31
13 Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô Địa lý Lịch sử Thành Rôma Các Kinh thành Quân đội và Pax Romana Xã hội Trò chơi, Giải trí và sân khấu kịch Các văn sĩ Đời sống tôn giáo Đế quốc La mã và cộng đoàn Kitô giáo

Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

13

Phần I

Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô

Địa lý Lịch sử Thành Rôma Các Kinh thành Quân đội và Pax Romana Xã hội Trò chơi, Giải trí và sân khấu kịch Các văn sĩ Đời sống tôn giáo Đế quốc La mã và cộng đoàn Kitô giáo

Page 2: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

14 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

ĐỊA LÝ

Địa lý thế giới mang tên thánh Phaolô có “Mare nostrum = Biển của chúng ta = Biển Địa Trung”. Khung cảnh sống hoàn toàn thuần nhất với những địa hình, hương vị, khí hậu và phong cảnh. Một không gian luôn quyến rũ khách hành hương và khách du lịch.

Toàn thể vùng Địa Trung hải thuộc đế quốc La Mã mang nhiều sắc thái chung. Người ta tìm thấy những phong cảnh giống nhau với những vùng đồng bằng, và những núi đồi trải dài xuống ven biển. Một vùng với những ngày mùa hè dài không có mưa, và những ngày mùa Đông ngắn, đôi khi rất lạnh và thường có mưa như trút nước. Mùa xuân đến bất chợt và rất ngắn. Cỏ hoa mọc lên nhanh chóng đầy mặt đất. Mùa Thu cũng rất ngắn.

Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm 17 trước công nguyên đã tàn phá 12 thành phố phía Tây miền Tiểu Á. Năm 63 công nguyên đến lượt các thành phố nước Ý như vùng Campanie. Vào năm 79 công nguyên, các thành phố Pompéi, Herculanum, Stabies bị xóa khỏi bản đồ với núi lửa Vésuve.

Thế nhưng, người ta vẫn đến sinh sống trong vùng với nguồn văn hóa phong phú. Ngũ cốc được trồng trọt, với những vườn nho làm rượu vang và trái nho khô. Cây dầu ô liu thuộc giống cây quý cho toàn vùng. Trái cây cũng phong phú với trái sung, đào, táo, mận,… Những đoàn cừu và dê cho sữa, thịt và lông phong phú. Vải lin được dùng cho quần áo. Biển cũng gần kề nên nghề đánh cá được nhiều người thực hành, và cá được ăn tươi, hoặc ướp muối mặn và phơi khô.

Vật dụng xây cất cũng không thiếu. Các kiến trúc sư tha hồ lựa chọn để trang hoàng giữa đá hoa cương màu xanh, vàng, đỏ,

Page 3: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 15

trắng, xám hoặc đen. Đất sét dùng trong việc làm những cống rãnh, những bình, những vò hai quai, ngói và gạch. Vôi trộn với những cọng làm chổi để thành “vữa = mọc chê”. Mỏ quặng cũng có nhiều. Sắt và đồng thanh làm dụng cụ cho nhà nông và vật dụng chiến tranh. Đồng và thiếc chế những dụng cụ cho nhà bếp. Người ta cũng cần chì để chế những cống rãnh và vật liệu xây cất các cột và những đá tảng… Ngoài ra còn vàng và bạc để chế những dụng cụ bếp núc cao cấp cũng như nữ trang.

LỊCH SỬ

Thánh Phaolô xác định thuộc công dân La Mã. Vì thế không thể tách rời con người thánh nhân với lịch sử La Mã. Một lịch sử đã để lại nhiều đền đài nổi tiếng cũng như những dấu vết bạo động của con người.

Lịch sử La Mã có thể được chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn vương quốc (754-509); giai đoạn cộng hòa (509-30) và giai đoạn đế quốc (30 trước công nguyên -476 công nguyên). Trong giai đoạn cộng hòa, xã hội La Mã được tổ chức trên nước Ý và dần dà kéo dài ra khỏi biên cương. Những biến cố quan trọng đánh dấu giai đoạn như: người dân xứ Gaule đánh chiếm thành Rôma vào năm 390; Cuộc chiến trừng phạt đầu tiên vào những năm 264-241; cuộc chiến thứ hai năm 218-201 kết thúc với thành Carthage thất thủ và ông Hannibal bị giết; và cuộc chiến thứ ba thành Carthage hoàn toàn bị tàn phá năm 146. Người La Mã dần dà mở mang bờ cõi. Thế kỷ thứ II trước công nguyên, nền cộng hoà gặp biến cố người nô lệ nổi dậy hai lần giữa năm 135-102. Cuộc tranh chấp giữa ông Marius và Sylla làm yếu quyền hành trung ương. Về phía Đông, người La Mã lo chống lại ông Mithridate, vua xứ Pont. Mạn phía Tây, ông Pompée bình định xứ Tây ban Nha. Sau cuộc

Page 4: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

16 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

mưu phản của ông Catilla bị ông Cicéron phá dẹp. Ba ông César, Pompée và Crassus lập nên Tam đầu chế. Pompée nắm quyền tại thành Rôma; César lấy xứ Gaule năm 58-51 (thành Alésia rơi vào năm 52); Crassus dẹp người Parthes nhưng bị giết. César và Pompée đi vào tranh chấp. César vượt sông Rubicon và sau hai tháng đánh bại Pompée, đi vào thành Rôma được bổ nhiệm làm nhà độc tài vĩnh viễn, hoàng đế, quan bảo dân, thái thú lo về phong tục và giáo chủ. Ông nắm quyền hành cho tới ngày 15 tháng 3 năm 44 và bị giết ngay tại viện Nguyên lão.

Một thời gian khủng hoảng bắt đầu đánh dấu với cuộc tranh chấp giữa hai ông Antoine và Octave (sau được gọi Octavien, rồi đến “Auguste”). Octave là cháu thừa tự ông César. Năm 43, một Tam đầu chế khác ra đời với các ông Lépide, Antoine và Octave. Antoine và Octave dẹp cuộc mưu phản của các ông Brutus và Cassius gần thành Philípphê vào năm 42.

- Octave - Octavien - Auguste (29 trước công nguyên - 14 công nguyên): Năm 31, sau cuộc hải chiến tại Actium, Antoine bại trận, và Octave trở thành hoàng đế mang tên Octavien vào năm 29 trước công nguyên, và lấy tên Auguste vào năm 27. Ông được gọi César-Auguste trong Tân ước. Octavian không muốn bị xem như một bạo chúa chuyên quyền, vì vậy ông tìm cách hợp pháp hóa địa vị của mình thông qua Viện nguyên lão. Vào năm 27, Octavian tuyên bố trao trả quyền hành về tay Viện nguyên lão một cách tính toán. Viện nguyên lão, lúc đó gồm toàn những người ủng hộ ông và được dàn xếp trước đã từ chối khẩn cầu ông ở lại. Octavian chấp thuận và trở thành Augustus. Một thỏa thuận được xác lập giữa Viện nguyên lão và Augustus, thường gọi “Thỏa thuận thứ nhất”, trao cho ông quyền hợp pháp để cai trị. Augustus đạt được thứ mình cần, và từ đây mở ra thời đại thịnh trị “Pax Romana =

Page 5: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 17

hòa bình La Mã”. Ông được xem như vị hoàng đế vĩ đại nhất của đế chế La Mã và đã đặt những nền móng vững chắc cho sự phát triển qua nhiều thế kỷ.

Ở trong nước, Augustus bắt đầu cải tổ trên bình diện rộng về quân sự, chính trị và tài chính. Những cải cách giúp làm dịu đi tình hình căng thẳng đế chế La Mã và củng cố chế độ mới. Về mặt quân sự, các quân đoàn La Mã, vốn đạt tới con số cao chưa từng có (khoảng 50) vì những cuộc nội chiến, được Augustus giảm xuống còn 28. Các quân đoàn có những kẻ trung thành bị đặt nghi vấn đều bị giải tán và nhiều quân đoàn khác bị trộn lẫn vào nhau. Augustus cũng tạo ra 8 đội quân đặc biệt để gìn giữ hòa bình ở Ý, và để 3 đội trong số đó ở kinh đô La Mã. Những đội quân này được gọi “Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã”. Về mặt chính trị, cái vỏ Cộng hòa vẫn còn, nhưng thực tế quyền lực chủ yếu nằm trong tay ông. Về hành chính, Augustus chia sẻ quyền đề cử thống đốc các tỉnh với Viện nguyên lão. Các tỉnh khó kiểm soát ở biên giới sẽ được điều hành bởi những người do ông chọn (được gọi các tỉnh của hoàng đế). Các tỉnh yên bình hơn thì thống đốc sẽ do Viện nguyên lão quyết định (được gọi các tỉnh của Viện nguyên lão). Thời đế quốc La Mã, “provincia = tỉnh” là một đơn vị hành chính và lãnh thổ lớn nhất bên ngoài nước Ý. Các tỉnh thường được cai trị bởi những thành viên cao cấp viện nguyên lão, thường các cựu quan chấp chính hoặc pháp quan. Tỉnh Ai Cập ngoại lệ, được Augustus sáp nhập vào La Mã khi hoàng hậu Cléopâtre qua đời. Tỉnh do một người thuộc giai cấp kỵ sĩ La Mã cai trị, nhằm ngăn cản tham vọng của viện nguyên lão. Ngoại lệ này cũng không đi ngược lại luật La Mã vì Ai Cập được xem như tài sản cá nhân của Augustus, tiếp nối truyền thống các vị vua Hy Lạp trước đó.

Page 6: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

18 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Về mặt tài chính, trước khi Viện nguyên lão kiểm soát ngân khố, Augustus định tiền thuế từ các tỉnh hoàng đế sẽ được chuyển vào một ngân khố riêng của hoàng đế. Điều khiến Augustus trở nên giàu hơn cả Viện nguyên lão và dư dả tiền bạc để đảm bảo binh lính trung thành. Trong số các tỉnh hoàng đế, đặc biệt có Ai Cập là một vùng rất trù phú, và các thành viên Viện nguyên lão thậm chí còn không được phép tới đây. Vào năm 23, Augustus xác lập “Thỏa thuận thứ hai” giữa ông và Viện nguyên lão, về danh nghĩa địa vị có thay đổi, nhưng quyền lực vẫn to lớn như trước. Vinh quang lớn đến mức người ta đổi tên tháng 8 để vinh danh ông thành Augustus.

Ở bên ngoài, Augustus hoàn tất cuộc chinh phục Tây Ban Nha và một số viên tướng giúp lãnh thổ đế chế mở rộng hơn ở Bắc Phi và Tiểu Á. Ông tiến hành những cuộc xâm lược vào Illrya, Moesia, Pannonia (phía Nam sông Danube) và Germania (phía Tây sông Elbe). Lúc đầu mọi chuyện thuận lợi nhưng rồi người Illyria nổi dậy và ba quân đoàn La Mã bị các bộ tộc người German do Arminius chỉ huy diệt sạch trong trận chiến ở rừng Teutoburg vào năm chín công nguyên, khiến đà tiến của đế chế bị chặn lại ở đây. Augustus không liều lĩnh tiến quân thêm nữa nhưng chỉ giữ chặt các vùng bờ tây sông Rhin và tiến hành những cuộc cướp phá trả đũa. Từ đó về sau, sông Rhin và sông Danube trở thành biên giới của đế chế La Mã ở phía Bắc.

- Tibère (Tiberius) (14-37), con nuôi Auguste lên ngôi khi được 56 tuổi. Giai đoạn đầu, ông nắm quyền bình lặng với hài hòa nhưng tỏ ra một nhà hành chánh nghiêm ngặt, lo lắng cho tình hình tài chánh đế quốc. Thế nhưng sau đó Tiberius trở nên hoang tưởng và hay nghi ngờ. Năm 19, nhiều người quy tội cho ông vì cái chết của người cháu Germanicus, vốn là một danh tướng nổi tiếng.

Page 7: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 19

Năm 23, đến lượt con ruột của Tiberius là Julius Caesar Drusus cũng chết. Vị hoàng đế bắt đầu một loạt những phiên tòa xử tội mưu phản và các màn tra tấn hành hạ.

Tiberius giao quyền cho viên tướng Lucius Aelius Sejanus rồi tới đảo Capri ở ẩn từ năm 26. Sejanus bắt đầu củng cố quyền lực và ông cũng tiếp tục những màn hành hạ của Tiberius. Vào năm 31, Sejanus được phong đồng Chấp chính quan cùng Tiberius và cưới cô Livilla cháu gái hoàng đế. Thế nhưng, ngay trong năm đó, ông lại bị chính thứ mà mình đã lợi dụng để làm bàn đạp tiến thân hại chết. Sejanus và phe cánh bị kết tội mưu phản và xử tử. Những vụ hành hạ tiếp tục kéo dài cho tới khi Tiberius chết vào năm 37.

- Caligula (37-41): một bạo chúa điên khùng. Gaius (thường gọi Caligula), con trai của Germanicus và Agrippina Cả, được chọn làm người kế vị. Ông bà nội Nero Claudius Drusus và Antonia Minor, ông bà ngoại Marcus Vipsanius Agrippa và Julia Cả. Vì vậy nên ông là hậu duệ của cả Augustus và Livia.

Caligula được mọi người dân La Mã tung hô khi mới lên ngôi vì người ta vẫn còn rất yêu quý cha ông là Germanicus. Vị tân vương khởi đầu suôn sẻ, chấm dứt những màn tra tấn từ thời Tiberius. Nhưng rồi Caligula bỗng nhiên bị bệnh thần kinh và hóa điên. Ông gây ra một loạt chuyện điên rồ. Theo sử sách ghi lại, Caligula đòi đưa con ngựa Incitatus của mình vào Viện nguyên lão. Ông hạ lệnh đưa quân xâm lược đảo Anh để chiến đấu với thần biển Neptune, nhưng giữa chừng lại dừng ở bờ biển, sau đó Caligula cầm gươm chém điên cuồng xuống biển rồi ra lệnh cho quân sĩ làm trò hề khi đi thu nhặt vỏ sò làm chiến lợi phẩm. Nhiều khả năng Caligula đã loạn luân với ba người chị em ruột của mình. Ông còn đòi dựng tượng mình ở đền thờ do Hêrôđê xây cất, suýt

Page 8: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

20 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

chút nữa gây nên nổi loạn nếu không có vua Agrippa I can ngăn. Caligula thường mang thú trò chơi vui như bí mật giết hại người khác sau đó mời họ tới cung điện của mình. Khi họ không tới, ông ta nói chắc họ đã tự tử.

Năm 41, triều đại bệnh hoạn của Caligula được chấm dứt khi ông bị vị chỉ huy đội cận vệ Cassius Chaerea tổ chức ám sát. Người duy nhất còn lại trong gia đình hoàng tộc để lên ngôi là người chú Claudius.

- Claude (41-54) (hay Claudius), sinh tại thành Lyon vào năm thứ 10 trước công nguyên, có một tinh thần tao nhã nhưng yếu kém. Ông nhường quyền hành cho những người nô lệ được giải phóng1 như Narcisse, Messaline và Agrippine. Ông bãi bỏ việc kết án về sự khi quân, vì việc gây ra cho rất nhiều người bị kết án. Ông cho cuộc sống người nô lệ được dễ thở hơn; chấp nhận quyền công dân thành phố cho người dân xứ Gaule, và mở cửa cho họ đi vào làm trong ngành hành chánh. Năm 50, qua chỉ dụ, ông đuổi người Do Thái ra khỏi thủ đô. Cuối triều đại, ông cưới bà Agrippine, nhận ông Néron làm con nuôi và rồi bị đầu độc chết.1 Những người nô lệ được giải phóng trở thành công dân La Mã. Sau khi được giải phóng, họ được hưởng tự do từ quyền sở hữu, và quyền tự do chính trị với quyền biểu quyết. Một nô lệ được giải phóng với mối quan hệ với chủ cũ của mình, có thể trở thành người bảo trợ của ông ta. Những người nô lệ được giải phóng còn được xếp vào tầng lớp xã hội riêng biệt. Họ không có quyền nắm giữ chức vụ công hoặc giáo sĩ tối cao của nhà nước, nhưng có thể giữ vai trò giáo sĩ trong việc thờ cúng hoàng đế. Ông ta cũng không thể kết hôn với một người phụ nữ đến từ gia đình thuộc tầng lớp nguyên lão, cũng như bản thân không được phép vào hàng ngũ nguyên lão. Vào thời kỳ đầu đế quốc, những nô lệ được giải phóng đã giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy quan liêu của chính phủ nhiều tới mức Hadrien phải hạn chế sự tham gia của họ bằng pháp luật. Bất kỳ đứa con nào được một nô lệ được giải phóng sinh ra đều thuộc thành phần người tự do, với đầy đủ các quyền công dân.

Page 9: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 21

- Néron hay Nero (54-68), con nuôi ông Claude. Nero chú trọng vào ngoại giao, thương mại, và đóng góp nhiều vào văn hóa. Ông cho xây nhiều nhà hát và khuyến khích các trò mua vui trong đấu trường. Điều này làm người dân thành La Mã rất yêu thích ông, mặc dù thực sự ông là một bạo chúa. Triều đại Nero được đánh dấu bằng một chiến thắng quân sự và sau đó là hòa ước với đế chế Parthia (58-63), một cuộc nổi loạn bị dập tắt (60-61), và việc thắt chặt liên hệ với văn hóa Hy Lạp. Thế nhưng Nero lại tự cao tự đại và luôn căng thẳng với mẹ mình (cuối cùng ám sát bà vào năm 59). Ông cũng luôn tìm cách đàn áp những người theo Kitô giáo, thường đổ tội cho họ thủ phạm gây ra những bất ổn trong chế độ.

Nhiều nhà sử học cho rằng chính Nero đã hạ lệnh đốt kinh thành La Mã trong vụ cháy nổi tiếng năm 64 để lấy chỗ xây dựng những công trình của mình. Một trong những lý do khiến người ta nghĩ vậy vì Nero tin mình là một vị thần và xây một cung điện tráng lệ cho ông ta (Domus Aurea) ngay trên đống đổ nát sau vụ cháy. Nero cũng nhân cơ hội vu tội phóng hỏa cho người Kitô hữu và bách hại họ. Quân đội nổi loạn buộc Nero phải ẩn trốn vào năm 68. Đối mặt với việc bị Viện nguyên lão xử tử, Nero đã tự sát.

Auguste, Tibère, Caligula, Claude và Néron là những con người biệt lệ được biết đến nhiều và làm cho người dân sợ hãi. Họ được coi như những vị thần, có nghi thức phụng tự riêng. Các quan tổng trấn thường kêu xin họ giúp về tài chánh cho các tỉnh trong đế quốc.

Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, thánh Phaolô thuộc công dân La Mã, và sinh sống trong dòng các vị hoàng đế trên: sinh ra dưới thời hoàng đế Auguste; thánh nhân ở Gêrusalem dưới triều đại Tibère, biết con đường Đamát dưới triều đại Caligula. Ngài

Page 10: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

22 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

làm những cuộc hành trình dưới triều đại Claude và Néron. Mang công dân La Mã, cho nên từ Giêrusalem đến Rôma, thánh nhân sống dưới cùng lề luật đế quốc. Ngài có quyền kháng cáo lên tới hoàng đế.

THỦ ĐÔ: RÔMA

Thủ đô Rôma thường được gọi “Urbs = thành phố”, một thế giới trong đó có giàu sang và nghèo khó, nhân đức và xấu xa, cái đẹp và cái xấu. Thời thánh Phaolô, thủ đô Rôma có một diện tích 2000ha, và vòng kính lên tới 20km trong thời cực thịnh. Rôma có khoảng một triệu dân, được chia ra thành “insulae = khu xóm ”. Trong những “insulae”, có nhiều nhà xây cất từ hai, đến ba, và năm sáu tầng, nhưng không chắc chắn và bẩn thỉu. Những vụ sụp đổ hay hỏa hoạn thường xuyên xảy ra và có quá ít nhân viên cứu hỏa để cứu giúp. Để nuôi thủ đô, chính quyền cần đến từ hai trăm đến bốn trăm tấn ngũ cốc; có ba trăm vựa thóc được dùng lưu trữ lương thực. Mười một cầu máng mang nước đến cho người dân dùng. Bốn ngàn người bảo vệ thủ đô, bảy ngàn lính cứu hỏa và cảnh sát duy trì trật tự, và cuối cùng có đến bảy ngàn bảo vệ quan án luôn sẵn sàng dẹp các cuộc nổi loạn. Thủ đô được điều hành chặt chẽ nhưng cũng có mặt trái: giao thông ngày đêm rất khổ cực, giá thuê nhà rất cao cho dù chỉ là một căn hộ nhỏ. Chính quyền lại luôn lo tân trang và tái xây cất những dinh thự trong đó. Vì thế các đền đài công cộng và tư nhân mọc lên rất nhiều tại thủ đô Rôma.

- Viện nguyên lão (Curie) được Jules César xây cất, và ông Dioclétien canh tân vào năm 303. Mặt tiền đình hiện nay bằng gạch đến từ thời La Mã được bọc bằng đá hoa cương. Những cánh cửa bằng đồng được đưa về vương cung thánh đường Latran. Những cửa hiện tại chỉ là bản chép lại.

Page 11: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 23

- Những đền thờ thần Saturne (498 trước công nguyên); từ Concorde (ông Tibère tái thiết vào năm thứ 7 công nguyên); Castor và Pollux (ông Septime Sévère tái thiết); Magna Mater hay Cybèle; Portunus và Hercules còn gọi Vesta nơi chợ cũ bán bò được gọi Forum boarium; Apollon gần hí viện Marcellus; Panthéon.

- Những cung điện hoàng gia: nhà chữ nhật đầu vòng Julia; điện Tibère và Caligula (ngày nay thánh đường Maria Antiqua); nhà ông Auguste và ông Live; Ara Pacis, bàn thờ hòa bình của ông Auguste (thế kỷ IX trước công nguyên); “via Sacra = lộ Thiêng”.

- Những cây cầu: cầu Aemilius, còn gọi cầu Rotto, từ năm 179 trước công nguyên, và cầu Fabricius, do ông Fabricius xây cất năm 62.

- Những hí viện: Marcellus xây cất năm 13 trước công nguyên cho 14 ngàn khán giả; Pompée gần quảng trường Navona xây cất năm 52 trước công nguyên.

- Những nhà tắm công cộng và những cầu máng nước.

- Những đấu trường, hay rạp xiếc.

Thánh Phaolô đều biết tất cả những đền đài trên khi ngài ở Rôma từ năm 61-63. Còn có những đền đài khác mang những vết tích quan trọng ngày nay, nhưng chưa có trong thời bấy giờ như hí trường Flavien, nổi tiếng với tên Colisée được ông Vespasien xây cất năm 72, ông Titus khánh thành năm 80, và ông Domitien hoàn tất vào năm 82; rạp xiếc Domitien hoàn tất năm 96 (ngày nay nơi quảng trường Navona; quảng trường chính trị Trajan và các cột Trajan; đền Vénus và Rôma thời hoàng đế Hadrien (năm 135); những nhà tắm Caracalla hoàn tất năm 217 với 1600 chỗ; nhà tắm

Page 12: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

24 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Dioclétien xây cất năm 300 với 3000 chỗ; nhà chữ nhật đầu vòng Maxence vào năm 300; những vòng cung Titus và Constantin.

Forum thành Rôma

CÁC KINH THÀNH LA MÃ

Không thể hiểu được thành Rôma và thánh Phaolô nếu như không tìm hiểu các kinh thành La Mã khác. Nơi đó có một cách sống đặc biệt cho toàn vùng Địa Trung Hải, và đời sống được tổ chức dưới nhiều dạng thức: giao thông, việc làm, giải trí và kinh tế… Vài thế kỷ sau, một công dân La Mã trở thành thánh Augustinô (354-430), khi nhìn thấy thành Rôma bị quân Man dân Wisigoths tàn phá năm 410, đề nghị một cuộc canh tân triệt căn các kinh thành trong tác phẩm “Kinh thành Thiên Chúa chống dân ngoại”.

Những kinh thành La Mã mang sắc thái chung trong toàn đế quốc. Điều làm cho cảm tưởng không bị xa lạ ở chỗ nào cả. Những

Page 13: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 25

dinh thự công cộng hay tư nhân, thương mại hay tôn giáo thường mở ra trên những con đường chính. “Cardo maximux = đường thẳng” được cắt ngang nơi góc phải bởi “décumanus” nơi ngã tư chính được gọi “tétrapyle =mở ra hướng bốn cửa chính”. Từ nơi hai đường rộng lát đá, có những vỉa hè và những lối đi đóng đinh, dẫn đến những khu xóm. Nơi vùng đồng bằng, người ta làm những con đường bằng vải ô theo kỹ thuật trường đua ở Milet. Khi vùng đất quá lồi lõm như tại thành Êphêxô, những con đường phụ quanh co quyện lấy những dốc thiên nhiên.

Những đền đài, hí viện và giảng đường, nghị trường hay “agora”, những dinh thự thành phố, những tòa án có những vị trí được chọn lọc kỹ càng. Lối kiến trúc gần thường như giống nhau trên toàn cõi đế quốc. Từ triều đại hoàng đế Augustus, các hí viện, giảng đường và sân thể thao được xây cất bằng đá. Đôi khi người ta làm vội vàng bằng gỗ vì thế dễ dàng bị sụp đổ như trường hợp xảy ra tại Fidène.

Cư dân thích thú đặc biệt với những nơi thư giãn và những nơi có trò chơi như hí viện, những nơi gặp gỡ trao đổi trò chuyện như nhà tắm công cộng, nghị trường.

Những cửa hàng sang trọng thường mở ra trên con đường thẳng hay trên “decumanus”. Nơi đó có thể tìm thấy lương thực, nước uống, những thực phẩm khác nhau, vật dụng bằng đất sét, bằng gỗ và bằng kim loại. Nước uống và giếng nước được chia đều theo nhu cầu, nhưng không bao giờ phải đi xa mới tìm được nước uống. Điều cũng đúng với nhiều tiểu công nghệ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày cho dân tỉnh thành. Những thợ xay bột, bán thịt, thợ bánh mì, người đưa hàng, người nhặt rác… linh hoạt trong thành phố.

Page 14: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

26 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Mọi kinh thành quan trọng đều có bổn phận bảo vệ cư dân và tài sản với những bức tường thành với bốn cửa ra vào. Những điểm này được bảo vệ cẩn thận.

Các cây cầu La Mã được xây dựng từ đá cùng với kiểu kiến trúc cung vòm như cấu trúc cơ bản. Bê tông như vật liệu được sử dụng nhiều nhất. Cầu La Mã lớn nhất là cầu Trajan bắc qua hạ lưu sông Danube, được ông Apollodorus Damascus xây dựng. Một cây câu dài nhất cả về chiều dài tổng thể và chiều dài trong hơn một thiên niên kỷ.

Người La Mã đã xây dựng nhiều đập để trữ nước, chẳng hạn như các đập Subiaco, hai trong số đó cấp nước cho Anio Novus, một trong những hệ thống cầu máng lớn nhất của Rôma. Họ đã xây dựng 72 đập chỉ riêng trên bán đảo Iberia, và một số lượng nhiều hơn thế nữa được biết đến trên khắp đế quốc, và một số vẫn còn được sử dụng.

Người La Mã đã xây dựng nhiều cầu máng. Những cầu máng nước giữ vai trò quan trọng. Thành phố Rôma có tất cả mười một cầu máng nước. Người ta phải đi tìm những nguồn nước phong phú và đạt chất lượng, và được đưa về bằng những cầu máng nước. Sau khi nước đi qua cầu máng, được tập trung vào các bể chứa nước và theo các đường ống để tới các đài phun nước công cộng, phòng tắm, nhà vệ sinh, hoặc các khu công nghiệp. Thành phố Rôma có hệ thống cống dẫn nước chính như Aqua Claudia và Aqua Marcia. Người La Mã còn sử dụng cống dẫn nước trong hoạt động khai thác khoáng sản phong phú trên toàn đế quốc

Đế quốc cần nhiều kỹ sư thực hiện công trình trên, và các kinh thành đều muốn có nước cho các giếng nước cũng như nhà tắm công cộng. Về bếp núc và thức uống, cư dân không có nước trong

Page 15: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 27

nhà ở nhưng tìm nước ở đầu đường. Về vệ sinh, có các nhà tắm công cộng luôn luôn mở cửa. Người cư dân thích đến đó tắm rửa, thư giãn và đối thoại với nhau.

Ngoài ra còn có những ngân hàng. Đồng tiền La Mã “sesterce” có giá trị trên toàn đế quốc, nhưng cũng có những đồng tiền địa phương để trao đổi.

Thương mạiBán, mua, trao đổi, giao thông,…: Thế giới Địa Trung hải có

phương cách riêng, và tự nó đã thành một thị trường lớn giữ một chỗ đứng quyết định về giao thông. Trong những cuộc hành trình trên biển và trên đường bộ, cũng như khi làm việc với nghề dệt lều, thánh Phaolô đã chung đụng với thế giới thương mại.

Thương mại phồn thịnh. Qua đường bộ di chuyển nhiều thực phẩm và vật dụng. Người La Mã ưu tiên dùng đường biển: Những thuyền có thể chứa cả tấn. Vào mùa đông thuyền chỉ làm những chuyến hàng hải ven bờ. Đến mùa gió tốt được kéo dài ở Địa Trung Hải, thuyền thường đi đoạn thẳng từ thành Alexandria (Ai Cập) đến Puteoli và Ostie (Ý). Thủy thủ chất hàng và xuống hàng như rượu vang, dầu ăn với vò hai quai, đá hoa cương, gỗ và nhiều loại thực phẩm khác. Quảng trường mang tên “nghiệp đoàn hay phường hội” có những văn phòng chủ tàu buôn. “Mare Nostrum” là con đường lý tưởng, vì thế họ không ngại gặp bão tố hay những rủi ro trên biển cả để kiếm lợi nhuận. Thánh Phaolô thường di chuyển bằng thuyền nên chứng giám đám đông người nô lệ lên hàng hóa và xuống hàng hóa, những thuyền trưởng sẵn sàng đón nhận khách trả tiền để cho lên thuyền di chuyển về một thành phố khác trong đế quốc.

Page 16: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

28 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Đường xá trong đế quốc rất tốt, được làm để sử dụng lâu năm và cho nhiều tiện nghi cũng như an toàn. Những cột mốc La Mã (1cây số khoảng 1500m) được đặt đều đặn trên đường, và đế quốc có khoảng 70.000 cây số đường bộ. Tất cả thành phố lớn được nối vào những lưới giao thông trên. Khi một con đường mới được xây cất, nhân viên đo đạc đến tận nơi để quyết định những đoạn tốt nhất để làm đường, cũng như dự kiến những công trình nghệ thuật cần thiết. Những người đào đất được lính quân đoàn La Mã trợ lực đào xới từ khoảng ba đến năm thước rộng cho con đường. Các thợ và những người nô lệ đặt vào trong hố những viên đá lớn, lấp bằng lớp đá nhỏ như mọc-chê, đến một lớp cát và được cán mặt đều đặn. Người ta kết thúc bằng cách đặt lên trên những tảng Basan hay sỏi nhỏ. Đường cũng còn được những hiến binh giữ gìn hay sửa chữa. Nhờ thế người ta có thể di chuyển dễ dàng từ hai mươi đến ba mươi cây số mỗi ngày. Những người đưa thư đi nhanh hơn, vì họ di chuyển bằng ngựa, thay khung cưỡi nơi những trạm dừng chân, hoặc thay đổi người khác tiếp tục đoạn hành trình còn lại. Khách di chuyển nhờ đó có những thông tin về hành trình, những nơi nghỉ hay tiếp phẩm.

Thành Rôma thủ đô có 1 triệu dân cư. Những thành phố lớn khác như: Alexandria 700.000 dân; Antiôkhia sur Oronte: 500.000 dân như thành Êphêxô, Côrintô. Ngoài ra còn có những thành trên núi hay đồng bằng: Pergé, Antiôkhia Pisidie, Côlôxê, Sardes, Philadelphia. Giữa các kinh thành có mạng trao đổi nhau, và người dân ao ước được thoải mái từ thành thị đến thôn quê.

Tại chỗ có thể người ta không tìm thấy mọi thứ cần thiết. Đế quốc bao la và sản xuất tất cả những gì thành Rôma không có. Miền Syrie sản xuất trái cây, vải lin, vải lụa, phẩm tía, gỗ thông,

Page 17: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 29

người nô lệ. Miền Kilikia cho những áo ấm bằng lông dê, lều, đá mài. Xứ Ai Cập, Nubie, Phi châu mang lại tơ lụa, bông gòn, da, giấy cói, ngà voi, vàng, bạc, lúa mì, lúa mạch, trái chà là, lông đà điểu, súc vật cho xiếc, nô lệ người da đen. Âu châu có thiếc, chì, rượu nho, da và người nô lệ. Miền Á châu phong phú đá hoa cương, rượu, hương, dầu, trái cây và rau. Xứ Arabie và Ấn độ gửi về bông gòn, đường, gạo, thiếc, chì, đồng cũng như những sản phẩm cao cấp như hạt trai, vàng, ngà voi, bạc, gia vị, đá quí,…

Quân độiQuân đội giữ vai trò quan trọng trong đế quốc. Các binh đoàn

La Mã nổi tiếng và làm mê hồn nhiều khuôn mặt lớn trong lịch sử nhân loại. Quân đội giữ “Pax Romana = hoà bình Rôma”, và trật tự trong các tỉnh trên toàn đế quốc. Đôi lúc, thánh Phaolô trong các thư cũng dùng những hình ảnh ẩn dụ quân đội như nói đến trận chiến đức tin, cần thiết một luyện tập thường xuyên và một kỷ luật nghiêm khắc.

Quân đội La Mã hùng mạnh, có hiệu quả, kỷ luật, được huấn luyện coi như cột trụ đế quốc. Các binh sĩ quân đội La Mã thuộc những quân nhân chuyên nghiệp và tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Vào đầu thời kỳ đế quốc quân đội La Mã mang nhiệm vụ chính bảo vệ “Pax Romana = hòa bình La Mã”. Quân đội biết mình mang một lý tưởng, phục vụ quê hương và gìn giữ hòa bình thế giới, với khẩu hiệu “Si vis pacem, para bellum: nếu muốn hòa bình, sửa soạn chiến tranh”. Quân đội được tái tạo nhiều lần áp dụng vào cho những đòi hỏi mới. Vào thế kỷ thứ I có tất cả hai mươi tám quân đoàn và mỗi binh đoàn đều mang một tên gọi với nhiệm vụ gìn giữ đế quốc. Mười lăm quân đoàn khác bảo vệ các biên giới từ Bỉ sang tới miền Makêđônia. Năm quân đoàn ở

Page 18: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

30 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

mạn Đông nơi thường có biến động. Còn các quân đoàn khác chia ra tại miền Tiểu Á, Ai Cập, Bắc Phi và Tây ban Nha.

Mỗi quân đoàn dưới điều hành một khâm sai với sáu quan lính hỗ trợ và chia ra thành mười tiểu đoàn. Mỗi tiểu đoàn gồm sáu đội với tám mươi người. Vì thế có bốn trăm tám mươi binh lính cho một đội, và được một trưởng đội (centurion) điều khiển. Vị trưởng đội nhiều thành tích và nhiều khả năng nhất được đặt nắm quyền tiểu đổi thứ nhất.

Đồn lính được tổ chức dưới quyền hành một sĩ quan cao cấp. “Paefectus castrorum = người điều hành đồn trại” là một sĩ quan cao cấp, điều hành trại và huấn luyện binh sĩ. Mỗi quân đoàn di chuyển với quân cụ của mình, và khi cần phải sửa chữa ngựa, máy bắn, quân trang và các phương tiện bảo vệ. Quân đoàn còn được các nhóm binh lính đến từ các tỉnh trợ giúp trong công việc quy hoạch và sửa đường xá và các cây cầu. Nhóm binh lính mang tên gọi “quân trợ chiến” không nổi danh như các quân đoàn. Khác với các quân đoàn, quân trợ chiến được tuyển mộ từ người không có quyền công dân, được tổ chức trong các đơn vị nhỏ hơn gồm lính tiểu đoàn. Họ được trả thù lao ít hơn các quân đoàn, và sau 25 năm phục vụ trong quân đội, họ cùng các con được trao quyền công dân La Mã.

Một binh đoàn mang nhiều chiến công là một binh đoàn với quân trang có hiệu quả tốt nhờ các thợ rèn, thợ mộc, và các kỹ sư; ngoài ra họ còn được tiếp tế thực phẩm và thức uống: một binh sĩ được ăn uống đầy đủ, có kỷ luật không sợ luyện tập và ra trận. Một đội ngũ kỵ binh còn giúp cho quân đoàn can thiệp nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Page 19: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 31

Người dân La Mã bị động viên từ 17 đến 46 tuổi. Họ mang nguồn gốc nông dân vì thế đã quen với những việc nặng nhọc cho mọi thời. Sau một thời gian trong quân đội, khi trở về họ được đất đai và tìm lại việc đồng áng. Họ được huấn luyện kỹ càng và rất khó khăn cho chiến trận. Vì thế họ không bao giờ than vãn và ra trận chiến một cách thoải mái. Người binh sĩ phải biết rõ ràng luật của đồn trại cho công việc hằng ngày, và ai làm trái luật sẽ bị phạt nặng nề. Nhờ tinh thần kỷ luật thép nên quân đội La Mã thường mang về chiến thắng. Đôi khi cũng có những nổi dậy, vì người binh sĩ muốn được lương cao hơn. Khi có thay đổi hoàng đế mới, chính lúc đó thường thấy có những nhóm quân đội đòi thêm quyền lợi nổi lên.

Thánh Phaolô thường gặp quân đội La Mã trên các cuộc hành trình. Khi bị đưa về thành Césarée và những ngày tù đày tại thành Rôma, có một binh sĩ canh giữ thánh nhân. Thánh Phaolô hiểu rõ đế quốc cần có một quân đội đặc biệt để gìn giữ “Pax Romana”.

Xã hộiNgười ta thường nghe nói tới phép lạ Hy Lạp, nhưng cũng có

thể có một phép lạ La Mã khi họ mang khả năng thực hiện kết hợp chặt chẽ một xã hội với cư dân đến từ nhiều nguồn gốc, và những điều kiện sống khác nhau.

S.P.Q.R.: “Senatus Populus Que Romanus = viện nguyên lão và dân Rôma”. Khẩu hiệu đế quốc được ghi nơi tất cả mọi công trình và tài liệu quan trọng. Khẩu hiệu nói rõ ràng quyền hành và dân chúng chỉ hiện hữu gắn bó vào sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa. Một đế quốc, một biển cả nơi người ta chỉ nói tiếng Latinh và Hy Lạp.

Page 20: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

32 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Đứng đầu quốc gia có hoàng đế. Tiếp đến hạng người giàu có được chia ra làm hai. Nhóm đầu thuộc những nghị viên bao gồm những người với tài sản lên tới 1 triệu sesterces, và được sắc lệnh hoàng đế nhìn nhận. Họ có thể trở thành thủ lãnh quân đoàn, khâm sai, quan thái thú những tỉnh lớn, hay tư tế bậc cao; nhóm thứ hai gồm những hiệp sĩ với tài sản lên tới 400.000 sesterces, hay được sắc lệnh hoàng đế nhìn nhận. Họ giữ những chức vị tổng đốc những tỉnh nhỏ, giám đốc văn phòng hoàng đế, những chức năng dân sự khác nhau, hay quan thái thú thành phố.

Người dân La Mã gồm: tất những người tự do sống tại thành Rôma và nước Ý, những người được giải phóng khỏi nô lệ, các binh sĩ, và những người được sắc lệnh hoàng đế công nhận. Thánh Phaolô thuộc thành phần này trong xã hội La Mã, như ngài vẫn thường tự công bố như người công dân La Mã.

Tầng lớp người nô lệ gồm những tù nhân chiến tranh hay những người con đến từ thành phần người nô lệ. Dưới triều đại Augustus, có đến 35% người nô lệ. Họ có thể là thầy giáo, thầy thuốc, đầu bếp, người giữ sổ sách,… Nhưng người nô lệ không có kỹ năng làm việc trong các gia đình hoặc các công xưởng về nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, người nô lệ chiếm khoảng từ 10 đến 20% dân số, và thấy nhiều ở vùng Hy Lạp. Trong giai đoạn thời Cộng hòa chế độ nô lệ trở nên phổ biến, tù nhân chiến tranh trở nên một nguồn cung cấp nô lệ chính, và cuộc chinh phục Hy Lạp đã đem về cho thành Rôma thêm số nô lệ có tay nghề cao và có học thức. Những người này có thể tích lũy được một “peculium” đủ lớn để mua lại tự do, hoặc được chủ giải phóng.

Tất cả những thành phần trên mang nghề nghiệp khác nhau: nông dân, thương gia, thợ gốm, công chức, thợ làm thép, thợ làm

Page 21: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 33

đá, học giả, thủy thủ, kiến trúc sư, kỹ sư kết thành một xã hội được điều hành với những luật lệ rõ ràng. Luật La Mã như tất cả bộ luật trên thế giới được thay đổi theo hoàn cảnh. Sai luật sẽ bị phạt, vì cảnh sát và pháp lý canh chừng và ít nhân nhượng với những người sai luật cho dù người đó thuộc công dân La Mã.

Người dân ở trong những ngôi nhà đơn sơ với tiện nghi tương đối mộc mạc. Những người có tiền xây cất dinh thự hào nhoáng vượt sức tưởng tượng. Những ngôi nhà có nhiều phòng dành cho chủ nhà và người nô lệ, nhà bếp, phòng tắm và sân vườn. Chủ nhà thích tiếp khách cho “bữa ăn tối = cena”, bữa ăn chính với nhiều thức ăn ngon. Nơi đó người ta đọc những tin tức mới nhất, đôi lúc mời các nhạc sĩ và các nghệ sĩ nhảy múa. Trong đế quốc La Mã, người giàu mới có cuộc sống như thế.

Gia đình tổ chức theo thứ bậc. “Pater familias = người cha” có mọi quyền trên bà vợ và các con. Những đứa con được học với các thầy dạy, nhà ngữ pháp hay nhà hùng biện. Những thầy dạy hùng biện thường cho các học trò giỏi hiểu biết thâm sâu hơn với các tác giả La tinh và Hy Lạp hầu có một huấn luyện hùng biện vững chãi. Và hẳn nhiên, tiến trình việc học toàn bộ chỉ dành cho những đứa con thuộc gia đình giàu có.

Phụ nữ La Mã tự do được coi là công dân, nhưng không có quyền bỏ phiếu, nắm giữ chức vụ chính trị, hoặc phục vụ trong quân đội. Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ có quyền công dân cũng được điều này. Một phụ nữ La Mã giữ tên họ gia đình mình trong suốt cuộc đời. Con cái thường lấy theo tên người cha, nhưng đôi khi cũng sử dụng một phần tên người mẹ.

Sau khi hỏi cưới, lễ đám cưới được cử hành tại nhà cô dâu với ký kết khế ước cùng với mười người chứng. Tiệc cưới luôn có một

Page 22: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

34 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

chương trình nhạc kịch và múa hát. Luật lệ La Mã có dự tính cho phép ly dị trước những người chứng.

Khi sức khỏe yếu kém, người ta kêu mời các y sĩ. Năm 14 công nguyên, tại thành Rôma có một trường đào tạo y sĩ. Họ trở thành công chức và được trả lương, và dưới triều hoàng đế Hadrien còn được miễn thuế. Trong toàn cõi đế quốc, đền thần Esculape trở thành những trung tâm học hỏi nổi tiếng. Những trung tâm đào tạo được thành lập tại thành Alexandria, thành Marseille, và thành Côrintô. Những nhà chuyên môn gom góp kiến thức rộng lớn thời bấy giờ, như ông Celse thời hoàng đế Auguste, ông Gallien tác giả cuốn “Nghệ thuật y khoa” dưới triều đại Marc Aurèle. Trong những công trình, họ trình bày hơi thở, thận, mạch vành một cách hệ thống, nhưng chỉ tiếc bị thêm vào với những điều mê tín dị đoan.

Đám tang một công dân La Mã thuộc bổn phận gia đình. Nghĩa trang và các ngôi mộ luôn luôn nằm ở ngoài thành phố.

Quách trong một hang toại đạo tại thành Rôma

Page 23: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 35

Trò chơi, giải trí và sân khấuPanem et Circenses = bánh mì và những trò chơi

Tắm công cộng, trò chơi xiếc, sân khấu kịch, rất nhiều ngày lễ,…: thành Rôma coi như đã thành lập ra nền văn minh giải trí. Nhiều công trình chứng giám thời gian dành cho thú tiêu khiển, cho dù đôi lúc những điều đó mang tính chất thô bạo và đổ máu…

Săn bắn, tắm, chơi, cười là cuộc sống! Điều được công bố viết trên một tấm lát ở Timgad. Mọi sự đều tốt để ngừng làm việc. Những lễ tôn giáo, nhiều trò chơi, sinh nhật hoàng đế hay kỷ niệm ngày đăng quang, “Lupercale = hội thần sói” mừng vào tháng hai; “Vestalia và Matralia = hội thần Vesta và Matra” mừng vào tháng sáu; “Volcalania = hội thần núi lửa” mừng vào tháng tám; “Saturnales = hội thần Saturne” vào tháng mười hai,… Tất cả những lễ lạc lên đến một trăm năm mươi ngày nghỉ. Ngoài ra còn có những lễ ngoại lệ như việc khánh thành một công trình công cộng, một đền thờ, một việc sanh nở hay chôn cất một nhân vật có tiếng tăm trong xã hội.

Vì thế cần có những nơi cho thú tiêu khiển. Thành Rôma có “Circus Maximus” với 600m chiều dài, và những cấp bậc có thể chứa hơn 250.000 người. Những cuộc đua luân phiên hằng ngày: đôi lúc lên đến trăm cuộc đua cho một ngày. Vì thế có nhiều cuộc đánh cá cược không ngừng. Ông Totila, vua Man dân Ostrogoths cho phép làm các cuộc đua cuối cùng tại Circus Maximus vào năm 549. Tất cả các thành phố trong đế quốc đều có hí viện, nhà thể thao và nhiều công trình công cộng. Tại thành Côrintô, Êphêxô, Philípphê, Syracuse, những hí viện được xây cất rất tốt và khéo léo, vì thế dễ dàng tiếp khách đến cũng như lúc khách ra về với

Page 24: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

36 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

một thời gian ngắn. Những hí viện có thể nhận dễ dàng 15.000 khách đến tham dự. Âm thanh rất tốt, và mọi người đều có thể nghe được rõ ràng. Mọi nơi đều nhìn thấy những màn vũ, những bài hát, hay những màn kịch câm. Những cuộc đấu chống thú dữ, những cuộc chiến giữa những đấu sĩ đến từ các tù nhân, người nô lệ đều được mọi người thích thú. Các hoàng đế như Auguste, Trajan, Néron và Marc Aurèle muốn dẹp bỏ và đề nghị thay bằng những trò chơi có tính lực sĩ hơn như hát và nhảy nhưng cũng không thành công. Những trò chơi đẫm máy đã tràn lan khắp đế quốc. Những cuộc chiến bằng thuyền được tổ chức trên những con sông hay trên những hồ và ngay cả trên giảng đường. Đấu trường trở thành mặt nước.

Các Văn sĩHọ để lại nhiều văn bản cho hậu thế, và ngày nay vẫn còn

nhiều người tìm đọc những văn bản khôn ngoan của ông Sénèque hay những trình thuật lịch sử về ông César. Như thánh Phaolô, họ thường viết dưới hình thức các lá thư.

Nhiều văn sĩ đã sống trọn hay phần lớn cuộc sống trước công nguyên: Cicéron (100-43); Virgile (70-19) sinh tại Mantoue, tác giả nhiều tác phẩm: “Bucoliques = thơ điền viên”, “Enéide” và “Eglogues = thơ điền viên”; Lucrèce (98-55); Horace (65-8), tác giả văn châm biếm hay thơ trào phúng; Tite Live (64 trước công nguyên và 17 sau công nguyên), sinh tại thành Padoue, tác giả cuốn “Lịch sử Rôma”; César (101-44), tác giả cuốn “Cuộc chiến xứ Gaule”; Ovide (43 trước công nguyên và 17 sau công nguyên) tác giả cuốn “Métamorphoses = sự biến hóa” và cuốn “nghệ thuật yêu thương”.

Page 25: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 37

Những nhà văn đương thời với thánh Phaolô rất nhiều và nổi tiếng. Một số tác giả có sức sáng tác mạnh mẽ khi thánh Phaolô cũng tràn đầy sức sống.

- Sénèque (bố), sinh tại thành Cordoue (55 trước công nguyên và 39 sau công nguyên). Một sử gia với trí nhớ phi thường, nhà đạo đức và trí thức. Ông chiêm ngưỡng ông Cicéron.

- Phèdre (10 trước công nguyên - 54 sau công nguyên), sinh tại Thrace. Tác giả hơn một trăm hai mươi ngụ ngôn.

- Sénèque (2 trước công nguyên - 65 sau công nguyên), sinh tại thành Cordoue. Ông đam mê triết học và một luật sư tài giỏi. Bị bà Messaline, vợ hoàng đế Claude gửi qua đảo Corse, nhưng được hoàng đế Agrippine gọi về dạy học cho ông Néron. Tác giả nhiều cuốn sách về địa lý và khoa học, nhưng ngày nay đã mất. Từ ông còn lại bốn lá thư cho Lucilius…

- Perse (34-62): một triết gia kết án những sai lầm và những đê tiện thời bấy giờ. Ông viết nhiều văn châm biếm, và những khảo luận về sự lười biếng, tự do, những con người tự phụ.

- Lucain (39-65), cháu ông Sénèque, sinh tại thành Cordoue và lớn lên tại thành Rôma. Năm 16 tuổi đã viết sách, làm thơ, rồi trở thành thi sĩ được hoàng đế Néron yêu thích, nhưng cũng buộc ông phải tự tử. Ông có một số tác phẩm lớn, nhưng ngày nay chỉ còn một sử thi về cuộc nội chiến dưới tựa đề “Pharsale”.

- Pétone (?-66) thuộc trường phái khoái lạc chủ nghĩa, quen thân với hoàng đế Néron, yêu thích thanh lịch, khoái lạc. Tác giả cuốn “Satiricon”, nhưng ngày nay chỉ còn một số mảng rời rạc.

- Pline trưởng lão (23-79), gốc thành Côme, sĩ quan miền Germanie, quan khâm mạng bên Tây Ban Nha dưới triều đại hoàng

Page 26: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

38 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

đế Vespasien, đô đốc hải quân tại Misène. Ông qua đời lúc 56 tuổi khi muốn coi núi lửa Vésuve đang hoạt động và thiêu hủy thành Pompéi, Herculanum và Stabies. Ông làm việc hăng say, không để mất thời giờ ở bàn ăn, hay trong việc tắm rửa. Ông du hành, đọc rất nhiều với nhiều đề tài khác nhau, và suy tư về bản chất con người. Tác phẩm của ông bị thất lạc khá nhiều, nhưng còn lại một bộ 37 cuốn về “Histoire naturelle = vạn vật học”.

- Quintillien (30-95): người Tây Ban Nha, học tại thành Rôma,. Một luật sư nổi tiếng và nhà hùng biện lừng danh. Tác giả mười hai cuốn sách về “La formation de l’orateur = huấn luyện hùng biện”.

- Martial (40-104): người Tây Ban Nha tại thành Bilbilis. Học tại thành Rôma. Ông kết bạn với các ông Quintillien, Italicus, Juvénal và Pline thứ. Khi về già ông trở về quê hương, nhưng mang nỗi nhớ thành Rôma. Ông viết tác phẩm “trào phúng” và để lại một cuốn tự truyện.

- Juvénal (65-128), gốc người Campanie. Một nhà hùng biện chỉ trích những phong tục và những lợi dụng trong xã hội La Mã.

- Tacite (55-100): hiệp sĩ lên tới chức nghị viên. Tác giả nhiều tác phẩm, nhất là bộ “sử biên niên”.

- Pline thứ (62-113): hiệp sĩ thành Côme, cháu ông Pline trưởng lão, và một công chức giỏi. Quan tài chính dưới thời đế Domitien, quan chấp chính năm 100, khâm sai xứ Bythinie dưới triều hoàng đế Trajan. Tác giả “Lettres = các Thư”, và “Panégyrique de Trajan = lời tán dương ông Trajan”. Ông viết nhiều đề tài triết lý và xã hội.

Các văn sĩ biết rất nhiều về những người đi trước, và thường quy chiếu về họ. Ngoài ra họ cũng thắt chặt tình bằng hữu với

Page 27: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 39

nhau, và hợp tác rất hữu hiệu. Những nhân vật nêu trên đủ chứng minh hoạt động văn chương Latinh phong phú vào thế kỷ thứ I công nguyên. Nền văn chương với nhiều đề tài khác nhau về lịch sử, triết lý, xã hội, châm biếm mặc khải xu hướng phác họa xã hội Hy Lạp-La Mã thời thánh Phaolô. Thánh nhân du hành nhiều và thích đưa Kitô giáo vào các thành phố lớn. Ngài biết trong đó như nơi dung hợp các tư tưởng và thời thượng, đạo đức, triết học và tôn giáo, được chuyển tải qua các tác phẩm. Những cuốn sách nói đến những biến cố chính trị và xã hội, cũng như những tai họa thiên nhiên thường xảy ra thời bấy giờ. Vì thế cần biết nền văn chương trên để hiểu được môi trường thánh Phaolô sống trong đó.

Đời sống Tôn giáoCác thần hiện diện nơi người La Mã từ lúc khi sanh cho đến

lúc qua đời. Mọi gia đình đều có các thần tại gia: thần “Lare” bảo vệ nhà cửa và cánh đồng; thần “Pénate” bảo vệ những đồ trữ sẵn. Người ta dâng cúng cho các thần rượu nho, dầu ăn và trái cây. Có nhiều thần bảo vệ trẻ em, thiếu niên, trưởng thành và người già, mùa gieo, mùa cày và mùa gặt, những khách đi đường hay những chiến binh, kẻ ăn cắp hay kẻ cướp. Người dân La Mã ưa thích Hòa Bình, An Hòa, Của Cải, Thẹn Thùng và Thiện Ý.

Người ta có cả ngàn thần linh cho dòng suối, rừng, dòng sông và tất cả những gì biểu lộ tự nhiên, hành động cuộc sống hằng ngày. Thần “Proserpine” trông nom mầm lúa; thần “Nodotus” trông nom việc kết thành lúa; thần “Volutina” chăm lo các chiếc lá; thần “Florida” về bông hoa. Một ngạn ngữ Latinh tóm tắt vấn đề nhiều thần như sau: “tại Rôma, dễ kiếm gặp một vị thần hơn gặp một người”. Dầu sao, tư tưởng tôn giáo cũng bị ảnh hưởng đến từ những văn sĩ lớn, những nhà tư tưởng và các triết gia.

Page 28: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

40 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

Tại Rôma có nhiều lễ tôn giáo. Người dân luôn luôn tìm tư vấn nơi thần linh trong những việc lớn. Chim bay, bộ lòng một nạn nhân dâng cúng trong đền thờ hay của lễ tại gia, biết những công thức đọc và viết, sửa, những hành động quân sự… tất cả đều đặt vào việc hoàn thành những nghi thức để hòa giải sức mạnh và lòng khoan dung các thần linh.

Phụng tự dành cho hoàng đế rất quan trọng, được cử hành từ năm 27 trước công nguyên khi ông Octave lấy tên Auguste. Hai năm sau đó, phụng tự được cử hành khắp các tỉnh trong đế quốc. Người ta dựng các tượng hoàng đế với vinh dự như thần linh. Tất cả những ai từ chối làm việc phụng tự trên đều bị kết án. Điều này như một nỗ lực nhằm tăng cường lòng trung thành, tỏ lòng tôn kính đối với những vị hoàng đế (thường đã qua đời) như các á thần. Một vài hoàng đế tự mình tuyên bố như vị thần trong khi đang còn sống, một trường hợp ngoại lệ và những vị hoàng đế này vào thời điểm đó cũng bị coi như mất trí chẳng hạn như hoàng đế Caligula.

Đế quốc La Mã luôn mở rộng vòng tay đón nhận các thần ngoại bang. Đế quốc mở rộng đồng nghĩa với cư dân La Mã bao gồm nhiều người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Việc cúng bái những vị thần với số lượng ngày một gia tăng được khoan dung và chấp nhận. Người La Mã có xu hướng rất khoan dung cho phần lớn tôn giáo và tín ngưỡng. Điều đó dễ dàng được các đức tin khác đồng thuận do các nghi thức tế thần và lễ hội La Mã thường được thêm bớt cho phù hợp với văn hóa và bản sắc địa phương. Vì thế người La Mã theo Đa Thần giáo, dễ dàng hòa đồng thần linh các bộ tộc người mà họ chinh phạt. Nhiều thần có chỗ đứng trong đền chư thần La Mã. Hoàng đế Claude tái lập phụng tự thần Cybèle và cho dân La Mã trở thành tư tế. Caligula chấp nhận thần Isis của

Page 29: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 41

người Ai Cập. Đền Capitole được thánh hiến vào năm 69. Thần người Ba Tư Mithra2, trung gian giữa loài người, và thần ánh sáng Ahura-Mazda tiếp nhận những đệ tử đi vào nghi thức Mithra với phép rửa bằng máu. Các tư tế đốt một con bò đực, và người ta tham gia vào lễ quan trọng nhất: mặt trời chiến thắng trên tối tăm vào ngày 25/12.

Các tư tế được tổ chức theo đoàn thuộc những nhà chuyên môn áp dụng triệt để những nghi thức phức tạp. Những trưởng tế, và “Trưởng tế Cả = Pontifex Maximus” gồm 16 người. Thứ đến các “Flamines = tư tế các thần cả”, “saliens thần Mars, “fétiau = giáo sĩ lo tương quan ngoại giao hay gây chiến, “vestale”… Để biết ý các thần linh, người ta diễn giải chim bay, hay những bộ lòng các súc vật dâng cúng.

Các đền đài chạm trổ các tượng đầy dẫy trong thành phố. Hoàng đế và quan chính các tỉnh thường để lại dấu ấn nơi họ đi qua bằng một đền đài mới trong thành phố. Đôi khi chỉ là một nguyện đường nhỏ. Các thành phố đều có những đền đài chính. Những kinh nguyện rất ít điều thiêng liêng và các hy lễ cũng không đáng tin cậy.

2 Thần của người Ba Tư tên Mithra = “khế ước” hay “trung gian khế ước”. Mithra có tương tự đặc biệt với kết hợp những người đàn ông với nhóm thợ săn thời Ba Tư cổ. Mithra bảo vệ luật hợp đồng và nhân cách hóa nền tảng trật tự xã hội. Thật không dễ mang cái nhìn đúng về những huyền thoại thần Mithra, vì nó không giữ vai trò cao siêu trong truyền thống Ba Tư như người ta thường nghĩ. Thần Mithra sinh ra từ một hòn đá, đuổi theo con bò đực và kéo về trong hang rồi giết chết. Mithra đặt nền tảng khai sinh ra thế giới cày cấy. Đến thời kỳ hạn hán, Mithra bắn một mũi tên vào hòn đá làm bắn nước ra. Mithra chống lại thần Mặt Trời rồi hòa giải với nó. Hai thần linh kết một giao ước, mừng trong một bữa tiệc chia tay rồi cùng về trời. Tại đó, Mithra được chờ đợi sẽ trở lại vào thời cuối cùng.

Page 30: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

42 Theo Daáu Chaân Thaùnh Phaoloâ

ĐẾ QUỐC LA MÃ VÀ CỘNG ĐOÀN KITÔ GIÁO

Trong bối cảnh văn minh Hy Lạp và La Mã thấy thành hình dần dà từ năm 30 công nguyên cộng đoàn Kitô giáo. Lúc ban đầu phát triển khá chậm, nhưng từ khi các tông đồ ra đi rao giảng, các cuộc hành trình của thánh Phaolô đã làm phát triển Kitô giáo vào các tầng lớp xã hội: công nhân, nhà buôn, nghệ nhân, nô lệ, binh sĩ… Vào cuối thế kỷ thứ I công nguyên, nhiều thành phố được coi như những trung tâm lớn của Kitô giáo: thành Giêrusalem, thành Antiôkhia sur Oronte, thành Êphêxô và thành Rôma. Kitô giáo phát triển dễ dàng nhờ hệ thống đường xá và thuyền bè di chuyển trên biển. Các môn đệ Đức Giêsu giống như những người dân trong đế quốc đã sử dụng tất cả các phương tiện di chuyển trên. Vào cuối thế kỷ thứ II, những cộng đoàn được thành lập trong toàn các tỉnh trong đế quốc. Giáo phụ Irênê thành Lyon chứng nhận có một cộng đoàn Kitô hữu bên nước Đức vào khoảng năm 180. Ngoài đế quốc, Kitô giáo đã đến tận Ấn Độ, xứ Ả Rập và Phi châu.

Cuộc phát triển lớn dần cho dù Kitô giáo cũng gặp những khó khăn như tương quan căng thẳng với Do Thái giáo, những sai lệch, những ly giáo và những bách hại. Tại thành Rôma, theo văn bản Tacite “Sử biên niên”, cuốn XV từ năm 64 người ta đã phân biệt rõ ràng người Do Thái và Kitô hữu. Cộng đoàn Kitô hữu tại thành Rôma đã đông đảo (multitudo ingens), và người ngoại giáo biết Kitô hữu đến từ tên “Kitô”, một nhân vật bị tử hình dưới thời hoàng đế Tibère bởi quan Tổng trấn Phongxiô Philatô tại miền Giuđê. Ngoài ra, theo ông Suétone còn cho biết hoàng đế Claudius đã đuổi người Do Thái ra khỏi thành Rôma vì họ gây rối loạn do ông Chrestus xúi giục. Tên “Chrestus” thuộc tên người La Mã. Và vào thế kỷ thứ II, “Kitô” và “Kitô hữu” được gọi bằng tiếng La tinh

Page 31: Phần I Thế Giới Hy Lạp - La Mã Thời Thánh Phaolô · Đời sống tôn giáo ... Một số vùng nằm trên vùng có động đất. Cuộc động đất vào năm

Phaàn I: Theá Giôùi Hy Laïp - La Maõ Thôøi Thaùnh Phaoloâ 43

như “chrestus” và “chrestianus”. Vì thế có thể nói tại thành Rôma đã có những Kitô hữu gốc Do Thái từ năm 40 tức một thập niên sau khi Đức Giêsu qua đời. Họ đến từ đâu ? Hẳn nhiên từ Đông phương nơi Kitô giáo được khai sinh ra. Vào khoảng thập niên 50, cộng đoàn Kitô giáo tại thành Rôma gồm có những Kitô hữu gốc Do Thái và những Kitô hữu gốc dân ngoại. Dần dần, cộng đoàn Kitô hữu đi vào những cuộc bách hại đầu tiên với các hoàng đế La Mã. Người Kitô hữu từ chối không giữ phụng tự cho hoàng đế nên họ bắt đầu bị bách hại giới hạn trong một không gian và thời gian, nhưng đôi lúc cũng rất đẫm máu. Những kết án đầu tiên dưới triều đại hoàng đế Néron (37-68) và Trajan (98-117). Cuộc bách hại dữ dội hơn xảy ra dưới triều hoàng đế Marc-Aurèle (161-180), Dèce (249-251) và Dioclétien (284-305). Chỉ dụ ngày 13/6/313 được hoàng đế Constantin ký tại Nicomédie với ông Licinius cho người Kitô được tự do hành đạo.