82
UỶ BAN NHÂN HUYÊN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯNG THCS HUY HẠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01/ĐA-THCS Huy Hạ, ngày 06 tháng 01năm 2014 ĐỀ ÁN Vị trí việc làm trường Trung học cơ sở Huy Hạ năm 2014 Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của nhà trường: 1.1. Nội dung hoạt động: - Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tổ chức kiểm tra và công nhận học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. - Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. - Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã Huy Hạ. - Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên;

PHÒNG GD&ĐT PHÙ YÊN - UBND Huyện Mộc Châu - …mocchau.sonla.gov.vn/images/upload/Van_ban2014/MAU -_ -N... · Web viewPhục vụ tra cứu, khai thác, nghiên cứu và

Embed Size (px)

Citation preview

UỶ BAN NHÂN HUYÊN PHÙ YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯƠNG THCS HUY HẠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/ĐA-THCS Huy Hạ, ngày 06 tháng 01năm 2014

ĐỀ ÁN Vị trí việc làm trường Trung học cơ sở Huy Hạ năm 2014

Phần thứ nhấtSỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của nhà trường:1.1. Nội dung hoạt động: - Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục

tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức kiểm tra và công nhận học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn xã Huy Hạ.

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình THCS cho học sinh, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của trường- Đối tượng: Tổ chức giáo dục và quản lý với tổng số 346 học sinh từ 11

đến 18 tuổi.- Phạm vi: Trường tiếp nhận học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn

thành chương trình tiểu học trên địa bàn xã Huy Hạ, gồm 17 bản: Bản Nà Lò 1, Bản Nà Lò 2, Bản Nà Lò 3, Bản Xà 1; Bản Xà 2; Bản Đồng Cù; Bản Bó 1; Bản Bó 2; Bản Xưởng Đường; Bản Đồng Lỳ; Bản Đồng Lương; Bản Tọ 1; Bản Tọ 2; Bản Noong Vai 1, Bản Noong Vai 2; Bản Nà Lìu 1, Bản Nà Lìu 2.

- Tính chất hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Yên do Uỷ Ban nhân dân huyện quản lý; Nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

1.3. Cơ chế hoạt động của nhà trường:Nhà trường hoạt động theo quy chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công

lập; có tư cách pháp nhân (có con dấu riêng và tài khoản riêng).Là đơn vị được giao thực hiện quyền tự chủ về tài chính, tự chủ 100%

(Đơn vị tự chủ cấp II).2. Những yếu tố tác động đến hoạt động của nhà trường:a) Yếu tố bên trong:- Thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở theo quy định của Luật Giáo dục.

- Tỷ lệ huy động các em ở các độ tuổi đến trường đạt: + Huy động 72/72 học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt

100% ( có 2 học sinh ngoài xã)+ Độ tuổi từ 11 đến 18 tổng số 714 học sinh; Đang học và đã tốt nghiệp tổng

số 680/714 học sinh đạt tỉ lệ 95,2% - Trường gồm có 12 lớp (Mỗi khối 03 lớp); bao gồm 346 học sinh. Cụ thể:+ Lớp 6: 3 lớp và 72 học sinh;+ Lớp 7: 3 lớp và 97 học sinh;+ Lớp 8: 3 lớp và 97 học sinh;+ Lớp 9: 3 lớp và 80 học sinhTrong đó học sinh dân tộc là 345/346 chiếm tỉ lệ 99,7%. Nhà trường chỉ có 1

HS là dân tộc Kinh.- Về cơ cấu hiện có: 01 hiệu trưởng, 01 phó hiệu trưởng, 05 tổ chuyên môn,

với tổng số 32 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trường chỉ có 1 điểm trường trung tâm đặt tại Bản Đồng Lỳ.

- Được nhà nước cấp ngân sách hoạt động 100%.- Được trang bị thiết bị, kỹ thuật đáp ứng cho công tác quản lý bằng công

nghệ thông tin; từng bước thực hiện dạy và học bằng giáo án điện tử.

b) Yếu tố bên ngoài: Huy Hạ là xã nghèo thụ hưởng chế độ theo nghị quyết 30A của chính phủ,

diện tích tự nhiên là: 2381,8 ha, toàn xã có 1286 hộ gia đình với tổng số 6092 khẩu; gồm 03 dân tộc: Mường, Thái, Kinh. (Số liệu năm 2012)

Trường THCS Huy Hạ có văn phòng đặt tại Bản Đồng Lỳ, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Địa bàn quản lý của nhà trường tương đối rộng gồm 17 bản. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, không có nghề phụ vì vậy đời sống còn nhiều khó khăn vất vả.

Trường đặt tại Bản Đồng Lỳ, nằm trung tâm khu dân cư, cạnh quốc lộ 37, nằm đối diện UBND Xã Huy Hạ. Trường gần trại giam phạm nhân Yên Hạ tác động nhiều đến môi trường giáo dục.

Thuận lợi:- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành và địa phương, đây là yếu

tố cơ bản giúp nhà trường thực hiện yêu cầu về phổ cập giáo dục THCS nhằm nâng cao trình độ dân trí ở địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục.

- Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và đồng thuận, quan tâm đến công tác giáo dục.

- Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng tạo thêm nhiều nguồn lực mới giúp nhà trường củng cố cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Trường có một chi bộ với 18 Đảng viên. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đã nối mạng Internet phục vụ công tác quản lí, giảng dạy và các công việc khác.

Khó khăn:- Nhận thức của một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh về việc học tập của học

sinh còn hạn chế; đa phần các bậc phụ huynh học sinh là nông dân, khoán trắng việc học của con cho nhà trường, ít quan tâm.

- Cơ sở vật chất nhà trường đã được bổ xung nhiều trong những năm gần đây, tuy nhiên còn thiếu phòng chức năng, phòng truyền thống, phòng thư viện...

- Mặt bằng dân trí trong địa bàn trường quản lý còn thấp, học sinh thường bỏ học theo gia đình đi làm ăn xa, từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc học của học sinh và chất lượng giảng dạy của nhà trường.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn, về mùa mưa có các bản học sinh ở không xa trường nhưng suối lũ không có cầu để qua phải nghỉ học như bản Nà Lò 1,2,3; Nà Lìu 1,2; Đồng Cù...

- Tác động của những tiêu cực trong xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một bộ phận học sinh trong trường. Học sinh chưa xác định đúng động cơ, thái độ học tập ảnh hưởng nhiều tới chất lượng.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Trường THCS Huy Hạ được thành lập theo Quyết định số 111/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 1996 của UBND huyện Phù Yên.

Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 03 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Phần thứ haiXÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯƠI LÀM VIỆCVÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Căn cứ Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Thông tư 14/2012/TT-BNV, trường Trung học cơ sở Huy Hạ xác định danh mục vị trí việc làm của trường Phổ thông Trung học cơ sở Huy Hạ như sau:

1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: 1.1. Hiệu trưởng1.2. Phó Hiệu trưởng:2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp:2.1. Giáo viên THCS:- Giáo viên môn Ngữ văn : - Giáo viên môn Toán: - Giáo viên môn Hóa học: - Giáo viên môn Vật lý: - Giáo viên môn Sinh học: - Giáo viên môn Địa lý: - Giáo viên môn lịch sử:- Giáo viên môn Giáo dục công dân:

- Giáo viên môn Tiếng Anh: - Giáo viên môn Âm nhạc: - Giáo viên môn Mỹ thuật: - Giáo viên môn Công nghệ: - Giáo viên môn Thể dục: - Giáo viên môn Tin học2.2. Tổng phụ trách Đội: 3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ3.1. Thiết bị, thí nghiệm:3.2. Kế toán: 3.3. Thư viện- Văn thư - thủ quỹ 3.4. Phục vụ3.5. Bảo vệII. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG NGƯƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 14/2012/ TT – BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/NĐ-CP, xác định số lượng người làm việc của trường Phổ thông Trung học cơ sở Huy Hạ như sau:

TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Số lượng người làm việc năm

2014

Số lượng người làm việc năm

2015

I Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

02 02

1 Hiệu trưởng 01 01

2 Phó Hiệu trưởng 01 01

II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp

26 24

1 Giáo viên THCS 25 23- Giáo viên dạy môn Ngữ văn - Lịch sử 06 04

- Giáo viên dạy môn Toán 04 04

- Giáo viên dạy môn Hóa học 03 01

- Giáo viên dạy môn Vật lý 01 01

- Giáo viên dạy môn Sinh học 02 02

- Giáo viên dạy môn Địa lý 01 02

- Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân 01 01

- Giáo viên dạy môn Tiếng Anh 02 02

- Giáo viên dạy môn Âm nhạc 01 01

- Giáo viên dạy môn Mỹ thuật 01 01

- Giáo viên dạy môn Công nghệ 01 01

- Giáo viên dạy môn Thể dục 02 02

- Giáo viên dạy Tin học 01 01

2 Tổng phụ trách Đội 01 01III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ 05 061 Kế toán 01 01

2 Thư viện -Văn thư - Thủ quỹ 01 01

3 Thiết bị, thí nghiệm 01 01

4 Phục vụ 01 02

5 Bảo vệ 01 01

Tổng cộng 33 32

III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Điều 8. Điều 9 Thông tư số 14/2012/ TT – BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/NĐ-CP, xác định số lượng người làm việc của Trường Trung học cơ sở Huy Hạ như sau:

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III ( A0, A1) là: 28/31, tỷ lệ 90,3% ;

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV là: 01/31, tỷ lệ 3,2% (Thư viện- Thủ quỹ)

- Chức danh khác: Bảo vệ; Phục vụ: 02/31, tỷ lệ 6,5%.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Tại vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp:

- Hiện tại về số lượng là 26 giáo viên thừa 02 giáo viên theo đề án. Đề nghị giảm 02 biên chế (01 giáo viên môn Ngữ Văn, 01 giáo viên môn Hoá học)

- Cơ cấu giáo viên mất cân đối về môn học, trình độ chưa đạt chuẩn của cấp học, giáo viên sắp nghỉ hưu. Thực tế hiện nay trường có 3 giáo viên môn Hoá học

và 7 giáo viên môn Ngữ văn gây mất cân đối giáo viên ở các môn học.(1GV Văn đang kiêm nhiệm công tác Đội). đề nghị điều chỉnh giáo viên ở các bộ môn theo đề án cụ thể:

+ Đổi 01 giáo viên môn Hóa học bằng 01 giáo viên môn Địa lý.

+ Đổi 01 giáo môn Ngữ văn bằng 01 giáo viên môn Tin học.

+ Đổi 02 giáo viên chưa đạt chuẩn của cấp học (Trình độ trung cấp) thuộc bộ môn Toán và môn Thể dục bằng 02 giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên Thể dục vừa chưa đạt chuẩn của cấp học, vừa chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2014.

Trên đây là Đề án vị trí việc làm năm 2014 – 2015 của trưởng THCS Huy Hạ, thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La./.

Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án Thủ trưởng đơn vị xây dựng Đề ánHIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Phụng

PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN

1. Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường.

2. Quy chế tổ chức hoạt động của trường 3. Các văn bản có liên quan ….4. Các biểu phục vụ (Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) xác định vị trí việc làm, cơ

cấu viên chức, số lượng người làm việc của trường….

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 1B

THỐNG KÊ CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT Tên công việc Ghi chú (nếu có)

1 2 3I Công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành1. Hiệu trưởng

1. Tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;2. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;3. Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường. chủ tài khoản;4. Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định5. Thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với CBGV&HS; thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, NV. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với HS; 7. Trưởng ban kiểm tra nội bộ; Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo8. Trưởng ban thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- HS tích cực”; Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo9. Trưởng ban phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; Phụ trách Y tế học đường; ATGT. Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo10. Phụ trách công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường11. Tham gia giảng dạy: Xây dựng kế hoạch dạy học; soạn bài; lên lớp; kiểm tra,

đánh giá xếp loại học sinh12. Dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy

2. Phó hiệu trưởng1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường; nâng cao chất lượng.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên theo kế hoạch của nhà trường; Công tác Bồi dưỡng thường xuyên đối với CBGV; khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Quản lý hồ sơ chuyên môn nhà trường;3. Trực tiếp điều hành, kiểm tra, đánh giá, báo cáo các hoạt động chuyên môn của trường, của giáo viên; Phụ trách các tổ chuyên môn.4. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, 5. Xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, sổ điểm; Quản lý học sinh và các hoạt động của HS; Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; 6. Chủ tài khoản ủy quyền; Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài sản, cơ sở vật chất toàn trường.7. Tham gia giảng dạy: Xây dựng kế hoạch dạy học; soạn bài; lên lớp; kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh8. Dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy….

II Công việc hoạt động nghề nghiệp1 Giáo viên THCS

1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học2. Soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh3. Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức4. Tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục5. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.6. Làm dụng cụ trực quan phục vụ công tác giảng dạy

7. Thực hiện quá trình tự đánh giá, tham gia đánh giá các thành viên trong tổ, đánh giá HT, PHT cuối học kì, cuối năm học.8. Tổng hợp, báo cáo chất lượng bộ môn, 2 mặt GD

2. Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh1. Xây dựng kế hoạch động liên đội; Tổ chức đại hội liên đội2. Tổ chức sinh hoạt đội; Sinh hoạt, hoạt động theo chủ điểm3. Triển khai và tổ chức công nhận chuyên hiệu Đội viên4. Báo các sơ kết, tổng kết công tác Đội (tháng, kì, năm)5. Triển khai các hoạt động phong trào do cấp trên phát động6. Tổ chức đại hội cháu ngoan Bác Hồ7. Quán xuyến nề nếp hoạt dộng phong trào của đội cờ đỏ8. Tập luyện tham gia các hội thi do cấp trên phát động, tổ chức9. Xây dựng biểu điểm đánh giá thi đua đối với học sinh.10. Tham gia tập huấn công tác đội do cấp trên tổ chức11. Đánh giá xếp loại thi đua lớp theo tuần

III Công việc hỗ trợ, phục vụ1 Kê toán:

1. Lập dự toán Thu - Chi ngân sách theo năm tài chính, thuyết minh dự toán ngân sách

2. Tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cùng với Hiệu trưởng, các tổ chức

trong nhà trường3. Đăng ký biên chế quỹ tiền lương với phòng Nội vụ huyện4. Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật về kế toán;5. Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách; 6. Mở sổ theo dõi thu, chi. Quản lí tiền mặt theo đúng quy định.7. Lập phiếu thu - chi đầy đủ, kịp thời 8. Chấp hành sự kiểm tra về sổ sách, chứng từ, theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi hiệu trưởng yêu cầu.9. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ

trách; 10. Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo; 11. Lập báo cáo quyết toán quí, năm, định kỳ đối chiếu với KBNN đảm bảo chính xác số liệu báo cáo;12. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình phụ trách cho bộ phận liên quan, thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của pháp luật; 13. Thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp14. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;15. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách;16. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên.17. Thực hiện công khai, dân chủ theo qui định của Pháp luật. Kết thúc năm học lập báo cáo Thu -Chi quyết toán các khoản đóng góp của Phụ huynh gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành19. Quản lý phầm mềm trí tuệ 8.0. Nhập số liệu, hạch toán chứng từ đầy đủ kịp thời20. Bổ xung, nhập dự toán, điều chỉnh dự toán khi có thay đổi. Nâng cấp, cập nhật phần mềm khi có sự thay đổi mẫu chứng từ, hạch toán mới nhất ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.21. Chiết xuất báo cáo khi hết quí, năm tài chính.

2 Thư viện - Thủ quỹ1. Lập kế hoạch, xác định diện bổ sung và thực hiện thu thập sách báo tài liệu2. Tổ chức công tác kỹ thuật: Xắp xếp, phân loại SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Báo Phục vụ cho giáo viên học sinh.

3. Thống kê,báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động lên Hiệu trưởng theo quy định4. Hướng dẫn, tuyên truyền sách báo cho người đọc5. Mở sổ theo dõi thu, chi. Quản lí tiền mặt theo đúng quy định. 6. Xuất, nhập tiền đầy đủ theo chứng từ khi có phiếu thu- chi và có chữ ký, lệnh của hiệu trưởng.7. Chấp hành sự kiểm tra về sổ sách, chứng từ, quỹ tiền mặt theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi hiệu trưởng yêu cầu.8. Hàng tháng đối chiếu chứng từ, sổ sách với kế toán.… 9. Quản lý phầm mềm PMIS: Nhập thông tin hồ sơ cán bộ công chức, viên chức. Bổ xung thông tin nhân sự khi có thay đổi. Chiết xuất báo cáo khi có chỉ đạo.

3 Thiết bị- Thí nghiệm1. Kết hợp cùng phó hiệu trưởng tổ chức thi ĐDDH; thiết bị.2. Quản lý mượn, trả đồ dùng dạy học, báo cáo thiết bị hàng tháng 3. Xử lý kỹ thuật , thống kê , báo cáo lên hiệu trưởng theo quy định4. Chuẩn bị đồ thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên bộ môn 5. Sắp xếp vệ sinh trong phòng đựng thiết bị- Phân loại theo từng bộ môn.6. Điều khiển hiệu lệnh trống ra và đúng thời gian quy định7. Xây dựng kế hoạch tổ văn phòng. Theo dõi đôn đốc thành viên trong tổ thực hiện các công việc được phân công theo từng lĩnh vực. Báo cáo

4 Phục vụ - Văn thư1. Dọn dẹp phòng hội đồng, phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó phục vụ nước uống cho CB,GV trong nhà trường.2. Quản lý Bảo hiểm kết hợp con người cho CB,GV, học sinh trong nhà trường. Thanh toán các chế độ bảo hiểm.3. Quản lý, cấp phát nước uống cho học sinh trong nhà trường4. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.5. Tiếp nhận các bản thảo để trình duyệt, các bản đánh máy... để trình lãnh đạo ký (theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).6. Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ.

7. Viết các giấy tờ theo biểu mẫu... để trình ký cấp cho viên chức trong cơ quan.8. Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín.9. Kiểm tra thể thức văn bản, báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức. Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.10. Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác. Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.11. Đánh máy, sao in các văn bản tài liệu.12. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan

5 Bảo vệ cơ quan1. Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ quan. 2. Kiểm tra việc ra vào cơ quan theo quy định3. Sửa chữa CSVC nhỏ khi có yêu cầu.

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên)

Huy Hạ, ngày 06 tháng 01 năm 2014THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 2

PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT Nhóm công việc Công việc1 2 3

I Lãnh đạo, quản lý, điều hành1 Hiệu trưởng

1. Tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;2. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;3. Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường. chủ tài khoản;4. Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định5. Thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với CBGV&HS; thực hiện quy chế dân chủ, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;6. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với GV, NV. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với HS; 7. Trưởng ban kiểm tra nội bộ; Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo8. Trưởng ban thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- HS tích cực”; Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo9. Trưởng ban phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; Phụ trách Y tế học đường; ATGT. Xây dựng kế hoạch, triển khai báo cáo10. Phụ trách công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường11. Giảng dạy 2tiết/ tuần; Xây dựng kế hoạch dạy học; soạn bài; lên lớp; kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh12. Dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy

2 Phó hiệu trưởng1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường; nâng cao chất lượng.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên theo kế hoạch của nhà trường; Công tác Bồi dưỡng thường xuyên đối với CBGV; khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Quản lý hồ sơ chuyên môn.3. Trực tiếp điều hành, kiểm tra, đánh giá, báo cáo các hoạt động chuyên môn của trường, của giáo viên; Phụ trách các tổ chuyên môn.4. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, 5. Xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, sổ điểm; Quản lý học sinh và các hoạt động của HS; Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; 6. Chủ tài khoản ủy quyền; quản lí tài sản, cơ sở vật chất toàn trường.7. Tham gia giảng dạy 04 tiết/tuần; Xây dựng kế hoạch dạy học; soạn bài; lên lớp; kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh8. Dự giờ thăm lớp, đánh giá xếp loại giờ dạy….

II Nhóm công việc hoạt động nghề nghiệp1 Giáo viên THCS

1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học2. Soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh3. Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức4. Tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục5. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.6. Làm dụng cụ trực quan phục vụ công tác giảng dạy7. Thực hiện quá trình tự đánh giá, tham gia đánh giá các thành viên trong tổ, đánh giá HT, PHT cuối học kì, cuối năm học.8. Tổng hợp, báo cáo chất lượng bộ môn, 2 mặt GD

2 Tổng phụ trách đội TNTPHCM1. Xây dựng kế hoạch động liên đội; Tổ chức đại hội liên đội2. Tổ chức sinh hoạt đội; Sinh hoạt, hoạt động theo chủ điểm

3. Triển khai và tổ chức công nhận chuyên hiệu Đội viên4. Báo các sơ kết, tổng kết công tác Đội (tháng, kì, năm)…5. Triển khai các hoạt động phong trào do cấp trên phát động6. Tổ chức đại hội cháu ngoan Bác Hồ7. Quán xuyến nề nếp hoạt dộng phong trào của đội cờ đỏ8. Tập luyện tham gia các hội thi do cấp trên phát động, tổ chức9. Xây dựng nề nếp, biểu điểm đánh giá thi đua đối với học sinh.10. Tham gia bồi dưỡng công tác đội do cấp trên tổ chức11. Tham gia hội đồng thi đua khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; Đánh giá công tác chủ nhiệm 12. Xây dựng, quản lý nề nếp học sinh, công tác vệ sinh trường lớp đảm bảo môi trường “ Xanh- Sạch - Đẹp”13. Quản lý tài sản của Đội gồm: Trống đội, cờ; quần áo đồng phục đội văn nghệ và các bộ lễ phục; Công tác truyền thông về ATGT, VSMT.... 14. Công tác tham mưu, phối kết hợp giáo dục đạo đức, quản lý HS 15. Triển khai các phong trào thi đua tới học sinh; Hoạt động ngoài giờ, ngày hội, ngày lễ

III Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ1 Kê toán:

1. Lập dự toán Thu - Chi ngân sách theo năm tài chính, thuyết minh dự toán ngân sách2. Tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cùng với Hiệu trưởng, các tổ chức trong nhà trường3. Đăng ký biên chế quỹ tiền lương với phòng Nội vụ huyện4. Tuân thủ các yêu cầu nguyên tắc quy định về kế toán trong văn bản pháp luật về kế toán;5. Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách; 6. Mở sổ theo dõi thu, chi. Quản lí tiền mặt theo đúng quy định.7. Lập phiếu thu - chi đầy đủ, kịp thời 8. Chấp hành sự kiểm tra về sổ sách, chứng từ, theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi hiệu trưởng yêu cầu.

9. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ trách; 10. Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán, chịu trách nhiệm trước phụ trách phần việc về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo; 11. Lập báo cáo quyết toán quí, năm, định kỳ đối chiếu với KBNN đảm bảo chính xác số liệu báo cáo;12. Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình phụ trách cho bộ phận liên quan, thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của pháp luật; 13. Thực hiện mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị hành chính sự nghiệp14. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách;15. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách;16. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên.17. Thực hiện công khai, dân chủ theo qui định của Pháp luật. Kết thúc năm học lập báo cáo Thu -Chi quyết toán các khoản đóng góp của Phụ huynh gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành19. Quản lý phầm mềm trí tuệ 8.0. Nhập số liệu, hạch toán chứng từ 20. Bổ xung, nhập dự toán, điều chỉnh dự toán khi có thay đổi. Nâng cấp, cập nhật phần mềm khi có sự thay đổi mẫu chứng từ, hạch toán mới nhất ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.21. Chiết xuất báo cáo khi hết quí, năm tài chính.

2 Thư viện - Thủ quỹ1. Lập kế hoạch, xác định diện bổ sung và thực hiện thu thập sách báo tài liệu2. Tổ chức công tác kỹ thuật: Xắp xếp, phân loại SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Báo Phục vụ cho giáo viên học sinh.3. Thống kê, báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động theo quy định4. Hướng dẫn, tuyên truyền sách báo cho người đọc

5. Mở sổ theo dõi thu, chi. Quản lí tiền mặt theo đúng quy định. 6. Xuất, nhập tiền đầy đủ theo chứng từ khi có phiếu thu- chi và có chữ ký, lệnh của hiệu trưởng.7. Chấp hành sự kiểm tra về sổ sách, chứng từ, quỹ tiền mặt theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi hiệu trưởng yêu cầu.8. Hàng tháng đối chiếu chứng từ, sổ sách với kế toán.… 9. Quản lý phầm mềm PMIS: Nhập thông tin hồ sơ cán bộ công chức, viên chức. Bổ xung thông tin nhân sự khi có thay đổi. Chiết xuất báo cáo khi có chỉ đạo.

3 Thiết bị- Thí nghiệm1. Kết hợp cùng phó hiệu trưởng tổ chức thi ĐDDH; thiết bị.2. Quản lý mượn, trả đồ dùng dạy học, báo cáo thiết bị hàng tháng cho hiệu trường.3. Xử lý kỹ thuật, thống kê, báo cáo lên hiệu trưởng theo quy định4. Chuẩn bị đồ thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên bộ môn 5. Sắp xếp hợp lí, gọn gàng, vệ sinh trong phòng đựng thiết bị . Phân loại theo từng bộ môn.6. Điều khiển hiệu lệnh trống ra và đúng thời gian quy định7. Xây dựng kế hoạch tổ văn phòng. Theo dõi đôn đốc thành viên trong tổ thực hiện các công việc được phân công theo từng lĩnh vực. Báo cáo

4 Phục vụ - Văn thư1. Dọn dẹp phòng hội đồng, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng phục vụ nước uống cho CB,GV trong nhà trường.2. Quản lý Bảo hiểm kết hợp con người cho CB,GV, học sinh trong nhà trường. Thanh toán các chế độ bảo hiểm.3. Quản lý, cấp phát nước uống cho học sinh trong nhà trường4. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.5. Tiếp nhận các bản thảo để trình duyệt, các bản đánh máy... để trình lãnh đạo ký (theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).6. Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ.7. Viết các giấy tờ theo biểu mẫu …để trình ký cấp cho viên chức trong cơ quan.8. Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín.

9. Kiểm tra thể thức văn bản, báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức. Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.10. Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác. Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.11. Đánh máy, sao in các văn bản tài liệu.12. Thực hiện quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan

5 Bảo vệ cơ quan1. Lập sổ theo dõi tài sản, vật tư xuất ra khỏi nhà trường. Thường xuyên kiểm tra tài sản để phát hiện kịp thời những CNV, học sinh xâm phạm tài sản và nội qui của cơ quan và có trách nhiệm báo cáo cho Hiệu trưởng xem xét và xử lý.2. Giúp khách, CNV, học sinh đưa xe vào đúng vị trí quy định. Giúp đỡ các bộ phận, cá nhân cơ quan trong phạm vi thời gian cho phép.3. Quản lý chìa khoá các bộ phận, chìa khoá chính. Liên hệ cơ quan lân cận, địa phương để hợp đồng phối hợp khi cần thiết 4. Kiểm tra các thiết bị PCCC đầu tháng, Vận hành thành thạo, thao tác nhanh, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra biết bảo dưỡng và sửa chữa hư hỏng thông thường của thiết bị PCCC. Phòng chống và phát hiện kịp thời các hiện tượng cháy nổ để xử lý ngay đồng thời thông báo cho các cơ quan có chức năng phối hợp giải quyết kịp thời. 5. Chủ động phát hiện để phòng chống các hành vi phá hoại hoặc đe dọa phá hoại tài sản, kỹ thuật của nhà trường. Không cho CNV và khách có mùi rượu, bia mang chất nổ, hung khí… vào Cơ quan.6. Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng phân công7. Sửa chữa CSVC nhỏ khi có yêu cầu đảm bảo cho công tác bảo vệ

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên)

Huy Hạ, ngày 20 tháng 12 năm 2013THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT Các yếu tố ảnh hưởngMức độ ảnh hưởng

Ghi chú (nếu có)Cao Trung bình Thấp

1 2 3 4 5 61 Chế độ làm việc: X

2 Phạm vi hoạt động X

3 Tính đa dạng về lĩnh vực hoạt động X

4 Tính chất, đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp X

5 Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động X

6 Mức độ hiện đại hóa công sở X

7 Các yếu tố khác (nếu có)

NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên)

Huy Hạ, ngày 06 tháng 01 năm 2014THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 4

THỐNG KÊ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Năm 2013(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Số TT Đơn vị/ Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chức vụ, chức danh

Các nhiệm vụ đang đảm nhận

Năm tuyển dụng Ngạch (Chức danh nghề nghiệp) hiện đang giữ

Trình độ chuyên môn cao nhất Trình

độ ngoại ngữ

Trình độ tin học

Chứng chỉ, bồi dưỡng nghiệp. vụNam Nữ

Vào cơ quan nhà nước

Vào đơn vị đang làm việc

Trình độ đào tạo

Chuyên ngành đào tạo

Hệ đào tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

I Lãnh đạo đơn vị1 Phạm Thị Phụng 13/9/1963 Hiệu trưởng - Kế hoạch,

báo cáo; - Công tác xây dựng và phát triển nhà trường.- Quản lý nhân sự- Phong trào, thi đua, kiểm tra nội bộ - Công tác XHH GD, PCTHCS- Quản lý tàichínhTài sản Chủ tài khoản…- Dạy

01/09/1984 05/8/2010 HT, BTCB15a201

ĐHSP Sinh Chuyên tu

CC BD QLGD; TTVGD

Hướng nghiệp 9

2

Vì Đức Thành 26/3/1957 Phó hiệu trưởng

- Chỉ đạo chuyên môn dạy và học; - Công tác KĐCLGD, BDTX, PC

- Quản lý HS- Phụ trách các tổ, tổ chủ nhiệm

- Phối hợp phong trào thi đua,lao động

- Dạy TC toán 6

01/8/1975 01/9/2013

PHT, PBTCB15a202

C ĐSP

Toán-KTCN

Chính quy

CC BD QLGD;

II Tổ Toán Lý

1Phạm Ngọc Vinh ,02/11/19

81Tổ trưởng Tổ trưởng

Giảng dạy15/09/2003 15/8/2011 GV THCS

chính15a201

Đại học

Toán Chuyên tu

2Mùi Thị Thuý 01/11/1979 Tổ phó Tổ phó

Giảng dạy13/09/2002 01/9/2013 GV THCS

15a202CĐ Toán lý Chính

quy

3Lường Ngọc Long 15/8/1958 Giáo viên Giảng dạy 31/8/1981 15/8/2011 GV THCS

15a202TC-10+3

Toán- Lý

Chính quy

4Phạm Thị Thiện 11/12/1975 Giáo viên Giảng dạy,

CN01/09/1994 25/8/2008 GV THCS

chính15a201

Đại học

Lý Chuyên tu

5Đinh Thị Thu Hương 26/4/1983 Giáo viên Tổ phó 14/01/2005 20/8/2009 GV THCS

chính15a201

Đại học

Toán Chuyên tu

III Tổ Văn Sử

1Đinh Thị Bích Nga ,08/10/1978 Tổ trưởng Tổ trưởng

Giảng dạy10/10/2000 15/9/004 GV THCS

chínhĐH Văn Chuyên

tu

2 Nguyễn Thị Chinh 24/12/1973 Tổ phó Tổ phóGiảng dạy

01/10/1995 01/01/2001 15a201 ĐH Văn Chuyên tu

3Đinh Thị Hương Huyền

14/1/1978 Giáo viên Giảng dạy, CN

01/09/2001 01/9/2006 GV THCS chính15a201

ĐH Văn Chuyên tu

4Đinh Thị Thiệp ,05/4/1964 Giáo viên Giảng dạy,

CN01/09/1992 15/8/2001 GV THCS

15a202CĐ Văn sử Chính

quy

5Nguyễn Thị Hồng ,01/12/1969 Giáo viên Giảng

dạy,CN04/10/1993 01/02/2012 GV THCS

15a202CĐ Văn sử Chính

quy

6Phạm Thị Hồng Bích 13/8/1982 Giáo viên Giảng dạy,

CN16/01/2005 05/8/2010 GV THCS

15a202ĐH Văn Chuyên

tu

7Nguyễn Thị Loan ,07/2/1969 Giáo viên Giảng

dạy,CN01/09/1988 01/9/2006 GV THCS

chính15a201

ĐH GDCD Chuyên tu

8Hoàng Thị Thảo 20/02/1980 Giáo viển Phụ trách đội

giảng dạy14/09/2002 01/9/2013 GV THCS

chính15a201

ĐH Văn Chuyên tu

IV Tổ Sinh Hóa

1Cầm Thị Huyền 21/1/1977 Tổ trưởng Tổ trưởng

Giảng dạy10/11/1999 01/9/2012 GV THCS

chính15a201

ĐH Sinh Chuyên tu

2Chu Thị Nghiên 12/8/1984 Tổ phó Tổ phó

Giảng dạy,CN

10/11/2005 15/11/2008 GV THCS chính15a201

ĐH Địa Chuyên tu

3Lê Mạnh Tùng 11/11/198

0Giáo viênCông đoàn

Giảng dạy 15/09/2003 15/08/2001 GV THCS chính15a201

ĐH Hóa Chuyên tu

4Hoàng Thị Vân 23/9/1975 Giáo viên Giảng

dạy,CN01/09/1994 01/9/2006 GV THCS

chính15a201

ĐH Hóa Chuyên tu

5Phạm Thị Ban 12/6/1979 Giáo viên Giảng

dạy,CN17/09/2001 20/8/2009.. GV THCS

15a202CĐ Sinh

hóaChính quy

6Lù Thị Nga 25/8/1984 Giáo viên Giảng

dạy,CN

21/11/2005 03.01.2014 GV THCS chính15a201

ĐH Sinh Chuyên

tu

V Tổ Chuyên

1Cầm Trung Thành 29/7/1981 Tổ trưởng Tổ trưởng

Giảng dạy10/11/2005 15/8/2011 GV THCS

15a202CĐ Kĩ thuật Chính

quy

2Nguyễn Thị Soan ,27/02/1972 Tổ phó Tỏ phó

Giảng dạy,CN

10/10/2001 20/8/2009 GV THCS15a202

CĐ Họa Chuyên tu

3Hà Thị Hằng 02/9/1979 Giáo viên Giảng dạy 15/9/2003 25/8/2008 GV THCS

15a202CĐ Nhạc Chuyên

tu

4Vì Thị Thủy ,18/02/1979 Giáo viên Giảng dạy 4/12/2003 16/11/2006 GV THCS

chính15a201

ĐH Anh Tại chức

5Lê Hoài Nam 16/5/1974 Giáo viên Giảng dạy 21/10/2001 01/9/2012 GV THCS

chính15a201

ĐH Anh Tại chức

6 Hà Văn Toản04/9/1978

Giáo viên Giảng dạy,CN

16/9/2001 01/9/2013 GV THCS CĐ Thể dục Chính quy

7Trương Tuấn Nghĩa

26/8/1954

Giáo viên Giảng dạy 31/7/1979 05/8/2010 GV Tiểu học15114

TC Thể dục Chính quy

VI Tổ Văn phòng

1 Cầm Thanh Minh 29/8/1981 Tổ trưởng NV thí nghiệm

01/01/2007 01/01/2007 NV TN CĐ Toán lý Chính quy

2 Đinh Thị Hương Giang

23/10/1984 Kế toán 16/01/2010 16/01/2010 Kế toán CĐ Kế toán Chính quy

3Trịnh Thị Ninh Hiếu ,06/2/1984 Nhân viên

thư viện- Thủ quỹ

01/07/2008 01/01/2007 NV TV TC KTTH Chính quy

4 Đinh Công Đức 11/7/1979 Bảo vệ 16/01/2010 15/8/2011 Bảo vệ Tuyển thẳng

Bảo vệ

5 Trần Khánh Hợi 08/12/1982 Phục vụ- Văn thư

12/7/2013 Phục vụ CĐ Kế toán Chính quy

NGƯƠI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên)

Huy Hạ, ngày 06 tháng 01 năm 2014THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 5

DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Số TT DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Chức danh lãnh đạo, quản

lý (nếu có)

Chức danh nghề nghiệp tương

ứng

Hạng của chức danh nghề

nghiệp

Xác định số lượng

người làm việc cần

thiết1 2 3 4 5 6

I Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý điều hành 021 Hiệu trưởng Hiệu trưởng GV THCS chính III 012 Phó Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng GV THCS III 01II Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp 241 Giáo viên 23

1. Giáo viên dạy môn Ngữ văn GV THCS chính III 4

2. Giáo viên dạy môn  Toán GV THCS chính III 3

3. Giáo viên dạy môn  Vật lý GV THCS chính III 1

4. Giáo viên dạy môn Hóa học GV THCS chính III 1

5. Giáo viên dạy môn  Sinh học GV THCS chính III 2

6. Giáo viên dạy môn Lịch sử GV THCS chính III 1

7. Giáo viên dạy môn  Địa lý GV THCS chính III 2

8. Giáo viên dạy môn tiếng Anh GV THCS chính III 2

9. Giáo viên dạy môn  Giáo dục công dân GV THCS chính III 1

10.Giáo viên dạy môn Công nghệ GV THCS III 1

11. Giáo viên dạy môn Thể dục GV THCS III 2

12.Giáo viên dạy môn Âm nhạc GV THCS III 1

13. Giáo viên dạy môn Mỹ thuật GV THCS III 1

14. Giáo viên dạy môn tin học GV THCS III 1

2 Tổng phụ trách đội 1

1. Tổng phụ trách Đội TNTPHCM III 1

III Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ 051 Kế toán Kế toán viên III 12 Thư viện - thủ quỹ Thư viện viên IV 13 Thiết bị thí nghiệm Kỹ thuật viên III 1

4 Phục vụ - Văn thư Nhân viên phục vụ

1

5 Bảo vệ Nhân viên bảo vệ 1

NGƯƠI LẬP BIỂU (Ký và ghi rõ họ tên)

Huy Hạ, ngày 06 tháng 01 năm 2014THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký và ghi rõ họ tên)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 6

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM(Kèm theo Đề án vị trí việc làm số 01/ĐA-TH ngày 10/6/2013 của Trường TH Quang Huy1)

Số TT

Tên vị trí việc làm

Tên công việc Tên sản phẩm đầu ra

Kết quả thực hiện

trong năm1 2 3 4 5I Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành1 Hiệu

trưởng 1. Xây dựng, tổ chức bộ máy: (thời gian 5 %)+ Kiên toàn tổ chức bộ máy nhà trường: Ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ cho cá nhân, các tổ chuyên môn, Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; Quyết định thành lập các ban phụ trách (Ban Thi đua khen thưởng, hội đồng tư vấn; Kiểm định chất lượng, Phổ cập giáo dục, An toàn giao thông,…), đề xuất các thành viên của Hội đồng.- Mỗi thành viên thống kê công việc tho vị trí làm việc; tổng hợp hoàn thiện Đề án vị trí việc làm. - Làm tờ trình và Đế án nộp cấp có thẩm quyền phê duyệt (Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT). 2. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức:(thời gian 20 %) (hồ sơ HS được quản lý trong toàn bộ phần mềm Quản trị PMIS- EMIS của nhà trường: HS các năm học)- Thống kê hồ sơ trường (Đầu năm, giữa năm, cuối năm) – báo cáo ( -tổng hợp báo cáo trên phần mềm và triết xuất báo cáo. - Chỉ đạo và thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp, tuyển sinh, xét TNTHCS, thuyên chuyển (công tác tham mưu, làm tờ trình đề xuất); khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với học sinh theo quy định (thực hiện trong Ban thi đua khen thưởng -

Tờ trìnhĐề án, quyết

định, nghị quyết

Hồ sơ báo cáo

Hồ sơ báo cáo

kỷ luật); - Quản lý chỉ đạo các hoạt động giáo dục của học sinh: kiểm tra việc thực hiện học tập về chất lượng trên lớp (qua dự giờ, kiểm tra khảo sát – đánh giá: thường xuyên, đột xuất...). tham gia các cuộc thi do các cấp phát động – do nhà trường tổ chức theo kế hoạch, theo các đợt thi đua.3. Xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động và học sinh:(thời gian 5 %)- Việc thực hiện xét duyệt kết quả đánh giá xếp loại học sinh, xếp loại viên chức, người lao động theo các văn bản hướng dẫn hiện hành (Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; thông tư 30/2009/TT-BGDĐT về ban hành chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, thời gian đánh giá và thực hiện tổng hợp báo cáo trên phần mềm và triết xuất báo cáo - đối với giáo viên vào cuối mỗi năm học; học sinh đánh giá vào kì I và cuối năm. 4. Ký xác nhận học bạ, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh: (thời gian 05 %)- Quyết định khen thưởng, kỷ luật; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, phê duyệt học bạ, xác nhận việc hoàn thành chương trình cho học sinh vào kì I và cuối năm. Thời gian đánh giá và thực hiện tổng hợp báo cáo trên phần mềm và triết xuất báo cáo học sinh.5. Quản lý viên chức, người lao động: (thời gian 35 %)- Xây dựng quy chế làm việc (theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Luật Giáo dục; Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc; bộ luật lao động…); Tổ chức Hội nghị Công chức – Viên chức đầu năm học để thông qua và thống nhất quy chế làm việc trong toàn đơn vị và Thực hiện theo nội quy – quy chế làm việc và nghị quyết Công đoàn (thời gian 3 %) .- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao (theo từng tháng, từng đợt thi đua, kiểm tra theo kế hoạch, thường xuyên, đột xuất); đề nghị khen thưởng, kỷ

Kế hoạch phát triển

Sổ trực ban giám hiệu

Hồ sơ báo cáo

quy chế làm việc

02 Quyết định,

Các kế hoạch

luật Cuối kỳ và cuối năm học.… Báo cáo (thời gian 30 %) . - Quản lý nhân sự trên phần mềm PMIS (thời gian 2 %) .6. Phân công nhiệm vụ cho từng viên chức, người lao động: (thời gian 2 %) Ban hành các quyết định phân công nhiệm vụ cho cá nhân về vị trí việc làm (nghiệp vụ và kiêm nhiệm): vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp; vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ - Cam kết việc thực hiện nhiệm vụ: Các chỉ tiêu cụ thể từng vị trí việc làm trong bản kế hoạch cá nhân - duyệt các kế hoạch của các trưởng ban (chuyên môn, cơ sở vật chất, phổ cập, công đoàn, Đội …).7. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động: (thời gian 3 %)- Việc Kiểm tra đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.Việc tổ chức đánh giá vào cuối mỗi năm học thực hiện theo quy trình:

Bước 1. Quản lý - Giáo viên tự đánh giá, xếp loạiBước 2. Các tổ chức (Chi bộ Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp

hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội) đánh giá đối với Quản lý; Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại đối với giáo viên;

Bước 1. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại nhân viên; cấp trên đánh giá Hiệu trưởng..

Thời gian đánh giá và thực hiện tổng hợp báo cáo trên phần mềm và triết xuất báo cáo. 8. Khen thưởng, kỉ luật đối với viên chức, người lao động: (thời gian 2 %)- Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thi đua – khen thưởng vào cuối năm học. Dựa vào kết quả việc thực hiện nhiệm vụ: Các chỉ tiêu cụ thể từng vị trí việc làm để khen thưởng, đề xuất khen cao đối với viên chức, người lao động hiệu quả công việc tốt. - Việc khen thưởng, kỉ luật thực hiện theo quy trình sau: Cá nhân làm bản kiểm điểm theo các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; lĩnh vực kiến thức; lĩnh vực kỹ năng sư phạm, tự đánh giá mức độ hoàn thành về nhiệm vụ được giao; Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại đối với giáo viên, nhân viên; Ban thi đua nhà

Hồ sơ báo cáo

Hồ sơ báo cáo

Tờ trình - Báo cáo

- Sổ Bồi dưỡng thường xuyên (120 tiết).- 1 quyển

trường đánh giá xếp loại và đề nghị cấp khen thưởng.- Làm báo cáo, tờ trình lên cấp có thẩm quyền đề nghị khen thưởng - kỷ luật. 9. Thực hiện nhiệm vụ dạy học (nhóm công việc thực thi thừa hành chuyên môn nghiệp vụ) (thời gian 10%)- Tham gia giảng dạy 02 tiết/tuần (xây dựng kế hoạch bài dạy, thực hiện giảng dạy môn Giáo dục Hướng nghiệp 3 lớp 9: Thực hiện 3 tháng/4tiết/1 lớp. (chưa kể thời gian dạy thêm do có GV nghỉ.) - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn- bồi dưỡng thường xuyên, nghiệp vụ quản lý (trong năm học, thời gian hè ) thời gian- Tự học tự bồi dưỡng (theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT) - Dự giờ đồng nghiệp

Giáo án, KH dạy họcBồi dưỡng Sổ tự học tự bồi dưỡng.

- Sổ dự giờ

10. Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường. (thời gian 3 %)- Kiểm tra chứng từ, phê duyệt chứng từ, báo cáo, tờ trình..., quản lý tài sản. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài chính, tài sản. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách. (ở cả 03 điểm trường).- Kiểm tra, ký duyệt việc thực hiện chế độ HS, CBGV, nhân viên hàng tháng

Sổ theo dõi quản lý tài sản;

Bảng quyết toán tổng hợp tài chính năm

03 sổ;

01 bảng quyết toán

10. Công việc khác: (thời gian10 %)- Hội họp- Công tác tham mưu, XHH- Các hoạt động phong trào- Công tác kế hoạch, báo cáo .....

Các quyết định triệu tập

2 Phó Hiệu trưởng

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường: (thời gian 05 %)Cùng với Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch phát triển (tháng 3, 4 hàng năm); và Kế hoạch thực hiện năm học (đầu năm học); Lập kế hoạch giáo dục, giảng dạy cho cả năm học. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, quy chế chuyên môn; Phân công CM; sắp xếp thời khóa biểu theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT

Kế hoạch chuyên môn, kế hoạch Phổ

cập; kiểm

05kế hoạch

ban hành; Xây dựng các kế hoạch do Hiệu trưởng phân công phụ trách (kế hoạch Phổ cập; kiểm định, Cơ sở vật chất...).... 2. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học: (thời gian 35 %)Hướng dẫn xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn, kế hoạch tự học tự bồi dưỡng...; Phân phối chương trình; báo cáo, thống kê chuyên môn. Duyệt các kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục, giảng dạy của các tổ, cá nhân cho năm học. - Kiểm tra chất lượng giảng dạy; kiểm tra hồ sơ, giáo án; dự giờ v.v…theo kế hoạch (hoặc kiểm tra đột xuất) 3. Phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường (thời gian 05 %)- Hướng dẫn thực hiện đầy đủ thời gian các môn học ở các khối lớp theo phân phối nội dung, chương trình, Chuẩn kiến thức - kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành trong năm học: Chỉ đạo Lên báo giảng theo từng tuần – ký sổ báo giảng. - Kết hợp với các tổ chức nhà trường (công đoàn – Đội;...) - lập kế hoạch và tổ chức các cuộc thi: Thi HS giỏi – GV giỏi; Thi An toàn giao thông,…) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ: (thời gian 15 %)- Hướng dẫn giáo viên sinh hoạt chuyên môn 02 lần/ tháng mỗi tháng: dự giờ- rút kinh nghiệm; hội thảo, thao giảng; bồi dưỡng giáo viên - thi giáo viên giỏi các cấp; hướng dẫn lên kế hoạch Tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT). Tổng hợp kết quả theo dõi kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV (Phiếu đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn NNGVTHCS) - Chỉ đạo ra đề kiểm tra(Khảo sát; KI; KII); Đề thi các cuộc thi ( giao lưu HS giỏi cấp trường; GV dạy giỏi cấp trường; GV chủ nhiệm giỏi v.v…) 5. Quản lí tài sản của nhà trường. (thời gian 05 %)Kiểm tra, quản lý tài sản. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc

định, Cơ sở vật chất

- Kế hoạch chủ nhiệm

- Hồ sơ, giáo án GV- Chất lượng dạy và học.

Các văn bản hướng dẫn

Kết quả theo dõi kiểm tra, đánh giá, xếp loại GV

03 sổ;

01 bảng

17 hộp minh chứng

ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách. 6. Công việc khác: (thời gian 15 %)- Công tác kiểm định chất lượng: Thu thập các minh chứng: Các Quyết định báo cáo; Các biên bản; tờ trình; kế hoạch; Hồ sơ giảng dạy của GV, Danh sách - kết quả học tập của học sinh v.v… - Làm trưởng ban:; Hội đồng tư vấn; trưởng ban “hai không”… Quyết nghị về mục tiêu, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; Quyết nghị về mục tiêu, kế hoạch và phương hướng phát triển, việc huy động nguồn lực cho nhà trường. của nhà trường, về tổ chức, nhân sự theo quy định. Giám sát việc thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động.… - Làm công tác phổ cập giáo dục: theo dõi chỉ đạo cập nhật thường xuyên các sổ sách liên quan (sổ phổ cập bản, sổ chuyển đi - đến…) - Tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm về cuộc vận động. Chuẩn bị kế hoạch thực hiện cho những năm học tiếp theo. 7. Thực hiện nhiệm vụ dạy học (nhóm công việc thực thi thừa hành chuyên môn nghiệp vụ). (thời gian 20 %)- Tham gia giảng dạy môn tự chọn toán 6: 03 tiết/tuần (xây dựng kế hoạch bài dạy, thực hiện giảng dạy trên lớp); - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn- bồi dưỡng thường xuyên, nghiệp vụ quản lý (trong năm học, thời gian hè ) thời gian- Tự học tự bồi dưỡng (theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT)

Sổ theo dõi quản lý tài sản;

Bảng quyết toán tổng hợp tài chính năm.

Hồ sơ kiểm định

Báo cáo. Quyết nghị

Hồ sơ, sổ sách phổ cập

Giáo án

Bồi dưỡng Sổ tự học tự bồi dưỡng

18 sổ phổ cập các bản trong

xã; 01 bộ Hồ sơ.

Giáo án: trên 140 tiết.- Sổ Bồi dưỡng thường xuyên

(120 tiết).

II Tên vị trí việc làm gắn với công việc thực thi thừa hành nhiệm vụ1 Giáo viên 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học: (Thời gian 30phút/ ngày )

THCS Lên chương trình giảng dạy trong tuần, tháng, năm; chuẩn bị bài và các đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy theo các văn bản hướng dẫn về: Nội dung phân phối chương trình; Chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD&ĐT; Giảm tải nội dung; Các nội dung tích hợp ... theo quy định. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu2. Soạn giáo án, bài giảng: (Thời gian 150 phút/ ngày )Soạn bài: tiết/ tuần: theo mục tiêu yêu cầu của từng tiết học – bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh chương trình, yêu cầu tích hợp (Bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống, Bảo vệ môi trường Biển đảo); chuẩn bị các đồ dùng thiết bị, phiếu học tập...

Kế hoạch bài dạy;

Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Giáo án

01 Kế hoạch

07 văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

Trên 700 tiết

3. Lên lớp: (Thời gian 135 phút/ ngày )Giảng dạy trên lớp theo số tiết được phân công theo quy định của Bộ GD7ĐT; tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường ...

Số HS trên lớp(cả 03 điểm trường)

Bảng tổng hợp Kết quả lên lớp, hoàn thành chương trình

4. Chủ nhiệm: (Thời gian 25 phút/ ngày )- Chủ nhiệm lớp theo sự phân công của BGH: xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của cả năm học, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo từng tuần về các mặt đạo đức, học tập và các hoạt động khác theo kế hoạch nhà trường. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động giáo dục của lớp trước nhà trường (4 tiết/ tuần). - Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh phối kết hợp về hai mặt giáo dục của HS (các trường hợp cá biệt: hoàn cảnh khó khăn, chất lượng học tập, tu dưỡng đạo đức);

Kế hoạch chủ nhiệm

01 Kế hoạch chủ nhiệm

5. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh: (Thời gian 35 phút/ ngày )- Ra đề kiểm tra, coi thi, chấm thi; Đánh giá kết quả học tập của HS theo quy định về đánh giá xếp loại HS. Xét lên lớp, xét duyệt học bạ HS, xét TNTHCS, tổng hợp báo cáo. ...

Đề kiểm tra+ bài thi của HS

16 đề + bài thi; 01 sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của HS.

6. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Thời gian 15 phút/ ngày )Hướng dẫn học sinh thực hiện theo kế hoạch nhà trường- theo chủ điểm từng tuần, tháng; từng đợt thi đua trong năm. Tổ chức sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ Hai hàng tuần và tham gia các cuộc thi do nhà trường - Đội thiếu niên tổ chức 7. Tham gia các hoạt động chuyên môn của trường: (Thời gian 15 phút/ ngày )

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn 02 lần/ tháng mỗi tháng: dự giờ- rút kinh nghiệm; hội thảo, thao giảng; Thi giáo viên giỏi các cấp; tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi...

8. Học tập, bồi dưỡng, cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ. (Thời gian 15 phút/ ngày )- Lên kế hoạch Tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (theo nhu cầu cá nhân và yêu cầu của Bộ GD&ĐT; tập huấn các chương trình về chuyên môn, Tự đánh giá, xếp loại kết quả đạt được (Phiếu đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn.

- Kế hoạch bồi dưỡng. - Bản tự đánh giá xếp loại.

-01 Sổ Bồi dưỡng thường xuyên (120 tiết). - 01 Bản tự đánh giá xếp loại.

9. Thực hiện nhiệm vụ khác được giao (Thời gian 15 phút/ ngày )- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo từng tháng trong năm (đối với tổ trưởng tổ chuyên môn).- Tham dự họp Hội đồng Sư phạm, chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể họp xét thi đua, họp xét kỷ luật ( Thành viên trong hội đồng thi đau – khen thưởng).- Đi công tác theo điều động của cấp trên.

- Kế hoạch tổ chuyên môn.

Các quyết định triệu tập.

01 Kế hoạch tổ chuyên môn.

2 Tổng phụ trách Đội

1. Tổ chức các phong trào trong học sinh: (Thời gian 2 tiếng/ ngày )- Xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực, theo tháng, theo tuần phù hợp với đặc điểm của Liên đội, chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động Đội trước nhà trường; Hướng dẫn các đội viên thực hiện các Phong trào thi đua Học tập và rèn luyện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Tổ chức tốt các Hội thi do cấp trên và BGH nhà trường Phòng GD&ĐT, của Hội đồng đội huyện tổ chức yêu cầu. - XD hoạt động đội cờ đỏ, đánh giá thi đua các lớp từng tuần2. Thực hiện tốt công tác Đội theo quy định: (Thời gian 4 tiếng/ ngày )- Tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Củng cố mọi nề nếp của HS toàn trường. Tập duyệt nghi thức, nghi lễ Đội. Chỉ đạo và hướng dẫn các chi đội đại hội.Tổ chức đại hội liên đội (đầu năm học). Đại hội cháu ngoan Bác Hồ (cuối năm học). Xây dựng nội quy lớp học, nội quy của

Kế hoạch Đội

Các nội quy, quy chế hoạt

động

Báo cáo

01 Kế hoạch

01 nội quy, quy chế hoạt động

liên đội. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện Hoạt động đội Cờ đỏ, đội cờ, đội trống (Vào thời gian ngoài giờ học, buổi chiều. Kết hợp với tổ chuyên môn nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp. Theo dõi mọi hoạt động của toàn liên đội. Báo cáo kết quả hoạt động của Liên đội hàng tháng, kỳ, năm (Trường – Đoàn xã - Hội đồng Đội huyện). 3. Thực hiện nhiệm vụ dạy học: (Thời gian 1tiếng/ ngày )- Tham gia giảng dạy Văn 1 lớp 7: 04 tiết/tuần – (xây dựng kế hoạch bài dạy, thực hiện giảng dạy các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp; Thư ký hội đồng nhà trường.- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn- bồi dưỡng thường xuyên, nghiệp vụ quản lý (trong năm học, thời gian hè ) - Tự học tự bồi dưỡng (theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT) 4. Thực hiện nhiệm vụ khác được giao: (Thời gian 1 tiếng/ ngày ) Tham dự họp Hội đồng Sư phạm, chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể họp xét thi đua, họp xét kỷ luật

Giáo án

04 Báo cáo

Trên 70 tiết/năm

II Tên vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ phục vụ1 Kế toán 1. Lập dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp: (Thời gian 0,5 tiếng/ ngày )

Lập dự toán ngân sách nhà nước về các khoản tiền lương, phụ cấp lương, chế độ ưu đãi, chi khác và các chế độ học sinh… Làm tờ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện chi lương, thanh quyết toán theo năm tài chính (bám sát theo các công văn hiện hành ). 2. Kiểm kê tài sản: (Thời gian 0,5 tiếng/ ngày )Kiểm tra, quản lý tài sản. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản. Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách.3. Lập và quản lý hồ sơ kế toán, tài sản nhà trường: (Thời gian 1 tiếng/ ngày )

Tờ trình, Dự toán

Báo cáo, sổ tài sản

Chứng từ , sổ

01 Tờ trình, 01Dự toán

01 Báo cáo, 03 sổ tài sản

04 tệp chứng từ

- Các chứng từ thanh quyết toán được đóng theo quý, lưu vào hộp đựng chứng từ theo từng năm tài chính. Tài sản nhà trường: Lập sổ theo dõi tài sản được cập nhật từng năm. 4. Lập chứng từ thu, chi của trường: (Thời gian 2 tiếng/ ngày )Việc thu chi trên cơ sở có các chứng từ của các phòng ban, các cá nhân chuyển về kế toán. Kế toán nhập số liệu chứng từ vào phần mềm kế toán. Sắp xếp các chứng từ theo từng hạng mục thu - chi. 5. Tính toán chế độ tiền lương, phụ cấp, chế độ chính sách đối với viên chức, người lao động. (Thời gian 3 tiếng/ ngày )Thực hiện các khoản chi tiền lương, phụ cấp lương, chế độ ưu đãi, chi khác và các chế độ học sinh (bám sát theo các công văn hiện hành ). …theo quy định, chỉ đạo hướng dẫn cấp có thẩm quyền.6. Kiêm nhiệm nhiệm vụ khác: (Thời gian 1 tiếng/ ngày )- Tham gia các hoạt động phong trào khác

sách liên quan kèm theo.

Bảng thanh toán., danh sách HS hưởng chế độ.

của 04 quý.

12 bảng TT; 01 danh sách.

2Thiết bị-

Thí nghiệm

- Chịu trách nhiệm vận hành loa đài, tăng âm trong các hoạt động của nhà trường (Các hội thi, chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh Măng non… ). (Thời gian 1 tiếng/ ngày )- Theo dõi đánh trống trường (Thời gian 1 tiếng/ ngày )- Lập kế hoạch bổ xung thiết bị, sử dụng thiết bị, kế hoạch tổ Văn phòng; sổ theo dõi sử dụng thiết bị… (Thời gian 1 tiếng/ ngày )- Chuẩn bị đồ dùng thiết bị cho Gv lên lớp (Thời gian 3 tiếng/ ngày )- Cùng Phó hiệu trưởng chủ trì các cuộc thi làm đồ dùng dạy học (Thời gian 1 tiếng/ ngày )- Tham gia các hoạt động phong trào khác (Thời gian 1 tiếng/ ngày )

3 Thư viện- Thủ quỹ

1. Lập kế hoạch bổ sung, thu hồi sách giáo khoa, sách tham khảo của nhà trường:

(Thời gian 1,5 tiếng/ ngày )- Lập kế hoạch hoạt động cho cả năm học. Xin ý kiến chỉ đạo của BGH.Liên hệ với phòng GD&ĐT mua sắm thêm tài liệu cần thiết cho năm học.2. Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị: (Thời gian 2 tiếng/ ngày )Thống kê và báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động của thư viện lên Hiệu trưởng theo quy định. Chuyển số sách, truyện, báo thiếu niên, sách tham khảo vào các cây thư viên xanh, thư viện lớp học... theo chủ đề từng đợt thi đua – báo cáo hiệu quả việc thực hiện.3. Phục vụ tra cứu, khai thác, nghiên cứu và học tập của giáo viên và học sinh:(Thời gian 1,5 tiếng/ ngày ) Sắp xếp tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị dạy học theo khối lớp, chủ đề. Cây thư mục xếp đặt chuẩn xác. Mỗi quyển sách, truyện có nhãn khớp với sổ theo dõi và cây thư mục.4. Thủ quỹ: (Thời gian 1,5 tiếng/ ngày ) Nhập, xuất tiền, tài sản vào quỹ; kết hợp với kế toán hoàn tất quyết toán các chứng từ liên quan. 5. Kiêm nhiệm nhiệm vụ khác: (Thời gian 1,5 tiếng/ ngày )- Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực các hoạt động phong trào, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Chịu trách nhiệm trang trí khánh tiết trong các hoạt động của nhà trường (Các hội thi, chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh Măng non… ).- Tham gia công tác phục vụ: Chuyển nước tới các điểm trường (khi cần thiết).- Nhập dữ liệu PMIS, chiết xuất báo cáo

Kế hoạch

Báo cáo

Sổ theo dõi, cây thư mục

01 Kế hoạch

02 Báo cáo

01 Sổ theo dõi, 01 cây thư mục

4 Bảo vệ cơ quan

1. Thường trực cơ quan: Thời gian trực 24/24 giờ/ ngày.- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: trong ngày, tuần, tháng, kỳ, năm. Phối hợp với cán bộ giáo viên thường trực cơ quan. Chịu trách nhiệm bảo vệ mọi tài sản của nhà trường.

Kế hoạch - nhật ký, báo

01Kế hoạch – 01 sổ nhật ký,

- Ghi nhật ký công việc hàng ngày, tuần, tổng hợp báo cáo tháng, kỳ, năm.2. Bảo vệ tài sản cơ quan: - Bảo vệ toàn bộ tài sản, an ninh trật tự trong nhà trường. Phối hợp quản lý học sinh trong thời gian học ở trường. -Tham gia tu sửa nhỏ những đồ dùng, vật dụng của nhà trường có dấu hiệu hư hỏng. Tham gia công tác kiểm kê tài sản nhà trường (cả 03 điểm trường).3. Phòng cháy, chữa cháy, công tác dân quân tự vệ của cơ quan:- Lên kế hoạch - Chủ động phòng cháy, chữa cháy: các điều kiện cần thiết cho công tác phòng cháy, chữa cháy; phối hợp với cán bộ giáo viên giáo dục HS các kĩ năng cơ bản về sử dụng nguồn điện, tiết kiệm điện…- Tham gia công tác dân quân tự vệ của cơ quan, của xã. 4. Kiêm nhiệm nhiệm vụ khác: - Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực các hoạt động phong trào, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp- Chịu trách nhiệm sửa chữa nhỏ

cáo 04 báo cáo..

5 Phục vụ- Văn thư

1.Vệ sinh, phục vụ nước uống cả trường. (Thời gian 2 giờ/ ngày ) - Dọn dẹp, vệ sinh văn phòng và nước uống cho CBGV. Quản ký cấp phát nước cho học sinh.- Dọn dẹp nhà vệ sinh CBGV2. Công tác văn thư (Thời gian 4 giờ/ ngày)- Tiếp nhận văn bản đến, vào sổ công văn, chuyển văn bản đế hiệu trưởng và người được xử lý theo thẩm quyền: Tiếp nhận văn bản, trình hiệu trưởng nghiên cứu nội dung; phô tô nhân bản gửi các văn bản đến các bộ phận thực hiện triển khai. Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định. Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín. Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế. - Lập sổ, vào sổ, phát hành văn bản đi: Lập sổ, lấy số văn bản, gửi văn bản và

theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ. Viết các giấy tờ theo biểu mẫu để trình ký cấp cho công chức trong cơ quan.- Lưu trữ văn bản theo quy định: Sắp xếp các văn bản theo loại, theo năm.3. Kiêm nhiệm nhiệm vụ khác: (Thời gian 2 giờ/ ngày ) - Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực các hoạt động phong trào.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÙ YÊN

TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ Phụ lục 7

KHUNG NĂNG LỰC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

TT Năng lực, kỹ năng Ghi chú1 2 3I. Năng lực, kỹ năng gắn với công việc điều hành, quản lý1 Hiệu trưởng

1. Có khả năng điều hành, quy tụ, đoàn kết, phối hợp2. Có khả năng quản lý, lãnh đạo. Có bản lĩnh3. Có khả năng dự báo, phân tích, tổng hợp, sử lý tình huống trong công việc4. Giao tiếp tốt5. Có năng lực chuyên môn vững vàng. Có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên. Có phầm chất đạo đức tốt, có uy tín.6. Về trình độ: Đại học. Có chứng chỉ về công tác quản lý giáo dục7. Biết sử dụng máy tính phục vụ công việc, biết ngôn ngữ dân tộc phục vụ trong giao tiếp

2 Phó hiệu trưởng1. Có năng lực chuyên môn vững vàng. Có kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên. Có phầm chất đạo đức tốt2. Về trình độ: Cao đẳng sư phạm trở lên. Có chứng chỉ về công tác quản lý giáo dục3. Có khả năng điều hành, phối hợp4. Có khả năng quản lý. 5. Có khả năng dự báo, phân tích, sử lý tình huống trong công việc6. Giao tiếp tốt7. Biết sử dụng máy tính phục vụ công việc

II Năng lực, kỹ năng gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp1 Giáo viên

1. Về trình độ: Cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm.2. Có khả năng giao tiếp3. Có kỹ năng sử lý tình huống trong công việc, khả năng phối hợp

4. Biết sử dụng máy tính phục vụ công việc, kỹ năng sọan thảo văn bản, sử dụng phần mềm quản lý học sinh, quản lý điểm, khai thác thông tin mạng, thông tin trên các tài liệu5. Biết ứng xử linh hoạt, có khả năng truyền thụ

2 Tổng phụ trách đội TNTPHCM1. Kỹ năng tổ chức các hoạt động, điều hành2. Kỹ năng giao tiếp3. Kỹ năng xử lý tình huống4. Có hiểu biết về nghiệp vụ. Được đào tạo, bồi dưỡng về công tác đội5. Kỹ năng tập hợp, quy tụ6. Trình độ từ trung cấp trở lên với chuyên ngành công tác thanh thiếu niên

III Năng lực, kỹ năng gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ1 Kế toán:

1. Nắm được chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán; nguyên tắc về công tác tổ chức bộ máy kế toán; có khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán ở đơn vị; 2. Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan; 3. Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực; các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành. 4. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị; 5. Am hiểu về tình hình kinh tế, tài chính xung quanh hoạt động của ngành, lĩnh vực; 6. Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử. 7. Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kế toán (Cao đẳng, đại học);8. Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn.

2 Thiết bị- Thí nghiệm1. Phải học qua khoá bồi dưỡng và được cấp chứng chỉ về nghiệp vụ công tác thiết bị trường học.2. Trình độ cao đẳng chuyên ngành sư phạm Hoá; Sinh, Toán Lý

3. Có kỹ năng giao tiếp, phối hợp3. Thư viện- Thủ quỹ

1. Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội, cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện2. Nắm được quy tắc, quy phạm nghiệp vụ thư viện3. Nắm vững các quy tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản sách báo4. Tốt nghiệp trung cấp thư viện5. Kỹ năng soạn thảo văn bản6. Kỹ năng giao tiếp7. Kỹ năng phối hợp

4. Phục vụ -Văn thư 1. Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

2. Hiểu các quy chế của cơ quan về công tác văn thư. 3. Nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.

4. Nắm vững thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ.

  5. Có kỹ năng soạn thảo văn bản và sử dụng các phương tiện sao in tài liệu.

6. Giao tiếp lịch sự văn minh, có kỹ năng phối hợp, xử lý tình huống.

7. Tốt nghiệp phổ thông trung học, chữ viết đẹp, rõ ràng. Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư 3 tháng trở lên.

5 Bảo vệ1. Xử lý tình huống2. Khả năng phân tích3. Kỹ năng giao tiếp4. Kỹ năng phối hợp

NGƯƠI LẬP BIỂU Huy Hạ, ngày 06 tháng 01năm 2014

(Ký và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ(Ký và ghi rõ họ tên)

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÙ YÊNTRƯƠNG THCS HUY HẠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 02 /TTr-THCSHH Huy Hạ, ngày 06 tháng 01 năm 2014

TƠ TRÌNHVề việc đề nghị phê duyệt Đề án xác định

vị trí việc làm năm 2014

Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tư ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Trường Trung học cơ sở Huy Hạ kính trình Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ, UBND huyện Phù Yên phê duyệt Đề án vị trí việc làm của đơn vị với các nội dung cụ thể như sau:

1. Biên chế thực hiện năm 2013.Biên chế năm 2013: 30 người, trong đó:- Lãnh đạo đơn vị: 02 người (Hiệu trưởng: 01, Phó Hiệu trưởng: 01)- Thực thi, thừa hành về chuyên môn: 24 (Giáo viên văn hóa: 23 người; Tổng

phụ trách đội: 01 người)- Thực thi thừa hành về hỗ trợ, phục vụ: 04 người (Nhân viên thư viện: 01;

Nhân viên thí nghiệm: 01; Nhân viên kế toán: 01; Nhân viên bảo vệ: 01)2. Kế hoạch biên chế năm 2014: Biên chế trong năm 2014: 31 người, trong đó:- Lãnh đạo đơn vị: 02 người (Hiệu trưởng: 01, Phó Hiệu trưởng: 01)

- Thực thi, thừa hành về chuyên môn: 24 (Giáo viên văn hóa: 23 người; Tổng phụ trách đội: 01 người)

- Thực thi thừa hành về hỗ trợ, phục vụ: 05 người (Nhân viên thư viện- thủ quỹ: 01; Nhân viên thí nghiệm: 01; Nhân viên kế toán: 01; Nhân viên bảo vệ: Nhân viên Phục vụ- Văn thư: 01)

3. Đề xuất biên chế năm 2014Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23 tháng 8

năm 2006 về Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Căn cứ kế hoạch xây dựng Đề án vị trí việc làm năm 2014, đối chiếu với số người thực tại, nhu cầu thực tế của đơn vị. Trường Trung học cơ sở Huy Hạ đề nghị:

Tại vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp: - Hiện tại về số lượng là 26 giáo viên thừa 02 giáo viên theo đề án. Đề nghị

giảm 02 biên chế (01 giáo viên môn Ngữ Văn, 01 giáo viên môn Hoá học)- Cơ cấu giáo viên mất cân đối về môn học, trình độ chưa đạt chuẩn của cấp học,

giáo viên sắp nghỉ hưu. Thực tế hiện nay trường có 3 giáo viên môn Hoá học và 7 giáo viên môn Ngữ văn gây mất cân đối giáo viên ở các môn học.(1GV Văn đang kiêm nhiệm công tác Đội). đề nghị điều chỉnh giáo viên ở các bộ môn theo đề án cụ thể:

+ Đổi 01 giáo viên môn Hóa học bằng 01 giáo viên môn Địa lý.+ Đổi 01 giáo môn Ngữ văn bằng 01 giáo viên môn Tin học.+ Đổi 02 giáo viên chưa đạt chuẩn của cấp học (Trình độ trung cấp) thuộc bộ

môn Toán và môn Thể dục bằng 02 giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên Thể dục vừa chưa đạt chuẩn của cấp học, vừa chuẩn bị nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2014.

Trường Trung học cơ sở Huy Hạ kính trình Sở Nội vụ tỉnh Sơn La, UBND huyện Phù Yên xem xét, phê duyệt./.

Nơi nhận:- Sở Nội vụ tỉnh;- UBND huyện;- Phòng Nội vụ;- Phòng GD&ĐT;- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Phụng

Ý KIẾN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

PHÒNG GD&ĐT PHÙ YÊNTRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUY HẠ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/QC-THCSHH Huy Hạ, ngày 25 tháng 8 năm 2012

QUI CHẾTổ chức và hoạt động trường học năm học: 2012-2013

CHƯƠNG I

VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯƠNG          Điều 1. Vị trí

 Trường Trung học cơ sở Huy Hạ được thành lập theo Quyết định số 111/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 1996 của Ủy ban nhân dân Huyện Phù Yên; là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn1. Tổ chức các hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác của

Chương trình giáo dục trung học cơ sở do Bộ giáo dục và Đào tạo qui định.2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên3. Tuyển sinh và tiếp nhận trẻ từ 11-14 tuổi đến trường, vận động học sinh đến

trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp

với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của

Nhà nước.7. Tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục

của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM 

Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;2. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phát

huy vai trò của từng cá nhân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và

với địa phương trong tổ chức các hoạt động của nhà trường ; thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường theo quy định;

3. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; 4. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà

trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

5. Quản lý giáo viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên. Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

6. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

7. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;8. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, học sinh;

tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

9. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; Thực hiện các nhiệm vụ do Phòng giáo dục và Đào tạo phân công, chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các hoạt động của nhà trường.

       Điều 4. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của phó Hiệu trưởng       1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu

trưởng phân công;       2. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được

giao;       3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu

trưởng uỷ quyền.       Điều 5. Phân công nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng       Nội dung này được ban hành văn bản quy định riêng.

Điều 6. Tổ chuyên mônMỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu

trưởng, do Hiệu trưởng giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng

và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

       Điều 7. Chế độ trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:- Soạn bài, dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch

dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để

nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên trong dạy học và giáo dục học sinh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định đối với giáo viện, còn có

những nhiệm vụ sau đây:- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,

phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.3. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên

trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

4. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

Quyền của giáo viên1. Giáo viên có những quyền sau đây:- Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ

sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;- Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;- Được hưởng lương và phụ cấp khi được cử đi học để đào tạo nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;- Được hợp đồng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở

giáo dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và phê duyệt của lãnh đạo phòng giáo dục và Đào tạo.     

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.- Được dự giờ thăm lớp các hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải

quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chuyên môn2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định của giáo viên, còn có những

quyền sau đây:- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên, tổng phụ trách Đội Thiếu niên

được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.Điều 8. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên, nhân viên phải mẫu mực, có tác

dụng giáo dục đối với học sinh.2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm,

theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.Điều 9. Các hành vi giáo viên không được làm- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học

tập, rèn luyện của học sinh.- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với

quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khi đang tham gia

các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.Điều 10. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, bộ phận

       Nội dung này được ban hành văn bản quy định riêng trong nghị quyết Ban giám hiệu nhà trường

                                                CHƯƠNG III

                                            CÁC MỐI QUAN HỆĐiều 11. Quan hệ với cấp ủy Đảng trong nhà trường

        Chấp hành sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với công tác chính quyền của nhà trường theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện; chi bộ Đảng lãnh đạo nhà trường và các tổ chức Đoàn thể trong trường bằng quan điểm, chủ trương, nghị quyết.

          Điều 12. Quan hệ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường          Quan hệ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là quan hệ phối hợp và

liên tịch.

          Phối hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

          Liên tịch trên cơ sở dự thảo các chương trình, kế hoạch đề ra tiến hành thảo luận, đóng góp bổ sung hoàn thiện, đi đến thống nhất các nội dung hoạt động của nhà trường.

          Thành phần trong hội nghị liên tịch của trường bao gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên. Liên tịch mở rộng có thêm Trưởng ban thanh tra nhân dân và các Tổ trưởng.

Điều 13. Quan hệ với lãnh đạo cấp trên, với chính quyền địa phương và với Ban đại diện cha mẹ học sinh

          Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của phòng Giáo dục Đào tạo, của Thường trực Đảng ủy xã, Thường trực Ủy ban nhân dân huyện và của các cơ quan quản lý cấp trên về tất cả các mặt công tác của nhà trường; chủ động báo cáo đề xuất để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến nhà trường.

          Chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục các cấp, với Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội; đồng thời huy động các nguồn lực để hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường.

CHƯƠNG IV

NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP 

          Điều 14. Nguyên tắc làm việc          Nhà trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng

đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.          Thực hiện chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành nhà trường và các tổ.

Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, là phó của cấp trưởng chứ không phải phó của cơ quan, đơn vị; ký thay cấp trưởng theo lĩnh vực được phân công, không được phép ký thay mặt (trừ trường hợp được ủy quyền bằng văn bản thì ký thừa ủy quyền).

          Người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nhà trường gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Chủ tịch Công Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp dưới của mình có hành vi tiêu cực, tham nhũng.

          Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhà trường sẽ ban hành quy chế riêng.         

 Điều 15. Chế độ hội họp          - Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm 01 lần vào đầu năm học.          - Hội đồng sư phạm họp mỗi tháng 01 lần.          - Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 02 lần.

          - Hội đồng thi đua khen thưởng họp cuối học kỳ I và cuối năm học.          Các cuộc họp để triển khai các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hoặc họp để giải

quyết những công việc cấp bách của trường thì không nằm trong quy định điều này.Điều 16: Hệ thống hồ sơ, chế độ báo cáo

1. Hệ thống hồ sơ- Nhà trường, các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm

túc các loại hồ sơ quản lí, hồ sơ chuyên môn theo qui định.- Quản lí, lưu trữ hồ sơ và các tài liệu theo đúng qui định 2. Chế độ báo cáo- Nhà trường, các bộ phận cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo

theo định kì nhằm đảm bảo công tác quản lí, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. Ngoài báo cáo theo yêu cầu của từng nhiệm vụ, nhà trường qui định chế độ báo cáo định kì như sau;

- Hàng tuần: + Phó hiệu trưởng báo cáo tình hình công tác trong tuần và thống nhất công tác

tuần tới với hiệu trưởng.- Hàng tháng:+ Tổ trưởng báo cáo với hiệu trưởng bằng văn bản vào thứ 6 tuần 4 về kết quả

hoạt động của tổ và kí duyệt cho tháng sau.+ Giáo viên chủ nhiệm báo cáo với thư kí hội đồng nhà trường về số học sinh

tăng giảm với từng lí do, chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh.          Điều 17. Giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân          1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:          - Không tiếp nhận hoặc giải quyết đơn thư nặc danh, đơn thư không có địa

chỉ rõ ràng.          - Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua phản ánh công khai trong cuộc họp.          - Trực tiếp gặp người đứng đầu để yêu cầu giải quyết.          - Đề nghị Công đoàn tổ chức đối thoại          - Gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Ban thanh tra nhân dân của trường.          2. Tiếp công dân:          - Địa điểm tiếp công dân tại Văn phòng nhà trường.          - Người tiếp công dân là nhân viên hành chính theo lịch trực hàng tuần.          - Không tự ý giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền.

          -  Ghi đầy đủ thông tin, tình hình, kết quả tiếp công dân vào sổ tiếp công dân theo quy định. 

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN          Điều 18. Điều khoản thi hành          Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ,

giáo viên của trường.          Tổ trưởng các tổ chịu trách nhiệm triển khai quán triệt và thường xuyên nhắc

nhở từng thành viên của tổ việc chấp hành, thực hiện quy chế.          Việc chấp hành, thực hiện đúng quy chế là một chỉ tiêu trong nhận xét, đánh

giá phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và trong thành tích thi đua, khen thưởng hàng năm. Những trường hợp vi phạm quy chế thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

          Quy chế đã được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường biểu quyết thông qua. Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của nhà trường.

          Điều 19. Hiệu lực thi hành          Quy chế được thực hiện kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định ban hành./.

 Nơi nhận:                                                                HIỆU TRƯỞNG- BGH nhà trường

- Tổ chức trong trường

- Lưu VT