có bước phát triển và trở thành những

ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước như

khai thác dầu khí, luyện kim, công nghệ chế tạo, bưu chính viễn thông, lắp ráp ô tô,

xe máy, công nghệ thông tin,... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tiếp thu được những

kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước phát triển; một lượng lớn cán bộ khoa học

kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý kinh doanh Việt Nam được đào tạo ở

135

nước ngoài là nguồn lực hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy nhanh quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ những thành quả của hoạt động đối ngoại, nền kinh tế Việt Nam có nhiều

khởi sắc, các lĩnh vực của đời sống xã hội như: giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ,

an sinh xã hội cũng từng bước phát triển, đời sống của người dân từ thành thị đến

nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam đã được

đổi thay rõ rệt. Những thay đổi theo hướng tích cực trong tăng trưởng và cơ cấu nền

kinh tế cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội đã tạo nên nền tảng quan trọng,

khẳng định sự vững chắc của công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc mà nhân dân Việt

Nam đang tiến hành.

4.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được rất đáng ghi nhận, hoạt động đối ngoại

nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam vẫn còn có một số hạn chế, yếu

kém, đòi hỏi phải khắc phục để có thể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai

đoạn cách mạng về sau.

Một là, trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp những

chuyển biến mau lẹ, phức tạp của tình hình, công tác nghiên cứu, dự báo chiến

lược còn yếu ảnh hưởng đến việc bảo vệ độc lập dân tộc

Diễn biến tình hình thế giới thời gian qua thay đổi khó lường, sự xoay chuyển,

biến đổi liên tục của tình hình thế giới, khu vực đòi hỏi các nước, trong đó có Việt

Nam phải có sự dự báo mang tính chiến lược, dài hạn để thích ứng kịp thời nhằm

giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế, qua đó bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, ở nhiều thời điểm, trong

nhận thức và chỉ đạo thực tiễn có lúc chưa theo kịp những chuyển biến mau lẹ, phức

tạp của tình hình [157, tr.5]; công tác dự báo chiến lược của Việt Nam còn hạn chế,

chưa nhận thức đúng và đầy đủ những khó khăn của tình hình cách mạng thế giới,

chưa nhận thức kịp thời những xu thế mới đang diễn ra trên thế giới, chưa nhận diện

đầy đủ sự phức tạp của quan hệ chính trị quốc tế, nhất là quan hệ giữa các nước lớn.

Trong đó đáng chú ý là do chưa nhận thức một cách sâu sắc mối quan hệ tương tác,

tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và nền kinh tế, nhất là trong xử lý mối

136

quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, chúng ta còn nhiều lúng túng bị động. Hoặc không

thấy hết được những cơ hội cũng như những thách thức, khó khăn mà Việt Nam sẽ

phải đương đầu trong quá trình hội nhập quốc tế nên chưa kịp thời đổi mới chủ

trương, chính sách đối ngoại phù hợp nên ở một số trường hợp còn bị động đối phó

với tình hình, thiếu chủ động tấn công trong một số vấn đề như: vấn đề tranh chấp

biển, đảo, biên giới lãnh thổ; vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo,...

Mặc dù đã xác định vấn đề đối tác và đối tượng trong quan hệ đối ngoại

nhưng nhận thức và việc vận dụng sách lược đối với một số đối tượng quan trọng

còn thiếu thống nhất và linh hoạt; sự phối hợp giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh

trong quan hệ với một số đối tác còn nhiều bất cập. Vẫn còn tồn tại tư tưởng chủ

quan duy ý chí, tuyệt đối hoá các mối quan hệ chiến lược trong khi không phát huy

hết năng lực mở rộng các đối tác mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

của quá trình hợp tác, nhất là hợp tác đầu tư thương mại. Đặc biệt là tư duy ý thức

hệ có lúc cản trở tiến trình đổi mới chủ trương, chính sách đối ngoại và quan hệ đối

ngoại của đất nước. Ví dụ như trong quan hệ với Trung Quốc thời kỳ đầu đổi mới,

do chưa thoát khỏi những ràng buộc về ý thức hệ, không xác định lập trường kiên

định giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh trong mối quan hệ này. Điều này ít nhiều ảnh

hưởng đến việc xác định chiến lược đối ngoại đúng đắn, nhất là trong chiến lược đối

ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.

Hai là, chưa tạo được cơ sở vững chắc, ổn định, lâu dài trong quan hệ với

các nước, đặc biệt là các nước lớn, do vậy ít nhiều ảnh hưởng đến việc huy động

sức mạnh bảo vệ độc lập dân tộc

Trong thời đại ngày nay khi mà lợi ích độc lập dân tộc luôn bị thách thức bởi

hiện tượng cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế của các nước lớn, các nước

có quyền lợi, lợi ích hoặc tự cho rằng mình có lợi ích liên quan thì việc xây dựng sự

đan xen về lợi ích với các nước lớn thực sự cần thiết đối với chiến lược ngoại giao

của các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam có lúc còn

lúng túng trong quan hệ với các nước lớn; bị động do chưa nắm bắt kịp thời những

chuyển động trong chính sách của các nước lớn và trong hệ thống quan hệ quốc tế.

Chưa tạo dựng được quan hệ hợp tác thật sự ổn định, lâu dài, vững chắc, chưa xây

137

dựng được lợi ích đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau với các nước lớn. Trong quan hệ với

các nước láng giềng và khu vực, chúng ta mới bước đầu tạo dựng được khuôn khổ

quan hệ chiến lược ổn định, lâu dài với một số đối tác chính, chưa thật sự chủ động,

còn dè dặt, thậm chí bị động đối phó với những vấn đề nhạy cảm và mới nảy sinh.

Hơn nữa, Việt Nam chưa có một nhận thức thống nhất về vị trí vai trò của ASEAN

và vì thế quan hệ với ASEAN hiện vẫn còn chờ đợi để phát huy một cách cao độ.

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao với 187

nước, quan hệ kinh tế với 232 nước và vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ

chức quốc tế và khu vực, nhưng trên thực tế quan hệ với nhiều nước chưa sâu, còn

mang tính hình thức và chưa đi vào thực chất, hiệu quả. Ngay như quan hệ với các

đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, Việt Nam hầu như chưa có sự phân biệt hoặc

có một chiến lược nhằm khai thác thế mạnh của các đối tác này. Hơn nữa, với đối

tác quan trọng là Mỹ, chúng ta vẫn chưa tạo dựng được mối quan hệ thật sự vững

chắc, mang tầm chiến lược, dù hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác toàn

diện với Mỹ, nhưng để đạt đến một quan hệ đối tác chiến lược thì đang gặp phải

nhiều vướng mắc mà có phần từ phía chính chúng ta.

Ba là, sự phối hợp trong các lĩnh vực đối ngoại có lúc chưa thực sự hiệu quả, thông tin đối ngoại đôi khi còn chậm, thiếu nhạy bén làm giảm sức mạnh bảo vệ độc lập dân tộc từ hội nhập quốc tế mạng lại

Vì chưa xây dựng được cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại

giữa các cấp bộ, ngành. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương chưa thật đồng

bộ nên trong một số trường hợp còn bị động, lúng túng ảnh hưởng đến hiệu quả

chung của công tác đối ngoại. Mặc dù xác định phải tăng cường cả hoạt động đối

ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, nhưng trên thực tế đối

ngoại nhân dân chưa phát huy hết sức mạnh của mình. Chưa thật chủ động và tích

cực giao tiếp trên kênh đảng, còn có tư tưởng e ngại việc giao tiếp trên kênh đảng

ảnh hưởng đến việc giao tiếp trên kênh nhà nước. Cần kiên quyết khắc phục tư

tưởng này, vì thực tiễn đối ngoại của cả hệ thống chính trị của Việt Nam trong ba

thập kỷ qua đã cho thấy mối quan hệ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và

đối ngoại nhân dân là mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Các mối

138

quan hệ đối ngoại của Đảng thúc đẩy phát triển quan hệ về mặt Nhà nước và tạo

điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân. Sự phối hợp giữa các trụ cột ngoại

giao chưa đồng bộ nên hiệu quả không đồng đều, trong khi ngoại giao kinh tế đem

lại một số kết quả khả quan, thì ngoại giao văn hóa lại chưa phát huy được thế mạnh

của mình, ngoại giao quốc phòng mới chỉ bắt đầu nhưng vẫn chưa tương xứng với

tầm quan trọng của nó.

Đứng trước những yêu cầu mới của hoạt động đối ngoại trong bối cảnh toàn

cầu hoá và hội nhập quốc tế, Việt Nam vẫn chưa có sự chú trọng cần thiết và đầu tư

thoả đáng trên tầm chiến lược cho việc nghiên cứu cơ bản về tiến trình toàn cầu hoá

nhằm chỉ rõ những tác động chung cũng như những tác động mang tính đặc thù đối

với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Từ đó còn hạn chế, bị động trong việc

xử lý các thông tin mang tính toàn cầu cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá

trình hội nhập của đất nước. Nhất là trong điều kiện thời đại bùng nổ thông tin và

kết nối không gian thông tin toàn cầu, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt

đầu, mọi sự kiện lớn nhỏ trong nước đều được các phương tiện truyền thông nước

ngoài đưa tin, lan tỏa nhanh chóng đến dư luận quốc tế; nhiều vấn đề đối nội trở

thành những vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, vẫn còn có lúc việc xử lý những vấn đề

trong nước đã không tính đến một cách đầy đủ phản ứng quốc tế. Công tác thông tin

đối ngoại còn bị động, thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao, hình thức còn

nghèo nàn.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

Qua 30 năm thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, hoạt động đối ngoại của

Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, giúp phá vỡ sự bao vây, cô lập của

các thế lực thù địch, mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương, đa dạng, góp

phần đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững độc lập dân tộc

trong điều kiện thế giới có nhiều biến động khó lường. Từ thực tiễn hoạt động đối

ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm

2015 với những thành công và hạn chế nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm

nhằm góp phần nhận thức và tăng cường hiệu quả công tác đối ngoại nhằm bảo vệ

độc lập dân tộc và phát triển đất nước của Việt Nam trong thời gian tới.

139

Một là, luôn xác định và đặt lên hàng đầu mục tiêu của đối ngoại là vì lợi

ích quốc gia, dân tộc; vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh

Lợi ích quốc gia dân tộc là tối cao, là yếu tố hàng đầu cần phải đảm bảo trong

quá trình đổi mới tư duy đối ngoại nói chung và thực tiễn triển khai hoạt động đối

ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói riêng. Tất cả những vấn đề đổi mới,

chuyển biến trong tư duy và hoạt động đối ngoại đều dựa trên lợi ích của toàn dân

tộc. Vấn đề quan trọng là, phải căn cứ vào tình hình khu vực và quốc tế, vào tương

quan lực lượng, từ đó xác định mục tiêu đối ngoại cho phù hợp và sát thực với từng

giai đoạn lịch sử cụ thể nhằm bảo đảm ở mức cao nhất lợi ích của quốc gia dân tộc.

Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đặt mục

tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống

nhất với nhau. Bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một

nước Việt Nam XHCN giàu mạnh. Xây dựng một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh

là phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó.

Trong quan hệ quốc tế, khi xác định đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu,

bên cạnh việc Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại vì nhu cầu của đất nước, thì

cũng đồng thời phải xây dựng được lòng tin và quan hệ thân thiện, trên cơ sở xác

định lợi ích của các đối tác, cố gắng đạt được sự song trùng về lợi ích với họ. Có

nghĩa là, không chỉ yêu cầu các nước tôn trọng lợi ích của Việt Nam mà còn phải

hiểu và cũng tôn trọng lợi ích của các nước khác, không thể tồn tại lợi ích dân tộc

hẹp hòi, mâu thuẫn với lợi ích chung của cồng đồng quốc tế. Chỉ như vậy, Việt

Nam mới tìm được tiếng nói chung, kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc với lợi ích

quốc tế, mới có thể có được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Trên thực tế, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lợi ích quốc gia dân tộc luôn

là mục tiêu phấn đấu của Đảng. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) đã

khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa

bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế”. Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX

(2003) nhấn mạnh việc bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc là một trong những mục tiêu then

chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khi khẳng định: “kiên định mục tiêu độc

lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để

140

phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã

hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của Tổ quốc” [7, tr.46-47]. Tuy nhiên, phải đến Đại hội

XI (2011) của Đảng, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia - dân tộc” mới được nêu rõ

trong phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị của đại hội. Điều này có ý

nghĩa rất quan trọng, khẳng định rõ hơn định hướng: Đảng hoạch định và triển khai

chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, từ đó tái khẳng định sự thống

nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. Khẳng định lợi ích

quốc gia dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Đảng và Nhà nước Việt Nam

luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại.

Trong giai đoạn hiện nay, trước những biến động hết sức phức tạp và nhanh chóng

của tình hình thế giới, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với cách

mạng Việt Nam, vấn đề lợi ích quốc gia dân tộc lại được Đảng và Nhà nước Việt Nam

đặc biệt coi trọng. Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong mục tiêu đối ngoại thời kỳ đổi

mới là bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất của Tổ quốc, bảo vệ những quyền dân tộc

cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam; bảo vệ

Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến

hòa bình” và bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; bảo vệ công

cuộc đổi mới theo con đường XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xét

đến cùng, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc thực chất là bảo vệ quyền lợi độc lập dân tộc và

quyền tự quyết dân tộc của Việt Nam.

Thực tế thời gian qua cho thấy, các nước lớn luôn tìm mọi cách chi phối trật tự

quốc tế, cũng đồng nghĩa với việc các nước lớn thường tác động, gây ảnh hưởng tới

các nước nhỏ (từ hình thức gây sức ép gián tiếp đến can thiệp trực tiếp), hi sinh lợi

ích của các nước nhỏ để thoả mãn lợi ích của các nước lớn. Vì vậy, việc giữ vững

độc lập, quyền tự quyết (lợi ích cao nhất) của các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam,

là một thách thức lớn. Hơn thế, trong xu thế toàn cầu hóa, nếu chấp nhận một thực

tế là thế giới ngày càng phẳng và trở nên lệ thuộc lẫn nhau, thì khả năng giữ độc lập

của một nước lại càng trở nên khó khăn hơn. Các xu hướng phi quốc gia, các hiện

tượng một số quốc gia chấp nhận từ bỏ, hoặc điều chỉnh hành vi của mình để thoả

mãn các đối tác kinh tế, thậm chí tự nguyện bỏ bớt chủ quyền quốc gia trên một số

141

mặt quan trọng như chính sách nhập cư, tài chính tiền tệ, quân sự, ngoại giao... đã

xuất hiện. Bên cạnh đó, các cuộc tranh luận về chủ quyền quốc gia trong nền kinh tế

toàn cầu hoá đã cho thấy các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đều gặp

phải những thách thức về quyền tự chủ khi phải đương đầu với các công ty đa quốc

gia. Vì vậy, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng XHCN luôn là đòi hỏi chính

đáng và bức thiết đối với Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế. Thực

tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải luôn xác định và đặt lên hàng đầu

vấn đề lợi ích quốc gia, dân tộc trong mục tiêu chính sách đối ngoại. Đồng thời,

phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách đối

ngoại với mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN, phải kết hợp được

sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng thành công một nước Việt

Nam XHCN giàu mạnh.

Hai là, luôn giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong quá trình thực hiện

đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập

quốc tế

Độc lập, tự chủ, bảo đảm lợi ích chính đáng của dân tộc là nguyên tắc và

nhiệm vụ hàng đầu của công tác đối ngoại. Để thực hiện điều đó, hoạt động đối

ngoại cần luôn xuất phát từ mục tiêu cách mạng, hoàn cảnh trong nước mà xác định

nguyên tắc, đối sách phù hợp với xu thế chính trị thế giới và tôn trọng quy luật

khách quan. Vì vậy, để đạt được và bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc, trong mọi

chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam đòi hỏi phải giữ vững nguyên tắc

độc lập, tự chủ. Chỉ có độc lập, tự chủ thì trong chủ trương chính sách và biện pháp

đấu tranh ngoại giao mới bảo vệ trọn vẹn lợi ích dân tộc mình. Có đường lối ngoại

giao độc lập, tự chủ mới chủ động tránh được sức ép của bên ngoài, bảo đảm được

những lợi ích của dân tộc. Điều này không có nghĩa là Việt Nam chủ trương theo

đuổi một chính sách dân tộc vị kỷ. Trong khi bảo vệ, đấu tranh cho lợi ích của dân

tộc mình, Việt Nam đồng thời cũng góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của

nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây không

chỉ là nguyên tắc mà còn là cơ sở để Việt Nam giành được những thắng lợi trong

hoạt động ngoại giao của mình. Song độc lập không có nghĩa là biệt lập, khép kín.

142

Hơn ai hết Việt Nam hiểu rằng chỉ có con đường hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn

với thế giới, linh hoạt trong xử lý các vấn đề quốc tế mới là phương cách để giữ nền

độc lập dân tộc một cách vững chắc nhất. Sức mạnh thời đại luôn là nguồn cổ vũ

quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay của thời đại.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam phải luôn khẳng định và bảo vệ

bằng được độc lập về mặt chính trị mà trước hết là từ việc tự chủ, tự quyết định,

không thể bị chi phối từ bên ngoài trong việc vạch ra đường lối, chính sách đối ngoại

phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình đất nước và phù hợp với xu thế phát

triển của thế giới. Trong hoạch định chính sách đối ngoại dĩ nhiên Việt Nam cần tham

khảo kinh nghiệm của nước ngoài nhưng không được bắt chước, rập khuôn máy móc

hoặc học tập giáo điều. Trong hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư, phải luôn tỉnh táo trước

những bài toán xâm nhập kinh tế, các chiêu bài viện trợ của các nước có tư tưởng

cường quyền, sử dụng biện pháp thoả hiệp kinh tế để can thiệp hoặc gây sức ép chính

trị với một nước có sức cạnh tranh nền kinh tế yếu như Việt Nam.

Thực tiễn quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa,

đa dạng hóa mà Đảng đề ra, Việt Nam luôn kiên định nguyên tắc chiến lược giữ

vững độc lập, tự chủ nhưng mặt khác linh hoạt, khéo léo về sách lược. Việt Nam đã

tiến hành mở cửa, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới không phân

biệt chế độ chính trị - xã hội theo hướng đa phương, đa dạng, qua đó củng cố, nâng

cao vị thế và phát triển đất nước, phát huy sức mạnh tự bảo vệ của dân tộc cùng với

sự kết hợp sức mạnh thời đại. Trong suốt tiến trình ấy, tính độc lập nhất quán của

đường lối đối ngoại Việt Nam luôn được thể hiện rất rõ, coi đó là nguyên tắc bất

biến trong quan hệ với thế giới nhằm khẳng định vị thế độc lập của Việt Nam. Hơn

nữa, giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế cũng nhằm khẳng

định vững chắc hơn các giá trị ấy.

Những thành công từ hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới

càng khẳng định đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà

nước Việt Nam là đúng đắn khi luôn giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ và luôn

đặt mục tiêu hàng đầu là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Ngoại giao đã góp phần quan

143

trọng tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ bị bao vây, cô lập nhưng với

đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều

nước trên thế giới. Đây là sự thích ứng của Việt Nam trước đòi hỏi trong nước, cũng

như thực tiễn tình hình thế giới.

Trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, độc lập, tự chủ của một quốc gia cả

về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao đều đứng trước những thách thức rất lớn. Đối

với dân tộc Việt Nam, nền độc lập là thành quả của các cuộc đấu tranh lâu dài và

gian khổ chống thực dân, đế quốc. Nhưng nguy cơ mất độc lập, lợi ích quốc gia

bị xâm phạm trước các thế lực quốc tế do tác động của xu thế toàn cầu hóa và

quá trình hội nhập quốc tế hoàn toàn có thể xảy ra. Trong việc lựa chọn con

đường phát triển của mình, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam

không thể tự loại mình ra khỏi sân chơi toàn cầu hoá mà chỉ có một con đường

duy nhất là phải tiến hành hội nhập. Nhưng hiện tại, thực lực nền kinh tế còn yếu,

trình độ phát triển còn ở mức khiêm tốn để có thể thích ứng nhanh với cơ chế thị

trường trong môi trường kinh tế hiện đại khi Việt Nam tham gia vào quá trình

toàn cầu hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Vì vậy, những nguy cơ bị lệ

thuộc, áp đặt luôn tiềm ẩn đe doạ độc lập, tự chủ của Việt Nam. Hơn nữa, là một

nước lựa chọn con đường đi lên CNXH trong bối cảnh quốc tế luôn có nhiều

diễn biến phức tạp, Việt Nam hiểu rất rõ nguy cơ từ sự chống phá của các thế lực

thù địch với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo đi đến “diễn

biến hoà bình”, gây mất ổn định dẫn đến sụp đổ về mặt Nhà nước. Từ những

khía cạnh đó có thể khẳng định việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối

ngoại là vô cùng cần thiết nhưng phải đặt trong mối quan hệ với giữ vững độc

lập, tự chủ. Đây là yêu cầu chính trị cao nhất đối với tiến trình lịch sử của dân

tộc Việt Nam trong thời đại mới, là nguyên tắc bất biến trong việc giải quyết các

vấn đề đối ngoại. Chỉ có giữ vững được độc lập, tự chủ mới có thể mở rộng quan

hệ đối ngoại và chỉ có mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa

dạng hóa mới là phương cách tốt nhất để giữ vững được quyền độc lập, tự chủ

dân tộc.

144

Ba là, nắm vững xu thế vận động của thời đại, xử lý linh hoạt các mối quan

hệ quốc tế để tranh thủ các điều kiện, thời cơ thuận lợi, đẩy lùi những nguy cơ

phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc và sự phát triển theo

định hướng XHCN của Việt Nam luôn đứng trước thách thức của hàng loạt những

nguy cơ rất tiềm tàng và đa dạng. Những nguy cơ đó vừa mang tính truyền thống

vừa phi truyền thống với những dạng thức mới, không chỉ xuất hiện từ những diễn

biến của tình hình khu vực và thế giới, mà còn nảy sinh chính từ trong quá trình

phát triển của đất nước. Hiểm họa bên ngoài và nguy cơ bên trong luôn tương tác

với nhau và trong nhiều trường hợp chuyển hoá lẫn nhau một cách rất phức tạp,

nhạy cảm. Nền tảng của độc lập dân tộc bị thách thức gay gắt trên cả hai phương

diện: quyền tối cao trong việc tự định đoạt các vấn đề trong nước và quyền được

bình đẳng trong quan hệ quốc tế, cũng như quyền tự quyết định các vấn đề đối

ngoại của quốc gia dân tộc. Bởi vậy, để bảo vệ nền tảng của độc lập dân tộc trước

những thách thức, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳn định, kế thừa và vận

dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nhất là phương châm “dĩ bất biến,

ứng vạn biến”; có kế sách xử lý linh hoạt, đúng đắn trong quan hệ đối ngoại nhằm

tăng cường sức đề kháng quốc gia, hoá giải thành công các nguy cơ trong tiến

trình hội nhập quốc tế.

Trong quá trình đổi mới tư duy và thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, Việt

Nam luôn giữ vững những nguyên tắc mang tính nền tảng, song hành với đó là sự

linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo trong tư duy. Đó là sự nhanh nhạy và sáng suốt

trong nhận thức tình hình, nắm bắt xu thế của khu vực, thời đại; đó là sự linh hoạt

trong phân biệt đối tác, đối tượng; đó là sự sáng tạo và mềm dẻo trong các phương

thức đối ngoại,... Trong lãnh đạo công tác đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam

vừa kiên trì nguyên tắc, giữ vững lập trường cơ bản, vừa linh hoạt trong sách lược,

bước đi và biện pháp. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nguyên tắc

chiến lược bất biến, nhưng đồng thời cũng biết đến nhân nhượng mang tính sách

lược để tạo điều kiện tiếp tục tiến bước xa hơn, cao hơn. Việt Nam kiên quyết bảo

vệ lợi ích của dân tộc mình, nhưng vẫn biết tôn trọng lợi ích chính đáng của các dân

145

tộc khác. Sự mềm dẻo và linh hoạt trong sách lược đối ngoại không hề làm giảm

tính chiến đấu, không làm phai mờ bản sắc dân tộc, đó là bản chất đối ngoại của

Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thực tiễn công tác đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc và giữ

vững định hướng XHCN của Việt Nam thời kỳ đổi mới cho thấy, việc nhận thức

đúng sự phức tạp trong quan hệ chính trị quốc tế, quan hệ nhạy cảm giữa các nước

lớn, đồng thời hiểu rõ được đâu là đối tác, đâu là đối tượng, đã giúp công tác đối

ngoại Việt Nam thành công trong xử lý các mối quan hệ, phá thế bao vây, cấm vận

của các thế lực thù địch, tạo thế hỗ trợ lẫn nhau, trong đó nổi bật là sự kết hợp hài

hòa giữa mở rộng quan hệ song phương với tất cả các nước, đồng thời chú trọng

đúng mức việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn có

quan hệ không bình thường trong quá khứ với Việt Nam.

Kinh nghiệm từ lịch sử đã chứng minh, do tầm quan trọng cũng như tính nhạy

cảm của quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn đối với an ninh và phát

triển của Việt Nam, nên trong khi kiên trì chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa

dạng hoá, Việt Nam vẫn dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ này. Đây là yêu cầu

cấp thiết nhằm tạo lập môi trường quốc tế hoà bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc

đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong quan hệ với

các nước láng giềng phải giữ được sự hòa hiếu, ổn định, hai bên cùng có lợi. Trong

quan hệ với các nước lớn phải hết sức thận trọng và tạo lập sự "cân bằng lợi ích"

mang tính động để có thể linh hoạt, tuỳ từng vấn đề, từng thời điểm, lựa chọn cách

giải quyết phù hợp. Vị thế của Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế hiện nay và

trong những năm tới, một phần rất quan trọng tuỳ thuộc vào việc xử lý đúng đắn, tạo

dựng được vị thế thuận lợi trong quan hệ với láng giềng và các nước lớn.

Trong bối cảnh mới, hoạt động đối ngoại không chỉ xuất phát từ tình hình, yêu

cầu của đất nước, mà còn liên hệ chặt chẽ với sự phát triển tình hình thế giới cũng

như sự vận động của các xu thế của thời đại. Việc phải đánh giá sát thực, dự báo

chính xác chiều hướng phát triển của tình hình thế giới, nhất là quan hệ chính trị quốc

tế là cực kỳ quan trọng để xác định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà

nước Việt Nam. Đây là vấn đề mang tính nghệ thuật trong hoạt động đối ngoại nói

146

riêng, trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung. Do vậy, nắm bắt xu thế và

quy luật vận động của thế giới kết hợp với tư duy thực tiễn và biện chứng là tiền đề

cần thiết cho việc xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.

Bốn là, kết hợp một cách sáng tạo các hình thức và lĩnh vực đối ngoại để

thích ứng với điều kiện quốc tế mới nhằm bảo vệ tốt nhất độc lập dân tộc

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam

Á, được xem là nơi trung chuyển của các tuyến đường vận tải biển và hàng không

quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,

nhưng cũng là một thách thức rất lớn đối với vấn đề giữ vững độc lập, chủ quyền khi

Việt Nam tiến hành mở cửa, hội nhập. Vì vậy, việc kết hợp một cách sáng tạo các

hình thức và lĩnh vực đối ngoại là hết sức cần thiết, nhằm tạo thế cân bằng chiến lược

trong quan hệ với các nước, đồng thời cũng tranh thủ các nguồn lực, sức mạnh từ bên

ngoài để phát triển kinh tế, nâng cao năng lực tự vệ quốc gia.

Thực tiễn quá trình thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa,

đa dạng hóa quan hệ, Đảng nhận thức ngày càng đầy đủ ý nghĩa to lớn của việc

tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia đối ngoại và các hình thức hoạt

động đối ngoại. Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên Đảng đề ra yêu cầu phải “Phối

hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng

và hoạt động đối ngoại nhân dân”. Về lĩnh vực trụ cột của đối ngoại, Đại hội lần

thứ X đặt ra yêu cầu phối hợp chặt chẽ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định:

“Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối

ngoại nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn

hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh” [39, tr.156]. Kết hợp giữa ngoại giao

chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa làm cho hội nhập quốc tế vừa

mở về bề rộng, vừa đi vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả sự nghiệp phát triển đất

nước. Trong mối quan hệ giữa ba lĩnh vực trụ cột của đối ngoại toàn diện, là ngoại

giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, thì ngoại giao chính trị là

công cụ chủ lực tạo dựng khuôn khổ chính trị - pháp lý, thúc đẩy quan hệ ngoại

147

giao, hợp tác. Thông qua ngoại giao chính trị, Việt Nam thiết lập quan hệ hữu nghị,

tạo sự tin cậy trong quan hệ với các nước; chủ động tham gia và đóng góp thực

chất vào các diễn đàn đa phương, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên

trường quốc tế. Và trong công cuộc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ

quốc gia hiện nay, một lĩnh vực mới là ngoại giao quốc phòng cũng được Đảng và

Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng, vừa nâng cao tiềm lực quân sự, vừa đấu

tranh gìn giữ hòa bình, tạo điều kiện ổn định an ninh và phát triển.

Thực tế cho thấy, trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam,

quan hệ chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại luôn có sự tương tác, hỗ trợ lẫn

nhau. Quan hệ chính trị được coi là tiền đề, quan hệ kinh tế - xã hội (bao gồm cả

hợp tác về khoa học - công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế,...) được coi là cơ sở vật

chất. Trong đó, quan hệ kinh tế, thương mại là sợi dây ràng buộc, là thước đo tầm

sâu của quan hệ chính trị, chiến lược. Chính trị đối ngoại phục vụ kinh tế đối ngoại

có nghĩa là hoạt động ngoại giao phải thực hiện tốt vai trò là lực lượng đi đầu, là

cầu nối giữa Việt Nam với thế giới, tập trung khai thác triệt để những thuận lợi từ

môi trường quốc tế và các mối quan hệ quốc tế để tranh thủ vị thế có lợi nhất trong

hợp tác kinh tế quốc tế cho đất nước. Ngoại giao luôn là cầu nối đưa doanh nghiệp

Việt Nam với doanh nghiệp các nước xích lại gần nhau. Các cuộc thăm cấp cao của

lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội là những dịp tốt để giúp

doanh nhân tìm hiểu thị trường, đặt hàng và chào hàng với các đối tác của bạn, thu

hút, mời gọi đầu tư hợp tác, liên doanh với Việt Nam. Do đó, việc đánh giá chính

sách ngoại giao của một thời kỳ có hiệu quả hay không, phần lớn thường căn cứ vào

sự đóng góp của ngoại giao thời kỳ đó vào quá trình xây dựng quan hệ kinh tế,

thương mại với các nước khác đạt đến mức độ nào.

Thành công trong công tác đối ngoại Việt Nam thời gian qua là kết quả của

việc xác lập các hình thức và lực lượng tham gia hoạt động đối ngoại, nhằm tạo sức

mạnh tổng hợp trong quan hệ quốc tế của đất nước. Kết hợp giữa ba lực lượng

ngoại giao của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên thực tế đã phát huy tác dụng. Hoạt

động đối ngoại chính thức của Đảng và Nhà nước là công việc thường xuyên, liên

tục, nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập. Hoạt động đối ngoại nhân dân vốn đã

148

phát huy thành quả trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ. Trong

thời kỳ hòa bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục phát huy thành quả của đối

ngoại nhân dân trong quá khứ, làm cho thế giới hiểu rõ về đất nước, con người và

chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình ủng hộ

của nhân dân thế giới đối với cách mạng Việt Nam. Đối ngoại nhân dân còn là cầu

nối để huy động người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tiền của, tài năng và nhiệt

huyết vào công cuộc kiến thiết đất nước. Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ, biển, đảo của đất nước, nhiều trí thức việt kiều đã sưu tầm tài liệu,

tìm kiếm bản đồ, đưa ra lập luận có cơ sở pháp lý góp phần đưa đến thành công của

cuộc đấu tranh này. Do đó, việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng ngoại giao

chính thức của Đảng và Nhà nước với lực lượng đối ngoại nhân dân rất cần được

coi trọng với những biện pháp thiết thực nhằm đem lại hiệu quả trong cuộc đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Năm là, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, phối hợp chặt chẽ giữa đối

ngoại với quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị tạo nên “sức mạnh tổng hợp

quốc gia” phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc

Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc muốn đi đến thắng lợi phải luôn dựa

vào sức mạnh của toàn dân tộc. Đó là sức mạnh của sự kết hợp giữa đối ngoại với lực

lượng chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong nước tạo nên “sức mạnh quốc gia

tổng hợp” đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong chiến tranh, Việt Nam đã tạo

được một sức mạnh tổng hợp bằng sự phối hợp giữa ba mặt trận quân sự, chính trị và

ngoại giao để thu được những thắng lợi to lớn. Ngày nay, bước vào thời bình khi mặt

trận kinh tế nổi lên hàng đầu thì sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc

phòng, an ninh và đối ngoại tạo thế và lực cho đất nước là cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam quán triệt sâu sắc và đầy đủ quan

điểm của Đảng về việc giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại

đa phương hóa, đa dạng hóa; kết hợp giữa phát triển kinh tế với ổn định về chính trị,

đảm bảo quốc phòng, an ninh và tăng cường đối ngoại. Khẳng định giữ vững độc lập,

tự chủ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là

một nhân tố không thể thiếu để giữ vững định hướng XHCN. Trong đó, trước hết và

149

chủ yếu phải bảo đảm độc lập tự chủ về đường lối, chính sách đối ngoại trên cơ sở

tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài nhưng không bị áp đặt từ nước

ngoài hoặc bị lệ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác, phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có

cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, có một số

ngành công nghiệp then chốt. Đồng thời phải tăng cường sức mạnh, nâng cao sức chiến

đấu của lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; giữ vững ổn định chính

trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh.

Trên thực tế, vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, đòi hỏi

kết hợp nhiều nhân tố (sức mạnh tổng hợp quốc gia), song vai trò của sức mạnh

quốc phòng, an ninh vẫn còn giữ nguyên giá trị vốn có của nó. Do đó, phải quan

tâm, đầu tư đúng mức cần thiết cho tăng cường sức mạnh và thế trận quốc phòng,

an ninh. Trong đó, cùng với việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, thì rất cần

thiết phải thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cải thiện, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang. Mặt khác, cần đầu tư có chiều

sâu đối với việc đổi mới, nâng cấp vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chính quy, từng bước hiện đại, thiện chiến,

đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của

các thế lực thù địch, đồng thời đủ sức đối phó thắng lợi mọi tình huống có thể xảy

ra, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa. Tăng cường sức

mạnh quốc phòng, an ninh phải luôn gắn với việc phát huy sức mạnh của lực lượng

và thế trận quốc phòng toàn dân, với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh

nhân dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế, chính trị và đối ngoại.

Cùng với quốc phòng, an ninh, sự phát triển kinh tế được coi là yếu tố hàng

đầu quyết định sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong bối cảnh TCH, một trong những

thách thức lớn nhất đối với nước ta, đó là nguy cơ tụt hậu về kinh tế do trình độ xuất

phát điểm thấp. Sự tụt hậu, nghèo nàn, chậm phát triển về kinh tế là nguyên nhân

vừa sâu xa, vừa cơ bản và trực tiếp nhất khiến bất kỳ dân tộc nào cũng phải đối mặt

với hiểm hoạ, rơi vào vòng lệ thuộc nước ngoài trên nhiều phương diện. Do đó, đối

với Việt Nam, nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế càng phải thực sự được đặt cao

là trọng tâm hàng đầu, nhằm tăng cường sức mạnh vật chất - kỹ thuật làm nền tảng

bảo vệ độc lập dân tộc. Sức mạnh kinh tế được thể hiện trước hết ở thực lực, tiềm

150

năng và cơ cấu hiện đại của nền kinh tế. Hiện nay, ưu tiên hàng đầu trong phát triển

kinh tế ở nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN. Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá và

bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát

triển. Đây là một yêu cầu tất yếu đặt ra nhằm giữ vững định hướng XHCN trong

nền kinh tế thị trường, tránh nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế nói riêng

và trong toàn bộ quá trình đổi mới nói chung.

Trong sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam phục vụ mục tiêu bảo vệ, củng

cố độc lập dân tộc, nhân tố chính trị (sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của khối đại

đoàn kết toàn dân tộc với hạt nhân lãnh đạo của Đảng) cũng đặc biệt quan trọng. Kinh

nghiệm lịch sử cách mạng đã chứng minh, trong điều kiện nền tảng vật chất - kỹ thuật

còn nhiều hạn chế, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dân tộc Việt Nam với

tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, đã phát huy những ưu việt của thể chế chính trị, đoàn

kết thống nhất tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, vượt qua những thử thách khắc nghiệt

nhất, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và những thành quả cách

mạng đã giành được. Trong bối cảnh TCH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh việc

tăng cường sức mạnh vật chất, kinh tế và sức mạnh quốc phòng, an ninh (sức mạnh

cứng) thì việc tăng cường sức mạnh chính trị, củng cố sự đồng thuận xã hội, phát triển

khối đoàn kết toàn dân tộc (sức mạnh mềm) vẫn là một trong những nhân tố mang tính

quyết định nhất đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN ở

Việt Nam. Điều đó xét cho cùng lại phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của Đảng về mọi

mặt, đòi hỏi Đảng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực sự trong sạch, vững

mạnh ngang tầm với những nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra trước vận mệnh dân tộc.

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc

tế, đòi hỏi nhất thiết phải giải quyết thành công các mối quan hệ: giữa mở rộng quan

hệ đối ngoại với giữ vững ổn định và phát triển đất nước; giữa hội nhập quốc tế với

giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá

dân tộc; giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với xây dựng lực lượng, tạo lập thế trận

quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức quản lý của Nhà nước,…

Xét về thực chất, đây là việc xử lý mối quan hệ giữa đối ngoại với quốc phòng, an

ninh và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.

151

Tiểu kết chương 4

Những thành tựu đạt được từ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong

lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới là rất lớn, không chỉ giúp Việt

Nam đạt được sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế mà nền độc lập của dân tộc, lợi

ích quốc gia cũng đảm bảo vững chắc hơn. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt

Nam lại có quan hệ quốc tế rộng mở và đạt sự cân bằng như ngày nay, cũng từ đó

chưa bao giờ vị thế của đất nước lại được nâng cao trên trường quốc tế như hiện tại.

Đây được xem là một cuộc cách mạng trong nhận thức và tư duy từ những vấn đề

có tính chiến lược trước những thay đổi của thời cuộc, giúp Việt Nam hạn chế được

những nguy cơ đe dọa đến nền độc lập của dân tộc. Tuy nhiên, nếu đánh giá một

cách khách quan, hoạt động đối ngoại của Việt Nam vẫn còn gặp phải những bất

cập, hạn chế mà nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ làm giảm đi sức mạnh của sự

nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trong tương lai. Do vậy, những thành tựu đạt được

cùng với những hạn chế, tồn tại của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam là những bài học kinh nghiệm quý báu có giá

trị cho quá trình lãnh đạo đất nước phát triển theo định hướng XHCN mà Đảng và

nhân dân Việt Nam đã lựa chọn trong giai đoạn tiếp theo.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, sự nghiệp

đổi mới, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam phát triển thuận chiều hay

không tùy thuộc một phần vào việc phát huy những kinh nghiệm từ thành công,

biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực đối ngoại của giai đoạn

trước. Hơn nữa, việc xử lý linh hoạt, mềm dẻo các mối quan hệ quốc tế, mối quan

hệ giữa an ninh, chủ quyền, tự chủ, độc lập với hội nhập cũng là những vấn đề lớn

đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

152

KẾT LUẬN

Từ quá trình hoạch định, triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và

Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm

2015, luận án rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, bảo vệ độc lập trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam là một bộ

phận cấu thành của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân Việt Nam trong

tình hình mới. Bảo vệ độc lập dân tộc còn là yêu cầu tất yếu của hội nhập, là yếu tố

bảo đảm thành công của hội nhập quốc tế. Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân

tộc trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới diễn ra dưới sự tác động,

ảnh hưởng mạnh mẽ của đặc điểm, xu thế quốc tế mới và những nhiệm vụ cách

mạng đặt ra từ trong nước. Trong đó, trước hết phải kể đến sự tác động hết sức quan

trọng của nhân tố quốc tế, đó là: tác động từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô

và Đông Âu, hệ thống XHCN tan rã làm cho tương quan lực lượng thế giới thay đổi

nghiên hẳn về phía có lợi cho CNTB và chủ nghĩa đế quốc, bất lợi cho CNXH, cách

mạng thế giới và các lực lượng tiến bộ khác; cuộc cách mạng KH-CN, xu thế TCH

và khu vực hóa phát triển và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế; xu

thế hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế hiện thực hóa chính sách đối ngoại độc

lập, đa phương hóa, đa dạng hóa và xu thế dân chủ hóa đời sống chính trị thế giới

trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, trong thời kỳ đổi mới, lĩnh vực đối ngoại đã đáp ứng yêu cầu ngày

càng cao của sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở

giữ vững nguyên tắc đối ngoại, Việt Nam đã tiến hành đổi mới chính sách, có

những điều chỉnh cơ bản trong hoạt động đối ngoại nhằm đáp ứng thực tiễn yêu

cầu mới của cách mạng cũng như những biến đổi của quan hệ quốc tế trong bối

cảnh toàn cầu hoá. Với phương châm “hợp tác và đấu tranh” trong quan hệ quốc

tế, Việt Nam đã chủ trương mở rộng, đa phương hóa và đa dạng hoá các mối

quan hệ đối ngoại nhằm thu hút tối đa các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế,

tạo ra sự đan xen, ràng buộc về lợi ích qua đó chống lại nguy cơ bị bao vây, cô

lập, bảo vệ độc lập, tự chủ và lợi ích dân tộc. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa

chủ động, tích cực hội nhập ngày càng sâu với tăng cường các biện pháp giữ gìn

153

bản sắc dân tộc cũng như tính tự chủ của đường lối phát triển đất nước, trong đó

có tính tự chủ của đường lối đối ngoại.

Thứ ba, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam,

nhận thức rõ mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, giữa độc lập dân tộc với mở

rộng hợp tác quốc tế, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong chiến lược ổn

định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cần thiết và

quan trọng, Việt Nam đã thực thi một đường lối đối ngoại linh hoạt, phù hợp. Trong

khi thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam vẫn chú

trọng củng cố mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Lào, quan hệ với các nước láng

giềng Campuchia và Trung Quốc, tăng cường quan hệ với các nước XHCN, các nước

trong Phong trào Không liên kết, coi đây là chỗ dựa quan trọng cho công cuộc bảo vệ

độc lập dân tộc, đồng thời từng bước thiết lập quan hệ hữu nghị với các nước láng

giềng và khu vực, cởi mở với thế giới bên ngoài. Đề cao lợi ích dân tộc, song không thi

hành các chính sách dân tộc cực đoan mà đặt nó trong mối quan hệ thống nhất giữa lợi

ích dân tộc với lợi ích quốc tế, giữa các yếu tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chính

sách đối ngoại đó của Việt Nam đã truyền tải được một cách rõ nét nhất thông điệp hoà

bình, hữu nghị của nhân dân Việt Nam và được quốc tế ghi nhận.

Thứ tư, những thành tựu đạt được từ quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt

Nam trong lĩnh vực đối ngoại là rất lớn. Trước hết, đó là những nhận thức mới về thời

đại và thế giới, về các mâu thuẫn của thời đại, những đặc điểm, xu thế phát triển và tính

chất của thời đại ngày nay. Từ đó xây dựng và phát triển phương hướng đối ngoại phù

hợp góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc. Hai là, từ chỗ bị

bao vây, cô lập, đến nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ chưa từng có trong lịch sử theo

hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có

lợi. Việt Nam đã tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng trong việc củng cố và

thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và các nước

lớn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên hầu khắp mọi lĩnh vực để tăng cường sức mạnh

của đất nước từ nội lực lẫn vị thế được đảm bảo trong quan hệ quốc tế. Ba là, giữ vững

môi trường hoà bình, ổn định chính trị - xã hội, ngăn ngừa được các nguy cơ đe dọa

154

đến nền độc lập của dân tộc. Bốn là, thông qua đối ngoại, Việt Nam đã giải quyết tốt

các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển, đảo với các nước liên quan, bảo vệ được độc lập,

chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Năm là, nền kinh tế có những chuyển biến

mạnh mẽ từ vai trò của hoạt động đối ngoại góp phần tăng cường sức mạnh dân tộc,

đảm bảo lợi ích cũng như độc lập, chủ quyền quốc gia.

Những kết quả và thành tựu đạt được trong thực tiễn triển khai hoạt động đối

ngoại của Việt Nam ở trên là sự khẳng định tính đúng đắn trong tư duy chiến lược,

đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước những thay đổi

của thời cuộc. Đó là cơ sở quan trọng tiếp tục đưa hoạt động đối ngoại Việt Nam tiến

xa hơn, hướng tới mục tiêu đã xác định, phục vụ sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thứ năm, những kinh nghiệm rút ra từ quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt

Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 là những bài học có ý nghĩa

quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của quá trình này. Thực hiện

những nội dung đó giúp Đảng và Nhà nước ta tiếp phát huy những thành công, thích

ứng kịp thời với những biến động của tình hình chính trị thế giới, đồng thời nhanh

chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.

Như vậy, trong 30 năm đổi mới, công tác đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ, củng

cố độc lập dân tộc của Việt Nam đã đạt được những thắng lợi rất đáng ghi nhận mặc dù

vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Bằng tư duy đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, Việt Nam đã

xác lập được mối quan hệ quốc tế rộng mở và toàn diện, nâng cao vị thế đất nước, từ

đó tạo ra thế đối ngoại cân bằng và ổn định, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nền độc lập dân tộc và vị thế quốc gia không

ngừng được củng cố, phát triển.

155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Chúc Bá Tuyên (2015), “Nhìn lại 20 năm quan hệ Việt - Mỹ: Thành tựu và vấn

đề đặt ra cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (1), tr.203-216.

2. Nguyễn Văn Lan - Chúc Bá Tuyên (2015), “Quan hệ Việt Nam - Trung quốc 65

năm: Thành quả và triển vọng”, Tạp chí Quan hệ quốc phòng, (30), tr.16-22.

3. Chúc Bá Tuyên (2016), “Vai trò của Việt Nam trong ASEAN- Nhìn lại và

hướng tới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (1), tr.19-23.

4. Chúc Bá Tuyên (2016), “Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về đường lối

đối ngoại (1986-2016)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8), tr.59-62.

5. Chúc Bá Tuyên (2016), “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh

vực chính trị - đối ngoại (từ năm 2007 đến năm 2016)”, trong Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế “Việt Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm nhìn mới”, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội, tr.490-491.

6. Thái Văn Long - Chúc Bá Tuyên (2016), “Công tác đối ngoại với việc bảo vệ Tổ

quốc XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (8), tr.32-36.

7. Chúc Bá Tuyên (2017), “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Những

nhân tố tác động và triển vọng”, Tạp chí Quan hệ quốc phòng, (38), tr.17-23.

8. Chúc Bá Tuyên (2017), “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn

Độ: Cơ hội và triển vọng”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6), tr.65-69.

9. Chúc Bá Tuyên (2018), “Đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam

thời kỳ đổi mới: Thành tựu và kinh nghiệm”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (3), tr.34-38.

156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hà An (2017), “24 năm nối lại quan hệ với WB/ADB/IMF: Chuẩn bị cho xu thế

mới”, http://tinnhanhchungkhoan.vn, [truy cập ngày 9/9/2017].

2. Đinh Nguyễn An (2009), “Tác động của toàn cầu hóa đến các nước đang phát

triển”, Lý luận chính trị, (3).

3. Việt Anh (2015), “Việt - Trung phân chia trong Vịnh Bắc Bộ như thế nào”,

http://vnexpress.net, [truy cập ngày 14/5/2015].

4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org, [truy cập ngày 9/9/2017].

5. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển

con người”, https://vi.wikipedia.org, [truy cập ngày 4/1/2018].

6. Ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao - Bộ Ngoại giao (2009), Vận dụng tư tưởng đối

ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội

nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

8. Báo Quân đội nhân dân, “Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa XI ngày 09-10-

2013”, ngày 10-10-2013.

9. Báo Thế giới và Việt Nam, “Châu Á đến năm 2020 và chiến lược của Mỹ”, (30),

từ ngày 9-6 đến ngày 15-06-2007.

10. Báo Thế giới và Việt Nam, http://baoquocte.vn, [truy cập ngày 29/12/2016].

11. Báo Thế giới và Việt Nam, http://baoquocte.vn, [truy cập ngày 30/1/2017].

12. Hoàng Chí Bảo (2003), “Giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong nền kinh

tế toàn cầu hóa”, Lý luận chính trị, (7).

13. Nguyễn Đình Bin (Chủ biên) (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2007), Những đặc điểm lớn của thế giới đương

đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

157

15. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - Một

cách tiếp cận mới, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

16. Đỗ Thanh Bình, Văn Ngọc Thành (2012), Quan hệ quốc tế thời hiện đại những

vấn đề mới đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2012), Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong

bối cảnh mới, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

18. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2012), Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối

cảnh quốc tế mới, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

19. Bùi Đình Bôn (2015), “Giải pháp thực hiện hiệu quả sự kết hợp kinh tế với

quốc phòng - an ninh và đối ngoại”, Lý luận chính trị, (6).

20. Brêzinski (1999), Bàn cờ lớn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Cát (2009), “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội trong cách mạnh Việt Nam”, Lý luận chính trị, (3).

22. Nguyễn Hữu Cát, Mai Hoài Anh (2014), “Thông tin đối ngoại góp phần đẩy

nhanh tiến trình hội nhập quốc tế”, Lý luận chính trị, (8).

23. Nguyễn Mạnh Cầm (1993), "Trên con đường triển khai chính sách đối ngoại

theo định hướng mới", Tạp chí Cộng sản, (4).

24. Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

trong giai đoạn 1954 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Christie, Clive J. (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

26. Chu Văn Chúc (2006), “Quá trình phát triển đường lối, chính sách đối ngoại

của Đảng và Nhà nước ta”, Lịch sử Đảng, (10).

27. Phương Dung (2014), “Việt Nam vẫn là "ngôi sao" trong thu hút FDI tại

ASEAN”, http://dantri.com.vn, [truy cập ngày 15/10/2014].

28. Dutt V.P. (1998), Chính sách đối ngoại của Ấn Độ, (Bản dịch), Mátxcơva, Nga.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,

Nxb Sự Thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

158

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Hà Đăng (2008), “Vấn đề thời đại ngày nay và chính sách đối ngoại trong thời

kỳ đổi mới”, Lý luận chính trị, (6).

41. Kiến Đạt (2016), “Việt Nam - Campuchia hướng đến kim ngạch song phương 5

tỷ USD”, http://www.doanhnhansaigon.vn, [truy cập ngày 27/9/2016].

42. Nguyễn Hoàng Giáp (2003), “Đổi mới chính sách đối ngoại nhằm phát triển

hợp tác Việt Nam - châu Âu trên lĩnh vực chính trị ngoại giao”, Nghiên cứu

Châu Âu, (6).

43. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách

đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (12).

44. Nguyễn Hoàng Giáp (2009), “Bảo đảm độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Lý luận chính trị, (2).

159

45. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên) (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông

Nam Á giữa một số nước lớn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2013), Chính sách đối ngoại Việt Nam

thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

47. Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh (Đồng chủ biên) (2015),

Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay -

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

48. Trọng Giáp (2015), “Hợp tác quốc phòng, trụ cột mới trong quan hệ Việt -

Nhật”, http://vnexpress.net, [truy cập ngày 14/10/2015].

49. Nguyễn An Hà (2015), Tác động của toàn cầu đến quá trình phát triển của một số

nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Phạm Thanh Hà (2005), “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”,

Tạp chí Triết học, (4).

51. Ngô Văn Hà, Nguyễn Quang Triệu (2015), “Ba mươi năm hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam”, Sinh hoạt lý luận, (2).

52. Đỗ Sơn Hải (2014), “Bảo vệ chủ quyền của các nước nhỏ trong thế giới hiện

nay”, Tạp chí Cộng sản, (861).

53. D. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Vũ Thế Hiệp (2013), Ba mô hình lý thuyết và quan điểm của Đảng ta hiện nay về

quan hệ quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Trần Hiệp (2007), “Bối cảnh quốc tế tác động đến chính sách của Việt Nam trong

thập niên đầu thế kỷ XXI”, Giáo dục lý luận, (1-2).

56. Nguyễn Duy Hiệu (2010), “Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược trong đấu

tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc”, Lý luận chính trị, (4).

57. Nguyễn Phương Hoa (2012), “Nhìn lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt -

Trung: Từ nhận thức đến thực tiễn”, Nghiên cứu Trung Quốc (5).

58. Việt Hoàng (2007), “Tình hình nước Nga và quan hệ hữa nghị truyền thống, đối tác

chiến lược Việt - Nga”, Thông tin đối ngoại, (10).

59. Học viện Ngoại giao (2012), Hỏi - đáp về tình hình thế giới và chính sách đối

ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

160

60. Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2008), Hợp tác chiến lược

Việt - Nga: Những quan điểm, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị -

Hành chính, Hà Nội.

61. Vũ Xuân Hồng (2014), “Ngoại giao nhân dân qua các diễn đàn đa phương”,

Tạp chí cộng sản, (856).

62. Lưu Thúy Hồng (2015), Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế

đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Đoàn Minh Huấn (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng, củng cố

nhà nước (1986 - 1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Bùi Văn Hùng (2006), “Về ba mục tiêu: an ninh, phát triển và ảnh hưởng trong

chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2005)”, Nghiên

cứu Đông Nam Á, (4).

65. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn (Đồng chủ biên) (2003), Đối ngoại Việt

Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

66. Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết

Thông (Đồng chủ biên) (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Hà Mỹ Hương (2006), “Quan hệ giữa các nước lớn khu vực châu Á - Thái Bình

Dương: Một vài phân tích và dự báo”, Tạp chí Cộng sản, (756).

69. Kennedy Paul (1992), Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb Thông

tin lý luận, Hà Nội.

70. Vũ Hồng Khanh (2007), “Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao trong lịch

sử dựng nước và giữa nước của dân tộc ta”, Thông tin đối ngoại, (1).

71. Kishore Marubani (2010), Bán cầu châu Á mới: sự chuyển giao tất yếu quyền lực

toàn cầu sang phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Xuân Kỳ (2006), “Tăng cường quan hệ với các nước lớn trong hoạt động đối ngoại

của Việt Nam”, Thông tin đối ngoại, (12).

161

73. Bùi Thị Phương Lan (2011), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1994-2010, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

74. Nguyễn Văn Lan (2011), “Đường lối đối ngoại đổi mới và hội nhập quốc tế của

Việt Nam sau 25 năm nhìn lại”, Sinh hoạt lý luận, (4).

75. Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Viết Thảo (Đồng chủ biên) (2015), Việt Nam và ASEAN:

20 năm hợp tác, phát triển (1995-2015), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

76. Nguyễn Kim Lân (2004), “Đối thoại và hợp tác quốc tế trước những thách thức

mới về an ninh đối với thế giới và khu vực hiện nay”, Thông tin Nghiên cứu

quốc tế, (3).

77. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

78. Uông Minh Long (2012), Quan hệ với các nước láng giềng trong chính sách đối

ngoại của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới, Nghiên cứu

Đông Nam Á, (1).

79. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu

thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

80. Thái Văn Long, Đinh Thanh Tú (2007), “Xu thế đấu tranh củng cố độc lập dân

tộc của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Lý luận

chính trị, (12).

81. Thái Văn Long, Vũ Thế Tùng (2012), “Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc

lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới của Việt Nam”, Lý luận

chính trị, (10).

82. Lưu Văn Lợi (1998), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 2, Nxb Công an

Nhân dân, Hà Nội.

83. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

84. Nguyễn Phúc Luân (Chủ biên) (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp

giành độc lập, tự do (1945-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Đinh Xuân Lý (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của

Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Đinh Xuân Lý (2013), Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại và hội nhập quốc

tế của Việt Nam (1986-2012), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

162

87. Mác - Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.

88. Mác - Ăngghen (2008), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

89. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

90. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2010), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt

Nam đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam

trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Phạm Bình Minh (2014), “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, (862).

93. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

97. Quách Minh (2004), “Diễn biến quan hệ Việt - Trung trong 40 năm qua”,

(Chuyên đề về Trung Quốc) Trung tâm thông tin khoa học Công an - Viện

chiến lược và khoa học Công an, Hà Nội.

98. Phạm Quang Minh (2007), “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong công cuộc đổi mới”, Lịch sử Đảng, (9).

99. Phạm Quang Minh (2012), Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-

2010), Nxb Thế giới, Hà Nội.

100. Phạm Quang Minh (2015), Giáo trình quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái

Bình Dương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

101. Nguyễn Thanh Minh (2017), “Chuyển động mới của Nhật Bản tại Biển Đông

và hàm ý đối với chiến lược của Trung Quốc”,

http://nghiencuubiendong.vn, [truy cập ngày 1/8/2017].

102. Trần Minh (2011), “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời chủ động

và tích cực hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (826).

163

103. Trần Tuấn Minh (2014), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển

vọng”, Lý luận chính trị, (11).

104. Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2005),

Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng

Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

105. Hoàng Nam (2016), “Việt Nam - Nga phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song

phương lên 10 tỷ USD”, http://baophapluat.vn, [truy cập ngày 24/11/2016].

106. Lê Quỳnh Nga (2010), “Quan hệ Việt - Nga: Một mô hình của quan hệ truyền

thống và đối tác chiến lược”, Nghiên cứu châu Âu, (4).

107. Đào Huy Ngọc (Chủ biên) (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

108. Thảo Nguyên (2017), “Việt Nam - Lào: Phấn đấu kim ngạch thương mại hai

chiều tăng 10%”, http://www.baomoi.com, [truy cập ngày 8/2/2016].

109. Xuân Nguyễn (2007), “Thành công đầy ấn tượng của ngoại giao đa phương

Việt Nam”, Lý luận chính trị, (11).

110. Nguyễn Văn Ngừng (2010), Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác

động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

111. Nguyễn Nhâm (2015), “Vị thế Việt Nam sau 38 năm gia nhập Liên hợp quốc”,

http://dantri.com.vn, [truy cập ngày 18/9/2015].

112. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2000), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

113. Vũ Dương Ninh (2007), “Quan hệ đối ngoại Việt Nam 1975-1995: Nhìn lại và

suy ngẫm”, Lý luận chính trị, (4).

114. Vũ Dương Ninh (2015), Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

115. Vũ Dương Ninh (2015), Giáo trình quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ 1940

đến nay, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

116. Nguyễn Duy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

164

117. Mai Hải Oanh (2016) “Độc lập dân tộc - lợi ích cơ bản của đất nước”, Tạp chí

Cộng sản, (4).

118. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ

biên) (2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiến về chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

119. Vũ Văn Phúc (2014), “Quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới của

Đảng ta qua gần 30 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (863).

120. Poope Piter A. (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevent đến Nixon, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội.

121. “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác chiến lược toàn diện”,

http://www.tienphong.vn, [truy cập ngày 28/2/2017].

122. Trần Đại Quang (2015), “Nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối

với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí

Cộng sản, (1).

123. Lê Văn Quang (2005), “Tư duy mới về Độc lập, Chủ quyền quốc gia - dân tộc và

bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia - dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá, khu

vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”, Giáo dục lý luận, số 1 (6).

124. Hoàng Bình Quân (2015), “Đối ngoại đảng góp phần tạo nền tảng chính trị vững

chắc cho sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (869).

125. Nguyễn Quân (2014), “Quan hệ hai nước sẽ không ngừng củng cố, đi vào chiều

sâu và có những bước phát triển mới”, Nghiên cứu Trung Quốc, (1).

126. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh (2008), Phong trào

chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

127. Nguyễn Duy Quý (1996), “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”,

Tạp chí Cộng sản, (5).

128. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển

bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

165

129. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Đặng Đình Quý (2015), “Đẩy mạnh đối ngoại đa phương phục vụ hội nhập

quốc tế”, Nghiên cứu quốc tế, (1).

131. Đặng Đình Quý (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý quan hệ với các

nước lớn”, Tạp chí Cộng sản, (871).

132. Nguyễn Huy Quý (2015), “Sáu mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam -

Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản, (1).

133. Nguyễn Danh Quỳnh (2003), “Đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động

đối ngoại của Việt Nam sau chiến tranh lạnh”, Lý luận chính trị, (7).

134. Lê Quý Quỳnh, Trần Thị Phương Thảo (2015), “Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo

trái phép các cấu trúc địa lý trên Biển Đông: Đấu tranh của Việt Nam và

phản ứng của cộng đồng quốc tế”, Nghiên cứu quốc tế, (3).

135. M. Rajaretnam, Thái Quang Trung (2013), Một Đông Nam Á vận mệnh chung

tương lai chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

136. Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2010), Chủ quyền quốc

gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

137. Bùi Thanh Sơn (2007), “Ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc

tế”, Nghiên cứu quốc tế, (9).

138. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (Chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại

của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ

XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

139. Hồ Tài (1993), “Quan hệ Việt - Trung sau bình thường hóa: nhìn lại thời gian

qua và triển vọng”, Bản dịch, Thông tin số 30/93, Vụ Trung Quốc - Bộ

Ngoại giao, Hà Nội.

140. Tạ Ngọc Tấn (2016), “Mô hình phát triển của Việt Nam - Thời cơ và những

thách thức đặt ra trong bối cảnh thế giới hiện nay”, Lý luận chính trị, (4).

141. Nguyễn Cơ Thạch (1990), “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của

chúng ta”, Quan hệ quốc tế, (1).

166

142. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới

25 năm tới (1996 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

143. Lương Ngọc Thanh (2013), “Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ

hậu Chiến tranh lạnh: ý thức hệ và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ,

Hiroshima, Nhật Bản.

144. Trần Văn Thành (2006), “Vấn đề dân chủ, nhân quyền trong chiến lược an

ninh quốc gia của Mỹ và tác động của nó đối với Việt Nam”, Thông tin

Công tác tư tưởng lý luận, (6).

145. Nguyễn Hồng Thao (2008), Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

146. Nguyễn Chí Thảo (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thông

tin đối ngoại 1991 - 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

147. Nguyễn Viết Thảo (2011), “Đảm bảo mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội

nhập quốc tế”, Lý luận chính trị, (5).

148. Nguyễn Viết Thảo (2014), “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc

trong xu thế toàn cầu hóa”, Lý luận chính trị, (1).

149. Nguyễn Vĩnh Thắng (2014) “Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ

đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

150. Nguyễn Xuân Thắng (2017), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Việt Nam - Ấn Độ: 45

năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược”, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

151. Thomas L.Friedman (2011), Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ

XXI, Nxb Trẻ, Hà Nội.

152. “Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ”, http://www.trungtamwto.vn,

[truy cập ngày 1/6/2017].

153. Nguyễn Hữu Toàn (2011), “Bảo vệ độc lập dân tộc - kinh nghiệm rút ra từ quá

trình đổi mới của Việt Nam”, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, (4).

154. Nguyễn Hữu Toàn (2013), Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau Chiến tranh lạnh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

167

155. Tổng cục hải quan Việt Nam, https://www.customs.gov.vn, [truy cập ngày 9/8/2017].

156. Nguyễn Phú Trọng (2014), “Công tác đối ngoại phải lấy lợi ích cơ bản, lâu dài

của quốc gia dân tộc làm nền tảng”, Tạp chí Cộng sản, (855).

157. Nguyễn Phú Trọng (2016), “Đối ngoại - một động lực mạnh mẽ góp phần

thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí

Cộng sản, (887).

158. Trần Minh Trưởng (2004), “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - Nhận thức về quá

trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam”, Thông tin Nghiên cứu quốc tế, (3).

159. Đức Tuân (2016), “Việt Nam, Ấn Độ nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược

toàn diện”, http://thutuong.chinhphu.vn, [truy cập ngày 3/9/2016].

160. Chúc Bá Tuyên (2016), “Nhìn lại 20 năm quan hệ Việt - Mỹ: Thành tựu và

một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Nghiên cứu quốc tế, (1).

161. “Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữa nghị

và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”,

https://thuvienphapluat, [truy cập ngày 28/12/2017].

162. Trương Đình Tuyển (2006), “Góp phần chuẩn bị tư duy chiến lược trong quá

trình hội nhập kinh tế thế giới”, Lý luận chính trị, (7).

163. Văn Úc (2014), “Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện

nay”, Hồ sơ sự kiện (Chuyên san của Tạp chí Cộng sản), (282).

164. Vietlex - Trung tâm từ điển học (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

165. Viện Thông tin khoa học xã hội (2000), Toàn cầu hóa và khu vực hóa: cơ hội và

thách thức đối với các nước đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

166. Vũ Quang Vinh (2000), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối

ngoại thời kỳ 1986-1996, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

167. Trần Thị Vinh (1998), Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến

nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

168. Nguyễn Tấn Vinh (2017), “Nhìn lại giá trị FDI ở Việt Nam sau gần 30 năm”,

Kinh tế và Dự báo, (1).

168

169. Phạm Xanh (2009), Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

170. “Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu sau EVFTA: Tăng tốc mạnh nếu chuẩn bị

tốt”, http://www.trungtamwto.vn, [truy cập ngày 6/6/2016].

171. Lim Chong Yah (2002), Đông Nam Á chặng đường dài phía trước, Nxb Thế

giới, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

172. Bambang Cipto (2007), Hubungan Internasional di Asia Tenggara: teropong

terhadap dinamika, realitas dan masa depan, Indonesia.

173. Bruce W. Jentleson (2000), American Foreign Policy: The dynamics of choice

in the 21st century, W.W. Norton & Company.

174. Carlyle A. Thayer, Ramses Amer (1999), Vietnamese Foreign Policy in

Transition, Singapore, Institute of Southeast Asian Studies.

175. Da Cunha Derek (2000), “Southeast Asian Perspectives on Security”, Institute

of Southeast Asia Study, Singapore.

176. Desai D.R. Sar (1968), Indian’s Foreign Policy in Cambodia, Lao and

Vietnam 1947-1964, Universty of California Press, Brkeley & Los Angles.

177. David Elliott (2012), Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War

to Globalization, Universty of Oxford Press.

178. Frederick. Brown (1993), “Why the US Should Normalize with Vietnam”,

VBJ, November & December.

179. Frederick. Brown (1997), US - Vietnam Normalization - Past, Present, Future,

M.E. Sharpe.

180. John Kerry (1988), “Opportunity Knocks - Moving US - Vietnam Relations

Forward”, VBJ, April.

181. Mark E. Manyin (2008), US - Vietnam Relation: Background and Issues for

Congress, Prepared for Members and Committees of Congress.

182. Oliverer Babson (2002), “Diplomacy of Isolation United States Unilateral

Sanctions Policy and Vietnam 1975-1995”, WWS Case Study, April.

169

183. Peter Poloka (1990), “Asia Pacific security”, Australian Journal of

International Affairs, Vol.44, No.3 (December) .

184. Richard Ned Lebow-Thomas Rise-Kappen (1995), Internationnal Relations

and the End of The Cold War, Columbia University Press, New York .

185. Robert Hopkins Miller (1990) The United States and Vietnam (1787 - 1941),

National Defense University Press, Washington DC.

186. Rodolfo C. Severino (2006), Southeast Asia in Search of an ASEAN

Community, Singapore, ISEAS.

187. Simon S.C. Tay, Jesus Estanislao, Hadi Soesatro (2000), A new ASEAN in a

new Millenium, CSIS & SIIA, Singapore.

188. Sueo Sudo (2002), The International Relations of Japan and South East Asia:

Foging a new Regionalism, London, New York, Routledge.

189. US Government Printing office (1971), United States - Vietnam relation 1945

-1967, Washington.

Một số trang Web

190. http://asean.mofa.gov.vn

191. https://www.apec.com.vn

192. http://www.mofahcm.gov.vn

170

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

CHÍNH SÁCH BỐN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHU VỰC

1- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm

lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có

lợi và chung sống hòa bình.

2- Không dành lãnh thổ của mình cho bất cứ nước nào làm căn cứ mà từ đó có

thể tiến hành xâm lược, can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc của bất cứ

nước nào trong khu vực.

3- Thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế, và trao đổi văn hóa trên cơ sở

bình đẳng và cùng có lợi. Giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các nước khu vực

bằng con đường thương lượng trên cơ sở bình đẳng, trên tình thần hiểu biết và tôn

trọng lẫn nhau.

4- Phát triển sự hợp tác giữa các khu vực và sự phồn vinh xuất phát từ cơ sở cụ

thể của từng nước, vì lợi ích độc lập, hòa bình và trung lập thật sự của các quốc gia

Đông Nam Á, vì lợi ích của hòa bình trên thế giới.

Nguồn: [86, tr.336]

171

Phụ lục 2:

BỘ CHÍNH TRỊ -----

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM -------

Số: 07-NQ/TW Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2001

NGHỊ QUYẾT

VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối

ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực củng cố và nâng cao vị thế

nước ta trên trường quốc tế”. Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ Chính trị đã ra Nghị

quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương ''Phát huy cao độ nội lực,

đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để

phát triển nhanh, có hiệu quả bền vũng''.

1. Thực hiện đường lối, chủ trương trên đây của Đảng, những năm qua

nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh

tế đối ngoại:

- Đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: mở rộng mạnh mẽ quan hệ

kinh tế song phương và đa phương; phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và

lãnh thổ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như

Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc Tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á

(ADB); gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch

tự do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập Diễn đàn Á-Âu (ASEM); gia nhập Diễn

đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); trở thành quan sát viên của

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang tiến hành đàm phán để gia nhập tổ

chức này. Nước ta cũng đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với Liên minh

châu Âu (EU) và Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ theo chuẩn mực

của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

172

Để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã

thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Uỷ ban đã có những đóng góp

tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở,

đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã mở

rộng được quan hệ đối ngoại, vượt qua được những khó khăn về thị trường do

những biến động Liên Xô cũ và Đông Âu gây ra; phá được thế bị bao vây, cấm

vận của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi cho

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính

trường và thương trường thế giới, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng

hoảng tài chính - kinh tế ở khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX.

- Thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa

học, công nghệ và kỹ năng quản lý.

- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi

trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

- Bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối

ngoại và quản lý kinh doanh thích nghi dần với điều kiện mới, tạo tiền đề để tiếp tục

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo.

Với những kết quả đó, chúng ta đã từng bước thực hiện được chủ trương kết

hợp phát huy nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp đưa đến những

thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và định

hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua cũng bộc lộ nhiều

mặt yếu kém:

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định rõ trong nhiều nghị

quyết của Đảng và trên thực tế đã được thực hiện từng bước, nhưng nhận thức về nội

dung, bước đi, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa đạt được sự nhất trí cao và nhất

quán, một bộ phận cán bộ chưa thấy hết và chủ động tranh thủ những cơ hội mở ra, hoặc

173

chưa nhận thức đầy đủ những thách thức sẽ nảy sinh, để từ đó có kế hoạch thúc đẩy nền

kinh tế nước ta vươn lên chủ động hội nhập có hiệu quả; cơ cấu kinh tế chậm được dịch

chuyển để luôn phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, không ít chủ trương, cơ chế,

chính sách chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công tác hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan

trung ương và một số thành phố lớn, sự tham gia của các ngành, các cấp, của các doanh

nghiệp còn yếu và chưa đồng bộ, vì vậy chưa tạo được sức mạnh tổng hợp cần thiết

bảo đảm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao.

- Chưa hình thành được một số kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh

tế quốc tế, một lộ trình hợp lý thực hiện các cam kết quốc tế.

- Doanh nghiệp nước ta nói chung còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và luật

pháp quốc tế năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản

xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào

sự bao cấp và bảo hộ của Nhà nước còn nặng.

- Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về

nhiều mặt còn yếu kém: hệ thống luật pháp còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ

ràng và nhất quán; kết cấu hạ tầng phát triển chậm; trong bộ máy hành chính còn

nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng, trình độ nghiệp vụ yếu kém,

nguồn nhân lực chưa được đào tạo tốt.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại còn thiếu và yếu; tổ chức chỉ

đạo chưa sát và kịp thời; các cấp, các ngành chưa quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia hội nhập. Đây là nguyên nhân sâu xa của

những yếu kém, khuyết điểm hợp tác kinh tế với nước ngoài.

Phần thứ hai NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. MỤC TIÊU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ

174

nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2005 và Kế hoạch 5 năm 2001-2005.

II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

l. Quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là: ''Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường''.

2. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.

4. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh trập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.

5. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững

an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của

quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu

toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ ''diễn biến hoà bình'' đối với nước ta.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ

1. Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các tổ

chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để

đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về hội nhập kinh tế quốc tế,

coi đó là nhu cầu vừa bức xúc vừa cơ bản và lâu dài của nền kinh tế nước ta, nâng cao

niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

175

2. Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội IX, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 cũng như các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia, xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, bảo đảm cho hội nhập có hiệu quả. Trong khi hình thành chiến lược hội nhập, cần đặc biệt quan tâm bảo đảm sự phát triển của các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, viễn thông... là những lĩnh vực quan trọng mà ta còn yếu kém.

3. Chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa lợi thế so sánh của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thi trường thế giới, tạo ra những ngành, những sản phẩm mũi nhọn để hàng hoá và dịch vụ của ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong nước cũng như trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh. Gắn quá trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hội nhập cần quan tâm tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ, không nhập khi những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Đi đôi với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các tác phẩm và dịch vụ, của các doanh nghiệp, cần ra sức cải thiện môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua việc khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp đường lối của Đảng, với hệ thống quốc tế, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch về phẩm chất, vững mạnh về chuyên môn.

4. Tích cực tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại hình thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học - công nghệ, vốn, bất động sản...; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho mọi thành

176

phần kinh tế, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt chú trọng đổi mới và củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng.

5. Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và tinh thần kỷ luật cao. Trong phát triển nguồn nhân lực theo những tiêu chuẩn chung nói trên, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nắm được kỹ năng thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó cần hết sức coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao.

Cùng với việc đào tạo nhân lực cần có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài; bố trí, sử dụng cán bộ đúng với ngành nghề được đào tạo và với sở trường năng lực của từng người.

6. Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại. Cũng như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và

hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi, bảo đảm lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Các cơ quan đại điện ngoại giao ở nước ngoài cẩn coi việc phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu.

7. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình cũng như trong quá trình thực hiện, nhằm làm cho hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội; mặt khác, các cơ quan quốc phòng và an ninh cần có kế hoạch chủ động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình hội nhập.

8. Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo các phương án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ

177

chế kinh tế. Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt hoạt động kinh tế trong nước.

9. Kiện toàn Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đủ năng lực và thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động kinh tế quốc tế. Uỷ ban gồm hai bộ phận: một bộ phận chuyên trách, một bộ phận kiêm nhiệm bao gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ, ban, ngành hữu quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Nghị quyết Đại hội cần thứ IX của Đảng và Nghị quyết này của Bộ Chính trị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo đề ra Chương trình hành động cụ thể, từ khâu phổ biến quán triệt nghị quyết tới khâu hình thành Chiến lược và lộ trình hội nhập, chuyển dịch cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi đổi mới và từng bước hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực, tiến hành đàm phán quốc tế, củng cố và tăng cường Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế...

2. Trên cơ sở kiến nghị của Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật để kịp thời sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với quá trình hội nhập.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương và các ban có liên quan của Đảng, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đảng, trường hành chính và các trường trung học, đại học nội dung quan trọng này.

4. Các thành uỷ, thành uỷ và tổ chức đảng ở các cấp coi hội nhập kinh tế quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng cần được thường xuyên quan tâm chỉ đạo, trước mắt kịp thời phổ biến rộng rãi Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như chương trình của Chính phủ; xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương và những nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết này, xây dựng chương trình hành động cụ thể về hội nhập kèm theo những biện pháp thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục có hiệu quả những khó khăn yếu kém trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Là người trực tiếp tham gia và giữ vai trò quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nắm vững mục tiêu,

178

quan điểm, nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kế hoạch cụ thể để hội nhập có hiệu quả chống tư tưởng ỷ lại, dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước, ngại cạnh tranh; tích cực chủ động đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp nhà nước cần vươn lên thể hiện vai trò chủ lực trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhất về pháp lý và thủ tục hành chính, về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, kể cả trong hoạt động đầu tư, hợp doanh với các đối tác bên ngoài.

6. Ban Kinh tế Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện nghị quyết này.

Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm phấn đấu chủ động tạo bước chuyển biến mới về cơ cấu kinh tế, về cơ chế quản lý, về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm làm chủ thị trường nội địa đứng vững trên thị trường quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta là nhất quán theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc trong thế kỷ XXI.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ TỔNG BÍ THƯ

Nông Đức Mạnh Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-07-NQ-

TW-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/112630/noi-dung.aspx

179

Phụ lục 3:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 22-NQ/TW Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

I - TÌNH HÌNH

Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế”; ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-

NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định chủ

trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác

quốc tế trong các lĩnh vực khác”; ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính

sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên

của Tổ chức Thương mại thế giới”.

1- Việc thực hiện chủ trương trên đây của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu,

góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh

tổng hợp quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

của đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống

nhân dân, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới; nâng

cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong đó, nổi bật là:

Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, có quan hệ

kinh tế - thương mại với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu

hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng với vị thế và vai trò ngày càng được

khẳng định. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng đi vào chiều

sâu; hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác

được mở rộng.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hệ thống pháp luật

ngày càng được hoàn thiện; năng lực cạnh tranh quốc gia và của các doanh nghiệp

180

được nâng lên; mở rộng thị trường, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, tri

thức, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực vào sự tăng

trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đã có sự đổi mới mạnh mẽ tư duy về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối

cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Năng lực của đội ngũ cán bộ từ Trung ương

đến địa phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà

nước về hội nhập quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác được quan tâm củng cố.

Đội ngũ doanh nhân nước ta đã có bước trưởng thành.

2- Bên cạnh kết quả đạt được, hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ

đối ngoại còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như sau:

Chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được

cụ thể hóa và thể chế hóa. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa nhận

thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơ hội; đồng thời, chưa thấy rõ thách

thức để chủ động ứng phó; chưa lường trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài để

có những biện pháp hạn chế hữu hiệu.

Hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng,

hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế, yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo

vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân

tộc. Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực

khác chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể. Cơ chế

chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện và giám sát quá trình hội nhập từ Trung ương

đến địa phương, giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực và

kết cấu hạ tầng chậm được cải thiện. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nhân

chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh chưa được phát huy đầy đủ, chưa

gắn kết chặt chẽ với hội nhập kinh tế quốc tế; hợp tác về văn hóa, xã hội và một số

lĩnh vực khác chưa sâu rộng.

Cùng với những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng tài chính và suy

thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, yếu kém trên đây đã dẫn đến một số hệ quả

xấu cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

181

3- Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng

xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp tài nguyên và lãnh thổ, biển đảo, bạo loạn,

khủng bố diễn biến phức tạp. Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh

vực; kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Mức độ tùy thuộc lẫn nhau

giữa các nước ngày một gia tăng. Các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế có vai

trò ngày càng quan trọng trong mọi mặt của đời sống nhân loại. Khu vực châu Á -

Thái Bình Dương phát triển năng động, đang trở thành trung tâm phát triển của thế

giới. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tiến tới hình thành Cộng đồng, tiếp

tục giữ vai trò trung tâm trong phần lớn các cơ chế hợp tác ở khu vực, đồng thời, có

vị trí ngày càng cao trong chiến lược của các nước lớn.

Nước ta đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình và đang đứng trước

nhiều cơ hội và thách thức mới. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay là

thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, nhanh chóng nâng cao sức mạnh

tổng hợp quốc gia, đồng thời đáp ứng những yêu cầu mới về bảo vệ độc lập, chủ quyền,

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung và phát triển năm 2011) đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại

độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,

chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế đất nước; vì lợi ích quốc gia,

dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.

Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết

tâm thực hiện thắng lợi chủ trương quan trọng này nhằm phát huy sức mạnh của dân

tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

II - MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1- Mục tiêu

Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa

các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao

đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam,

182

bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng

cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình,

độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

2- Quan điểm chỉ đạo

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối

ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển,

chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán

triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan

hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú trọng một số quan điểm sau:

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của

Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa.

- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị

dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách

phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá

nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân,

bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài

vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc

đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết

cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt

chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.

- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo

thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố

quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,

thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện

đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù

hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.

- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích

quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi

183

vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh

của bên này chống bên kia.

- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi

với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ

quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề

xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai

trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì

hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

III- ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU

1- Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu

hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ trọng

yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, để thống nhất nhận thức

và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế.

Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trước mắt

đến năm 2020, chú trọng việc đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại

hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy, thiết lập bộ máy đủ thẩm

quyền và năng lực để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp các hoạt

động hội nhập quốc tế. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các

Ngành từ Trung ương đến địa phương trong các hoạt động hội nhập trên các lĩnh

vực; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo.

2 - Về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

khóa X “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và

bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới” trong tình

hình mới gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là

nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết

Đại hội XI của Đảng.

Không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu

tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội -

môi trường. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động

184

đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu

tư; quản lý chặt chẽ nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài.

Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế thương mại - tài chính - tiền tệ khu vực và toàn cầu, xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước.

3- Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước; đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác.

Chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng

trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột,

củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc

tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong

ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường

đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại

của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Phát huy vai trò tại các tổ chức, diễn đàn, cơ chế hợp tác mà nước ta là thành

viên. Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các tổ chức, diễn đàn khác, đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực triển khai chủ trương

đưa người Việt Nam vào làm việc tại các tổ chức quốc tế, chủ động chuẩn bị nhân

sự ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của các tổ chức quốc tế.

Chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, tích cực và nâng cao hiệu

quả tham gia các diễn đàn các chính đảng; tích cực tham gia các cơ chế hợp tác nghị

viện và liên nghị viện khu vực và quốc tế; mở rộng giao lưu nhân dân, tranh thủ sự

đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

185

4- Xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, vị thế quốc tế của đất nước nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống; từng bước đưa hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả. Chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập quốc tế để xâm phạm an ninh quốc gia nước ta. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, trước hết là các nước láng giềng, các nước lớn; chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và đối phó với các thách thức về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh biển và các thách thức an ninh phi truyền thống khác.

Chủ động và tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh mà nước ta là thành viên, trước hết là các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN làm chủ đạo. Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương khác; trong đó, có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, diễn tập chung và các hoạt động khác, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu ổn định, bền vững.

5- Về văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác, cần lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển các lĩnh vực này.

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, trước hết là xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức, nhất là tri thức về quản lý và khoa học công nghệ, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc sửa đổi, hoàn thiện và xây dựng

mới các chuẩn mực, sáng kiến của các tổ chức quốc tế mà nước ta là thành viên,

trước hết là các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Tích cực tham gia các thể

186

chế hợp tác về môi trường, đóng góp vào nỗ lực chung phòng, chống thiên tai, ứng

phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, nguồn nước, động vật,

thực vật ở nước ta và trên thế giới.

Chủ động, tích cực giới thiệu, tham gia và nâng cao chất lượng, thành tích

trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao…ở khu vực và thế giới.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin,

tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về xã hội,

văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về

hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu nhằm chỉ đạo phối hợp hoạt

động hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương (các cơ chế chỉ đạo liên

ngành về hội nhập quốc tế hiện hành được hợp nhất, sáp nhập vào Ban Chỉ đạo);

định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành

mới các văn bản pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế.

3- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy

trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết; xây

dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết./.

Nơi nhận: - Các tỉnh ủy, thành ủy, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, - Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ

TỔNG BÍ THƯ

Nguyễn Phú Trọng

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-22-NQ-TW-nam-2013-Hoi-nhap-quoc-te-203954.aspx

187

Phụ lục 4:

Nguồn: [168, tr.31]

188

Phụ lục 5:

Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

giai đoạn 1986 - 1995

Năm Tổng xuất nhập khẩu

(Triệu USD)

Xuất khẩu

(Triệu USD)

Nhập khẩu

(Triệu USD)

1986 2.944 789 2.155

1987 3.309 854 2.455

1988 3.795 1.038 2.757

1989 4.512 1.946 2.566

1990 5.156 2.404 2.752

1991 4.425 2.087 2.338

1992 5.122 2.581 2.541

1993 6.909 2.985 3.924

1994 9.880 4.054 5.826

1995 13.604 5.449 8.155

Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?

189

Phụ lục 6:

Số liệu Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

giai đoạn 1996 - 2015

Năm Tổng xuất nhập khẩu

(Triệu USD)

Xuất khẩu (Triệu USD)

Nhập khẩu (Triệu USD)

1996 18.399 7.256 11.143

1997 19.907 8.756 11.151

1998 20.818 9.324 11.494

1999 23.143 11.520 11.622

2000 30.084 14.449 15.635

2001 31.190 15.027 16.162

2002 36.439 16.706 19.733

2003 45.403 20.176 25.227

2004 58.458 26.504 31.954

2005 69.420 32.442 36.978

2006 84.717 39.826 44.891

2007 111.244 48.561 62.682

2008 143.399 62.685 80.714

2009 127.045 57.096 69.949

2010 157.075 72.237 84.839

2011 203.656 96.906 106.750

2012 228.310 114.529 113.780

2013 264.066 132.033 132.033

2014 298.068 150.217 147.852

2015 327.587 162.017 165.570

Nguồn: Tổng cục Hải quan,

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?