166
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HUẾ – NĂM 2019

TRẦN CÔNG ĐỊNH - hueuni.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN CÔNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.)

TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HUẾ – NĂM 2019

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN CÔNG ĐỊNH

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.)

TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Lâm sinh

Mã số: 9.62.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỢI

2. TS. TRẦN MINH ĐỨC

HUẾ – NĂM 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Trần Công Định, nghiên cứu sinh niên khóa 2015 - 2018 ngành Lâm

sinh, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.

Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng.

Kết quả nghiên cứu của luận án trung thực, khách quan và chưa có ai công bố

trong các tài liệu khác.

Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019

Người cam đoan

NCS. Trần Công Định

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành là kết quả của sự phấn đấu học tập, nghiên cứu của

bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tập thể quý thầy cô

giáo khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế và đồng nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi, TS. Trần

Minh Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Sự giúp đỡ của lãnh đạo các xã, các cơ quan đoàn thể, chính quyền và nhân dân

huyện Tây Giang.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về vật chất và tinh thần từ gia

đình và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam để tác giả có điều kiện hoàn

thành luận án này.

Đây là lần đầu tiên bản thân được nghiên cứu khoa học trong phạm vi rộng, tiếp

xúc với thực tiễn sản xuất của đồng bào vùng cao, đồng thời do thời gian và kiến thức

bản thân còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý

chỉ bảo của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019

NCS. Trần Công Định

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ADN Axit deoxyribonucleic

AHP Analytic Hierarchy Process

BA Benzylaminoburine

BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GIS Geographic information system

HĐND Hội đồng nhân dân

IBA Idolbutylic acid

LT Liên tịch

NAA Naphthalenneaceticd

N - P - K Đạm - Lân - Kali

NQ Nghị quyết

NĐ Nghị định

PRA Participatory Rural Appraisal

QĐ Quyết định

TT Thông tư

TB Trung bình

TTg Thủ tướng

USD Đô la Mỹ

UBND Ủy ban nhân dân

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................................... x

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1

2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 2

4. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 2

5. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 4

1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ............................................................................. 4

1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa ............................................................................ 6

1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu .................................................................................. 8

1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước .................................................... 14

1.2.1. Phân loại đảng sâm .............................................................................................. 14

1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh .................................................................................. 17

1.2.3. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................... 19

1.2.4. Đặc điểm hình thái ............................................................................................... 19

1.2.5. Thành phần hóa học ............................................................................................. 21

v

1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng .............................................................................. 23

1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng .............................................................. 24

1.2.8. Thu hái và chế biến .............................................................................................. 28

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước ................................... 28

1.3.1. Tác dụng dược lý ................................................................................................. 28

1.3.2. Thành phần hóa học ............................................................................................. 29

1.3.3. Công dụng............................................................................................................ 30

1.3.4. Nhân giống, gây trồng ......................................................................................... 31

1.3.5. Bệnh hại ............................................................................................................... 32

1.4. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tây Giang,

tỉnh Quảng Nam............................................................................................................. 33

1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên ............................................................. 33

1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................................... 38

1.4.3. Thực trạng phát triển xã hội ................................................................................ 40

1.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................... 41

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 43

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 43

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 43

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 43

2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 43

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tái sinh loài đảng sâm tại

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ............................................................................... 43

2.2.2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài

đảng sâm ........................................................................................................................ 43

2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ..................................................... 44

2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết

quả nghiên cứu ............................................................................................................... 44

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 44

2.3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 44

2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu .............................................................................. 46

vi

2.3.3. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm .......... 46

2.3.4. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa

trên cơ sở GIS. ............................................................................................................... 46

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm ............................. 52

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm ....................................... 54

2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm .................... 55

2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 57

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 58

3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................. 58

3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm ................................................................. 58

3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm ................................................................. 58

3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh .................................................................................. 59

3.1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên đảng sâm ở huyện

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 64

3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương về loài đảng

sâm. ................................................................................................................................ 73

3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm .................................................................... 73

3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm ....................................... 76

3.2.3. Kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm ............................................. 77

3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ........................................................................... 83

3.3.1. Kỹ thuật nhân giống ............................................................................................ 83

3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................................. 97

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết

quả nghiên cứu ............................................................................................................. 117

3.4.1. Kết quả phân tích SWOT .................................................................................. 117

3.4.2. Tiềm năng của địa phương để phát triển mô hình trồng đảng sâm ................... 118

3.4.3. Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ............................ 120

vii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 127

1. Kết luận .................................................................................................................... 127

2. Tồn tại ...................................................................................................................... 129

3. Kiến nghị ................................................................................................................. 129

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 131

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 138

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm....................................... 16

Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm ..................................... 22

Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng ................ 49

Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên RI của Saaty .................................................................... 50

Bảng 3.1. Phân bố của đảng sâm trên các tuyến điều tra .............................................. 59

Bảng 3.2. Phân bố đảng sâm theo độ cao ...................................................................... 60

Bảng 3.3. Phân bố đảng sâm theo vị trí tương đối của địa hình .................................... 61

Bảng 3.4. Phân bố của đảng sâm theo các dạng sinh cảnh ............................................ 62

Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của đảng sâm ........................................... 63

Bảng 3.6. Phân hạng phân bố đảng sâm tự nhiên tại huyện Tây Giang ........................ 65

Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm66

Bảng 3.8. Các tham số của AHP ................................................................................... 67

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm ......................... 68

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm .................................. 69

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm .......................................... 71

Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích phân cấp thích hợp phân bố loài đảng sâm .................. 72

Bảng 3.13. Thống kê diện tích trồng đảng sâm từ 2011 đến 2016 tại huyện Tây

Giang ................................................................................................................ 74

Bảng 3.14. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài đảng sâm ......................... 77

Bảng 3.15. Đặc điểm khác nhau giữa đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ... 79

Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về khối lượng và số hạt của quả đảng sâm ........................ 84

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm ............. 85

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm ...... 86

Bảng 3.19. Tỷ lệ nẩy mầm theo các loại giá thể gieo hạt .............................................. 87

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm ..... 88

Bảng 3.21. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau . 89

Bảng 3.22. Số lá trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau ......... 90

ix

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống cây đảng sâm .......................... 90

Bảng 3.24. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ....... 91

Bảng 3.25. Số lá của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ................................ 92

Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các công thức IBA ........................................... 93

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng sâm ở các thời

điểm theo dõi ................................................................................................................. 97

Bảng 3.28. Sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm........................................................... 99

Bảng 3.29. Sinh trưởng số nhánh của cây đảng sâm ................................................... 100

Bảng 3.30. Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm ................................................ 101

Bảng 3.31. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả của cây đảng sâm ............................................. 103

Bảng 3.32. Cấu trúc sản phẩm đảng sâm được phân theo cấp kính ............................ 104

Bảng 3.33. Khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính ................................ 107

Bảng 3.34. Phân bố tổng sinh khối theo cấp kính (đơn vị tính: gam) ......................... 108

Bảng 3.35. Phân bố tổng sinh khối theo độ tuổi (đơn vị tính: gam) ........................... 108

Bảng 3.36. Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm ................................. 110

Bảng 3.37. Chi phí trồng và chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tính cho 1 ha .... 111

Bảng 3.38. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm ....................................... 112

Bảng 3.39. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của việc phát triển các mô hình

trồng cây đảng sâm ...................................................................................................... 117

Bảng 3.40. Tổng hợp các nhân tố sinh thái phù hợp bảo tồn và phát triển đảng sâm . 123

Bảng 3.41. Các phương án khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm ................ 124

x

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Qui trình xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 52

Hình 3.1. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố sinh cảnh

rừng) ................................................................................................................ 68

Hình 3.2. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố địa hình) ......... 70

Hình 3.3. Bản đồ dự báo có phân bố đảng sâm (theo nhân tố đất) ............................... 71

Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây

Giang, Quảng Nam. ....................................................................................................... 73

Hình 3.5. Hình thái cây đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ......................... 80

Hình 3.6. Các mô hình trồng đảng sâm ......................................................................... 81

Hình 3.7. Đường tương quan tuyến tính giữa thời gian cất trữ và tỷ lệ nẩy mầm của hạt

đảng sâm ........................................................................................................................ 87

Hình 3.8. Tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau ................. 98

Hình 3.9. Biến đổi khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính đầu củ ......... 107

Hình 3.10. Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo độ tuổi .............................................. 109

Sơ đồ 3.1. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm đảng sâm ........................................... 76

Sơ đồ 3.2. Giá trị sản phẩm đảng sâm (củ tươi) ............................................................ 76

Sơ đồ 3.3. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt........................................................... 94

Sơ đồ 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm ....................................................... 113

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Tây Giang là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tổng

diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha với 74,50 % là đất lâm nghiệp. Địa hình đồi núi, độ

dốc lớn và chia cắt mạnh chiếm trên 95 % diện tích tự nhiên. Tây Giang là địa phương

được nghi nhận có cây đảng sâm phân bố tự nhiên và đi đầu trong khu vực miền Trung

trong việc gây trồng và phát triển theo hướng hàng hóa.

Kết quả nghiên cứu về đảng sâm trên thế giới cho thấy chi Codonopsis có

khoảng 42 loài đặc hữu, phân bố chủ yếu ở Trung, Đông và Nam Á, từ Kamchatka và

Nhật Bản đến Afghanistan, Pakistan, Himalayas, phía Nam Trung Quốc và Đài Loan.

Châu Á có khoảng 11 loài, Trung Quốc có 6 - 7 loài, Đông Dương có 3 loài, riêng Việt

Nam có 2 - 3 loài là Codonopsis javanica, Codonopsis celebica và Codonopsis

lancifolia. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là Sâm leo, Phòng đảng sâm, Đùi gà,

Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,

Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm

Đồng, Quảng Nam.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây đảng sâm để làm dược liệu, chăm sóc sức khỏe

trong và ngoài nước rất cao. Trong tất cả các bài thuốc điều trị bệnh trong Đông y đều

có tên đảng sâm với vai trò là vị thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức

khỏe cho người bệnh. Đảng sâm trong tự nhiên đang được xem là đối tượng ‘‘săn

lùng’’ của người dân. Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu quý đảng

sâm phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và trồng tự phát của người dân địa phương.

Việc khai thác bừa bãi, sử dụng đất rừng và canh tác không hợp lý đã làm giảm nhanh

về số lượng và chất lượng. Nếu không có giải pháp quản lý và phát triển loài loài này

hợp lý thì trong tương lai không xa, loài cây thuốc quý này có nguy cơ bị đe doạ cao,

thậm chí tuyệt chủng trong thiên nhiên.

Để dược liệu đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội,

góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các xã

miền núi, ngoài ra còn là nguyên liệu đầu vào cho ngành dược liệu, ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND “Cơ chế khuyến

khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai

đoạn 2016 - 2020”, trong đó chỉ rõ “Diện tích tối đa hỗ trợ cho hộ gia đình trồng

đảng sâm dưới tán rừng là 0,7 ha/hộ và trồng thuần loài đảng sâm trên đất trống và

nương rẫy là 0,5 ha/hộ”. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển bền vững loài đảng sâm

ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2

Trước yêu cầu cần thiết phải bảo vệ và phát triển cây đảng sâm bền vững, nâng

cao đời sống của người dân địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở

khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm

(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cho thấy toàn diện và cập nhật hơn về đặc

điểm sinh vật học của loài; thực trạng phân bố tự nhiên, hoạt động gây trồng; các kỹ

thuật được áp dụng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề xuất các giải pháp

quản lý và phát triển loài trong tương lai tại địa phương.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển

cây đảng sâm mang lại hiệu quả cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố

lập địa đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt và gây trồng loài

đảng sâm.

- Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tái sinh

và ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm.

- Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài

đảng sâm.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và

phát triển loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

4. Những đóng góp mới của luận án

- Đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài

đảng sâm.

- Đã xác định được và bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng

loài đảng sâm.

- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể, có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm

gây trồng, phát triển bền vững loài đảng sâm trong vùng nghiên cứu.

3

5. Bố cục của luận án

Luận án được trình bày gồm 144 trang, 45 bảng và 8 hình và 4 sơ đồ, tham

khảo 94 tài liệu, trong đó có 71 tài liệu Tiếng Việt, 21 tài liệu Tiếng Anh và 02 tài liệu

từ nguồn Internet. Bao gồm các phần:

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan tài liệu

Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và khuyến nghị

Danh mục các công trình khoa học đã công bố

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ

1.1.1.1. Khái niệm

Theo De Beer và Mc. Dermott (1996) [77], lâm sản ngoài gỗ là “Tất cả các vật

liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ cho nhu

cầu tiêu dùng của loài người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị,

tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhộm, cây cảnh, động vật hoang

dã (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song mây, tre

nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi”. Rõ ràng là quan niệm của De Beer về lâm sản ngoài

gỗ chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình mà chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị khác, vô

hình của rừng, của hệ thống nông lâm kết hợp.

Theo Mendelsohn(1994) [80], lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới đóng vai trò

quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế. Chúng

quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Tác giả đã

khẳng định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa

bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ

nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để

bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề: cần phải

khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất dành cho khai thác và

cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng.

Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6

năm 1999 đã đưa ra và thông qua một định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “lâm sản

ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,

khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài

rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để

đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ. Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ

bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước.

Ngày nay, trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến,

chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest

product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm

nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, ngày 5 tháng 8 năm 1991: “lâm sản

ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ,

củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân

gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước,

dịch vụ du lich sinh thái.

5

1.1.1.2. Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ

Theo tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992) [19], “Thực vật rừng gồm tất

cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài

cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm khác quý như nhựa thông, quả

hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng”. Theo nghĩa hẹp, những thực

vật cho sản phẩm không phải gỗ hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho nhiều sản

phẩm có giá trị khác gọi chung là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Theo nghĩa rộng,

thực vật cho lâm sản ngoài gỗ gồm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ

thống sử dụng đất tương tự có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ.

Như vậy, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nhất thiết phải là thành viên tham gia

cấu trúc hệ sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất tương tự

rừng: trảng cây bụi, rừng của thôn bản, đồn điền cao su, rừng trang trại, rừng trồng và

các hệ thống nông lâm kết hợp. Một loài thực vật nào đó dù cung cấp các sản phẩm

như nấm, tinh dầu, nhựa, quả, hạt … nhưng chúng được gây trồng trong vườn hộ, trên

đất trống, đồi trọc, trong công viên, trường học, ven đường, ngoài cánh đồng thì không

phải là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm do những loài thực vật này tạo

ra cũng không phải là lâm sản ngoài gỗ.

1.1.1.3. Phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ

Do mục đích, đối tượng sử dụng lâm sản ngoài gỗ đa dạng và phong phú nên

việc phân loại chúng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phân

loại lâm sản ngoài gỗ được áp dụng chủ yếu là:

- Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học. Đây là cách phân loại theo hệ

thống tiến hóa của sinh giới, được sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc

phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/ngành/lớp/bộ/họ/chi/loài.

- Phương pháp phân loại theo hình thái và dạng sống. Đây là phương pháp phân

loại dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài của các loài cây. Các thực vật cho lâm sản

ngoài gỗ được phân loại thành: cây gỗ lớn/cây gỗ nhỏ/cây thân thảo/cây dây leo/ cây

thân đốt/cây bụi và các loài cỏ.

- Phương pháp phân loại theo nhóm giá trị sử dụng. Theo phương pháp này, các

lâm sản ngoài gỗ dù có nguồn gốc khác nhau nhưng có cùng giá trị sử dụng thì được

xếp vào một nhóm. Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, sử

dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân nên có ý nghĩa thực tiễn lớn, được người

dân, người kinh doanh và nhà nghiên cứu quan tâm.

Việc phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng còn có nhiều quan điểm

khác nhau, theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1984) thì

các loại lâm sản ngoài gỗ được phân thành các nhóm như sau: 1) Làm lương thực, thực

phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ công mỹ nghệ; 4) Làm dược liệu,

hương liệu; 5) Làm cảnh.

6

1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa

1.1.2.1. Khái niệm

Theo Katherine Warner (1991) [44], tri thức bản địa là tri thức địa phương -

dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hóa hay một xã hội nhất định. Đây là kiến

thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm sóc sức

khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chủ

yếu của cộng đồng nông thôn. Khác với tri thức bản địa, hệ thống tri thức hàn lâm

thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

Theo Trung tâm Quốc tế tái thiết nông thôn (International Institure of Rural

Reconst ductoin) gọi tắt là “IIRR” (1999), tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng

cư dân trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển.

Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm

trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương, năng động

và biến đổi.

Tóm lại, tri thức bản địa là những nhận thức, những hiểu biết về môi trường tự

nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống. Kiến thức bản

địa được hình thành từ cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn

tại và phát triển của cộng đồng ấy. Kiến thức bản địa có những đặc trưng sau:

- Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong

một cộng đồng địa phương nhất định.

- Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng

địa phương nơi đã hình thành và phát triển tri thức đó.

- Kiến thức bản địa rất đơn giản, chi phí thấp và bền vững đối với điều kiện tự

nhiên địa phương.

- Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao động

trực tiếp.

- Kiến thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể mà được lưu giữ

bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca,

hò vè, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau (thông qua các hình thức văn hóa đặc trưng

mang tính địa phương).

- Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương.

- Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển

nông thôn bền vững.

- Tính đa dạng của tri thức bản địa rất cao.

7

Kiến thức bản địa được phân chia theo các loại hình khác nhau. Theo IIRR,

1999, tri thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau:

- Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật, trồng trọt hay canh tác tốt

cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về

thực vật. Các câu chuyện, thông điệp được truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay

viết trên các thẻ trúc (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan ... ), các dạng lưu truyền dân

gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống.

- Kỹ thuật công nghệ: Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt và chăn

nuôi, phương pháp lưu trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho người và

gia súc, gia cầm.

- Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc

sức khỏe và quản lý môi trường của con người. Những cánh rừng thiêng (rừng ma)

được bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do này có thể duy trì những lưu vực

rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể là cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh

dưỡng cho những cư dân địa phương khi mà khẩu phần thường nhật của họ là rất ít ỏi.

- Công cụ: Kiến thức bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị

cho canh tác và thu hoạch mùa màng. Công cụ nấu nướng cũng như sự thực hiện các

hoạt động đi kèm.

- Vật liệu: Kiến thức bản địa được thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu làm

đồ gia dụng cũng như tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Kinh nghiệm: Người nông dân thường tích lũy kinh nghiệm trong quá trình

canh tác, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu.

Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt được tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn

thực vật địa phương.

- Tài nguyên sinh học: Kiến thức bản địa được thể hiện thông qua quá trình

chọn giống vật nuôi và các loại cây trồng.

- Tài nguyên nhân lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ

rèn ... có thể coi như đại diện của dạng tri thức bản địa. Kiến thức bản địa trong dạng

này có thể thấy ở các tổ chức địa phương như nhóm họ tộc, hội đồng già làng, trưởng

tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công.

- Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề

cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát và những thực nghiệm, thực hành

tại chỗ.

8

1.1.2.2. Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng

Quản lý lâm nghiệp bản địa gần đây đã trở thành mối quan tâm của cả khoa học

lâm nghiệp và sự hợp tác phát triển lâm nghiệp. Trước đây lâm nghiệp xã hội và lâm

nghiệp tập quán không được đề cập tới, đặc biệt lâm nghiệp cộng đồng đã bị bỏ qua

trong rất nhiều trường hợp, trong khi đó những sáng kiến và quản lý rừng bản địa lại

rất có giá trị. Ngày nay, lâm nghiệp chuyên nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến sự thành

công của lâm nghiệp bản địa và quá trình truyền thông và tổng hợp đã được mở ra.

Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mô hình kết hợp để quản lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên (dựa trên cơ sở của các hệ thống kiến thức bản địa) đã được sử

dụng có kết quả trong các ứng dụng khác nhau như các trang trại với quy mô nhỏ,

nông lâm kết hợp và nghề nuôi trồng thủy sản.

1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu

1.1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu trên thế giới

Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của hơn 60 % số loài thực vật bậc cao đã biết

trên trái đất. Rừng đáp ứng phần lớn nhu cầu đòi hỏi của loài người trong đó có nhu cầu

làm dược liệu để chữa bệnh. Nền công nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh gần đây đã phát

hiện ra rằng: các khu rừng mưa nhiệt đới như là nguồn vật chất hóa học đầy đủ nhất mà

không hệ sinh thái nào có thể sánh nổi, đó là lợi thế quan trọng để phát triển các loại thuốc

chữa bệnh và góp phần tăng thu nhập quốc gia.

Từ thời xa xưa, thực vật dùng làm thuốc đóng vai trò quan trọng đối với đời sống

loài người và ngày nay vai trò đó vẫn được giữ lại đối với các nước châu Á. Trung Quốc,

Ấn Độ, Indonesia và Nepal không những người dân trồng cây dược liệu để phục vụ trong

gia đình mà còn trồng để phục vụ cho mục đích thương mại.

Theo số liệu của Tổ chức y học thế giới (WHO) đến năm 1995 đã có gần 20.000

loài thực vật (trong 250.000 loài được biết) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các

hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc có

khoảng 5.000 loài. Các nước có mức sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như

Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị

hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 đã nhập 21.000 tấn, đến năm

1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương với 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ

ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho y học cổ truyền phát triển mạnh. Cây

thuốc là loại cây kinh tế, cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo

vệ, chăm sóc sức khỏe con người.

Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai

thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt

chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1989), trong vòng 100 năm trở lại đây có

9

khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có đến 60.000 loài có thể gặp rủi ro hoặc

sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này cứ

tiếp tục thì các loài thực vật ngày càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong số này

có rất nhiều cây dùng để làm thuốc. Ví dụ như ở Banglades có loài Tylopora cindica

(Blum.F.) Mer. Dùng để chữa bệnh hen, loài Zanonia indica L. dùng để tẩy xổ trước

đây có nhiều nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. Ex Kus) hàng chục năm liền bị khai thác

ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan … với khối lượng 400 -1.000 tấn vỏ, rễ/năm

để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí

ở một số bang của Ấn Độ chính quyền địa phương đã đình chỉ khai thác cây này. Một

số cây thuốc khác có ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta trước kia thường khai

thác để bán cho các nước Đông Á, song với mức khai thác quá mức nên loài này ở tình

trạng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, song song với việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc thì

một vấn đề đặt ra là phải bảo tồn cây thuốc. Tại hội nghị về bảo tồn quỹ gen cây thuốc

họp tại Thái Lan từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993, hàng loạt các công trình nghiên

cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết.

Thực vật làm thuốc có tính đa dạng rất cao và có nhiều loài trong chúng phát

triển rất tốt trong tự nhiên. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc khai thác, bảo tồn

và phát triển chúng trong tự nhiên cũng như trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, các

nổ lực trong các chương trình bảo tồn cây thuốc còn rất khiêm tốn trong việc tìm ra điều

kiện tối ưu cho khả năng sinh tồn của chúng ngoài tự nhiên, các yêu cầu cả về sinh lý và

sinh thái học của các loài thực vật này cần phải được xác định trước khi gây trồng và

phát triển chúng. Chính vì vậy các hoạt động bảo tồn tại chỗ cần được áp dụng nhiều

hơn với các ưu tiên về chính sách sử dụng đất nhằm giúp cho việc bảo tồn các loài thực

vật dùng để làm thuốc thực sự có hiệu quả.

1.1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu tại Việt Nam.

Rừng nhiệt đới Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong

phú. Việt Nam hiện nay có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800

loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn: trong đó có hơn 3.200 loài thực vật bậc cao và

bậc thấp được dùng làm thuốc bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh cho người được phân bố

khắp các điều kiện lập địa khác nhau ở nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Gia Lai -

Kon tum có khoảng 921 loài cây người dân dùng làm thuốc; Phú Khánh có 782 loài;

Đăk Lăk có 777 loài; Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 loài; trong đó có nhiều loài cây

thuốc quý như sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis), cẩu tích (Cibotium azomets) ở

Kon Tum, An Khê, Trà My có vàng đắng (Coscintum usitatum), sa nhân (Anoinum

xanthioides), ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla, (dẫn từ Nguyễn Tập).

10

Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều dân tộc gắn với nhiều nền văn hóa, mỗi dân

tộc có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khác nhau. Tổng hợp các yếu tố

trên dẫn đến sự đa dạng về sử dụng cây thuốc của Việt Nam. Qua quá trình phát triển

của mỗi dân tộc, những kiến thức quý báu đó dần được đúc kết và được lưu truyền

rộng rãi trong nhân dân.

Theo Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính quái liệt truyện, Long úy bí

thư thì ngay thời vua Hùng đã biết dùng các loài cây cỏ để kích thích ăn uống và

chữa bệnh như Ý dĩ (Coix lachryma - jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin

(Blanco) Benth)…

Đời nhà Lý (1010 - 1224) nhà sư Nguyễn Minh Không tức Nguyễn Chí Thành

đã dùng nhiều loài cây cỏ chữa bệnh cho vua và nhân dân nên được tấn phong là

‘‘Quốc sư” triều Lý.

Đời nhà Trần (1225-1399) có sự kiện Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo

Vương Trần Quốc Tuấn, thu thập và trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân

sỹ trên núi gọi là “Sơn dược” hiện vẫn còn di tích để lại một quả đồi thuộc xã Hưng

Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương

mục toàn yếu” là cuốn sách đầu tiên xuất bản năm 1429. Ngoài ra, có 2 danh y nổi

tiếng là Phạm Công Bân và Tuệ Tĩnh. Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh để lại cho đời sau 2 tác

phẩm chính “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu”. Đó là kết quả của

quá trình nghiên cứu công phu, sử dụng nhiều cây thuốc nam để điều trị cho người

Nam. Ông còn nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc trong dân gian, thu thập các kinh

nghiệm chữa bệnh của Trung y, từ đó tạo dựng sự nghiệp y dược mang tính dân tộc,

đại chúng và sáng tạo, làm nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam. Ngay cả Hải

Thượng Lãn Ông một bậc đại y Việt Nam thế kỷ 18 cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ

Tĩnh trong biên soạn cuốn “Lĩnh nam bản thảo”, một công trình nghiên cứu về thuốc

nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hải Thượng Lãn Ông được xem như ông tổ của

nghề thuốc Việt Nam.

Vào thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 - 1883) Nguyễn Quang Tuân đã xuất

bản cuốn sách “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền”, “La khê phương dược” đã

ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh.

Trong thời kỳ 1884 - 1945 thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân đối với

Việt Nam, chúng đã loại y học dân tộc ra khỏi chính sách bảo hộ. Tuy nhiên, vẫn có

những nhà thực vật học, dược học nghiên cứu với mục đích khai thác tài nguyên và có

nhiều công trình nói về cây thuốc và vị thuốc Đông Dương của tác giả người Pháp ra

đời. Vào năm 1907, nhà thực vật học người Pháp Henri Lecomte và một số tác giả đã

khảo sát hệ thực vật ở Đông Dương và đã biên soạn cuốn “Floregénérale de L’

Indochine” (thực vật chí Đông Dương) trong đó đề cập đến nhiều cây thuốc Việt Nam.

11

Cùng trong thời gian này, EM. Prot và Hurrier cho xuất bản cuốn “Matière mesdicale

et pharmacopéc simoan namite” (Dược liệu học và dược điển Trung - Việt). Tổng kết

chương trình nghiên cứu cây thuốc ở khu vực Trung bộ, Việt Nam. Ch. Crevost và A.

Petelot đã xuất bản bộ “Catalogue desprociuits de l’ Indochine" (Danh lục những sản

phẩm ở Đông Dương) (1928 - 1935). Trong đó ở tập V (Produils médicinaux. 1928)

(Phần cây thuốc) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Đến

năm 1952, Alfred Petelol bổ sung và xâv dựng thành bộ "Les plantes m'edicinales du

Cambodge, du Laos et du - Việt Nam'' (Những cây thuốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam)

gồm 4 tập đã thống kê 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương, trong đó có

chừng 1.281 loài cây thuốc phân bố ở Việt Nam. Năm 1945, André Foueaud đã cho xuất

bản tập sách "Contribution àl' etsucie des plantes médicinales du Nord Vietnam" (Góp

phần nghiên cứu cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam), trong đó ông đã nêu lên danh lục tổng

quan về cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phương châm của Đảng đề ra

là tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành y tế đã đưa được thuốc Nam vào và phát huy

vai trò to lớn của nó xây dựng nên “Tòa căn bản", nêu các phương pháp chữa bệnh

bằng 10 vị thuốc thông thường.

Kể từ năm 1954, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của

Nhà nước nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các tác giả trong nước đã ra đời.

Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn “450 cây thuốc nam

có tên trong bản dược thảo Trung Quốc". Từ năm 1962 đến năm 1965, Giáo sư - Tiến

sĩ Đỗ Tất Lợi sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu về thuốc nam đã cho

xuất bản bộ "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm có 6 tập. Đến năm 1969 tái

bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật

và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung về cây thuốc liên tục trong các

công trình của mình. Và lần tái bản thứ 7 vào năm 1995 thì số cây thuốc mà ông

nghiên cứu đã lên đến 702 loài. Trong đó ông đã mô tả tỉ mĩ tên khoa học, phân bố,

công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả các cây thuốc theo các nhóm bệnh khác

nhau. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa

học dân gian và khoa học hiện đại.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước độc lập tạo điều kiện

cho nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu dược liệu. Năm 1978, Đảng và Chính phủ đã có

nhiều chủ trương phát triển y học dân tộc với phương châm: “Thừa kế, phát huy, phát

triển y học dân tộc cổ truyền và kết hợp Đông y với y học hiện đại để xây dựng nên y

học Việt Nam". Nền y học dân tộc phát triển nên đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu

và cho ra đời nhiều bộ sách quý. Chẳng hạn như cuốn "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" do

ông Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương xuất bản năm 1976 đã mô tả 460 cây thuốc;

hay cuốn Sổ tay y học gồm "500 bài thuốc gia truyền" của Vũ Văn Kính xuất bản vào

12

năm 1979. Cùng trong thời gian này, Viện Dược liệu cùng tập thể các nhà khoa học

cũng đã xuất bản cuốn "Dược liệu Việt Nam" tập I và tập II, trong đó tổng kết các công

trình nghiên cứu về cây thuốc trong thời gian qua.

Nhằm góp phần đẩy mạnh việc phát triển dược liệu phục vụ đời sống và xuất

khẩu theo tinh thần nghị quyết V của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào năm 1985 Lương

y Trần Như Đức ở Viện Y học dân tộc đã biên soạn và cho xuất bản cuốn "Trồng hái

và dùng cây thuốc" gồm có 2 tập giới thiệu nhiều kinh nghiệm thực tiễn về chế biến và

sử dụng dược liệu trong y học dân tộc.

Năm 1993, trong chương trình đào tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, các tác giả:

Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Vũ Ngọc Lệ, Đoàn Thị Nhu, Phạm Duy Mai và

Bùi Xuân Chương đã cho xuất bản cuốn "Tài nguyên cây thuốc Việt Nam", trong đó đã

sắp xếp tên Việt Nam của các cây thuốc theo thứ tự abc. Ngoài ra, cuốn sách còn có bảng

tra cứu các cây thuốc theo tên khoa học và bảng các tên cây đồng nghĩa.

Năm 1996, Võ Văn Chi xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã mô tả

3.200 cây thuốc Việt Nam trong 3.100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. Trong mỗi đề

mục bao gồm tên cây, mô tả, bộ phận dùng, nơi sống, thu hái, đơn thuốc đơn giản và ghi

chú. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành

Dược và thực vật học. Ngoài ra còn nhiều bài báo đăng trong tạp chí trung ương, địa

phương đều giới thiệu về cây thuốc, bài thuốc và tác dụng làm thuốc của cây cỏ quanh

ta. Như vậy, có thể nói nguồn thực vật được sử dụng làm thuốc là hết sức phong phú.

Theo Hồ Huy Bích. Nguyễn Tập, Lê Tùng Châu, hàng năm, nước ta đã khai thác và sử

dụng hơn 300 loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau. Thật khó mà thống kê một cách

đầy đủ khối lượng dược liệu tự nhiên được khai thác bởi lẽ hàng năm ngoài cơ sở sản

xuất của nhà nước còn có những cơ sở sản xuất của tư nhân, của những ông lang, bà mế

và người dân địa phương tự thu hái về chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.

Thuốc được đưa vào sản xuất thuốc đại trà như: thanh hao (Artemtsia unnita I.),

vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colehr), sừng dê (Strophanthus

divergens A. Graham), ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour) Baill). Ngoài ra, vấn đề

tìm kiếm các nguồn thuốc mới từ cây cỏ ở Việt Nam cũng đầy triển vọng. Theo công

bố của Trần Ngọc Ninh (1994) và Lê Trần Đức (1995), các nhà khoa học Việt Nam

bước đầu đã chiết xuất được hợp chất Taxol từ các loài Thông đỏ (Taxus spp.) có tác

dụng chống ung thư.

Song song với những nghiên cứu về công dụng và phân loại các loài cây thuốc

thì cũng có nhiều nghiên cứu về bảo tồn và phát triển chúng.

Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thích (1995), trong công trình

vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa đã đề cập

đến tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ theo hướng phân loại hệ thống sinh và

13

thống kê thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc

của các loài thực vật này.

Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998), đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái,

công dụng, nơi mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thực

vật, trong đó có thực vật cho lâm sản ngoài gỗ.

Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiên Ân, Trần Khắc Bảo, năm 2001 đã nghiên cứu về

đa dạng sinh học cây thuốc vườn quốc gia Bạch Mã, đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, sử

dụng và phát triển bền vững nguồn gốc cây thuốc. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ

sung thì cuốn sách đã được tái bản vào năm 2006. Đây là một nghiên cứu quan trọng

đóng góp vào việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của Lê Sỹ

Trung, Trần Thị Lan tại San Thàng thuộc thị xã Lai Châu, đã thống kê các loại cây

thuốc đang được khai thác và sử dụng: công tác quản lý bảo vệ và hướng phát triển

nguồn cây thuốc hợp lý tại địa phương.

Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta hiện nay rất lớn. Theo

số liệu của Tổng công ty dược Việt Nam (1997) và Viện Dược liệu (1998) là vào

khoảng 50.000 tấn/năm. Lượng dược liệu sử dụng trong y học dân tộc hàng năm vào

khoảng 30.000 tấn (chưa kể nhu cầu sử dụng trong công nghiệp dược phẩm khoảng

20.000 tấn). Năm 1998 Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu dược 13 triệu USD.

Trong đó dựợc liệu, tinh dầu và các hoạt chất chiết từ cây thuốc chiếm 74 %. Dược liệu

còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nhu cầu của thị trường các nước

hàng năm cần khoảng 500 tấn sa nhân, 5.000 - 6.000 tấn vỏ quế, hàng ngàn tấn long nhãn.

Nguồn dược liệu của chúng ta hàng năm có thể cung cấp đạt doanh thu từ 500 - 800 tỷ

đồng, trong đó dược liệu tham gia xuất khẩu có thể từ 20 - 50 triệu USD, với khối lượng

5.000 - 10.000 tấn.

Tuy nhiên, tình trạng phá rừng bừa bãi và khai thác tận thu trong nhiều năm qua

đã khiến những loài cây dược liệu cạn kiệt và hiện nay ngành dược liệu phải nhập

khẩu nguồn nguyên liệu này từ nước ngoài.

Theo Đỗ Nguyên Phương (1997) [57], do nhiều nguyên nhân trong đó có

nguyên nhân chủ yếu là cơ chế thị trường, thiếu chính sách đối với cây và con, tập

quán trồng cây thuốc đang bị lãng quên, nạn du canh, du cư, tu bổ trồng lại rừng của

nhân dân mà không chú ý đến bảo vệ, tái sinh nên nhiều loài cây, con làm thuốc trong

tự nhiên trở nên khang hiếm hoặc có nguy cơ trở nên khang hiếm như vàng đắng

(Coscinium usitatum), đảng sâm (Codonopsis javanica), …. , Có đến 80 loài cây, con

làm thuốc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt chủng, sẽ mất đi vĩnh viễn.

14

1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước

1.2.1. Phân loại đảng sâm

Chi Codonopsis có đặc điểm phân loại học như sau:

- Liên giới: Eukaryyota (Sinh vật nhân thực

- Giới: Plantae (Thực vật)

- Phân giới: Viridaeplantae (Thực vật xanh)

- Ngành: Magnoliophyta (Thực vật có hoa; Mộc lan; Hạt kín)

- Lớp: Magnoliopsida (Thực vật 2 lá mầm)

- Phân lớp: Asteriades

- Bộ: Astarales (Bộ Cúc)

- Họ: Campanulaceae (Họ Hoa chuông; Cát kiến)

- Phân học: Campanuloideae

- Chi: Codonopsis

Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [28], đảng sâm Việt Nam có tên khoa học là

Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomax; tên đồng nghĩa là Campanumoea

javanica Blume; tên địa phương là đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo), sâm leo,

sâm dây. Việt Nam hiện có 2 loài thuộc chi Codonopsis là ngân đằng đứng

(Codonopsis celebica Blume) và đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume)

(Hook. f. ). Một số loài Codonopsis được dùng phổ biến trong y học cổ truyền các

nước gồm có:

- Đảng sâm Bắc (Codonopsis pilosula), cây thảo lâu năm, thân mọc bò hay leo.

Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1 - 1,7 cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi

vòng. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5

thùy, nhị 5. Bầu 5 ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu

tím đỏ.

- Đảng sâm Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) còn có tên là cây đùi

gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo); đó là cây cỏ lâu năm, thân leo. Rễ hình trụ,

phân nhánh. Lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá nhọn,

mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến lá dài 3 - 8 cm,

rộng 2 - 4 cm.

- Đảng sâm đứng (ngân đằng đứng), (Codonopsis celebica Blume) Cây cao 0,5

- 1,0 m, có rễ củ, phân cành nhiều, cành thường có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có

cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, nhọn 2 đầu, đặc biệt phần chóp lá nhọn

15

dài và hơi cong xuống; kích thước 4,5 - 10 x 2 - 3 cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân

phụ 5 - 6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá;

có cuống dài 1,5 - 2,5 cm, màu nâu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ. Lá đài 5 hình dải, mép

khía răng sâu, dài 0,7 - 1 cm. Tràng chia thành 5 (hoặc 6) thuỳ hình tam giác, dài 0,7 –

1 cm; đường kính hoa 1,2 - 1,5 cm. Nhị 5, dính, gồm 5 ô (hoặc 6). Đầu nhụy 5 (hoặc

6). Quả gần hình cầu, mang đài và núm nhụy tồn tại; đường kính 1 - 1,5 cm; màu

xanh, khi chín màu tím đen, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.

- Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv), hình thái cơ bản giống loài

Codonopsis pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn,

mặt lá không có lông, chỉ rìa lá có lông nhung. Sau khi ra hoa thì có quả đuôi màu

trắng tím, trong hoa có sọc nhỏ màu tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở nơi

núi cao mưa nhiều, về mùa thu quả chín không nứt.

Theo Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999) [56], đảng sâm là phần rễ khô

của cây đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. ), họ Hoa chuông

(Campanulaceae). Ở Trung Quốc có khi người ta dùng rễ cây Xuyên đảng sâm

(Codonopsis tangshen Oliv) để thay thế cho cây đảng sâm ở trên. Được di thực vào

miền Bắc nước ta đang phát triển.

Theo Dược điển Việt Nam (2009) [2], đảng sâm Việt Nam hiện sử dụng các

loài sau: phòng đảng sâm, thượng đảng sâm, đảng sâm Bắc, đảng sâm, ngân đằng lá

mác, ngân đằng đứng.

Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng

sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rần cáy (Lạng Sơn), mần cáy. Tên khoa học là

Codonopsis sp. Thuộc họ hoa chuông Campanulaceae. Đảng sâm (Radix Codonopsis)

là bộ phận phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosola (Franch)

Nannf, Codonopsis tangshen Oliv (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều

thuộc họ Hoa chuông.

Theo Lê Thị Diên và cộng sự (2013) [24], trong nghiên cứu “Xây dựng khóa

định loại một số loài trong chi đảng sâm (Codonopsis)” đã xây dựng được khóa định

loại 9 loài trong chi đảng sâm, trong đó có loài Codonopsis javanica. Khóa định loại

dựa vào đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt và rễ. Cùng với khóa định loại, nghiên cứu mô

tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này.

Theo Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) [52], lần đầu tiên đánh giá đa dạng di

truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chi đảng sâm (Codonopsis sp.) bằng

kỹ thuật ADN mã vạch.

Các mẫu thực vật được sử dụng trong nghiên cứu do Khoa Tài nguyên Dược

liệu (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) cung cấp.

16

Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm

Chi thực vật Nhóm mẫu Địa điểm thu mẫu Kí hiệu mẫu

Codonopsis

Codonopsis sp. C2

Codonopsis sp. Thị trấn Sa Pa, Lào Cai C4

Đảng sâm vỏ

trắng

Xã Hòa Bình,

thành phố KonTum C11, C12

Codonopsis sp. Lô trồng T, Da Sal,

Lạc Dương, Lâm Đồng C13, C14, C15

Codonopsis sp. Mọc hoang, Da Sal, Lạc

Dương, Lâm Đồng C16, C17, C18

Đảng sâm Xã Long Hẹ,

huyện Thuận Châu, Sơn La C20, C21

(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Nga, 2012)

Bằng kỹ thuật AND mã vạch, tác giả đưa ra những kết luận như sau: Từ kết quả

so sánh và phân tích trình tự ADN vùng gen ITS có thể xác định các mẫu nghiên cứu

C2, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C20, C21 thuộc loài Codonopsis

javanica và mẫu C4 thuộc loài Codonopsis tangshen.

Với sự tương đồng 100 % trong trình tự, vùng gen ITS là rất bảo thủ ở loài

Codonopsis javanica và Codonopsis tangshen, rất có ý nghĩa trong kiểm định dược liệu.

Xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên phương pháp tiết kiệm tối đa

(Maximum Parsimony) và Bayesian dựa trên khung đọc riêng rẽ từng gen ITS và

matK cho kết quả tương đồng, cho thấy độ đáng tin cậy của cây thu được cũng như

của 2 phương pháp MP và Bayesian sử dụng để xây dựng cây chủng loại phát sinh

trong chi Codonopsis. Các cây phân loại xây dựng được một lần nữa cho kết luận xác

định các mẫu nghiên cứu thuộc hai loài Codonopsis javanica (đối với mẫu C2 và C11,

C12 thu được ở Kon Tum, mẫu C13, C14, C15, C16, C17, C18 thu được ở Lạc

Dương, Lâm Đồng và các mẫu C20, C21 thu được ở xã Long Hẹ, Sơn La) và

Codonopsis tangshen (đối với các mẫu C4 thu được ở Sa Pa, Lào Cai).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga đã một lần nữa khẳng định ở

Việt Nam hiện nay chi Codonopsis có 2 loài: Codonopsis tangshen được nhập từ

Trung Quốc vào năm 1961 bởi Viện dược liệu và Codonopsis javanica mọc hoang. Kỹ

17

thuật AND mã vạch cho phép nhận diện loài và dưới loài phục vụ cho công tác nghiên

cứu bảo tồn nguồn gen dược liệu quý của Việt Nam.

Từ những thông tin trên, chúng tôi khẳng định ở Việt Nam hiện nay có 3 loài

đảng sâm, trong đó có 1 loài được nhập từ Trung Quốc có tên gọi là đảng sâm Bắc

(Codonopsis pilosola (Franch) Nannf.), 2 loài mọc hoang, hiện đang gây trồng là đảng

sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) với các tên địa phương gọi là

sâm leo, đùi gà, mằn cáy, rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) và ngân đằng đứng hoặc

đảng sâm đứng (Codonopsis celebica Blume).

1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh

Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], trên thế giới, chi Codonopsis

Blume có 44 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu

Âu. Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Mianma,

Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và

Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum

và Lâm Đồng. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là sâm leo, phòng đảng sâm, đùi

gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,

Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới các tỉnh Kon

Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam.

Osbon và cộng sự (2004) [83], khi nghiên cứu khảo sát về cây thuốc trong đồng

bào các dân tộc thiểu số người Dao ở xã Tả Phìn, Sa Pa đã xác định được 208 loài thực

vật làm thuốc, có 13 loài có nguy cơ đe dọa, trong đó có loài đảng sâm (Codonopsis

javanica (Blume) Hook. f.).

Cây đảng sâm Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác

nhau bởi các cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số ở vùng cao từ rất lâu đời. Tuy

nhiên, các công trình nghiên cứu một cách có khoa học về đặc điểm sinh thái, phân bố,

tái sinh của cây đảng sâm phải kể đến các nghiên cứu sau đây:

Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và tái sinh loài đảng sâm lần đầu tiên được

công bố tại Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5

diễn ra từ ngày 21 - 22/10/2003 tại Hà Nội. Theo Đinh Thị Hoa và Đoàn Thị Thùy

Linh (2003) [29], khi nghiên cứu đặc điểm phân bố loài đảng sâm tại khu bảo tồn thiên

nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt được những kết quả như sau:

- Đặc điểm phân bố theo đai cao: Khu bảo tồn thiên nhiên có độ cao phổ biến từ

600 - 1.500 m. Đảng sâm phân bố ở tất cả các đai cao nhưng chủ yếu phân bố ở độ cao

< 1.000 m (685 - 1.000 m), có 48/71 cây chiếm tỷ lệ 67,61 %. Đai cao > 1.000 m có tỷ

lệ phân bố đảng sâm chỉ chiếm 32,39 %.

18

- Đặc điểm phân bố đảng sâm tại các dạng sinh cảnh: Khu bảo tồn Copia được

chia thành 6 dạng sinh cảnh là rừng trồng, nương rẫy, rừng phục hồi, rừng nguyên sinh

trên núi đất, rừng núi đá và trảng cỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đảng sâm phân bố

rất đa dạng trên các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên, số lượng phân bố tại các sinh cảnh là

khác nhau. Đảng sâm phân bố nhiều ở khu vực ven nương rẫy của người dân (23,94

%), tiếp đến là rừng trồng và rừng phục hồi (21,13 %), trảng cỏ (16,90 %), rừng

nguyên sinh trên núi đất (12,67 %) và ít nhất là rừng núi đá (4,23 %).

- Đặc điểm phân bố đảng sâm theo vị trí (chân - sườn - đỉnh): Số lượng đảng

sâm phân bố ở các vị trí khác nhau, tập trung chủ yếu ở sườn núi (46,48 %), chân núi

(38,03 %) và đỉnh núi (15,49 %).

- Đặc điểm tái sinh:

+ Về mật độ: Tỷ lệ giữa cây tái sinh và cây trưởng thành là 13/29 (45 %) cho

thấy số lượng cây tái sinh và cây trưởng thành xấp xỉ nhau, cây tái sinh có số nhánh

trung bình là 1,69 nhánh/cây.

+ Phân cấp chiều cao cây tái sinh: Số cây tái sinh có chiều cao < 0,5 m chiếm tỷ

lệ chủ yếu (61,54 %), cây có chiều cao từ 0,5 - 1 m chiếm tỷ lệ 38,46 %.

+ Nguồn gốc tái sinh: Đảng sâm tái sinh từ hạt hoặc từ phần thân, củ. Tỷ lệ cây

tái sinh từ hạt 53,85 %, còn tái sinh từ thân dây và củ chiếm 46,15 %.

+ Chất lượng cây tái sinh: 70 % số cây tái sinh đạt loại tốt, loại trung bình

chiếm 28,08 %, loại xấu chiếm 7,69 %.

Đây là nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh có đóng góp rất lớn về mặt

khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ đặc điểm phân bố của loài này tập

trung chủ yếu ở sườn và chân núi, tất cả các dạng sinh cảnh đều có đảng sâm nhưng

chủ yếu ở nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được đặc điểm tái sinh của loài

này: hạt, thân và củ đều phát triển thành cây con. Kết luận này rất có ý nghĩa trong

việc nghiên cứu nhân giống phục vụ cho sản xuất, kinh doanh đảng sâm.

Hạn chế của nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu hẹp, độ cao chỉ từ 600 -

1.000 m, vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn dưới và giới hạn trên của độ cao có đảng sâm

phân bố là bao nhiêu ? Nhân tố sinh thái nào là chủ yếu ảnh hưởng đến phân bố của

đảng sâm ? Có thể di thực loài này đến các độ cao thấp hơn để trồng hay không ?.

Những vấn đề trên sẽ được làm rõ qua các nội dung nghiên cứu của luận án.

Theo Nguyễn Thành Mến và Hoàng Thanh Trường (2017) [49], kết quả nghiên

cứu đặc điểm phân bố cho thấy: Đảng sâm có phân bố tại thành phố Đà Lạt và các

huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; chủ yếu trên đất đen và đất xám; đất có

tầng thảm mục dày trung bình 2,82 ± 0,12 cm và tầng mùn dày 12,93 ± 1,13 cm; pH:

5,8 - 6,4; cây mọc tập trung ở độ cao 1.400 - 1.800 m trên mực nước biển. Cây thường

19

hiện diện trong 3 kiểu thảm thực vật I.A.9.b: Rừng cây lá kim thường xanh núi trung

bình và núi cao; kiểu IV.A.1.b: Rừng cây bụi thấp và bụi trườn trên mặt đất và kiểu

IV.C.1.3: Thảm cỏ với ưu thế Guột (Pteridium aquilinum). Mật độ trung bình của đảng

sâm khoảng 341,00 cây/ha (I.A.9.b) và 665,00 cây/ha (IV.A.1.b ; IV.C.1.3). Chỉ số giá

trị quan trọng của các loài cây gỗ trong khu vực phân bố đảng sâm cũng được xác

định. Qua điều tra đã ghi nhận được 20 loài cây gỗ thuộc 15 họ thực vật và 12 loài cây

bụi, thảm tươi thường gặp thuộc 11 họ thực vật. Các ghi nhận về đặc điểm sinh thái

của đảng sâm cho thấy có thể gây trồng và phát triển loài này dưới tán rừng Thông ba

lá tại Lâm Đồng.

1.2.3. Đặc điểm sinh thái

Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm thường mọc ở ven rừng,

nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, các trảng cỏ tranh ở độ cao 900 - 2.200 m. Cây ưa ẩm,

ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây được trồng để lấy củ

làm thuốc, gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 3 năm đã cho thu hoạch. Ra hoa kết

quả tháng 12 - 1.

Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [3], đảng sâm mọc ở ven rừng, nương rẫy bỏ

hoang lâu ngày, trảng cỏ tranh ở độ cao khoảng 700 m trở lên đối với các tỉnh phía

Bắc và 1.300 m ở các tỉnh phía Nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc

nơi đất tốt nhiều mùn. Cây thường leo lên các loài cây cỏ khác. Có một số nơi mọc

tương đối tập trung nhưng không trở thành cây ưu thế.

1.2.4. Đặc điểm hình thái

Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm là cây thảo sống nhiều

năm; thân leo dài độ 2 - 3 m, phân nhánh nhiều; rễ phình thành củ hình trụ dài, phía

dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối; phiến

hình bầu dục, dài 3 - 6 cm, rộng 2,5 - 4,5 cm, mềm, mỏng, màu xanh lá mạ, mặt dưới

có lông nhung trắng, mép lá có răng cưa tù, cuống lá dài 3,5 - 7 cm. Hoa hình chuông,

mọc đơn độc ở nách lá; đài có 5 thùy, gốc hơi dính; tràng hoa có màu xanh lá mạ; đỉnh

có 5 thùy. Quả mọng có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ,

màu nâu .

Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình

trụ dài, đường kính có thể đạt tới 1 - 1,7 cm. Đầu rễ phát triển to, nên có nhiều vết sẹo

của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết

nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông,

phía ngọn nhẵn, lá mọc đối (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối), so le hoặc có khi gần

như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5 - 4 cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1 - 7 cm,

rộng 0,8 - 5,5 cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi gợn sóng,

hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn

20

độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, mù vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu

có 5 ngăn. Qủa nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ.

Mùa hoa nở: tháng 7 - 8. Mùa quả tháng 9 - 10. Loài Codonopsis pilosula có lá gần

như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ

có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu

cũng 3 ngăn.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây đảng sâm của nhóm tác giả Hoàng Minh

Chung, Phạm Xuân Sinh (2003) [21], đã dựa vào các khóa phân loại hiện có tại Việt

Nam, nhóm nghiên cứu đã khẳng định loài đảng sâm mọc hoang ở Sa Pa, Lào Cai

thuộc loài Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái của đảng sâm

và phân thành 2 loài như sau:

a) Đảng sâm mọc hoang

Cây cỏ, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài 1,5 - 2,5 m, có rễ

củ nạc. Toàn thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thường có lông mịn, khi

già nhẵn.

Lá mỏng, mọc đối hoặc so le (ở phần ngọn khi có hoa), hình tim thuôn dài 3 - 6

cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có

lông nhỏ, gân nổi rõ, mép nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá dài 1 - 3 cm. Khi vò nát, lá

không có mùi hôi.

Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có cuống dài 1,2 - 2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài 1 - 1,5

cm, dính nhau ở gốc; tràng hình chuông, đường kính 1 - 2 cm; 5 cánh hoa màu trắng

ngà hoặc hơi vàng; nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính

giữa, nhụy có đầu dạng đĩa.

Quả mọng, gần hình cầu, có 5 cạnh mờ, đường kính 1 - 1,5 cm, đầu hơi dẹt,

hình ngũ giác do vết tích của 5 cánh hoa để lại, ở giữa có núm nhọn nhỏ, khi chín màu

tím hoặc tím đen, đài tồn tại; hạt nhỏ, nhiều, nhẵn, màu vàng nâu hoặc hơi tím. Mùa

hoa: tháng 8 - 9, mùa quả: tháng 10 - 11.

Rễ hình trụ, mọc thẳng trong đất, phía dưới thường phân nhánh, kích thước thay

đổi theo tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng ngà, giữa có lõi gỗ, có nhựa trắng như

sữa, khi khô dễ bẻ, màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt.

b) Đảng sâm nhập trồng

Cây cỏ, sống nhiều năm leo bằng thân quấn dài 1 - 1,5 m. Thân màu xanh lục điểm

những đốm tím, có nhiều lông và nhựa mũ trắng như sữa. Lá mọc đối hình trứng, rộng

hay hẹp, dài 1,5 - 3 cm, rộng 1 - 2,5 cm, gốc hình tim, mép lượn sóng, có một lớp lông

21

trắng, mặt trên màu xanh sẫm có lông thưa, mặt dưới nhạt như có phấn trắng và lông ngắn

dày, vò ra có mùi hôi. Hoa mọc ở kẻ lá hay đầu cành; đài rất phát triển, dài 1,2 - 1,5 cm;

tràng hình chuông, dài 1 - 1,5 cm, đường kính 0,8 - 1,2 cm, có 5 cánh màu vàng nhạt có

điểm chỉ; nhị 5, chỉ nhị dài gắn dưới bầu, 2 bao phấn; bầu trên có 3 ngăn, đầu nhị chia 3.

Quả hình chùy, mặt trên có hình ngũ giác rất rõ, ở giữa có chóp nón nhọn; hạt nhiều, hình

kim, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 10 - 11; mùa quả: tháng 11 - 12.

Rễ hình trụ, dài 8 - 15 cm, màu vàng xám, bề mặt nhẵn hoặc sù sì, có vân

ngang, phía dưới có thể phân nhánh, đầu rễ củ còn sót lại nhiều vết thân, có nhựa mũ

trắng như sữa; khi khô dẻo hơn loài mọc hoang, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt.

Dựa vào các đặc điểm nêu trên nhóm tác giả khẳng định đảng sâm nhập trồng

có đặc điểm của loài Codonopsis Wall.

Nghiên cứu trên đã mô tả rất tỷ mĩ đặc điểm thực vật học của cây đảng sâm và

đã phân thành 2 loài: Đảng sâm mọc hoang (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. )

và đảng sâm nhập trồng (Codonopsis Wall).

Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên trong nước về đặc điểm thực vật của loài

đảng sâm, đã góp phần rất quan trọng trong việc nhận biết và phân loại cây đảng sâm

phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa 2 loài đảng sâm vừa có những đặc điểm

chung rất giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm riêng rất khác biệt mà chỉ những

người có kinh nghiệm mới phân biệt được. Vấn đề chúng tôi nêu lên ở đây là mùi hôi

và lượng nhựa mũ trắng như sữa đã được mô tả ở hai loài này. Theo quan điểm của

chúng tôi, loài mọc hoang sống ở môi trường tự nhiên phải cạnh tranh sinh tồn với rất

nhiều loài khác nên mùi hôi của lá bao giờ cũng nặng hơn và lượng nhựa mũ cũng

nhiều hơn. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong luận án thông qua khảo sát, điều tra

thực địa, tham vấn chuyên gia và điều tra kiến thức bản địa của người dân.

1.2.5. Thành phần hóa học

Theo tác giả Đào Kim Long và cộng sự (2012) [47], các chất β - sitosterrol,

daucosterrol, hesperidin, kaemferol 3 - O - β - D - sophoroside, lobetyol lần đầu tiên

được phát hiện trong rễ của loài đảng sâm (Codonopsis javanica). Trong đó, lobetyol

có thể trong quá trình chiết xuất, lobetyolin đã bị cắt 1 phân tử glucoza trở thành

lobetyol. Lobetyolin là chất chỉ thị, dùng để định tính đảng sâm Trung Quốc.

Theo Hoàng Minh Chung và cộng sự (2002) [22], đã nghiên cứu thành phần

hóa học trong rễ đảng sâm và có được những kết quả bước đầu:

- Trong rễ đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) sống và

chế biến có đường, saponin, acid amin và chất béo.

22

- Bằng sắc ký lớp mỏng bước đầu đã xác định 5 vết trong saponin của đảng sâm

sống và chưng 2 giờ. Hàm lượng saponin trong mẫu chế (1,47 %) thấp hơn trong mẫu

sống (2,17 %).

- Rễ đảng sâm có 17 loại acid amin, tuy hàm lượng không cao nhưng có đầy đủ

các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm

STT Acid

amin

Mẫu đảng sâm

Việt Nam

STT Acid amin

Mẫu đảng sâm

Việt Nam

Mẫu

sống

Mẫu

chế

Mẫu

sống

Mẫu

chế

1 Aspatic 0,16 0,11 10 Cystein+Cystin 0,05 0,03

2 Glutamic 0,23 0,23 11 Valin 0,09 0,06

3 Serin 0,06 0,04 12 Methionin 0,03 0,02

4 Histidin 0,07 0,05 13 Phenylalanin 0,09 0,05

5 Glycin 0,09 0,06 14 Isoleucin 0,08 0,05

6 Threonin 0,07 0,04 15 Leucin 0,12 0,08

7 Alanin 0,19 0,07 16 Lysin 0,06 0,04

8 Arginin 0,17 0,21 17 Prolin 0,14 0,12

9 Tyronin 0,07 0,04 18 Tổng 1,78 1,30

(Nguồn: Hoàng Minh Chung và cộng sự, 2002)

Kết quả nghiên cứu cho thấy đường khử trong mẫu đảng sâm sống là 14,6 ±

11,2 %, mẫu chưng trong 2 giờ là 29,5 ± 0,9 %. Dịch chiết của mẫu chưng trong 2 giờ

làm cho chuột có thời gian bơi (319,3 ± 9,21 %) dài hơn so với mẫu đảng sâm sống

(235 ± 99,7 %) một cách có ý nghĩa thống kê.

Cũng chính nhóm tác giả đã công bố đảng sâm có thành phần Saponin

Triterpenoid. Nghiên cứu cho thấy chỉ số tạo bột của Đảng sâm sống là 8, chỉ số phá

huyết là 5,7, hàm lượng Saponin là 3,12 ± 0,08 %.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh đã chứng

minh thành phần hóa học có liên hệ với tác dụng bổ khí của đảng sâm. Nghiên cứu chỉ

23

xác định hàm lượng Saponin tổng mà chưa xác định được các loại saponin cụ thể nào.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khẳng định một điều đảng sâm là cây thuốc quý,

căn cứ vào hàm lượng saponin là thành phần chính khẳng định chất lượng của sâm thì

đảng sâm Việt Nam có giá trị dược liệu thậm chí tốt hơn so với các loại sâm cùng loại

của một số nước trên thế giới.

1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng

Theo Nguyễn Văn Thuấn (1969) [82], đảng sâm là vị thuốc bổ khí đã được

dùng từ rất lâu trong y học cổ truyền ở châu Á. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ của

một số loài thuộc chi Codonopsis Wall và Campanumoea Blume.

Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], trong Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế

Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận,

nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu

đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì có

mọi công dụng của nhân sâm nhưng lại rẻ tiền hơn.

Ngày dùng 6 - 12 gam, có thể tăng tới 30 gam, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống

luôn 7 đến 14 ngày. Theo tài liệu cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và

tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu,

chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi

thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được.

Đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền dùng chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho:

đảng sâm 16 gam, hoài sơn 15 gam, ý dĩ nhân 10 gam, mạch môn 10 gam,cam thảo 3

gam, hạnh nhân 10 gam, khoản đông hoa 10 gam, xa tiền tử 10 gam, nước 600 ml sắc

còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Quả ăn được. Rễ củ có thể

dùng ăn sống. Trong Y học cổ truyền, củ được dùng làm thuốc chữa cơ thể suy nhược,

mỏi mệt, ăn không ngon, đại tiện lỏng, chữa ho, vàng da do thiếu máu, viêm thượng

thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Liều dùng 6 - 12 g hoặc hơn, dạng thuốc

sắc, viên hoàn hay bột.

Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2015) [38], đảng sâm có tác dụng

tăng cường miễn dịch trên cơ thể chuột suy giảm miễn dịch bằng Cyclophosphamide.

Vì thế, đảng sâm Việt Nam có thể được sử dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể.

Theo Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015) [1], cao chiết và chế phẩm viên nang

đảng sâm Việt Nam thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 - 14 ngày uống. Cao chiết cồn

đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,45 - 2,9 g/kg, cao chiết nước đảng sâm

thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,3 - 2,6 g/kg, viên nang đảng sâm thể hiện tăng lực ở

liều 3 viên/kg thể trọng chuột.

24

Hiện nay, đảng sâm đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm. Củ tươi

dùng nấu với thịt gà, thịt ba ba, … , là món ăn dùng để bồi bổ cho người bị suy nhược

cơ thể, mới khỏi bệnh, bà mẹ sau sinh.

Rượu ngâm củ đảng sâm là loại đặc sản nổi tiếng của huyện Tây Giang và cả

tỉnh Quảng Nam.

Bột đảng sâm khô là nguyên liệu chính dùng trong công nghệ chế biến nước

giải khát, thực phẩm chức năng và các loại trà túi lọc.

1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng

Theo Đỗ Tất Lợi (2001) [45], đã hướng dẫn cách gieo trồng bằng hạt. Chọn quả

giống ở những cây đã trồng được 3 - 5 năm trở lên. Hái những quả có vỏ vàng nhạt,

hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải gieo trồng

ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc khả năng mọc sẽ giảm. Đảng

sâm ưa những nơi đất cát nhiều mùn. Vốn cây đảng sâm đã mọc nơi có bóng râm, hoặc

ở nơi thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đảng sâm ở những nơi có bóng râm che

mát, hoặc gieo cùng những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ

10 - 20 cm rồi mới trồng. Thường gieo hạt vào tháng 3 - 5 hoặc tháng 9 - 10. Muốn

cho cây mọc tốt cần phải làm dàn cho cây leo. Giàn cao độ 2 m.

Theo Phạm Thanh Huyền và cộng sự (2012) [35], đã tiến hành nghiên cứu

nhân giống đảng sâm bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom và mầm củ. Hạt làm

sạch, ngâm trong nước 8 giờ sau đó đem gieo ủ trong túi vải 12 giờ đem gieo cho

thấy: thời gian nảy mầm sau khi gieo của hạt giống từ 10 đến 15 ngày và đạt tỷ lệ

nảy mầm (87,00 %).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ

lệ sống của hom thân cho thấy nồng độ thích hợp nhất để giâm hom thân đảng sâm là

IBA 1.000 ppm và NAA 1.500 ppm. Nồng độ chất kích thích sinh trưởng thích hợp

nhất để nhân giống đầu củ đảng sâm là IBA 500 ppm và NAA 1.000 ppm.

Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp thích hợp để nhân giống đảng sâm

hiệu quả là dùng chất kích thích sinh trưởng IBA hoặc NAA với các nồng độ khác

nhau trên các loại vật liệu khác nhau. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề cấp bách

hiện nay là nhân nhanh giống đảng sâm để đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất.

Tuy nhiên, tỷ lệ ra chồi và ra rễ của hom thân đạt khá cao (30,02 % và 87,67 %). Vấn

đề là tác giả chưa xác định được tỷ lệ sống của hom thân và quan trọng hơn là tỷ lệ cây

con xuất vườn để cung ứng cho sản xuất. Theo chúng tôi, thân cây đảng sâm có rất

nhiều nhựa mũ nên tỷ lệ sống của cây giâm hom sẽ thấp. Vấn đề đặt ra là nên hay

không nên khuyến cáo áp dụng kỹ thuật giâm hom thân đối với cây đảng sâm.

25

Kỹ thuật nhân giống bằng hạt, tác giả đã đưa ra được phương pháp xử lý hạt

giống đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng là ngâm trong nước 8 giờ và ủ tiếp 12 giờ đem

gieo đạt tỷ lệ nẩy mầm 87,00 %. Nhiệt độ và thời gian bảo quản là yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình nẩy mầm của hạt giống, nên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của

nhiệt độ nước xử lý hạt giống và thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống.

Theo Đoàn Trọng Đức (2014) [26], đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ

thuật nuôi cấy mô đảng sâm với các bước như sau :

a) Nuôi cấy tạo nguồn nguyên liệu ban đầu

- Chọn và xử lý mẫu

Chọn những đoạn thân cây sâm dây non, sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh làm

vật liệu nuôi cấy để đưa vào ống nghiệm. Thân Sâm dây được cắt từng đoạn 3 cm, bỏ

lá. Ngâm các đoạn thân trong nước xà phòng loãng 10 - 15 phút, sau đó rửa dưới vòi

nước chảy nhiều lần.

Tiếp tục ngâm các đoạn thân trong dung dịch thuốc nấm có chứa gốc đồng

(COC 85) nồng độ 0,1 % và được lắc 30 phút trên máy lắc, sau đó mẫu được rửa lại

với nước cất 4 - 5 lần. Mẫu tiếp tục được khử khuẩn bằng kháng sinh Penixilin 1/1000

trong vòng 30 phút và lắc nhẹ. Sau đó rửa lại bằng nước cất 3 - 4 lần.

- Khử trùng mẫu

Mẫu sau khi được xử lý xong ta cho mẫu vào bình tam giác dung tích 250 ml đã

vô trùng và tiếp tục khử trùng với cồn 70 % trong 30 giây, sau đó mẫu được rửa sạch

bằng nước cất vô trùng 4 - 5 lần. Tiếp tục khử trùng kép với dung dịch HgCl2 trong

khoảng thời gian khác nhau. Khử trùng lần 1 với HgCl2 0,1 % trong thời gian 4 phút

sau đó mẫu được rửa lại bằng nước cất vô trùng từ 4 - 5 lần và tiếp tục khử lần 2 với

HgCl2 0,1 % trong 1 phút và mẫu được rửa lại với nước cất vô trùng 5 lần. Khi này

mẫu cấy đã được khử trùng xong, dùng dao cấy vô trùng cắt thành đoạn dài 1 - 2 cm,

cắt dọc theo đoạn thân và đặt lên môi trường vô trùng đã chuẩn bị sẵn.

- Môi trường nuôi cấy khởi động

Môi trường MS (Murashigan Skoog, 1962) có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D: 2

mg/lit; Agar: 8 g/lit; đường: 30 g/lit (pH 5,7 - 5,8).

Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ phòng: 25 ± 2 0C; Cường độ ánh sáng: 2.000 -

2.500 lux; thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ngày.

b) Nhân nhanh callus

Mẫu callus được cấy vào môi trường MS1/2 có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D:

2 mg/lit; Agar: 9,5 g/lit; than hoạt tính: 1 g/lit; đường: 30 g/lit. Sau 8 tuần ta tiếp tục

chuyển sang môi trường tương tự để nhân callus đến khi đủ số lượng theo yêu cầu.

26

c) Nuôi cấy tạo chồi

Các callus được cắt thành từng mẫu có đường kính 5 mm, được cấy vào môi

trường MS có bổ sung BA: 2 mg/lit; NAA: 0,5 mg/lit; Agar: 9,5 g/lit; Đường: 30 g/lit

(pH 5,7 - 5,8).

d) Nhân cụm chồi

Các cụm cấy lên môi trường MS có bổ sung BA: 2 mg/lit; NAA: 0,5 mg/lit;

Agar: 9,5 g/lit; đường: 30 g/lit; than hoạt tính: 1 g/lit (pH: 5,7 - 5,8).

e) Tạo cây Sâm dây in vitro

Các chồi được cấy vào môi trường MS có bổ sung BA: 0,5 mg/lit; IBA: 0,7

mg/lit; Agar: 9,5 g/lit; đường: 15 g/lit; than hoạt tính: 1 g/lit (pH: 5,7 - 5,8).

f) Chăm sóc cây vườn ươm

+ Chuẩn bị giá thể, chuyển cây

Cây sâm nuôi cấy mô được lấy ra khỏi bình, rửa sạch agar trong chậu nước, vớt

ra để ráo (các thao tác phải thật nhẹ nhàng). Rồi trồng lên giá thể chuẩn bị sẵn. Giá thể

gồm 2 loại:

- Giá thể 1: Dùng cho giai đoạn đầu từ khi bắt đầu chuyển cây từ bình cấy mô.

Giá thể là cát rửa sạch, cho vào các khay.

- Giá thể 2: Dùng cho giai đoạn sau khi cây cấy mô đã trồng trên giá thể 1.

Thành phần giá thể bao gồm đất thịt nhẹ: xơ dừa đã xử lý: phân chuồng hoai theo tỷ lệ

2 : 2 : 1, bổ sung 5 % NPK (16 : 16 : 8) và 2 % vôi bột. Giá thể phải được ủ và đảo

trước khi gieo trồng ít nhất là 3 tháng. Sau đó ta đóng giá thể vào bầu hoặc các vỉ xốp.

+ Chăm sóc

Định kỳ mỗi ngày tưới phun sương một lần, sau 10 ngày chăm sóc cây đã phát

triển ta có thể phun dung dịch NPK (20 : 20 : 15) với nồng độ 0,5 g/lít mỗi tuần tưới

một lần. Sau 8 tuần lúc đó cây Sâm dây có khoảng 5 - 6 cặp lá, chiều cao 18 - 20 cm ta

có thể đưa cây ra trồng ngoài thực địa.

Đoàn Trọng Đức, Trần Văn Minh (2015) [27], đã nghiên cứu ảnh hưởng của

nguồn gốc giống, phương thức trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây

đảng sâm Việt Nam tại Kon Tum đã đi đến các kết luận sau:

Trong thử nghiệm trồng thuần, sau 30 ngày trồng, tỷ lệ sống của cây đảng sâm

đạt cao nhất là cây nhân từ củ với tỷ lệ sống là 96,10 % và thấp nhất là cây nhân từ

mầm củ (67,40 %). Sau 90 ngày, tỷ lệ sống của cây đảng sâm giảm dần, tỷ lệ sống đạt

cao nhất ở nghiệm thức sử dụng cây nhân từ củ đạt 89,80 %, thấp nhất ở nghiệm thức

27

sử dụng cây nhân từ mầm củ (29,30 %). Với các nguồn gốc giống khác nhau, cây đảng

sâm trồng xen bao giờ cũng có tỷ lệ sống cao hơn so với trồng thuần.

Đa số các chỉ tiêu sinh trưởng của cây đảng sâm trồng thuần năm sau đều vượt

hơn hẳn so với năm trước. Trong đó, cây nhân giống từ củ có khả năng sinh trưởng

vượt trội hơn so với cây nhân giống từ hạt, từ mầm củ và từ nuôi cấy mô.

Sau mùa sinh trưởng năm thứ 3, cây nhân giống từ củ vẫn tỏ ra ưu thế hơn so

với cây nhân giống từ các nguồn còn lại. Chiều dài thân cây nhân giống từ củ lớn nhất

là 1,83 m và thấp nhất là cây nhân giống từ mầm củ chỉ đạt 1,18 m. Số nhánh phụ trên

thân thấp nhất là cây nhân giống bằng hạt là 12,77 nhánh/thân, cây nhân từ các nguồn

giống khác không có sự sai khác nhiều trong khoảng 13,85 - 14,18 nhánh/thân. Tỷ lệ

cây ra hoa đạt từ 46,40 - 67,90 %, cao nhất là cây nhân giống từ củ và thấp nhất là cây

nhân giống từ nuôi cấy mô. Tương ứng, tỷ lệ cây có quả cũng tăng lên từ 28,60 - 39,30

%. Cây nhân giống từ củ có tỷ lệ cây có quả đạt cao nhất và thấp nhất là cây giống

nhân bằng nuôi cấy mô. Số cây mới phát sinh cao nhất là của cây nhân giống từ củ đạt

3,50 cây/bụi. Các cây nhân giống từ nuôi cấy mô, từ mầm củ và từ hạt không có sự sai

khác về số cây mới phát sinh lần lượt là 2,61 cây/bụi, 2,57 cây/bụi và 2,55 cây/bụi.

Năng suất lý thuyết của vườn trồng cây giống đảng sâm nhân giống từ củ đạt

cao nhất là 4.805,40 kg/ha và năng suất thực thu đạt 4.180,30 kg/ha; vườn trồng cây

nhân giống từ mầm củ cho năng suất lý thuyết tương đối cao là 4.256,10 kg/ha, song

năng suất thực thu lại đạt thấp nhất là 1.765,70 kg/ha do số củ trên bụi ít và chiều dài

củ ngắn. Mặc dù cho số củ trung bình trên bụi là lớn nhất 3,1 củ/bụi, nhưng vườn trồng

cây đảng sâm nhân giống từ nuôi cấy mô cho năng suất thực thu đạt khá cao (2.932,50

kg/ha) là do chiều dài củ và đường kính củ thấp nhất chỉ đạt trung bình 15,00 cm và

15,30 mm. Vườn đảng sâm trồng bằng cây nhân giống từ hạt cho năng suất lý thuyết là

3.193,30 kg/ha và năng suất thực thu đạt 2.812,50 kg/ha, cao hơn so với vườn trồng

bằng cây giống nhân từ mầm củ, song lại thấp hơn vườn trồng bằng cây giống nhân từ

củ và nuôi cấy mô.

Đây là nghiên cứu có nhiều đóng góp rất quan trọng về mặt thực tiễn sản xuất,

rõ ràng phương thức nhân giống có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát

triển và năng suất của cây trồng. Cây đảng sâm nhân giống từ củ có tỷ lệ sống, sinh

trưởng, phát triển và năng suất cao vượt trội so với cây nhân giống từ hạt, mầm củ và

nuôi cấy mô. Để tăng nhanh diện tích trồng đảng sâm tại Việt Nam hiện nay, phải đánh

giá được hiệu quả kinh tế để lựa chọn phương thức trồng thích hợp và kèm theo đó là

các giải pháp kỹ thuật phù hợp với kinh nghiệm sản xuất của người dân. Tiếp tục phát

triển kết quả của nghiên cứu này, Chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình trồng đảng sâm,

đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với người dân.

28

1.2.8. Thu hái và chế biến

Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], sau khi thu hái về, rửa sạch đất, phân biệt to nhỏ,

để riêng, xâu dây vào và phơi đến nửa chừng thì dùng tay hay miếng gỗ lăn cho mềm

và làm cho vỏ và thịt dính chặt nhau, làm như vậy 3 - 4 lần, cuối cùng phơi hay sấy

cho thật khô.

Theo Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999) [56], mùa xuân và mùa thu

đều có thể đào lấy, nhưng lấy vào mùa thu thì tốt hơn loại trồng, sau khi đào rễ lên thì

vứt bỏ mầm cành trên mặt đất và bùn đất, vừa phơi vừa lăn, làm cho phần vỏ gắn chặt

với phần chất gỗ, phơi khô là được. Loại mọc hoang thì phơi khô hoặc dùng lửa nhỏ

sấy khô là được.

Để bào chế đảng sâm: lấy nước rửa sạch, sau khi ủ mềm thì cắt bỏ đầu núm, cắt

thành đoạn hoặc thành phiến, khô là được.

Bào chế mễ đảng sâm bằng cách: cho gạo vào trong nồi, đun lên, phun ít nước

vào cho đến khi hạt gạo gắn dính lên nồi. Khói tỏa ra thì cho đảng sâm đã cắt thành

đoạn vào, sao trộn nhè nhẹ cho đến lúc đảng sâm vàng thì lấy ra, để nguội rồi bỏ gạo

đi là được. Cứ 50 kg đảng sâm thì dùng 10 kg gạo.

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước

1.3.1. Tác dụng dược lý

Đảng sâm phân bố tự nhiên chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á và tập trung

nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Cây đảng sâm được

sử dụng rộng rãi trên thế giới như là một vị thuốc quý để chữa các trường hợp thiếu

máu, tỳ vị suy yếu, chữa đau dạ dày, ho viêm thận, nước tiểu có chứa albumin .... Y

học cổ truyền Trung Quốc gọi đảng sâm là Dangshen bởi vì nó có tác dụng gần như

nhân sâm, được đề cập lần đầu tiên vào năm 1751 bởi tác giả Wu Yiluo, sau đó là

Zhao Xuemin vào năm 1765. Loài Codonopsis sp. Có nguồn gốc từ châu Á và phát

triển hoang dại trong tự nhiên. Rễ đảng sâm được thu hoạch vào mùa thu sau 3 năm

phát triển, có vị ngọt dịu và được sử dụng như là thực phẩm chức năng có giá trị bổ

dưỡng, chữa bệnh (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi [45]).

Năm 1934, Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao đã dùng đảng sâm mua ở hiệu

thuốc Đồng Nhân Đường và Trần Thọ Đường (Bắc Kinh, Trung Quốc) ngâm với cồn

70 0 trong 1 tháng. Lọc lấy cồn, bã còn lại sắc với nước: 1 kg đảng sâm cho 200 g cồn

và 260 g cao nước. Dùng cả 2 loại trên chế thành dung dịch 20 %, một phần sau khi

hấp tiệt trùng thì đem tiêm, một phần cho lên men để loại hết các hợp chất hydrat

cacbon như đường rồi mới tiêm, đồng thời dùng đảng sâm chế thành thuốc cho uống.

Tiến hành trên thỏ và chó đi tới một số kết quả sau:

29

a) Ảnh hưởng đối với huyết đường

Tiêm đảng sâm cho con thỏ bình thường thấy lượng huyết đường tăng lên. Các

ông cho rằng sở dĩ đảng sâm làm tăng huyết đường là do thành phần hydrat cacbon

trong đảng sâm, vì khi tiêm hay cho uống thuốc đảng sâm đã lên men để loại đường thì

không làm cho lượng đường huyết tăng lên.

Tiêm thuốc đảng sâm chưa lên men và đã lên men đều không thấy ức chế được

hiện tượng huyết đường tăng do tiêm dưới da dung dịch 10 %, diuetin (4ml/1kg thể

trọng). Căn cứ vào quan điểm của Richter, Rose, Nishi và Pollak cho rằng diuetin gây

cao huyết đường là do thần kinh giao cảm cho nên Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên

Cao cho rằng đảng sâm không ức chế được cao huyết đường do nguồn gốc thần kinh.

b) Ảnh hưởng đối với huyết cầu

Tiêm dưới da dung dịch đảng sâm 20 % hoặc cho uống mỗi ngày 20 g đều thấy

hồng cầu tăng lên, bạch cầu giảm xuống. Các tác giả đều cho rằng đảng sâm có 1 hoặc

2 hoạt chất có ảnh hưởng tới huyết cầu.

c) Ảnh hưởng đối với huyết áp

Tiêm mạch máu dung dịch đảng sâm 20 % (chiết xuất bằng nước và bằng rượu)

cho thỏ và chó đánh mê, đều thấy hạ huyết áp. Các tác giả có tiêm dung dịch 4,8 %

glucoza để đối chứng thì không thấy hạ huyết áp, do đó cho rằng hiện tượng gây hạ

huyết áp không liên quan đến thành phần đường trong đảng sâm. Các tác giả cho rằng

hiện tượng hạ huyết áp là do giản mạch ngoại vi, đảng sâm còn có tác dụng ức chế

hiện tượng cao huyết áp do adrenalin gây ra, nếu lượng adrenalin tiêm mà cao thì hiện

tượng ức chế kém, nếu lượng adrenalin tiêm thấp, hiện tượng ức chế càng mạnh.

(Trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi [45].

1.3.2. Thành phần hóa học

Kết quả nghiên cứu cho thấy rễ đảng sâm chứa các thành phần chủ yếu là

saponin triterben và steroid [85].

- Furcose, inulin [57].

- CP1, CP2, CP3, CP4 [18].

- Glucose, galactose, arabinose, mannose, Xylose, rhamnose, syringing, n-hexyl

b - D-glucopyranoside, ethyl a - d - Pructofuranoide [88].

- Tangshennosida I [52].

- Choline [52].

Một nghiên cứu so sánh 56 mẫu của ba loài Codonopsis dùng làm thuốc được

thu thập từ Trung Quốc và 54 mẫu thương mại của Codonopsis Radix hiện có trên thị

30

trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được thực hiện bằng cách phân tích định

lượng của 7 thành phần chính: codonopyrrolidium B (1), codonopyrrolidium A, (2)

tangshenosid I (3), cordifolioidyn B (4), lobetyolinin (5), lobetyolin (6) và lobetyol (7).

Kết quả định lượng, bằng phương pháp HPLC - DAD chỉ ra rằng hàm lượng của 7 hợp

chất khác nhau đáng kể giữa các mẫu, không chỉ giữa các loài mà còn trong nội bộ

loài. Codonopsis pilosula và Codonopsis pilosula var. modesta cho thấy thành phần

hóa học tương tự, trong khi Codonopsis tangshen khác nhau đáng kể từ hai thành phần

hóa học. Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) đã phân loại được hai nhóm chính;

một nhóm chủ yếu bao gồm Codonopsis pilosula, Codonopsis pilosula var. modesta và

các mẫu thương mại nguồn gốc từ hai loài này, trong khi các nhóm khác bao gồm

của Codonopsis tangshen và mẫu thương mại có cùng nguồn gốc. Hợp chất 1 là thành

phần chính trong rễ của Codonopsis pilosula và Codonopsis pilosula var. modesta,

trong khi 3 và 2 có hàm lượng tương đối cao trong rễ của Codonopsis tangshen. Do

đó, 3, 2 và 1 có thể là chất đánh dấu hóa học để phân biệt Codonopsis

tangshen từ Codonopsis pilosula và Codonopsis pilosula var. modesta.

1.3.3. Công dụng

Theo Chen K. N. (2014) [75], đảng sâm đã được sử dụng làm thuốc trong y học

cổ truyền Trung Quốc từ thời cổ đại. Trong nghiên cứu đã đánh giá tác dụng hạ insulin

huyết và chống oxy hóa của cao chiết Đảng sâm trên mô hình động vật kháng insulin

(IR) gây bởi chế độ ăn bổ sung fructose lâu dài. Chuột cống trắng chủng Sprague-

Dawley, 24 tuần tuổi được chia ngẫu nhiên thành các nhóm, bao gồm nhóm chứng

sinh lý (chuột được ăn chế độ cơ bản); nhóm chứng bệnh lý (chế độ ăn bổ sung

fructose 10 %, w/v) và nhóm chuột được ăn chế độ bổ sung fructose sau đó được điều

trị bằng cao chiết đảng sâm (Fru + Cod). Sau 8 tuần chuột được ăn chế độ bổ sung

fructose, mức độ insulin huyết (2,6 ± 0,45 μg/lít) và diện tích insulin dưới đường cong

đã tăng nhanh, đạt ý nghĩa thống kê (P < 0,001) trên mô hình chuột IR. Tuy nhiên,

nhóm chuột Fru + Cod có mức độ insulin giảm đáng kể kết hợp với mức độ dung nạp

glucose được cải thiện. Trọng lượng chuột ở nhóm Fru + Cod giảm đạt ý nghĩa thống

kê (p < 0,01) so với nhóm chứng bệnh lý. Hơn nữa, giảm mức độ tăng peroxy hóa lipid

nhóm chuột điều trị đảng sâm được đánh giá thông qua việc giảm tăng hàm lượng

MDA. Những kết quả này đã cho thấy việc ăn chế độ bổ sung fructose mãn tính có thể

kích thích kháng insulin và tổn thương oxy hóa, có thể cải thiện bằng cách các chất

chống oxy hóa. Theo đó, chúng tôi đã chỉ ra rằng đảng sâm có tác dụng cải thiện hoạt

tính các enzym chống oxy hóa, bao gồm superoxide dismutase, glutathione peroxidase

và glutathione reductase trong gan. Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc giảm insulin huyết

gây bởi chế độ ăn bổ sung fructose trên chuột là kết hợp với stress oxy hóa có thể bị

giảm do được điều trị bằng cao chiết rễ đảng sâm.

31

Theo Shergis J. L. và cộng sự (2015) [85], đã tổng quan hệ thống, phân tích

tổng hợp đánh giá hiệu quả và an toàn của chế phẩm từ đảng sâm (Codonopsis pilosula

(Franch.) Nannf. ) để điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD). Dữ liệu Tiếng

Anh và Tiếng Hoa được tìm kiếm và 48 mẫu chứng thử nghiệm ngẫu nhiên được thu

nhận. Công thức chế phẩm có đảng sâm cải thiện dung tích thở ra bắt buộc của chức

năng phổi trong 1 giây so với dược lý trị liệu truyền thống (CP) (sự khác biệt trung

bình (MD) 0,22 lít, độ tin cậy 95 % (CI) 0,13 - 0,31, p < 0,001, I (2) = 5 %) và cải

thiện chất lượng cuộc sống (St Georges Respiratory Questionnaire) so với giả dược

(MD -7,19, CI 95 % - 10,82 - 3,56, p < 0,001, I (2) = 0 %) và khi kết hợp với CP so

với chỉ dùng CP đơn lẻ (MD - 9,05, 95 % CI - 12,72 - 5,38, p < 0,001, I (2) = 89 %).

Công thức chế phẩm có đảng sâm còn làm tăng đoạn đường đi bộ trong 6 phút khi kết

hợp với CP so với chỉ dùng CP đơn lẻ (MD 51,43 m, 95 % CI 30,06 - 72,80, p <

0,001, I (2) = 27 %) và giảm tần suất/ngày triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo cơn

COPD trầm trọng. Nguy cơ sai lệch đã được đánh giá bằng cách sử dụng công cụ

Cochrane. Sự khiếm khuyết về phương pháp học đã được xác định. Tác dụng không

mong muốn thấp và không khác nhau giữa các nhóm can thiệp và đối chứng. Có 33

trường hợp được báo cáo, bao gồm khó chịu đường tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.

Chế phẩm từ đảng sâm cho thấy khuynh hướng cải thiện COPD. Tuy nhiên, về phương

pháp luận, các bằng chứng hiện tại chưa đủ để hỗ trợ việc sử dụng thường xuyên của

các công thức có đảng sâm trong thực tế và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

1.3.4. Nhân giống, gây trồng

Theo Sun N. X. và cộng sự (2008) [87], thuộc Trường Đại học Nông nghiệp

Cam Túc, Trung Quốc đã gieo hạt giống Codonopsis tangshen Oliv. Vào cuối mùa

xuân và đầu mùa hè trên giá thể phối trộn compost được bổ sung gibberellin trong nhà

màng, thường xuyên giữ ẩm, sau 4 - 6 tuần ở nhiệt độ 20 oC hạt bắt đầu nảy mầm.

Công trình nghiên cứu của giáo sư Zhang Y. H. và cộng sự (2011) [91], đã tiến

hành nhân giống in vitro loài Codonopsis pilosola Franch bằng cách nuôi cấy chồi

đỉnh và ghi nhận vai trò của BA và NAA trong việc nhân nhanh cụm chồi in vitro.

Theo Slupski W. và cộng sự (2011) [88], đã sử dụng chồi nách để nhân giống vi

mô Đảng sâm (Codonopsis pilosola (Franch) Nannf đạt kết quả tốt.

Theo Huang P. và cộng sự (1999) [76], đã ghi nhận trong điều kiện canh tác,

năng suất và đường kính củ trung bình loài Codonopsis pilosula Franch có mối tương

quan thuận với bón phân N ở mức cao. Năng suất đạt 3.750 kg/ha, đường kính cổ rễ

trung bình > 1,5 cm. Ảnh hưởng của 3 loại phân bón chính lên năng suất và đường

kính củ là K > P > N. Lượng phân bón 155 kg N, 250 kg P2O5 và 60 kg K2O tính cho

1 ha (1:1,6:0,4) sẽ đạt năng suất cao. Phân bón có ảnh hưởng tích cực đến năng suất

trồng trọt cây đảng sâm.

32

1.3.5. Bệnh hại

Theo Ji - Hyun Park và cộng sự (2014) [78] , đã phát hiện sự thối rễ sau thu

hoạch tại các kho lưu trữ đảng sâm (Codonopsis lanceolata) ở khu chợ ở Seoul, Hàn

Quốc từ năm 2012. Dựa trên đặc điểm hình thái và phân tích phân tử của vùng ITS

rDNA và D1/D2 của LSU (tiểu đơn vị lớn), đã xác định được nguyên nhân là do

nấm Rhizopus oryzae. Đây là ghi nhận đầu tiên về bệnh thối rễ liên quan đến

nấm Rhizopus ở Codonopsis lanceolata.

Từ những kết quả nghiên cứu về cây đảng sâm trong và ngoài nước tác giả có

các nhận xét như sau:

- Đảng sâm là cây dược liệu quý của Việt Nam được sử dụng phổ biến trong

Đông y, ngày nay đã đưa vào sản xuất thực phẩm chức năng, nước giải khát… thỏa

mãn nhu cầu ngày cao của con người.

- Trên thế giới đảng sâm có 44 loài được ghi nhận, phân bố chủ yếu vùng ôn

đới và cận nhiệt đới. Đảng sâm phân bố nhiều ở các nước như Myama, Trung Quốc,

Nhật Bản, Ấn Độ, Lào và Việt Nam.

- Việt Nam hiện có 2 loài đảng sâm được trồng để làm dược liệu: Codonopsis

pilosola được viện dược liệu nhập từ Trung Quốc về trồng từ năm 1960 và

Codonopsis javanica mọc hoang, được gây trồng phổ biến ở vùng núi của các tỉnh

Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng.

- Đảng sâm có dạng thân leo, sống nhiều năm, sinh trưởng theo chu kỳ năm, bộ

phận sử dụng làm thuốc là rễ củ. Thành phần của rễ đảng sâm có đầy đủ 17 loại acid

amin không thay thế cần thiết cho con người, hàm lượng saponin 3,12 %.

- Đảng sâm thường mọc hoang ở ven rừng, rẫy bỏ hoang có độ cao từ 400 -

2.200 m. Cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng có thể chịu bóng.

- Đảng sâm sinh trưởng và phát triển mạnh trên đất vùng núi và trung du giàu

mùn, tơi xốp và thoát nước tốt. Nhân giống bằng hạt và rễ củ là 2 phương pháp chủ

yếu. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa có quy trình phù hợp với kinh nghiệm sản xuất

của nhân dân vùng cao.

- Các công trình nghiên cứu cây đảng sâm trong và ngoài nước rất đa dạng và

phong phú. Chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm thực vật, yêu cầu sinh thái, thành

phần hóa học của rễ củ, tác dụng dược lý, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Các công trình

nghiên cứu đã đưa ra nhiều kết luận có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Tuy

nhiên, do phạm vi nghiên cứu hẹp nên có nhiều vấn đề các tác giả đưa ra còn chưa

thống nhất, khó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

33

- Đảng sâm là cây thuốc quý có giá trị dược liệu và hiệu quả kinh tế rất cao

nhưng diện tích trồng và sản lượng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Cần phải nghiên cứu để đưa ra mô hình trồng phù hợp với kinh nghiệm sản xuất của

người dân. Góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng đời sống

nhân dân.

1.4. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam

1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Tây Giang là một huyện miền núi nằm ở về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam,

cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 190 km về phía Tây Bắc và trung tâm thành phố Đà

Nẵng 125 km về phía Tây. Vị trí địa lý từ 15045’ đến 16005’ vĩ độ Bắc và từ 107005’ đến

107035’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha. Ranh giới hành chính

được xác định như sau:

- Phía Đông giáp : huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Phía Tây giáp : tỉnh Sê Kông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Phía Nam giáp : huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Phía Bắc giáp : tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tây Giang có một vị trị chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh

quốc phòng của tỉnh, có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, có tuyến đường Hồ

Chí Minh chạy qua dài 28,30 km, là tuyến giao thông huyết mạch phía Tây rất quan

trọng của quốc gia, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi lưu thông hàng hoá của huyện

và khu vực.

1.4.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình trên địa bàn huyện hầu hết là đồi núi, có độ dốc cao, mức độ chia cắt

mạnh, có trên 95 % diện tích tự nhiên có độ dốc từ 20 0 trở lên. Địa hình thấp dần từ

Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1.200 - 1.400

m, có nơi cao nhất 2005 m ở Tr’hy, thấp nhất là trên 400 m (xã Dang). Diện tích có

khả năng sản xuất nông nghiệp ở độ dốc < 20 0 rất ít (dưới 5 %) chủ yếu rải rác dọc

các sông suối, tập trung chủ yếu ở các xã: Atiêng, BhaLêê, Anông và xã Dang. Địa

hình của huyện có thể phân theo các dạng địa hình sau:

- Địa hình đồi núi cao: Diện tích khoảng 25.324,47 ha, chiếm 28 % diện tích tự

nhiên. Tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam của huyện thuộc các xã Tr’hy,

Axan, Gari, Ch’ơm. Khu vực này có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ cao trung

bình từ 1.500 - 1.980 m.

34

- Địa hình đồi núi thấp: Diện tích khoảng 35.901,74 ha, chiếm 40 % diện tích

tự nhiên. Khu vực có độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m ở các xã: Anông, Atiêng,

BhaLêê, Lăng.

- Địa hình thung lũng, gò đồi : Diện tích khoảng 29.070,35 ha, chiếm 32 % diện

tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 400 - 500 m. Dạng địa hình này phổ biến ở các xã

Anông, Avương, Dang.

1.4.1.3. Khí hậu

Tây Giang nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Trường Sơn nóng

ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 22 0C, nhiệt độ cao nhất 38 0C, nhiệt độ

thấp nhất 8 0C. Nhiệt độ không khí cao nhất vào tháng 6, 7 và thấp nhất vào tháng 12.

Biên độ nhiệt/năm vào khoảng 5 - 7 0C. Khí hậu ở đây có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ

tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Tây Giang thuộc loại

lớn nhất so với các địa phương trong tỉnh. Lượng mưa trung bình/năm từ 2.000 - 2.500

mm có năm lên đến 4.000 - 5.000 mm. Hàng năm thường có từ 4 - 5 tháng lượng mưa <

100 mm, lượng mưa ít nhất xảy ra vào tháng 6 và nhiều nhất tập trung vào tháng 10, 11.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình hàng năm 86 %. Độ ẩm tương đối trung

bình từ 83 - 93 % (từ tháng 9 - tháng 3 năm sau) và ẩm thấp có độ ẩm trung bình từ 83 -

84 % (tháng 4 đến tháng 8).

- Gió: Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Thời tiết lạnh kéo theo

mưa lớn, lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 10 và tháng 11. Gió Tây Nam xuất hiện

từ tháng 3 đến tháng 8, tập trung từ tháng 5 đến tháng 7 gây nên hiện tượng thời tiết

khô hanh và nóng.

- Bão: Xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 12, tốc độ gió có khi đạt trên 30 m/s.

- Lũ lụt: Xuất hiện vào tháng 9, 10, 11 và kéo theo các đợt gió mùa Đông Bắc.

Khí hậu huyện Tây Giang mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió

mùa, có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Khí hậu nhiệt đới có độ ẩm lớn tạo

điều kiện đa dạng cây trồng năng suất cao. Với địa hình dốc cao vào mùa mưa thường

xảy ra hiện tượng xói mòn rửa trôi, sạt lở đất và lũ lụt ảnh hưởng đến quá trình sinh

hoạt sản xuất của nhân dân và làm hư hại các công trình phục vụ sản xuất.

1.4.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống thuỷ văn trên địa bàn huyện Tây Giang có mật độ dày, trong đó có 5

con sông chính như:

- Sông Avương: Bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua địa phận huyện Tây

Giang qua các xã Lăng, Atiêng, BhaLêê và Avương rồi đổ về địa phận huyện Đông

35

Giang. Vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đây cũng là con sông có nguồn nước

tưới để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

- Sông Lăng: Bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía Tây xã Lăng chảy từ hướng Tây

sang Đông Nam qua địa phận xã Lăng 24 km rồi đổ về huyện Nam Giang, vào mùa mưa

lưu lượng dòng chảy lớn, mùa khô lưu lượng thấp.

- Sông Mơroong: Bắt nguồn từ các dãy núi ở phía Bắc của xã Avương chảy

từ hướng Bắc sang hướng Nam dài 26 km về đến ngã 3 tại thôn Xàơi I nhập vào

sông Avương.

- Sông Koól: Bắt nguồn từ các dãy núi ở phía Bắc của xã Axan chảy qua địa phận

xã Tr’hy dài 25 km và đổ về huyện Nam Giang, vào mùa mưa dòng chảy lớn, mùa khô

lưu lượng dòng chảy nhỏ. Đây là nguồn nước tưới cho các nà thổ dọc ven sông.

- Sông Bung: Bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây của xã Ch’ơm chảy qua địa

phận xã Gari, Axan, Tr’hy dọc theo ranh giới huyện Tây Giang và Nam Giang rồi đổ

về huyện Đông Giang. Vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, vào mùa khô lưu

lượng dòng chảy nhỏ.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có khoảng 100 con suối, khe nhỏ với lưu

lượng nước ít, vào mùa mưa thì lưu lượng dòng chảy lớn.

Với hệ thống sông suối dày phục vụ được lượng nước tưới cho sản xuất nông

nghiệp và xây dựng hệ thống thuỷ điện.

1.4.1.5. Tài nguyên đất

Theo đề án đánh giá tiềm năng đất đai, trên địa bàn huyện Tây Giang có các

loại đất chính sau:

a) Nhóm đất đỏ vàng (FR)

Diện tích khoảng 87.579,93 ha, chiếm khoảng 96,99 % diện tích tự nhiên, đất

phát triển trên các mảnh Diabaz phun trào xen lẫn các vùng đá Macma axit rộng lớn,

tầng dày trung bình > 100 cm, đất thường chua đến rất chua, độ pH trên 4,5 - 5,8, tập

trung ở vùng đồi gò các xã Avương, BhaLêê, Anông, Atiêng, Lăng, thuận lợi cho việc

phát triển kinh tế vườn rừng, với các loại cây kinh tế như: Quế, Bòn bon, Keo lá tràm,

các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm và các loại

cây ăn quả khác. Bao gồm 02 loại đất chính sau:

- Đất Feralit vàng đỏ (FR xa): Loại đất này có diện tích 57.483,58 ha, chiếm

khoảng 63,66 % phân bố ở tập trung ở các xã Avương, Anông, Atiêng, BhaLêê, Dang,

Lăng và Tr’hy. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, tầng dày > 100 cm,

đất thường từ chua đến rất chua. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển các cây công

nghiệp, cây ăn quả.

36

- Đất mùn vàng đỏ trên núi (FRu): Diện tích khoảng 30.096,35 ha chiếm 33,33 %

phân bố ở độ cao trên 1.000 m, thành phần cơ giới thịt nhẹ pha sét có tầng dày tập trung ở

các xã Axan, Tr’hy, Ch’ơm, Gari thuận tiện cho việc phát triển các cây dược liệu quý như:

Đảng sâm, Ba kích, Thiên niên kiện và có thể phát triển được cây sâm Ngọc Linh.

b) Nhóm đất phù sa (FL)

Diện tích khoảng 1.401,65 ha, chiếm 1,55 %, tầng đất dày 70 - 80 cm tập trung

ven các con sông, suối lớn và ở chân đồi thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và các

cây công nghiệp khác kết hợp với chăn nuôi để xây dựng vườn đồi, vườn nhà.

Đất phù sa ven ngòi suối có khả năng trồng lúa và hoa màu như: khoai lang,

ngô, sắn, đậu, lạc, thuốc lá, dâu tằm, mía... Là loại đất tốt và thích hợp trong sản xuất

nông nghiệp nhưng đất này còn một số nhược điểm như chưa chủ động được nước,

thường gặp hạn hán, thiếu nước vào mùa nắng.

c) Đất dốc tụ (RG)

Diện tích 457,46 ha, chiếm 0,51 % diện tích tự nhiên tập trung nhiều ở các xã

Lăng, Avương, Gari và Atiêng. Đất được hình thành từ sản phẩm tích đọng của quá

trình bào mòn vùng cao xuống vùng trũng. Sản phẩm di chuyển không xa nên phần lớn

ảnh hưởng của tính chất đá cấu tạo ra nó. Sản phẩm hỗn tạp, phẩu diện thường ít phân

hoá, có lẫn nhiều mảnh đá vụn sắc cạnh; thành phần cơ giới thường thịt trung bình.

Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá, màu sắc phụ thuộc vào đá

mẹ và chất hữu cơ trong đất. Đất thường ít thoát nước và hay bị úng trũng. Loại đất

này thích hợp trong cải tạo đồng ruộng trồng lúa nước đối với những khu vực chưa có

điều kiện tưới tiêu chủ động.

1.4.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Tây Giang khá nhiều

như sông Avương, sông Lăng, sông Mơroong và các suối như: K’ool, Nal, Ranoon,

H’xoo, Brêêng, Bốc, Vir, Tr’lêê, Ch’lang... thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho

sản xuất nông nghiệp và xây dựng thuỷ điện không những đem lại nguồn điện phục vụ

cho công nghiệp và sinh hoạt của người dân mà còn có tác dụng điều hoà sinh thái môi

trường. Tuy nhiên vào mùa khô hạn lượng nước trên các sông suối ở mức thấp cho nên

nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm thay đổi theo cấp địa hình. Ở những nơi

có địa hình cao mực nước ngầm ở độ sâu từ 8 m - 15 m, những nơi có địa hình thấp từ

4 m - 8 m. Hiện nay nguồn nước ngầm khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

chưa hiệu quả. Người dân đa số dùng nước uống và sinh hoạt từ nước tự chảy qua hệ

thống bể lọc.

37

1.4.1.7. Tài nguyên rừng

Tây Giang có diện tích đất lâm nghiệp 68.073 ha, chiếm 74,05 % tổng diện tích

tự nhiên. Tài nguyên rừng khá đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại thực vật

như: chò, giỗi, lim, huỷnh, sơn đào, kiền kiền và các loại cây dược liệu quý như ba

kích, đảng sâm, thiên niên kiện, có các loại lâm sản ngoài gỗ như song mây...

Hệ động vật rừng bao gồm nhiều chủng loại như: nai, mang, heo rừng, chồn,

sơn dương, nhím ...

Nhìn chung, rừng tự nhiên của huyện khá phong phú, trữ lượng gỗ nhiều đáp

ứng được cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, đối với các loại cây bản địa có giá trị

kinh tế như ba kích, đảng sâm, bảy lá một hoa … chưa được đầu tư đúng mức. Trong

giai đoạn đến cần có hướng đầu tư hợp lý và hiệu quả để phát triển các loại cây bản

địa, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, bảo vệ rừng đầu nguồn.

1.4.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Tây Giang có một số loại khoáng sản chính như: vàng gốc,

vàng sa khoáng, đá xây dựng, cát, sỏi... Vàng sa khoáng có ở suối Achia, xã Lăng và

rải rác khắp ở các xã. Trên địa bàn huyện còn có đá quý phân bố ở các xã như: rubi,

saphia. Tuy nhiên nhìn chung các nguồn khoáng sản có quy mô nhỏ, không tập trung

cùng với tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép, không theo quy hoạch, gây thất thoát

cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Trong

giai đoạn đến cần quản lý khai thác chặt chẽ, hướng khai thác tập trung sẽ đem lại

nguồn lợi lớn cho huyện.

1.4.1.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

a) Thuận lợi, tiềm năng

Tài nguyên đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng con vật nuôi vì thế thuận

lợi cho việc phát triển đa dạng ngành nông lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu đất đai cho

phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Với hệ sinh thái đa dạng,

nguồn tài nguyên rừng và trữ lượng của một số loại khoáng sản khá dồi dào, đây là

một trong những thế mạnh phát triển kinh tế.

Tổng quỹ đất rộng lớn, đất lâm nghiệp khá lớn, quỹ đất đồi núi chưa sử dụng

còn nhiều, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển bền

vững ngành kinh tế nông lâm nghiệp.

Nguồn nước phong phú với hệ thống sông suối dày đặc phân bố hầu hết các vùng

có thể khai thác cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thuỷ điện.

Dân tộc Cơ Tu chiếm 91,80 % dân số của huyện Tây Giang. Dân tộc Cơ Tu có

chữ viết, ngôn ngữ riêng, có các lễ hội truyền thống đặc sắc, có truyền thống lao động

38

cần cù, chịu khó, là địa bàn, căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Đồng

thời Tây Giang có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, với các sông lớn: như sông

Bung, sông Avương, sông Lăng... với nhiều khe suối, nhiều thác gềnh tạo nên nhiều

cảnh quan đẹp: thác H’soo, làng sinh thái Tr’lêê, đỉnh La’gôm, làng truyền thống Cơ

Tu để khai thác du lịch trong tương lai.

b) Khó khăn, hạn chế

Điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp và gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông

nghiệp, địa hình đất canh tác manh mún, đa số có độ dốc lớn, hiện tượng sạt lở đất

thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn. Bên cạnh đó những tập quán du canh du cư còn

phổ biến.

Địa hình phức tạp gồm đồi núi cao độ dốc lớn bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông

suối nên gây nhiều khó khăn cho việc bố trí sản xuất, bố trí dân cư và xây dựng cơ sở

hạ tầng đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi.

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện nhiều gềnh thác, mùa mưa thường có lũ

lớn gây xói lở, bồi lấp đất sản xuất ven sông suối làm ảnh hưởng đến quá trình sản

xuất nông nghiệp cho người dân.

1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế

1.4.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong 6 tháng đầu năm

2017 của Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang:

- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản ước tính 6 tháng đầu năm

2017 theo giá so sánh năm 2010 là 67.255 triệu đồng, tăng 7,77 % so với 6 tháng

đầu năm 2016.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ước đạt

76.048 triệu đồng, tăng 10,97 % so với cùng kỳ năm 2016.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt

56.239 triệu đồng, tăng 9,74 % so với cùng kỳ năm 2016.

Kinh tế huyện đã có những chuyển đổi rõ nét, tích cực. Cơ cấu kinh tế của

huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ

trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đầu tư xây dựng tác động mạnh mẽ

đến phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và diện mạo của đô thị Trung tâm

huyện. Các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông nông thôn, khu trung

tâm hành chính huyện... từng bước góp phần thay đổi diện mạo của huyện.

39

Phúc lợi xã hội được quan tâm, giải quyết trên diện rộng bằng nhiều hình thức

đầu tư hợp lý và đúng trọng điểm. Các chương trình đầu tư của các tổ chức xã hội trong

và ngoài nước mang lại hiệu quả đáng kể trong bối cảnh huyện mới thành lập, nguồn

ngân sách còn eo hẹp. Chính vì vậy đời sống nhân dân ngày được cải thiện tốt hơn.

Tuy vậy, mức tăng trưởng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành vẫn còn

chậm. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khối lượng sản phẩm không đáng kể, chưa mang

tính hàng hoá, thị trường. Các phương thức sản xuất mới, những mô hình sản xuất

nông lâm nghiệp hiệu quả cao chưa nhiều; hạ tầng kỹ thuật - xã hội, cơ sở vật chất còn

nhiều khó khăn, thiếu thốn.

1.4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, những năm qua tốc độ tăng trưởng

bình quân 8,64 %. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

ngành lâm nghiệp; các ngành nông nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm dần. Riêng

ngành nông nghiệp thì cơ cấu ngành cũng có những chuyển biến tích cực. Ngành trồng

trọt có xu hướng giảm dần tỷ trọng; trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp có xu hướng tăng dần.

* Lĩnh vực trồng trọt

Trong sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi hiệu quả về cơ cấu cây trồng, vật

nuôi, mùa vụ; giá trị đầu tư kinh tế - kỹ thuật vào đất đai ngày càng tăng, diện tích gieo

trồng tăng đều qua các năm. Theo niên giám thống kê năm 2015, diện tích cây có hạt

đạt 1.987 ha với sản lượng đạt 4.564 tấn. Diện tích lúa 1.624 ha, năng suất đạt 22,54

tạ/ha, sản lượng 3.660 tấn. Diện tích cây công nghiệp lâu năm 2101 ha, có 161 ha cây

ăn quả. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt 19,50 triệu đồng. Bình quân

lương thực đầu người 252 kg/người/năm.

Trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn

chế, nhu cầu thuỷ lợi chưa được đảm bảo do vậy năng suất các loại cây trồng còn thấp.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng quỹ đất, việc phân bố

đất sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đồng đều. Trong giai đoạn đến cần đầu tư

hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp để ổn định thu nhập cũng như ổn định nguồn lương

thực thực phẩm cho người dân.

* Lĩnh vực lâm nghiệp

Theo niên giám thống kê năm 2017, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là

68.073 ha, chiếm 74,05 % tổng diện tích đất tự nhiên.

40

Tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện là 68.073 ha, tỷ lệ độ che phủ

rừng đạt 59,5 %. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo giá trị hiện hành 29.726 triệu

đồng. Đặc biệt, đã phát hiện, quản lý, bảo tồn nhiều hệ động, thực vật quý hiếm, như:

khu rừng nguyên sinh Pơmu với 1.366 cây đứng, trong đó có 725 cây có tuổi thọ từ

200 năm đến 1.328 năm được công nhận cây di sản Việt Nam; động vật hoang dã Sao

la; trồng mới 2.100 ha cây cao su tại 6 xã vùng thấp, trong đó có 42 ha đã cho khai

thác mủ vào năm 2015. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với tổng

diện tích 49.227,15 ha

Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện, tuy nhiên

chưa phát huy hiệu quả kinh tế. Các năm qua, việc khai thác gỗ chủ yếu là khai thác tận

thu và từ các sản phẩm phụ từ rừng.

1.4.3. Thực trạng phát triển xã hội

1.4.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Thực trạng dân số

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2017, các chỉ tiêu dân số toàn huyện

như sau:

- Tổng số dân: 18.148 người, trong đó:

+ Nam: 9.289 người.

+ Nữ : 9.859 người.

- Mật độ dân số bình quân: 20 người/km2.

Dân số phân bố không đồng đều tập trung đông ở các xã BhaLêê, Avương,

Lăng, Atiêng, dân cư phân bố tập trung dọc 2 bên đường Hồ Chí Minh, khu trung tâm

hành chính huyện, trung tâm hành chính cấp xã và các trục giao thông chính, các xã

còn lại dân cư thưa thớt ít tập trung.

- Dân tộc: Trên địa bàn huyện có 10 dân tộc gồm: Cơ Tu, Kinh, Mường, Thái,

Tày, Hre, Tà ôi, Mnông, Cadong, Giétriêng. Trong đó, dân tộc Cơtu chiếm 91,80 % với

nền văn hoá mang đậm bản sắc đồng bào người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn.

b) Lao động, việc làm và thu nhập

Theo niên giám thống kê năm 2017 toàn huyện có 9.374 người trong độ tuổi

lao động, chiếm 56,18 % dân số toàn huyện, trong đó lao động nông nghiệp 6.165

người chiếm 65,76 % dân số trong độ tuổi lao động, còn lại là lao động công nghiệp,

xây dựng và dịch vụ. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong ngành kinh tế,

mang tính chất thời vụ, thời gian rãnh rỗi nhiều. Tình trạng thất nghiệp cao, lao động

hiệu quả thấp. Hàng năm huyện có kế hoạch mở lớp đào tạo nghề như: may mặc, dệt

41

thổ cẩm, mộc dân dụng... tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần phát triển

kinh tế - xã hội.

Toàn huyện số hộ nghèo 1.863 hộ, chiếm tỷ lệ 57,98 % tổng số hộ (theo chuẩn

mới). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 5,14 triệu đồng, thấp hơn so với thu

nhập bình quân chung trên địa bàn tỉnh, nhưng so với các năm trước thu nhập đã tăng

lên nhiều. Thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.

Về lao động, chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn nhiều bất cập. Lao động

đã qua đào tạo còn ít gây nhiều khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn

theo hướng công nghiệp hoá.

Nhìn chung hầu hết lao động tập trung vào ngành nông lâm nghiệp, thời gian

nhàn rỗi nhiều; lao động ngành nghề và dịch vụ không đáng kể, chủ yếu tập trung ở

khu trung tâm huyện.

1.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong điều kiện là một huyện mới thành lập, việc phát triển cơ sở hạ tầng của

huyện và nhu cầu tái định cư của nhân dân là rất lớn nên sẽ tạo áp lực rất lớn đối với

đất đai là điều không tránh khỏi.

Kinh tế của huyện trong những năm qua có bước tăng trưởng ổn định, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Cơ sở hạ

tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư có hiệu quả, đời sống người dân ngày càng được cải

thiện về mọi mặt. Tuy vậy, mức tăng trưởng vẫn còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chậm; ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, chưa khai thác được

những lợi thế và tiềm năng của huyện. Nhìn chung, có một số vấn đề cần quan tâm

như sau:

Khai thác đất đai để sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn mang tính tự cung tự

cấp, khối lượng và giá trị thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế và ở

quy mô nhỏ. Trong quá trình bố trí sản xuất còn manh mún; chưa thể hiện được việc tự

chủ trong các khâu sản xuất cụ thể cũng như hoạch định chiến lược sử dụng đất dài

hạn, bền vững.

Vốn đầu tư vào đất không nhiều, chưa ổn định, quy mô manh mún, nhỏ lẻ nên giá

trị kinh tế mang lại từ đất không cao. Trong thời gian đến cần có chiến lược sử dụng đất

dài hạn hơn. Trên cơ sở xem xét đánh giá đầy đủ những yếu kém, hạn chế trong quá

trình sử dụng đất hiện nay, kết hợp với những giải pháp quy hoạch đa ngành để đề xuất

những quan điểm quản lý và sử dụng đất có hiệu quả.

Tây Giang là huyện miền núi với tiềm năng kinh tế lớn từ thế mạnh về nông

lâm nghiệp, bên cạnh đó là phát huy đầu tư các công trình trọng điểm làm động lực

phát triển như thuỷ điện, du lịch sinh thái, công nghiệp, chế biến... đòi hỏi nhu cầu và

42

quy mô đất đai lớn. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có giải pháp quy hoạch tối ưu để

khắc phục những khó khăn trong sử dụng đất và tiếp tục việc quản lý và sử dụng đất

hiệu quả hơn nữa tại vùng dự án cũng như trên toàn địa bàn huyện.

Từ những phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cho thấy,

ở huyện Tây Giang có nhiều lợi thế, tiềm năng rất lớn để phát triển các loài cây dược

liệu, trong đó có loài đảng sâm. Đảng sâm là loài cây dược liệu bản địa có giá trị kinh

tế và bảo tồn cao nên cần phải được nghiên cứu bảo tồn và phát triển nhằm nâng cao

thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống người dân.

43

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2018.

- Về không gian nghiên cứu: Các xã trên địa bàn huyện Tây Giang. Thí nghiệm

nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng được tiến hành tại thôn Zrượt, xã Ch’ơm.

Điều tra thực trạng phân bố đảng sâm được tiến hành trên địa bàn 4 xã là Tr’Hy,

Ch’ơm, Axan và Gary.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) phân bố tự nhiên và

gây trồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Kiến thức bản địa của người dân địa phương về kỹ thuật chọn giống và gây

trồng cây đảng sâm.

- Các mô hình trồng cây đảng sâm tại địa bàn nghiên cứu.

- Một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm

gồm: đất đai, địa hình và các dạng sinh cảnh.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nội dung

nghiên cứu sau:

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tái sinh loài đảng sâm

tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

+ Đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố

+ Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố cây đảng sâm ngoài tự nhiên:

* Ảnh hưởng của địa hình: Độ cao, độ dốc, vị trí địa hình/tiếp cận nguồn nước.

* Ảnh hưởng của đất đai: Thành phần cơ giới, độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn.

* Ảnh hưởng của các dạng sinh cảnh rừng: Thảm thực vật, độ tàn che.

+ Xây dựng bản đồ vùng phân bố tự nhiên của loài đảng sâm

2.2.2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài

đảng sâm

+ Nghiên cứu thực trạng gây trồng cây đảng sâm tại huyện Tây Giang

+ Kiến thức bản địa về sinh thái, phân bố

+ Kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng

+ Kiến thức bản địa về kỹ thuật trồng và chăm sóc

44

2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm

+ Nghiên cứu tuyển chọn giống cây đảng sâm phục vụ cho công tác nhân giống.

* Tuyển chọn giống cây đảng sâm phục vụ nhân giống bằng hạt

* Tuyển chọn giống cây đảng sâm phục vụ nhân giống bằng hom

+ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm.

* Kỹ thuật nhân giống từ hạt: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản

đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, nhiệt độ nước xứ lý đến tỷ lệ nảy mầm, ảnh hưởng

của hỗn hợp giá thể luống gieo, hỗn hợp ruột bầu và chế độ che bóng đến sinh trưởng,

phát triển của cây con trong giai đoạn vườn ươm.

* Kỹ thuật nhân giống bằng hom: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích

thích sinh trưởng (IBA, 3 - indolebutitie axit) đến tỷ lệ sống của hom.

+ Xây dựng các mô hình trồng đảng sâm gồm 4 mô hình: Trồng dưới tán rừng,

trồng xen (ngô, sắn), trồng thuần trên đất nương rẫy có cắm choái và trồng thuần trên

đất nương rẫy không có cắm choái.

+ Đánh giá tình hình sinh trưởng và sản lượng của các mô hình trồng đảng sâm.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng đảng sâm.

2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên

kết quả nghiên cứu

+ Giải pháp về bảo tồn tại chỗ

+ Giải pháp về tổ chức

+ Giải pháp về pháp kỹ thuật

+ Giải pháp về vốn

+ Giải pháp về xã hội

+ Giải pháp về thị trường

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

2.3.1.1. Phù hợp với quy luật tự nhiên

Hướng tiếp cận “tiếp cận kỹ thuật gần với tự nhiên, phù hợp với quy luật tự

nhiên” được các nhà lâm sinh học áp dụng rất có hiệu quả trong hầu hết các chương

trình phát triển cây lâm sản ngoài gỗ. Biểu hiện sinh động nhất trong chọn giống cây

trồng thường ưu tiên chọn các loài cây bản địa. Tuy những loài này thường có phạm vi

phân bố hẹp nhưng đã thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai … của địa phương nên

phát triển rất tốt.

45

Đảng sâm là loài dược liệu có phạm vi phân bố hẹp, thích nghi cao với hệ thống

canh tác nương rẫy theo kiểu bỏ hóa của các cộng đồng người dân tộc thiểu số trên dãy

Trường Sơn của Việt Nam. Hệ thống nương rẫy bỏ hóa được xem là một hệ sinh thái

tương đối bền vững. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là hoạt động khai

hoang để làm nương rẫy tạo điều kiện thuận lợi cho loài đảng sâm phát triển. Vì vậy,

trong công tác quy hoạch phát triển đảng sâm cần phải chú trọng đến vùng thích nghi

của loài.

Phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ phải gắn liền với hệ sinh thái rừng: hệ

sinh thái rừng có thể được phân chia thành hai tầng: tầng cây gỗ và tầng cây dưới tán.

Tầng cây gỗ quyết định đến hệ sinh thái, mang ý nghĩa phòng hộ do nhà nước quản lý.

Tầng cây dưới tán - cây cho lâm sản ngoài gỗ do người dân quản lý với sự tư vấn của

nhà chuyên môn. Các bài học từ thực tiễn sử dụng và quản lý cho thấy, việc sử dụng

và quản lý của chủ rừng nếu không có sự hỗ trợ chuyên môn về quản lý lâm sản ngoài

gỗ sẽ dẫn đến không hiệu quả.

2.3.1.2. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển

Với quan điểm con người là thành phần của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh

học là cơ sở của sự phát triển bền vững. Với thực trạng khai thác đảng sâm theo kiểu

“diệt tận gốc” như hiện nay thì trong tương lai gần loài này sẽ bị tuyệt duyệt trong tự

nhiên. Trong bối cảnh này, phải phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái do các tác động

của con người có một ý nghĩa rất quan trọng. Bảo tồn gắn với cộng đồng dân cư địa

phương nhằm phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển sinh kế bền vững, trong tương

lai xa phải chú ý đến giá trị dịch vụ của hệ sinh thái mang lại.

2.3.1.3. Kế thừa và phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng dân cư

Do thời gian nghiên cứu có hạn (3 năm), phạm vi nghiên cứu rộng nên cách tiếp

cận của đề tài là kế thừa các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đã có; đề tài chỉ nghiên

cứu bổ sung các nội dung, khía cạnh còn tồn tại có liên quan.

Kiến thức bản địa được truyền nối qua nhiều thế hệ. Nguồn tri thức đó có thể

thành văn hay không thành văn. Trong nhiều trường hợp, trầm lặng sau những giá trị

tưởng như là không biến đổi đó thực ra là biết bao sự biến đổi, thích nghi và hội nhập.

Trên thực tế, rất khó để xác định được một cách cụ thể, chính xác tất cả các thành tố

của nguồn lực tri thức được hình thành, thâm nhập vào trong nền văn hoá của các cộng

đồng dân cư như thế nào. Từ những luận điểm phân tích trên, chúng ta thấy rằng kiến

thức bản địa ngoài các giá trị cốt lõi, truyền thống, được tiếp nối, lưu truyền qua nhiều

thế hệ thì những giá trị bổ sung mà thời đại đem lại, vừa là sự phát triển mang tính kế

thừa, vừa thể hiện khả năng thích ứng của cư dân bản địa và ảnh hưởng của những tác

nhân văn hoá bên ngoài đến vốn tri thức của các cộng đồng cư dân bản địa.

46

Trong bối cảnh toàn cầu phải ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu thì kiến

thức bản địa trở thành công cụ hữu hiệu cần phải kế thừa và phát huy.

2.3.1.4. Chia sẻ lợi ích giữa nhà nước và người dân

Định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người dân đối với tài nguyên rừng: người

dân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng (cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ) và được

hưởng lợi từ nguồn lâm sản ngoài gỗ.

Định hướng quản lý tài nguyên rừng: bao gồm cả 3 dạng quản lý: quản lý nhà

nước, quản lý tư nhân, quản lý cộng đồng, trong đó đối với lâm sản ngoài gỗ đặc biệt

coi trọng quản lý của cộng đồng với những hương ước cụ thể.

Sử dụng lâm sản ngoài gỗ bền vững: Xây dựng quy trình khai thác hợp lý kết hợp với

xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng.

2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu

Kế thừa có chọn lọc các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện

Tây Giang để phân tích.

Các số liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập thông qua tài

liệu của các cơ quan liên quan ở địa phương như báo cáo tổng kết hàng năm của ủy ban

nhân dân huyện, ủy ban nhân dân các xã; niên giám thống kê huyện Tây Giang các

năm 2015, 2016, 2017, báo cáo hàng năm của các cơ quan lâm nghiệp, các dự án nông

lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tây Giang.

Báo cáo tổng kết của các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học về

loài đảng sâm được công bố trong và ngoài nước.

2.3.3. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm

Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng PRA

(Participatory Rural Appraisal), phỏng vấn các đối tượng có kinh nghiệm trong thôn bản:

già làng (10 người), trưởng bản (30 người), phụ nữ tham gia trồng đảng sâm (50

người). Phỏng vấn được tiến hành trên cơ sở phiếu điều tra đơn giản nêu một số câu

hỏi chính đáp ứng các mục tiêu, nội dung của đề tài.

2.3.4. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm

dựa trên cơ sở GIS.

- Điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa vào cộng đồng.

Nhằm thu thập thông tin khái quát về phân bố, sinh trưởng và phát triển của

đảng sâm tại khu vực nghiên cứu để làm cơ sở để xác định địa điểm để tiến hành điều

tra tỷ mỉ.

47

Sử dụng phương pháp cho điểm (dùng phương pháp xếp hạt/mẫu vật để thể

hiện) và mức độ phân bố, khả năng khai thác của từng khu vực. Phương pháp xếp hạt

được sử dụng để thu thập thông tin định lượng về mật độ, vùng phân bố và khai

thác tiềm năng loài đảng sâm.

Căn cứ vào bản đồ phân bố đảng sâm dựa vào cộng đồng, bản đồ địa hình, kết

quả đi điều tra, tham khảo ý kiến người dân và cán bộ quản lý để lập các tuyến điều tra.

- Điều tra theo tuyến: Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, lập 10 tuyến điều tra với

độ rộng của tuyến điều tra là 3 mét theo các dạng sinh cảnh khác nhau: Rừng tự nhiên,

rừng trồng, rừng phục hồi, trảng cỏ, nương rẫy. Trên các tuyến điều tra tiến hành thu

thập các thông tin về số lượng các thể, tình hình sinh trưởng, phát triển và các yếu tố

sinh thái.

- Điều tra trong các ô tiêu chuẩn:

+ Tiến hành lập 30 ô tiêu chuẩn đại diện cho các trạng thái rừng. Do đảng sâm

là loài thân thảo, dạng leo nên diện tích mỗi ô tiêu chuẩn được lập có diện tích 25 m2

(5 m x 5 m).

+ Trong ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra về số lượng cá thể đảng sâm, tình hình

sinh trưởng của các cá thể trưởng thành và đặc điểm tái sinh. Trong đó:

* Những cây có chiều cao các nhánh dưới 1 m được coi là cây tái sinh. Với các

cây này tiến hành đếm số nhánh/cây, phân cấp theo chiều cao và chất lượng cây tái

sinh, giá thể leo.

* Những cây trưởng thành tiến hành đo đếm về số nhánh/cây, phân cấp chất

lượng sinh trưởng, giá thể leo, đặc điểm vật hậu.

* Xác định các chỉ tiêu: Chiều cao cây tái sinh: Đo bằng thước dây. Chất lượng

sinh trưởng của cây được phân thành 4 cấp: A, B, C, D. Trong đó: Cây cấp A là những

cây có thân và nhánh phát triển tốt, lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Cấp B là những

cây thân cành, lá phát triển bình thường, cây trung bình. Cây cấp C là những cây còi

cọc, bị sâu bệnh nhưng không chết. Cây cấp D là những cây thân, nhánh, lá vàng úa,

còi cọc và bị sâu bệnh nặng sẽ chết. Cây trong ô tiêu chuẩn được định vị, thu thập các

thông tin về đặc điểm phân bố và các nhân tố sinh thái ảnh hưởng làm cơ sở để thiết

lập bản đồ phân bố của loài.

- Dữ liệu không gian:

+ Bản đồ số ranh giới hành chính các xã huyện Tây Giang ở hệ tọa tộ VN 2000,

múi chiếu 3 độ.

+ Bản đồ số địa hình, bản đồ đất huyện Tây Giang ở tỷ lệ 1 : 25.000.

48

+ Tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI tháng 9 năm 2017 được tải miễn phí

trên website: http://glovis.ugs.gov.s. Các kênh đa phổ trên anh vệ tinh Landsat 8 có

độ phân giải không gian 30 m và kênh toàn sắc có độ phân giải không gian 15 m ở

hệ tọa độ UTM.

+ Các địa điểm điều tra trên thực địa năm 2017 ghi nhận có loài đảng sâm phân

bố ở huyện Tây Giang.

- Dữ liệu thuộc tính:

+ Thông tin về độ tàn che của các thảm thực vật che phủ.

+ Thông tin yêu cầu về mặt sinh thái của loài đảng sâm: Kế thừa có chọn lọc

các tài liệu thứ cấp, nghiên cứu bổ sung các đặc trưng về sinh thái và phân bố tự nhiên

của loài cây này ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

- Xác định một số nhân tố lập địa và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vùng phân bố

loài đảng sâm.

Dựa vào kết quả điều tra về đặc điểm phân bố của loài đảng sâm ở huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam, chọn 9 nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm

trong tự nhiên được nhóm thành 3 nhóm nhân tố lập địa chính để xây dựng bản đồ

phân bố cho loài đảng sâm bao gồm: i) nhân tố đất (loại đất, thành phần cơ giới, độ sâu

tầng đất và tỷ lệ đá lẫn), ii) nhân tố địa hình (độ cao tuyệt đối, độ dốc và vị trí địa

hình), iii) trạng thái rừng (độ tàn che và các thảm thực vật che phủ). Trên cơ sở căn cứ

yêu cầu sinh thái của loài đảng sâm, nghiên cứu tiến hành phân hạng các chỉ tiêu của

từng nhân tố lập địa ảnh hưởng đến sự thích hợp phân bố.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu

+ Xây dựng dữ liệu lớp sinh cảnh rừng: Nghiên cứu đã chuyển tư liệu ảnh vệ

tinh Landsat 8 OLI tháng 9 năm 2017 từ hệ tọa độ UTM sang hệ tọa độ VN 2000 ở

múi chiếu 3 độ, rồi sau đó chọn các kênh đa phổ có độ phân giải không gian 30 m với

kênh toàn sắc có độ phân giải không gian 15 m. Sử dụng kết quả phân tích chỉ số thực

vật NDVI trên ảnh chọn có độ phân giải 15 m để phân tích và tách các lớp thảm thực

vật rừng và độ tàn che rừng cho vùng nghiên cứu. Chỉ số NDVI được tính dựa trên sự

khác biệt phản xạ ánh sáng kênh đỏ (kênh 4) ánh sáng cận tia hồng ngoại (kênh 5) của

ảnh Landsat 8 OLI theo công thức dưới đây:

Trong đó NIR, RED là phổ phản xạ của kênh cận hồng ngoại và kênh đỏ. NDVI

có giá trị từ -1 đến 1, giá trị NDVI càng lớn thì thực vật che phủ càng rậm rạm và độ

tàn che của thảm thực vật càng cao.

[2.1]

49

+ Xây dựng lớp dữ liệu về đất: Lớp dữ liệu về loại đất, thành phần cơ giới, độ dày

tầng đất và tỷ lệ đá lẫn được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của bản đồ đất kết hợp với

quả điều tra trên thực địa tại các khu vực có loài đảng sâm phân bố trong tự nhiên.

+ Xây dựng dữ liệu đai cao và độ dốc: Lớp bản đồ đai cao và độ dốc ảnh hưởng

đến phân bố loài đảng sâm được xây dựng từ mô hình số độ cao (DEM) bằng phần

mềm 3D Analyst và Spatial Analyst.

+ Xây dựng dữ liệu vị trí địa hình (vị trí tiếp cận nguồn nước): Lớp bản đồ

tiếp cận nguồn nước được xây dựng từ công cụ buffer có sẵn trong phần mềm

chuyên dụng GIS. Sử dụng phần mềm ArcGIS để nội suy và tính toán khoảng cách

tiếp cận nguồn nước tương ứng với các mức độ ảnh hưởng của nó đến phân bố tự

nhiên cho loài đảng sâm.

- Xác định trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài

đảng sâm

Vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến vùng thích

hợp cho phân bố của loài đảng sâm là hoàn toàn giống nhau. Nên việc xác định trọng

số tương ứng cho mỗi nhân tố lập địa là rất cần thiết. Để xác định trọng số của các

nhân tố lập địa ảnh hưởng, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp AHP (Analytic

Hierarchy Process) kết hợp với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố lập địa

Nhân tố

lập địa 1

(X1)

Nhân tố

lập địa 2

(X2)

Nhân tố

lập địa 3

(X3)

Nhân tố

lập địa n

(Xn)

Trọng số

Nhân tố

lập địa 1 (X1) 1 X12 X13 X1n W1

Nhân tố

lập địa 2 (X2) X21 1 X23 X2n W2

Nhân tố

lập địa 3 (X3) X31 X32 1 X3n W3

Nhân tố

lập địa n (Xn) Xn1 Xn2 Xn3 1 Wn

50

Theo phương pháp AHP, để trọng số của các nhân tố lập địa lựa chọn đạt độ tin

cậy cho phép, cần phải tính toán tỉ số nhất quán (Consistency ratio: CR) trong ma trận so

sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng và được tính theo phương trình sau:

Trong đó, CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index), RI: chỉ số ngẫu nhiên

(Random Index), λmax là giá trị đặc trưng cao nhất và n là số nhân tố lập địa chính/phụ

lựa chọn.

Chỉ số ngẫu nhiên (RI) được tính toán theo phương trình RI = 1.845 x (1 - )

tương ứng với số lượng nhân tố chính/phụ ảnh hưởng được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên RI của Saaty

n 1 2 3 4 5 6 7 8

RI 0 0 0.52 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41

λmax là giá trị đặc trưng cao nhất được xác định theo công thức sau:

1 2 3

1 1 1 1

ax

11 22 33

1= .....

n n n n

n n n nn

n n n n

m

nn

w w w w

n w w w w

Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 hay < 10 % thì kết quả chấp nhận được,

đánh giá có độ tin tưởng cao.

Trọng số tính toán theo phương pháp AHP của các nhân tố sinh thái chính và phụ

ảnh hưởng đến phân bố được chấp nhận tích hợp đưa vào trong GIS để xây dựng bản đồ

vùng phân bố trong tự nhiên cho loài đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

- Xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm

Để xác định vùng phân bố loài đảng sâm, cần phải lựa chọn mô hình tối ưu hóa

để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Mô hình tối ưu hóa cho phân bố loài đảng sâm được tích

hợp từng bước trong GIS thông qua mô hình sinh thái phối hợp tuyến tính có trọng số

dưới đây:

[2.2]

[2.3]

[2.4]

51

1 1

Wmn

i j

SI jXij Cj

Trong đó SI : Chỉ số vùng thích hợp phân bố cho loài đảng sâm.

Wj : Trọng số chỉ mức độ ảnh hưởng đến phân bố của loài đảng sâm của nhân

tố sinh thái thứ j.

Xij: Điểm thích hợp của lớp thứ i trong nhân tố sinh thái thứ j. Điểm thích hợp

vùng phân bố cho loài đảng sâm tương ứng với từng mức độ: i) thích hợp cao (4 điểm),

ii) thích hợp trung bình (3 điểm), iii) thích hợp thấp (2 điểm) và iv) không có đảng sâm

phân bố (1 điểm).

n: Số lượng các nhân tố lập địa được xem xét cho mục tiêu xác định vùng phân

bố cho loài đảng sâm.

m: Số lượng các nhân tố lập địa giới hạn được xem xét cho mục tiêu xác định

vùng phân bố cho loài đảng sâm.

Cj là giá trị của nhân tố lập địa giới hạn thứ j và nhận giá trị bằng 0.

Bản đồ vùng thích hợp cho phân bố đảng sâm được xây dựng dựa trên cơ sở

phân tích chỉ số thích hợp tổng hợp SI cho mỗi một vị trí, chỉ số này được phân cấp lại

thành 4 cấp phân bố tương ứng với ngưỡng giá trị thích hợp: Thích hợp cao (≥ 3,5),

thích hợp trung bình (2,5 - 3,5), thích hợp thấp (2,5 - 1,5) và không có đảng sâm phân

bố (< 1,5).

Trình tự các bước ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm ở

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam được thể hiện ở hình 1.

[2.5]

52

Hình 2.1. Qui trình xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm

2.3.5.1. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từ hạt

Các thí nghiệm nhân giống cây đảng sâm được thực hiện tại thôn Zrượt, xã

Ch’ơm.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm

của hạt đảng sâm:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại

100 hạt với các công thức sau: Công thức 1: nhiệt độ nước 25 0C, công thức 2: nhiệt độ

nước 35 0C, công thức 3: nhiệt độ nước 45 0C, công thức 4: nhiệt độ nước 55 0C.

Thời gian ngâm hạt giống là 12 giờ, rửa chua, ủ nứt nanh rồi gieo trên đất tầng

A được lấy tại rẫy có trồng đảng sâm. Thời gian theo dõi: 15 ngày, mỗi ngày 1 lần vào

lúc 8 giờ sáng.

Độ cao

Độ dốc

Landsat

tháng 9

2017

Sinh cảnh

rừng

Số liệu điều tra, phỏng

vấn và thứ cấp

đất và

số

liệu

điều

tra

Vị trí địa hình

(tiếp cận

nguồn nước)

Trọng

số và

điểm

thích

hợp

vùng

phân

bố

Kiểm tra

kết quả

ngoài

thực địa

Mô hình

phân bố

NDVI

hình số

độ cao

(DEM)

(Buffer)

Độ tàn che

Bản đồ

địa

hình

BĐ thủy văn

Loại đất

TPCG đất

ĐD tầng đất

Tỷ lệ đá lẫn

Bản đồ

phân

bố loài

đảng

sâm

trong

tự

nhiên

AHP và

chuyên

gia

53

+ Tỷ lệ nẩy mầm được xác định theo công thức:

100.%

N

nE

Trong đó: E% là tỷ lệ nẩy mầm bình thường

n là số hạt nẩy mầm bình thường

N là số hạt kiểm tra

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Số hạt nẩy mầm, tỷ lệ nẩy mầm, tỷ lệ cây sống.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống:

+ Phương pháp xử lý hạt giống: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của

nhiệt độ nước xử lý hạt giống, chọn công thức có tỷ lệ nẩy mầm, tỷ lệ cây sống cao

nhất để xử lý hạt giống. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc

lại, mỗi lần nhắc lại 100 hạt với các công thức sau: Công thức 1: Gieo ngay không cất

trữ, Công thức 2: gieo sau cất trữ 1 tháng, Công thức 3: Gieo sau cất trữ 2 tháng, Công

thức 4: Gieo sau cất trữ 3 tháng, Công thức 5: Gieo sau cất trữ 4 tháng, Công thức 6:

Gieo sau cất trữ 5 tháng, Công thức 7: gieo sau cất trữ 6 tháng.

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Số hạt nẩy mầm, tỷ lệ nẩy mầm, tỷ lệ cây sống.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của giá thể hỗn hợp luống gieo đến tỷ lệ tạo cây mầm

+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc

lại 100 hạt với các công thức sau: Công thức 3.1: hỗn hợp 1 : 2 : 1 (1 đất phù sa + 2 cát

+ 1 phân chuồng hoai). Công thức 3.2: hỗn hợp 2 : 1: 1 (2 đất phù sa + 1 xơ dừa + 1

phân chuồng hoai). Công thức 3.3: hỗn hợp 2 : 1 : 1 (2 đất phù sa + 1 cát + 1 phân

chuồng hoai). Công thức 3.4: hỗn hợp 2 : 1 : 1 (2 cát + 1 xơ dừa + 1 phân chuồng hoai).

+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ tạo cây mầm

- Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của

cây đảng sâm trong giai đoạn vườn ươm

+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc

lại 30 cây với các công thức sau: Công thức 4.1: hỗn hợp 3 : 0 : 1 (3 đất phù sa + 1 trấu

hun + 1 phân chuồng). Công thức 4.2: hỗn hợp 3 : 1 : 1 (3 đất phù sa + 1 cát + 1 phân

chuồng). Công thức 4.3: hỗn hợp 2 : 1 : 1 : 1 (2 đất phù sa + 1 cát + 1 trấu hun + 1

phân chuồng). Công thức 4.4: hỗn hợp 1 : 2 : 1: 1 (1 đất phù sa + 2 cát + 1 trấu hun + 1

phân chuồng).

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng số lá.

- Thí nghiệm ảnh hưởng của độ che bóng đến sinh trưởng và phát triển của cây

đảng sâm trong giai đoạn vườn ươm

[2.6]

54

+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc

lại 30 cây với các công thức sau: Công thức 5.1: độ che bóng 0 %. Công thức 5.2: độ

che bóng 25 %. Công thức 5.3: độ che bóng 50 %. Công thức 5.4: độ che bóng 75 %.

+ Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, sinh trưởng số lá.

2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng

(IBA, 3-indolebutitie axit) đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của hom

Để kiểm tra ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống

của cây đảng sâm giâm hom các thí nghiệm được thực hiện như sau:

- Chọn cây để lấy hom: Chọn cây đảng sâm trên 3 năm tuổi, không bị sâu bệnh

để lấy hom. Đoạn thân được chọn không quá già cũng không non. Cắt hom dài 15 - 20

cm có ít nhất 2 mắt, cắt bỏ 2/3 diện tích lá.

- Thành phần ruột bầu: hỗn hợp 2 : 1 : 1 (2 đất phù sa + 1 cát + 1 phân

chuồng hoai).

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3

lần lặp. Mỗi lần lặp có số lượng 30 cây theo các công thức: công thức 1: 0 ppm, công

thức 2: 500 ppm, công thức 3: 1.000 ppm và công thức 4: 1.500 ppm.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống.

- Kỹ thuật chăm sóc cây giâm hom: Cây được giâm trong vườn ươm có độ che

sáng 50 %, tưới nước bằng bình phun sương đảm bảo cây đủ nước. Định kỳ theo dõi

phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh.

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm

- Vật liệu giống để trồng là rễ củ được chọn từ rẫy trồng đảng sâm được 2 năm

tuổi trở lên, cây khỏe, không bị sâu bệnh. Rễ củ có đường kính từ 5 - 10 mm, không bị

vết thương cơ giới, có từ 80 - 100 củ/kg.

- Các mô hình trồng đảng sâm được bố trí trên đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo

bazơ (fruvth), có độ dày tầng đất > 60 cm, độ pH dao động từ 5,8 - 6,2. Hàm lượng

mùn trong đất 6 %, đất hơi ẩm, có thành phần cơ giới thịt trung bình. Độ dốc 20 - 220,

khả năng thoát nước tốt. Ngoài những đặc điểm chung, thì giữa các mô hình có sự sai

khác như sau:

+ Mô hình 1: Đảng sâm được trồng ở vườn rừng, dưới tán của các loài cây gỗ

lớn có độ tàn che < 0,3, đã tiến hành phát dọn sạch cỏ dại và cây bụi.

+ Mô hình 2: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, trong năm thứ

nhất trồng xen ngô với mật độ 1 m x 1 m, năm thứ 2 trồng xen sắn với mật độ 1 m x 1 m.

55

+ Mô hình 3: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, không áp

dụng trồng xen, không làm giàn leo.

+ Mô hình 4: Đảng sâm được trồng trên đất nương rẫy luân canh, không áp

dụng trồng xen nhưng có làm giàn leo.

- Kỹ thuật áp dụng trong các mô hình

+ Thời vụ trồng: Các mô hình được bố trí vào vụ Xuân, thời gian trồng từ ngày

15 đến ngày 18 tháng 3 năm 2015.

+ Mật độ trồng: Mật độ trồng đảng sâm: 40 x 40 cm (cây cách cây 40 cm, bố trí

theo kiểu hình vuông) tương đương với mật độ 62.500 cây/ha.

+ Kỹ thuật làm đất: Đất trồng được phát dọn sạch cỏ dại, cây bụi và tàn dư cây

trồng từ vụ trước. Sau khi phát dọn, phơi nắng từ 5 đến 10 ngày rồi đốt sạch, chờ đến

khi có mưa, đất đủ độ ẩm (60 - 70 %) thì tiến hành trồng.

+ Kỹ thuật trồng: Đào hố rộng 20 x 20 x 20 cm, đặt củ giống đảng sâm giữa hố,

thẳng đứng, đầu củ hướng lên trên, bằng với mặt đất rồi lấp đất lại, lấp đất theo hình

mai rùa cao từ 2 - 3 cm.

+ Kỹ thuật chăm sóc: Đảng sâm trồng trong các mô hình không tiến hành bón

phân vô cơ mà chỉ thực hiện các biện pháp chăm sóc là làm cỏ, xới đất, vun gốc và

phòng trừ động vật gây hại. Trong một năm tiến hành làm cỏ 4 lần: lần thứ nhất sau khi

trồng 1 tháng; lần thứ nhì cách lần thứ nhất 3 tháng; lần thứ ba cách lần thứ nhì 3 tháng,

lần thứ 4 sau khi trồng 4 tháng. Trong mỗi đợt làm cỏ kết hợp với xới đất và vun gốc.

Từ tháng thứ 7 trở về sau không tiến hành bất cứ biện pháp chăm sóc nào khác. Riêng

với mô hình thứ tư (trồng thuần có làm giàn leo) sau trồng một tháng khi làm cỏ xong

thì làm giàn leo, tận dụng cây bụi để làm giàn leo, giá thể leo dùng lưới nhựa.

- Các số liệu về sinh trưởng chiều dài thân, số nhánh/cây, đường kính đầu củ, tỷ

lệ ra hoa, đậu quả được theo dõi và thu thập định kỳ mỗi năm 1 lần vào cuối giai đoạn

sinh trưởng của mỗi năm.

- Số liệu về tỷ lệ sống được thu thập vào các thời điểm: sau trồng 30 ngày, sau

trồng 60 ngày và sau trồng 90 ngày.

- Số liệu về năng suất được thu thập một lần vào cuối năm thứ 3.

2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm

- Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV):

Công thức tính:

NPV = BPV - CPV [2.7]

56

Trong đó:

NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập thuần.

BPV: Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong chu kỳ kinh doanh.

CPV : Giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong chu kỳ kinh doanh.

Bt : thu nhập ở năm thứ t, bao gồm toàn bộ những gì chủ đầu tư thu được (đồng).

Ct : chi phí ở năm thứ t, bao gồm tất cả những gì chủ đầu tư bỏ ra (đồng).

i: Tỷ suất chiết khấu (tính theo lãi suất vay vốn hay tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư)

n: Số năm của chu kỳ sản xuất.

t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

: Hệ số chiết khấu.

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí (BCR):

BCR (Benefit Cost Rate) là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các

chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại công thức tính theo Jonh Gunter

như sau:

BCR = BPV/CPV

Trong đó:

BPV: Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong chu kỳ kinh doanh.

CPV: giá trị hiện tại của các khoản chi phí trong chu kỳ kinh doanh.

Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh về mặt chất lượng đầu

tư. Tức là nó cho biết cứ một đồng bỏ ra thì thu được mấy đồng (các khoản thu và chi

được đưa về bằng thời gian hiện tại). Phương án nào có BCR lớn thì sẽ được lựa chọn.

[2.8]

[2.9]

[2.11]

[2.10]

57

+ Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi.

+ Nếu BCR = 1 thì phương án kinh doanh hòa vốn.

+ Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh thua lỗ.

2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố với m lần

lặp trên phần mềm Microsoft Excel.

So sánh các mẫu về lượng: sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân

tố, 3 lần lặp để đánh giá mức độ biến động giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng

tiêu chuẩn t (Student) để chọn công thức thí nghiệm tốt nhất.

So sánh các mẫu về chất: Sử dụng tiêu chuẩn χ205 để so sánh, đánh giá và chọn

công thức thí nghiệm tốt nhất.

58

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam

3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm

Đảng sâm là cây thân thảo, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài

1,5 - 2,5 m, có rễ củ nạc. Toàn thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thường

có lông mịn, khi già nhẵn. Lá mỏng, mọc đối, hình tim thuôn dài 3 - 5 cm, rộng 2,5 - 5

cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có lông nhỏ, gân

nổi rõ, mép nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá dài 3 - 6 cm. Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có

cuống dài 1,2 - 2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài 1 - 1,5 cm, dính nhau ở gốc; tràng hình

chuông, đường kính 1 - 2 cm; 5 cánh hoa màu trắng ngà, mép ngoài có màu tím; nhị 5,

chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính giữa, nhụy có đầu dạng

đĩa. Quả mọng, gần hình cầu, có 5 cạnh mờ, đường kính 1 - 1,5 cm, đầu hơi dẹt, hình

ngũ giác do vết tích của 5 cánh hoa để lại, ở giữa có núm nhọn nhỏ, khi chín màu tím

hoặc tím đen, đài tồn tại; hạt nhỏ, mỗi quả có từ 700 - 800 hạt, nhẵn, màu vàng nâu

hoặc hơi tím. Mùa hoa: tháng 7 - 8, mùa quả: tháng 11 - 12. Rễ củ hình trụ, phía dưới

thường phân nhánh, kích thước thay đổi theo tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng

ngà, giữa có lõi gỗ, có nhựa trắng như sữa, khi khô dễ bẻ, màu vàng nâu nhạt, mùi

thơm, vị hơi ngọt.

3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm

Qua điều tra và khảo sát những khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên, chúng

tôi rút ra một số nhận xét về đặc điểm sinh thái của đảng sâm như sau:

Đảng sâm là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi

tàn vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời

gian. Hàng năm, sau mùa quả chín từ tháng 12 (năm trước) các bộ phận trên mặt đất

bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 - 4 phần đầu rễ củ sẽ phát sinh chồi mới và sinh

trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Đến tháng 7 - 8 cây ra hoa, kết

quả và kết thúc chu kỳ sinh trưởng.

Cây mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ gồm nhiều cá thể ở các tuổi khác

nhau ở ven rừng, trên nương rẫy đã bỏ hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, trên

các hốc đá có mùn. Cây phát triển mạnh trên đất mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit

vàng đỏ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Độ cao từ 800 -1.400 m có

tìm thấy đảng sâm mọc tự nhiên, xu hướng sinh trưởng, tái sinh tự nhiên tăng dần theo

độ cao.

59

Đảng sâm là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập nước, nếu ngập nước sẽ

thối rễ củ làm chết cây. Đây là loài ưa sáng, rất hiếm khi tìm thấy cây mọc trong rừng

tự nhiên có độ che phủ cao.

3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh

3.1.3.1. Tần số xuất hiện đảng sâm

Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra tại 4 xã vùng cao

của huyện Tây Giang là Tr’hy, Axan, Ch’ơm và Gary vì các xã còn lại nằm ở vùng

thấp, không có đảng sâm phân bố tự nhiên. Kết quả điều tra trên 10 tuyến được tổng

hợp ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân bố của đảng sâm trên các tuyến điều tra

TT Tên tuyến

Chiều

dài

tuyến

(km)

Số lượng

cá thể

(cây)

Tần số

(cây/km)

Cây

ra hoa,

có quả

1 Vườn nhà Plao – rẫy Coor Tám

(Tr’hy) 2,8 2 0,71 0

2 UBND xã Tr’hy – thôn Dằm 1 4,6 8 1,74 2

3 Thôn Dằm 1 – Dằm 2 2,5 16 6,40 6

4 UBND xã Tr’hy – thôn Ariêu 5 54 10,80 16

5 Thôn Atu 1 – thôn Atu 2 4 96 24,00 31

6 Thôn Atu 2- Atu 3 6 98 16,33 22

7 Thôn Zrượt – xã Gary 4 86 21,50 18

8 UBND xã Gary – dọc đường

quốc phòng 5 76 15,20 24

9 Đường quốc phòng – thôn Ganil 4,6 22 4,78 7

10 Thôn Arầng 1 – thôn Arầng 2 3,5 18 5,14 5

Tổng 42 476 11,33 131

60

Qua số liệu trình bày ở bảng 3.1 cho thấy rằng, số lượng đảng sâm phân bố

trong tự nhiên còn khá nhiều nhưng phân bố không đều trên các tuyến điều tra. Tần số

xuất hiện cao nhất là tuyến 5 (24 cây/km) và thấp nhất là tuyến 1 (0,71 cây/km). Trên

42 km đường điều tra gặp 476 cây với tần số xuất hiện trung bình là 11,33 cây/km.

Thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, kết quả nhưng số lượng cây ra hoa, kết quả

chỉ chiếm 27,52 %. Kết quả phỏng vấn người dân cho biết, trước đây 10 năm, số lượng

đảng sâm phân bố rất nhiều ven rừng, rẫy bỏ hoang, trên rẫy lúa, rẫy ngô, rẫy sắn nào

cũng có đảng sâm, người dân khi làm cỏ chừa lại để chăm sóc. Từ khi đảng sâm được

thương lái thu mua, giá tăng lên thì người dân khai thác bán hết, khi khai thác nhổ cả

bụi, kể cả cây chưa trưởng thành nên số lượng đảng sâm trong tự nhiên liên tục giảm.

Tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí là nguyên nhân chính làm giảm số lượng loài

này trong tự nhiên.

3.1.3.2. Đặc điểm phân bố đảng sâm theo độ cao

Độ cao là yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm phân bố của đảng

sâm. Độ cao phổ biến khu vực điều tra từ 800 đến 1.400 m nên có thể chia địa bàn

nghiên cứu thành 2 vùng: vùng thấp có độ cao dưới 1.000 m, vùng cao có độ cao lớn

hơn 1.000 m. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Phân bố đảng sâm theo độ cao

Độ cao

Tuyến/ÔTC

Vùng thấp

( ≤ 1000 m )

Vùng cao

( > 1000 m ) Tổng

Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng

Tỷ lệ

(%) Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Tuyến 1-10 206 34,16 270 44,78 476 73,34

ÔTC 1-30 81 12,48 92 14,18 173 26,66

Tổng 287 46,64 362 58,96 649 100

Kết quả trình bày ở bảng 3.2 cho thấy, trên tất cả các tuyến điều tra và ô tiêu

chuẩn đều có xuất hiện đảng sâm. Tuy nhiên, số lượng đảng sâm phân bố ở vùng cao

(58,96 %) nhiều hơn so với vùng thấp (46,64 %). Trong giới hạn của độ cao khu vực

điều tra từ 800 - 1.400 m, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy càng lên cao số lượng

đảng sâm xuất hiện càng nhiều, vấn đề này có thể giải thích vì đảng sâm là cây ưa ẩm,

ưa sáng nên càng lên cao lượng nhiệt càng tăng, kết hợp với độ ẩm cao và đất cũng

giàu mùn hơn, tơi xốp hơn.

61

3.1.3.3. Đặc điểm phân bố của đảng sâm theo vị trí

Đa số các loài thực vật trong cùng một sinh cảnh nhưng ở các vị trí chân, sườn,

đỉnh có độ cao khác nhau nên đặc điểm phân bố cũng khác nhau. Kết quả điều tra theo

tuyến và ô tiêu chuẩn được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bố đảng sâm theo vị trí tương đối của địa hình

Vị trí

Tuyến/ôtc

Chân Sườn Đỉnh Tổng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Tuyến 1-10 160 24,65 151 23,27 165 25,36 476 73,34

ÔTC 1-30 78 12,02 50 7,70 45 6,93 173 26,66

Tổng 238 36,67 201 30,97 210 31,29 649 100

Kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy, trên các tuyến điều tra tỷ lệ đảng sâm ở

các vị trí chân (24,65 % ), sườn (23,27 % và đỉnh (25,36 %) là không có sự khác biệt

lớn. Trong các ô tiêu chuẩn tỷ lệ đảng sâm ở các vị trí chân (12,02 %), sườn (7,70 %)

và đỉnh (6,93 %) có sự khác biệt. Tuy nhiên, kết quả chung trên các tuyến và ô tiêu

chuẩn cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các vị trí chân (36,67 %), sườn (30,97

%) và đỉnh (31,29 %). Kết quả này chứng tỏ đảng sâm thích nghi tốt với tất cả các vị

trí. Đây là đặc điểm quan trọng để áp dụng vào công tác gây trồng đảng sâm.

3.1.3.4. Đặc điểm phân bố đảng sâm ở các dạng sinh cảnh

Từ số liệu thu thập được 10 tuyến điều tra và 5 ô tiêu chuẩn, tiến hành thống kê

và tổng hợp đặc điểm bố loài đảng sâm ở 5 sinh cảnh có loài đảng sâm phân bố được

thể hiện ở bảng 3.4.

62

Bảng 3.4. Phân bố của đảng sâm theo các dạng sinh cảnh

TT Sinh cảnh ÔTC Tuyến Tổng

1 Trảng cỏ

Số lượng 4 8 12

Tỷ lệ (%) 6,56 13,11 19,67

2 Nương rẫy

Số lượng 9 12 21

Tỷ lệ (%) 14,75 19,67 34,43

3 Rừng trồng

Số lượng 4 7 11

Tỷ lệ (%) 6,56 11,48 18,03

4 Rừng phục hồi

Số lượng 5 9 14

Tỷ lệ (%) 8,20 14,75 22,95

5 Rừng nguyên sinh

Số lượng 2 1 3

Tỷ lệ (%) 3,28 1,64 4,92

Tổng

Số cây 24 37 61

Tỷ lệ (%) 39,33 60,66 100

Kết quả thống kê ở bảng 3.4 cho thấy, đảng sâm có phân bố trên tất cả các dạng

sinh cảnh. Tuy nhiên, số lượng phân bố khác nhau trên các dạng sinh cảnh. Số lượng

tập trung chủ yếu ở nương rẫy (34,43 %) và rừng phục hồi (22,95 %), thấp nhất là

trong rừng tự nhiên (4,92 %). Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì đảng sâm là ưa sáng

và leo bằng thân quấn nên phát triển tốt trên các dạng sinh cảnh có độ chiếu sáng cao.

Nhận định này cũng phù hợp với nhiều tác giả trong nước khi nghiên cứu về đặc điểm

sinh thái và phân bố của đảng sâm.

3.1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của đảng sâm

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tái sinh của đảng sâm ngoài tự nhiên là cơ sở

khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trong bảo tồn và gây trồng. Kết quả

nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5.

63

Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của đảng sâm

ÔTC

Số lượng

cây

tái sinh

Cây

trưởng

thành

Trung bình

số nhánh/cây

Chất lượng

sinh trưởng Cây có hoa,

quả A B C

1 1 0 0,00 0 0

2 2 1 4,00 1 0

3 3 1 3,00 1 1

4 0 0 0,00 0 0

5 2 1 5,00 1 1

6 5 3 3,67 2 1 0

7 7 2 2,50 2 1

8 5 3 3,67 2 1 2

9 9 4 3,75 3 1 2

10 3 1 6,00 1 1

11 3 2 4,00 2 1

12 15 6 3,00 4 1 1 1

13 12 7 3,86 6 1 3

14 6 2 4,00 2 2

15 15 6 3,67 5 1 3

16 4 2 4,50 2 2

17 9 3 3,33 3 1

18 2 1 3,00 1 1

19 9 2 3,50 2 2

20 12 7 3,29 6 1 1

21 13 5 3,67 5 2

22 6 1 4,00 1 1

23 5 1 5,00 1 1

24 6 2 4,00 2 2

25 3 2 3,00 2 1

26 5 3 4,00 3 1

27 6 2 4,50 2 1

28 2 1 4,00 1 0

29 0 0 0,00 0 0

30 3 1 4,00 1 1

Tổng 173 72 3,46 64 4 4 35

Tỷ lệ

(%) 100 41,62 3,46 88,89 5,56 5,56 48.61

64

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, số lượng cây đảng sâm tái sinh trong các ô tiêu

chuẩn là 173 cây, tương đương với mật độ 2.307 cây/ha. Trong đó, cây trưởng thành

chiếm tỷ lệ 41,62 % nên khẳng định loài đảng sâm phân bố tự nhiên trong khu vực

nghiên cứu còn tương đối nhiều. Tuy nhiên, cây trưởng thành chỉ chiếm 41,62 % là

khá thấp, còn lại 58,38 % là cây tái sinh. Điều này xảy ra bởi nguyên nhân người dân

thường xuyên đi khai thác trong tự nhiên để bán nên số lượng cây trưởng thành giảm

đi nhiều.

Đầu rễ củ đảng sâm phần trên mặt đất thường có một nhánh chính và các nhánh

phụ. Số lượng nhánh/cây phụ thuộc vào tuổi và chất lượng sinh trưởng, cây càng có

nhiều nhánh thì tuổi càng cao. Trong các ô tiêu chuẩn, số lượng nhánh/cây từ 1 - 6,

trung bình đạt 3,46 nhánh/cây, điều này chứng tỏ đảng sâm phân bố trong tự nhiên còn

non. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì thời điểm điều tra vào mùa ra hoa kết quả

nhưng chỉ có 48,61 % số cây trưởng thành ra hoa, kết quả.

Đảng sâm đã thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên sinh

trưởng và phát triển tốt. Có đến 88,89 % số cây trưởng thành đạt chất lượng tốt (loại

A), cây loại B và loại C chiếm tỷ lệ 5,56 %. Những cây đạt chất lượng loại B và loại C

là do bị động vật ăn củ hoặc mọc tại nơi đất ướt lâu ngày.

Đảng sâm có khả năng tái sinh rất mạnh bởi hai hình thức được ghi nhận trong

tự nhiên là từ hạt và rễ củ. Khi quả chín, một số loài chim, dơi, bò sát … sẽ ăn quả

giúp phát tán hạt giống. Mỗi quả có từ 700 - 800 hạt rất nhỏ nên rất dễ phát tán. Những

đốt thân khi già tiếp xúc với đất có khả năng phát sinh rễ củ và hình thành cá thể mới

vào mùa sau. Tuy nhiên, hình thức phát sinh rễ củ ít khi gặp trong tự nhiên.

Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và tái sinh

của cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho thấy: Cây đảng sâm tại huyện

Tây Giang mang đặc điểm hình thái đặc trưng của loài đảng sâm Việt Nam. Cây sinh trưởng

và phát triển tốt vì đã thích nghi với điều kiện sinh thái đặc trưng của địa phương. Để bảo tồn

và phát triển loài cây này, cần có biện pháp quản lý và phát triển bền vững, phù hợp với đặc

điểm sinh thái và phân bố của loài.

3.1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên đảng sâm ở

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.1.4.1. Xác định các nhân tố lập địa và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến vùng phân bố loài

đảng sâm.

Cây đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, là loài cây

ưa sáng, rất hiếm khi tìm thấy cây mọc trong rừng tự nhiên có độ tàn che cao và ẩm ướt

thường xuyên. Phân bố đảng sâm có quan hệ mật thiết với địa hình, sinh cảnh rừng và

thổ nhưỡng. Cây đảng sâm thường phân bố tự nhiên ở những khu rừng đã bị tác động

mạnh, bìa rừng, nương rẫy bỏ hóa, những nơi có độ tàn che < 0,3, địa hình cao, thoát

65

nước tốt, độ cao từ 800 - 2.000 m so với mực nước biển. Trên cơ sở căn cứ yêu cầu sinh

thái của loài đảng sâm, đã tiến hành phân hạng các chỉ tiêu của từng nhân tố sinh thái

ảnh hưởng đến sự thích hợp phân bố được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân hạng phân bố đảng sâm tự nhiên tại huyện Tây Giang

Nhân tố lập địa

Phân vùng thích hợp phân bố

Thích hợp cao Thích hợp

trung bình

Thích hợp

thấp

Không

thích hợp

Loại đất Đất mùn vàng

đỏ trên núi

Đất feralit

vàng đỏ

Đất phù sa

ven suối Đất khác

Thành phần

cơ giới Thịt nhẹ Thịt trung bình

Thịt nặng,

cát pha Sét hoặc cát

Độ dày tầng đất (cm) > 100 50 - 100 30 - 50 < 30

Tỷ lệ đá lẫn (%) 0 - 5 5 - 15 15 - 40 40

Độ cao tuyệt đối (m) 1.100 - 1.400 1.400 - 1.700

800 - 1.100 1.700 - 2.000

< 800

> 2000

Độ dốc (độ) 20 - 25 25 - 30

và 15 - 20

30 - 35

và 8 - 15 < 8 hoặc > 35

Vị trí địa hình/tiếp cận

nguồn nước (m) 100 - 500 500 - 1000 1.000 - 1.500

< 100 hoặc >

1.500

Thảm thực vật

che phủ

Nương rẫy bỏ

hoang Rừng phục hồi

Rừng trồng,

trảng cỏ Khác

Độ tàn che < 0,1 0,1 - 0,2 0,2 - 0,3 > 0,3

3.1.4.2. Xác định trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài

đảng sâm

Chín nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở

vùng nghiên cứu được gộp thành ba nhóm nhân tố chính để xây dựng bản đồ vùng

phân bố thích hợp cho loài đảng sâm, bao gồm: 1) Nhân tố đất: loại đất, thành phần cơ

giới, độ dầy tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, 2) Nhân tố địa hình: Độ cao tuyệt đối, độ dốc và vị

trí địa hình (tiếp cận nguồn nước) và 3) Sinh cảnh rừng: Loại rừng và độ tàn che. Qua

điều tra trên thực địa cho thấy ba nhân tố lập địa chính và chín nhân tố lập địa phụ có

66

tầm ảnh hưởng khác nhau đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên. Do đó, việc xác

định tầm quan trọng của các nhân tố chính và nhân tố phụ là rất cần thiết. Kết quả xác

định trọng số của một số nhân tố lập địa trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm

Thứ

tự

Nhân tố

lập địa chính

Trọng số

chính

(W1)

Nhân tố

sinh thái phụ

Trọng số phụ

(W2)

Trọng số

tổng hợp

(Wj=W1*W2)

1 Đất 0,404

Loại đất 0,366 0,148

Thành phần

cơ giới 0,287 0,116

Độ dày

tầng đất 0,212 0,086

Tỷ lệ đá lẫn 0,135 0,055

2 Địa hình 0,335

Đai cao 0,460 0,154

Độ dốc 0,319 0,107

Vị trí địa hình 0,221 0,074

3 Trạng thái

rừng 0,260

Thảm thực vật

che phủ 0,600 0,156

Độ tàn che 0,400 0,104

Tổng 1,000 - 1,000

Để kiểm tra lại độ tin cậy của các trọng số của các nhân tố chính và phụ ảnh

hưởng đến vùng phù hợp cho loài đảng sâm, theo phương pháp phân tích thứ bậc

AHP, cần phải tính toán các tham số của ma trận so sánh cặp đôi. Kết quả tính toán

các tham số được trình bày ở bảng 3.8.

67

Bảng 3.8. Các tham số của AHP

TT Các tham số Nhân tố chính

Nhân tố phụ

của nhân

tố đất

Nhân tố phụ

của nhân tố

địa hình

1 Giá trị đặc trưng cao nhất

(max) 3,00123 4,01209 3,00154

2 Chỉ số nhất quát (CI) 0,00062 0,00403 0,00077

3 Chỉ số ngẫu nhiên (RI) 0,52000 0,90000 0,52000

4 Tỷ số nhất quán (CR) 0,00069 0,00453 0,00148

Qua số liệu ở bảng 3.8 kết quả cho thấy: tỷ số nhất quán của nhân tố chính và

nhân tố phụ của các nhân tố lựa chọn đều < 0,1; điều này chứng tỏ trọng số của các

nhân tố chính và phụ tính đạt yêu cầu và được chấp nhận để đưa vào tích hợp trong

GIS tính toán các chỉ số vùng thích hợp (SI) cho loài đảng sâm ở huyện Tây Giang,

tỉnh Quảng Nam.

3.1.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố sinh cảnh rừng

Qua điều tra trên thực địa ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nhóm nghiên

cứu đã xác định thảm thực vật che phủ và độ tàn che của từng loại thảm thực vật rừng

có ảnh hưởng rõ rệt đến tần số xuất hiện và phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên. Loài

cây này phân bố đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ gồm nhiều cá thể có các tuổi khác

nhau ở ven rừng, trên nương rẫy đã bỏ hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, những

nơi có độ tàn che < 0,3 và ở những khu vực thảm thực vật có độ tàn che cao hầu như

không thấy sự hiện diện của loài đảng sâm. Nhân tố thảm thực vật che phủ và độ tàn

che của từng thảm thực vật được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chỉ số thực vật

NDVI của tư liệu ảnh Landsat 8 tháng 9 năm 2017. Căn cứ vào ảnh hưởng của sinh

cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở vùng nghiên cứu, hai lớp dữ

liệu thảm thực vật che phủ và độ tàn che được tích hợp trong GIS. Kết quả phân tích

và đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng tổng hợp của hai nhân tố sinh thái này đến

phân loài đảng sâm được trình bày ở bảng 3.9.

68

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm

TT Phân cấp thích hợp phân bố Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Thích hợp cao 3.689,60 4,04

2 Thích hợp trung bình 18.065,92 19,77

3 Thích hợp thấp 359,83 0,39

4 Không thích hợp 69.252,70 75,80

Tổng 91.368,05 100,00

Qua bảng ảnh hưởng của nhân tố sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm

trong tự nhiên, kết quả cho thấy khoảng 22.115,35 ha, chiếm 24,20 % tổng diện tích tự

nhiên vùng nghiên cứu, được đánh giá là có thể có loài đảng sâm phân bố, trong đó

phần lớn diện tích có đảng sâm phân bố được đánh giá là vùng phân bố ở mức độ thích

hợp trung bình thuộc rừng phục hồi, có độ tàn che từ 0,1 - 0,2 với 18.065,92 ha (chiếm

19,77 %), trong khi đó diện tích được đánh giá có thể có đảng sâm phân bố trong tự

nhiên ở mức độ thích hợp cao và thấp chỉ có diện tích tương ứng lần lượt là 3.689,60

ha (4,04 %) và 359,83 ha (0,39 %).

Hình 3.1. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố sinh cảnh rừng)

69

3.1.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố địa hình

Kết quả điều tra thực địa cho thấy độ dốc, đai cao và tiếp cận nguồn nước ảnh

hưởng rất lớn đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm. Đảng sâm là loài ưa ẩm nhưng

không chịu ngập úng nên chỉ tìm thấy loài này ở những nơi có khả năng thoát nước tốt

(8 - 35 0), độ cao so với mực nước biển > 800 m và cách nguồn nước từ 100 - 1.500 m.

Lớp bản đồ đai cao và độ dốc ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm được xây dựng từ

mô hình số độ cao (DEM) bằng phần mềm 3D Analyst và Spatial Analyst. Lớp bản đồ

tiếp cận nguồn nước được xây dựng từ công cụ buffer có sẵn trong phần mềm chuyên

dụng GIS. Sử dụng phần mềm ArcGIS để nội suy và tính toán khoảng cách tiếp cận

nguồn nước tương ứng với các mức độ ảnh hưởng của nó đến phân bố loài đảng sâm.

Kết quả phân tích và đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến

phân bố loài đảng sâm được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm

TT Phân cấp thích hợp phân bố Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Thích hợp cao 9.722,82 10,64

2 Thích hợp trung bình 18.336,71 20,07

3 Thích hợp thấp 536,66 0,59

4 Không thích hợp 62.771,86 68,70

Tổng 91.368,05 100,00

Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cho thấy diện tích có đảng sâm phân bố tự nhiên

ở huyện Tây Giang là 28.596,19 ha, chiếm 31,30 % tổng diện tích tự nhiên vùng

nghiên cứu. Trong đó, phân bố ở mức thích hợp trung bình 18.336,71 ha (chiếm 20,07

%), mức thích hợp cao 9.722,82 ha (chiếm 10,64 %) phân bố ở độ cao từ 1.000 - 1.400

m so với mực nước biển, còn lại mức thích hợp thấp chỉ có 536,66 ha (chiếm 0,59 %)

nằm rãi rác ở độ cao từ 1.700 - 2.000 m.

70

Hình 3.2. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố địa hình)

3.1.4.5. Ảnh hưởng của nhân tố đất

Đất là một trong những nhóm nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự

phân bố của thảm thực vật nói chung và loài đảng sâm nói riêng vì đất cung cấp dinh

dưỡng khoáng, các chất vi lượng và nước cho cây dược liệu đảng sâm sinh trưởng,

phát triển. Qua điều tra ở các xã có loài đảng sâm phân bố trong tự nhiên, trong nhân

tố đất thì loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn là những nhân tố

có ảnh hưởng rõ rệt đến vùng phân bố của loài cây này. Lớp dữ liệu về loại đất, thành

phần cơ giới, độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu của

bản đồ đất kết hợp với quả điều tra trên thực địa tại các khu vực có loài đảng sâm phân

bố trong tự nhiên. Kết quả phân tích và thống kê diện tích của các nhân tố tương ứng

với mức độ tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái này ảnh hưởng đến phân bố

loài đảng sâm được thể hiện ở bảng 3.11.

71

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm

TT Phân cấp thích hợp phân bố Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Thích hợp cao 21.222,09 23,23

2 Thích hợp trung bình 27.749,95 30,37

3 Thích hợp thấp 0 0

4 Không thích hợp 42.396,01 46,40

Tổng 91.368,05 100,00

Qua bảng ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên, kết quả

cho thấy diện tích có đảng sâm phân bố là 48.972,04 ha, chiếm 53,60 % tổng diện tích

tự nhiên của huyện Tây Giang. Trong đó, diện tích có đảng sâm phân bố ở mức thích

hợp cao là 21.222,09 ha (chiếm 23,23 %) và phân bố ở mức thích hợp trung bình

27.749,95 ha (chiếm 30,37 %), không có đảng sâm phân bố ở mức thích hợp thấp.

Đảng sâm sinh trưởng, phát triển tốt trên loại đất mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit

vàng đỏ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình.

Hình 3.3. Bản đồ dự báo có phân bố đảng sâm (theo nhân tố đất)

72

3.1.4.6. Xây dựng bản đồ vùng phân bố loài đảng sâm

Bản đồ vùng phân bố loài đảng sâm được thiết lập dựa trên cơ sở phân tích các

lớp dữ liệu ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm. Các lớp dữ liệu sau khi đã được

phân hạng phân bố, xác định trọng số và điểm tương ứng với từng mức độ phân bố

được chuyển từ dữ liệu Vector sang dữ liệu Raster, rồi sau đó tích hợp từng bước trong

GIS theo phương trình sau: SI= (0,148*LĐ + 0,116*TPCG + 0,086*ĐDTĐ +

0,055*TLĐL + 0,154*ĐC + 0,107*ĐD + 0,074*VTĐH + 0,156*TTVCP +

0,104*ĐTC ) пCj.

Trong đó, SI: Chỉ số thích hợp phân bố loài đảng sâm; LĐ: Loại đất, TPCG:

Thành phần cơ giới, ĐDTĐ: Độ dày tầng đất, TLĐL: Tỷ lệ đá lẫn, ĐC: Đai cao; ĐD:

Độ dốc, VTĐH: Vị trí địa hình, TTVCP: Thảm thực vật che phủ, ĐTC: Độ tàn che.

Kết quả tích hợp các lớp dữ liệu sinh thái ảnh hưởng đến phân bố là bản đồ dự

báo mật độ phân bố cho loài đảng sâm với các giá trị chỉ số vùng phân bố mật độ khác

nhau cho mỗi pixel. Để xây dựng vùng phân bố cho loài, nghiên cứu đã tiến hành phân

loại lại chỉ số vùng thích hợp phân bố (SI) thành 4 hạng phân bố: Thích hợp cao, thích

hợp trung bình, thích hợp thấp và không có đảng sâm tương ứng với ngưỡng giá trị ≥

2,5 ; 1,5 - 2,5; 1 - 1,5 và 0. Diện tích và vị trí các phân hạng phân bố cho loài đảng sâm

trên địa bàn huyện Tây Giang được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.1.

Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích phân cấp thích hợp phân bố loài đảng sâm

TT Phân cấp thích hợp phân bố Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1 Vùng thích hợp cao 1.176,75 1,29

2 Vùng thích hợp trung bình 12.622,74 13,82

3 Vùng thích hợp thấp 67,68 0,07

4 Không có đảng sâm phân bố 77.500,88 84,82

Tổng 91.368,05 100,00

Kết quả trình bày ở bảng 3.12 cho thấy diện tích vùng nghiên cứu được đánh

giá là có đảng sâm phân bố tự nhiên ở các mức độ khác nhau trên địa bàn huyện Tây

Giang là 13.867,17 ha, chiếm 15,18 % tổng diện tích tự nhiên. Trên toàn bộ diện tích

có đảng sâm phân bố, phần lớn diện tích được đánh giá vùng thích hợp cho phân bố

loài đảng sâm ở mức thích hợp trung bình với diện tích là 12.622,74 ha (chiếm 13,82

%). Trong khi đó, diện tích được xác định phân bố ở mức độ thích hợp cao cho loài

73

đảng sâm trong tự nhiên chỉ có diện tích 1.176,75 ha (chiếm 1,29 %), mức độ thích

hợp thấp có diện tích 67,68 ha (chiếm 0,07 %). Những địa điểm loài đảng sâm phân bố

trong tự nhiên tập trung chủ yếu ở các xã Ga Ri, Ch’ơm, A Xan, Tr’Hy. Kết quả này

phù hợp với kết quả điều tra trên thực địa, phỏng vấn người dân địa phương và các

chuyên gia nghiên cứu về loài đảng sâm ở huyện Tây Giang. Điều này khẳng định

mức độ chính xác của bản đồ phân vùng thích hợp cho loài đảng sâm phân bố trong

rừng tự nhiên ở huyện Tây Giang thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số

dựa trên cơ sở GIS.

Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên

ở huyện Tây Giang, Quảng Nam.

3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương về loài

đảng sâm.

3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm

Truyền thống sử dụng cây rừng làm thuốc chữa bệnh của cộng đồng người Cơ

Tu đã tồn tại lâu đời, được giữ kín và lưu truyền qua nhiều thế hệ theo kiểu gia truyền.

Những cây thuốc có giá trị được đào về trồng trong vườn nhà là biểu hiện sơ khai của

hoạt động gây trồng. Hoạt động gây trồng đảng sâm phát triển mạnh từ năm 2011 nhờ

được hỗ trợ vốn từ Đề án phát triển cây bản địa trên địa bàn huyện Tây Giang giai

đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đề án này, bên cạnh diện tích đã có

74

thì giai đoạn từ năm 2011 - 2015, huyện phát triển mới 35 ha, từ năm 2016 - 2020

trồng mới 100 ha, dự kiến đến năm 2020 toàn huyện đạt khoảng 190 ha, với sự tham

gia khoảng 700 hộ dân, tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án là 15,8 tỷ đồng, giải pháp

hỗ trợ vốn là quan trọng nhất, theo đó hộ có diện tích trồng từ 1 đến dưới 5 ha đảng

sâm được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, hộ có diện tích trồng từ 5 - 10 ha đảng sâm được hỗ

trợ 7 triệu đồng/ha, hộ trồng trên 10 ha được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Nhờ chính sách

hỗ trợ đó nên diện tích trồng đảng sâm đã tăng nhanh đáng kể.

Theo ông Clâu Blao (nguyên cán bộ y tế xã Tr’ hy), “trước năm 2000, người

dân giữ lại và nhân rộng cây đảng sâm trên các rẫy lúa, ngô, sắn rất nhiều, từ năm

2000 đến khoản 2005 thì số lượng giảm đi rất nhanh do hệ thống giao thông được mở

rộng, người dân khai thác hết để bán. Từ năm 2005 đến năm 2010 người dân đã tố

chức trồng đảng sâm nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Hoạt động gây trồng thực

sự phát triển, diện tích được mở rộng khi Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang ban hành

đề án phát triển các loài cây bản địa trong đó có cây đảng sâm, chính sách hỗ trợ là

động lực chính để người dân đầu tư, mở rộng diện tích trồng đảng sâm”.

Bảng 3.13. Thống kê diện tích trồng đảng sâm từ 2011 đến 2016 tại huyện Tây Giang

Diện tích

(ha) Tổng

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016 Ha %

Tr’hy 0,00 3,00 2,00 0,00 0,00 2,50 7,50 2,50

Axan 8,00 0,00 7,00 13,00 1,40 60,00 89,40 29,78

Ch’ơm 36,0 5,00 48,00 25,00 2,00 53,00 169,00 56,30

Gary 3,00 4,00 14,00 9,00 1,00 3,28 34,28 11,42

Tổng 47,00 12,0 71,00 47,00 4,40 118,78 300,18 100,00

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang, 2016)

Kết quả điều tra ở bảng 3.13 cho thấy, tổng diện tích trồng đảng sâm được gây

trồng tại 4 xã vùng cao của huyện Tây Giang đến năm 2016 là 300,18 ha, trong đó

phần lớn diện tích được gây trồng tập trung ở xã Ch’ơm với 169,00 ha chiếm 56,30 %

tổng diện tích trồng hiện có. Năm 2011, toàn huyện có diện tích trồng lên đến 47 ha,

vượt mức kế hoạch của huyện, có được kết quả này là nhờ chủ trương, chính sách hỗ

trợ được lồng ghép với các chương trình, dự án như Chương trình 135, dự án 30 a, …

75

Nhiều hộ gia đình đã ý thức được lợi ích của trồng đảng sâm để tăng thu nhập, cải

thiện kinh tế gia đình. Đến năm 2013, diện tích trồng đảng sâm toàn huyện tăng thêm

71,00 ha. Kết quả này một lần nữa cho thấy lợi ích từ việc trồng đảng sâm là động lực

để người dân đầu tư mở rộng diện tích. Năm 2014, chỉ trồng mới 47 ha và giảm nhanh

đến mức thấp nhất vào năm 2015 còn 4,4 ha. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là

do năm 2014, 2015 người dân gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2016,

được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án trồng cây dược liệu của huyên, diện tích trồng đảng

sâm được mở rộng, cả huyện trồng mới được 118,78 ha. Mặt khác, qua kết quả phỏng

vấn và điều tra trên thực tế, nhóm nghiên cứu nhận thấy tính ổn định, bền vững của

quá trình phát triển chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa

phương. Nguyên nhân của thực trạng này là do:

- Khả năng tự đầu tư, mở rộng sản xuất còn thấp. 100 % các hộ tham gia trồng

đảng sâm là người đồng bào sống ở vùng đặc biệt khó khăn, đa số các hộ đều thuộc

diện nghèo và cận nghèo. Người dân không đủ kinh phí để mua giống phát triển trồng

mới, thậm chí là tái sản xuất.

- Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước còn xảy ra phổ biến. Vẫn

còn xảy ra hiện tượng trồng sâm để nhận tiền hỗ trợ, khi nhận tiền hỗ trợ xong họ

không chăm sóc nữa mà lại chuyển toàn bộ diện tích đó sang trồng ngô, trồng sắn.

- Thiếu nguồn giống: hiện nay người dân đã áp dụng 2 phương pháp nhân giống

là gieo bằng hạt và trồng bằng rễ củ. Trong 2 phương pháp này thì trồng bằng rễ củ

được áp dụng đa số, chỉ có một vài hộ có kinh nghiệm mới gieo thẳng hạt giống.

Người dân gặp khó khăn vì ở địa phương hiện nay chưa có cơ sở nhân giống nào sản

xuất đủ số lượng giống so với nhu cầu. Kể cả khi tự để giống nhưng có người mua họ

sẵn sàng bán và chờ vào sự đầu tư của nhà nước.

- Thiếu đất để mở rộng sản xuất: Phương thức sản xuất bỏ hóa vẫn còn phổ

biến, người dân khai thác độ màu mỡ của đất mà không đầu tư phân bón, thời gian

khai thác từ 5 - 7 năm lại bỏ hóa dẫn đến thiếu đất. Thời gian trồng đảng sâm kéo dài

từ 2 - 3 năm, nên xảy ra hiện tượng thiếu đất để sản xuất cây lương thực, ảnh hưởng

đến đời sống hàng ngày của người dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới với các

dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm một quỹ đất đáng kể, làm cho diện tích đất dành

cho nông nghiệp giảm trong những năm gần đây. Ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các

công trình thủy điện.

- Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương còn chưa kịp thời, thiếu đồng

bộ. Trung bình mỗi hộ gia đình chỉ đủ nguồn lực để trồng từ 500 - 1000 m2 nhưng định

mức hỗ trợ thấp nhất là 1 ha, người dân trồng xong rồi mới làm hồ sơ để nhận sự hỗ

trợ, đây là nguyên nhân chính làm cho người dân khó tiếp cận với nguồn vốn.

76

15 % - 20 % 80 % - 85 %

120.000 đ/kg 150.000 đ/kg

180.000 đ/kg

3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm

Đảng sâm hiện nay được xem là cây “xóa đói, giảm nghèo” tại huyện Tây

Giang, đây là cây dược liệu được các cấp chính quyền địa phương và người dân

khuyến khích tăng diện tích trồng nhằm góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống

người dân địa phương. Trong những năm gần đây, sản phẩm đảng sâm Tây Giang

được nhiều người biết đến với vai trò là dược liệu dùng để bồi bổ cơ thể nên thị trường

tiêu thụ ngày càng được mở rộng, giá trị kinh tế mang lại cho người khai thác, người

trồng ngày càng cao.

Sơ đồ 3.1. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm đảng sâm

Sơ đồ 3.2. Giá trị sản phẩm đảng sâm (củ tươi)

Sản phẩm đảng sâm

(Củ tươi, củ khô)

Điểm thu mua

tại thôn Tư thương

Tư thương mua

đi Tam Kỳ

Tư thương mua

đi Đà Nẵng

Các cơ sở sơ chế tại

Đông Giang

Công ty chế

biến thực phẩm

Cơ sở chế biến

rượu đặc sản

Cơ sở chế biến

rượu đặc sản

Người dân trồng

hoặc thu hái từ rừng

Người thu gom

Cơ sở chế biến

tại Đông Giang

Cơ sở sản xuất thực

phẩm tại Tam Kỳ,

Đà Nẵng

Người tiêu thụ

77

3.2.3. Kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm

3.2.3.1. Kiến thức bản địa về sinh thái, phân bố

Hơn ai hết, người dân sống ở Tây Giang họ biết rất rõ đặc điểm sinh thái và

phân bố của cây đảng sâm ngoài tự nhiên. Đa số ý kiến họ trả lời loài này không có

trong rừng già mà chỉ mọc ở ven rừng, dọc theo đường đi, nương rẫy đã bỏ hóa. Cây

mọc đơn lẻ hoặc thành từng đám nhỏ gồm nhiều cá thể ở các tuổi khác nhau. Số

lượng loài này cách đây 10 năm còn rất nhiều, phân bố chủ yếu ở 4 xã vùng cao là

Tr’hy, Axan, Ch’ơm và Gari có độ cao so với mực nước biển từ 700 - 1.400 m.

Chính vì lẽ đó mà đảng sâm ở Tây Giang có tên gọi địa phương là sâm dây khu 7.

Đảng sâm là cây thân thảo sống nhiều năm, phần trên mặt đất (thân mang lá) lụi

tàn vào mùa đông hàng năm, phần dưới mặt đất (rễ củ) vẫn sống và lớn dần theo thời

gian. Hàng năm, sau mùa quả chín từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau các bộ

phận trên mặt đất bắt đầu vàng úa, lụi tàn. Từ tháng 3 - 4 phần đầu rễ củ sẽ phát sinh

chồi mới và sinh trưởng, phát triển mạnh trong những tháng mùa khô. Đến tháng 6 -

10 cây ra hoa, kết quả. Mùa quả chín kéo dài từ tháng 9 - 12.

Đảng sâm là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập nước, nếu ngập nước sẽ

thối rễ củ làm chết cây. Đây là loài ưa sáng, rất hiếm khi tìm thấy cây mọc trong rừng

tự nhiên có độ che phủ cao. Đất tơi xốp, có màu nâu xám cây phát triển rất mạnh, củ to

hơn so với các vùng khác.

Bảng 3.14. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài đảng sâm

Giai đoạn

sinh trưởng, phát triển

Tháng

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Hạt nảy mầm, củ đâm

chồi X X X

Đâm cành, ra lá X X X X X X X X

Ra hoa, kết quả X X X X X

Quả chín X X X X

Thân, cành, lá tàn lụi X X X

Nắm rõ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đảng sâm, từ đó người

dân vận dụng vào trong thực tiễn khai thác và gây trồng một cách có hiệu quả.

78

3.2.3.2. Kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng

Người Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn nói chung và tại huyện Tây Giang nói

riêng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng cây thuốc từ rừng để

chữa bệnh.

Thời điểm khai thác đảng sâm tự nhiên thích hợp nhất vào tháng 7, tháng 8 vì

lúc này thời tiết thuận lợi để đi rừng, cây đã ra hoa, kết quả nên dễ phát hiện.

Đa số các già làng đều cho rằng người Cơ Tu biết sử dụng cây đảng sâm như

một loại dược liệu quý để bồi bổ cơ thể từ rất lâu. Việc phát hiện tác dụng bồi bổ cơ

thể của cây đảng sâm cũng rất tình cờ bởi những người phụ nữ. Gùi củi, lương thực,

rau … để nuôi sống gia đình đều được phụ nữ đảm nhiệm. Đó là công việc rất nặng

nhọc, trong lúc nghỉ giải lao giữa đường họ phát hiện ra một loại củ có thể ăn được nên

họ đào để nhai sống, khi ăn xong họ thấy cơ thể khỏe mạnh hẳn lên nên họ bày cho

nhau cách sử dụng đảng sâm để bồi bổ cơ thể. Ngày nay, việc sử dụng đảng sâm rất

phổ biến với nhiều cách dùng khác nhau:

Nấu canh: 300 - 500 gam củ đảng sâm tươi rửa sạch, thái mỏng. Khử chín dầu

ăn rồi cho đảng sâm vào xào qua vừa chín, đổ thêm nước đủ dùng. Tiếp tục đun sôi 15

- 20 phút cho mềm rồi nêm thêm muối, bột ngọt vừa ăn. Có thể bỏ thêm các loại rau

thơm để món canh thêm màu sắc và hương vị.

Hầm đảng sâm với thịt gà: 300 gam đảng sâm tươi rửa sạch, cắt khúc dài 5 -

10 cm, 500 gam thịt gà cắt miếng vừa ăn. Đun sôi nước rồi bỏ thịt gà và đảng sâm

vào, nấu khoảng 10 - 15 phút cho chín thịt rồi nêm muối, bột ngọt vừa khẩu vị. Tiếp

tục đun nhỏ lửa đến khi mềm nhừ rồi dùng. Đây là món ăn rất bổ dưỡng, thường

dùng để bồi bổ cho người mới khỏi bệnh đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe và

phụ nữ sau sinh.

Ngâm rượu: Có 2 phương pháp chế biến là ngâm đảng sâm tươi với rượu trắng

hoặc ngâm đảng sâm khô với rượu trắng:

Củ đảng sâm tươi ngâm rượu: 1 - 1,5 kg củ đảng sâm tươi, rửa sạch để ráo

nước. Ngâm với 3 lít rượu trắng loại 40 0. Sau ngâm 90 ngày sử dụng được.

Củ đảng sâm khô ngâm rượu: Chọn 1 - 1,5 kg củ đảng sâm tươi, rửa sạch để ráo

nước. Hơ đều từng củ trên bếp lửa, vừa hơ vừa dùng tay lăn đều trên tấm gỗ phẳng cho

đến khi củ mềm ra. Bó từ 5 - 10 củ lại thành từng bó, phơi 3 - 5 nắng cho khô rồi ngâm

với 3 lít rượu trắng loại 40 0. Sau ngâm 30 ngày là dùng được. Theo ý kiến của các già

làng có kinh nghiệm sử dụng đảng sâm thì chế biến theo cách này có thể loại bỏ được

một phần nhựa mủ, các hoạt chất trong củ đảng sâm tan hết trong rượu, nước ngâm có

màu vàng rất bắt mắt, mùi thơm đậm.

79

3.2.3.3. Kiến thức bản địa về kỹ thuật trồng và chăm sóc

a) Kiến thức bản địa về giống

Đảng sâm là cây dược liệu được gây trồng sớm nhất đối với người Cơ Tu trên

địa bàn huyện Tây Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài đảng sâm hiện nay ở Tây

Giang có 2 dạng khác nhau đó là đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng. Nhìn

chung, 2 dạng này đều mang những đặc điểm chung đặc trưng của loài đảng sâm Việt

Nam nhưng vẫn có những đặc điểm phân biệt được thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Đặc điểm khác nhau giữa đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng

STT Đặc điểm phân biệt Đảng sâm

mọc hoang

Đảng sâm

gây trồng

1 Hình thái của lá To, màu trắng,

ít lông

Nhỏ, mép lá

màu tím, nhiều lông

2 Mùi lá Mùi hôi đậm

đặc trưng Ít hôi

3 Nhựa mủ trong thân, lá Nhiều Ít

4 Hình thái củ Bề mặt sù sì, phân

thành nhiều rễ nhánh Củ ít phân nhánh

5 Phát sinh rễ củ ở thân Khó phát sinh Dễ phát sinh

6 Sinh trưởng, phát triển Chậm (3 - 4 năm cho

thu hoạch)

Nhanh (2 - 3 năm

cho thu hoạch)

Căn cứ vào các đặc điểm phân biệt như trên người dân lựa chọn giống phù hợp

để trồng. Người dân chọn giống đảng sâm đã gây trồng để làm giống vì những cây này

dễ nhân giống, dễ trồng, thu hoạch sớm, cho năng suất cao.

Có một số ý kiến cho rằng giống đảng sâm gây trồng hiện nay được nhập về từ

các địa phương khác của nước bạn Lào, có đường biên giới giáp ranh với huyện Tây

Giang. Khi tham gia khảo sát các giống sâm gây trồng của nhân dân Lào, họ cũng

phân biệt giống đảng sâm giống như cách phân biệt của người Cơ Tu tại Tây Giang.

Giống và kỹ thuật gây trồng của họ không có khác biệt so với kỹ thuật đang áp dụng

tại huyện Tây Giang. Từ những căn cứ trên khẳng định giống đảng sâm gây trồng hiện

nay có nguồn gốc từ đảng sâm mọc hoang, sự khác biệt về hình thái là do quá trình

thích nghi tự nhiên và quá trình chọn giống qua nhiều thế hệ của người dân.

80

a) Đảng sâm gây trồng b) Đảng sâm mọc hoang

Hình 3.5. Hình thái cây đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng

b) Kiến thức về nhân giống

Dựa vào đặc điểm phát sinh rễ củ ở thân của cây đảng sâm để người dân thực

hiện nhân giống. Trong quá trình làm cỏ, vun đất lấp các đoạn thân đã già từ 1 - 3 cm.

Nếu điều kiện thời tiết có mưa, độ ẩm đất cao khoảng 7 - 10 ngày sau khi lấp thân tại

điểm dưới của nách lá đã phát sinh rễ mới, rễ phát triển rất nhanh, 1 - 3 tháng sau đã

phình to thành củ. Cây đảng sâm có lá mọc đối nên mỗi đoạn thân có 2 nách lá thường

phát triển từ 1 - 2 củ. Người dân chủ yếu chọn củ đảng sâm phát sinh từ rễ ở thân để

làm giống, cây giống được chọn từ rẫy/vườn đảng sâm đủ 3 năm tuối trở lên, cây sinh

trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, năng suất cao. Chọn rễ củ phát sinh từ đốt

thân tròn một năm tuổi có đường kính củ từ 5,1 - 10 mm, khoảng 80 - 100 củ/kg,

không bị sâu bệnh, dị tật, vết thương cơ giới, rồi sau đó bó lại thành từng bó lấp đất

giữ ẩm. Thời gian bảo quản giống thường kéo dài 1 - 3 tháng, khi nào đầu củ phát sinh

mầm mới thì đem trồng. Mỗi năm một lần người dân thu hoạch rễ củ ở thân để làm

giống bán cho người có nhu cầu.

Biện pháp nhân giống bằng cách gieo hạt trực tiếp ít được áp dụng vì hạt giống

có thể bị kiến hoặc các loài côn trùng khác gây hại, tỷ lệ hạt giống nảy mầm thấp,

trồng bằng hạt có thời gian thu hoạch chậm.

Trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện nay tại địa phương, biện pháp nhân

giống bằng cách giâm hom thân là phù hợp, đáp ứng một phần nhu cầu về giống để

phát triển cây đảng sâm tại huyện Tây Giang.

81

c) Kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc

a) Đảng sâm trồng thuần b) Đảng sâm trồng xen ngô

Hình 3.6. Các mô hình trồng đảng sâm

- Kiến thức về thời vụ trồng

Lịch của người Cơ Tu tính theo mặt trăng, người có kinh nghiệm nhìn trăng là

biết ngày gì rồi tính theo đó mà trồng trọt mới mong có kết quả. Từ ngày mồng một

đến ngày 15 (âm lịch) gọi là trăng lên (Looh) thì không nên trồng cây lấy thân, lấy quả,

lấy củ vì dễ bị sâu bệnh, mối mọt, thú rừng phá hoại. Từ ngày 16 đến hết tháng gọi là

trăng khuyết (Pắt) nên trồng cây lấy củ quả, tốt nhất là các ngày 24 (Dha2), 25

(K’lang1) và ngày 26 (K’bang2) vì cây trồng vào những ngày này củ quả to, không bị

sâu bệnh.

Thời điểm thích hợp để trồng đảng sâm là sau khi trời có mưa, đất đủ ẩm,

không khí mát mẻ. Thường thì người dân trồng vào các ngày 24, 25, 26 của tháng 3,

tháng 4 hàng năm (âm lịch).

- Kiến thức về kỹ thuật làm đất

Trong điều kiện trình độ dân trí thấp, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên và tập

trung vào khai thác các nguồn lợi của tự nhiên là chủ yếu nên người dân ít chú ý đến

cải tiến kỹ thuật mà thường tập trung vào việc làm đúng thời vụ, tìm chọn cây trồng

phù hợp với từng loại đất. Như vậy đối với người Cơ Tu kinh nghiệm sử dụng đất, phân

bố cây trồng hợp lý là một bước quan trọng trong canh tác nương rẫy. Trước hết, người

Cơ Tu dựa vào tính chất của đất mà có sự phân bố cây trồng khác nhau:

+ Đất tốt: ưu tiên trồng cây dược liệu, cây lương thực, thực phẩm chính (đảng

sâm, lúa, ngô, đậu, bầu bí, khoai...).

82

+ Đất không tốt, không xấu : trồng sắn, đậu, chuối, thuốc lá, mía.

+ Đất xấu: trồng sắn, sau đó bỏ hóa

Ngoài những kiến thức bản địa trong phân bố cây trồng theo tính chất của

đất, theo đặc điểm địa hình, đồng bào còn có kinh nghiệm sử dụng đất theo thời gian

(thời vụ). Do thường canh tác trên địa hình dốc, lại không có biện pháp giữ nước,

không có thói quen dùng phân bón (nhất là phân hữu cơ) nên đất thường bị xói

mòn, độ phì nghèo. Chính vì thế việc bố trí cây trồng hợp lý với biện pháp luân canh

rẫy để đảm bảo quá trình phục hồi độ phì cho đất rừng là hết sức quan trọng. Thông

thường ở người Cơ Tu mỗi gia đình đều có từ 3 đến 5 đám nương rẫy luân canh.

Cơ sở chọn đất, phân loại đất tốt hay xấu để trồng cây đảng sâm của đồng bào

người Cơ Tu dựa vào thảm thực vật che phủ, quan sát màu sắc tầng đất mặt và địa

hình. Cộng đồng người Cơ Tu khi sản xuất ít chú ý đến bón phân và áp dụng các biện

pháp cải tiến kỹ thuật mà thường tập trung vào việc chọn giống phù hợp với từng loại

đất, nên chọn đất phù hợp trồng đảng sâm là hết sức quan trọng và cần thiết. Theo

người dân đất trồng đảng sâm được chọn phải là rẫy cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp,

giàu mùn. 100 % người Cơ Tu cho rằng đất đồi mới khai phá có màu nâu xám rất phù

hợp để trồng đảng sâm. Đất trồng đảng sâm được làm sạch bằng cách phát dọn cỏ, cây

bụi để đến khô sau đó đốt sạch chờ có mưa thì trồng.

- Kiến thức về kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do điều kiện

đất trồng có độ dốc lớn nên người dân áp dụng kỹ thuật trồng theo đám, không

trồng theo hàng, theo luống. Các hố cách nhau 40 - 60 cm, mỗi hố trồng 1 cây độ

sâu lấp đất từ 3 - 5 cm.

Kỹ thuật trồng xen được người dân áp dụng rất có hiệu quả, đối tượng chính

trồng xen vào vườn đảng sâm là cây ngô, lúa rẫy và sắn. Đồng thời với trồng đảng sâm

người dân tiến hành gieo hạt ngô. Khoảng cách giữa các hố 100 cm, mỗi hố gieo 1 - 2

hạt. Cây ngô vừa che bóng, vừa làm giá thể để đảng sâm leo bám.

- Kiến thức về kỹ thuật chăm sóc

Cây đảng sâm thích nghi tốt với điều kiện thời tiết và đất đai tại địa phương nên

kỹ thuật chăm sóc tương đối đơn giản. Người dân không áp dụng các biện pháp bón

phân và dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Mỗi năm họ tiến hành làm cỏ kết

hợp xới đất 2 đợt: đợt 1; sau trồng 1 - 2 tháng, đợt 2; sau trồng 3 - 4 tháng. Từ tháng

thứ 7 sau trồng trở về sau dù có cỏ nhiều cũng không làm cỏ vì ở giai đoạn này cây

phát triển rễ củ rất mạnh, đặc biệt là hình thành rễ củ ở thân, nếu làm cỏ sẽ ảnh hưởng

đến quá trình phát sinh rễ củ. Ngoài ra, do đặc điểm khí hậu đặc trưng của vùng cao,

83

trong mùa mưa các loài cỏ sẽ già và chết dần, đến mùa xuân khô ráo tiến hành làm cỏ

sẽ dễ hơn, nhanh hơn.

- Kiến thức về kỹ thuật thu hoạch

Đảng sâm thu hoạch sau trồng 2 - 3 năm tùy theo loại đất. Thời điểm thích hợp

nhất là khi cây đã rụng hết lá, thường vào tháng 1, tháng 2 hàng năm. Dụng cụ thu

hoạch chủ yếu là bằng thủ công, đất tơi xốp thì dùng tay để nhổ, đất hơi cứng thì dùng

cuốc để đào.

Từ kết quả nghiên cứu về kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm tại

huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Cộng đồng người Cơ Tu đã khái quát được đặc điểm sinh thái, phân bố, mô tả

chính xác quá trình sinh trưởng, phát triển của loài đảng sâm mọc hoang.

- Phương pháp khai thác phù hợp với điều kiện sẵn có, cách thức chế biến, sử

dụng đáp ứng được nhu cầu tăng cường sức khỏe của nhân dân địa phương

- Kinh nghiệm nhân giống, trồng và chăm sóc đảng sâm phù hợp với điều kiện

tự nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hiện có. Cây trong các mô hình phát triển tốt,

đạt năng suất cao.

- Phải thừa nhận, kết hợp giữa kiến thức bản địa của người dân và kiến thức

khoa học về kỹ thuật chọn giống, gây trồng và chăm sóc đảng sâm để phát triển các

mô hình trồng đảng sâm có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng đời

sống cho người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm

3.3.1. Kỹ thuật nhân giống

3.3.1.1. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con

trong giai đoạn vườn ươm

a) Tuyển chọn cây mẹ lấy hom giống, hạt giống

- Tuổi cây: Cây đảng sâm chọn để lấy hạt và hom giống được trồng trên nương

rẫy 2 năm.

- Phẩm chất cây: Cây có hình thái đặc trưng của giống đảng sâm Việt Nam, thân

lá phát triển bình thường, không có dị tật, là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

- Sinh trưởng cây: Cây sinh trưởng tốt, có chiều cao cây từ 1,5 m trở lên, cây có

từ 4 nhánh trở lên.

84

Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về khối lượng và số hạt của quả đảng sâm

STT

Khối

lượng

quả

(g/quả)

Số hạt STT

Khối

lượng

quả

(g/quả)

Số hạt STT

Khối

lượng

quả

(g/quả)

Số hạt

1 3,78 687 11 4,10 804 21 3,56 609

2 3,79 697 12 3,70 738 22 4,01 727

3 5,35 1.062 13 5,89 1.118 23 3,67 699

4 3,81 701 14 3,70 502 24 3,45 557

5 3,58 542 15 3,69 669 25 5,72 1.037

6 3,78 689 16 3,56 687 26 5,78 1.104

7 4,19 750 17 4,33 805 27 3,56 572

8 4,24 848 18 4,32 827 28 3,99 798

9 4,46 847 19 3,88 673 29 3,37 426

10 3,34 545 20 4,98 906 30 4,25 989

Tổng 40,31 7368 Tổng 2,16 7729 Tổng 41,35 7518

TB 4,03 736,8 TB 4,22 772,9 TB 4,14 751,8

Kết quả trình bày ở bảng 3.16 cho thấy, khối lượng khô của quả biến động từ

3,34 - 5,89 gam/quả, khối lượng trung bình mỗi quả khô là 4,31 gam. Số hạt trong mỗi

quả dao động từ 502 - 1.104 hạt/quả, trung bình mỗi quả có 753,83 hạt.

Kích thước hạt giống: Hạt đảng sâm có màu vàng nhạt khi già, khi chín có màu

nâu thẫm. Kích thước hạt rất nhỏ từ 0,1 - 0,3 mm.

Khối lượng hạt: Khối lượng 1000 hạt đạt 0,16 g. Như vậy, trong 1 g hạt giống

có khoảng 6.250 hạt.

Độ thuần của hạt: Hạt giống được chọn tương đối đồng nhất về hình dạng và

kích thước, độ thuần được xác định là 96 %. Các mẫu hạt dùng để nghiên cứu được

sàng lọc, loại bỏ tạp chất, hạt bị lép, chỉ chọn những hạt chắc, nhẵn bóng.

85

So sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Huyền và cs. (2012)

thực hiện tại Kom Tum có đường kính quả 1 - 1,6 cm, khối lượng trung bình 1 quả

2,06 g, khối lượng trung bình 1000 hạt 0,147 g thì các giá trị thu được của quả và

hạt đảng sâm tại huyện Tây Giang đều cao hơn cả về kích thước và số lượng. Có

được kết quả này là do chỉ thu hạt giống trên những cây tốt và loại bỏ những cây

không đạt chất lượng.

b) Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi có một số nhận xét như sau: Sau

khi gieo 10 ngày hạt giống bắt đầu nảy mầm và kết thúc nảy mầm sau gieo 30 ngày,

hạt giống nảy mầm tập trung từ 15 - 20 ngày sau khi gieo. Kết quả nảy mầm của hạt

giống trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm

Công thức Số hạt

thí nghiệm

Số hạt

nẩy mầm

Tỷ lệ

nẩy mầm

(%)

χ2t χ2

05

Nhiệt độ nước 25 0C 300 208 69,33

8,07

7,81

Nhiệt độ nước 35 0C 300 216 72,00

Nhiệt độ nước 45 0C 300 195 65,00

Nhiệt độ nước 55 0C 300 186 62,00

Kết quả bảng 3.17 cho thấy, kết quả nẩy mầm của các thí nghiệm có sự chệnh lệch

đáng kể từ 62,00 - 72,00 %. Trong đó, tỷ lệ nẩy mầm đạt cao nhất ở nhiệt độ nước xử lý 35 0C (72,00 %) và tỷ lệ nẩy mầm thấp nhất ở nhiệt độ nước xử lý 55 0C (62,00 %).

Để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt

giống chúng tôi dùng tiêu chuẩn χ205 . Kết quả xử lý thống kê cho thấy, χ2

t = 8,07 >

χ205 = 7,81 (k = 3) suy ra các công thức có nhiệt độ nước xử lý hạt giống khác nhau

ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm. Dùng tiêu chuẩn χ205 để so sánh công thức có

tỷ lệ nẩy mầm cao nhất (35 0C) với công thức có tỷ lệ nẩy mầm cao thứ 2 (25 0C) có

kết quả: χ2t = 0,51 < χ2

05 = 3,84 (k = 1) suy ra không có sự sai khác về tỷ lệ nẩy mầm

giữa công thức cao nhất và công thức cao thứ 2. Từ những kết quả thu được chúng tôi

kết luận: Nhiệt độ nước xử lý hạt giống có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm,

dùng nước có nhiệt độ 25 - 35 0C để xử lý hạt giống đảng sâm đạt tỷ lệ nẩy mầm cao.

86

c) Ảnh hưởng thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống

Theo quan điểm của chúng tôi, để bảo tồn và phát triển nòi giống trong tự nhiên

có yếu tố nào đó đã kìm hãm sự nẩy mầm của hạt giống, đa số các loài hạt giống phải

trải qua giai đoạn ngủ, nghỉ nhưng cũng có một số loài không trải qua giai đoạn này.

Xuất phát từ quan điểm đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của

thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm

Công thức Số hạt

thí nghiệm

Số hạt

nẩy mầm

Tỷ lệ nẩy mầm

(%)

Gieo ngay không cất trữ 300 216 72.00

Gieo sau cất trữ 1 tháng 300 210 70.00

Gieo sau cất trữ 2 tháng 300 214 71.33

Gieo sau cất trữ 3 tháng 300 188 62.67

Gieo sau cất trữ 4 tháng 300 150 50.00

Gieo sau cất trữ 5 tháng 300 122 40.67

Gieo sau cất trữ 6 tháng 300 73 24.33

Kết quả trình bày ở bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống đảng sâm

đạt cao nhất là gieo ngay không cất trữ (72,00 %), ổn định sau cất trữ 1 tháng (70,00

%) và sau cất trữ 2 tháng (71,33 %). Từ tháng thứ 3 trở đi bắt đầu có sự suy giảm tỷ lệ

nẩy mầm (62,67 %) và giảm mạnh ở các tháng tiếp theo, đến tháng thứ 6 sau cất trữ tỷ

lệ nẩy mầm chỉ còn 24,33 %.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: χ2t = 243,98 > χ2

05 = 12,59 (k = 6),

chứng tỏ có sự sai khác về tỷ lệ nẩy mầm theo thời gian cất trữ khác nhau. Từ kết quả

thí nghiệm tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống đảng sâm theo thời gian cất trữ chúng ta xây

dựng được phương trình hàm số bậc 2 thể hiện quy luật giảm dần của tỷ lệ nẩy mầm

theo thời gian cất trữ, được thể hiện ở hình 3.4.

87

y = -1.6548x2 + 5.1452x + 68.2

R2 = 0.9783

0.00

10.00

20.00

30.00

40.00

50.00

60.00

70.00

80.00

1t 2t 3t 4t 5t 6t

Thời gian cất trữ (tháng)

Tỷ l

ệ n

ảy m

ầm

(%

)

Hình 3.7. Đường tương quan tuyến tính giữa thời gian cất trữ và tỷ lệ nẩy mầm của

hạt đảng sâm

Dựa vào phương trình hàm số bậc 2 thể hiện quy luật giảm dần tỷ lệ nẩy mầm

của hạt giống theo thời gian cất trữ ta dự tính được sau thời gian cất trữ sau 9 tháng hạt

giống đảng sâm hoàn toàn mất khả năng nẩy mầm. Đây là kết quả nghiên cứu có ý

nghĩa thực tiễn rất cao, góp phần quan trọng trong công tác nhân giống đảng sâm hiện

nay. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian cất trữ hạt giống đảng sâm tối đa là 3

tháng kể từ ngày thu hoạch. Sau khi thu hoạch hạt giống phải tiến hành gieo ngay đạt

tỷ lệ nẩy mầm cao nhất.

d) Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể luống gieo đến kết quả tạo cây mầm

Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể luống gieo đến tỷ lệ nẩy

mầm được tổng hợp ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tỷ lệ nẩy mầm theo các loại giá thể gieo hạt

Công thức Số hạt thí nghiệm Số hạt nẩy mầm Tỷ lệ (%) χ2t χ2

05

Công thức 3.1 300 104 34,67

236,37

7,81

Công thức 3.2 300 160 53,33

Công thức 3.3 300 188 62,67

Công thức 3.4 300 20 6,67

88

Kết quả trình bày ở bảng 3.19 cho thấy: tỷ lệ nẩy mầm giữa các hỗn hợp giá thể

luống gieo khác nhau là khác nhau. Công thức 3.3 có khả năng nẩy mầm cao nhất

(62,67 %) và công thức 3.4 có khả năng khả năng nẩy mầm kém nhất (6,67 %). Kết

quả phân tích phương sai cho thấy: χ2t = 236,37 > χ2

05 = 7,81 (k = 3), chứng tỏ có sự

sai khác về tỷ lệ nẩy mầm giữa các hỗn hợp giá thể luống gieo khác nhau. Dùng tiêu

chuẩn χ205 để so sánh công thức có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất (công thức 3.3) với công

thức có tỷ lệ nẩy mầm cao thứ 2 (3.2) cho kết quả: χ2t = 5,36 > χ2

05 = 3,84 (k = 1),

chứng tỏ có sự sai khác về tỷ lệ nẩy mầm giữa công thức cao nhất và công thức cao

thứ 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp giá thể luống gieo với tỷ lệ 2 phần đất

phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân chuồng hoai đạt tỷ lệ nẩy mầm tốt nhất.

e) Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm

Thành phần hỗn hợp ruột bầu không những ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn

ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con. Kết quả theo dõi về tỷ lệ sống của cây con đảng

sâm ở các thời điểm khác nhau tại vườn ươm được tổng hợp ở bảng 3.20.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm

Công thức Số cây

thí nghiệm

Tỷ lệ sống (%)

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Công thức 4.1 90 98,89 97,78 97,78

Công thức 4.2 90 97,78 96,67 96,67

Công thức 4.3 90 95,56 94,44 91,11

Công thức 4.4 90 96,67 93,33 89,89

Trung bình 90 97,23 95,56 93,61

Kết quả trình bày ở bảng 3.20 cho thấy: Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các hỗn

hợp ruột bầu khác nhau thì khác nhau. Hỗn hợp giá thể ruột bầu đạt tỷ lệ sống cao

nhất là hỗn hợp ở công thức 4.1 (97,78 %) và thấp nhất là giá thể ruột bầu ở công

thức 4.4 (91,11 %).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: χ2t = 8,31 > χ2

05 = 7,81 (k = 3), nên

khẳng định có sự sai khác về tỷ lệ sống cây đảng sâm giữa các giá thể ruột bầu khác

nhau. Dùng tiêu chuẩn χ205 để so sánh công thức hỗn hợp giá thể ruột bầu có tỷ lệ sống

cao nhất (công thức 4.1) và công thức hỗn hợp giá thể ruột bầu có tỷ lệ sống cao thứ 2

(công thức 4.2). Kết quả: χ2t = 0,21 < χ2

05 = 3,84 (k = 1), chứng tỏ giữa 2 công thức

không có sự sai khác rõ rệt. Hỗn hợp ruột bầu ở công thức 4.1 và công thức 4.2 đều

89

cho tỷ lệ sống tốt. Nhìn chung, các giá thể phù hợp với cây đảng sâm cho tỷ lệ sống

cao là giá thể có tỷ lệ đất phù sa cao hơn các thành phần khác. Điều này liên quan đến

tính ổn định và khả năng giữ nước duy trì độ ẩm và nhiệt độ của hỗn hợp ruột bầu, đặc

biệt là khi bước vào mùa nắng nóng.

f) Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến chiều cao trung bình của cây con

Sau 45 ngày gieo ươm, sinh trưởng chiều cao trung bình có sự chênh lệch giữa

các hỗn hợp giá thể ruột bầu khác nhau, dao động từ 16,09 - 18,97 cm (bảng 3.21).

Hỗn hợp giá thể ruột bầu ở công thức 4.2 có sinh trưởng chiều cao cây trung bình đạt

cao nhất (18,97 cm) và công thức 4.4 có sinh trưởng chiều cao cây trung bình thấp

nhất (16,09 cm).

Bảng 3.21. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau

Công thức

Chiều cao cây (cm) Ft F05

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 TB

147,23 4,07

Công thức 4.1 17,55 17,84 17,78 17,72

Công thức 4.2 19,00 18,83 19,10 18,97

Công thức 4.3 16,46 16,73 16,85 16,68

Công thức 4.4 16,25 15,84 16,17 16,09

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: Ft = 147,23 > F05 = 4,07. Điều này

chứng tỏ sinh trưởng chiều cao cây trung bình cây đảng sâm giữa các hỗn hợp giá thể

ruột bầu khác nhau có sự sai khác với độ tin cậy 95 %. Dựa vào kết quả phân tích tiêu

chuẩn t cho thấy: | t | = 10,54 > t05 = 2,78, chứng tỏ sinh trưởng chiều cao cây trung

bình giữa công thức cao nhất (công thức 4.2) và công thức có sinh trưởng chiều cao

cây trung bình cao thứ 2 (công thức 4.1) có sự sai khác. Dựa vào kết quả phân tích trên

kết luận: để cây đảng sâm đạt giá trị sinh trưởng chiều cao cây tốt trong giai đoạn

vườn ươm nên chọn hỗn hợp giá thể ruột bầu theo tỷ lệ 3 phần đất phù sa + 1 phần cát

+ 1 phần phân chuồng hoai.

g) Ảnh hưởng của giá thể ruột bầu đến số lá của cây đảng sâm trong vườn ươm

Kết quả theo dõi về hưởng của giá thể ruột bầu đến số lá của cây con đảng sâm

ở giai đoạn vườn ươm được tổng hợp ở bảng 3.22.

90

Bảng 3.22. Số lá trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau

Công thức Số lá trung bình/cây (lá) Ft F05

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 TB

185,12 4,07

Công thức 4.1 8,68 8,71 8,53 8,64

Công thức 4.2 8,92 8,98 9,02 8,97

Công thức 4.3 8,02 7,80 7,93 7,92

Công thức 4.4 7,39 7,17 7,29 7,28

Kết quả trình bày ở bảng 3.22 cho thấy: sinh trưởng về số lá cây đảng sâm giữa

các giá thể ruột bầu khác nhau có sự chênh lệch. Hỗn hợp giá thể ruột bầu ở công thức

4.2 cho sinh trưởng số lá cao nhất (8,97 lá) và hỗn hợp ruột bầu ở công thức 4.4 cho

sinh trưởng số lá thấp nhất (7,28 lá).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: Ft = 185,12 > F05 = 4,07. Điều này

chứng tỏ sinh trưởng số lá trung bình cây đảng sâm giữa các hỗn hợp giá thể ruột bầu

có sự sai khác với độ tin cậy 95 %. Kết quả tính toán tiêu chuẩn t cho thấy: | t | = 5,33

> t05 = 2,78. Điều này chứng tỏ sinh trưởng số lá trung bình cây đảng sâm giữa công

thức 4.2 và công thức 4.1 có sự sai khác rõ rệt. Dựa vào kết quả phân tích như trên, xét

về sinh trưởng số lá thì chọn hỗn hợp giá thể ruột bầu với tỷ lệ 3 phần đất phù sa + 1

phần cát + 1 phần phân chuồng hoai cho sinh trưởng số lá tốt nhất.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ che sáng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

đảng sâm trong vườn ươm

a) Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây đảng sâm

Tỷ lệ sống của cây đảng sâm giữa các chế độ che sáng khác nhau có sự sai khác

(bảng 3.23). Chế độ che sáng ở công thức 5.4 (75 %) đạt tỷ lệ sống cao nhất (98,89 %)

và chế độ che sáng ở công thức 5.1 (0 %) cho tỷ lệ sống thấp nhất (91,11 %).

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống cây đảng sâm

Công thức Số cây

thí nghiệm

Tỷ lệ sống (%)

15 ngày 30 ngày 45 ngày

Công thức 5.1 90 98,89 95,56 91,11

Công thức 5.2 90 98,89 97,78 95,56

Công thức 5.3 90 98,89 97,78 97,78

Công thức 5.4 90 100,00 98,89 98,89

Trung bình 90 99,17 97,50 95,84

91

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: χ2t = 8,00 > χ2

05 = 7,81 (k = 3), có thể

khẳng định tỷ lệ sống của cây đảng sâm trong giai đoạn vườn ươm theo các chế độ che

sáng khác nhau có sự sai khác rõ rệch. Chế độ che sáng ở công thức 5.4 (che 75 %) đạt

tỷ lệ sống cao nhất, ở giai đoạn 15 ngày đầu đạt tỷ lệ sống 100 % và vẫn duy trì ổn

định sau 45 ngày (98,89 %). Chế độ che sáng ở công thức 5.1 (0 %) cho tỷ lệ sống

thấp nhất, dù ở 15 ngày đầu cho tỷ lệ sống cao (98,89 %) nhưng tỷ lệ này giảm xuống

rõ rệt chỉ còn 91,11 % sau 45 ngày. Dùng tiêu chuẩn χ205 để so sánh độ che sáng của

công thức cho tỷ lệ sống cao nhất (công thức 5.4) và công thức có độ che sáng cho tỷ

lệ sống cao thứ 2 (công thức 5.3). Kết quả: χ2t = 0,34 < χ2

05 = 3,84 (k = 1), chứng tỏ cả

2 công thức có độ che sáng 50 % và 75 % đều có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, xét về mặt

kinh tế thì nên chọn công thức 5.3 có độ che sáng 50 %.

b) Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm

Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao

trung bình của cây con đảng sâm tại độ tuổi 45 ngày ở giai đoạn vườn ươm được tổng

hợp ở bảng 3.23.

Bảng 3.24. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau

Công thức

Chiều cao cây trung bình (cm) Ft F05

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 TB

13,89 4,07

Công thức 5.1 14,60 13,76 13,56 13,98

Công thức 5.2 14,54 14,04 14,92 14,50

Công thức 5.3 15,81 16,06 16,47 16,11

Công thức 5.4 16,02 17,96 18,31 17,43

Kết quả trình bày ở bảng 3.24 cho thấy: Sinh trưởng chiều cao trung bình cây

đảng sâm giữa các công thức có độ che sáng khác nhau thì khác nhau. Độ che sáng ở

công thức 5.4 đạt sinh trưởng chiều cao trung bình cao nhất (17,43 cm) và độ che sáng

ở công thức 5.1 (0 %) đạt sinh trưởng chiều cao trung bình thấp nhất (13,98 cm).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: Ft = 13,89 > F05 = 4,07, nên khẳng định

sinh trưởng chiều cao trung bình cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau có sự sai

khác với độ tin cậy 95 %. Dựa vào kết quả tính toán tiêu chuẩn t cho thấy: | t | = 1,78 <

t05 = 2,78, chứng tỏ sinh trưởng chiều cao trung bình cây đảng sâm giữa 2 công thức

5.4 và công thức 5.3 không có sự sai khác. Cả 2 chế độ che sáng 50 % và 75 % đều

92

cho sinh trưởng chiều cao tốt. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích kinh tế nên chọn chế độ

che sáng 50 %.

c) Ảnh hưởng của độ che sáng đến số lá của cây đảng sâm

Sau gieo ươm 45 ngày, sinh trưởng về số lá đảng sâm đạt từ 6 đến 10 lá, giữa

các chế độ che sáng khác nhau có sự chênh lệch. Chế độ che sáng ở công thức 5.4 (che

75 %) cho sinh trưởng số lá trung bình cao nhất (9,49 lá) và chế độ che sáng ở công

thức 5.1 (che 0 %) cho sinh trưởng bình quân số lá kém nhất (6,46 lá).

Bảng 3.25. Số lá của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau

Công thức

Số lá trung bình/cây (lá) Ft F05

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3 TB

6,05 4,07

Công thức 5.1 6,54 6,47 6,36 6,46

Công thức 5.2 6,92 6,96 7,20 7,03

Công thức 5.3 7,64 7,62 8,14 7,80

Công thức 5.4 11,59 8,49 8,38 9,49

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: Ft = 6,05 > F05 = 4,07, chứng tỏ sinh

trưởng về số lá trung bình cây đảng sâm giữa các chế độ che sáng khác nhau có sự sai

khác với độ tin cậy 95 %. Dựa và kết quả tính toán tiêu chuẩn t cho thấy: | t | = 1,58 <

t05 = 2,78, điều này chứng tỏ rằng sinh trưởng về số lá trung bình cây đảng sâm giữa 2

công thức 5.4 (che 75 %) và công thức 5.3 (che 50 %) chưa có sự sai khác rõ rệch. Chế

độ che sáng 50 % và 75 % đều cho sinh trưởng số lá trung bình tốt. Tuy nhiên, xét về

góc độ kinh tế và huấn luyện cho cây sớm thích nghi với điều kiện sinh thái khi trồng

nên chọn chế độ che sáng 50 % là thích hợp nhất.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng (IBA, 3-indolebutitie axit)

đến tỷ lệ sống của hom

IBA là chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng phổ biến hiện nay trong kỹ thuật

giâm hom. Trong thí nghiệm giâm hom đảng sâm được sử dụng IBA với các nồng độ

khác nhau: 500, 1.000, 1.500 để đánh giá tỷ lệ sống của hom giống. Kết quả thí

nghiệm được trình bày ở bảng 3.26.

93

Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các công thức IBA

Công

thức

Nồng độ

IBA (ppm)

Số hom thí

nghiệm

Số hom

sống

Tỷ lệ sống

(%) χ2

t χ205

1 0 96 32 33,33

26,27 7,81

2 500 96 45 46,88

3 1.000 96 64 66,67

4 1.500 96 35 36,46

Bảng 3.26 cho thấy, hom giống đảng sâm xử lý IBA có nồng độ khác nhau cho

tỷ lệ sống khác nhau. Các công thức có xử lý IBA đều cho tỷ lệ sống cao hơn đối

chứng, tỷ lệ sống đạt cao nhất (66,67 %) ở công thức có xử lý IBA với nồng độ 1000

ppm. Tiếp tực tăng nồng độ 1500 ppm tỷ lệ sống của hom giống giảm xuống còn 36,46

%. Dùng tiêu chuẩn χ205 để đánh giá và chọn công thức tốt nhất trong giâm hom đảng

sâm cho kết quả: χ2t = 26,27 > χ2

05 = 7,81 (k = 3). Chứng tỏ các công thức có nồng độ

IBA khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống của hom giống. Dùng tiêu

chuẩn χ205 để so sánh công thức cho tỷ lệ ra rễ cao nhất và cao thứ 2 (công thức 3 và

công thức 2) kết quả cho thấy: χ2t = 7,66 > χ2

05 = 3,84 (k = 1), điều này chứng tỏ có sự

sai khác ở mức ý nghĩa giữa công thức 2 và công thức 3. Hom giống đảng sâm dùng

IBA để xử lý với nồng độ 1000 ppm cho tỷ lệ sống cao nhất.

3.3.1.4.. Tổng kết kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt

Kết quả phỏng vấn, thảo luận với người dân địa phương và tham vấn các nhà

khoa học có liên quan về kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt phù hợp với vùng sinh

thái và kiến thức bản địa của người Cơ Tu được thể hiện ở sơ đồ sau:

94

Sơ đồ 3.3. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt

Bước 1. Công tác chuẩn bị

1.1. Xác định thời vụ gieo ươm

Thời vụ gieo hạt giống thích hợp từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm vì sức nẩy

mầm của hạt giống giảm rất nhanh theo thời gian cất trữ. Tốt nhất nên gieo ngay hạt

giống sau khi thu hoạch hoặc chậm nhất là 3 tháng sau khi thu hoạch.

Nếu trồng trong vụ Xuân thì thời gian chăm sóc cây con trong vườn ươm trên 1

năm, cây con đã hoàn thành chu kỳ sinh trưởng của năm thứ nhất và đã có củ. Khi cây

bắt đầu đâm chồi mới đạt 30 - 40 cm thì đem trồng. Nếu trồng trong vụ Thu thì cây

con đạt 4 tháng tuổi nên phải áp dụng kỹ thuật hãm cây hoặc cắt bớt phần thân trước

khi đem trồng.

1.2. Chọn, thu hái và bảo quản hạt giống

- Chọn giống: Hạt giống được chọn ở những cây từ 3 năm tuổi trở lên, sinh

trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

Bước 1.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

25 - 3

0 n

gày

Bước 2.

GIEO TẠO CÂY MẦM,

CÂY MẠ

Bước 3.

ƯƠM TẠO CÂY CON

1.2. Chọn, thu hái, bảo quản hạt giống

50

– 6

0

ng

ày

1.3. Chuẩn bị giá thể gieo hạt, đóng bầu

2.1. Xử lý hạt giống

2.2. Gieo tạo cây mầm, cây mạ

2.3. Chăm sóc, quản lý cây mầm,

cây mạ

3.1. Cấy cây mạ vào bầu

3.2. Chăm sóc, quản lý cây con

1.1. Xác định thời vụ gieo ươm

95

- Thu hái hạt giống: Thời điểm thu hoạch quả từ tháng 10 - 12 dương lịch khi

quả đã chín rộ. Không thu hái những quả chín đầu và cuối vụ. Chọn những quả chín

đều, có đường kính > 1,5 cm, mỗi năm thu từ 2 - 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 10 - 15

ngày, mỗi đợt thu hái phải cất trữ riêng để gieo riêng.

- Chế biến và bảo quản hạt giống: Sau khi thu hoạch quả phải tiến hành ủ 2 - 3

ngày cho quả chín đều rồi phơi 5 - 6 nắng để quả khô tự nhiên. Tách vỏ để lấy hạt giống,

loại bỏ hạt lép, tạp chất rồi gói hạt giống trong giấy báo, bên ngoài bọc thêm 1 lớp

nilong để chống ẩm. Thời gian bảo quản khô thông thường hạt giống không quá 3 tháng.

1.3. Chuẩn bị giá thể để gieo hạt, đóng bầu

- Giá thể gieo hạt gồm 2 phần đất phù sa + 1 phần cát mịn + 1 phần phân hữu cơ

vi sinh. Có thể thay thế 1 phần phân hữu cơ vi sinh bằng phân chuồng hoai mục + 1 %

super lân + 1 % vôi bột. Hỗn hợp trên được trộn đều và ủ 2 - 3 tháng trước khi gieo

hạt. Giá thể được đựng trong thùng (xốp, nhựa, gỗ …) có bề dày tối thiểu 10 cm, bề

rộng tối thiểu 50 cm hoặc đánh thành luống cao 10 - 15 cm, rộng 1 - 1,2 m, chiều dài

phù hợp với diện tích vườn ươm. Để gieo 1 vạn cây mầm cần diện tích 6 - 8 m2, lượng

hạt giống cần chuẩn bị 3 - 4 g.

- Giá thể tạo bầu cấy cây gồm 80 % đất mặt tầng B + 19 % phân chuồng hoai

mục và 1 % super lân. Chọn vỏ bầu bằng Polyetylen (P.E). Kích thước vỏ bầu có

đường kính đáy 6 - 8 cm, cao 11 - 12 cm. Kích thước luống đặt bầu như luống gieo

hạt. Mặt luống phẳng. Luống làm theo hướng Đông - Tây và có giàn che bóng cho cây.

Đóng bầu bầu đủ số lượng cây giống theo yêu cầu.

Bước 2. Gieo tạo cây mầm, cây mạ

2.1. Xử lý hạt giống

Ngâm hạt giống trong nước có nhiệt độ từ 25 - 35 0C trong 12 giờ, vớt để ráo

nước rồi ủ trong túi vải 3 - 5 ngày tùy theo thời tiết. Mỗi ngày ủ phải rửa chua 1 - 2

lần, khi hạt có dấu hiệu nứt nanh thì đem gieo.

2.2. Gieo tạo cây mầm, cây mạ

- Gieo hạt: Để gieo đều hạt giống trên mặt luống phải trộn hạt giống với cát

sạch với tỷ lệ 1 phần hạt giống : 5 phần cát. Trộn đều hạt giống trong cát sạch và chia

làm 3 phần, rãi 3 lần, mỗi lần rãi 1 phần đều khắp trên mặt luống. Cuối cùng, rãi một

lớp đất mỏng lấp kín hạt giống. Sau khi gieo, mỗi ngày tưới giữ ẩm 1- 2 lần, mỗi lần

tưới 0,3 - 0,5 lít/m2 tùy theo điều kiện thời tiết. Hàng ngày phải theo dõi và có biện

pháp phòng trừ kiến, dế, sâm xám và động vật gây hại.

96

2.3. Chăm sóc, quản lý cây mầm, cây mạ

- Che sáng, che mưa: Vườn ươm cây mầm, cây mạ phải tiến hành che sáng từ

50 - 75 % tùy theo mùa. Phía dưới dàn che sáng phải phủ một lớp nilong trắng để che

mưa nhằm tránh hiện tượng mưa lớn làm dập nát cây con.

- Tưới nước: Hàng ngày phải tưới ẩm ít nhất một lần vào lúc sáng sớm hoặc

chiều mát. Nên duy trì độ ẩm thích hợp, tránh tưới quá ẩm tạo điều kiện bệnh lở cổ rễ

phát triển.

- Bảo vệ cây mầm, cây mạ: Hàng ngày phải thường xuyên theo dõi vườm ươm

để có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do gia súc, gia

cầm, côn trùng, bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thường gây nên.

Bước 3. Ươm tạo cây con

3.1. Cấy cây mạ vào bầu

- Trước khi bứng cây 8 - 12 giờ phải tưới nước đủ ẩm cho luống gieo và bầu

cây, chọn thời điểm râm mát để bứng cây cấy vào bầu. Thao tác bứng cây phải nhẹ

nhàng tránh làm tổn thương cơ giới, đặc biệt là phần rễ.

- Chọn cây có đủ 4 - 6 cặp lá, cao 6 - 10 cm, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để

bứng đem đi cấy.

- Dùng que cấy chọc giữa bầu 1 lỗ rộng và sâu phù hợp với chiều dài của rễ cây

mạ, đặt một cây vào lỗ rồi dùng que cấy ép nhẹ đất 2 bên ôm chặt phần rễ cây.

3.2. Chăm sóc, quản lý cây con

- Tưới nước: Hàng ngày phải tưới ẩm ít nhất mỗi ngày một lần để duy trì độ ẩm

hợp lý. Tránh hiện tượng ứ đọng nước trên mặt bầu gây thối rễ, phát sinh mầm bệnh.

- Cấy dặm: Trong tháng đầu tiên, định kỳ 5 - 7 ngày một lần tiến hành cấy dặm

vào những cây bị chết và cây bị tổn thương khó phục hồi.

- Làm cỏ, phá ván: Định kỳ 20 ngày 1 lần dùng que xới phá ván mặt bầu và nhổ

sạch cỏ dại.

- Bón thúc: Khi thấy cây có hiện tượng sinh trưởng chậm, vàng lá do thiếu dinh

dưỡng phải tiến hành bón thúc. Dùng phân NPK (16 - 16 - 8) pha ở nồng độ 5 %, tưới

phân xong phải tưới rửa bằng nước sạch.

- Phòng trừ sâu bệnh: Sau khi cấy cây 5 - 7 ngày phun thuốc Viben C nồng độ

0,5 % để phòng nấm bệnh gây hại. Nếu thấy cần thiết định kỳ 15 ngày phun 1 lần. Nếu

thấy có sâu, dế, kiến … gây hại thì dùng Basudin 1 %, Factac 5 EC, … để diệt trừ.

- Bảo vệ cây con: Không để gia súc, gia cầm phá hoại vườn ươm, chủ động có

biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của thời tiết bất lợi.

97

- Điều tiết chế độ che sáng: Trong 1 - 2 tháng đầu điều chỉnh độ che sáng 50 - 75

%, những tháng tiếp theo mỗi tháng giảm 25 % để huấn luyện cây, đến tháng thứ 4 có

thể dỡ bỏ giàn che. Tuy nhiên, phải có phương án che mưa cho cây khi gặp mưa lớn.

- Đảo bầu: Đầu tháng thứ 3 tiến hành đảo bầu, phân loại cây tốt, cây xấu, kiểm

kê số lượng. Những cây có cùng kích thước, phẩm chất được xếp thành luống riêng để

có chế độ chăm sóc phù hợp.

- Cắt ngọn: Trước khi xuất vườn 7 - 10 ngày tiến hành cắt bớt ngọn những cây

mọc vượt, giữ lại 20 - 25 cm phần thân trên mặt bầu, tạm dừng các biện pháp chăm sóc.

- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây có đủ 4 tháng tuổi trở lên, sinh trưởng, phát

triển tốt, không bị sâu bệnh, dị tật. Chiều cao cây đạt trên 20 - 25 cm, có 6 - 8 cặp lá.

3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.3.2.1. Sinh trưởng, phát triển của đảng sâm trong các mô hình

a) Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng

sâm được trình bày ở bảng 3.27.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng sâm ở các thời

điểm theo dõi

STT Phương thức trồng

Tỷ lệ sống (%)

Sau trồng 30 ngày Sau trồng 60 ngày Sau trồng 90 ngày

1 Trồng dưới tán rừng 94,79 84,38 82,29

2 Trồng xen ngô, sắn 89,59 87,50 86,48

3 Trồng thuần không có

giàn leo 93,75 91,67 90,63

4 Trồng thuần có làm

giàn leo 96,88 95,83 95,83

98

75.00

80.00

85.00

90.00

95.00

100.00

Trồng dưới

tán rừng

Trồng xen

ngô, sắn

Trồng thuần

không làm

giàn leo

Trồng thuần

có làm giàn

leo

Phương thức trồng Đảng sâm

Tỷ l

ệ s

ốn

g (

%)

Tỷ lệ sống (%) Sau

trồng 30 ngày

Tỷ lệ sống (%) theo thời

gian Sau trồng 60 ngày

Tỷ lệ sống (%) theo thời

gian Sau trồng 90 ngày

Hình 3.8. Tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau

Kết quả trình bày ở bảng 3.27 cho thấy: Sau trồng 30 ngày, tỷ lệ sống của đảng

sâm theo các phương thức trồng khác nhau biến động từ 89,59 % đến 96,88 %, trong

đó, phương thức trồng thuần có làm giàn leo đạt tỷ lệ sống cao nhất (96,88 %). Sau

trồng 60 ngày, tỷ lệ sống có giảm, đáng chú ý là ở phương thức trồng dưới tán rừng có

tỷ lệ sống (84,38 %) giảm rất nhiều so với các phương thức trồng còn lại. Nguyên

nhân chủ yếu làm chết cây là do động vật ăn củ gây hại và độ ẩm dưới tán rừng rất

cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thối lở cổ rễ (damping off) do nấm hạch sợi

(Zhicoctonia spp) gây hại. Sau trồng 90 ngày thì tỷ lệ sống vẫn tiếp tục giảm nhưng tỷ

lệ giảm không lớn. Trong các phương thức trồng thì phương thức trồng thuần có làm

giàn leo có tỷ lệ sống cao nhất (95,83 %), kế đến là phương thức trồng thuần không có

giàn leo (90,63 %), thấp nhất là phương thức trồng dưới tán rừng (82,29 %). Qua quá

trình theo dõi tỷ lệ sống của đảng sâm rút ra nhận xét: Độ ẩm đất và độ ẩm không khí

ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây giống, trong giai đoạn thời tiết có mưa nhiều

thì cây giống trồng thuần trên đất nương rẫy có tỷ lệ sống cao hơn so với cây giống

trồng dưới tán rừng hoặc trồng xen và ngược lại, trong giai đoạn thời tiết có nắng

nhiều thì cây giống trồng dưới tán rừng hoặc trồng xen có tỷ lệ sống cao hơn so với

cây giống trồng thuần trên đất nương rẫy.

b) Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của đảng sâm

* Sinh trưởng chiều cao cây

Đảng sâm là cây thân quấn nên phát triển chiều cao cây rất nhanh. Qua theo dõi

và đo chiều cao cây vào cuối giai đoạn sinh trưởng của mỗi năm và trình bày kết quả ở

bảng 3.28.

99

Bảng 3.28. Sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm

Mô hình

Năm

Chiều cao cây (cm)

Ftính; F05 Ttính; T05 Mô

hình 1

hình 2

hình 3

hình 4

Năm thứ 1 165,09

± 3,24

181,44

± 8,03

178,94

± 6,06

193,03

± 7,06

Ftính = 3,15

F05 = 2,68

Ttính = 1,27

T05 = 1,98

Năm thứ 2 188,97

± 2,87

208,00

± 6,24

224,94

± 7,33

254,84

± 10,16

Ftính = 15,29

F05 = 2,68

Ttính = 2,96

T05 = 1,98

Năm thứ 3 191,09

± 6,32

201,31

± 9,41

231,63

± 9,81

336,56

± 10,37

Ftính = 16,69

F05 = 2,68

Ttính = 3,29

T05 = 1,98

Kết quả trình bày ở bảng 3.28 cho thấy: Chiều cao cây cuối giai đoạn sinh

trưởng của đảng sâm trong năm thứ nhất đạt từ 165,09 - 193,03 cm. Theo đó, chiều

cao cây của đảng sâm trong mô hình 4 lớn nhất đạt 193,03 cm. Kết quả phân tích

phương sai cho thấy: F tính = 3,15 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình

trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Dùng tiêu

chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có chiều cao cây lớn nhất với mô hình có chiều

cao cây lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 1,27 < t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ không có sự khác

biệt về chiều cao cây của mô hình 4 và mô hình 3 trong năm thứ nhất.

Chiều cao cây của đảng sâm trong các mô hình ở cuối năm sinh trưởng thứ 2 có

sự khác biệt và lớn hơn so với năm thứ nhất. Kết quả phân tích phương sai cho thấy: F

tính = 15,29 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình trồng đảng sâm theo

phương thức khác nhau có chiều cao cây khác nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student) để so

sánh mô hình có chiều cao cây lớn nhất với mô hình có chiều cao cây lớn thứ 2 cho

thấy: t tính = 2,96 > t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ có sự khác biệt về chiều cao cây của mô

hình 4 và mô hình 3 trong năm thứ hai. Hay nói cách khác, mô hình 4 đạt chiều cao

cây lớn nhất so với các mô hình còn lại vào cuối giai đoạn sinh trưởng của năm thứ 2.

Chiều cao cây cuối giai đoạn sinh trưởng của đảng sâm trong năm thứ 3 đạt từ

191,09 - 336,56 cm. Đáng chú ý là ở mô hình 4 đạt đến chiều cao cây 336,56 cm. Kết

quả phân tích phương sai cho thấy: F tính = 16,69 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết

luận các mô hình trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có chiều cao cây khác

nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có chiều cao cây lớn nhất với

mô hình có chiều cao cây lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 3,29 > t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ

có sự khác biệt về chiều cao cây của mô hình 4 và mô hình 3 trong năm thứ 3.

100

Kết quả theo dõi sinh trưởng chiều cao cây của đảng sâm trong các mô hình đi

đến kết luận: Đảng sâm trồng có làm giàn leo sinh trưởng chiều cao cây lớn nhất, năm

thứ 1 đạt 193,03 ± 7,06 cm, năm thứ 2 đạt 254,84 ± 10,16 cm và năm thứ 3 đạt 336,56

± 10,37 cm.

* Sinh trưởng số nhánh/cây

Sinh trưởng số nhánh/cây là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó cho phép đánh giá

được chất lượng sinh trưởng của cây và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trong thí

nghiệm này, chúng tôi tiến hành đếm số nhánh/cây đảng sâm vào cuối giai đoạn sinh

trưởng của đảng sâm qua các năm và trình bày ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Sinh trưởng số nhánh của cây đảng sâm

Mô hình

Năm

Sinh trưởng của đảng sâm

(nhánh/cây)

Ftính; F05 Ttính; T05

hình 1

hình 2

hình 3

hình 4

Năm thứ 1 3,56 ±

0,16

4,44 ±

0,34

4,78 ±

0,46

5,06 ±

0,46

Ftính = 3,62

F05 = 2,68

Ttính = 0,58

T05 = 1,98

Năm thứ 2 5,19 ±

0,29

5,63 ±

6,24

5,78 ±

0,29

4,49 ±

0,26

Ftính = 2,91

F05 = 2,68

Ttính = 0,38

T05 = 1,98

Năm thứ 3 5,25 ±

0,27

5,56 ±

0,29

6,16 ±

0,32

4,97 ±

0,22

Ftính = 3,94

F05 = 2,68

Ttính = 1,64

T05 = 1,98

Kết quả ở bảng 3.29 cho thấy: Vào cuối năm sinh trưởng thứ nhất, số nhánh/cây

của đảng sâm trồng trong các mô hình đạt từ 3,55 - 5,06 nhánh/cây. Trong đó mô hình

4 đạt chỉ tiêu số nhánh/cây lớn nhất. Kết quả phân tích phương sai cho thấy: F tính =

3,62 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình trồng đảng sâm theo phương

thức khác nhau có số nhánh/cây khác nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô

hình có số nhánh/cây lớn nhất với mô hình có số nhánh/cây lớn thứ 2 cho thấy: t tính =

0,58 < t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ không có sự khác biệt rõ ràng về số nhánh/cây của

mô hình 4 và mô hình 3 trong năm thứ nhất.

Cuối năm sinh trưởng thứ 2, kết quả cho thấy mô hình 4 có sinh trưởng số

nhánh/cây (4,49 ± 0,26) thấp hơn các mô hình còn lại. Đây là kết quả rất đáng lưu ý.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: F tính = 2,91 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép

kết luận các mô hình trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có số nhánh/cây

101

khác nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có số nhánh/cây lớn nhất

với mô hình có số nhánh/cây lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 0,38 < t 05 = 1,98 (k = 1) cho

thấy không có sự khác biệt về số nhánh/cây giữa mô hình 3 và mô hình 2 trong năm

thứ hai.

Cuối năm sinh sinh trưởng thứ 3, kết quả cho thấy mô hình 3 có sinh trưởng số

nhánh/cây (6,16 ± 0,32) đạt cao nhất so với các mô hình còn lại. Kết quả phân tích

phương sai cho thấy: F tính = 3,94 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình

trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có số nhánh/cây khác nhau. Dùng tiêu

chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có số nhánh/cây lớn nhất với mô hình có số

nhánh/cây lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 1,64 < t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ không có sự

khác biệt về số nhánh/cây của mô hình 3 và mô hình 2 trong năm thứ 3.

Kết quả theo dõi sinh trưởng số nhánh/cây của đảng sâm đi đến kết luận: Đảng

sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo sinh trưởng số nhánh/cây mạnh

nhất (6,16 nhánh/cây). Đây là kết quả hết sức quan trọng, làm cơ sở khoa học để lựa

chọn được phương thức trồng đảng sâm phù hợp.

* Sinh trưởng đường kính đầu củ

Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm là chỉ tiêu rất quan trọng, chỉ tiêu này

có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cuối giai đoạn sinh trưởng của mỗi năm được

tiến hành đo đường kính đầu củ và trình bày kết quả ở bảng 3.30.

Bảng 3.30. Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm

Mô hình

Năm

Sinh trưởng đường kính đầu củ (cm)

Ftính; F05 Ttính; T05 Mô

hình 1

hình 2

hình 3

hình 4

Năm thứ 1 1,29 ±

0,08

1,31 ±

0,01

1,36 ±

0,01

1,58 ±

0,01

Ftính = 3,54

F05 = 2,68

Ttính = 2,24

T05 = 1,98

Năm thứ 2 1,70 ±

0,06

1,82 ±

0,07

1,87 ±

0,07

1,95 ±

0,06

Ftính = 2,70

F05 = 2,68

Ttính = 3,51

T05 = 1,98

Năm thứ 3 2,03 ±

0,06

2,15 ±

0,07

2,25 ±

0,08

2,27 ±

0,04

Ftính = 7,81

F05 = 2,68

Ttính = 2,37

T05 = 1,98

Số liệu trình bày ở bảng 3.30 cho thấy, cuối năm sinh trưởng thứ nhất, đường

kính đầu củ đảng sâm dao động từ 1,29 - 1,58 cm. Kết quả phân tích phương sai 1

nhân tố cho thấy: F tính = 3,54 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình

102

trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có đường kính đầu củ khác nhau. Dùng

tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có đường kính đầu củ lớn nhất với mô hình

có đường kính đầu củ lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 2,24 > t 05 = 1,98 (k = 1) chứng tỏ có

sự khác biệt về đường kính đầu củ của mô hình 4 và mô hình 3.

Cuối năm sinh trưởng thứ 2, đường kính đầu củ của tất cả các mô hình đều tăng

so với năm thứ nhất và có sự khác biệt giữa các mô hình. Kết quả phân tích phương sai

1 nhân tố cho thấy: F tính = 2,70 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình

trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có đường kính đầu củ khác nhau. Dùng

tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có đường kính đầu củ lớn nhất với mô hình

có đường kính đầu củ lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 3,51 > t 05 = 1,98 (k = 1) cho thấy có

sự khác biệt về đường kính đầu củ của mô hình 4 và mô hình 3. Hay nói theo cách

khác, đường kính đầu củ mô hình 4 lớn nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các

mô hình còn lại.

Cuối năm sinh trưởng thứ 3, đường kính đầu củ của tất cả các mô hình đều tăng

so với năm thứ 2 và có sự khác biệt giữa các mô hình. Theo đó, mô hình 4 đạt đường

kính đầu củ lớn nhất (2,27 cm). Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy: F tính

= 7,81 > F 05 = 2,68 (k = 3) cho phép kết luận các mô hình trồng đảng sâm theo

phương thức khác nhau có đường kính đầu củ khác nhau. Dùng tiêu chuẩn t (Student)

để so sánh mô hình có đường kính đầu củ lớn nhất với mô hình có đường kính đầu củ

lớn thứ 2 cho thấy: t tính = 2,37 > t 05 = 1,98 (k = 1) cho thấy có sự khác biệt về đường

kính đầu củ của mô hình 4 và mô hình 3.

Từ những kết quả trình ở bảng 3.30 cho phép kết luận: Sinh trưởng đường kính

đầu củ của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau là khác nhau. Trong đó,

trồng thuần đảng sâm có làm giàn leo sinh trưởng đầu củ lớn hơn so với các phương

thức còn lại.

* Số cây ra hoa, đậu quả

Quá trình ra hoa, đậu quả là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của đảng

sâm. Trong mỗi năm theo dõi quá trình ra hoa, đậu quả của đảng sâm trong các mô hình.

103

Bảng 3.31. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả của cây đảng sâm

Mô hình

Năm

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Tỷ lệ

cây ra

hoa

(%)

Tỷ lệ

cây

đậu

quả

(%)

Tỷ lệ

cây ra

hoa

(%)

Tỷ lệ

cây

đậu

quả

(%)

Tỷ lệ

cây ra

hoa

(%)

Tỷ lệ

cây

đậu

quả

(%)

Tỷ lệ

cây ra

hoa

(%)

Tỷ lệ

cây

đậu

quả

(%)

Năm thứ 1 53,13 25,00 46,88 25,00 46,88 28,13 59,38 46,88

Năm thứ 2 75,00 50,00 71,88 50,00 78,13 62,50 84,38 68,75

Năm thứ 3 75,00 50,00 90,63 62,50 90,63 81,25 100 87,50

Trong năm sinh trưởng thứ nhất, cây trong tất cả các mô hình đều ra hoa, đậu

quả nhưng tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả còn thấp. Mô hình 1 có 53,13 % số cây ra hoa

nhưng chỉ có 25,00 % số cây đậu quả. Mô hình 2 có 46,88 % số cây ra hoa nhưng chỉ

có 25,00 % số cây đậu quả. Mô hình 3 có 46,88 % số cây ra hoa nhưng có 28,13 % số

cây đậu quả. Đáng lưu ý là ở mô hình 4 có 59,38 % số cây ra hoa và 46,88 % số cây

đậu quả, cao hơn so với 3 mô hình còn lại.

Trong năm sinh trưởng thứ 2, tỷ lệ ra hoa, đậu quả của đảng sâm trong các mô

hình có tăng lên so với năm thứ nhất. Mô hình 1 có 75,00 % số cây ra hoa và trong đó

có 50,00 % số cây đậu quả. Mô hình 2 có 71,88 % số cây ra hoa và trong đó có 50,00

% số cây đậu quả. Mô hình 3 có 78,13 % số cây ra hoa và trong đó có 62,50 % số cây

đậu quả. Mô hình 4 một lần nữa có số cây ra hoa, đậu quả cao hơn so với các mô hình

còn lại (84,38 % số cây ra hoa, 68,75 % số cây đậu quả).

Trong năm sinh trưởng thứ 3, khả năng ra hoa, đậu quả của các mô hình thể

hiện sự khác biệt rất lớn. Đáng chú ý là giữa mô hình 1 (75,00 % số cây ra hoa và

50,00 % số cây đậu quả) và mô hình 4 (100 % số cây ra hoa và 87,50 % số cây đậu

quả. Khi quan sát đặc điểm của những cây ra hoa, đậu quả nhiều đều là những cây có

leo bám lên giá thể leo là cây bụi và cây trồng xen hoặc giàn leo. Những cây này đã

vươn lên trên để nhận được ánh sáng nhiều hơn, vấn đề này được giải thích vì đảng

sâm là cây ưa sáng. Từ những kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.24 và phân

tích như trên chúng tôi đi đến kết luận: Để tăng cường khả năng ra hoa, đậu quả của

đảng sâm ta phải tạo giá leo cho cây.

104

3.3.2.2. Cấu trúc sản phẩm và năng suất của các mô hình trồng đảng sâm

a) Cấu trúc sản phẩm đảng sâm phân theo cấp cỡ đường kính đầu củ

Sau 3 năm chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tại xã Ch’ơm, kết quả thu

hoạch mỗi mô hình 12 m2 được phân theo cấp cỡ đường kính củ, số năm sinh trưởng

được thể hiện ở bảng 3.32.

Bảng 3.32. Cấu trúc sản phẩm đảng sâm được phân theo cấp kính

Cấp kính đầu củ

Mô hình 1

Ghi chú Số

lượng

củ

Tổng

khối

lượng

(g)

Khối

lượng

bình

quân

(g/củ)

Đường

kính bình

quân

(cm)

Chiều dài

bình

quân

(cm)

VII (> 30 mm) 1,00 100,00 100,00 3,10 28,50

3 năm

tuổi

VI (25,1-30 mm) 2,00 130,00 65,00 2,80 18,50

V (20,1-25 mm) 10,00 498,00 49,80 2,17 19,40

IV (15,1- 20 mm) 21,00 713,00 33,95 1,81 15,67

III (10,1-15 mm) 44,00 725,20 16,48 1,24 13,91 2 năm

tuổi

II (5,1-10 mm) 75,00 638,40 8,51 0,93 12,21 1 năm

tuổi I (≤ 5 mm) 2,00 11,00 5,50 0,40 9,50

Tổng 155,00 2.815,60 279,24 12,51 117,69

105

Cấp kính

Mô hình 2

Ghi chú Số lượng

củ

Tổng khối

lượng

(gam)

Khối

lượng bình

quân

(g/củ)

Đường

kính bình

quân (cm)

Chiều

dài bình

quân

(cm)

VII (> 30 mm) 1,00 105,00 105,00 3,20 29,00

3 năm

tuổi

VI (25,1-30 mm) 4,00 346,00 86,50 2,78 22,00

V (20,1-25 mm) 12,00 597,00 49,75 2,31 17,92

IV (15,1- 20 mm) 21,00 734,00 34,95 1,77 20,80

III (10,1-15 mm) 63,00 1.111,70 17,65 1,28 14,77 2 năm

tuổi

II (5,1-10 mm) 62,00 532,60 8,59 0,96 12,44 1 năm

tuổi I (≤ 5 mm) 1,00 9,00 9,00 0,40 10,00

Tổng 164,00 3.435,30 311,44 12,70 126,61

Cấp kính

Mô hình 3

Ghi chú Số lượng

củ

Tổng

khối

lượng

(gam)

Khối

lượng bình

quân

(g/củ)

Đường

kính bình

quân (cm)

Chiều dài

bình quân

(cm)

VII (> 30 mm) 3,00 377,00 125,67 3,23 30,00

3 năm

tuổi

VI (25,1-30 mm) 7,00 538,00 76,86 2,77 24,29

V (20,1-25 mm) 12,00 778,00 64,83 2,29 22,67

IV (15,1- 20 mm) 21,00 1.032,00 49,14 1,80 23,81

III (10,1-15 mm) 52,00 871,00 16,75 1,26 14,51 2 năm

tuổi

II (5,1-10 mm) 75,00 648,80 8,65 0,84 12,63 1 năm

tuổi I (≤ 5 mm) 2,00 17,00 8,50 0,40 12,00

Tổng 172,00 4.261,80 350,40 12,60 139,91

106

Cấp kính

Mô hình 4

Ghi chú Số

lượng củ

Tổng

khối

lượng (g)

Khối

lượng

bình quân

(g/củ)

Đường

kính bình

quân (cm)

Chiều dài

bình quân

(cm)

VII (> 30 mm) 2,00 261,00 130,50 3,00 25,00

3 năm tuổi VI (25,1-30 mm) 7,00 471,00 94,20 2,72 22,80

V (20,1-25 mm) 23,00 1.626,00 70,70 2,40 22,57

IV (15,1- 20 mm) 19,00 889,00 46,79 1,75 22,05

III (10,1-15 mm) 18,00 285,90 15,88 1,26 14,56 2 năm tuổi

II (5,1-10 mm) 19,00 149,30 7,86 1,16 11,84 1 năm tuổi

I (≤ 5 mm) 2,00 13,00 6,50 0,35 9,00

Tổng 90,00 3.695,20 3.7243 11,48 127,82

Kết quả trình bày ở bảng 3.32 cho thấy: Đảng sâm thu hoạch trong các mô hình

được phân cấp theo cỡ đường kính gồm 7 cấp: Cấp I gồm những củ có đường kính ≤ 5

mm, cấp II gồm những củ có đường kính từ 5,1 - 10 mm, cấp III gồm những củ có

đường kính từ 10,1 - 15 mm, cấp IV gồm những củ có đường kính từ 15,1 - 20 mm,

cấp V gồm những củ có đường kính từ 20,1 - 25 mm, cấp VI gồm những củ có đường

kính từ 25,1 - 30 mm, cấp VII gồm những củ có đường kính > 30 mm. Trong đó, củ

cấp I và II nằm ở 1 năm tuổi, củ cấp III nằm ở 2 năm tuổi và của cấp IV, V, VI, VII là

những củ được trồng ban đầu nằm ở 3 năm tuổi.

Số lượng củ giao động từ 88 - 172 củ, trong đó nhiều nhất là mô hình 3 (172 củ)

và ít nhất là mô hình 4 (88 củ). Tuy là mật độ ban đầu trồng như nhau nhưng do tỷ lệ

sống trong mỗi mô hình khác nhau, số lượng củ phát sinh từ thân của cây trong các mô

hình cũng khác nhau dẫn đến tổng số lượng củ của từng mô hình cũng khác nhau.

Khối lượng củ thu được ở các mô hình cũng rất khác nhau, cao nhất là mô hình

3 (4.373,80 g), mô hình 4 (3.695,20 g), mô hình 2 (3.371,30 g) và thấp nhất là mô hình

1 (2.815,60 g).

Khối lượng bình quân củ giữa các mô hình có điểm khác biệt rất lớn, điều đáng

lưu ý là ở mô hình 4 đạt khối lượng bình quân củ là 41,99 g, cao nhất trong các mô

hình. Các mô hình còn lại khối lượng bình quân củ đạt từ 18,17 g đến 25,43 g. Vấn đề

này phải được quan tâm đúng mức khi lựa chọn các mô hình trồng đảng sâm phù hợp

với mục đích kinh doanh.

107

Bảng 3.33. Khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính

Cấp đường kính

Khối lượng trung bình củ tươi (gam/củ)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

VII (> 30 mm) 100,00 105,00 125,67 130,50

VI (25,1-30 mm) 65,00 85,50 76,83 94,20

V (20,1-25 mm) 49,80 49,75 64,83 70,70

IV (15,1- 20 mm) 33,95 34,95 49,14 46,79

III (10,1-15 mm) 16,48 17,65 16,75 15,58

II (5,1-10 mm) 8,51 8,59 8,65 7,86

I (≤ 5 mm) 5,50 9,00 8,50 6,50

0.00

20.00

40.00

60.00

80.00

100.00

120.00

140.00

I II III IV V VI VII

Cấp đường kính

Kh

ối lư

ợn

g t

run

g b

ình

củ

ơi

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Hình 3.9. Biến đổi khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính đầu củ

Qua bảng 3.33 kết quả cho thấy: khối lượng trung bình củ tươi của cấp kính I,

II, III trong các mô hình tương đối đồng nhất. Khối lượng trung bình củ tươi từ cấp

kính IV, V, VI, VII đã có sự phân hóa rất rõ ràng theo 2 nhóm, khối lượng trung bình

của mô hình 3 và mô hình 4 cao hơn nhiều so với mô hình 1 và mô hình 2. Một lần

nữa, vấn đề này lại đặt ra trong việc lựa chọn mô hình trồng đảng sâm phù hợp với

mục đích kinh doanh. Giá bán củ sản phẩm có đường kính lớn cao hơn nhiều so với

giá bán củ sản phẩm có đường kính nhỏ.

108

b) Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo cấp kính và độ tuổi

Bảng 3.34. Phân bố tổng sinh khối theo cấp kính (đơn vị tính: gam)

Cấp đường kính Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

VII (> 30 mm) 100,00 105,00 377,00 261,00

VI (25,1-30 mm) 130,00 340,00 538,00 471,00

V (20,1-25 mm) 498,00 597,00 778,00 1.626,00

IV (15,1- 20 mm) 713,00 734,00 1.032,00 889,00

III (10,1-15 mm) 725,20 1.111,70 871,00 285,90

II (5,1-10 mm) 638,40 632,60 648,80 149,30

I (≤ 5 mm) 11,00 9,00 17,00 13,00

Tổng 2.815,60 3.435,30 4.261,80 3.695,20

Kết quả trình bày ở bảng 3.34 cho thấy: Các mô hình trồng đảng sâm khác nhau

có phân bố sinh khối khác nhau theo cấp kính. Mô hình 1 có tổng sinh khối nhỏ nhất là

2.815,60 gam, tập trung chủ yếu ở cấp kính III, IV và II. Mô hình 2 có tổng sinh khối

3.435,30 gam và tập trung chủ yếu ở cấp kính III, IV và II. Mô hình 3 có tổng sinh

khối lớn nhất 4.261,80 gam, tập trung chủ yếu ở cấp kính IV, III và V. Mô hình 4 có

tổng sinh khối lớn thứ 2 và tập trung chủ yếu ở cấp kính V, IV và VI. Riêng mô hình 4

có phân bố sinh khối ở các cấp kính lớn cao hơn nhiều so với các cấp kính nhỏ, đây là

vấn đề cần quan tâm vì nó ảnh hưởng trước tiếp đến giá của sản phẩm, quyết định đến

số tiền thu được trên đơn vị diện tích của mô hình.

Bảng 3.35. Phân bố tổng sinh khối theo độ tuổi (đơn vị tính: gam)

Tuổi Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Tuổi 1 649,40 541,60 665,80 162,30

Tuổi 2 725,20 1.111,70 871,00 285,90

Tuổi 3 1.441,00 1.782,00 2.725,00 3.247,00

Tổng 2.815,60 3.435,30 4.261,80 3.695,20

109

0.00

500.00

1000.00

1500.00

2000.00

2500.00

3000.00

3500.00

4000.00

4500.00

Khối lượng củ tươi

(g)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Nhóm tuổi 1

Nhóm tuổi 2

Nhóm tuổi 3

Tổng

Hình 3.10. Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo độ tuổi

Kết quả trình bày ở bảng 3.35 cho thấy: độ tuổi 1 bao gồm những cây phát sinh

mới từ cây trong năm thứ 2, giữa các mô hình thì mô hình 3 có tổng sinh khối củ 1

năm tuổi cao nhất (665,80 gam) và mô hình 4 có tổng sinh khối củ 1 năm tuổi thấp

nhất (162,30 gam).

Độ tuổi 2 bao gồm những cây phát sinh mới từ cây trong năm thứ 1, mô hình 2

có tổng sinh khối củ 2 năm tuổi cao nhất (1.111,70 gam), kế đến là mô hình 3 (871,00

gam), mô hình 1(725,20 gam) và mô hình 4 có tổng sinh khối củ 2 năm tuổi thấp nhất

(285,90 gam).

Độ tuổi 3 bao gồm những cây giống trồng ban đầu, giữa các mô hình thì mô

hình 4 có tổng sinh khối củ 3 năm tuổi cao nhất (3.247,00 gam) và thấp nhất là mô

hình 1 (1.441,00 gam).

Vấn đề cần quan tâm là tổng sinh khối của các mô hình không những chịu ảnh

hưởng trực tiếp của sinh khối cây mẹ (ở 3 năm tuổi) mà còn bị chi phối bởi các cây

phát sinh mới từ cây mẹ ở năm thứ 1 và năm thứ 2. Đáng lưu ý là trường hợp ở mô

hình 2 và mô hình 3. Cây phát sinh mới từ năm 1 và năm 2 có tổng sinh khối gần xấp

xỉ với cây thuộc tuổi 3. Trong bối cảnh các địa phương có trồng đảng sâm đều thiếu

giống, đời sống người trồng sâm còn khó khăn, thu nhập thấp thì khai thác cây ở tuổi 1

và tuổi 2 bán để làm giống là rất tốt. Vừa giải quyết vấn đề thiếu giống, vừa giải quyết

thu nhập thường xuyên cho người dân trồng sâm.

c) Năng suất củ tươi đảng sâm

Kết quả nghiên cứu năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm được

tổng hợp ở bảng 3.36.

0.00

500.00

1000.00

1500.00

2000.00

2500.00

3000.00

3500.00

4000.00

4500.00

Khối lượng củ tươi

(g)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Nhóm tuổi 1

Nhóm tuổi 2

Nhóm tuổi 3

Tổng

0.00

500.00

1000.00

1500.00

2000.00

2500.00

3000.00

3500.00

4000.00

4500.00

Khối lượng củ tươi

(g)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

Nhóm tuổi 1

Nhóm tuổi 2

Nhóm tuổi 3

Tổng

Tuổi 1

Tuổi 2

Tuổi 3

Tổng

110

Bảng 3.36. Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm

Mô hình trồng Khối lượng trung

bình củ tươi (g/củ)

Năng suất củ tươi

(g/12 m 2) F tính; F 05

Mô hình 1 18,17 2.815,60 ± 1,32

F tính = 20,91

F 05 = 2,62

Mô hình 2 20,99 3.435,30 ± 1,50

Mô hình 3 24,78 4.261,80 ± 1,99

Mô hình 4 41,06 3.695,20 ± 3,71

Phân tích t tính = 5,51; t 05 = 1,96

Kết quả trình bày ở bảng 3.36 cho thấy: Năng suất củ tươi của các mô hình

trồng đảng sâm dao động từ 2.815,60 g/12 m2 đến 4.261,80 g/12 m 2 tương ứng với

năng suất 2.346,33 kg/ha đến 3.551,50 kg/ha. Trong đó, mô hình 3 đạt năng suất củ

tươi cao nhất (3.551,50 kg/ha).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy: F tính = 20,91 > F 05 = 2,62 (k = 3) cho

phép kết luận các mô hình trồng đảng sâm theo phương thức khác nhau có năng suất

khác nhau.

Dùng tiêu chuẩn t (Student) để so sánh mô hình có năng suất cao nhất với mô

hình có năng suất cao thứ 2 cho thấy: t tính = 5,51 > t 05 = 1,96 (k = 1). Từ kết quả này

kết luận năng suất mô hình 3 khác với mô hình 4 hay nói cách khác mô hình 3 cho

năng suất cao nhất.

Mô hình 3 đạt năng suất của tươi cao nhất là do số lượng củ phát sinh từ năm 1

và năm thứ 2 nhiều hơn nhiều so với củ trồng ban đầu nên năng suất tăng lên.

Nếu so sánh năng suất đảng sâm trồng tại xã Ch’ơm, huyện Tây Giang với năng

suất đảng sâm trồng tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Nông, tỉnh Kon Tum của Đoàn

Trọng Đức và cộng sự (2015) cho đối tượng trồng thuần bằng củ sau 3 năm đạt năng

suất 4.183,3 kg/ha thì năng suất đảng sâm trồng tại huyện Tây Giang thấp hơn 17,79

%. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ngày 14/4/2016 tại xã Ch’ơm có xảy ra

mưa đá, kích thước hạt đá trung bình 4 - 6 cm, thời gian mưa kéo dài đến 45 phút gây

hại nghiêm trọng đối với đảng sâm trong năm đầu.

3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng đảng sâm

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm chúng tôi tiến

hành tính giá trị lợi nhuận hiện tại (NPV) của cả chu kỳ kinh doanh (3 năm) sau đó

chia trung bình hàng năm cho mỗi mô hình. Tỷ số giữa giá trị hiện tại của thu nhập với

111

giá trị hiện tại của chi phí (BCR) để thể hiện hệ số sinh lãi thực tế hay chất lượng của

mô hình. Trong quá trình tính toán, chúng tôi lấy tỷ lệ lạm phát 0 % và lãi suất ngân

hàng là gói vay ưu đãi dài hạn đối với hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Nam là 10 % trong 1 năm.

Giá bán 1 kg đảng sâm tươi trên thị trường hiện nay là 120.000 đồng.

Trên cơ sở thực nghiệm triển khai các mô hình trồng đảng sâm tại xã Ch’ơm kết

hợp với tham vấn ý kiến của người dân chúng tôi xây dựng định mức các khoản thu, chi

để tính hiệu quả kinh tế của các mô hình. Kết quả tính toán chi phí trồng và chăm sóc

các mô hình trồng đảng sâm trung bình cho 1 ha được tổng hợp ở bảng 3.37.

Bảng 3.37. Chi phí trồng và chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tính cho 1 ha

TT Hạng mục đầu tư

Thành tiền (đồng)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

1 Trồng mới 87.440.000 94.640.000 93.440.000 93.440.000

2 Chăm sóc năm 1 36.000.000 48.000.000 48.000.000 72.000.000

3 Chăm sóc năm 2 27.000.000 37.200.000 36.000.000 36.000.000

4 Chăm sóc năm 3 27.000.000 37.200.000 36.000.000 24.000.000

5 Tổng đầu tư trước

khai thác 177.440.000 217.040.000 213.440.000 225.440.000

6 Khai thác 18.000.000 24.000.000 24.000.000 24.000.000

Kết quả trình bày ở bảng 3.37 cho thấy, tổng mức đầu tư cho giai đoạn trước

thu hoạch đối với 1 ha trồng đảng sâm dao động từ 117.440.000 đồng đến 225.440.000

đồng. Trong đó, chủ yếu là đầu tư cho trồng mới bao gồm tiền mua giống và công phát

dọn thực bì, công trồng, công chăm sóc. Rõ ràng đây là một khoảng đầu tư quá lớn đối

với người dân vùng cao.

Đảng sâm sau khi trồng 3 năm đã cho thu hoạch, trên cơ sở năng suất thực thu

và giá bán thực tế trên thi trường hiện nay chúng tôi tiến hành tính toán các chỉ tiêu

kinh tế (bảng 3.38).

112

Bảng 3.38. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm

TT Chỉ tiêu kinh tế

Thành tiền (đồng)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4

1 BPV 281.559.600 487.530.000 426.180.000 461.895.000

2 CPV 22.062.400 274.714.400 270.742.400 299.782.400

3 NPV 57.497.200 212.815.600 155.437.600 162.112.600

4 BCR 6,26 7,97 7,10 7,70

Kết quả trình bày ở bảng 3.38 cho thấy, các mô hình trồng đảng sâm đều có giá

trị NPV > 0 và BCR > 1 chứng tỏ rằng các mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá

trị NPV giữa các mô hình trồng khác nhau thì khác nhau, trong đó mô hình 2 đạt hiệu

quả cao nhất (212.815.600 đồng), đứng thứ 2 là mô hình 4 (155.437.600 đồng), đứng

thứ 3 là mô hình 3 (83.215.600 đồng) và thấp nhất là mô hình 1 (57.497.200 đồng).

3.3.2.4. Tổng kết kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm

Kết quả phỏng vấn, thảo luận với người dân địa phương và tham vấn các nhà

khoa học có liên quan về kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm phù hợp với vùng sinh

thái và kiến thức bản địa của người Cơ Tu được thể hiện ở sơ đồ sau:

113

Sơ đồ 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm

Bước 1. Chuẩn bị trước khi trồng

1.1. Xác định thời vụ trồng

Trồng đảng sâm vào vụ Xuân từ tháng 3 - 4 (dương lịch) là thích hợp nhất.

Ngoài ra, có thể trồng vào vụ Thu từ tháng 8 - 9 (dương lịch).

Bước 1.

CHUẨN BỊ TRƯỚC

KHI TRỒNG

1.4. Chuẩn bị giống

1.2. Chọn đất trồng

1.3. Chọn phương thức, mật độ và

cự ly trồng

1.5. Làm đất

Bước 2.

TRỒNG VÀ CHĂM

SÓC

2.1. Kỹ thuật trồng

2.2. Kỹ thuật chăm sóc

3.1. Tuổi và thời vụ thu hoạch

3.2. Phương thức và kỹ thuật thu

hoạch

3.3. Kỹ thuật chế biến

3.4. Kỹ thuật bảo quản

Bước 3.

THU HOẠCH, CHẾ

BIẾN VÀ BẢO QUẢN

25 - 3

0 n

gày

2

- 3 n

ăm

114

1.2. Chọn đất trồng

Chọn đất trồng đảng sâm có độ cao so với mực nước biển từ 800 m trở lên, có

thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, có phản ứng dung dịch đất hơi chua, độ dày

tầng đất trên 60 cm, thoát nước tốt. Đất đồi núi có độ dốc dưới 150 thì trồng theo đám,

độ dốc lớn hơn 150 thì trồng theo đường đồng mức. Không trồng đảng sâm dưới tán

rừng tự nhiên có độ tàn che > 0,3 và rừng trồng đã khép tán.

1.3. Chọn phương thức, mật độ và cự ly trồng

Có 2 phương thức trồng phổ biến và đạt hiệu quả cao là trồng xen hoặc

trồng thuần.

Các loài cây thích hợp để trồng xen với đảng sâm như ngô, sắn, lúa rẫy, cây họ

cà, bầu bí. Mật độ trồng thích hợp từ 41.666 - 62.500 cây/ha tùy theo phương thức

trồng, đối tượng cây trồng xen và loại đất. Cự ly trồng thích hợp là cây cách cây 40

cm, hàng cách hàng 40 cm (40 cm x 40 cm) hoặc cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng

60 cm (40 cm x 60 cm).

1.4. Chuẩn bị giống

Đảng sâm tại Tây Giang hiện nay có 2 dạng: đảng sâm mọc hoang và đảng sâm

gây trồng. Nên chọn đảng sâm gây trồng để làm giống vì loại này thích nghi tốt với

điều kiện gây trồng, sinh trưởng, phát triển mạnh, năng suất cao.

Nguồn cây giống đảng sâm rất đa dạng: cây từ hạt, cây từ rễ củ, cây nuôi cấy

mô. Trong các nguồn giống nêu trên nên chọn cây từ rễ củ để trồng vì các giống này

có tỷ lệ sống và năng suất cao hơn.

Chọn củ giống từ những cây mẹ khỏe, không bị sâu bệnh, không có vết thương

cơ giới, chọn những củ có đường kính ở vị trí lớn nhất từ 5,1 - 10 mm, chọn loại 80 -

100 củ/kg, đã qua thời gian cất trữ khoảng 30 ngày để làm giống.

1.5. Làm đất

Trước khi trồng 1 tháng phải phát dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng của vụ

trước. Áp dụng phương pháp làm đất cục bộ bằng cách làm đất theo hốc (chiều dài 20

cm, chiều rộng 20 cm, chiều sâu 20 cm).

Bước 2. Trồng và chăm sóc

2.1. Kỹ thuật trồng

Mỗi hốc trồng 1 cây, đặt cây giữa hốc, thẳng đứng, dùng tay lấp đất và ấn chặt

quanh gốc, nếu trồng bằng củ thì lấp đầu củ lớp đất dày 2 - 3 cm. Tận dụng cỏ khô sẵn

có phủ lên hố một lớp mỏng 2 - 3 cm để giữ ẩm, che nắng, tạo điều kiện cho cây mọc

chồi tốt. Trồng xong tưới ngay để giữ ẩm.

115

2.2. Kỹ thuật chăm sóc

- Trồng dặm: sau trồng 1 tháng theo dõi tỷ lệ sống và tiến hành trồng dặm vào

những hốc có cây chết.

- Tưới nước, phòng chống ngập úng. Thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài phải

tiến hành tưới nước, giữ ẩm cho cây. Vào các thời điểm có mưa lớn phải theo dõi để

khơi thông các rãnh thoát nước kịp thời.

- Làm cỏ, xới đất, vun gốc. Mỗi năm thực hiện 4 lần, vào các thời điểm: lần thứ

1 sau khi cây mọc mầm 25 - 30 ngày, lần thứ 2 sau khi cây mọc mầm 50 - 60 ngày, lần

thứ 3 sau cây mọc mầm 70 - 90 ngày và lần thứ 4 sau khi cây mọc mầm 120 - 150

ngày. Từ tháng thứ 7 sau trồng cho đến trước khi cây lụi tàn không nên tác động các

biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh rễ củ.

- Tủ ấm cho cây ngủ đông: Khi cây lụi tàn, tiến hành phát dọn, nhổ cỏ dại, cắt

thân leo và tủ ấm cho cây ngủ đông, có thể tận dụng cây cỏ đã phát dọn để tủ ấm cho

Đảng sâm.

Bước 3. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

3.1. Tuổi và thời vụ thu hoạch

Đảng sâm sau trồng từ 2 - 3 năm đã cho thu hoạch. Đảng sâm có thể thu hoạch

quanh năm khi thị trường có nhu cầu nhưng thời gian thu hoạch tốt nhất vào cuối mùa

đông đến đầu mùa xuân khi cây đã lụi tàn, đang trong giai đoạn ngủ đông vì lúc này

chất lượng dược liệu cao nhất.

3.2. Phương thức và kỹ thuật thu hoạch

3.2.1. Phương thức thu hoạch

Có 2 phương thức thu hoạch, tùy vào điều kiện cụ thể để chọn phương thức thu

hoạch phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

- Khai thác chọn: áp dụng trong các trường hợp lúc thị trường có nhu cầu, khối

lượng sản phẩm ít, yêu cầu quy cách sản phẩm cao, sau thu hoạch không luân canh cây

trồng khác.

- Khai thác trắng: áp dụng lúc thị trường có nhu cầu khối lượng sản phẩm lớn,

đa dạng, sau thu hoạch luân canh cây trồng khác.

3.2.3. Kỹ thuật thu hoạch

Căn cứ vào quy cách và khối lượng sản phẩm để lựa chọn phương thức thu

hoạch hợp lý. Trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ phần thân trên mặt đất, quan sát gốc

cây để biết được hướng phân bố của củ. Dùng cuốc đào rộng và sâu để lấy củ, tránh

116

làm xây xát hoặc đứt rễ. Sau khi thu hoạch phải thu dọn tàn dư các loại cây còn lại, lấp

các hố đào đã khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng vào vụ sau.

3.3. Kỹ thuật chế biến

Phần rễ củ thu về để ráo, làm sạch, tách củ bị đứt gãy, vết thương cơ giới để

riêng, phần còn lại phân loại theo hình dạng, kích thước và trọng lượng. Tùy theo tình

hình thực tế để chọn cách sơ chế phù hợp.

- Phơi, sấy khô: Tiến hành phơi hoặc sấy đến lúc khô (độ ẩm < 12 %).

- Kết hợp sấy, lăn, phơi: Chọn củ lớn, hình dáng đẹp, sấy trên bếp lửa đến khi

của mềm ra thì lăn nhẹ trên tấm ván phẳng, làm liên tục như vậy đến khi củ mềm đều,

chuyển từ màu trắng sang màu nâu sẫm, dùng lạc xâu thành từng bó 5 - 10 củ, tiếp tục

phơi nắng đến khi khô là được. Sơ chế theo cách này đảng sâm cho giá trị thương

phẩm cao hơn.

3.4. Bảo quản

- Bảo quản tươi: Chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt, thoáng mát, chọn những củ

còn nguyên vẹn, không bị vết thương cơ giới, xếp mỗi lớp từ 5 - 10 củ rồi phủ lên một

lớp cát ẩm dày 3 - 5 cm. Mỗi đống ủ nên xếp từ 5 - 7 lớp củ. Thời gian bảo quản tươi

dưới 60 ngày.

- Bảo quản khô: Rễ củ đảng sâm khô được bảo quản trong bao nilong chống

ẩm, bên ngoài bọc bao tải chống ẩm. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Cất trữ trên

các kệ cách mặt đất 15 - 20 cm.

Trên cơ sở kết quả xây dựng các mô hình trồng cây đảng sâm tại huyện Tây

Giang, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Tỷ lệ sống của cây con sau 90 ngày trồng đạt rất cao từ 82,29 - 95,83 %,

phương thức trồng thuần có làm giàn leo đạt tỷ lệ sống cao nhất (95,83 %).

- Đảng sâm có khả năng sinh trưởng chiều dài thân rất nhanh và có sự khác biệt

giữa các mô hình theo năm. Đảng sâm trồng thuần có làm giàn leo đạt chiều dài thân

cao nhất so với các mô hình còn lại (năm 1: 193,03 cm; năm 2: 254,84 cm; năm 3:

336,56 cm).

- Đảng sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo sinh trưởng số

nhánh/cây mạnh nhất (năm thứ 3: 6,16 nhánh/cây) so với các mô hình còn lại.

- Sinh trưởng đường kính đầu củ của đảng sâm theo các phương thức trồng khác

nhau là khác nhau. Trong đó, trồng thuần đảng sâm có làm giàn leo sinh trưởng đầu củ

lớn hơn (năm thứ 1: 1,58 cm; năm thứ 2: 1,95 cm; năm thứ 3: 2,27 cm) so với các

phương thức còn lại.

117

- Khả năng ra hoa, đậu quả của đảng sâm theo phương thức trồng khác nhau thì

khác nhau. Trồng đảng sâm có làm giàn leo cho khả năng ra hoa, đậu quả cao nhất (

năm 1: 59,38 % cây ra hoa, 46,88 % cây đậu quả; năm thứ 2: 84,38 % cây ra hoa,

68,75 % cây đậu quả; năm thứ 3: 100 % cây ra hoa, 87,50 % cây đậu quả) so với các

mô hình còn lại không làm giàn leo.

- Củ đảng sâm thu hoạch được phân thành 7 cấp theo cỡ đường kính, số lượng

củ giao động từ 88 - 172 củ, trong đó nhiều nhất là mô hình 3 (172 củ) và ít nhất là mô

hình 4 (88 củ), mô hình 4 đạt khối lượng bình quân củ lớn nhất (41,99 g).

- Phương thức trồng khác nhau thì năng suất thu hoạch đảng sâm cũng khác

nhau, dao động từ 2.346,33 kg/ha đến 3.551,50 kg/ha. Đảng sâm trồng thuần trên đất

nương rẫy không làm giàn leo đạt năng suất cao nhất (3.551,50 kg/ha).

- Quy trình trồng đảng sâm đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với đặc điểm sinh

thái của vùng và kiến thức bản địa của người dân.

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên

kết quả nghiên cứu

3.4.1. Kết quả phân tích SWOT

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình trồng đảng sâm trên địa

bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi tiến hành phân tích điểm mạnh,

điểm yếu, thánh thức và cơ hội của các mô hình trồng đảng sâm. Kết quả trình bày ở

bảng 3.39.

Bảng 3.39. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của việc phát triển các mô

hình trồng cây đảng sâm

Điểm mạnh

- Quỹ đất để mở rộng sản xuất còn khá

nhiều, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng

rất phù hợp với cây đảng sâm.

- Các hộ sẵn sàng tham gia, góp vốn xây

dựng các mô hình.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng,

chăm sóc, khai thác và chế biến đảng sâm.

- Nguồn lao động của địa phương dồi dào.

- Tình hình sâu, bệnh hại ít xảy ra

- Năng suất của các mô hình cao và ổn định.

- Trồng đảng sâm tạo việc làm ổn định,

tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

Điểm yếu

- Hoạt động gây trồng còn mang tính

tự phát, kỹ thuật gây trồng chủ yếu dựa

vào kinh nghiệm cá nhân.

- Người dân còn có tư tưởng ỷ lại,

trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước,

của các dự án.

- Khả năng tự đầu tư mở rộng sản xuất

của người dân còn thấp do thiếu vốn.

- Thiếu nguồn giống để trồng mới.

- Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô

chưa qua chế biến nên giá trị kinh tế

mang lại chưa như mong đợi.

118

Thách thức

- Thiếu quy hoạch vùng trồng, đội ngũ cán

bộ chuyển giao kỹ thuật còn thiếu và yếu.

- Diễn biến thời tiết thất thường tác động

xấu đến mô hình (lở đất, nắng nóng kéo

dài, mưa đá).

- Giá thu mua thường có nhiều biến động

ảnh hưởng đến tâm lý người dân khi đầu

tư sản xuất.

- Chưa xác định được mức độ tiêu thụ của

thị trường nên các khâu sản xuất, tiêu thụ

còn mang tính tự phát.

- Tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế.

Cơ hội

- Nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn, khả

năng mở rộng thị trường cao.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển.

- Được sự quan tâm của các ngành, các

cấp quản lý trong giao đất, giao rừng.

- Chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật của

các cấp chính quyền, các chương trình,

dự án, tổ chức phi chính phủ … tạo

nhiều thuận lợi để mở rộng diện tích

sản xuất.

3.4.2. Tiềm năng của địa phương để phát triển mô hình trồng đảng sâm

Để xác định tiềm năng phát triển mô hình trồng đảng sâm, chúng ta cần quan

tâm đến các yếu tố sau: Điều kiện sinh thái, tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất đai, cơ

sở hạ tầng, tài nguyên nhân lực, cơ chế - chính sách.

3.4.2.1. Về điều kiện sinh thái

Huyện Tây Giang có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 1.200 - 1.400

m, có khí hậu đặc trưng của vùng á nhiệt đới nên rất thích hợp để đảng sâm phát triển.

Đảng sâm là cây bản địa đã thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương nên được

khuyến khích gây trồng.

3.4.2.2. Tiềm năng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 91.368 ha; trong đó, đất nông nghiệp là

9.036 ha, đất lâm nghiệp 68.073 ha, đất chuyên dùng 762 ha và đất ở là 164 ha. Nhóm

đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasol) có diện tích 57.483,58 ha, chiếm 63,66 % tổng diện

tích tự nhiên; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 30.096,35 ha, chiếm 33,33

% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố ở độ cao trên 1.000 m là điều kiện hết sức

thuận lợi để phát triển các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là nhóm cây dược

liệu, trong đó có loài đảng sâm. Bên cạnh đó, Tây Giang có diện tích đất lâm nghiệp

68.073 ha là điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình trồng cây dưới tán rừng,

khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên để bảo tồn các loài cây quý, bảo vệ rừng và

góp phần tăng thu nhập cho người dân.

3.4.2.3. Cơ sở hạ tầng

Đường Hồ Chí Minh có 28,30 km đi ngang qua địa bàn huyện là điều hết sức

thuận lợi để lưu thông hàng hóa giữa huyện và các địa phương khác trong và ngoài

119

tỉnh. Mặc khác, hệ thống đường liên thôn, liên xã càng được đầu tư hoàn thiện, 100 %

xã trên địa bàn đã phủ sóng thông tin liên lạc, rất thuận tiện để tuyên truyền, phổ biến

kiến thức sản xuất nông lâm nghiệp đến người dân. Ngày 25/4/2013 Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành cửa khẩu phụ Tây Giang - Tà Lừm đã mở

ra một hướng mới trong giao thương kinh tế với vùng hạ Lào.

3.4.2.4. Tài nguyên nhân lực

Với dân số đạt 18.148 người, trong đó có trên 50 % dân số ở độ tuổi lao động,

khoảng 10 % đã quan đào tạo nghề. Người Cơ Tu chiếm đa số có nhiều kinh nghiệm

trong việc khai thác, chế biến, trồng và chăm sóc các loài lâm sản ngoài gỗ, trong đó

có cây đảng sâm là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng và phát triển các mô hình gây

trồng đảng sâm.

3.4.2.5. Cơ chế - chính sách

Lâm sản ngoài gỗ nói chung và nhóm cây dược liệu nói riêng là bộ phận cấu

thành không thể tách rời của ngành lâm nghiệp, trước thực trạng nguồn tài nguyên này

bị người dân khai thác cạn kiệt đã dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài thực vật cho

lâm sản ngoài gỗ trên phạm vi cả nước. Trong thời gian vừa qua, trong quá trình từng

bước hoàn thiện thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cơ quan lập pháp

và hành pháp đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử

dụng và phát triển lâm nghiệp, trong đó có cây dược liệu, đặc biệt là loài đảng sâm.

Quyết định số 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ

về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

Quyết định 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch

số 28/TT - LT ngày 3/2/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài

chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 661/TTg, nhấn mạnh việc tập trung chỉ

đạo nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích

nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, khuyến kích các cơ sở sản

xuất giống thuộc các thành phần kinh tế, hỗ trợ đầu tư công tác tạo giống.

Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất,

cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và hộ cá nhân sử dụng ổn định, lâu

dài vào mục đích lâm nghiệp.

Quyết định 132/TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số

chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã cụ thể hóa Luật khuyến

khích đầu tư trong nước sửa đổi (5/1998) đối với việc phát triển ngành nghề nông

thôn, trong đó có phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Quyết định 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về

quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán

120

rừng và đất lâm nghiệp. Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số

23/2006/NĐ - CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Quyết định số 40/2005/QĐ - BNN ngày 7/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Quy chế quản lý các loại rừng.

Quyết định số 1976/QĐ - UBND ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030. Theo đó, đảng sâm là một trong các loài cây dược liệu được ưu tiên gây

trồng ở vùng có khí hậu á nhiệt đới.

Quyết định số 2950/QĐ - UBND ngày 17/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Nam về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND

ngày 24/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến kích bảo

tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-

2020. Tây Giang là một trong 5 huyện của tỉnh Quảng Nam được chọn để hỗ trợ trồng

đảng sâm. Với mức hỗ trợ lên đến 80% kinh phí mua giống trồng ban đầu, diện tích tối

thiểu nếu trồng trên đất trống, nương rẫy là 0,5 ha, trồng dưới tán rừng là 0,7 ha.

Nghị quyết số 23/2011/NQ - HĐND ngày 27/12/2011 về việc thông qua đề án

phát triển trồng cây bản địa (ba kích, đảng sâm, tr’đin) trên địa bàn huyện giai đoạn

2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đề án, đến năm 2015 xây dựng xong

vườn ươm đảng sâm với diện tích 2.000 m2, trồng mới 37 ha, đến năm 2020 trồng mới

102 ha. Với 3 mức hỗ trợ theo diện tích thực trồng: từ 1 - 5 ha hỗ trợ 5 triệu đồng/ha,

từ 5 - 10 ha hỗ trợ 7 triệu đồng/ha, trên 10 ha hỗ trợ 10 triệu đồng/ha.

Bên cạnh các chính sách ban hành trong nước, Việt Nam đã ký các Công ước,

Hiệp định quốc tế có liên quan đến việc khai thác, sử dụng và buôn bán các lâm sản

ngoài gỗ như: Công ước của Liên hiệp quốc về đa dạng sinh học, công ước về buôn

bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã đang bị nguy cấp (CITES), công ước

về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Là nước mới hội nhập Tổ chức

thương mại thế giới, việc thực hiện nghiêm túc các nghị định, công ước là điều kiện tiên

quyết để hàng hóa lâm sản ngoài gỗ Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

3.4.3. Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm

Đảng sâm một trong các loài cây dược liệu bản địa có giá trị kinh tế và bảo tồn

cao ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, trong tự nhiên loài cây này đang được xem

là đối tượng bị đe dọa. Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu quý đảng

sâm phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và trồng tự phát của người dân địa phương.

Việc khai thác bừa bãi, sử dụng đất rừng và đất canh tác không hợp lý đã làm giảm

121

nhanh về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản

lý, bảo tồn và phát triển bền vững cây đảng sâm là nhiệm vụ cấp thiết. Qua điều tra,

nhóm nghiên cứu đã xác định loài này thường phân bố trên feralít đất đỏ vàng núi cao,

tơi xốp và giàu mùn ở trên cả các dạng sinh cảnh khác nhau, phân bố tập trung nhiều ở

rừng thứ sinh, bìa rừng, ven suối và nương rẫy bỏ hóa trên độ cao 800 m. Do đó, bảo

tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ/bảo tồn in-situ) có thể là biện pháp hữu hiệu nhất. Dựa

trên kết quả nghiên cứu về thực trạng gây trồng đảng sâm, đặc điểm sinh thái và phân

bố loài đảng sâm kết hợp với tham vấn các chuyên gia và người dân địa phương, đồng

thời dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhóm nghiên cứu đề

xuất các nhóm giải pháp tổng hợp trên các mặt bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững

cây đảng sâm.

3.4.3.1. Giải pháp về bảo tồn tại chỗ

Kết quả điều tra và nghiên cứu cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng

Nam cho thấy loài này đang bị đe dọa do nạn khai thác bừa bãi, khi khai thác người

dân nhổ cả cây con. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo tồn và phát triển loài là

rất cần thiết. Khai thác đảng sâm cần đi đôi với tái tạo và bảo tồn từ tự nhiên, vì đây là

nguồn vốn gen đặc biệt quý giá. Để làm tốt công tác bảo tồn, cần phải có sự phối kết

hợp chung của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện

tốt một số hoạt động sau:

- Kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến phân bố tự nhiên

của loài cho thấy: vùng thích hợp cao với loài đảng sâm tại huyện Tây Giang hiện nay

có diện tích 1.176,75 ha, chiếm 1,29 % diện tích tự nhiên của huyện, tập trung chủ yếu

ở 2 xã là Gary và Ch’ơm. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất quy hoạch vùng trồng

chuyên canh lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống đảng sâm bản địa tại huyện Tây Giang,

tỉnh Quảng Nam tại xã Gary và Ch’ơm.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật lâm sinh

và kỹ thuật canh tác trên đất dốc để phục vụ công tác bảo tồn. Ưu tiên đào tạo đội ngũ

cán bộ tham gia công tác bảo tồn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí để

công tác bảo tồn phát triển nguồn gen cây đảng sâm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ,

xã hội hóa công tác bảo tồn.

- Nâng cao nhận thức của người dân về khai thác và sử dụng bền vững tài

nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu thông qua các lớp tập

huấn, hội thảo, các buổi tuyên truyền đến cộng đồng người dân sống gần rừng. Đặc

biệt những người sống gần khu vực phân bố tự nhiên của loài đảng sâm.

- Xây dựng và thống nhất đầu mối quản lý nguồn gen đảng sâm, tập trung củng

cố, mở rộng hệ thống bảo tồn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào công

tác bảo tồn.

122

3.4.3.2. Giải pháp về tổ chức

- Tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương, phát huy

năng lực lãnh đạo của các cá nhân, bộ phận cán bộ quản lý nông lâm nghiệp cấp xã

theo đúng yêu cầu chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý các

cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên trách cấp xã.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ban, tổ chức,

đơn vị đóng trên địa bàn huyện trong công tác quản lý tài nguyên rừng, trong đó có

cây đảng sâm.

- Thực hiện tái cơ cấu các vùng trồng đã có theo các tiêu chuẩn của GACP.

Theo đó, đảng sâm được trồng trọt và sơ chế với quy mô tương đối lớn theo quy chuẩn

GACP - WHO, kể cả phần cứng và phần mềm, bằng cách hình thành các tổ chức kinh

tế tại cộng đồng, xây dựng các cơ sở sơ chế tại chỗ, quy hoạch lại các khu trồng theo

lô, đào tạo và huấn luyện, xây dựng các quy trình kỹ thuật, thao tác chuẩn phù hợp.

Đây là con đường ngắn và tiết kiệm nhất để cho dược liệu đảng sâm tham gia vào thị

trường thế giới.

3.4.3.3. Giải pháp về kỹ thuật

Đảng sâm là cây dược liệu quý có vùng phân bố hẹp, để làm tốt công tác bảo

tồn và phát triển loài cần phải chọn được giống tốt, điều kiện lập địa phù hợp và các

giải pháp kỹ thuật tác động phù hợp:

- Quy hoạch khu vực có thể phát triển loài đảng sâm dựa trên cơ sở bản đồ phân

bố tiềm năng của loài đề tài đã xây dựng. Mở rộng vùng trồng ở vùng thích hợp trung

bình với diện tích 12.622,74 ha chiếm 13,82 % diện tích tự nhiên của huyện Tây Giang

ở 4 xã Gari, Ch’ơm, Axan, Tr’hy và một số điểm thích hợp ở xã Lăng, xã Dang.

- Theo dõi các đặc điểm vật hậu của loài đảng sâm, qua đó làm căn cứ để xác

định thời điểm và độ tuổi chọn cây mẹ lấy giống cho phù hợp với điều kiện sinh thái ở

vùng nghiên cứu.

- Đẩy nhanh việc chuyển giao kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống, trồng và chăm

sóc đảng sâm cho các hộ nông dân tham gia mô hình, từ đó triển khai nhân rộng trong

toàn vùng. Chuyển giao kỹ thuật khai thác, công nghệ chế biến để tăng giá trị kinh tế

cho sản phẩm. Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến tập trung nhằm giúp người dân chủ

động mùa vụ, nâng cao giá thành của sản phẩm.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cùng với việc tham khảo có chọn lọc các kết

quả nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài đề xuất một số giải pháp cụ thể về kỹ thuật

nhân giống, trồng và chăm sóc cho cả 2 mục tiêu là bảo tồn và phát triển loài đảng sâm

ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam như sau:

123

- Điều kiện gây trồng:

Bảng 3.40. Tổng hợp các nhân tố sinh thái phù hợp bảo tồn và phát triển đảng sâm

TT Nhân tố sinh thái Yêu cầu phù hợp

1 Nhiệt độ 18 - 22 0C

2 Lượng mưa 2500 - 3500 mm

3 Tỷ lệ mùn tầng A > 4 %

4 Độ pH 5,5 - 6,5

5 Loại đất Đất mùn vàng đỏ trên núi hoặc đất feralit vàng đỏ

6 Thành phần cơ giới Từ thịt nhẹ đến thịt trung bình

7 Độ dày tầng đất > 50 cm

8 Tỷ lệ đá lẫn < 15 %

9 Độ cao tuyệt đối Từ 800 - 1.700 m

10 Độ dốc 15 - 30 độ

11 Tiếp cận nguồn nước 100 - 1.000 m

12 Thảm thực vật che phủ Nương rẫy bỏ hoang, rừng phục hồi

13 Độ tàn che < 0,3

- Nguồn giống: Chọn từ cây mẹ được trồng trên đất nương rẫy đủ 3 năm tuổi,

sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

- Kỹ thuật tạo cây con. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và

kiến thức bản dịa của người dân về chọn tạo giống đảng sâm để đề xuất 2 giải pháp về

kỹ thuật nhân giống áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như sau:

+ Phương pháp nhân giống từ rễ củ: Phương pháp này áp dụng đối với các hộ

trồng sâm vì nó phù hợp với kiến thức bản địa của người dân. Tuy nhiên, hệ số nhân

giống thấp, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu giống của các hộ gia đình. Kỹ thuật này áp

dụng tương đối đơn giản là dựa vào đặc điểm phát sinh rễ củ ở các đốt thân của cây

mẹ. Trong quá trình làm cỏ và vun gốc cho đảng sâm, lấp các đoạn thân gần gốc với

độ sâu lấp đất 1 - 3 cm. Nếu điều kiện thời tiết có mưa, độ ẩm đất cao thì 7 - 10 ngày

124

sau khi lấp tại điểm dưới của nách lá sẽ phát sinh rễ mới, rễ phát triển rất nhanh, 1 - 3

tháng sau đã phình to thành củ.

+ Phương pháp nhân giống từ hạt: Phương pháp này áp dụng cho các cơ sở sản

xuất cây giống với số lượng lớn. Người lao động tại vườn ươm đã được tập huấn kỹ

thuật nhân giống từ hạt được áp dụng theo kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt phù

hợp với vùng sinh thái và kiến thức bản địa của người dân của đề tài (tại mục 3.3.1.4).

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc. Từ kết quả nghiên cứu các mô hình trồng đảng

sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam và kiến thức bản địa của người dân về loài

đảng sâm để đề xuất các biện kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm (tại mục 3.3.2.4).

- Khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm

Từ kết quả nghiên cứu cấu trúc sản phẩm và năng suất đảng sâm trồng trong các

mô hình tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (bảng 3.32) đề xuất được 4 phương án

khai thác, sử dụng của mô hình trồng đảng sâm phù hợp với từng nhóm đối tượng sản

phẩm như sau:

Bảng 3.41. Các phương án khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm

Phương

án Nội dung phương án Thuận lợi Khó khăn

Phương

án

1

Khai thác toàn bộ diện

tích trồng, bán hết sản

phẩm và mua lại giống

để trồng.

- Thu hết sản phẩm 1

lần, bán một lần.

- Phải mua lại giống để

trồng với giá cao.

- Phải tiến hành

trồng mới

Phương

án

2

Khai thác toàn bộ, giữ lại

các củ cấp kính I, II

(nhóm 1 năm tuổi) để làm

giống. Bán hết các củ ở

cấp kính III, IV, V,

VI, VII.

- Tự túc được nguồn

giống để trồng.

- Thời gian thu hoạch

sau 3 năm trồng.

- Kích cỡ thu hoạch

không đồng đều.

Phương

án

3

Khai thác toàn bộ, bán hết

sản phẩm, giữ lại các củ ở

cấp kính III (nhóm 2 năm

tuổi) để làm giống.

- Tự túc nguồn giống.

- Kích cỡ thu hoạch

sản phẩm đồng đều.

- Thời gian thu hoạch

sau 2 năm trồng.

Phương

án

4

Khai thác toàn bộ các củ

ở cấp kính IV, V, VI,VII

(nhóm 3 năm tuổi) để

bán, giữ lại các củ cấp I,

II, III (nhóm 1 và 2 năm

tuổi) để chăm sóc tiếp.

- Không phải

trồng mới.

- Thời gian thu hoạch

sau 1 -2 năm.

- Hàng năm đều có

lượng khai thác, có

thu nhập.

- Phải điều chỉnh mật độ

và cự ly các cây còn lại.

- Kích cỡ thu hoạch

không đồng đều.

125

3.4.3.4. Giải pháp về vốn

Tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đã có nhiều chính sách phát triển nông

nghiệp nói chung và phát triển cây đảng sâm nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy, chi

phí đầu cho 1 ha trồng đảng sâm trước giai đoạn thu hoạch khoảng 208.340.000 đồng,

với số lượng vốn đầu tư như vậy là quá lớn đối với các hộ dân. Để giải quyết thực

trạng trên cần thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng vốn phục vụ cho sản xuất phát

triển bền vững:

- Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình hỗ

trợ cần phải huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước, ngoài

nước và nguồn vốn tự có của người dân.

- Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ phát triển các mô hình trồng đảng sâm theo quy mô

hộ gia đình và nhóm hộ.

- Các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách giao đất, khoán

rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các hộ trồng sâm

tiến hành vay vốn phục vụ sản xuất.

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ của các chương trình, dự

án đến các hộ trồng sâm để họ chủ động vay vốn.

- Các tổ chức tín dụng cần cải tiến thủ tục cho vay để nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng. Mở rộng áp dụng cho vay tín chấp thông qua các tổ chức đoàn thể xã

hội nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, hướng dẫn các hộ trồng sâm lập kế hoạch sản

xuất, xác định đúng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn đầu tư cũng như cách sử dụng

vốn đạt hiệu quả nhất.

3.4.3.5. Giải pháp về xã hội

- Xây dựng hương ước cộng đồng nhằm kiểm soát khai thác, trồng trọt, chế biến

và tiêu thụ đảng sâm. Ngoài ra, cần ký kết các hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân, gia

đình và cộng đồng với nhà nước về phát triển đảng sâm kết hợp bảo vệ rừng. Thực thi

những giải pháp hành chính cứng rắn, xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc với những hành vi

xâm phạm tài nguyên rừng.

- Quản lý tài nguyên trên cơ sở quản lý cộng đồng là cách quản lý mà mọi thành

viên cộng đồng đều tham gia. Lồng ghép các hoạt động kinh doanh cây đảng sâm với

những mục tiêu khác.

3.4.3.6. Giải pháp thị trường

Thị trường là nhân tố quan trọng có vai trò quyết định đến việc mở rộng diện

tích và phát triển bền vững cây đảng sâm. Kết quả khảo sát thị trường tiêu thụ đảng

sâm ở Tây Giang cho thấy các sản phẩm từ đảng sâm chủ yếu tiêu thụ ở dạng thô (củ

126

tươi và khô), địa bàn tiêu thụ chủ yếu là Quảng Nam và Đà Nẵng nên việc mở rộng thị

trường tiêu thụ hiện nay là rất cần thiết.

- Có chiến lược marketing phù hợp dựa trên cơ sở hành vi và xu hướng tiêu

dùng, coi trọng việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao uy tín trong sản xuất và kinh

doanh đảng sâm. Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng

và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm từ đảng sâm.

- Xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm đảng sâm theo chuỗi từ vùng trồng, cơ

sở chế biến, cơ sở sản xuất và các đối tượng sử dụng.

- Xây dựng mô hình liên kết “bốn nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh

nghiệp - Nhà nông, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Mối liên kết đó giúp công ty phát

triển hướng đi với bốn mục tiêu chiến lược phát triển xuyên suốt, toàn bộ chuỗi giá trị

dược liệu đảng sâm: nguyên liệu đầu vào; công nghệ; sản phẩm đầu ra; dịch vụ.

- Trong bối cảnh tự do hóa thương mại thì một sản phẩm muốn tồn tại và phát

triển trên thị trường phải có sự khác biệt và chứa đựng giá trị gia tăng được nhiều

người tiêu dùng chấp nhận. Trong xu thế hiện nay, phải quan tâm xây dựng thương

hiệu đảng sâm theo định hướng sản phẩm hữu cơ.

127

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay có 2 dạng khác

nhau là đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng. Về hình thái cả 2 dạng này có

điểm phân biệt nhưng đều mang đặc điểm chung đặc trưng của loài đảng sâm ở Việt

Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.).

Đảng sâm là cây ưa ẩm, ưa sáng, không chịu ngập úng. Ngoài tự nhiên, cây

mọc đơn lẻ hoặc theo đám nhỏ gồm nhiều cá thể có các tuổi khác nhau ở ven rừng,

trên nương rẫy đã bỏ hóa, lẫn trong cây bụi dọc theo đường đi, trên các hốc đá có mùn.

Cây phát triển mạnh trên đất mùn vàng đỏ trên núi và đất feralit vàng đỏ có thành phần

cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đảng sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ cao

tuyệt đối từ 800 - 1.400 m so với mực nước biển.

Tần số xuất hiện đảng sâm tự nhiên là 11,33 cây/km, cây thích nghi tốt với

điều kiện tự nhiên của địa phương. Mật độ cây tái sinh là 1.347 cây/ha (58,38 %). Tái

sinh bằng hạt và rễ củ là 2 hình thức tái sinh tự nhiên được ghi nhận ở loài đảng sâm.

Vùng thích hợp phân bố cho loài đảng sâm được xác định là 13.867,17 ha,

chiếm 15,18 % tổng diện tích tự nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn

diện tích được đánh giá ở mức độ thích hợp trung bình với 12.622,74 ha, trong khi đó

diện tích thích hợp cao và thích hợp thấp được xác định với diện tích tương ứng lần

lượt là 1.176,75 và 67,68 ha. Vị trí thích hợp cho loài đảng sâm phân bố trong tự nhiên

được xác định tập trung chủ yếu ở bốn xã Gari Ch’ơm, Axan, Tr’hy và rải rác ở một số

địa điểm ở xã Lăng và xã Dang.

Tổng diện tích trồng đảng sâm trên toàn huyện Tây Giang đến nay là 300,18 ha.

Tuy nhiên, hoạt động gây trồng phát triển chưa bền vững, còn phụ thuộc vào kinh phí hỗ

trợ từ ngân sách Nhà nước và chịu nhiều tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây nên.

Cộng đồng người Cơ Tu đã mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố,

quá trình sinh trưởng, phát triển của loài đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng.

Kinh nghiệm nhân giống, trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến phù hợp với điều kiện

sẵn có, đáp ứng được nhu cầu tăng cường sức khỏe của nhân dân địa phương.

Thời gian cất trữ hạt giống đảng sâm tối đa là 3 tháng kể từ ngày thu hoạch.

Nhiệt độ nước xử lý hạt giống có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ nẩy mầm, dùng nước

có nhiệt độ 25 - 35 0C để xử lý hạt giống đạt tỷ lệ nẩy mầm cao (69,33 - 72,00 %). Hỗn

hợp giá thể luống gieo với tỷ lệ 2 phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân chuồng

hoai đạt tỷ lệ tạo cây mầm cao nhất (62,67). Thành phần hỗn hợp ruột bầu có tỷ lệ 3

phần đất phù sa + 1 phần cát + 1 phần phân chuồng hoai đạt tỷ lệ sống (96,67 %), sinh

128

trưởng chiều cao đạt 18,97 cm và số lá trung bình trên một cây là 8,97 lá/cây. Chế độ

che sáng 50 % và 75 % đều cho sinh trưởng số lá trung bình tốt. Tuy nhiên, xét về lợi

ích kinh tế và huấn luyện cây con sớm thích nghi với điều kiện tự nhiên thì nên chọn

độ che sáng 50 %.

Hom giống đảng sâm dùng IBA để xử lý với nồng độ 1.000 ppm đạt tỷ lệ

sống 66,67 %.

Tỷ lệ sống của cây con sau 90 ngày trồng đạt rất cao từ 82,29 - 95,83 %,

phương thức trồng thuần có làm giàn leo đạt tỷ lệ sống cao nhất (95,83 %).

Đảng sâm có khả năng sinh trưởng chiều dài thân rất nhanh và có sự khác biệt

giữa các mô hình theo năm. Đảng sâm trồng thuần có làm giàn leo đạt chiều dài thân

cao nhất so với các mô hình còn lại (năm 1: 193,03 cm; năm 2: 254,84 cm; năm 3:

336,56 cm).

Đảng sâm trồng thuần trên đất nương rẫy không làm giàn leo sinh trưởng số

nhánh/cây mạnh nhất (năm thứ 3: 6,16 nhánh/cây) so với các mô hình còn lại.

Khả năng ra hoa, đậu quả của đảng sâm theo phương thức trồng khác nhau thì

khác nhau. Trồng đảng sâm có làm giàn leo cho khả năng ra hoa, đậu quả cao nhất (

năm 1: 59,38 % cây ra hoa, 46,88 % cây đậu quả; năm thứ 2: 84,38 % cây ra hoa,

68,75 % cây đậu quả; năm thứ 3: 100 % cây ra hoa, 87,50 % cây đậu quả) so với các

mô hình còn lại không làm giàn leo.

Củ đảng sâm thu hoạch được phân thành 7 cấp theo cỡ đường kính, số lượng củ

giao động từ 88 - 172 củ/12 m2, trong đó cao nhất là mô hình 3 (172 củ) và thấp nhất

là mô hình 4 (88 củ).

Phương thức trồng khác nhau thì năng suất thu hoạch đảng sâm cũng khác

nhau, dao động từ 2.346,33 kg/ha đến 3.551,50 kg/ha. Đảng sâm trồng thuần trên đất

nương rẫy không làm giàn leo đạt năng suất cao nhất (3.551,50 kg/ha).

Các mô hình trồng đảng sâm đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Giá trị NPV của

phương thức trồng xen đạt cao nhất (212.815.600 đồng), đứng thứ 2 là phương

thức trồng thuần có cắm choái (155.437.600 đồng), đứng thứ 3 là trồng thuần trên

đất nương rẫy (83.215.600 đồng) và thấp nhất là trồng dưới tán vườn rừng

(57.497.200 đồng).

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp quản lý và

phát triển cây đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Các giải pháp đề xuất đồng

bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kiến thức bản địa của người dân, từng bước thích ứng

với biến đổi khí hậu.

129

2. Tồn tại

Đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu, đầy đủ về ảnh hưởng của tất cả các

nhân tố lập địa đến sinh trưởng và phát triển của cây cây đảng sâm. Mối tương quan

giữa mật độ trồng và năng suất, tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ. Vấn đề

về tác động của chính sách đến người dân, chưa phân tích được vai trò cũng như tác

động của chính sách đến người dân tham gia trồng đảng sâm.

3. Kiến nghị

Đảng sâm là cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao nên sớm mở rộng sản xuất

ở vùng thích nghi và những vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.

Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng

suất để hoàn thiện quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc đảng sâm phù hợp với

vùng sinh thái và kiến thức bản địa của người dân.

Phát triển các mô hình trồng đảng sâm phải gắn liền với quy hoạch vùng, hạn

chế đến mức thấp nhất hiện tượng người dân sản xuất tự phát, phá rừng tự nhiên để

trồng đảng sâm.

Xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ để đảm bảo

lợi ích của người khai thác, người trồng đảng sâm.

Tăng cường kêu gọi đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển nông lâm

nghiệp, lồng ghép các mô hình phát triển đảng sâm với các dự án phát triển nông thôn,

miền núi.

130

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Trần Công Định, Huỳnh Kim Tân, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2017),

Đặc điểm sinh thái và phân bố loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume)

Hook. f.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí khoa học đại học huế,

số 126, tập 3D.

2. Trần Minh Đức, Trần Công Định, Phạm Minh Toại (2016), Ảnh hưởng của độ

cao so với mực nước biển đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của đảng sâm trồng tại

huyện Tây Giang- Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

số 22, tr. 124 - 129. .

3. Trần Công Định, Trương Trịnh Nguyễn, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức

(2017), Kiến thức bản địa về loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume)

Hook. f.) của cộng đồng người Cơtu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp

chí khoa học và công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học

Huế, số 2, tập 1, tr. 257 - 264.

4. Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2018), Nghiên cứu thực

trạng và đề xuất các giải pháp bảo tồn loài đảng sâm (Codonopsis javanica

(Blume) Hook. f.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí rừng và môi

trường, số 87, tr. 17 - 23.

5. Trần Công Định, Nguyễn Văn Lợi và Trần Minh Đức (2018), Xây dựng bản đồ

phân bố tự nhiên loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) dựa

trên cơ sở GIS ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, số 336, tr. 130 - 136.

131

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015), “Tác dụng tăng lực của cao chiết và viên

nang đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook f.)”, Tạp chí y

học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 5, tr. 169 - 173.

[2]. Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 772 -773.

[3]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

Sách đỏ Việt Nam, Phần thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà

Nội, tr. 152 - 153.

[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghệ và Chất

lựợng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

460 trang

[5]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 40/2013/TT -

BNNPTNT ngày 05-09-2013, Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật

hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài

động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Hà Nội, 63 trang.

[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Thông tư 35/2010/BNN&PTNT: Ban

hành danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng và lâm sản ngoài gỗ tại 63 huyện

nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30A/2008/NQ - CP của Thủ tướng Chính Phủ.

[7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Thông tư 35/2010/BNN&PTNT: Ban

hành danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng và lâm sản ngoài gỗ tại 63 huyện

nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết 30A/2008/NQ - CP của Thủ tướng Chính Phủ.

[8]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm

nghiệp và đối tác (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - Chương lâm sản ngoài

gỗ, Dự án GTZ - REFAS, Hà Nội, 169 trang.

[9] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Tiêu chuẩn ngành (10 TCN

322-2003) về Tiêu chuẩn kiểm nghiệm hạt giống cây trồng, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt

kín Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 530 trang.

[11] Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập

2, 3, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[12]. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ - CP, Nghị định Về

quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.

132

[13]. Chính phủ Việt Nam (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ - CP, Nghị định Về

tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,

hiếm được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội.

[14]. Cục thống kê Quảng Nam (2015). Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê, tr.

15 - 16.

[15]. Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản

Giáo dục, tr. 21.

[16] Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội

[17]. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 1. Nhà xuất bản Khoa học

Kỹ thuật, tr. 733 - 734.

[18]. Trương Tư Cự (1987), Trung thảo dược, 18(3): 98

[19]. Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992), Thực vật và thực vật đặc sản rừng, Giáo

trình Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 2 - 6.

[20] Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

[21]. Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh (2002), “Bước đầu nghiên cứu thành phần

saponin của đảng sâm Việt Nam”, Tạp chí dược liệu, tập 7, số 6, tr. 163 - 165.

[22]. Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh (2003), “Góp phần nghiên cứu đặc

điểm thực vật cây đảng sâm Việt Nam ở Sa Pa - Lào Cai’, Tạp chí dược liệu,

tập 8, số 4/2003, tr. 97 - 99.

[23] Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Vũ Anh Tài, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn

Thị Kim Thanh (2005), "Đa dạng nguồn tài nguyên, nguy cơ đe dọa và biện

pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đăk

Lắk", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (20), tr. 96 - 100.

[24]. Lê Thị Diên và cộng sự (2013), “Xây dựng khóa định loại một số loài trong chi

đảng sâm (Codonopsis)”, Tạp chí rừng và môi trường, số 55 - 56, tr. 38 - 45.

[25] Nguyễn Danh, Nguyễn Văn Vũ (2012), “Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh

kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh,

tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (2), tr. 2263-2272.

[26]. Đoàn Trọng Đức và Trần Văn Minh (2014), “Nhân giống cây đảng sâm Việt

Nam từ hạt, củ, mầm củ và hom nhằm bảo tồn và phát triển vùng dược liệu”,

Tạp chí dược liệu, tập 20, số 6, tr. 394 - 400.

133

[27]. Đoàn Trọng Đức và Trần Văn Minh (2015), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn

cây giống, phương thức trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây

đảng sâm Việt Nam tại Kom Tum”, Tạp chí dược liệu, số 4, tr. 247 - 255.

[28]. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 401- 427.

[29]. Đinh Thị Hoa và Đoàn Thị Thùy Linh (2003), “Đặc điểm phân bố loài đảng sâm

(Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. et Thoms, 1855) tại khu bảo tồn thiên

nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn

quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà Nội, tr. 1.036 - 1.443.

[30] Vũ Tiến Hinh (1986), Phương pháp bố trí thí nghiệm và phân tích kết quả,

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

[31] Vũ Tiến Hinh (1995), Một số phương pháp thống kê dùng trong Lâm nghiệp,

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

[32] Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà (2006), Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số loài

thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam (theo nghị định số 32/2006/NĐCP), Nhà

xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[33]. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Nghị Quyết số 202/2016/NQ-

HĐND. Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu ở tỉnh

Quảng Nam, 5 trang.

[34]. Hội đồng nhân dân huyện Tây Giang (2011), Nghị quyết số 23/2001/NQ-HĐND

thông qua Đề án phát triển cây bản địa (ba kích, đảng sâm, tr’đin) trên địa bàn

huyện Tây Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, 5 trang.

[35]. Phạm Thanh Huyền và cs. (2012), “Kết quả nghiên cứu nhân giống cây đảng sâm Việt

Nam”, Tạp chí dược liệu, tập 17, số 6, tr. 376 - 380.

[36] Trần Minh Hợi (chủ biên), Lã Đình Mỡi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản (2013), Tài

nguyên thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

[37] Triệu Văn Hùng (chủ biên, 2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản

Bản đồ, Hà Nội.

[38]. Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2015), “Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng

tăng cường miễn dịch của cao chiết và viên nang đảng sâm Việt Nam

(Codonopsis javanica (Blume) Hook f.)”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí

Minh, tập 19, số 5, tr. 124 - 129.

[39] Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu

thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

134

[40] Lê Khả Kế (chủ biên), Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần

Hợp, Đỗ Tất Lợi, Thái Văn Trừng (1969 - 1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt

Nam, tập 1 - 6, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[41] Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học ứng

dụng trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

[42] Lê Đình Khả và cộng sự (2003), Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài

cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[43]. Quách Ác Kiện (1988), Bắc Kinh Trung y học viện học báo (bản dịch), 11 (4): 43)

[44]. Katherine Warner (1991), Một số vấn đề du canh liên quan đến kiến thức kỹ

thuật cổ truyền và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại vùng nhiệt đới ẩm

thuộc Á - Phi - Mỹ la tinh, (bản dịch), Viện khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.

[45]. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr.

811- 812.

[46] Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới,

Hà Nội.

[47]. Đào Kim Long và cs. (2012), “Đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica

(Blume) Hook. f. Họ Hoa chuông - Campanulaceace định hướng cho sự phát

triển nguồn dược liệu quý”. Tạp chí cây thuốc quý, số 217, tháng 12/2012.

[48]. Đỗ Văn Mãi và cộng sự (2014), Bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng khai

thác và sử dụng cây đảng sâm trồng làm nguyên liệu tại Lâm Đồng. Hợp tác

khoa học công nghệ vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững Lâm Đồng -

Tây Nguyên, tr. 197 - 200.

[49]. Nguyễn Thành Mến và Hoàng Thanh Trường (2017), “Đặc điểm phân bố và

kiểu thảm thực vật của cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) ở

Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 1/2017, tr. 123 - 127.

[50]. Lã Đình Mỡi và cs. (2005), Tài nguyên thực vật Việt Nam - Những cây chứa

các hợp chất có hoạt tính sinh học,Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,

368 trang.

[51]. Lã Đình Mỡi và cs. (2009), Tài nguyên thực vật Việt Nam - Những cây chứa

các hợp chất có hoạt tính sinh học,Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ, Hà Nội, 402 trang.

[52]. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), “Đánh giá đa dạng di truyền một số loài cây dược liệu

Việt Nam thuộc chi đảng sâm (Codonosic sp) bằng kỹ thuật ADN mã vạch”, Luận văn

thạc sỹ ngành di truyền học, mã số: 60 - 42 - 70].

135

[53] Nguyễn Bá Ngãi, Đinh Đức Thuận, Phạm Xuân Phương, Đặng Tùng Hoa (2006), Lâm

nghiệp xã hội, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[54] Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nhà xuất bản Nông

nghiệp, Hà Nội.

[55]. Hàn Quế Nhự (1990), Trung Quốc Trung dược tạp chí (bản dịch), 15 (2): 105)

[56]. Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999), Dược tài Đông y, Nhà xuât bản

Thuận Hóa, tr. 449 - 450.

[57]. Đỗ Nguyên Phương (1997), “Bảo vệ cây, con làm thuốc trong rừng là góp phần bảo vệ

sức khỏe nhân dân”, Tạp chí dược liệu, tập 2, số 4, tr. 2 - 3.

[58] Phạm Bình Quyền (2002), Đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

[59]. Thái Định Quốc (1982), Trung thảo dược (bản dịch), 13 (10): 442.

[60] Trần Duy Rương (2001), "Phương pháp vạch tuyến điều tra tác động của con

người lên hệ động thực vật và ước lượng khoảng cách điều tra ở Vườn quốc gia

Bến En", Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, (2), tr. 29 - 30.

[61]. Nguyễn Tập (2006), “Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam”, Tạp chí Dược liệu, số 3(11),

tr. 97 - 105.

[62] Nguyễn Hải Tuất (1991), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong tự

nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, (4), tr. 16 -18.

[63]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 218 trang.

[64] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[65] Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

[66] Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

[67]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[68]. Trần Công Khánh (2004), “Sử dụng tài nguyên cây thuốc - Sự chia sẻ lợi ích công

bằng và hợp lý”, Tạp chí Dược học, số 7, tr. 7 - 11.

[69] Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái,

Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

136

[70] Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, Nhà xuất bản

Khoa học & Kỹ thuật, TP Hồ Chí Minh.

[71]. Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang (2009), Đề án phát triển kinh tế - xã hội

nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tây Giang, giai đoạn 2009 - 2020,

tr. 8 - 12.

2. Tài liệu Tiếng nước ngoài

[72] Agriculture, Fisheries and Conservation Department, Government of the Hong

Kong Special Administrative Region (2007-2009), Flora of Hong Kong,

Volume 1-3.

[73] Beijing and Missouri Botanical Garden (1994-2004), Flora of China

Illustrations, Volume 1-24. Sci. Press.

[74] Brummitt R.K. (1992), Vascular Plant Families and Genera, Royal Botanic Garden,

Kew.

[75]. Chen K.N. (2014), Journal of Food and Drug Analysis, 21(4): 347 - 355.

[76]. Huang P. (1999), the effects of fertilization on yield and root diameter of

Codonopsis pilosula var. Modesla. Zhong Yao Cai, 22(1), 1 - 5.

[77]. Jenne H. De Beer, Melania J. McDermott (1996), The Economic Value of Non-

Timber Forest Products in Southeast Asia, Netherlands Committee for IUCN, 24.

[78]. Ji-Hyun Park (2014), Australasian Plant Pathology Society Inc, 9,135.

[79]. Jing-Yu He (2014), Journal of Natural Medicines, 68(2), 326 - 339.

[80]. Mendelsohn (1992), Non-Timber Forest Product, Tropical Forest Handbook,Volume 2.

[81] N. Ray, J.M. Adams (2001), “GIS-based Vegetation Map of the World at the Last

Glacial Maximum”, Journal of Internet Archaeology, Vol 11.

[82]. Nguyen Van Thuan (1969), Campanulaceae, in Flore du Cambodge du Laos et

du Vietnam, Fas.9; Mu sesum National D’ histore Naturelles, Paris, P.3,12.

[83]. Osbon (2004), The Cultivation of Medicinal Plants in Sa Pa District: A Grower’s

Guide. Repport 2. Ministry of Agriculture and Rural Development , Forest Protestion

Department. Frontier - Vietnam, Institute of Ecology and Biological Resources

Society for Environmental Exploration, 22, 25 - 27.

[84] L.V. Averyanov, Khang Nguyen Sinh, Hiep Tien Nguyen, D.K. Harder (2015)

“Preliminary assessment for conservation of Pinus cernua (Pinaceae) with a brief

synopsis of related taxa”, Turczanianowia Journal, 18(1), page 5-17.

[85]. Shergis J. L. (2015), Phytother Res, 29(2), 167- 186.

137

[86]. Seng L J., Fen J. J., Jun Q. S., (1993), Plant regeneration from callus

protoplasts of Codonopsis pilosola. Acta Botanica Sinica, 35(11), 864 - 867).

[87]. Sun N. X., Peng R., Li L. Y., Zhong G. Y. (2008), Study on seed germination

testing standardization of Codonopsis tangshen.

[88]. Slupski W., Ankanna S. and Bhuni G. (2011), Microppagation of Codonopsis pilosola

(Franch). Nannf by axillary shoot multiplication, Acta Biologica Cracoviensia Seres

Botanica, 52(2): 87 - 93.

[89] UNESCO (1973), International classification and mapping of vegetation, Paris.

[90]. Wan Zhengtao (1988), Biophysics, Journals [Japan] , 42 (4): 339.

[91]. Zhang Y. H., Gao S. F., Du T., Chen H. G., Wang H. Z., Zhu T. T., Zhang J. W.

(2011), Direct multiple shoot induction and plant regeneration from dormant

buds of Codonopsis pilosola (Franch) Nann f. African Journal of

Biotechnology, 10(51), 10.509 - 10.515.

[92]. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 33(11): 1.246.

Nguồn internet

[93]. Đoàn Trọng Đức, “Quy trình kỹ thuật nhân giống Sâm dây bằng phương pháp nuôi

cấy mô”, 7/ 2/2014. http://skhcn.kontum.gov.vn/Tintuc/Phobienkienthuc.

[94] IUCN species survival Comission (2016), 2016 IUCN Red List of Threatened

species. http://www.iucnredlist.org/.

138

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KHAI THÁC

VÀ TIÊU THỤ ĐẢNG SÂM

Ngày điều tra: …

1. Tên người được phỏng vấn: …………………………Tuổi: …………..…

Dân tộc: ….. Giới tính: ……

2. Địa điểm: Thôn/bản …...……. Xã ……………..… Huyện ………………

3. Số thành viên trong gia đình: ………… Số lao động chính: …………..

4. Ông/bà có khai thác hay sử dụng đảng sâm không ?

□ Có □ Không

5. Nguồn thu nhập của hộ gia đình từ đảng sâm:

Nguồn gốc Số lượng Giá bán Thành tiền

Khai thác từ rừng

Trồng tại hộ gia đình

Tổng thu nhập

6. Ông/ bà khai thác đảng sâm ở đâu ? do ai quản lý ?

□ Rừng cộng đồng □ Rừng do xã quản lý □ Rừng của khu bảo tồn □ Không biết

Khác: ………………………………………………………………………………

7. Cường độ thu hái, tháng thu hái, trữ lượng và mục đích thu hái:

Sản phẩm

Cường độ

thu hái

Tháng

thu

hái

Trữ lượng

trong rừng

Mục đích

thu hái

Bán

cho

ai

Giá

bán

Số

lượng

thu hái

trong 1

lần

Số

lượng

thu hái

trong

tháng

Trước

năm

2015

Từ

2015

đến

nay

Để

dùng

Để

bán

139

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN

VỀ LOÀI VÀ CÁC KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG MÔ HÌNH

TRỒNG ĐẢNG SÂM

Ngày phỏng vấn: ………………………………….

1. Tên người được phỏng vấn: …………………………Tuổi: …………..…

Dân tộc: ………….. Giới tính: …………………..…

2. Địa điểm: Thôn/bản ………. Xã ………… Huyện ……………………….

3. Nghề nghiệp: ……………….. Trình độ học vấn: ………………………..

4. Số thành viên trong gia đình: ………… Số lao động chính: ……………..

5. Ông/bà có trồng đảng sâm không?

□ Có □ Không

6. Diện tích trồng: ………… Thời gian: ….…………..

7. Theo ông/bà, những hiểu biết về loài đảng sâm như thể nào ?

- Về đặc điểm hình thái

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Về đặc điểm phân bố

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Về đặc điểm tái sinh

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Các mối đe dọa đối với loài

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Quan điểm để phát triển loài trong tương lai

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

140

8. Kỹ thuật áp dụng trong mô hình trồng đảng sâm

* Kỹ thuật chọn, tạo giống

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

* Kỹ thuật trồng

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

* Kỹ thuật chăm sóc

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

* Kỹ thuật khai thác, chế biến

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

9. Ông /bà có muốn tiếp tục phát triển mô hình trồng đảng sâm không?

□ Có □ Không

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

141

10. Chi phí đầu tư ban đầu

TT Đầu tư trồng mới Số lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền

1 Phát, dọn thực bì

2 Phân chuồng

3 Phân NPK

4 Cây con, vận chuyển

5 Cuốc, đào hố, bón phân, lấp hố,

trồng cây

6 Tưới nước

7 Tổng đầu tư ban đầu

8 Chi phí khác

Tổng đầu tư ban đầu

10. Chi phí chăm sóc hàng năm

TT Chăm sóc hàng năm Số lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền

1 Công làm cỏ, chăm sóc

2 Phân chuồng

3 Phân NPK

4 Khai thác

5 Chi phí khác

6 Tổng chi phí hàng năm

12. Sản phẩm thu hoạch qua các năm

Năm

thu hoạch Sản phẩm Sản lượng

Nơi

thu mua Gía bán Thu nhập

13. Ông/bà thường gặp khó khăn/thuận lợi gì khi thực hiện mô hình trồng đảng sâm ?

Nội dung Thuận lợi Khó khăn

Nguồn lao động

Thị trường tiêu thụ

Nguồn vốn

Kỹ thuật trồng

Đất sản xuất

Chính sách hỗ trợ

142

Phụ lục 3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬN ÁN

Hình 1. Thí nghiệm nhân giống từ hạt Hình 2. Cây mầm từ hạt

Hình 3. Cây con từ hạt Hình 4. Thí nghiệm nhân giống từ hom

143

Hình 5. Rễ củ phát sinh từ đốt thân Hình 6. Thí nghiệm nhân giống từ hạt

Hình 7. Cây con trong vườn ươm Hình 8. Đảng sâm trồng thuần

144

Hình 9. Mô hình đảng sâm trồng xen ngô Hình 10. MH. trồng dưới tán vườn rừng

Hình 11. Mô hình đảng sâm

trồng thuần

Hình 12. Mô hình trồng thâm canh

145

Hình 13. Củ đảng sâm tươi Hình 14. Củ đảng sâm phơi khô

Hình 15. Thu hoạch đảng sâm Hình 16. Rượu ngâm đảng sâm tươi

146

Phụ lục 4. THÔNG TIN VỀ CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA

Tuyến Tọa độ

Độ cao (m) Ghi chú

X Y

1 Điểm đầu 458311 1749449 1013

Điểm cuối 458431 1748934 1056

2 Điểm đầu 458672 1748650 1034

Điểm cuối 459743 1745348 1089

3 Điểm đầu 458672 1748650 1027

Điểm cuối 458766 1748750 1034

4 Điểm đầu 457462 1745695 1042

Điểm cuối 455994 1746125 1054

5 Điểm đầu 448049 1745955 1222

Điểm cuối 446030 1746640 1201

6 Điểm đầu 445850 1747024 1245

Điểm cuối 445368 1748475 1267

7 Điểm đầu 448078 1745916 1301

Điểm cuối 447700 1742840 1332

8 Điểm đầu 449195 1743002 1335

Điểm cuối 449966 1743746 1204

9 Điểm đầu 452251 1746174 807

Điểm cuối 452296 1750639 1139

10 Điểm đầu 449046 1743087 1246

Điểm cuối 448961 1742612 1243

147

Phụ lục 5. SỐ LIỆU VỀ NHÂN GIỐNG, SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT

ĐẢNG SÂM

5.1. Số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý đến tỷ lệ nẩy mầm

Ngày gieo: 25/3/2016

TT Ngày

theo dõi Công thức

Số hạt nẩy mầm Ghi chú

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3

1 4/4/2016

Nhiệt độ nước 25 0C 5 4 4

Nhiệt độ nước 35 0C 3 3 3

Nhiệt độ nước 45 0C 4 2 4

Nhiệt độ nước 55 0C 3 4 4

2 9/4/2016

Nhiệt độ nước 25 0C 18 19 18

Nhiệt độ nước 35 0C 14 15 16

Nhiệt độ nước 45 0C 16 13 18

Nhiệt độ nước 55 0C 14 12 14

3 14/4/2016

Nhiệt độ nước 25 0C 31 29 27

Nhiệt độ nước 35 0C 34 29 30

Nhiệt độ nước 45 0C 37 26 27

Nhiệt độ nước 55 0C 32 24 22

4 19/4/2016

Nhiệt độ nước 25 0C 17 15 15

Nhiệt độ nước 35 0C 17 20 25

Nhiệt độ nước 45 0C 14 16 12

Nhiệt độ nước 55 0C 19 18 14

5 24/4/2016

Nhiệt độ nước 25 0C 3 2 1

Nhiệt độ nước 35 0C 2 3 2

Nhiệt độ nước 45 0C 2 3 1

Nhiệt độ nước 55 0C 3 2 1

148

5.2. Số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của

hạt giống

Ngày gieo: 25/3/2016

TT Ngày

theo dõi Công thức

Số hạt nẩy mầm Ghi

chú

Lặp 1 Lặp 2 Lặp 3

1 4/4/2016

Gieo ngay không cất trữ 3 3 3

Gieo sau cất trữ 1 tháng 2 1 2

Gieo sau cất trữ 2 tháng 3 1 2

Gieo sau cất trữ 3 tháng 1 0 2

Gieo sau cất trữ 4 tháng 0 1 2

Gieo sau cất trữ 5 tháng 1 1 1

Gieo sau cất trữ 6 tháng 0 1 0

2 9/4/2016

Gieo ngay không cất trữ 14 15 16

Gieo sau cất trữ 1 tháng 16 12 14

Gieo sau cất trữ 2 tháng 11 9 8

Gieo sau cất trữ 3 tháng 5 7 4

Gieo sau cất trữ 4 tháng 3 3 7

Gieo sau cất trữ 5 tháng 2 5 7

Gieo sau cất trữ 6 tháng 3 5 2

3 14/4/2016

Gieo ngay không cất trữ 34 29 30

Gieo sau cất trữ 1 tháng 32 33 25

Gieo sau cất trữ 2 tháng 27 35 31

Gieo sau cất trữ 3 tháng 24 28 32

Gieo sau cất trữ 4 tháng 15 19 25

Gieo sau cất trữ 5 tháng 19 24 13

Gieo sau cất trữ 6 tháng 13 19 11

4 19/4/2016

Gieo ngay không cất trữ 17 20 25

Gieo sau cất trữ 1 tháng 19 25 23

Gieo sau cất trữ 2 tháng 23 32 26

Gieo sau cất trữ 3 tháng 23 26 29

Gieo sau cất trữ 4 tháng 21 24 27

Gieo sau cất trữ 5 tháng 11 15 17

Gieo sau cất trữ 6 tháng 7 5 5

5 24/4/2016

Gieo ngay không cất trữ 2 3 2

Gieo sau cất trữ 1 tháng 3 1 2

Gieo sau cất trữ 2 tháng 2 4 0

Gieo sau cất trữ 3 tháng 3 0 4

Gieo sau cất trữ 4 tháng 0 3 0

Gieo sau cất trữ 5 tháng 2 3 1

Gieo sau cất trữ 6 tháng 2 0 0

149

5.3. Số liệu sinh trưởng số nhánh/cây (nhánh/cây)

TT Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

1 6 5 4 6 6 6 4 6 6 6 6 4

2 4 6 2 4 5 6 4 5 5 6 5 4

3 4 4 4 5 4 5 6 4 3 5 6 6

4 4 2 2 2 10 3 6 4 8 3 6 4

5 3 5 4 2 8 10 4 5 8 8 4 5

6 3 6 2 2 5 8 4 2 5 8 7 6

7 5 5 6 6 5 4 6 4 5 4 6 5

8 4 6 3 7 4 5 4 6 6 5 4 6

9 3 3 8 8 4 4 8 4 4 4 6 8

10 3 4 1 5 6 4 4 4 6 3 6 3

11 5 4 2 4 5 8 4 4 4 6 5 5

12 4 3 2 2 8 4 4 3 8 4 5 4

13 4 8 2 5 8 8 8 4 6 6 8 4

14 2 2 4 6 4 4 4 6 4 4 4 6

15 2 4 6 4 4 5 8 4 4 5 8 6

16 4 4 4 3 4 6 6 2 3 6 6 4

17 4 4 2 4 4 6 4 4 4 6 4 4

18 3 6 8 2 6 8 6 3 6 9 6 3

19 3 1 7 8 4 4 7 4 4 4 7 4

20 4 6 8 4 4 8 8 6 4 8 8 6

21 3 2 4 5 3 4 5 4 4 4 5 6

22 2 5 6 6 4 5 6 6 4 5 6 6

23 3 4 3 8 3 5 6 6 5 5 6 6

24 4 9 5 6 4 8 6 6 4 9 6 6

25 4 6 10 8 6 4 8 8 6 6 8 6

26 4 2 9 6 6 6 6 6 6 5 8 6

27 3 5 11 8 4 6 10 6 7 6 8 3

28 3 2 5 6 7 4 5 6 8 4 5 6

29 2 6 5 6 5 6 6 6 5 6 6 6

30 4 4 5 3 6 4 6 2 8 4 8 4

31 4 2 6 4 5 4 8 4 4 6 8 4

32 4 7 3 7 5 8 4 6 4 8 6 3

150

5.4. Số liệu sinh trưởng chiều cao cây (cm)

TT Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

1 150 196 135 185 195 214 147 191 207 224 186 238

2 172 197 140 240 179 245 186 282 192 27 192 315

3 147 182 175 241 165 213 169 321 174 263 175 343

4 195 142 205 175 192 167 215 286 219 182 245 263

5 130 178 272 172 165 256 193 135 182 146 290 145

6 197 190 131 169 214 241 196 289 231 312 190 302

7 153 152 132 190 195 179 156 285 184 184 178 295

8 164 150 141 210 192 187 289 341 184 194 267 302

9 144 135 178 207 173 146 245 312 193 157 245 312

10 152 178 132 226 185 217 211 287 218 193 278 346

11 133 188 156 250 167 246 218 326 174 156 143 374

12 147 172 138 250 173 186 156 267 213 195 176 321

13 178 147 138 175 192 235 199 187 226 254 216 250

14 175 140 178 169 214 178 214 293 124 194 123 276

15 172 147 186 186 193 176 312 165 216 196 323 320

16 169 182 230 172 216 267 276 195 125 312 184 230

17 167 159 185 141 211 198 234 165 123 195 234 210

18 189 195 215 139 212 216 245 289 126 175 255 198

19 152 165 210 165 198 198 235 194 196 198 245 219

20 154 194 240 202 165 213 245 214 197 231 301 286

21 178 130 166 200 194 189 215 267 196 192 123 326

22 140 176 180 199 183 178 249 279 193 195 196 353

23 159 166 188 121 193 197 214 196 121 195 223 279

24 164 150 188 270 182 185 254 343 193 137 276 312

25 155 132 250 265 165 168 321 321 184 196 339 312

26 187 140 150 261 216 159 214 312 218 193 278 298

27 178 158 200 141 175 235 223 196 256 192 256 201

28 182 238 202 189 192 198 245 264 256 176 268 272

29 186 280 178 190 196 267 256 254 195 245 276 261

30 189 264 172 145 193 265 213 270 193 263 234 281

31 178 292 189 172 194 169 257 216 182 195 296 134

32 147 291 146 160 168 268 196 213 224 275 201 196

151

5.5. Số liệu sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm (cm)

TT Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

MH

1

MH

2

MH

3

MH

4

1 0.9 0.8 0.8 0.8 1.4 1.2 1.3 1.6 1.9 1.8 1.7 2.2

2 1.5 1.7 0.9 1.7 1.7 2.1 1.4 2.1 2 2.5 1.7 2.5

3 0.7 1.6 0.9 1.8 1.6 2.2 1.4 2.3 1.6 2.4 1.8 2.7

4 1.7 1.3 1.5 1.6 1.9 1.6 2 1.7 2.2 2 2.7 2.5

5 1.7 1.8 0.7 0.9 1.9 2.3 1.2 1.5 2.2 2.8 1.8 2.1

6 1.5 1.9 0.6 1.4 1.7 2.6 1.4 1.8 1.9 3.2 1.6 2.7

7 0.8 1.6 0.7 1.9 1.2 2 1.3 2.4 1.9 2.4 1.6 2.8

8 1.8 1.4 1.2 1.9 2 1.9 1.7 2.3 2.4 2.1 2.1 2.7

9 1.6 1.3 1.8 2.2 1.8 1.7 2.3 2.7 2.1 1.9 2.7 3

10 1.6 1.3 1.3 1.6 1.9 1.5 1.8 1.8 2.1 1.7 2.3 2.2

11 0.6 1.8 1.5 2.1 1.2 2.3 2.3 2.3 1.7 2.8 2.8 2.6

12 1.8 0.8 0.9 1.3 2.4 1.4 1.4 1.7 3 1.8 1.8 2.2

13 1.8 1.9 1.5 1.4 2.1 2.3 2.1 1.8 2.2 2.9 1.5 2.2

14 1.6 0.6 1.4 1.7 1.8 1.2 1.6 2.2 2.1 1.7 2.1 2.5

15 1.5 0.9 1.8 1.9 1.7 1.5 2.6 2.2 1.9 2 3 2.5

16 1.5 1.8 1.5 1.3 1.8 2.1 2.2 1.6 2 2.6 2.4 2.2

17 1.5 1.6 1.3 1.6 1.6 1.8 1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2

18 1.8 1.7 1.4 1.7 2.2 2.1 1.8 1.7 2.6 2.5 2.3 2.4

19 0.7 1.5 1.5 1.4 1.1 2.1 1.7 1.4 1.7 2.3 2 2.4

20 1.5 0.8 1.7 1.1 1.7 1.5 2.3 1.6 1.9 1.6 2.8 2.2

21 0.6 1.6 1.4 1.8 1.1 1.9 1.9 2.3 1.6 2.3 2 2.7

22 0.6 1.6 1.5 1.9 1.3 1.8 1.8 2.4 1.7 2.3 2.4 2.8

23 1.6 0.7 1.4 1.4 1.8 1.4 1.8 1.6 2 1.7 2.1 2.4

24 0.8 1.7 1.5 2.2 1.6 1.9 1.9 2.6 1.8 2.5 2.5 3

25 0.9 0.6 1.9 1.8 1.5 1.9 2.6 2.2 1.7 1.7 3.1 2.6

26 0.8 0.9 1.7 1.7 1.4 2.2 2.3 2.3 1.8 1.7 2.8 2.8

27 1.7 1.5 1.6 1.3 2 1.8 2.1 1.6 2.2 2.1 2.6 2.3

28 0.6 0.7 1.5 1.3 1.2 1.5 1.9 1.9 1.7 1.8 2.3 2.3

29 1.6 1.5 1.4 1.6 1.8 1.9 1.7 1.9 2.1 2.1 2.1 2.4

30 1.8 0.9 1.3 1.4 2.6 1.4 1.8 1.8 3.1 1.9 2.2 2.3

31 0.7 0.6 1.9 1.5 1.4 1.1 2.7 1.7 1.9 1.6 2.9 2.3

32 1.6 1.5 1.4 1.4 1.9 1.9 1.9 1.7 2.1 2.2 2.1 2.3

152

5.6. Số liệu năng suất các mô hình trồng đảng sâm ( gam/củ)

TT MH 1 MH 2 MH 3 MH 4 TT MH 1 MH 2 MH 3 MH 4

1 100 105 132 130 87 7.8 6.3 11 6

2 60 65 125 131 88 5.6 12.5 8.6 7

3 70 130 120 86 89 7.2 10.5 20 -

4 45 57 50 100 90 7.5 8.7 25.3 -

5 45 94 80 60 91 7.7 13 10.2 -

6 35 60 90 130 92 6.5 10.8 16.8 -

7 50 31 80 95 93 9.1 8.3 31.8 -

8 48 40 95 85 94 7.2 11.8 14.4 -

9 45 50 93 60 95 11.9 8.6 21 -

10 83 62 50 45 96 8 9.3 10.5 -

11 70 50 55 80 97 7.6 10.9 13.4 -

12 32 55 50 56 98 6.8 9 10.2 -

13 45 35 66 90 99 7 8.7 21.3 -

14 30 65 50 55 100 6.5 7.9 10 -

15 25 50 80 65 101 6.5 11.2 6.1 -

16 50 64 75 60 102 7.4 15.5 9.5 -

17 35 35 80 45 103 8.1 17.9 14.5 -

18 36 35 60 70 104 4.3 14.2 6.5 -

19 23 35 52 100 105 8.4 12 11.4 -

20 40 40 70 50 106 10.8 7.6 9.4 -

21 54 45 65 60 107 5.6 7.5 5.7 -

22 30 30 75 30 108 7 6.7 7.7 -

23 30 43 60 110 109 4.8 9.1 9.7 -

24 40 35 54 50 110 9.4 7.2 11.1 -

25 40 40 75 60 111 5.9 11.4 6.3 -

26 35 35 80 110 112 7.8 8 6 -

27 45 40 60 60 113 10.3 7.6 5.5 -

28 30 35 58 60 114 9.5 6.8 7.7 -

29 30 45 35 130 115 7.8 7 9.9 -

30 30 50 32 95 116 9.9 6.5 7.4 -

31 20 32 40 40 117 12.3 6.5 6.3 -

32 30 34 58 65 118 10 7.4 10.3 -

33 30 20 45 45 119 6.1 8.1 5.8 -

34 30 30 45 45 120 9.5 4.3 5 -

35 30 25 40 30 121 14.5 8.4 8.8 -

36 27 25 57 50 122 6.5 10.8 5.6 -

37 30 20 40 40 123 11.4 5.6 8.5 -

38 35 40 35 35 124 9.4 7 6.9 -

39 40 52 40 52 125 5.7 4.8 11.6 -

40 35 35 30 60 126 7.7 9.4 7.7 -

41 40 23 43 60 127 9.7 5.9 9.4 -

42 30 30 70 40 128 11.1 7.8 6 -

153

TT MH 1 MH 2 MH 3 MH 4 TT MH 1 MH 2 MH 3 MH 4

43 19.1 35 35 70 129 6.3 10.3 9 -

44 16 15.5 35 32 130 6 9.5 7.4 -

45 13.8 19 40 30 131 5.5 7.8 7.3 -

46 16.6 16 23 50 132 7.7 9.9 9 -

47 21 24.7 19 45 133 9.9 12.3 11.3 -

48 17.3 13.8 15 50 134 7.4 10 8 -

49 15.3 11.7 12 50 135 6.3 6.1 5.5 -

50 15.7 18 19.6 16.2 136 10.3 9.5 8.6 -

51 12.7 13.2 19.8 16.2 137 5.8 14.5 6.1 -

52 27 12.6 15 28.8 138 5 6.5 7.3 -

53 14 15.4 11.6 20.1 139 8.8 11.4 5.1 -

54 13.3 18.2 14.9 24.3 140 5.6 9.4 7.3 -

55 20.9 18.8 13.2 20.2 141 8.5 5.7 21 -

56 13.7 13.1 16.2 19.6 142 6.9 7.7 8.3 -

57 16.4 8.1 17.6 30.3 143 11.6 9.7 7.4 -

58 11.3 19 17.4 16.5 144 8.6 11.1 8.7 -

59 9.3 8.9 18.7 15.3 145 7.7 6.3 7.8 -

60 11 11.8 18.7 9.4 146 9.4 6 5.6 -

61 7 16.3 16 11 147 6 5.5 7.2 -

62 6.3 18.4 27 7 148 9 7.7 7.6 -

63 12.5 25.2 22 6.3 149 7.4 9.9 7.5 -

64 10.5 14.3 10.9 12.5 150 7.3 7.4 6.7 -

65 8.7 16.3 22.3 10.5 151 9 6.3 9.1 -

66 13 25.3 27.6 8.7 152 11.3 11 7.2 -

67 10.8 10.2 23.7 13 153 8 10.3 11.4 -

68 8.3 16.8 10.8 7 154 5 5.8 8 -

69 11.8 31.8 8.3 6.5 155 6 5 7.6 -

70 8.6 14.4 11.8 6.5 156 - 8.8 6.8 -

71 11 21 8.6 7.4 157 - 5.6 7 -

72 9.3 18.6 11 8.1 158 - 8.5 8.5 -

73 10.9 26 9.3 4.3 159 - 6.9 6.9 -

74 9 31.8 10.9 8.4 160 - 11.6 11.6 -

75 8.7 19.7 9 10.8 161 - 8.6 7.7 -

76 7.9 32.6 8.7 5.6 162 - 7.7 9.4 -

77 11.2 21.9 7.9 7 163 - 11.3 6 -

78 8.3 32.6 8.6 4.8 164 - 9 9 -

79 9.3 26.4 11.2 9.4 165 - - 7.4 -

80 24.2 14.8 8.3 5.9 166 - - 7.3 -

81 14.7 21.3 20.2 7.8 167 - - 9 -

82 18.7 25.4 19.6 10.3 168 - - 11.3 -

83 8.3 14 30.3 9.5 169 - - 14.2 -

84 8.1 18.3 16.5 7.8 170 - - 12 -

85 7.4 11 15.3 9.9 171 - - 8 -

86 8.6 7 9.4 12.3 172 - - 9 -

154