54
PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG “HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CÙNG ĐẤT NƯỚC VÀ TẦM NHÌN TƯƠNG LAI” Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phóng viên: Kính thưa Bộ trưởng! Trên cương vị tư lệnh ngành, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những đóng góp của Học viện Tư pháp cho ngành và cho đất nước trong 20 năm qua ? Bộ trưởng: Ngày 11 tháng 02 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg về thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tư pháp). Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dấu son khởi đầu của Học viện trong sự nghiệp đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam. Khi mới thành lập và hoạt động, tổ chức bộ máy của Học viện còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn; phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cũng chỉ giới hạn đối với nguồn bổ nhiệm thẩm phán và một số chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư N hân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Học viện Tư pháp (11/2/1998 -11/2/2018), Tạp chí Nghề luật đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chặng đường 20 năm hình thành, phát triển của Học viện và định hướng phát triển của Học viện Tư pháp trong thời gian tới. Dưới đây là toàn văn cuộc trả lời phỏng vấn: 3 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG“HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

CÙNG ĐẤT NƯỚC VÀ TẦM NHÌN TƯƠNG LAI”

Đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Phóng viên: Kính thưa Bộ trưởng! Trêncương vị tư lệnh ngành, Bộ trưởng đánh giánhư thế nào về những đóng góp của Học việnTư pháp cho ngành và cho đất nước trong 20năm qua ?

Bộ trưởng: Ngày 11 tháng 02 năm 1998,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 34/1998/QĐ-TTg về thành lập TrườngĐào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học

viện Tư pháp). Đây là một sự kiện có ý nghĩaquan trọng, là dấu son khởi đầu của Học việntrong sự nghiệp đào tạo các chức danh tưpháp ở Việt Nam. Khi mới thành lập và hoạtđộng, tổ chức bộ máy của Học viện còn sơkhai, cơ sở vật chất nghèo nàn; phạm vi đàotạo, bồi dưỡng cũng chỉ giới hạn đối vớinguồn bổ nhiệm thẩm phán và một số chứcdanh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư

N hân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Học viện Tư pháp (11/2/1998 -11/2/2018), Tạp chíNghề luật đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung

ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chặng đường 20 năm hình thành,phát triển của Học viện và định hướng phát triển của Học viện Tư pháp trong thời gian tới. Dướiđây là toàn văn cuộc trả lời phỏng vấn:

3

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 2: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

pháp. Với sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạocủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnhđạo Bộ Tư pháp qua các thời kỳ, cùng vớitâm huyết, cố gắng, nỗ lực của tập thể côngchức, giảng viên và người lao động, Học việnTư pháp đã xứng đáng với niềm tin mà Đảng,Nhà nước, Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tưpháp giao phó bằng kết quả hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được giao,bước đầu khẳng định được vị thế là “cái nôi”về đào tạo chức danh tư pháp của Việt Nam.

Từ những kết quả bước đầu đó, với sứmệnh, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giaolà chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghiệp vụ,bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đứccho đội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổtrợ tư pháp; tập trung thống nhất đầu mốiđào tạo và tạo mặt bằng kiến thức chungcho các chức danh, ngày 25 tháng 02 năm2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 23/2004/QĐ-TTg thành lậpHọc viện Tư pháp trên cơ sở Trường đàotạo các chức danh tư pháp.

Nhìn lại chặng đường 20 năm đã qua, cóthể khẳng định Học viện Tư pháp đã thực sựvươn mình trở thành một trung tâm đào tạocác chức danh tư pháp hàng đầu tại Việt Nam,có vai trò đặc biệt quan trọng, đã và đangđóng góp to lớn vào sự phát triển của đấtnước. Có thể khái quát những thành tựu cơbản của Học viện như sau:

Thứ nhất, Học viện Tư pháp có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng,mở ra mô hình đào tạo mới - đào tạo kỹ năngnghề trước khi bổ nhiệm tạo nguồn chức danhtư pháp, bổ trợ tư pháp; hình thành tiêu chuẩn,điều kiện luật định về chuyên môn nghiệp vụkhi bổ nhiệm.

Thứ hai, Học viện có những đóng góp tolớn vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực chất lượng cho ngành tư pháp, ngànhtoà án nhân dân và ngành kiểm sát nhân dân,cho công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN của Việt Nam, tạonên lớp lớp cán bộ có chức danh tư pháp, bổ trợtư pháp luôn đem hết tâm huyết và trí tuệ phụcvụ sự nghiệp “trồng người”, “công việc gốccủa Đảng”. Qua 20 năm hình thành và pháttriển, Học viện tư pháp đã và đang đào tạo51.210 học viên và bồi dưỡng cho 33.071 lượtngười cho ngành tư pháp và theo nhu cầu xãhội. Trong số đó, nhiều cựu học viên của Họcviện Tư pháp đã và đang phát huy những phẩmchất và tri thức của người học luật, làm luật đểđóng góp cho sự phát triển của đất nước và nềntư pháp Nước nhà, nhiều đồng chí đã đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giaogiữ những cương vị quan trọng.

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng,Học viện cũng tham gia tích cực vào các hoạtđộng xây dựng, hoàn thiện, phổ biến, giáo dụcpháp luật, trợ giúp pháp lý cũng như nghiêncứu và giải quyết những vấn đề đặt ra trongđời sống pháp luật và cải cách tư pháp. Đặcbiệt, Học viện Tư pháp đã bước đầu thực hiệncó hiệu quả Dự án ODA đầu tiên của ngành tưpháp để hỗ trợ Học viện Tư pháp Lào, qua đó,đóng góp trực tiếp vào mối quan hệ hợp tác,tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Thứ ba, Học viện Tư pháp đã khôngngừng phát triển, trưởng thành, cả về quymô, số lượng, chất lượng trên nhiều phươngdiện đồng thời xây dựng được đội ngũ cánbộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học gồmnhiều cán bộ kế tiếp nhau, đầy tâm huyết,luôn gắn kết vì sự nghiệp phát triển của Họcviện. Hiện nay, Học viện đang triển khai 11chương trình đào tạo nghiệp vụ, đào tạonghề với hệ thống chương trình, giáo trình,tài liệu nghiên cứu, tham khảo khá đầy đủ,được biên soạn công phu, bài bản theo địnhhướng ứng dụng nghề nghiệp. Cơ cấu tổchức, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Họcviện trưởng thành vượt bậc; công tác nghiêncứu khoa học cũng có những dấu ấn nổi bật.Học viện cũng đã có quan hệ hợp tác quốc tế

4

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 3: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

17 đối tác và 11 dự án với các tổ chức quốctế và nước ngoài. Cơ sở vật chất của Họcviện đã được đầu tư khang trang, hiện đại ởHà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với những thành tích đã đạt được, Họcviện Tư pháp đã vinh dự được Đảng và Nhànước tặng thưởng Huân chương lao độnghạng Ba và được Nhà nước Cộng hòa dân chủnhân dân Lào trao tặng huân chương lao độnghạng Ba.

Tôi ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệtbiểu dương những thành tích đó của Học viện Tư pháp.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn nhữngđánh giá, tình cảm và tâm huyết mà Bộ trưởngđã dành cho Học viện Tư pháp. Bên cạnhnhững dấu ấn đáng ghi nhận trong 20 nămphấn đấu không ngừng, thẳng thắn nhìn nhận,Học viện Tư pháp chắc chắn vẫn còn nhữngđiểm hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.

Xin Bộ trưởng đánh giá thêm về điều này?Bộ trưởng: Bên cạnh những thành tích

đạt được, thẳng thắn nhìn nhận rằng, Học việnTư pháp vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tụchoàn thiện trong thời gian tới. Tôi xin chỉ ra02 vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, việc triển khai một số nhiệm vụtrọng tâm được xác định trong Đề án “Xâydựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớnđào tạo các chức danh tư pháp”1 còn chậm sovới Kế hoạch đề ra; các chương trình đào tạo,bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp,bồi dưỡng cán bộ tư pháp chưa thực sự đadạng, còn mang tính chủ quan của cơ sở đàotạo. Công tác tổ chức hoạt động giảng dạy chưathực sự linh hoạt để phù hợp với nhu cầu, kỳvọng của của từng đối tượng người học; việcứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

Thứ hai, trong những năm qua, Học việncòn chưa dành sự ưu tiên đúng mức tới việc

xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ hợptác với các đối tác trong và ngoài nước nênchưa tranh thủ, huy động hiệu quả các nguồnlực bên ngoài cũng như tiếp thu công nghệgiáo dục tiên tiến nhằm thúc đẩy tiến bộtrong hoạt động quản trị, đào tạo, bồi dưỡngcủa Học viện.

Chính những vấn đề này đã phần nào ảnhhưởng, tác động đến nỗ lực của Học viện Tưpháp trong việc khẳng định vị thế của mìnhtrong công tác đào tạo, bồi dưỡng các chứcdanh tư pháp, bổ trợ tư pháp của đất nước.

Phóng viên: Trong giai đoạn tới, trướcnhững yêu cầu, nhiệm vụ của Bộ, ngành Tưpháp, xin Bộ trưởng cho biết Học viện Tưpháp cần tập trung vào những nhiệm vụ cơbản nào trong tầm nhìn phát triển mới ?

Bộ trưởng: Đại hội XII của Đảng xácđịnh mục tiêu “đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao” là một trong ba đột phát chiến lược vềphát triển kinh tế - xã hội của đất nước;đồng thời Đảng cũng xác định chủ trươngđẩy mạnh đổi mới hệ thống tổ chức và quảnlý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của các đơn vị sự nghiệp công lập;cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ranhững đòi hỏi rất to lớn đối với việc đào tạonguồn nhân lực ở nước ta.

Trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, Đảngvà Nhà nước ta xác định “tiếp tục hoàn thiệnhệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệuquả thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cáchhành chính, cải cách tư pháp”. Những chủtrương, định hướng trên đặt ra cho Bộ, ngànhtư pháp, các cơ sở đào tạo của Bộ và đặc biệtlà Học viện Tư pháp nhiều cơ hội, thách thức,đặc biệt là trong việc đào tạo các chức danh tưpháp có bản lĩnh chính trị vững vàng, cóphẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực

1 Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

5

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 4: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thành thạođể phục vụ công cuộc xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Để đáp ứng kỳ vọng và sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Họcviện, trong thời gian tới, Học viện cần tậptrung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, Học viện Tư pháp cần phảithực hiện quyết liệt, hiệu quả đề án “Xâydựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớnđào tạo các chức danh Tư pháp“; cần xácđịnh rõ tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng pháttriển của Học viện trong chặng đường tiếptheo, thống nhất nhận thức, hướng đến nềngiáo dục đào tạo, bồi dưỡng hiện đại, hộinhập, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao vềnhân lực của xã hội, của ngành tư pháp, củacông cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam; pháthuy hơn nữa vai trò là cầu nối giữa công tácquản lý Nhà nước về xây dựng pháp luật củaBộ Tư pháp với thực tiễn hành nghề luật.

Thứ hai, Học viện Tư pháp phải tiếp tụctạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượngvà hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; cần có tưduy đổi mới mạnh mẽ, đề xuất mô hình đàotạo mới tạo nguồn nhân lực tư pháp chấtlượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đấtnước và xu thế phát triển đại học; phải chủđộng vươn lên với tinh thần quyết tâm, độtphá, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm,nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ theohướng “tinh gọn, hoạt động hiệu quả, dựatrên kết quả đầu ra”, đẩy mạnh tiến độ vàsớm triển khai thực hiện đề án tự chủ; đây làchìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng đồng thời tạo động lực và thành quảmới cho đường đến tương lai của Học viện.

Thứ ba, Học viện Tư pháp cần phải đổimới mô hình tăng trưởng đi theo chiều sâunâng cao chất lượng; đa dạng hoá hình thức,loại hình đào tạo, bồi dưỡng; tập trung nguồnlực đầu tư, chuẩn bị chu đáo từ tuyển sinh, lựa

chọn đầu vào, có chiến lược phát triển đội ngũgiảng viên trình độ cao để đảm bảo đạt đượcsứ mạng và tầm nhìn đã xác định, thiết kếchương trình phù hợp, tiên tiến, hiện đại;chuẩn hóa quy trình, phương thức, nội dungđào tạo, tích hợp giữa chương trình đào tạotruyền thống và chương trình đào tạo hiệnđại để đa dạng hoá và rút ngắn thời gian đàotạo, nâng cao tính kết nối, liên thông giữacác bậc học, chương trình đào tạo, từ cửnhân luật đến đào tạo nghề luật để đem lạilợi ích cho người học, cho cơ quan, đơn vịsử dụng sản phẩm đào tạo và toàn xã hội, đặcbiệt cần thiết phải có sự thống nhất trong tưtưởng, chỉ đạo và hành động từ các cấp lãnhđạo và sự nhất trí cao của cán bộ giảng dạy,học viên thì mới thành công.

Thứ tư, Học viện cần đẩy mạnh hợp tácquốc tế, tăng cường phối hợp, kết nối ra bênngoài nhằm làm giàu thêm công nghệ, kinhnghiệm đào tạo, phát triển chương trình đàotạo và môi trường giáo dục thực sự có tínhmở, sáng tạo và hội nhập.

Với những gì Học viện đã đạt được trongchặng đường 20 năm qua, với sự quan tâm,chỉ đạo sâu sát của Bộ Tư pháp và với quyếttâm cao của tập thể Học viện, tôi tin tưởngrằng, Học viện Tư pháp sẽ có một tương laimới, thời cơ và vận hội mới.

Nhân dịp kỷ niệm 20 xây dựng và pháttriển của Học viện, thay mặt Ban cán sự Đảng,Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tôi thân ái gửi lời chúctốt đẹp nhất tới các thế hệ công chức, viênchức, người lao động của Học viên Tư pháp.Chúc các đồng chí tiếp tục đạt được nhiềuthành tích mới trong sự nghiệp trồng người.

Phóng viên: Một lần nữa xin trân trọngcảm ơn Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn.Trước thềm năm mới 2018, đón xuân MậuTuất, xin kính chúc Bộ trưởng dồi dào sứckhỏe.Chúc Bộ, ngành Tư pháp năm mới, xuânmới đạt được nhiều thành tích! Xin trân trọngcảm ơn Bộ trưởng!

6

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 5: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂNĐoàn Trung Kiên1

1 Tiến sỹ, Giám đốc Học viện Tư pháp

1. Quá trình hình thành và phát triểncủa Học viện Tư pháp

Năm 1996, Bộ Tư pháp thành lập Trungtâm Đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán và cácchức danh tư pháp khác để đào tạo, chuẩn hoátrình độ cho các Thẩm phán theo Pháp lệnhThẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 1993.

Ngày 11 tháng 02 năm 1998, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số34/1998/QĐ-TTg về việc thành lập TrườngĐào tạo các chức danh tư pháp, với nhiệmvụ đào tạo Thẩm phán và các chức danh tưpháp khác theo các hình thức tập trung và tạichức. Việc thành lập Trường Đào tạo cácchức danh tư pháp lần đầu tiên đã mở ra môhình đào tạo mới - đào tạo kỹ năng nghềnghiệp để tạo nguồn bổ nhiệm các chức

danh tư pháp, giúp học viên được trang bịmột cách hệ thống các kỹ năng nghề nghiệpcần thiết, rút ngắn thời gian tự học tập, bướcđầu thực hiện các công việc được giao. Từthành công trong các khoá đào tạo Thẩmphán, Luật sư, Công chứng viên… mô hìnhđào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho các chứcdanh tư pháp dần được khẳng định. Tiêuchuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của Thẩmphán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Côngchứng viên, Luật sư… được nâng lên mộtbước và chính thức được quy định trong cácvăn bản quy phạm pháp luật, theo đó để bổnhiệm các chức danh tư pháp nêu trên ngoàitiêu chuẩn tốt nghiệp cử nhân luật còn phảicó chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ theo từngchức danh.

Tóm tắt: Ngày 11 tháng 02 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số34/1998/QĐ-TTg về thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tưpháp). Trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Học viện Tưpháp đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực tư pháp của đất nước, đang ngày càng xứng tầm là trung tâm lớn về đào tạo chứcdanh tư pháp. Kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng để cácthế hệ thầy và trò Học viện Tư pháp cùng nhau nhìn lại chặng đường đã đi qua và nhận thứcrõ hơn phương hướng, nhiệm vụ phát triển trong tình hình mới.

Từ khóa: Học viện Tư pháp 20 năm, thành tựu, định hướng phát triểnNhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018Abstract: On February 11, 1998 the Prime Minister issued the Decision No. 34/1998/QĐ-

TTg on establishment of the School for Training legal professionals (now is JudicialAcademy). Through 20 years of establishment, maturation and development, JudicialAcademy has made lots of outstanding achievements contributing to the work of training,retraining judicial human resource of the country gradually being big centre of traininglegal professionals. The occasion of 20th anniversary of establishment is important historicallandmark for Judicial Academy’s lecturers and trainees to look back at the past way andunderstand more about direction, duty of development in the new situation.

Keywords: Judicial Academy of 20 years, achievement, direction of developmentDate of receipt: 10/12/2017; Date of revision: 15/01/2018; Date of approval: 26/01/2018

7

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 6: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Nhằm thống nhất công tác đào tạo nghềcho các chức danh tư pháp, thực hiện Nghịquyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày18/11/ 2003, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 1269/QĐ-TTg phê duyệt Đềán thành lập Học viện Tư pháp. Ngày25/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg vềviệc thành lập Học viện Tư pháp và giaoHọc viện Tư pháp nhiệm vụ đào tạo nghiệpvụ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư,Chấp hành viên, Công chứng viên và cácchức danh tư pháp khác; nghiên cứu khoahọc phục vụ công tác đào tạo; hợp tác vớicác tổ chức, cá nhân trong nước và nướcngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng vànghiên cứu khoa học. Từ thời điểm này, Họcviện Tư pháp đã có cơ sở pháp lý để đi vàoổn định hoạt động, không ngừng phấn đấuvươn lên, có những bước tiến cơ bản, củngcố được trụ sở của Học viện Tư pháp tại HàNội và thành lập Cơ sở tại thành phố Hồ ChíMinh, tạo tiền đề cho sự phát triển cao hơntrong giai đoạn mới.

Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu công cuộccải cách tư pháp, ngày 8/11/2013, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số2083/QĐ –TTg phê duyệt Đề án xây dựngHọc viện Tư pháp thành trung tâm lớn đàotạo các chức danh tư pháp nhằm phục vụđắc lực cho việc thực hiện chiến lược cảicách tư pháp, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Có thể thấy, qua các giai đoạn phát triển, từlịch sử và thực tế Học viện Tư pháp luôn làcái nôi, là trung tâm lớn đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổ trợ tưpháp của đất nước.

2. Những thành tựu nổi bật qua 20năm xây dựng và phát triển

Qua 20 năm hình thành và phát triển, Họcviện Tư pháp đã đạt được nhiều thành tựu:

- Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ:Qua 20 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu tổchức bộ máy Học viện Tư pháp ngày càngđược hoàn thiện. Từ 6 đơn vị năm 1998 (gồm02 khoa, 04 phòng), 13 đơn vị năm 2004(gồm 04 khoa, 6 phòng 2 trung tâm và cơ sởtại thành phố Hồ Chí Minh) thì nay Học việnTư pháp đã phát triển thành 16 đơn vị (gồm04 khoa, 6 phòng, 5 trung tâm và cơ sở tạithành phố Hồ Chí Minh).

Để có được bộ máy đủ số lượng, đảm bảochất lượng, nhiều năm qua, Học viện Tưpháp thực hiện nhiều giải pháp như tuyểndụng mới, tiếp nhận và điều chuyển, thichuyển ngạch trong đó đặc biệt chú trọng đếnđội ngũ những người có chức danh tư pháp,có kinh nghiệm. Vì thế, với đội ngũ 58 ngườivào năm 1998, đến nay Học viện Tư pháp có147 công chức, viên chức, người lao động.Cùng với việc phát triển đội ngũ về số lượng,Học viện Tư pháp còn chú trọng đến công tácđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên vàcán bộ quản lý, cử đi học tập nâng cao trìnhđộ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệpvụ. Hiện nay Học viện Tư pháp đã và đangxây dựng được đội ngũ cán bộ viên chứcgồm 01 Phó Giáo sư Tiến sỹ, 15 Tiến sỹ, 54thạc sỹ (trong đó có 19 thạc sỹ đang làmnghiên cứu sinh), 63 cử nhân, 14 cao đẳng,trung cấp và trình độ khác; trong số 147 côngchức, viên chức có 57 người là giảng viên,giảng viên chính và giảng viên cao cấp.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đây làmột thành tích nổi bật, là niềm tự hào làmnên uy tín, vị thế, thương hiệu về đào tạo, bồidưỡng của Học viện Tư pháp. Thành tích nàyđược thể hiện:

+ Học viện Tư pháp đặt nền móng và mởra mô hình đào tạo mới - đào tạo kỹ năngnghề nghiệp trước khi bổ nhiệm để tạo nguồnbổ nhiệm các chức danh tư pháp, từ đó, hình

8

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 7: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

thành tiêu chuẩn, điều kiện luật định vềchuyên môn nghiệp vụ khi bổ nhiệm chứcdanh tư pháp.

+ Học viện Tư pháp đóng góp lớn trongviệc tạo nguồn, hỗ trợ và nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ các chứcdanh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viênchức khác cho các ngành toà án, kiểm sát, tưpháp, hải quan và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực theo nhu cầu xã hội. Qua 20 nămhình thành và phát triển, tính đến thời điểmhiện nay, Học viện Tư pháp đã và đang đàotạo được 51.210 học viên, trong đó có 43.049học viên đã được công nhận tốt nghiệp, đã tổchức bồi dưỡng được 331 lớp cho 33.071lượt người. Nhờ đó, sự thiếu hụt về nguồnnhân lực tư pháp đã dần được khắc phục vàsớm hình thành đội ngũ cán bộ kế cận cóphẩm chất và năng lực.

Với xuất phát điểm ban đầu chỉ có mộtđối tượng chức danh tư pháp được đào tạo làThẩm phán, đến nay, Học viện Tư pháp cónhiệm vụ đào tạo 09 chức danh tư pháp vàbổ trợ tư pháp. Từ 01 chương trình đào tạonghiệp vụ xét xử, sau 20 năm, Học viện Tưpháp đã và đang triển khai 11 chương trìnhđào tạo nghiệp vụ, đào tạo nghề. Đặc biệt, đểphục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,sau nhiều năm chuẩn bị, năm 2017, lần đầutiên Học viện Tư pháp triển khai chươngtrình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốctế và chương trình đào tạo chung nguồnThẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư; triểnkhai được hơn 20 chương trình bồi dưỡng.

Hàng ngàn cán bộ học viên được đào tạo,bồi dưỡng đã trưởng thành và đảm nhiệm cáccương vị công tác quan trọng trong các cơquan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hànhán, các văn phòng luật sư, công chứng…

Học viện đã chú trọng đổi mới công tácđào tạo, bồi dưỡng theo hướng điều chỉnhquy mô đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào

tạo, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trịvà điều kiện năng lực thực tiễn. Bên cạnhviệc tập trung đào tạo tại Hà Nội, Thành phốHồ Chí Minh, Học viện Tư pháp đã mở rộngphạm vi đào tạo tại các địa phương khác.Nhiều lớp bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội củaHọc viện Tư pháp đã khẳng định đượcthương hiệu, có uy tín. Học viện Tư pháp đãvà đang trở thành địa chỉ tin cậy, có uy tínđối với đội ngũ cán bộ, công chức các cấp,các ngành và nhu cầu xã hội trong lĩnh vựcđào tạo, bồi dưỡng nghề luật.

- Về công tác nghiên cứu khoa học: Làcơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, Học việnTư pháp rất quan tâm đến hoạt động nghiêncứu khoa học, nhất là trong việc ứng dụnghoạt động nghề luật. Từ khi thành lập đếnnay, Học viện Tư pháp đã có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học đóng góp cho sựphát triển của hệ thống pháp luật, ngành tưpháp cũng như hoạt động giáo dục, đào tạochức danh tư pháp, với 01 đề tài khoa họccấp Nhà nước, 11 công trình nghiên cứukhoa học cấp Bộ và 86 công trình nghiêncứu khoa học cấp cơ sở. Học viện Tư phápcũng đã tổ chức được khoảng 100 Hội thảo,hội nghị, tọa đàm khoa học trong nước vàquốc tế. Nhiều hội thảo khoa học của Họcviện Tư pháp có chất lượng cao, đóng gópnhiều ý kiến khoa học quan trọng trong việcxây dựng hệ thống pháp luật như Hội thảovề Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hội thảo đónggóp ý kiến sửa đổi và bổ sung Hiến phápnăm 1992; Hội thảo về chứng cứ, đánh giáchứng cứ trong tố tụng hình sự, Hội thảo vềđấu giá tài sản. Tạp chí Nghề luật ra đời từnăm 2005 với kỳ hạn xuất bản 02 tháng/01số. Từ tháng 04/2016 Tạp chí Nghề luật đãđược cấp giấy phép xuất bản 01 tháng/01 số,là tạp chí được Hội đồng chức danh giáo sưNhà nước công nhận là tạp chí được tínhđiểm khoa học tại Hội đồng chức danh giáo

9

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 8: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

sư ngành khoa học an ninh năm 2010 và Hội đồng chức danh giáo sư ngành luật họcnăm 2012.

Với những thành tích đó, Học viện Tưpháp là một trong ba đơn vị thuộc Bộ Tưpháp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấpGiấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoahọc và công nghệ.

- Về công tác hợp tác quốc tế: Đào tạonghề các chức danh tư pháp và định hướngứng dụng nghề luật là hoạt động đào tạo khámới mẻ. Việt Nam chưa có nhiều kinhnghiệm. Vì thế, Học viện Tư pháp đã tíchcực chủ động mở rộng hợp tác quốc tế,tranh thủ thực hiện nhiều hoạt động hợp tácnhằm đúc rút học tập kinh nghiệm của cácnước trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tưpháp, bổ trợ tư pháp, góp phần nâng caochất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiêncứu khoa học; tổ chức thành công nhiềuhoạt động đối ngoại quan trọng, khẳng định

vị thế của Học viện. Trong 20 năm qua, Họcviện Học viện Tư pháp đã và đang thực hiện11 dự án, có mối quan hệ hợp tác với 17 đốitác trong lĩnh vực pháp luật và đã ký 08 thỏathuận hợp tác với các đối tác quốc tế này2.Từ chỗ chỉ nhận hỗ trợ ODA nước ngoài,hiện nay, Học viện Tư pháp còn được giaolà cơ quan thực hiện Dự án ODA hỗ trợ Họcviện Tư pháp quốc gia Lào với nhiệm vụgiúp hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện chươngtrình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho cácchức danh tư pháp, cán bộ pháp luật và tưpháp của Lào và nâng cao năng lực cho độingũ giảng viên của Học viện Tư pháp Lào,các chức danh tư pháp, cán bộ pháp luật vàtư pháp công tác trong các lĩnh vực nêu trênthông qua các khoá đào tạo dài hạn, trunghạn, ngắn hạn và các hội thảo toạ đàm tạiLào và Việt Nam.

Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế,kinh nghiệm giảng dạy, xây dựng giáo trình,

2 * 11 Dự án đã thực hiện: Dự án TA/2853/VIE “Đào tạo lại cán bộ pháp luật của Chính phủ”; Dự án hỗ trợ cải cáchtư pháp và pháp luật Việt Nam (JOPSO, Đan Mạch); Dự án phát triển tư pháp và sự tham gia từ cơ sở do Chínhphủ Canada tài trợ (Dự án JUDGE); Dự án Phát triển Lập pháp quốc gia (NLD - Canada); Dự án Hỗ trợ thể chế doEC (Ủy Ban Châu Âu) tài trợ; Dự án “Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào hoạt động của Học việnTư pháp”; Dự án Hỗ trợ Thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế (USAID - Hoa Kỳ);Dự án Quản trị nhà nước nhằmtăng trưởng toàn diện (GIG - Hoa kỳ); Dự án hỗ trợ Học viện Tư pháp thí điểm nâng cao năng lực đào tạo các chứcdanh tư pháp làm việc với trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị hại và trẻ em có liên quan đến pháp luật trong cáchoạt động về trợ giúp pháp lý (do SCS tài trợ); Dự án tăng cường Hệ thống Tư pháp thông qua việc nâng cao nănglực và rà soát pháp luật liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ do UN Women tài trợ; Dự án Hỗ trợ Học viện Tư phápquốc gia Lào.* 17 Đối tác trong lĩnh vực pháp luật: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Quỹ hỗ trợ các dự án nhỏ (SPF); Cơquan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA); Hội đồng Thừa phát lại quốc gia Pháp; Trường Thẩm phán quốc giaPháp; Hội đồng Công chứng tối cao Pháp; Cơ quan liên chính phủ cộng đồng Pháp ngữ; Nhà Pháp luật Việt-Pháp;Đại học Lyon III; Cơ quan liên hợp quốc về Trao quyền cho phụ nữ và Bình đẳng giới (UN Women); Quỹ Hợp tácquốc tế về pháp luật Đức (Quỹ IRZ) và Viện Friedrich Ebert Stiftung Đức (Viện FES); Học viện Tư pháp quốc giaLào; Học viện Tư pháp Đài Loan; Tổ chức hỗ trợ trẻ em Thụy Điển (SCS); Diễn đàn thương mại và phát triển củaLiên hợp quốc (UNCTAD); Học viện Hoàng gia về đào tạo nghề tư pháp thuộc Bộ Tư pháp Campuchia; Học việnTư pháp quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Ku-ta-phin.*08 Thỏa thuận hợp tác mà Học viện Tư pháp đã tham gia ký kết: Thỏa thuận hợp tác với Học viện Tư pháp quốcgia Mát-xcơ-va; Thỏa thuận Hợp tác với Học viện đào tạo Thẩm phán và Công tố viên, Bộ Tư pháp Đài Loan; Thỏathuận hợp tác với Hội đồng công chứng tối cao Cộng hòa Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Thỏa thuận hợptác với Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Thỏa thuận hợp tác với Trườngthẩm phán quốc gia CH Pháp; Thỏa thuận hợp tác với đại học Nottingham Trent, Vương quốc Anh; Thỏa thuận hợptác với Học viện Tư pháp quốc gia CHDCND Lào; Thỏa thuận hợp tác với Học viện Hoàng gia về đào tạo nghề tưpháp thuộc Bộ Tư pháp Vương quốc Campuchia.

10

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 9: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

tài liệu, học liệu giảng dạy, phương phápgiảng dạy của Học viện Tư pháp được nânglên đáng kể góp phần đảm bảo chất lượngđào tạo chức danh tư pháp, tạo nên phongcách riêng được một số cơ sở đào tạo luật họctập áp dụng trong hoạt động xây dựng giáotrình, tài liệu phục vụ đào tạo pháp luật củaViệt Nam hiện nay.

- Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâmcủa Đảng và sự đầu tư hiệu quả của Nhànước, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoahọc của Học viện Tư pháp được nâng cấp,xây dựng mới ngày càng khang trang, hiệnđại, góp phần quan trọng làm nên nhữngthành tích rất đáng tự hào của Học viện trongsuốt bề dày 20 năm xây dựng và phát triển,đặc biệt là trong những năm gần đây. Vớixuất phát điểm cơ sở vật chất tại số 10 PhanVăn Trường có diện tích nhỏ hẹp, từ năm2013, Học viện Tư pháp đã chuyển trụ sở vềsố 9 Trần Vĩ khang trang, to đẹp hơn. Năm2017, Học viện Tư pháp còn đưa vào sử dụngcơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh số 821 KhaVạn Cân (trước đây là 180 bis Kha Vạn Cân)với tòa nhà 01 tầng hầm và 15 tầng nổi đầyđủ tiện nghi cơ sở vật chất, ký túc xá sau 17năm Học viện phải đi thuê trụ sở tại Thànhphố Hồ Chí Minh.

- Về công tác Đảng, đoàn thể: Trong 20năm qua, công tác Đảng, đoàn thể của Họcviện có nhiều nét khởi sắc. Học viện Tư phápluôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tưtưởng gắn liền với công tác chuyên môn,phát triển phong trào văn hóa, thể dục, thểthao và công tác từ thiện hướng về cộng đồngxã hội. Cán bộ đảng viên, đoàn viên Học việnTư pháp luôn có ý thức chấp hành tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước; có ý thức trách nhiệm khi thựchiện công việc và hăng hái tham gia hoạtđộng các phong trào.

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển,dù có những thời điểm khó khăn song Họcviện Tư pháp luôn khẳng định được là cơquan có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngtrong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chức danhtư pháp, bổ trợ tư pháp. Với bề dày thành tíchđã đạt được trên chặng đường 20 năm xâydựng và phát triển, Học viện Tư pháp đãđược Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huânchương lao động hạng Ba, Thủ tướng Chínhphủ tặng Bằng khen năm 2008 và năm 2013;được Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dânLào trao tặng huân chương lao động hạngBa; được Bộ Tư pháp ghi nhận nhiều nămliền là tập thể lao động xuất sắc, được biểudương và được tặng thưởng cờ thi đua ngànhtư pháp và nhiều Bằng khen của Bộ trưởngBộ Tư pháp. Nhiều tập thể, cá nhân của Họcviện cũng đã được công nhận là tập thể laođộng xuất sắc được Thủ tướng Chính phủ,Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

3. Định hướng phát triển của Học việnTư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Đề án Xây dựng Học viện Tư phápthành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tưpháp xác định mục tiêu tổng quát là: “Xâydựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớnđào tạo nghề Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sátviên, Chấp hành viên, Công chứng viên vàcác chức danh tư pháp khác thuộc thẩmquyền quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhucầu về số lượng và chất lượng các chức danhtư pháp theo Chiến lược và Quy hoạch pháttriển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn2011 - 2020, phục vụ đắc lực cho việc thựchiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế; mục tiêu cụ thể giai đoạn từnăm 2016 đến năm 2020 là tạo sự đột phátrong việc nâng cao chất lượng đào tạo

11

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 10: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

nguồn nhân lực phục vụ Chiến lược cải cáchtư pháp.

Nghị quyết số 06 – NQ/TW ngày5/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương Đảng Khóa XII về thựchiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hộitrong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới đã xác định chủtrương chung trong 5 - 10 năm tới tăngcường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ,trình độ pháp luật quốc tế.

Chương trình trọng tâm công tác cải cáchtư pháp giai đoạn 2016 – 2021 số 1087 –CTr/BCSĐCP ngày 22/9/2016 của Ban Cánsự Đảng Chính phủ đã xác định xây dựng vàđào tạo đội ngũ cán bộ là một trong các nhiệmvụ trọng tâm của cải cách tư pháp giai đoạn2016 – 2020, đòi hỏi đổi mới và nâng caochất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cánbộ tư pháp gắn với tiêu chuẩn, chức danh bảođảm trình độ chuyên môn, năng lực và phẩmchất chính trị, bố trí đủ số lượng cho các cơquan tư pháp và đổi mới căn bản, toàn diện,nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp luậtvà các chức danh tư pháp theo tinh thần Nghịquyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươnglần thứ 8 (Khóa XI); đổi mới nội dung,phương pháp đào tạo cử nhân luật, xây dựngcơ chế thu hút, tuyển chọn những người cótâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc tại các cơquan tư pháp và bổ trợ tư pháp, mở rộngnguồn bổ nhiệm và cơ chế thi tuyển để chọnngười bổ nhiệm vào các chức danh tư phápvà đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Xâydựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớnđào tạo các chức danh tư pháp”.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã định hướngHọc viện Tư pháp phải tự chủ 100% trướcnăm 2021. Với những định hướng lớn củaĐảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp nêu trên, Họcviện Tư pháp cần có tầm nhìn mới trong phát

triển, cần đặt mục tiêu vươn ra quốc tế với sứmệnh của Học viện Tư pháp trong những nămtiếp theo là “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhânlực tư pháp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầucông cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế”. Để trở thành trung tâm lớn đàotạo các chức danh tư pháp của Việt Nam,chúng tôi cho rằng mục tiêu phát triển chungHọc viện Tư pháp là phải giữ vị trí trung tâmtrong các cơ sở đào tạo chức danh tư pháp,gia nhập hệ thống giáo dục quốc dân và đếnnăm 2030 trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡngvà nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống giáodục quốc dân theo định hướng ứng dụng, cóchỉ số xếp hạng cao trong khung xếp hạng cơsở giáo dục quốc dân Việt Nam.

Để làm được điều đó, Học viện Tư phápphải tạo nên sự khác biệt trong việc cung cấpsản phẩm đào tạo, cạnh tranh với các sảnphẩm của Học viện Toà án, Đại học Kiểm sátHà Nội, Trường Luật sư Việt Nam trongtương lai bằng cách phải có “sản phẩm hạnchế L (Limited)”, “sản phẩm đặc biệt, SE –Special Edition” và các sản phẩm “sản phẩmđồng loạt” có chất lượng cao so với các cơsở đào tạo chức danh tư pháp khác. Nếuchúng ta tiếp tục duy trì hoạt động để có “sảnphẩm đồng loạt” như hiện nay thì các sảnphẩm của chúng ta sẽ phải cạnh tranh gay gắtvới các sản phẩm của các cơ sở đào tạo chứcdanh tư pháp khác trong khi “phạm vi, nhucầu thị trường” rất hạn chế và họ có nhiều lợithế cạnh tranh hơn chúng ta về chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý, sử dụng sảnphẩm đào tạo, bồi dưỡng.

Học viện Tư pháp cần phải xây dựng lạithương hiệu dựa trên 3 yếu tố cơ bản: (i) chấtlượng sản phẩm đào tạo và bồi dưỡng, (ii)chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải thu hút“khách hàng” là người học và người sử dụngsản phẩm đào tạo, bồi dưỡng và (iii) hoạt

12

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 11: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

động đào tạo, bồi dưỡng phải tiện dụng, hiệnđại, linh hoạt.

Với chiến lược khắc phục những khiếmkhuyết nội tại để chiếm lĩnh các cơ hội, mụctiêu cơ bản của giai đoạn từ nay đến năm2020, Học viện Tư pháp phải thực hiện 3 độtphá chiến lược gồm (i) xây dựng nguồn nhânlực đủ số lượng, năng lực đáp ứng yêu cầutrong thời gian tới, (ii) đổi mới hệ thống quảntrị đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phục vụ và(iii) tạo dựng môi trường văn hóa chất lượngkhi thực hiện bất cứ công việc gì. Ba đột pháchiến lược này phải được tiến hành songsong, đồng thời.

4. Một số giải pháp trọng tâm cần thựchiện trong thời gian tới

4.1. Về đào tạo, bồi dưỡng- Khẩn trương, tích cực, tập trung mọi

nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ đề nghịThủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ bổ sungđào tạo cử nhân luật định hướng ứng dụngnghề luật cho Học viện Tư pháp.

- Triển khai thí điểm các lớp có chất lượngcao trong từng chương trình đào tạo, để tạonên các sản phẩm hạn chế hoặc sản phẩm đặcbiệt, thông qua thi tuyển đầu vào, bố trí giảngviên giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảngdạy, lớp học nhóm nhỏ và trang bị hệ thốnggiáo trình, tài liệu, hồ sơ tình huống, trangthiết bị phòng học, thực hành nghề luật đầyđủ, tiến tới đến năm 2020 trở đi sẽ triển khaiđồng loạt các lớp chất lượng cao này.

- Tập trung mọi nguồn lực và quyết liệttrong chỉ đạo điều hành cải tổ toàn diện hệthống hồ sơ tình huống, dữ liệu tình huống,xây dựng các video – clips tình huống; xâydựng và hoàn thiện hệ thống học liệu điện tửnhất là các giáo trình, án lệ, kết quả nghiêncứu khoa học từ các bài viết trên tạp chí, đềtài ứng dụng trong hoạt động nghề luật vàtham gia kết nối cơ sở dữ liệu điện tử với cáccơ sở đào tạo luật khác.

- Xây dựng hệ thống các phần mềm quảnlý, điều hành, thông tin hoạt động đào tạo,bồi dưỡng.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hộithảo, tọa đàm, bình luận trên các phương tiệnthông tin đại chúng về những vấn đề pháp lýlớn, những vụ việc lớn, nhiều quan điểmtranh cãi pháp lý; phối hợp với Viện nghiêncứu lập pháp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hộiđể đóng góp thêm ý kiến, góc nhìn của Họcviện Tư pháp đối với việc giải quyết các vụán bị giám sát của Ủy ban này.

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn,tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượngchương trình đào tạo, bồi dưỡng các chứcdanh tư pháp của Học viện Tư pháp để mộtmặt định kỳ rà soát, đánh giá và hoàn thiệncác chương trình đào tạo, mặt khác để côngbố, khẳng định cho xã hội biết sản phẩm đàotạo, bồi dưỡng của Học viện Tư pháp có chấtlượng như thế nào, đảm bảo 100% học viêntheo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng đượckhảo sát, định kỳ 3 năm/lần tổ chức lấy ýkiến của người sử dụng sản phẩm sau đàotạo, bồi dưỡng.

4.2. Xây dựng nguồn nhân lực chấtlượng đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

Việc tạo dựng nguồn nhân lực chất lượngcao phải đảm bảo yêu cầu thực hiện được cácđịnh hướng phát triển trong thời gian tới màkhông gây ra những hệ lụy về sự mất ổn địnhchính trị, phát triển bền vững, nhân văn, phùhợp với điều kiện, văn hóa của Học viện, làđơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự chi phốimạnh của yếu tố hành chính. Đầu tư chonhân lực luôn là sự đầu tư khả dụng nếu Họcviện muốn phát triển lâu dài và vững chắc.Đã đến lúc lãnh đạo Học viện, lãnh đạo cácđơn vị phải thay đổi tư duy về vấn đề này, coiphát triển nguồn nhân lực của đơn vị lànhiệm vụ chiến lược và thường xuyên đểtăng cường nội lực cho tổ chức.

13

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 12: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Nhân tố quyết định chất lượng công táccủa toàn Học viện trong thời gian tới là nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tìnhhình mới. Đội ngũ cán bộ của Học viện phảilà nguồn nhân lực cao về phẩm chất chính trị,tư tưởng, đạo đức, phong cách; đồng thời phảicó trình độ chuyên môn sâu sắc, có hiểu biết,kinh nghiệm thực tiễn, được làm việc trongmôi trường sư phạm mẫu mực và trong điềukiện cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại.

Để tạo dựng được nguồn nhân lực chấtlượng cao, đáp ứng yêu cầu định hướng pháttriển của Học viện Tư pháp từ nay đến năm2020, tầm nhìn 2030, Học viện Tư pháp cầnphải thực hiện các giải pháp sau đây:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể để hoạchđịnh nguồn nhân lực của Học viện Tư pháptừ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trongđó xác định các chương trình cụ thể cho từngnăm. Ban hành Kế hoạch tuyển dụng, chuyểnngạch, viên chức và người lao động của Họcviện Tư pháp cho giai đoạn từ nay đến năm2020, trong đó xác định rõ chỉ tiêu, vị trí việclàm, nội dung, hình thức trong từng năm.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thứcvề đào tạo theo hình thức tín chỉ cho cácgiảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp, cáclớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp đàotạo hiện đại cho các giảng viên thỉnh giảng,

- Xây dựng kế hoạch đào tạo về trình độchuyên môn, ngoại ngữ, bồi dưỡng phát triểnđội ngũ giảng viên cơ hữu của Học viện Tưpháp hàng năm, đảm bảo đến năm 2020 cókhoảng 50% giảng viên cơ hữu có trình độTiến sỹ, 30% giảng viên cơ hữu có trình độngoại ngữ đạt mức B3 Khung ngoại ngữ ViệtNam; đến năm 2030 có 100% giảng viên cótrình độ Thạc sỹ trong đó có khoảng 75%giảng viên có trình độ Tiến sỹ và đạt trình độngoại ngữ ở bậc B3.

- Xây dựng kế hoạch bài bản đưa cácgiảng viên cơ hữu của Học viện tham gia các

hoạt động thực tế tại toà án, viện kiểm sát,văn phòng hoặc công ty luật, tổ chức hànhnghề công chứng.

- Hàng năm rà soát, kiện toàn và pháttriển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đảm bảocác tiêu chí giàu kinh nghiệm, có uy tín vàtâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đào tạo cácthế hệ tiếp theo.

4.3. Về nghiên cứu khoa họcTiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu

khoa học. Những đề tài khoa học cấp Họcviện phải thực sự có chất lượng, tập trungkhai thác những khía cạnh, vấn đề thực sựbức thiết của đời sống pháp luật, tư pháp màlý luận cũng như thực tiễn đang đặt ra, phụcvụ thiết thực hoạt động đào tạo, bồi dưỡngvà có thể chuyển giao ứng dụng tại các cơquan nhà nước; tránh tình trạng nghiên cứukhoa học để lấy thành tích.

4.4. Về hợp tác quốc tếTiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động

hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo nhằmthu hút, tận dụng nguồn lực của các đối tácquốc tế phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡngcủa Học viện, đặc biệt là công tác triển khaithực hiện chương trình đào tạo mới, chươngtrình đào tạo chất lượng cao; đặc biệt Họcviện sẽ cùng với các đơn vị thuộc Bộ Tưpháp phải quyết tâm triển khai và thực hiệnthành công Dự án ODA hỗ trợ cho Học Tưpháp quốc gia Lào.

4.5. Về hoạt động tư vấn pháp luậtTiếp tục duy trì các hoạt động tư vấn pháp

luật và thực hiện mạnh mẽ, thực chất Đề ánđổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâmTư vấn pháp luật theo hướng là đơn vị sựnghiệp hoạt động theo cơ chế tự chủ.

20 năm qua, Học viện Tư pháp tự hào vìđã đóng góp công lao to lớn trong việc đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chức danh tưpháp, bổ trợ tư pháp qua các thời kỳ,...

(Xem tiếp trang 33)

14

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 13: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP,BỔ TRỢ TƯ PHÁP VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

TRONG THỜI GIAN TỚINguyễn Xuân Thu1

Tóm tắt: Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tưpháp, với hai chức năng đóng vai trò nòng cốt là đào tạo và bồi dưỡng các chức danh tưpháp, bổ trợ tư pháp. Bài viết sau nhìn nhận, đánh giá lại những thành tựu cơ bản trong 20năm đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Học viện Tư pháp, qua đó đề ra mộtsố giải pháp nằm nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới.

Từ khóa: đào tạo, bồi dưỡng, chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, Học viện Tư pháp, 20 năm

Nhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018Abstract: Judicial Academy is a training and scientific science unit under the management

of Ministry of Justice. It has two key functions namely training and coutinning of legalprofessionals, legal support professionals. The below article reviews, assesses basicachievements for 20 years of training legal professionals, legal support professionals ofJudicial Academy to make recommendations of enhancing quality of training, retraining inthe coming time.

Keywords: training, retraining, legal professionals, legal support professionals, JudicialAcademy, 20 years

Date of receipt: 10/12/2017; Date of revision: 15/01/2018; Date of approval: 26/01/2018

1. Những thành tựu cơ bản 20 năm đàotạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư phápcủa Học viện Tư pháp

Học viện Tư pháp được thành lập theoQuyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/02/2004của Thủ tướng Chính phủ (tiền thân là TrườngĐào tạo các chức danh tư pháp được thành lậptheo Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày11/02/1998). Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạovà nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tưpháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học,có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau: i)Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên,luật sư, chấp hành viên, công chứng viên vàcác chức danh tư pháp khác; ii) Bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chochấp hành viên, công chứng viên, luật sư và

cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩmquyền quản lý của Bộ Tư pháp; iii) Nghiên cứukhoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ có chức danh tư pháp; iv) Hợp tác vớicác tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoàitrong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứukhoa học; v) Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi củathực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quancó thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới2.

Đào tạo nghiệp vụ xét xử là khóa đào tạođầu tiên được triển khai tại Học viện Tư phápvào năm 1998. Tiếp sau đó, năm 2000 triểnkhai đào tạo nghề luật sư, năm 2001 đào tạonghề công chứng, năm 2002 đào tạo nghiệpvụ thi hành án dân sự, năm 2004 đào tạonghiệp vụ kiểm sát, năm 2010 đào tạo nghiệpvụ lý lịch tư pháp, năm 2011 đào tạo nghề

1 Tiến sỹ, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật2 Điều 2, Điều 3 Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg, ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Họcviện Tư pháp.

15

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 14: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

đấu giá và năm 2016 đào tạo nghề thừa phátlại. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, mặcdù mỗi thời kỳ có những chính sách pháp luậtkhác nhau về đào tạo chức danh tư pháp, bổtrợ tư pháp nhưng Học viện Tư pháp vẫn làcơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ đào tạogần như tất cả các chức danh tư pháp, bổ trợtư pháp và được Thủ tướng Chính phủ chấpthuận xây dựng thành Trung tâm lớn đào tạocác chức danh tư pháp của Việt Nam. Điềunày chứng tỏ Học viện đã khẳng định đượcniềm tin đối với Đảng, Nhà nước và xã hội.

Có thể khái quát thành tựu đào tạo cácchức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, đồng thờicũng là những đóng góp của Học viện Tưpháp cho ngành và cho đất nước trong 20 quanhư sau:

Thứ nhất, với xuất phát điểm ban đầuchỉ đào tạo một chức danh tư pháp là Thẩmphán, đến nay, Học viện Tư pháp đã vàđang đào tạo 9 chức danh tư pháp và bổ trợtư pháp (Thẩm phán, Thư ký tòa án, Kiểmsát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Thừaphát lại, Công chứng viên, Đấu giá viên,Cán bộ lý lịch tư pháp). Từ một chươngtrình đào tạo nghiệp vụ xét xử, sau 20 năm,Học viện Tư pháp đã và đang triển khai 11chương trình đào tạo nghiệp vụ, đào tạonghề (Chương trình đào tạo nghiệp vụ xétxử, Chương trình đào tạo nghiệp vụ thư kýtòa án, Chương trình đào tạo nghiệp vụkiểm sát, Chương trình đào tạo nghề luậtsư, Chương trình đào tạo luật sư phục vụhội nhập quốc tế, Chương trình đào tạochung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên,luật sư, Chương trình đào tạo nghiệp vụ thihành án, Chương trình đào tạo nghề thừaphát lại, Chương trình đào tạo nghề côngchứng, Chương trình đào tạo nghề đấu giá,Chương trình đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp).

Trước đây, các chương trình đào tạo đềuđược xây dựng theo hình thức niên chế, gồm3 phần riêng biệt (kiến thức chung, kỹ năngchung và kỹ năng định hướng chuyên sâu)thì nay các chương trình đào tạo được xâydựng lại theo hình thức tín chỉ nhằm tạo tínhliên thông, thuận tiện cho người học và tổchức quá trình đào tạo, giảm chi phí chongười học và cho xã hội... Các bài học trongchương trình đều được thiết kế theo mô hìnhxoáy trôn ốc nhằm phát huy tốt nhất khảnăng của người học thông qua triết lý “họcthông qua thực hành” (Lerning by Doing).Nội dung chương trình đào tạo phân định rõthành 3 khối kiến thức phải biết, cần biết vànên biết. Khối kiến thức phải biết phải đượcgiảng dạy trong chương trình đào tạo. Khốikiến thức cần biết và nên biết dành cho ngườihọc tự nghiên cứu, tự học. Các chương trìnhđào tạo hiện nay đều công bố rõ ràng chuẩnđầu ra của chương trình mà người học đạtđược sau khi tốt nghiệp. Đây là bước pháttriển mới trong các chương trình đào tạo hiệnnay so với trước đây.

Từ năm 1998 đến năm 2001, hoạt động đàotạo chỉ được triển khai tại thành phố Hà Nội, từnăm 2002 việc đào tạo đồng thời được triểnkhai tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hoạtđộng này đã mở rộng ra ở nhiều tỉnh thànhtrong cả nước như Cần Thơ, Hậu Giang, AnGiang, Tây Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Bình,Nghệ An… nhờ đó người học dễ dàng tiếp cậnvới các chương trình đào tạo, đồng thời giảmthiểu đáng kể chi phí cho bản thân và gia đìnhngười học, chi phí cho xã hội.

Thứ hai, Học viện Tư pháp đặt nềnmóng và mở ra mô hình đào tạo mới - đàotạo nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp tạonguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, bổtrợ tư pháp; hình thành tiêu chuẩn, điều kiện

16

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 15: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

luật định về chuyên môn nghiệp vụ khi bổnhiệm chức danh tư pháp.

Tham gia các chương trình đào tạo củaHọc viện Tư pháp, người học được trang bịmột cách hệ thống các kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp cần thiết, qua đó người học nhanhchóng nắm bắt được kiến thức, kỹ năng nghềmột cách chuyên nghiệp, không còn bỡ ngỡkhi bước chân vào nghề, rút ngắn thời gian tựhọc tập, làm quen với công việc, tự tin hơn khithực hiện các nhiệm vụ được giao.

Sự thành công của các khóa đào tạo tạiHọc viện Tư pháp đã khẳng định được sự cầnthiết phải đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng trướckhi hành nghề đối với các chức danh tư phápvà bổ trợ tư pháp. Trong các văn bản quyphạm pháp luật liên quan (Luật Tổ chức tòaán nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân, Luật Luật sư, Luật Công chứng, LuậtThi hành án dân sự, Luật đấu giá…) Nhànước đã lần lượt quy định “Tốt nghiệpchương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ” làmột trong các tiêu chuẩn, điều kiện cứng khixem xét, bổ nhiệm/công nhận hầu hết cácchức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp ở nước tahiện nay.

Thứ ba, hoạt động đào tạo của Học việnTư pháp đã góp phần đặc biệt quan trọng tạonguồn nhân lực tư pháp, bổ trợ tư pháp chấtlượng cao cho các ngành liên quan và cho đất nước.

Trước đây, đánh giá chung về đội ngũ cánbộ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cáccấp, các ngành đã từng có chung nhận địnhvề số lượng chức danh tư pháp, bổ trợ tưpháp còn thiếu, cơ cấu đội ngũ cán bộ trongcác ngành tư pháp vẫn còn trong tình trạngmất cân đối, chưa hợp lý giữa các vùng,miền; thiếu hụt số cán bộ có trình độ chuyênmôn cao, có khả năng xử lý các vụ án phứctạp, có kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng giải

quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài; một bộphận không nhỏ các chức danh tư pháp, bổtrợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu đảmbảo tranh tụng tại phiên tòa; các kiến thức bổtrợ tư pháp, đặc biệt là kiến thức về giámđịnh tư pháp và kỹ thuật điều tra hình sự cònthiếu hụt, dẫn tơi những hạn chế trong việckiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Bêncạnh đó, nhiều bất cập, hạn chế kiến thức xãhội, kiến thức hội nhập kinh tế - quốc tế,quản trị hành chính - tư pháp, kỹ năng ứngdụng công nghệ thông tin và khoa học kỹthuật trong hoạt động tư pháp chưa đượckhắc phục.

Qua 20 năm, Học viện Tư pháp đã đàotạo 51.210 học viên, trong đó có 43.049 họcviên đã được công nhận tốt nghiệp. Cụ thểnhư sau:

Với kết quả đào tạo như trên, sự thiếu hụtvề nguồn nhân lực tư pháp đã dần được khắcphục. Phần lớn học viên tốt nghiệp từ cácchương trình đào tạo chức danh tư pháp, bổtrợ tư pháp tại Học viện Tư pháp đã được bổnhiệm/công nhận chức danh tư pháp, bổ trợ

17

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 16: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

tư pháp. Nhiều người hiện đảm trách nhữngchức vụ quan trọng trong hệ thống cơ quantoà án, kiểm sát, thi hành án các cấp, tổ chứchành nghề luật sư, công chứng và đấu giá,khẳng định được uy tín trong nghề. Bổ sungđược lượng lớn chức danh tư pháp, bổ trợ tưpháp đã góp phần giảm thiểu sự thiếu hụtnguồn nhân lực tư pháp nhất là trong bốicảnh nền kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càngphát triển, số lượng vụ việc mà các ngành,các cấp phải giải quyết năm sau tăng nhiềuhơn năm trước, tính chất vụ việc ngày càngphức tạp thì kết quả đào tạo của Học viện Tưpháp trong 20 năm qua là thành tích đángtrân trọng, được ghi nhận, đồng thời, thôngqua đó thể hiện được chính sách xã hội hóahoạt động bổ trợ tư pháp của Đảng, Nhànước và Bộ Tư pháp là đúng đắn, phù hợpvới nhu cầu xã hội.

Thứ tư, kết quả đào tạo chức danh tưpháp, bổ trợ tư pháp của Học viện Tư phápđã góp phần quan trọng trong công cuộc cảicách tư pháp, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhândân, vì nhân dân.

Mục tiêu cải cách tư pháp được xác địnhtrong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020 là:“Xâydựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từngbước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sựTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạtđộng xét xử được tiến hành có hiệu quả vàhiệu lực cao”.

Trong thời gian gần đây, cơ bản hoạt độngtranh tụng được đảm bảo, chất lượng giảiquyết, xét xử các vụ án tiếp tục được nâng lên,công tác giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sựvà vụ, việc hành chính cũng có nhiều chuyển

biến, tiến bộ cả về tiến độ và chất lượng giảiquyết, thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm tranhtụng; tôn trọng quyền con người; bảo đảm đểcác bên thực hiện đúng và đầy đủ quyền hạn,trách nhiệm và nghĩa vụ tố tụng của họ theoquy định của pháp luật, đặc biệt là nghĩa vụchứng minh, xác định sự thật khách quan củavụ án, các vấn đề pháp lý tranh chấp cần giảiquyết trong vụ án. Phán quyết của Tòa án nhìnchung đã đảm bảo dựa trên cơ sở pháp luật vàcác tình tiết, chứng cứ, lập luận đã được kiểmtra, xem xét, kết luận toàn diện, đầy đủ tạiphiên tòa. Quá trình hỏi và tranh luận tại phiêntòa cơ bản bảo đảm thực sự khách quan, minhbạch và công bằng, không được thiên vị vàđịnh kiến.

Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ từđội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổ trợ tưpháp đã qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng nghềnghiệp tại Học viện Tư pháp. Những kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp mà người họcđược trang bị từ các chương trình đào tạo củaHọc viện Tư pháp đã phát huy tác dụng, gópphần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cáchtư pháp của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ năm, Học viện Tư pháp đã tạo dựngđược giá trị thương hiệu đào tạo nghề luậtcủa mình thông qua những giá trị cốt lõi củahoạt động đào tạo, lợi thế so sánh của mìnhtrong hoạt động đào tạo chức danh tư pháp,bổ trợ tư pháp.

Để tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng tronghoạt động đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợtư pháp, đã có một số cơ sở đào tạo chứcdanh tư pháp được Đảng và Nhà nước chophép thành lập, hoạt động. Tuy nhiên, đếnthời điểm hiện tại, Học viện Tư pháp vẫn làcơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng được thểhiện thông qua những giá trị cốt lõi về triết lýđào tạo, chương trình đào tạo, phương phápđào tạo, tư duy quản lý hoạt động đào tạo.

18

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 17: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Đây là những vấn đề cốt lõi của cơ sở giáodục không thể có trong thời gian ngắn mà cầncó sự tích lũy, phát triển đến độ nhất định vớisự tâm huyết, học tập kinh nghiệm, quyếttâm chính trị mới có thể có được.

Trước đây, các chương trình đào tạo đềuđược xây dựng theo hình thức niên chế. Việctriển khai chương trình đào tạo theo hìnhthức tín chỉ, giúp người học chủ động, pháthuy tính sáng tạo, tích lũy được nhiều nhấtkiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghềnghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củaxã hội.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảngđược phát triển không ngừng, đáp ứng yêucầu về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

Phương pháp dạy học được sử dụng đadạng, trọng tâm là các phương pháp tích cực,lấy người học làm trung tâm và phương pháptương tác giữa người dạy và người học, giữangười học với nhau, phát huy tối đa tính chủđộng, sáng tạo của học viên, như: giải quyếttình huống (Case study), diễn án (Simulation);thực hành đóng vai (Role-play), thực hànhnghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật (Legal Clinic), làm việc nhóm, đồng giảng(Co-training)...

Hệ thống học liệu (Giáo trình, Hồ sơ tìnhhuống, Chương trình môn học…) được xâydựng và thường xuyên cập nhật, bổ sung đápứng đầy đủ yêu cầu về học liệu của tất cả cácchương trình đào tạo3. Hệ thống học liệu của

Học viện Tư pháp còn là nguồn tài liệu thamkhảo quý cho các cơ sở đào tạo khác, cho cácchức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong quátrình hành nghề.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Tư pháp trong thờigian tới

Học viện Tư pháp đang bước những bướccuối cùng trên chặng đường đến “Trung tâmlớn đào tạo các chức danh tư pháp” theoQuyết định số 2083/QĐ-TTg ngày08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Vớinhận thức, “Trung tâm lớn” không chỉ là lớnvề quy mô đào tạo mà còn là lớn ở chứcnăng, nhiệm vụ; lớn ở chất lượng đào tạo; lớnở những hoạt động vì cộng đồng, xã hội chomột nền tư pháp, pháp quyền và hội nhậpquốc tế. Vì vậy, sứ mệnh và đích hướng tớicủa Học viện Tư pháp trong những năm tớisẽ phải trở thành địa chỉ, đối tác tin cậy củaxã hội, đồng thời có sức hút cao đối với đốitác hợp tác trong nước và quốc tế về cả ba trụcột căn bản là đào tạo, bồi dưỡng và nghiêncứu ứng dụng nghề luật.

Để đạt được mục tiêu đó, Học viện Tưpháp cần đổi mới tư duy về hoạt động đàotạo. Đổi mới không có nghĩa là xóa đi cái cũ,xây cái mới. Đổi mới không có nghĩa là làmlại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, pháthuy các thành tựu và điển hình đổi mới, kiênquyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việclàm trái quy luật, phát triển những nhân tố

3 Tính đến ngày 31/12/2017, Học viện Tư pháp đã biên soạn, xuất bản được 17 Giáo trình và 01 Tập bài giảng phụcvụ đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; 28 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghiệp vụ vụ xétxử; 03 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghiệp vụ kiểm sát; 20 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghề luật sư; 11Giáo trình phục vụ đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên và thừa phát lại; 07 Giáo trình phục vụ đào tạo nghề côngchứng; 02 Tập bài giảng phục vụ đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp; 01 Giáo trình và 01 Tập bài giảng phục vụ đàotạo nghề đấu giá; 02 Sổ tay đào tạo. Hiện tại, Học viện Tư pháp đang sử dụng 77 bộ hồ sơ tình huống đào tạo luậtsư; 57 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghề công chứng; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểmsát viên, luật sư; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế; 14 bộ hồ sơ tình huống đào tạonghiệp vụ kiểm sát; 35 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạonghề thừa phát lại; 54 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ xét xử; 19 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghề đấu giá;45 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp.

19

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 18: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọngđiểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đào tạohiện nay của Học viện Tư pháp. Những hạnchế, thách thức của chương trình đào tạo hiệnnay phải được nhận thức sâu sắc, có giảipháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượtqua để đưa sự nghiệp đào tạo lên tầm caomới, nhất là những hạn chế về quy mô lớp; ýthức chấp hành nề nếp, kỷ luật, kỷ cương giờgiấc trên lớp; chất lượng bài giảng, hồ sơ tìnhhuống; sự tương tác trong đào tạo…

Tư duy mới là tư duy văn hóa chất lượngtrên mọi phương diện trong đó đối với hoạtđộng đào tạo cần phải chuyển hướng pháttriển chủ yếu theo số lượng sang chú trọngchất lượng và hiệu quả, đồng thời vẫn đápứng yêu cầu số lượng, phát triển mạnh mẽcác chương trình đào tạo, trọng tâm là cácchương trình chuyên sâu theo chuyên ngànhvà vị trí nghề nghiệp; đa dạng hoá các hìnhthức đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội; theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa hoạt động đàotạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lýđiều hành hoạt động đào tạo, thu gọn đầu mốiquản lý, sử dụng cán bộ linh hoạt, hợp lý,khoa học, phù hợp với yêu cầu phát triển củaHọc viện Tư pháp trong tình hình mới; đồngthời thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm tra,giám sát đối với chất lượng đào tạo đảm bảotính trung thực, hợp lý, minh bạch.

Để nâng cao chất lượng đào tạo trong thờigian tới, Học viện Tư pháp cần thực hiệnnhững nhóm giải pháp chính sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và phát triểnchương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo là yếu tố quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng đào tạo chứcdanh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Thời gian vừaqua, Học viện Tư pháp đã đổi mới nhiềuchương trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ,công bố chuẩn đầu ra của từng chương trình.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chương trìnhđào cần phải phù hợp với đối tượng đào tạo.Hiện nay, học viên theo học các chương trìnhđào tạo tại Học viện Tư pháp rất đa dang,phong phú về tuổi đời, tuổi nghề, trình độchuyên môn, mục tiêu theo khoá đào tạo vàvùng miền khác nhau. Điều này ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng đào tạo. Vì thế, Họcviện Tư pháp cần xây dựng các chương trìnhđào tạo khác nhau phù hợp cho các đối tượngnày. Trong năm 2018, Học viện Tư pháp triểnkhai, xây dựng và thí điểm tổ chức chươngtrình đào tạo luật sư chất lượng cao. Trên cơsở tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiệnthí điểm này có thể nhân rộng đến cácchương trình đào tạo các chức danh khác.

Bên cạnh đó, Học viện Tư pháp cầnnhanh chóng triển khai hiệu quả nhiệm vụ đềnghị cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạtđộng đào tạo cử nhân định hướng ứng dụngnghề luật. Khi được đào tạo cử nhân luật địnhhướng ứng dụng, mô hình đào tạo của Họcviện Tư pháp sẽ tiếp bước mô hìnhLawschool trong đào tạo nghề luật củanhững nước phát triển, giúp rút ngắn thờigian đào tạo, tạo tính liên thông, thống nhất,liền mạch từ bậc đại học đến đào tạo nghề,tiết kiệm chi phí đào tạo cho xã hội.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên đủmạnh tham gia đào tạo.

Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết địnhnhất đến chất lượng đào tạo. Chương trìnhchuẩn, học liệu tốt nhưng không có đội ngũgiảng viên chuẩn thì chất lượng đào tạo cũngkhông thể đạt được như mong muốn. Mỗigiảng viên cần phải biết được trình độ, năng lựcmình thế nào, đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lựcphấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thứcmới, lấy chương trình đào tạo chuẩn của quốctế làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xâydựng và nâng cao chất lượng bài giảng.

20

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 19: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Xây dựng đội ngũ giảng viên phải chútrọng trên 3 phương diện: Quy hoạch pháttriển, sử dụng, nuôi dưỡng môi trường.

Về số lượng, thời gian tới, Học viện cầncó kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng giảngviên cơ hữu còn thiếu. Trong điều kiện tuyểndụng nguồn giảng viên chất lượng đã hànhnghề chức danh tư pháp có khó khăn nhưthời gian vừa qua thì phải khẩn trương tuyểndụng nguồn giảng viên mới chưa có chứcdanh tư pháp, đồng thời có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệpcho đội ngũ giảng viên này. Ngoài đội ngũgiảng viên cơ hữu, Học viện Tư pháp cần chútrọng phát triển đội ngũ giảng viên thỉnhgiảng giàu kinh nghiệm, có uy tín đạo đứcnghề nghiệp. Muốn vậy, bên cạnh việc xâydựng cơ chế chính sách tăng thù lao giảngdạy như vừa qua đã làm thì điều cần thiết làphải thường xuyên quan tâm, chăm lo, đãingộ, xây dựng mối quan hệ tốt của nhàtrường với giảng viên để giảng viên thỉnhgiảng nhiệt huyết với sự nghiệp trồng ngườicủa Học viện Tư pháp.

Về chất lượng, quy chế giảng viên hiệnnay của Học viện Tư pháp đã quy định chitiết những nhiệm vụ của giảng viên cơ hữu.Song quy định thôi chưa đủ, quan trọng hơnlà các giảng viên phải thực hiện có chấtlượng tất cả các nhiệm vụ đó. Cùng với quátrình tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện, tích lũykinh nghiệm của từng giảng viên, Học việnTư pháp cần xây dựng kế hoạch để đảm bảomỗi giảng viên cơ hữu có điều kiện thực hiệnđầy đủ và có chất lượng nhiệm vụ của mình.Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viênthỉnh giảng cũng phải được quan tâm thíchđáng. Cùng với việc lựa chọn kỹ càng vềtrình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghềnghiệp, Học viện Tư pháp cần thường xuyêntổ chức tập huấn về phương pháp sư phạm, tổ

chức thao giảng để từ đó rút ra những bài họcsư phạm tốt, trang bị phương pháp giảng dạytốt nhất cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Thứ ba, phát triển và chuẩn hóa hệ thốngtài liệu dạy học.

Tài liệu giảng dạy, học tập là yếu tố gắnliền với chương trình đào tạo. Trong nhữngnăm gần đây, hệ thống giáo trình, hồ sơ tìnhhuống đã được đầu tư xây dựng mới và cậpnhật thường xuyên. Tuy nhiên, so với yêucầu thì hệ thống giáo trình và hồ sơ tìnhhuống vẫn cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện.Trong đó, các giáo trình cần phải đạt đượctiêu chí quan trọng nhất là trang bị đầy đủkỹ năng, hướng dẫn rõ ràng cụ thể quy trìnhgiải quyết/xử lý công việc để đảm bảophương châm “cầm tay chỉ việc” trong đàotạo nghề. Hồ sơ tình huống cần được nghiêncứu, biên tập kỹ càng đảm bảo phù hợp vớimục tiêu bài học, đối tượng đào tạo và ý đồsư phạm.

Thứ tư, đổi mới hệ thống quản trị đào tạovà xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượngđào tạo chức danh tư pháp.

Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và phụcvụ đào tạo cần được chuẩn hóa về chuyênmôn, nghiệp vụ, có tác phong làm việcchuyên nghiệp với tâm thế của người cungcấp dịch vụ, không ngừng chăm sóc, làm hàilòng người học - khách hàng của mình.

Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nộibộ cần được xây dựng một cách bài bản vàchính thức vận hành trong thời gian sớmnhất. Hệ thống này cần được tiếp cận theomô hình “Quản lý chất lượng tổng thể”, vừađảm bảo quản lý chất lượng đầu vào, vừađảm bảo quản lý chất lượng quá trình, quảnlý chất lượng đầu ra và quan trọng hơn cả làphát triển “văn hóa chất lượng” trong đội ngũcông chức, viên chức, người lao động và họcviên của Học viện Tư pháp./.

21

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 20: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ XUẤT BẢNTẠP CHÍ NGHỀ LUẬT CỦA HỌC VIỆN TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2018-2030

Nguyễn Thanh Phú1

Tóm tắt: Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, bên cạnh hai nhiệm vụ then chốtcủa Học viện Tư pháp là đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và xuất bản Tạp chíNghề luật cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bài viếtsau đánh giá về đặc điểm tình hình, thực trạng và định hướng, giải pháp phát triển công tácnghiên cứu khoa học và xuất bản Tạp chí Nghề luật tại Học viện Tư pháp sau 20 năm xâydựng và phát triển.

Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, Tạp chí Nghề luật, định hướngNhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng:26/01/2018Abstract: Judicial Academy is established under Decision No. 23/2004/QĐ-TTg dated

February 25, 2004 of the Prime Minister. Accordingly, besides its two key duties of trainingand coutinning, making scientific research and publishing Legal Profession Review are alsodefined as one of the most important duties. The below article will assess situation, realityand direction, method of developing the task of making scientific research and publishingLegal Profession Review at Judicial Academy after 20 years of establishment anddevelopment.

Keywords: Scientific Research, Legal Profession Review, directionDate of receipt: 10/12/2017; Date of revision: 15/01/2018 ; Date of approval:

26/01/2018

1. Đặc điểm tình hình và định hướngcông tác nghiên cứu khoa học của Họcviện Tư pháp trong 20 năm qua

Ngày 18 tháng 11 năm 2003, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số1269/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề ánthành lập Học viện Tư pháp. Một trong cácmục tiêu của việc thành lập Học viện Tưpháp theo đề án là: “Đẩy mạnh công tácnghiên cứu khoa học theo hướng nâng caotính lý luận và tăng cường tính ứng dụng,góp phần hỗ trợ công tác xây dựng pháp luậtvà hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất,đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”2;“tăng

cường hợp tác quốc tế và khả năng sử dụnghiệu quả các chương trình hợp tác quốc tếcho công tác đào tạo cán bộ có chức danh tưpháp và nghiên cứu khoa học phục vụ chocông tác đào tạo”3.

Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Thủ tướngChính phủ đã ký Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp trêncơ sở Trường Đào tạo các chức danh tư pháp.Theo quyết định, Học viện Tư pháp là cơ sởđào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộcBộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trườngđại học. Nghiên cứu khoa học tiếp tục đượcxác định có nhiệm vụ phục vụ công tác đào

1Tiến sỹ, Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp.2 Điểm f, mục 1, Điều 1.3 Điểm g, mục 1, Điều 1.

22

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 21: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp4;Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nướcvà nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡngvà nghiên cứu khoa học5.

Học viện Tư pháp được thành lập trongbối cảnh Đảng và Nhà nước đang tích cựctriển khai Chiến lược cải cách tư pháp trongtất cả các mặt của đời sống tư pháp. Từ cải tổcơ cấu tổ chức, thay đổi, bổ sung chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp và bổ trợtư pháp đến đào tạo, bồi dưỡng các chứcdanh tư pháp và bổ trợ tư pháp. Trong bốicảnh đó, Học viện Tư pháp vinh dự đượcĐảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ thốngnhất đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp và bổtrợ tư pháp để cung cấp nguồn nhân lực cóchất lượng cao phục vụ cho Chiến lược cảicách tư pháp.

Việc thành lập Học viện Tư pháp thể hiệnsự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối vớicông tác đào tạo cán bộ tư pháp tại Việt Namthời bấy giờ và chính nhờ sự quan tâm đó đãtạo nên bước phát triển mới về số lượng vàchất lượng nguồn các chức danh tư pháp doHọc viện Tư pháp đào tạo.

Trong công tác nghiên cứu khoa học củangành tư pháp nói chung, Học viện Tư phápnói riêng phải quán triệt nội dung cải cáchtư pháp theo yêu cầu của Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của BộChính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyếtsố 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020. Với tư cách là cơ sở đàotạo của Bộ Tư pháp, nhiệm vụ của Học việnTư pháp không chỉ đào tạo cán bộ tư phápphục vụ cho ngành tư pháp mà còn đào tạonguồn nhân lực cho các ngành khác như Tòaán, Viện kiểm sát… Chính vì vậy, công tác

nghiên cứu khoa học ở Học viện Tư phápmột mặt phục vụ trực tiếp cho công tác đàotạo, bồi dưỡng tại cơ sở mặt khác phải phụcvụ cho ngành tư pháp theo định hướng hàngnăm và dài hạn của Bộ Tư pháp. Nghiên cứukhoa học ở Học viện Tư pháp có nhiệm vụphải tiếp thu định hướng và những thành tựukhoa học ngành tư pháp để ứng dụng có hiệuquả vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cácchức danh tư pháp, xây dựng luận cứ khoahọc cho việc xây dựng kế hoạch, chươngtrình, nội dung đào tạo, giáo trình và hệthống tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo,bồi dưỡng.

Trước thực tế hiện nay các ngành Kiểmsát, Tòa án đã thành lập cơ sở đào tạo và thựchiện công tác đào tạo, bồi dưỡng riêng chongành mình và trong tương lai gần, Học việnTư pháp tiếp tục đối diện với việc chia sẻ thịtrường đào tạo Luật sư do Liên đoàn luật sưViệt Nam đang xúc tiến thành lập trường đàotạo Luật sư. Có thể nói, chủ trương thốngnhất đào tạo các chức danh tư pháp theo tinhthần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã có sựthay đổi. Sự thay đổi nói trên đã tác động đếnchức năng, nhiệm vụ của Học viện Tư pháp.

Định hướng công tác nghiên cứu khoahọc của Học viện Tư pháp trong thời gian tớinhư sau:

Một là, tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụnghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ cảicách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyếtsố 08- NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002của Bộ Chính trị về “một số nhiệm vụ trọngtâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.Theo đó, cần: phát triển, kiện toàn đội ngũluật sư, giám định viên, công chứng viên cóđủ năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng

4 Xem Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp.5 Xem Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp.

23

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 22: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

yêu cầu, nhiệm vụ; nghiên cứu những điềukiện cần thiết cho việc tiếp tục tăng dầnthẩm quyền cho toà án cấp huyện; xã hộihoá các hoạt động thi hành án; nghiên cứuứng dụng việc chuyển dần thủ tục tố tụngxét hỏi sang thủ tục tố tụng tranh tụng tạitoà án; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học vềcông tác tư pháp trong đó chú trọng côngtác nghiên cứu khoa học về tư pháp để giảiđáp những vấn đề bức xúc hiện nay trongcông tác tư pháp nhằm phục vụ cải cách tưpháp có hiệu quả, v.v...

Hai là, đánh giá kết quả công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ tư pháp và bổ trợ tư phápphục vụ cải cách tư pháp theo yêu cầu củaBộ Chính trị, tiếp tục thực hiện yêu cầu đàotạo các chức danh tư pháp phục vụ hội nhậpquốc tế theo Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công táchội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 –2010. Theo đó, “phải tích cực đào tạo cácchức danh tư pháp, trong đó chủ yếu là luậtsư và thẩm phán liên quan đến công tác hộinhập quốc tế”. Yêu cầu này đòi hỏi công tácnghiên cứu khoa học của Học Viện Tư phápphải đong gop cho việc xây dựng nội dungchương trình, giáo trình đáp ứng yêu cầu đàotạo, bồi dưỡng đủ số lượng và giỏi chất lượngchuyên môn của đội ngũ các chức danh tưpháp phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế.

Ba là, công tác nghiên cứu khoa học củaHọc viện Tư pháp phải góp phần cùng vớiBộ Tư pháp trong việc nghiên cứu hoànthiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơquan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 củaBộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020 (Nghị quyết 49/NQ-TW) đãnêu: “Tổ chức toà án theo thẩm quyền xétxử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính,

gồm: toà án sơ thẩm khu vực được tổ chứcở một hoặc một số đơn vị hành chính cấphuyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủyếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩmmột số vụ án; toà thượng thẩm được tổchức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúcthẩm; toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụtổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn ápdụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệvà xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việcthành lập toà chuyên trách phải căn cứ vàothực tế xét xử của từng cấp toà án, từng khuvực. Đổi mới tổ chức toà án nhân dân tốicao theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩmphán là những chuyên gia đầu ngành vềpháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”.Yêu cầu đổi mới hệ thống toà án đặt ra chocông tác đào tạo và nghiên cứu khoa họccủa Học viện Tư pháp phải đặt nhiệm vụtrọng tâm vào việc chú trọng nâng cao chấtlượng đào tạo bảo đảm trang bị cho họcviên đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hoànthành trách nhiệm trong điều kiện mới;Nghiên cứu kinh nghiệm từ các mô hìnhđào tạo nguồn thẩm phán của các nước trênthế giới và việc ứng dụng vào Việt Namnhằm thực hiện có hiệu quả định hướngchiến lược của Đảng về cải cách hệ thốngToà án ở Việt Nam.

Đối với hệ thống cơ quan Viện kiểm sátnhân dân, Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đãxác định: “Viện kiểm sát nhân dân được tổchức phù hợp với hệ thống của toà án, nghiêncứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện côngtố, tăng cường trách nhiệm của công tố tronghoạt động điều tra”. Yêu cầu này đặt ra chohoạt động nghiên cứu khoa học của Học việnTư pháp phải có những kiến nghị khoa họccho việc hoàn thiện chương trình, giáo trình,phương pháp giảng dạy và học tập trong côngtác đào tạo nguồn Kiểm sát viên trong thờigian tới.

24

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 23: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Bốn là, yêu cầu của cải cách tư pháp đòihỏi phải nâng cao hiệu quả chất lượng hoạtđộng của các cơ quan tư pháp. Năng lực,trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đứccủa đội ngũ cán bộ tư pháp ảnh hưởng lớnđên chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả hệthống tư pháp trong việc bảo vệ quyền tự dodân chủ, bảo vệ quyền con người tại ViệtNam. Vì vậy, công tác nghiên cứu khoa họccủa Học viện Tư pháp phải phục vụ cho côngtác đào tạo của Học viện, cung cấp cho hệthống các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư phápViệt Nam những cán bộ tư pháp vừa giỏi vềtrình độ chuyên môn, vừa có phẩm chất đạođức tốt.

Năm là, cải cách tư pháp đặt ra yêu cầuphải nâng cao sô lượng, chât lượng đào tạocác chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp.Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định: “Đàotạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng,có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độchuyên môn; hoàn thiện chế định giám địnhtư pháp; hoàn thiện chế định công chứng;nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hànhviên)”. Hoạt động nghiên cứu khoa học phảigiúp cho việc nâng cao sô lương, chât lượngđào tạo các chức danh tư pháp và bổ trợ tưpháp cũng như góp phân chuân bị điêu kiệncho việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng trọngtài viên, giám định viên và các chức danh tưpháp khác theo Quyết định số 1269/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt đề án thành lập Học viện Tư pháp:“giai đoạn 1 từ năm 2004 đến hết năm 2006,nghiên cứu triển khai đào tạo các chức danhtư pháp khác như Trọng tài viên, Giám địnhviên và các chức danh tư pháp khác”.

2. Thực trạng hoạt động nghiên cứukhoa học của Học viện Tư pháp

2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động khoa họcHội đông khoa học và đào tạo Học viện

Tư pháp tô chức và hoạt động theo quy đinh

tai Điêu 13 Điêu lệ trường đại học. Cơ cấu tổchức của Hội đồng gồm Chủ tịch, các PhóChủ tịch, Thư ký hội đồng, thành viên và 2Tiểu ban chuyên môn (Tiểu ban Nghiên cứukhoa học và Tiểu ban Đào tạo và Bồidưỡng). Sô lượng thành viên của Hội đônggôm 19 công chức, viên chức được lựa chọntừ các khoa, phòng, trung tâm. Trong quátrình hoạt động, Hôi đông đã có những đónggóp to lớn cho Học viện Tư pháp trong côngtác đào tạo, bôi dưỡng và nghiên cứu khoahọc; mọi vân đê từ nội dung chương trinh,giáo trình đào tạo các chức danh tư phap đêuđược Hội đông tư vân chính xác và kịp thờicho Giám đốc Học viện Tư pháp.

2.2. Về nguồn nhân lực có khả năngthực hiện nhiệm vụ khoa học

Sau 20 năm thành lập, hiện nay Học việnTư pháp có 147 công chức, viên chức vàngười lao động, trong đó có 01 Phó giáo sưtiến sỹ, 15 Tiến sỹ, 53 thạc sỹ, 64 cử nhân, 14đồng chí có trình độ cao đẳng, trung cấp vàtrình độ khác. Một thuận lợi nữa về nguồnnhân lực của Học viện tư pháp trong nghiêncứu khoa học là viên chức có trình cao đều đãcó kinh nghiệm công tác ở các Trường đại họcvà các cơ quan tư pháp, được đào tạo khôngchỉ ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âutrước đây mà còn ở các nước phát triển nhưPháp, Mỹ, Nhật Bản…. Vì vậy bên cạnh kiếnthức khoa học, đội ngũ viên chức Học viện Tưpháp còn có bề dày kinh nghiệm trong côngtác tư pháp những yếu tố rất cần thiết cho việctổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng phụcvụ đào tạo các chức danh tư pháp.

Với thuận lợi về nguồn nhân lực nói trênđã giúp Học viện đảm đương được nhiệm vụnghiên cứu khoa học phục vụ công tác đàotạo tại Học viện và các nhiệm vụ khoa họcdo Bộ Tư pháp giao.

2.3. Kết quả công tác nghiên cứu khoahọc và xuất bản Tạp chí Nghề luật

25

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 24: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Thứ nhất, công tác nghiên cứu khoahoc

Trong công tác nghiên cứu khoa họccủa ngành Tư pháp nói chung, Học viện tưpháp nói riêng phải quán triệt nội dung cảicách tư pháp theo yêu cầu của Nghị quyếtsố 08-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW.Với tư cách là cơ sở đào tạo của Bộ Tưpháp, nhiệm vụ của Học viện Tư phápkhông chỉ đào tạo cán bộ tư pháp phục vụcho ngành tư pháp mà còn đào tạo nguồnnhân lực cho các ngành khác như Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân… Chínhvì vậy, công tác nghiên cứu khoa học ởHọc viện Tư pháp một mặt phục vụ trựctiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tại cơsở, mặt khác phải phục vụ cho ngành tưpháp theo định hướng hàng năm và dài hạncủa Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, nghiên cứukhoa học ở Học Viện Tư pháp còn phảiphải tiếp thu định hướng và những thànhtựu khoa học ngành tư pháp để ứng dụngcó hiệu quả vào công tác đào tạo, bồidưỡng các chức danh tư pháp, đề xuất luậncứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch,chương trình, nội dung đào tạo, giáo trìnhvà hệ thống tài liệu phục vụ cho công tácđào tạo, bồi dưỡng.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa họcđã được các nhà khoa học của Học viện bảovệ thành công và được ứng dụng ngay vàocông tác đào tạo chẳng hạn, các đề tài khoahọc cấp cơ sở “Xây dựng nội dung chươngtrình và phương pháp đào tạo luật sư - mộtsố vấn đề lí luận và thực tiễn”; “Đào tạo thưký toà án - những vấn đề lý luận và thựctiễn”; các đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lýluận và thực tiễn để xây dựng môn đạo đứcnghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tưpháp”; “Xây dựng vụ án điển hình trong đàotạo các chức danh tư pháp”… Các côngtrình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp cơ

sở được tổ chức thực hiện nghiêm túc vớisự tham gia của nhiều chuyên gia, giảngviên có uy tín trong giảng dạy và nghiên cứukhoa học. Việc lựa chọn chủ nhiệm đề tàiphù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệmtổ chức triển khai nghiên cứu khoa học. Vìvậy, đa số các đề tài đều được triển khai cóchất lượng, đáp ứng mục đích, yêu cầu đặtra, nhiều đề tài có nội dung chất lượng tốt,có giá trị tham khảo cao. Ngoài việc tổ chứcnghiên cứu các đề tài khoa học, xuất bảngiáo trình, tài liệu, Tạp chí Nghề luật, Họcviện Tư pháp còn tập trung sinh hoạt khoahọc dưới hình thức Hội thảo, tọa đàm với sựtham gia của các nhà khoa học trong vàngoài Học viện các chuyên gia nước ngoàivà đông đảo học viên. Nhiều Hội thảo khoahọc có sự tham gia của các chuyên gia nướcngoài đã được Học viện tổ chức thành côngvà có tác dụng thiết thực đối với công tácđào tạo “Chứng cứ trong vụ án dân sự”;“Phương pháp biên soạn giáo trình bàigiảng trong đào tạo các chức danh tưpháp”...

Việc xác định đúng vị trí, vai trò củacông tác nghiên cứu khoa học đối với việcthực hiện nhiệm vụ chính trị của Học việnTư pháp đã mang lại kết quả đáng khích lệ.Từ năm 1998 đến nay, Học viện Tư pháp đãthực hiện thành công 01 Đề tài khoa học cấpNhà nước, 11 Đề tài, đề án khoa học cấp Bộ,cấp thành phố, 86 đề tài, đề án, dự án khoahọc cấp cơ sở và tổ chức gần 100 hội thảo,tọa đàm khoa học.

Để có được kêt quả nêu trên là sự nỗ lựclớn của Học viện Tư pháp trong công tácnghiên cứu khoa học, là kết quả rất đángtrân trọng trong điều kiện Học viện Tư phápcòn nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vậtchất và các điều kiện khác.

Thứ hai, công tác xuất bản Tạp chíNghề luật

26

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 25: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Tạp chí Nghề luật là Tạp chí khoa họccủa Học viện Tư pháp được cấp phép xuấtbản từ năm 2005 theo Giấy phép hoạt độngbáo chí số 141/GP-BVHTT ngày 21/10/2005của Bộ Văn hóa Thông tin.

Thực hiện tôn chỉ, mục đích mà tạp chíđã đề ra, Lãnh đạo Tạp chí, Ban biên tập vàBan trị sự đã nỗ lực ổn định tổ chức và xuấtbản số đầu tiên vào tháng 02/2006. Việc cơcấu trang mục cua Tap chí phù hợp với chứcnăng nhiệm vụ của Học viện Tư pháp và củaTạp chí nên trong thời gian qua đã quy tụđược rất nhiều nhà khoa học có uy tín, cácnhà quản lý trong lĩnh vực tư pháp, các chứcdanh tư pháp có kinh nghiệm và kỹ năngnghề nghiệp trong nhiều năm tại các cơquan tư pháp, Đoàn luật sư, giảng viên, Họcviên sau Đại học tham gia viết bài cho Tạpchí Nghề luật. Vì vậy, có thể nói Tạp chíNghề luật đã trở thành địa chỉ khoa hoc tincậy của các nhà khoa học.

Hiện nay, Tạp chi đã được Hội đồngchức danh giáo sư Nhà nước công nhận làTạp chí có điểm khoa học tại các Hội đồngchức danh giáo sư ngành khoa học an ninh(năm 2011) và Hội đồng chức danh giáo sưngành Luật học (năm 2013). Ngày 15 tháng4 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thôngđã cấp Giấy phép số 195/GP-BTTTT chophép Tạp chí Nghề luật tăng kỳ xuất bản từ02 tháng/số lên 01 tháng/số từ tháng 5 năm2016. Tạp chí đã trở thành diễn đàn khoahọc của đông đảo cộng tác viên và bạn đọckhông chỉ của các ngành tư pháp, Công annhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sátnhân dân mà còn là Tạp chí của các cơ sởđào tạo luật và của nhân dân.

Cho đến nay Tạp chí đã xuất bản được77 số, nội dung Tạp chí đều thể hiện đúngquan điểm của Đảng và Nhà nước về côngcuộc phát triển đất nước, chiến lược cảicách tư pháp, quan điểm, chủ trương của Bộ

Tư pháp về đào tạo các chức danh tư phápphục vụ cải cách tư pháp.

Trong thời gian tới Tạp chí Nghề luật đặtmục tiêu phấn đấu trở thành tạp chí có điểmkhoa học từ 0 đến 1 điểm.

2.4. Công tác tổ chức ứng dụng sảnphẩm nghiên cứu khoa hoc

Có thể nói, cơ bản nhiệm vụ khoa học tạiHọc viện Tư pháp đều phục vụ trực tiếp chocông tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhằmnâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của Học viện Tư pháp. Từ kết quả nghiêncứu khoa học, Học viện Tư pháp đã xuấtbản nhiều tài liệu, giáo trình, sách chuyênkhảo có giá trị phục vụ thiết thực cho côngtác đào tạo, giảng dạy, chăng han: Giáo trìnhkỹ năng thi hành án dân sự; Cẩm nang hộithẩm; Sổ tay luật sư; Kỹ năng hành nghềluật sư; Sổ tay thẩm phán; Giáo trình nghiệpvụ công chứng viên; Giáo trình kỹ năng giảiquyết các vụ án dân sự v.v... Tuy còn nhiềuvấn đề cần phải tiếp tục phải đổi mới vànâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụkhoa học nhưng thành quả của công tácnghiên cứu khoa học trong thời gian qua làkhông thể phủ nhận.

Hiện nay, Học viện Tư pháp đang thựchiện việc chuyển đổi dần toàn bộ cácchương trình đào tạo từ hình thức niên chếsang đào tạo theo hình thức tín chỉ. Để thựchiện tốt công tác này, hàng chục nhiệm vụkhoa học đã được triển khai trong các năm2016, 2017. Thực tiễn đào tạo trong thờigian qua cho thấy tính hiệu quả của việcchuyển đổi nói trên và khẳng định được vaitrò tiên phong của công tác nghiên cứu khoahọc trong đào tạo.

3. Phương hướng và giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao năng lực, hiệu quả côngtác nghiên cứu khoa học và viết bài đăngtạp chí nghề luật trong thời gian tới

3.1. Phương hướng

27

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 26: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Trên cơ sở các định hướng nghiên cứukhoa học thời kỳ 2017 – 2021 của ngành tưpháp đã được phê duyệt, hoạt động nghiêncứu khoa học tại Học viện Tư pháp tậptrung vào các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, triển khai có hiệu quả việc tổchức nghiên cứu và ứng dụng kết quảnghiên cứu dự án triển khai Nghị quyết củaBộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư phápvà Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật; cải cách hành chính.

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiêncứu thực tiễn theo các hình thức thích hợphiệu quả nhằm phục vụ trực tiếp công táccủa ngành và Học viện Tư pháp, sớm pháthiện các vấn đề phát sinh từ thực tế công táctư pháp ở các địa phương để chỉnh sửa, bổsung nội dung chương trình giáo trình nhằmnâng cao chất lượng đào tạo các chức danhtư pháp.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt độngkhoa học theo phương châm vừa thu hút nhânlực khoa học chất lượng cao vừa phát triển độingũ cán bộ khoa học trẻ, gắn kết hoạt độngkhoa học với công tác đào tạo nhân lực tưpháp và bổ trợ tư pháp của đất nước.

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằmnâng cao năng lực công tác nghiên cứukhoa học và viết bài đăng Tạp chí Nghề luật của Học viện Tư pháp trongthời gian tới

Thứ nhất, cần đôi mới cơ chế quản lýkhoa học từ khâu giao nhiệm vụ đên nghiệmthu sản phâm.

Thứ hai, nội dung nhiệm vụ khoa họcphải sát với thực tiễn hoạt động áp dụngpháp luật của các cơ quan tư pháp đồng thờiphát hiện, đề xuất những giải pháp khoa họcnhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ thựctiễn hoạt động tư pháp.

Thứ ba, tiếp tục chú trọng đến hiệu quảvà tác dụng ứng dụng các công trình khoahọc đê góp phần vào việc tháo gỡ nhữngvướng mắc trong công tác đào tạo, bồidưỡng tại Học viện Tư pháp hoặc thực tiễnáp dụng pháp luật.

Thứ tư, đồng thời tăng cường hợp tácquốc tế về nghiên cứu khoa học ứng dụngphục vụ sự nghiệp cải cách tư pháp dướinhiều hình thức đa dạng, phong phú như traođổi kết quả nghiên cứu; tổ chức hội thảo khoahọc quốc tế; trao đổi thông tin tư liệu; traođổi kỹ năng của viên chức làm công tácnghiên cứu khoa học....

Thứ năm, tích cực thực hiện các côngtrình nghiên cứu khoa học ở các cấp khácnhau như đề tài nghiên cứu khoa học cấpNhà nước, cấp Bộ, cấp Học viện, cấp khoa,v.v... căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu về sảnphẩm khoa học của công tác đào tạo, củacác cơ quan, tổ chức khác có liên quan.Mạnh dạn giao các đề tài nghiên cứu khoahọc cho các trí thức trẻ chủ trì trên cơ sởhướng dẫn, của những nhà khoa học cóchuyên môn, kinh nghiệm.

Thứ sáu, tăng cường số lượng viên chưclàm công tác nghiên cứu khoa học cho Họcviện Tư pháp, đồng thời có các chế độ ưutiên, đãi ngộ hợp lý. Xây dựng cơ chế khenthưởng, xử lý minh bạch nhằm tăng cườngtính cạnh tranh giữa các đơn vị, cá nhântrong việc triển khai thực hiện các côngtrình nghiên cứu khoa học ứng dụng đảmbảo không ngừng nâng cao chất lượng cácsản phẩm khoa học.

Thứ bẩy, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện thực hiện cácnhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảotối đa hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoahọc, thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí./.

28

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 27: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT KỸ NĂNG TRONG MÔN HỌC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA

GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC HÀNH CHÍNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNHĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ

TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Trần Thị Hiền1

Tóm tắt: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã được thực hiện từ rất lâu tại các nước pháttriển trên thế giới và hiện nay đang được triển khai thực hiện tại Việt Nam. Trong bối cảnhchung của cải cách giáo dục, Học viện Tư pháp đã áp dụng phương thức đào tạo theo hệthống tín chỉ đối với chương trình đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện. Hiệu quả củagiảng dạy theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Tư pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như:nội dung chương trình, hồ sơ học liệu, cơ sở vật chất phục vụ thực hành...Trong phạm vi bàiviết này tôi xin được bàn đến vấn đề nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy lý thuyết kỹnăng trong môn học Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết vụ, việc hành chính thuộc chươngtrình đào tạo nghề luật sư theo hệ thống tín chỉ tại Học viện Tư pháp.

Từ khóa: Đào tạo luật sư, phương pháp giảng dạy, hệ thống tín chỉNhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018Abstract: Credit-based training has been applied for long time in the developed countries in

the world and now it is being applied in Vietnam. In the common context of the education reform,Judicial Academy has been applying method of credit-based training with curriculum of traininglegal professionals at Judicial Academy. The effectiveness of credit-based training at JudicialAcademy depends on many factors such as curriculum content, training materials, facility ofpractice… Within scale of this article, I would like to discuss about enhancing effectiveness ofmethod of training skill theory in the subject of Lawyer’s skills in solving administrative cases inthe curriculum of credit-based training lawyer profession at Judicial Academy.

Keywords: training lawyers, training method, credit systemDate of receipt: 10/12/2017 ; Date of revision: 15/01/2018 ; Date of approval:

26/01/2018

1. Nhận thức của giảng viên về phươngpháp giảng dạy lý thuyết kỹ năng

Để chuẩn bị cho việc đào tạo theo hệthống tín chỉ, Học viện Tư pháp đã có cơ sởvật chất rất khang trang với các phòng đượctrang bị máy chiếu, âm li, bảng viết, bên cạnhđó còn có phòng học chuyên dụng phục vụcho buổi học diễn tập phiên tòa giả định. Làgiảng viên tại trường Đại học Luật Hà Nội,

tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp vớitư cách giảng viên thỉnh giảng, tôi đặc biệtấn tượng và đánh giá cao về hệ thống họcliệu của Học viện. Với 20 năm đào tạo nghềcác chức danh tư pháp, các môn học của Họcviện hiện nay đều đã có giáo trình hoặc tậpbài giảng. Đây là sự nỗ lực của cả Học viện,đặc biệt là sự nỗ lực của các thầy cô giáo.Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, học liệu

1 Tiến sỹ, Phó Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại Học Luật Hà Nội.

29

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 28: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

là một trong những điều kiện tiên quyết chosự thành công. Một trong những nét riêng tạonên sự khác biệt trong phương thức đào tạocủa Học viện Tư pháp chính là hệ thống họcliệu. Ngoài giáo trình, học liệu của Học việncòn bao gồm hệ thống hồ sơ tình huốngphong phú được biên tập, cập nhật tương đốithường xuyên. Tuy nhiên, hệ thống học liệunày có phát huy được giá trị trong đào tạotheo hệ thống tín chỉ hay không lại phụ thuộcrất nhiều vào cách khai thác của người dạyvà người học.

Hiện nay, nhận thức của giảng viên vềcách thức triển khai phương pháp giảngdạy lý thuyết theo hệ thống tín chỉ cònchưa thống nhất. Tình trạng này do nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan,trong đó có nguyên nhân do giảng viênchưa được tiếp thu hệ lý thuyết thống nhấtvề phương pháp giảng dạy theo hệ thốngtín chỉ. So với phương pháp giảng dạytruyền thống, phương pháp giảng dạy theohệ thống tín chỉ có những điểm khác về nộidung và hình thức chuyển tải kiến thức.Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sựtương tác sư phạm lấy người học làm trungtâm được bàn đến nhiều. Song, tương tácnhư thế nào, cách thức triển khai tương táctrong giờ tình huống khác gì việc thực hiệntương tác trong giờ giảng lý thuyết, câu hỏinày hầu như chưa được được giải quyếtmột cách rõ ràng. Ngay tại trường Đại họcLuật Hà Nội, nơi đã tổ chức nhiều khóađào tạo cho giảng viên về phương phápgiảng dạy trong đào tạo theo hệ thống tínchỉ, thì nhiều giảng viên vẫn chưa thực sựhiểu và biết rõ cần phải triển khai giờ giảngnhư thế nào để có một giờ giảng tín chỉđúng nghĩa. Tất cả còn đang phụ thuộc rất

nhiều vào sự nỗ lực học hỏi, cập nhật củamỗi giảng viên.

Do chưa thống nhất nhận thức về phươngpháp giảng dạy lý thuyết theo hệ thống tínchỉ nên mỗi giảng viên triển khai theo mộtcách thức khác nhau. Qua trao đổi, chúng tôinhận thấy, hiện đang có các quan điểm khácnhau về cách thức triển khai giờ giảng lýthuyết kỹ năng như sau:

Quan điểm thứ nhất: Về cơ bản, giảng lýthuyết kỹ năng theo hệ thống tín chỉ khôngkhác giờ giảng lý thuyết theo niên chế.Giảng viên giảng lý thuyết vẫn phải thuyếttrình theo cách truyền thống của giảng dạyniên chế nhưng cắt gọn, chỉ nói những phầnđược coi là cơ bản đã xác định trong chươngtrình môn học. Theo cách này, giảng viênvẫn phải độc thoại và giảng những vấn đềmà giảng viên đã soạn, cố gắng trình bày hếtcác vấn đề được xác định. Những giảng viênủng hộ cách thức giảng dạy giờ lý thuyếttheo cách này đã lập luận rằng: Học viênhọc nghề là đối tượng vừa đi làm vừa đihọc, có người vừa tốt nghiệp đại học, cóngười đã ra trường nhiều năm nên có thểkiến thức nền tảng bị lãng quên... nên tronggiờ lý thuyết cần phải giảng nhiều nhữngkiến thức trong giáo trình và nội dung phápluật thực định là cần thiết.

Quan điểm thứ hai: Giảng viên mặcnhiên coi học viên phải có nghĩa vụ nghiêncứu tài liệu. Do đó, giảng viên chỉ đặt các câuhỏi và giảng theo những câu hỏi mà sinh viênđưa ra. Nếu học viên không đưa ra câu hỏithì giảng viên đặt câu hỏi hoặc đưa ra tìnhhuống yêu cầu học viên có ý kiến giải quyết.Những giảng viên ủng hộ cách giảng này, lậpluận: giảng dạy tại Học viện Tư pháp là giảngkỹ năng, do đó không nên phân biệt giờ lý

30

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 29: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

thuyết kỹ năng với giờ hướng dẫn thực hànhtình huống, lý thuyết kỹ năng cũng là thựchành...

Quan điểm thứ ba: Giảng viên đóng vaitrò là người hướng dẫn học viên nghiên cứutài liệu. Giảng viên cung cấp nội dung chínhtrong giáo trình, mô phỏng lý thuyết kỹ năngđó thông qua các tình huống ngắn gọn. Đặcbiệt, khi đưa các ví dụ tình huống, giảng viênnên chú ý dẫn chiếu cơ sở pháp lý là các vănbản pháp luật, nếu có thể thì nên trích dẫnđiều luật được áp dụng trong tình huống cụthể đó. Với cách thức này, giờ giảng lýthuyết tránh được sự độc thoại của giảngviên thực hiện theo cách thứ nhất đồng thờigiảm được áp lực tự nghiên cứu khối lượngkiến thức pháp luật quá lớn cho đối tượnghọc viên học nghề có tính đặc thù đang theohọc tại Học viện. Do đó, thu hút được họcviên tham gia hoạt động học tập trên lớptheo sự gợi mở có chủ đích của giảng viên.

Các cách triển khai giờ giảng lý thuyếtkỹ năng trên đây áp dụng trong điều kiệnthực tế của Học viện, ở mức độ nhất định cóthể nhận thấy cách nào cũng có những lậpluận riêng để chỉ ra cách đó có điểm phùhợp, điểm chưa thật sự phù hợp với điềukiện thực tế của môi trường đào tạo tín chỉchưa đồng bộ. Chúng tôi cho rằng, thực sựgiảng viên tham gia giảng dạy tại Học việnTư pháp cần có phương pháp luận về cáchtriển khai giờ giảng lý thuyết kỹ năng đàotạo theo tín chỉ.

2. Nâng cao hiệu quả phương phápgiảng dạy lý thuyết kỹ năng môn học Kỹnăng của luật sư tham gia giải quyết cácvụ, việc hành chính tại Học viện Tư pháp

Phương pháp chủ đạo được chúng tôilựa chọn giảng dạy giờ lý thuyết kỹ năng là

phương pháp “Lấy người học làm trungtâm”. Về tổng quan, phương pháp nàykhuyến khích giảng viên sử dụng phươngthức tiếp cận dạy và học lấy học viên làmtrung tâm, dựa trên sự thắc mắc của họcviên nhiều nhất có thể. Theo phương phápnày, giảng viên cần tạo điều kiện để họcviên chủ động trong việc tiếp thụ kiến thức.Việc đặt câu hỏi hay đưa ra các thắc mắccủa học viên được hỗ trợ từ phía giảng viên,theo cách gợi mở nhờ xác định một cách rõràng các kiến thức học viên cần có được saugiờ giảng và đương nhiên sẽ nằm trongkhối kiến thức kĩ năng cần đáp ứng mụctiêu đầu ra của học viên. Phương pháp nàycó thể được thực hiện theo 03 cách thứctriển khai cụ thể, tùy theo nội dung củatừng bài giảng trong chương trình đào tạo.

Cách thứ nhất: Triển khai giờ giảng lýthuyết kỹ năng bằng cách tích hợp thuyếttrình chuyển tải kiến thức với khả năngnghiên cứu của học viên.

Việc áp dụng cách thức triển khai nàytrong giờ giảng lý thuyết, mà người học tạiHọc viện Tư pháp là những đối tượng vừalàm vừa học, thời gian dành cho nghiên cứuvà tự học không nhiều, cần có sự điều chỉnhbằng sự tăng cường liên kết giữa lượng kiếnthức lý thuyết cần cung cấp với kiến thức tíchlũy từ thực tiễn có được của học viên mà họcviên có thể thắc mắc ngay trong giờ lý thuyết.

Cách thứ hai: Triển khai giảng lýthuyết kỹ năng bằng cách đặt ra các câu hỏinghiên cứu.

Theo cách này giảng viên phải tóm lượcnội dung cần truyền đạt bằng các câu hỏi “cóvấn đề” cần phải được giải quyết. Phươngpháp này thúc đẩy tư duy của người học bởinút thắt – mở của câu hỏi. Đương nhiên, nếu

31

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 30: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

lựa chọn cách giảng này, giảng viên phải cósự chuẩn bị “ kịch bản” để cho phép áp dụngđược các giải pháp hoặc biện pháp ứng phóđã được dự liệu.

Bằng việc đặt ra các câu hỏi để dẫn luậntrình bày các vấn đề lý thuyết sẽ tập trung đốivới những học viên tham gia đào tạo cáckhóa Luật sư. Bởi lẽ xu hướng của ngànhnghề này thu hút những học viên chủ độngtìm hiểu, phát triển khả năng tư duy dự đoánvấn đề thay vì muốn học thuộc lòng các kiếnthức mà giảng viên yêu cầy trình bày lại.

Triển khai giờ giảng lý thuyết theo cáchthức đưa câu hỏi nghiên cứu cũng giúp họcviên hiểu hơn về nghề nghiệp Luật sư vàmôn học mà họ đang tiếp cận có ý nghĩatrực tiếp cho quá trình hành nghề trongtương lai. Mặt khác, chúng tôi cho rằng,triển khai giờ giảng lý thuyết theo cách đặtcâu hỏi nghiên cứu có thể gợi mở sự tò mò,mong muốn hiểu rõ về nội dung mà giảngviên đang trình bày. Cách này cũng giúphọc viên có sự tự tin cần thiết trong giaotiếp, trong kỹ năng hành nghề nhằm tìmhiểu, đáng giá được vụ việc cụ thể.

Cách thứ ba: Giảng dạy lý thuyết kỹ năngtheo cách tiếp cận vấn đề có tính điển hình.

Theo cách này, giảng viên phải thiết kếđược một tình huống điển hình để có thểvận dụng được kỹ năng mà giảng viên muốntrình bày trong giờ lý thuyết. Giảng viên cóthể đưa sẵn một phương án giải quyết tìnhhuống và yêu cầu học viên tìm xem cóphương án nào tốt hơn không hoặc cũng cóthể đưa ra nhiều phương án và yêu cầu họcviên tìm phương án tốt nhất, phù hợp vớipháp luật nhất. Đối với đối tượng người họclà học viên các lớp đào tạo nghề luật sư,giảng viên có thể đưa yêu cầu lập luận từ

góc độ lý luận khoa học pháp lý để giúp họđáp ứng tốt hơn yêu cầu nghề nghiệp.

Giờ giảng lý thuyết kỹ năng, thường đượcthực hiện theo giáo án được thiết kế thành 03phần, gồm:

Phần 1: Về nội dung: Cung cấp những thông tin

chính thuộc nội dung bài giảng, gồm kiếnthức trong giáo trình và các tài liệu có liênquan mà giảng viên có thể có được; giớithiệu văn bản pháp luật cần nghiên cứu.Thời gian giành cho phần này là ½ tổngthời gian của buổi giảng.

Về cách thức triển khai: Giảng viên cóthể lựa chọn một trong ba cách trên đây đểchuyển tải nội dung. Với cá nhân tôi, thôngthường, nội dung phần này được lựa chọncách nêu câu hỏi nghiên cứu để chuyển tảicác nội dung lý thuyết yêu cầu học viên phảibiết để vận dụng.

Phần 2: Nội dung: Đưa tình huống cần áp dụng

lý thuyết, đặt các câu hỏi yêu cầu học viênvề cách thức triển khai phân tích tình huốngvà nêu các vấn đề cần giải quyết trong tìnhhuống cụ thể đó. Về cách thức triển khaitrong phần này học viên được tự do trìnhbày quan điểm của mình về cách giải quyếtvấn đề của tình huống lý thuyết. Giảng viêntổ chức, điều khiển cho học viên đưa ra cácquan điểm tranh luận. Giảng viên nênhướng câu hỏi đến các học viên có các ýkiến trái ngược nhau, nhằm thu hút sự quantâm của các học viên khác trong tới. Thờigian tiến hành phần này khoảng ¼ tổng thờigian buổi giảng.

Phần 3: Liên kết các vấn đề của tình huống với lý

thuyết bằng cách soi chiếu vấn đề lý thuyết

32

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 31: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

cần thiết để đánh giá tình huống. Chốt lại cácvấn đề quan trọng cần lưu ý của bài giảng đểhọc viên tìm tài liệu nghiên cứu tình huốngchuẩn bị giờ thực hành theo nhóm.

Thời gian tiến hành phần 3 khoản ¼ tổngthời gian buổi giảng.

3. Những khó khăn khi triển khaiphương pháp giảng dạy lý thuyết kỹ năngtheo cách thức trên

Khó khăn căn bản nhất khi thực hiệngiờ giảng lý thuyết kỹ năng theo phươngpháp đào tạo tín chỉ “lấy người học làmtrung tâm” như đã trình bày trên đây là sứcì của học viên. Để có thể nâng cao hiệu quảgiảng dạy giờ lý thuyết nói riêng và giờgiảng trên lớp nói chung đối với học viêntheo học tại Học viện Tư pháp, thì BanGiám đốc cần triển khai có tính đồng bộphương pháp dạy và học theo đào tạo tínchỉ trong toàn Học viện, bao gồm cả đối

với học viên. Chuẩn hóa quy trình đánh giáđể học viên hiểu và có ý thức học tập theophương thức đào tạo tín chỉ. Nếu học viênhoàn toàn chưa đọc tài liệu và văn bảnpháp luật thì giảng viên dễ bị lụt vào việcgiải thích nội dung pháp luật thực định, dođó, bài giảng không thu được kết quả nhưmong muốn.

Theo tôi, có lẽ trong giai đoạn quá độchuyển đổi phương thức từ đào tạo theo niênchế sang đào tạo tín chỉ, Học viện cần kiênquyết chấp nhận sự phân hóa không đồngđều trong học viên về trình độ. Trong nhữngnăm đầu, có thể có một số lượng học viênchưa có ý thức chủ động nghiên cứu học tậpđể rèn tính chủ động học tập nhưng tôi tintưởng trong thời gian tới, Học viện Tư phápsẽ triển khai phương thức đào tạo theo hệthống tín chỉ một cách đồng bộ và toàn diệnhơn./.

cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực chấtlượng cao, phục vụ thiết thực cho công cuộcđổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, xây dựng bộ máy các cấp trong sạch,vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phấn khởi, tự hàovới những thành tích đã đạt được trên chặngđường đã qua, song toàn thể cán bộ, côngchức, viên chức của Học viện vẫn ý thức sâusắc về trọng trách của mình trong giai đoạnphát triển mới - đó là tiếp tục xây dựng vàphát triển Học viện Tư pháp để Học việnthực sự xứng tầm là một trung tâm lớn củaquốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức

danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nghiên cứu,phát triển khoa học ứng dụng tư pháp của đấtnước; đưa Học viện từng bước trở thành cơsở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong khu vựcvà trên thế giới.

Kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống, vớithế và lực mới, tập thể lãnh đạo và toàn thểcán bộ, công chức, viên chức, người lao độngcủa Học viện Tư pháp tin tưởng sâu sắc vàotương lai phát triển tươi sáng ở phía trước;quyết tâm chung sức, đồng lòng xây dựng,phát triển Học viện vững mạnh về mọi mặtđể xứng đáng với trọng trách mà Đảng, Nhànước đã tin cậy giao phó./.

HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN(Tiếp theo trang 14)

33

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 32: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN VÀ LUẬT SƯ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMĐồng Thị Kim Thoa1

Lê Thị Thúy Nga2

Tóm tắt: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư là mô hình đào tạo mớiở Việt Nam với mục tiêu đào tạo để học viên có năng lực tư duy pháp lý, phân tích và xử lýtình huống, áp dụng pháp luật, trau dồi kỹ năng hành nghề, khả năng làm việc độc lập trongmôi trường công việc áp lực cao. Để triển khai mô hình đào tạo này cần có những đánh giátrên nhiều khía cạnh trong đó có việc tham khảo kinh nghiệm đào tạo chung tại một số nướctrên thế giới. Bài viết đề cập tới kinh nghiệm đào tạo chung các chức danh thẩm phán, kiểmsát viên, luật sư tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo trongquá trình triển khai mô hình đào tạo này.

Từ khóa: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, mô hìnhNhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018Abstract: Jointly training of Judges, prosecutors, lawyers is the new training model in

Vietnam with the aim to train trainees with capacity of legal thinking, analyzing and solvingcases, applying law, exchanging skills, ability of working independently in the high pressureworking environment. To implement this kind of training model, it requires assessment ondifferent aspects including understanding experience of jointly training of the above legalprofessionals in some countries in the world. This article mentions the experience of jointlytraining judges, prosecutors, lawyers in some countries and lesson for Vietnam in the processof implementing this training model.

Keywords: Jointly training of judges, prosecutors, lawyers, modelDate of receipt: 10/12/2017 ; Date of revision: 15/01/2018; Date of approval:

26/01/2018

Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểmsát viên, luật sư là hoạt động đào tạo đượcthực hiện trong một chương trình đào tạocho cùng một đối tượng học viên nhằmtrang bị cho học viên kiến thức, kỹ năngnghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩmphán, Kiểm sát viên, Luật sư. Đây là môhình đào tạo mới trong lĩnh vực đào tạonguồn nhân lực tư pháp ở nước ta bên cạnhmô hình đào tạo riêng từng chức danh

truyền thống. Mô hình đào tạo này được kỳvọng là góp phần tăng cường chất lượng,hiệu quả đào tạo thông qua việc trang bị mặtbằng chung về kiến thức chuyên mônnghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của ba chứcdanh, đồng thời bảo đảm hợp lý tính chuyênsâu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹnăng nghề nghiệp của mỗi chức danh chomột người học; giúp người học dễ tiếp cậnvà thực hiện tốt hoạt động tranh tụng sau khi

1 Tiến sỹ, Giảng viên chính, Phó Giám đốc Trung tâm liên kết đào tạo Luật sư thương mại quốc tế-Học viện Tư pháp2 Thạc sỹ, Giảng viên, Phó trưởng Khoa Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư-Học viện Tư pháp

34

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 33: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

hoàn thành chương trình đào tạo, làm cơ sởđể thực hiện chủ trương mở rộng tranh tụngtại toà án đã được nhấn mạnh trong cácNghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tưpháp và đã được quy định trong Hiến phápnăm 2013.

Việc đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên,Luật sư theo một chương trình chung cũngđã được triển khai ở một số quốc gia trênthế giới. Ở các nước theo truyền thốngthông luật (common law), pháp luật củaHoa Kỳ, Canada và một số nước xây dựngmô hình đào tạo luật (ứng dụng J.D-JurisDoctor) cho những người đã tốt nghiệp đạihọc chuyên ngành khác để tạo nguồn Luậtsư và đến lượt mình, Luật sư là nguồn để bổnhiệm Thẩm phán và Công tố viên (tươngđương chức danh Kiểm sát viên ở ViệtNam). Như vậy, đào tạo của các nước theomô hình thông luật về thực chất cũng là đàotạo chung. Ở các nước theo truyền thốngdân luật (civil law), điển hình là Nhật Bản,Hàn Quốc và một số nước châu Âu, mô hìnhđào tạo chung ba chức danh thẩm phán,công tố viên, luật sư hay hai chức danhthẩm phán, công tố viên khá phổ biến3.Theo quan điểm của các quốc gia này, việcđào tạo chung nhằm tạo ra mặt bằng chungvề kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, cósự hiểu biết về nghề nghiệp của nhau giữacác chức danh. Trong phạm vi hạn hẹp củabài viết này, trên cơ sở nghiên cứu của bảnthân cũng như kế thừa, sử dụng tư liệu củaHọc viện Tư pháp trong nhiều năm qua,chúng tôi trình bày một số nội dung cơ bản

trong kinh nghiệm đào tạo chung các chứcdanh Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư củamột số quốc gia tiêu biểu và bài học kinhnghiệm có thể tham khảo trong quá trìnhViệt Nam xây dựng, triển khai mô hình đàotạo này.

1. Đào tạo chung thẩm phán, kiểm sátviên, luật sư ở một số nước trên thế giới

1.1. Cộng hòa Liên bang ĐứcHệ thống chức danh tư pháp ở Đức có

một số điểm đặc trưng. Phần lớn Thẩm phánở CHLB Đức là Thẩm phán bang, trừ cácThẩm phán của Tòa án liên bang và Tòa ánHiến pháp liên bang. Luật về thẩm phán củaLiên bang trước hết có giá trị bắt buộc đốivới các Thẩm phán liên bang và những vấnđề cốt yếu của nghề Thẩm phán như thi cửvà đào tạo. Công tố viên ở Đức là một ngànhthuộc hệ thống các cơ quan hành pháp. Côngtố viên liên bang tối cao là nhân viên nhànước và chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng BộTư pháp liên bang. Hệ thống Viện công tốcũng được tổ chức tương đương với hệ thốngTòa án. Luật sư là nghề tự do, chỉ được phéphành nghề sau khi nhận được giấy phép hànhnghề do Bộ trưởng Bộ Tư pháp của bang sởtại cấp với ý kiến của đoàn Luật sư sở tại vàsau khi đã tuyên thệ trước Tòa án cấp vùngsở tại. Sau khi tuyên thệ, Luật sư sẽ được ghitên vào Đoàn Luật sư.

Đặc trưng cơ bản trên dẫn đến đặc thùcông tác đào tạo các chức danh tư pháp củaĐức: không có những thiết chế cố địnhdưới hình thức Trường hay Viện đào tạonghề cho Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên

3 Theo một nghiên cứu của Học viện Tư pháp trong Dự án xây dựng dự thảo Pháp lệnh đào tạo các chức danh tưpháp tháng 11/năm 2014, trong số 21 nước có đào tạo thẩm phán và công tố viên được chọn nghiên cứu, có 15 nướcđào tạo chung hai chức danh này (Albania, Áo, Marcedonia, Moldova, Pháp, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia,Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Đông Timor, Hàn Quôc, Nhật Bản), có 06 nước đào tạo riêng thẩm phán, công tốviên (Armenia, Kyrgyzstan, Mexico, Phân Lan, Singapore, Trung Quôc).

35

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 34: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

mà do Bộ Tư pháp bang thực hiện thốngnhất trong một chương trình chung. Sau khitốt nghiệp đại học luật và đỗ kỳ thi tư phápquốc gia của từng bang, học viên sẽ đượcđào tạo tư pháp tại từng bang. Để trở thànhThẩm phán, Luật sư, Công tố viên, nhữngngười đã đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia lần thứnhất phải đăng ký học một khóa đào tạonghề thời gian khoảng hai năm rưỡi. Saukhi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia lần thứ hai(của từng bang), học viên sẽ có bằng hànhnghề luật, trở thành Thẩm phán, Công tốviên, Luật sư.

Hệ thống nội dung và chương trình đàotạo các chức danh tư pháp ở Đức tương đốithống nhất, trong đó giới thiệu cả kỹ năngnghề nghiệp của Thẩm phán, Luật sư, Côngtố viên dưới sự hướng dẫn và giám sát củacán bộ tư pháp tại Tòa án, Viện Công tố vàVăn phòng luật; chú trọng đào tạo kỹ năngthực tế chuyên sâu bởi giảng viên là nhữngngười hoạt động thực tiễn (Thẩm phán,Công tố viên, Luật sư, Công chứng viênhoặc công chức cấp cao từ các cơ quan tưpháp và các cơ quan hành chính Chươngtrình đào tạo được chia thành giai đoạn bắtbuộc và một giai đoạn tự chọn.

- Các giai đoạn bắt buộc:+ Tư pháp: 06 tháng thực tập tại một Tòa

dân sự và 03 tháng thực tập tại một Tòa hìnhsự hoặc Viện công tố, trong đó học viên phảilàm quen với mọi hoạt động tố tụng dân sựhoặc hình sự tại Tòa án từ công việc điềutra, chuẩn bị bản cáo trạng (hình sự), việcchuẩn bị và điều khiển phiên tòa (dân sựhoặc hình sự) và việc chuẩn bị các phánquyết, bản án.

+ Hành chính: 05 tháng thực tập tại mộtcơ quan hành chính cấp huyện hoặc cũng

có thể là cấp quận có ít nhất một công chứccó bằng Thẩm phán và 02 tháng thực tậptại cơ quan chính phủ bang, tỉnh, Tòa ánhành chính hoặc Viện công tố bang; trongđó học viên làm quen với công việc pháp lýtrong cơ quan hành chính, đặc biệt là thủtục hành chính, soạn thảo các quyết định,hành vi hành chính, các thủ tục hành chínhtừ giai đoạn khiếu nại hành chính đếnchấm dứt vụ án bằng các phán quyết hoặcbản án hành chính

+ Văn phòng Luật sư: 04 tháng làm việctại một văn phòng Luật sư, không chỉ thamgia soạn thảo các công văn nghiệp vụ (cácthư từ giao dịch với thân chủ, đối phương,các cơ quan tư pháp, Tòa án) mà còn có thểđại diện cho thân chủ thực hiện các thủ tục tốtụng tố tụng trước Tòa án.

- Giai đoạn tự chọn: 04 tháng thực tập tạimột hay hai cơ quan khác nhau trong các lĩnhvực có thể lựa chọn gồm: Tư pháp (Tòa án,nhà giam, Văn phòng công chứng, Văn phòngLuật sư), hành chính, kinh tế, luật lao độngvà xã hội, Luật quốc tế và châu Âu, luật thuế.

Khóa học kết thúc với kỳ thi quốc gia docơ quan đặc trách về vấn đề thi cử của Bộ Tưpháp bang (Vụ thi cử) tổ chức, gồm 02 phần:Thi viết và thi vấn đáp. Kỳ thi viết gồm 11bài thi trong 11 ngày liên tiếp (05 bài thitrong lĩnh vực luật dân sự gồm luật thươngmại và luật công ty, luật lao động, luật tốtụng; 02 bài thi trong lĩnh vực luật hình sự vàtố tụng hình sự; 04 bài thi với trọng tâm tronglĩnh vực luật công bao gồm cả luật hình thức,tố tụng và luật thuế…). Học viên thi vấn đáptrước hội đồng gồm 04 giám khảo, các câuhỏi được giới hạn trong các lĩnh vực quy địnhchung cho cả kỳ thi, mỗi thí sinh sẽ được hỏitrong thời gian 50 phút từ đó nhận được 04

36

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 35: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

điểm thi cho các lĩnh vực luật dân sự, laođộng, hình sự, luật công và lĩnh vực tự chọncủa thí sinh.

1.2. Nhật BảnHoạt động đào tạo các chức danh tư

pháp (Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư)của Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạnphát triển với những thay đổi quan trọng.Hiện nay, cơ quan có nhiệm vụ đào tạo cácchức danh tư pháp là Trường đào tạo vànghiên cứu tư pháp thuộc Toà án tối cao -được thành lập năm 1947 với chức năng đàotạo nghề nghiệp cho những người sẽ đượcbổ nhiệm Thẩm phán, Công tố viên, Luật sưvà bồi dưỡng (đào tạo lại) cho những ngườiđã được bổ nhiệm Thẩm phán4. Mô hình cáccơ quan đào tạo, bồi dưỡng này giúp choviệc đào tạo nghề tập trung về một mốinhằm trang bị kỹ năng nghề nghiệp với mặtbằng chung ban đầu cho những người sẽđược bổ nhiệm Thẩm phán, Công tố viên,Luật sư.

Ứng viên muốn theo học tại Trường Đàotạo và nghiên cứu tư pháp phải trúng tuyển kỳthi tư pháp quốc gia (National BarExamination) do Uỷ ban quản lý kỳ thi tưpháp quốc gia5 tổ chức. Kỳ thi tư pháp quốcgia là kỳ thi tuyển khó khăn bậc nhất củaNhật Bản, vì số lượng người trúng tuyển làrất ít so với số người dự thi. Những năm gầnđây, Nhật Bản đã có nhiều thay đổi trong

hoạt động thi tuyển tư pháp, trong đó có việcthành lập hệ thống các trường luật (Lawschool) nhằm trang bị kiến thức luật pháp vàkiến thức nghề nghiệp cơ sở (thời gian 2-3năm) cho những người chuẩn bị đăng ký vàokỳ thi tư pháp quốc gia6.

Chương trình đào tạo chung Thẩm phán,Công tố viên và Luật sư ở Trường Đào tạovà nghiên cứu tư pháp nhằm trang bị chokhoá sinh nền kiến thức và kỹ năng nghềnghiệp chung, hạn chế được những bất đồngquan điểm không cần thiết khi các chức danhnày tham gia vào cùng một vụ việc. Chươngtrình đào kéo dài 18 tháng, phân thành 03giai đoạn:

(i) Giai đoạn 1: Học tập trung tại Trườngđào tạo và nghiên cứu tư pháp kéo dài 03tháng, trang bị các kỹ năng nghề nghiệpThẩm phán, Công tố viên, Luật sư với cácmôn học cơ bản gồm: Xét xử dân sự, xét xửhình sự, công tố, biện hộ dân sự và biện hộhình sự.

(ii) Giai đoạn 2: Đào tạo nghề thực tếkéo dài 12 tháng, là nội dung trọng tâmtrong chương trình đào tạo, thực tập tại Toàán, Viện Công tố, Văn phòng Luật sư ở cácđịa phương (tương đương đơn vị hành chínhtỉnh của Việt Nam) do Toà án tối cao, Việnkiểm sát tối cao và Hội liên hiệp Luật sưNhật Bản là các cơ quan trực tiếp tổ chứcthực hiện. Có 03 giai đoạn nhỏ: i) 06 tháng

4 Ở Nhật Bản, hoạt động bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho Công tố viên (đã được bổ nhiệm) được thực hiệnbởi một trường riêng của Bộ Tư pháp Nhật Bản, hoạt động bồi dưỡng cho Luật sư đang hành nghề do Hiệp hội Luậtsư tiến hành. 5 Uỷ ban này gồm các thành viên là đại diện của Toà án tối cao, Bộ Tư pháp và Hội liên hiệp Luật sư Nhật Bản.Giúp việc cho Uỷ ban này là một Ban thư ký do Bộ Tư pháp đứng ra thành lập. Các giám khảo là những Thẩm phán,Công tố viên, Luật sư, do các cơ quan sử dụng cán bộ đề cử. Ngoài ra, tham gia làm giám khảo còn có các giáo sưluật có uy tín đang làm việc trong những cơ sở đào tạo luật lớn của Nhật Bản.6 Với hệ thống Law school kiểu Nhật này, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng được số lượng luật gia nói chung và số lượngchức danh tư pháp nói riêng, đồng thời cải thiện một cách đáng kể chất lượng chuyên môn của đội ngũ này. Saukhi tham gia học tại các law school, thời gian học tại Trường đào tạo tư pháp sẽ rút ngắn xuống còn 01 năm.

37

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 36: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

thực tập xét xử dân sự và xét xử hình sự tạicác toà án khu vực (District Courts); ii) 03tháng thực tập tại Viện kiểm sát khu vực; iii)03 tháng thực tập tại các văn phòng luật trựcthuộc các Hội luật sư địa phương theo 04nội dung: Xét xử dân sự, xét xử hình sự,kiểm sát và biện hộ. Học viên có thể đượcgiao thực hiện một số công việc của Thẩmphán, Công tố viên, Luật sư như soạn thảomột số văn bản tố tụng, tham gia hội đồngxét xử, viết một số nội dung của phán quyết,tham gia thu thập, đánh giá chứng cứ, soạnthảo quyết định truy tố, cáo trạng, tiếpđương sự, soạn thảo bản biện hộ hay thựchiện một số hoạt động tư vấn pháp luật.

(iii) Giai đoạn 3: Sau thời gian thực tập,kéo dài trong 03 tháng cuối cùng của khoáđào tạo, với các môn: Xét xử dân sự, xét xửhình sự, công tố, biện hộ dân sự và biện hộhình sự, nội dung đào tạo được thiết kế theohướng nâng cao và bổ khuyết những kiếnthức mà học viên còn thiếu và chuẩn bị choviệc thi tốt nghiệp của học viên.

(iv) Thi tốt nghiệp: Kỳ thi tốt nghiệpđược điều hành bởi Hội đồng thi tốt nghiệpdo Toà án tối cao thành lập, tiến hành dưới02 hình thức: Thi viết và thi vấn đáp, tậptrung vào 05 nội dung: Xét xử hình sự, xétxử dân sự, công tố, biện hộ dân sự và biệnhộ hình sự. Học viên thi đỗ kỳ thi tốtnghiệp có thể được lựa chọn để trở thànhThẩm phán (phụ thẩm), Công tố viên hoặcLuật sư (với thứ tự ưu tiên trước hết dànhcho Thẩm phán, sau đó là Công tố viên –thông thường tỷ lệ là 10% thẩm phán, 10%công tố viên, 80% luật sư). Để trở thànhThẩm phán hoặc Công tố viên, người tốtnghiệp khoá đào tạo nghề tư pháp phải nộpđơn xin việc tại Toà án tối cao (trường hợp

muốn làm Thẩm phán) hoặc Bộ Tư pháp(trường hợp muốn làm Công tố viên). Đểhành nghề Luật sư, người tốt nghiệp ratrường phải đăng ký tên vào danh sách củaHội liên hiệp Luật sư Nhật Bản thông quaHội Luật sư địa phương, nơi Luật sư dựđịnh đặt Văn phòng của mình. Do việc đàotạo Thẩm phán, Công tố viên và Luật sưtheo chỉ tiêu chặt chẽ hàng năm và nhu cầusử dụng cán bộ tư pháp rất cao mà nhữngngười tốt nghiệp Trường đào tạo và nghiêncứu tư pháp không gặp khó khăn trong tìmkiếm việc làm và tạo chỗ đứng của mìnhtrong xã hội.

1.3. Hàn QuốcỞ Hàn Quốc, người muốn trở thành thẩm

phán phải vượt qua kỳ thi tư pháp quốc giavà hoàn thành khóa học 02 năm tại ViệnNghiên cứu và đào tạo tư pháp (JRTI) đểđược cấp giấy phép hành nghề luật tại HànQuốc. Viện Đào tạo các viên chức tòa án(Training Institute for Court Officials –TICO) được thành lập năm 1979 là nơi cungcấp chương trình đào tạo và phát triển thư kýtòa án, cảnh sát viên và các nhân viên tư phápkhác. Viện trưởng của TICO thực hiện côngviệc theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhândân tối cao.

Về đào tạo nâng cao, Viện Nghiên cứuvà đào tạo tư pháp (JRTI) xây dựng khóađào tạo thẩm phán nâng cao từ năm 1978,với mục đích tăng cường kiến thức phápluật chuyên ngành và kỹ năng thực tế chocác thẩm phán đương nhiệm. Năm 1988,JRTI tổ chức các khóa đào tạo cho thẩmphán mới được bổ nhiệm (tập sự). Sau khihoàn thành khóa học này, các thẩm phántập sự tham gia khóa đào tạo thực tế 02 nămdưới sự hướng dẫn của các thẩm phán cấp

38

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 37: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

cao. Sau khi kết thúc kỳ học này, thẩm phántập sự chính thức được bổ nhiệm. Các thẩmphán mới được bổ nhiệm phải hoàn tấtchương trình kéo dài một tuần với mục tiêugiúp họ nắm bắt được bí quyết xử lý các vụán thực tế tại phòng xử án. Từ năm 1992,JRTI tổ chức đào tạo định kỳ cho các thẩmphán ít nhất 05 năm một lần sau khi họđược bổ nhiệm, gồm 04 khóa đào tạo chothẩm phán ở tất cả các cấp nhằm cập nhậtthông tin và các vấn đề pháp luật liên quan.Ngoài ra, Tòa án tối cao còn tổ chứcchương trình đào tạo ở nước ngoài để giúpcác thẩm phán có thêm kỹ năng làm việctiên tiến, kiến thức chuyên môn và động lựctrong công việc. Các chương trình đào tạonước ngoài cho thẩm phán được phân loạinhư sau: i) đào tạo dài hạn tại một trườngđại học, viện giáo dục hoặc trung tâmnghiên cứu nước ngoài; ii) đào tạo quốc tếhóa nhằm gia tăng hiểu biết về các nền vănhóa khác nhau với môi trường toàn cầuđồng thời phát triển những ý tưởng và sứcsống mới cho môi trường tư pháp.

Về đào tạo chung Công tố viên, Luật sư,Thẩm phán, từ năm 1973, Hàn Quốc ápdụng mô hình của Nhật Bản tại JRTI. Điểmtrọng tâm trong mô hình Nhật Bản – HànQuốc là i) đào tạo rộng rãi sinh viên luật vàcung cấp sinh viên tốt nghiệp đảm tráchnhiều công việc trong doanh nghiệp và chínhphủ; ii) Kỳ thi chuyên ngành tuyển sinh vàoJRTI để đào tạo Công tố viên, Luật sư vàThẩm phán. Theo truyền thống, trở thànhThẩm phán và Công tố viên được xem làdanh giá hơn Luật sư. Tuy nhiên, thời giangần đây nhiều sinh viên thủ khoa gia nhậpcác công ty luật đang có xu hướng phát triểnmạnh tại Hàn Quốc.

Kỳ thi tư pháp và giáo dục nghề luật tạiHàn Quốc tập trung vào 06 ngành truyềnthống gồm: luật hiến pháp, luật dân sự, luậtthương mại, luật hình sự, luật tố tụng dân sựvà luật tố tụng hình sự. Kỳ thi gồm hai phần:thi viết và vấn đáp. Chỉ tiêu đầu vào là dưới100 người trúng tuyển/năm, vừa đủ để đápứng nhu cầu của Bộ Tư pháp và Tòa án. Sốluật sư ở Hàn Quốc tính trên đầu người có lẽlà ít nhất so với bất kỳ xã hội công nghiệpnào. Vì số ít luật sư được gia nhập đoàn đượcđảm bảo thu nhập cao nên áp lực vượt quakỳ thi là rất lớn. Trung bình thí sinh phải thibảy lần mới đậu và như vậy họ bước chânvào nghề khi đã gần hết độ tuổi ba mươi.

Giới hàn lâm luật học Hàn Quốc đã đềxuất áp dụng cách giáo dục pháp luật củaHoa Kỳ - các trường luật sau đại học (caohọc) đào tạo sinh viên cho kỳ thi vào đoànluật sư được tổ chức ở cấp quốc gia. Giớithẩm phán – những người kiểm soát JRTIcũng như Bộ Tư pháp thì phản đối. Đầu thếkỷ 21, các nhà cải cách đã tiến hành một hệthống mới (law schools) khi tháng 6/2003Bộ Giáo dục chấp thuận các trường luật sauđại học (được xác nhận trong báo cáo củaỦy ban Tổng thống về cải cách tư pháptháng 10/2004). Trên thực tế, một số sinhviên Hàn Quốc lấy bằng thạc sỹ luật (LLM)tại Hoa Kỳ và nếu vượt qua được kỳ thi gianhập đoàn luật sư tại một tiểu bang Hoa Kỳcó thể quay về Seoul làm việc với tư cáchchuyên viên tư vấn pháp luật tại các hãngluật. Hầu hết các hãng luật hiện nay đều cómột đội ngũ ổn định các chuyên gia tư vấnđược đào tạo ở nước ngoài.

2. Một số bài học kinh nghiệm cho hoạtđộng đào tạo chung nguồn Thẩm phán,Kiểm sát viên, Luật sư tại Việt Nam

39

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 38: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo Thẩmphán, Công tố viên, Luật sư của một sốnước trên thế giới như trình bày trên đâycho thấy các quốc gia, dù khác nhau về thểchế chính trị, chế độ tư pháp, hệ thống cácchức danh tư pháp nhưng hoạt động đào tạo,bồi dưỡng các chức danh tư pháp đều cómột số nét tương đồng. Theo đó, các nướcđều rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cánbộ pháp luật nói chung và đào tạo nghề chocác chức danh tư pháp nói riêng. Việc đàotạo kỹ năng nghề nghiệp cho Thẩm phán,Luật sư, Công tố viên có thể được tiến hànhtrong cùng một cơ sở hoặc trong các cơ sởriêng biệt. Một số nước áp dụng chươngtrình đào tạo thống nhất cho các chức danhThẩm phán, Công tố viên, Luật sư, một sốnước khác đào tạo Thẩm phán, Công tốviên, Luật sư riêng biệt nhưng trong chươngtrình đào tạo cho từng chức danh có nhiềunội dung giới thiệu kỹ năng chung của tấtcả các chức danh. Chương trình đào tạochung các chức danh tư pháp thường kéodài từ 1,5 năm đến 03 năm và được chiathành nhiều giai đoạn khác nhau; mỗi giaiđoạn đề ra mục đích đào tạo riêng và cócách thức tổ chức thực hiện riêng. Thôngthường các chương trình đào tạo được thiếtkế gồm 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn đào tạochung tại cơ sở đào tạo; (ii) Giai đoạn đàotạo trong thực tế tại Toà án, Viện công tốhay các Văn phòng Luật sư và (iii) Giaiđoạn đào tạo nâng cao học tập trung tại cơsở đào tạo. Trong chương trình đào tạo cácchức danh tư pháp, nội dung đào tạo nghềthực tế (thực tập nghề nghiệp) rất được coitrọng. Thời gian dành cho đào tạo nghềthực tế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngquỹ thời gian dành cho khoá học. Việc tổ

chức đào tạo nghề thực tế cũng hết sức chuđáo và chặt chẽ, từ xây dựng chương trìnhthực tập, phân bổ học viên về các cơ quantiếp nhận đến phân công những người cónhiều kinh nghiệm hướng dẫn và phối hợpquản lý học viên trong thời gian thực tập.

Nghiên cứu bước đầu về hoạt động đàotạo 03 chức danh Thẩm phán, Công tố viênvà Luật sư ở các nước trong bối cảnh cải cáchtư pháp cho thấy còn nhiều quan điểm khácbiệt trong việc thống nhất mô hình đào tạochung hay riêng các chức danh này. Ví dụ:Hàn Quốc đã từng xây dựng cơ chế đào tạochung như Nhật Bản, song thời gian gần đâynước này đã và đang xem xét việc giảm thiểuvà thay đổi, bởi một số yếu tố trong hệ quảcủa mô hình đào tạo chung (sự lo ngại đàotạo chung sẽ tạo ra, duy trì mối quan hệ gầngũi, gắn bó giữa các học viên và sau khi tốtnghiệp được bổ nhiệm chức danh tư pháp thìmối quan hệ đó sẽ chi phối, ảnh hưởng đếntính khách quan, vô tư của nghề nghiệp khihọ cùng tham gia hoạt động tố tụng). NhậtBản, trong xu hướng cải cách tăng dần sựtiếp cận của người dân và doanh nghiệp vớinền tư pháp thông qua sự hỗ trợ của luật sưvà Chính phủ phải loại bỏ dần kỳ thi tư phápquốc gia (vốn rất ngặt nghèo với tỷ lệ đỗ rấtthấp) để thay thế bằng hệ thống trường luật(law schools). Như vậy, mô hình đào tạochung nghề luật đang đứng trước nhữngthách thức không nhỏ mặc dù người ta đãthừa nhận tất cả những ưu điểm của nó trongviệc tạo ra chất lượng của các chức danh tưpháp đáp ứng được những đòi hỏi khắt khecủa nghề luật trong bối cảnh hiện nay.

Ở Việt Nam, Học viện Tư pháp đang trongbước khởi đầu ứng dụng, triển khai mô hìnhđào tạo chung ba chức danh Thẩm phán, Kiểm

40

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 39: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

sát viên và Luật sư. Chương trình khung,chương trình chi tiết đào tạo chung nguồnthẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã đượcchính thức phê duyệt vào cuối năm 2016 vàHọc viện đang tiến hành các bước chuẩn bị,tuyển sinh cho khóa đào tạo chung đầu tiên.Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giớinêu trên, chúng tôi cho rằng có một số điểm cóthể tham khảo, vận dụng cho mô hình đào tạochung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luậtsư tại Việt Nam. Cụ thể là:

Thứ nhất, cần khẳng định và ghi nhậnnhững lợi ích tích cực có thể đạt được từchương trình đào tạo chung nguồn thẩmphán, kiểm sát viên, luật sư. Từ góc độ kinhnghiệm quốc tế, có thể thấy rằng mặc dùkhông phải tất cả các quốc gia đều tiến hànhmô hình đào tạo chung các chức danh tưpháp (Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư)nhưng nhiều nước có điều kiện kinh tế - xãhội tương đồng với Việt Nam đã và đang duytrì mô hình này với những hiệu quả khôngthể phủ nhận. Những xu hướng và lý do hạnchế hay từ bỏ cơ chế đào tạo chung đềukhông phải là chủ đạo và nếu có tái hiện ởViệt Nam thì chúng ta đều có thể khắc phục,giải quyết được để không ảnh hưởng đến tínhbền vững của mô hình này. Lấy trường hợpcủa Hàn Quốc và Nhật Bản làm ví dụ. Vấn đềmối quan hệ gần gũi giữa các học viên thamgia đào tạo chung có thể chi phối, ảnh hưởngđến tính khách quan, vô tư của nghề nghiệpsau này hoàn toàn không phải là lý do cơ bảnđể từ bỏ mô hình đào tạo chung, bởi chúng tacó thể đảm bảo tính khách quan, vô tư tronghoạt động nghề nghiệp bằng các công cụ vàchế tài pháp lý. Tương tự như vậy, vấn đềtính ngặt nghèo của việc sát hạch “đầu vào”trong mối liên hệ với điều kiện đảm bảo cho

chương trình đào tạo chung ba chức danhquan trọng nhất của thiết chế tư pháp có thểgiải quyết được bằng cách cải tiến nội dungcủa kỳ thi tư pháp quốc gia sao cho phù hợpvới điều kiện và yêu cầu của hoạt động đàotạo và bổ nhiệm cán bộ tư pháp ở Việt Nam.

Thứ hai, từ góc độ xây dựng chươngtrình đào tạo, cần chú trọng việc xây dựngchương trình đào tạo linh hoạt, thích ứng vớinhiều đối tượng. Theo đó, chương trình đàotạo nên chia thành “phần cứng” (bắt buộcmọi học viên đều phải học) và “phần mềm”(học viên được tự lựa chọn một số môn họcphù hợp với khả năng, sở thích và lĩnh vựchoạt động tương lai). Thời gian đào tạo cũngnên chia thành nhiều giai đoạn khác nhau đểhọc viên có thể chủ động tích lũy kiến thứcvà bố trí thời gian theo học.

Thứ ba, cần tăng cường vai trò của thựctập nghề nghiệp đối với hoạt động đào tạokỹ năng nghề nghiệp. Điều này không chỉthể hiện ở tỉ trọng đáng kể về mặt thời giantrong chương trình đào tạo dành cho thựctập nghề nghiệp mà còn cần xây dựng đồngbộ nội dung, chương trình thực tập; giám sáthoạt động thực tập; đánh giá kết quả thựctập…mà giải pháp trọng tâm là tăng cườnghiệu quả phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơsở tiếp nhận học viên thực tập.

Thứ tư, về phương pháp đào tạo, hoạtđộng đào tạo các chức danh tư pháp ở ViệtNam tuy bước đầu đã chú trọng đến phươngpháp dạy học tích cực, lấy người học làmtrung tâm nhưng thực tế còn nhiều vướngmắc, bất cập. Để khắc phục tình trạng trênđối với tất cả các chương trình đào tạo, trongđó có chương trình đào tạo chung nguồnThẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, cần lưuý một số vấn đề sau: (Xem tiếp trang 43)

41

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 40: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

HỌC VIỆN TƯ PHÁP - MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆTNguyễn Thị Thủy1

Tôi vẫn nhớ như in mùa thu năm 2000 - tôinhận lời mời của Học viện Tư pháp giảng

bài cho lớp đào tạo thẩm phán. Thời gian ấykinh nghiệm giảng dạy của tôi là 05 nămgiảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội.Một chút lo lắng khi em trợ lý Phòng Đào tạogửi cho tôi tập hồ sơ phục vụ cho buổi lên lớp.Đó là hồ sơ về vụ án hành chính với tìnhhuống đánh giá điều kiện khởi kiện vụ ánhành chính. Tuy nhiên, khi đọc hồ sơ vụ ántôi bắt đầu bị cuốn hút bởi các tình tiết, sựkiện có thật mà tôi chưa từng được đọc khigiảng cho các em sinh viên chính quy. Tôi đãdành hai ngày và 3 giờ buổi tối để đọc vànghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương thức giảngbài cho buổi học ấy. Tâm thế chuẩn bị buổilên lớp đầu tiên tại Học viện được chuẩn bị

khá kỹ lưỡng, từ văn bản pháp luật, phươngpháp triển khai, cách đặt vấn đề... ấy vậy màtôi vẫn có cảm giác lo lắng...

Rồi buổi học ấy cũng đến, 13giờ chiềungày…. tôi có mặt tại Học viện Tư pháp, gửixe máy lên tầng 3 nhà A và tìm đến lớp học.Ngó vào lớp tôi đã thấy có một thầy giáo, áosơ mi trắng, quần tây, tóc cắt ngắn gọn gàngđang đứng trên bục giảng. Nhìn xuống lớpkhoảng 40 học viên cả nam lẫn nữ. Bất chợttôi nghĩ phải chăng người trên bục giảng làlớp trưởng hoặc cán bộ đào tạo đang điểmdanh. Tôi đang phân vân thì chính thầy giáomời tôi vào lớp. Tôi liền nói: Tôi là giảngviên được phân công dạy lớp hôm nay. Thầycười thật tươi và nói: “Vậy thì chúng ta làđồng nghiệp rồi. Tôi là thẩm phán của Tòaán tỉnh NT, giảng viên thực hành kết hợp vớicô giáo giảng lý thuyết buổi học hôm nay”.Tôi đã vô cùng bất ngờ bởi việc kết hợp songgiảng như vậy. Buổi học đã trôi nhanh với sựhào hứng của học viên, với việc giảng saysưa của thầy giáo cũng là thẩm phán, vớinhững lời tâm huyết của tôi. Hồ sơ giảng dạyhôm ấy đã được tôi và thầy giáo là thẩmphán hướng dẫn cho học viên khá tỉ mỉ, tôiđã học được khá nhiều kiến thức thực tiễn từngười thầy giáo thẩm phán ấy. Và dĩ nhiêntôi tin, thầy giáo ấy cũng khá chăm chú vớinhững thông tin và cách thức chuyển tải củatôi. Buổi học đầu tiên tôi lên lớp ở Học việnTư pháp đã ấn tượng trong tôi và bất giác tôimỉm cười: Học viện Tư pháp tạo nên sự khácbiệt bởi chính cách thức triển khai giảng dạytừ những năm học ấy; đó là cách giảng dạyvà đào tạo khá ấn tượng; kết hợp tốt cả lýthuyết và thực hành và dĩ nhiên luôn tạo ratính hấp dẫn mới mẻ cho học viên.

1 Tiến sỹ, Trưởng Bộ môn Hành chính, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.

42

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 41: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Tôi trở thành giảng viên thỉnh giảng củaHọc viện từ ngày đó. Mỗi buổi lên lớp ở Họcviện với mỗi hồ sơ càng khiến tôi đam mêthích thú với vụ án hành chính, với kỹ năngcủa luật sư tham gia giải quyết vụ án hànhchính. Tôi đã yêu quý Học viện Tư pháp nhưchính ngôi trường Đại học Luật của tôi. Bởi ởmôi trường ấy tôi ngày càng trưởng thành hơntrong nghề nghiệp. Tôi được giảng cùng vớikhá nhiều thẩm phán, luật sư, ở họ đều cónhững phương pháp chuyển tải ấn tượng vàđặc biệt kiến thức thực tiễn từ các thầy cô giáosong giảng đã cho tôi nhìn nhận trở lại nhữngkiến thức lý luận của môn học kỹ năng giảiquyết vụ án hành chính. Học viện Tư pháp đãthu thập nhiều bộ hồ sơ ấn tượng, rất hay vàkhá linh hoạt để giảng dạy. Mỗi bộ hồ sơ lạikhiến tôi say mê nghiên cứu, tìm tòi nhữngphương án tối ưu. Dần dà, tôi đã yêu môn họckỹ năng giải quyết vụ án hành chính rất nhiềuvà lúc nào cũng mong có nhiều cơ hội đượcgiảng tại Học viện. Có lẽ với cách đào tạo từnhững ngày đầu ấn tượng như vậy nên Họcviện ngày càng có nhiều học viên tham gia từnhững lớp đào tạo thẩm phán, lớp đào tạo luật

sư, lớp đạo tạo chấp hành viên, lớp đào tạocông chứng viên....cho đến những lớp đào tạochuyên đề đều khá thành công và để lại nhiềukết quả rất tuyệt vời. Tôi, ngày ngày luônđồng hành cùng Học viện qua mỗi buổi lênlớp, qua mỗi buổi tham gia họp chuyên mônvà tham dự các ngày lễ kỷ niệm của Học viện,cảm nhận Học viện ngày càng phát triển vàngày càng thành công với nhiệm vụ đào tạonguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao.

Học viện Tư pháp giờ đã khang trang, đóngtrụ sở tại địa điểm rộng và thoáng đãng. Độingũ giảng viên và cán bộ của Học viện đã pháttriển lên rất nhiều; tôi đã trở thành giảng viêncó tuổi tại Học viện.... vậy mà tôi vẫn có cảmgiác thời gian song hành cùng Học viện mớichỉ mới bắt đầu. Có lẽ, chừng nào Học viện còncần đến những giảng viên như tôi thì hẳn tôivẫn đủ đam mê, đủ tình yêu để đến lớp vớinhững trang án hồ sơ và phương pháp nghiêncứu hồ sơ đầy sáng tạo và nhiệt huyết.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Họcviện, chúc Học viện phát triển hơn nữa, chúctập thể thày cô giáo, cán bộ của Học viện sứckhỏe, hạnh phúc và thành công!

Một là, tăng cường việc tự học, tự nghiêncứu của học viên bằng cách giao các nhiệmvụ cụ thể (viết thu hoạch theo một hồ sơ vụán cụ thể, viết tiểu luận ngắn về một chủ đềnào đó, tập viết các bản án, soạn thảo các vănbản tố tụng, soạn thảo hợp đồng…) để họcviên thực hiện đồng thời có biện pháp kiểmtra, giám sát nhằm khuyến khích các học viêntích cực và xử lý các học viên không hoànthành nhiệm vụ học tập ở nhà.

Hai là, nâng cao hiệu quả của giờ họctrên lớp bằng cách áp dụng triệt để phươngpháp dạy học tích cực, lấy người học làmtrung tâm, tạo điều kiện cho học viên pháthiện vấn đề và nêu vấn đề trước lớp, tăng

cường trao đổi giữa giảng viên và học viên.Ba là, chú trọng việc xây dựng thư viện

nhiều đầu sách, dễ dàng truy cập các thôngtin và tài liệu, phòng đọc rộng rãi và tiện nghi để thu hút học viên tự làm việc tạithư viện.

Bốn là, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật, nhất là công nghệ thông tin tronggiảng dạy và học tập để thay đổi cáchtruyền đạt và tiếp nhận thông tin truyềnthống.

Năm là, giảm bớt số lượng học viên trongmỗi lớp học để phù hợp với tính chất của lớphọc đào tạo nghề (mỗi lớp không nên vượt quá25 học viên)./.

ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN ...(Tiếp theo trang 41)

43

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 42: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

T ốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm1994, tôi được phân công về công tác

tại Phòng Công chứng số 2 thành phố Hà Nộivào cuối năm đó. Nếu tính thời điểm ra đờiThông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác côngchứng Nhà nước là thời điểm tái lập chế địnhcông chứng trong hệ thống pháp luật ViệtNam, thời điểm tôi gia nhập “ngôi nhà” côngchứng Việt Nam, nghề công chứng của nướcta mới đang ở giai đoạn sơ khai. Không chỉxa lạ với phần đông dân chúng, thuật ngữpháp lý “công chứng” cũng tỏ ra chưa thôngdụng đối với bản thân ngay chính các nhàlàm luật và được sử dụng rất hạn chế trongcác văn bản quy phạm pháp luật. Đến bây giờ

nhớ lại, đúng ra tại thời điểm đó, chúng tavừa triển khai trên thực tế, vừa tiếp tụcnghiên cứu cơ sở khoa học pháp lý để xâydựng, hoàn thiện thiết chế công chứng với tưcách là một hệ thống cơ quan bổ trợ tư pháp.Thật vậy, tại thời điểm những năm 90 của thếkỷ trước, các nhà làm luật Việt Nam vẫn cònđang tranh luận, bàn thảo nhiều vấn đề cốtlõi, mang tính nền tảng cho hoạt động côngchứng như: khái niệm, chức năng, nhiệm vụcủa hoạt động cộng chứng, giá trị pháp lý củavăn bản công chứng, mô hình tổ chức, cơ chếvận hành... Có lẽ, do bản thân công chứng làmột hoạt động bổ trợ tư pháp vô cùng nhạycảm cũng như chúng ta chưa đưa ra đượcmột chủ thuyết mang tính định hướng cho

ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN - QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Tuấn Đạo Thanh1

1 Trưởng Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội.

44

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 43: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

quá trình phát triển công chứng tại Việt Namnên trong giai đoạn vừa qua, các văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực côngchứng ngắn. Nhìn chung, cứ sau khoảng hơnnăm năm, các văn bản quy phạm pháp luậtđiều chỉnh lĩnh vực công chứng lại có sự thayđổi. Tuy nhiên, có một điểm chung rất dễnhận thấy trong nội dung những văn bản quyphạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực côngchứng qua từng thời kỳ đó chính là xác địnhtrình độ của công chứng viên nói chung haybồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viênnói riêng. Ở thời điểm hiện tại, để có thểđược bổ nhiệm làm công chứng viên, ứngviên dứt khoát phải “Tốt nghiệp khóa đào tạonghề công chứng quy định tại Điều 9 củaLuật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡngnghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều10 của Luật này”2. Như vậy, tuy cách thứcquy định cụ thể từng giai đoạn có khác nhaunhưng để có thể được bổ nhiệm làm côngchứng viên, được bồi dưỡng, huấn luyện, đàotạo… nghiệp vụ công chứng là yêu cầu cótính chất bắt buộc. Không những thế, theoquy định của pháp luật hiện hành, hàng nămcác công chứng viên còn phải có nghĩa vụtham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng3.Và dù cho đó là khóa đào tạo nghề côngchứng hay khóa bồi dưỡng nghề công chứnghoặc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứnghàng năm, vai trò của Học viện Tư pháp vẫnluôn được pháp luật thực định khẳng định.Do vậy, có thể khẳng định rằng vị thế củaHọc viện Tư pháp đối với quá trình đào tạocũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho côngchứng viên là điều không phải bàn cãi.

Như đã nêu ở trên, do công chứng là mộtnghề bổ trợ tư pháp mới được tái thành lập,

mọi thứ dường như mới ở mức độ sơ khainhưng rõ ràng, đào tạo cũng như bồi dưỡngnghiệp vụ cho công chứng viên là một yêu cầumang tính khách quan và trọng trách này đãđược đặt lên vai Học viện Tư pháp. Ý thứcđược vai trò, trách nhiệm của mình, ngay từnhững ngày đầu được giao công việc này, độingũ cán bộ, giảng viên, nhân viên của Họcviện Tư pháp đã khẩn trương xúc tiến xâydựng tài liệu, giáo trình giảng dậy, đội ngũgiảng viên cũng như cơ sở vật chất phục vụcho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ côngchứng. Tuy còn thiếu thốn trăm bề nhưngTrường Đào tạo các chức danh tư pháp, tiềnthân của Học viện Tư pháp sau này, đã tiếnhành mở những khóa học đầu tiên nhằm triểnkhai công tác đào tạo, bồi dưỡng công chứngviên một cách bài bản. Theo đánh giá chủquan của bản thân, thời điểm Học viện Tưpháp xuất bản được cuốn Giáo trình nghiệp vụcông chứng vào năm 2000 chính là mốc thờigian vô cùng quan trọng, đánh dấu công tácđào tạo công chứng viên đã thực sự có sự biếnchuyển về chất. Nhìn nhận một khách quan,tại thời điểm đó, Giáo trình nghiệp vụ côngchứng do Học viện Tư pháp ấn hành năm2000 đã trở thành tài liệu quan trọng bậc nhấttrong công tác giảng dạy, đào tạo công chứngviên và thậm chí đóng vai trò là “cẩm nang”cho các công chứng viên đang hành nghề.

Trải qua gần hai mươi năm thành lập vàphát triển, chế định công chứng đã dầntrưởng thành và khẳng định được vị trí, vaitrò trong hệ thống pháp luật nước ta. Đến khiLuật Công chứng ngày 29/11/2006 ra đời,cùng với chủ trương “xã hội hóa” hoạt độngcông chứng, số lượng công chứng viên cũngnhư tổ chức hành nghề công chứng đã có sự

2 Xem khoản 3 Điều 8 Luật Công chứng ngày 20/6/2014.3 Điều 12, Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/06/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Công chứng.

45

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 44: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

phát triển vượt bậc trong phạm vi cả nước.Trong bối cảnh đó, yêu cầu đảm bảo và sauđó là từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụcủa công chứng viên lại càng trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết. Để đáp ứng kịp thời đòihỏi kể trên, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhàtrường cũng như những công chứng viên làgiảng viên kiêm chức của Học viện Tư phápđã phải giải quyết một khối lượng công việckhổng lồ như: xây dựng chương trình khungcũng như chương trình giảng dạy chi tiết, đặtviết giáo trình, sưu tầm, biên tập hồ sơ, bàitập tình huống thực tế, tuyển chọn cũng nhưtập huấn, bồi dưỡng thêm kỹ năng sư phạmcho đội ngũ công chứng viên là giảng viênkiêm chức... nhằm phục vụ cho chương trìnhđạo tạo, bồi dưỡng công chứng viên. Rất vấtvả mới xây dựng thành công, đưa vào giảngdạy bộ Giáo trình Kỹ năng hành nghề côngchứng xuất bản năm 2010 nhưng khi LuậtCông chứng ngày 20/6/2014 ra đời và nhấtlà sau khi hàng loạt các đạo luật chuyênngành cho liên quan mật thiết đến hoạt độngcông chứng được sửa đổi, bổ sung, thay thế(như: Luật Hôn nhân & gia đình, Luật Đấtđai, Luật Nhà ở và đặc biệt là Bộ luật Dân sự2015), toàn bộ cán bộ, giảng viên Khoa Đàotạo Chấp hành viên & các chức danh tư phápkhác, Học viện Tư pháp lại hăm hở bắt tayvào việc xây dựng một bộ giáo trình mớinhằm cung cấp cho những công chứng viêntương lại những lượng kiến thức mới, phùhợp với môi trường pháp lý cũng như tìnhhình thực tế.

Vào năm 2003, khi đã được bổ nhiệm làmcông chứng viên và đang là Phó trưởng phòngPhòng Công chứng số 2 thành phố Hà Nội, tôivinh dự được mời tham gia giảng dạy bộ môncông chứng tại Khoa Đào tạo chấp hành viênvà các chức danh tư pháp khác thuộc Học viện

Tư pháp. Mới được bổ nhiệm công chứngviên từ năm 2000, tuổi đời, tuổi nghề đều ít lạichưa từng tham gia giảng dạy nên ở giai đoạn“khởi đầu nan”, bản thân tôi gặp rất nhiều khókhăn, thách thức tưởng chừng như không thểvượt qua được. Tại thời điểm đó, tôi đã nhậnđược rất nhiều sự trợ giúp từ phía các đồngnghiệp đi trước cũng như từ phía đội ngũgiảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp xoayquanh những kỹ năng cơ bản của một ngườigiảng viên. Bên cạnh đó, Khoa Đào tạo chấphành viên và các chức danh tư pháp khác cũngđã tổ chức nhiều hoạt động khác nhằm nângcao trình độ cho bản thân tôi cũng như nhữngcông chứng viên tham gia công tác giảng dạykhác như: họp tổ bộ môn, cử những giáo viêncó kinh nghiệm tham gia dự giờ, xây dựng tiếthọc kiểu mẫu... Chính nhờ những sáng kiếnvô cùng linh hoạt kể trên, bản thân tôi cũngnhư nhiều đồng nghiệp đã dần nâng cao đượckhả năng sư phạm cũng như trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầungày càng cao của công tác giảng dạy. Ở thờiđiểm hiện tại, tôi đang đảm nhiệm chức danhTrưởng phòng Công chứng số 1 thành phố HàNội, tôi cũng đồng thời là người trực tiếp sửdụng nguồn nhân lực là học viên các khóa đàotạo nghề công chứng do Học viện Tư phápđứng ra đào tạo. Hầu như toàn bộ số lượngcông chứng viên và thư ký nghiệp vụ hiệnđang công tác tại Phòng Công chứng số 1thành phố Hà Nội đều là cựu học viên KhoaĐào tạo Công chứng viên và các chức danhkhác (trước đây là Khoa Đào tạo chấp hànhviên và các chức danh tư pháp khác), Học việnTư pháp. Do được đào tạo một cách bài bản,cả trên phương diện lý thuyết cũng như kinhnghiệm thực tế hành nghề công chứng nên cáccông chứng viên cũng như thư ký nghiệp vụcông chứng của ... (Xem tiếp trang 50)

46

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 45: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

KHẮC SÂU TRONG TÔI MÁI TRƯỜNG HỌC VIỆN TƯ PHÁP - “CHIẾC NÔI” ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP

Đèo Thị Tuyết Nhung1

H ướng tới Lễ kỷ niệm 20 năm thànhlập Học viện Tư pháp, là cựu học viên

của Học viện, tôi rất tự hào và vinh dựđược đại diện cho các bạn học viên các thếhệ viết lên những dòng tâm tư về nghề Luậtsư và những kiến thức quý báu mà mỗi họcviên đã được lĩnh hội qua khóa đào tạonghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Tuynhiên, những điều tôi bày tỏ trong bài viếtnày chắc hẳn không thể truyền tải hết đượcnhững tình cảm mà các thế hệ Học viên đãvà đang hướng về từng bước phát triển củaHọc viện Tư pháp!

Khởi nguồn từ đam mê, yêu nghề luậtnăm 2013, tôi đã quyết tâm theo học khóa

đào tạo nghề luật sư và nghề đấu giá tại Họcviện Tư pháp. Nơi đây, tôi đã được trang bịkiến thức pháp luật, những kỹ năng cơ bảnvà kỹ năng chuyên sâu của mỗi môn học.Mỗi buổi học trên giảng đường, các giảngviên cơ hữu cũng như các giảng viên thỉnhgiảng luôn say mê, nhiệt huyết truyền đạt chohọc viên kỹ năng cơ bản cũng như nhữngkinh nghiệm quý báu khi hành nghề luật sưvà nghề đấu giá. Để trở thành một luật sưgiỏi, bên cạnh các kỹ năng cơ bản và chuyênsâu thì các kỹ năng mềm bổ trợ cho nghề luậtsư như: Kỹ năng nghe, nói, đọc viết, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ nănglàm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc độc

1 Học viên Lớp đào tạo nghề luật sư Khóa 14.1

47

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 46: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

lập, kỹ năng thuyết phục và đàm phán đãđược các Thầy (cô) truyền đạt, giúp cho tôivững vàng về kiến thức hành nghề luật sư,đấu giá, đồng thời nâng cao năng lực chuyênmôn nghề báo riêng của tôi.

Tại Học viện Tư pháp,với phương phápđào tạo lấy người học làm trung tâm và lấyhồ sơ thực tế làm nền tảng cho việc dạy vàhọc, giảng dạy kết hợp nhuần nhuyễn giữalý thuyết và thực tiễn trên cơ sở hai, ba hoặcnhiều giảng viên cùng đứng lớp một lúc vềcùng một vấn đề đã được đánh giá rất cao.Tuy đây không phải là phương pháp mớitrên thế giới nhưng được áp dụng tại Họcviện Tư pháp với nhiều kết hợp có tính toánvà thực tế đã mang lại hiệu quả thiết thực.Các hồ sơ thực tế được lấy từ các cơ quan tốtụng được biên tập phù hợp với yêu cầu củabài học và được phát trước cho các học viênvà giảng viên. Nhờ đó, mỗi Học viên đượcchuẩn bị hồ sơ trước khi đến lớp theo yêucầu của chương trình đào tạo.

Đối với một số hồ sơ hay được Học việnlựa chọn để cho học viên thực hành diễn án.Theo tôi, đây là một phương pháp học nghềrất hiệu quả. Diễn án bao gồm nhiều hìnhthức khác nhau như: diễn án theo nhóm,diễn theo lớp và diễn thành phiên toà giảđịnh như thật. Tuy nhiên, trước khi diễn ánmỗi học viên cần phải chuẩn bị kỹ lưỡngchu đáo hồ sơ để tham gia diễn án thànhcông như nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị Bàithu hoạch diễn án...

Bên cạnh đó, Học viện đã trang bị cơ sởvật chất phòng học và phương tiện giảngdạy hiện đại, đáp ứng yêu cầu của đào tạonghề. Thư viện với hơn 3000 đầu sáchphục vụ cho công tác giảng dạy và học tậpcủa giảng viên và học viên. Học viện đãxây dựng trang Website làm nơi truyền tải thông tin về hoạt động của ngành, của BộTư pháp.

Học viện Tư pháp đã trải qua 20 năm xâydựng và phát triển, trong những năm qua Họcviện Tư pháp đã không ngừng lớn mạnh vềmọi mặt và sẽ không ngừng lớn mạnh hơnnữa trong những chặng đường tiếp theo. Chodù thời gian có nhiều đổi thay nhưng chắcchắn một điều rằng tình yêu, lòng biết ơn sâusắc của mỗi Học viên đối với Thầy Cô vàHọc viện mãi mãi không thay đổi.

Sau khi kết thúc khóa đào tạo tại Họcviện Tư pháp, mỗi học viên đều có nhữngkhúc thăng trầm khác nhau, thành đạt khácnhau. Nhưng chúng ta đều mang trongmình chí khí, bản sắc của học viên Họcviện Tư pháp. Cho dù đi đâu, làm gì thì bảnbản sắc ấy luôn là hành trang đồng hành.Với một ý chí vươn lên làm giàu thêm trítuệ và vượt lên thực tại; một sự hào hoatrong phong cách; một sự quả cảm trongcuộc sống và luôn biết trân trọng quá khứtừ những điều Thầy Cô truyền dạy.

Những tâm tư này không chỉ nhắc lại kỷniệm cùng các Thầy Cô và bạn bè khắp cácvùng miền mà còn là dịp tìm về nơi bìnhan...giữa bộn bề những lo toan, xô bồ, thăngtrầm của cuộc sống. Mong rằng tất cả nhữngai đã từng, đang và sẽ là Học viên của Họcviện Tư pháp hãy xem nơi đây như một điểmtựa để vững vàng hơn trong cuộc đời... và xinhãy tôn tạo điểm tựa này cho ngày càng thêmvững chắc hơn để khi nghĩ đến, tìm về ta lạicùng bao thế hệ được tự hào về mái nhà xưanơi ta được chắp cánh ước mơ.

Cuối bài viết này, cho phép tôi được thaymặt toàn thể các thế hệ Học viên xin kínhchúc Lãnh đạo Học viện Tư pháp, Quý ThầyCô và cán bộ viên chức Học viện luôn mạnhkhỏe - hạnh phúc và luôn giữ mãi tình yêunghề trong trái tim, xây dựng Học viện Tưpháp ngày một lớn mạnh, xứng đáng là một“chiếc nôi” đào tạo các chức danh tư phápcủa cả nước./.

48

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 47: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

V ậy là cuối cùng cũng yên tâm rằng mùa đông đã thật sự về rồi. Những ngày oi ả

chấm dứt, những ngày chuyển mùa ngóng mãicái lạnh trong hồi hộp đã thay bằng một sángthức dậy, thấy gió lùa ngoài cửa sổ, thấy bầutrời bàng bạc, thấy chiếc áo mỏng không cònđủ ấm, thèm được ra phố và sà vào đâu đó đểngồi hít hà, tận hưởng dư vị đầu đông.

Hôm nay, tôi trở về nhà vào lúc chiều muộntrong một ngày đầu đông như thế, cảm xúc thậtlạ, một chút bồi hồi, xao xuyến và cả vàikhoảnh khắc thấy hụt hẫng trong lòng…Nhưng đó không chỉ đơn thuần là cảm xúcdành cho thời khắc giao mùa nữa, mà chínhbởi những ý nghĩ bao trùm tâm trí về buổi họccuối cùng vừa kết thúc, về ngôi trường tôi vừarời đi!

Một năm qua, mỗi thứ bảy, chủ nhật hàngtuần, chúng tôi - mỗi người một công việc, đếntừ nhiều nơi khác nhau lại tụ về đây để cùnghọc tập, cùng tham gia các hoạt động ngoại

khoá và vun đắp nên biết bao kỷ niệm…Những tưởng rằng, một năm là khoảng thờigian ngắn, chẳng kịp cho những kỷ niệm cóvới nhau, chẳng kịp cho những nhớ thương,bồi hồi sau buổi học cuối… Thế nhưng không,đã có những cảm xúc rất thật, thoáng buồn vànuối tiếc…

Có lẽ chúng tôi là khoá học viên luật sưmay mắn khi được học tập trong những ngàyvui, mừng sinh nhật lần thứ 20 của Học việnTư pháp. 20 năm – đối với một con người thìđó là khoảng thời gian thanh xuân đẹp đẽ, rựcrỡ nhất. Đối với một ngôi trường có lẽ cũngvậy, khoảng thời gian ấy đủ để khẳng địnhdấu ấn “thương hiệu” trong đào tạo nghề sauđại học ở lĩnh vực tư pháp đầu tiên ở ViệtNam với những bề dày thành tích thật đángtự hào. Chúng tôi – học viên lớp luật sư khoá18.1E hãnh diện vì được trở thành một phầncủa ngôi trường ấy! Dẫu biết rằng, quãngthời gian gắn bó không dài nhưng tôi tin đócũng là một cơ duyên thật tuyệt, mà mãi saunày, dù ở đâu, dù đang làm gì, mỗi ngườichúng tôi vẫn sẽ luôn ghi nhớ và hướng về!Bởi nơi ấy đã chứng kiến những tình thầy trò,tình bạn thật đẹp đẽ…

Xa rồi còn nhớ, tiếng cô thầy thân thươngtrên bục giảng, những bài thi ngổn ngang làmríu mắt ai mỗi khi đêm về, những lần làmthầy cô bật cười bởi những câu trả lời giảipháp tình huống pháp lý vẫn còn đơn giản,pha chút hồn nhiên. Kỷ niệm của những lúcchúng em vô ý gieo thêm vào khóe mắt côthầy bao phiền muộn. Thầy cô ơi! Xin chochúng em được khắc sâu trong tim mình tìnhthầy trò qua năm tháng. Vẫn mãi với những

CẢM XÚC… BUỔI HỌC CUỐI CÙNG !Vũ Linh1

1 Học viên Lớp đào tạo nghề Luật sư Khóa 18.1E.

49

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 48: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

mong mỏi thầy cô luôn bình yên, hạnh phúcvới công việc lái đò thầm lặng.

Bạn bè ơi! Tôi muốn ôm lấy bạn mà thủthỉ đôi lời: “Vì có bạn, cuộc đời của tôithật đẹp đẽ”. Tôi và bạn, hôm nay và ngàymai, hiện tại và tương lai, bàn tay ta bé nhỏquá chẳng đủ đo nổi khung trời, chẳng đủníu lại thời gian, chẳng đủ xin thêm vàikhắc, vài giờ để bên nhau thêm lâu hơnnữa. Ta thiết tha gửi lại một chút thương,một chút nhớ những kỷ niệm dành cho nơi này!

Khoảnh khắc phải chia tay mái trường, xathầy cô, bạn bè trong những ngày Học việnmừng sinh nhật tuổi 20 có lẽ lại khiến ngườita cảm thấy nuối tiếc hơn, thoáng đâu đóbỗng có một ước vọng xa xôi, xin thời giandừng lại, để mãi mãi được vui niềm vui làhọc viên của Học viện Tư pháp!

“20 năm rồi trường chúng taDù Bắc hay Nam vẫn một nhà Thi đua học tập và giảng dạyTự tin vững bước dặm đường xa”./.

Phòng Công chứng số 1 thành phố HàNội đều có khả năng xử lý, giải quyết cácloại, dạng yêu cầu công chứng khác nhaumột cách thuần thục. Hơn thế nữa, khả năngtự nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thứcmới của những cá nhân này cũng được cảithiện một cách rõ rệt. Đây chính là tiền đề vôcùng quan trọng để tập thể cán bộ, nhân viênPhòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nộihoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trongthời gian vừa qua.

Đến năm 2018, bản thân tôi đã có khoảng24 năm làm việc trong nghề công chứng, trongđó có 18 năm làm công chứng viên và 15 nămtham gia công tác giảng dậy bộ môn côngchứng tại Học viện Tư pháp. Trong khi đó,Học viện Tư pháp cũng tiến hành kỷ niệm tròn20 năm thành lập và phát triển. Có thể nói, quátrình hành nghề công chứng của tôi cũng gắn

liền, song hành với quá trình xây dựng vàtrưởng thành của Học viện Tư pháp. Nhìn ởmột cấp độ lớn hơn, hiển nhiên trong quá trìnhxây dựng và trưởng thành của nghề côngchứng Việt Nam đã có sự in đậm dấu ấn củaHọc viện Tư pháp. Và trong những thành tựuto lớn mà Học viện Tư pháp đã đạt được trong20 năm qua, thấp thoáng cũng có sự đóng gópbé nhỏ của cá nhân tôi.

Người xưa có câu “Tam thập nhi lập” đểnói rằng bước sang độ tuổi ba mươi, conngười sẽ tạo lập nên cơ nghiệp. Sang năm2018, Học viện Tư pháp cũng bắt đầu bướcvào độ tuổi sung sức, đầy hứa hẹn đó. ChúcHọc viện Tư pháp bước vào tuổi “trángniên” sẽ có những bước phát triển mạnh mẽhơn nữa, vững chắc hơn nữa, góp thêm phầncông sức vào sự phát triển của nghề côngchứng Việt Nam./.

ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN - QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

(Tiếp theo trang 46)

50

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 49: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

N hân kỷ niệm 20 năm ngày thành lậpHọc viện Tư pháp (11/2/1998 -11/2/2018),

Học viện Tư pháp đã có cuộc phỏng vấn Luậtsư Vũ Thị Thu Hà – Giám đốc Công ty LuậtTNHH ATS về hoạt động đào tạo Luật sưThương mại quốc tế tại Học viện Tư pháp.Sau đây là toàn văn cuộc trả lời phỏng vấn:

Phóng viên: Luật sư vui lòng giới thiệuđôi nét về mình và Công ty Luật TNHH ATS?

Luật sư: Trước khi thành lập Công tyLuật TNHH ATS cùng với các luật sư thànhviên và trở thành Giám đốc Công ty, tôi đãcó hơn 20 năm kinh nghiệm làm luật sư nộibộ, chuyên gia tư vấn cao cấp tại một số côngty, tập đoàn, tổ chức phi chính phủ, đã tham

gia tư vấn các loại hợp đồng thương mại,mua bán sáp nhập doanh nghiệp, giải quyếttranh chấp, đánh giá, xây dựng và hoàn thiệnquy trình hoạt động kinh doanh, kiểm soátnội bộ, quản trị doanh nghiệp, quản lý nhânsự, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuấtkinh doanh, khuyến nghị cải tiến hệ thốngcho các tổ chức phi chính phủ, các doanhnghiệp nước ngoài và các tập đoàn, doanhnghiệp Việt Nam.

Kể từ khi thành lập vào năm 2007 với têngọi là Công ty Luật TNHH TGT & Cộng sựvà được mở rộng quy mô hoạt động đồngthời đổi tên thành Công ty Luật TNHH ATSvào năm 2014 (sau đây gọi tắt là Công tyLuật ATS), Công ty Luật ATS đã nhanhchóng phát triển và trở thành một trongnhững hãng luật có dịch vụ tư vấn toàn diệnhàng đầu tại Việt Nam - có trụ sở chính tạiHà Nội (Tòa nhà ATS, 252 Hoàng Quốc Việt,Quận Bắc Từ Liêm) và văn phòng tại thànhphố Hồ Chí Minh (Tòa nhà TNR, 180 - 192Nguyễn Công Trứ, Quận 1). Ngày càngnhiều khách hàng là các doanh nghiệp Nhànuớc, các tổ chức phi chính phủ, các công tyvà nhà đầu tư nước ngoài hài lòng với cácdịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả vàđáng tin cậy của chúng tôi. Phương châmhoạt động của Công ty Luật ATS là luônhướng tới khách hàng và đề xuất giải pháphiệu quả. Vì vậy, Công ty Luật ATS luôn nỗlực nâng cao khả năng đáp ứng mọi yêu cầucủa khách hàng với hiệu quả tối ưu nhất.Ðiều này đã giúp các khách hàng của Công

PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG THAM GIA GIẢNG DẠY KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾVũ Thị Thu Hà1

1 Luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH ATS.

51

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 50: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

52

ty Luật ATS giảm thiểu được các chi phíhành chính và tập trung vào các hoạt độngkinh doanh cốt lõi của mình. Mục tiêu củaCông ty Luật ATS là phấn đấu đạt được sựtin tưởng và hài lòng của khách hàng, đượcthể hiện bằng hành động luôn nỗ lực cungcấp các dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Ðể trở thành hãng luật chuyên nghiệphoạt động trong nhiều lĩnh vực trên toàncầu, Công ty Luật ATS đã phối hợp vớinhiều tổ chức trong nước và quốc tế đểcung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện chokhách hàng. Công ty Luật ATS luôn nhậnđược sự tin tuởng của khách hàng về sự amhiểu và áp dụng các quy định của pháp luậtvào thực tiễn. Ðiều này đã giúp Công tyLuật ATS luôn đạt được tỷ lệ thành công rấtcao trong việc hỗ trợ khách hàng một cáchhiệu quả nhất.

Phóng viên: Theo luật sư, hoạt độnghành nghề luật sư nói chung và luật sư lĩnhvực thương mại quốc tế hiện nay đang gặpnhững khó khăn gì khi đất nước ngày càngđẩy mạnh hội nhập quốc tế?

Luật sư: Hội nhập kinh tế quốc tế là mộtchủ trương lớn của Đảng, là một nội dungtrọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộphận quan trọng, xuyên suốt của công cuộcđổi mới. Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) vào tháng01/2007 là một mốc son đánh dấu sự hộinhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tếthế giới. Cùng với việc gia nhập WTO, ViệtNam đã tiến hành nhiều cải cách chính sáchkinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng minhbạch và tự do hóa hơn, là động lực tích cựcđể góp phần tăng trưởng phát triển kinh tếtrong nước, đồng thời giải quyết vấn đề việclàm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tếcho người dân.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, cáchoạt động thương mại quốc tế ngày càng pháttriển dẫn đến những tranh chấp thương mạiquốc tế cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên,việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếtại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, bất cậpvì số lượng luật sư còn ít, khả năng sử dụngngoại ngữ còn nhiều hạn chế và đặc biệt thiếucác luật sư giàu kinh nghiệm, được đào tạochuyên sâu về thương mại quốc tế. Vì vậy trênthực tế, phần lớn vụ tranh chấp thương mạiquốc tế, các doanh nghiệp thường phải nhờđến sự trợ giúp pháp lý của các công ty luậtnước ngoài. Bên cạnh đó, cũng có một số côngty luật Việt Nam có đội ngũ luật sư chuyênnghiệp, có khả năng hỗ trợ khách hàng giảiquyết những tranh chấp thương mại quốc tế,trong đó có Công ty Luật ATS.

Phóng viên: Là một trong những giảngviên tham gia giảng dạy khóa đầu tiên về đàotạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế tại Họcviện Tư pháp, luật sư vui lòng cho biết ý kiếncủa mình về chương trình đào này?

Luật sư: Đây là khoá học cần thiết đểnâng cao kiến thức chuyên sâu về thương mại,đầu tư và kinh doanh có yếu tố nước ngoàinhằm phần nào khắc phục những khó khăntrong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nayở Việt Nam. Phần lớn các học viên tham giakhóa học đã được đào tạo bậc đại học, sau đạihọc chuyên ngành luật ở trong nước, nướcngoài hoặc các luật sư đã và đang hành nghềmuốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vựcthương mại quốc tế. Do vậy, bản thân học viênđã ý thức rõ giá trị của khóa đào tạo này.

Nội dung chương trình được xây dựngchi tiết và thiết thực, đã bao gồm đầy đủnhững vấn đề cơ bản, then chốt về thươngmại, đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấpthương mại quốc tế. (Xem tiếp trang 56)

Page 51: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

53

PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG THAM GIA GIẢNG DẠYKHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Chu Mạnh Cường1

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Học viện Tư pháp (11/2/1998 -11/2/2018),

Học viện Tư pháp đã có cuộc phỏng vấn Luậtsư Chu Mạnh Cường – Trưởng văn phòng luậtsư Danh Chính về hoạt động đào tạo nghề luậtsư tại Học viện Tư pháp. Sau đây là toàn văncuộc trả lời phỏng vấn:

Phóng viên: Luật sư đã tham gia giảngdạy tại Học viện Tư pháp từ thời gian nào?

Luật sư: Tôi tham gia giảng dạy cho Bộmôn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hìnhsự, Khoa đào tạo Luật sư của Học viện Tưpháp từ nhiều năm nay, khi đó, theo chương

trình, thời gian học của học viên tại Học việnTư pháp là 06 tháng chứ chưa phải là 12tháng như hiện nay.

Phóng viên: Theo Luật sư, đóng góp lớnnhất của Học viện Tư pháp đối với thực hiệnchiến lược cải cách tư pháp tại Việt Nam là gì?

Luật sư: Trong hội nghị tổng kết côngtác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm2017, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệmvụ năm 2016 và phương hướng nhiệm vụtrọng tâm năm 2017 của Học viện Tư pháp,Giám đốc Học viện Đoàn Trung Kiên chobiết năm 2016, Học viện Tư pháp đã đạt

1 Thạc sỹ, Luật sư, Trưởng Văn phòng luật sư Danh Chính.

Page 52: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệtrong thực hiện nhiệm vụ, nhất là công tácđào tạo, bồi dưỡng, tài chính, đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, trụ sở và các hoạt độngphong trào, đoàn thể … Nhiều nhiệm vụ đãvề đích sớm với chất lượng và hiệu quả cao.Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý cónhiều khởi sắc.

Nhiệm vụ chính của Học viện Tư pháp làtrung tâm đào tạo các chức danh tư pháp. Sốlượng, chất lượng các học viên tham gia, tốtnghiệp các khóa học đào tạo chức danh tưpháp trong thời gian qua là con số đáng tựhào của Học viện Tư pháp. Với những đề ánđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như:Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thànhtrung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp,đề án Phát triển đối ngũ Luật sư phục vụ hộinhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến 2010đã khẳng định vị thế của Học viện Tư pháptrong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế.

Phóng viên: Học viện Tư pháp hiện đangchuyển đổi các chương trình đào tạo từ hìnhthức đào tạo theo niên chế sang hình thức đàotạo theo tín chỉ. Với sự thay đổi này theo Luậtsư, Học viện Tư pháp nên lưu ý gì trong côngtác đào tạo?

Luật sư: Đặc điểm của hình thức đàotạo theo tín chỉ chú trọng nguyên tắc lấyngười học làm trung tâm, nâng cao tính tựchủ của người học, mỗi học viên có thể xâydựng một tiến độ học tập riêng trong khungthời gian cho phép đối với mỗi chươngtrình, cùng với các tín chỉ bắt buộc, học viêncó thể lựa chọn môn học thích hợp với sởthích, khả năng, nhu cầu trong số các mônhọc tự chọn…

Xuất phát từ những đặc điểm đặc thùcủa hình thức đào tạo tín chỉ, Học viện Tưpháp cũng cần có những thay đổi phù hợpvới hình thức đào tạo mới. Ví dụ: Xét vềcông tác tuyển sinh, nếu như trong hình

thức đào tạo theo niên chế, việc tuyển sinhđược tiến hành vào đầu mỗi niên học thìtrong hình thức đào tạo theo tín chỉ, Họcviện có thể tiến hành các đợt tuyển sinh linhhoạt hơn, không nhất thiết phải vào đầu mỗiniên học. Xét về phía các giảng viên, vớiphương pháp giảng dạy lấy người học làmtrung tâm đặt ra yêu cầu học viên cần pháthuy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, giảngviên là đóng vai trò là người hướng dẫn cáchọc viên, do đó, giảng viên cũng cần tựhọc, nâng cao trình độ, kỹ năng của mìnhđể có thể đáp ứng được các yêu cầu, vấn đềhọc viên đặt ra. Xét về chương trình đàotạo, hình thức học theo tín chỉ, ngoài nhữngmôn học bắt buộc, học viên có thể lựa chọnnhững môn học thích hợp với khả năng,nhu cầu của học, về phía Học viện Tư phápcó thể chủ động nghiên cứu, đưa vàochương trình những môn học theo nhu cầuthực tế của thị trường lao động, của họcviên.

Phóng viên: Là một giảng viên thỉnhgiảng của Học viện Tư pháp, Luật sư đánhgiá như thế nào về Chương trình đào tạonghề luật sư đang triển khai tại Học viện Tưpháp?

Luật sư: Dưới góc độ đã từng là mộthọc viên đã được tham gia khóa đào tạoLuật sư tại Học viện Tư pháp, sau nhiềunăm hành nghề Luật sư trên thực tế, đượcHọc viện mời tham gia giảng dạy cho Bộmôn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hìnhsự cho các khóa đào tạo Luật sư với vai trògiảng viên thỉnh giảng, xét về chương trìnhđào tạo hiện nay, tôi nhận chương trình đàotạo đã càng ngày càng được hoàn thiện,trang bị cho học viên các kiến thức, kỹ năngthực tế cần thiết khi tham gia vụ án hình sự.Lấy chương trình đào tạo của môn tranhtụng hình sự làm ví dụ, tôi thấy: Chươngtrình được xây dựng từ những kỹ năng ban

54

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

Page 53: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

đầu, khi Luật sư bắt đầu tham gia vụ án chođến thời điểm vụ án kết thúc, cụ thể: banđầu, học viên được trang bị kiến thức vềđịnh tội danh; Kỹ năng thu thập, tài liệu,đánh giá chứng cứ; Kỹ năng tiếp xúc kháchhàng, tham gia các hoạt động điều tra …cho đến những kỹ năng tham gia giai đoạnthi hành án, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Chương trình sử dụng các hồ sơ tìnhhuống là các vụ án đã diễn ra trong thực tếđể học viên tập nghiên cứu, đánh giá, giảiquyết với góc độ của một Luật sư. Với cáchtiếp cận như vậy, hoàn toàn phù hợp vớimục tiêu đào tạo nghề cho học viên, giúphọc viên không bỡ ngỡ khi tham gia các vụán thực tế khi hành nghề.

Sau khi đã được trang bị những kiến thứccơ bản, học viên có quyền lựa chọn kỹ năngchuyên sâu như Hình sự, Dân sự, Tư vấn.Trong trường hợp lựa chọn kỹ năng chuyênsâu về hình sự, học viên sẽ được học nhữngkỹ năng của Luật sư trong các loại án nhưxâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, xâm phạm sở hữu, tội phạm vềkinh tế chức vụ, ma túy …

Trước khi kết thúc khóa học, học viênđược thực tập tại cơ sở hành nghề Luật sư vớithời gian 1 tháng là phù hợp để học viên cóđiều kiện tiếp xúc với công việc thực tế củaLuật sư, hiểu mô hình tổ chức, hoạt động củatổ chức hành nghề luật sư.

Nói chung, chương trình đào tạo Luật sưđang áp dụng tại Học viện Tư pháp về cơ bảnlà phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đào tạonghề Luật sư.

Phóng viên: Theo Luật sư, hệ thốnggiáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy/họctập tại Học viện Tư pháp đã đáp ứng đượcyêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡngchưa? Luật sư có đề xuất gì trong việc hoànthiện giáo trình, tài liệu tại Học viện Tưpháp?

Luật sư: Trong nhiều năm tham gia giảngdạy chương trình đào tạo Luật sư tại Họcviện Tư pháp, tôi nhận thấy hệ thống giáotrình, tài liệu phục vụ giảng dạy/ học tập tạiHọc viện Tư pháp đã có nhiều cải tiến, đápứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồidưỡng. Nhiều cuốn giáo trình mới đã đượchoàn thiện phục vụ cho công tác đào tạo, cácmôn trong chương trình đào tạo Luật sư nhưkỹ năng của luật sư khi tham gia các vụ ánhình sự, dân sự, hành chính, tư vấn … đều đãcó giáo trình phục vụ cho việc học tập củahọc viên, giảng dạy của giảng viên.

Xuất phát từ đặc thù đào tạo nghề, cùngvới các giáo trình cho từng môn học, Họcviện đã xây dựng được hệ thống các hồ sơtình huống giúp học viên có điều kiện tiếpxúc với các vụ án thực tế, nâng cao kỹ năngtrong quá trình học tập.

Phóng viên: Để Học viện Tư pháp pháttriển trong giai đoạn tới, Luật sư có gợi ýnhững giải pháp gì cho Học viện Tư pháp?

Luật sư: Trong thời gian qua, Lãnh đạoHọc viện Tư pháp đã thường xuyên quan tâmchỉ đạo hoạt động của Học viện nói chungcũng như hoạt động giảng dạy nghề Luật sưnói riêng để Học viện đạt được những thànhtựu hiện nay.

Trong giai đoạn tới, với sự phát triểncủa xã hội, xu hướng hội nhập và hợp tácquốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu vềnguồn nhân lực liên quan đến pháp luậtngày càng cao, nhu cầu được đào tạo, bồidưỡng kiến thức pháp luật của các cá nhân,tổ chức trong xã hội ngày càng nhiều.Không chỉ nhu cầu tăng cao về số lượng,yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồnnhân lực, chất lượng đào tạo, bồi dưỡngkiến thức pháp luật cũng ngày càng cao. Tấtcả những điều đó không chỉ đưa đến cơ hộimà còn đặt ra những thách thức đối với Họcviện Tư pháp.

55

Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Page 54: PHỎNG VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP LÊ THÀNH LONG

Nắm bắt cơ hội và thách thức trong giaiđoạn tới, trên nguyên tắc lấy yếu tố conngười làm trung tâm, Học viện Tư pháp cầnxây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu, thỉnhgiảng đủ về số lượng, cao về chất lượng đểcó thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ratrong giai đoạn tới.

Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước, tổchức xã hội, doanh nghiệp có nhu cầu bồidưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ nhânviên của mình, Học viện Tư pháp, bằng uytín, chất lượng đào tạo của mình cần chủđộng tiếp cận, hợp tác với các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp để tổ chức các khóa đào

tạo, vừa giúp họ nâng cao trình độ pháp luậtcủa nhân viên, vừa khẳng định được vị thếcủa mình trong hoạt động đào tạo.

Phóng viên: Luật sư kỳ vọng vào điều gìnhất ở Học viện Tư pháp trong thời kỳ mới?

Luật sư: Là một Luật sư, một giảngviên thỉnh giảng tại Học viện trong nhiềunăm, chứng kiến sự phát triển của Họcviện trong thời gian qua, tôi luôn mongmuốn Học viện Tư pháp sẽ ngày càng pháttriển, đào tạo ra các chức danh tư pháp cóchất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngàycàng cao của xã hội trong xu hướng hộinhập và hợp tác quốc tế./.

Đặc biệt, khác với các khóa đào tạo luật sưhiện nay tại Việt Nam, khóa đào tạo luật sưthương mại quốc tế đặc biệt chú trọng sử dụngphương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viênlàm trung tâm, có sự kết hợp chặt chẽ giữagiảng dạy pháp luật Việt Nam với nghiên cứupháp luật và thực tiễn quốc tế. Các bài học, hồsơ tình huống sử dụng song ngữ: Tiếng Anhvà Tiếng Việt, học viên được thực tập nghề tạicác tổ chức luật sư có uy tín.

Ngoài ra, học viên của khoá học này cũngđược giảng dạy bởi các giảng viên nướcngoài, nên bên cạnh các kiến thức chuyên sâuvề thương mại, học viên còn có cơ hội thựchành và nâng cao trình độ tiếng Anh nóichung và tiếng Anh pháp lý nói riêng.

Phóng viên: Để Học viện Tư pháp pháttriển trong giai đoạn tới, Luật sư có đề xuấtgiải pháp, kiến nghị nào với Lãnh đạo Họcviện?

Luật sư: Các chương trình đào tạo nêntăng cường liên kết với các cơ sở trong vàngoài nước để đào tạo luật sư chuyên ngànhtrong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt đối với

chương trình đào tạo luật sư phục vụ hộinhập quốc tế, Học viện Tư pháp nên tiếp tụcxây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũgiảng viên về trình độ chuyên môn và nănglực ngang tầm với nhiệm vụ mới. Học việnnên có các chính sách tích cực để thu hútngày càng nhiều các luật sư, giảng viên giỏiở trong và ngoài nước đến giảng dạy.

Phóng viên: Trước thềm kỷ niệm 20 nămxây dựng và phát triển của Học viện Tưpháp, Luật sư có điều gì muốn nhắn gửi đếnHọc viện trên chặng đường phát triển mới?

Luật sư: Chúc Học viện Tư pháp ngàycàng phát triển và tiếp tục đào tạo thêm đượcngày càng nhiều luật sư có trình độ chuyênmôn sâu về thương mại quốc tế, phục vụ chiếnlược hội nhập quốc tế của đất nước, đồng thờikhẳng định, duy trì thương hiệu đào tạo chấtlượng cao của Học viện Tư pháp.

Phóng viên: Một lần nữa xin trân trọngcảm ơn Luật sư đã trả lời phỏng vấn. Trướcthềm năm mới 2018, đón xuân Mậu Tuất, xinkính chúc Luật sư dồi dào sức khỏe, ankhang và hạnh phúc./.

PHỎNG VẤN GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG THAM GIA GIẢNG DẠY KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ ...

(Tiếp theo trang 52)

56

HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP