50
ĐẠI HC HUTRƢỜNG ĐẠI HC KINH TTRN TLC PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUKINH TTRONG SN XUT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN TNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HU- NĂM 2016

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1080/TOMTATLA.pdf · đầu tư các nguồn lực còn hạn chế. Bên

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN

Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 62.62.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây công nghiệp (CCN) lâu

năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit

chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su được xác định là cây trồng chủ

lực và địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm ưu thế so với các

loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu

năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm 2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân

diện tích giai đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện thuận lợi trên

cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ).

Trong đó cao su tiểu điền triển khai muộn hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhưng đến nay đã có sự phát triển mạnh,

diện tích năm 2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm 60,5% diện

tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Mặc dù có sự phát triển mạnh về diện tích nhưng năng suất cao

su tiểu điền đạt được chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương

khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có

năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dưới 2

ha/hộ chiếm trên 60%), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vườn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa,

đầu tư các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả

thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.

Như vậy, phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế địa phương nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức,

người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chưa có công trình nghiên cứu

về rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng

Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao

su tiểu điền. Mặt khác, về lý luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu các công trình về sản xuất cao su với nhiều

phương pháp khác nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117], Barlow

[74] sử dụng phương pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây cao su. Các tác giả Jagath

Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba

Priya Ray [104] ngoài sử dụng phương điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas,

phân tích độ nhạy. Các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể [53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế

như NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tác

giả Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons

[102] đánh giá các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các nguyên nhân như thời tiết, sâu bệnh,

biến động giá cả, sản lượng theo mùa,... Về biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực

hiện các giải pháp đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Như vậy, về

lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao

su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chưa có

công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh

rủi ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phương hay quốc gia.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu về phân

tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh

tế nông nghiệp; đồng thời kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú

thêm về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và là nguồn tham khảo quan

2

trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản

xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài: “Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh

doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” được chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững sản xuất cao

su ở tỉnh Quảng Bình.

2.1 Mục tiêu cụ thể: Xây dựng luận cứ khoa học phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản

xuất cao su tiểu điền; phân tích thực trạng rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế trong bối cảnh

rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nhằm

đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su

thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra nghiên cứu

phân tích chuyên sâu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã Tây Trạch, xã Phú Định, thị trấn Nông trường

Việt Trung và thị trấn Nông trường Lệ Ninh.

3.2.2 Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 đến năm 2014; số liệu sơ cấp

được thu thập trong năm 2014; mục tiêu, định hướng và giải pháp được nghiên cứu đề xuất đến năm 2020.

3.2.3 Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT, các nhân tố ảnh hưởng đến

HQKT và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro; không nghiên cứu mối quan hệ giữa HQKT và rủi ro. Trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng

thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này được

tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang

phát triển.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan trọng và hữu ích cho

các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su

ở tỉnh Quảng Bình.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm, phương pháp và nội dung

phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan

trọng cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nước và quốc tế.

2. Những kết quả nghiên cứu của luận án được tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm tài

liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phương và quốc gia đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu

ích và quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp địa phương và quốc gia.

3. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình

hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung thực hiện của đề tài.

3

4. Luận án đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao

HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng

cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình.

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

6.1. Lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro

- Về lý luận đã có các nghiên cứu về rủi ro trong SXNN theo 3 phương diện gồm: Các yếu tố tác động

của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào

(giống, phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và những yếu tố tác động của Chính phủ các nước về chính

sách cũng như về khung pháp lý. Một số nghiên cứu đề cập vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro trong

SXNN với các phương pháp như: Bảo hiểm theo chỉ số, phân cấp rủi ro và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro.

- Về thực tiễn các nghiên cứu bàn về rủi ro trong SXNN, đề cao vai trò và trách nhiệm của người nông

dân. Mặt khác, đề cập đến khung pháp lý của Chính phủ các nước để quản lý các rủi ro; đồng thời đưa ra một

số giải pháp kiểm soát rủi ro trong nông nghiệp như đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa

vụ, bảo hiểm theo chỉ số.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên thế giới và Việt Nam là

cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất

kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu.

6.2. Lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT

- Về lý luận: Đã có các công trình nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã

nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò phát triển

cao su và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su; nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới

sản xuất cao su kém hiệu quả, các phương pháp phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT.

- Về thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất kinh doanh cao su, đặc biệt là ở

các nước có thế mạnh về trồng và sản xuất cao su. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có

những đặc điểm riêng biệt, vì vậy phương pháp nghiên cứu cũng như phạm trù nghiên cứu là khác nhau.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đánh giá HQKT trên thế giới và Việt Nam

là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm, phương pháp tính toán HQKT và đánh giá

HQKT sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nội dung luận án.

6.3. Kết luận: Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT

trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhưng ở Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào về phân tích

rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, trên cơ sở các lý luận về phân tích rủi ro và

đánh giá HQKT, luận án đã kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ

thể các lý luận về phân tích rủi ro và HQKT trong sản xuất cao su. Mặt khác, dựa trên thực tiễn các công

trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các phương pháp, xác đối tượng phân tích rủi ro và

đánh giá HQKT từ đó hình thành khung nghiên cứu và xây dựng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân

tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ

lục; nội dung của luận án gồm 4 chương, 31 bảng biểu, 2 sơ đồ và 7 biểu đồ minh họa.

4

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU

QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ

1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ

- Khái niệm CSTĐ: Là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc

do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. CSTĐ có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ)

thường trồng không tập trung, nằm rải rác quanh khu vực cư trú của nông dân [59].

- Vai trò của CSTĐ: Phát triển CSTĐ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập

cao và ổn định cho người lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững;

là cơ sở để huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn và quan trọng đối với quá trình dịch chuyển

cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH; đồng thời thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ,

độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và phù hợp với chính sách đổi mới của Nhà nước.

1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ

1.2.1 Những vấn đề chung về rủi ro

- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su: Là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất

như thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,... ảnh hưởng và gây thiệt

hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su.

- Phân loại rủi ro sản xuất cao su theo nguồn hình thành gồm: Rủi ro sản xuất; rủi ro về giá cả hay

rủi ro về thị trường; rủi ro thể chế; rủi ro về con người; rủi ro về kỹ thuật; rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng.

1.2.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su

- Khái niệm: Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy

ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của hộ trồng cao su đối

với từng loại rủi ro.

- Phương pháp áp dụng phân tích rủi ro: Phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp lưu đồ,

phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp ma trận rủi ro.

1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU

1.3.1 Những vấn đề chung về HQKT

- Khái niệm: HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,

phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn)

trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.

- Nội dung HQKT: Là việc xác định các yếu tố đầu vào gồm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi

phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư, đất đai,...; và xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được).

- Bản chất HQKT: Xét về mặt định lượng, chính là xem xét, so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ

ra; khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì có hiệu quả và chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao.

Xét về mặt định tính, HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất,

phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh; sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục

tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù

của HQKT có quan hệ mật thiết với nhau [18].

- Chỉ tiêu HQKT: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết

quả đó, hay là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị

tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng.

1.3.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ

5

- Khái niệm: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là một phạm trù phản ánh mối quan

hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế mà các hộ trồng cao su bỏ ra để đạt được kết quả đó trên

một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su

- Các phương pháp đánh giá HQKT: Phương pháp điều tra mẫu, phương pháp sử dụng các mô hình

kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su, phương pháp sử dụng

mô hình kinh tế - sinh học và các phương pháp đánh giá HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro.

1.4 RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN

1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong SXNN

Trong SXNN có nhiều loại rủi ro tác động đến HQKT của người sản xuất. HQKT bị ảnh hưởng bởi sự

tương quan giữa các yếu tố rủi ro. Trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan âm, mức độ ảnh hưởng làm

giảm HQTK thấp hơn trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan dương. Mặt khác HQKT và rủi ro có mối

quan hệ ngược chiều, khi người sản xuất chấp nhận rủi ro sẽ có cơ hội tạo năng suất, HQKT và ngược lại

trường hợp người sản xuất không thích rủi ro thì năng suất, kết quả và HQKT đạt được thấp hơn.

1.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế CSTĐ trong bối cảnh sản xuất có rủi ro

- Sự thiết phải đánh giá HQKT trong i cảnh sản xuất c rủi ro: Trong sản xuất cao su, kết quả và

hiệu quả của người sản xuất thường xuyên thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động của điều

kiện tự nhiên, KT - XH toàn cầu. Vì vậy, đánh giá HQKT sản xuất cao su không thể chỉ thực hiện trong trạng

thái t nh mà còn phải dựa trên những điều kiện bất định trong tương lai nên cần phải tính toán các chỉ tiêu

HQKT và phân tích sự biến động các chỉ tiêu này trong bối cảnh rủi ro.

- Phương pháp đánh giá HQKT trong b i cảnh sản uất c rủi ro: Phương pháp điều tra, phương

pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis), phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp xác suất.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao

thương hàng hóa, vận tải quốc tế; có địa hình dốc với 85% diện tích đất tự nhiên là vùng rừng núi, gò đồi với

hệ đất xám pheralit chiếm 59,23% rất thuận lợi để trồng cây cao su. Mặt khác, tình hình kinh tế - xã hội đang

đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có bước phát triển mạnh. Đây là những điệu kiện thuận lợi để phát triển

cây cao su. Tuy nhiên, việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít khó khăn và

thách thức do thiên tai, dịch bệnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng

đều, chất lượng sản phẩm và khả năng hợp tác còn thấp; giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị

trường đầy biến động và tăng cao trong lúc giá mủ cao su thường biến động giảm.

2.2. KHUNG PHÂN TÍCH

Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình theo sơ đồ 2.1

xác định các nội dung thực hiện theo một trình tự thống nhất từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác

định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiếp đến xác định các

phương pháp nghiên cứu để phân tích rủi ro và đánh giá HQKT, đồng thời đánh giá HQKT trong bối cảnh

rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá, xây dựng hệ thống giải pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng

cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

6

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu: Các hộ sản xuất CSTĐ ở Thị trấn Nông Trường Việt Trung, xã

Hòa Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Phú Định và Thị trấn Nông trường Lệ Ninh.

2.3.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp: Tập hợp thông qua hệ thống tài liệu đã được công bố trên sách, báo, báo cáo tổng

kết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh doanh cao su và CSTĐ tỉnh Quảng Bình.

- Thông tin sơ cấp: Thu thập từ các hộ CSTĐ đại diện tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn thông qua

hệ thống bảng câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên cứu là 200 hộ theo phương pháp thống kê phân tầng từ năm thứ

1 đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su và ứng với mỗi năm chọn 10 hộ làm đại diện, các hộ này được lựa

chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện

nghiên cứu cao su, của các chuyên gia và nghiên cứu thực tiễn để ước lượng. Bên cạnh đó luận án còn điều tra

số điểm, số cây và theo phân cấp bệnh để đánh giá mức độ bệnh hại trên cây vườn cao su.

2.3.3 Phƣơng pháp điều tra chuyên gia: Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật

phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận

có tính khoa học và thực tiễn, luận án tiến hành điều tra các chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý

địa phương về cao su, lãnh đạo các công ty, nông trường,.. có am hiểu sâu sắc về l nh vực sản xuất kinh

doanh cao su. Số mẫu điều tra là 30, cách thức điều tra là bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến phát triển

sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình.

7

2.3.4 Phƣơng pháp phân tích

- Phương pháp phân tích th ng kê: Sử dụng tổng thể các phương pháp gồm, phân tổ thống kê,

phương pháp đồ thị thống kê phương pháp phân tích dãy số thời gian.

- Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất: Điều tra, xác định chi phí sản xuất

theo từng thời kỳ; xác định năng suất thực tế thu hoạch mủ cao su làm cơ sở tính toán giá trị sản xuất bình

quân, giá trị gia tăng từ đó xác định thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của hộ trồng cao su.

- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Sử dụng phương pháp này theo hai cách: (1) phân tích lợi

ích chi phí hàng năm cho thời kỳ KD, chi phí hàng năm gồm chi phí vật tư, dụng cụ sản xuất, lao động, khấu

hao vườn cây phân bổ và chi phí tài chính phân bổ. Chi phí KTCB phân bổ đều cho các năm của thời kỳ KD;

(2) phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR.

Lợi ích và chí phí phát sinh ở các năm khác nhau được thực hiện theo mức chiết khấu hợp lý. Trên cơ sở đó

xác định, nếu NPV > 0 thì việc đầu tư sản xuất kinh doanh cao su có hiệu quả nên thực hiện, nếu NPV < 0,

đầu tư này không có hiệu quả; nếu IRR > lãi suất vay vốn thì sản xuất có hiệu quả; nếu BCR>1 các khoản

thu bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra nên việc đầu tư có HQKT và BCR càng lớn thì HQKT càng cao,

nếu BCR<1 các khoản thu không bù đắp được chi phí nên việc đầu tư không có hiệu quả.

- Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố đầu vào đến năng suất mủ thu được của các hộ điều tra, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb –

Douglas để phân tích với dạng: Y = A. x1α1

. x2α2

. x3α3

. x4α4

. x5α5

. x6α6

. x7α7

. ∑ . Trong đó: Y là

năng suất mủ thu được trên một ha cao su (kg/ha); x1 đến x7 lần lượt là các nhân tố phân NPK, phân chuồng,

lao động, thuốc BVTV, diện tích, mật độ, tuổi vườn cây; K là biến giả xác định chủ hộ có tập huấn hay

không tập huấn; D là biến giả các vùng trồng cao su; A là hằng số thể hiện tác động của các yếu tố khác đến

năng suất mủ thu được trên một ha cao su ngoài các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất; αi là hệ số co giãn,

phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào xi và biến giả tập huấn K đến năng suất mủ thu được

trên một ha cao su; βj là hệ số co giãn, phản ánh ảnh hưởng của biến giả vùng trồng D đến năng suất mủ thu

được trên một ha cao su. Trên cơ sở mô hình và số liệu điều tra, luận án sử dụng phần mềm SPSS để phân

tích xử lý và đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ cao su.

- Phương pháp nhận dạng rủi ro: Sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê thông qua việc

tham khảo các hồ sơ lưu trữ tại các xã có trồng cao su, phòng nông nghiệp các huyện và sở NN&PTNT về

những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra trong l nh vực sản xuất kinh doanh cao su, qua đó tiến hành đánh

giá xu hướng phát triển của các tổn thất mà hộ sản xuất kinh doanh cao su phải đối mặt và phân tích các vấn

đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,…

- Phương pháp ma trận đánh giá rủi ro: Trên cơ sở các rủi ro đã nhận dạng, sử dụng ma trận rủi ro

theo công thức: Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency)* Mức độ thiệt hại (consequency) (1*). Ma trận rủi ro

này là số điểm được xác định cho từng mức độ của vấn đề và được xem xét theo số liệu điều tra khảo sát để

đánh giá về tần suất các yếu tố gây rủi ro và mức độ thiệt hại đến tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ theo

thang điểm đã được xác định. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm đối với từng rủi ro theo ma trận thang điểm rủi ro

và tiến hành đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ rủi ro để phân loại rủi ro theo từng vùng rủi ro. Mục

tiêu nhằm xác định những rủi ro nào hộ sản xuất kinh doanh cao su nên chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao;

phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào, loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ,...

- Phương pháp phân tích độ nhạy: Xác định những biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng

của mô hình CSTĐ và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Luận án xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng giá

mủ cao su và lãi suất cho vay ở Quảng Bình giai đoạn (2008 – 2014) đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ.

8

Chƣơng 3

RỦI RO VÀ HQKT SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CSTĐ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014

- Thực trạng diện tích n ng suất và sản lƣợng: Tình hình phát triển CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai

đoạn 2008 – 2014 được thể hiện qua Bảng 3.2, cho thấy CSTĐ tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng trưởng nhanh

về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt trong khoảng 0,78 – 0,98 tấn mủ khô/ ha thấp

hơn các địa phương khác như tỉnh Quảng Trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất là 1,2

tấn mủ khô/ha [43].

Bảng 3.2. Diện tích n ng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014

Chỉ tiêu

N m

Diện tích

(ha)

Diện tích KTCB

(ha)

Diện tích KD

(ha)

Sản lƣợng

(tấn)

N ng suất

(tấn/ha)

2008 6.515,0 4.649,0 1.866,0 1589,0 0,85

2009 7.115,0 4.749,0 2.366,0 2.319,0 0,98

2010 8.583,0 6.117,0 2.466,0 2.219,0 0,90

2011 9.408,0 6.666,0 2.742,0 2.524,0 0,92

2012 10.365,7 7.178,5 3.187,2 3.028,0 0,95

2013 8.662,1 5.573,4 3.088,8 2.625,4 0,85

2014 10.876,8 8.200,0 2676,8 2.080,0 0,78

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả

Đánh giá tình hình phân bố CSTĐ được thể hiện qua Biểu đồ 3.2 và Biểu đồ 3.3, cho thấy CSTĐ ở

tỉnh Quảng Bình phân bố không đồng đều, huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích và sản lượng

chiếm trên 70% diện tích và sản lượng cao su toàn tỉnh.

- Thực trạng đất trồng: Đất và hạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.3

Bảng 3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

STT Địa điểm Hạng đất Địa hình Độ cao tƣơng đối (m)

2 Tuyên Hoá IIb, III 2, 3,4 <400

3 Bố Trạch Ib, IIa, III 1, 2 <300

4 Quảng Ninh II III 2, 3 <200

5 Lệ Thuỷ IIb,III 2, 3 4 <200

Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp Quảng Bình

9

Qua Bảng 3.3, cho thấy tỉnh Quảng Bình chỉ có 5 huyện có đất trồng được cây cao su. Tuy nhiên, có

sự phân bố nhiều thứ hạng đất trên một địa bàn gây khó khăn lớn đối với công tác tổ chức sản xuất vì từng

loại đất khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau.

- Thực trạng quy mô: Quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.4 cho thấy, các hộ có

quy mô dưới 2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 49% diện tích, hộ có quy mô trên 4 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 7,5%.

Đặc điểm quy mô này không thuận lợi cho việc đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bảng 3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình n m 2014

STT Quy mô bình quân hộ (ha) Hộ nông dân Diện tích

Số hộ % Ha %

1 <2 3.204 69,8 5.962,6 54,8

2 2-4 1.085 23,7 3.578,3 32,9

3 >4 298 6,5 1.335,9 12,3

Tổng cộng 4.587 100,0 10.876,8 100,0

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình và số liệu điều tra năm 2014

- Thực trạng giống: Tình hình sử dụng giống tại các hộ CSTĐ Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.5 cho

thấy, kể từ năm 2005 trở về trước giống trồng cao su có nguồn gốc không rõ ràng chiếm gần 50%, từ năm

2014 giống không có nguồn gốc rõ ràng giảm chỉ chiếm 10,15% diện tích sản xuất; tỷ lệ lẫn giống thấp.

Bảng 3.5. Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình

STT Giống N m 2005 N m 2014

Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

1 GT1 645,95 14,64 375,3 3,45

2 RRIM 600 421,18 9,55 2.078,3 19,11

3 PB 235 264,77 6,00 78,4 0,72

4 VM 515 289,85 6,57 0 0,00

5 RRIV 6 2,38 0,05 696,6 6,40

6 RRIV 4 59,12 1,34 3.275,6 30,12

7 PB 260 - - 2.596,4 23,87

8 PB 86 - - 796,6 7,32

9 Không rõ nguồn gốc 2.728,95 61,85 979,6 9,01

Cộng 4.412,20 100,00 10.876,8 100,00

Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Sở NN&PT NT Quảng Bình

3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH

CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát

Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát được thể hiện qua Bảng 3.6 (tổng hợp từ Bảng 3.6, Bảng

3.7 và Bảng 3.8 trong luận án), cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có các điều kiện thuận lợi

phát triển cao su như độ tuổi, kinh nghiệm, kiến thức tập huấn, diện tích đất trồng cao su, lao động và vốn

đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa các chủ hộ thấp, bình quân lớp 8 nên ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và các phương pháp canh tác có hiệu quả; công tác đầu tư chăm sóc, bón

phân chưa được người sản xuất chú trọng nên mức bón phân thường thấp hơn và không đúng với quy trình

khuyến cáo, đây là nguyên nhân chính làm CSTĐ phát triển kém, sâu bệnh và giảm năng suất.

10

Bảng 3.6 Đặc điểm cơ bản của các hộ CSTĐ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ

1. Số hộ điều tra Hộ 200

2. Tuổi chủ hộ Tuổi 39,91

3. Trình độ văn hoá Lớp 8

4. Số năm kinh nghiệm trồng cao su

5. Tham gia tập huấn

Năm

%

11,9

76

6. Diện tích đất đang sử dụng

7. Diện tích đất trồng cao su

ha

ha

2,65

1,96

8. Tình hình lao động Người 3,14

9. Cơ cấu vốn đầu tư Ngđ 52.512

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình

- Rủi ro thiên tai, thời tiết: Tình hình gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vườn CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình giai đoạn 1983 – 2014 thể hiện qua Bảng 3.10, cho thấy sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng

Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng xác suất xảy ra thấp nên việc phát triển

CSTĐ là hợp lý nhưng sản xuất cần tuân thủ khuyến cáo và quy hoạch để đảm bảo có hiệu quả, giảm rủi ro.

Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn CSTĐ tỉnh Quảng bình

giai đoạn 1983 - 2014

Cấp gió bão Tần số xuất hiện

Mức độ diện tích vườn cao su bị

thiệt hại (%)

Khả năng xảy ra

trong 31 năm

Từ cấp 12 trở lên 2 40 - 60 0,064

10->11 2 20 - <40 0,064

8->9 3 10 - <20 0,097

6->7 8 2 - <10 0,258

Từ cấp 5 trở xuống 28 <2 0,903

Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả

- Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Sâu bệnh hại cây cao su ở tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua Bảng 3.12

cho thấy, bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh là cao nhất, các bệnh khác thấp

hơn nhưng tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên 50% cá thể điều tra nên người sản xuất cần quan tâm phòng trừ.

Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình

Loại Bệnh Số cá thể điều tra

(Cây)

Số cá thể bị hại

(Cây)

Tỷ lệ bệnh

(%)

Mức độ bị

bệnh (%)

Phấn trắng 50 35 70 76,4

Héo đen đầu lá 50 32 64 67,2

Loét sọc mặt cạo 100 75 75 71,71

Corynespora 50 30 60 60,04

Rụng lá mùa mưa 50 25 50 48,4

Nứt vỏ xì mủ 250 130 52 52,8

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

11

Về sâu hại, kết quả phân tích cho thấy sâu hại hiện có mức độ ảnh hưởng không cao và không lớn đến

vườn cây cao su so với bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại nguy hiểm như nhện đỏ, châu chấu [42].

- Rủi ro giống: Thực trạng sử dụng giống tại các hộ CSTĐ điều tra ở Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ hộ sử

dụng cao các loại giống có khả năng kháng gió bão là thấp, giống cho năng suất cao nhưng khả năng chống

gió, bão và sâu bệnh kém dẫn đến mức độ ảnh hưởng và tổn thất lớn khi gặp rủi ro do gió bão và sâu bệnh.

Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Giống Diện tích (ha) Tỷ lệ %

- GT1 17,3 4,41

- RRIM 600 75,2 19,18

- RRIV 6 12,7 3,24

- RRIV 4 112,3 28,65

- PB 260 120,5 30,74

- Không rõ nguồn gốc 54 13,78

Cộng 392,00 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

- Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kết quả phân tích tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác tại các hộ CSTĐ

điều tra cho thấy, các hộ sản xuất chưa áp dụng đúng kỹ thuật trong khâu trồng gây nhiều rủi ro khi gặp gió

bão và sâu bệnh. Nguyên nhân, do sản xuất CSTĐ ở Quảng Bình mang tính tự phát, công tác sản xuất không

tuân thủ theo quy trình, khuyến cáo; chưa có các biện pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro [43], [66].

- Rủi ro thị trường và tài chính đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ: Thực trạng giá mủ cao su và lãi

suất tiền vay giai đoạn 2008 – 2014 thể hiện qua Biểu đồ 3.5 cho thấy, sản xuất kinh doanh CSTĐ gặp nhiều

rủi ro thị trường và tài chính. Trong đó, giá mủ cao su có mức rủi ro lớn nhất do biến động thất thường và có

xu hướng giảm. Cụ thể giá thấp năm 2008 và đầu năm 2009, tăng cao cuối năm 2009 đến đầu năm 2011 và

giảm mạnh từ năm 2011 đến nay. Về rủi ro tài chính chủ yếu là do lãi suất tín dụng thay đổi, các hộ CSTĐ

có mức vay vốn sản xuất lớn nên việc biến động lãi suất tăng sẽ gây ra rủi ro. Hiện nay, lãi suất cho vay sản

xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình tương đối thấp và ổn định, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2014 lãi suất tín dụng

có sự biến động lớn nên gây nhiều rủi ro cho các hộ sản xuất.

Biểu đồ 3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa bàn

tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả

6,2 6,9

13

20,3

13,5 10,8 10

17 17,5

11,5 12,5

15

10 9

0

5

10

15

20

0

5

10

15

20

25

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá (Nghìn đồng/kg mủ nước) Lãi suất (%)

12

3.2.2.2 Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình

Kết quả phân tích rủi ro xác định các vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Vùng

rủi ro

Tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh rủi ro

Phá

sản

Không c

hiệu quả Hiệu quả thấp Hiệu quả Hiệu quả cao

Chấp

nhận

Rét hại, nắng hại, các loại bệnh như

rụng lá, nấm hồng sâu, mối, rệp,

sáp, sên; kỹ thuật khai thác không

đảm bảo; giá các yếu tố đầu vào

tăng.

Các loại sâu

như mối, rệp

sáp, sên

Không gặp rủi

ro

Chấp

nhận

kèm

theo

biện

pháp

giảm

thiểu

Gió bảo mạnh, cháy rừng, bệnh

phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá,

bệnh loét sọc mặt cạo, rụng lá

corynespora, các rủi ro do giống,

thiết kế lô hàng và hướng trồng,

mật độ và khoản cách, vành đai bảo

vệ, giữ ẩm và giữ ấm, cắt bỏ chồi

thường xuyên, chủ quan phòng

cháy, quản lý vườn buông lỏng,

Rét hại, nắng

hại, các loại

bệnh như rụng

lá, nấm hồng

sâu, mối, rệp,

sáp, sên; kỹ

thuật khai thác

không đảm bảo;

giá các yếu tố

đầu vào tăng.

Các loại sâu gây

hại như: mối,

rệp sáp, sên

Không

chấp

nhận

Tất cả các

loại rủi

ro

Nhu cầu thị trường thay đổi

Nhu cầu thị

trường thay

đổi

Giá bán sản

phẩm giảm, nhu

cầu thị trường

thay đổi.

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.15 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều rủi

ro. Để lựa chọn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả cao thì phải đối mặt với rủi ro do gió bảo mạnh,

cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ nghiêm trọng khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp

nên phân loại rủi ro này trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Đối với các loại rủi ro do

các bệnh hại, do giống, do giá các yếu tố đầu vào tăng có mức ảnh hưởng từ thấp đến khá cao việc đạt hiệu

quả và hiệu quả cao nên các rủi ro này phân ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Đối với rủi ro

giá bán sản phẩm giảm có mức ảnh hưởng đến hiệu quả cao nên nằm trong vùng không chấp nhận.

3.2.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng các iện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết trong sản xuất kinh doanh

CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.16 cho thấy, mức độ sử dụng các biện pháp giảm thiểu chưa

cao. Trong đó, thấp nhất là biện pháp trồng đai rừng và các loại cây chắn gió có tỷ lệ hộ không sử dụng là

90%, kế đến là chọn giống có khả năng chống gió, có tỷ lệ hộ không sử dụng là 85%.

Bên cạnh đó, đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, rủi ro giống thể

hiện qua Bảng 3.17 và Bảng 3.18 cho thấy, các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức độ sử dụng các biện

pháp giảm thiểu chưa cao, trong đó biện pháp chọn giống kháng bệnh tốt có tỷ lệ không sử dụng là cao nhất

50% và biện pháp chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh có tỷ lệ không sử dụng là 30% và sử dụng ở mức

13

trung bình là 60%, tỷ lệ hộ không sử dụng biện pháp giống được khuyến cáo và giống phù hợp với thời tiết,

đất đai còn cao.

Bảng 3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai thời tiết của các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ

% % %

1.Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió 0 0 20 10 180 90

2. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 80 40 60 30

3. Giống được khuyến cáo sử dụng ở Quảng Bình 50 25 70 35 80 40

4. Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình 50 25 126 63 24 12

5. Chọn giống có khả năng chống gió 0 0 30 15 170 85

6. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật 10 5 120 60 70 35

7. Áp dụng biện pháp khắc phục vườn cao su 50 25 140 70 10 5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ

% % %

1. Chọn giống kháng bệnh tốt 0 0 90 45 110 55

2. Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh 20 10 120 60 60 30

3. Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ 50 25 150 75 0 0

4. Tăng cường công tác chăm sóc 60 30 120 60 20 10

5. Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 70 35 82 41 48 24

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ

% % %

1. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 100 50 40 20

2. Giống được khuyến cáo sử dụng 20 10 90 45 90 45

3. Giống cho năng suất cao 30 15 150 75 20 10

4. Giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình 50 25 80 40 70 35

5. Giống phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng 10 5 130 65 60 30

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

14

Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật thể hiện qua Bảng 3.19 cho thấy,

các hộ sản xuất chưa có nhiều biện pháp và các mức độ sử dụng các biện pháp còn thấp, cụ thể là các biện

pháp áp dụng đúng kỹ thuật khai thác, kỹ thuật chăm sóc.

Bảng 3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác của các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ

% % %

1. Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác 70 35 82 41 48 24

2. Thực hiện đúng QTKT về công tác trồng 20 10 130 65 50 25

3. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật 10 5 80 40 110 55

4. Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao su 10 5 120 60 70 35

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường và tài chính thể hiện qua Bảng 3.20 cho thấy, tình hình

sử dụng các biện pháp là rất thấp, trong đó biện pháp mua bảo hiểm có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là

100%, biện pháp sản xuất cao su theo hợp đồng có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là 90%.

Bảng 3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi ro tài chính của các hộ

sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Mức độ sử dụng

Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng

Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ Tần số

(người)

Tỷ lệ

% % %

1. Thu thập thông tin đầy đủ 30 15 80 40 90 45

2. Sản xuất cao su theo hợp đồng 0 0 20 10 180 90

3. Mua bảo hiểm 0 0 0 0 200 100

4. Có sự can thiệp của chính quyền địa phương 30 15 80 40 90 45

5. Giảm tỷ trọng vốn vay 10 5 70 35 120 60

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Kết quả phân tích trên cho thấy, các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có xu hướng hành xử trung

tính hoặc ít ưa thích với rủi ro do thiên nhiên, dịch bệnh,.. và thái độ đối với rủi ro còn thiếu nghiêm túc; họ

biết khi sản xuất kinh doanh cao su với chu kỳ sản xuất dài sẽ gặp nhiều rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh

và thị trường nhưng mức độ quan tâm của họ là không cao nên có mức độ không sử dụng hoặc sử dụng ở

mức trung bình các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

3.2.3 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.2.3.1 Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su

Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra thể hiện qua Bảng 3.21 cho thấy,

các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có quy mô sản xuất thấp, bình quân 1,96 ha/hộ; năng suất đạt được chưa

cao, bình quân đạt 9,6 tạ mủ khô/ha thấp hơn so với năng suất bình quân chung của ngành cao su Việt Nam

(năm 2012 là 17,1 tạ mủ khô/ha) và cao su quốc doanh ở Quảng Bình (11,2 tạ mủ khô/ha).

15

Bảng 3.21. Diện tích n ng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung

Diện tích trồng Ha 1,96

Diện tích thu hoạch Ha 1,2

Năng suất (mủ khô) Tạ/ha 9,65

Sản lượng (mủ khô) Tấn 0,965

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

3.2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra

Chi phí đầu tư cho 1 ha sản xuất CSTĐ được chia thành hai thời kỳ, thời kỳ KTCB thể hiện qua Bảng

3.22 và thời kỳ KD thể hiện qua Bảng và Bảng 4 của Phụ lục 6 phân tích cho thấy.

- Thời kỳ KTCB: Thời kỳ này kéo dài trong 7 năm có tổng chi phí là 68.510 nghìn đồng. Trong đó,

năm 1 là năm có chi phí cao nhất do đây là năm đầu tư ban đầu nên chịu nhiều khoản đầu tư lớn so với các

năm còn lại như chi phí về giống, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc,… Tổng chi

phí đầu tư 1 ha cao su năm đầu tiên là 16.670 nghìn đồng đã trừ đi khoản tiền được hỗ trợ, trong đó chi phí

lao động chiếm 67,5%, chủ yếu là chi phí khai hoang làm đất và trồng mới.

- Thời kỳ KD: Thời kỳ này có thêm phần chi phí khấu hao giá trị vườn cây là các khoản đầu tư trong 7

năm thời kỳ KTCB của 1 ha cao su và lãi tiền vay hàng năm do mức vay vốn bình quân 1 ha là 18.000.000

đồng với lãi suất bình quân là 9% trong 1 năm thì hàng năm các hộ gia đình phải trả khoản tiền vay là

1.620.000 đồng. Tổng hợp chi phí thời kỳ KD, cho thấy chi phí bình quân năm mỗi ha cao su tăng hơn rất

nhiều so với thời kỳ KTCB do thời kỳ này vườn cao su khai thác nên tăng chi phí vật tư, lao động, bổ sung

chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khấu hao vườn cây.

Bảng 3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB (ĐVT:1000đ)

Chỉ tiêu N m 1 N m 2 N m 3 N m 4 N m 5 N m 6 N m 7 Tổng

I. Chi phí vật tư 5.400 3.965 3.825 4.140 4.245 4.350 4.495 30.420

1. Giống 3.000 350 3.350

2. Phân bón 1.050 1.365 1.575 1.890 1.995 2.100 2.245 12.220

3. Thuốc BVTV 1.350 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 14.850

II. Chi lao động 11.250 2.700 2.700 2.700 2.700 3.000 3.300 28.350

III. Chi lãi vay 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 11.340

IV. Tiền được hỗ trợ - 1.600 -1.600

Tổng chi phí 16.670 8.285 8.145 8.460 8.565 8.970 9.415 68.510

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán của tác giả thể hiện qua

Bảng 5 ở Phụ lục 6 cho thấy: Giá trị sản xuất vườn cao su (GO) có xu hướng tăng nhanh qua các năm kể từ

năm thứ 8 đến năm thứ 20 và từ năm thứ 21 trở về sau, giá trị sản xuất có xu hướng giảm xuống, giảm nhẹ từ

năm thứ 21 đến năm thứ 26 và giảm mạnh từ năm 27 đến năm 30. Chi phí trung gian (IC) năm bắt đầu thời

kỳ kinh doanh là lớn nhất do năm này phải đầu tư dụng cụ khai thác, những năm tiếp theo thấp hơn và tương

đối ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 19 trở về sau thời kỳ KD, IC có xu hướng giảm nhiều do chi phí thuê

nhân công, chi phí vật tư và các chi phí khác. Thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân 1 ha cao su trong một năm

16

thời kỳ KD tăng dần qua các năm kể từ năm bắt đầu khai thác, năm khai thác thứ 9 đạt 31.686 nghìn đồng

tăng 2,4 lần so với năm khai thác thứ 1 và tăng dần đến đỉnh điểm là năm thứ 12 đạt 49.760 nghìn đồng tăng

3,8 lần. Kể từ năm thứ 13 trở về các năm sau MI có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, chỉ giảm

mạnh kể từ năm khai thác thứ 19 (vườn cao su có số năm sản xuất 26 năm) đến khi vườn cao su thanh lý,

giai đoạn này MI giảm trên 3,3 lần. Lợi nhuận kinh tế (LN) 1 ha cao su bình quân trong 1 năm của vườn cây

khai thác ở các độ tuổi khác nhau có sự khác nhau. LN đạt thấp nhất là năm đầu tiên thời kỳ KD, vì thời gian

này khai thác bói vườn cây nên sản lượng mủ còn thấp, trong khi đó phần chi phí khá cao do phải đảm bảo

chất lượng vườn cây cho các năm khai thác sau này. Kể từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 21, LN có xu hướng

giảm xuống và bắt đầu giảm mạnh từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 24.

3.2.3.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra

- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu GO/IC, MI/IC, LN/IC: Kết quả phân tích cho thấy, kể từ năm bắt

đầu khai thác cứ đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,39 đồng thu nhập hỗn

hợp. Kể từ năm khai thác thứ hai trở về sau giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp không ngừng tăng lên, cụ

thể, năm này cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,91 đồng lợi nhuận và năm thứ 3 là 2,21 đồng và giữ mức

lợi nhuận cao cho đến năm khai thác thứ 12 và kể từ năm khai thác thứ 13 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra

mới có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 1,84 đồng và giảm mạnh đến năm sản xuất thứ 27 chỉ đạt 0,87 đồng và

đến năm sản xuất thứ 30 thì vườn cao su hầu như không còn đem lại lợi nhuận.

- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C: Để thực hiện đánh giá các chỉ tiêu này, luận án

sử dụng mức giá mủ cao su, lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT cho các hộ nông dân vay sản xuất kinh

doanh và số liệu điều tra hộ CSTĐ năm 2014. Kết quả phân tích tính toán và tổng hợp ở Bảng 3.25 cho thấy,

với lãi suất chiết khấu là 9% xác định NPV đạt 80.147ngđ/ha; IRR = 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân

hàng hiện tại của các hộ và B/C = 1,36> 0. Điều này nói lên rằng, tỷ số giữa khoản thu nhập, với khoản chi

phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,36 lần.

Bảng 3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau

Lãi suất chiết khấu NPV (1000đ)

0,08 99.723

0,09 80.147

0,10 63.893

0,13 29.523

0,14 21.537

0,16 9.122

0,17 4.315

0,18 243

0,19 -3.209

IRR = 18%

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Kết quả đánh giá trên cho thấy, sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình hiện đang có hiệu quả, đảm bảo

nguồn thu nhập ổn định và đời sống của người nông dân đang dần được cải thiện.

3.2.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân t đến HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình

Kết quả phân tích xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua

Bảng 3.26 và phương trình (**), cho thấy các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu

tố giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất mủ cao su. Mặt khác xem xét các nhân tử phóng đại

17

phương sai (Variance inflation factor - VIF), ta thấy giả thiết đặt ra có VIF nằm trong khoảng từ 1 đến 5 nhỏ

hơn 10, tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến từ đó kết luận giả thuyết đặt ra phù hợp với mô hình.

Bảng 3.26. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb-Douglas

Tên biến Mức độ ảnh

hƣởng t-Stat P-value VIF

Hằng số (LnA) Constant 1,643 1,338 0,184

X1 - Phân NPK 0,134 2,188 0,031 1,7

X2 - Phân chuồng 0,409 4,454 0,000 2,1

X3 - Lao động 0,360 2,076 0,040 3,2

X4 - Thuốc BVTV 0,413 4,192 0,000 3,0

X5 - Diện tích 0,071 3,004 0,003 1,1

X6 - Mật độ -0,253 -2,234 0,027 1,1

X7 – Tuổi 0,010 3,358 0,001 1,8

K - Tập huấn 0,048 2,613 0,010 1,1

D1 - xã Tây Trạch 0,144 2,947 0,004 5,4

D2 - xã Hòa Trạch 0,142 3,080 0,003 4,6

D3 – TT nông trường Việt Trung 0,181 4,192 0,000 4,1

D4 – TT nông trường Lệ Ninh 0,160 4,231 0,000 2,9

R2 0,864

F 62,176 0,000

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

Phương trình hồi quy bằng phương pháp OLS thể hiện qua mô hình (**):

Y = 1,643. X10,134

.X20,409

. X30,36

. X40,413

.X50,071

.X6(-0,253)

. X70,01

.

Phân tích hệ số αi của các biến cho thấy đều dương với mức ý ngh a thống kê trên 95%, ngoại trừ hệ

số αi của biến mật độ âm với mức ý ngh a thống kê 95%. Như vậy, loại trừ biến mật độ, các biến đưa vào mô

hình đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với mức ngh a αi <5% tức là độ tin cậy của

các biến giải thích là trên 95%. Ngoài các yếu tố trên, thì vùng trồng cũng ảnh hưởng đến năng suất mủ cao

su, kết quả phân tích 5 vùng trồng cho thấy năng suất sản xuất vườn CSTĐ ở thị trấn nông trường Việt Trung

cho năng suất cao hơn các vùng khác và vườn cao su ở Xã Phú Định cho năng suất thấp nhất.

Kết quả phân tích trên cho thấy mỗi yếu tố đầu vào có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cả quá

trình sản xuất, nếu hộ gia đình biết đầu tư lượng phân bón hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo mật độ

trồng phù hợp ... thì năng suất sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó sẽ có giới hạn nhất định

theo định mức kỹ thuật và không phải cứ tăng liên tục các yếu tố đầu vào kết quả sẽ tăng lên tương ứng.

3.2.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro

3.2.4.1 Đánh giá chung HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình trong i cảnh rủi ro

Kết quá đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến lợi nhuận hộ trồng cao su qua Bảng 3.27 cho thấy,

trong bối cảnh rủi ro, HQKT bị tác động mạnh tùy từng loại rủi ro; rủi ro thiên tai, thời tiết khi xảy ra gây tổn

thất ở mức lớn nhất, kế đến là rủi ro do kỹ thuật canh tác, do sâu bệnh hại, giống và giá bán sản phẩm.

18

Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro

Loại rủi ro

Tần số

(ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận hộ trồng

CSTĐ(%)

Lớn nhất

(maximum)

Nhỏ nhất

(minimum)

Trung bình

(mean)

Thiên tai, thời tiết 200 100 100 4 26,83

Sâu bệnh hại 200 100 30 1 8,28

Giống 177 88,5 20 1 5,11

Kỹ thuật canh tác 197 98,5 35 2 12,26

Giá giống 177 88,5 5 0,03 0,84

Giá thuốc hóa học 200 100 7 0,09 1,5

Giá phân bón 200 100 7 0,1 1,6

Giá nhân công 200 100 10 0,2 2,2

Giá bán sản phẩm giảm 198 99 20 1 7,54

Nhu cầu thị trường thay đổi 0 0 - - -

Thiếu vốn sản xuất 200 100 15 0,5 6,54

Lãi suất vay tăng 200 100 17 0,5 6,34

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong b i cảnh rủi ro giá án sản phẩm

Kết quả phân tích giá trị NPV mô hình CSTĐ theo sự biến thiên giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014

thể hiện qua Biểu đồ 3.6 cho thấy với mức lãi suất cho vay là 9%, khả năng để NPV 1 ha CSTĐ lớn hơn 0 là

khá cao, chiếm 98%. Xét mối quan hệ trực tiếp giữa giá và NPV cho thấy, giá cả tác động mạnh đến sự thay

đổi của NPV. Với khoảng giá thay đổi từ 6.000đ/kg đến 20.000đ/kg, giá trị NPV thay đổi khoảng từ -28.495

đến 383.706 nghìn đồng với giá trị trung bình là 181.416 nghìn đồng. Điều này kết luận, giá mủ cao su có

liên quan trực tiếp đến giá trị NPV thu được và mức phụ thuộc của NPV vào giá cả là cao.

Biểu đồ 3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong điều kiện rủi ro lãi suất vay v n

19

Kết quả phân tích giá trị NPV của mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình theo sự biến thiên lãi suất cho

vay giai đoạn 2008 - 2014 và giá bán mủ cao su năm 2014 là 10.000đ/kg ở Biểu đồ 3.7 cho thấy, lãi suất

cũng ảnh hưởng đến giá trị NPV thu được. Tuy nhiên, biên độ về khoảng giá trị mà NPV dao động do lãi

suất chỉ trong khoảng từ 1.168 đến 79.781 nghìn đồng, thấp hơn so với sự ảnh hưởng của giá bán và với mức

giá 10.000 đồng thì NPV > 0 trong mọi trường hợp của lãi suất biến động theo giai đoạn 2008 - 2014.

Biểu đồ 3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2014

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Như vậy, phân tích giá trị NPV theo sự biến động của lãi suất và giá giai đoạn 2008 – 2014 cho kết

quả khả quan. Hầu hết NPV thu được của mô hình CSTĐ đều lớn hơn 0 trong các trường hợp. Khi xét các

khoảng NPV cụ thể, mà tại đó người nông dân mong muốn đạt được thì kết quả về độ tin cậy vẫn cao, để đạt

mức NPV ở từng trường hợp đều có xác suất lớn hơn 50%. Qua đó kết luận, sản xuất kinh doanh CSTĐ dù

có gặp rủi ro nhưng vẫn đem lại HQKT nếu mức giá cả và lãi suất vẫn dao động quanh mức của năm 2014.

3.2.4.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong i cảnh rủi ro giá án sản phẩm và lãi

suất vay v n

Bảng 3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai đoạn 2008 – 2014

Giá (Nghìn

đồng)

Lãi suất (%)

6,2 6,9 13,0 20,3 13,5 10,8 10

17,0 -35.483 -28.543 35.833 112.528 41.086 12.720 4.315

17,5 -35.609 -28.255 31.940 104.321 36.897 10.127 2.194

11,5 -34.498 -19.958 106.747 258.377 117.132 61.050 44.433

12,5 -35.208 -22.447 88.754 221.831 97.869 48.648 34.065

15,0 -35.845 -26.515 54.794 152.098 61.459 25.470 14.806

10,0 -32.697 -14.904 140.148 325.702 152.857 84.227 63.893

9 -30.836 -10.392 167.765 380.970 182.368 103.512 80.147

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

20

Phân tích NPV theo sự biến thiên đồng thời của giá bán mủ và lãi suất cho vay giai đoạn 2008-2014

thể hiện qua Bảng 3.28 với mức giá mủ cao su từ 7.000đ/kg trở lên thì NPV trong các trường hợp này đều

dương, thậm chí trong trường hợp lãi suất cho vay lên cao nhất như năm 2009 là 17,5% thì NPV vẫn lớn hơn

0 trong tất cả các trường hợp giá cao su lớn hơn 10.000đ. Tuy nhiên, mức giá hiện nay đang duy trì ở mức

10.000đ/kg, vì vậy NPV dương và có giá trị lớn.

Kết quả phân tích trên cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su như giá bán, lãi

suất,...gây rủi ro và tổn thất cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, với mức giá giao động từ

7.000đ/1kg mủ tươi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều

dương, kết quả này phản ánh việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có HQKT cao.

3.2.4.5 Phân tích kịch bản giá án và lãi suất cho vay với CBA của mô hình CSTĐ

Bảng 3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ Quảng Bình theo kịch bản

Kịch bản NPV (1.000đ/ha) IRR (%) BCR (lần)

Giá 10.000đ và lãi suất 9% (2014) 80.147 18% 1,36

1. Giá thay đổi, lãi suất 9%

- Giảm 10% 50.941 15,3% 1,23

- Giảm 15% 36.338 13,7% 1,17

- Giảm 20% 21.735 12,02% 1,10

- Tăng 10% 109.353 20,4% 1,50

- Tăng 15% 123.956 21,46% 1,56

- Tăng 20% 138.559 22,19% 1,63

2. Lãi suất thay đổi, giá cố định 10.000đ

- Tăng 10% 65.387 18,00% 1,33

- Tăng 15% 58.871 18,07% 1,31

- Tăng 20% 52.864 18,00% 1,29

- Giảm 10% 97.595 18,00% 1,40

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay đến CBA sản xuất CSTĐ thể hiện qua Bảng 3.29 cho

thấy NPV, IRR và BCR khá nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên khả năng để

NPV<0 trong tất cả các tình huống là khá thấp, ngay cả khi lãi suất giảm nhiều (20%), sản xuất CSTĐ vẫn có

lợi nhuận. Trong khi đó, với mức giá tăng đồng ngh a với doanh thu tăng, thì các chỉ số NPV, IRR và BCR

cũng tăng. Tương tự, mức lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến các chỉ số NPV và BCR, tuy nhiên đối với IRR

thì mức thay đổi không quá rõ rệt. Như vậy, khi so sánh với kịch bản năm 2014, mặc dù các chỉ tiêu CBA

thay đổi theo sự tăng giảm của các yếu tố về giá cũng như lãi suất chiết khấu nhưng NPV luôn lớn hơn 0.

3.2.5 Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh

Quảng Bình

3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình

Kết quả phân tích ở Bảng 3.30, cho thấy các ý kiến đều thống nhất đánh giá rủi ro do gió, bão sẽ gây

ảnh hưởng và tổn thất cao nhất đến lợi nhuận hộ sản xuất CSTĐ và có trên 80% ý kiến đánh giá rủi ro giá

đầu ra giảm là một yếu gây tổn thất ở mức khá cao đến cao. Về các rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật

canh tác, giá đầu vào tăng, hầu hết các ý kiến đều thống nhất sự ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức trung bình

đến khá cao.

21

Bảng 3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến lợi nhuận sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Các loại rủi ro Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận

Cao Khá cao Trung bình Thấp

1. Thiên tai Tần suất (người) 23 7 - -

Tỷ lệ (%) 23,3 76,7 - -

2. Sâu bệnh hại Tần suất (người) 6 8 14 2

Tỷ lệ (%) 20 26,7 46,7 6,7

3. Giống Tần suất (người) 4 7 10 9

Tỷ lệ (%) 13,3 23,3 33,3 30,0

4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (người) 6 11 10 3

Tỷ lệ (%) 20 36,7 33,3 10

5. Giá đầu vào tăng Tần suất (người) 1 5 15 9

Tỷ lệ (%) 3,3 16,7 50,0 30,0

6. Giá đầu ra giảm Tần suất (người) 15 10 4 1

Tỷ lệ (%) 50 33,3 13,3 3,3

7. Lãi vay tăng Tần suất (người) 5 11 12 2

Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 40,0 6,7

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Kết quả phân tích qua Bảng 3.31, cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chưa có biện

pháp phòng chống hay giảm thiểu rủi ro thiên tai, rủi ro giá đầu ra giảm và rủi ro do lãi vay tăng. Tuy nhiên

đã sử dụng biện pháp để giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại, giống và kỹ thuật canh tác.

Bảng 3.31. Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất

kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

Các loại rủi ro Mức độ sử dụng

Cao Khá cao Trung bình Thấp

1. Thiên tai Tần suất (người) - - 8 22

Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3

2. Sâu bệnh hại Tần suất (người) 6 10 13 1

Tỷ lệ (%) 20,0 33,3 43,3 3,3

3. Giống Tần suất (người) 5 11 13 1

Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 43,3 3,3

4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (người) 4 11 15 -

Tỷ lệ (%) 13,3 36,7 50,0 -

5. Giá đầu vào tăng Tần suất (người) - 12 16 -

Tỷ lệ (%) - 43,3 56,7 -

6. Giá đầu ra giảm Tần suất (người) 1 1 12 16

Tỷ lệ (%) 3,3 3,3 40,0 53,3

7. Lãi vay tăng Tần suất (người) - - 8 22

Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

22

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

4.1.1 Cơ hội thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam: Cao su Việt Nam có nhiều

cơ hội phát triển sản xuất và xuất khẩu là do cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều l nh vực,

ngành cao su được nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế

xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương

mại tự do khác. Bên cạnh đó, sản xuất cao su phải đổi mặt với nhiều khó khăn và thách thức là do cao su là

mặt hàng chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh

với nguồn cao su nguyên liệu nhập khẩu và với các sản phẩm cao su của các nước cùng xuất khẩu vào thị

trường được ưu đãi thuế, kinh tế thế giới phục hồi yếu, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm hơn

nguồn cung.

4.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình: Mở rộng diện tích, đẩy mạnh

công tác khuyến nông, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất và

đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.

4.1.3 Thực trạng sản xuất CSTĐ tỉnh Quảng Bình: CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã

có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng không ngừng tăng nhanh góp phần đáng kể trong sự phát triển

kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, năng suất và hiệu quả

chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có điều kiện phát

triển tương đồng như tỉnh Quảng trị, Nghệ An. Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi

ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.

4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN

XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan

4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch

Chính quyền địa phương cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc

gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu phát triển CSTĐ; khuyến khích, tạo điều kiện người dân phát

huy tối đa nguồn lực và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”; thực hiện có hiệu quả

các chính sách của Nhà nước đã ban hành như chính sách; đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch

tổng thể phát triển cao su đến năm 2020; quy hoạch cụ thể các vùng trồng được cao su và khuyến cáo kỹ

thuật sản xuất phù hợp với từng vùng trồng.

4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật

Chính quyền các cấp cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân

giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn; cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ

trợ. Mặt khác, phải có quy hoạch và kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su

mở rộng thêm diện tích. Mặt khác, cần hỗ trợ người sản xuất nâng cao kỹ thuật sản xuất thông qua việc mở

các lớp tập huấn về kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho người sản xuất làm đúng kỹ thuật. Đồng thời phải

đầu tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến.

4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro

23

Chính quyền địa phương phải khuyến cáo cho người sản xuất về các loại rủi ro thường gặp trong quá

trình sản xuất cao su; các biện pháp cần thiết để phòng và giảm thiểu các loại rủi ro này. Các cơ quan khuyến

nông cần hướng dẫn cho người dân sản xuất các giải pháp phòng và giảm thiểu các loại rủi ro. Đồng thời,

thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây cao su để có những khuyến cáo và hướng dẫn người sản xuất.

4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình

Chính quyền địa phương các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân cung cấp các yếu tố đầu

vào; phát triển hệ thống thông tin thị trường và dự báo; phát triển chính sách hỗ trợ hộ sản xuất CSTĐ và

triển khai lồng ghép xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp.

4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết

Chính quyền địa phương cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ

tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác

liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định vùng nguyên

liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn.

4.2.2 Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền

4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Người sản xuất cao su cần phải có lòng tin về hiệu quả mô hình CSTĐ, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy

mô sản xuất; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích;

tạo dựng cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đảm bảo

định mức kinh tế kỹ thuật; thay đổi tập quán canh tác; mạnh dạn liên kết đầu tư công nghệ trong quá trình

sản xuất, khai thác và quản lý cây trồng.

4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

Người sản xuất cao su phải có tâm lý làm đúng QTKT như một thói quen, tránh hiện tượng xem nhẹ, chỉ

thấy được lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây; phải tham gia đầy đủ các lớp tập

huấn về kỹ thuật sản xuất và khai thác; tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng QTKT từ khâu chọn giống,

chọn đất, bón phân và chế độ dinh dưỡng cho cây, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, cho đến khâu khai thác.

4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất

Đảm bảo giảm chi phí sản xuất thông qua việc tổ chức tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, bán

sản phẩm đầu ra, kỹ thuật sản xuất và khai thác. Đồng thời tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa doanh

nghiệp và hộ sản xuất, liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ với nhau, sản xuất tập trung qui

mô lớn, giá thành cạnh tranh.

4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu

Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió phù hợp về chiều cao, diện tích và khoảng cách; trồng cao

su đúng thời vụ và đúng QTKT; rà soát và đánh giá lại chính xác diện tích, tỷ lệ thiệt hại và có biện pháp

khôi phục vườn cao su; đồng thời tham gia bảo hiểm cho vườn cao su.

4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu ệnh hại

Cần thường xuyên tham gia tập huấn QTKT phòng trừ sâu, bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm

tra vườn cây cao su để sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại nhằm phòng trừ đúng QTKT; lựa chọn giống có

khả năng kháng bệnh cao, sử dụng thuốc đặc hiệu với các loại sâu, bệnh hại.

4.2.2.6 Giải pháp ây dựng mô hình nông lâm kết hợp

Thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận dụng diện tích khi cây cao su chưa khép tán, tận

dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu nhập do vườn cây cao su trong thời

KTCB. Công tác này phải thực hiện phù hợp với đặc điểm từng vùng trồng.

24

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

cho các kết luận sau:

1. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói

chung và cao su nói riêng nhưng ở tỉnh Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong SXNN; chưa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận

về phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa phương

hay quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát

triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất cao su; đồng thời, xây dựng

khung nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản

xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

2. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao su và CSTĐ. CSTĐ đã có sự phát

triển mạnh, diện tích tăng nhanh nhưng năng suất còn thấp, thấp hơn so với các địa phương khác có điều kiện

phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị và Nghệ An. Mặt khác, CSTĐ có quy mô nhỏ, phân bố không đều

ở các địa phương, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tư các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn

trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác; các hộ sản xuất có trình độ văn hóa

bình quân còn thấp, một số huyện mới trồng có ít kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ thuật, vốn vay

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư.

3. Phân tích rủi ro cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với

nhiều loại rủi ro. Trong đó, rủi ro do gió bão mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến HQKT khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên các loại rủi do các yếu tố

này nằm trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Các loại rủi ro khác như sâu bệnh, kỹ

thuật canh tác, giá các yếu tố đầu vào tăng có xác suất xảy ra cao nhưng mức ảnh hưởng không cao đến

HQKT nên phân loại rủi ro này ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Riêng rủi ro do giá bán

giảm có mức độ ảnh hưởng cao đến HQKT và sự biến động giá bán sản phẩm cao su đang theo xu hướng

giảm dần nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép nên đầu tư sản xuất kinh doanh cao su vẫn có hiệu quả. Về giải

pháp phòng và giảm thiểu rủi ro các hộ sản xuất CSTĐ đã có sự quan tâm đến các rủi ro do giống, kỹ thuật

canh tác nhưng vẫn chưa quan tâm đến các rủi ro do thời tiết, khí hậu và giá bán.

4. Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua phương pháp phân tích lợi ích

chi phí cho cả chu kỳ sản xuất, xác định NPV là 80.147 nghìn đồng/ha, B/C là 1,36 và IRR là 18% lớn hơn

so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại xác định sản xuất cao su có hiệu quả. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

đến năng suất sản xuất mủ cao su cho thấy, ngoài biến mật độ các biến đưa vào mô hình đều có tác động tích

cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro cho thấy,

các hộ CSTĐ trong điều kiện không gặp rủi ro sẽ có hiệu quả cao, trong điều kiện gặp rủi ro lợi nhuận giảm

và làm giảm hiệu quả với mức độ tùy thuộc từng loại rủi ro. Mặt khác, xem xét sự biến thiên giá trị NPV

theo giá mủ và lãi suất giai đoạn 2008 – 2014 cho thấy, với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tươi trở lên

và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều dương. Kết quả phân tích

cho thấy trong bối cảnh rủi ro việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vẫn có HQKT cao.

5. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình, cần thiết phải

thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước hữu và nhóm

giải pháp đối với hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ.

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF ECONOMICS

TRAN TU LUC

RISK ANALYSIS AND ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY IN THE PRODUCTION OF SMALLHOLDER

RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH PROVINCE

Major: Agricultural economics

Code number: 62.62.01.15

SUMMARY PHD. THESIS ECONOMICS

HUE - 2016

1

INTRODUCTION

1. THE NECESSITY

Quang Binh province has great potential in developing of industrial crops. The forest area accounted for

78.22% of total area, in which feralit soil accounted for 59.23%, which is favorable for planting rubber.

Moreover, rubber tree is identified as dominant tree and since favorable policies of government, rubber tree

becomes more popular than other industrial crops, in 2014, planting area reached 17,980.9 ha which accounted

for 78.07% of total industrial trees across province, an increase of 32.2% compared to 2013 and increased 3

times compared to 2000, the average growth stage area from 2000 to 2007 is 8.08% and the period from 2007 to

2014 was 11.46%. With those favorable conditions, Quang Binh rubber industry is thriving with two moderns:

rubber and smallholder rubber. Although smallholder rubber just deployed recently, started in 1993, till 2008

there had been a thriving area of 6,515 hectares, accounted for 57% of the rubber plating area, in 2014 were

10,876.8 hectares, accounted for 60.5% of the rubber plating area, an increase of 1.67 times compared to 2008.

Despite the strong development of the area but smallholder rubber productivity is not high, only from 0.75 - 0.

98 tons of dry latex / ha lower than other provinces with similar growing conditions such as Quang Tri, Nghe An

where have dried latex yield of 1.4 tons and 1.2 tons per ha, respectively [43]. On the other hand, smallholder

rubber are quite small (60% households have average size less than 2 hectares), dispersion (average 1-2

smallholder rubber farm per household), mostly located in rural areas, invented resources are limited. Besides,

producers have to face with many risks as volatile price, natural disasters and epidemics.

Thus, developing of smallholder rubbers in Quang Binh province play an important role in the strategic

development of local economy but productivity, efficiency is not high, still facing many difficulties, challenges,

and many kinds of risk. Therefore, there should be a specific study to evaluate, in order to solve these problems,

and promote the sustainable development of smallholder rubber in Quang Binh province. Currently, many

studies have been used different methods to study rubber production. Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S &

Peiris.L.T.(1992) [117], and Barlow [74] use a sample survey to evaluate the development of rubber tree. Jagath

Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102], Sarba

Priya Ray [104] in addition sample survey, also used Cobb – Douglas production function, sensitivity analyzes.

Phung Thi Hong Ha [25], Bui Dung The [53] have used economic indicators such as NPV, IRR, production

value, value added to evaluate the results and efficiency of the business. Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich

Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102] indicated that risks in agricultural

production comes from weather, disease, volatile price, seasonal production, ... To minimizing risks, scholars

suggest to diversify crops, decentralization risks, agricultural insurance, or costs insurance. The results show

that, studies on rubber production had been done in many aspects with many methods, but studies on economic

efficiency are not accurately reflected because rubber trees have long production cycles, economic efficiency is

affected by many factors in the manufacturing process. Moreover, no study of risk analysis and assessment of

economic efficiency has been done in producing smallholder rubber. As these above reasons: "Risk analysis and

assessment of economic efficiency in the production of smallholder rubber business in Quang Binh province"

was selected as PhD thesis.

2

2. RESEARCH OBJECTIVES

2.1 General objectives: Analysis risks and assess economic efficiency in smallholder rubber in Quang

Binh province to propose solutions to reduce risks and improve economic efficiency to contribute sustainable

development of rubber production.

2.1 Specific objectives: To build scientific literature of risk analysis and assess economic efficiency of

smallholder rubber production; analysis current stage of risk and assess economic efficiency in risky condition,

factors affecting the economic efficiency of rubber business in Quang Binh province to propose solutions in

order to minimizing risks and improve economic efficiency to contribute sustainable development of rubber

industry in Quang Binh province.

3. OBJECTS AND SCOPE OF THE STUDY

3.1 Research Subjects: The theoretical and practical issues about risks and economic efficiency rubber

business in Quang Binh province.

3.2 Research Scope

3.2.1 Spacial Scope: Key growing areas such as Trach Hoa District, Phu Dinh District, Viet Trung Farm

and Le Ninh Farm were chosen for analyzing the risks of smallholder rubber in Quang Binh province.

3.2.2 Time frame: The secondary data were collected in publications from 2000 to 2014; Primary data

was collected in 2014; objectives, orientations and research solutions proposed by 2020.

3.2.3 Scope of Content: Focus on risk analysis, assess economic efficiency, factors affecting economic

efficiency in risky conditions; not study the relationship between economic efficiency and risks. Based on the

research results, propose solutions to minimize risks and improve economic efficiency of smallholder rubber in

Quang Binh province.

4. SCIENTIFIC AND PRACTICAL IMPLICATIONS

- Scientific implications: Contribute to apply and supplement agricultural economic theory; and presents

research results for a typical case in Vietnam, the specific results are summarized as complement and enrich the

development of agriculture in developing countries.

- Practical implications: The research results are an important reference to develop agriculture for policy

makers, organizations and individuals producing rubber business in Quang Binh province.

5. NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

1. Apply and supplement to agricultural economic concepts about methods and content of risk analysis,

assessment economic efficiency in rubber manufacturing business. This is a useful reference source for

researchers to develop agriculture in the country and all over the world.

2. The results of thesis are summarized as complement and enrich the literature on agricultural

development in local areas and developing countries. This is a useful reference source for policy makers to

develop local and national agriculture.

3. As the first study of risk analysis and assess economic efficiency of smallholder rubber in Quang Binh

province that combines many methods appropriate to conditions and characteristics of smallholder rubber

business in Quang Binh province and objectives of thesis.

3

4. Figure out causes of actual situation and propose solutions to reduce risk and improve economic

efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh province. This is a useful reference source to develop

agriculture for policymakers and smallholder rubber households.

6. LITERATURE REVIEWS

6.1. Theorical and practical analysis of risk

- In theory: Many scholars have studied about risks in agricultural production by 3 aspects include: The

impact factors of nature beyond human control (natural disasters, climate change...), inputs (seeds, fertilizers,

soil, labor skills...), government’s policy and legal framework. Some studies have addressed the issue of risk

management, and methods to control risk in agriculture, such as insurance, decentralization risks and offering

risk management tools.

- In practice: Some researches discuss risks in agriculture; emphasize role and responsibility of farmers.

Some refers to legal framework of governments to manage these risks; while offering some solutions to control

risk in agriculture such as diversified products (decentralized risk), insurance.

Thus, the research results of theory and practice of risk analysis in the world and Vietnam is an important

foundation to supplement and develop the concept of risk, types of risk and risk analysis in rubber manufacturing

business; thereby determining the content of risk analysis in smallholder rubber business in Quang Binh

province and develop specific research methods to conduct research objectives.

6.2. Theoretical and practical research of economic efficiency

- In theory: There have been studies about economic efficiency in agricultural and rubber production;

history of rubber formation and development, history of rubber models, role of developing rubber and factors

cause inefficiency in rubber business; methodologies of economic efficiency analysis and policy to improve

economic efficiency.

- In practice: there have been many studies on economic efficiency in smallholder rubber business, but

there are a big difference in methodology and research scope between nations and regions.

Thus, the research results on the theoretical and practical economic efficiency assessment in the world and

Vietnam is an important foundation to supplement and develop the concept, methodology and evaluate economic

efficiency in rubber business; thereby determining the content of evaluation economic efficiency in smallholder

rubber business in Quang Binh province and establish research methodology to implement thesis objectives.

6.3. Conclusion: In Vietnam and all over the world there have been many studies on the risks and

economic efficiency in agricultural production and rubber. However, in Quang Binh there is no research about

risks and assessment of smallholder rubber business. However, on the theory of risk analysis and economic

efficiency assessment, the thesis has inherited point of views, general concept of risk and economic efficiency in

order to develop theory of specific risk analysis and economic efficiency in rubber business. Moreover, based on

practical studies, inherit methods used in previous researches, determine the object of risk analysis and

assessment which form the economic efficiency framework and establish specific methods for risk analysis and

economic efficiency assessment in smallholder rubber business in Quang Binh province.

7. The structure of thesis

The structure of thesis is as follow: An introduction, overview of research issues, a list of tables,

references, appendices; content of the thesis consists of 4 chapters, 31 tables, 1 diagram and 8 graphs.

4

Chapter 1

SCIENTIFIC FOUNDATION OF RISK ANALYSIS AND ECONOMIC EFFICIENCY

ASSESSMENT OF SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS

1.1 OVERVIEW OF SMALLHOLDER RUBBER

- Concept of smallholder rubber: Are the form small-scale producers, self-funding or lending from

organizations. Farm scale is small (less than 4 ha per household) often grow scattered, around residence area

[59].

- Role of smallholder rubber: Developing smallholder rubber is an effective way to create jobs, bring

high and stable income for local people, thus contributing to poverty reduction in a sustainable way; raising

available resources in rural areas and important to the process of shifting agricultural and rural economy to

industrialization - modernization; and changes from small-scale producing, monoculture to produce goods in

large-scale which match innovation policy of government.

1.2 RISK ANALYSIS IN SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS

1.2.1 General issues about risk

- Risk in rubber manufacturing business: As events occur beyond the control of producers such as

natural disasters, epidemics, volatile price, changes in law and farming techniques..., which cause measurable

damage on results and economic efficiency of rubber business.

- Classification of risks in rubber production according to their origin: production risk; price risks or

market risks; institutional risks; human risks; technical risks; financial risks and credit risks.

1.2.2 Risk Analysis in the rubber manufacturing business

- Concept: Risk analysis in business production CSTD is to identify the types of risks that may occur,

measure the extent of damage, the cause of the strategic risks and the reaction of higher grower rubber for each

type of risk.

- Methods of application of risk analysis: risk identification method, the method flowchart, field

inspection method, and sensitivity analysis and risk matrix method.

1.3 ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY IN RUBBER BUSINESS

1.3.1 General issues about economic efficiency

- Concept: Economic efficiency reflect quality of the production and business activities, reflect the level

of using of available resources (labor, machinery, materials and capital) in the process of production and

business activities of enterprises to maximize profits.

- Content of economic efficiency: Identify inputs including intermediate costs, production costs, labor and

services costs, investment costs, land, ...; and determine outputs (target achieved).

- The substance of economic efficiency: In term of quantitative, is to consider and compare results

obtained and costs involved; when results are greater than the cost is effective and the greater the difference is,

the higher economic efficiency is. In terms of qualitative, high economic efficiency reflects efforts of each level

of management; the connection between business objectives with socio-political goals. Quantitative and

qualitative terms have close ties with each other [18].

- Economic efficiency index: The correlation comparison between results achieved at the cost spent to

achieve that result, or the relationship between inputs and outputs. Those correlations need to be compared about

5

absolute and relative value between two terms.

1.3.2 Economic efficiency in smallholder rubber business

- Concept: Economic efficiency in smallholder rubber production and business is a relationship reflects a

comparison between the economic results and costs that rubber farmers spent to achieve results on a particular

area of rubber business cycle.

- Methodology to assess economic efficiency: sample survey, using economic models to assess the

effectiveness and analyze factors affecting rubber production, methods of using the economic - biology model

and methodology to assess economic efficiency in risky conditions.

1.4 RISKS AND ECONOMIC EFFICIENCY IN SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS UNDER

RISKY CONDITIONS

1.4.1. The relationship between risk and economic efficiency in agricultural production

In agricultural production, there are many kinds of risks that affect economic efficiency. Economic

efficiency affected by correlation between risk factors. Where the risk factors negatively correlated, economic

efficiency is lower than the risk factors positively correlated. Moreover, economic efficiency and risk have

reverse relationship, when farmers take risks, they will have the opportunity to create high productivity and vice

versa.

1.4.2 Assessment of economic efficiency in smallholder rubber business in risky conditions

- The necessity to evaluate economic efficiency under risky conditions: In rubber business, results and

effectiveness of production often change over time and depend on natural conditions, socio - economic

globalization. Assessing economic efficiency in rubber business not only in stable conditions but also must be

based on the conditions of uncertainty in the future, hence economic efficiency indicators must be calculated and

analyze these indicators in risky conditions.

- Methodology to assess economic efficiency in risky conditions: survey, sensitivity analysis), scenario

analysis and probabilistic methods.

Chapter 2

GEOGRAPHICAL FEATURES AND METHODOLOGY

2.1 CHARACTERISTICS OF RESEARCH AREAS

Quang Binh province has favorable geographical location for expansion of economic cooperation in the

region, trading, international transportation; steep terrain with 85% natural land area is mountainous, hilly land

accounted for 59.23% feralit which is convenient to plant rubber trees. Moreover, socioeconomic achieves

outstanding achievements and have significant growth rate. These are favorable conditions to grow rubber trees.

However, developing rubber in Quang Binh province also has faced many difficulties and challenges caused by

natural disasters and epidemics; small production scale, outdated technology, productivity, uniformity and

quality of products and low cooperated; material prices, fertilizer, labor wages increase while rubber price

decrease significantly.

2.2. ANALYSIS FRAMEWORK

Diagram 2.1 shows framework of risk analysis and assessment of smallholder rubber business in Quang

Binh; it determines the steps to analyze factors to identify opportunities, risks, strengths, weaknesses, advantages

6

and disadvantages in manufacturing rubber, followed by identifying methodology to analyze risks and assess

economic efficiency in risky conditions. Based on the research results, propose solutions to reduce risks and

improve smallholder rubber business in Quang Binh province.

Figure 2.1. Risk analysis framework and assessment of economic efficiency in smallholder rubber

business in Quang Binh province

2.3 RESEARCH METHODOLOGY

2.3.1 Spatial scope: Viet Trung Farm, Trach Hoa District, Tay Trach District, Phu Dinh District and Le

Ninh Farm were chosen for analyzing.

2.3.2 Collecting data

- Secondary data: collecting information from publications about producing and trading rubber in Quang

Binh province.

- Primary information: Collecting information from a survey of representative smallholder-rubber

households using questionnaire. The sample size was 200 households, which were chosen by stratified statistical

methods from year 1 to year 20 over the life of rubber trees and for each year and selected 10 representative

households. These households were selected randomly. Data from year 21 to year 30 based on the research of the

Rubber Research Institute, experts and practical research to estimate. Moreover, the study also assessed disease

on rubber trees.

2.3.3 Expert investigation: To clarify economic, complicated technical issues, and test the calculations

and assumptions used for making scientific and practical conclusions, necessary information for the study were

7

also collected by interviewing scientists, local managers of rubber, leading companies, farms who have a depth-

understand of rubber manufacturing business. Questionnaires are used for 30-survey sample to investigate

concerning issues of rubber manufacturing business.

2.3.4 Analysis Method

- Statistical method of analysis: The study used statistical methods to split the overall group into sub

statistics have different properties; Statistical graphs method to present and analysis of statistical information in

charts, graphs and maps and statistics; analysis time sequence to reflect the development of rubber through each

stage.

- Cost accounting method, results and production efficiency: Conducted a survey, determined the

production costs for each period, determined actual latex yield harvested; to calculate the average production

value, value added thereby determining mixed income, profitability and efficiency targets of rubber growers.

- Cost-benefit analysis: Using this method in two ways: (1) annual cost-benefit analysis for business

cycle, annual costs are materials, tools, labor, depreciation, and financial costs. Costs are allocated for business

cycle; (2) cost-benefit analysis for business cycle, using NPV, BCR and IRR. Profit and expenses incurred in

different years is done in accordance with a reasonable discount. Then if NPV> 0, investing rubber

manufacturing business is efficient, if NPV <0, investment is not efficient; if IRR> lending interest rate,

producing is efficient; if BCR> 1 revenues cover all expenses so investing is efficient and vice versa.

- Cobb – Douglas production function: To assess the impact of inputs to latex yield, Cobb – Douglas

production function with the form: Y = A. x1α1. x2α2. x3α3. x4α4 . x5α5. x6α6. x7α7. ∑ . Where Y

is the yield per hectare (kg / ha); x1 to x7 respectively factors NPK fertilizers, manure, labor, pesticides, area,

density, age of trees; K is a dummy variable identifying the household which has no training or training; D is a

dummy variable for rubber plantations; A constant represents the impact of other factors on yield per hectare

excluding the inputs in the production function; αi is the coefficient, reflecting the impact of these inputs xi and

training dummies K on yield per hectare; βj the elasticity coefficient, which reflects the impact of the dummy

variable D growing areas to latex yield per hectare. SPSS software is used to analyze this model.

Identifying risks: Using statistical data which is through reference to records at the rubber plantation

commune, agricultural division of districts and DARD for losses through risk events that occurred in the

business field of manufacturing rubber, thereby assessing the trend of the loss of business that rubber producers

faced.

- Risk assessment matrix: Based on identified risks, risk matrix is used as following formula: Risk =

Frequency happen (Frequency) * The degree of damage (consequence) (1 * ). This risk matrix is the score was

determined for each level of the problem and is reviewed according to the survey data to assess the frequency of

risk factors and the extent of damage to real situation business under the scale has been determined. Aggregate

risk scores for each scale according to risk matrix and conducted with reference to the scale of assessment to

classify the risk level of risk. The objective is to determine which risks farmers should be accepted, which should

be transferred; what loss control methods should be, kind of loss is funded, funding forms, ...

- Sensitivity analysis: Identify variables that influence most the net profit of the model and quantify their

influence. Research review and evaluate the impact of rubber prices and lending rates in Quang Binh phase

(2008 - 2013) the net profit of smallholder rubber.

8

Chapter 3

RISKS AND ECONOMIC EFFICIENCY IN SMALLHOLDER RUBBER

BUSINESS IN QUANG BINH PROVINCE

3.1 THE DEVELOPMENT OF SMALLHOLDER RUBBER IN QUANG BINH PROVINCE

FROM 2008-2014

- The status of area, yield and production: Table 3.2 shows the development of smallholder rubber

business from 2008 - 2014, smallholder rubber has a rapid growth and production but productivity is not high,

only about 0.78 to 0.98 tons of dry latex per ha lower than in other provinces such as Quang Tri, Nghe An where

productivity are 1.4 tons dry latex per ha and 1.2 tons dry latex, respectively [43].

Table 3.2. Planting area, yield and production of smallholder rubber households

in Quang Binh from 2008 - 2014

Criteria

Year

Planting

area (ha)

Establishment

area (ha)

Business

area (ha) Yield (ton)

Productivity

(ton/ha)

2008 6,515.0 4,649.0 1,866.0 1,589.0 0.85

2009 7,115.0 4,749.0 2,366.0 2,319.0 0.98

2010 8,583.0 6,117.0 2,466.0 2,219.0 0.90

2011 9,408.0 6,666.0 2,742.0 2,524.0 0.92

2012 10,365.7 7,178.5 3,187.2 3,028.0 0.95

2013 8,662.1 5,573.4 3,088.8 2,625.4 0.85

2014 10,876.8 8,200,0 2,676.8 2,080.0 0.78

Source: Department of Agriculture and Rural Development and calculations

Figure 3.2 and 3.3, show distribution of smallholder rubber in Quang Binh province, as can be seen from

the table, the distribution is uneven, Bo Trach district and Le Thuy districts have planting area and productivity

accounted for 70% in total planting area.

- Soil: Table 3.3 shows that soil in only 5 districts can be used to plant rubber trees. However, there are

many rankings distribution of soil on a large geographical areas make it difficult for production, cause each

different soil requires different farming techniques.

- Scale: Table 3.4 shows the size of households with less than 2 hectares, accounting for the highest

proportion of 49%, households with more than 4 hectares, accounting for a lower rate only 7.5%. Features of this

scale are not conducive to investing, applying scientific and technical advances in production.

9

Table 3.3. Soil for rubber in Quang Binh

No Places Soil type Relief Relative height (m)

1 Tuyen Hoa IIb, III 2, 3,4 <400

2 Bo Trach Ib, IIa, III 1, 2 <300

3 Quang Ninh II III 2, 3 <200

4 Le Thuy IIb,III 2, 3 4 <200

Source: Quang Binh Agricultural diversification project

Bảng 3.4. Smallholder rubber scale in Quang Binh in 2014

No Area per household (ha) Household Area

Number % Ha %

1 <2 3,204 69.8 5,962.6 54.8

2 2-4 1,085 23.7 3,578.3 32.9

3 >4 298 6.5 1,335.9 12.3

Total 4,587 100.0 10,876.8 100.0

Source: Department of Agriculture and Rural and survey data 2014

- Seedling: Table 3.5 shows the fact of using seedling in Quang Binh, since 2005 onwards rubber cultivars

unknown origin accounted for almost 50%, from 2014 the unknown origin seedling decreased, accounting for

10.15% of production.

Table 3.5 Planting area according to seedling in Quang Binh

No Seedling 2005 2014

ha % ha %

1 GT1 645.95 14.64 375.3 3.45

2 RRIM 600 421.18 9.55 2,078.3 19.11

3 PB235 264.77 6.00 78.4 0.72

4 VM515 289.85 6.57 0 0.00

5 RRIV 6 2.38 0.05 696.6 6.40

6 RRIV 4 59.12 1.34 3,275.6 30.12

7 PB 260 - - 2,596.4 23.87

8 PB 86 - - 796.6 7.32

9 Unknown origin 2,728.95 61.85 979.6 9.01

Total 4,412.20 100.00 10.876,8 100.00

Source: Agricultural diversification project, Department of Agriculture and Rural

3.2 RISK ANALYSIS AND ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY IN SMALLHOLDER

RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH

3.2.1 Situation of surveyed smallholder rubber households

Table 3.6 shows situation of surveyed smallholder rubber household (Adapted from Table 3.6, Table 3.7

and Table 3.8 in the thesis), as can be seen from the table, farmers have enough requirements to manufacturing

rubber such as age, experience, knowledge, skills, planting area, labor and increasing capital. However, they are

not high educated, the average is grade 8 so this affect accessibility to farming techniques, technology; fertilizers

are not used at the right quantity and right time; this leads to low productivity, high disease in manufacturing

smallholder rubber.

10

Table 3.6 Characteristics of surveyed smallholder rubber household

Criteria Unit per household

1. Surveyed household Number 200

2. Age Number 39.91

3. Education level Grade 8

4. Experience in planting rubber

5. Training time

Year

%

11.9

76

6. Using area

7. Planting area

ha

ha

2.65

1.96

8. Labor Number 3.14

9. Capital 1,000 VND 52,512

Source: Survey data and author 2014

3.2.2 Risk analysis in small holder-rubber production in Quang Binh

Table 3.10 shows Storm frequency and extend of damage of smallholder rubber in Quang Binh from 1983

to 2014, manufacturing rubber in Quang Binh has to face with storm and strong wind but low probability, so

producing smallholder rubber is reasonable but production should comply with recommendations and planning

to ensure efficient, reduce risks.

Table 3.10. Storm frequency and extend of damage of smallholder rubber

in Quang Binh from 1983 to 2014

Intensity of wind Frequency Damaged area (%) Probability

12 and upward 2 40- 60 0.064

10->11 2 20 - <40 0.064

8->9 3 10-<20 0.097

6->7 8 2-<10 0.258

5 and downward 28 <2 0.903

Source: National Center for Hydro – Meteorological Forecasting, Agriculture and Rural Development and author

- Diseases risks: Table 3.12 shows rate and level of common diseases on rubber trees in Quang Binh, as

can be seen powdery mildew disease, leaf wilting black head, face shaved stripes ulcer are the highest, other

diseases are lower, but level of disease is still above 50%, hence farmers should have method to prevent..

Table 3.12. Rate and level of common diseases on rubber trees in Quang Binh

Types of disease Total trees Damaged trees Proportion (%) Level of disease (%)

Powdery Mildew 50 35 70 76.4

Leaf wilting black head 50 32 64 67.2

Face shaved stripes ulcer 100 75 75 71.71

Corynespora 50 30 60 60.04

Leaf falling in rainy season 50 25 50 48.4

Cracked bark, leaking latex 250 130 52 52.8

Source: Survey results and calculations in 2014

Pest analysis shows that compared to diseases, pest does not have high impact on rubber plantations. But

consideration must be taken on some dangerous species such as red spider, grasshopper [42].

11

- Seedling Risks: Table 3.13 shows the proportion of households using varieties that are resistant to

windstorms is low. Meanwhile, the rate of use of high yielding varieties but wind resistant, hurricane and pest

less, this leads to high damaged in case of storm and disease.

Table 3.13. Seedling used by smallholder rubbers in Quang Binh

Seedling Areas (ha) Proportion %

- GT1 17.3 4.41

- RRIM 600 75.2 19.18

- RRIV 6 12.7 3.24

- RRIV 4 112.3 28.65

- PB 260 120.5 30.74

- Unknown origin 54 13.78

Total 392.00 100.00

Source: Survey results and calculations in 2014

- Risk of cultivation techniques: Analysis shows that smallholder rubber farmers in Quang Binh do not

apply the correct techniques in planting such as design of plots, row, density and distance, causing many risks

such as broken by wind, storms, pests and diseases, low yields. The reason is that in Quang Binh, rubber has

recently developed and manufactured; the reclamation work, design of plots, row planting, direction, density and

distance of planting do not follow a correct process [43], [66].

- Market and finance risks for smallholder rubber production: Situation of latex prices and loan interest in

period 2008 - 2014 reflected in Chart 3.5 showing the smallholder rubber business have faced many market and

finance risks, among which, the loan interest rate and rubber price are greatest risks, decreased in 2008 and 2009,

increase dramatically at the end of 2009 and decreased from 2011. Financial risk is mainly due to changing

interest rates, smallholder rubber household has big loan so the fluctuations in interest rates will increase risk.

Currently, interest rate is relatively low and stable, however the period 2008 - 2014 interest rates have increased

volatility which cause many risks for producers.

Figure 3.5 .Movement of interest rate and latex purchase price in Quang Binh from 2008 – 2014

Source: Survey results and calculations in 2014

3.2.2.2 Risk matrix analysis in smallholder rubber business in Quang Binh

Table 3.15 shows the results of identication risk area in smallholder rubber business in Quang Binh.

6,2 6,9

13

20,3

13,5

10,8 10

17 17,5

11,5 12,5

15

10 9

0

5

10

15

20

0

5

10

15

20

25

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Prices (1.000 VND/kg per latex) The rate (%)

12

Table 3.15 Level of risk in manufacturing smallholder rubber business

in Quang Binh

Level of

risk

Rubber business in risky conditions

ankr

upt

No

efficiencyt Low efficiency Efficiency High efficiency

Acceptable

Cold, strong sunshine, diseases

such as defoliation, termites, bed

bugs, wax, slugs; low farming

techniques; prices of inputs

increase.

These pests like

termites, aphids,

slugs

No risk

Acceptable

with

reducing

methods

Powerful tornado, forest fire,

disease powdery mildew, leaves

wilting black head, face shaved

strips ulcer, corynespora, seedling,

density and distance, perimeter

protection protect, watering and

keep warm, remove shoots often,

fire prevention, not well-managed

Damaging cold,

sun damage,

diseases such as

defoliation,

termites, bed bugs,

wax, and slugs;

low farming

techniques, prices

of inputs increase.

These

pests like

termites, aphids,

slugs

Not

acceptable All risks Changing in demand

Changing in

demand

Low price,

changing in

demand

Source: Survey results and calculations in 2014

Table 3:15 shows that smallholder rubber households in Quang Binh have to face with many risks. To

achieve efficiency, they have to take into account strong tornado, wildfire, drought and cold weather. However,

these risks can classified as acceptable level as the probability of these risks is low. For other types of disease,

seedling, increasing inputs price should be classified as acceptable with reducing methods. For price risk that

affects economic efficiency should be classified as not acceptable.

3.2.2.3. Analysis of the actual use of risks mitigation measures in smallholder rubber production and in

Quang Binh.

The measures to reduce weather and disaster risk are presented in Table 3.16. Table 3.16 reveals that the

use of mitigation measures is not high. In particular, the rate of households that do not plant forest belts against

wind is as high as 90%, followed by the rate of households that do not plant varieties resistant to wind at 85%.

Rating the measures to reduce disease and seedling risks is represented in Table 3.17 and 3.18, the results

show that the rate of smallholder rubber households in Quang Binh province having used mitigation measures is

not high. The rate of households that do not plant disease resistant varieties is at 50% and the households that do

not use plant proactive detection and prevention account for 30% and the average is at 60%.

13

Table 3.16 The use of measures to reduce weather and disaster

Level of use

Use of measures Many Medium None

Frequency

(Persons)

Rate Frequency

(Persons)

Rate Frequency

(Persons)

Rate

% % %

1.Growing forest belts and plants against wind 0 0 20 0 180 90

2. Obviously derived varieties 60 30 80 0 60 30

3. Varieties recommended for Quang Binh 50 25 70 5 80 40

4. Planting in right time in Quang Binh 50 25 126 3 24 12

5. Select varieties resistance to wind 0 0 30 5 170 85

6. Applying technical measures 10 5 120 0 70 35

7. Applying remedies rubber garden 50 25 140 0 10 5

Source: Survey results and calculations in 2014

Table 3.17 The use of measures to reduce risks of diseases in smallholder rubber in Quang Binh

Measures

Level of use

Many Medium none

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

1. Disease resistant varieties 0 0 90 45 110 55

2. Proactive detection and prevention 20 10 120 60 60 30

3. Specific chemical drug prevention 50 25 150 75 0 0

4. Enhancing the care 60 30 120 60 20 10

5. Insect prevention technical training 70 35 82 41 48 24

Source: Survey results and calculations in 2014

Table 3.18 Rating the use of measures to reduce of varieties risk

Level of use

Measures

Many Medium None

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%)

Frequency

(Persons)

Rate

%)

1. Obviously derived varieties 60 30 100 50 40 20

2. Advised used Varieties 20 10 90 45 90 45

3. High yielding Varieties 30 15 150 75 20 10

4. Varieties match the weather in

Quang Binh 50 25 80 40 70 35

5. Varieties fit the land and soil 10 5 130 65 60 30

Source: Survey results and calculations in 2014

Table 3.19 shows that smallholder rubber household do not have many measures to reduce risks and the

use of these measures is very low, such as farming technique and care technique.

14

Table 3.19 The use of farming technique to reduce risk

Measures

Level of use

Many Medium none

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

1. Farming technique training 70 5 82 41 48 24

2. Cultivation techniques for planting 20 0 130 65 50 25

3. Applying techniques measures 10 5 80 40 110 55

4. Applying proper harvesting

techniques 10 5 120 60 70 35

Source: Survey results and calculations in 2014

Rating of financial measures reducing risk in Table 3.20 shows that the use of these measures is very low:

100% of the household do not buy insurance, and 90% do not have a contract for producing rubber.

Table 3.20 Rating of financial measures to reduce risk

Measures

Level of use

Many Medium none

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

Frequency

(Persons)

Rate

%

1. Full information 30 15 80 40 90 45

2. Production under contract 0 0 20 10 180 90

3. Buying insurance 0 0 0 0 200 100

4. The intervention of local authorities 30 15 80 40 90 45

5. Reducing the proportion of loans 10 5 70 35 120 60

Source: Survey results and calculations in 2014

The analysis results show that the smallholder rubber households in Quang Binh province tend to be

neutral or do not pay much attention to natural risks, epidemics, ect., and they lack a serious attitude towards

risk; they know that manufacturing rubber with a long production cycle faces risks with weather, climate,

diseases and prices, but they do not take inadequate measures to reduce risks.

3.2.3 Assessment of economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh

3.2.3.2 Planting area, productivity and production

Planting area, yield and production of households surveyed shows in Table 3.21.

Table 3.21 Planting area, productivity of surveyed households

Criteria Unit Average

Planting area Ha 1.96

Harvesting area Ha 1.2

Productivity (dry latex) 100kg/ha 9.65

Quantity (dry latex) Ton 0.965

Source: Survey results in 2014

15

Smallholder rubber households produce in small-scale, an average of 1.96ha per household; productivity

is still low, an average of 9.6 kg of dry latex per ha, lower than the average yield of Vietnam rubber industry

(2012 was 17.1 quintals of dry latex / ha) and Quang Binh rubber (11.2 quintals of dry latex / ha).

3.2.3.2 Costs related of surveyed households

Costs for 1 ha smallholder rubber is divided into two periods, the KTCB period which is showed in Table

3.22 and business period which is showed in Table 4 of Appendix 6.

- KTCB period: This period lasts for 7 years with total costs of 68,510 thousand NVD. Year 1 is has the

highest costs because this is the year of initial investment such as seedling costs, costs of reclamation, tillage,

planting, caring, ... Total cost for 1 ha rubber in first year is 16,670 thousand VND which exclude supporting

funds. In which labor costs accounted for 67.5%, mainly the cost of reclamation tillage and planting.

- Business period: Depreciation costs occurs in this period, annual interest rate for 1 ha is 9%/year, with

the loan of 18 million VND/ha, annual interest cost is 1,620,000 VND. Compare with KTCB period, annual

average cost of business period is higher, as in business period, producers have to spend more on raw materials,

labor, machinery, and depreciation costs.

Table 3.22 Cost per hectare rubber in KTCB

Criteria Year 1 Year 2 Year 3 Year 4 Year 5 Year 6 Year 7 Total

I. Raw materials 5,400 3,965 3,825 4,140 4,245 4,350 4,495 30,420

1. Seedling 3,000 350 3,350

2. Fertilizer 1,050 1,365 1,575 1,890 1,995 2,100 2,245 12,220

3. Pesticide 1,350 2,250 2,250 2,250 2,250 2,250 2,250 14,850

II. Labor cost 11,250 2,700 2,700 2,700 2,700 3,000 3,300 28,350

III. Interest cost 1,620 1,620 1,620 1,620 1,620 1,620 1,620 11,340

IV. Supporting fund - 1,600 -1,600

Total costs 16,670 8,285 8,145 8,460 8,565 8,970 9,415 68,510

Source: Survey results and calculations in 2014

3.2.3.3 The results of smallholder rubber business of surveyed household

Evaluating the results of manufacturing smallholder rubber and author’s calculations in Table 5 of

Appendix 6 show that: The production value of rubber farm (GO) tends to increase over years from the 8th to the

20th year and from year 21 onwards, production values tend to decrease, and decrease slightly from the year 21st

to 26th year and plummeted from 27 to 30th year. Intermediate cost (IC) for the first year is the highest because

of investing in instruments; the next years are lower and relatively stable. However since the 19th onwards of

business period, IC tend to decrease due to labor cost, raw materials and other expenses. Mixed income (MI) per

1 ha of rubber increases over years since commencing operations, income in the 9th year reaches 31,686

thousand VND increases by 2.4 times compared with the 1st year, and reach a peak of 49,760 VND in the 12th

reached up 3.8 thousand times. Since the 13th year, MI tends to decrease, but not significantly, only dropped

sharply since the 19th year (rubber tree’s production cycle is 26 years), MI decreases over this period by 3.3

times. Economic profit (LN) 1 ha rubber per year is different between each year. The lowest is in the first year of

business cycle, because latex output remains low, while the relatively costs are high. Since the 21st year,

economic profit tends to decrease and start declining steadily since the 24th year.

16

3.2.3.4 Assessment of economic efficiency of surveyed smallholder rubber household

- Assessment by GO/IC, MI/IC, LN/IC ratio: The results show that, since the year started harvesting,

1VND direct costs generate production value of 2.89 VND and 1.39 VND mixed income. From the 2nd

year

onwards production values and mixed income keeps growing, for example: 1 VND direct costs generates profit

of 1.91 VND, in the 3rd

year is 2.21 VND and keep high profit for the following years. From the 13th year,

profits tends to decrease, profit is just 1.84 VND and in the 27th year profit only reached 0.87 and in the 30th

year, rubber tree almost no longer generates profit.

- Assessment by NPV, IR, B/C: In order to evaluate these indicators, the thesis uses latex price, interest rate

of Agribank and smallholder rubber survey data in 2014. The results calculated and summarized in Table 3.25

shows that where discount rate is 9%, NPV reaches 80,147 thousand NVD per ha; IRR = 18% is larger than

interest rate and B/C = 1.36> 0. This implies that the ratio of income, expenses during rubber plantation in

current value is 1.36.

Table 3.25. NPV on different interest rates

Interest

rate 0.08 0.09 0.10 0.13 0.14 0.16 0.17 0.18 0.19

IRR =

18% NPV

(1000đ) 99,723 80,147 63,893 29,523 21,537 9,122 4,315 243 -3,209

Source: Survey results and calculations in 2014

Results show that smallholder rubber business is efficient, brings high income and improve local people’s

living standard.

3.2.3.5 Assessment of factors to economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh

Table 3.26. Cobb-Douglas production function result

Variable Level of affect t-Stat P-value VIF

(LnA) Constant 1.643 1.338 0.184

X1 - NPK 0.134 2.188 0.031 1.7

X2 - Manure 0.409 4.454 0.000 2.1

X3 - Labor 0.360 2.076 0.040 3.2

X4 - Pesticide 0.413 4.192 0.000 3.0

X5 – Planting area 0.071 3.004 0.003 1.1

X6 – Density -0.253 -2.234 0.027 1.1

X7 – Age 0.010 3.358 0.001 1.8

K – Training 0.048 2.613 0.010 1.1

D1 - Tây Trạch district 0.144 2.947 0.004 5.4

D2 - Hòa Trạch district 0.142 3.080 0.003 4.6

D3 – Việt Trung farm 0.181 4.192 0.000 4.1

D4 – Lệ Ninh farm 0.160 4.231 0.000 2.9

R2 0.864

F 62,176 0.000

Source: Survey results and calculations in 2014

17

Table 3.26 and Model (**) shows factors affect smallholder rubber productivity, indicating the elements

included in model can affect productivity and explain 86.4% of the modified latex productivity. Moreover,

Variance Inflation Factor (VIF) illustrates that our hypotheses have ranged VIF from VIF 1 to 5 (less than 10),

i.e. no multicollinearity so that hypothesis conclusion match the model.

The regression equation by OLS model expressed by (**):

Y= 1,643. X10,134

.X20,409

. X30,36

. X40,413

.X50,071

.X6(-0,253)

. X70,01

.

Coefficients αi of variables are positive with statistically significant at 95%, except for coefficient αi of

Density is negative with statistically significant at 95%. Thus, eliminating Density, the variables included in the

model have a positive impact on productivity producing latex with a mean αi <5% which means reliability of

explanatory variables is over 95% . In addition to above factors, growing areas also affect latex yield, analysis

showed that 5 smallholder rubber growing areas in Viet Trung Farm have higher yields and Phu Dinh District

has the lowest yield in comparison with other growing area.

Results showed that each input element has a certain influence on outcome of the whole production

process, if households use a reasonable amount of fertilizer, expand production scale, ensure suitable planting

density ... the productivity will increase. However, the degree of influence has certain limits according to the

technical norms and not just constantly increase input factors will increase productivity.

3.2.4 Assessment of economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh in risky

conditions

3.2.4.1. General assessment of economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh in

risky conditions

Table 3.27 shows that economic efficiency is affected by each kind of risk; natural disaster, weather cause

the biggest damage, followed by farming techniques, pests, seedling and selling price.

Table 3.27. Economics efficiency in smallholder rubber business in risky conditions

Type of risks Frequency (persons) Proportion (%) Impact on profit (%)

Maximum Minimum Mean

Natural disaster, weather 200 100 100 4 26.83

Pest 200 100 30 1 8.28

Seedling 177 88.5 20 1 5.11

Technical cultivation 197 98.5 35 2 12.26

Seedling price 177 88.5 5 0.03 0.84

Pesticide price 200 100 7 0.09 1.5

Fertilizer price 200 100 7 0.1 1.6

Labor cost 200 100 10 0.2 2.2

Selling price 198 99 20 1 7.54

Changing in demand 0 0 - - -

Lacking of capital 200 100 15 0.5 6.54

Interest rate increase 200 100 17 0.5 6.34

Source: Survey results and calculations in 2014

18

3.2.4.2 Economic efficiency in term of risk of product price

NPV analysis according to latex prices in the period 2008 – 2014 which showed in Figure 3.6, show that

at interest rate is 9% per year, the probability NPV > 0 is 98%. In the relation between latex price and NPV,

latex price have big affect on NPV. With price fluctuates between 6,000 – 20,000VND/kg, NPV fluctuates from

-28,495 to 383,706 thousand VND. As the result, we can conclude that latex price have big influence on NPV.

Figure 3.6 Variation of NPV value according to latex price in period of 2008 – 2014

Source: Survey results and calculations in 2014

3.2.4.3 Economic efficiency in term of risk of interest rate

NPV analysis according to interest rate fluctuation in the period 2008 – 2014 and latex price is

10,000VND/kg which showed in Figure 3.7, show that interest rate also affect on NPV. But the interval in which

NPV fluctuates by interest rate is smaller than latex price, from 1,168 to 79,781. At latex price is

10,000VND/kg, NPV is positive.

Figure 3.7 Variation of NPV value according to interest rate in period of 2008 – 2014

Source: Survey results and calculations in 2014

19

NPV analysis according to interest rate fluctuations and price in the period 2008 - 2014 provides positive

results. Most of the NPV obtained from smallholder rubber model are greater than 0 in all cases. When looking

at some specific NPV, in which farmers can decide the point reliability of NPV greater than 50%. It could be

conclude that despite the risk, business will still be profitable if the level of prices and interest rates are

fluctuating around those of 2014.

3.2.4.4 Economic efficiency in term of risk of product price and interest rate

Table 3.28 Sensitivity of NPV as prices and interest rates varying in period of 2008 to 2014

Price (Thousand

VND)

Rate (%)

6,2 6,9 13,0 20,3 13,5 10,8 10

17,0 -35,483 -28,543 35,833 112,528 41,086 12,720 4,315

17,5 -35,609 -28,255 31,940 104,321 36,897 10,127 2,194

11,5 -34,498 -19,958 106,747 258,377 117,132 61,050 44,433

12,5 -35,208 -22,447 88,754 221,831 97,869 48,648 34,065

15,0 -35,845 -26,515 54,794 152,098 61,459 25,470 14,806

10,0 -32,697 -14,904 140,148 325,702 152,857 84,227 63,893

9 -30,836 -10,392 167,765 380,970 182,368 103,512 80,147

Source: Survey results and calculations in 2014

NPV analysis results from the variability of latex price and interest rates during the period of 2008-2014

with latex prices from VND 7,000/ kg or more, the NPV in this case are positive, even in the case of the highest

interest rate at 17.5% in 2009, the NPV is still higher than 0 in all cases of more VND 10,000 /kg for rubber

latex. However, current prices are maintained at VND 10,000 / kg, so the NPV is positive.

Therefore, there are many factors affecting the business of rubber production such as price, interest rate,

etc. causing the risk and expense of production for smallholder rubber. However, with prices at 7,000VND/kg or

higher and interest rates at 17.5% or less, the NPV in all cases would be positive. These show that the investment

for smallholder rubber production in Quang Binh province have high economic efficiency.

3.2.4.5 Scenario analysis of latex price and interest rate with CBA of smallholder rubber

Table 3.29 Summary CBA for Quang Binh smallholder rubber according to scenario

Scenario NPV (1.000đ/ha) IRR (%) BCR

(times)

Price at 10.000 VND and interest rate at 9% (2014) 80,147 18% 1.36

1.Price fluctuates, interest rate at 9%

- Decrease by 10% 50,941 15.3% 1.23

- Decrease by 15% 36,338 13.7% 1.17

- Decrease by 20% 21,735 12.02% 1.10

- Increase by 10% 109,353 20.4% 1.50

- Increase by 15% 123,956 21.46% 1.56

- Increase by 20% 138,559 22.19% 1.63

20

2. Interest rate fluctuates, latex price at 10.000 VND

- Increase by 10% 65,387 18.00% 1.33

- Increase by 15% 58,871 18.07% 1.31

- Increase by 20% 52,864 18.00% 1.29

- Decrease by 10% 97,595 18.00% 1.40

Source: Survey results and calculations in 2014

Price and interest rate scenario analysis in CBA expressed in Table 3.29, NPV, IRR and BCR are quite

sensitive to changes of inputs. However ability NPV is negative in all these situations is quite low, even if

interest rates decrease significantly by 20%, manufacturing smallholder rubber remains profitable. Meanwhile,

rising prices mean that revenue increases; leads to NPV, IRR and BCR also increase. Similarly, interest rate

decrease also affects NPV and BCR, however, the change of IRR is not clear. Thus, when compared with the

scenario in 2014, although CBA fluctuate with the changes of price and interest rate but NPV is always positive.

3.2.5 Expert opinion analysis on the risks and risk mitigation measures in smallholder rubber

business in Quang Binh

3.2.5.1 Risk assessment and level of risk affecting the profitability in smallholder rubber business in

Quang Binh

Table 3.30 shows the experts’ opinions in which they agreed that risk caused by wind and storms cause

the highest losses of households and more than 80% opinions agreed that low latex price cause relatively high to

high losses. Risks by pests, seedling, farming techniques, increase in input prices, most opinions agreed that

affect of these risks to profit is at moderate to high.

Table 3.30. Experts’ opinion about risk and level of risk affecting the profitability in smallholder

rubber business in Quang Binh

Type of risks Level affecting on profitability

High Quite high Moderate Low

1. Natural disaster Frequency (persons) 23 7 - -

Ratio (%) 23.3 76.7 - -

2. Pests Frequency (persons) 6 8 14 2

Ratio (%) 20 26.7 46.7 6.7

3. Seedling Frequency (persons) 4 7 10 9

Ratio (%) 13.3 23.3 33.3 30.0

4.Farming techniques Frequency (persons) 6 11 10 3

Ratio (%) 20 36.7 33.3 10

5. Increase in inputs Frequency (persons) 1 5 15 9

Ratio (%) 3.3 16.7 50.0 30.0

6. Decrease in latex price Frequency (persons) 15 10 4 1

Ratio (%) 50 33.3 13.3 3.3

7. Increase in interest rate Frequency (persons) 5 11 12 2

Ratio (%) 16.7 36.7 40.0 6.7

Source: Survey results and calculations in 2014

21

3.2.5.2 Analysis of the actual use of risks mitigation measures in smallholder rubber production in

Quang Binh

Table 3.31 shows that smallholder rubber households do not have measures to prevent or minimize risks

cause by natural disaster, latex price, increase in interest rate. But they have measures to mitigate risks cause by

pests, seedling and farming techniques.

Table 3.31 Experts’ opinion about actual use of risks mitigation measures in smallholder rubber

business in Quang Binh

Types of risk The actual use

High Quite high Moderate Low

1. Natural disaster

Frequency

(persons) - - 8 22

Ratio (%) - - 26.7 73.3

2. Pests

Frequency

(persons) 6 10 13 1

Ratio (%) 20.0 33.3 43.3 3.3

3. Seedling

Frequency

(persons) 5 11 13 1

Ratio (%) 16.7 36.7 43.3 3.3

4.Farming techniques

Frequency

(persons) 4 11 15 -

Ratio (%) 13.3 36.7 50.0 -

5. Increase in inputs

Frequency

(persons) - 12 16 -

Ratio (%) - 43.3 56.7 -

6. Decrease in latex price

Frequency

(persons) 1 1 12 16

Ratio (%) 3.3 3.3 40.0 53.3

7. Increase in interest rate

Frequency

(persons) - - 8 22

Ratio (%) - - 26.7 73.3

Source: Survey results and calculations in 2014

22

Chapter 4

RISK MITIGATION MEASURES AND IMPROVE ECONOMIC EFFICIENCY

IN SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH PROVINCE

4.1 Scientific foundation to propose solutions

4.1.1 Opportunities and challenges in production and export of Vietnam rubber: Rubber business has

many opportunities to develop due to rubber is raw materials which can not substitute for many fields, the rubber

industry is recognized by Government as a multi-purpose plant, Vietnam join Trans-Pacific Strategic Economic

Partnership Agreement (TPP), the ASEAN economic Community (AEC) and other free trade agreements.

Besides manufacturing rubber have to face with many difficulties and challenges due to natural rubber is

affected by many external factors, the need of increase product quality, compete with raw imported rubber and

rubber products which export to tax incentives market, the world economic recovery is weak, demand for natural

rubber increase more slowly than supply.

4.1.2 Objectives and rubber-oriented development in Quang Binh: To expand planting area, promote

faming work, upgrade infrastructure, diversify forms of organizing production and boost trade promotion

activities.

4.1.3 Status of smallholder rubber production in Quang Binh: Smallholder rubber in Quang Binh

province in recent years has a strong development, planting area and production is growing rapidly, contribute

significantly in the development of the local economy, improve income, create jobs. However, productivity and

efficiency is not high, only from 0.75 to 0.98 tons of dry latex per ha lower than other provinces have similar

growing conditions such as Quang Tri, Nghe An. Besides the production process also face risks such as volatile

market price, natural disasters and epidemics.

4.2 RISK MITIGATION MEASURES AND IMPROVE ECONOMIC EFFICIENCY IN

SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH

4.2.1 Solution for state management departments

4.2.1.1 Solutions of mechanism, policy and planning

To integrate capital from programs, national target programs and developing projects which aim to

develop smallholder rubber in Quang Binh. To encourage people to maximize resources and businesses invest

towards the "Four Houses"; To implement effectively national policies; meanwhile review, supplement and

adjust Master plan on rubber development by 2020; specific plans for rubber growing areas and recommend

suitable techniques to each growing region.

4.2.1.2 Financial solutions, land and technology

The authorities need to reduce administrative procedures to help people reduce unnecessary costs in

getting a loan; provide information on supporting fund. Moreover, must have a plan of using land efficiently and

help people to expand their growing area and improve their farming techniques by training programs, increase

their awareness of the need of farming in proper techniques and also encourage them to invest in producing

techniques.

4.2.1.3 Solutions to prevent and minimize the risk

Local authorities have to recommend the common risks in rubber manufacturing process; the necessary

measures to prevent and reduce these types of risk. The agricultural development agencies should guide people

23

to produce solutions to prevent and minimize risks. Also, regularly check and monitor rubber trees to take

recommendations and guidelines for producer.

4.2.1.4 Solutions to ensure producing services and developing production models

Local governments at all levels should facilitate, support business entity and individuals by providing

inputs; developing information systems and market forecasts; developing policies to support producers and

deploy smallholder rubber integrate with agro - forestry.

4.2.1.5 Establishing and developing integration

Local authorities need to develop vertical integration between actors along the chain, in circumstances of

cooperation and coordination interests between all partners. Moreover, horizontal integration should be

maintained and developed, especially in the group of producers, to stabilize the raw materials, and support the

development of quality management system

4.2.2 Solutions for smallholder rubber producers

4.2.2.1 Solutions of expanding production scale

Rubber producers need to have confidence in the effectiveness smallholder rubber business, invest

effectively capital to expand production scale; reduce using of capital for improper purposes; building

independent manner business, borrowed capital from other sources to invest in rubber plantations to ensure

economic and technical norms; changing agricultural practices; investing techniques used in the manufacturing

process, exploiting and crop management.

4.2.2.2 Solution of farming techniques

Rubber producers have to use proper farming techniques as a habit, avoid taking short-term benefits

without paying attention to long-term benefits; fully participate in the technical training on production and

exploitation; ensure to use proper farming techniques from selecting seedlings, soil, fertilizer and plant nutrition,

protecting rubber trees and exploitation.

4.2.2.3 Solution of production costs

Reduce production costs by managing inputs and sale of outputs, farming techniques and exploitation.

While enhancing vertical integration and development between enterprises and households, horizontal

integration between the small-scale producers, economic of scale to have competitive price.

4.2.2.4 Solution to prevent and minimize climate and weather risks

Planting forest belt with suitable windshield height, area and distance; planting rubber right time and

farming technique; review and assess exact area, damage and have measures to restore rubber plantations; and

buying insurance.

4.2.2.5 Solution to prevent and minimize the risk of pests

Training, transfer technique to control pests, diseases; regularly check rubber trees for early detection of

pests, diseases and recommendations, prevention guidance; recommend to choose high disease resistance

varieties, use each pesticide for each pest and disease.

4.2.2.6 Solution to build agroforestry model

To use the area as immature rubber trees, utilizing agricultural byproducts increased organic for soil and

generate more income for households. This work must be done in accordance with characteristics of each

growing area.

24

CONCLUSION

Analysis and assessment of smallholder rubber business in Quang Binh province give following

conclusions:

1. All over the world and in Vietnam there have been many studies on risks and economic efficiency in

agricultural production and in rubber particularly; but there is no study done in Quang Binh province. However,

these researches just study about general risks in agricultural production, none of them mentions, built up

framework about risk analysis, assessment of economic efficiency in risky conditions in rubber and smallholder

rubber business in a particular region or country. This thesis has inherited the point of views, general concept of

risk and economic efficiency; thereby develop specific theory on risk analysis and economic efficiency in rubber

production. Meanwhile, built up research framework and develop specific methods to study risks and assess

economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh province.

2. Quang Binh Province has many favorable conditions to grow rubber and smallholder rubber.

Smallholder rubber has had strong growth, planting area is increasing nut productivity is low, lower than other

provinces have similar growing conditions such as Quang Tri and Nghe An. Moreover, smallholder rubber is

small scale, unevenly distributed in the provinces, most of them located in remote areas, invested resources are

limited that cause difficulties in transferring application of advance techniques in the production and

exploitation; producers have an average education level remains low, a growing number of new districts have

little experience and low farming techniques, high proportion of loans in capital structure.

3. Risk analysis shows smallholder rubber business in Quang Binh faces with many risks. Strong storms,

forest fires, droughts and cold cause the highest damage when occur. However, the probability of these risks is

low so can be accepted with some mitigation measures. The other types of risks such as pests, farming

techniques, increase in inputs price have a high probability but level of impact is not so high so can be accepted

with some mitigation measures. Risk of selling price has high impact on economic efficiency and selling price

tends to decrease but remain at levels that still give profit. Regarding prevention measures and risk mitigation,

smallholder rubber households pay attention on seedling, farming techniques, but still not much on weather,

climate and price.

4. Assess economic efficiency in smallholder rubber by cost-benefit analysis for the whole production

cycle, NPV is 80.147thousand VND per ha, B/C is 1.36 and IRR is 18 % larger than current interest rate on

loans so producing rubber is effective. Assess factors affecting productivity of latex shows that most variables in

the model have a positive impact on productivity with 95% reliability. Assessment of economic efficiency in

risky conditions shows smallholder rubber households in non-risk condition have high profit; in risky conditions

reduce profit with level depending on level of risk. Moreover, NPV analysis results from variability of latex

price and interest rate during period of 2008-2014 with latex price from 7.000 per kg or more and interest rate at

17.5% per year or less, NPV is still positive. Even in risky conditions, smallholder rubber business still bring

producers profit.

5. To reduce risk and improve economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh

province, need to implement these solutions effectively: (i) solution of mechanisms, policies and planning; (Ii)

Solution of labor; (Iii) Farming techniques solutions; (Iv) Solution of production costs; (V) Financial, land and

technology; (Vi) Solution to prevent and reduce weather and climate risks; (Vii) Solution to prevent and

minimize risk of pests; (Viii) Solution of manufacturing and services, (ix) Solutions to build agroforestry model.