57
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM ĐỨC THUẬN PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN TÂY NAM BỘ (1961 1965) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 HUẾ, NĂM 2017

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM ĐỨC THUẬN

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC

Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

(1961 – 1965)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62 22 03 13

HUẾ, NĂM 2017

Page 2: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Văn Hoa

2. PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ

Phản biện 1:…………………………………………………………………………………………

Phản biện 2:…………………………………………………………………………………………

Phản biện 3:…………………………………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại:……………………………

Vào hồi…………..giờ............ngày…………tháng………….……năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

HUẾ, NĂM 2017

Page 3: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Ấp chiến lược” là một “quốc sách” có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành bại của các kế hoạch

chiến tranh, nhất là trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). Mục đích

của quốc sách này là nhằm chiếm đất giành dân, kiểm soát nông thôn, phá hoại hậu phương và căn cứ cách

mạng, tiến tới cô lập và tiêu diệt hoàn toàn các lực lượng cách mạng, hòng áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở

miền Nam Việt Nam. Từ sau cuộc đảo chính tháng 11-1963, chính quyền Sài Gòn dưới sự trợ giúp của Mỹ

tiếp tục thực hiện chính sách “ấp chiến lược” với tên gọi mới là “ấp tân sinh”. Thực chất của việc thay đôi

tên gọi “ấp chiến lược” thành “ấp tân sinh” chi là hình thức “bình mới rượu cu”. Vì vậy, trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược là một cuộc đấu tranh

lâu dài, dai dẳng, quyết liệt giưa các lực lượng cách mạng với Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Trong phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Nam từ 1961 đến 1965, miền Tây Nam

Bộ là một trong nhưng khu vực diễn ra sôi nôi nhất. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở các địa phương

nơi đây đã diễn ra phong phú về nội dung, quá trình tô chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh và có nhưng nét

đặc trưng riêng biệt, thể hiện sự sáng tạo của các địa phương trong quá trình vận dụng đường lối của Đảng

vào phong trào chống phá ấp chiến lược. Nghiên cứu về phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây

Nam Bộ có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Từ nhưng nhận thức trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam

Bộ (1961 – 1965)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của quân dân

miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn từ 1961 đến 1965..

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian nghiên cứu của luận án: giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, đây là giai đoạn Mỹ và

chính quyền Việt Nam Cộng hòa triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam với biện

pháp “xương sống” là thiết lập “ấp chiến lược”. Đây cung là giai đoạn phong trào chống phá ấp chiến lược

diễn ra sôi nôi, quyết liệt nhất ở miền Tây Nam Bộ, góp phần đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

của Mỹ.

Về không gian nghiên cứu của luận án: Địa bàn Tây Nam Bộ ngày nay tuy rộng lớn nhưng trong giai

đoạn 1961 – 1965, dưới sự chi đạo từ Trung ương Đảng thì Trung ương Cục miền Nam đã ra quyết định bãi

bo tô chức Liên Tinh ủy miền Tây Nam Bộ thành lập Khu ủy miền Tây Nam Bộ bao gồm các tinh là Vĩnh

Long, Trà Vinh, Cần Thơ (gồm Hậu Giang), Rạch Giá, Sóc Trăng (gồm phần lớn tinh Bạc Liêu) và Cà Mau

(gồm huyện Đông Hải - Bạc Liêu) tương ứng với địa bàn các tinh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Phong Dinh,

Chương Thiện (tách ra từ một phần của tinh Phong Dinh và Kiên Giang vào tháng 12- 1961), Kiên Giang,

Ba Xuyên, An Xuyên dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1961 - 1965.

Page 4: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

2

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trình bày một cách có hệ thống phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam

Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Từ đó luận án rút ra nhưng đặc điểm cung như vai trò của

phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965, đồng thời rút

ra nhưng bài học kinh nghiệm tiêu biểu có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, phân tích âm mưu thủ đoạn thiết lập “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, bối cảnh

lịch sử của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961-1965

Hai là, trình bày nhưng điều kiện của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ, nhưng

chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Cục về đấu tranh chống phá ấp chiến lược trong giai đoạn Mỹ

thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), đồng thời phân tích sự vận

dụng chủ trương của Đảng trong đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ.

Ba là, tái hiện quá trình quân và dân miền Tây Nam Bộ từng bước phá tan các âm mưu và thủ đoạn

thiết lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

Bốn là, đưa ra nhưng nhận xét về nhưng đặc điểm nôi bật, về vai trò và đồng thời rút ra nhưng bài học

kinh nghiệm của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ đối với công cuộc xây dựng và

bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay.

4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tài liệu

Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên nhưng nguồn tài liệu sau đây:

- Các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội

viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nghị quyết, chi thị của Trung ương Đảng, của Trung ương

Cục miền Nam, Khu ủy miền Tây Nam Bộ.

- Tài liệu hiện đang lưu trư tại Trung tâm Lưu trư Quốc gia II (TP Hồ Chí Minh) bao gồm các báo

cáo, biên bản họp, quyết nghị, tờ trình, sơ đồ, bản đồ và tranh ảnh của Phủ Tông thống Đệ nhất Việt Nam

Cộng hòa, Bộ Công chính và giao thông, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Bộ Đặc nhiệm Văn hóa Xã hội…

Đây là các tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài luận án.

- Các tài liệu lưu trư liên quan đến phong trào chống phá ấp chiến lược hiện lưu trư Phòng Khoa học

Quân khu 9 và trung tâm lưu trư các tinh thuộc miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1961 – 1965, các công

trình tông kết lịch sử của Khu ủy, Quân khu 9, các tinh, huyện ở miền Tây Nam Bộ.

- Các công trình khoa học trong nước có đề cập đến phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây

Nam Bộ và các công trình khoa học ngoài nước viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân

Việt Nam …

- Các hồi ký và lời kể của một số đồng chí lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử từng hoạt động ở

địa bàn miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn 1961 – 1965, các tư liệu, hình ảnh thu thập từ khảo sát thực địa có

liên quan đến đề tài luận án.

Page 5: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

3

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương

pháp duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với

phương pháp logic; Trên cơ sở này, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sưu tầm tài liệu,

điền dã, phong vấn, thống kê, so sánh, phân tích, tông hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về phong trào

chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965).

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án trình bày một cách có hệ thống âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam

Cộng hòa trong quá trình thực hiện quốc sách ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam nói chung và ở miền Tây

Nam Bộ nói riêng.

Thứ hai, luận án tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện phong trào chống phá ấp chiến lược của

quân và dân Tây Nam Bộ trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ và

chính quyền Sài Gòn, làm rõ nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận.

Thứ ba, luận án phân tích, làm rõ nhưng đặc điểm nôi bật, cung như vai trò của phong trào chống phá

ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời rút ra nhưng bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và

bảo vệ tô quốc trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, luận án cung cấp một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác biên soạn giáo trình giảng

dạy, học tập và giáo dục truyền thống lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

(1954-1975).

6. BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961 – 1963)

Chương 3: Phong trào chống phá ấp chiến lược (ấp tân sinh) ở miền Tây Nam Bộ (1964 - 1965)

Chương 4: Một số nhận xét về phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961 – 1965)

Page 6: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, dồn dân lập “ấp chiến lược”

(ACL) là một biện pháp quan trọng được Mỹ và chính quyền Sài Gòn quyết tâm thực hiện trong giai đoạn

triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), theo đó chính sách “ấp chiến lược” đã được nâng

tầm “quốc sách” và được xác định là “xương sống” quyết định sự thành bại của chiến này. Tháng 2-1962,

chính quyền Sài Gòn chọn ấp Phước Ngươn B (xã Phước Hậu, huyện Châu Thành, tinh Vĩnh Long) làm mô

hình “ấp chiến lược” kiểu mẫu, để từ đó lan ra toàn tinh Vĩnh Long và các tinh khác trên toàn miền Tây Nam

Bộ.

Phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ là một bộ phận của phong trào chống phá ACL trên

toàn miền Nam Việt Nam, phong trào đấu tranh này đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh chống

Mỹ của quân dân cả nước trong giai đoạn 1961 – 1965. Tại nơi đây, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường

lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự của Đảng, Trung ương Cục miền Nam thì Khu ủy miền Tây

Nam Bộ và các địa phương miền Tây Nam Bộ đã trực tiếp lãnh đạo quân dân nơi đây phát động một phong

trào đấu tranh chống phá ACL trên quy mô lớn, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng,

qua đó giành được nhiều thắng lợi quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của phong trào chống phá ấp

chiến lược trên toàn miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về cuôc kháng chiến chống My có đề cập đến phong trào

chống phá ấp chiến lược

1.2.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Các công trình nghiên cứu trong nước về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ đều có đề cập đến phong

trào chống phá ACL, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Công trình Tông kết cuộc kháng chiến

chống My, cứu nươc: Thăng lợi va bai hoc (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) của Ban Chi đạo tông kết

chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Công trình Khu VIII - Trung Nam Bộ trong kháng chiến chống My, cứu

nươc (1954 - 1975) (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) do Trung tướng Nguyễn Minh Đường (nguyên Tư lệnh

Quân khu 8 - Trung Nam Bộ) chủ biên, công trình Miền Nam giữ vững thanh đồng của Trần Văn Giau và

công trình Phong trao chống phá binh đinh nông thôn ở Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống My, cứu

nươc (1969-1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000) và Nam Bộ 1945 - 1975 - Những góc nhin từ lich

sử chiến tranh cách mạng (Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008) do Hà Minh Hồng chủ biên, các

công trình trên đều đã đưa ra nhưng nhận xét về điểm nôi bật trong phong trào chống bình định, lập ACL ở

Nam Bộ.

Công trình Lich sử Nam Bộ kháng chiến (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của Hội đồng Ban

Chi đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Lich sử kháng chiến chống My, cứu nươc (Nxb Chính trị

Quốc Gia, Hà Nội, 2010) của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng gồm 9 tập, trong tập 3 do tác

giả Nguyễn Văn Minh chủ biên đã trình bày về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và hoạt động chiến đấu

chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam, trong đó có phong trào chống phá ấp

chiến lược. Về sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong

Page 7: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

5

phong trào chống phá ấp chiến lược có thể kể đến công trình Lich sử Xứ ủy Nam Bộ va Trung ương Cục

miền Nam (1954-1975) do Nguyễn Quý chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, 2010) và Công trình Chung một

bóng cờ (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) do Trần Bạch Đằng chủ biên. Năm 2015, Viện Lịch sử

Quân sự Việt Nam xuất bản công trình Lich sử phong trao đấu tranh chống phá binh đinh trong cuộc kháng

chiến chống My, cứu nươc(1954-1975) gồm 3 tập (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015), trong đó tập 2

tập trung nghiên cứu giai đoạn 1961-1965 do Nguyễn Huy Thục chủ biên đã trình bày nhiều khía cạnh liên

quan đến phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược.

1.2.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước

Về cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ 1954-1975 và giai đoạn 1961-1965 nói riêng với trọng tâm

là “quốc sách ấp chiến lược” do Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập, đã có rất nhiều nhà khoa

học nước ngoài quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến như sau:

Công trình của Sir Robert Thompson: Defeating communist insurgency: The lesson of Malaya and

Vietnam (Đánh bại sự nôi dậy của cộng sản: Bai hoc của Malaysia va Việt Nam) (Chatto & Windus,

London, 1965) và Make for the Hills: Memories of Far Eastern Wars - No Exit From Vietnam (Leo Cooper,

London, 1989), tạm dịch Nhơ về cuộc chiến tranh ở phương Đông - Cuộc chiến không lối thoát tại Việt Nam.

Năm 1990, Peter Francis Leahy bảo vệ luận văn Thạc sĩ khoa học và nghệ thuật quân sự tại Trường

Đại học New South Wales (Australia) với đề tài Why did the strategic hamlet program fail? (Tại sao chương

trình ấp chiến lược thất bại?), trong luận văn của mình, ông đã chi ra các nguyên nhân khiến cho chương

trình ấp chiến lược tại Việt Nam thất bại gồm: (1) Thiếu một kế hoạch và chương trình đầy đủ, (2) Thiếu tài

nguyên và vật lực, (3) Thời gian triển khai không thực tế, (4) Địa điểm và vị trí xây dựng, (5) Thiếu đánh giá

đầy đủ trong quá trình triển khai, (6) Hạn chế ở các địa phương khi thực hiện, (7) Phản ứng của nông dân, (8)

Vai trò của Ngô Đình Diệm, một con người theo chủ nghĩa quốc gia nhưng đồng thời cung là một vị quan

phong kiến, (9) Thiếu sự nỗ lực để đoàn kết vì mục đích chung, (10) Bộ máy điều hành không thích hợp,

(11) Vai trò của viện trợ Mỹ, (12) Phản ứng của Việt Cộng. Trong luận văn của mình, Peter F.Leahy đã cho

rằng chính nhưng yếu kém về kế hoạch triển khai và nhưng bất cập trong bộ máy lãnh đạo ấp chiến lược của

CQSG là nguyên nhân căn bản khiến cho chương trình ACL bị thất bại, sự phản ứng của “Việt Cộng” là

nguyên nhân sau cùng. Góc nhìn của Leahy trong lĩnh vực khoa học quân sự đã đề cao nguyên nhân từ khía

cạnh chi huy và tô chức quân sự mà đánh giá thấp sự hoạt động hiệu quả của lực lượng cách mạng miền Nam

khiến cho chương trình ấp chiến lược bị thất bại. Luận văn thạc sĩ khoa học quân sự của James M.Higgin với

đề tài The Misapplication of the Malayan Counterinsurgency Model to the Strategic Hamlet Program (Sai

lầm của chiến lược chống nôi dậy của người Malaya trong chương trinh ấp chiến lược) (Đại học

Massachusetts, 1989). Stanley Karnow với công trình Vietnam - A History (Việt Nam - Một câu chuyện lich

sử) (The Viking Press, New York, 1983) Nhưng công trình nghiên cứu Robert Thompson, Arthur

M.Schlesinger, James M.Higgin và Stanley Karnow cùng với Báo cáo của Lầu Năm Góc về ấp chiến lược là

nhưng nghiên cứu chuyên sâu về ấp chiến lược tại Malaysia và Việt Nam.

Bên cạnh đó tác phẩm nôi tiếng về cuộc chiến tranh Việt Nam của Gabriel Kolko với tựa đề:

Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical Experience (The New Press, New

York, 1985), đã được dịch sang tiếng Việt với nhan đề: Giải phẫu một cuộc chiến tranh (Nguyễn Tấn Cưu

dịch, Nxb Quân đội Nhân dân, 1989). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert.S.McNamara đã cho xuất bản

tác phẩm: In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, tác phẩm được Hồ Chính Hạnh, Huy Bình,

Thu Thuỷ, Minh Nga dịch sang tiếng Việt với nhan đề: Nhin lại quá khứ, tấn thảm kich va những bai hoc về

Page 8: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

6

Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995). Tác phẩm America's Longest War: The United States and

Vietnam, 1950-1975 của George C.Herring (Nxb Mc Graw-Hill, New York) từng được tái bản đến 4 lần tại

Mỹ, riêng tại Việt Nam công trình này được dịch giả Phạm Ngọc Thạch dịch với nhan đề Cuộc chiến tranh

dai ngay nhất của nươc My (Nxb Chính trị Quốc gia, 1998) đã thể hiện góc nhìn của tác giả về ấp chiến

lược. Tác phẩm của Neil Sheehan: A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam được xuất

bản vào năm 1988, ở Việt Nam tác phẩm này đã được dịch giả Đoàn Duẫn dịch ra tiếng Việt với nhan đề: Sự

lừa dối hao nhoáng – John Paul Vann va nươc My ở Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) đã

cho người đọc thấy được một sự thật về cuộc chiến tranh tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 1961-1965.

William Colby, nguyên Giám đốc CIA, nhân vật được xem như là “người đỡ đầu” của kế hoạch thiếp lập

“ấp chiến lược” ở Việt Nam với chương trình “ấp chiến lược” thí điểm tại Buôn Enao (buôn làng của tộc

người Ê Đê), trong quyển sách viết về chiến tranh Việt Nam với nhan đề Một chiến thăng bi bỏ lỡ (Nguyễn

Huy Cầu dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007) đã cung cấp nhưng sử liệu quan trọng từ Nhà Trắng,

nhưng toan tính của người Mỹ trong quá trình thực thi ACL. Trong một nỗ lực phân tích nhưng thất bại của

Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1954-1963, Edward Miller đã cho xuất bản công trình Misalliance: Ngo Dinh

Diem, The United States and the Fate of South Vietnam (The Harvard University Press, 2013), công trình

nghiên cứu này đã được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Liên minh sai lầm, Ngô Đinh Diệm – My va số phận

Nam Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016).

Ngoài ra, một số công trình của các nhà nghiên cứu như:

Clutterbuck & Richard L. Brigadier, The Long War: Counterinsurgency in Malaya and Vietnam,

(Frederick A. Praeger Publishers, New York, 1966) - Cuộc chiến tranh trường kỳ: Xung đột tại Malaya va

Việt Nam. Benjamin Bradle, Conversations with Kennedy (Harper and Row, New York, 1976) (Đối thoại vơi

Kennedy), Herbert A.Friedman (Psychological Operation Center, 2000) với “Psyop of the Strategic hamlet in

Vietnam” (Tông luận về ấp chiến lược tại Việt Nam) một tông luận viết cho Trung tâm tâm lý chiến tranh

Hoa Kỳ. Peter Busch, All the way with JFK?: Britain, the US, and the Vietnam War (Oxford University

Press, London, 2003) - Giải pháp nao cho Kennedy: từ Anh đến My va chiến tranh Việt Nam.

1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu có đề cập đến phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền

Tây Nam Bô

1.2.2.1. Nhóm công trình chuyên khảo về phong trào chống phá ấp chiến lược

Chuyên khảo chuyên sâu về ấp chiến lược có thể kể đến công trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh

chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của My - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) của tác giả Trần

Thị Thu Hương (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) và công trình Phong trao chống phá ấp chiến lược 1963-

1964 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006), đây cung đồng thời là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Công

Thục. Trong nghiên cứu về phong trào chống phá ấp chiến lược ở từng vùng miền cụ thể có thể kể đến luận

án tiến sĩ “Phong trao chống phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961-1965)” của tác giả Huỳnh Thị

Liêm (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2006). Ngoài ra, còn có một số công trình, bài báo khoa học như:

Tháng 7-1963, tạp chí Hoc tập có bài viết “Ấp chiến lược, trại tập trung dân va cứ điểm quân sự của

My Diệm (7-1963)” của tác giả Duy Nghĩa . Bài viết “Hậu quả của 20 năm binh đinh tan bạo va thâm độc

của My - ngụy đối vơi nông thôn miền Nam Việt Nam” (tạp chí Nghiên cứu lich sử, số 171, tháng 12-1976)

của Phạm Quang Toàn đã trình bày toàn bộ chính sách bình định nông thôn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn,

trong đó có giai đoạn thực hiện quốc sách ACL… Tạp chí Lich sử quân sự (4-1999) có bài viết của tác giả

Page 9: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

7

Nguyễn Công Thục: “Ấp chiến lược”một biện pháp binh đinh chủ yếu trong “chiến tranh đặc biệt” của My

ở miền Nam Việt Nam.

1.2.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương ở Tây Nam Bộ

Có thể kể đến nhưng công trình như Những trận đánh của lực lượng vu trang đồng băng sông Cửu

Long gồm 9 tập, công trình Quân Khu 9 - 30 năm kháng chiến (1995) tông kết 30 năm kháng chiến ở địa bàn

miền Tây Nam Bộ. Hai công trình quan trọng khác liên quan trực tiếp đến phong trào chống phá ấp chiến

lược ở miền Tây Nam Bộ là công trình Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến 1954-1975 (TP.HCM, 2000) do Vu

Đình Liệu nguyên Bí thư Khu ủy làm Trưởng ban biên soạn và Lich sử Tây Nam Bộ kháng chiến (Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) của tập thể các tác giả do Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Đường, Trần Bạch

Đằng (chủ biên) đã trình bày một cách có hệ thống về quá trình quân và dân miền Tây Nam Bộ kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), phản ánh một cách cơ bản phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược

ở miền Tây Nam Bộ. Vào năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, chiến

thắng quân sự lớn nhất của quân dân miền Tây Nam Bộ trong phong trào chống phá ACL giai đoạn 1961 -

1965, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã phối hợp với Tinh ủy Cà Mau và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tô chức

Hội thảo Khoa học Quốc gia “50 năm chiến thăng Đầm Dơi - Cái Nươc - Cha La, Ý nghĩa va bai hoc kinh

nghiệm”.

Tinh ủy, Thành ủy các tinh ở miền Tây Nam Bộ cung đã tô chức biên soạn các công trình lịch sử

Đảng bộ địa phương. Nhìn chung, nhưng công trình trên đây đều chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu phong

trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ mà chi mới trình bày các sự kiện riêng lẻ, tiêu biểu trong

tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), do đó chưa thể hiện sự kết nối chặt chẽ và cung chưa

đưa ra được nhưng nhận xét về vai trò, đặc điểm cung như bài học kinh nghiệm hết sức quý báu trong phong

trào chống phá ấp chiến lược ở vùng đất miền Tây Nam Bộ, địa bàn diễn ra nhưng hoạt động chống phá ấp

chiến lược sôi nôi và nhiều sáng tạo.

1.2.3 Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu

Trong luận án: “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bô (1961 – 1965)” tác giả

đã có sự kế thừa nhưng thành tựu của nhưng nhà nghiên cứu đi trước ở một số nội dung sau:

Một là, phương pháp luận nghiên cứu vấn đề về phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Nam, từ

đó nắm vưng lý luận về ấp chiến lược, có sự tham chiếu thực tế, so sánh giưa các khu vực.

Hai là, nhưng vấn đề lý luận về phong trào chống phá ấp chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân

tộc: điều kiện hình thành phong trào chống phá ấp chiến lược, việc lựa chọn các địa bàn chống phá các ấp

chiến lược điển hình, sự kết hợp ba mui giáp công trong hoạt động chống phá ấp chiến lược ở miền Nam

Việt Nam.

Ba là, hệ thống tư liệu về phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Nam để có cái nhìn tông quan,

trên cơ sở đó tiến hành so sánh, đối chiếu, tìm ra nhưng đặc điểm riêng của phong trào chống phá ấp chiến

lược ở miền Tây Nam Bộ, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

trong giai đoạn hiện nay.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu một cách có hệ thống âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa

trong thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” trong “Chiến tranh đặc biệt”ở miền Nam Việt Nam nói chung và ở

miền Tây Nam Bộ nói riêng.

Page 10: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

8

- Luận án nghiên cứu, tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện phong trào chống phá ấp chiến lược

của quân và dân Tây Nam Bộ trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và CQSG.

- Luận án làm rõ nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận, cung như

việc vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, Trung ương Cục miền Nam trong phong trào chống phá ấp

chiến lược ở miền Tây Nam Bộ, làm thất bại “quốc sách ấp chiến” lược của Mỹ và CQSG, góp phần quan

trọng làm sụp đô chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Luận án cung cấp một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác biên soạn giáo trình giảng dạy, học

tập và giáo dục truyền thống lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Luận án phân tích vai trò, đặc điểm của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ đặt

trong sự tham chiếu với phong trào chống phá ấp chiến lược ở các nơi khác trên toàn miền Nam, đồng thời

rút ra nhưng bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Page 11: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

9

CHƯƠNG 2

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

(1961 -1963)

2.1. Những nhân tố tác đông đến phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bô

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hôi

Miền Tây Nam Bộ bao gồm các tinh sau: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang,

Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong giai đoạn 1961 – 1965, theo quyết định của Trung ương Cục miền

Nam thì khu vực đồng bằng sông Cửu Long chia thành hai Khu ủy bao gồm Khu ủy miền Trung Nam Bộ và

Khu ủy miền Tây Nam Bộ. Khu ủy miền Tây Nam Bộ gồm các tinh sau: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ

(gồm cả Hậu Giang), Rạch Giá, Sóc Trăng (gồm phần lớn tinh Bạc Liêu) và Cà Mau (gồm huyện Giá Rai

thuộc tinh Bạc Liêu)

Về điều kiện tự nhiên – kinh tế miền Tây Nam Bô: Với vị trí địa lý quan trọng và điều kiện tự

nhiên – kinh tế thuận lợi, Tây Nam Bộ là khu vực có ý nghĩa chiến lược. Chính vì vậy mà trong cuộc chiến

tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã quyết tâm bình định vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ hòng kiểm soát

vùng đất rất quan trọng đối với nông thôn miền Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Chính điều kiện tự

nhiên và kinh tế thuận lợi của miền Tây Nam Bộ mà trong phong trào chống phá ấp chiến lược, miền Tây

Nam Bộ là một trong nhưng địa bàn có phong trào chống phá ấp chiến lược diễn ra sớm và quyết liệt trên

nhưng địa bàn khác nhau, tuy nhiên trọng tâm của phong trào chống phá ACL ở nơi đây thường tập trung ở

nhưng địa bàn ven sông, dọc các kênh rạch, ven biển và nhưng vùng có đông đảo đồng bào Khmer.

Về mạng lưới giao thông: Miền Tây Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận tiện

cho đi lại và vận chuyển hàng hóa. Trong quá trình thiết lập ACL tại miền Tây Nam Bộ, Mỹ và CQSG đã

dựa vào hệ thống thủy bộ, kênh rạch để thiết lập hệ thống ACL vì phần lớn các làng xóm ở miền Tây Nam

Bộ đều được xây dựng gần các kênh rạch thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp. Do đó, các hoạt động chống phá

ấp chiến lược cung diễn ra quyết liệt tại nhưng khu vực tập trung nhiều sông ngòi, kênh rạch. Quân dân miền

Tây Nam Bộ có nhưng điều kiện thuận lợi để tiến công các ACL theo hình thức du kích, nhưng cung có

nhưng khó khăn cho lực lượng cách mạng khi phải đối phó các cuộc hành quân càn quét gây cho ta nhiều

thiệt hại.

Về điều kiện xã hôi, dân cư: miền Tây Nam Bộ là địa bàn cư trú của 3 cộng đồng dân cư chủ yếu là

Việt, Hoa, Khmer với đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau.

2.1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Tây Nam Bô

Quá trình hình thành và phát triển của miền Tây Nam Bộ đã hun đúc nên truyền thống đấu tranh bất

khuất chống ngoại xâm của nhân dân miền Tây Nam Bộ như khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực chống Pháp.

Đầu thế ki XX, phong trào yêu nước của nhân dân tiếp tục phát triển dưới hình thức đấu tranh vu trang như

phong trào hội kín, phong trào đấu tranh tự phát của nông dân,… hưởng ứng phong trào Đông Du. Bên cạnh

đó, phong trào Duy Tân cung hình thành với các hoạt động chính là chấn hưng thực nghiệp, gắn liền với tên

tuôi như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Thần Hiến,… Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản

Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Tây Nam Bộ cùng với nhân dân cả nước đã làm

nên cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành độc lập, tự do cho Tô quốc. Nhưng truyền thống yêu nước

và cách mạng quý báu được hun đúc qua các giai đoạn lịch sử trên là cơ sở để nhân dân miền Tây Nam Bộ

đứng lên cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ trong các giai đoạn tiếp theo.

Page 12: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

10

2.1.3. Phong trào đấu tranh chống My và chính quyền Sài Gòn ở miền Tây Nam Bô (1954 - 1960)

2.1.3.1 Chính sách của My và chính quyền Sài Gòn ở miền Tây Nam Bô

Sau khi thực dân Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và phải ký Hiệp định Genève (7-

1954). Mỹ đã thừa cơ hội nhảy vào Đông Dương và Việt NamĐối với nông thôn Nam Bộ nói chung và miền

Tây Nam Bộ nói riêng, Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “cải cách điền địa”, lập ra các căn cứ quân sự

mạnh ở miền Tây Nam Bộ nhằm khống chế quần chúng và tiêu diệt cách mạng, điển hình như Căn cứ Vị

Thanh (hay gọi là Biệt khu U Minh), Căn cứ quân sự thứ 11 (Căn cứ Hiểu Lễ),...dồn dân vào các khu dinh

điền với mục đích đánh phá các căn cứ cách mạng ở Rạch Giá và U Minh, còn có các khu di cư và 18 khu trù

mật trên khắp các tinh miền Tây Nam Bộ như Khu di cư Cái Sắn ở Cần Thơ, Khu trù mật Cái Trầu, đặc biệt

Khu trù mật Vị Thanh – Hoa Lựu (Long Mỹ - Hậu Giang) với quy mô 86 ấp và 60.000 dân được xem như là

khu trù mật lớn nhất ở miền Nam thời bấy giờ…

2.1.3.2 Phong trào đấu tranh chống My và chính quyền Sài Gòn (1954 – 1960)

Từ phong trào đồng khởi ở Bến Tre đã nhanh chóng lan ra trên toàn miền Tây Nam Bộ. Từ cuối năm

1959, Tinh ủy Cà Mau đã chủ trương tấn công và giải phóng đảo Hòn Khoai, sau đó bao vây chi khu Đầm

Dơi và đầu năm 1960 tấn công vào Biệt khu Bình Hưng gây cho đối phương nhiều thiệt hại nặng, buộc

chúng phải co cụm chống trả. Ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh quân dân nơi đây cung đồng loạt

tiến công kẻ thù thu được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến tháng 4-1960 toàn miền Tây Nam Bộ, ta đã

giải phóng được trên 59 xã với hơn 500 ấp và 400.000 dân. Phong trào đấu tranh ở nông thôn miền Tây Nam

Bộ, tiêu biểu nhất là các cuộc tấn công vào Biệt khu Bình Hưng, Khu Trù mật Vị Thanh – Hoa Lựu giai đoạn

1959 – 1960 đã để lại nhưng bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó kinh nghiệm tập hợp lực lượng quần

chúng đấu tranh chống rào dân, lập khu dinh điền, khu trù mật là yếu tố quan trọng để tiếp tục đề ra các chủ

trương, kế hoạch đối phó với chính sách bình định nông thôn của Mỹ và CQSG mà tiêu biểu nhất là “quốc

sách ấp chiến lược” được triển khai trong giai đoạn tiếp theo 1961 – 1965.

2.2 My và chính quyền Sài Gòn triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và thực hiện “quốc sách

ấp chiến lược” ở miền Tây Nam Bô

2.2.1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và sự ra đời của “quốc sách ấp chiến lược”

Từ năm 1961 – 1965, Mỹ áp dụng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” vào miền Nam Việt Nam hòng

dập tắt phong trào cách mạng, cứu nguy cho CQSG. Chiến lược chiến tranh đặc biệt được tiến hành ở miền

Nam mở đầu bằng việc triển khai thực hiện kế hoạch Staley – Taylor. Chính quyền Sài Gòn đã bắt tay vào

các kế hoạch xây dựng ấp chiến lược, phân ra bốn loại ấp chiến lược: Loại 1: Ở chung quanh thị trấn, thị xã,

cơ quan đầu não hành chính, căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, kho tàng. Loại 2: Nằm ở các trục lộ giao

thong thủy, bộ, vùng đông dân, nhiều của, vùng tôn giáo, dân tộc. Loại 3: Nằm trong vùng căn cứ kháng

chiến. Loại 4: Ở cửa khẩu, biên giới. Ngày 3-2-1962, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 11-TTP thiết lập Uy

Ban liên Bộ đặc trách Ấp chiến lược. Ngày 19-4-1962, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa đã thông qua Quyết

nghị số 1214-CT/LP Tán trợ Quốc sách Ấp chiến lược và Ung hộ toan diện sách lược ấp chiến lược của

chính phủ Ngô Đình Diệm, từ đó các chính sách của ấp chiến lược nhanh chóng được triển khai trên toàn

Nam Việt Nam và trở thành quốc sách. Giai đoạn 1961 – 1962, Mỹ - CQSG quyết định lấy tinh Vĩnh Long

(Tây Nam Bộ) và tinh Quảng Ngãi (Trung Bộ) làm thí điểm cho chương trình lập ấp chiến lược và từ đó

nhân rộng ra toàn miền Nam.

Page 13: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

11

2.2.2. Quá trình triển khai quốc sách ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bô

Tháng 2-1962, chính quyền Sài Gòn chọn ấp Phước Ngươn B (xã Phước Hậu, huyện Châu Thành,

tinh Vĩnh Long) làm mô hình “ấp chiến lược kiểu mẫu”, để từ đó lan ra toàn tinh Vĩnh Long và các tinh khác

ở miền Tây Nam Bộ. Ở miền Tây Nam Bộ, mỗi tinh đều có trọng điểm lập “ấp chiến lược” với yêu cầu bảo

vệ cơ quan đầu não, căn cứ quân sự, đường giao thông chiến lược, vừa để bao vây vùng căn cứ kháng chiến

cách mạng, vừa để vơ vét người và của trong nhưng vùng đông dân, nhiều của, nhiều tôn giáo và dân tộc.

CQSG chia ra ba giai đoạn (từ tháng 6-1961 đến tháng 12 – 1962) để bình định lập ACL: Giai đoạn 1: Lập

“ấp chiến lược” ở ven thị xã, thị trấn và chuyển các khu trù mật, khu dinh điền còn lại thành ấp chiến lược.

Giai đoạn 2: Lập “ấp chiến lược” ở nhưng vùng tranh chấp. Giai đoạn 3: Càn quét và lập “ấp chiến lược” tại

nhưng vùng cách mạng đã giải phóng.

2.3. Quân và dân miền Tây Nam Bô chống phá ấp chiến lược giai đoạn từ năm 1961 đến 1963

2.3.1 Chủ trương của Đảng về chống phá ấp chiến lược từ năm 1961 đến năm 1963

Tháng 10-1961, Trung ương Cục miền Nam đã họp hội nghị khẳng định quyết tâm chiến lược nhằm

đánh bại chiến lược CTĐB của Mỹ và CQSG. Trong đấu tranh chống phá ACL, căn cứ vào tình hình cụ thể

của từng ấp, TW Cục đề ra 4 mức phá ACL khác nhau gồm:

- Mức thấp nhất là phá long, tức là đấu tranh để nhân dân trong ấp có thể đi ra đi vào dễ dàng, mặc

dầu vẫn còn hàng rào, đồn bốt.

- Mức cao hơn là phá banh, tức là phá ngầm các hàng rào, tuy vẫn còn đồn bốt nhưng tạo điều kiện

cho nhân dân và lực lượng cách mạng có thể bí mật đi về.

- Mức thứ ba là phá dứt điểm, bao gồm diệt tề, giải tán dân vệ, nhô đồn bốt mà thực chất là phá hoàn

toàn ấp đó.

- Mức cao nhất là giư nguyên ấp nhưng tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp của đối phương, biến ấp chiến

lược thành ấp chiến đấu.

Tháng 7-1963, Trung ương Cục miền Nam ra Nghi quyết về công tác chống, phá khu ấp chiến lược,

gom dân của đich; đây là Nghị quyết quan trọng nhất của Trung ương Cục miền Nam trong nhưng ngày

phong trào chống, phá ACL diễn ra sôi nôi trên địa bàn miền Nam, Nghị quyết nêu rõ Ra sức đẩy mạnh

phong trào đấu tranh chính trị, vu trang, đặc biệt là đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh chống càn quét

mạnh mẽ, chống và phá ấp chiến lược; dùng lựclượng quân sự, tiêu hao sinh lực địch, đi đôi khẩn trương xây

dựng củng cố và phát triển thực lực ta về mọi mặt; đẩy lùi và làm thất bại từng bước, tiến lên làm thất bại

hoàn toàn âm mưu lập ấp chiến lược của địch.

2.3.2. Bước đầu của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bô (1961 – 1962)

Trong giai đoạn đầu của phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ (1961 – 1962) thì phong

trào chủ yếu đánh trả các cuộc hành quân càn quét của địch với âm mưu hỗ trợ cho hoạt động thiết lập ACL

và củng cố hệ thống ACL trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. Do đó, phong trào chống phá ACL trong giai đoạn

từ cuối năm 1961 đến cuối năm 1962 chủ yếu sử dụng lực lượng từ bên ngoài tấn công vào các ACL và các

cuộc hành quân của địch chứ chưa chú trọng đến yếu tố phối hợp tấn công từ bên ngoài kết hợp với nôi dậy

phá ACL từ bên trong, do đó hiệu quả của phong trào chống phá ACL trong giai đoạn đầu chưa thật sự hiệu

quả. Riêng ở Trà Vinh và Sóc Trăng, do đặc thù là hai huyện có đông đảo đồng bào Khmer nên phong trào

bước đầu có sự kết hợp giưa tấn công từ bên ngoài kết hợp với nôi dậy từ bên trong, nhưng kinh nghiệm từ

Page 14: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

12

phong trào chống phá ACL tại hai tinh này là bài học cho các địa phương khác trong các giai đoạn chống phá

ACL tiếp sau đó.

Trà Vinh là địa bàn có phong trào chống phá ACL diễn ra quyết liệt từ khá sớm. Do đặc thù là tinh

có 60% dân số là đồng bào các dân tộc Khmer nên các đơn vị lực lượng vu trang tinh huyện và du kích xã có

rất đông đồng bào Khmer tham gia chiến đấu bảo vệ xóm làng, chống phá ACL. Các ACL ở Trà Vinh được

xây dựng rất sớm ở nhưng nơi có đông đảo đồng bào Khmer, thường tập trung quanh các chùa vì vậy mà

phong trào chống phá ACL ở Trà Vinh trong giai đoạn này có nhưng đặc thù với sự tham gia của đông đảo

đồng bào khmer và các vị sư cả trong các ngôi chùa. Tiêu biểu là vào cuối tháng 6-1961, trên 1.000 đồng bào

Khmer và các sư sãi ở các chùa Châu Điền, Tam Ngãi, Hòa Ân, Phong Phú vùng lên đấu tranh, kéo về tinh

lỵ Vĩnh Bình đòi thả sư cả Thạch Xom trụ trì chùa Ô Mịt đang bị giam giư vì bị khép tội chống đối chính

quyền Ngô Đình Diệm. Tháng 7-1961, đại đội 501 tinh Trà Vinh cùng quân dân huyện Cầu Ngang và du

kích xã Hiệp Mỹ chặn đánh đoàn xe của QĐSG chuẩn bị dọn đường cho chuyến thăm của Ngô Đình Diệm

đến thị sát việc xây dựng các ACL tại Cầu Ngang. Trận phục kích diễn ra tại ấp Lồ Ô đã phá hủy 3 xe GMC,

thu trên 30 khẩu súng. Cuối tháng 7-1961, du kích hỗ trợ đồng bào nôi dậy phá kìm kẹp tại ACL Căn Nom

buộc chúng phải mở 8 công ra vào ACL thay vì 2 cửa như trước, phá long ACL Căn Nom.

Trong đấu tranh chính trị, tháng 11-1961, đông đảo đồng bào Khmer và người Việt trên các xã

thuộc địa bàn hai huyện là Tiểu Cần và Cầu Kè kéo về huyện lỵ biểu tình chống lại hành động thiết lập ACL.

CQSG ở hai huyện này cho người bắn vào đoàn người biểu tình, khiến một số người chết và bị thương, nhân

dân tiếp tục kéo lên tinh lỵ buộc chính quyền tinh Vĩnh Bình phải bồi thường, giải quyết các yêu sách, trả lại

công bằng. Cuộc biểu tình đã buộc chính quyền Vĩnh Bình phải bồi thường và cam kết xem xét kế hoạch lập

ACL tại nhưng xã này.

Tại Sóc Trăng – Bạc Liêu: Trong phong trào chống phá ACL tại Sóc Trăng, đông đảo đồng bào

Khmer được lực lượng vu trang, binh vận hỗ trợ đã vùng lên phá banh các ACL, tiêu biểu như phá ấp chiến

lược Trà É (xã Lâm Kiết), một ACL với 90% dân số là đồng bào Khmer, ấp Nước Mặn 1,2 (xã Đại Ân), Bào

Biển (xã Long Đức), các ấp chiến lược trên sông ven các xã Phú Hưu huyện Long Phú; ấp chiến lược trên lộ

4 xã Hồ Đắc Kiện huyện Châu Thành (nay là huyện Mỹ Tú); các ấp chiến lược trên lộ 16, khu ấp chiến lược

ở Ngã Năm, các ấp chiến lược từ cầu Nàng Rền, Cầu Trâu, đến đoạn đường dọc quốc lộ 4, ấp chiến lược nhà

thờ Nàng Rền huyện Thạnh Trị. Ở huyện Mỹ Xuyên, ta đã phá banh các ACL trong đó hầu hết là các thôn ấp

của đồng bào Khmer như: Sóc Soài, Sô La, Tà Mẹt, Bưng Chụm, Tắc Gồng, Sài Ca Nã… Đây là nhưng nơi

có đông đồng bào Khmer sinh sống từ lâu đời vì vậy phong trào chống phá diễn ra rất quyết liệt, có nhưng

ACL ta phá đi sau đó được xây dựng lại, ta lại tiếp tục phá nhiều lần đến tan rã hoàn toàn.

Trong phong trào đấu tranh chính trị, binh vận chống dồn dân lập ấp chiến lược, Sóc Trăng và Bạc

Liêu có phong trào diễn ra sôi nôi, tiêu biểu vào tháng 7-1962 trên 3.000 chị em đồng bào Kinh, Khmer

thuộc các huyện Long Phú, Châu Thành, Mỹ Xuyên và nhân dân thị xã Sóc Trăng đã đấu tranh chính trị trực

diện với chính quyền tinh Ba Xuyên, với các yêu cầu chống bắt lính, bắt sâu, chống dồn dân vào ấp chiến

lược,chống càn quét, bắn phá, giết người…

Có thể nhận thấy phong trào chống phá ACL tại Trà Vinh và Sóc Trăng diễn ra tương đối mạnh, đã

tạo ra nhưng chuyển biến tích cực trong phong trào chống phá ACL trên địa bàn miền Tây Nam Bộ. Trong

giai đoạn tiếp theo, nhưng kinh nghiệm của phong trào chống phá ACL tại Trà Vinh, Sóc Trăng đã giúp Khu

ủy điều chinh đường lối đấu tranh, kịp thời chi đạo phong trào chống phá ACL, góp phần quan trọng cho

thắng lợi của phong trào này trong năm 1963.

Page 15: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

13

Tại Cần Thơ – Hậu Giang: Đầu năm 1962, CQSG tô chức nhiều đợt hành quân vào Ô Môn hòng

thiết lập, củng cố hệ thống đồn bốt hỗ trợ việc bảo vệ các ACL đang xây dựng. Để đối phó, ngày 18-2-1962,

đại đội 20 phục kích diệt gọn đại đội bảo an hành quân càn quét vào Kinh Dậy, xã Trường Long (Ô Môn),

tiêu diệt nhiều sinh lực địch thu toàn bộ vu khí. Ngày 25-3-1962, đại đội 20 kết hợp với đại đội C31 và đoàn

quân tăng cường cho Trung ương (C.112) đánh trực thăng đô quân tại Chệt Thợ - xã Trường Long (Ô Môn),

tiêu diệt và bắn bị thương 150 tên, bắn rơi 3 máy bay HU1B, đây là trận đánh “trực thăng vận” đầu tiên với

số lượng nhiều máy bay và xung quanh khu vực có nhiều đồn bót như: đồn Kinh Mới, đồn Đông Pháp, đồn

Cai Càng, đồn Chệt Xồi. Tuy nhiên với lực lượng áp đảo, QĐSG nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa, các lực

lượng ta thiệt hại nặng buộc phải rút lui nhằm bảo toàn lực lượng, CQSG tăng cường lập các ACL tại Ô

Môn. Ở Cần Thơ sau các đợt tấn công vào ACL năm 1962, lực lượng cách mạng bị phản công quyết liệt,

thiệt hại và buộc phải rút đi thì QĐSG nhanh chóng thiết lập lại ACL, nhân dân trong ACL bị chúng huy

động để sửa sang các ACL bị ta đánh phá, phong trào chống phá ACL ở Cần Thơ – Hậu Giang trong giai

đoạn này chưa thật sự hiệu quả, gặp nhiều tôn thất.

Ở Rạch Giá – Hà Tiên, phong trào chống phá ACL diễn ra từ đầu năm 1962. Ngày 8-2-1962, Tiểu

đoàn U Minh 10 tô chức diệt một đại đội bảo an cơ động của Tiểu khu Kiên Giang càn quét vào khu vực lộ

Cái Sắn lập ACL, ngày 24-5-1962, tiểu đoàn U Minh 10 tiếp tục đánh bại địch tại Kè Một (huyện An Biên),

trong trận Kè Một lần đầu tiên quân dân miền Tây Nam Bộ bắn rơi trực thăng của QĐSG hỗ trợ các cuộc

hành quân lập ACL. Phong trào chống phá ACL ở Rạch Giá diễn ra từ sớm, tuy nhiên CQSG vẫn thiết lập

được hệ thống ACL dày đặc tại khu vực ven thị xã Rạch Giá, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận gây thiệt hại cho cách

mạng, nhiều tô chức cơ sở đảng bị uy hiếp và tôn thất. Ở Hà Tiên, Gò Quao nhân dân chủ yếu đấu tranh

chính trị đòi địch phải cho ở lại trên nền đất cu, trên cơ sở đó dần phá long các ACL này. Ở Phú Quốc, trong

hai năm 1962 – 1963, CQSG chi thiết lập được 3 ACL trong tông số 9 ACL dự kiến là ACL Hàm Ninh, ACL

Cửa Cạn và ACL Dương Đông, nhưng ACL này liên tục bị địa phương quân huyện tập kích, buộc địch phải

co cụm trong các đồn bốt, tuy nhiên do địa bàn ở đảo xa nên các ACL tại Phú Quốc không chặt chẽ như các

nơi khác, sự long lẻo của các ACL tại đây tạo điều kiện cho nhân dân Phú Quốc nhanh chóng nôi dậy phá rã

các ACL trên đảo vào đầu năm 1963.

Ở Vĩnh Long: Phong trào chống phá ACL bắt đầu diễn ra từ đầu năm 1962, khi quân đội Sài Gòn

hành quân càn quét nhằm thiết lập các ACL, một số ACL bị phá hủy ngay từ lúc mới thành lập hoặc bị phá

đi phá lại nhiều lần. Tiêu biểu vào đầu năm 1962, quân dân xã Ngãi Tứ (huyện Tam Bình) phát động phong

trào toàn dân làm vật cản cắm cọc ngăn tàu giặc trên sông Sóc Tro, ngăn địch từ Trà Ôn về xã Ngãi Tứ xây

dựng ACL. Cuối năm 1962, mặc dù CQSG xây dựng hệ thống ACL khá quy mô trên toàn tinh Vĩnh Long

nhưng phong trào cách mạng của nhân dân Vĩnh Long khá vưng (chi có các huyện Châu Thành, Bình Minh

thì phong trào cách mạng gặp khó khăn do CQSG xây dựng hệ thống ấp chiến lược dày đặc dọc theo bờ sông

Hậu được yểm trợ bởi Hải quân VNCH đóng bên bờ Cần Thơ)… Ở các huyện như Tam Bình, Trà Ôn, bộ

đội du kích và nhân dân tiếp tục chống phá ACL trên cả ba mặt: chính trị, quân sự, binh vận gây cho CQSG

nhiều thiệt hại, đẩy lùi một bước chương trình lập ấp chiến lược, tạo thế giằng co, tạo điều kiện thuận lợi để

ta xây dựng lực lượng du kích, tạo cơ sở vưng chắc để quân dân Vĩnh Long vượt qua nhưng khó khăn thử

thách, tiến lên giành thắng lợi trong các giai đoạn tiếp theo.

Ở Cà Mau, phong trào chống phá ACL diễn ra trễ hơn so với các tinh lân cận. Mỹ và CQSG chú

trọng tảo thanh vùng Cà Mau bằng các cuộc hành quân lớn vào các vị trí hiểm yếu, do đó tuy diễn ra muộn

nhưng phong trào chống phá ACL ở Cà Mau có quy mô lớn và rất quyết liệt, không chi trong năm 1962 mà

Page 16: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

14

còn trong năm 1963. Ngày 18-2-1962, QĐSG huy động chín tiểu đoàn chủ lực đánh vào vùng U Minh Hạ

nhằm dồn 60.000 dân vào các ACL. Ngày 15-8-1962, Mỹ - CQSG mở chiến dịch Bình Tây nhằm tiêu diệt

các lực lượng cách mạng sau cuộc tiến công bất thành tháng 2-1962 nhằm tiến hành rộng khắp việc dồn dân

vào các ấp chiến lược trên toàn địa bàn tinh. Chúng huy động lực lượng vào chiến dịch này gồm Sư đoàn 21,

tám tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn pháo, 130 xuồng chiến đấu, 40 trực thăng.... Chiến dịch Bình Tây dù

rầm rộ, quy mô nhưng nhanh chóng phá sản, QĐSG không thể tiêu diệt được chủ lực tinh và cung không thể

thiết lập toàn bộ ACL như chúng mong muốn, vùng căn cứ Khu ủy Tây Nam Bộ vẫn an toàn, các lực lượng

kháng chiến không nhưng không bị tiêu diệt mà ngày càng lớn mạnh. Chiến thắng trong chiến dịch Bình Tây

là một trong nhưng thắng lợi vẻ vang nhất của quân dân miền Tây Nam Bộ trong năm 1962.

Trong năm 1962, phong trào chống phá ACL tại Cà Mau diễn ra quyết liệt tuy nhiên, tại Cà Mau,

QĐSG huy động nhiều lượt trực thăng vận do Khu 33 chiến thuật và Sư đoàn 21 bộ binh thực hiện khiến lực

lượng cách mạng ta cung chịu nhiều tôn thất.

Có thể nhận thấy bước đầu của phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ, vai trò của các lực

lượng vu trang là rất quan trọng kết hợp với đấu tranh chính trị, binh vận khiến cho các cuộc hành quân càn

quét lập ACL của CQSG gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong giai đoạn này, quân dân miền Tây Nam Bộ đã

quá chú trọng vào việc sử dụng các lực lượng vu trang đánh từ bên ngoài vào bên trong các ACL và tiêu diệt

các đồn bốt mà chưa chú trọng đánh từ bên trong kết hợp với bên ngoài, do đó khi các lực lượng của ta rút

đi, CQSG lại ép nhân dân phải dựng lại các ACL đã bị tấn công, phá rã, trong nhưng trận càn quét, phản

công của QĐSG ta cung đã gặp nhiều thiệt hại nặng nề nhất là tại Cà Mau và Cần Thơ, đấu tranh chính trị và

binh vận chưa tạo được tiếng vang mà chủ yếu là đấu tranh vu trang. Trong năm 1962, toàn miền Tây Nam

Bộ, số ACL phá được là 182 ACL, trong đó xây dựng được 52 ấp chiến đấu. Như vậy dù có nhưng hạn chế

nhất định nhưng nhưng thắng lợi bước đầu của phong trào chống phá ACL của quân và dân miền Tây Nam

Bộ trong giai đoạn từ cuối năm 1961 đến cuối năm 1962 đã tạo nên nền tảng để phong trào chống phá ACL

tiếp tục phát triển trong năm 1963.

2.3.3. Hưởng ứng phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, đẩy mạnh phong trào chống phá ấp

chiến lược ở miền Tây Nam Bô trong năm 1963

Ngày 2-1-1963, chiến thắng Ấp Bắc ở miền Trung Nam Bộ gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam

và trên cả nước. Đây là chiến thắng quan trọng, là dấu mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của phong trào

chống phá ACL trên chiến trường miền Nam, là kết quả của sự vận dụng tốt ba mui giáp công, mở ra một

thời kỳ mới cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cùng

quốc sách ACL của Mỹ và CQSG. Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng Lê Duẩn nhận định: “Kể từ trận Ấp Băc,

My thấy không thể thăng ta được”.

Khu ủy miền Tây Nam Bộ xác định chiến trường phía Nam Cà Mau là chiến trường trọng điểm

trong hoạt động chống lại kế hoạch đánh phá, bình định và phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ. Thực

hiện chủ trương được Khu ủy giao phó, Tinh ủy Cà Mau đã chi đạo hoạt động chống phá ACL kiểu mẫu Tân

Thành. Cùng với phong trào chống phá ACL kiểu mẫu Tân Thành, tháng 3-1963, Khu ủy miền Tây Nam Bộ

và Tinh ủy Cà Mau đã quyết định đưa Tiểu đoàn 306 chủ lực Khu, Tiểu đoàn U Minh 1 (Tiểu đoàn chủ lực

Tinh), bộ đội đặc công, pháo binh, bộ đội địa phương huyện Năm Căn kết hợp với lực lượng du kích các xã

cùng với các trang thiết bị vu khí mới như súng B40, B41, súng không giật DKZ... quyết tâm giáng trả lại

các cuộc bình định càn quét của Mỹ và CQSG với cuộc hành quân lớn mang tên “Sóng Tình thương” tấn

công vào các khu vực khác trên địa bàn Cà Mau mà trọng điểm là huyện Năm Căn.

Page 17: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

15

Nhận thức được âm mưu của CQSG trên chiến trường Cà Mau, Khu uỷ miền Tây, Bộ Tư lệnh Khu

9, Tinh uỷ Cà Mau đã chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt các chi khu chi khu Đầm Dơi, Cái Nước. Sau

đợt tiến công của ta, chi khu Đầm Dơi và Cái Nước bị xóa sô, thất bại tại Đầm Dơi và Cái Nước, QĐSG mở

cuộc tiến công vào xã Lộc Ninh bằng đô bộ đường không, tuy nhiên ta phục kích tiêu diệt phần lớn nhóm đô

bộ này, QĐSG buộc phải tháo chạy về Sóc Trăng. Kết thúc chiến dịch Lộc Ninh ta loại khoi vòng chiến đấu

hơn 600 lính, trong đó có 22 cố vấn Mỹ, bắn hạ 6 trực thăng… Chiến thắng Lộc Ninh là một trong nhưng

chiến thắng vẻ vang nhất của quân dân Cà Mau trong cuộc đấu tranh chống lại quốc sách ấp chiến lược, đây

được xem như một “Chiến thắng Ấp Bắc” trên chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Sau hai trận đánh tiêu diệt hai chi khu Cái Nước, Đầm Dơi và chiến thắng vang dội tại Lộc Ninh,

lực lượng vu trang quân khu 9 kết hợp với Tinh đội Cà Mau tập trung một lực lượng lớn gồm Tiểu đoàn U

Minh, Tiểu đoàn 306, Tiểu đoàn Pháo cao xạ (18 khẩu 12,7 ly) và bộ đội địa phương quân, lực lượng du kích

sở tại tiến đánh cụm đồn căn cứ Chà Là – Giá Ngựa. Chiến thắng Chà Là một trong nhưng đinh cao của nghệ

thuật đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận" của Mỹ -và Chính quyền Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam.

Nhưng thắng lợi trên chiến trường đã trực tiếp tạo thế và lực để quân và dân Cà Mau nôi dậy phá các ACL,

nhất là nhưng ACL dọc theo sông Bảy Háp như ACL Chà Là, ACL Giá Ngựa, ACL Bà Ai, nhân dân trong

các ACL lợi dụng các chi khu, đồn bốt bị tiêu diệt đã đứng lên phá bo các hàng rào thép gai, tháo dỡ nhà

trong các ACL để quay về nơi cu… Kết thúc năm 1963, Báo cáo tông kết năm 1963 của Tinh ủy Cà Mau đã

nêu rõ Trong năm 1963, lực lượng vu trang trong Tinh đã tô chức chống càn quét lớn nho 1.449 trận (trong

đó có bao vây, phục kích đánh vào ấp chiến lược hơn 900 trận, phục kích tập kích trong ấp chiến lược 246

trận)… đánh dứt điểm ấp chiến lược tại 29 nơi, phá long 5 khu ấp chiến lược. Về hình thức : san bằng

35.795m bờ rào ấp chiến lược, phá 217.864 m kẽm gai, giải phóng 2.678 gia đình, đưa 12.463 quần chúng

trở về chỗ cu; đã giải phóng hoàn toàn 12 xã trên tông số 43 xã trên toàn tinh”, “toàn tinh Cà Mau trong hai

năm 1961 – 1962 có 405 ấp chiến lược thì vào cuối năm 1963 chi còn chưa đến 40 ấp, kết thúc năm 1964 số

ấp chiến lược còn lại là 14; so với bình quân các tinh khác ở Tây Nam Bộ là 20 ấp.

Nhưng chiến thắng quân sự và thắng lợi của phong trào chống phá ấp chiến lược trên địa bàn Cà

Mau đã tác động mạnh mẽ đến phong trào chống phá ACL ở các địa bàn còn lại ở miền Tây Nam Bộ.

Ở Sóc Trăng - Bạc Liêu: Trong năm 1963, hưởng ứng lời kêu gọi “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập

công” và dưới tác động to lớn của nhưng thắng lợi về mặt quân sự trên chiến trường Cà Mau, Tinh ủy Sóc

Trăng phát động đồng loạt cao trào ACL từ tháng 8-1963 đến tháng 10-1963, trong phần lớn ACL ta đều có

cán bộ bám trụ nên phong trào chống phá ACL kết hợp chặt chẽ giưa tấn công vu trang từ bên ngoài kết hợp

với đấu tranh nôi dậy từ bên trong ACL. Tông kết trong toàn tinh Sóc Trăng và Bạc Liêu ta đã phá dứt điểm

13, phá banh 51, phá rã 68 ấp chiến lược và 6 khu dồn dân của địch, đưa 48.547 người về quê cu.

Ở Vĩnh Long: Tháng 2-1963, Tinh ủy Vĩnh Long xác định trọng điểm phá ấp chiến lược ở tinh là

huyện Tam Bình và vùng chư V (Châu Thành). Đến tháng 10-1963, quân và dân Châu Thành đã phá banh

các ấp chiến lược vùng rìa căn cứ Tinh ủy Vĩnh Long ở Châu Thành như các ACL Bà Cù, ACL Cai

Trượng… đánh bại các cuộc càn quét của QĐSG, giư vưng vùng giải phóng. Sau gần 1 năm (giưa năm 1962

đến 10-1963) giằng co ác liệt, lực lượng cách mạng đã chặn đà mở rộng ACL, buộc chúng phải quay về củng

cố và phòng thủ các ấp bị ta chống phá. Gần như ngày nào cung có đồn bót địch bị gỡ, ấp chiến lược bị phá

banh, phá rã, quần chúng tham gia ngày càng đông, kết hợp lực lượng nôi dậy bên trong với lực lượng bên

ngoài đánh vào... Ta liên tiếp sử dụng lực lượng vu trang tập trung đánh vào đầu não của địch như thị xã

Page 18: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

16

Vĩnh Long, đồng thời, bộ đội đặc công, công binh liên tục đánh giao thông, từng bước uy hiếp toàn bộ hệ

thống ACL còn lại trên địa bàn Vĩnh Long.

Trên địa bàn Trà Vinh: Thống kê trong năm 1963, toàn tinh Trà Vinh có trên 50.000 lượt quần chúng

nôi dậy, quân và dân Trà Vinh đã diệt và bức rút 123 đồn bốt, phá banh và phá rã 177 ấp chiến lược, giải

phóng được 2/3 đất đai với khoảng 300.000 dân. Quân dân xã Mỹ Long và Huyền Hội được Khu ủy công

nhận là xã dẫn đầu phong trào du kích chiến tranh và phong trào chống phá ấp chiến lược trên toàn miền Tây

Nam Bộ. Phong trào phá ACL chuyển thành các ấp chiến đấu diễn ra sôi nôi, mỗi xã ở Trà Vinh nhất là trên

2 địa bàn trọng điểm là Duyên Hải và Cầu Ngang đều có ấp chiến đấu như xã Mỹ Long, xã trường Long Hòa

(Duyên Hải)…

Ở Rạch Giá thì vào đầu tháng 4-1963, tiểu đoàn U Minh 10 cùng tiểu đoàn 306 (đơn vị chủ lực quân

khu 9) và quân dân huyện Gò Quao tiến công và nôi dậy phá banh hàng chục ấp chiến lược ở các xã Vĩnh

Tuy, Vĩnh Phước, Thúy Liễu và Vĩnh Hòa Hưng. Ngày 20-10-1963, tiểu đoàn U Minh 10 cùng bộ đội huyện

Gò Quao, Giồng Riềng đánh đồn Cái Đuốc Lớn (xã Ngọc Chúc), diệt đại đội bảo an chi khu Kiên Bình…mở

ra phong trào chống phá ấp chiến lược tại các xã Thạnh Hưng, Gò Quao, Giồng Riềng. Kết thúc đợt tấn công

và nôi dậy phá ấp chiến lược trong năm 1963, quân dân Rạch Giá – Kiên Giang đã tô chức được 230 lần phá

ấp chiến lược, phá được 98 ấp chiến lược và 6 khu ấp chiến lược, trong đó phá dứt điểm 15 ấp, phá long 48

ấp và 2 khu ấp chiến lược, phá rã 35 ấp và 4 khu ấp chiến lược, trong một báo cáo vào tháng 11-1963 gửi lên

Hội đồng quân nhân cách mạng đã thừa nhận: “ty lệ số ấp chiến lược có giá tri rất kem la tại Kiên Giang, chi

con 37/197 ấp chiến lược, nhưng trươc kia đia phương không dám báo cáo thật tinh hinh” [104].

Đối với khu vực Cần Thơ – Hậu Giang, các lực lượng vu trang cách mạng cung đã tô chức 1.968

trận quy mô đại đội, trung đội trong năm 1963. Ngày 23-2-1963, địa phương quân huyện Ô Môn tiêu diệt và

san bằng đồn Cái Cang, phá dứt điểm ACL Rạch Tra và Cái Cang. Ngày 2-3-1963, bộ đội chủ lực tại Cần

Thơ tấn công đồn Lương Tâm (huyện Long Mỹ) nhằm hỗ trợ nhân dân phá ACL Lương Tâm. Sau ngày 1-

11-1963, chớp thời cơ Ngô Đình Diệm bị đảo chính, tình hình Cần Thơ có nhiều biến động, binh lính Sài

Gòn trong các đồn bốt hoang mang, quân dân Cần Thơ đã đánh chiếm và bức rút 30 đồn bót, phá nhiều ấp

chiến lược, giải phóng hàng chục ấp liên hoàn thuộc 4 huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Kế Sách, Long Mỹ,

diệt nhiều tề điệp ác ôn...

Theo tông kết thì trong năm 1963, quân và dân miền Tây Nam Bộ đã huy động 15,6 triệu lượt người

đấu tranh chính trị phối hợp với đòn tiến công quân sự của lực lượng vu trang. Kết quả trên toàn miền Tây

Nam Bộ ta đã loại khoi vòng chiến đấu 9.000 binh sĩ ngụy, phá được 806 ấp chiến lược (trong đó phá dứt

điểm 530 ấp) trên tông số 1.562 ấp, giải phóng 1,9 triệu dân. Thắng lợi to lớn này của khu 9 miền Tây Nam

Bộ đã góp phần quan trọng cho thắng lợi chung của nhân dân miền Nam trong phong trào đấu tranh chống

phá ấp chiến lược, đóng góp cho cách mạng miền Nam nhưng bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc

đánh bại các chiến thuật mới của địch.

Page 19: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

17

CHƯƠNG 3

PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC (ẤP TÂN SINH) Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

(1964 - 1965)

3.1 My và chính quyền Sài Gòn điều chỉnh hình thức bình định từ quốc sách ấp chiến lược thành

chính sách ấp tân sinh

3.1.1 Khái quát về chính sách ấp tân sinh

Chi hơn 10 ngày sau cuộc đảo chính, ngày 16-11-1963, Hội đồng quân nhân cách mạng do Dương

Văn Minh lãnh đạo đã tô chức phiên họp về ấp chiến lược. Hội đồng quân nhân cách mạng đã rút ra 2

nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của “quốc sách ấp chiến lược”: “Một la khuyết điểm lam mau va cưỡng bức

dồn dân lam dân oán ghet. Hai la dân phải đóng góp nhiều cho chương trinh xây dựng ấp chiến lược, vi vậy

dân bất mãn không ủng hộ”. Để vạch ra một đường lối mới cho chương trình ấp chiến lược, Thủ tướng

Nguyễn Ngọc Thơ đã chi thị cho các tướng lĩnh phải đến thăm và kiểm tra tình hình tại tinh miền Tây Nam

Phần. Sau đợt kiểm tra và thị sát, Hội đồng quân nhân cách mạng đã nhận thấy: “Danh từ ấp chiến lược đã

hoan thanh va hiện không con phù hợp vơi cục diện xã hội đang tiến triển” . Về phía Mỹ, ngày 22-11-1963,

Tông thống J.F.Kennedy bị ám sát, Phó Tông thống Mỹ thay thế là L.Johnson vẫn khẳng định sẽ tiếp tục

hành động trong việc ủng hộ chính sách của Mỹ ở Nam Việt Nam. Ngày 9-3-1964, Chủ tịch Hội đồng quân

nhân cách mạng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh ký sắc lệnh 103-SL/CT giải tán “Uy ban Liên Bộ đặc

trách ấp chiến lược” từ cấp Trung ương đến các khu chiến thuật, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, hệ thống “ấp chiến

lược” được thay đôi với tên gọi mới là “ấp tân sinh”. Chương trình xây dựng ấp tân sinh hay còn gọi là "Ch-

ương trình cải tiến dân sinh ở nông thôn" được bắt đầu từ ngày l-4-1964, dự kiến chia làm hai bước: Bước 1:

Từ ngày 1-4-1964 đến tháng 12-1965, với nội dung chính là hành quân càn quét, đánh phá liên tục kết hợp

với dồn dân lập ấp tân sinh trên các địa bàn trọng điểm. Bước 2, từ năm 1966, với nội dung tiến công các

vùng căn cứ, tiêu diệt các đơn vị chủ lực quân giải phóng, phá hủy các cơ sở quân sự của ta.

Như vậy, về căn bản thì kế hoạch Johnson – McNamara chi là kế hoạch Stanley - Taylor "cải tiến"

trong một tình thế “nguy cấp” hơn.

3.1.2. Quá trình triển khai chính sách ấp tân sinh ở miền Tây Nam Bô

Thực hiện chính sách ấp tân sinh trong giai đoạn mới ở miền Tây Nam Bộ, CQSG chủ trương chia

các tinh trong vùng thành nhưng khu vực ưu tiên thiết lập mới các ấp và tiến hành bình định như sau: Ưu tiên

1: Vĩnh Long, ưu tiên 2: Phong Dinh, ưu tiên 3: Vĩnh Bình, Kiên Giang, Chương Thiện, Ba Xuyên, An

Xuyên. Trong năm 1964, Vĩnh Long và Phong Dinh (Cần Thơ) là ưu tiên hàng đầu trong trọng điểm đánh

phá bình định, thiết lập các ACL hay ấp tân sinh mới của Mỹ và CQSG.

3.2. Quân và dân miền Tây Nam Bô tiếp tục đẩy mạnh phong trào chống phá ấp chiến lược, góp phần

đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” từ năm 1964 đến năm 1965

3.2.1. Chủ trương của Đảng về chống phá ấp chiến lược trong thời kỳ mới

Tháng 1-1964, TW Cục miền Nam kiểm điểm họat động chi đạo và quyết định phương hướng,

nhiệm vụ chính của năm 1964, TW Cục miền Nam đề ra hai nhiệm vụ chính của năm 1964 là toàn Đảng,

toàn dân và toàn quân phấn đấu quyết tâm làm thất bại hoàn toàn âm mưu gom dân lập ấp chiến lược của

địch, phá rã toàn bộ các ấp chiến lược, bảo đảm dành nhân tài vật lực cho cách mạng, làm chủ phần lớn nông

thôn và miền núi.Tiến lên tiêu diệt sinh lực địch và làm tan rã đại bộ phận ngụy quân, ngụy quyền, tạo đều

kiện làm tan rã lực lượng quân sự, chỗ dựa trong chính sách xâm lược của Mỹ. Ngày 17-3-1964, Khu ủy

Page 20: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

18

miền Tây Nam Bộ ra “Nghị quyết về công tác chống phá khu ấp chiến lược gom dân toàn T” đã nhấn mạnh:

“Tiếp tục xây dựng va phát triển lực lượng vu trang, nhất la chủ lực khu kết hợp phát động chiến tranh du

kich, quyết tâm lam thất bại hoan toan âm mưu gom dân lập ấp chiến lược của đich, phá rã toan bộ các ấp

chiến lược, tiến lên lam chủ phần lơn nông thôn, tiêu diệt sinh lực đich”, Nghị quyết nêu rõ: “vấn đề cấp

bách hiện nay la đao tạo nong cốt va cán bộ trong ấp chiến lược, giup cho anh chi em biết cách hoạt động

trong ấp chiến lược mơi…”.

3.2.2. Cao trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bô trong năm 1964

Phát huy nhưng thành quả quan trọng trong phong trào chống phá ấp chiến lược giai đoạn 1961 đến

1963, đầu tháng 4-1964, Khu ủy miền Tây Nam Bộ và Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định mở đợt tiến công

mùa khô 1964. Khu ủy miền Tây Nam Bộ quyết định mở cuộc tập kích vào chi khu Vĩnh Thuận (hay còn gọi

là chi khu Kiên Long) tại Rạch Giá thuộc vùng giáp ranh giưa Cà Mau - Rạch Giá. Để đối phó kế hoạch chủ

động của ta, quân đội Sài Gòn đưa quân từ Huyện Sử (Cà Mau) đến chi viện, đồng thời đưa viện binh đô

quân bằng đường không từ Cần Thơ đến Vĩnh Thuận nhằm giải vây cho Vĩnh Thuận. Cuộc chiến đấu tại

Vĩnh Thuận diễn ra rất quyết liệt, góp phần quan trọng đến thắng lợi của phong trào chống phá ACL trong

năm 1964. Theo tông kết thì trong năm 1964, tinh Rạch Giá đã có: “301 cuộc phá ACL, huy động trên 4.000

lượt quần chung tham gia phong trao, giải phóng trên 2.300 đồng bao trở về vơi ruộng đất cu. Phong trao

xây dựng xã ấp chiến đấu mang lại nhiều kết quả. Trong năm 1964, ta đã củng cố va xây dựng được 172 ấp

chiến đấu,những đia phương có phong trao xây dựng ấp chiến đấu mạnh la An Biên, Vĩnh Thuận, Go Quao,

Hoa Hưng, Hoa Thuận va Binh An”. Như vậy, nhưng thắng lợi Rạch Giá đã có nhưng tác động rất lớn đến

phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ trong năm 1964.

Ở Cần Thơ, trọng điểm chống phá ACL của Khu ủy miền Tây Nam Bộ thì phong trào chống phá

ACL năm 1964 diễn ra hết sức quyết liệt và đạt nhiều thắng lợi. Mở đầu, đêm 4-2-1964, đại đội 20 địa

phương quân kết hợp với tiểu đoàn 96 (Quân khu 9) tập kích đánh đồn Thới Lai và 9 giờ sáng hôm sau đánh

chặn viện tại đồn Kinh Đứng. Kết quả trận diệt đồn đả viện tại Thới Lai - Kinh Đứng ta diệt 1 đại đội bảo an,

1 tiểu đội dân vệ xã Thới Đông, 1 trung đội dân vệ của quận Cờ Đo tại Kinh Đứng, diệt 92 tên, thu 78 súng,

đồn Thới Lai bị hạ, nhân dân trong các ACL tại Thới Lai vùng dậy cùng với bộ đội địa phương phá dứt điểm

các ACL tại đây. Ngày 24-3-1964, đại đội 23 cùng du kích huyện Phụng Hiệp đã bẻ gãy trận càn quét của

QĐSG tại ACL Chày Đạp thuộc xã Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp), trong trận này ta đã bắn cháy 1 máy bay

L.19, diệt 2 xe quân sự, mở ra khả năng chống càn phòng ngự trận địa ở Cần Thơ. Ngày 16-4-1964, lực

lượng vu trang huyện Long Mỹ kết hợp du kích đánh đồn Vịnh Chèo, diệt 1 trung đội địch, thu toàn bộ vu

khí, hỗ trợ nhân dân nôi dậy phá dứt điểm ACL Vịnh Chèo. Trong đấu tranh chống phá ACL tại vùng đồng

bào Công giáo Cần Thơ, một vùng rất khó khăn, vì vậy Tinh ủy và Tinh đội quyết định đưa Tiểu đoàn Tây

Đô vừa mới thành lập về xã Trung An (Thốt Nốt) để hoạt động vu trang tuyên truyền, xây dựng và đưa

phong trào chống phá ACL ở huyện Thốt Nốt phát triển đi lên. Trong đấu tranh chính trị, tại thị xã Cần Thơ

thì phong trào đấu tranh của nhân dân bùng lên mạnh mẽ như phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ,

giải tán ACL của nhân dân khu vực xóm Hội Linh, xóm Cầu Củi, ấp Mít Nài, phong trào phản đối của nhân

dân khu vực lộ 19, lộ 20, khu vực Đầu Sấu... Tiêu biểu, ngày 24-8-1964, nhân dân thị xã Cần Thơ xuống

đường đấu tranh chống gom dân vào ACL, chống "Hiến Chương Vung Tàu” của Nguyễn Khánh, hàng ngàn

người có băng cờ khẩu hiệu hô vang "Đả đảo đế quốc Mỹ xâm lược" "Đả đảo Hiến Chương Vung Tàu"…

Bên cạnh Cần Thơ thì tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, một trong hai địa bàn chống phá trọng điểm của

Khu ủy miền Tây Nam Bộ trong năm 1964 cung diễn ra không kém phần sôi nôi, quyết liệt. Cuối tháng 1-

Page 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

19

1964, Trung đoàn 1 và lực lượng vu trang tinh tập kích diệt 5 đồn, tiếp đó tiến công diệt, bứt rúc 20 đồn bốt

trong chi khu và hỗ trợ các cơ sở mật phát động nhân dân nôi dậy phá rã một số ACL ở ngoại vi quận lỵ và

giải phóng một số xã của huyện Vĩnh Châu. Tiểu đoàn Phú Lợi của Sóc Trăng luồn sâu vào các vùng đồng

bào Khmer ở Vĩnh Châu, đánh đồn, phá ACL tại Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Hiệp…, chặn đánh đoàn xe của

đối phương ở Bạc Liêu lên chi viện cho Vĩnh Châu, phá hủy 6 xe buộc chúng phải tháo chạy về lại Bạc Liêu.

Ngày 2-8-1964, tiểu đoàn Phú Lợi (Sóc Trăng) diệt một đại đội bảo an, tạo điều kiện cho nhân dân phá tan

ACL Trà Sết và xây dựng thành ấp chiến đấu. Trong trận càn ngày 16-10-1964, quân đội Sài Gòn đô quân

bằng trực thăng xuống ACL Giồng Bớm (xã Châu Thới- huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng) bao vây Tiểu đoàn

Phú Lợi. Tiểu đoàn Phú Lợi và quân dân Vĩnh Châu đã tiêu diệt hai Trung đội quân đội Sài Gòn, vận động

nhân dân kéo lên thị xã biểu tình, ta vận động vợ các binh lính bị thương kéo đến nhà thương đấu tranh khiến

CQSG ở nơi đây hoảng hốt, du kích xã hỗ trợ nhân dân nôi dậy xóa sô ACL Giồng Bớm [6, tr. 120]. Chiến

thắng Giồng Bớm là chiến thắng tiêu biểu thể hiện sức mạnh của “ba mui giáp công” của quân và dân Sóc

Trăng trong năm 1964. Theo báo cáo của Tinh uỷ Sóc Trăng “đến cuối năm 1964, Sóc Trăng đã phá dứt

điểm 93 ACL, phá banh 91 ACL, giải phóng 12 xã vơi 136.000 dân”, ở Bạc Liêu theo thống kê “tinh đến

cuối năm 1964, quân va dân Bạc Liêu đã phá hầu hết các ACL, trong đó có 25 ACL bi phá rã hoan toan”.

Ngoài nhưng chiến thắng lớn trong phong trào chống phá ACL ở các tinh Cà Mau, Rạch Giá, Cần

Thơ – Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu thì trên khắp các chiến trường miền Tây Nam Bộ lực lượng cách

mạng đều hăng hái tiến lên, tấn công đối phương, diệt đồn, phá ACL, đánh quân chi viện, phối hợp và đẩy

mạnh đấu tranh chính trị, binh vận thu nhiều kết quả rất khả quan, cụ thể:

Tại Trà Vinh “tính chung trong năm 1964, Tra Vinh có 510 trên tông số 734 ACL bi ta phá, trong đó

phá dứt điểm 289 ACL, phá banh 186 ấp, giải phóng 498.550 dân”. Trên địa bàn Vĩnh Long thì đến đầu

tháng 4-1964, quân dân Vĩnh Long phá tan ACL Phước Ngươn B (xã Phước Hậu – Châu Thành A), đây vốn

là một mô hình mà chính quyền Sài Gòn cho là “ấp chiến lược kiểu mẫu” ở Tây Nam Bộ vì đây là ACL đầu

tiên được xây dựng ở miền Tây Nam Bộ từ năm 1961, được CQSG trang bị nhiều phương tiện chiến đấu

cùng một đại đội bảo an, dân vệ; lực lượng vu trang tinh Vĩnh Long kết hợp với du kích Châu Thành tấn

công ACL Phước Ngươn B, buộc địch phải đầu hàng, ACL Phước Ngươn B bị xóa sô sau 3 năm tồn tại. Như

vậy với phong trào chống phá ACL tại Vĩnh Long – Trà Vinh thì đến cuối năm 1964, ta đã làm chủ một vùng

rộng lớn trên địa bàn Trà Vinh – Vĩnh Long, liên hoàn từ ven biển Trà Vinh đến triền sông Tiền Giang, Hậu

Giang, mở rộng hành lang nối Tiền Giang và Hậu Giang, nối liền Trung Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Như vậy với nhưng đợt tiến công liên tục trong năm 1964, quân dân miền Tây Nam Bộ đã đưa

phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ phát triển mạnh mẽ, theo đó nối tiếp nhưng thành

công trong phong trào chống phá ACL năm 1963, quân dân miền Tây Nam Bộ đã có sự tiến bộ vượt bậc

trong đấu tranh chính trị, đấu tranh vu trang kết hợp 3 thứ quân trên chiến trường miền Tây Nam Bộ. Các kế

hoạch hành quân càn quét cấp bằng đường không, đường bộ và đường thủy của quân đội Sài Gòn đều bị

đánh bại. Các chiến thắng quân sự quan trọng như chiến thắng Vĩnh Thuận, Lục Phi, Huyện Sử, Giồng

Bớm… cùng với các chiến thắng quan trọng vào tháng 12 – 1964 ở miền Đông Nam Bộ là chiến thắng Bình

Giã, Đồng Xoài và chiến thắng An Lão (Bình Định) đã góp phần vào thắng lợi chung của quân dân miền

Nam trong năm 1964, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Theo đánh giá của Khu ủy Tây Nam Bộ

thì: “Những thăng lợi liên tục đó đã phá từng mảng lơn ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ, mở rộng vùng

giải phóng liên hoan từ Cần Thơ đến vùng Rạch Giá – Ca Mau vơi hơn 100 xã, trên 1.000 ấp va hơn

1.000.000 dân, đến cuối năm 1964 về cơ bản quân dân miền Tây Nam Bộ đã phá được Quốc sách ấp chiến

Page 22: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

20

lược của đich”. Và theo tông kết trên toàn miền Nam: “tinh chung toan miền Nam trong năm 1964, quân dân

ta đã đây mạnh đấu tranh quân sự va chinh tri trên cả 3 vùng chiến lược, giáng cho quân Ngụy những đon

nặng nề, phá 3.695 ấp chiến lược (398 ấp bi phá hỏng, 2.606 bi phá banh, 655 ấp phá dứt điểm), mở rộng

vùng giải phóng, lam chủ trên 2/3 đất đai toan miền vơi 10 triệu dân …lam thất bại cơ bản quốc sách âp

chiến lược của đich. Như vậy đến cuối năm 1964 moi nô lực của đich trong chiến tranh đặc biệt bi phá sản

về căn bản”. Chính R.Thompson đã phải thừa nhận: “Cuối cùng trong năm 1964 cung đã mất đi một số

lượng dân chung nông thôn vao tay Việt cộng va vao cuối năm 1964 các lang xã đã băt đầu bao vây thanh

thi”.

3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh chống phá ấp chiến lược, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc

biệt” của My trong năm 1965

Trong nửa đầu năm 1965, phong trào đấu tranh chống phá ACL của quân dân miền Tây Nam Bộ có

mục đích tấn công vào nhưng ACL còn lại trên địa bàn, lúc này Mỹ đang tập trung cho kế hoạch triển khai

quân đội trực tiếp tham chiến ở miền Nam nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng nên nhưng hỗ trợ cho

nhưng kế hoạch hành quân dồn dân lập ấp chiến lược (ấp tân sinh) không còn mạnh mẽ như trước. Chính

quyền Sài Gòn đang ở trong tình thế bất ôn trầm trọng, các cuộc đảo chính diễn ra liên tục khiến phong trào

cách mạng miền Tây Nam Bộ có nhưng bước tiến mới.

Mở đầu cho phong trào chống phá ACL trong năm 1965 trên địa bàn miền Tây Nam Bộ là ở Cần

Thơ - Hậu Giang, ngày 5-1-1965, du kích xã Vĩnh Tường phối hợp với lực lượng vu trang huyện Long Mỹ

phục kích đoàn xe chở quân ở Ngã ba Vĩnh Tường, bẻ gãy cuộc hành quân càn quét của đại đội bảo an từ Vị

Thanh đi qua Long Mỹ. Cùng với Cần Thơ, phong trào chống phá ACL tại Sóc Trăng – Bạc Liêu và địa bàn

tiếp giáp Cà Mau trong nhưng tháng đầu tiên của năm 1965 cung diễn ra quyết liệt mà mở đầu là chiến thắng

Tam Sóc. Kết thúc trận đánh tại Tam Sóc ta đã phá dứt điểm 3 ACL trên tuyến ấp chiến lược Tà Ông – Tam

Sóc, giải tán trên 100 thanh niên chiến đấu và bộ máy kềm kẹp, đốt cháy 4 xe quân sự (có 12 xe bọc thép),

thu trên 100 khẩu súng và nhiều đạn được. Từ ngày 15 đến ngày 17-1-1965, du kích xã Tân Long – Vĩnh Lợi

(Bạc Liêu) phá hủy hai tháp canh, phá ACL Tân Long. Lực lượng vu trang thị xã Bạc Liêu tấn công vào hai

ACL Biển Tây A và Giồng Rưa, phá bo các rào chắn của hai ACL này, bắt giư 9 dân vệ, ACL Biển Tây A và

Giồng Rưa bị phá long.

Trong đấu tranh chính trị, ngày 28-1-1965, tại thị xã Sóc Trăng trên 5.000 đồng bào từ các huyện

kéo về thị xã đã đấu tranh tố cáo tội ác của Mỹ - Khánh dùng bom đạn bắn phá bừa bãi vào xóm làng. Ngày

6-6-1965 tại thị xã Sóc Trăng tiếp tục nô ra cuộc đấu tranh của giáo viên, học sinh các trường trung học công

và tư thục đòi cải tiến nền giáo dục, chống đánh rớt thí sinh để bắt lính, mở thêm trường học cho học sinh

nghèo và đòi Mỹ phải rút về nước, bãi bo việc thiết lập “ấp tân sinh”.

Ở Cà Mau thì trong nửa đầu năm 1965, phong trào chống phá ACL ở nơi đây không sôi nôi so với

trước. Tháng 1-1965, Tiểu đoàn U Minh 2 tấn công đồn Bào Chà buộc QĐSG ở đây phải rút chạy, tạo điều

kiện cho nhân dân trong ACL Bào Chà nôi dậy phá dứt điểm ACL Bào Chà. Sau khi giành thắng lợi tại Bào

Chà, tiểu đoàn U Minh 2 tiếp tục tiến vào huyện Trần Văn Thời, diệt một đại đội bảo an tại Khu Dinh điền

Bình Khánh Đông, bao vây chi khu Rạch Ráng, lực lượng QĐSG tại đây hoang mang, hệ thống ACL còn lại

tại huyện Trần Văn Thời đều bị ta phá long, tạo điều kiện cho nhân dân và du kích ta đi lại tự do trong ACL.

Trong phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ nửa đầu năm 1964 thì ở Rạch Giá là sôi nôi

và quyết liệt nhất. Từ cuối tháng 12-1964, Trung đoàn 2 (chủ lực Quân khu 9) và lực lượng vu trang tinh

Page 23: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

21

Rạch Giá bao vây chi khu Hiếu Lễ. Ngày 5-1-1965, QĐSG từ vùng 4 chiến thuật đô bộ hai tiểu đoàn tấn

công vào chi khu Hiếu Lễ để giải vây cho chi khu Hiếu Lễ. Ngày 8-1-1965, lực lượng vu trang ta truy kích

đoàn quân đô bộ và tấn công quyết liệt vào chi khu Hiếu Lễ, giải phóng hoàn toàn quận Hiếu Lễ (ngày 20-3-

1965, CQSG ra quyết định bãi bo quận Hiếu Lễ, sau đó tái lập vào tháng 4-1971) và phá dứt điểm tất cả các

ACL tại Hiếu Lễ. Trong thông báo số 10/TV.65, Khu ủy miền Tây Nam Bộ đã ra thông báo: “miền Tây đã

giải phóng hoan toan 1 quận”. Từ Hiếu Lễ sang U Minh Thượng cùng với U Minh Hạ đã trở thành vùng giải

phóng rộng lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Ở Trà Vinh, quân và dân tinh Trà Vinh tiếp tục thực hiện tiến

công địch trên hầu khắp các mặt trận trong đó tiếp tục phong trào chống phá ACL trên địa bàn tinh, từ nửa

đầu năm 1965, quân và dân Trà Vinh đã đấu tranh phá rã, phá banh hầu hết các ACL tại các huyện Càng

Long, Cầu Ngang, Duyên Hải, xây dựng nhiều ấp chiến đấu. Tiêu biểu tại Càng Long ta đã giải phóng hoàn

toàn các xã là Tân An, Huyền Hội, An Trường, Nhị Long, Đức Mỹ và giải phóng phần lớn 3 xã là Tam Ngãi,

An Phú Tân, Thông Hòa, huyện Duyên hải giải phóng hoàn toàn 2 xã là Hiệp Thạnh và Trường Long Hòa.

Trong phong trào chống phá ACL, lực lượng vu trang tinh Trà Vinh dần trưởng thành, đến giưa năm 1965

thì tiểu đoàn Trà Vinh được thành lập (hay còn gọi là tiểu đoàn 501).

Như vậy trong hai năm 1964 và 1965, quân dân miền Tây Nam Bộ đã thực hiện đúng đắn nhưng chủ

trương của Đảng trong chống phá ấp chiến lược, đánh trả bước leo thang mới của Mỹ và CQSG trong chiến

lược “Chiến tranh đặc biệt”, giư vưng thế chủ động tiến công phối hợp cùng chiến trường cả nước đánh bại

chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, mở được nhưng vùng giải phóng rộng lớn, theo tông kết của Khu ủy miền

Tây Nam Bộ: “từ chô môi tinh có từ 180 đến 200 ấp chiến lược thi sau năm 1965 chi con không quá 20 ấp

chiến lược môi tinh”.Nhưng chiến thắng của quân dân miền Tây Nam Bộ trong phong trào chống phá ACL

trong giai đoạn 1964 – 1965 cùng với nhưng thắng lợi khác trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt là

chiến thắng Bình Giã ở miền Đông Nam Bộ vào tháng 1-1965 và cuộc tấn công hè thu 1965 với đinh cao là

các chiến thắng Ba Gia, Đồng Xoài, An Lão đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Johnson – McNamara, làm

thất bại chương trình bình định nông thôn với xương sống là ACL (ấp tân sinh), Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã

đánh giá: “Kể từ trận Ấp Băc, My thấy không thể thăng ta được, Đến trận Binh Giã thi My thấy sẽ thua ta

trong chiến tranh đặc biệt”. Ở miền Tây Nam Bộ, đầu tháng 7-1965, quân Mỹ và đồng minh đến Cần Thơ

thiết lập Sở chi huy, củng cố và mở rộng sân bay Trà Nóc, biến Cần Thơ trở thành đầu não cho hoạt động

quân sự tại miền Tây Nam Bộ, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với quốc sách “ấp chiến lược” khép lại ở

miền Tây Nam Bộ, từ đây phong trào cách mạng miền Tây Nam Bộ chuyển sang một giai đoạn mới.

Page 24: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

22

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN TÂY NAM BỘ

TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965

4.1. Đặc điểm của phong trào

4.1.1. Phong trào diễn ra quyết liệt với những hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng,

linh hoạt phù hợp với địa bàn sông nước miền Tây Nam Bô

Nhưng thắng lợi quân sự ở nhưng địa bàn nhiều sông ngòi kênh rạch đã tạo thế và lực để nhân dân

miền Tây Nam Bộ nôi dậy phá các ACL do CQSG xây dựng, phản ánh sự linh hoạt, sáng tạo của quân và

dân miền Tây Nam Bộ phù hợp với địa bàn sông nước.Sự phong phú, đa dạng, linh hoạt trong phong trào

đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ còn được thể hiện qua từng bước tiến của phong trào

từ lẻ tẻ phát triển lên cao trào.

Trong thế trận chiến tranh du kích, quân dân miền Tây còn sử dụng các biện pháp đấu tranh đa dạng

“kiểu miền Tây”. Nhưng cách đánh sáng tạo, đa dạng và linh hoạt đó đã góp phần vào thắng lợi chung của

phong trào chống phá ACL trên toàn miền Nam, góp phần vào nghệ thuật chiến tranh nhân dân của quân đội

nhân dân Việt Nam, tô điểm thêm cho truyền thống bất khuất, anh hùng trong đánh giặc giư nước của quân

và dân miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh mui đấu tranh quân sự, sự linh hoạt, đa dạng trong phong trào chống

phá ACL còn thể hiện qua mui đấu tranh chính trị, binh vận.

Như vậy có thể nhận thấy một đặc điểm nôi bật của phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ

(1961 – 1965) là đã diễn ra quyết liệt với nhưng hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, đa dạng, linh hoạt

phù hợp với địa bàn sông nước miền Tây Nam Bộ.

4.1.2. Quốc sách Ấp chiến lược là âm mưu, thủ đoạn đi ngược lại các giá trị văn hóa truyền thống ở

nông thôn miền Tây Nam Bô do đó phong trào còn là cuôc đấu tranh bảo vệ những giá trị văn hóa ở

nơi đây

Về hình thức, để tiện việc đi lại, làng xóm ở miền Tây Nam Bộ thường hình thành dọc theo kinh

rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre làng đóng kín theo kiểu truyền thống ở nông thôn miền Bắc. Do đó, tính

cố kết cộng đồng của làng xóm Nam Bộ long lẻo hơn làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, vì thế mà

làng ấp ở miền Tây Nam Bộ có xu hướng “mở” cùng với hình thức tô chức xã hội của cộng đồng người Việt

thì trong thiết chế tô chức xã hội của người Khmer miền Tây Nam Bộ (vốn sinh sống chủ yếu ở hai tinh Trà

Vinh và Sóc Trăng) có hình thức tô chức cộng đồng cơ sở là phum, sóc (srok) từ lâu đời, bao gồm một số gia

đình có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau.

Cuộc đấu tranh này còn là sự phản kháng mạnh mẽ để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của

cộng đồng cư dân miền Tây Nam Bộ. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ một lần nưa

khẳng định nhưng đặc điểm văn hóa rất quan trọng của nông thôn miền Nam nói chung và miền Tây Nam

Bộ nói riêng, ở đó, cộng đồng cư dân Việt và Khmer đã cộng cư xây dựng xóm làng, xây dựng một nền “văn

minh miệt vườn” giàu bản sắc.

4.1.3. Sự đoàn kết chiến đấu Việt - Khmer là nhân tố quan trọng cho thắng lợi của phong trào

Tây Nam Bộ là địa bàn sinh tụ lâu đời của 3 dân tộc Kinh – Hoa - Khmer, tuy nhiên do phong trào

chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ tập trung ở địa bàn nông thôn nên vai trò của cộng đồng người Hoa là

mờ nhạt do họ chi tập trung phần lớn ở các đô thị, vì vậy mà phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam

Page 25: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

23

Bộ gắn chặt với hoạt động đấu tranh của hai dân tộc Việt- Khmer, đây cung chính là một đặc điểm quan

trọng của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ.

4.2. Vai trò của phong trào

4.2.1. Góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của My - Chính quyền Sài Gòn

Nhưng thắng lợi của quân và dân miền Tây Nam Bộ trong phong trào chống phá ACL giai đoạn

1961 – 1965 đã góp phần cùng với quân dân toàn miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của

Mỹ và chính quyền Sài Gòn với “xương sống” là quốc sách ấp chiến lược.

4.2.2. Thắng lợi của phong trào là cơ sở để mở rông vùng giải phóng ở nông thôn miền Tây Nam Bô,

tạo điều kiện để tiếp nhận sự chi viện của hậu phương miền Bắc, đồng thời khăng định vai trò to lớn

của “ba mui giáp công” trong chống phá ấp chiến lược

Phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965 có vai trò rất quan trọng là

cơ sở để mở rộng vùng giải phóng ở nông thôn miền Tây Nam Bộ, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi để

tiếp nhận sự chi viện của hậu phương miền Bắc, bên cạnh đó thắng lợi của phong trào còn khẳng định sức

mạnh to lớn của “ba mui giáp công” trong chống phá ấp chiến lược.

4.2.3. Tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tôc Việt - Khmer trên địa bàn miền Tây Nam

Trong nhưng chiến thắng quan trọng của phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ giai đoạn

1961 – 1965 đặc biệt là phong trào chống phá ACL trên hai địa bàn Sóc Trăng và Trà Vinh đều có sự tham

gia của đông đảo đồng bào Khmer trên trận tuyến cùng với nhưng chiến sĩ người Việt. Phong trào chống phá

ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ đã góp phần tăng cường tình đoàn kết chiến đấu Việt – Khmer, đó còn là

nguồn cô vu quan trọng cho phong trào cách mạng miền Tây Nam Bộ trong các giai đoạn tiếp theo.

4.3. Hạn chế của phong trào

Hạn chế đầu tiên: khi thực hiện phong trào chống phá ấp chiến lược, một bộ phận đảng viên, cán bộ

cách mạng ở miền Tây Nam Bộ chủ quan.

Hạn chế thứ hai: khi phá ACL, lực lượng vu trang miền Tây Nam Bộ thường thiên về khả năng sử

dụng lực lượng quân sự tấn công từ bên ngoài vào ACL, chưa kiên trì hướng dẫn vận động và tô chức quần

chúng nôi dậy phá ACL.

Hạn chế thứ ba: Phong trào diễn ra trong điều kiện lực lượng vu trang chủ lực tương đối mong, phân

tán, vì vậy phong trào gặp nhiều tôn thất và lực lượng vu trang địa phương huyện xã còn gặp lúng túng trong

các hoạt động đấu tranh.

4.4. Bài học kinh nghiệm của phong trào

4.4.1. Đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đối phương làm cơ sở cho việc đề ra các chủ trương, biện

pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

Qua phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược (1961 – 1965) đã cho thấy bài học về nắm vưng

một cách đầy đủ, chuẩn xác, hiểu một cách sâu sắc bản chất âm mưu, thủ đoạn mới của Mỹ - CQSG trong

việc thực hiện kế hoạch đến dân lập ấp chiến lược, dự đoán sát được sự biến động của tình hình, hiểu rõ được

nhưng thuận lợi và khó khăn của ta cả về thế và lực trong nhưng thời điểm lịch sử cụ thể, trên cơ sở bám dân,

hiểu dân để làm cơ sở cho việc hoạch định nhưng chủ trương và phương hướng cách mạng đúng đắn phù hợp

với thực tiễn địa phương là rất quan trọng.

Page 26: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

24

4.4.2. Kết hợp chặt chẽ “ba mui giáp công” tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi, xây dựng

vững chắc thế trận lòng dân ở địa phương

Thắng lợi của phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ là sự kết hợp chặt chẽ cả ba

mui đấu tranh trong đó đấu tranh quân sự là “đòn xeo” quan trọng cho phong trào, bên trong lực lượng nhân

dân nôi dậy phá ách kìm kẹp và đấu tranh binh vận để tranh thủ khai thác mâu thuẫn, làm tan rã ấp chiến

lược.

4.4.3. Phát huy vai trò của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bô

Bài học trong phong trào chống phá ACL giai đoạn 1961 – 1965 là minh chứng sống động cho thấy

khả năng cách mạng của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, khi miền Tây Nam Bộ đang chuyển

mình từng ngày, đồng bào khmer Nam Bộ là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại

hóa trong nông nghiệp.

Page 27: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

25

KẾT LUẬN

1. Miền Tây Nam Bộ là một trong nhưng chiến trường chiến lược quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ

cứu nước, nhất là trong giai đoạn Mỹ - CQSG thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Tại đây, Mỹ và

CQSG đã thực hiện 63.384 cuộc càn quét, lập và tái lập 5 chi khu, xây dựng 130 đồn bốt, 600 lô cốt, lập

được 1.581 ACL/3.051 ACL dự kiến. Vì vậy trên chiến trường này Mỹ - CQSG luôn bố trí một số lượng lớn

quân, các đơn vị thiện chiến, cùng các quân binh chủng hiện đại để thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược,...

Miền Tây Nam Bộ còn là căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Khu ủy trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với hệ thống căn cứ U Minh. Đây cung là địa bàn có phong trào chiến

tranh du kích phát triển mạnh mẽ đồng thời là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giành lấy quyền chủ động

chiến trường suốt trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Triển khai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 -

1965), Mỹ - Chính quyền Sài Gòn đã nâng việc gom dân lập “ấp chiến lược” thành "quốc sách", đây là một

biện pháp chiến lược cơ bản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Đó cung là mục tiêu bình định rất thâm

độc của kế hoạch Staley-Taylor. Âm mưu của "quốc sách ấp chiến lược" là nhằm tách lực lượng cách mạng

ra khoi dân chúng để "tát nước bắt cá".

2. Là vùng đồng bằng rộng lớn nhiều kênh rạch, hệ thống ACL được thiết lập với quy mô lớn dọc theo

các trục đường thủy bộ vì vậy mà phong trào chống phá ACL đã gặp nhưng khó khăn nhất định như địa bàn

rộng lớn, giao thông khó khăn, trình độ dân trí và sự giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc dân tộc

Khmer nhiều nơi còn hạn chế, lại có đông đảo đồng bào theo đạo Công giáo, phần lớn trong đó là cộng đồng

dân cư các tinh miền Bắc di cư vào Nam từ năm 1954 nên một bộ phận không có cảm tình với cách mạng.

Một bộ phận đồng bào (chủ yếu ở Cần Thơ, Bạc Liêu) theo đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài và do yếu tố lịch sử

nên cung có thái thái độ thiếu thiện cảm với cách mạng, vì thế mà phong trào chống phá ACL ở đây rất phức

tạp và gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, quân dân miền Tây Nam Bộ tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ

cứu nước nói chung và đấu tranh chống phá ACL nói riêng trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp nghèo

nàn, trang thiết bị vu khí thô sơ, ngược lại Mỹ và CQSG huy động nhiều lực lượng chiến tranh với trang thiết

bị hiện đại như trực thăng, xe bọc thép, xuồng cao tốc... chúng tô chức nhiều cuộc hành quân càn quét, tàn

phá nhà cửa, ruộng đồng hòng dồn dân lập ACL, đây thật sự là một thách thức to lớn, khó khăn cho cách

mạng miền Tây Nam Bộ nhất là trong giai đoạn 1961 – 1965. Thế nhưng vượt qua nhưng khó khăn, thử

thách, phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tính đến giưa

năm 1965 thì quân dân miền Tây Nam Bộ đã từng bước làm tan rã hệ thống ACL của CQSG trên địa bàn

miền Tây Nam Bộ, mở rộng vùng giải phóng liên hoàn từ Cần Thơ qua Vĩnh Long, Trà Vinh đến Rạch Giá –

Cà Mau với 66.162 trận lớn nho, tiêu diệt và làm tan rã 148.904 tên địch, tiêu diệt 4 chi khu/ 5 chi khu, diệt

535 đồn, phá rã 1.430 ACL (toàn Nam Bộ tính đến năm 1965 đã phá được 5.800 ACL), phá dứt điểm 791 ấp,

phá long 1.349 ấp, phá 4.808.510 mét hàng rào kẽm gai, gần 2.600 mét hàng rào cây, cá biệt có nơi như Rạch

Giá ta đã giải phóng được hoàn toàn một quận là Hiếu Lễ. Thắng lợi của phong trào chống phá ACL ở miền

Tây Nam Bộ đã góp phần vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc;

đoàn kết nông thôn, vạch trần cuộc chiến tranh phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

3. Phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam đã cho thấy vai trò to lớn của sự lãnh đạo của Trung

ương Đảng mà tiêu biểu là tập thể Bộ Chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, vai trò lãnh đạo trực tiếp

rất quan trọng của TW Cục miền Nam, Khu ủy miền Tây Nam Bộ và các Đảng bộ địa phương, sự sáng suốt

của đường lối thực hiện hiệu quả, phát huy sức mạnh tông hợp của “ba mui giáp công” trong đó mui quân sự

là quyết liệt và quyết định nhất, tạo bàn đạp cho các lực lượng vu trang cách mạng hoạt động mạnh mẽ đánh

trúng điểm yếu và sơ hở của kẻ thù, tiêu hao và tiêu diệt quân Mỹ và QĐSG tại các địa phương miền Tây

Page 28: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

26

Nam Bộ. Phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ không chi phát huy vai trò là mui tiến công sắc

bén, mà còn góp phần làm hạn chế sự tàn phá của các cuộc càn quét ở các vùng nông thôn; khích lệ người

dân địa phương tăng gia sản xuất, tham gia và phục vụ chiến tranh du kích, phá ACL, làm công tác binh vận,

chống rải chất độc hóa học, giư người, giư của, đòi cải thiện dân sinh, thực hiện dân chủ,… phong trào chống

phá ACL ở miền Tây Nam Bộ thể hiện sự sáng tạo của đường lối cách mạng của Đảng ở địa bàn đồng bằng

Tây Nam Bộ. Bên cạnh các cuộc tiến công quân sự chống địch càn quét lập ACL thì phong trào phá ACL

cung có nhiều nét sáng tạo theo kiểu rất “miền Tây” như dùng ong vò vẽ, dùng khói cay tự chế, di tản tượng

Phật, đào hào đánh đồn, vai trò của “đội quân tóc dài”… đã thật sự làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật

chiến tranh nhân dân của Việt nam nói chung và miền Nam nói riêng. Từ thực tiễn phong trào chống, phá ấp

chiến lược nhưng năm 1961 - 1965 ở miền Tây Nam Bộ có thể rút ra nhưng đặc điểm, vai trò và bài học kinh

nghiệm quan trọng: Xét về đặc điểm phong trào có thể rút ra hai đặc điểm quan trọng của phong trào là

phong trào diễn ra quyết liệt trên nhưng địa bàn có nhiều sông ngòi, kênh rạch với nhưng hình thức, biện

pháp đấu tranh phong phú, trong đó đấu tranh quân sự đóng vai trò nòng cốt và sự đoàn kết chiến đấu Việt -

Khmer là nhân tố quan trọng cho thắng lợi của phong trào. Ở miền Tây Nam Bộ, do địa hình nhiều sông

ngòi, kênh rạch, hệ thống thủy bộ liên hoàn phức tạp nên các hoạt động chống phá ACL kết hợp nhiều hình

thức chiến đấu như tiêu diệt hạm đội nho trên sông, kết hợp đánh bại các chiến thuật tân kỳ như “trực thăng

vận”, “thiết xa vận”, thêm vào đó thì các trận đánh với quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn trong bao vây bứt

rút các chi khu lớn diễn ra liên tục đã cho thấy mức độ chống phá hệ thống ACL ở miền Tây Nam Bộ có quy

mô lớn. Điều đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ, do điều kiện lịch sử lâu đời, đồng bào Khmer là bộ phận rất quan

trọng trong phong trào cách mạng ở nơi đây, riêng trong giai đoạn 1961 – 1965, đồng bào khmer Nam bộ đã

có nhưng đóng góp rất lớn cho phong trào chống phá ACL nhất là trên địa bàn hai tinh Vĩnh Long và Trà

Vinh. Có thể khẳng định phong trào chống phá ACL đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đánh bại

chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - CQSG, đã khẳng định vai trò to

lớn của “ba mui giáp công” và góp phần quan trọng giúp tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giưa đồng bào các

dân tộc trên địa bàn miền Tây Nam Bộ nhất là đối với đồng bào Khmer Nam Bộ.

4. Thắng lợi của phong trào chống phá ACL ở miền Tây Nam Bộ đã để lại nhưng bài học kinh nghiệm

quý giá cho cách mạng Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng đó là bài học về nắm vưng đường lối,

quan điểm của Đảng trên cơ sở vận dụng năng động, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương; Đó còn là

bài học về quan tâm xây dựng, phát triển vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ trên cơ sở bám dân, hiểu dân, và

bài học về không ngừng xây dựng lực lượng cách mạng, hình thành mặt trận đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở

tình đoàn kết, gắn bó dân tộc Việt– Khmer; Bước vào xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, tiến hành công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng bài học kinh nghiệm nêu trên trong phong trào chống phá ACL xét

trên tông thể dù có chỗ không còn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ hiện nay nhưng tinh thần cơ bản của

nhưng bài học đó vẫn còn có ý nghĩa thiết thực. Với thế mạnh mọi mặt của một địa bàn chiến lược, với

nhưng bài học kinh nghiệm quý báu học tập được từ lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất. Quân và dân

miền Tây Nam Bộ quyết tâm giư vưng và phát huy truyền thống cách mạng quý báu của mình, xây dựng quê

hương miền Tây Nam Bộ ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước xây dựng một đất nước Việt Nam

ngày càng giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.

Page 29: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

27

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Đức Thuận (2015), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Kiên Giang và Cà Mau năm 1964”,

Ky yếu hội nghi khoa hoc trẻ 2015 – Trường Đại hoc Sư phạm – Đại hoc Huế (10/2015), Nxb Đại học

Huế, tr. 283-287.

2. Phạm Đức Thuận (2015), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ trong năm 1964”,

Tạp chi Khoa hoc - Trường Đại hoc Sư phạm Ha Nội 2, số 36, tr. 87-94.

3. Phạm Đức Thuận (2015), “Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Tây Nam

Bộ (1962-1963)”, Tạp chi Lich sử quân sự, số 287, tr. 34-39.

4. Phạm Đức Thuận (2015), “Tác động của chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là (1963) và chiến

thắng Bình Giã (1964) đến phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam”, Tạp chi Khoa

hoc Trường Đại hoc Cần Thơ, số 36, tr. 92-96.

5. Phạm Đức Thuận (2016), “Chính sách “ấp tân sinh” ở miền Tây Nam Bộ năm 1964”, Tạp chi Khoa hoc

va Công nghệ - Đại hoc Đa Nẵng, số 105, tr. 76-79.

6. Phạm Đức Thuận (2016), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Cần Thơ trong năm 1964”, Tạp chi

Khoa hoc - Trường Đại hoc Khoa hoc – Đại hoc Huế, tập 4 - số 2, tr. 99-107.

7. Phạm Đức Thuận (2016), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ trong năm 1963”,

Tạp chi Khoa hoc - Đại hoc Huế, tập 122 – số 8/2016, tr. 199-207.

8. Phạm Đức Thuận (2016), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Trà Vinh (1961-1963), Tạp chi Khoa

hoc - Trường Đại hoc Khoa hoc – Đại hoc Huế, tập 6 – số 2, tr. 107-116.

9. Phạm Đức Thuận (2016), “Tác động của các hoạt động đấu tranh vu trang đến phong trào chống phá ấp

chiến lược ở Cà Mau năm 1963”, Tạp chi Khoa hoc - Trường Đại hoc An Giang, số 9 (1/2016), tr. 86-

92.

10. Phạm Đức Thuận (2016), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Vĩnh Long (1962-1963), Tạp chí

Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 46, tr. 48-54.

11. Phạm Đức Thuận (2016), “Từ chính sách Dinh điền đến quốc sách ấp chiến lược (1957-1963), Tạp chi

Khoa hoc - Đại hoc Huế, tập 125 - số 11/2016, tr. 199-207.

12. Phạm Đức Thuận (2016), “Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ(1961 – 1963”, Đề

tài cấp Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế dành cho NCS (đã nghiệm thu).

Page 30: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF EDUCATION

PHAM DUC THUAN

THE MOVEMENT AGAINST STRATEGIC HAMLETS

IN THE SOUTHWEST OF VIETNAM (PERIOD 1961 – 1965)

THE SUMMARY OF DOCTORAL THESIS ON HISTORY

Major: History of Viet Nam

Code: 62 22 03 13

HUE, 2017

Page 31: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

The thesis was completed at University of Education – Hue University

The scientific supervisors:

1. Dr. Nguyen Van Hoa

2. Associate professor. Dr. Truong Cong Huynh Ky

Reviewer 1:………………………………………………………………………………………

Reviewer 2:…………………………………………………………………………………………

Reviewer 3:…………………………………………………………………………………………

The thesis will be protected at the Hue University Council at:………………………………………

at…………..hours............day…………month………….…… 2017

The thesis can be found at the library of University of Education – Hue University

HUE, 2017

Page 32: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

1

INTRODUCTION

1. REASON FOR CHOOSING THEMES

"Strategic Hamlet" is a "national policy" that has an important influence on the success of war plans,

especially during the period when the United States conducted the "Special War" (1961-1965) strategy. The

purpose of this policy is to seize land for the people, to control the countryside, to destroy the rear and the

revolutionary base, to isolate and completely destroy the revolutionary forces, to impose colonialism. New in

southern Vietnam. Since the coup in November 1963, the Saigon administration under the auspices of the

United States continued to implement the policy of "strategic hamlets" with the new name "hamlet". The

essence of changing the name of "strategic hamlet" into "new born hamlet" is just a "new wine bottle". Thus,

during the anti-American resistance war (1954-1975), the fight against strategic bombing was a long and

persistent struggle between the revolutionary forces and the US government. Saigon.

In the strategic anti-trotting struggle in the South from 1961 to 1965, the South West was one of the

most active. Anti-destructive strategies in the localities have been rich in content, leadership, fighting and

distinctive features, reflecting the creativity of localities. In the process of applying the Party's line to the

anti-destroy strategy strategy. Research on the strategic anti-demolition movement in the Southwest has

significant scientific significance and practical significance. From these perceptions, I chose the problem:

"The Movement against strategic hamlet in the southwest of Viet Nam (1961-1965)" is a research topic for

the Ph.D. thesis in the history of Vietnam.

2. OBJECTIVES AND SCOPE OF RESEARCH

2.1. Research subjects

The main research object of the thesis is the movement against strategic hamlet of the people of

southwestern region in the period from 1961 to 1965.

2.2. Research scope

About the study period of the thesis: From 1961 to 1965, this was the period when the United States

and the South Vietnamese government deployed the "special war" strategy in South Vietnam with the

"backbone" to establish a" strategic hamlet ". This is also the period of anti-destroying strategic hamlet

movement, most fiercely in the Southwest, contributed to overcome the strategy of "special war" of the

United States.

Regarding research space of the thesis: The southwestern region is still large, but in the period from

1961 to 1965, under the direction of the Party Committee, the Central of the Party Committee of the South

Viet Nam and including Vinh Long, Tra Vinh, Can Tho (including Hau Giang), Rach Gia, Soc Trang

(including most of Bac Lieu) and Ca Mau ( Including Dong Hai - Bac Lieu), corresponding to the provinces

of Vinh Long, Vinh Binh, Phong Dinh, Chuong Thien (separated from part of Phong Dinh and Kien Giang

provinces in December - 1961), Kien Giang, Ba Xuyen, An Xuyen under the administration of the Republic

of Vietnam in the period 1961-1965.

Page 33: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

2

3. PURPOSE AND RESEARCH TASKS

3.1. Research purposes

Systematic presentation of the strategic anti-demolition movement of the troops and people of the

Southwest region during the period from 1961 to 1965. From that thesis draws the characteristics as well as

the role of the anti-demolition movement. Strategic hamlets of the Southwest and the South during 1961 -

1965, while drawing the typical lessons learned can be applied in the construction and development of the

country today.

3.2. Research mission

First, analyze the conspiracy to set up the "strategic hamlet" of the US and the Saigon regime, the

historical context of the anti-demolition strategy in the southwestern region from 1961-1965.

Second, describe the conditions of the strategic anti-demolition movement in the South West, the

guidelines of the Party Central Committee, the Central Bureau of Struggle Against Strategic Struggle in the

US phase to implement the " Special war "in South Vietnam (1961-1965), while analyzing the application of

the Party's policy in the fight against strategic bombardment in the Southwest.

Thirdly, the process of reconstruction of the army and people in the southwestern region has

gradually broken the plot and tactics of establishing strategic hamlets of the United States and the Republic

of South Vietnam in the Southwest.

Fourth, make comments on the salient features, roles and at the same time draw lessons from the

anti-demolition strategy in the South West for the construction and protection. Country in the present stage.

4. RESOURCE SOURCES AND RESEARCH METHODOLOGY

4.1. Resources

The thesis is based mainly on the following sources:

The works of President Ho Chi Minh and leaders of the Party, State and army wrote about the

resistance war against American salvation, the resolutions and directives of the Communist Party of

Vietnam.

Documents currently archived at the National Archive Center II (Ho Chi Minh City) include reports,

minutes of meetings, resolutions, submissions, maps, maps, and pictures of the First Presidency. The

Republic of Vietnam, the Ministry of Public Works and Transportation, the Revolutionary Military Council,

the Ministry of Social Affairs, etc. These are important documents in the process of implementing theses.

Archives related to the strategic anti-tornado movement are archived at the Military Science Office

of Military Region 9 and the archival center of the Southwest provinces in the period 1961-1965, historical

summation works.

National scientific works refer to the anti-demolition strategy in the southwestern region and

scientific research abroad about the resistance war against American people of Vietnam.

The memoirs and narratives of some historical witnesses who were active in the Southwest region during the

period 1961-1965, the materials and images collected from the fieldwork related to the topic.

Page 34: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

3

4.2. Research Methods

The thesis is based on the methodology of dialectical materialism and the historical materialistic

method. The main research method of the thesis is the historical method combined with the logical method;

Based on this, the thesis utilizes specific research methods such as document collection, fieldwork,

interviews, statistics, comparison, analysis and synthesis to provide a comprehensive view of the anti-

Strategic hatchery in the South West (1961-1965).

5. CONTRIBUTION OF THE THESIS

Firstly, the thesis systematically presents the conspiracy and tricks of the US and the Republic of Vietnam

in the implementation of the "strategic hamlet " in South Vietnam, particularly in the SouthWest of Viet Nam.

Second, the thesis presents The Movement against Strategic hamlet in the South West Viet Nam during the

anti-war "Special War" (1961-1965), which clarifies the art of combining military struggles, With political

struggles and troop mobilization.

Third, the thesis analyzes the outstanding features, as well as the role and limitations of the movement, and

draws lessons for the current construction and protection of Vietnam.

Fourth, the thesis provides a number of new materials, contributing to the development of teaching

materials, learning and education of Vietnamese historical traditions, especially the period of war with the US

military ( 1954-1975).

6. THE LAYOUT OF THESIS

In addition to the Introduction, Conclusion, References and Annexes, the thesis has four chapters:

Chapter 1: Overview of research related to thesis topic

Chapter 2: The Movement against strategic hamlet in the southwest of Viet Nam (1961-1963)

Chapter 3: The Movement against strategic hamlet in the southwest of Viet Nam (1964 - 1965)

Chapter 4: Some Comments on The Movement against strategic hamlet in the southwest of Viet Nam

(1961 - 1965).

Page 35: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

4

CHAPTER 1

OVERVIEW OF RESEARCH RELATED TO THE THESIS

1.1. RESEARCH PROBLEMS

In the US invasion of South Vietnam, the establishment of the "strategic hamlet" was an important

measure taken by the United States and the Saigon government in the implementation phase of the " Special

war "(1961-1965), whereby the policy of" strategic hamlets "has been promoted to" national policy "and is

defined as the" backbone "that decides the success of this war. In February 1962, the Saigon government

selected Phuoc Ngon Hamlet (Phuoc Hau Commune, Chau Thanh District, Vinh Long Province) as a

"strategic hamlet" model, from which it spread to all provinces of Vinh Long and other provinces. Other

across the Southwest.

The movement against strategic hamlet in the Southwest was part of the movement against strategic

hamlet throughout South Vietnam. This movement contributed significantly to the struggle against US forces

in the country. In this place, thoroughly grasp and creatively apply the people's war and martial arts strategy

of the Party Central Committee, the Southern Party Committee of the southwestern region and southwestern

localities. The ministry has directly led the troops here to launch a large-scale, fiercely-fighting strategic

hamlet fight against various forms of struggle, thereby gaining many important victories. Into the general

victory of the movement against strategic hamlet throughout the South during the period from 1961 to 1965.

1.2. RESEARCH RESEARCH ON THE THESIS

1.2.1. A series of studies on the anti-American resistance referred to the movement against strategic

hamlet

1.2.1.1 Group of works of the authors in the country

National researches on the history of the anti-American war have referred to the movement against

strategic hamlet, which may include some typical works such as: Victory and Lessons (National Political

Publishing House, Hanoi, 1995) of the Politburo Steering Committee under the Politburo. Region VIII -

South-Central Vietnam War Resistance (1954 - 1975) (National Political Publishing House, 2004) edited by

Lt. Gen. Nguyen Minh Duong (former commander of Military Region 8 - South Central Coast) , The South

works to keep the bronze of Tran Van Giau and the movement against anti-rural pacification in the South in

the resistance war against America, the national salvation (1969-1975) (People's Army Publishing House,

Hanoi Views from the history of revolutionary war (National University Publishing House, Ho Chi Minh

City, 2008) edited by Ha Minh Hong, the above works have all received the receipt. Considering the

prominence of the anti-pacification movement, setting up strategic hamlet in the South.

The History of the South Resistance Warfare (National Political Publishing House, Hanoi, 2010) of

the Council of the Steering Committee for the History of the South Resistance War, History of the

Resistance Against the US, Rescuing the Nation (National Political Publishing House , Hanoi, 2010) of the

Military History Institute of Vietnam - Ministry of Defense consists of 9 volumes, in volume 3 by the author

Nguyen Van Minh editorial about the strategy "special war" and combat activities. Against the "special war"

strategy of the South Vietnamese soldiers, including the anti-destroy strateg.

Regarding the leadership of the Southern Central Committee and the National Front for the

Liberation of the South in the anti-demolition strategy, the South Vietnamese Communist Party (1954-1975)

Edited by Nguyen Quy Hung (National Political Publishing House, 2010) and a national flag work (National

Page 36: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

5

Political Publishing House, Hanoi, 2010) edited by Tran Bach Dang. In 2015, the Military History Institute

of Vietnam publishes the history of the struggle against pacification in the resistance war against America,

the national salvation (1954-1975), including 3 volumes (People's Army Publishing House, Hanoi , In which

the second volume focuses on the period 1961-1965 by Nguyen Huy Thuc who presented many aspects

related to the fight against strategic bombardment.

1.2.1.2 Group of research works by foreign authors

About the war in Vietnam in the period 1954-1975 and the period 1961-1965 in particular with the

focus "strategic hamlet policy" established by the United States and the Republic of South Vietnam, there are

many scientists Foreign research interests are as follows

Sir Robert Thompson's Works: Defeating Communist Insurgency: The Lesson of Malaya and

Vietnam (Chatto & Windus, London, 1965) and Make for the Hills: Memories of Far Eastern Wars - No Exit

From Vietnam (Leo Cooper, London, 1989), reminiscent of remembrance of the war in the East - The battle

of no escape in Vietnam. Arthur M. Schlesinger for publication in 1965: The White House, The Pentecostal

Report entitled The Strategic Hamlet Program 1961-1963 (Boston, 1971) can be considered a newspaper. A

fairly comprehensive and relatively comprehensive report by the US government on strategic hamlets, which

mentions the process of organizing, deploying, and providing assistance to the ACL. James M. Higgin's

Master of Science in Military Science with the theme of The Misapplication of the Malayan

Counterinsurgency Model to the Strategic Hamlet Program (University of Malaya's Strategic Malay

Strategy) (University Massachusetts, 1989). Stanley Karnow with Vietnam - A History (The Viking Press,

New York, 1983) Robert Thompson, Arthur M. Schchinger, James M.Higgin and Stanley Karnow. The

Pentagon Report on Strategic Hamlets is an in-depth study of strategic hamlets in Malaysia and Vietnam.

In addition, Gabriel Kolko's famous work on the Vietnam War, titled "Anatomy of a War: Vietnam,

the United States, and the Modern Historical Experience" (The New Press, New York, 1985), has been

translated. Go to Vietnamese with the title: Anatomy of a War (Nguyen Tan Obdan, People's Army

Publishing House, 1989). Former US Secretary of Defense Robert S. McNamara has published his book

Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, translated into Vietnamese by Ho Chinh Hanh, Huy Binh,

Thu Thuy, and Minh Nga. Revisiting the past, tragedy and lessons about Vietnam (National Political

Publishing House, Hanoi, 1995). George C.Herring's (America's Longest War: The United States and

Vietnam, by George Gerring Hill, New York) was published four times in the United States, and in Vietnam

this work was translated by the translator. Pham Ngoc Thach, translated as "America's Longest War"

(National Political Publishing House, 1998), illustrates the writer's perspective on strategic hamlets.

A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam was published in 1988, in Vietnam this work

has been translated into Vietnamese by the translator Doan Duan: flashy deception John Paul Vann and the

United States in Vietnam (National Political Publishing House, Hanoi, 2003) gave the reader a look at the

truth about the war in Vietnam, especially during the period 1961-1965. William Colby, former director of

the CIA, is seen as the "mentor" of the plan to set up a "strategic hamlet" in Vietnam with a pilot program

"hamlet strategy" in Buon Enao In the book about the Vietnam War, entitled A Lost Victory (Nguyen Huy

Cau, People's Police Publishing House, Hanoi, 2007), provides important insights from the House. White,

American intentions during ACL implementation. In an effort to analyze American failures in Vietnam in the

period 1954-1963, Edward Miller published Misalliance Works: Ngo Dinh Diem, The United States and the

Fate of South Vietnam (The Harvard University Press, 2013. This work has been translated into Vietnamese

Page 37: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

6

with the title of wrong Alliance, Ngo Dinh Diem - USA and the fate of South Vietnam (National Political

Publishing House, Hanoi, 2016).

In addition, some of the works of researchers such as: Clutterbuck & Richard L. Brigadier, The Long

War: Counterinsurgency in Malaya and Vietnam, (1967) - Conflict in Malaya and Vietnam. Benjamin

Bradle, Conversations with Kennedy (Harper and Row, New York, 1976), Herbert A. Friedman

(Psychological Operation Center, 2000), "Psyop of the Strategic Hamlet in Vietnam" In Vietnam) an essay

written for the American Psychological War Center. Peter Busch, The United States, and the Vietnam War -

Kennedy's solution: from England to the US and the Vietnam War.

1.2.2. The research group mentions the strategic anti-demolition movement in the South West

1.2.2.1. The monograph on the movement against strategic hamlet

An intensive monograph on strategic hamlets can be seen in the Party's work leading the fight

against the "war strategy" of South Vietnam's (1961-1965) strategic hamlet in South Vietnam (1961-1965)

by Tran Thi Thu Huong (National Political Publishing House, 2003) and the movement against strategic

hamlet 1963-1964 (National Political Publishing House, Hanoi, 2006). This is also the doctoral dissertation

by Nguyen Cong Thuc. . In the study on anti-destructive strategies in specific regions, it is possible to

mention the doctoral dissertation "Anti-Destruction Strategies in the South East (1961-1965)" by Huynh Thi

Liem (National University of Ho Chi Minh City, 2006).

In addition, there are some works, scientific articles such as: In July 1963, Academic magazine

published a paper titled "Strategic Hamlet, Diem Concentration Camp and Military Base of American Diem

(7-1963)" by Duy Nghia. The article "The Consequences of 20 Years of Pacification and Ugliness of the

United States - Puppet for Rural Vietnam in South Vietnam" (Journal of Historical Studies, No. 171,

December 1976) by Pham Quang Toan Depicts the entire rural pacification policy of the United States and

the Saigon regime, including the implementation phase of the the strategic hamlet policy ... Journal of

Military History (4-1999) with the article by Nguyen Cong Thuc: Strategic Hamlet "pacification pacification

primarily in the" special war "of the United States in South Vietnam.

1.2.2.2. Group of local historical research in the Southwest

These include the 9th Battles of the Mekong Delta Force, Military Zone 9 - 30 Years of Resistance

(1995), 30 years of resistance in the southwest Butter. Two other important works directly related to the

strategic anti-demolition movement in the South West is the South West project in the 30 years of the

resistance war 1954-1975 (Ho Chi Minh City, 2000) by Vu Dinh Tu former Secretary The committee was

composed of Vo Van Kiet, Nguyen Minh Duong and Tran Bach Dang (editors), who were editor-in-chief

and historian of the Southwest Resistance War (National Political Publishing House, Hanoi, 2008).

Systematic presentation of the military process and the people of the Southwest of the resistance war against

the United States (1954-1975), basically reflecting the movement against strategic bombardment in the

Southwest.

In 2013, commemorating the 50th anniversary of the victory of Dam Doi - Cai Nuoc - Cha La, the

largest military victory of the people of the Southwest in the anti - ACL movement from 1961 to 1965, 9

coordinated with the Ca Mau Provincial Party Committee and the Vietnam Military History Institute to hold

the National Science Seminar "50 years of victory over Dam Doi - Cai Nuoc - Cha La, meaning and lessons

learned".

Page 38: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

7

The provincial Party Committee, the Party Committee of the provinces in the South West also

organized the compilation of historical work of the local Party. In general, the above works have not really

gone into the study of the anti-demolition strategy in the southwestern region, but only presented individual

events, typical in the course of the anti-American war. (1954-1975), therefore, has not yet shown a close

connection and has not yet made any comments on the role, characteristics and lessons learned from the

strategic anti-demolition strategy. In the southwestern region, active anti-demolition and aggressive

strategies are taking place.

1.2.3 Thesis issues inherited from research

In his dissertation, "Anti-Destructive Strategic Movement in the South West (1961-1965)," the

author has inherited the achievements of leading researchers in the following areas:

Firstly, the methodology of the anti-destructive anti-underpinning strategy in the South, which has

a strong hold on the theory of strategic hamlets, has practical reference, comparisons between regions.

Second, the theoretical issues of the strategic anti-tanking movement in the war of national

liberation: the formation of a strategic anti-tornado movement, the selection of strategic anti-demolition sites.

A combination of the three adjacent choppers in strategic anti-tornado activity in South Vietnam.

Thirdly, the documentary system on the anti-destructive strategy in the South to provide an

overview, on that basis, to compare and contrast the characteristics of anti-warfare anti-war movement. In

the south western region, it draws lessons for the development and development of the country in the present

period.

1.3. PROBLEMS THAT NEED TO STUDY RESEARCH

To systematically study the conspiracy and tricks of the US and the Republic of Vietnam in the

implementation of the "strategic hamlet policy" in the "Special War" in South Vietnam in general and in the

West. Nam Bo in particular.

The thesis investigates, systematically and comprehensively re-emerges the anti-demolition strategy

of the armed forces and the Southwest people in the anti-war strategy of the "special war" of the United

States and the national antiquity.

The dissertation clarifies the art of combining military struggles with political and military combat,

as well as the creative application of the Party's policies and the Central Department of the South in the

strategic anti-demilitarization movement in the domain. The South West failed to achieve the "American

War" policy, contributing significantly to the collapse of the "Special War" strategy.

The dissertation provides a number of new materials, contributing to the work of compiling

textbooks of teaching, learning and education of Vietnamese historical traditions, especially during the

resistance war against American salvation.

The dissertation analyzes the role and characteristics of the strategic anti-demolition movement in

the southwest region in reference to the strategic anti-tide movement in other parts of the South. Lessons

learned for the construction and development of the country in the current period.

Page 39: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

8

CHAPTER 2

THE MOVEMENT AGAINST STRATEGY HAMLET IN THE SOUTHWEST OF VIET NAM

(1961 - 1963)

2.1. Factors that affect the movement

2.1.1 Natural and socio-economic factors

The South West includes the following provinces: Vinh Long, Tra Vinh, Can Tho, Hau Giang, Kien

Giang, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau. On the natural-economic conditions of the Western South: With its

important geographical position and favorable natural and economic conditions, the South West is a strategic

area. Therefore, in the war invading Vietnam, the US military has determined to pacify the rural South West

to control the land is very important for rural South in particular and Vietnam in general . It is the natural and

economic condition of the South West that in the anti-demolition strategy, the southwestern region is one of

the areas where the strategic anti-tornado movement took place early and drastically on Different locations,

but the focus of the movement here is usually concentrated in the riverside areas, along the canals, coastal

areas and areas of Khmer people.

About transportation network: Southwest region has many rivers and canals, convenient for

transportation and transportation of goods. In the process of setting up a strategic hamlet in the Southwest,

US troops relied on waterways and canals to establish because most of the villages in the South West were

built near favorable canals. agricultural economy. Therefore, activities against strategic hamlets are also

taking place drastically in areas where many rivers and canals are concentrated.

Regarding social conditions, the population in the South West region is the residence area of three main

populations of Viet, Hoa and Khmer with different socio-economic characteristics.

2.1.2. Factor on the patriotic and revolutionary traditions of the people

The formation and development of the southwestern region has fostered the indomitable struggle

against foreign aggression of the people of the Southwest, such as the Nguyen Trung Truc attack against

France. At the beginning of the 20th century, the patriotic movement of the people continued to develop in

the form of armed struggle such as the movement of societies, spontaneous movement of peasants, ...

responding to Dong Du movement. In addition, Duy Tan movement was formed with the main activities of

vocational rehabilitation, with names such as Tran Chanh Chieu, Nguyen An Khuong, Nguyen Than Hien,

etc. In early 1930, the Communist Party of Vietnam Born under the leadership of the Party, the people of the

Southwest together with the people of the country made the August 1945 uprising for independence and

freedom for the country. The patriotic and revolutionary traditions that have been molded through these

historical periods are the basis for the people of the southwestern region to stand with the whole country to

carry out the resistance war against America in the next period.

2.1.3. Movement against the US Army and the Saigon administration in the South West (1954-1960)

2.1.3.1 American policy - the Saigon administration in the Southwest

After the French colonial defeat in Vietnam and the signing of the Geneva Accord (7-1954).

America has the opportunity to jump into Indochina and Vietnam. For the South and South West in

particular, Ngo Dinh Diem implemented a policy of "field reform", establishing strong military bases in the

South West to control the masses and Defeat the Revolution, such as the Vi Thanh Ground, the 11th Military

Page 40: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

9

Base (Understanding Ceremonies), and so on. The revolutionary bases in Rach Gia and U Minh have

migration sites and 18 dense sites throughout the southwestern provinces such as Cai San migration zone in

Can Tho, Cai Trau drought area, Vi Thanh - Hoa Luu (Long My - Hau Giang) with the scale of 86 hamlets

and 60,000 people is considered as the largest dense in the South at that time ...

2.1.3.2 Movement against US and Saigon (1954 - 1960)

From the Ben Tre coeducational movement, it quickly spread throughout the South West. Since the

end of 1959, Ca Mau Provincial Party Committee advocated attacking and liberating Hon Khoai Island, then

encircling Dam Doi and in the early 1960s attacking the Binh Hung area causing heavy casualties. They have

to fight back. In Soc Trang, Can Tho, Vinh Long and Tra Vinh, the people here also attacked the enemy in a

number of important results. As of April 1960, in the South West, we have liberated over 59 communes with

more than 500 hamlets and 400,000 people. The struggling movement in the countryside of the South West,

most notably the attacks on the Binh Hung area, the Vi Thanh - Hoa Luu area from 1959 to 1960, left some

valuable lessons, In that experience gathering forces fighting against fences, establishing housing estates and

dense areas is an important factor to continue to set out guidelines and plans to deal with pacification policy

of rural areas. American troops, most notably the strategic hamlet policy, were deployed during the next

period from 1961 to 1965.

2.2 US and Saigon authorities deploy "Special War" strategy and implement strategic hamlets in the

South West

2.2.1. Strategy "Special War" and the introduction of strategic hamlets

From 1961 to 1965, the United States applied the "Special War" strategy to South Vietnam to

extinguish the revolutionary movement, rescuing the National League. A special war strategy was

implemented in the south, beginning with the implementation of the Staley-Taylor plan. The Saigon

government has embarked on plans to build a strategic hamlet, dividing it into four types of strategic

hamlets: Type 1: Neighborhoods around town, towns, administrative headquarters, military bases, yards Fly,

harbor, treasure. Class 2: Located in the roads of waterways, ministries, densely populated areas, many

places, religious and ethnic groups. Type 3: Located in the resistance base. Type 4: At the border, border. On

February 3, 1962, Ngo Dinh Diem signed Decree No. 11-TTP establishing an Inter-Ministerial Committee

on Strategic Hamlets. On April 19, 1962, the Congress of the Republic of Vietnam approved Decision No.

1214-CT / LP Supporting the National Strategy Strategy Book and Supporting the Strategic Hamlet Strategy

of the Government of Ngo Dinh Diem. Strategic hamlets' policy was quickly implemented throughout South

Vietnam and became a national policy. In the period of 1961-1962, the USA decided to use the Vinh Long

(South West) and Quang Ngai (Central) provinces to pilot the strategic hamlet program and then expand it to

the South.

2.2.2. The implementation of strategic hamlets in the South West

In February 1962, the Saigon government selected Phuoc Ngon B Hamlet (Phuoc Hau Commune,

Chau Thanh District, Vinh Long Province) as a "model hamlet" model to spread to all provinces of Vinh

Long and the provinces. Other in the Southwest. In the South West, each province has a focus on "strategic

hamlets" with the need to protect headquarters, military bases, strategic roads, and to encircle the resistance

base revolutionary. , Just to scoop people and in densely populated areas, many of them, many religions and

people. The Saigon government is divided into three phases (from June 1961 to December 1962): Phase 1:

Page 41: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

10

Establishment of "strategic hamlets" along towns and townships and transfer of ducks and residences. Fill in

remaining as a strategic hamlet. Phase 2: Establishment of "strategic hamlets" in disputed areas. Phase 3:

Sweep and set up "strategic hamlets" in liberated revolutionary areas.

2.3. The people of the Southwest against the strategic hamlet (1961-1963)

2.3.1 The Party's policy against strategic hamlets from 1961 to 1963

In October 1961, the Central Bureau of the South held a conference confirming its strategic determination to

defeat the US special war strategy and national defense law. In the fight against strategic hamlets, based on

the specific situation of each hamlet, the Department has set 4 levels of breaking strategic hamlets, including:

- The lowest level is liquidation, ie fighting for the people in the hamlet can go out easily, although there are

still fences, booths.

- The higher level is breaking the ball, ie breaking down the fence, but still the booth but creating conditions

for people and revolutionary forces can secretly go on.

- The third level is to break points, including kill, dissolve the bodyguard, spit boom that is actually

completely destroyed hamlet.

- The highest level is to keep the hamlet but destroy the force grip of the enemy, turning the strategic hamlet

into a fighting hamlet. In July 1963, the Central Department of the South issued a resolution on the

prevention and destruction of strategic hamlets, gathering the enemy's population; This is the most important

resolution of the Southern Central Committee in the days of the anti- strategic hamlets movement that took

place vigorously in the South, the Resolution stated Raising the movement of political struggle, Especially to

promote the anti-sweeping, anti-strategic and strategic warfare militia; Using military forces, consuming

enemy forces, coupled with the urgently build, consolidate and develop force in all aspects; Push back and

fail to step by step, to completely defeat the enemy strategic planning.

2.3.2. The first step of the movement against strategic hamlets in the Southwest (1961-1962)

In the early stages of strategic hamlet offensive in the Southwest (1961-1962), the movement largely

countered the enemy's sweeping operations with a plot of support strategic hamlet setup and consolidation.

Strategic hamlet system in the Southwest. Thus, the movement against strategic hamlet in the period from

the end of 1961 to the end of 1962 mainly used external forces to attack strategic hamlet and the operation of

the enemy rather than focusing on coordination factors ton. External work combined with strategic hamlet

uprisings from within, so the effectiveness of the movement against strategic hamlet in the early stages was

not really effective. Particularly in Tra Vinh and Soc Trang, due to the fact that there are two districts with a

large Khmer population, the initial movement has the combination of external attacks combined with

insurgency from within, experiences from the movement against strategic hamlet in these two provinces is a

lesson for other localities in the subsequent stages of the movement against strategic hamlet.

Tra Vinh is the area where the movement against strategic hamlet took place fiercely from early on.

Due to the fact that the province has 60% of the population is ethnic Khmer, the units of the provincial armed

forces and guerrillas of the commune are very many Khmer compatriots to fight the village fight against

strategic hamlet. The movement against strategic hamlets in Tra Vinh were built very early in places where

there was a large population of Khmer people, often gathering around the temples so that the movement

against strategic hamlet in Tra Vinh during this period was characterized by the participation of A large

number of Khmer and monks both in temples. Typically, at the end of June 1961, over 1,000 Khmer and

Page 42: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

11

Buddhist monks in Chau Dien, Tam Ngai, Hoa An and Phong Phu pagodas struggled to return to Vinh Binh

province. The abbot of O Mit pagoda is being detained for crimes against the Ngo Dinh Diem administration.

In July 1961, the 501th Company of Tra Vinh province with the Cang Ngang and guerrillas of Hiep

My commune blocked the convoy of the preparing to pave the way for Ngo Dinh Diem's visit to oversee the

construction of the strategic hamlet at the Bridge. Ngang. The ambush in Lo Mo destroyed 3 GMCs,

collecting over 30 guns. At the end of July 1961, the guerrillas supported the rebels to break the grip at

strategic hamlet. They forced them to open 8 strategic hamlet instead of the previous two, breaking strategic

hamlet.

In the political struggle, in November 1961, a large number of Khmer and Vietnamese people in

the communes of the two districts Tieu Can and Cau Ke district moved to protest against the act of setting up

strategic hamlet. In these two districts, people in the two districts fired on the protesters, causing some

people to die and injured, and the people continued to drag up the town to force the Vinh Binh provincial

authorities to pay compensation, settle the claims and return them. ice. The rally forced the government of

Vinh Binh to pay compensation and pledged to consider plans to establish strategic hamlets in these

communes.

In Soc Trang - Bac Lieu: In the movement against strategic hamlet in Soc Trang, a large number of

Khmer compatriots supported by Armed Forces and Armed Forces have attacked strategic hamlet. An

strategic hamlet with 90% of the population is Khmer, strategic hamlets along the riverside of Phu Huu

Commune, Long District. Extra; Strategic hamlet on Highway 4 of Ho Dac Kien commune, Chau Thanh

district (now My Tu district); Strategic hamlets on Highway 16, strategic hamlets in Nga Nam, strategic

hamlets from Nang Ren bridge, Cau Trau bridge, to the road along Highway 4, strategic Ham Tan church in

Thanh Tri district. In the district of My Xuyen, we broke the strategic hamlet in which most of the hamlets

of the Khmer compatriots such as Soc Soai, Sola, Ta Mamt, Bung Chum, Tac Giong, Sai Ca ... This is where

the east The Khmer people have been living long ago, so the anti-terrorist movement is very fierce, there are

strategic hamlet that are destroyed and then rebuilt, we break down many times to complete disintegration.

In the movement of political struggle, militia against strategic strategically located Soc Trang and

Bac Lieu, the movement took place in July 1962 with over 3,000 sisters of Kinh and Khmer ethnic groups.

Long Phu, Chau Thanh, My Xuyen and the people of Soc Trang town have been fighting politics face-to-

face with the Ba Xuyen provincial government, with demands for combating capture, deepening and

combating people in strategic hamlets. Sweep, shatter, kill people ...

It can be seen that the movement against strategic hamlet in Tra Vinh and Soc Trang was

relatively strong, making positive changes in the movement against strategic hamlet in the South West

region. In the next phase, the experiences of the movement against strategic hamlet in Tra Vinh, Soc Trang

helped the Party to regulate the way of fighting and promptly directed the movement against strategic

hamlet, making an important contribution to the victory of the strategic hamlet. This movement in 1963. In

Can Tho - Hau Giang: At the beginning of 1962, the Coalition organized several O Môn operations to

establish and strengthen the booster system to support the protection of strategic hamlets under construction.

In response, on February 18th, 1962, the 20th Company ambushed the squadron of security forces in search

of the Kinh Up, Truong Long Commune (O Mon), destroying many enemy forces. On March 25, 1962, the

20d Company merged with the C31 Company and reinforced the Central Command (C.112) to launch a

helicopter at Chet Thuong Commune, Truong Long Commune, Injured 150, shot down 3 HU1B aircraft, this

Page 43: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

12

is the first "helicopter" battle with the number of many aircraft and around the area there are many rumors

such as the new station.

However, with the overwhelming force, quickly took control of the battlefield, and heavy forces

were forced to retreat in order to secure their strength. In Cantho, after the attacks on the strategic hamlet in

1962, the revolutionary forces were severely counter-attacked, damaged and forced to withdraw, rapidly

reestablished the strategic hamlet, the people in the strategic hamlet mobilized to remodel it. The strategic

hamlet was attacked, the movement against strategic hamlet in Can Tho - Hau Giang in this period is not

really effective, there are many losses.

In Rach Gia - Ha Tien, the movement against strategic hamlet took place in early 1962. On February

8, 1962, Battalion U Minh 10 organization destroyed a mobile security company of the Kien Giang

subregion swept into the zone. On May 24, 1962, the U Minh battalion continued to defeat the enemy at An

Toan (An Bien district), in the embankment battle. The first time a South Vietnamese soldier shot down a

helicopter supports strategic hamlet operations.

The movement against strategic hamlet in Rach Gia has taken place very early, but the strategic

hamlet has established a dense strategic hamlet system in the area near the towns of Rach Gia, Tan Hiep,

Vinh Thuan, causing damage to the revolution, Party threatened and damaged. In Ha Tien, Go Quao people

mainly political struggle for the enemy to stay on the old ground, on that basis gradually broke these strategic

hamlet. In Phu Quoc, in the two years 1962 - 1963, the strategic hamlet established only 3 strategic hamlet

out of the total of 9 strategic hamlet expected to be strategic hamlet Ham Ninh, strategic hamlet Cua Can and

strategic hamlet Duong Dong. These strategic hamlet were continuously attacked by local authorities. ,

Forced the enemy to clump in the booths, but due to the area in the far away so the strategic hamlet in Phu

Quoc is not as tight as other places, the loosening of the strategic hamlet here to facilitate the Phu Quoc

people fast The uprising broke strategic hamlet on the island in early 1963.

In Vinh Long: The movement against strategic hamlet began in early 1962, when the Sai Gon

military moved to set up strategic hamlet, some strategic hamlet were destroyed from the beginning or

destroyed. Many times. Typically, in early 1962, the people of Ngai Tu Commune (Tam Binh District)

mobilized the entire people movement to prevent the enemy's pile on the Soc Tro River, preventing the

enemy from going to Ngai Tu Commune to build the strategic hamlet. By the end of 1962, despite the fact

that strategic hamlet was building a large scale strategic hamlet system in Vinh Long province, the

revolutionary movement of Vinh Long people was quite stable (Chau Thanh and Binh Minh districts only

had difficulties in the revolutionary movement. The Sai Gon Government built a dense strategic hamlet

system along the Hau river bank supported by the Republic of South Vietnam on Can Tho…. In the districts

of Tam Binh, Tra On, the guerrilla army and the people continue to fight the strategic hamlet on all three

sides: politics, military, military logistics, causing many damage, The strategy, creating the tension, create

favorable conditions for us to build guerrilla forces, creating a solid foundation for the people of Vinh Long

to overcome difficulties and challenges, to win successive stages.

In Ca Mau, the movement against strategic hamlet was later than in neighboring provinces. The

United States and the National Assembly have focused on algae in the Ca Mau area by large operations in

critical positions, so it was late, but the movement against strategic hamlet in Ca Mau was large and drastic.

On August 15, 1962, the US - the campaign was launched to destroy Binh Tay revolutionary forces after the

unsuccessful attack in February 1962 to widen the spread of people into strategic hamlets throughout the

Page 44: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

13

area. the provincial. They mobilized forces into this campaign, including the 21st Division, eight infantry

battalions, two battalion battalions, 130 battleships, 40 helicopters. Bankruptcy, the Sai Gon Gorverment can

not destroy the main force and can not set all strategic hamlet as they wish, the base area of the South West

Committee is safe, the resistance forces not only not destroyed but grow up every day. Victory in the Binh

Tay campaign was one of the most glorious victories of the troops in the southwestern region in 1962.

The first step in the movement against strategic hamlet in the South West, the role of the armed

forces was very important, combined with the political and military struggle that led to the strategic hamlet

has many difficulties. However, during this period, the people of the Southwest region were too focused on

using outside forces to enter the strategic hamlet and destroy the booths without paying close attention from

the inside. Combined with the outside, so that when our forces withdraw, forced the people to rebuild the

strategic hamlet was attacked, disintegration, in the sweeps, also met much The most damaging is in Ca Mau

and Can Tho, political and military warfare is not resonant but mainly armed struggle.

In 1962, the entire southwestern region, the number of strategic hamlet breaking was 182 strategic

hamlet, of which 52 hamlets were built. Thus, despite certain limitations, the initial victories of the

movement against strategic hamlet of troops and the southwestern region during the period from late 1961 to

the end of 1962 formed the basis for the movement against strategic hamlet. strategic hamlet continued to

grow in 1963.

2.3.3. Respond to the movement "emulation with Ap Bac, kill the enemy," promote the movement

against strategic hamlets in the South West in 1963.

On January 2, 1963, Ap Bac victory in the South Central region made great resounding in the

South and across the country. This is an important victory, a historical milestone marking the development of

the ACL anti-war movement on the southern battlefield, as a result of good use of the three battleships,

opening a new era in the way The South Vietnamese advance completely defeated the "Special War" strategy

along with the American strategic hamlet and the National League. The First Secretary of the Party Central

Committee Le Duan commented: "Since Ap Bac, the US can not win."

The southwestern commitee identified the southern battlefield of Ca Mau as a key battleground in

action against the planned pacification, pacification and strategic hijacking in the southwest. In pursuit of the

policy assigned by the Party Committee, Ca Mau Provincial Party Committee directed the movement against

strategic hamlet Tan Thanh model. Along with the anti-breaking strategic hamlet model of Tan Thanh, in

March 1963, the South West Committee and Ca Mau Provincial Party Committee decided to deploy the 306

Battalion, U Minh 1 Battalion Nam Can District combined with guerrilla forces in communes along with

new weapons such as B40, B41, DKZ rifles ... determined Dismissed the US sweeps with the operation

called "Wave of Love" attacking other areas of Ca Mau where the focus was Nam Cam district.

Recognizing the plot of the Sai Gon Government on Ca Mau battlefield, the Western Committee,

Command 9, Ca Mau Party Committee has focused on destroying the destroyers of Dam Doi and Cai Nuoc.

After our attack, the section of Dam Doi and Water was wiped out and failed at Dam Doi and Cai Nuoc, the

corridor opened the attack on Loc Ninh commune by air, but the ambush destroyed the section. This large

amphibious group, forced to flee to Soc Trang. At the end of the Loc Ninh campaign, we off the battlefield

of more than 600 soldiers, including 22 US advisors, shot down 6 helicopters ... Loc Ninh victory is one of

Page 45: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

14

the most glorious victories of Ca Mau troops in the war. Struggle against strategic hamlet strategy, this is

seen as a "victory Ap Bac" on the battlefield of the Southwest.

After two battles destroying the two zones of Cai Nuoc, Dam Doi and victory in Loc Ninh, military

forces of the 9th Military Region combined with Ca Mau Province concentrated a large force including U

Minh Battalion Group 306, the heavy artillery battalion and the local army troops, guerrilla forces to attack

Cha La base station - Price Horse. The victory was one of the pinnacles of the American artillery defeat

tactics - and the Saigon regime during the Vietnam War. Victory on the battlefield directly created forces and

forces for Ca Mau troops and people to upriver strategic hamlet, especially strategic hamlet along the Seven

Rivers such as Cha La strategic hamlet, strategic hamlet Horses, strategic hamlet Ai, people in The strategic

hamlet took advantage of the destroyed zone, the destroyed booth stood up to break the barbed wire fence,

dismantle the house in the strategic hamlet to return to the old place...

At the end of 1963, the Ca Mau Provincial Party Committee's summary report of 1963 stated that in

1963, the armed forces in the province organized anti-sweeps in large and small 1,449 battles (including

siege and ambush. Strategically hamleted over 900 battles, ambushed in strategic hamlets of 246 battles) ...

struck strategic hamlets in 29 places, breaking five strategic hamlets. On form: 35,795m of strategic hamlet

leveling, 217,864m of barbed wire, release of 2,678 families, bringing 12,463 people back to their former

places; Totally liberated 12 communes out of 43 communes in the whole province "," Ca Mau province in

1961-1962 with 405 strategic hamlets in 1961-1962 at the end of 1963, less than 40 hamlets, ending number

1964 The remaining strategic hamlet is 14; Compared to other provinces in the South West, it is 20 hamlets.

The military triumphs and victory of the anti-destructive anti-destructive movement in Ca Mau province

strongly impacted the movement against strategic hamlet in the remaining areas in the South West.

In Soc Trang - Bac Lieu: In 1963, responding to the call for "Ap Bac competition, kill the enemy

attack" and under the impact of military success on Ca Mau battlefield, The full moon of the strategic hamlet

was launched from August 1963 to October 1963. In most strategic hamlet there was a cadre of adherents so

the movement against strategic hamlet incorporated a combination of armed assaults from the outside. With

insurgency struggles from within the strategic hamlet. In summary, in Soc Trang and Bac Lieu province, we

broke points 13, broke 51, destroyed 68 strategic hamlets and 6 areas of enemy population, bringing 48,547

people back to their former homeland.

In Vinh Long: In February 1963, Vinh Long Provincial Party Committee identified the key

strategic hamlets in Tam Binh and V districts (Chau Thanh). By October 1963, the army and the Chau Thanh

people broke the strategic hamlets of the border area of the Vinh Long Party Committee in Chau Thanh as

strategic hamlet Cu Cuong, the strategic hamlet Cai Truong ... defeated the raids of theSai Gon Goverment,

Liberation zone. After nearly one year (between 1962 and 10-1963) fierce struggles, the revolutionary forces

blocked the strategic hamlet’s extended momentum, forcing them to turn to reinforce and defend the hamlets

we were fighting against. Nearly every day there are rumors of the enemy being removed, strategic hamlets

destroyed, demolition, mass participation is increasing, combining insurgents inside with outside forces hit ...

We continue to use the armed forces to focus on the brain of the enemy as the town of Vinh Long,

at the same time, the special forces and engineers constantly hit traffic, step by step threatening the entire

strategic hamlet system remaining In the area of Vinh Long.

Page 46: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

15

In Tra Vinh area: In 1963, Tra Vinh province had more than 50,000 insurgents, Tra Vinh troops

and people killed and wound up 123 fire brigades, destroyed and destroyed 177 strategic hamlets, Two-thirds

of the country's land area is about 300,000. Members of My Long and Huyen Hoi Communes have been

recognized by Commune People's Committees as leading communes of the guerrilla warfare movement and

the movement against strategic hamlet in the southwest. The movement to break the strategic hamlet into

battle hamlets took place excitingly, each commune in Tra Vinh, especially in the two key areas of Duyen

Hai and Cau Ngang are fighting hamlets like My Long commune, Long Hoa commune (Duyen Hai )…

In Rach Gia, at the beginning of April 1963, the U Minh 10 battalion and the 306th Battalion (the

main unit of the 9th Military Region) and the army of Go Quao District attacked and broke through dozens

of strategic hamlets in the communes. Vinh Tuy, Vinh Phuoc, Thuy Lieu and Vinh Hoa Hung. On October

20, 1963, U Minh battalion 10 with Gao Quao district soldiers, Giong Rieng attacked the Great Torment

(Ngoc Chuc commune), killed security company in Kien Binh area. They are in Thanh Hung, Go Quao,

Giong Rieng communes. In the end of the attack and strategic uprising in 1963, Rach Gia - Kien Giang

people organized 230 strategic trenches, broke 98 strategic hamlets and 6 strategic hamlets, At the end of 15

hamlets, breaking 48 hamlets and 2 strategic hamlets, destroying 35 hamlets and 4 strategic hamlets, in a

report in November 1963 to the Revolutionary Military Council, The strategic hamlet's value is very poor in

Kien Giang, with only 37 out of 197 strategic hamlets, but local authorities did not dare to report the

situation in the past.

For the area of Can Tho - Hau Giang, armed revolutionary forces also held 1,968 magnitude

battalions of platoons and platoons in 1963. On February 23, 1963, O Mon District troops destroyed and

Leveling Cai Cang Station, breaking down the strategic hamlet Rach Tra and Cai Cang. On 2-3-1963, the

main troops in Can Tho attack Luong Tam (Long My district) to support the people breaking strategic hamlet

Luong Tam. After November 1, 1963, the time of Ngo Dinh Diem's coup was overwhelmed by the coup, the

situation in Can Tho province was fluctuating, the Saigon soldiers in the panic bombardment, the Can Tho

army captured and the 30 Liberating dozens of hamlets in four districts of Chau Thanh, Phung Hiep, Ke

Sach, Long My, killing many evil messages. According to a review, in 1963, troops and people in the

southwestern region mobilized 15.6 million people in political struggles in combination with the military

strike of the armed forces. As a result, the entire southwestern region has eliminated 9,000 puppet troops

from the battlefield, destroying 806 strategic hamlets (including the destruction of 530 hamlets) out of 1,562

hamlets, releasing 1.9 million people. This great victory of Zone 9 of the South West has contributed

significantly to the common victory of the South Vietnamese people in the struggle against strategic

bombardment, contributing to the Southern revolution lessons learned experience. Importance in defeating

the new tactics of the enemy.

Page 47: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

16

CHAPTER 3

THE MOVEMENT AGAINST STRATEGIC HAMLET IN THE SOUTHWEST OF VIET NAM

(1964 - 1965)

3.1 The United States and the Saigon government formally sweeps from a strategic hamlet into a "new

life hamlet"

3.1.1 Overview of "new life hamlets"

Just over 10 days after the coup, on November 16, 1963, the Revolutionary Military Council led by

Duong Van Minh held a strategic hamlet meeting. The Revolutionary Military Council has drawn two

reasons for the failure of the "strategic hamlet policy": "One is the shortcomings of hurting and coercing the

people into resentment. Second, people have to contribute much to the strategic hamlet construction

program, so dissatisfied people do not support it. To outline a new direction for the strategic hamlet program,

Prime Minister Nguyen Ngoc Tho instructed generals to visit and inspect the situation in the southwestern

province. After the inspection and examination, the Revolutionary Military Council found: "The name of the

strategic hamlet has been completed and is no longer suitable for the progressive society." On the American

side, on 22 November 1963, President J. F. Kennedy was assassinated, US Vice President replaced L.

Johnson still asserted will continue to act in support of US policy in South Vietnam. On March 9, 1964,

President of the Revolutionary Military Council of the Republic of Vietnam Nguyen Khanh signed the

Decree 103-SL / CT dissolving the "Inter-ministerial Committee for Strategic Hamlet" from the central level

to the war zones. Under the US support, the system "strategic hamlets" was changed to the “new life hamlet".

The program to build a new village called "Rural Livelihood Improvement Program" was started from 1-4-4,

which is expected to be divided into two phases: Level 1: From April 1-464 to December 1965, with the

main content is the raid, raiding and combining with the population to build new hamlets in key areas. Step

2, from 1966, with the content of advancing the bases, destroying the main units of the liberation army,

destroying our military bases. So basically, the Johnson - McNamara plan is just a Stanley - Taylor plan to

"improve" in a "more critical" situation.

3.1.2. The implementation of the "new life hamlets" policy in the South West

Implementing the new hamlet policy in the South West, the National Coalition policy is to divide the

provinces in the region into priority areas to establish new hamlets and proceed to stabilize as follows:

Priority 1: Vinh Long Priority 2: Phong Dinh, priority 3: Vinh Binh, Kien Giang, Chuong Thien, Ba Xuyen,

An Xuyen. In 1964, Vinh Long and Phong Dinh (Can Tho) were the top priorities in pacemaking, the

establishment of strategic hamlet.

3.2. The people of the Southwest continued to promote the movement against the strategic hamlet,

helping to defeat the "Special War" strategy from 1964 to 1965.

3.2.1. The Party's policy on combating strategic hamlets (1964 - 1965)

In January 1964, the Southern Department of Vietnam reviewed the direction and determination of

major directions and tasks of 1964. The Central Office of the South defended two major tasks in 1964: the

entire Party, the entire people and the whole army. Strive to make a complete failure to conspire to build

strategic hamlets of the enemy, to destroy all strategic hamlets, to ensure the allocation of material resources

for the revolution, to master the majority of rural and mountainous areas. Going to annihilate the enemy and

dissolving the majority of puppet troops, pseudo-powers, creating conditions that would disrupt military

Page 48: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

17

forces and support American aggression. On March 17, 1964, the Southwest Committee of the South West

issued a resolution on anti-trench protection strategy of the whole population of the whole "stressed:"

Continue to build and develop armed forces, especially Determined to completely defeat the conspiracy of

gathering strategic hamlets of the enemy, destroying all strategic hamlets, proceeding to master most of the

rural areas, destroying "The immediate issue is the core training and staff in the strategic hamlet, which will

help you know how to operate in the new strategic hamlet ...".

3.2.2. The climax against strategic hamlets in the South West in 1964

Promoting important achievements in the 1961-1963 strategic anti-tide movement, in early April

1964, the South West Committee and Military Region 9 Command decided to open the 1964 dry-season

strike. The southwestern commissariat decided to launch a raid on the Vinh Thuan (also known as Kien Long

district) in Rach Gia near the border between Ca Mau and Rach Gia. In response to our active plan, the

Saigon army sent troops from the District of Ca Mau (Ca Mau) to the hospital, and at the same time

redeemed the troops by air from Can Tho to Vinh Thuan to release Vinh Thuan. The fighting in Vinh Thuan

took place very drastically, contributing significantly to the success of the anti-breaking strategic hamlet in

1964. According to a review, in 1964, Rach Gia province had: "301 strategic hamlet breakouts, mobilizing

more than 4,000 people to join the movement, liberating over 2,300 people back to the old land. The

movement to build a fighting hamlet brings many results. In 1964, we have strengthened and built 172

hamlets in the battlefields. The localities in which the movement to build strong fighting hamlets were built

are An Bien, Vinh Thuan, Go Quao, Hoa Hung, Hoa Thuan and Binh An. " Thus, Rach Gia's successes had a

great impact on the movement against strategic hamlet in the South West in 1964.

In Can Tho the movement against strategic hamlet of the Southwest Committee, the movement

against strategic hamlet in 1964 was very fierce and won many successes. On the night of February 4, 1964,

a company of 20 local troops combined with the 96th (Military Zone 9) battalion attacked Thoi Lai and 9am

the following morning to intercept the station at the station. The result of the battle of the destroyer station at

Thoi Lai - Kinh Strike destroyed one security company, one militia group in Thoi Dong commune, one

militia unit in Co Do district, Tai Lai was demolished, people in strategic hamlet in Thoi Lai rose up with

local troops to break the strategic hamlet.

On March 24, 1964, the 23rd Company and the guerrillas of Phung Hiep District broke the battle

of ACG Cheddar in Thanh Hoa commune (Phung Hiep district). 19, killing two military vehicles, opened the

resistance to the need to defend the battlefield in Can Tho. On April 16, 1964, the armed forces of Long My

district combined guerrillas to set up the Bay of Chèo, killing one enemy company, collecting all their

weapons and supporting the people's uprising to break the strategic hamlet of Chèo Bay. In the fight against

strategic hamlet in Can Tho Catholic area, the area was very difficult, so the Provincial Party Committee and

the Provincial Party decided to put the newly established Tay Do Battalion in Trung An Commune (Thot

Not) to operate. Armed propaganda, construction and the movement against strategic hamlet in Thot Not

district development go up. In the political struggle, in Can Tho town, the movement of the people's struggle

was intensified such as the struggle for people's life, democracy, dissolving the strategic hamlet of the people

in the vicinity of Hội Linh village, Cau Cui , Mitee Hamlet, resistance movement of the people in the area of

Highway 19, Highway 20, Tieu area ... Typical, on August 24, 1964, the people of Can Tho town down the

road fighting against gathering people On the the movement against strategic hamlet "Charter of the Vung

Tau" by Nguyen Khanh, thousands of people with banner slogans shouted "Down with imperial American

Page 49: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

18

invasion" "Downgraded Vung Tau Charter" ... Besides Can Tho, Soc Trang and Bac Lieu, one of the two

areas against the focus of the South West Committee in 1964 was no less exciting and drastic. At the end of

January 1964, the 1st Regiment and the provincial armed forces detonated five posts, then proceeded to

destroy, swarmed 20 submarines in the zone and assisted the secret base in launching the insurgency. Some

the strategic hamlet in the outskirts of the district and some communes in Vinh Chau District. The Phu Loi

Battalion of Soc Trang deep into the Khmer areas in Vinh Chau, attacked the strategic hamlet in Lai Hoa,

Vinh Tan, Vinh Hiep, blocking the enemy convoys in Bac Lieu. Chau, destroying 6 vehicles forced them to

flee back to Bac Lieu.

On August 2, 1964, Phu Loi battalion (Soc Trang) destroyed a security company, created

conditions for people to break the strategic hamlet Traded Set and build battle hamlets. During the battle on

16-10-1964, the Saigon army poured helicopter troops to the strategic hamlet Gion Bong (Chau Thoi

commune - Vinh Chau district - Soc Trang province) surrounding the Phu Loi battalion. Phu Loi battalion

and Vinh Chau soldiers destroyed two Saigon Army regiments, mobilized people to drag the town to protest,

mobilize the soldier's wife to pull the wounded to the hospital, This is shocking, the communist guerrillas

support the insurgent people eradicate the strategic hamlet Giong Buom. GiongBuom victory is a typical

victory demonstrating the strength of the "three shots" of the troops and Soc Trang in 1964. According to a

report by the Soc Trang provincial Party Committee, "By the end of 1964, Soc Trang had broken down 93

strategic hamlet, destroyed 91 strategic hamlet, liberated 12 communes with 136,000 people." In Bac Lieu

according to statistics "by the end of 1964, The army and the people of Bac Lieu broke most strategic hamlet,

of which 25 strategic hamlet were completely destroyed. "

In addition to the great victories in the movement against strategic hamlet in Ca Mau, Rach Gia, Can Tho -

Hau Giang, Soc Trang and Bac Lieu provinces, Attacking the enemy, destroying the post, breaking the

strategic hamlet, fighting the army, coordinating and promoting the political struggle, soldiers have achieved

many positive results, specifically:

Tra Vinh, in 1964, 510 out of 734 strategic hamlet were destroyed in Tra Vinh, of which ACN

broke off 289 points, broke down 186 hamlets and released 498,550 people. In Vinh Long province, early

April 1964, Vinh Long troops broke Phuoc Nguon B (Phuoc Hau Commune - Chau Thanh A), which is a

model that the Saigon government has called "strategic hamlets Model "in the South West because this is the

first ACL built in the South West since 1961, is equipped with fighting equipment with a company security

guard, human security; The armed forces of Vinh Long province combined with Chau Thanh guerrillas

attacked Phuoc Ngon B, forcing the enemy to surrender, the strategic hamlet Phuoc Ngau B was wiped out

after 3 years of existence. Thus, with the movement against strategic hamlet in Vinh Long - Tra Vinh, at the

end of 1964, we owned a large area in Tra Vinh - Vinh Long province, from Tra Vinh coast to Tien Giang

river, Hau Giang, expanding the corridor connecting Tien Giang and Hau Giang, linking the South and South

West.

Thus, with continuous strikes in 1964, the people of the southwestern region launched a strong

anti-demolition movement in the southwestern region, which followed successes in the movement against

strategic hamlet in 1963, the people of the Southwest have made great strides in the political struggle and

armed struggle combining the three forces in the Southwest battlefield. The air and ground operations of the

Saigon military were defeated.

Page 50: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

19

Important military victories such as victory of Vinh Thuan, Luc Phi, Giong Buom ... along with

important victories in December 1964 in the South East won the victory of Binh Gia, Dong Xoai and victory.

An Lao (Binh Dinh) contributed to the overall victory of the South Vietnamese troops in 1964, defeating the

"Special War" strategy. According to the South West Committee, "These successes have broken down each

of the large strategic hamlets in the South West, expanding the uninterrupted emancipated area from Can

Tho to Rach Gia - Ca Mau. Over 100 communes, over 1,000 hamlets and more than 1,000,000 people. By

the end of 1964, the army of the south western region had basically destroyed the strategic hamlet of the

enemy". And in the South: "In South Vietnam in 1964, our military forces promoted military and political

struggles in all three strategic areas, inflicting massive damage to the Wei troops, breaking 3,695 troops.

Strategic hamlets (398 hamlets destroyed, 2,606 destroyed, 655 destroyed), liberated areas, two thirds of the

land of the whole region with 10 million people. Strategy of the enemy. So by the end of 1964 all the

enemy's efforts in the war were fundamentally bankrupt.

3.2.3. Continue to push against the strategic hamlet, contributing to the victory of the "Special War"

strategy of US troops in 1965

In the first half of 1965, the movement against strategic hamlet of the South West soldiers aimed

to attack the remaining strategic hamlet in the area, the United States was concentrating on the plan to deploy

troops directly involved. The war in the South and the South West in particular, the support for the strategic

planning village (Hamlet) is not as strong as before.

In the beginning of the anti-communist movement in 1965 in the southwestern region of Can Tho -

Hau Giang, on January 5, 1965, the guerrillas of Vinh Tuong Commune in cooperation with the armed forces

of Long My district The convoy of troops in the Vinh Tuong junction, broke the sweeping operation of the

security company from Vi Thanh through Long My. Along with Can Tho, the movement against strategic

hamlet in Soc Trang - Bac Lieu and the contiguous area of Ca Mau in the first months of 1965 also took

place drastically, beginning with the victory of Tam Soc. Ending the battle at Tam Cam, we broke point 3 the

strategic hamlet in the strategic hamlet of Ta Ong - Tam Soc, disbanded more than 100 youths fighting and

clamping machinery, burning four military vehicles (12 vehicles Steel), collecting over 100 guns and

ammunition. From 15 to 17 January 1965, guerrillas of Tan Long Commune - Vinh Loi District (Bac Lieu)

destroyed two towers, breaking the strategic hamlet Tan Long. The armed forces of Bac Lieu attacked two

strategic hamlet, breaking the barricades of the two strategic hamlet, seizing nine guards, the strategic hamlet

of the West Bank and Gibbons broke down.

In the political struggle, on January 28, 1965, in Soc Trang town, more than 5,000 people from the

district to drag on the town were fighting to denounce the crimes of the US - Do not use bombs bombarded

indiscriminately in the village. . June 6, 1965 in Soc Trang town continues to break out the struggle of

teachers, students in public and private schools to improve the education, fight against candidates to arrest

soldiers, open more Schools for poor students and for the US to withdraw, abolishing the establishment of "

new born hamlet".In Ca Mau, in the first half of 1965, the movement against strategic hamletin this place

was not exciting than before. In January 1965, Battalion U Minh 2 attacked Bo Bao station, forcing the

National Stadium to withdraw, creating conditions for people in the strategic hamlet Insurgency to break up

the strategic hamlet. After the victory at Bao Cha, U Minh 2 battalion continued to advance into Tran Van

Thoi district, killing a security company at Binh Khanh Dong Reunification Area, encircling Rach Rang, The

Page 51: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

20

remaining the strategic hamlet’s system in Tran Van Thoi district was destroyed, allowing the people and

guerrillas to travel freely in the strategic hamlet.

In the movement against strategic hamlet in the South West region in the first half of 1964, Rach Gia

was the most vibrant and fierce. From the end of December 1964, Regiment 2 (the main force of Military

Zone 9) and the armed forces of Rach Gia Province surrounded the Hie Le area. On January 5, 1965, the 4th

Corps from the 4th tactical zone attacked two battalions attacking the Hiếu Lê area to release the Hiếu Lê

area. On January 8, 1965, the armed forces pursued the troops landing and attacked drastically in the Hie Le

District, liberating completely Hieu Le District (March 20, 1965, the CQSG issued a decision to abolish Hieu

Lei District, then reestablished in April 1971) and destroyed all ACLs at Hieu Le. In Announcement No. 10 /

TV.65, the Southwest Committee of the Southwest announced that "the West completely liberated a district".

In Tra Vinh, troops and people in Tra Vinh continued to advance the enemy on almost all fronts in which

continued the movement against strategic hamlet in the province, from the first half of 1965, troops and

people in Tra Vinh Most of the strategic hamlet in Cang Long, Cau Ngang and Duyen Hai districts built

battle hamlets and built many battle hamlets. Typical in Cang Long we have completely liberated the

communes of Tan An, Huyen Hoi, An Truong, Nhi Long, Duc My and liberate most of the three communes

of Tam Ngai, An Phu Tan, Thong Hoa, Duyen Hai district The two communes are Hiep Thanh and Long

Hoa. In the movement against strategic hamlet, the armed forces of Tra Vinh Province gradually grew, and

by mid-1965 the Tra Vinh battalion was formed (also known as the 501 battalion).

Thus, in the two years of 1964 and 1965, the people of the Southwest had properly carried out the

Party's policies in combating strategic bombardment, counteracting the new US escalation and the "

"Maintaining the initiative to work together with the national battlefields to defeat the strategy of" Special

War ", to open up large liberation zones, according to the South West Committee: "From each province there

are 180 to 200 hamlets strategically, after 1965, no more than 20 strategic hamlets in each province." The

victory of the troops in the southwestern region in the movement against strategic hamlet in 1964 - 1965

along with other victories throughout the Southern battlefield, especially the victory of Binh Gia in the South

East in January 1965 and the summer offensive of 1965 culminating with the victories of Ba Gia, Dong Xoai

An An had failed to complete the Johnson-McNamara plan, failing the rural pacification program with the

backbone of the strategic hamlet, the First Secretary Le Duan commented: "Since Ap Bac, the United States

can not beat us, until the Battle of Binh Gia, the US will lose to us in a special war." In the Southwest, in

early July 1965, US troops and allies to Can Tho set up a command post, consolidating and expanding Tra

Noc airport, making Can Tho the hub for military operations in the region. The South West, the strategy of

"special war" with the policy of "strategic hamlets" closed in the Southwest, from which the revolutionary

movement in the South West to a new phase.

Page 52: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

21

CHAPTER 4

SOME COMMENTS THE MOVEMENT AGAINST STRATEGIC HAMLET IN THE

SOUTHWEST OF VIET NAM FROM 1961 TO 1965

4.1. Characteristics of the movement

4.1.1. The movement took place drastically with various forms and measures of struggle, diverse and

flexible, suitable to the areas of rivers and canals

Military victories in the rivers and canals have created the strength and force for the people of the

southwest to break through the strategic hamlets built by the Saigon government, reflecting the flexibility

and creativity of the troops. And the people of the southwestern region suited to the river. The richness,

diversity and flexibility in the struggle against strategic tornado in the Southwest is also reflected in each step

of the movement from Sporadic rise to the climax.

During the guerrilla war, the Western troops also used a variety of "Western-style" fighting methods.

These innovative, diverse and flexible ways contributed to the overall success of the anti-Vietnam movement

throughout South Vietnam, contributing to the art of people's warfare of the Vietnamese People's Army,

Reinforced for the indomitable tradition, the heroes of the army and the people of the Southwest. Alongside

the military front, the flexibility and diversity of the movement is reflected in the political struggle and

movement of soldiers.

Thus, a prominent feature of the movement against the strategic hamlets of the South West (1961-

1965) was that there was a fierce battle with various forms and means of struggle. Suitable for waterways,

canals in the South West.

4.1.2. The movement is the struggle against conspiracy, the trick against traditional cultural values in

rural South West

In terms of form, for convenience of travel, villages in the South West often formed along canals or

lanes, without bamboo beds around the village as in rural North Vietnam. Therefore, the cohesion of the

community of Nam Bo village is more loosely than the villages in the North and Central Plains in Vietnam,

so villages in the South West tend to "open" with the form In the social organization of the Khmer in the

South West (mainly living in Tra Vinh and Soc Trang provinces), the social organization of the Vietnamese

community is " Phum "(srok), including some families with blood relations and marital relations with each

other.

This struggle is also a strong protest to protect the traditional cultural values of the population of the

Southwest. The movement against strategic hamlets in the South West once again affirmed the very

important cultural characteristics of the South of Vietnam in general and of the South West in particular, in

which the Vietnamese and Khmer communities Have lived together to build the village, build a "water-based

civilization" rich in identity.

4.1.3. The unity of fighting the Khmer-Vietnamese is an important factor for the success of the

movement

The South West is a long-standing area of the Kinh-Hoa-Khmer ethnic group. However, as the anti-

Western movement in the south is concentrated in rural areas, the role of the Chinese community Is fuzzy

because they concentrate mainly in the towns, so the movement in the Southwest is associated with the

Page 53: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

22

struggle of the two Khmer-Vietnamese, this is also a characteristic is importance of the movement against

strategic hamlets in the South West.

4.2. The role of the movement

4.2.1. Contribute to the US "Special War" strategic bankruptcy

The victories of the troops and the people of the Southwest in the anti-strategic hamlet movement

(1961-1965) contributed to the defeat of the US military's "special war" strategy with the "backbones" is a

strategic hamlet policy.

4.2.2. The victory of the movement was the basis for extending the liberation zone in the countryside,

facilitating the reception of North Vietnam, and affirming the great role of the "three attackers" in the

anti- Again hamlet strategy

The movement against strategic hamlets in the southwestern region from 1961 to 1965 played a very

important role as a basis for expanding the liberation zone in the rural South West region, while also creating

favorable conditions for the next. Receiving support from the North Vietnam, besides the victory of the

movement also confirmed the great strength of the "three attackers" in the fight against strategic hamlets.

4.2.3. Strengthen the solidarity between the Vietnamese-Khmer ethnic group in the Southwest

Among the important victories of the movement against the strategic hamlets in the southwestern

region from 1961 to 1965, especially the movement against strategic hamlets in Soc Trang, Vinh Long and

Tra Vinh, were involved. Of the Khmer crowd on the battlefield with Vietnamese soldiers. The strategic anti-

demolition movement in the South West has contributed to the strengthening of the Khmer-Vietnamese

solidarity, which is also an important source of encouragement for the revolutionary movement in the South

West region in the coming years.

4.3. Limitations of movement

The first limitation: when implementing the anti-hamlet strategic movement, a part of party

members, revolutionary cadres in the Southwest is still subjective.

The second limitation: when fighting strategic hamlets, the armed forces of the Southwest region

often favor the use of outside attacking military forces, lack of persistence, get up against the strategic

hamlet.

The third limitation: The movement took place in the condition that the main armed forces were

relatively thin and scattered, so the movement suffered many losses and the local armed forces of districts

and communes were still confused in activities.

4.4. The lessons of the movement

4.4.1. Evaluate the conspiracy of the enemy as the basis for the development of guidelines, measures to

fight properly, in accordance with specific conditions of the local

Through the struggle against strategic hamlets (1961 - 1965), the lesson was to fully grasp,

accurately and deeply understand the nature of the US military's plot and tactics in the real world. It is

planned to set up a strategic hamlet, anticipate the fluctuations of the situation, understand our advantages

and disadvantages both in terms of force and force in specific historical moments, based on clinging. People,

understanding the people as the basis for the proper planning and direction of revolution in accordance with

local realities is very important.

Page 54: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

23

4.4.2. Incorporating three "three attackers" creates synergy to win

The victory of the anti-war movement against the strategic hamlet of the South West is a

combination of all three fighting in which the military struggle is a major attack on the movement, within the

people's insurgency. Break the grip and fight the enemy soldiers to take advantage of the conflict,

disintegrate strategic hamlets

4.4.3. Promote the role of the Khmer in the Southwest

The lesson of the anti-strategic movement against the strategic hamlet of 1961-1965 is a living proof

of the revolutionary potential of the Khmer in the Southwest. Today, when the Southwest is changing day by

day, Khmer people in Southern Vietnam is an important factor in the cause of industrialization and

modernization in agriculture.

Page 55: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

24

CONCLUSIONS

1. The SouthWest in Vietnam is one of the important strategic battles during the anti-American

invasion, particularly during the United States and the Republic of Vietnam implementing the "Special War"

strategy. Here, the United States and the Republic of Viet Nam carried out 63,384 sweeps, created and

rebuilt five subdivisions, built 130 posts and 600 reinforcements, and created 1,581 hamlets / 3,051 hamlets

(in anticipation). So on this battlefield they always deploy a large number of troops, units of good warfare,

with modern military troops to carry out the war of aggression ... Southwest is also an important base. . It is

the refuge of the highest leadership of the southwestern Party in the anti-American resistance war with the

bases in U Minh. This is also the area where the guerrilla warfare movement has flourished and where the

fierce battle for 21-year active warfare has taken place. Deploying the "Special War" strategy (1961 - 1965),

the US - The Saigon government has raised the "strategic hamlet" to "national policy", a strategic strategy of

warfare. "Special war" strategy. That is also the very pessimistic goal of the Staley-Taylor plan. The plot of

the "strategic hamlet policy" is to separate the revolutionary forces from the population.

2. The wide plain of many canals, strategically located hamlets of large scale along the waterways are

the main reason that the anti-demolition strategy has encountered difficulties such as large areas, The traffic,

education and the revolutionary enlightenment of the Khmer ethnic minority in many places are limited,

there are many Catholics, most of which are community Northern provinces have migrated to the South since

1954, so a part of it is not sympathetic to the revolutionary movement. A part of compatriots (mainly in Can

Tho, Bac Lieu) follow the Hoa Hao religion, Caodaism and due to historic factors should also have a lack of

sympathy with the revolution, so the anti- This is very complicated and difficult. In addition, the troops and

people of the southwestern region undertook the war against the US, combating against strategic hijacking in

the condition of poor agricultural economy, rudimentary weaponry, in contrast with the enemy. Many

military forces equipped with modern equipment such as helicopters, armored vehicles, speedboats ... they

organized many sweeping operations, devastation of houses, fields to build strategic hamlets, This was a

great and difficult challenge in the period from 1961 to 1965. However, overcoming difficulties and

challenges, the movement against strategic hamlets in the South West achieved many important

achievements. By mid-1965, the people of the South West had gradually dissolved The system of strategic

hamlets in the area, expanding the area of continuous liberation from Can Tho through Vinh Long, Tra Vinh

to Rach Gia and Ca Mau with 66,162 large and small battles, out of fighting 148,904 enemy troops, 4 sub

branches / 5 sub branches, destroyed 535 posts, disbanded 1,430 strategic hamlets (In 1965, South Vietnam

broke 5,800 strategic hamlets), in which 791 hamlets were destroyed strategically. 1,349 hamlets, 4,808,510

meters of barbed wire fences, nearly 2,600 meters of fences made of trees, typical of Rach Gia has

completely liberated a district is Hieu Le.

3. The movement against the strategic hamlet in the southwest revealed the enormous role of the

leadership of the Vietnamese Labor Party, which played a very important direct leadership role for the

Central Committee of the Party in the South. The party organization in the Southwest and the locality, the

insight of effective implementation, the synergy of the "three attacks" in which the military offensive is

determined and decisive. At the same time, to create a springboard for the revolutionary armed forces to

strongly hit the weaknesses and loopholes of the enemy, consuming and destroying US troops and Saigon

troops in the localities in the Southwest. The movement against strategic hamlets in the South West not only

Page 56: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

25

plays an important role in attacking, but also contributes to limiting the destruction of raids in rural areas;

Encouraging local people to increase production, participate in and serve guerrilla warfare, destroy strategic

.... The anti-war strategy in the South West represents the creativity of the revolutionary line. The Labor

Party of Vietnam in the Southwest Delta. In addition to military strikes against strategic hamlets, the

movement against strategic hamlets in the South West has as many creative features as using bees, using

spicy homemade smoke, evacuating Buddha statues, digging up rumors, the role of The "long hair army" has

really enriched the art of people's war in Vietnam. From the practical anti-1961-1965 anti-war movement in

the South West can draw characteristics , As well as some practical roles and lessons.

4. In the South West, due to the terrain of many rivers, canals and waterways are complex, the strategic

anti-destruction activities are combining various forms of fighting such as destroying small fleet on the river,

Combined with the defeat of new tactics such as "transport helicopters", "military transport steel trucks", in

addition, the multi-level battles in the encirclement of large suburbs continued. Has shown that the degree of

resistance against strategic hamlets in the Southwest has a large scale. Especially in the South West, due to

historical conditions, Khmer people are a very important part of the revolutionary movement here, especially

in the period from 1961 to 1965, the Khmer South has closed Contributing greatly to the anti-demolition

movement strategically especially in the provinces of Vinh Long, Soc Trang and Tra Vinh. It can be said that

the anti-ACL movement played an important role in helping defeat the strategy of "special war" with the

"strategic" strategy hamlet, confirming the great role of "three attacks" "And contribute significantly to

strengthen the solidarity among the peoples in the Southwest. Entering the country in the new era,

industrialization and modernization of the country, lessons learned in the movement despite the space is no

longer suitable with the current situation and task but The basic spirit of these lessons is still meaningful.

With all the strengths of a strategic location, with valuable lessons learned from the history of unyielding

struggle. The army and people in the Southwest decided to maintain and promote their precious

revolutionary traditions, building the homeland of the Southwest more and more beautiful, contributing

together with the country to build a richer Vietnam. Beautiful, progressive and civilized.

Page 57: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƯC MIỀN TÂY NAM BỘ · phong trào chống phá ấp chiến lược của quân và dân miền Tây Nam Bộ giai đoạn 1961 – 1965,

26

LIST OF PUBLICATIONS RELATED TO THE THESIS

1. Pham Duc Thuan (2015), "Anti-Destruction Strategies in Kien Giang and Ca Mau in 1964",

Proceedings of the Scientific Conference 2015 - University of Education - Hue University (10/2015) Hue

University Publishing House, p. 283-287.

2. Pham Duc Thuan (2015), "The movement against strategic hamlet in the southwestern of Viet

Nam in 1964", Journal of Sciences - Hanoi National University of Education 2, 36, pp. 87-94.

3. Pham Duc Thuan (2015), "The Strategic Hamlet program of the United States of America and the

Saigon Administration in the Southwest (1962-1963)", Journal of Military History, 287, pp. 34-39.

4. Pham Duc Thuan (2015), "The impact of Dam Doi - Cai Nuoc - Cha La victory (1963) and the

victory of Binh Gia (1964) to the movement against strategic hamlet in South Vietnam”. Science Can Tho

University, No. 36, pp. 92-96.

5. Pham Duc Thuan (2016), "the new life hamlet" in the South West of Viet Nam in 1964, "Journal

of Science and Technology - University of Da Nang, No. 105, pp. 76-79.

6. Pham Duc Thuan (2016), " The movement against strategic hamlet in Can Tho in 1964", Journal

of Science - Hue University of Sciences, Vol. 4, No. 2, pp. 99-107.

7. Pham Duc Thuan (2016), " The movement against strategic hamlet in the southwestern of Viet

Nam in 1963", Journal of Sciences - Hue University, vol. 122 - No. 8/2016, p. 199-207

8. Pham Duc Thuan (2016), " The movement against strategic hamlet in Tra Vinh (1961-1963),

Journal of Science - Hue University of Sciences, vol.6 - No. 2, pp. 107-116.

9. Pham Duc Thuan (2016), "The Impact of Armed Struggle to the movement against strategic

hamlet in in Ca Mau Province, 1963", Journal of Science - An Giang University, No. 9 (1). / 2016), p. 86-92.

10. Pham Duc Thuan (2016), " The movement against strategic hamlet in Vinh Long (1962-1963),

Journal of Science, Cantho University, 46, pp. 48-54.

11. Pham Duc Thuan (2016), "From the “Dinh Dien Policy” to the “Strategic Hamlet” Policy (1957-

1963), Journal of Science - Hue University, vol 125 - No. 11/2016, p. 199-207