66
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------------- PHẠM THỊ HOA ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN ĐÔNG - TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2019

PHẠM THỊ HOA ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG …hmo.hus.vnu.edu.vn/uploads/hoadt/files/LV_Hoa_ban in.pdf · trường biển cũng dần được hoàn thiện và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------------

PHẠM THỊ HOA

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC

NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ

VÙNG BIỂN ĐÔNG - TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------------

PHẠM THỊ HOA

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC

NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ

VÙNG BIỂN ĐÔNG - TÂY NAM BỘ

Chuyên ngành: Hải dương học

Mã số: 8440228.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Văn Bộ

Hà Nội – 2019

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Đoàn Văn Bộ,

người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Khoa học và Công

nghệ biển cũng như các thầy, cô giáo trong khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương

học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội đã dạy, hướng dẫn và hỗ

trợ em trong những năm học qua.

Em xin chân thành cảm ơn.

Học viên

Phạm Thị Hoa

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN ĐÔNG

– TÂY NAM BỘ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG ......... 3

1.1. Giới thiệu vùng biển Đông – Tây Nam Bộ ..................................................... 3

1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3

1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn ........................................................................ 4

1.2. Khái quát về nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông – Tây Nam Bộ .............. 8

1.3. Một số phương pháp đánh giá trữ lượng cá và khả năng khai thác .......... 11

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ NGUỒN

SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ NỔI NHỎ

VÙNG BIỂN ĐÔNG – TÂY NAM BỘ ............................................................... 15

2.1. Phương pháp chuyển hóa năng lượng ......................................................... 15

2.1.1. Giới thiệu mô hình tựa cạnh tranh trong quần xã sinh vật nổi biển .............. 15

2.1.2. Mô hình xác định năng suất sinh học và các hiệu suất sinh thái ................... 19

2.1.3. Các số liệu dầu vào và kết quả đầu ra của mô hình ..................................... 21

2.1.4. Đánh giá mô hình ........................................................................................ 22

2.1.5. Phương pháp năng lượng xác định trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ . 23

2.2. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông –

Tây Nam Bộ ......................................................................................................... 24

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC

NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN ĐÔNG – TÂY NAM BỘ ............... 32

3.1. Đặc trưng quá trình sản xuất sơ cấp của thực vật phù du trong vùng biển

Đông – Tây Nam Bộ ............................................................................................ 32

3.2. Đặc trưng quá trình sản xuất thứ cấp của động vật phù du trong vùng biển

Đông - Tây Nam Bộ ............................................................................................. 37

3.3. Các hiệu suất sinh thái vùng biển Đông - Tây Nam Bộ ............................... 41

3.4. Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển

Đông – Tây Nam Bộ ............................................................................................ 42

3.4.1. Sinh khối cá nổi nhỏ .................................................................................... 42

3.4.2. Năng suất cá nổi nhỏ ................................................................................... 43

3.4.3. Ước tính trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ ...................................................... 44

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 52

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở các vùng biển Việt Nam bằng

phương pháp diện tích ............................................................................ 10

Bảng 2.1: Các giá trị thông số của mô hình áp dụng vùng biển Đông – Tây Nam Bộ .... 29

Bảng 3.1: Thống kê giá trị sinh khối thực vật phù du theo các tháng tại một số tầng

(mg-tươi/m3) ........................................................................................... 32

Bảng 3.2: Thống kê giá trị trung bình trong cột nước quang hợp của các yếu tố theo

các tháng (Sinh khối: mg-tươi/m3, Năng suất: mgC/m3/ngày) ................. 33

Bảng 3.3: Thống kê giá trị sinh khối động vật phù du theo các tháng tại một số tầng

(mg-tươi/m3) ........................................................................................... 37

Bảng 3.4: Giá trị các hiệu suất sinh thái trung bình tháng trên toàn vùng biển ....... 41

Bảng 3.5: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ theo từng

khu vực ................................................................................................... 45

Bảng 3.6: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở các vùng biển Việt Nam ............. 48

Bảng 3.7: Hiện trạng khai thác ở các vùng biển qua các năm ................................. 48

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng biển Đông – Tây Nam Bộ ............................................. 3

Hình 1.2: Bản đồ trường ứng suất gió trung bình tháng 1 (trái) và tháng 7 (phải)

(dyn/cm2) .................................................................................................. 6

Hình 1.3: Hoàn lưu nước vùng biển Đông - Tây Nam Bộ (Nguồn: Wyrtki, 1961) ... 6

Hình 1.4: Độ muối nước biển tầng mặt tháng 1 (trái) và tháng 7 (phải) ................... 7

Hình 1.5: Phân bố nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển Biệt Nam trong mùa gió Tây

Nam (trái) và Đông Bắc (phải) ................................................................. 9

Hình 2.1: Các quá trình ảnh hưởng tới sự phát triển của quần xã sinh vật nổi biển. 16

Hình 2.2: Sơ đồ kênh năng lượng qua bậc dinh dưỡng i bất kì .............................. 19

Hình 2.3: Quá trình chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi

thức ăn ở biển ......................................................................................... 24

Hình 2.4: Độ sâu vùng biển nghiên cứu với độ phân giải 0.25 độ kinh vĩ .............. 25

Hình 2.5: Phân bố nhiệt độ trung bình tầng mặt ở vùng biển nghiên cứu (0C) ........ 27

Hình 2.6: Biến trình năm bức xạ quang hợp trung bình tầng mặt tại vùng biển

(cal/cm2/phút) ......................................................................................... 28

Hình 3.1: Phân bố giá trị trung bình cột nước của sinh khối thực vật phù du trong

một số tháng đại diện (mg-tươi/m3) ........................................................ 34

Hình 3.2: Phân bố giá trị trung bình cột nước của năng suất sơ cấp tinh trong một số

tháng đại diện (mgC/m3/ngày) ................................................................ 35

Hình 3.3: Phân bố giá trị trung bình cột nước của sinh khối động vật phù du trong

một số tháng đại diện (mg-tươi/m3) ........................................................ 39

Hình 3.4: Phân bố giá trị trung bình cột nước của năng suất thứ cấp trong một số

tháng đại diện (mgC/m3/ngày) ................................................................ 40

Hình 3.5: Phân bố sinh khối cá nổi nhỏ vùng biển nghiên cứu (tấn/ô lưới) ............ 42

Hình 3.6: Phân bố khu vực và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển

(tấn/ô lưới/tháng) .................................................................................... 44

Hình 3.7: Phân bố trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ trong vùng biển (tấn/ô lưới/năm)

............................................................................................................... 45

Hình 3.8: Phân bố theo tháng của tổng sinh khối (nghìn tấn) và khả năng khai thác

(nghìn tấn/tháng) nguồn lợi cá nổi nhỏ trên toàn vùng biển nghiên cứu .. 46

Hình 3.9: Phân bố khả năng khai thác cho phép theo tháng của nguồn lợi cá nổi nhỏ

trên từng khu vực (nghìn tấn/tháng) ........................................................ 47

Hình P1: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 10m (0C) ........................................ 52

Hình P2: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 20m (0C) ........................................ 53

Hình P3: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 50m (0C) ........................................ 54

Hình P4: Phân bố giá trị tích phân sinh khối thực vật phù du trong cột nước 1m2 lớp

quang hợp các tháng (mg-tươi/m2) .......................................................... 55

Hình P5: Phân bố giá trị tích phân sinh khối động vật phù du trong cột nước 1m2

lớp quang hợp các tháng (mg-tươi/m2) .................................................... 56

Hình P6: Phân bố giá trị tích phân năng suất sơ cấp tinh trong cột nước 1m2 lớp

quang hợp các tháng (mgC/m2/ngày) ...................................................... 57

Hình P7: Phân bố giá trị tích phân năng suất thứ cấp trong cột nước 1m2 lớp quang

hợp các tháng (mgC/m2/ngày) ................................................................. 58

1

MỞ ĐẦU

Ở các vùng biển nước ta, nghề khai thác cá nổi nhỏ đã tồn tại từ rất lâu, trước

khi nghề khai thác cá đáy và cá nổi đại dương phát triền. Mặt khác, biển Việt Nam

lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có khu hệ cá biển thuộc khu hệ động vật

Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương nên cá biển Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng

về thành phần loài mà còn đặc trưng cho cá biển nhiệt đới về những đặc điểm sinh

vật học. Chính vì vậy, nghề cá ở các vùng biển nhiệt đới nói chung và vùng biển

Việt Nam nói riêng cũng rất đa dạng.

Để có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên cá biển trong đó có cá nổi

nhỏ, việc đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn tài nguyên này là rất cần

thiết. Hiện tại đã có nhiều phương pháp đánh giá trữ lượng cá biển như phương

pháp diện tích, phương pháp thủy âm,…, tuy nhiên các phương pháp này chỉ đưa ra

được con số về trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ chung cho cả

vùng biển và cho cả một năm. Việc chỉ ra các khu vực tập trung nguồn lợi trên vùng

biển và biến động của chúng theo thời gian từng tháng, từng vụ cá còn chưa đạt được.

Ngày nay, với sự phát triển của toán học tính toán, việc sử dụng các mô hình

toán trong nghiên cứu biển ngày càng có nhiều triển vọng. Ngoài những mô hình

ứng dụng trong các nghiên cứu vật lý, thủy thạch động lực học biển đã rất phổ dụng

trên thế giới, những mô hình toán ứng dụng trong nghiên cứu hệ sinh thái và môi

trường biển cũng dần được hoàn thiện và phổ cập. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu

này cũng đã được triển khai và đã đạt được những thành công nhất định với một số

mô hình toán liên quan đến chu trình chuyển hóa vật chất trong biển, trong đó có

mô hình “tựa cạnh tranh” trong quần xã sinh vật nổi biển, là một trong những mô

hình chuyển hóa năng lượng có thể áp dụng trong đánh giá trữ lượng và khả năng

khai thác tài nguyên cá biển và giải quyết được những vấn đề còn tồn tại nêu trên.

Luận văn có tên “Ứng dụng mô hình chuyển hóa năng lượng đánh giá trữ

lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông - Tây Nam Bộ”

với nội dung chính là ứng dụng (mang tính thử nghiệm) mô hình “tựa cạnh tranh”

2

và xử lý các kết quả để có được các đánh giá định lượng về trữ lượng và khả năng

khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ và phân bố, biến động của chúng ở vùng biển này.

Đây cũng là một trong số ít những thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô

hình toán sinh thái cho vùng biển Đông - Tây Nam Bộ.

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phu lục, nội dung được trình bày ở

3 chương sau:

Chương 1: Tổng quan nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông – Tây Nam Bộ

và các phương pháp đánh giá trữ lượng.

Chương 2: Phương pháp chuyển hóa năng lượng và nguồn số liệu sử dụng

trong đánh giá trữ lượng cá nổi nhỏ vùng biển Đông – Tây Nam Bộ.

Chương 3: Đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ

vùng biển Đông – Tây Nam Bộ.

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGUỒN LỢI CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN ĐÔNG –

TÂY NAM BỘ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG

1.1. Giới thiệu vùng biển Đông – Tây Nam Bộ

1.1.1. Vị trí địa lý

Theo phân chia của ngành Thủy sản về ngư trường, biển Việt Nam được chia

thành 5 vùng: vịnh Bắc Bộ (I), Trung Bộ (II), Đông Nam Bộ (III), Tây Nam Bộ

(IV) và vùng xa bờ (V). Vùng biển Đông - Tây Nam Bộ (vùng III và IV) thuộc khu

vực biển phía nam Việt Nam có giới hạn từ 1020 đến 1110E, 60 đến 11.50N được thể

hiện ở hình 1.1 [20].

Hình 1.1: Vị trí địa lý vùng biển Đông – Tây Nam Bộ

Đây là vùng biển tương đối ấm, có nhiều ngư trường rộng, nguồn lợi hải sản

phong phú, có nhiều điều kiện để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.

Vùng biển này có đáy là vùng thềm lục địa mở khá rộng ở phần phía trước châu thổ

sông Cửu Long nên chịu ảnh hưởng của lượng nước ngọt rất lớn từ lục địa đổ ra.

4

1.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy văn

Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông - Tây Nam Bộ là nắng nhiều,

nhiệt độ cao quanh năm, mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô chủ yếu là các

tháng giữa và cuối mùa đông. Nếu như khí hậu duyên hải Trung Bộ thể hiện nhiều

nét dị thường thì khí hậu Đông - Tây Nam Bộ lại mang đầy đủ những nét điển hình

của miền nhiệt đới gió mùa. Song do có vị trí ở những vĩ độ thấp, khá gần xích đạo

nên khí hậu nơi đây còn thể hiện ít nhiều đặc điểm của chế độ khí hậu cận xích đạo,

nhất là chế độ nhiệt [18].

Nhiệt độ không khí: Trị số phổ biến về nhiệt độ không khí trung bình năm

khoảng 26,5 – 27,5oC, tháng nóng nhất khoảng 34 – 35oC (tháng 4), nhiệt độ cao

nhất tuyệt đối là 38 – 40oC, tháng lạnh nhất là 24 – 26oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt

đối là 14 – 18oC. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, có khả năng giảm xuống

14 – 15oC trên đại bộ phận đồng bằng, 16 – 17oC ở ven biển. Chênh lệch nhiệt độ

trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất vào khoảng 3 – 3,5oC. Thời kì nhiệt

độ dao động ngày đêm mạnh nhất là các tháng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4),

biên độ có thể đạt tới 10 – 12oC trên đại bộ phận đồng bằng và 6 – 8oC ở gần biển.

Thời kì nhiệt độ dao động ngày đêm thấp nhất là các tháng mùa mưa với biên độ

khoảng 7 – 8oC ở đồng bằng và 5oC ở ven biển.

Mây, nắng, bốc hơi: Trị số phổ biến của lượng mây trung bình năm vào

khoảng 7/10. Thời kì nhiều mây trùng với mùa mưa - ẩm (từ tháng 5 đến tháng 11)

có lượng mây 7 – 8/10. Hai tháng nhiều mây nhất là tháng 7 và 9 với lượng mây

vượt quá 8/10. Hai tháng có lượng mây thấp nhất là tháng 2 và 3 với lượng mây chỉ

khoảng 4 -5/10.

Trị số phổ biến của lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm là 150 -170

Kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm là 2400 – 3000 giờ. Suốt 4 tháng mùa khô

(từ tháng 1 đến tháng 4) có trên 200 giờ nắng mỗi tháng và không có tháng nào

dưới 100 giờ. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 3, trung bình quan sát được 220 – 250

giờ. Thời kì tương đối ít nắng là vào mùa mưa, số giờ nắng trung bình chỉ 120 – 160

giờ mỗi tháng. Hai tháng ít nắng nhất là tháng 7 và tháng 9 với số giờ nắng chừng

5

110 – 120 giờ. Về tài nguyên bức xạ (nắng), đây là vùng tương đương với Nam

Trung Bộ và hơn hẳn các khu vực phía bắc [18].

Nắng nhiều nên bốc hơi mạnh. Độ bốc hơi cả năm trên toàn vùng đạt 1000 –

1100 mm. Ở ven biển, độ bốc hơi giảm xuống còn 800 – 900 mm. Thời kì bốc hơi

mạnh nhất là tháng 2, 3, 4, độ bốc hơi trong những tháng này đạt tới 120 – 150

mm/tháng (cực đại là tháng 3). Tháng bốc hơi ít nhất là những tháng giữa và cuối

mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 12), mỗi tháng chỉ khoảng 50 – 70 mm. Tháng bốc

hơi ít nhất là tháng 9 (dưới 50 mm).

Lượng mưa: Trị số phổ biến về lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 –

2000 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất khoảng 150 – 350 mm. Mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 11, nhiều nhất vào tháng 7, 9, 10 (cực đại là tháng 9). Cả mùa mưa có 4 –

6 tháng mưa trên 200 mm/tháng. Cả mùa khô có 4 – 5 tháng mưa dưới 50

mm/tháng.

Độ ẩm: Trị số phổ biến về độ ẩm tương đối trung bình năm là 82 – 84%. Ở

sát ven biển tăng lên từ 83 - 85%. Thời kì ẩm cao trùng với mùa mưa, kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 11. Tháng ẩm nhất là tháng 9 với độ ẩm 86 – 87%. Thời kì khô

trùng với mùa ít mưa (trừ tháng 12 có độ ẩm trung bình trên dưới 80%). Trong 4

tháng còn lại từ tháng 1 đến tháng 4, độ ẩm trung bình giảm xuống dưới 77 – 78%,

riêng ven biển xấp xỉ 80%. Tháng khô nhất là tháng 3 có độ ẩm khoảng 75%.

Về tài nguyên mưa ẩm, Đông - Tây Nam Bộ được đánh giá tương đương Tây

Nguyên, cao hơn Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và kém hơn các khu vực thuộc Bắc Bộ.

Gió: Vùng biển Đông - Tây Nam Bộ hàng năm chịu ảnh hưởng của chế độ

gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Trị số phổ biến về tốc độ gió trung bình năm là 1,5

– 3,5 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 20 – 35 m/s. Gió đổi chiều rõ rệt theo mùa và có

hướng thịnh hành phù hợp với hướng gió mùa chung toàn khu vực (hình 1.2).

Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là đông bắc chiếm tần suất 30 – 50%, ngoài

ra hướng đông cũng có tần suất khá lớn khoảng 20 – 30%, còn lại là hướng đông

nam. Trong mùa hè, hướng gió thịnh hành là tây nam với tần suất 60 – 70%, gió tây

cũng chiếm tần suất đáng kể khoảng 15 – 30%.

6

Tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông (tháng 9) gió hướng tây nam,

tây chiếm ưu thế 25 – 30%. Tháng chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4) gió hướng

đông thịnh hành với tần suất xấp xỉ 40% [18].

Hình 1.2: Bản đồ trường ứng suất gió trung bình tháng 1 (trái) và tháng 7 (phải)

(dyn/cm2) [5]

Dòng chảy: Ảnh hưởng của các trường thủy động lực Biển Đông lên vùng

biển nghiên cứu trong mùa gió Đông Bắc là rất đáng kể so với mùa gió Tây Nam.

Mùa gió tây nam, dòng chảy ở bắc vịnh Thái Lan có hướng tây bắc – đông nam tới

gần mũi Cà Mau, đưa một lượng nước vào vùng biển Đông Nam Bộ (hình 1.3).

Điều này ngược lại với mùa gió đông bắc (mùa khô), chịu ảnh hưởng của dòng chảy

bắc Biển Đông đi xuống [17].

Hình 1.3: Hoàn lưu nước vùng biển Đông - Tây Nam Bộ (Nguồn: Wyrtki, 1961)

7

Nước trồi: Vào mùa gió Tây Nam, biển Nam Trung Bộ xuất hiện vùng nước

trồi với phạm vi hoạt động rộng, tồn tại ở độ sâu khá lớn. Nước trồi lan rộng xuống

vùng biển Đông Nam Bộ và xuất hiện chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 đưa muối dinh

dưỡng từ dưới sâu lên các tầng trên tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển.

Sông ngòi: vùng biển Đông Nam Bộ chịu tác động trực tiếp của hệ thống

sông Mê Kông và sông Đồng Nai với đặc điểm bờ biển thấp với rừng ngập mặn bị

chia cắt bởi vô số các lạch triều [10]. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp

lượng chất hữu cơ cho vùng biển nghiên cứu.

Độ muối: nhìn chung duy trì ở mức cao trong cả năm (thấp hơn độ muối biển

Trung Bộ). Mùa mưa (tháng 5 – 10), độ muối dao động mạnh, trung bình tầng mặt

từ 30 - 33‰. Mùa khô (tháng 11 – 4), độ muối từ 33 - 34‰ [10, 17]. Ở vùng biển

này thể hiện sự phân tầng hai lớp nước: vùng nước nông cửa sông có độ muối thấp,

ở tầng nước mặt chảy ra khỏi vùng biển trong khi đó lớp nước có độ muối cao, lạnh

hơn chảy từ Biển Đông vào ở các tầng sâu. Vào thời kì mùa khô, nước biển từ Biển

Đông đổ vào, thời kì mùa mưa theo chiều ngược lại.

Hình 1.4: Độ muối nước biển tầng mặt tháng 1 (trái) và tháng 7 (phải) [10]

8

Tóm lại, vùng biển Đông - Tây Nam Bộ có khí hậu nóng ẩm quanh năm,

mưa đủ, nắng nhiều, lại ít có thiên tai. Đó là những điểm ưu trội hơn hẳn các vùng

biển khác ở miền Nam Việt Nam về điều kiện tự nhiên.

1.2. Khái quát về nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông – Tây Nam Bộ

Như đã nêu trên, biển Việt Nam được chia thành 5 vùng. Hoạt động khai

thác hải sản trong các vùng này được phân chia thành nghề cá ven bờ và nghề cá xa

bờ dựa vào độ sâu ngư trường ở mỗi vùng biển, trong đó ranh giới phân chia được

xác định là đường đẳng sâu 50m ở vùng biển Trung Bộ và 30m ở các vùng biển còn

lại (trừ vùng xa bờ). Thời gian khai thác cũng được phân chia thành 2 vụ: vụ cá nam

(tháng 4 đến tháng 9) và vụ các bắc (tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tương ứng với 2

mùa gió Tây Nam và Đông Bắc [20].

Dựa theo điều kiện cư trú, có thể chia cá biển Việt Nam thành 4 nhóm: cá

tầng trên (cá nổi), cá tầng gần đáy, cá đáy và cá sống trong rạn san hô. Nhóm cá nổi

có khoảng 260 loài, chiếm 15% tổng số loài cá trong toàn vùng biển Việt Nam [8].

Đây là các loài sống ở các tầng nước bên trên và sống tập trung thành đàn. Những

ngày nắng ấm và thời tiết thuận lợi chúng thường nổi sát mặt nước, đôi khi còn nổi

cả mõm hoặc vây lưng lên khỏi mặt nước để thở hoặc bắt mồi. Cùng với sự di cư

theo phương ngang của một số loài cá nổi còn có sự di chuyển thẳng đứng từ tầng

mặt xuống tầng sâu và ngược lại liên quan chủ yếu đến cường độ ánh sang tự nhiên

[8].

Theo kích thước cá nổi nói chung còn được chia thành 2 nhóm: nhóm cả nổi

lớn như cá ngừ, cá cờ, cá kiếm,… và nhóm cá nổi nhỏ như cá trích, cá nục, cá cơm,

cá chuồn, cá bạc má, cá chỉ vàng,… Cá nổi nhỏ, đặc biệt là cá trích, cá nục, cá

cơm… có phân bố rộng khắp vùng biển ven bờ nước ta. Chúng là đối tượng khai

thác chính của ngư dân với nhiều loại nghề như lưới rê, lưới vây, lưới kéo, chụp,…

Ở vùng biển Đông Nam Bộ cá nổi nhỏ chiếm khoảng 42,9% trữ lượng nguồn

lợi hải sản của khu vực và là đối tượng khai thác chính của nhiều loại nghề khác

nhau [13]. Theo đánh giá của Bùi Đình Chung năm 1991 về nguồn lợi cá đánh bắt

bằng lưới kéo đôi ở các khu biển ven bờ cho thấy, có khoảng 524 nghìn tấn trữ

9

lượng và khả năng khai thác là 210 nghìn tấn/năm ở vùng biển Đông Nam Bộ.

Vùng biển Tây Nam Bộ, các giá trị tương ứng là 316 nghìn tấn trữ lượng, 126 nghìn

tấn/năm khả năng khai thác [6].

Một đánh giá khác cũng ở vùng biển Đông Nam Bộ của Viện Nghiên cứu

Hải Sản năm 2007: trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 771 nghìn tấn và khả năng khai

thác khoảng 385 nghìn tấn/năm [13].

Đánh giá mới nhất trong khuôn khổ tiểu dự án I.9 ”Điều tra tổng thể hiện

trạng đa dạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam", Viện Nghiên cứu Hải

sản đã chỉ ra rằng vùng biển Đông Nam Bộ có 313 loài thủy hải sản, trong đó ưu thế

là các loài cá tráo, cá ngân, cá sòng gió…. Trữ lượng (đánh giá bằng phương pháp

thủy âm) khoảng 571 nghìn tấn (mùa gió Tây Nam) và 1,2 triệu tấn (mùa gió Đông

Bắc). Đối với từng nhóm loài cá nổi nhỏ, kết quả điều tra nguồn lợi cho thấy không

có sự biến động nhiều giữa hai mùa gió đối với nhóm cá cơm, cá trích, cá nục

nhưng lại có sự biến động mạnh đối với cá hố, cá ngân, cá tráo [13].

Hình 1.5: Phân bố nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển Biệt Nam trong mùa gió

Tây Nam (trái) và Đông Bắc (phải) [13]

10

Đặc biệt, trữ lượng và phân bố nguồn lợi các loài bạc má và cá ngân ở vùng

biển Đông – Tây Nam Bộ được điều tra, đánh giá và phân tích dựa trên kết quả điều

tra nguồn lợi cá biển bằng phương pháp thủy âm kết hợp đánh lưới kéo, từ ngày

30/04 đến ngày 18/05 và từ ngày 26/11 đến ngày 10/12 năm 2005. Trữ lượng nguồn

lợi cá bạc má ước tính khoảng 131-160 nghìn tấn và cá ngân ước tính khoảng 209-

334 nghìn tấn. Khu vực phân bố tập trung của cá bạc má và cá ngân có sự khác biệt

giữa mùa gió Tây Nam và mùa gió Đông Bắc. Cả cá ngân và cá bạc má đều phân bố

với mật độ cao ở vùng biển ven bờ từ Sóc Trăng trải dài về phía tây và khu vực đảo

Côn Sơn, đảo Phú Quý, đảo Hòn Khoai. Ngược lại, trong mùa gió Đông Bắc, vùng

biển xa bờ phía đông đảo Côn Sơn và khu vực đảo Thổ Chu là những khu vực cá

ngân và cá bạc má phân bố với mật độ cao hơn so với các khu vực khác. Đây được

xem là những ngư trường khai thác chính của cá bạc má và cá ngân ở vùng biển

phía nam nước ta [9].

Dưới đây đưa ra kết quả tổng hợp về tài nguyên cá biển ở các vùng biển Việt

Nam, trong đó có vùng biển Đông – Tây Nam Bộ.

Bảng 1.1: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở các vùng biển Việt Nam bằng

phương pháp diện tích [7, 13]

Cá nổi nhỏ 390 156 40

Cá đáy 291 116 40

Cá nổi nhỏ 500 200 40

Cá đáy 106 43 40

Cá nổi nhỏ 524 209.6 40

Cá đáy 1552 621 40

Cá nổi nhỏ 316 126 39.87

Cá đáy 507 202 39.92

Gò nổi Cá nổi nhỏ 10 2.5 25

Tỉ lệ (%) Tác giả

Vịnh Bắc

Bộ

Trữ lượng

(nghìn

tấn/năm)

Khả năng

khai thác

(tấn/năm)

Loại cáVùng biển

Đông

Nam Bộ

Tây Nam

Bộ

Bùi Đình Chung,

Chu Tiến Vĩnh,

Nguyễn Hữu Đức

(1991) [7]

Miền

Trung

Đông

Nam BộCá nổi nhỏ 771 385 50

Nguyễn Viết Nghĩa

(2007) [13]Tây Nam

BộCá nổi nhỏ 945 472 50

11

1.3. Một số phương pháp đánh giá trữ lượng cá và khả năng khai thác

Trong các Chương trình Biển kể từ năm 1975 đến nay đã có nhiều kết quả

nghiên cứu đánh giá trữ lượng cá ở biển Việt Nam của các nhà khoa học như Bùi

Đình Chung, Phạm Thược, Nguyễn Tiến Cảnh,…Những nghiên cứu hiện có đều

dựa trên các phương pháp truyền thống như: phương pháp tính toán số lượng đàn cá

theo số lượng trứng, phương pháp dựa vào quan hệ giữa các nhóm tuổi khác nhau

trong sản lượng cá đánh được, phương pháp thả cá đánh dấu, phương pháp tính trữ

lượng căn cứ vào tình hình đánh bắt cá trên một đơn vị diện tích, phương pháp

thống kê sản lượng cá nhiều năm,… Nhìn chung, việc đánh giá trữ lượng của bất kì

loài cá nào đều phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan như đặc điểm sinh

vật học, mối quan hệ giữa các loài cá với nhau, điều kiện môi trường sống và phụ

thuộc rất nhiều vào mức độ khai thác.

Trữ lượng cá được xem là số lượng cá thể hay khối lượng của cả quần thể có

trong một khu vực biển và trong một khoảng thời gian xác định. Đánh giá trữ lượng

cá là một trong những nội dung của nghiên cứu biến động quần thể, trong đó bao

gồm cả việc xác định mức độ khai thác tối ưu, nghĩa là số lượng (hoặc khối lượng)

cá tối đa có thể khai thác được mà không gây ảnh hưởng đến quần thể.

Cho tới nay, trên thế giới đã có khá nhiều mô hình được đề xuất và áp dụng

thành công trong đánh giá trữ lượng và dự báo khả năng khai thác các quần thể cá

kinh tế, chủ yếu theo 3 hướng là:

- Dựa vào nguyên lý Russel và các cải tiến trên cơ sở thống kê nghề cá.

- Quá trình trao đổi năng lượng (dinh dưỡng) của cá trên cơ chế sinh lý-sinh

thái thích nghi của cá với môi trường.

- Tương tác tổng hợp cá-môi trường-khai thác dưới tác động không dừng của

môi trường.

Theo hướng thứ nhất:

Nếu không xét đến quá trình di cư-nhập cư thì việc đánh giá sinh khối đàn cá

chủ yếu dựa vào đánh giá riêng biệt các tham số trong phương trình biến động số

lượng cá thể (N) của đàn cá:

dN/dt = R + W – (F + M) +

12

Trong đó R – lượng bổ sung, W – lượng tăng trưởng, F – hệ số chết do khai

thác, M – hệ số chết tự nhiên, - các biến động không lường trước. Các mô hình

phát triển theo hướng này được chia thành 2 nhóm: các mô hình chỉnh thể (Holistic

model) và các mô hình phân tích (Analysis model), hay còn gọi là mô hình giải tích.

Nhóm các mô hình chỉnh thể được phát triển dựa trên giả thiết về sự đồng

nhất sinh khối của toàn bộ quần thể cá khai thác. Thường người ta chỉ dùng các mô

hình này khi không có các mô hình giải tích hoặc không đủ các thông tin đầu vào

cho các mô hình giải tích như cấu trúc tuổi, cấu trúc kích thước của quần thể... Ưu

điểm của các mô hình chỉnh thể là tính đơn giản cũng như yêu cầu các thông tin đầu

vào không nhiều và cho ra kết quả dự báo một cách nhanh chóng, tuy độ tin cậy chỉ

ở mức độ nhất định. Ba phương pháp phổ biến của nhóm mô hình này là: phương

pháp thuỷ âm, phương pháp diện tích và phương pháp sản lượng thặng dư.

Phương pháp thuỷ âm thường được sử dụng trong các chuyến khảo sát cá nổi

nhằm xác định mật độ và phân bố của cá theo chiều rộng và chiều sâu. Nhược điểm

của phương pháp này là khó sử dụng ở vùng nước nông ven bờ, phải xác định được

hệ số phản hồi âm của đối tượng nghiên cứu, khó phân biệt giữa các loài đã bắt gặp.

Phương pháp diện tích dựa trên cơ sở sản lượng thu được trên một đơn vị

diện tích qua khảo sát bằng lưới kéo sau đó nhân cho diện tích toàn vùng biển,

thường được áp dụng để xác định mật độ cá đáy. Nhược điểm phương pháp này là

chưa phân biệt được sản lượng khai thác của từng phương tiện khác nhau dẫn đến

đánh giá một cách bình quân trong toàn vùng biển.

Phương pháp sản lượng thặng dư sử dụng số liệu sản lượng tính trên một đơn

vị cường lực khai thác (CPUE). Số liệu cho loại mô hình này thường được thu thập

qua thống kê nghề cá trong nhiều năm. Khi nhân cường lực khai thác dự kiến với

CPUE sẽ nhận được giá trị ước tính của sản lượng.

Theo các phương pháp nêu trên, ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu của

Bùi Đình Chung, Phạm Thược, Chu Tiến Vĩnh… và gần đây có Nguyễn Viết

Nghĩa, Vũ Việt Hà [6, 7, 9, 13].

Nhóm các mô hình giải tích xem xét chi tiết các quá trình diễn ra trong quần

thể và các kiểu khai thác khác nhau tác động lên quần thể. Các mô hình này đòi hỏi

13

rất nhiều về số liệu đầu vào, đặc biệt là phải có các thông tin về cấu trúc tuổi hoặc

cấu trúc kích thước của đối tượng có trong sản lượng khai thác, đồng thời liên quan

chặt chẽ với các đặc trưng sinh trưởng của quần thể như tốc độ sinh trưởng, mức độ

tử vong cũng như thành phần kích thước trong từng thế hệ. Các mô hình giải tích

được chia làm hai nhóm: mô hình phân tích thế hệ và mô hình dự báo.

Nhóm các mô hình phân tích thế hệ sử dụng các số liệu lịch sử để phân tích

quá trình khai thác các quần thể cá diễn ra trong quá khứ cho đến năm hiện tại, phổ

biến nhất là mô hình VPA của Gullad (1965) và mô hình LCA của Jones (1984) cải

tiến từ mô hình ACA của Pope (1972), và sau này có thêm các phát triển khác như

mô hình VPA-2Box, Pro-2Box, Muntifal-CL… [3].

Nhóm các mô hình dự báo gồm các phương pháp dự báo ảnh hưởng và hiệu quả

của các mức khai thác khác nhau tác động lên quần thể trong tương lai. Bằng các mô

hình toán học có thể dự báo được sản lượng và sinh khối của quần thể tương ứng với

các mức khai thác khác nhau. Mô hình được ứng dụng rộng rãi nhất là mô hình dự báo

Thompson & Bell (1934) mà số liệu đầu vào của nó chính là các kết quả đầu ra của các

mô hình phân tích thế hệ nêu trên.

Cho đến nay, các mô hình giải tích đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới

và đã mang lại những thành tựu đáng kể. Ở Việt Nam, các nghiên cứu theo

hướng này chưa nhiều, nhưng cũng đã có các nghiên cứu đầu tiên của đề tài

KT.03.10, Nguyễn Phi Đính, Nguyễn Xuân Huấn, Đoàn Bộ, Chu Tiến Vĩnh và

sau đó là Nguyễn Viết Nghĩa, Vũ Việt Hà… (thông tin từ [3]).

Theo hướng thứ hai:

Đánh giá biến động nguồn lợi cá thông qua các quá trình trao đổi năng lượng

(dinh dưỡng) của cá với các sinh vật khác trong hệ sinh thái biển, nhằm giải quyết

các quan hệ cơ bản trong lưới thức ăn và sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc.

Những mô hình theo hướng này thường rất chặt chẽ về logic vì phản ánh được bản

chất của các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, do tính phức tạp, tinh vi của các mối

quan hệ dinh dưỡng mà các mô hình không thể thâu tóm hết được, đồng thời sự

cồng kềnh về thuật toán đã đưa đến không ít khó khăn cho việc giải bài toán nhằm

đánh giá trữ lượng đàn cá khai thác. Theo hướng này ở Việt Nam cũng đã có các

14

công trình của Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Tác An, Đoàn Bộ [2, 4, 12]. Đây cũng là

hướng nghiên cứu lựa chọn của luận văn này và sẽ được trình bày chi tiết trong

chương 2.

Theo hướng thứ ba:

Nghiên cứu tác động tổng hợp môi trường-sinh vật-con người đã trở thành

hướng nghiên cứu đầy triển vọng để dự báo biến động nguồn lợi cá trong vài chục

năm gần đây. Nếu cho rằng khai thác là yếu tố quyết định tác động đến sự biến

động đàn cá thì các điều kiện hải dương và sinh học cũng phải được coi là quan

trọng không kém. Cho đến nay chưa có kỹ thuật nào thành công trong việc dự báo

biến động nguồn lợi cá mà lại bỏ qua việc phân tích các tương tác phức tạp khí

tượng, hải dương, sinh vật. Điều này càng được khẳng định trong vài chục năm gần

đây khi chúng ta đã tích lũy được nhiều kiến thức về bản chất tự nhiên của các hệ

sinh thái biển và khi các kỹ thuật điều tra khảo sát biển, công nghệ viễn thám biển,

công nghệ tính toán... ngày càng hiện đại, cho phép thu nhận và xử lý những chuỗi

số liệu dài, mau lẹ và đồng bộ cá - môi trường trên phạm vi không gian rộng. Tuy

nhiên, phương pháp này có mục tiêu chính là dự báo ngư trường mà không đi vào

đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác. Theo hướng này ở Việt Nam đã có các

công trình của đề tài KC.09.18/11-15.

Qua tìm hiểu tổng quan thấy rằng:

- Cá nổi nhỏ là nguồn tài nguyên quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong sản

lượng khai thác cá biển Việt Nam nói chung và vùng biển Đông – Tây Nam

Bộ nói riêng. Việc đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác và biến động

nguồn lợi này là quan trọng, cần thiết.

- Các phương pháp truyền thống (phương pháp thủy âm, phương pháp diện

tích) chỉ đưa ra con số tổng thể về trữ lượng và khả năng khai thác cho cả

vùng biển và trong cả năm, chưa đưa ra được phân bố và biến động của

nguồn lợi. Đây cũng chính là vấn đề cần giải quyết của luận văn tại vùng

biển Đông – Tây Nam bộ đối với nguồn lợi cá nổi nhỏ.

15

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ NGUỒN SỐ LIỆU SỬ

DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN

ĐÔNG – TÂY NAM BỘ

2.1. Phương pháp chuyển hóa năng lượng

2.1.1. Giới thiệu mô hình tựa cạnh tranh trong quần xã sinh vật nổi biển

Dựa theo mô hình cạnh tranh giữa hai quần thể khác loài của Lotka-Voltera

(1936), Đoàn Bộ đã nghiên cứu, phát triển và áp dụng cho các quần thể sinh vật nổi

biển, gọi là mô hình ”tựa cạnh tranh” [1, 2].

Trong hệ sinh thái biển, các mối tương tác giữa các quần thể, cá thể với nhau

và với môi trường là nguyên nhân gây nên sự biến đổi số lượng và khối lượng của

chúng. Tùy mối tương tác là dương, âm hay trung tính mà sinh khối quần thể có thể

tăng, giảm hoặc không đổi.

Trong quần xã sinh vật nổi biển (xét với quần thể thực vật phù du (TVPD) và

quần thể động vật phù du (ĐVPD)), mối tương tác cạnh tranh xảy ra ở hai mức độ.

Thứ nhất, ĐVPD sử dụng TVPD làm thức ăn. Quan hệ này là mối quan hệ theo kiểu

“kẻ săn mồi - con mồi”, trong đó ĐVPD được coi là kẻ săn mồi, TVPD được coi là

con mồi. Trong quan hệ này, sinh khối của quần thể ĐVPD tăng lên do sử dụng

thức ăn còn sinh khối TVPD giảm đi do bị tiêu thụ. Đây là mối quan hệ cạnh tranh

giữa hai quần thể khác loài. Thứ hai, do sức ép của sự tăng số lượng cá thể của quần

thể, các cá thể buộc phải cạnh tranh để duy trì số lượng ở mức cân bằng. Trong

quan hệ này, một số lượng cá thể nào đó bị loại ra khỏi quần thể (di cư đi nơi khác

hoặc chết) làm cho sinh khối của quần thể suy giảm. Đây là mối quan hệ cạnh tranh

cùng loài.

Ngoài hai quá trình cạnh tranh trên, nhiều quá trình khác cũng gây biến động

sinh khối quần thể như: quá trình quang hợp làm tăng sinh khối quần thể TVPD, các

quá trình hô hấp và chết tự nhiên làm giảm sinh khối của các quần thể (hình 2.1).

16

Hình 2.1: Các quá trình ảnh hưởng tới sự phát triển của quần xã sinh vật nổi biển.

Trong sơ đồ trên, K0, K1, K4 – tốc độ riêng hô hấp, quang hợp và chết tự

nhiên của quần thể TVPD; K3, K2, K5 – tốc độ riêng hô hấp, lọc nước lấy thức ăn và

chết tự nhiên của quần thể ĐVPD. Tốc độ riêng của một quá trình được hiểu là tốc

độ biến đổi của một đơn vị khối lượng đối tượng nghiên cứu trong quá trình đó [1].

Theo nguyên lý bảo toàn, tốc độ toàn phần biến đổi nồng độ hoặc sinh khối

của một hợp phần nào đó (TVPD, ĐVPD) chính là tổng đại số tốc độ các quá trình

làm tăng hoặc làm giảm nồng độ hoặc sinh khối của hợp phần.

Trên cơ sở mô hình cạnh tranh giữa hai quần thể khác loài của Lotka - Volterra

kết hợp với các quá trình nêu trên, mô hình động lực biến động sinh khối của hai đối

tượng TVPD và ĐVPD (mô hình tựa cạnh tranh) được diễn tả như sau [1]:

��

��= (K� − K� − K� − α.F − b�.K�.Z).F

��

�� = (b�.F.b�.K� − K� − K� − β.Z).Z

Trong đó: F, Z (mg khô/m3) - Sinh khối của TVPD, ĐVPD; b1 - hệ số chọn

lọc thức ăn tự nhiên của ĐVPD đối với TVPD; b2 - hệ số đồng hóa; α, β: hệ số suy

giảm khối lượng do cạnh tranh cùng loài của các quần thể TVPD, ĐVPD.

Xét hệ trên, ba đại lượng đầu trong vế phải phương trình thứ nhất biểu diễn

tốc độ phát triển tự nhiên của quần thể TVPD, trong đó đại lượng thứ nhất (K1) biểu

diễn tốc độ tăng trưởng thuần túy (hay tốc độ tiềm năng). Đại lượng thứ tư (α . F)

biểu diễn ảnh hưởng của sự tăng trưởng (có thể hiểu đó là cạnh tranh cùng loài), đại

lượng thứ năm (b�.K�.Z) biểu diễn sự suy giảm sinh khối vật mồi là TVPD do kẻ

K1

K3

TVPD ĐVPD

K0

K4 K5

K2

17

săn mồi là ĐVPD gây nên. Các đại lượng trong phương trình thứ hai của hệ cũng

được hiểu tương tự.

Tốc độ riêng Ki (i= 0, 1, 2,… 5) của các quá trình sinh học phụ thuộc chặt

chẽ vào các điều kiện sinh thái – môi trường và được mô phỏng toán thông qua hai

mô hình phụ trợ sau:

a) Mô hình về sự phát triển tự nhiên của quần thể TVPD:

K0 (ngày -1) = P0 . exp (Q0 . (T - Tthh)) – U0 . ln(MP)

K1 (ngày -1) = �0 nếu Q < Q���

K����.��

����.exp �1 −

������ .�

���(�).��.exp �1 −

���(�).���� nếu Q ≥ Q���

K4(ngày -1) = P4 . exp ( Q4 . T2 – U4 . T )

b) Mô hình về sự phát triển tự nhiên của quần thể ĐVPD:

K2 (m3/mg.ngày) =

⎩⎪⎨

⎪⎧K���� .

��.�2 −

��� nếu 0 < � < S�

K���� nếu S� ≤ s ≤ S������

[�� ��.(����)] nếu s > S�

Trong đó:

s = F

K2max =

⎩⎨

⎧ X .exp �������

�� nếu T > T���

X nếu T��� ≤ T ≤ T���

X .exp �������

�� nếu T < T���

với X = 0.00628 . exp (U2 . ln(Mz))

K3 (ngày -1) = HShh . b1 . F . b2 . K2

K5 (ngày -1) = P5 . exp ( Q5 . T2 – U5 . T )

Trong các mô hình phụ trợ trên, T - nhiệt độ nước biển (oC); Q - cường độ

bức xạ quang hợp thực tế tại độ sâu d mét (cal/cm2/phút); Qmin - cường độ bức xạ tối

thiểu mà tại đó TVPD có thể thực hiện quang hợp được (cal/cm2/phút); Ttqh, Tthh -

nhiệt độ tối thuận cho quang hợp và hô hấp của TVPD (oC); Tmax, Tmin - khoảng

nhiệt độ tối thuận cho đồng hóa của ĐVPD (oC); MF, MZ - kích thước trung bình

18

của tế bào TVPD và cá thể ĐVPD; S1, S2 - các cực trị của thức ăn (mg khô/m3) tại

đó K2 thay đổi; HShh - hệ số hô hấp; K1max, K2max – tốc độ riêng quang hợp và lọc

nước cực đại trong các điều kiện tối thuận; các kí hiệu P, Q, U (có chỉ số) - các hệ

số thực nghiệm.

Cường độ bức xạ quang hợp Q biến đổi theo độ sâu d (m) và được xác định

theo công thức:

Q = PARsurf . exp(-KA . d)

với KA là hệ số suy giảm bức xạ trong nước biển, chủ yếu phụ thuộc độ trong

suốt.

PARsurf là cường độ bức xạ quang hợp trên bề mặt :

PARsurf = 0.41 . Isurf

Hệ số 0.41 chỉ bức xạ có hiệu ứng quang hợp chiếm 41% bức xạ tự nhiên

[14, 15].

Isurf là cường độ bức xạ tự nhiên trên mặt biển, được xác định như sau:

I���� = (C� + ��

��) . I���

với C1, C2 - các hệ số thực nghiệm; Lj là độ dài của ngày:

L� = ψ

π

ψ là góc giờ Mặt Trời : ψ = �

� - Arctan(

��

√����� )

với Cs = - (���(���)

���(���) )*(

���(���)

���(���))

I��� là bức xạ tầng trên của khí quyển, được xác định như sau:

Iatm = ��

�.��� [ψ.sin(Lat).sin(Dec) + sin(ψ). cos(Lat).cos(Dec)]

với Lat - vĩ độ địa lý; I0 - hằng số Mặt Trời;

Dec là góc nghiêng Mặt Trời : Dec = 23.45 �

��� sin (

�� (���� ��)

���)

Rj là vec tơ bán kính : Rj = �

����.��� ��� (����

���)

Với tj là số ngày kể từ ngày 1 tháng 1 năm đó đến ngày quan trắc.

19

Thấy rõ mô hình tựa cạnh tranh là một hệ gồm hai phương trình với hai ẩn số

F và Z hoàn toàn giải được nếu biết giá trị ban đầu của F và Z và các điều kiện môi

trường tại điểm tính để tính các giá trị Ki (i= 0,..,5). Với mục đích nghiên cứu hiện

trạng các quần thể tương ứng với điều kiện môi trường tại điểm tính, mô hình được

giải bằng phương pháp lặp Runge-Kutta cho đến điều kiện tựa dừng. Trong trường

hợp này, giá trị ban đầu của F và Z có thể cho tùy ý khác 0. Kết quả cuối cùng của

việc gải bài toán dừng như trên là sinh khối của TVPD (giá trị F) và ĐVPD (giá trị

Z) tại điểm tính tương ứng với điều kiện môi trường tại đó.

2.1.2. Mô hình xác định năng suất sinh học và các hiệu suất sinh thái

Trên cơ sở sơ đồ dạng kênh của Odum (hình 2.2) về sự chuyển hóa năng

lượng qua bậc dinh dưỡng bất kỳ và nguyên lý bảo toàn năng lượng, năng suất của

bậc dinh dưỡng i nào đó được biểu diễn như sau [15]:

Pi = Ai - Ri

Trong đó, P là năng suất, A – đồng hóa, R – hô hấp.

Chú giải: Bi – sinh khối, Ai – đồng hóa, Ri – hô hấp, Pi – năng suất, Pi-1 – năng suất của

bậc trước (i-1), NUi-1 – năng lượng thất thoát trước khi vào i, NUi – năng lượng không

được sử dụng. Nếu i là bậc sơ cấp thì (Pi-1) là năng lượng bức xạ quang hợp, khi đó Ai

được gọi là năng suất thô và Pi là năng suất tinh.

Hình 2.2: Sơ đồ kênh năng lượng qua bậc dinh dưỡng i bất kì [14]

Pi-1 Ai

NUi

NUi-1

Ri

Pi

Bi

20

a) Quá trình sản xuất sơ cấp của quần thể TVPD:

Khối lượng gia tăng của quần thể TVPD trong một đơn vị thời gian thực hiện

quang hợp (thường tính trong 1 ngày) chính là năng suất sinh học sơ cấp thô. Theo

mô hình tựa cạnh tranh thì [1]:

Pt = 0.4 K1 F

Cường độ hô hấp của quần thể TVPD :

RF = 0.4 K0 F

Năng suất sơ cấp tinh của quần thể TVPD được biểu diễn bằng hiệu của

lượng sản phẩm thô và sản phẩm hô hấp của quần thể. Đây là phần vật chất (năng

lượng) còn lại được tích lũy trong sản phẩm của TVPD để các bậc dinh dưỡng kế

tiếp, trước hết là ĐVPD sử dụng theo các kênh dinh dưỡng trong hệ sinh thái biển

[15] :

Pn = Pt - RF

b) Quá trình sản xuất thứ cấp của quần thể ĐVPD:

Khối lượng gia tăng của quần thể ĐVPD trong một đơn vị thể tích và một

đơn vị thời gian thực hiện quá trình dinh dưỡng – đồng hóa thức ăn (thường tính

trong 1 ngày) chính là lượng sản phẩm đồng hóa của quần thể. Theo mô hình tựa

cạnh tranh:

A = 0.4 b1 F b2 K2 Z

Cường độ hô hấp của quần thể ĐVPD được xác định:

RZ = 0.4 K3 Z

Năng suất thứ cấp của quần thể ĐVPD được biểu diễn bằng tổng đại số của

sản phẩm đồng hóa và sản phẩm hô hấp của quần thể. Đây là phần vật chất (năng

lượng) còn lại được tích lũy trong sản phẩm của ĐVPD để các bậc dinh dưỡng kế

tiếp (các động vật bậc cao) sử dụng theo kênh dinh dưỡng trong hệ sinh thái biển

[15]:

P = A - RZ

21

Trong các công thức trên, đồng hóa, năng suất và hô hấp tính bằng đơn vị

mgC/m3/ngày; các tốc độ riêng có đơn vị là 1/ngày; riêng K2 là m3/mg/ngày; hệ số

0.4 cho biết lượng C chiếm 40% trọng lượng khô của sinh vật [1].

c) Một số hiệu suất sinh thái cơ bản trong tầng nước quang hợp

Đối với bậc sơ cấp:

- Hệ số P/B ngày của quần thể TVPD: H1 = P*n /(0.06 F*)

- Hiệu suất chuyển hóa năng lượng tự nhiên: H2 = 9.375 P*n /(Isurf 104 60 G)

Đối với bậc thứ cấp:

- Hệ số P/B ngày của quần thể ĐVPD: H3 = P* /(0.06 Z*)

- Hiệu suất chuyển hóa năng lượng qua 2 bậc TVPD – ĐVPD: H4 = P* / P*t

Trong các công thức này, F, Z tính bằng mg-tươi/m2 (theo tỉ lệ chất khô

chiếm 15% chất tươi); hệ số 0.06 cho biết lượng C chiếm 6% lượng chất tươi; 9.375

là số calo của 1 mgC có trong sản phẩm; Isurf là bức xạ quang hợp trên mặt biển

(cal/cm2/phút); các kí hiệu có chỉ số (*) là giá trị tích phân trong cột nước thiết diện

1m2 từ mặt tới biên dưới lớp quang hợp (hoặc độ sâu cần quan tâm).

2.1.3. Các số liệu dầu vào và kết quả đầu ra của mô hình

Dữ liệu đầu vào của mô hình gốm 4 loại:

1. Trường 3D nhiệt biển tại các tầng chuẩn, độ phân giải theo phương ngang

tùy theo nguồn số liệu (có thể là 1, ½, ¼, 1/8… độ kinh vĩ).

2. Trường 2D địa hình (độ sâu) đáy biển và trường 2D bức xạ tự nhiên trên mặt

biển, có độ phân giải như trường nhiệt. Nếu không có số liệu trường bức xạ,

có thể tính toán nó theo các hằng số thiên văn và vĩ độ địa lý (như đã nêu

trên).

3. Các tham số (hằng số) sinh thái của mô hình áp dụng tại vùng biển.

4. Các tham số điều khiển (bước thời gian và điều kiện dừng).

Kết quả truy xuất của mô hình gồm 3 loại:

1. Trường 3D của 5 yếu tố: Sinh khối TVPD, sinh khối ĐVPD, năng suất sơ

cấp thô, năng suất sơ cấp tinh, năng suất thứ cấp tại các tầng. Các yếu tố này được

22

lưu trữ trong 5 file riêng biệt, có định dạng như file trường nhiệt (X, Y, Z1, Z2, … Zn)

trong đó X, Y là kinh, vĩ độ tâm ô lưới, Z1, Z2,… Zn là các tầng chuẩn.

2. Trường 2D giá trị trung bình trong lớp quang hợp của 5 yếu tố kể trên, được

lưu trong 1 file, có định dạng X, Y, Yếu tố 1, Yếu tố 2,… Yếu tố 5.

3. Trường 2D giá trị tích phân của 5 yếu tố kể trên trong cột nước 1m2 lớp

quang hợp cùng giá trị 4 hiệu quả sinh thái (hệ số P/B ngày của TVPD, hiệu quả

chuyển hóa năng lượng tự nhiên, hệ số P/B ngày của ĐVPD, hiệu quả chuyển hóa

năng lượng qua hai bậc TVPD – ĐVPD). Các giá trị này được lưu trong 1 file có

định dạng là X, Y, Yếu tố 1,… Yếu tố 5, Hiệu quả 1, … Hiệu quả 4.

Toàn bộ quy trình tính toán của mô hình tựa cạnh tranh nêu trên đã được

Đoàn Bộ nghiên cứu xây dựng chương trình tính và đóng gói thành phần mềm

Plamod (Plankton Model). Bảy file kết quả được Plamod tự động tạo ra với tên đặt

theo quy ước của phần mềm.

2.1.4. Đánh giá mô hình

a) Nhược điểm:

Mô hình đã không tính đến quan hệ giữa các quần thể TVPD, ĐVPD với các

sinh vật bậc cao. Trên thực tế, sinh vật nổi là đối tượng thức ăn chủ yếu của các loài

hải sản, nhất là cá tầng trên. Tuy nhiên do lượng sinh vật nổi chuyển vào cá không

đáng kể so với khối lượng tồn tại trong nước biển nên sai số không nhiều.

Quá trình quang hợp của thực vật là quá trình sinh tổng hợp bậc nhất bao

gồm quá trình cố định năng lượng và quá trình dinh dưỡng khoáng, trong đó có

nhiều nguyên tố hóa học tham gia như P, N, Si,… nhưng mô hình hoàn toàn không

xét đến các nguyên tố này, chỉ xét đến hai yếu tố môi trường là nhiệt độ và ánh

sang. Tuy nhiên, nhìn chung ở các vùng biển Việt Nam, nhất là vùng biển Đông –

Tây Nam Bộ có lượng dinh dưỡng P, N, Si khá dồi dào quanh năm, không bị rơi

vào trường hợp thiếu hụt nên dinh dưỡng hầu như không là yếu tố giới hạn của

quang hợp.

Ảnh hưởng đến các quá trình sinh hóa học là tổ hợp tác động của các điều

kiện vật lý – môi trường. Ở đây, mô hình chỉ sử dụng nhiệt độ là yếu tố sinh thái

23

duy nhất trong công thức tính tốc độ riêng của các quá trình sinh hóa. Tuy nhiên,

điều này có thể chấp nhận được do nhiệt độ là yếu tố sinh thái trội, chi phối cơ bản

của mọi hệ sinh thái.

b) Ưu điểm:

Mặc dù còn một số nhược điểm song mô hình đã mô phỏng được tác động

tổng hợp của nhiều quá trình sinh hóa học có liên quan đến sự phát triển của quần

xã sinh vật nổi biển. Đây là ưu điểm lớn nhất mà các phương pháp nghiên cứu khác

không đạt được.

2.1.5. Phương pháp năng lượng xác định trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ

Bên cạnh các phương pháp truyền thống như phương pháp thủy âm, phương

pháp diện tích với giả thiết về sự đồng nhất sinh khối của toàn bộ quần thể cá khai

thác trên vùng biển, phương pháp chuyển hóa năng lượng đã được một số nhà khoa

học Việt Nam quan tâm nghiên cứu như Nguyễn Tác An (Viện Hải dương Nha

Trang), Đoàn Bộ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), Nguyễn Tiến Cảnh

và Nguyễn Dương Thạo (Viện Nghiên cứu Hải sản) và gần đây có Lâm Ngọc Sao

Mai (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh) [2, 4, 12].

Theo quan điểm của phương pháp này, tiềm năng nguồn lợi cá nổi nhỏ có thể

được ước tính từ cơ sở thức ăn của cá có trong vùng biển. Đó là nguồn thức ăn đảm

bảo cho một lượng (sinh khối) cá nhất định sinh sống và phát triển trong vùng biển.

Tổng khối lượng cá trong một vùng nước và trong một thời khoảng nào đó được các

nhà nghiên cứu nguồn lợi biển coi là trữ lượng tiềm năng cá biển trong thời khoảng

đó, nó bao gồm cả sinh khối và năng suất sinh học của cá.

Sơ đồ dòng năng lượng được chuyển hóa qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi

thức ăn trong biển như sau (hình 2.3):

- Năng lượng mặt trời đi vào TVPD nhờ quang hợp

- Năng lượng từ TVPD đi vào ĐVPD nhờ ĐVPD ăn TVPD

- Năng lượng từ ĐVPD lại đi vào các động vật bậc cao nhờ các động vật bậc cao

ăn ĐVPD (nghiên cứu này giới hạn động vật bậc cao là cá nổi nhỏ)

24

Hình 2.3: Quá trình chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong

chuỗi thức ăn ở biển

Gọi H5 là hệ số P/B của quần xã cá nổi nhỏ và H6 là hiệu suất chuyển hóa

năng lượng qua 2 bậc ĐVPD – cá nổi nhỏ, thừa nhận quy luật bảo toàn về tỷ lệ của

các hiệu suất sinh thái [14], nghĩa là:

H5/H3 = H3/H1 và H6/H4 = H4/H2

Vậy năng suất sinh học, sinh khối và trữ lượng quần xã cá nổi nhỏ được xác

định như sau:

Năng suất cá nổi nhỏ: PCá = H6.PZ

Sinh khối cá nổi nhỏ: BCá = PCá/H5

Trữ lượng cá nổi nhỏ: TLCá=BCá +PCá

Ở đây, H1 là hệ số P/B của TVPD, H2 là hiệu suất chuyển hóa năng lượng tự

nhiên, H3 là hệ số P/B của ĐVPD, H4 là hiệu suất chuyển hóa năng lượng qua hai

bậc TVPD – ĐVPD. Các hệ số này đã được tính từ mô hình tựa cạnh tranh nêu trên.

Khả năng khai thác đảm bảo duy trì ổn định sinh khối quần xã cá nổi nhỏ

trong khoảng thời gian nào đấy chính bằng lượng sản phẩm mà sinh khối này tạo ra

trong khoảng thời đó, nghĩa là bằng chính năng suất sinh học (PCá).

2.2. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển Đông –

Tây Nam Bộ

Các dữ liệu đầu vào cần thiết để phục vụ cho việc tính toán bao gồm: trường

độ sâu, trường nhiệt độ nước biển, trường bức xạ trung bình trên mặt biển và các

tham số sinh thái của mô hình.

a. Trường độ sâu

Trường độ sâu ở vùng biển Đông - Tây Nam Bộ với độ phân giải không gian

0.250 kinh vĩ được tính toán từ trường độ sâu 1 phút, lấy từ cơ sở dữ liệu hải dương

học, lưu trữ tại bộ môn Hải Dương Học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.

Năng lượng

tự nhiên

TVPD ĐVPD Cá nổi nhỏ

25

Trường độ sâu được lưu trong một file text có định dạng X, Y, Z (với X là kinh độ,

Y là vĩ độ, Z là độ sâu).

Phần lớn diện tích vùng biển Đông Nam Bộ có độ sâu không vượt quá

100m. Ra xa ngoài khơi của vùng biển nghiên cứu, có nơi sâu tới 1763m (hình 2.4).

Do cá nổi nhỏ là những loài sống chủ yếu ở tầng nước 0 – 100m sâu, mặt khác theo

tính toán, bức xạ quang hợp ở độ sâu trên 125m giảm rất nhanh có giá trị nhỏ dưới

ngưỡng quang hợp (<0.003 cal/cm2/phút) nên các tính toán của mô hình tựa cạnh

tranh chỉ thực hiện tới độ sâu giới hạn là 125m.

Hình 2.4: Độ sâu vùng biển nghiên cứu với độ phân giải 0.25 độ kinh vĩ

b. Trường nhiệt độ

- Là trường 3D nhiệt độ ở 13 tầng 0m, 5m, 10m, 15m, 20m, 25m, 30m,

40m, 50m, 60m, 75m, 100m, 125m tại các điểm tính nằm trong phạm vi từ vĩ độ

60N đến 11.50N; kinh độ từ 1030E đến 1100E, có độ phân giải theo phương ngang

0.25 độ kinh vĩ.

26

- Là giá trị trung bình ô lưới có kích thước 0.25 độ kinh vĩ, quy về tâm ô.

- Số liệu được lưu trong một file text có định dạng là X, Y, Z1, Z2,… Zn với

X, Y là kinh vĩ tại điểm tính, Z1, Z2,… Zn là các tầng (n=1, 2…, 13).

- Số liệu nhiệt sử dụng trong luận văn này là trường nhiệt trung bình tháng

(12 tháng) tại vùng biển Đông - Tây Nam Bộ, có nguồn từ dự án Movimar (Viện

nghiên cứu Hải Sản phối hợp CLS – Cộng hòa Pháp thực hiện). Đây là nguồn số

liệu đã được kiểm chứng, có độ tin cậy cao, hiện đang được sử dụng trong dự báo

nghiệp vụ ngư trường của Viện nghiên cứu Hải sản [11].

Đặc trưng trường nhiệt các tháng tại vùng biển được cho ở hình 2.5.

Tính chất mùa của trường nhiệt ở vùng biển nghiên cứu cũng được thể hiện

tuy không rõ nét như ở các vùng biển phía bắc. Vào mùa đông, trường nhiệt chịu

ảnh hưởng của hệ thống gió mùa Đông Bắc lạnh khô, thường xuất hiện từ tháng 10,

11 đến tháng 3 năm sau. Vào mùa hè chịu tác động của hệ thống gió mùa Tây Nam

với tính chất nóng ẩm, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Sự hoạt động của hai loại

gió mùa này đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ nước biển.

Từ hình 2.5, có thể thấy nhiệt độ trung bình tầng mặt các tháng đều có xu

hướng tăng dần từ bắc xuống nam. Nhiệt độ tháng 1 dao động từ 25.5 – 29.20C,

trung bình đạt 27.60C, khu vực gần trung tâm của vùng biển nghiên cứu xuất hiện

một dải nhiệt độ thấp từ 25.5 – 270C do ảnh hưởng của dòng biển lạnh đi từ phía

bắc xuống. Tháng 4, nhiệt độ tăng dần trên toàn vịnh và trung bình là 29.910C, dao

động trong khoảng 27.7 – 310C với đỉnh điểm cao nhất đạt 31.050C ở khu vực biển

Phú Quốc. Nhiệt độ tháng 7 vào khoảng 27.9 – 31.40C, đây cũng là tháng có nhiệt

độ trung bình cao nhất trong năm, đạt tới 300C. Đến tháng 10, nhiệt độ trung bình

bề mặt biển có sự giảm nhẹ với giá trị từ 27.33– 30.50C, nhiệt độ trung bình tháng là

29.20C.

Nhiệt độ trung bình tại các tầng 10m, 20m, 50m được thể hiện ở phần phụ

lục trong các hình P1, P2, P3.

27

Hình 2.5: Phân bố nhiệt độ trung bình tầng mặt ở vùng biển nghiên cứu (0C)

c. Trường bức xạ tự nhiên trung bình tháng trên mặt biển

Cường độ bức xạ quang hợp trên mặt biển (cal/cm2/phút) chiếm 41% cường

độ bức xạ tự nhiên và giá trị này được tính dựa trên các tham số thiên văn và vĩ độ

địa lý. Có thể hiểu là nếu giá trị cường độ bức xạ quang hợp là 0.1917 cal/cm2/phút

thì mỗi 1cm2 diện tích bề mặt biển trong 1 phút sẽ nhận được 0.1917 calo năng

lượng có hiệu ứng quang hợp từ mặt trời. Một ngày có 24 giờ, nhưng thực tế chỉ có

khoảng 8 – 10 giờ ban ngày có ánh sáng. Khi nhân giá trị nêu trên với số giờ sáng

trong ngày và diện tích vùng biển sẽ thu được tổng năng lượng bức xạ quang hợp

chiếu xuống mặt biển trong 1 ngày. Tuy nhiên, không chỉ có mặt biển nhận được

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

28

nguồn năng lượng này, nó còn xuyên xuống cả lớp nước sâu và đáy với quy lật

giảm theo hàm mũ tùy thuộc vào độ trong suốt của nước biển.

Kết quả tính toán cho thấy, cường độ bức xạ quang hợp trên mặt vùng biển

Đông - Tây Nam Bộ nằm trong khoảng 0.1828 – 0.2229 cal/cm2/phút với giá trị

trung bình là 0.21056 cal/cm2/phút. Tháng 1 có năng lượng bức xạ quang hợp trên

mặt biển dao động từ 0.1879 – 0.2007 cal/cm2/phút, trung bình là 0.19575

cal/cm2/phút, tháng 4 là 0.2213 – 0.2229 cal/cm2/phút, trung bình là 0.22206

cal/cm2/phút, tháng 7 biến động từ 0.2105 – 0.2174 cal/cm2/phút, trung bình đạt

0.21337 cal/cm2/phút, tháng 10 từ 0.2062 – 0.2139 cal/cm2/phút, trung bình là

0.21103 cal/cm2/phút. Trong năm, tháng 4 có cường độ bức xạ quang hợp lớn nhất

(0.22206 cal/cm2/phút) và tháng 12 nhỏ nhất (0.19113 cal/cm2/phút). Ngoài ra còn

một cực đại phụ vào tháng 9 có giá trị khoảng 0.21928 cal/cm2/phút (hình 2.6).

Điều này phù hợp với quy luật phân bố bức xạ quang hợp ở các khu vực phía nam

Việt Nam.

Hình 2.6: Biến trình năm bức xạ quang hợp trung bình tầng mặt tại vùng biển

(cal/cm2/phút)

0.185

0.19

0.195

0.2

0.205

0.21

0.215

0.22

0.225

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

cal/

cm2/p

t

Tháng

Trường bức xạ quang hợp

29

d. Các tham số sinh thái của mô hình tựa cạnh tranh

Các tham số sinh thái của mô hình được lựa chọn trên cơ sở tham khảo các

tài liệu đã được công bố trong và ngoài nước, phù hợp với điều kiện tự nhiên của

vùng biển, được cho trong bảng 2.1 (PGS. TS Đoàn Văn Bộ cung cấp).

Bảng 2.1: Các giá trị thông số của mô hình áp dụng tại vùng biển Đông – Tây Nam Bộ

TT Ký hiệu Thông số Đơn vị Giá trị

Quá trình phát triển của quần thể thực vật phù du

1 K1max Tốc độ riêng quang hợp cực đại của TVPD

1/ngày 2.53

2 q1 Hệ số bán bão hòa cường độ bức xạ quang hợp

Cal/(cm2.phút) 0.047

3 Qmin Cường độ bức xạ tối thiểu mà tại đó TVPD có thể thực hiện quang hợp

Cal/(cm2.phút) 0.003

4 Tthh Nhiệt tối ưu cho quá trình hô hấp của TVPD

oC 27

5 Ttqh Nhiệt tối ưu cho quá trình quang hợp oC 27

6 Mp Kích thước trung bình của tế bào TVPD mm 1E-4

7 α Hệ số cạnh tranh cùng loài TVPD - 0.0007

8 P0 Hệ số thực nghiệm liên quan đến hô hấp TVPD

- 0.048

9 Q0 Hệ số thực nghiệm liên quan đến hô hấp TVPD

- 0.1

10 U0 Hệ số thực nghiệm liên quan đến hô hấp TVPD

- 0.2

11 P4 Hệ số thực nghiệm liên quan quá trình chết tự nhiên của quần thể TVPD

- 0.00013

12 Q4 Hệ số thực nghiệm liên quan quá trình chết tự nhiên của quần thể TVPD

- 0.0013

13 U4 Hệ số thực nghiệm liên quan quá trình chết tự nhiên của quần thể TVPD

- 0.0482

Quá trình phát triển của quần thể động vật phù du 14 b1 Hệ số chọn lọc thức ăn tự nhiên của

ĐVPD đối với TVPD - 0.5

15 b2 Hệ số đồng hóa - 0.6

16 HShh Hệ số hô hấp - 0.06

17 Tmin Cận dưới của khoảng nhiệt độ tối thuận cho đồng hóa của ĐVPD

oC 25

18 Tmax Cận trên của khoảng nhiệt độ tối thuận cho đồng hóa của ĐVPD

oC 30

30

19 S1 Cận dưới khoảng cực thuận hàm lượng thức ăn cho tốc độ lọc nước của ĐVPD

mg khô/m3 15

20 S2 Cận trên khoảng cực thuận hàm lượng thức ăn cho tốc độ lọc nước của ĐVPD

mg khô/m3 30

21 MZ Kích thước trung bình của cá thể ĐVPD mm 0.01

22 β Hệ số cạnh tranh cùng loài của quần thể ĐVPD

- 0.008

23 P2 Hệ số thực nghiệm liên quan đến lọc nước

- 0.001

24 U2 Hệ số thực nghiệm liên quan đến lọc nước

- 0.549

25 P5 Hệ số thực nghiệm liên quan đến quá trình chết tự nhiên của quần thể ĐVPD

- 0.0325

26 Q5 Hệ số thực nghiệm liên quan đến quá trình chết tự nhiên của quần thể ĐVPD

- 0.0013

27 U5 Hệ số thực nghiệm liên quan đến quá trình chết tự nhiên của quần thể ĐVPD

- 0.0382

Các thông số liên quan đến tính toán bức xạ quang hợp và điều khiển mô hình 28 I0 Hằng số Mặt Trời W/m2 1353

29 C1 Hệ số - 0.56

30 C2 Hệ số - 0.16

31 KA Hệ số suy giảm bức xạ trong nước biển 1/m -0.016

32 G Số giờ nắng trong ngày Giờ 10

33 Δt Bước tính Ngày 0.01

34 ε Tham số điều khiển chế độ dừng - 1E-6

Toàn bộ các thông tin về dữ liệu đầu vào được lưu trong 1 file chạy chương

trình có tên mặc định là “ThietKeP.txt” gồm 3 nhóm dữ kiện:

Nhóm 1: tên các file dữ liệu đầu vào gồm: trường nhiệt và độ sâu và

trường bức xạ (nếu có).

Nhóm 2: các tham số điều kiện.

Nhóm 3: các tham số sinh thái cho vùng biển Đông Nam Bộ.

31

Định dạng của 1 file “ThietKeP.txt” như sau:

************************************************************

Nhóm 1: TÊN CÁC FILE: Nhiệt và Độ sâu (Mỗi file 1 dòng)

T012016

DTNB025

************************************************************

Nhóm 2: CÁC THAM SỐ ĐIỀU KIỆN:

3 Mã vùng (1: vịnh Bắc Bộ, 2: vùng biển Trung Bộ, 3: Đông – Tây Nam Bộ)

1 Format số liệu (1: số liệu kiểu Movimar, 2: mô hình)

1 Quy mô thời gian (1: trung bình tháng, X: trung bình X ngày)

1 Tháng tính toán

2016 Năm tính toán (viết đủ 4 số. Nếu trung bình nhiều năm thì gán giá trị này =0)

8 Ngay 1 (từ ngày 1 – chỉ có ý nghĩa khi quy mô thời gian dưới một tháng)

15 Ngay 2 (đến ngày 2 – chỉ có ý nghĩa khi quy mô thời gian dưới một tháng)

0.01 Del – Bước tính (ngày)

1E-6 Epsilon – Tham số điều khiển chế độ dừng

*************************************************************

Nhóm 3: CÁC THAM SỐ SINH THÁI (CHO VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)

2.53 K1max – Tốc độ riêng quang hợp cực đại của TVPD (1/ngày)

0.047 q1 – Hệ số bán bão hòa cường độ bức xạ quang hợp (cal/cm2/phút)

0.003 Qmin – Cường độ bức xạ tối thiểu mà tại đó TVPD có thể quang hợp (cal/cm2/phút)

27 Ttqh – Nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp (oC)

27 Ttqh – Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp của TVPD (oC)

v.v….

32

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI

CÁ NỔI NHỎ VÙNG BIỂN ĐÔNG – TÂY NAM BỘ

3.1. Đặc trưng quá trình sản xuất sơ cấp của thực vật phù du trong vùng biển

Đông – Tây Nam Bộ

Giá trị trung bình tháng sinh khối của thực vật phù du từ tháng 1 đến tháng

12 ở một số tầng được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thống kê giá trị sinh khối thực vật phù du theo các tháng

tại một số tầng (mg-tươi/m3)

Theo tính toán, quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở 100m đầu. Giá trị sinh

khối TVPD cao ở tầng mặt đến 20 - 50m sau đó càng xuống sâu càng giảm. Trong

các tháng vụ cá nam (từ tháng 4 đến tháng 9), sinh khối TVPD biến đổi trong

khoảng 700.7 – 738.6 mg-tươi/m3 ở tầng mặt với giá trị trung bình trong cả vụ là

732 mg-tươi/m3; con số này cao hơn khi xuống tầng 20m là 708.1 – 740.3 mg-

tươi/m3, trung bình là 734 mg-tươi/m3; tầng 50m dao động từ 480.4 – 740.4 mg-

tươi/m3, trung bình là 730 mg-tươi/m3 và tầng 100m giảm xuống còn 360 – 738 mg-

tươi/m3, trung bình chỉ đạt 590 mg-tươi/m3 (bảng 3.1). Sự phân bố sinh khối TVPD

như đã nêu trên phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của TVPD vùng biển

nhiệt đới.

T4 T5 T6 T7 T8 T9 Cả vụ T10 T11 T12 T1 T2 T3 Cả vụ

Min 716.5 700.7 709.9 709.9 719.1 722.9 713 723.4 719.9 714.7 713.5 700.2 711 714

Max 738.2 738.4 738.6 738.6 738.3 738.2 738 738.6 734 732.9 735.1 732 734.7 735

TB 733.1 723.5 733.6 733.6 733.6 733.1 732 733.4 729.5 724 725.8 719.9 724.1 726

Min 721.1 708.1 712.5 712.5 714.6 719.3 715 719.5 720.2 715.6 714.3 699.4 710.6 713

Max 740.1 740.1 740.3 740.3 740.2 740.2 740 740.3 735.1 732.8 735.7 733.2 734.5 735

TB 734.9 727.7 734.7 734.6 735.1 734.6 734 734.8 729.9 724.3 726.5 720.8 724.7 727

Min 621.5 706.2 697.6 697.6 480.4 714 653 713.8 673.2 697.3 703.7 680.4 651.4 687

Max 740.4 740.1 740.2 740.3 740.1 740.1 740 739.9 734.4 735.4 737 737.9 738.2 737

TB 726.5 724.9 731.5 731.5 732.5 732.8 730 732.6 723.7 722.7 725 720.8 721.4 724

Min 360 436.3 438 438 433.8 387.5 416 387.4 436.3 462.8 495.6 538.9 466.7 465

Max 728.4 729.5 736.1 736.2 737.7 738 734 737.7 722.8 723.1 729.2 723.1 726 727

TB 528.7 538.8 576 576.1 638.2 684.7 590 684.4 571.6 624.4 611.3 639.8 594 621

Tầng 100m

ThángVụ cá nam Vụ cá bắc

Tầng mặt

Tầng 20m

Tầng 50m

33

Các tháng vụ cá bắc (tháng 10 đến tháng 3 năm sau) có sinh khối của TVPD

ở tầng mặt biển đổi từ 700.2 – 738.6 mg-tươi/m3; 699.4 – 740.3 mg-tươi/m3 ở tầng

20m; 651.4 – 739.9 mg-tươi/m3 tầng 50m và tầng 100m dao động từ 387.4 – 737.7

mg-tươi/m3 (bảng 3.1). Giá trị trung bình ở các tầng tương ứng là 726; 727; 724 và

621 mg-tươi/m3 và đạt giá trị cao nhất ở tầng 20m. Từ những con số trên ta có thể

thấy được sinh khối TVPD trong vụ cá nam cao hơn vụ cá bắc, song sự khác biệt

không đáng kể.

Các giá trị trung bình cột nước của sinh khối và năng suất trong toàn vùng

biển nghiên cứu cũng được thống kê trong bảng 3.2 và biểu diễn ở hình 3.1, 3.2.

Bảng 3.2: Thống kê giá trị trung bình trong cột nước quang hợp của các yếu tố

theo các tháng (Sinh khối: mg-tươi/m3, Năng suất: mgC/m3/ngày)

Do có sự giới hạn trình bày nên trong luận văn chỉ phân tích và biểu diễn các

đặc trưng cho 4 tháng là tháng 1 (đại diện mùa đông), tháng 4 (chuyển tiếp từ mùa

đông sang mùa hè), tháng 7 (đại diện mùa hè) và tháng 10 (chuyển tiếp từ mùa hè

sang mùa đông).

Tháng T4 T5 T6 T7 T8 T9 Cả vụ T10 T11 T12 T1 T2 T3 Cả vụ

Sinh khối

TVPD708.8 702.9 717.6 717.6 722.9 726.2 716 726.3 710 712.5 713.6 711.4 709.5 713.88

Năng suất

thô97.87 97.21 99.75 99.65 100.05 100.4 99.16 101.1 100.08 100.55 100.6 99.42 98.41 100.03

Năng suất

tinh66.5 65.81 67.82 67.71 68.06 68.27 67.36 68.97 69.16 69.8 69.68 68.92 67.78 69.05

Sinh khối

ĐVPD74.4 73.3 75.6 75.5 76.1 76.3 75.2 77.1 78.1 79.2 78.9 78.5 76.9 78.12

Năng suất

thứ cấp0.558 0.547 0.574 0.572 0.576 0.578 0.568 0.589 0.601 0.612 0.608 0.597 0.579 0.598

Thực vật phù du

Động vật phù du

34

Hình 3.1: Phân bố giá trị trung bình cột nước của sinh khối thực vật phù du

trong một số tháng đại diện (mg-tươi/m3)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

560

575

590

605

620

635

650

665

680

695

710

725

740

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

560

575

590

605

620

635

650

665

680

695

710

725

740

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

560

575

590

605

620

635

650

665

680

695

710

725

740

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

560

575

590

605

620

635

650

665

680

695

710

725

740

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

35

Hình 3.2: Phân bố giá trị trung bình cột nước của năng suất sơ cấp tinh

trong một số tháng đại diện (mgC/m3/ngày)

Xu hướng phát triển của TVPD trong các tháng đều giảm dần từ bờ ra khơi.

Khu vực phát triển của TVPD chủ yếu ở những vùng nước ấm quanh bờ được mở

rộng ra gần trung tâm và kéo dài xuống phía nam của vùng biển nghiên cứu với giá

trị trên 725 mg-tươi/m3 (hình 3.1).

Sinh khối TVPD trung bình toàn cột nước tại vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

đạt 646 – 735 mg-tươi/m3 vào tháng 1 với giá trị trung bình là 713.6 mg-tươi/m3

(bảng 3.2), đặc biệt là khu vực từ Vũng Tàu kéo dài xuống phía nam tỉnh Cà Mau

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

48

52

56

60

64

68

72

76

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

48

52

56

60

64

68

72

76

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

48

52

56

60

64

68

72

76

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

48

52

56

60

64

68

72

76

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

36

có giá trị lên tới 740 mg-tươi/m3. Tổng lượng sản phẩm thô do TVPD tổng hợp trong 1

ngày đạt trung bình khoảng 100.6 mgC/m3/ngày, trong đó sản phẩm sơ cấp tinh trung

bình là 69.68 mgC/m3/ngày và tập trung cao ở giữa và phía nam vùng biển nghiên cứu.

Tháng 4, sinh khối TVPD có giá trị trong dải từ 572 – 740 mg-tươi/m3, trung

bình đạt 708.8 mg-tươi/m3 với năng suất sơ cấp thô là 97.87 mgC/m3/ngày, năng

suất sơ cấp tinh trung bình khoảng 66.5 mgC/m3/ngày, có xu hướng tăng từ ven bờ

ra giữa vùng biển sau đó giảm dần ra khơi.

Tháng 7, sinh khối TVPD có sự dao động mạnh hơn trong khoảng 593 – 740

mg-tươi/m3, trung bình 717.6 mg-tươi/m3 với tổng sản phẩm thô trong 1 ngày biến

động từ 76 – 107 mgC/m3/ngày, trong khi sản phẩm tinh trung bình đạt 67.7

mgC/m3/ngày, dao động khoảng 51.7 – 74.6 mgC/m3/ngày (hình 3.2).

Tháng 10 với sinh khối TVPD dao động từ 579 – 740 mg-tươi/m3, trung bình

726 mg-tươi/m3, năng suất sơ cấp thô và tinh lần lượt là 101.1 và 68.97

mgC/m3/ngày.

Nhìn chung năng suất sơ cấp tập trung chủ yếu ở dải nước khu vực trung tâm

và tăng dần từ bắc xuống nam. Xét theo sự biến động giữa các tháng trong năm thì

tháng 8, 9 và tháng 10 có giá trị sinh khối TVPD và năng suất sơ cấp cao hơn các

tháng còn lại (sinh khối TVPD >720 mg-tươi/m3 và năng suất sơ cấp > 100

mgC/m3/ngày) mặc dù sự chênh lệch này không lớn. Như vậy có thể thấy vụ cá nam

được xem là mùa phát triển của TVPD. Tuy nhiên về sản phẩm sơ cấp tinh thì tháng

12 và tháng 1 (mùa đông) lại cao hơn các tháng mùa hè (> 69 mgC/m3/ngày).

Tính trung bình cả năm, sinh khối TVPD, năng suất sơ cấp thô và tinh trung

bình ứng với giá trị lần lượt là 714.9 mg-tươi/m3, 99.6 mgC/m3/ngày và 68.2

mgC/m3/day. Có thể cho rằng Đông - Tây Nam Bộ là vùng biển có sức sản xuất sơ

cấp khá cao, có năng lượng bức xạ mặt trời dồi dào quanh năm và sự khác biệt giữa

các mùa không đáng kể như ở vùng biển phía bắc.

37

3.2. Đặc trưng quá trình sản xuất thứ cấp của động vật phù du trong vùng biển

Đông - Tây Nam Bộ

So sánh với sinh khối TVPD thì giá trị sinh khối của ĐVPD nhỏ hơn khoảng

7 đến 10 lần và có sự biến đổi không nhiều, sinh khối TVPD trung bình qua các

tháng trong năm biến đổi từ 702.9 – 726.3 mg-tươi/m3 trong khi sinh khối ĐVPD là

73.3 – 79.2 mg-tươi/m3 (bảng 3.3). Sinh khối động vật phù du trong 2 vụ cá nam và

cá bắc ở các tầng mặt, tầng 20m, 50m và 100m được thống kê như sau (bảng 3.3):

Bảng 3.3: Thống kê giá trị sinh khối động vật phù du theo các tháng

tại một số tầng (mg-tươi/m3)

Trong mùa gió Tây Nam (vụ cá nam), sinh khối ĐVPD trong các tháng có

giá trị biến đổi từ 60.8 – 71.6 mg-tươi/m3 ở tầng mặt; 77.5 – 86.6 mg-tươi/m3 tầng

20m; 59.7 – 88.8 mg-tươi/m3 tầng 50m và 25 – 69.7 mg-tươi/m3 ở tầng 100m. Tính

cho cả vụ cá nam, sinh khối ĐVPD trung bình là 67.3 mg-tươi/m3 ở tầng mặt,

xuống tầng 20m sinh khối tăng lên 84.1 mg-tươi/m3, giảm nhẹ ở tầng 50m còn 83.7

mg-tươi/m3 và tại tầng 100m sinh khối giảm chỉ còn 41.8 mg-tươi/m3 (bảng 3.3).

Vụ cá bắc, sinh khối ĐVPD ở tầng mặt dao động trong khoảng 67.2 – 81.3

mg-tươi/m3, trung bình là 73.6 mg-tươi/m3; tầng 20m tương ứng là 82.9 – 89.9 mg-

tươi/m3, 87.3 mg-tươi/m3; tầng 50m là 79.1 – 89.1 mg-tươi/m3, 83.2 mg-tươi/m3 và

tại tầng 100m là 24.4 – 68.5 mg-tươi/m3, 40.7 mg-tươi/m3. Như vậy trong năm,

động vật phù du phát triển mạnh ở các tầng nước 20m đến 50m.

T4 T5 T6 T7 T8 T9 Cả vụ T10 T11 T12 T1 T2 T3 Cả vụ

Min 62.7 60.8 64 63.6 65.3 65.2 63.6 67.7 73.3 75.7 74.3 70.8 67.2 71.5

Max 67.7 69.1 71.6 70.9 69 69.3 69.6 73.2 78.6 81.3 79.8 75.1 70.4 76.4

TB 65.6 65.6 69 68.5 67.7 67.5 67.3 70.4 75.4 78.1 76.5 72.6 68.5 73.6

Min 79.7 77.5 79.4 79.3 81.6 81.6 79.9 82.9 86.1 87.5 86.9 85.5 83.1 85.3

Max 85.7 85.8 86.5 86.3 86.5 86.6 86.2 88 89.3 89.9 89.7 88.7 87 88.8

TB 83.7 82.6 84.5 84.3 84.7 84.6 84.1 85.6 87.8 88.8 88.3 87.4 85.8 87.3

Min 77.2 79 77.7 77.9 59.7 81.2 75.5 80 79.1 79.1 80 80.8 79.8 79.8

Max 88.8 88.1 87.2 87.3 87.7 87.7 87.8 86.9 86.3 85.5 86.3 88.2 89.1 87.1

TB 84.7 83 82.8 83 84.2 84.6 83.7 83.5 82.3 81.3 82 84.4 85.6 83.2

Min 25 29.2 29.7 29.8 29.9 26 28.3 24.4 25.9 27.4 30.6 35.3 32.1 29.3

Max 69.7 68.7 66.5 66.8 67.4 67.3 67.7 65.8 64 62.1 62.6 66.5 68.5 64.9

TB 39.1 38.9 40 40.3 44.7 47.5 41.8 45.4 36.7 37.6 38.3 43.2 43 40.7

Vụ cá nam Vụ cá bắc

Tầng mặt

Tầng 20m

Tầng 50m

Tầng

100m

Tháng

38

Trong tháng 1, ĐVPD có xu hướng phát triển là tăng từ bờ ra trung tâm vùng

biển, sau đó lại giảm dần ra ngoài khơi, cao ở trung tâm vùng biển với giá trị từ 82 -

86 mg-tươi/m3, đặc biệt cao nhất ở phía biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) (86 mg-

tươi/m3) (hình 3.3). Bức tranh phân bố trung bình sinh khối ĐVPD trong tháng này

thể hiện khá tương đồng với sự phân bố của sức sản xuất sơ cấp tinh (hình 3.2).

Tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè, xu hướng phát triển

của ĐVPD cũng tăng từ bắc xuống nam và từ bờ ra giữa vùng biển, sau đó giảm dần

ra khơi. Sinh khối động vật nổi dao động trong khoảng từ 58 – 82 mg-tươi/m3, đặc

biệt vùng trung tâm lên tới 79 – 82 mg-tươi/m3. Giá trị trung bình trong tháng này

đạt 72.83 mg-tươi/m3 thấp hơn trong tháng 1 (74.83 mg-tươi/m3) (bảng 3.3).

Vào mùa gió tây nam (tháng 7), sinh khối ĐVPD trung bình là 72.79 mg-

tươi/m3 và biến động từ 50 – 83 mg-tươi/m3. Ở phía ngoài khơi Phan Rang (tỉnh

Ninh Thuận) đạt giá trị rất thấp (< 59 mg-tươi/m3), có thể do ảnh hưởng của nước

trồi nên nền nhiệt ở đây giảm mạnh còn 23.5 – 250C không phải là giá trị nhiệt độ

thích hợp cho ĐVPD (hình 2.5 và hình P1, P2, P3).

Tháng 10 – tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông, cũng có xu hướng

như các tháng trên (tăng từ bờ ra giữa vùng, sau đó lại giảm) với giá trị trung bình

sinh khối ĐVPD là 73.38 mg-tươi/m3, biến động trong dải từ 56 – 83 mg-tươi/m3.

Từ kết quả tính toán ta thấy được tháng 10, 11, 12, 1 và 2 giá trị trung bình sinh

khối ĐVPD tăng dần, đạt giá trị cao nhất là tháng 12 (74.66 mg-tươi/m3) và tháng 1

(74.83 mg-tươi/m3).

Về năng suất thứ cấp, có thể thấy rõ khu vực năng suất thứ cấp cao trùng với

những khu vực có sinh khối ĐVPD cao (hình 3.3, 3.4). Trong vụ cá nam, năng suất

thứ cấp đạt trung bình là 0.573 mgC/m3/day, tháng có năng suất thứ cấp cao nhất là

tháng 10 (0.589 mgC/m3/ngày), tháng có giá tị thấp nhất là tháng 5 (0.547

mgC/m3/ngày). Trong vụ cá bắc, trung bình 0.593 mgC/m3/day, biến động từ 0.558

(tháng 4) đến 0.612 (tháng 12). Như vậy trong năm, sinh khối động vật phù du và

năng suất thứ cấp trong vụ cá bắc (mùa đông) cao hơn trong vụ cá nam (mùa hè)

mặc dù sự chênh lệch này không đáng kể.

39

Hình 3.3: Phân bố giá trị trung bình cột nước của sinh khối động vật phù du

trong một số tháng đại diện (mg-tươi/m3)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

56

61

66

71

76

81

86

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

56

61

66

71

76

81

86

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

56

61

66

71

76

81

86

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

56

61

66

71

76

81

86

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

40

Hình 3.4: Phân bố giá trị trung bình cột nước của năng suất thứ cấp

trong một số tháng đại diện (mgC/m3/ngày)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0.38

0.42

0.46

0.5

0.54

0.58

0.62

0.66

0.7

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0.38

0.42

0.46

0.5

0.54

0.58

0.62

0.66

0.7

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0.38

0.42

0.46

0.5

0.54

0.58

0.62

0.66

0.7

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0.38

0.42

0.46

0.5

0.54

0.58

0.62

0.66

0.7

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

41

3.3. Các hiệu suất sinh thái vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

Đặc trưng của quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái vùng biển

Đông - Tây Nam Bộ được tổng hợp trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Giá trị các hiệu suất sinh thái trung bình tháng trên toàn vùng biển

Trong tháng 1, có khoảng 1.26% năng lượng bức xạ tự nhiên được tích lũy

vào sản phẩm sơ cấp, tiếp đó có khoảng 0.87% năng lượng sơ cấp được tích lũy vào

sản phẩm thứ cấp (ĐVPD). Các giá trị tương ứng cho tháng 4 là 1.09%, 0.84%.

Tháng 7 lần lượt là 1.15%, 0.84% và tháng 10 là 1.19%, 0.85%.

Tính toán giá trị trung bình của hiệu quả sinh thái toàn vùng biển nghiên cứu

trong 12 tháng thu được: hệ số P/B ngày của TVPD có giá trị từ 1.8687 đến 1.9542,

trung bình là 1.9042 cho thấy tốc độ tổng hợp chất hữu cơ của một đơn vị sinh khối

TVPD tương đối cao.

Tháng 1 đại diện cho mùa đông, có khoảng 1.54% năng lượng từ ĐVPD được

tích lũy vào cá nổi nhỏ. Giá trị tương ứng đại diện cho mùa hè (tháng 7) là 1.58%.

H1 H2 H3 H4 H5 H6

1 1.948 0.0126 0.0582 0.0087 0.0539 0.0154

2 1.934 0.0119 0.0574 0.0086 0.0494 0.0166

3 1.907 0.0112 0.0568 0.0085 0.0525 0.017

4 1.872 0.0109 0.0565 0.0084 0.0513 0.0168

5 1.868 0.0111 0.0563 0.0083 0.0526 0.0165

6 1.886 0.0116 0.0573 0.0084 0.0522 0.0158

7 1.884 0.0115 0.0572 0.0084 0.0539 0.0158

8 1.880 0.0114 0.0572 0.0084 0.0539 0.0167

9 1.878 0.0114 0.0572 0.0084 0.0522 0.0168

10 1.896 0.0119 0.0576 0.0085 0.0542 0.0162

11 1.941 0.0123 0.0581 0.0086 0.0521 0.0154

12 1.954 0.0129 0.0583 0.0087 0.054 0.0153

TB vụ bắc 1.926 0.012 0.0575 0.0086 0.0522 0.0161

TB vụ nam 1.882 0.0115 0.0571 0.0084 0.0532 0.0163

TB cả năm 1.904 0.0117 0.0573 0.0085 0.0527 0.0162

Chuyển

hóa

ĐVPD -

cá nổi nhỏ

Tháng

Hệ số P/B

ngày của

TVPD

Chuyển hóa

năng lượng tự

nhiên

Hệ số

P/B ngày

của

ĐVPD

Chuyển

hóa

TVPD -

ĐVPD

Hệ số P/B

tháng của

cá nổi nhỏ

42

3.4. Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển

Đông – Tây Nam Bộ

3.4.1. Sinh khối cá nổi nhỏ

Phân bố sinh khối cá nổi nhỏ vùng biển Đông – Tây Nam Bộ trong năm

được thể hiện qua 4 tháng đại diện là tháng 1, 4, 7, 10.

Hình 3.5: Phân bố sinh khối cá nổi nhỏ vùng biển nghiên cứu (tấn/ô lưới)

Sự phân bố sinh khối của cá nổi nhỏ có xu thế chung với sự phân bố của

năng suất thứ cấp (hình 3.4, 3.5), tập trung cao ở giữa vùng biền và kéo xuống phía

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

1000

1100

1200

1300

1400

1500

1600

1700

1800

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

43

nam, dao động trong khoảng 1718 – 1112 tấn/ô lưới, đạt giá trị trung bình là 1488

tấn/ô lưới trong tháng 1.

Tháng 4 là tháng chuyển tiếp giữa các mùa nên sinh khối cá nổi nhỏ đạt giá

trị rất cao, tổng sinh khối đạt 719406 tấn trên toàn vùng biển. Ở khu vực đảo Phú

Quý đạt trên 1700 tấn/ô lưới. Giá trị trung bình trên toàn vùng là 1527 tấn/ô lưới.

Tháng 7 và 10, phân bố sinh khối cá nổi nhỏ tương tự nhau. Tháng 7 dao

động trong khoảng 1086 – 1724 tấn/ô lưới, trung bình là 1469 tấn/ô lưới, tương ứng

với tháng 10 là 1233 – 1705 tấn/ô lưới và 1499 tấn/ô lưới.

3.4.2. Năng suất cá nổi nhỏ

Năng suất cá nổi nhỏ hay khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ trong 4

tháng tiêu biểu cũng được thể hiện trong hình 3.6.

Trong tháng 1, phân bố năng suất cá nổi nhỏ tập trung ở ven biển tỉnh Bình

Thuận và kéo xuống phía nam, sau đó lan rộng trong vùng biển Tây Nam Bộ. đặc

biệt vùng ven biển Phú Quý đạt lên đến 92 tấn/ô lưới/tháng. Giá trị năng suất tăng

dần từ bắc xuống nam, từ 59 – 93 tấn/ô lưới/tháng, trung bình đạt 80 tấn/ô

lưới/tháng.

Tháng 4 có xu thế phân bố năng suất cá nổi nhỏ tương tự tháng 1, đều tăng

dần từ bờ ra trung tâm vùng biển nghiên cứu và giảm dần ra khơi với giá trị trung

bình là 78,6 tấn/ô lưới/tháng.

Tháng 7, năng suất cá nổi nhỏ có giá trị cao hơn một số tháng trong mùa gió

đông bắc. Ví dụ như tháng 11 đạt trung bình 77 tấn/ô lưới/tháng, vào tháng 12 đạt

79 tấn/ô lưới/tháng, tháng 2 đạt 78.9 tấn/ô lưới/tháng trong khi tháng 7 đạt 79.3

tấn/ô lưới/tháng, dao động từ 56 – 95 tấn/ô lưới/tháng.

Tháng 10, năng suất cá nổi nhỏ đạt mức trung bình là 81.4 tấn/ô lưới/tháng.

Bức tranh phân bố năng suất cá nổi nhỏ trong tháng này vẫn bảo toàn như các tháng

trước, toàn vùng trung tâm biển kéo dài xuống phía nam đều đạt giá trị trên 92 tấn/ô

lưới/tháng, nơi đạt cao nhất là 94 tấn/ô lưới/tháng.

44

Nhìn chung, các khu vực có năng suất sinh học cá nổi nhỏ cao cũng trùng

tương đối với nơi có sinh khối cao và chủ yếu nằm ở khu vực xa bờ trên 30m sâu. Ở

khu vực gần bờ, cả năng suất và sinh khối đều giảm.

Hình 3.6: Phân bố khu vực và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ

trong vùng biển (tấn/ô lưới/tháng)

3.4.3. Ước tính trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ

Trên cơ sở tính được các hiệu suất sinh thái và trữ lượng quần xã sinh vật nổi

(sinh khối và năng suất sinh học), đã xác định được tổng trữ lượng nguồn lợi cá nổi

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

52

58

64

70

76

82

88

94

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

52

58

64

70

76

82

88

94

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

52

58

64

70

76

82

88

94

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

52

58

64

70

76

82

88

94

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

45

nhỏ và khả năng khai thác bền vững nguồn lợi này ở vùng biển Đông – Tây Nam

Bộ. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.5 và hình 3.7, 3.8, 3.9.

Bảng 3.5: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ

theo từng khu vực

Hình 3.7: Phân bố trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ trong vùng biển (tấn/ô lưới/năm)

Trên toàn vùng biển nghiên cứu có tổng trữ lượng cá nổi nhỏ là 1162 nghìn

tấn/năm, bao gồm 711 nghìn tấn sinh khối và 451 nghìn tấn/năm năng suất sinh học.

Trữ lượng tính trên một ô lưới 0.250 nằm trong khoảng 1900 – 2824 tấn/ô lưới/năm,

bao gồm sinh khối 1189 – 1722 tấn/ô lưới và năng suất 711 – 1107 tấn/ô lưới/năm.

Nguồn lợi này phân bố tập trung chủ yếu ở giữa vùng biển và kéo dài xuống phía

nam, lan rộng sang vịnh Thái Lan (hình 3.7).

Tây Nam Bộ 199 127 326 39

Đông Nam Bộ 512 323 835 38.7

Toàn miên nghiên cứu 711 451 1162 38.8

Tỉ lệ khai

thác (%)Vùng biển

Sinh khối

(nghìn tấn)

Năng suất (nghìn

tấn/năm)

Trữ lượng (nghìn

tấn/năm)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

1800

2000

2200

2400

2600

2800

46

Hình 3.8: Phân bố theo tháng của tổng sinh khối (nghìn tấn) và khả năng khai thác

(nghìn tấn/tháng) nguồn lợi cá nổi nhỏ trên toàn vùng biển nghiên cứu

Về khả năng khai thác bền vững nguồn lợi cá nổi nhỏ (năng suất sinh học) có

sự khác biệt không đáng kể giữa các tháng. Năng suất trung bình trong vụ cá bắc là

37.68 nghìn tấn/tháng, trong vụ cá nam đạt 37.40 nghìn tấn/tháng. Từ hình 3.8 thấy

rõ được, khả năng khai thác cho phép nguồn lợi cá nổi nhỏ có giá trị là 450.5 nghìn

tấn/năm, lớn nhất vào tháng 3 là 40 nghìn tấn/tháng, nhỏ nhất là tháng 6 là 36.1 nghìn

tấn/tháng. Sinh khối cá nổi nhỏ toàn vùng biển có giá trị trung bình là 711 nghìn tấn,

lớn nhất là 760 nghìn tấn vào tháng 3, nhỏ nhất là 689 nghìn tấn vào tháng 5.

Có thể thấy sự khác biệt không đáng kể của cả sinh khối và năng suất sinh

học cá nổi nhỏ trong các tháng và nguồn lợi này tập trung chủ yếu ở khu vực biển

xa bờ sâu trên 30m.

70

1

75

1

760

719

68

9

690

692

71

6

718

70

6

69

9

692

Tru

ng

bìn

h 7

11

37.937.2 40 37 36.4 36.1 37.4 38.7 37.6 38.4 36.5 37.4

450.5

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Cả năm

Năng suất cá nổi nhỏ (nghìn tấn/tháng)

Sinh khối cá nổi nhỏ (nghìn tấn)

47

Hình 3.9: Phân bố khả năng khai thác cho phép theo tháng của nguồn lợi cá nổi nhỏ

trên từng khu vực (nghìn tấn/tháng)

Biến động khả năng khai thác cho phép của 2 khu vực Đông Nam Bộ và Tây

Nam Bộ cũng có xu thế chung như toàn vùng nghiên cứu (hình 3.9), trong đó vụ cá

bắc cho phép khai thác nhiều hơn, tuy chênh lệch không đáng kể.

Vùng biển Tây Nam Bộ cho phép khai thác nhiều nhất vào tháng 3 là 11.13

nghìn tấn/tháng, tháng 5 cho phép khai thác thấp nhất là 9.86 nghìn tấn/tháng, các

tháng còn lại đều cho phép khai thác khoảng hơn 10 nghìn tấn/tháng.

Đối với vùng biển Đông Nam Bộ, tháng 3 cho phép khai thác đến 28.91

nghìn tấn/tháng, tháng 6 là tháng cho phép khai thác thấp nhất, chỉ đạt 25.87 nghìn

tấn/tháng.

So sánh với các kết quả nghiên cứu cũng như đo đạc trước đó tại vùng biển

Đông – Tây Nam Bộ (bảng 1.1 chương 1), cũng thấy rõ được sự tương đồng tương

đối của kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ của

luận văn này với nghiên cứu của Bùi Đình Chung (1991) trong vùng biển Tây Nam

Bộ và Nguyễn Viết Nghĩa (2007) trong vùng biển Đông Nam Bộ.

0

5

10

15

20

25

30

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ngh

ìn t

ấn

/th

án

g

Tháng

Tây Nam Bộ

Đông Nam Bộ

48

Bảng 3.6: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở các vùng biển Việt Nam

So sánh với nguồn số liệu của Tổng cục thống kê, có thể thấy được hiện

trạng khai thác trong vùng biển Tây Nam Bộ đã vượt quá giới hạn cho phép, trong

khi vùng biển Đông Nam Bộ mới đạt 209.4 nghìn tấn năm 2010 và 256.7 nghìn tấn

năm 2017. Qua những con số này, vùng biển Đông Nam Bộ cần đẩy mạnh công tác

khai thác cá nổi nhỏ trong những năm tiếp theo (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Hiện trạng khai thác ở các vùng biển qua các năm [19]

Cá nổi nhỏ 390 156 40

Cá đáy 291 116 40

Cá nổi nhỏ 500 200 40

Cá đáy 106 43 40

Cá nổi nhỏ 524 209.6 40

Cá đáy 1552 621 40

Cá nổi nhỏ 316 126 39.87

Cá đáy 507 202 39.92

Gò nổi Cá nổi nhỏ 10 2.5 25

Vùng biển

Trữlượng

(nghìn

tấn/năm)

Khả năng

khai thác

(tấn/năm)

Tỉ lệ (%) Tác giảLoại cá

Vịnh Bắc Bộ

Miền Trung

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Cá nổi nhỏ

Cá nổi nhỏ

Cá nổi nhỏ

Cá nổi nhỏ

Tây Nam Bộ

Bùi Đình Chung,

Chu Tiến Vĩnh,

Nguyễn Hữu Đức

(1991) [7]

Nguyễn Viết Nghĩa

(2007) [13]

Kết quả luận văn

này (2019)127326

50

50

38.7

39

771 385

945 472

835 323

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 sơ bộ

194.5 224.2 235.9

Đông Nam Bộ

Hiện trạng khai thác cá nổi nhỏ (nghìn tấn/năm)Vùng biển

Kiên Giang

209.4 203 206.6 212 222.6 225.1 253.5 256.7

157.6 162.2 173.1 185.1 186.5

49

KẾT LUẬN

Vùng biển Đông – Tây Nam Bộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận

xích đạo có nền nhiệt đặc trưng và lượng bức xạ dồi dào nên có khả năng lớn trong

quá trình chuyển hóa và tích trữ năng lượng trong các sản phẩm sơ cấp, thứ cấp tạo

nên nguồn lợi cá nổi nhỏ có trữ lượng 1162 nghìn tấn/năm, trong đó vùng biển

Đông Nam Bộ là 835 nghìn tấn/năm và Tây Nam Bộ là 316 nghìn tấn/năm, khả

năng khai thác bền vững chiếm khoảng 39% trữ lượng.

Nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển Đông – Tây Nam Bộ tập trung chủ yếu ở

khu vực xa bờ có độ sâu trên 30m cho tới 100 – 125m với khả năng khai thác bền

vững 451 nghìn tấn/năm, khai thác quanh năm với khả năng 37 – 38 nghìn tấn/tháng

và không có sự khác biệt đáng kể giữa các tháng trong năm.

Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng

biển Tây Nam Bộ liên tục tăng và đã vượt mức giới hạn cho phép. Đây là điều các

nhà quản lý nghề cá cần phải kịp thời xử lý để duy trì bền vững nguồn lợi này.

Phương pháp chuyển hóa năng lượng cho kết quả tốt về mặt định lượng đánh

giá nguồn lợi cá nổi nhỏ, có thể tiếp tục ứng dụng cho các vùng biển khác.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Bộ (1996), Giáo trình mô hình toán hệ sinh thái biển, Tài liệu bộ môn

Khoa học và Công nghệ biển, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2. Đoàn Bộ, Nguyễn Hương Thảo, Bùi Thanh Hùng (2012), Ước tính trữ lượng

tiềm năng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng biển vịnh Bắc Bộ,

Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học tự nhiên và Công nghệ,

Tập 28, số 3S, tr. 9 – 15.

3. Đoàn Bộ (2017), Tập bài giảng Hải dương học nghề cá, Tài liệu lưu hành nội

bộ Bộ môn Khoa học và Công nghệ biển, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Cảnh (1989), Xác định khối lượng và khả năng tiềm tàng năng

suất sinh học của cá biển Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu sinh vật nổi và động

vật đáy, Luận văn tiến sĩ, Học viện nông nghiệp Szczecin.

5. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Công Rương (2001), Đặc điểm cơ bản về khí

tượng, thủy văn, sinh vật phù du và động vật đáy biển Việt Nam.

6. Bùi Đình Chung và ctv (1991), “Hoàn thiện đánh giá trữ lượng cá biển Việt

Nam”, Tuyển tập Hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ 3 –

Sinh học và Công nghệ sinh học biển, 1(33).

7. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức (2001), “Nguồn lợi cá biển

– cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên

cứu Nghề cá biển, Tập II.

8. Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp nhà nước KHCN-06 (2003), Chuyên

khảo Biển Đông tập Ⅳ - Sinh vật và sinh thái biển, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

9. Vũ Việt Hà (2005), “Trữ lượng và nguồn lợi phân bố cá bạc má và cá ngân ở

vùng biển Đông – Tây Nam Bộ, Việt Nam”, Phòng nghiên cứu nguồn lợi Hải

sản, Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

51

10. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, Viện

Khoa học và Công nghệ việt Nam.

11. Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Hoàng Minh, Hán Trọng Đạt, Nguyễn Đức Linh,

Nguyễn Văn Hướng (2016), “Kiểm chứng dữ liệu dự báo nhiệt muối tại vùng

biển miền Trung và Đông Nam Bộ phục vụ dự báo ngư trường”, Viện nghiên

cứu Hải sản, Hải Phòng.

12. Lâm Ngọc Sao Mai, Nguyễn Tác An (2009), Đánh giá xu thế chuyển hóa năng

lượng trong các vực nước biển ven bờ Việt Nam, Tạp chí phát triển Khoa học &

Công nghệ, tập 12, số 09 – 2009, tr. 107.

13. Nguyễn Viết Nghĩa và ctv (2007), “Nghiên cứu trữ lượng và khả năng khai thác

cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài KC.CB.01-14, Viện

nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

14. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Vũ Trung Tạng (2003), Sinh học và Sinh thái biển, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

16. Nguyễn Dương Thạo và ctv, Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi

biển Đông Nam Bộ Việt Nam, Bản tin quý số 5 – tháng 7/2007, Viện nghiên cứu

Hải sản.

17. Phạm Thược (2011), Đặc điểm môi trường và nguồn lợi sinh vật ở vịnh Thái

Lan, Trung tâm tư vấn, chuyển giao Công nghệ nguồn lợi Thủy sinh và Môi

trường.

18. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và

Kỹ thuật.

19. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Số liệu thống kê ngành thủy sản, 2000-2017,

http://www.gso.gov.vn.

20. Trung tâm thông tin thủy sản (FICEN), http://vasep.com.vn/

52

PHỤ LỤC

Hình P1: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 10m (0C)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

53

Hình P2: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 20m (0C)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

54

Hình P3: Phân bố nhiệt độ trung bình tại tầng 50m (0C)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

22.5

23

23.5

24

24.5

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

22.5

23

23.5

24

24.5

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

22.5

23

23.5

24

24.5

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

22.5

23

23.5

24

24.5

25

25.5

26

26.5

27

27.5

28

28.5

29

29.5

30

30.5

31

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

55

Hình P4: Phân bố giá trị tích phân sinh khối thực vật phù du trong cột nước 1m2

lớp quang hợp các tháng (mg-tươi/m2)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

15000

30000

45000

60000

75000

90000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

15000

30000

45000

60000

75000

90000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

15000

30000

45000

60000

75000

90000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

15000

30000

45000

60000

75000

90000

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

56

Hình P5: Phân bố giá trị tích phân sinh khối động vật phù du trong cột nước 1m2

lớp quang hợp các tháng (mg-tươi/m2)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

57

Hình P6: Phân bố giá trị tích phân năng suất sơ cấp tinh trong cột nước 1m2

lớp quang hợp các tháng (mgC/m2/ngày)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10

58

Hình P7: Phân bố giá trị tích phân năng suất thứ cấp trong cột nước 1m2

lớp quang hợp các tháng (mgC/m2/ngày)

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

11

22

33

44

55

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

11

22

33

44

55

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

11

22

33

44

55

103 104 105 106 107 108 109 1106

7

8

9

10

11

Ca Mau

Phu Quoc

Phu Quy

Soc Trang

Tra Vinh

Binh Thuan

Tp. Ho Chi Minh

Con Dao

Kien Giang

0

11

22

33

44

55

Tháng 1 Tháng 4

Tháng 7 Tháng 10