32
Phần I: mở đầu Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, ngành khoa học về vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến nhảy vọt, từ những loại vật liệu thô sơ cho đến các loại vật liệu hiện đại, từ các loại vật liệu giản đơn cho đến phức tạp, cùng với nó là chất lượng của vật liệu xây dựng ngày càng được nâng cao. Từ xa xưa loài người đã biết dùng các loại vật liệu thô sơ để xây dựng thành quách, cung điện, nhà cửa,… Tại những nơi xa núi đá người ta biết dùng gạch mộc và sau này là gạch nung để xây dựng nhà ở. Để gắn kết các loại gạch hay đá lại với nhau người ta dùng các loại chất có khả năng gắn kết và hoá cứng trong không khí như: Vôi, Thạch cao,… Do nhu cầu xây dựng tiếp xúc với nước hay là xây dựng trong nước người ta đã nghĩ ra và đi đến sử dụng các loại chất gắn kết có thể hoá rắn trong nước đầu tiênlà vôi hoá rắn trong không khí và phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra Vôi thuỷ và đầu thế kỷ Xĩ thì phát minh ra xi măng Pooclăng. Mãi cho đến ngày nay xi măng Poolăng vẫn là vật liệu quan trọng và có giá trị sử dụng trong các công trình xây dựng, từ công trình xây dựng dân dụng cho đến công trình giao thông hay là công trình thuỷ lợi,… Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng nâng cao, các công trình xây dựng mọc lên ngày

Phần I: mở đầu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần I: mở đầu

Phần I: mở đầu

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, ngành khoa

học về vật liệu xây dựng cũng có những bước tiến nhảy vọt, từ những loại vật

liệu thô sơ cho đến các loại vật liệu hiện đại, từ các loại vật liệu giản đơn cho

đến phức tạp, cùng với nó là chất lượng của vật liệu xây dựng ngày càng được

nâng cao.

Từ xa xưa loài người đã biết dùng các loại vật liệu thô sơ để xây dựng

thành quách, cung điện, nhà cửa,… Tại những nơi xa núi đá người ta biết dùng

gạch mộc và sau này là gạch nung để xây dựng nhà ở. Để gắn kết các loại gạch

hay đá lại với nhau người ta dùng các loại chất có khả năng gắn kết và hoá

cứng trong không khí như: Vôi, Thạch cao,… Do nhu cầu xây dựng tiếp xúc

với nước hay là xây dựng trong nước người ta đã nghĩ ra và đi đến sử dụng các

loại chất gắn kết có thể hoá rắn trong nước đầu tiênlà vôi hoá rắn trong không

khí và phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra Vôi thuỷ và đầu thế kỷ Xĩ thì

phát minh ra xi măng Pooclăng. Mãi cho đến ngày nay xi măng Poolăng vẫn là

vật liệu quan trọng và có giá trị sử dụng trong các công trình xây dựng, từ công

trình xây dựng dân dụng cho đến công trình giao thông hay là công trình thuỷ

lợi,…

Ngày nay khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng nâng

cao, các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều từ công trình dân dụng

cho đến công trình giao thông, từ các khu công nghiệp cho đến các công trình

thuỷ lợi. Hầu hết các công trình đều sử dụng xi măng Poolăng làm chất kết

dính, không những nó là thành phần chủ yếu của bê tông xi măng, mà nó còn

là một thành phần không nhỏ của vữa xây dựng, dùng để gắn kết các loại vật

liệu rời như: Gạch, đá,…

Do tầm quan trọng và phạm vi ứng dụng lớn, trong bài báo cáo của mình

nhóm chúng em xin trình bày về loại chất kết dính vô cơ là “Xi măng

Poolăng”.

Page 2: Phần I: mở đầu

Phần II: nội dung

Chương I: tổng quan về chất kết dính vô cơ

I. KháI niệm

Chất kết dính vô cơ thường ở dạng bột, khi nhào trộn với nước hay dung

môi khác thì tạo thành hồ dẻo, dưới tác dụng của quá trình hoá lý tự nó có thể

rắn chắc và chuyển sang trạng thái đá. Do khả năng này của chất kết dính vô

cơ mà người ta sử dụng chúng để gắn kết các loại vật liệu rời rạc (cát, đá, sỏi)

thành một khối đồng nhất trong công nghệ chế tạo bê tông, vữa xây dựng, gạch

silicat, các vật liệu đá nhân tạo không nung và các sản phẩm xi măng amiăng.

Có loại chất kết dính vô cơ không tồn tại ở dạng bột như vôi cục, thuỷ tinh

lỏng. Có loại khi nhào trộn với nước thì quá trình rắn chắc xảy ra rất chậm như

chất kết dính Magie, nhưng nếu trộn với dung dịch MgCl2 hoặc MgSO4 thì quá

trình rắn chắc xảy ra nhanh, cường độ chịu lực cao.

II. Phân loại

Căn cứ vào môi trường rắn chắc, chất kết dính vô cơ được chia làm 3 loại:

chất kết dính rắn trong không khí, chất kết dính rắn trong nước và chất kết dính

rắn trong Ôtôcla.

1. Chất kết dính vô cơ rắn trong không khí.

Chất kết dính vô cơ rắn trong không khí là loại chất kết dính chỉ có thể rắn

chắc và giữ vững được cường độ lâu dài trong môi trường không khí.

Ví dụ: Vôi không khí, thạch cao, thuỷ tinh lỏng, chất kết dính Magie.

Theo thành phần hoá học chúng chia thành 4 nhóm

(1)Vôi rắn trong không khí (Thành phần chủ yếu là CaO);

(2) Chất kết dính Magie (Thành phần chủ yếu là MgO);

(3)Chất kết dính thạch cao (Thành phần chủ yếu là CaSO4);

(4)Thuỷ tinh lỏng là các silicat natri hoặc kali (Na2O.nSiO2 hoặc

K2O.mSiO2) ở dạng lỏng.

2. Chất kết dính vô cơ rắn trong nước.

Chất kết dính vô cơ rắn trong nước là loại chất kết dính không những có

khả năng rắn chắc và giữ được cường độ lâu dài trong môi trường không khí

2

Page 3: Phần I: mở đầu

mà còn có khả năng rắn chắc và giữ được cường độ lâu dài trong môi trường

nước.

Ví dụ: Vôi thuỷ, các loại xi măng.

Về thành phần hoá học chất kết dính rắn trong nước là một hệ thống phức

tạp bao gồm chủ yếu là liên kết của 4 oxit CaO- SiO2- Al2O3- Fe2O3. Các liên

kết đó hình thành ra ba nhóm chất kết dính chủ yếu sau:

(1) Xi măng Silicat: Các khoáng chủ yếu là Silicat Canxi (đến 75%). Trong

nhóm này gồm có xi măng poolăng và các chủng loại của nó (nhóm chất

kết dính chủ yếu trong xây dựng).

(2) Xi măng Alumin: Aluminat Canxi là các khoáng chủ yếu của nó.

(3) Vôi thuỷ và xi măng La Mã.

3. Chất kết dính rắn trong Ôtôcla.

Bao gồm những chất có khả năng trong môi trường hơi nước bão hoà có

nhiệt độ 175 đến 2000C và áp suất 8 đến 12 atm để hình thành ra “đá xi măng”.

Chất kết dính này có hai thành phần chủ yếu là CaO và SiO2. Tại điều kiện

thường chỉ có CaO đóng vai trò kết dính nhưng trong điều kiện ôtôcla thì các

CaO tác dụng với SiO2 tạo thành các khoáng mới có độ bền nước và khả năng

chịu lực cao. Các chất kết dính thường gặp trong nhóm này là: chất kết dính

vôi silic; vôi tro; vôi xỉ,…

3

Page 4: Phần I: mở đầu

Chương II: GIới thiệuchung về xi măng PCB

Ximăng poóclăng hỗn hợp (PCB) là chất kết dính hyđrat có khả năng

đông kết rắn chắc và phát triển cường độ trong môi trường không khí và nước,

thường được gọi là chất kết dính rắn trong nước hay chất kết dính thuỷ lực,là

sản phẩm nghiền mịn của clinke với phụ gia đá thạch cao(3- 5%), nó được phát

minh và đưa vào sử dụng trong xây dựng từ đầu thế kỷ 19, về sau nó được phát

triển ngày càng hoàn thiện về tính năng kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các

chủng loại xi măng Pooclăng là chất kết dính được sử dụng chủ yếu trong xây

dựng quốc gia, nó còn được coi là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh

giá sự tăng trưởng của ngành xây dựng và phát triển đất nước.

Xi măng Pooclăng được sản xuất bằng bằng công nghệ nghiền mịn

clinke xi măng Pooclăng với thạch cao (thạch cao đóng vai trò là phụ gia điều

chỉnh thời gian đông kết). Để cải thiện tính chất kỹ thuật và giảm giá thành sản

phẩm, trong quá trình nghiền clinke người ta đưa vào các chất phụ gia khoáng

hoạt tính, phụ gia đầy( phụ gia trơ) và ta gọi sản phẩm này là xi măng

Pooclăng hỗn hợp (PCB). Đây là loại sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất ở

nước ta và cũng là sản phẩm chính của nhà máy. Theo tiêu chuẩn Việt Nam

qui định thì tổng lượng phụ gia đưa vào tính với khối lượng clinke không được

vượt quá 40% trong đó phụ gia gầy không vượt quá 20%.

Thành phần chính trong xi măng hỗn hợp là clinke, phụ gia thạch cao và

một số các loại phụ gia khác. Clinke là nguyên liệu chính đóng vai trò quyết

định cho tính chất của xi măng. Clinke được sản xuất bằng cách nung đến

thiêu kết hỗn hợp nguyên liệu đồng nhất phân tán mịn gồm đá vôi, đất sét

(nguyên liệu chính) và một số nguyên liệu khác đóng vai trò điều chỉnh (xỉ

pyrit, quặng sắt, cát quắc, ... ).

I. Clinke ximăng Pooclăng

Clinke ximăng Pooclăng là bán thành phẩm của công nghệ sản xuất xi

măng tồn tại ở dạng hạt, kích thước từ (10 40 mm) và phụ thuộc vào dạng lò

nung. Theo cấu trúc vi mô clinke xi măng là hỗn hợp các hạt nhỏ của nhiều

pha tinh thể và một lương nhỏ pha thuỷ tinh .

4

Page 5: Phần I: mở đầu

1. Thành phần khoáng của clinke xi măng Pooclăng.

Trong clinke xi măng Pooclăng gồm chủ yếu là các khoáng siliccat canxi

(hàm lượng 70 80%), các khoáng Aluminat canxi và Alumôferit Canxi.

Khoáng siliccat canxi gồm hai loại khoáng là khoáng Alit và khoáng Bêlit.

- Khoáng Alit (C3S ) là khoáng quan trọng nhất của clinke xi măng, tạo

cho xi măng có cường độ cao, tốc độ đông kết rắn chắc nhanh và loại

khoáng này có ảnh hưởng nhiều đến các tính chất của xi măng. Trong clinke

xi măng khoáng C3S chiếm từ (45 60)%. Alit là một dung dịch rắn của

3CaO.SiO2 và một lượng nhỏ các chất khác có hàm lượng nhỏ từ (2 4)%

như MgO, P2O5, Cr2O3,... C3S ở dạng tinh khiết sẽ bền vững trong khoảng

nhiệt độ (1200 1250)0C đến (1900 2070)0C. Nhiệt độ lớn hơn 20700C

thì C3S bị nóng chảy, nhỏ hơn 12000C thì bị phân huỷ thành C2S (C3S = C2S

+ CaO tự do).

- Khoáng bêlit (2CaO.SiO2: đicalcium silicat, ký hiệu C2S ):

Trong clinke xi măng C2S chiếm khoảng 2030%, là thành phần quan

trọng của clinke, có đặc tính là đông kết rắn chắc chậm nhưng cường độ cuối

cùng cao. Bêlit là dung dịch rắn của 2CaO.SiO2 với một lượng nhỏ các ô xít

khác như Al2O3, Fe2O3, Cr2O3 ... Khoáng C2S được tạo thành trong clinke ở 4

dạng thù hình C2S, ’C2S, C2S , C2S .

+ C2S : bền vững ở điều kiện nhiệt độ cao từ 1425 2130 0C, ở nhiệt

độ lớn hơn 21300C, C2S bị chảy lỏng, ở nhiệt độ nhỏ hơn 14250C khoáng

C2S chuyển sang dạng ’ C2S .

+ ’C2S bền vững ở nhiệt độ 83014250C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 8300C

và làm lạnh nhanh thì ’C2S chuyển sang dạng C2S, còn khi làm nguội chậm

bị chuyển sang dạng C2S.

+ C2S không bền luôn có xu hướng chuyển sang dạng C2S đặc biệt là

nhiệt độ nhỏ hơn 5000C. Khi C2S chuyển thành C2S làm tăng thể tích

khoảng 10% và bị phân rã thành bột.

5

Page 6: Phần I: mở đầu

+ C2S thì hầu như không tác dụng với nước và không có tính chất kết

dính, chỉ trong điều kiện hơi nước bão hoà, khoảng nhiệt độ 1502000C, C2S

mới có khả năng dính kết.

Chất trung gian phân bố giữa khoáng Alit và Bêlit là các pha Aluminôferit,

pha canxi Aluminat và pha thuỷ tinh.

- Pha canxi Aluminat tồn tại trong clanhke ở hai dạng C3A, C5A3. Do

trong clinke lượng CaO dư nên pha Canxi Aluminat thường nằm chủ yếu ở

dạng C3A, đặc điểm của C3A là đông kết rắn chắc nhanh, dễ tạo nên các ứng

suất làm nứt, tách cấu trúc đá xi măng khi chúng làm việc trong môi trường

xâm thực sunfat. Trong một số loại xi măng chuyên dụng có khống chế hàm

lượng khoáng này (ximăng thuỷ công lượng C3A < 5%, xi măng bền sunfat

lượng C3A < 8%).

- Pha Alumôferit là dung dịch rắn của các khoáng canxi Alumôferit (còn

được gọi là xêlit). Khoáng canxi Aluminôferit có thành phần khác nhau phụ

thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu, điều kiện nung luyện, ... trong

clinke chúng thường tồn tại dưới dạng sau: C6A2F, C4AF, C2F, nhưng thành

phần chính là C4AF và trong đó hoà tan khoảng 1% MgO và TiO2.

- Pha thuỷ tinh có trong clinke xi măng Pooclăng với hàm lượng từ 5

10%. Thành phần của pha thuỷ tinh bao gồm một số loại ô xít như CaO,

Fe2O3, Na2O, K2O, ... Hàm lượng của pha thuỷ tinh phụ thuộc vào thành phần

hỗn hợp nguyên liệu ban đầu và điều kiện làm lạnh clinke. Sự có mặt của pha

này trong clinke xi măng Pooclăng làm ảnh hưởng đến tính chất của các

khoáng khác và đặc biệt là làm thay đổi nhiệt độ tạo khoáng chính.

- Khoáng chứa kiềm gồm các khoáng KC23S12 gốc C2S và NaC8A3 gốc

C3S,

Cụng thức hoỏ K2O.23CaO.12SiO2 và Na2O.8CaO.3Al2O3

Sự hỡnh thành cỏc khoỏng chứa kiềm làm giảm hàm lượng các khoáng silicát,

tăng vôi tự do

12C3S + K KC23S12 + 13Ctd (1)

12C2S + K KC23S12 + Ctd (2)

3C3A + N NC8A3 + Ctd (3)

6

Page 7: Phần I: mở đầu

Cứ 1% K2O tạo ra khoảng 20% KC23S12 và làm giảm khoảng 20% (C3S +

C2S). Cứ khoảng 1% Na2O tạo ra khoảng 10% NC8A3 và làm giảm khoảng

10% C3A. Khi nung cú mặt CaSO4 cỏc khoỏng chứa kiềm bị phõn huỷ.

Khoáng chứa kiềm làm xi măng đóng rắn không ổn định

- Ngoài ra trong clinke xi măng Pooclăng còn tồn tại một lượng CaO,

Cr2O3 và MgO tự do,… chúng thường là các hạt già lửa nên tác dụng với nước

rất chậm, khi xi măng đã đông kết rắn chắc chúng mới thuỷ hoá gây nên ứng

suất phá hoại cấu trúc của sản phẩm như bị nứt, rữa, ... Làm thay đổi thể tích

của sản phẩm và làm giảm cường độ của đá xi măng.

2 . Thành phần hoá học của clinke xi măng Pooclăng.

Clinke xi măng Pooclăng bao gồm các khoáng chính là CaO, SiO2,

Al2O3, Fe2O3 với tổng hàm lượng là 9597% (theo khối lượng). Ngoài ra còn

có các ôxít khác với hàm lượng nhỏ như : MgO, TiO2, Na2O, P2O5, SO3,... Hàm

lượng các ô xít phụ thuộc vào nguyên vật liệu ban đầu và quy trình công nghệ

sản xuất. Trong clinke xi măng Pooclăng tỷ lệ thành phần các ôxit thường dao

động trong khoảng:

CaO : 63 66 % ; SO3 : 0,3 1 %

SiO2 : 21 24% ; P2O5 : 0,1 0,3 %

Al2O3 : 4 9 % ; K2O + Na2O : 0,4 1 %

Fe2O3 : 2 4 5 ; TiO2 + Cr2O3 : 0,2 0,5 %

Hàm lượng các ô xit này thay đổi sẽ làm cho tính chất của xi măng cũng

thay đổi theo.

- Canxi ôxit (CaO):

Chủ yếu trong nguyên liệu đá vôi, trong quá trình nung luyện tạo thành

clanhke ở các điều kiện nhất định chúng sẽ liên kết với các ôxit khác tạo nên

các hợp chất hoá học quyết định tốc độ đông kết rắn chắc và cường độ của xi

măng. Khi hàm lượng CaO càng lớn thì khả năng tạo thành các hợp chất dạng

khoáng canxi silicat có độ bazơ cao (C3S) trong clinke càng nhiều, cho xi

măng đông kết rắn chắc nhanh cường độ cao nhưng xi măng lại kém bền trong

môi trường xâm thực sunfat. Hàm lượng CaO nhiều đòi hỏi nhiệt độ nung phải

7

Page 8: Phần I: mở đầu

lớn khó nung luyện và để lại trong clinke một lượng canxi ôxit tự do nhiều, có

hại cho xi măng. Vì vậy, trong clinke xi măng người ta phải khống chế hàm

lượng CaO hợp lý (khoảng 6366%). Tuy nhiên, khả năng phản ứng CaO với

các ôxit khác để tạo thành các khoáng trong clinke còn phụ thuộc vào bản chất

của các ôxit trong nguyên liệu, chế độ gia công hỗn hợp nguyên liệu và chế độ

nung.

- ôxít Silic điôxit (SiO2) :

Chủ yếu trong nguyên liệu đất sét, trong quá trình nung luyện clinke SiO2

sẽ tác dụng với CaO tạo thành các hợp chất dạng khoáng canxi silicat. Khi

hàm lượng SiO2 càng nhiều thì ngoài việc tạo thành khoáng C3S ra, khoáng

canxi silicat có độ bazơ thấp (C2S) được hình thành sẽ tăng lên. Hàm lượng

khoáng C2S tăng làm xi măng đông kết rắn chắc chậm và cường độ phát triển

chậm ở thời kỳ đầu của quá trình rắn chắc đá xi măng. Tuy nhiên loại xi măng

có hàm lượng C2S cao lại có khả năng bền trong nước và môi trường xâm thực

sunfat. Khi hàm lượng SiO2 trong clanhke ít, khoáng C3S được tạo thành

nhiều, sẽ làm cho xi măng đông kết rắn chắc nhanh, cường độ cao song quá

trình nung luyện khó, để lại lượng vôi (CaO) tự do lớn. Vì vậy trong clinke xi

măng thì ôxít SiO2 cần phải khống chế ở một tỉ lệ thích hợp (thường chiếm

khoảng 2124% khối lượng clinke).

Ngoài ra, độ hoạt tính của SiO2 cũng ảnh hưởng đến quá trình công nghệ sản

xuất xi măng, khi SiO2 có độ hoạt tính càng cao thì quá trình tạo khoáng khi

nung càng nhanh và càng triệt để.

- Nhôm ô xit (Al2O3): nằm ở dạng khoáng C3A và C4AF. Trong clinke xi

măng ôxit này được đưa vào chủ yếu từ đất sét, khi nung luyện, ôxit nhôm tham

gia vào quá trìmh tạo nên các khoáng nóng chảy canxi Aluminat. Khi hàm

lượng Al2O3 càng nhiều khoáng C3A tạo thành càng lớn, khả năng xuất hiện

pha loãng trong clanhke càng sớm và càng nhiều, còn đối với xi măng, nó có

khả năng tạo cho xi măng đông kết rắn chắc nhanh nhưng cường độ thấp và

kém bền trong môi trường sunfat. Trong clinke hàm lượng ô xit nhôm chiếm

khoảng 48%.

- Sắt ôxit (Fe2O3): có tác dụng làm giảm nhiệt độ thiêu kết của quá trình

nung luyện và tham gia vào quá trình tạo khoáng tetracalcium Aluminôferit

8

Page 9: Phần I: mở đầu

(C4AF). Hàm lượng ô xit này trong clinke xi măng càng lớn thì nhiệt độ nung

được hạ thấp, khoáng C4AF được tạo thành nhiều xi măng nâng cao được độ

bền trong môi trường xâm thực sunfat nhưng lại cho xi măng có cường độ thấp

(mác thấp). Vì vậy trong quá trình nung luyện clinke cần đặc biệt chú ý thành

phần ôxit này ở một tỷ lệ hợp lý mới có tác dụng tốt cho việc giảm nhiệt độ

nung luyện, nếu quá nhiều, pha lỏng xuất hiện trong clinke sẽ lớn, gây nên

hiện tượng bám dính lò đặc biệt trong công nghệ xi măng lò đứng, thông

thường tổng hàm lượng ôxit Fe2O3 chiếm khoảng 24%.

Ngoài các ôxit chính tham gia vào quá trình tạo khoáng còn có một hàm

lượng nhỏ các ôxit khác cũng hoà tan trong đó, có khả năng làm ảnh hưởng lớn

đến tính chất và chất lượng của xi măng đó là:

- Magiê ôxit (MgO): là thành phần có hại cho xi măng, là nguyên nhân

gây sự mất ổn định thể tích khi xi măng đã đông kết rắn chắc. Thường trong

sản xuất xi măng lượng ôxít MgO được khống chế với hàm lượng nhỏ hơn 5%.

- Titan ôxit (TiO2): thành phần ôxit này gây ảnh hưởng tới xi măng tuỳ thuộc

vào hàm lượng của nó trong clinke. Nếu hàm lượng của nó từ 0,10,5% thì sẽ

làm tốt cho quá trình kết tinh các khoáng, ngược lại khi hàm lượng từ 24%

thì TiO2 sẽ thay thế một phần SiO2 trong xi măng, nếu hàm lượng lớn hơn 4%

thì làm giảm cường độ của xi măng.

- Crôm ôxit (Cr2O3) và phốt pho ôxit (P2O5) : khi hàm lượng của các ôxit

này nằm vào khoảng 0,10,3% sẽ có tác dụng tốt là thúc đẩy quá trình đông

kết ở thời kỳ đầu, tăng cường độ cho xi măng. Nhưng với hàm lượng lớn (12%)

có tác dụng ngược lại làm chậm thời gian đông kết rắn chắc và làm suy giảm

cường độ của đá xi măng.

- Ôxit kiềm Kali và kiềm Natri (K2O + Na2O): trong clinke hàm lượng

chúng khoảng 0,5 1%. Khi hàm lượng các ô xit này lớn hơn 1% sẽ gây nên sự

mất ổn định thể tích của xi măng đặc biệt là gây nên sự tách, nứt trong bê tông

thuỷ công do các ôxit kiềm này có khả năng tác dụng với CaO, Al2O3 tạo nên các

khoáng trương nở thể tích là Na2O.8CaO.3Al2O3(NC8A3), K2O.8CaO.3Al2O3

(KC8A3) hoặc tác dụng với SO3 tạo nên khoáng nở thể tích là K2SO4, Na2SO4,...

3 . Đặc trưng của clinke xi măng Pooclăng.

9

Page 10: Phần I: mở đầu

Chất lượng của clinke xi măng được đánh giá qua thành phần hoá học và

thành phần khoáng. Trong quá trình nung luyện, các ôxit trong clinke tương

tác với nhau theo một mối liên hệ xác định được biểu diễn bằng các hệ số

(môđun). Để đánh giá một cách tổng quát hơn thành phần của xi măng người

ta thường đánh giá chúng thông qua các hệ số đặc trưng.

Các hệ số đắc trưng của clinke xi măng là:

a. Hệ số bazơ (ký hiệu m) :

32322 OFeOAlSiO

Caom

Thông thường hệ số bazơ vào khoảng 1,72,4. Khi hệ số này nhỏ hơn 1,7 xi

măng có cường độ không cao. Khi m lớn hơn 2,4 xi măng có cường độ cao

nhưng nhiệt độ nung phải lớn, độ ổn định thể tích kém, nhiệt độ thuỷ hoá lớn

và kém bền trong môi trường nước xâm thực.

b. Hệ số Silicat (ký hiệu n): là tỷ số giữa SiO2 với tổng hàm lượng

Fe2O3 và Al2O3 :

3232

2

OFeOAl

SiOn

Khi hệ số n tăng làm tăng hàm lượng khoáng silicat canxi có độ bazơ thấp,

do đó xi măng có thể ninh kết đóng rắn chậm ở thời kỳ đầu và cường độ

cuối cùng cao. Khi n giảm thì hàm lượng các khoáng nóng chảy lớn, clinke

có nhiệt độ nung thấp, dễ nung luyện. Đối với xi măng Pooclăng thường hệ

số n từ 1,73,5.

b. Hệ số Alumin (P): là tỷ số giữa hàm lượng ôxit nhôm và ôxit sắt trong

clinke :

32

32

OFe

OAlP

Hệ số P xác định tỉ lệ giữa khoáng C3A và C4AF. Khi P nhỏ thì xi măng có độ ổn

định trong môi trường xâm thực của nước và sunfat, khi P lớn thì xi măng đông kết

rắn chắc nhanh nhưng cường độ cuối cùng thấp. Thông thường hệ số p từ 12,5.

c. Hệ số bão hoà (ký hiệu KH): là tỉ số giữa lượng canxi ô xit (CaO)

trong thực tế liên kết với ô xit Silic (SiO2) tạo thành khoáng C3S :

10

Page 11: Phần I: mở đầu

2

3232

SiO8,2

OFe35,0OlCaOKH

A1,65

Giá trị KH trong cinke xi măng phụ thuộc vào thành phần và tính chất

của nhiên liệu sử dụng, dạng lò nung, điều kiện nung luyện và một số nhân

tố khác. Khi giá trị KH lớn thì khoáng C3S tạo thành nhiều, xi măng đông

kết rắn chắc nhanh cường độ cao nhưng không bền trong môi trường nước

và sunfat, hỗn hợp nguyên liệu khó thiêu kết. Khi giá trị KH thấp thì khoáng

C3S tạo thành ít hơn C2S nên xi măng đông kết rắn chắc chậm, cho cường

độ thấp ở thời kỳ đầu nhưng cường độ cuối cùng lại cao. Hệ số KH thích

hợp thuờng dao động trong khoảng 0,850,95.

Ngoài ra để đánh giá tỉ lệ thành phần clinke xi măng người ta còn dùng

một số các hệ số khác như:

* Hệ số MS : ACAFC

SCSCM

34

23S

Khi MS tăng thì độ bền của xi măng trong môi trường ăn mòn tăng lên và

cường độ tăng lên.

* Hệ số đóng rắn ME: SC

SCM

2

3E

Khi ME lớn thì cường độ ban đầu của xi măng cao, nhiệt hyđrat lớn nhưng độ

bền trong môi trường xâm thực thấp.

* Hệ số nhiệt MK: AFCSC

ACSCM

42

33k

Khi MK càng lớn thì xi măng toả nhiệt càng lớn, MK thường nằm trong giới

hạn 0,31,8.

II. Các phụ gia trong sản xuất xi măng

Trong công nghệ sản xuất chất kết dính vô cơ người ta sử dụng nhiều

loại phụ gia nhằm mục đích: cải thiện các tính chất kỹ thuật của chất kết dính,

điều chỉnh mác chất kết dính (phụ gia đầy), nâng cao hiệu suất của thiết bị

công nghệ (phụ gia công nghệ).

1. Phụ gia thạch cao.

Đây là phụ gia bắt buộc phải đưa vào khi nghiền clinke xi măng, khi đưa

vào nghiền cùng clinke, thạch cao có tác dụng điều chỉnh tốc độ ninh kết và

11

Page 12: Phần I: mở đầu

đóng rắn của xi măng. Thạch cao có thành phần khoáng chủ yếu là

CaSO4.2H2O, ngoài ra còn có các chất khác với hàm lượng nhỏ. Màu sắc của

đá thạch cao phụ thuộc vào lượng tạp chất lẫn trong nó, thông thường đá thạch

cao thường có màu trắng đục, có ố vàng và mềm hơn đá vôi.

2. Phụ gia khoáng hoạt tính.

Là loại phụ gia có thể kết hợp với Ca(OH)2 ở nhiệt độ thường qua các phản

ứng silicat ngậm nước làm tăng khả năng chịu lực và độ bền trong môi trường

nước cho sản phẩm. Phụ gia hoạt tính gồm có hai loại : Loại có nguồn gốc tự

nhiên như khoáng puzơlan, trêpen, điatômic, bazan, bọt núi lửa, tro núi lửa, ...

Loại có nguồn gốc nhân tạo bao gồm các phế thải công nghiệp như tro xỉ bazơ

(thải phẩm của nhà máy thép), tro xỉ axit (thải phẩm của nhà máy nhiệt điện

nồi hơi,...), tro trấu, gạch đất sét non lửa.

3. Phụ gia đầy.

Là loại phụ gia không có khả năng kết hợp với vôi ở nhiệt độ thường,

nhưng ở môi trường hơi nước bão hoà và có nhiệt độ áp suất cao chúng có

khả năng kết hợp với Ca(OH)2 theo các phản ứng silicat nâng cao khả năng

chịu lực và rắn chắc cho sản phẩm, phụ gia đầy thường là cát thạch anh và

đá vôi nghiền mịn. Trong xi măng loại phụ gia đầy không vượt quá 20% so

với khối lượng clinke.

4. Phụ gia cải thiện tính chất đặc biệt cho chất kết dính.

Các phụ gia này có khả năng tăng độ bền nhiệt, bền kiềm và bền axit

cho

chất kết dính. Các chất loại này thường là các vật liệu chịu nhiệt, chịu axit,

chịu kiềm có trong tự nhiên hoặc nhân tạo.

5. Phụ gia hoạt tính bề mặt.

Loại phụ gia này có khả năng hoạt tính bề mặt cao, khi chất kết dính thuỷ

hoá chúng sẽ tạo thành một màng mỏng trên bề mặt hạt chất kết dính làm thay

đổi trạng thái bề mặt hạt chất kết dính khi thấm nước, giảm ma sát trượt tăng

độ dẻo của hỗn hợp nên nên thường được gọi là các chất phụ gia tăng dẻo hay

phụ gia siêu dẻo. Một số phụ gia thuộc loại này là bã rượu sunfit, nước thải bã

giấy, các loại axit béo tổng hợp.

6. Phụ gia cải thiện một số tính chất của chất kết dính.

12

Page 13: Phần I: mở đầu

Loại phụ gia này làm tăng nhanh hay làm chậm thời gian đông kết của chất

kết dính, phụ gia gây mầm tinh thể thúc đẩy quá trình kết tinh rắn chắc của

chất kết dính ...

7. Phụ gia công nghệ.

Để nâng cao hiệu suất của thiết bị công nghệ như : phụ gia thúc đẩy quá trình

tạo khoáng trong lò nung xi măng, phụ gia trợ nghiền nâng cao hiệu suất nghiền

clanhke xi măng, phụ gia kéo dài thời gian bảo quản xi măng.

III. Các tính chất cơ bản của xi măng Pooclăng

1. Khối lượng riêng và khối lượng thể tích:

+ Khối lượng riêng (a) là tỷ số giữa khối lượng của xi măng với thể tích

của xi măng nó phụ thuộc vào thành phần khoáng clinke xi măng và phụ thuộc

vào thành phần phụ gia trong nó.

+ Khối lượng thể tích đổ đống (đ) là tỷ số giữa khối lượng của xi măng

với thể tích đổ đống của nó. Khối lượng thể tích đống phụ thuộc vào khối

lượng riêng và khả năng lèn chặt của xi măng.

2. Độ nhỏ của xi măng.Độ nhỏ của xi măng ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Hạt xi măng càng

mịn tốc độ thuỷ hoá càng nhanh đạt đến triệt để, do đó cường độ xi măng sẽ

phát triển nhanh. Để đánh giá độ nhỏ của hạt xi măng người ta dùng một đại

lượng gọi là tỷ diện tích, đó là tổng diện tích bề mặt các hạt của một đơn vị

trọng lượng xi măng.

3. Lượng nước yêu cầu và độ dẻo tiêu chuẩn của hồ xi măng.

Lượng nước yêu cầu (lượng nước tiêu chuẩn) là lượng nước cần thiết để

hyđrat hoá các khoáng của clinke xi măng đảm bảo cho hồ xi măng có độ lưu

động cần thiết, tương ứng với lượng nước tiêu chuẩn cho ta hồ xi măng có độ

dẻo tiêu chuẩn.

Lượng nước yêu cầu của xi măng phụ thuộc vào thành phần khoáng của

clanhke, độ mịn của xi măng và loại phụ gia cho vào khi nghiền clanhke xi măng.

4. Thời gian ninh kết của xi măng poóclăng.

Là thời gian từ khi trộn xi măng với nước tạo thành hỗn hợp bê tông

có độ linh động theo yêu cầu cho đến khi hỗn hợp đó đặc lại và đạt được

cường độ ban đầu nào đó thì gọi là thời gian ninh kết của xi măng. Thời

13

Page 14: Phần I: mở đầu

gian ninh kết phụ thuộc vào thành phần khoáng của clinke, độ nghiền mịn

của xi măng, phụ gia trong xi măng, điều kiện môi trường và lượng nước

tiêu chuẩn khi đưa vào nhào trộn.

5. Cường độ hay mác của xi măng.

Là độ bền của đá xi măng khi chịu tác động của các lực cơ học mà không

bị phá hoại. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xi măng và là

chỉ tiêu để phân loại cho xi măng (mác xi măng). Do vậy người ta đã qui định

mác của xi măng là cường độ nén của những mẫu thí nghiệm đã được dưỡng hộ

28 ngày trong môi trường có nhiệt độ 2050C và độ ẩm 90 100%.

6. Tính ổn định thể tích của xi măng.

Khi xi măng đông kết rắn chắc cần phải ổn định thể tích. Sự thay đổi thể

tích trong quá trình đông kết rắn chắc của xi măng sẽ làm giảm cường độ của

bê tông khi đóng rắn, gây các vết nứt, rạn hoặc phá hoại sản phẩm. Nguyên

nhân chính của sự thay đổi thể tích là do trong xi măng có chứa một lượng

CaO và MgO tự do, các hạt này ở dạng hạt già lửa nên tác dụng với nước rất

chậm, sau khi xi măng đã đông kết rắn chắc, chúng mới tham gia phản ứng

thuỷ hoá làm tăng thể tích, phá hoại cấu trúc sản phẩm.

7. Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình thuỷ hoá.

Lượng nhiệt này sinh ra sẽ làm ảnh hưởng đến việc thi công bê tông, nó

thúc đẩy nhanh quá trình đông kết rắn chắc của vữa xi măng, nếu khối bê tông

có thể tích lớn thì tính chất này sẽ gây ra nội ứng suất trong khối bê tông đó và

sinh ra nứt rạn.

Chương IIInguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất xi măng

I. Nguyên liệu sản xuất xi măng:

Nguyên liệu trực tiếp để sản xuất clinke xi măng bao gồm đá, đất và các phụ

gia điều chỉnh thành phần phối liệu như quặng sắt, nguyên liệu giàu silic, ... các

nguyên liệu chính dùng để sản xuất clinke xi măng Pooclăng cần phải thoả

mãn các qui phạm đã qui định sau:

14

Page 15: Phần I: mở đầu

Nguyên liệu Các chỉ tiêu Giá trị

Đá vôi

Hàm lượng CaO, %

Hàm lượng MgO, %

Hàm lượng SiO2, %

Hàm lượng sét, %

> 65

< 3

< 8

< 7

Đất sét

Hàm lượng SiO2, %

Hàm lượng Al2O3,%

Hàm lượng Fe2O3,%

Hàm lượng MKN,%

60 68

12 22

> 5

< 8

Quặng sắt

Hàm lượng Fe2O3,%

Hàm lượng CaO, %

Hàm lượng SiO2, %

Hàm lượng Al2O3, %

Hàm lượng MgO, %

> 63

> 0,5

> 9

> 0,9

< 0,5

1. Đá vôi.Đá vôi để sản xuất clinke xi măng chủ yếu để cung cấp ôxit CaO, trong

đá vôi hàm lượng các cấu tử CaO chiếm từ 7680% và có lẫn một lượng nhỏ

các hợp chất khác như sắt, đất sét, các tạp chất hữu cơ, ... Tính chất và thành

phần của loại đá vôi ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ sản xuất xi măng.

2. Đất sét.Đất sét sử dụng để sản xuất clinke xi măng nhằm cung cấp các ôxit

SiO2, Al2O3, Fe2O3 bao gồm đất sét, đất hoàng thổ, phiến thạch sét. Đất sét là

khoáng kết tủa giàu hạt nhỏ, dễ tạo thành huyền phù khi khuấy trộn với nước.

Thành phần khoáng chủ yếu của đất sét là khoáng Alumô silicat ngậm nước

tồn tại ở dạng Al2O3.2SiO2.2H2O. Ngoài ra trong đất sét còn có lẫn các hợp

chất khác như cát, tạp chất hữu cơ, Fe2O3 và các ôxit kiềm, ...

3. Phụ gia điều chỉnh.

Phụ gia điều chỉnh đưa vào hỗn hợp nguyên liệu xi măng khi thành

phần hoá học của nó không đảm bảo yêu cầu đã định. Như để làm tăng

hàm lượng SiO2 trong phối liệu thường dùng phụ gia điều chỉnh là cát,

15

Page 16: Phần I: mở đầu

trêpen, điatômit. Khi hàm lượng ôxit sắt trong phối liệu thấp thì dùng

quặng sắt làm phụ gia điều chỉnh.

Ngoài ra trong sản xuất clinke còn dùng nguyên liệu gián tiếp đó là các

chất phụ gia đưa vào khi nghiền clinke nhằm đích kinh tế và cải thiện mốt số tính

chất như thạch cao, phụ gia khoáng hoạt tính ( xỉ lò cao, xỉ nhiệt điện) ...

II. Nhiên liệu để sản suất xi măng

Nhiên liệu để sản xuất xi măng là nguyên liệu dùng để sản xuất clinke

như sấy phối liệu và nung phối liệu thành clinke. Nhiên liệu thường dùng là

rắn, lỏng hoặc khí. Nhiên liệu khí sử dụng thường là khí thiên nhiên có nhiệt

trị từ 8000 9000 kCal/kg. Nhiên liệu lỏng thường dùng là dầu mazut có nhiệt

trị từ 8000 11000 kcal/kg. Nhiên liệu rắn sử dụng là than, dây cũng là nhiên

liệu để nung clinke phổ biến trong sản xuất xi măng ở nước ta. Đối với lò đứng

thường sử dụng nhiên liệu rắn là than ngắn lửa, chất bốc thấp từ 36%, nhiệt

trị của than cao 5500 6500 kcal/kg. Nếu nung trong lò quay thì sử dụng than

có chất bốc cao từ 15 20%, nhiệt trị lớn hơn 5500 kcal/kg.

phần III : công nghệ sản xuất

Chương I: giới thiệu công nghệ sản xuất xi măng

Quá trình sản xuất xi măng Pooclăng bao gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị

nguyên liệu, nung và nghiền clinke .

1. Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu.

16

Page 17: Phần I: mở đầu

Tuỳ theo tính chất của nguyên liệu sử dụng nhiều hay ít nước, tình hình thiết

bị và lò nung người ta chuẩn bị nguyên liệu theo phương pháp khô, ướt và

phương pháp kết hợp giữa khô và ướt. Giai đoạn chuẩn bị chia ra làm các bước

sau:

- Tính toán sự phối hợp nguyên liệu đạt tỉ lệ yêu cầu.

- Đập vụn đá vôi thành cỡ từ 13 cm, đất sét cũng được đập nhỏ, sau đó

có thể đưa vào sấy để làm giảm bớt độ ẩm (đối với phương pháp khô) hoặc

đưa vào bể lọc đánh tơi đất sét (đối với phương pháp ướt). Các chất phụ gia

điều chỉnh được đưa vào (nếu cần) để điều chỉnh thành phần phối liệu theo yêu

cầu. Đối với sản xuất xi măng trong lò đứng dùng nhiên liệu là than thì cần

phải nghiền sơ bộ than đến kích thước vừa phải, cho lên máy sấy để làm giảm

độ ẩm rồi đưa cùng vào hỗn hợp nguyên liệu.

- Đem nghiền nhỏ hỗn hợp nguyên liệu trong máy nghiền bi và đưa qua hệ

thống xi lô để kiểm nghiệm lại thành phần hoá học và thành phần hạt cho đạt

yêu cầu trước khi đưa vào nung.

Trong việc chuẩn bị nguyên liệu cần chú ý đến độ nghiền mịn. Nguyên

liệu càng nghiền nhỏ, phản ứng khi nung càng nhanh, đỡ tốn nhiên liệu. Mặt

khác, có nghiền nhỏ thì SiO2 mới có khả năng phản ứng triệt để với CaO, làm

giảm bớt lượng CaO tự do sau này trong xi măng do đó chất lượng xi măng

càng được nâng cao.

2. Giai đoạn nung.

Nung là giai đoạn kế tiếp theo việc chuẩn bị nguyên liệu, gồm có các bước

chính là: làm khô ( làm bay hơi nước tự do), gia nhiệt trước, phóng nhiệt, thiêu

kết và làm nguội clinke.

Tốc độ nung clinke không những phụ thuộc vào thành phần hoá học mà

còn phụ thuộc vào độ nhỏ và mức độ trộn đều của hỗn hợp nguyên liệu sống.

Nung xi măng thường dùng hai loại lò đứng và lò quay.

3. Giai đoạn nghiền clinke thành xi măng bột.

17

Page 18: Phần I: mở đầu

Clinke sau khi ra lò thường phải để ở trong kho từ 12 tuần mới đem

nghiền thành bột. Mục đích là để cho CaO tự do trong clinke hút hơi ẩm trong

không khí được tôi thành Ca(OH)2 hoặc cacbonat hoá thành CaCO3 làm cho xi

măng có tính ổn định tốt hơn. Ngoài ra theo kinh nghiệm cho thấy loại clinke

như trên dễ nghiền nhỏ hơn là loại clinke mới ra lò.

Khi nghiền clinke, người ta thường pha trộn thêm 2 5% thạch cao

sống (CaSO4. 2H2O) để điều chỉnh thời gian ninh kết của xi măng cho phù hợp

với điều kiện thi công. Ngoài ra còn trộn thêm vào xi măng Pooclăng dưới

20% chất phụ gia hoạt tính hoặc dưới 20% chất phụ gia trơ, vừa để cải thiện

tính chất của xi măng Pooclăng, vừa để tăng sản lượng và hạ giá thành.

Chương II: công nghệ xản xuất xi măng

I. Lựa chọn phương pháp sản xuất

Đối với các nhà máy sản xuất xi măng việc lựa chọn dây chuyền sản xuất

là hết sức quan trọng, nó quyết định đến phương pháp sản xuất cũng như chất

18

Page 19: Phần I: mở đầu

lượng sản phẩm. Việc lựa chọn dây chuyền sản xuất phải căn cứ vào tính chất

của nguyên nhiên liệu, vào khả năng kinh tế kỹ thuật của đất nước và công suất

yêu cầu của nhà máy. Nếu lựa chọn được dây chuyền sản xuất hợp lý cho phép

nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh

tế. Hiện nay ta đang có 3 phương pháp sản xuất xi măng đó là phương pháp

ướt, phương pháp khô và phương pháp liên hợp.

1. Phương pháp ướt sản xuất xi măng.

Là phương pháp nghiền và trộn nguyên liệu với nước. Ưu điểm của

phương pháp này là dễ nghiền phối liệu có độ đồng nhất cao. Nhược điểm là

tiêu tốn nhiên liệu khi nung, kích thước lò nung và diện tích xây dựng lớn.

2. Phương pháp khô sản xuất xi măng.

Là phương pháp nghiền và trộn nguyên liệu ở dạng khô, vì vậy nguyên

liệu khó nghiền mịn, độ đồng nhất của phối liệu không cao bằng phương pháp

ướt. Nhưng tiêu tốn ít nhiên liệu, kích thước lò nung nhỏ, hệ thống trao đổi

nhiệt phức tạp, hệ thống làm sạch bụi cũng phức tạp, mức độ cơ giới hoá và tự

động hoá cao hơn phương pháp ướt, nhưng hệ số sử dụng thiết bị theo thời

gian thấp hơn.

3. Phương pháp liên hợp.

Là phương pháp trung gian giữa phương pháp ướt và phương pháp khô.

Việc chuẩn bị phối liệu và gia công nguyên liệu theo phương pháp ướt, nhưng

nung phối liệu tiến hành theo phương pháp khô (có hệ thống ép lọc bùn phối

liệu để tách nước).

4. Lựa chọn dây chuyền sản xuất.

Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay các máy móc và thiết bị đã đáp

ứng được yêu cầu về độ mịn, độ đồng nhất của phối liệu trước khi đem đi nung

luyện (khắc phục được nhược điểm tồn tại của phương pháp khô) đồng thời

làm tăng chất lượng cũng như sản lượng dẫn giá thành sản phẩm hạ.

5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ tổng quát:

19

Đá vôi Đất sét Than Quặng sắt

Kho đá vôi

Kho đất sét

Kho than Kho quặng

Đập hàm Đập búa Đập hàm

Đập búa Sấy thùng quay

Xy lô đá Xy lô đất Xy lô than Bun ke

Định lượng Định lượng Định lượng

Định lượng

Kho xi măng bao

Đóng bao

Bun ke

Xy lô chứa

Nghiền bi

Xy lô ủ đá

Đập hàm clanhke

Lò nung

Máy vê viên

Trộn hai trục ẩm

Xy lô đồng nhất

Nghiền bi

Định lượng

Định lượng

Bun ke

Kho xỷ lò cao

Đập hàm

Kho thạch cao

Bun ke

Định lượng

Sấy thùng quay

Page 20: Phần I: mở đầu

II. Lựa chọn nguyên vật liệu và nhiên liệu cho sản xuất

Dưới đây là một số loại nguyên liệu tại các mỏ quặng khai thác ở Việt Nam.

1. Đá vôi:

20

Page 21: Phần I: mở đầu

Nguồn nguyên liệu đá vôi khai thác tại mỏ đá Ba Sao - Hà

Nam. Thành phần hoá học như sau:

Thành phần CaO SiO2 Fe2O3 Al2O3 MgO MKN

Hàm lượng 54,4 0,2 - 0,2 0,8 43,4

2. Đất sét:

Đất sét lấy từ mỏ sét Ba Sao - Kim Bảng có thành phần hoá là:

Thành phần SiO2 Al2O3 Fe2O3 MgO CaO MKN

Hàm lượng 66,8 18,95 8,35 0,91 1,86 9,57

3. Thạch cao:

Thạch cao được mua từ công ty cung ứng của liên hiệp xi

măng – Bộ xây dựng, thành phàn hoá là:

Nước kết tinh SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO SO3 CK MKN

19,99 0,94 0,42 0,55 30,12 41,72 4,02 21,06

4. Quặng sắt:

Mua từ công ty cung ứng nguyên vật liệu của liên hợp xi măng

– Bộ xây dựng:

SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO MKN

12,28 1,55 73,52 0,75 0,12 9,82

5. Nhiên liệu:Chọn nhiên liệu là than cám Quảng Ninh. Thành phần hoá như

sau:

Clv Hlv Slv Olv Nlv Alv Wlv

69,6 2,8 1 0,9 0,7 18 7 100

21

Page 22: Phần I: mở đầu

Phần IV: kết luận

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo cộng với sự nỗ lực của cả nhóm chúng

em đã hoàn thành bài báo cáo “Trình bày một loại chất kết dính vô cơ dùng

trong xây dựng”. Trong công cuộc xây dựng đất nước, các công trình xây dựng

đang mọc lên ở khắp nơi, việc nghiên cứu tìm hiểu về các chất kết dính dùng

trong xây dựng là rất cần thiết, đặc biệt là xi măng Poolăng là một chất kết

dính hầu như không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng ngày nay. Cho

nên nhóm chúng em nhận thấy đây là đề tài rất bổ ích và cần thiết cho sinh

viên ngành xây dựng nói chung và sinh viên ngành giao thông nói riêng.

Bài báo cáo đã nêu lên một cách tổng quan về chất kết dính vô cơ, trong đó

nói rõ về xi măng một loại chất kết dính rất phổ biến hiện nay. Chỉ ra được

thành phần khoáng của xi măng, nói rõ đâu là thành phần chủ đạo đóng vai trò

quyết định đến các tính chất của xi măng, loại khoáng nào gây ảnh hưởng xấu

đến những tính chất này và cần phải giảm bớt tỷ lệ trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra bài viết còn nêu rõ các thành phần ôxit trong clinke, các ôxit này

trong khi sản xuất đã được điều chỉnh vệ tỷ lệ cho phù hợp nhằm tạo ra xi

măng có chất lượng cao nhất.

Bài viết cũng nêu lêm một số phương pháp sản xuất xi măng, mô hình hoá

dây chuyền sản xuất từ khi chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu cho đến xi măng đã

đóng bao.

Do thời gian và kinh nghiệm học vấn có hạn cho nên trong bài báo cáo có

sai sót hoặc sơ suất mong thầy giáo và các bạn góp ý thêm cho bài viết trở nên

hoàn chỉnh, xin cảm ơn!

22

Page 23: Phần I: mở đầu

Tài liệu tham khảo

[1] TS.Vũ Đình Đấu, Chất kết dính vô cơ, NXB Xây Dựng 2006

[2] GS- TS. Phạm Duy Hữu, Vật liệu xây dựng, NXB Giao Thông Vận Tải

[3] Nguyễn Dân, Công nghệ sản xuất chất kết dinh vô cơ

[4] Trần Thị Huyền Lương, Vật liệu xây dựng

[5] TCVN 5439- 1991

[6] 01TCVN 530708

23